Posted 6 Tháng 6, 2014 Lệ thuộc Trung Quốc không phải định mệnh của dân tộc VN 05/06/2014 22:32 (GMT + 7) TTO - “Làm sao để thoát Trung?”- Buổi tọa đàm do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Nhà xuất bản Tri thức đồng tổ chức ngày 5-6 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia, trí thức, SVHS. Chặn hàng Trung Quốc nhập lậu Siêu thị “lên đời” cho hàng Trung Quốc Hàng Việt sản xuất tại... Trung Quốc? BTC đã phải thay đổi địa điểm hội trường rộng hơn vào phút chót mà vẫn không đáp ứng đủ chỗ.Nhiều người sẵn sàng ngồi bệt xuống sàn hội trường và tràn ra ngoài hành lang để lắng nghe. Làm sao để thoát khỏi sự ảnh hưởng tiêu cực, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc ? Làm sao để phát triển? Làm sao để tự giải phóng mình, hầu tự bảo vệ mình và kiến tạo một thời kỳ phát triển mới? Với vai trò người dẫn đề, TS Giáp Văn Dương - người sáng lập và điều hành cổng giáo dục trực tuyến mở đại trà GiapSchool - cho biết thống kê năm 2010 cho thấy đến 90% dự án trong nước mà tổng thầu rơi vào tay công ty Trung Quốc. “Việc “thoát Trung”, thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế, văn hóa… đối với Trung Quốc chính là đòi hỏi để phát triển và lịch sử đang trao cho VN cơ hội tốt hơn bao giờ hết. “Vậy thoát Trung là thoát đi đâu, thoát cái gì, thoát để làm gì, thoát như thế nào? Thoát Trung chính là thoát ra thế giới để hội nhập quốc tế, thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc đến VN trên các lĩnh vực văn hóa, chính trị, quân sự, thoát Trung để được là chính mình. Song muốn thoát Trung thì phải phát triển. Nếu kinh tế cứ lẹt đẹt, nền sản xuất không tự chủ, đến cả sách thiếu nhi cũng chỉ toàn dịch từ Trung Quốc thì làm sao thoát Trung được?” - TS Dương đặt vấn đề. Theo TS Dương, nền kinh tế thua kém đến 60 lần so với Trung Quốc trong khi dân số chỉ kém 15 lần cho thấy VN phải nỗ lực rất nhiều để cán mốc GDP đạt 1.000 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD. “Có ba tiên đề cần thiết để đạt mục tiêu phát triển: Đó là đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, phát triển bền vững dựa vào chất lượng thể chế, chất lượng nguồn nhân lực và phát triển để ổn định. Lâu nay ta cứ nghe nói ổn định để phát triển, nhưng việc cưỡng bức ổn định không thể mang lại phát triển mà chính phát triển mới là nền tảng để ổn định đất nước”. Dập tan sự nghi ngại về khả năng “thoát Trung” của đất nước khi nền kinh tế chưa thật sự mạnh, GS Trần Ngọc Vương- người có thâm niên 40 năm nghiên cứu VN, nghiên cứu Trung Quốc- khẳng định “lệ thuộc Trung Quốc không phải là định mệnh của dân tộc VN”. “Đúng là có tư tưởng cho rằng nước họ to thế thì làm sao ta thoát được sự lệ thuộc, rồi “tâm lý nô lệ Trung Quốc” cũng còn nặng nề trong nhiều tầng lớp nhân dân. Song hãy nhìn cách mà Nhật Bản, Hàn Quốc đã thoát Trung một cách ngoạn mục. Vậy VN phải làm gì? Việc phải làm đầu tiên chính là thoát khỏi dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc. 2.000 năm lịch sử trở lại đây, từ chính quyền nhà nước phong kiến cho đến những nhà cầm quyền đương đại, chưa bao giờ Trung Quốc muốn ở bên cạnh có một đất nước VN mạnh. Thứ hai là phải thoát khỏi tâm lý bị lệ thuộc của chính mình” - GS Vương nhấn mạnh. “Thoát Trung” là sự nghiệp của toàn dân, của đất nước” - TS Giao phân tích. NGỌC HÀ =========================== Trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) vào khu vực thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dẫn đến những diễn biến phức tạp trong mối quan hệ giữa hai nước. Do đó, Việt Nam đứng trước những thách thức lớn trong nhiều lĩnh vực. Những thách thức này cũng là tiền đề cho một xu hướng phát triển độc lập tự chủ, không phụ thuộc vào bên ngoài về kinh tế, văn hóa và nhận thức. Do đó, đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia bàn về vấn đề này. Bài báo trên TTO cho thấy sự kiện này. Là một người có nhiều năm nghiên cứu về Lý học Đông phương và cổ văn hóa sử, nên góc nhìn của tôi về vấn đề này mang chất Lý học nhiều hơn. Nhưng để có một khái niệm hoàn chỉnh về Lý học Đông phương, tôi thấy cần phải trình bày những vấn đề liên quan đến nó. Lý học Đông phương, mà nền tảng căn bản là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, là trí thức nền tảng của nền văn minh Đông phương, vốn tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng toàn bộ hệ thống lý thuyết này đã thất truyền cho nên rất mơ hồ. Có thể nói, cho đến ngày hôm nay với hơn 2000 năm trôi qua, chưa hề có một cuốn sách nào, bằng bất cứ một văn tự nào, mô tả dù chỉ là khái quát về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Mặc dù những dấu ấn phương pháp luận của thuyết này tồn tại trên thực tế thông qua các phương pháp ứng dụng. Trong đó kinh Dịch vốn là một trong tứ thư, ngũ kinh của Nho giáo và cũng là tri thức nền tảng của toàn bộ tư tưởng văn minh Đông phương trong mọi lĩnh vực văn hóa, chính trị, xã hội và các mối quan hệ xã hội. Cũng như thuyết Âm Dương Ngũ hành, toàn bộ những gía trị tri thức nền tảng của nền văn minh Đông phương - quen gọi là Nho giáo này - cũng được mặc định là thuộc về nền văn minh Hán. Và trên thực tế, những giá trị tri thức được coi là gốc Hán này đã chi phối lịch sử nền văn minh Hán từ 2000 năm đến nay và ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn minh phương Đông. Khi hai nền văn minh Đông Tây va chạm nhau từ thế kỷ XVI, thì nền văn minh Tây Phương với khoa học thực chứng, thực nghiệm và sự phát triển của những phương tiện kỹ thuật đã lấn át toàn bộ nền văn minh Đông phương, vốn bị coi là huyền bí, mơ hồ, mê tín dị đoan và lạc hậu. Đây cũng chính là nguyên nhân để tác giả Fukuzawa Yukichi viết tiểu luận nổi tiếng "Thoát Á" với nội dung phủ định những giá trị của nền văn minh Đông phương - vốn được mặc định có nguồn gốc Hán - chuyển sang hoàn toàn tư duy thực chứng, thực nghiệm và phát triển khoa học kỹ thuật ứng dụng của nền văn minh Tây phương, để phát triển kinh tế, xã hội. Trên cơ sở này, Nhật Bản từ một nước quen gọi là "phong kiến lạc hậu", đã vươn lên thành một siêu cường ở thế kỷ XX. Từ đó, nghiễm nhiên, qua thực tế phát triển của Nhật Bản, mọi người đã mặc định rằng: việc thoát khỏi những tư duy cổ hủ Đông phương có nguồn gốc Trung Hoa là yếu tố quyết định của sự phát triên Nhật Bản. Nhưng với cái nhìn từ góc độ Lý học của cá nhân tôi thì việc được coi là vượt thoát khỏi tư duy cổ hủ Đông phương chỉ là một yếu tố cần, có tính tương tác hỗ trợ và không phải yếu tố quyết định cho sự phát triển của Nhật Bản. Nó không phải yếu tố quan trọng. Bởi vì, để có một sự phát triển của đất nước Nhật, bắt đầu từ thế kỷ XVIII chính là quyết tâm và trách nhiệm của Nhật Hoàng Minh Trị, trong việc cải cách hệ thống giáo dục, mở các xí nghiệp, cơ sở sản xuất theo mô hình phương Tây, để tiếp thu và phát triển nước Nhật. Vào thời điểm canh tân của Nhật Hoàng Minh Trị, cấu trúc chính trị thượng tầng kiến trúc với mối quan hệ hạ tầng, về căn bản không hể thay đổi, cho đến khi nước Nhật thất bại trong thế chiến thứ II. Bởi vì, nước Nhật có một khoảng cách địa lý qua biển đủ lớn để không chịu ảnh hưởng nhiều của cái gọi là văn hóa Trung Hoa. Trong nước Nhật, cho đến bây giờ Thần Đạo vẫn là tín ngưỡng chủ yếu. Nho giáo vốn được mặc định thuộc về văn minh Trung Hoa, không phải tư tưởng thống trị nước Nhật. Trên cơ sở này, tôi xác định rằng: Không thể nhìn một cách hình thức (Lý học gọi là "hình tướng") của sự việc để kết luận qúa dễ dãi nguyên nhân thành công của Nhật Bản. Hay nói rõ hơn: Khi cuộc cải cách nổi tiếng của Nhật Hoàng Minh Trị thành công, chính là do nền tảng độc lập về văn hóa của dân tộc Nhật và sự sáng suốt của Nhật Hoàng Minh Trị. Từ tiền đề về sự độc lập văn hóa của Nhật Bản là một nguyên nhân quan trọng để nước Nhật vươn lên thành một siêu cường của thế giới trong lịch sử văn minh hiện đại. Từ tiền đề này, xét đến vấn đề được đặt ra cho Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay. Về văn hóa. Từ góc nhìn của tôi, về bản chất dân tộc Việt độc lập về văn hóa với Trung Hoa. Đây là một yếu tố cần yếu và hết sức quan trọng trong việc bảo hộ nền độc lập dân tộc. Từ lâu trong lịch sử Việt Nam đã có những yếu tố cho thấy bản chất độc lập này. Bình Ngô Đại cáo viết: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Sự xác định "Phong tục Bắc Nam cũng khác" đã chứng tỏ những sự khác biệt hoàn toàn về văn hóa giữa Việt tộc và Hán tộc. Tất nhiên nó không phải bắt đầu từ thời Hậu Lê với bài Bình Ngô đại cáo của Nguyên Trãi. Và từ đó, vấn đề được đặt ra: Cội nguồn văn hóa truyền thống Việt bắt đầu từ thời điểm nào trong lịch sử dân tộc, để có sự khác biệt về văn hóa đó? Trong lĩnh vực này, từ trước đến nay có thể nói rằng: hầu hết mọi người kể cả các học giả thế giới và ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, đều mặc định cho rằng: Văn hóa Việt Nam là kết quả từ ảnh hưởng văn hóa Hán. Vì họ cho rằng nền văn hóa Hán là nền tảng của nền văn minh Đông phương. Và vấn đề "Thoát Á" là thoát khỏi những giá trị của văn hóa Hán và nền tảng tri thức của nền văn minh này chính là "Tứ thư", "Ngũ Kinh" của Nho giáo và thuyết Âm Dương Ngũ hành bao trùm khắp mọi lĩnh vực trong quan hệ xã hội Đông phương, thể hiện trong những phương pháp ứng dụng, như: Thiên nhiên, vũ trụ và sinh hoạt của con người (Các phương pháp dự báo - "Xem bói"); kiến trúc, xây dựng (Phong thủy), Y học sức khỏe (Đông y). Thực ra đây là một sai lầm, chính vì xuất phát từ những tư duy rất trực quan, hời hợt và thiếu chiều sâu trong vấn đề nghiên cứu một cách nghiêm túc các vấn đề của văn minh cổ Đông phương. Như tôi đã trình bày ở phần đầu bài viết này: Tất cả những giá trị của nền văn minh Đông phương - vốn được mặc định có xuất xứ từ văn minh Hán - liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành và Nho giáo - rất mơ hồ. Nền văn minh Hán cho đến ngày hôm nay, khi tôi đang gõ hàng chữ này - vẫn không thể phục hồi những giá trị đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành và những giá trị liên quan. Do đó, vấn đề được tiếp tục đặt ra - bên cạnh vấn đề cội nguồn văn hóa Việt bắt đầu từ thời điểm nào trong lịch sử dân tộc - là: Những giá trị đích thực những nền tảng tri thức của văn minh Đông phương xuất phát từ đâu? Từ hơn 15 năm nay, tôi đã chứng minh và xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, chính là cội nguồn đích thực của những giá trị tri thức nền tảng của văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và hệ thống Bát quái, chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Nước Văn Lang, dưới sự trị vì của XVIII thời Hùng Vương: Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn; Đông giáp Đông hải (Biển Hoa Đông ngày nay). Đây chính là những điều được ghi nhận trong truyền thống vắn hóa sử Việt (Cách gọi cũ là "Hơn 4000 năm văn hiến); trong chính sử (Đại Việt sử ký toàn thư) và trong cả những văn bản Hiến Pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trước 1992. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những phát biểu ở đây. Những luận cứ của cá nhân tôi nhân danh khoa học về cội nguồn văn hóa dân tộc, có thể bị coi là sai trong một sự thẩm định với những tranh luận, phản biện nghiêm túc của các nhà khoa học thực sự. Tuy nhiên, điều này chưa xảy ra. Nhưng trong điều kiện hiện nay, việc đặt vấn đề cội nguồn văn hóa dân tộc là một thành tố cấu thành rất quan trọng mà tôi đã chứng minh ở trên: Tính độc lập về lịch sử văn hóa là một yếu tố không thể thiếu trong vấn đề phát triển của dân tộc. Không chỉ của người Việt, mà của tất cả mọi dân tộc trên thế giới. Đây chính là một nguyên nhân nội hàm quan yếu trong việc canh tân thành công của Nhật Bản từ thế kỷ XVIII. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên - mới cách đây không lâu - khi một giáo sư lịch sử Nhật Bản, dựa vào "cơ sở khoa học" và bài trừ "mê tín dị đoan", đặt lại vấn đề "dân tộc Nhật không phải con của Thái Dương Thần nữ" thì lập tức bị chính phủ Nhật cho về đuổi gà và nước Nhật vẫn tiếp tục phát triển với tư cách con dân của Thái Dương Thần Nữ. Một dân tộc tồn tại được và hùng mạnh thì phải biết cội nguồn những giá trị tri thức văn hóa lịch sử thực sự của dân tộc đó. Bởi vậy, việc xác định và làm sáng tỏ cội nguồn dân tộc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến là điều rất cần thiết. Nhưng, sự độc lập về cội nguồn văn hóa dân tộc không phải yếu tố duy nhất bảo đảm cho một dân tộc không bị lệ thuộc vào ngoại bang. Vấn đề tiếp theo là phải có một nền kinh tế đủ mạnh và ổn định. 9 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2014 Ở đây, tôi muốn nói thêm rằng: nếu quí vị học "giả" còn lải nhải "Thời Hùng Vương thực chất chỉ là liên minh bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII BC", "địa bàn hoạt động chỉ vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng" với những người dân "ở trần đóng khố" thì vấn đề "Thoát Á" của quí vị cũng chỉ bàn chơi cho vui. Lão Gàn luôn lấy chuẩn mực Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến để quán xét toàn bộ những hiện tương và sự kiện. Sự tự phủ nhận văn hóa truyền thống Việt , nhân danh cái gọi là "cơ sở khoa học" , của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" với sự ủng hộ của "công đồng khoa học quốc tế", nên dẫn đến hệ quả tất yếu của luận điểm dốt nát này là: văn hóa Việt là hệ quả của văn hóa Trung Hoa. ============== PS: Trong những người chủ chốt tham gia cuộc hội thảo trên, ít nhất tôi thấy một người như vậy. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2014 Lệ thuộc Trung Quốc không phải định mệnh của dân tộc VN =========================== Trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) vào khu vực thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dẫn đến những diễn biến phức tạp trong mối quan hệ giữa hai nước. Do đó, Việt Nam đứng trước những thách thức lớn trong nhiều lĩnh vực. Những thách thức này cũng là tiền đề cho một xu hướng phát triển độc lập tự chủ, không phụ thuộc vào bên ngoài về kinh tế, văn hóa và nhận thức. Do đó, đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia bàn về vấn đề này. Bài báo trên TTO cho thấy sự kiện này. Là một người có nhiều năm nghiên cứu về Lý học Đông phương và cổ văn hóa sử, nên góc nhìn của tôi về vấn đề này mang chất Lý học nhiều hơn. Nhưng để có một khái niệm hoàn chỉnh về Lý học Đông phương, tôi thấy cần phải trình bày những vấn đề liên quan đến nó. Lý học Đông phương, mà nền tảng căn bản là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, là trí thức nền tảng của nền văn minh Đông phương, vốn tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng toàn bộ hệ thống lý thuyết này đã thất truyền cho nên rất mơ hồ. Có thể nói, cho đến ngày hôm nay với hơn 2000 năm trôi qua, chưa hề có một cuốn sách nào, bằng bất cứ một văn tự nào, mô tả dù chỉ là khái quát về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Mặc dù những dấu ấn phương pháp luận của thuyết này tồn tại trên thực tế thông qua các phương pháp ứng dụng. Trong đó kinh Dịch vốn là một trong tứ thư, ngũ kinh của Nho giáo và cũng là tri thức nền tảng của toàn bộ tư tưởng văn minh Đông phương trong mọi lĩnh vực văn hóa, chính trị, xã hội và các mối quan hệ xã hội. Cũng như thuyết Âm Dương Ngũ hành, toàn bộ những gía trị tri thức nền tảng của nền văn minh Đông phương - quen gọi là Nho giáo này - cũng được mặc định là thuộc về nền văn minh Hán. Và trên thực tế, những giá trị tri thức được coi là gốc Hán này đã chi phối lịch sử nền văn minh Hán từ 2000 năm đến nay và ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn minh phương Đông. Khi hai nền văn minh Đông Tây va chạm nhau từ thế kỷ XVI, thì nền văn minh Tây Phương với khoa học thực chứng, thực nghiệm và sự phát triển của những phương tiện kỹ thuật đã lấn át toàn bộ nền văn minh Đông phương, vốn bị coi là huyền bí, mơ hồ, mê tín dị đoan và lạc hậu. Đây cũng chính là nguyên nhân để tác giả Fukuzawa Yukichi viết tiểu luận nổi tiếng "Thoát Á" với nội dung phủ định những giá trị của nền văn minh Đông phương - vốn được mặc định có nguồn gốc Hán - chuyển sang hoàn toàn tư duy thực chứng, thực nghiệm và phát triển khoa học kỹ thuật ứng dụng của nền văn minh Tây phương, để phát triển kinh tế, xã hội. Trên cơ sở này, Nhật Bản từ một nước quen gọi là "phong kiến lạc hậu", đã vươn lên thành một siêu cường ở thế kỷ XX. Từ đó, nghiễm nhiên, qua thực tế phát triển của Nhật Bản, mọi người đã mặc định rằng: việc thoát khỏi những tư duy cổ hủ Đông phương có nguồn gốc Trung Hoa là yếu tố quyết định của sự phát triên Nhật Bản. Nhưng với cái nhìn từ góc độ Lý học của cá nhân tôi thì việc được coi là vượt thoát khỏi tư duy cổ hủ Đông phương chỉ là một yếu tố cần, có tính tương tác hỗ trợ và không phải yếu tố quyết định cho sự phát triển của Nhật Bản. Nó không phải yếu tố quan trọng. Bởi vì, để có một sự phát triển của đất nước Nhật, bắt đầu từ thế kỷ XVIII chính là quyết tâm và trách nhiệm của Nhật Hoàng Minh Trị, trong việc cải cách hệ thống giáo dục, mở các xí nghiệp, cơ sở sản xuất theo mô hình phương Tây, để tiếp thu và phát triển nước Nhật. Vào thời điểm canh tân của Nhật Hoàng Minh Trị, cấu trúc chính trị thượng tầng kiến trúc với mối quan hệ hạ tầng, về căn bản không hể thay đổi, cho đến khi nước Nhật thất bại trong thế chiến thứ II. Bởi vì, nước Nhật có một khoảng cách địa lý qua biển đủ lớn để không chịu ảnh hưởng nhiều của cái gọi là văn hóa Trung Hoa. Trong nước Nhật, cho đến bây giờ Thần Đạo vẫn là tín ngưỡng chủ yếu. Nho giáo vốn được mặc định thuộc về văn minh Trung Hoa, không phải tư tưởng thống trị nước Nhật. Trên cơ sở này, tôi xác định rằng: Không thể nhìn một cách hình thức (Lý học gọi là "hình tướng") của sự việc để kết luận qúa dễ dãi nguyên nhân thành công của Nhật Bản. Hay nói rõ hơn: Khi cuộc cải cách nổi tiếng của Nhật Hoàng Minh Trị thành công, chính là do nền tảng độc lập về văn hóa của dân tộc Nhật và sự sáng suốt của Nhật Hoàng Minh Trị. Từ tiền đề về sự độc lập văn hóa của Nhật Bản là một nguyên nhân quan trọng để nước Nhật vươn lên thành một siêu cường của thế giới trong lịch sử văn minh hiện đại. Từ tiền đề này, xét đến vấn đề được đặt ra cho Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay. Về văn hóa. Từ góc nhìn của tôi, về bản chất dân tộc Việt độc lập về văn hóa với Trung Hoa. Đây là một yếu tố cần yếu và hết sức quan trọng trong việc bảo hộ nền độc lập dân tộc. Từ lâu trong lịch sử Việt Nam đã có những yếu tố cho thấy bản chất độc lập này. Bình Ngô Đại cáo viết: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Sự xác định "Phong tục Bắc Nam cũng khác" đã chứng tỏ những sự khác biệt hoàn toàn về văn hóa giữa Việt tộc và Hán tộc. Tất nhiên nó không phải bắt đầu từ thời Hậu Lê với bài Bình Ngô đại cáo của Nguyên Trãi. Và từ đó, vấn đề được đặt ra: Cội nguồn văn hóa truyền thống Việt bắt đầu từ thời điểm nào trong lịch sử dân tộc, để có sự khác biệt về văn hóa đó? Trong lĩnh vực này, từ trước đến nay có thể nói rằng: hầu hết mọi người kể cả các học giả thế giới và ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, đều mặc định cho rằng: Văn hóa Việt Nam là kết quả từ ảnh hưởng văn hóa Hán. Vì họ cho rằng nền văn hóa Hán là nền tảng của nền văn minh Đông phương. Và vấn đề "Thoát Á" là thoát khỏi những giá trị của văn hóa Hán và nền tảng tri thức của nền văn minh này chính là "Tứ thư", "Ngũ Kinh" của Nho giáo và thuyết Âm Dương Ngũ hành bao trùm khắp mọi lĩnh vực trong quan hệ xã hội Đông phương, thể hiện trong những phương pháp ứng dụng, như: Thiên nhiên, vũ trụ và sinh hoạt của con người (Các phương pháp dự báo - "Xem bói"); kiến trúc, xây dựng (Phong thủy), Y học sức khỏe (Đông y). Thực ra đây là một sai lầm, chính vì xuất phát từ những tư duy rất trực quan, hời hợt và thiếu chiều sâu trong vấn đề nghiên cứu một cách nghiêm túc các vấn đề của văn minh cổ Đông phương. Như tôi đã trình bày ở phần đầu bài viết này: Tất cả những giá trị của nền văn minh Đông phương - vốn được mặc định có xuất xứ từ văn minh Hán - liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành và Nho giáo - rất mơ hồ. Nền văn minh Hán cho đến ngày hôm nay, khi tôi đang gõ hàng chữ này - vẫn không thể phục hồi những giá trị đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành và những giá trị liên quan. Do đó, vấn đề được tiếp tục đặt ra - bên cạnh vấn đề cội nguồn văn hóa Việt bắt đầu từ thời điểm nào trong lịch sử dân tộc - là: Những giá trị đích thực những nền tảng tri thức của văn minh Đông phương xuất phát từ đâu? Từ hơn 15 năm nay, tôi đã chứng minh và xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, chính là cội nguồn đích thực của những giá trị tri thức nền tảng của văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và hệ thống Bát quái, chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Nước Văn Lang, dưới sự trị vì của XVIII thời Hùng Vương: Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn; Đông giáp Đông hải (Biển Hoa Đông ngày nay). Đây chính là những điều được ghi nhận trong truyền thống vắn hóa sử Việt (Cách gọi cũ là "Hơn 4000 năm văn hiến); trong chính sử (Đại Việt sử ký toàn thư) và trong cả những văn bản Hiến Pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trước 1992. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những phát biểu ở đây. Những luận cứ của cá nhân tôi nhân danh khoa học về cội nguồn văn hóa dân tộc, có thể bị coi là sai trong một sự thẩm định với những tranh luận, phản biện nghiêm túc của các nhà khoa học thực sự. Tuy nhiên, điều này chưa xảy ra. Nhưng trong điều kiện hiện nay, việc đặt vấn đề cội nguồn văn hóa dân tộc là một thành tố cấu thành rất quan trọng mà tôi đã chứng minh ở trên: Tính độc lập về lịch sử văn hóa là một yếu tố không thể thiếu trong vấn đề phát triển của dân tộc. Không chỉ của người Việt, mà của tất cả mọi dân tộc trên thế giới. Đây chính là một nguyên nhân nội hàm quan yếu trong việc canh tân thành công của Nhật Bản từ thế kỷ XVIII. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên - mới cách đây không lâu - khi một giáo sư lịch sử Nhật Bản, dựa vào "cơ sở khoa học" và bài trừ "mê tín dị đoan", đặt lại vấn đề "dân tộc Nhật không phải con của Thái Dương Thần nữ" thì lập tức bị chính phủ Nhật cho về đuổi gà và nước Nhật vẫn tiếp tục phát triển với tư cách con dân của Thái Dương Thần Nữ. Một dân tộc tồn tại được và hùng mạnh thì phải biết cội nguồn những giá trị tri thức văn hóa lịch sử thực sự của dân tộc đó. Bởi vậy, việc xác định và làm sáng tỏ cội nguồn dân tộc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến là điều rất cần thiết. Nhưng, sự độc lập về cội nguồn văn hóa dân tộc không phải yếu tố duy nhất bảo đảm cho một dân tộc không bị lệ thuộc vào ngoại bang. Vấn đề tiếp theo là phải có một nền kinh tế đủ mạnh và ổn định. TP xin được đăng toàn bộ bài này lên tường facebook cá nhân của mình. Nhưng hình như bài viết của bác Thiên Sứ vẫn chưa hoàn chỉnh ?! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2014 TP xin được đăng toàn bộ bài này lên tường facebook cá nhân của mình. Nhưng hình như bài viết của bác Thiên Sứ vẫn chưa hoàn chỉnh ?! Coi như hoàn chỉnh phần này đi. Các phần khác liên quan đến kinh tế, giáo dục....có thể chưa viết ngay được lúc này. Cảm ơn T. Phương quan tâm và đưa lên FB. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2014 Điều gì biến 'giấc mơ Trung Hoa' thành 'ác mộng'? (Quan hệ quốc tế) - Quốc tế hóa Biển Đông và sự trỗi dậy của Nhật Bản đã hình thành nên một cấu trúc an ninh mới trên khu vực Châu Á-TBD. ============== Bề ngoài về hình tướng, Hoa Kỳ chỉ đang gõ phèng phèng về các vấn đề Biển Đông và vẫn "hoan ngênh sự trỗi dậy trong hòa bình của Bắc Kinh". Và rằng: "Bắc Kinh với Hoa Kỳ có sự trao đổi kim ngạch kinh tế góp phần lớn lao trong sự phát triển của hai nước"....vv...và ...vv....Tóm lại, rất nhiều lý do để những thằng ngu thấy rằng: Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khó có thể xảy ra chiến tranh lớn. Đây là một thí dụ: =================== Bốn yếu tố chi phối chiến lược "xoay trục" của Mỹ Thứ Hai, 23/12/2013 - 09:36 Từ năm 2010, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đẩy mạnh tiến độ "trở lại" châu Á của họ. Cho đến nay, mặc dù đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đang bế tắc về nhiều vấn đề, song họ dường như vẫn đạt được một sự đồng thuận về chiến lược "trở lại" khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không chỉ củng cố ý chí thực thi chiến lược này của ông Obama, mà còn tạo ra một cơ sở chính trị quan trọng cho những chính sách cụ thể. Tuy nhiên, theo mạng tin "Chinausfocus" những triển vọng của chiến lược này còn phụ thuộc vào bốn yếu tố sau đây: Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: THX/ TTXVN Thứ nhất là tình hình tài chính không đáng lạc quan của Mỹ, với biểu hiện rõ ràng là việc các cơ quan của Chính phủ Mỹ phải tạm thời đóng cửa gần đây. Để đảo ngược tình hình tài chính khó khăn này, chính quyền Obama đang phải tiến hành một số bước cắt giảm chi tiêu quân sự. Mặc dù điều này có thể tránh cho ngân sách của Chính phủ Mỹ không bị thâm hụt quá cao, nhưng nó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hành động của Mỹ trên thế giới, nhất là trong việc đối phó với những cuộc khủng hoảng quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết Bộ này phải cắt giảm chi phí hơn 1.000 tỷ USD trong thập kỷ tới và chỉ trích việc cắt giảm chi tiêu trên là "quá nhanh, quá nhiều, quá đột ngột và quá vô trách nhiệm". Hơn nữa, do tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ ủng hộ chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ cũng giảm, ảnh hưởng xấu đến sự ủng hộ của xã hội để cho ông Obama tiếp tục thực thi chiến lược "trở lại" châu Á-Thái Bình Dương. Theo kết quả các cuộc thăm dò mới nhất, có tới 56% số người được hỏi thất vọng với chính sách đối ngoại của chính quyền Obama; 52% cho rằng Mỹ nên tập trung vào các vấn đề trong nước trước; và lần đầu tiên trong gần 40 năm qua, 53% cho rằng ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới suy giảm trong thập kỷ qua. Thứ hai là tình hình an ninh tại các khu vực khác trên thế giới. Về cơ bản, chiến lược này khiến Mỹ phải cơ cấu lại lực lượng. Nếu tình hình an ninh xấu đi tại các khu vực khác, Mỹ sẽ không có lựa chọn nào khác việc phải cắt giảm lực lượng, ban đầu được sử dụng để tăng cường sức mạnh tại châu Á. Từ khía cạnh này, chiến lược này còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Thứ ba là thái độ của các nước châu Á đang hạn chế những chính sách của chính quyền Obama vốn đã gây ra những phản ứng tâm lý trái ngược tại các nước châu Á. Một mặt họ hoan nghênh sự can dự của Mỹ trong các vấn đề châu Á và coi Mỹ là đối trọng để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Song mặt khác, các nước châu Á cũng duy trì và phát triển quan hệ tốt với Trung Quốc, không chỉ vì các lý do kinh tế, mà còn cả vì các tính toán địa chiến lược. Bản thân Trung Quốc là một nước châu Á, vì thế, hầu hết các quốc gia châu Á đều rất miễn cưỡng khi buộc phải chọn đứng về bên nào giữa Mỹ và Trung Quốc. Hoạt động ngoại giao cân bằng là lựa chọn ưa thích và tối ưu của họ. Kết quả là Mỹ sẽ không dễ dàng đạt được các mục tiêu chiến lược của họ bằng cách tăng cường quan hệ với các nước châu Á. Thứ tư là tình hình phát triển của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến chiến lược này của Mỹ bởi những mục tiêu rõ ràng của chiến lược này là nhằm chống lại Trung Quốc, cho dù Mỹ có thừa nhận hay không. Tiến trình phát triển của Trung Quốc cũng đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiến lược "trở lại" châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Về cơ bản, mục tiêu của chiến lược này là đạt được những lợi ích lớn nhất ở châu Á và việc này đang đòi hỏi Mỹ phải xử lý một cách thích hợp quan hệ với Trung Quốc trong khi thực hiện chiến lược này. Theo Thanh Hoa Baotintuc.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2014 Trong topic này, Lão Gàn đã chắc chắn rằng: Sự ra đi của bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao Hoa Kỳ là do sự bất đồng về chính sách đối ngoại, chứ không phải như công bố chính thức (Vì lâu quá! Không có khả năng tìm lại bài viết để trích dẫn, trong gần 100 trang của topic này). Nay quả đúng như vậy. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận xét là ngài Obama đã đúng. ===================== Hillary Clinton tiết lộ bất đồng với Obama trong hồi ký mới 06/06/2014 14:34 (GMT + 7) TTO - Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ ra mắt cuốn hồi ký mới mang tên Hard Choices (Những quyết định khó khăn) vào ngày 10-6 tới. Hồi ký hé lộ bí mật về những bất đồng giữa bà và Tổng thống Barack Obama trong bốn năm giữ chức bộ trưởng ngoại giao Mỹ. Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton - Ảnh: Reuters Theo tiết lộ của CBS News, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton cho biết bà bất đồng với tổng thống Obama vì quyết định không trang bị vũ khí cho phe đối lập ở Syria nhằm lật đổ tổng thống Syria Bashar al-Assad. Đề xuất này đã bị Tổng thống Obama bác bỏ. Hãng thông tấn CBS News cho biết đã có bản sao của cuốn hồi ký “Hard Choices” trước khi sách này ra mắt. Cuốn hồi ký này sẽ được Nhà xuất bản Simon and Schuster, công ty con của Tập đoàn CBS, ấn hành. Dự kiến bà Clinton sẽ thực hiện các buổi quảng bá sách trên khắp nước Mỹ. Cuốn hồi ký được chờ đón này được xem như bước khởi đầu tranh cử không chính thức của bà Clinton. Ứng cử viên tiềm năng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 của đảng Dân Chủ tiết lộ rằng bà rất quan ngại về việc trao đổi tù binh với Taliban thời bà còn là ngoại trưởng trong chính quyền tổng thống Obama. “Tôi biết rằng việc mở cánh cửa đối thoại với Taliban là một điều khó nuốt đối với người Mỹ sau nhiều năm chiến tranh”, bà Clinton chia sẻ trong hồi ký. Trong một buổi nói chuyện hồi tuần trước, ông Obama cho biết sẽ tăng cường hợp tác với quân nổi dậy Syria, nhưng ông không cung cấp thêm thông tin chi tiết về vấn đề này. Cuốn hồi ký ''Hard Choices'' cũng đề cập tới một loạt vấn đề then chốt, bao gồm cuộc chiến tại Iraq, vụ tấn công tại tòa lãnh sự Mỹ ở Benghazi, vấn đề Lybia, mối quan hệ thực chất giữa Washington và Điện Kremlin, cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine cùng với sự sụp đổ của phong trào Mùa xuân Arab tại Trung Đông. Trong những đoạn viết về khủng hoảng chính trị Ukraine, bà Clinton miêu tả tổng thống Nga Vladimir Putin như một lãnh đạo độc tài thèm khát quyền lực, lãnh thổ và ảnh hưởng. Hôm 28-5, ông Putin lên tiếng chỉ trích bà Clinton “yếu đuối” sau khi bà cựu đệ nhất phu nhân Mỹ cho rằng lãnh đạo Nga đang cố gắng vẽ lại đường biên giới ở miền đông châu Âu, giống như Adolf Hitler từng làm những năm 1930. ĐÔNG PHƯƠNG 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 6, 2014 Hình ảnh mây đen "rợn người" phủ Bắc Kinh 06/06/2014 16:06 GMT+7 Bầu trời tối sầm vì mây đen vần vũ đã khiến các nhà chức trách ở Bắc Kinh phải ban hành cảnh báo xanh về mưa lớn ở thành phố này trong ngày hôm nay (6/6). Thông tin trên vừa được hãng tin Tân Hoa đăng tải, kèm theo những bức ảnh cho thấy thành phố này sẽ hứng chịu một trận mưa như trút nước. Trung Quốc có một hệ thống cảnh báo thời tiết 4 cấp độ, với màu đỏ là nghiêm trọng nhất, theo sau là cam, vàng và xanh. Thanh Hảo ===================== Trước đây, Quảng Ninh của Việt Nam cũng mây đen kéo tối sầm và trải dài đến Ninh Bình. Đức Thánh Trần nói: Đây là điềm địch quốc gây họa và có âm mưu gây biến, nhưng mọi chuyện sẽ qua. Tất nhiên qua về mặt hiện tượng. Còn về lâu dài vẫn phải cẩn trọng. Nhưng Trung Quốc với đám mây này ở ngay Xủ đô Bê Canh. Nội loạn nổi lên đến nơi. Không qúa tháng 9 Việt lịch. Lão Gàn nói thật: Rút giàn khoan về đi quí zdị. 8 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 6, 2014 Học giả Trung Quốc: Quá yếu không bảo vệ được lãnh thổ mới phải kiện?! Hồng Thủy 07/06/14 07:28 (GDVN) - Trong cơn mê sảng, giới học giả nước này đã thừa nhận rằng, mặc dù là một thành viên phê chuẩn UNCLOS, nhưng Trung Quốc sẵn sàng vứt bỏ nó vào sọt rác. Khúc Tinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc. China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 6/6 đưa tin, một số học giả Trung Quốc hôm qua đã lên tiếng cho rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông khó có khả năng leo thang thành xung đột vũ trang thực sự. Sau khi Philippines nộp bản thuyết trình lập luận của mình bác bỏ đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông theo yêu cầu của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại igao Trung Quốc lại tiếp tục luận điệu Bắc Kinh từ chối tham gia. Khúc Tinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nói với China News Service rằng Philippines không đủ sức mạnh và ảnh hưởng để có thể gây thiệt hại đến cái gọi là "lợi ích quốc gia" của Trung Quốc. Manila đang nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế bằng cách khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc, tuy nhiên ông Tinh cho rằng điều này chỉ chứng minh một mình Philippines quá yếu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ?! Các nhà phân tích Trung Quốc cũng nói rằng Manila sẽ không tham gia vào một cuộc xung đột với Bắc Kinh, bởi vì họ sẽ không thể nhận được sự hỗ trợ chính trị nào từ Mỹ. Thật nực cười cho các nhà "học giả" Trung Quốc. Nói như Khúc Tinh, thì cứ trang bị thật nhiều vũ khí hiện đại, tàu chiến máy bay và thậm chí cả giàn khoan "khủng" như Trung Quốc mới có thể bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ? Chỉ mấy hôm trước đây, Trương Minh Lượng, một học giả từ đại học Kỵ Nam, Quảng Châu, Trung Quốc cũng nói với tờ Bưu điện Hoa Nam, Trung Quốc chẳng có gì phải lo về phán quyết của tòa án trong vụ kiện này, có chăng chỉ là mất "chút ít" uy tín quốc tế vì đã không tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)?! Từ những phát biểu của cánh học giả Trung Quốc có thể thấy Bắc Kinh thực sự đang rất sợ bị khởi kiện ra tòa. Trong cơn mê sảng, giới học giả nước này đã thừa nhận rằng, mặc dù là một thành viên phê chuẩn UNCLOS, nhưng Trung Quốc sẵn sàng vứt bỏ nó vào sọt rác để đạt được tham vọng bành trướng lãnh thổ của mình. Phát biểu của Khúc Tinh một lần nữa chứng minh điều ấy, và nó cũng thể hiện quan điểm hiếu chiến của một bộ phận lãnh đạo Trung Quốc trong vấn đề lãnh thổ, hàng hải với các nước láng giềng, mà thực tế là Bắc Kinh là kẻ đang nhảy vào tranh chấp. Lâu nay các bên liên quan trên Biển Đông, trong đó có Philippines và Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để giải quyết vấn đề thông qua hoạt động đàm phán hòa bình, nhưng Bắc Kinh không những né tránh, mà còn tranh thủ thời gian thay đổi hiện trạng, biến các vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp. Việc khởi kiện các hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ra tòa là biện pháp cực chẳng đã, nhưng rõ ràng là một lựa chọn hòa bình, văn minh, phù hợp với xu thế thời đại và được dư luận đồng tình, ủng hộ - PV. ============= Đúng là học "giả" Tàu. Việt Nam không thể có tiềm lực quân sự bằng Trung Quốc, cái này không cần phải giáo sư tiến sĩ mới nhận ra. Bởi vậy, toàn lý sự cùn. Chính những lý sự cùn này càng thấy Trung Quốc bất chấp chuẩn mực quốc tế: Trong cơn mê sảng, giới học giả nước này đã thừa nhận rằng, mặc dù là một thành viên phê chuẩn UNCLOS, nhưng Trung Quốc sẵn sàng vứt bỏ nó vào sọt rác để đạt được tham vọng bành trướng lãnh thổ của mình. Cho nên mới: Việc khởi kiện các hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ra tòa là biện pháp cực chẳng đã, nhưng rõ ràng là một lựa chọn hòa bình, văn minh, phù hợp với xu thế thời đại và được dư luận đồng tình, Chưa hết! Các chính khách yêu chuộng hòa bình và công lý đều thừa nhận: "Mọi chuyện đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao". Nhưng với con đường này thì chuẩn mực quốc tế phải được thừa nhận. Khi Trung Quốc đã vứt bỏ chuẩn mực quốc tế thì kết quả cuối cùng là phải đối đầu với một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. "Canh bạc cuối cùng" sẽ diễn ra với một tình khúc buồn. 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2014 Tổng thống Pháp tiếp riêng ông Obama và Putin Ngọc Thoa TP - Việc Tổng thống Pháp Hollande chiêu đãi riêng rẽ hai ông Obama và Putin vào cùng một buổi tối trước khi tham dự lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Normandy, miền bắc nước Pháp cho thấy không khí ngoại giao căng thẳng giữa Mỹ và Nga do tình hình Ukraine gây nên. Bữa đầu tiên ông Hollande chiêu đãi Tổng thống Mỹ Obama và bữa thứ hai là chiêu đãi Tổng thống Nga Putin.. Bữa tối ông Hollande chiêu đãi ông Obama diễn ra tại một căn phòng riêng của nhà hàng Le Chiberta trên quảng trường Elysée. Tham dự buổi chiêu đãi còn có Ngoại trưởng Mỹ Kerry và Ngoại trưởng Pháp Fabius. Các vị khách Mỹ được thết món xa lát làm bằng tôm hùm xanh, món cá rô biển vùng Normandie và món tráng miệng bằng cam và bưởi. Giám đốc nhà hàng cho biết thực đơn đó được soạn thảo có tính đến một thực tế quan trọng là ông Hollande phải để bụng dành cho bữa tối thứ hai với Tổng thống Nga. Bữa tối với ông Putin diễn ra sau đó 2 tiếng đồng hồ và được ông Hollande tổ chức ngay trong Điện Elysée (dinh Tổng thống Pháp). Đại diện Điện Elysée từ chối tiết lộ thực đơn. Nhưng theo giới phóng viên Pháp, bữa tối trong Điện Elysée tất nhiên là sang trọng nhưng vẫn không thể bằng bữa tối tại nhà hàng Le Chiberta. Hơn thế nữa, đầu bếp của Điện Elysée lại mới vào làm và những món do người này nấu nướng không phải hợp khẩu vị của mọi người. Chẳng hạn, sau bữa chiêu đãi mà ông Hollande tổ chức để chào mừng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Ngoại thương Pháp đã không tiếc lời chê bai các món ăn trong buổi chiêu đãi đó. The New York Times ================ Lão Gàn đã xác định rằng: Không quá tháng 6 Việt lịch, khủng hoảng Ucraine phải chấm dứt. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2014 Mỹ: Trung Quốc đang chuẩn bị cho xung đột ngắn nhưng khốc liệt Chủ Nhật, 08/06/2014 - 08:45 (Dân trí) - Trong báo cáo hàng năm về quân sự Trung Quốc, Lầu Năm Góc nhận định chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc về lâu dài có mục đích “tăng khả năng chiến đấu có vũ trang và giành chiến thắng trong các tình huống bất ngờ trong khu vực, với khoảng thời gian ngắn, nhưng lực lượng mạnh mẽ”. Mỹ cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho xung đột ngắn nhưng khốc liệt trên các khu vực như Biển Đông, Hoa Đông Báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc về phát triển quân sự của Trung Quốc diễn ra vào thời điểm quan hệ song phương giữa cường quốc số 1 và số 2 thế giới không mấy tốt đẹp. Báo cáo được đưa ra 5 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cáo buộc Bắc Kinh “hăm dọa” trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ và tuyên bố Mỹ sẽ “không ngồi im” chứng kiến điều đó; hai tuần sau khi Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc 5 người Trung Quốc làm gián điệp mạng quân sự. Vì vậy những kết luận và phân tích tài liệu, với dữ liệu lấy từ năm 2013, của Lầu Năm Góc càng có sức nặng hơn thường lệ, dù cáo buộc gián điệp mạng không khác là bao so với năm trước. Báo cáo của Lầu Năm Góc đã được gửi cho Quốc hội Mỹ vào thứ năm vừa qua. Báo cáo nhận định chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc về lâu dài có mục đích “tăng cường khả năng chiến đấu vũ trang của Trung Quốc và giành chiến thắng trong các tình huống bất ngờ, với thời gian ngắn nhưng lực lượng lượng mạnh mẽ”. Đặc biệt, theo báo cáo, chi tiết về loại xung đột có khả năng xảy ra có vẻ như tập trung ở các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng ở Biển Đông, Hoa Đông. Các cuộc tranh chấp này đã gây căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines trong suốt nhiều tháng qua. Leo thang căng thẳng trong các tranh chấp lãnh thổ trên đã khiến Tổng thống Mỹ Obama, trong chuyến công du châu Á hồi tháng 4, đã phải tái khẳng định cam kết bảo vệ các đồng minh, trong đó nổi bật là Nhật, trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Hồi cuối tháng 11 năm ngoái, Mỹ và Nhật đã có động thái đáng chú ý, khi vài ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố vùng nhận dạng phòng không bao trùm lên cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật, hai máy bay ném bom B52 đã được điều vào khu vực này trong một cuộc huấn luyện thường lệ. Trong báo cáo hàng năm của mình, Lầu Năm Góc khẳng định mục đích chính trong chiến lược quân sự của “người khổng lồ” châu Á vẫn là nhằm chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Đài Loan. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh, Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho “những tình huống bất ngờ có thể xảy ra” ở phía nam và phía đông bờ biển nước này và không quên nhắc lại rằng năm ngoái Bắc Kinh đã đơn phương mở rộng vùng phòng không ở Hoa Đông, mở rộng quyền hàng hải của mình trên gần như toàn bộ Biển Đông. “Trong những tài liệu gần đây, luôn luôn có quan tâm chiến lược (ở Trung Quốc), nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ, nhưng năm ngoái, thái độ hiếu chiến của họ gia tăng”, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết trong cuộc gặp với báo giới. Người phát ngôn Lầu Năm Góc cũng nhắc lại Mỹ phản đối việc sử dụng “hăm dọa” trong các tranh chấp chủ quyền, và kêu gọi giải pháp ngoại giao hòa bình. Theo phân tích của các chiến lược gia Bộ Quốc phòng Mỹ, thì với sự hiếu chiến của Trung Quốc trong các tranh chấp biển, Trung Quốc đang tìm kiếm “bá quyền ở khu vực” và chiến lược quân sự của nước này dựa trên tầm nhìn “dài lâu”, đi trước và độc lập với chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Obama. Trên thực tế, Lầu Năm Góc thừa nhận lợi ích của “người khổng lồ” mới nổi có thể vượt xa khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. “Với lợi ích, khả năng và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc ngày một gia tăng, chương trình hiện đại hóa quân sự đã tập trung hơn vào việc đầu tư cho các sứ mệnh bên ngoài bờ cõi nước này”, báo cáo của Lầu Năm Góc có đoạn. Báo cáo cho rằng chân trời phát triển quân sự của Trung Quốc rộng mở vào năm 2020 khi nước này đang đầu tư mạnh nhằm tân trang lại đội ngũ chiến đấu cơ, tên lửa, tàu sân bay và tàu ngầm. Lầu Năm Góc ước tính ngân sách quốc phòng Trung Quốc là 145 tỷ USD vào năm 2013, cao hơn con số Trung Quốc công bố trước đó là 119,5 tỷ USD. Mặc dù gia tăng, nhưng con số này vẫn chỉ bằng 1/4 ngân sách quốc phòng của Mỹ (năm 2013 là 495 tỷ USD). Tuy nhiên, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã vượt xa một số nước láng giềng, trong đó có Nga (69,5 tỷ USD), Nhật (56,9 tỷ USD) và Hàn Quốc (31 tỷ USD). Vũ Quý Tổng hợp Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2014 Mỹ - Nhật sẽ phong tỏa Biển Đông để "trị" hải quân Trung Quốc? (Kỳ 1) 09:37 | 06/06/2014 (PetroTimes) - Sau vụ Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan 981 vi phạm chủ quyền Việt Nam, các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản cũng đã nhận ra được ý đồ của nước này. Liên minh Mỹ, Nhật đang đau đầu với câu hỏi: Làm thế nào để kiềm chế sức mạnh quân sự, trong đó có sức mạnh hải quân của Trung Quốc? Khi vừa nhậm chức, trong chuyến thăm hạm đội Tam Á, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thị sát các tàu chiến mới nhất của hải quân Trung Quốc là các tàu khu trục lớp 052C, các tàu frigate lớp Tpye 054А, các tàu tên lửa lớp 022 và tàu sân bay trực thăng-đổ bộ lớp Type 071. Hải quân Mỹ và lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản thường xuyên luyện tập hiệp đồng tác chiến. Ông Tập cũng thăm tàu ngầm nguyên tử tên lửa Trường chinh 9 lớp Type 094. Tại đài chỉ huy của tàu ngầm này, Tập Cận Bình đã cho phép các phóng viên truyền hình ghi hình ông bên cạnh ống kính tiềm vọng. Chuyến thăm này đã đổ dầu vào lửa những cuộc thảo luận ở các nước phương Tây, Viễn Đông và Đông Nam Á về sự bành trướng gia tăng trên biển của Trung Quốc. Nhưng nếu như trong giới chức chính phủ và quân sự cao cấp, người ta nói về chuyện này thường là khá kiềm chế thì trong cộng đồng khoa học và giới phân tích thì không có hạn chế nào. Làm thế nào để kiềm chế sức mạnh quân sự, trong đó có sức mạnh hải quân của Trung Quốc - Đó chính là chủ đề thảo luận chính. Về vấn đề này, những ý kiến thường gặp khá cực đoan. Ví dụ, tạp chí uy tín của Anh-Mỹ The Journal of Strategic Studies đã đăng tải bài báo của Sean Mirski với tiêu đề không úp mở “Bóp nghẹt: Bối cảnh, ứng xử và hậu quả của một phong tỏa hải quân Mỹ đối với Trung Quốc” (Stranglehold: The Context, Conduct and Consequences of an American Naval Blockade of China) đã gây tiếng vang xã hội lớn. Tác giả coi phong tỏa hải quân đối với Trung Quốc là phương án tối ưu gây áp lực lên Bắc Kinh nhằm phá hủy tiềm lực kinh tế của họ, sẽ buộc Trung Quốc thừa nhận thất bại trong chiến tranh. Và bây giờ, khi mà cả thế giới đang căng thẳng theo dõi những dao động tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở nước này và hy vọng Trung Quốc sẽ lại trở thành đầu tàu giúp thoát khỏi cuộc khủng hoảng thế giới. Tuy nhiên, những tính toán kinh tế không phải luôn luôn trùng với các tính toán địa-chiến lược, trong mọi trường hợp là về thời gian. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên tàu ngầm nguyên tử Trường Chinh 9. Nếu nền kinh tế Trung Quốc trên thực tế sẽ bắt đầu dậm chân tại chỗ hay tồi tệ hơn là suy thoái thì quả thực khả năng Bắc Kinh động đến gươm đao nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và nội chính là có thể xảy ra. Mà khả năng đó thì mỗi năm một nhiều hơn. Chính trường hợp đó được Sean Mirski xem xét. Ông ta cho rằng, việc phong tỏa là có thể khi giữa Mỹ và đồng minh với Trung Quốc bắt đầu nổ ra chiến sự “quy mô lớn”. Sean Mirski, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Chicago vào năm 2011 và học vị cử nhân kinh tế và khoa học chính trị, cũng như học vị thạc sĩ quan hệ quốc tế, nay đang tiếp tục học tại Đại học Tổng hợp Harvard và có lẽ cũng quen thuộc với học thuyết của Robert McNamara. Ông ta đã hiện đại hóa và điều chỉnh đôi chút để hướng vào chống Trung Quốc. Thuyết phong tỏa đường biển đối với Trung Quốc của Sean Mirski dựa vào cái gì và những bước đi cụ thể nào, theo ông ta, cần làm để thực hiện nó? Nhà khoa học trẻ người Mỹ này có lý khi chú ý vào sự phụ thuộc của kinh tế Trung Quốc vào vận chuyển đường biển. 90% ngoại thương của Trung Quốc đang được thực hiện bằng đường thủy. Trung Quốc buộc phải nhập khẩu gần 60% dầu mỏ tiêu thu, một phần đáng kể trong số đó được vận chuyển bằng tàu chở dầu. Tại 10 cảng lớn nhất Trung Quốc tập trung hơn 80% tổng lưu lượng container. Chính vì thể mà Sean Mirski cho rằng, việc phong tỏa dài và dù cho là không phải 100% cũng sẽ có những hậu quả chết người đối với kinh tế Trung Quốc. Về nguyên tắc thì có thể thực hiện được việc phong tỏa đường biển như thế. Mirski quan niệm nó gồm 2 vành đai. Vành đai ngoài là phong tỏa từ xa, nằm sau chuỗi đảo quốc bao quanh Trung Quốc từ hướng đông và chạy dài từ Hokkaido ở phía bắc đến Singapore ở phía nam. Các quốc gia này hoặc là đồng minh của Washington, hoặc là nghiêng về phía Mỹ. Bởi vậy, trong một cuộc xung đột Trung-Mỹ, họ sẽ đứng về phía Mỹ. Trong vành đai ngoài sẽ tiến hành chặn dừng, khám xét và bắt giữ tất cả các tàu hàng chạy đến các cảng Trung Quốc hoặc chạy ra từ đó. Nhiệm vụ này sẽ do các tàu chiến nổi của Hải quân Mỹ và đồng minh tiến hành bằng cách triển khai các binh đoàn tàu của mình tại các khu vực nằm ngoài tầm với của máy bay và các hệ thống tên lửa bờ biển Trung Quốc. Tàu ngầm nguyên tử tên lửa lớp Tấn Type 094 hiếm khi rời bến cảng Tam Á dù chỉ trong thời gian ngắn Vành đai trong là vành đai “sát thương” theo cách gọi của Mirski, liên quan đến các vùng biển tiếp giáp trực tiếp bờ biển Trung Quốc. Ở đó, luật “đánh chìm tất cả chúng đi!” sẽ có hiệu lực. Chức năng này được giao cho các tàu ngầm Mỹ và Nhật mà số lượng ở khu vực này hiện giờ có thể được tăng lên đến 71 chiếc, cũng như máy bay triển khai trên bờ và hoạt động rải thủy lôi tích cực. Quả thực là liên quan đến thủy lôi, Sean Mirski có nhấn mạnh “sự teo biến” thực tế về khả năng của Hải quân Mỹ trong việc thực hiện các hoạt động rải thủy lôi tiến công mà cụ thể là tính đến đầu tài khóa 2013, vẫn không có các loại thủy lôi có thể sử dụng từ tàu ngầm. Không thể không thấy là sự xuất hiện của tàu ngầm nước ngoài gần bờ biển Trung Quốc đang làm Bắc Kinh lo ngại. Trả lời phóng vấn đài truyền hình trung ương Trung Quốc, chuẩn đô đốc hải quân Trung Quốc Yin Zhuo đã nói rằng, sự cần thiết củng cố lực lượng chống ngầm ở Biển Đông do sự gia tăng hoạt động của tàu ngầm nước ngoài đã chín muồi. Tất cả là như thế. Nhưng mặt khác, hải quân Trung Quốc hôm nay hiển nhiên đang là người dẫn đầu thế giới về tăng cường sức mạnh chiến đấu. Họ đang ồ ạt đóng và đưa vào biên chế các tàu tên lửa, frigate, corvette, tàu ngầm thông thường và tàu đổ bộ. Các chuyên gia Trung Quốc rõ ràng đã hoàn thiện được các tàu khu trục lớp Type 052С với các hệ thống chỉ huy chiến đấu tương tự hệ thống Aegis của Mỹ và sắp tới, dường như họ sẽ triển khai đóng hàng loạt các tàu khu trục cải tiến lớp Type 052D. Trong biên chế hải quân Trung Quốc cũng đã xuất hiện cả tàu sân bay là tàu Liaoning được cải tạo từ tàu sân bay Varyag đóng dở của Liên Xô. Tàu mặt nước của hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật. Sự kiện này thu hút nhiều sự chú ý cả ở Trung Quốc và bên ngoài nước này vì nó dường như cho thấy sự nhảy vọt về chất trong sự phát triển của hạm đội Trung Quốc và sự mở rộng khả năng giành ưu thế trên đại dương thế giới của nó. Sự phấn khích này rõ ràng không đúng với thực tế. Một là, Liaoning sẽ không thể gia nhập lực lượng sẵn sàng chiến đấu trước năm 2017, nghĩa là còn khá lâu nữa. Hai là, phi đội máy bay trên tàu sẽ chỉ gồm 22 tiêm kích bom J-15, biến thể làm nhái tiêm kích Su-33 của Nga, tức là quá ít so với các máy bay tương tự triển khai trên các tàu sân bay Mỹ. Ba là, kể cả các tàu sân bay lớn hơn dự kiến đóng cho hải quân Trung Quốc trong tương lai cũng sẽ khó, nếu như là không thể, xông ra được không gian hoạt động đại dương vì như đã nói, Trung Quốc bị bao vây bởi một chuỗi “các tàu sân bay không thể đánh chìm” - đó là các quốc đảo đồng minh hoặc thân thiện với Mỹ, mà ở một số nước trong số đó hiện đã có các căn cứ không quân Mỹ. Có cảm tưởng Mỹ và các đồng minh gần gũi cố tình làm ồn ào về chuyện tàu sân bay Trung Quốc là để kích động Bắc Kinh. Để họ tiếp tục bỏ những nguồn lực tài lực và vật lực khổng lồ vào việc đóng các con tàu dễ dàng bị phát hiện và tiêu diệt. (Còn tiếp) Theo Vietnamdefence (Ảnh và tiêu đề do PetroTimes đặt lại) Chưa có phản hồi nào cho bài viết ============================= Hừm! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2014 "Trung Quốc cấm đấu thầu tại Việt Nam, gây áp lực kinh tế" Hồng Thủy 09/06/14 09:31 Thảo luận (0) (GDVN) - Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang sử dụng thủ đoạn kinh tế. Nhưng hiệu quả của nó sẽ ra sao thì còn phải chờ. Hình minh họa. Bưu điện Hoa Nam ngày 9/6 đưa tin, chính phủ Trung Quốc đã cấm các doanh nghiệp nhà nước tham gia đấu thầu các hợp đồng mới tại Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước tăng cao (kể từ khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, gây hấn với lực lượng chức năng và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam - PV). Một quan chức doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc yêu cầu giấu tên nói với Bưu điện Hoa Nam, các doanh nghiệp nhà nước đã được Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo về việc này. 3 nhà thầu Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam cũng đã được thông báo. Theo một nhân viên làm việc tại bộ phận cấp phép của Bộ Thương mại Trung Quốc, việc đình chỉ hoạt động đấu thầu là có thật và cho biết thêm, không biết lệnh cấm này sẽ kéo dài bao lâu. Hứa Lợi Bình, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc - Đông Nam Á từ viện Chiến lược quốc tế thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng gây áp lực kinh tế đối với chính phủ Việt Nam. "Bất kỳ biện pháp nào để tăng cường đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đều không phù hợp với sự căng thẳng chính trị hiện nay. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang sử dụng thủ đoạn kinh tế. Nhưng hiệu quả của nó sẽ ra sao thì còn phải chờ", Hứa Lợi Bình cho biết. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ năm 2004, nhưng họ chỉ đứng thứ 11 về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2012. Có khoảng 113 doanh nghiệp Trung Quốc bao gồm cả các công ty về kỹ thuật công nghệ điện lực, hóa học đang hoạt động tại Việt Nam, theo hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc. Trương Kiệt, một chuyên gia về quan hệ đối ngoại tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, tác động lệnh cấm đấu thầu của Trung Quốc đối với Việt Nam sẽ chỉ có ảnh hưởng giới hạn. "Trung Quốc không có khả năng đe dọa sự phát triển kinh tế của Việt Nam bởi số lượng công việc phát triển của chúng tôi là quá nhỏ", Trương Kiệt cho biết. Theo học giả này, ngay cả khi doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu các dự án tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay cũng khó có thể giành phần thắng. ================== . Hừm!Cấm chưa? Hay mới chỉ dọa vậy? Ngày xưa, trong chiến tranh Việt Nam Hoa Kỳ, một nhà chiến lược Hoa Kỳ phát biểu - Đại ý: "Thật khó làm tan nát nền kinh tế Việt, khi tất cả tài sản của người Việt có thể chất lên cái xe đạp và di chuyển đến nơi sơ tán". 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2014 TƯ LIỆU THAM KHẢO ========================== “Sợ nhất giàn khoan 981 lẳng lặng rút đi... rồi mọi chuyện chìm“ (Kienthuc.net.vn) - Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyên Ngọc sợ nhất là giàn khoan Hải Dương 981 trái phép của Trung Quốc… lẳng lặng rút đi và mọi sự lại rơi trở lại trạng thái cũ. Sức nóng của giàn khoan Hải Dương 981, mà Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam đã dại dột đánh thức lòng tự tôn dân tộc thiêng liêng bị dồn nén của người Việt, sức mạnh đã từng quét sạch mọi cuộc xâm lăng của đế quốc Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử... chính là chủ đề Cafe đầu tuần của Kiến Thức với nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyên Ngọc. Một cơ hội để không còn phụ thuộc - Tâm tư của người VN đã ít nhiều xáo trộn kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Xin ông chia sẻ những tâm tư của mình với tư cách một tri thức, một công dân của VN? Nói rằng tâm tư người Việt “ít nhiều xáo trộn” vì vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc là nói quá nhẹ. Người Việt Nam nói “đất nước” để chỉ cái mà các dân tộc khác gọi là quốc gia. Một tấc đất, một tấc biển bị xâm phạm có thể khiến cả dân tộc này bừng bừng đứng dậy. Trải nghiệm bi tráng hàng nghìn đời cũng đã để lại trong óc và trong máu người Việt ý thức và tình cảm sâu sắc rằng nguy cơ lớn nhất, dai dẳng nhất, thậm chí mãi mãi không bao giờ dứt đối với chủ quyền của đất nước là đến từ phương bắc, từ bành trướng tham lam không đáy và không bao giờ dừng lại của tất cả các triều đại Trung Hoa. Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyên Ngọc (Ảnh: ST) Chuyện Trung Quốc có những âm mưu xâm lấn biển đảo nước ta là chuyện không mới, tuy nhiên lần này có hai điểm nổi bật: Một: Trong âm mưu lấn chiếm lâu dài đó, đây là một bước chuyển có tính đột phá: Trung Quốc bộc lộ rõ mà không cần che giấu. Đây là lúc, đúng như thời Trần cách đây tám thế kỷ đối mặt với quân Nguyên từng dày đạp cả nửa thế giới văn minh, khi cần chúng ta sẽ cùng cất lên lời khẩn báo“sơn hà nguy biến!”. Hai: Nguy biến, hầu như bao giờ cũng vậy, như một quy luật kỳ lạ và tuyệt diệu của cuộc sống, lại mở ra thời cơ cho dân tộc Việt Nam. Thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, một nước lớn ở ngay cạnh chúng ta mà lại không hề đàng hoàng luôn luôn muốn nhòm ngó đất đai của chúng ta. Hàng nghìn năm trước cha ông ta đã giữ trọn non sông đất nước bằng tư tưởng và hành động sống kiên định, thông minh và anh hùng ấy. - Hiểm nguy sống còn đồng thời lại là cơ hội lớn từng trằn trọc chờ đợi, ông có thể nói rõ hơn? Hiểm nguy chết người thì rõ rồi. Còn thời cơ ư? Số phận đã đặt đất nước ta đứng sát cạnh một đế quốc khổng lồ và là một đế quốc cực kỳ tham lam. Suốt lịch sử lâu dài từng là vậy, ngày nay càng là vậy: ráo riết hơn, hung hăng tàn bạo hơn, hấp tấp nôn nóng hơn. Cách đây hơn thế kỷ trên thế giới người ta đã từng nói đến cái gọi là “họa da vàng” (péril jaune). Không phải chuyện phân biệt chủng tộc đâu. “Da vàng” đây cụ thể là đế quốc Trung Hoa. Nhân loại văn minh đã từng lo lắng về hiểm họa ấy. Hãy tưởng tượng đến một ngày cái đế quốc đó - mà là người Việt, dân tộc dày dạn kinh nghiệm nhất với đối tượng quái đản này, chúng ta càng hiểu thấm thía hơn ai hết – đến một ngày cái đế quốc ấy sẽ làm chủ toàn thế giới! Vậy mà đó chính là ý đồ ngày càng không cần quá che giấu nửa của nó và không phải hoàn toàn không là khả năng hiện thực! Còn sống ngày nào, nhất thiết không được quên điều đó, viễn cảnh kinh hoàng đó. Tôi nghĩ đã đến lúc cần bình tĩnh và sáng suốt nhìn lại: con đường chúng ta đã bắt buộc phải chọn trong chiến tranh chống Pháp rồi chống Mỹ, éo le một cách tất yếu, đã khiến ta xao lãng, đến ảo tưởng, về “người hàng xóm hữu nghị” nhưng lại là nguy cơ lâu dài không bao giờ hết đối với tồn vong của dân tộc. Cho đến sự kiện Hoàng Sa năm 1974, chiến tranh biên giới 1979, vụ Trường Sa 1988 và bây giờ là sự kiện giàn khoan Hải Dương 981… đã đủ để đánh thức chúng ta. Giàn khoan của TQ lại đánh thức lòng tự tôn của dân tộc Việt - Nhiều học giả và tri thức trong và ngoài nước thậm chí cho rằng, việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép lần này lại mang đến một cơ hội mới cho người Việt. Ông đánh giá ý nghĩa của “sự hỗn xược” đó thế nào, trong bối cảnh nhìn lại lịch sử về lòng tự tôn của người Việt? Theo tôi, chính họ đã “giúp” ta và là một cú giúp rất căn bản. Sự nôn nóng do tham vọng ngông cuồng đã khiến họ đi một nước cờ sai. Với vụ giàn khoan trái phép, nó đã dại dột đánh thức lòng tự tôn dân tộc thiêng liêng bị dồn nén của người Việt, sức mạnh đã từng quét sạch mọi cuộc xâm lăng của đế quốc Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử. Nó phơi trần mọi sự lừa bịp được công phu bày vẽ lâu nay. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên đã phải nói đến cái thứ “hữu nghị viễn vông” đó. Tất cả những điều đó, diễn ra từ khi có chuyện giàn khoan, do chuyện giàn khoan, theo tôi là khá ngoạn mục. Tôi nói thời cơ vì rõ ràng con đường đã rộng mở. Vấn đề bây giờ là có đủ can đảm dấn bước lên con đường mới đã mở, thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, tự lập tự cường hay không? Theo NV Nguyên Ngọc, giàn khoan Hải Dương 981 đã dại dột đánh thức lòng tự tôn của người Việt. - Ông có dự kiến cụ thể gì về chuyện giàn khoan sắp tới? Nói thì có thể lạ: tôi sợ nhất là nó … lẳng lặng rút đi, và ở ta mọi sự lại rơi trở lại trạng thái cũ. Điều quan trọng nhất lúc này là nhận thức rõ đã diễn ra một bước ngoặt, sự thật đã được bày ra và quyết không quay lại tình trạng bí bức trước nay. - Làm sao để không quay lại? Cho tôi nói điều này: Thủ tướng đã nói một câu rất quan trọng: “Không đánh đổi chủ quyền vì một thứ hữu nghị viển vông và lệ thuộc”. Cho tôi được phép nói thêm: muốn không viển vông và không lệ thuộc nữa (cả hai từ này đều quan trọng) thì theo tôi, Việt Nam và Trung Quốc sống cạnh nhau - tốt nhất vẫn là bạn tốt láng giềng tốt nhưng phải trên cơ sở tôn trọng nhau và như chúng ta thấy rất rõ họ đâu có làm như thế! Kim Sen (thực hiện) ========================== Dương Trung Quốc: “Không mong Điện Biên Phủ trên biển, muốn hòa với Thiên hạ“ (Kienthuc.net.vn) - Chúng ta không mong có thêm một Điện Biên Phủ nào nữa, chỉ muốn hoà hợp với Thiên hạ, nhất là Trung Quốc. Nếu vì hoàn cảnh bắt buộc, chúng ta sẽ làm những gì như Cha Ông đã làm. Ông cũng nhấn mạnh: “Khi nào chúng ta đồng tâm nhất trí đoàn kết thì chúng ta sẽ giữ được nước và ngược lại, nếu chúng ta mất đoàn kết thì sẽ mất nước”. Nhà sử học Dương Trung Quốc. Trung Quốc đang thực hiện "ngoại giao pháo hạm" - Vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương981 (HD981) trái phép trên vùng biển Việt Nam trong những ngày qua đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế. Trên phương diện của một người nghiên cứu lịch sử, ông đánh giá sự việc này như thế nào? NSH Dương Trung Quốc: Vụ việc phải được xem là nghiêm trọng vì tính trắng trợn của nó. Bằng cách hành xử này, Trung Quốc đã bất chấp mọi luật pháp quốc tế, mọi cam kết với các quốc gia trong khu vực có liên quan đến Biển Đông như ASEAN, trực tiếp là những cam kết với Việt Nam ở các cấp lãnh đạo cao nhất của hai đảng và hai nhà nước. Đánh mất lòng tin trong quan hệ quốc tế sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng. Hình ảnh một Trung Quốc trỗi dậy hoà bình nay đã thay bằng hình ảnh một quốc gia muốn thực hiên tham vọng bằng mọi cách. Một quốc gia vốn gắn với một nền văn minh lớn luôn nói đến việc đề cao tính quân tử và trọng chữ tín nay đã hành xử ngược lại với những giá trị ấy. Trong chính giới ASEAN đã có nhà lãnh đạo nhắc đến biểu hiện của “chính sách ngoại giao pháo hạm” trong sự kiện này. - Hiện, Trung Quốc ngày càng tỏ rõ thái độ hung hăng trên Biển Đông. Ngày 9/5, Trung Quốc đã sử dụng 79 tàu bảo vệ khu vực giàn khoan, trong đó có 3 tàu quân sự, 39 tàu chấp pháp, 14 tàu vận tải, 6 tàu dịch vụ dầu khí... Ngoài ra, TQ còn điều hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Ông đánh giá thế nào về hành động bành trướng của Bắc Kinh? NSH Dương Trung Quốc: Diễn biến trong tương lai chắc sẽ ngày càng phức tạp, vì Trung Quốc luôn muốn tỏ ra rằng mình là nước lớn. Với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, với tiềm lực đầu tư mạnh cho quân sự chắc không đơn giản Trung Quốc sẽ xuống thang. Nhưng nếu tiếp tục hành xử như thế này, Trung Quốc tự đánh mất mình. Hành xử như đối với Việt Nam, Trung Quốc đã không thể hiện trách nhiệm đối với an ninh ở khu vực, không tuân thủ luật pháp và tập quán văn minh của thế giới hiện đại và hẳn sẽ không ít quốc gia tự đặt câu hỏi: sau Việt Nam sẽ đến nước nào. Rõ ràng trong vụ việc này không chỉ lợi ích của Việt Nam bị xâm hại. Và thế giới sẽ càng bất ổn hơn nếu cách hành xử của Trung Quốc không bị chặn lại. Lo lắng nhưng đoàn kết... sẽ chiến thắng - Lịch sử giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc VN đã chứng tỏ, chúng ta không đứng yên khi tổ quốc lâm nguy. Chúng ta vẫn thường nói về “lòng dân” trong những câu chuyện tương tự. Ông đủ thời gian để lắng nghe tiếng dân trong những ngày qua, ông thấy điều gì thực sự đang bức bách trong trái tim triệu người. Và theo ông, mỗi người VN cần làm gì ở lúc này? NSH Dương Trung Quốc: Đúng là nhìn vào hiện tại chúng ta rất lo lắng, nhưng nhìn về quá khứ chúng ta sẽ an lòng vì hiểu rằng, một khi nền độc lập tự chủ của dân tộc bị đe doạ thì sự đoàn kết dân tộc và sức mạnh của nó sẽ tăng lên. Dân tộc ta đã từng phải đương đầu những thế lực hung hãn, đã từng đánh bại các triều đại và chiếm đóng Trung Hoa, cũng như nhiều đế quốc từ nhiều phương tới xâm lược mà chúng ta vẫn giữ vững được nền tự chủ cho tới ngày nay. Chúng ta cũng thấm thía những thời kỳ dân tộc bị rơi vào thảm cảnh mất nước, bị kẻ xâm lăng đô hộ. Cả hai trạng huống đó đòi hỏi chúng ta phải biết phát huy những bài học lịch sử mà điều sâu sắc nhất đã được đúc kết: khi nào chúng ta đồng tâm nhất trí đoàn kết thì chúng ta sẽ giữ được nước và ngược lại, nếu chúng ta mất đoàn kết thì sẽ mất nước. Đúng là trên bước đường phát triển, chuyển đổi và hội nhập đã có lúc chúng ta đau lòng thấy những rạn nứt, những tiêu cực và sự tha hoá. Nhưng những ngày vừa qua, khi đất nước lâm nguy, chúng ta đã thấy biểu hiện của sự đồng tâm hiệp lực, củng cố khối đoàn kết để cùng hành động một cách tỉnh táo mà điều quan trọng nhất như ông cha ta đã đúc kết từ thực tiễn của sự nghiệp giữ nước là: trên dưới phải đồng lòng vì nghĩa lớn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chắc chẳn sẽ lâu dài mà tất cả mới chỉ là bước đầu. - Nền kinh tế thị trường đã và đang chi phối vào rất nhiều mặt của đời sống người Việt. Theo quan sát của ông, điều đó có làm thay đổi “cục diện tình yêu” đối với dân tộc của người Việt như thế nào? NSH Dương Trung Quốc: Trả lời câu này xin mọi người hãy biết rằng “kinh tế thị trường” đâu phải là cái gì mới mẻ. Ngay trong thời nước ta còn là thuộc địa thì “cơ chế thị trường” đâu có hạn chế người Việt Nam giàu cũng như nghèo thể hiện lòng yêu nước của mình. Rõ ràng nhất là trong Cách mạng giải phóng dân tộc, ngay sau ngày độc lập, Chủ tịch hồ Chí Minh trong lời kêu gọi yêu nước đã nhắc đến mọi tầng lớp, thành phần xã hội đều có thể biểu thị lòng yêu nước phù hợp với hoàn cảnh của mình. Tuần Lễ Vàng là một ví dụ... Vấn đề là đừng để những truyền thống ấy bị thui chột vì những toan tính của một bộ phận bị tha hoá bởi những lợi ích ích kỷ, mà nay ta hay gọi là “lợi ích nhóm” mà thời nào cũng có thể có, không cứ chỉ có với “kinh tế thị trường”. - Vài ngày sau diễn biến trên Biển Đông, thị trường chứng khoán rớt thê thảm so với hơn chục năm qua. Ngay cả những công ty có chỉ số tài chính tốt cũng chứng kiến giá chứng khoán sặc màu đỏ chạm tới sàn. Diễn tiến đó cho thấy, chúng ta ít nhiều thiếu sự bình tĩnh, nhiều người đang bị “ảnh hưởng mạnh” từ sự việc này. Trong khi đó, trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy, kinh tế là một mặt trận sinh tử. Ông có suy nghĩ gì về thực trạng này? Trung Quốc và Việt Nam đấu vòi rồng trên biển Đông ngày 12/5. Việt Nam giữ vững ý chí và đã bắt Trung Quốc khuất phục. (Ảnh Tuổi Trẻ) NSH Dương Trung Quốc: Đây là tình huống hình như chưa có tiền lệ trong lịch sử nước ta, vả lại “chứng khoán” là một lĩnh vực cần có một sự phân tích thấu đáo hơn, cũng đừng nên vội quy chụp. Chỉ có điều là vận mệnh quốc gia không chỉ bị đe doạ ngoài Biển Đông. Vì sức mạnh bền vững, quyết định chính là trong đất liền. Để kinh tế yếu kém, nhất là bị phụ thuộc vào nước ngoài là một mối nguy cơ tiềm tàng và đáng để chúng ta lo lắng. Cần sớm có sự điều chỉnh để bảo đảm sự an ninh về kinh tế quan trọng không kém an ninh về quân sự và chính trị. Chúng ta không mong có thêm một Điện Biên Phủ nào nữa - VN vừa tổ chức kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và chúng ta lại nhớ về những chiến thắng lẫy lừng trên đất liền một thuở. Chúng ta cũng từng có một Điện Biên Phủ trên không. Nhiều người đặt vấn đề về một chiến thắng Điện Biên Phủ trên biển, ông nghĩ thế nào về giả thuyết này? NSH Dương Trung Quốc: Ý chí Điện Biên Phủ không chỉ có trong chiến tranh mà cần có ngay cả trong xây dựng hoà bình. Tôi cho bài học lớn nhất của Điện Biên Phủ là ý chí tự chủ, tự quyết định vận mệnh của mình nhưng vẫn biết huy động những nguồn lực của thời đại, nói cách khác là sự ủng hộ của bè bạn trên thế giới khi mục tiêu của chúng ta là chính nghĩa, hợp với lẽ phải. Và nói cho cùng thì mọi cuộc chiến tranh mà chúng ta đã trải qua chỉ nhằm hướng tới mục tiêu chúng ta mong ước, dám đánh đổi bằng máu là được hoà bình trong độc lập và toàn vẹn lãnh thổ để hoà hiếu với mọi quốc gia. Nói đến Điện Biên Phủ (1954) đừng quên những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam độc lập đã làm hết sức mình để vận động hòa bình, tránh đổ máu (1945-1946). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tới hơn 4 tháng sang Pháp để vận động hoà bình và khi buộc phải cầm súng, ta đều nhớ tới câu mở đầu của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (20-12-1946): “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng...”. Chắc chắn hơn ai hết chúng ta không mong có thêm một Điện Biên Phủ nào nữa trong trận chiến dù trên biển hay trên cạn. Giống như Tổ tiên, chúng ta luôn mong hoà hợp với Thiên hạ nói chung, nhất là với Trung Quốc “núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển”. Nhưng nếu vì hoàn cảnh bắt buộc, chúng ta cũng sẽ làm những gì như Cha Ông ta đã làm. Hiện, có rất nhiều đoàn thể, cá nhân đã lên tiếng về vấn đề Biển Đông. Nhưng theo ông, điều chúng ta đang cần nhất là gì? NSH Dương Trung Quốc: Cần nhất là đoàn kết nhất trí. Vẫn là bài học của lịch sử cần được nhắc lại: Khi nào chúng ta đoàn kết chúng ta giữ được nước, khi nào chúng ta mất đoàn kết, chúng ta sẽ mất nước. Đương nhiên đoàn kết không chỉ là lời nói mà phải là hành động, nhân dân sẽ là nguồn lực mạnh mẽ nhất, nhưng sự gương mẫu và tài năng của những người lãnh đạo là quyết định, là lực lượng chịu trách nhiệm trứơc lịch sử. Xin ông chia sẻ thêm những quan điểm của mình về sự kiện thời sự đặc biệt này! NSH Dương Trung Quốc: Nếu dám nhìn thẳng vào hiện tại thì đáng lo lắng, nhưng nếu biết nhìn vào lịch sử thì chúng ta tin tưởng... Xin cảm ơn NSH Dương Trung Quốc! Kim Sen (thực hiện) ================ Lão Gàn luôn lấy cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử làm chuẩn mực để xem xét tất cả mọi thứ tư duy, cảm xúc của mọi sự kiện và vấn đề. Kể cả những gì đang xảy ra và mô tả trong topic này. Không thể có một tư duy đúng mực khi không đặt vấn đề cội nguồn dân tộc. Bởi vì, gía trị cốt lõi và làm nên sức mạnh của một dân tộc chính là dân tộc đó phải hiểu rõ cội nguồn văn hóa, lịch sử của mình. Lão Gàn không chỉ trích ai sai. Nhưng rất cần một tư duy hoàn chỉnh. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2014 TƯ LIỆU THAM KHẢO ========================== Lão Gàn luôn lấy cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử làm chuẩn mực để xem xét tất cả mọi thứ tư duy, cảm xúc của mọi sự kiện và vấn đề. Kể cả những gì đang xảy ra và mô tả trong topic này. Không thể có một tư duy đúng mực khi không đặt vấn đề cội nguồn dân tộc. Bởi vì, gía trị cốt lõi và làm nên sức mạnh của một dân tộc chính là dân tộc đó phải hiểu rõ cội nguồn văn hóa, lịch sử của mình. Lão Gàn không chỉ trích ai sai. Nhưng rất cần một tư duy hoàn chỉnh. Người ta có thể nói tất cả mọi thứ, từ chổi cùn giẻ rách cho tới những quyết định của những chính khứa làm thay đổi thế giới với những lời bình luận gọi là "đa chiều", nhưng không ai nói về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến??? Còn Lão Gàn thì chỉ nói mỗi chuyện này. Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một chân lý đúng trong mọi hệ quy chiếu. Kể cả việc giàn khoan của Tàu. Có gì bí ẩn ở đây thế nhỉ? 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 6, 2014 Trung Quốc và thảm họa tự tạo 10/06/2014 05:45 Thanh Niên Theo giới chuyên gia, Trung Quốc đã tính toán kỹ những hành vi ngang ngược trên biển Đông nhưng kết quả cuối cùng vẫn sẽ phản tác dụng. Tàu Trung Quốc (phải) hung hãn lao về phía tàu VN gần giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) - Ảnh: Hoàng Sơn Trong bài phân tích đăng trên chuyên san The National Interest (Mỹ), chuyên gia Richard Javad Heydarian tại Đại học Ateneo De Manila, cũng là cố vấn về chính sách cho Hạ viện Philippines, khẳng định giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) của Trung Quốc (TQ) đã cắm sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của VN. Ông nêu rõ: “Căn cứ theo các diễn giải của những điều khoản của Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS), VN có quyền chủ quyền đối với nguồn khí hydrocarbon mà giàn khoan Hải Dương-981 đang thăm dò. Do đó, TQ vi phạm đặc quyền về EEZ của VN”. Giới quan sát cũng chỉ ra rằng tình hình càng phức tạp khi có rất nhiều cơ quan, lực lượng của TQ cùng phối hợp nhúng tay trong vụ giàn khoan, từ dầu khí, chấp pháp trên biển cho tới ngoại giao và truyền thông. Điều này chứng tỏ đây là hành động đã được tính toán kỹ và có sự điều phối tập trung ở cấp cao nhất. “Chín con rồng” Theo tờ The Wall Street Journal, cho đến gần đây, cộng đồng quốc tế đánh giá những hành động gây căng thẳng trên biển của TQ một phần xuất phát từ sự kèn cựa của nhiều cơ quan chính phủ với phần thắng thường thuộc về phe “diều hâu” nhất. Từ hải giám, ngư chính đến tập đoàn dầu khí, quân đội hay thậm chí cả bộ công an, các phe đua nhau tiến hành hoạt động gây sóng gió ở biển Đông và Hoa Đông nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị hay giành thêm ngân sách. Tình trạng này được mô tả một cách hình tượng là “9 con rồng hung dữ quấy phá trên biển”. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra trên biển Đông, cụ thể là vụ giàn khoan, giới quan sát nhận thấy “9 con rồng” không còn “mạnh con nào con nấy phá”. Tờ The Wall Street Journal chỉ ra rằng TQ đã thống nhất các cơ quan chấp pháp trên biển thành một lực lượng hải cảnh duy nhất và thành lập một siêu ủy ban an ninh mang tên Ủy ban An ninh quốc gia dưới sự điều hành của các lãnh đạo cao cấp nhất. Trên thực tế, kể từ khi ủy ban này ra đời, tình hình an ninh tại các vùng biển quanh TQ càng bất ổn hơn so với thời “9 con rồng” còn ganh đua nhau. Theo các chuyên gia, đó là vì ban lãnh đạo mới của nước này đã tương đối khuất phục được các thế lực ganh đua nhau để đẩy mạnh các hành động được tính toán kỹ nhằm hiện thực hóa cái gọi là “giấc mơ Trung Hoa”. Trong các mục tiêu mà nước này hướng đến có việc thu hồi “lãnh thổ quốc gia đã mất vào tay Nhật Bản” và độc chiếm biển Đông. Điều này khiến tình hình khu vực càng trở nên nguy hiểm và không loại trừ nguy cơ nổ ra xung đột. Tự gây họa Viết trên The National Interest, chuyên gia Heydarian cho rằng TQ đã tự tạo ra thảm họa cho chính mình khi gây căng thẳng ở biển Đông. Ông chỉ ra đối mặt với một TQ ngày càng ngang ngược, nhiều nước có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông như VN và Philippines càng xích lại gần nhau hơn. Ngay cả những bên không có tranh chấp cũng đang tăng cường nỗ lực nhằm đối phó hậu quả từ các hành động của TQ đối với ổn định khu vực và tự do đi lại trong vùng biển quốc tế. Ngoài ra, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ đang tăng cường vai trò của họ trong việc ổn định ở biển Đông vì các tuyến đường biển quốc tế ở đây rất quan trọng đối với lợi ích thương mại và an ninh năng lượng của họ. Tờ Want China Times dẫn lời chuyên gia Úc Harry White nhận định Mỹ cần lập “lằn ranh đỏ” để Bắc Kinh từ bỏ suy nghĩ rằng Washington không sẵn sàng cho một cuộc chiến bảo vệ đồng minh. Từ đó, ông Heydarian kết luận chính sự cứng rắn về lãnh thổ của TQ đã khiến nước này ngày càng bị cô lập và dẫn đến quốc tế hóa các tranh chấp, đi ngược lại ý đồ của Bắc Kinh là đàm phán song phương nhằm tận dụng thế nước lớn để chèn ép bên kia. Đuối lý, Trung quốc hăm dọa VN Ngày 9.6, tờ China Daily dẫn nội dung thông cáo từ Bộ Ngoại giao TQ ngang ngược vu cáo VN “gây rối, quấy nhiễu” giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) và rằng “tính đến ngày 7.6, tàu VN đã đâm tàu TQ tới 1.416 lần”. Trong khi đó, thực tế ai cũng biết là tàu TQ điên cuồng tấn công tàu cá và tàu thực thi pháp luật của VN ngay trong vùng biển VN, thậm chí đâm chìm tàu cá VN ngày 26.5. Hành động hung hăng của các tàu TQ đã bị phơi bày trong đoạn phim được VN công bố và giới truyền thông quốc tế đăng tải lại cũng như qua những tường thuật từ hiện trường của phóng viên nước ngoài. Cũng trong ngày 9.6, Văn Hối, tờ báo ở Hồng Kông có quan điểm ủng hộ Bắc Kinh, đăng bài xã luận hăm dọa VN với giọng điệu đầy hiếu chiến. Cụ thể, bài xã luận viết: “Nếu VN tiếp tục ngộ nhận tình thế, chấp mê bất ngộ, buộc TQ phải ra tay, khi đó khó mà ứng phó và trả giá đắt”. Cả Văn Hối lẫn tờ China Daily còn tiếp tục vin vào lập luận sai trái về công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trong khi đó, tại cuộc họp báo quốc tế ngày 23.5, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao VN đã khẳng định công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này cũng đã được nhiều chuyên gia phân tích rõ ràng. Từ đó có thể thấy, TQ đuối lý với tuyên bố chủ quyền ngang ngược của mình nên cứ phải bám víu những luận điệu sai lạc, đã bị bác bỏ. Minh Trung Trùng Quang -Văn Khoa ======================== Trung Quốc đã tính toán kỹ những hành vi ngang ngược trên biển Đông nhưng kết quả cuối cùng vẫn sẽ phản tác dụng. Cái ngu của Tàu nó nằm ở sự phân tích của nghịch lý Cantor và học thuyết thống nhất Âm Dương Ngũ hành như sau: Trong giới hạn cục bộ của một tập hợp con thì mọi tính toán đều có thể đúng. Nhưng ở một tập hợp lớn hơn thì nó sai. Thí dụ: Một thằng ăn trộm quán xét một ngôi nhà rất kỹ và tính toán một phương án hoàn chỉnh để thực hiện một phi vụ ăn trộm hoàn hảo. Nhưng toàn bộ hành vi ăn trộm này chỉ là một tập hợp con trong một tập hợp lớn hơn là Tất cả mọi người và luật pháp trừng trị ăn trộm. Thằng ăn trộm có thể thành công trong phạm vi tập hợp của nó và thực hiện phi vụ hoàn hảo. Nhưng sau đó nó bị bắt vì hành vi của nó chỉ là một tập hợp con của pháp luật. Trong thuyết AD NH thì hành vi của thằng ăn trộm thuộc tập hợp con Kim, bị tập hợp lớn hơn Hỏa khắc. Sai lầm của người Trung Quốc không chỉ giới hạn ở biển Đông - dù tính toán kỹ lưỡng. Mà là ở trong ngay tổng thể sách lược phát triển của "giấc mơ Trung Hoa". Biển Đông là hình tướng thể hiện sự sai lầm dốt nát nhất trong tổng thể sách lược của họ. Nghĩ đến viễn cảnh của họ Lão gàn cũng buồn cho họ. Nhưng biết làm sao bây giờ?Đã mang lấy nghiệp vào thân. Thi đừng trách lẫn trời gần đất xa. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 6, 2014 Tuần báo Bắc Kinh: Phải buộc Việt Nam lệ thuộc về kinh tế, văn hóa?! Hồng Thủy 10/06/14 07:05 Thảo luận (1) (GDVN) - Đúng! Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, quan trọng hơn rất nhiều một thứ "quan hệ hữu nghị viển vông" giả cầy nào đó. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: tienphong.com.vn Tuần báo Bắc Kinh ngày 9/6 tiếp tục có bài xuyên tạc, vu cáo trắng trợn Việt Nam trong vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam bằng việc bóp méo nội dung công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958. Tờ báo Trung Quốc vu cáo rằng căng thẳng trên Biển Đông xuất phát từ...những vấn đề trong nước của Việt Nam?! Thật nực cười, "do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với áp lực giảm phát, tỉ lệ thất nghiệp cao, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng", đây là lý do, đúng hơn là cái cớ để Trung Quốc kéo giàn khoan 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam? Ngoài việc đổ tội cho "khủng hoảng kinh tế", Tuần báo Bắc Kinh còn vu cáo "các nhóm nhân quyền ủng hộ dân chủ trong và ngoài Việt Nam thông đồng, kích động bạo loạn chống Trung Quốc bằng cách lợi dụng lòng yêu nước của Việt Nam"?! Người Việt đủ tỉnh táo để biết ai là bạn ai là thù, một kẻ láng giềng to xác kéo giàn khoan án ngữ ngay trước cửa nhà mình lẽ nào có thể ngồi yên? Hơn ai hết, Trung Quốc thừa hiểu lòng yêu nước của người Việt như thế nào qua các bài học lịch sử. Hoạt động gây rối của một số đối tượng lợi dụng các cuộc tuần hành yêu nước, phản đối Trung Quốc bành trướng Biển Đông, xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam để gây tổn hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài đã bị nhà nước Việt Nam nghiêm trị, đồng thời động viên và giúp đỡ kịp thời các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Đây đâu phải chỗ để tờ báo Trung Quốc nói lời ly gián, chia rẽ người Việt. Kéo giàn khoan, tàu chiến sang vùng biển nước khác ngang nhiên, trắng trợn là hành động của kẻ cướp. Không những tìm cách ly gián người Việt với nhau, người dân với chính phủ Việt Nam mà Tuần báo Bắc Kinh còn tiếp tục chiêu bài kích động, tạo hiểu nhầm trong dư luận về cái gọi là "sự chia rẽ trong ban lãnh đạo Việt Nam" trong quan hệ với Trung Quốc, bất chấp thực tế các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã lên tiếng phản đối các hành vi gây hấn của Trung Quốc với Việt Nam trên Biển Đông. "Những gì làm phức tạp vấn đề là quan điểm về quan hệ Việt - Trung khác nhau rất nhiều giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam", Tuần báo Bắc Kinh kích động. Với luận điệu xuyên tạc, đâm bị thóc chọc bị gạo hòng chia rẽ người Việt, tờ báo Trung Quốc vu cáo trắng trợn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Trong khi những người ủng hộ Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị Việt - Trung thì một số lãnh đạo cấp cao mà đại diện là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bám vào giáo điều, đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả mọi thứ khác, một quan điểm kích thích chủ nghĩa dân tộc và những người trẻ tuổi"?! Đúng! Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, quan trọng hơn rất nhiều một thứ "quan hệ hữu nghị viển vông" giả cầy nào đó. Đây là bài học người Việt đã rút ra sau rất nhiều biến cố, mà trong số đó có phần "đóng góp không nhỏ" của gã láng giềng lớn xác nhưng chơi bẩn, thường tìm cách đâm sau lưng đồng chí, bạn bè. Và không chỉ Việt Nam, trong quan hệ quốc tế ngày nay, quốc gia nào cũng đặt lợi ích quốc gia, dân tộc mình lên trên. Điều khác nhau ở chỗ, những nước văn minh thì bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp, trong khi những kẻ ngụy quân tử thì chỉ thích vơ vào, biến của người khác thành của mình và bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả đâm bạn sau lưng. Bất chấp thực tế những nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để ổn định tình hình, hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục chỉ đạo mặt trận đối phó với dã tâm, thủ đoạn bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, Tuần báo Bắc Kinh tiếp tục vu cáo Thủ tướng Việt Nam "chỉ đạo, xử lý không hiệu quả" cái gọi là "bạo loạn chống Trung Quốc"?! Vu cáo Việt Nam xong, tờ báo quay ra buộc tội Hoa Kỳ. Nó cho rằng sự "trỗi dậy" của Trung Quốc đã khơi dậy nỗi sợ hãi đối với rất nhiều người Mỹ, những người cảm nhận thấy sức mạnh đang lên của Bắc Kinh như một mối đe dọa. Washington đã tuyên bố sẵn sàng giải quyết sự khiêu khích của Trung Quốc với chiến lược trục châu Á của mình. Hoa Kỳ đã san bằng những chỉ trích của Trung Quốc về tranh chấp của họ với các nước láng giềng ở Biển Đông, Hoa Đông. Chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam ngày đêm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Tuần báo Bắc Kinh lý luận rằng, mặc dù Việt Nam không phải là đồng minh của Mỹ, nhưng sự hỗ trợ của Washington cho Nhật Bản và Philippines đã khuyến khích người Việt, áp dụng lập trường "ngày càng khó khăn và khiêu khích với Trung Quốc"?! Theo ý kiến của Mỹ, Trung Quốc nên tập trung lo đổi mới đất nước và không dùng vũ lực để chống lại Việt Nam ở Biển Đông, do đó Việt Nam cảm thấy bị thôi thúc tận dụng tối đa khoảng thời gian này để củng cố lợi ích của mình trong khu vực, tờ báo Trung Quốc nói. Tờ báo này lật lọng rằng, việc chính phủ Việt Nam nhanh chóng xử lý một số đối tượng gây rối, ổn định tình hình là do "áp lực từ Trung Quốc", trắng trợn hơn, nó vu cáo Việt Nam tiếp tục "quấy rối giàn khoan Trung Quốc". Trong khi các tàu Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục đương đầu nhau ngoài Biển Đông, Tuần báo Bắc Kinh cho rằng "ít có khả năng leo thang xung đột vì Việt Nam sẽ không thể chiến thắng trong cuộc chiến bất đối xứng, cũng không đủ khả năng để kéo dài nó". Tuần báo Bắc Kinh đúng ở chỗ, về sức mạnh cơ bắp trên biển đúng là bất đối xứng khi Trung Quốc liên tục huy động hơn 100 tàu lớn, gồm nhiều chiến hạm hiện đại nhất của hải quân và máy bay quân sự, nhưng nó quên mất rằng Việt Nam mới là bên có chính nghĩa còn những kẻ kéo tàu chiến giàn khoan sang vùng biển nước khác lộng hành là những kẻ cướp. Thế giới văn minh sẽ không để cho bọn kẻ cướp thích làm gì thì làm. Tuần báo Bắc Kinh còn lo sợ Việt Nam sẽ làm gương cho Philippines chống lại tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông và việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ dùng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, trong đó bao gồm biện pháp pháp lý đã khiến tờ báo này lo sợ sẽ "ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị Việt - Trung", thật nực cười! Nguy hiểm hơn, tờ báo này cho rằng về lâu dài Trung Quốc cần tăng cường "sự lệ thuộc của Việt Nam về kinh tế và văn hóa" mới là giải pháp khả thi nhất?! Tuần báo Bắc Kinh cho rằng, thực tế mặc dù giao lưu thanh niên 2 nước diễn ra thường xuyên, hợp tác gần gũi về văn hóa "nhưng Việt Nam không chỉ cho phép hùng biện chống (sự bành trướng, xâm lược của) Trung Quốc chiếm ưu thế, mà còn cố tình miêu tả Trung Quốc như kẻ mạnh ức hiếp người yếu dẫn đến kết quả hầu hết người trể tuổi ở Việt Nam không muốn chơi với Trung Quốc"?! Một thái độ trịch thượng, kẻ cả muốn đồng hóa cả các nước láng giềng thành "chư hầu" của Trung Quốc, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Mời quý độc giả theo dõi tình hình Biển Đông, các hoạt động gây hấn của Trung Quốc và phân tích, bình luận TẠI ĐÂY. ========================= Nguy hiểm hơn, tờ báo này cho rằng về lâu dài Trung Quốc cần tăng cường "sự lệ thuộc của Việt Nam về kinh tế và văn hóa" mới là giải pháp khả thi nhất?! Qua đó mới thấy rất rõ rằng: Một dân tộc tồn tại, độc lập và tự cường thì cội nguồn văn hóa dân tộc là điều quan yếu đặc biệt cần thiết. Việt sử 5000 năm văn hiến đúng trong mọi hệ quy chiếu và trong cả những sự kiện từ vi mô đến vĩ mô. Kẻ nào còn mơ hồ chuyện này thì thật là ngu xuẩn. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 6, 2014 Nhật Bản sắp ồ ạt xuất khẩu quốc phòng? Thứ Ba, 10/06/2014 - 21:39 (Dân trí) - Sau khi nới lỏng “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”, Nhật Bản đang chuẩn bị cho một làn sóng các hợp đồng mới, trong bối cảnh nước này cố gắng thắt chặt các quan hệ an ninh để đối phó với Trung Quốc và các căng thẳng leo thang trong khu vực. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham dự một sự kiện quốc phòng hồi tháng 10/2013. Chính phủ Nhật Bản hôm 1/4 đã từ bỏ chính sách cấm xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự hay còn gọi là “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”, vốn có hiệu lực từ năm 1967.Việc thay đổi chính sách xuất khẩu quốc phòng đã nhen nhóm trong nhiều năm khi Nhật Bản dần xa rời tư tưởng phòng thủ đơn thuần hậu Thế chiến II. Nhưng trong những năm gần đây, thế cân bằng an ninh đã thay đổi, khi các nước đóng vai trò quan trọng Mỹ phải đối mặt với ngân sách "giậm chân tại chỗ" hoặc sụt giảm và chi phí của các chương trình vũ khí tiên tiến đòi hỏi sự chia sẻ của các quốc gia. Ông Jun Kazeki, giám đốc Bộ phận chính sách kiểm soát xuất khẩu an ninh thuộc Bộ thương mại Nhật, cho hay sự cần thiết của việc tham gia vào các chương trình quốc tế đã hối thúc Tokyo cải cách luật xuất khẩu quốc phòng. “Chúng tôi đã quyết hợp tác với chương trình máy bay chiến đấu F-35 nhưng chúng tôi cần các biệp pháp nới lỏng hơn nữa vì vấn đề chuyển giao cho bên thứ 3”, ông Kazeki nói thêm. Do các bộ phận của F-35 được chế tạo khắp thế giới, các quốc gia tham gia phải vận chuyển các bộ phận khắp toàn cầu để phục vụ dây chuyền lắp ráp. Điều đó trở nên rất khó khăn với Nhật, do chính sách cũ tạo ra một quy định gần như không thể thực hiện đối với việc xuất khẩu, là quốc gia nhận các bộ phận của F-35 không vướng vào hoặc không có nguy cơ vướng vào xung đột. Do sự không rõ ràng của các thỏa thuận an ninh ở thời hiện đại, việc đảm bảo một quốc gia có thể tránh xung đột dường như là không thể. Vì vậy, các biện pháp nới lỏng đặc biệt đã được đưa ra cho chương trình F-35, và do đó toàn bộ hệ thống đã được thay đổi nhằm loại bỏ quy định trên. Với việc các quy định mới được ban hành, các công ty Nhật sẽ tìm kiếm các cơ hội tại những thị trường mới. Nhưng ông Kazaki cho biết chính phủ Nhật không dự đoán được xuất phẩu quốc phòng sẽ phát triển ra sao. “Không có số liệu hay ước tính nào cả, không có gì. Ngay từ đầu, chúng tôi chỉ xem xét chính sách này như một chính sách an ninh, chứ không phải chính sách kinh tế”, ông Kazaki nói. Lĩnh vực quốc phòng của Nhật tạo ra chưa đầy 1% GDP. Các chuyên gia tỏ ra hoài nghi về khả năng phát triển nhanh chóng của lĩnh vực quốc phòng, do chi phí nhân công cao tại Nhật và một sự thực tế rằng phần lớn công nghệ quốc phòng của Nhật do Mỹ cấp phép. Nhân tố Trung Quốc Tuy nhiên, có một nhân tố khác: sự cần thiết nhằm cải thiện các mối quan hệ khắp thế giới để chống lại sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Một báo cáo được hãng Deloitte công bố hồi đầu tháng này về khuynh hướng chi tiêu quốc phòng toàn cầu đã cho thấy không chỉ sự gia tăng chi tiêu quốc phòng tại Trung Quốc và Nga, mà trong trường hợp của Trung Quốc, khả năng chi tiêu thậm chí còn tăng mạnh trong tương lai gần. “Việc Trung Quốc chi chưa tới 3% GDP cho quốc phòng khiến quốc gia này trở thành một nước tiết kiệm”, Jack Midgley, một trong những tác giả của báo cáo, cho biết. “Nhưng sự phát triển nhanh chóng về quy mô kinh tế khiến nước này có khả năng tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng. Đây là sự gia tăng trên quy mô lớn”, ông Midgley nói thêm. Ông Midgley cho rằng nếu Nhật Bản vẫn muốn vượt trội về công nghệ bằng cách duy trì ngành công nghiệp nội địa thông qua các đơn đặt hàng dồi dào và tham gia vào các chương trình quốc tế, Tokyo không có cách nào khác là phải thay đổi chính sách. Về mặt chính trị, việc thay đổi chính sách xuất khẩu quốc phòng cho phép Nhật Bản cải thiện quan hệ với các nước mà không cần sự tham gia trực tiếp của các binh sĩ. "Tôi nghĩ Nhật Bản xem xuất khẩu quốc phòng là một cách thức nhằm tăng cường sự ảnh hưởng mà không phải đặt họ vào thế tìm kiếm vị thế quân sự", ông Midgley nói. "Nhật Bản đang nhìn thấy một thế giới rất khác so với thế giới 30 năm trước. Phần lớn sự phát triển kinh tế trong khu vực diễn ra tại Trung Quốc chứ không phải Nhật Bản. Phần lớn sự gia tăng chi tiêu quốc phòng cũng tại Trung Quốc, không phải Nhật Bản", ông Midgley nói thêm. Báo cáo của Deloitte cũng đã chỉ ra sự phát triển liên tục từ các quốc gia như Trung Quốc và Nga, khi hai nước này đang cố gắng bắt kịp Mỹ trên một loạt các mặt trận công nghệ. Cùng lúc đó, Mỹ và nhiều đồng minh lớn trong khu vực, vốn đã cung cấp một lá chắn cho Nhật Bản, lại phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên, mở cửa xuất khẩu lại đặt ra một khả năng là các sản phẩm có thể rơi vào tay của Trung Quốc. Điều đó đã dẫn tới các cuộc đàm phán riêng rẽ giữa Nhật và Pháp, vì Pháp vốn được biết tới là có quan hệ làm ăn với Trung Quốc, ông Kazeki cho hay. "Ưu tiên chính thức của chúng tôi là ngăn họ xuất khẩu sang Trung Quốc. Pháp đã chính thức có chính sách duy trì cấm vận với Trung Quốc sau vụ Thiên An Môn năm 1989. Trên thực tế, Pháp đã xuất khẩu một số thứ đáng lo ngại sang Trung Quốc", ông Kazeki nói. An Bình Theo Defence =================== Cái này Lão Gàn nói lâu rùi, từ hồi năm nẳm lận. Ngay trong topic này, nên không có gì ngạc nhiên. Thậm chí nếu Nhật có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân cũng chẳng có gì là lạ. Vấn đề là giới hạn tầm bắn không đến Guam là được. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 6, 2014 Trung Quốc bất ngờ mềm mỏng với Ấn Độ Thứ hai, 9/6/2014 | 11:13 GMT+7 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm qua bắt đầu chuyến thăm hai ngày đến Ấn Độ với kỳ vọng xoa dịu mối căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ nay và thúc đẩy quan hệ thương mại vốn bị đình trệ giữa hai nước. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) bắt tay người đồng cấp Ấn Độ Sushma Swaraj trong cuộc gặp hôm qua. Ảnh: Reuters Theo NDTV, ông Vương được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cử làm đặc phái viên trong chuyến thăm Ấn Độ lần này. Đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền cuối tháng trước. Trong cuộc hội đàm kéo dài hơn ba tiếng hôm qua, ông Vương và Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đã trao đổi về nhiều vấn đề trong quan hệ song phương, bao gồm cả tranh chấp biên giới. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ nghi ngờ rằng cuộc tranh chấp ở đường biên giới Himalaya dài 4.000 km sẽ gây ảnh hưởng đến việc cải thiện quan hệ với Ấn Độ. "Thậm chí nếu chúng tôi không thể giải quyết trong thời gian tới, chúng tôi vẫn có thể kiểm soát nó một cách hiệu quả và không cho phép điều này làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của mối quan hệ", AP dẫn lời ông Vương nói. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90.000 km2 đất ở khu vực bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Trong khi đó, New Delhi cáo buộc Bắc Kinh chiếm 38.000 km2 lãnh thổ trên cao nguyên ở dãy Himalaya. Hai nước từng có cuộc đụng độ đẫm máu tại đây và đã trải qua 7 vòng đàm phán để giải quyết tranh chấp nhưng đều thất bại. Ấn Độ từ lâu vẫn thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc trước lo ngại về sức mạnh đang lên của nước láng giềng. Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Vương là dấu hiệu cho thấy hai nước có thể xích lại gần nhau. Quyết định cử đặc phái viên sang New Delhi chỉ hai tuần sau khi chính phủ mới nhậm chức cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Ấn Độ trong bối cảnh phải đối mặt với các tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông, cũng như chiến lược hướng về châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Hôm nay, ông Vương dự kiến có cuộc gặp với Tổng thống Pranab Mukherjee và Thủ tướng Modi. Ông ca ngợi chính phủ mới của Ấn Độ "chân thành và nhiệt tình" khi nhanh chóng bắt tay với Trung Quốc và các quốc gia khác. Ông Modi, người đã sang thăm Trung Quốc 4 lần trước khi trở thành thủ tướng, dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại một hội nghị ở Brazil tháng tới. Ông Tập cũng dự kiến sang thăm Ấn Độ vào cuối năm nay theo lời mời của ông Modi. Anh Ngọc ============== Lần trước, Tổng tham mưu trưởng Tung cóoc sang Huê Kỳ, Lão Gàn phán rằng thì là sẽ được nghe chửi rất văn chương. Quả đúng thế thật. Lần này thấy ông Nghi Vượng bắt tay bà Sờ Vai Dai (Lão Gàn không biết tiếng Ấn Độ nên phiên âm vậy. Híc) thấy cứ như là hai đấu sĩ lên võ đài, trước khi đấm đá thì bắt tay nhau rất lịch sự. Hãy chờ xem. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 6, 2014 Bình luận của Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm Việt Nam phải gấp rút chuẩn bị tình huống xấu nhất 10/06/2014 07:27 (GMT + 7) TT - Thông tin ngày 9-6 ghi nhận được cho thấy thêm một sự leo thang của Trung Quốc khi tăng cường tàu chiến, trực bảo vệ đủ ba mặt quanh giàn khoan: đông, nam, tây. Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam ngày 28-5 - Ảnh: My Lăng Với dã tâm chiếm biển và sự hung hăng sẵn sàng tấn công, họ lu loa rằng các tàu Việt Nam sẽ tấn công vào giàn khoan của họ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tuyên bố sẽ đưa tàu tiếp tế tải trọng 11.000 tấn đến biển Đông để phục vụ các tàu khác hoạt động lâu dài. Đây vừa là một động thái đe dọa Việt Nam, vừa là một đợt diễn tập thực tế. Trước thái độ “trơ như đá” này, tôi nghĩ Trung Quốc có thể sẽ còn động thái khác. Nhiều công trình quân sự cũng đang được Trung Quốc xây dựng tại các đảo Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên... ở Trường Sa phục vụ âm mưu chiếm trọn biển Đông lâu dài. Việt Nam nên gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra để giữ được chủ quyền lãnh thổ. P.VŨ ghi Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 6, 2014 Trước sự kiện sôi động ở biển Đông, Lão Gàn mới thấy ý kiến của Lão - trong "Quán Vắng" thì phải - cách đây năm ngoái, năm kia gì đó quả là chí lý. Ngày ấy cơ quan Liên Hiệp Quốc yêu cầu các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông làm hồ sơ mô tả cơ sở chủ quyền của mình - Đại ý vậy. Lúc ấy, lề phải , lề trái chẳng thấy ma nào nói năng gì, chỉ mình Lão Gàn đóng góp ý kiến với chánh phủ là nên làm. Và rằng không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, tốn vài gờ dam giấy thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến ngân quỹ quốc gia. Sau đó vài tuần, theo thông tin trên báo thì chính phủ đã làm hồ sơ mô tả chủ quyền Việt Nam trên biển. Bi vờ mới thấy các tác dụng của vấn đề. Tôi nghĩ ai đó có số điện thoại , hoặc i meo thì nên gợi ý cho cái cơ quan Liên Hiệp Quốc nào đó có đề nghị này, hãy họp để xem xét về những chứng minh chủ quyền của các quốc gia đã nộp hồ sơ. Trung Quốc chắc chắn chưa nộp. Hoa Kỳ nếu quả là siêu cường số một đang có trách nhiệm với thế giới - để cầm cân Ta, nảy mực Tàu - thì có lẽ cũng không cần phải gợi ý, mà nên tạo điều kiện để Liên Hiệp Quốc xem xét hồ sơ mô tả chủ quyền của những quốc gia liên quan , mà Việt Nam đã nộp lâu rùi. Tất nhiên, các nước có nộp hồ sơ phải có phái đoàn để bảo vệ luận điểm của mình đúng và nước khác sai. Cái này theo ngu ý của Lão Gàn thì cha nội kiện cáo, nhưng chả mât lòng thằng Tây , con đầm nào. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 6, 2014 Gia đình ông Ôn Gia Bảo tung tiền "mua" ảnh hưởng tại trường Cambridge? Thứ Tư, 11/06/2014 - 14:23 (Dân trí) - Theo tờ Telegraph của Anh, gia đình cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo dường như đã dùng tiền để “mua” ảnh hưởng tại đại học Cambridge của Anh, khi con gái ông chính là người đứng đầu một quỹ từ thiện ủng hộ 3,7 triệu bảng để nghiên cứu phát triển Trung Quốc. Bà Ôn Như Xuân, con gái của vị cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo Thông tin được tờ báo trên đăng tải, dẫn một nguồn tin “đáng tin cậy” tại Bắc Kinh. Theo đó một quỹ từ thiện đã ủng hộ 3,7 triệu bảng (6,2 triệu USD) cho đại học Cambridge để tài trợ cho một giáo sư về nghiên cứu phát triển Trung Quốc, thực chất được điều khiển bởi các thành viên trong gia đình cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Trước đó, hồi tháng 1/2012, việc quỹ từ thiện Chong Hua ủng hộ cho trường Cambridge một số tiền lớn, đã làm dấy lên hoài nghi về việc liệu Bắc Kinh có đang dùng tiền “mua” ảnh hưởng tại một trong những đại học lớn nhất của Anh hay không. Đã có một học giả cáo buộc khoản tài trợ này giúp chính phủ Trung Quốc có quyền “bổ nhiệm một giáo sư tại đại học Cambridge”. Cambridge từng phủ nhận việc Chong Hua có dính dáng đến chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, những thông tin mới mà Telegraph có được cho thấy quỹ trên thuộc kiểm soát của bà Ôn Như Xuân, con gái của vị cựu thủ tướng Trung Quốc. Bà Ôn là một thành viên cấp cao trong một trong những gia đình quan chức quyền lực nhất, vốn được ước tính sở hữu tới 2,3 tỷ USD thông qua việc tiếp cận hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Trung Quốc từ những năm 1980. Bà Ôn giữ vị trí cấp cao tại một cơ quan của chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm kiểm soát kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của nước này, và cũng là một cựu học sinh của giáo sư Peter Nolan, học giả của đại học Cambridge, người được bổ nhiệm vào ghế chủ tịch của Chong Hua trong ngày ra mắt. Thông tin về một khoản quyên góp nặc danh từng khiến nhiều học giả của Cambridge bất an khi được công bố. Tuy vậy, trường đại học danh tiếng này khẳng định đã điều tra khoản quyên góp, và rằng không thấy “sự liên hệ nào giữa quỹ từ thiện tư nhân này và chính phủ Trung Quốc”. Tuy vậy, những câu hỏi về sự liên quan này giờ được mở lại, sau khi một doanh nhân tại Bắc Kinh có tên Vivien Wang, chủ chuỗi trường mầm non EtonKids, cho biết Chong Hua thực sự là quỹ từ thiện của bà Ôn Như Xuân, con gái ông Ôn Gia Bảo. Bà Wang cho biết mình đã đóng góp một phần cho bà Ôn, một người bảo trợ chính trị hùng mạnh tiềm năng trong thế giới kinh doanh cạnh tranh khốc liệt tại Bắc Kinh. “Chúng tôi đã đóng góp cổ phần vào tổ chức từ thiện đó”, bà Wang nói và khẳng định đã đóng góp 29% cổ phần, trị giá khoảng 4,3 triệu bảng Anh (7,23 triệu USD) vào thời điểm năm 2008. “Quỹ từ thiện Chong Hua nắm giữ số cổ phiếu này”. Đến nay, đại học Cambridge vẫn tiếp tục phủ nhận rằng Chong Hua có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, và chỉ xác nhận rằng đây quỹ này thuộc sở hữu một quỹ tín thác đăng ký tại Bermuda, nơi luật pháp không đòi hỏi các quỹ tín thác phải công bố chi tiết. Thanh Tùng Theo Telegraph =================== Gia đình ngài Ôn Gia Bảo nghe thiên hạ đồn rằng nhiều chiền lém. Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thuộc Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á, nếu được gia đình ngài Ôn Gia Bảo tài trợ sẽ nghiên cứu Trung Hoa đến nơi đến chốn: Từ thời Hoàng Đế uýnh Xi Vưu cho đến tương lai của đất nước này, trong đó phần wan trọng cho thấy rằng: Nền tảng của văn minh Đông phương bị mặc định là của văn minh Hán, thực sự thuộc về văn minh Việt, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 6, 2014 Trung Quốc định xây dựng sân bay trái phép trên đảo Gạc Ma? (TNO) Chính quyền Trung Quốc có thể sớm xây dựng trái phép một sân bay trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các chuyên gia quân sự cho rằng Trung Quốc có thể sớm xây dựng trái phép một sân bay trên đảo Gạc Ma nhằm tăng cường khả năng tham chiến tại khu vực quần đảo Trường Sa, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 4.5 dẫn lại tin tức từ Duowei News, trang tin tức của người Trung Quốc ở hải ngoại. Theo thông tin này, Trung Quốc sẽ dùng sân bay trên để tăng cường sức mạnh không quân cho các tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này ở quần đảo Trường Sa. Mới đây, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Đài Loan cũng đang ngang ngược tiến hành xây dựng trái phép đê chắn sóng để xây cầu cảng ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đài Loan cũng đã xây dựng phi pháp một đường băng sân bay dài 1.150 m ở đảo Ba Bình. Phúc Duy Trường Sa tháng 4/2014 - 1. Gạc Ma 2 Tháng 5 2014 lúc 10:46 Theo thông tin của Hải quân Việt Nam, Trung Quốc đang huy động nhiều phương tiện, thiết bị để mở rộng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma, thuộc cụm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Họ đang nạo xúc đá san hô, mở một luồng lớn cho tàu vào đảo, đồng thời đổ cát tạo thành một bãi nổi dài 500m, rộng 200, cao 4 - 5m Trạm trộn bê tông tươi trên đảo Gạc Ma Chiến lược của Trung Quốc chính là đảo Gạc Ma, khi xây dựng được công trình quân sự ở đây rồi thì nó sẽ trở thành "bàn đạp" và "tháp canh" toàn bộ biển Đông, thế này giống như chiến tranh Tần tấn công Nam Việt, luôn luôn phải có bàn đạp vừa tiến công hoặc phòng thủ. Chúng ta có thể hình dung, một cao điểm chỉ cần vài trăm người có thể chống hàng vạn người là vậy. Khi các ngư dân Việt Nam hoặc/ và quốc gia (liên doanh quốc tế) khai thác dầu khí khu vực này, bạn sẽ không thể thực hiện được nếu bỏ qua đảo Gạc Ma. Tối nguy hiểm, cho nên bước kiện ra Quốc Tế là rơi vào thế "Triệt" - không cần suy nghĩ, chỉ có phải suy nghĩ là bước tiếp theo làm sao "bứng" đảo Gạc Ma đi mà thôi. LỊCH SỬ SẼ GHI TÊN AI VÀ BÔI XÓA AI TRONG THỜI KỲ NÀY. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 6, 2014 Vì sao Trung Quốc tìm cách dỗ ngọt láng giềng? (Tin tức 24h) - “Nhiệm vụ chung của chúng ta là cùng giải quyết vấn đề biển Đông bằng một thái độ phù hợp và hòa bình”, đại sứ Trung Quốc cho hay. Mặc dù có những động thái hung hăng trên biển Đông, nhưng đại sứ Trung Quốc tại Philippines hôm 10/6 lại nói rằng tranh chấp biển đảo giữa hai nước chỉ là “tạm thời”, đồng thời cam đoan tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Phát biểu nhân lễ kỷ niệm quan hệ hữu nghị Trung – Phi lần thứ 13 tại Manila, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa cho biết Bắc Kinh và các nước láng giềng châu Á cùng chia sẻ “cảm hứng chung trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực”. “So với tình bằng hữu và quan hệ hợp tác kéo dài ngàn năm nay giữa hai nước, những khó khăn mà chúng ta đang phải đối mặt tại biển Đông chỉ mang tính tạm thời mà thôi”, Thanh Niên trích nguồn từ tờ Inquirer (Philippines) dẫn lời ông Triệu phát biểu trước sự hiện diện của Tổng thống Philippines Beniqno Aquino và các quan chức cấp cao khác. “Nhiệm vụ chung của chúng ta là cùng giải quyết vấn đề biển Đông bằng một thái độ phù hợp và hòa bình”, đại sứ Trung Quốc cho hay. Ngoài ra, ông Triệu cũng khẳng định rằng Bắc Kinh “luôn gắn chặt tầm quan trọng lớn lao vào quan hệ Trung Quốc, Philippines". Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa (trái) bắt tay Tổng thống Philippines Beniqno Aquino - Ảnh chụp màn hình Tân Hoa xã “Tôi tin rằng chúng ta có đủ tài trí, lòng kiên nhẫn và sự quả cảm để giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và thương lượng”, đại sứ Trung Quốc tại Philippines nói. Không chỉ làm thân với Philippines, với Ấn Độ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa tuyên bố nước này đã sẵn sàng cho thỏa thuận cuối cùng về tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ và đã chuẩn bị tăng cường đầu tư ở quốc gia Nam Á này nếu các quy định thương mại được nới lỏng. “Qua nhiều năm đàm phán, chúng tôi đã nhất trí về một số điểm cơ bản cho thỏa thuận biên giới và chuẩn bị tiến tới thỏa thuận cuối cùng”, ông Vương tuyên bố trong chuyến thăm Ấn Độ mới đây, với tư cách là đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, ông Vương không cung cấp chi tiết, tờ South China Morning Post đưa tin hôm 11/6. Ông Vương còn nhấn mạnh các công ty Trung Quốc sẽ chuẩn bị đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Ấn Độ và hai bên đã nhất trí nới lỏng các quy định về thị thực. “Quan hệ hợp tác Trung - Ấn như một kho báu khổng lồ bị chôn vùi đang chờ được khai quật. Tiềm năng là rất lớn”, Ngoại trưởng Vương khẳng định. Tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại New Delhi ngày 9/6 South China Morning Post không nói rõ phản ứng của Ấn Độ về tuyên bố trên của ông Vương. Tuy nhiên, ngay trước buổi tiếp ông Vương, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra cam kết theo đuổi một chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn và “can dự năng động hơn” với Trung Quốc. Còn với Nhật Bản, theo “Thương báo” của Hồng Kông ngày 8/6, hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã khai mạc kỳ họp của Ủy ban hữu nghị Trung - Nhật tại thành phố Nagasaki của Nhật để nghiên cứu, thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương. Tại cuộc họp, cựu Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đường Gia Triền thay mặt đoàn đại biểu Trung Quốc có bài diễn văn quan trọng. Trong đó, ông đã đưa ra những bình luận liên quan đến các chuyến thăm đền Yasukuni của lãnh đạo Nhật Bản cũng như các hoạt động trên biển của Nhật Bản trong việc quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. “Quan hệ Trung-Nhật hiện đang có những bước đi sai lầm và tồn tại nhiều bất đồng, hai nước đang đứng trước những nguy cơ lớn nhất kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao”, ông Đường Gia Triền nói. Ông Đường cũng cho biết chuyến đi lần này của ông mang theo ước vọng cháy bỏng cải thiện quan hệ song phương và điểm mấu chốt là hai bên không ngừng nỗ lực. “Nhiệm vụ cấp bách của Trung Quốc hiện nay là giải quyết thỏa đáng vấn đề lịch sử cũng như vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku”, ông nói, đồng thời cho biết vấn đề lịch sử có liên quan đến tình cảm của hơn 1,3 tỷ dân Trung Quốc. Chuyến công du Nhật Bản 2 ngày của ông Đường Gia Triền với tư cách người đứng đầu phía Trung Quốc trong Uỷ ban Hữu nghị Trung-Nhật diễn ra một tháng sau khi phái đoàn các nhà lập pháp Nhật Bản tổ chức các cuộc gặp với quan chức cấp cao Trung Quốc nhằm kiềm chế căng thẳng gia tăng giữa hai nước. Trước những động thái trên, có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc đang cố cải thiện mối quan hệ với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, để thuyết phục được các nước hòa hợp với mình là điều khó xảy ra, bởi sự ngang ngược, trắng trợn bịa đặt chủ quyền biển đảo của Bắc Kinh qua những phát ngôn và hành động đã khiến các nước nhận thấy rõ bản chất và mất lòng tin. Xung đột quân sự trên Biển Đông: Hãy định giá đúng! Quang Hưng =========== Trước mắt cứ trả lại Hoàng Sa và những đảo Trướng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đã, rồi ai chứ Lão Gàn sẽ đóng góp ý kiến để thương lượng nghiêm túc. Hì! Làm 'léo" gì có chiện anh xộc vào nhà người ta rồi thương lượng về chủ quyền nhà. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 6, 2014 Trung Quốc tìm cách lấy lòng Ấn Độ 12/06/2014 08:29 (GMT + 7) TT - Phát biểu tại New Delhi trong chuyến thăm Ấn Độ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói sẵn sàng giải quyết dứt điểm tranh chấp biên giới với Ấn Độ và chuẩn bị đầu tư nhiều hơn vào đất nước Nam Á này. Reuters dẫn lời ông Vương Nghị: “Qua nhiều năm đàm phán, chúng tôi đã đi đến một thỏa thuận về các cơ sở của một hiệp định biên giới và chúng tôi sẵn sàng để đi đến một thỏa thuận cuối cùng”. Chuyên gia Hoo Tiang Boon, thuộc Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, nhận định rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị khôi phục quan hệ với Ấn Độ theo cách tích cực nhất. Họ hiểu rằng “quan hệ đối ngoại ở Đông Á không thật sự hoàn hảo”. Trong khi đó, về phía Ấn Độ, giới quan sát nhận định tân Thủ tướng Narenda Modi là một người có ít kinh nghiệm về chính sách ngoại giao nhưng lại khá tài tình trong quan hệ với Trung Quốc. Theo Business Week, trong hai chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị thủ tướng, ông Modi sẽ thăm hai nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Đầu tiên là nước láng giềng Bhutan. Truyền thông Bhutan cho biết Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một vùng đất rộng tới 4.500km2 trên đất Bhutan, tức hơn 10% tổng diện tích của vương quốc nhỏ bé này. Mặc dù đôi bên đã đàm phán về tranh chấp nhưng cả hai vẫn chưa có các quan hệ ngoại giao. Bằng cách đi thăm Bhutan đầu tiên, ông Modi dường như đang nhắm đến việc giữ vương quốc này trong quỹ đạo của mình. Business Week cho biết thêm sau Bhutan, ông Modi sẽ thăm Nhật Bản vào tháng 7. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ lâu đã nuôi dưỡng quan hệ với ông Modi và theo truyền thông Ấn Độ thì ông Modi là một trong ba người mà ông Abe theo dõi trên mạng xã hội Twitter. Một bài viết trên The Diplomat nhận định rằng bằng cách cho chính phủ của ông Modi thấy các lý do để hợp tác với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp, Bắc Kinh có thể làm chậm lại quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản vốn được đánh giá là sẽ nảy nở mạnh mẽ trong nhiệm kỳ của ông Modi. VIỆT PHƯƠNG ===================== Hì! Năm 1960 đến 1961. Trung Quốc cũng dùng vũ lực để chiếm một phần lớn lãnh thổ của Ấn Độ. Bi wờ đám phán dừng tranh chấp, cũng đồng nghĩa với Ấn Độ bán đứng phần lãnh thổ bị chiếm cho Tung Cóoc. Bởi zdậy. Cô gái Ấn Độ làm gì có chiện bị hiếp dâm như vậy. Trung Quốc sai lầm nghiêm trọng rùi. Đã mang lấy nghiệp vào thân. Thì đừng trách lẫn trời gần đất xa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 6, 2014 Thái Lan chọn lại bạn sau đảo chính (Tin tức 24h) - Giới cầm quyền Thái Lan đang tăng cường quan hệ với Trung Quốc kể từ sau cuộc đảo chính của quân đội nước này. Quân đội Thái Lan nắm quyền, Mỹ hành động Thái Lan quyết thẳng tay với gia tộc Shinawatra? Đoàn đại biểu chỉ huy của quân đội Thái Lan, do tướng Surasak Kanjanarat dẫn đầu, đã có chuyến thăm đến Trung Quốc hôm 11/6 để thảo luận vấn đề an ninh khu vực và hoạt động huấn luyện chung. Tướng Surasak Kanjanarat cho biết mục đích cuộc gặp mặt nhằm lập ra “kế hoạch hành động tương lai” với quân đội Trung Quốc. Sau cuộc đảo chính hồi tháng 5 Thái Lan thân thiện hơn với Trung Quốc Quân đội Thái Lan cho hay nước này cũng đã nhận được sự ủng hộ từ chính phủ Trung Quốc. Ông Surasak nói: “Cuộc gặp này sẽ đề cập đến mối quan hệ hai bên và kế hoạch hành động tương lai cũng như trao đổi quan điểm về an ninh khu vực. Chúng tôi sẽ thảo luận về những khu vực có thể gia tăng huấn luyện quân sự. Chúng tôi cũng sẽ không nói về tình hình Thái Lan vì điều này không có liên quan”. Đại diện phía Trung Quốc tiếp phái đoàn Thái Lan là Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Vương Quán Trung. Thái Lan vốn là đồng minh lâu đời nhất của Mỹ ở châu Á đồng thời hỗ trợ đắc lực quốc gia phương Tây này trong các vấn đề quân sự. Đổi lại, Mỹ viện trợ 11,4 triệu USD cho Thái Lan mỗi năm, bao gồm 3,7 triệu USD dành cho quân sự. Tuy nhiên, ngay sau cuộc đảo chính quân sự tại Thái Lan hồi tháng 5 vừa qua, Mỹ quyết định ngừng viện trợ quân sự cho Bangkok. Washington cũng hoãn các cuộc tập trận với Thái Lan, hủy chuyến thăm của các quan chức cấp cao đã được lên kế hoạch trước. Chương trình huấn luyện vũ khí được chính phủ Mỹ tài trợ cho cảnh sát hoàng gia Thái Lan cũng dừng lại. Trong khi đó, trái ngược với Mỹ, Trung Quốc có thái độ hết sức ôn hòa với sự kiện đảo chính tại Thái Lan. Trung Quốc khẳng định rằng, cuộc đảo chính 22/5 là 'vấn đề nội bộ' của Thái Lan, Bắc Kinh không can thiệp đồng thời cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác với chính quyền quân sự tại Bangkok. Trung Quốc cũng là nước đầu tiên công nhận cuộc đảo chính ở Thái Lan năm 2006, dẫn tới quan hệ hợp tác quân sự gần gũi hơn giữa hai nước. Nhiều nhà phân tích cảnh báo, động thái xích lại gần Trung Quốc của Thái Lan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược an ninh của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là kế hoạch sử dụng Thái Lan làm căn cứ chiến lược bao vây Trung Quốc. Trung Quốc "ẩn hiện" trong khủng hoảng Thái Lan Minh Triết ============== Cũng trò ảo thuật chính trị , chính em cả. Cái gia tộc gốc Tàu của ngài Thạt Sỉn, có lực lượng ủng hộ mạnh nhất là vùng Đông Bắc Thái Lan. Ngày xưa, thời chiến tranh lạnh, đây chính là vùng hoạt động của du kích Maoit với sự hỗ trợ của Tàu chống Hoàng gia Thái. Sau tiệc rượu Mao Đài ở Tử Cấm thành giữa Chủ tịch Mao và TT Nixon, đám du kích Maoit này bị tiêu diệt. Bởi zdậy, Hoàng gia Thái mới ủng hộ đảo chính và cho đi luôn (Thái Lan quyết thẳng tay với gia tộc Shinawatra?). Phương Tây lên án cũng chỉ để cho vui. Hoa Kỳ cắt 3,5 triệu Dol viện trợ cho Thái cũng chỉ để làm kiểu ("làm mẫu" - nói ra lối Bắc). Mựa, còn ít hơn nhiều lần đại gia Việt thua sàn chứng khoán vẫn cười hì hì. Bởi vậy, quân đội Thái có sang Tàu thì chẳng wa cũng lỡ đánh thằng con thì nói phải quấy với bố nó thôi. Thái Lan còn khuya mới theo Tàu. Ấy là cái chính trị nó vậy, Lão Gàn chịu. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites