Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Mỹ đã sẵn sàng lắp, dùng vũ khí laser trên chiến hạm USS Ponce

Lê Dũng Cường

18/02/14 15:32

(GDVN) - Hiện chiến hạm hoàng tráng nhất của Mỹ là USS Zumwalt (trị giá 3,5 tỷ USD) được xem là tàu quân sự duy nhất của Mỹ có đủ điều kiện tốt nhất để mang pháo ray.

Báo Nước Nga ngày nay ngày 18/2/2014 đưa tin cho biết Hải quân Mỹ đã sẵn sàng chính thức lắp đặt và sử dụng công nghệ vũ khí tối tân của mình trên các chiến hạm.

Posted Image

USS Ponce

Trên thực tế, quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống vũ khí laser và đã thử nghiệm thành công công nghệ vũ khí này trên chiến hạm USS Ponce.

Dự kiến trong mùa Hè này, tàu chiến USS Ponce sẽ chính thức được biên chế và sử dụng vũ khí laser với sự điều khiển của duy nhất 1 pháo thủ.

Trước đó, lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới này đã có kế hoạch triển khai vũ khí laser công nghệ cao trên một trong những chiến thuyền đầu tiên của Hải quân trong vòng 2 năm.

Posted Image

Vũ khí này như đã được biết đến đó là hệ thống pháo ray điện tự uy lực mạnh. Nói với hãng tin AP, sỹ quan hải quân Mỹ Mike Ziv - một trong người phụ trách dự án vũ khí công nghệ cao này cho biết:

"Việc tạo ra công nghệ vũ khí laser cơ bản đã thay đổi cách thức tiến hành chiến tranh của quân đội Mỹ".

Như đã từng được giới thiệu trước đó, hệ thống vũ khí laser của Hải quân Mỹ được thiết kế để có thể vừa tấn công, vừa phòng thủ. Có khả năng trung lập các mói đe dọa như máy bay không người lái, thuyền cao tốc.

Posted Image

USS Zumwalt

Thậm chí, hệ thống laser lắp trên tàu có thể tiêu diệt chúng bằng các chùm tia laser năng lượng cao. Trong khi đó, với pháo ray điện từ, hải quân Mỹ có thể thay thế các loại vũ khí thông thường.

Pháo ray điện từ có thể bắn được những đầu đạn điều khiển chính xác với tốc độ nhanh gấp 7 lần vũ khí thông thường hiện đang có trong hải quân nước này.

Một sự thật đáng chú ý nữa là hệ thống pháo ray điện từ cũng như các hệ thống vũ khí laser khác có chi phí vận hành rẻ hơn nhiều các loại vũ khí truyền thống.

Posted Image

USS Zumwalt

Năm ngoái, báo Nga cũng đã đăng tải thông tin cho biết, chi phí để chế tạo một quả tên lửa hành trình Tomahawk là 1,4 triệu USD. Để bắn một quả tên lửa này cần hệ thống phóng, định vị, điều khiển tốn kém đi kèm.

Tuy nhiên, với pháo ray điện từ, bắn 1 quả đạn tương đương sức công phá của tên lửa Tomahawk chỉ mất vài USD. Hơn nữa, pháo ray điện từ còn có thể bắn được liên tục, khắc phục được nhược điểm bắn phát một của các hệ thống vũ khí khác.

Posted Image

USS Zumwalt

Tuy nhiên, vũ khí laser công nghệ cao vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như kém hiệu quả khi thời tiết xấu (mưa, sương mù, bão cát). Hiệu quả khi bắn có thể bị giảm sút vì cản trở.

Loren Thompson - một chuyên gia quốc phòng tại Viện nghiên cứu Lexington cho hay, quân đội Mỹ vẫn đang nghiên cứu để khắc phục các nhược điểm này, chắc chắn họ sẽ làm được.

Posted Image

Vũ khí laser chiến thuật trên tàu chiến hải quân

Trang bị vũ khí mới đồng nghĩa với việc Hải quân Mỹ sẽ phải điều chỉnh các chiến hạm, thậm chí phải chế tạo mới hoàn toàn bởi một số loại vũ khí như pháo ray điện từ cần nguồn năng lượng rất lớn.

Hiện chiến hạm hoàng tráng nhất của Mỹ là USS Zumwalt (trị giá 3,5 tỷ USD) được xem là tàu quân sự duy nhất của Mỹ có đủ điều kiện tốt nhất để mang pháo ray điện từ, tuy nhiên nó vẫn đang trong quá trình được chế tạo và hoàn thiện.

====================

Cuộc chiến Vùng Vịnh I - Tạm gọi là "canh bạc cuối giai đoạn I" - cơ quan tình báo thượng thặng thời bấy giờ là KGB của Liên Xô không phát hiện được điều gì mới về sự phát triển hiện đại các loại vũ khí của Hoa Kỳ thời bấy giờ. Chỉ đến khi chiến tranh nổ ra, người Iraq mới té ngửa vì những loại vũ khí siêu chính xác.

Nếu "canh bạc cuối cùng" xảy ra theo chiều hướng chiến tranh thì tất cả những loại vũ khi đã quảng cáo trên web đều chỉ là vũ khí hạng 2.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc tiếp tay cho Bình Nhưỡng vi phạm nhân quyền

Thứ Ba, 18/02/2014 - 22:38

(Dân trí) - Hôm nay 18/2, Bắc Kinh đã bác bỏ kết luận của uỷ ban điều tra nhân quyền Liên hiệp quốc, theo đó các quan chức Trung Quốc có thể đã trở thành đồng lõa với những vi phạm nhân quyền của Bình Nhưỡng qua việc trục xuất người tị nạn Triều Tiên về nước.

Posted Image

Ủy ban điều tra của Liên hợp quốc đe dọa đưa cả lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra tòa án hình sự quốc tế vì cáo buộc vi phạm "tội ác chống nhân loại".

Bản báo cáo của Uỷ ban điều tra Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền tại Triều Tiên công bố ngày 17/2 kết luận “những vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống, trên quy mô lớn và thô bạo” đã diễn ra tại Triều Tiên.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng nêu ra “những lo ngại liên quan đến chính sách của Trung Quốc” khi buộc hồi hương những công dân Triều Tiên bỏ chạy sang Trung Quốc. Các chuyên gia của Liên hiệp quốc cho rằng những việc làm như vậy của chính quyền Trung Quốc đã vô hình chung tiếp tay cho “những tội ác” của chính quyền Bình Nhưỡng.

Kết luận của bản báo cáo đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Hôm nay phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Chúng tôi tuyệt đối không thể chấp nhận cáo buộc phi lý” của báo cáo.

Đồng thời bà giải thích thêm: “Về vấn đề người Triều Tiên đào thoát, lập trường của chúng tôi là rõ ràng. Chúng tôi giải quyết đúng và phù hợp với luật quốc tế và các nguyên tắc nhân đạo.” Bà cho biết “những người này không phải là người tị nạn. Chúng tôi coi họ là người Triều Tiên nhập cư trái phép.”

Và Trung Quốc “tin rằng đưa vấn đề nhân quyền ra Tòa án hình sự quốc tế không nhằm giúp cải thiện được tình hình nhân quyền của một nước”.

Tuy nhiên bà Hoa Xuân Oánh cho biết sẽ không trả lời cho “câu hỏi tu từ” về việc Trung Quốc có sử dụng quyền phủ quyết nếu báo cáo của Liên hợp quốc được đưa ra Hội đồng bản an. Giới quan sát cho rằng Trung Quốc chắn chắn sẽ ngăn chặn tiến trình này.

Ngoài ra, phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng từ chối trả lời câu hỏi vì sao Trung Quốc lại ngăn chặn các nhà điều tra Liên hợp quốc tới biên giới Triều Tiên.

Trong tuyên bố tại Geneva, Triều Tiên cũng bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc được đưa ra trong bản báo cáo dài 372 trang của Ủy ban điều tra Liên hợp quốc và cho rằng báo cáo dựa trên bằng chứng giả, do các thế lực thù địch được Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật ủng hộ, dàn dựng.

Vũ Quý

Theo AFP, AP

======================

Sau cuộc hội đàm của ngài "Hôn Ca Sĩ" ở Tử Cấm Thành thì có hai việc wan trọng xảy ra. Đó là:

1/ Đài Loan bị tống cố khỏi Liên Hiệp Quốc và Trung Hoa Lục Địa vào thay thế. Thuộc về bề nổi.

2/ Việt sử 5000 năm văn hiến bị phủ nhận. Thuộc bề chìm.

Về việc thứ nhất: người Mỹ có thể thay thế Đài Loan bằng Trung Quốc thì họ cũng có thể làm điều ngược lại.

Riêng việc thứ hai thì Lão Gàn đã nhận thấy kẻ đích thực đứng đằng sau vụ việc này: Điểm mặt một số siêu cường đang trong Hội đồng Bảo An thì chỉ trừ nước Nga không có bất cứ một "nhà khoa học", một thông tin nào để đóng góp vào cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" trong việc phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến.

Lão Gàn đang suy ngẫm về lời tiên tri của bà Vanga trong một thời gian rất hạn chế tính bằng ngày.....

Lời tiên tri của bà Vanga chỉ sai nếu Việt sử được chứng minh một cách sòng phẳng và khoa học.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung - Nhật căng thẳng quanh chuyện hạt nhân

19/02/2014 05:45 (GMT + 7)

TT - Căng thẳng Trung Quốc, Nhật Bản tiếp tục với việc Bắc Kinh chỉ trích Tokyo liên quan tới một lượng plutonium có thể sản xuất vũ khí hạt nhân.

Posted Image

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã bắn tín hiệu nói có thể để Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào Nhật trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - Ảnh: AFP

Theo Kyodo, khoảng 331kg plutonium được làm giàu tới mức độ có thể sản xuất vũ khí đã được Mỹ bàn giao cho Nhật từ thời chiến tranh lạnh. Theo ước tính, số plutonium này có thể sản xuất 40-50 trái bom hạt nhân. Ngoài ra, Tokyo cũng sở hữu khoảng 40 tấn plutonium có thể sử dụng cho các lò phản ứng hạt nhân.

Thông tin này không gây ngạc nhiên vì từ lâu giới quân sự vẫn nói Tokyo có các cơ sở để có thể nhanh chóng triển khai vũ khí hạt nhân - đặc biệt để đối phó với tình hình ở bán đảo Triều Tiên. Theo Kyodo, Washington đã thúc giục Nhật Bản trả plutonium từ năm 2010 nhưng đến giờ Tokyo vẫn trì hoãn trong việc trả số nguyên liệu này. Hai bên dự kiến có cuộc gặp thứ ba vào tháng 3-2014 để bàn về vấn đề này.

Tới ngày 17-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bày tỏ “quan ngại sâu sắc” và hối thúc Nhật Bản trả lại 331kg plutonium này.

“Trong một thời gian khá dài Nhật Bản né tránh trả lại số nguyên liệu hạt nhân cấp độ vũ khí và điều này gây lo ngại cho cộng đồng thế giới. Trung Quốc cũng quan ngại sâu sắc và mong chờ một lời giải thích từ Nhật Bản” - bà Hoa tuyên bố. Theo bà Hoa, việc nắm giữ một lượng lớn plutonium cấp độ vũ khí của Tokyo đi ngược lại nguyên tắc của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế về cân bằng giữa cung và cầu nguyên liệu hạt nhân. Bà cũng yêu cầu Nhật Bản, với tư cách là thành viên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, cần tuân thủ các quy định về an ninh hạt nhân và sớm trả lại số nguyên liệu trên.

Chỉ trước đó một vài ngày, Tokyo đã ngụ ý Mỹ có thể đưa vũ khí hạt nhân vào Nhật Bản trong trường hợp khẩn cấp. Thông tin này gây lo ngại cho Bắc Kinh, đặc biệt khi hai nước đang căng thẳng quanh vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Tờ China Daily cũng bồi thêm khi trích lời các chuyên gia bày tỏ lo ngại về an toàn của số plutonium trong tay Nhật Bản trong trường hợp xảy ra tấn công khủng bố. Tờ này dẫn bản tin của Hãng AP năm 2012 về việc Tokyo định tái xử lý các nguyên liệu hạt nhân đã qua sử dụng ở cơ sở Rokkasho, “đồng nghĩa với việc chiết xuất plutonium có thể dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân”.

Theo ông Wu Huaizhong - Viện nghiên cứu Nhật Bản (Đại học Khoa học xã hội Trung Quốc), mặc dù Mỹ muốn đồng minh của mình gánh vác thêm các trách nhiệm an ninh tại Đông Á thì họ vẫn không muốn Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân. “Ngày nay có hai lằn ranh đỏ mà Nhật Bản không được phép vượt qua: một là không sở hữu vũ khí hạt nhân, hai là rời khỏi liên minh với Mỹ” - ông Wu nhấn mạnh.

Bắc Kinh đưa ra phản ứng gay gắt sau khi Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida cuối tuần trước ngụ ý Tokyo có thể cho phép Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào Nhật Bản trong trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tính mạng của công dân Nhật.

Trước đó, Tokyo cũng nhận được cam kết từ Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng Washington sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra xung đột trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Hãng Kyodo cho biết trong cuộc gặp với các bộ trưởng Nhật Bản, ông Kishida đã vạch ra các điều kiện khiến chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra ngoại lệ đối với lập trường lâu nay của Nhật Bản trong việc sở hữu, sản xuất hoặc cho phép vũ khí hạt nhân vào biên giới nước này.

Cựu ngoại trưởng Nhật Katsuya Okada năm 2010 tiết lộ rằng Nhật Bản và Mỹ có các thỏa thuận trong thời chiến tranh lạnh, cho phép Mỹ mang các tàu ngầm vũ trang hạt nhân vào các cảng của Nhật. Thỏa thuận này đã kết thúc vào đầu những năm 1990.

TRẦN PHƯƠNG

=====================

Chiện này lẽ dĩ nhiên thế! Nước Mỹ chẳng lo ngại gì với việc Nhật Bủn có vũ khí hạt nhân cả. Ngày xưa Tung Cóoc có vũ khí hạt nhân Hoa Kỳ còn chưa thấy ra mùi gì, huống chi bây giờ thêm Nhật Bản cũng chẳng là cái đinh gì.

Lão Gàn nói lâu rùi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tưởng niệm nạn diệt chủng Do Thái

Từ Hà Nội tái hiện "Hành trình tới cái chết"

Thứ Tư, 19/02/2014 - 15:15

(Dân trí) - Từ Hà Nội, hành trình người Do Thái bị truy đuổi, bị đưa lên tàu tới các trại tập trung, bị hành quyết bằng khí gas và cả sự đấu tranh để tiếp tục sinh tồn và phục quốc của các nạn nhân sống sót sau Holocaust, nạn diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc xã trong Thế chiến II, đã được tái hiện.

"Hành trình tới cái chết" đó đã được tái hiện tại sự kiện tưởng niệm nạn diệt chủng người Do Thái vào ngày 18/2 tại Học viện Ngoại giao ở Hà Nội. Sự kiện do Đại sứ quán Israel kết hợp cùng các ban ngành, tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức, nhân "Ngày tưởng niệm Holocaust", ngày được Liên hợp quốc (LHQ) vào năm 2005 chỉ định vào 27/1 hàng năm.

Với chủ đề "Hành trình" do LHQ đưa ra vào năm nay, từ Hà Nội, Tiến sỹ Joel Sizennwine từ trung tâm Nghiên cứu Holocaust (Yad Vashem- Israel) đã có bài trình bày mang tên "Hành trình tới cái chết", mô tả quá trình người Do Thái bị truy đuổi, bị đưa lên tàu đi tới các trại tập trung, bị hành quyết bằng khí gas và cả sự đấu tranh để tiếp tục sinh tồn và phục quốc của các nạn nhân sống sót sau Holocaust. Nạn diệt chủng người Do Thái Holocaust do Phát xít Đức thực hiện đã kéo dài từ năm 1938 đến đầu năm 1945, khiến cho khoảng 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm sắc tộc khác thiệt mạng ở nhiều nước châu Âu như Đức, Ba Lan, Hungary..

Dưới đây là những hình ảnh tái hiện "Hành trình tới cái chết" tàn ác đó:

Posted Image

Tháng 1/1933, Adolf Hitler, chủ tịch Đảng Quốc xã, được bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức. Sau sự bổ nhiệm này, chính quyền mới ngay lập tức đã phát động chiến dịch tàn bạo chống lại người Do Thái ở Đức.

Posted Image

Trong những năm 1930, người Do Thái bị tấn công, bị bức hại trên đường phố, bị đuổi khỏi các cơ quan nhà nước, trong khi trẻ em Do Thái bị đuổi khỏi các trường học Đức. Doanh nhân Do Thái ở Đức bị tẩy chay và dần dần tài sản của người Do Thái, như các cửa hàng, nhà máy, nhà riêng, đều bị tịch thu.

Posted Image

Sách do người Do Thái viết bị dỡ khỏi thư viện và bị công khai đốt cháy.

Posted Image

Năm 1935, Luật Nuremberg ra đời ở nước Đức Quốc Xã đã tước bỏ quyền công dân và tất cả các quyền dân sự khác của người Do Thái, mở đầu cho các cuộc thảm sát từ năm 1938 kéo dài đến đầu năm 1945, khiến cho khoảng 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm sắc tộc khác thiệt mạng ở nhiều nước châu Âu như Đức, Ba Lan, Hungary...

Posted Image

Năm 1939, Thế chiến II bùng nổ.

Posted Image

Khắp châu Âu, người Do Thái bị buộc phải gắn một ngôi sao màu vàng trên áo.

Posted Image

Vào 20/1/1942, Hội nghị Wannsee đã được triệu tập tại ngoại ô Berlin để đưa ra “Giải pháp cuối cùng” nhằm trục xuất và tàn sát tất cả người Do Thái ở châu Âu.

Posted Image

Năm 1941, Đức Quốc xã bắt đầu thi hành “Giải pháp cuối cùng”. Trên khắp tất cả các vùng bị phát xít Đức chiếm đóng ở châu Âu, người Do Thái đã bị bắt giữ và bị tập hợp lại rồi sau đó bị đưa tới Ghettos và các trại tử thần ở miền đông châu Âu.

Posted Image

Và kết thúc hành trình của họ là ở đây.

Posted Image

Trước khi đến những trại tử thần ở Ba Lan bị phát xít Đức chiếm đóng, như trại Auschwitz-Birkenau, Treblinka, Sobibor và Belzec, người Do Thái đã bị ép buộc lên tàu.

Posted Image

Và hầu hết các nạn nhân bị gửi thẳng tới phòng khí ngạt và bị giết chết.

Posted Image

Thi thể của họ sau đó bị hỏa thiêu trong những lò thiêu như thế này.

Posted Image

Trong thời gian tính bằng ngày, giày dép mà nạn nhân Do Thái bị sát hại đã chất thành núi.

Posted Image

6 triệu người Do Thái đã bị sát hại trong nạn diệt chủng Holocaust. Tháng 5/1945, phát xít Đức đầu hàng, những người Do Thái còn sống sót đã cố gắng xây dựng lại cuộc sống.

Posted Image

Những người sống sót đã nỗ lực trở vực dậy, nhằm trở lại cuộc sống bình thường. Nhiều người đã lập gia đình, sinh con đẻ cái trong các trại dành cho người Do Thái không có nhà ở sau Holocaust.

Vũ Quý

Nguồn ảnh: TS Joel Sizennwine, Trung tâm Nghiên cứu Holocaust (Yad Vashem- Israel)

==================

Tôi phải cắt hai ảnh vì trình của diễn đàn không cho phep tả ảnh qúa số lượng trong một bài viết. Nhưng qua đó chúng ta thấy rất rõ rằng: Dân tộc Do Thái vốn rất ít ỏi và là một mục tiêu của sự diệt chủng. Nhưng cũng không tiêu diệt được một dân tộc trong cuộc chiến khốc liệt này. Vậy sự kiện được bà Vanga tiên tri "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm, chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt" sẽ như thế nào?

Có hai dân tộc vươn lên từ tro tàn của lịch sử - theo cái nhìn của tôi - là: Dân tộc Do Thái và Việt Nam.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc điều tra thuộc cấp thân tín của Chu Vĩnh Khang

(Tin tức 24h) - Cố vấn thân tín của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra và điều này làm dấy lên phỏng đoán rằng lưới bủa vây ông Chu đang được siết lại.

Thêm sự trùng hợp giữa Chu Vĩnh Khang và Jang Song-thaek

Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai sa cơ, N'hổ tử' hành động

Tờ Dân Trí đưa tin, ngày 18/2, Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc đã ra quyết định điều tra đối với ông Ji Wenlin, phó chủ tịch tỉnh Hải Nam, người từng là cánh tay phải cho ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc.

Theo đó vị phó chủ tịch tỉnh Hải Nam bị cáo buộc “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Thông báo không cho biết thêm bất kỳ chi tiết nào, mặc dù thuật ngữ “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” thường được Ủy ban trên dùng để ám chỉ tội danh tham nhũng.

Trong khi đó, tờ Thanh niên cũng đưa tin, ông Ji Wenlin, 47 tuổi, từng là thư ký và là thuộc hạ thân tín của ông Chu Vĩnh Khang khi ông Chu làm Bộ trưởng Tài nguyên đất đai hồi năm 1999, rồi sau đó là Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên từ năm 1999 đến năm 2002.

Posted Image

Thông báo ngắn gọn về vụ điều tra Ký Văn Lâm được CCDI công bố tối 18/2.

Năm 2003, khi ông Chu thăng chức lên Bộ trưởng Bộ công an, Ji Wenlin tiếp tục làm thư ký kiêm phó phòng tổng hợp Bộ công an Trung Quốc. Tháng 7/2008, Ji được cất nhắc lên chức phó giám đốc một nhóm cấp bộ, chịu trách nhiệm duy trì ổn định xã hội. Tuy vậy 5 tháng sau, Ji quay về Bộ đất đai.

Năm ngoái, Ji được cất nhắc lên làm phó chủ tịch tỉnh Hải Nam, sau một thời gian làm phó bí thư thành phố Haikou.

Việc điều tra người thân tín là động thái mới nhất trong các hành động chống lại ông Chu, người được cho là có quyền lực rất lớn trong thời gian còn làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nắm Ủy ban Chính pháp từ năm 2007 đến năm 2012, theo AFP. Ông về hưu cuối năm 2012.

Cuộc điều tra đối với ông Chu được xem như chưa từng có tiền lệ, bởi từ lâu các thành viên của thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn được xem như “bất khả xâm phạm”.

Zhang Ming, một nhà khoa học chính trị tại đại học Renmin cho biết: “Một khả năng đó là cơ quan chức năng đang gặp khó khăn trong việc thu thập bằng chứng cho thấy ông Chu có liên quan trực tiếp và cá nhân tới tham nhũng, thay vì thực hiện việc đó thông qua gia đình mình”.

Trước đó, tháng 10/2013, Tờ South China Morning Post (Trung Quốc) đã dẫn một số nguồn tin cao cấp tiết lộ đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thành lập một đơn vị đặc biệt để điều tra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang.

Posted ImageÔng Chu Vĩnh Khang là người từng bảo trợ cự Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai

Nhận được sự đồng thuận của các cựu lãnh đạo trong đảng, đối với vụ điều tra hết sức nhạy cảm này hồi tháng 8 vừa qua tại hội nghị thường niên bàn về chính sách, ở khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà.

Tờ Petro Times cũng đưa tin, vào tháng 12/2013, Reuters dẫn một số nguồn tin thân cận với lãnh đạo chính phủ Trung Quốc tiết lộ rằng Chu Vĩnh Khang đã bị quản thúc tại gia trong thời gian chính phủ điều tra cáo buộc tham nhũng chống lại ông này.

Chủ tịch Trung Quốc từng tuyên bố quyết dẹp trừ nạn tham nhũng bằng chiến dịch “bắt hổ đập ruồi”, hàm ý thể hiện sự cương quyết bắt “những con hổ" lớn như ông Chu và cả “những con ruồi” tham nhũng nhỏ.

Ngày 17/1, hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin cho rằng, ông Chu Vĩnh Khang sẽ là quan chức cấp cao nhất Trung Quốc bị điều tra tham nhũng kể từ năm 1949. Và các cuộc thẩm vấn chưa từng có đã diễn ra để xác định xem họ có vi phạm luật pháp hay liên quan tới việc phạm tội của ông Chu Vĩnh Khang hay không.

Trong số các quan chức cấp cao bị thẩm vấn có ông Tào Kiến Minh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc. Dự kiến vụ án của ông Chu Vĩnh Khang sẽ được đưa ra tại kỳ họp Quốc hội diễn ra vào đầu tháng 3.

Ông Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942, người tỉnh Giang Tô, đã tốt nghiệp ngành hóa dầu tại Viện Dầu khí Bắc Kinh (nay là Đại học Dầu khí Trung Quốc) và bắt đầu sự nghiệp trong ngành dầu khí (18 năm) tại tỉnh Liêu Ninh. Sau đó, ông Chu Vĩnh Khang lần lượt đảm trách ghế Thứ trưởng Bộ Dầu khí, Bộ trưởng Bộ Đất đai và Tài nguyên, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên (1999-2002). Từ năm 2002, ông Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và từ năm 2007 tới khi nghỉ hưu, ông là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp.

Thái Linh

======================

Khi báo Trung Quốc loan tin sẽ xử dứt điểm vụ ông Bạc trong vòng ....hai ngày, Lão Gàn đã phán: Chỉ phát biểu để cho vui, mọi chuyện còn toác toạc toàng toang, tan tác, tung tóe. Đến nay quả là như vậy. Bây giờ là ông Chu Vĩnh Khang...Chưa đâu. Rồi xem.

Thế giới này nó vậy! Những cái đúng trong một tập hợp này là cái sai trong một tập hợp khác. Ấy là nói theo ngôn ngữ toán học của "Nghịch lý Cantor" cho nó tạm dễ hiểu với những bậc thầy của nền khoa học hiện đại ("Nghịch lý Cantor" chưa được "khoa học công nhận"). Còn nói theo ngôn ngữ của Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt huyền vĩ với lịch sử gần 5000 năm văn hiến thì sẽ diễn đạt thế này: Những cái đúng trong một tập hợp của một hành nào đó trong Ngũ hành, có thể tương thích hoặc là cái sai trong một tập hợp thuộc hành khác. Nhưng nếu cả hai hành này lại là phần tử trong một tập hợp lớn hơn của một hành nào đó thì khả năng của tập hợp lớn hơn sẽ là chuẩn mực dung hòa mâu thuẫn; hoặc phát huy điểm tương đồng giữa hai tập hợp là phần tử tích hợp trong nó và nó sẽ giải quyết theo tính chất nội hàm của một tập hơp lớn hơn.

Đấy là phân tích thuộc về thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Còn "nghịch lý Cantor" chỉ là thứ kiến thức sơ khai.

So với sự phân loại ứng dụng của Thuyết Âm Dương Ngũ hành thì thuyết của Cantor chỉ đáng là thứ tư duy của thời "liên minh bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố". Nhưng so với tri thức của nền văn minh hiện đại thì đây đúng là tiền đề cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai của khoa học lý thuyết. Vì vậy, nó được Lý học Việt công nhận và dùng làm minh họa có tính chất như một cách mô tả lối vào những bí ẩn của nền văn minh Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt. Một cánh cửa thứ hai của tri thức thuộc về nền văn minh hiện đại chính là lý thuyết Vonfram.

Con người còn cần một lý thuyết thứ ba nữa - hiện lý thuyết này chưa xuất hiện - mới có thể mon men vào được sát cánh cổng của những bí ẩn vũ trụ và "bấm chuông", nhìn qua lỗ khóa vào toà lâu đài huyền vĩ của Lý học Đông Phương. Còn có được mời vào tòa nhà huyền vĩ đó hay không thì phải đủ nhân duyên. Đấy là điều mà chính SW Hawking đã xác định: "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?" Câu nói nổi tiếng của Hawking - ông hoàng Vật lý lý thuyết - cũng được Lý học Việt công nhận và dùng để minh họa cho dễ hiểu.

Lão Gàn phát biểu hết sức khách quan và không hể ngạo mạn khi mô tả những vấn đề trên. Chính từ những định đề trên Lão Gàn mới nhận thấy về lý thuyết của Lý học Việt, rằng: Mọi sự lộn xộn ở "cõi trần gian" này đều xuất phát từ những phần tử trong một tập hợp - gồm những tập hợp nhỏ - đã phát triển vượt qua chính những giá trị nội hàm của tập hợp đang hàm chứa nó. Vậy thì cần phải có một tập hợp lớn hơn với những giá trị nội hàm, hàm chứa được những tập hợp mới phát sinh . Theo "nghịch lý Cantor" thì "mọi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn hàm chứa nó". Đấy chính là tính ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành được minh họa bằng "nghịch lý Cantor".

Thí dụ:

Năm nay là năm Giáp Ngọ phân loại: Thiên Can thuộc Mộc Giáp: hành khí thuộc Kim, Địa chi thuộc Hỏa. Đây là tập hợp hàm chứa những tập hợp con có sự phân loại ngũ hành khác nhau trong 12 tháng. Trong một tháng lại là tập hợp lớn theo Ngũ hành hàm chứa những tập hơn con là ngày, cũng được phân loại theo Ngũ hành.

Quay trở lại với hệ quy chiếu mà Lý học Việt - các cụ nhà ta - mô tả nôm na cho con cháu dễ hiểu là những "cõi" và cụ thể là "cõi trần gian" - chứ cách đây hàng ngàn năm mà nói "hệ quy chiếu" thì bố thằng nào, con nào hiểu được - Trong cái "cõi" trần gian này sự phát triển đã vượt qua những giá trị của tập hợp hàm chứa nó về nhiều phương diện. Cũng tùy theo từng "cõi", cái "cõi" của người Trung Quốc thì khác với cái cõi của người Thổ Nhĩ Kỳ...vv... Những tập hợp con là những cõi của từng quốc gia, từng chuyên ngành, kinh tế, khoa học...vv....,đều nằm trong một tập hợp lớn hơn là nền tảng tri thức, hoặc mối quan hệ quốc tế trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại ở thời điểm hiện nay.Gọi chung là "nền văn minh hiện đại".

Đó chính là tập hợp bao trùm lên mọi tập hợp của từng quốc gia, từng ngành trong xã hội. Và sự phát triển hiện này - của từng quốc gia, từng chuyên ngành...- đã vượt qua khả năng bao trùm của tập hàm chứa nó.

Đó là nguyên nhân lý thuyết cho sự khủng hoảng kinh tế thế giới (Lý học Việt đã tiên tri từ 2008), sự đối đầu giữa các siêu cường, khủng hoảng xã hội trong nhiều quốc gia.....Kể cả sự khủng hoảng trong tri thức khoa học hiện đại, mà chỉ có những nhà khoa học hàng đầu mới nhận thức được. Bài báo nói về sự trừng phạt tham những của Trung Quốc trên đây chỉ là một ví dụ, là cái lý do để Lão Gàn viết bài này chia sẻ với những ai quan tâm.

Một thí dụ cụ thể: Trong quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, gần đây các nghị sĩ đấm đá nhau tóe máu mũi, để thể hiện tính dân chủ với tư tưởng trái chiều. Tạm phân loại thành hai nhóm là"nhóm nghị sĩ ăn đòn" và "nhóm nghĩ sĩ đấm đá". Tất nhiên về lý thuyết hai nhóm này là những tập hợp con mâu thuẫn và đã phát triển ra ngoài tập hợp hàm chứa nó trước đây. Nhưng nếu như Thổ Nhĩ Kỳ phát triển về mặt tri thức để có thể hình thành một tập hợp đủ hàm chứa hai tập hợp "đấm đá" và "ăn đòn" thì sẽ dung hòa được mâu thuẫn này;hoặc mâu thuẫn không xảy ra. Tương tự như vậy với cả thế giới và từng quốc gia.

Cuộc khủng hoảng quốc tế về nhiều phương diện cho thấy: các quốc gia đã phát triển với nhu cầu liên hệ toàn cầu với các quốc gia khác tạo ra một xu thế hội nhập toàn cầu, đã làm mọi vấn đề đã vượt ra khỏi giá trị mà tập hợp của xã hội loài người đang hàm chứa trước đây - tạm gọi là nền văn minh hiện đại .

Bởi vậy, nó rất cần có một tập hợp hàm chứa được mọi sự kiện và vấn đề trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay. Tức là : Mọi giá trị tri thức của nền văn minh hiện đại phải tự tìm kiếm một tập hợp lớn hơn hàm chứa nó - nói về tính lý thuyết. Một nền tảng tri thức có thể hàm chứa được mọi gía trị của nền văn minh hiện đại, có khả năng dung hòa mọi mâu thuẫn xã hội và quốc tế chính là một lý thuyết thống nhất. Hệ quả của tư duy phức hợp và đa ngành.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà một lời tiên tri từ xa xưa, nhân danh nền Lý học Việt (Được đồn là của Ngài Trạng Trình) xác định rằng:

Nhược đài sư tử thượng.

Thiên hạ thái bình phong.

Ngài Trạng Trình đang nói về một lý thuyết thống nhất chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - và cũng chính là tập hợp bao trùm lên tất cả những tập hợp con đang mất định hướng hiện nay và sẽ giải quyết được những mâu thuẫn trong xã hội của con người.

"Có một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không có một tập hợp nào lớn hơn nó" - "Nghịch lý Cantor" bảo thế. Và điều này được Lý học Việt công nhận khi đối chiếu với nội dung của học thuyết này.

Lão Gán đã rao hàng và bán hàng trong cái chợ đời của "cõi trần gian" này. Giống như anh bán hành trong chuyện cổ tích Việt Nam. Hàng ế - có lẽ vì lạ nên người ta sợ "ngộ độc thực phẩm" .

Chợ cũng về chiều. Lão Gàn chuẩn bị về đây. Những người tử tế chẳng ai ép khách phải mua hàng.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Bắc Kinh đòi 90% Biển Đông, Mông Cổ có thể đòi cả Trung Quốc"

Hồng Thủy 20/02/14 07:00

(GDVN) - Thậm chí người Mông Cổ có thể đòi hỏi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện nay bởi cha ông họ đã từng làm chủ Hoa lục thời kỳ nhà Nguyên, thế kỷ 13.

Posted Image

Zachary Keck.

Zachary Keck, biên tập viên tạp chí The Diplomat ngày 19/2 nhận xét, cái gọi là nguyên tắc của đường 9 đoạn (đường lưỡi bò, đường chữ U) mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông (trên quan điểm chủ quyền lịch sử) đe dọa sự ổn định không chỉ ở Biển Đông hay châu Á mà đe dọa trật tự toàn cầu khiến Mỹ đã phải công khai phản đối đường 9 đoạn.

Trái ngược với những gì Trung Quốc tuyên bố, Mỹ thể hiện rõ quan điểm của mình sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra đối đầu, chiến tranh giữa Washington và Bắc Kinh trên Biển Đông.

Từ địa vị vững chắc của Mỹ tại Thái Bình Dương hiện nay, có vẻ Washington rõ ràng sẽ không chấp nhận yêu sách của Bắc Kinh đòi "chủ quyền" gần như toàn bộ Biển Đông, ít nhất là trong bối cảnh hiện tại.

Tuy nhiên, một số người theo đuổi tham vọng thực thi tuyên bố chủ quyền với Biển Đông ở Bắc Kinh có thể có những nhận định khác nhau về vấn đề này.

Trường hợp Washington đã khoanh tay đứng nhìn quân đội Trung Quốc đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough năm 2012 và tiếp tục nhăm nhe tìm cách đánh bật Manila ra khỏi bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đối tượng Trung Quốc, Đài Loan và Philippines cũng nhảy vào tranh chấp - PV) khiến những người này tin rằng Hoa Kỳ sẽ không dám "mạo hiểm đương đầu" với Trung Quốc ở Biển Đông.

Posted Image

Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương hôm 5/2 công khai phản đối đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông. Quan điểm này được liên tục lặp lại bởi các quan chức cấp cao Mỹ như Ngoại trưởng John Kerry, Tư lệnh Không quân Bộ tư lệnh Thái Bình Dương hay Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ.

Nếu Trung Quốc phớt lờ các cảnh báo của Mỹ, điều này có khả năng tạo cho Bắc Kinh một khoảng tạm dừng lớn hơn để thúc đẩy tuyên bố của họ ở Biển Đông, và nó cũng sẽ đặt Mỹ vào tình thế khó khăn hơn.

Vì vậy chính quyền Obama đã đưa các biện pháp thích hợp giảm thiểu nguy cơ này bằng cách tuyên bố tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á.

Khi Mỹ thể hiện quan điểm cứng rắn của mình, Washington sẽ tránh bị rơi vào khả năng va chạm với Trung Quốc.

Quan trọng hơn, việc Mỹ thách thức yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông bởi vì nó gây bất ổn không chỉ cho khu vực châu Á. Tuyên bố của Trung Quốc đòi "chủ quyền" với 90% diện tích Biển Đông bắt nguồn từ quan điểm của nhà cầm quyền Trung Quốc về "chủ quyền lịch sử".

Năm 2008, một nhà ngoại giao Trung Quốc nói với các quan chức Mỹ rằng đường 9 đoạn Trung Quốc (tự vẽ ra) ở Biển Đông "cho thấy chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có từ thời cổ đại"?!

Nếu cứ để Trung Quốc tự thiết lập "nguyên tắc" một mình một kiểu như vậy sẽ là một thảm họa với vô số xung đột chủ quyền bởi sự dịch chuyển biên giới giữa các quốc gia trong lịch sử.

Posted Image

Đường lưỡi bò phi pháp Trung Quốc yêu sách "chủ quyền" gần như toàn bộ Biển Đông, cứ lý luận theo kiểu Bắc Kinh thì người Mông Cổ có quyền đòi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Hoa lục.

Lý luận theo kiểu Trung Quốc, đế chế Ottoman đã kiểm soát phần lớn châu Âu ở những thời điểm khác nhau thì Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay có quyền đòi "chủ quyền" với toàn bộ châu lục này.

Tương tự, Pháp và Đức từng có tuyên bố chủ quyền hầu hết Tây Âu và Đông Âu thời kỳ Napoleon và Đức quốc xã, Nga có quyền yêu cầu "chủ quyền" ở các nước Đông Âu do biên giới Liên Xô để lại....

Trớ trêu hơn nữa, một số quốc gia có thể áp dụng "nguyên tắc đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đang bám lấy để yêu sách chủ quyền với chính một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.

Nhiều vùng lãnh thổ của Trung Quốc từng là thuộc địa của Đức, Pháp và Anh thời thế kỷ 19, 20 thì họ cũng có thể yêu sách "chủ quyền" với những vùng đất này như những gì Trung Quốc đã làm ở Biển Đông.

Chính phủ ông Shinzo Abe có thể yêu sách chủ quyền với một vùng lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc vì Hoàng gia Nhật đã từng kiểm soát chúng một thời.

Thậm chí người Mông Cổ có thể đòi hỏi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện nay bởi cha ông họ đã từng làm chủ Hoa lục thời kỳ nhà Nguyên, thế kỷ 13.

Tất cả điều này nói lên rằng nguyên tắc đằng sau cái gọi là đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trật tự toàn cầu. Cứ theo cái cách Bắc Kinh giải thích thì ngay cả Mỹ, Trung Quốc và các nước khác trên thế giới sẽ trở nên sẽ trở nên hỗn loạn.

===================

Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử luôn là chân lý, dù nhìn với bất cứ góc độ nào. Trong điều kiện này thì Trung Quốc không hề có "bằng chứng lịch sử" ở biển Đông. Ngược lại, toàn bộ Nam Dương tử từ hơn 2000 năm trước thuộc Việt tộc với quốc gia Văn Lang.

Lão Gàn chỉ làm sáng tỏ một chân lý.

Trung Quốc gây hấn đòi hỏi chủ quyền phi lý ở biển Đông thì tự nó có hệ quả của nó và là một sai lầm lớn nhất trong lịch sử của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến tranh giữa các vì sao trên biển

20/02/2014 09:00

Trong vài tháng nữa, hải quân Mỹ sẽ chính thức triển khai hệ thống tấn công laser đầu tiên trên tàu chiến, đánh dấu sự mở đầu của vũ khí tương lai.

Posted Image

Hệ thống súng laser chuẩn bị được triển khai trên tàu chiến USS Ponce tại vịnh Ba Tư

- Ảnh: U.S Navy

Sau nhiều năm chờ đợi, hải quân Mỹ đang hoàn tất những bước cuối cùng trước khi áp dụng công nghệ vũ khí tương lai vào hiện thực. Tham vọng lâu nay của lực lượng này là sở hữu được những dòng vũ khí giống như trong loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao, chẳng hạn như chùm tia laser bắn rơi máy bay do thám không người lái và súng xung điện từ khai hỏa với tốc độ siêu thanh. Dự kiến, Mỹ chuẩn bị triển khai Hệ thống vũ khí laser (LaWS) lên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce đang hoạt động tại vịnh Ba Tư chậm nhất là vào giữa năm nay.

Chỉ tốn 1 USD

Tạp chí Wired hôm qua dẫn lời đại tá Mike Ziv của Bộ Tư lệnh các hệ thống hải quân nhận định rằng việc áp dụng trên thực tế những công nghệ tương lai “sẽ thay đổi một cách triệt để” cách thức Lầu Năm Góc triển khai các cuộc chiến. Sắp chính thức hoàn thành sau 6 năm phát triển, LaWS sẽ cho phép hải quân vô hiệu hóa thành công những mối đe dọa đến từ các máy bay do thám không người lái (vốn đang trở thành vũ khí đắc dụng của các nước trên thế giới), và các đội tàu cao tốc. Cũng giống như trong phim ảnh, chùm tia laser vô hình sẽ phóng xuyên mục tiêu hoặc đốt cháy các thiết bị điện trên máy bay hoặc tàu.

Posted Image

UAV do thám bị tia laser bắn hạ - Ảnh: chụp từ clip

Theo Đài Fox News, đến nay tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu của LaWS trong các lần thử nghiệm là 100%. Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu hải quân Mỹ (ONR) Matthew Klunder cho biết ngoài năng lực tác chiến chính xác, một trong những đột phá của vũ khí laser này là chi phí thấp. Mỗi khẩu LaWS trị giá khoảng 32 triệu USD, chỉ tốn chi phí từ 1 USD đến vài USD/lần bắn và chỉ cần một người điều khiển là đủ, hoàn toàn phù hợp để triển khai trong điều kiện cắt giảm ngân sách quốc phòng hiện nay của Mỹ. Tính trung bình, chi phí sản xuất mỗi quả tên lửa đánh chặn trên tàu chiến Mỹ ít nhất 1 triệu USD, chẳng hạn như Tomahawk có giá 1,4 triệu USD. Điều này đặc biệt gây trở ngại trong điều kiện tác chiến cần phải đối phó với chiến thuật tấn công “bầy đàn”, khi phía đối địch đồng loạt triển khai chiến đấu cơ, máy bay chiến đấu không người lái, pháo cối, tên lửa hành trình… Chưa hết, LaWS có thể bắn liên tục chứ không như trường hợp tên lửa hay bom thông minh chỉ phóng ra một lần là kết thúc. “So với hàng trăm ngàn USD để bắn một quả tên lửa, bạn sẽ nhận thấy ưu thế của loại vũ khí mới này”, ông Klunder nói.

“Chỉ cần trên tàu có điện là LaWS sẽ hoạt động tốt. Tôi tin rằng tác động của vũ khí laser đối với chiến tranh hiện đại chẳng khác gì thuốc súng trong thời còn dùng dao kiếm”, AFP dẫn lời chuyên gia Peter Morrison của ONR phát biểu.

Bên cạnh đó, Mỹ đang tích cực thử nghiệm súng xung điện từ tại một căn cứ ở bang Virginia. Loại vũ khí này chứng tỏ tiềm năng thay thế các loại súng truyền thống khi khai hỏa với tốc độ nhanh gấp 7 lần vận tốc âm thanh để tấn công mục tiêu dưới sự hướng dẫn của hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Giới hạn

Tuy nhiên, vẫn có một số chuyên gia nghi ngờ về năng lực của các hệ thống tương lai. AP dẫn lời Loren Thompson, chuyên gia phân tích quốc phòng của Viện Lexington, cho hay laser không hoạt động hiệu quả trong điều kiện thời tiết xấu, mưa gió hoặc bụi bặm có thể giới hạn nghiêm trọng tầm bắn của nó. “Trong khi hải quân cam đoan rằng đã tìm được cách vận hành súng laser khi thời tiết chuyển xấu, tầm bắn của hệ thống vẫn giảm đáng kể”, chuyên gia này nói. Hải quân Mỹ vẫn chưa công bố hỏa lực cũng như tầm bắn trên thực tế của LaWS, nhưng có vẻ như nó phải dưới 100 kilowatt trong lúc thử nghiệm và dùng để khai hỏa ở cự ly gần. Theo tờ The New York Times, Tư lệnh tác chiến của hải quân Mỹ là Đô đốc Jonathan Greenert thừa nhận hiện nay LaWS vẫn chưa thể chặn được tên lửa đối hạm, cũng như chỉ đủ “gãi ngứa” cho chiến đấu cơ và chiến hạm thực thụ. Bên cạnh đó, vẫn còn những thách thức có liên quan đến việc làm nguội tia laser năng lượng cao trên tàu.

Về phần súng xung điện từ, chúng ngốn quá nhiều năng lượng cho mỗi lần khai hỏa, khiến tạm thời không thể được sử dụng trên tàu chiến. Trong tương lai gần, chỉ có tàu khu trục thế hệ mới của hải quân Mỹ là USS Zumwalt, chi phí sản xuất 3,5 tỉ USD, là tàu chiến duy nhất có thể tận dụng sức công phá của súng xung điện từ. Tàu này được trang bị các hệ thống phát tua bin với công suất lên đến 78 megawatt, đủ sức cung cấp điện năng cho một thành phố nhỏ.

Bất chấp những thách thức trên, Mỹ tiếp tục triển khai những dự án vũ khí tương lai. Lầu Năm Góc đã đầu tư 240 triệu USD cho dự án súng xung điện từ, còn hệ thống laser đang vượt xa các dự án nghiên cứu của các nước khác và giới chức khẳng định những dòng LaWS sắp tới sẽ mạnh hơn nhiều so với mẫu đầu tiên.

Thụy Miên

======================

C

hẳng cần phải tìm cách khắc phục những điểm yếu của vũ khi Laze vì hoàn cảnh thới tiết. Người Mỹ và Nhật biết lúc nào nắng đẹp mà. Họ chỉ sai trong dự báo thời tiết ngàn năm Thăng Long và cơn bão Hải yến thôi. Tất nhiên là so với Lão Gàn. Còn đúng với người khác.

À mà này, cách đây một hai năm, Lão Gàn còn dự báo đúng một cơn mưa lớn trên toàn bang Ô , Ô gì đó, mà Khí tượng thủy văn Hoa Kỳ bó tay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng trăm người hai miền Triều Tiên gặp lại nhau sau 60 năm

20/02/2014 16:19

(Tin Nóng) Chiều ngày 20.2, 82 cụ ông, cụ bà Hàn Quốc cùng 58 thành viên gia đình đã có cuộc đoàn tụ với 180 người bà con Triều Tiên tại Núi Kim Cương ở Triều Tiên, sau 60 năm xa cách kể từ khi chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên.

Posted Image

Cả hai người, một Hàn Quốc (trái), một Triều Tiên (phải) bật khóc khi gặp nhau lần đầu sau 60 năm chia cách - Ảnh: Reuters

AFP cho biết hơn 10 người Hàn Quốc phải ngồi xe lăn, hai người khác đi bằng xe cứu thương cùng y bác sĩ. Họ mang theo quà, gồm quần áo, dược phẩm, thực phẩm để tặng cho thân nhân ở Bắc Triều Tiên.

Theo hãng tin Yonhap, trong số này có hai ngư dân Hàn Quốc bị Triều Tiên bắt cóc cách đây vài chục năm, nay lần đầu tiên được gặp thân nhân ở miền nam.

Cuộc gặp gỡ cảm động này diễn ra từ 20-25.2, trước khi cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn Quốc diễn ra vào tuần tới, dù phía Triều Tiên nhiều lần dọa hủy bỏ cuộc đoàn tụ.

Lần đầu tiên kể từ năm 2010 đến nay, một cuộc gặp mặt các gia đình ly tán vì cuộc chiến Triều Tiên mới diễn ra, là hành động hiếm hoi mà Bình Nhưỡng đồng ý thực hiện cùng Seoul.

Dự kiến các gia đình đoàn tụ hai miền sẽ có bữa tiệc tối tại khu du lịch núi Kim Cương.

Ông Son Ki-ho, 90 tuổi, nói ông xúc động được gặp lại người con gái ông để lại ở Bắc Triều Tiên lúc cô mới 2 tuổi.

Hàng triệu người Triều Tiên đã phải chịu cảnh ly tán người thân, gia đình do cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953, kết thúc năm 1953 bởi một hiệp định đình chiến chứ không phải một hiệp ước hòa bình.

Hầu hết các thành viên các gia đình bị ly tán đều mong muốn gặp lại người thân lần cuối trước khi chết, vì nay họ cũng đã 70-80 tuổi rồi.

Theo BBC, khoảng 72.000 người Hàn Quốc đang chờ được xếp lịch để gặp gỡ người thân ở Triều Tiên, hơn một nửa trong số họ đều trên 80 tuổi.

Posted Image

Các cụ gặp lại nhau, nay cũng ở tuổi gần đất xa trời - Ảnh: Reuters

Posted Image

Kỷ vật duy nhất về người thân 60 năm trước là bức ảnh này - Ảnh: Reuters

Posted Image

Đoàn xe chở người Hàn Quốc tiến về khu du lịch núi Kim Cương của Triều Tiên, nơi diễn ra cuộc đoàn tụ thân nhân hai miền - Ảnh: Reuters

Anh Sơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Trung Quốc diễn tập tấn công chớp nhoáng Nhật Bản

Thứ Sáu, 21/02/2014 - 09:32

Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết quân đội Trung Quốc đang thực hành huấn luyện đánh chiếm lại các đảo trên biển Hoa Đông, theo trang mạng Diplomat ngày 19/2.

Theo quan chức Mỹ trên, Quân Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc (PLA) đang luyện tập về một cuộc “tấn công chớp nhoáng” chống lại Nhật Bản trên biển Hoa Đông nhằm chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.

Posted Image

Quân đội Trung Quốc trong một cuộc diễn tập đổ bộ. Ảnh: EpochTimes

Đại úy James Fanell, người đứng đầu cơ quan tình báo và thông tin thuộc Hạm đội Thái Bình Dương - Mỹ cho biết Trung Quốc đã tổ chức cuộc diễn tập phối hợp giữa 3 đơn vị với quy mô lớn mang tên “Mission Action 2013” (Sứ mệnh hành động) năm ngoái, nhằm chuẩn bị để đánh bại lực lượng phòng vệ Nhật Bản nếu xảy ra xung đột ở Hoa Đông.

“Chúng tôi đã theo dõi cuộc diễn tập của PLA về các hoạt động đổ bộ và hợp đồng tác chiến giữa các quân khu. Chúng tôi kết luận rằng quân đội Trung Quốc đã được giao thêm nhiệm vụ mới đó là có thể thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoáng tiêu diệt lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên biển Hoa Đông và đánh chiếm lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, thậm chí là cả hòn đảo phía nam Ryukyu", ông Fanell nói.

Phát biểu trong một hội nghị tại Học viện Hải quân Mỹ, Đại úy Fanell cũng nói về một số hoạt động nhằm mở rộng sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở các vùng biển Hoa Đông và biển Đông.

"Căng thẳng ở khu vực biển Đông và Hoa Đông đã leo thang cùng với việc lực lượng Hải giám của Trung Quốc liên tục khiêu khích, quấy rối các nước láng giềng trong khi các tàu chiến của nước này vẫn tổ chức các chuyến thăm hữu nghị thể hiện triển vọng hợp tác trong khu vực”, ông Fanell nói thêm.

Đại úy Fanell là người phục vụ lâu năm trong lực lượng hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương và có thời gian dài theo dõi các hoạt động quân sự của Trung Quốc. Theo tiểu sử chính thức, Fanell là một trong số những sỹ quan tình báo đầu tiên được giao nhiệm vụ nắm tình hình Trung Quốc năm 1991 tại Trung tâm Tình báo Liên quân, Thái Bình Dương (JICPAC). Giữa năm 2005 - 2006, ông nghiên cứu các hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford và từ năm 2006 - 2008, ông là sỹ quan tình báo cao cấp về Trung Quốc tại Văn phòng tình báo hải quân (ONI). Hiện ông là chỉ huy của “Red Star Rising”, một cơ quan tình báo giám sát về sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Theo CT

Baotintuc.vn/Diplomat

========================

Lạ nhỉ? Không hiểu họ suy nghĩ kiểu gì?

Cứ cho rằng quân Trung Quốc thắng. Tiêu diết hết lực lượng phòng thủ Nhật Bản ở Senkaku/ Điếu ngư và chiếm trọn vẹn hòn đảo! Rồi sao? Người Nhật ngậm ngùi khóc tiếng Hindu à? Hay là liên quân Nhật Mỹ sẽ tấn công Trung Quốc?

Thời thế mỗi lúc một khác. Cách tư duy của Trung Quốc hết sức cổ điển.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả TQ vừa dọa vừa dụ Ấn Độ không hợp tác dầu khí với Việt Nam?!

Hồng Thủy 21/02/14 07:00

(GDVN) - Với tư tưởng bành trướng, Liu Qian cho rằng "tiền đề" hợp tác Trung - Ấn trong lĩnh vực dầu khí ở nước ngoài là 2 bên phải "tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau

3 trong 6 quân khu của Ấn Độ lập "tổ nghiên cứu Trung Quốc"

Ấn Độ kêu gọi sớm có Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông

Tập Cận Bình sẽ đẩy TQ vào xung đột vũ trang với các nước láng giềng?

Thời báo Hoàn Cầu: Nhật Bản liên thủ Ấn Độ chống Trung Quốc

"TQ lý sự: Cái gì của tôi là của tôi, cái gì của bạn thì ta đàm phán"

Posted Image

Hình minh họa.

Tờ Times of India ngày 20/2 đưa tin, hôm 19/2 Thời báo Hoàn Cầu đăng tải bài xã luận của một học giả thuộc cơ quan nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc "cảnh báo" Ấn Độ không tham gia hợp tác dầu khí với Việt Nam (trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam - PV) ở Biển Đông.

"Nếu Ấn Độ cứ nhất định hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông với Việt Nam bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc thì sẽ rất khó để Bắc Kinh thúc đẩy hợp tác với New Delhi", Liu Qian, một học giả từ Viện Nghiên cứu Năng lượng Trung Quốc thuộc đại học Dầu khí Trung Quốc nói với Thời báo Hoàn Cầu.

Trong bài, Liu Qian miêu tả Trung Quốc và Ấn Độ là "đối thủ tự nhiên" trong ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu, đồng thời kêu gọi New Delhi với Bắc Kinh nên cố gắng hợp tác lớn hơn thay vì tham gia vào các hoạt động cạnh tranh dữ dội.

Học giả này cho rằng, đều là 2 quốc gia đông dân, có nhu cầu năng lượng lớn và phải tìm kiếm nguồn cung cấp dầu khí từ nước ngoài với quỹ đạo gần như giống nhau, bắt đầu với Trung Đông và châu Phi, tiếp theo là Nga, Trung Á, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh.

Kết quả là đã có rất nhiều sự chú ý đổ dồn vào cạnh tranh Trung - Ấn trong lĩnh vực năng lượng quốc tế.

Các công ty dầu khí 2 nước đã phải cạnh tranh giành giật quyền khai thác dầu tại Angola và Ecuador, tranh giành mua dầu và khí đốt ở Kazakhstan.

Và cũng có trường hợp Trung Quốc và Ấn Độ bắt tay hợp tác ở Ai Cập và đang tìm kiếm triển vọng hợp tác trong các dự án ở Iran, Myanmar và Nga.

Posted Image

Kêu gọi Ấn Độ hợp tác thay vì cạnh tranh chỉ là cái cớ viên học giả Trung Quốc đưa ra để ngụy biện cho tham vọng của Bắc Kinh muốn bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông.

Liu Qian cho rằng vấn đề hiện này nằm ở cách thức làm sao 2 nước tránh "cạnh tranh không cần thiết" và thiết lập 1 cơ chế "phối hợp hợp tác song phương".

Viên học giả lên giọng, nói thẳng ra trong các cuộc cạnh tranh trực diện giữa các công ty dầu khí Trung Quốc với Ấn Độ thì phía Trung Quốc luôn giành thế thượng phong, điều này khiến cho phía Ấn Độ tỏ ra rất nhạy cảm với các cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.

Nguyên nhân của việc Trung Quốc chiếm thế thượng phong, thậm chí là đánh bại các doanh nghiệp Ấn Độ trên thị trường năng lượng quốc tế, theo Liu Qian bắt nguồn từ việc "Trung Quốc có thể cung cấp lợi nhuận lớn hơn" cho đối tác, không chỉ bao gồm các quỹ, công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn kinh nghiệm quản lý, đào tạo nhân viên.

Liu Qian cho rằng các công ty dầu khí Trung Quốc ở nước ngoài "thường trả tiền bảo hiểm cao" và để tạo ra lợi nhuận họ đã phải "cố gắng hết sức mình để nâng cao hiệu quả khai thác, vận hành".

Tuy nhiên, chính cái "ưu việt" mà Liu Qian kể trên lại trở thành gánh nặng bởi chi phí cạnh tranh khốc liệt đang ngày càng vượt quá khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp dầu khí Trung Quốc ở nước ngoài, đó là lý do tại sao họ muốn quay ra thỏa hiệp với Ấn Độ.

Liu Qian nhận định, chi phí cao là yếu tố không bền vững cho các doanh nghiệp dầu khí Trung Quốc ở nước ngoài, trong khi Ấn Độ cũng cần phải tránh cạnh tranh quá nhiều để tiết kiệm tiền. Điều này cung cấp cơ hội hợp tác giữa 2 bên.

Và vẫn với tư tưởng bành trướng, nước lớn, Liu Qian cho rằng "tiền đề" hợp tác Trung - Ấn trong lĩnh vực dầu khí ở nước ngoài là 2 bên phải "tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau, nếu Ấn Độ vẫn khăng khăng hợp tác khai thác tài nguyên với Việt Nam ở Biển Đông bất kể cảnh báo của Trung Quốc, rất khó để Bắc Kinh xem xét hợp tác với New Delhi"?!

=====================

Dọa thế Ấn Độ chưa sợ đâu. Phải dọa thế này này: Phần lớn đất biên giới của Ấn Độ là của Trung Quốc. Cà chớn là bụp liền! Rồi đưa bằng chứng lịch sử toàn bộ đất Ấn Độ hiện nay vốn là của Trung Quốc từ thời Hoàng Đế cách đây gần 6000 năm. Này! Các trự Trung Quốc à! Đất nước Hoa Kỳ sắp sửa giải tán vì những bằng chứng không thể chối cãi nó thuộc về đế chế In Ca của người da đỏ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc có thể dùng tàu cá tập kích đảo Senkaku?

Đông Bình 21/02/14 09:03

(GDVN) - Trung Quốc có thể lấy lý do tránh bão cho tàu cá tràn vào vùng biển mục tiêu, đi kèm là dân binh và xe bọc thép, tận dụng cơ hội tấn công đánh chiếm đảo.

Posted Image

Cảnh sát Hàn Quốc bắt tàu cá Trung Quốc (ảnh minh họa)

Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản ngày 18 tháng 2 đăng bài viết nhan đề "Năng lực tác chiến đoạt đảo nhỏ của Nhật Bản không đủ".

Theo bài báo, một buổi tối cuối tháng 1, ở vùng biển San Diego Mỹ trên Thái Bình Dương, 10 tàu cao su chạy tới bờ biển, trên mỗi chiếc có 8 người lặng lẽ nhảy xuống biển rộng và nhanh chóng đổ bộ.

Đây là một cảnh diễn tập chiến đấu thực tế liên hợp Nhật-Mỹ tổ chức ở căn cứ hải quân San Diego. Đây là cuộc diễn tập đổ bộ đoạt lại đảo nhỏ, thời gian diễn tập sẽ kéo dài đến ngày 24 tháng 2. Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản thực hiện nhiệm vụ "đoạt lại đảo nhỏ" là đơn vị WAiR có 270 binh sĩ.

Chỉ huy đơn vị WAiR Hamamatsu Kenji cho biết: "Chúng tôi đã thừa nhận xu hướng công nghệ và quy trình đơn vị, đã học được kinh nghiệm ứng phó với chiến đấu thực tế của Thủy quân lục chiến Mỹ".

Posted Image

Tàu cá Trung Quốc (ảnh minh họa)

Mặc dù hai nước Nhật-Mỹ sẽ không công khai thừa nhận, nhưng mục đích của cuộc huấn luyện này là nhằm đối phó với khả năng Trung Quốc tấn công đánh chiếm nhóm đảo Senkaku trong tương lai.

Tuy nhiên, bài báo dẫn lời "chuyên gia quân sự" cho rằng, "về tác chiến đoạt lại đảo nhỏ, thực lực của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất còn xa mới đuổi kịp Thủy quân lục chiến Mỹ".

Tác chiến đổ bộ là chỉ tiến hành đổ bộ trên biển, rồi đoạt lại đảo, nhưng nếu không thể bảo đảm an toàn của địa điểm đổ bộ thì có thể bị tổn thất to lớn. Vì vậy, tất cả điều này phải dựa vào khả năng tấn công của máy bay và tàu chiến để tiêu diệt kẻ thù.

Về điểm này, Thủy quân lục chiến Mỹ có lực lượng hàng không, hơn nữa trong thời bình có hành động thống nhất với Hải quân. Tuy nhiên, sức chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ tương đối phân tán.

Quân đoàn cơ động đổ bộ thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, máy bay chiến đấu thuộc Lực lượng Phòng vệ Trên không, tàu vận tải và tàu hộ vệ thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển.

Posted Image

Tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông (ảnh minh họa)

Đại cương Phòng vệ mặc dù đưa ra 3 ý tưởng "Lực lượng Phòng vệ cơ động tổng hợp" của tác chiến hợp nhất Lực lượng Phòng vệ, nhưng do mua sắm vũ khí và huấn luyện tiến hành tách rời, ý tưởng này cũng không thể thực hiện một sớm một chiều.

Tháng 11 năm 2013, Lực lượng Phòng vệ đến Philippines tiến hành trợ giúp sau thiên tai, máy bay trực thăng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất được đưa lên tàu vận tải Lực lượng Phòng vệ Biển, chỉ tháo dỡ đã mất thời gian hai ngày, đến hiện trường lắp ráp cũng mất thời gian hai ngày.

Tháng 1 năm 2014, Lực lượng Phòng vệ sử dụng thao trường Narashino của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất tỉnh Chiba, mô phỏng nó là đảo nhỏ bị biển lớn bao quanh, tổ chức cho binh sĩ trung đoàn nhảy dù 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất mặc đồ lặn, tiến hành huấn luyện đoạt đảo - dùng dù nhảy xuống "biển khơi". Tuy nhiên, tư tưởng diễn tập dùng để áp chế lực lượng địch rất khó vận chuyển xe tăng Type 10 đến đảo nhỏ.

Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản thừa nhận: "Mặc dù tiến hành huấn luyện liên hợp với Thủy quân lục chiến Mỹ, về trang bị vẫn không thể đuổi kịp. Nguyên nhân dẫn đến thực tế này là chưa nghĩ đến chiến đấu thực tế".

Posted Image

Đối đầu Trung-Nhật trên vùng biển đảo Senkaku

Giáo sư Satoshi Morimoto Đại học Takushoku, người làm Bộ trưởng Quốc phòng thời đại chính quyền Đảng Dân chủ Nhật Bản nói trong một chương trình truyền hình của Nhật Bản vào ngày 4 tháng này rằng, xét tới chênh lệch thực lực giữa Lực lượng Phòng vệ với lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, "Trung Quốc không phải không có khả năng thông qua tránh để quân Mỹ can thiệp quân sự, tận dụng kẽ hở pháp lý của Nhật Bản, đổ bộ lên nhóm đảo Senkaku, tiến hành kiểm soát thực tế".

Các bước phát triển "Thủy quân lục chiến" của Lực lượng Phòng vệ vừa mới bắt đầu, nhưng tình hình thực tế lại không hề chờ đợi.

Tháng 7 năm 2012, cảng cá Arakawa của quần đảo Goto, tỉnh Nagasaki thuộc hướng biển phía đông, từng có một lần bị 106 tàu cá Trung Quốc tràn vào. Những tàu cá này lấy tránh bão làm lý do, yêu cầu cho cập cảng và được phía Nhật Bản đồng ý.

Vì vậy, tàu cá treo quốc kỳ Trung Quốc đậu song song ở cùng một vịnh. Minoru Kubota, chánh văn phòng chủ tịch thành phố Goto, tỉnh Nagasaki nhớ lại cho biết: "Cảnh đó rất quái dị".

"Tránh nạn" chỉ là lý do bề ngoài. Nhà nghiên cứu Tetsuo Kotani, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản cho rằng: "Đây là cuộc diễn tập tấn công nhóm đảo Senkaku của Trung Quốc. Trong tàu cá của Trung Quốc có thể có dân binh và xe bọc thép. Họ tìm cách lợi dụng kẽ hở không thể ra tay của Nhật Bản, để cho dân binh và xe bọc thép đổ bộ".

Việc Trung Quốc tấn công đảo nhỏ đã không còn là đánh trận trên giấy.

Posted Image

Trung Quốc ưu tiên biên chế các loại tàu chiến mới cho Hạm đội Nam Hải: Trung Quốc mới chế được 3 tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn thì dành cả cho Hạm đội Nam Hải; 5 tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056 (trong hình) đã triển khai trên Biển Đông; tàu quét mìn mới cũng đã triển khai ở Biển Đông v.v... Trung Quốc đã vài lần cho biên đội tàu chiến xuống tận bãi ngầm James (gần Malaysia - phía nam Biển Đông) tổ chức cái gọi là tuyên thệ "bảo vệ chủ quyền" cho thấy họ thực sự quyết tâm thực hiện bằng được tham vọng "đường lưỡi bò" bất hợp pháp.

===================

Nếu Trung Quốc chơi trò "tàu cá tỵ nạn" để bất ngờ chiếm đảo của Nhật thì có hai khả năng xảy ra. Lão Gán phát biểu ý kiến để các quý vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cân nhắc.

1/ Nhật Bản thấy "tàu lạ" ồ ạt kéo vào vùng biển của mình bèn tấn công tiêu diệt sạch. Hóa ra toàn tàu cá Trung Quốc. Lúc đó Nhật Bản sẽ sory vì tín hiện ra đa bị lỗi. Hoặc họ không sory mà vớt xác tàu chìm và phát hiện xe bọc thép, vũ khí kèm theo làm bằng chứng cho việc phòng thủ chính đáng của họ.

2/ Trung Quốc thành công với phương pháp "tàu cá tỵ nạn" và chiếm được Senkaku. Nhưng sau đó khi chiến tranh bùng nổ toàn diện thì dân lành và chiến binh Trung Quốc khó phân biệt. Điều này chính là do Trung Quốc tạo ra.

Tùy! Đấy là nhận xét của Lão Gàn. Quí vị tự cân nhắc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Obama gặp Đạt Lai Lạt Ma

Thứ Sáu, 21/02/2014 11:21

(NLĐO) – Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng vào sáng 21-2 (giờ địa phương), động thái khiến Trung Quốc không hài lòng.

Trung Quốc bác tin ám sát Đạt Lai Lạt Ma

Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Caitlin Hayden khẳng định: “Tổng thống sẽ tiếp Đạt Lai Lạt Ma với tư cách là một nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần được kính trọng trên thế giới”.

Do tính chất nhạy cảm của cuộc gặp gỡ, giới báo chí không được có mặt.

Posted Image

Nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma. Ảnh: REUTERS

Cuộc gặp diễn ra phản ánh phần nào mối lo ngại của Mỹ về nhiều hoạt động của Trung Quốc, từ thực tế nhân quyền đến tình trạng căng thẳng về lãnh thổ với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

Trong khi đó, Bắc Kinh xem Đạt Lai Lạt Ma là nhân vật ly khai quá khích khi ông cố công theo đuổi quyền tự trị cho Tây Tạng.

Trước đây, Tổng thống Obama đã 2 lần tiếp Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng, vào tháng 2-2010 và tháng 7-2011. Đặc biệt, cuộc tiếp xúc gần đây nhất khiến cho Bắc Kinh phẫn nộ, tuyên bố quan hệ Trung-Mỹ bị tổn hại.

Tuần này, một quan chức Trung Quốc cao cấp đã tuyên bố nhất định phớt lờ áp lực của nước ngoài về nhân quyền, đồng thời nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo nước ngoài tiếp xúc với Đạt Lai Lạt Ma sẽ trả giá.

Mỹ công nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc và không ủng hộ độc lập của Tây Tạng nhưng ủng hộ phương cách đòi quyền tự trị nhiều hơn của Đạt Lai Lạt Ma.

Dự kiến Nhà Trắng sẽ ra thông báo sau khi cuộc gặp gỡ kết thúc. Trong ngày 21-2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu Mỹ hủy bỏ cuộc gặp này.

Hoài Vy (Theo Reuters)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vùng phòng không ở Biển Đông "quan trọng với Trung Quốc về lâu dài"

Thứ Bẩy, 22/02/2014 - 08:15

(Dân trí) - Việc thiết lập một vùng phòng không thứ 2 - lần này là ở Biển Đông - nằm trong lợi ích lâu dài của Trung Quốc, một nhà nghiên cứu cấp cao của quân đội Trung Quốc ngày 21/2 cho biết.

Posted Image

Các chiến hạm Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận ở Biển Đông tháng 3/2013.

Đại tá Li Jie, từ Học viện quân sự hải quân Trung Quốc, đã cho biết như vậy khi nói về các bình luận gần đây của một quan chức quân đội Mỹ về kế hoạch của Trung Quốc nhằm lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Ông Li cho hay các bình luận của một quan chức tình báo cấp cao Mỹ hồi tuần trước về ý định của Trung Quốc nhằm tuyên bố ADIZ ở Biển Đông là nhằm ngăn chặn Bắc Kinh thực hiện hành động tương tự.

Đại tá James Fanell, giám đốc các chiến dịch tình báo và thông tin của Hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương, dự đoán rằng Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông vào cuối năm 2015.

Hồi năm ngoái Trung Quốc đã tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, nơi nước này vướng vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bắc Kinh yêu cầu tất cả các máy bay đi qua khu vực phải khai báo, nếu không sẽ đối mặt với biện pháp trả đũ.

Một phát ngôn viên Lầu năm góc cho biết những bình luận của ông Fanell là quan điểm cá nhân. Sự bác bỏ này diễn ra khi Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, Tướng Ray Odierno, tới thăm Bắc Kinh, nơi ông có cuộc gặp với Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy.

Ông Li cho rằng việc Lầu năm góc nói không liên quan tới các bình luận của ông Fanell là mang tính chiến thuật.

"Đó là một chiến lược ngoại giao điển hình của Mỹ. Washington rất lo ngại về căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, vốn có liên quan tới các lợi ích chiến lược của Mỹ", ông Li nói.

"Việc thiết lập một ADIZ khác ở Biển Đông là cần thiết cho các lợi ích quốc gia lâu dài của Trung Quốc", ông Li nói thêm.

Ông Li nói còn quá sớm để dự đoán rằng khi nào ADIZ ở Biển Đông sẽ được công bố. Các chuyên gia quan hệ quốc tế cho hay Trung Quốc không có ý chọc giận các quốc gia láng giềng bằng một ADIZ khác. Nhưng các căng thẳng ở Biển Đông sẽ không lắng dịu. Tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines, Tướng Emmanuel Bautista ngày 20/2 đã cam kết bảo vệ các ngư dân nước này khỏi bất kỳ "sự hăm họa hay bắt nạt" nào của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Fanell cho hay Trung Quốc đã luyện tập về một cuộc “tấn công chớp nhoáng” chống lại Nhật Bản trên biển Hoa Đông nhằm chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

"Chúng tôi đã theo dõi cuộc diễn tập tấn công và đổ bộ lớn của Trung Quốc mang tên Sứ mệnh hành động 2013 và kết luận rằng quân đội Trung Quốc đã được giao một nhiệm vụ mới: có thể thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoáng tiêu diệt lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên biển Hoa Đông", ông Fanell nói.

Một cuộc chiến như vậy có thể dẫn tới việc đánh chiếm quần đảo đang tranh chấp, Đại tá Fanell nói thêm.

Nhưng chuyên gia quân sự Ni Lexiong tại Thượng Hải thanh minh rằng cuộc diễn tập không cho thấy Trung Quốc có bất kỳ kế hoạch nào nằm giành lại Senkaku/Điếu Ngư bằng vũ lực.

"Cả quân đội Trung Quốc và lực lượng phòng vệ Nhật đều có các kế hoạch giành lại đảo khác nhau, vốn chỉ là các cuộc diễn tập thông thường", ông Ni nói.

An Bình

Tổng hợp

=================

"Quyền lợi cốt lõi" và "quyền lợi căn bản" lại mâu thuẫn rồi!

Trong khoa học , một lý thuyết mà có mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc thì lý thuyết đó bị coi là sai. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao Trung Quốc quan ngại Obama gặp Đạt Lai Lạt Ma?

(Tin tức 24h) - Trung Quốc đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Obama hủy bỏ cuộc gặp vào sáng 21/2 (giờ địa phương) với nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma với lời cảnh báo sẽ "ảnh hưởng nghiêm trọng" đến mối quan hệ giữa hai nước.

Tân Hoa xã: Một nhà sư ở Tây Tạng 'tự thiêu'

Nỗi ám ảnh của quân đội Trung Quốc ở Tây Tạng

Báo Người Lao Động trích dẫn nguồn tin từ Reuters cho biết, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Caitlin Hayden khẳng định: “Tổng thống sẽ tiếp Đạt Lai Lạt Ma với tư cách là một nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần được kính trọng trên thế giới”.

Do tính chất nhạy cảm của cuộc gặp gỡ, giới báo chí không được có mặt. Ngoài ra, việc tổ chức cuộc gặp tại phòng Bản đồ thay vì phòng Bầu dục của Nhà Trắng hàm ý đây không phải là cuộc hội đàm chính thức.

Mỹ công nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc và không ủng hộ độc lập của Tây Tạng nhưng ủng hộ phương cách đòi quyền tự trị nhiều hơn của Đạt Lai Lạt Ma.

Posted Image

Lãnh đạo tinh thần lưu vong Đạt Lai Lạt Ma.

Trong khi đó, Bắc Kinh xem Đạt Lai Lạt Ma là nhân vật ly khai quá khích khi ông cố công theo đuổi quyền tự trị cho Tây Tạng.

Theo Tân Hoa xã, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong một thông cáo báo chí: "Chúng tôi kêu gọi Mỹ xem những quan ngại của Trung Quốc là nghiêm túc và không tạo điều kiện cho Đạt Lai Lạt Ma tiến hành các hoạt động ly khai chống Trung Quốc".

“Trung Quốc cực kỳ quan ngại về cuộc gặp trên và chính thức gửi công hàm phản đối đến Mỹ", bà Hoa Xuân Oánh cho biết thêm.

Bà Hoa Xuân Oánh cũng cho rằng, vấn đề Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc và không có quốc gia nào khác có quyền can thiệp vào vấn đề này

Việc bố trí cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Đạt Lai Lạt Ma là một sự can thiệp vô lý vào công việc nội bộ của Trung Quốc và vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của quan hệ quốc tế, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, bà Oánh cho biết.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama với Đạt Lai Lạt Ma diễn ra cùng ngày với chuyến thăm Trung Quốc của Tham mưu trưởng lục quân Mỹ.

Theo VOV, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, Tướng Raymond Odierno tuyên bố ngày 21/2 rằng Trung Quốc và Mỹ chia sẻ những mục tiêu chung và sẽ thúc đẩy việc hợp tác quân sự.

Tại cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc, Trung tướng Vương Ninh, ông Odierno cho rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều “sở hữu lực lượng quân đội rất tinh nhuệ” và cần phải hợp tắc chặt chẽ với nhau để thúc đẩy mối quan hệ chung đã phát triển nhanh chóng trong 1 thập kỷ qua.

Posted Image

Tướng Raymond Odierno (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Ninh

“Tôi tin rằng các cuộc đối thoại với các tướng lĩnh Trung Quốc là rất quan trọng để tiếp tục việc hợp tác bởi chúng tôi có rất nhiều mục tiêu chung”, ông Odierno phát biểu khai mạc cuộc gặp tại Bộ Quốc phòng Trung Quốc ở phía Tây thủ đô Bắc Kinh.

Trong khi đó, Trung tướng Vương Ninh nói rằng quân đội Trung Quốc chân thành mong muốn có một mối quan hệ lâu bền với quân đội Mỹ thông qua việc hợp tác thực sự.

Cả hai bên tuyên bố sẽ thảo luận về các vấn đề an ninh trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và hai đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines trên biển Hoa Đông và biển Đông được dự đoán là có thể dẫn đến xung đột quân sự.

Bên cạnh những cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, Trung Quốc cũng gây rất nhiều lo ngại cho Mỹ khi nước này tuyên bố thành lập một Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông vào cuối năm 2013 chồng lấn lên một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.

Mai Thùy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc phẫn nộ vì Obama gặp Dalai Lama

Thứ bảy, 22/2/2014 09:34 GMT+7

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tối qua triệu tập ông Daniel Kritenbrink, đại diện lâm thời của Mỹ tại Bắc Kinh, để bày tỏ sự phẫn nộ và phản đối việc Tổng thống Barack Obama gặp lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Dalai Lama.

Trung Quốc yêu cầu hủy cuộc gặp Obama - Dalai Lama

Posted Image

Dalai Lama (trái) và Tổng thống Barack Obama. Ảnh: White House

"Hành vi sai trái này của phía Mỹ đã can thiệp nghiêm trọng vào nội bộ chính trị Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng lời hứa không ủng hộ Tây Tạng độc lập, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, làm tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ Trung-Mỹ", Xinhua dẫn lời Thứ trưởng Trương Nghiệp Toại trong buổi làm việc với ông Kritenbrink.

Trong cuộc họp báo sau đó, ông Tần Cương, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, yêu cầu Washington xem xét nghiêm túc mối quan tâm của Bắc Kinh, chấm dứt các hành động dung túng và ủng hộ thế lực ly khai đòi độc lập cho Tây Tạng.

Tổng thống Barack Obama hôm qua có cuộc hội đàm với lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Dalai Lama (Đạt Lai Lạt Ma) tại Nhà Trắng, bất chấp thái độ phản đối của Bắc Kinh trước đó. Theo BBC, cuộc gặp diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ tại phòng Bản đồ, chứ không phải phòng Bầu dục, nơi tổng thống Mỹ thường tiếp lãnh đạo nước ngoài.

Nhà Trắng sau đó ra thông cáo cho biết Tổng thống Obama "ủng hộ mạnh mẽ việc bảo tồn truyền thống tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ độc đáo của Tây Tạng, cũng như vấn đề bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng tại Trung Quốc". Ông cũng kêu gọi Trung Quốc nối lại đàm phán với các đặc phái viên của Dalai Lama.

Đây là lần thứ ba ông Obama tiếp Dalai Lama tại Nhà Trắng. Hai lần trước diễn ra vào các năm 2010, 2011 và đều vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh.

Trung Quốc coi Dalai Lama là một người ly khai. Mỹ cũng như phần lớn các nước khác thừa nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn luôn bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền ở Tây Tạng và tuyên bố ủng hộ duy trì truyền thống cũng như bản sắc của khu trự trị này.

Đức Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tên lửa Ấn Độ có thể đặt các thành phố Trung Quốc trong tầm ngắm

(Dân trí) - Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V mới và tàu ngầm hạt nhân INS Arihant của Ấn Độ có khả năng tấn công các thành phố lớn của Trung Quốc nếu một cuộc chiến nổ ra giữa hai cường quốc châu Á, báo chí Nga đưa tin.

Posted Image

Một vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V của Ấn Độ.

Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ hồi đầu tháng 2 đã thông báo rằng tên lửa Agni-V và tàu ngầm Arihant dự kiến sẽ được biên chế trong quân đội Ấn Độ vào năm 2015.

Tên lửa Agni-V và tàu ngầm Arihant được thiết kế để cho phép Ấn Độ có khả năng tấn công phủ đầu chống lại Trung Quốc. Với tầm xa 5.000 km, tên lửa Agni-V có thể tấn công Bắc Kinh và các thành phố quan trọng khác ở đông bắc Trung Quốc, tờ Tiếng nói nước Nga cho biết.

Để vươn tới các thành phố ven biển quan trọng ở đông và nam Trung Quốc như Thượng Hải và Quảng Châu, tên lửa đạn đạo K-15 Sagarika với tầm xa 700-750 km và có khả năng mang đầu đạn nặng 1 tấn, sẽ được phóng từ tàu ngầm Arihant.

Về phía Trung Quốc, tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15 của quân đội nước này được triển khai tại biên giới Tây Tạng có khả năng vươn tới hầu hết Ấn Độ. Toàn bộ Ấn Độ cũng nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung DF-21 và máy bay ném bom H-6K.

Trong trường hợp xảy ra các hành động đối địch, Trung Quốc có thể triển khai các tàu ngầm gần các căn cứ hải quân Ấn Độ, vốn có khả năng trở thành các cảng nhà cho tàu ngầm Arihant và các tàu chị em, theo tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc.

Nhân dân Nhật báo cho biết nếu cần thiết, hải quân Trung Quốc có thể tuần tra công khai Ấn Độ Dương với các tàu khu trục Type 052 được trang bị tên lửa hành trình.

Nếu Trung Quốc có thể điều một nhóm tác chiến tàu sân bay tới khu vực, các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay cũng có thể thực hiện các cuộc không kích bằng vũ khí dẫn đường chính xác cùng các tên lửa hành trình nhằm vào các mục tiêu chiến lược ở miền nam Ấn Độ.

An Bình

Theo Wantchinatimes

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tên lửa Ấn Độ có thể đặt các thành phố Trung Quốc trong tầm ngắm

(Dân trí) - Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V mới và tàu ngầm hạt nhân INS Arihant của Ấn Độ có khả năng tấn công các thành phố lớn của Trung Quốc nếu một cuộc chiến nổ ra giữa hai cường quốc châu Á, báo chí Nga đưa tin.

An Bình

Theo Wantchinatimes

Đấy mới là tên lửa Ấn Độ. Còn tên lửa của Anh,Pháp Đức và Hoa Kỳ chắc chỉ để ngắm tới giữa biển Thái Bình Dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kết quả khảo sát của Hãng Gallup:

Trung Quốc đứng đầu danh sách 'kẻ thù của Mỹ'

23/02/2014 13:05

(TNO) Trung Quốc đã hoán đổi vị trí cho Iran và Triều Tiên, trở thành kẻ thù số một của Mỹ, theo kết quả của hãng khảo sát Gallup.

Posted Image

Cờ Trung Quốc và Mỹ trong hội nghị Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung Quốc tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington hồi năm 2011 - Ảnh: Reuters

Gallup (Mỹ) tiến hành khảo sát bằng điện thoại với 1.023 người thưởng thành ở khắp nước Mỹ, tuổi từ 18 trở lên, từ ngày 6 - 9.2, theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 22.2.

Kể từ năm 2001, Iraq được xem là kẻ thù số một của Mỹ, theo các kết quả khảo sát của Gallup trước đây.

Nhưng 4 năm sau đó, Triều Tiên và Iraq trở thành hai kẻ thù hàng đầu đối với người Mỹ do chương trình hạt nhân của hai nước này.

Và kể từ năm 2006, Iran trở thành kẻ thù số một của Mỹ cũng do chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này, bị Washington và phương Tây xem là chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân.

Nhưng vào tháng 11.2013, Iran bước đầu chấp thuận giới hạn các chương trình hạt nhân, khiến người Mỹ thay đổi quan điểm về Iran, theo Gallup.

Kết quả cuộc khảo sát năm 2014 cho thấy Trung Quốc đứng đầu danh sách “kẻ thù của nước Mỹ”, kế đó là Iran và Triều Tiên, rồi mới đến Iraq.

Theo Gallup, mặc dù quan điểm của người Mỹ về Trung Quốc nói chung có phần tích cực hơn Iran, nhưng người Mỹ lại xem sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng hơn cả mối đe dọa từ chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên.

Phúc Duy

===================

Chính phủ Mỹ thì chưa có ý kiến, ý cò gì. Cái này chỉ là dư luận thế thôi...Hì!

Nhưng Viện Gallup là một viện thăm dò dư luận có "rùa tín" ở Hoa Kỳ đấy. Thống kê của họ có tính định hướng dư luận. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines tố Trung Quốc nã vòi rồng vào ngư dân trên Biển Đông

Thứ Hai, 24/02/2014 - 14:44

(Dân trí) - Người đứng đầu quân đội Philippines hôm nay 24/2 cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã lần đầu tiên bắn vòi rồng vào ngư dân Philippines nhằm xua họ ra khỏi bãi cạn tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông.

Posted Image

Tàu Trung Quốc gần bãi đá ngầm Scarboroug

Tướng Emmanuel Bautista cho hay các tàu Trung Quốc đã phun vòi rồng vào ngày 27/2 gần bãi cạn Scarborough, điểm nóng tranh chấp giữa hai nước tại Biển Đông.

“Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã tìm cách xua các tàu cá Philippines bằng cách dùng vòi rồng”, ông Bautista cho biết tại diễn đàn HIệp hội các nhà báo nước ngoài của Philippines.

Mặc dù không cho biết liệu ai có bị thương trong vụ việc hay không, nhưng tướng Philippines cho biết Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì lực lượng có vũ trang và các tàu ở bãi cạn Scarborough.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có bình luận gì về vụ việc.

Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 220 km và nằm cách đảo Hải Nam, đảo chính gần nhất của Trung Quốc, khoảng 650km.

Tháng 4/2012, Philippines và Trung Quốc đã đụng độ trên bãi cạn này và kết thúc bằng việc tàu phía Phippines rút khỏi bãi cạn, cònTrung Quốc chiếm được bãi cạn.

Năm ngoái, Manila đã yêu cầu một tòa án trọng tài Liên hợp quốc ra phán quyết về tính pháp lý của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Phía Bắc Kinh từ chối tham gia tiến trình kiện.

“Chúng tôi vẫn tiếp tục ưu tiên giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, thông qua phân xử của quốc tế”, ông Bautista cho hay.

Vũ Quý

Theo AFP

================

Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ thu hẹp quy mô quân đội, cắt giảm bộ binh

Thứ Hai, 24/02/2014 19:30

(NLĐO) – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 24-2 sẽ công bố kế hoạch cắt giảm quy mô quân đội. Điều nghĩa quy mô quân đội Mỹ sẽ bị thu hẹp nhất kể từ trước Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 đến nay.

Ông Hagel cho biết trong những năm tới, Mỹ dự tính cắt giảm số lượng bộ binh từ khoảng 570.000 xuống còn 440.000-450.000 người.

Tờ The New York Times cho rằng kế hoạch của ông Hagel sẽ định hình lại lực lượng trên bộ của Mỹ, cơ cấu lại lực lượng cảnh sát quốc gia và nhân viên an ninh tại các khu bảo tồn. Đây là một nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm giảm thiểu tác động và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cắt giảm ngân sách quốc phòng. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể vấp phải sự phản đối từ các cựu chiến binh và các nhà lập pháp trong Quốc hội.

Posted Image

Ông Hagel mong muốn sẽ cắt giảm số lượng bộ binh xuống còn 440.000-450.000 người.

Ảnh: REUTERS

Đô đốc John Kirby, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, nói: “Chi phí nhân sự chiếm khoảng 50% ngân sách quốc phòng, chi phí này có thể buộc phải thu hẹp, nhất là trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm đáng kể. Bộ trưởng Hagel đã được cung cấp đầy đủ những báo cáo. Cho dù không muốn, chúng tôi vẫn phải cắt giảm những nhân sự không thực sự cần thiết”.

Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định: “Dù quy mô quân đội bị thu hẹp nhưng không có nghĩa là sức mạnh của quân đội Mỹ bị suy giảm. Quân đội vẫn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu, phản ứng kịp thời mọi tình huống và không ngừng được hiện đại hóa”.

Posted Image

Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch đề nghị quốc hội phê chuẩn khoản ngân sách bổ sung trị giá 4,5 tỉ USD cho phòng thủ tên lửa trong 5 năm tới. Ảnh: REUTES

Hồi đầu tháng này, Bộ quốc phòng Mỹ có kế hoạch đề nghị quốc hội phê chuẩn khoản ngân sách bổ sung trị giá 4,5 tỉ USD cho phòng thủ tên lửa 5 năm tới trong khuôn khổ đề nghị ngân sách tài khóa 2015.

H.Bình (Theo Reuters, The Russia Today)

=========================

Từ lâu Lão Gàn đã phát biểu ý kiến rằng thì là: Trong chiến tranh hiện đại, nước nào có hệ thống phòng thủ tốt, nước đó chiến thắng. Do khi có một hệ thống phòng thủ hoàn hảo, để vô hiệu hóa sự tấn công của đối phương thì sau đó chỉ cần chọi đá, ném gạch củ đậu vào đối phương cũng đủ chiến thắng. Chưa nói đến tên lửa và bom. Bởi vậy, đề nghị tăng 4,5 tỷ dollar là hơi khiêm tốn. Nếu tôi có thể đề nghị thì cần 10 đến 20 tỷ Dollar.

Còn về cắt giảm binh sĩ thì từ thời cổ đại - cách đây vài thiên niên kỷ - đã có quan điểm trở thành một định hướng cho chiến tranh : "Quân cốt tinh, không cốt nhiều". Huống chi là ngày nay, bộ binh chỉ còn là lực lượng xác định chiếm hữu đất đai, sau khi hạ toàn bộ sinh lực đối phương với những vũ khí thời đại. Bởi vậy cắt giảm gần 1/ 5 lực lượng bộ binh Hoa Kỳ là hợp lý. Trong tương lai gần Hoa Kỳ sẽ còn cắt giảm cả những căn cứ quân sự nước ngoài. Bây giờ là đầu thế kỷ XXI, chứ không phải giữa thế kỷ XX. Những căn cứ quân sự gần các quốc gia đối thủ chỉ là mục tiêu dễ hứng tên lửa hành trình.

Lý do, lý trấu để cắt giảm tốt nhất vẫn là hổng có chiền.

Điểm yếu của Hoa Kỳ chính là: Bất cứ quốc gia đối thủ nào đều có dân của họ trên chính ngay đất nước Hoa Kỳ.Do đó, các đối thủ của Hoa Kỳ đều có thể kiếm được dăm chục chiến binh cảm tử - chưa nói đến vài ngàn chiến binh - ngay trên đất Hoa Kỳ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam

Thứ ba, 25/2/2014 09:19 GMT+7

Tổng thống Barack Obama hôm qua phê chuẩn một thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam, mở đường cho việc bán các lò phản ứng của Washington cho Hà Nội.

Việt - Mỹ ký hiệp định hạt nhân vì hòa bình

Posted Image

Một nhà máy điện hạt nhân của Mỹ tại bang New York. Ảnh minh họa: national geographic

Tôi xác nhận rằng việc thực thi thỏa thuận này sẽ thúc đẩy và không tạo ra bất kỳ nguy cơ bất hợp lý nào đến an ninh và quốc phòng chung", AFP dẫn bản thông báo mà ông Obama gửi đến Bộ Năng lượng Mỹ.

Sự phê chuẩn của tổng thống chính thức mở ra quá trình xem xét dài 90 ngày tại quốc hội Mỹ. Nếu thỏa thuận này không trái với điều luật nào, nó sẽ có hiệu lực.

Theo thỏa thuận, Việt Nam cam kết không sản xuất các thành phần phóng xạ cho vũ khí hạt nhân và ký kết các tiêu chuẩn chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Trước đó, Việt Nam đã nhất trí không làm giàu hoặc tái chế uranium, các bước đi quan trọng dẫn đến việc chế tạo vũ khí hạt nhân, theo một thỏa thuận được ký kết bên lề hội nghị cấp cao Đông Á tại Brunei hồi tháng 10/2013. Việt Nam cũng cam kết tìm kiếm các thành phần cho chu trình nhiên liệu từ thị trường quốc tế công khai.

Thị trường năng lượng hạt nhân của Việt Nam hiện đứng thứ hai ở Đông Á sau Trung Quốc và dự kiến tăng lên 50 tỷ USD vào năm 2030, theo AFP.

Ngoài Mỹ, Việt Nam cũng có thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Nga.

Anh Ngọc

==========

Việt Nam thì cần gì vũ khí nguyên tử. Các cụ nghị Huê Kỳ cứ lo xa ! Ký đi các cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điểm yếu của Hoa Kỳ chính là: Bất cứ quốc gia đối thủ nào đều có dân của họ trên chính ngay đất nước Hoa Kỳ.Do đó, các đối thủ của Hoa Kỳ đều có thể kiếm được dăm chục chiến binh cảm tử - chưa nói đến vài ngàn chiến binh - ngay trên đất Hoa Kỳ.

Mỹ lật tẩy đường dây xin tị nạn của người Trung Quốc

25/02/2014 01:13 (GMT + 7)

TT - Nhiều người Trung Quốc đã lấy lý do chính trị hoặc nhân đạo để tìm cách xin được thẻ xanh sinh sống ở Mỹ. Chi phí cho mỗi hồ sơ lên đến 10.000 USD.

Posted Image

Quan chức nhập cư Mỹ di lý sáu công dân Trung Quốc ra khỏi tòa án liên bang ở Buffalo do nhập cư trái phép qua ngả Canada - Ảnh: Reuters

Năm 2012, nhận thấy số hồ sơ (hơn 7.000 bộ) nộp ở văn phòng tị nạn thành phố New York tăng gần gấp năm lần so với năm 2006, giới chức chính quyền liên bang Mỹ đã triển khai cuộc điều tra bí mật trên diện rộng.

Họ phát hiện đường dây chuyên hỗ trợ người Trung Quốc khai man để được chính quyền liên bang Mỹ, cụ thể là New York, chấp nhận cho tị nạn. Ngay sau đó đã có những cuộc truy quét và ít nhất 10 công ty luật ở New York bị phát hiện, nhiều người bị buộc tội và xử án tù treo. Câu chuyện về “ngành công nghiệp” khai man này đã được báo New York Times đăng tải ngày 22-2.

Bí mật theo dõi

"Câu chuyện này cho thấy có một lỗ hổng lớn trong luật nhập cư và lỗ hổng này không thể vá lại được vì lý do chính trị"

Ông PETER KWONG

Khởi nguồn từ văn phòng của luật sư John Vương, một người Mỹ gốc Trung Quốc. Một ngày cuối năm 2012, một phụ nữ bước vào văn phòng luật sư Vương ở khu Chinatown (Phố người Hoa) tại New York và yêu cầu được gặp luật sư tư vấn của mình. Bà ta nộp đơn xin tị nạn ở New York với lý do tại Trung Quốc bà bị ép buộc phải phá thai vì chính sách một con. Bà đang lo lắng không vượt qua được cuộc phỏng vấn sắp tới với các quan chức Sở Di trú Mỹ.

Bà ta rất lo lắng vì lý do xin tị nạn là giả và đã được các cộng sự của luật sư John Vương bịa ra, sau đó bắt bà học thuộc để trả lời phỏng vấn. Luật sư Vương trấn an bà rằng mọi việc đang diễn ra thuận lợi, miễn là bà nhớ được vài chi tiết để trả lời phỏng vấn thì mọi thứ sẽ suôn sẻ. “Bà đang tự làm mình căng thẳng. Những điều bà sắp được hỏi giống như những câu hỏi chơi ấy mà” - vị luật sư họ Vương nói bằng tiếng Hoa.

Mọi động thái của luật sư người Mỹ gốc Trung Quốc này đã không lọt qua được cơ quan điều tra liên bang. Họ đã bí mật đặt máy ghi âm trong văn phòng luật sư Vương và ghi âm toàn bộ cuộc đối thoại giữa ông Vương và khách hàng. Chiến dịch truy quét các văn phòng luật sư ở đây được phát động ngay sau đó, cũng như đối với những văn phòng luật sư khác ở khu Chinatown tại New York.

Ít nhất 30 người đã bị thẩm vấn, trong đó có luật sư và phụ tá của họ, phiên dịch và thậm chí là nhân viên trong nhà thờ. Toàn bộ những người này bị cáo buộc giúp đỡ cho hàng trăm người nhập cư Trung Quốc xin tị nạn bằng cách bịa ra những câu chuyện thương tâm họ phải chịu đựng ở Trung Quốc. Luật sư John Vương là nhân vật tạo ra nhiều hồ sơ gian dối nhất. Chỉ trong hai năm 2010 và 2012, văn phòng luật sư của ông này đã đệ trình đến văn phòng tị nạn New York hơn 1.300 hồ sơ xin tị nạn của người Trung Quốc.

Trong số người bị bắt, Lý Anh Lâm là một nhân viên trong nhà thờ ở Flushing. Cô chuyên hướng dẫn những người nhập cư Trung Quốc học thuộc những bài học xin tị nạn tôn giáo và dạy họ cách nói dối để qua mặt những quan chức Sở Di trú Mỹ khi được phỏng vấn. Lý vừa ra tòa hôm 18-2.

Lợi dụng lỗ hổng luật pháp

Ông Peter Kwong, giáo sư Trường đại học New York, nhận định phần lớn hồ sơ xin tị nạn của người Trung Quốc là gian dối, từ câu chuyện bịa đặt về việc bị ngược đãi cho đến tạo dựng cả nhân chứng giả nhằm củng cố hồ sơ để lừa bịp cơ quan nhập cảnh của Mỹ. “Đối với những người xin tị nạn, đó không phải là vấn đề đúng hay sai mà là chuyện liệu họ có thể đạt được mục đích mình muốn và cách thức họ đạt được nó. Câu chuyện này cho thấy có một lỗ hổng lớn trong luật nhập cư và lỗ hổng này không thể vá lại được vì lý do chính trị” - ông Kwong bình luận.

Báo New York Times cho biết phần lớn hồ sơ xin tị nạn ở Mỹ của người Trung Quốc đều nêu lý do họ bị buộc phá thai, triệt sản theo chính sách một con của chính quyền Bắc Kinh, bị ngược đãi tôn giáo hoặc họ tham gia các đảng phái mà Nhà nước Trung Quốc cấm. Nhưng thực tế đó chỉ là những lý do mà người xin tị nạn bịa ra, dưới sự tư vấn kỹ càng của cộng đồng luật sư người Mỹ gốc Trung Quốc.

Người Trung Quốc chọn con đường xin tị nạn Mỹ chỉ vì dễ kiếm việc làm ngay sau khi được Chính phủ Mỹ chấp thuận và có thể được cấp thẻ xanh một năm sau đó. Hiện nay các văn phòng luật chuyên về dịch vụ xin tị nạn cho người Trung Quốc mọc lên như nấm ở khu Chinatown ở Manhattan và trên các con đường nhộn nhịp tại Flushing, Queens và Sunset Park, Brooklyn.

Tuy nhiên cũng có những người cố giãi bày động cơ làm việc của mình. David Miao (David Miêu), một luật sư người Mỹ gốc Trung Quốc, biện hộ họ làm việc này do động cơ chính trị hơn là vì tiền, và rằng họ đang cứu sống những người Trung Quốc xin tị nạn, vì nếu không họ sẽ bị trục xuất trở lại Trung Quốc. Miêu cũng bị điều tra cùng với luật sư Vương.

MỸ LOAN

Mỗi hồ sơ 10.000 USD

Người Trung Quốc xin tị nạn nhiều hơn các cộng đồng người thiểu số khác ở Mỹ. Năm 2012, Văn phòng tị nạn liên bang ở New York thống kê có 62% trường hợp xin tị nạn là người Trung Quốc. Chi phí một trường hợp hồ sơ có giá khoảng 1.000 USD lúc ban đầu và khi hồ sơ có tiến triển, các khoản phí mà một số công ty luật thu của khách hàng lên đến 10.000 USD.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Video: Tập Cận Bình được sắp xếp vi hành xuống phố

Hồng Thủy

25/02/14 19:15 (GDVN) - Chuyến vi hành ra phố của Tập Cận Bình không tự nhiên, dường như được dàn dựng với ít nhất 2 máy quay phim đã phục sẵn. Một nhóm người cầm máy ảnh đứng chờ

Truyền thông Trung Quốc công bố hình ảnh hoạt hình của Tập Cận Bình

Ảnh: Tập Cận Bình chủ lễ cầu mưa thuận gió hòa theo nghi thức Mông Cổ

CCVT: Putin khoe uống Vodka, ăn bánh mỳ kẹp với Tập Cận Bình

Phó Thị trưởng Bắc Kinh chỉ đạo không tăng giá "suất ăn Tập Cận Bình"

Cậu bé 5 tuổi thành người nổi tiếng vì được chụp ảnh với Tập Cận Bình

"Báo Trung Quốc đánh bóng hình ảnh Tập Cận Bình một cách bất thường"

Video: Tập Cận Bình xếp hàng vào quán ăn bình dân, tự lấy ví trả tiền

Posted Image

Ông Tập Cận Bình xuất hiện trên con phố Nam La Cổ, một con phố du lịch nổi tiếng ở Bắc Kinh.

Bưu điện Hoa Nam ngày 25/2 đưa tin, sáng nay ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc đã được nhìn thấy đi bộ dọc một con phố mua sắm nổi tiếng của Bắc Kinh, 2 tháng sau khi ông xếp hàng mua bánh bao ăn trưa.

Ông Bình đã giành được những lời khen ngợi từ nhiều người sử dụng internet tại Trung Quốc cho hành động "gần dân" của mình, đi bộ ra phố trong điều kiện ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh đã đạt tới mức nghiêm trọng, chỉ số các chất ô nhiễm PM2.5 gây nguy hiểm nhất với sức khỏe con người lên tới 432 microgram trên 1 mét khối.

Tập Cận Bình dừng lại ở một khoảng sân và hỏi chuyện người dân về điều kiện sống của họ, trong khi những người có mặt muốn chụp chung với ông một tấm hình, theo tờ Tin tức Bắc Kinh.

Tuy nhiên, từ đoạn video đang được chia sẻ trên mạng cho thấy chuyến vi hành ra phố của Tập Cận Bình không tự nhiên, dường như được dàn dựng với ít nhất 2 máy quay phim đã phục sẵn. Một nhóm người cầm máy ảnh đứng chờ sẵn chỗ ông Bình đi qua.

Bí thư và Thị trưởng Bắc Kinh cũng xuất hiện tháp tùng ông Bình. Trần Hằng, một chủ cửa hàng trên con phố nơi ông Bình xuất hiện sáng nay phàn nàn rằng các cơ quan an ninh khác nhau đã bắt đầu kiểm tra liên tục khu phố này trước đó để chuẩn bị cho chuyến vi hành ngắn ngủi.

=============

Đương nhiên rùi! Cái này có gì là lạ đâu mà người Trung Quốc phải théc méc nhỉ? Hồi nào đến giờ các vị cứ tưởng nguyên thủ của quý vị làm gì là tự nhiên cả và không dàn dựng sao? Nhưng có điều là sự dàn dựng hành vi của một nguyên thủ khác với sự dàn dựng của thế nhân ở chỗ họ muốn chứng tỏ họ đang quan tâm đến vấn đề trong mục đích dàn dựng. Và với họ thì vấn đề là cách họ giải quyết sự quan tâm như thế nào, sau khi thể hiện sự quan tâm qua sự việc dàn dựng đó.

Có điều là ở một quốc gia mà chính sự chuẩn mực, cuộc sống ổn định, thái hòa thì không cần phải dàn dựng những tiểu cảnh như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vũ khí laser của Mỹ dễ dàng bị khắc chế vì Bắc Kinh... bẩn

(Vũ khí) - Vũ khí laser có khả năng phóng ra một tia laser mạnh hàng chục kilowatt có thể được dùng để triệt hạ không những máy bay không người lái mà còn cả súng cối, rocket và tàu nhỏ. Tuy nhiên vũ khí siêu hiện đại này của Mỹ lại bị khắc chế tại Bắc Kinh bởi môi trường khói bụi và ô nhiễm.

Theo ông Zhang Zhaozhong, một nhà lý luận quân sự thuộc đại học Quốc phòng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, đưa ra nhận định trên trong một buổi phỏng vấn phát sóng trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), theo trang tin Want China Times (Đài Loan, Trung Quốc) ngày 23/2.

Ông Zhang Zhaozhong nhấn mạnh, điều kiện thời tiết xấu sẽ là “điểm yếu chết người” của vũ khí laser. Chẳng hạn, tầm bắn của súng laser có thể trúng mục tiêu ở cách xa 10 km sẽ bị giảm xuống còn 1 km trong điều kiện thời tiết xấu, ông Zhang trả lời khi được hỏi về kế hoạch triển khai súng laser trên các tàu chiến Mỹ trong năm 2014.

Posted Image

Mô phỏng một cuộc tấn công bằng vũ khí laser

Trung Quốc sẽ không phải lo ngại nhiều về hệ thống vũ khí laser của Mỹ, bởi vì bụi dày đặc trong bầu không khí ở Trung Quốc, với mức 115 microgram/m3 gần đây trong tháng 2/2014, vượt xa mức an toàn cho phép dưới 25 microgram/m3 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Zhang nói rằng.

Ông Zhang đưa ra kết luận, vũ khí laser nếu chỉ có thể tấn công trong điều kiện thời tiết tốt thì thật sự là... vô dụng.

Nhận định này được đưa ra khi Mỹ vừa công bố kế hoạch triển khai vũ khí laser đầu tiên của mình trong năm 2014. Theo đó, Hải quân Mỹ đang đẩy mạnh phát triển vũ khí laser, dự kiến sẽ triển khai hệ thống này trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce trong năm 2014, theo Đài Tiếng nói nước Nga.

Một trong số những hệ thống vũ khí laser hiện đại đó là AN/SEQ-3 (XN -1). Đây là một loại vũ khí laser năng lượng cao, do tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của hải quân là Sea Systems NAVSEA đảm nhiệm.

Hệ thống AN/SEQ-3 có công suất lên tới 30 KW bao gồm 6 nòng bắn laser, trong năm nay sẽ được thử nghiệm tại phòng thí nghiệm nghiên cứu của hải quân Mỹ. Sau đó, rất có thể những kiểm tra sẽ được thực hiện cả trên tàu. Nguồn năng lượng cao của hệ thống AN/SEQ-3 hoàn toàn có khả năng phá hủy các máy bay chiến đấu, tiêm kích, máy bay không người lái, thậm chí cả tên lửa hành trình, đạn đạo của đối phương.

Chuẩn đô đốc Matthew Klander , người đứng đầu quản lý các nghiên cứu vũ khí hải quân nhấn mạnh rằng: "Quân đội Mỹ nói chung, lực lượng hải quân nói riêng sẽ gấp rút làm việc để triển khai sớm nhất các loại vũ khí năng lượng cao. Trên thế giới Mỹ sẽ là nước đi tiên phong trong loại vũ khí này".

Để có được những thành công bước đầu này, Mỹ đã tiến hành hàng loạt các vụ thử vũ khí laser trong nhiều năm qua. Hồi cuối năm 2013 vừa qua, Quân đội Mỹ đã thử nghiệm súng laser mới có thể bắn hạ được nhiều loại mục tiêu khác nhau.

Quân đội Mỹ tiết lộ, trong cuộc thử nghiệm kéo dài 6 tuần ở bang New Mexico, loại súng laser năng lượng cao được đặt trên xe quân sự, đã bắn rơi hơn 90 quả đạn súng cối và một số máy bay không người lái nhỏ.

Được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ quân sự từ nguy cơ bị đạn súng cối, đạn pháo hoặc rocket tấn công. Loại súng laser này có tầm bắn 1.800-2.700m. Chuyên gia Mike Rim thuộc Hãng Boeing, nhà thầu sản xuất súng laser cho biết hệ thống có thể nhắm bắn các mục tiêu rất nhỏ, phóng tia laser phá hủy mục tiêu đang bay trên không.

Từ thử nghiệm thành công này, quân đội Mỹ cho biết, phiên bản hiện đại hơn của loại vũ khí này có thể bắn rơi các mục tiêu bay nhanh hơn nhiều so với đạn pháo, tên lửa hành trình. Khẩu súng laser thử nghiệm có công suất 10kW, tuy nhiên sắp tới quân đội Mỹ sẽ thử nghiệm súng có công suất 50kW và 100kW.

T.Thành

================

Ông Zhang Zhaozhong nhấn mạnh, điều kiện thời tiết xấu sẽ là “điểm yếu chết người” của vũ khí laser. Chẳng hạn, tầm bắn của súng laser có thể trúng mục tiêu ở cách xa 10 km sẽ bị giảm xuống còn 1 km trong điều kiện thời tiết xấu, ông Zhang trả lời khi được hỏi về kế hoạch triển khai súng laser trên các tàu chiến Mỹ trong năm 2014.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Thật là một ý tưởng rất có "cơ sở khoa học".Posted Image Thế này thì Hoa Kỳ tốn tiền toi vì vũ khí Lade rùi! Chết ! Chết! Kinh tế suy thoái nặng nề vì những thí ngiệm vô bổ. Ngay cả trường hợp khi các thành phố lớn của Trung quốc thoát khỏi ô nhiễm, Mỹ có đem vũ khí lade đến tấn công thì chỉ cần huy động tất cả nông dân ra đồng dốt rơm, khói mù mịt thế là Hoa Kỳ thất bại.

Đâu phải chỉ mình ông chiên viên quân sự này nói vậy đâu nhá, có cả tướng Trung Quốc cũng nói ở một bài khác nữa cơ đấy. Nhưng vậy nó được hầu hết công nhận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vũ khí laser của Mỹ dễ dàng bị khắc chế vì Bắc Kinh... bẩn

Ông Zhang Zhaozhong nhấn mạnh, điều kiện thời tiết xấu sẽ là “điểm yếu chết người” của vũ khí laser. Chẳng hạn, tầm bắn của súng laser có thể trúng mục tiêu ở cách xa 10 km sẽ bị giảm xuống còn 1 km trong điều kiện thời tiết xấu, ông Zhang trả lời khi được hỏi về kế hoạch triển khai súng laser trên các tàu chiến Mỹ trong năm 2014.

Cứ đà này...

Mỹ cứ càng ngày càng nâng cấp vũ khí laser...

TQ cuối cùng sẽ tự thất bại vì... ô nhiễm...

Thằng tướng TQ này... khôn vl...!

Share this post


Link to post
Share on other sites