Posted 25 Tháng 8, 2013 Trung Quốc: Ngoại giao “đá phản lưới nhà” Dương Danh Dy Ngày 24.08.2013, 08:41 (GMT+7) SGTT.VN - Chuyện đã xảy ra cách đây mấy tháng, là ngưòi theo dõi từ đầu đến cuối tiến trình đó, nhưng tôi chưa đưa ra công luận, vì không muốn mang tiếng là người “bới lông tìm vết” ông láng giềng lớn. Nay được gợi ý từ bài viết “Ngoại giao sân vận động” - một thuật ngữ dùng để ám chỉ phương pháp mà Trung Quốc sử dụng khá phổ biến để thực hiện lợi ích chiến lược tại lục địa đen (tức châu Phi) đăng trên báo Thanh Niên số 231 ra ngày 19.8.2013, xin nêu ra để bạn đọc cùng thưởng thức. Như chúng ta đã biết, tháng 6 vừa qua, hai nhà lãnh đạo cao nhất hai nước Trung - Mỹ đã có cuộc gặp mặt không chính thức tại bang California. Nội dung và kết quả cuộc gặp gỡ đó ra sao, không phải là chủ đề của bài viết này. Ở đây chỉ xin phép nói về một câu chuyện bên lề. Ông Tập Cận Bình và bà Bành Lệ Viên trong chuyến thăm tới Tanzania Những ai chú ý theo rõi tình hình quốc tế đều biết bà Bành Lệ Viện, phu nhân Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình là một ca sĩ xinh đẹp, giỏi tiếng Anh lại có tài giao tiếp. Từ khi trở thành đệ nhất phu nhân, bà đã từng tháp tùng đức lang quân trong các chuyến thăm Nga, mấy nuớc châu Phi, mấy nuớc Mỹ La tinh và ở đâu bà cũng “toả sáng” vì sở hữu những cái trời cho và tài năng khả ái nói trên, góp phần rõ rệt trong việc nâng cao vai trò của đức ông chồng. Chính vì vậy, trong chuyến thăm Mỹ lần này dù là không chính thức, ông Tập Cận Bình vẫn mang bà theo với mục đích không nói cũng rõ. Thế nhưng câu nói nổi tiếng “cao nhân tất hữu cao nhân trị” của người Trung Quốc từ xa xưa lần này đã vận vào chính họ. Biết bà Obama khó địch nổi đối thủ, các nhà ngoại giao Mỹ sau nhiều năm tiếp xúc với nguời Trung Quốc đã “tương kế tựu kế” đưa ra lý do: vì bận rộn trong việc chăm sóc hai cô con gái yêu nhân dịp sắp kết thúc năm học nên bà không thể tới California dự cuộc gặp mặt. Theo thông lệ ngoại giao thế là bà Bành Lệ Viện đã bị “tước vũ khí một cách rất lịch sự” bà không có đất để “diễn trò”. Hơn nữa để đối phương đỡ mất mặt, trong thư riêng gửi bà Bành Lệ Viện bà Obama ngoài đôi lời giải thích đã nói, sang năm khi sang thăm Trung Quốc bà sẽ mang một con gái đi cùng và thể nào cũng đến chào. Sau khi rõ chuyện, một mạng chính thống của Trung Quốc đã cay đắng thừa nhận thất bại đó là “ngoại giao đá phản lưới nhà”, một thuật ngữ mà người viết bài này sau hơn nửa thế kỷ theo nghề mới lần đầu tiên nghe thấy và phải hỏi đi hỏi lại mấy bạn trẻ đương chức để xem mình có hiểu lầm không. Kết quả là hiểu đúng nghĩa, tra cứu từ mấy ngoại ngữ thông dụng khác cũng thấy như vậy. Chính vì thế mới yên tâm kể lại chuyện này. Dương Danh Dy 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 8, 2013 HẬU TRƯỜNG PHIÊN XỬ BẠC HY LAI (*) Bản án nào cho Bạc Hy Lai? NLD.com.vn Thứ Tư, 21/08/2013 00:36 8 giờ 30 phút ngày mai (22-8), Tòa án Trung cấp Tế Nam, tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc sẽ bắt đầu phiên xử đầu tiên vụ án Bạc Hy Lai, cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh, can tội tham ô, tham nhũng và lạm quyền Vụ việc này còn lắm chuyện. Xử trong vòng hai ngày sao được. Nếu hai ngày mà xong thì nó chỉ ở phiên tòa này. Còn sẽ kéo dài ở các phiên khác với một kết cục rất lạ. Hãy chờ xem! Hì! Sư Phọ luôn gặp may mừ. Bởi zdậy! Nói ngài Tập Cận Bình hổng wan tâm là nói đừa chơi cho zdui zdậy . Sự việc sắp sửa "bành trướng" ra rùi! Hì! Sư phụ lại gặp may và từ đúng trở lên rồi này: Phiên tòa xử Bạc Hy Lai bất ngờ bị dừng, rời sang thứ Hai (Dân trí) – Ngày xét xử thứ tư đối với cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã bị quan tòa tuyên dừng giữa chừng để chuyển sang ngày thứ Hai. Trước đó ông Bạc đã phản bác mạnh mẽ mọi lời khai “đầy những lời dối trá, gian lận” của Vương Lập Quân. Sáng mai Bạc Hy Lai sẽ lại hầu tòa Theo hãng tin AFP, trước khi quyết định ngừng xét xử được quan tòa đưa ra, ông Bạc đã một lần nữa phản bác mạnh mẽ những cáo buộc chống lại mình của Vương Lập Quân, cựu cảnh sát trưởng Trung Khánh và là nhân vật thân cận cũ của mình. Vương đã trở thành người tố cáo ông Bạc tại phiên xử, nhưng vị cựu bí thư Trùng Khánh gọi những lời khai đó là “đầy dối trá và gian lận”. Trước đó, ông Bạc từng phản bác cả những lời khai của vợ mình, bà Cốc Khai Lai, khẳng định bà Cốc “bị điên”. Ông cũng so sánh một nhân chứng khác của cơ quan công tố là “chó điên”. Phiên hôm nay, tòa án trung cấp Tế Nam tiếp tục cập nhật nội dung buổi xét xử trên tiểu blog Sina Weibo. Động thái này đã được truyền thông nhà nước Trung Quốc những ngày qua khen ngợi là sự minh bạch chưa từng có. “Tính cách của cậu ta cực kỳ xấu. Cậu ta tạo ra những tin đồn…và tung hỏa mù vào mắt công chúng”, ông Bạc khẳng định trước tòa. “Hoàn toàn không đảm bảo sự tin cậy về luật pháp khi đưa một người như vậy ra làm nhân chứng chủ chốt. Vương Lập Quân hoàn toàn nói dối trong toàn bộ phiên xử và lời khai của cậu ta không hề chính xác. Lời khai đó đầy những dối trá và gian lận. Cậu ta nói tôi đánh cậu ta bằng nắm đấm thay vì bạt tai. Sự thật là tôi chưa bao giờ học kỹ thuật đấm bốc Trung Quốc, do đó tôi không thể có sức mạnh như vậy”, vị cựu ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc nói. Những phản bác nêu trên được đưa ra trong phiên xét xử buổi sáng, trước khi tòa tuyên bố lùi phiên xét xử buổi chiều sang sáng thứ Hai. Như vậy thay vì kéo dài 2 ngày như dự tính ban đầu, “phiên tòa thế kỷ” của Trung Quốc sẽ còn tiếp diễn ít nhất sang ngày thứ 5. Dù vậy các nhà phân tích tin rằng phán quyết có tội cùng một án tù kéo dài đã đợi ông Bạc từ trước. Thanh Tùng Theo AFP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 8, 2013 Vụ việc này còn lắm chuyện. Xử trong vòng hai ngày sao được. Nếu hai ngày mà xong thì nó chỉ ở phiên tòa này. Còn sẽ kéo dài ở các phiên khác với một kết cục rất lạ. Sư phụ lại gặp may và từ đúng trở lên rồi này: Phiên tòa xử Bạc Hy Lai bất ngờ bị dừng, rời sang thứ Hai (Dân trí) – Ngày xét xử thứ tư đối với cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã bị quan tòa tuyên dừng giữa chừng để chuyển sang ngày thứ Hai. Trước đó ông Bạc đã phản bác mạnh mẽ mọi lời khai “đầy những lời dối trá, gian lận” của Vương Lập Quân. Sáng mai Bạc Hy Lai sẽ lại hầu tòa Vụ Bạc Hy Lai chỉ là hiện tượng nhìn thấy được giật gân, gây chú ý dư luận thôi. Bản chất của vấn đề không nằm ở hiện tượng này. Gọi là "phần nổi của tảng băng chìm".Nhưng vì ai cũng nhìn thấy, nên đưa lên cũng chỉ để "chém gió, đập ruồi" cho xôm tụ diễn đàn. Vụ việc này dù xử thế nào, kết thúc ra sao - đoán đúng hay sai diễn biến, đều không quan trọng. Điều quan trong là: Sự kiện này phản ánh cái gì trong xã hội Trung Quốc và hệ quả của nó đi về đâu? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 8, 2013 Triều Tiên đồng ý nối lại đoàn tụ gia đình ly tán Chủ Nhật, 18/08/2013 - 16:58 (Dân trí) - Triều Tiên hôm nay (18/8) cho biết đã chấp thuận đề xuất của Hàn Quốc trong việc nối lại hoạt động đoàn tụ các gia đình ly tán trong cuộc chiến tranh 1950-1953, một dấu hiệu nữa cho thấy căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đang hạ nhiệt. Những gia đình Triều Tiên bị ly tán sắp có cơ hội đoàn tụ Thanh Tùng Theo AFP ======================= Trong Lý học có những thời điểm không gian mang tính quyết định - mà thông thường hay gọi là thời cơ, vận hội. Từ sự nhận thức này dẫn đến những câu chuyện mang màu sắc huyễn hoặc, như: Có loại thuốc chỉ có tác dụng vào đúng ngày giờ...nào đó. Trong Nam Dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh Đạo sư cũng nói đến điều này,Hoặc trong các truyền thuyết về Phong thủy cũng nói đến thời khắc hiệu quả nhất cho việc tầm long điểm huyệt....vv..Vấn đề ngày giờ tốt cũng vậy. Tuy ngày giờ tốt không phải yếu tố quyết định. Nhưng là yếu tố cần. Dài dòng văn tự vậy , Lão Gàn tôi chỉ muốn nói rằng: Đây là thời điểm quan trọng của việc thống nhất hai miền Cao Ly. Ấy là cũng "chém gió, đập ruồi" vậy. Ai cũng có thể có quyền không tin. Phó Nguyên soái Triều Tiên: “Hòa bình quý giá hơn tất cả” 25/08/2013 20:13 (GMT + 7) TTO - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên, Phó Nguyên soái Choe Ryong Hae khẳng định Bình Nhưỡng không mong muốn chiến tranh và "hòa bình quý giá hơn tất cả". Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) đón tiếp Tướng Choe Ryong Hae tại Bắc Kinh - Ảnh: AP Phát biểu tại một hội nghị chính trị ở Bình Nhưỡng hôm 24-8, KCNA cho biết Tướng Choe Ryong Hae nói: “Hòa bình quý giá với chúng ta hơn tất cả mọi thứ, mục tiêu tổng thể của chúng ta là xây dựng nền kinh tế vững mạnh và cải thiện cuộc sống nhân dân”. Theo KCNA, hội nghị trên được tổ chức hàng năm để kỉ niệm chính sách “tiên quân” (ưu tiên quân đội trước hết) do cố chủ tịch Kim Jong Il sáng lập. “Người Triều Tiên không hề mong muốn chiến tranh, nhưng hi vọng ngăn chặn một cuộc chiến huynh đệ tương tàn và thống nhất đất nước hòa bình bằng bất cứ giá nào" - Tướng Choe nói. Ông khẳng định CHDCND Triều Tiên sẽ “nỗ lực hết sức có thể để ngăn chặn bùng phát một chiến mới” trên bán đảo Triều Tiên và thúc đẩy “các quan hệ hợp tác và thân thiện” với thế giới. Hồi tháng 5, tướng Choe - với tư cách đặc phái viên của chủ tịch Kim Jong Un - có chuyến công tác đến Bắc Kinh và gặp gỡ chủ tịch Tập Cận Bình nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc sau vụ thử nghiệm hạt nhân trong tháng 2. Sau nhiều tháng đe dọa chiến tranh hạt nhân chống lại Mỹ và Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên dường như thay đổi chiến thuật với nhiều cử chỉ hòa giải gần đây. Trong tuần này, Bình Nhưỡng đồng ý đề xuất của Tổng thống Hàn Quốc thúc đẩy kế hoạch tổ chức cuộc đoàn tụ các gia đình ly tán vì chiến tranh đầu tiên trong vòng 3 năm; chấp nhận các điều kiện của Hàn Quốc đưa ra để nối lại hoạt động tại khu công nghiệp chung Kaesong... ĐỨC TOÀN ====================== Có lẽ tôi cần phải nhắc lại rằng: Đây là thời cơ tốt nhất cho sự thống nhất hai miền Cao Ly về rất nhiều phương diện. Bỏ lỡ cơ hội này thì các vị sẽ phải chở đợi rất lâu trong những chu kỳ vũ trụ khó định lượng. Thời hạn để thúc đẩy tiến triển thống nhất Cao Ly là ba năm - tính từ năm nay đến đầu năm Bính Thân 2016 (Thống nhất thực sự có thể sau đó, hoặc trong thời hạn này, nếu quí vị có đủ khả năng). 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 8, 2013 Bạc Hy Lai 'cần bị trừng phạt nặng' Thứ hai, 26/8/2013 09:16 GMT+7 Trong phần cuối của phiên tòa xử Bạc Hy Lai, sáng nay công tố viên kết luận rằng cựu chính trị gia đã phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng mà lại không nhận tội, cần bị trừng phạt nghiêm không khoan hồng. Ông Bạc Hy Lai tại tòa sáng hôm qua. Ảnh: CCTV 8h36 sáng, tòa án Trung Cấp Tế Nam bắt đầu ngày xét xử với nội dung tranh tụng, các công tố viên, các luật sư của bị cáo và bản thân ông Bạc lần lượt phát ngôn. Ông Bạc tự biện hộ nhưng không giải thích vì sao ông phản cung, thông báo trên trang mạng xã hội của tòa án cho hay. Thông báo này sau đó được rút lại, thay bằng một loạt lời của bên công tố. Công tố viên nói rằng các chứng cứ chứng minh rằng Bạc Hy Lai biết những giao dịch giữa Cốc Khai Lai và tỷ phú Từ Minh và đồng tình với việc làm của vợ. Bạc Hy Lai cũng biết về biệt thự của bà Cốc ở Cannes, Pháp, khi bà thông báo đã mua nó nhưng ông không phản ứng gì về việc này. Vì vậy, ông cần phải được coi là phạm tội nhận hối lộ, công tố viên nói. Về tội tham ô, công tố viên nói Bạc Hy Lai "không nghiêm khắc phê bình" Vương Chính Cương, một quan chức ở Đại Liên, khi thảo luận về khoản tiền 5 triệu nhân dân tệ thừa ra trong quỹ của các dự án ở Đại Liên. Bạc cũng không yêu cầu Vương nộp lại tiền cho chính quyền thành phố. Công tố viên trực tiếp truy cứu Bạc Hy Lai: "Chúng tôi lặp lại với bị cáo Bạc Hy Lai rằng sự thật phạm tội là khách quan, những sự thật này không thể thay đổi như mong muốn chủ quan của bị cáo". "Bị cáo đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và không nhận tội, vì thế không có yếu tố khoan hồng nào cả, bị cáo cần bị trừng phạt nghiêm khắc", công tố viên nói. Tòa án cung cấp các thông tin về diễn biến phiên tòa khá sớm. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV không đưa hình ảnh của ông Bạc ngày hôm nay nhưng nói rằng trông ông khá mệt mỏi. Chiếc minivan màu đen được cho là chở Bạc Hy Lai tới tòa Tế Nam sáng nay. Ảnh: Reuters. Trước đó, trong phiên xử sáng hôm qua ông Bạc Hy Lai chỉ trích gay gắt Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an Trùng Khánh, người cũng có sự nghiệp chính trị đang lên phơi phới và là cánh tay phải của ông trước khi xảy ra vụ bê bối. Vương làm chứng chống lại Bạc Hy Lai trước tòa, nhưng Bạc nói những lời khai của Vương "toàn bộ là dối trá và gian xảo" và không đủ tư cách làm nhân chứng. Diễn biến 5 ngày xét xử Ngày 22/8: Bạc Hy Lai ra tòa, lần đầu xuất hiện sau khi bị đình chỉ mọi chức vụ trong đảng và chính quyền và bị điều tra từ tháng 3 năm ngoái. Bạc Hy Lai phản cung với lý do "chịu sức ép lớn" trong quá trình điều tra. Bạc bác bỏ lời khai của nhân chứng nói ông nhận hối lộ và gọi nhân chứng này là "chó điên". 23/8: Bạc phủ nhận lời khai của vợ ông, bà Cốc Khai Lai, nói rằng ông không hề biết về số tiền và ngôi nhà tại Pháp mà giám đốc Từ tặng. Bạc nói bà Cốc "bị điên" và thường hay nói lung tung. 24/8: Bạc đối chất với cựu giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân và nhận chịu trách nhiệm về việc Vương tới Lãnh sự quán Mỹ xin tị nạn, tuy nhiên bác bỏ việc lạm quyền để bao che cho vụ án giết Neil Heywood. 25/8: Bạc không công nhận tư cách làm chứng của Vương. Bạc thừa nhận "chịu một phần trách nhiệm" trong việc thất thoát công quỹ vào tài khoản ngân hàng của Cốc Khai Lai. 26/8: Bạc Hy Lai tự nói lời biện hộ, khẳng định không phạm tội tham ô, nhận hối lộ và lạm quyền. Trong những ngày xét xử trước, Bạc Hy Lai cũng nói vợ mình, bà Cốc Khai Lai, "bị điên", và một nhân chứng khác là "chó điên". Các diễn biến trong phiên tòa gây bất ngờ so với những vụ xét xử các tội phạm chính trị trước đó, khi các bị cáo thường nhanh chóng nhận tội trong phiên tòa ngắn gọn. Những tiết lộ về những chuyến bao trọn máy bay, các biệt thự đắt tiền và thịt thú rừng quý hiếm, làm người dân Trung Quốc thích thú, trong khi Bạc Hy Lai tỏ ra khinh miệt những nhân chứng, kể cả vợ mình. Ông Bạc thú nhận có quan hệ tình ái ngoài hôn nhân khiến quan hệ vợ chồng căng thẳng. Ông Bạc thừa nhận có những sai sót trong quá trình điều tra cái chết của Neil Heywood và "chịu một phần trách nhiệm" trong việc tiền công quỹ chảy vào một trong những tài khoản ngân hàng của Cốc Khai Lai. Tuy nhiên, ông Bạc phủ nhận tội lạm quyền, nhận hối lộ và tham ô, "mà đổ hết trách nhiệm lên đầu Cốc Khai Lai và những người khác", bản tin trưa qua của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV nói. Quá trình xét xử của tòa án Tế Nam lần này được đánh giá là cởi mở khi cập nhật thông báo thường xuyên trên tài khoản mạng xã hội Sina Weibo song song với quá trình xét xử, dù rằng không có cơ quan theo dõi độc lập. Phiên tòa được dự đoán chỉ kéo dài hai ngày nhưng đã kéo dài hơn nhiều so với dự kiến. Các nhà phân tích vẫn giữ quan điểm rằng kết quả sẽ là bản án có tội và án tù dài hạn dành cho Bạc Hy Lai. ======================= Công tố viên nói rằng các chứng cứ chứng minh rằng Bạc Hy Lai biết những giao dịch giữa Cốc Khai Lai và tỷ phú Từ Minh và đồng tình với việc làm của vợ. Bạc Hy Lai cũng biết về biệt thự của bà Cốc ở Cannes, Pháp, khi bà thông báo đã mua nó nhưng ông không phản ứng gì về việc này. Vì vậy, ông cần phải được coi là phạm tội nhận hối lộ, công tố viên nói. Ơ! Vớ vẩn thật! Vậy mà đòi làm công tố viên xét xử vụ này!? Mựa nó! Nó quí vợ tôi, nó ngu nó tặng thì kệ cha nó chứ. Nếu nó không phải người tình của vợ tôi là được. Vụ việc này ông Bạc Hy Lai chỉ coi là phạm tội nhận hối lộ thông qua vợ - nếu xác định được rằng: Vụ tặng quà này để đạt mục đích cho một thỏa thuận nào đó, mà ông Bạc phải sử dụng quyền hành của mình để thực hiện. Mà hành vi dùng quyền hành này phải vi phạm luật pháp. Còn nếu đúng luật thì cũng ..."Hòa cả làng". Còn không thì luật Trung quốc phải có điều khoản: Vợ quan không được nhận quà có giá trị lớn như cái bịt tự ở Tây này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 8, 2013 Tình hình Syria: Nga nói bi kịch, Mỹ phân trần không đánh Cập nhật lúc 13:44, 26/08/2013 (ĐVO) - Tình hình Syria trước nguy cơ một cuộc can thiệp quân sự từ bên ngoài cận kề, Nga đã chính thức lên tiếng cảnh báo Phương Tây rằng việc lặp lại một kịch bản Iraq sẽ là một “sai lầm bi thảm”. Nga cảnh báo về tình hình Syria Phản ứng trước tín hiệu tích cực được chính quyền Damascus phát đi, ngày 25/8, Nga hoan nghênh việc Syria cho phép đoàn thanh sát viên Liên Hợp Quốc (LHQ) tới hiện trường để điều tra cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời cảnh báo phương Tây về một kịch bản tương tự như của Iraq tại đây. “Chúng tôi khuyến cáo mạnh mẽ các bên đang định can thiệp quân sự vào Syria - bằng cách áp đặt các kết quả (điều tra) của riêng họ cho các chuyên gia LHQ - hãy sử dụng lý trí và kiềm chế để không phạm phải một sai lầm bi thảm", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết. Ông Lukashevich nhấn mạnh: "Tất cả những diễn biến này gợi lại những sự kiện cách đây một thập kỷ khi Mỹ phớt lờ LHQ và sử dụng thông tin sai lệch về sự hiện diện của vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq để lao vào một cuộc phiêu lưu mà hậu quả của nó thì ai cũng biết”. Quân nổi dậy tại Syria Mỹ và Anh đã phát động cuộc xâm lược Iraq lật đổ nhà lãnh đạo Saddam Hussein năm 2003 dù trước đó, một phái bộ của LHQ không hề phát hiện bất cứ vũ khí hủy diệt hàng loạt nào mà ông Saddam bị nghi sở hữu. Đại diện của LHQ cho biết, các thanh sát viên vũ khí hóa học của LHQ có thể bắt tay vào việc ngay ngày 26/8 sau khi chính quyền Syria đồng ý tiến hành điều tra cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus. Phương tây cáo buộc Syria hủy bằng chứng Bất chấp việc chính phủ Syria đồng ý cho các thanh sát viên LHQ đến làm việc, Mỹ vẫn cho rằng việc Syria "bật đèn xanh" cho các thanh sát viên LHQ là "quá muộn và không đáng tin cậy". Một quan chức cấp cao của Mỹ nhấn mạnh: "Nếu chính phủ Syria không có gì phải che giấu thì họ phải giảm các vụ tấn công tại khu vực này và cho phép tiếp cận từ 5 ngày trước". Ngày 25/8, Ngoại trưởng Anh William Hague cho rằng chính quyền Syria có thể đã hủy những bằng chứng về một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi Damascus "bật đèn xanh" cho đoàn thanh sát viên của LHQ đến hiện trường điều tra, ông Hague nói: “Thực tế là phần lớn bằng chứng có thể đã bị hủy. Những bằng chứng khác có thể đã mất giá trị trong những ngày qua và một số bằng chứng có thể đã bị giả mạo". Ngoại trưởng Anh bày tỏ lo ngại rằng còn quá ít thời gian để các thanh sát viên LHQ thu thập đủ bằng chứng cụ thể và “phải thực tế về những gì mà nhóm chuyên gia LHQ có thể thu được”. Ông William Hague tái khẳng định rằng lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công bị tình nghi này, và cho rằng “có rất nhiều bằng chứng và tất cả đều chỉ về một hướng". Mỹ phủ nhận việc lên kế hoạch tấn công Syria Các chuyên gia LHQ hôm nay (26/8) sẽ bắt đầu điều tra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria. Mỹ và các đồng minh như Anh, Pháp nói việc Damascus bật đèn xanh cho việc điều tra là quá muộn màng. Damascus bác bỏ kịch liệt cáo buộc nói họ dùng vũ khí hóa học. Thay vào đó, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad nói phe nổi dậy đã dùng vũ khí hóa học để tạo cớ cho phương Tây can thiệp.Trong khi đó, Nhà Trắng cũng bác bỏ một thông tin đăng tải trên báo Anh Telegraph nói London và Washington đã lên kế hoạch phối hợp lực lượng và tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào Syria “trong vòng vài ngày tới”. Sáng 26/8, Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon một lần nữa đã lên tiếng về tình hình Syria. “Mỗi giờ đồng hồ đều giá trị. Chúng ta không thể chấp nhận thêm sự chậm trễ nào nữa” - ông Ban phát biểu ở Seoul (Hàn Quốc).Tổng thư ký LHQ cũng nói việc điều tra là vì lợi ích của tất cả mọi người và “nếu bên nào bị chứng minh sử dụng vũ khí hóa học trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì đều vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và là một tội ác trắng trợn”. N.Phương (Tổng hợp) ======================= Ngồi đám phán đi quý vị.Lão Gàn tài trợ một vò rượu nếp cái hoa vàng và hẳn một quái chuối xanh,muối ớt, cho cuộc hò đàm thêm phần khí thế.. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 8, 2013 Tổng thống Syria cảnh báo Mỹ sẽ bại trận nếu xâm lược Syria 26/08/2013 17:36 (TNO) Trong một bài phỏng vấn độc quyền đăng trên báo Nga Izvestia ngày 26.8, Tổng thống Syria Bashar al-Assad cảnh báo nước Mỹ sẽ bại trận như trong chiến tranh Việt Nam nếu xâm lược Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad - Ảnh: Reuters “Sự bại trận đợi chờ nước Mỹ trong các cuộc chiến mà nước này tham gia, bắt đầu từ chiến tranh Việt Nam cho đến hôm nay. Sự thật là các cường quốc muốn kích ngòi chiến tranh nhưng liệu rằng họ có chiến thắng hay không?”, tờ Izvestia ngày 26.8 dẫn lời Tổng thống Assad. Tổng thống Assad nhấn mạnh Syria sẽ không bao giờ là “con rối” cho phương Tây và Washington sẽ không bao giờ đạt được các mục đích chính trị thông qua chiến tranh. Ông Assad cho rằng các cáo buộc chính quyền ông sử dụng vũ khí hóa học là những suy đoán “hoàn toàn không logic”, lý giải rằng lực lượng quân đội Syria chỉ có mặt gần địa điểm được cho là xảy ra một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus (Syria) hôm 21.8. Phe nổi dậy tố cáo chính quyền ông Assad thực hiện vụ tấn công này khiến ít nhất 1.300 người chết, và chính quyền ông Assad bác bỏ cáo buộc này. Chính quyền ông Assad hôm 25.8 tuyên bố đồng ý cho phép Liên Hiệp Quốc tiến hành điều tra tại khu vực bị nghi là đã hứng chịu một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở vùng ngoại ô thủ đô Damascus. Đối mặt với khả năng Mỹ và các nước phương Tây can thiệp quân sự vào Syria, ông Assad cảnh báo các nước này hãy ngừng “xía mũi” vào chuyện nội bộ của các nước khác. “Chúng tôi là một quốc gia độc lập, chúng tôi đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố và chúng tôi sẽ xây dựng quan hệ với những ai muốn đem đến những điều tốt lành cho người dân Syria”, ông Assad nói. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 26.8 nhấn mạnh việc Mỹ sẵn sàng can thiệp quận sự vào Syria khiến Moscow phải quan ngại sâu sắc. Theo AFP, các nhà quan sát nhận định rằng Mỹ và các nước phương Tây có thể dùng “cáo buộc chính quyền ông Assad sử dụng vũ khí hóa học” để có cớ can thiệp quân sự vào Syria, lập lại kịch bản chiến tranh Iraq (2003-2011). Tờ The New York Times ngày 24.8 cho hay Mỹ đang cân nhắc khả năng áp dụng kịch bản "cuộc không kích Kosovo" hồi cuối những năm 1990 vào kế hoạch tấn công Syria mà không cần sự ủy quyền của Liên Hiệp Quốc. Cuộc nội chiến Syria, trong đó phe nổi dậy muốn lật đổ chính phủ ông Assad, kéo dài kể từ tháng 3.2011 đến nay, khiến trên 100.000 người thiệt mạng. Phúc Duy ================ Ông này cũng có khiếu hài hước nhỉ. Đánh nhau với quân nổi dậy còn chật vật, đòi uýnh Hoa Kỳ, Anh, Pháp te tua luôn. Lúc này lực còn manh, tính chuyện thương lượng đi là vừa. Hoa Kỳ và các Đông Minh chắc sẽ không đổ quân vào, cùng lém chỉ giộng tên lửa và bỏ bom, hỗ trợ thui. Bởi vậy bại trận có nghĩa là quân nổi dậy bị tiêu diệt hết. Híc! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2013 Trục mới Châu Á - Ấn Độ Dương đang hình thành? BAODATVIET.vn Cập nhật lúc 10:54, 27/08/2013 (Quan hệ quốc tế) – Khi Trung Quốc còn mải vẫy vùng tìm đường ra khỏi các chuỗi đảo, các cường quốc có vẻ đang âm thầm xây dựng một trục mới với cái tên Châu Á - Ấn Độ Dương? TQ khẳng định chiến lược và lợi ích tại Ấn Độ Dương Ấn Độ chưa bao giờ "dạy nước khác bài học" Bộ trưởng Mỹ tới Đông Nam Á tái khẳng định lập trường? Mỹ xoay trục sang Châu Á hay đang xoay tròn? Mỹ chơi cờ vây ở châu Á-Thái Bình Dương Úc chuyển động Cuối tháng 8, Thủ tướng Australia Kevin Rudd đã thông báo những điểm cốt lõi trong Chiến lược quốc gia đối với Ấn Độ, trong đó đề ra các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ với Ấn Độ thông qua cấp chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng từ nay đến năm 2025. Chiến lược của Australia đối với Ấn Độ đặt mục tiêu tăng gấp ba kim ngạch thương mại song phương từ nay tới năm 2025, đưa Ấn Độ trở thành một trong năm đối tác thương mại hàng đầu của Australia. Australia đánh giá Ấn Độ là quốc gia có tiềm năng phát triển nhất trong các đối tác của mình tại châu Á. Cũng qua tuyên bố của Thủ tướng Kevin Rudd, quốc gia này đã nâng tầm quan hệ với Ấn Độ như một đối tác chiến lược. Thủ tướng Australia Kevin Rudd Ngoài ra, Mỹ đang tích cực xây dựng chiến lược Ấn Độ Dương lấy sự hợp tác quân sự chặt chẽ với Australia và Ấn Độ làm màu sắc chủ đạo. Tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố triển khai 2.500 binh sĩ lính thủy đánh bộ ở cảng Darwin, Australia và kế hoạch này đã bắt đầu thực hiện. Ngày 3/4, khoảng 200 binh sĩ lính thủy đánh bộ Mỹ đã đến cảng Darwin và bắt đầu huấn luyện. Australia còn đồng ý mở rộng phạm vi sử dụng căn cứ hải quân Stirling ở gần cảng Perth, đồng ý xây dựng căn cứ ở quần đảo Cocos ở Ấn Độ Dương. Sau khi Lính thủy đánh bộ Mỹ đến cảng Darwin chưa lâu, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo Michigan lớp Ohio của quân Mỹ đã đến căn cứ Stirling. Dự kiến, tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân tấn công của quân Mỹ sẽ lần lượt đến căn cứ này. Căn cứ quân sự Mỹ trên đất Ấn Ấn Độ cũng tỏ ra phối hợp với Mỹ một cách nhiệt tình để vẽ lên sự ảnh hưởng mới ở đại dương này. Tháng 8 vừa qua, giới chức quân sự của cả hai nước đã bất ngờ đưa ra thông tin về việc Mỹ xây dựng căn cứ không quân trong lãnh thổ Ấn Độ và đã có kế hoạch triển khai máy bay đến căn cứ này. Washington còn chấp nhận chia sẻ những thông tin công nghệ vũ khí đỉnh cao như: tên lửa hành trình Tomahawk (để giúp Ấn Độ hoàn tất dự án tên lửa hành trình Nibrhay) và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, hãng Lockheed Martin còn mời Ấn Độ tham gia vào dự án chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35. Đây đều là những vũ khí hiện đại nhất của quân đội Mỹ lúc này và chưa từng có một tiền lệ hợp tác chế tạo sản xuất. Căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Diego Garcia - trung tâm Ấn Độ Dương Ngoài ra, không quân Ấn Độ còn được Mỹ bật đèn xanh để mua một loạt vũ khí tối tân như máy bay vận tải chiến lược C-130J Super Hercules, C-17 Globemaster, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I… Một căn cứ quân sự khác của hải quân Mỹ nằm ở trung tâm Ấn Độ Dương rất đáng phải chú ý - căn cứ Diego Garcia. Năm 1966, Mỹ đã thuê hòn đảo này của Anh, thời hạn 50 năm, đến tháng 12/2016. Theo thỏa thuận của hai bên, sau khi hết hạn còn có thể kéo dài thời hạn lên 20 năm, đến năm 2036. Qua căn cứ quân sự này, Anh cũng bày tỏ được phối hợp với Ấn Độ về các hoạt động huấn luyện, tìm kiếm cứu nạn. Ngoài ra, Anh cũng đẩy mạnh hợp tác quân sự với Australia. Có thể thấy, mối quan hệ giữa ba quốc gia này nồng ấm lên với một tốc độ chóng mặt, khiến không chỉ châu Âu ngỡ ngàng mà Trung Quốc mới là người choáng váng nhất. Nguyên nhân nào để trục Châu Á - Ấn Độ Dương ra đời Sự hợp tác của ba nước Mỹ - Australia - Ấn Độ được giới phân tích nhận định chẳng sớm thì muộn sẽ diễn ra. Trong bối cảnh Ấn Độ đang giữ mức dân số 1,2 tỷ người và một nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu năng lượng, lương thực, hàng hóa, thị trường là một vấn đề sống còn với quốc gia này. Tình hình thế giới hiện tại, Trung Đông và châu Phi là những khu vực duy nhất có thể đáp ứng được nhu cầu của Ấn Độ. Phía đông Ấn Độ Dương là eo biển Malacca, phía tây có kênh đào Suez, còn có eo biển Mozambique, mũi Hảo Vọng và kéo dài đến Đại Tây Dương. Tuyến đường huyết mạch trên biển này làm cho Ấn Độ Dương có vị trí cực kỳ quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế. Hải quân Mỹ - Ấn tập trận chung trên Ấn Độ Dương. Đồng thời, Trung Quốc và Ấn Độ luôn trong tình cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” về các vấn đề tranh chấp biên giới trên đất liền. Trung Quốc cũng thiết lập nhiều căn cứ quân sự trên lãnh thổ các quốc gia láng giềng của Ấn Độ. Điều này đã đưa người Ấn đến quyết định cần phải có những đồng minh thực sự mạnh để tạo nên một sự cân bằng, thậm chí là lấn át đối phương. Còn mục tiêu của Mỹ đã quá rõ với chiêu bài Ấn Độ Dương, một mặt Mỹ đẩy mạnh hỗ trợ đồng minh Nhật Bản, Philippines, ủng hộ các nước ASEAN trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, một mặt kéo Ấn Độ Dương và Australia trở thành một chuỗi đảo. Tất cả nhằm mục đích cô lập và phong tỏa Trung Quốc thêm một tầng nấc. Về phía Nga, quốc gia này cũng đã ý thức được về tầm quan trọng của Ấn Độ Dương. Năm 1998, thủ tướng Nga Primakov sang thăm Ấn Độ và bày tỏ quan điểm muốn xây dựng tam giác chiến lược Nga – Trung - Ấn. Sau nhiệm kỳ của Primakov, các nhà lãnh đạo Nga cũng đã theo đuổi mục tiêu này. Lính Mỹ huấn luyện lính Ấn Độ nhảy dù trong một cuộc diễn tập Cuối tháng 5, Nga – Trung tổ chức cuộc tập trận “Sứ mệnh hòa bình” và ngay sau đó, Nga vội vàng bàn với Ấn Độ tổ chức cuộc tập trận chung “Indra-2013” vào tháng 10 tới. Những cuộc tập trận tưởng như đơn thuần này lại mang một ý nghĩa sâu xa, nó cho thấy người Nga không hề muốn mất lòng Ấn Độ. Có thể, chính sự hợp tác đan chéo giữa Nga và Trung Quốc là nguồn cơn đẩy Ấn Độ về phía Mỹ. Thế giới đang phân hóa ngày càng đa chiều, đa cực và những quan điểm truyền thống sẽ không thể áp dụng để đoán định về diễn biến của quan hệ quốc tế. Các quốc gia sẽ phải tự tìm cho mình những đồng minh để tạo nên đối trọng đảm bảo cho lợi ích lâu dài của chính mình. Minh Tú ===================== Yếu tố căn bản là: kết thúc "Canh bạc cuối cùng", ai sẽ là bá chủ thế giới? Từ yếu tố căn bản này sẽ - tùy duyên - để xuất hiện những hình thức thể hiện có thể tiên tri. Bài viết trên mô tả một hình thức thể hiện trong cuộc chơi của "Canh bạc cuối cùng". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2013 Tổng thống Syria cảnh báo Mỹ sẽ bại trận nếu xâm lược Syria 26/08/2013 17:36 (TNO) Trong một bài phỏng vấn độc quyền đăng trên báo Nga Izvestia ngày 26.8, Tổng thống Syria Bashar al-Assad cảnh báo nước Mỹ sẽ bại trận như trong chiến tranh Việt Nam nếu xâm lược Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad - Ảnh: Reuters “Sự bại trận đợi chờ nước Mỹ trong các cuộc chiến mà nước này tham gia, bắt đầu từ chiến tranh Việt Nam cho đến hôm nay. Sự thật là các cường quốc muốn kích ngòi chiến tranh nhưng liệu rằng họ có chiến thắng hay không?”, tờ Izvestia ngày 26.8 dẫn lời Tổng thống Assad. ================ Ông này cũng có khiếu hài hước nhỉ. Đánh nhau với quân nổi dậy còn chật vật, đòi uýnh Hoa Kỳ, Anh, Pháp te tua luôn. Lúc này lực còn manh, tính chuyện thương lượng đi là vừa. Hoa Kỳ và các Đông Minh chắc sẽ không đổ quân vào, cùng lém chỉ giộng tên lửa và bỏ bom, hỗ trợ thui. Bởi vậy bại trận có nghĩa là quân nổi dậy bị tiêu diệt hết. Híc! 'Phương Tây lộ kế hoạch tấn công quân sự vào Syria' Thứ ba, 27/8/2013 12:09 GMT+7 Truyền thông Israel dẫn các nguồn tin chính phủ Anh tiết lộ giới lãnh đạo phương Tây có thể bắt đầu cuộc tấn công phối hợp không quân và hải quân vào Syria trong vòng một tuần. Liên Hợp Quốc có bằng chứng về vũ khí hóa học ở Syria Xe của thanh sát viên LHQ bị bắn tỉa ở Syria Tàu khu trục USS Mahan của Mỹ là một trong 4 tàu đang trực chờ ở phía đông biển Địa Trung Hải, gần Syria. Ảnh: Eucom Truyền thông Israel hôm qua dẫn các nguồn tin chính phủ Anh tiết lộ giới lãnh đạo phương Tây đang thảo luận về khả năng can thiệp quân sự vào Syria, và có thể bắt đầu một cuộc tấn công phối hợp không quân và hải quân trong vòng một tuần. Trong khi đó, báo Telegraph của Anh cho biết các tàu hải quân Anh và Mỹ đang chuẩn bị cho hành động quân sự chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, sau cáo buộc tấn công hóa học làm hàng trăm người thiệt mạng tại nước này. Báo Anh cho hay các chỉ huy quân sự đang phác thảo danh sách các mục tiêu tiềm năng để tấn công, trong một chiến dịch tương tự với giai đoạn mở đầu trong cuộc can thiệp của phương Tây vào Libya để lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gadhafi. Trong chiến dịch đó, các lực lượng phương Tây đã sử dụng không quân và hải quân để yểm trợ cho các chiến binh nổi dậy trên mặt đất, chứ không trực tiếp đổ quân vào Libya. Thông tin này được đưa ra ngay sau khi Ngoại trưởng Anh William Hague và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho rằng không nhất thiết phải có sự thông qua của Liên Hợp Quốc để xúc tiến hành động can thiệp vào Syria. Trước đó, các nguồn tin quân sự cho biết hải quân Mỹ đang tăng cường số lượng tàu khu trục mang tên lửa hành trình tại Địa Trung Hải từ ba lên 4 tàu bằng việc trì hoãn đưa tàu khu trục lớp Arleigh Burke, USS Mahan, trở về Mỹ. Tàu sân bay USS Harry S Truman, tàu chiến mạnh nhất trong khu vực, đã rời Địa Trung Hải vào cuối tuần trước và đi qua Kênh đào Suez vào biển Đỏ. Theo các chuyên gia quốc phòng, tàu này vẫn có thể tấn công Syria từ phía Nam Suez. Ngoài các máy bay tấn công trên tàu Truman, những tàu hộ tống của tàu khu trục này cũng có khả năng bắn tên lửa hành trình Tomahawk. Kể từ đầu năm nay, Mỹ hiện có nhiều máy bay tiêm kích F-16 tại Jordan và một căn cứ không quân lớn tại Incirlik (Thổ Nhĩ Kỳ), nơi có khả năng chứa hàng loạt máy bay phục vụ cho một chiến dịch quân sự quy mô lớn hơn. Sau khi hoàn thành tân trang vài tuần trước, tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp đã sẵn sàng hoạt động. Các quan chức cho biết tàu này hiện neo đậu tại cảng Toulon ở Địa Trung Hải. Ngoài ra, Pháp cũng có các máy bay tiêm kích Rafale và Mirage tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), qua đó cũng có khả năng tấn công tới Syria. Do không có tàu sân bay nào sẵn sàng hoạt động, nên nhiều khả năng Anh sẽ phụ thuộc vào các tàu ngầm tấn công lớp Trafalgar và Astute mang tên lửa hàng trình khi London muốn gia nhập một chiến dịch do Mỹ đứng đầu. Theo các nguồn tin quốc phòng, Hải quân Hoàng gia Anh đã giữ ít nhất một trong những tàu ngầm trên tại Địa Trung Hải trong những tháng gần đây cũng một phần vì lý do này. Hiện Anh không có máy bay chiến đấu nào trong khu vực, mặc dù nước này về mặt lý thuyết có thể điều động máy bay từ các căn cứ tại Cyprus nếu được chính quyền đảo quốc này đồng ý. Theo Vietnam+ ================ Chỉ cần một suy luận nhỏ - chưa cần lên wẻ - cũng thấy Hoa Kỳ và Đồng minh sẽ không đổ quân vào Xyri. Nhưng tên lửa và bom chắc hơi bị nhiều. Nếu có uýnh thì cũng sang tuần tới. Tuần này cứ nhậu đi quý vị. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2013 Syria: Nếu bị tấn công sẽ đánh Israel Thứ Ba, 27/08/2013 08:31 (NLĐO) – Một quan chức cấp cao Syria ngày 26-8 đã đưa ra lời cảnh báo trực tiếp đầu tiên: Nếu bị tấn công, nước này sẽ trả đũa nhằm vào Israel. Iran lên tiếng phụ họa cảnh báo này. Người đưa ra cảnh báo là Khalaf Muftah, quan chức cấp cao của Đảng Baath cầm quyền kiêm trợ lý của bộ trưởng thông tin Syria. Trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh, ông Muftah khẳng định Israel “đứng sau sự hung hăng của phương Tây và do đó phải gánh chịu đòn trả thù”. “Chúng tôi có các vũ khí chiến lược và chúng tôi có khả năng đáp trả. Những vũ khí trên nhắm vào Israel. Nếu Mỹ hoặc Israel cố tình lợi dụng vấn đề vũ khí hóa học, cả khu vực sẽ chìm trong lửa, an ninh của cả thế giới sẽ bị ảnh hưởng” - ông Muftah đe dọa Hình ảnh cắt từ clip quân đội Syria phóng tên lửa Scud. Ảnh: YouTube Nhiều quan chức Iran cũng cảnh báo tương tự. Ông Hossein Sheikholeslam, thành viên của Hội đồng Cố vấn Hồi giáo Iran, nhấn mạnh: “Sẽ không có cuộc tấn công nào chống lại Syria. Nếu có, chế độ Do Thái sẽ là nạn nhân đầu tiên của cuộc tấn công trên”. Tuy các quan chức Israel không mấy tin vào khả năng Syria trút giận lên nước này song các biện pháp an ninh cũng được thắt chặt. “Nếu cần, ngón tay của chúng tôi sẽ đặt vào cò súng. Chúng tôi luôn biết cách bảo vệ người dân và đất nước trước những kẻ cố tấn công mình” - Thủ tướng Benjamin Netanyahu khẳng định hôm 25-8. Những bình luận từ phía Syria và Iran xuất hiện giữa lúc đồn đoán về một cuộc không kích Syria do liên quân Mỹ - Anh dẫn đầu đang xôn xao hơn bao giờ hết. Trong khi Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố một cuộc can thiệp quân sự có thể tiến hành mà không cần sự ủng hộ của toàn bộ Hội đồng Bảo an thì Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho hay Tổng thống Barack Obama có quyền tấn công Syria mà không cần quốc hội thông qua. Dù vậy, theo ông Kerry, chính quyền Washington đang tham vấn các nghị sĩ. Cùng ngày 26-8, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định các nước phương Tây đang kêu gọi can thiệp quân sự vào Syria thực chất không hề có bằng chứng Damascus đứng sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học mới nhất. Ông Lavrov cũng đổ lỗi vụ bắn tỉa nhằm vào các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc đến điều tra ở phía đông Damascus ngày 26-8 cho “phía bên kia”. Trong khi đó, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc tại Syria ngày 26-8 tuyên bố đã thu thập được bằng chứng "có giá trị". Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Farhan Haq cho biết sau khi bị tấn công, phái đoàn của tổ chức này đã quay trở lại hiện trường vụ tấn công hồi tuần trước và thăm 2 bệnh viện để trao đổi với các nạn nhân. Hải Ngọc (Theo AP, Reuters) ========================= Trong "Lời tiên tri bổ sung 2013" Lão Gàn phát biểu ý kiến rằng thì là : Kiểu gì thì Trung Đông cũng phải ổn định. Nhanh thì cuối năm nay, chậm không qúa đầu năm tới. Ổn định theo hướng nào tùy duyên. Kể cả một trận chiến nảy lửa kết thúc vấn đề; hoặc một cuộc thương lượng..... Còn năm nay - Quý Tỵ - Thái Tuế chiếu Càn Khôn theo Lý học Việt, Trời đất rung rinh cũng chẳng có gì là lạ.... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2013 Nhật Bản sẽ đóng vai trò chính nếu nổ ra xung đột ở châu Á Thứ ba 27/08/2013 14:26 (GDVN) - Itsunori Onodera cũng nói về sự hiện diện của mối đe dọa từ Trung Quốc trên Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông. Ông cho rằng khi sức mạnh quân sự Trung Quốc còn chưa phát triển thì họ cố gắng theo đuổi đối thoại và hợp tác kinh tế. Nhưng hiện tại Trung Quốc đang phô trương sức mạnh quân sự sự của họ, đặc biệt là trên các vùng biển tranh chấp. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, Nhật Bản sẽ đóng một vai trò quan trọng nếu nổ ra xung đột ở châu Á, do đó theo ông chính phủ Nhật Bản phải cơ cấu lại ngân sách dành cho quốc phòng. Phát biểu của ông Onodera được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục xấu đi do tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề lịch sử. "Cuộc khủng hoảng mà Nhật Bản đang phải đối mặt hiện nay có thể dẫn đến tình huống mà nước Nhật phải tham dự như một người chơi chính", Bộ trưởng Onodera phát biểu trong một hội nghị tại Tokyo hôm qua 26/8. Ông nhấn mạnh, để bảo vệ đất nước, Nhật Bản sẽ cần một hệ thống phòng thủ tốt bao gồm các chiến đấu cơ mới, hệ thống phòng thủ, bảo vệ không gian mạng. Itsunori Onodera cũng nói về sự hiện diện của mối đe dọa từ Trung Quốc trên Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông. Ông cho rằng khi sức mạnh quân sự Trung Quốc còn chưa phát triển thì họ cố gắng theo đuổi đối thoại và hợp tác kinh tế. Nhưng hiện tại Trung Quốc đang phô trương sức mạnh quân sự sự của họ, đặc biệt là trên các vùng biển tranh chấp. Mặt khác, Trung Quốc lại đang tìm cách khai thác bất kỳ vấn đề nào giữa Nhật Bản với các đồng minh và do đó Tokyo phải lưu ý điều này. Onodera đang chuẩn bị tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng tại Brunei, nơi các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và 8 nước khác gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Úc và New Zealand sẽ thảo luận về vấn đề an ninh trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh, những nỗ lực của Tokyo để tăng cường khả năng quân sự của mình hoàn toàn xuất phát từ quan điểm phòng thủ. Hồng Thủy (Nguồn: Japan Daily Press ================================ "Cuộc khủng hoảng mà Nhật Bản đang phải đối mặt hiện nay có thể dẫn đến tình huống mà nước Nhật phải tham dự như một người chơi chính", Bộ trưởng Onodera phát biểu trong một hội nghị tại Tokyo hôm qua 26/8. Đương nhiên rồi! Cô gái Nhật đấu trực tiếp với TQ trong "Canh bạc cuối cùng" mà. Bởi vậy! Lão Gàn nói lải nhải như ma lâu rùi: "Biển Đông không phải chiến trường chính. Mặc dù chiến tranh có thể bắt đầu từ đây. Nhưng sẽ tùm lum hết. Tất nhiên - nếu "canh bạc cuối cùng"kết thúc theo chiều hướng này. Vẫn có thể tránh được chiến tranh. CANH BẠC CUỐI CÙNG Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2013 Những "ông lớn" vẫn bất đồng về vấn đề Syria? 27/08/2013 15:05 GMT+7 Các nhà lãnh đạo phương Tây đang bàn thảo liệu có nên đưa ra một phản ứng quân sự sau vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria tuần trước hay không. Pháp và Đức - hai nước không ủng hộ cuộc xâm lược Iraq năm 2003 - gợi ý họ có thể sẽ tham gia. Nga tuyên bố bất cứ một sự can thiệp nào như vậy sẽ vi phạm luật pháp quốc tế. Tổng thống Barack Obama cho biết, một vụ tấn công khả năng bằng vũ khí hóa học ở Syria là "một sự kiện gây quan ngại lớn", đẩy nhanh khung thời gian cho việc quyết định một phản ứng của Mỹ. (Ảnh: AP) Mỹ Ngoại trưởng John Kerry khẳng định các vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria, cáo buộc Tổng thống Bashar Assad phá hủy bằng chứng, đồng thời tuyên bố Mỹ có thông tin bổ sung về vụ tấn công và sẽ sớm công bố trước bàn dân thiên hạ. Ông Kerry gọi vụ tấn công ở Syria là một "hành động vô đạo đức" khiến lương tâm thế giới phẫn nộ. Pháp Tổng thống Francois Hollande cho biết, thời gian đang hết dần đối với chính phủ Syria và các cuộc không kích là một khả năng. "Mọi thứ sẽ xuất hiện trong cuộc chơi tuần này", ông Hollande nói với báo Le Parisien. "Đang có một số lựa chọn trên bàn làm việc, từ việc tăng cường các đòn trừng phạt quốc tế, các cuộc không kích tới việc vũ trang cho quân nổi dậy". Theo Le Parisien, Tổng thống Pháp đã nói chuyện với người đồng nhiệm Mỹ hôm 25/8 và khẳng định rằng Pháp, cũng như Anh, sẽ ủng hộ ông Obama trong một chiến dịch can thiệp quân sự lựa chọn mục tiêu. "Hiện vẫn còn quá sớm để nói thẳng điều gì sẽ xảy ra", Tổng thống Pháp được dẫn lời nói. "Các chuyên gia Liên Hợp Quốc sẽ sớm điều tra tại hiện trường. Chúng tôi cũng sẽ dành thời gian cho tiến trình ngoại giao. Nhưng không quá nhiều. Chúng ta không thể tiếp tục mà không có một phản ứng khi đương đầu với các vũ khí hóa học". Ngoại trưởng Laurent Fabius thì nhấn mạnh rằng "mọi lựa chọn đều để mở. Lựa chọn duy nhất mà tôi không thể tưởng tượng ra là sẽ không làm gì cả". Đức Lần đầu tiên Đức gợi ý nước này có thể ủng hộ việc sử dụng vũ lực nếu một cuộc tấn công vũ khí hóa học ở Syria được xác nhận. "Việc sử dụng đáng nghi khí độc trên quy mô lớn đã phạm vào một điều cấm kỵ trong cuộc xung đột Syria vốn đã ác nghiệt hết sức này", phát ngôn viên Steffen Seibert của Thủ tướng Angela Merkel bình luận. "Đó là một sự vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước Vũ khí Hóa học quốc tế, văn bản cấm sử dụng những vũ khí này. Hành động đó phải bị trừng phạt, không thể tiếp tục mà không có hậu quả". Đức có "bằng chứng rất rõ rằng đây là một vụ tấn công vũ khí hóa học", ông Seibert nói thêm nhưng từ chối đưa ra suy luận phản ứng nào có thể được cần đến ở Syria. Tuy nhiên, phát ngôn viên này liên tiếp từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực. Nga Ngoại trưởng Sergei Lavrov quả quyết các nước kêu gọi hành động quân sự chống Syria không có bằng chứng chính quyền Assad đứng sau vụ tấn công đó. Ông nói rằng, những nước này đã tự nhận vai trò của "cả các thanh sát viên và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc" trong điều tra vụ việc. "Họ không thể tạo ra bằng chứng, nhưng vẫn cứ khăng khăng rằng "giới tuyến đỏ" đã bị vượt qua và họ không thể chờ đợi thêm nữa", Ngoại trưởng Nga nói tại một cuộc họp báo ở Moscow. Lavrov ví tình hình ở Syria hiện nay giống với thời điểm trước cuộc chiến Iraq năm 2003. Ông cảnh báo sự can thiệp quân sự của phương Tây ở Syria, nói rằng "việc sử dụng vũ lực mà không có một lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là một sự vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế". Anh Ngoại trưởng Anh William Hague nhấn mạnh, những bất đồng giữa 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã ngăn bất kỳ một hành động nào về Syria không được thực hiện quá lâu và "sự đoàn kết trọn vẹn" là không cần thiết để thực hiện một phản ứng. "Ở thế kỷ 21, chúng ta không thể chấp nhận ý kiến rằng vũ khí hóa học có thể được sử dụng mà không bị trừng phạt", ông Hague tuyên bố. Trong khi đó, Văn phòng Thủ tướng David Cameron cho biết, các nhà lập pháp Anh có thể được triệu tập để thảo luận bất kỳ một hành động tiềm tàng nào về Syria ngay trong tuần này, và Thủ tướng Cameron có kế hoạch gặp các cố vấn an ninh quốc gia trong ngày 28/8. Theo phát ngôn viên của Thủ tướng Anh thì London luôn duy trì "khả năng hành động ngay lập tức nếu cần thiết". Sau đó, Thủ tướng Cameron gọi điện cho Tổng thống Putin và nói với nhà lãnh đạo Nga rằng có rất ít nghi ngờ việc các lực lượng Syria đã thực hiện vụ tấn công và ngăn không cho Liên Hợp Quốc tiếp cận ngay hiện trường, "chứng tỏ họ có điều gì đó giấu diếm". Cả hai bên nhất trí bất cứ việc sử dụng vũ khí hóa học nào sẽ đều sẽ phải chịu một phản ứng nghiêm túc từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, ông Putin khẳng định không có bằng chứng về việc liệu chúng đã được sử dụng ở Syria hay không, và nếu đã được sử dụng thì ai chịu trách nhiệm. Thổ Nhĩ Kỳ Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu cho biết nước ông sẽ tham gia vào một liên minh quốc tế chống lại chính quyền Assad nếu Liên Hợp Quốc không thể đưa ra các đòn trừng phạt đối với Syria vì sử dụng vũ khí hóa học. Thổ Nhĩ Kỳ từng là một đồng minh thân cận của Syria nhưng đã trở thành một trong những nước chỉ trích ông Assad gay gắt nhất và là một nước hỗ trợ chính cho quân nổi dậy Syria. Liên Hợp Quốc Phát biểu với các phóng viên ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, Tổng thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh, "nếu được chứng minh thì việc sử dụng vũ khí hóa học của bất kỳ ai trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều là sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và là một tội ác tàn bạo. Chúng ta không thể cho phép miễn trừ đối với những gì dường như là một tội ác xấu xa chống lại nhân loại". Liên minh châu Âu (EU) Người phụ trách chích sách đối ngoại của EU, Catherine Ashton, nói rằng một quyết định về việc can thiệp quân sự vào Syria vẫn chưa được đưa ra và sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an cho một hành động như vậy là "cực kỳ quan trọng". Phát biểu với các phóng viên ở Tallinn, thủ đô Estonia, Ashton cho rằng thế giới "cần tìm ra một giải pháp chính trị" cho tình trạng máu đổ ở Syria. Theo bà, thật khó cho liên minh 28 thành viên ở châu Âu đạt được một kết luận chung, nhưng khối này đang cân nhắc "các lựa chọn khác nhau". Israel Tổng thống Shimon Peres kêu gọi Liên Hợp Quốc yêu cầu Liên đoàn Ảrập thành lập một chính phủ lâm thời ở Syria để ngăn chặn máu đổ. Bình luận của ông Peres là của một quan chức Israel cấp cao nhất về sự can thiệp quân sự vào nước láng giềng Syria. Ông Peres nói rằng "người nước ngoài sẽ không hiểu những gì đang diễn ra ở Syria", vì vậy Liên Hợp Quốc hãy giao trách nhiệm cho Liên đoàn Ảrập thành lập một chính phủ. Thanh Hảo (Theo AP) ==================== Tất cả còn vướng một sợi tóc! Nhưng phải tuần tới có uýnh thì uýnh. Hết Chúa Nhật vẫn chưa. Ý kiến của nước Do Thái là sự miêu tả kết quả của một định hướng. Nhưng để có kết quả này thiếu sự liên hệ với thực trạng chỉ bằng....sợi tóc.. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2013 Những "ông lớn" vẫn bất đồng về vấn đề Syria? 27/08/2013 15:05 GMT+7 Các nhà lãnh đạo phương Tây đang bàn thảo liệu có nên đưa ra một phản ứng quân sự sau vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria tuần trước hay không. Pháp và Đức - hai nước không ủng hộ cuộc xâm lược Iraq năm 2003 - gợi ý họ có thể sẽ tham gia. Nga tuyên bố bất cứ một sự can thiệp nào như vậy sẽ vi phạm luật pháp quốc tế. Tổng thống Barack Obama cho biết, một vụ tấn công khả năng bằng vũ khí hóa học ở Syria là "một sự kiện gây quan ngại lớn", đẩy nhanh khung thời gian cho việc quyết định một phản ứng của Mỹ. (Ảnh: AP) Mỹ Ngoại trưởng John Kerry khẳng định các vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria, cáo buộc Tổng thống Bashar Assad phá hủy bằng chứng, đồng thời tuyên bố Mỹ có thông tin bổ sung về vụ tấn công và sẽ sớm công bố trước bàn dân thiên hạ. Ông Kerry gọi vụ tấn công ở Syria là một "hành động vô đạo đức" khiến lương tâm thế giới phẫn nộ. Pháp Tổng thống Francois Hollande cho biết, thời gian đang hết dần đối với chính phủ Syria và các cuộc không kích là một khả năng. "Mọi thứ sẽ xuất hiện trong cuộc chơi tuần này", ông Hollande nói với báo Le Parisien. "Đang có một số lựa chọn trên bàn làm việc, từ việc tăng cường các đòn trừng phạt quốc tế, các cuộc không kích tới việc vũ trang cho quân nổi dậy". Theo Le Parisien, Tổng thống Pháp đã nói chuyện với người đồng nhiệm Mỹ hôm 25/8 và khẳng định rằng Pháp, cũng như Anh, sẽ ủng hộ ông Obama trong một chiến dịch can thiệp quân sự lựa chọn mục tiêu. "Hiện vẫn còn quá sớm để nói thẳng điều gì sẽ xảy ra", Tổng thống Pháp được dẫn lời nói. "Các chuyên gia Liên Hợp Quốc sẽ sớm điều tra tại hiện trường. Chúng tôi cũng sẽ dành thời gian cho tiến trình ngoại giao. Nhưng không quá nhiều. Chúng ta không thể tiếp tục mà không có một phản ứng khi đương đầu với các vũ khí hóa học". Ngoại trưởng Laurent Fabius thì nhấn mạnh rằng "mọi lựa chọn đều để mở. Lựa chọn duy nhất mà tôi không thể tưởng tượng ra là sẽ không làm gì cả". Đức Lần đầu tiên Đức gợi ý nước này có thể ủng hộ việc sử dụng vũ lực nếu một cuộc tấn công vũ khí hóa học ở Syria được xác nhận. "Việc sử dụng đáng nghi khí độc trên quy mô lớn đã phạm vào một điều cấm kỵ trong cuộc xung đột Syria vốn đã ác nghiệt hết sức này", phát ngôn viên Steffen Seibert của Thủ tướng Angela Merkel bình luận. "Đó là một sự vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước Vũ khí Hóa học quốc tế, văn bản cấm sử dụng những vũ khí này. Hành động đó phải bị trừng phạt, không thể tiếp tục mà không có hậu quả". Đức có "bằng chứng rất rõ rằng đây là một vụ tấn công vũ khí hóa học", ông Seibert nói thêm nhưng từ chối đưa ra suy luận phản ứng nào có thể được cần đến ở Syria. Tuy nhiên, phát ngôn viên này liên tiếp từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực. Nga Ngoại trưởng Sergei Lavrov quả quyết các nước kêu gọi hành động quân sự chống Syria không có bằng chứng chính quyền Assad đứng sau vụ tấn công đó. Ông nói rằng, những nước này đã tự nhận vai trò của "cả các thanh sát viên và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc" trong điều tra vụ việc. "Họ không thể tạo ra bằng chứng, nhưng vẫn cứ khăng khăng rằng "giới tuyến đỏ" đã bị vượt qua và họ không thể chờ đợi thêm nữa", Ngoại trưởng Nga nói tại một cuộc họp báo ở Moscow. Lavrov ví tình hình ở Syria hiện nay giống với thời điểm trước cuộc chiến Iraq năm 2003. Ông cảnh báo sự can thiệp quân sự của phương Tây ở Syria, nói rằng "việc sử dụng vũ lực mà không có một lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là một sự vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế". Anh Ngoại trưởng Anh William Hague nhấn mạnh, những bất đồng giữa 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã ngăn bất kỳ một hành động nào về Syria không được thực hiện quá lâu và "sự đoàn kết trọn vẹn" là không cần thiết để thực hiện một phản ứng. "Ở thế kỷ 21, chúng ta không thể chấp nhận ý kiến rằng vũ khí hóa học có thể được sử dụng mà không bị trừng phạt", ông Hague tuyên bố. Trong khi đó, Văn phòng Thủ tướng David Cameron cho biết, các nhà lập pháp Anh có thể được triệu tập để thảo luận bất kỳ một hành động tiềm tàng nào về Syria ngay trong tuần này, và Thủ tướng Cameron có kế hoạch gặp các cố vấn an ninh quốc gia trong ngày 28/8. Theo phát ngôn viên của Thủ tướng Anh thì London luôn duy trì "khả năng hành động ngay lập tức nếu cần thiết". Sau đó, Thủ tướng Cameron gọi điện cho Tổng thống Putin và nói với nhà lãnh đạo Nga rằng có rất ít nghi ngờ việc các lực lượng Syria đã thực hiện vụ tấn công và ngăn không cho Liên Hợp Quốc tiếp cận ngay hiện trường, "chứng tỏ họ có điều gì đó giấu diếm". Cả hai bên nhất trí bất cứ việc sử dụng vũ khí hóa học nào sẽ đều sẽ phải chịu một phản ứng nghiêm túc từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, ông Putin khẳng định không có bằng chứng về việc liệu chúng đã được sử dụng ở Syria hay không, và nếu đã được sử dụng thì ai chịu trách nhiệm. Thổ Nhĩ Kỳ Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu cho biết nước ông sẽ tham gia vào một liên minh quốc tế chống lại chính quyền Assad nếu Liên Hợp Quốc không thể đưa ra các đòn trừng phạt đối với Syria vì sử dụng vũ khí hóa học. Thổ Nhĩ Kỳ từng là một đồng minh thân cận của Syria nhưng đã trở thành một trong những nước chỉ trích ông Assad gay gắt nhất và là một nước hỗ trợ chính cho quân nổi dậy Syria. Liên Hợp Quốc Phát biểu với các phóng viên ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, Tổng thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh, "nếu được chứng minh thì việc sử dụng vũ khí hóa học của bất kỳ ai trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều là sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và là một tội ác tàn bạo. Chúng ta không thể cho phép miễn trừ đối với những gì dường như là một tội ác xấu xa chống lại nhân loại". Liên minh châu Âu (EU) Người phụ trách chích sách đối ngoại của EU, Catherine Ashton, nói rằng một quyết định về việc can thiệp quân sự vào Syria vẫn chưa được đưa ra và sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an cho một hành động như vậy là "cực kỳ quan trọng". Phát biểu với các phóng viên ở Tallinn, thủ đô Estonia, Ashton cho rằng thế giới "cần tìm ra một giải pháp chính trị" cho tình trạng máu đổ ở Syria. Theo bà, thật khó cho liên minh 28 thành viên ở châu Âu đạt được một kết luận chung, nhưng khối này đang cân nhắc "các lựa chọn khác nhau". Israel Tổng thống Shimon Peres kêu gọi Liên Hợp Quốc yêu cầu Liên đoàn Ảrập thành lập một chính phủ lâm thời ở Syria để ngăn chặn máu đổ. Bình luận của ông Peres là của một quan chức Israel cấp cao nhất về sự can thiệp quân sự vào nước láng giềng Syria. Ông Peres nói rằng "người nước ngoài sẽ không hiểu những gì đang diễn ra ở Syria", vì vậy Liên Hợp Quốc hãy giao trách nhiệm cho Liên đoàn Ảrập thành lập một chính phủ. Thanh Hảo (Theo AP) ==================== Tất cả còn vướng một sợi tóc! Nhưng phải tuần tới có uýnh thì uýnh. Hết Chúa Nhật vẫn chưa. Ý kiến của nước Do Thái là sự miêu tả kết quả của một định hướng. Nhưng để có kết quả này thiếu sự liên hệ với thực trạng chỉ bằng....sợi tóc.. Buồn quá nhỉ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 8, 2013 Những "ông lớn" vẫn bất đồng về vấn đề Syria? 27/08/2013 15:05 GMT+7 Các nhà lãnh đạo phương Tây đang bàn thảo liệu có nên đưa ra một phản ứng quân sự sau vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria tuần trước hay không. ==================== Tất cả còn vướng một sợi tóc! Nhưng phải tuần tới có uýnh thì uýnh. Hết Chúa Nhật vẫn chưa. Ý kiến của nước Do Thái là sự miêu tả kết quả của một định hướng. Nhưng để có kết quả này thiếu sự liên hệ với thực trạng chỉ bằng....sợi tóc.. Mỹ sẽ công bố chứng cứ, chuẩn bị phương án tấn công chớp nhoáng Syria Thứ ba 27/08/2013 15:34 (GDVN) - Hai quan chức chính phủ Mỹ dự kiến sẽ công bố quyết định chính thức về việc vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria vào ngày 27/8 và thông báo về phản ứng của ông Obama có thể nhanh chóng xuất hiện sau đó. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh cho công bố các chứng cứ mới trước một hoạt động quân sự hạn chế ở Syria chống lại chính quyền Assad với cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân. Chính quyền Obama đã tìm kiếm các bằng chứng cụ thể chứng minh rằng chính quyền Tổng thống Assad đã sử dụng vũ khí hóa học để biện minh cho sự can thiệp quân sự của Mỹ vào tình hình Syria và tránh thảm họa tương tự từng xảy ra năm 2003 trong cuộc chiến tranh Iraq do Mỹ dẫn đầu. Các bằng chứng sẽ là lý do hợp lý để Mỹ khởi động cuộc tấn công quân sự ở Syria. Chính quyền G. Bush lấy cớ rằng nhà lãnh đạo Saddam Hussein dự trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt, một cáo buộc chưa bao giờ được chứng minh, làm cớ khởi động chiến tranh tại Iraq. Không giống như cuộc xâm lược Iraq, hoạt động quân sự ở Syria do Mỹ dẫn đầu có thể sẽ có phạm vi và thời gian hạn chế như một hình phạt cho việc sử dụng vũ khí hóa học của Syria đồng thời ngăn Mỹ dấn sâu vào cuộc nội chiến tại quốc gia này, Washington Post dẫn lời các quan chức chính quyền Washington giấu tên hôm 26.8 cho biết. Hai quan chức chính phủ Mỹ dự kiến sẽ công bố chính thức bằng chứng về việc vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria vào ngày 27/8 và thông báo về phản ứng của ông Obama có thể nhanh chóng xuất hiện sau đó. Hoạt động của Mỹ chỉ kéo dài 1 hoặc 2 ngày và được thực hiện từ các tàu chiến Mỹ đóng ở phía đông Địa Trung Hải. Nhưng nó sẽ không diễn ra trước khi Mỹ hoàn thành đánh giá tình báo chi tiết và phân tích về tính hợp pháp của hoạt động này và được các đồng minh, Quốc hội Mỹ chấp thuận. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 26/8 đã mở đường cho kế hoạch trên bằng tuyên bố rằng đã có bằng chứng "không thể chối cãi" về một cuộc tấn công hóa học quy mô lớn ở Syria do chính quyền Assad thực hiện và cảnh báo "tiêu chuẩn quốc tế không thể bị xâm phạm mà không có hậu quả". Ông cũng nói rằng các nhà quản lý sẽ trình bày những bằng chứng chứng minh cho các cáo buộc chống lại ông Assad. Các đánh giá của Mỹ một phần dựa vào số lượng nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ việc, các triệu chứng của những người bị thương hoặc thiệt mạng và lời của các nhân chứng. Một nhóm quan chức Israel, dẫn đầu là cố vấn van ninh quốc gia Yaakov Amidor đang ở thăm Washington để tham vấn an ninh, đặc biệt là vấn đề trừng phạt Syria và hậu quả, chi tiết của một cuộc tấn công tiềm năng của Mỹ. Nguyễn Hường ==================== Không giống như cuộc xâm lược Iraq, hoạt động quân sự ở Syria do Mỹ dẫn đầu có thể sẽ có phạm vi và thời gian hạn chế như một hình phạt cho việc sử dụng vũ khí hóa học của Syria đồng thời ngăn Mỹ dấn sâu vào cuộc nội chiến tại quốc gia này, Washington Post dẫn lời các quan chức chính quyền Washington giấu tên hôm 26.8 cho biết. Hai quan chức chính phủ Mỹ dự kiến sẽ công bố chính thức bằng chứng về việc vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria vào ngày 27/8 và thông báo về phản ứng của ông Obama có thể nhanh chóng xuất hiện sau đó. Hoạt động của Mỹ chỉ kéo dài 1 hoặc 2 ngày và được thực hiện từ các tàu chiến Mỹ đóng ở phía đông Địa Trung Hải. Nhưng nó sẽ không diễn ra trước khi Mỹ hoàn thành đánh giá tình báo chi tiết và phân tích về tính hợp pháp của hoạt động này và được các đồng minh, Quốc hội Mỹ chấp thuận. Bởi vậy, không nằm ngoài dự báo của Lão Gàn: Hoa Kỳ chẳng bao giờ đổ quân vào đây để "bị thua". Cũng chưa uýnh nhau ngay vì còn được Quốc hội Hoa Kỳ và Đồng minh chấp thuận - Kiều gì cũng phải qua Chúa Nhật đã. Nhưng còn một sợi tóc mong manh có thể khiến cuộc trừng phạt không xảy ra. Tuy nhiên, chỉ trong ba ngày - tính hôm nay là ngày thứ nhất. Qua ngày 25 tháng Bảy Việt lịch thì"Tóc gió thôi bay". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 8, 2013 Tình hình Syria: Bị Mỹ dọa đánh, S-300 của Nga ở đâu? BAODATVIET.VN Cập nhật lúc 08:01, 28/08/2013 (Quan hệ quốc tế) – Tình hình Syria cuối ngày 27/8 nóng thêm khi ngoại trưởng Walid al-Moallem tuyên bố trong trường hợp bị Mỹ tấn công, Syria sẽ tự vệ bằng mọi nguồn lực sẵn có. Vậy Syria sẽ lấy gì để tự vệ? Sức mạnh quân sự của Syria Ngày 27/8, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem tuyên bố nước ông sẽ tự vệ "bằng mọi nguồn lực sẵn có" trong trường hợp Mỹ phát động một cuộc tấn công nhằm vào quốc gia Trung Đông này. Sở dĩ chính quyền Damacus có thể tuyên bố hùng hồn như vậy bởi lẽ Syria đang sở hữu một sức mạnh quân sự khiến nhiều cường quốc phải trả giá đắt nếu quyết tâm gây chiến. Các quan chức tình báo Mỹ tin rằng, Syria có một sức mạnh quân đội đáng sợ với 330.000 binh lính và rất nhiều vũ khí hiện đại do Nga và Iran cung cấp. Syria được cho là đang có trong tay khoảng 900 hệ thống tên lửa phòng không, 4.000 pháo phòng không cỡ nòng từ 23-100 mm và khoảng 400 tiêm kích các loại. Syria cũng có 48 hệ thống phòng không S-200 Angara với khả năng chống nhiễu cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, quốc gia Trung Đông này còn có các hệ thống phòng không Pantsir-S1. Một tên lửa Syria được phóng từ bệ phóng di động trong cuộc tập trận phòng không hôm 9/7. Trong số 400 tiêm kích của Syria, có 60 máy bay MiG-29 đời cuối và 30 tiêm kích đánh chặn MiG-25. Đặc biệt, trong khoảng thời gian 2002 đến 2011, Syria đã tăng cường bổ sung và hiện đại hóa vũ khí cho quân đội nước này. Nhập khẩu vũ khí của Syria trong thời gian này tăng đến 580%. Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã mạnh tay chi hàng tỉ USD cho những hệ thống phòng thủ hiện đại của Nga, phần lớn được chuyển đến trong năm ngoái. Ngoài ra, Syria được cho là đang sở hữu kho vũ khí hóa học lớn nhất Trung Đông. Không có gì đảm bảo Assad sẽ không động tới kho vũ khí này nếu bị dồn vào bước đường cùng. Syria khác hẳn Iraq, quốc gia bị chụp mũ sở hữu vũ khí hóa học, hạt nhân nhưng thực chất không có gì. Sức mạnh phòng thủ của Syria là không thể chối cãi, đủ để các chuyên gia quân sự, tưởng lĩnh nhiều kinh nghiệm trận mạc của Mỹ và đồng minh hiểu rằng sẽ là một cái giá đắt nếu trực tiếp tham chiến. Assad yên tâm nghênh chiến vì có chỗ dựa tinh thần? Trong một cuộc chiến hiện đại với bối cảnh thế giới đa cực, sự hậu thuẫn của các cường quốc là một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho Damacus nếu thực sự chiến tranh nổ ra. Trước hết, Nga luôn là đối tác để Assad trao gửi niềm tin của mình. Giữa tháng 8, Nga đã từ chối lời đề nghị hợp đồng vũ khí 15 tỷ USD của Ả Rập Saudi để giữ vững lập trường ủng hộ đồng minh của mình. Trước đó, hồi cuối tháng 6, Nga đã cử 20 tàu chiến (gồm tàu đổ bộ và tàu khu trục) của Hạm đội Hắc hải tới Đại Tây Dương, áp sát vùng biển Syria trong bối cảnh lo ngại phương Tây tiến hành can thiệp quân sự. Lực lượng này hiện vẫn đóng tại Địa Trung Hải, ngoài ra, Nga còn điều tàu sân bay duy nhất của mình, “Đô đốc Kuznetsov” đến khu vực này. Còn một cường quốc, không thua kém Mỹ nhiều về mặt kinh tế và ảnh hưởng quốc tế là Trung Quốc, dù ít dù nhiều cũng đồng quan điểm với Nga về vấn đề Syria. Thế giới ngày nay đã xa rồi cảnh Mỹ và đồng minh có quyền áp đặt mọi thứ lên LHQ hay bất kỳ quốc gia nào. Còn nhớ, với Iraq, Mỹ đã đơn phương gây chiến dù không được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng hiện tại, tiếng nói của Trung Quốc, của Nga đã có sức nặng hơn, và thế giới cũng tỏ ra không thích cách làm của người Mỹ kẻ từ cuộc chiến tại Iraq hay Afghanistan. Assad có đủ khả năng thực hiện chiến tranh nhân dân? Trong một tuyên bố gần đây, hôm 26/8, trả lời phỏng vấn truyền thông Nga, ông Assad đã khẳng định nếu Mỹ tấn công Syria, chắc chắn sẽ chuốc thất bại như những gì đã nhận được ở chiến tranh Việt Nam. Ông Assad nhấn mạnh: “Chúng tôi là một quốc gia độc lập và chúng tôi sẽ chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố đồng thời xây dựng mối quan hệ với những ai mà chúng tôi thấy tốt cho nhân dân Syria” Nhưng thực tế, lòng dân của Syria có được như những gì mà Tổng thống Assad mong muốn? Hai năm nội chiến đẩy đất nước Syria vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và dân sinh. Từng đoàn người tị nạn di chuyển khắp đất nước, lan sang những nước láng giềng và hàng triệu người Syria đang sống nhờ vào sự viện trợ của các tổ chức nhân đạo. Hơn 100.000 dân thường đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến và con số này không ngừng tăng lên. Trong khi đó, bản thân đất nước đang chia thành ba phe đối lập, quân đội chính phủ, phiến quân và lực lượng người Kurd. Một điều chắc chắn, người Kurd không ưa gì chế độ của Assad, trong quá khứ đã có những hành động phân biệt và kỳ thị họ. Và người Kurd cũng không chấp nhận phiến quân bởi một loạt hành động tấn công mang màu sắc khủng bố lên đồng bào họ trong khu kiểm soát của phiến quân. Khi có sự tham chiến của Mỹ và đồng minh, chắc chắn người Kurd sẽ “tọa sơn quan hổ đấu” và chờ đợi thời cơ để chiếm quyền tự trị. Tuy nhiên, để nói về thế trận lòng dân, ông Assad đang có lợi thế hơn phiến quân. Theo báo cáo của Cơ quan Quan sát Nhân quyền Syria hồi cuối tháng 6, những khu vực chịu ảnh hưởng của quân đội Assad gần như mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường, gần như không có dấu ấn của chiến tranh. Việc dòng người tị nạn đã lựa chọn những khu vực này làm bến đỗ cho thấy người dân sẽ tốt hơn nếu ở bên Tổng thống Assad. Ngoài ra, ông Assad còn là một người khôn ngoan khi sử dụng nước cờ “chiêu hàng” để đánh vào tâm lý của những tay súng Syria trong lực lượng nỏi dậy. Khi uy hiếp Aleppo, đã có hàng trăm phiến quân “quẳng giáo xin hàng” để đứng về hàng ngũ của ông Assad. Tổng thống Syria gần đây liên tục công bố những hình ảnh thân thiện của mình khi thăm nom bệnh viện, trại tị nạn, đứng giữa vòng vây của người ủng hộ, hay trực tiếp ra chiến trường úy lạo quân sĩ... Hơn nữa, sự can thiệp sâu của thế lưc khủng bố vào phiến quân và những hành động hành quyết, uy hiếp đã tạo ra một làn sóng phản đối không nhỏ trong dân chúng Syria. Nếu quả thực Tổng thống Assad đủ khả năng “thu phục nhân tâm”, xây dựng được một thế trận chiến tranh nhân dân thì mọi cuộc xâm lược từ thế lực bên ngoài sẽ không thể sớm hẹn hồi kết. Tuy nhiên, một Syria mệt nhoài và tổn thương suốt 2 năm, đã quá đủ máu và súng, liệu ông Assad sẽ lấy gì làm mục đích chung để lòng dân ngả về phía mình? S-300 của Syria đang ở đâu? Để bổ xung sức mạnh cho lưới lửa phòng không, Syria đã đặt mua hệ thống S-300 của Nga từ năm 2011 với giá 1 tỷ USD . Nếu S-300 xuất hiện trong biên chế của quân đội Syria, sức mạnh phòng không của Syria sẽ lên một tầm cao mới. Phương án tấn công bằng tên lửa đạn đạo mà Mỹ và đồng minh đề ra cũng vì thế mà lung lay. Tuy nhiên, S-300 của Syria đang ở đâu? Hệ thống S-300 Đầu tháng 8/2013, công ty sản xuất S-300 cho Syria đã tuyên bố hoãn lại kế hoạch chuyển giao hệ thống này cho Syria đến tháng 6/2014 mặc dù đã sản xuất xong. Việc hoãn giao S-300 cho Syria cũng tương tự như việc Nga chưa vội chuyển 12 chiến đấu cơ MiG-29. Chuyên gia quân sự Nga Ruslan Pukhov nói với hãng tin RT rằng “việc hoãn chuyển giao này sẽ có lợi cho Syria vì S-300 xuất hiện sẽ gây tác động chính trị rất lớn trong khu vực” và bản thân chính quyền Damacus sẽ phải chịu đựng nhiều hơn. Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, chắc sẽ không còn gì tồi tệ hơn việc Syria đang phải đối diện với một cuộc không kích quy mô lớn bằng tên lửa đạn đạo. Có lẽ, điều ông Assad trông đợi từ nước ngoài lúc này, là được nhìn thấy S-300 bên cạnh mình. Minh Tú Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 8, 2013 Mỹ có thể tấn công Syria vào ngày mai và trong 3 ngày Thứ Tư, 28/08/2013 - 11:52 (Dân trí) - Các quan chức cấp cao của Mỹ ngày 27/8 cho biết trên kênh NBC rằng, Mỹ có thể tấn công tên lửa Syria trong 3 ngày, có thể bắt đầu vào thứ năm 29/8, và cuộc tấn công này là nhằm gửi tới Tổng thống Assad một “thông điệp” chứ không hoàn toàn lật đổ hay đánh bại đội quân của ông. Hàng ngàn người đã thiệt mạng kể từ khi xung đột tại Syria bùng phát. Bộ Ngoại giao Mỹ trong những ngày qua được cho là đã “gióng hồi chuông” trên khắp thế giới về khả năng dùng phản ứng quân sự trước việc Syria bị tình nghi dùng vũ khí hóa học chống phe nổi dậy vào ngày 21/8 vừa qua ở gần thủ đô Damascus. Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, mặc dù cộng đồng tình báo Mỹ sẽ ra đánh giá chính thức trong tuần này, nhưng “đã rõ như ban ngày” rằng chính phủ của ông Assad phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công. Phó tổng thống Mỹ Biden thậm chí còn đi xa hơn, khi nói thẳng với Liên đoàn châu Mỹ ở Houston rằng: “Vũ khí hóa học đã được sử dụng”. “Không còn nghi ngờ gì về người chịu trách nhiệm cho vụ sử dụng vũ khí hóa học tàn ác này ở Syria: chính quyền Syria”, ông cho hay. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney hôm qua tái khẳng định Nhà Trắng sẽ không xem xét lật đổ ông Assad. “Lựa chọn chúng tôi đang xem xét không phải là thay đổi chế độ, mà là phản ứng đối với sự vi phạm rõ ràng một tiêu chuẩn quốc tế, đó là cấm sử dụng vũ khí hóa học”. Tuy nhiên, Thượng nghị sỹ John McCain, nhân vật có tiếng nói trong các vấn đề quân sự, đã hối thúc chính quyền Obama tiến xa hơn, kêu gọi Mỹ và đồng minh cung cấp vũ khí cho “lực lượng phản kháng trên mặt đất”. Lên kế hoạch tấn công 3 ngày Các quan chức cấp cao Mỹ cho biết với hãng tin NBC rằng kế hoạch của Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến xa tới mức họ đã ước tính tấn công Syria trong 3 ngày. Sau đó, các nhà chiến lược có thể đánh giá tình hình và mục tiêu bị trượt sẽ bị tấn công trong vòng tiếp theo. Và gần như chắc chắn Mỹ sẽ tiến hành các vụ tấn công tên lửa từ các tàu khu trục hoặc tàu ngầm hải quân ở Địa Trung Hải. Trong những ngày gần đây, Mỹ đã di chuyển các tàu khu trục tới gần Syria, quốc gia nằm ở rìa đông Địa Trung Hải. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cuộc di chuyển mang tính tượng trưng, bởi tên lửa Tomahawk của Mỹ chính xác tới nỗi không chỉ có thể bắn trúng mục tiêu là các tòa nhà mà còn trúng từng cửa sổ. Các tên lửa này có thể bắn trúng các mục tiêu ở Syria từ xa phía tây Địa Trung Hải. Giới chức hải quân Mỹ cũng cho biết 4 tàu khu trục đã xếp hàng để sẵn sàng tấn công. 4 tàu này gồm USS Barry, USS Mahan, USS Ramage và USS Gravely. Hôm qua, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường thứ tư USS Stout cũng đã tiến vào Địa Trung Hải, qua Straights of Gibraltar, mặc dù giới chức trách Mỹ cho biết tàu sẽ không tham gia tấn công tên lửa. “4 tàu khu trục đang sẵn sàng đã có thừa đủ tên lửa hành trình” một quan chức cho hay. Phan Anh Theo NBC ================ Ui! Nếu mai uýnh thì Lão gàn đoán sai mất. Thứ hai đi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 8, 2013 Hé lộ nguyên nhân ‘vụ tấn công vũ khí hóa học’ ở Syria? 28/08/2013 13:10 (TNO) Tờ The Times vào hôm nay, 28.8, dẫn các nguồn tin quân sự tiết lộ “vụ tấn công bằng hóa học” ở Syria vào tuần trước xuất phát từ động cơ trả thù vụ ám sát hụt Tổng thống Bashar al-Assad của quân nổi dậy. Đoàn xe chở các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc ở Syria - Ảnh: AFP Các cáo buộc về việc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus vào tuần trước khiến nhiều người thắc mắc bởi cuộc tấn công diễn ra giữa lúc các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc đang có mặt tại Syria. Một số lập luận cho rằng chính phủ Syria không dại gì tiến hành cuộc tấn công như bị cáo buộc để gánh chịu thêm bất lợi, điển hình là khả năng bị liên quân do Mỹ cầm đầu tấn công. Tuy nhiên, tờ The Times cho biết cuộc tấn công nhằm trả thù vụ ám sát hụt ông Assad và được tiến hành bởi người em trai Maher al-Assad của ông. Đoàn xe của Tổng thống Assad đã bị quân nổi dậy tấn công ở trung tâm Damascus khi ông trở về từ lễ hội Eid vào đầu tháng này. Theo đa số tường thuật, đây là một vụ tấn công thất bại song nó diễn ra ngay sát trung tâm quyền lực và làm dấy lên những hy vọng của quân nổi dậy rằng một vụ ám sát ông Assad là điều có thể thực hiện được. Vụ tấn công khiến một vệ sĩ của ông Assad thiệt mạng. Theo những lời đồn, đây là người vệ sĩ rất được các con của ông Assad ưa thích. Gia đình Tổng thống Syria không hề hấn gì trong vụ tấn công. Theo các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Anh và các quốc gia Tây Âu của tờ The Times, cơn giận dữ của gia đình Assad phần nào lý giải sự liều lĩnh trong quyết định tấn công quân nổi dậy bằng vũ khí hóa học. Theo tờ The Times, khí độc được phát tán trong cuộc tấn công của Sư đoàn Thiết giáp số 4 thuộc quyền chỉ huy của ông Maher, em trai ông Assad. Các quan chức được tờ The Times dẫn lời nói các vũ khí hóa học sử dụng chất độc thần kinh pha loãng và có thể nhằm “dạy cho quân nổi dậy một bài học”. Ông Maher al-Assad cũng chính là chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Cộng hòa. Ông được cho là bị mất một chân trong vụ đánh bom trụ sở cơ quan an ninh ở Damascus vào năm ngoái. Vụ đánh bom cũng khiến sĩ quan an ninh cao cấp Assef Shawkat, em rể ông Maher, thiệt mạng. Không giống ông Assad, ông Maher từng theo học sĩ quan tại học viện quân sự Damascus. Khi người anh cả Bassel thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi năm 1994, Maher được xem là người có nhiều khả năng kế nhiệm chức tổng thống của người cha Hafez al-Assad. Ông Bashar vốn theo học y khoa ở Anh và tỏ ra không hứng thú với lĩnh vực quân sự hoặc chính trị. Tuy nhiên, ông Bashar lại là người được chọn kế nhiệm. Ông được đánh giá là điềm tĩnh và ít bốc đồng hơn ông Maher. Sơn Duân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 8, 2013 Hoàn Cầu: "Trung Quốc không thể tiếp tục để nước nhỏ ức hiếp nước lớn" Thứ tư 28/08/2013 09:40 (GDVN) - Ông Vận nhấn mạnh, nước nào "dám thách thức sự tôn nghiêm nước lớn của Trung Quốc, thách thức các lợi ích quan trọng của Trung Quốc thì Bắc Kinh phải trừng phạt, không thể để tình trạng nước nhỏ ức hiếp nước lớn tiếp tục tái diễn". Điều này được Thời báo Hoàn Cầu nhấn mạnh và giật tít gây sốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với láng giềng ở Biển Đông, Hoa Đông đang gia tăng, tiềm ẩn những nguy cơ xung đột. Vương Hải Vận. Thời báo Hoàn Cầu ngày 27/8 đăng bài phân tích của ông Vương Hải Vận, lon Thiếu tướng, cố vấn cao cấp của học hội Chiến lược quốc tế Trung Quốc với tiêu đề khá sốc: "Trung Quốc không thể tiếp tục để tái diễn tình trạng nước nhỏ ức hiếp nước lớn"?! Ông Vận cho rằng thời gian gần đây giới học thuật Trung Quốc ngày càng quan tâm đến việc Trung Quốc có nên thiết lập cho mình một "vành đai hoãn xung chiến lược" và Triều Tiên có phải là vành đai hoãn xung chiến lược của Bắc Kinh hay không. Viên tướng này nhận định, trong bối cảnh các vấn đề va chạm phức tạp xảy ra xung quanh Trung Quốc ngày một nhiều, vấn đề này đáng để giới học thuật Bắc Kinh thảo luận kỹ vì nó quan hệ trực tiếp đến chiến lược an ninh quốc gia của họ. Nội hàm của vành đai hoãn xung chiến lược theo Vương Hải Vận, về bản chất là một vành đai yểm hộ chiến lược do 1 quốc gia lập nên nhằm mục đích giành lợi thế không gian và thời gian khi ứng phó với các mối uy hiếp an ninh từ bên ngoài. Trên phương diện địa chính trị, thiết lập một vành đai yểm hộ chiến lược không chỉ có lợi đối với việc ứng phó sức ép chiến lược từ một số nước lớn cũng như khả năng thâm nhập từ các thế lực đối địch, mà còn có lợi cho việc "duy trì ổn định và an ninh ở các quốc gia xung quanh". Phó nguyên soái Triều Tiên Choe Ryong-hae hội kiến với ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc. Bắc Triều Tiên trong con mắt giới học giả quân sự và truyền thông Trung Quốc dường như đang đóng vai trò "vành đai hoãn xung chiến lược", hay còn gọi là bình phong, bia đỡ đạn cho Trung Quốc? Về mặt quân sự, do bán kính tác chiến cũng như khoảng cách tấn công chính xác của vũ khí ngày nay đã tăng lên gấp nhiều lần so với Thế chiến 2, chiến tranh hiện đại có thể uy hiếp 1 nước lớn hầu hết là hình thái chiến tranh phi tiếp xúc tấn công chính xác từ xa, vì vậy một vành đai hoãn xung chiến lược chỉ vài trăm km khó có thể phát huy vai trò yểm hộ, hoãn xung. Vương Hải Vận nhấn mạnh, "là một nước lớn đang trỗi dậy trong bối cảnh cục diện khu vực vô cùng phức tạp, các mối uy hiếp từ bên ngoài khá nghiêm trọng" nên Trung Quốc tất yếu phải xây dựng một vành đai hoãn xung chiến lược cho mình. Hiện nay Trung Quốc chủ yếu tính toán từ góc độ tác dụng chiến lược địa chính trị của vành đai và không phải tất cả các quốc gia lân bang với Trung Quốc đều có thể đóng vai trò làm vành đai hoãn xung chiến lược cho Bắc Kinh, ông Vận nhấn mạnh. Yếu tố để chọn 1 quốc gia làm vành đai hoãn xung chiến lược cho Trung Quốc, theo Vương Hải Vận phải xem quốc gia đó có ổn định hay không, có hữu hảo với Bắc Kinh hay không, hợp tác an ninh giữa họ với Trung Quốc có thuận lợi hay không. Học giả này cho rằng bất cứ một vành đai hoãn xung chiến lược nào đều không thể tự nhiên hình thành mà phải mất nhiều nỗ lực trong thời gian dài để xây dựng. Vị trí địa chiến lược của Bắc Triều Tiên vẫn rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc nên Bắc Kinh không thể bỏ mặc Bình Nhưỡng, ngược lại cần nỗ lực khôi phục vai trò vành đai hoãn xung chiến lược cho Trung Quốc của quốc gia này. Ông Vương Hải Vận trong một chương trình phỏng vấn của giới truyền thông Trung Quốc. Ngoài Bắc Triều Tiên, ông Vận cho rằng giới chức Bắc Kinh còn phải xây dựng cho mình một vành đai hoãn xung chiến lược tại các quốc gia giáp biên giới phía Tây của mình. Để làm được điều này, Bắc Kinh phải vừa thiết lập sự tin cậy, vừa phải tạo dựng cái uy của mình và dám can thiệp, viện trợ một khi các quốc gia này phải đối mặt với các thách thức an ninh, đặc biệt là nguy cơ lật đổ chính quyền. Ông Vận nhấn mạnh, nước nào "dám thách thức sự tôn nghiêm nước lớn của Trung Quốc, thách thức các lợi ích quan trọng của Trung Quốc thì Bắc Kinh phải trừng phạt, không thể để tình trạng nước nhỏ ức hiếp nước lớn tiếp tục tái diễn". Điều này được Thời báo Hoàn Cầu nhấn mạnh và giật tít gây sốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với láng giềng ở Biển Đông, Hoa Đông đang gia tăng, tiềm ẩn những nguy cơ xung đột. Đáng chú ý, bài phân tích của ông Vương Hải Vận trên Thời báo Hoàn Cầu chủ yếu nói về "vành đai hoãn xung chiến lược" của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh vai trò của Bắc Triều Tiên trong chiến lược "hoãn xung" hay có thể nói là "bình phong đỡ đạn thay Bắc Kinh" thì tít bài viết lại dường như ám chỉ một hay một vài quốc gia nào đó mà Hoàn Cầu xem như "nước nhỏ" và "đối địch" với Trung Quốc? Ẩn ý của Hoàn Cầu càng trở nên lộ liễu hơn khi bài báo được Thời báo Hoàn Cầu minh họa bằng hỉnh ảnh chiếc máy bay của Hải giám Trung Quốc ngày trước, nay là Cảnh sát biển đang "tuần tra đảo Điếu Ngư", tên gọi nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát, Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Máy bay Y-12 của Hải giám Trung Quốc (nay là Cảnh sát biển Trung Quốc) "tuần tra" khu vực Senkaku, hình ảnh được tờ Thời báo Hoàn Cầu minh họa một cách đầy ẩn ý cho bài phân tích của Vương Hải Vận. Dù với ẩn ý hay hình thức nào, dường như Thời báo Hoàn Cầu và giới học giả quân sự Trung Quốc dường như luôn chụp mũ cho các nước láng giềng của mình là "kẻ gây rối" và chỉ Trung Quốc là "nạn nhân" cần phải phòng thủ, cần được yểm trợ. Một số quốc gia có quan hệ đặc biệt với Bắc Kinh như Bắc Triều Tiên và một số nước giáp biên phía Tây Trung Quốc trong con mắt của Hoàn Cầu và giới học giả quân sự Bắc Kinh phải chăng chỉ là bình phong, là "bia đỡ đạn" cho Trung Quốc với cái gọi là vành đai hoãn xung chiến lược? Hồng Thủy ==================== "Trung Quốc không thể tiếp tục để tái diễn tình trạng nước nhỏ ức hiếp nước lớn"?! Tâm trạng bấn loạn mới phát biểu ngược đời như vậy. Phó thường dân thì không sao. Nhưng đây là một quan chức cao cấp. Nội tình đất nước Trung Hoa lục địa sắp rối loạn đến nơi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 8, 2013 Có vẻ như những sự kiện ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương không liên quan gì đến nhau. Nhưng Lý học chính thống nhân danh nền văn hiến Việt, luôn nhìn sự kiện một cách tổng quát và mối liên hệ giữa mọi hiên tượng . Bởi vậy, với quan niệm của tôi thì cuộc khủng hoảng ở Trung Đông cần chấm dứt. Nó chấm dứt bằng phương thức nào thì tùy duyên. Tất nhiên nếu không chiến tranh thì tốt hơn. ================================ Tấn công Syria là 'đổ thêm dầu vào lửa' Thứ tư, 28/8/2013 20:29 GMT+7 Cuộc tấn công của Mỹ và các đồng minh vào Syria được dự báo sẽ chỉ càng khiến tình hình ở nước này thêm leo thang, vì nó có thể không đủ mạnh để buộc tổng thống Bashar al-Assad phải đầu hàng. Quân đội phương Tây bủa vây Syria Các tàu chiến Mỹ sát Syria Tàu sân bay USS Harry Truman đã được điều động cho một chiến dịch quân sự có thể được tiến hành nhằm vào Syria. Ảnh: Trumanblog Đáp lại câu hỏi về nguy cơ của một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm vào Syria, giới chức của Lầu Năm Góc, Mỹ, hôm qua tuyên bố, vụ tấn công sắp tới của quân đội Mỹ chỉ nhằm "ngăn chặn và làm suy yếu" lực lượng an ninh của chính quyền Bashar al-Assad, thay vì cố gắng thay đổi cán cân quyền lực ở quốc gia Trung Đông này. Nếu nhận lệnh của Tổng thống Barack Obama, hải quân Mỹ sẽ sử dụng 4 tàu khu trục đang được đặt ở Địa Trung Hải, với hàng chục tên lửa hành trình Tomahawk được vũ trang trên mỗi chiếc. Những chiến hạm này được đặt đủ gần để tấn công Syria ngay khi có lệnh, và đủ xa để thoát khỏi phạm vi tấn công lên tới 320 km của tên lửa chống hạm Yakhont, do Nga sản xuất và bán cho Syria. Và để làm yên lòng người dân, phía Mỹ cũng tuyên bố, họ sẽ không nhằm vào các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học, để tránh gây thiệt hại trên diện rộng. Kịch bản tấn công này thực ra không hề lạ, đặc biệt là với những ai từng chứng kiến vụ không kích của chính quyền Bill Clinton nhằm vào tổ chức khủng bố al-Qaeda hồi năm 1998, và chiến dịch Cáo Sa mạc của liên quân Anh - Mỹ cũng trong tháng 12 năm đó. "Chúng tôi đã sẵn sàng hành động", Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nói trong một cuộc phỏng vấn với BBC. Như để chứng minh cho tuyên bố đanh thép này, hải quân Mỹ đã nhanh chóng tăng cường mức độ hiện diện quân sự của họ ở phía đông Địa Trung Hải, ngay sau khi Washington thông báo đã tìm ra bằng chứng cho thấy chính phủ Assad dùng vũ khí hóa học để đàn áp người dân. Hai tàu sân bay USS Harry Truman và USS Nimitz cũng đã nhanh chóng được đưa tới miền bắc Biển Arab, sẵn sàng đưa hàng chục chiến đấu cơ tới gần Syria ngay khi được yêu cầu. Ngoài ra, tàu ngầm được trang bị tên lửa hành trình cũng đã được huy động. Theo kế hoạch ban đầu, Lầu Năm Góc nhiều khả năng sẽ nhằm vào các sân bay quân sự và máy bay, trực thăng của chính quyền Assad. Việc nối dài thêm danh sách các mục tiêu sẽ buộc Mỹ phải huy động thêm nhiều chiến đấu cơ, thứ yêu cầu việc phối hợp hoạt động phức tạp hơn so với tên lửa hành trình. Không lật đổ chính quyền Syria Việc tấn công trong khi chưa tìm được bằng chứng khẳng định chính quyền Assad sử dụng vũ khí hóa học có thể khiến Washington rơi vào vết xe đổ của cuộc không kích nhằm vào al-Qaeda dưới thời Clinton. Sự kiện này xảy ra hai tuần sau vụ khủng bố đẫm máu ở đại sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania hồi năm 1998, khiến hơn 200 người thiệt mạng hồi năm 1998. Tổng thống Clinton khi đó đã ký quyết định bắn tên lửa hành trình vào một trại huấn luyện binh sĩ của al-Qaeda ở Afghanistan và một nhà máy ở Sudan.[/color] Trong Chiến dịch Cáo Sa mạc, liên quân Anh - Mỹ cũng sử dụng tên lửa hành trình và chiến đấu cơ để làm suy yếu khả năng sử dụng vũ khí hóa và sinh học của cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein. Hành động này được lý giải là nhằm đáp trả việc Baghdad từ chối hợp tác với các thanh sát viên Liên Hợp Quốc để kiểm tra chương trình vũ khí của nước này. Vụ tấn công này sau đó đã trở thành nạn nhân của một loạt các lời chỉ trích, khiến người ta đặt câu hỏi về việc liệu nhà máy đó có thực sự sản xuất vũ khí hóa học như lời chính quyền Clinton vẫn nói, hay đây là một sơ xuất của lực lượng quân đội tinh nhuệ bậc nhất thế giới. Cùng với Lầu Năm Góc, Nhà Trắng hôm qua cũng nhấn mạnh rằng mục tiêu của họ là ngăn Syria sử dụng vũ khí hóa học một lần nữa thay vì lật đổ ông Assad. "Tôi muốn nói rõ rằng, kế hoạch mà chúng tôi đang xem xét không phải nhằm thay đổi chế độ", phát ngôn viên Nhà Trắng, Jay Carney, nói. "Chúng là để đáp trả hành động vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế về việc cấm sử dụng vũ khí hóa học của chính phủ Syria". Tuy nhiên, ông Carney cũng khẳng định al-Assad đang dần đánh mất uy tín của một nhà lãnh đạo. "Chúng tôi có niềm tin chắc chắn rằng... tương lai của Syria không cho phép việc cầm quyền của al-Assad", ông nói trong cuộc phỏng vấn với Washington Post. Chỉ không kích là không đủ Đáp lại tuyên bố về cuộc tấn công sắp tới của Mỹ, các nhóm phiến quân Syria hôm qua cảnh báo, chỉ không kích là không đủ, nó thậm chí còn có thể phản tác dụng, nếu đó không phải một phần của chiến lược quân sự mạnh hơn. Những nhóm phiến quân, hiện trú ẩn ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết Washington không cung cấp đủ cho họ số vũ khí đã cam kết. Mối lo ngại lớn nhất của những người này là chính quyền Assad vẫn đủ mạnh để sống sót sau vụ không kích và sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ khắp thế giới Arab để chống lại Mỹ cùng các đồng minh. "Chúng tôi sẽ góp sức nếu đó là một cuộc tổng tấn công. Còn nếu hành động này chỉ đóng vai trò thứ yếu, thì thật không đáng để quan tâm", đại tá Ahmed Hamada, chỉ huy cấp cao của Quân đội Tự do Syria, tổ chức đang đóng quân ở khu vực gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, nói. "Chính quyền Assad có thể dùng vụ tấn công làm một cái cớ để nói rằng họ đang là nạn nhân. Nó chỉ khiến họ mạnh thêm". Phía Pháp cũng cho biết họ đã sẵn sàng "trừng phạt" những kẻ đứng sau vụ thảm sát hồi cuối tuần trước, và rằng cả thế giới có trách nhiệm phải hành động. "Pháp sẵn sàng trừng phạt những kẻ đã dùng khí độc để tấn công người vô tội", ông Francois Hollande nói. Một đồng minh khác của Mỹ là London cũng đang lên kế hoạch thực hiện cuộc đáp trả "tương xứng" với vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria. Tuy nhiên, việc này không phải cứ muốn là được, bởi bản thân Thủ tướng David Cameron cũng phải đối mặt với những áp lực từ nội bộ nước Anh, bao gồm cả các thành viên trong đảng Bảo thủ của ông, trước khi có được sự ủng hộ của Quốc hội và đẩy nước này tới một cuộc chiến mới. Băn khoăn lớn nhất của người Anh lúc này là, liệu việc can thiệp quân sự vào Syria mang lại lợi ích cho London hay không, đặc biệt là nếu không có sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc. "Tôi cần một lời giải thích", ông Andrew Bridgen, thành viên của đảng Bảo thủ Anh, người đã tập hợp 81 chữ ký trong bức thư gửi tới thủ tướng Cameron, nói. "Tại sao al-Assad chọn vũ khí hóa học để đàn áp người dân, trong khi biết rõ nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường?", ông cho biết, nói thêm rằng "quân đội của chúng tôi từng bị lạm dụng và đã quá mệt mỏi vì chiến tranh". Một binh sĩ của chính phủ Syria mang trên vai khẩu súng có dán hình tổng thống Assad. Ảnh: AP "Đổ thêm dầu vào lửa" Richard Kemp, cựu chỉ huy quân đội Anh ở Afghanistan, đồng thời là chuyên gia phân tích quân sự ở London, cũng đồng tình với Bridgen. Ông nói rằng nước Anh có thể góp mặt trong cuộc tấn công nếu đó là một nỗ lực "đa quốc gia". Khi được hỏi về kịch bản tấn công, ông cho rằng hệ thống phòng không tinh vi của Syria phải được "vô hiệu hóa" trước tiên, và lực lượng quân đội của Anh ở đảo Cyprus, Địa Trung Hải, có thể đóng vai trò quan trọng, trong trường hợp London thực sự tham chiến. Căn cứ quân sự của Anh trên đảo Cyprus "có thể được dùng để triển khai chiến đấu cơ hoặc sử dụng để chỉ huy và kiểm soát, hoặc cho mục đích thu thập thông tin tình báo", hãng tin WSJ dẫn lời ông Kemp. Trong một cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ hai, ông Cameron khẳng định mong muốn buộc chính quyền Assad phải chịu trách nhiệm về các hành động của họ. "Không có bằng chứng cho thấy phe đối lập có thể thực hiện một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở quy mô lớn như vậy", phát ngôn viên của Văn phòng Thủ tướng Anh nói. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, một vụ tấn công ở quy mô nhỏ hoặc vừa có thể chỉ càng khiến Mỹ và các đồng minh thêm áp lực trong việc gia tăng những động thái hỗ trợ phiến quân và buộc Assad phải từ bỏ quyền lực. "Cuộc tấn công, dù chỉ kéo dài vài ngày, cũng sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến", Marc Lynch, giám đốc Chương trình Nghiên cứu Trung Đông, thuộc Trường Quan hệ Quốc tế Elliott, Đại học George Washington, nói. "Động thái này sẽ chỉ khiến xung đột leo thang, thay vì chấm dứt nó", ông nói thêm. Quỳnh Hoa (Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 8, 2013 Vậy hôm nay chắc chưa uýnh rùi! Đang kẹt sợi tóc.Không uýnh cũng dở,mà uýnh thì vấn đề còn....kẹt sợi tóc. Hôm nay 23 . 7 Việt lịch. Còn hai ngày nữa. ============================ Tình hình Syria: Nga sơ tán dân, Đức không muốn đánh BAODATVIET.VN Cập nhật lúc 19:10, 28/08/2013 (Tin tức 24h) - Tình hình Syria đứng trước cuộc can thiệp quân sự từ bên ngoài vào đang được đếm ngược thì bất ngờ đồng minh thân cận của Mỹ và phương Tây là Jordan đã từ chối làm 'bệ phóng' tấn công Syria, đồng thời Đức cũng lên tiếng muốn rút khỏi cuộc can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này. Thủ tướng Anh trấn an dư luận Ngày 27/8, Thủ tướng Anh Cameron phát biểu trong một đoạn video ghi hình tại Downing Street rằng nước Anh phải ra tay hành động ngay để trừng phạt chế độ Bashar al-Assad vì việc sử dụng vũ khí hóa học quy mô lớn chống lại người dân Syria. Việc Anh sát cánh cùng Mỹ và một số quốc gia đồng minh khác trong cuộc chiến tại Syria đã khiến một số nghị sĩ, các tướng lĩnh và công chúng Anh lo lắng rằng nước Anh có thể bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh tốn kém ở Trung Đông. Để trấn an dư luận trong nước, Thủ tướng Anh nhấn mạnh rằng: "thế giới không thể khoanh tay đứng nhìn một hành vi vi phạm thỏa thuận toàn cầu đã 100 năm qua rằng sử dụng vũ khí hóa học trong chiến tranh là hoàn toàn sai và không thể chấp nhận về mặt đạo đức". Ông Cameron nhấn mạnh, bất kỳ hành động quân sự nào nhằm vào Syria hiện nay sẽ là "hợp pháp, phù hợp và cụ thể" để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học có thể tiếp tục xảy ra gây ra chết chóc và đau khổ. Mặc dù chính phủ Anh rất muốn can thiệp quân sự vào Syria nhưng sự hoài nghi đang ngày càng lan rộng trong quân đội Anh về cuộc chiến Syria sẽ lặp lại vết xe đổ tại Iraq, Afghanistan và Libya. Hệ thống Patriot được Mỹ triển khai đến Jordan hồi tháng 6/2013. Jordan lo sợ bị trả đũa Đều là đồng minh thân cận của Mỹ, tuy nhiên khi Anh quyết tâm can thiệp quân sự vào Syria thì Jordan bắt đầu cảm thấy lo lắng dù cuộc chiến chưa bắt đầu. Bất chấp việc chính phủ Jordan trước đó đã đồng ý cho Mỹ triển khai hệ thống Patriot và hàng loạt chiến đấu cơ F-16 để chuẩn bị cho một cuộc can thiệp quân sự vào Syria, tuy nhiên một quan chức cao cấp giấu tên cho biết của Jordan bất ngờ tuyên bố: "Lập trường của Jordan không thay đổi. Vùng lãnh thổ Jordan sẽ không thể sử dụng như một bệ phóng cho bất kỳ hành động quân sự nào chống lại Damascus". Tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc họp của các sĩ quan quân sự hàng đầu của Jordan, Ả Rập Saudi, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada tại thủ đô Amman của nước này nhằm thảo luận về ảnh hưởng tới khu vực khi xảy ra cuộc chiến chống lại Syria. Tuy nội dung cuộc họp không được công bố, nhưng theo lời một quan chức an ninh Jordan nói với hãng tin Đức DPA ngày 27/8 sau một cuộc họp, các nhà lãnh đạo quân sự phương Tây và Ả Rập đã đạt được sự đồng thuận về can thiệp quân sự vào Syria để trả đũa việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường hôm 21/8. Tuyên bố của quan chức Jordan trên xuất hiện sau khi chính phủ Damascus đưa ra cảnh báo sẽ đáp trả mạnh mẽ lực lượng phương Tây và các nước láng giềng nếu tham gia tấn công quốc gia này. Đức muốn rút khỏi cuộc chiến Nối tiếp Jordan, hiện đảng cánh tả đối lập ở Đức đã kêu gọi rút các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của quân đội nước này khỏi Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh phương Tây đang chuẩn bị tấn công vào Syria, thông tin trên được Itar-Tass ngày 28/8 cho biết. “Hoàn toàn rõ ràng rằng, các tổ hợp Patriot cần phải được rút đi. Hoặc là nước Đức sẽ bị chia rẽ vì tham gia cuộc chiến tranh này,” người phát ngôn của đảng cánh tả Đức Katya Kipshing trả lời phỏng vấn tờ Handelsblatt. Theo bà Katya Kipshing, ngay khi các hành động quân sự liên quan đến Syria được bắt đầu, thì “sứ mệnh phòng thủ của các đơn vị Patriot của quân đội Đức đang được triển khai gần biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ phải được kết thúc.” Hiện nay, trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai khoảng 300 quân nhân Đức làm nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị Mỹ và Hà Lan bảo vệ không phận ở khu vực gần với biên giới phía Bắc của Syria. Đến thời điểm này họ vẫn chưa tham gia vào các chiến dịch quân sự. Nga sơ tán khẩn công dân khỏi Syria Trong khi Mỹ - Syria đe dọa lẫn nhau và một cuộc chiến đang cận kề thì Nga đang gấp rút điều máy bay sơ tán công dân nước này khỏi Syria. Phát ngôn viên của Bộ Các tình trạng khẩn cấp Nga thông báo, một chiếc máy bay Il-62 chở gần 80 công dân nước này đã cất cánh rời khỏi Syria vào ngày 27/8 và một chiếc máy bay khác đã được điều tới Syria để sơ tán các công dân Nga muốn rời khỏi đây. “Đây là chuyến bay đặc biệt để sơ tán công dân Nga và các quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) bày tỏ mong muốn rời khỏi Syria. Điểm đến của chuyến bay này là Moscow”, phát ngôn viên của Bộ Các tình trạng khẩn cấp Nga Irina Rossius cho biết. Nga gấp rút sơ tán công dân khỏi Syria khi Mỹ và các đồng minh phương Tây cáo buộc chính quyền của Tổng thống Bashar Assad đứng sau vụ tấn công vũ khí học vào dân thường hôm 21/8 và tuyên bố sẽ thực hiện một cuộc tấn công quân sự vào Syria. T.Thành 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 8, 2013 Obama chưa quyết việc tấn công Syria Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định chính quyền Syria đứng sau vụ tấn công hóa học làm chết hàng trăm dân thường, nhưng ông vẫn chưa ra quyết định về việc có tấn công Syria hay không. “Tôi vẫn chưa quyết định”, ông Obama nói trong chương trình PBS NewsHourhôm qua, khi được hỏi ông đã chuẩn bị ký quyết định hành động quân sự đối với Syria hay chưa.Obama cho hay chính phủ Mỹ nhận thức rằng “việc tham chiến trực tiếp vào cuộc nội chiến ở Syria sẽ không giúp giải quyết gì cho tình hình”. Washington cũng đưa ra kết luận về việc chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học làm hơn 300 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương hôm 21/8. Tuy nhiên, ông chỉ rõ rằng các cuộc không kích trừng phạt của Mỹ vào Syria sẽ được giới hạn trong một phạm vi nhất định và không nhằm gây ảnh hưởng đến cán cân giữa lực lượng của ông Assad và phe đối lập, hai bên tham chiến trong cuộc nội chiến đẫm máu hơn hai năm qua. Tổng thống Mỹ cho rằng sau cuộc không kích của phương Tây do Mỹ dẫn đầu, chính quyền Syria “sẽ nhận ra thông điệp mạnh mẽ rằng tốt hơn hết là không nên lặp lại điều đó (sử dụng vũ khí hóa học) một lần nữa”. Trong khi đó, Anh cũng cho biết sẽ không tiến hành can thiệp quân sự vào Syria trước khi các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc (LHQ) công bố báo cáo về nghi án tấn công bằng vũ khí hóa học. Các nghị sĩ Anh hôm nay dự kiến sẽ bỏ phiếu về biện pháp đối phó của Anh trong vấn đề Syria, nhưng bất kỳ hành động quân sự nào cũng sẽ đòi hỏi thêm một vòng bỏ phiếu của hạ viện, sau khi các chuyên gia của LHQ công bố kết quả điều tra vào những ngày tới. Cùng với Mỹ và Pháp, Anh tuyên bố quân đội của ông Assad phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công hóa học kinh hoàng trên. Tuy nhiên, chính quyền Syria phản đối mạnh mẽ cáo buộc này và đổ lỗi cho phe đối lập về vụ tấn công. Những lo ngại về một cuộc tấn công quân sự của phương Tây đang gia tăng khi Mỹ loại trừ khả năng đạt được một nghị quyết của Liên Hợp Quốc về không kích Syria. Ngoại trưởng Anh William Hague cho hay, cộng đồng quốc tế phải có trách nhiệm hành động dù Hội đồng Bảo an không đồng tình đi nữa. Hàng trăm người phản đối chiến tranh đã tập trung bên ngoài văn phòng của Thủ tướng David Cameron hôm qua, hô vang các khẩu hiệu, trong đó có “Buông tha Syria”. “Dù người dân Syria đang chịu đựng nhiều nỗi đau dưới chế độ của ông al-Assad và chính quyền tàn bạo của ông ta, tôi nghĩ sự can thiệp của phương Tây sẽ chỉ là đổ thêm dầu vào lửa mà thôi”, một người biểu tình nói. “Chúng tôi đã chứng kiến trong thập kỷ qua, sự can thiệp của phương Tây vào các nước bất ổn chỉ giết chết thêm nhiều người hơn”. Anh Ngọc Theo vnexpress.net Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 8, 2013 Hội đồng Bảo an chưa quyết định tấn công Syria (Dân trí) - Đại sứ 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kết thúc cuộc thảo luận về tình hình Syria vào đêm qua theo giờ Việt Nam nhưng không có dấu hiệu có thấy sẽ tấn công Syria trong một hai ngày tới . Các thành viên HĐBA tiếp tục bất đồng về nghị quyết đối với Syria. Các nguồn tin thân cận tại cuộc họp cho biết các đại sứ Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ đã kết thúc cuộc thảo luận về nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) do London soạn thảo về việc cho phép hành động quân sự đối với Syria. Tuy nhiên, cuộc họp kết thúc mà không có dấu hiệu nào cho thấy HĐBA sẽ sớm biểu quyết về một nghị quyết lên án việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria do mâu thuẫn giữa Nga và Trung với 3 nước thành viên còn lại. Theo nguồn tin tại chỗ, Đại sứ Trung Quốc và Nga - hai nước phản đối mạnh mẽ tấn công quân sự nhằm vào Tổng thống Syria Bashar al-Assad - đã rời cuộc họp kín sau khoảng 75 phút thảo luận. Đại sứ ba nước còn lại tiếp tục thảo luận trước khi rời phòng họp sau đo ít lâu. Nga và Mỹ đã lập tức có những phát biểu chỉ trích nhau sau cuộc họp này. "Chúng tôi không nhìn thấy con đường phía trước vì Nga tiếp tục phản đối mọi hành động có ý nghĩa của HĐBA đối với Syria", phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf chỉ trích. Theo bà, sở dĩ nghị quyết bị chặn tại HĐBA là do sự “không khoan nhượng” của Nga đối với dự thảo nghị quyết lên án Syria sử dụng khí độc do Anh đệ trình. Bà Harf cũng cho rằng không thể cho phép sự phản đối của Nga làm lá chắn cho chính quyền Syria và rằng, các hành động của Moscow, kể cả việc ba lần phủ quyết trước đó đối với các dự thảo nghị quyết lên án chính quyền al-Assad, đang đặt ra câu hỏi về việc liệu HĐBA có phải là diễn đàn hiệu quả để giải quyết cuộc xung đột tại Syria hay không. Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vladimir Titov khẳng định hiện không phải thời điểm thích hợp để thảo luận về các biện trừng phạt nhằm vào Damascus. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng tuyên bố rằng HĐBA không nên cân nhắc dự thảo nghị quyết do Anh soạn thảo trước khi các thanh sát viên LHQ báo cáo về các phát hiện của họ tại Syria. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hối thúc tất cả các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Syria. Từ London, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết cuộc thảo luận tại LHQ về cách thức đối phó cuộc khủng hoảng tại Syria sẽ tiếp tục "trong những ngày tới". Trong khi đó, giới phân tích tin rằng Mỹ rất có thể sẽ phát động một cuộc tấn công quân sự ngoài khuôn khổ HĐBA nhắm vào những mục tiêu có giới hạn ở Syria. "Tôi tin là Mỹ sắp phát động một cuộc tấn công quân sự. Tôi tin đó sẽ là tấn công bằng phi đạn hành trình để cho các phi công Mỹ không phải đi vào những chỗ rủi ro. Và có lẽ những gì sắp xảy ra sẽ giống như những vụ không kích mà chính phủ của Tổng thống Bill Clinton đã thực hiện tại Sudan và Afghanistan năm 1998 sau khi hai Đại sứ quán ở Ðông Phi bị đánh bom", nhà phân tích chính trị Michael Rubin nói. Một thủ lĩnh của lực lượng đối lập Syria nói rằng phe nổi dậy hoan nghênh bất cứ sự can thiệp nào của nước ngoài có thể lật đổ chính phủ của ông Assad. "Vì những gì đang xảy ra… chúng tôi không những ủng hộ mà còn yêu cầu cộng đồng quốc tế ủng hộ việc giáng một đòn vào chế độ Assad”. Giới phân tích cho rằng cuộc tấn công Syria, nếu có, sẽ không phải là một chiến dịch quân sự quy mô lớn vì cuộc tấn công này sẽ nhanh chóng lan sang các nước láng giềng và nhấn tìm toàn bộ khu vực Trung Đông vào chảo lửa. Theo ông Rubin, “một chính phủ đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công người dân sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí đó để tấn công những người ở Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Lebannon và Israel”. Để chuẩn bị cho mọi kịch bản có thể xảy ra, Arập Xêút đã đặt quân đội trong tình trạng báo động cao. Trung tâm chỉ huy tác chiến của Lực lượng lục quân nước này đã nâng cấp độ trực chiến lên mức 2. Ngoài ra, quân đội cũng đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị gửi báo cáo hàng ngày tới các trung tâm chỉ huy. Vũ Anh Tổng hợp/dantri.com.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 8, 2013 Khó cứu Syria, Nga tính đường trả đũa Mỹ (Quan hệ quốc tế) – Khi khả năng Mỹ không kích Syria gần như sẽ xảy ra, mọi nỗ lực của Nga suốt hai năm qua trở thành vô ích. Một chuyên gia Nga đã lên tiếng kêu gọi cần phải có một hành động trả đũa cho Syria. Trả đũa để khẳng định địa vị của Nga Theo trang Window on Eurasia, ông Mikhail Aleksandrov, Trưởng khoa Baltic thuộc Viện nghiên cứu Moscow về cộng đồng các quốc gia độc lập, cho rằng: “Nga phải nói rõ với phương Tây rằng họ sẽ phải trả cái giá rất đắt cho hành động tấn công Syria” và biện pháp trả đũa tốt nhất mà Nga có thể làm là điều quân đến nơi mà “chúng ta (Nga) có vị thế thống lĩnh chiến lược, đó chính là các nước Baltic”. Nói cách khác chuyên gia này cho rằng Moscow phải nói với phương Tây: “Nếu các anh tấn công Syria, một hành động vi phạm luật pháp quốc tế, thì chúng tôi sẽ chiếm vùng Baltic”. Quân đội Nga khoe uy vũ tại Quảng trường Đỏ Ông Aleksandrov cũng nhận định rằng: “Với Mỹ, chỉ có một cách duy nhất là dùng ngôn ngữ của vũ lực. Họ không hiểu bất kỳ ngôn ngữ nào khác”. Có thể, quan điểm của chuyên gia Aleksandrov không đại diện cho chính sách hay suy nghĩ của điện Kremlin, tuy nhiên, không phải là không có khả năng xảy ra trường hợp này. Những suy nghĩ này cũng cho thấy vấn đề Syria đã khắc sâu mâu thuẫn giữa các cường quốc trên thế giới, báo động cho những cuộc chiến tranh cục bộ có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Báo động đỏ Thời kỳ chiến tranh lạnh, thuật ngữ “báo động đỏ” được nhắc đến mỗi khi thế giới đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh lần thứ 3. Việc tấn công Syria mở ra một bối cảnh hỗn loạn, khi mà mọi trật tự được cố gắng duy trì từ sau chiến tranh lạnh và sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa đều có nguy cơ đảo lộn tất cả. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Syria - Faisal Mikdad khẳng định bất cứ cuộc không kích hay hành động quân sự nhằm vào Syria sẽ làm "đảo lộn hoàn toàn" trật tự cũng như nền hòa bình và an ninh trên toàn thế giới. Điều ông Mikdad tuyên bố không phải không có lý do. Khi mà luật pháp quốc tế hay quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an LHQ bị phớt lờ hết lần này đến lần khác, các cường quốc dần sẽ hiểu ra, họ có thể đạt được mục đích mà không bị sự chi phối của một quy tắc hay luật lệ nào. Năm 2003, Iraq bị Mỹ đơn phương tấn công trong khi LHQ kịch liệt phản đối. 10 năm sau, đến lượt Syria trở thành mục tiêu. Tuy nhiên, 10 năm là quãng thời gian đủ dài để các cường quốc khác vươn lên, đẩy mạnh sự đa cực của thế giới và xóa bỏ thế độc tôn của Mỹ. Nga đã mất gần 3 năm để bênh vực Tổng thống Assad, đồng minh chiến lược của mình tránh khỏi “cây gậy” của người Mỹ. Tuy nhiên, công sức của gấu Nga chỉ như “dã tràng se cát” khi cuối cùng, Syria vẫn đang trong đêm trước của cuộc tấn công do Mỹ và đồng minh phát động. Tổng thống Putin theo sát cuộc tập trận phô diễn sức mạnh quân sự đáng gờm của Nga tại vùng Viễn Đông Tổng thống Nga Putin là một người biết đánh giá tương quan sức mạnh của mình và đối phương. Hành động dung chứa E.Snowden cho thấy Nga không ngại gì đối đầu một cách trực tiếp với Mỹ. Cũng không phải chỉ vì lợi ích kinh tế và những bản hợp đồng vũ khí mà Nga thân thiết với Trung Quốc. Hết lần này đến lần khác, Mỹ bỏ qua phản ứng của Nga. Nhưng lần này đã động chạm đến quyền lợi sát sườn, cả thế giới đang chờ đợi câu trả lời của người Nga. Nếu như Nga làm theo lời khuyên của chuyên gia, can thiệp quân sự vào một số quốc gia vùng Baltic, có thể, Mỹ sẽ phải nhìn nhận lại Nga với con mắt khác. Nhưng hành động này sẽ là dấu mốc báo hiệu thế giới rơi vào “báo động đỏ” một lần nữa. Minh Tú Theo baodatviet.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 8, 2013 Vậy là hôm nay chưa uýnh. May quá! Chưa sai. Yên tâm nhậu tiếp. Chủ Nhật hoặc thứ Hai tuần tới uýnh thì Lão Gàn đúng. Nhưng đấy là "Nếu uýnh nhau". Còn đang kẹt sợi tóc. Sợi tóc này chính là giải pháp hòa bình cho Xyri vào đúng thời điểm này. Nhưng nó mong manh như "tóc mây sợi ngắn, sợi dài...". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 8, 2013 Mỹ sẽ công bố chứng cứ, chuẩn bị phương án tấn công chớp nhoáng Syria Thứ ba 27/08/2013 15:34 (GDVN) - Hai quan chức chính phủ Mỹ dự kiến sẽ công bố quyết định chính thức về việc vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria vào ngày 27/8 và thông báo về phản ứng của ông Obama có thể nhanh chóng xuất hiện sau đó. Bởi vậy, không nằm ngoài dự báo của Lão Gàn: Hoa Kỳ chẳng bao giờ đổ quân vào đây để "bị thua". Cũng chưa uýnh nhau ngay vì còn được Quốc hội Hoa Kỳ và Đồng minh chấp thuận - Kiều gì cũng phải qua Chúa Nhật đã. Nhưng còn một sợi tóc mong manh có thể khiến cuộc trừng phạt không xảy ra. Tuy nhiên, chỉ trong ba ngày - tính hôm nay là ngày thứ nhất. Qua ngày 25 tháng Bảy Việt lịch thì"Tóc gió thôi bay". Vậy là hôm nay chưa uýnh. May quá! Chưa sai. Yên tâm nhậu tiếp. Chủ Nhật hoặc thứ Hai tuần tới uýnh thì Lão Gàn đúng. Nhưng đấy là "Nếu uýnh nhau". Còn đang kẹt sợi tóc. Sợi tóc này chính là giải pháp hòa bình cho Xyri vào đúng thời điểm này. Nhưng nó mong manh như "tóc mây sợi ngắn, sợi dài...". Anh phái 6 chiến đấu cơ tiến gần Syria, LHQ kêu gọi đối thoạiThứ Năm, 29/08/2013 - 22:45 (Dân trí) – Trong khi chính phủ đang thuyết phục các nghị sỹ đồng thuận với hành động quân sự tại Syria, không quân Anh đã điều 6 chiến đấu cơ tới căn cứ trên đảo Síp, chỉ cách Syria chưa tới 200km. Trong khi đó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi đối thoại. Tờ Telegraph dẫn lời một nguồn tin của không quân hoàng gia Anh xác nhận 6 chiến đấu cơ Typhoon đã được điều tới căn cứ không quân Akrotiri của đảo Síp. Tuy nhiên mục đích là nhằm tạo một “lá chắn phòng thủ” cho căn cứ trong trường hợp bị tấn công bởi “các máy bay lạ” Không quân Anh đã điều 6 chiến đấu cơ tới gần Syria “Chúng tôi có thể xác nhận rằng 6 chiến đấu cơ Typhoon đã được triển khai tới Akrotiri tại đảo Síp sáng nay. Đây chỉ là biện pháp phòng ngừa cẩn trọng để đảm bảo các lợi ích của Anh, và bảo vệ khu vực căn cứ của chúng ta tại thời điểm căng thẳng leo thang trong khi vực. Đây là một đợt điều động các khí tài phòng thủ, chỉ hoạt động trong các nhiệm vụ không đối không”, một người phát ngôn của không quân Anh khẳng định. Tuy vậy, động thái này càng làm dấy lên những ngoài nghi về khả năng Anh đang chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc can thiệp tại Syria. Bởi trước đó, một tờ báo của Anh khác là Guardian đã dẫn lời 2 phi công máy bay thương mại, những người thường xuyên bay từ Larnaca, đảo Síp, cho biết họ nhìn thấy các máy bay vận tải C-130 từ máy bay của mình, cùng một đội hình nhỏ có thể là các chiến đấu cơ của châu Âu tên màn hình rađa. Căn cứ Akrotiri cách Syria chưa tới 160 km, khiến nó có thể trở thành một trung tâm cho những đợt ném bom. Các cư dân gần sân bay này khẳng định với Guardian rằng “hoạt động tại khu vực này đã sôi động hơn nhiều mức bình thường trong 48 giờ qua”. Chính phủ Anh sốt sắng muốn tấn công Để thuyết phục các nghị sỹ trước thềm cuộc bỏ phiếu phê chuẩn hành động quân sự, dự kiến diễn ra vào 22 giờ ngày 29/8 (theo giờ địa phương), chính phủ Anh đã công bố một bản tóm tắt tư vấn pháp lý từ Bộ trưởng tư pháp. Bản báo cáo khẳng định hành động quân sự ngay cả khi không có sự hậu thuẫn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng vẫn hợp pháp, bởi “có những bằng chứng thuyết phục” cho thấy có việc sử dụng vũ khí hóa học, và “không có lựa chọn thiết thực nào khác ngoài việc sử dụng vũ lực nếu muốn bảo vệ sinh mạng người dân”. Đồng thời, chính phủ của thủ tướng David Cameron cũng công bố bức thư của ông Jon Day, chủ tịch Ủy ban tình báo hỗn hợp (JIC) gửi ông Cameron, quả quyết “rất có thể” một cuộc tấn công hóa học đã xảy ra hồi tuần trước và chính quyền Syria là người đứng đằng sau. Các nghị sỹ Anh muốn có thêm bằng chứng “Không có thông tin tình báo đáng tin cậy hoặc các bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc hoặc việc sở hữu vũ khí hóa học của phe đối lập. JIC do đó kết luận rằng không có khả năng đáng tin cậy nào khác ngoài việc chính quyền phải chịu trách nhiệm”, bức thư có đoạn viết. Ông Cameron thừa nhận mặc dù không có bằng chứng chắc chắn 100% về việc ai đã dùng vũ khí hóa học hay kết quả của hành động can thiệp là gì. Nhưng có một sự chắc chắn đó là nếu không hành động nào được đưa ra “Assad qua đó sẽ rút ra những kết luận rõ ràng” và sẽ sử dụng vũ khí hóa học “hết lần này đến lần khác mà không bị trừng trị”. Tuy vậy lãnh đạo đảng Lao động Anh Ed Miliband vẫn cho biết ông muốn được thấy những bằng chứng thuyết phục hơn. Ông Miliband tuyên bố ông muốn “rút ra bài học từ Iraq” bằng cách để cho các thanh sát viên Liên Hợp Quốc có thời gian đưa ra bằng chứng. Liên Hợp Quốc kêu gọi đối thoại Trong khi đó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tiếp tục kêu gọi các bên kiềm chế, để cơ hội cho giải pháp đối thoại và chờ các báo cáo của thanh sát viên Liên Hợp Quốc. Dự kiến sáng thứ Bảy, các thanh sát viên sẽ rời Syria. “Họ sẽ tiếp tục hoạt động điều tra cho tới ngày mai, thứ Sáu, và họ sẽ rời Syria trong sáng thứ Bảy và báo cáo cho tôi ngay khi họ rời khỏi đây”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon khẳng định với báo giới trong cuộc họp tại Vienna, Áo. Ông cho biết Liên Hợp Quốc sẽ chia sẻ kết quả và “các phân tích các mẫu vật và bằng chứng của chúng tôi”, với các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên. Ông Ban Ki-Moon cũng cho biết đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Obama hôm 28/8, đề nghị Mỹ “để cho các thanh sát viên có thời gian tiếp tục công việc như đã được ủy nhiệm bởi các quốc gia thành viên”. “Giải pháp ngoại giao nên được trao một cơ hội…hòa bình nên được cho một cơ hội”, ông Ban nói. “Điều quan trọng là mọi khác biệt về quan điểm nên được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình và thông qua đối thoại. Thanh Tùng Tổng hợp ================= Như vậy chỉ còn ngày mai - Thứ Bẩy 30/ 8 2013 Dương lịch. Nhằm ngày 25. 7 Quý Tỵ Việt lịch thì sợi tóc gió cho một giải pháp đúng quyết định cho hòa bình ở Xyri vào đúng lúc này sẽ cực kỳ hiệu quả. Quá thời gian này mọi việc diễn biến theo tự nhiên của nó. Giải pháp của Liên Hiệp quốc trong bài trên không đúng lúc. Nhưng giải pháp hòa bình ở thời điểm quyết định này, phải đẳng cấp nguyên thủ quốc gia của 1/ 5 nước thường trực Hội Đồng Bảo An , hoặc chính ngài Tổng thư ký Liên hiệp quốc đề xuất . Bởi vậy. Thật khó lắm thay! Nhưng dù hiện tượng - Lý học gọi là "hình tướng" - như thế nào - Chiến tranh hay hòa bình ở Xyri vào lúc này - thì cuối năm nay, chậm lắm là đầu năm tới Trung Đông sẽ phải ổn định. Share this post Link to post Share on other sites