Posted 13 Tháng 4, 2015 Trung Quốc triển khai tên lửa “sát thủ tàu sân bay” Thứ Hai, 13/04/2015 - 07:29 Dân trí Một cơ quan tình báo quốc phòng của Mỹ tuần trước công bố báo cáo khẳng định rằng Bắc Kinh đã triển khai loại tên lửa hiện đại được mệnh danh “sát thủ tàu sân bay” trên tàu khu trục tên lửa. Tàu khu trục Type 052D thuộc lớp Luyang III. (Ảnh: The Diplomat) The Diplomat dẫn báo cáo của Văn phòng tình báo hải quân (ONI) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, tàu khu trục mới nhất của Trung Quốc là tàu Type 052D thuộc lớp Luyang III hiện đã được trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh YJ-18 ASCM, loại vũ khí được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay". Báo cáo của ONI cho biết các tàu khu trục lớp Luyang III phù hợp với loại tên lửa YJ-18 ASCM phóng thẳng đứng. ONI cho hay hiện quân đội Trung Quốc mới chỉ có một chiếc tàu khu trục Luyang III sở hữu tên lửa hiện đại này. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã có kế hoạch triển khai thêm 10 tàu tương tự vào năm 2017, đồng thời, lắp đặt loại tên lửa này trên các tàu ngầm Type-093G và Type-095. Sở hữu tầm bắn 400 km và tốc độ bay siêu thanh, tên lửa YJ-18 ASCM được cho là có thể đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ. Giới chuyên gia nhận định việc Trung Quốc triển khai “sát thủ tàu sân bay” tạo ra mối đe dọa mới đối với chiến hạm mặt nước của Mỹ và các nước đồng minh trên vùng biển châu Á. Giới phân tích cho rằng tên lửa YJ-18 ASCM đóng vai trò quan trọng trong chiến lược “ngăn chặn tiếp cận” (A2/AD) của quân đội Trung Quốc nhằm ngăn Mỹ triển khai sức mạnh quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, báo cáo của ONI nhấn mạnh hiện hải quân Trung Quốc đã có 26 khu trục hạm cỡ lớn (trong đó có 21 chiếc thuộc các loại hiện đại), 52 tàu hộ vệ (35 chiếc hiện đại), 20 tàu hộ tống mới, 85 tàu tuần tra tên lửa, 56 tàu đổ bộ, 42 tàu quét mìn cùng hơn 450 tàu phụ trợ. Hải quân Trung Quốc đang sở hữu 66 tàu ngầm, gồm 5 tàu ngầm hạt nhân tấn công, 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và 57 tàu ngầm tấn công thông thường. Theo kế hoạch, nước này sẽ có hơn 70 tàu ngầm vào năm 2020. ONI cho hay, hải quân Trung Quốc trong 2 năm 2013-2014, đã hạ thủy nhiều chiến hạm nhất thế giới và dự đoán nước này sẽ tiếp tục nắm giữ kỷ lục này trong 2 năm 2015-2016. Theo báo cáo, việc Trung Quốc chú trọng cải thiện năng lực của lực lượng không quân thuộc hải quân cùng với sự lớn mạnh của đội tàu ngầm sẽ giúp Bắc Kinh có khả năng tấn công các mục tiêu cách bờ biển nước này hàng trăm dặm. Ngoài ra, báo cáo cũng nhắc đến việc Trung Quốc đang tăng cường việc sử dụng máy bay không người lái và trang bị nhiều hệ thống vũ khí khác trên các chiến hạm. ONI cũng cảnh báo, Trung Quốc đang nhanh chóng hiện đại hóa và mở rộng quy mô lực lượng chấp pháp trên biển. Bắc Kinh đã bổ sung 100 tàu tuần tra mới cho các lực lượng hàng hải dân sự . Đến năm 2015, kế hoạch bổ sung hơn 30 tàu tuần tra cỡ lớn và hơn 20 tàu tuần tra chiến đấu cho lực lượng chấp pháp trên biển sẽ được hoàn thành. Thoa Phạm Theo Diplomat Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2015 Mọi lực lượng chính trị Mỹ đều lo ngại về biển Đông 13/04/2015 06:06 Với những hành động phi pháp trên biển Đông, Trung Quốc đã khiến chính trường vốn đầy chia rẽ của Mỹ có cùng tiếng nói chung. Hình ảnh chụp từ vệ tinh ngày 1.2.2015 cho thấy tàu nạo vét Trung Quốc hoạt động phi pháptại đá Vành Khăn thuộc Trường Sa - Ảnh: Reuters Ngày 27.2, trong buổi điều trần đặc biệt về các điểm nóng an ninh toàn cầu, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain nhận định các hoạt động mở rộng, bồi đắp phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông đã gây ra sự thay đổi đột ngột và bất thường trong khu vực. Tất cả chính khách tại Washington đều kinh ngạc trước tốc độ và quy mô của các hoạt động mở rộng Trung Quốc đang tiến hành trên biển Đông Giáo sư Zachary Abuza,chuyên gia khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á Ngày 31.3, tại hội nghị hải quân ở Canberra (Úc), Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris chỉ trích Bắc Kinh “cải tạo đất chưa từng có” và “đang xây vạn lý trường thành cát” có diện tích hơn 4 km2 trên biển Đông. Ngày 8.4, đến lượt Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter bày tỏ quan ngại về quy mô cải tạo đất của Trung Quốc ở Trường Sa và yêu cầu nước này kiềm chế những hoạt động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Mới đây nhất vào ngày 9.4, Tổng thống Barack Obama tiếp tục bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc sử dụng “tầm vóc và cơ bắp” để bắt nạt các nước láng giềng. Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke cho hay nước này xem việc xây đắp phi pháp ở Trường Sa là hành động “gây bất ổn” và “làm tăng thêm sự lo lắng ở khu vực về ý đồ của Trung Quốc trong lúc có nhiều quan ngại rằng họ có thể quân sự hóa các tiền đồn ở một số thực thể trên biển Đông”. Các phát biểu của ông Obama và ông Rathke được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên công khai kế hoạch sử dụng các cơ sở, đảo nhân tạo mà nước này xây dựng phi pháp ở Trường Sa. “Không thể không sửng sốt” Theo giới phân tích, chưa bao giờ các cơ quan, đảng phái khác nhau trong chính trường Mỹ lại có cùng thái độ về các chuỗi hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông đến như vậy. Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á, nhận định với Thanh Niên: “Theo tôi, sở dĩ có sự đồng lòng như vậy là do tất cả chính khách tại Washington đều kinh ngạc trước tốc độ và quy mô của các hoạt động mở rộng Trung Quốc đang tiến hành trên biển Đông. Không thể không sửng sốt trước những hành vi gây bất ổn mà họ đang thực hiện. Trung Quốc đang làm được một phần việc mà rất khó cho bất kỳ người Mỹ nào có thể thực hiện trong bối cảnh hiện nay: gắn kết các thành phần khác nhau trong chính trường Mỹ”. Cùng chia sẻ quan điểm này, Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) nói: “Rõ ràng là các thành viên Quốc hội đang gây áp lực lên chính quyền Obama nhằm đưa ra chiến lược đối phó những hành vi của Trung Quốc tại biển Đông. Tuy nhiên, theo quan sát của tôi, chính phủ Mỹ không chỉ hành động vì áp lực từ Quốc hội mà còn đang nỗ lực định hình chương trình nghị sự cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 9. Mỹ đang cố gây áp lực để Trung Quốc kiềm chế trước thềm cuộc thượng đỉnh đó cũng như các cuộc họp quan trọng sắp tới của ASEAN”. Bà Tôn Vân, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm phản biện chính sách Stimson (Mỹ), nhận định với Thanh Niên: “Các hoạt động mở rộng của Trung Quốc chắc chắn sẽ làm thay đổi hiện trạng trên biển Đông theo hướng có lợi nhất cho họ. Những hoạt động như vậy rất có khả năng sẽ tiếp tục nếu các quốc gia trong khu vực không cùng hợp tác để ngăn chặn. Chính quyền Mỹ luôn bị đặt trong tình huống phải trả lời câu hỏi: Liệu Washington đã làm đủ chưa để ngăn chặn Bắc Kinh, ngoài những lời lên án phản đối?”. “Không quên Bắc Kinh” Theo các chuyên gia, lo ngại của Tổng thống Obama về việc Trung Quốc lợi dụng “tầm vóc và cơ bắp” để chèn ép láng giềng thể hiện quan điểm nhất quán của Mỹ về tình hình khu vực. Giáo sư Dennis McCornac thuộc ĐH Loyola Maryland (Mỹ) cho rằng phát biểu của người đứng đầu Nhà Trắng đã cho thấy “chiến lược xoay trục về châu Á vẫn là quan trọng nhất. Tổng thống Mỹ muốn gửi thông điệp đến Trung Quốc là mặc dù những vấn đề khác liên quan đến Trung Đông đang chiếm rất nhiều thời gian, nhưng Washington vẫn “không quên” Bắc Kinh”. Trong bối cảnh đó, câu hỏi vẫn tiếp tục được đặt ra là: Liệu đã đến lúc Mỹ biến những cam kết của mình thành hành động cụ thể hay chưa? Theo giới quan sát, đã có cơ sở để hy vọng về viễn cảnh đó. Giáo sư Abuza nhận định: “Việc Văn phòng Tình báo hải quân Mỹ công bố báo cáo về các lực lượng trên biển của Trung Quốc (Thanh Niên đã có bài Trung Quốc bành trướng sức mạnh trên biển về báo cáo này trong số báo 12.4 - NV) là động thái rất đáng chú ý. Đây là lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua một báo cáo như vậy được công bố. Theo tôi, hải quân Mỹ muốn những thông tin trong báo cáo này được truyền tải rộng rãi hơn đến dư luận. Mục đích có thể là cung cấp thêm thông tin cho Quốc hội để chuẩn bị đối phó các hành vi trên biển của Trung Quốc. Và từ đó, Quốc hội sẽ có thể đồng ý tăng ngân sách cho hải quân. Vừa qua, chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều hoạt động giao lưu giữa hải quân Mỹ và các nước Đông Nam Á như VN, Philippines và Indonesia”. An Điền =================== "Cứ từ từ, rồi khoai sẽ nhừ". Ấy là các ten bảo thế! Hì! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2015 "Hillary Clinton không có tầm nhìn phù hợp để dẫn dắt nước Mỹ" Đức Huy 13/04/2015 19:45 Đó là phản ứng của cựu Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rick Santorum sau khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chính thức tuyên bố sẽ tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kì tới. Chiều Chủ nhật vừa qua (12/4 - giờ Mỹ), cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đăng tải một đoạn video chính thức xác nhận việc bà sẽ tham gia tranh cử chiếc ghế Tổng thống Mỹ nhiệm kì 2016-2020. Tuy việc bà Clinton tuyên bố tranh cử được giới quan sát đánh giá chỉ là vấn đề thời gian, nhưng sự kiện này vẫn thu hút rất nhiều sự chú ý tại Mỹ, với các phản ứng khác nhau từ các chính trị gia cũng như người dân nước này. Ủng hộ Nghị sĩ đảng dân chủ-thống đốc New York Andrew Cuomo Tôi đã làm việc cùng Hillary Clinton suốt hơn 20 năm qua. Bà luôn tin rằng mỗi người Mỹ chúng ta, bất kể màu da, nguồn gốc, hay giới tính, đều có quyền được trao cơ hội phát triển. Bà là một nhà lãnh đạo kiên định, dày dặn kinh nghiệm, và sẽ là một Tổng thống tuyệt vời. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright Hillary Clinton là một người thông minh, biết quan tâm tới người khác, và có quyết tâm cao. Bà sẽ là một Tổng thống xuất sắc. Bà Clinton cũng nhận được sự ủng hộ của con gái Chelsea Chiến dịch "Cản Hillary" Bên cạnh những lời ủng hộ của các nghị sĩ đảng Dân chủ và gia đình, tuyên bố tranh cử của bà Clinton cũng ngay lập tức được đáp trả bởi chiến dịch "Cản Hillary" (Stop Hillary) của đảng Cộng hòa. Nghị sĩ Cộng hòa - Thống đốc Wisconsin Scott Walker Hillary Clinton có lối suy nghĩ theo kiểu Washington-biết-rõ-nhất, điều mà người dân Mỹ không muốn thấy ở các nhà lãnh đạo của họ. Cựu Thượng nghị sĩ cộng hòa Rick santorum Tôi hiểu Hillary Clinton. Tôi từng làm việc của Hillary Clinton. Hillary Clinton không có tầm nhìn phù hợp để dẫn dắt nước Mỹ. ứng viên tổng thống đảng cộng hòa Jeb Bush Chúng ta phải tìm ra được một người lãnh đạo tốt hơn Hillary. Hãy tham gia chiến dịch Cản Hillary (Stop Hillary) nếu bạn không muốn bà lãnh đạo nước Mỹ. Tương quan lực lượng Bà Clinton được đại bộ phận giới chuyên gia đánh giá là ứng viên nặng kí nhất trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Sau tuyên bố của bà hôm nay, trong nội bộ đảng Dân chủ nhiều khả năng sẽ không còn ai "dám" tham gia tranh cử. Trước đó, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama, người trước đây đã đánh bại bà Clinton trong chiến dịch tranh cử vị trí ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ năm 2008, cũng đã lên tiếng ủng hộ bà Clinton. "Tôi đã từng làm việc cùng Hillary khi bà còn giữ chức Ngoại trưởng, bà cũng là một người bạn của tôi. Tôi tin bà sẽ là một người Tổng thống xuất sắc" - ông Obama phát biểu với báo chí hôm thứ bảy (11/4) vừa qua tại Panama, sau cuộc gặp mặt lịch sử với lãnh đạo Cuba Raul Castro. Về phía đảng Cộng hòa, những Jeb Bush hay Thống đốc bang Texas Ted Cruz sẽ là những ứng viên hàng đầu cạnh tranh chiếc ghế Tổng thống. Ngoài ra, Thượng nghị sĩ bang Kentucky Rand Paul và Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cũng là những cái tên tiềm năng. Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio, người dự kiến hôm nay (13/4) sẽ chính thức tuyên bố tranh cử Tổng thống. Ảnh: AP Trong đó, nước Mỹ đang đứng trước khả năng chứng kiến một cuộc tái đấu giữa nhà Bush và nhà Clinton, hai "triều đại" quyền lực trên chính trường Mỹ trong nhiều thập kỉ qua. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1993, Bill Clinton đã đánh bại Tổng thống đương nhiệm bấy giờ là George H.W. Bush (Bush cha - PV). Nếu đắc cử, phu nhân cựu Tổng thống Bill Clinton sẽ trở thành bà chủ Nhà Trắng đầu tiên trong gần 250 năm lịch sử với 43 đời Tổng thống của nước Mỹ. theo Đại Lộ ====================== Bói được quẻ Kinh Đại An - Giờ Tuất ngày 25. 2. Ất Mùi Việt lịch. Chưa bàn vội, cứ ghi nhận thế đã. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2015 Sáng nay, giờ Thìn con xù được quẻ Hưu Đại an Sư phụ ạ. Đúng là "cứ từ từ khoa sẽ nhừ" Sư phụ nhỉ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2015 Sáng nay, giờ Thìn con xù được quẻ Hưu Đại an Sư phụ ạ. Đúng là "cứ từ từ khoa sẽ nhừ" Sư phụ nhỉ? Híc! Lão Gàn nói nhiều rùi. Nhưng khổ nỗi, mình nói bằng tiếng Việt, còn cái thế giới Ta Bà này lại nói đến vài trăm ngôn ngữ. Nên khó chia sẻ quá! Mọi chuyện diễn biến theo tự nhiên của nó. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2015 Lính Nhật nhận lệnh đồng loạt viết "chúc thư" gửi gia đình Thứ Hai, 13/04/2015 - 22:23 Dân trí Các quân nhân thuộc một đơn vị của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản mới đây đã nhận được lệnh viết “chúc thư” gửi về cho gia đình, một động thái nhằm chuẩn bị cho việc thi hành quyền tự vệ tập thể. Các binh lính thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. (Ảnh: People.cn) Một nguồn tin từ Quân đoàn phương Bắc thuộc Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản, đặt trụ sở tại thành phố Sapporo, cho hay tất cả binh lính của quân đoàn này đều nhận được lệnh viết "chúc thư" để lại cho các thành viên gia đình và phải cất giữ chúng thật cẩn thận. Nguồn tin trên cho hay đây là mệnh lệnh trực tiếp từ cấp trên và tất cả các quân nhân không ai được phép kháng lệnh. Báo JOCN cho biết nhiều binh lính xin được miễn nhiệm vụ viết "chúc thư" nhưng đã bị bác bỏ. Các chỉ huy đã nhắc nhở các binh lính này về nghĩa vụ và bổn phận phục vụ đất nước của mỗi quân nhân thuộc Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản. Một binh lính thuộc Quân đoàn phương Bắc cho biết lệnh này được ban bố nhằm chuẩn bị cho việc Nhật Bản sắp tới có thể sẽ thay đổi luật và thi hành các quyền tự vệ tập thể, bảo vệ đồng minh khi nước bạn gặp nguy hiểm. Các quân nhân thuộc Lực lượng phòng vệ Mặt đất Nhật Bản cần chuẩn bị cho tình thế nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh trong các cuộc chiến với kẻ thù, binh lính trên cho hay. Một sỹ quan cấp cao của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho hay việc viết tờ "chúc thư" này là một minh chứng thể hiện quyết tâm phục vụ quốc gia của binh sĩ. Ông cũng cho biết chúc thư mà các nhân viên quân sự được lệnh phải viết rất khác so với chúc thư thông thường. Thoa Phạm Theo Want China Times Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 4, 2015 Lính Nhật nhận lệnh đồng loạt viết "chúc thư" gửi gia đình Thứ Hai, 13/04/2015 - 22:23 Dân trí Các quân nhân thuộc một đơn vị của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản mới đây đã nhận được lệnh viết “chúc thư” gửi về cho gia đình, một động thái nhằm chuẩn bị cho việc thi hành quyền tự vệ tập thể. Các binh lính thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. (Ảnh: People.cn) Một nguồn tin từ Quân đoàn phương Bắc thuộc Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản, đặt trụ sở tại thành phố Sapporo, cho hay tất cả binh lính của quân đoàn này đều nhận được lệnh viết "chúc thư" để lại cho các thành viên gia đình và phải cất giữ chúng thật cẩn thận. Nguồn tin trên cho hay đây là mệnh lệnh trực tiếp từ cấp trên và tất cả các quân nhân không ai được phép kháng lệnh. Báo JOCN cho biết nhiều binh lính xin được miễn nhiệm vụ viết "chúc thư" nhưng đã bị bác bỏ. Các chỉ huy đã nhắc nhở các binh lính này về nghĩa vụ và bổn phận phục vụ đất nước của mỗi quân nhân thuộc Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản. Một binh lính thuộc Quân đoàn phương Bắc cho biết lệnh này được ban bố nhằm chuẩn bị cho việc Nhật Bản sắp tới có thể sẽ thay đổi luật và thi hành các quyền tự vệ tập thể, bảo vệ đồng minh khi nước bạn gặp nguy hiểm. Các quân nhân thuộc Lực lượng phòng vệ Mặt đất Nhật Bản cần chuẩn bị cho tình thế nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh trong các cuộc chiến với kẻ thù, binh lính trên cho hay. Một sỹ quan cấp cao của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho hay việc viết tờ "chúc thư" này là một minh chứng thể hiện quyết tâm phục vụ quốc gia của binh sĩ. Ông cũng cho biết chúc thư mà các nhân viên quân sự được lệnh phải viết rất khác so với chúc thư thông thường. Thoa Phạm Theo Want China Times Sắp căng rồi ? Nhật thì không có thói quen hù nhiều đến độ nhàm chán như Bắc Triều Tiên. Truyền thống của họ là nói ít làm nhiều. Xưa nay chỉ binh lính đặc nhiệm mới viết chúc thư nay quân nhân bình thường cũng phải viết thì hơi lạ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 4, 2015 Sắp căng rồi ? Nhật thì không có thói quen hù nhiều đến độ nhàm chán như Bắc Triều Tiên. Truyền thống của họ là nói ít làm nhiều. Xưa nay chỉ binh lính đặc nhiệm mới viết chúc thư nay quân nhân bình thường cũng phải viết thì hơi lạ. Cái này lão Gàn nói lâu rùi! Dù sao năm nay vẫn chưa uýnh nhau. Híc! Nhưng năm tới trở đi thì mọi chuyện rất phức tạp, thế giới muốn loạn cào cào. Cầu mong nước Việt yên bình. Lão Gàn đã nói những việc tưởng như không tưởng. Nên nhiều người không tin. Khổ một nỗi là từ một chuyện nhỏ như con thỏ - thí dụ như cặp hoành phi câu đối trên một tàu Hải giám của Tàu, để phăng ra cả một chuyện đại sự Trung Quốc / Đài loan, phải phân tích rất dài dòng văn tự. Lão đâu có thời gian mỗi chuyện, mỗi giải thích. Giá như Việt sử 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý từ năm ngoái thì chắc không đến nỗi. Nhưng tiếc thay! Giả sử lão Gàn có phân tích rất hay về sự liên quan giữa cội nguồn Việt sử với các vấn đề liên quan - dù hay đến đâu chăng nữa, thì cũng không thể thuyết phục được những nhận xét cực đoan phủ nhận. Và họ sẽ cho rằng: Lão Gàn phân tích theo chiều hướng có lợi cho mình. Chuyện sờ sờ ra đấy: "Không có Hạt của Chúa", người ta vẫn phản biện: "Lão Gàn gặp may". Và sau đó rất lâu, tại cafe Trung Nguyên, người ta vẫn đặt câu hỏi "có mục đích gì?' và "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý!". Âu cũng là cái số! 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2015 Tổng thống Obama nhượng bộ Quốc hội về vấn đề hạt nhân Iran (TTXVN/Vietnam+) lúc : 15/04/15 10:02Bản in Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (thứ 2, trái) và người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif (thứ 2, phải) tại cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran. (Nguồn: AFP/TTXVN) Trong một bước đi được nhìn nhận là “một sự nhượng bộ hiếm hoi” trong cuộc tranh cãi đảng phái kéo dài nhiều năm qua, ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đồng ý để Quốc hội do đảng Cộng hòa nắm quyền chi phối có tiếng nói trong thỏa thuận hạt nhân với Iran.Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama sẽ ký dự luật do Ủy ban Đối ngoại Thượng viện nhất trí thông qua ngày 14/4, theo đó cho phép Quốc hội quyền xem xét, thậm chí có thể bỏ phiếu đối với thỏa thuận cuối cùng, dự kiến đạt được trong tháng Sáu tới, xung quanh chương trình hạt nhân của Iran.Sự thay đổi thái độ này của chính quyền Obama được giải thích là vì có cả áp lực từ các nhà lập pháp của đảng Dân chủ.Bằng chứng cụ thể là dự luật về Iran được thông qua ngày 14/4 tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện nhận được toàn bộ 19 phiếu thuận và không có bất kỳ phiếu chống nào.Cả 9 thượng nghị sỹ của đảng Dân chủ tại ủy ban đều bỏ phiếu ủng hộ.Dự luật có tên "Đạo luật xem xét chương trình hạt nhân Iran" vừa được thông qua mang tính thỏa hiệp giữa các nhà lập pháp của hai đảng rút ngắn thời gian xem xét của Quốc hội xuống 52 ngày, thay vì 60 ngày như đề xuất trước đây.Dự luật cũng yêu cầu tổng thống cứ 90 ngày phải chứng thực trước Quốc về việc Iran tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận.Dự luật mang tính thỏa hiệp này đạt được khi Ngoại trưởng John Kerry cùng các quan chức khác của Nhà Trắng đang trong ngày thứ hai điều trần kín trước Quốc hội về kết quả các vòng thương lượng và thỏa thuận sơ bộ vừa đạt được ngày 2/4 vừa qua giữa Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc cùng với Đức) và Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của quốc gia Hồi giáo này.Một số các nhà lập pháp công khai chỉ trích thỏa thuận khung vừa đạt được, cho rằng các điều khoản liên quan tới dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran vẫn không rõ ràng và rằng thỏa thuận khung đó không đảm bảo một cách chắc chắn là Iran không thể phát triển vũ khí hạt nhân.Ngày 13/4, phát biểu trong cuộc điều trần tại Hạ viện, Ngoại trưởng Kerry kêu gọi các nghị sỹ của cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tạo điều kiện để chính quyền có thời gian thêm hai tháng rưỡi nữa đàm phán tiến tới một thỏa thuận hạt nhân toàn diện với Iran.Các bước đi mang tính nhượng bộ trong nội bộ Mỹ diễn ra ngay sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf thông báo vòng đàm phán mới giữa các chuyên gia về thỏa thuận hạt nhân với Iran sẽ được khởi động vào tuần tới nhằm giải quyết các vấn đề còn bất đồng.Dự kiến, trong các cuộc gặp bên lề Hội nghị ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở thành phố Lübeck (Đức) diễn ra ngày 14/4, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị Mỹ Wendy Sherman cũng sẽ thảo luận với các giới chức chính trị châu Âu về các bước đi tiếp theo trong đàm phán về chương trình hạt nhân Iran sau thỏa thuận khung vừa đạt được tại Lausanne (Thụy Sĩ) vừa qua./. ======================= Ngài Obama đã đúng khi đồng ý để quốc hội Hoa Kỳ tham gia vào quyết định hạt nhân với Iran. Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới. Nhưng khổ nỗi thế gian này ai cũng tự thấy mình từ đúng trở lên. Mà những cái đúng của quốc gia này thì lại là cái sai của quốc gia khác. Nên nó cứ loạn cào cào. "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý!". Cái này giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng nói. Hì! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2015 Tiết lộ về tên lửa DF-21D TQ có thể khiến một nước ĐNÁ giật mình Ly Vy 15/04/2015 07:58 Tên lửa đạn đạo DF-21D Theo báo cáo đánh giá của Hải quân Mỹ, tên lửa DF-21D đã tăng tầm bắn đáng kể, giúp mở rộng phạm vi tấn công của Hải quân Trung Quốc. Tin xấu với Philippines Trong báo cáo có tựa đề "Hải quân Trung Quốc: Khả năng và nhiệm vụ mới cho thế kỷ 21" công bố hôm 10-04 vừa qua, cơ quan tình báo hải quân Mỹ (ONI) nhận định: "Lực lượng không quân hải quân và tàu ngầm Trung Quốc đang có những tiến bộ về chất lượng và ngày càng có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa lục địa Trung Quốc hàng trăm km”. Ảnh đồ họa một cuộc tấn công của tên lửa DF-21D vào tàu sân bay. Đặc biệt, báo cáo cho rằng, việc Trung Quốc triển khai các tên lửa DF-21D (được cho là tên lửa đạn đạo chống tàu đầu tiên trên thế giới) sẽ mở rộng tầm tấn công của hải quân Trung Quốc "đến Philippines và Biển Đông". Trung tâm tình báo hàng không và vũ trụ quốc gia của Mỹ ước tính rằng, DF-21D có tầm bắn tối đa vượt quá 1.450km. Đây là lần đầu tiên có những cảnh báo về mức độ nguy hiểm của tên lửa DF-21D đối với một quốc gia Đông Nam Á như Philippines. Điều này sẽ khiến quân đội và chính phủ Philippines phải nhanh chóng cân nhắc các biện pháp đề phòng. Trung Quốc ráo riết tăng cường hải quân Ngoài việc đề cập tới mối đe dọa từ tên lửa DF-21D, bản báo cáo của ONI còn cho biết, quân đội Trung Quốc còn đang mở rộng quy mô lực lượng hải quân với 300 tàu mặt nước, tàu ngầm, tàu đổ bộ và tàu tuần tra mang tên lửa. Theo bản báo cáo, Trung Quốc đang sử dụng lực lượng hải quân được tăng cường này trong các tranh chấp biển đảo tại vùng biển Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông. Lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc cũng có sự mở rộng nhanh chóng. Báo cáo cũng đặc biệt đề cập đến loại tên lửa hành trình chống tàu YJ-18 mới được trang bị trên lớp tàu khu trục Type 052D lớp Lữ Dương III, tàu ngầm tấn công lớp Song/Yuan và tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Shang của Trung Quốc. "Tên lửa hành trình chống hạm phóng từ tàu ngầm YJ-18 mới của Trung Quốc sẽ tăng cường khả năng tấn công cho các tàu ngầm lớp Song, Yuan và Shang của nước này. Trước đó, tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm nội địa duy nhất của Trung Quốc là YJ-82, với tầm bắn ngắn hơn nhiều so với YJ-18" - Bản báo cáo viết. theo Đại Lộ ====================== Về hình tướng thì vậy. Nhưng cái vấn đề ló nại không lằm ở chỗ Phi lip Phin phải giật mình sợ Tung Cóoc. Hì. Với Phi Líp Phin thì Tung Cóoc hổng cần tên nửa chống hạm, cũng đủ xóa sổ nước này. Híc! Nếu Phi Líp Phin la toáng lên vì sợ quá, thì lão Gàn thành thực chia buồn với....Trung Quốc. Hì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2015 Dân mạng Trung Quốc: Bà Clinton đắc cử, Thế Chiến III sẽ nổ ra (Quốc tế) - Có độc giả Trung Quốc còn dự đoán rằng nếu bà Clinton trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ, “Thế Chiến III sẽ sớm nổ ra”. Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng gì đến châu Á? Barack Obama sẽ trở thành... phó Tổng thống Mỹ? Hillary Clinton - ác mộng Trung Hoa? Báo Nga: Bà Clinton sẽ dùng lá bài chống Nga, Iran chạy đua vào Nhà Trắng Đối thủ tiềm năng chỉ trích bà Hillary Clinton Trong những ngày gần đây, sau khi biết tin cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary Clinton ra tranh cử Tổng thống, mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã không ngừng sôi sục với những lời bình phẩm, bàn tán về bà Clinton, trong đó chủ yếu là những lời chê bai đầy tiêu cực. Cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary Clinton chính thức ra tranh cử Tổng thống Sau khi Sina News đăng tải tuyên bố ra ứng cử Tổng thống Mỹ năm 2016 của bà Clinton, lập tức hàng ngàn người đã nhảy vào bình luận, trong đó không ít người tung ra những lời nhận xét mang đậm chất phân biệt giới tính đối với ứng cử viên Tổng thống Mỹ này. Trong phần bình luận dưới bài báo, nhiều cư dân mạng Trung Quốc tin rằng nếu trúng cử Tổng thống, bà Clinton sẽ thể hiện quan điểm “cực kỳ cứng rắn” với Trung Quốc và sẽ “hủy hoại nghiêm trọng quan hệ Mỹ-Trung”. Bình luận nhận được nhiều lượt “thích” nhất của độc giả Trung Quốc có đoạn: “Bà này là người có tư tưởng cực kỳ chống Trung Quốc. Tôi không phản đối chuyện phụ nữ tham gia chính trường, nhưng đơn giản là tôi không thể ủng hộ bà ấy. Thật không hiểu nổi những người ủng hộ bà ta đang nghĩ gì”. Trong khi đó, nhiều độc giả khác lại sử dụng những kiểu lý lẽ khác nhau để hết lời chê bai khả năng lãnh đạo của bà Clinton. Một người Trung Quốc viết: “Bà già này thậm chí còn không quản được thói lăng nhăng của chồng mình thì làm sao mà điều hành được cả một đất nước đây?” Nhiều cư dân mạng Trung Quốc thậm chí còn tỏ ra hoan hỉ khi chỉ ra rằng nếu trúng cử, bà Clinton sẽ là người duy nhất trên thế giới “ngủ với một tổng thống” và sau đó lên làm tổng thống. Tờ Foreign Policy sau khi khảo sát các bình luận của cư dân mạng Trung Quốc sau bài viết của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) về tuyên bố ứng cử của bà Clinton đã đưa ra kết luận rằng các đảng viên đảng Cộng hòa của Mỹ thậm chí còn có cái nhìn tích cực về bà Clinton hơn cả người dân Trung Quốc. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2015 Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng gì đến châu Á? 15/04/2015 14:00 (TNO) Tạp chí chuyên về châu Á - Thái Bình Dương The Diplomat, có trụ sở tại Tokyo (Nhật), vừa đăng tải bài xã luận phân tích đường lối ngoại giao đối với khu vực châu Á của bà Hillary Clinton, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ ra tranh cử chức tổng thống Mỹ trong năm 2016. Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ứng viên tổng thống Mỹ hàng đầu của đảng Dân chủ - Ảnh: Reuters Trong nhiệm kỳ làm ngoại trưởng Mỹ từ năm 2009 đến năm 2013, Hillary Clinton được đánh giá là ngoại trưởng giàu kinh nghiệm nhất trong các chính sách đối ngoại, đặc biệt là ở châu Á. Ông Michael Fullilove, giám đốc điều hành Viện chính sách quốc tế danh tiếng Lowy (Úc), nhận xét: “Chính sách tái cân bằng chính là thành tựu ngoại giao nổi bật của bà Clinton trong thời gian làm ngoại trưởng...”. Trong một bài phân tích lớn đăng trên tạp chí quốc phòng Foreign Policy (Mỹ) hồi năm 2011, chính bà Hillary Clinton đã vạch ra chính sách ban đầu được biết đến như chiến lược “xoay trục” về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ (sau này được gọi là “chiến lược tái cân bằng”). Trước đó, bà Hillary Clinton cũng đã sử dụng thuật ngữ “xoay trục” và thực tế là cựu ngoại trưởng cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có nhiều chuyến công du châu Á - Thái Bình Dương trước đó 2 năm, triển khai cái mà trong năm 2010 bà gọi là chính sách ngoại giao “tiên phong”. “Châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nơi lèo lái chủ chốt cho nền chính trị toàn cầu” và “cam kết của Mỹ tại đó cực kỳ quan trọng và cần thiết”, bà Clinton viết trong bài phân tích trên Foreign Policy. Nữ cựu ngoại trưởng Mỹ cũng đã từng phân chiến lược tái cân bằng tại châu Á của Mỹ thành 3 thành phần chính: “Chúng ta đang thực hiện chính sách can thiệp mạnh mẽ vào châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta đang tiến hành xây dựng lòng tin giữa Trung Quốc và Mỹ, và chúng ta cam kết mở rộng hợp tác kinh tế, chính trị và an ninh ở bất kỳ đâu mà ta có thể”. Bà Hillary Clinton nhận định Mỹ và Trung Quốc “là 2 quốc gia phức tạp và có lịch sử rất khác biệt, với hệ thống chính trị và tầm nhìn khác nhau sâu đậm” và trong khi điều này không nhất thiết gây cản trở cho hợp tác giữa 2 nước, sự hợp tác của 2 bên cũng không cần thiết phải cản trở sự cạnh tranh giữa 2 quốc gia. Mặc dù có một số lượng đáng kể người Mỹ dường như chẳng biết gì về các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng (một cuộc khảo sát tiến hành hồi tháng 4 của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy 39% người Mỹ được hỏi hoàn toàn không biết gì về những tranh chấp này), bà Clinton hiểu rất rõ về chúng, cũng như về những xung đột khác tại châu Á, theo The Diplomat. Đây cũng là mảng để cho thành phần thứ nhất và thứ 3 trong "chính sách tái cân bằng" mà bà đã vạch ra lúc đầu phát huy tác dụng, đó là can thiệp sâu vào trong khu vực và tăng cường hợp tác để giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu về kinh tế, chính trị và an ninh, The Diplomat bình luận. Trong phát biểu hồi năm 2010, được đưa ra sau cuộc gặp với các bộ trưởng ASEAN, bà Hillary Clinton đã thể hiện quan điểm của Mỹ về các vấn đề tại biển Đông khi tuyên bố “Mỹ, cũng giống như mọi quốc gia khác, có quyền lợi về tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế tại biển Đông”. “Mỹ ủng hộ đường lối hợp tác ngoại giao để giải quyết các tranh chấp chủ quyền không bằng dọa nạt của tất cả các bên liên quan. Chúng tôi phản đối việc đe dọa bằng vũ lực. Mặc dù Mỹ không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, nhưng chúng tôi cho rằng các bên liên quan nên theo đuổi các tuyên bố chủ quyền của mình và tôn trọng các quyền hàng hải đi kèm theo Công ước biển của Liên Hiệp Quốc”, bà nói thêm. Bà Hillary Clinton ký kết một thỏa thuận hợp tác với các ngoại trưởng khối ASEAN tại một sự kiện ở Hà Nội hồi tháng 7.2010 - Ảnh: Reuters Hồi đầu năm 2009, bà Clinton đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong vai trò là ngoại trưởng Mỹ. Trong chuyến công du này, bà đã gặp gỡ Tổng thư ký ASEAN thời bấy giờ là tiến sĩ Surin Pitsuwan, người đánh giá chuyến thăm của bà “cho thấy chính quyền Mỹ thực sự muốn chấm dứt sự vắng mặt về ngoại giao của mình trong khu vực”. Còn trong bài phát biểu nhân chuyến thăm châu Á, bà Hillary Clinton thừa nhận có biết về sự hoài nghi của các nước trong khu vực đối với cam kết của Mỹ. “Chúng tôi đã lắng nghe tâm tư của bạn bè ASEAN. Họ bày tỏ quan ngại rằng Mỹ đã không có hoàn toàn can thiệp vào khu vực tại thời điểm mà chúng tôi nên mở rộng các quan hệ đối tác để giải quyết các thách thức, từ an ninh khu vực đến khủng hoảng kinh tế, thay đổi khí hậu và nhân quyền”, nữ ngoại trưởng Mỹ khi đó tuyên bố. The Diplomat bình luận rằng các đối tác của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn đang hoài nghi về các cam kết của cường quốc này, còn Trung Quốc vẫn tiếp tục cho rằng chiến lược “tái cân bằng” chẳng qua là để kiềm chế họ. Vị tổng thống Mỹ được bầu ra sắp tới sẽ phải quyết định nên làm gì với chính sách "tái cân bằng", đang bị đánh giá là "dang dở giữa chừng" trong bối cảnh Mỹ đang bận rộn đối phó với tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), đàm phán hạt nhân Iran và cuộc khủng hoảng tại Ukraine, The Diplomat nhận định. “Vấn đề gây tranh cãi không phải là việc châu Á đang trở thành khu vực quan trọng, mà là tổng thống mới của Mỹ nên có chính sách gì với việc đó”, The Diplomat bình luận. “Liệu bà Hillary Clinton có tiếp tục theo đuổi chiến lược tái cân bằng hay không là một câu hỏi đáng được đặt ra trong lúc bà đang chạy đua vào Nhà Trắng”, The Diplomat kết luận. Hoàng Uy ================= Cái tình hình thế giới hiện nay là rất tình hình. Nó loạn cào cào một cách rất có "cơ sở khoa học" theo cách hiểu "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". Hì! Bởi vậy, bất cứ chính khứa nào muốn tranh cử Tổng thống, đều phải chứng tỏ ta đây wan tâm đến tình hình thế giới và phải cam kết bảo vệ vị thế Hoa Kỳ với tư cách là một nước dẫn đầu thế giới. Model căn bản là nó phải vậy. Muốn bảo vệ vị thế Mỹ thì vấn đề tiếp theo là phải "xoay trục sang Châu Á". Đây là cái model tiếp theo. Vấn đề còn lại là phương pháp xoay trục như thế nào? Cứng rắn, dứt điểm, tới luôn bác tài; hay mềm mỏng, từ từ...đấy sẽ là nội dung tranh cử. Nhưng xu thế cứng rắn sẽ thắng thế. Đối tượng của Hoa Kỳ không phải là cô gái để vuốt ve và nói nhỏ nhẹ. Cứ từ từ rồi khoai sẽ nhừ. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2015 Nga và Trung Quốc “khuynh đảo” nội bộ Phương Tây Minh Anh 17:15 15/04/2015 BizLIVE - Một nước cờ cao tay đối với Trung Quốc, nhưng lại là một sự khám phá tàn nhẫn cho Phương Tây: Họ không có chiến lược nào khác để đối mặt với "Giấc mơ Trung Hoa" lẫn "Thế giới của Nga". Lính thủy Nga trong lễ kỷ niệm một năm sáp nhập Crimea, ngày 18/03/2015 - REUTERS/Maxim Shemetov Nga áp đặt luật chơi trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Trung Quốc gây đảo lộn trật tự tài chính thế giới với Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng AIIB. Mỗi bên theo cách riêng của mình đang thách thức trật tự thế giới đã được hình thành sau Đệ nhị Thế chiến, RFI bình luận.Tờ Le Monde của Pháp số ra ngày Chủ nhật 12 và thứ Hai 13/4/2015 có bài bình luận đề tựa: "Náo loạn trong sân chơi của các ông lớn".Tác giả bài viết Sylvie Kauffmann ví không gian địa chính trị của chúng ta như sau: Trong không gian bé nhỏ đó, có hai cường quốc mà người ta tạm cho là những quốc gia mới trỗi dậy. Đây là cấp độ trung gian giữa sân chơi cho trẻ nhỏ và sân chơi người lớn. Lối vào sân chơi người lớn sẽ được tiến hành theo một quy định bất thành văn do một nhóm nhỏ những "ông lớn" trong sân áp đặt: đó là "tuyển chọn".Sân "ông lớn" chính là câu lạc bộ phương Tây, mà đứng đầu là một cường quốc có sức mạnh trội hơn hoặc chí ít cũng xấp xỉ với một số khác: đó là Hoa Kỳ.Xung quanh "ông anh cả" này sẽ bao gồm nhiều quốc gia có cùng chung quyền lợi. Dĩ nhiên trong sân lớn đó cũng có những nhóm nhỏ hơn và đôi khi còn làm đối trọng với "anh cả" chẳng hạn như là "Liên hiệp Châu Âu". Nhìn chung bầu không khí khá ôn hòa, dù thỉnh thoảng cũng có chút xung khắc nhưng rồi cũng vượt qua.Nhưng giờ đây hai cường quốc mới trỗi dậy đó lại không chấp nhận luật chơi này. Trung Quốc và Nga, mỗi bên có cách riêng của mình, đang tìm cách thách thức và thay đổi trật tự trên, rũ bỏ vị thế "mới trỗi dậy" để có thể hội nhập vào sân các "ông lớn"."Thế giới Nga"Nước Nga của ông Vladimir Putin đang tìm cách lấy lại vai trò cường quốc trong khu vực. Một vai trò mà Moscow đã bị tước đi sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Nga phải rút quân khỏi các quốc gia Đông Âu vào năm 1989, nước Đức hợp nhất Đông - Tây, và Liên Bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991.Một trật tự mới được hình thành, Phương Tây tỏ ra hài lòng về điều đó. Nhưng nước Nga thì không. Hai thập niên sau, ông Vladimir Putin khi lên cầm quyền đã bắt đầu có những phản ứng mạnh mà điển hình nhất vụ khủng hoảng tại Ukraine gần đây. Ông Putin không chấp nhận Kiev gia nhập phe phương Tây. Đối với ông, Ukraine phải thuộc về "thế giới Nga". Để chứng minh rằng ông không hề đùa, Nga đã cho sáp nhập một phần lãnh thổ của Ukraine.Rõ ràng là "nước Nga đã cắt đứt với hệ thống của hậu chiến tranh lạnh" theo như nhận định của ông Dmitri Trenin, chuyên gia thuộc viện nghiên cứu Carnegie vào năm 2014. Nga phản đối Châu Âu mở rộng liên minh và sự phản đối đó được thực hiện bằng sức mạnh, bằng cách thay đổi đường biên giới và áp đặt sự hình thành Liên hiệp Á - Âu với các nước láng giềng như Belarus và Kazakhstan."Giấc mơ Trung Hoa"Nếu như Nga sử dụng chiến thuật "địa chính trị", lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nghĩ đến cái gọi là "địa kinh tế" để khẳng định ưu thế của mình trên chính trường quốc tế. Ngay từ đầu, Phương Tây không hề mảy may nghi ngờ, cứ nghĩ rằng đó chỉ là cách Bắc Kinh muốn gia nhập sân chơi. Nhưng một khi đã gia nhập rồi, Trung Quốc lại yêu sách về vai trò kinh tế của mình, vốn dĩ không ngừng gia tăng.Đương nhiên đó là một lý lẽ không thể chối cãi được. Càng giàu, càng mạnh, thì người ta càng muốn được nhìn nhận một cách tương xứng. Đòi hỏi của ông Tập Cận Bình cũng rất đơn giản, chỉ cần thực hiện được "Giấc mơ Trung Hoa".Khác với nước Nga của ông Putin, Trung Quốc của ông Tập Cận Bình còn là một đối trọng kinh tế không thể nào so sánh được của Hoa Kỳ hay Châu Âu.Khẩu hiệu "Giấc mơ Trung Hoa" đó còn phải được đi kèm với hệ thống điều hành không minh bạch, xây dựng một đạo quân hùng cường và làm nổi sóng trên vùng Biển Đông, gây hốt hoảng cho các nước trong khu vực. Do đó, trong sân chơi các "ông lớn", ai cũng phải dè chừng kẻ mới đến, tuy túi đầy tiền nhưng vẫn che giấu mọi ý đồ, tờ báo Pháp viết.Bị nghi ngờ và không được giao chìa khóa sân chơi, Trung Quốc quyết định phản kháng theo cách riêng. Không những Bắc Kinh chỉ trích trật tự được hình thành hậu chiến tranh lạnh mà còn phê phán cả trật tự kinh tế được hình thành sau Thế chiến thứ hai, thông qua các thỏa thuận Bretton Woods ký kết năm 1994.Vì không được giao một vị trí tương xứng với sức mạnh kinh tế trong các định chế tài chính quốc tế, như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Á Châu, Bắc Kinh tuyên bố thành lập một định chế riêng của mình là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng.Phản ứng trái chiều của phương TâyĐiều lạ là từ hai sự việc trên phương Tây lại có những phản ứng trái ngược nhau. Trước sự thách thức của Nga, bất chấp những bất đồng trong khối, nhưng vào thời điểm quan trọng, phương Tây vẫn tỏ ra đoàn kết. Trong khi đó, đối với thách thức của Trung Quốc, Tây phương lại trống đánh xuôi kèn thổi ngược.Chống lại ý kiến của Washington, và những cảnh báo về công tác quản lý của ngân hàng tương lai, lần lượt từng quốc gia kéo nhau tham gia vào định chế tài chính của Bắc Kinh. Châu Âu cũng như một số đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Á, tất cả đều bị triển vọng phát triển kinh tế tại Châu Á làm cho mê hoặc.Cuối cùng bài viết của Le Monde kết luận, thui thủi một góc, Hoa Kỳ giờ ngồi nghiền ngẫm lại cú tát đau điếng. Một nước cờ cao tay đối với Trung Quốc, nhưng lại là một sự khám phá tàn nhẫn cho Phương Tây: Họ không có chiến lược nào khác để đối mặt với "Giấc mơ Trung Hoa" lẫn "Thế giới của Nga". MINH ANH ======================= Vui nhỉ! Thế giới này cũng khá nhộn nhịp với nhiều gam màu. Cứ y như cái chợ. Nhưng giới hạn hình tượng chỉ ở sự đa dạng vậy thôi. Chứ nói vậy thì oan cho cái chợ quá! Cái chợ nào cũng có ban quản lý chợ , còn cái thế giới này chỉ có mỗi một siêu cường mạnh nhất thế giới, đang chi phối thế giới bởi sức mạnh của nó. Gọi là: Bá chủ trên thực tế. Nhưng nay cứ theo bài báo này thì cái địa vị bá chủ trên thực tế đang bị lung lay: Cuối cùng bài viết của Le Monde kết luận, thui thủi một góc, Hoa Kỳ giờ ngồi nghiền ngẫm lại cú tát đau điếng. Một nước cờ cao tay đối với Trung Quốc, nhưng lại là một sự khám phá tàn nhẫn cho Phương Tây: Họ không có chiến lược nào khác để đối mặt với "Giấc mơ Trung Hoa" lẫn "Thế giới của Nga". Có vẻ như Hoa Kỳ và phương Tây sắp chết với các siêu cường mới nổi như Trung Quốc và một quốc gia mới phục hồi sức khỏe sau cơn bệnh tưởng viện tịch là nước Nga. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ nghiễm nhiên là bá chủ thế giới trên thực tế. Đáng nhẽ ra đất nước này phải có một sách lược phát triển kinh tế toàn cầu và định hướng được sự phát triển của thế giới theo một hướng duy nhất do Hoa Kỳ chỉ huy. Hay nói một cách khác: Phải có phương án quản trị thế giới hội nhập.Tiếc thay! Cuộc hội nhập chưa đủ chín. Mà chỉ là kết thúc sự đối đầu giữa hai siêu cường mạnh nhất thế giời là Liên Xô và Hoa Kỳ, để tiếp tục một quy luật của vũ trụ là sự hội nhập toàn cầu. Đấy chưa phải là "Canh bạc cuối cùng". Bởi vậy, hoàn cảnh lịch sử chưa thể ra đời một ý niệm về quản trị thế giới hội nhập. Thế giới tiếp tục phát triển trong quá trình tiến tới hội nhập, khiến nước Nga phục hồi và Trung Quốc nổi lên, như một quy luật tất yếu. Việc xuất hiện "Thế giới của Nga" và "Giấc mơ Trung Hoa" đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử này.Tất nhiên, đây mới là "canh bạc cuối cùng" và chấm dứt tất cả mọi cuộc ganh đua. Nhưng khái niệm "Thế giới của Nga" và "Giấc mơ Trung Hoa" chỉ là dự kiện đầu vào cho "canh bạc cuối cùng" thực hiện sứ mệnh lịch sử của nó. Với lão Gàn chẳng có gì là lạ. Vấn đề cuối cùng vưỡn cứ là :" Ai sẽ mần cái bá chửi thế giới?". Muốn mần Tổng thống thì phải có chương trình khuyến mãi - Í lộn - chương trình tranh cử. Muốn mần cái bá chửi cũng phải có chương trình quản trị toàn cầu. Chưa một siêu cường nào có chương trình này. Bởi vậy, Hoa Kỳ tuy là ứng cử viên sáng giá - vì có bảng hiệu - nhưng chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Lão Gàn sẽ bỏ một phiếu ủng hộ siêu cường nào xác định tính chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử. Nhưng mà này, sau ngày 10/ 3 Việt lịch Ất Mùi (Tức chỉ còn chưa tới nửa tháng nữa), chương trình khuyến mãi chức danh bá chủ thế giới của lão Gàn hết hiệu lực. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 4, 2015 Chân dung đối thủ đáng gờm của bà Hillary 16/04/2015 00:05 GMT+7 Tuy chưa chính thức công bố ra tranh cử Tổng thống Mỹ, cựu Thống đốc Florida Jeb Bush đã thẳng thừng "phủ đầu" ứng viên thuộc đảng Dân chủ Hillary Clinton, bằng một thông điệp video rằng "chúng tôi có thể làm tốt hơn".TIN BÀI KHÁC: Hình ảnh mới về cặp vợ chồng nổi tiếng nhất Triều Tiên IS mở trại sát biên giới Mỹ Khách TQ "hồn nhiên" ngủ trong cửa hàng nội thất Thông điệp mà Jeb Bush đưa ra đúng lúc bà Hillary khởi động chiến dịch tranh cử Tổng thống. Chính trị gia "nhà nòi" này nói rằng,ông trông chờ một cuộc tranh luận "thực sự" và nước Mỹ cần vượt xa 7 năm vừa qua dưới sự điều hành của phe Dân chủ. Ông Jeb Bush "Chúng ta phải làm tốt hơn chính sách đối ngoại Obama - Clinton vốn đã gây tổn hại cho mối quan hệ với các đồng minh của chúng ta và khuyến khích kẻ thù của chúng ta", Jeb Bush nhấn mạnh. "Tốt hơn là các chính sách chính phủ lớn và thất bại của họ vốn khiến cho nợ nần của chúng ta tăng cao, đồng thời cản trở sự thịnh vượng và phát triển kinh tế thực sự". Jeb Bush là nhân vật thứ 3 trong gia đình Bush nổi tiếng được cho là sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016. Ông là con trai của Tổng thống thứ 41 của nước Mỹ, George Bush, và là em trai của Tổng thống thứ 43 của Mỹ, George W. Bush. Sinh ngày 11/2/1953 ở Midland, Texas, Jeb Bush kinh qua nhiều vị trí trên chính trường Florida hồi những năm 1980 và 1990, trước khi làm thống đốc bang này từ năm 1998 đến năm 2007. Năm tiếp theo đó, nhiều người đồn đoán ông chạy đua vào Thượng viện Mỹ nhưng thực tế không như vậy. Hồi tháng 12/2014, Jeb Bush thông báo sẽ cân nhắc tranh cử vào Nhà Trắng năm 2016. Nếu ông quyết định tham gia cuộc đua, ông sẽ là thành viên thứ 3 trong gia đình cạnh tranh vị trí quyền lực nhất nước Mỹ. Thời gian gần đây, Jeb Bush đã rút khỏi vị trí điều hành tại nhiều cơ sở kinh doanh lớn, một tín hiệu mới cho thấy ông đang chuẩn bị để ra tranh cử. Ông cũng bắt đầu một số chuyến đi khắp nước Mỹ, để trắc nghiệm mức độ ủng hộ của quần chúng đối với đảng Cộng hòa và quyên góp tiền. Quan điểm ôn hòa của Jeb Bush về cải cách giáo dục và nhập cư nhiều khả năng sẽ vấp phải phản đối từ những người bảo thủ. Tuy nhiên, trong các cuộc họp của đảng Cộng hòa, ông nhận được nhiều sự ủng hộ và kích lệ để trở thành ứng viên Tổng thống đại diện cho đảng này. Thanh Hảo ====================== Giờ khe: Thương Tốc Hỷ và Đỗ Xích khẩu -7g 5" ngày 28/ 2 Ất Mùi Việt lịch. Đúng là một đối thủ đáng gờm thật. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 4, 2015 Cách Mỹ diệt gọn hệ thống S-300/400 của Nga (Video) - Sau khi Nga nối lại thương vụ S-300 với Iran, Tướng Martin Dempsey (Mỹ) cho biết hệ thống phòng không S-300 không ảnh hưởng đến khả năng tấn công Iran của Mỹ. Bán S-300, Nga đang định làm gì với Iran? Israel tự tin hạ gục S-300 không kích Iran Tuyên bố được Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đưa ra hôm 16/4 tại một cuộc họp báo, theo đó Washington đã đoán trước khả năng Nga cung cấp tên lửa S-300 cho Iran từ nhiều năm qua và tất cả đều gói gọn trong kế hoạch của Mỹ. Tướng Dempsey khẳng định giải pháp quân sự của Mỹ tại Iran sẽ không bị suy yếu dù Nga có cung cấp S-300 cho nước cộng hòa Hồi giáo này hay không. Theo đó, Washington tiếp tục theo đuổi giải pháp quân sự nếu các chính sách ngoại giao với Tehran thất bại. Theo Reuters, cơ sở để tướng Dempsey tự tin như vậy là dựa vào bộ ba tên lửa HARM, JSOW và tên lửa MALD. Vậy các tên lửa này có thể hạ hệ thống phòng không S-300 bằng cách nào? Theo những thông tin được Không quân Mỹ công khai, AGM-88 HARM là loại tên lửa được thiết kế để chống radar. Để tăng độ chính xác khi diệt mục tiêu, AGM-88 được tích hợp hệ thống kiểm soát mục tiêu HCSM của Không quân Mỹ, nhằm nâng cao khả năng chính xác và giảm thiệt hại phụ trong quá trình sử dụng. HCSM được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cùng thiết bị đo quán tính IMU giúp nó có khả năng tấn công chính xác mục tiêu, dù bị tác động bởi mọi hình thức gây nhiễu nào đi nữa. Tên lửa chống radar cao tốc AGM-88 là một trong những vũ khí quan trọng của Không quân Mỹ trên chiến trường, nó giúp tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới của đối phương, bảo vệ an toàn cho các đợt không kích của Quân đội Mỹ trước hệ thống phòng không của kẻ địch. Tên lửa AGM-88 HARM AGM-88 sử dụng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Nguyên lý chung của loại vũ khí này là, bám theo cánh sóng radar để đánh vào đài anten máy phát. Đạn AGM-88 nặng khoảng 355kg, dài 4,1m, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 66kg, trang bị động cơ rocket cho tầm bắn 150km, tốc độ bay 2.280km/h. Với tốc độ cực cao, kích thước nhỏ, AGM-88 là “bài toán khó” đối với hệ thống đánh chặn đối phương. Trong chiến đấu, AGM-88 sẽ phá hủy trạm radar trên bộ (hoặc tàu chiến), qua đó khống chế hệ thống phòng không đối phương. Tiếp đó, đơn vị bạn sẽ vượt qua được lưới phòng không tầm xa, áp sát tiêu diệt mục tiêu bằng vũ khí thông thường hoặc vũ khí chính xác cao, tiêu diệt các hệ thống radar giám sát của kẻ thù. Để khống chế và tiêu diệt các hệ thống phòng không S-300/400 do Nga sản xuất, ngoài AGM-88, Mỹ còn sử dụng tên lửa MALD. Tên lửa có chiều dài 2,7 m, nặng khoảng 136 kg với nhiệm vụ tái tạo những tín hiệu giả của máy bay Mỹ và đồng minh. MALD có thể phát tín hiệu phát xạ gây nhiễu làm lẫn lộn các mục tiêu trên không đối với các đài radar phòng không của đối phương và tái tạo chính xác các tín hiệu gây nhiễu từ một máy bay tàng hình. Bằng cách đó, nó làm cho các hệ thống phòng không đối phương không phân biệt được các mục tiêu thật/giả. MALD được triển khai từ một máy bay. Trong suốt hành trình bay trên không phận của kẻ thù, nó di chuyển theo một đường bay được lập trình từ trước (có thể tái lập trình) và tạo ra khoảng 100 mục tiêu giả khác nhau trong phạm vi tác chiến. Khi đó, các hệ thống phòng không đối phương không thể phân biệt được một số lượng quá lớn mục tiêu, bị quá tải và bị gây nhiễu chủ động. Ngoài ra, MALD cũng tái tạo lại tín hiệu giả của các pháo đài bay như B-52H hay máy bay tàng hình như B-2 Spirit. Theo đánh giá của một số chuyên gia quân sự Mỹ, MALD có thể thách thức hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất hiện nay của Nga như S-300 và S-400. Tên lửa AGM-154 JSOW khai hỏa Ngoài những loại vũ khí, trong nhiệm vụ tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương, Không quân Mỹ còn sở hữu tên lửa AGM-154 JSOW. Tên lửa AGM-154 JSOW được thiết kế không có động cơ tên lửa, loại đạn này chủ yếu sử dụng các cánh ổn định và cánh ngang (được bung ra sau khi đạn rời bệ phóng) để bay lượn theo quán tính có được sau khi rời bệ phóng từ máy bay trước khi tiếp cận mục tiêu. AGM-154 JSOW có thể đạt cự ly lượn 28km ở chế độ bay thấp và lên đến 74km ở chế độ bay cao, biến thể nâng cấp gần đây đạt tầm bắn lên đến 110km ở chế độ bay cao. AGM-154 JSOW cho phép tiêm kích F-35, cũng như tiêm kích khác được trang bị có thể tung ra những đòn tấn công tiêu diệt các căn cứ của đối phương bên ngoài tầm bắn của hầu hết các hệ thống phòng không hiện nay. Theo nhà sản xuất Raytheon, AGM-154 JSOW có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau với sai số trượt mục tiêu CEP chỉ có 3 m, có thể mang nhiều loại đầu đạn và tấn công cả các mục tiêu kiên cố bên trong các hầm ngầm. Hiện tại, AGM-154 JSOW là vũ khí tiêu chuẩn cho các loại máy bay như F-16 block 52, F-15E, F/A-18, B-1B, B-52 và B-2 Spirit. Clip tên lửa Mỹ diệt gọn hệ thống S-300/400 http://baodatviet.vn/video/cach-my-diet-gon-he-thong-s-300400-cua-nga-3243437/ Tuấn Vũ ======================= Bởi vậy, việc Trung Quốc được trang bị S400 chẳng là cái đinh gì. Một chuyên gia quân sự cao cấp của Nga đã từng phát biểu - đăng trên báo chính thống Việt - rằng: Trung Quốc chiến tranh với Hoa Kỳ là tự sát. Những gì trong bài báo trên - lão Gàn nhắc lại - chỉ là vũ khí hạng hai, dùng trong giai đoạn hai của cuộc chiến tranh. Cho nên nó mới được "tiết lộ bí mật" công khai như vậy. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 4, 2015 Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Mỹ (Vietnam+) lúc : 18/04/15 19:39 Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo Reuters, ngày 18/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga có những lợi ích quan trọng chung với Mỹ và Moskva cần phối hợp với Washington trong một chương trình nghị sự chung.Trong những bình luận trên kênh truyền hình nhà nước Rossiya, Tổng thống Putin cho biết: "Chúng ta đã bất đồng về một số vấn đề trong chương trình nghị sự quốc tế, nhưng đồng thời lại có một số yếu tố đoàn kết chúng ta lại, khiến chúng ta phải hợp tác với nhau. Ý tôi đó là những nỗ lực chung hướng tới mục tiêu làm cho nền kinh tế thế giới trở nên dân chủ hơn, nhịp nhàng và cân bằng hơn, để cho trật tự thế giới dân chủ hơn. Chúng ta có một chương trình nghị sự chung."Hôm 16/4, trong cuộc giao lưu trực tuyến với người dân, Tổng thống Putin đã cáo buộc Mỹ tìm cách chi phối các vấn đề thế giới, tuyên bố cái mà Washington muốn “không phải là đồng minh mà là chư hầu”./. ===================== Theo Reuters, ngày 18/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga có những lợi ích quan trọng chung với Mỹ và Moskva cần phối hợp với Washington trong một chương trình nghị sự chung. Ngài Putin đã chọn một hướng đi đúng khi cho rằng cần hợp tác với Hoa Kỳ. Suy cho cùng, nước Nga chẳng có mâu thuẫn cơ bản với lợi ích của Hoa Kỳ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 4, 2015 Trung Quốc: gã khổng lồ cô độc Đăng Bởi Một Thế Giới 06:18 19-04-2015 Trung Quốc vừa có những bước đi xa nhất trong nhiều năm qua khi sự thách thức đã lan sang tận Ấn Độ với việc triển khai tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương. Nhưng, tất cả những sự hung hăng ấy đang chứng tỏ một thực tế nghiệt ngã rằng: Trung Quốc hiện không có lấy một đồng minh. Có thể bạn quan tâm >> Chuyện tình không thể tin nổi của hai người khiếm thị giữa Sài Gòn >> Kỳ 4: Giang hồ hội diện >> Bài 2: Điệp khúc chờ Trung Quốc ‘ăn’ Một trong những tiêu chí chủ chốt nhất để chứng tỏ sức mạnh của một quốc gia trên thế giới là có bao nhiêu đồng minh. Nói cách khác, sẽ có bao nhiêu nước sẽ ủng hộ quốc gia đó trong những cuộc tranh chấp và xung đột trên thế giới. Tiêu chí này đang đúng với cường quốc mạnh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại là Mỹ, với số lượng đồng minh chính trị và quân sự đông đảo nhất toàn cầu. Bằng cách sử dụng hệ thống đồng minh dày đặc, Washington có thể dễ dàng sắp đặt trật tự thế giới và giải quyết những xung đột ở các khu vực mà đôi khi không cần phải nhúng tay. Đã qua rồi cái thời kỳ sức mạnh của một quốc gia được đong đếm dựa trên tiềm lực kinh tế và quân sự, sức mạnh của một quốc gia giờ đây phụ thuộc vào số lượng và sức mạnh các đồng minh của nó. Và xét theo khía cạnh này, thì Trung Quốc có lẽ sẽ phải mất rất lâu nữa mới có thể ngang bằng với Mỹ về sức mạnh kinh tế và quân sự. Việc Trung Quốc không có lấy một đồng minh ở thời điểm hiện tại được giải thích là bởi, bối cảnh thế giới hiện nay không thích hợp để thực hiện điều đó. Xu thế chủ đạo trên thế giới hiện nay vẫn là hợp tác và hòa bình, trừ những khối liên minh quân sự cũ như NATO và các liên minh song phương được thiết lập trong quá khứ, thì rất khó để thành lập một liên minh mới. Bất cứ nỗ lực thành lập liên minh chính trị và quân sự nào hiện nay cũng sẽ bị coi là việc gia tăng căng thẳng và sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đây được xem là một bất lợi nghiêm trọng với Trung Quốc, khi giai đoạn nước này mở cửa phát triển kinh tế và trở nên hùng mạnh – tức là giai đoạn phù hợp nhất để thiết lập các liên minh – thì lại trùng khớp với giai đoạn thế giới đặt xu thế hòa bình và ổn định lên hàng đầu. Ngoại trừ trường hợp Triều Tiên, thì Trung Quốc gần như không thể có một đồng minh ở thời điểm hiện tại. Những động thái mới nhất trên bàn cờ châu Á Thái Bình Dương lại càng chứng tỏ điều đó. Những ngày qua, người ta thấy một Trung Quốc hung hăng khi liên tục thách thức thế cân bằng trong khu vực, từ việc xây dựng phi pháp các đảo san hô trên biển Đông cho đến công khai thách thức Ấn Độ bằng việc cử tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương. Nhưng đó cũng lại là một Trung Quốc cô độc. Gần như không có một sự ủng hộ nào, dù là ủng hộ ngầm, đối với những nỗ lực đơn phương của Trung Quốc. Các nhà phân tích thừa nhận rằng, những ngày vừa qua là khoảng thời gian thích hợp nhất để Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động của mình khi mà Mỹ đang vướng bận vào vấn đề thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng cũng chưa khi nào thế giới lại thấy một Trung Quốc cô độc đến thế. Trái ngược lại với Trung Quốc, cái lưới mà Mỹ giăng ra ở châu Á Thái Bình Dương thì ngày càng rộng dần về quy mô. Ngoài những đồng minh cũ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippins hay Thái Lan, thì cái lưới mà Mỹ giăng ra với Trung Quốc lại vừa có thêm một sự hỗ trợ khác là Ấn Độ. Không hẳn là đồng minh của Mỹ, nhưng Ấn Độ cũng cảm nhận được sự đe dọa từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, và New Delhi chấp nhận bắt tay với Mỹ và gia nhập vào mạng lưới mà Washington đang giăng ra ở châu Á Thái Bình Dương. Việc Trung Quốc điều tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương được xem như một sự cảnh cáo rằng Ấn Độ không nên can thiệp vào tranh chấp ở biển Đông, khi mà Mỹ tuyên bố bán cho Ấn Độ những thiết bị tối tân nhất có thể giúp các tàu sân bay của Ấn Độ di chuyển đến biển Đông bất cứ lúc nào. Nhưng Trung Quốc muốn cảnh cáo thì cứ việc, còn việc Ấn Độ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thế cân bằng ở biển Đông đã là điều không thể ngăn cản. Thậm chí, cách mà Mỹ đang sử dụng để đáp trả những động thái hung hăng của Trung Quốc cũng đang cho thấy ưu thế tuyệt đối của Mỹ ở khu vực. Thay vì có những động thái can thiệp trực tiếp như cử hạm đội đến biển Đông như vẫn thường xảy ra, Mỹ lại đáp trả bằng việc tổ chức một hội nghị tay ba giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tại Washington. Mục tiêu của hội nghị này là giải quyết sự bất đồng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, chủ yếu do những bất đồng trong quá khứ, và nối lại đàm phán an ninh song phương “Hai cộng hai”, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tham gia tích cực hơn vào mạng lưới vành đai đang bao quanh Trung Quốc mà Mỹ sắp đặt. Vành đai phong tỏa xung quanh Trung Quốc vẫn đang nguyên vẹn, và việc mà Mỹ cần làm hiện nay chỉ là làm cho nó vững chắc hơn mà thôi. Châu Á - Thái Bình Dương vì thế đang là cuộc đọ sức giữa một Trung Quốc cô độc và một mạng lưới những quốc gia trong một hệ thống do Mỹ sắp đặt. Với tiềm lực của mình, Trung Quốc sẽ dễ dàng chiếm ưu thế trong bất cứ cuộc xung đột tay đôi nào về chính trị cũng như quân sự, nhưng với cả một hệ thống các nước đang tạo thành một vành đai thì không. Người Trung Quốc vì thế đang có lý do để vội vã hơn là người Mỹ ở thời điểm hiện tại. Một khi vấn đề Trung Đông đã được giải quyết và Mỹ tập trung hoàn toàn vào khu vực châu Á Thái Bình Dương, thì cũng là lúc cái lưới xung quanh con cá bự Trung Quốc sẽ siết chặt nhất. Đó là kết quả tất yếu của một thực tế, là Trung Quốc không có đồng minh. Nhàn Đàm (theo The Diplomat) ========================= Châu Á - Thái Bình Dương vì thế đang là cuộc đọ sức giữa một Trung Quốc cô độc và một mạng lưới những quốc gia trong một hệ thống do Mỹ sắp đặt. Với tiềm lực của mình, Trung Quốc sẽ dễ dàng chiếm ưu thế trong bất cứ cuộc xung đột tay đôi nào về chính trị cũng như quân sự, nhưng với cả một hệ thống các nước đang tạo thành một vành đai thì không. Người Trung Quốc vì thế đang có lý do để vội vã hơn là người Mỹ ở thời điểm hiện tại. Một khi vấn đề Trung Đông đã được giải quyết và Mỹ tập trung hoàn toàn vào khu vực châu Á Thái Bình Dương, thì cũng là lúc cái lưới xung quanh con cá bự Trung Quốc sẽ siết chặt nhất. Đó là kết quả tất yếu của một thực tế, là Trung Quốc không có đồng minh. Thực trạng cô độc này của Tàu trong hiện tại là điều mà lão Gán đã phán từ lâu, ngay trong những trang đầu tiên của topic này. Sai lầm của nước Tàu ngay trong sách lược quốc gia của họ. Sai lầm đến nỗi, lão Gàn cứ tưởng nước Tàu đã bị cài gián điệp chiến lược ở cấp cao nhất. Can tội hù dọa lão Gàn trong những vấn đề liên quan đến việc mình chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nên đương nhiên lão chẳng thể cảm tình với Tàu - (Nhưng lão cũng chẳng nghiêng về phe nào. Với lão Việt sử trải 5000 năm văn hiến là mục đích tối thượng). Từ lâu, lão cũng đã phán rằng: Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi. Sai lầm lớn nhất của Tàu chính là đụng đến Việt Nam và biển Đông. Nếu chỉ tranh giành ở Hoa Đông và Đài Loan thì lại không đến nỗi như vậy, vì tính chính danh của vấn đề. Nhưng cụ thể tại sao lại như vậy? Lão Gàn không bao wờ phát biểu cả. Em phải tự chịu trách nhiệm với nghiệp chướng mà em gây ra ! Em ạ! Người Mỹ có thể hy sinh những tiểu tiết để đạt mục đích chiến lược của họ. Một thí dụ như tống cổ cô em Đài Loan ra khỏi Liên hiệp Quốc, để đưa ngay chính em Tàu Đại Lục vào - Nhằm mục đích chiến thắng cuối cùng của họ trong cuộc chiến tranh Lạnh. Nhưng em Tàu thì không. Em "vơ bèo, vạt tép" ngay cả vài km đất và mấy bãi đá chìm ở biển Đông. Cái thứ tư duy "vườn rau, ao cá" của em làm sao mà thành công, dù chỉ là bá chủ khu vực. Bây giờ em lập cái AIIB, để tập hợp một số nước còi làm bạn em chăng? Muộn rồi em ạ. Ngay bây giờ, nếu cuộc hòa đàm Iran thất bại, chiến tranh xảy ra thì em cũng không còn cửa để xoay chuyển tình thế. Em chắc không thể hiểu được vì sao lão Gàn chờ đến 10/ 3 Quý Tỵ để kết luận vấn đề không? Hôm nay lão phát biểu nhá: Đó chính là lão chờ xem quyết sách chiến lược của ban lãnh đạo mới của em đấy. Nó không thay đổi. Híc! "Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra! Bây giờ chỉ còn cầu xin Thượng Đế rủ lòng lành cho nó kết thúc trong hòa bình. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 4, 2015 Lò lửa xung đột Mỹ - Trung bắt đầu nóng Đăng Bởi Một Thế Giới 07:11 20-04-2015 Hãy quên đi một Trung Đông nhỏ hẹp liên tục xảy ra xung đột chỉ vì những vấn đề về tín ngưỡng và sắc tộc, chính châu Á Thái Bình Dương rộng lớn và giàu có mới là lò lửa lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21. Bộ trưởng hải quân Mỹ Ray Mabus duyệt hải quân Trung Quốc Thế giới năm 2015 đang chứng kiến một trong những bước ngoặt lớn nhất về địa chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21, khi mà đây được xem là năm bản lề cho sự kiện đã được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến trong suốt nhiều năm qua: sự trỗi dậy của châu Á. Không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng châu Á sẽ là động lực tăng trưởng trong tương lai của toàn thế giới, và nó buộc những cường quốc hàng đầu thế giới phải quan tâm đến châu lục phương Đông nhiều hơn bao giờ hết. Năm 2015 cũng được cho là năm mà Mỹ sẽ giải quyết những vấn đề tồn đọng của mình để tập trung hoàn toàn vào khu vực châu Á. Hãy quên đi một Trung Đông nhỏ hẹp liên tục xảy ra xung đột chỉ vì những vấn đề về tín ngưỡng và sắc tộc, chính châu Á Thái Bình Dương rộng lớn và giàu có mới là lò lửa lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21. Những người thức thời nhất trong thế kỷ 20, tiêu biểu như cố vấn của tổng thống Mỹ Carter – Brezinsky, đều thống nhất với nhau về một điểm chung sẽ chi phối thế giới trong thế kỷ 21, đó là sự trỗi dậy của châu Á. Xét về diện tích, quy mô, tiềm lực và dân số, thì châu Á và đặc biệt là châu Á Thái Bình Dương mới là khu vực đứng đầu trên thế giới về những thuận lợi tăng trưởng kinh tế. Phần còn lại của thế kỷ 20 kể từ khi những dấu vết cuối cùng của chủ nghĩa thực dân phương Tây biến mất khỏi khu vực này, là khoảng thời gian cần thiết để các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương hàn gắn những vết thương và hồi phục trở lại, trước khi chính thức tung cánh trong thế kỷ 21. Chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Bill Clinton vào năm 2000 được xem như sự kiện biểu tượng đánh dấu chấm hết cho sự hiện diện cuối cùng của việc phương Tây can thiệp quân sự vào khu vực này, để mở ra một giai đoạn mới, trong đó châu Á - Thái Bình Dương tăng tốc trong cuộc đua phát triển kinh tế. Sự quan tâm đến châu Á - Thái Bình Dương của phương Tây, mà tiêu biểu là Mỹ, bị xao nhãng đi đôi chút khi vụ tấn công tòa tháp đôi 11/9/2001 đã dẫn đến hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Trong suốt gần 15 năm kể từ sau sự kiện thảm khốc đó, nước Mỹ bị lún vào vũng lầy mang tên Trung Đông và thậm chí có vẻ như là Washington sẽ không bao giờ có thể rút chân ra khỏi đó. Nhưng một số người thì không thật tin điều đó. Xét về quy mô và các tác nhân có thể gây ra xung đột, cùng hậu quả khi cuộc xung đột nổ ra, thì Trung Đông không bao giờ có thể bì nổi với châu Á - Thái Bình Dương. Những cuộc xung đột ở Trung Đông gói gọn trong hai nguyên nhân chính là sự khác biệt về tôn giáo và sắc tộc, quy mô kinh tế và tiềm lực của các quốc gia Trung Đông cũng không quá lớn và kém xa về mọi mặt so với một châu Á - Thái Bình Dương khổng lồ. Trung Đông chưa bao giờ trở thành một mối đe dọa toàn cầu, trong khi chỉ với việc Nhật Bản có thể chiếm đóng cả châu Á - Thái Bình Dương trong thế chiến thứ hai đã khiến cả phương Tây phải toát mồ hôi. Một khi sự cố xảy ra, thì khu vực đáng lo ngại nhất phải là châu Á Thái Bình Dương, chứ không phải Trung Đông. Và thực tế cũng đã chứng minh, những vấn đề ở châu Á Thái Bình Dương hiện tại rộng lớn và phức tạp hơn Trung Đông rất nhiều. Ba trong số bốn cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nằm ở châu Á - Thái Bình Dương cùng hàng loạt các nền kinh tế hùng mạnh khác. Những vấn đề chủ chốt ở khu vực này cũng không đơn thuần là xung đột về tín ngưỡng và sắc tộc một cách tầm thường như ở Trung Đông, mà là một cuộc chiến phức tạp về kinh tế, chính trị và quân sự. Sự trỗi dậy của cường quốc lớn nhất khu vực là Trung Quốc đang kéo theo một chuỗi dài những nguy cơ biến khu vực này trở thành điểm nóng trên toàn cầu. Chuyện sẽ có một Nhật Bản thứ hai tìm cách thâu tóm cả khu vực bằng vũ lực như trong thế kỷ 20 là điều khó có thể xảy ra, nhưng khả năng một cuộc xung đột trên diện rộng có thể đưa cả khu vực năng động nhất của kinh tế thế giới vào lò lửa là điều có thể xảy ra. Và những cường quốc như Mỹ cần ngăn chặn khả năng ấy. Không cần nhìn đâu xa để có thể hình dung ra những nguy cơ tiềm ẩn ở châu Á - Thái Bình Dương, nó thể hiện ở ngay trong lĩnh vực chi tiêu quân sự. Trong năm 2014, mức chi tiêu quân sự trên toàn cầu đã giảm 0,4% so với năm 2013, nhưng riêng châu Á mức chi tiêu này lại tăng đến hơn 5%. Cùng với châu Đại Dương, châu Á đã đạt mức chi tiêu quốc phòng kỷ lục là 439 tỷ USD, trong đó chỉ riêng Trung Quốc đã gia tăng hơn 9,7%. Các nước đang có nguy cơ bị cuốn vào cuộc xung đột về lãnh thổ với Trung Quốc trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng gia tăng ở mức trung bình xấp xỉ 2%. Dễ dàng nhận ra hầu hết các nước tăng cường chi tiêu quốc phòng mạnh mẽ nhất ở châu Á - Thái Bình Dương đều là những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, và buộc phải trang bị như một cách đối phó với sự trỗi dậy của cường quốc lớn nhất khu vực này. Việc các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương tăng cường chi tiêu quốc phòng đang khiến khu vực này trở thành một trong những nơi được vũ trang nhất trên toàn cầu, và những nguy cơ xung đột thì không hề có dấu hiệu giảm đi mà còn đang tăng lên chóng mặt. Tình hình căng thẳng đến mức chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa xung đột trên toàn khu vực. Và điều này có thể đẩy cả thế giới và nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất. Và một khi xung đột trên diện rộng đã xảy ra, thì không ai có thể dám chắc việc một cường quốc nào đó – chẳng hạn như Trung Quốc – lại không đi theo hướng đi mà Nhật Bản đã chọn trước thế chiến thứ hai. Trung Đông chưa bao giờ có thể là nguyên nhân châm ngòi cho một cuộc thế chiến, còn châu Á - Thái Bình Dương thì có thể. Nhàn Đàm (theo The Diplomat) ========================= Đương nhiên rùi! Bây giờ thì ai wan tâm đều nhận thấy vấn đề này. Nhưng lão Gàn thì nói lâu rùi. Hì! "Canh bạc cuối cùng" mà. Bởi vậy, cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ tới đây, xu hướng cứng rắn về chiến lược toàn cầu sẽ làm ứng cử viên nào đó thắng thế. Để thắng "Canh bạc cuối cùng" cần phải có một kiến thức tổng hợp cả kinh tế, ngoại giao và sức mạnh quân sự. Vị tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ tới phải là một người rất xuất sắc. Nước Nga không có tham vọng bá chủ thế giới. Họ chỉ bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu tạo được niềm tin chiến lược thì nước Nga và Hoa Kỳ có thể là đồng minh đáng tin cậy. Nhật Bản không đủ năng lực tổng hợp để làm bá chủ thế giới. Khối Châu Âu thì không có vấn đề gì. Vậy chỉ còn lại Trung Quốc và Hoa Kỳ. Híc! Nhưng tiếc thay! Trung Quốc thể hiện mình quá sớm. Lão Gàn chỉ hy vọng "Canh bạc cuối cùng" không kết thúc bằng chiến tranh. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 4, 2015 Chiến lược quân sự của Mỹ trực tiếp nhằm vào Trung Quốc Thứ Hai, 20/04/2015 - 09:17 Theo trang Sina News, các bản hoạch định chiến lược của Mỹ như học thuyết thuỷ-không tác chiến (AirSea Battle) và bản tổng kết quốc phòng (Defense Review) 4 năm một lần đều hướng tới việc chống lại Trung Quốc và lên kế hoạch không kích quốc gia này. Bản tổng kết quốc phòng 2014 cho biết Mỹ cần phản ứng với các quốc gia đang tăng nhanh ngân sách quốc phòng, các vấn đề tranh chấp chủ quyền và căng thẳng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm giúp đảm bảo ổn định và hoà bình tại nơi này. Các trận không kích trong tương lai của Mỹ cũng sẽ nhằm duy trì vị thế dẫn đầu và bảo vệ quyền lợi quốc gia, cũng như thành lập một bản nguyên tắc hành xử chung cho các nước trong khu vực này. Mỹ đang đặc biệt chú ý đến sự phát triển của Trung Quốc Mặc dù chính phủ Mỹ khẳng định học thuyết thuỷ-không tác chiến không nhằm vào bất kì nước nào, nhưng bản tổng kết quốc phòng 2014 đã nêu đích danh Trung Quốc là một mối đe doạ đối với quyền lợi của nhiều nước trong vùng châu Á- Thái Bình Dương. Văn bản này cho biết quân đội Trung Quốc đang hiện đại hoá và mở rộng quy mô nhanh chóng, tuy nhiên, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh lại không làm minh bạch hoá về quá trình này. Học thuyết thuỷ-không tác chiến đã sắp xếp lại lực lượng quân đội Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á, châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, cũng như tạo ra một thế trận triển khai quân đội theo đường thẳng từ Nhật Bản, đảo Guam và Úc, điều cho phép các lực lượng quân đội Mỹ có thể không kích vào Trung Quốc từ biển, Sina News cho hay. Hải quân Mỹ sẽ triển khai 60% lực lượng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020 và tăng cường hiện diện tại Nhật Bản nhằm tăng cường tính linh hoạt cho các đợt không kích. Quân đội Mỹ tại khu vực này cũng được trang bị các tên lửa chống hạm tầm xa từ năm 2013, điều khiến Trung Quốc rất khó có thể bắt kịp được sức mạnh của Mỹ. Mục tiêu hàng đầu của hải quân Mỹ tại khu vực này là xây dựng được một hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu chiến như vũ khí laze và súng thanh ray để chống lại tàu sân bay Trung Quốc, mặc dù cần ít nhất 10 năm nữa dể các loại thiết bị này sẵn sàng cho chiến đấu, Sina News nhận định. Ngoài ra tờ báo này cũng dự đoán rằng Trung Quốc sẽ sử dụng các loại hình tấn công mạng và công nghệ không gian vũ trụ để chống lại sức mạnh của Mỹ. Đây là một mối đe doạ trực tiếp với Mỹ do quốc gia này đang có mục tiêu duy trì sức mạnh áp đảo trong khu vực cũng như toàn cầu. Theo Đặng Vũ/Wantchinatimes An ninh Thủ đô Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 4, 2015 AI LÀ TỔNG THỐNG HOA KỲ NHIỆM KỲ TỚI 2016/ 2020? Ngày xưa, trong một bài tập Lạc Việt độn toán cao cấp, đề bài: qua một bức ảnh người đàn bà gánh hàng rong, dự đoán ai sẽ là tổng thống Hoa Kỳ. Một học viên nữ đã dự đoán chính xác vị tổng thống Hoa Kỳ năm đó. Nếu tôi nhớ không nhầm thì cô ấy tên là Thanh Vân thì phải. Cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Hoa Kỳ sẽ là một trong những vấn đề quan tâm của cả thế giới. Cho nên vấn đề Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 sẽ là người thế nào, cũng đáng là đề tài bói toán "mê tín dị đoan"? Anh chị em nghiên cứu Lạc Việt độn toán thử phân tích qua bức ảnh dưới đây, nếu muốn rèn luyện kỹ năng phân tích: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 4, 2015 Lật tẩy chiến lược dài hạn của Trung Quốc ở Biển Đông Thứ Tư, 22/04/2015 - 06:40 Binh pháp Tôn Tử từng nêu, "Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt" hay "Thượng sách bao gồm cả việc triệt hạ sự kháng cự của kẻ địch mà không cần đánh". >> Ảnh vệ tinh “vạch trần” Trung Quốc hành động phi pháp ở Biển Đông >> [infographics] Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông như thế nào? François-Xavier Bonnet, nhà địa lý kiêm chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á người Pháp, đã có bài viết lật tẩy việc áp dụng chiến lược này của TQ ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhiều tác giả viết về tuyên bố chủ quyền của TQ đối với quần đảo Hoàng Sa đã ghi cuộc viễn chinh chính thức đầu tiên của TQ tới quần đảo này là vào năm 1902. Tuy nhiên, không ai trong số họ có thể trưng ra bất kỳ hồ sơ nào về việc cuộc viễn chinh đó đã diễn ra. Trong thực tế, các tài liệu của TQ cho thấy, cuộc viễn chinh như vậy chưa bao giờ xảy ra. Thay vào đó, một cuộc thám hiểm bí mật diễn ra vài thập niên sau đó nhằm cài cắm bằng chứng khảo cổ giả mạo trên quần đảo, nhằm bênh vực tuyên bố chủ quyền của TQ. Chiến lược tương tự đã được áp dụng đối với quần đảo Trường Sa: các cột mốc đánh dấu chủ quyền năm 1946 thực tế đã được sắp đặt 10 năm sau đó, vào năm 1956. Phân tích hình ảnh vệ tinh bãi Chữ Thập, quần đảo Trường Sa của VN, với các cầu cảng do TQ xây dựng phi pháp. (Ảnh: Inquirer) Trong cuốn sách "Contest for the South China Sea" (tạm dịch: "Tranh chấp Biển Đông") nổi tiếng của mình, giáo sư Marwyn Samuels đã quở trách các học giả phương Tây từng viết rằng, cuộc viễn chinh đầu tiên của TQ tới quần đảo Hoàng Sa diễn ra vào năm 1909. Thay vào đó, ông quả quyết, cuộc viễn chinh này diễn ra vào năm 1902. Theo ông Samuels, chuyến đi thị sát đầu tiên như vậy do Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy và là nỗ lực đầu tiên của TQ nhằm thực thi công ước 1887 giữa Pháp và TQ, khẳng định các quyền của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa. Kể từ khi cuốn sách gây ảnh hưởng mạnh mẽ của Samuels được xuất bản, nó dường như đã trở thành thông lệ khi nhắc tới sự kiện "không thể tranh cãi" này trong các cuốn sách và bài báo liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, không có bất kỳ tác giả nào về sau có thể chứng minh được khẳng định ấy. Các chiến dịch khảo cổ những năm 1970 và tuyên bố chính thức Từ năm 1974 tới 1979, quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) và các nhà khảo cổ TQ đã tiến hành nhiều chuyến đi khảo sát ở quần đảo Hoàng Sa. Trong số các hiện vật được phát hiện trong những chuyến đi này có nhiều đồ tạo tác bằng sứ thuộc nhiều thời kỳ khác nhau, các di tích đền thờ và nhiều cột mốc chủ quyền. Các cột mốc đề năm 1902, 1912 và 1921. Năm 1973, một tạp chí ở Hong Kong có tên The Seventies cho đăng tải bức ảnh chụp một phiến đá đề năm 1902, được tìm thấy trên một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa. Báo The Hong Kong Standard đưa tin về các khám phá vào ngày 6/3/1979, trong một bài báo nhan đề "Phiến đá chứng minh các quyền cổ xưa". Cả hai bài báo này, vốn đều cho đăng hình một phiến đá năm 1902, đã trở thành các nguồn cung cấp thông tin duy nhất về cuộc viễn chinh "không thể bàn cãi" vào năm 1902, cho các học giả như Hungdah Chiu và Choon-ho Park hay Marwyn Samuels vào năm 1982. Trước năm 1979, không có học giả TQ hoặc phương Tây nào từng đề cập tới sự tồn tại của cuộc viễn chinh năm 1902. Chuyến đi chính thức duy nhất tới quần đảo Hoàng Sa được ghi chép vào biên niên sử nhà Thanh là cuộc thị sát do Đô đốc Lý Chuẩn đứng đầu, vào năm 1909. Chuyến thám hiểm "ma" tới quần đảo Hoàng Sa Có một lí do đơn giản khiến không học giả nào từng có thể tìm thấy bất kỳ tài liệu lịch sử nào về cuộc viễn chinh năm 1902: nó chưa bao giờ diễn ra. Thay vào đó, bằng chứng về cuộc viễn chinh năm 1902 đã được tạo dựng rất lâu sau đó, vào năm 1937. Tháng 6/1937, tư lệnh vùng quân sự số 9 của TQ, Hoàng Cường, đã được cử đến quần đảo Hoàng Sa với 2 sứ mệnh: Trước hết là kiểm tra các báo cáo rằng quân Nhật đang xâm chiếm quần đảo và hai là tái khẳng định chủ quyền của TQ đối với quần đảo này. Theo các ghi chép về sứ mệnh của ông Cường đề ngày 31/7/1937, ông đã rời Quảng Đông vào ngày 19/6 và tới quần đảo Hoàng Sa vào ngày 23/6. Cùng ngày, ông thăm 4 hòn đảo thuộc nhóm đảo An Vĩnh (đảo Phú Lâm, đảo Đá, đảo Linh Châu và đảo Bắc) của quần đảo Hoàng Sa. Ngày tiếp theo, 24/6, ông rời tới đảo Hải Nam. Sứ mệnh ngắn ngủi và tối mật này đã được các nhà sử học TQ Hàn Chấn Hoa, Lâm Kim Chi, Ngô Phương Bân kể lại chi tiết trong cuốn "Tài liệu biên soạn các tư liệu lịch sử về quần đảo Hoàng Sa của chúng ta ở Biển Đông", xuất bản năm 1988. Tuy nhiên, nếu họ đã công bố báo cáo ngày 31/7/1937, họ đã quên, một cách vô tình hoặc hữu ý, công bố phụ lục của báo cáo này. May mắn là, phần phụ lục tối mật của báo cáo này đã được Ủy ban các địa danh của tỉnh Quảng Đông cho công bố năm 1987, trong một cuốn sách nhan đề "Tài liệu biên soạn về tên tham khảo của tất cả các hòn đảo của chúng ta ở Nam Hải". Phụ lục này nêu chi tiết các hành động của ông Huang Qiang ở Hoàng Sa. Trong phần phụ lục này, ông Cường giải thích rằng, như kế hoạch, thuyền của ông chở theo 30 cột mốc chủ quyền. Trong số chúng có 4 cột mốc đề thời nhà Thanh, số còn lại đề năm 1912 (thời điểm đánh dấu sự ra đời của Trung Hoa Dân quốc) và năm 1921. Tuy nhiên, ông Cường không mang theo cột mốc nào đề năm 1937, vì sứ mệnh này là tuyệt mật. Đoàn công tác của ông đã phát hiện 4 cột mốc từ thời nhà Thanh, đề năm 1902 ở thành phố Quảng Đông. Theo phụ lục báo cáo, đoàn công tác đã chôn những cột mốc này, đánh dấu tọa độ địa lý của chúng trên 4 hòn đảo thuộc cụm An Vĩnh. Trên đảo Bắc, họ đã chôn 2 cột mốc đề năm 1902 và 4 cột mốc năm 1912. Trên đảo Linh Châu, đoàn đã chôn 1 cột mốc đề năm 1902, một cột mốc đề năm 1912 và một năm 1921. Trên đảo Phú Lâm, họ đã chôn 2 cột mốc đề năm 1921. Cuối cùng, trên đảo Đá, họ chôn một cột mốc đề năm 1912. Nói tóm lại, chuyến đi năm 1937 đã cài cắm tổng cộng 12 cột mốc trên các hòn đảo, kể cả 3 cột mốc đề năm 1902. Chúng đã bị lãng quên trong giai đoạn từ năm 1937 tới năm 1979, nhưng sau đó "được phát hiện" trong các cuộc nghiên cứu của PLA và các chuyên gia khảo cổ học. Đây gần như chắc chắn là lời giải thích cho một câu bí ẩn trong cuốn sách của Samuels, khi ông viết rằng, các cột mốc năm 1902 được cho là đã bị mất tích trong chiến tranh thế giới lần thứ 2. Bí ẩn các cột mốc chủ quyền ở quần đảo Trường Sa Hầu hết các cuốn sách, bài báo và tuyên bố chính thức đề cập tới việc TQ tái giành lại quần đảo Trường Sa từ tay Nhật năm 1946 và cài cắm các cột mốc chủ quyền lên nhiều hòn đảo. Câu chuyện này được tác giả Đài Loan Trương Chấn Quốc đề cập tới lần đầu tiên trong cuốn sách "Chuyến đi tới Nam Sa" của ông, viết năm 1957 nhưng mãi tới năm 1975 mới xuất bản. Trương, người đứng đầu cuộc thám hiểm của Đài Loan tới quần đảo Trường Sa năm 1956 (đối đầu với doanh nhân Thomas Cloma của Philippines), đã viết rằng, trong cuộc viễn chinh năm 1946 dưới sự chỉ huy của Mạch Uẩn Du, lực lượng này đã nắm quyền kiểm soát 3 hòn đảo có tên đảo Taiping (đảo Ba Bình), Nam Wei (đảo Trường Sa) và Xi Yue (đảo Bến Lạc). Trên 3 hòn đảo này, đoàn của Mạch đã cắm các cột mốc chủ quyền đề năm 1946. Tuy nhiên, khi cuốn sách của ông Trương được xuất bản năm 1975, chỉ huy Mạch vẫn còn sống và đọc nó. Đây quả thực là một cú sốc với ông. Trong thực tế, ông Mạch thừa nhận, mặc dù đoàn của mình đã tới đảo Ba Bình vào tháng 12/1946, phá hủy các cột mốc của Nhật và cắm 2 cột mốc chủ quyền (phía bắc và nam của đảo), nhưng họ chưa bao giờ tới đảo Trường Sa và đảo Bến Lạc. Trong thực tế, theo các tài liệu chính thức, khi doanh nhân Thomas Cloma của Phillipines tuyên bố quyền sở hữu của ông đối với quần đảo Trường Sa (Freedomland) năm 1956, Đài Bắc cử quân tuần tra 3 lần tới quần đảo này (2 tàu tuần tra từ ngày 2 - 14/6, 3 tàu từ 29/6 - 22/7 và 2 tàu từ 24/9 - 5/10). Trong những cuộc tuần tra này, các binh lính đã làm lễ thượng cờ và dựng các cột mốc chủ quyền trên 3 đảo Ba Bình, Trường Sa và Bến Lạc. Tuy nhiên, cũng lại một trò bịp bợm, các cột mốc này đề năm 1946, nhưng được đưa tới Nam Sa cài cắm 10 năm sau đó, vào năm 1956. Khảo cổ học và chủ nghĩa ái quốc: Sự lèo lái chính trị của các cột mốc chủ quyền Liệu các chuyên gia khảo cổ học có thành thật khi phát hiện các cột mốc ở quần đảo Hoàng Sa? hay họ đã bị PLA, những người biết rõ câu chuyện, "đạo diễn"? Chúng ta không thể biết được. Tuy vậy, nếu chúng ta tính đến tình tiết quan trọng về quần đảo Trường Sa, chúng ta có thể thấy một chiến lược có hệ thống và tinh vi hơn nhằm thao túng các tài liệu. Hai tình tiết quan trọng này cho thấy những hạn chế của việc dựa vào các hiện vật khảo cổ khi cố gắng giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Bất kỳ hiện vật nào cũng có thể chân thực (chẳng hạn như từ bảo tàng), nhưng được chôn xuống đất ở một thời điểm sau đó rất lâu. Trong cuộc chiến tâm lý về các quần đảo ở Biển Đông, trò bịp bợm này có thể đã được thực hiện. Các câu chuyện hoang đường đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Anh và tiếp cận độc giả quốc tế. Trong khi đó, có vẻ như chẳng có mấy nhà nghiên cứu biết tiếng Quan thoại và một nhóm chuyên gia TQ đã biết rõ những chuyện hoang đường này. Tóm lại, tất cả ám chỉ, "khảo cổ học ái quốc" có nhiều kẽ hở và rằng, các chuyên gia cần phải thận trọng cảnh giác trước khi dựa vào chúng để thông qua phán quyết về các tranh chấp lãnh thổ. Theo François-Xavier Bonnet (Quỳnh Anh dịch) Vietnamnet ====================== Bây giờ là 8g 10 ' ngày 22/ 4/ 2015. 8g 30 tôi có một cái hẹn, nên không viết được nhiều. Nhưng nếu tôi là một thành viên trong một phái đoàn quốc tế thẩm định chủ quyền lịch sử trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì tôi sẽ không bao giờ sa đà vào những tiểu tiết, như những thứ gọi là "di vật khảo cổ " này. Tôi luôn xác định quốc gia nào đã thể hiện quyền hành chính trên hai quần đảo này trong lịch sử thì chính thẩm quyền hành chính này xác định chủ quyền trên hai quần đảo đó. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 4, 2015 Liệu bà Clinton có cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử? 23/04/2015 06:30 (TNO) Ít nhất có 3 điểm cho thấy bà Hillary Clinton sẽ có quan điểm tiêu cực về quan hệ Mỹ - Trung Quốc nếu đắc cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên "nói vậy mà có thể không phải vậy", theo tạp chí Diplomat. Bà Hillary Clinton được đánh giá là có quan điểm tiêu cực với Trung Quốc - Ảnh: Reuters Cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ chưa xuất hiện bước ngoặt, tuy nhiên những hình dung về mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ dưới thời bà Hillary Clinton đang được quan tâm nhiều hơn so với giả thuyết về các ứng viên khác. Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) hôm 20.4 có bài viết cho thấy cái nhìn khá bi quan cho những ai ủng hộ một mối quan hệ Mỹ - Trung "nhẹ nhàng" hơn trong trường hợp bà Hillary lên nắm quyền. Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) vừa có cuộc khảo sát trực tuyến thăm dò quan điểm của người Trung Quốc về bà Hillary. Kết quả cho thấy có khoảng 95% số người tham gia trả lời có cái nhìn tiêu cực về bà Clinton. Rất có thể kết quả ấy chỉ thuần phản ánh chủ nghĩa dân tộc; nhưng xét về mặt chính trị, có ít nhất 3 lý do cho thấy bà Hillary Clinton sẽ có quan điểm tiêu cực về quan hệ Mỹ - Trung, theo The Diplomat. Thứ nhất, bà Hillary vốn có nhiều mâu thuẫn với Trung Quốc. Năm 1995, khi tham gia hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Bắc Kinh với tư cách là đệ nhất phu nhân Mỹ, bà đã có những lời lẽ cứng rắn với phía Trung Quôc. Sau đó là một loạt mâu thuẫn về vấn đề nhân quyền. Không những thế, bà Hillary là người kiên định với lập trường lâu nay của Washington: Cạnh tranh địa chính trị với Trung Quốc ở châu Á, và là người tuyên bố Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông. Nhiều người Trung Quốc cho rằng chính sách Xoay trục về châu Á của Tổng thống Barack Obama là từ ý kiến của bà Clinton. Thứ hai, đảng Dân chủ của bà Clinton luôn quan tâm về các vấn đề nhân quyền và bảo hộ thương mại. Đảng Cộng hoà lâu nay cũng nổi tiếng về việc khoe cơ bắp, do vậy có thể thấy rằng một tổng thống đảng Dân chủ sẽ có hành động cứng rắn với Trung Quốc. Thứ ba, và có lẽ quan trọng nhất, đó là sự căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ khi Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh về kinh tế và quân sự. Trung Quốc sẽ đòi hỏi nhiều quyền lực và sự tôn trọng từ phía Mỹ, và Mỹ tiếp tục từ chối để có thể duy trì hệ thống toàn cầu hiện nay. Căng thẳng như vậy sẽ không biến mất nếu cả hai bên không tìm thấy một giải pháp hiệu quả để thu hẹp sự khác biệt. Một cá nhân riêng lẻ, thậm chí nhiều quyền lực như tổng thống Mỹ cũng khó có thể tạo ra thay đổi thực sự. Chưa kể Quốc hội Mỹ có tác động rất lớn về chính sách đối ngoại. Có vẻ Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục thống trị Quốc hội, từ đó đặt nhiều ràng buộc hơn cho vị tổng thống của đảng Dân chủ. Tổng hợp ba lý do trên cho thấy mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh sẽ tiếp tục sóng gió. Tuy nhiên, The Diplomat cũng cho rằng những "chính trị gia khôn ngoan" sẽ làm tất cả để không đưa mọi thứ về trường hợp tồi tệ nhất. Chẳng hạn thời ông Clinton khi tranh cử cũng có những phát biểu cứng rắn với Trung Quốc, nhưng sau khi trúng cử thì mọi chuyện lại khác. Vì vậy, Diplomat cho rằng bà Hillary nếu đắc cử thì Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực. Nhật Đăng =================== Nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ tới đây 2016, trọng tâm tranh cử sẽ không phải chỉ là phục hồi kinh tế. Mà là chính sách Mỹ trong quan hệ đối ngoại, để duy trì địa vị và xác định sự độc tôn bá chủ thế giới trên toàn cầu. Bởi vậy, ứng cử viên chiến thắng phải là người chứng tỏ thái độ cương quyết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ ngôi vị bá chủ. Chỉ cần ỡm ờ chưa chứng tỏ "lập trường cứng rắn" sẽ bị loại ngay từ vòng đầu. Đây là điều mà lão Gàn đã phát biểu từ rất lâu rùi. Ngài Obama muốn tạo dựng một nền tảng cho các ứng cử viên Dân Chủ thắng trong cuộc bầu cử tới, thì phải thể hiện thái độ bảo vệ quyền lợi Mỹ với tư cách bá chủ thế giới ngay bây giờ. Nếu trước đây, lão thường phản nàn là bàn tay sắt bọc nhưng của ngài có chiếc găng quá dày, thì lần này tôi khuyên ngài nên bỏ ngay chiếc găng. Cho dù chỉ tháo găng tay nhung về mặt lý thuyết. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 4, 2015 Máy bay không người lái Mỹ lần đầu tiếp nhiên liệu trên không 23/04/2015 14:37 GMT+7 TTO - Ngày 23-4 (giờ VN), tại cuộc thử nghiệm diễn ra ngoài khơi bang Maryland, chiếc máy bay chiến đấu không người lái siêu hiện đại X-47B của Mỹ lần đầu tiên tiếp được nhiên liệu từ trên không. Máy bay X-47B tiếp nhiên liệu trên không Ảnh: CNN Theo CNN, hải quân Mỹ cho biết khi đang bay trên biển, chiếc X-47B đã kết nối thành công với một máy bay tiếp nhiên liệu Omega K-77 và nhận hơn 1.800 kg nhiên liệu. “Những gì chúng ta làm được hôm nay đánh dấu một bước tiến chưa từng có đối với lực lượng hải quân” - đại úy hải quân Beau Duarte mô tả. Đại úy Duarte khẳng định năng lực tiếp nhiên liệu trên không sẽ giúp tăng cường tầm hoạt động và độ linh hoạt của máy bay không người lái, qua đó giúp tăng cường sức mạnh của các hạm đội tàu sân bay Mỹ. Hải quân Mỹ đã có kế hoạch triển khai máy bay X-47B trên các tàu sân bay. Năm 2013, máy bay X-47B lần đầu tiên cất cánh và hạ cánh thành công xuống tàu sân bay. Năm 2014, lần đầu tiên máy bay này lại cất cánh và hạ cánh cùng một máy bay chiến đấu có người lái - một chiếc F/A-18 Hornet, trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Tuy nhiên việc tiếp nhiên liệu trên không là thử thách khó khăn gấp bội. Đại úy Duarte cho biết để tiếp nhiên liệu thành công trên không, cần tiếp nhiên liệu của máy bay X-47B phải kết nối chính xác với neo phao của máy bay Omega K-77. “Đối với các máy bay chiến đấu có người lái, việc tiếp nhiên liệu trên không đã là một nhiệm vụ không dễ dàng bởi nó đòi hỏi độ chính xác cực cao. Máy bay không người lái điều khiển từ xa còn phức tạp hơn rất nhiều” - đại úy Duarte nhấn mạnh. Hải quân Mỹ dự tính sẽ triển khai máy bay chiến đấu không người lái X-47B tới các tàu sân bay vào năm 2020. NGUYỆT PHƯƠNG Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2015 Philippines "tố" lực lượng chức năng Trung Quốc cướp vũ trang trên Biển Đông Thứ Sáu, 24/04/2015 - 05:27 Dân trí Philippines cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã chĩa súng đe dọa và cướp hải sản của ngư dân nước này trong hàng loạt vụ đối đầu gần đây tại bãi cạn có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. >> Mỹ: Trung Quốc khiêu khích nếu phun vòi rồng vào tàu Philippines >> Tàu hải giám Trung Quốc dùng vòi rồng xua đuổi ngư dân Philippines Một tàu tuần duyên của Trung Quốc (Ảnh: AFP) Cục ngư nghiệp và các nguồn lực thủy sản Philippines (BFAF) cho biết, hôm 11/4 vừa qua, các thành viên trên 3 con tàu mang những biểu tượng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc, đã xông lên 2 tàu cá của Philippines tại khu vực bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) và sau đó lấy đi các hải sản. "Các ngư dân Philippines còn bị chĩa súng đe dọa trước khi những người Trung Quốc dùng vũ lực thu giữ các mẻ cá của họ", báo cáo của BFAF nêu rõ. Ngoài ra, các tay súng cũng phá hỏng dụng cụ đánh bắt của ngư dân Philippines. Hai tàu cá trên nằm trong số 20 tàu của Philippines bị tấn công khi đang hoạt động ở vùng biển quanh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, một ngư trường có nguồn cá rất dồi dào. Cách đây một tuần, 3 tàu hải cảnh của Trung Quốc cũng đã bắn vòi rộng vào một tàu cá của Philippines ở vùng biển này làm ít nhất 3 ngư dân bị thương và vỡ toàn bộ các cửa sổ bằng kính trên con tàu. “Đây là những hành động không thể chấp nhận vì khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi. Không một nước nào có quyền ngăn cản các ngư dân của chúng tôi làm công việc của họ. Điều đó vi phạm luật pháp quốc tế”, Cục trưởng BFAF Asis Perez tuyên bố. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết nước này sẽ gửi công hàm chính thức phản đối cho phía Trung Quốc. Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham nhằm cách đảo chính Luzon của Philippines 220 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 650 km. Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn này sau các cuộc đụng độ giữa tàu tuần tra của hai bên hồi năm 2012. Kể từ đó, Trung Quốc thường xuyên cử các tàu hải giám và hải cảnh tới tuần tra tại đây, đe dọa các tàu đánh cá của ngư dân Philipines. Vũ Anh Theo AFP ===================== Kiểu gì thì lăm lay vưỡn chưa uýnh nhau. Nhưng tình hình thế giới ngày càng khuých tạp. Lão Gàn than rằng: Giá như Việt sử được vinh danh sớm thì đâu đến nỗi. Âu cũng tại số trời đã định. Thôi! Thích thì chiều vậy! Thế gian này thằng nào mà chẳng nghĩ mình khôn, cứ từ đúng trở lên - kể cả lão Gàn. Nhưng cái vấn đề là "như thế nào là đúng?" thì cũng mỗi thằng một phách. Cũng đúng cả. Bởi vậy, mới thấy cái câu phát biểu rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý!", là điều ngu nhất thế gian. Bời vì nó hợp thức hóa tất cả những sự dốt nát ở cõi trần gian này. Cho nên, chẳng còn con mựa gì để bàn nữa?! Có thể ngày mùng 10/ 3 này lão không đóng cửa diễn đàn. Nhưng chắc nếu không lên mạng nữa thì cũng rất ít khi viết bài, kể cả trên Fb. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 4, 2015 Cục diện mới của liên minh Nhật - Mỹ 23/04/2015 14:55 Thanh Niên xin độc quyền giới thiệu bài bình luận của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Yuriko Koike (ảnh) về quan hệ đồng minh ngày càng bền chặt giữa Nhật và Mỹ. Yuriko Koike (Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật) Vào ngày 29.4, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ phát biểu tại phiên họp của lưỡng viện quốc hội Mỹ. Liên minh Nhật - Mỹ đã trải qua 63 năm tồn tại nhưng đây sẽ là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Nhật được trao vinh dự cao quý này từ chính phủ và nhân dân Mỹ. Chuyến thăm Mỹ của ông Abe diễn ra khi xích mích giữa 2 nước hiện ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Những tranh chấp về kinh tế và thương mại từng kích động căng thẳng vào thập niên 1980, khi 9 nghị sĩ Mỹ thậm chí đập nát một chiếc radio của Hãng Toshiba bằng búa tạ, giờ đây đã thành chuyện hiếm. Quan hệ bình đẳng Ngày nay quan hệ song phương đã khác đi rất nhiều. Những quyền lợi kinh tế của Nhật liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ - nước này sắp tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng, vốn sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do rộng lớn tại hơn một chục quốc gia nằm trên Vành đai Thái Bình Dương - và tầm nhìn chiến lược của hai bên về châu Á gần như hài hòa với nhau. Những quan điểm ngày càng tương đồng của hai bên về các vấn đề an ninh quốc tế, đặc biệt khi có liên quan đến Trung Quốc, chắc chắn cũng góp phần vào quyết định tôn vinh Thủ tướng Abe của quốc hội Mỹ và chính quyền của Tổng thống Barack Obama. Cả ông Abe lẫn ông Obama đều tập trung kiến tạo một cấu trúc hòa bình lâu bền cho toàn châu Á, và ông Abe rất hăm hở với việc để Nhật đóng vai trò chủ động hơn trong vấn đề này. Lập trường đó biến liên minh trở thành một quan hệ đối tác bình đẳng hơn nhiều so với 6 thập niên qua. Theo quan điểm của Mỹ, việc diễn dịch lại điều 9 trong “hiến pháp hòa bình” để cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật ứng cứu đồng minh bị tấn công, cũng như hỗ trợ Mỹ và các đồng minh khác thực thi cam kết bảo vệ hòa bình cho châu Á, bị trì hoãn khá lâu. Sáng kiến chính sách táo bạo đó hẳn nhiên đã giúp ông Abe lấy lòng các nhà ngoại giao và chiến lược quân sự Mỹ, cũng như giành được sự tán thành cả công khai lẫn ngấm ngầm từ những nước láng giềng châu Á. Duy trì trật tự thế giới Quan hệ Nhật - Mỹ đang ở trong giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay (ảnh: Thủ tướng Abe và Tổng thống Obama) - Ảnh: Japan Daily Press Cam kết của Thủ tướng Abe về việc duy trì những quy tắc và định chế của trật tự thế giới sau năm 1945, vốn từng giúp Nhật vượt ra khỏi đống đổ nát của Thế chiến 2 và cho phép Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, đã mang lại cho nước Mỹ một lý do khác để tôn vinh ông. Được hưởng lợi quá nhiều từ trật tự thế giới thời hậu chiến, đa số người Nhật chia sẻ quan điểm của ông Abe rằng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay thế nó bằng một trật tự khác mà nước này ưa chuộng hơn là khinh suất và nguy hiểm cho châu Á. Thật vậy, những nước quyết định hợp tác với Trung Quốc trong việc tạo ra các định chế đa quốc gia đối kháng nên tự vấn: Liệu một trật tự thế giới do Trung Quốc thiết kế có cho phép một cường quốc khác vươn lên thách thức nước này như cách mà trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu đã cho phép, khuyến khích và hỗ trợ sự tăng trưởng bùng nổ của Trung Quốc trong suốt 3 thập niên hay không? Để trả lời câu hỏi đó, hãy xem các tác phẩm của chiến lược gia Trung Quốc Diêm Học Thông, người từng lập luận trong cuốn sách có tựa đề Ancient Chinese Thought/Modern Chinese Power (tạm dịch Tư duy Trung Quốc cổ xưa/Quyền lực Trung Quốc hiện đại) rằng mọi quốc gia phải công nhận và chấp nhận vị thế trung tâm đối với thế giới của Trung Quốc đúng như tên gọi Trung Quốc của nước này. Chuyến thăm Mỹ của ông Abe xảy đến vào thời điểm rõ ràng trong quan hệ song phương. Cả hai nước đều tìm cách tạo ra một cấu trúc hòa bình khả thi cho châu Á, là cấu trúc cho phép Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng và thịnh vượng nhưng cũng ngăn chặn bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào giành quyền bá chủ. Và cả hai nước đều ưa chuộng một trật tự thương mại dựa trên luật lệ ở châu Á nhằm củng cố những chuẩn mực đã phục vụ thế giới quá tốt kể từ khi kết thúc Thế chiến 2. Với việc tôn vinh Thủ tướng Abe bằng một bài phát biểu trước quốc hội, Mỹ thực sự trân trọng những giá trị và tầm nhìn mà cả hai nước cùng chia sẻ. Yuriko Koike (Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật) Trùng Quang lược dịch© Project Syndicate BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (1) Xếp theo ngày Minh Duc - USA - 23/04/2015 Bà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật sao xinh thế! :) Chỉ có trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu Trung Quốc mới có được như ngày hôm nay, nhưng ngược lại nếu một trật tự thế giới do Trung Quốc thiết kế sẽ không cho phép một Trung Quốc thứ hai vươn lên thách thức Trung Quốc thứ nhất như Mỹ đã làm suốt mấy thập niên qua. Hơn nữa ở Trung Quốc người ta không thấy toát lên cái phông độ của một nước lớn, một cường quốc để dẫn đầu trật tự thế giới. Thích9 GỬI PHẢN HỒI Thanh Niên Online hoan nghênh ý kiến của bạn đọc. Các thảo luận sẽ được xem xét trước và có thể được lược trích khi đăng tải. Thanh Niên Online giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến của bạn đọc không nhất thiết thể hiện quan điểm của Thanh Niên Online. ====================== Sự phát triển của liên minh Nhật Mỹ là điều tất yếu sẽ phải xảy ra. Cái này lão Gàn nói lâu rùi - ngay trong cái tô pát này. Có thể nói không quá lời rằng: ngay cả nếu như Nhật Bản cần có vũ khí hạt nhân thì Hoa Kỳ cũng gật đầu. Bởi vậy, những tay nhà giàu mới nổi, cứ tưởng minh bố tướng, cậy khỏe bắt nạt mấy kẻ yếu, đang bị cho vào xiếc mà không biết. PS: Ủng hộ ý kiến của còm men gia Minh Đức khi phát biểu: Bà cựu bộ trưởng Quốc phòng Nhật xinh thế. Về lý thuyết thì chỉ sau bà xã lão Gàn. Hì. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites