Posted 12 Tháng 11, 2014 TƯ LIỆU THAM KHẢO ================ Trung Quốc đề xuất 6 phương hướng xây dựng quan hệ Trung-Mỹ kiểu mới Thứ Tư, 12/11/2014 - 15:15 (Dân trí) - Sáng ngày 12/11, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm cấp nhà nước với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Obama, Tập Cận Bình đi dạo bàn quan hệ Mỹ-Trung Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama trong lễ đón chính thức vào sáng 12/11. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn. Theo ông Tập, hơn một năm qua, 2 nước đã tuân theo sự đồng thuận đã đạt được, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực đạt được nhiều tiến triển tích cực. Trong năm 2013, kim ngạch thương mại song phương vượt qua ngưỡng 520 tỷ USD, đầu tư hai bên đạt hơn 100 tỷ USD, có hơn 4 triệu lượt người dân qua lại giữa hai nước. Ông Tập cũng cho hay hai bên cùng nhau đối phó với tình hình biến đổi khí hậu, chống lại dịch bệnh ebola, chống chủ nghĩa khủng bố. Sự thật đã chứng minh, Trung Quốc xây dựng quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc là phù hợp với lợi ích căn bản giữa nhân dân hai nước, có lợi cho việc duy trì khu vực châu Á và thế giới hoà bình, ổn định, phồn vinh. Tập Cận Bình nhấn mạnh, năm 2014 là năm thứ 35 hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Trải qua 35 năm phát triển, quan hệ Trung-Mỹ đang đứng ở ở điểm lịch sử mới. Đối mặt với tình hình Quốc tế phức tạp hiện nay, Trung-Mỹ cần hợp tác và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực. Trung Quốc sẵn sàng cùng với Mỹ, cùng nhau thực hiện nguyên tắc “không xung đột, không đối kháng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng lợi”, đưa quan hệ kiểu mới Trung-Mỹ ngày càng tốt hơn. Tôi đồng ý cùng với Tổng thống Mỹ Obama cùng nhau nỗ lực để xây dựng quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất 6 phương hướng trọng điểm nhằm thúc đẩy xây dựng quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc. Thứ nhất, tăng cường qua lại và liên lạc cấp cao, thúc đẩy chiến lược tin cậy lẫn nhau. Hai bên nên phát huy tốt hơn tác dụng của các cơ chế đối thoại như: Đối thoại kinh tế và chiến lược Trung-Mỹ, Tham vấn giao lưu văn hoá cấp cao… Thứ hai, trên cơ sở tôn trọng nhau để giải quyết quan hệ hai nước. Hai nước nên tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền của nhau, tôn trọng con đường phát triển và chế độ chính trị mỗi bên lựa chọn. Đây chính là tiền đề và cơ sở quan trọng nhất để duy trì quan hệ hai nước phát triển ổn định. Thứ ba, đi sâu hợp tác trên các lĩnh vực. Hai nước nên mở rộng hợp tác thực dụng trên các lĩnh vực như: kinh tế, thương mại, chống khủng bố, quân sự, chấp pháp, năng lượng, cơ sở hạ tầng, truyền thông. Thứ tư, xây dựng phương thức quản lý các vấn đề nhạy cảm và bất đồng. Về những vấn đề này hai nước không thể không có những bất đồng. Hai bên nên thông qua cơ chế đối thoại, giải quyết ổn thoả các vấn đề nhạy cảm, không làm những việc tổn hại tới lợi ích nòng cốt của nhau. Thứ năm, triển khai hợp tác bao dung tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, hai bên nên tích cực triển khai hợp tác ở khu vực này nằm duy trì hoà bình, ổn định, phồn vinh trong khu vực. Thứ sáu, cùng nhau đối phó với các thách thức trong khu vực cũng như trên toàn cầu. Trung Quốc sẵn sàng cùng với Mỹ tằng cường hợp tác, điều phối và liên lạc với các vấn đề nóng như vấn đề hạt nhân Iran, Triều Tiên, và các vấn đề mang tính toàn cầu như chống khủng bố, biến đổi khí hậu, chống bệnh truyền nhiễm. Tích cực cống hiến cho hoà bình thế giới và sự phát triển của nhân loại. Kết thúc hội đàm, nguyên thủ hai nước đã đạt được thoả thuận về mở rộng sản phẩm trong “Hiệp định công nghệ thông tin” (ITA). Hương GiangTổng hợp ================ Biển Đông dễ 'tạo sóng' ở thượng đỉnh ASEANThứ tư, 12/11/2014 | 10:12 GMT+7 Tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN được dự đoán là một chủ điểm quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh và các cuộc họp liên quan tại Myanmar, bắt đầu từ hôm nay. Tuyên bố của Hội nghị ASEAN bị lộ / Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 25 Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng lãnh đạo các nước Nhật, Australia sau khi dự APEC sẽ bay thẳng từ Bắc Kinh sang Myanmar để tham dự các hội nghị của ASEAN tổ chức. Ảnh: Reuters Trên tờ Eleven Myanmar, tác giả Nay Htun Naing đánh giá chủ đề tranh chấp ở Biển Đông sẽ được tiếp tục nêu lên tại các hội nghị trong khuôn khổ do ASEAN tổ chức lần này. Lãnh đạo của nhiều nước, gồm Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Australia Tony Abbott, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Tổng thống Philippines Benigno Aquino ....sẽ bay thẳng từ Bắc Kinh sang Naypytaw, Myanmar ngay khi hội nghị APEC kết thúc. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã lên đường đi dự sự kiện của ASEAN. "Tranh luận về ai sở hữu phần nào ở Biển Đông có thể sẽ bùng nổ trong các cuộc họp lần này, sau một năm Trung Quốc thực hiện nhiều hoạt động gây căng thẳng tại khu vực", AFP đánh giá. Tổng thống Philippines Aquino dự kiến sẽ nêu các hành động của Trung Quốc thời gian gần đây tại Biển Đông, gồm cả việc tàu thủy văn của Bắc Kinh xâm phạm khu vực bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa. Các thành viên hiệp hội ASEAN cũng sẽ thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), nhằm có cơ chế ràng buộc để hiện thực hóa DOC được đưa ra từ cách đây 12 năm, theo tờ Rappler của Philippines. Giới phân tích đặc biệt chú ý tới "nhân tố Obama" trong các cuộc họp lần này. Tổng thống Mỹ được cho là sẽ thúc đẩy hai nhiệm vụ quan trọng trong dịp gặp gỡ các đối tác châu Á. Đó là đẩy nhanh việc hoàn tất Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tái khẳng định vai trò của Washington trong việc duy trì an ninh khu vực, theo Rajiv Biswas, nhà phân tích chuyên về châu Á - Thái Bình Dương tại chuyên trang quốc phòng IHS. Rajiv Biswas cho rằng trong khi Mỹ tiếp tục chính sách xoay trục về châu Á và một số nước ASEAN tìm kiếm việc tăng cường quan hệ với Washington, thì hai bên có thể tăng cường hợp tác quốc phòng. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice nói với AFP rằng ông Obama dự kiến sẽ nêu bật vai trò lãnh đạo của Mỹ trong giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở khu vực này. "Việc theo dõi xem Obama có thể hoàn thành việc gì tại ASEAN là một diễn biến thú vị. Liệu giọng điệu nào sẽ được tổng thống Mỹ đưa ra về các vấn đề lớn, đặc biệt sau khi Trung Quốc và Nga có vẻ như tăng cường quan hệ", tờ Rappler nhận định. Khó có đột phá Dù được coi là chủ đề chính tại các thảo luận tại Cấp cao ASEAN và Cấp cao Đông Á (EAS) nhưng một số học giả cho rằng thảo luận Biển Đông sẽ không đạt được bước đột phá nào trong dịp này. Kết quả cao nhất là các nước kêu gọi giải pháp hòa bình cho các tranh chấp. "Tôi không thấy có bất cứ đột phá nào tại Naypyidaw hay trong thời gian trước mắt. Hãy đối diện với thực tế rằng tranh chấp ở Biển Đông là một vấn đề phức tạp và ASEAN đang phải đối phó với Trung Quốc, một cường quốc của châu Á và của cả thế giới", một nhà ngoại giao giấu tên nói với AFP. Các nhà quan sát cho rằng việc Trung Quốc gần đây tăng đoàn cấp cao sang thăm Việt Nam, sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, không có nghĩa là Bắc Kinh thay đổi chiến lược ở Biển Đông. Ông Carl Thayer, chuyên gia về an ninh tại học viện Quốc phòng Australia nói: "Trung Quốc thường tiết chế cách hành xử của mình trước các hội nghị cấp cao ASEAN. Một số người cố gây ấn tượng trong các cuộc họp thượng đỉnh cuối năm, nhưng không có tiến triển đáng kể nào xảy ra". Đề cập tới sự cải thiện giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN có tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài VOA ngày 11/11: "Chúng ta thấy có khoảng cách lớn hơn giữa các cam kết chính trị và các hành động thực tế. Tôi muốn nói tới tình hình thực tế trên biển. Và đó là thách thức mà chúng ta phải vượt qua". Bộ trưởng Thông tin Myanmar Ye Htut bày tỏ: "Trông đợi của chúng tôi trong cuộc họp thượng đỉnh này là tất cả các nước có thể nhất trí về việc làm sao thực hiện được bộ Quy tắc COC càng sớm càng tốt". Đề cập tới bản dự thảo tuyên bố mới bị rò rỉ, trong đó đề cập đến vấn đề Biển Đông, ông U Aung Lin, Tổng giám đốc Cơ quan các vấn đề ASEAN của Myanmar khẳng định nước này sẽ không sửa bản dự thảo này vì đã được tất cả các nước thảo luận và thông qua. Dự thảo tuyên bố của ASEAN bị lộ Các hoạt động khai hoang của Trung Quốc ở Trường Sa là tâm điểm chú ý của nhiều nước. Ảnh: AP Khánh Lynh ================ Theo tôi hội nghị ASEAN mới phản ánh trung thực các mối quan hệ quốc tế hiện nay. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 11, 2014 Ông Obama nên làm gì để khẳng định vị thế của Mỹ tại châu Á? Thứ Hai, 10/11/2014 - 18:06 (Dân trí) - Tổng thống Barack Obama đang đối với mặt với những hoài nghi về chính sách “xoay trục” sang châu Á trong chuyến công du tới khu vực lần này sau thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 4/11. >> Chuyến công du khó khăn của Obama tới châu Á Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đang có chuyến công du quan trọng tới châu Á. An Bình ==================== Không cần phải quan tâm quá nhiều đến việc ngài Obama làm gì, hay không làm gì. Bởi vì với cương vị Tổng Thống Hoa Kỳ và đại diện cho đảng Dân Chủ cầm quyền, ngài Obama phải cương quyết hơn về vấn đề xoay trục tới Châu Á - Thái Bình Dương, vừa để khằng định vị thế lãnh đạo thế giới của nước Mỹ với đảng Dân Chủ do ông lãnh đạo, vì quyền lợi Hoa Kỳ, như một điều tất yếu. Ngài Obama sẽ rất cương quyết và cứng rắn trong chuyến công du này. Hãy chờ xem! Mục tiêu "khó nói" của ông Obama tại Trung Quốc Thứ Năm, 13/11/2014 - 10:38 Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành cuộc gặp song phương hôm 12/11 bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Bắc Kinh... >> Phe Cộng hòa chỉ trích ông Obama ký thỏa thuận với Trung Quốc ... Nhằm thảo luận về các vấn đề “nóng” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên sự kiện này cũng bao hàm cả mục tiêu được cho là "khó nói" của ông Obama. Tổng thống Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) trao đổi Theo đó, sau khi đảng Dân Chủ của ông Obama thất thế trước đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua, chuyến thăm tới 3 nước châu Á là Trung Quốc, Myanmar và Australia để tham dự APEC và hội nghị thượng đỉnh G20 đồng thời cũng là "liều thuốc thử" cho vai trò của ông Obama trên trường quốc tế trong 2 năm cuối nhiệm kỳ của vị tổng thống 53 tuổi. Ernest Bower, chuyên gia về châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington thẳng thắn nói: "Đây sẽ là một chuyến đi khó khăn của ngài Tổng thống". Ông Bower cho biết các nhà lãnh đạo châu Á có thể nhìn nhận chuyến đi của ông Obama với câu hỏi: "Ông Obama sẽ là ai sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ?". James Goldgeier, hiệu trưởng trường Dịch vụ quốc tế thuộc Đại học Hoa Kỳ nhận định: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong chuyến thăm 3 nước châu Á với chặng dừng chân đầu tiên là Bắc Kinh của ông Obama cũng nhằm thể hiện với mọi người rằng ông ấy vẫn là Tổng thống Mỹ. Ông ấy vẫn là nhà lãnh đạo của cường quốc số một thế giới và muốn có cơ hội để nhắc nhở tất cả mọi người về điều này”. Chuyến công du châu Á của ông Obama được công bố rõ ràng mục đích là nhằm đạt được thỏa thuận tự do thương mại. Tuy nhiên nhiều người nhìn nhận mục đích của chuyến thăm là nhằm cho thấy chiến lược "xoay trục sang châu Á” của Mỹ được công bố năm 2012 không hề bị bỏ ra bên lề bởi tình hình chiến sự ở Ukraine, cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tự xưng hay đại dịch Ebola đang hoành hành tại Tây Phi. Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice từng phân tích: "Ngài Tổng thống vẫn duy trì cam kết với chiến lược tái cân bằng với châu Á và điều đó vẫn là trọng tâm trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của ông". Hôm 11/11, trong bữa tối riêng kéo dài 5 tiếng (vượt 2 giờ so với dự định ban đầu) với ông Tập Cận Bình, Tổng thống Obama đã bày tỏ rằng ông muốn nâng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ “lên một tầm cao mới”. Ông Obama nêu rõ: “Khi Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác hiệu quả cùng nhau thì cả thế giới sẽ được hưởng lợi”. Nhưng Bắc Kinh vẫn luôn hoài nghi về ý định của ông Obama tại châu Á, khi chứng kiến việc ông dành nhiều nỗ lực để tăng cường quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á như một cách để đối trọng với sự tăng trưởng không ngừng của kinh tế Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, Michael Green, nhà phân tích châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến thuật và quốc tế nhìn nhận: “Tôi cho rằng sẽ có thêm căng thẳng với Trung Quốc trong những năm tới". Ông Green cũng bổ sung rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể “cứng rắn hơn dự đoán" đối với Mỹ. Theo Hà Linh (Theo AP, NBC) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 11, 2014 Thủ tướng Ấn Độ thể hiện quan điểm cứng rắn ở Biển Đông Hồng Thủy 13/11/14 14:02 Thảo luận (0) (GDVN) - Thủ tướng Ấn Độ đã kết thúc bài phát biểu bằng cách trực tiếp đi vào vấn đề Biển Đông. The Diplomat: Ấn Độ mong muốn tàu chiến được đứng chân tại Cam Ranh Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ tại Naypyidaw, Myanmar. Deccan Chronicle ngày 13/11 đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc đang hoành hành trên Biển Đông và tranh chấp với một số nước Đông Nam Á, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm Thứ Tư tuyên bố, tất cả các quốc gia phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực về vấn đề hàng hải quốc tế. Ông hy vọng sớm kết thúc quá trình đàm phám bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông (COC). Trong bài phát biểu khai mạc tại hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ 12 tại Naypyidaw, Myanmar, ông Modi đã đề cập đến các tranh chấp hàng hải nói chung và yêu cầu tuân chủ chuẩn mực quốc tế, Thủ tướng Ấn Độ đã kết thúc bài phát biểu bằng cách trực tiếp đi vào vấn đề Biển Đông. "Để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tất cả các bên cần tuân thủ quy tắc và luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Chúng tôi cũng hy vọng rằng các bên có thể thực hiện thành công các nguyên tắc trong Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, và COC sẽ sớm được ký kết trên cơ sở đồng thuận." Thủ tướng Modi nhấn mạnh. Ấn Độ và các nước ASEAN đều mong muốn tăng cường hợp tác song phương trong việc thúc đẩy sự cân bằng, hòa bình và ổn định trong khu vực. Mặc dù Thủ tướng Narendra Modi không chỉ đích danh nước nào, nhưng hầu hết các ý kiến của ông có thể xem như như nhắm vào Trung Quốc, Deccan Chronicle bình luận. Trong chuyến thăm Mỹ gần đây, ông Modi và Tổng thống Barack Obama đã cam kết sẽ tăng cường hợp tác an ninh hàng hải, đảm bảo tự do hàng hải trong bối cảnh Trung Quốc bành trướng tham vọng của họ ở Biển Đông. ==================== Mấy hôm nay trên chương trình cinema của tàng hình Vĩnh Long chớp tích của Ấn Độ. Thấy dàn diễn viên Ấn rất xinh. Hì! ==================== Nhóm nghiên cứu Mỹ: Ít nhất 2 đảo Philippines chốt giữ là của Việt Nam Hồng Thủy 13/11/14 11:16 Thảo luận (0) (GDVN) - Ít nhất 2 đảo Thị Tứ và Loại Ta thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippines đang chiếm đóng bất hợp pháp, CNA kết luận. "Đạo đức với Trung Quốc ở Biển Đông là ngây thơ chiến lược" Philippines tuyên bố ngừng các hoạt động cải tạo ở Trường Sa Nhân Dân nhật báo TQ nói gì về căn cứ quân sự trái phép Gạc Ma? Đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện do Philippines kiểm soát bất hợp pháp. Tờ Philstar ngày 12/11 dẫn kết quả nghiên cứu của một tổ chức tư vấn của chính phủ Mỹ cho biết, trong khi yêu sách của Philippines với bãi cạn Scarborough vượt trội hơn hẳn Trung Quốc thì nước này đang chiếm đóng bất hợp pháp ít nhất 2 đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Các nhà nghiên cứu thuộc nhóm CNA có trụ sở tại Virginia cho rằng, "Philippines không thể khẳng định toàn bộ nhóm đảo Kalayaan (tên Philippines gọi một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam - PV) là thuộc chủ quyền hợp pháp của họ. Ít nhất 2 đảo trong nhóm này, bao gồm đảo Thị Tứ và đảo Loại Ta thuộc chủ quyền của Việt Nam và được ghi rõ trong các tài liệu hợp pháp mà Cộng hòa Pháp (với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại thời kỳ trước 2/9/1945 - PV) quản lý và thực thi chủ quyền. Báo cáo nghiên cứu của nhóm CNA khẳng định: "Việc sáp nhập hợp pháp (ít nhất 2 đảo này vào lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa) của Cộng hòa Pháp vào thời điểm đó là một phương pháp hợp pháp và sau đó (ít nhất 2 đảo này) được Pháp chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam". Việc Pháp "sáp nhập (ít nhất 2 đảo Thị Tứ và Loại Ta - PV) vào lãnh thổ Việt Nam được tiến hành bởi hoạt động hàng hải của Pháp trước khi nổ ra Chiến tranh Thế giới II cũng như những bằng chứng rằng Pháp (và Việt Nam - PV) không từ bỏ nó sau chiến tranh cho thấy, ít nhất 2 đảo Thị Tứ và Loại Ta thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippines đang chiếm đóng bất hợp pháp, CNA kết luận. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, Việt Nam có đủ tài liệu chứng minh Nhà nước Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền hòa bình, hợp pháp và liên tục ít nhất từ thế kỷ 17 đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bao gồm các thực thể được đề cập trong nghiên cứu của nhóm học giả Mỹ - PV. Kết quả nghiên cứu của CNA càng khẳng định thực tế rằng, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, Nhà nước Việt Nam luôn thực thi đầy đủ chủ quyền hợp pháp và hòa bình đối với 2 quần đảo này, mà thời kỳ Pháp thuộc, Pháp là đại diện cho Nhà nước Việt Nam về đối ngoại - PV. Ngoài ra theo kết quả nghiên cứu của CNA, đảo Song Tử Đông mà Philippines đang chiếm đóng cũng là bất hợp pháp, tuy nhiên CNA còn "thiếu các bằng chứng cần thiết". Nhóm nghiên cứu này được tài trợ một phần bởi Washington và công bố kết quả nghiên cứu trong tháng này để hỗ trợ cho chính sách đối ngoại của Mỹ ở Biển Đông. Nhóm cũng đánh giá tính pháp lý trong các yêu sách về chủ quyền, hàng hải và vùng chồng lấn giữa các nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei. Sân bay quân sự bất hợp pháp của Philippines trên đảo Thị Tứ. Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, yêu sách của Philippines đối với một phần (lớn) quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Kalayaan cũng tương tự như đường lưỡi bò Trung Quốc, mặt khác yêu sách này còn ra đời muộn hơn cả tuyên bố đường lưỡi bò Trung Quốc và Đài Loan, (chứ chưa nói tới - PV) Việt Nam. Tuy nhiên Manila vẫn chủ trương rằng đảo Thị Tứ và 6 thực thể khác ở Trường Sa mà họ cất quân chiếm đóng trong giai đoạn 1968 - 1971 là "đất vô chủ" trước đó?! Tuyên bố của Philippines đòi chủ quyền ở phần lớn quần đảo Trường Sa lần đầu tiên được đưa ra bởi Tổng thống Ferdinand Marcos vào năm 1978 thông qua một nghị định tự đặt tên cho nhóm đảo này là Kalayaan và sáp nhập vào tỉnh Palawan. Đảo Thị Tứ là đảo tự nhiên lớn thứ 2 trong quần đảo Trường Sa, chỉ sau đảo Ba Bình. Đảo này hiện có khoảng 200 người Philippines sinh sống (bất hợp pháp - PV) và có một số kiến trúc như hội trường, trung tâm y tế và 1 đường băng quân sự. Đảo Loại Ta trong khi đó đã có một số công trình phục vụ cho việc đóng quân đồn trú (bất hợp pháp) của Philippines. Tuy nhiên theo Philstar, báo cáo của CNA lại cho rằng "yêu sách các đảo Bến Lạc, đá An Nhơn, đảo Vĩnh Viễn và đảo Bình Nguyên (đều nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) nên được trao cho Việt Nam" với lý do phía Philippines khẳng định rằng họ là người đầu tiên "khám phá và hoạt động nghề nghiệp đánh bắt hiệu quả" ở 4 đảo này. Luận điểm này cần được các nhà khoa học nghiên cứu, trao đổi và làm rõ - PV. Vụ Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc chỉ áp dụng trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà Philippines tuyên bố chứ không liên quan đến chủ quyền với các đảo, đá, rặng san hô bị chiếm đóng trên Biển Đông. Các tác giả cũng lưu ý rằng nếu phản đối tuyên bố của Trung Quốc về "chủ quyền" trên Biển Đông sẽ không thể có phán quyết tất cả các thực thể trong quần đảo Trường Sa thuộc về hẳn một quốc gia nào trong số các bên tranh chấp. Nhóm CNA cũng lưu ý, việc xác định yêu sách của bên nào ở Biển Đông có sức nặng và giá trị (pháp lý) hơn không phải là một quá trình dễ dàng, theo luật gia và là cựu sĩ quan hải quân Mỹ Mark Rosen. ====================== Đây là tiền đề để người ta thể hiện sự nghiêm túc về tôn trọng lịch sử và chủ quyền biển đảo, Phi Luật Tân nên trao lại cho Việt Nam những đảo này để cho Đài Loan, Trung Quốc bắt chước. Sang năm Bính Thân, mọi chuyện sẽ rất khuých tạp. Cô em Đài Loan nên chuển bị dư luận nội bộ để trao trả lại đảo Ba Bình cho Việt Nam và công bố hành vi xác định đường lưỡi bò vào giữa thế kỷ trước sai. Nguy cơ chiến tranh theo lời tiên tri của bà Vanga sẽ giảm 80 %. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 11, 2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp chính thức Tổng thống Obama Thứ Năm, 13/11/2014 - 21:36 Ngày 13/11, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ chín và các Hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp chính thức với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp chính thức Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các hội nghị liên quan. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN) Tại cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Barack Obama bày tỏ vui mừng trước những tiến triển đạt được trong quan hệ hai nước trên các lĩnh vực, nhất là từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập khuôn khổ hợp tác Đối tác toàn diện năm 2013; hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, y tế, nhân đạo, năng lượng sạch được tăng cường; đối thoại trên các lĩnh vực an ninh-quốc phòng và quyền con người được tiến hành thường xuyên; cùng tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của Tổng thống Barack Obama và khẳng định Việt Nam quyết tâm cùng với Hoa Kỳ và các nước tích cực thúc đẩy tiến trình đàm phán trên cơ sở đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên tham gia và dành cho các thành viên đang phát triển; trong đó có Việt Nam, thời gian chuyển đổi hợp lý để thực thi Hiệp định.Thủ tướng đề nghị Tổng thống Obama chỉ đạo đoàn đàm phán Hoa Kỳ đáp ứng các lợi ích của Việt Nam về mở cửa thị trường và có những linh hoạt cần thiết phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục tăng ngân sách cho các hoạt động tẩy độc và hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh; đề nghị Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương.Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ mong muốn thấy một đất nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ, thịnh vượng; cam kết thúc đẩy quan hệ song phương trên cơ sở các lĩnh vực ưu tiên được đề ra trong quan hệ Đối tác toàn diện vì lợi ích của nhân dân hai nước.Ông bày tỏ vui mừng hai nước đã ký kết Hiệp định sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình (Hiệp định 123); tin tưởng hai nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh-quốc phòng, giáo dục-đào tạo, giao lưu nhân dân, năng lượng sạch.Tổng thống Hoa Kỳ khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tẩy độc dioxin, rà phá bom mìn, hoan nghênh Việt Nam tham gia các Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và người tàn tật.Về TPP, Tổng thống Obama khẳng định sẽ xem xét dành những linh hoạt cần thiết đối với Việt Nam và phù hợp với lợi ích của cả hai bên. Tổng thống tiếp tục khẳng định coi trọng hợp tác với Tiểu vùng sông Mekong, trong đó có việc đảm bảo sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và các nước tiểu vùng trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ nguồn Mekong.Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực quan trọng nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương và trong khuôn khổ các diễn đàn ASEAN liên quan, đóng góp tích cực và xây dựng vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực, nhất là không làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao lập trường rõ ràng của Hoa Kỳ, đề nghị Hoa Kỳ và các nước tiếp tục đóng góp một cách hiệu quả vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, yêu cầu các bên thực hiện kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Tổng thống Obama và phu nhân thăm Việt Nam nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ./. Theo TTXVN/Vietnam+ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 11, 2014 Ông Obama nên làm gì để khẳng định vị thế của Mỹ tại châu Á? Thứ Hai, 10/11/2014 - 18:06 (Dân trí) - Tổng thống Barack Obama đang đối với mặt với những hoài nghi về chính sách “xoay trục” sang châu Á trong chuyến công du tới khu vực lần này sau thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 4/11. >> Chuyến công du khó khăn của Obama tới châu Á Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đang có chuyến công du quan trọng tới châu Á. ==================== Không cần phải quan tâm quá nhiều đến việc ngài Obama làm gì, hay không làm gì. Bởi vì với cương vị Tổng Thống Hoa Kỳ và đại diện cho đảng Dân Chủ cầm quyền, ngài Obama phải cương quyết hơn về vấn đề xoay trục tới Châu Á - Thái Bình Dương, vừa để khằng định vị thế lãnh đạo thế giới của nước Mỹ với đảng Dân Chủ do ông lãnh đạo, vì quyền lợi Hoa Kỳ, như một điều tất yếu. Ngài Obama sẽ rất cương quyết và cứng rắn trong chuyến công du này. Hãy chờ xem! Tổng thống Mỹ cam kết tăng cường hợp tác với Việt Nam (TTXVN/Vietnam+) lúc : 13/11/14 17:46 Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama. (Nguồn: AFP/TTXVN) Ngày 13/11, theo hãng tin AP (Mỹ), Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết đang xem xét những cơ hội và khả năng nhằm tăng cường hợp tác sâu rộng với Việt Nam. Tổng thống Obama cho biết thương mại, an ninh là hai trong số nhiều lĩnh vực hợp tác sẽ được ông đưa ra thảo luận trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp các hội nghị cấp cao khu vực diễn ra tại Myanmar cùng ngày. Theo người đứng đầu Nhà Trắng, điều quan trọng đối với hai nước là tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp và cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trao cho cả hai bên cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư. Cũng trong bài phát biểu trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN diễn ra tại thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar) ngày 13/11, Tổng thống Obama khẳng định Washington sẽ tăng cường đầu tư cho ASEAN, đồng thời thúc đẩy quan hệ song phương nhằm đối phó tốt hơn với những thách thức toàn cầu. Ông Obama khẳng định Chính phủ Mỹ rất quan tâm đến việc xây dựng năng lực, không chỉ riêng từng quốc gia mà còn giữa các quốc gia với nhau nhằm tạo ra sức mạnh ứng phó với những thách thức khu vực và toàn cầu phía trước. Mỹ cam kết sẽ hợp tác với ASEAN trong nhiều lĩnh vực bao gồm an ninh, thương mại, ngăn chặn dịch Ebola, giáo dục và giảm nhẹ thiên tai./. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 11, 2014 Vũ khí Mỹ có thể làm thay đổi cục diện Châu Á - Thái Bình Dương Thứ Sáu, 14/11/2014 - 09:43 Bất luận ngân sách teo tóp, Lầu Năm Góc vẫn đầu tư mạnh vào nghiên cứu vũ khí. Quan sát kỹ hơn sẽ thấy hầu hết các loại vũ khí đời mới của Mỹ đều được thiết kế cho khái niệm chiến thuật Air-Sea Battle (tác chiến trên không và biển) mà Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra cách đây không lâu. >> Mỹ khởi động chiến lược triển khai tàu chiến mới tại châu Á Tên lửa “có mắt” và hơn thế nữa Thế hệ tên lửa “có mắt” và bay đến mục tiêu bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) như Tomahawk bây giờ có thể được xem là xưa. Trung tuần tháng 11/2013, Lockheed Martin đã thử nghiệm thành công tên lửa diệt hạm tầm xa (Long Range Anti-Ship Missile-LRASM) trong khuôn khổ một chương trình nằm dưới sự hỗ trợ của Cơ quan các dự án nghiên cứu cấp tiến quốc phòng (DAPRA) và Phòng nghiên cứu hải quân Hoa Kỳ (ONR). Điểm khác biệt giữa LRASM với các loại tên lửa chính xác hiện tại là nó không chỉ được tích hợp hệ thống GPS chống nhiễu (anti-jam GPS) mà còn hoạt động… tự động. Sau khi được phóng, LRASM sẽ bay dò tìm mục tiêu tự động, bằng cách liên lạc với máy bay do thám thông qua hệ thống Weapon Data Link. Nếu được phép tấn công thông qua lệnh của hệ thống điều khiển, LRASM sẽ lao thẳng vào mục tiêu. Nói cách khác, với các tên lửa thông thường, người ta phải “khóa” mục tiêu trước rồi mới bắn (điều này khiến tăng tỷ lệ bắn trượt đối với mục tiêu di động); trong khi đó, với LRASM, người ta bắn tên lửa lên trước rồi mới ngắm mục tiêu. Chính vì vậy nên LRASM chuyên trị “xử” các mục tiêu vốn di động liên tục (đặc biệt hữu dụng để diệt tàu chiến đối phương). Tên lửa LRASM Điều đáng chú ý ở chỗ LRASM tương thích với tất cả hệ thống phóng lẫn bệ phóng hiện tại, chẳng hạn hệ thống phóng VL-41 đang hiện diện trên tất cả tàu chiến hiện đại của Mỹ. Từ năm 2009 đến nay, Lockheed Martin đã thiết kế và đánh giá thử nghiệm hai loại LRASM: LRASM B là tên lửa hành trình siêu thanh bay ở tầm cao; và LRASM A được thiết kế bay thấp nhưng khả năng tàng hình tốt hơn. Cả hai đều được phóng từ máy bay. Với mẫu LRASM hiện tại, nó được thiết kế để trang bị cho chiến đấu cơ F-35. Cần nói thêm, ngoài LRASM, DAPRA còn có dự án tên lửa ArcLight, được thiết kế để tấn công mục tiêu ở khoảng cách 2.000 hải lý (3.700km) chỉ trong 30 phút. “ArcLight sẽ mang lại khả năng thay đổi luật chơi trong chiến tranh” - phát ngôn viên DAPRA nói - “Khả năng có thể tấn công chính xác mục tiêu từ bất cứ nơi nào trên thế giới khi được khai hỏa từ những con tàu chiến thông thường sẽ giảm chi phí việc điều quân và mang lại những lợi thế về mặt chiến thuật lẫn chính trị”. Trước mắt, LRASM có thể được triển khai sớm trong tương lai gần, “để đối phó với Trung Quốc” - phát ngôn viên DAPRA nói thẳng! Hệ thống SBX Cho đến nay, thế giới chưa có hệ thống radar nào tương tự Hệ thống radar cảnh báo SBX (Sea-Based X-Band). Điểm khác biệt giữa SBX với các hệ thống radar khác của Mỹ là SBX dùng dải băng X trong khi Aegis dùng băng S và Patriot dùng băng tần số cao C. Tần số băng X vừa cao vừa ổn định; và bước sóng ngắn của nó (8-12 gigahertz) giúp chụp được ảnh độ phân giải cao. Di chuyển với vận tốc 15km/giờ, nằm trên một bệ nổi có chiều dài 116m; cao 85m và nặng 50.000 tấn (trị giá 900 triệu USD), nó có hệ thống ăngten hình cầu (Hãng Raytheon chế tạo theo hợp đồng của Boeing), với diện tích 384m2 trên đó có khoảng 45.000 module nhận - phát tín hiệu. Quả cầu ăngten nặng 8,1 tấn (cao 31,1m với đường kính 36,5m) được làm chất liệu sợi đặc biệt có thể chịu được bão táp mưa sa với sức gió hơn 210km/giờ... Tướng tư lệnh trưởng Bộ Tư lệnh tên lửa phòng không Hoa Kỳ Trey Obering cho biết, SBX có thể nhận biết một vật thể nhỏ chỉ bằng quả bóng chày ở San Francisco (California) khi nó nhìn từ một địa điểm cực xa chẳng hạn Chesapeake Bay ở Virginia, tức ở khoảng cách 4.700km! SBX được sử dụng để theo dõi tên lửa đối phương từ mọi ngóc ngách thế giới và cảnh báo tức thì để lực lượng phòng không Mỹ bắn chặn. Nó không chỉ kết nối với các bộ chỉ huy tư lệnh mặt đất mà còn “ăn rơ” với các tàu chiến Mỹ đậu rải rác khắp nơi. Về lý thuyết, SBX có thể dễ dàng nhận biết sự khác biệt giữa đầu đạn tên lửa thật với đồ dỏm ngụy trang (decoy). “Bạn có thể thấy rõ đinh tán, cánh đuôi và nhiều bộ phận khác của tên lửa rơi cháy trong quá trình bay” - theo Larry Briggs, Giám đốc chương trình SBX của Raytheon. Tầm quan sát SBX hiệu quả nhờ nó có thể di chuyển chứ không cố định như hầu hết hệ thống radar; và ăngten được thiết kế hình cầu để nó có thể khắc phục yếu tố tự nhiên mặt cong của Trái đất (gọi là “chân trời radar”). Nó dò được vệ tinh khi mục tiêu cách Trái đất khoảng 241km và đang di chuyển với vận tốc 17.000 dặm/giờ (tức khoảng 27.358km/giờ)! SBX-1 cung cấp thông tin cho USS Lake Erie và khu trục hạm này đã bắn tên lửa không đầu đạn “hạ gục” vệ tinh “ngay tại chỗ”! Tháng 4/2012, nó rời quân cảng Trân Châu và mò vào biển Đông, để “giám sát phi vụ thử tên lửa Unha-3 của Bắc Triều Tiên” từ ngày 12 đến 16/4/2012; rồi trở về Trân Châu ngày 21/5/2012. Nó lại được đưa vào Biển Đông cuối năm 2012 để theo dõi thường trực Bắc Triều Tiên. Lần này thì Bắc Kinh thấy nhột thật sự. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi không ít hơn một lần đã phải lên tiếng “yêu cầu Mỹ giải thích” và nói thẳng rằng “mục đích đen tối” của SBX Band là ngó chừng Trung Quốc. Theo bản tuyên bố chung Mỹ - Nhật ký vào tháng 10/2013, một SBX Band thứ hai sẽ đưa đến căn cứ không quân Kyogamisaki (thuộc Kyoto) ở phía tây nước Nhật nhằm bổ sung cho hàng rào phòng thủ cảnh báo với hệ thống radar hiện thời đặt ở phía bắc nước này... Trực thăng Apache: xưa rồi! Cách đây không lâu, trên mạng xuất hiện một hình ảnh “rò rỉ” tại Trung Quốc cho thấy quân đội nước này dường như đang sở hữu máy bay trực thăng với thiết kế hệt như chiếc Apache. Không biết thực hư chuyện này thế nào nhưng với Mỹ, dù Apache vẫn còn được sử dụng và được nâng cấp liên tục, loại máy bay này cũng đã lỗi mốt bởi nó đã hiện diện từ năm 1975. Thượng tuần tháng 10/2013, theo Foreign Policy, các viên chức lục quân Mỹ đã ký bản ghi nhớ “thỏa thuận đầu tư kỹ thuật” với bốn đối tác - nhóm Bell-Lockheed Martin; nhóm Boeing-Sikorsky; Karem Aircraft và AVX Aircraft - để phát triển mẫu trực thăng hiện đại thay thế loạt trực thăng cũ, trong đó không chỉ có Apache mà cả UH-60 Black Hawk hoặc thậm chí V-22. Đây là một phần của dự án dài hơi “Joint Multirole” (JMR) với mục tiêu sản xuất loại trực thăng chiến đấu đa năng. Loại trực thăng mới đang được đặt hàng phải đảm bảo các tiêu chí: có thể bay ít nhất 265 dặm/giờ (426,476km/giờ) - gấp đôi vận tốc cao nhất của các loại trực thăng trung bình hiện tại; có thể “đậu” trên không ở độ cao 6.000 feet (1828,8m) ở môi trường nhiệt độ 95oF (35oC); phải giảm tiếng ồn xuống mức tối thiểu; và tất nhiên phải có khả năng tàng hình. Tất cả các nhóm trên có 9 tháng để hoàn thành thiết kế; Lục quân sẽ chọn hai trong số đó để đầu tư sản xuất; thử nghiệm bay thực tế năm 2018; và được đưa vào phục vụ năm 2030. Với hãng Karem (được sáng lập bởi Abraham Karem, bậc thầy về UAV, với ảnh hưởng lớn trong thiết kế UAV Predator), họ đã chào hàng mẫu TR36TD Optimum Speed Tiltrotor (OSTR) với thiết kế giống chiếc V-22. Karem cho biết OSTR có thể bay với vận tốc 414 dặm/giờ (666km/giờ), có khả năng “leo” cũng như “đậu” lơ lửng ở độ cao hơn bất kỳ trực thăng nào hiện tại… Với Hãng AVX Aircraft (mới thành lập 3 năm), mẫu của họ là chiếc có thân na ná thân xe hơi, chạy bằng hai cánh quạt motor ghép chồng và hai cánh quạt đẩy ở hông dùng để tăng tốc trong trường hợp cần thiết. AVX Aircraft cho biết trực thăng của họ có “giá rất mềm”… Mẫu kế đến là V-280 Valor của nhóm Bell Helicopter-Lockheed Martin (cả hai đều có bề dày kinh nghiệm chế tạo trực thăng; Bell chính là hãng sản xuất cánh và động cơ cho V-22). V-280 Valor được miêu tả là có thể “bay nhanh cùng tầm hoạt động gấp đôi so với các loại trực thăng quân sự hiện tại”… Cuối cùng là nhóm Sikorsky-Boeing, với mẫu mang thiết kế dựa vào chiếc thử nghiệm X-2 của họ - hiện giữ quán quân về tốc độ với 290 dặm/giờ (466,7km/giờ). Tương tự mẫu của AVX Aircraft, mẫu của Sikorsky-Boeing cũng có hai cánh quạt ghép chồng trên trục đứng. X-2, của “chuyên gia trực thăng” Sikorsky (được thành lập bởi kỹ sư Mỹ gốc Nga Igor Sikorsky năm 1925; và chính là hãng thiết kế mẫu Sikorsky S-70 với hai sản phẩm UH-60 Black Hawk và SH-60 Seahawk vào năm 1974), đã được cho nghỉ hưu năm 2011. Tàu ngầm lớp Virginia Ngày 6/5/2013, chiếc tàu ngầm USS Minnesota (SSN-783) thuộc lớp Virginia mới nhất của Hải quân Mỹ đã thực hiện chuyến chạy “rôđa” đầu tiên. USS Minnesota là chiếc thứ 10 trong dự án 30 chiếc tàu ngầm lớp Virginia. Trước đó, người anh em của nó, chiếc thứ 9, USS Mississippi (SSN 782) 7.800 tấn trị giá 2,6 tỉ USD, đã được đưa vào sử dụng vào tháng 6/2012. Có thể nói tàu ngầm lớp Virginia là thế hệ tàu ngầm hiện đại nhất thế giới hiện nay. Chạy bằng hạt nhân (vòng đời 33 năm) với vận tốc hơn 46km/giờ, tàu ngầm lớp Virginia nói chung và USS Mississippi nói riêng được thiết kế để làm tàu ngầm “tàng hình”. Hệ thống sonar giúp nó phát hiện tàu đối phương trước khi nó bị phát hiện. Theo mô tả của phóng viên Wired, USS Mississippi gần như không phát ra tiếng động. Khi nó chạy, bên trong tàu, người ta hoàn toàn không nghe tiếng động cơ. Âm thanh duy nhất nghe được là tiếng… máy lạnh. Thao tác di chuyển của nó cực kỳ linh hoạt: từ độ sâu 47m lặn xuống 122m chỉ mất 1 phút; và êm đến mức nếu bạn đang cầm cốc nước thì cũng chẳng có giọt nào sánh ra ngoài. Không như tàu ngầm thế hệ trước, kính tiềm vọng của USS Mississippi là hệ thống điện tử quang học gồm sợi cáp quang cho phép phòng điều khiển không chỉ quan sát được bề mặt đại dương mà còn giúp liên lạc vệ tinh để truyền nhận dữ liệu. Chiếc kính tiềm vọng này còn có các camera độ phân giải cao, hệ thống cảm ứng hồng ngoại, hệ thống laser hồng ngoại… Hình ảnh được thấy từ nó được truyền xuống phòng chỉ huy và hiển thị trên màn hình LCD. Để nhận thông tin, USS Mississippi cần nổi lên ở độ sâu cách mặt nước khoảng 18m. Khi đó, thủy thủ có thể kết nối Internet băng thông rộng để truy cập vào mạng nội bộ của Bộ Tư lệnh Hải quân hoặc gửi e-mail về gia đình. Nhờ hệ thống kết nối vệ tinh, nó cũng có thể liên lạc được với các chiến đấu cơ để phối hợp tác chiến. Ở độ sâu sâu hơn, việc liên lạc bằng băng thông rộng bị hạn chế nhưng tàu vẫn có thể kết nối được với vệ tinh để nhận lệnh… Có thể hoạt động suốt 90 ngày trong lòng biển, USS Mississippi chứa tổng cộng 138 người. Và bởi lang thang suốt ba tháng xa nhà nên USS Mississippi còn có cả lò nướng bánh mì để cung cấp bánh nóng hổi mỗi ngày cho thủy thủ đoàn... Theo M. Kim PetroTime ============ Đây cũng chỉ là những thứ vũ khí có thể PR để bán! Trước mắt, LRASM có thể được triển khai sớm trong tương lai gần, “để đối phó với Trung Quốc” - phát ngôn viên DAPRA nói thẳng! Chưa có dấu hiệu chuẩn bị chiến tranh. Nên nhà ngoại giao vẫn đang cố thể hiện những khuôn mặt thân thiện. Những mưu sĩ đang vạch kế hoạch và các nhà quân sự đang kiểm tra năng lực chiến đấu của quân đội. Chưa! Sang năm đã rồi tính tiếp.Nhưng cuối năm nay, những dấu hiệu căng thẳng đã xuất hiện. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 11, 2014 Quốc hội mới của Mỹ hỗ trợ châu Á và Việt Nam tốt hơn 14/11/2014 15:04 (Tin Nóng) Việc đảng Cộng hòa nắm đa số trong Quốc hội Mỹ lại là điều tốt cho châu Á vì quan tâm nhiều khu vực này, khuyến khích chính phủ hợp tác sâu hơn với các nước như Việt Nam, giúp chính sách xoay trục về châu Á của Tổng thống Obama tốt hơn, theo phân tích của hai chuyên gia Trung tâm nghiên cứu an ninh nước Mỹ mới (CNAS) trên báo Wall Street Journal ngày 13.11.2014. Thượng nghị sĩ John McCain (đảng Cộng hòa, giữa) thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám chiều 8.8.2014. Ông John McCain nay nắm vị trí Chủ tịch Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ việc bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam - Ảnh: Công Sơn Theo hai tác giả này, cả Tổng thống và các quan chức ngoại giao Mỹ sớm nhận ra rằng việc đảng Cộng hòa chiếm ưu thế trong Quốc hội lại là tin tốt cho châu Á và cho cả vị trí của Mỹ tại châu Á, thậm chí giúp cho chính sách xoay trục về châu Á của Tổng thống Obama tốt hơn thời đảng Dân chủ kiểm soát Quốc hội. Đảng Cộng hòa sẽ khôn ngoan để tận dụng cơ hội này, ngay cả khi việc hỗ trợ chính sách đối ngoại của chính quyền Obama có thể không phải là điều yêu thích của họ. Bởi vì trong khi Trung Đông và châu Âu sẽ buộc Mỹ chú ý nhiều trong hàng thập kỷ tới, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang là động lực của kinh tế toàn cầu và là trung tâm đang trỗi dậy của chiến lược cạnh tranh. Quốc hội mới của Mỹ có thể chứng tỏ sức mạnh trong chính sách đối ngoại của mình bằng cách nhấn mạnh chương trình nghị sự đầy tham vọng nhằm điều chỉnh thực tế địa chính trị này: Thắt chặt quan hệ kinh tế với châu Á, củng cố vị thế của Mỹ trong khu vực, tăng cường quan hệ an ninh với các đồng minh hiện có và các đối tác mới, và đảm bảo sự trỗi dậy của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh các nước láng giềng mạnh mẽ liên kết với Mỹ, đặc biệt là các đồng minh và đối tác như Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Đầu tiên, Quốc hội mới sẽ cung cấp cho tổng thống quy trình xử lý nhanh về quyền Xúc tiến thương mại, rất cần thiết để ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trước đây Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã chặn một cuộc bỏ phiếu trao quyền này cho tổng thống. Bằng cách này, Quốc hội mới sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ, củng cố được vị thế của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương, nơi chính sách kinh tế và đối ngoại là gắn bó nhau. Quốc hội mới cũng sẽ gia tăng chi tiêu quốc phòng và tập trung nhiều hơn vào châu Á. Nhiều thành viên đảng Cộng hòa đã lên tiếng về những tác hại của việc cắt giảm ngân sách đối với việc hiện đại hóa quân đội, ảnh hưởng đến sự sẵn sàng và sức mạnh cảu quân đội. Ngoài ra, Quốc hội do đảng Cộng hòa nắm sẽ đáp lại những thách thức lớn mà sự tăng cường quân sự của Trung Quốc đặt ra cho sức mạnh quân sự của Mỹ, qua đó hỗ trợ những nỗ lực để duy trì lợi thế của Mỹ ở châu Á. Quốc hội không chỉ ủng hộ các chương trình hiện đại hóa tàu ngầm và máy bay ném bom mà còn kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào các công nghệ như hệ thống tác chiến không người điều khiển và tự động để luôn đi trước Trung Quốc. Nó cũng bao gồm một cái nhìn mới về tư thế của Mỹ trong khu vực, kể cả khả năng đưa thêm một nhóm tàu sân bay đến châu Á. Việc Thượng nghị sĩ Mitch McConnell (trái) làm lãnh đạo phe đa số thuộc đảng Cộng hòa tại Thượng viện, còn Hạ nghị sĩ John Boehner (Cộng hòa, phải) đang giữ chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ sẽ khiến chính sách của Mỹ với châu Á tốt hơn, theo CNAS - Ảnh: Getty Images Mỹ không nên hành động một mình ở châu Á, và mạng lưới các đồng minh và đối tác của Mỹ đang đại diện cho một lợi thế quan trọng trong khu vực. Đồng thời, nhu cầu về vai trò dẫn đầu của Mỹ trong khu vực là mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những năm gần đây đã có sự cải thiện trong liên minh của Mỹ với Úc và Nhật Bản, cũng như tăng cường hợp tác với Singapore, Việt Nam và những nước khác. Quốc hội của đảng Cộng hòa phải thúc đẩy hơn nữa, hợp tác sâu rộng hơn nữa cả về song phương và giữa các đối tác của Mỹ. Điều này có thể bao gồm việc thúc đẩy hợp tác giữa Nhật và Úc về các tàu ngầm thế hệ mới, đôn đốc hợp tác quốc tế về học thuyết "không - hải chiến" của Lầu Năm Góc, tăng cường hợp tác hàng hải, an ninh ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, đàm phán các hiệp định bổ sung quan trọng với Úc, Singapore và Philippines, và đạt được các thỏa thuận về bán vũ khí cho Indonesia và Việt Nam. Quốc hội mới của Mỹ cũng nên khuyến khích chính phủ giải quyết các rào cản để hợp tác sâu hơn với các nước như Việt Nam. Người Mỹ và người dân châu Á sẽ sớm quan sát các dấu hiệu từ Quốc hội mới của Mỹ về các vấn đề đối nội và đối ngoại. Việc củng cố sức mạnh và uy tín của Mỹ trong khu vực - đang ngày càng chiếm vị trí trung tâm của thế giới - là điều tốt cho cả chính sách và chính trị. Có thể Tổng thống Mỹ và Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ còn chia rẽ nhiều vấn đề trong hai năm tới, nhưng bằng cách chứng minh sự lãnh đạo mạnh mẽ trong chính sách ở châu Á, hai bên có thể để lại một di sản xứng đáng với sự tin tưởng từ cử tri của họ. Anh Sơn ==================== Đúng vậy! Đây là điểm thống nhất giữa quốc hội Hoa Kỳ do Đảng Công Hòa chi phối và Tổng thống Hoa Kỳ thuộc đảng Dân Chủ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 11, 2014 Ông Obama nên làm gì để khẳng định vị thế của Mỹ tại châu Á? Thứ Hai, 10/11/2014 - 18:06 (Dân trí) - Tổng thống Barack Obama đang đối với mặt với những hoài nghi về chính sách “xoay trục” sang châu Á trong chuyến công du tới khu vực lần này sau thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 4/11. >> Chuyến công du khó khăn của Obama tới châu Á Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đang có chuyến công du quan trọng tới châu Á. An Bình ==================== Không cần phải quan tâm quá nhiều đến việc ngài Obama làm gì, hay không làm gì. Bởi vì với cương vị Tổng Thống Hoa Kỳ và đại diện cho đảng Dân Chủ cầm quyền, ngài Obama phải cương quyết hơn về vấn đề xoay trục tới Châu Á - Thái Bình Dương, vừa để khằng định vị thế lãnh đạo thế giới của nước Mỹ với đảng Dân Chủ do ông lãnh đạo, vì quyền lợi Hoa Kỳ, như một điều tất yếu. Ngài Obama sẽ rất cương quyết và cứng rắn trong chuyến công du này. Hãy chờ xem! Obama "nắn gân" TQ sau cuộc gặp thượng đỉnh với Tập Cận Bình Thứ Bẩy, 15/11/2014 - 12:52 (Dân trí) - Từ Brisbane, Úc, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay đã phát đi những cảnh báo mạnh mẽ đối với Trung Quốc, chỉ vài ngày sau chuyến thăm chính thức Bắc Kinh hồi giữa tuần này. >> Obama hối thúc Trung Quốc cùng gìn giữ trật tự thế giới Ông Obama phát biểu tại Đại học Queensland, Úc ngày 15/11. Ông Obama đã cảnh báo các hiểm họa xung đột tại châu Á, trong bối cảnh Trung Quốc mâu thuẫn với một loạt quốc gia vì các tranh chấp chủ quyền, nhưng cam kết rằng Washington sẽ vẫn hiện diện mạnh mẽ trong khu vực. Trong một bài phát biểu tại Đại học Queensland ở Brisbane, Úc ngày 15/11 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định rằng chính sách "xoay trục" của Mỹ sang châu Á là có thực và vẫn đang được tiến hành. Trong bài phát biểu, ông Obama đã nhắc lại sự phát triển kinh tế đáng kinh ngạc của khu vực Đông Á kể từ Thế chiến II. "Nhưng cùng với sự phát triển năng động đó, có những hiểm họa thực sự có thể phá hoại sự tiến bộ này", ông Obama nói, nhắc tới Triều Tiên và nói thêm: "Các tranh chấp lãnh thổ - những hòn đảo hẻo lánh và các bãi đá - có nguy cơ bùng phát thành xung đột". Trung Quốc đang vướng vào các tranh chấp lãnh thổ với một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông và với Nhật Bản ở Hoa Đông. Ông Obama đã nhắc lại sự nhấn mạnh quan điểm đã đưa ra tại Bắc Kinh hồi tuần này, sau các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rằng Mỹ hoan nghênh sự lớn mạnh của Trung Quốc, miễn là nước này là một người chơi có trách nhiệm và hòa bình trên chính trường thế giới. Nhưng nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh tại Brisbane rằng Trung Quốc "phải tuân thủ các luật lệ giống như các nước khác, dù là trong thương mại hay trên biển". Và Mỹ sẽ tiếp tục thẳng thắn về những bất đồng với Bắc Kinh, ông Obama nhấn mạnh. Một trật tự an ninh hiệu quả cho châu Á phải dựa trên "không chỉ các phạm vi ảnh hưởng, hay sự ép buộc hoặc hăm dọa, nơi các nước lớn bắt nạt các nước nhỏ" mà dựa trên các liên minh được xây dựng trên sự tôn trọng, ông Obama thẳng thắn nói. 4 quốc gia ASEAN là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei có các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, một tuyến đường biển quan trọng của thế giới. Nhưng Trung Quốc lại ngang nhiên tuyên bố hầu hết Biển Đông là của mình, trong đó có vùng biển gần bờ các quốc gia láng giềng nhỏ hơn. "Đừng nghi ngờ quyết tâm của Mỹ" Một loạt các vụ việc xảy ra hồi đầu năm nay đã khiến các láng giềng lên án mạnh mẽ các hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển. Cả Trung Quốc và ASEAN đều cần "sự ổn định và hòa bình", Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Myanmar ngày 13/11, vốn có sự tham gia của các lãnh đạo ASEAN và cả ông Obama. Trong một nỗ lực dường như nhằm giảm các căng thẳng trong khu vực, ông Lý đã gợi ý cho vay 20 tỷ USD và lập một đường dây nóng, và đề xuất "hiệp ước hữu nghị" với các quốc gia ASEAN. Đường dây nóng nằm trong số các đề xuất trong các cuộc hội đàm cấp thấp giữa ASEAN và giới chức Trung Quốc về một bộ quy tắc ứng xử có tính rằng buộc pháp lý giảm giảm căng thẳng trên Biển Đông. Các quốc gia Đông Nam Á, vốn yếu hơn Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự, mong muốn một bộ quy tắc ứng đa phương nhưng cáo buộc Bắc Kinh cố tình trì hoãn, và cũng đang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ. Trung Quốc muốn sử dụng sức mạnh kinh tế và chính trị của Mỹ trong các cuộc đàm phán song phương với các nước có tranh chấp chủ quyền. Và trong một dấu hiệu cho thấy những thách thức dai dẳng ở phía trước, ông Lý đã cảnh báo rằng "quyết tâm của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rõ ràng". Còn Tổng thống Mỹ cũng thẳng thắn nói về các lợi ích lâu dài của Mỹ. "Các thế hệ người Mỹ đã phục vụ và chết ở đây để người dân châu Á-Thái Bình Dương có thể sống tự do. Vì vậy, không ai có thể nghi ngờ quyết tâm hay cam kết của chúng tôi đối với các đồng minh trong khu vực", Tổng thống Obama nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Brisbane. "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm các cam kết của mình mỗi ngày, sử dụng mọi phương thức - ngoại giao, quân sự, kinh tế, sự phát triển, và sức mạnh các giá trị của chúng tôi", ông Obama tuyên bố. An Bình Tổng hợp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 11, 2014 Đài Loan: Kiềm chế không có trong từ điển của Tập Cận Bình ở Biển Đông Hồng Thủy 15/11/14 07:02 Thảo luận (0) (GDVN) - Nguy cơ xung đột quân sự trong khu vực cũng sẽ tăng lên là kết quả của những hành động của Trung Quốc. Lâm Chính Nghĩa, Viện Nghiên cứu trung ương Đài Loan. Thông tấn xã Đài Loan ngày 14/11 dẫn lời Lâm Chính Nghĩa từ Sở Nghiên cứu Âu - Mỹ thuộc Viện Nghiên cứu trung ương Đài Loan cho biết, dưới thời lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã không còn áp dụng chiến lược kiềm chế ở Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo ở Đài Bắc về vấn đề Biển Đông và Hoa Đông trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản, ông Nghĩa cho biết: Từ đầu năm 2014 Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát (bất hợp pháp - PV) Biển Đông bằng cách tung ra các dự án cải tạo một số bãi đá thành đảo nhân tạo để củng cố tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp - PV) đối với khu vực. Ông Lâm Chính Nghĩa cho rằng các dự án cải tạo biến đá thành đảo ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) đã không chỉ thay đổi địa mạo của quần đảo này mà còn là minh chứng cho thấy Bắc Kinh đã từ bỏ chiến lược giấu mình chờ thời trong quá khứ. Chiến lược mới của Trung Quốc trong khu vực bao gồm phản đối việc quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và sự can thiệp của các nước bên ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và nhấn mạnh vào việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán tay đôi với từng bên tranh chấp. Mặt khác Bắc Kinh cũng có những nỗ lực được ông Nghĩa gọi là "tuyệt vời" để đẩy mạnh chiến lược "ngoại giao Biển Đông" bằng cách phát triển các mối quan hệ đối tác chiến lược đầy đủ với các thành viên ASEAN. Đồng thời việc đảo hóa các bãi đá ở Trường Sa đã cho phép Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện quân sự của mình và kiểm soát khu vực chiều sâu chiến lược. Tuy nhiên nguy cơ xung đột quân sự trong khu vực cũng sẽ tăng lên là kết quả của những hành động của Trung Quốc, làm gia tăng thách thức trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Xung quanh vấn đề căng thẳng trên Biển Đông, Global Research ngày 15/11 bình luận, trong năm qua Mỹ đã thể hiện vai trò và sự quan tâm đặc biệt của mình ở Biển Đông thông qua một loạt hành động chứ không phải lời nói. Năm 2014, Washington đã điều 4 tàu chiến Littoral đồn trú vĩnh viễn ở Singapore, hỗ trợ vụ kiện của Philippines, ký kết hiệp định quốc phòng mở rộng và dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Ông Tập Cận Bình và Obama tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC. Các tàu hải quân Mỹ cập cảng ở Biển Đông nói riêng, châu Á - Thái Bình Dương nói chung năm 2014 nhiều hơn bất cứ năm nào trước đó, Hoa Kỳ cũng lặp lại nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật ở BIển Đông. Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN, Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả các nước trong khu vực phải tuân thủ chuẩn mực của luật pháp quốc tế, một cách nói đề cập gián tiếp đến Bắc Kinh được Mỹ xem như "kẻ thù xâm lược", hay vi phạm luận pháp quốc tế. Tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Naypyidaw, Myanmar, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cố gắng để chống lại áp lực từ Washington bằng cách đề xuất những gì ông gọi là một hiệp ước hữu nghị với các nước Đông Nam Á. Nội dung cái gọi là hiệp ước hữu nghị này không rõ ràng, nhưng Lý Khắc Cường nhấn mạnh yêu cầu đàm phán tay đôi của Bắc Kinh với từng bên tranh chấp. Washington lại đang thúc đẩy một cách giải quyết đa phương, trong đó Mỹ có vai trò nhất định. Lý Khắc Cường cũng nhắc lại đề nghị của Bắc Kinh để xây dựng cái họ gọi là Con đường tơ lụa mới trên biển của thế kỷ 21 với 40 tỉ USD đầu tư trong khu vực để hấp dẫn các nền kinh tế Đông Nam Á. Nhưng nó không làm giảm sự căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông. Trong hội nghị này, Lý Khắc Cường đã tìm cách làm giảm nhẹ những căng thẳng ở Biển Đông khi nói rằng "tình hình ở Biển Đông nói chung cơ bản ổn định" trong khi trên thực tế, Biển Đông là một biểu tượng bùng nổ của những căng thẳng toàn cầu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2014 Trung Quốc đang tự bóc mặt nạ? (Tin tức 24h) - Báo chí Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đang tự mãn với sức mạnh kinh tế và muốn vươn lên làm “minh chủ” của châu Á. Sự tự mãn ở Bắc Kinh Theo tờ Yomiuri của Nhật Bản, Trung Quốc đang chứng tỏ vị thế của mình qua các hoạt động ngoại giao tích cực với mục tiêu trở thành “minh chủ châu Á”. Điển hình là tại Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa diễn ra tại Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với vai trò chủ trì phiên bế mạc, đã thể hiện thái độ tự mãn với đánh giá về lộ trình xây dựng Khu vực Tự do Thương mại châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một phiên họp của APEC. Ảnh: AP. Cũng theo tờ báo Nhật Bản, Trung Quốc đang đặt mục tiêu chiến lược trong việc xây dựng trật tự châu Á với vai trò chủ đạo của mình. Trung Quốc, một nền kinh tế đang phát triển, đã có những bước nhảy vọt kể từ hội nghị APEC Thượng Hải năm 2001, khi Trung Quốc mới chỉ là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới. Tuy nhiên, tại APEC Bắc Kinh lần này, Trung Quốc đã leo lên vị trí thứ hai thế giới về quy mô kinh tế. Cũng tại hội nghị APEC này, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc tăng cường phối hợp với các nước lớn như Nhật, Mỹ, trong khi lại phân biệt đối xử với các nước láng giềng lân cận. Ví dụ điển hình cho hành động này là việc Trung Quốc đã mời nguyên thủ những nước châu Á không thuộc APEC như Myanmar tới dự, mục đích nhằm tuyên truyền về việc thành lập quỹ xây dựng “Con đường tơ lụa” do Bắc Kinh khởi xướng. Trong khi đó, đánh giá về mối quan hệ với Mỹ, báo Nhật Bản cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang tạo ra ảo tưởng về mối quan hệ “trăng mật” Trung-Mỹ và thể hiện hình ảnh của Trung Quốc như một “cường quốc có trách nhiệm”. Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama sau hội nghị APEC, Chủ tịch Tập Cận Bình nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác Trung-Mỹ trong các vấn đề như chống khủng bố, chương trình hạt nhân của Triều Tiên và Iran. Đối với vấn đề giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Trung Quốc cũng đề xuất các mục tiêu cho từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, những vấn đề mà Trung Quốc nêu ra lại không đúng như những gì nước này đang thể hiện, trước hết là việc thực hiện các cam kết quốc tế. Điển hình có thể kể ra là vai trò của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên hay vấn đề an ninh mạng. Trong cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, ông Obama đã không ngại ngần yêu cầu Bắc Kinh không tiến hành các cuộc tấn công mạng. Theo báo Yomiuri, Trung Quốc nói rằng muốn giải quyết các vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm. Tuy nhiên, thực tế nước này lại đang sử dụng phương pháp “ngoại giao trên nền tảng sức mạnh” trong cuộc tranh chấp trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Việc tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh với các nước như Nhật, Mỹ chỉ là biện pháp để Trung Quốc tránh bị cô lập, đồng thời giảm bớt nguy cơ nguồn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sụt giảm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Không còn ẩn mình Trong khi đó, giới chuyên gia quốc tế hiện cũng có chung nhận định rằng những ngày "ẩn mình chờ thời" của Trung Quốc đã qua. Những biểu hiện về mặt sức mạnh “cứng” hiện đã quá rõ ràng khi Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng và thô bạo trong các hành xử. Điều đáng chú ý là Trung Quốc đang ngày càng gia tăng sử dụng sức mạnh “mềm”, trước hết là kinh tế. Việc thành lập "Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á" (AIIB) với vốn pháp định 100 tỷ USD là một ví dụ điển hình. Với vị thế là quốc gia xuất khẩu, chế tạo và nắm tài sản dự trữ quốc tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc dự kiến vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất giới tính theo sức mua tương đương. Sau nhiều thập kỷ tích cực tham gia các thể chế kinh tế quốc tế, gồm cả G-20, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc bắt đầu tìm cách tạo ra một trật tự thế giới mới. Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế để thực hiện các mưu đồ Tháng 10 vừa qua, Trung Quốc và 20 quốc gia châu Á khác đã ký kết một bản ghi nhớ (MoU) về việc thành lập AIIB. Ngân hàng này do Trung Quốc đề xuất đang được xem là thách thức thể chế nghiêm trọng đầu tiên đối với WB và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Cũng có những lý do hợp lý khiến Trung Quốc tiến hành các bước đi này khi họ cảm thấy vai trò không tương xứng của mình trong các định chế tài chính tiền tệ hiện có. Trung Quốc chỉ chiếm 3,8% quyền bỏ phiếu của IMF và 5,5% quyền bỏ phiếu tại ADB, so với mức tương ứng 16,8% và 12,8% của Mỹ; và 6,2% và 12,8% của Nhật Bản. Ngoài ra, người châu Âu đứng đầu IMF, người Mỹ kiểm soát WB trong khi ADB có các chủ tịch là người Nhật Bản kể từ khi thành lập năm 1966. Việc cải cách các thể chế này, mặc dù được thảo luận rộng rãi, nhưng đang phải đối mặt với sự trì hoãn lâu dài. Ví dụ việc cải cách hạn ngạch và quản trị IMF, đã được các nhà lãnh đạo G-20 nhất trí từ năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Do thất vọng, Trung Quốc đã quyết định thúc đẩy thành lập AIIB và Bắc Kinh là cổ đông lớn nhất với 50% cổ phần. Chủ tịch đầu tiên của AIIB là người Trung Quốc và trụ sở chính của ngân hàng này sẽ được đặt tại Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình chụp ảnh cùng đại diện các nước tham gia lễ ký MoU về AIIB tại Bắc Kinh hôm 24/10 Trung Quốc có thể tận dụng ảnh hưởng đáng kể của họ đối với AIIB để tăng cường hình ảnh quốc gia, nhất là củng cố quan hệ với các nước đang phát triển. Thông qua ngân hàng này, Bắc Kinh có thể áp đặt ý chí đối với các nước thành viên và những người hưởng lợi. Trong tương lai gần, Trung Quốc có thể sử dụng AIIB để hỗ trợ tài trợ cho dự án "Con đường Tơ lụa mới", cả đường bộ và đường biển kết nối Đông Á với châu Âu. Dự án này chủ yếu phục vụ các lợi ích của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng quốc tế, giúp giảm khoảng cách phát triển giữa miền Đông và miền Tây nước này. Với AIIB và Ngân hàng Phát triển Mới, do nhóm BRICS (gồm Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi) khởi xướng, sẽ có thể trở thành công cụ để Trung Quốc chứng tỏ sự trỗi dậy của mình và thách thức trật tự kinh tế toàn cầu vốn tồn tại suốt 70 năm qua. Bảo Minh ============== Để đạt mục đich có nhiều phương pháp. Người Trung Quốc đã lựa chọn một phương pháp sai. Bởi vậy, "Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra và nó kết thúc bất lợi cho Trung Quốc. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2014 Báo Hồng Kông: Phó Chính ủy Hải quân Trung Quốc nhảy lầu Hồng Thủy 16/11/14 12:45 Thảo luận (0) (GDVN) - Ông Tường được cho là đã nhảy lầu tự sát tại một tòa nhà trụ sở cơ quan hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày hôm qua. Máy bay quân sự Trung Quốc đâm vào tòa nhà cao tầng Trung Quốc ký 20 thỏa thuận hợp tác 8 tỉ USD với Myanmar Tổng thống Obama và đòn "phủ đầu" Trung Quốc ngay tại G-20 Phó Chính ủy hải quân Trung Quốc Mã Phát Tường. Tờ South China Morning Post ngày 16/11 đưa tin, Mã Phát Tường, Phó Đô đốc, Phó Chính ủy hải quân Trung Quốc được cho là đã nhảy lầu tự vẫn sau khi một sĩ quan hải quân cấp cao khác ở hạm đội Nam Hải cũng nhảy lầu tự sát 3 tháng trước đó. Ông Tường được cho là đã nhảy lầu tự sát tại một tòa nhà trụ sở cơ quan hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày hôm qua, nguồn tin nói với South China Morning Post. Trước đó ông Khương Trung Hoa, một thiếu tướng, Cục trưởng Cục Trang bị hạm đội Nam Hải cũng được cho là nhảy lầu tự vẫn ở Chiết Giang. "Cái chết của Mã Phát Tường và Khương Trung Hoa là hoàn toàn đúng sự thật. Những quan chức hải quân đều biết điều đó. Nhưng không một ai được phép bình luận gì về cái chết của 2 nhân vật này. Bạn hiểu ý tôi chứ?", một cựu sĩ quan hải quân Trung Quốc giấu tên nói với South China Morning Post. Quân hàm Phó đô đốc tức Trung tướng, Chuẩn đô đốc tức Thiếu tướng được xếp hạng thứ 2 và thứ 3 trong hải quân Trung Quốc chỉ sau hàm Đô đốc của Tư lệnh và Chính ủy. Chính ủy và Phó chính ủy phụ trách công tác tư tưởng, giáo dục và cán bộ trong các đơn vị quân đội Trung Quốc. Ông Mã Phát Tường được thăng Chuẩn đô đốc năm 2005, một năm sau khi ông được bổ nhiệm làm Chính ủy Cục trang bị quân chủng hải quân. Ông Tường được thăng hàm Phó đô đốc hôm 1/8/2012 và vừa được bổ nhiệm làm Phó Chính ủy của quân chủng hải quân Trung Quốc trong tháng 7 vừa qua. Một nguồn tin riêng biệt khác nói với South China Morning Post, thông tin về cái chết của Mã Phát Tường đã nhanh chóng lây lan trong tổng hành dinh của quân chủng hải quân Trung Quốc ở phía Tây Bắc Kinh, thêm vào một vụ bê bối lớn của hải quân nước này kể từ sự sụp đổ của cựu Phó tư lệnh hải quân Vương Thủ Nghiệp trước kia. Vương Thủ Nghiệp đã bị tuyên án tử hình nhưng tạm hoãn thi hành vào tháng 4/2007 vì tội biển thủ 160 triệu tệ công quỹ. Mã Phát Tường xuất hiện công khai ngày 22/10 khi ông tham dự buổi lễ chào đón tàu hộ tống và đặc nhiệm hải quân Trung Quốc từ vịnh Aden trở về. Tuy nhiên so với trường hợp Từ Tài Hậu, vụ Mã Phát Tường hay Vương Thủ Nghiệp "chưa thấm tháp gì", một sĩ quan hải quân nghỉ hưu của Trung Quốc bình luận. ====================== Với đội quân mạnh vào hàng tóp của thế giới, nhưng tướng thì nhảy lầu, hoặc xộ khám, quân thì con một. Không biết rồi sẽ đi về đâu? Muốn mần cái bá chửi thiên hạ thì phải cân đối toàn diện. Đâu chỉ có "dẩu xìn" là xong đâu! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 11, 2014 Ngày tàn của các quan tham Trung Quốc đã tới? Chủ Nhật, 16/11/2014 - 07:15 Theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố, tính từ những năm 1990 đến nay, có hơn 180 ngàn quan chức nước này đã ôm theo 800 tỷ NDT (128 tỷ USD) trốn ra nước ngoài (ngoại đào); trong đó rất nhiều kẻ đánh hơi thấy sắp bị sờ gáy vội chuyển tài sản ra ngoài trước để tính chuyện di cư. >> Trung Quốc: Lập án điều tra nguyên Phó Thị trưởng Quý Dương >> Phát hiện 37 kg vàng, 68 sổ đỏ, 20 triệu USD tại nhà quan chức TQ Tiền mục thu từ nhà Mã Siêu Quần Ngoài các “miền đất hứa” truyền thống như Mỹ, Canada, Australia… hiện nay có 3 quốc gia đang được các quan tham Trung Quốc lựa chọn làm chốn dung thân tương lai là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Nam Phi. Để có được tấm hộ chiếu của những quốc gia này, nhiều quan tham Trung Quốc đã chọn cách hối lộ các quan chức cơ quan di trú quốc gia sở tại hoặc vung tiền chi cho những tổ chức, cá nhân môi giới… Để cứu vãn nền kinh tế đang trong cơn lốc suy thoái, một số quốc gia châu Âu, trong đó tiêu biểu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chọn cách mở rộng cửa đón những người nước ngoài giàu có nhập cư, thu hút những nhà đầu tư giàu có người Trung Quốc di cư. Một người môi giới di cư cho biết, hiện bình quân mỗi tháng ông ta thu xếp 2 vụ người Trung Quốc nhập cư vào, số lượng tăng khoảng 20% so với năm trước. Một khi đã trở thành công dân hai quốc gia này, họ có thể tự do đi lại khắp 26 nước châu Âu mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Đó mới là điều những nhà giàu và quan tham Trung Quốc mong muốn. Còn đối với Nam Phi thì điều kiện nhập cư rất dễ: chỉ cần đầu tư khoản tiền 2 triệu Rant (1,6 triệu NDT) là được nhập cư, sau 5 năm là được cấp hộ chiếu Nam Phi, vì vậy hiện bình quân mỗi năm có tới 10 ngàn người Trung Quốc di cư sang Nam Phi. Bên cạnh việc dễ nhập cư, việc đầu tư dễ, sinh lợi nhanh vào các ngành kinh doanh khách sạn, khai thác chế biến kim cương cũng là động lực thu hút mạnh mẽ các nhà giàu Trung Quốc. Chặn mọi đường thoát của quan tham Bỏ trốn và tự sát đang là sự lựa chọn cuối cùng của các quan tham khi mà cơn lốc diệt trừ tham nhũng đang thổi khắp Trung Quốc. Báo điện tử “Quân sự Hoàn cầu” đã đăng tải danh sách thống kê tình hình quan chức chạy trốn, mất tích và tự tử ở các tỉnh. Tỉnh Quảng Đông đứng đầu với 790 mất tích, 1.240 trốn ra nước ngoài, 74 tự sát chết. Đứng sau lần lượt là các tỉnh, thành: Hà Nam: 512 (mất tích), 854 (trốn ra ngoài), 145 (tự sát); Phúc Kiến: 414, 586, 72; Liêu Ninh: 318, 403, 112; Giang Tô: 316, 227, 42; Bắc Kinh: 112, 442, 44; Thượng Hải: 187, 354, 51; Thiên Tân: 60, 182, 17; Trùng Khánh: 160, 226, 27.v.v. Lên nắm quyền lãnh đạo đảng, nhà nước sau Đại hội 18, ông Tập Cận Bình tỏ rõ quyết tâm diệt trừ nạn tham nhũng với những tuyên bố nổi tiếng. Sau những chiến dịch “Diệt Hổ, đập Ruồi, săn Cáo”, giờ đây ông đang sử dụng những biện pháp mới để “bịt chặt mọi đường thoát” của các quan tham. Mã Siêu Quần Hết đường ẩn náu ở nước ngoài. Ngày 9/11 vừa qua, Hội nghị cấp bộ trưởng APEC lần thứ 26 bế mạc tại Bắc Kinh đã thông qua “Tuyên ngôn Bắc Kinh chống tham nhũng”, thành lập mạng lưới hợp tác pháp luật chống tham nhũng APEC. Dư luận cho rằng việc thông qua Tuyên ngôn Bắc Kinh đánh dấu cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc đã bước sang giai đoạn mới, cũng cho thấy “cửa thoát” của các quan tham bắt đầu hẹp dần. Nhằm bít chặt đường thoát của quan tham, từ tháng 7/2014, chính phủ Trung Quốc đã phát động “Chiến dịch săn Cáo hải ngoại”. Đến ngày 29/10, họ đã tóm cổ đưa về nước 180 quan chức phạm tội về kinh tế từ hơn 40 quốc gia và khu vực, chỉ trong 3 tháng, số quan tham lẩn trốn ở nước ngoài bị tóm về đã nhiều hơn tổng số của cả năm 2013. Việc các nước Mỹ, Canada, Australia đều ký vào Tuyên ngôn Bắc Kinh đã truyền đi tín hiệu: Cả khu vực châu Á- Thái Bình Dương đã chung tay chống tham nhũng, chống hối lộ và đưa ra những biện pháp cụ thể. Nếu Tuyên ngôn Bắc Kinh được thực thi sẽ bịt chặt con đường trốn ra nước ngoài của không ít quan tham. Về hưu cũng không thoát. Hiện nay một số quan tham nuôi ảo tưởng “hạ cánh an toàn”, nghỉ hưu rồi thì sẽ không bị đụng đến, nhưng thực tế các cao quan đã nghỉ hưu liên tiếp bị bắt đã bịt chặt lối thoát này của các quan tham. Điển hình nhất là Triệu Thiếu Lân, nguyên Ủy viên thường vụ, Tổng thư ký tỉnh ủy Giang Tô, đã nghỉ hưu 6 năm vẫn bị bắt, điều tra. Một số quan chức cao cấp khác đã nghỉ hưu chịu chung cảnh ngộ là: Dương Bảo Hoa - Phó chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Hồ Nam, Quách Vĩnh Tường - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Tứ Xuyên, Nghê Phát Khoa - Phó tỉnh trưởng An Huy, Trần Bá Hòe - Phó chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Hồ Bắc. Trước đây nhiều quan tham cho rằng cố chịu đến khi về hưu là bình an vô sự, nay lối thoát này cũng đã bị bịt. Không còn cơ hội làm “lõa quan”. “Lõa quan” là từ chỉ các quan chức thu xếp cho vợ, con ra nước ngoài cư trú, chỉ một mình ở lại trong nước giữ chức quan. Quách Nghi Phẩm - Phó thị trưởng Lạc Dương mất tích 46 ngày. Sau khi mất liên lạc với Quách, cảnh sát đã kiểm tra gia đình ông ra, mới phát hiện ra Quách là một “lõa quan”, con trai đã ra nước ngoài từ lâu, vợ cũng biệt tăm tích. Xem xét hồ sơ các quan tham bị ngã ngựa mấy năm qua, có thể thấy rằng: “lõa” và “tham” có liên quan chặt đến nhau. Vì vậy, đầu năm 2014, Ban Tổ chức trung ương đã ra văn bản quy định rõ: không giao cho các “lõa quan” giữ các cương vị quan trọng là thành viên ban lãnh đạo của 5 loại cơ quan: Thường vụ đảng ủy, HĐND, Chính Hiệp, Ủy ban kiểm tra kỷ luật, tòa án, Viện kiểm sát. Triệu Thiếu Lân Chặt đứt các mối quan hệ đồng hương, họ hàng, ô dù…Nhiều quan tham để kiếm lối thoát cho mình thường tìm mọi cách tìm kiếm ô dù, gây mối quan hệ đồng hương để khi xảy chuyện có người bảo vệ, che chắn, khỏi bị bắt. Nay xem ra chuyện đó đã không mấy tác dụng. Vụ án Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu là điển hình cho thấy sự sụp đổ của quan niệm này. Nguyên tắc ngầm “Pháp bất trách chúng” không tồn tại nữa. Không ít quan tham coi “Pháp bất trách chúng” (pháp luật không đụng đến số đông) là phao cứu sinh, bảo toàn bản thân. Họ cho rằng nếu kết thành bè, thành nhóm sẽ có thể gây sức ép để ngăn cản, nêu chiêu bài “giữ ổn định chính trị”. Vì vậy các quan tham thường tập hợp kết bè, tập thể đối kháng, ngăn cản cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng lần này ông Tập Cận Bình đã kiên quyết ra tay, phá vỡ tan quan niệm “không đụng đến số đông” như đã làm ở Sơn Tây, Tứ Xuyên… Ở Sơn Tây, từ sau Đại hội 18 có 7 cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, trong đó có 4 ủy viên thường vụ tỉnh ủy bị điều tra. Chưa hết, sắp tới sẽ có thêm một số “cửa hậu” khác của các quan tham cũng bị bịt bằng cách ban hành chế độ công khai tài sản, đăng ký bất động sản… Quan bé tham nhũng lớn Theo “Nhật báo pháp chế” ngày 14/11, Ủy ban kiểm tra kỷ luật tỉnh Hà Bắc vừa thông báo việc bắt giữ Mã Siêu Quần - TGĐ Tổng công ty nước sạch Bắc Đới Hà để điều tra về các tội tham ô, nhận hối lộ, lạm dụng tiền công. Các nhân viên điều tra đã tìm thấy tại nhà Mã 120 triệu tệ tiền mặt, 37 kg vàng, giấy tờ sở hữu 68 căn hộ. Ngoài Mã Siêu Quần, 6 người thân khác trong gia đình như em trai, vợ cũ, vợ mới, con trai, em gái… cũng bị bắt. Điều đáng chú ý là sau khi Mã bị bắt, bà mẹ vội vã cho chuyển hơn 40 hòm tiền, vàng ra khỏi nhà, khi mở ra một số tiền đã bị mốc, mục. Tân Hoa xã cho biết: Mã đòi một khách sạn hối lộ mấy triệu tệ mới cấp nước, bị đối phương ghi âm lại và tố cáo nên bị bắt. Điều tức cười là sau khi con trai bị bắt, nhà bị khám, tiền vàng bị thu, bà mẹ ông ta đã tổ chức họp báo rêu rao đấy là “tiền riêng của vợ chồng tôi dành dụm cả đời, không liên quan đến Mã Siêu Quần”, rằng đây là do “Mã Tráng - Cục trưởng quản lý đô thị thành phố Tần Hoàng Đảo thù ghét con tôi nên vu oan giá họa”…tuy nhiên, cơ quan kiểm sát đã bác bỏ điều này. 120 triệu tiền mặt thu được trong một vụ tham nhũng chưa phải là lớn nhất. Theo thông báo của Viện KS nhân dân tối cao, kỷ lục loại này hiện nay cũng đang thuộc về một quan chức nhỏ là Ngụy Bằng Viễn - Vụ phó Mỏ Than thuộc Ủy ban cải cách thể chế quốc gia. Khám nhà viên quan nhỏ này, các nhân viên điều tra đã thu được khoản tiền mặt tới 200 triệu tệ (32 triệu USD) Theo Thu Thủy Tiền Phong ==================== Với Lão Gàn - nhân danh Lý học Đông phương - thì tham nhũng là hệ quả của sự phát triển đời sống kinh tế xã hội. Nó là dấu hiệu thể hiện sự mất cân đối giữa phát triển (Âm động) và hình thái ý thức xã hội (Dương tịnh). Chống tham nhũng mà chỉ có phương pháp duy nhất là bỏ tù, mà còn chừa vùng cấm thì sự bất mãn xã hội còn khủng hơn. Híc! 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 11, 2014 Lỗ hổng trong tác chiến hiện đại vũ khí công nghệ cao (Bình luận quân sự) - Tác chiến hiện đại phụ thuộc vào công nghệ đến mức một con tàu khu trục tên lửa, chỉ cần đánh hỏng hệ thống radar là nó trở thành “thùng sắt nổi”. Ngày nay khi nói đến chiến tranh hiện đại với vũ khí công nghệ cao thì hầu như ai cũng hình dung được các hình thức tác chiến. Từ hình thức tác chiến không-biển cho đến tác chiến phi đối xứng…mà gần như quên mất các hình thức tác chiến được sử dụng trong 2 thế chiến I và II. Nền khoa học càng phát triển thì các hình thức tác chiến trong chiến tranh hiện đại chủ yếu sử dụng vũ khí thông minh mà người lính ít trực tiếp đối đầu. Tác chiến trên biển xảy ra thì trên các tàu chiến hiện đại hầu như không thấy xuất hiện người lính trên boong tàu mà trước nắt họ là các máy tính, màn hình tinh thể lỏng…Tuy nhiên, nếu như…thì điều gì sẽ xảy ra? Sau đây là 2 tình huống mà nó sẽ biến phương tiện vũ khí CNC thành một tên khổng lồ mù, vô dụng. Phá hoại hệ thống định vị toàn cầu GPS, GLONASS. Các nhà quân sự có nghĩ đến tình huống này không thì chưa rõ, vì thực tế thế giới đang dùng GPS của Mỹ và GlONASS của Nga để phục vụ cho hàng hải, mà mỗi hệ thống, riêng trên trời đã có 21 vệ tinh. Tuy nhiên thực tế trên khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa bắn vệ tinh năm 2007 và Mỹ, Nhật Bản cũng thừa khả năng làm chuyện đó. Không những thế, để phá hoại hệ thống định vị hàng hải không chỉ có cách là bắn hạ vệ tinh mà phá hoại các trạm trên mặt đất cũng gây hậu quả như nhau. Vậy khi GPS hay GLONASS bị bắn hạ (rất khó xảy ra) hay bị phá hoại (rất có thể vì đây là một hệ thống chứ không phải riêng vệ tinh) thì điều gì sẽ xảy ra? Dễ nhận thấy là, các tàu hoạt động trên biển nói chung và tàu quân sự nói riêng, ngày nay đều phải qua nó để xác định vị trí tàu. Hàng hải dẫn tàu trên biển, công việc quan trong nhất là xác định vị trí tàu (XĐVTT). Đây là công việc mà hoàn thành nó thì sỹ quan hoa tiêu hàng hải, thuyền phó, thuyền trưởng con tàu, nói gọn lại là cán bộ thuyền phải mất 2/3 thời gian đào tạo trong nhà trường hay học viện về 2 môn: Xác định vị trí tàu bằng thiên văn và bằng địa văn. Tuy nhiên khi có phương tiện XĐVTT bằng vệ tinh thì cán bộ thuyền vô cùng nhàn nhã, họ không cần động đến các phương pháp kia với kính 1/6, với góc gió dòng ép…rườm rà, phức tạp. Tác nghiệp trên hải đồ, không còn vị trí tàu dự tính nữa mà vị trí xác thực, có độ chính xác cao. Khi hoạt động trên biển, nếu không có hệ thống XĐVTT bằng vệ tinh thì cán bộ thuyền bắt buộc phải XĐVTT bằng thiên văn hoặc địa văn. Ở biển xa, bằng phương pháp địa văn là không thể, do đó, chỉ bằng phương pháp thiên văn. Tuy nhiên, khi bầu trời mù mịt thì thiên văn cũng bó tay, lúc đó, biết được vị trí tàu ở đâu chính xác trên hải đồ là điều …không tưởng. Khi không xác định được vị trí tàu chính xác thì không xác định được vị trí mục tiêu cụ thể trên bờ, thậm chí mục tiêu là một hòn đảo. Bởi vậy, khi hành trình, hoạt động trên biển, người thuyền trưởng biết được tàu mình ở đâu trên hải đồ là rất quan trọng, đặc biệt là những con tàu hoạt động xa bờ, nếu không, đó chỉ là một con tàu mù. Hiện nay, thuyền trưởng ta cũng như tây, hoàn toàn dựa một trong hai hệ thống đó để XĐVTT. Vậy khi bị phá hoại thì thuyền trưởng tây, do hoạt động xa bờ nên phải dùng bằng thiên văn để XĐVTT mà không có sự hỗ trợ từ các trạm Radar từ đất liền. Trong khi đó thuyền trưởng ta thì may mắn hơn là nếu còn trong tầm quản lý của radar bờ thì được chỉ cho biết vị trí, còn không thì cũng như tây cả thôi. Một câu hỏi đặt ra là liệu các ngài thuyền trưởng ta và tây có quen XĐVTT bằng thiên văn nữa hay không? Phải mất hơn 20 phút mới xác định được vị trí tàu, nhưng sai số không phải là nhỏ và không phải lúc nào cũng dùng được thiên văn. Và, lúc đó, các ngài sử dụng vũ khí CNC làm sao cho chính xác? Radar dẫn bắn trên tàu bị bắn hỏng Chiến tranh không tiếp xúc hay còn gọi là tác chiến điện tử nhằm làm “mù và điếc” đối phương, luôn xảy ra đồng thời với cuộc chiến với những nội dung, hình thức tác chiến rất đa dạng, phức tạp mà ta không có tham vọng để nhận thức hết được. Ở đây, chúng ta chỉ quan tâm vấn đề nhỏ hơn là liệu có khi nào hệ thống radar dẫn bắn trên tàu bị bắn hỏng hay không và khi đó điều gì sẽ xảy ra? Tên lửa chống radar AGM-88 HARM được phóng đi từ một chiếc máy bay chiến F-16 của Không quân Mỹ. Việt Nam đã từng đối đầu với tên lửa AGM-45 Shrike. Tên lửa chống ra đa AGM-45 Shrike là loại tên lửa diệt radar chủ động, tầm bắn của nó chỉ khoảng 10-15 km. Khi phát hiện ra sóng radar đối phương, phi công sẽ "khóa" mục tiêu và phóng tên lửa. Thời gian bay (15km) đến mục tiêu là 50 giây, trong suốt khoảng thời gian đó, để đảm bảo tên lửa trúng đích, radar phải liên tục phát sóng. Nếu Radar thực hiện chế độ “bật-tắt” thì AGM-45 Shrike sẽ mất tác dụng. Tuy nhiên, các loại tên lửa chống bức xạ ngày nay với đầu dò tinh vi hơn, tầm bắn xa hơn. Tên lửa AGM-88 Harm có tầm bắn tới 90km, Kh-31P của Nga có tầm bắn lên đến 110km, có khả năng chống lại chiến thuật “bật - tắt” radar bằng cách xác định và ghi nhớ vị trí các dàn radar ngay khi chúng được bật và chuyển sang chế độ tác chiến bằng định vị GPS khi mất tín hiệu. Như vậy, tên lửa diệt radar ngày càng phát triển và chỉ trừ những radar thụ động là khó bị tiêu diệt, ngoài ra thì khi chúng đã “đánh hơi” được thì bay đến ngay và luôn mà các hệ thống radar khó chống đỡ. Rủi thay, hệ thống radar trên tàu toàn loại radar chủ động. Còn nhớ, Nhật Bản đã lên tiếng cáo buộc, một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Trung Quốc đã chĩa radar hướng dẫn tên lửa ngắm bắn mục tiêu vào một trực thăng quân sự của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản hôm 19/1/2013 và tiếp đó là vào tàu khu trục Yudachi của hải quân Nhật hôm 30/1/2013… Rõ ràng, công nghệ phát triển thì các radar dẫn bắn trên tàu khi hoạt động luôn bị đối phương phát hiện, cho nên tạo ra một đường dẫn nguy hiểm cho các loại tên lửa diệt radar bay đến. Đến đây, có thể khẳng định rằng, việc hệ thống radar trên tàu bị tên lửa đối phương “gây hỏng hóc” là không tránh khỏi. Lúc đó điều gì sẽ xảy ra? Lúc đó, tên lửa đối hải trên tàu chỉ là cục sắt gỉ là đương nhiên rồi; hệ thống phòng không tầm xa, tầm gần, cho đến pháo AK-30 2 nòng, 6 nòng, AK-72…chỉ bắn tự động theo radar mà không có chế độ bắn cơ nên cũng như đống sắt phế liệu. Và, một con tàu hiện đại như thế có khác gì một gã không lồ mù, tay chân bị xích trói? Việt Nam phải làm gì? Đã là tàu chiến hiện đại thì tàu chiến Việt Nam cũng không tránh khỏi những hậu quả trên. Chắc chắn khi xung đột trên biển xảy ra, sẽ có nhiều tàu của 2 phía bị trúng tên lửa diệt radar. Vậy, liệu chúng ta có đua hết sức để mua sắm những tàu chiến hiện đại với đối phương hay là theo hướng mua sắm những tên lửa diệt radar hiện đại? Rõ ràng là đánh chìm một khu trục hạm của địch là rất tốn kém, nguy hiểm, trong khi bắn hỏng radar tàu địch lại dễ hơn mà hiệu quả lại như nhau là làm cho tàu địch mất sức chiến đấu. Chẳng hạn như tàu TT-400TP của Việt Nam sẽ dùng loại vũ khí nào khi hệ thống radar bị bắn hỏng, ngoài súng 14ly5? Vì thế, tất nhiên con nhà nghèo phải chọn cách ưu tiên cho tên lửa diệt radar. Đó cũng được coi như vũ khí cho tác chiến phi đối xứng Tên lửa Kh-31P Việt Nam đã đang có, nhưng chưa kinh qua chiến trường bằng loại tên lửa AGM-88 Harm của Mỹ là điều mà chúng ta cần quan tâm. Như vậy, tác chiến trong chiến tranh hiện đại vũ khí CNC không phải là không có những yếu điểm chết người. Các hoạt động trong tác chiến đều liên quan với nhau như trong một guồng máy mà bất kỳ một sự trục trặc nào cũng ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự vận hành. Vấn đề là các nước bị tấn công phải tìm đúng điểm kết nối nào dễ bị đánh và khi bị đánh thì làm tê liệt cả hệ thống. Không những thế phải chuẩn bị những “cây đèn cầy để phòng khi mất điện”, đó là những thứ phương tiện, vũ khí tấn công không phụ thuộc vào sóng điện từ. Lê Ngọc Thống ================== Hì! Cái này Lão Gàn cũng nói lâu rồi: Vũ khí càng hiện đại thì để chống lại nó lại rất đơn giản. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 11, 2014 Trung Quốc muốn dùng Biển Đông để chứng minh siêu cường THÙY LINH 18/11/14 14:07 (GDVN) - Trung Quốc có tham vọng nâng tầm năng lực biển và sức mạnh hải quân của mình, để cho thế giới thấy những biểu hiện hữu hình của một siêu cường. Các học giả cảnh báo Trung Quốc sẽ làm "thay đổi cuộc chơi" "Nguyên trạng" ở Biển Đông đã và đang bị thay đổi! Tiếp tục ngày làm việc thứ hai, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 với chủ đề “Biển Đông – Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”, sáng ngày 18/11 đã có 8 bài phát biểu và nhiều ý kiến đóng góp, các chuyên gia, học giả đã thảo luận về vấn đề Biển Đông trong quan hệ quốc tế; các yêu sách tại Biển Đông và tranh chấp biển; quy chế lãnh thổ, vùng biển và vùng trời trong quy định của luật pháp quốc tế. Đã có 8 bài phát biểu và nhiều ý kiến đóng góp, các chuyên gia, học giả đã thảo luận về vấn đề Biển Đông...trong sáng 18/11. Ảnh Thùy Linh Các học giả đánh giá tình trạng và xu hướng quan hệ quốc tế liên quan đến việc thiết lập, duy trì trật tự hàng hải tại Biển Đông; các yếu tố chiến lược trong tranh chấp Biển Đông và cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc; vai trò của các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan như Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không trong khu vực. Một số học giả cho rằng với tầm quan trọng chiến lược, Biển Đông đã trở thành không gian cạnh tranh chiến lược gián tiếp giữa các cường quốc; làm phức tạp các nỗ lực đàm phán tìm ra giải pháp cho tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc có tham vọng nâng tầm năng lực biển và sức mạnh hải quân của mình, để cho thế giới thấy những biểu hiện hữu hình của một siêu cường. Tham vọng hướng biển của Trung Quốc có thể nhìn thấy tại những vùng biển phía Đông của Trung Quốc (Hoa Đông) và Biển Đông, nơi những nỗ lực của Trung Quốc thúc đẩy những yêu sách của mình ngày càng trở nên quyết liệt trong những năm gần đây. Một số học giả còn lo ngại rằng, chính tham vọng trở thành cường quốc biển đã khiến Trung Quốc có quan niệm mới về cấu trúc an ninh khu vực châu Á; bức tranh địa chính trị châu Á trở nên phức tạp thêm với sự cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt, làm vấn đề Biển Đông càng trở nên phức tạp và khó giải quyết. Tuy nhiên, một số học giả cho rằng tình hình phức tạp ở Biển Đông cũng mở ra các cơ hội để các nước ASEAN và các đối tác của ASEAN trong và ngoài khu vực đóng vai trò tích cực hơn trong hỗ trợ tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Điển hình như Liên minh châu Âu, một đối tác ASEAN có nhiều lợi ích chiến lược tại Biển Đông và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong việc phòng chống, quản lý xung đột, sáng lập và thực hiện các quy tắc luật quốc tế, có thể chia sẻ các kinh nghiệm của mình, giúp các nước trong khu vực Biển Đông quản lý và giải quyết tranh chấp tại khu vực. Một số học giả còn lo ngại rằng, chính tham vọng trở thành cường quốc biển đã khiến Trung Quốc có quan niệm mới về cấu trúc an ninh khu vực châu Á. Các học giả cho rằng xây dựng một trật tự pháp quy dựa trên luật pháp quốc tế ở Biển Đông là một cam kết, can dự dài hạn, đòi hỏi các giải pháp sáng tạo của tất cả các bên liên quan trong và ngoài khu vực, có lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không. Nhiều học giả đã nêu đề xuất giảm thiểu căng thẳng bằng cách thành lập những cơ chế quản lý khủng hoảng trên biển mới và khuyến khích tất cả các bên liên quan có thái độ hợp tác linh hoạt, tìm những cách áp dụng và giải thích luật pháp quốc tế phù hợp, được công nhận rộng rãi để giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông. Trong bối cảnh tranh chấp giữa các nước trong khu vực liên quan đến việc giải thích và áp dụng luật pháp quốc tế, các học giả đã tập trung phân tích chế độ pháp lý đối với các thực thể trên biển, các vùng biển. Đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, khu vực nhận diện phòng không tại các khu vực chồng lấn; kinh nghiệm áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Các học giả đã phân tích quá trình hình thành quy định về Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, theo đó các quốc gia ven biển có thẩm quyền đặc biệt để phát triển và quản lý quy chế bảo tồn các nguồn tài nguyên trong Vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trên cơ sở các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý là có cơ sở pháp lý vững chắc theo luật pháp quốc tế. Giải pháp thực tế và phù hợp nhất hiện nay là các bên cùng xây dựng các quy tắc ứng xử để bảo đảm hành động của mình phù hợp với thực tiễn luật pháp quốc tế và không làm gia tăng va chạm, tranh chấp tại Biển Đông. Ảnh Thùy Linh Các học giả đặc biệt nhấn mạnh rằng trong tình hình căng thẳng hiện nay, các bên liên quan cần nỗ lực kiềm chế, không thực hiện các chính sách đơn phương làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông. Các hoạt động xây dựng, bồi đắp đảo nhân tạo với quy mô lớn, với triển vọng biến các bãi ngầm, đảo đá thành các căn cứ quân sự trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông, hoặc thành lập vùng nhận dạng phòng không để khẳng định yêu sách của mình, không chỉ trái với luật pháp quốc tế hiện hành mà còn làm gia tăng nghi kỵ khiến tình hình thêm phức tạp, thậm chí có thể dẫn đến xung đột. Giải pháp thực tế và phù hợp nhất hiện nay là các bên cùng xây dựng các quy tắc ứng xử để bảo đảm hành động của mình phù hợp với thực tiễn luật pháp quốc tế và không làm gia tăng va chạm, tranh chấp tại Biển Đông. Chiều tối nay 18/11, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 với chủ đề “Biển Đông – Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” sẽ bế mạc. ================= Để đạt được mục đích có rất nhiều phương pháp. Do đó, việc "Trung Quốc muốn dùng Biển Đông để chứng minh siêu cường" là một phương pháp sai rất nghiêm trọng. Việc đầu tiên và mọi người thấy rõ là Trung Quốc bị cô lập ngay với láng giềng của mình. Còn nữa, họ đang là một đồng minh của Hoa Kỳ trở thành một đối tác khó chịu cần quan tâm. Sách lược Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ không phải để đánh bắt hải sản. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 11, 2014 TƯ LIỆU THAM KHƯỶU ================================== Tư liệu 1: Tập Cận Bình: "Sẽ không bao giờ dùng vũ lực để đạt mục đích" Nguyễn Hường 17/11/14 13:56 Thảo luận (2) (GDVN) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 17/11 tuyên bố sẽ không bao giờ dùng vũ lực để đạt mục đích, kể cả trong tranh chấp lãnh hải. Tuyên bố trên được ông Tập Cận Bình đưa ra trong bài phát biểu tại Úc, vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn của cuộc xung đột tại châu Á. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo ông Tập Cận Bình, Trung Quốc - một quốc gia đang ngày càng lớn mạnh và phát triển - cần hòa bình. Hơn nữa, lịch sử cho thấy sẽ không ai được hưởng lợi từ xung đột."Bài học lịch sử cho thấy rằng những quốc gia luôn cố gắng theo đuổi phát triển bằng vũ lực đều luôn thất bại... Đó là những gì lịch sử dạy chúng ta. Trung Quốc chỉ muốn hòa bình. Hòa bình rất quý giá và cần được bảo vệ. Chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác chống lại các yếu tố có thể tước đoạt hòa bình của mình", Chủ tịch Trung Quốc nói. Tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình dường như mâu thuẫn với các hành động gây căng thẳng gần đây của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ với láng giềng Đông Nam Á, Nhật Bản và Ấn Độ. Các nhà lãnh đạo Mỹ, Úc, Nhật Bản hôm 16/11 đã kêu gọi các nghị quyết hòa bình cho tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và Hoa Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo rằng "tranh chấp lãnh hải đe dọa kéo các bên liên quan vào một cuộc đối đầu".Khi bày tỏ quan điểm về vấn đề này trong bài phát biểu hôm 17/11, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng: "Lập trường bền vững của Trung Quốc là giải quyết hòa bình các tranh chấp với các nước có liên quan thông qua đối thoại và tham vấn"."Trung Quốc đã giải quyết vấn đề biên giới đất liền với 12 trong 14 quốc gia thông qua tham vấn thân thiện. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc theo hướng này", Tập Cận Bình nói thêm./. ================================== Tư liệu 2: Ông Tập Cận Bình tuyên bố không thỏa hiệp về biển đảo 01/08/2013 11:38 (TNO) Phát biểu trước Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 31.7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói nước này muốn giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình thông qua đàm phán song sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền và cần phải tăng cường năng lực quốc phòng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters Trung Quốc hiện có tranh chấp lãnh thổ với Nhật tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông cũng như với một số quốc gia Đông Nam Á tại biển Đông. Các tranh chấp lãnh thổ này được xem là một trong những nguy cơ an ninh lớn nhất của châu Á. Tại cuộc họp với các ủy viên Bộ Chính trị, ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc trung thành với con đường phát triển hòa bình song nước này sẽ “không từ bỏ các quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như từ bỏ các lợi ích quốc gia cốt lõi”, theo Tân Hoa xã. Trung Quốc sẽ “sử dụng các biện pháp hòa bình và đàm phán để giải quyết tranh chấp và phấn đấu bảo vệ hòa bình và ổn định”, Tân Hoa xã dẫn phát biểu của ông Tập. Đây là phát biểu cao cấp nhất của Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ trong những tuần qua, theo Reuters. “Trung Quốc sẽ chuẩn bị để đối phó với các diễn biến phức tạp, củng cố năng lực bảo vệ quyền và lợi ích biển, và kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích biển”, ông Tập phát biểu. Theo Chủ tịch Trung Quốc, việc trở thành cường quốc biển là “nhiệm vụ quan trọng” của Trung Quốc bởi “đại dương và biển ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ở các lĩnh vực chính trị, phát triển kinh tế, quân sự, khoa học và công nghệ”. Tuy nhiên, nước này sẽ trung thành với chính sách “gác lại tranh chấp và cùng nhau phát triển” tại những khu vực Trung Quốc có yêu sách chủ quyền, đồng thời thúc đẩy hợp tác hữu nghị và đôi bên cùng có lợi. Sơn Duân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 11, 2014 Lỗ hổng trong tác chiến hiện đại vũ khí công nghệ cao (Bình luận quân sự) - Tác chiến hiện đại phụ thuộc vào công nghệ đến mức một con tàu khu trục tên lửa, chỉ cần đánh hỏng hệ thống radar là nó trở thành “thùng sắt nổi”. Lê Ngọc Thống ================== Hì! Cái này Lão Gàn cũng nói lâu rồi: Vũ khí càng hiện đại thì để chống lại nó lại rất đơn giản. Thế giới đang lo ngại về sự xuất hiện của các loại robot giết người Bình Nguyên 18/11/14 15:11 Thảo luận (0) (GDVN) - Các quốc gia vừa tham gia hội nghị thảo luận về các loại vũ khí thông thường (CCV) vừa rồi có các nước đáng chú ý nhất là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc... Trung Quốc công bố video robot thăm dò trên Mặt Trăng Video: Robot súng máy, xe bọc thép tại triển lãm RAE 2013 trình diễn Video: Nga trình làng robot chiến trường, xe chiến thuật đặc nhiệm Video: Robot chiến binh tương lai của quân đội Nhật Bản Hình minh họa Tờ Businessinsider mới đây vừa đăng tải bài báo của tác giả Jeremy Bender đề cập việc rất nhiều quốc gia trên thế giới đang lo ngại về sự xuất hiện của kỷ nguyên robot giết người tự động có thể sẽ xuất hiện trong tương lai gần, đồng thời đề nghị cần đặt ra các biện pháp, cơ chế để ngăn chặn sự xuất hiện của những cỗ máy chết chóc không cảm xúc này. Theo tác giả Jeremy Bender, gần đây thông tin từ tổ chức giám sát nhân quyền (HRW) cho biết đã có hơn 118 quốc gia trên toàn thế giới đã cùng nhau hiện diện ở thủ đô Geneva của Thụy Sỹ và họ đã cùng thống nhất về việc cần thiết phải đặt gia các biện pháp nhằm mục đích ngăn chặn sự xuất hiện của các hệ thống giết người theo cơ chế và công nghệ robot. Các quốc gia có mặt tại Geneva để tham gia một hội nghị thảo luận về các loại vũ khí thông thường (CCV) đã thống nhất được với nhau về nhu cầu tổ chức các cuộc đàm phán vào tháng 4 năm 2015 sắp tới nhằm đánh giá và nhận định những mối nguy hiểm có thể xảy ra đối với con người một khi công nghệ chế tạo robot giết người đã và đang phát triển từng ngày. Mặc dù hiện nay, về mặt công khai, chưa có quốc gia nào phát triển được các hệ thống có khả năng giết người chọn lọc giống các con robot thường xuất hiện trong các bộ phim siêu tưởng nhưng thực tế này đang tiến đến rất gần. Mary Wareham – người phụ trách các vấn đề liên quan đến chính sách vận động vũ trang của HRW đã viết trên một thông cáo báo chí rằng: “thông qua việc tiếp tục tiến hành đàm phán, nhiều quốc gia thừa nhận các mối quan ngại thực sự về mô hình chiến tranh tự động. Đáng tiếc là vấn đề công nghệ luôn phát triển quá nhanh so với khả năng phản ứng của cộng đồng quốc tế”. Tháng 3 năm 2014 vừa qua nhà robot học Illah Nourbakhsh đã đưa ra một cảnh báo đề cập sự phát triển các con robot tự động dễ dàng có thể ứng dụng trong lĩnh vực quân sự. Về lý thuyết, khi các nhà khoa học có thể chế tạo ra một con robot có thể leo thang, sử dụng các công cụ tạo động lực chẳng hạn như một khẩu súng trường AK-47 thì con robot đó đã trở thành một chiến binh không có nhân tính, nó có thể giết người theo mệnh lệnh được cài đặt sẵn hoặc điều khiển từ xa. “Khoảng cách từ việc sử dụng được 1 khẩu súng trường thô sơ tới khả năng điều khiển, kiểm soát các vũ khí quân sự phức tạp khác đã không còn xa nữa”. - Illah Nourbakhsh nói. Các quốc gia vừa tham gia hội nghị thảo luận về các loại vũ khí thông thường (CCV) vừa rồi có các nước đáng chú ý nhất là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Vương Quốc Anh và Israel. Một trong những mối quan ngại được đề cập nhiều nhất khi thảo luận về tiến trình phát triển công nghệ robot chiến tranh là bản thân con người – đối tượng từng trực tiếp tham gia chiến tranh nay có vẻ như trở lên thích thú với ý tượng chiến tranh, cướp đoạt mạng sống của đối phương bằng các chiến binh và hệ thống vũ khí tự động. Phát biếu trên chương trình Today Program của hãng BBC, tướng Stanley McChrystal – một cựu tư lệnh quân đội Mỹ cho biết: “Có một mối nguy hiểm là một số thứ trở lên dễ dàng hơn, ít rủi ro hơn cho con người, chính điều đó có thể dẫn đến sự chết chóc ghê gớm hơn”. Theo thông tin của truyền thông Mỹ vòng đàm phán tiếp theo trong khuôn khổ hội nghị thảo luận về các loại vũ khí thông thường (CCV) bàn về vấn đề này sẽ được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 17/4/2015 tới đây. ===================== Thí dụ để chống lại những chú robot hại điện này chỉ cần một đống rơm và cái hộp quẹt (Bật lửa ga). Đơn giản hơn nữa là những hố đất và những chú robot này sẽ tụt xuống hố và nằm im ở đấy. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 11, 2014 Tổng thống Putin: Mỹ đừng mơ khống chế được Nga Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:02 19-11-2014 Tổng thống Nga, Vladimir Putin vừa có cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình Nga hôm thứ Ba thu hút sự chú ý của cả thế giới. Cuộc phỏng vấn này tập trung tình hình quan hệ Nga – Mỹ. Ông Putin đã khẳng định mạnh mẽ rằng Mỹ đừng mơ khống chế được Nga. Ông Putin khẳng định không ai khống chế được Nga "Trong suốt lịch sử không ai có khống chế được Nga và mãi mãi là như vậy”, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố. Đáp lại một câu hỏi về việc liệu Mỹ đang cố gắng để làm bẽ mặt Nga trên thế giới hay không, ông Putin không tán thành suy xét này. Nhà lãnh đạo nước Nga nói rằng Mỹ chỉ muốn "giải quyết vấn đề của họ và bắt chúng ta chịu phí tổn". Có thể bạn quan tâm>>Phong trào chống Nga, ủng hộ Ukraine lan tới Gruzia >> Ông Tập Cận Bình đề nghị TT Mỹ chịu khó học thêm lịch sử Trung Quốc >>EU quan ngại Nga chuẩn bị quân đội sát nhập thêm hai vùng ly khai của Gruzia Ông nói rằng người dân ở Nga thực sự mến người Mỹ, nhưng các chính trị gia Mỹ lại không có suy nghĩ tích cực như thế. "Tôi nghĩ rằng người dân Nga mến hơn là ghét nước Mỹ và người dân Mỹ. Nhưng giới lãnh đạo Mỹ luôn nhìn tiêu cực với hầu hết người dân chúng ta", ông Putin nói với khán giả Nga. Ông Putin cũng tố cáo Mỹ gắng khống chế các đồng minh phụ thuộc mình để tạo ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới và vạch trần phương châm của Mỹ là “gắng bảo vệ lợi ích quốc gia ở bên ngoài bằng các chuẩn mực và quan điểm mơ hồ". Tổng thống Nga vừa gặp người đồng cấp Mỹ hồi tuần trước, khi cả hai tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Úc. Mặc dù hội nghị là diễn đàn kinh tế thế giới, nhưng cuộc khủng hoảng ở Ukraine là chủ đề nóng nhất tại G-20. Trong cuộc họp báo ở G-20, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không công bố bất kỳ thay đổi nào trong cách tiếp cận của Mỹ với Nga. Tại đây, ông Obama tuyên bố: "Việc Nga xâm lược đối với Ukraine là một mối đe dọa cho thế giới". Nguyên tổng thống Liên Xô cũ Mikhail Gorbachev đã lấy làm thất vọng vì những gì ông Obama làm tại G-20 và đã không ngại gọi vị tổng thống Mỹ là "đồ vịt què" trên các phương tiện truyền thông. Các đồng minh khác của Mỹ cũng đồng thanh chỉ trích nước Nga. Thủ tướng Anh David Cameron cho biết: "Tôi rất thẳng thắn khi tôi gặp ông ấy (Putin) và nói rằng những điều mà Nga đã làm ở Ukraine là không thể chấp nhận được". Còn ông Stephen Harper, Thủ tướng Canada cũng tham gia chỉ trích Nga. Ông Harper khoe là đã nói với ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh G-20 rằng "Tôi nghĩ tôi sẽ bắt tay của ngài, nhưng tôi chỉ có một điều để nói với ngài: Ngài cần phải bước ra khỏi Ukraine" Báo chí phương Tây nói rằng vì bị các nước phương Tây đồng loạt lên án nên ông Putin cảm thấy bẽ mặt và rời sớm hội nghị G-20. Trong khi đó, Nga nói rằng ông Putin cần về sớm để giữ sức khỏe cho cuộc họp quan trọng vào đầu tuần. Anh Tú (theo RT) ================== Với Lão gàn thì chuyện thế giới cũng như chuyện hàng chợ thôi. Bởi vậy tôi xin kể một câu chuyện hàng chợ như sau: Tôi có một cô em gái miếng đất của nó trên sơ đồ lòi ra một khúc hình tam giác, mỗi bề 2 mét, tức 2 mét vuông phía sau nhà. Nó bỏ không xây nhà trên miếng đất tam giác này và để một cửa số lấy sáng. Nhưng người chủ sở hữu miếng đất tiếp giáp lại xây ngay một công trình bít cái cửa sổ trên miếng đất tam giác đó. Thế là tranh chấp, cự cãi chửi bới và cả ném gạch đá, đồ bẩn sang nhà nhau, rồi lôi nhau ra phường kiện cáo. Cứ như chiến trận ở Đông Ucraine với sự tranh thủ dư luận quốc tế vậy. Tôi thuyết phục cô em tôi, chấp nhận cho họ xây công trình theo ý muốn của họ, nhưng không bít cửa sổ. Vì xét theo phong thủy thì bỏ miếng đất đó sẽ làm cái nhà không bị phạm cách đuôi chuột. Phường cũng chấp nhận phương án này. Sau đó, cô em tôi phát rất nhanh. Hơn 10 năm sau, cả nhà hàng xóm và nhà của cô em tôi bây giờ đều giải tỏa để làm đường. Với một tầm nhìn cục bộ và ngắn hạn thì ai cũng tưởng mình đúng. Cứ y như chiến sự ở Đông Ucraine vậy. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 11, 2014 Tony Abbott hiểu lầm ý 'dân chủ' của Tập Cận Bình 19/11/2014 14:48 (TNO) Thủ tướng Úc Tony Abbott đã ca ngợi cam kết về dân chủ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong phát biểu của ông Tập với Nghị viện Úc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Thủ tướng Úc đã hiểu lầm ý của Tập Cận Bình, theo The Guardian. Tập Cận Bình nói về chủ nghĩa Xã hội với Obama Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Úc Tony Abbott - Ảnh: AFP Trong cả bài phát biểu nhiều vấn đề với Nghị viện Úc hôm thứ hai 17.11, ông Tập Cận Bình có nhắc đến dân chủ bằng việc giải thích "giấc mơ Trung Hoa", khẩu hiệu mà ông Tập đã dùng để mô tả mục tiêu của mình là trẻ hóa quốc gia và tăng trưởng giàu mạnh. "Chúng tôi đã đặt hai mục tiêu cho sự phát triển tương lai của Trung Quốc. Đầu tiên là tăng gấp đôi GDP và bình quân đầu người của cư dân đô thị và nông thôn so với năm 2010 và xây dựng một xã hội thịnh vượng trong tất cả các mặt vào năm 2020. Thứ hai là để biến Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại mà thịnh vượng, dân chủ, văn hoá tiên tiến và hài hòa vào giữa thế kỷ này”, The Guardian ngày 17.11 dẫn lời ông Tập. Thủ tướng Úc đã đề cập đến lời giải thích về dân chủ của Chủ tịch Trung Quốc tại một bữa tiệc cấp nhà nước được tổ chức để đánh dấu chuyến viếng thăm của ông Tập. "Tôi chưa bao giờ nghe một nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố rằng nước ông sẽ được hoàn toàn dân chủ vào năm 2050", Abbott cho biết vào tối thứ hai 17.11. Thủ tướng Úc Tony Abbott và Chủ tịch Tập Cận Bình tại APEC - Ảnh: AFP Thủ tướng Úc ca ngợi: "Tôi chưa bao giờ nghe một nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết rất rõ ràng về một trật tự quốc tế dựa trên nguyên tắc mà tất cả chúng ta nên đối xử với người khác như chúng ta sẽ đối xử chính mình"."Tôi cảm ơn ông, ngài chủ tịch vì tuyên bố lịch sử này và tôi hy vọng nó sẽ có tiếng vang trên toàn thế giới". Trong khi đó, các chuyên gia nói rằng những giải thích của Tập Cận Bình không có gì khác so với những dẫn giải trước đó của ông về dân chủ ở Trung Quốc. Các chuyên gia này cho rằng Thủ tướng Abbott đã hiểu lầm ý của Chủ tịch Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình đã bác bỏ những thay đổi chính trị theo kiểu phương Tây và ông Tập cho rằng việc áp dụng hệ thống chính trị nước ngoài sẽ không phù hợp và có thể dẫn đến những hậu quả "thảm khốc", theo The Guardian. Bắc Kinh đã cho thấy không sẵn sàng thỏa hiệp với người biểu tình ở Hồng Kông. Những người biểu tình nói rằng cam kết về phổ thông đầu phiếu của Trung Quốc cho cuộc bầu cử vị trí điều hành tiếp theo ở Hồng Kông là vô nghĩa, theo The Guardian. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: AFP Bên cạnh đó, phản ứng của Thủ tướng Úc làm các nhà quan sát Trung Quốc phải giật mình. Ông Jean-Pierre Cabestan, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Baptist Hồng Kông cho biết: "Không có gì mới trong những gì mà Chủ tịch Trung Quốc đã nói cả", "Tôi e rằng Thủ tướng Abbott đã có chút quá lạc quan ...Ông có vẻ hơi choáng ngợp khi có quá nhiều người quan trọng xung quanh". Còn ông Steve Tsang của Đại học Nottingham thì nói "ông Abbott rõ ràng đã mang sự hiểu biết của chính ông về dân chủ và pháp quyền vào những gì ông nghe được từ Chủ tịch Tập. Những gì ông Tập gọi có thể được xem là "dân chủ với đặc trưngTrung Quốc" và "quy định pháp luật với đặc trưng Trung Quốc". Ngày 17.11, hai nhà lãnh đạo Trung – Úc đã đồng ý về các điều khoản cho một thỏa thuận tự do thương mại mới giữa Canberra và Bắc Kinh. Và ông Tập không hề trở lại chủ đề dân chủ trong phát biểu của mình. Chủ đề chính Chủ tịch nói liên quan đến vị thế của Trung Quốc trong khu vực. Ông Tập dùng bài phát biểu của mình ở Úc để khẳng định vị trí thống trị của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đồng thời đảm bảo với các nước láng giềng và Mỹ rằng Trung Quốc sẽ tìm cách giải quyết tranh chấp một cách hòa bình . Ngọc Mai ================ Thủ tướng Úc không hiểu lầm đâu. Mà ông ta hiểu rất rõ những vấn đề liên quan đến khái niệm dân chủ mà ngài Tập đề cập. Nó giống như thế này - lại nói chuyện hàng chợ để so với tình hình thế giới - Một người suốt ngày say xỉn, nhưng một lần ông ta hứa sẽ bỏ rượu. Bạn bè ông ta ủng hộ nhiệt liệt, mặc dù biết bò rượu với ông này rất khó khăn. Đại để vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 11, 2014 Hàn Quốc tăng quan hệ đối tác với WFP để trợ giúp Triều Tiên (Vietnam+) lúc : 18/11/14 17:10 Xe chở hàng viện trợ lương thực và thuốc men của Hàn Quốc cho Triều Tiên. (Nguồn: YONHAP/TTXVN) Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết ngày 18/11, Bộ này đã ký thỏa thuận với Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) để thúc đẩy hợp tác trong việc trợ giúp Triều Tiên.Một quan chức của Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho hay theo biên bản ghi nhớ, hai bên sẽ cùng nỗ lực để "hợp tác có hệ thống" trong việc cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ tại quốc gia nghèo khó này.Bản ghi nhớ cũng kêu gọi hợp tác ổn định và chặt chẽ hơn trong lĩnh vực này và chia sẻ các kết quả của những dự án nhân đạo ở Triều Tiên.Lễ ký thỏa thuận được tổ chức cuối ngày tại Rome (Italy), nơi cơ quan viện trợ của Liên hợp quốc đóng trụ sở chính.Hồi tháng Tám vừa qua, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết có kế hoạch cung cấp 7 triệu USD để hỗ trợ dinh dưỡng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Triều Tiên thông qua WFP./. ================ Tốt lắm! Lão Gàn luôn ủng hộ sự thống nhất Cao Ly của các bạn. Các bạn nên cành nhanh càng tốt và bỏ qua những tiểu tiết. Qua năm 2016, mọi chuyện sẽ rất khó khăn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 11, 2014 Hoàn Cầu tự đắc: Đã đến lúc Trung-Mỹ cùng nhau "thống trị" thế giới Hải Võ | 20/11/2014 19:36 Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 19/11 đăng tải bài phân tích về tình hình quốc tế "hậu APEC": Liệu mô hình G2 có tái hiện? Trung Quốc và Mỹ có thể bắt tay "bảo vệ" thế giới hay không, và những nhân tố nào khiến cho hai cường quốc này xích lại gần nhau? Chủ tịch Trung Quốc (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Chinanews. Khái niệm mô hình G2 được truyền thông phương Tây nêu lên tại 2 cuộc họp G20 trong năm 2009, sau đó lại được tiếp tục đề cập tới trong Hội nghị thượng đỉnh khí hậu Copenhagen, để chỉ liên kết kinh tế Trung Quốc - Mỹ và cho rằng thế giới đã tiến sang thời đại "Trung - Mỹ cùng thống trị toàn cầu". Thời báo Hoàn Cầu phân tích, có ít nhất 3 nhân tố thúc đẩy Trung - Mỹ thu hẹp khoảng cách. Thứ nhất, nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ còn 2 năm nữa là "đi đến hồi kết". Nếu như trước khi ông Obama rời khỏi Nhà Trắng, Trung Quốc và Mỹ hiện thực hóa được "sự gần gũi một cách thực chất trong lập trường của đôi bên", thì tên tuổi của ông sẽ "đi vào sử sách" - Hoàn Cầu đánh giá. Ông Obama và ông Tập Cận Bình tản bộ bên trong Trung Nam Hải hôm 11/11, khi Tổng thống Mỹ tới Bắc Kinh tham dự hội nghị APEC. Thứ hai, tờ báo Trung Quốc nhận định việc Mỹ duy trì quan hệ tốt với nước này sẽ chỉ có lợi cho nội bộ nước Mỹ, bao gồm đảng Dân chủ và Cộng hòa. Hoàn Cầu chỉ ra, 2 vấn đề mà Trung Quốc đánh giá là vô cùng trọng yếu, gồm tăng trưởng kinh tế và vấn đề việc làm, chính là những lĩnh vực có thể kéo quan hệ Trung - Mỹ lại gần nhau hơn. Thời báo Hoàn Cầu cũng nhấn mạnh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc nhở không dưới 1 lần, rằng 2 vấn đề trên chính là những đường hướng quan trọng được ưu tiên trong chính sách của ông. Nói cách khác, ông Tập đánh giá, việc đạt được thỏa thuận cụ thể trong các lĩnh vực mậu dịch và quy tắc đầu tư với Mỹ là điều vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc. Nhân tố thứ ba ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ Trung - Mỹ là vấn đề đấu tranh chống khủng bố và biến đổi khí hậu. Đây cũng là 2 vấn đề được đánh giá là "không biên giới". Báo Trung Quốc dự đoán mô hình G2 "đã tái hiện", rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ "tạo sức ảnh hưởng trên toàn thế giới". Ảnh: Tân Hoa Xã. Tờ Hoàn Cầu "tự tin" đưa ra nhận định, nếu không có sự tham dự của Trung Quốc và Mỹ thì không thể giải quyết được những vấn đề mang tính quốc tế. Theo đó, việc Trung - Mỹ "bắt tay hành động" có thể tạo ra sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. BÀI LIÊN QUAN Nhờ Trung Quốc, Nga có thể "xoay trục" sang châu Á nhanh hơn Mỹ Trung Quốc bẽ mặt tại Mỹ vì mượn Khổng Tử tuyên truyền văn hóa Fan Trung Quốc 'phát cuồng' với blogger bêu xấu Mỹ Trong cuộc gặp 2 ngày, mặc dù ông Obama và Tập Cận Bình đã đi đến nhận thức chung rằng Trung - Mỹ cần phải tăng cường hợp tác nhằm duy trì hòa bình ổn định và ứng phó thiên tai, qua đó thể hiện quan hệ "tốt đẹp", nhưng vấn đề tranh chấp tầm ảnh hưởng tại Châu Á - Thái Bình Dương giữa 2 quốc gia này là điều không thể phủ nhận - Hoàn Cầu cho hay. Ông Tập đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong lĩnh vực an ninh, đó là "sự vụ của Châu Á phải do người Châu Á giải quyết". Tổng thống Mỹ Obama cũng bày tỏ rằng, nước Mỹ "cần một đối tác là nền kinh tế đứng thứ 2 và đông dân nhất thế giới". Tổng thống Obama cho thấy kỳ vọng của ông rằng Trung Quốc sẽ trở thành "mảnh ghép" mà Mỹ tìm kiếm. Qua đó thấy được, mô hình G2 "dường như đã trở thành hiện thực" - Thời báo Hoàn Cầu kết luận. ========================= Cả nửa tháng nay, Lão Gàn bịn wá, Nếu không đã đi Singapor chơi rùi! Căn bệnh dở hơi làm tư duy của Lão Gàn như đông cứng. Vậy mà xem bài viết này khiến Lão phải bật dậy viết vài câu - bởi vì cái tình hình thế giới, cũng như hàng chợ, không cần tư duy phức tạp. Phát biểu đầu tiên là: trong nền văn hóa Đông phương, mà người Trung Quốc tự nhận là của mình, thường có câu: "Một nhà không thể hai chủ, một nước không thể có hai vua". Bởi vậy, làm quái gì có G2; G3 cái con khỉ gió gì. Cuối cùng cũng chỉ 1G thui. Vấn đề là "Gặm" gì - Í lộn - Gờ gì? Mỳ vằn thắn hay hamburger là thức ăn nhanh phổ biến thế giới? Hì! Ngay trong cái "tô bát" này, Lão Gàn đã giới thiệu một bộ phim hoạt hình, trong đó, nhân vật chính trong phim phát biểu cứ y như một chính khứa hàng đầu thế giới đầy quyền lực: "Biển này không đủ rộng cho hai chúng ta!". Bộ phim hoạt hình cho trẻ con, nhưng đấy là ý tưởng để chỉ có một quyền lực thống trị thế giới. Hình tượng và câu phát biểu trong bộ phim trẻ con này, phản ảnh một thực tế của thế giới còn hay hơn và khách quan hơn nhiều nội dung bài báo này của tờ Hoàn Cầu. PS: Qua phát biểu của Hoàn Cầu, cho thấy Nga chả là cái đinh gì trong nhận thức của Trung Quốc. Vậy mà cũng bắt tay, bắt chân với Trung Quốc để đối phó với Hoa Kỳ. Thật vớ vấn. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 11, 2014 Quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng 21/11/2014 17:30 (TNO) Quan hệ Trung – Mỹ năm 2014 ngày càng căng thẳng do môi trường đầu tư nước ngoài của Trung Quốc ngày càng tệ, thiếu các biện pháp cải cách cũng như các động thái quân sự liên quan đến tranh chấp biển đảo của nước này, Channel News Asia ngày 21.11 dẫn báo cáo của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung (USCC). Cờ Trung Quốc và Mỹ ở tòa nhà thương mại tại Bắc Kinh - Ảnh: AFP Theo báo cáo thường niên của USCC trình lên Quốc hội Mỹ ngày 20.11, mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển với tốc độ đạt gần tới mục tiêu 7,5 % trong năm 2014. Nhưng Chính phủ Trung Quốc thất bại trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản. Các vấn đề đó bao gồm tình trạng thừa cung, nợ công, bong bóng tài sản… Nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng, chính sách được hỗ trợ bởi đồng tiên bị định giá thấp. Điều này dẫn đến tịch tụ dữ trữ ngoại tệ và góp phần vào sự mất cân bằng thương mại toàn cầu, theo báo cáo của USCC. Cũng theo USCC, chính sách này đã chèn ép cơ hội của Mỹ tăng xuất khẩu vào thị trường quốc gia châu Á này. Trong năm 2014, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Mỹ cao hơn đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc, trong khi đó các công ty nước ngoài phải đối mặt với một môi trường đầu tư ngày càng thù địch ở Trung Quốc. Mặc dù Washington sử dụng ngoại giao và các công cụ để giải quyết thương mại không công bằng ở Trung Quốc nhưng sự vi phạm thương mại của Trung Quốc vẫn tiếp diễn, và quan hệ thương mại song phương trở nên mất cân đối hơn, theo USCC. Báo cáo của USCC cũng đề cập đến việc Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng ở Mỹ nhưng lại cấm các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này ở Trung Quốc. Tàu cá Trung Quốc dừng trước tàu tuần dương của Mỹ - Ảnh: Reuters Ngoài ra, báo cáo này cũng chỉ ra rằng quan hệ an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi trong năm 2014. Những căng thẳng trên biển Đông cùng các tranh chấp lãnh thổ gia tăng, và khả năng Mỹ - Trung đối đầu quân sự có thể dẫn đến nguy cơ leo thang “một cuộc khủng hoảng chính trị lớn”. Báo cáo của USCC cho thấy căng thẳng trên biển Đông, biển Hoa Đông liên quan đến tranh chấp giữa Trung Quốc với 2 đồng minh của Mỹ là Philippines và Nhật Bản đã làm tình hình quan hệ an ninh Mỹ - Trung xấu đi trong năm 2014. Báo cáo dẫn ra một số minh chứng như việc các máy bay và tàu quân sự của hai nước đã đối đầu nhiều lần từ cuối năm 2013. USCC cũng cho biết chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình đã có sự đầu tư đáng kể củng cố tiềm lực quốc phòng. Trong hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đã liên tục duy trì mức tăng chi tiêu quân sự ở mức hai con số. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong năm nay tăng 12,2% so với năm ngoái, đưa tổng mức ngân sách quốc phòng dự kiến lên khoảng 131,6 tỷ USD. Trên mặt trận an ninh, báo cáo của USCC kêu gọi quốc hội tăng ngân sách cho sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm duy trì sự sẵn sàng chiến đấu, và "đối trọng với năng lực quân sự ngày càng tăng lên của Trung Quốc" Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế khổng lồ có quan hệ tùy thuộc lẫn nhau. Vì thế những chính sách của mỗi bên sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại. Chính những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế cùng với những vấn đề về quân sự và ảnh hưởng khu vực đã khiến quan hệ Trung – Mỹ trở nên căng thẳng trong năm 2014 như báo cáo của USCC. Ngọc Mai ================== Bởi vậy, cái gì phải đến sẽ đến. Không quá 2017. Nhanh thì 2016. Đại để vậy. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 11, 2014 Nhật Bản phủ nhận tranh chấp, tăng cường sức mạnh bảo vệ đảo Senkaku Đông Bình 22/11/14 09:36 Thảo luận (0) (GDVN) - Phủ nhận đồng thuận Nhật-Trung thừa nhận tranh chấp lãnh thổ, mua mới 4 máy bay cảnh báo sớm E-2D Mỹ, sử dụng Đội cảnh giới đặc biệt, tăng cường bắt giữ tàu cá Nhật Bản không nhượng bộ Trung Quốc về vấn đề đảo Senkaku và lịch sử Tướng Nhật: "Không có Pháo binh 2 thì Hải quân TQ chỉ là bia ngắm" Nhật Bản triển khai nhiều tàu tuần tra mới bảo vệ đảo Senkaku Trung Quốc có thể điều lực lượng đội lốt từ Biển Đông tới Senkaku Phủ nhận đảo Senkaku có tranh chấp chủ quyền Ngày 21 tháng 11 hội nghị nội các Chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh, đảo Senkaku không tồn tại tranh chấp chủ quyền. Báo Trung Quốc coi đây tiếp tục là một "khiêu khích nghiêm trọng" sau khi Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida phủ nhận tính chất trói buộc của 4 nguyên tắc Trung-Nhật. Ngày 10 tháng 11 năm 2014, ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc (phải) có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Thái độ của ông Tập Cận Bình được cho là rất "lạnh nhạt", "coi thường", gây sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế. Chính phủ Nhật Bản tuyên bố rõ ràng: "Không tồn tại vấn đề chủ quyền phải giải quyết giữa hai nước Nhật-Trung". Đây là câu trả lời trước chất vấn của 2 nghị sĩ Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản cho rằng, mặc dù 4 nguyên tắc có diễn đạt chữ nghĩa như vậy, nhưng hoàn toàn không có nghĩa là Nhật Bản thừa nhận đảo Senkaku tồn tại tranh chấp, "lập trường liên quan đảo Senkaku của Chính phủ sẽ không thay đổi". Đầu tháng 11, người đứng đầu Cục An ninh quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã đạt được 4 nguyên tắc Trung-Nhật, khi nói về vấn đề đảo Senkaku, hai bên cho biết: "Liên quan đến tình hình căng thẳng ở biển Hoa Đông những năm gần đây như đảo Senkaku, nhận thức đầy đủ hai nước có cách nhìn khác nhau". Trung Quốc coi điều này có nghĩa là Nhật Bản gián tiếp thừa nhận Trung Quốc phát biểu về đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đảo Senkaku. Nhưng, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho rằng, nói như vậy không có nghĩa là Chính phủ Nhật Bản thừa nhận chủ quyền đảo Senkaku tồn tại tranh chấp. Trước đó, ông Fumio Kishida thậm chí nhấn mạnh, 4 nguyên tắc Trung-Nhật không có tính ràng buộc. Tại Ủy ban ngoại giao, quốc phòng Thượng viện sáng ngày 13 tháng 11, ông Fumio Kishida công khai cho biết, hiện nay, 4 nguyên tắc đạt được với Chính phủ Trung Quốc không có hiệu lực pháp lý. Báo Trung Quốc nghĩ rằng, theo đó, Chính phủ Nhật Bản có thể thay đổi và vứt bỏ bất cứ lúc nào. Đối với vấn đề này, người phát ngôn Sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản cho rằng: "Chúng tôi bày tỏ quan ngại và bất mãn nghiêm trọng đối với phát biểu liên quan của phía Nhật Bản. Đảo Điếu Ngư (cách gọi đảo Senkaku của phía Trung Quốc) là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc. Hàm nghĩa và tinh thần của 4 điểm đồng thuận nguyên tắc mà hai bên Trung-Nhật vừa đưa ra là rõ ràng. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida Những năm gần đây, phía Nhật Bản coi thường lập trường của Trung Quốc trong vấn đề đảo Điếu Ngư, cố ý áp dụng hành động khiêu khích đơn phương, là nguồn gốc gây ra tình hình căng thẳng đảo Điếu Ngư hiện nay. Quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc là kiên định, đồng thời luôn tập trung vào thông qua đối thoại, tham vấn để quản lý, kiểm soát và giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư". Theo người phát ngôn này, Trung Quốc thúc giục Nhật Bản "nhìn thẳng vào lịch sử" và sự thực, tuân thủ cam kết, dựa vào tinh thần đồng thuận nguyên tắc, đi cùng một hướng với Trung Quốc, nói năng và hành động thận trọng trong vấn đề đảo Senkaku, chấm dứt tất cả các hành vi gây thiệt hại cho "chủ quyền lãnh thổ" của Trung Quốc. Được biết, ngày 7 tháng 11, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Cục trưởng Cục an ninh quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi đã tổ chức hội đàm ở nhà khách Điếu Ngư Đài, Trung Quốc. Theo báo chí Trung Quốc, hai bên đã đạt được Đồng thuận nguyên tắc 4 điểm về xử lý và cải thiện quan hệ Trung-Nhật: Một, hai bên xác nhận sẽ tuân thủ các nguyên tắc và tinh thần của 4 văn kiện chính trị Trung-Nhật, tiếp tục phát triển quan hệ chiến lược, cùng có lợi Trung-Nhật. Hai, hai bên dựa trên tinh thần "nhìn thẳng vào lịch sử, hướng tới tương lai", đạt được một số đồng thuận về khắc phục những trở ngại chính trị ảnh hưởng tới quan hệ hai nước. Ba, hai bên nhận thức được tồn tại chủ trương khác nhau về tình hình căng thẳng xuất hiện những năm gần đây ở biển Hoa Đông như đảo Senkaku, đồng ý thông qua đối thoại, đàm phán ngăn chặn tình hình xấu đi, xây dựng cơ chế quản lý, kiểm soát khủng hoảng, tránh xảy ra tình hình bất trắc. Bốn, hai bên đồng ý tận dụng các loại kênh đa phương, song phương, tiếp tục tái khởi động đối thoại chính trị, ngoại giao và an ninh, nỗ lực xây dựng lòng tin chính trị. Lãnh đạo Trung-Nhật gặp thoáng qua tại APEC 2014 Sẽ mua 4 máy bay cảnh báo sớm Mỹ đối phó máy bay Trung Quốc Hãng Kyodo, Nhật Bản ngày 20 tháng 11 cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã lựa chọn máy bay E-2D Advanced Hawkeye của công ty Northrop Grumman - ông trùm công nghiệp quốc phòng Mỹ làm máy bay cảnh báo sớm mới của Lực lượng Phòng vệ Trên không. Theo hãng tin này, để tăng cường theo dõi "máy bay quân sự Trung Quốc hoạt động ngày càng tới tấp ở biển Hoa Đông", máy bay cảnh báo sớm này sẽ triển khai ở căn cứ Naha vào năm tài khóa 2017. Chi phí mua sắm đã được đưa vào phương án ngân sách năm tài khóa 2015, nhập khẩu tổng cộng 4 chiếc. Ngoài ra, Nhật Bản đã chính thức quyết định nhập khẩu máy bay vận tải MV-22 Osprey và máy bay do thám không người lái Global Hawk của Quân đội Mỹ. Trong "Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn" của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã ghi rõ sẽ nhập khẩu 4 máy bay cảnh báo sớm mới, 3 máy bay không người lái tầm cao và 17 máy bay cất hạ cánh thẳng đứng, đồng thời đã tiến hành lựa chọn loại máy bay. Bài báo chỉ ra, máy bay cảnh báo sớm E-2D nhỏ hơn về kích cỡ so với 737AEW&C của công ty Boeing Mỹ, mặc dù E-2D không bằng 737AEW&C về khoảng cách hoạt động liên tục và độ cao bay, nhưng giá cả rẻ trên một nửa. E-2D là loại máy bay mới nhất của dòng E-2C mà Lực lượng Phòng vệ Trên không đang sử dụng, sử dụng tương đối thuần thục, thông thạo, khả năng dò tìm mục tiêu và truyền tin cũng rất xuất sắc. Do đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản phán đoán nó thích hợp nhất cho nhiệm vụ theo dõi các hòn đảo ở tây nam. Máy bay cảnh báo sớm trên biển E-2D Advanced Hawkeye Mỹ Osprey là loại máy bay lựa chọn duy nhất của máy bay cất hạ cánh thẳng đứng. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đưa ra đề nghị với địa phương về việc triển khai máy bay này ở sân bay Saga. Máy bay không người lái cũng có loại máy bay lựa chọn khác, nhưng căn cứ vào tính năng, cuối cùng đã chọn Global Hawk. Bắt 7 thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc Trang mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 19 tháng 11 cho biết, từ tháng 10 trở lại đây, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã liên tục bắt nhiều thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc do khai thác phi pháp san hô đỏ ở các vùng biển Nhật Bản như quần đảo Bonin. Sáng ngày 18 tháng 11, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản tiếp tục giam giữ một tàu cá và bắt một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc. Đây là thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc thứ 7 Nhật Bản bắt được ở vùng biển này. Thuyền trưởng này đã 61 tuổi. Theo bài báo, nhân viên bảo vệ bờ biển Nhật Bản phát hiện trên tàu cá Trung Quốc có dụng cụ lưới khai thác san hô, nhưng không thấy có san hô. Trên tàu còn có 13 thuyền viên khác, nhà chức trách Nhật Bản đã lần lượt thẩm vấn 13 người này. Đài truyền hình NHK Nhật Bản ngày 18 tháng 11 cho biết, từ tháng 10 đến nay, tàu cá Trung Quốc bắt đầu xuất hiện rất nhiều ở vùng biển quần đảo Bonin và khai thác phi pháp san hô, đồng thời tàu cá Trung Quốc đã coi thường lệnh dừng hoạt động của phía Nhật Bản, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã tăng cường cảnh giới và cấm tàu cá Trung Quốc đến vùng biển quần đảo Bonin. Trong tương lai, đơn vị bảo vệ bờ biển ở Yokohama sẽ tiếp tục tăng cường mức độ cấm tàu Trung Quốc. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ tàu cá Trung Quốc khai thác trộm san hô Ngày 17 tháng 11, cũng có 2 thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bị phía Nhật Bản bắt vì lý do khai thác trộm tương tự, địa điểm là vùng biển thành phố Minamisatsuma, tỉnh Kagoshima. Hai thuyền trưởng này tên là Lương Cúc Phu và Hà Trường Khôn, lần lượt 51 tuổi và 33 tuổi. Điều đội cảnh giới đặc biệt ứng phó tàu cá Trung Quốc Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 11 dẫn báo Nhật tiết lộ, theo tin từ Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, đối với vấn đề rất nhiều tàu cá Trung Quốc khai thác trộm san hô ở vùng biển xung quanh quần đảo Bonin, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản từng điều động Đội cảnh giới đặc biệt (SST) tiến hành cảnh giới. Theo bài báo, ngày 5 tháng 10, Đội cảnh giới đặc biệt nhận được mệnh lệnh, nhanh chóng lên máy bay trực thăng xuất phát từ căn cứ Osaka, hạ cánh trên tàu tuần tra cỡ lớn ở khu vực quần đảo Bonin, sau đó đã tổ chức cuộc họp nhanh về chuẩn bị trước cho tác chiến, rồi lại lên trực thăng. Khi máy bay đến vùng trời có tàu cá Trung Quốc khai thác trộm san hô, đội viên Đội cảnh giới đặc biệt trước tiên sử dụng dây thừng hạ xuống mặt ngoài tàu, sau đó cầm súng máy vào tàu, đã chế ngự ngư dân Trung Quốc "có ý đồ dùng dao phay chống đối", cưỡng chế đưa về Yokosuka. Đội cảnh giới đặc biệt này được thành lập vào năm 1996, có nhiệm vụ ứng phó với các sự kiện khủng bố trên biển. Do số lượng người cụ thể, phạm vi bố trí chức vụ của đội này thuộc nội dung bí mật, vì vậy Chính phủ Nhật Bản chưa từng công khai đơn vị này, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng không công bố bất cứ thông tin nào liên quan đến điều động khẩn cấp lần này. Đội cảnh giới đặc biệt - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản "Đội cảnh giới đặc biệt" Nhật Bản được xem là đơn vị đặc biệt chống khủng bố bí mật nhất Nhật Bản, trang mạng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng chỉ đưa những thông tin đơn giản. Tên đầy đủ của nó là "Đội cảnh giới đặc biệt Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản", tiền thân là đội cảnh giới trên biển được thành lập ở sân bay Kansai vào năm 1985. Năm 1992, nó sáp nhập với đội cảnh giới hộ tống vận chuyển plutonium từ Pháp và thành lập nên Đội cảnh giới đặc biệt hiện nay. Đơn vị đặc biệt này trong thời bình giải cứu tàu bị bắt cóc, bảo vệ vận chuyển hàng quan trọng như plutonium; kiểm tra tạm thời đối với tàu khả nghi, mục tiêu là ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngày 29 tháng 5 năm 2010, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản tổ chức huấn luyện kiểm duyệt và tổng hợp ở vịnh Tokyo, đơn vị này công khai xuất hiện. Đơn vị này có 7 phân đội, trong đó có phân đội đặc biệt làm các nhiệm vụ như bảo vệ, xử lý chất nổ. Mỗi phân đội có đội trưởng, đội phó và 6 đội viên. Đội cảnh giới này chủ yếu học từ đơn vị đột kích Seal của Mỹ các kiến thức về bắn, chặn đánh, chiến đấu cự ly gần, nhảy dù máy bay trực thăng. Đội cảnh giới đặc biệt - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản =========================== Bởi vậy, cái này nói dồi: Ngài Abe không thể thừa nhận tranh chấp ở Senkaku. Vì như vậy không khác gì phản bội nước Nhật. Thùng thuốc nổ nằm ở Hoa Đông, đầu dây cháy chậm nằm ở bể Đông.. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 11, 2014 Báo Hồng Kông: Mâu thuẫn tư tưởng trị quốc của Tập Cận Bình Hồng Thủy 23/11/14 09:17 Thảo luận (0) (GDVN) - Trớ trêu thay, tầm nhìn của Tập Cận Bình lại mâu thuẫn với tư tưởng của Mao Trạch Đông. Báo Nhật: ASEAN cần 1 mặt trận thống nhất đối phó Trung Quốc "Đại yến thết khách và giấc mơ châu Á - Thái Bình Dương" Tổng thống Obama và đòn "phủ đầu" Trung Quốc ngay tại G-20 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tờ South China Morning Post ngày 23/11 đưa tin, chủ đề của hội nghị trung ương 4 đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng trước là vấn đề pháp trị, quản lý nhà nước theo pháp luật. Tuy nhiên ông Tập Cận Bình dường như lại đang muốn bổ sung các quy tắc của đạo đức xã hội vào quản trị đất nước. "Để thực hiện mục những mục tiêu quản lý nhà nước theo pháp luật, chúng ta cần phải duy trì sự kết hợp của hoạt động quản trị quốc gia theo luật pháp cùng với đạo đức xã hội", một tài liệu được hội nghị trung ương 4 thông qua cho biết. Ông Tập Cận Bình cũng khẳng định phải thực hiện song song "pháp trị" và "đức trị" trong các bài phát biểu của mình tại các phiên họp của đảng Cộng sản Trung Quốc. Kể từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã đặt ra nhiệm vụ tìm kiếm một nền tảng đạo đức mới cho những gì ông gọi là phục hưng dân tộc Trung Hoa. Nhiệm vụ này là đào sâu lịch sử và tìm kiếm trong các truyền thống của Trung Quốc ý tưởng pháp trị và đức trị, phản ánh hai trường phái chính trị và quản trị từ lâu đã thống trị lịch sử Trung Quốc, Pháp gia và Nho giáo. Tập Cận Bình đưa ra khái niệm quản lý nhà nước, quản trị quốc gia theo pháp luật nhưng không giống với những nền pháp trị của phương Tây. Các chuyên gia cho rằng Tập Cận Bình đã cố gắng khai thác truyền thống của Pháp gia, trong đó nhấn mạnh những hình phạt khắc nghiệt để kiểm soát các quan chức và chi phối mọi công dân trong đời sống xã hội. Pháp gia xem luật pháp là công cụ của nhà cầm quyền để duy trì quyền lực. Tập Cận Bình cũng đã định hướng tham khảo tư tưởng của Hàn Phi (281-233 trước Công Nguyên), học giả nổi tiếng Trung Quốc thời Chiến Quốc, giai đoạn Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa vốn nổi tiếng với tư tưởng "cai trị độc đoán" từ hơn 2200 năm trước. "Khi mọi người tuân theo pháp luật, quốc gia đó mạnh mẽ. Khi mọi người không tuân thủ pháp luật, quốc gia đó suy yếu", Tập Cận Bình dẫn lời khuyên của Hàn Phi thủa trước. Ông Bình cũng dẫn quan điểm của Thương Ưởng (khoảng 390 - 338 trước Công Nguyên) về chính sách "khắc nghiệt" của nhà Tần đã biến một nước yếu thành "đế quốc đáng sợ". Pháp gia đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển triều đại nhà Tần trở nên mạnh mẽ, và hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng đã sử dụng tư duy Pháp gia để thống nhất đất nước. Nhưng với sự sụp đổ của nhà Tần và bạo chúa Tần Thủy Hoàng, Nho giáo đã thay thế Pháp gia trong nền chính trị Trung Quốc. Trong khi Pháp gia được xem là "phe cải cách" thì Nho giáo bị coi là "phe bảo thủ". Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc biểu quyết trong phiên hội nghị trung ương 4 vừa qua. Trớ trêu thay, tầm nhìn của Tập Cận Bình lại mâu thuẫn với tư tưởng của Mao Trạch Đông. Trong Cách mạng Văn hóa, Mao Trạch Đông phát động một chiến dịch tố Nho giáo, Khổng Tử trong khi tôn vinh Pháp gia. Nhưng ngày nay Tập Cận Bình thấy rằng cả hai trường phái tư tưởng này đều có liên quan đến nền chính trị hiện đại. Các nhà phân tích lưu ý rằng, Tập Cận Bình đã thông qua các chính sách kiểm soát chặt các dân tộc thiểu số và chống tham nhũng, hung hăng với các nước láng giềng (mà Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp lãnh thổ, nhưng Nho giáo vẫn đại diện cho quản trị "mềm" của Trung Quốc. Tập Cận Bình nhiều lần ca ngợi về quy tắc đạo đức xã hội, trong các bài phát biểu của mình ông Bình thường trích dẫn từ Luận Ngữ, một trong những bộ kinh điển của Nho giáo ghi lại lời Khổng Tử. Trong một hội thảo quốc tế kỷ niệm 2565 năm ngày sinh Khổng Tử vào tháng 9 vừa qua, Tập Cận Bình ca tụng đạo đức và tư tưởng của Khổng Tử như "ánh sáng dẫn đường" cho Trung Quốc hiện đại và nói rằng đảng Cộng sản Trung Quốc là sự kế thừa của các truyền thống văn hóa Trung Quốc đặc trưng bởi Nho giáo. Nhưng các nhà phân tích cho rằng 2 trường phái tư tưởng này mâu thuẫn nhau nên việc kết hợp chúng vào quản trị hiện đại sẽ là một thách thức đối với Tập Cận Bình và Trung Nam Hải. Xiaoyu Pu, giáo sư khoa chính trị đại học Nevada cho rằng, 2 trường phái này mâu thuẫn vì dựa vào các quy tắc đạo đức là không đáng tin cậy so với pháp luật. Nhưng mặt khác, một trật tự xã hội tốt cần phụ thuộc cả vào pháp luật và đạo đức. Zhang Qianfan, một giáo sư luật Hiến pháp từ đại học Bắc Kinh cho rằng thật khó để áp dụng cả tư tưởng Pháp gia với Nho giáo vào quản trị, vì hai trường phái này "mâu thuẫn nhau một cách tự nhiên". Theo ông trách nhiệm của chính phủ là thúc đẩy pháp quyền, còn đạo đức hãy để lại cho xã hội điều chỉnh. Steve Tsang, một giáo sư về Trung Quốc tại đại học Nottingham bình luận, thực ra Tập Cận Bình chỉ đơn thuần sử dụng các thuật ngữ và khái niệm của cả Nho giáo lẫn Pháp gia để hô khẩu hiệu tăng cường vai trò của đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay, các nhà phân tích không nhất thiết phải suy diễn ra một ý nghĩa nào đó sâu sắc hơn. ========================= Nhưng các nhà phân tích cho rằng 2 trường phái tư tưởng này mâu thuẫn nhau nên việc kết hợp chúng vào quản trị hiện đại sẽ là một thách thức đối với Tập Cận Bình và Trung Nam Hải. Xiaoyu Pu, giáo sư khoa chính trị đại học Nevada cho rằng, 2 trường phái này mâu thuẫn vì dựa vào các quy tắc đạo đức là không đáng tin cậy so với pháp luật. Nhưng mặt khác, một trật tự xã hội tốt cần phụ thuộc cả vào pháp luật và đạo đức. Đọc đoạn này làm Lão Gàn chợt nhớ tới lời của Đại Vương Ếch Cốm hỏi dũng sĩ Dế Mèn: "Nhị vị tráng sĩ lưu gót giang hồ. Không chân trời góc biển nào không tỏ tường. Dám hỏi nhị vị tráng sĩ có thấy thằng cháu Trời nhà bỉ phu ở đâu không?". Có thể nói ngài Tập hoàn toàn đúng khi đặt vấn đề song hành Đức trị và Pháp trị trong xã hội Trung Hoa. Chẳng có gì mâu thuẫn giữa hai mô thức hình thái ý thức xã hội này cả. Nhưng từ một lý thuyết đến ứng dụng vào thực tế thì đấy mới là khó khăn và tính phức tạp của vấn đề. Đây mới chính là vấn nạn của ngài Tập. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 11, 2014 TNS John McCain: Mỹ đang lặp lại sai lầm thời chiến tranh Việt Nam Thứ Hai, 24/11/2014 - 06:37 Thượng nghị sĩ John McCain nói rằng “sự leo thang từng bước” trong cuộc chiến chống IS bây giờ khiến ông nhớ đến chiến lược thất bại làm Mỹ thua trong Chiến tranh Việt Nam. >> Liên quân thực hiện 30 cuộc không kích mới vào IS Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa của bang Arizona John McCain, từng tham gia Chiến tranh Việt Nam và cũng từng bị bắt làm tù binh hơn 5 năm “Điều làm tôi thực sự lo lắng là đây chính là những gì chúng ta đã để thua trong Chiến tranh Việt Nam - cùng là một kiểu leo thang dần dần từng bước một”, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa của bang Arizona, và cũng là cựu tù binh 5 năm trong Chiến tranh Việt Nam trả lời phỏng vấn của tờ The Fine Print tại điện Capitol. “Không có quân đội dưới mặt đất, sau rồi chúng ta phải duy trì an ninh cho các căn cứ, rồi mỗi lúc lại tăng cường thêm nữa, thêm nữa. Hình ảnh này giống với những gì chúng ta đã thấy ngày đó”, ông nói. Đến tháng 1/2015, khi đảng Cộng hòa tiếp quản Thượng viện, Thượng nghị sĩ McCain sẽ trở thành Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng Viện Mỹ và ông đã cam kết sẽ bắt Tổng thống Obama phải chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại của ông ấy với vai trò là một nhà lãnh đạo mới. “Tôi rất đồng cảm với cương vị vừa là Tổng thống vừa là Tổng tư lệnh… Tuy nhiên, Quốc hội cũng có trách nhiệm đòi hỏi một chính sách đoàn kết và hiệu quả để giải quyết thách thức liên quan đến các phần tử Hồi giáo cực đoan”, ông McCain cho biết. “Hiện giờ, tôi không nghĩ người dân còn tin rằng chính quyền này có cách để làm suy yếu và rồi đánh bại được IS như Tổng thống đã tuyên bố trước đó”. Theo ông, nhu cầu cấp bách nhất cuộc chiến chống IS là thiết lập “khu vực cấm bay” ở Syria, tăng cường lính bộ binh để hỗ trợ và cung cấp vũ khí trực tiếp cho lực lượng Kurd (hay còn gọi là Peshmerga) đang chiến đấu ở tiền tuyến. Một thách thức khác trong cuộc đối đầu với IS là nhóm cực đoan này rất thiếu kiềm chế và dễ giết hại các con tin, trong đó có 3 công dân Mỹ. Ông McCain cho rằng Mỹ nên xem xét lại chính sách cho phép gia đình các con tin linh hoạt hơn trong nỗ lực kêu gọi phóng thích người thân của họ. “Nếu đang trong lúc tuyệt vọng, hoàn toàn có thể hiểu họ sẵn sàng đưa tiền cho bất cứ tổ chức nào để có thể cứu được người thân của mình. Tôi có thể nói thẳng, việc làm của họ không vi phạm bất cứ điều luật nào”. Về chính sách đối ngoại cụ thể mà ông hy vọng sẽ được giải quyết trong phiên họp Quốc hội sắp tới, ông McCain nói rằng Đảng Cộng hòa “bắt buộc” phải chứng tỏ được khả năng lãnh đạo số đông khi nghĩ đến cuộc đua cho chiếc ghế Tổng thống năm 2016. “Tôi cho rằng cuộc bầu cử năm 2016 sẽ phần lớn được quyết đinh bởi cách lãnh đạo số đông của Đảng Cộng hòa. Nếu chúng ta chỉ là những kẻ phá hoại và bị người dân coi là như vậy thì tôi không nghĩ chúng ta sẽ có thể thắng”. Điều này đặc biệt quan trọng nếu như bà Hillary Clinton là đại diện của Đảng Dân chủ trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 như nhiều người mong đợi. “Một trong những vấn đề là: Nếu Đảng Cộng hòa chúng ta chứng tỏ được khả năng lãnh đạo thì chắc chắn bà ấy sẽ gặp vấn đề với một chính quyền không được lòng nhân dân”. Nội dung được hoàn thành qua tham khảo nguồn tin từ ABC News, một trang tin của đài phát thanh và truyền hình Australian Broadcasting Company (ABC) của Úc. ABC được thành lập năm 1943 và là một trong những đài truyền hình lớn của Úc. Theo Huỳnh Linh (lược dịch) Infonet ====================== Tôi rất cảm tình với ngài McCain vì sự kiên quyết của ngài. Nhưng việc ngài chỉ trích ngài Obama trong trường hợp này là sai lầm. Vậy theo ngài thì nước Mỹ sẽ làm gì với IS? Nếu như ngài McCain nói: Theo ông, nhu cầu cấp bách nhất cuộc chiến chống IS là thiết lập “khu vực cấm bay” ở Syria, tăng cường lính bộ binh để hỗ trợ và cung cấp vũ khí trực tiếp cho lực lượng Kurd (hay còn gọi là Peshmerga) đang chiến đấu ở tiền tuyến. Có phải là biện pháp đúng không? Hay chính phương pháp này lặp lại những sai lầm của Hoa Kỳ ở Việt Nam? Ngoại trừ vì lý do "tế nhị và nhạy cảm", còn đám IS này tôi nghĩ với sức mạnh Hoa Kỳ, "cái đấm thì thừa, cái đá thì thiếu". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 11, 2014 Bình luận xung quanh sự ra đi đột ngột của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Nguyễn Hường 25/11/14 07:46 Thảo luận (0) (GDVN) - Sự ra đi đột ngột của Bộ trưởng Hagel khi tại vị được 21 tháng đã làm dấy lên nhiều đồn đoán trong giới truyền thông Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 24/11 xác nhận thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Chuc Hagel đã đệ đơn xin từ chức. Đơn xin từ chức của Bộ trưởng Hagel đã được Tổng thống Obama chấp thuận, RT cho biết. Bộ trưởng Quốc phòng Chuc Hagel. Ông Hagel được bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tháng 12/2013. Khi đó ông đã mô tả sự kiện này là một "đặc ân vĩ đại nhất cuộc đời tôi"."Trong gần hai năm, ông Chuck Hagel là một Bộ trưởng Quốc phòng gương mẫu, tạo ra sự ổn định cho chúng ta hiện đại hóa chiến lược và ngân sách để đáp ứng các mối đe dọa lâu dài trong khi vẫn đáp ứng với những thách thức trước mắt như IS và Ebola", Tổng thống Obama cho biết trong tuyên bố hôm 24/11. "Nhờ ông ấy, quân đội của chúng tôi có một cơ sở vững chắc hơn khi tham gia vào các nhiệm vụ và tìm về tương lai."Sự ra đi đột ngột của Bộ trưởng Hagel khi tại vị được 21 tháng đã làm dấy lên nhiều đồn đoán trong giới truyền thông Mỹ. Nhiều phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng nguyên do của sự kiện này xuất phát từ những bất đồng giữa Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, số khác cho rằng đơn giản ông không còn phù hợp.Vài giờ trước khi thông báo chính thức trên được ông Obama đưa ra, tời New York Times đưa tin cho rằng ông Hagel từ chức do áp lực từ những thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua và do các nhóm an ninh quốc gia Mỹ không có khả năng dẫn đầu trong một loạt các cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây. Trong khi đó, CNN cho rằng nguyên nhân dẫn tới sự ra đi đột ngột này của ông Hagel là do xung đột với Nhà Trắng về một số vấn đề "vi mô" trong chính quyền. Hai ông Hagel và Obama đều xác định rằng Lầu Năm Góc đã đến lúc cần một nhà lãnh đạo mới. RT cho biết, ông Hagel vẫn giữ những bất đồng với Nhà Trắng về chính sách với Iraq từ năm 2007 và sự gia tăng nhóm vận động hành lang cho Israel tại Mỹ.Một quan chức quốc phòng cấp cao tiết lộ với thông tấn AP rằng cả ông Hagel và Obama đều xác định rằng Lầu Năm Góc đã đến lúc cần một nhà lãnh đạo mới. Tổng thống Obama tuần này nói rằng "đã đến thời điểm thích hợp" để ông Hagel bước xuống và kết thúc quá trình chuyển đổi 21 tháng của Lầu Năm Góc. Với quan điểm ít hiếu chiến trong các vấn đề quốc tế, Bộ trưởng Hagel vốn được xem là ứng cử viên thích hợp giúp ông Obama thúc đẩy chiến dịch rút quân tại Afghanistan trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm sâu. Tuy nhiên, các sự kiện gần đây như sự nổi lên của IS, dịch Ebola đã đặt ra những yêu cầu mới khác khiến vai trò của ông Hagel trở nên không còn phù hợp, một quan chức cấp cao Mỹ nói với New York Times. "Ông ấy nhận công việc này để kết thúc chiến tranh chứ không phải bắt đầu một cuộc chiến khác", nguồn tin nói.Sự ra đi của Bộ trưởng Hagel có thể là dấu hiệu cho thấy Nhà Trắng đã sẵn sàng thực hiện một chính sách đối ngoại "hiếu chiến" hơn, đồng thời cũng báo hiệu cho các nhà phê bình rằng chính quyền Obama đã sẵn sàng đón nhận những lời chỉ trích của việc xử lý sai các sự kiện gần đây.Hiện chưa rõ ai sẽ thay thế vị trí trống sau khi ông Hagel ra đi. Theo New York Times thì Michele Flournoy - thư ký của ông Hagel, Thượng nghị sĩ Jack Reed của đảng Dân chủ và là một cựu sĩ quan uân đội, Ashton B. Carter - một cựu Thứ trưởng Quốc phòng là các ứng cử viên tiềm năng nhất.Một nguồn tin nói với ABC News rằng người kế nhiệm sẽ sớm được công bố danh tính, trong khi đó, ông Hagel cho biết ông sẽ ở lại trong vai trò hiện tại của mình cho đến khi một sự thay thế được Thượng viện xác nhận. =================== Trước đây, khi vị bộ trưởng Quốc Phòng và Bộ trường ngoại giao - Bà Clinton - của chính phủ Hoa Kỳ từ nhiệm, Lão Gàn đã xác định ngay là do bất đồng trong chính sách đối ngoại. Sau này vị cựu Bộ trường Quốc phòng Hoa Kỳ viết hồi ký đã xác định điều này. Nay đến ngài Hagel, tôi cũng xác định rằng: Đó là do bất đồng ý kiến về chính sách quân sự đối ngoại của Hoa Kỳ. Hoàn toàn không phải vì ngài Hagel bồ câu hơn, nên không phù hợp với chính sách của ngài Obama. Mà chính vì ngài Hagel nóng vội hơn. Hãy chờ xem. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites