Posted 12 Tháng 6, 2014 Hoàn Cầu: Việt Nam là phiên thuộc, cần đánh cựu binh cũng tham gia?! Hồng Thủy 12/06/14 10:11 Thảo luận (0) (GDVN) - Với gã hàng xóm bẩn tính ấy, người Việt vẫn chủ trương hòa hiếu, nhưng không vì thế mà để đối phương lấn lướt, muốn làm gì thì làm. Đa Chiều: "Trung Quốc điều thêm 2 chiến hạm, có ý ra tay với Việt Nam" Giàn khoan 981 là kế nghi binh, đảo hóa Gạc Ma mới uy hiếp ta thực sự? Tân Hoa Xã: Trung Quốc chuẩn bị dư luận để hành động chế áp Việt Nam?! Lính Trung Quốc, hình minh họa. Trong lúc căng thẳng trên Biển Đông đang liên tục leo thang sau một loạt hành động gây hấn đầy khiêu khích của Trung Quốc, Thời báo Hoàn Cầu, Tân Hoa Xã ngày 11/6 đã đăng bài tuyên truyền cực kỳ hiếu chiến và láo xược, không những xuyên tạc trắng trợn lịch sử mà còn liên tục hù dọa Việt Nam. 2 tờ báo này đã gọi Việt Nam là "phiên thuộc" của Trung Hoa trong suốt 2300 năm (?!), "cho đến ngày nay, đi bất cứ đâu trên đất Việt Nam cũng bắt gặp (cái gọi là) dấu ấn của người Hán". Sử Trung Quốc chép về Việt Nam, lúc thì là "cương vực phương Nam", khi lại gọi là "phiên thuộc", và đương nhiên cũng có giai đoạn "đồng chí anh em" hay "láng giềng hữu nghị"? Đúng là trong lịch sử, dân tộc Việt Nam từng nhiều lần chịu bất hạnh khi phải ở cạnh một gã láng giềng to xác và bẩn tính, đã từng phải chịu ngàn năm Bắc thuộc, nhưng chưa khi nào nguôi ngoai ý chí độc lập tự chủ và không hề bị Hán hóa bất chấp những thủ đoạn dã man, tàn độc của bọn phong kiến Trung Hoa cai trị. 1000 năm Bắc thuộc ấy cũng ghi dấu rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy quật cường của người dân đất Việt. Thời báo Hoàn Cầu hay Tân Hoa Xã hãy xem lại chính lịch sử của cha ông họ, quân nhà nhà Hán đã bị Hai Bà Trưng đánh cho tan tác khiến thái thú Tô Định phải cắt tóc cạo râu tìm đường tháo chạy thoát thân, Trấn Nam Vương Thoát Hoan nhà Nguyên phải chui ống đồng bắt lính khiêng chạy trốn khỏi Đại Việt hay thái thú Sầm Nghi Đống nhà Thanh phải treo cổ tự vẫn. Tân Hoa Xã nói mỉa, tuy nhiên sử sách Việt Nam lại là một bộ "dân tộc anh hùng truyện" với bề dày truyền thống chống xâm lăng từ phương bắc, chính nó đã củng cố khối đại đoàn kết của Việt Nam và khiến người Việt luôn cảnh giác với Trung Quốc. 20 năm nay quan hệ Trung - Việt không ngừng phát triển sâu sắc, nhưng "logic sinh tồn giữa nước nhỏ với nước lớn" vẫn không vì thế mà thay đổi?! Nhắc đến căng thẳng trên Biển Đông hiện nay, Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời Ngô Thủ Cương, một cựu binh Trung Quốc tham gia xâm lược Việt Nam trong Chiến tranh Biên giới 1979 hùng hổ tuyên bố: "Nếu phải đánh, những người như chúng tôi sẽ đi hết"!? Thật là một thái độ hiếu chiến, xấc xược khó có thể tả hết. Từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, hơn ai hết người Việt thấu hiểu cái giá của hòa bình. Với gã hàng xóm bẩn tính ấy, người Việt vẫn chủ trương hòa hiếu, nhưng không vì thế mà để đối phương lấn lướt, muốn làm gì thì làm. Hầu hết người dân Trung Quốc cũng lương thiện, yêu chuộng hòa bình và không ai muốn chiến tranh, nhưng hàng ngày hàng giờ đang bị đầu độc bởi bộ máy tuyên truyền nhà nước có thể sẽ lại sẽ bị lừa, bị đẩy vào bị kịch, mất xương máu vô ích. =============== 2 tờ báo này đã gọi Việt Nam là "phiên thuộc" của Trung Hoa trong suốt 2300 năm (?!), "cho đến ngày nay, đi bất cứ đâu trên đất Việt Nam cũng bắt gặp (cái gọi là) dấu ấn của người Hán". Đến giờ này thì đám tư duy "ở trần đóng khố" chắc cũng chưa nhận ra cấu trúc đất sét trong bộ não của họ, khi phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 6, 2014 Trước sự kiện sôi động ở biển Đông, Lão Gàn mới thấy ý kiến của Lão - trong "Quán Vắng" thì phải - cách đây năm ngoái, năm kia gì đó quả là chí lý. Ngày ấy cơ quan Liên Hiệp Quốc yêu cầu các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông làm hồ sơ mô tả cơ sở chủ quyền của mình - Đại ý vậy. Lúc ấy, lề phải , lề trái chẳng thấy ma nào nói năng gì, chỉ mình Lão Gàn đóng góp ý kiến với chánh phủ là nên làm. Và rằng không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, tốn vài gờ dam giấy thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến ngân quỹ quốc gia. Sau đó vài tuần, theo thông tin trên báo thì chính phủ đã làm hồ sơ mô tả chủ quyền Việt Nam trên biển. Bi vờ mới thấy các tác dụng của vấn đề. Tôi nghĩ ai đó có số điện thoại , hoặc i meo thì nên gợi ý cho cái cơ quan Liên Hiệp Quốc nào đó có đề nghị này, hãy họp để xem xét về những chứng minh chủ quyền của các quốc gia đã nộp hồ sơ. Trung Quốc chắc chắn chưa nộp. Hoa Kỳ nếu quả là siêu cường số một đang có trách nhiệm với thế giới - để cầm cân Ta, nảy mực Tàu - thì có lẽ cũng không cần phải gợi ý, mà nên tạo điều kiện để Liên Hiệp Quốc xem xét hồ sơ mô tả chủ quyền của những quốc gia liên quan , mà Việt Nam đã nộp lâu rùi. Tất nhiên, các nước có nộp hồ sơ phải có phái đoàn để bảo vệ luận điểm của mình đúng và nước khác sai. Cái này theo ngu ý của Lão Gàn thì cha nội kiện cáo, nhưng chả mât lòng thằng Tây , con đầm nào. Cá nhân Lão Gàn đề nghị Liên Hợp Quốc có trách nhiệm, khi đã yêu cầu các quốc gia liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, nộp hồ sơ mô tả những bằng chứng chủ quyền. Cần mở một hội nghị quốc tế để phân xử chuyện này. Vì Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu và những chính phủ liên quan, trong đó có Việt Nam đã thực hiện, nên bất cứ công dân của những nước liên quan đều có quyền gửi imeo, hoặc đơn đến cơ quan có thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc yêu cầu họ phải có trách nhiệm trong chuyện này. Thế cho nó đơn giản vấn đề. PS: Lão Gàn thấy những luận điểm của Tung Cóoc về Hoàng Sa, Trường Sa toàn là vớ vẩn. Không có "cơ sở khoa học". 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 6, 2014 Lão Gàn đang rách việc , vì ế độ phoengshui, lang thang trên mạng thấy bài này. Dài thoòng, nhưng lại không có kết luận rõ ràng. Nên posd lên đây để quí vị tham khảo. ===================== Trung Quốc muốn thỏa thuận để chia đôi quyền thống trị châu Á với Mỹ? Lê Dũng Cường 12/06/14 14:18 (GDVN) - TQ thì thầm nói với Mỹ “chúng tôi sẽ là cường quốc thống trị toàn bộ phía Tây Thái Bình Dương còn các anh sở hữu từ quần đảo Hawaii kéo về...” Daniel Twining Ngày 11/6/2014, mục Quan điểm của Tuần báo điểm tình hình châu Á Nikkei của Nhật Bản đã đang tải bài viết ghi lại ý kiến của học giả Mỹ Daniel Twining về tình hình an ninh châu Á hiện nay, đặc biệt là sau khi Trung Quốc thực hiện các hành vi gây hấn với các quốc gia láng giềng trong khu vực châu Á trong có Nhật Bản, Phillippines và gần đây nhất là Việt Nam. Daniel Twining hiện là học giả cao cấp chuyên nghiên cứu về châu Á của quỹ German Marshall Fund của Mỹ. Hiện ông đang công tác với vai trò chuyên viên hoạch định chính sách cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, đồng thời ông cũng là cố vấn chính sách đối ngoại cho Thượng nghị sỹ Mỹ đảng Cộng Hòa John McCain. Châu Á đứng trước thách thức nghiêm trọng từ cái gọi là "Trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc" Dẫn lời một quan chức của Đông Nam Á từng phát biểu tại Hội nghị đối thoại an ninh Sangrila – một trong những diễn đàn thường niên quy tụ rất nhiều các chuyên gia và quan chức an ninh trên thế giới và khu vực vừa kết thúc cách đây không lâu ở Singapore, học giả Daniel Twining bình luận rằng “Chúng tôi không nghĩ rằng Trung Quốc muốn (đủ sức) thống trị thế giới. Trung Quốc chỉ muốn thống trị chúng ta (các nước trong khu vực châu Á”. Theo Daniel Twining, trong 2 ngày diễn ra Đối thoại an ninh thường niên Sangrila, người ta có thể quan sát thấy rằng các đại biểu đến từ tất cả các quốc gia châu Á, phương Tây và Mỹ đều đang muốn đặt ra và tìm câu trả lời đâu là giá trị thực cho cái gọi là “sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc”. Trên thực tế vấn đề này đã được các đại biểu đặt ra dưới nhiều hình thức khác nhau từ câu hỏi cho đến, bình luận. Chúng ta có thể hiển nhiên thấy rằng thái độ và hành động thù địch của của Bắc Kinh đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình của khu vực châu Á, động chạm, làm tổn hại tới lợi ích cốt lõi của gần như tất cả các quốc gia trong khu vực. TQ dùng chiến thuật “Xúc xích Salami” để tạo ra cơn ác mộng cho Châu Á Thời gian gần đây, Trung Quốc đã sử dụng nhuần nhuyễn, công khai chiến thuật “ngoại giao pháo hạm” để thực hiện tuyên bố đòi hỏi quyền lợi đơn phương đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, đơn phương tuyên bố Khu vực nhận biết phòng không trên quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý, dùng lực lượng, phương tiện chiếm quyền kiểm soát của Phillipines đối với bãi cạn Scarborough, hạ đặt dàn khoan, cho tàu thuyền, máy bay xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thậm chí vô nhân đạo đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Trung Quốc thường xuyên có các hành vi cản trở khi các tàu của Hải quân Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Phillipines và Việt Nam trong các khu vực biển quốc tế, thậm chí có lúc còn gây hấn với tàu bè một số nước khi chúng hoạt động trong vùng biển có chủ quyền. Daniel Twining nhấn mạnh lại rằng tại Hội nghị Sangrila 2014, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có một bài diễn văn cơ bản đáp ứng được sự đón đợi của các đồng minh của Washington trong khu vực. Trong đó, quan chức đứng đầu quân đội Mỹ đã một lần nữa khẳng định vị thế cường quốc của Mỹ trong số các cường quốc quân sự, nêu cao vai trò đầu tàu lãnh đạo của Hoa Kỳ trong quan hệ đối tác với các đồng minh. Ông Chuck Hagel cũng đã phác thảo những hành động đang được Lầu Năm Góc thực hiện đi đối với các cam kết trước đó của mình về sự quay đổi trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó cụ thể là kế hoạch tiến hành các cuộc tập trận quân sự, cử tàu chiến du hành châu Á, chi tiêu quốc phòng và một loạt các hoạt động khác có giá trị tăng cường và củng cố quan hệ đồng minh, khẳng định vai trò của Hoa Kỳ đối với trật tự của khu vực “mở” sôi động này. Điều đáng chú ý nhất là Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tuyên bố rằng Washington phản đối việc dùng vũ lực để thực hiện các tuyên bố đòi hỏi chủ quyền, giới hạn tự do hàng hải, không phận và yêu cầu Trung Quốc phải lựa chọn hoặc là tái cam kết chấp hành các quy tắc quốc tế vốn được tạo ra để đảm bảo hòa bình và tính đa dạng hoặc là tảng lờ chúng hòng tạo ra các nguy cơ chiến tranh, xung đột. Học giả Daniel Twining cho rằng rất nhiều quan chức an ninh, học giả châu Á đã nhận định rằng Bắc Kinh đang áp dụng và theo đuổi “chiến thuật Xúc xích salami” (tên một loại xúc xích của Italy) để thực hiện tham vọng chủ quyền (trái phép –PV) đã được Trung Quốc tuyên bố. Chiến thuật “Xúc xích salami” được học giả Daniel Twining cắt nghĩa đó là chính sách chia nhỏ, cắt lát để trị/salami-slice tactic hay được người châu Á cũng có khái niệm tương ứng là chiến thuật “bẻ từng chiếc đũa”. Xúc xích cắt lát Salami Theo Daniel Twining, trên thực địa hiện TQ đang thực hiện bằng việc Bắc Kinh dùng lực lượng, phương tiện để chiếm giữ các đảo đá, bãi cạn, bãi san hô không người, kém phòng thủ của nước khác trên cả khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông sau đó xây căn cứ, đánh dấu cái gọi là “chủ quyền của Trung Quốc” sau đó dùng sức mạnh quân sự, bán quân sự, cải trang dân sự tiến hành khai thác tài nguyên, khoan dầu trong vùng đặc quyền của nước khác bấp chấp việc phản đối. Trên vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản phải xin phép khi máy bay của họ bay qua vùng không phận của Quần đảo Senkaku, đòi thống lĩnh và quản lý các vùng biển quốc tế như thể là vùng biển đó, khu vực đó thuộc về Trung Quốc (thế giới văn minh không thể chấp nhận thủ đoạn này-PV). Cần phải nói thêm rằng, trên mặt trận ngoại giao, kinh tế, chính trị, chiến thuật "Xúc xích Salami" cũng được Trung Quốc ráo riết tiến hành bằng các hoạt động ngấm ngầm như gây chia sẽ quan hệ ASEAN, chia sẽ giữa các nước đang bị Trung Quốc gây tổn hại chủ quyền, thậm chí cả những nước không có lợi ích cốt lõi tại khu vực. Trung Quốc vẫn muốn dùng ảnh hưởng kinh tế, sức mạnh quân sự và những lời dụ dỗ, thậm chí là đe dọa của mình để “bẻ từng chiếc đũa” để thực hiện cho kỳ được tham vọng của mình đã đặt ra. Biếm họa cạnh tranh giữa Trung Quốc, Mỹ Học giả Daniel Twining chỉ ra những thủ đoạn như vậy của chiến thuật “Xúc xíc Salami” “made in China” không đủ gây sự chú ý để buộc Mỹ phải hành động. Thiệt hại trên hết đó chính là an ninh về lâu dài đối với các nền tảng, trật tự của thế giới nói chung và khu vực châu Á nói riêng. Daniel Twining nhận định rằng “dường như Trung Quốc ngày càng cho mình có quyền hiến hành thực hiện các hành động đòi hỏi lợi ích trên khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông mà chúng ta (cộng đồng quốc tế) đã chứng kiến phiên bản tương tự là Nga ở khu vực Đông Âu sau khủng hoảng chính trị ở Ucraine. Theo Daniel Twining, chính quyền Trung Quốc coi các lỗ lực của Mỹ và các đồng mình của mình trong khu vực châu Á là hành vi gây “mất ổn định”. Trung Quốc cũng tuyên bố ra miệng rằng sẽ chỉ tự vệ với các hành vi khiêu khích của nước khác (Trung Quốc hiện là lực lượng khiêu khích mạnh nhất, chủ động và gian xảo nhất, Trung Quốc cũng đã thể hiện hành động tìm cách vu cáo, tạo cớ để đổ lỗi cho nước khác, lòe bịp thiên hạ hòng dễ bề hành động-PV) đặc biệt là từ Nhật Bản, quốc gia vẫn bị trói buộc bởi rào cản hiến pháp, chưa cho phép dùng quân đội để bảo vệ các đồng minh cùng Mỹ khi bị tấn công trực tiếp. “Chiếc bẫy Kissinger”/"Kissinger Trap" Theo học giả Mỹ, có lẽ Trung Quốc là người muốn tự cho mình quyền đặt ra luật chơi cho sự ổn định tại khu vực. Điều này được thể hiện qua cái mà các nhà lãnh đạo nước này gọi là “kiểu quan hệ mới giữa các cường quốc” và ngầm hiểu với Bắc Kinh rằng “ Mỹ đừng để những nước khó chịu như Nhật Bản, Philippines lôi kéo vào một chiến tranh xa nhà”. Thay vào đó Trung Quốc muốn Mỹ cùng xây dựng chế độ “quản lý kiểu Mỹ - Trung” để nâng cao cái gọi là “quan hệ giữa các cường quốc đang lên cũng như hiện tại”. Điều Trung Quốc mong muốn là cơ chế đó sẽ cho phép các cường quốc tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của nhau (đương nhiên là không cần màng đến lợi ích của các nước khác, theo quan điểm của Bắc Kinh là “nằm chiếu dưới”). Tập Cận Bình - Chủ tịch nước Trung Quốc Mô hình thư tham vọng của Trung Quốc có lẽ tương tự như mối quan hệ giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong thế kỷ 15 với sự ra đời của Hiệp ước Tordesillas và khi đó Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng nhau chia đôi Thế Giới Mới. Học giả Daniel Twining nhận định một cách ví von rằng một Trung Quốc thì thầm nói với Mỹ “chúng tôi (TQ) sẽ là cường quốc thống trị toàn bộ phía Tây Thái Bình Dương còn các anh sở hữu từ quần đảo Hawaii kéo về phần còn lại– đây sẽ là địa bàn của Pax Mỹ”. Một cựu quan chức trong chính quyền của Tổng thống Obama gọi tư duy này là “Chiếc bẫy Kissinger” và theo Daniel Twining, quan chức này tin rằng một thỏa thuận cỡ bự giữa Mỹ và Trung Quốc, nơi mà trong đó sẽ hạ thấp tất cả quan hệ với các đồng minh và lợi ích phụ sẽ tạo ra được cái gọi là “nền tảng” cho “hòa bình giữa các cường quốc”. Tuy nhiên, Daniel Twining cho biết trên thực tế ý tưởng sách lược này thực tế là muốn làm sói mòn ảnh hưởng, làm yếu đi vai trò của Mỹ trong trung tâm thịnh vượng và quyền lực của thế giới. Dù thế nào đi nữa, các cường quốc còn lại của châu Á như Nhật Bản và Ấn Độ cũng không thể chấp nhật được kịch bản như vậy. Ấn Độ là một điển hình tiêu biểu, Ấn Độ sẽ không bao giờ chịu hạ mình trước đối thủ Trung Quốc. Đó cũng là lời được trích dẫn từ một phát biểu của một trong những chiến lược gia hàng đầu tại Ấn Độ. Trong Hội nghị đối thoại Sangrila 2014 vừa qua có lẽ Trung Quốc đã hậm hực vì người ta đã không giao cho Trung Quốc “vai trò lãnh đạo toàn châu Á”. Liệu những quốc gia bé nhỏ, thấp cổ bé họng có thể bị đặt dưới bàn đàm phán Mỹ - Trung? Cũng tại cuộc đối thoại an ninh mới vừa kết thúc tại Singapore này một quan chức cao cấp của châu Á cũng đã nhận định rằng Trung Quốc thực sự chỉ quan tâm đến Mỹ bởi hiện tại Mỹ vẫn là một chiếc trục xoay có vai trò quan trọng đối với an ninh tại toàn bộ khu vực Đông Á nói chung và châu Á nói riêng. Hầu hết các quốc gia ở châu Á đều mong muốn xây dựng được một mối quan hệ mang tính chất bằng mặt, bằng lòng, cả hai cùng có lợi thay vì đe dọa kiểu Trung Quốc. Đặc biệt là họ rất dị ứng với tuyên bố năm 2010 của cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì rằng “Trung Quốc là nước lớn, các quốc gia khác rõ ràng là nước nhỏ. Đó là thực tế”. Vì thế, theo Daniel Twining, nếu đây tiếp tục là những gì mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang và sẽ theo đuổi thì gần như tất cả các quốc gia láng giềng của Bắc Kinh sẽ đi theo quy đạo của người Mỹ. Hiệp ước Tordesillas là một hiệp ước giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, ra đời vào cuối thế kỉ XV nhằm mục đích chia Thế giới Mới, nơi được xem như terra nullius (đất vô chủ). Theo hiệp ước này, Thế giới Mới được phân chia bằng đường phân định là một kinh tuyến nam-bắc cách quần đảo Cape Verde (hồi đó thuộc về Bồ-đào-nha) 370 hải lí (1770 km), đường kinh tuyến này hiện ở 46° 37' tây. Hiệp ước này được soạn thảo tại Tordesillas, xứ Castille (nay là tỉnh Valladolid, Tây-ban-nha). Bản tiếng Castille của hiệp ước này được vua Ferdinand đệ nhị xứ Aragon và nữ hoàng Isabelle đệ nhất xứ Castille phê chuẩn ngày mồng 2 tháng bảy 1494 tại Castille. Bản tiếng Bồ-đào-nha được vua Jean đệ nhị của Bồ-đào-nha kí ngày mồng 5 tháng chín cùng năm tại Setúbal. Theo hiệp ước Tordesillas, vương quốc Castille cùng quần đảo Canaries thuộc về triều đình Tây-ban-nha, còn các đảo Madère (Madeira), quần đảo Cap-Vert cũng như quyền chinh phục vương quốc Fez hoặc Fès (vương quốc Maroc) và quyền đi lại bằng đường biển ở phía nam đường vĩ tuyến chạy qua quần đảo Canaries thuộc về triều đình Bồ-đào-nha. Vùng đất Brasil được khám phá trước khi hiệp ước này được kí kết, vì thế nó thuộc về chủ quyền của Bồ-đào-nha. Hiệp ước Tordesillas giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh từ việc khám phá ra Thế giới Mới. ===================== (GDVN) - TQ thì thầm nói với Mỹ “chúng tôi sẽ là cường quốc thống trị toàn bộ phía Tây Thái Bình Dương còn các anh sở hữu từ quần đảo Hawaii kéo về...” Còn thì thầm gì nữa, Trung Quốc đã nói toạc móng lợn điều này từ lâu rồi! Khoảng năm 2008, tướng phụ trách Hải Quân Trung Quốc đã nói với đô đốc tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, bày tỏ nhã ý chia sẻ việc "gìn giữ hòa bình và an ninh Tây Thái Bình Dương với Hoa Kỳ". Và vị đô dốc này đã thẳng thửng từ chối" Không! Không bao giờ". Bởi vậy, tác giả bài này thiếu tư liệu liên quan.Cón vấn đề "cái bẫy Kis Singer": Một cựu quan chức trong chính quyền của Tổng thống Obama gọi tư duy này là “Chiếc bẫy Kissinger” và theo Daniel Twining, quan chức này tin rằng một thỏa thuận cỡ bự giữa Mỹ và Trung Quốc, nơi mà trong đó sẽ hạ thấp tất cả quan hệ với các đồng minh và lợi ích phụ sẽ tạo ra được cái gọi là “nền tảng” cho “hòa bình giữa các cường quốc”. Quên nhanh đi nhá! Thời lão Kis môi giới đưa Hòa Kỳ hợp tác với Trung Quốc, là vì quyền lợi của Hoa Kỳ trong việc hạ bệ Liên Xô để thành siêu cường thống trị thế giới. Còn nay Hoa Kỳ nghiễm nhiên trở thành bá chủ thế giới trên thực tế. Mần răng mà có chuyện để Trung Cóoc sơi sương sương một nửa Tây Thái Bình Dương - mà thực chất là toàn lục địa Á Âu Phi trong tương lai. Tất nhiên trừ trường hợp chính phủ Hoa Kỳ hầu hết bị tâm thần phân liệt, dạng hoang tưởng. Tất cả những điều này Lão Gàn nói lâu rồi. Rất tiếc! Bà Vanga đúng (*). "Canh bạc cuối cùng" theo chiều hướng xấu sẽ xảy ra. Mọi cố gắng của Lão Gàn thật là vô tích sự. Thật là điều buồn cho cõi trần gian. ===================== * Bà Vanga xác định: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxiry bị tiêu diệt". Lão Gàn hy vọng: Nếu lý thuyết cổ xưa xuất hiện sớm thì sẽ không có việc dân tộc Arxyri bị tiêu diệt. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 6, 2014 Nhật thúc đẩy khả năng xuất quân bảo vệ đồng minh 13/06/2014 08:12 (GMT + 7) Tuổi trẻ - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe quyết tâm sớm rũ bỏ các hạn chế trong Hiến pháp để Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) có thể bảo vệ các đồng minh nước ngoài nếu chiến tranh xảy ra. Theo báo Asahi, mới đây ông Abe tuyên bố muốn Chính phủ phê chuẩn “cách hiểu mới” về Hiến pháp hòa bình Nhật trước khi Quốc hội kết thúc kỳ họp hiện tại vào ngày 22-6. Sự thay đổi này sẽ cho phép Nhật thực thi quyền “phòng vệ tập thể”. Điều đó có nghĩa là SDF được phép tham chiến nếu các đồng minh của Nhật, chẳng hạn như Mỹ, bị tấn công. Đề xuất của Thủ tướng Abe hiện vấp phải phản ứng của Đảng Komeito Mới trong liên minh cầm quyền. Tuy nhiên báo Wall Street Journal dẫn lời một số nhà quan sát nhận định với tỉ lệ ủng hộ cao của dư luận dành cho ông Abe và vị thế mạnh mẽ của Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền trong Quốc hội, Chính phủ Nhật có thể sẽ phê chuẩn kế hoạch này trong tuần tới. Sáu điều kiện cần thiết Điều 9 trong Hiến pháp Nhật không công nhận chiến tranh là phương tiện để giải quyết các xung đột quốc tế có liên quan đến nước này. Đã từ lâu, điều 9 được hiểu là quy định cấm Nhật sử dụng lực lượng vũ trang để hỗ trợ một quốc gia đồng minh bị tấn công. Tuy nhiên hồi tháng 5, một ủy ban tư vấn của Chính phủ công bố báo cáo nghiên cứu khẳng định cách hiểu này không giúp duy trì hòa bình và ổn định tại Nhật, trong khu vực và trên thế giới, “do các tình huống chiến lược liên tục thay đổi”. Ủy ban tư vấn cho rằng Tokyo cần hỗ trợ nước đồng minh bị tấn công “nếu cuộc tấn công đó dẫn tới một cuộc tấn công trực tiếp vào Nhật, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật, tới trật tự quốc tế, hủy hoại cuộc sống và quyền lợi của người dân Nhật”. Thủ tướng Abe cũng đánh giá quyền phòng vệ tập thể là cần thiết để đảm bảo sự an ninh, thịnh vượng của Nhật và hòa bình khu vực. Theo đề xuất của Thủ tướng Abe, việc Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể phụ thuộc vào sáu điều kiện. Thứ nhất, một quốc gia đồng minh thân cận của Nhật bị tấn công. Thứ hai, Nhật sẽ đối mặt với nguy cơ an ninh nghiêm trọng nếu không sử dụng vũ lực. Thứ ba, một quốc gia thứ ba bị tấn công đề nghị sự hỗ trợ quân sự của Nhật. Thứ tư, thủ tướng quyết định dùng vũ lực. Thứ năm, Quốc hội phê chuẩn quyết định của thủ tướng. Thứ sáu, một quốc gia thứ ba cho phép Nhật đưa quân vào lãnh thổ nước này để giải quyết xung đột. Một số nhà phân tích cho rằng ông Abe muốn sớm thúc đẩy quyền phòng vệ tập thể vì đang có dư vốn chính trị sau khi giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng nhờ các chính sách thúc đẩy tăng trưởng. Trước đó ông cũng từng tuyên bố muốn cải tổ các quy định hướng dẫn hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Nhật vào cuối năm nay. Việc sớm đảm bảo quyền phòng vệ tập thể sẽ cho phép Tokyo có thêm thời gian để đàm phán với Washington. Nguy cơ từ Trung Quốc Trước Quốc hội Nhật, ông Abe khẳng định tình hình an ninh đang ngày càng trở nên bất ổn và nghiêm trọng tại châu Á - Thái Bình Dương, buộc Tokyo phải thực thi quyền phòng vệ tập thể. Hai mối đe dọa lớn nhất chính là tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông cùng chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Xã luận của báo The Economist bình luận sau Thế chiến II, Nhật đã trở thành “công dân gương mẫu” của thế giới, có nhiều đóng góp to lớn cho hòa bình và thịnh vượng châu Á. Hiến pháp hòa bình của Nhật có công lớn đối với thành tựu đó. Tuy nhiên, cách hiểu cũ đối với điều 9 Hiến pháp Nhật đã trở nên lỗi thời khi bất ổn và căng thẳng đang leo thang tại khu vực, đặc biệt là việc Trung Quốc tăng cường vũ trang dữ dội và liên tục gây hấn trên biển Đông. Bằng chứng mới nhất là việc Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines và đưa giàn khoan 981 cùng tàu chiến tới vùng thềm lục địa và EEZ của Việt Nam. Trong thời gian qua, chính quyền Trung Quốc chỉ trích kế hoạch phòng vệ tập thể của ông Abe là “đưa Nhật trở lại với chế độ quân phiệt”. Nhưng The Economist nhấn mạnh chính truyền thông Trung Quốc đang hô hào dùng vũ lực đối phó với Mỹ và các nước láng giềng. Chính phủ Bắc Kinh còn điều tàu chiến tới biển Đông và tàu tuần tra đến biển Hoa Đông. Hành động của Trung Quốc cũng đang trực tiếp đe dọa Nhật. Trong nhiều tháng qua, Bắc Kinh liên tiếp điều tàu tuần tra tới vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo kiểm soát. Theo báo Japan Times, hôm qua Bộ Ngoại giao Nhật đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tokyo để phản đối vụ Bắc Kinh điều hai máy bay chiến đấu Su-27 áp sát máy bay tuần tra Nhật trên bầu trời biển Hoa Đông hôm 11-6. Vụ việc tương tự cũng xảy ra ngày 25-5. HIẾU TRUNG Úc ủng hộ quyền phòng vệ tập thể của Nhật Theo AFP, trong chuyến thăm Tokyo hôm qua, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop lên tiếng ủng hộ Nhật thực hiện quyền phòng vệ tập thể. “Úc nhận thấy những lợi ích to lớn đối với khu vực nếu Nhật đóng vai trò lớn hơn để đảm bảo hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế. Chúng tôi sẽ ủng hộ Nhật” - bà Bishop khẳng định. Ngoại trưởng Úc cũng nhấn mạnh Nhật cần đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết các xung đột tại khu vực. Trước đó Chính phủ Mỹ cũng nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch của ông Abe. ============== Anh Tung cóc lần nầy rất chi nà mệt, không biết nếu trận hội đồng này xẩy ra cô em Russia có quan tâm không - nếu không quan tâm thì đối tác chiến lược gì gì đó, mà cụ thể hợp đồng 400 tỷ USD khí đốt sẽ trở thành giấy lộn rồi?. Đúng là: Ma đưa lối , Quỷ đưa đường ... thật. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 6, 2014 Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa 40 năm trước - Kỳ 1: Thứ Sáu, 13/06/2014 - 11:55 Trinh sát Hoàng Sa phá mưu đồ “mộ giả” Với mưu đồ bành trướng, Trung Quốc đã nhiều lần xâm chiếm các đảo, quần đảo của Việt Nam. 40 năm trước, những người lính Hải quân của quân đội Sài Gòn đã phải trải qua cuộc chiến đấu hết sức cam go để chống lại âm mưu và hành động xâm lược của Trung Quốc. Kỳ 1: Trinh sát Hoàng Sa phá mưu đồ “mộ giả” Để đi tìm lẽ phải và vạch rõ mưu đồ của Trung quốc về việc đắp mộ giả ở hai đảo Vĩnh Lạc và đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Hoàng Sa, với mục đích ngụy tạo người Trung Quốc sinh sống và chết tại hai đảo này hàng trăm năm trước, những người lính Hải quân ở hai chiến hạm HQ-4 và HQ-16 cùng “trung đội biệt hải” đã trinh sát, đào bới đưa ra khẳng định: Những nấm mộ mà Trung Quốc ngụy tạo không có xương cốt người. Mệnh lệnh khẩn cấp 40 năm về trước, ông Lữ Công Bảy là quân nhân đeo quân hàm thượng sĩ trên chiếm hạm Trần Khánh Dư có phiên hiệu HQ-4. “Lúc đó tui ở trên tàu HQ-4. Bản thân tui đã chiến đấu và tận mắt chứng kiến Hoàng Sa bị kẻ thù chiếm đóng như thế nào. Những gì tôi đã trực tiếp tham gia trong trận hải chiến với hải quân Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974 vẫn không phai mờ trong tâm trí tôi”, giọng ông Bảy xúc động. Đảo Vĩnh Lạc và các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hà thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: TL Câu chuyện về Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng được ông Bảy kể khá chi tiết. “Lúc bấy giờ tôi là thượng sĩ giám lộ (giám sát lộ trình - hàng hải) trên khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4. Tàu HQ-4 là chiến hạm tối tân nhất của hải quân Sài Gòn thời bấy giờ. Vừa làm giám sát lộ trình hàng hải, tui vừa phụ tá trưởng ngành giám lộ, kiêm hạ sĩ quan phụ tá trưởng khối hành quân. Với chức danh đó, tất cả các tình huống tác chiến tui đều có mặt để cùng anh em trong ban chỉ huy điều hành tàu”. Sau 14 ngày lênh đênh trên vùng biển Quảng Ngãi, từ Sa Huỳnh đến Cù Lao Ré thuộc đảo Lý Sơn, và chỉ còn 1 ngày nữa là tàu được trở về Đà Nẵng. Trước ngày tạm biệt biển nước mênh mông, tất cả thủy thủy trên tàu rộn ràng nhớ đất liền. Nhưng niềm vui ấy chưa kịp đến thì chiến sự xảy ra. Đó là trưa 16/1/1974, khi trên tàu chuẩn bị ăn cơm trưa thì có thông tin báo cáo công điện tối khẩn: “Tàu HQ-4 về Đà Nẵng khẩn cấp”. Chiến hạm HQ-4, một trong những chiến hạm bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Ảnh: TLThuyền trưởng lệnh nhổ neo, thẳng hướng đất liền, tàu HQ-4 tăng tốc tối đa đến 17 giờ thì cặp cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Thuyền trưởng Văn San và đại úy Diên - trưởng khối hành quân, được lệnh lên họp khẩn cấp ở trung tâm hành quân Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 1 duyên hải. Tất cả các thủy thủ trên tàu chuẩn bị công tác sẵn sàng chiến đấu. “Lúc đó, chúng tôi không biết chuyện gì xảy ra. Tôi phán đoán, nếu tiếp tục đi tuần tiễu, chúng tôi sẵn sàng”, ông Bảy chia sẻ.20 giờ ngày 16/1, thuyền trưởng Văn San về tàu, phát lệnh: “Toàn tàu nâng cấp báo động chiến đấu tăng cường, cấm trại 100%. Ban hậu cần tiếp nhận lương thực thực phẩm, ban quân khí tiếp nhận đạn được và xăng dầu”. Đến 21 giờ, hai chiếc xe GMC chở một trung đội với đầy đủ vũ khí đạn dược xuất hiện, trong các bộ quân phục lạ mắt. Sau một hồi dò hỏi, các thủy thủ mới vỡ lẽ, đó là “lực lượng biệt hải đi Hoàng Sa”. Lệnh hành quân ra Hoàng Sa khẩn cấp, ban chỉ huy tàu mở hải đồ xác định đường đi, dự kiến tình huống có thể xảy ra dọc đường và cách xử lý. Tàu HQ-4 xuất phát băng băng trong đêm tối. Lúc đó là 23 giờ ngày 16/1/1974. Những nấm mộ giả Ra đi trong đêm tối và gặp gió to, sóng lớn, 11 giờ 30 ngày 17/1, khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. Lúc này, Tàu tuần dương Lý Thường Kiệt (HQ-16) do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng cũng đã có mặt theo diện tăng cường tại Hoàng Sa để sẵn sàng bảo vệ đảo. HQ-4 tiến gần đảo Vĩnh Lạc (một đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Lệnh từ cabin chiến hạm vang lên “Tất cả vào vị trí chiến đấu”. Một lực lượng đội biệt hải khẩn cấp rời tàu xuống 3 xuồng cao su, khẩn trương áp sát rìa đảo Vĩnh Lạc trinh sát thực địa. Sau 20 phút kiểm soát, các chiến sĩ báo cáo về: “Không phát hiện gì ngoài vài nấm mộ hình như mới đắp, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi bằng chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước”. Nhận định: Có thể đây là mộ giả, phía Trung Quốc tạo nên để ngụy trang. Ngay lập tức, các chiến sĩ biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ lên, hóa ra chẳng thấy xương cốt gì cả. Đây là những nấm mộ ngụy tạo để chứng tỏ có người Trung Quốc đã sống và chết trên đảo mà thôi. Sau khi trinh sát kỹ càng, 16 giờ 30, lực lượng biệt hải được lệnh rút về tàu. Cuối chiều vùng biển Hoàng Sa ánh lên nhiều màu bạc của hoàng hôn. Một không gian bình yên giữa biển trời Tổ quốc. Bữa cơm chiều đang được chuẩn bị thì bộ phận radar báo cáo phát hiện 2 mục tiêu lạ từ xa đang tiến thẳng về Hoàng Sa, hướng đi không đổi, khoảng cách ngày một gần. Lệnh thuyền trưởng: Nhanh chóng ăn cơm, tăng cường quan sát bằng ống nhòm, cứ 5 phút báo cáo một lần về hướng đi của mục tiêu lạ, toàn tàu báo động chiến đấu khẩn cấp. Ngay sau đó, Tàu HQ-4 và HQ-16 nhận được điện tín từ sở chỉ huy “Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải Hoàng Sa của Việt Nam. Các tàu thực hiện theo phương án chiến đấu”. Càng về đêm, mục tiêu lạ càng rõ. Nắm được ý đồ xấu của đối phương, hai Tàu HQ-4 và HQ-16 dùng tín hiệu và loa tuyên truyền đặc biệt cảnh cáo: “Đây là lãnh hải của Việt Nam. Yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay”. Hai tàu Trung quốc không những không rời khỏi vùng biển Hoàng Sa, mà còn đáp trả “Hoàng Sa là của Trung Quốc”! Để tiếp tục làm rõ “trắng đen” và khẳng định mưu đồ ngụy tạo mộ giả của Trung Quốc, sáng 18/1, chiến hạm HQ-4 tiến về đảo Cam Tuyền. Lúc 8 giờ sáng, Trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ lên đảo. Sau khi lục soát, chỉ phát hiện những nấm mộ mới đắp không hài cốt y như ở đảo Vĩnh Lạc. Theo Mai Thắng Baotintuc.vn ======================= Lập mộ giả để chứng tỏ có "cơ sở khoa học" cho chủ quyền. Đấy là thứ tư duy của đám "Ở trần đóng khố" phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào việc có di vật khảo cổ chứng minh không. Xin lỗi! Có mộ thật Lão Gàn cũng thừa khả năng chứng minh Trung Quốc không hề có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa. Huống chi là mộ giả. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là một chuyện. Cái wan trong là trong tương lai rất gần, thế giới này sẽ gồm hai cực Mỹ Trung, hay ai là bá chủ thế giới , khi xu hướng hội nhập là tất yếu. Nếu Hoa Kỳ thừa nhận Trung Quốc là bá chú Tây Thái Bình Dương - tức bị tâm thần - thì chính người Nga và Ấn Độ sẽ chống lại Trung Quốc. Bởi vậy, Trung Quốc đã sai lầm về sách lược quốc gia một cách nghiêm trong khi đụng tới Việt Nam là vậy. 9 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2014 Mỹ không để Trung Quốc khuấy đảo biển Đông dantri.com.vn Thứ Bẩy, 14/06/2014 - 09:57 Nhà chiến lược người Mỹ Ernest Bower, chuyên gia phân tích về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, cho rằng Trung Quốc đã sai lầm khi nhận định Mỹ sẽ không mạnh tay can thiệp để bảo vệ Việt Nam, trang tin Want China Times của Đài Loan đưa tin ngày 13/6. Tàu sân bay Mỹ gần đây thường xuyên hiện diện ở biển Đông. Ảnh: US Navy Ông Bower chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc kể từ khi nước này ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam. “Rõ ràng, sự hung hăng gần đây của Trung Quốc đã gây nên sự lo ngại tại các nước láng giềng”, ông Bower nói trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Đức Deutsche Welle. Tiếp đó, ông phát biểu trên tờ Washington Times (Mỹ): “Bắc Kinh nghĩ rằng Washington lúng túng và không có gan thực hiện một cuộc can thiệp nghiêm trọng, cho nên Trung Quốc mới có động thái địa chính trị là hạ đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa của Việt Nam”. Trong khi Mỹ lên án những hành động Trung Quốc ở biển Đông là “khiêu khích”, nhiều nhà phân tích chính trị nói rằng, không có lý do gì Mỹ lâm vào một cuộc chiến với Trung Quốc vì Việt Nam, do đây là xung đột song phương. Tuy nhiên, chiến lược gia Bower cho rằng, Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự cho Việt Nam tùy thuộc hoàn cảnh; Trung Quốc không nên nhận định sai tình hình. Theo ông, sẽ là sai lầm khi cho rằng Mỹ sẽ không hành động quân sự để cho Trung Quốc mặc sức muốn làm gì thì làm với Việt Nam. Liên minh chiến lược tứ cường Họp an ninh 2+2 Nhật Bản-Úc tại Tokyo ngày 12/6, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố ủng hộ Nhật Bản cải tổ Hiến pháp, cho phép Tokyo tăng cường khả năng phòng thủ với các nước đồng minh. Úc nêu rõ, tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và biển Hoa Đông phải được giải quyết bằng con đường đối thoại và các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Ngoại trưởng Úc cho rằng, việc Tokyo tăng cường khả năng phòng thủ sẽ có lợi cho cả hai nước và điều đó sẽ giúp Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc bảo đảm an ninh và hòa bình cho khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston nhấn mạnh, vấn đề biển Đông “cần được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế”. Úc ngày càng bày tỏ quan điểm mạnh mẽ trong bối cảnh Trung Quốc hung hăng khẳng định chủ quyền tại biển Đông và Hoa Đông. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tích cực vận động cho việc sửa đổi hiến pháp, mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội, cho phép Nhật Bản xuất khẩu vũ khí và hợp tác quân sự với các nước đồng minh. Nhật Bản đang từng bước xây dựng một liên minh quân sự rộng lớn bên trong lẫn bên ngoài hiệp ước song phương Mỹ-Nhật. Nhật và Úc tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng, với dự án trao đổi công nghệ tàu ngầm quân sự. Thủ tướng Úc Tony Abbott ủng hộ chính sách “phòng vệ tập thể của Nhật Bản”. Tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi dự kiến thực hiện chuyến công du đầu tiên tới Tokyo và tuyên bố sẽ “đối đầu” với Trung Quốc khi cần thiết. Tại Diễn đàn An ninh Shangri-La vừa qua ở Singapore, Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật Bản sẵn sàng trợ giúp các nước Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền biển đảo, gián tiếp lên án Trung Quốc đối xử với các láng giềng theo kiểu “lấy thịt đè người” mà chính Nhật Bản cũng là nạn nhân. Giữa thập niên 2000, ý tưởng xây dựng một vành đai an ninh bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã được ba vị thủ tướng khi đó là Junichiro Koizumi của Nhật Bản, John Howard của Úc và Atal Vajpayee của Ấn Độ phác thảo và được Tổng thống Mỹ George W.Bush ủng hộ. Hiện nay, giới quan sát cho rằng, yếu tố Trung Quốc đã thúc đẩy hình thành một “liên minh chiến lược” tứ cường Nhật-Úc-Ấn-Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Campuchia lo ngại sâu sắc về tình hình biển Đông Ngày 13/6, Người phát ngôn Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Tham tán chính trị Trần Văn Thông, cho biết, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia đã có công hàm phúc đáp, sau khi Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia gửi công hàm thông báo về tình hình trên biển Đông kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Công hàm phúc đáp của Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia bày tỏ sự “lo ngại sâu sắc về những diễn biến và các sự cố gần đây” trên biển Đông. Công hàm nêu rõ, với tư cách là nước khởi xướng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Campuchia đề cao tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh trên biển Đông, nhấn mạnh Campuchia ủng hộ các bên liên quan thực hiện đầy đủ và có hiệu quả DOC, gồm cả các yếu tố chính trị lẫn pháp lý, nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông. TTXVN Theo Thục Ninh Tiền phong =============== Bởi vậy, Lão Gàn mới phát biểu ý kiến rằng thì là Tung Cóoc sai lầm lớn khi đụng tới Việt Nam. Nếu bi wờ thời chiến tranh lạnh thì Tung Cóoc có thời. Mỹ có thể đi gam "lờ", như vụ chiếm Hoàng Sa 1974. Nhưng thật không may cho Tung Cóoc - "Thỏ hết, cung tên bỏ xó" - Hoa Kỳ đang nhiễm nhiên mần cái bá chửi trên thực tế. Bởi vậy, Hoa Kỳ phải cầm cân Ta, nảy mực Tàu - gốc Việt (Thực chất ngay cả mực gọi là "mực Tàu" cũng có xuất xứ từ Văn Lang) theo chuẩn mực quốc tế - để xứng đáng và chính danh với ngôi vị bá chủ. Họ không thể đi gam "lờ" như 1974 được. Đấy là bản chất của vấn đề. Có điều diễn biến cụ tỷ nó như thế nào thui. Cái này thì phải "xem bói" . 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2014 Mỹ xoay trục, Đức lên tiếng:Cửa thoát hiểm Ukraine đã mở? (Quan hệ quốc tế) - Những động thái gần đây giữa Nga, EU, Mỹ, Ukraine cho thấy một cánh cửa dần hé khi tất cả các bên đang nhắm tới mục đích chính của mình. Căng thẳng năng lượng được hóa giải Quá trình căng thẳng tại Ukraine, từ khi chính phủ lâm thời được lập lên sau khi lật đổ Tổng thống Yanukovych, song song với những hoạt động tranh quyền, giành đất của các bên, một hoạt động xuyên suốt đó là Nga không ngừng mệt mỏi đòi nợ Ukraine về những hợp đồng khí đốt. Đến thời điểm hiện tại, tổng số nợ của Ukraine đã lên đến 4,5 tỷ USD. Có ít nhất ba cuộc đàm phán cấp bộ trưởng và đại diện công ty quốc doanh năng lượng của hai nước được tổ chức mà chưa có hồi kết. Ukraine vẫn chưa chịu trả nợ, Nga không chịu giảm giá bán, và sức ép từ việc chấm dứt hợp đồng buôn bán khí đốt của Nga vẫn treo lơ lửng trên đầu quốc gia Đông Âu này. Vấn đề khí đốt được mang ra như một quân bài lợi dung kinh tế để thỏa mãn mục tiêu chính trị. Kinh tế ở đây, nga đòi được khoản nợ không nhỏ của Ukraine (dưới thời Yanukovych là 1,95 tỷ USD) và tranh thủ trong vài tháng của chính quyền mới, Nga nâng tổng mức nợ lên tới 4,5 tỷ USD. Còn chính trị, việc đòi nợ và "khóa van" dầu khí khiến Ukraine yếu thế trong việc mất bán đảo Crimea vào tay Nga, khiến miền Đông nước này thành lập một nhà nước có tên là "Nước Nga Mới" với đầy đủ ban bệ chính quyền và quân đội. Các giếng dự trữ ngoài trời và hệ thống đường ống dẫn khí tại nhà máy dự trữ khí đốt dưới lòng đất lớn nhất châu Âu Bilche-Volytsko-Uherske ở vùng Lviv, miền tây Ukraine ngày 11/6. Ngoài ra, cũng với chiêu đòi nợ, Nga sẽ chỉ công nhận chính quyền Kiev khi Ukraine trả hết nợ. Sức ép về việc can thiệp quân sự từ phía Nga cũng được giảm xuống khi những hợp đồng nợ nần được thanh toán. "Nhất tiễn hạ song điêu", Moscow sẽ vẫn ung dung chơi ván bài năng lượng với Kiev bởi càng kéo dài thì người có lợi ở đây chỉ có thể là bên bán. Kéo dài thì Ukraine sẽ phải mua với mức giá cao như trên trời, kéo dài thì mùa đông đến gần, sức mạnh của chiêu bài năng lượng càng được gia tăng đáng kể. Nhưng ngày 13/6/2014, Nga đã mở nước cho Ukraine. Có thể nói là chấm dứt cuộc chơi mèo vờn chuột tại ngày này. Bởi con mèo đã thỏa thuận được với con chuột về mức giá năng lượng là 326 USD/1.000m3 khí đốt tự nhiên trong thời gian trước mắt là 18 tháng. Mức giá này cao hơn mức Ukraine đề nghị, nhưng thấp hơn mức Nga tính toán, và được Đức tỏ ra ủng hộ. Đồng thời, thay vì cắt toàn bộ nguồn cung khí đốt cho Ukraine như "tối hậu thư" mà Tổng thống Putin tuyên bố hồi tuần trước, Moscow cho phép nới hạn thanh toán trước mắt 1,9 tỷ USD tiền nợ của Ukraine đến 10h (giờ địa phương) ngày 16/6/2014. Và nước Đức cho rằng Nga đã có thiện chí tạo điều kiện cho Kiev trả nợ cũng như mở ra cơ hội đàm phán cho một phương pháp giải quyết vấn đề Ukraine. Tổng thống Nga V.Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trước thềm cuộc hội đàm Nhưng việc trả một khoản tiền lớn trong khi ngân khố gần như trống rỗng, nhiệm vụ này là bất khả thi với Ukraine. Tuy nhiên, một sự tình cờ, cũng trong ngày 13/6, EU quyết định giải ngân 250 triệu USD trong số 1,61 tỷ USD để hỗ trợ bình ổn Ukraine. Số còn lại sẽ giải ngân sớm. Vậy là Ukraine đã có cơ hội trả nợ cho Nga. Nếu tiền có về chậm, chắc Nga cũng không nợ tiệt đường sống của láng giềng mà ân cần tiếp tục nới hạn trả nợ. Đến lúc này, nút thắt về nợ nần, năng lượng giữa Moscow và Kiev đã bước đầu được tháo gỡ. Kiev có cửa thoát hiểm cho khủng hoảng quốc gia? Bản chất của những động thái xuống nước Có thể nói rằng lời giải cho bài toán năng lượng của quốc gia này là kết quả của cuộc đàm phán ba bên giữa Nga, Đức, Ukraine, đại diện là nguyên thủ của ba nước: Ông V.Putin, bà A.Merkel, và ông P.Poroshenko. Tại đây, một điều đáng ngạc nhiên khi Tổng thống Nga đã gọi ông Petro Poroshenko là ngài Tổng thống Ukraine. Người lãnh đạo nước Nga còn đưa ra các kế hoạch phát triển song phương. Có thể nói Nga đã công nhận sự chính danh của chính quyền Poroshenko. Cũng từ cuộc hội đàm này, nhiều phương án cho việc giải quyết vấn đề Ukraine được bàn bạc, mà trong đó tiên quyết là thỏa thuận ngừng bắn giữa các bên để tạo điều kiện cho một cuộc đàm phán. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 12/6 cho biết lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine sẵn sàng tham gia lệnh ngừng bắn, song yêu cầu Kiev phải đi tiên phong. Dù chiến sự tại Ukraine vẫn đang diễn ra hàng ngày, tuy nhiên một điều đáng ghi nhận, đã có sự cởi mở hơn giữa các bên và chỉ cần thêm những sự kìm chế, chắc chắn sẽ có một hiệp định ngừng bắn giữa các bên liên quan. Tuy nhiên, nhìn vào những diễn biến này, bản chất của những động thái này cho thấy cánh cửa giải quyết dứt điểm vấn đề Ukraine chỉ mới mở hé và còn rất nhiều rào cản. Bởi lẽ, lực lượng ly khai ở miền Đông đã thành lập một nhà nước mang tên Nouvo Russia (Nước Nga Mới) với đầy đủ ban bệ chính quyền và quân đội. Họ đang kêu gọi sự chấp thuận lập nước của mình từ phía Nga và một số quốc gia khác. Một tòa nhà bị cháy khi quân đội Ukraine pháo kích vào thành phố Slavyansk Một khi lệnh ngừng bắn đã được yêu cầu, và Kiev chấp nhận thỏa thuận này, đồng nghĩa với việc sẽ có những cuộc đàm phán tiếp theo giữa chính quyền Kiev và lực lượng ly khai. Như vậy có nghĩa Nước Nga Mới này đã có một vai trò mới, thay vì bị buộc tội là những phần tử tội phạm và khủng bố như trước đây, họ đã được trao cho quyền bằng vai phải lứa với những người miền Tây. Điều này cũng lý giải cho vì sao Nga bỗng dưng công nhận Petro Poroshenko là Tổng thống của Ukraine. Không gì có thể đảm bảo trước khi đàm phán diễn ra, ông Putin sẽ không công nhận một vị Tổng thống cho Nước Nga Mới. Quân đội Ukraine đang cạn trực thăng Vì sao lại là Đức?Đàm phán bốn bên vào hồi tháng 4/2014 giữa Nga, Mỹ, EU, Ukraine tại Geneva đã đạt được một thỏa thuận, tuy nhiên, thỏa thuận này đã chìm vào quên lãng ngay sau khi các lãnh đạo bước ra khỏi bàn đàm phán. Nhưng hiện tại, chỉ với ba quốc gia Nga, Đức và Ukraine, họ có thể đạt được nhiều bước tiến đầy tính thực tế. Vấn đề năng lượng đã có hướng giải quyết, và EU cũng đang rất vui mừng vì thông tin này, bởi EU phụ thuộc 30% như cầu khí đốt từ Nga, trong đó, 80% lượng khí đốt này thông qua các đường ống ở Ukraine. Cắt phần Ukraine, đồng nghĩa EU cũng đói năng lượng. Nhưng vì sao lại là nước Đức? Bởi lẽ, nếu thay nước Đức là nước Mỹ, cuộc đàm phán này sẽ chỉ dẫn đến cãi nhau. Nước Mỹ không bao giờ chịu kém phân Nga và nghiễm nhiên, họ áp đặt tư tưởng Nga phải thỏa hiệp với những yêu cầu của họ. Nếu không thỏa hiệp, nước Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi vấn đề cho đến khi Nga chịu nhượng bộ. Bằng không, hãy để vấn đề tiếp tục lùm xùm như vậy, Syria là một điển hình. Thủ tướng Đức Angela Merkel là người khiến Tổng thống Nga V.Putin nể phục và kính trọng Ngoài Đức ra, các thành viên EU khác có thể nói rằng "không đủ tầm" để thương nghị với Nga về một giải pháp. Bởi nền kinh tế Đức hiện đang là đầu tàu của châu Âu, quốc gia này kéo theo sau hàng loạt toa tàu đang đầm đìa nợ công. Không tính những nước nhỏ thì các nước lớn như Pháp, Tây Ban Nha... vẫn đang tìm cách khôi phục nền kinh tế. Lý do này khiến tiếng nói của Đức có uy thế trước các hội đồng châu Âu. Thứ hai, Đức có phần lãnh thổ nằm giữa Đông và Tây Âu, bản thân quốc gia này cũng có một cộng đồng không nhỏ những người nói tiếng Nga sinh sống. Tiếp đến, Đức và Nga có những sự hợp tác kinh tế chặt chẽ, quốc gia này cũng phụ thuộc một phần nhu cầu năng lượng của mình vào nguồn cung của Nga. Tuy nhiên, Đức cũng là đồng minh của Mỹ và là một thành viên trong liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Một điều cần chú ý, nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel là một đối thủ đáng gờm với Tổng thống Putin, khiến cho ông Putin phải kính nể. Những điều kiện khách quan, chủ quan đó khiến quốc gia này có đủ khả năng đại diện cho EU để đàm phán với Nga và Ukraine về một diễn biến hòa giải cho vấn đề Ukraine. Và chắc chắn, những quyết sách của Đức trong hội đàm ba bên này cũng mang màu sắc của ý chí Mỹ. Bởi nước Đức đã từng ủng hộ Mỹ trong việc sẽ tăng hình thức trừng phạt nếu Nga không tích cực trong vấn đề hạ nhiệt điểm nóng Ukraine. Đỗ Minh Tú ======================= Các quí zdị phân tích, phân teo kiểu gì thì tháng 6 Việt lịch, cái tình hình ở U cờ rai nơ phải chấm dứt. Lằng nhằng, phức tạp . Cái này Lão Gàn nói rùi. Ở "Lời tiên tri 2014". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2014 Hé lộ nguyên nhân 50 máy bay biến mất bí ẩn khỏi màn hình radar theo Người lao động | 14/06/2014 20:34 Trung tâm kiểm soát không lưu của Áo, Đức, Cộng hòa Czech, Slovakia hôm 5 và 10-6 thông báo 50 chiếc máy bay đã mất liên lạc trong một thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân. 50 máy bay biến mất khỏi màn hình radar ở châu Âu hôm 5 và 10-6 vừa qua. Ảnh: Reuters Sự cố kỳ lạ: 13 máy bay biến mất bí ẩn Máy bay Nga bốc cháy dữ dội khi đang đỗ ở sân bay Máy bay Malaysia rơi ở nơi "kinh khủng nhất thế giới" Các bài tập trận quân sự điện tử được xác định là nguyên nhân khiến 50 chiếc máy bay biến mất khỏi màn hình radar ở châu Âu trong ngày 5 và 10-6 vừa qua, chính phủ Slovakia cho biết. Trung tâm kiểm soát không lưu của 4 quốc gia Áo, Đức, Cộng hòa Czech, Slovakia hôm 5 và 10-6 thông báo có tổng cộng 50 chiếc máy bay đã mất liên lạc trong một thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân. Ngay sau đó, chính phủ Slovakia lý giải các cuộc tập trận quân sự điện tử đã dẫn đến sự gián đoạn tần số liên lạc vô tuyến từ máy bay đến các trạm kiểm soát trên mặt đất, khiến chúng biến mất khỏi màn hình radar. Lúc phát hiện hệ thống radar gặp trục trặc, ban tổ chức cuộc tập trận quân sự - đang được thực hiện ở một số khu vực khác nhau ở châu Âu – đã lập tức ngưng lại. Những chiếc máy bay khi không còn bị tần số vô tuyến làm nhiễu loạn đã bắt lại được tín hiệu với trạm kiểm soát không lưu các nước và tiếp tục lịch trình bay như bình thường. Dù Slovakia không đề cập đến các lực lượng quân sự tham gia cuộc tập trận nhưng phương tiện truyền thông Áo tiết lộ các nước thành viên NATO có tham gia. Theo báo Telegraph của Anh, trong bài tập, NATO đã sử dụng thiết bị phá radar của đối phương, dẫn đến sự cố bí ẩn trong hai ngày 5 và 10-6. Trong khi đó, trạm kiểm soát không lưu của Đức vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân vụ những chiếc máy bay biến mất một cách khó hiểu. “Máy bay bị biến mất khỏi màn hình trong một vài giây. Các trường hợp xảy ra lẻ tẻ và không nghiêm trọng. Nhưng chắc chắn phải có nguyên nhân cụ thể nào đó” – một phát ngôn viên hàng không của Đức tuyên bố. ===================== Từ lâu, ngay trong topic này, Lão Gàn đã phát biểu rằng thì là: Những máy bay tàng hình tối tân, tên lửa Tomahok, súng bắn laze, súng điện từ.....của Hoa Kỳ - Tức là những vũ khí hiện đại nhất mà tất cả đều nhìn thấy, vì nó được công bố công khai - thực chất chỉ là vũ khí hạng hai, sử dụng vào giai đoạn trung cuộc của một cuộc chiến hiện đại. Nay qua bài báo này - tuy mới chỉ là giả thuyết - nhưng có thể coi là một ví dụ cho nhận định của Lão Gàn. Cái tự hào về phát triển quân sự nhanh chóng của Trung Quốc , giống như sự tự hào về lực lượng quân sự của Sadam Hussen, trước khi xua quân chiếm Cô Oét và là nguyên nhân của cuộc chiến Vùng Vịnh I. . ===================== PS: Lão Gàn hay cầm đèn chạy trước ô tô, nên lắm lúc cũng phiền bỏ mựa. Nhưng nhiều khi Lão Gàn cũng tắt đèn ngậm ngùi cho ô tô chạy qua. Lúc ấy thì nhiều thằng trên thế gian lại rất phiền phức. Vì đường trần gian nan. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 6, 2014 Tokyo đòi Bắc Kinh gỡ video cáo buộc F-15 Nhật "vờn" Tu-154 TQ Chí Quân (TH) - theo Trí Thức Trẻ | 14/06/2014 20:06 (Soha.vn) - Người phát ngôn chính phủ Nhật Bản khẳng định hình ảnh trong video không phải là máy bay của Nhật. Hình ảnh trong đoạn video mà TQ công bố. Nước này khẳng định chiếc F-15 Nhật Bản (phía sau) đã bay sát chiếc Tu-154 Trung Quốc (phía trước) chỉ cách 30m. Hôm 12/6, Trung Quốc đã cho đăng tải trên website Bộ Quốc phòng nước này một đoạn video mà nội dung được họ diễn giải là hai chiếc F-15 của Nhật Bản đã bay sát một chiếc Tu-154 của Trung Quốc ở khoảng cách chỉ có 30 mét, “ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của chuyến bay”. Thông tin trong video khẳng định vụ việc xảy ra tại nơi mà vùng nhận dạng phòng không của hai nước chồng lấn nhau ở biển Hoa Đông. Nhưng hôm qua, 13/6, người phát ngôn chính phủ Nhật Bản, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga cho biết, chiếc máy bay trong đoạn băng ghi hình mà Trung Quốc công bố không phải là máy bay của Nhật Bản. Ông Suga nhấn mạnh các thông tin do Trung Quốc đưa ra là không đúng sự thật, và hoàn toàn không có chuyện “máy bay chiến đấu Nhật Bản áp sát máy bay Trung Quốc và gây nguy hiểm cho an toàn hàng không”. Ông Suga cho biết, Tokyo đã gửi công hàm phản đối và yêu cầu Bắc Kinh rút bỏ đoạn video nói trên khỏi trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Ông Suga nhắc lại yêu cầu của Tokyo về việc thiết lập một cơ chế thông tin khẩn cấp giữa hai nước để giải quyết những tình hình khủng hoảng. Trước đó, Tokyo đã phản đối việc hai chiến đấu cơ của không quân Trung Quốc bay “sát một cách bất thường” hai chiến đấu cơ của Nhật bên trên biển Hoa Đông. Thông tin từ phía Nhật Bản cho biết hai chiếc chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc bay sát hai máy bay trinh sát của Nhật trên vùng biển mà hai nước có tranh chấp. Máy bay Trung Quốc có vẻ đã mang theo tên lửa. HOTThưởng đến 5 triệu, trả nhuận bút ngay 24h cho cộng tác viên. ================== "Mọi chuyện đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao!". Đấy là câu nói trở nên thành ngữ của các chính khứa hạng nhất , nhằm thể hiện tinh thần yêu hòa bình, trong việc giải quyết các sự kiện nóng trên thế giới. Nhưng điều kiện cần và đủ để thực hiện giải pháp ngoại giao là chuẩn mực quốc tế phải được tôn trọng. Dzư dzậy, nó mới có cơ sở để đàm phán ngoại giao. Còn ở đây, người ta vu cáo, tạo chứng cớ giả....Tức là chỉ dùng thủ đoạn để nói chiện thì ngoại cái con khỉ . Lúc này, đúng nghĩa chỉ còn là thủ pháp ngoại giao để chứng tỏ chân lý thuộc về mình mà thôi. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 6, 2014 Tàu Trung Quốc bị nghi nhắm bắn tàu, máy bay Nhật Thanhnien Online 15/06/2014 02:00 Tờ Asahi Shimbun hôm qua dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật tiết lộ một tàu chiến Trung Quốc bị nghi ngờ nhắm bắn một tàu khu trục và một máy bay tuần tra Nhật ở biển Hoa Đông. Cụ thể, vào buổi sáng ngày 29.5, một tàu hải quân Trung Quốc được cho là đã kích hoạt hệ thống radar kiểm soát khai hỏa nhắm vào tàu khu trục Sawagiri. Buổi chiều cùng ngày, chiếc tàu trên cũng bị nghi ngờ nhắm bắn một máy bay P-3C của Nhật đang thực hiện sứ mệnh tuần tra ở khu vực. Tuy nhiên, do chưa thu được bằng chứng dứt khoát về việc kích hoạt radar nên chính phủ Nhật vẫn chưa công khai vụ việc. Trong một diễn biến liên quan, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua thông báo đã triệu tập tùy viên quốc phòng Nhật tại Bắc Kinh và cảnh báo sẽ áp dụng “các biện pháp bổ sung” không nói rõ sau vụ máy bay quân sự hai nước bay sát nhau ở biển Hoa Đông ngày 11.6. Sơn Duân ============== Bởi vậy. Lão Gàn nói nâu rùi: "Cái thùng thuốc súng ló lằm ở Hoa Đông cơ". Trung Quốc quậy cỡ nào thì cuối cùng cũng phải kéo nhau đến Hoa Đông sát phạt. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 6, 2014 Trung Quốc "nổi giận": triệu tùy viên quân sự Nhật 16/06/2014 08:50 (GMT + 7) TTO - Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã có phản ứng đáp trả “hiếm thấy” với Tokyo, theo hãng tin AFP, khi họ đưa ra hai văn bản phản đối chính thức trong vòng hai ngày. Một máy bay tuần tra của Nhật Bản trong không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: leaderpost.com Ngày 15-6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng trên trang mạng chính thức của họ một thông báo nói họ đã triệu tập tùy viên quân sự tại đại sứ quán của Nhật Bản ở Bắc Kinh để phản đối vụ việc xảy ra giữa các máy bay chiến đấu của hai nước trên biển Hoa Đông. Căng thẳng leo thang ngày 11-6 khi Tokyo cáo buộc Bắc Kinh đưa các máy bay quân sự tiến quá gần máy bay chiến đấu của Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh đã ra một tuyên bố ngày 12-6. Bộ Quốc phòng nước này đã triệu tập các quan chức ở sứ quán Nhật Bản một lần, đồng thời đăng hai đoạn video quay cảnh đụng độ trên không trên trang web của họ. Ngày 14-6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói “Tokyo đã cố tình phớt lờ thực tế và bóp méo sự thật với những lập luận sai trái”. Hai máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản đã bay vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do Trung Quốc đơn phương thiết lập ở biển Hoa Đông. Trung Quốc lớn tiếng tố chính các máy bay Nhật đã tìm cách bay quá gần một máy bay Tu-154 của họ, với khoảng cách gần nhất chỉ khoảng 30 mét. “Nhật Bản tiếp tục duy trì lập trường của họ và cho rằng họ không mắc lỗi gì hết”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói. Trong một cuộc họp báo ngày 13-6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã trưng ra các video và ảnh mà họ cho là bằng chứng cho thấy các máy bay Nhật Bản đã tìm cách can thiệp vào hoạt động của máy bay Trung Quốc. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera ngày 13-6 cũng đã yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ các đoạn video khỏi trang chủ của Bộ Quốc phòng. Nhà chức trách Nhật Bản cáo buộc Bắc Kinh “đã chọn sai đoạn băng”. Đáp lại, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói yêu cầu của Nhật Bản là “đáng xấu hổ” và “vô lý”. CHIÊU VĂN ===================== "Mọi chiện đều có thể giải quyết bằng con đường "ngoáy dao" - Í lộn - "ngoại giao". Khi chuần mực và chân lý không được tôn trọng và người ta dùng mọi thủ đoạn để giành lẽ phải về mình thi ngoại cái con khỉ. Khi ngoại giao đã không thể giải quyết được thì chỉ còn cách giải quyết bằng .....sức mạnh. Vấn đề là nó xảy ra vào lúc nào? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 6, 2014 "Mọi chiện đều có thể giải quyết bằng con đường "ngoáy dao" - Í lộn - "ngoại giao". Khi chuần mực và chân lý không được tôn trọng và người ta dùng mọi thủ đoạn để giành lẽ phải về mình thi ngoại cái con khỉ. Khi ngoại giao đã không thể giải quyết được thì chỉ còn cách giải quyết bằng .....sức mạnh. Vấn đề là nó xảy ra vào lúc nào? ========Hồi sáng buồn buồn con lên một quẻ Lạc Việt xem giữa 2 anh có giải quyết bằng sức mạnh hay không? Đỗ - Đại An: thế là có mần thật ạ Sư phụ? Mong sao thế giới chung câu đại đồng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 6, 2014 ======== Hồi sáng buồn buồn con lên một quẻ Lạc Việt xem giữa 2 anh có giải quyết bằng sức mạnh hay không? Đỗ - Đại An: thế là có mần thật ạ Sư phụ? Mong sao thế giới chung câu đại đồng. Mong thế giới này đại đồng thì ai cũng mơ ước, như anh nhà nghèo mơ có nhà lầu, xe hơi và người yêu đẹp như mộng vậy.Híc! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 6, 2014 Chiến tranh Trung-Mỹ: Nỗi kinh hoàng của châu Á-Kỳ cuối Thứ Hai, 16/06/2014 - 17:25 Châu Á hiện đang xuất hiện mầm mống của sự ngộ nhận lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai bên đang có nguy cơ lao vào một cuộc đối đầu khi những hành vi gây hấn của Trung Quốc trở nên trắng trợn hơn nhằm vào các nước láng giềng, thách thức những cam kết của Mỹ. Cả hai đều nghĩ rằng bên kia sẽ nhượng bộ để tránh một cuộc đụng độ, nhưng nhiều tín hiệu cho thấy Mỹ và Trung Quốc đang sai lầm với suy nghĩ này. Giáo sư Robert Farley cho rằng viễn cảnh về một cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương phụ thuộc vào sự đánh giá cơ bản về sự cân bằng đang thay đổi trong sức mạnh kinh tế và chính trị. Trong quá khứ, Chiến tranh thế giới lần thứ I không thể thay đổi hiện thực rằng Đức vẫn là quốc gia mạnh nhất và lớn nhất ở trung tâm của châu Âu. Tương tự như vậy, chiến tranh giữa Washington và Bắc Kinh không thể thay đổi đường đi trong dài hạn về sự phát triển và khẳng định của Trung Quốc. Chìa khóa đối với hòa bình trong khu vực liên quan tới việc tái lập mối quan hệ kinh tế hiệu quả giữa Trung Quốc, Mỹ và phần còn lại của Thái Bình Dương. Nếu chiến tranh nổ ra, chắc chắn nó sẽ cản trở thương mại và đầu tư trên toàn thế giới. Nếu cả hai bên quyết định tấn công các tàu thương mại, thì ảnh hưởng của nó khó có thể tính toán hết được, tác động đến cả những nước không có lợi ích trực tiếp trong cuộc chiến. Tuy nhiên, chính phủ của cả Mỹ và Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những sức ép mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi phục hồi các mối quan hệ thương mại, ít nhất là đối với các hàng hóa thiết yếu. Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Trung Quốc sẽ không mấy khó khăn cho việc tái thiết sau chiến tranh. Thậm chí nếu Mỹ có hủy diệt hiệu quả Hải quân (PLAN) và Không quân Trung Quốc (PLAAF), thì nền công nghiệp đóng tàu và hàng hải Trung Quốc, có thể với sự giúp đỡ từ phía Nga, sẽ bổ sung hầu hết những mất mát đó trong vòng một thập kỷ. Trên thực tế, những tổn thất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh có thể giúp khôi phục cả ngành công nghiệp hàng hải và đóng tàu của Nga. Hơn nữa, nếu cần chiến tranh sẽ hiện đại hóa PLAN và PLAAF bằng cách phá hủy những di sản cũ kỹ. Một hạm đội tàu và máy bay mới sẽ thay thế cho lực lượng cũ.Mỹ có thể phải mất nhiều thời gian và khó khăn hơn trong thời kỳ hậu chiến, không chỉ vì tàu chiến và máy bay Mỹ có giá trị cao hơn của Trung Quốc. Việc sản xuất máy bay F-15 và F-16 gần như đã kết thúc, và Mỹ không còn sản xuất F-22. Hơn nữa, nền công nghiệp đóng tàu của Mỹ đã suy giảm tới mức để thay thể những tàu bị thiệt hại trong chiến tranh sẽ phải cần rất nhiều thời gian. Điều này cũng đặt ra một vấn đề nan giải là, hiện Mỹ đang có kế hoạch đưa F-35 vào phục vụ và trở thành lực lượng nòng cốt của Lầu Năm Góc, nếu chiến tranh nổ ra và F-35 bộ lộ những điểm hạn chế thì coi như kế hoạch của Mỹ bị sụp đổ hoàn toàn. Dù chiến thắng hay thất bại, Mỹ sẽ phải hứng chịu những thiệt hại đáng kể về kinh tế và quân sự. Thậm chí nếu Mỹ giành chiến thắng, nó cũng không giải quyết được vấn đề Trung Quốc. Xét về tiềm năng, chiến thắng sẽ củng cố hệ thống đồng minh do Mỹ lãnh đạo, khiến cho chi phí trong chính sách ngăn chặn Trung Quốc của Washington sẽ giảm đi. Giả sử rằng chiến tranh bắt đầu với việc Trung Quốc khẳng định yêu sách của mình trên biển Đông và biển Hoa Đông, Mỹ sẽ “tô vẽ” Trung Quốc như một kẻ xâm lược và tự xem mình là tiêu điểm để cân bằng các hành vi trong khu vực. Sự gây hấn của Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy các đồng minh trong khu vực (đặc biệt là Nhật Bản) tăng chi tiêu quốc phòng. Một cuộc chiến có thể tiếp thêm sinh lực cho chính phủ và xã hội Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc lâu dài. Mỹ có thể đáp trả bằng cách tăng cường nỗ lực nhằm vượt xa quân đội Trung Quốc, mặc dù điều này sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang mà có thể phương hại tới cả hai bên. Cuối cùng, Mỹ có thể lựa chọn bằng cách tự tách mình ra khỏi chiến trường châu Á, ít nhất là về mặt quân sự. Sự lựa chọn này có thể là rất khó khăn đối với nhiều người Mỹ, khi mà những những nhà hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ ở những thế hệ tiếp theo buộc phải "che giấu" tham vọng bá chủ của mình. Khả năng về một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn bỏ ngỏ. Để ngăn chặn cuộc chiến đòi hỏi kỹ năng bao quát và sự nhạy cảm về mặt ngoại giao của những nhà hoạch định chính sách tại Washington và Bắc Kinh. Tương tự như vậy, vấn đề ai thắng ai sẽ tiếp tục đè nặng lên nền ngoại giao, quân sự và những nguồn lực công nghệ của hai nước trong tương lai gần. Tuy nhiên, không được quên rằng Trung Quốc và Mỹ là trung tâm của một trong những khu vực kinh tế hiệu quả nhất trên thế giới. Đó là những gì cần phải được duy trì và bảo vệ. Theo Công Thuận Baotintuc.vn/N.I ==================== Đang viết bài "Ngôn Ngữ Việt", căng thẳng quá! Chuyển đề tài sang cái Tô Bic của Lão Say để thư giãn. Thực ra cái này Lão Gàn đã nói cũng lâu rùi, về khả năng "Canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc bằng một cuộc chiến. Mãi đến bây giờ mới thấy bài viết này, mặc dù của một vị giáo sư nghiêm chỉnh, nhưng cái nhìn lại đơn giản quá! Thí dụ như luận điểm này:Trung Quốc sẽ không mấy khó khăn cho việc tái thiết sau chiến tranh. Nếu đã gọi là chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thì nó không đơn giản là đánh nhau xong thì huề, để Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc có cơ hội phục hồi lại. Lão gàn nhắc lại là đụng tới Việt Nam là hình tướng của sự sai lầm nghiêm trọng của Trung Quốc. Cụ tỷ: Người ta đã công khai nói về một cuộc chiến tranh có khả năng sẽ xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, là điều Lão Gàn đã nói từ năm nẳm. Lão Gàn thì hơi cổ điển theo Lý học Đông phương: "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh". Từ lâu, Lão Gàn đã nói rồi: Nhược đài sư tử thượng Thiên hạ Thái Bình phong. Sư tử tức là Hà Đồ đấy. Còn Thiên hạ (Hạ: Đất. Khôn) và Phong tức là Tốn đấy. Đổi chỗ tức là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ, một lý thuyết thống nhất vũ trụ, mới hy vọng cứu vãn được vấn đề. Âu cũng là cái số! "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không!". - SW Hawking. Tìm ra nó hay không là một định mệnh không phải chỉ của một con người qua lá Tử Vi. Mà nó sẽ quyết định tương lai của cả một nền văn minh. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 6, 2014 Sự thật Công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng 24/05/2014 18:26 (GMT + 7) TTO - Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu nội dung phỏng vấn thạc sĩ Hoàng Việt - một nhà nghiên cứu lâu năm về biển Đông - để bạn đọc hiểu rõ các vấn đề về công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14-9-1958. Hình ảnh tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam - Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam Tin bài liên quan Sự thật Công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (24/05) * Xin ông cho biết về bối cảnh ra đời cũng như mục đích của công thư ngày 14-9-1958 mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Tổng lý Quốc vụ viện Chu Ân Lai? - Trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1965, lúc này sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam ngày càng lên cao, Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH) phải tận dụng tất cả mọi nỗ lực để giành chiến thắng trên chiến trường. Với sức mạnh hạn chế của mình, VNDCCH đã phải tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia khác, đặc biệt là từ Trung Quốc, một quốc gia vốn nằm cạnh Việt Nam, và cũng là một trong các “anh cả” của chủ nghĩa cộng sản. Đã có nhiều sự phối hợp từ quân đội VNDCCH và Giải phóng quân Trung Quốc. Năm 1949, lực lượng quân sự của VNDCCH đã giải phóng Trúc Sơn (thuộc lãnh thổ của Trung Quốc) từ tay của Quốc dân đảng và sau đó trao lại cho Giải phóng quân Trung Quốc. Rồi năm 1957, Hồng quân Trung Quốc đã chiếm đảo Bạch Long Vĩ rồi sau đó trao trả lại cho phía VNDCCH. Phía Trung Quốc còn nhắc là Việt Nam chiến đấu không chỉ bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam, mà còn đối với cả lãnh thổ Trung Quốc trước sự đe dọa của Hoa Kỳ. Lúc này trật tự thế giới được chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ đứng đầu và xã hội chủ nghĩa do Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu. Sau khi CHND Trung Hoa chiến thắng Quốc dân đảng, Quốc dân đảng phải chạy sang Đài Loan, CHND Trung Hoa muốn giải phóng Đài Loan bằng vũ lực, nhưng Hoa Kỳ đã trợ giúp cho Đài Loan, từ đó đã dẫn đến cuộc chiến giành các đảo Kim Môn, Mã Tổ. Năm 1958 cũng là năm đầu tiên của Hội nghị công ước luật biển lần thứ nhất nhóm họp, các quốc gia tranh cãi các quan điểm pháp lý về các vùng biển khác nhau. Phía Hoa Kỳ cho rằng lãnh hải chỉ bao gồm 3 hải lý, còn Trung Quốc và một số quốc gia khác ủng hộ quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý. Chính vì vậy, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đưa ra một công hàm để khẳng định chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý mà ta thấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhắc đến trong công thư ngày 14-9-1958 của mình. Trong tinh thần ủng hộ Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có thư phúc đáp cho việc đồng ý công nhận “hải phận” - tức lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý. Như vậy, công thư này cho thấy nó mang một sự cam kết về mặt chính trị hơn là về pháp lý, đây cũng là một hình thức mà các nước xã hội chủ nghĩa thường hay sử dụng để thể hiện tình đoàn kết trong tinh thần anh em trong phong trào vô sản quốc tế. * Vậy tại sao Trung Quốc lại có lập luận khác về giá trị pháp lý của công thư này? - Sau này, phía Trung Quốc hay sử dụng công thư này để biện minh rằng Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Họ cũng biện minh rằng khi CHXHCN Việt Nam bác bỏ điều này và cho rằng Việt Nam có đầy đủ chủ quyền một cách hợp pháp đối với Hoàng Sa, Trường Sa tức là Việt Nam đã vi phạm tới nguyên tắc estopel (tức là Việt Nam không thể đã thừa nhận lúc năm 1958 rồi sau này lại không thừa nhận, như vậy là mâu thuẫn trong lập luận của mình). Để phân tích về giá trị pháp lý của công thư, ta thấy như sau: Thứ nhất, công thư này nhằm trả lời cho một công hàm của Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Chu Ân Lai ký về việc “công nhận hải phận 12 hải lý” là một tuyên bố đơn phương. Yếu tố chủ yếu trong tuyên bố đơn phương là việc thể hiện sự mong muốn. Sự thể hiện mong muốn này cần phải được giải thích bằng cách phân tích đối tượng và mục tiêu của tuyên bố đơn phương này trong các diễn biến lịch sử. Việc giải thích ý chí của một quốc gia trong một tuyên bố đơn phương như vậy cần phải được diễn giải một cách thận trọng, và đối tượng của sự cam kết trong tuyên bố đơn phương đó phải được xác định chính xác. Lịch sử hình thành và ra đời của công thư như đã được trình bày ở trên. Vậy công thư này có thể được hiểu là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền của phía VNDCCH không? Đối với các yêu sách về lãnh thổ trong luật quốc tế, cũng như sự từ bỏ các yêu sách đó phải được trình bày một cách rõ ràng và không có suy diễn. Tuy nhiên, công thư do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký này không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ rõ ràng nào về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Nội dung công thư không thể hiện một sự bắt buộc từ bỏ chủ quyền. Và thêm nữa, đối với các sự chuyển nhượng lãnh thổ, thì Thủ tướng VNDCCH không có thẩm quyền quyết định việc ấy, mà phải là cơ quan quyền lực tối thượng ở Việt Nam là Quốc hội. Và cuối cùng, VNDCCH không thể quyết định hoặc chuyển giao một thứ mà VNDCCH không có thẩm quyền quản lý theo công pháp quốc tế, và cũng không kiểm soát nó trong thực tế. ===================== Về vấn đề này nhiều người bàn rùi. Lão Gàn chỉ là gọi là góp ý kiến nhỏ bé vào công việc chung thôi. Trước hết chúng ta xem lại toàn bộ nội dung công thư này: “Thưa Đồng chí Tổng lý, Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”. Như vậy, công thư này có hai phần trong nội dung: 1/ Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. 2/ Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”. Trung Quốc ra sức khai thác nội dung công thư này theo cách hiểu của họ, để minh chứng Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ. Nhưng Lão Gàn xem đi xem lại thì nội dung của công thư này chẳng có một chữ nào nói về Trường Sa và Hoàng Sa là của họ cả?! Thế họ khai thác cái gì ở đây? Cuối cùng thì té ra là cái tuyên bố của họ có nói đến Tây Sa và Nam Sa là của Tung Cóoc (Tức Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam). Cho nên khi công thư này ghi nhận và tán thành tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của họ thì họ vin vào đấy coi như Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền ở Tây Sa và Nam Sa. Vấn đề nó ở chỗ này, theo cách diễn giải nội dung công thư nói trên từ phía Trung Quốc để giành phần phải về họ. Nhưng theo cách nhìn từ Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - thì mỗi một hành trong Ngũ hành đều chỉ là một tập hợp con của một hành khác bao trùm lên nó. Đây chính là một vế trong "nghịch lý Cantor". Bởi vậy, tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ của họ là một chuyện. Vấn đề còn là luật pháp quốc tế về chủ quyền biển đảo. Không thể Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và có ủng hộ thì chủ quyền đó là của họ. Và thực tế từ năm 1958 cho đến trước cuộc chiến Hoàng Sa 1974, Trung Quốc chưa hề thực thi chủ quyền trên cái gọi là Tây Sa và Nam Sa , như họ công bố. Bởi vì lúc đó, cái gọi là Tây Sa và Nam Sa thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Công Hòa và là đồng minh của Hoa Kỳ. Như vậy, rõ ràng từ lúc họ tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thì hai quần đảo này được luật pháp quốc tế xác nhận là Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Tất nhiên tuyên bố chủ quyền của họ là vô giá trị với hai quần đảo này và không được cộng đồng quốc tế công nhận theo chuẩn mực quốc tế. Cho dù công thư của ngài Phạm Văn Đồng có ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc thì không có nghĩa là nó là chuẩn mực quốc tế. Thực tế đã xác định điều này là: Sau tuyến bố của họ vào ngày 4. 9. 1958 họ chưa hề thực thi chủ quyền ở hai quần đảo này. Sau năm 1958, chính quyền Trung Quốc luôn bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam Dân Chủ Công hòa thống nhất đất nước, có thể nói hàng tá tuyên bố, công hàm, nghị định...vv... của nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa xác định điều này; tất nhiên trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Nếu căn cứ vào các nội dung văn bản - như họ suy luận - từ công thư của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng , thì cũng căn cứ vào việc ủng hộ thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước Trung Hoa với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời điểm sau tuyến bố của họ, thì có thể xác định rằng họ đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam thống nhất. Thêm một bằng chứng nữa: Khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền biển là 12 hải lý vào năm 1958 thì lúc đó Hoa Kỳ chỉ công nhận 3 hải lý, cho đến ít nhất là hết chiến tranh Việt Nam. Và với chuẩn mực 3 hải lý này thì Hoa Kỳ mới căn cứ vào đấy để đưa tàu Ma Đốc vào vùng biển Việt Nam năm 1964 (Tức là sau năm 1958 đến 6 năm), mở đầu cho một cuộc không chiến ác liệt trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Như vậy, ngay cả vế thứ hai - chủ quyền 12 hải lý vào lúc bấy giờ (1958) chưa phải nước nào cũng thừa nhận. Tức là nó không phải chuẩn mực quốc tế. Như vậy, chính chuẩn mực quốc tế về chủ quyền biển đảo là một tập hợp lớn hơn bao trùm lên mọi bản văn tuyên bố chủ quyền của một quốc gia. Những bản văn này không phủ hợp với chuẩn mực quốc tế sẽ vô gía trị. Tóm lại, mọi chủ quyền biển đảo của mỗi quốc gia, phải do chuẩn mực quốc tế xác định, không thể căn cứ vào cái gọi là "tuyên bố chủ quyền" của một quốc gia nào đó, được ủng hộ của đồng minh. Bởi vậy, tuyên bố ngày 4. 9. 1958 của Trung Quốc là vô giá trị với luật pháp quốc tế. Do đó, nội dung phần I công thư của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc không có nghĩa nó có giá trị như một chuẩn mực quốc tế vào thời điểm ra đời. Xét về mặt đạo lý: Trung Quốc đã lợi dụng quan hệ đồng minh của Việt Nam Dân chủ Công hòa ủng hộ họ, để lấy cớ lấn chiếm lãnh thổ của nước Việt Nam thống nhất. Trong khi Việt Nam chưa hề sử dụng những tuyên bố, công hàm... của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm bằng cớ xác định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ , trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa. Đây là một sai lầm nghiêm trọng của Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa khi họ lợi dụng ngay chính quan hệ đồng minh của họ. Hậu quả sẽ là họ sẽ bị xa lánh và cô lập trên toàn thế giới. Đương nhiên họ không đủ tư cách gì để làm bá chủ, dù chỉ là khu vực, chưa nói đến tầm quốc tế. Pháp lý quốc tế không dung, đạo lý trong quan hệ đồng minh không có, Trung Quốc sắp mạt đến nơi. Xét về mặt lịch sử chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa. Lịch sử chủ quyền của một quốc gia với một vùng lãnh thổ phải được xác định bằng những mệnh lệnh hành chính của quốc gia đó với vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền. Đây là điều hiển nhiên. Chính phủ và các triều đại Trung Hoa từ hàng ngàn năm trước chưa hề có một mệnh lệnh hành chính nào với cái mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa - tức Trướng Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, cho đến khi họ cưỡng chiếm những hòn đảo này bằng vũ lực từ 1974. Ngược lại, các triều đại Việt Nam cho đến chính phủ Việt Nam hiện nay, liên tục thể hiện chủ quyền bằng những mệnh lệnh hành chính và các bản đồ xác nhận lãnh thổ từ hàng trăm năm trước. Đã gọi là lịch sử xác định chủ quyền, phải căn cứ vào các pháp lệnh hành chính và bản đồ hành chính trong lịch sử thể hiện chủ quyền trên vùng lãnh thổ có chủ quyền, chứ không phải xác định qua "di vật khảo cổ" (Viết đến đây Lão Gàn muốn lên tăng xông vì đám tư duy "Ở trần đóng khố"). 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 6, 2014 Phải vạch ra “giới hạn đỏ” với Trung Quốc Thứ Ba, 17/06/2014 - 16:09 Theo chuyên gia John Hemming thuộc Diễn đàn Thái Bình Dương - CSIS, trong khi Trung Quốc xem những gì họ đang làm như biểu hiện sức mạnh của một siêu cường đang trỗi dậy, thế giới lại nhìn thấy ở đó sự hung hãn, nhập nhèm không đáng có ở một nước lớn. Chuyên gia John Hemming cho rằng hàng loạt sự kiện gần đây (kéo giàn khoan khổng lồ vào vùng biển Việt Nam; từ chối yêu cầu của tòa trọng tài Liên Hợp Quốc cung cấp bằng chứng trong vụ kiện của Philippines; lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu công khai ý tưởng thành lập một cơ chế an ninh mới ở châu Á, loại bỏ vai trò của Mỹ; tàu lớn của Trung Quốc tàn nhẫn đâm chìm tàu cá bé nhỏ của Việt Nam…), đã trở thành biểu tượng hoàn hảo cho chiến lược ngoại giao mới của Trung Quốc.John Hemming viết: Trong khi Trung Quốc xem những gì họ đang làm như biểu hiện sức mạnh của một siêu cường đang trỗi dậy, thế giới lại nhìn thấy ở đó sự hung hãn, thái độ tự phụ, kiêu ngạo, nhập nhèm không đáng có ở một nước lớn. Tham vọng siêu cường đã biến thành một gánh nặng và đẩy Trung Quốc vào tình thế “thập diện mai phục”. Mỹ vừa gọi việc Trung Quốc trơ tráo chối bỏ, nói không hề đưa tàu chiến tới bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 là “lố bịch”. Khó có từ nào xác đáng hơn thế để nói về việc Trung Quốc đổ thừa “tàu cá Việt Nam cố lao vào giàn khoan nên tự chìm”. Chính học giả gốc Hoa Chen Dingding buộc phải thừa nhận dù Trung Quốc cáo buộc tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc hơn 1.500 lần, song nước này không thể đưa ra bất kỳ hình ảnh nào làm chứng. Hình ảnh quốc gia của Trung Quốc đã bị hoen ố trên toàn cầu bởi chính hành vi của họ. Trung Quốc đã bất ngờ khi thử thách quyết tâm và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Đủ sức mạnh và bản lĩnh đáp trả, nhưng Việt Nam quyết không mắc mưu để trở thành con tốt thí trên bàn cờ nước lớn. Trung Quốc cũng nhận phản ứng ngược, tạo ra sự dịch chuyển chiến lược mạnh mẽ trong khu vực, khi dùng cơ bắp đe nẹt các đồng minh và đối tác của Mỹ. Một “liên minh kim cương” chiến lược gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Australia manh nha từ giữa những năm 2000 đang nhanh chóng hiện hình với sự năng nổ của Nhật Bản. Trước nguy cơ, ASEAN trở nên đồng thuận, đoàn kết hơn. Một số học giả “nhắc” Trung Quốc rằng, nước này không mạnh như họ nghĩ. Không vô cớ mà Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây hài hước đố các sinh viên tìm thấy một phát minh nào đáng kể của Trung Quốc. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô chỉ chiếm 4% tổng thương mại toàn cầu nên ít phụ thuộc vào bên ngoài, nhưng nay, ngược lại Trung Quốc dễ tổn thương hơn nhiều với một nền kinh tế chủ yếu dựa vào thương mại và xuất khẩu, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu. Binh pháp Tôn Tử mà Trung Quốc tôn thờ chỉ là thứ âm mưu, thủ đoạn thích hợp cho nội chiến đồng văn, đồng chủng thời Xuân Thu, chứ không đắc dụng với thế giới văn minh ngày nay. Ông Hemming cho rằng, Mỹ đã thất bại với kế hoạch giúp Trung Quốc thịnh vượng hơn để nước này trở nên “có trách nhiệm”. Với khoảng thời gian còn lại của nhiệm kỳ, Tổng thống Obama phải cùng các đồng minh và đối tác vạch ra một “giới hạn đỏ” với Trung Quốc. Và Mỹ cần phải hành động nếu Trung Quốc liều lĩnh vượt qua lằn ranh đó. Theo thông tin đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Bắc Kinh đang biến bãi đá ngầm Gạc Ma (mà nước này đánh chiếm bất hợp pháp của Việt Nam vào năm 1988) thành một đảo nhân tạo khổng lồ. Trên đó sẽ có cả sân bay, cảng biển cho tàu quân sự và dân sự, khu vực dân cư và du lịch. Những công trình này đang dần được hình thành với sự trợ giúp của máy hút cát dưới lòng biển của Trung Quốc nhằm đưa Gạc Ma trở thành căn cứ nổi quy mô lớn ở Biển Đông với diện tích 30 ha và có thể đón các tàu tải trọng lên tới 5.000 tấn. Một khi được hoàn thành, đây sẽ là nơi để Bắc Kinh phô diễn sức mạnh quân sự nhằm uy hiếp cả Philippines và Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Bên cạnh Gạc Ma, Bắc Kinh cũng đang có kế hoạch xây bãi đá ngầm Chữ Thập theo một kịch bản tương tự. Tức là cũng có sân bay, cảng biển và các công trình phục vụ công tác cung cấp tiếp tế, hỗ trợ quân sự cho hải quân Trung Quốc. Hiện tại, Đá Chữ Thập chỉ là một bãi đá chìm dài 14 hải lý, rộng 4 hải lý. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có thể biến bãi đá ngầm này thành một hòn đảo nổi thì nó sẽ là trạm dừng chân chiến lược cho hải quân và có diện tích gấp nhiều lần so với Gạc Ma, gấp 2 lần căn cứ quân sự Diego Garcia của Mỹ (44 km2) ở Ấn Độ Dương. Một số nguồn tin thân cận ở Trung Quốc cho biết hiện đề án xây dựng bãi đá ngầm Chữ Thập đã được trình lên nhà cầm quyền Trung ương Trung Quốc chờ thông qua và sẽ được khởi công thực hiện ngay sau khi công cuộc xây dựng ở Gạc Ma hoàn thành. Tuy nhiên, xây dựng các đảo nhân tạo giữa biển đòi hỏi rất nhiều điều kiện từ nguồn lực tài chính, sức người, công nghệ đến cơ sở pháp luật quốc tế… Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dân số hơn 1,3 tỷ người và từ lâu đã chú trọng phát triển công nghệ, Trung Quốc có thể phần nào tự đảm bảo được 3 điều kiện đầu. Nhưng còn cơ sở luật pháp quốc tế, Bắc Kinh sẽ không bao giờ có được điều này một khi còn ngang nhiên tiến hành các hoạt động gây hấn trong khu vực, làm suy giảm nghiêm trọng lòng tin trong cộng đồng quốc tế và gây tâm lý bất an trong chính người dân nước mình. Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận mới đây do tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng thực hiện, có tới 66% độc giả lựa chọn phương án nói “không” với xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa so với chỉ 34% số người nói “có”. Theo các nhà phân tích chiến lược, với những toan tính và hành động nói trên, Trung Quốc đã thể hiện rõ ý đồ xoay chuyển chiến lược an ninh từ phòng vệ sang tấn công. Bởi một khi phi trường Gạc Ma ở Trường Sa hoàn thành, phi trường ở đảo Đá Chữ Thập được khởi công và phi trường đã có sẵn ở đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa đi vào hoạt động đầy đủ, Bắc Kinh sẽ có chuỗi các sân bay ở hai đầu Đông Tây của Biển Đông, cơ sở thiết yếu cho việc thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm vùng biển này. Đây thực sự mới là mục tiêu mà Trung Quốc đang nhắm tới và cũng đã được nhiều nước bày tỏ quan ngại ngay khi Bắc Kinh thành lập ADIZ ở Hoa Đông tháng 12 năm ngoái. Theo Nguyễn Chiến Chính phủ ================== Trung Quốc liệu có thay đổi trong vấn đề Biển Đông? Thứ Ba, 17/06/2014 - 16:09 Ngoại trưởng Singapore Singapore K. Shanmugam cho rằng lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông đã có một "thay đổi quan trọng", căn cứ vào nội dung thông cáo Trung Quốc gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 10/6 mới đây, thừa nhận vấn đề Biển Đông với Việt Nam phải được giải quyết theo UNCLOS. Theo hãng tin Channel News Asia, Ngoại trưởng Shanmugam vừa có chuyến công du ba ngày tại Trung Quốc (từ 12-14/6) nhằm thúc đẩy các hợp tác về pháp lý, khoa học, công nghệ và đô thị. Vấn đề tại Biển Đông với một số nước ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam, là một trong các chủ đề của cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Singapore với các lãnh đạo Trung Quốc.Theo Ngoại trưởng Singapore, trong các cuộc tiếp xúc, phía Trung Quốc luôn khẳng định địa điểm thăm dò dầu khí do giàn khoan Hải Dương 981 tiến hành là "nằm trong khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc". Tuy nhiên, Trung Quốc cũng thừa nhận rằng Trung Quốc "chưa tiến hành xác định giới hạn của khu vực đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của mỗi bên, (về việc này) cả hai bên được phép đưa ra các yêu sách phù hợp với UNCLOS". Ngoại trưởng Singapore nhận định thông cáo này là một "thay đổi tích cực" trong lập trường của Trung Quốc, bởi vì một mặt, nó công nhận tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và mặt khác, thừa nhận các vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền nói trên vẫn còn chưa được phân định thuộc về họ. Ngoại trưởng K. Shanmugam tuyên bố Singapore không đưa ra nhận định về những hay, dở cụ thể trong thông cáo nói trên, nhưng việc thừa nhận đòi hỏi chủ quyền phải phù hợp với luật pháp quốc tế trong bản thông cáo gửi Liên Hợp Quốc cho thấy đang có một "chuyển biến quan trọng" của Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều chuyên gia, nhà quan sát lại cho rằng Trung Quốc đang có nhiều dấu hiệu gây ra xung đột ở Biển Đông thông qua các hành động khiêu khích có chủ ý. Nhà báo Pluno Laymond Phillip (báo Le Monde của Pháp) có mặt trên tàu CSB 4033 trong mấy ngày qua đã chứng kiến những hành động hung hãn của tàu Trung Quốc, nhận xét: “Chúng tôi có thể thấy rất rõ những gì xảy ra hôm nay và cả hôm qua nữa. Khi tàu của Việt Nam đến gần giàn khoan để tuyên truyền thì Trung Quốc cử các tàu hải cảnh lao đến với tốc độ rất lớn. Đó là việc làm không tuân thủ pháp luật quốc tế và chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tình huống trên, với tôi không phải là một ván cờ bình thường, một ván cờ vây thì đúng hơn”. Việc tờ Thời báo Hoàn Cầu, một phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, ngày 10/6 đăng bài "Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng" của tác giả Trương Kiến Cương, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu chiến lược chính trị biển, Đại học Hải Dương Quảng Đông; cũng như việc hôm 14/6 đã xuất hiện tàu pháo của Trung Quốc giả dạng tàu hải cảnh mang số hiệu 13 có trang bị 4 ụ pháo 72 ly áp sát tàu thực thi pháp luật Việt Nam, thì khả năng Trung Quốc nổ súng là rất khó lường. Đây có khả năng là Trung Quốc dùng “xung đột nhỏ, xung đột hạn chế” để tranh chấp chủ quyền của giới diều hâu Trung Quốc, là một âm mưu cực kỳ nguy hiểm. Khi đưa tin về vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, tờ Wall Street Journal (Mỹ) bình luận: Vụ đâm va mới nhất... cho thấy Trung Quốc sẽ không giảm bớt các hành động tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ tại Đối thoại Shangri-La gần đây. Đã đến lúc phải chấp nhận rằng điều mà Trung Quốc đang làm là một lời giải thích chính thức và đầy đủ cho chính sách của Trung Quốc. Chúng ta hãy xem những gì Bắc Kinh nói. Trung Quốc tự nhận là một cường quốc lớn và quan trọng, nhưng những cường quốc như vậy phải có trách nhiệm với những gì mà quân đội, lực lượng bảo vệ bờ biển và các cơ quan năng lượng của họ làm trên danh nghĩa nhà nước. Theo Nguyễn Chiến Chính phủ ================== Mọi chuyện không đơn giản như ý tưởng của Ngoại Trường Singapor và vị chuyên gia thể hiện ở hai bài báo này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 6, 2014 Triều Tiên đã chán “giấc mơ Trung Quốc”? Thứ Ba, 17/06/2014 - 17:26 (Dân trí) - Triều Tiên mới đây đã ra một văn bản nội bộ lên án “giấc mơ Trung Quốc”. Theo các chuyên gia, động thái này cho thấy, Bình Nhưỡng không còn “tha thiết” với Bắc Kinh như trước. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Theo tạp chí The Diplomat, hồi đầu tháng này, trang tin New Focus International đưa tin, vào cuối tháng 4, Trung ương đảng Lao động Triều Tiên ban hành một sắc lệnh nội bộ yêu cầu các quan chức nước này “từ bỏ giấc mơ Trung Quốc”. “Trước đây, Trung Quốc là một người bạn cách mạng [của Triều Tiên]… Nhưng ngày nay, Trung Quốc đã trở nên ích kỷ, theo đuổi cải cách và mở cửa, bởi thế đặt các giá trị vật chất lên trên ý thức hệ”, sắc lệnh trên viết. Sắc lệnh này cũng cáo buộc Trung Quốc “đồng sàng với đế quốc và mơ cùng giấc mơ với họ” thể hiện qua việc Trung Quốc phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên. New Focus International cho hay, một sắc lệnh tiếp sau đó của Trung ương đảng Lao động Triều Tiên yêu cầu các công ty thương mại quốc doanh giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tăng cường quan hệ thương mại với Nga và các nước châu Âu khác. Bài báo nói rằng, những sắc lệnh tương tự về giảm sự phụ thuộc của Bình Nhưỡng vào Trung Quốc đã được đưa ra vào năm 2000 và 2002 dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Il. New Focus International là một trang tin có nhiều nguồn đáng tin cậy ở Triều Tiên. Được điều hành bởi những người Triều Tiên lưu vong thuộc mọi tầng lớp xã hội, trang tin này do ông Jang Jin Sung - từng là một sỹ quan phản gián của Triều Tiên dưới thời Kim Jong Il - sáng lập và chỉ đạo. Là một trong số những nhân vật “được chấp nhận” dưới thời Kim Jong Il, ông Jang mới đây đã xuất bản một cuốn hồi ký về thời gian ở Triều Tiên cũng như cuộc bỏ trốn đầy dũng cảm của ông khỏi đất nước này. Ba biên tập viên cấp cao của New Focus International cũng là các cựu quan chức của Triều Tiên. Ngoài ra, những thông tin mà trang tin trên đưa ra cũng phù hợp với các xu hướng trong quan hệ Trung-Triều và Nga-Triều trong mấy tháng gần đây. Hồi tháng 3, tờ The Diplomat đưa tin, Triều Tiên đã cho treo biển tại các học viện quân sự của nước này gọi Trung Quốc là “kẻ phản bội và kẻ thù của chúng ta”. Tương tự, vào cuối năm ngoái, người chú dượng quyền lực Jang Song Thaek của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã bị thanh trừng khỏi hàng ngũ lãnh đạo và xử tử ngay lập tức. Ông Jang được biết đến là một nhân vật thân cận với Trung Quốc, nhất là trên phương diện kinh tế. Một trong những tội danh mà Bình Nhưỡng đưa ra cho ông Jang cho thấy, việc ông này làm ăn với Trung Quốc là một phần lý do dẫn tới kết cục không có hậu. Trái với việc quan hệ Trung-Triều xấu đi, quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Moscow lại khởi sắc trong vòng khoảng hơn 1 năm trở lại đây. Đáng chú ý nhất là việc vào tháng 4 vừa qua, Nga chính thức nhất trí xóa cho Triều Tiên 90% số nợ có từ thời chiến tranh lạnh, đồng thời đưa ra những điều khoản thanh toán ưu đãi cho 10% còn lại. Thêm vào đó, chỉ vài ngày sau khi New Focus International đưa ra những thông tin kể trên, Nga và Triều Tiên đã tổ chức một phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa hai nước. Kết thúc cuộc họp, hai bên công bố một loạt thỏa thuận mà nếu được thực thi sẽ đánh dấu sự gia tăng đáng kể trong quan hệ thương mại song phương. Một điều đặc biệt là chi tiết của thỏa thuận nói trên hàm ý nhấn mạnh rằng, Nga thực chất sẽ thay thế vai trò mà Trung Quốc đang nắm giữ trong nhiều lĩnh vực ở Triều Tiên. “Điều bất ngờ là các thỏa thuận về thương mại và phát triển [giữa Triều Tiên với Nga] rất giống với những dạng dự án mà ông Jang Song Thaek quá cố sắp xếp với các nhà đầu tư Trung Quốc. Ông Kim Jong Un đã quyết định có những thỏa thuận tương tự với người Nga”, trang KGS Night Watch nhận xét. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Phát triển vùng Viễn Đông của Nga, ông Alexander Galushka, cũng nói về thỏa thuận trên rằng: “Chính phủ Triều Tiên đã dành riêng thỏa thuận này cho các doanh nhân Nga, và các nhà đầu tư nước ngoài khác, bao gồm Trung Quốc, cho đến nay vẫn chưa được hưởng những lợi ích như thế”. Phương Anh Theo The Diploma =================== Cái này là sự kiện. Lão Gàn đã phát biểu từ lâu trong topic này, là - Đại ý: Năm này có rất nhiều cơ hội dẫn đến thống nhất hai miền Cao Ly. Bắc Hàn đang muốn mở rộng quan hệ với châu Âu. Vậy sao họ không mở rộng ngay với Nam Hàn là một cường quốc và là đồng bào của chính họ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 6, 2014 "Ông Dương Khiết Trì sẽ ép Việt Nam không nên tìm kiếm hỗ trợ từ Mỹ" Hồng Thủy 18/06/14 06:30 (GDVN) - Ông Trì sẽ nhắc lại sự phản đối (vô lý) của Trung Quốc với những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế. Đa Chiều: Ông Dương Khiết Trì "vừa gây sức ép vừa lôi kéo" Việt Nam?! Sau khi đá hóa đảo trái phép Trường Sa, Trung Quốc sẽ đòi 200 hải lý Ông Dương Khiết Trì sẽ đến Việt Nam, Biển Đông thành tiêu điểm Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc. The New York Times hôm nay đưa tin, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc sẽ hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ngày hôm nay, trong đó 2 bên sẽ đề cập đến vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).17/06/14 07:18 Dương Khiết Trì là quan chức đứng đầu về đối ngoại trong chính phủ Trung Quốc, ông được biết đến như người theo đuổi việc quảng bá các hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông bằng lý sự cùn và ít khả năng đưa ra các nhượng bộ hay một bước đột phá trong tình hình căng thẳng, The New York Times dẫn lời các nhà ngoại giao giấu tên nhận xét. Theo họ, rất có thể ông Trì sẽ nhắc lại sự phản đối (vô lý) của Trung Quốc với những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong việc phản đối Bắc Kinh xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trong vụ giàn khoan 981. Ông Trì sẽ nhấn mạnh rằng Việt Nam không nên tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần hay vật chất nào từ Hoa Kỳ, các nhà ngoại giao cho biết. Chính quyền Tổng thống Obama đã lên án vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 là hành động khiêu khích, bày tỏ sự không hài lòng với động thái đơn phương (gây hấn) của Trung Quốc.17/06/14 19:04 Trong vài tuần quan, tình hình ở khu vực giàn khoan dường như đã rơi vào "sự ổn định nguy hiểm", một quan chức chính quyền Mỹ thông thạo tình hình quan hệ Việt - Trung nói với The New York Times. Theo Reuters, các chuyên gia cho rằng mặc dù việc ông Trì sang Việt Nam là một dấu hiệu 2 bên muốn giảm bớt căng thẳng nhưng có nhiều trở ngại để khôi phục mối quan hệ. Hãng Reuters cho biết sau hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ông Dương Khiết Trì sẽ hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã hạ giọng khi bày tỏ: "Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam nên có cái nhìn đại cục, cùng với Trung Quốc hướng tới mục tiêu giải quyết tình hình hiện nay một cách thích hợp". Tuy nhiên, Tân Hoa Xã vẫn luận điệu cũ vu cáo và xuyên tạc khi trích dẫn lời ông Trì trước đó yêu cầu Việt Nam "ngừng quấy rối các hoạt động bình thường của giàn khoan Trung Quốc"?! The Diplomat ngày 18/6 bình luận, cuộc gặp giữa ông Dương Khiết Trì với đối tác Việt Nam là một dấu hiệu tích cực đầu tiên trong quan hệ Việt - Trung kể từ khi xảy ra khủng hoảng 981, nhưng hiện tại dường như có rất ít chỗ cho 1 sự thỏa hiệp. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ không chấp nhận thỏa hiệp dù chỉ 1 tấc về cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ", không chấp nhận rút giàn khoan trong khi dư luận Việt Nam đã rất phẫn nộ trước hành động khiêu khích của phía Trung Quốc. Cuộc tiếp xúc này mặc dù không phải phương thuốc vạn năng chữa bách bệnh nhưng vẫn là một điều kiện tiên quyết cho việc xử lý khủng hoảng. Điều thú vị là ở chỗ, bản thân cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 tự nó sẽ kết thúc vào ngày 15/8 khi hết thời hạn thăm dò. Trung Quốc có thể hy vọng chỉ đơn giản là duy trì căng thẳng (thu hút sự chú ý) trong vụ giàn khoan cho đến lúc 981 được rút (để rảnh tay âm thầm, lén lút biến đá thành đảo một cách bất hợp pháp ở Trường Sa? PV). ==================== Lão Gàn không cầm đèn chạy trước ô tô. Nhưng cho rằng: Sau cuộc gặp này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác có liên quan đến biển Đông. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 6, 2014 Nhật Bản lần đầu tiên tham gia triển lãm vũ khí ở Paris, TQ bị cấm Đông Bình 18/06/14 08:27 (GDVN) - Nhật Bản có ưu thế công nghệ, công khai tham gia triển lãm chào bán vũ khí, thăm dò thị trường, nhưng bị học giả TQ coi là tác động tiêu cực an ninh khu vực. Trung Quốc lo lắng vì Nhật Bản có thể xuất khẩu vũ khí quy mô lớn Nhật muốn tiếp thị tàu ngầm cho Australia chống lại Trung Quốc TQ tức tối, "tuyệt vọng" khi thấy Nhật siết chặt quan hệ với Việt Nam "Nhật Bản muốn coi quân đội nước khác là đối tượng viện trợ ODA" Nhật Bản tham gia Triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu tại Paris, Pháp Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 17 tháng 6 cho biết, triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu 2 năm 1 lần đã khai mạc ở Paris, Pháp vào ngày 16 tháng 6, đã lần đầu tiên chào đón một đoàn khách lạ - 14 doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nhật Bản. Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 16 tháng 6 cho rằng, tuy lần này đa số hàng trưng bày của gian hàng Nhật Bản là sản phẩn dân dụng, nhưng cùng với việc chính quyền Shinzo Abe xóa bỏ "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí" vào tháng 4 năm 2014, tích cực khuyến khích xuất khẩu sản phẩm phòng vệ Nhật Bản, tham gia triển lãm quốc phòng lần này sẽ là một sự khởi đầu. Tờ "Tokyo Shimbun" Nhật Bản tiết lộ, các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia triển làm lần này là các tổ chức chính phủ. Học giả Trung Quốc Ngô Hoài Trung ngày 16 tháng 6 trả lời phỏng vấn báo Trung Quốc, nói ra nói vào, cho rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia tập thể triển lãm quốc phòng được các phương tiện truyền thông quốc tế quan tâm cho thấy, chính phủ Nhật Bản đã không còn “che đậy” như trước về vấn đề xuất khẩu vũ khí nữa, mà là "đã có bước đi lớn". Xe tăng tiên tiến Type 10 Nhật Bản (ảnh tư liệu minh họa) Hãng Kyodo Nhật Bản ngày 16 tháng 6 cho rằng, hội trường triển lãm chia thành sản phẩm vũ khí và hàng dân dụng, gian hàng của Nhật Bản nằm ở khu vực hàng dân dụng. Các sản phẩm tham gia triển lãm gồm có: xe có thể bắc cầu tạm thời, máy dò mìn, radar quan sát khí tượng, kính nhìn đêm, dụng cụ cứu sinh được Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản sử dụng, ngoài ra còn có động cơ xe tăng và máy bay không người lái cỡ nhỏ dùng cho cuộc chiến không đối không được giới thiệu trên bảng triển lãm. Trưởng đoàn doanh nghiệp Nhật Bản tham gia triển lãm cho biết: "Do là triển lãm có vũ khí, cho nên trước đây (Nhật Bản) không tham gia. Lần này tham gia triển lãm có thể tìm hiểu thị trường hàng dân dụng mà trước đây không coi trọng, rất có ý nghĩa". Tờ "Mainichi Shimbun" ngày 16 tháng 6 cho biết, triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu là triển lãm vũ khí mặt đất có quy mô lớn nhất thế giới, lần trước có 53.000 người của hơn 130 nước tham gia. Từ khi chính phủ Nhật Bản đưa ra "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị phòng vệ" vào tháng 4 năm 2014, sau khi cho phép xuất khẩu vũ khí trong điều kiện nhất định, đây là cơ hội doanh nghiệp Nhật Bản quan sát động thái và phản ứng của thị trường. Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo. Hiện nay, Nhật Bản đang đàm phán cung cấp tàu ngầm lớp này cho Australia (ảnh tư liệu minh họa) Tại gian hàng của mình, các doanh nghiệp Nhật Bản đã trưng bày dù và súng cao su dùng cho huấn luyện. Bài viết dẫn đại diện doanh nghiệp Nhật Bản trưng bày radar hàng không cho biết, mục đích tham gia triển lãm lần này là giới thiệu doanh nghiệp, hàng trưng bày đều là sản phẩm công nghệ lưỡng dụng quân-dân, "tôi không cho rằng là đang trưng bày vũ khí". Điều đáng chú ý là, đằng sau việc tham gia triển lãm của các doanh nghiệp Nhật Bản là tổ chức chính phủ. Tờ "Tokyo Shimbun" cho biết, theo giới thiệu của các công ty tham gia triển lãm, trong cuộc họp báo hướng tới doanh nghiệp do chính phủ Nhật Bản tổ chức sau khi đưa ra "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị phòng vệ", Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp và Bộ Quốc phòng Nhật Bản kêu gọi các doanh nghiệp lớn tham gia triển lãm, các doanh nghiệp lớn nhận lời mời và quyết định tham gia triển lãm, người phụ trách của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp và Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng lần đầu tiên tham gia triển lãm. Ngày 16 tháng 6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đến tận nơi tham quan. Bài báo cho rằng, mô hình xe bọc thép đang được công nghiệp nặng Mitsubishi phát triển lần đầu tiên công khai. Cũng có một số doanh nghiệp giới thiệu công nghệ dân dụng như radar khí tượng, đồng thời tìm kiếm khả năng chuyển sang sử dụng quân sự. Tàu sân bay trực thăng Izumo lớp 22DDH do Nhật Bản chế tạo, hạ thủy ngày 6 tháng 8 năm 2013 (ảnh tư liệu minh họa) Thời gian triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu lần này diễn ra từ ngày 16 tháng 6 đến ngày 20 tháng 6, có tới 1.501 công ty tham gia triển lãm, nhiều hơn 6% so với lần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 16 tháng 6 đến tham quan. Theo người phụ trách triển lãm quốc phòng lần này Coraci Defranc, một điểm quan trọng gây chú ý của cuộc triển lãm lần này là Nhật Bản lần đầu tiên tham gia. 14 doanh nghiệp Nhật Bản trong đó có công nghiệp nặng Mitsubishi, Fujitsu, công nghiệp nặng Kawasaki, Toshiba xuất hiện ở gian hàng có diện tích 250 m2. Hãng AFP cho rằng, doanh nghiệp Nhật Bản tham gia triển lãm đã nhận được lời mời của Pháp. Defranc tiếp tục cho hay: Tháng 1 năm 2014, khi hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Pháp đã nhấn mạnh hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực quốc phòng, tháng 4 năm 2014 một số doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Pháp đã thăm Nhật Bản và mời các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nhật Bản tham gia triển lãm quốc phòng lần này. Lần này doanh nghiệp Nhật Bản đến Pháp tham gia triển lãm cũng sẽ tiến hành bàn bạc với Tổng cục vũ khí quân bị của Pháp để xác định kế hoạch tiếp theo của hợp tác quốc phòng. Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 do Nhật Bản tự chế tạo, sẽ thay thế P-3C mua của Mỹ Một chuyên gia phân tích chiến lược quốc phòng Pháp Luc Vuillard phân tích cho rằng, Nhật Bản xuất hiện ở triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu đã phản ánh quyết định quan trọng cho phép xuất khẩu vũ khí đưa ra gần đây của nhà cầm quyền Nhật Bản. Triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu là một trong những bước đi thăm dò quan trọng của Nhật Bản. Defranc cho rằng, doanh nghiệp công nghiệp quân sự Trung Quốc lần này cũng đến tham gia. Do bị hạn chế bởi các biện pháp cấm vận vũ khí, doanh nghiệp Trung Quốc tham gia triển lãm với các hàng hóa chủ yếu là thiết bị an toàn dân dụng như đài vô tuyến. Ngô Hoài Trung, chủ nhiệm Phòng chính trị, Viện nghiên cứu Nhật Bản, Viện khoa học xã hội Trung Quốc ngày 16 tháng 6 cho rằng, do bị Hiến pháp hòa bình trói buộc và bị trong nước phản đối, trước đây, chính phủ Nhật Bản lấy phương thức “biến tướng” để tiến hành xuất khẩu vũ khí, lấy các loại cớ để tiến hành giao dịch. Còn hiện nay, tập thể doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nhật Bản tham gia triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu cho thấy chính phủ Nhật Bản hiện nay đã "thoát khỏi ràng buộc, tiến một bước lớn". Nhật Bản sở hữu khoảng 100 máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Ngô Hoài Trung cho rằng, Nhật Bản dẫn trước công nghệ trên các phương diện như điện tử, tàu thuyền, máy móc, chế tạo xe, nếu nới lỏng hạn chế cũng có thể chiếm "nửa giang sơn" trên thị trường công nghiệp quân sự. Rất nhiều chất bán dẫn, chip trong vũ khí tiên tiến của Mỹ đều do Nhật Bản chế tạo. Ngoài ra, trước đây, Nhật Bản không chiếm ưu thế về giá cả xuất khẩu trang bị quân sự, do nhu cầu trong nước ít, lượng mua không lớn, đã đẩy cao giá thành sản xuất, nhưng nếu mở rộng xuất khẩu, tình hình này sẽ được thay đổi. Ngô Hoài Trung tuyên truyền đầy ghen ghét cho rằng, chính phủ Shinzo Abe thúc đẩy xuất khẩu quân sự của Nhật Bản, sẽ gây tác động rất lớn đối với tình hình an ninh của Đông Bắc Á và Đông Nam Á, gây “tác động tiêu cực” đối với sự cân bằng quân sự và hòa bình, an ninh của khu vực. Đối với vấn đề này, Trung Quốc, các nước xung quanh và người dân yêu chuộng hòa bình của Nhật Bản cần "tăng cường cảnh giác". Trên đây là nội dung bài viết trên báo Trung Quốc, bài viết nói ra nói vào về hoạt động xuất khẩu vũ khí bình thường của Nhật Bản. Bài viết phản ánh sự lo ngại rất lớn của Trung Quốc trước khả năng xuất khẩu vũ khí quy mô lớn trong tương lai của Nhật Bản. Tuy nhiên, trong tình hình khu vực hiện nay, điều này được nhiều nước trông đợi. Thủy phi cơ US-2 là vũ khí lợi hại săn ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Nhật Bản đang đàm phán xuất khẩu cho Ấn Độ Chỉ có Trung Quốc là e ngại, vì họ đang sợ những vũ khí trang bị của Nhật Bản sẽ được xuất khẩu cho những nước mà Trung Quốc đang gây tranh chấp chủ quyền với họ hoặc đang lăm le cướp biển đảo của các nước láng giềng... Hơn nữa, Trung Quốc có nói gì thì cũng không có tác dụng, nếu muốn Nhật Bản không xuất khẩu vũ khí thì có lẽ Trung Quốc nên dừng các hoạt động phi pháp của mình để thiên hạ thái bình. Trên thực tế, hiện nay Trung Quốc đang tìm mọi cách để ra sức xuất khẩu vũ khí để kiếm tiền cũng như tìm kiếm các lợi ích về chính trị, chiến lược, an ninh ở khu vực cũng như trên thế giới, điển hình như xuất khẩu vũ khí cho Pakistan, một nước có mâu thuẫn với Ấn Độ - điều này không phải đang góp phần tác động mạnh đến an ninh khu vực hay sao? Bản thân Trung Quốc rất muốn mình xuất khẩu được càng nhiều vũ khí càng tốt, từ vũ khí hạng nhẹ cho đến vũ khí hạng nặng, vậy tại sao còn cho nhiều "chuyên gia, học giả", báo chí ra sức tuyên truyền và đòi hỏi "cộng đồng quốc tế" phải "cảnh giác" với Nhật Bản? Có lẽ ai cũng hiểu điều này. Thời thế đã khác, Trung Quốc cũng nên xem lại con đường "trỗi dậy hòa bình" của họ trên Biển Đông, biển Hoa Đông, bởi vì nếu ép người quá đáng thì "con giun xéo lắm cũng quằn" và hậu quả thì Trung Quốc phải tự gánh chịu. Ngư lôi Type 97 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo ========================== "Ba năm sau Nhật Bản sẽ trở lại với tư cách siêu cường ở Châu Á Thái Bình Dương ". Đấy là lời tiên tri của Lão Gàn sau trận sóng thần Nhật Bản. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 6, 2014 Quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc đến Việt Nam Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm nay đến Việt Nam và dự kiến trao đổi về tình hình căng thẳng trên Biển Đông với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh. Đối thoại cấp cao Việt - Trung bàn về Biển Đông Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm nay tới Việt Nam trong cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban hợp tác song phương Việt - Trung. Ông Dương từng làm bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và nay là quan chức cấp cao phụ trách lĩnh vực này. Ảnh: Reuters. Ông Dương có mặt tại Nhà khách Chính phủ vào sáng nay, trong chuyến đi công tác của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương. Đây là ủy ban cấp chính phủ, nhằm thúc đẩy và giải quyết các vấn đề giữa hai nước. Ảnh: AP. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) hội đàm với ông Dương Khiết Trì. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình, các cuộc gặp dự kiến đề cập đến vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: Reuters. Chuyến đi của ông Dương diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Đây là cuộc gặp cấp cao nhất giữa chính phủ hai nước, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh: Reuters. Ông Dương Khiết Trì trong cuộc hội đàm sáng nay tại Hà Nội. Trước đó, SCMP dẫn lời Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho biết đây là một phiên họp thường kỳ để trao đổi về vấn đề hợp tác, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay thì chủ đề chính sẽ tập trung vào tình hình ở Biển Đông. Ảnh: Reuters. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại buổi hội đàm với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc. Ảnh: Reuters. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 6/5 từng điện đàm với ông Dương, phản đối việc giàn khoan Hải Dương 981 và nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam. Trong ảnh là quang cảnh buổi hội đàm giữa hai chủ tịch Ủy ban hợp tác song phương Việt - Trung hôm nay. Ảnh: Reuters. Như Tâm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 6, 2014 Quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc đến Việt Nam Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm nay đến Việt Nam và dự kiến trao đổi về tình hình căng thẳng trên Biển Đông với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh.Đối thoại cấp cao Việt - Trung bàn về Biển ĐôngỦy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm nay tới Việt Nam trong cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban hợp tác song phương Việt - Trung. Ông Dương từng làm bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và nay là quan chức cấp cao phụ trách lĩnh vực này. Ảnh: Reuters. Ông Dương có mặt tại Nhà khách Chính phủ vào sáng nay, trong chuyến đi công tác của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương. Đây là ủy ban cấp chính phủ, nhằm thúc đẩy và giải quyết các vấn đề giữa hai nước. Ảnh: AP. Chuyến đi của ông Dương diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Đây là cuộc gặp cấp cao nhất giữa chính phủ hai nước, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh: Reuters. Ông Dương Khiết Trì trong cuộc hội đàm sáng nay tại Hà Nội. Trước đó, SCMP dẫn lời Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho biết đây là một phiên họp thường kỳ để trao đổi về vấn đề hợp tác, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay thì chủ đề chính sẽ tập trung vào tình hình ở Biển Đông. Ảnh: Reuters. Như Tâm ===============Nhìn cái bản diện của ông Dương Khiết Trì thấy có vẻ tự tin nhể? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 6, 2014 Trung Quốc tự mâu thuẫn về lập luận chủ quyền Biển Đông (LĐ) - Số 139 Vĩnh Nguyên - 12:30 PM, 18/06/2014 Viết trên trang The Diplomat, chuyên gia về các vấn đề an ninh người Australia Carl Thayer đã chỉ ra sự mâu thuẫn và phi lý của Trung Quốc khi lập luận về việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, trong những tài liệu TQ trình lên Tổng Thư ký LHQ mà họ xem là bằng chứng cho chủ quyền của TQ ở Biển Đông. Tự mâu thuẫn Ông Thayer cho biết: Lúc đầu, TQ lập luận rằng giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng lãnh hải của TQ, cách đảo Tri Tôn mà TQ đang chiếm giữ của VN 17 hải lý. Nhưng theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), vùng lãnh hải chỉ nằm trong phạm vi 12 hải lý từ đường cơ sở bờ biển của một nước. Tuyên bố ngày 6.6 của TQ đã sửa lại sai lầm này bằng cách nói rằng, giàn khoan 981 nằm trong vùng tiếp giáp của TQ. Nhưng tuyên bố mới này cũng thiếu cơ sở pháp lý. Theo UNCLOS, mục đích duy nhất của vùng tiếp giáp là cho phép một quốc gia bờ biển thực thi việc kiểm soát cần thiết để ngăn chặn vi phạm các luật và quy định về hải quan, tài chính, di cư trong lãnh thổ hoặc lãnh hải của nước đó, hoặc để trừng phạt những vi phạm các luật trên. TQ cũng làm rối thêm tình hình bằng cách lập luận rằng, vị trí của giàn khoan gần với quần đảo Hoàng Sa hơn là bờ biển Việt Nam. Giàn khoan này hoạt động chỉ cách đảo Tri Tôn và đường cơ sở quanh Hoàng Sa có 17 hải lý, trong khi cách bờ biển Việt Nam 133 - 156 hải lý. Song theo luật quốc tế, chỉ riêng việc “ở gần” là không đủ để tuyên bố chủ quyền. Phủ nhận luật pháp quốc tế Giáo sư Carl Thayer cho rằng các tài liệu mà TQ trình lên LHQ rất mâu thuẫn và phi lý, thậm chí chính TQ còn nói rằng luật pháp quốc tế là không thích hợp. Tài liệu của TQ trình lên LHQ đã phủ nhận luật pháp quốc tế, khi viết rất rõ: “Các vùng biển này (vùng biển giữa đảo Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam) không bao giờ trở thành vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho dù nguyên tắc nào của luật pháp quốc tế được áp dụng để phân định biên giới”. Giáo sư Thayer nhắc lại rằng, Đại sứ TQ tại Australia Ma Zhaoxu cũng thể hiện chính quan điểm vô lý như vậy trong bài viết trên tờ The Australian hôm 13.6. Ông Carl Thayer cho rằng, tài liệu của TQ gửi lên Tổng Thư ký LHQ cần được các thành viên của cộng đồng quốc tế xem xét - nếu các thành viên này quan tâm về căng thẳng gia tăng giữa Việt Nam và TQ cũng như tác động của nó tới an ninh khu vực. Các thành viên này cũng cần thúc đẩy vấn đề để HĐBA LHQ xem xét. “TQ không thể được phép theo đuổi cuộc chiến thông tin theo cả hai cách: Vừa đòi lưu hành một tài liệu của họ ở LHQ, vừa phản đối việc LHQ làm trọng tài các tranh chấp trên biển với VN. Mỹ và Australia cần gây sức ép để HĐBA LHQ thảo luận vấn đề này, Nhật Bản và các cường quốc biển khác liên quan đến sự ổn định ở Biển Đông cần tham gia” - ông Carl Thayer viết. Tờ The Australian ngày 17.6 cũng đăng bài bình luận của Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị, trong đó khẳng định việc TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động khiêu khích và leo thang ở Biển Đông, vi phạm quyền lợi hợp pháp của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế. Đại sứ Lương Thanh Nghị cũng lên án những hành động gây hấn của TQ nhằm vào các tàu thực thi nhiệm vụ cũng như tàu cá của ngư dân Việt Nam. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 6, 2014 Trung Quốc tung giàn khoan thứ 2 ra biển Đông 18/06/2014 22:30 (TNO) Theo trang web Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17.6, nước này tiếp tục tung giàn khoan thứ 2 ra biển Đông . Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam - Ảnh: News.cn Giàn khoan thứ 2 này có tên Nam Hải số 9, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), theo ifeng.com, trang thông tin của Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông) ngày 18.6. Tuy nhiên trang này cũng chưa cho biết thêm thông tin về giàn khoan thứ 2 nói trên. Thời gian dịch chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 dự tính kéo dài từ 18-20-6. Hiện chưa rõ giàn khoan này sẽ được hạ đặt trên biển Đông trong bao lâu. Không dừng lại ở giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) đang hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam, Trung Quốc còn đang tiếp tục hoàn thiện thêm ba giàn khoan hiện đại khác trong năm tới, như một công cụ đắc lực phục vụ cho tham vọng bá quyền trên biển Đông. Đầu tháng 6.2014, báo mạng Hải Dương Trung Quốc (ocean.china.com.cn) từng đưa tin Trung Quốc đang ồ ạt đóng giàn khoan với ít nhất 3 giàn khoan lớn Hải Dương - 982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 6,65 tỉ tệ (khoảng 1 tỉ USD). Trong đó giàn khoan Hải Dương-982 sẽ được thiết kế là một giàn khoan nước sâu nửa chìm nửa nổi thế hệ mới, đáp ứng được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên biển Đông. Với tuổi thọ dự tính 25 năm, giàn khoan Hải Dương-982 được thiết kế phù hợp hoạt động ở độ sâu tới 1.500 m ở mọi vùng biển trên thế giới, khoan sâu tối đa tới 9.144 m, mang hệ thống định vị động lực DP3, và dự tính sẽ được bàn giao vào tháng 8.2016. Giàn khoan Hải Dương-943 sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, và có thể khoan sâu tối đa tới 10.668 m. Giàn khoan Hải Dương-944 cũng sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, chủ yếu hoạt động ở các khu vực đất mềm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, có thể khoan sâu tối đa tới 9.144 m. Hai giàn khoan Hải Dương-943 và Hải Dương-944 dự kiến sẽ lần lượt được hoàn thiện vào tháng 9 và tháng 10.2015. Như vậy ngoài 3 giàn khoan mới chính thức được công bố, có khả năng Trung Quốc đã âm thầm đóng tiếp không ít các giàn khoan khác. Lucy Nguyễn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 6, 2014 “Quốc hội cần chỉ đạo việc khởi kiện Trung Quốc” Thứ Năm, 19/06/2014 - 11:26 (Dân trí) - Phiên thảo luật về dự án luật Căn cước công dân tại hội trường Quốc hội sáng 19/6, đại biểu Trương Trọng Nghĩa bất ngờ phát biểu… lạc đề. Ông Nghĩa nói về tình hình Biển Đông và yêu cầu cấp thiết cần một Nghị quyết của Quốc hội về nội dung này. Đại biểu đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về biển Đông Vị đại biểu là luật sư trao đổi thêm với báo chí về đề xuất “lạc đề” của mình bên hành lang Quốc hội. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: "Khởi kiện Trung Quốc không dễ dàng nhưng có lợi hơn là không làm gì" (ảnh: Việt Hưng). Phần phát biểu của ông tạo ra một bất ngờ lớn tại phiên họp sáng nay. Dù “lạc đề”, nội dung ông đề cập vẫn nhận được sự ủng hộ, đồng tình, tạo điều kiện của Quốc hội. Động lực nào thôi thúc ông có lựa chọn phát biểu về vấn đề Biển Đông, khác với chương trình phiên thảo luận như vậy? Tôi thấy chương trình nghị sự của Quốc hội không có mục gì thể hiện quyết sách về Biển Đông. Từ đầu kỳ họp đến nay chỉ có một phiên thảo luận về tổ và thảo luận tại hội trường về việc này nhưng chưa có dự định về một nghị quyết hay một tuyên bố chính thức đối với những diễn biến trên biển. Do đó, không phải tôi mà chính là rất nhiều cử tri, nhiều tầng lớp đồng bào, từ những người dân bình thường đến cán bộ lão thành đều có ý kiến là Quốc hội không thể không có động thái gì chính thức. Tôi xem trong chương trình từ nay đến ngày bế mạc kỳ họp (thứ 3 tuần tới) thì không còn một nội dung gì về Biển Đông nữa. Vấn đề cần thiết bố trí chương trình bây giờ không phải để bàn, thảo luận nữa mà là để thống nhất một hành động cụ thể nào đó. Vậy nên hôm nay tôi phải nêu ý kiến xen vào giữa nội dung thảo luận về luật căn cước. So với vấn đề Biển Đông, vấn đề chủ quyền thì việc bàn hoặc thông qua một số luật như dự kiến không cấp thiết và có thể nói là không quan trọng bằng. Nếu Quốc hội ra Nghị quyết, ông mong muốn nội dung văn bản này thể hiện thế nào? Trước hết, Quốc hội phải nói rõ, Việt Nam có lập trường chính nghĩa ở Trường Sa và Hoàng Sa. Vừa rồi Trung Quốc tung ra thế giới, đưa cả lên Liên hợp quốc một cách chính thức những nội dung sai trái về cái gọi là chủ quyền của họ ở Trường Sa, Hoàng Sa. Vì vậy chúng ta phải có lời đáp lại một cách chính thức, từ cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Nghị quyết cũng phải lên án hành vi sai trái của Trung Quốc, nêu rõ hành vi chiếm Hoàng Sa, Trường Sa bằng vũ lực và hành vi kéo giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam là đi ngược lại với tất cả những điều đã cam kết, tuyên bố với Việt Nam và các nước ASEAN. Trung Quốc đã thể hiện ý định không từ bỏ âm mưu hiện thực hoá đường lưỡi bò vô lý, mưu toan độc chiếm Biển Đông, cả về tài nguyên lẫn tự do hàng hải trên biển. An ninh trên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vì vậy bị ảnh hưởng. Việc kéo giàn khoan đến là một bước đi trong tiến trình thực hiện âm mứu lâu dài hơn như thế. Sau nữa, trong tuyên bố của Quốc hội cần khẳng định tình hữu ghị của Việt Nam với nhân dân Trung Quốc, chỉ thị cho các cơ quan chức năng của Việt Nam dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Quốc hội cũng cần khẳng định trong Nghị quyết việc chỉ đạo các cơ quan nhà nước chuẩn bị, tiến hành việc khởi kiện Trung Quốc về việc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực sai trái với luật pháp quốc tế. Ta làm thế để nhân dân ta, nhân dân toàn thế giới không bị đánh lừa bởi Trung Quốc, chỉ rõ họ nói một đằng làm một nẻo, họ vừa đấm vừa xoa. Họ nằm ở Biển Đông 2 tháng nay mà một mặt họ lại nói Đảng, Nhà nước Trung Quốc vẫn tôn trọng tình hữu nghị, đại cục… Họ nói những điều mà trước khi có giàn khoan đã nói rồi đến giờ vẫn nói như là chưa có cái giàn khoan đang nằm đó. Ta không chấp nhận lối lập luận và thái độ kiểu đó. Mới đây đã có thông tin về việc giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc đang được nhăm nhe kéo vào Biển Đông. Sự cấp thiết của yêu cầu Quốc hội lên tiếng như ông nói càng cần xem xét? Đúng thế, thực ra thông tin họ kéo giàn khoan thứ 2, 3 nữa đến thì cũng đã có từ lâu, được phán đoán thế. Điều đó càng chứng minh họ nói một đằng làm một nẻo, nói thì tốt, làm thì xấu. Nhưng nói chung, không chỉ là vấn đề 1-2 giàn khoan mà các hành vi đó của Trung Quốc nằm trong hệ thống, chắc chắn sẽ tiếp tục và liên tục. Diễn biến mới đây, Trung Quốc còn tiến hành xây dựng trên đảo Gạc Ma. Có ý kiến cho rằng tính chất nguy hiểm của việc này còn cao hơn việc đặt giàn khoan? Hành động của Trung Quốc không thể xem chỉ ở khía cạnh họ xây thêm một công trình hay đặt thêm một giàn khoan trên biển mà ngiêm trọng ở chỗ, họ sẽ dùng sức mạnh kinh tế, quân sự để kiểm soát Biển Đông, chi phối tự do hàng hải ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tác động vào lợi ích của các quốc gia khác để phục vụ lợi ích ích kỷ của họ. Vậy nên có xây thêm gì ở Gạc Ma thì cũng là hành động nhằm phục vụ ý đồ đó mà thôi. Về đề nghị khẳng định việc khởi kiện Trung Quốc trong Nghị quyết của Quốc hội như ông nêu ra, từ trước đến nay phương án này đã được cân đong đo đếm nhiều. Nhiều ý kiến cho rằng việc này sẽ khó khăn, không hề dễ dàng. Với tư cách là một luật sư, ông nhận định thế nào về việc này? Khởi kiện là bắt đầu một quá trình đấu tranh pháp lý mà lại về một đề tài phức tạp như thế, trong bối cảnh phức tạp như thế, tại một cơ quan tài phán quốc tế thì rõ ràng là không bao giờ dễ dàng, thậm chí là không thuận lợi. Vấn đề liên quan đến chủ quyền, khi nào cũng có những điểm yếu và những điểm mạnh. Nhưng các chuyên gia pháp luật của Việt Nam và quốc tế từng nghiên cứu đã nói Việt Nam có những điểm mạnh và có thể đạt được nhiều mục tiêu. Tóm lại khởi kiện sẽ có lợi hơn là không làm gì. Tất nhiên, chúng ta phải rất khôn ngoan, hành động chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo. Không khó hình dung cảm giác của người dân nếu Quốc hội không có hành động tương xứng? Nếu Quốc hội không làm gì thì người dân chắc chắn sẽ thất vọng. Còn hiện tại, mọi người vẫn đang chờ đợi những động thái của Quốc hội. Xin cảm ơn ông! P.Thảo (ghi) 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 6, 2014 Trung Quốc ngang ngược cho phép đăng ký QSD đất Hoàng Sa, Trường Sa 19/06/2014 16:56 (GMT + 7) TTO - Chính quyền Trung Quốc tiếp tục có động thái gây hấn mới khi sẽ cho phép đăng ký quyền sử dụng (QSD) đất ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: Want China Times Báo Economic Observer có trụ sở ở Bắc Kinh dẫn nguồn tin từ Văn phòng Đăng ký bất động sản thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc cho biết hệ thống đăng ký QSD đất mới của nước này sẽ bao gồm tất cả các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Nguồn tin này xác nhận cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đơn vị hành chính Trung Quốc lập ra một cách phi pháp để “quản lý” quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, cũng sẽ được đưa vào hệ thống đăng ký QSD đất. Economic Observer cho biết Trung Quốc lập hệ thống đăng ký QSD đất mới dựa trên mô hình của các hệ thống tại Đức, Úc và Pháp. Hệ thống này sẽ chính thức đi vào hoạt động kể từ năm 2018. Báo Đài Loan Want China Times bình luận việc Trung Quốc cho phép đăng ký QSD đất tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho thấy Bắc Kinh tiếp tục tỏ ra hiếu chiến trong chiến lược mở rộng chủ quyền lãnh thổ. Mới đây Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời chuyên gia quốc phòng Vassily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ ở Matxcơva cảnh báo Mỹ và các nước khu vực cần cảnh giác cao độ với việc Trung Quốc lập kế hoạch xây đảo nhân tạo trên biển Đông. Chuyên gia Kashin cho rằng khi đảo nhân tạo hình thành quân đội Trung Quốc hoàn toàn có khả năng triển khai các hệ thống phòng không tại đây và tổ chức các cuộc tấn công xâm lược bằng máy bay trực thăng và tàu đổ bộ. “Đây là mối đe dọa lớn đối với Mỹ và các nước khu vực” - chuyên gia Kashin nhấn mạnh. NGUYỆT PHƯƠNG Share this post Link to post Share on other sites