Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Hợp tác kinh tế chi phối hội đàm giữa Obama và Tập Cận Bình

Chủ Nhật, 09/06/2013 - 09:23

(Dân trí) - Thúc đẩy hợp tác kinh tế đã trở thành chủ đề chính trong cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Mỹ: Khi ranh giới bị xóa nhòa...

Obama-Tập Cận Bình hội đàm thượng đỉnh ở khu nghỉ dưỡng

Posted Image

Hai nhà lãnh đạo tỏ ra có khá nhiều điểm tương đồng trong việc thúc đẩy quan hệ song phương.

Tại cuộc gặp diễn ra hôm qua theo giờ Mỹ, hai nhà lãnh đạo đã thông báo cho nhau về tình hình kinh tế ở mỗi nước và thảo luận về kinh tế song phương.

Bầu không khí thảo luận diễn ra khá vui vẻ trên tinh thần đạt được tại cuộc gặp lần đầu tiên, trong đó hai bên nhất trí sẽ xây dựng quan hệ kiểu mới giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới.

Trước cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã có chuyến dạo chơi ở trang trại ngập nắng Sunnylands ở vùng ngoại ô Palm Springs thuộc bang California.

Trong cuộc gặp đầu tiên diễn ra vào tối thứ 6 theo giờ Mỹ (trưa thứ 7 ở Việt Nam), nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng quan hệ Mỹ - Trung đang ở tại điểm khởi đầu mới trong lịch sử và hai nước cùng chia sẻ rất nhiều lợi ích quan trọng. Vì vậy, hai bên cần thúc đẩy xây dựng quan hệ kiểu mới theo hướng năng động và sáng tạo nhằm phục vụ những lợi ích cơ bản của người dân hai nước và thúc đẩy phát triển, tiến bộ của xã hội loài người.

Về phần mình, Tổng thống Obama cho rằng quan hệ Mỹ - Trung tốt đẹp không chỉ mang lại an ninh và thịnh vượng cho người dân hai nước, mà còn cho cả khu vưc châu Á-Thái Bình Dương và thế giới. Tổng thống Obama cũng hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc và cho rằng nước Mỹ cũng như thế giới cũng được hưởng lợi nếu Trung Quốc tiếp tục con đường phát triển thành công của mình.

“Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của một Trung Quốc hòa bình và muốn thấy trật tự kinh tế, nơi các nước cùng tuân thủ một luật lệ”, ông Ôbama nói.

Trong cuộc gặp đầu tiên, vấn đề an ninh mạng và căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cũng là những chủ đề chi phối phần lớn thời gian hội đàm.

“Hai nước phải cùng nhau hợp tác để chấn chỉnh tình trạng an ninh mạng”, ông Tổng Obama kêu gọi, đồng thời cũng không cảnh báo “vẫn có các chủ đề căng thẳng giữa hai nước chúng ta”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh kéo dài hai ngày tại tiểu bang California từ hôm 7/6. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai vị nguyên thủ từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức hồi tháng Ba.

Cuộc gặp được xem như cơ hội cho lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trao đổi quan điểm trong bối cảnh có nhiều vấn đề gay cấn, đồng thời thể hiện tầm quan trọng của quan hệ Mỹ - Trung.

"Việc chúng tôi quyết định gặp nhau sớm như thế này cho thấy tầm quan trọng của quan hệ Mỹ-Trung", ông Obama nói.

“Tôi và Tổng thống Obama gặp nhau để vạch ra tương lai cho quan hệ Trung-Mỹ và thiết kế kiểu quan hệ mới. Thái Bình Dương mênh mông đủ chỗ cho hai nước lớn Hoa Kỳ và Trung Hoa”, ông Tập đáp lời.

Mỹ là chặng dừng chân thứ tư của ông Tập Cận Bình trong chuyến công du hiện tại. Trước đó ông đã tới Trinidad và Tobago, Costa Rica và Mexico.

Vũ Anh

Tổng hợp

=================

Posted Image

Nắng đẹp nhẩy! Hì! Đã có một bài báo mô tả cái thời tiết ở Cali Phọoc mùa này nắng đẹp và cái trang trại này được thiết kể để tận hưởng cái nắng này. Thời tiết Hanoi còn đẹp hơn, tôi có cảm giác như đang mùa thu, nhưng thiếu lá vàng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hợp tác kinh tế chi phối hội đàm giữa Obama và Tập Cận Bình

Chủ Nhật, 09/06/2013 - 09:23

“Tôi và Tổng thống Obama gặp nhau để vạch ra tương lai cho quan hệ Trung-Mỹ và thiết kế kiểu quan hệ mới. Thái Bình Dương mênh mông đủ chỗ cho hai nước lớn Hoa Kỳ và Trung Hoa”, ông Tập đáp lời.

Tớ nói rồi đó nhá...

Nga Nhật đi chỗ khác chơi...

Ấn - Úc thì lui về tuyến hai...

Hai anh lớn đang chia phần...

Ô Bà Má sao im ru vậy...

Anh đang "cười ruồi" à...

Đểu thế!...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama tặng ghế gỗ cho Tập Cận Bình

Chủ Nhật, 09/06/2013 - 14:52

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một chiếc ghế gỗ để đánh dấu cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa họ tại khu nghỉ dưỡng ở California.

Hợp tác kinh tế chi phối hội đàm giữa Obama và Tập Cận Bình

Posted Image

Ông Obama tặng ông Tập Cận Bình chiếc ghế làm bằng gỗ đỏ.

Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cho hay ông Tập Cận Bình được tặng một chiếc ghế gỗ dài.

"Chiếc ghế được khắc ở mặt trước ngày tháng của chuyến thăm bằng tiếng Anh, bên dưới dòng chữ bằng tiếng Trung nói rằng chiếc ghế được làm bằng gỗ đỏ California", tuyên bố nói thêm.

Posted Image

Cận cảnh chiếc ghế gỗ được khắc chữ.

Trong cuộc dạo bộ vào sáng 8/6 trước khi bước vào ngày hội đàm thứ hai, hai nhà lãnh đạo đã dừng lại và ngồi xuống chiếc ghế gỗ, được đặt bên ngoài tòa nhà chính ở khu nghỉ dưỡng Sunnylands tại California.

Hai nhà lãnh đạo đã dành 8 tiếng để hội đàm trong 2 ngày qua nhằm tăng cường mối quan hệ giữa họ và thảo luận về các vấn đề như Triều Tiên, khí hậu và an ninh mạng. Không rõ ông Tập Cận Bình đã tặng người đồng cấp Mỹ món quà gì trong chuyến thăm này. Sau cuộc hội đàm với ông Obama, Chủ tịch Tập Cận Bình đã rời California về nước.

Hai nhà lãnh đạo đi dạo trước cuộc hội đàm thứ 2:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

An Bình

Tổng hợp

================

Posted Image

Sao không thấy chú thích ảnh nhỉ? Để không thế này người xem cứ tưởng ngài Tập Cận Bình đau bụng vì ăn phải Hamburger kém chất lượng.

Có lẽ hai vị đang bàn về "an toàn vệ sinh thực phẩm" đang nổi lên như là một vấn nạn mang tính quốc tế, mà Lão Gàn đã nói trong "Lời tiên tri 2013".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đốt xe tự tử khiến 46 người bị thiêu sống oan uổng

Cập nhật lúc 11:30, 09/06/2013

(ĐVO) - Vụ việc kinh hoàng xảy ra vào tối 7/6 tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc khi một người đàn ông đã bất ngờ tự tử bằng xăng trên xe bus làm 46 hành khách vô tội khác thiệt mạng.

Mỹ: Xả súng kinh hoàng tại trường học, 6 người chết

55 người bị thiêu sống trong xưởng gà

Sau khi vụ việc xảy ra, tối 8/6 cảnh sát Trung Quốc đã xác định được nghi phạm đốt xe là Chen Shuizong, sinh năm 1954, nhờ vào xét nghiệm ADN. Chen được mô tả là một người "bất hạnh và bi quan" trong cuộc sống và đốt xe để “trút giận”.

Cảnh sát Hạ Môn tìm thấy lá thư tuyệt mệnh của Chen tại nơi y ở, trong đó có kế hoạch đốt cháy chiếc xe buýt vào giờ cao điểm tối 7/6.

Tân Hoa Xã cho biết thêm, khi thảm kịch xảy ra trên xe có 90 hành khách. 47 người trong số đó đã tử vong, kể cả nghi phạm, và 34 người khác bị thương. Chỉ trong vòng 10 phút, ngọn lửa đã ngốn sạch chiếc xe bus giữa hàng loạt tiếng nổ. Khi đám cháy bị dập tắt, lửa đã lan xa tới 10 m.

Posted Image

Chiếc xe buýt bị lửa nuốt chửng, làm 47 người chết. Ảnh: Tân Hoa Xã

Các nhân chứng bàng hoàng kể lại, chiếc xe buýt đã bị lửa thiêu rụi chỉ trong vòng 10 phút và họ rùng mình khi nghe thấy một loạt các tiếng nổ sau đó, Reuters đưa tin.

Nhóm điều tra do đích thân Bộ trưởng Bộ Công An Guo Shengkun chỉ đạo, đã tới hiện trường để điều tìm hiểu sự việc.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc xuất hiện nhiều vụ tấn công trên xe bus hoặc các tòa nhà công cộng bởi các công dân thất vọng và bất mãn cá nhân hoặc với chính quyền.

Năm 2009, một người đàn ông thất nghiệp đã đốt cháy xăng trên xe buýt để tự tử, không chỉ tự hại mình mà còn cướp đi mạng sống của 26 người vô tội khác. Cùng năm đó, một công nhân thép bất mãn cũng gây ra vụ cháy xe bus khác khiến 24 người tử vong.

Th.Phương (tổng hợp NLĐ/ Kienthuc)

===============================

Những sự kiên tưởng chừng đơn lẻ như sự kiện trên trong xã hội Trung Quốc, cho thấy những mâu thuẫn xã hội của đất nước này đã đạt đỉnh. Người dân không có lối thoát, nếu rơi vào vòng xoáy của những mâu thuẫn xã hội này. Hoa Kỳ cũng có những hiện tượng tương tự, nhưng điều khác biệt là khả năng giải quyết hiện tượng để cân bằng thì Hoa Kỳ thực hiện rất nhanh chóng và sắc sảo.

Một thí dụ cho vấn đề này là sự kiện một luật sư Hoa Kỳ kiện chủ tiệm giặt là người Hàn Quốc, đòi bồi thường hàng triệu dollar, chỉ vì tiệm giặt là của người này làm hỏng của người luật sư một chiếc quần bò. Nếu người luật sư thắng kiện sẽ đẩy cả nhà người này vào hoàn cảnh bế tắc vì phá sản. Nhưng tòa án Hoa Kỳ bác đơn vụ này. Nên khả năng dẫn đến thảm cảnh trên không xảy ra.

Mâu thuẫn xã hội thì nước nào cũng phải đối mặt trong sự phát triển. Vấn đề là phương pháp giải quyết. Nhưng nước Trung Quốc đang bế tắc trong vấn nạn này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nước cờ khôn ngoan đầy bản lĩnh của Nhật ở châu Á

Cập nhật lúc 06:03, 10/06/2013

(ĐVO) - Hòa bình trên khu vực châu Á-TBD đang bị thách thức nghiêm trọng khi đã có nước lớn trên khu vực trỗi dậy, “đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”. Theo logic đó, xung đột, chiến tranh chỉ là vấn đề thời gian, nếu như…

Khi “lòng tin chiến lược” không tồn tại

Lịch sử thì không có “nếu như”, nhưng chúng ta thử “nếu như” một chút để qua đó đánh giá đúng vai trò, nhận thức đúng giá trị của “lòng tin chiến lược” giữa các quốc gia với nhau như thế nào.

Nếu như trong chiến tranh Thế giới lần 2, vào tháng 12/1941, Nhật Bản tấn công vào vùng Viễn Đông của Liên Xô thì chắc chắn quân Đức đã diễu binh ở Matxcova và Liên Xô bị thất thủ. Nhưng Nhật Bản không làm vậy, rốt cuộc Đức bị Liên Xô đẩy lùi và làm cho thảm bại, còn Nhật Bản, kết quả cũng chẳng hơn gì Đức. Tại sao thì ai cũng biết.

Nếu như Mỹ tin Việt Nam tiến hành chiến tranh để thống nhất 2 miền chứ không phải vì Trung Quốc, Liên Xô thì không có 21 năm máu lửa. Quan hệ Mỹ-Việt sẽ không mất thời gian như bây giờ…

Còn bây giờ, nếu như ASEAN không có các thành viên “đã lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích riêng” thì làm sao Trung Quốc có thể ngang ngược, bất chấp, ấp ủ tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” được. Vân vân và vân vân.

Rõ ràng là, “lòng tin chiến lược” nếu tồn tại giữa các quốc gia trong khu vực thì hệ quả duy nhất là “cùng có lợi”.

Lòng tin chiến lược giữa các quốc gia nếu như ở mức độ cao hơn là “sự đoàn kết, tin cậy lẫn nhau” thì luôn luôn “cùng thắng”, khu vực luôn hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng.

Như vậy có thể nói, trong bối cảnh khu vực đang căng thẳng, nếu như không muốn chiến tranh, không muốn “cùng thua” thi xây dựng lòng tin chiến lược giữa nước lớn với nước nhỏ, giữa các nước nhỏ với nhau là chiến lược đúng đắn duy nhất cho hòa bình, phát triển khu vực.

Ý tưởng của Việt Nam và hành động của Nhật Bản!

Việt Nam luôn hiểu ý nghĩa, giá trị lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công” như thế nào, cho nên “lòng tin chiến lược” mà Thủ tướng Việt Nam nêu ra tại Shangri-La chỉ là một chỉ báo kinh nghiệm mang tính vĩ mô (khu vực) mà thôi.

Điều thú vị, trùng hợp, là Nhật Bản đã và đang triển khai thực hiện chiến lược này với một kết quả thu được hơn mong đợi.

Nhật Bản đang làm gì? Trước hết mở rộng địa chính trị.

Việc Trung Quốc hung hăng hiếu chiến gây hấn hầu hết với láng giềng trong đó có Nhật Bản…đã tạo ra một địa chính trị hết sức bất lợi cho Trung Quốc.

Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi để Nhật Bản gây dựng “lòng tin chiến lược” với các “nạn nhân” sau một thời gian dài đã “xin lỗi đủ” những gì họ gây ra trong thế chiến. Không khó để nhận thấy các quốc gia khu vực châu Á-TBD buộc phải quên hình ảnh nước Nhật Bản ngày xưa…khi chứng kiến một Trung Quốc hiện tại.

Nhật Bản và Nga đã “tan băng”. Lòng tin chiến lược giữa Nga và Nhật Bản đã xuất hiện trên vùng Viễn Đông, trong chuyến thăm của thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe. Đó là sự bắt đầu đầy khó khăn nhưng khi đã tin nhau thì kết quả tiếp theo sẽ vô cùng thuận lợi.

Với Ấn Độ thì kết quả dường như còn lớn hơn nhiều bởi đây đơn thuần chỉ là sự củng cố và phát triển lòng tin chiến lược để tạo nên một trục kinh tế, quân sự vững chắc hay không mà thôi.

Nhưng điểm nhấn chú ý nhất là lòng tin chiến lược mà Nhật Bản đã gây dựng được với một số nước trong ASEAN.

Trong mắt khối ASEAN, Nhật Bản như là một quốc gia anh dũng, không khoan nhượng, chống lại cường quyền. Sức mạnh kinh tế (chẳng kém gì Trung Quốc) cộng với vị trí “cùng là nạn nhân” đã tạo thuận lợi cho Nhật Bản mở rộng, xây dựng một địa chính trị không mấy khó khăn. Mối quan hệ đó được diễn ra một cách tự nhiên như là nhu cầu tất yếu của lịch sử, phù hợp quy luật phát triển của khu vực châu Á-TBD.

Posted Image

Việt Nam là quốc gia ĐNA đầu tiên trong chuyến thăm đầu tiên (16/01/2013) sau khi nhậm chức của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Tham vọng của Trung Quốc càng lớn, hành động càng ngang ngược, hiếu chiến càng đẩy Nga, Ấn Độ, Philipines, Việt Nam…càng có “lòng tin chiến lược” với Nhật Bản hơn.

Việc Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ Philipines tàu thuyền hiện đại để canh biển chống Trung Quốc và Philipines ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang…cũng là đương nhiên và tự nhiên.

Bởi vậy khi Nhật Bản tạo ra được một “lòng tin chiến lược” với quốc gia láng giềng nào của Trung Quốc thì đương nhiên, địa chính trị của Trung Quốc bị thu hẹp, cô lập và bất lợi.

Đã có thời kỳ Trung Quốc (buộc phải) “giấu mình chờ thời”, gây dựng lòng tin chiến lược với láng giềng khu vực châu Á-TBD, ASEAN và thực tế là đã có được nhiều kết quả tốt đẹp.

Nhưng, tiếc thay, Trung Quốc không củng cố và phát triển lòng tin chiến lược này bởi tư tưởng bành trướng nước lớn đã trỗi dậy. Thực chất của bành trướng nước lớn là hành động cậy mạnh luôn mang chiến tranh, đe dọa vũ lực, bắt nạt, chèn ép đến với láng giềng…Hành động đó, đương nhiên, không thể mang đến lòng tin cho bất kỳ quốc gia nào.

Sau khi tranh thủ cơ hội để xây dựng lòng tin chiến lược, mở rộng địa chính trị, Nhật Bản càng dễ dàng tái vũ trang để chống lại “sự áp đặt cường quyền”…mà không ai, từ láng giềng đến người dân trong nước phản ứng, thậm chí ủng hộ nhiệt liệt, điều mà trước đây giới lãnh đạo Nhật Bản có nằm mơ cũng khó khăn.

Phải công nhận rằng, dù Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về GDP thì Nhật Bản vẫn là một thế lực lớn, giàu có, mạnh, trên khu vực châu Á-TBD.

Dân số Trung Quốc gấp 10 lần Nhật Bản, nếu năm 2012 GDP của Nhật là 6000 tỷ USD thì để bằng Nhật Bản, GDP của Trung Quốc phải là 60.000 tỷ thay vì chỉ 8000 tỷ USD.

Cho nên, Nhật Bản nếu cũng “chịu chơi chi cho quân sự” để đua với Trung Quốc thì Nhật Bản không ngán ngại, Nhật Bản gọn, nhẹ hơn nhiều lần Trung Quốc. Cuộc đua của 2 chiếc xe cùng mã lực thì phần thắng sẽ thuộc về chiếc xe nào nhỏ gọn, nhẹ.

Tình thế trên khu vực châu Á-TBD hiện tại, Nhật Bản có một vai trò rất lớn, trực tiếp và quan trọng khiến cho tương quan quân sự, chính trị, không có lợi cho Trung Quốc.

Sự “ảnh hưởng” của Nhật Bản, khả năng “là cờ đầu” của Nhật Bản trong khu vực chống tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc đang hình thành một áp lực mạnh cho Trung Quốc.

Xem ra Nhật Bản vẫn là lời nguyền khó vượt qua của Trung Quốc vậy.

Lê Ngọc Thống

=====================

Ông này viết khá sắc sảo! Vấn đề còn lại chỉ là "Canh bạc cuối cùng" kết thúc như thế nào thôi!

Bài viết này tác giả chỉ nói tới sự đối đầu giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng vấn đề lại không đơn giản như vậy. Đằng sau Nhật Bản là Hoa Kỳ và tất cả Đồng minh hùng mạnh của nước này. Trung Quốc thì không có một Đồng minh nào có thể tin cậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ "nhắc nhẹ", Trung Quốc sẽ không xuống nước ở Biển Đông, Hoa Đông

Chủ nhật 09/06/2013 14:13

(GDVN) - Tập Cận Bình đã lập tức trả lời Obama rằng Trung Quốc sẽ "kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mình."

Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc ông Tập Cận Bình hôm 8/6, Tổng thống Mỹ Obama đã thúc giục Bắc Kinh giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Tokyo ở Biển Hoa Đông một cách hòa bình thông qua đối thoại.

Hoa Kỳ nói rằng hiệp ước an ninh với Nhật Bản có bao gồm các khu vực xung quanh nhóm đảo Senkaku.

Thông tin trên được Tom Donilon, Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ nói với các phóng viên báo chí, những nội dung về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ có được đưa ra bàn hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung hay không, không có thông báo chính thức.

Tuy nhiên theo tường thuật của Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc có mặt trong buổi làm việc giữa 2 nguyên thủ Mỹ - Trung, Tập Cận Bình đã lập tức trả lời Obama rằng Trung Quốc sẽ "kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mình."

Động thái này cho thấy Trung Quốc sẽ không có dấu hiệu dừng lại những hoạt động leo thang nguy hiểm trên các vùng biển tranh chấp ở Hoa Đông và Biển Đông - PV.

Trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung, Trung Quốc đã có một loạt động thái quân sự leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông - Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc, Đài Loan tuyên bố "chủ quyền" với gần như trọn vẹn Biển Đông) cũng như tại Biển Hoa Đông.

Hồng Thủy (Nguồn: Kyodo, NHK)

=======================================

Nội dung cuộc họp này cuối cùng chẳng đi tới đâu. Bởi vậy, đây là một trong những cuộc họp đỡ tốn kém nhất trong lịch sử hiện đại giữa các nguyên thủ. Hình như không có cả bia. Đúng là "thượng đỉnh bình dân".

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ô Bà Má sao im ru vậy...

Anh đang "cười ruồi" à...

Đểu thế!...

Obama tặng ghế gỗ cho Tập Cận Bình

Chủ Nhật, 09/06/2013 - 14:52

Posted Image

Cận cảnh chiếc ghế gỗ được khắc chữ.

Posted Image

Cái từ "chân gỗ" ở Việt Nam có nghĩa là gì nhể...?

Ủa mà sao kỳ dzậy?

Đều là ngôn ngữ chính của "nhân loại"

Sao tiếng Anh lại ở lưng ghế phía trên...?

Mà tiếng Hoa lại ở thành ghế phía dưới...?

Ngụ ý gì đây... anh Ô Bà Má...

Ý anh có phải là:

"Thế giới này...muốn vững chắc (như ngồi trên ghế)...

Thì phải tựa lưng vào Mỹ (thông dụng tiếng Anh)...

Và...đặt "mông" lên Trung Quốc (thông dụng chữ Tàu)..."

Kiwasaki...! (Kỳ quá sá kỳ)...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái từ "chân gỗ" ở Việt Nam có nghĩa là gì nhể...?

Ủa mà sao kỳ dzậy?

Đều là ngôn ngữ chính của "nhân loại"

Sao tiếng Anh lại ở lưng ghế phía trên...?

Mà tiếng Hoa lại ở thành ghế phía dưới...?

Ngụ ý gì đây... anh Ô Bà Má...

Ý anh có phải là:

"Thế giới này...muốn vững chắc (như ngồi trên ghế)...

Thì phải tựa lưng vào Mỹ (thông dụng tiếng Anh)...

Và...đặt "mông" lên Trung Quốc (thông dụng chữ Tàu)..."

Kiwasaki...! (Kỳ quá sá kỳ)...

Ừ nhỉ, tụi tư bổn Mẽo cũng thâm có khi còn hơn cả "khựa" Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.baodatvie...g-quoc-2348355/

Cập nhật lúc 16:08, 06/06/2013

Sự lo ngại tàu ngầm Việt Nam của Trung Quốc

(ĐVO) - Việc xuất hiện lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc lo ngại một thế trận trên Biển Đông bất lợi nếu như có hành động dùng vũ lực chiếm Biển Đông, biến thành “ao nhà” của mình.

Thực ra, Trung Quốc có hơn 70 chiếc tàu ngầm, gấp hơn 10 lần Việt Nam, mà loại nào cũng có, kể cả tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhưng Trung Quốc dù có phô trương, huyênh hoang sức mạnh đến mấy thì vẫn rất lo ngại KILO Việt Nam khi muốn chiếm Biển Đông để biến thành “ao nhà”.

Họ lo ngại không phải vì KILO Việt Nam tiên tiến, trang bị vũ khí khủng hơn KILO của họ mà họ lo ngại bởi trước hết là ưu thế và lợi thế của KILO của Việt Nam khi tác chiến. Tại sao?

Muốn chiếm Biển Đông, biến thành “ao nhà”, Trung Quốc gặp rất nhiều vấn đề lớn nguy hiểm, bất lợi, tồn tại trong thế trận mà không thể và chưa thể giải quyết trước mắt.

Đó được coi như những “tử huyệt” của Trung Quốc mà khi phạm vi, mức độ, tính chất của cuộc xung đột quân sự trên biển càng lớn thì càng bộc lộ rõ nét, càng sâu sắc và “bất khả kháng”.

Posted Image Đặc công nước + Tàu ngầm KiLo = Lối đánh kiểu Việt Nam Thế trận Biển Đông này ngay hoặc thế trận khi tấn công đánh chiếm hết Trường Sa của Việt Nam khi không có KILO cũng đã làm đau đầu giới quân sự Trung Quốc khiến họ không thể mạo hiểm.

Mạo hiểm, bởi nếu không có tuyến sau hay tuyến sau bị đối phương cắt đứt thì tuyến trước (lực lượng đổ bộ và tàu hộ tống bảo vệ) không đủ khả năng đương đầu, tháo chạy hoặc bị diệt là vấn đề thời gian ngắn mà thôi, cho nên, đòi hỏi kế hoạch tác chiến đảm bảo hậu cần, kỹ thuật (tuyến sau) của Hải quân Trung Quốc phải khả thi cao nhất và an toàn tuyệt đối.

Tuy nhiên, ý thức và thực tế là khác nhau, giới quân sự Trung Quốc chưa có, chưa tìm ra một khả năng nào để triệt tiêu một thực tế khách quan rành rành: “Bất kỳ một cố gắng nhỏ nào của phía Việt Nam cũng gây tác hại lớn cho hệ thống hậu cần, kỹ thuật (tuyến sau) của Trung Quốc”.

Để tổ chức cho 32 tàu cá xâm phạm đánh bắt trái phép tại phía Tây quần đảo Trường Sa thì Trung Quốc vẫn phải có 2 tàu Ngư chính đi sau phục vụ hậu cần và kỹ thuật. Huống chi, tổ chức một chiến dịch đánh chiểm Trường Sa thì không đơn giản một chút nào.

Trong tình hình chiến sự xảy ra thời gian tính bằng phút, hoạt động, vận hành của các phương tiện ở mức độ tối đa thì sự cố xảy ra là không tránh khỏi (chưa bàn đến sự cố do bị đối phương giáng trả), chỉ cần một con tàu mất khả năng hay hạn chế khả năng cơ động, mất sức chiến đấu thì xử lý nó cần cả một dây chuyền, từ kỹ thuật cho đến bảo vệ an toàn…Liệu Trung Quốc có đủ khả năng bảo vệ trên một tuyến tấn công dài hàng ngàn hải lý không?

Rất nhiều học giả diều hâu khuyên nhà cầm quyền Bắc Kinh rằng “cần thì cứ đánh, khỏi đàm”…nghe cứ dễ như thò tay vào túi lấy bật lửa ra châm điếu thuốc lá vậy. Cứ thấy vài chiếc tàu khu trục kéo ra Biển Đông gần Trường Sa tập trận, phóng tên lửa vun vút, xong, kéo nhau về căn cứ quay phim chụp ảnh lên truyền hình là GS Hàn Húc Đông của trường ĐH quốc phòng Trung Quốc phởn chí lên “cần thì cứ đánh”.

Nhưng khi lâm trận, rút lui không dễ như trong diễn tập đâu. GS Hàn Húc Đông không hiểu trong tay Việt Nam đang có nhiều máy bay đánh chặn trứ danh SU-22M với vũ khí diệt hạm hiện đại đang sẵn sàng trên nhiều sân bay bí mật trên bờ thì sẽ như thế nào. Chắc chắn “điếc không sợ súng” là những từ mà giới tham mưu-tác chiến của Trung Quốc cũng như của cả thế giới dành cho những học giả già nua, lẩm cẩm, quá khích.

Bộ tham mưu Hải quân Trung Quốc lẽ nào không hiểu con đường hành quân, triển khai hậu cần, kỹ thuật phục vụ cho tấn công đánh chiếm đảo Trường Sa quá xa căn cứ mà lại gần và dọc theo chiều bờ biển Việt Nam? Chẳng lẽ không hiểu điều đó nghĩa là sẽ bị rất nhiều hướng tấn công và nhiều lực lượng có cơ hội tấn công? Lẽ nào họ không nhận thấy thế trận đó phù hợp với lối đánh sở trường của Hải quân Việt Nam: Bí mật, bất ngờ, tập kích nhiều hướng, nhiều tầng, dồn dập làm cho địch rối loạn đội hình…?

Trung Quốc quá hiểu, nhưng đây là “địa lợi” của Việt Nam là “rành rành định sẵn ở sách Trời”, Trung Quốc không thể thay đổi.

Tuy nhiên khi xuất hiện lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam thì vấn đề cắt đứt tuyến sau lại càng dễ dàng hơn. Chỉ cần bí mật rải thủy lôi gây thiệt hại và làm rối loạn đội hình địch hoặc buộc đường hàng hải hành quân của địch thay đổi (nếu bãi thủy lôi bị phát hiện) có lợi cho tầm hỏa lực bờ phát huy là đạt yêu cầu. Ngoài ra với chức năng đó còn phong tỏa hoàn toàn các tuyến đường vận tải thương mại của đối phương. Nhiệm vụ này, với KILO không mấy khó khăn.

Tác chiến trên “sân nhà” KILO của Việt Nam có lợi thế hơn là đương nhiên và thậm chí ngay cả ưu thế chống ngầm, diệt hạm nổi…KILO Việt Nam cũng có thể vượt trội. Nhưng đó chưa phải là điều đáng ngại lắm cho Trung Quốc, điều lo ngại là các nhiệm vụ đặc nhiệm của tàu KILO như trinh sát, radar, chỉ thị mục tiêu, đặc biệt là tác chiến cùng đặc công nước…

Nếu như ngày xưa, “đặc công nước” của Hải quân Việt Nam với lối đánh hiểm, độc đáo, chứng minh cho tư tưởng “nếu công nghệ không thể thì chiến thuật là có thể”, đã giáng cho hải quân Mỹ, dù được bảo vệ cực kỳ cẩn mật, những đòn nhớ đời thì ngày nay hoạt động của KILO có thể nào không giúp được gì cho lối đánh này được thăng hoa? Sự dày dạn kinh nghiệm chiến trận được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến khiến nhiệm vụ này trở nên nguy hiểm, khó lường.

Nói chung, do đã kinh qua nhiều cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc chống xâm lược nên Việt Nam biết chuẩn bị cho mình những gì cần thiết, đủ sức đương đầu. Sự lo ngại của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở và khắc phục điều đó tốt nhất, hay nhất là không nên buộc Việt Nam phải sử dụng.

Lê Ngọc Thống

Ý KIẾN BẠN ĐỌC:

  • Nguyễn Văn tình - gửi lúc 13:23 | 09-06-2013 Bài viết rất hay cảm ơn tác giả nó "rành rành định sẵn ở sách trời" nên Trung Quốc đời đời nhớ lấy...?Posted Image
  • Minh Tâm - gửi lúc 13:03 | 08-06-2013 Thế giới ngày một phức tạp nếu không cập nhật kịp thới tình hình quân sự và vũ khí thì sẽ lạc hậu,Posted Image nếu kinh tế thế giới suy thoái kéo dài quyền lợi đang xen của các nước lớn bị thách thức,các nước nhỏ bị thỏa hiệp,ức hiếp bất công xung đột quyền lợi...thì tình hình rất khó lường hết được,khi quyền lợi,vai trò bị thách thức các nước lớn bị tồn thương thì chiến tranh sảy ra là rất lớn. có thể lấy chiến tranh đề cứu kinh tế và hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh là có thề và khó dự đoán chúng ta nên chuẩn bị và tự cứu lấy mình.
- Nguyễn Hùng Vương - gửi lúc 11:47 | 08-06-2013 Không được chủ quan, phải luôn luôn cảnh giác cao và đưa ra nhiều phương án xử lý hiệu quả. Nếu trường hợp TQ bí mật cho tàu ngầm rải thủy lôi dọc theo bờ biển VN để ngăn chặn đường tiến công của tàu ngầm, tàu nổi trước khi dùng vũ lực chiếm các đảo thì sao? Chúng ta phải có phương án vô hiệu hóa để đảm bảo tàu ngầm luôn hoạt động bí mật, bất ngờ, hiệu quả cao Posted Image

- Đỗ Minh Tân - gửi lúc 07:33 | 08-06-2013 VN cần nhât bây giờ là làm sao mua được máy bay cảnh báo sớm, máy bay chống ngầm,tiêm kích đánh chặn (thay mig 21) thêm một vài tổ hợp Piton-p kết hơp với số lượng lớn Club-K. (phóng từ container), tiếp đến là hệ thống tên lửa pháo phòng không pantsir s1, thêm 1,2 tổ hợp S300, s400 mua được thì tốt, sau cùng là hệ thống tên lửa tấn công Iskander kết hợp với pháo tự hành ở các tỉnh giáp các tỉnh biên giới. như đây là những thứ còn thiếu, kết hợp với những gì đã có VN sẽ đủ điều kiện để nói chuyện với TQ cho dù song phương hay đa phương.

- leminh - gửi lúc 09:30 | 07-06-2013 Bác Thống viết rất thuyết phục về chiến thuật nhưng vẫn hơi lăn tăn chút khi bác đề cao anh Su22 trứ danh quá. Nhà ta chưa thay hết các anh thế hệ 2 này vì chưa có tiền thôi bác ạ.

- Minh Lập - gửi lúc 23:08 | 06-06-2013 Hay nhất là câu kết của bác Thống:

"Sự lo ngại của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở và khắc phục điều đó tốt nhất, hay nhất là không nên buộc Việt Nam phải sử dụng."Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Ket-thuc-hoi-nghi-Tap-Can-Binh-Obama-ket-qua-khong-cong-bo/300739.gd

Kết thúc hội nghị Tập Cận Bình - Obama, kết quả không công bố

Chủ nhật 09/06/2013 08:33 (GDVN) - Kết quả buổi làm việc hôm thứ Bảy không được công bố, vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông có được đưa ra trao đổi trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung hay không hiện vẫn chưa được xác nhận.

Posted Image Ông Obama và Tập Cận Bình đi dạo trong khuôn viên Sunnylands

Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của họ kể từ khi ông Bình nhậm chức vào tháng Ba.

2 ngày hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands ven Thái Bình Dương ở Palm Springs, California vào thứ Sáu và thứ Bảy.

Các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã làm việc với nhau gần 8 giờ đàm phán trong bầu không khí được cho là khá thoải mái và cởi mở với một số lượng ít các thành phần tham dự.

Sau cuộc họp ngày đầu tiên, 2 nhà lãnh đạo đã nói với các phóng viên rằng Mỹ và Trung Quốc thống nhất xây dựng các mối quan hệ mới dựa trên lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau.

Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ làm việc cùng nhau để tạo ra các quy chế về an ninh mạng.

Ông Tập Cận Bình đã mời ông Obama đến thăm Trung Quốc vào thời điểm thích hợp, 2 nhà lãnh đạo cũng cho biết sẽ thúc đẩy trao đổi song phương ở tất cả các cấp, bao gồm cả hoạt động quân sự.

Kết quả buổi làm việc hôm thứ Bảy không được công bố, vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông có được đưa ra trao đổi trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung hay không hiện vẫn chưa được xác nhận.

Hồng Thủy (Nguồn: NHK)

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.baodatvie...ghi-ky-2348550/

Mỹ-Trung: Nụ cười nghi kỵ?

Cập nhật lúc 10:13, 10/06/2013

(ĐVO) - Chuyên gia Mỹ cho rằng 2 bên vẫn còn nghi kỵ lẫn nhau và phải hết sức thận trọng để tránh rơi vào trạng thái thù địch

Mỹ-Trung bàn khả năng Triều Tiên sụp đổ?

Mỹ hợp tác với Trung Quốc nhưng trung lập ở Biển Đông

Cuộc gặp không chính thức đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California đã kết thúc vào sáng 9/6 (theo giờ Việt Nam) với nhiều kết quả tích cực. Cuộc gặp này không chỉ góp phần định hướng quan hệ của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong những năm tới mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình an ninh và kinh tế toàn cầu.

Phóng viên thường trú tại Mỹ phỏng vấn bà Bonnie Glaser, Cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ.

PV: Bà đánh giá những nét chính trong cuộc gặp vừa qua giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình?

Bà Glaser: Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, mang tính chiến lược đối với quan hệ Mỹ-Trung. Hai nhà lãnh đạo đã bàn thảo rất nhiều vấn đề như tầm quan trọng của hợp tác song phương đối với thế giới, những thách thức mà 2 bên đang đối mặt, vai trò của kinh tế mỗi nước cũng như quan hệ kinh tế Mỹ-Trung đối với kinh tế toàn cầu. Hai nguyên thủ cũng thảo luận về các vấn đề an ninh như chương trình hạt nhân của Triều Tiên và an ninh mạng.

Posted Image

Ông Obama lắng nghe ông Tập Cận Bình nói trong cuộc gặp hôm 7/6 tại Califorinia (ảnh: AP)

PV: Trong cuộc gặp, Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề cập tới khái niệm “quan hệ siêu cường kiểu mới” và “mô hình hợp tác mới”, bà nhận định thế nào về những khái niệm này?

Bà Glaser: Vấn đề quan trọng nhất là bản chất của quan hệ Mỹ-Trung. Cả Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đều hiểu rằng nhân dân Mỹ và Trung Quốc cũng như toàn thế giới sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nếu 2 nước sa vào vết xe đổ của lịch sử, khi một cường quốc mới nổi thách thức một cường quốc đang đứng đầu thế giới và kết thúc bằng xung đột quân sự. Trong cuộc gặp tại California, 2 nhà lãnh đạo đã bàn thảo về mô hình quan hệ mà 2 bên mong muốn, như ông Tập Cận Bình tuyên bố với báo giới là một mối quan hệ dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi và mở rộng hợp tác.

PV: Trong cuộc họp báo hôm giữa tuần, các quan chức chính phủ Mỹ cho biết cuộc gặp này chỉ nhằm tạo điều kiện để 2 nguyên thủ tìm hiểu quan điểm của nhau, vậy liệu nó có thực sự giải quyết được một số vấn đề cấp bách hiện nay giữa 2 bên, chẳng hạn như an ninh mạng, thưa bà?

Bà Glaser: Kết quả cuộc gặp này sẽ được tiếp nối bằng cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung vào tháng 7 tới.Posted Image

Các Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại của Mỹ và Trung Quốc sẽ cùng ngồi lại để thảo luận biện pháp giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương và mở rộng hợp tác để đối phó với các thách thức như biến đổi khí hậu, chương trình hạt nhân của Triều Tiên, cũng như các thách thức về kinh tế. An ninh mạng là chủ đề trọng tâmcủa cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình. Đây là một thách thức thực sự nghiêm trọng đối với Mỹ vì ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc, nhất là chính phủ và quân đội nước này đã đánh cắp sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ, gây ra thiệt hại khổng lồ, ước tính lên tới 300 tỷ USD. Đây là vấn đề cấp bách trong quan hệ Mỹ-Trung và tôi cho rằng 2 bên sẽ có những giải pháp tiếp theo.

PV: Trước cuộc gặp vừa qua, một số nước đã tỏ ý lo ngại rằng lợi ích của họ sẽ bị đe dọa trong trường hợp Mỹ và Trung Quốc “đi đêm” với nhau. Theo bà thì liệu khả năng này có thể xảy ra?

Bà Glaser: Lo ngại này là điều hiển nhiên và có thể hiểu được. Không chỉ các nước nhỏ mà ngay cả đồng minh của Mỹ là Nhật Bản cũng sợ rằng quan hệ mật thiết giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không có lợi cho nước này. Tôi nghĩ rằng không có gì phải quan ngại trong vấn đề này cả, mà đáng lo nhất là sự cạnh tranh quá mức, dẫn đến quan hệ thù địch hay xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Những kết cục không ai mong muốn này sẽ vô cùng bất lợi cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Tôi cho rằng quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ có lợi cho khu vực và thế giới, chẳng hạn như trong vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên hoặc tránh cạnh tranh quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc tại Đông Nam Á.

PV: Bà đánh giá thế nào về quan hệ Mỹ-Trung trong thời điểm hiện tại?

Bà Glaser: Quan hệ Mỹ-Trung là sự pha trộn giữa hợp tác và cạnh tranh. Thách thức hiện nay đối với lãnh đạo và chính phủ 2 nước là đảm bảo rằng các yếu tố cạnh tranh không vượt ra ngoài khuôn khổ, gây tổn hại tới quan hệ hợp tác giữa 2 bên, tức là làm thế nào để kiểm soát và giải quyết những căng thẳng có thể xảy ra trong quan hệ kinh tế, hay chí ít là có thể kiểm soát được những bất đồng không thể giải quyết. Cả Mỹ và Trung Quốc đều có những lợi ích khác nhau, chẳng hạn như cách tiếp cận đối với vấn đề Syria hay Iran, nhưng phải tìm cách không để bất đồng ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác. Quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đã được cải thiện nhưng hai bên vẫn rất nghi kỵ nhau. Nhìn chung thì quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ mà 2 bên đều phải hết sức cẩn trọng và chú ý trong từng đường đi nước bước để tránh trở thành thù địch của nhau.

PV: Xin cảm ơn bà!

Theo VOV

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hóng hớt truyền thông thế giới thì có vẽ như Mỹ hài lòng và nhúng mình chịu xem Trung Quốc như là siêu cường bằng vai phải lứa...hic...hic...và không tỏ vẽ quyết tâm bảo vệ đồng minh châu Á của mình bằng mọi giá..híc híc lần 2.

Nhưng who knows ? hồi đó thế chiến thứ 2 Mỹ Nhật vừa ăn tiệc với nhau bữa trước, bữa sau bụp nhau liền haiz.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiểu gì thì kiểu chứ hiện tại thì trung quốc vẫn là chủ nợ lớn nhất của thằng mỹ. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ứng tiên tri từ ảnh ngài O và T ngồi với nhau thì nội dung bí mật cuộc gặp này là vấn đề: ông Tập đòi 1 TQ, ngài Omaba muốn duỳ trì 2 TQ.

Tôi căn cứ vào cảm ứng ngôi sao trên quốc kỳ TQ, bên ông T thì có 1 ngôi sao, con bên ngài Omaba thì có 2 ngôi sao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng có chuyện gì thay đổi với cuộc họp này. Nó không kìn kẽ đến mức như cuộc họp ở Địa Trung Hải giữa ngài Goorbachop và Rigan đâu.

Tôi chắc chắn rồi lần lượt tất cả các chính phủ các nước đều có thông tin về cuộc họp này , được mua lại với giá phải chăng - các bản sao về nội dung cuộc họp. Và tất nhiên đều không nói ra vì phép lịch sự. Anh chị em không cần wan tâm cho nó mệt. Thời gian để nhậu và chơi gam (Hôm qua tôi chơi cả ngày mới thắng trận war cap. Hi).

Họ chẳng nhất trí được điều gì ngoài những cái đã công bố. Đấy là kết luận của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng có chuyện gì thay đổi với cuộc họp này. Nó không kìn kẽ đến mức như cuộc họp ở Địa Trung Hải giữa ngài Goorbachop và Rigan đâu.

Tôi chắc chắn rồi lần lượt tất cả các chính phủ các nước đều có thông tin về cuộc họp này , được mua lại với giá phải chăng - các bản sao về nội dung cuộc họp. Và tất nhiên đều không nói ra vì phép lịch sự. Anh chị em không cần wan tâm cho nó mệt. Thời gian để nhậu và chơi gam (Hôm qua tôi chơi cả ngày mới thắng trận war cap. Hi).

Họ chẳng nhất trí được điều gì ngoài những cái đã công bố. Đấy là kết luận của tôi.

Bài viết này là một ví dụ:

Nhật lần đầu phái 1.000 quân sang Mỹ tập trận đổ bộ

Thứ Ba, 11/06/2013 - 07:38

(Dân trí) - Từ ngày 11/6, khoảng 1.000 lính Nhật sẽ có mặt tại nam California để tham gia cuộc tập trận kéo dài 2 tuần chưa từng có tiền lệ với quân đội Mỹ, nhằm cải thiện khả năng tấn công đổ bộ của lực lượng Nhật Bản.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ C. Hagel (trái) tiếp đồng nhiệm Nhật I. Onodera tại Washington ngày 29/4 vừa qua.

Giới chức quân sự Mỹ và Nhật cho biết cuộc tập trận giúp cho lực lượng phòng vệ Nhật phản ứng tốt hơn với các cuộc khủng hoảng như thảm họa tự nhiên. Tuy nhiên, Trung Quốc lại nhìn nhận khác, trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông tăng cao.

“Đây là một điểm nữa người Trung Quốc coi là sự mở rộng hợp tác quân sự”, Tai Ming Cheung, nhà phân tích các vấn đề an ninh Trung Quốc và Đông Á, giám đốc Viện Xung đột và hợp tác toàn cầu, thuộc đại học California, San Diego, cho hay.

Cuộc tập trận diễn ra hai ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc họp thượng đỉnh không chính thức với Tổng thống Mỹ Obama tại California, thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có căng thẳng đang gia tăng tại Thái Bình Dương.

Theo hãng tin Kyodo của Nhật thì Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ-Nhật hủy cuộc tập trận này. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Nhật không xác nhận thông tin này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng có phản ứng tương tự.

Còn về cuộc tập trận, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, “chúng tôi hi vọng các bên liên quan có thể tập trung vào hòa bình và ổn định khu vực, đóng góp hơn nữa cho niềm tin và hòa bình, ổn định khu vực”.

Trong khi đó giới chức quân sự Mỹ cho rằng củng cố khả năng tấn công đổ bộ cho lực lượng Nhật rất quan trọng khi lực lượng Mỹ tập trung phát triển chiến lược mới tại châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. Khu vực đang nóng bởi các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên cùng các tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

Đại tá Grant Newsham, phụ trách liên lạc với quân đội Nhật Bản xác định, “thế kỷ 20 đã dạy cho chúng ta bài học là khi các nền dân chủ có năng lực và quyết tâm tự bảo vệ mình, điều đó sẽ giúp duy trì hòa bình và ổn định… Hầu hết các nước châu Á đều hoan nghênh – (dù có khi không nói ra) - một lực lượng Nhật Bản tinh nhuệ hơn, cùng lúc là đồng minh chặt chẽ của Hoa Kỳ”.

Vũ Quý

Theo AP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng có chuyện gì thay đổi với cuộc họp này. Nó không kìn kẽ đến mức như cuộc họp ở Địa Trung Hải giữa ngài Goorbachop và Rigan đâu.

Tôi chắc chắn rồi lần lượt tất cả các chính phủ các nước đều có thông tin về cuộc họp này , được mua lại với giá phải chăng - các bản sao về nội dung cuộc họp. Và tất nhiên đều không nói ra vì phép lịch sự. Anh chị em không cần wan tâm cho nó mệt. Thời gian để nhậu và chơi gam (Hôm qua tôi chơi cả ngày mới thắng trận war cap. Hi).

Họ chẳng nhất trí được điều gì ngoài những cái đã công bố. Đấy là kết luận của tôi.

Đây là một ví dụ khác. Sẽ còn nhiều ví dụ cho đến khi "canh bạc cuối cùng" đến hồi quyết liệt thì chúng ta xem qua tivi, hoặc CD về những vấn đề liên quan.

Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng "rút kiếm"

Thứ Hai, 10/06/2013 - 15:27

Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung - Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.

Địch thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'

Khi bàn về chiến thuật đối phó với kẻ thù không đội trời chung Liên Xô trong Chiến tranh lạnh trước đây, tổng thống Mỹ Reagan rất thích dùng câu nói “Tin tưởng nhưng phải xác minh”. Đây thực sự là một lời phát ngôn khá nực cười. Bản chất của “tin tưởng” là không “xác minh”, nếu đã phải “xác minh” thì không gọi là “tin tưởng”. Làm thế nào để hai cường quốc có sự xung đột trong mục tiêu, chiến lược và lợi ích có thể “tin tưởng” vào nhau?

Posted Image

Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ sẽ tiếp tục được tăng cường thêm binh lực. Mỹ dự tính sẽ đưa 6 cụm tàu sân bay xung kích, các máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 và tàu ngầm tấn công lớp Virginia tới châu Á -Thái Bình Dương theo chiến lược xoay trục.

Tờ Diplomat cho rằng hiện nay sự cạnh tranh giữa các nước lớn vẫn tồn tại, chỉ có điều đã thay đổi hình thức – Một Trung Quốc với nhiều tham vọng lớn và ngày càng tự tin đang trỗi dậy ở khu vực mà từ lâu Mỹ vẫn đóng vai trò chủ đạo.

Một số nhà quan sát cho rằng, sức mạnh và sự ảnh hưởng của nước Mỹ trên toàn cầu ngày càng đi xuống. Mặc dù Trung Quốc không phải là Liên Xô ngày trước, nhưng sự hòa bình và xung đột giữa hai cường quốc lớn lại một lần nữa trở thành tâm điểm thu hút của cả thời đại ngày nay. Chính phủ hai nước đều cho rằng việc xây dựng mối quan hệ Mỹ - Trung theo mô hình “tin tưởng nhau về mặt chiến lược” là cần thiết.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các quan chức cấp cao và các nhà lãnh đạo quân sự của Mỹ nhắc nhiều đến một quan điểm. Nói một cách đơn giản là sự hiện đại hóa cấp tốc về mặt quân sự và sự mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã khiến Mỹ và các nước thuộc khu vực châu Á- Thái Bình Dương nghi ngờ về ý đồ của Trung Quốc.

Phía bên ngoài cho rằng, Trung Quốc không cần thiết phải rầm rộ mở rộng quy mô quân sự để bảo vệ mình, chính vì thế họ đang nghi ngờ người Trung Quốc đang lên kế hoạch cho các cuộc chiến tranh bành trướng hoặc kế hoạch thách thức hiện trạng khác.

Kết quả, quan hệ Mỹ - Trung cần tăng cường sự minh bạch để xóa bỏ những nghi ngờ này. Tăng cường trao đổi để hai bên hiểu về nhau hơn, từ đó có thể “tin tưởng” nhau hơn, có sự tin tưởng sẽ thúc đẩy quan hệ hòa bình giữa hai bên.

Posted Image

Thủy quân lục chiến Mỹ-Hàn tập trận chung. Mỹ sẽ điều động thêm một số lữ đoàn tinh nhuệ nhất tới châu Á trong thời gian tới.

Tờ The Diplomat cho rằng, quan điểm khi tin tưởng nhau sẽ tạo dựng mối quan hệ hòa bình cần có tiền đề là những nghi ngờ, dò đoán giữa Trung Quốc và Mỹ không có căn cứ, sau khi hai bên tăng cường đối thoại, những mối nghi ngờ này sẽ được xóa bỏ. Nhưng điều bất hạnh là, một số mối nghi ngờ hoàn toàn có căn cứ. Giữa Mỹ và Trung Quốc tồn tại những bất đồng không thể hòa giải trong một số vấn đề mang tính chiến lược căn bản.

Thứ nhất, luật quốc tế hiện đại có thích hợp cho hoạt động quản lý các sự vụ trong khu vực hay không, ngược lại với đó là quay trở lại với sự sắp đặt “lịch sử” thuộc phạm vi thế lực Trung Quốc.

Thứ hai, Trung Quốc có thể đưa ra yêu cầu mở rộng chủ quyền lãnh thổ một cách ngang ngược, không tuân theo luật pháp quốc tế, những yêu cầu này xâm phạm đến lợi ích then chốt của các nước láng giềng hay không?

Các nhà quan sát nghiêm túc nhất có thể phát hiện ra rằng, Mỹ và Trung Quốc là hai đối thủ tiềm ẩn nguy hiểm nhất, khi cần thiết sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến với nhau. Kể cả các nhà lãnh đạo hai nước thường xuyên gặp gỡ, chén tạc chén thù cũng không thể xóa bỏ được những sự hiểu lầm này.

'Không tin tưởng' và 'hiếu chiến'

Vấn đề không nằm ở chỗ hai bên đã hiểu lầm đối phương là nước hiếu chiến. Cả hai nước đều muốn duy trì nền hòa bình, nhưng lại muốn làm theo ý của mình. Sự “phòng ngự” mà Trung Quốc nói đến, trong mắt người khác lại giống sự tấn công. Còn sự “ổn định” mà Mỹ đề cập lại bị Trung Quốc hiểu là “kiềm chế”.

Posted Image

Đầu tư cho quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng ở mức hai con số trong nhiều năm trở lại đây cũng như thái độ cứng rắn trong giải quyết các vấn đề tranh chấp với láng giềng khiến thế giới ngờ vực về sự 'trỗi dậy hòa bình' của nước này.

Hai chữ “tin tưởng” chỉ thích hợp với hai nước hoặc nhiều nước có cùng chung chí hướng. Nếu trên trường chính trị quốc tế có cái gọi là “tin tưởng” này thì cũng chỉ xảy ra khi các nước khác nhau tin rằng giữa họ có quan niệm giá trị và lợi ích cơ bản chung.

Như lời Alexander Wendt - Giáo sư Đại học Ohio, chuyên gia trong khoa học chính trị và triết học: Người Mỹ hoàn toàn yên tâm khi nước Anh có 500 vũ khí hạt nhân, nhưng họ lại không thể chấp nhận việc Triều Tiên sở hữu 5 vũ khí hạt nhân. Giữa Mỹ và một số chính phủ tồn tại mối quan hệ tin tưởng tương tự, giữa họ có hình thái ý thức chính trị tự do, chế độ chính trị dân chủ chung, đã từng là đồng minh lâu năm của nhau…Trong mối quan hệ Mỹ - Trung, các nhân tố này đều không tồn tại.

Posted Image

Trung Quốc đang dồn sức phát triển tàu sân bay với tham vọng siêu cường, đẩy lùi thậm chí thay thế vai trò của Mỹ. Sau khi ra mắt tàu sân bay Liêu Ninh và máy bay trên hạm J-15, Trung Quốc có kế hoạch tự đóng thêm 2 tàu sân bay nội địa.

Trong một tương lai có thể dự đoán, Mỹ và Trung Quốc không thể đạt tới sự tin tưởng về mặt chiến lược. Sự hợp tác giữa hai nước trong rất nhiều lĩnh vực đều đạt được những kết quả đáng kể, sự hợp tác này nên tiếp tục duy trì, không cần phải chờ đợi sự “tin tưởng” thúc đẩy. Tờ Diplomat kết luận trong những lĩnh vực nhạy cảm hơn, cả hai nước cần cố gắng kiềm chế bầu không khí căng thẳng không thể tránh khỏi liên quan đến chiến lược của cả hai bên, đạt được thống nhất chung trong những lĩnh vực quan trọng mà hai bên đều có lợi ích chung. Đối với hai địch thủ tiềm ẩn này, quan trọng là “xác minh” chứ không phải “tin tưởng”.

Theo Huy Long

Tiền phong/Diplomat

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão Gàn đã viết: "Canh bạc cuối cùng", nếu theo chiều hướng chiến tranh thì sẽ không xảy ra ở Biển Đông. Cho nên bài viết dưới đây sẽ không có gì là lạ với Lão Gàn.

Nhưng Lão Gàn cảnh báo Trung Quốc rằng: Các người nếu thật sự không muốn một kết cục chiến tranh tàn khốc trong canh bạc cuối cùng thì đừng có đụng đến biển Đông.

Các người hãy cố rung cái đầu bò của các người mà tự suy luận ra hệ quả của nó. Lão Gàn chỉ nói đến đấy! Không có chuẩn mực nào bắt Lão Gàn phải nói hết ý của mình.

Không thể trông chờ vào Mỹ chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông

Thứ hai 10/06/2013 14:35

(GDVN) - Tướng Locklear đã không cam kết một cách rõ ràng rằng Mỹ sẽ chống lại Trung Quốc nếu sau này bị lôi vào một cuộc đối đầu bạo lực giữa Trung Quốc với bất kỳ nước láng giềng nào, bởi lẽ thật ra Mỹ không muốn hy sinh mối quan hệ với Trung Quốc.

Posted Image

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, Đô đốc Locklear

Tuần trước tại Bangkok, Thái Lan, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear tuyên bố Mỹ phản đối sự thay đổi hiện trạng khu vực Biển Đông - Trường Sa bằng vũ lực của bất cứ bên nào khi đề cập đến tình hình Biển Đông gần đây, sau động thái xâm nhập và hiện diện bất hợp pháp của tàu Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Nhưng cũng giống như các quan chức khác của Mỹ, tướng Locklear đã không cam kết một cách rõ ràng rằng Mỹ sẽ chống lại Trung Quốc nếu sau này bị lôi vào một cuộc đối đầu bạo lực giữa Trung Quốc với bất kỳ nước láng giềng nào, bởi lẽ thật ra Mỹ không muốn hy sinh mối quan hệ với Trung Quốc.

Nhà phân tích kỳ cựu người Philippines Ellen Tordesillas nói với tờ Malaya Business Insight, mặc dù Mỹ muốn ngăn chặn thế lực của Trung Quốc nhưng nó sẽ không muốn trở thành kẻ thù của "người khổng lồ châu Á".

Đương nhiên Mỹ sẽ cũng không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh giữa Philippines và Trung Quốc nếu nó xảy ra trên Biển Đông.

Trong vụ căng thẳng trên bãi cạn Scarborough năm ngoái, Nội các Philippines đã đồng ý phái 2 tàu thuộc cục Ngư nghiệp và Tài nguyên ra Scarborough canh chừng hoạt động của 3 tàu Hải giám và Ngư chính Trung Quốc.

Khi biết được điều này các quan chức quân đội Mỹ họ đã khuyên Nội các Philippines không nên làm điều này vì họ nhận thấy sự nguy hiểm của việc tàu công vụ 2 nước đối đầu ngoài bãi cạn Scarborough đang tranh chấp.

Phía Trung Quốc khi đó luôn tuyên bố rằng họ sẽ không tấn công trừ khi bị tấn công, nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ phản công nếu bị tấn công (ở khu vực Scarborough).

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Locklear cho rằng (Philippines) nên thỏa hiệp với Trung Quốc ở Biển Đông khi nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ không đứng về phía nào trong các bên tranh chấp, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC.

ASEAN đã thông qua các nội dung cơ bản được đề cập trong COC, vấn đề còn lại là làm thế nào để Trung Quốc đồng ý ngồi vào bàn đàm phán và bắt đầu trao đổi về COC.

Lauro Baja Jr, cựu Đại sứ Philippines tại Liên Hợp Quốc cho rằng Manila cần phối hợp các cách tiếp cận toàn cầu, khu vực và song phương để giải quyết hòa bình những tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc.

Hồng Thủy (Nguồn: Malaya Business Insight)

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/201306/nghi-quyet-thuong-vien-my-neu-ro-tq-cat-cap-tau-vn-2215900/ .

Nghị quyết Thượng viện Mỹ nêu rõ TQ cắt cáp tàu VN

(Quốc phòng) - Ngày 11/6, Thượng viện Mỹ, đã thông qua nghị quyết tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán biển tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thông qua các biện pháp hoà bình.

TIN LIÊN QUAN

Nghị quyết nêu rõ, Thượng viện Mỹ lên án mọi hành động cưỡng ép, đe doạ hoặc sử dụng vũ lực nhằm thực thi những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải hoặc thay đổi hiện trạng tại Biển Đông và Hoa Đông. Nghị quyết kêu gọi các bên liên quan kiềm chế những hành động gây mất ổn định, làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp. Posted Image Một phiên họp của Thượng viện Mỹ (Ảnh minh họa)

Thượng viện Mỹ ủng hộ mạnh mẽ việc ASEAN và Trung Quốc xúc tiến Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) và kêu gọi tất cả các quốc gia ủng hộ nỗ lực của ASEAN trong vấn đề này. Nghị quyết nhấn mạnh, T

hượng viện Mỹ ủng hộ quá trình phối hợp ngoại giao của tất cả các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp biển hoặc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc duy trì hoà bình và an ninh, tuân thủ luật pháp quốc tế và bảo vệ các hoạt động thương mại hợp pháp, không bị cản trở, cũng như tự do hàng hải và hàng không.

Nghị quyết kêu gọi quân đội Mỹ duy trì hoạt động tại Tây Thái Bình Dương nhằm đảm bảo tự do hàng hải, hoà bình, ổn định và sự tôn trọng đối với luật pháp quốc tế.

Thượng viện Mỹ đánh giá cao tầm quan trọng của các thể chế khu vực như Hội nghị cấp cao Đông Á, ASEAN và Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với vai trò là nền tảng kiến tạo các khuôn khổ trong khu vực để thúc đẩy hoà bình, an ninh và tăng trưởng kinh tế.

Thượng viện Mỹ nhấn mạnh, Posted ImageMỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải và hàng không tại các vùng biển thuộc Châu Á-Thái Bình Dương.

Nghị quyết nêu rõ nhiều vụ việc nguy hiểm và gây mất ổn định đã xảy ra tại Biển Đông trong những năm gần đây, trong đó có vụ tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu khai thác dầu khí Việt Nam, Trung Quốc phong toả khu vực bãi đá cạn Scarborough và in bản đồ chính thức, xác định "đường lưỡi bò" 9 đoạn là biên giới quốc gia của nước này.

Thượng viện Mỹ bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc phát triển cái gọi là "thành phố Tam Sa" và thành lập một đơn vị quân sự tại đây.

Nghị quyết của Thượng viện Mỹ cũng đề cập tới những tranh chấp trên biển Hoa Đông trong thời gian qua và kêu gọi các bên có biện pháp ngăn ngừa sự cố và giải quyết bất đồng một cách hoà bình.

  • (Theo VOV)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tên lửa Trung Quốc đe dọa các căn cứ Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương

(Dân trí) - Trung Quốc đang lên kế hoạch thiết kế một loạt tên lửa hành trình hiện đại, có thể đe dọa tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Posted Image

Tên lửa CJ-10 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh hồi năm 2009.

Quân đội Trung Quốc trước đó đã biên chế tên lửa hành trình CJ-10. Hans Christensen, từ Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, cho hay tên lửa CJ-10, có thể được phóng từ trên bộ hay từ tàu chiến với tầm bắn 1.500km, đã trở thành vũ khí nguy hiểm đối với nhóm tàu sân bay Mỹ. Khoảng 200 tên lửa CJ-10 giờ đây đã được triển khai tại Quân đoàn pháo binh số 2, đơn vị tên lửa chiến lược của Trung Quốc.

Nhà phân tích Nga Vasiliy Kashin cho hay CJ-10 được phát triển dựa trên các mẩu tên lửa Tomahawk của Mỹ thu được ở Afghanistan và Pakistan.

Theo trang tin Duowei News của người Trung Quốc ở hải ngoại, Trung Quốc đang lên kế hoạch thiết kế loại tên lửa hành trình hiện đại hơn, CJ-20. Loại tên lửa này có thể có tầm bắn lên tới 2.200km nếu được phóng từ các máy bay ném bom chiến lược H-6H hoặc H-6M của quân đội Trung Quốc.

Một báo cáo của không quân Mỹ hồi năm 2009 nói rằng CJ-20 cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Nếu xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, căn cứ hải quân Mỹ tại đảo Guam có thể trở thành mục tiêu đầu tiên của CJ-20.

Các loại tên lửa như KD-63, KD-88 và KH-59 được quân đội Trung Quốc triển khai có thể thay đổi môi trường tác chiến chiến thuật, nhưng CJ-20 cũng có thể làm điều đó nhờ khả năng tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh căng thẳng Trung-Nhật gia tăng vì tranh chấp chủ quyền ở Hoa Đông, Nhật Bản và Mỹ hồi đầu tuần này đã bắt đầu cuộc tập trận đổ bộ ngoài khơi bờ biển California nhằm giả định một cuộc tấn công để giành lại các đảo bị chiếm đóng.

Nhật Bản đã điều 1.000 quân sang Mỹ tập trận và đây là lần đầu tiên cả ba lực lượng của Nhật, gồm bộ binh, hải quân và không quân, cùng tham gia vào một cuộc tập trận tại Mỹ.

An Bình

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu điệp viên CIA hé lộ bí mật "động trời"

(Dân trí) – Trong lúc cơ quan chức năng Mỹ đang ráo riết truy lùng, cựu điệp viên CIA Edward Snowden hôm qua bất ngờ có cuộc tiếp xúc với một tờ báo tại Hong Kong và có một loạt tiết lộ động trời.

Thông tin được tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong đăng tải. Theo đó trong ngày hôm qua (12/6), Edward Snowden đã chủ động liên lạc với phóng viên của tờ báo này trước khi hẹn phỏng vấn tại một địa điểm bí mật tại Hong Kong.

Posted Image

Edward Snowden vẫn đang ở Hong Kong

Trước đó Snowden đã rời khỏi một khách sạn hạng sang tại Hong Kong sau khi có tin bị giới chức Mỹ truy lùng, làm dấy lên tin đồn về khả năng điệp viên này đã rời khỏi Hong Kong.

Trong cuộc phỏng vấn kéo dài một tiếng, cựu nhà phân tích thông tin của CIA khẳng định đã có mặt tại Hong Kong từ hôm 20/5, và sẽ ở lại để chiến đấu chống lại nỗ lực của chính phủ Mỹ trong việc dẫn độ anh về nước vì đã để lộ bí mật quốc gia.

“Tôi đã có nhiều cơ hội để trốn chạy khỏi Hong Kong nhưng tôi chọn ở lại đây và chiến đấu với chính phủ Mỹ tại tòa án bởi tôi tin vào hệ thống luật pháp của Hong Kong”, Snowden nói. Anh cũng khẳng định “tôi không phải người hùng hay kẻ phản bội. Tôi là một người Mỹ”.

61.000 chiến dịch đột nhập máy tính

Cựu điệp viên 29 tuổi này còn tiết lộ CIA đã đột nhập vào hệ thống máy tính của Hong Kong và Trung Quốc đại lục suốt từ nhiều năm qua. Một trong những mục tiêu chính của tình báo Mỹ tại Hong Kong đó là Đại học Trung Quốc, các quan chức chính phủ, các doanh nghiệp và sinh viên tại Hong Kong.

Snowden cho biết anh tin rằng Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã thực hiện hơn 61.000 chiến dịch đột nhập máy tính trên toàn thế giới với hàng trăm mục tiêu tại Hong Kong và Trung Quốc.

“Chúng tôi xâm nhập vào các mạng xương sống, ví dụ như các bộ định tuyến internet khổng lồ. Việc này giúp chúng tôi có thể nắm bắt thông tin của hàng trăm nghìn máy tính mà không phải xâm nhập vào từng cái một”, Snowden nói.

Posted Image

Đại học Trung Quốc tại Hong Kong là mục tiêu xâm nhập của CIA

“Tuần trước, chính phủ Mỹ còn vui vẻ thực hiện các chiến dịch mờ ám mà không cần bận tâm đến sự đồng ý của người dân, nhưng điều đó giờ không còn nữa. Mọi tầng lớp trong xã hội đang yêu cầu trách nhiệm giải trình và sự giám sát”.

Cựu điệp viên này khẳng định lí do anh tiết lộ thông tin là để phơi bày “sự đạo đức giả của chính phủ Mỹ khi họ tuyên bố rằng không nhắm tới các cơ sở hạ tầng dân sự, trái ngược với thực tế”.

“Họ không chỉ làm vậy mà còn sợ bị người khác biết rằng, họ sẵn sàng sử dụng bất kỳ phương thức nào, chẳng hạn như sự hăm dọa về mặt ngoại giao, để ngăn cản các thông tin này được phơi bày”, Snowden khẳng định.

“Tôi không phải anh hùng hay kẻ phản bội. Tôi là một người Mỹ”, cựu điệp viên tuyên bố và cho biết thêm mình tự hào khi là người Mỹ. “Tôi tin vào việc tự do bày tỏ quan điểm. Tôi hành động với thiện chí nhưng tất cả sẽ do công chúng quyết định”.

Bất an, lo lắng cho gia đình

Snowden cho biết anh chưa hề liên lạc với gia đình và lo sợ cho sự an toàn của họ cũng như chính bản thân mình.

“Tôi sẽ không bao giờ cảm thấy an toàn. Mọi thứ sẽ rất khó khăn cho tôi về mọi mặt, nhưng việc nói lên sự thật lúc nào cũng có rủi ro. Việc này thật khó khăn nhưng tôi thấy vui khi cộng đồng quốc tế lên tiếng chống lại sự vi phạm quyền riêng tư một cách có hệ thống này.

Tất cả những gì tôi có thể làm đó là dựa vào những gì mình được huấn luyện và hy vọng rằng các chính phủ khắp thế giới sẽ từ chối bị Mỹ gây sức ép để dẫn độ một người đang tìm kiếm tị nạn chính trị”.

Trước câu hỏi về việc liệu chính phủ Nga đã đề nghị cho anh tị nạn chính trị hay chưa, Snowden nói: “Điều duy nhất tôi có thể nói đó là tôi thấy mừng vì có những chính phủ không chấp nhận bị hăm dọa bởi cường quốc”.

Cuộc phỏng vấn trên diễn ra cùng ngày với thời điểm giám đốc NSA, tướng Keith Alexander phải ra điều trần trước quốc hội Mỹ để bảo vệ cho hoạt động của cơ quan mình. Đây là lần đầu tiên ông Alexander xuất hiện sau những tiết lộ động trời của Snowden với báo giới Anh và Mỹ tuần trước. Trong phần phát biểu của mình, Alexander không để cập cụ thể những tiết lộ về chương trình Prism.

Nếu những gì Snowden công bố là chính xác, đây sẽ là một đòn giáng mạnh mẽ vào chính quyền của Tổng thống Obama, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc, nước bị Mỹ cáo buộc đứng đằng sau nhiều vụ tấn công nhắm vào Mỹ. Trong cuộc gặp thượng đỉnh với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây, ông Obama còn hối thúc Trung Quốc hạn chế hoạt động tình báo mạng của quân đội nước này.

Đồng thời nó giúp Trung Quốc củng cố tuyên bố từ lâu của nước này rằng, họ là nạn nhân của hoạt động tin tặc hơn là thủ phạm.

Trong khi đó, hàng chục nghìn người ủng hộ Snowden đã ký tên vào bản kêu gọi ân xá cho cựu điện viên này tại Mỹ. Nhiều người khác còn quyên góp để hỗ trợ anh.

“Tôi rất biết ơn sự ủng hộ của công chúng. Nhưng tôi đề nghị họ hãy hành động vì lợi ích của chính mình, để dành tiền để gửi những bức thư tới một chính phủ đã vi phạm luật pháp và tuyên bố mình là người cao quý. Sự thật là tôi đã hành động với rất nhiều rủi ro cho bản thân để giúp công chúng toàn thế giới, bất kể đó là người châu Mỹ, châu Âu hay châu Á”.

Thanh Tùng

Theo SCMP

Tung của chơi lại Mỹ này, ghê chưa? sao không trốn đi đâu mà lại trốn sang Hong Kong?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tung của chơi lại Mỹ này, ghê chưa? sao không trốn đi đâu mà lại trốn sang Hong Kong?

Trung Quốc chơi cú này độc thiệt.

Về mặt cơ chế mà xét, sao không thấy người TQ nào tố cáo chính phủ TQ kiểu kiểu như vầy nhỉ. Đây chính là sự khác biệt của cơ chế tự hiệu chỉnh để tái lập cân bằng - một cơ chế rất khó áp dụng, mang tính rủi ro cao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu điệp viên CIA hé lộ bí mật "động trời"

(Dân trí) – Trong lúc cơ quan chức năng Mỹ đang ráo riết truy lùng, cựu điệp viên CIA Edward Snowden hôm qua bất ngờ có cuộc tiếp xúc với một tờ báo tại Hong Kong và có một loạt tiết lộ động trời.

Thông tin được tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong đăng tải. Theo đó trong ngày hôm qua (12/6), Edward Snowden đã chủ động liên lạc với phóng viên của tờ báo này trước khi hẹn phỏng vấn tại một địa điểm bí mật tại Hong Kong.

Posted Image

Edward Snowden vẫn đang ở Hong Kong

Trước đó Snowden đã rời khỏi một khách sạn hạng sang tại Hong Kong sau khi có tin bị giới chức Mỹ truy lùng, làm dấy lên tin đồn về khả năng điệp viên này đã rời khỏi Hong Kong.

Trong cuộc phỏng vấn kéo dài một tiếng, cựu nhà phân tích thông tin của CIA khẳng định đã có mặt tại Hong Kong từ hôm 20/5, và sẽ ở lại để chiến đấu chống lại nỗ lực của chính phủ Mỹ trong việc dẫn độ anh về nước vì đã để lộ bí mật quốc gia.

“Tôi đã có nhiều cơ hội để trốn chạy khỏi Hong Kong nhưng tôi chọn ở lại đây và chiến đấu với chính phủ Mỹ tại tòa án bởi tôi tin vào hệ thống luật pháp của Hong Kong”, Snowden nói. Anh cũng khẳng định “tôi không phải người hùng hay kẻ phản bội. Tôi là một người Mỹ”.

61.000 chiến dịch đột nhập máy tính

Cựu điệp viên 29 tuổi này còn tiết lộ CIA đã đột nhập vào hệ thống máy tính của Hong Kong và Trung Quốc đại lục suốt từ nhiều năm qua. Một trong những mục tiêu chính của tình báo Mỹ tại Hong Kong đó là Đại học Trung Quốc, các quan chức chính phủ, các doanh nghiệp và sinh viên tại Hong Kong.

Snowden cho biết anh tin rằng Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã thực hiện hơn 61.000 chiến dịch đột nhập máy tính trên toàn thế giới với hàng trăm mục tiêu tại Hong Kong và Trung Quốc.

“Chúng tôi xâm nhập vào các mạng xương sống, ví dụ như các bộ định tuyến internet khổng lồ. Việc này giúp chúng tôi có thể nắm bắt thông tin của hàng trăm nghìn máy tính mà không phải xâm nhập vào từng cái một”, Snowden nói.

Posted Image

Đại học Trung Quốc tại Hong Kong là mục tiêu xâm nhập của CIA

“Tuần trước, chính phủ Mỹ còn vui vẻ thực hiện các chiến dịch mờ ám mà không cần bận tâm đến sự đồng ý của người dân, nhưng điều đó giờ không còn nữa. Mọi tầng lớp trong xã hội đang yêu cầu trách nhiệm giải trình và sự giám sát”.

Cựu điệp viên này khẳng định lí do anh tiết lộ thông tin là để phơi bày “sự đạo đức giả của chính phủ Mỹ khi họ tuyên bố rằng không nhắm tới các cơ sở hạ tầng dân sự, trái ngược với thực tế”.

“Họ không chỉ làm vậy mà còn sợ bị người khác biết rằng, họ sẵn sàng sử dụng bất kỳ phương thức nào, chẳng hạn như sự hăm dọa về mặt ngoại giao, để ngăn cản các thông tin này được phơi bày”, Snowden khẳng định.

“Tôi không phải anh hùng hay kẻ phản bội. Tôi là một người Mỹ”, cựu điệp viên tuyên bố và cho biết thêm mình tự hào khi là người Mỹ. “Tôi tin vào việc tự do bày tỏ quan điểm. Tôi hành động với thiện chí nhưng tất cả sẽ do công chúng quyết định”.

Bất an, lo lắng cho gia đình

Snowden cho biết anh chưa hề liên lạc với gia đình và lo sợ cho sự an toàn của họ cũng như chính bản thân mình.

“Tôi sẽ không bao giờ cảm thấy an toàn. Mọi thứ sẽ rất khó khăn cho tôi về mọi mặt, nhưng việc nói lên sự thật lúc nào cũng có rủi ro. Việc này thật khó khăn nhưng tôi thấy vui khi cộng đồng quốc tế lên tiếng chống lại sự vi phạm quyền riêng tư một cách có hệ thống này.

Tất cả những gì tôi có thể làm đó là dựa vào những gì mình được huấn luyện và hy vọng rằng các chính phủ khắp thế giới sẽ từ chối bị Mỹ gây sức ép để dẫn độ một người đang tìm kiếm tị nạn chính trị”.

Trước câu hỏi về việc liệu chính phủ Nga đã đề nghị cho anh tị nạn chính trị hay chưa, Snowden nói: “Điều duy nhất tôi có thể nói đó là tôi thấy mừng vì có những chính phủ không chấp nhận bị hăm dọa bởi cường quốc”.

Cuộc phỏng vấn trên diễn ra cùng ngày với thời điểm giám đốc NSA, tướng Keith Alexander phải ra điều trần trước quốc hội Mỹ để bảo vệ cho hoạt động của cơ quan mình. Đây là lần đầu tiên ông Alexander xuất hiện sau những tiết lộ động trời của Snowden với báo giới Anh và Mỹ tuần trước. Trong phần phát biểu của mình, Alexander không để cập cụ thể những tiết lộ về chương trình Prism.

Nếu những gì Snowden công bố là chính xác, đây sẽ là một đòn giáng mạnh mẽ vào chính quyền của Tổng thống Obama, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc, nước bị Mỹ cáo buộc đứng đằng sau nhiều vụ tấn công nhắm vào Mỹ. Trong cuộc gặp thượng đỉnh với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây, ông Obama còn hối thúc Trung Quốc hạn chế hoạt động tình báo mạng của quân đội nước này.

Đồng thời nó giúp Trung Quốc củng cố tuyên bố từ lâu của nước này rằng, họ là nạn nhân của hoạt động tin tặc hơn là thủ phạm.

Trong khi đó, hàng chục nghìn người ủng hộ Snowden đã ký tên vào bản kêu gọi ân xá cho cựu điện viên này tại Mỹ. Nhiều người khác còn quyên góp để hỗ trợ anh.

“Tôi rất biết ơn sự ủng hộ của công chúng. Nhưng tôi đề nghị họ hãy hành động vì lợi ích của chính mình, để dành tiền để gửi những bức thư tới một chính phủ đã vi phạm luật pháp và tuyên bố mình là người cao quý. Sự thật là tôi đã hành động với rất nhiều rủi ro cho bản thân để giúp công chúng toàn thế giới, bất kể đó là người châu Mỹ, châu Âu hay châu Á”.

Thanh Tùng

Theo SCMP

Tung của chơi lại Mỹ này, ghê chưa? sao không trốn đi đâu mà lại trốn sang Hong Kong?

Hị hị, anh Tungcua bảo mày ở Hongkong thì vẫn là đất của tao, mày mà đi đâu thì tao đ... chịu tách niệm đâu đấy! Còn chui vô Tungcua thì hóa ra lậy ông tôi ở bụi này à

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước không nói, sau không nói, ngay lúc Obama vừa than phiền với Tập về việc bị hacker TQ quậy. Ây...dà...nị này thật là biết chọn thời điểm quá đi :lol:

Theo đúng bài thì sau khi anh chàng này gây ồn ào đủ bẻ mặt Obama sẽ lập tức hân hạnh được Hoa Nam tình báo cục tiễn về cực lạc ngay, trước khi bị Mỹ chụp được phải khai ra tuốt luốt. Còn hiện giờ thì đặc tình Trung Quốc chắc chắn đang ra sức bảo vệ vòng trong vòng ngoài anh chàng này khỏi màn săn người ly kỳ hấp dẫn như xi-nê của dày đặt các đặc vụ NSA và cả CIA.

Share this post


Link to post
Share on other sites

’Nguy cơ đụng độ trên Biển Đông vài tháng tới rất lớn’

Cập nhật lúc 14:06, 13/06/2013

Trong những tháng tới khó có thể loại trừ khả năng sẽ nổ ra các cuộc đụng độ trên Biển Đông giữa lực lượng hàng hải (cảnh sát biển, kiểm ngư, hải giám, ngư chính...) và tàu cá các bên tranh chấp. Nói cách khác, nguy cơ xung đột trên Biển Đông đang ngày một lớn hơn.

Mặc dù ASEAN và Trung Quốc thỏa thuận về việc khởi động đàm phán Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC, nhưng những diễn biến tình hình Biển Đông 6 tháng đầu năm 2013 đã chứng minh quỹ đạo chung của tranh chấp Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến xấu đi và rất ít khả năng cải thiện trong thời gian tới.

Trong những tháng tới khó có thể loại trừ khả năng sẽ nổ ra các cuộc đụng độ trên Biển Đông giữa lực lượng hàng hải (cảnh sát biển, kiểm ngư, hải giám, ngư chính...) và tàu cá các bên tranh chấp. Nói cách khác, nguy cơ xung đột trên Biển Đông đang ngày một lớn hơn, học giả Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, một chuyên gia về Biển Đông nhận định trên tờ Asia Times Onlines hôm 10/6.

Từ đầu năm 2013 đến nay cục diện tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu đi với đặc trưng bởi sự gia tăng các hoạt động "khẳng định chủ quyền" trên Biển Đông cũng như phản ứng của các bên đối với các hoạt động này.

Posted Image

Học giả Ian Storey thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông

Tiến trình Philippines kiện Trung Quốc khó có thể làm giảm căng thẳng trên Biển Đông

Vụ Philippines kiện đường lưỡi bò phi pháp và hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông ra hội đồng Trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển chính thức bắt đầu từ ngày 22/1 năm nay, tuy nhiên do Bắc Kinh vẫn khăng khăng đòi đàm phán tay đôi và ngày 19/2 Trung Quốc chính thức từ chối tham gia vụ kiện.

Mặc dù vụ kiện này vẫn được tiếp tục khi Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển đã bổ nhiệm các thành viên của hội đồng Trọng tài thụ lý vụ việc từ tháng 3, nhưng phải đến tháng 7 tới Tòa án quốc tế về Luật Biển mới quyết định hội đồng Trọng tài có thẩm quyền phân xử vụ kiện hay không.

Cho dù là có, cũng phải mất vài năm để ra một phán quyết cuối cùng trong khi phán quyết ấy có tính ràng buộc nhưng lại không có hiệu lực vì không bắt buộc được Trung Quốc phải tuân thủ.

Tuy nhiên, nếu trọng tài quốc tế ra phán quyết rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông với đường lưỡi bò phi pháp là không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) thì có thể xem như Philippines đã giành phần thắng trên phương diện pháp lý và ngoại giao, đồng thời gây sức ép buộc Trung Quốc phải làm rõ răn cứ yêu sách (vô lý) của mình ở Biển Đông.

Cạnh tranh nguồn tài nguyên sẽ vẫn là xu thế chủ đạo của tranh chấp Biển Đông, đụng độ giữa các bên sẽ khó tránh khỏi trong vài tháng tới.

Posted Image

Tàu cá Việt Nam bị tàu quân sự Trung Quốc bắn cháy cabin khi đang đánh bắt hợp pháp trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa hôm 20/3

6 tháng đầu năm 2013 hoạt động của ngư dân các bên trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông đã gây ra một loạt sự cố nghiêm trọng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Điển hình là vụ ngày 20/3 tàu quân sự Trung Quốc đã xua đuổi, bắn cháy cabin một tàu cá Việt Nam đang đánh bắt (hợp pháp trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam) tại Hoàng Sa.

Bất chấp phản đối của Việt Nam, Trung Quốc đã chối bay chối biến yêu cầu xin lỗi và bồi thường cho ngư dân Việt Nam, thậm chí còn ngang ngược lên giọng khẳng định động thái phạm pháp nghiêm trọng này là "phù hợp và cần thiết"?!

Diễn biến tiếp theo là vụ tàu Cảnh sát biển Philippines nổ súng vào 1 tàu cá Đài Loan khi cho rằng tàu cá này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở eo biển Bashi dẫn vào Biển Đông khiến 1 ngư dân Đài Loan thiệt mạng hôm 9/5.

Đặc biệt, kể từ ngày 16/5 Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá (hết sức phi lý và phi pháp) ở Biển Đông từ vĩ tuyến 12 trở về phía Bắc, vi phạm nghiêm trọng các vùng biển chủ quyền của Việt Nam trong khi chỉ 1 tuần trước đó 32 tàu cá cỡ lớn của Trung Quốc kéo xuống Trường Sa đánh bắt (trái phép).

Posted Image

Tập Cận Bình thăm ngư dân - dân binh làng chài Đàm Môn tỉnh Hải Nam, động thái được xem như nhằm dọa dẫm các nước láng giềng có tranh chấp ở Biển Đông

Một tháng trước đó, trong khi đi thăm ngư dân làng chài Đàm Môn tỉnh Hải Nam, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã "hứa" với ngư dân nước này rằng (hoạt động đánh bắt phi pháp trên Biển Đông của) họ sẽ được "bảo vệ tốt hơn".

Trung Quốc đã công khai khẳng định sẽ tăng cường hiện diện (trái phép) của các lực lượng tàu cá tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) mà nó cam kết sẽ "bảo vệ", thậm chí là "bằng vũ lực nếu cần thiết".

Theo GDVN/ Asia Times Online

Share this post


Link to post
Share on other sites