Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Thượng đỉnh Obama – Tập Cận Bình:

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/124712/tu-hat-giong-gieo-trong-den-hoa-thom-qua-ngot.html

Từ hạt giống gieo trồng đến hoa thơm quả ngọt

Posted ImageChỉ tương lai mới có thể trả lời, ngoài “kết giao cá nhân”, liệu thế giới sẽ được hưởng “cây lành trái ngọt” từ những “hạt giống gieo trồng” trong hai ngày cuối tuần qua từ vùng nắng ấm California hay không.

Sau hai ngày họp thượng đỉnh bán chính thức mồng 7 và mồng 8/6 tại California, Nhà Trắng cho biết Mỹ và Trung Quốc đã có cùng quan điểm trên ba hồ sơ nổi bật: hiệu ứng nhà kính, Bắc Triều Tiên và an ninh mạng. Đây là các chủ đề tiêu biểu cho ba “khúc nhôi” liên quan đến các vấn đề toàn cầu (thay đổi khí hậu), an ninh khu vực (vấn đề phi hạt nhân hóa) và quan hệ song phương (Trung Quốc ghi nhận mối quan tâm của Mỹ về nạn tin tặc mà nguồn gốc được xem là từ Hoa lục).

Các kết quả được ghi nhận

Theo AFP ngày 9/6, trong thông cáo chung, hồ sơ duy nhất được ghi lại bằng giấy trắng mực đen: đó là hai bên đồng thuận cùng nỗ lực trong cuộc chiến “chống thay đổi khí hậu” do khí thải công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính. Còn theo ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì thì cả hai bên đã không ngần ngại đề cập đến các vấn đề bất đồng. Tổng thống Obama lưu ý Tập chủ tịch về tình trạng căng thẳng trên biển Hoa Đông, thúc giục lãnh đạo Trung Quốc ngưng các hành động gây hấn với Nhật Bản. Ông Tập Cận Bình kêu gọi Mỹ ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan, khẳng định Trung Quốc cương quyết bảo vệ “chủ quyền biển đảo tại Hoa Đông và Biển Đông” nhưng cam kết sẽ tìm một “giải pháp ôn hòa”.

Về hồ sơ tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng, cố vấn An ninh quốc gia Tom Donilon bảo đảm với báo chí là hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung “hoàn toàn có cùng mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên” và sẽ không thừa nhận Bắc Triều Tiên là quốc gia có vũ khí hạt nhân. Lời tuyên bố này được đưa ra ở California chỉ vài giờ trước khi tại Bàn Môn Điếm, cuộc đối thoại liên Triều được mở lại, sau hai năm gián đoạn. Giới phân tích xem đây là hành động nhượng bộ của Bắc Triều Tiên trước áp lực của Trung Quốc trong bối cảnh thượng đỉnh Mỹ-Trung.

Posted ImageVề quan hệ song phương, nếu đúng như tuyên bố của ông Tom Donilon, thì hồ sơ mà Hoa Kỳ xem là “cốt lõi” trong quan hệ với Trung Quốc chính là nạn tin tặc mà theo phía Mỹ, xuất phát từ Hoa lục. Trong cuộc thảo luận, ông Obama đã cảnh báo ông Tập Cận Bình là nếu tệ nạn này còn tiếp diễn thì nó sẽ cản trở quan hệ song phương. Washington, tuy không nêu đích danh chính quyền Trung Quốc, nhưng khẳng định tin tặc “phát xuất” từ Hoa lục tấn công đánh cắp tài liệu, thông tin mật của chính phủ Mỹ và công nghiệp Mỹ.

Cố vấn Tom Donilon cho biết là phía Trung Quốc đã “ghi nhận” mối quan ngại của Mỹ. Trong khi đó thì ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, tháp tùng ông Tập Cận Bình, tuyên bố “Trung Quốc cũng là nạn nhân và hoàn toàn chống lại mọi hình thức tấn công vào hệ thống vi tính”.

Theo thông báo của cố vấn an ninh “sắp ra đi” Tom Donilon, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận với nhau tổng cộng 8 tiếng đồng hồ trong hai ngày cuối tuần, tại tòa nhà nguy nga Sunnylands ở California, cách Los Angeles 160 km. Thời gian trao đổi như vậy là khá thoải mái, không qua nghi thức ngoại giao cứng nhắc, được phía Mỹ xem là rất có ý nghĩa. Trước đó, ông Obama và Tập Cận Bình đều tuyên bố hy vọng “tạo ra một mô thức quan hệ mới” (New Model). Tuy nhiên, thông cáo chung vẫn chưa nêu rõ nội dung “mô hình quan hệ mới” cụ thể sẽ như thế nào.

Về mặt hình thức, hai nhà lãnh đạo đã cùng nhau đi dạo gần một giờ đồng hồ trong khuôn viên khu biệt thự Sunnylands, cùng ngồi trên một ghế băng bằng gỗ. Theo nhận định của thông tín viên RFI Jean Louis Pourtet, Tổng thống Mỹ đã đạt được mục tiêu đề ra. Ông Obama đã có dịp “kết giao” với tân lãnh đạo Trung Quốc, đối tác suốt nhiệm kỳ hai này của ông cho đến hết 2016. Tuy nhiên, chỉ có tương lai mới có thể trả lời, ngoài “kết giao cá nhân”, liệu thế giới sẽ được hưởng “cây lành trái ngọt” từ những “hạt giống gieo trồng” trong hai ngày cuối tuần qua từ vùng nắng ấm California hay không?

Các cửa ải của quan hệ Trung-Mỹ

Cửa ải bao trùm trong các cuộc đàm phán Trung-Mỹ dù là bán chính thức hay chính thức, đó là khó khăn trong việc thiết kế cho cả một lộ trình dài, chứ không chỉ là những vấn đề trước mắt. Rõ ràng, “mô thức mới” mà hai vị nguyên thủ tìm kiếm chưa thể hoàn tất trong ngần ấy thời gian (có báo Mỹ đưa là các cuộc trao đổi kéo dài tất cả 9 giờ đồng hồ).

Theo BBC, ông Tập và ông Obama còn đề ra lịch gặp nhau thêm ba lần nữa trong năm 2013 này(?) Liệu hai ông có tìm được lối thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan trong các cuộc thảo luận ở cấp hoạch định chính sách trong mỗi nước hay không. Điều này tùy thuộc vào việc các ông sẽ lấy những quyết định nào từ giới “think-tank” đưa ra để vượt qua các cửa ải khác trong mối bang giao.

Cửa ải sinh tử của quan hệ song phương là “cái bẫy Thucydides*”. Cha đẻ của khoa học lịch sử cho rằng, khi một cường quốc đang “trỗi dậy” thì chắc chắn sẽ xung đột với cường quốc “đang tại vị”. Thái độ quyết đoán và hung hăng của Trung Quốc đối với các tranh chấp lãnh thổ, từ Ấn Độ qua Biển Đông rồi lên Hoa Đông, càng củng cố thêm ấn tượng, ảnh hưởng của phái cứng rắn đang gia tăng trong chính trường Bắc Kinh. Các cuộc tấn công mạng, vốn là những nguy cơ thầm lặng nay đã được bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mô tả là “rất nguy hiểm, có thể đánh sập lưới điện và phá hoại hệ thống tài chính hoặc vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ”. Trong khi đó, ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì lại chủ trương: “không nên để an ninh mạng là cội nguồn gây ra va chạm mà nên là điểm sáng mới trong sự hợp tác song phương”.

Cửa ải tiếp theo hóa ra lại chính là vấn đề Triều Tiên. Việc nhất trí duy trì đối thoại cấp cao giữa đại diện của Mỹ và Trung Quốc để xem xét các bất trắc trên bán đảo này đúng là kết quả đáng ghi điểm. Trước đây, chưa bao giờ Trung, Mỹ tổ chức cuộc đối thoại như vậy. Tuy nhiên, thật khó tìm được tiếng nói chung giữa ông Obama và ông Tập. Bởi vì, vấn đề Triều Tiên không chỉ là tàn dư của Chiến tranh Lạnh, mà ngày nay nó đã trở thành một trong những tâm điểm cạnh tranh quyền lực và ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Sự hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ có thể phủ nhận các nỗ lực xác lập vị thế nước lớn của Trung Quốc. Vì vậy, chừng nào vấn đề Triều Tiên còn có lợi cho những toan tính chiến lược của các nước lớn, thì chừng đó những căng thẳng hiện nay chưa có lối thoát.

Cửa ải mang tính toàn cầu khác, đó là cuộc chiến đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu. Ô nhiễm môi trường giờ đây đã trở thành vấn đề chính trị và y tế hết sức nghiêm trọng ở Trung Quốc. Hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung cần thống nhất đặt ưu tiên cao cho hợp tác trong các dự án làm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí ở Trung Quốc. Nhưng liệu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có khả năng loại bỏ các rào cản quan liêu để thực hiện các bước đi đã thỏa thuận để đối phó với tình trạng nan giải hay không thì vẫn là câu hỏi lớn. Vấn đề ở đây liên quan đến mô hình phát triển có coi trọng phẩm hay chỉ chú ý đến lượng của quá trình tăng trưởng.

Thượng đỉnh California sẽ kéo theo nhiều vòng đối thoại chính trị/quân sự/kinh tế và thương mại trong những tháng sắp tới. Các vấn đề được truyền thông coi là những kết quả của cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung hóa ra tất cả mới chỉ là những “chặng đầu tiên” trên hành trình tiến vào các cửa ải đầy gian nan của một mối bang giao quan trọng nhất trong thế kỷ 21.

Hiện nay, câu chuyện thường nhật của các nước vừa và nhỏ trong khu vực không hẳn là việc họ dựa vào Mỹ hay Trung Quốc để bảo đảm cho an ninh và thịnh vượng của mình. Một số nước trong khu vực thực hiện chiến lược “đi trên dây”, với nhiều cách tiếp cận khác nhau để đảm bảo lợi ích chiến lược và kinh tế. Về mặt kinh tế, họ “mặc định” nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc; về chiến lược, họ là một phần trong chính sách tái phối khí lực lượng do Mỹ cầm trịch.

Sau khi ai về nhà nấy, có thể nói, vào thời điểm hiện nay, giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn chưa bên nào có đủ niềm tin vào ý định lâu dài vào bên kia.Posted Image Trong bối cảnh ấy, châu Á vẫn tiếp tục trở thành đấu trường của các căng thẳng và hoài nghi liên tục gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tờ “Thời báo Tài chính” (Anh) đã đặt câu hỏi, sau khi nêu lên thế lưỡng nan của một số nước châu Á: Phải chăng đặt cược cả vào hai “cửa nhà cái” như trên mới là sự lựa chọn tối ưu mà các quốc gia “chiếu dưới” (lower hand) cần theo đuổi khi tạo hóa đặt các nước vừa và nhỏ vào đúng tâm điểm cạnh tranh ảnh hưởng và lợi ích giữa hai cường quốc?”.Posted Image

Đinh Hoàng Thắng

__________________________

* Thucydides /Thuxiđi/ (460-395 TCN) là cha đẻ của trường phái chính trị thực dụng coi quan hệ giữa các quốc gia chỉ dựa trên sức mạnh chứ không phải công lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn/quoc-phong/toan-canh/201306/bao-nga-vach-ro-muc-dich-that-mua-su-35-cua-tq-2348680/?paged=1

Cập nhật lúc 10:53, 12/06/2013

Báo Nga vạch rõ mục đích thật mua Su-35 của TQ

(ĐVO) - Vừa qua một phái đoàn Trung Quốc đã lên đường đến Nga để xúc tiến thương vụ Su-35. Trong khi đó một bài viết trên Trang mạng thông tin CNQP Nga cho biết, Trung Quốc muốn đẩy nhanh tiến độ mua Su-35 với mục đích phát triển máy bay chiến đấu “thế hệ thứ 5” J-20 của họ.

Một quan chức trong ngành CNQP Nga cho biết, ngày 05/06, một chiếc máy bay chiến đấu đa dụng Su-35 của không quân Nga đã tiến hành bay biểu diễn cho phái đoàn quân sự Trung Quốc quan sát. Các chuyên gia Trung Quốc đã có những nhận xét, đánh giá rất cao về tính năng của loại máy bay chiến đấu thế hệ 4++ này. Vị quan chức này cho biết, bay biểu diễn tính năng là một công tác khảo sát quan trọng trước khi ký kết các hợp đồng mua sắm máy bay. 2 phi công điều khiển máy bay lần này đều là người của Nhà máy chế tạo máy bay “Liên Hợp”. Đến tham dự buổi bay thử còn có đại diện của Bộ tư lệnh không quân Nga, Công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga và Công ty Sukhoi cùng tham gia.

Buổi bay biểu diễn kết thúc, các quan chức của cả 2 bên bắt đầu tiến hành trao đổi ý kiến. Tuy thông tin chính thức chưa được công bố nhưng đã có nhiều thông tin rò rỉ cho biết, có khả năng giai đoạn đầu Trung Quốc sẽ mua khoảng 24 chiếc chiến Su-35.

Posted Image Chiến đấu cơ đa năng Su-35S Chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ cho rằng cuộc biểu diễn Su-35S như vậy trước phái đoàn Không quân Trung Quốc có thể là minh chứng về tiến bộ trong các cuộc đàm phán theo nội dung cung cấp loại chiến đấu cơ này.

Thời điểm hiện tại, các bên mới chỉ có thỏa thuận khung về việc bán cho Trung Quốc 24 chiếc Su-35S, tài liệu ký ngày 22/1/2013 ở Bắc Kinh như một bộ phận của thỏa thuận rộng lớn hơn về hợp tác trong lĩnh vực hàng không quân sự.

Những máy bay chiến đấu luôn sẵn sàng đổi theo đúng yêu cầu của bên đặt hàng. Ngoài những chỉnh sửa bắt buộc trong hệ thống liên lạc, điều khiển và xác định tiêu chuẩn Nhà nước, ở đây có thể nói về những yêu cầu bổ sung liên quan đến trang bị điện tử và vũ khí trên máy bay.

Bất kể giả thiết của hàng loạt phương tiện truyền thông, suy đoán rằng người Trung Quốc chỉ quan tâm sao chép những chi tiết riêng nhất định của Su-35S, khả năng phát triển sự kiện như vậy ít có thể là sự thực. Các hệ thống chủ chốt đảm bảo tính vượt trội của Su-35S so với phiên bản trước trong gia đình T-10 (Su-27), thí dụ như động cơ và bộ radar, sẽ không thể sao chép được trong thời hạn ngắn ngủi dựa trên cơ sở nghiên cứu một vài mẫu.

Thậm chí cả khi các cơ cấu riêng biệt của Su-35S được tháo khỏi máy bay và sử dụng thử nghiệm trên các máy bay tiêm kích của Trung Quốc, thì cũng chỉ cho phép các kỹ sư Trung Quốc hiểu rõ hơn về khả năng của mẫu phi cơ Nga, chứ không sao chép được gần giống.

Ngoài ra, cách tiếp cận như vậy sẽ là vô ích: thời điểm hiện tại, còn chưa rõ về bất kỳ rào cản cụ thể nào đối với việc xuất khẩu cho Trung Quốc các động cơ 117S, nếu cần thiết để trang bị cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc.

Xét theo mọi điều, trong tương quan cuộc đàm phán về việc cung cấp Su-35S đang tiếp diễn hiệu quả, có thể giả định rằng hợp đồng sẽ được chuẩn bị xong trong vòng năm 2013 hoặc đầu năm 2014.

Các chuyên gia cho rằng, mục đích chính của Trung Quốc khi mua Su-35 là để khắc phục những khó khăn mà nước này không thể khắc phục trong quá trình nghiên cứu, phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của họ là J-20.

Cụ thể vấn đề Trung Quốc gặp phải là hệ thống radar và vật liệu Titan để tăng độ bền. Về động cơ, dù là tang hình cơ thế hệ 5 nhưng J-20 vẫn dùng sử dụng động cơ AL-31F của Nga, còn chiếc thứ 2 sử dụng động cơ WS-10G do Trung Quốc “nhái lại” từ chính AL-31F. Đây chính là loại động cơ được Trung Quốc sử dụng trên “bản sao” của Su-27SK là J-11.

Các chuyên gia quân sự nước ngoài cho biết, tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm J-20 ít nhất còn phải mất 6-7 năm nữa, do đó Bắc Kinh không có cách nào hoàn thiện loại máy bay này đúng theo kế hoạch của họ là năm 2017.

Su-35 là sản phẩm của Viện thiết kế Sukhoi, là loại máy bay chiến đấu đa dụng siêu hạng được phát triển trên cơ sở máy bay chiến đấu Su-27. Ngoài bảo lưu hình dáng khí động của dòng Su-27, Su-35 áp dụng phần lớn là công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, được giới quân sự trên thế giới xếp vào thế hệ 4++.

Su-35S có tầm bay tối đa 3400km, trần bay 19km, bán kính tác chiến 1600km (chưa tính tiếp dầu trên không). Trước đây, tính năng tàng hình là điểm yếu của Su-27, hai nguồn phát xạ rất lớn ở cửa hút khí và buồng lái là khiếm khuyết chết người của nó, về phương diện này, Su-35 đã có rất nhiều cải thiện. Các nhà thiết kế Su-35 đã chế tạo ra một vật liệu hấp thụ sóng điện từ, để phun lên bề mặt cửa hút khí và các tấm thép ốp động cơ.

Thân máy bay được gia cố hợp kim Titan, cùng với thiết kế 3 cánh nổi tiếng là cánh nhỏ phía trước, cánh chính và cánh đuôi bằng phía sau khiến cho Su-35 có khả năng cơ động tuyệt vời, với tốc độ tối đa lên tới 2,25Mach, ngang ngửa với tốc độ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 là F-22 của Mỹ nhưng vượt trội về khả năng linh hoạt.

Ngoài động cơ máy bay 117S ra, radar mảng pha thụ động IRBIS (PESA) cũng là một công nghệ then chốt của Su-35 và là “niềm mơ ước” của Trung Quốc. Su-35 sử dụng radar mảng pha thụ động IRBIS-E (PESA), cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km. Đặc biệt nó có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.

Hiện 1 nguyên mẫu radar PESA duy nhất của Trung Quốc đang được thử nghiệm trên 1 chiếc J-10B. Phía Trung Quốc tung hô ầm ĩ là đã chế tạo thành công radar mảng pha cho máy bay chiến đấu, thậm chí còn gạ bán cho Nga nguyên mẫu T/R.

Thế nhưng các chuyên gia kỹ thuật radar phân tích, thực chất loại radar PESA của Trung Quốc chỉ thuộc loại AESA, thuộc dạng công nghệ mà Nga và Mỹ đã bỏ không sử dụng. Chính vì vậy, để hoàn thiện nó, người Trung Quốc nhắm đến radar IRBIS-E là phiên bản hiện đại nhất của Nga đang lắp đặt trên Su-35.

TP (tổng hợp ANTĐ/ GDVN)

Ý kiến phản hồi

  • Huy Cao - gửi lúc 06:08 | 13-06-2013 Không có bất cứ hiệp định hay bộ quy tắc ứng xử nào khiến Nga không bán vũ khí cho Bắc Kinh. Cần phải hiểu cho rõ, các dòng vũ khí Nga xuất khẩu là dòng đã tinh giản mọi công nghệ nhạy cảm hoặc tối tân; chỉ có Bộ quốc phòng Nga là được cung cấp vũ khí đầy đủ tính năng. Mỹ cũng đang xem xét bỏ cấm vận vũ khí TQ, vì thị trường quá béo bở. Vì tiền cả thôi, đừng bao giờ nghĩ vì quan hệ với VN mà Nga hay Hoa Kỳ xem xét phá bỏ quan hệ hay xung đột với TQ. Điển hình là tấm gương đau thương của Đài Loan và Philippin.

  • Nguyen viet dung - gửi lúc 21:52 | 12-06-2013 To Nguyen nam: điều đó có nghĩa là chỉ có quan hệ mua bán, làm quái gì có quan hệ anh em.

  • Hùng Nguyễn - gửi lúc 21:05 | 12-06-2013 Nói cho cùng thì cũng về cân đối sức mạnh chiến lược thôi mà.Ko bán thì tiền đâu ra để nghiên cứu thế hệ kế tiếp. Và cũng để các nước chạy đua mua máy bay hoặc các hệ thống phòng thủ chống lại và tất cả các nước đều chú ý tới TQ và cũng làm chậm quá trình máy bay tàng hình của TQ cả thôi. Nga không ngu như bạn tưởng đâu.

  • teddy - gửi lúc 11:22 | 12-06-2013 Người viết bài báo này có tý kiến thức về công nghệ quân sự không vậy? Cái gì là "thực chất loại radar PESA của Trung Quốc chỉ thuộc loại AESA, thuộc dạng công nghệ mà Nga và Mỹ đã bỏ không sử dụng" ??? AESA mà là công nghệ đã bỏ đi à? Thế F-22 đang dùng AESA là cái gì vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...nhoang-2347722/

Cập nhật lúc 15:36, 26/05/2013

GS Nhật: "TQ sẽ dùng chiến tranh chớp nhoáng"

(ĐVO) - Trung Quốc sẽ nhanh chóng, ồ ạt tấn công đối phương trên mọi hướng và cũng nhanh chóng rút lui bảo toàn lực lượng. Đó là nhận định của Tomohide Murai - GS học viện quốc phòng Nhật Bản.

‘Muốn hòa bình hãy chuẩn bị chiến tranh’ Sau chiến tranh thế giới lần thứ II trên sóng nước Thái Bình Dương, người Nhật hoàn toàn không nghĩ về chiến tranh. 70 năm về trước, người Nhật hừng hực khí thế khi nói về chiến tranh, nhưng ngày nay họ không còn muốn nhận biết, điều gì đang xảy ra trước mắt họ. Điều đó bắt đầu từ một sự hoang tưởng, rằng các hành động gây chiến bao giờ cũng bắt đầu từ Nhật Bản, chiến tranh không thể tự nó sinh ra mà không có bàn tay người Nhật, chiến tranh không tự đến từ biển khơi. Cụm từ có cánh của La Mã cổ đại "Nếu muốn hòa bình - hãy chuẩn bị cho chiến tranh" đã trở thành không được chấp nhận ở đất nước Mặt trời.

Posted Image Quân đội Trung Quốc thường xuyên diễn tập đổ bộ chiếm đảo thời gian gần đây gây căng thẳng trong khu vực.

Sau đại chiến thế giới lần thứ II, Các nước Đồng minh thắng trận đã cấm Nhật Bản de dọa hoặc dùng sức mạnh quân sự đối với các nước khác. Sử dụng lực lượng có vũ trang theo Hiến chương của Liên hiệp quốc chỉ được phép theo nghị quyết của UN trong trường hợp bị bắt buộc có những hành động đáp trả (điều 42), theo sự đồng thuận của khu vực và các tổ chức quốc tế trong điều kiện bắt buộc cần những hành động kiên quyết (điều 53) và để tự vệ khi bị xâm lược bằng quân sự (điều 51). Tư tưởng này đã nằm trong Hiến pháp Nhật Bản và cũng nằm trong hệ tư tưởng của người Nhật Bản.

Từ một góc nhìn phía bên kia biển, đối với Trung Quốc, chiến tranh có một ý nghĩa hoàn toàn khác và cũng được định nghĩa theo một quan điểm khác. Những quan niệm hiện đại của Trung Quốc về một cuộc chiến tranh có thể sẽ là: “Sau đại chiến thế giới lần thứ II, khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực trên diện rộng cấp châu lục và thế giới chỉ có Mỹ và Liên Xô. Nhưng đến thời điểm này Mỹ càng ngày càng trở lên yếu hơn nếu so sánh với thời gian trước đây. Sau chiến tranh lạnh, Liên xô đã tan rã, và Liên bang Nga, chủ thể kế thừa chính thức của Liên Xô, không còn đủ sức mạnh để đối đầu với Mỹ.

Posted Image Tàu tên lửa cao tốc Hubei của Trung Quốc chuyên dùng để tấn công nhanh, bất ngờ.

Do đó, trong giai đoạn hiện nay, chiến tranh sẽ chỉ hình thành ở mức độ khu vực” .Các cuộc chiến tranh khu vực thông thường có thời gian rất ngắn, có giới hạn biên giới rõ ràng và có mục đích cụ thể, chiến tranh khu vực cần phải đạt được mục tiêu đã định trước bằng những hành động quân sự mạnh mẽ, quyết liệt và thần tốc. Đồng thời, cuộc chiến tranh cần phải kết thúc trước khi đối phương kịp triển khai toàn bộ tiềm lực quốc phòng của họ và có sự tham gia của các lực lượng ủng hộ khác trên toàn thế giới.

Chiến tranh quy mô nhỏ, chớp nhoáng Trong quan điểm chiến lược quân sự hiện đại của Trung Quốc hiện đại để đạt được các mục tiêu chiến tranh càng nhanh càng tốt trong điều kiện có những hạn chế của công nghệ nhưng quá mạnh về số lượng, yêu cầu đặt ra với một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ là:

1) Chiến lược tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực chớp nhoáng, không có những hoạt động chiến dịch, chiến thuật làm kéo dài thời gianPosted Image,

2) Giai đoạn tiến hành các hoạt động quân sự phải rất ngắn và giới hạn trong một vài ngày.

Posted Image Tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zubr bò rừng Trung Quốc mua của Ukraina là vũ khí cho lực lượng lính thủy đánh bộ. Posted Image Tàu ngầm hạt nhân của quân đội Trung Quốc.

Posted Image

Trong chiến tranh hiện đại của Trung Quốc, cần phải nhanh chóng, ồ ạt tấn công đối phương trên mọi hướng và cũng nhanh chóng rút lui bảo toàn lực lượng. Chiến lược chiến tranh hiện đại của Trung Quốc được gói gọn trong quan điểm tiến hành các hoạt động chiến đấu tấn công mạnh mẽ , nhanh chóng trên không, trên biển, trên bộ đồng thời với cường độ cao và tốc độ tác chiến nhanh chóng, tiến hành các cuộc đánh chiếm hải đảo, quần đảo nhằm bảo vệ lợi ích của mình trên biển và đại dương.

Trong điều kiện công nghệ thông tin lan tỏa nhanh chóng như hiện nay, tất cả đều được giải quyết trong một cuộc xung đột giữa hai lực lượng vũ trang với một lượng thời gian vô cùng ngắn ngủi, có thể được tình bằng phútPosted Image, khi mà chiến thắng dành được bằng những đòn tấn công bất ngờ, hiệu quả của vũ khí chính xác có uy lực mạnh nhằm tiêu diệt đối phương và đạt mục đích đề ra – để cộng đồng khi thức dậy trong một bình minh yên ả, họ sẽ biết trên các phương tiện thông tin đại chúng về một cuộc chiến tranh đã xảy ra và thành công hay thất bại của mỗi bên tham chiến.Posted Image

Những xung đột vũ trang có sự tham gia của quân đội có thể chia ra nhiều loại và nhiều cấp. Ví dụ: Xung đột không vượt quá giới hạn những đe dọa bằng ngôn ngữ và biểu dương sức mạnh quân sự, xung đột vũ trang trên diện hẹp có sự tham gia của lực lượng vũ trang thường trực, chiến tranh mở rộng cùng với sự kiện đất nước chuyển từ trạng thái thời bình sang thời chiến. Ngoài ra, có thể có cuộc chiến tranh lớn nhưng giới hạn quy mô trong tình huống có sự tham gia tác động của các nước có liên quan, từ nhiều hướng cố gắng hạn chế các xung đột vũ trang bắng những sáng kiến chính trị của họ.

Trong một khái niệm đơn giản đầu tiên, phân định chiến tranh hay hòa bình không thể dựa trên những quan hệ đối ngoại quốc tế đầy phức tạp. Ở Trung Quốc, một cuộc chiến tranh nhỏ được coi là một hình thức ngoại giao quân sự trong điều kiện thời bìnhPosted Image. Ngay cả trong trường hợp không có khả năng cho một cuộc chiến tranh lớn, cũng không thể loại trừ khả năng có một cuộc xung đột hạn chế nhằm đạt mục đích chính trị. Chính vì, từ quan điểm chiến tranh của Bắc Kinh, chiến tranh là một trong những phương thức tiến hành những hoạt động đối ngoại chính trị Posted Imagevà hoàn toàn không được coi là giải pháp cuối cùng. Ngay cả trong điều kiện thời bình cũng không loại trừ một cuộc chiến tranh nhỏ. Posted Image Tướng diều hâu La Viện luôn kêu gào dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước xung quanh. Mới đây viên tướng hiếu chiến này còn lớn tiếng đòi cả chủ quyền đảo Okinawa của Nhật.

Trong thời gian gần đây, các tàu Trung Quốc nhiều lần vi phạm biên giới trên biển của Nhật Bản tại quần đảo Senkaku (tỉnh Okinawa, thành phố Ishigaki). Theo luật biển của Liên hợp quốc, các tuyến đường đi qua vùng lãnh hải của một nước khác, bắt buộc không được làm phương hại đến lợi ích của quốc gia ven biển. Khái niệm phương hại được hiểu là vi phạm đến hòa bình, trật tự và an ninh của quốc gia ven biển, đồng thời các tàu cũng cần phải đi qua vùng lãnh hải đó nhanh nhất có thể. Các tàu nước ngoài không thể dừng lại, di chuyển tự do trong vùng lãnh hải và hoạt động một thời gian dài trong vùng biển của một quốc gia nước ngoài, hành động của các tàu Trung Quốc hoàn toàn không đúng với các điều khoản của Luật hàng hải quốc tế. Những chấp nhận của Nhật Bản là một điều xa lạ với phần còn lại của thế giới.

Ngoài ra, Tổng Tham mưu trưởng lực lượng Hải quân Trung Quốc, khi ra lệnh đưa tàu quan sát đến khu vực thuộc quần đảo Senkaku, tuyên bố: "Lần sau chúng ta sẽ phải đánh đuổi tàu của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản ra khỏi các vùng nước ven biển của Trung Quốc. Chúng tôi không sợ các cuộc xung đột quy mô nhỏ".

Ngay từ ban đầu, Trung Quốc đã không công nhận chủ quyền các quốc gia theo các điều kiện quốc tế “trên một tàu của quốc gia này, không áp dụng các điều luật của quốc gia khác” khăng khăng đòi khám xét và giới hạn số lượng các tàu nước ngoài đi vào vùng nước xung quanh quần đảo Senkaku.

Cần phải nói thêm, cũng trên vùng nước Thái Bình Dương, theo luật pháp của Nga, trong trường hợp các tàu quân sự nước ngoài xâm phạm lãnh hải của nước Nga, lực lượng biên phòng biển của Nga phải kiên quyết yêu cầu các tầu nước ngoài nhanh chóng ra khỏi hải phận, nếu như tàu quân sự đó sử dụng vũ lực, trong trường hợp đó chiến hạm biên phòng của nước Nga phải đáp trả cuộc tấn công bằng đòn phản kích tương xứng và sử dụng vũ khí để tự vệ. Đồng thời, pháp luật của nước Nga cho phép sử dụng vũ khí không cảnh báo trước trong trường hợp bị tấn công “bất ngờ”.

Ở các nước khác, những điều kiện để được phép sử dụng vũ khí ít nghiêm ngặt hơn nhiều so với Nhật Bản.

Trong quan niệm nhận thức chung hiện nay của người Nhật Bản - đã quen với hòa bình và hữu nghị - bỏ qua những hành vi của các nước lớn khác, đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, có thế rất nguy hiểm. Trong vấn đề này không được phép quên, những gì đang được nhìn nhận chung ở Nhật, là một điều xa lạ đối với phần còn lại của thế giới.

Theo TPO ;

Ý kiến phản hồi;

  • gia hoa - gửi lúc 00:19 | 27-05-2013 Trước những âm mưu đen tối ,và thâm độc của ông "bạn" láng giềng chính phủ VN nên đề phòng và quan trọng là phải lường hết được mọi khả năng có thể xảy ra .Nếu chiến tranh với các nước láng giềng ,Trung Quốc sẽ không sử dụng chiến tranh cục bộ nhỏ.mà sẽ sử dụng chiến tranh tổng lực toàn diện,trên mọi phương diện từ không quân,hải quân ,bộ binh ,pháo binh,tên lửa đất đối đối đất vv...vv..,..Hãy đề phòng

  • Lạc Việt - gửi lúc 20:57 | 26-05-2013 Nhật Bản, họ không sợ đâu. Người Nhật có đủ điều kiện để làm cho TQ phải muối mặt nếu muốn "liều mạng". TQ biết vậy nên chỉ dọa dẫm thôi (ít nhất là thời điểm bây giờ). Nhưng với các nước nhỏ lân bang thì khác. Thế lên có một cách dễ nghe nhất đối với các nước nhỏ này là quyết liệt chứng minh tính ăn cướp lãnh thổ của TQ cho toàn thế giới biết để nhận được sự ủng hộ của bạn bè. TQ đang rất mất uy tiến trên thế giới về nhiều lĩnh vực. Đó là điểm yếu tử huyệt của họ. Tôi tin rằng họ không dám "liều mạng" đối đầu với nhân loại.

  • cao thắng - gửi lúc 20:47 | 26-05-2013 CẦN PHẢI SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG ÁN ĐỐI PHÓ VỚI QUỶ KẾ NÀY.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sẽ dồn toàn bộ trọng tâm chiến lược vào Biển Đông

Thứ sáu 14/06/2013 07:36

(GDVN) - Bài báo đề cập đến vai trò của máy bay cảnh báo sớm cũng như triển vọng phát triển của Trung Quốc và thực hiện nhiệm vụ trên hướng biển Đông.

Trung Quốc đang thực sự đe dọa khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Thủ đoạn chiến thuật của TQ khi sử dụng tàu đệm Zubr trên Biển Đông

Khả năng TQ sẽ điều động tàu đệm khí Zubr đến QĐ Hoàng Sa của Việt Nam

Báo Trung Quốc viết gì về chuyến thăm của Hải quân Ấn Độ đến Việt Nam

Nhật-Mỹ muốn tăng cường sức mạnh trên Biển Đông cho Philippines

Trung Quốc đang dùng thủ đoạn quân sự gì để mưu đồ chiếm Biển Đông?

Posted ImageMáy bay cảnh báo sớm JZY-01 Trung Quốc lộ diện

Ngày 13 tháng 6, tờ "Phương Đông" Trung Quốc có bài viết cho rằng, với việc đóng vai trò trung tâm trên bầu trời thời hiện đại, máy bay cảnh báo sớm sẽ trang bị radar cảnh báo sớm tầm xa, dùng để tìm kiếm, theo dõi các mục tiêu trên không hoặc trên biển, chỉ huy và có thể dẫn đường cho máy bay thực hiện nhiệm vụ tác chiến, giống như "đôi mắt" và "bộ não" của cụm máy bay chiến đấu.

Một chuyên gia quân sự từng nói: "Một quốc gia nếu sở hữu máy bay cảnh báo sớm tốt, cho dù máy bay tác chiến chỉ bằng 1/2 của kẻ thù, cũng có thể giành thắng lợi trong chiến tranh".

Từ khi Trung quốc nhập khẩu tàu sân bay Varyag từ Ukraine đến nay, ở Trung Quốc đã liên tục diễn ra các cuộc tranh luận về việc trang bị loại máy bay cảnh báo sớm nào cho tàu sân bay nội địa của Trung Quốc trong tương lai.

Năm 2012, mẫu thử nghiệm máy bay cảnh báo sớm phiên bản hải quân JZY-01 đã lần đầu tiên bay thử, làm cho Trung quốc trở thành quốc gia thứ năm trên thế giới nghiên cứu chế tạo được máy bay cảnh báo sớm hải quân cánh cố định.

Cùng với việc tranh chấp các vùng biển xung quanh Trung Quốc gần đây liên tiếp xảy ra, loại máy bay cảnh báo sớm vẫn chưa được định hình cuối cùng này được dư luận đặc biệt quan tâm.

Bài báo cho rằng, máy bay cảnh báo sớm dòng E-2 Hawkeye do Mỹ chế tạo là máy bay cảnh báo sớm hải quân chuyên dụng thế hệ thứ hai được Mỹ chế tạo cho tàu sân bay, nó đã đại diện cho trình độ công nghệ cảnh báo sớm hải quân cao nhất trên thế giới hiện nay.

Không chỉ có vậy, máy bay cảnh báo sớm E-2 mặc dù đã được sử dụng rộng rãi trên đất liền, tính năng ưu việt của nó trở thành nguyên nhân quan trọng để Israel có thể liên tiếp giành được thành quả tác chiến trên không mang tính áp đảo trong cuộc chiến tranh Trung Đông.

Bố cục có tính đại diện nhất của E-2 chính là bố cục 4 đuôi buông, so với bố cục 1 hoặc nhiều đuôi buông thì bố cục này có thể thích hợp hơn cho môi trường bay phức tạp trên biển và cất/hạ cánh phức tạp trên tàu sân bay.

Posted Image Máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye của Hải quân Mỹ

Điều này đã giải thích vì sao với tính chất là một loại máy bay hải quân có tần suất hoạt động tương đối cao, máy bay cảnh báo sớm E-2 từ khi bàn giao cho Hải quân Mỹ sử dụng vào ngày 19 tháng 1 năm 1964 đến nay, rất ít xuất hiện sự cố bay hoặc cất/hạ cánh.

Trên máy bay cảnh báo sớm nội địa Trung Quốc có số hiệu "máy bay thử nghiệm JZY-01", Trung Quốc cũng đã áp dụng bố cục 4 đuôi buông (4 cánh thăng bằng phần đuôi) tương tự. Cách làm này báo hiệu, Trung Quốc một mặt đã nắm được công nghệ liên quan của bố cục đặc biệt này, có thể bảo đảm độ tin cậy sử dụng của công nghệ này; mặt khác, sử dụng bố cục này báo hiệu Trung Quốc đã định vị máy bay cảnh báo sớm hải quân của mình vào vị trí tương đồng với Mỹ.

Việc xác định và đạt được trên 2 phương diện này có nghĩa là, máy bay cảnh báo sớm hải quân của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển tốc độ cao, trong đó máy bay cảnh báo sớm số hiệu "máy bay thử nghiệm JZY-01" chẳng qua chỉ là một sự kiện cột mốc của quá trình này.

Với tính chất là tiêu chí cho sự phát triển tốc độ cao của máy bay cảnh báo sớm hải quân Trung Quốc, sự xuất hiện của máy bay cảnh báo sớm JZY-01 còn báo hiệu, Trung Quốc ít ra trong cơ cấu sức mạnh chiến đấu trên biển dài hạn, hoàn toàn không sử dụng thiết kế tương tự máy bay cảnh báo sớm Ka-31 (có năng lực cảnh báo tương đối có hạn) làm trụ cột cho sức chiến đấu trên biển trong tương lai của Trung Quốc.

Posted Image Biên đội tàu sân bay Trung Quốc (tưởng tượng)

Khoảng cách có hiệu quả của hệ thống thông tin máy bay chiến đấu hải quân thường ở tầm cao 400 km, tầm thấp 200 km, còn bán kính tác chiến thường là 800-1.500 km. Có chuyên gia chỉ ra, toàn bộ trọng tâm chiến lược của Trung Quốc trong tương lai nếu muốn chuyển tới biển Đông, nếu trên tàu sân bay không có máy bay cảnh báo sớm, thì phạm vi hoạt động của máy bay chiến đấu hải quân chỉ có thể đạt 200-400 km, tiềm năng của nó không thể phát huy, chỉ giới hạn ở thực hiện nhiệm vụ tác chiến phòng không hạm đội.

Máy bay cảnh báo sớm JZY-01 bay thử thành công lần đầu tiên là một đột phá quan trọng, báo hiệu Hải quân Trung Quốc sẽ có khả năng dựa vào năng lực của họ để tiến hành theo dõi, do thám có hiệu quả đối với toàn bộ các vùng biển do họ tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp), đồng thời báo hiệu Trung Quốc có thể theo dõi và ngăn chặn hiệu quả các cuộc tập kích của Mỹ và đồng minh châu Á cùng các nước Đông Nam Á tại các vùng biển xung quanh Trung Quốc, từ đó bảo đảm cho Trung Quốc kiểm soát được các tuyến đường hàng hải quốc tế mang tính then chốt như ở biển Đông.

Mặc dù thông qua những hình ảnh "mờ ảo" của máy bay thử nghiệm cảnh báo sớm JZY-01 thấy được hình dáng “hải quân lớn” Trung Quốc trong tương lai, nhưng chỉ nhìn vào bố cục cơ bản của chiếc máy bay cảnh báo sớm này thì vẫn tồn tại hạn chế nhất định, trong đó có tính đại diện nhất là bánh đáp của nó.

Posted Image

Trung Quốc không áp dụng thiết kế của máy bay cảnh báo sớm Ka-31?

Ngoài ra, nhìn vào sự phát triển tổng thể lực lượng tác chiến trên không của Trung Quốc, trong khi không quân vẫn ở giai đoạn đầu hoạt động của máy bay cảnh báo sớm và máy bay chiến đấu, đối với Hải quân Trung quốc (hiện chưa trang bị máy bay chiến đấu cánh cố định), trong tương lai gần chắc chắn khó mà thực hiện được hiệp đồng tác chiến hiệu quả cao giữa máy bay chiến đấu và máy bay cảnh báo sớm tương tự như Hải quân Mỹ.

Hai điểm này có nghĩa là, mặc dù máy bay cảnh báo sớm cao cấp của Trung Quốc tương tự như E-2 do Mỹ chế tạo có nghiên cứu phát triển thành công trong tương lai gần, thì nó cũng sẽ chưa thể trang bị cho Hải quân Trung Quốc trong thời gian tới.

Sự phát triển của máy bay cảnh báo sớm đã trải qua ba thế hệ, chức năng không ngừng hoàn thiện. Thế hệ thứ nhất là "máy bay chở + radar" đã thực sự trở thành "đôi mắt" của cụm máy bay; thế hệ thứ hai là máy bay cảnh báo sớm chủ lực hiện có của các nước, đó là "máy bay chở + radar + thông tin + chỉ huy dẫn đường", đảm đương nhiệm vụ nặng nề của một trung tâm chỉ huy không chiến; còn máy bay cảnh báo sớm thế hệ tiếp theo sẽ là "máy bay chở + nhiều bộ cảm biến + mạng + quản lý chiến trường", có đặc điểm là "mạng hóa", "đa nguyên hóa", "nhất thể hóa", "nhẹ hóa", trở thành trung tâm tuyệt đối của "tác chiến trung tâm mạng" trong toàn bộ quân đội.

Viện sĩ Vương Tiểu Mô, "cha đẻ máy bay cảnh báo sớm" Trung Quốc đầu năm nay trả lời phỏng vấn cho biết, mục tiêu thiết kế máy bay cảnh báo sớm thế hệ tiếp theo của Trung Quốc là có thể phát hiện các mục tiêu tàng hình như F-22.

Máy bay tàng hình là "một thanh kiếm giơ trên đầu" của quân đội các nước trong hơn 20 năm qua. Nếu mục tiêu trên được thực hiện thì rõ ràng sẽ cải thiện rất lớn trạng thái chiến trường của Quân đội Trung Quốc. Chuyên gia hàng không Tống Tâm Chi cho rằng: "Radar của máy bay cảnh báo sớm thế hệ tiếp theo cần có khả năng tích hợp nhiều chức năng như trinh sát môi trường chiến trường, dò tìm mục tiêu tàng hình tốc độ cao, nhận biết mục tiêu, chống đánh chặn, trinh sát điện tử, tự vệ điện tử và thông tin số hóa". Điều này làm cho vị thế của máy bay cảnh báo sớm càng trở nên nổi bật - với tư cách là điểm nút then chốt giành lấy thông tin, chỉ huy kiểm soát trên chiến trường trong tương lai, nhưng để thực hiện được thì độ khó chắc chắn sẽ tăng mạnh.

Cùng với việc từng bước phổ cập các loại vũ khí trang bị có tính năng tàng hình như máy bay, tàu chiến, tên lửa hành trình và tên lửa chống bức xạ, máy bay cảnh báo sớm không những đối mặt với môi trường chiến trường phức tạp hơn, mà còn đối mặt với các mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Quân Mỹ đã có người bắt đầu đặt câu hỏi rằng máy bay F-22 dựa vào "siêu khả năng" tàng hình và tuần tra siêu âm, không sử dụng radar khi đánh lén liệu có khả thi trên chiến trường?

Posted Image

Trung Quốc đang "khuấy đục" biển Đông

Đông Bình

=========================

Hổng bình lựng! Trung Quốc có thể chiếm được biển Đông. Nhưng sau đó là sự kết thúc "canh bạc cuối cùng" bằng chiến tranh với Hoa Kỳ ở Hoa Đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quà dành cho TQ của Nhật-Mỹ: Đã chọn cứ tiến hành, bất chấp phản đổi

Thứ năm 13/06/2013 08:01

(GDVN) - Cuộc diễn tập quy mô lớn nhất từ trước tới nay, diễn ra 5 ngày, Mỹ có 8 máy bay F/A-18, Nhật có 4 máy bay F-15, 4 máy bay F-2, 4 máy bay F-4 tham gia.

Posted Image

Biên đội máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet của Mỹ trên Thái Bình Dương

Báo chí Đài Loan ngày 12 tháng 6 có bài viết cho rằng, kế tiếp cuộc diễn tập chiếm đảo liên hợp ở bang California, Mỹ-Nhật sẽ còn tiến hành cuộc diễn tập liên hợp hàng không.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 6, Mỹ-Nhật sẽ cử tổng cộng 20 máy bay chiến đấu, tiến hành diễn tập không quân liên hợp có quy mô lớn nhất trong lịch sử trên bầu trời biển gần khu vực Shikoku, Nhật Bản.

Hãng Kyodo, Nhật Bản dẫn lời Bộ Quốc phòng Nhật Bản chỉ ra, cuộc diễn tập kéo dài 5 ngày này sản xuất tiến hành ở căn cứ Nyutabaru của Lực lượng Phòng vệ Trên không, tại Shintomi, tỉnh Miyazaki, đảo Kyushu, Nhật Bản, không phận diễn tập bao trùm khu vực Shikoku.

Quân Mỹ phái 8 máy bay chiến đấu F/A-18

Bài báo cho biết, cuộc diễn tập được triển khai đi kèm với tiến trình chuyển đổi huấn luyện trong quá trình sắp xếp lại biên chế của quân Mỹ đồn trú tại Nhật Bản. Một bộ phận quân Mỹ sẽ do lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ có căn cứ tại thành phố Iwakuni, Yamaguchi phụ trách, điều động 8 máy bay chiến đấu F/A-18 và khoảng 120 binh sĩ đánh bộ.

F-4, F-2, F-15 ra trận

Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản thì cử 4 máy bay chiến đấu F-4 của căn cứ Nyutabaru, 4 máy bay chiến đấu F-2 và 4 máy bay chiến đấu F-15 của căn cứ Tsuiki ở Chikujō, tỉnh Fukuoka. Hai nước Mỹ-Nhật cử tổng cộng 20 máy bay chiến đấu.

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-4EJ của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản

Theo bài báo, cuộc diễn tập lần này là cuộc diễn tập quân sự liên hợp lần thứ 6 tổ chức tại căn cứ Nyutabaru kể từ tháng 1 năm 2013. Được biết, quy mô của cuộc diễn tập lần này là lớn nhất từ trước tới nay.

Mặt khác, xung đột chủ quyền đảo Senkaku giữa Trung-Nhật, cuộc diễn tập chiếm đảo liên hợp Mỹ-Nhật gây chú ý đã được bắt đầu triển khai ở ngoài vùng biển California, Mỹ. Báo chí Nhật Bản đưa tin cho biết, trong cuộc diễn tập quân sự phòng vệ đảo nhỏ, đoạt lại đảo nhỏ mang tên "Dawn Blitz", phía Nhật Bản có khoảng 1.000 binh sĩ tham gia.

Bài báo cho rằng, cuộc diễn tập trước hết do Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành huấn luyện tác chiến đổ bộ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản lần đầu tiên tham gia một phần của hoạt động huấn luyện. Lần này cũng là lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Mặt đất/Biển/Trên không Nhật Bản cùng tham gia cuộc diễn tập với quân Mỹ trên đất Mỹ. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tham gia diễn tập gồm có tàu sân bay trực thăng Hyuga, tàu hộ vệ Atago trang bị hệ thống Aegis.

Theo tiết lộ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, trong cuộc diễn tập, binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Mặt đất sẽ lên tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn (LCAC) và máy bay trực thăng vận tải cỡ lớn CH47 của quân Mỹ, sử dụng xe chiến đấu tiến hành tác chiến chiếm đảo, còn tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ tiến hành tác chiện hộ vệ trên biển.

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-2A của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản

Ngày 11 tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, mục đích của cuộc diễn tập liên hợp là "Tăng cường lớn năng lực của chúng tôi.

Ông nhấn mạnh, diễn tập hoàn toàn không phải nhằm vào Trung Quốc. Trung-Nhật do vấn đề đảo Senkaku, Trung Quốc cho rằng diễn tập chiếm đảo Mỹ-Nhật là mô phỏng đánh chiếm/đoạt lại đảo Senkaku, từng yêu cầu hủy bỏ, nhưng yêu cầu này đã không được Mỹ-Nhật chấp nhận. Cuộc diễn tập sẽ kết thúc vào ngày 26 tháng 6 năm 2013.

Theo các nguồn tin, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm Mỹ 2 ngày. Dư luận Nhật Bản bày tỏ quan tâm chặt chẽ tới cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước Trung-Mỹ và lo ngại Trung Quốc và Mỹ đã đạt được thỏa thuận ngầm trong các vấn đề như đảo Senkaku. Do đó, Chính phủ Nhật Bản tiến hành diễn tập chiếm đảo liên hợp Nhật-Mỹ đúng hạn và coi là một biểu tượng “không dao động của quan hệ đồng minh quân sự Nhật-Mỹ”.

Posted Image

Máy bay tiếp dầu của Không quân Mỹ tiếp dầu cho máy bay chiến đấu F-15 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (ảnh tư liệu).

Đông Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sẽ dồn toàn bộ trọng tâm chiến lược vào Biển Đông

Thứ sáu 14/06/2013 07:36

(GDVN) - Bài báo đề cập đến vai trò của máy bay cảnh báo sớm cũng như triển vọng phát triển của Trung Quốc và thực hiện nhiệm vụ trên hướng biển Đông.

Trung Quốc đang thực sự đe dọa khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Thủ đoạn chiến thuật của TQ khi sử dụng tàu đệm Zubr trên Biển Đông

Khả năng TQ sẽ điều động tàu đệm khí Zubr đến QĐ Hoàng Sa của Việt Nam

Báo Trung Quốc viết gì về chuyến thăm của Hải quân Ấn Độ đến Việt Nam

Nhật-Mỹ muốn tăng cường sức mạnh trên Biển Đông cho Philippines

Trung Quốc đang dùng thủ đoạn quân sự gì để mưu đồ chiếm Biển Đông?

Posted Image

Máy bay cảnh báo sớm JZY-01 Trung Quốc lộ diện

Ngày 13 tháng 6, tờ "Phương Đông" Trung Quốc có bài viết cho rằng, với việc đóng vai trò trung tâm trên bầu trời thời hiện đại, máy bay cảnh báo sớm sẽ trang bị radar cảnh báo sớm tầm xa, dùng để tìm kiếm, theo dõi các mục tiêu trên không hoặc trên biển, chỉ huy và có thể dẫn đường cho máy bay thực hiện nhiệm vụ tác chiến, giống như "đôi mắt" và "bộ não" của cụm máy bay chiến đấu.

Một chuyên gia quân sự từng nói: "Một quốc gia nếu sở hữu máy bay cảnh báo sớm tốt, cho dù máy bay tác chiến chỉ bằng 1/2 của kẻ thù, cũng có thể giành thắng lợi trong chiến tranh".

Từ khi Trung quốc nhập khẩu tàu sân bay Varyag từ Ukraine đến nay, ở Trung Quốc đã liên tục diễn ra các cuộc tranh luận về việc trang bị loại máy bay cảnh báo sớm nào cho tàu sân bay nội địa của Trung Quốc trong tương lai.

Năm 2012, mẫu thử nghiệm máy bay cảnh báo sớm phiên bản hải quân JZY-01 đã lần đầu tiên bay thử, làm cho Trung quốc trở thành quốc gia thứ năm trên thế giới nghiên cứu chế tạo được máy bay cảnh báo sớm hải quân cánh cố định.

Cùng với việc tranh chấp các vùng biển xung quanh Trung Quốc gần đây liên tiếp xảy ra, loại máy bay cảnh báo sớm vẫn chưa được định hình cuối cùng này được dư luận đặc biệt quan tâm.

Bài báo cho rằng, máy bay cảnh báo sớm dòng E-2 Hawkeye do Mỹ chế tạo là máy bay cảnh báo sớm hải quân chuyên dụng thế hệ thứ hai được Mỹ chế tạo cho tàu sân bay, nó đã đại diện cho trình độ công nghệ cảnh báo sớm hải quân cao nhất trên thế giới hiện nay.

Không chỉ có vậy, máy bay cảnh báo sớm E-2 mặc dù đã được sử dụng rộng rãi trên đất liền, tính năng ưu việt của nó trở thành nguyên nhân quan trọng để Israel có thể liên tiếp giành được thành quả tác chiến trên không mang tính áp đảo trong cuộc chiến tranh Trung Đông.

Bố cục có tính đại diện nhất của E-2 chính là bố cục 4 đuôi buông, so với bố cục 1 hoặc nhiều đuôi buông thì bố cục này có thể thích hợp hơn cho môi trường bay phức tạp trên biển và cất/hạ cánh phức tạp trên tàu sân bay.

Posted Image

Máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye của Hải quân Mỹ

Điều này đã giải thích vì sao với tính chất là một loại máy bay hải quân có tần suất hoạt động tương đối cao, máy bay cảnh báo sớm E-2 từ khi bàn giao cho Hải quân Mỹ sử dụng vào ngày 19 tháng 1 năm 1964 đến nay, rất ít xuất hiện sự cố bay hoặc cất/hạ cánh.

Trên máy bay cảnh báo sớm nội địa Trung Quốc có số hiệu "máy bay thử nghiệm JZY-01", Trung Quốc cũng đã áp dụng bố cục 4 đuôi buông (4 cánh thăng bằng phần đuôi) tương tự. Cách làm này báo hiệu, Trung Quốc một mặt đã nắm được công nghệ liên quan của bố cục đặc biệt này, có thể bảo đảm độ tin cậy sử dụng của công nghệ này; mặt khác, sử dụng bố cục này báo hiệu Trung Quốc đã định vị máy bay cảnh báo sớm hải quân của mình vào vị trí tương đồng với Mỹ.

Việc xác định và đạt được trên 2 phương diện này có nghĩa là, máy bay cảnh báo sớm hải quân của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển tốc độ cao, trong đó máy bay cảnh báo sớm số hiệu "máy bay thử nghiệm JZY-01" chẳng qua chỉ là một sự kiện cột mốc của quá trình này.

Với tính chất là tiêu chí cho sự phát triển tốc độ cao của máy bay cảnh báo sớm hải quân Trung Quốc, sự xuất hiện của máy bay cảnh báo sớm JZY-01 còn báo hiệu, Trung Quốc ít ra trong cơ cấu sức mạnh chiến đấu trên biển dài hạn, hoàn toàn không sử dụng thiết kế tương tự máy bay cảnh báo sớm Ka-31 (có năng lực cảnh báo tương đối có hạn) làm trụ cột cho sức chiến đấu trên biển trong tương lai của Trung Quốc.

Posted Image

Biên đội tàu sân bay Trung Quốc (tưởng tượng)

Khoảng cách có hiệu quả của hệ thống thông tin máy bay chiến đấu hải quân thường ở tầm cao 400 km, tầm thấp 200 km, còn bán kính tác chiến thường là 800-1.500 km. Có chuyên gia chỉ ra, toàn bộ trọng tâm chiến lược của Trung Quốc trong tương lai nếu muốn chuyển tới biển Đông, nếu trên tàu sân bay không có máy bay cảnh báo sớm, thì phạm vi hoạt động của máy bay chiến đấu hải quân chỉ có thể đạt 200-400 km, tiềm năng của nó không thể phát huy, chỉ giới hạn ở thực hiện nhiệm vụ tác chiến phòng không hạm đội.

Máy bay cảnh báo sớm JZY-01 bay thử thành công lần đầu tiên là một đột phá quan trọng, báo hiệu Hải quân Trung Quốc sẽ có khả năng dựa vào năng lực của họ để tiến hành theo dõi, do thám có hiệu quả đối với toàn bộ các vùng biển do họ tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp), đồng thời báo hiệu Trung Quốc có thể theo dõi và ngăn chặn hiệu quả các cuộc tập kích của Mỹ và đồng minh châu Á cùng các nước Đông Nam Á tại các vùng biển xung quanh Trung Quốc, từ đó bảo đảm cho Trung Quốc kiểm soát được các tuyến đường hàng hải quốc tế mang tính then chốt như ở biển Đông.

Mặc dù thông qua những hình ảnh "mờ ảo" của máy bay thử nghiệm cảnh báo sớm JZY-01 thấy được hình dáng “hải quân lớn” Trung Quốc trong tương lai, nhưng chỉ nhìn vào bố cục cơ bản của chiếc máy bay cảnh báo sớm này thì vẫn tồn tại hạn chế nhất định, trong đó có tính đại diện nhất là bánh đáp của nó.

Posted Image

Trung Quốc không áp dụng thiết kế của máy bay cảnh báo sớm Ka-31?

Ngoài ra, nhìn vào sự phát triển tổng thể lực lượng tác chiến trên không của Trung Quốc, trong khi không quân vẫn ở giai đoạn đầu hoạt động của máy bay cảnh báo sớm và máy bay chiến đấu, đối với Hải quân Trung quốc (hiện chưa trang bị máy bay chiến đấu cánh cố định), trong tương lai gần chắc chắn khó mà thực hiện được hiệp đồng tác chiến hiệu quả cao giữa máy bay chiến đấu và máy bay cảnh báo sớm tương tự như Hải quân Mỹ.

Hai điểm này có nghĩa là, mặc dù máy bay cảnh báo sớm cao cấp của Trung Quốc tương tự như E-2 do Mỹ chế tạo có nghiên cứu phát triển thành công trong tương lai gần, thì nó cũng sẽ chưa thể trang bị cho Hải quân Trung Quốc trong thời gian tới.

Sự phát triển của máy bay cảnh báo sớm đã trải qua ba thế hệ, chức năng không ngừng hoàn thiện. Thế hệ thứ nhất là "máy bay chở + radar" đã thực sự trở thành "đôi mắt" của cụm máy bay; thế hệ thứ hai là máy bay cảnh báo sớm chủ lực hiện có của các nước, đó là "máy bay chở + radar + thông tin + chỉ huy dẫn đường", đảm đương nhiệm vụ nặng nề của một trung tâm chỉ huy không chiến; còn máy bay cảnh báo sớm thế hệ tiếp theo sẽ là "máy bay chở + nhiều bộ cảm biến + mạng + quản lý chiến trường", có đặc điểm là "mạng hóa", "đa nguyên hóa", "nhất thể hóa", "nhẹ hóa", trở thành trung tâm tuyệt đối của "tác chiến trung tâm mạng" trong toàn bộ quân đội.

Viện sĩ Vương Tiểu Mô, "cha đẻ máy bay cảnh báo sớm" Trung Quốc đầu năm nay trả lời phỏng vấn cho biết, mục tiêu thiết kế máy bay cảnh báo sớm thế hệ tiếp theo của Trung Quốc là có thể phát hiện các mục tiêu tàng hình như F-22.

Máy bay tàng hình là "một thanh kiếm giơ trên đầu" của quân đội các nước trong hơn 20 năm qua. Nếu mục tiêu trên được thực hiện thì rõ ràng sẽ cải thiện rất lớn trạng thái chiến trường của Quân đội Trung Quốc. Chuyên gia hàng không Tống Tâm Chi cho rằng: "Radar của máy bay cảnh báo sớm thế hệ tiếp theo cần có khả năng tích hợp nhiều chức năng như trinh sát môi trường chiến trường, dò tìm mục tiêu tàng hình tốc độ cao, nhận biết mục tiêu, chống đánh chặn, trinh sát điện tử, tự vệ điện tử và thông tin số hóa". Điều này làm cho vị thế của máy bay cảnh báo sớm càng trở nên nổi bật - với tư cách là điểm nút then chốt giành lấy thông tin, chỉ huy kiểm soát trên chiến trường trong tương lai, nhưng để thực hiện được thì độ khó chắc chắn sẽ tăng mạnh.

Cùng với việc từng bước phổ cập các loại vũ khí trang bị có tính năng tàng hình như máy bay, tàu chiến, tên lửa hành trình và tên lửa chống bức xạ, máy bay cảnh báo sớm không những đối mặt với môi trường chiến trường phức tạp hơn, mà còn đối mặt với các mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Quân Mỹ đã có người bắt đầu đặt câu hỏi rằng máy bay F-22 dựa vào "siêu khả năng" tàng hình và tuần tra siêu âm, không sử dụng radar khi đánh lén liệu có khả thi trên chiến trường?

Posted Image

Trung Quốc đang "khuấy đục" biển Đông

Đông Bình

=================

"Tham bát, bỏ mâm".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản "bao vây", Trung Quốc cảnh cáo: Đừng chọc giận!

Dantri.com.vn

Thứ Sáu, 14/06/2013 - 16:00

Hôm nay 14/6, hãng Xinhuanet đã có bài bình luận về chiến lược ngoại giao “bao vây” Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Posted Image

Bài viết đã cảnh cáo Nhật Bản hãy tự lượng sức bởi Trung Quốc đã không còn là nước yếu như trước đây.

Ngoại giao "bao vây"

Gần 6 tháng kể từ khi lên nắm quyền đến nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe liên tiếp triển khai các hoạt động ngoại giao nhằm vào Trung Quốc hòng xây dựng cái gọi là “vòng vây kiềm chế Trung Quốc. Ông Shinzo Abe và thành viên nội cách liên tiếp sang thăm gần 30 quốc gia xung quanh Trung Quốc; Mặt khác, Tokyo cũng không quên “mời sang thăm”, lần lượt đón tiếp nhà lãnh đạo của hơn 10 quốc gia như Ấn Độ, Myanma… sang thăm Nhật Bản.

Xinhuanet cho rằng, trong bối cảnh vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku vẫn đang rất căng thẳng như hiện nay, không ít hãng thông tấn nước ngoài cho rằng những hoạt động ngoại giao này của ông Shinzo Abe nhằm âm mưu lôi kéo một số quốc gia đối đầu, bao vây, kiềm chế Trung Quốc, cùng với việc giảm tải sức ép cho mình, Nhật Bản muốn xác lập lại vị thế chủ đạo tại châu Á.

Tuy nhiên, dù là “ngoại giao giá trị quan”, xây dựng “vòng cung tự do và phồn vinh” hay kiến thiết cái gọi là “vòng vây đảm bảo về mặt an ninh”, chắc chắn âm mưu “bao vây” Trung Quốc của ông Shinzo Abe sẽ đổ bể.

Ngay từ năm 2006, chính quyền Shinzo Abe đã tung ra lộ trình ngoại giao giá trị quang “vòng cung tự do phồn vinh”. Và hiện tại, ông Shinzo Abe lại một lần nữa lặp lại khái niệm ngoại giao của năm xưa, coi việc lôi kéo Mỹ và các nước xung quanh Trung Quốc “kiềm chế” Trung Quốc là trọng tâm trong chiến lược ngoại giao của mình.

Xinhuanet phân tích, kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, ông Shinzo Abe đã nhanh chóng tung ra cái gọi là ba nguyên tắc “ngoại giao chiến lược”, “ngoại giao giá trị quan” và “ngoại giao tích cực chủ động”.

Báo này cho rằng ba nguyên tắc ngoại giao của ông Shinzo Abe chỉ là lặp lại lối tư duy cũ rích của thời kỳ Chiến tranh lạnh, chơi bài hình thái ý thức cộng với lợi ích kinh tế để lôi kéo một số quốc gia chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc. Từ hành động thực tế có thể thấy, chính quyền ông Shinzo Abe đã thực sự “lao tâm khổ tứ” để thực hiện ba nguyên tắc này.

Xét về khu vực, ông Shinzo Abe tập trung vào các nước lân cận Trung Quốc, đặc biệt là Đông Nam Á. Ông Shinzo Abe đã sang thăm Myanma – nước có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Trung Quốc nhằm ý định “chia rẽ”, đồng thời còng không quên đến viếng mộ của quân xâm lược Nhật Bản năm xưa bị quân dân địa phương và quân tình nguyện Trung Quốc bắn chết. Shinzo Abe và nội các gần như đã đặt chân lên hầu hết các nước Đông Nam Á và Australia, nhằm xây dựng cái gọi là “vòng vây đảm bảo về mặt an ninh”, đồng thời còn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh quân sự với Philippines. Xét về phương thức, cùng với việc tăng cường hợp tác về mặt thương mại, Tokyo chú trọng hơn đến lĩnh vực chính trị, an ninh. Về kinh tế thông qua những miếng mồi dụ “ngon ngọt” như miễn giảm các khoản nợ, gia tăng viện trợ, tăng vốn đầu tư.. nhằm dồn ép sự ảnh hưởng và không gian của kinh tế Trung Quốc; Về mặt chính trị liên kết với các nước có mối tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Ấn Độ hòng giành được sự đồng tình và ủng hộ, gây dựng cái gọi là “mặt trận thống nhất”.

Xinhuanet cho rằng, để làm được những điều này, ông Shinzo Abe đã vung tiền không tiếc tay, thanh thế rầm rộ, nhìn bề ngoài sẽ thấy đạt được hiệu quả nhất định. Nhưng xét về căn bản, âm mưu “bao vây” Trung Quốc của Shinzo Abe sẽ không thành công.

Đừng “chọc giận Trung Quốc”

Theo báo này, xét về kinh tế, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với các nước xung quanh ngày càng mật thiết, không phải chỉ cần có nguyện vọng là Nhật Bản sẽ thay đổi được thế cờ. Như với ASEAN, mặc dù Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của khu vực này, nhưng Trung Quốc mới là “anh cả” trong đối tác thương mại của ASEAN. Sau khi xây dựng khu vực mậu dịch tự do với ASEAN, kim ngạch trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai bên tăng mạnh, năm 2012, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt mức kỷ lục 400 tỉ USD, đầu tư song phương đã lên tới 100 tỉ USD. Cũng chính vì thế mà hãng Reuters đã bình luận rằng, khi quan hệ với Shinzo Abe, các nước Đông Nam Á sẽ phải cân nhắc để không “chọc giận Trung Quốc”.

Lấy chiến lược “chăm sóc đặc biệt Myanma” của Nhật Bản làm ví dụ, cách đây không lâu, tại Tam Á, Tổng thống Thein Sein đã cho biết Myanma rất trân trọng tình hữu nghị truyền thống và mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với Trung Quốc. Myanma đang tập trung cho công cuộc cải cách đất nước và sự phát triển ổn định của quốc gia, mong muốn tiếp tục được sự ủng hộ của Bắc Kinh, chào đón các công ty Trung Quốc tiếp tục tham gia vào công cuộc xây dựng kinh tế của Myanma. Trong cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida, ngoại trưởng Australia Bob Carr đã thẳng thắn bày tỏ Australia không thể hiện lập trường xung quanh vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Điều quan trọng hơn là, Trung Quốc đã không còn là Trung Quốc nghèo đói, suy yếu như thời chiến tranh Thanh – Nhật năm 1894, cũng không còn là đất nước Trung Quốc tản mạn như một nắm cát trong cuộc chính biến ngày 18-9-1931 - ngày diễn ra biến cố Mãn Châu mà Nhật Bản đã lấy cớ để xâm chiếm nhiều phần lãnh thổ Trung Quốc trước chiến tranh thế giới lần thứ II.. Hiện tại, sức mạnh kinh tế, quốc phòng của Trung Quốc đều không còn như ngày trước, sự phồn vinh và ổn định của thế giới cũng không thể tách rời khỏi Trung Quốc, đâu phải chỉ dựa vào lôi kéo là Nhật Bản có thể “bao vây” Trung Quốc? Nói đến “bao vây Trung Quốc”, Nhật Bản chắc chắn đã không lường được sức mình.

Theo Huy Long

Tiền phong/Xinhuane

==================

Nếu quả thật bài báo của Xinhuanet có nội dung phân tích như trên thì Lão Gàn phát biểu thế này:

Ngoại trừ mục đích của bài báo có tính răn đe đường lối ngoại giao của Nhật Bản thì có thể coi là một ý thức cảnh cáo Nhật Bản và đạt yếu cầu với mục đích này. Nhưng nếu đó là sự phân tích tính vượt trội của mối quan hệ so sánh giữa Trung Quốc và Nhật Bản với Asean thì sai hẳn. Nến khoa học kỹ thuật của Nhật vượt trội hơn hẳn của Trung Quốc - chí ít người tiêu dùng tín nhiệm hơn. Quan hệ văn hóa của người Nhật thể hiện ở từng cá nhân khi ra nước ngoài lịch sự, tôn trọng dân bản xứ hơn hẳn người Trung Quốc. Quan hệ buốn bán cũng vậy. Người Nhật rõ ràng sòng phẳng. Còn người Trung Quốc thì như chính ông đại sứ của họ đã công khai xác định mối quan hệ không bình đăng giữa các thương nhân Việt Trung. Tất nhiên ông ta đổ lỗi cho người Việt muốn vậy. Người Nhật không sử dụng sức mạnh quân sự kèm theo sức ép kinh tế...vv....

Đáng nhẽ ra - sau Liên Xô sụp đổ - người Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành một thứ Đồng minh hạng hai - thì - nếu họ từ bỏ tư duy dùng sức mạnh quân sự thể hiện sự phát triển thông qua tranh chấp lãnh thổ ,mà âm thầm phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật thì họ đã nghiêm nhiên làm bá chủ thế giới trên thực tế. Cho dù họ có tỏ ra thân thiện và ủng hộ Hoa Kỳ. Nhưng họ bộc lộ sự đối đầu với Hoa Kỳ sớm quá . Chưa hết! Họ gây sức ép quá trắng trợn về sức mạnh với các nước láng giềng nhằm thể hiện sự đối đầu gần như công khai, thách thức ngôi bá chủ của Hoa Kỳ. Đương nhiên, hệ quả của nó là Hoa Kỳ phải ngưng các chương trình dọn dep thế giới và kéo quân về Tây Thái Bình Dương.

Tôi cứ tưởng lãnh đạo mới của Trung Quốc lền điều hành thì sẽ tránh được cuộc đối đầu trong tương lai - mà tôi gọi là "canh bạc cuối cùng". Đó cũng là lý do có những giới hạn liên quan trong quan hệ quốc tế mà tôi "chém gió" trong lời tiên tri. Nhưng sự thay đổi thiếu tính cương quyết dứt điểm. Sự việc thì diễn biến rất nhanh. Mặc dù chưa thể hiện, nhưng tình huống ngày càng xấu đi.

Tôi nói thẳng ra rằng: Hoa Kỳ và Nhật Bản tập chiến đấu giành lại biển đảo ở tận Caliphonia là lịch sự lắm rồi. Nếu họ tập trận ngay trên biển Nhật Bản mới phiền đấy.

Nhưng có lẽ cũng cần nhắc nhở rằng: Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến còn bị cản trở bới những lý do nào đó thì đành phải chấp nhận "canh bạc cuối cùng" giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là sự sụp đổ của chính phủ Hoa Kỳ hoặc Trung Hoa. Đấy là cái giá nhẹ nhất phải trả. Còn cái giá nặng hơn thì chắc mọi người cũng hiểu.

Tại sao vấn đề Việt sử lại gay gắt vậy. Tôi đã phân tích rồi. Tất nhiên không mấy dễ hiểu với những cái đầu có khả năng tư duy hạn chế.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lực lượng tin tặc bí ẩn của Washington

Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) sở hữu một đơn vị lợi hại chuyên xâm nhập hệ thống dữ liệu của mọi đối thủ, gồm cả Trung Quốc.

15/06/2013 03:30

>> Chấn động vụ theo dõi qua điện thoại, internet

>> Mỹ theo dõi hàng triệu thuê bao điện thoại

Trong lúc Mỹ liên tục cáo buộc các bên khác tấn công mạng thì tờ The South China Morning Post ngày 13.6 dẫn lời Edward Snowden, người tiết lộ về chương trình theo dõi internet toàn cầu của Mỹ, khẳng định Washington đã tiến hành tấn công những hệ thống máy tính của Trung Quốc trong nhiều năm qua. Snowden, đang ẩn mình tại Hồng Kông, tuyên bố NSA đã tiến hành hơn 61.000 chiến dịch tin tặc trên toàn cầu, trong đó có theo dõi hàng trăm mục tiêu ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Sau tiết lộ chấn động này, dư luận Mỹ mới “giật mình” nhớ ra sự tồn tại ít người biết đến của đơn vị tình báo mạng mang tên Văn phòng Các chiến dịch truy cập tùy chọn (TAO) trực thuộc NSA.

Posted Image

Tòa nhà nơi đặt trung tâm hoạt động của TAO - Ảnh: Reuters

Nội gián mạng tinh nhuệ

Tạp chí Foreign Policy dẫn lời các cựu quan chức NSA cho biết sứ mệnh của TAO là thu thập thông tin tình báo từ nước ngoài bằng cách xâm nhập vào mạng máy tính và liên lạc viễn thông, bẻ khóa mã, vô hiệu hóa hệ thống bảo vệ mạng, trộm dữ liệu trên ổ cứng và sao chép toàn bộ tin nhắn, dữ liệu trao đổi thư điện tử… TAO cũng chịu trách nhiệm phát triển những phương pháp hủy diệt hoặc làm tổn hại các hệ thống dữ liệu và liên lạc viễn thông. Nếu có lệnh trực tiếp từ tổng thống, đơn vị này sẽ phối hợp với Bộ Tư lệnh ảo (CYBERCOM) phát động tấn công với sự chỉ huy của Giám đốc NSA Keith Alexander. Theo các nguồn tin, TAO hiện là bộ phận quan trọng nhất trong Ban Giám đốc Tình báo tín hiệu khổng lồ của NSA, vốn tập trung hơn 1.000 tin tặc, chuyên gia phân tích tình báo, cũng như kỹ sư điện tử.

Văn phòng của TAO ẩn sâu trong khu phức hợp khổng lồ của NSA tại căn cứ Meade, bang Maryland. Ở đó, 600 tin tặc dân sự lẫn quân sự luân phiên làm việc theo ca suốt 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, lần theo dấu vết của bất cứ thông tin, tin nhắn hoặc thư điện tử nào xuất phát từ các nhóm bị liệt vào dạng đe dọa nước Mỹ. Một khi phát hiện con mồi, họ sử dụng phần mềm đặc biệt để xâm nhập hệ thống máy tính và tải toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng, đồng thời cài mã độc vào hệ điều hành, cho phép theo dõi từ xa mọi diễn biến trên máy mục tiêu.

Bí ẩn và lẫy lừng

Theo Foreign Policy, TAO là một điều bí ẩn đối với đa số dân Mỹ. Nằm trong một cánh biệt lập so với tất cả phần còn lại, văn phòng của TAO có mức độ an ninh cực cao. Binh sĩ thường trực canh gác trước cánh cửa dẫn đến trung tâm vận hành được lắp đầy đủ các thiết bị công nghệ tối tân. Cánh cổng được làm bằng thép, trang bị bàn phím nhập mã gồm 6 chữ số và máy quét tròng mắt. Bình thường, giới chức rất ít khi nhắc đến lực lượng này và mọi nhân viên NSA đều nhận lệnh giữ bí mật.

Đối với công chúng là vậy, còn trong giới tình báo, TAO đã tạo được tiếng tăm lừng lẫy kể từ khi được thành lập vào năm 1997. Họ được cho là không những thu thập tin tức tình báo thuộc dạng tốt nhất về tình hình chính trị, quân sự và kinh tế của thế giới mà còn phá được các âm mưu của những tổ chức khủng bố nước ngoài hoặc hoạt động nội gián chống Mỹ.

Theo một cựu quan chức NSA, đến năm 2007, đội quân 600 người của TAO đã bí mật xâm nhập hàng ngàn hệ thống máy tính nước ngoài, truy cập các ổ cứng máy tính được bảo vệ cẩn mật bởi hàng rào mật mã trên toàn thế giới. Và điều gây lo ngại cho dư luận là quy mô của tổ chức này càng được khuếch trương mạnh dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Nhờ Snowden, giờ đây Trung Quốc đã có con bài lợi hại để phản pháo mỗi khi bị Mỹ cáo buộc đứng sau các vụ tấn công tin tặc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia và giới chức của Washington, trong lòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng đang tồn tại một đơn vị chiến tranh mạng là Đơn vị 61398 có quy mô và hoạt động không kém gì TAO. Đơn vị 61398 được cho là đóng tại một tòa nhà 12 tầng nằm trên đường Đại Đồng, ngoại ô Thượng Hải và đã tiến hành hàng ngàn cuộc tấn công nhằm vào Mỹ, từ giới truyền thông cho đến cơ quan nhà nước, bắt đầu từ năm 2006. Trung Quốc đã bác bỏ mọi nghi vấn liên quan đến chuyện này.

Thụy Miên

======================

Chiến trang mạng gần như được công bố bới một hành vi mang tính có vẻ ngẫu nhiên: Sự đào thoát của điệp viên Hoa Kỳ tố cáo việc này!

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Người hùng" Snowden là gián điệp của Trung Quốc?

Thứ Bẩy, 15/06/2013 - 12:09

(Dân trí) - Dựa vào hành động của cựu nhân viên CIA Edward Snowden cùng tài liệu mật mà Snowden tiếp cận và đánh cắp trước khi chạy sang Hồng Kông, nhiều chuyên gia cho rằng Snowden có thể là gián điệp của Trung Quốc.

>> Cuộc chiến gián điệp mạng Mỹ-Trung

Posted Image

Nhà phân tích Chang (trái) cho rằng nhiều khả năng Snowden (phải) là gián điệp cho Trung Quốc.

Trong một trong những cuộc phỏng vấn đầu tiên với báo chí, khi Snowden hé lộ thông tin mật liên quan đến an ninh quốc gia, cựu nhân viên 29 tuổi này tự gọi mình “chỉ là một người ngồi trong văn phòng cả ngày”. Tuy nhiên, hiện nhiều người đang đặt ra câu hỏi về động cơ của Snowden, nghi ngờ “anh hùng” này (theo cách gọi của một số người) có phải là điệp viên hai mang của thời hiện đại, đã khôn ngoan che giấu được hành động của mình và tự tô vẽ mình là nạn nhân của chính phủ, trong khi lại là gián điệp cho người Trung Quốc.

Chính giới chức Mỹ cũng khẳng định các nhà điều tra tình báo và tội phạm nước này hiện đang xem xét khả năng Edward Snowden có được Trung Quốc tuyển dụng hay lợi dụng hay không. Để tìm được câu trả lời này, họ sẽ dùng chính những công cụ do thám mà Snowden đã tiết lộ để kiểm tra các cuộc gọi và giao dịch trên mạng của Snowden, để xem liệu “người tố giác” này có liên lạc với người Trung Quốc hay điệp viên nước ngoài hay không. Bộ Tư pháp cùng các cơ quan tình báo Mỹ cũng tiến hành một cuộc điều tra hình sự xem vụ rò rỉ thông tin diễn ra như thế nào.

Còn Gordon Chang, tác giả của cuốn “The Coming Collapse of China”, cũng cho rằng có nhiều khả năng Snowden là gián điệp hai mang.

“Bằng chứng đầu tiên là anh ta tới Hồng Kông, nơi có thỏa thuận dẫn độ với Mỹ và có truyền thống hợp tác chặt chẽ trong các vụ án”, Chang cho biết với hãng tin Fox của Mỹ. “Như vậy trở ngại duy nhất giữa anh ta và nhà tù là Bắc Kinh”.

Chang cũng cho rằng thời điểm Snowden tiết lộ thông tin cũng đáng ngờ. “Anh ta đã đảo ngược chuyện kể của thế giới từ Trung Quốc tấn công mạng Mỹ thành chính phủ Mỹ tấn công mạng Trung Quốc”, Chang nhận định.

Lần hé lộ đầu tiên của Snowden diễn ra ngay trước khi Tổng thống Mỹ Obama gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. “Điều đó thực sự đã làm đổ bể toàn bộ cuộc đàm phán của ông Obama về an ninh mạng”, ông cho biết. “Và tiết lộ gần đây nhất là về chi tiết hoạt động của NSA (Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ) do thám Hồng Kông và Trung Quốc. Thông tin này chỉ có lợi cho Bắc Kinh.”

Cũng theo Chang, Snowden công khai danh tính của mình là do anh ta đã được “phím” rằng NSA đang theo dõi anh ta.

Snowden không hành động một mình?

Theo Chang, với thời gian làm việc ngắn và ở vị trí mà hầu hết mọi người cho rằng Snowden không thể làm được gì, Snowden khó có thể tiếp cận hàng núi dữ liệu nếu không có sự giúp đỡ của người khác. Nhưng dù là nhân viên làm hợp đồng, Snowden được cho là đã tiếp cận những tài liệu tối mật mà anh ta không được phép, lấy chúng và trốn sang nước khác. Nếu Snowden chạy tới Trung Quốc, “anh ta được ở một nơi giới chức Mỹ không thể tóm được anh ta, vì vậy mà anh ta có thể tự do làm những gì mình muốn. Và có lẽ anh ta không hành động một mình. Phải có ai đó đã giúp anh ta”, Chang cho biết.

Ngoài ra, Snowden cũng có thời gian ở Hawaii, “nơi có rất nhiều cơ quan liên bang và là nơi rất quan trọng bởi Mỹ tiến hành do thám Trung Quốc từ đây”, Chang cho hay.

Theo hãng tin Fox, gốc gác của Snowden cũng không được “sạch sẽ” hoàn toàn. Trong suốt 8 năm anh làm nhân viên hợp đồng cho Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và NSA, anh thường xuyên lên mạng và chửi bới các công ty hoặc hoạt động giám sát công dân Mỹ.

Các thông tin do hãng Reuter và tạp chí Time tiết lộ cho thấy Snowden được một cơ quan mật ở Washington tuyển dụng từ năm 2005- giữa năm 2006, CIA tuyển dụng từ 2006-2009 và trong thời gian này chủ yếu là làm việc ở nước ngoài; Dell Inc tuyển từ 2009-2013, làm việc ở Mỹ và Nhật với tư cách là nhân viên của NSA. Trong những năm này Snowden đã đăng hàng trăm thông điệp lên một diễn đàng mạng dưới một biệt hiệu.

Vào ngày hôm qua, tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã có bài xã luận bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung, kêu gọi không gửi trả Snowden về Mỹ, do những tiết lộ về các chương trình do thám của Mỹ liên quan đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Tờ báo cũng viện dẫn mối quan hệ “ông chẳng bà chuộc” của Bắc Kinh với Mỹ và rằng người Trung Quốc không vui nếu Snowden bị dẫn độ về Mỹ.

Tờ báo cũng cho rằng Snowden có thể cung cấp cho giới chức Mỹ thông tin tình báo mật, giúp Trung Quốc hiểu hơn về hệ thống mạng.

Hiện giới chức Mỹ vẫn đang tiếp tục đánh giá tổn thất do Snowden gây ra đối với hoạt động an ninh và tính báo nhằm đưa ra cáo buộc đối với cựu nhân viên CIA này. Nhưng chỉ riêng việc Snowden hợp tác với chính phủ Trung Quốc và chuyển thẳng thông tin mật cho một nhà nước đối đầu cũng đã khiến anh ta bị chính phủ Mỹ kết tội gián điệp.

Vũ Quý

=====================

Người này có phải điệp viên hay không, điều đó không quan trọng. Đó chỉ là tiểu tiết.

Vấn đề là sự kiện xảy ra không khác một lời tuyên bố không chính thức về chiến tranh mạng. Và sự kiện này đã xác định trong "Lời tiên tri 2013":

Sẽ xảy ra chiến tranh mạng trong năm này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông sau gặp gỡ cấp cao Tập – Obama

SGTT.VN - Biển Đông không thể là vật cược của bất cứ thoả thuận ngầm nào giữa các cường quốc khi nó liên quan đến hoà bình, ổn định và tự do hàng hải của cả cộng đồng quốc tế.

Posted Image

Từ trái qua, ông Ben Cardin, đảng Dân chủ. Marco Antonio Rubio, ứng viên đảng Cộng hoà sẽ tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016. Robert Menendrez, chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện.

Cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama kết thúc, nhưng dư âm của nó vẫn chế ngự truyền thông thế giới. Một trong những đồn đoán tập trung vào câu hỏi, liệu các vị đứng đầu hai quốc gia có trách nhiệm cao nhất đã có những thoả thuận bí mật “bất thành văn” nào liên quan đến Biển Đông? Thật khó tìm được câu trả lời bằng giấy trắng mực đen về một thoả thuận ngầm như thế, nếu có! Nhưng căn cứ trên thực địa, vấn đề Biển Đông chỉ có thể giải quyết trên căn bản bộ luật quốc tế về biển đảo, chứ không thể là vật cược của bất cứ một cuộc mặc cả nào!

Cùng lúc từ cả hai Quốc hội

Dư luận quan tâm đến các sự kiện gần đây ở hai bờ Thái Bình Dương. Ở bên này, lần đầu tiên tại diễn đàn công khai, đại biểu Dương Trung Quốc đã cảnh báo Quốc hội Việt Nam về một bài học sớm nhất trong lịch sử nước nhà, đó là bài học cảnh giác. Dĩ nhiên, ông phát biểu khi đã có tin lan truyền về cấp cao Trung – Mỹ. Ông cảnh báo, mất đi ý thức cảnh giác là điều rất nghiêm trọng. Quốc hội không thể phó mặc, cho dù vẫn nuôi dưỡng lòng tin vào những nhà lãnh đạo, nhưng chắc chắn niềm tin ấy có những lý do để không còn như trước nữa! Và để đánh giá đúng hơn bản chất của vấn đề, chiều 11.6, Quốc hội đã được nghe báo cáo chi tiết về tình hình Biển Đông.

Đại biểu Dương Trung Quốc đã chuyển lời những người làm công tác sử học tới Chính phủ. Sang năm vừa đúng 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (năm 1974) và 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (năm 1979). Chính phủ nên chỉ đạo sinh hoạt chính trị thế nào để ghi nhận bài học sâu sắc về chiến tranh, cũng là bài học về hoà bình. Chỉ có thấm nhuần những bài học lịch sử thì mới bảo vệ vững chắc được chủ quyền và giữ gìn hoà hiếu lâu bền với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Hy vọng vấn đề Biển Đông từ nay sẽ xuất hiện đều đặn/công khai trong các chương trình nghị sự, chứ không chỉ trình bày thoáng qua trong các báo cáo.

Ở bên kia Thái Bình Dương, cũng vào đầu tuần này, ba nghị sĩ Quốc hội là Robert Menendrez (chủ tịch uỷ ban Đối ngoại Thượng viện), Marco Antonio Rubio (ứng viên đảng Cộng hoà sẽ tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016) và Ben Cardin (đảng Dân chủ) đã trình lên Thượng viện một dự thảo nghị quyết, trong đó lên án Trung Quốc đe doạ vũ lực ở Biển Đông. Dự thảo yêu cầu Thượng viện lên án “Trung Quốc sử dụng thủ đoạn gây áp lực, đe doạ sử dụng vũ lực thông qua hải quân, hải giám, tàu cá, máy bay quân sự hay dân sự trên biển Đông để khẳng định các yêu sách chủ quyền hoặc cố tình thay đổi hiện trạng các vùng biển tranh chấp”.

Dự thảo được chuyển tới Thượng viện đã dẫn nhiều sự cố nguy hiểm liên quan đến các hoạt động gây hấn. Cụ thể: Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Việt Nam tháng 5.2011, chặn lối vào bãi cạn Scarborough tháng 4.2012, phát hành bản đồ chính thức với đường lưỡi bò (phi pháp) như biên giới quốc gia và ngày 8.5 tàu hải giám xâm nhập/hiện diện bất hợp pháp tại Bãi Cỏ Mây, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Dự thảo cũng trích dẫn sự quan ngại của Mỹ khi Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và đơn vị quân sự đồn trú mới trong vùng biển tranh chấp trên Biển Đông năm 2012.

Phải căn cứ vào UNCLOS

Ngày 12.6, theo TTXVN, trong hội nghị lần thứ 23 về Công ước Luật biển (UNCLOS) tại Liên hiệp quốc, đại sứ Lê Hoài Trung đề nghị, các quốc gia ven biển cần nghiêm túc tuân thủ các quy định của UNCLOS, trong đó có việc các quốc gia tiến hành thương lượng nhằm dàn xếp bảo đảm an toàn cho ngư dân.

Những dấu hiệu về sự kết nối trong ASEAN cũng đáng khích lệ. Báo The Star của Malaysia hôm 11.6 cho biết hãng dầu Petronas của nước này đã được bật đèn xanh để khai thác giếng dầu vùng nước cạn ở Block-102 và Block-106, sử dụng kỹ thuật EPS. Các lô dầu này nằm trong khu Hàm Rồng, ở vùng lòng chảo sông Hồng, nơi độ sâu của các giếng dầu này là từ 25 – 30 mét. Hay là khi vươn xa hơn để tìm một đối tác như Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ và Việt Nam vừa có cuộc diễn tập cứu hộ trên Biển Đông vào ngày 8.6. Cuộc diễn tập được thực hiện trong thời điểm đội tàu chiến Hải quân Ấn Độ thăm cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) từ ngày 4.6.

Hay như ý kiến của GS Artha Nantachukra (giám đốc Viện nghiên cứu Phuphan, Thái Lan) về vai trò của ASEAN cũng đáng ghi nhận: “Trước bối cảnh các quốc gia trong khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức, có vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của một quốc gia hay các mối quan hệ song phương, thì ASEAN đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì và củng cố môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển ở khu vực. ASEAN cần có sự đồng thuận trong quan điểm và hành động giải quyết các vấn đề quan trọng trong khu vực và thế giới...”

Thiều Quang

===================

Dư luận quan tâm đến các sự kiện gần đây ở hai bờ Thái Bình Dương. Ở bên này, lần đầu tiên tại diễn đàn công khai, đại biểu Dương Trung Quốc đã cảnh báo Quốc hội Việt Nam về một bài học sớm nhất trong lịch sử nước nhà, đó là bài học cảnh giác. Dĩ nhiên, ông phát biểu khi đã có tin lan truyền về cấp cao Trung – Mỹ. Ông cảnh báo, mất đi ý thức cảnh giác là điều rất nghiêm trọng. Quốc hội không thể phó mặc, cho dù vẫn nuôi dưỡng lòng tin vào những nhà lãnh đạo, nhưng chắc chắn niềm tin ấy có những lý do để không còn như trước nữa! Và để đánh giá đúng hơn bản chất của vấn đề, chiều 11.6, Quốc hội đã được nghe báo cáo chi tiết về tình hình Biển Đông.

Đại biểu Dương Trung Quốc đã chuyển lời những người làm công tác sử học tới Chính phủ. Sang năm vừa đúng 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (năm 1974) và 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (năm 1979). Chính phủ nên chỉ đạo sinh hoạt chính trị thế nào để ghi nhận bài học sâu sắc về chiến tranh, cũng là bài học về hoà bình. Chỉ có thấm nhuần những bài học lịch sử thì mới bảo vệ vững chắc được chủ quyền và giữ gìn hoà hiếu lâu bền với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Hy vọng vấn đề Biển Đông từ nay sẽ xuất hiện đều đặn/công khai trong các chương trình nghị sự, chứ không chỉ trình bày thoáng qua trong các báo cáo.

Tôi định viết một cái gì đó! Nhưng đoạn trích dẫn này khiến tôi nhớ đến cuộc đối thoại mà ông Dương Trung Quốc đã hứa với tôi về vấn đề cội nguồn Việt sử với "những người làm công tác sử học" - khi - "hầu hết những nhà khoa học trong nước thống nhất ý kiến" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt tộc trải gần 5000 năm văn hiến. Đoạn trích dẫn trên khiến tôi không có cảm hứng để viết trong lúc này. Tôi nghĩ đã viết khá đủ ý trong topic "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông"

http://diendan.lyhoc...n-de-bien-dong/

Tôi chờ lời hứa của ông Dương Trung Quốc từ trước đợt bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ này. Sau lời hứa của ông chính là hiện tượng Trung Nhân mô tả sự kiện đe dọa truy sát tôi đấy!

Tôi muốn nhắc nhở ông - với tư cách là một người đã được hân hạnh với sự tiếp kiến của ông - chứ không phải là một cử tri với vị đại biểu quốc hội (Vì đợt bầu cử này, tôi không có trong danh sách đi bầu) - rằng:

Mọi việc trên thế gian này đều rất khó thực thi , nếu Việt sử 5000 năm văn hiến không được minh bạch, sòng phẳng.Nếu quả thật sự phủ nhận truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến thật sự khách quan, khoa học, có đầy đủ cái mà giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê nói là có "cơ sở khoa học" thì họ hãy công khai việc này với một người phản biện họ một cách minh bạch, sòng phẳng. Còn nếu như nó không phải như thế thì cái giá trị tri thức của "những người làm công tác sử học", sẽ chẳng đáng quan tâm.

Tôi công khai vấn đề lên đây để công luận biết rõ:

Theo sự chấp thuận và lời hứa ban đầu của ông Dương Trung Quốc thì ông sẽ trung gian tổ chức một cuộc hội thảo mini gồm 20 người tham dự với tôi để có cuộc đối thoại sử học về cội nguồn Việt sử. Nhưng không công khai. Tuy nhiên, thời gian trôi đi đã quá lâu - sau lời hứa của ông - nên tôi chính thức đề nghi ông - với tư cách Tổng Thư Ký Hội sử học Việt Nam - Tổ chức công khai cuộc đối thoại này. Nếu như những người gọi là tri thức Việt Nam trong giới sử học còn chút liêm sỉ và lòng tự trọng, khi về mặt danh chính ngôn thuận - họ tuyên bố sự phủ nhận cội nguồn văn hóa dân tộc Việt của họ là "nhân danh khoa học" - thì - tôi nghĩ họ cần công khai minh bạch và bảo vệ luận điểm của họ.

Tôi rất minh bạch và công khai khi phản biện luận điểm của họ và công bô luận điểm của tôi - nhân danh khoa học.

http://diendan.lyhoc...en-thong-viet/.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải giám TQ hợp thức vũ khí dưới vỏ cảnh sát biển

Cập nhật lúc 11:26, 16/06/2013

(ĐVO) - Sau khi thống nhất các lực lượng thành Cảnh sát biển Trung Quốc, Bắc Kinh trang bị "vũ khí tự vệ" cho các tàu tuần tra của lực lượng này để tăng cường cái gọi là "năng lực chấp pháp trên biển".

Tờ Đại Công Báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 16/6 đưa tin, 9 giờ 30 phút sáng 14/6, tại cảng Chu Giang, Quảng Đông, Trung Quốc, các tàu Hải giám và Ngư chính nước này bắt đầu ồ ạt kéo ra Biển Đông thực hiện cái gọi là "tuần tra chấp pháp", nhưng toàn bộ số tàu này xuất hiện dưới lớp sơn mới, tên gọi mới - Cảnh sát biển Trung Quốc.

Trước đó Trung Quốc đã quyết định hợp nhất Hải giám thuộc cục Hải dương quốc gia, Cảnh sát biên phòng thuộc bộ Công an, Ngư chính thuộc bộ Nông nghiệp, Cảnh sát chống buôn lậu của Hải quan thành 1 lực lượng mới gọi là Cảnh sát biển Trung Quốc.

Về mặt cơ cấu tổ chức, chủ trương chiến lược hoạt động của lực lượng này sẽ do cục Hải dương quốc gia Trung Quốc phụ trách, tuy nhiên về mặt "nghiệp vụ" sẽ do bộ Công an nước này chỉ đạo.

Posted Image

Cái gọi là "vũ khí tự vệ" trên tàu Cảnh sát biển Trung Quốc hoạt động trái phép trên Biển Đông

Đáng chú ý, một quan chức cục Ngư chính Nam Hải (hoạt động trái phép trên Biển Đông - PV) bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã nói với phóng viên tờ China News rằng sau khi thống nhất các lực lượng thành Cảnh sát biển Trung Quốc, Bắc Kinh trang bị "vũ khí tự vệ" cho các tàu tuần tra của lực lượng này để tăng cường cái gọi là "năng lực chấp pháp trên biển".

Sự kiện các tàu Hải giám, Ngư chính Trung Quốc đồng loạt đổi tên, sơn lại thành Cảnh sát biển và mang theo vũ khí ra Biển Đông không được tờ báo nào của Trung Quốc đưa tin.

Thông tin trên chỉ xuất hiện trên trang xã hội weibo của tờ China News, sau đó Nhân Dân nhật báo, Đại Công Báo đưa lại.

Động thái trang bị vũ khí cho tàu tuần tra Cảnh sát biển Trung Quốc là một dấu hiệu rất đáng chú ý và có thể dấy lên những lo ngại mới cho các bên liên quan sau những căng thẳng trên Biển Đông, Biển Hoa Đông 6 tháng đầu năm 2013.

Tàu Ngư chính 310 thuộc loại lớn nhất và hiện đại nhất của lực lượng Ngư chính nay đổi tên thành Cảnh sát biển 3210. Không ít tàu Hải giám, Ngư chính được "cải tạo" từ các chiến hạm hải quân cũ trong khi một số được đóng mới.

Trong một động thái trước đó, ngày 28/3, tại cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc để phản hồi câu hỏi liên quan đến sự cộng tác giữa quân đội với Cục Hải dương Quốc gia (SOA), người phát ngôn Dương Vũ Quân khẳng định quân đội Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác với các lực lượng chấp pháp trên biển nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi biển của nước này.

Đỗ Minh (Tổng hợp GDVN, Thanh Niên)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên mời Mỹ đối thoại cấp cao

Triều Tiên vừa đề xuất về các cuộc đối thoại cấp cao với Mỹ nhằm thảo luận về chương trình vũ khí hạt nhân và giảm căng thẳng trên bán đảo.

"Chúng tôi đề xuất các cuộc thảo luận cấp cao giữa Triều Tiên và Mỹ nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực và giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên", KCNA dẫn tuyên bố của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên hôm nay cho biết.

Triều Tiên sẵn sàng có "các cuộc thảo luận nghiêm túc về một loạt vấn đề, bao gồm mục tiêu của Mỹ nhằm đạt được một thế giới không có kho vũ khí hạt nhân", ủy ban cho hay và hối thúc Washington xác định thời gian, địa điểm thảo luận.

Bình Nhưỡng đưa ra lời đề nghị 5 ngày sau khi Hàn Quốc và Triều Tiên hủy cuộc đàm phán cấp cao, dự kiến diễn ra vào ngày 13 và 14/6, viện dẫn sự khác nhau giữa cấp bậc của trưởng đoàn đàm phán đại diện cho mỗi bên.

Theo Yonhap, tranh chấp thể hiện vực sâu ngăn cách hai miền trên bán đảo Triều Tiên, vốn về mặt kỹ thuật vẫn trong tình trạng chiến tranh, vì không hiệp ước hòa bình nào được ký sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Trọng Giáp

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/201306/tau-ngam-kilo-trong-chien-luoc-cua-hai-quan-viet-nam-2348771/?paged=2

Cập nhật lúc 06:58, 14/06/2013

Tàu ngầm Kilo trong chiến lược của Hải quân Việt Nam

(ĐVO) - Đó là một khu vực, một hướng, mà dưới đó “sạch”, không có tàu ngầm địch và ngư lôi địch uy hiếp tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam.

Trước hết phải khẳng định rằng tàu ngầm KILO của Việt Nam không phải là “chiếc nỏ thần” như của An Dương Vương. Bởi vì không những nó ít ỏi mà đằng sau nó đang còn nhiều thách thức từ việc điều động tàu cho đến sử dụng trong tác chiến…mà đòi hỏi bản lĩnh và trí tuệ cao. Cần lưu ý là cả hai cuộc chiến thế giới đều kết thúc với thất bại chính thức của ý tưởng chiến tranh tàu ngầm. Sau Thế chiến I là bởi việc ứng dụng hệ thống các đội tàu có áp tải và thiết bị thủy âm ASDIC, trong Thế chiến II là sự ứng dụng radar và máy bay…đã làm cho tàu ngầm trở thành “con mồi” thay vì “kẻ đi săn”.

Ngày nay, dù tầu ngầm được phát triển vượt bậc thì các phương tiện săn ngầm cũng không kém, khiến cho tàu ngầm phải thêm một chức năng sống còn nữa là lẩn trốn. Cho nên, theo logic đó thì hy vọng hoàn toàn về tàu ngầm trong tương lai là điều xa xỉ.

Nhưng tại sao tàu ngầm vẫn là “thực đơn” không thể thiếu, rất quan trọng của Hải quân các quốc gia ven biển?

Thứ nhất, nói gì thì nói, tất cả những gì thuộc về tàu ngầm và lực lượng săn ngầm đều là lý thuyết suông. Thế giới hơn 68 năm nay lực lượng tàu ngầm, lực lượng săn ngầm chưa có cuộc chiến đấu nào cùng nhau hoặc đối đầu, trong khi những gì thu được từ cuộc chiến trên quần đảo Manvinat đã trở nên quý hiếm mà chưa đủ đô để kiểm nghiệm.

Thứ hai là tàu ngầm tỏ ra quá nguy hiểm, lợi hại đối với những quốc gia và các phương tiện lưu thông trên biển mà khả năng chống ngầm hạn chế khiến rất dễ bị tổn thương.

Cuối cùng là, mỗi quốc gia có cách sử dụng tàu ngầm khác nhau cho mục đích khác nhau. Như tuyên bố của tướng Phùng Quang Thanh-Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam là “tàu ngầm KILO chỉ để bảo vệ vùng biển của Việt Nam, gồm thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của Việt Nam, không có mục đích sử dụng nào khác”.

Posted Image Thế trận liên hoàn hỗ trợ tấn công, bảo vệ lẫn nhau giữa KILO, tàu tên lửa, hệ thống Bastion-P…cho hải chiến du kích kiểu Việt Nam phát huy tác dụng. Tình hình hiện nay, với vũ khí trang bị phòng thủ biển hiện có thì Việt Nam đủ sức làm chủ mặt biển và không hải phận. Còn lòng biển và đáy biển?

Sự xuất hiện lữ đoàn tàu ngầm KILO của Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó và dĩ nhiên được kỳ vọng là phải hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao phó, trong đó nhiệm vụ ngăn chặn, tiêu diệt tàu ngầm địch trong vùng biển của ta đồng nghĩa với việc bảo vệ cho tàu chiến mặt nước của chúng ta không bị tàu ngầm địch uy hiếp là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất mang tính sống còn.

Nếu chúng ta không ngăn chặn được tàu ngầm địch, để chúng lọt vào tuyến phòng thủ thì chiến lược chống tiếp cận bị phá sản, đặc biệt khi đó coi như phần “mềm” hải chiến du kích đã bị “virus” tấn công, thế trận phòng thủ mất liên hoàn, không hỗ trợ được cho nhau nên sẽ rất khó khăn để các lực lượng thực hiện nhiệm vụ.

Chẳng hạn, khi tàu ngầm địch được tung hoành chỉ cần ở vùng giáp lãnh hải thì nó hoàn toàn ngăn chặn hoạt động của tàu mặt nước chúng ta triển khai đến vị trí xuất phát tấn công (một tiền đạo nhận bóng để tấn công ở giữa sân và ở sát cầu môn thì vị trí nào tấn công sẽ nguy hiểm cho đối phương hơn?).

Các tàu phóng lôi, tên lửa Việt Nam giống như cánh tay nối dài của Bastion-P và được hệ thống này bảo vệ không sợ tàu chiến mặt nước của địch tấn công trong phạm vi 300 km tính từ bờ. Nếu lực lượng này mà bị tàu ngầm địch uy hiếp, triệt hạ thì coi như hệ thống Bastion-P không còn tác dụng cho bảo vệ Trường Sa.

Khi Trường Sa bị tấn công thì sự hỗ trợ của tàu chiến mặt nước bị cắt đứt, kẻ địch được rảnh tay chỉ đối phó với Không quân Việt Nam và đương nhiên Không quân Việt Nam sẽ phải một mình thực hiện nhiệm vụ khó khăn, nặng nề hơn.

Đó là lý do vì sao Việt Nam còn sắm thêm 2 chiếc Gerpad chuyên về chống ngầm và nếu như không nhầm thì trong mỗi chiếc tàu ngầm KILO Việt Nam tính năng chống ngầm được ưu tiên nhất, cấp thiết nhất.

Posted Image Thủy lôi chống ngầm, 24 quả mà KILO mang theo, rải xuống trên tuyến chống ngầm cũng it nhất là làm cho tàu ngầm địch “khựng” lại buộc chúng phải “đi theo lối khác”. Chống ngầm hiệu quả nhất là dùng tàu ngầm để chống tàu ngầm, vì vậy, ít nhất có 2/6 KILO chuyên về chống ngầm. Và, nếu như Việt Nam mua thêm máy bay chống ngầm của ai đó thì không có gì thắc mắc.

Đương nhiên trên một khu vực bảo vệ rộng hơn 1 triệu km vuông biển đảo thì không nhất thiết phải “sạch” hết, tức là không có tàu ngầm địch, không có thủy lôi địch…vì chúng ta không có khả năng, nhưng trên một khu vực cần thiết thì nhất thiết phải tạo ra một khu vực biển “sạch”. Tại sao phải “sạch” thì chúng ta đã hiểu, còn đó là khu vực nào, hướng nào…thì chúng ta không cần biết vì đó là việc của Bộ TM Hải quân.

Như vậy, tàu ngầm Việt Nam xuất hiện cùng với các phương tiện chống ngầm khác sẽ tạo ra được một khu vực biển “sạch” mà ở đó trời của ta, mặt biển của ta, lòng biển của ta. Khu vực biển “sạch” mà ở đó xuất hiện một thế trận như sau:

Thứ nhất, các lực lượng được bảo vệ nhau liên hoàn. Ví dụ: tàu ngầm hoạt động không sợ máy bay săn ngầm địch vì đã có tàu mặt nước và không quân phía trên, tàu chiến cơ động không sợ tàu ngầm và tàu chiến lớn của địch vì có tàu ngầm KILO ở dưới, không quân ở trên và Bastion-P từ bờ…

Các lực lượng này như những dầm chịu lực, cái thì chịu lực nén, cái thì chịu lực xoắn…liên kết với nhau trong một khối-khu vực nên không ngại va chạm. Như vậy có thể nói, độ an toàn khi triển khai tấn công của các lực lượng của ta rất cao.

Thứ hai là cho phép phía phòng thủ hoàn toàn nắm quyền chủ động tác chiến. Nghĩa là Việt Nam có thể sẵn sàng đối đầu một trận khi xác định chắc thắng như kinh nghiệm đánh trận Điện Biên Phủ hoặc có thể chọn trận mà chơi, chọn nơi mà đánh theo cách tập kích hay phục kích.

Không còn nghi ngờ gì nữa, tàu ngầm KILO của Hải quân Việt Nam xuất hiện là nhu cầu tất yếu của thế trận phòng thủ biển đảo. Trong “sơ đồ chiến thuật” này, tàu ngầm KILO không phải là tất cả nhưng là một yếu tố không thể thiếu. Thiếu nó trong khi hệ thống chống ngầm hạn chế thì chiến lược chống tiếp cận bị phá sản. Thiếu nó hải chiến du kích sẽ gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là bảo vệ Trường Sa.

Vậy, tàu ngầm KILO Việt Nam trong hải chiến du kích sẽ thể hiện như thế nào với các lực lượng khác? Thế nào là đòn “3 đánh 1” hay lực lượng phân tán hỏa lực tập trung?

Năm 2011 trong bài viết “Tàu ngầm Việt Nam, nguy cơ mới cho quân xâm lược”, tôi đã nêu một quan điểm: “…như vậy trong tay Việt Nam tàu ngầm hoạt động rất ít giống với quy ước, nó được sử dụng, biến đổi thành rất nhiều chiêu thức nguy hiểm. Nhà sản xuất cũng không nghĩ ra là có lúc nó sẽ như thế.

Cũng là giống Hổ, Hổ ở châu Phi có cách săn mồi với những pha rượt đuổi đầy ngoạn mục nhưng Hổ ở Việt Nam không săn mồi như thế vì không có đồng cỏ rộng để rượt đuổi, không có hàng trăm con mồi mà tha hồ lựa chọn. Hổ Việt Nam chỉ rình mồi ở những vị trí mà con mồi hay đi qua và bắt buộc phải đi qua. Và khi con mồi đã trong “tầm vồ” thì ... mới gọi là Chúa sơn lâm”.

Rõ ràng rình mồi ở nơi con mồi hay đi qua thì ai cũng biết nên khó thành công, còn rình mồi ở nơi con mồi bắt buộc phải đi qua thì chắc ăn, nhưng làm sao để con mồi “buộc phải đi qua” là cả một nghệ thuật bày mưu, tính kế nhà binh.

Vậy tàu ngầm KILO Việt Nam có cơ hội nào để rình đúng chỗ địch “bắt buộc phải đi qua”?

Lê Ngọc Thống

Ý kiến phản hồi

dannguyen - gửi lúc 02:43 | 15-06-2013 Bài phân tích hay. Với một nước ven biển và còn nghèo như VN thì mua tàu ngầm để rình rập và rải thủy lôi phong tỏa những nơi trọng yếu là điều rất cần thiết.

HIện giờ và khoảng 4 5 năm tới thì ổn, nhưng với tốc độ hiện đại hóa quá nhanh của TQ thì VN cần phải cố gắng nhiều hơn nữa! Thêm 2 Bastion-P + 2S300 or S400 + 6 P3C orion + ...

Trần - gửi lúc 12:23 | 14-06-2013 Anh Thống quên đề cập đấn Vịnh Cam Ranh rồi. Nếu chỉ đơn thuần nói về một con đường (độc đạo) thì cũng chưa chắc kẻ thù sẽ dùng con đường đó, nhưng nếu nhìn diện rộng, ví dụ tầm quan sát trên một khu vực (biển) cụ thể, thì rõ ràng Trung Quốc chỉ có một con đường phải đi qua tầm quan sát của Vịnh Cam Ranh để đến eo biển Malaca.

phan tân - gửi lúc 12:08 | 14-06-2013 tôi đọc nhiều bài viết của tác giả Lê ngọc Thống rất trân trọng những điều anh viết . Những bài viết giàu kiến thức , phân tích sâu sắt , điều quan trọng nhất là hợp lý và không sáo rổng ... có lẻ những bài viết như vậy phải có tác dụng răn đe một cách thuyết phục . cám ơn anh , mong sẽ đọc được nhiều bài của anh và hy vọng tòa soạn cho tôi tham gia một ít về những bài viết như vây -

congly - gửi lúc 13:53 | 14-06-2013 cuộc chiến với đối thủ lớn (dồi dào binh khí-dồi dào nhân lực), đất -sông- biển liền kề rất khó khăn . Khi ấy chỉ nhờ vào tài mưu lựoc của lãnh đạo(thời thế tạo anh hùng) và dũng khí của quân dân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://phunutoday.vn...g-quoc-2216093/

Thứ Hai, 17/06/2013, 10:08 [GMT+7].

Đài Loan, Philippines hòa giải trước mối nguy Trung Quốc

(Quốc phòng) - Đài Loan và Philippines vừa đạt được thỏa thuận về việc không sử dụng vũ lực trong các vụ việc liên quan đến đánh bắt cá trên vùng biển tranh chấp, bước đi đầu tiên trong kế hoạch hợp tác cùng đánh bắt.

TIN LIÊN QUAN

Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn cơ quan ngoại giao đảo Đài Loan cho biết, thỏa thuận đã được ký trong cuộc họp trù bị đầu tiên về kế hoạch hợp tác đánh bắt, diễn ra tại Manila hôm thứ Sáu vừa qua.

Trước đó, mối quan hệ song phương giữa Đài Loan và Philippines đã rơi vào căng thẳng sau hàng loạt những xung đột tranh chấp trên biển Đông, đặc biệt là sau vụ Cảnh sát biển Philippines nổ súng vào tàu cá Đài Loan và làm chết 1 ngư dân hôm 9/5.

Posted Image Quan hệ Đài Loan - Philippines căng thẳng sau một loạt các vụ xung đột, tuy nhiên cả hai bên đã tìm ra được tiếng nói chung

Vụ việc này đã gây ra căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng giữa Đài Bắc và Manila. Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã ra “tối hậu thư” yêu cầu Manila thực hiện 4 việc: xin lỗi chính thức, trừng trị những người chịu trách nhiệm về cái chết của ngư dân, bồi thường cho gia đình nạn nhân và sớm bắt đầu đàm phán thỏa thuận ngư nghiệp giữa 2 bên để ngăn chặn các sự cố tương tự. Bên cạnh đó, Đài Bắc đã thực thi một loạt biện pháp trả đũa cho sự “chậm trễ” đáp ứng các yêu cầu của Manila như “đóng băng” việc tuyển dụng lao động nhập cư Philippines, cấm du lịch tới quốc đảo Đông Nam Á,… Sau khi vụ việc xảy ra, trong nỗ lực nhằm cứu mối quan hệ ngoại giao giữa hai bên, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã cử Chủ tịch Phòng Kinh tế và Văn hóa Manila Amadeo R Perez tới Đài Loan với tư cách là “đại diện cá nhân” của ông để xin lỗi và tuyên bố rằng, ý định của lực lượng bảo vệ bờ biển là tự vệ, bắn cảnh cáo vào con tàu nhưng chuyện không may đã xảy ra. Thế nhưng, Đài Loan đã không chấp nhận lời xin lỗi này. Trong lúc mâu thuẫn giữa Đài Loan và Philippines trở nên căng thẳng thì Trung Quốc hy vọng tận dụng vụ việc này để 'dây máu ăn phần' và chứng minh vai trò của Trung Quốc với đảo Đài Loan. Bắc Kinh cũng xem căng thẳng giữa Manila và Đài Bắc là cơ hội để biện hộ cho các hành động gây hấn gần đây của họ, nhằm hỗ trợ cho chiến lược rộng lớn hơn tại biển Đông, chẳng hạn như xua tàu tuần tra xuống khu vực.

Posted Image Chủ nhiệm Hội đồng Các vấn đề Đại lục ở Đài Loan Vương Úc Kỳ cho biết phía Đài Loan đã chính thức từ chối việc can thiệp của Bắc Kinh trong vụ việc này .

Tuy nhiên, trước ý đồ của Trung Quốc, Chủ nhiệm Hội đồng Các vấn đề Đại lục ở Đài Loan Vương Úc Kỳ hôm 16/5 tuyên bố sự can thiệp của Trung Quốc không được hoan nghênh Posted Imagetrong vụ căng thẳng giữa Đài Loan và Philippines về cái chết của một ngư dân.

Cùng với đó, quan hệ của Đài Loan và Philippines cũng được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Theo thỏa thuận sơ bộ về biển đảo giữa 2 bên, cơ chế được đề xuất sẽ cho phép mỗi bên nhắc nhở trước bên kia về các sự cố liên quan tới ngư dân, để các phía có thể đàm phán trước khi xảy ra nguy cơ sử dụng vũ lực.Posted Image

Cơ chế dự định quy định cụ thể về các trường hợp rượt đuổi ngư dân, lên tàu và kiểm tra các tàu cá cũng như các vụ bắt giữ ngư dân của nhau. Hai bên còn thỏa thuận sẽ nỗ lực trao trả các tàu cá và thuyền viên trên tàu bị bắt giữ trong thời gian sớm, phù hợp với các ứng xử và thông lệ quốc tế chung.

Philippines và Đài Loan cũng nhất trí sẽ gặp nhau trong tương lai gần để thảo luận thêm những quy định chi tiết về hoạt động ngư nghiệp, bảo vệ và bảo tồn nguồn cá ở vùng EEZ chồng lấn, tuyên bố nói. Họ nhất trí sẽ ký một thỏa thuận nghề cá tương tự thỏa thuận mà Đài Loan từng ký với Nhật Bản trước đó trong năm nay.

  • Nam Phong (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://giaoduc.net.v...-Quoc/301959.gd

Quân đội Mỹ sẽ diễn tập tấn công hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc

Thứ hai 17/06/2013 07:49

(GDVN) - Mỹ có kế hoạch phát triển nhiều loại vũ khí trang bị trong vũ trụ, xây dựng "hạm đội không gian", tổ chức các diễn tập liên quan đến "an ninh vũ trụ".

Posted Image

Lầu Năm Góc phát triển nhiều loại vũ khí vũ trụ mới, trong hình là máy bay không người lái siêu thanh Falcon HTV-2 của Mỹ.

Các tờ báo như tạp chí "Take-off" Nga, "Thời báo Washington" Mỹ cho biết, mặc dù Mỹ luôn từ chối thừa nhận đưa ra các phương án tác chiến vũ trụ nhằm vào nước khác, nhưng gần đây hai kế hoạch tác chiến vũ trụ tuyệt mật của họ đã được tiết lộ.

Quân Mỹ không chỉ muốn tiến hành giám sát chặt chẽ các hoạt động trên vũ trụ của Trung Quốc và Nga, mà còn muốn đưa ra tàu mẹ không gian (máy bay không gian) sau 30-40 năm nữa để xác lập "ưu thế hỏa lực tuyệt đối".

Kế hoạch "Nổi giận vũ trụ" tuyệt mật bộc lộ

Tạp chí "Take-off" Nga dẫn lời một cựu quan chức hàng không vũ trụ Mỹ giấu tên cho biết, quân Mỹ có một kế hoạch tuyệt mật chưa từng công bố, kế hoạch này mang tên "Nổi giận vũ trụ", nội dung chính là sử dụng lực lượng khoa học công nghệ quân-dân dụng tiến hành nghiên cứu phát triển trang bị không gian, gồm có tên lửa không gian, vũ khí điện từ không gian, vệ tinh kiểu tự sát và vũ khí động năng không gian.

Căn cứ vào kế hoạch này, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ triển khai 1-2 thiết bị bay không gian động cơ hạt nhân trên quỹ đạo vũ trụ vào khoảng năm 2050 (tương tự tàu mẹ không gian xuất hiện trong một tác phẩm khoa học viễn tưởng - tàu mẹ mang theo máy bay không gian), để tạo được ưu thế tác chiến vũ trụ trước Nga.

Posted Image

Máy bay không gian không người lái X-37B Không quân Mỹ

Tạp chí "Take-off" Nga cho biết, xét thấy tình hình chạy đua nghiêm trọng trong lĩnh vực vũ trụ, Lầu Năm Góc đang chuẩn bị tiến hành điều chỉnh đối với kế hoạch "Nổi giận vũ trụ": Đến khoảng năm 2040 sẽ triển khai tàu mẹ không gian động cơ hạt nhân đầu tiên, đến năm 2050 triển khai 3 tàu mẹ không gian và thành lập 3 "hạm đội không gian".

Mỗi hạm đội gồm có 1 tàu mẹ không gian, 4 tàu con thoi, 2 tàu kéo không gian, 1 trạm tiếp tế không gian. Những trang bị này đều có thể bay trên quỹ đạo vũ trụ cách Trái đất vài chục nghìn km.

Mỹ còn có kế hoạch trang bị những vũ khí tác chiến như tên lửa thông thường, tên lửa hạt nhân, vũ khí laser năng lượng cao, vũ khí động năng cùng với một số thiết bị do thám cho tàu mẹ không gian, để khi "nổ ra chiến tranh không gian đa chiều", tiêu diệt các loại mục tiêu quân sự quan trọng như tên lửa, tàu chiến, vệ tinh, phi thuyền trong vũ trụ, trên bầu trời, mặt đất, mặt biển của hai nước Trung Quốc và Nga, từ đó xác lập ưu thế hỏa lực tuyệt đối.

Tạp chí "Take-off" chỉ ra, từ việc điều chỉnh kế hoạch "Nổi giận vũ trụ" có thể nhìn thấy, mục tiêu chính của kế hoạch tác chiến vũ trụ quân Mỹ đã từ Nga chuyển thành hai nước Nga-Trung Posted Image. Đối với hai nước lớn hàng không vũ trụ như Nga và Trung Quốc, quân Mỹ muốn thực hiện 5 mục tiêu nhằm kiểm soát vũ trụ gồm:

Một là bảo đảm cho các thiết bị bay của quân Mỹ tự do hoạt động trong vũ trụ, tức là tự do thực hiện nhiệm vụ phóng và thu hồi thiết bị không gian cùng với vận chuyển chiến lược không gian.

Hai là giám sát toàn diện hoạt động không gian của hai nước Trung-Nga, có thể theo dõi trong thời gian thực đối với các động thái trên vũ trụ, làm rõ vị trí và đặc tính của các thiết bị bay vũ trụ của Trung-Nga.

Ba là bảo vệ hệ thống hàng không vũ trụ của Mỹ và đồng minh không bị hai nước Trung Quốc, Nga "gây phiền phức".

Bốn là ngăn chặn Trung Quốc và Nga sử dụng "không chính đáng" hệ thống hàng không vũ trụ của họ, tức là gây nhiễu, phá hoại hoạt động hàng không vũ trụ của Trung Quốc và Nga.

Posted Image

Vũ khí laser tấn công vệ tinh trong tương lai

Theo tuần san "Chuyên gia" của Nga, mặc dù Mỹ luôn không thừa nhận họ đã xây dựng kế hoạch tác chiến vũ trụ nhằm vào nước khác, nhưng dư luận phổ biến tin rằng, kế hoạch này đã sớm tồn tại, hơn nữa vẫn đang không ngừng được quân Mỹ phát triển.

Diễn tập tấn công "Bắc Đẩu"

Đối với sự nghi ngờ của Nga, phía Mỹ không đưa ra phản ứng, mặc dù vậy, công tác chuẩn bị cho tác chiến vũ trụ của Mỹ lại chưa bao giờ dừng lại.

Theo tạp chí "Wired" Mỹ, quân Mỹ sẽ bắt đầu triển khai một loạt cuộc diễn tập có liên quan đến "an ninh vũ trụ" từ quý 2 năm nay, mục đích chính là sử dụng mạng máy tính phát động tấn côngPosted Image, phá hoại hệ thống máy tính của "kẻ thù", thậm chí phá hoại vệ tinh của "kẻ thù".

Trong đó, cuộc diễn tập có kế hoạch tiến hành vào cuối năm nay sẽ tập luyện "làm thế nào để tấn công hệ thống dẫn đường vệ tinh quân dụng của nước thù địch".

Nguồn tin từ Quân đội Mỹ tiết lộ, trong thời đại thống trị của GPS, quân Mỹ chủ yếu tìm cách bảo vệ vệ tinh GPS của Mỹ, chứ không phải tấn công vệ tinh dẫn đường của nước khác.

Nhưng tình hình hiện nay đã hoàn toàn khác, do hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu 2 của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đã bắt đầu cung cấp hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động của Quân đội Trung QuốcPosted Image, quân Mỹ cho rằng cần thiết tiến hành chuẩn bị tốt cho việc tấn công hệ thống này.

Posted Image

Vũ khí không gian tương lai

Tờ "Thời báo Washington" cho rằng, quân Mỹ còn triển khai nhiều cuộc diễn tập vũ trụ nhằm vào Trung Quốc và Nga, chủ yếu có 2 hình thức:

Một là tác chiến thông tin vũ trụ, đây là cuộc chiến tấn công-phòng thủ thông tin triển khai trong lĩnh vực vũ trụ.

Quân Mỹ sẽ giả định tiến hành chiến tranh thông tin vũ trụ với Trung Quốc và Nga, trong đó có chiến tranh điện tử, chiến tranh dẫn đường và chiến tranh răn đe.

Hai là tác chiến tấn công các căn cứ hàng không vũ trụ mặt đất. Tức là phá hoại hoạt động bình thường của các căn cứ hàng không vũ trụ trên mặt đất, ngăn chặn đối phương vận chuyển vận tư trong vũ trụ, vận chuyển các loại lực lượng tác chiến cơ động tầm xa, trực tiếp tiến hành tấn công các hạ tầng hàng không vũ trụ mặt đất quan trọng của đối phương.

Do các căn cứ hàng không vũ trụ là chỗ dựa cơ bản của "đội quân vũ trụ", vì vậy tấn công, phá hoại căn cứ hàng không vũ trụ của kẻ thù thường có thể đạt hiệu quả tác chiến "giải quyết tận gốc, làm ít ăn nhiều". Cho nên, quân Mỹ cho rằng, đây là một hình thức tác chiến quan trọng trong triển khai chiến tranh vũ trụ với Trung Quốc và Nga trong tương lai.

Đông Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://giaoduc.net.v...-Quoc/301959.gd

Quân đội Mỹ sẽ diễn tập tấn công hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc

Thứ hai 17/06/2013 07:49

(GDVN) - Mỹ có kế hoạch phát triển nhiều loại vũ khí trang bị trong vũ trụ, xây dựng "hạm đội không gian", tổ chức các diễn tập liên quan đến "an ninh vũ trụ".

Căn cứ vào kế hoạch này, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ triển khai 1-2 thiết bị bay không gian động cơ hạt nhân trên quỹ đạo vũ trụ vào khoảng năm 2050 (tương tự tàu mẹ không gian xuất hiện trong một tác phẩm khoa học viễn tưởng - tàu mẹ mang theo máy bay không gian), để tạo được ưu thế tác chiến vũ trụ trước Nga.

Đông Bình

Nếu quả thực Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ triển khai ý tưởng này vào tận những năm 50 của thế kỷ này thì thật sự là không cần thiết - tốn kém ngân quỹ quốc gia. Mọi việc sẽ ngã ngũ "Ai làm bá chủ thế giới" không quá năm 2023.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CCTV: Nhật chuẩn bị khai chiến với Trung Quốc?

Thứ Hai, 17/06/2013 - 11:57

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vừa có chương trình phỏng vấn 2 chuyên gia quân sự diều hâu Doãn Trác và Đằng Kiến Quần về cục diện trên đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Posted Image

Một nhận định mới được đưa ra là: Nhật Bản đang ráo riết chuẩn bị để đánh một trận với Trung Quốc ở đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nội dung chương trình phỏng vấn như sau: Theo nguồn tin của báo chí Nhật Bản, ngày 11-6 vừa qua, đảng Dân chủ tự do – đảng cầm quyền của Nhật Bản đã tổng kết ra cái gọi là Luật Cảnh giới bảo đảm an toàn trong phạm vi 12 hải lý xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trọng tâm của đạo luật này là trao quyền cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tiến hành cảnh giới trong phạm vi 12 hải lý xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nếu tàu công vụ Trung Quốc không đếm xỉa đến lời cảnh cáo của phía Nhật Bản, Tokyo sẽ cho phép lực lượng phòng vệ và cảnh sát biển Nhật Bản cưỡng chế ra khỏi vùng biển Điếu Ngư/Senkaku.

Ngoài ra, mới đây, quan chức Nhật Bản cũng cho biết, Bộ quốc phòng nước này đang xem xét thành lập một lực lượng mới chuyên trách nhiệm vụ đoạt lại quyền kiểm soát những hòn đảo Nhật Bản nằm ở xa dễ bị nước ngoài xâm phạm. Một báo cáo của “túi khôn” Mỹ được đưa ra mới đây chỉ ra rằng, những phát ngôn hữu khuynh của thủ tướng Shinzo Abe và một số chính khách Nhật Bản đang gây tranh cãi lớn, đây là trở ngại lớn cho an ninh khu vực Đông Bắc Á.

Trung Quốc có thể nhận thấy, mới đây Nhật Bản liên tiếp có những động tác tăng cường lực lượng, dường như còn sẽ không ngừng phát ra những tín hiệu khuynh hữu khác.

Posted Image

CCTV: Một vấn đề rất cần phân tích là Nhật Bản chia hải vực quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku ra thành 3 khu vực: Ngoài 24 hải lý – gọi là khu vực giám sát cảnh giới; từ 12 hải lý đến 24 hải lý – gọi là khu vực giám sát chặt chẽ; trong phạm vi 12 hải lý – gọi là khu vực cấm tuyệt đối. Nếu theo đề án hiện tại của Nhật Bản, việc dùng vũ lực để cưỡng chế tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển Điếu Ngư/Senkaku được hiểu như thế nào? Sẽ cưỡng chế bằng biện pháp nào,

ùng vũ lực gì, dùng vũ lực thật sự hay chỉ nổ súng cảnh báo?

Dùng vũ lực cưỡng chế đồng nghĩa với xung đột vũ trang

Doãn Trác: Bao gồm tất cả những yếu tố trên, đây là một khái niệm tổng thể, tàu chiến của Lực lượng tự vệ Nhật Bản cưỡng chế đuổi tàu chấp pháp Trung Quốc không được trang bị vũ khí ở quanh khu vực Điếu Ngư/Senkaku chính là hành động sử dụng vũ lực. Bất luận anh có nổ súng, nã pháo hay không, đây đều là sử dụng vũ lực. Vì tàu chiến của Nhật Bản là tàu chiến phục vụ cho quân đội, tàu chiến cưỡng chế đuổi tàu chấp pháp tồn tại hợp pháp của Trung Quốc trong phạm vi 12 hải lý (theo cách lý giải của phía Trung Quốc-ND).

CCTV: Hay nói cách khác tàu chiến của anh chỉ cần va vào tôi một cái cũng là sử dụng vũ lực?

Doãn Trác: Tàu chiến của anh tiến vào phạm vi 12 hải lý để đuổi tàu chấp pháp của tôi, bất luận anh dùng biện pháp gì để cưỡng chế đều là sử dụng vũ lực, đây là vấn đề không phải bàn cãi. Dĩ nhiên cái gọi là sử dụng vũ lực ở đây còn có một cách giải thích trực tiếp hẹp hơn là nổ súng, nã đại bác, dùng tên lửa, trực tiếp tấn công chúng ta.

Trên thực tế tàu của Cảnh sát biển Nhật Bản cũng có đại bác, pháo 40, pháo 20, tàu Trung Quốc để dành vị trí lắp nhưng đều không lắp, đều là phi vũ trang, chỉ có một số vũ khí hạng nhẹ đề phòng hải tặc, nhưng tàu Nhật Bản có đại bác. Nếu Nhật Bản dùng đại bác thì lại là chuyện khác, nhưng chỉ cần tàu chiến của lực lượng này tham gia...

CCTV: Điều này cho thấy Nhật Bản đang tiếp tục tiến bước, tình trạng này sẽ khiến cho xác suất xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong phạm vi 12 hải lý ở đảo Điếu Ngư/Senkaku sẽ tăng cao. Đây là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra vì từ năm 2012, Trung Quốc đã có tiến hành hàng loạt hành động như tuần tra thường quy đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku, bảo vệ chủ quyền... Một số tàu hải giám của Trung Quốc khi vào phạm vi 12 hải lý, nếu phải nghiêm chỉnh chấp hành cái gọi là đề án của Nhật Bản thì xác suất xảy ra xung đột chắc chắn sẽ tăng cao đúng không thưa ông?

Posted Image

Hạm đội tàu chiến hùng hậu của Nhật Bản thuộc loại mạnh nhất châu Á.

Doãn Trác: Và mỗi bước leo thang đều do Nhật Bản gây ra trước, ví dụ đầu tiên Nhật Bản bắt ngư dân của Trung Quốc, chúng ta mới phải đi bảo vệ ngư dân. Bọn họ đã sử dụng thuyền chấp pháp để bắt ngư dân của Trung Quốc và còn đòi kết án, tàu chấp pháp của Trung Quốc tiến hành chấp pháp, nếu bọn họ lại sử dụng tàu chiến thì mâu thuẫn lại leo thang. Nếu tàu chiến của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đi vào phạm vi 12 hải lý cưỡng chế đuổi tàu Trung Quốc thì đồng nghĩa với việc xảy ra xung đột vũ trang, vì chắc chắn Trung Quốc sẽ phải bảo vệ tàu chấp pháp không được trang bị vũ khí.

Chắc chắn tàu chiến của Trung Quốc sẽ phải kéo đến, anh vào được thì chúng tôi cũng vào được, chúng tôi không nổ phát súng đầu tiên, không bước vào đầu tiê. Nhật Bản cất bước đầu tiên, bước thứ hai chắc chắn phải là Trung Quốc. Trong vấn đề này, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác.

CCTV: Hiện tại quân đội của Trung Quốc chưa tiến vào, nếu quân đội Nhật Bản tiến vào, chắc chắn Trung Quốc cũng sẽ có biện pháp tương ứng để đối phó. Mới đây báo chí Nhật Bản đưa tin rằng, Bộ quốc phòng Nhật Bản không loại trừ khả năng tàu chiến của Lực lượng phòng vệ nước này tham gia vào hoạt động phòng ngự đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trước vấn đề này, ông Đằng Kiến Quần – chuyên gia của Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế có nhận định gì?

Nhật đang chuẩn bị khai chiến với Trung Quốc

Đằng Kiến Quần: Thực tế cho thấy, tàu chiến của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản đã áp sát đảo Điếu Ngư/Senkaku, những sự kiện mới xảy ra gần đây như thăm dò tàu ngầm của Trung Quốc ở quanh vùng biển này hoặc cử một lực lượng gồm hơn 1.000 người đến Đảo Santa Catalina nằm ở California để tổ chức tập trận tác chiến đổ bộ... Thế nên hiện tại có thể thấy Nhật Bản đang gấp rút chuẩn bị đánh một trận với Trung Quốc ở hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku. Sự chuẩn bị này đã được tiến hành từ lâu, Trung Quốc tuyệt đối không được ôm bất cứ ảo tưởng gì mà buộc phải có sự chuẩn bị đầy đủ về mặt quân sự, trong đó có sự tham gia của Mỹ. Nếu Trung Quốc còn ôm ảo tưởng gì thì chắc chắn điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Posted Image

Quân đội Nhật tập trận đổ bộ với lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ.

CCTV: Ông Doãn Trác có đồng tình với quan điểm của ông Đằng Kiến Quần là Nhật Bản đang chuẩn bị đánh một trận với Trung Quốc về vấn đề Điếu Ngư/Senkaku hay không?

Doãn Trác: Chắc chắn là chính phủ và quân đội Nhật Bản sẽ phải có sự chuẩn bị này vì Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã tuyên bố rất rõ ràng rằng, tàu chiến nước này đang chuẩn bị tiến vào đảo Điếu Ngư/Senkaku và tiếp cận vấn đề Điếu Ngư/Senkaku. Điều này đồng nghĩa với việc quân đội Nhật Bản chuẩn bị dùng sức mạnh quân sự để giải quyết xung đột Điếu Ngư/Senkaku. Chính vì thế ông Đằng Kiến Quần nói rất có lý, Trung Quốc buộc phải chuẩn bị, chúng ta không nổ phát súng đầu tiên nhưng anh buộc phải chuẩn bị sẵn sàng sau khi Nhật Bản nổ phát súng đầu tiên, anh sẽ phải làm gì. Anh buộc phải xem xét phương án này.

CCTV: Vừa nãy ông cũng đã nói Nhật Bản cũng đang cùng Mỹ ráo riết tổ chức các đợt huấn luyện, tập trận cướp đảo..., tuy nhiên dường như trong vấn đề này, Mỹ tỏ thái độ lập lờ, không dứt khoát, có lúc lại tỏ ra rất bàng quan, có lúc lại kín đáo bày tỏ ủng hộ Nhật Bản. Nếu rơi vào trạng thái khai chiến hoặc xung đột vũ lực leo thang, Mỹ sẽ có hành động gì?

Mỹ không thể giữ thái độ trung lập

Đằng Kiến Quần: Tôi tin rằng xuất phát từ góc độ chiến lược, Mỹ sẽ trực tiếp tham gia. Chúng ta có thể thấy, tháng 4 vừa qua, ông Kerry có bài phát biểu ở Đại học Tokyo, nói rằng Mỹ sẽ thực hiện giấc mơ Thái Bình Dương, đây là lời đáp trả đối với giấc mơ Trung Hoa của chúng ta, chính vì thế giấc mơ này chính là đóng vai trò chủ đạo trong sự sắp đặt của cả khu vực này. Ông Kerry không cho phép bất kỳ ai khiêu khích vị thế chủ đạo của Mỹ ở khu vực này.

Posted Image

Nhưng siêu cường Mỹ chắc chắn sẽ không khoanh tay ngồi nhìn đồng minh Nhật Bản bị uy hiếp và xâm chiếm lãnh thổ trong trường hợp chiến sự nổ ra.

Ngoài ra, sau khi kinh tế Trung Quốc vượt Nhật Bản, Tokyo cũng vô cùng hụt hẫng. Xét trên cấp độ chiến lược, Mỹ - Nhật sẽ có suy nghĩ chung là tiếp tục chiếm vị thế bá chủ trong khu vực này, không cho phép bất kỳ quốc gia nào khiêu khích vị thế chủ đạo về mặt quân sự của họ. Xét trên góc độ kỹ thuật, đồng minh quân sự Mỹ - Nhật đã làm những gì, ta đều đã thấy rất rõ. Mới đây cuộc tập tập trận quân sự trên quy mô lớn đã được tổ chức tại California, và tháng 9-2012, một cuộc tập trận khác dự định được tổ chức ở khu vực sát quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nhưng sau đó đã hủy vì quá nhạy cảm.

Chính vì thế, dù xét cấp độ chiến lược hay góc độ quân sự, Mỹ đều đang chuẩn bị tham gia vào cuộc xung đột này. Dĩ nhiên, mọi sự va chạm giữa Trung Quốc và Mỹ, không những sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hai nước, mà còn gây thiệt hại lớn cho cả khu vực. Chắc chắn nhà lãnh đạo hai nước đều có đủ trí tuệ để kiểm soát cuộc khủng hoảng này.

CCTV kết luận trong tuần vừa qua, lực lượng phòng vệ mặt đất, trên biển, không quân Nhật Bản được điều động toàn bộ để tập kết ở bờ biển phía Nam California để triển khai cuộc tập trận chung mới Mỹ, mục đích của cuộc tập trận là nâng cao khả năng tác chiến trên bộ và dưới nước của Nhật Bản, vừa ráo riết tập trận với nước đồng minh, vừa gấp rút tăng cường lực lượng phòng ngự, sửa đổi đạo luật phòng ngự, hành vi chỉ làm theo ý mình của Nhật Bản đã gây bất an trên toàn thế giới (theo quan điểm của phía Trung Quốc-ND).

Theo Huy Long

Tiền phong/CCTV

======================

Bụp là bụp luôn, chứ không giới hạn ở Senkaku đâu mấy ông tướng Tàu ạ! Không tin các ông cứ thử xem! Nhá nhá một tý thử thôi. Chứ làm thật thì cần chuẩn bị chu đáo để đánh nhau to.

Chiến tranh dứt điểm sẽ không xảy ra ở biến Đông cả. Nhưng nó sẽ là cái cớ để đánh nhau to ở Hoa Đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là các ông tướng Tàu cứ nghĩ đơn giản chiến sự chỉ khoanh vùng và hạn chế ở Senkakư, kiểu như đấm qua đấm lại vài phát rồi Liên Hiệp Quốc nhảy vào dàn hòa, khi đó sẽ bô bô dùng phép thắng lợi tinh thần và quan trọng là ghi vào lịch sử Senkakư là đảo tranh chấp...rồi dây dưa giằng dai, dùng chiêu hẹn đến thế hệ sau lấn thêm 1 bước . Lời to đối với TQ dân số đông đúc, thí quân là chuyện thường tình. Sở dĩ họ có suy nghĩ đó là vì TQ ỷ mình có vũ khí tối thượng răn đe hạt nhân. Không đời nào Mỹ dám mở rộng chiến sự buộc TQ phải dùng đến nó thì cả trái đất này tanh banh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là các ông tướng Tàu cứ nghĩ đơn giản chiến sự chỉ khoanh vùng và hạn chế ở Senkakư, kiểu như đấm qua đấm lại vài phát rồi Liên Hiệp Quốc nhảy vào dàn hòa, khi đó sẽ bô bô dùng phép thắng lợi tinh thần và quan trọng là ghi vào lịch sử Senkakư là đảo tranh chấp...rồi dây dưa giằng dai, dùng chiêu hẹn đến thế hệ sau lấn thêm 1 bước . Lời to đối với TQ dân số đông đúc, thí quân là chuyện thường tình. Sở dĩ họ có suy nghĩ đó là vì TQ ỷ mình có vũ khí tối thượng răn đe hạt nhân. Không đời nào Mỹ dám mở rộng chiến sự buộc TQ phải dùng đến nó thì cả trái đất này tanh banh.

Vũ khí hạt nhân bây giờ chỉ răn đe được những nước thuộc thế giới thứ ba thui. Thí dụ như Urugoay, Đài Loan, Phi luật Tân cùng lắm là Ả rập Xeut, hoặc cao hơn thì như Iran chẳng hạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

18 nước tập trận lớn ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc

Thứ Hai, 17/06/2013 16:51

(NLĐO)- Chính quyền Indonesia hôm 14-6 cho biết sẽ tổ chức cuộc tập trận chung Komodo 2014 với sự tham gia của 18 quốc gia, 28 chiến hạm và 4.500 thủy thủ, nhằm cải thiện khả năng hợp tác trong các hoạt động giải cứu thảm họa.

19 nước tập trận gần Syria, Nga lo ngại

Posted Image

Tàu hải quân Mỹ USS Green Bay (LPD-20) tới Indonesia tập trận hồi năm 2012

Theo Jakarta Post, trong 18 nước có hải quân tham gia cuộc tập trận vùng biển Batam và Natuna thuộc tỉnh Riau, có10 nước thành viên ASEAN và 8 nước đối tác của ASEAN là Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Mỹ.

Phó đề đốc Amarullah Octavia, chỉ huy trưởng Lực lượng đặc nhiệm chiến đấu trên biển của Hạm đội miền Tây Indonesia, cho biết Hải quân nước này đang chuẩn bị cho cuộc tập trận chung đa quốc gia nói trên dự kiến sẽ bắt đầu vào đầu tháng 4-2014.

“Cuộc tập trận sẽ tập trung vào cải thiện năng lực hải quân về giải cứu thảm họa nhưng cũng sẽ chú trọng vào nhiệm vụ ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc đòi chủ quyền vùng biển Natuna…Hiện Trung Quốc chưa đòi chủ quyền ở Natuna nhưng chúng tôi không muốn vụ Sipanda - Ligitan lặp lại”, ông Amarullah nhấn mạnh.

Trong một diễn biến liên quan, vào tháng 9-2013, 18 nước nói trên cũng sẽ tham gia cuộc Tập trận Chống Khủng bố (CTx) được tổ chức tại Trung tâm Hòa bình và an ninh Indonesia ở Sentul và Bogor tại Tây Java. Cuộc tập trận CTx do Indonesia và Mỹ đồng tổ chức theo sáng kiến chống khủng bố khu vực. Dự kiến khoảng 1.800 binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm sẽ tham gia cuộc tập trận này.

Đỗ Quyên (Theo Jakarta Post)

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://soha.vn/quan-...12233742604.htm

Lan Châu 170 Trung Quốc và Su-30MK2 Việt Nam: Ai sẽ thắng trên biển Đông?

Hà Dũng - theo Trí Thức Trẻ |

17/06/2013 14:56

(Soha.vn) - Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh trên bầu trời biển Đông. Hãy xem Trung Quốc dùng quân bài nào với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối phó lại.

Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh bảo vệ chủ quyền đất nước. Trung Quốc thì liên tục quấy phá, gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, xâm phạm vùng biển đảo Việt Nam. Hãy xem Trung Quốc dùng gì để đối phó với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối chọi lại.

Lan Châu 170 - 'Át chủ bài' của phòng không Trung Quốc trên biển Đông

Để bảo vệ đội hình tàu chiến của Hạm đội Nam Hải khỏi những đòn đánh trên không của các tiêm cường kích Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi tiến hành xâm chiếm Biển Đông, phía Trung Quốc đã đưa vào trang bị cho hạm đội Nam Hải tàu Lan Châu 170 thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II.

Posted ImagePosted Image

Tàu Lan Châu (170) thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II tham gia tâp trận ở khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Lan Châu 170 có lượng giãn nước 7.000 tấn, dài 155m, trang bị hệ thống pháo – tên lửa tầm xa, sức công phá mạnh, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Vũ khí chính tạo nên sức mạnh phòng không "khủng" của Lan Châu 170 là hệ thống tên lửa tầm cao HHQ-9 (48 quả trong bệ phóng thẳng đứng) đạt tầm bắn 200km độ cao tối đa 30km. Theo công bố, đạn tên lửa HHQ-9 cũng có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm xa 30km.Posted Image

Hệ thống vũ khí trên tàu Lan Châu 170

Posted Image

Các ống phóng chứa tên lửa phòng không trên tàu

Posted Image

Theo công bố hệ thống có thể tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu trên nhiều hướng khác nhau

Lớp tàu Type 052C Lữ Dương II, được coi là “chiến hạm Aegis của Trung Quốc” với năng lực phòng không tầm xa, tầm cao. Sở dĩ con tàu được gọi là “chiến hạm Aegis” một phần vì kiểu thiết kế hệ thống anten radar mạng pha đa chức năng được lắp ở tháp điều khiển. Tất cả các tàu chiến Aegis của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có nét thiết kế này. Tất nhiên, Type 052C chỉ có đặc điểm giống về hình thức, còn xét “bản chất” thì con tàu không được trang bị hệ thống chiến đấu nào tương đương với Aegis của Mỹ.

Dù vậy, Type 052C vẫn được đánh giá là một trong những chiến hạm tiên tiến trên thế giới với hệ thống hỏa lực mạnh có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền.

Mục đích thiết kế ban đầu của Type 052C là dành cho nhiệm vụ phòng không tầm xa để hộ tống tàu sân bay, tàu chiến trong hạm đội.

Đạn tên lửa HHQ-9 được đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (6 cụm, 48 ống) nằm ở boong tàu phía trước. Tên lửa sẽ bắn theo nguyên tắc “phóng lạnh”, tức là quả đạn sẽ được đẩy ra khỏi ống phóng rồi động cơ mới kích hoạt ở độ cao thấp. Phương pháp phóng đạn này giúp giảm thiểu thiệt hại cho cấu trúc thân tàu khi động cơ rocket khởi động.

Với hệ thống HHQ-9, Type 052C Lữ Dương II được xem là chiến hạm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc có khả năng phòng không tầm cao, tầm xa. Trước đó, hầu hết các chiến hạm của Trung Quốc đều chỉ có năng lực phòng không tầm thấp, tầm trung.

Trong tác chiến chống tàu mặt nước, Type 052C được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 (8 ống phóng đặt ở giữa thân tàu). YJ-62 đạt tầm bắn xa tới 280km, trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, quả đạn chỉ bay cách mặt biển 7-10m gây khó khăn cho vũ khí đánh chặn của đối phương.

Posted Image

Posted Image

Lan Châu 170 khai hỏa hệ thống phòng không

Theo một số nguồn tin không chính thức, YJ-62 được cho là có khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền ở tầm bắn tương tự.

Ngoài 2 hệ thống vũ khí chính trên, Type 052C còn trang bị pháo hạm 100mm dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa) và mặt biển, tốc độ bắn 90 viên/phút.

Type 052C cũng trang bị 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần Type 730 có tốc độ bắn 4.600-5.800 viên/phút, tầm bắn 3.000m. Đây được xem là “lá chắn” cuối cùng chống mục tiêu tên lửa (hoặc máy bay) của đối phương nếu HHQ-9 thất bại trong đánh chặn.

Cuối cùng, hỏa lực săn tàu ngầm của Type 052C trang bị 6 máy phóng ngư lôi và một trực thăng săn ngầm Ka-27 hoặc Z-9C đậu ở đuôi tàu.

Trong tương lai, Hạm đội Nam Hải còn được tiếp nhận tàu khu trục tên lửa Type 052D tiên tiến hơn. Hiện Trung Quốc vẫn trong quá trình hoàn thiện con tàu đầu tiên.

Như vậy có thể thấy rằng phía Trung Quốc cũng đã chuẩn bị những vũ khí đối trọng với Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi chiến sự nổ ra ở Biển Đông.

Vỏ quýt dày thì móng tay phải nhọn

Giả sử các thông số kỹ thuật của Type 052C phía Trung Quốc công bố đều là thật thì phía Việt Nam cũng không phải quá lo lắng. Thực tế chiến tranh đã chứng minh cách sử dụng vũ khí mới là yếu tố quyết định nhất.

Việt Nam có thể sử dụng lực lượng Không quân bố trí dọc bờ biển, bí mật bất ngờ lao ra đánh phủ đầu lực lượng tàu chiến của địch, đặc biệt là tiêu diệt lực lượng tàu phòng không tầm xa.

Không quân Việt Nam cũng có thể tiến hành bay với quỹ đạo sát mặt biển, khi đó hệ thống radar phát hiện mục tiêu trên tàu sẽ rất khó phát hiện do bị nhiễu bởi tín hiệu phản xạ từ mặt biển. Khi đến cự ly tác chiến hiệu quả sẽ tiến hành phóng các tên lửa chống hạm tiêu diệt các tàu này.

Yếu tố bí mật bất ngờ đã giúp Không quân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Mỹ trong trận Điện Biên Phủ trên không. Mà so với Trung Quốc, lực lượng Không quân Mỹ hiện đại và có trình độ tác chiến cao hơn nhiều.

Posted Image

Su-30MK2 của Không quân Việt Nam xuất kích tuần tra trên biển

Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam cũng cần được trang bị những loại vũ khí chống hạm tầm xa như Yakhont/BrahMos tầm bắn 300 km, Kh-35UE tầm bắn 260 km, Moskit P-270 3M80 tầm bắn 250 km…

Khi có những vũ khí này, các loại máy bay như Su-30MK2 có thể đứng ngoài vùng hỏa lực phòng không đối phương rồi tung đòn tiêu diệt, làm tê liệt hệ thống phòng không của hạm đội tàu địch, sau đó sẽ lần lượt tiêu diệt các tàu còn lại.

Như vậy, chúng ta thấy, phía Trung Quốc đã tính đến phương án đối phó với các loại máy bay Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam. Và chúng ta chắc chắn cũng đã đề ra cách thức để chống lại việc xâm chiếm trên biển Đông.

Vũ khí là yếu tố quan trọng nhưng con người và cách thức sử dụng vũ khí mới là điều quyết định đến kết quả cuộc chiến. Thực tiễn các cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam đã minh chứng hùng hồn cho chân lý ấy.

Ý KIẾN:

Nguyễn Đức Khải ·

2 giờ trước

Đà Nẵng

HHQ 9 là biến thể của HQ 9 làm giả S300 của Nga

giết con này cũng giống như Isarel dùng F16 diệt S300 của Syria thôi

có điều đây là tàu di chuyễn, còn S300 là xe tự hành

Huyenvuhp

19 giờ trước

Hải Phòng

Vấn đề là TQ nó sử dụng ưu thế số lượng để lấn át. Khi chưa nổ ra chiến tranh mà sử dụng các thông số kỹ thuật để minh họa cuộc chiến thì thật hồ đồ. Vấn đề là nếu có chiến tranh thì cũng chỉ mang tính cục bộ và chắc chắn nó sẽ dùng lực lượng lớn để đàn áp lại. Nó dùng kế bầy sói tấn công SU30 thì đánh kiểu gì?

Ryu Ko ·

19 giờ trước

TP HCM Nghĩ lại nhé:

- Su-30 của ta cấu hình theo hướng không đối không mà lại coi trong chuyện đánh biển : sở đoản!

- Con T 052C kia cấu hình theo phòng không nên chống máy bay là "nghề của nó" : sở trường.

Thực tế chiến tranh đã chứng minh cách sử dụng vũ khí mới là yếu tố quyết định nhất.

Sử dụng kiểu lấy sở đoản đánh sở trường địch thì chắc ko cần bàn tiếp!? Dùng Kilo đi!

Quốc Dũng

18 giờ trước

Hà Nội

@Ryu KoPosted Imageem lại bạn nhé, Su-30MK2 chuyên dùng để đánh biển, không đối hải

Su-30MK2V mới là để giành ưu thế không đối không

van exciter

20 giờ trước

TP HCM

Nếu SU30 - MK2 của ta mà trúng kế "bầy sói" của TQ thì sao? hay là chúng ta vẫn cứ nghĩ thông số "theo dõi 100 mục tiêu và khóa 20 mục tiêu" của SU30?

Lan Châu đi kèm theo máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không tác chiến điện tử thì SU 30 MK2 của ta vất vả đấy nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề tình báo là quan trọng số 1. Trước đây bọn Tàu internet kháo nhau tọa độ tòan bộ sân bay quân sự bí mật ven biển của Việt Nam đã lộ mật và nằm trong tầm ngắm của lực lượng pháo binh TQ, đặc biệt là Lực lượng Nhị Pháo trang bị các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong và tên lửa hành trình Trường Kiếm có hỏa lực phủ sóng rất rộng với tầm bắn 1500km ( Quảng Châu - Đà Nẳng chim bay 900km). Tức là khi chiến sự bùng ra, tức đánh to thì thọat tiên mưa tên lửa từ Quảng Châu sẽ ào ạt bay qua các sân bay quân sự ven biển của Việt Nam khiến máy bay không thể cất cánh ( vì hỏa lực vì đường băng hư hại, cộng thêm chiến tranh điện tử...), các trận địa tên lửa ven biển của Việt Nam cũng sẽ hứng chịu các đợt pháo kích dồn dập. Rút kinh trận biên giới năm xưa, TQ sẽ không đời nào dám xua bộ binh qua sẽ đánh động dư luận quốc tê, cùng lắm chỉ quấy rối biên giới thôi

Vậy cho nên vấn đề cốt tử là bí mật, bảo vệ và làm sao máy bay cất cánh được trong điều kiện mù điện tử. Các trận địa pháo cũng phải có khả năng sống sót cực cao chịu đựng được các đợt pháo kích khủng khiếp của Nhị pháo TQ. Theo TQ thì một khi không quân và pháo binh Việt Nam còn thì tên lửa sẽ còn bay qua ( TQ dư tên lửa mà ) và chúng sẽ không gởi tàu đến. Dĩ nhiên chúng cũng biết khi đang giằng dai thì các sân bay miền Nam Việt Nam sẽ xử lý toàn bộ tàu hàng TQ đi ngang qua, bóp cổ nền kinh tế. Cho nên chúng còn pháo kích dữ dội hơn hòng nhanh chóng dứt điểm.

Một cách nữa là áp dụng chiêu của người xưa, thấy nó rục rịch chuẩn bị là bất thần cho SU vượt biên giới bụp trận địa pháo của nó trước, tuy nhiên chiêu này hơi liều vì phòng không của Nhị Pháo TQ lập ra để chơi với Mỹ nên rất khó nhằn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức họp báo về quan hệ Việt-Trung

Thứ ba 18/06/2013 08:28

(GDVN) - "Trung-Việt là láng giềng và đối tác quan trọng. Hai bên sẽ trao đổi thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đạt tiển triển mới...".

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Đoàn đặc công 1

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Binh đoàn 15

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Cục Cảnh sát biển

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm đồn BP Đàm Thuỷ, Cao Bằng

Posted Image

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tại cuộc họp báo ngày 14 tháng 6 năm 2013

Tân Hoa Xã của TQ cho hay, ngày 14/6/2013, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tổ chức họp báo, trả lời về nhiều vấn đề, trong đó có chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.

Về chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, bà Hoa Xuân Oánh cho biết: "Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ tiến hành chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013.

Trong thời gian thăm Trung Quốc, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình sẽ tổ chức hội đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc sẽ lần lượt hội kiến với Chủ tịch Trương Tấn Sang. Hai bên sẽ đi sâu trao đổi ý kiến về quan hệ Trung-Việt và các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Theo tân Hoa Xã, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang dự định sẽ tiến hành thăm tỉnh Quảng Đông.

Hiện nay, các cơ quan hai nước đang tiến hành trao đổi về các văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quốc phòng, kinh tế thương mại, nhân văn.

Hiện nay, quan hệ Trung-Việt duy trì xu thế phát triển ổn định. Tháng 3 năm nay, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã điện đàm với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đạt được đồng thuận quan trọng về việc tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt.

Posted Image

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang gặp Nguyên Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhân Hội nghị cấp cao APEC 20

Tháng 5, hội nghị lần thứ 6 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung-Việt tổ chức tại Bắc Kinh, đã làm rõ các biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực giữa hai nước.

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhân dịp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 19-21/6 tới, Đại sứ Việt Nam tại TQ Nguyễn Văn Thơ đã trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam và Trung Quốc về ý nghĩa chuyến thăm cũng như quan hệ Việt Nam-TQ.

Đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho biết trong thời gian ở thăm TQ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và gặp các nhà lãnh đạo cấp cao TQ, trao đổi ý kiến về các biện pháp làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Đây là chuyến thăm TQ đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trên cương vị Chủ tịch nước và cũng là chuyến thăm TQ đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam sau khi TQ có ban lãnh đạo mới. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng và phức tạp; cả Việt Nam và TQ đều đang ở giai đoạn then chốt trong sự nghiệp đổi mới và cải cách mở cửa. Do đó, chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng trên nhiều phương diện. - Theo TTXVN Bà Hoa Xuân Oánh cho biết "Chúng tôi cho rằng, Trung-Việt là láng giềng quan trọng và đối tác hợp tác của nhau, đều đang ở trong giai đoạn then chốt của cải cách, phát triển, một mối quan hệ Trung-Việt lành mạnh, ổn định đều có lợi cho cả hai bên.

Chúng tôi hy vọng, thông qua chuyến thăm này của Chủ tịch Trương Tấn Sang, cùng phía Việt Nam tiếp tục tăng cường lòng tin chính trị, thúc đẩy hợp tác thiết thực, tăng cường trao đổi, phối hợp trong các vấn đề đa phương, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt đạt được tiến triển mới". Ngoài ra, bà Hoa Xuân Oánh còn trả lời về một loạt vấn đề khác, trong đó có quan hệ với Cuba, vấn đề an ninh mạng, doanh nghiệp Trung Quốc tham gia xây dựng kênh đào ở Nicaragua, vấn đề biên giới Trung-Ấn.

Về quan hệ với Cuba, bà Hoa Xuân Oánh cho biết, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng kiêm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba, ông Dias Cannelle sẽ tiến hành chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 6 năm 2013.

Về việc cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, năm 2012, Chính phủ Syria từng sử dụng vũ khí hóa học ở phạm vi nhỏ, Mỹ sẽ gia tăng ủng hộ phe đối lập Syria, bà Hoa Xuân Oánh cho biết: Trung Quốc kiên quyết phản đối sử dụng vũ khí hóa học.

Trung Quốc hy vọng, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và các nghị quyết củ Hội đồng Bảo an, Tổ công tác điều tra vấn đề vũ khí hóa học Syria của Liên hợp quốc triển khai điều tra khách quan, công bằng.

Trung Quốc luôn cho rằng, giải quyết chính trị là con đường thực tế duy nhất của vấn đề Syria. Gần đây giải quyết chính trị vấn đề Syria đã có một số xu thế tích cực, cộng đồng quốc tế đang sắp xếp mở hội nghị quốc tế về vấn đề Syria mới.

Các bên cần nắm lấy cơ hội, có thái độ trách nhiệm thiết thực thúc đẩy hội nghị tổ chức thành công, thúc đẩy tiến trình giải quyết chính trị vấn đề Syria, tranh áp dụng các hành động làm cho cuộc khủng hoảng Syria tiếp tục bị quân sự hóa.

Posted Image

Vấn đề sử dụng vũ khí hóa học tại Syria gây lo ngại.

Về việc Mỹ tiến hành tấn công mạng, bà Hoa Xuân Oánh cho rằng, "Trung Quốc là một trong những nước bị tấn công mạng nghiêm trọng nhất, Trung Quốc kiên quyết phản đối tấn công tin tặc dưới bất cứ hình thức nào. Không gian mạng không cần chiến tranh và bá quyền, mà cần quy tắc và hợp tác."

Trung Quốc tỏ ra rất coi trọng vấn đề an ninh mạng. Gần đây Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thiết lập Văn phòng các vấn đề mạng, phụ trách phối hợp triển khai hoạt động ngoại giao có liên quan đến các vấn đề mạng.

Trung Quốc tuyên bố sẽ cùng các bên liên quan tiếp tục triển khai đối thoại và hợp tác mang tính xây dựng về vấn đề an ninh mạng. Trung Quốc muốn chủ trương xây dựng các quy tắc quốc tế trong khuôn khổ Liên hợp quốc và đã đưa ra đề xướng cụ thể. Trung Quốc muốn các bên áp dụng các hành động thiết thực, tăng cường lòng tin và hợp tác, cùng bảo vệ hòa bình và an ninh của không gian mạng.

Trung-Mỹ xây dựng Tổ công tác mạng trong khuôn khổ đối thoại an ninh chiến lược, Trung Quốc sẽ tiến hành trao đổi sâu sắc với Mỹ về các vấn đề có liên quan trong khuôn khổ này".

Posted Image

Vấn đề an ninh mạng chi phối quan hệ Trung-Mỹ

Đông Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh "Cô gái Ấn Độ" trong "Canh bạc cuối cùng".

===========================================

Ấn Độ "Đông tiến" đấu Trung Quốc

Thứ Ba, 18/06/2013 - 15:08

Hôm nay 18/6, tờ Bình luận Trung Quốc (BLTQ) của Hồng Kông đã đăng tải bài viết với nội dung Ấn Độ tăng cường “Đông tiến” nhằm đối phó với Trung Quốc.

Posted Image

Chiến hạm hải quân Ấn Độ vừa ghé thăm Việt Nam.

Đông tiến nhằm phá "chuỗi ngọc trai"

Những chiến lược này của Ấn Độ chỉ vì một mục đích không bị đẩy ra rìa trước các lợi ích chung của khu vực và toàn cầu. BLTQ cho biết hạm đội tàu chiến phía Đông của hải quân Ấn Độ cử 4 tàu chiến chở theo 1.200 sĩ quan và lính thủy binh, phối hợp với hải quân Việt Nam tổ chức tập trận cứu nạn chung ở gần biển Đông.

Tờ báo này rêu rao rằng Ấn Độ và Việt Nam đã dùng cuộc tập trận chung này để “thăm dò phản ứng” Trung Quốc. Sau khi tập trận chung với hải quân Việt Nam, hải quân Ấn Độ còn sang thăm Philippines. Lần này 4 quốc gia mà hạm đội tàu chiến phía Đông của hải quân Ấn Độ sang thăm, có 3 nước đang xảy ra tranh chấp chủ quyền biển Đông với Trung Quốc, hành động này của hải quân Ấn Độ không những nhằm mục đích thể hiện sức mạnh quân sự với các nước Đông Nam Á, mà còn có dấu hiệu dính líu đến những tranh chấp ở biển Đông.

Hải quân Ấn Độ nhấn mạnh “tầm quan trọng của biển Đông đối với sự phát triển kinh tế, an ninh và hoạt động phòng nhự của các nước trong khu vực”. Hơn nữa, Ấn Độ đang phát triển hợp tác an ninh trên biển với các nước như Việt Nam, Nhật Bản... Ấn Độ còn chủ động tăng cường mối quan hệ quân sự song phương với các nước khác ở châu Á nhằm lấy đó để đối kháng với chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.

Tuyến đường thương mại quan trọng như eo biển Malacca là mạch máu năng lượng nối liền với Ấn Độ Dương, 40% lượng hàng hóa thương mại của thế giới và hầu hết lượng dầu mỏ nhập khẩu vào Đông Á đều đi qua eo biển này. Nhu cầu lợi ích, tài nguyên và kỹ thuật ngày càng tăng của Ấn Độ có thể sẽ khiến quốc gia này gia tăng sức mạnh ở bờ Đông eo biển Malacca. Những nhân tố trên đã khiến Ấn Độ đang trở thành quốc gia có lợi ích liên quan đến an ninh và sự ổn định của khu vực này.

Posted Image

Ấn Độ cảm thấy bị đe dọa nghiêm trọng bởi chiến lược 'chuỗi ngọc trai' của Trung Quốc bao vây.

Tờ BLTQ phân tích, ngay từ 20 năm về trước, Ấn Độ đã tích cực thực thi chiến lược “Đông tiến” để đối phó với sự phát triển của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương.

Sự phát triển ổn định của lực lượng hải quân Ấn Độ và các hoạt động hợp tác thương mại không ngừng được tăng cường của quốc gia này ở khu vực Thái Bình Dương cho thấy, hiện tại Ấn Độ có đủ khả năng để đảm bảo sự mở cửa và an ninh cho tuyến đường giao thông trên biển.

Posted Image

Bộ đôi tàu chiến INS SATPURA (F48) và INS RANVIJAY (D55) ở Đà Nẵng.

Posted Image

Tàu hộ tống INS Kirch (P62) do Thiếu tá Satish M Shenai làm thuyền trưởng trong chuyến thăm Việt Nam mới đây.

Tờ báo Hồng Kông này cho rằng, một trong những mục tiêu của hải quân Ấn Độ là bảo vệ an ninh của các tuyến đường vận chuyển tài nguyên năng lượng, Ấn Độ cần phát huy vai trò tích cực ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Với tư cách là một trong những nội dung của hoạt động tăng cường hợp tác quân sự với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ đang có kế hoạch cải thiện quan hệ với Australia và Thái Lan.

Mới đây, Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ lần đầu tiên sang thăm Australia. Bộ trưởng quốc phòng hai nước đã đồng thuận nhất trí tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước. Hai bên lên kế hoạch sẽ tổ chức tập trận chung vào năm 2015 nhằm thúc đẩy giao lưu quân sự giữa hai nước, từ đó nâng sự hợp tác phòng ngự giữa hai nước lên tầm cao “quan hệ đối tác chiến lược”. Tập trận chung là cơ hội để hải quân Ấn Độ thể hiện sức mạnh của mình.

Lập liên minh 'tứ hùng' để tránh bị ra rìa

TQBL khẳng định, Ấn Độ mong muốn thiết lập quan hệ chiến lược bốn bên với Australia, Nhật Bản và Mỹ để cùng nhau đối phó với sự ảnh hưởng ngày càng lớn ở khu vực Ấn Độ Dương, đồng thời , Ấn Độ cũng muốn bán vũ khí cho Thái Lan. Mỹ đang điều chỉnh chiến lược toàn cầu và đặt trọng tâm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chiến lược “tái cân bằng châu Á” của Mỹ nhằm thẳng vào quốc gia đang trỗi dậy là Trung Quốc. Nhật Bản với tư cách là một trong những đồng minh của Mỹ ở khu vực này, nội các của thủ tướng Shinzo Abe chủ động phối hợp với sự điều chỉnh chiến lược này của Mỹ, quốc gia này cũng đang tích cực điều chỉnh chiến lược của mình nhằm đột phá mục tiêu “hiến pháp hòa bình”.

Posted Image

Posted Image

Quân đội Ấn Độ gần đây thường xuyên tập trận với quân đội Mỹ nhằm đối phó với các thách thức chiến lược chung.

Ấn Độ cũng đang hưởng ứng chiến lược “tái cân bằng châu Á” của Mỹ, tăng cường thực thi chiến lược “Đông tiến”, quyết tâm phát huy sự ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, không ngừng phát triển mối quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á để có thể giành được lợi ích lớn nhất khi Mỹ thực hiện chiến lược này, đồng thời thừa cơ để gia tăng độ ảnh hưởng về chính trị của Ấn Độ tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Còn Nhật Bản tích cực phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ, xét ở bề ngoài là có lợi cho Mỹ thúc đẩy chiến lược mới “tái cân bằng” châu Á, về thực chất là hai bên cùng muốn mở rộng độ ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên trường quốc tế, mở rộng không gian chiến lược quốc tế, tranh thủ cơ hội để giành được lợi ích lớn nhất về chính trị và kinh tế.

Tờ BLTQ phân tích ý đồ chiến lược của quan hệ chiến lược mà Nhật Bản tăng cường với Ấn Độ là nhằm vào Trung Quốc, ý đồ chiến lược này rất phù hợp với nhu cầu chiến lược của Mỹ. Do đó, việc Nhật Bản không ngừng tăng cường mối quan hệ chiến lược với Ấn Độ cũng giành được sự ủng hộ của Mỹ, đồng thời cũng được phía Ấn Độ nhiệt tình phối hợp. Đây cũng là động lực khiến mối quan hệ Nhật - Ấn không ngừng được tăng cường như hiện nay.

Trong quá trình xây dựng mối quan hệ chiến lược với Nhật Bản và Mỹ, Ấn Độ vẫn coi quan hệ chiến lược với Mỹ là mối quan hệ song phương quan trọng nhất. Còn Nhật Bản khi xây dựng quan hệ chiến lược với Ấn Độ và Mỹ, cũng coi quan hệ chiến lược Nhật Mỹ là mối quan hệ song phương quan trọng nhất. Trong mối quan hệ ba bên Mỹ Nhật Ấn, quan hệ Nhật - Mỹ và Ấn – Mỹ ở vị trí chủ yếu, còn quan hệ Nhật - Ấn ở vị trí thứ yếu. Hơn nữa, hai bên Nhật Bản và Ấn Độ cũng đều coi mối quan hệ chiến lược của hai nước phục tùng và phục vụ cho mối quan hệ chiến lược với Mỹ.

Cuối tháng 5 vừa qua, thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sang thăm Nhật Bản để tăng cường hợp tác anh ninh, quốc phòng với quốc gia này. Ấn Độ tích cực hưởng ứng ý tưởng “hợp lưu” Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương mà thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra, quốc gia này cũng đang tích cực chiển khai mối quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, tạo luồng sinh khí mới cho nền kinh tế Ấn Độ và tăng cường các cuộc đối thoại liên quan đến lợi ích chung trong khu vực và trên toàn cầu.

BLTQ phân tích, Ấn Độ đã đề ra kế hoạch “ba bước” trong hợp tác chiến lược với Nhật Bản: Thứ nhất, tăng cường cơ chế khu vực, tăng cường sự đồng thuận; Thứ hai, thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực một cách sâu rộng; Thứ ba, tăng cường gắn kết khu vực, dựa trên nguyên tắc tự do hàng hải được luật pháp quốc tế bảo vệ, duy trì sự thông suốt cho các hoạt động thương mại hợp pháp, giải quyết một cách hòa bình các vấn đề trên biển.

Tờ BLTQ cho rằng, đối với Ấn Độ, mọi sự nỗ lực của hai nước Trung Quốc và Mỹ để ký kết được những hiệp định có tính “bài xích” Ấn Độ, quốc gia Nam Á này đều hết sức quan tâm. Ấn Độ không nên lệ thuộc quá mức vào sự tồn tại của Mỹ tại châu Á. Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh như hiện nay, Ấn Độ cần xây dựng mạng lưới quan hệ cân bằng đa phương cho riêng mình ở châu Á nhằm tránh rơi vào hoàn cảnh bị đẩy ra rìa trước các lợi ích chiến lược.

Những nỗ lực của Ấn Độ trong việc tăng cường mối liên hệ chiến lược với Nhật Bản gần đây cho thấy, với tư cách là sự phản ứng trước việc quân đội Trung Quốc tiến vào khu vực Aksai Chin và đối đầu với Ấn Độ hồi tháng 4 vừa qua, một phần mạng lưới quan hệ ngoại giao đang được xây dựng lại.

Trong quá trình phát triển hải quân, Ấn Độ vấp phải hai trở ngại lớn là vốn và kỹ thuật, trước tình hình này, việc Ấn Độ tích cực xây dựng mối quan hệ đối tác có thể là biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề vị thế chiến lược của quốc gia này đang bị đe dọa. Ấn Độ cần tích cực hơn để duy trì nhiều cuộc tiếp xúc đối tác chiến lược hơn, dự báo và xóa bỏ những rủi ro bị đẩy ra rìa chiến lược cho chính mình.

10 năm đầu của thế kỷ XXI, mong muốn được phát triển mối quan hệ mật thiết hơn với Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và các nước láng giềng của Ấn Độ đã khiến quan hệ ngoại giao Ấn Độ có được sự cải thiện nhất định. Nhưng do tốc độ phát triển kinh tế của Ấn Độ bị chậm lại và thời gian vừa qua, quốc gia này đã phải đối mặt với hàng loạt vấn đề gây ảnh hưởng xấu trong nước (như liên tục xảy ra các vụ hiếp dâm, scandal của chính phủ...), hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế của Ấn Độ hiện đang bị xấu đi rõ rệt, chính sách ngoại giao tích cực tham gia sẽ trở thành nguồn động lực giúp Ấn Độ thoát khỏi vị thế quốc tế ngày càng nguy hiểm này.

Posted Image

Ấn Độ đang nhanh chóng tăng cường sức mạnh nhằm giữ thế thượng phong trên sân nhà Ấn Độ Dương. Ảnh: Dàn chiến đấu cơ Harrier cất/hạ cánh thẳng đứng trên tàu sân bay của Ấn Độ.

Đồng thời, Ấn Độ luôn cảnh giác cao độ trước sự tiến quân vào Ấn Độ Dương của hải quân Trung Quốc. Cho dù là mở rộng hạm đội hải quân hay xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo phía Đông, cái cớ quan trọng nhất là “đề phòng hải quân Trung Quốc” nhằm củng cố vị thế chiến lược của quân độ Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, lợi dụng sự phụ thuộc của Trung Quốc vào tuyến đường giao thông huyết mạch trên Ấn Độ Dương để chống lại sự tồn tại của quân độ Trung Quốc.

BLTQ kết luận sự hợp tác giữa hai nước Trung - Ấn trên Ấn Độ Dương nhiều hơn sự cạnh tranh. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và độ hợp nhất của nền kinh tế thế giới ngày càng được mở rộng đã khiến cả hai nước ngày càng phụ thuộc vào biển. Hai nước cần tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược, mở rộng hợp tác thương mại, kiểm soát những tranh chấp về biên giới để mối quan hệ hai nước được phát triển theo hướng tích cực, bền vững.

Theo Huy Long

Tiền phong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc nhắm đến oanh tạc cơ “chạm” lục địa Mỹ

19/06/2013 21:05

(TNO) Trung Quốc đang chế tạo một oanh tạc cơ chiến lược tàng hình có khả năng thực hiện một vụ tấn công hạt nhân nhằm vào lãnh thổ lục địa của Mỹ, báo Want China Times đưa tin ngày 19.6.

Posted Image

Ý tưởng về một oanh tạc cơ chiến lược tàng hình của Trung Quốc trong tương lai - Ảnh: Want China Times

Tờ báo cho biết thông tin trên do ông Vasiliy Kashin, một chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở tại Moscow, đưa ra trên đài Tiếng nói nước Nga.

Trong một bài viết đăng trên tờ Foreign Policy gần đây, nhà bình luận Mỹ John Reed cho biết những bức ảnh về một máy bay mô hình được đưa lên một website Trung Quốc có thể là một dấu hiệu cho thấy Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang phát triển một loại oanh tạc cơ chiến lược mới có khả năng tàng hình, một nhận định được ông Kashin tán thành.

Các oanh tạc cơ chiến lược H-6 đang được không quân và hải quân của PLA sử dụng có tầm hoạt động vốn chỉ cho phép tấn công các mục tiêu xa nhất là Guam, một lãnh thổ hải ngoại của Mỹ ở tây Thái Bình Dương.

Hiện tại, máy bay B-2 của Mỹ là loại oanh tạc cơ tàng hình duy nhất được sử dụng.

Nếu Trung Quốc thực sự muốn có một hệ thống ngăn chặn hạt nhân toàn diện, ông Kashin nói rằng một oanh tạc cơ chiến lược tương lai của Trung Quốc cũng sẽ cần phải có khả năng phóng cả những tên lửa quy ước.

Ngay cả khi không có đầu đạn hạt nhân, một oanh tạc cơ chiến lược của Trung Quốc với đầu đạn có thể vươn đến lục địa Bắc Mỹ sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của Mỹ, diễn biến mà ông Kashin nói rằng sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Mỹ và các đồng minh cũng như đối tác an ninh của nước này tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Các bên liên quan chưa có phản ứng gì về thông tin trên.

Trùng Quang

======================

Đúng là "Ma đưa lối, quỷ đưa đường". Làm máy bay tàng hình tầm xa để đánh nhau với ai vậy? Thật là một điều buồn, nếu "Canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng một cuộc chiến tranh - rõ ràng là không cân sức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Share this post


Link to post
Share on other sites