Posted 19 Tháng 6, 2013 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc Thứ tư, 19/6/2013, 21:54 GMT+7 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang thăm Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình. Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh chiều nay. Các quân nhân thuộc đội danh dự của Trung Quốc nghiêm trang trong lễ đón tiếp Chủ tịch nước Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ lưu lại Trung Quốc ba ngày, từ 19 đến 21/6. Sau lễ đón, lãnh đạo Việt-Trung đã tổ chức hội đàm. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Tập Cận Bình nâng ly chúc mừng trong một lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Hai bên đã ký kết 10 văn kiện hợp tác quan trọng về nhiều lĩnh vực như đánh bắt cá, quốc phòng, thương mại, thăm dò dầu khí... Anh Ngọc (Ảnh: AFP) ========================== Nhìn cái Thiên Quang tỉnh này cũng hoàng tráng nhỉ! Nhưng có vẻ Âm quá thịnh. Bức tranh núi treo bên phải quá lớn. Nếu xét từ bàn Chủ tịch hội nghị là Long Hổ nghịch. Đất nước này đang phát triển rất nhanh ở những lĩnh vực mũi nhọn. Nhưng tiếc thay! Mất cân đối nghiêm trọng ở hạ tầng cơ sở. Nền tảng không vững chắc. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 6, 2013 Trung Quốc, ASEAN tìm kiếm một Biển Đông an toàn hơn Thứ tư, 19/6/2013, 17:27 GMT+7 Các quan chức và chuyên gia về an ninh biển của ASEAN và Trung Quốc dành hai ngày bàn cách tăng cường hợp tác trong cứu hộ cứu nạn, để tạo một môi trường an toàn hơn cho ngư dân và tàu thuyền trên Biển Đông. Việt Nam kêu gọi 'Biển Đông không tiếng súng' 'Giải quyết vấn đề Biển Đông là hệ trọng' 40 người, là đại diện của các thành viên Hiệp hội và Trung Quốc, sẽ đề xuất các giải pháp tăng cường hợp tác tìm kiếm và cứu người gặp nạn, xây dựng lòng tin, trong bối ảnh các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông chưa được giải quyết triệt để. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho rằng hiện nay trên khu vực biển còn "phức tạp và tiềm ẩn rủi ro" kể cả do thiên tai thời tiết và do con người, khiến cho ngư dân và người đi biển có thể gặp nạn. Ông nhấn mạnh rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Việt Nam đề cao quan điểm đối xử nhân đạo với người bị nạn. "Ngư dân hay người đi tàu thuyền gặp nạn là đối tượng cần được đối xử nhân đạo. Cho dù còn có các vấn đề trong khu vực nhưng không thể để bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến việc đối xử nhân đạo" với họ, ông Vinh nói bên lề một cuộc hội thảo hôm nay ở Hà Nội. Tàu cá xa bờ của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, trên Biển Đông. Ảnh: Trí Tín Đề xuất của Việt Nam nhằm tăng hợp tác cứu hộ cứu nạn, như từng nêu ra từ năm 2010, được ông nhắc lại gồm: nguyên tắc nhân đạo; chia sẻ chính sách để các bên hiểu rõ; xác định đầu mối liên lạc của các quốc gia để mỗi khi có sự cố có thể liên lạc trực tiếp và nhanh chóng; thực hiện các biện pháp hỗ trợ ban đầu mỗi khi cần thiết; và xây dựng cơ chế hợp tác cứu nạn trong khu vực. Ông Vinh nói thêm rằng điều quan trọng nhất cần làm hiện nay là xây dựng lòng tin, trong bối cảnh có tranh chấp. Điều này cũng được đề xuất bởi Trung Quốc, khi đại diện đoàn quan chức và học giả nước này nêu ý tưởng về các biện pháp cụ thể. Ông Zhou Min, Phó chủ nhiệm văn phòng trực ban Trung tâm tìm kiếm cứu nạn của Trung Quốc, cho biết phái đoàn của ông đề xuất thiết lập đường dây nóng về tìm kiếm cứu nạn nhằm thông tin thông suốt và nhanh chóng. Một ý tưởng nữa là tổ chức các cuộc diễn tập cứu hộ trên phương diện thông tin cũng như diễn tập cứu hộ thực địa để dần dần tăng năng lực tìm kiếm cứu nạn của các bên. Đại diện đoàn Indonesia, ông Agus Haryono, phó giám đốc Cục tác chiến tìm kiếm cứu nạn, thuộc Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Quốc gia, cho rằng những buổi thảo luận như thế này rất hữu ích bởi nó giúp xây dựng cơ chế hợp tác nhằm cứu hộ nhanh chóng hơn. "Nên có thỏa thuận hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc về việc làm sao để đảm bảo an toàn hàng hải trên vùng biển khu vực", ông Agus nói. "Sự cố nào (trên Biển Đông) cũng nên được thảo luận và giải quyết trên tinh thần hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Mọi vấn đề đều có thể bàn bạc". Việc thảo luận về tăng hợp tác trong tìm kiếm cứu nạn giữa các nước ASEAN và Trung Quốc là một phần trong kế hoạch hành động nhằm triển khai bản Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố chung về ứng xử Biển Đông (DOC), qua đó xây dựng lòng tin. Các bên tham gia cuộc thảo luận, diễn ra đến hết ngày mai, sẽ đưa những khuyến nghị của mình lên các chính phủ liên quan xem xét. Ánh Dương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2013 @HungNguyen: còn v/đ độ chính xác của Trường Kiếm và đông Phong thế nào, trong bán kính đích bắn mục tiêu là 200m hay 0.5km á? Nhiều khi là vũ khí để gây sức ép cho đàm phán vì lợi ích kinh tế. Đến thằng Kim không có nền kinh tế mậu dịch cũng chỉ dám thử tên lửa và khởi động lò để gây sức ép xin đàm phán, trong khi TQ thì bắt buộc phải có nền kinh tế hội nhập có thị trường. ...Có thể đây là thời kỳ chứng kiến sự xuất hiện những nhà ngoại giao đầy năng lực như Lê Đức Thọ, Xuân Thủy... của thế kỷ @21 để có thể nắm bắt và sử lý vấn đề... 09/06/2013 02:00 GMT+7 >>> http://vietnamnet.vn...-bien-dong.html Chuyên gia Nga bàn chuyện ứng xử biển Đông Nhằm mang đến cái nhìn đa chiều về tình hình biển Đông hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Yakov Berger, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Viễn Đông-Viện Hàn Lâm khoa học Nga . Thưa ông Yakov Berger, xin ông vui lòng cho biết một số đánh giá về hành động của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây? - Ông Yakov Berger: Việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động trên biển, gây xung đột cùng lúc với Nhật Bản ở phía Bắc và một số nước Đông Nam Á ở phía Nam, ngoài yếu tố lợi ích kinh tế, giành giật nguồn tài nguyên, còn có nguyên nhân sâu xa mà giới học giả Trung Quốc thời gian gần đây mới nêu lên là "Trung Quốc đang thiếu không gian sống". Tư tưởng này xuất hiện khi Trung Quốc sau hơn 30 năm cải cách thành công đã trở thành quốc gia thực sự hùng mạnh, muốn có một không gian lớn hơn để tự do hành động. Bên cạnh đó trong thành phần giới lãnh đạo Trung Quốc giao thời giữa thế hệ thứ tư và thứ năm đang có xu hướng thắng thế, muốn công khai "phân chia lại thế giới" với Mỹ, trong đó Thái Bình Dương được coi là một mặt trận quan trọng. Ông Yakov Berger Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác, chẳng hạn nếu xét trong chiều dài lịch sử Trung Quốc thì giai đoạn hiện nay có thể được xem là chu kỳ chủ nghĩa bành trướng đang lên cao trào. Cũng có thể Trung Quốc cho rằng trong bối cảnh các chứng cứ pháp lý và lịch sử chưa rõ ràng thì việc kiểm soát thực tế trên thực địa sẽ mang lại lợi thế lớn trong quá trình giải quyết. Ông đánh giá thế nào về hành động của các bên liên quan? - Ông Yakov Berger: đối với Philipines, mặc dù được Mỹ hậu thuẫn, đã có thời điểm Philipines được coi là "tiền đồn" chống Trung Quốc ở Đông Nam Á, nguy cơ xung đột vũ trang trên biển với Trung Quốc gần như hiện hữu, song cùng với thời gian và việc Mỹ điều chỉnh chính sách đối với châu Á, chiến thuật của Philipines đã có sự thay đổi nhất định. Việc Philipines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế là hành động thể hiện ý chí quyết tâm song có thành công hay không còn phục thuộc vào phán quyết của tòa quốc tế. Liên hợp quốc cũng sẽ phải cân nhắc bởi sau khi đứng ra xét xử vụ này thì có thể sẽ phải gánh trách nhiệm xử cả các xung đột lãnh thổ khác. Nếu không làm tốt, vai trò của Liên hợp quốc sẽ bị lung lay. Quốc tế hóa vấn đề biển Đông là biện pháp tốt nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, kêu gọi các nước lớn có tác động vào quá trình giải quyết tranh chấp song không phải là nhân tố tiên quyết để xử lý vấn đề. Bằng chứng là vấn đề hạt nhân Iran, Bắc Triều Tiên từ nhiều năm nay đã được ít nhất 6 bên kiên trì xử lý song vẫn không thành công. Khủng hoảng ở Trung Đông, Bắc Phi gần đây cũng được cả thế giới quan tâm nhưng chưa nhân tố nào ngăn chặn được bất ổn. Vì vậy, vấn đề biển Đông trước hết trông đợi ở giải quyết nội bộ giữa các nước liên quan. Đối với Trung Quốc, củng cố sức mạnh quân sự là cách thức Trung Quốc gây sức ép trong đàm phán và là yếu tổ đảm bảo các thỏa thuận (nếu có) được thực thi bởi nếu không có sức mạnh quân sự đi kèm thì bất kỳ thỏa thuận nào cũng có thể bị đơn phương phá hủy. Bản thân khái niệm "lợi ích" là một phạm trù rộng và không có giới hạn cụ thể như đường biên giới lãnh thổ. Kể cả khi không xác lập được được chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc vẫn có thể tuyên bố lợi ích. Nhật Bản đã tỉnh táo trong vấn đề này khi ngay từ đầu cương quyết tuyên bố không có tranh chấp với Trung Quốc ở đảo Senkaku, đồng nghĩa với việc không có đàm phán mà chỉ có hành động bảo vệ chủ quyền. Việc Trung Quốc in bản đồ mới dưới nhiều hình thức, đưa Trường Sa, Hoàng Sa vào hộ chiếu và thành lập cái được gọi là "Tam Sa" chủ yếu mang tính cổ vũ tinh thần trong nước, sẽ khó được quốc tế công nhận rộng rãi vì các nước rất cẩn trọng với vấn đề chủ quyền, phải xem lại quan hệ chính trị với các bên liên quan và tính tới các lợi ích an ninh, hòa bình lớn hơn ở châu Á-TBD. Hơn nữa, bản thân nội bộ Trung quốc hiện nay cũng chưa có sự nhất quán về vấn đề biển Đông. Vậy theo ông, hướng giải quyết vấn đề là gì? - Ông Berger: Hành động của các bên liên quan thời gian gần đây chủ yếu mới xoay quanh cuộc chiến thông tin và tìm kiếm đấu pháp, sẽ không giải quyết được vấn đề chừng nào chưa ngồi vào bàn đàm phán. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp trên bộ (Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với tất cả các quốc gia giáp biên) có thể thấy chính sách của Trung Quốc có điểm chung là cứng rắn ngay từ đầu song càng về sau càng mềm mỏng. Điển hình là trong tranh chấp lãnh thổ với Liên Xô, Trung Quốc từng tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Tajikistan nhưng sau đó chịu chấp nhận thỏa hiệp. Giải quyết tranh chấp trên biển có nhiều điểm giống trên bộ, đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên trì. Vấn đề trên bộ giữa Trung Quốc với các quốc gia giáp biên đã phải giải quyết qua hàng thế kỷ. Tranh chấp ở Biển Đông vì thế cũng không thể giải quyết trong thời gian ngắn. Điều tối quan trọng hiện nay là giữ nguyên hiện trạng, tránh xung đột vũ trang, chờ đợi thời cơ, điều kiện mới. Vấn đề biển đông nên được xem xét trong viễn cảnh 10-20 năm, khi điều kiện quốc tế, khu vực có thay đổi, các thế hệ cầm quyền tiếp theo ở Trung Quốc và các nước liên quan chắc chắn sẽ có nhận thức và cách tiếp cận xây dựng hơn. Cường Nguyễn (thực hiện) +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++=== 'Bản thân khái niệm "lợi ích" là một phạm trù rộng và không có giới hạn cụ thể như đường biên giới lãnh thổ.' Chẳng hạn: - Than và khoáng sản vẫn phải bán trong khi biết là 12-20 năm nữa là thiếu than - Thủy sản đánh bắt trên biển từ Cà Mau vẫn phải chở bằng container ra Móng cái - Công nghệ lạc hậu, thực phẩm bẩn... vẫn tìm được thị trường ở VN - v.v... vẵn phải xuất khẩu thô và thị trường TQ bao tiêu là chính bằng đường tiểu ngạch để bóp lúc nào, ngáp lúc ấy... Tóm lại, là không thay đổi được quỹ đạo tự ngàn xưa...vì nhóm lợi ích và tư tưởng tiểu nông chẳng hạn, là anh Hai sẽ cười hiền và bắt tay... hảo hảo. Nói như Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu là...' Vấn đề trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại...gây cản trở nhất định cho việc phát triển quan hệ và cũng là thực trạng mà hai bên đều không mong muốn ': http://vneconomy.vn/...e-tren-bien.htm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2013 Bài trả lời phỏng vấn của ông Dương Danh Hy nêu lên sự cần thiết phải xây dựng "Lòng tin chiến lược" , trong quan hệ của Việt Nam với Mỹ và TQ, các bên mới tìm được đúng hướng đi, mới xây dựng được mối quan hệ đối tác chiến lược mà các bên mong muốn... là một cách tiếp cận độc đáo...của một nhà ngoại giao uyên bác. Quay lại câu chuyện Việt Nam. Ông đánh giá hành động của Việt Nam sau cuộc gặp Mỹ - Trung này như thế nào? Có phải điều mà chúng ta ngại nhất là có sự thoả hiệp nào đó giữa hai cường quốc về vấn đề Biển Đông? Thứ nhất, chúng ta cần thấy Mỹ không có tham vọng về lãnh thổ lãnh hải. Thứ hai, từ sau Chiến tranh Thế giới lần 2 tới giờ, người ta thấy rằng một nước, nhất là những nước chậm tiến và lạc hậu, chỉ có thế khá lên được nếu tăng cường hợp tác với Mỹ. Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, hay Thái Lan, là những ví dụ rõ ràng nhất sau khi có quan hệ thương mại song phương với Mỹ đều khá lên, giầu mạnh lên. Vậy chúng ta chơi với Mỹ theo cách nào? Mỹ thì ở xa, còn Trung Quốc sát ngay cạnh. Tôi nghĩ Việt Nam nên nghiêm túc học tập Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc quan hệ với cả Liên Xô và Trung Quốc, mặc dù hai nước lúc đó coi nhau như kẻ thù. Tức là thời cụ Hồ, chúng ta đã không chơi nước này để chống nước kia, cho nên đã tận dụng được sự giúp đỡ của cả hai. (Tất nhiên, những gì không có lợi thì chúng ta đấu tranh bằng con đường nội bộ, bằng biện pháp hoà bình.) Để làm được điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu rất rõ cả Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng hình như giữa Việt Nam và Mỹ vẫn tồn tại một hố sâu về hậu quả chiến tranh, mà với một số người không dễ gì quên? Đã 40 năm kể từ khi Hiệp định Hoà bình Paris được ký kết, và quân Mỹ rút ra khỏi Việt Nam. Vả lại, chúng ta nên học tập tấm gương hoà hiếu của ông cha ta ngày xưa. Chẳng hạn, khi chống quân Minh để giành độc lập, trong 20 năm quân Minh đối xử với đồng bào ta tàn ác như vậy, "độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi." Nhưng khi chiến thắng, Nhà Lê lại "Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền..., hay Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa..." Thậm chí, còn đúc tượng "vàng" Liễu Thăng cống nộp cho Triều Minh. Trong bài phát biểu tại Shangri-La vừa rồi, hình như Thủ tướng cũng có ý mở đường cho các mối quan hệ mới... Trong phát biểu của Thủ tướng ở Shangri-La, ông có đề cập tới lòng tin chiến lược. Cả thế giới bây giờ sống trong nghi ngờ lẫn nhau. Nếu xây dựng được lòng tin chiến lược, thì nói riêng, trong quan hệ của Việt Nam với Mỹ và TQ, các bên mới tìm được đúng hướng đi, mới xây dựng được mối quan hệ đối tác chiến lược mà các bên mong muốn. Tôi tin đây là hướng mở cho các mối quan hệ. Xin cảm ơn ông. http://diendan.lyhoc...i/page__st__160 TuanVietNam ›› http://vietnamnet.vn...-long-sung.html 12/06/2013 02:00 GMT+7 Thượng đỉnh Mỹ - Trung: Lòng vả cũng như lòng sung Tuanvietnam lại có cuộc trao đổi với ông Dương Danh Dy về kết quả hội đàm Mỹ - Trung, diễn ra cuối tuần trước tại California (Mỹ). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 6, 2013 Ông Obama: Mỹ cảnh báo “thẳng thừng” Trung Quốc về tấn công mạng 18/06/2013 15:55 (TNO) Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 17.6 cho biết Trung Quốc đã hiểu những lời cảnh cáo “thẳng thừng” của ông về các vụ tấn công mạng và khen ngợi rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đã đồng ý là Bắc Kinh sẽ có trách nhiệm hơn về vấn đề này. “Chúng tôi đã có những thảo luận rất thẳng thừng về vấn đề này. Tôi nghĩ họ (Trung Quốc) đã hiểu điều này có thể tác động tiêu cực đến quan hệ Trung-Mỹ”, theo AFP dẫn lời ông Obama phát biểu trong một chương trình truyền hình phát sóng hôm 17.6. Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: AFP Tổng thống Mỹ được cho là đã đề cập đến chiến dịch tấn công điện tử khổng lồ mà phía Mỹ cho là do Trung Quốc tiến hành khi ông tiếp ông Tập ở bang California vào hai ngày 7 và 8.6. Chủ tịch Trung Quốc thì khẳng định ngay cả Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc. “Tôi không nghĩ có thể mong đợi một nhà lãnh đạo Trung Quốc nói: “Biết gì không, các anh đã bắt quả tang chúng tôi rồi đó. Chúng tôi đang lấy cắp đồ đạc của các anh và chúng tôi luôn tìm cách thâm nhập vào Apple hằng ngày”, ông Obama nói. Tổng thống Obama còn nói thêm rằng mọi quốc gia trên thế giới đều thu thập thông tin tình báo nhưng riêng Trung Quốc đã vượt quá “giới hạn tiêu chuẩn”, chẳng hạn như cố “tìm hiểu xem quan điểm trong phát biểu của tôi là gì khi tôi gặp gỡ chính phủ Nhật”. “Có một sự khác biệt lớn giữa việc thu thập thông tin tình báo bình thường với một tin tặc kết nối trực tiếp với chính quyền Trung Quốc hay quân đội Trung Quốc đột nhập vào hệ thống phần mềm của Apple để tìm kiếm bản thiết kế của sản phẩm mới nhất của tập đoàn này”, ông Obama phát biểu. “Điều này là ăn cắp và chúng ta không thể chấp nhận chuyện này”, tổng thống Mỹ nói thêm. Tuy nhiên, ông Obama cũng có những lời nhận xét tốt đẹp về ông Tập Cận Bình. “Ấn tượng của tôi về Chủ tịch Tập là ông ta đã củng cố vững chắc địa vị của mình trong chính quyền Trung Quốc một cách khá là nhanh chóng. Ông ấy có lẽ trẻ hơn, quyết đoán hơn, nhanh nhạy hơn và tự tin hơn một số vị lãnh đạo Trung Quốc trước đây”, tổng thống Mỹ nói. Hoàng Uy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 6, 2013 Tổng tham mưu trưởng Việt Nam lần đầu thăm Lầu Năm góc Thứ sáu, 21/06/2013, 10:45 - Nguồn News.Go.vn http://www.tin247.co...2-22334908.html Hôm qua tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam đến thăm Bộ Quốc phòng Mỹ, lần đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc gần 40 năm trước. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, được hộ tống bởi đại tướng lục quân, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey, hôm qua vào thăm phòng họp của bộ tham mưu liên quân. "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một tham mưu trưởng quân đội Việt Nam thăm Lầu Năm Góc", Bloomberg dẫn lời phát ngôn viên của tướng Dempsey cho biết. Ngoài các vấn đề khu vực, tướng Demsey và tướng Tỵ còn thảo luận về chiến lược xoay trục về Thái Bình dương của chính quyền tổng thống Obama. Chuyến thăm của tướng Tỵ phản ánh mối quan hệ đang ngày càng tốt lên giữa những cựu thù thời chiến. Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, hai mươi năm sau khi chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở Việt Nam. Sau chuyến thăm Mỹ dài 6 ngày, tướng Tỵ cũng sẽ đến Pháp theo lời mời của người đồng cấp. Ánh Dương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2013 Mất Myanmar,Trung Quốc dồn lực khống chế Biển Đông? Cập nhật lúc 09:53, 22/06/2013 (ĐVO) - Sau khi để mất "cái đuôi" Myanmar, dường như Trung Quốc đang dồn toàn lực trên biển Đông. Cách đây 2 năm, Myanmar vẫn còn là quốc gia tập quyền cô lập, và có thể nói là “cái đuôi” của Trung Quốc. Tuy nhiên hiện tại, quốc gia này đã mở rộng cánh cửa, bầu không khí cải cách rộn ràng ở khắp nơi. Các nhà đầu tư trên toàn cầu đổ về thị trường niềm năng với 60 triệu người tiêu dùng và cơ sở hạ tầng đang cần xây dựng gấp rút để đuổi kịp với thế giới này. Việc Myanmar tiến hành các hoạt động cải cách, mở cửa, mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là hai nền kinh tế hàng đầu Mỹ và Nhật Bản được cho là một trong những nguyên nhân làm giảm sức ảnh hưởng của Trung Quốc. Tháng 5 vừa qua, khi Tổng thống Thein Sein trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Myanmar thăm Nhà Trắng trong gần 50 năm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Thein Sein vì lãnh đạo đất nước tiến hành công cuộc cải cách kinh tế và chính trị, trong cuộc hội đàm lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo tại Nhà Trắng vào. Ông Obama cho hay mối quan hệ từng không tốt đẹp giữa Myanmar và Mỹ giờ đây đã thay đổi vì “Tổng thống Thein Sein cho thấy Myanmar đang trên con đường cải cách kinh tế và xã hội”. Trong khi đó, phát biểu với báo giới tại Yangun nhân chuyến công du 3 ngày tới Myanmar, Thủ tướng Abe khẳng định Nhật Bản sẵn sàng trợ giúp Myanmar phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng nhà máy nhiệt điện, mạng lưới viễn thông tốc độ cao, nhà máy nước, cũng như hệ thống pháp lý của quốc gia này. Tổng thống Myanmar Thein Sein và người đồng cấp Mỹ Barack Obama bắt tay tại Nhà Trắng ngày 20/5. Theo ông Abe, thông qua việc hỗ trợ Mianma phát triển, Nhật Bản có thể thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế của mình. Trước đó, Thủ tướng Abe đã tới thăm Đặc khu kinh tế Thilawa và chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ (MoU) giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Myanmar về việc phát triển khu vực này. Theo số liệu thống kê chính thức, kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và Myanmar trong năm 2012 đạt hơn 1,4 tỷ USD. Đầu tư của Nhật Bản vào Myamar kể từ khi Myanmar mở cửa cho đầu tư vào cuối năm 1988 đến tháng 3/2013 đã lên đến 270,283 triệu USD, đứng thứ 11 trong số các nước đầu tư vào Myanmar. Tại diễn đàn kinh tế này, các nhà lãnh đạo quân sự của Myanma trong bộ trang phục dân tộc, nhiệt tình chào đón lãnh đạo các công ty đến từ Thái Lan, Việt Nam, châu Âu, Mỹ và Nhật Bản (số lượng nhà đầu tư Nhật Bản chiếm rất lớn). Sự thiếu vắng của các nhà đại diện cho Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận, nguyên nhân là do các bộ trưởng và nghị sĩ của Myanmar nhắc đến phương thức quan hệ với người bạn cũ Trung Quốc - sẽ cố gắng tỏ ra lịch thiệp trong hoàn cảnh công khai, nhưng khi chỉ có mặt hai bên lại hết sức gay gắt. Một cố vấn bộ trưởng Myanmar nói: “Chúng tôi nói với người Trung Quốc rằng chúng tôi vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ của các anh, sau đó chúng tôi mời họ đi”. Đến ngày thứ 2 của hội nghị, các diễn đàn đồng loạt đưa tin China Mobile đã từ bỏ kế hoạch kế hợp với Vodafone để mở rộng mạng lưới di động tại Myanmar vì không có hy vọng chiến thắng. Dường như đã chấp nhận thực tế mất ảnh hưởng ở Myanmar nên Trung Quốc dồn toàn lực trên biển Đông. Tàu cá Trung Quốc: Lực lượng xung kích trong tranh chấp biển đảo. Thời gian vừa qua Trung Quốc lại liên tục có những động thái căng thẳng, gây leo thang trên biển Đông. Một mặt nước này phát hành bản đồ đường lưỡi bò trong đó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung Quốc. Các nhà quan sát đã đánh giá đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh và gọi đây là “mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lớn nhất kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt”. Không những thế, nước này còn liên tiếp có những những hành động tập trận quy mô lớn, cử tàu cá, hải giám ra biển Đông quấy phá hoạt động đánh bắt cá của ngư dân ở những vùng đang có tranh chấp, thậm chí ngay cả trong vùng thuộc chủ quyền của nước họ. Trong 5 tháng đầu năm 2013, các hoạt động của ngư dân trong vùng biển tranh chấp đã gây ra một số sự cố nghiêm trọng…làm gia tăng căng thẳng giữa các bên tranh chấp. Ngày 20/3, một số tàu Trung Quốc bắn cảnh cáo vào 4 tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, khiến cho một chiếc bốc cháy. Việt Nam lên án vụ việc này là “sai trái và vô nhân đạo”, nhưng Bắc Kinh từ chối lời kêu gọi của Hà Nội đòi bồi thường cho ngư dân. Các cuộc đụng độ tiếp tục giữa tàu công vụ Trung Quốc và các tàu đánh cá nước ngoài trong vài tháng tới là không thể loại trừ. Ngày 16/5, Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá 3 tháng ở phía bắc của vĩ tuyến 12 - một lệnh cấm mà Việt Nam đã liên tục bác bỏ là vi phạm chủ quyền. Một tuần trước đó, một hạm đội gồm 30 tàu cá và tàu hậu cần của Trung Quốc đã ra khơi từ đảo Hải Nam trên một sứ mệnh 40 ngày đến Trường Sa. Các tàu cá này cùng với các tàu công vụ Trung Quốc đã châm ngòi cho đợt “vây hãm” binh sĩ Philippines đồn trú ở Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Mặc dù ASEAN và Trung Quốc đạt được thỏa thuận bắt đầu đàm phán về COC, diễn biến trong nửa đầu năm 2013 cho thấy quỹ đạo chung của tranh chấp Biển Đông là tiếp tục di chuyển theo chiều hướng đối đầu và Trung Quốc được cho rằng sẽ không từ bỏ tham vọng biến biển Đông thành "ao nhà" của mình. Lan Anh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2013 Tuần báo "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga: Quân đội Trung Quốc trang bị vũ khí chuẩn bị chiến tranh quy mô lớn? Thứ bảy 22/06/2013 09:05 (GDVN) - Trung Quốc có nhiều động thái gây quan ngại trong sản xuất vũ khí, xây dựng lực lượng xe tăng, pháo và tổ chức diễn tập quy mô lớn... Báo Mỹ: Trung Quốc không thể chịu nổi "chiến tranh nóng" trên biển NATO thực sự lo ngại tin tặc từ TQ, muốn hợp pháp hóa chiến tranh mạng Báo cáo Mỹ kiến nghị đề phòng xảy ra chiến tranh với Trung Quốc Báo Nhật: Muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh Báo Mỹ cảnh báo Ấn Độ về bài học trong chiến tranh năm 1962 với TQ "Mỹ đang chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn với TQ ở biển Đông" Trung tuần tháng 6 vừa qua, tuần báo "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga đăng bài viết "Trung quốc chuẩn bị tốt cho chiến tranh lớn - Quân đội Trung Quốc thay thế vũ khí hiện đại, tổ chức diễn tập mang tính tấn công" của tác giả Alexander Khramchikhin, phó viện trưởng Viện nghiên cứu phân tích quân sự và chính trị Nga. Bài viết cho rằng, từ lâu, Trung Quốc đã thử nghiệm các loại trang bị cùng một cấp, lựa chọn lấy thứ tốt, cải tiến những hạn chế. Những hàng mẫu thử nghiệm này thực sự được sản xuất hàng loạt với lượng nhỏ. Trên phương diện này, Trung Quốc tuân theo nguyên tắc "ném đá dò đường qua sông". Sau khi đạt được thành quả tốt nhất như ý muốn, tiếp theo sẽ chuyển vào sản xuất quy mô lớn hàng mẫu thành công nhất với quy mô lớn tới mức Nga và châu Âu không ngờ tới. Bài viết cho rằng, nếu Trung-Mỹ bùng nổ xung đột quân sự, nó sẽ xảy ra trên biển và trên không. Điều tương ứng, báo chí Mỹ và phương Tây cũng quan tâm nhất tới sự phát triển của Không quân Trung Quốc. Lục quân Trung Quốc cũng đang có tiến trình tương tự như hải, không quân: Duy trì về số lượng, đồng thời chất lượng cũng dần được Bắc Kinh chú trọng. Bài viết chỉ ra, mặc dù đã giải trừ quân bị lớn vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Quân đội Trung Quốc vẫn là đội quân có quân số nhiều nhất thế giới. Xe tăng chiến đấu hạng nặng Type 99 Trung Quốc Để ứng phó với chiến tranh quy mô lớn, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng xe tăng lớn nhất thế giới. Hiện nay, Quân đội Trung Quốc đã sở hữu ít nhất 4.000 xe tăng Type 96 và Type 99, hơn nữa đang tiến hành thay thế cũ-mới hoàn toàn. Tức là đổi mới triệt để chất lượng không phải trả giá bằng hy sinh số lượng. Xe tăng Type 96/96A đã được Bắc Kinh biên chế cho toàn bộ 7 đại quân khu của Trung Quốc, Type 99 hiện chỉ biên chế ở 3 đại quân khu là Thẩm Dương, Bắc Kinh và Lan Châu, nhưng cũng sẽ từng bước biên chế cho toàn bộ các đại quân khu. Bài viết cho rằng, hiện Trung Quốc chế tạo được dòng xe chiến đấu đổ bộ đứng đầu là xe chiến đấu bộ binh WZ-502 (tức là ZBD-04). WZ-502 đã lắp ráp tháp pháo BMP-3 của Nga, đã có 300 xe chiến đấu bộ binh loại này trang bị cho lực lượng thủy quân lục chiến, việc sản xuất còn đang được tiếp tục tiến hành. Nhưng sau đó Quân đội Trung Quốc phát hiện, tính đổ bộ đã làm yếu tính phòng hộ, do đó đã đưa ra phiên bản cải tiến mới là WZ-502G. Tăng cường phòng hộ bọc thép đã làm giảm năng lực lội nước của xe chiến đấu bộ binh. Nhưng theo số liệu của Trung Quốc, tháp pháo và phần trước thân xe WZ-502G có thể chịu được sự tấn công của đạn xuyên giáp 30 mm ngoài 1 km, mặt bên thân xe có thể chịu được sự tấn công của đạn 14,5 mm ngoài 200 m. Xe chiến đấu bộ binh bánh xích ZBD-04 (hay còn gọi là WZ-502) Trung Quốc Ngoài xe chiến đấu bộ binh kiểu mới nhất, các loại xe vận chuyển binh lính bọc thép và xe bọc thép cũng trang bị cho Quân đội Trung Quốc. Trong đó có "xe chống mìn chống phục kích" (MRAP) sử dụng để tác chiến chống phục kích. Trung Quốc phát triển pháo nhanh chóng, chẳng hạn pháo tự hành 155 mm kiểu PLZ-05 đang trang bị cho quân đội (đã tiếp nhận ít nhất 250 khẩu). Bài viết cho rằng, hỏa tiễn/rocket là vũ khí truyền thống của Lục quân Trung Quốc. Trung Quốc đã chế tạo được nhiều rocket phóng loạt trên nền tảng vũ khí của Liên Xô. Hệ thống rocket phóng loạt có uy lực lớn nhất và tầm phóng xa nhất trên thế giới là Vệ Sĩ-2 (WS-2) do Trung Quốc chế tạo. Tầm phóng phiên bản ban đầu là 200 km, phiên bản cải tiến Vệ Sĩ-2D (WS-2D) đạt 350-400 km. Bất kể rocket của Mỹ hay Nga đều không bằng WS-2 về chỉ tiêu kỹ chiến thuật. Nói chung, sử dụng rocket tấn công các mục tiêu diện tích lớn trên mặt đất sẽ hiệu quả hơn nhiều so với sử dụng lực lượng hàng không, hơn nữa không có rủi ro tổn thất quá nhiều máy bay và phi công, cũng không phải hao phí nhiên liệu quá đắt. Sẽ chỉ tiêu hao một số đạn dược, trong khi đó đạn rocket rẻ hơn nhiều đạn hàng không. Còn hạn chế về độ bắn trúng của rocket thì có thể bù đắp bằng việc sử dụng đạn rocket có số lượng nhiều hơn trong một lần phóng. Pháo tự hành 155 mm kiểu PLZ-05 Trung Quốc Ngoài ra, mỗi hệ thống phóng WS-2 đều có một máy bay trinh sát không người lái, có thể tiếp tục nâng cao độ bắn trúng. Về uy lực tác chiến, rocket cũng đã vượt xa tên lửa chiến thuật, giá cả rocket cũng thấp hơn. So với lực lượng hàng không và tên lửa chiến thuật, hạn chế chính của rocket là tầm phóng không đủ, nhưng Trung Quốc hiện đã loại bỏ được hạn chế này. Mãi đến gần đây, thiếu máy bay trực thăng tấn công thực sự đều được cho là điểm yếu của Lục quân Trung Quốc. Nhưng đến nay, vấn đề này đã được giải quyết - máy bay trực thăng tấn công/vũ trang Z-10 sử dụng công nghệ của Nga và phương Tây đã bàn giao, biên chế cho Quân đội Trung Quốc (đã có 60 chiếc, còn đang tiếp tục sản xuất). Quy mô diễn tập quân sự chưa từng có Bài viết cho rằng, hoạt động diễn tập của Lục quân Trung Quốc rất đáng quan tâm. Tháng 9 năm 2006, Trung Quốc đã tổ chức diễn tập giữa Đại quân khu Thẩm Dương và Đại quân khu Bắc kinh có quy mô chưa từng có. Hai đại quân khu này có thực lực mạnh nhất trong 7 đại quân khu của Trung Quốc, kề sát với biên giới miền đông nước Nga. Năm 2009, Trung Quốc lại triển khai diễn tập quân sự quy mô lớn nhất trong lịch sử mang tên "Vượt qua-2009" ở 4 đại quân khu lớn là Thẩm Dương, Lan Châu, Tế Nam và Quảng Châu. Rocket phóng loạt WS-2D Trung Quốc Rõ ràng, phương cán của các cuộc diễn tập nêu trên không có liên quan đến "tấn công Đài Loan" hoặc đáp trả sự tấn công tiềm năng của Mỹ. Hành động "đoạt lấy Đài Loan" phải là đổ bộ trên biển-trên không, diện tích khu vực tác chiến của Lục quân trên đảo rất nhỏ, đông-tây rộng không tới 150 km, vì vậy không thể đánh chớp nhoáng hàng ngàn km. Ngoài ra, Đại quân khu Nam Kinh gần Đài Loan nhất cũng chưa tham gia diễn tập. Trong khi đó, các cuộc tấn công của Mỹ chỉ có thể phát động từ trên biển và trên không, sử dụng vũ khí độ chính xác cao để tấn công các cơ sở quân sự và kinh tế của Trung Quốc. Do Quân đội Trung Quốc có ưu thế quân số khổng lồ, tấn công trên bộ có nghĩa tự diệt vong. Báo Trung Quốc tự tin cho rằng, "Trung Quốc không thể bị nước khác tấn công, bởi vì hành động này của nước khác không khác gì tự sát". Vì vậy, triển khai diễn tập quy mô chiến lược không phải là để phòng thủ. Những hoạt động diễn tập này là những hành động mang tính tấn công. Máy bay trực thăng tấn công Z-10 Trung Quốc Lữ đoàn pháo binh Đại quân khu Thành Đô diễn tập (ảnh tư liệu) Pháo tự hành PLZ-07 tham gia duyệt binh Quốc khánh năm 2009 Trung Quốc Pháo binh Đại quân khu Tế Nam diễn tập. Quân đội Trung Quốc diễn tập - tấn công hỏa lực Đông Bình Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2013 Nhật chặn lối ra Thái Bình Dương, bóp nghẹt hải quân Trung Quốc ở Senkaku Thứ Hai, 24/06/2013 - 13:22 Đẩy mạnh thêm một bước khả năng bảo vệ Senkaku, khống chế hoàn toàn luồng đường ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định xây dựng một căn cứ quân sự trên đảo Yonaguni, chỉ cách Senkaku vẻn vẹn 6 phút bay. Theo tin của Japan News Network ngày 22/06, Hội đồng thành phố Yonaguni - tỉnh Okinawa đã thông qua một Nghị quyết cho phép Bộ Quốc phòng Nhật Bản xây dựng một căn cứ quân sự cho lực lượng tự vệ tại một khu vực có diện tích 210.000km2. Tiền thuê đất là 15 triệu yên/năm (tương đương 1 triệu nhân dân tệ). Theo tin cho biết, Yonaguni là một hòn đảo nằm ở cực tây của Nhật Bản, giáp với đảo Đài Loan - Trung Quốc và cũng là một hòn đảo có người ở gần Senkaku nhất với khoảng cách vẻn vẹn 150km. Điểm đáng lo ngại là khu vực biển phụ cận của nó chính là luồng đường chủ yếu của hải quân Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương. Từ Yonaguni, máy bay chiến đấu Nhật bản chỉ mất 6 phút bay để chi viện Senkaku Bắt đầu từ 3 năm trước, Chính phủ Nhật Bản đã có kế hoạch xây dựng trên đảo này một căn cứ radar giám sát, triển khai một đơn vị tác chiến điện tử, với quân số khoảng 100 người, nhằm tăng cường đối phó với tàu chiến của hải quân và máy bay của không quân Trung Quốc. Nhưng do nhân dân trên đảo lo lắng trước viễn cảnh hòn đảo nhỏ hòa bình sẽ biến thành một bãi chiến trường nên đã kiên quyết phản đối kế hoạch này, không cho Bộ Quốc phòng thuê đất. Chính quyền Yonaguni đầu tiên cũng đưa ra mức giá bồi thường đất đai là 1 tỷ yên, nhưng đã bị Bộ Quốc phòng Nhật từ chối. Đường băng trên đảo Yonaguni có thể sử dụng cho các máy bay quân sự Tháng 12/2012, kế hoạch xây dựng trạm radar giám sát trên đảo Yonaguni của lực lượng tự vệ Nhật Bản dường như đã đi vào ngõ cụt. Nhưng chỉ sau vài tháng bị “gây áp lực”, Chính quyền thành phố này đã rút lại yêu cầu đòi bồi thường, thậm chí còn đồng ý cho thuê đất vô điều kiện. Trong một buổi trả lời phỏng vấn vào ngày 20/06, Phụ tá giám sát trưởng lục quân (tư lệnh lục quân) Nhật Bản Eiji Otsuka, đánh giá rất cao những cố gắng của Hội đồng thành phố Yonaguni và cho biết Bộ Quốc phòng sẽ chính thức ký kết hợp đồng thuê đất với Chính quyền thành phố Yonaguni vào cuối tháng này để nhanh chóng đưa căn cứ quân sự vào sử dụng trước năm 2015. Căn cứ quân quân sự Nhật ở Yonaguni cách Senkaku 150km, có thể chẹn đường ra Thái Bình Dương của tàu chiến Trung Quốc và chi viện tác chiến hiệu quả cho Senkaku Việc Nhật Bản xây dựng căn cứ quân sự trên hòn đảo này có vai trò cực kỳ quan trọng, nó sẽ tăng cường rất mạnh khả năng phòng thủ Senkaku. Các radar trên đảo sẽ nhanh chóng phát hiện các máy bay và tàu chiến Trung Quốc xâm nhập khu vực này để báo động cho lực lượng tự vệ trên không, trên biển và trên bộ sẵn sàng chiến đấu. Không những thế, hiện nay trên đảo Yonaguni đã có 1 sân bay nhỏ nhưng có thể triển khai nhiều máy bay chiến đấu, từ đây bay đến Senkaku chỉ mất vẻn vẹn 6 phút, các máy bay chiến đấu của Nhật sẽ nhanh chóng đến chi viện hiệu quả cho lực lượng phòng ngự ở khu vực này một khi xảy ra chiến sự. Đây quả thực là bài toán khó giải đối với Trung Quốc. Theo Nguyên Ngọc An ninh thủ đô/Japan Times Network Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2013 TQ rêu rao "Biển Đông hữu sự" sẽ phái J-20 ra Bãi Tư Chính, Trường Sa Thứ hai 24/06/2013 13:00 (GDVN) - Trung Quốc cho rằng bán kính tác chiến của J-20 khoảng 2000 km, và CCTV-4 liên hệ đến khả năng một khi Biển Đông "hữu sự" có thể điều động J-20 cất cánh từ Tam Á - Hải Nam tham gia "hải chiến bãi Vạn An"!? J-20 Trung Quốc Kênh CCTV-4 thời sự quốc tế đài truyền hình trung ương Trung Quốc trong chương trình "Tiêu điểm trong ngày" hôm qua 23/6 đưa tin về hoạt động huấn luyện của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Trung Quốc J-20 được cho là có những bước tiến vượt bậc. Bản tin trên CCTV-4 nói rằng gần đây Trung Quốc đã tiếp tục bay thử nghiệm J-20 với các động tác bay thấp và xả xăng trên không trong trường hợp hạ cánh khẩn cấp. Trong tháng 3 vừa qua Trung Quốc đã cho bay thử thành công J-20 với các bài tập mang bom và mở khoang đạn. Đáng chú ý, CCTV-4 dẫn phân tích của giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng bán kính tác chiến của J-20 khoảng 2000 km, và CCTV-4 liên hệ đến khả năng một khi Biển Đông "hữu sự" có thể điều động J-20 cất cánh từ Tam Á - Hải Nam tham gia "hải chiến bãi Vạn An"!? Cái gọi là "bãi Vạn An" là tên gọi phía Trung Quốc áp đặt một cách phi lý, phi pháp và vô hiệu đối với Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 229 hải lý về phía Đông Nam và Bắc Kinh đang cố gắng tuyên truyền cho cái gọi là "chủ quyền" phi pháp của mình tại đây. Biên tập viên chương trình "Tiêu điểm trong ngày" đài CCTV 4 phát sóng hôm 23/6 rêu rao Trung Quốc sẽ kéo máy bay J-20 ra Bãi Tư Chính, Trường Sa của Việt Nam một khi "Biển Đông hữu sự" CCTV-4 cho rằng một khi xảy ra tình huống xung đột ở Biển Đông - Trường Sa thì J-20 có thể chi viện hiệu quả cho hải quân và tham gia tác chiến chống tàu ngầm. Ngoài ra, giới quân sự Trung Quốc cho rằng nếu J-20 cất cánh từ đảo Phú Lâm (nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt phi pháp năm 1974 - PV) và bay ra Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) có thể rút ngắn được 1/3 hành trình so với bay từ Tam Á. Bản tin này cũng dẫn phân tích của giới chức quân sự Mỹ cho rằng J-20 ít nhất phải sau năm 2018 mới có thể đưa vào hoạt động trong biên chế. Hiện nay Trung Quốc đang sử dụng các chiến đấu cơ J-11, J-10, Su-27 và Su-30, hầu hết các dòng chiến đấu cơ này đều có bán kính tác chiến khoảng 1500 km và đều có khả năng tiếp dầu trên không. Cách đưa tin của đài CCTV-4 truyền hình trung ương Trung Quốc khiến công luận không khỏi đặt dấu hỏi về cái gọi là "trỗi dậy hòa bình" hay "phát triển hòa bình" mà lãnh đạo cấp cao nước này vẫn cổ súy trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Ngược lại, nó khiến người ta phải lo ngại về những dấu hiệu tích tụ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm chuẩn bị cho âm mưu sử dụng vũ lực ở Trường Sa trong tương lai mà gần đây một bộ phận học giả "diều hâu" nước này công khai rêu rao, cổ súy. Hồng Thủy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2013 TQ nếu không vượt qua chủ nghĩa dân tộc, xung đột Biển Đông khó tránh Thứ ba 25/06/2013 08:04 (GDVN) - Nếu Tập Cận Bình không thể vượt qua được áp lực từ chủ nghĩa dân tộc trong nước đối với cái gọi là bảo vệ "chủ quyền" ở Biển Đông thì khó có thể loại trừ một cuộc xung đột vũ trang với láng giềng ở vùng biển này, Linda nhận định. TQ rêu rao "Biển Đông hữu sự" sẽ phái J-20 ra Bãi Tư Chính, Trường Sa Philippines: "Cưỡng chế và bắt nạt" là những thách thức ở Biển Đông Philippines ca ngợi Mỹ không để TQ cưỡng chế, bắt nạt ở Biển Đông TQ muốn gác tranh chấp Biển Đông, Hoa Đông vì các vấn đề trong nước?! Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc làm suy yếu vai trò ASEAN ở Biển Đông Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc Linda Jakobson là Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Viện Lowy từng có 20 năm sống và làm việc tại Trung Quốc và là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách đối ngoại, an ninh Trung Quốc nhận định trên mạng Quan hệ an ninh quốc tế (ISN) ngày 24/6, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan làm gia tăng khả năng xung đột ở Biển Đông, Hoa Đông. Bà Linda cho rằng mối bận tâm về tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định nội bộ vẫn là ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo Trung Quốc cho nên những năm tới chính sách đối ngoại chỉ giữ một vai trò khiêm tốn. Đây là tin xấu đối với sự ổn định ở Đông Bắc Á, đặc biệt trong các trường hợp tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng. Ông Tập Cận Bình đang chịu nhiều áp lực từ các lĩnh vực của xã hội để giải quyết các vấn đề bức xúc trong nước, muốn duy trì quyền lực ông Bình phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Do những mối bận tâm này, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể gây ra những phản ứng ngược. Linda Jakobson cho rằng điều này dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông do bản chất dễ bùng nổ của 2 thách thức cấp bách nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc: Làm thế nào để giảm căng thẳng với Nhật Bản về nhóm đảo Senkaku và với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á xung quanh tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông. Thiếu sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc với các tranh chấp chủ quyền là một công thức cho thảm họa. Nếu xảy ra một sự cố trên biển hoặc trên không (với các bên tranh chấp), áp lực từ chủ nghĩa dân tộc bên trong Trung Quốc sẽ rất lớn và ổn định trong khu vực có thể đối mặt với nguy hiểm khi lãnh đạo mới của Trung Quốc chỉ phản ứng với các sự kiện diễn ra, một điều đã xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây. Vai trò quốc tế của Trung Quốc không phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo quốc gia này hiện nay và ông Tập Cận Bình sẽ phải tập trung giải quyết các vấn đề trong nước. Điều này thể hiện ngay trong báo cáo chính trị đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc khi kế hoạch 5 năm tiếp theo chỉ có 1/10 nội dung đề cập đến chính sách đối ngoại. Về nhân sự, không có ai trong 7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất phụ trách đối ngoại. Một thách thức lớn đặt ra đối với ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc là làm thế nào để quản lý các nguy cơ xung đột ở Biển Đông. Trung Quốc đã từng thành công với chính sách đối ngoại khôn khéo với Đông Nam Á sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 thông qua việc ký hiệp ước Hữu nghị và hợp tác với ASEAN, thiết lập cơ chế ASEAN + 3 (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và khởi xướng nhiều dự án chung trong khu vực hơn cả với Mỹ hay Nhật Bản. Tuy nhiên kể từ năm 2010 những thiện chí mà Trung Quốc xây dựng tại Đông Nam Á trong hơn 1 thập kỷ đã bốc hơi. Các nước trong khu vực lo ngại Bắc Kinh đang sử dụng quyền lực chính trị, kinh tế và quân sự để ép buộc Philippines và Việt Nam chấp nhận cái gọi là tuyên bố "chủ quyền" (phi lý và phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời rêu rao rằng những hoạt động khai thác tài nguyên của Philippines và Việt Nam trong lãnh hải của mình là "vi phạm chủ quyền Trung Quốc". Tình hình Biển Đông thực tế phức tạp hơn bởi ngoài Trung Quốc, Philippines, Việt Nam ra, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền với phạm vi, mức độ khác nhau. Ngoài ra, một số yếu tố làm gia tăng căng thẳng Biển Đông đã xuất hiện trong những năm gần đây: Một là chủ nghĩa dân tộc gia tăng đã tạo ra áp lực đối với các nhà lãnh đạo trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, hai là hoạt động thăm dò khai thác của các công ty tài nguyên đa quốc gia trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông đã được tăng cường. Và thứ 3, các hoạt dộng của các tàu công vụ Trung Quốc trên Biển Đông đối với những người họ xem là "vi phạm" đã trở nên "quyết đoán và táo bạo" hơn. Hành động của Trung Quốc trong vài năm trở lại đây mâu thuẫn với cam kết của nước này trong báo cáo chính trị đại hội 18 rằng Bắc Kinh muốn "củng cố quan hệ hữu nghị và tăng cường hợp tác cùng có lợi với các nước láng giềng. Trung Quốc đang tiếp tục xa rời các nước láng giềng Đông Nam Á bằng cách chống lại cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương, thay vào đó khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng nước để giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột. Cách giảm căng thẳng ở Biển Đông khả thi nhất theo Linda Jakobson là Tập Cận bình nên chấp nhận cách tiếp cận đa phương để quản lý xung đột lợi ích bởi Trung Quốc đã bị mất uy tín chính trị khá nhiều ở Đông Nam Á vì tranh chấp Biển Đông. Nếu Tập Cận Bình không thể vượt qua được áp lực từ chủ nghĩa dân tộc trong nước đối với cái gọi là bảo vệ "chủ quyền" ở Biển Đông thì khó có thể loại trừ một cuộc xung đột vũ trang với láng giềng ở vùng biển này, Linda nhận định. Hồng Thủy (Nguồn: ISN) ===================== Đúng là: "Ma đưa lối. quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi!" . Cách giảm căng thẳng ở Biển Đông khả thi nhất theo Linda Jakobson là Tập Cận bình nên chấp nhận cách tiếp cận đa phương để quản lý xung đột lợi ích bởi Trung Quốc đã bị mất uy tín chính trị khá nhiều ở Đông Nam Á vì tranh chấp Biển Đông. Đây là một thứ giải pháp cục bộ,khó có kết quả trọn vẹn - dù chỉ là tương đối. Thời gian không còn nhiều để người ta chọn giải pháp! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2013 http://www.baodatvie...et-nam-2349364/ Tàu ngầm KILO trong đòn tập kích của Hải quân Việt Nam Cập nhật lúc 05:57, 25/06/2013 (ĐVO) - Trong đòn đánh sở trường của Hải quân Việt Nam, phải chăng KILO tham gia với vai trò chỉ tạo ra một “sân chơi” cho tàu PL, tàu TL và SU-22M4 hoạt động hay chỉ thực hiện đòn đánh này một cách độc lập như đúng bản chất sở trường của KILO mà giới quân sự gọi là “lỗ đen”? Vai trò của tàu ngầm KILO trong đòn đánh sở trường Hãy thử điểm lại đội hình tấn công của Hải quân Việt Nam trước đây trong chiến tranh chống Mỹ. Phải kể đến đầu tiên là trận ngày 02/8/1964 của ba tàu phóng lôi đánh đuổi tàu Ma-đốc Mỹ. Có thể nói 3 tàu phóng lôi, do vị trí xuất phát tấn công quá xa nên thời gian để 3 tàu PL công kích tiếp cận mục tiêu phóng lôi dưới làn hỏa lực của tàu và không quân địch thừa đủ cho địch đối phó, tiêu diệt. Đòn tập kích này giống như lính đặc công bị lộ ngay từ ngoài hàng rào kẽm gai nên buộc phải tấn công, rất nguy hiểm mà hiệu quả thấp. Trận thứ 2 ngày 19/4/1972 gồm 2 máy bay MIG-17 đánh nhau với Hạm đội 7 Hải quân Mỹ gồm 01 tuần dương hạm, 02 khu trục hạm và 01 hộ tống hạm tại vùng biển Quảng Bình. Đây là lần đầu tiên sau thế chiến lần thứ 2, Hạm đội 7 Mỹ bị không quân tập kích. Trong trận này, địch hoàn toàn bất ngờ và chỉ trong 17 phút lịch sử, tàu tuần dương và một khu trục bị trúng bom te tua, trong khi MiG-17 về căn cứ an toàn. Một hiệu suất chiến đấu cao. Điều rút ra từ 2 trận này là Việt Nam tổ chức tấn công khi vùng trời, vùng biển bị địch khống chế, trang bị vũ khí lạc hậu so với địch, trong khi đó lực lượng tấn công thì đơn độc, thiếu sự hỗ trợ bảo vệ cho nhau. Nhưng, tuy thế chính nhờ lối đánh, nhờ địa-quân sự có lợi mà nó đã cho kết quả. Giá như hồi đó chỉ cần “tàu HQ 333 của cụ Bột” có được trang bị như bây giờ, 2 chiếc MIG-17 là 2 chiếc SU-22M4 (thế trận vẫn giữ nguyên) thì tàu Ma-đốc đã thành “ma” còn 4 tàu của hạm đội 7 Mỹ đã thành bãi san hô ở đáy biển Quảng Bình là chắc chắn. Tất nhiên, lịch sử không có “giá như”, nhưng đưa ra cái “giá như” để chứng tỏ một điều là đòn đánh tập kích của Hải quân Việt Nam khi đang còn sơ khai mà đã toát lên được một “thế võ hiểm” thì ngày nay, đòn đánh đó được coi như “gia truyền” mang tính sở trường, lực lượng tham gia không những nhanh, mạnh, hiện đại mà còn tạo thêm hướng tấn công mới bởi Lữ đoàn tàu ngầm KILO Việt Nam. Tàu tuần tiễu TT-400TP của Việt Nam. Không cho phép máy bay trực thăng săn ngầm hoặc máy bay loại GX-6 của Trung Quốc (đang đóng) hay thậm chí P-3C tự do bay săn trong khu vực tuần tiễu của nó. Phải công nhận rằng tàu ngầm KILO Việt Nam xuất hiện tạo ra một hướng tấn công dưới lòng biển nhưng hướng tấn công này không hẳn quyết định sự thành bại của đòn đánh gồm có cả tấn công trên không và trên mặt biển. Điều đó có nghĩa là tàu ngầm KILO chưa chắc luôn được Bộ TM Hải quân Việt Nam chọn là mũi tấn công chính. Tuy nhiên, nếu như vị trí xuất phát tấn công (VXT) quyết định thành bại của đòn đánh thì chính tàu ngầm KILO là thành phần bắt buộc không thể thiếu để tạo ra VXT thuận lợi nhất có thể có. Một VXT thuận lợi phải đảm bảo trước hết không bị địch phát hiện trước khi công kích (yếu tố bất ngờ) và sau hết là VXT phải gần nhất có thể với vị trí sử dụng hỏa lực hoặc trong tầm hỏa lực càng tốt. Để đạt yêu cầu đó thì việc bày mưu, lập kế như nghi binh, ngụy trang, lừa địch của chỉ huy… và việc tổ chức, triển khai lực lượng đều phải được tiến hành trong một vùng biển, hướng biển “sạch”. Nếu không, VXT sẽ không còn tính bất ngờ, khi không có tính bất ngờ thì không còn là đòn tập kích và lúc đó diễn biến của đòn đánh sẽ như trận ngày 02/8/1964 nêu trên. Như vậy trong đòn đánh sở trường của Hải quân Việt Nam, phải chăng KILO tham gia với vai trò chỉ tạo ra một “sân chơi” cho tàu PL, tàu TL và SU-22M4 hoạt động hay chỉ thực hiện đòn đánh này một cách độc lập như đúng bản chất sở trường của KILO mà giới quân sự gọi là “lỗ đen”? Câu trả lời cho chúng ta là: Tàu ngầm KILO được Việt Nam đặt hàng theo yêu cầu chiến thuật của riêng mình khi trong tay Quân đội Việt Nam thì mọi điều đều có thể. Một lữ đoàn tàu ngầm gồm 6 chiếc KILO không là gì so với hơn 60 chiếc tàu ngầm đủ loại của Trung Quốc trên đại dương hay trên Biển Đông. Nhưng trong vùng biển Việt Nam, trong thế trận phòng thủ biển đảo liên hoàn nhiều tầng, nhiều lớp và chỉ dùng cho một “mục đích duy nhất là bảo vệ vùng biển Việt Nam…” thì KILO Việt Nam sẽ “rất đặc biệt”. Rất đặc biệt về tình thế. Tàu ngầm Việt Nam không rơi vào tình thế “tứ phía thọ địch” mà chỉ canh giữ một hướng duy nhất “trước cửa nhà”, còn đằng sau, hai bên và trên không thì được bảo vệ. Tự do nào cho phép máy bay săn ngầm đối phương bay săn trên vùng biển Việt Nam? Tự do nào cho phép tàu săn ngầm đối phương “cày xới” trên vùng biển Việt Nam? Vùng biển Việt Nam, vùng trời Việt Nam ngày nay chứ không phải thời chống Mỹ. Rất đặc biệt về chiến thuật. Chẳng hạn, khi hệ thống kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm KILO Việt Nam được lắp đặt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia la de và hệ thống quan trắc TV, IR thì trong vùng biển Việt Nam tác chiến ngầm hay nổi mức kính tiềm vọng lại không thành vấn đề mà quan trọng là tác chiến độ sâu nào đạt hiệu quả cao hơn mà thôi. Rất đặc biệt về bản thân tàu ngầm. KILO kiểu Việt Nam khác KILO Trung Quốc là chỉ để bảo vệ vùng biển Việt Nam nên “cốt tinh, cốt chuyên” chứ không “cốt đông”. Sức mạnh của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc nói riêng và PLAN nói chung trong thế trận bảo vệ vùng biển của mình là khủng khiếp khiến không ai dám xâm lược kể cả Mỹ là cường quốc biển, cường quốc quân sự số 1 với sức mạnh hải quân có thể nói là vượt trội. Tuy nhiên, khái niệm sức mạnh này, khi trong một thế trận khác nó sẽ thay đổi, như Việt Nam-Trung Quốc thì cũng giống như Trung Quốc-Mỹ. Sức mạnh tổng hợp để chiến thắng trong chiến tranh không có được chỉ từ một yếu tố là vũ khí trang bị. Lịch sử đã chứng minh nhiều lần. Lê Ngọc Thống Ý KIẾN BẠN ĐỌC trần thanh bình - gửi lúc 09:51 | 25-06-2013 Bài học lịch sử chiến thắng trên sông bạch đằng tôi thấy chúng ta cần áp dụng cho thế trận phòng thủ ở biền đông hôm nay. Việc Trung Quốc có tàu nhò tàu to, thì chúng ta cần tạo ra các lại thuyền nhẹ có tính năng cơ động cao, siêu nhanh và một bải cọc bạch đằng hiện đại bằng công nghệ cao đề tiêu diệt tàu địch. Ngoài ra chúng ta có tựong phật nghìn mắt nghìn tay, lấy từ cảm hứng này chúng ta sáng chế, tạo ra thật nhiều thiết bị trinh thám từ thô sơ đến hiện đại đế theo dõi giám sát , đồng thời tạo ra thật nhiều chủng loại vũ khí có tính năng khac nhau. Qua những bài học lịch sử chống giặc giữ nứoc của ông cha ta và nghiên cứu các cuộc chiến tranh của nhân loại từ xưa đến nay để áp dụng cho công cuộc vệ quốc ngày hôm nay, thì tôi tin chắc là chúng ta sẽ chiến thắng. với tình quân dân đoàn kết, trên dưới một lòng cã nước chống giặc thì ta không sợ bất cứ kẽ thù nào. NT - gửi lúc 08:21 | 25-06-2013 Tôi thì không cùng quan điểm với Lương Minh trong bài " Tàu PL còn thích hợp với HQVN?". Chẳng lẽ khi địch có tên lửa, máy bay...thì bỏ đánh gần và dao găm...? Về tàu TT-400TP. Tôi khẳng định chắc là không có nó KILO và Molnya sẽ lạnh lưng, hở đầu đấy. Hãy tìm hiểu kỹ về nó trước khi tìm hiểu về tên lửa, máy bay GX-6 rồi ...kết nối. Cảnh Lê tấn - gửi lúc 08:20 | 25-06-2013 Không Quân ,Bộ Đội Tên Lửa của Việt Nam rất mạnh.Bây giờ Hải Quân+ Hạm đội TÀU NGẦM mạnh nữa,chúng ta đủ sức giáng trả bất kỳ kẽ thù nào,muốn chiếm lảnh thổ của Việt Nam.Phải hết sức cảnh giác với người bạn láng giềng phương bắc.Bởi vì lòng họ quá tham lam,muốn biến ,cướp của nước khác ,làm của mình. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2013 Mỹ củng cố lực lượng oanh tạc cơ 25/06/2013 03:05 Không chỉ phát triển loại máy bay tấn công tầm xa mới, Mỹ còn tập trung hiện đại hóa lực lượng oanh tạc cơ hiện có. Vừa qua, Thư viện quốc hội Mỹ vừa công bố báo cáo về việc hiện đại hóa và duy trì máy bay ném bom Mỹ, vốn được hoàn thành hồi tháng 4. Theo báo cáo trên, máy bay ném bom vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng ngay cả khi Washington quyết định chuyển trọng tâm về khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Oanh tạc cơ sẽ kết hợp cùng lực lượng hải quân và năng lực tên lửa của Mỹ nhằm đối phó chiến lược “chống tiếp cận/phong tỏa khu vực” (anti-access/are-denial, viết tắt A2/AD) mà Trung Quốc đang theo đuổi. Điều này đặc biệt quan trọng khi việc đảm bảo tự do hàng hải trên biển Đông là tối cần thiết đối với Washington. Hằng năm, ước tính 70.000 tàu hàng, chở theo lượng hàng hóa trị giá 5.300 tỉ USD, đi qua vùng biển Đông. Trong đó, 1.200 tỉ USD giá trị hàng hóa có liên quan đến lợi ích thương mại của Mỹ. Ngoài ra, đây còn là nơi đi qua của 80% lượng dầu mỏ cung cấp cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Cho nên, Washington cần duy trì khả năng tấn công tầm xa để đảm bảo sức mạnh quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương. Máy bay ném bom B-52H dự kiến phục vụ đến năm 2040 - Ảnh: AF.mil B-52 duy trì đến năm 2040Thế nhưng, Lầu Năm Góc vẫn đang cần thêm nhiều thời gian để hoàn thành dự án phát triển oanh tạc cơ tấn công tầm xa. Dự kiến, phải đến giữa thập niên 2020, loại máy bay tấn công này mới được bay thử và không thể triển khai tác chiến trước thập niên 2030. Mặt khác, Lầu Năm Góc đang trong giai đoạn bị cắt giảm ngân sách. Trong khi đó, Washington đang sở hữu 3 loại máy bay ném bom tầm xa là B-52H Stratofortress, B-1B Lancer tàng hình và B-2A Spirit tàng hình với tổng số lượng hơn 160 chiếc, thời gian phục vụ trung bình đến nay cũng đã lên đến 33 năm. Vì thế, việc kéo dài tuổi thọ và hiện đại hóa lực lượng oanh tạc cơ mà Mỹ đang có càng cấp thiết. Từ năm 2002 - 2012, các loại B-52H, B-1B và B-2A lần lượt được chi 160 triệu USD, 219 triệu USD và 451 triệu USD mỗi năm để sửa chữa nâng cấp. Tất nhiên, còn có các khoản ngân sách trị giá nhiều triệu USD khác phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển số chiến đấu cơ này. Nhờ đó, việc nâng cấp được duy trì liên tục hằng năm nên dù “quá già” như B-52B, trải qua hơn 50 năm phục vụ, vẫn đảm bảo khả năng tác chiến hiệu quả. Hiện tại, các chương trình nâng cấp này vẫn đang được xúc tiến để hướng đến mục tiêu B-52H và B-1B sẽ phục vụ đến năm 2040, B-2A hoạt động đến năm 2058. Không quân Mỹ ước tính quá trình nâng cấp có thể tiêu tốn đến hàng trăm triệu USD cho mỗi năm. Không chỉ cải tiến lực lượng oanh tạc cơ tầm xa, Lầu Năm Góc còn đẩy mạnh những chương trình phát triển và nâng cấp bom, tên lửa hiện đại để trang bị cho số máy bay này. Vừa qua, không quân Mỹ công bố khoản ngân sách 887,6 triệu USD từ năm 2011 - 2016 để phát triển loại tên lửa hành trình thế hệ mới thay thế dòng AGM-86. Ngoài ra, Mỹ cũng tiến hành chuyển đổi 129 tên lửa, vốn được thiết kế mang đầu đạn hạt nhân, sang loại hỏa tiễn quy ước nhằm đảm bảo số lượng vũ khí cho các máy bay ném bom tầm xa. Ngô Minh Trí ==================== Nếu "Canh bạc cuối cùng" xảy ra. Nó có thể bắt đầu ở Biển Đông, nhưng kết thúc ở Hoa Đông. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2013 Trung Quốc lạnh gáy trước chiến thuật “Mỹ đánh chiếm, Nhật chốt giữ” Thứ Ba, 25/06/2013 - 11:26 Từ 10-26/6, liên quân Mỹ - Nhật đã tổ chức một cuộc diễn tập đánh chiếm đảo cực kỳ lớn ở bang California - Mỹ mang tên “Tia chớp bình minh”. Một sĩ quan thuộc lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ đã tiết lộ với các nhà báo là khoa mục diễn tập ngày 17/06 với chủ đề: “Mỹ đánh chiếm đảo để Nhật tiếp quản” là khoa mục quan trọng nhất. Cuộc diễn tập chung Nhật - Mỹ lần này là cuộc diễn tập liên hợp đầu tiên tại nước ngoài của lượng tự vệ Nhật Bản, đây cũng là cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử của quân đội Nhật. So với trước đây, cuộc diễn tập này đã lập nên nhiều kỷ lục. Nó được tổ chức với mục đích rõ ràng là nhằm đối phó với quân đội Trung Quốc trong các cuộc chiến tương lai. Một sĩ quan hải quân đánh bộ Mỹ đã giới thiệu chủ đề khoa mục diễn tập ngày 17-6 là “Hải quân đánh bộ Mỹ phản kích tái chiếm một sân bay bị địch chiếm đóng, rồi giao cho quân Nhật tiếp quản”. Ông cũng mô tả khái quát về khoa mục diễn tập này như sau: Sau khi một sân bay trên đảo bị địch đánh chiếm, Mỹ bí mật dùng 4 chiếc trực thăng vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey vận chuyển lính Mỹ nhanh chóng bay tới khu vực bị địch chiếm đóng, khoảng 80 lính hải quân đánh bộ Mỹ nhảy xuống tấn công vào sân bay. Cuộc đấu súng diễn ra khoảng 15 phút thì quân Mỹ làm chủ được chiến trường. Binh lính Mỹ đổ bộ bằng máy bay vận tải Sau đó, một chiếc trực thăng vũ trang của quân đội Nhật bay tới, lượn 1 vòng để xác định khu vực này đã an toàn, rồi gọi 2 chiếc trực thăng vận tải bay đến đổ xuống khoảng 60 binh lính, tiếp nhận sân bay từ tay lính Mỹ. Lực lượng này tiếp tục được bốc lên Osprey thực hiện chiến thuật “nhảy cóc” đi chi viện cho nơi khác. Không lâu sau, sĩ quan chỉ huy quân Nhật báo cáo kết thúc khoa mục. Về mục đích cuộc diễn tập lần này, các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhiều lần tuyên bố là không nhằm vào một khu vực cụ thể nào, nó chỉ nằm trong kế hoạch đã định từ trước của liên quân 2 nước. Tuy vậy, tờ Kyodo News đã thẳng thắn chỉ ra, cuộc diễn tập lần này là chủ định nhằm vào Trung Quốc. “Tia chớp bình minh” nằm trong khuôn khổ các cuộc diễn tập liên hợp thường niên Mỹ - Nhật bắt đầu từ năm 2010. “Tia chớp bình minh 2013” là cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử, nó đã lập rất nhiều kỷ lục, so với các cuộc diễn tập trước đó cả về quy mô; số lượng và mức độ hiện đại của vũ khí, trang bị và các khoa mục diễn tập. Tàu sân bay trực thăng JS Hyuga (DDH 181) lớp Hyuga Về quy mô, tổng quân số của cả 2 nước là hơn 5000 người. Trong đó, Nhật Bản đã điều động hơn 1000 quân, còn phía chủ nhà Mỹ đóng góp 4000 binh lính, đến từ căn cứ hải quân đánh bộ Pendleton - California. Ngoài ra, còn không ít quân nhân của quân đội các nước New Zealand và Canada cũng tham gia cuộc diễn tập lần này. Có thể nói, cuộc diễn tập đánh chiếm đảo với quy mô lớn lần này cũng là điều ít thấy đối với quân đội Mỹ.Các loại trang bị, vũ khí tham gia diễn tập cũng rất nhiều và đều thuộc loại rất hiện đại. Lực lượng tự vệ trên biển Nhật đã điều động biên đội 3 tàu chiến rất lớn, bao gồm tàu vận tải đổ bộ JS Shimokita (LST 4002), tàu khu trục Aegis JS Atago (DDG 177) và tàu sân bay chở máy bay trực thăng JS Hyuga (DDH 181), mang theo 4 máy bay trực thăng, vượt đại dương sang Mỹ diễn tập. Tàu khu trục DDG-177 Atago thuộc lớp Atago của Nhật Bản Loại máy bay trực thăng vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey của Mỹ cũng lần đầu tiên thực hiện khoa mục diễn tập cất, hạ cánh trên tàu sân bay trực thăng Hyuga của Nhật. Tất cả các chiến hạm và máy bay hiện đại này, lần đầu tiên xuất hiện trong một cuộc diễn tập quân sự liên hợp Mỹ - Nhật. Về các nội dung diễn tập, ngoài các nội dung truyền thống như: Hiệp đồng chỉ huy, thông tin; diễn tập chỉ huy, tham mưu trên bản đồ; trong giai đoạn diễn tập thực binh, Mỹ - Nhật còn tổ chức một khoa mục đổ bộ tấn công liên hợp rất lớn trên đảo San Clemente. Quân đội Nhật thao diễn khả năng đổ bộ lên bãi biển và đổ bộ vào tung thâm bằng trực thăng vận, đồng thời các tàu chiến trên biển sẽ đồng loạt chi viện hỏa lực. Khoa mục diễn tập bắn đạn thật này đã vượt xa so với các cuộc diễn tập trước theo mô hình “đảo nhỏ, tấn công quy mô nhỏ”, chỉ sử dụng lực lượng tác chiến đặc biệt, bước vào phạm vi của một cuộc đổ bộ tấn công quy mô lớn, hiệp đồng quân, binh chủng. Tàu vận tải đổ bộ JS Shimokita (LST 4002) Về cuộc diễn tập mang tên “Tia chớp bình minh” diễn ra trong phạm vi 2 tuần này, Tạp chí “Thời đại” của Mỹ có bình luận: Gần đây Nhật Bản không ngừng phát triển năng lực tác chiến hải quân, mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên biển, cương quyết không nhượng bộ trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trên biển. Cuộc diễn tập lần này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người Nhật vì một mặt nó nâng cao khả năng tác chiến độc lập cho quân đội Nhật, mặt khác nó giúp quân đội nước này làm quen với những áp lực khủng khiếp trong đổ bộ đánh chiếm, tái chiếm đảo quy mô lớn để chuẩn bị sẵn tinh thần cho một cuộc chiến cam go bảo vệ Senkaku với lực lượng hùng mạnh của quân đội Trung Quốc. Theo Nguyễn Ngọc An ninh thủ đô Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2013 Ấn-Mỹ: tăng cường để quan hệ nồng ấm hơn SGTT.VN: Chủ nhật, 23.6, Ngoại trưởng Kerry từ Doha đã đáp máy bay đến New Delhi và đọc một bài diễn văn quan trọng về chính sách tại đây. Ông Kerry cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ, cùng với ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid tiến hành cuộc đối thoại chiến lược thường niên lần thứ tư Mỹ-Ấn, thảo luận việc tăng cường hợp tác trong nhiều lãnh vực, từ thương mại cho tới an ninh. Nâng bang giao lên tầm cao mới Trong một thông điệp gửi tới người dân Ấn trước chuyến công du, Ngoại trưởng John Kerry đã nhắc lại nhận định của Tổng thống Barack Obama rằng tình hữu nghị Mỹ-Ấn là một trong những mối quan hệ hợp tác sẽ định đoạt cục diện thế giới ở thế kỷ 21 này. Ông Kerry (đứng) trò chuyện với các nhà báo trong máy bay trên đường đến New Delhi. Ảnh: Reuters Ông Kerry nói: “Từ giáo dục cao đẳng cho tới năng lượng sạch, từ chống khủng bố cho tới khoa học không gian, chúng ta đang nắm bắt những cơ hội để làm việc chung với nhau, và khi hợp tác như vậy, chúng ta làm gia tăng sự thịnh vượng và an ninh của nhân dân hai nước. Hoa Kỳ và Ấn Độ cam kết mạnh mẽ và lâu dài đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực”. Ông Kerry cũng nhắc tới kim ngạch mậu dịch song phương đã tăng gấp năm lần trong vòng một thập niên, lên tới mức 86 tỉ USD vào năm 2011. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng quan hệ Mỹ-Ấn vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Mặc dầu hoạt động thương mại đã gia tăng, nhưng Washington tiếp tục yêu cầu Ấn Độ mở cửa cho hàng hóa Mỹ được tiếp cận thị trường Ấn Độ dễ dàng hơn. Về phần mình, New Delhi muốn Washington có chính sách di dân thân thiện hơn để các công nhân tay nghề cao của Ấn Độ có thể tiến vào thị trường lao động Mỹ. Cựu Đại sứ Ấn Độ tại Liên hiệp quốc, ông S.D. Muni nói rằng: “Đó không phải là những vấn đề vừa nảy sinh và trước sau rồi cũng cần được giải quyết để các mối quan hệ có thể tiến lên một tầm cao mới”. Ông Muni phân tích tiếp: “Tiềm năng của các mối quan hệ Mỹ-Ấn lệ thuộc vào việc tất cả những mối quan tâm nói trên được giải quyết theo hướng nào, bởi vì không có cách khác để Ấn Độ và Hoa Kỳ đạt tới tiềm năng đầy đủ của các mối quan hệ song phương. “Thật ra, thương mại Ấn-Trung đã vượt xa hơn nhiều so với thương mại Ấn-Mỹ, chưa kể thương mại Mỹ-Trung thì thật là khổng lồ so với thương mại Mỹ-Ấn”. Một nhóm các nhà lập pháp Hoa Kỳ gần đây cùng với Hiệp hội các nhà chế tạo toàn quốc và các tổ chức doanh nghiệp khác của Mỹ đã hối thúc Tổng thống Barack Obama có hành động chống lại chính phủ Ấn Độ, vì điều mà họ cho là những cách thức làm việc mang tính chất phân biệt đối xử trong lãnh vực thương mại. Trong một văn thư gửi cho ông Obama, các tổ chức này nêu lên các phán quyết của tòa án Ấn Độ mà họ coi là đã không ngớt làm ngơ những quyền được quốc tế công nhận, trong đó có việc “từ chối, phá vỡ hoặc hủy bỏ những tác quyền sáng chế của hơn 10 loại thuộc cứu mạng người.” Gạt những bóng mây trong quan hệ Cách đây hai tháng, Tối cao Pháp viện Ấn Độ đã bác bỏ nỗ lực của công ty dược phẩm Novartis để sở hữu quyền sáng chế cho một phiên bản mới của một loại thuốc trị ung thư. Phán quyết nói trên cho phép các công ty Ấn Độ tiếp tục sản xuất những phiên bản không nhãn hiệu và rẻ hơn của loại thuốc này. Ông Bharat Karnad từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Dehli cho biết vấn đề này sẽ được mang ra thảo luận tại cuộc đối thoại chiến lược vào tuần này. Ông Karnad giải thích: “Vấn đề ở đây là tòa án Ấn Độ cho rằng luật về quyền sáng chế của những loại thuốc cứu mạng người có thể bị xâm phạm, bởi vì điều đó quan trọng hơn. “Họ nghĩ rằng cứu mạng người quan trọng hơn là bảo đảm lợi nhuận cho những công ty dược phẩm Mỹ. Đây là một vấn đề nan giải và không rõ sẽ có giải pháp nào để giả quyết, vì các tòa án Ấn Độ đã có lập trường như vậy”. Ông Karnad kêu gọi Ấn Độ và Hoa Kỳ nên chú tâm vào toàn cục và hợp tác chặt chẽ với nhau trong lúc hai nước đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng và đầu tư ở châu Á-Thái bình dương. Cho dù vẫn còn nhiều dè dặt tại New Delhi, song thực tế ông Obama là người đã mở rộng nền móng cho quan hệ hợp tác Ấn-Mỹ, vốn được người tiền nhiệm thuộc đảng Cộng hòa George W. Bush tạo dựng. Những trở ngại hiện nay trong việc thúc đẩy quan hệ song phương không phải ở Washington mà là ở New Delhi, nơi các diễn tiến chính trị thời gian qua có lúc đã kìm hãm sự tiến bộ. Trước đây bốn năm, Ấn Độ lo ngại sâu sắc về cách tiếp cận của Obama đối với Pakistan và Trung Quốc, hai nhân tố bên ngoài đã phủ bóng mây lên quan hệ Ấn-Mỹ. Sau những cân nhắc về khả năng Mỹ đóng vai trò trung gian trong vấn đề tranh chấp biên giới Jammu-Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan, ông Obama đã nhanh chóng khước từ sự dính líu của Washington vào tranh chấp Ấn Độ-Pakistan. Đối với Trung Quốc cũng vậy, chính sách của Obama đã thay đổi trong những năm gần đây. Năm 2009, ông Obama bắt đầu lưu ý rằng Washington có thể xây dựng một đối tác trên quy mô rộng để giải quyết những vấn đề của thế giới. Chỉ hai năm sau đó, chính quyền Obama bắt đầu nói về dân chủ và “trục” quân sự tại châu Á nhằm đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc. Ông Obama kêu gọi New Delhi đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong việc tạo sự cân bằng lực lượng tại châu Á. Mặt khác, ông cũng ủng hộ Ấn Độ trong cuộc đua giành chiếc ghế thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Chiến lược tái cân bằng sang Á Châu là một trong các sáng kiến then chốt về chính sách đối ngoại của chính phủ của Tổng thống Obama. Trong khi đó, nhiều năm qua, Ấn Độ đã theo đuổi chính sách “Nhìn về hướng Đông”. Ông Karnad nhắc lại lời của cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, trong một lần công du Ấn Độ trước đây, nói rằng Ấn Độ không nên chỉ nhìn về hướng Đông mà còn nên “chủ động giao tiếp với các nước ở hướng Đông và hành động như một nước ở hướng Đông thực sự”. Ông Karnad thừa nhận: “Nếu Ấn Độ làm như vậy và tăng cường công cuộc hợp tác an ninh với các quốc gia Đông Nam Á, với Đài Loan, Philippines, và tất cả những nước khác, đặc biệt là Việt Nam và có sự nối kết mang tính chất cơ cấu và bao quát với Hoa Kỳ, Nhật Bản và vùng Viễn Đông, thì chúng ta sẽ có một kiến trúc an ninh rất vững vàng”. Trần Hiếu Chân ======================= Ngoại trưởng John Kerry đã nhắc lại nhận định của Tổng thống Barack Obama rằng tình hữu nghị Mỹ-Ấn là một trong những mối quan hệ hợp tác sẽ định đoạt cục diện thế giới ở thế kỷ 21 này. Đúng vậy! Trong "Canh bạc cuối cùng" để chuyển tiếp sang một thời đại mới - "Sự hội nhập toàn cầu" - thì vai trò của cô gái Ấn Độ rất quan trọng. Nhưng suy cho cùng: Đấy là tại sai lầm của người Trung Quốc. Bạn cứ thử tưởng tượng: Đang yên đang lành, tự nhiên lại nhảy ra vỗ ngực xưng tên - cứ y như Lý Quỳ - "Từ sáng đến giờ chưa đánh thằng nào!". Thế là bị chúng xúm vào bụp. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2013 TQ nếu không vượt qua chủ nghĩa dân tộc, xung đột Biển Đông khó tránh Thứ ba 25/06/2013 08:04 (GDVN) - Nếu Tập Cận Bình không thể vượt qua được áp lực từ chủ nghĩa dân tộc trong nước đối với cái gọi là bảo vệ "chủ quyền" ở Biển Đông thì khó có thể loại trừ một cuộc xung đột vũ trang với láng giềng ở vùng biển này, Linda nhận định. Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc Linda Jakobson là Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Viện Lowy từng có 20 năm sống và làm việc tại Trung Quốc và là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách đối ngoại, an ninh Trung Quốc nhận định trên mạng Quan hệ an ninh quốc tế (ISN) ngày 24/6, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan làm gia tăng khả năng xung đột ở Biển Đông, Hoa Đông. Bà Linda cho rằng mối bận tâm về tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định nội bộ vẫn là ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo Trung Quốc cho nên những năm tới chính sách đối ngoại chỉ giữ một vai trò khiêm tốn. Đây là tin xấu đối với sự ổn định ở Đông Bắc Á, đặc biệt trong các trường hợp tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng. Ông Tập Cận Bình đang chịu nhiều áp lực từ các lĩnh vực của xã hội để giải quyết các vấn đề bức xúc trong nước, muốn duy trì quyền lực ông Bình phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Do những mối bận tâm này, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể gây ra những phản ứng ngược. Linda Jakobson cho rằng điều này dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông do bản chất dễ bùng nổ của 2 thách thức cấp bách nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc: Làm thế nào để giảm căng thẳng với Nhật Bản về nhóm đảo Senkaku và với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á xung quanh tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông. Thiếu sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc với các tranh chấp chủ quyền là một công thức cho thảm họa. Nếu xảy ra một sự cố trên biển hoặc trên không (với các bên tranh chấp), áp lực từ chủ nghĩa dân tộc bên trong Trung Quốc sẽ rất lớn và ổn định trong khu vực có thể đối mặt với nguy hiểm khi lãnh đạo mới của Trung Quốc chỉ phản ứng với các sự kiện diễn ra, một điều đã xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây. Vai trò quốc tế của Trung Quốc không phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo quốc gia này hiện nay và ông Tập Cận Bình sẽ phải tập trung giải quyết các vấn đề trong nước. Điều này thể hiện ngay trong báo cáo chính trị đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc khi kế hoạch 5 năm tiếp theo chỉ có 1/10 nội dung đề cập đến chính sách đối ngoại. Về nhân sự, không có ai trong 7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất phụ trách đối ngoại. Một thách thức lớn đặt ra đối với ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc là làm thế nào để quản lý các nguy cơ xung đột ở Biển Đông. Học giả Linda Jakobson Trung Quốc đã từng thành công với chính sách đối ngoại khôn khéo với Đông Nam Á sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 thông qua việc ký hiệp ước Hữu nghị và hợp tác với ASEAN, thiết lập cơ chế ASEAN + 3 (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và khởi xướng nhiều dự án chung trong khu vực hơn cả với Mỹ hay Nhật Bản. Tuy nhiên kể từ năm 2010 những thiện chí mà Trung Quốc xây dựng tại Đông Nam Á trong hơn 1 thập kỷ đã bốc hơi. Các nước trong khu vực lo ngại Bắc Kinh đang sử dụng quyền lực chính trị, kinh tế và quân sự để ép buộc Philippines và Việt Nam chấp nhận cái gọi là tuyên bố "chủ quyền" (phi lý và phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời rêu rao rằng những hoạt động khai thác tài nguyên của Philippines và Việt Nam trong lãnh hải của mình là "vi phạm chủ quyền Trung Quốc". Tình hình Biển Đông thực tế phức tạp hơn bởi ngoài Trung Quốc, Philippines, Việt Nam ra, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền với phạm vi, mức độ khác nhau. Ngoài ra, một số yếu tố làm gia tăng căng thẳng Biển Đông đã xuất hiện trong những năm gần đây: Một là chủ nghĩa dân tộc gia tăng đã tạo ra áp lực đối với các nhà lãnh đạo trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, hai là hoạt động thăm dò khai thác của các công ty tài nguyên đa quốc gia trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông đã được tăng cường. Và thứ 3, các hoạt dộng của các tàu công vụ Trung Quốc trên Biển Đông đối với những người họ xem là "vi phạm" đã trở nên "quyết đoán và táo bạo" hơn. Hành động của Trung Quốc trong vài năm trở lại đây mâu thuẫn với cam kết của nước này trong báo cáo chính trị đại hội 18 rằng Bắc Kinh muốn "củng cố quan hệ hữu nghị và tăng cường hợp tác cùng có lợi với các nước láng giềng. Trung Quốc đang tiếp tục xa rời các nước láng giềng Đông Nam Á bằng cách chống lại cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương, thay vào đó khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng nước để giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột. Cách giảm căng thẳng ở Biển Đông khả thi nhất theo Linda Jakobson là Tập Cận bình nên chấp nhận cách tiếp cận đa phương để quản lý xung đột lợi ích bởi Trung Quốc đã bị mất uy tín chính trị khá nhiều ở Đông Nam Á vì tranh chấp Biển Đông. Nếu Tập Cận Bình không thể vượt qua được áp lực từ chủ nghĩa dân tộc trong nước đối với cái gọi là bảo vệ "chủ quyền" ở Biển Đông thì khó có thể loại trừ một cuộc xung đột vũ trang với láng giềng ở vùng biển này, Linda nhận định. Hồng Thủy (Nguồn: ISN) ======================= Dễ mà! Công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến,một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử. Mọi sự sẽ được hóa giải. Lão Gàn không ép! Mà chứng minh hoàn toàn "pha học" cho đến khi "tâm phục,khẩu phục" mới thôi. Học thuật, sèng phẻng. Tất nhiên! Chỉ với những tư duy và nhân cách khoa học thật sự. Chứ không phải thuyết phục với đám tranh thủ thể hiện sự dốt nát bằng cách chê bai, phủ nhận vô căn cứ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2013 'Hãy mừng vì Trung Quốc không làm rõ đường lưỡi bò'! Tác giả: Trường Minh Bài đã được xuất bản.: 19/06/2013 02:00 GMT+7 Bị truy vấn liên tiếp về việc tại sao Trung Quốc luôn mập mờ về đường lưỡi bò, Giám đốc Học viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, TS Wu Shicun đã "huỵch toẹt" rằng nếu làm rõ ý nghĩa của đường chữ U, Chính phủ Trung Quốc sẽ phải lấy lại tất cả các đảo hiện đang do nước khác "chiếm giữ" bởi đường chữ U là đường chủ quyền. Trung Quốc làm chủ toàn bộ? Phát ngôn của ông Wu đã gây phản ứng tức thì ngay tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông do CSIS tổ chức tại DC hồi đầu tháng. Mặc dù ông Wu đã đính chính đây chỉ là quan điểm cá nhân, nhưng một học giả đã bình luận rằng phát biểu của TS Wu phản ánh suy nghĩ của không ít giới chức cao cấp hiện nay ở Trung Quốc. Học giả này cho biết một quan chức quân đội cấp cao của Trung Quốc đã từng trả lời ông rằng "việc Trung Quốc làm rõ đường chữ U (hay còn gọi là đường chín đoạn, đường lưỡi bò) sẽ gây ra sự phẫn nộ lan tràn trong khu vực, vì thế hãy lấy làm mừng là chúng tôi không làm như vậy". Bởi vì đường chữ U đối với Trung Quốc không có một nội hàm nào khác ngoài việc Trung Quốc sẽ làm chủ toàn bộ, một kịch bản mà những nước trong khu vực và cả cộng đồng quốc tế sẽ không thể chấp nhận và càng trở nên vô lý theo luật pháp quốc tế. Theo học giả trên, phát biểu của ông Wu và quan chức cấp cao nọ thực chất lại phá hỏng lô gic của chính nó. "Sự mập mờ về nội hàm của đường chín đoạn, theo phía Trung Quốc có tác dụng tích cực giúp cho tình hình ổn định nhưng thực chất tác động ngược lại. Những ai muốn biết về ý nghĩa thực sự của đường chín đoạn sẽ càng có xu hướng tin vào điều tồi tệ nhất", vốn chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng và các bên bất an, mất lòng tin vào nhau, chuyên gia này nhận định. Những phát ngôn của ông Wu tại diễn đàn quốc tế không có gì mới, vẫn là một hệ thống luận điệu được xác lập lâu nay. Dù chưa bao giờ chịu công khai và chính thức định danh ý nghĩa của đường lưỡi bò, nhưng phát ngôn của các nhà lãnh đạo, quan chức cấp cao và học giả Trung Quốc cho đến nay luôn thống nhất ở một điểm: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với toàn bộ các đảo, quần đảo nằm trong đường chữ U và được hưởng các quyền lịch sử như đánh cá, khai thác tài nguyên,...". Bản đồ các vụ đụng độ do Trung Quốc gây ra từ năm 2009 đến nay (ảnh sử dụng từ bài trình bày của TS Trần Trường Thủy tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông do CSIS tổ chức tháng 6/2013) Mặc dù trước chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc gần đây thanh minh rằng nước này chưa bao giờ đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông hay những quyền lợi vượt ra ngoài lãnh thổ lịch sử như "xuyên tạc của một số nước", nhiều học giả quốc tế cho rằng, tuyên bố chủ quyền đối với đường chữ U vốn chiếm 2/3 diện tích Biển Đông cũng không khác nào chuyện Trung Quốc muốn độc chiếm toàn bộ vùng biển chiến lược này. Bằng giọng điệu có phần phân trần, Giám đốc Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc cho hay, đường chữ U là kế thừa lịch sử cho nên chính phủ Trung Quốc hiện nay dù có muốn cũng không được phép từ bỏ hay thay đổi đường này. Mềm mỏng trên diễn đàn, cứng rắn ngoài thực địa Từ đối thoại Shangri-La ở Singapore tới Hội thảo quốc tế về tranh chấp Biển Đông ở Washington DC, người ta chứng kiến sự thay đổi đột ngột của một Trung Quốc cứng rắn và hung hăn ngoài biển và các vùng tranh chấp sang một hình ảnh mềm mại, nhún nhường trên các diễn đàn quốc tế. Nếu như ở Shangri-La, tướng Thích Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc nhắc nhiều đến chuyện Trung Quốc sẽ theo đuổi con đường "phát triển hòa bình", rằng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc tìm kiếm sự hợp tác và phát triển cùng có lợi chứ không phải phát triển chỉ cho riêng mình thì ở Hội thảo quốc tế về Biển Đông, Giám đốc Học viện nghiên cứu Biển Đông nhiều lần nhấn mạnh "Trung Quốc luôn theo đuổi con đường phát triển một cách hòa bình, không bao giờ tìm kiếm đối đầu và kêu gọi các nước có tuyên bố chủ quyền khác giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán". Tuy nhiên, luận điệu "phát triển hòa bình" của Trung Quốc không thuyết phục được ai khi có sự mâu thuẫn, thậm chí đối lập gay gắt giữa những gì Trung Quốc nói và những gì Trung Quốc làm. Gs Renato Cruz De Castro, ĐH La Salle nói thẳng, cách thức tiếp cận của Trung Quốc ở Biển Đông cho đến nay là điển hình của bá quyền nước lớn. Bá quyền nước lớn thể hiện ở chỗ đối với Trung Quốc đơn giản là không một nước nào khác có chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông bởi vì Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi tại đây. Luôn nhấn mạnh phát triển hòa bình, không đối đầu nhưng theo ông De Castro, chính thái độ bá quyền nước lớn của Trung Quốc là tác nhân khiến căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Trong khi đó, TS Peter Dutton, Giám đốc Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc, US Naval War College đặt câu hỏi: Nếu như Trung Quốc nói rất tôn trọng luật quốc tế, tại sao Trung Quốc lại phản đối đề nghị giải quyết tranh chấp với Philippines ở tòa trọng tài của Liên Hiệp Quốc về luật biển? Một câu hỏi mà khi trả lời, ông Wu Shicun chỉ khăng khăng: "Vấn đề giữa Trung Quốc và Philippines là tranh chấp chủ quyền vì Philippines đã chiếm cứ bất hợp pháp 8 đảo của Trung Quốc chứ không phải là vấn đề về tình trạng pháp lý của đường chữ U như tuyên bố của Chính phủ Philippines. Mà theo UNCLOS thì tòa trọng tài không giải quyết các tranh chấp liên quan đến chủ quyền". Trong khi TS Wu Shicun ra sức khẳng định Trung Quốc sẽ đóng vai trò tích cực trong việc duy trì an ninh và đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông thì Ts Trần Trường Thủy, Giám đốc Viện nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam lại chỉ ra một loạt những vụ đụng độ mà Trung Quốc khởi xướng trên Biển Đông chỉ trong vòng một năm qua như vụ việc ở bãi cạn Scaborough với Philippines, cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh ngay bên ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gần đây nhất, hải quân Trung Quốc đã bắn cháy một tàu cá của ngư dân Việt gần quần đảo Hoàng Sa. Thậm chí, lần đầu tiên Trung Quốc gây hấn với Malaysia khi tàu hải giám của Trung Quốc quấy nhiễu tàu thăm dò của Malaysia trong thềm lục địa của nước này (tháng 10 năm 2012). "Nếu đặt những vụ việc này trong một bức tranh rộng lớn hơn, chúng ta có thể thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục xu hướng từ năm 2009 là đa dạng hóa các hình thức gây hấn, bao gồm các vụ quấy nhiễu của lực lượng chấp pháp, đụng độ với các tàu cá, thăm dò và khai thác dầu khí, các hành động quân sự như diễn tập đổ bộ", ông Thủy phân tích. Nếu như TS Wu phê phán các nước khác đã có nhiều hành động đơn phương gây mất thêm căng thẳng ở Biển Đông, thì chính nước ông, như nhiều học giả đã chỉ ra, lại theo đuổi các hành động đơn phương một cách quyết liệt nhất như áp đặt lệnh cấm đánh cá toàn Biển Đông, diễn tập quân sự ở kênh Bashi giữa Philippines và Đài Loan, ban hành hộ chiếu in hình đường lưỡi bò. Theo ông Peter Dutton, những hành động này mang tính "bắt nạt và khiêu khích", đặc biệt là sự kiện tháng 11/2012, chính quyền Hải Nam ban hành luật cho phép các tàu chấp pháp được khám xét, bắt giữ, trục xuất hoặc sung công các tàu nước ngoài có các hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của Trung Quốc. Theo TS Trần Trường Thủy, mặc dù các quan chức và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tìm cách trấn an cộng đồng quốc tế rằng phạm vi áp dụng của điều luật này chỉ trong khu vực 12 hải lý quanh đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa, cách diễn đạt của điều luật liên quan đến "vùng biển thuộc quyền tài phán" và "thành phố Tam Sa" tương đối mập mờ và có thể sẽ được các cơ quan chấp pháp của Trung Quốc khai thác để mở rộng các hoạt động bắt giữ và khám xét tàu nước ngoài trong đường chữ U hoặc chí ít là vùng biển xung quanh các đảo đá khác ở Biển Đông. Bất chấp hình ảnh mềm mỏng và những phát biểu ngọt ngào của các quan chức và học giả Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế, cộng đồng quốc tế vẫn tỏ ra hoài nghi sâu sắc về một Trung Quốc sẽ phát triển hòa bình, tôn trọng luật lệ quốc tế bởi có quá nhiều mâu thuẫn giữa cam kết "trỗi dậy hòa bình, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và đàm phán" với những hành động thực tế mang tính khiêu khích, gây hấn và bắt nạt các nước khác của họ trên các vùng biển xung quanh - như bình luận của bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á của CSIS. ======================== Long trọng công nhận chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông đi.Còn không thì "mất cả chỉ lẫn chài". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2013 Hai bé gái Trung Quốc bị bỏ đói đến chết Thứ Ba, 25/06/2013 - 09:43 (Dân trí) - 2 bé gái Trung Quốc được tìm thấy đã chết vì đói sau khi bị bỏ mặc trong một căn phòng bẩn thỉu nằm trên tầng 5 ở tỉnh Giang Tô. Hàng loạt vụ ngược đãi trẻ em xảy ra gần đây đã khiến người dân Trung Quốc bị sốc. (Ảnh minh họa) Trong một vụ ngược đãi trẻ em mới nhất gây sốc tại Trung Quốc, 2 bé gái mới 1 và 3 tuổi dường như đã bị bỏ mặc mà không có thức ăn tại ngôi nhà của gia đình ở ngoại ô thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Thi thể của 2 bé gái được tìm thấy vào khoảng 9 giờ sáng ngày 21/6 và người mẹ họ Le đã bị bắt 2 ngày sau đó. Những người hàng xóm cho biết bà mẹ bị nghiện ma túy, tờ Nhật báo Thượng Hải đưa tin. Một người hàng xóm, Zhang Yu, cho hay cha bọn trẻ đã bị bắt vì sử dụng ma túy hồi tháng 2 và không xuất hiện kể từ đó. Bà mẹ cũng hiếm khi ở nhà và bọn trẻ thường xuyên được nghe thấy gào khóc trong căn hộ. Trong một lần đến thăm ngôi nhà, ông Zhang cho biết ông đã nhìn thấy "đứa em nằm ở nhà vệ sinh, người dính đầy phân". Một người hàng xóm khác, Shi Chunxiang, 55 tuổi, cho hay bà đã nghe thấy tiếng đánh đập và gào khóc phát ra từ căn hộ. Không rõ tại sao những người hàng xóm lại không cảnh báo các nhà chức trách. Hôm qua, các cư dân mạng Trung Quốc đã phản ứng giận dữ với thông tin về cái chết của các bé gái, đặt câu hỏi đối với cả bố mẹ các bé gái và các dịch vụ xã hội. "Bố mẹ bọn trẻ là những kẻ cặn bã, nhưng cộng đồng, xã hội thì sao? Các quan chức đi đâu? Hai bé gái còn quá nhỏ", một người viết trên mạng xã hội Weibo. "Những đứa trẻ không chỉ chết vì bố mẹ, mà còn vì sự thờ ơ của những người xung quanh chúng", một người khác bày tỏ. Đây là vụ việc mới nhất trong hàng loạt vụ ngược đãi trẻ em gây xôn xao Trung Quốc những tháng gần đây. Trước đó, một bé gái 11 tuổi từ tỉnh Quý Châu đã bị bố dùng dây câu khâu miệng lại. Vụ việc trên diễn ra ít ngày sau vụ một em bé sơ sinh được giải cứu dưới ống cống của một nhà vệ sinh ở tỉnh Chiết Giang. Hàng loạt vụ bê bối tình dục gần đây cũng gây phẫn nộ, trong đó có vụ việc một hiệu trường và một quan chức chính phủ ở Hải Nam, phía nam Trung Quôc, bị cáo buộc dụ dỗ các học sinh tiểu học vào khách sạn rồi quấy rối chúng. Hồi tuần trước, một cựu quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc ở tỉnh Hà Nam đã bị tử hình vì tội hãm hiếp 11 bé gái vị thành niên, trong đó có 1 bé gái mới 11 tuổi. An Bình Theo Telegraph ========================== Cổ thư viết - đại ý: "Những người phân tích sâu sắc thường bị thù oán vì dễ nói rõ bản chất người ta". Cho nên Lão Gàn không phân tích những hiện tượng trên và mối liên hệ với thực trạng xã hội Trung Quốc. Nhưng lời khuyên của Lão Gàn là quí vị Trung Quốc nên tự hiểu mình, biết người mà khiêm tốn thôi. Đừng quậy ở biển Đông nữa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2013 Putin xác nhận Snowden vẫn ở sân bay Moscow Thứ tư, 26/6/2013 01:02 GMT+7 Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cho biết người tiết lộ bí mật của chính phủ Mỹ, Edward Snowden vẫn đang ở điểm quá cảnh ở sân bay tại Moscow, đồng thời tuyên bố sẽ không trục xuất cựu nhân viên CIA này về Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP Phát biểu trước các nhà báo trong chuyến thăm tới Phần Lan, ông Putin nói rằng không có hiệp ước dẫn độ giữa Nga và Mỹ, trong khi Snowden không thừa nhận bất cứ tội danh nào trên đất Nga. Ông cho biết cơ quan an ninh Nga "không hề liên quan và không hề làm việc" với Snowden. Ông cũng cho hay Snowden chưa hề đi vào nước Nga và được tự do đi bất cứ nơi đâu. "Snowden là người tự do. Ông ấy tìm điểm dừng chân cuối cùng càng sớm càng tốt, cho ông ấy và cho Nga", RT dẫn lời ông Putin nói. Tổng thống Nga cũng bày tỏ hy vọng câu chuyện Snowden sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ kinh doanh giữa Nga và Mỹ. Trước đó, Bộ trưởng Nga Sergei Lavrov cũng khẳng định Moscow không liên quan gì đến vụ việc Snowden và việc trục xuất ông này là "không có căn cứ và không thể chấp nhận được". Vũ Hà ================== "Snowden là người tự do. Ông ấy tìm điểm dừng chân cuối cùng càng sớm càng tốt, cho ông ấy và cho Nga" Tự do cuối cùng của con người chính là sự giải thoát theo Phật giáo, hoặc Lý học Đông phương - khi con người hòa nhập với vũ trụ. Tất nhiên nó mang tính lý thuyết. Còn thực tế chưa chứng nghiệm, ngoại trừ truyền thuyết về các vị chân tu đắc đạo.Ở cõi Hậu Thiên này không bao giờ có cái gì tuyệt đối - kể cả khái niệm "tự do". Tôi có thể chắc chắn rằng: Chẳng một thể chế nào trên thế giới chấp nhận hành vi của Snowden khi tố cáo chính phủ Hoa Kỳ theo dõi công dân của mình và tất cả các nước trên thế giới. Vì một trong những yếu tố cấu thành nên bản chất của chính trị chính là sự kiểm soát. Cho dù trong một xã hội lý tưởng của Lý học cổ Đông phương là Nghiêu Thuấn - thì vẫn là kiểm soát ở mức độ phù hợp. Bởi vậy, để bắt ông này chắc sẽ không khó. Nhưng chính việc xử ông này tại tòa án Hoa Kỳ sẽ gây một ấn tượng rất lớn về sự va cham giữa chính sách của một thể chế chính trị với chức năng kiểm soát và quyền con người. Nếu ông Snowden bị ra tòa án tại Hoa Kỳ thì người bào chữa cho ông có thể chọn tôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2013 http://dddn.com.vn/2012081302300469cat183/tuong-le-van-cuong-viet-nam-da-5-lan-bi-ban-dung.htm Tướng Lê Văn Cương: Việt Nam đã 5 lần bị 'bán đứng' Thứ Hai, 13/08/2012 - 14:38 Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an vạch rõ Việt Nam đã 5 lần bị 'bán đứng'. Do bản tính bành trướng quá dữ dội và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, Trung Quốc không có đồng minh. Tháng 6 vừa rồi, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển. Trên hành tinh này, thử hỏi Trung Quốc xem có quốc gia ven biển nào không có Luật Biển không? Trung Quốc không có Luật Biển thì họ có bảy đạo luật khác để chi phối, bảo vệ chủ quyền trên biển: Luật Hàng hải, Luật Đường cơ sở, Luật Hải dương... Giờ Việt Nam làm Luật Biển cũng giống như nhà có vườn, người ta phải rào chứ” - Thiếu tướng Lê Văn Cương nói. Hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh. Phóng viên:Trong thời gian căng thẳng vừa qua, báo chí Trung Quốc đã đưa những thông tin rất sai lệch về Việt Nam. Dường như họ đang cố dùng bộ máy truyền thông do nhà nước kiểm soát để kích động dân chúng của họ? + Thiếu tướngLê Văn Cương: Một số nhà báo, học giả Trung Quốc viết trên tờ Hoàn Cầu - một ấn phẩm của nhật báo Nhân Dân - kêu gọi phát động chiến tranh, chỉ có đánh Việt Nam mới giải quyết được vấn đề biển Đông, rằng trên thế giới này duy nhất Việt Nam là nước đi xâm lược, là hung hăng nhất, hiếu chiến nhất. Họ vẽ ra một hình ảnh đất nước Việt Nam như một tội đồ, để lừa dối nhân dân họ, lừa dối quân đội họ và lừa dối cả thế giới. Trong gần 3 triệu quân nhân, sĩ quan, binh lính Trung Quốc, tôi tin tưởng tuyệt đại đa số không muốn gây hấn. Họ cũng muốn giao hảo. Ngay cả 1,3 tỉ người dân Trung Quốc cũng là người tốt, nhân hậu lắm, họ muốn bang giao, còn chuyện gây chiến họ không được gì cả. Họ là những con bài bị thí, bị lừa dối. Ngay cả hơn 20 ủy viên Bộ Chính trị, mấy trăm ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải ai cũng muốn gây chiến, chỉ là số nhỏ thôi. Trong cuộc chiến 1979 với Việt Nam cũng vậy, truyền thông Trung Quốc có hàng ngàn bài báo xuyên tạc, nhồi nhét vào đầu người Trung Quốc rằng đó là chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược. Đến giờ phút này, số người hiểu thực chất bản chất cuộc chiến chỉ có 1%. Hôm 17-8 vừa rồi, khi nói chuyện với các nguyên thủ các quốc gia châu Phi tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có nói rằng: Chúng ta kiên quyết phản đối nước giàu lấn lướt nước nghèo, kiên quyết phản đối nước lớn đàn áp nước nhỏ. Nói hay như thế nhưng làm thì ngược lại. Cũng đã từng có nhiều người nói về việc hệ thống truyền thông Trung Quốc đưa thông tin sai lệch, “làm hỏng dân”... + Chuyện lừa dối của họ là truyền thống, từ thời Đông Chu liệt quốc đến giờ. Họ biến con người thành những con cừu, chỉ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. Đến giờ phút này, truyền thông Trung Quốc là hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh, chỉ phục vụ ý đồ chính trị của giới chóp bu. Về khoản này, Mỹ thua Trung Quốc. Hồi năm 1979, Trung Quốc xâm lược ban ngày ban mặt chứ có phải buổi tối đâu. Nhưng cứ đến kỷ niệm năm chẵn, báo chí Trung Quốc tung ra trung bình khoảng 700-800 bài báo kéo tít gần như nhau: Chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược; cuộc phản công chiến lược thắng lợi... Sẵn sàng dùng thủ đoạn tàn bạo. Chúng ta vẫn thường nhắc đến chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về độ phổ biến của chủ nghĩa bành trướng trên thế giới? + Về mặt khoa học, phàm các dân tộc lớn, nước lớn, đều có nhân tố bành trướng chứ không phải chỉ có Trung Quốc. Mỹ, Nga, Đức, Nhật, Ấn Độ đều như vậy. Đó là đặc điểm có tính phổ biến, như là người giàu, lớn, khỏe thì hay xem thường kẻ nghèo hèn. Một con người cũng thế, một cộng đồng cũng thế mà một dân tộc cũng thế. Cho nên diễn biến hòa bình không phải chỉ có Mỹ. Tất nhiên gốc tích của diễn biến hòa bình thời hiện đại là từ Mỹ nhưng những thủ đoạn tác động vào các nước khác để đảm bảo có một chính quyền ở đó theo ý mình thì Trung Quốc là cha đẻ, là bậc thầy của thế giới. Cách đây 2.600 năm, chính ông Quản Trọng, người nước Tề thời Xuân Thu, là người đẻ ra diễn biến hòa bình với các thủ đoạn chia rẽ nội bộ, lũng đoạn kinh tế, khoét sâu mâu thuẫn, đưa thông tin vu khống để vua bạc đãi người trung thực, xung quanh nhà vua chỉ còn những loại nịnh thần, ngu dốt thôi. Từ đó đất nước họ suy yếu, ông ta thâu tóm năm nước xung quanh chỉ trong vài năm. Người Mỹ chỉ học mót người Trung Quốc về khoản này. Vậy chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc có gì khác biệt dẫn đến việc họ bị thế giới ghét bỏ như ông vừa đề cập? + Trung Quốc có hai điểm đặc biệt. Một là máu bành trướng của họ dữ dội, quyết liệt hơn các nước khác. Hai là về mặt thủ đoạn, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn bất kể tính chất. Người Mỹ, Nhật, EU không bao giờ làm cái trò cho người sang xui nông dân Việt Nam trộn bùn vào chè, đưa về Trung Quốc quay lên truyền hình, chụp ảnh cho cả thế giới xem; họ cũng không bao giờ mua móng trâu, mua rễ quế, mua đỉa, tuồn hàng chất lượng kém, có chất độc sang Việt Nam. Cho nên cả thế giới chăm chăm cảnh giác Trung Quốc. Họ là một cường quốc không có đồng minh. Khi nào Trung Quốc dùng vũ lực? Nghiên cứu các cuộc xung đột vũ trang của Trung Quốc từ năm 1949 đến nay, ông đánh giá thế nào về những yếu tố dẫn các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến việc giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế bằng vũ lực? + Nó là hợp lưu cộng hưởng của hai dòng: Dòng bành trướng và dòng phục vụ cho lợi ích trước mắt. Cuộc chiến tranh năm 1969 với Liên Xô chính là vật tế thần để họ chứng tỏ với Mỹ rằng tôi không liên kết với Liên Xô. Đến tháng 2-1979, họ biến Việt Nam thành vật tế thần, một lần nữa chứng minh cho Mỹ thấy họ không đồng minh gì với Việt Nam cả. Trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình còn đến Washington, đội mũ cao bồi, nói với Tổng thống Mỹ Carter rằng: “Chúng tôi là NATO phương Đông”. Việt Nam thành vật tế thần để Trung Quốc mua bán với Mỹ. Suốt từ năm 1979 đến năm 1991, Trung Quốc câu kết với Mỹ và phản động quốc tế bóp nghẹt Việt Nam, bao vây cấm vận Việt Nam. Lịch sử Việt Nam lùi mất 30 năm. Đó là một thời kỳ đen tối của lịch sử Việt Nam, khi tất cả mọi lối ra thế giới đều bị Trung Quốc và Mỹ bịt hết. Bành trướng là chiến lược lâu dài của họ nhưng khi cần sử dụng vũ lực để giải quyết lợi ích trước mắt và phù hợp với chiến lược đó, họ sẵn sàng. 5 lần 'bán đứng' Việt Nam . Chuyện nước lớn, với tư tưởng bành trướng, thỏa thuận với nhau trên lưng nước nhỏ, đã từng xảy ra nhiều trên thế giới. Trong quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác thì sao, thưa ông? + Tôi cho là Việt Nam từng năm lần bị bán đứng. Lần thứ nhất tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải vĩ tuyến 17 mà có thể là 13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã nhân nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17. Sau này chính Pháp nói với ta điều ấy. Lần thứ hai khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 1-3-1972, Kissinger về Tokyo họp báo, nói một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời trước đây các tổng thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó là phong tỏa cảng Hải Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế giới, cho máy bay đánh sát biên giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thiệt hại về người và tài sản trong cuộc không chiến của Mỹ ở miền Bắc từ 1-3-1972 đến khi ký Hiệp định Paris bằng cả sáu năm trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu nữa. Nên thông cáo Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người Việt Nam. Lần thứ ba, họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh. Lần thứ tư, chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ thảm sát hơn 2 triệu người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z, lương thực thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến tranh biên giới Tây Nam 1976-1978 là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh Việt Nam. Sau đấy, khi ta giải phóng Campuchia, Trung Quốc là kẻ lu loa trên thế giới rằng Việt Nam có âm mưu lập “Liên bang Đông Dương”. Kẻ gây ra họa diệt chủng lại vu cáo cho những người cứu người Campuchia khỏi họa diệt chủng. Lần thứ năm là chiến tranh biên giới năm 1979. Năm lần họ buôn bán trên lưng mình. Tất cả những chuyện tranh chấp của Trung Quốc với nước khác, từ xưa đến nay, không có cuộc tranh chấp nào mà Trung Quốc có lý cả. Cuộc chiến năm 1962 với Ấn Độ, họ chiếm của Ấn Độ mấy chục ngàn cây số vuông, không có lý nào cả. Quan hệ với Nhật Bản, Philippines cũng vậy, không có lý nào. Tôi thống kê có 15 cuốn sách, 20 bản đồ cổ khẳng định cực nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam thôi. Theo Pháp luật TPHCM Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2013 Bạo loạn ở Trung Quốc, 27 người chết Hàng chục người thiệt mạng khi các cuộc bạo loạn nổ ra ở khu tự tri Tân Cương, Trung Quốc sáng nay. Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc tại Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương. Ảnh: AFP BBC đưa tin vụ việc xảy ra ở thị trấn Lukqun, huyện Turban, cách thủ phủ Urumqi của khu tự trị Tân Cương khoảng 200 km về phía đông nam. Tân Hoa Xã dẫn lời giới chức cho hay, một đám người đã cầm dao xông vào tấn công các sở cảnh sát và một tòa nhà của chính quyền địa phương, buộc lực lượng an ninh phải nã súng. Những kẻ quá khích đã dùng dao đâm nhiều người và còn đốt cả xe của cảnh sát. 17 người, trong đó có 9 nhân viên an ninh và 8 dân thường, đã thiệt mạng, trước khi cảnh sát bắn chết 10 người trong số những kẻ gây rối. Ít nhất 3 người khác bị thương và đang được chữa trị tại bệnh viện. Hãng thông tấn Trung Quốc không cung cấp thêm thông tin gì về sắc tộc của những kẻ liên quan đến vụ việc hay nguyên nhân làm bùng phát bạo loạn. Tân Cương là nơi thường xuyên xảy ra các cuộc đụng độ vì mâu thuẫn căng thẳng giữa hai tộc người Duy Ngô Nhĩ và người Hán. Năm 2009, gần 200 người, đã thiệt mạng sau một cuộc bạo loạn đẫm máu ở Urumqi. Hồi tháng 4, một vụ việc tương tự xảy ra tại thành phố Kashgar làm 21 người chết. Link: http://vnexpress.net...et-2838620.html Anh Ngọc Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2013 Nhật chết lặng vì phát biểu ủng hộ Trung Quốc của cựu thủ tướng Hatoyama 26/06/2013 12:08 (TNO) Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga tuyên bố ông cảm thấy điếng người khi nghe thấy phát biểu của cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama rằng ông thông cảm với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama - Ảnh: Reuters Theo AFP, cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama, người chỉ tại nhiệm trong một thời gian ngắn, đã nói với kênh truyền hình Phượng Hoàng ở Hồng Kông rằng việc Trung Quốc có cảm giác Nhật “đánh cắp” quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là không thể tránh khỏi. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là đối tượng của một vụ tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ và vừa mới bùng phát trở lại vào năm ngoái. Cả hai nước đã nhiều lần cử tàu bè đến vùng biển xung quanh quần đảo để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền. Nhật khẳng định họ đã xác lập chủ quyền tại quần đảo vô chủ vào năm 1895. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố Tokyo đã đánh cắp phi pháp Senkaku/Điếu Ngư và phải trả lại quần đảo cùng với những lãnh thổ chiếm đóng khác sau Thế chiến thứ hai. Trong cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm 25.6, ông Hatoyama nói: “Việc phía Trung Quốc nghĩ Nhật đánh cắp quần đảo là không thể tránh khỏi. Sau khi những phát biểu gây ra làn sóng phẫn nộ trong khu vực, ông Hatoyama đã đính chính ông chỉ muốn nói “có khả năng” Trung Quốc có thể nghĩ như vậy. Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga đã nói những phát biểu của ông Hatoyama là “sự xúc phạm”. “Tôi hoàn toàn không thốt nên lời khi nghe về phát biểu của ông ấy. Đúng là choáng váng”, ông Suga nói trong cuộc họp báo hôm 25.6. “Thật xúc phạm và không thể tha thứ cho một cựu thủ tướng khi phát biểu về những điều gây tổn hại đến lợi ích quốc gia”, ông Suga nói tiếp. Theo AFP, khi được hỏi về vụ việc một lần nữa vào hôm nay, 26.6, ông Suga cho biết ông vẫn chưa thể nói nên lời. “Tôi đã nói hôm qua rằng tôi há hốc miệng. Tôi vẫn thế, miệng tôi vẫn còn há hốc”, ông Suga nói. Mặc dù đối đầu vẫn thường xuyên xảy ra giữa các tàu công vụ hai nước tại Senkaku/Điếu Ngư, Nhật tuyên bố lập trường của họ là không có tranh chấp tại quần đảo. Ông Hatoyama, từng là lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập ở Nhật, giữ vai trò thủ tướng từ tháng 9.2009 đến tháng 6.2010. Ông đã rời khỏi chính trường song vẫn còn tham gia kinh doanh với tư cách là người thừa kế của tập đoàn lốp xe Bridgestone nổi tiếng. Sơn Duân BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (5 H-Dũng Dù là 1 người dân bình thường đi nữa , nhưng nếu có tranh chấp gì với nước ngoài, tôi luôn đứng về phía lợi quyền của quấc gia, dân tộc. Ông nầy từng làm T Tướng Nhật Bản ,1 đất nước vốn nổi tiếng với tinh thần võ sỹ đạo mà lại phát biểu như thế thì quả thật có hơi...hèn. nguyentuong Ông nầy hết cửa làm T.T Nhật rồi xp Ủng hộ chủ quyền không thể tranh cải của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku. that vong Bạn Nhật hãy cố lên vì chính nghĩa! Chúng tôi ủng hộ bạn!!! Nguyễn long Xuân Các Đảng phái có thể kình chống nhau,nhưng TỔ QUỐC NÊN ĐƯỢC ĐẶT LÊN TRÊN HẾT VÀ LÀ BẤT KHẢ XÂM PHẠM Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2013 http://dddn.com.vn/2012081302300469cat183/tuong-le-van-cuong-viet-nam-da-5-lan-bi-ban-dung.htm Tướng Lê Văn Cương: Việt Nam đã 5 lần bị 'bán đứng' Thứ Hai, 13/08/2012 - 14:38 Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an vạch rõ Việt Nam đã 5 lần bị 'bán đứng'. Do bản tính bành trướng quá dữ dội và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, Trung Quốc không có đồng minh. Trước đây, người Trung Quốc có đối tác để "bán". Nhưng bây giờ họ không có ai mua để "bán". Bây giờ chỉ còn những quyết định đúng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2013 Nhật tuyên bố giúp Philipines bảo vệ "đảo xa" Thứ Năm, 27/06/2013 - 16:16 (Dân trí) - Phát biểu trong chuyến thăm Philippines, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera tuyên bố sẽ giúp Philippines bảo vệ “các đảo xa”. Đồng thời, quan chức cả hai nước bày tỏ sự quan ngại về những động thái của Trung Quốc trên khu vực biển châu Á. Nhật và Philippines sẽ cùng hỗ trợ nhau về quốc phòng. Theo hãng tin AFP, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera khẳng định những tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ biển Đông, cũng như vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với Nhật tại biển Hoa Đông đã được các quan chức cấp cao hai nước bàn thảo tại Manila. “Chúng tôi nhất trí rằng sẽ cùng hợp tác hơn nữa trong việc bảo vệ các hòn đảo xa…bảo vệ chủ quyền trên biển cũng như bảo vệ các lợi ích hàng hải”, ông Onodera khẳng định trong buổi họp báo chung với người đồng cấp phía Philippines. “Chúng tôi cũng đối diện với vấn đề tương tự tại khu vực biển Hoa Đông. Nhật Bản rất lo ngại rằng những vấn đề tại biển Đông cũng có thể ảnh hưởng tới tình hình tại Hoa Đông”, ông Onodera nói. Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã đón nhận đề nghị hỗ trợ của Nhật Bản đối với quân đội nước mình. “Chúng tôi nhất trí rằng sẽ tiếp tục trao đổi thông tin, trao đổi công nghệ để hỗ trợ nhau xây dựng mối quan hệ quốc phòng vững mạnh hơn”, ông Gazmin nói. Cả hai bên đều không nêu chi tiết về nội dung hợp tác. Nhưng trong một phát biểu hồi tháng 2, Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario từng nói rằng nước này đang chuẩn bị nhận 10 tàu tuần tra mới từ Nhật trong vòng 18 tháng tới. Trước đó, trả lời tờ Financial Times tháng 12/2012, ông Del Rosario khẳng định một Nhật Bản được tái vũ trang sẽ giúp khu vực câng bằng cán cân với Trung Quốc. Cả hai ông Onodera và Gazmin cũng khẳng định việc hoan nghênh sự hiện diện quân sự tại châu Á của đồng minh chung của hai nước: Mỹ. Tuy nhiên ông Onodera khẳng định Nhật muốn tránh xung đột với Trung Quốc. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng tình hình hiện tại không nên bị thay đổi bằng việc sử dụng vũ lực mà nên thông qua luật pháp”, vị Bộ trưởng quốc phòng Nhật nói. Trung Quốc thời gian qua đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ biển Đông, bao gồm cả những vùng nước gần bờ biển các nước láng giềng. Philippines đã nhiều lần lên tiếng về sự “bắt nạt” ngày càng tăng của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Manila còn khiến Bắc Kinh nổi giận khi đề nghị các đồng minh là Nhật và Mỹ giúp đỡ. Philippines cho biết năm ngoái Trung Quốc đã chiếm đóng một đảo san hô vòng, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Trong khi đó căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc cũng leo thang do tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông. Thanh Tùng Theo AFP ==================== "Giúp bảo vệ" dịch nghĩa ra ngôn ngữ bình dân có nghĩa là "cà chớn bụp liền". Hì! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2013 Trung Quốc "tức tối" vì Sách Trắng quốc phòng Nhật Thứ Năm, 27/06/2013 - 16:35 (Dân trí) - Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên tiếng chỉ trích một bản tóm tắt về Sách Trắng của Bộ quốc phòng Nhật Bản, trong đó nói rằng sự thiếu minh bạch về các vấn đề an ninh của quân sự của Bắc Kinh là mối lo ngại với cả khu vực và thế giới. Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh. "Trung Quốc đi theo con đường phát triển hòa bình và theo đuổi chính sách quốc phòng quốc gia với mục đích phòng thủ", phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ ở thủ đô Bắc Kinh hôm nay. Bà Oánh còn nói thêm rằng Trung Quốc minh bạch về mục đích chiến lược của quân đội và không đe dọa quốc gia nào. Phát ngôn viên Trung Quốc còn nói, do các yếu tố lịch sử nên sự phát triển quân sự của Nhật Bản mới nhận được sự chú ý lớn từ các quốc gia láng giềng châu Á. "Phía Nhật Bản đã chủ trương đe dọa Trung Quốc và cố tình gây ra những căng thẳng trong những năm gần đây", bà Oánh cáo buộc. Bà Oánh còn khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không thay đổi lập trường và sự kiên quyết trong vấn đề quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) và nước này sẽ tiếp tục thực thi các biện pháp cần thiết để duy trì chủ quyền đối với quần đảo. Trước đó, hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho biết, một bản tóm tắt về Sách Trắng của Bộ quốc phòng Nhật Bản được công bố hôm 25/6 nói rằng sự thiếu minh bạch trong các vấn đề an ninh và quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa cho không chỉ khu vực mà còn cả thế giới. Trong bản tóm tắt, Bộ quốc phòng Nhật Bản cũng cân nhắc tầm quan trọng của việc tăng cường các khả năng của lực lượng phòng vệ (SDF) nhằm điều các binh sĩ tới những khu vực hẻo lánh và tiến hành các cuộc tập trận chung với quân đội Mỹ để chuẩn bị cho tình huống giành lại các đảo bị mất quyền kiểm soát. Bản tóm tắt Sách Trắng đã được đưa ra trong một cuộc họp của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền và ấn bản thường niên mới nhất dự kiến sẽ sớm được nội các Nhật phê chuẩn. An Bình Tổng hợp =================== Share this post Link to post Share on other sites