Posted 20 Tháng 6, 2014 Giờ mới thấm hai chữ “viển vông” http://www.thesaigon...g%E2%80%9D.html Nguyễn Vũ Thứ Năm, 19/6/2014, 14:27 (GMT+7) (TBKTSG Online) - Thông thường một khi hai nước có xảy ra tranh chấp hay có xung đột, nói tóm lại là “cơm không lành, canh không ngọt” thì kênh tiếp xúc ngoại giao chính thức là con đường giải quyết tốt nhất. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (bên phải) tiếp Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ảnh : TTXVN Và một khi cử một đoàn “sứ giả” qua để tìm cách tháo gỡ những vấn đề đang căng thẳng giữa hai nước thì nguyên tắc sơ đẳng là lắng nghe lập luận của nhau, ghi nhận ý kiến của nhau để đem về nghiên cứu. Thế nhưng đoàn do ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, sang Việt Nam và tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao Việt Nam không đi theo nguyên tắc này. Cứ lấy tường thuật của Tân Hoa Xã cho khách quan. Hãng tin này trích lời ông Dương Khiết Trì nói rằng Việt Nam phải ngưng ngay việc quấy rối hoạt động bình thường của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông và không được tạo thêm những xung đột mới. Đây là một thái độ không thể chấp nhận bởi suốt cả tháng 5 và xuyên qua tháng 6, người bình tĩnh nhất cũng không thể bỏ qua một sự thật rành rành là Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam, cố tình gây ra căng thẳng. Trong tình huống đó, lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam phải ra để thông báo cho họ biết họ đang vi phạm vùng biển Việt Nam như thế nào. Thế mà các bằng chứng bằng hình ảnh đều cho thấy kẻ hung hăng bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, đâm thẳng vào tàu kiểm ngư Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam đều là của Trung Quốc. Một thái độ đúng đắn của Trung Quốc phải là đưa ra lời giải thích vì sao họ hành động như vậy chứ không thể có chuyện ngược đời, đòi Việt Nam ngưng quấy rối! Điều thứ nhì là một khi hai nước đang trao đổi ngoại giao như thế tại sao phía Trung Quốc ngay hôm đó lại hung hãn tiếp tục đâm vào tàu kiểm ngư của Việt Nam? (Thông tin từ báo chí cho biết: 15h34 chiều ngày 18-6, tàu dịch vụ dầu khí Trung Quốc số hiệu 252 đã đâm vào mạn trái tàu kiểm ngư 762 của Việt Nam, tại vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 12 hải lý. Cú đâm mạnh làm biến dạng lan can mạn trái và hư hỏng nhiều thiết bị trên tàu 762). Không lẽ phía Trung Quốc không điều khiển được hành động của các cấp bên dưới? Ngay cả Tân Hoa Xã, cũng trong dịp này, lại tung ra bài viết mang tính vu khống và đe dọa Việt Nam với chủ đề “bốn không được”. (Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông); Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ). Như đã nói ở trên, thái độ đúng đắn với thông lệ ngoại giao bình thường là tạm ngưng các hoạt động có thể bị gán là khiêu khích nhau một khi hai bên cử đoàn ngoại giao tiếp xúc với nhau. Đằng này Tân Hoa Xã lại có bài viết mang tính “dạy đời” như kiểu một nước lớn o ép một nước nhỏ thì rõ ràng họ đã bỏ qua nguyên tắc ngoại giao sơ đẳng này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói trước cộng đồng quốc tế: "Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó". Nay với thực tế diễn ra qua chuyến đi của ông Dương Khiết Trì mới thấm thía hai chữ “viển vông” này. ================== Lão Gàn wan tâm lớn nhất đến cội nguồn Việt sử. Ai quan tâm đến cội nguồn Việt sử, cá nhân Lão Gàn rất ủng hộ. Nếu được đi bầu (*), người đó chắc chắn có 1 phiếu của Lão Gàn. Còn không thì cũng vỗ tay ủng hộ. ================== * Sở dĩ Lão Gàn nói vậy, vì lần bầu trước 2011 - 2012 gì đó, Lão Gàn không có trong danh sách cử tri tại nơi tạm trú. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2014 "Trung Quốc có thể tấn công Kobe đầu tiên nếu nổ ra xung đột với Nhật" Thứ Sáu, 20/06/2014 - 07:23 (Dân trí) - Nếu nổ ra xung đột giữa Trung Quốc và Nhật, thành phố lớn thứ 6 của Nhật, Kobe, có thể là mục tiêu tấn công đầu tiên của quân đội Trung Quốc, tạp chí Shukan Gendai tại Tokyo nhận định hôm 18/6. JS Mochisio - một tàu ngầm lớp Oyashio của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Tạp chí Shukan Gendai cho hay, Kobe có thể là mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc vì thành phố này là nơi đặt 2 hãng đóng tàu ngầm lớn của Nhật, Mitsubishi và Kawasaki. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, chuyên gia quân sự Nhật Bản Mitsuhiro Sera nói với Shukan Gendai rằng các máy bay chiến đấu của không quân hoặc hải quân Trung Quốc thường bay cách máy bay Nhật ít nhất 800 m mỗi khi đối đầu nhau trên Hoa Đông. Tuy nhiên, các quy tắc đã thay đổi và các máy bay Trung Quốc gần đây đã bay rất gần các máy bay Nhật trong khu vực. Theo ông Sera, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tấn công nơi ít được dự đoán nhất, và Kobe là mục tiêu tiềm tàng. Một quan chức giấu tên của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản cũng ủng hộ nhận định của ông Sera, nói rằng ông sẽ chọn tấn công Kobe nếu ông là tướng Trung Quốc. Mitsubishi và Kawasaki chế tạo tàu ngầm cho lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tại các nhà máy đặt tại Kobe. Các tàu ngầm có thể đóng một vai trò quan trọng trong một chiến dịch hải quân giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho rằng, nếu Trung Quốc tấn công 2 nhà máy này, điều đó sẽ khiến Nhật Bản gặp nguy hiểm. An Bình Theo Wantchinatimes ============ Ngoài Kobe ra , theo quẻ của Lão Gàn thì một thành phố lớn ở phía Đông, Đông Bắc Nhật Bản cũng có khả năng bị tấn công từ trên biển. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2014 Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ tập trận chung 'dằn mặt' Trung Quốc 20/06/2014 09:20 (TNO) Hải quân ba nước Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ sẽ tiến hành tập trận chung ở tây Thái Bình Dương, một động thái được cho là để “dằn mặt” Trung Quốc. Tàu chiến INS Tabar của Ấn Độ - Ảnh: Reuters Cuộc tập trận Malabar 2014 sẽ diễn ra ở khu vực tây Thái Bình Dương vào cuối tháng 7.2014 với sự tham gia của lực lượng hải quân ba nước Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, theo tờ The Diplomat có trụ sở ở Nhật Bản ngày 19.6. Tờ Times of India (Ấn Độ) cho biết hải quân Ấn Độ sẽ gửi 4-5 tàu chiến, bao gồm tàu khu trục lớp Rajput và tàu khu trục nhỏ tàng hình lớp Shivalik, tham gia tập trận. The Diplomat vẫn chưa thể xác nhận Nhật Bản và Mỹ sẽ điều động các tàu chiến gì. Nhưng các tàu chiến Nhật, Mỹ sẽ tham gia một cuộc tập trận với Nga trước khi đến tây Thái Bình Dương vào cuối tháng 7.2014 để tham gia Malabar. Cũng theo The Diplomat, cuộc tập trận của ba nước này là nhằm để “dằn mặt” và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở khu vực tây Thái Bình Dương. Lần đầu tiên Nhật Bản và Ấn Độ tham gia tập trận Malabar hồi 2007 ở vịnh Bengal, mặc dù cách xa bờ biển Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối. Cuộc tập trận Malabar năm nay có thể sẽ khiến Trung Quốc “tức giận” bởi vì căng thẳng Nhật Bản - Trung Quốc leo thang do tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo The Diplomat. Trung Quốc đang nỗ lực thắt chặt quan hệ với Ấn Độ sau cuộc bầu cử và ông Narendra Modi đắc cử chức Thủ tướng, đồng thời theo dõi sát sao mối quan hệ chiến lược giữa Tokyo và New Delhi. Ông Modi sẽ đến gặp gỡ Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và đầu tháng 7.2014 nhằm mở rộng quan hệ chiến lược giữa hai nước. Phúc Duy ================= Trung Quốc bất ngờ mềm mỏng với Ấn Độ Thứ hai, 9/6/2014 | 11:13 GMT+7 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm qua bắt đầu chuyến thăm hai ngày đến Ấn Độ với kỳ vọng xoa dịu mối căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ nay và thúc đẩy quan hệ thương mại vốn bị đình trệ giữa hai nước. Anh Ngọc ============== Lần trước, Tổng tham mưu trưởng Tung cóoc sang Huê Kỳ, Lão Gàn phán rằng thì là sẽ được nghe chửi rất văn chương. Quả đúng thế thật. Lần này thấy ông Nghi Vượng bắt tay bà Sờ Vai Dai (Lão Gàn không biết tiếng Ấn Độ nên phiên âm vậy. Híc) thấy cứ như là hai đấu sĩ lên võ đài, trước khi đấm đá thì bắt tay nhau rất lịch sự. Hãy chờ xem. Hì! Năm 1960 đến 1961. Trung Quốc cũng dùng vũ lực để chiếm một phần lớn lãnh thổ của Ấn Độ. Bi wờ đàm phán dừng tranh chấp, cũng đồng nghĩa với Ấn Độ bán đứng phần lãnh thổ bị chiếm cho Tung Cóoc. Bởi zdậy. Cô gái Ấn Độ làm gì có chiện bị hiếp dâm như vậy. Trung Quốc sai lầm nghiêm trọng rùi. Đã mang lấy nghiệp vào thân. Thì đừng trách lẫn trời gần đất xa. Bởi vậy, trong bức tranh "Canh bạc cuối cùng", Lão Gàn đã phán là thiếu cô gái Ấn Độ mà. Cho nên, quan hệ Trung Quốc - Việt Nam là một chuyện. Cái vấn đề còn là đại cục trong mối quan hệ với cả thế giới. Tầm nhìn của Trung Quốc về đại cục mắc một sai lầm lớn trong sách lược quốc gia. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2014 Trung Quốc chuẩn bị dư luận cho đại án tham nhũng Từ Tài Hậu Hồng Thủy 20/06/14 07:07 (GDVN) - Tờ Quân giải phóng Trung Quốc kêu gọi không khoan nhượng với các hành vi tham nhũng trong lực lượng vũ trang. Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc được cho là sắp phải ra tòa án binh vì cáo buộc tham nhũng. Bưu điện Hoa Nam ngày 20/6 đưa tin, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây đã tung ra một số bài viết về việc đẩy mạnh chống tham nhũng trong quân đội, dấu hiệu cho thấy việc truy tố tướng Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương sẽ sớm được công bố. Trong một bài xã luận, tờ Quân giải phóng Trung Quốc kêu gọi không khoan nhượng với các hành vi tham nhũng trong lực lượng vũ trang. Tân Hoa Xã trong khi đó đưa tin, hôm qua ông Tập Cận Bình đã gặp các tướng lĩnh, sĩ quan không quân Trung Quốc và kêu gọi lực lượng này tăng cường niềm tin vào ý thức hệ, nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu, tuyên bố sẽ làm trong sạch quân đội Trung Quốc. Tờ Nhân Dân nhật báo thì đăng tải bài viết nhận định của một số tướng lĩnh Trung Quốc bày tỏ cam kết sẽ trung thành tuyệt đối, phục vụ dân tộc một cách không vụ lợi. Trương Minh, một giáo sư khoa học chính trị từ đại học Nhân Dân cho biết, các bài viết này có thể báo trước 1 cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội quyết liệt hơn cả đối với các quan chức chính quyền dân sự. Nghê Lạc Hùng, giám đốc trung tâm Nghiên cứu chính sách Quốc phòng tại Thượng Hải cho rằng, những bài báo này rõ ràng là một phần của nỗ lực chuẩn bị dư luận cho việc công khai 1 đại án tham nhũng trong quân đội. Tờ Quân giải phóng Trung Quốc khẳng định, chấp nhận sống chung với tham nhũng trong quân đội là chấp nhận thất bại trong chiến tranh. Tờ báo nhắc lại thất bại của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất 1894-1895 là do tham nhũng trong đội ngũ sĩ quan chỉ huy quân đội nước này. ================== Bởi vậy, từ lâu Lão Gàn đã nói rùi, ngay trong cái tô bít này, Đại ý là: Ông Bạc Hy Lai chỉ là chiện vớ vỉn. Mần răng mà hai tuần là xong. Còn loạn cào cao lên nữa ấy chứ lị. Chưa xong đâu. Phó chủ tịch quân úy Trung ương thì không phải vừa. Ông này mà hô một tiếng khi đương quyền thì cũng đủ loạn cào cào. Nhưng chưa xong đâu. Còn nhiều tập. Đón xem hồi sau sẽ rõ. Nhìn tướng trự này có vẻ cũng oai như cóc. Nhưng nhìn kỹ thì bị cách "Thanh xà nhập khẩu", nhiều nhân vật wan trọng của Tung Cóoc phạm cách này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2014 Trung Quốc "quấy" Hoa Đông vì ấm ức bại trận hải chiến 120 năm trước Thứ Sáu, 20/06/2014 - 14:39 Khi mà mọi con mắt đều đổ dồn vào Iraq, Ukraine, thì những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các vùng biển đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông vẫn không hạ nhiệt. Kì 1: 3 bài học của lịch sử Khi mà mọi con mắt đều đổ dồn vào Iraq, Ukraine, thì những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các vùng biển đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông vẫn không hạ nhiệt. Hôm 11/6, một máy bay của Trung Quốc đã bay sát hai máy bay của Nhật Bản - vụ việc mà cả Bắc Kinh và Tokyo liên tục đổ lỗi cho nhau. Điều tương tự cũng đã từng xảy ra hồi cuối tháng 3 vừa qua. Những sự va chạm nhỏ kiểu như vậy có thể phát nổ thành các vấn đề lớn giữa các quốc gia. Có một điều tình cờ: Những hình thái như vậy đã xảy ra 120 năm trước đây và là khởi nguồn cho chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895). Lúc đó, một tàu hải quân Nhật đã đâm va với một tàu Trung Quốc, là cớ để đế chế Nhật giành lấy đất đai và hàng đoàn thuyền chở tiền của triều đình Nhà Thanh. Cuộc chiến trong quá khứ có thể sẽ đưa ra nhiều bài học cho những diễn biến chiến lược ở Đông Á ngày nay. Hải quân Trung Quốc vẫn còn chưa nguôi nỗi đau bại trận cách đây 120 năm. Ảnh: AP Đầu tiên là về địa chính trị: Một cuộc xung đột hạn chế có thể mang lại những thắng lợi to lớn. Năm 1894, trận hải chiến Hoàng Hải, một cuộc đọ sức quy mô nhỏ giữa các chiến hạm Nhật Bản và Trung Quốc, đã tạo điều kiện để đế chế Nhật kiểm soát Biển Hoàng Hải và Biển Hoa Đông. Hiệp định Shimonoseki, ký tháng 4/1895 đã buộc Trung Quốc trao Đài Loàn và các vùng đảo nằm xa đất liền cho Nhật, cùng với đó là khoản bồi thường chiến phí lớn. Với quyền kiểm soát hàng hải, Nhật Bản đã trở thành nước có vị thế áp đảo ở Đông Á. Điếu Ngư/Senkaku, một cụm đảo nhỏ ở Hoa Đông, không phải là một phần thành quả trong hiệp định kia, mà là do Nhật chiếm giữ năm 1895. Trong con mắt của Bắc Kinh, việc giật lại quần đảo này có thể sẽ là bước đi đầu tiên để “sửa lại” một thỏa thuận hòa bình không công bằng, buộc Nhật phải thay đổi chủ nghĩa phiêu lưu và là cũng là cách báo thù cho thất bại trong lịch sử. Điều này dẫn đến bài học thứ 2: Các vùng lãnh thổ dù là nhỏ bé, nhưng giá trị mà nó đem lại là rất lớn đối với các bên liên quan. Đấu tranh vì chủ quyền là điều gì đó vượt khỏi những lợi ích vật chất. Đó còn là danh dự, danh tiếng quốc gia. Kết cục chiến tranh là biểu tượng chính trị, khi mà ai cũng nhận thấy Trung Quốc là kẻ thua. Thực sự, vụ đụng độ ở Hoàng Hải đã làm thay đổi trật tự khu vực. Sự thất thế của hạm đội Trung Quốc chỉ báo cho sự sụp đổ của đế chế Trung Hoa sau nhiều thế kỉ thống trị, thay vào đó là sự thắng thế của Nhật Bản tại châu Á. Bắc Kinh bị ám ảnh bởi ý tưởng đảo ngược trật tự thế giới một lần nữa. Thất bại trong quá khứ vẫn còn là nỗi đau đối với Trung Quốc, dù đã có nhiều lần thay đổi thể chế; trong khi nước Nhật không có ý định thay đổi hiện trạng. Cả Tokyo và Bắc Kinh đều rất coi trọng những giá trị to lớn ẩn bên trong lợi ích vật chất và vị thế quốc tế của mình; đều sẵn sàng trả giá đắt cho những lợi ích đó bằng mạng sống, tiền của và vũ khí quân sự. Và như thế đưa đến bài học thứ 3: Đối với các cường quốc, sức mạnh trên biển là yếu tố quyết định vị thế quốc gia và cũng là phương tiện để bảo vệ lợi ích biển xa. Các cường quốc cần lực lượng hải quân hùng mạnh để thực hiện sứ mệnh của mình. Hoàng đế Nhật Bản từng ban chỉ dụ sẽ hiện đại hóa quốc đảo này sau cải cách Minh Trị năm 1868. Kể từ thời điểm đó, thợ đóng tàu Nhật Bản đã mất gần hai thập kỷ để xây dựng một hạm đội chiến đấu từ mớ hỗn độn gồm nồi hơi, súng ống và nhiều thiết bị nhập khẩu khác. Hạm đội Frankenfleet của Tokyo sau khi vươn ra biển lớn đã làm bẽ mặt hạm đội của nhà Thanh vốn được ca ngợi là hùng mạnh hơn tất thảy. Sức mạnh trên biển rõ ràng là rất quan trọng. Đối với Tokyo và Bắc Kinh ở thời điểm đó, kết cục cuộc chiến Trung-Nhật một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân. Trung Quốc đã đóng nhiều tàu khu trục tiên tiến, một số lượng lớn tàu ngầm diesel trang bị tên lửa và tàu sân bay đầu tiên của mình - tất cả đều được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu trên bờ và tên lửa đối hạm có thể tấn công mục tiêu trên biển trong tầm bắn hàng trăm dặm. Về phần mình, Nhật Bản cũng có những bước đi phù hợp với động thái của Trung Quốc, tăng cường lực lượng tàu ngầm đẳng cấp thế giới, lần đầu tiên sau một thập kỷ nới lỏng chi tiêu quốc phòng - mặc dù ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, vốn đã lớn hơn rất nhiều và vẫn đang tiếp tục tăng lên một cách nhanh chóng. Tokyo cũng tiếp cận các quốc gia ven biển châu Á khác đang vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh - các đối tác liên minh có thể bổ trợ cho nhau khi đối đầu với Bắc Kinh trên mặt trận chính trị. (Còn nữa) Theo Hoài Thanh Báo tin tức/Foreign Policy ===================== Khi mà mọi con mắt đều đổ dồn vào Iraq, Ukraine, thì những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các vùng biển đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông vẫn không hạ nhiệt. Thiên hạ đồn rằng: Trung Quốc đã khôn ngoan, lợi dụng Hoa Kỳ đang bị sa lầy ở Iraq, Afganixtan, Trung Động, Ucraine...để "Trỗi dậy hòa bình". Nhưng Lão Gàn thì thấy đó chính lại là sai lầm có tính sách lược quốc gia của Trung Quốc. Bởi vì, những cái mà Hoa Kỳ đang vướng vào chỉ mang tính cục bộ và có giới hạn thời gian. Còn cái "giấc mơ Trung Hoa" và "trỗi dậy hòa bình" lại mang tính lâu dài của cả một dân tộc. Bởi vậy, khi Hoa Kỳ giải quyết xong những hiện tượng cục bộ có giới hạn thời gian ấy thì tất nhiên sẽ xem xét đến cái "Trỗi dậy hòa bình" của Tung Cóoc. Chỉ nửa đầu năm nay thôi, cũng sắp xong rùi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2014 Nhật Bản chuẩn bị cho tình huống bắt giữ các tù nhân chiến tranh Thứ Sáu, 20/06/2014 - 18:14 (Dân trí) - Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) đang chuẩn bị cho tình huống bắt giữ các tù nhân chiến tranh, giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc đang gia tăng vì một cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông. Một máy bay trinh sát Nhật Bản bay qua quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Bộ quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu hải quân, không quân và lục quân chuẩn bị cho việc giam giữ các tù nhân chiến tranh, nhật báo hàng đầu Nhật Yomiuri Shimbun ngày 20/6 dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết. Bài báo cho biết các công tác chuẩn bị đã được thực hiện nhằm đề phòng một cuộc đối đầu tiềm tàng tại “khu vực tây nam Nhật Bản, nơi các đảo nằm rải rác trên một khu vực rộng lớn”. Khu vực tây nam Nhật Bản có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Những tù nhân như vậy sẽ là những tù nhân chiến tranh đầu tiên tại Nhật Bản kể từ Thế chiến II. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh cuộc tranh cãi về chủ quyền quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng xấu đi. Trong cuộc đối đầu gần đây nhất, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã bác bỏ một khẳng định của Trung Quốc hồi tuần trước rằng máy bay chiến đấu Nhật đã lại gần một cách nguy hiểm máy bay Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản đã cảnh báo trong sách trắng quốc phòng thường niên hồi năm ngoái rằng các vụ việc như trên có thể dẫn tới một tình huống bất ngờ. Yomiuri Shimbun cũng cho biết thêm rằng các lực lượng vũ trang Nhật Bản đang thực hiện các bước đi khác nhằm chuẩn bị cho một tình huống như vậy. “Có thể tưởng tượng ra rằng lực lượng phòng vệ có thể bắt giữ các tay súng đối phương trên một đảo xa hoặc trên biển”, tờ báo viết. “3 nhánh của SDF có thể cần phối hợp một chiến dịch chung để đưa những tù nhân chiến tranh này tới một địa điểm an toàn”. Theo nguồn tin trên, các công tác chuẩn bị đã bắt đầu vào mùa xuân, và sẽ kết thúc bằng việc giả định bắt giữ, vận chuyển và giam giữ các tù nhân chiến tranh trong một cuộc tập trận trong tài khóa này, vốn kết thúc vào tháng 3/2015. Bà Ryoko Nakano, một chuyên gia về quan hệ Nhật-Trung tại Đại học quốc gia Singapore, cho hay các công tác chuẩn bị trên không nên được hiểu là Nhật Bản đang trở nên hiếu chiến hơn. “Đó là một cuộc diễn tập để vận chuyển các tù nhân chiến tranh một cách nhanh gọn, đối xử với họ phù hợp theo luật pháp quốc tế. Các lực lượng vũ trang thường thực hiện tất cả các cuộc tập trận như thế này, nhưng điều đó không có nghĩa là Nhật Bản muốn bắt đầu một cuộc chiến”. Bộ quốc phòng Nhật Bản và Bộ quốc phòng Trung Quốc hiện chưa có bình luận gì về các thông tin trên. Hồi tháng trước, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã công khai kêu gọi xem xét lại hiến pháp hòa bình của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, vốn cấm các lực lượng vũ trang tham gia vào các xung đột ở nước ngoài. An Bình Theo SCMP ================== Hì! Nhật Bản chiển bị kỹ nhaể..ể! Bởi zdậy, cái này Lão Gàn đã la toáng vang vọng từ cái lò gạch làng Vũ Đại, rằng thì nà: Thùng thuốc lổ, ló lằm ở Hoa Đông! Nhật Bản chắc không có kế hoạch bắt từ binh ở Urugoay.Khổ thân cô em Đài Loan. Đang lước sôi, nửa bỏng thế lày, nại bày đặt xây dựng đảo Ba Bình. Đáng nhẽ lờ mựa nó đi, coi như một đảo có người ở, mang tính dân sự thì có dính cựa cũng nhẹ. Đằng này bày đặt phòng thủ, phòng không. sân bay, tàu bò trên đó, nên sẽ phải chịu đòn oan. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2014 Trung Quốc ồ ạt đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào Biển Đông Thứ Sáu, 20/06/2014 - 16:15 (Dân trí) - Trung Quốc đang điều 4 giàn khoan dầu vào Biển Đông trong một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đẩy mạnh việc thăm dò dầu mỏ và khí đốt trong khu vực, chưa đầy 2 tháng sau khi triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. rung Quốc đưa giàn khoan dầu thứ 2 ra Biển Đông Biểu tượng xanh trong vòng tròn trắng là vị trí của giàn khoan Hải Dương-981. Các biểu tượng màu xanh còn lại là vị trí của 4 giàn khoan khác của Trung Quốc. Theo các thông tin được đăng tải trên trang web của Cục hải sự Trung Quốc, giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được triển khai trên vùng biển giữa phía nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát. Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ được kéo gần bờ biển Trung Quốc. Cục hải sự Trung Quốc, vốn không cho biết ai sở hữu các giàn khoan trên, nói rằng tất cả 3 giàn khoan sẽ hoạt động trong khu vực đến ngày 12/8. Hồi đầu tuần này, Cục hải sự Trung Quốc cũng thông báo về việc di chuyển giàn khoan một giàn khoan khác - Nam Hải số 9. Di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 tới gần Việt Nam Trong một động thái có liên quan, Trung Quốc cho biết nước này đang di chuyển một giàn khoan số 2 tới gần vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho thấy sự ngang ngược của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền và tiếp tục tìm kiếm các tài nguyên trên biển, bất chấp một cuộc đối đầu căng thẳng với Việt Nam vì một giàn khoan khác ở phía nam. Cục hải sự Trung Quốc cho hay giàn khoan Nam Hải số 9, dài 600 m, đang được kéo về phía đông nam từ vị trí hiện thời ở ngoài khơi đảo Hải Nam và sẽ tới vị trí mới gần bờ biển Việt Nam vào hôm nay 20/6. Cục hải sự đã đề nghị các tàu thuyền trong khu vực tránh ra xa. Trong khi đó, Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho biết công ty này có 4 dự án mới dự kiến được triển khai tại khu vực phía tây và đông Biển Đông trong nửa cuối năm 2014. Hiện chưa rõ 4 giàn khoan dầu trên có phải là các dự án mới của CNOOC hay không. Một phát ngôn viên của CNOOC đã từ chối bình luận, nhưng công ty này từ lâu vẫn nói rằng CNOOC muốn thăm dò trong vùng nước sâu ngoài khơi Trung Quốc để đẩy mạnh sản xuất. CNOOC cho hay công ty này sẽ tăng 1/3 vốn đầu tư cho năm 2014 lên gần 20 tỷ USD. "Động thái chiến lược" Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc. Các động thái trên diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, bày tỏ lo ngại về các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và đảo Đài Loan có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Tờ Thời báo Hoàn cầu đã dẫn lời ông Zhuang Guotu, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Xiamen, rằng việc triển khai các giàn khoan là một “động thái chiến lược”. “Sự gia tăng của các giàn khoan chắc chắn sẽ làm gia tăng lo ngại đối với Việt Nam và Philippines”, ông Zhuang nói. Trước đó, vào đầu tháng 5, Trung Quốc đã triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương-981, trị giá khoảng 1 tỷ USD, sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc lại ngang ngược tuyên bố rằng giàn khoan Hải Dương-981 hoàn toàn nằm trong vùng biển nước này. An Bình Tổng hợp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 6, 2014 "Mỹ không cần che giấu chiến lược uy hiếp Trung Quốc" Việt Dũng 21/06/14 07:39 (GDVN) - Nhiệm vụ của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, vùng biển xung quanh Trung Quốc và Ấn Độ Dương là bảo đảm cho mỗi nhân tố của sức mạnh trên biển Mỹ đều mạnh. Mỹ không cần che giấu chiến lược uy hiếp Trung Quốc Tờ "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 19 tháng 6 đăng bài viết nhan đề "Ngăn chặn Trung Quốc = năng lực x quyết tâm x lòng tin" của tác giả James R. Holmes. Bộ trưởng tác chiến hải quân, Đô đốc Jonathan Greenert Bài viết cho rằng, tuần này là tuần tốt nghiệp của Học viện chiến tranh hải quân Mỹ, đây cũng là lúc tổ chức "Diễn đàn chiến lược hiện nay". Sự kiện chính của diễn đàn là đối thoại giữa Bộ trưởng tác chiến hải quân, Đô đốc Jonathan Greenert, quan chức quân sự cao nhất của hải quân Mỹ với một sinh viên trung cấp. Theo bài báo, sinh viên này hỏi nhân viên hải quân Mỹ làm thế nào thảo luận "đối phó với chiến thuật, công nghệ và hành trình của tàu thuyền, máy bay Trung Quốc" - chúng ta cần công khai thảo luận không? Đô đốc Jonathan Greenert trả lời: "Công khai bàn bạc thì vượt qua giới hạn, sẽ gây ra đối đầu không cần thiết". Tại sao thận trọng như vậy? Bởi vì "quy mô thương mại giữa chúng ta với nước đó đáng kinh ngạc". Theo bài viết, hiện nay, cần công khai thảo luận về lợi ích của các thách thức và mối đe dọa. Loại mối đe dọa này đến từ một đối thủ khả năng, họ có khả năng và quyết tâm gây thiệt hại cho lợi ích của Mỹ hoặc bạn bè của Mỹ. Cách thức Mỹ răn đe loại đối thủ này. Tàu tuần duyên USS Freedom hải quân Mỹ triển khai ở Singapore Tác giả cho rằng, Henry Kissinger có định nghĩa hay nhất về uy hiếp (đe dọa bằng vũ lực). Ông nói, uy hiếp có nguồn gốc từ khả năng, quyết tâm của "chúng ta" (Mỹ) và đối thủ có tin là Mỹ sẽ sử dụng khả năng và quyết tâm để uy hiếp hay không. Lòng tin là cốt lõi của vấn đề. Nếu đối thủ tin rằng Mỹ có thể đủ cản trở chiến lược của họ, thì đối thủ đã bị uy hiếp. Kissinger hết sức nhấn mạnh, uy hiếp có nguồn gốc từ việc nhân lên chứ không phải cộng gộp năng lực, quyết tâm và lòng tin. Tức là, nếu bất cứ nhân tố nào trong đó không có, nếu khả năng quá yếu hoặc lung lay, hoặc nếu đối thủ coi thường hoặc phán đoán nhầm khả năng và quyết tâm của Mỹ, thì uy hiếp sẽ không có hiệu quả. Cho nên, nhiệm vụ của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, vùng biển xung quanh Trung Quốc và Ấn Độ Dương là bảo đảm cho mỗi nhân tố của sức mạnh trên biển Mỹ đều mạnh. Để Trung Quốc hiểu rõ thực lực và mục tiêu của Mỹ rất quan trọng. Tàu khu trục tên lửa Aegis USS Chung-Hoon Hải quân Mỹ Làm thế nào để làm được điều này? Giữ thái độ thẳng thắn với đối thủ là quan trọng, nhưng tránh phô trương thanh thế cũng quan trọng. Như Kissinger từng nói, dùng tuyên bố công khai nói rõ ý đồ, nhưng không cần thiết xúc phạm người khác, đưa ra điều kiện sử dụng vũ lực rõ ràng, và nếu đối thủ vi phạm điều kiện thì Mỹ sẽ đưa vào thực hiện. Đô đốc Greenert và sinh viên của Học viện chiến tranh hải quân Mỹ phần nào đều đúng. Mỹ không nên đi thách thức để Bắc Kinh trở nên nổi giận đùng đùng. Phô trương thanh thế vừa không cần thiết cũng không làm được. Các nhân vật chính giới và quân đội Mỹ có thể trao đổi ý kiến thẳng thắn với Trung Quốc ở phía sau. Hy vọng, loại trao đổi này đã bắt đầu. Bảo vệ đồng minh và tự do hàng hải, tự do bay là lợi ích vĩnh viễn, không thể đàm phán của Mỹ. Nếu Washington muốn để đối thủ tương lai hoặc đồng minh và bạn bè tin tưởng, điểm này cần được nhấn mạnh nhiều lần. Cho nên, đối với khả năng và mục tiêu của hải, không quân Mỹ, cần lời ngay nói thật. Bạn bè Trung Quốc của Mỹ đều là thanh niên. Không nên sỉ nhục họ, giả thiết chiến lược của Mỹ được xây dựng nhằm vào đối thủ hư cấu nào đó. Tàu tuần dương USS Cowpens lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ Đưa Trung Quốc vào khuôn khổ VOA Mỹ ngày 19 tháng 6 dẫn lời Bộ trưởng tác chiến hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là triển khai chiến lược đã định của Mỹ. Ông nhấn mạnh, chiến lược tái cân bằng châu Á không phải là để bao vây Trung Quốc. Hải quân hai nước Mỹ và Trung Quốc duy trì tiếp xúc rất quan trọng cho xây dựng lòng tin. Theo Jonathan Greenert, là người thực thi chủ yếu của chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ, hải quân Mỹ có kế hoạch tiếp tục mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương trong mấy năm tới. Jonathan Greenert nói: “Chúng tôi bố trí lực lượng quân sự hiện đại nhất và ở trạng thái sẵn sàng tốt nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đến năm 2020, chúng tôi có kế hoạch đưa số lượng tàu chiến của quân đội Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương từ 58 chiếc năm 2015 lên 67 chiếc. Sự điều chỉnh này sẽ gây ảnh hưởng tới ngân sách, nhưng chúng tôi có biện pháp giải quyết”. Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, hải quân Mỹ Đô đốc Jonathan Greenert đã đưa ra phát biểu như vậy khi diễn giảng ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington. Ông nói, hải quân hai nước Mỹ-Trung gần đây đã tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc có kết quả. Trung Quốc sẽ còn nhận lời mời tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương 2014” tổ chức ở Hawaii vào tháng tới. Quân đội hai nước duy trì kênh trao đổi thông suốt rất quan trọng đối với xóa bỏ hoài nghi và xây dựng lòng tin. Jonathan Greenert nói: “(Mỹ) không phải vì bao vây bất cứ nước nào, mà là vì giúp một lực lượng hải quân mạnh đang trỗi dậy ở khu vực rất quan trọng này phát huy vai trò lãnh đạo có trách nhiệm, tiếp nhận các quy tắc và luật pháp quốc tế”. Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng chủ yếu gây ra căng thẳng cho tình hình khu vực. Để tránh phán đoán nhầm tình hình và “lau súng cướp cò” (nổ ra xung đột), cuối tháng 4 năm 2014, sĩ quan chỉ huy của gần 20 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tổ chức “Diễn đàn hải quân Tây Thái Bình Dương” ở Thanh Đảo, đã thông qua “Quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển”, đã đưa ra quy tắc ứng xử cụ thể cho hải quân các nước khi không hẹn mà gặp ở các tuyến đường hàng hải khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2012" Bộ trưởng tác chiến hải quân Mỹ Jonathan Greenert cho rằng, mặc dù quy tắc này không có sự ràng buộc về pháp lý, nhưng sự tham gia của Trung Quốc vẫn là một dấu hiệu tích cực. Ông nói, mở rộng sức mạnh quân sự, nâng cao khả năng và tăng cường hiểu biết là nội dung trọng điểm thúc đẩy chiến lược tái cân bằng châu Á của hải quân Mỹ. Củng cố quan hệ với các đồng minh hiệp ước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, tìm kiếm hợp tác với các đối tác chiến lược như Singapore, Indonesia và Australia vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. =============== "Mỹ không cần che giấu chiến lược uy hiếp Trung Quốc" Che dấu, hay không che dấu chỉ là hình tướng của sự việc. Đấy là nói theo Lý học. Còn nói theo khoa học hiện đại là "hình thức của sự việc". Còn bản chất của vấn đề vẫn là: "Ai là bá chủ thế giới trong tương lai gần?". Cuộc đối đầu chắc chắn sẽ xảy ra.Rất tiếc! Bà Vanga hoàn toàn đúng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 6, 2014 Thế trận tự hình thành và ngày càng nóng trên Biển Đông (Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc ngày càng hung hăng, dồn ép Việt Nam, trong khi Mỹ và đồng minh đang hình thành những liên minh kép sẵn sàng dùng vũ lực Trung Quốc lại thêm mối lo ngại ở Tây Tạng Trung Quốc bất lực nhìn Mỹ-Ấn-Nhật tập trận trên Thái Bình Dương Việt Nam trước quyết định sống còn Tháng 6/2014, cả thế giới đang chú ý đến World Cup ở tận miền Nam Mỹ thì một cái giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đem vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa máu thịt đã khiến dư luận cả nước sôi sục. Giờ còn thêm chiếc giàn khoan Nam Hải 09 đã lò dò xuống biển Đông. Hải Dương 981 có khả năng khoan thăm dò và khai thác ở vùng nước sâu, vì thế nó có thể di chuyển chỗ này chỗ khác. Còn cái giàn khoanNam Hải 09, nó lạc hậu, cũ kỹ, nó chỉ biết có khai thác và khai thác. Một khi nó đã di chuyển thì chắc chắn, nó phải mang sứ mệnh đem dầu về cho Bắc Kinh chứ không phải đám chuyên viên dầu khí đi du lịch Biển Đông. Ngày 18/6/2014, Trung Quốc đưa ra “Sách Xanh” về năng lượng, cho thấy họ đang đứng trước những vấn đề sống còn, thậm chí dự báo khủng hoảng nếu nguồn cung năng lượng không được đảm bảo. Cuốn sách với cái màu hòa bình ấy như một thứ biện minh khốn kiếp cho cái giàn khoan Nam Hải 09 kia. Bắc Kinh muốn nhắn với cả nước họ rằng “chúng ta hết năng lượng rồi, chúng ta không thể đi mua mãi, ngoài kia có rất nhiều và ra đó mà lấy đi thôi”. Trung Quốc điều thêm tàu quân sự quét mìn lớp 6610 (T43) đến khu vực giàn khoan Hải Dương 981 Hiện cái Nam Hải 09 vẫn đang ở trong vùng biển của Trung Quốc, nhưng một ngày đẹp trời nào đó, nó xuất hiện ở cửa Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam thì sao? Chúng ta sẽ phải xử lý như thế nào? Việt Nam còn đủ tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư để đưa ra nói chuyện phải quấy với bọn Trung Quốc nơi giàn khoan Nam Hải 09? Phải nhìn nhận thẳng mà nói rằng Hải chiến rất khác chiến tranh trên bộ, đặc biệt trong chiến tranh hiện đại với các vũ khí tầm xa như ngày nay càng khó. Chưa kể đến sức ép về kinh tế mà đối phương sẽ gây ra. Chúng ta cần có nhiều hơn những sự giúp đỡ của nước ngoài. Không phải tự nhiên chúng ta thắng Mỹ, không phải tự nhiên B52 rụng như sung trên bầu trời Hà Nội. Từ lịch sử mà phải nhìn ra những bài học mà đời nào cũng đúng, luôn luôn cần có những người bạn, quan trọng là biết tùy từng lúc chọn bạn mà chơi. Thế trận Biển Đông tự hình thành Tạm gác những băn khoăn của Việt Nam sang một bên và nhìn vào khu vực. Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông, nhưng cũng không quên gây hấn ở Hoa Đông với Nhật Bản. Ngày 20/6, lại thêm tàu hải cảnh, hải giám của Trung Quốc bén mảng vào Senkaku/Điếu Ngư khiến Nhật Bản phải điều lực lượng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Tony Abbott Trung Quốc muốn nhắc cho Nhật Bản nhớ rằng đừng vì thấy họ bận ở Biển Đông mà quên rằng Senkaku/Điếu Ngư cũng là một phần trong lợi ích cốt lõi mà Bắc Kinh theo đuổi. Nhưng Trung Quốc cũng vô tình vạch áo cho người xem lưng khi tham vọng này đã thể hiện họ đang bị dàn trải, đồng minh không có mà kẻ thù thì vô số. Những ngày cuối tháng 6 cũng là thời điểm Nhật Bản đang gấp rút hoàn thiện việc gia tăng quyền hạn cho lực lượng phòng vệ, thậm chí đề đạt đến việc tái thiết quân đội trên đất nước này. Nhật Bản cũng thúc đẩy tiến độ việc thông qua luật “phòng vệ tập thể” để có thể cùng sát cánh với các đồng minh chống Trung Quốc. Philippines cũng chẳng ngán gì. Họ nhỏ nhưng có người lớn chống lưng. Trung Quốc không tham dự phiên tòa mà Philippines khởi kiện ra Trọng tài Quốc tế, vì thế quốc gia này đã thúc giục tòa án sớm ra phán quyết. Nếu Philippines thắng, thì chính nghĩa đã thuộc về phía họ, đẩy Trung Quốc thành quân kẻ cướp. Chính nghĩa chỉ là một việc vì quân kẻ cướp chắc chắn không nghe theo pháp luật. Và Philippines cũng không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự của mình. Sự kết liên giữa Nhật Bản – Philippines đã tạo thành một gọng kìm từ Đông xuống Đông Nam để vây ráp Trung Quốc vào giữa. Mỹ xoay trục, sợi xích nóng cắt phá đường lưỡi bò Còn vòng ngoài, Australia đang ráo riết gia tăng sức mạnh quân sự của mình. Các căn cứ của Mỹ trên Thái Bình Dương và Australia tạo thành một hàng rào phong tỏa thứ hai, có khả năng tác chiến tầm xa. Đồng thời, Nhật Bản – Australia ngày càng phối hợp chặt chẽ với nhau về quân sự. Có thể nói, những liên minh song phương này đang khiến vòng kim cô mà Mỹ muốn đeo vào cổ Trung Quốc ngày càng chắc chắn. Như vậy là chiến lược chuỗi đảo mà Mỹ đặt ra cho định hướng chuyển trục châu Á – Thái Bình Dương đã hoàn thành. Mà việc chiến lược này hoàn thành một cách thuyết phục như vậy cũng phải nhờ vào sự trợ giúp của Trung Quốc, bởi tham vọng của họ đã khiến ai cũng phải đề phòng. Hải quân Mỹ trong căn cứ trên Vịnh Subic của Philippines Trên Biển Đông, có hai vị trí đắc địa mà lực lượng hải quân nào có được đồng nghĩa với việc kiểm soát được hoàn toàn vùng biển này, thậm chí là cả tuyến hàng hải Đông – Tây, đó chính là Cam Ranh của Việt Nam và Subic của Philippines. Mỹ đã có Subic trong tay, nhưng Cam Ranh thì Việt Nam trấn giữ. Nhưng Nhật Bản lại có thể làm được điều đó, sự hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam thời gian qua vô cùng tốt đẹp. Việc Nhật Bản thông qua quyền “phòng vệ tập thể” là cái tem bảo hành uy tín nhất để bất kỳ ai cũng muốn làm đồng minh với họ. Nếu liên minh Nhật Bản – Philippines – Việt Nam hình thành, về mặt chiến lược, Trung Quốc đã thua ngay trên sân nhà. TQ xây đảo nhằm lập ADIZ, hiện thực hóa 'đường lưỡi bò' Lựa chọn của Việt NamQuay trở lại vấn đề về việc chọn bạn của Việt Nam. Trước hết, nước Nga ngày nay không phải là Liên Xô hào phóng trước đây. Họ đơn thuần hoạt động vì lợi ích. Sự gây hấn của Trung Quốc đã khiến Đông Nam Á đổ xô chạy đua vũ trang, và Nga cũng đã kiếm được một mớ ở đó. Còn hiện tại, Nga và Trung Quốc đang cần nhau ở một số vấn đề, việc Nga trở thành kỳ đã cản mũi ở Biển Đông dù trong mơ cũng không thể xảy ra. Với Mỹ, dù quan hệ giữa hai quốc gia đã có nhiều cởi mở, tuy nhiên cánh cửa đó vẫn chưa phải là thông thoáng hoàn toàn. Người Mỹ hàng chục năm ở ngôi số một thế giới, họ đã quen với sự áp đặt, để trở thành một đồng minh của Washington, Hà Nội sẽ phải hi sinh nhiều về lợi ích mà trong bài viết không tiện nói ra. Còn Nhật Bản, nếu hữu sự, Nhật có thể coi là tối lửa tắt đèn có nhau, không phải lo “nước xa khó cứu lửa gần”. Hoặc ở cái vị trí của Nhật Bản, thì hoàn toàn có thể sử dụng kế Vây Ngụy Cứu Triệu để ứng phó cho Việt Nam. Sức mạnh hải quân của Trung Quốc hoàn toàn bị dàn trải và yếu thế. Nhưng đó chỉ là những phương án phân tích mang tính chủ quan, còn điều cần làm nhất của Việt Nam lúc này là giành lấy sự chính nghĩa cho mình, theo cách như Philippines đang làm. Đồng thời, muốn tư chủ được về chủ quyền thì nền kinh tế nuôi dưỡng sức mạnh đất nước cũng cần phải được tự chủ. Ukraine đang khốn đốn với Nga vì không tự chủ được về kinh tế và năng lượng. Đó là một bài học nhãn tiền.Việt Nam căm ghét chiến tranh, nhưng khi bị dồn vào bức đường cùng, cả dân tộc này luôn sẵn sàng. Điều quan trọng là phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho mọi tình huống. Bởi đã không còn nữa cái tình đồng đội, đồng chí khi tham vọng bá quyền của Trung Quốc ngày càng khó kiểm soát. Trung Quốc lộ tử huyệt, thêm bất chính tham vọng Biển Đông Đỗ Minh Tú================ Từ thời gian hưng quốc vào thế kỷ thứ X đến nay, Việt Nam chiến thắng tất cả các siêu cường xâm lược với tinh thần Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Kể cả thời gian chiến tranh kết thúc năm 1975. Cuộc chiến cam go, khiến Hoa Kỳ phải có hẳn một ban nghiên cứu về tinh thần chiến đấu của người Việt (Đã đưa lên diễn đàn). Nhưng bây giờ chúng ta có thể chiến thắng với sức mạnh tổng hợp, một cách hoàn hảo, trong đó thiếu đi hẳn sức mạnh của "4000 năm cùng chúng ta ra trận"(*) được không? Bởi vì sự phủ nhận truyền thống Việt sử với quan niệm phổ biến rằng: cội nguồn Việt sử thời Hùng Vương chỉ là "một liên minh bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố " đã làm suy nhược tinh thần này. Cách đây hơn 10 năm trước, khi tôi viết cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", có người nói thẳng vào mặt tôi: "Cuốn sách này được in thì sẽ xảy ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung quốc" . Cuối cùng là gần 20 nhà XB từ chối không in.Trong lịch sử văn minh nhân loại, chiến tranh đã xảy ra dưới mọi hình thức, kể cả vì gái - như cuộc chiến thành T'roa. Nhưng chưa bao giờ có một cuộc chiến tranh vì một cuốn sách cả. Cuốn sách in từ 2001. Đến nay đã hơn 10 năm, mâu thuẫn Việt Trung căng thẳng nhất, vẫn chưa thấy dấu ấn của "Tìm về cội nguồn kinh Dịch". ===============* Thơ Tố Hữu. PS: Trung Quốc đã rêu rao rằng: "Đi đâu trên đất Việt cũng thấy dấu ấn văn hóa Trung Quốc", và rằng : "Việt Nam là phụ thuộc quốc từ hơn 2000 năm trước". Nhưng tôi tin rằng đến giờ này những cái đầu đất đó vẫn chưa biết rằng cấu trúc đất sét trong não bộ của họ, nó thực sự như thế nào! 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2014 Thế trận tự hình thành và ngày càng nóng trên Biển Đông (Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc ngày càng hung hăng, dồn ép Việt Nam, trong khi Mỹ và đồng minh đang hình thành những liên minh kép sẵn sàng dùng vũ lực Trung Quốc lại thêm mối lo ngại ở Tây TạngTrung Quốc bất lực nhìn Mỹ-Ấn-Nhật tập trận trên Thái Bình Dương Việt Nam trước quyết định sống còn Tháng 6/2014, cả thế giới đang chú ý đến World Cup ở tận miền Nam Mỹ thì một cái giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đem vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa máu thịt đã khiến dư luận cả nước sôi sục. Giờ còn thêm chiếc giàn khoan Nam Hải 09 đã lò dò xuống biển Đông. Hải Dương 981 có khả năng khoan thăm dò và khai thác ở vùng nước sâu, vì thế nó có thể di chuyển chỗ này chỗ khác. Còn cái giàn khoanNam Hải 09, nó lạc hậu, cũ kỹ, nó chỉ biết có khai thác và khai thác. Một khi nó đã di chuyển thì chắc chắn, nó phải mang sứ mệnh đem dầu về cho Bắc Kinh chứ không phải đám chuyên viên dầu khí đi du lịch Biển Đông. Ngày 18/6/2014, Trung Quốc đưa ra “Sách Xanh” về năng lượng, cho thấy họ đang đứng trước những vấn đề sống còn, thậm chí dự báo khủng hoảng nếu nguồn cung năng lượng không được đảm bảo. Cuốn sách với cái màu hòa bình ấy như một thứ biện minh khốn kiếp cho cái giàn khoan Nam Hải 09 kia. Bắc Kinh muốn nhắn với cả nước họ rằng “chúng ta hết năng lượng rồi, chúng ta không thể đi mua mãi, ngoài kia có rất nhiều và ra đó mà lấy đi thôi”. Trung Quốc điều thêm tàu quân sự quét mìn lớp 6610 (T43) đến khu vực giàn khoan Hải Dương 981 Hiện cái Nam Hải 09 vẫn đang ở trong vùng biển của Trung Quốc, nhưng một ngày đẹp trời nào đó, nó xuất hiện ở cửa Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam thì sao? Chúng ta sẽ phải xử lý như thế nào? Việt Nam còn đủ tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư để đưa ra nói chuyện phải quấy với bọn Trung Quốc nơi giàn khoan Nam Hải 09? Phải nhìn nhận thẳng mà nói rằng Hải chiến rất khác chiến tranh trên bộ, đặc biệt trong chiến tranh hiện đại với các vũ khí tầm xa như ngày nay càng khó. Chưa kể đến sức ép về kinh tế mà đối phương sẽ gây ra. Chúng ta cần có nhiều hơn những sự giúp đỡ của nước ngoài. Không phải tự nhiên chúng ta thắng Mỹ, không phải tự nhiên B52 rụng như sung trên bầu trời Hà Nội. Từ lịch sử mà phải nhìn ra những bài học mà đời nào cũng đúng, luôn luôn cần có những người bạn, quan trọng là biết tùy từng lúc chọn bạn mà chơi. Thế trận Biển Đông tự hình thành Tạm gác những băn khoăn của Việt Nam sang một bên và nhìn vào khu vực. Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông, nhưng cũng không quên gây hấn ở Hoa Đông với Nhật Bản. Ngày 20/6, lại thêm tàu hải cảnh, hải giám của Trung Quốc bén mảng vào Senkaku/Điếu Ngư khiến Nhật Bản phải điều lực lượng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Tony Abbott Trung Quốc muốn nhắc cho Nhật Bản nhớ rằng đừng vì thấy họ bận ở Biển Đông mà quên rằng Senkaku/Điếu Ngư cũng là một phần trong lợi ích cốt lõi mà Bắc Kinh theo đuổi. Nhưng Trung Quốc cũng vô tình vạch áo cho người xem lưng khi tham vọng này đã thể hiện họ đang bị dàn trải, đồng minh không có mà kẻ thù thì vô số. Những ngày cuối tháng 6 cũng là thời điểm Nhật Bản đang gấp rút hoàn thiện việc gia tăng quyền hạn cho lực lượng phòng vệ, thậm chí đề đạt đến việc tái thiết quân đội trên đất nước này. Nhật Bản cũng thúc đẩy tiến độ việc thông qua luật “phòng vệ tập thể” để có thể cùng sát cánh với các đồng minh chống Trung Quốc. Philippines cũng chẳng ngán gì. Họ nhỏ nhưng có người lớn chống lưng. Trung Quốc không tham dự phiên tòa mà Philippines khởi kiện ra Trọng tài Quốc tế, vì thế quốc gia này đã thúc giục tòa án sớm ra phán quyết. Nếu Philippines thắng, thì chính nghĩa đã thuộc về phía họ, đẩy Trung Quốc thành quân kẻ cướp. Chính nghĩa chỉ là một việc vì quân kẻ cướp chắc chắn không nghe theo pháp luật. Và Philippines cũng không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự của mình. Sự kết liên giữa Nhật Bản – Philippines đã tạo thành một gọng kìm từ Đông xuống Đông Nam để vây ráp Trung Quốc vào giữa. Mỹ xoay trục, sợi xích nóng cắt phá đường lưỡi bò Còn vòng ngoài, Australia đang ráo riết gia tăng sức mạnh quân sự của mình. Các căn cứ của Mỹ trên Thái Bình Dương và Australia tạo thành một hàng rào phong tỏa thứ hai, có khả năng tác chiến tầm xa. Đồng thời, Nhật Bản – Australia ngày càng phối hợp chặt chẽ với nhau về quân sự. Có thể nói, những liên minh song phương này đang khiến vòng kim cô mà Mỹ muốn đeo vào cổ Trung Quốc ngày càng chắc chắn. Như vậy là chiến lược chuỗi đảo mà Mỹ đặt ra cho định hướng chuyển trục châu Á – Thái Bình Dương đã hoàn thành. Mà việc chiến lược này hoàn thành một cách thuyết phục như vậy cũng phải nhờ vào sự trợ giúp của Trung Quốc, bởi tham vọng của họ đã khiến ai cũng phải đề phòng. Hải quân Mỹ trong căn cứ trên Vịnh Subic của Philippines Trên Biển Đông, có hai vị trí đắc địa mà lực lượng hải quân nào có được đồng nghĩa với việc kiểm soát được hoàn toàn vùng biển này, thậm chí là cả tuyến hàng hải Đông – Tây, đó chính là Cam Ranh của Việt Nam và Subic của Philippines. Mỹ đã có Subic trong tay, nhưng Cam Ranh thì Việt Nam trấn giữ. Nhưng Nhật Bản lại có thể làm được điều đó, sự hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam thời gian qua vô cùng tốt đẹp. Việc Nhật Bản thông qua quyền “phòng vệ tập thể” là cái tem bảo hành uy tín nhất để bất kỳ ai cũng muốn làm đồng minh với họ. Nếu liên minh Nhật Bản – Philippines – Việt Nam hình thành, về mặt chiến lược, Trung Quốc đã thua ngay trên sân nhà. TQ xây đảo nhằm lập ADIZ, hiện thực hóa 'đường lưỡi bò' Lựa chọn của Việt NamQuay trở lại vấn đề về việc chọn bạn của Việt Nam. Trước hết, nước Nga ngày nay không phải là Liên Xô hào phóng trước đây. Họ đơn thuần hoạt động vì lợi ích. Sự gây hấn của Trung Quốc đã khiến Đông Nam Á đổ xô chạy đua vũ trang, và Nga cũng đã kiếm được một mớ ở đó. Còn hiện tại, Nga và Trung Quốc đang cần nhau ở một số vấn đề, việc Nga trở thành kỳ đã cản mũi ở Biển Đông dù trong mơ cũng không thể xảy ra. Với Mỹ, dù quan hệ giữa hai quốc gia đã có nhiều cởi mở, tuy nhiên cánh cửa đó vẫn chưa phải là thông thoáng hoàn toàn. Người Mỹ hàng chục năm ở ngôi số một thế giới, họ đã quen với sự áp đặt, để trở thành một đồng minh của Washington, Hà Nội sẽ phải hi sinh nhiều về lợi ích mà trong bài viết không tiện nói ra. Còn Nhật Bản, nếu hữu sự, Nhật có thể coi là tối lửa tắt đèn có nhau, không phải lo “nước xa khó cứu lửa gần”. Hoặc ở cái vị trí của Nhật Bản, thì hoàn toàn có thể sử dụng kế Vây Ngụy Cứu Triệu để ứng phó cho Việt Nam. Sức mạnh hải quân của Trung Quốc hoàn toàn bị dàn trải và yếu thế. Nhưng đó chỉ là những phương án phân tích mang tính chủ quan, còn điều cần làm nhất của Việt Nam lúc này là giành lấy sự chính nghĩa cho mình, theo cách như Philippines đang làm. Đồng thời, muốn tư chủ được về chủ quyền thì nền kinh tế nuôi dưỡng sức mạnh đất nước cũng cần phải được tự chủ. Ukraine đang khốn đốn với Nga vì không tự chủ được về kinh tế và năng lượng. Đó là một bài học nhãn tiền.Việt Nam căm ghét chiến tranh, nhưng khi bị dồn vào bức đường cùng, cả dân tộc này luôn sẵn sàng. Điều quan trọng là phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho mọi tình huống. Bởi đã không còn nữa cái tình đồng đội, đồng chí khi tham vọng bá quyền của Trung Quốc ngày càng khó kiểm soát. Trung Quốc lộ tử huyệt, thêm bất chính tham vọng Biển Đông Đỗ Minh Tú================= Xem bài viết thì thấy có vẻ căng thẳng. Nhưng Lão Gàn xét Huyền Không Lạc Việt, kết hợp với vài môn khác thì năm nay dù có ngứa nghề đến mấy, cũng chưa thể bụp nhau được ở bể Đông. Nhưng năm tới Thái Tuế chiếu Tây Nam - Đông Bắc - Trục Tuyệt Mạng theo Phong thủy Lạc Việt, còn Tàu thì là trục Sinh khí (Hì) - thì vấn đề có khác. Không quá năm 2018 để chứng nghiệm lời tiên tri của bà Van Ga. Lão Gàn chịu! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2014 Trung Quốc đòi giải quyết song phương tranh chấp biển Chủ nhật, 22/6/2014 | 13:27 GMT+7 Trung Quốc cho rằng các tranh chấp hàng hải trong khu vực chỉ nên được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp với các nước liên quan và bác bỏ sự can thiệp của một bên thứ ba. Học giả nước ngoài phê phán hành động của Trung Quốc Trung Quốc dùng nhiều giàn khoan để lấn những bước dài Tàu kiểm ngư Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát mạn, phun vòi rồng tại vùng biển gần nơi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Nguyễn Đông Phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới ở Bắc Kinh cuối tuần qua, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng nước này "sẽ không bao giờ đánh đổi những lợi ích cốt lõi" và "ngậm bồ hòn" trước những hành động "làm suy yếu chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển" của mình. Theo Washington Post, ông Dương cho rằng các tranh chấp cần được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên và không nên có sự can dự của một bên thứ ba nào. Dù ông Dương không đề cập trực tiếp trong phát biểu của mình, Trung Quốc đã nhiều lần phản đối chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ và cáo buộc Washington làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Trong cuộc phỏng vấn bên lề diễn đàn sau đó, ông Wu Shicun, chủ tịch và là nhà nghiên cứu cấp cao ở Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, cho rằng "một số nước đang sử dụng ảnh hưởng từ bên ngoài để quốc tế hóa các vấn đề Biển Đông". Bắc Kinh dường như đang nỗ lực tìm cách ngăn cản sự hiện diện quân sự của Mỹ ở những vùng biển xung quanh Trung Quốc, ông Stephen Hadley, cựu cố vấn an ninh quốc gia dưới thời cựu tổng thống George W. Bush, phát biểu tại diễn đàn. Theo ông, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á rất vững chắc và dù không có điều đó, các nước láng giềng của Trung Quốc vẫn có thể đoàn kết để đối phó với Bắc Kinh. Trung Quốc đang ngày một gia tăng các hoạt động nhằm thực hiện tham vọng bá quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Nước này từ chối các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết căng thẳng và đầu tháng này lặp lại luận điệu rằng không công nhận vụ kiện của Philippines ở tòa án quốc tế liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, Manila khẳng định sẽ tiếp tục giải pháp pháp lý, dù Bắc Kinh có chấp nhận ra tòa hay không. Giới chức Việt Nam cũng đang cân nhắc các lựa chọn, trong đó có đấu tranh pháp lý, để phản đối những yêu sách và hành động xâm phạm của Trung Quốc trên những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Anh Ngọc =========== Buồn cười bỏ mựa! Đàm phán thì phải có chuẩn mực. Ngay cả hai con mẹ hàng cá ở chợ Bắc Qua cãi nhau to tiếng cũng vì mục đích để mọi người nghe thấy chân lý thuộc về họ. Tức là cũng cần sự quan tâm của cộng đồng bán cá và những người đi chợ. Huống chi là chủ quyền quốc gia. Chuẩn mực là luật quốc tế về chủ quyền biển đảo được các quốc gia công nhận thì song phương trên chuẩn mực nào? Chuẩn mực nước lớn à?! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2014 "Đã đến lúc Trung Quốc đe dọa, uy hiếp ở Biển Đông" Hồng Thủy 09/06/14 06:53 (GDVN) - Bài báo cho biết hiện tại đã đến lúc Trung Quốc đe dọa, uy hiếp ở BIển Đông vì sự can thiệp của Mỹ rất hạn chế. Báo Hồng Kông dọa, Trung Quốc sẽ cho Việt Nam "nếm mùi đau đớn"?! "Giàn khoan 981 mới chỉ là khúc dạo đầu" Báo Pakistan: Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh ngắn, ác liệt Chu Thành Hổ, một viên Thiếu tướng quân đội Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, diều hâu hiếu chiến. Tờ Tin tức Tham Khảo, một chuyên trang của Tân Hoa Xã ngày 8/6 dẫn "phân tích của tờ Bưu điện Washington" cho biết, trong kỳ Đối thoại Shangri-la vừa qua, các nhà ngoại giao và hoạch định chính sách đã đạt được "2 điểm nhận thức chung". Theo đó, nhận thức chung thứ nhất cho rằng Trung Quốc đánh giá, phần còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống Obama là thời cơ tốt để Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy chiến dịch tìm kiếm địa vị chi phối Thái Bình Dương. Thứ 2, giọng điệu uy hiếp đe dọa mà Bắc Kinh thể hiện tại diễn đàn này sẽ tổn hại chính mình, đẩy các quốc gia láng giềng tới chỗ tìm kiếm sự trợ giúp của Mỹ. Do Washington đang tìm cách thu hẹp cam kết ở hải ngoại nên dường như sẽ không thích hợp để Mỹ giúp các đồng minh và đối tác châu Á chống lại sự dọa nạt của Trung Quốc, chính vì thế sự dọa nạt ấy càng phát huy hiệu quả, Tin tức Tham Khảo bình luận. Dẫn lời Chu Thành Hổ, một viên Thiếu tướng diều hâu từ đại học Quốc phòng, thành viên đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-la, tờ báo cho rằng chính sách ngoại giao của Mỹ đang gặp nhiều rào cản. Viên tướng Trung Quốc nhận định, Mỹ đã tỏ ra yếu đuối trước Putin nên khả năng Washington can thiếp quân sự một khi nổ ra xung đột do tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với láng giềng là "đáng nghi ngờ". Tin tức Tham Khảo cho rằng tại Đối thoại Shangri-la, người ta tin rằng chính quyền Obama khó có khả năng dùng vũ lực ngăn Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông do sự cắt giảm ngân sách quân sự đáng kể, bất chấp khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, điều này sẽ không ảnh hưởng tới việc triển khai trục chiến lược châu Á - Thái Bình Dương. Bắc Kinh cho rằng, mặc dù Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản, bắt đầu quay trở lại các căn cứ quân sự Philippines và tăng cường thăm viếng các cảng của Việt Nam, nhưng một khi Trung Quốc "thay đổi hiện trạng" mặt đất cũng như trên không, Mỹ đa phần sẽ chỉ ngồi nhìn. Bài báo cho biết hiện tại đã đến lúc Trung Quốc đe dọa, uy hiếp ở BIển Đông vì sự can thiệp của Mỹ rất hạn chế. Trừ phi Obama có thể thay đổi được dự toán ngân sách cho quân đội, nếu không hành vi của Bắc Kinh "sẽ rất hợp thời"?! ============= Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 6, 2014 Hơn 600 ngàn người Hồng Kông biểu tình, Trung Quốc sốt vó! (Tin tức 24h) - Trong ngày 22/6, hơn 600 ngàn người đã bỏ phiếu đòi dân chủ tại 15 phòng phiếu ở Hồng Kông khiến giới lãnh đạo Trung Quốc lo lắng. Hồng Kông - Việt Nam: Khoan phá bê tông Tại sao Hồng Kông ngăn Khải Phong 2 đến Trường Sa VN? Trong ngày 22/6, hơn 600 ngàn người đã bỏ phiếu đòi dân chủ tại 15 phòng phiếu ở Hồng Kông chỉ vài giờ sau khi một cuộc trưng cầu dân ý trực tuyến không chính thức được phát động vào hôm 21/6, một động thái khiến giới lãnh đạo Trung Quốc lo lắng, Reuters cho biết. Phần lớn các phiếu bầu được thực hiện từ một ứng dụng chạy trên điện thoại di động, tổ chức phát động bỏ phiếu cho biết. Cuộc trưng cầu dân ý trực tuyến này đưa ra những đề xuất để cải cách cuộc bầu cử chính quyền đặc khu Hồng Kông vào năm 2017 theo đúng với tiêu chuẩn dân chủ quốc tế, Reuters cho hay. Cử tri bỏ phiếu được yêu cầu phải cung cấp số chứng minh thư để tránh tình trạng gian lận. Theo dự kiến, cuộc bỏ phiếu sẽ kéo dài đến hết ngày 29/6. Người Hồng Kông xuống đường phản đối sách trắng của Bắc Kinh. Trước đó, hôm 11/6, khoảng 40 người biểu tình tập trung bên ngoài văn phòng đại diện Bắc Kinh ở khu Tây Hồng Kông, đốt mô hình Sách Trắng và xổ ra các cuộn giấy vệ sinh in Luật cơ bản của Hồng Kông. "Đây là một sự can thiệp rõ ràng vào vấn đề Hồng Kông”, nhà làm luật ủng hộ dân chủ Lee Cheuk-yan nói với các phóng viên tại một cuộc biểu tình khác bên ngoài Văn phòng Liên lạc của chính phủ, khi ông kêu gọi Bắc Kinh thu hồi tài liệu nói trên. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã có phản ứng răn đe khá mạnh mẽ. Chính quyền Bắc Kinh ngày 10/6 cảnh báo Hồng Kông, mọi sự tự do của đặc khu hành chính này đều có giới hạn và phải tuân thủ đúng pháp luật, khi người dân nơi này đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ có thể dẫn đến việc đóng cửa một phần khu trung tâm tài chính. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc (tức Chính phủ) ngày 10/6 đã công bố Sách Trắng nhằm nhắc nhở người Hồng Kông về vị thế của đặc khu hành chính này như một phần của Trung Quốc. Trong một tuyên bố, Chính phủ Trung Quốc đã nhắc lại phương thức “một quốc gia, hai chế độ”, đồng thời cảnh báo Hồng Kông rằng dù đặc khu hành chính này có quyền tự chủ trên một phạm vi rộng thì họ cũng phải nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, cũng như nằm trong giới hạn của sự tự do. “Mức độ tự chủ cao của Hồng Kông không phải là quyền tự chủ đầy đủ, càng không phải là một sức mạnh phi tập trung. Đó là sức mạnh thực thi các vấn đề địa phương theo sự ủy quyền của trung ương”, tuyên bố ghi rõ. Trước đó, ông Chu Nam - cựu giám đốc chi nhánh Tân Hoa Xã tại Hồng Kông cũng đã lên tiếng cảnh báo phong trào biểu tình là bất hợp pháp, có động cơ chống Trung Quốc và lật đổ chính quyền hiện tại. Ông Chu Nam cảnh báo nếu biểu tình diễn ra, Trung Quốc sẽ có những biện pháp vũ lực răn đe cần thiết để kiểm soát tình hình. Khách Trung Quốc: Hồng Kông hạn chế, Việt Nam lo thiệt Lam Lam (Tổng hợp) ======================== Trong một tuyên bố, Chính phủ Trung Quốc đã nhắc lại phương thức “một quốc gia, hai chế độ”, đồng thời cảnh báo Hồng Kông rằng dù đặc khu hành chính này có quyền tự chủ trên một phạm vi rộng thì họ cũng phải nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, cũng như nằm trong giới hạn của sự tự do. “Mức độ tự chủ cao của Hồng Kông không phải là quyền tự chủ đầy đủ, càng không phải là một sức mạnh phi tập trung. Đó là sức mạnh thực thi các vấn đề địa phương theo sự ủy quyền của trung ương”, tuyên bố ghi rõ. Trước đó, ông Chu Nam - cựu giám đốc chi nhánh Tân Hoa Xã tại Hồng Kông cũng đã lên tiếng cảnh báo phong trào biểu tình là bất hợp pháp, có động cơ chống Trung Quốc và lật đổ chính quyền hiện tại. Ông Chu Nam cảnh báo nếu biểu tình diễn ra, Trung Quốc sẽ có những biện pháp vũ lực răn đe cần thiết để kiểm soát tình hình. Một ví dụ cho chiến lược "Một đất nước, hai chế độ" của Trung Quốc" thất bại. Đám mây đen bao phủ bầu trời Bắc Kinh là điềm rối loạn cấp quốc gia, không bít nó sẽ xảy ra dưới hình thức nào. . 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 6, 2014 Hàng không náo loạn vì Trung Quốc tập trận trên biển Hoa Đông Thứ hai, 23/6/2014 | 22:09 GMT+7 Hàng chục chuyến bay qua biển Hoa Đông bị trễ hoặc hủy bỏ do quân đội Trung Quốc bất ngờ tập trận bắn đạn thật với quy mô lớn trên vùng biển này. Hải quân Trung Quốc và Nga tập trận chung bắn đạn thật trên biển Hoa Đông hồi tháng 5. Ảnh: Xinhua. Theo Want China Times, quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận quy mô lớn 7 quân khu, trong đó có quân khu Nam Kinh nằm ở bờ biển phía đông, hướng ra phía Nhật Bản. Từ ngày 19/6, nhiều hãng hàng không đã báo cáo về các vụ gián đoạn nghiêm trọng trên đường bay qua và quanh quân khu Nam Kinh, khu vực bao gồm Thượng Hải cùng nhiều tỉnh duyên hải phía đông. Các chuyến bay giữa Hong Kong và Thượng Hải đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề, với ít nhất 65 chuyến bị hoãn hoặc hủy hôm 21/6. Hơn 10.000 hành khách được cho là "nạn nhân" của sự cố này hai ngày qua, trong đó có những người phải chờ đến 20 tiếng tại sân bay nhưng chỉ được đền bù 800 HKD (100 USD) mỗi người. Ming Pao đưa tin, cuộc tập trận ở quân khu Nam Kinh gồm các bài tập bắn đạn thật với xe tăng trong điều kiện đêm tối và địa hình nước ngoài để tăng cường năng lực chiến đấu của binh sĩ. Không quân Trung Quốc cũng được cho là luyện tập hạ cánh theo đội hình và cứu hộ ở các môi trường biển phức tạp. Lin Guangyu, cựu giám đốc Cục Hàng không Dân sự Trung Quốc, cho hay việc hàng loạt chuyến bay bị hoãn chắc chắn có liên quan đến cuộc tập trận của quân đội nước này. Ông nói thêm rằng các hãng hàng không có khả năng đã được thông báo trước nhưng họ không nhất thiết phải báo lại với hành khách. Huang Dong, chủ tịch Viện Quân sự Quốc tế Macau, cho hay đây là thời gian cao điểm của các cuộc tập trận quân đội trong năm, nhưng chỉ những cuộc nằm trong dự kiến mới được thông báo trước do phải giữ nguyên tính chất bất ngờ như chiến sự thật. Ông Huang cũng tin rằng, kiểu tập trận này sẽ tăng lên đáng kể trong tương lai do căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông, nhất là sau khi Bắc Kinh tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không cuối năm trước. Anh Ngọc ==================== Aristotle - Triết gia Hy Lạp phát biểu" "Nếu mọi bí mật được đưa ra ngoài ánh sáng, thế giới này sẽ sụp đổ". Lão Gàn phát biểu: "May quá! Chỉ có Thượng Đế mới có quyền quyết định có tiết lộ mọi bí mật hay không?". Phát biểu của Lão Gàn được SW Hawking tái xác nhận, dưới một hình thức khác: "Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?!". Những diễn biến trên thế gian này - theo Lý học Đông phương, là: "Tại cái số nó thế!" . Duy nhất chỉ có Lý học Đông phương có khả năng tiên tri so với mọi lý thuyết của nền văn minh hiện đại. Kết luận cuối cùng theo tục ngữ Việt: "Khôn sống, mống chết". Cổ học tinh hoa phát biểu: "Giữa vòng trời đất, tài và bất tài đều chưa phải yếu tố thoát nạn, mà chỉ có Đức mới sống". Có người nói: "Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết là sống". Mọi thứ triết lý đều thừa, vì trong văn hóa truyền thống Việt, từ "khôn" đã xác định cái biết: "Trí khôn". Bình luận của Lão Gàn có vẻ chẳng ăn nhập gì với bài viết này. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2014 Một ví dụ cho chiến lược "Một đất nước, hai chế độ" của Trung Quốc" thất bại. Đám mây đen bao phủ bầu trời Bắc Kinh là điềm rối loạn cấp quốc gia, không bít nó sẽ xảy ra dưới hình thức nào. . ====== TG cũng mới đi ngao du Hong Kong về, tay hướng dẫn viên du lịch phát biểu: Không chơi với Tập Cận Bình - vì nó ăn hiếp Việt Nam, nghĩ đi nghĩ lại cũng thấy hay, hì . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2014 ====== TG cũng mới đi ngao du Hong Kong về, tay hướng dẫn viên du lịch phát biểu: Không chơi với Tập Cận Bình - vì nó ăn hiếp Việt Nam, nghĩ đi nghĩ lại cũng thấy hay, hì . Cho dù tay hướng dẫn viên phát biểu vậy và ngay cả tất cả những người dân Hồng Kông cùng phát biểu như thế.thì ít nhất nó không phải tính chính thống của lời phát biểu. Nhưng chắc chắn tay phụ trách du lịch Hồng Kông không phát biểu như vậy. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2014 Việt Nam ký Hiệp định nước chủ nhà với Tòa trọng tài thường trực Thanhnien Online 23/06/2014 19:50 Ngày 23/6, tại Nhà khách Chính phủ, thay mặt chính phủ Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn ký Hiệp định nước chủ nhà và Thư trao đổi về hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tòa trọng tài thường trực (PCA) với ông Hugo Hans Siblesz, Tổng thư ký Tòa trọng tài thường trực. Với việc ký kết Hiệp định nước chủ nhà với PCA, Việt Nam chính thức công nhận PCA có tư cách pháp lý cần thiết để tiến hành các hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài, trung gian, hòa giải và ủy ban điều tra, cung cấp các hỗ trợ thích hợp khác liên quan đến hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế do PCA tiến hành tại Việt Nam, cũng như tiến hành các hoạt động hợp tác với Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động này của PCA tại Việt Nam. Với việc ký kết Thư trao đổi về hợp tác, Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ của PCA trong việc đào tạo cán bộ pháp lý. PCA sẽ cung cấp cho Chính phủ Việt Nam các thông tin chung hoặc tư vấn về các vấn đề thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế do PCA điều hành. Sau Lễ ký, Phó Thủ tưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Tổng thư ký Tòa trọng tài thường trực. Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng đánh giá cao vai trò của PCA trong việc hỗ trợ các quốc gia giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế bằng thủ tục trọng tài. Phó Thủ tướng cũng hy vọng rằng việc ký kết Hiệp định nước chủ nhà và thư trao đổi về hợp tác giữa Việt Nam và PCA sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên và bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ của PCA trong việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ pháp lý Việt Nam để phục vụ đất nước trong quá trình hội nhập. Theo TTXVN 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2014 Nhật, Philippines kêu gọi dùng luật pháp giải quyết tranh chấp 24/06/2014 15:59 (GMT + 7) TTO - Ngày 24-6, chính phủ Nhật và Philippines đã kêu gọi các nước tôn trọng sự thượng tôn pháp luật để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại châu Á. Tổng thống Philippines Benino Aquino (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong cuộc họp báo ở Tokyo hôm nay Ảnh: Reuters Theo hãng tin AFP, hôm nay Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã đến Tokyo và hội đàm với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. “Do tình hình khu vực ngày càng nghiêm trọng, cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ - ông Abe tuyên bố - Tôi và Tổng thống Aquino nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thượng tôn pháp luật”. Ông Aquino cho biết chuyến thăm Nhật của ông nhằm tìm hướng bảo vệ an ninh khu vực bằng cách thúc đẩy sự thượng tôn pháp luật. Trước đó, cả hai nhà lãnh đạo Nhật và Philippines từng nhiều lần đưa ra thông điệp tương tự trong thời điểm Trung Quốc gây hấn trên biển Đông và biển Hoa Đông. Ông Aquino cũng khẳng định Philippines ủng hộ việc chính phủ Nhật muốn “hiểu lại” hiến pháp hòa bình nước này để thực thi quyền phòng vệ tập thể, theo đó lực lượng vũ trang Nhật sẽ không chỉ bảo vệ nước này mà cả các nước đồng minh bị kẻ thù tấn công. Trong thời điểm Trung Quốc liên tục có những động thái khiêu khích để đòi chủ quyền vô lý trên biển Đông cũng như thách thức chủ quyền của Nhật ở quần đảo Senkaku, Tokyo và Philippines đã thắt chặt quan hệ hợp tác. Trước đó ông Abe từng cam kết hỗ trợ Philippines cải thiện năng lực phòng vệ trên biển. Tokyo sẽ cung cấp cho Manila 10 tàu tuần tra. NGUYỆT PHƯƠNG ==================== Thượng tôn pháp luật thì đúng rồi. Mọi chiện đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao. Toàn là cứ từ đúng trở lên. Nhưng kiện thì Tung Cóoc hổng chịu ra tòa. Nước nhớn mừ. Ngoại giao thì Tung Cóoc chỉ chấp nhận song phương và bảo vệ chủ quyền đến cùng, kiểu "kéo cưa lừa xẻ, ông thợ nào fẻ thì ăn cơm zdua...". Không phải Thủ tướng Nhật và Tổng thống Phi Luật Tân với cả thế giới không biết điều này. Nhưng cứ gõ phèng phèng lên đã. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2014 Khánh Hòa: Tàu vận tải của hải quân Hoa Kỳ neo đậu tại vịnh Nha Trang (Dân trí) - Sáng nay (24/6), tàu vận tải USNS Cesar Chavez (T-AKE 14) trọng tải 41.000 tấn, dài 210m, rộng hơn 32m của hải quân Hoa Kỳ đã vào neo đậu bên cạnh đảo Trí Nguyên thuộc vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa để bảo dưỡng. Được biết, trên tàu USNS Cesar Chavez có hơn 140 thuyền viên vào thành phố Nha Trang khoảng nửa tháng để các nhân viên, kỹ sư của Công ty TNHH MTV nhà máy đóng tàu Cam Ranh bảo dưỡng. Một số hình ảnh về tàu USNS Cesar Chavez tại vịnh Nha Trang: Tàu USNS Cesar Chavez nhìn từ xa. Đuôi tàu USNS Cesar Chavez. Tàu USNS Cesar Chavez vào Nha Trang để bảo dưỡng. Thủy Nguyên =================== Việt Nam có giao thông đường bể với các nước trên thế giới qua Bể Đông, tàu thuyền tấp nập. Bởi vậy, mở dịch vụ sửa chữa tàu bề ở đây là đúng rùi. Từ sửa chữa, quét sơn, bơm dầu mỡ , cho đến thay thế phụ tùng, mông má lại các tàu ve chai, đồ cổ như tàu Liêu Ninh chẳng hạn. Hì. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2014 Mỹ siêu nhất khi nói… quan ngại và...rất quan ngại (Quan hệ quốc tế) - Hi vọng “rút đẹp” khỏi Trung Đông một lần nữa bị cản trở bởi Iraq, Ukraine vắng dần dấu ấn Mỹ. Còn Biển Đông, Philippines đang mỏi mòn chờ đợi Iraq – thêm một kỳ đà cản mũi Mỹ Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra quyết sách về việc rút đại đa số lực lượng quân sự của Mỹ ra khỏi các nước khu vực Trung Đông, chỉ giữ lại những người làm công việc cố vấn, hỗ trợ. Đến cuối năm 2014 sẽ phải hoàn thiện công việc này. Có thể thấy rằng Trung Đông đã không còn khiến nước Mỹ mặn mà như thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21. Ngày đó, Trung Đông như một miếng bánh ngon, nhiều mật, và cũng nhiều ruồi. Các đời Tổng thống của Mỹ, đặc biệt là G.W.Bush tham dự vào Trung Đông một cách thô bạo. Đưa vào khu vực này một làn gió mới về một chính nghĩa chống khủng bố và một nhà nước pháp quyền dân chủ. Bước đầu của họ đã thành công, nhưng sau nhiều năm hao người tốn của theo đuổi những lợi ích ở đây, Mỹ nhận ra rằng những gì họ đạt được là thỏa thuận mua dầu giá rẻ với các quốc gia khu vực này. Còn ngoài ra, để dân chủ hóa kiểu Mỹ hòa nhập được với một khu vực mà Tôn giáo là tối thượng, có lẽ các chuyên gia của Mỹ cần đọc nhiều sách hơn và đưa ra những chương trình sâu sát hơn mới có thể mong dung hòa được hai nền văn hóa vốn dĩ dị biệt. Lực lượng ISIL tiến vào một thành phố vừa chiếm đóng Nhưng bước sang thập niên thứ hai, sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến Mỹ không còn cách nào khác phải công nhận rằng đây mới là nguy cơ thực sự của tương lai. Và Tổng thống Obama điều chuyển cỗ máy quân sự, chính trị khổng lồ của mình sang một trục mới: châu Á – Thái Bình Dương. Chiến lược này đánh dấu cuộc rút lui chóng vánh của Mỹ tại Trung Đông, khi những giấc mơ về một khu vực dân chủ và văn minh, giấc mơ xóa bỏ cái nôi của chủ nghĩa khủng bố còn dang dở. So với những lợi ích kinh tế đạt được, thì kẻ thù mà Mỹ chuốc thêm cũng là vô số. Chuyển trục châu Á – Thái Bình Dương còn chưa đâu vào đâu, thì Iraq một lần nữa bất ổn với cuộc binh biến của đoàn quân nổi dậy ISIL. Chính quyền dân chủ của Iraq – do Mỹ dựng lên sau cuộc chiến tranh lật đổ ông Saddam Hussein đã phải phát đi lời kêu cứu hôm 20/6. Chính quyền thân Mỹ ấy đã phải nhờ tới sự can thiệp từ sức mạnh của đấng sinh thành khi mong muốn được hỗ trợ về không kích. Nhưng đến lúc này, những gì mà Bagdah nhận được chỉ là một sự phủi tay, như những gì mà Tổng thống Obama trả lời trên CNN: “Chúng tôi đã cho Iraq cơ hội để có một nền dân chủ toàn diện... làm việc với các dòng giáo phái để đem đến một tương lai tốt đẹp hơn cho con em của họ. Và thật không may những gì ta nhìn thấy là sự sụp đổ lòng tin.” Tổng thống Obama lo ngại về tình hình Iraq, nhưng những gì Washington làm cho đứa con lâm nguy của họ lúc này chỉ là 300 cố vấn quân sự, không thêm một lời hứa nào ngoài câu nói quen thuộc: “Chúng tôi quan ngại…” Vắng tiếng ở Ukraine Can thiệp vào Iraq hoàn toàn dẫn đến một sự sa lầy nữa của Mỹ. Thực tế Washington đang phải đối diện với hai nguy cơ: thứ nhất, can thiệp vào Iraq khiến hao tốn thêm tiền bạc, công sức, nhận thêm sự phản đối, thù hận từ khu vực này. Thứ hai, nếu không can thiệp thì nguy cơ mất Iraq vào tay Nga, Iran khá cao. Bởi Iran đã bắt đầu gửi cố vấn quân sự (như cách của Mỹ làm) còn Nga cũng đã lên tiếng ủng hộ chính phủ Iraq (ở mức độ ngoại giao như cách mà Mỹ quan ngại). Quân đội Iraq trong một buổi lễ chào cờ trước khi bị lực lượng ISIL tấn công Phán quyết của Mỹ như thế nào, có lẽ còn chờ thêm những bước tiến của ISIL, nhưng mạo hiểm ở Trung Đông càng làm Mỹ bị nhãng ra với chiến lược chuyển trục của mình. Điều mà Mỹ không mong muốn. Bản thân vấn đề Ukraine, một điểm nóng cần có sự hiện diện của Mỹ, cường quốc này cũng đã bắt đầu chơi bài “rút êm” và trả vấn đề lại cho châu lục của họ. Những ngày giữa tháng 6/2014, Ukraine sôi động với việc Nga cắt cung cấp khí đốt cho Kiev vì không trả được khoản nợ trước mắt là 1,45 tỷ USD. Vậy 1 tỷ USD Mỹ hứa hỗ trợ Ukraine, nó đang nằm ở đâu? Những hình thức trừng phạt mà Mỹ lớn tiếng đe dọa Nga để bênh vực Kiev, nó đang nằm ở đâu ngoài việc phong tỏa tài khoản của một số cá nhân? Một sự im hơi lặng tiếng đến đáng ngạc nhiên. Trong khi vấn đề Ukraine bây giờ, các đồng minh châu Âu đang phải gồng mình ra đứng mũi chịu sào, bởi nếu mâu thuẫn Nga – Ukraine tăng cao, Kiev bị dồn vào thế đường cùng, thì bản thân EU cũng chịu thiệt bởi họ vẫn đang phụ thuộc một phần vào khí đốt của Nga và muốn nói gì thì nói, EU khó có thể bỏ qua một thị trường lớn như Nga được. Nhìn lại Syria, một điểm nóng khác của thế giới, nơi mà suýt bị Mỹ dội bom nếu không có nỗ lực của Nga để bênh vực đồng minh Trung Đông của mình. Hiện tại, cuộc nội chiến vẫn không có cơ hội chấm dứt. Nhưng lực lượng đối lập do Mỹ dựng lên cũng không được tiếp máu như trước. Tước bỏ vũ khí hóa học của Syria, Mỹ cũng coi như rút chân mình ra khỏi được khu vực ấy. Chiêu bài chính trị, quân sự của Mỹ có thể khái quát thành nếu theo mình thì có một nền dân chủ phụ thuộc, còn nếu chống lại thì sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp gì, mà xấu nhất thì là nội chiến. Mỹ thiếu lửa với Philippines? Lan man về một vài điểm nóng của thế giới kể trên thì dường như Mỹ đang cố rút mình ra khỏi mọi bãi lầy và tập trung toàn tâm toàn ý vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương với đích nhắm là Trung Quốc. Nhưng nhìn lại, thời gian qua, khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” của mình một cách nghiêm túc thì dường như Mỹ đang tham gia cuộc chơi một cách “thiếu lửa”. Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Đức Merkel, Tổng thống Ukraine Poroshenko gặp mặt bàn về vấn đề Ukraine Ngoài những cuộc tập trận với các đồng minh trong khu vực, bán cho Đài Loan vài chục chiếc trực thăng Apache, bán cho Indonesia một số vũ khí, có hợp đồng lớn tiêm kích F-35 với Nhật Bản, hợp tác quân sự với Hàn Quốc, đạt được sự hiện diện quân sự trên các căn cứ của Philippines… thì ngoài ra Mỹ chẳng có hành động gì cụ thể. Mỹ quan ngại Trung Quốc quấy rầy Nhật Bản, Mỹ quan ngại Trung Quốc đưa giàn khoan vào Biển Đông, Mỹ quan ngại Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, Mỹ quan ngại, quan ngại… Điệp khúc ấy lặp đi lặp lại khiến người ta phải nhàm tai. Còn với Philippines, nước nhỏ này đã phải chơi một canh bạc đúng nghĩa khi dồn hết để đặt vào cửa Mỹ. Họ lớn tiếng chọc giận Trung Quốc, song song với đó, họ mở cửa toàn bộ các căn cứ không quân của mình cho Mỹ muốn làm gì thì làm. Cờ Mỹ kéo trên một căn cứ quân sự của Philippines Thế nhưng, “hai bên vẫn còn cần có những sự đàm phán kỹ lưỡng” – theo lời của Tư lệnh Không quân Philippines. Thực chất, việc bàn bạc này không phải là ràng buộc quyền lợi của Mỹ tại Philippines đến đâu, mà là Mỹ sẽ giúp Philippines như thế nào trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Ví dụ như Manila có được sử dụng khí tài của Mỹ, hoặc sẽ được Mỹ hỗ trợ, đào tạo như thế nào… Và quan trọng nhất, khi xảy ra chiến sự với Trung Quốc, Mỹ sẽ giúp Philippines như thế nào? Phải nói rằng Philippines đã dâng hiến, đã chấp nhận phiêu lưu cùng Mỹ, nhưng không ai hiểu được thực chất của cái sự chuyển trục mà Mỹ đang theo đuổi là như thế nào, bởi bản thân Nhật Bản còn đang nổi lên với một vai trò quyết liệt hơn cả Mỹ trong khu vực này. Có lẽ, Tổng thống Obama cần quyết liệt hơn nữa, để những đồng minh của mình và các nước đang muốn được làm đồng minh không phải lo ngại vì những câu… quan ngại. Đỗ Minh Tú ===================== Nếu chiến tranh xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thì nó không đơn giản như chiến tranh với Iraq. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2014 Nếu chiến tranh Trung Quốc - Nhật Bản bùng nổ, Mỹ sẽ làm gì? 25/06/2014 05:30 (TNO) Trong bài viết trên tạp chí National Interest trụ sở ở thủ đô Washington (Mỹ) ngày 21.6, chuyên gia quốc phòng Mỹ Harry Kazianis đã phân tích Mỹ nên làm gì nếu chiến tranh Trung Quốc - Nhật Bản bùng nổ ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Tàu hải giám Trung Quốc (giữa) "chạm trán" với 2 tàu tuần duyên Nhật gần Senkaku/Điếu Ngư năm 2012 - Ảnh: AFP Trong vài tháng qua, Trung Quốc tiến hành các cuộc tuần tra hằng ngày quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Tàu chiến và tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc còn tiến hành các cuộc tập trận gần vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 2.2014. Đây là một động thái cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị sẵn sàng nếu chiến tranh bùng nổ tại khu vực này. Kịch bản chiến tranh Nhật - Trung Giả sử chiến tranh xảy ra vào ngày 1.3.2015, theo ông Kazianis. Khi đó, hai chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc sẽ áp sát máy bay trinh sát P-3 Orion của Nhật ở phía tây Senkaku/Điếu Ngư (tương tự như một vụ có thật gần đây). Phi công Nhật Bản bị khiêu khích và máy bay Nhật đâm vào một trong số 2 chiến đấu cơ Trung Quốc. Cả hai máy bay sẽ rơi xuống biển, không ai sống sót (viễn cảnh này được Kazianis vẽ ra dựa trên sự kiện có thật xảy ra vào tháng 4.2001, khi đó một chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc đâm trúng máy bay P-3 Orion của Nhật ở đảo Hải Nam của Trung Quốc). Chính quyền và truyền thông Nhật - Trung sẽ đấu tố lẫn nhau gây ra vụ đâm máy bay. Và 72 giờ sau đó, một nhóm 20 người Trung Quốc đổ bộ lên một trong số những hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư vào ban đêm. Nhật Bản sẽ điều động các tàu chiến để đưa một số ít binh sĩ đến hòn đảo với mục đích loại trừ công dân Trung Quốc ra khỏi đây. Bắc Kinh đe dọa dùng vũ lực nếu công dân của họ bị hãm hại. Khi các tàu chiến Nhật tiến gần đến hòn đảo, một chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc sẽ báo động lực lượng hải quân sẵn sàng chiến đấu. J-10 tiến sát một tàu khu trục Nhật đang tiến gần hòn đảo. Để tự vệ, tàu khu trục Nhật bắn hạ máy bay Trung Quốc. Vài giờ sau đó, khi lực lượng Nhật Bản tiến hành chiến dịch loại trừ các công dân Trung Quốc khỏi Senkaku/Điếu Ngư, Bắc Kinh sẽ bắn cảnh cáo tên lửa “diệt tàu sân bay” Đông Phong-21D (DF-21D) rơi xuống biển, gần các tàu chiến Nhật Bản trên biển. Nhưng lực lượng Nhật không nản chí, quyết tiến lên. Dưới áp từ trong nước, các lãnh đạo Trung Quốc căng thẳng. Họ cảm thấy họ không còn lựa chọn nào, đành ra quyết định bắn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo nhắm vào lực lượng Nhật Bản. Nhật Bản sẽ mất ít nhất ba tàu chiến và nhiều binh sĩ thiệt mạng. Một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhìn từ trên không - Ảnh: Reuters Truyền thông thế giới sẽ phát đi những hình ảnh, video thi thể binh sĩ Nhật Bản thiệt mạng nổi lềnh bềnh trên biển sau vụ tấn công tên lửa từ Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ gọi điện cho Tổng thống Mỹ Barack Obama đề nghị Mỹ giúp đỡ theo hiệp ước an ninh giữa hai nước đồng minh. Nhưng không có vị Tổng thống Mỹ nào mong muốn được nhận một cuộc gọi lúc 3 giờ sáng, theo ông Kazianis. Mỹ sẽ làm gì? Ông Kazianis nhắc lại bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 5.2014 tại buổi lễ tốt nghiệp của học viên Học viện Quân sự West Point, Mỹ. Khi đó, ông Obama nói: “Sự hung hăng mất kiểm soát trong khu vực, dù ở Ukraine, trên biển Đông hoặc bất kỳ nơi nào trên thế giới cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của chúng ta và có thể buộc quân đội của chúng ta can thiệp”. Trước đó, trong chuyến công du Nhật Bản hồi tháng 4.2014, ông Obama cũng khẳng định Washington sẽ bảo vệ Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư. Ông Kazianis đặt ra nghi vấn liệu rằng người Mỹ sẽ bỏ phiếu ủng hộ ông Obama điều quân bảo vệ Nhật Bản, khi đó nhiều lính Mỹ sẽ phải bỏ mạng. Nhưng nếu nguyên trạng bị thay đổi ở châu Á, sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ và khi đó Washington sẽ không làm ngơ và bỏ rơi các đồng minh tại khu vực này, theo ông Kazianis. Ông Kazianis cho rằng Mỹ phải tiếp tục duy trì chính sách tái cân bằng, tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương. Phúc Duy ==================== Đây là một kịch bản vớ vẩn. Thậm chí có thể được thuê viết trong hoàn cảnh hiện nay. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2014 "Trung Quốc kéo 4 tàu ngầm hạt nhân ra dọa Mỹ, trừng phạt Việt Nam" Hồng Thủy 25/06/14 10:56 (GDVN) - Lời lẽ hiếu chiến của giới truyền thông, học giả, 1 số tướng lĩnh cấp cao quân đội Trung Quốc về Biển Đông chỉ là biểu hiện lúng túng, bối rối của Bắc Kinh 3 tàu ngầm Trung Quốc tại cảng Tam Á, ảnh: Ettoday. Tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 24/6 dẫn lời Lương Quốc Lương, một nhà bình luận quân sự của tờ báo này cho hay, việc 4 tàu ngầm động cơ hạt nhân của Trung Quốc đồng thời xuất hiện tại căn cứ Tam Á đảo Hải Nam của hạm đội Nam Hải là động thái cảnh cáo Mỹ và "trừng phạt Việt Nam"?! Trong số 4 tàu ngầm hạt nhân này, có 3 chiếc thuộc lớp Tấn (094) thuộc đội hình tàu ngầm chiến lược của hải quân Trung Quốc, 1 chiếc thuộc lớp Thương (093). Lương Quốc Lương cho biết, động thái này của bắc Kinh có liên quan chặt chẽ đến chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền Mỹ, đồng thời cũng có mối liên hệ chặt chẽ với tình hình Biển Đông hiện nay khi Mỹ công khai ủng hộ các nước ven Biển Đông chống lại (sự bành trướng của) Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc đang muốn "cảnh cáo" Mỹ rằng, vấn đề Biển Đông không liên quan gì đến Mỹ, và Bắc Kinh quyết không chấp nhận vì áp lực của Washington mà hy sinh (cái gọi là) lợi ích quốc gia của họ. Theo Minh Báo, 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn mang theo tên lửa xuyên châu lục Cự Lãng 2, chỉ cần đặt tại biển Philippines cũng có thể bắn sang tận nước Mỹ. Tầm bắn của tên lửa Cự Lãng 2 ít nhất là 9600 km, tầm bắn xa nhất lên đến 11200 km. Cự Lãng 2 được xem như "anh em" với tên lửa Đông Phong 31, trong đó Cự Lãng 2 là loại tên lửa trang bị cho tàu ngầm, Đông Phong 31 được sử dụng trên mặt đất. Đáng chú ý, Lương Quốc Lương cao giọng miệt thị khi cho rằng Việt Nam đang "say đắm với lịch sử huy hoàng cha ông họ từng đánh bại đại quân Nguyên, Minh, Thanh mà không biết rằng Trung Quốc mới là trung tâm thiên hạ, không phải man di, Việt Nam mãi mãi không theo được (cái gọi là) sự tiến hóa của Trung Quốc"?! Lương Quốc Lương đe dọa, khi chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) ở Trung Quốc lên cao xoay quanh vấn đề Biển Đông, khả năng "Trung Quốc trừng phạt Việt Nam lần 2" không phải không thể xảy ra, và khi đó Mỹ sẽ chẳng thể làm gì giúp được Việt Nam?! Trong thế giới văn minh, những kẻ chỉ thích giễu võ giương oai, lên gân cơ bắp để dọa nạt người khác không phải là kẻ mạnh và không đáng sợ. Những lời lẽ hiếu chiến của giới truyền thông, học giả, 1 số tướng lĩnh cấp cao quân đội Trung Quốc về Biển Đông chỉ là biểu hiện lúng túng, bối rối của Bắc Kinh trước áp lực công luận quốc tế. Họ không biết cách nào để vừa "nuốt trôi" tham vọng bành trướng lãnh thổ, vừa giữ được sĩ diện nước lớn mà thôi - PV. ============================= Đáng chú ý, Lương Quốc Lương cao giọng miệt thị khi cho rằng Việt Nam đang "say đắm với lịch sử huy hoàng cha ông họ từng đánh bại đại quân Nguyên, Minh, Thanh mà không biết rằng Trung Quốc mới là trung tâm thiên hạ, không phải man di, Việt Nam mãi mãi không theo được (cái gọi là) sự tiến hóa của Trung Quốc"?! Lương Quốc Lương nói với ai chứ nói với Lão Gàn thì câu này không có "cơ sở khoa học". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2014 Giáo sư TQ gây sốc: Triều Tiên biến mất sẽ tốt cho Bắc Kinh và Seoul! Hồng Thủy 25/06/14 14:31 Thảo luận (3) (GDVN) - Nếu Bắc Triều Tiên biến mất sẽ giúp cho Hàn Quốc và Trung Quốc phát triển quan hệ song phương. Không có Bắc Triều Tiên, chúng tôi sẽ có thêm rất nhiều cơ hội. Ông Sở Thụ Long, giáo sư đại học Thanh Hoa người có phát ngôn chấn động về Bắc Triều Tiên. Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 24/6 đưa tin, một giáo sư nổi tiếng của Trung Quốc đã công khai tuyên bố, Bắc Triều Tiên gây khó khăn nhiều hơn là mang lại lợi ích cho Bắc Kinh, làm nổi bật sự thất vọng ngày càng tăng của Trung Quốc với Bình Nhưỡng. "Tôi nghĩ sự tồn tại của Bắc Triều Tiên tạo ra khó khăn cho chúng ta nhiều hơn là mang lại lợi ích", Sở Thụ Long, giáo sư đại học Thanh Hoa phát biểu tại diễn đàn quan hệ Trung - Hàn do trường này và Viện nghiên cứu Chính sách Asan Hàn Quốc đồng tổ chức trước khi Tập Cận Bình đi thăm Hàn Quốc. "Nếu Bắc Triều Tiên biến mất sẽ giúp cho Hàn Quốc và Trung Quốc phát triển quan hệ song phương. Không có Bắc Triều Tiên, chúng tôi sẽ có thêm rất nhiều cơ hội hơn là những thách thức", Sở Thụ Long phát biểu. Trung Quốc là đồng minh lớn nhất còn lại của Bắc Triều Tiên, nhưng cuối cùng cũng đã tham gia lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống lại Bình Nhưỡng sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần 3 vào tháng 2 năm ngoái. Nền kinh tế "què quặt" của Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào Trung Quốc, Yonhap nói, nhưng nhiều nhà phân tích đồng ý rằng Bắc Kinh sẽ không gây áp lực quá lớn lên Bình Nhưỡng vì điều đó có thể gây ra sự sụp đổ chế độ ở Bắc Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đi thăm Trung Quốc sau khi nhậm chức. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai tuyên bố thực hiện chuyến thăm chính thức tới Hàn Quốc vào tuần đầu tiên của tháng Bảy này. Đây là lần đầu tiên trong hơn 2 thập kỷ qua, một Chủ tịch nước đương nhiệm Trung Quốc đi thăm Hàn Quốc trước Bắc Triều Tiên. Trong khi đó nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa được mời tới thăm Bắc Kinh. Theo bình luận của tờ Đa Chiều ngày 25/6, Tập Cận Bình không giống như Hồ Cẩm Đào hay Giang Trạch Dân chọn thăm Bắc Triều Tiên trước khi đi Hàn Quốc là dấu hiệu cho thấy quan hệ song phương đang xuống dốc. Tờ Nickei bình luận, chuyến đi Seoul của Tập Cận Bình là nhằm gây áp lực lên Bắc Triều Tiên, đồng thời tăng cường quan hệ với Seoul còn làm tăng áp lực với Nhật Bản đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Hoa Đông. Trước đó hôm 18/6 từ Washington, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel bình luận, chuyến đi Seoul của Tập Cận Bình là "cột mốc phi thường", điều này rất hữu ích trong việc thúc đẩy hợp tác về vấn đề Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ ủng hộ hoàn toàn những nỗ lực của Hàn Quốc để phát triển quan hệ mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh và xem đó là lực lượng cho sự ổn định và hội nhập ====================== Cơ hội thống nhất hai miền Cao Ly ngày càng rõ rệt. Tốt lắm. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2014 Hội Luật gia sẵn sàng chuẩn bị hồ sơ kiện Trung Quốc 25/06/2014 19:23 (GMT + 7) TTO - Hơn 46.000 luật gia yêu nước sẵn sàng cùng Chính phủ chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần thiết, kiên quyết không để chủ quyền thiêng liêng của đất nước bị xâm phạm - Tuyên bố của Hội luật gia VN khẳng định. Ông Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch kiêm tổng thư kí hội Luật Gia VN - Ảnh: T.L Chiều 25-6, Hội Luật gia Việt Nam ra tuyên bố phản đối Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại vùng biển Việt Nam. Đây là lần thứ 2 Hội luật gia VN ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc hạ đặt dàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. “Nếu Trung Quốc cố tình không tuân thủ Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, cố tình vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam sẽ đề nghị Chính phủ Việt Nam sử dụng các biện pháp pháp lý hợp pháp để giải quyết tình trạng vi phạm leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông" - Ông Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia VN khẳng định. Theo Hội Luật gia VN, thời gian qua Trung Quốc ngang nhiên có nhiều hành động leo thang căng thẳng như chủ động đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng công suất lớn, dùng súng bắn nước nhắm thẳng vào tàu Việt Nam, làm hư hỏng thiết bị, gây thương tích cho các kiểm ngư viên và ngư dân Việt Nam… Các hành vi của Trung Quốc rõ ràng là những hành vi sử dụng vũ lực, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quyền con người, bất chấp Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Hội luật gia Việt Nam cũng nhấn mạnh các hoạt động mà Trung Quốc thường phát ngôn là “chỉ thực thi pháp luật bình thường” khác xa với các hành vi sử dụng vũ lực diễn ra trên thực tế. Hội Luật gia Việt Nam phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, chấm dứt các hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của công dân Việt Nam và các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam… Đồng thời, Hội Luật gia Việt Nam kêu gọi giới luật gia và toàn thể nhân dân của các nước trên thế giới lên án mạnh mẽ hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quyền con người và vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc. “Hội Luật gia Việt Nam, với số lượng hơn 46.000 hội viên luật gia yêu nước sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để chuẩn bị các hồ sơ pháp lý cần thiết cho quá trình này, kiên quyết không để chủ quyền thiêng liêng của đất nước bị xâm phạm”- Tuyên bố của Hội luật gia VN khẳng định TÂM LỤA Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2014 Việt Nam kiện Trung Quốc về “tội” gì? Thứ Năm, 26/06/2014 - 00:47 (Dân trí) – Đưa ra yêu sách đường lưỡi bò (đường 9 đoạn), rồi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và đâm hỏng tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam... Trước hàng loạt hành vi vi phạm, Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc “tội” gì? Chiều nay 25/6, đại diện Hội Luật gia Việt Nam có cuộc trao đổi với báo chí về việc thời gian qua, tàu Trung Quốc đã đâm hỏng tàu của ngư dân Việt Nam, ngư dân cũng có nguyện vọng muốn chuẩn bị hồ sơ pháp lý để kiện, Hội Luật gia có sẽ hỗ trợ pháp lý cụ thể đối với ngư dân. Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam cho biết, sau vụ tàu Trung Quốc đâm hỏng tàu cá của VN, hiện nay Hội nghề cá Đà Nẵng đã chuyển cho cơ quan ủy quyền khởi kiện về việc này. Về mặt pháp lý, nếu nhận được yêu cầu từ các ngư dân, Hội Luật gia sẽ hỗ trợ. Cái khó nhất trong việc tiến hành kiện Trung Quốc là xác định chủ thể vi phạm trong việc đâm chìm tàu cá. Tàu Trung Quốc điên cuồng tấn công đâm thẳng vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. "Nếu chúng ta khởi kiện theo tư cách cá nhân của chủ tàu thì quy trình cũng khác với việc kiện giữa hai quốc gia vì việc này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì có thể kiện lên tòa án của Việt Nam. Các cơ quan tư pháp của Việt Nam hoàn toàn có quyền xử lý việc này" - ông Quyền nói. Liên quan đến khâu chuẩn bị của Việt Nam về mặt pháp lý khi khởi kiện ra tòa ánh quốc tế, cách đây 2 ngày, Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác với tòa trọng tài quốc tế (PCA). Ý nghĩa của việc hợp tác này và hiệu quả đối với việc Việt Nam chuẩn bị kiện, thưa ông? Việc kiện ra tòa trọng tài quốc tế PCA ở phạm vi giải quyết tranh chấp về kinh tế, còn việc vi phạm chủ quyền biển đảo thì phải kiện ra các tổ chức quốc tế giải quyết về tranh chấp lãnh thổ và quyền con người. PCA thụ lý vụ kiện của Philippines, VN cũng tham gia PCA thì liệu có tìm được cơ hội nào để khởi kiện tại tòa này? Tòa trọng tài thường trực quốc tế là một thiết chế để giải quyết các tranh chấp quốc tế mà Philippines đang sử dụng. VN đã gia nhập thành viên của PCA. Đây chính là bước chuẩn bị từ rất sớm nên nếu thấy cần thiết thì ta cũng có thể đưa vụ việc ra tòa trọng tài này để kiện theo cách của nhiều nước đã làm. Hội Luật gia với hơn 46.000 hội viên yêu nước sẵn sàng cùng nhà nước thực hiện mọi biện pháp để đòi lại chủ quyền. Hội Luật gia có bao giờ gửi các văn bản tư vấn cho Chính phủ về việc nên hay không nên kiện Trung Quốc và kiện thì có những lợi ích, mất mát gì? Việc tham mưu với Chính phủ chúng tôi đã tính đến nhưng hiện nay chúng ta đang áp dụng biện pháp đàm phán hòa bình. Đến thời điểm bất đắc dĩ không thể đàm phán thì chúng tôi sẽ đề nghị Chính phủ đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế. Đưa ra yêu sách đường lưỡi bò (đường 9 đoạn), rồi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đâm hỏng tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam... Những hành động của Trung Quốc kể không hết “tội”. Vậy Việt Nam nên kiện Trung Quốc “tội” gì? Trước hết nên kiện việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như kiện việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Còn nếu kiện về chuyện đường lưỡi bò thì phải thông qua các cơ quan trọng tài quốc tế, phải thông qua đàm phán đa phương. Trung Quốc hung hăng dàn trận tấn công, phun vòi rồng tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Tham mưu cho Chính phủ, ông cho rằng Việt Nam nên chọn cách nào, đưa vụ việc ra cùng vụ kiện của Philippines hay đưa độc lập? Mỗi cách làm đều có lợi thế và khó khăn riêng. Đến lúc cần thiết thì chúng tôi sẽ tham mưu với Chính phủ phương án thiết thực nhất. Với câu hỏi, có cảnh báo không chính thức là Việt Nam kiện Trung Quốc thì Trung Quốc cũng có thể kiện lại Việt Nam. Nếu đúng như thế thì ông đánh giá thế nào về khả năng cạnh tranh giữa hai nước, ông Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam trả lời: "Công lý là giá trị lớn mà tất cả quốc gia tiến bộ và nhân dân các nước đều hướng tới. Trong trường hợp này, đó là lời cảnh báo. Còn chúng ta luôn vững vàng niềm tin chúng ta có công lý. Không những chúng ta, mà Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế là đại diện của hơn 100 nước thành viên cũng đã lên tiếng ủng hộ việc này. Nếu chúng ta vững về mặt pháp lý, được sự ủng hộ của quốc tế, lại phù hợp với đạo lý chung, vì thế, Việt Nam đang ở 1 vị thế mà chúng tôi tin rằng, nếu kiện nhất định chúng ta sẽ thắng". Tuấn Hợp(ghi) Share this post Link to post Share on other sites