Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Đến lượt Mỹ bị Trung Quốc chỉ trích vì ADIZ trên Biển Đông

Thứ Bẩy, 08/02/2014 - 11:01

(Dân trí) - Trung Quốc hôm qua 7/2 đã chỉ trích Mỹ “đặc biệt vô trách nhiệm” khi cảnh báo Bắc Kinh về thông tin nước này định lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Trung Quốc dự thảo lập vùng phòng không trên Biển Đông, Mỹ cảnh báo

Thực hư việc Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông

Posted Image

“Một số nhà ngoại giao Mỹ đã đưa ra cáo buộc không có cơ sở đối với Trung Quốc mà không kiểm chứng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Hồng Lỗi cho hay trong cuộc họp báo thường nhật.

Tuần trước, nhật báo Nhật Asahi Shimbun đưa tin Trung Quốc đã soạn thảo đề xuất về ADIZ trên Biển Đông.

Danny Russel, trợ lý ngoại trưởng Mỹ, phụ trách về Đông Á và Thái Bình Dương, đã nhắc lại cảnh báo Trung Quốc chớ có nên áp dụng ADIZ, vùng yêu cầu máy bay phải thông báo cho giới chức Bắc Kinh, trên Biển Đông.

Phó phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf ngày 31/1 cũng khẳng định, bất kỳ động thái nào như vậy sẽ bị xem là “một hành động khiêu khích, có tính đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng và gây hoài nghi lớn đối với cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua ngoại giao của Trung Quốc”.

Song phát ngôn viên Trung Quốc cho rằng cáo buộc mà tờ báo Nhật đưa ra là nhằm “đánh lạc hướng” sự chú ý của quốc tế và che đậy cho âm mưu nhằm thay đổi hiến pháp hòa bình của Nhật và mở rộng sức mạnh quân sự của nước này.

Tuy nhiên người phát ngôn Hồng Lỗi cũng tuyên bố, Trung Quốc có quyền áp dụng mọi biện pháp, trong đó có cả thiết lập ADIZ, để bảo đảm an ninh quôc gia và không ai được đưa ra bình luận thiếu trách nhiệm về vấn đề này.

“Tôi hi vọng Mỹ có thể đóng góp hơn nữa vào sự phát triển lành mạnh và ổn định của mối quan hệ giữa chúng ta”, ông Hồng Lỗi cho hay.

Trước đó, vào ngày 1/2 Trung Quốc đã tố báo Nhật tung tin đồn thất thiệt và cáo buộc các thế lực tại Nhật không “làm gia tăng căng thẳng vì lợi ích ích kỷ của mình”.

Theo đánh giá của tờ Diplomat, với những tuyên bố trên, có thể Bắc Kinh sẽ không lập ADIZ ở Biển Đông trong ngắn hạn, đồng thời cũng có thể thông tin ban đầu của tờ báo trên là chính xác. Trung Quốc có lẽ đã có một kế hoạch dự phòng về việc thiết lập ADIZ trên Biển Đông sau khi lập ADIZ ở biển Hoa Đông, nhưng không có nghĩa là tất cả các kế hoạch này sẽ thành hiện thực và ADIZ không phải là một chiến lược phù hợp với tất cả các khu vực.

Vũ Quý

Tổng hợp

============

Tuy nhiên người phát ngôn Hồng Lỗi cũng tuyên bố, Trung Quốc có quyền áp dụng mọi biện pháp, trong đó có cả thiết lập ADIZ, để bảo đảm an ninh quôc gia và không ai được đưa ra bìnhluận thiếu trách nhiệm về vấn đề này.

.

Nói nôm nó là thế này - theo ngôn ngữ bình dân cho nó dễ hiểu: "Tao lập ADIZ hay không là quyền của tao, liên quan quái gì đến mày. Có giỏi thì xía zdô". Ấy là "hảo hán Lương Sơn Bạc" phát biểu ý kiến như vậy, nói theo ngôn ngữ của Lý Quỳ. Còn chàng cao bồi Texa với cây súng bá vàng xử thế nào thì cũng tùy. Posted Image

Thế giới cũng đành giương mắt chờ xem qua video, chứ mần răng bi wờ. Hic!

Đối với Lão Gàn này thì "Quan năm cũng ừ. Mà quan tư cũng gật". Chuyện thế giới này cũng hàng chợ cả. Hảo lớ! Then kiu! Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiết lộ chấn động: Trung Quốc liên tục 'dụ' Nga hợp sức đối phó Nhật

06/02/2014 16:28

(TNO) Nga đã bác bỏ đề xuất hợp tác của Trung Quốc để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ngay trước thời điểm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe định gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi (Nga).

Posted Image

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) chào đón Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở thành phố Saint Petersburg hồi tháng 9.2013 - Ảnh: AFP

Bắc Kinh đề xuất sẽ hậu thuẫn Moscow trong tranh chấp lãnh thổ với Tokyo; đổi lại, Moscow phải ủng hộ Bắc Kinh trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, AFP dẫn bản tin của tờ Mainichi Shimbun (Nhật Bản) đăng tải ngày 6.2.

Được biết, đề xuất này đã liên tục được Trung Quốc đưa ra kể từ năm 2010, nhưng luôn bị phía Nga bác bỏ, Mainichi Shimbun dẫn nguồn tin ngoại giao trong chính phủ Nga và Nhật tiết lộ.

Thông tin nói trên được tờ báo Nhật đăng tải ngay trước thời điểm ông Abe dự định tham gia buổi lễ khai mạc sự kiện Olympic mùa đông tại thành phố Sochi và có một cuộc họp với ông Putin sau đó.

Hai nguyên thủ được cho là sẽ bàn về nhóm đảo mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền, theo AFP.

Bất chấp hai nước có quan hệ chặt chẽ về thương mại, với sự gia tăng về mua bán nhiên liệu hóa thạch, giữa Tokyo và Moscow vẫn đang tồn tại tranh chấp chủ quyền quần đảo nằm ở phía bắc đảo Hokkaido của Nhật. Tokyo gọi quần đảo này là Vùng Lãnh thổ Phương Bắc, còn Moscow gọi là quần đảo Kuril.

Mặc dù khó có khả năng tranh chấp nói trên được giải quyết trong tương lai gần, nhưng giới quan sát nhận định mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa Thủ tướng Nhật Abe và Tổng thống Nga Putin đem lại hi vọng cho tiến trình giải quyết mâu thuẫn giữa hai nước.

Hoàng Uy

===========================

Nga không bao giờ là đồng minh với Trung Quốc. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khu trục hạm giải cứu tàu cá, TQ sẵn sàng tung lực lượng ở Hoa Đông

Hồng Thủy

09/02/14 07:00 (GDVN) - Trung Quốc phái một tàu khu trục mang tên lửa đi giải cứu tàu cá gặp hỏa hoạn trên biển Hoa Đông được xem như một sự sẵn sàng triển khai lực lượng quân sự

Posted Image

Khu trục hạm mang tên lửa Chu Sơn thuộc biên chế hạm đội Đông Hải, hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tàu cá bị cháy ở Hoa Đông, tín hiệu của sự sẵn sàng triển khai lực lượng quân sự trên biển.

Bưu điện Hoa Nam ngày 9/2 phân tích, hành động "phản ứng nhanh" của hải quân Trung Quốc phái một tàu khu trục mang tên lửa đi giải cứu tàu cá gặp hỏa hoạn trên biển Hoa Đông được xem như một sự sẵn sàng triển khai lực lượng quân sự của Bắc Kinh ở vùng biển này trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ âm ỷ với Nhật Bản.

Khu trục hạm mang tên lửa Châu Sơn chạy tốc độ cao mất 3,5 tiếng để đến nơi tàu cá Chiết Giang bị hỏa hoạn vào cuối ngày Thứ Sáu 7/2 ở vị trí cách phía Tây - Tây Bắc tỉnh Kagoshima Nhật Bản khoảng 280 km.

Tàu chiến Trung Quốc đã đến trước 3 tàu tuần tra Cảnh sát biển Nhật Bản được phái đi sau khi nhận yêu cầu giúp đỡ từ phía Trung Quốc, theo truyền thông Bắc Kinh và hãng tin Kyodo Nhật Bản.

Chính quyền Trung Quốc sau đó nói với Nhật Bản tàu của họ sẽ thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, 3 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản quay trở về sau khi đi được nửa quãng đường.

6 trong số 24 người trên tàu cá Chiết Lĩnh Ngư 90058 đã chết trong cơn hỏa hoạn, Tân Hoa Xã đưa tin.

Chuyên gia hải quân Lý Kiệt từ Bắc Kinh nói với Bưu điện Hoa Nam, sự hiện diện của khu trục hạm Chu Sơn đã cho thấy sự sẵn sàng triển khai lực lượng của không quân - hải quân Trung Quốc sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố áp đặt cái gọi là khu nhận diện phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông.

"Kết quả nằm trong dự đoán vì tàu chiến của chúng tôi rõ ràng nhanh hơn nhiều so với các tàu tuần tra Cảnh sát biển Nhật Bản", Lý Kiệt nhận xét, "quân đội Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động hàng hải của mình kể từ khi thành lập ADIZ, trong đó bao gồm các cuộc tập trận hải quân và diễn tập quân sự phi truyền thống khác".

Giáo sư Nghê Lạc Hùng từ Thượng Hải cho biết, Nhật Bản sẽ cảnh giác sau phản ứng nhanh chóng của quân đội Trung Quốc.

=============

"Kết quả nằm trong dự đoán vì tàu chiến của chúng tôi rõ ràng nhanh hơn nhiều so với các tàu tuần tra Cảnh sát biển Nhật Bản",

Từ lâu Lão Gàn cũng nhận thấy rằng đi xe đạp nhanh hơn người đi bộ. Kết quả không nằm ngoài dự đoán. Nhưng phải công nhận ông Lý Kiệt dự đoán rất có "cơ sở khoa học": Tàu chiến nhanh hơn tàu cảnh sát biển là cái chắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Thế giới cần dũng cảm đương đầu với TQ không sẽ phải gánh hậu quả"

Hồng Thủy

23/01/14 07:05

(GDVN) - Chúng ta phải kiềm chế sự mở rộng hoạt động quân sự ở châu Á, nếu không nó có thể mất kiểm soát. Nếu hòa bình và ổn định ở châu Á bị khuynh đảo, hiệu ứng ...

Posted Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Kênh Channel News Asia ngày 23/1 đưa tin, hôm qua 22/1 Nhật Bản đã lên tiếng kêu gọi thế giới dũng cảm đương đầu với Trung Quốc đang ngày một hung hăng hoặc sẽ phải đối mặt vơi những hậu quả kinh tế thảm khốc một khi nổ ra cuộc xung đột tiềm tàng trong khu vực.

Trong một bài phát biểu mang tính bước ngoặt tại Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra những lời kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ có khả năng nổ ra xung đột trên biển Hoa Đông.

"Chúng ta phải kiềm chế sự mở rộng hoạt động quân sự ở châu Á, nếu không nó có thể mất kiểm soát. Nếu hòa bình và ổn định ở châu Á bị khuynh đảo, hiệu ứng dây chuyền của nó với toàn bộ thế giới sẽ rất lớn", ông Shinzo Abe phát biểu trước hội nghị thường niên của các chính khách và doanh nân toàn cầu, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng tham dự.

"Tăng trưởng kinh tế ở châu Á không nên được lãng phí vào việc mở rộng sức mạnh quân sự", Thủ tướng Nhật Bản nói, mặc dù không gọi đích danh Trung Quốc nhưng bài phát biểu của ông là một thông điệp đối với Bắc Kinh.

Tranh chấp biển đảo đang diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản lo ngại Trung Quốc tìm cách khống chế tuyến đường hàng hải huyết mạch và rộng lớn trong khi cam kết của Mỹ đảm bảo an ninh cho Nhật Bản đang suy yếu.

Mô tả châu Á như một khu vực có tiềm năng vô hạn và là động cơ của tăng trưởng kinh tế thế giới, Thủ tướng Nhật Bản thúc giục Trung Quốc tham gia cùng ngăn chặn các tranh chấp có thể phá hủy sự thịnh vượng chung của khu vực.

"Niềm tin chứ không phải căng thẳng có vai trò quan trọng cho hòa bình và thịnh vượng ở châu Á cũng như phần còn lại của thế giới. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua đối thoại và các quy định luật pháp quốc tế chứ không phải thông qua vũ lực hoặc cưỡng chế", ông Shinzo Abe nhấn mạnh.

==================

Cái này Lão Gàn nói lâu rùi. Ngay trong topic này. Nếu mạnh mẽ ngăn chặn ngay từ bây giờ thì thoát khỏi chiến tranh. Còn thích đánh nhau thì chỉ phê phán cho có lệ, mặc Trung Quốc quậy đục nước rối lấy cớ bụp. Xong!

Nhược đài sư tử thượng.

Thiên hạ Thái Bình phong.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc và giấc mơ 'vận mệnh lịch sử'

Mỹ đã thể hiện sự chuyển biến thái độ về các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông trước các động thái ngày càng hung hăng của Trung Quốc.

Posted Image

Một đội tàu chiến Trung Quốc vừa thực hiện cuộc tập trận ở Ấn Độ Dương - Ảnh: Navy.81.cn


Trong tuần qua, giới chức Mỹ đã đưa ra tuyên bố thẳng thừng về cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc ở biển Đông. Trong cuộc điều trần trước Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 5.2, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương Danny Russel nói rằng “đường 9 đoạn” trái với luật pháp quốc tế và yêu cầu Trung Quốc làm sáng tỏ, qua đó chấm dứt sự nhập nhằng quan điểm về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.

Trước nay, Washington chủ động tránh dính líu và không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông mà thay vào đó chỉ tuyên bố về lợi ích của Mỹ trong việc bảo đảm quyền tự do hàng hải tại đây. Điều ấy được thể hiện qua phát biểu năm 2010 của Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ, bà Hillary Clinton.

Đáng chú ý là chỉ một ngày trước phiên điều trần của ông Russel, một quan chức cao cấp khác của Mỹ cũng đã cảnh báo những động thái hung hăng của Trung Quốc ở Đông Á được thúc đẩy bởi niềm tin về vận mệnh lịch sử, theo AFP. “Họ hết sức hung hăng trong việc áp đặt điều họ tin là vận mệnh hiển nhiên của họ”, Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper nói trong phiên điều trần của Ủy ban Tình báo Hạ viện về các nguy cơ toàn cầu.

Vận mệnh hiển nhiên 'và học thuyết Monroe'

Việc sử dụng từ 'vận mệnh hiển nhiên' (manifest destiny) của ông Clapper không khỏi gây ra liên tưởng giữa lịch sử bành trướng của Mỹ với những nỗ lực của Trung Quốc trong hiện tại. Cùng với “học thuyết Monroe”, “vận mệnh hiển nhiên” là một trong những khái niệm cột trụ trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở thế kỷ 19. Khởi thủy, “vận mệnh hiển nhiên” là một niềm tin rằng nước Mỹ có sứ mệnh thần thánh trong việc đem lại “ánh sáng văn minh” cho các vùng lãnh thổ khác ở Bắc Mỹ. Sau này, cụm từ “vận mệnh hiển nhiên” được sử dụng chủ yếu để đề cập đến chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ của Mỹ. Trong nửa cuối thế kỷ 19, khái niệm này được dùng như biện hộ cho việc thôn tính lãnh thổ từ bờ biển Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và xa hơn nữa, gồm cả Alaska, quần đảo Hawaii và Philippines.

Nếu như “vận mệnh hiển nhiên” được dùng để biện hộ cho sự bành trướng của Mỹ thì “học thuyết Monroe” cùng những hệ luận của nó được xem là nỗ lực thiết lập vùng ảnh hưởng tại Tây bán cầu. “Học thuyết Monroe” được Tổng thống James Monroe (nhiệm kỳ 1817 - 1825) đề ra vào năm 1823 như một chính sách về trật tự chính trị mới ở phần còn lại của châu Mỹ và vai trò của châu Âu ở Tây bán cầu. Học thuyết này tuyên bố các quốc gia châu Âu cần chấm dứt thuộc địa hóa châu Mỹ và nỗ lực can thiệp vào khu vực sẽ bị xem là hành động xâm lược. Đổi lại, Mỹ sẽ không can thiệp vào các vùng thuộc địa có sẵn của các nước châu Âu ở châu Mỹ. Về sau, học thuyết Monroe được biến đổi với “hệ luận Roosevelt” để thực thi chủ nghĩa can thiệp và vai trò “sen đầm quốc tế” của Mỹ.

Một số sử gia cho rằng “vận mệnh hiển nhiên” và “học thuyết Monroe” có sự gắn kết chặt chẽ. Theo sử gia người Mỹ Walter McDougall từng đoạt giải Pulitzer, “vận mệnh hiển nhiên” là một hệ luận của “học thuyết Monroe” vì sự bành trướng được xem là công cụ để áp đặt học thuyết Monroe. Do vậy, ngày nay khi nhắc đến khái niệm “vận mệnh hiển nhiên” hay “học thuyết Monroe” người ta thường nghĩ ngay đến chủ nghĩa bành trướng và áp đặt ảnh hưởng của một quốc gia tự nhận là ngoại hạng.

Học thuyết Monroe kiểu Trung Quốc

Giữa lúc Bắc Kinh có vẻ như chấm dứt chính sách “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình trong vài năm qua, một số nhà bình luận đã bắt đầu đề cập đến một “học thuyết Monroe” kiểu Trung Quốc, đặc biệt sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình đề cao khái niệm giấc mơ Trung Quốc và sự phục hưng một Trung Quốc vĩ đại. Dù chưa có một khái niệm dứt khoát về giấc mơ Trung Quốc, nhưng hầu hết đều đồng thuận ở một khía cạnh của nó là thể hiện vai trò quân sự mạnh mẽ hơn trên thế giới.

“Học thuyết Monroe” kiểu Trung Quốc cũng thể hiện qua việc mở rộng vùng ảnh hưởng ra Ấn Độ Dương, với chiến lược mà truyền thông Ấn Độ thường gọi là “chuỗi ngọc trai”, tức một chuỗi các hải cảng thuộc tầm ảnh hưởng địa chính trị tiềm tàng của Trung Quốc xuyên qua biển Đông và men theo bờ biển Ấn Độ Dương đến tận châu Phi.

Với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các tuyến đường biển, công cuộc hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa quân đội kèm theo sự tự tin lớn dần của chính phủ, quân đội Trung Quốc bắt đầu đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc định ra khu vực lợi ích trên biển. Điều này thể hiện qua một loạt các động thái trong thời gian qua, chẳng hạn như việc gia tăng hoạt động tuần tra và hoạt động quân sự tại biển Đông hay thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông. Bắc Kinh cũng lấn tới với quy định của tỉnh Hải Nam về việc quản lý đánh bắt ở gần trọn biển Đông.

Dù có một số thời điểm căng thẳng bùng phát, như vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough với Philippines, Trung Quốc ít vấp phải thách thức thật sự trong quá trình này. Bất chấp những lời lẽ chỉ trích gay gắt lúc bấy giờ, Trung Quốc trên thực tế đã kiểm soát bãi cạn Scarborough. Và dù Mỹ có điều oanh tạc cơ B-52 đến thách thức ADIZ do Bắc Kinh lập nên, phần lớn các hãng hàng không thương mại đều quyết định báo cáo kế hoạch bay cho Trung Quốc khi bay ngang khu vực. Những động thái trên rõ ràng nằm trong một chiến lược dài hạn nhằm dần dần thay đổi hiện trạng tại các vùng biển ở Đông Á cũng như vươn ra Ấn Độ Dương mà chính giới Mỹ mới đây đã lên tiếng báo động.

Nhận xét của ông Clapper về giấc mơ “vận mệnh hiển nhiên” của Trung Quốc cũng từng được thượng nghị sĩ John McCain ám chỉ đến qua phát biểu vào cuối tháng 1: “Đây là vấn đề của một mối đe dọa đang trỗi dậy hoặc thách thức hòa bình và an ninh ở châu Á vì một niềm tin sâu sắc trong giới lãnh đạo Trung Quốc rằng Trung Quốc phải và sẽ giành lại vai trò thống trị mà họ từng có cách đây hai ngàn năm ở châu Á”. Sự biến chuyển về cách tiếp cận của các quan chức Mỹ có thể gợi ý về một thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc trong thời gian tới.



Mỹ cam kết bảo vệ Nhật trước Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 7.2 cam kết Mỹ sẽ bảo vệ Nhật trước mọi cuộc tấn công của Trung Quốc, kể cả tấn công vào quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Phát biểu sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida ở Washington, ông Kerry tái khẳng định hiệp ước an ninh năm 1960 giữa hai nước, vốn quy định Mỹ phải bảo vệ Nhật nếu Nhật bị tấn công. “Điều đó áp dụng với biển Đông”, ông Kerry nói nhầm trước khi sửa lại thành biển Hoa Đông, nơi Nhật và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền, theo AFP.

Sơn Duân
http://www.thanhnien...nh-lich-su.aspx
===========================

Vừa có võ Karate, vừa được anh cả Huê Kỳ bảo kê, anh Nhựt Bổn là nhất rồi! Định mệnh nó thế.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hội đàm lịch sử Trung - Đài lần đầu tiên

Thứ Ba, 11/02/2014 15:13

(NLĐO) – Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu cuộc hội đàm cấp cao nhất hôm 11-2 kể từ khi Đài Loan tách khỏi Trung Quốc đại lục năm 1949.

Posted Image

Ông Vương Úc Kỳ, phụ trách bộ phận chính sách đối với Trung Quốc của Đài Loan,đã đến Bắc Kinh hôm 11-2. Ảnh: Wikipedia

Hai quan chức cao cấp phụ trách chính sách đối với nhau là Vương Úc Kỳ phía Đài Loan và Trương Chí Quân của Trung Quốc sẽ gặp nhau tại cuộc hội đàm kéo dài 4 ngày tại thành phố Nam Kinh.

Phát biểu với truyền thông trước khi khởi hành từ Đài Loan, ông Vương cho biết mục đích của chuyến thăm tới đất liền là để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Ông cũng thừa nhận cuộc gặp gỡ sẽ “không dễ dàng và suôn sẻ”, đồng thời khẳng định đây chỉ đơn giản là một buổi nói chuyện mà không liên quan đến việc ký kết bất cứ thỏa thuận hợp tác nào.

Dù vậy, cuộc hội đàm có thể là tiền đề cho một thỏa thuận thương mại tự do giữa Trung Quốc và Đài Loan trong tương lai, mà hiện tại đang bị Bắc Kinh trì hoãn. Ngoài ra, cuộc hội đàm “có tác động quan trọng tới việc thể chế hóa hơn nữa các quan hệ giữa hai bên".

Trong khi Trung Quốc nhấn mạnh Đài Loan vẫn là một phần lãnh thổ của đại lục thì Đài Loan tự gọi mình là Cộng hòa Trung Hoa.

Bắc Kinh vẫn để ngỏ khả năng sử dụng vũ lực để lấy lại Đài Loan song Mỹ lại cam kết bảo vệ Đài Loan dù không chính thức công nhận hòn đảo. Điều này cũng là khúc mắc lớn trong quan hệ Mỹ - Trung nhiều thập niên qua.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai bờ eo biển được cải thiện kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm người lãnh đạo Đài Loan vào năm 2008.

P.Nghĩa (Theo BBC, nld.com.vn)

Trung - Đài tìm tiếng nói chung

Thứ Ba, 11/02/2014 21:39

Đài Loan có thể tập trung đàm phán về lợi ích kinh tế và an ninh, trong khi Trung Quốc quan tâm đến vấn đề hội nhập lâu dài của hòn đảo này.

Trung Quốc và Đài Loan hôm 11-2 đã tiến hành cuộc hội đàm ở cấp cao nhất kể từ khi chia tách cách đây 65 năm.

Ông Vương Úc Kỳ, quan chức của Đài Loan phụ trách về chính sách đối với Trung Quốc, đã có cuộc gặp mặt khoảng 2 giờ với ông Trương Chí Quân, Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách vấn đề Đài Loan của Trung Quốc, tại TP Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô trong ngày 11-2. Cuộc hội đàm còn kéo dài đến hết ngày 14-2.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đều ca ngợi đây là “bước ngoặt” trong quan hệ Trung - Đài. Tân Hoa Xã mô tả cuộc gặp này là “cơ hội không thể tưởng tượng trong những năm trước đó”. Tạp chí Time (Mỹ) nhận định hội đàm giữa Đài Loan - Trung Quốc từng là điều “gần như không tưởng”.

Posted Image

Ông Trương Chí Quân (phải) và ông Vương Úc Kỳ bắt tay trước buổi họp ngày 11-2Ảnh: TÂN HOA XÃ

Không dừng lại ở đó, nhiều người kỳ vọng cuộc gặp sẽ mở đường cho cuộc hội đàm giữa nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 10 tới ở Bắc Kinh.

“Mục đích chính của tôi trong chuyến thăm này là thúc đẩy quan hệ, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Có thể ngồi xuống và nói chuyện đã là một cơ hội thực sự đáng giá” - ông Vương phát biểu trước khi rời Đài Loan. Trong trích dẫn của hãng tin CNA (Đài Loan), ông Vương hy vọng chuyến thăm “không dễ dàng đạt được này” sẽ diễn ra suôn sẻ. Theo ông, hai bên không dự kiến ký kết bất kỳ hiệp định nào.

Dù vậy, đài BBC cho rằng nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại tự do giữa hai bên vốn đang bị đình trệ. Các nhà chức trách Đài Loan cho biết sẽ nêu vấn đề tự do báo chí sau khi Bắc Kinh từ chối cho phép một số cơ quan truyền thông tiếp cận cuộc gặp ở Nam Kinh.

Dù chương trình nghị sự chưa được chính thức công bố nhưng hai bên ​​có thể sẽ thảo luận về các vấn đề thương mại, điều kiện thành lập văn phòng liên lạc chính thức tại Đài Loan và Trung Quốc. Theo giới phân tích, Đài Loan có khả năng tập trung vào việc đạt được những bảo đảm về lợi ích kinh tế, an ninh. Trong khi đó, Trung Quốc quan tâm đến vấn đề hội nhập lâu dài của hòn đảo này.

Trong thâm tâm nhiều người Đài Loan, cuộc đàm phán này rất nhạy cảm. Họ lo sợ gần gũi hơn với Bắc Kinh về chính trị có thể làm suy yếu sự tự chủ của hòn đảo này.

“Quan hệ qua lại ở eo biển Đài Loan đang phát triển khá tích cực nhưng tiềm năng vẫn chưa được khai thác đầy đủ. Mọi người không nên quá kỳ vọng (vào cuộc hội đàm) vì hai bên cần thêm thời gian để tìm được tiếng nói chung” - ông Giả Khánh Quốc, giáo sư nghiên cứu vấn đề quốc tế tại Trường ĐH Bắc Kinh, nhận định.

HUỆ BÌNH

Theo nld.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư sử học Vũ Minh Giang.

Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979:

Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm

(LĐ) - Số 30 Tô Phương Thủy

- 6:48 AM, 11/02/2014

Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi. “Nếu thực tình muốn hướng tới tương lai, ta cần bắc cầu đi qua hố ngăn cách đó. Đường đi vẫn thênh thang trên cây cầu đàng hoàng, nhưng ta vẫn nhìn thấy cái hố đúng như nó có, không to hơn, không hẹp hơn” - Giáo sư Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội - nhận định với Lao Động về cuộc chiến biên giới năm 1979.

Duy nhất Trung Quốc nói Việt Nam nổ súng tấn công

- Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - mà ông là thành viên - dự kiến sẽ có một lễ tưởng niệm sự kiện chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Ông có thể cho biết chi tiết?

- Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về đề tài này. Sự kiện này chúng ta chưa tổ chức bao giờ, nên đây sẽ là lần đầu tiên. Vì vậy, chúng tôi dự kiến không trọng quy mô, mà trọng chiều sâu, nêu đúng bản chất của vấn đề. Chủ trương của Hội Sử học là dứt khoát phải thể hiện quan điểm.

Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979.

Ban Bí thư cũng đã quyết định biên soạn bộ lịch sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - mà chúng tôi gọi là bộ Quốc sử, tập trung những nhà sử học hàng đầu của Việt Nam. Một trong những nguyên tắc là không được bỏ qua các sự kiện lịch sử hàng đầu, trong đó có cuộc chiến biên giới 17.2.1979.

Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.

- Từ góc độ một nhà sử học, Giáo sư đánh giá như thế nào về cuộc chiến biên giới Việt-Trung?

- Sự kiện 1979 cũng có những nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng nằm trong chuỗi của lịch sử, vào thời kỳ Trung Quốc muốn thể hiện mình có một vị thế nào đó ở Châu Á, hay bộc lộ một chính sách quan hệ quốc tế của họ. Sự kiện 17.2.1979, khi Trung Quốc đưa tới 600.000-700.000 quân tấn công trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam, không thể diễn giải khác đi được, ngoài việc đây là cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc tấn công vào Việt Nam.

Trên thực tế, quân và dân ta đã đứng dậy, anh dũng đánh bật đạo quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vì vậy, sự kiện 35 năm nhìn lại cuộc chiến biên giới, có lẽ cần phải được đối xử công bằng và trang trọng như một chiến thắng chống ngoại xâm trong lịch sử.

Tuy nhiên, cũng tiếp nối truyền thống cha ông, chúng ta hiểu Trung Quốc luôn có kiểu ứng xử của một nước lớn với các nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Bài toán đặt ra là chúng ta phải thể hiện bản lĩnh của dân tộc Việt, phải để nhân dân thấy được đất nước ghi nhớ, trân trọng chiến công của những người đã ngã xuống, nhưng cũng không làm tổn hại, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử.

Không phải khi nào “sự nhịn” cũng là “sự lành”

- Như Giáo sư nói, chúng ta cần trả lại sự thật cho lịch sử. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên truyền rằng đây là cuộc chiến do Việt Nam nổ súng trước. Vậy “cây cầu” này cần phải bắc sao đây?

- Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000-700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu.

Đó, không gì khác hơn, là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Còn chính Việt Nam mới bị động. Nếu là Việt Nam gây hấn, vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi đó lại đang đi thăm Lào? Nếu chuẩn bị cho chiến tranh, ai lại làm thế?

Về vấn đề này, chỉ có duy nhất Trung Quốc nói vậy, còn thế giới thì không. Chẳng nhẽ, tất cả thế giới sai, chỉ một mình Trung Quốc đúng? Thế giới đều nói đây là cuộc chiến tranh xâm lược, ở các mức độ khác nhau. Bởi người Việt Nam lúc đó, không có gì mong muốn hơn là một cuộc sống hòa bình, với những khó khăn sau một cuộc chiến tranh dài chồng chất, thiếu thốn lương thực và giải quyết bài toán nội bộ...

Việt Nam không có quyền lợi gì trong việc gây hấn với Trung Quốc

Chìa khóa ở đây là ta cần phải nói sự thật và chỉ sự thật mà thôi. Muốn vậy, ta phải có những nghiên cứu. Có một thời gian dài, đây là vấn đề ta cho là nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cho nên hầu như không được giới nghiên cứu lịch sử dân sự tiến hành nghiên cứu.

Chúng ta cần quốc tế hóa việc nghiên cứu này. Không thể chỉ là Trung Quốc đơn phương nói thế này, Việt Nam đơn phương nói thế khác. Tôi biết nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã có những tìm hiểu, đào sâu tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới này. Chúng ta cần liên kết lại. Còn cứ nói lấy được thì không nên.

- Thưa Giáo sư, việc Việt Nam im lặng, trong lúc Trung Quốc chỉ trích Việt Nam tấn công đã gây tổn thương quan hệ giữa hai bên, khi người dân Trung Quốc hiểu lầm về bản chất cuộc chiến, còn dư luận Việt Nam thì như đã nói ở trên. Theo ông, bài học nào cần rút ra?

- Tại diễn đàn Shangri La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp về lòng tin chiến lược. Đó là một ý tưởng lớn và hay. Nếu Trung Quốc thực tâm, cùng Việt Nam tìm hiểu bản chất sự thật thì sẽ gây dựng được lòng tin. Song nếu cứ “tôi đúng, anh sai” thì lòng tin khó gây dựng lắm.

Cần phải hiểu rằng không phải cứ im lặng là tốt. Vì Trung Quốc sẽ sử dụng điều đó như một chứng cứ rằng “Sai rồi, nên có dám nói gì đâu”. Tôi cho rằng, sự nhịn đến không dám nói gì không phải là cách xử lý hay với Trung Quốc. Không vì thế mà họ tử tế hơn.

Điều quan trọng là ta phải có cách xử lý đĩnh đạc, đàng hoàng của một quốc gia có chủ quyền.

Một lễ kỷ niệm xứng đáng cuộc chiến biên giới 1979 sẽ thể hiện sự trân trọng với những chiến sĩ đã hy sinh, trân trọng lịch sử. Đó chính là mong mỏi của dân.

- Xin cảm ơn Giáo sư!

Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000 - 700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu. Đó, không gì khác hơn là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

=============

Lão Gàn không bình luận gì về ý kiến của giáo sư Giang trên báo Lao Động. Nhưng Lão Gàn luôn lấy chuẩn mực là: Sự nhận thức chân lý: "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử", làm chuẩn mực để nhận xét tất cả mọi trạng thái và hành vi, hoặc khả năng tư duy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Kinh nổi giận vì lệnh truy nã quốc tế ông Giang Trạch Dân

Thứ Tư, 12/02/2014 - 10:46

(Dân trí) - Trung Quốc đã “nổi giận” sau khi tòa án Tây Ban Nha xác nhận đã gửi lệnh truy nã ông Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch Trung Quốc về tội “diệt chủng”.

Posted Image

Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân

Trong khuôn khổ điều tra chính sách được cho là “diệt chủng” tại Tây Tạng trong hai thập niên 1980-1990, thẩm phán thụ lý hồ sơ Ismael Moreno, ngày 10/2 xác nhận đã gửi lệnh truy nã quốc tế đối với cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu thủ tướng Lý Bằng.

Lệnh truy nã xuất phát từ vụ kiện các lãnh đạo Trung Quốc do hai tổ chức ủng hộ Tây Tạng và một nhà sư quốc tịch Tây Ban Nha đưa ra năm 2006, dựa theo luật của Tây Ban Nha.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua tuyên bố Bắc Kinh “rất bất bình và kiên quyết chống lại các hành động” mà bà gọi là “sai lầm” của tư pháp Tây Ban Nha. Bắc Kinh lên tiếng yêu cầu Madrid giải thích rõ.

Zhu Weiqun, chủ tịch Ủy ban các vấn đề dân tộc và tôn giáo, cơ quan tư vấn cấp cao cho quốc hội Trung Quốc, cho rằng vụ việc trên là “lố bịch”.

Cũng dựa vào tinh thần “công lý phổ quát” và lệnh truy nã quốc tế, mà vào tháng 11/1998, thẩm phán Tây Ban Nha Baltasar Garzon đã bắt giữ nhà cựu độc tài Chi-lê Augusto Pinochet tại London suốt nhiều tháng. Đến tháng 3/2000, với lý do tuổi già sức yếu, ông Pinochet mới được hồi hương.

Trung Anh

Theo AFP, AP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bên trong kinh đô tình dục Trung Quốc

Thứ tư, 12/2/2014 08:44 GMT+7

Ở tầng hai của một quán karaoke tại Đông Quản, hàng chục cô gái xếp hàng cho khách lựa chọn. Với 50 USD, họ sẵn sàng lăn xả cả đêm với karaoke, bia, rượu whiskey và xì gà Thổ Nhĩ Kỳ. Với 200 USD, họ sẽ qua đêm trong khách sạn.

Trung Quốc trấn áp mại dâm ở 'kinh đô tình dục'

Đôi tình nhân bị nhầm là khách làng chơi và gái

Posted Image

Khoảng 300.000 gái mại dâm đang làm việc tại hàng nghìn quán massage, khách sạn, spa và các quán bar, karaoke đèn mờ ở thành phố Đông Quản. Ảnh: Rex Features

Tháng 5/2013, phóng viên Tom Phillips của Telegraph có dịp đến Đông Quản để tận mắt quan sát nơi được mệnh danh là kinh đô tình dục của Trung Quốc. Anh mô tả rằng chẳng có gì đáng chú ý bên ngoài nhà thổ ở một con phố trung tâm của thành phố. Chỉ có một con hẻm tối tăm, hai cánh cổng sắt và một tay ma cô tên Crow.

Ở bên trong, trên sàn của ngôi nhà 5 tầng, 6 gái bán dâm mặc quần tất lưới, bôi son đỏ chót đang ngồi trên ghế sofa, xì xụp ăn mỳ trong ánh đèn neon hồng hồng xanh xanh mờ ảo.

"Cảnh sát không làm khó anh đâu", tên ma cô mặc chiếc áo bóng đá màu vàng chanh nói và đòi Tom 300 nhân dân tệ (gần 50 USD) để "vui vẻ" tối nay.

10% dân số dính líu mại dâm

Ở Đông Quản, một thành phố mới nổi nằm ở đồng bằng châu thổ Châu Giang, với dân số hơn 8 triệu người, khách làng chơi muốn vui vẻ giá nào là có "hàng" giá ấy.

Ước tính khoảng 500.000 đến 800.000 người, tương đương 10% dân số ở Đông Quản, tham gia vào các đường dây, tụ điểm mua, bán dâm, theo SCMP. Khoảng 300.000 gái mại dâm đang làm việc tại hàng nghìn quán massage, khách sạn, spa và các quán bar, karaoke đèn mờ.

"Nhiều người vợ rất lo lắng mỗi khi chồng họ đi công tác ở Đông Quản", cựu bí thứ thành ủy Liu Zhigeng nói. "Thật đáng hổ thẹn".

Với nỗ lực thay đổi hình ảnh không đẹp mắt về thành phố, chính quyền Đông Quản từng tung ra một chiến dịch tuyên truyền trong đó ca ngợi nơi đây là một cái nôi của văn hóa và sự đa dạng.

"Đến với Đông Quản, điều đầu tiên tôi cảm nhận được là đời sống của người dân địa phương gắn bó sâu sắc với văn hóa truyền thống", giọng một người thuyết minh vang lên trong một phim quảng cáo về Đông Quản, do kênh Discovery sản xuất và được phát sóng trên khắp Trung Quốc. "Thành phố mang một vẻ đẹp duyên dáng, ấm áp và là sự pha trộn của nhiều nền văn hóa. Mỗi ngày, thành phố lại càng thu hút hơn".

Lực lượng an ninh ở Đông Quản cũng ra sức xóa sổ các khu phố mại dâm ở thành phố này bằng các chiến dịch trấn áp.

Hôm 9/2, 67 người đã bị bắt, 12 tụ điểm có liên quan đến hoạt động mại dâm bị đóng cửa, 300 cơ sở massage, xông hơi, karaoke bị kiểm tra trong đợt truy quét mạnh tay mới nhất của nhà chức trách thành phố. Hai quan chức cảnh sát nằm trong số những người bị bắt.

Posted Image

67người bị bắt trong đợt truy quét hôm 9/2 của nhà chức trách thành phố. Ảnh: AFP

"Thông thường chúng tôi có thể tìm thấy hai cô gái với giá 150 tệ (hơn 24 USD). Bây giờ, nghề mại dâm ở Đông Quản bị thu hẹp hơn trước nhưng vẫn còn hàng nghìn gái mại dâm hoạt động ở tụ điểm bí mật mà chỉ có người trong cuộc mới biết thôi", một má mì địa phương nói.

Muôn đường đến mại dâm

Ở tầng hai của một trong những quán karaoke nổi tiếng ở Đông Quản, hai nữ tiếp viên ăn mặc lịch thiệp tập hợp hàng chục cô gái khác trước mặt các khách hàng của họ. Ít nhất một người được cho là dưới 18 tuổi.

Với 300 tệ, các cô gái sẵn sàng lăn xả cả đêm với karaoke, bia, rượu whiskey và xì gà Thổ Nhĩ Kỳ. Với 1.200 nhân dân tệ (gần 200 USD), họ sẽ qua đêm với các khách làng chơi trong khách sạn.

"Tôi đã có chồng và con trai 22 tháng tuổi", Luo, một nữ tiếp viên 28 tuổi mới làm việc tại quán được ba ngày, nói. "Cả chồng và bố mẹ đều không biết tôi làm việc ở đây".

Luo kể cô sa chân vào con đường mại dâm sau những cuộc chơi ở các sòng bạc ở Macao và bị mắc nợ đến hơn 130.000 USD.

"Tôi không còn lựa chọn nào khác. Tôi sẽ rời khỏi nơi này sau khi kiếm đủ 20.000 đến 30.000 tệ (gần 5.000 USD) và có thể sẽ quay lại sòng bạc để phục thù", Luo nói.

Tong, một cô gái đền từ tỉnh Giang Tây, kể rằng một người bạn nói sẽ tìm việc cho cô ở một nhà máy giày rồi cuối cùng lại lừa cô vào đây. "Tôi chẳng biết gì tới khi đến đây", Tong nói. Cô cho biết mình 19 tuổi, nhưng dường như Tong chưa quá 15, 16 tuổi.

Những câu chuyện tương tự có ở khắp thành phố này. Trong một quán massage ven đường, ba tiếp viên đang ngồi trên một chiếc ghế sofa dưới ba bông hồng giả được gắn vào tường. Một chiếc tivi nhỏ ở góc phòng chiếu hình ảnh từ camera giám sát ở tầng hai, nơi dành cho dịch vụ "massage đặc biệt".

Ling Ling, một cô gái tầm 20 tuổi, quê ở Quý Châu, tỉnh nghèo nhất Trung Quốc, đến Đông Quản để làm việc cho một nhà máy đồ chơi. Tuy nhiên, ngay sau đó, Ling nhận ra cô có thể kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách làm việc cho tiệm massage. "Tôi không có lựa chọn nào khác. Tôi phải nuôi gia đình", cô nói.

Một gái bán dâm khác tên Juan cũng cho hay cô phải đi bán dâm vì ông chủ nhà máy giày đã cầm tiền lương của nhân viên bỏ trốn.

"Tôi muốn làm trong nhà máy giày. Ít nhất tôi có thể tự kiếm tiền bằng đôi tay của mình", Juan nói. "Ở đây, tôi phải kiếm tiền bằng cơ thể".

Posted Image

Các cô gái sa chân vào con đường mại dâm ở Đông Quản hầu hết là vì gia cảnh nghèo túng, nợ nần và không có công ăn việc làm. Ảnh: AFP

Các tờ báo địa phương ra sức tung hô những nỗ lực của chính quyền đã đổi mới bộ mặt của Đông quản. Yangcheng Evening News dẫn lời một blogger cho hay, chiến dịch trấn áp mại dâm là "một cái tát vào mặt những ai nói xấu Đông Quản".

Tuy nhiên, theo cuộc khảo sát mới đây của Sina, một trong những mạng tin tức trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, hơn 80% trong số hơn 21.600 người sử dụng Internet tham gia đã trả lời rằng họ không tin vào hiệu quả của cuộc trấn áp mại dâm ở Đông Quản.

Khi được hỏi về các chiến dịch trấn áp của thành phố, các tiếp viên ở tiệm massage trên từng nhún vai.

"Tôi có nghe nói gần đây, nhưng cảnh sát không đụng gì đến chúng tôi", Ling Ling nói.

Anh Ngọc

==================

Cái nay là đập ruồi.Cũng nhều nhể!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ thách thức tính pháp lý "đường 9 đoạn" của Trung Quốc

(Vietnam+)

Posted Image

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 5/2, Mỹ kêu gọi Trung Quốc làm sáng tỏ và điều chỉnh lại các đòi hỏi chủ quyền của nước này ở Biển Đông, đồng thời hối thúc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho một trong những điểm nóng có nguy cơ ngày càng lớn của châu Á này. Trong khi căng thẳng đang ở mức cao do Bắc Kinh áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm quần đảo mà Nhật Bản quản lý trên Biển Hoa Đông, thì người ta ngày càng quan ngại về một cuộc đọ sức mới trong cuộc tranh chấp riêng rẽ ở Biển Đông.

Đề cập đến những tranh chấp này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đã thách thức cái gọi là “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh thể hiện các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên phần lớn Biển Đông.

Ông Russel cho rằng các tuyên bố hàng hải theo luật pháp quốc tế cần dựa trên đặc điểm đất đai.

Ông nói: “Bất cứ đòi hỏi nào của Trung Quốc đối với quyền hàng hải mà không dựa trên các đặc điểm đất đai được tuyên bố đều không phù hợp với luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể nêu bật sự tôn trọng luật pháp quốc tế của mình bằng việc làm sáng tỏ hoặc điều chỉnh lại đòi hỏi của họ cho phù hợp với luật biển quốc tế”. Ông Russel đồng thời ủng hộ quyền của Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật biển của Liên hợp quốc như một phần của nỗ lực tìm kiếm giải pháp “hòa bình phi cưỡng bức”.

Tuy nhiên, biện pháp này đã bị Trung Quốc bác bỏ trong năm ngoái.

Theo ông Russel, việc Trung Quốc không làm sáng tỏ các đòi hỏi của họ ở Biển Đông đã tạo ra sự bất định trong khu vực và hạn chế triển vọng đạt được giải pháp đồng thuận hay các thỏa thuận phát triển chung công bằng.

Những bình luận của ông Russel thể hiện lập trường ngày càng quyết liệt của Mỹ ở Biển Đông.

Năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton tuyên bố rằng tự do đi lại là một lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông, tuyến vận chuyển hơn một nửa khối lượng hàng hóa thương mại của thế giới.

================

Kiểu gì trước sau cũng kết thúc "Canh bạc cuối cùng" thôi! Hầu hết các chính giới Hoa Kỳ của cả Diều hâu lẫn Bồ câu đều tỏ ra sốt sắng với một giải pháp cứng rắn. Trừ ngài Obama tỏ ra thận trọng và lầm lũi tiến từng bước. Cho đến giờ này, Tổng thống Hoa Kỳ chưa chính thức phát biểu ý kiến. Với cái nhìn của tôi thì Hoa Kỳ chưa dàn trận xong. Trung Quốc chứ không phải Iraq.

Share this post


Link to post
Share on other sites

================

Kiểu gì trước sau cũng kết thúc "Canh bạc cuối cùng" thôi! Hầu hết các chính giới Hoa Kỳ của cả Diều hâu lẫn Bồ câu đều tỏ ra sốt sắng với một giải pháp cứng rắn. Trừ ngài Obama tỏ ra thận trọng và lầm lũi tiến từng bước. Cho đến giờ này, Tổng thống Hoa Kỳ chưa chính thức phát biểu ý kiến. Với cái nhìn của tôi thì Hoa Kỳ chưa dàn trận xong. Trung Quốc chứ không phải Iraq.

Mỹ điều thêm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa Tomahawk tới Guam

Thứ năm 13/02/2014 10:16

ANTĐ - Truyền thông Nhật Bản ngày 12/02 cho biết, hải quân Mỹ có kế hoạch trước tháng 3/2015, họ sẽ triển khai thêm tàu ngầm tấn công Topeka lớp Los Angeles tới căn cứ Guam.

Các nhà phân tích cho rằng, hành động này của Washington là nhằm đối phó với những động thái liên tục phô trương sức mạnh trên biển của Bắc Kinh. Vừa qua, một quan chức của Lầu năm góc đã bày tỏ sự lo ngại: "Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện trong khu vực mà từ trước tới nay nó chưa từng bén mảng đến".

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, có lượng giãn nước tới hơn 6000 tấn. SSN-754 Topeka được đưa vào phục vụ từ năm 1989, khi hoạt động tàu phát ra tiếng ồn rất nhỏ, tàu được trang bị hệ thống liên lạc chỉ huy hiện đại và các tên lửa hành trình Tomahawk.

Vũ khí chính trên tàu ngầm gồm 12 ống phóng thẳng đứng, sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk có tầm bắn từ 1.700-2.500km và tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon. Tàu còn được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm được bố trí ở dưới đáy tàu sử dụng ngư lôi hạng nặng Mark-48 có tầm bắn 38km.

Posted Image

Ống phóng tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles được trang bị lò phản ứng hạt nhân GE PWR S6G, giúp tàu ngầm đạt tốc độ khi lặn 20 hải lý/h, tốc độ tối đa của tàu 33 hải lý/h. Tàu ngầm có thể lặn sâu tối đa 450 mét, độ sâu hoạt động thông thường là 300 mét. Hải quân Mỹ cũng vừa công bố, họ sẽ thay thế ba tàu vận tải đổ bộ tấn công thuộc căn cứ Sasebo ở Nagasaki-Nhật Bản, sau đó tiếp tục tuyên bố triển khai thêm các tàu ngầm hạt nhân mới. Ông Klinger, chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Quỹ Heritage Foundation cho nằng, việc Hải quân Mỹ triển khai thêm tàu ngầm là vì trong những năm gần đây Washington muốn duy trì tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương do việc Trung Quốc luôn gia tăng sức mạnh quân sự của mình.

Đức Hà

Theo Kyodo News, anninhthudo.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tay chơi nghiệp dư trong cục diện châu Á-Thái Bình Dương

(Quan hệ quốc tế) - Nước Mỹ đang mang đến rất nhiều “cà rốt” ở Biển Đông và biển Hoa Đông, trong khi Trung Quốc chỉ mang đến thuốc súng và mồi lửa

Trung Quốc, Mỹ nói gì về lời kêu cứu của Philippines

Hai mũi giáo của Ấn Độ sẽ thọc vào mạng sườn Trung Quốc

Cách chơi của người Mỹ

Vừa qua, ngày 12/2, Quốc hội Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật gia hạn quyền vay nợ của Chính phủ, đồng nghĩa với việc chấp thuận đề nghị tăng trần nợ công mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào. Với hành động này, nước Mỹ đã tránh được thảm cảnh rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Và ngay lập tức, nước Mỹ bắt đầu quay trở lại với cuộc chơi châu Á – Thái Bình Dương một cách đầy sung sức và hồ hởi, mở đầu bằng chuyên thăm 4 nước châu Á gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết, chuyến thăm này của Ngoại trưởng nhằm thúc đẩy sự đàm phán để giải quyết những vấn đề trong khu vực như bán đảo Triều Tiên, Biển Đông và cả vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc. Đặc biệt, trong 4 quốc gia mà Ngoại trưởng Mỹ tới thăm, Indonesia là nước được Mỹ đặc biệt quan tâm.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry giơ tay chào quân đội Seoul (Ảnh: Getty Images)

Chuyến đi của Ngoại trưởng John Kerry như một bước tiền trạm cho chuyến công du sắp tới của Tổng thống B.Obama. Nhà Trắng không cung cấp thời gian chính xác của chuyến công du nhưng cho biết nó có thể diễn ra vào cuối tháng 4. Trong chuyến đi lần này, Tổng thống Mỹ sẽ tới thăm Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc.

Chuyến thăm của ông Obama sẽ làm nổi bật "cam kết tăng cường quan hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh của Mỹ với các nước châu Á - Thái Bình Dương", theo thông báo của Nhà Trắng.

Có thể thấy, nước Mỹ đang giơ ra một bàn tay đầy thiện chí, họ đang chứng tỏ châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông là mối quan tâm hàng đầu của cường quốc này.

Ngay sau khi giải quyết được những khúc mắc trong nước, lập tức họ quay trở lại. Nước Mỹ cho thấy, họ nhớ những gì mình đã nói, theo kiểu “quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”.

Với Mỹ, Trung Quốc chỉ là tay mơ?

Người Mỹ nổi tiếng với cách dùng cây gậy và củ cà rốt, nhưng với chiến lược chuyển trục của ngài Tổng thống Obama, nước Mỹ đang có một cách chơi rất mới khi chỉ sử dụng cà rốt trong thế cuộc châu Á – Thái Bình Dương. Vì sao nước Mỹ không dùng đến cây gậy răn đe quân sự của mình để đạt được mục đích như cách làm trước đây? Một điều rất đơn giản, những khu vực này đã có quá nhiều đòn roi mà đối thủ Trung Quốc đã mang đến.

Từ những hành động đơn phương bất chấp pháp luật quốc tế để khẳng định cái gọi là đường chín đoạn (đường lưỡi bò) phi lý nhằm nuốt trọn Biển Đông, đến những tuyên bố nhận dạng phòng không chồng lấn lên lãnh thổ láng giềng ở vùng biển Hoa Đông.

Đồng thời, Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự của bản thân và cậy vào sức mạnh này để tạo nên sự răn đe trong những sự tranh chấp lãnh thổ. Trung Quốc đã đặt vào khu vực rất nhiều thùng thuốc súng và lăm lăm mồi lửa trong tay.

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến thăm châu Á vào cuối tháng 4. (Ảnh minh họa)

Nước Mỹ mang đến sự bao bọc quân sự cho Philippines khi quốc gia này mở cửa cảng Subic cho quân đội Mỹ trở lại. Nước Mỹ triển khai thêm tàu chiến tại căn cứ Singapore, Australia, tăng cường hợp tác quân sự, tập trận với Nhật Bản, điều thêm chiến đấu cơ đến Hàn Quốc, triển khai thêm tàu ngầm hạt nhân tấn công mang tên lửa hành trình lớp Los Angeles đến căn cứ đảo Guam…

Đồng thời, nước Mỹ thẳng thừng thách thức đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông, lên tiếng bênh vực Nhật Bản, Hàn Quốc trong những tranh chấp lãnh thổ. Kẻ cả hơn nữa, nước Mỹ còn cho rằng Trung Quốc nên chuyên nghiệp hơn, và cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như ứng xử cho đúng mực với vị thế của một cường quốc trong khu vực.

Như những bộ phim giả tưởng của điện ảnh Mỹ, Mỹ cần phải cám ơn Trung Quốc, những hành động đơn phương của họ chưa mang lại hiệu quả, nhưng đã đem đến hậu quả nghiệm trong cho chính họ, khi tự Trung Quốc đã đóng một vai phản diện và nước Mỹ đành phải nhận vai siêu anh hùng.

Posted Image

Quân đội Mỹ - Hàn Quốc tập trận tái chiếm đảo

Đối đầu Trung Quốc, kìm hãm Nhật Bản

Trong cục diện Đông Bắc Á, Mỹ đang ở vào thế đối đầu với Trung Quốc. Điều này người Mỹ hiểu và dễ dàng chấp nhận, bởi lẽ giấc mơ Đại Trung Hoa mà chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra nếu thành công, đồng nghĩa với việc sẽ không còn vị thế của cường quốc số một thế giới - nước Mỹ. Nhưng với Nhật Bản, Trung Quốc vô tình tạo cho cường quốc này một cái cớ để trở thành một “quốc gia bình thường”.

Thủ tướng Shinzo Abe đã nhiều lần tuyên bố, một trong những yếu tố cải thiện an ninh quan trọng nhất là biến Nhật Bản thành một quốc gia có quyền sở hữu và sử dụng một lực lượng vũ trang tổng hợp, kể cả trong liên minh với các nước khác.

Nhật Bản đang muốn sửa đổi hiến pháp để từ bỏ nguyên tắc chỉ xây dựng lực lượng tự vệ “mang tính chất phòng vệ”, quốc gia này cho rằng đã qua rồi cái thời đứng dưới cái ô hạt nhân của nước Mỹ, và bản thân đối thủ tiềm tàng là Trung Quốc cũng đang phát triển những vũ khí có sức mạnh hạt nhân, hoặc vô hiệu hóa sức mạnh hạt nhân.

Posted Image

Quân đội Mỹ - Nhật Bản tập trận đổ bộ tái chiếm đảo

Cần nhớ một điều, Nhật Bản là quốc gia có nền khoa học tiên tiến bậc nhất thế giới, và khi họ lấy lại quyền sản xuất vũ khí, đồng nghĩa với việc vị thế độc quyền của Mỹ trong việc buôn bán vũ khí cho đất nước này sẽ không còn.

Thậm chí, người Mỹ đã quan ngại, khi Nhật Bản đã lấy lại được sức mạnh quân sự, không gì đảm bảo cường quốc này không phải là đối thủ tiếp theo sau Trung Quốc.

Người Mỹ không quên được Nhật Bản đã từng là một đối thủ khó chịu, nguy hiểm thế nào trong thế chiến thứ hai, và hiện tại đang là đồng minh lợi hại trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ buộc phải xoa dịu Nhật Bản bằng những biện pháp mang tính cấp thời như đổ thêm quân đội vào quốc gia này, ký kết những bản hợp đồng vũ khí đầy ưu đãi, đồng thời thắt chặt liên minh quân sự đa phương giữa Nhật Bản, Mỹ, Australia, và các đồng minh khác.

Tất cả những hành động này đã phần nào tạo cho Nhật cảm giác an toàn, chứng tỏ một nước Mỹ có trách nhiệm.

Trong cuộc chơi tại châu Á – Thái Bình Dương, nước Mỹ đã tỏ ra thực sự chuyên nghiệp, và đối đầu với Mỹ trong thời điểm này, Trung Quốc cần có những bước đi tỉnh táo và khôn ngoan hơn.

Đỗ Minh Tú

=================

Ngày xưa, khi Khổng Minh chinh phục được Ba Thục, định lại luật pháp. Hình luật hơi nặng. Phí Vĩ góp ý: "Ngày xưa, Hán Cao Tổ lật đổ nhà Tần chỉ đưa ra ba điều định chế khiến toàn dân khâm phục. Nay sao Thừa tướng lại đặt ra hình phạt chặt chẽ quá vậy?" - Đại ý thế. Khổng Minh nói - Đại ý - "Thời thế mỗi lúc một khác - nhà người (Chỉ Phí Vỹ) chỉ biết một mà không biết hai. Nhà Tần bạo ngược, hình luật khắt khe. Nên Hán Cao Tổ phải khoan giảm để thu phục lòng người. Nay Lưu Chương từ lâu chính sự lỏng lẻo, luật pháp không chặt chẽ. Dân quen nhờn pháp luật đã lâu. Nên ta phải chính đốn lại".

Xét chuyện cổ kim, Lão Gàn thấy Hoa Kỳ không phải tay chơi nghiệp dư. Mà là rất bài bản. Khổng Minh có sống lại cũng đành thu tay, cười mát, chưa nói đến mấy gã giang hồ Lương sơn Bạc - kiểu Lỗ Trí Thâm, Lý Quỳ - chuyên ăn tục nói phét.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đô đốc Mỹ: Sẽ điều lực lượng tinh nhuệ, vũ khí tối tân nhất đến Đông Á

Hồng Thủy

13/02/14 07:00

(GDVN) - "Mỹ sẽ đưa tàu khu trục tốt nhất của mình tới đây, lực lượng tên lửa đạn đạo tốt nhất, máy bay tốt nhất và những quân nhân giỏi nhất của chúng tôi đến đây"

Posted Image

Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.

Philstar ngày 12/2 đưa tin, là một phần chiến lược tái cân bằng của chính quyền Obama, Mỹ sẽ xác định vị trí là lực lượng vũ trang hàng đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear nói rằng lực lượng quân sự Mỹ đang nỗ lực để có được một "tác động rất lớn" đối với an ninh khu vực.

"Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng các lực lượng mà chúng tôi luân chuyển là tốt nhất trong những gì chúng tôi có thể", Đô đốc Locklear nói trong một đoạn video mới đăng tải gần đây trên kênh East Asia and Pacific Media Hub.

"Mỹ sẽ đưa tàu khu trục tốt nhất của mình tới đây, lực lượng tên lửa đạn đạo tốt nhất, máy bay tốt nhất và những quân nhân giỏi nhất của chúng tôi đến đây", tướng Locklear cho biết.

Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái BÌnh Dương phát biểu điều này trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trong việc đòi yêu sách chủ quyền với hơn 80% diện tích Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng (và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - PV).

Cùng với sự gia tăng căng thẳng hàng hải, các đồng minh của Mỹ trong đó có Philippines cũng sẽ tăng sức mạnh quân sự của mình trong những năm tới, Đô đốc Locklear cho biết.

"Bạn sẽ thấy nhiều khả năng của Mỹ. Đồng thời bạn cũng sẽ thấy năng lực an ninh của các đồng minh của chúng tôi rất tốt. Vì vậy ở đây không chỉ Mỹ, đó là cách chúng tôi đảm bảo an ninh cho một phần của thế giới, làm thế nào để duy trì một môi trường thịnh vượng cho các thế hệ tương lai của chúng tôi."

Hơn nữa Mỹ cũng sẽ hỗ trợ các nước Đông Nam Á về năng lực đảm bảo an ninh cũng như hiện diện nhiều hơn trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và xã hội.

======================

Ngày càng sát phạt hơn. Tất nhiên, cái gì cũng có nguyên nhân của nó Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lâu nay Mỹ cứ bị gọi một cách mỉa mai là " sen đầm quốc tế " nhưng lần này Mỹ bảo sẽ đảm bảo một phần an ninh thế giới ở vùng biển này ( dù chẳng qua cũng có dính đến quyền lợi quốc gia Mỹ ) thì ...cứ sen đầm quốc tế đi chú Sam... hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lâu nay Mỹ cứ bị gọi một cách mỉa mai là " sen đầm quốc tế " nhưng lần này Mỹ bảo sẽ đảm bảo một phần an ninh thế giới ở vùng biển này ( dù chẳng qua cũng có dính đến quyền lợi quốc gia Mỹ ) thì ...cứ sen đầm quốc tế đi chú Sam... hì.

Trung Quốc cũng định chia sẻ trong trách gành vác bảo đảm hòa bình ở biển Đông với Hoa Kỳ đấy. Tức là chia sẻ trách nhiệm "Sen đầm quốc tế" với Hoa Kỳ đấy! Hì!

Một tướng Trung Quốc đã nói với tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ như vậy. Nhưng có lẽ sợ làm phiền anh bạn đồng minh hạng hai, nên đô đốc Hải Quân Hoa Kỳ đã từ chối. Hì.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN XÉT CỦA LÃO SAY

1-Cục diện châu á và lợi ích của người Mỹ.

- Với nguồn lực Châu Á dồi dào về trí thức thì người Mỹ không thể bỏ phí, vì vậy CP Mỹ cần xác định lại toàn bộ kế hoạch tái cân bằng Châu á Thái Bình Dương câu hỏi đặt ra là với CP Mỹ khu vực nào được coi là đắc địa. (giống như tử vi cung nào là đắc địa).

Chứ tại sao người Mỹ đổ của và tiền bạc vào Việt Nam trong cuộc chiến năm 55-73 cũng bởi Việt Nam ta ở vào thế đắc địa .Phía bắc là cửa hậu của Đông á . Phía nam là tiền đồn cho cả Đông Nam Á và Ấn độ. Chưa kể con người Việt nam thông minh (ở đây nói trong cục diện châu Á) và yêu chuộng Hòa bình, quật cường trong tự chủ dân tộc, với thềm lục địa rộng lớn và cấu tạo địa chất ven biển nơi các loại khoáng sản dễ khai thác vì vậy đất nước con người Việt nam , là nơi mà bất cứ nước nào đều muốn được hợp tác hay sở hữu.

Lý do: Người Viêt ta thân thiện, thông minh và sáng tạo nguồn lao động dồi dào - (trước những năm 75 người Mã lai đối với Việt Nam chỉ là "Malai" hay người Indo chỉ là dân tộc ) . Với địa thê có thể làm chủ cả đông Nam á và Lục địa Trung Ấn như thế hỏi tại sao người Pháp hay người Mỹ không thèm muốn?

2- Người Trung Quốc và người Việt.

Xét về lịch sử ngàn đời người Việt ta tuy bị người hán dồn đến tận cùng của cực nam nhưng chưa bao giờ người Việt ta khuất phục người Tàu cả, lịch sử hiện đại ghi lại chỉ mới 3 ngàn năm đô hộ nhưng thực tế người Tàu đã dã tâm từ trước cả 3 ngàn năm đã xâm chiếm và đô hộ người Việt nhưng cuối cùng với mảnh đất thiêng liêng hiện nay thì người Tàu chịu không thể nàomà khuất phục được người Việt, cũng bởi người Việt tuy còn lại một ít (thiểu số) co cụm lại phương nam nhưng toàn là tinh anh nên hàng ngàn năm qua (từ thời nhà Lý) không ít lần TQ đưa quân xuống phía nam hòng khuất phục người Việt nhưng họ đã vấp phải những con người ý chí quật cường cho dù trước đây hiện tại bây giờ và mãi mãi về sau . Nếu bây giờ làm 1 cuộc trắc nghiệm chắc chắn 90% những người trẻ tuổi sẵn sàng chiến đấu cho dân tộc .

3- Người Việt và thế giới

- Nếu ai đã từng đi hợp tác lao động hoặc du học nước ngoài chắc chắn mọi người sẽ thừa nhận một điều người Việt sáng tạo, và rất giỏi trong mọi lĩnh vực. (không trục tiếp sáng chế nhưng biện pháp cải tiến hoặc nâng cấp thì siêu đẳng , chẳng thế mà SAM2 bắn B52 khiến người Mỹ ngỡ ngàng - Hay đơn giản nhất là từ trò chơi phiên bản thuộc thập kỷ 90 những Hà Đông đã làm cả thế giới phải rúng động ).

4- Sự độ lượng của người Việt.

- 3000 năm đô hộ của người tàu mà người Việt ta còn chẳng để bụng thù hằn . Cuộc chiến đẫm máu với người Pháp người Mỹ cuối cùng cũng vẫn là sự hòa giải và bắt tay hợp tác, phải nói là người Việt có thừa lòng nhân ái. Người Nhật người Pháp gây ra nạn dói năm 45 (Ất dậu) nhưng chưa bao giờ người Việt thù hằn dân tộc cả . Kể cả với những người bên kia chiến tuyến như những người VNCH. Vấn đề chỉ là sự đoàn kết dân tộc thì người Viêt ta không việc gì không làm được cả. chẳng bù cho người TQ và người Nhật bây giờ chỉdùng những thù hằnDân tộc mà khiêu chiến nhau

5- Cục diện hiện nay.

- Đã lâu nay người Việt mình cũng vì tình hữu nghị hữu hảo mà đã phải mang bao nhiêu thiệt thòi đó là ông bạn láng giềng, mang tiếng cùng phe XHCN nhưng lòng tham ông này ko từ bất cứ thủ đoạn nào với đất nước rộng vào hàng nhất châu lục nhưng chưa bao giờ ông này nhường ta 1 tấc (gang ) (những năm 79-812 bên tranh nhau từng gang đất phía biên giới ). Thế mới biết cúng chẳng qua là lòng tham , vậy người Mỹ và người Pháp có thì sao??? cũng vẫn là lòng tham với vị trid địa lý và tài nguyên mà cả đông nam á ko có thì đương nhiên tất cả bọn họ đến với với VN chỉ là lòng tham. Nhưng nếu xét tận cùng sự việc thì điều đó cũng là xu thế tất yếu của cuộc sống. Nếu ông Bầu Đức đầu tư sang đất Lào và Miến điện nếu ko có lợi chắc gì ông này đã đầu tư.

- Xét về Biển đông nơi đây không chỉ là vựa cá,đường giao thông, mà nó còn là một cả kho tàng đáy biển chưa được khai thác, thử hỏi ai không tham nhất là ông láng giềng đang đói tài nguyên nên ông đã bất chấp cả việc tình hữu nghị anh em mà muốn cướp bằng được.

6- Thế đứng của Việt nam

- Thực tế VN ta bắt đầu đứng vào vị thế cô lập từ những năm 90 do hàng loạt các nước đông âu sụp đổ . Những thời gian đó chúng ta vô cùng khó khăn, bởi ngoảnh mặt bên trái ta vấp phải những người mà ngày xưa là kẻ thù, ngoảnh mặt phải là những ông láng giềng chầu chực đớp nhau. song song với việc bị cấm vận đủ đường, là sự chèn ép kinh tế thế nhưng đất nước và con người Vn vẫn đứng vững và phát triển dần dần xác lập lại các mối quan hệ quên đi thù cũ mà bắt tay hợp tác mới nhưng như các cụ ta vẫn nói" ăn trôngnồi ngồi trông hướng" nếu không 1 lần nữa chúng ta lại gáh 1 hậu quả nặng nề là bị người ta mua bán ngay trên lưng mình như năm 74 chúng ta mất Hoàng sa từ 1 cuộc mua bán giữa Mỹ và TQ trên lưng VNCH.

- Cục diện hiện nay khi TQ đòi 80% biển đông và toàn bộ biển Hoa đông ngoại trừ người Nhật và Việt nam ngăn chặn được ngoài ra các nước khác khó lòng ngăn chặn. bởi các nước đông nam á xưa nay chỉ biết giữ bo bo mình.

- Câu hỏi đặt ra là với Nhật và VN thì TQ dùng đôisách nào???.Người Nhật có đại thù với người TQ vì vậy phải báo Hoàn Cầu cũng như Cp TQ dùng đối sách kích động tinh thần dân tộc để khơi gợi thù cũ . Với VN họ sẽ dùng đối sách vừa đấm vừa xoa (đấm là răn đe quân sự, xoa là hợp tác khai thác,- Sau đó dùng kế rút củi đáy nồi kết hợp kế đóng đục nước thả câu. và cuối cùng là kế Hoa nở trên cây. để chiếm trọn biển đông của ta. (kế này sau khi cùngkhai thác chúng sẽ vào đến tận giáp 12 hải lý của ta mà khai thác) nhưng VN ta đã sớm đọcđược ý nghĩ đó của chúng .

- Vậy nếu cần thiết chúng sẽ dùng chiến thuật gì? -"Đó là chiến thuật ngoại công nội kích" các vùng biển ngoài sẽ phải chiếm trước (muốn đoạt Đài loan thì phải nhòm Senkaku hay rộng hơn là Okinawa và muốn lấy nốt Trường sa thì phải ăn trọn Bãi cỏ rong và và vùng biển Malaixia (80km) đây gọi là cách trâu buộc thừng (trâu được buộc trrn một cuộn dây thừng ăn từng mảng cỏ trong vòng dây thừng từ xa về gần).

Kết luận : Việt nam hiện nay đòi lại Hoàng sa là vô cùng khó trong khi vẫn phải gồng mình mà giữ Trường sa. và nếu là bạn bạn sẽ làm gì khi TQ chiếm hết phần biển Malaixia và Phi Luật Tân và chừa lại vùng biển VN???và nếu là bạn bạn sẽ dấy ninh ở đâu trước Senkaku hay Biển đông?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN XÉT CỦA LÃO SAY

Kết luận : Việt Nam hiện nay đòi lại Hoàng sa là vô cùng khó trong khi vẫn phải gồng mình mà giữ Trường sa. và nếu là bạn bạn sẽ làm gì khi TQ chiếm hết phần biển Malaixia và Phi Luật Tân và chừa lại vùng biển VN???và nếu là bạn bạn sẽ dấy ninh ở đâu trước Senkaku hay Biển đông?

Nếu chỉ xét cục bộ quan hệ Việt Nam Trung Quốc và loanh quanh vài nước Tây Thái Bình Dương thì kể cũng khó thật. Nhưng thời thế thay đổi nhiều rồi. Lão Gàn nói ra không phải chém gió. Chống lại Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Khôn ngoan nhất bây giờ là Trung Quốc phải long trọng thừa nhận Trường Sa; Hoàng Sa là của Việt Nam, trả lại tất cả những gì đã lấy của Việt Nam và - quan trọng hơn cả - Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đồng minh của Hoa Kỳ - muốn chứng tỏ thiện chí với Việt Nam thì phải long trọng thừa nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử. Các người đừng tiếp tục giở trò.

Riêng về Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, Lão Gàn sẽ chứng minh khoa học đàng hoàng - về vấn đề thuyết Âm Dương ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ thuộc về nền văn hiến Việt - với những nhà khoa học hàng đầu quốc tế, cho đến khi "tâm phục, khẩu phục" (Không nói chuyện với đám "thìa muỗng" chuyên môn chê bai, dìm hàng bằng đủ mọi thủ đoạn), chứ không cần gây sức ép buộc họ phải nghe.

Lão Gàn phát biểu nghiêm túc:

Thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến thì bà Vanga sai - Sẽ không có vấn đề "chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt".

Không thừa nhận: Bà Vanga nói đúng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt".

Quí vị nên lưu ý rằng: Đại chiến thế giới lần II rất thảm khốc; dân tộc Do Thái ít ỏi và là mục tiêu bị diệt chủng. Vậy mà cũng chưa bị tiêu diệt. Thế thì - việc cả một dân tộc gọi là Arxyri đó - bị tiêu diệt sẽ thảm khốc như thế nào?!

Chống lại Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Vì còn nhiều thứ thuộc về "Thiên cơ bất khả lậu", nên Lão Gàn chưa quỡn để vạch ra cái sai lầm của họ. Nó ngu đến mức mà lúc đầu Lão Gàn cứ tưởng họ bị cài gián điệp ở cấp chiến lược quốc gia. Sau này, mọi việc ngã ngũ thì Lão Gàn sẽ chỉ ra sai lầm của Trung Quốc. Chuyện này còn dễ hiểu hơn việc phân tích vì sao "không có Hạt của Chúa".

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Kinh cam kết giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình

15/02/2014 07:03 (GMT + 7)

TT - Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến Trung Quốc trong một thời điểm nhạy cảm khi khu vực đang nóng bỏng với vấn đề CHDCND Triều Tiên và những đòi hỏi của Bắc Kinh về chủ quyền trên biển.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters

Theo Tân Hoa xã, ông Kerry đã hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thảo luận với Ngoại trưởng Vương Nghị. Vấn đề CHDCND Triều Tiên là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông Kerry khi đến Bắc Kinh. Trong cuộc họp báo với ông Vương, ông Kerry cho biết ông và ông Tập đã có một cuộc trao đổi “tích cực, mang tính xây dựng” về những thách thức liên quan đến CHDCND Triều Tiên. Truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin ông Tập đã nói rõ quan điểm của Trung Quốc về CHDCND Triều Tiên.

Trước đó tại Hàn Quốc, ông Kerry nhấn mạnh Bình Nhưỡng phải thể hiện mong muốn đàm phán và đáp ứng các cam kết giải trừ hạt nhân. Ông cho rằng Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực thuyết phục Bình Nhưỡng. “Không quốc gia nào có ảnh hưởng lớn hơn đối với những hành động của CHDCND Triều Tiên như Trung Quốc” - ông Kerry đánh giá. Sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố Trung Quốc đã nỗ lực để đưa CHDCND Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.

Vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông cũng đã được hai lãnh đạo ngoại giao đề cập. Ông Kerry kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tránh đối đầu, không thực hiện các hành vi mang tính cưỡng bức hoặc đơn phương. Ông cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải ký Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) với ASEAN để giảm căng thẳng trong các tranh chấp lãnh thổ. Ông Kerry cũng cảnh báo Trung Quốc không nên lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông bởi hành vi đó sẽ gây bất ổn trong khu vực.

Theo Tân Hoa xã, ông Vương đã nói với ông Kerry rằng Bắc Kinh cam kết giải quyết hòa bình vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên, ông Vương cũng hi vọng Mỹ tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc, “xử lý vấn đề khách quan và công bằng”, không đứng về bên nào.

Trên thực tế, ngay trước khi rời Seoul để đến Bắc Kinh, ông Kerry đã nhấn mạnh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo kiểm soát nằm trong phạm vi của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Do đó Washington sẽ bảo vệ Tokyo nếu quần đảo này bị một nước thứ ba tấn công. Đó là thông điệp không thể rõ ràng hơn đối với Bắc Kinh.

Theo Reuters, cũng vừa mới đây đô đốc hải quân Mỹ Jonahan Greenert khi đến thăm Philippines đã khẳng định Mỹ sẽ giúp đỡ Philippines trong trường hợp xung đột với Trung Quốc. Khi được hỏi Washington sẽ làm gì nếu Bắc Kinh gây hấn với Manila trên biển Đông, ông Greenert tuyên bố: “Tất nhiên là chúng tôi sẽ giúp các bạn. Chúng tôi có nghĩa vụ phải làm như thế bởi giữa chúng ta có hiệp ước phòng thủ chung”.

HIẾU TRUNG

Truyền thông Trung Quốc chỉ trích lãnh đạo ngoại giao Mỹ

Trong bầu không khí không mấy thân thiện, giới truyền thông Trung Quốc đã đón chào ông Kerry đến Bắc Kinh bằng những bài viết mang tính chỉ trích. Tân Hoa xã cảnh báo Mỹ “nên hiểu rằng Trung Quốc sẽ không ngần ngại thực hiện các bước bảo vệ lợi ích quốc gia chủ chốt”. Hãng tin này cũng chỉ trích Washington đã ủng hộ Tokyo và phản ứng tiêu cực với vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Bắc Kinh. Thời Báo Hoàn Cầu cho rằng chiến lược “xoay trục châu Á” của Mỹ đã gây sức ép lên Trung Quốc.

=================

Posted Image

Nhìn mặt hai cụ thấy tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ không có đột phá

16/02/2014 12:30

(TNO) Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) cho hay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc vào ngày 15.2 mà không có bước đột phá nào trong hai vấn đề hàng đầu của chương trình nghị sự, đó là căng thẳng tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 15.2 - Ảnh: Reuters

Truyền thông thế giới cho rằng hai vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng Kerry là căng thẳng tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông, theo South China Morning Post ngày 16.2.

Những kết quả đạt được rõ ràng nhất từ chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Kerry là một thông cáo chung ngày 15.2, tuyên bố hai bên hợp tác chặt chẽ trong vấn đề biến đổi khí hậu.

Giáo sư Shi Yinhong, chuyên ngành quan hệ quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận định: “Chuyến thăm của ông Kerry chỉ tạo ra một cơ hội để hai bên làm rõ sự khác biệt về vị thế của họ trong các vấn đề”.

Ông Jin Canrong, cũng là giáo sư thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết chuyến thăm của ông Kerry thật ra đã được nhận định sẽ không mang lại kết quả gì liên quan đến các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông.

Thay vào đó, chuyến thăm của ông Kerry được xem là một bước quan trọng giúp Bắc Kinh và Washington chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama ở hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Hà Lan vào tháng 3 tới.

“Trong chuyến thăm lần này, ông Kerry cũng nhắc lại việc Mỹ mời hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Thái Bình Dương (RIMPAC) ở bang Hawaii vào cuối năm 2014. Mỹ kỳ vọng Trung Quốc sẽ điều động hai tàu chiến đến tham gia, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa có câu trả lời”, ông Jin cho biết thêm.

RIMPAC là cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới do Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ dẫn đầu.

Mỹ cũng kỳ vọng Trung Quốc có thể dùng quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng để gây áp lực tái khởi động các vòng đàm phán nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ông Kerry nói phía Trung Quốc đã đảm bảo với ông là Bắc Kinh đang chuẩn bị tăng cường gây áp lực.

Sau chuyến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Kerry lên đường đến Indonesia vào hôm nay 16.2, dự kiến có bài phát biểu tại thủ đô Jakarta, nhấn mạnh về vấn đề biến đổi khí hậu không những ảnh hưởng đến môi trường mà cả nền kinh tế toàn cầu, theo AFP.

Phúc Duy

===============

Nếu xét về mục đích thuyết phục Trung Quốc dàn hòa với Nhật và các nước Đông Nam Á về vùng biển Trung Quốc muốn sở hữu thì quả là "không có đột phá". Nhưng nếu xét về mục đích thể hiện sự quan tâm đến sự ổn định của khu vực thì Hoa Kỳ đã đạt yêu cầu.

Nói nôm theo kiểu hàng chợ nó là thế này: Thưa bà con. tôi đã rất thiện chí và tử tế rồi đấy nhé!

Nếu xét từ góc độ này thì không cần đột phá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài học từ Hiệp ước Munich

16/02/2014 09:15

Hiệp ước Munich năm 1938 đi vào lịch sử như là bài học đắt giá về sự nhượng bộ ngoại giao chỉ có tác dụng khuyến khích kẻ xâm lược lấn tới.

Posted Image

Hàng đầu, từ trái sang phải: Các thủ tướng Chamberlain (Anh), Daladier (Pháp), Hitler (Đức), Mussolini (Ý) và Ngoại trưởng Ý Gian Galeazzo Ciano tại buổi ký kết hiệp ước Munich - Ảnh: AFP

Hiệp ước Munnich vốn được ký kết vào cuối tháng 9.1938 giữa Đức, Anh, Pháp và Ý nhằm giao vùng Sudetenland của Tiệp Khắc cho Đức Quốc xã bất chấp cảnh báo của Prague rằng sự nhượng bộ này chỉ khiến Hitler “được voi đòi tiên”. Quả thực, chỉ một năm sau, Hitler đã xâm lược Ba Lan và Thế chiến thứ hai khai mào. Kể từ đó, “khoảnh khắc Munich” đã trở thành cụm từ để chỉ sự nhượng bộ ngoại giao vốn chỉ khiến kẻ được nhân nhượng ngày càng lấn tới.

Cái giá của nhượng bộ

Tháng 3.1938, các cường quốc phương Tây đã khoanh tay đứng nhìn Adolf Hitler xâm chiếm và thôn tính nước Áo. Sau khi trở về từ Vienna, Hitler nói với Bộ trưởng Tuyên truyền Joseph Goebbels: “Tiệp Khắc là nước kế tiếp”. Lấy cớ bảo vệ quyền lợi của người Đức ở Sudetenland, vùng đất thuộc Áo - Hung được giao cho Tiệp Khắc sau Thế chiến thứ nhất, Hitler lệnh cho quân đội chuẩn bị một cuộc xâm lược muộn nhất là vào ngày 1.10.1938. Thông tin này đã rò rỉ và làm dấy lên làn sóng hoang mang ở châu Âu.

Trong tình hình đó, vào mùa hè năm 1938, mọi sự chú ý đổ dồn vào Thủ tướng Anh Neville Chamberlain, người trung thành với nguyên tắc “không có kẻ chiến thắng trong chiến tranh”. Vào tháng 9, Chamberlain quyết định gặp trực tiếp Hitler, với niềm tin rằng ông có thể xây dựng một mối quan hệ dựa trên sự tin cậy. Cùng với nước Pháp, một đồng minh của Tiệp Khắc, Chamberlain thúc giục Prague từ bỏ Sudetenland. Song ông cảnh báo Hitler rằng Anh và Pháp sẽ đứng về phía Prague nếu Tiệp Khắc bị tấn công. Cả hai chia tay mà không đạt được thỏa thuận quyết định bởi Hitler khăng khăng phải tấn công Tiệp Khắc.

Với quyết tâm tránh chiến tranh bằng mọi giá, Chamberlain trở về nước và nhờ nhà lãnh đạo độc tài ở Ý Benito Mussolini thuyết phục Hitler chấp nhận một giải pháp hòa bình. Theo các sử gia, Chamberlain đã phạm phải một sai lầm đắt giá khi không nhận thấy sự bất hợp lý trong lập trường của Hitler: nếu y chỉ muốn có được Sudetenland thì tại sao cứ phải phát động chiến tranh trong lúc có thể được biếu không.

Ngày 29.9, Hitler tiếp Mussolini, Chamberlain và Thủ tướng Pháp Edouard Daladier tại Munich để ký thỏa thuận. Theo đó, Tiệp Khắc sẽ giao Sudetenland cho nước Đức. Đổi lại, Hitler từ bỏ việc sử dụng vũ lực. Cuộc họp giữa lãnh đạo bốn nước có vẻ như trở thành biểu tượng cho thiện chí thỏa hiệp và thúc đẩy hòa bình ở châu Âu.

Tuy nhiên, dưới góc độ chiến lược quân sự, thỏa thuận là một thảm họa. Không có Sudetenland, Tiệp Khắc mất đi hệ thống công sự vốn tạo nên một trong những phòng tuyến vững chắc nhất châu Âu. Ngoài ra, Sudetenland còn là một vùng công nghiệp phát triển có vai trò quan trọng để vận hành cỗ máy chiến tranh của nước Đức sau này. Bất chấp hiệp ước, vào sáng ngày 15.3.1939, xe tăng Đức đã tiến vào vùng Bohemia và Moravia ở Tiệp Khắc và 6 tháng sau, Đức tấn công Ba Lan.

Theo các sử gia, tình hình ở châu Âu lúc đó không đến nỗi bi đát. Bằng việc di chuyển quân sang phía đông để chuẩn bị tấn công Tiệp Khắc, Hitler đã để hở sườn ở phía tây cho nước Pháp. Ngoài ra, dự trữ xăng của Đức chỉ vừa vặn cho một chiến dịch kéo dài bốn tháng. Sau chiến tranh, các sĩ quan cao cấp của Đức cho rằng nếu không có Hiệp ước Munich, Hitler sẽ tấn công Tiệp Khắc vào ngày 1.10.1938 và dù có lưỡng lự, Pháp, Anh và có thể cả Liên Xô sẽ tham chiến. Đáng chú ý nhất là các tướng lĩnh Đức đều đồng ý rằng nước Đức sẽ nhanh chóng bại trận nếu tấn công Tiệp Khắc vào lúc đó.

Munich và biển Đông

Trong cuộc phỏng vấn với tờ The New York Times ngày 5.2, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã kêu gọi thế giới hãy làm nhiều hơn nữa để hậu thuẫn nước ông chống lại các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông, so sánh tình hình với sự thất bại của phương Tây khi ép Tiệp Khắc nhượng lãnh thổ trước đòi hỏi của Đức Quốc xã năm 1938.

“Đến lúc nào các ngài mới nói “Đủ rồi đấy?”. Thế giới phải nói điều đó, hãy nhớ Sudetenland từng được cống nạp để vỗ về Hitler nhằm ngăn chặn Thế chiến thứ hai”, ông Aquino phát biểu.

Việc ông Aquino nhắc đến Hiệp ước Munich năm 1938 trong cuộc phỏng vấn với tờ The New York Times đã bị truyền thông Trung Quốc chỉ trích là hàm ý so sánh Trung Quốc với Đức Quốc xã, gây ra một cơn bão ngoại giao giữa hai nước trong những ngày qua. Sau khi tờ The New York Times đăng bài phỏng vấn, Tân Hoa xã đã giận dữ lên án Tổng thống Aquino là chính trị gia “nghiệp dư” và “dốt nát” cả về lịch sử lẫn thực tế. Tuy nhiên, ông Aquino nhanh chóng phản pháo rằng phản ứng của Tân Hoa xã đã khẳng định giá trị quan điểm của ông. “Như người ta thường nói, nếu ai đó không thể trả lời vấn đề, thì anh ta chỉ còn cách chửi rủa”, ông Aquino phát biểu.

Trong khi đó, tờ The Atlantic cũng tán thành sự so sánh của ông Aquino. Tờ báo chỉ ra sự giống nhau về giá trị chiến lược giữa biển Đông và Sudetenland. Nếu Sudetenland là vùng công nghiệp nặng đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chiến tranh của Đức thì biển Đông được cho là có tiềm năng lớn về dầu khí. Philippines có hiệp ước phòng thủ với Mỹ, tương tự như Tiệp Khắc có với Pháp. Chưa hết, giống như nước Đức trong thập niên 1930, Trung Quốc ngày nay đang chuyển hóa sức mạnh kinh tế thành sức mạnh quân sự. Theo tờ The New York Times, vào tháng 6.2012, sau khi nổ ra cuộc đối đầu tại bãi cạn Scarborough, Mỹ đã giúp dàn xếp một thỏa thuận giữa Trung Quốc và Philippines để rút tàu bè của cả hai ra khỏi khu vực một cách êm thắm. Tuy nhiên, tàu bè Trung Quốc không chịu rời đi và sau đó đã áp dụng các biện pháp ngăn cản ngư dân Philippines tiếp cận bãi cạn.

Khoảnh khắc Munich của Mỹ

Kể từ sau Thế chiến thứ hai, cụm từ “khoảnh khắc Munich” thường được các chính trị gia Mỹ sử dụng để chỉ thái độ kiềm chế một cách khiếp nhược. Năm 1951, khi Tổng thống Harry Truman cách chức tướng Douglas MacArthur để tránh phát động chiến tranh với Trung Quốc vì cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên, thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã gọi đây là một “siêu Munich”. Vào tháng 6.2011, khi kêu gọi Tổng thống Barack Obama hãy chú ý đến các động thái của Trung Quốc, thượng nghị sĩ Jim Webb cũng tuyên bố nước Mỹ đang “tiếp cận khoảnh khắc Munich” ở biển Đông. Vào tháng 9 năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố nước Mỹ đối mặt với “khoảnh khắc Munich” khi quyết định có tấn công Syria để trừng phạt việc sử dụng vũ khí hóa học hay không. Còn khi chính phủ Mỹ ký thỏa thuận hạt nhân tạm thời với Iran, một chuyên gia bình luận của tờ Wall Street Journal đã mỉa mai rằng nó còn “tệ hại hơn cả Munich”.

Sơn Duân

=====================

Thời thế mỗi lúc một khác. Hình tướng thì thấy có vẻ giống, nhưng bản chất không phải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu Trung Quốc dạo Sensaku sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ

(Tin tức 24h) - Trung Quốc tiếp tục các hành động xâm phạm vùng biển thuộc quần đảo Sensaku/Điếu Ngư bất chấp những cảnh báo từ phía Nhật Bản và sự can thiệp từ phía Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ đến châu Á bàn về an ninh khu vựcMỹ cảnh báo lần 3 về vùng ADIZ của Trung Quốc

Tờ Vietnam+ dẫn nguồn tin của hãng Kyodo việc lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ngày 16/2/2014, ba tàu tuần duyên của Trung Quốc đã bị phát hiện khi di chuyên xung quanh quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) thuộc vùng biển Hoa Đông, bên ngoài lãnh hải của Nhật Bản.

Ngay lập tức, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã phát đi những cảnh báo và yêu cầu các tàu này không xâm phạm lãnh hải Nhật Bản. Một trong ba tàu này đã phản hồi bằng cả tiếng Nhật và tiếng Trung với nội dung “đây là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc”.

Thời gian gần đây Trung Quốc liên tiếp có những hoạt động xâm phạm vào vùng biển Nhật Bản tuyên bố chủ quyền, song song với vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc thành lập chồng lấn lên không phận của Nhật Bản. Lần gần nhất tàu Trung Quốc bị phát hiện xung quanh Senkaku là ngày 2/2/2014.

Posted Image

Tàu tuần duyên Trung Quốc vẫy vùng trong hàng rào tàu của Nhật Bản tại Senkaku/Điếu Ngư

Những động thái này của Trung Quốc khiến Mỹ vô cùng quan ngại và đã liên tiếp phát đi những tín hiệu cảnh báo về vùng ADIZ. Vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ đã có chuyến thăm và làm việc hai ngày với các vị lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tại Bắc Kinh và vừa kết thúc hôm 15/2/2014.

Tại đây, Mỹ đã đề nghị Trung Quốc xem xét lại vấn đề vùng nhận dạng phòng không mà vừa xác lập cuối năm 2013, đồng thời cảnh báo về việc Mỹ sẽ tăng cường thêm hiện diện quân sự nếu có thêm một vùng tương tự ở Biển Đông. Ngoài ra, Mỹ cũng kêu gọi những tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia Trung – Nhật cần phải dựa trên tiêu chí tôn trọng lẫn nhau và ngoại giao song phương, tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết.

Mỹ cũng quan ngại sâu sắc những mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Trung Quốc rất dễ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn, thậm chí lan rộng ra cả khu vực. Và mục tiêu của Mỹ ở khu vực này là cần một vùng biển ổn định, không nguy cơ, hợp tác tất cả các bên đều có lợi.

Posted Image

Tàu tuần duyên sức giãn nước 4.500 tấn vừa được hoàn thành của Trung Quốc

Tuy nhiên, ngay sau khi chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ kết thúc, ngay lập tức phía Hong Kong ra thông báo về một căn cứ quân sự mới của Trung Quốc sẽ được thành lập tại đây. Đồng thời là hành động xâm phạm của 3 tàu tuần duyên.

Động thái này dường như cho thấy, Trung Quốc không coi trọng những đe dọa, cảnh cáo từ phía Nhật Bản, và đồng thời khẳng định chuyến thăm của Mỹ là vô ích trong việc can thiệp vào chiến lược biển - đảo – đại dương của quốc gia này.

Một diễn biến khác, đầu năm 2014, Trung Quốc đã thông qua kế hoạch đóng mới hàng loạt tàu tuần duyên có lượng giãn nước từ 3.500 tấn đến 6.000 tấn, được trang bị điện tử hiện đại và vũ khí hạng nặng. Ngoài ra, một tàu tuần duyên có lượng giãn nước 10.000 tấn cũng đang được Trung Quốc đóng mới. Đây được coi là tàu tuần duyên lớn nhất thế giới.

Trung Quốc cho rằng với lực lượng này, Trung Quốc đủ sức cạnh tranh với lực lượng tuần duyên của Nhật Bản trong việc “bảo vệ chủ quyền biển đảo” – theo cách nói của Trung Quốc. Đồng thời, những dự án này cũng cho thấy Trung Quốc không có vẻ gì sẽ sử dụng đàm phán đơn thuần trong các vấn đề tranh chấp.

Nguyên Minh

============

Chịu! Thích thì chiều!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sắp họp "lưỡng hội", lập pháp khống chế Biển Đông, Hoa Đông

Hồng Thủy 17/02/14 07:06

(GDVN) - Ủy ban An ninh quốc gia sẽ "phối hợp" với Quốc hội Trung Quốc "khẩn cấp" ban hành các văn bản pháp luật nhằm tăng cường khống chế (bất hợp pháp) Biển Đông...

Posted Image

Lính không quân Trung Quốc duyệt binh, hình minh họa, nguồn: Telegraph.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 17/2 đưa tin, kỳ họp "lưỡng hội" mỗi năm một lần ở Trung Quốc, tức Chính hiệp và Quốc hội năm nay sẽ khai mạc vào ngày 3/3 và 5/3 tại Bắc Kinh.

Một nguồn tin nói với Thời báo Hoàn Cầu, năm nay dự toán ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 10%, duy trì mức tăng trưởng bình quân trong 3 năm qua, chiếm 1,4% tổng GDP của Trung Quốc.

Với khoản ngân sách này, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng cường cho lực lượng cơ động lục quân, cơ động không quân và tên lửa chiến lược, đồng thời giảm chi mua sắm vũ khí trang bị thông thường cho lục quân.

Cũng trong kỳ họp Quốc hội lần này, Bắc Kinh sẽ thông qua kế hoạch diều chỉnh quy mô lớn với biên chế, tổ chức của quân đội trong vòng 6 đến 12 năm theo hướng tăng cường chất lượng tác chiến của các đơn vị tuyến đầu và các binh chủng công nghệ cao, cắt giảm các tầng nấc chỉ huy, cắt giảm các nhân viên viên văn phòng, mua sắm vũ khí trang bị hiện đại.

Posted Image

Tàu đổ bộ hải quân Trung Quốc

Riêng hải quân Trung Quốc mỗi hạm đội sẽ được tăng cường thêm 1 tàu khu trục và 1 đội tàu hộ vệ, 2 đội tàu đổ bộ lưỡng thê và đội tàu hậu cần, tăng biên chế tàu ngầm động cơ hạt nhân, tiếp tục xây dựng căn cứ tàu ngầm.

Đối với không quân, Trung Quốc dự kiến tăng cường năng lực vận tải đường không, bổ sung đội ngũ máy bay cảnh báo và lực lượng máy bay ném bom, nâng cao năng lực phòng không.

Lực lượng lục quân sẽ tập trung mở rộng quy mô các đơn vị cơ động vận tải, binh chủng Pháo binh 2 tăng cường xây dựng lực lượng tên lửa hành trình.

Cũng trong kỳ họp lần này nhiều khả năng Ủy ban An ninh quốc gia mà Bắc Kinh tuyên bố sẽ thành lập sau hội nghị trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc hồi cuối năm ngoái sẽ chính thức ra mắt.

Dự kiến Ủy ban An ninh quốc gia sẽ "phối hợp" với Quốc hội Trung Quốc "khẩn cấp" ban hành các văn bản pháp luật nhằm tăng cường khống chế (bất hợp pháp) Biển Đông và Hoa Đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không quân Australia sẽ không để Hải quân TQ khiêu khích

Việt Dũng

17/02/14 06:07

(GDVN) - Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận áp sát Australia có tính chất khiêu khích cố ý, tác động đến môi trường an ninh và chiến lược khu vực.

TQ mua Su-35 chuẩn bị cho Biển Đông chứ không phải để nghiên cứu?

Trung Quốc sẽ có 4 tàu sân bay vào năm 2020, sẽ triển khai ở Biển Đông

Mỹ muốn tăng quân đồn trú hướng Biển Đông để ngăn chặn Trung Quốc

Trung Quốc đang tăng cường bịt điểm yếu của hải quân

Trung Quốc sợ nhất bị phục kích bằng mìn và thủy lôi

Posted Image

Ngày 7 tháng 2 năm 2014, biên đội huấn luyện biển xa của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở Tây Thái Bình Dương. Trong hình là tàu khu trục Hải Khẩu của hạm đội này tiến hành bắn đối hải.

Tân Hoa xã ngày 15 tháng 2 dẫn trang mạng công ty truyền thanh Australia ngày 13 tháng 2 đưa tin, Không quân hoàng gia Australia đã theo dõi hoạt động diễn tập chưa từng có của ba chiếc tàu chiến Trung Quốc ở vùng biển quốc tế phía bắc Australia.

Theo bài báo, cuộc diễn tập hải quân không bình thường này tổ chức gần đây được coi là “hành động khiêu khích cố ý” của Trung Quốc, phát đi tín hiệu rõ ràng đối với khu vực này.

Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên phái tàu chiến chạy xuyên qua eo biển Sunda giữa đảo Java và đảo Sumatra của Indonesia.

Những tàu chiến này chạy men theo rìa nam của đảo Java và áp sát đảo Christmas, đồng thời còn chạy xuyên qua eo biển Lombok giữa đảo Lombok và đảo Bali.

Bài báo cho biết, hành động này được cho là phô diễn thực lực chưa từng có của Trung Quốc, sẽ gây ảnh hưởng to lớn đối với môi trường chính sách chiến lược và an ninh đối với Australia và các nước láng giềng khu vực - nhất là Indonesia và Ấn Độ.

Posted Image

Tàu khu trục Hải Khẩu và Vũ Hán của Hạm đội Nam Hải khi huấn luyện ở Tây Thái Bình Dương.

Có nhà phân tích cho rằng, dùng phương thức này điều tàu chiến chạy xuyên qua khu vực này, Bắc Kinh đang chứng tỏ rõ ràng rằng: Trung Quốc hiện nay coi Ấn Độ Dương là trọng điểm chiến lược.

Theo trang mạng đài phát thanh Australia ngày 14 tháng 2, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, cuộc diễn tập tổ chức vào "tuần trước" không nhằm vào bất cứ quốc gia cụ thể nào.

Bài báo cho rằng, Hải quân Trung Quốc trước đây chưa từng tiến hành hoạt động kiểu này ở khu vực áp sát Australia như thế.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, đây là "huấn luyện bình thường" theo kế hoạch hàng năm. Cuộc diễn tập này "không nhằm vào quốc gia nào", hơn nữa "không có liên quan tới tình hình khu vực".

Posted Image

Biên đội huấn luyện Hạm đội Nam Hải trên đại dương (nguồn báo Nhân Dân, TQ)

=================

Bởi vậy, từ rất lâu - về mặt công khai trên diễn đàn - Lão Gàn đã nói: trong "Canh bạc cuối cùng" họa sĩ đã vẽ thiếu một nhân vật quan trọng là cô gái Ấn Độ. Đây là điểm nhấn, ngoài ra Lão Gàn còn để nghị bổ sung những tay bạc hạng hai chầu rìa thí dụ như Úc.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại một quan chức Trung Quốc bị tung ảnh cặp "bồ"

Thứ Hai, 17/02/2014 - 16:18

(Dân trí) - Các bức ảnh nhạy cảm của một quan chức ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc đã bị một phụ nữ tự nhận là “bồ nhí” của ông này tải lên mạng ngay trước khi Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc khai mạc.

Posted Image

Một trong số các bức ảnh nhạy cảm được cô Li tải lên mạng.

Li Shanshan, một phụ nữ trẻ tự nhận là người tình của ông Luo Zhiyuan, phó Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam, đã tải các bức ảnh chụp cô này và ông Luo trên tài khoản cá nhân của mạng xã hội Weibo, tờ Tin tức Bắc Kinh ngày 17/2 đưa tin. Cô Li khẳng định ông Luo đã có quan hệ tình cảm ngoài luồng với cô và bỏ rơi con gái chung của hai người. Li còn cho biết ông Luo đã sử dụng các mối quan hệ để thăng chức.

Theo lời cô Li, ông Luo, cũng là một doanh nhân địa phương kiêm giám đốc điều hành Tập đoàn thực phẩm Zhiyuan, đã bỏ rơi cô và từ chối hỗ trợ việc nuôi con gái của họ. Sau khi hai bên không đạt được thỏa thuận, cô đã quyết định “tố” ông Luo trên mạng.

Một bức ảnh được Li tải lên mạng cho thấy hai người nằm cạnh nhau trên giường và ông Luo bế một bé gái mà Li nói là con chung của họ. Cô này còn đăng tải một bức ảnh chụp tin nhắn cảnh báo được tin là của ông Luo.

“Tôi đã phải sử dụng nhiều mối quan hệ mới giành được ghế phó Hội đồng nhân dân. Nếu làm ảnh hưởng tới cái ghế đó, cô sẽ biết phải làm gì”, tin nhắn viết.

Tờ Tin tức Bắc Kinh cho hay, ông Luo đã bác bỏ đã viết tin nhắn trên và khẳng định cô Li đang tìm cách tống tiền ông.

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam đã bắt đầu điều tra vụ việc của ông Luo.

Số lượng các vụ tham nhũng và bê bối tình dục bị phơi bày trên mạng ngày càng gia tăng tại Trung Quốc kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng được khởi xướng bởi Chủ tịch Tập Cận Bình.

Một ví dụ điển hình là ông Lei Zhengfu, bí thư quận ủy quận Bắc Bội thuộc thành phố Trùng Khánh, hồi năm 2012 đã bị sa thải và bị kết án tù 13 năm sau khi đoạn video quay cảnh ông này quan hệ tình dục ngoài luồng với một phụ nữ trẻ bị rò rỉ trên mạng.

An Bình

Tổng hợp

===================

Ông này nên phân loại vào hạng "ruồi" hay "hổ" nhỉ?

Đúng là "sướng thằng nhỏ, khổ thằng lớn".Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm vũ khí thách thức chiến tranh hiện đại

17/02/2014 01:00 GMT+7

Việc dự đoán năm loại vũ khí sẽ có tác động lớn nhất trong các cuộc chiến trong tương lai là một nỗ lực không đơn giản khi mà bản chất của chiến tranh tự nó luôn có sự thay đổi không ngừng.

TIN BÀI KHÁC

Lộ diện ‘sát thủ diệt vũ khí hóa học’ Syria của Mỹ

Theo dấu mạng lưới tuồn vũ khí Mỹ về TQ

Trung Quốc lén thâu tóm vũ khí Mỹ thế nào?

Một hệ thống có thể đóng vai trò nhân tố thay đổi cuộc chơi trong một cuộc đối đầu giữa hai lực lượng thông thường có thể lại ít sử dụng trong một viễn cảnh không đối xứng giữa các lực lượng ở địa bàn là thành phố.

5. ‘Siêu tàng hình’ hoặc ‘tàng hình định lượng’

Posted Image

Máy bay chiến đấu tàng hình Raptor F-22 của Mỹ

Các nhà khoa học đang thiết kế loại vật liệu đặc biệt có khả năng giảm đáng kể dấu vết và lượng nhiệt lưu lại để tránh bị đối phương phát hiện. Trong quân đội, loại vật liệu này giúp chế tạo nên ‘áo khoác tàng hình’, giúp cho các binh sĩ chiến đấu – từ lính thường cho tới biệt kích – thao tác trên đất của kẻ địch mà không bị phát hiện, hoặc ít nhất là kéo dài thời gian giành thế chủ động.

Các năng lực như vậy giúp giảm thương vong trong chiến đấu, trong khi gia tăng khả năng tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ hoặc tấn công phá hoại và ám sát.

4. Súng ray điện từ

Posted Image

Súng ray điện từ

Các bệ phóng của súng ray điện từ (EM) sử dụng một trường từ tính chứ không như chất nổ đẩy hóa học (như là nhiên liệu hay thuốc súng) để đẩy một vật phóng với tầm xa và tốc độ lên tới 4.500m/h cho tới 5.600m/h. Công nghệ đang phát triển cho thấy khả năng phóng vật thể ở một khoảng cách là 100 hải lý sử dụng 32 megajoule.

Việc gia tăng tốc độ và mở rộng tầm bắn cho các loại súng ray điện từ mang lại nhiều lợi ích cả về mặt tấn công lẫn phòng thủ, từ việc tấn công chính xác có thể đáp trả lại các hệ thống phòng thủ tối tân nhất cho tới phòng không chống lại các mục tiêu đang tới gần.

Quân đội Mỹ đang phát triển loại súng ray điện từ nhưng chưa thử nghiệm. Có tin đồn rằng Trung Quốc cũng sẽ phát triển phiên bản riêng của mình sau khi có các hình ảnh chụp từ vệ tinh hồi cuối năm 2010 cho thấy các thử nghiệm một loại vũ khí ở gần Baotou, trong khu vực tự trị Nội Mông.

3. Vũ khí không gian

Posted Image

Bất chấp sức ép quốc tế chống lại việc quân sự hóa không gian, một số quốc gia lớn vẫn tiếp tục khai thác các công nghệ có thể biến bầu trời thành chiến trường kế tiếp. Các khả năng là không giới hạn, từ các bệ phóng tên lửa đóng tại mặt trăng cho tới các hệ thống có thể thâu tóm thiên thạch và đổi hướng nhắm vào mục tiêu trên bề mặt trái đất.

Dĩ nhiên, không phải viễn cảnh nào cũng có thể trở thành hiện thực về mặt kỹ thuật, và đôi khi vĩnh viễn chỉ là chất liệu cho các tiểu thuyết khoa học giả tưởng. Nhưng một số đột phá vẫn có thể đạt được trong khả năng của khoa học hiện nay và có thể có tác động rất lớn vào bản chất của chiến tranh mà chúng ta từng biết.

Một trong những khả năng đó là việc trang bị cho các tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo không gian vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí xung điện từ phi hạt nhân (EMP). Khi cho phát nổ một vũ khí EMP phóng từ vệ tinh ở độ cao rất lớn, bên tham chiến có thể tiến hành tấn công chặt đứt các mạng lưới điện, vệ tinh cũng như hệ thống kiến trúc chỉ huy, điều khiển, liên lạc, máy tính, tình báo, theo dõi và giám sát cần thiết để tiến hành các chiến dịch quân sự.

2. Tên lửa hành trình siêu thanh và ‘Không kích toàn cầu chớp nhoáng’

Posted Image

Thiết bị hành trình siêu thanh X-51A

Với khả năng mang đầu đạn chính xác trong khoảng cách rất xa, các tên lửa hành trình tác động rất lớn lên chiến tranh hiện đại. Nhưng trong kỷ nguyên mà trong khoảng thời gian vài phút đã tạo nên sự khác biệt giữa thắng lợi và thất bại, những loại tên lửa này có vẻ như là bay hơi chậm.

Năm 1998, các tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ các tàu của Mỹ tại Biển Ả Rập phải mất 80 phút mới tới các trại huấn luyện của Al Qaeda tại Afghanistan sau khi các sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania bị tấn công. Còn các tên lửa hành trình siêu thanh với tốc độ Mach 5+ chỉ mất chưa đầy 12 phút để tấn công mục tiêu tương tự như vậy.

Mong muốn có thể không kích bất kỳ nơi nào một cách nhanh chóng đã khiến Mỹ tạo dựng nên chương trình ‘Không kích toàn cầu chớp nhoáng’ vào năm 2001 với nỗ lực tập trung vào thiết bị hành trình siêu thanh X-51A. Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đạt được những bước tiến trong việc phát triển công nghệ nhằm đạt được công trình tương tự, sử dụng các đầu đạn thông thường. Tuy nhiên, một số nhà phân tích quốc phòng cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang không kích trên toàn cầu đang dần phủ bóng.

Có thông tin cho rằng Hải quân Mỹ đang tìm hiểu khả năng phát triển các tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm. Tên lửa hành trình siêu thanh cùng với khả năng bay sát mặt đất sẽ mang lại các thách thức không nhỏ trong việc đánh chặn nếu như sử dụng các hệ thống phòng không hiện thời, do đó, loại tên lửa này sẽ có lợi thế rất lớn trong các bối cảnh chiến tranh thông thường.

1. Các thiết bị bay không người lái ‘có tri giác’

Posted Image

Máy bay do thám không người lái

Có lẽ sự phát triển đơn lẻ quan trọng nhất trong ngành công nghiệp quốc phòng thập kỷ qua chính là sự trỗi dậy của các thiết bị không người lái. Khi công nghệ này mở ra, các máy bay không người lái nhanh chóng nhận nhiệm vụ mà trước nay do con người đảm trách.

Nhưng ngày nay, từ các thiết bị gỡ bom cho tới tàu ngầm mini dưới biển, từ các trực thăng do thám đóng trên tàu cho tới các nền tảng ám sát trên không vẫn chưa hoàn chỉnh và phần lớn vẫn cần tới sự can thiệp và giám sát của con người.

Lê Thu (theo National Interest)

========================

Mấy thứ này Lý học Đông phương dự báo từ cả năm sáu năm trước: Sẽ xuất hiện những loại vũ khí hiện đại làm thay đổi phương thức chiến tranh và nghệ thuật quân sự.

Trên đây chỉ là vài thứ vũ khí có thể đem khoe, nhưng chưa bán. Còn vài loại vũ khí nữa mà người ta không thể khoe được.

Share this post


Link to post
Share on other sites