Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

"Rồng" Trung Hoa đấu "Samurai" Nhật Bản: Ai thắng? (1)

Thứ Ba, 04/06/2013 - 10:35

Cuộc chiến Senkaku/Điếu Ngư nếu nổ ra đối với Nhật không đơn thuần là tranh chấp lãnh thổ, mà là chiến tranh giành vị thế địa chính trị trên toàn thế giới. Với Trung Quốc, ý nghĩa của cuộc chiến có khi còn hơn thế.

Đế chế mặt trời: Quá khứ và ước vọng

Những đảo trong vùng tranh chấp đã thuộc quyền quản lý của đế quốc Nhật Bản từ trước đại chiến thế giới lần thứ I. Sau khi bại trận trong đại chiến thế giới lần thứ II, Tokyo đã mất hầu hết những vùng lãnh thổ mà đế quốc Nhật Bản chiếm được vào tay quân đội Mỹ, vào những năm 1970-x nước Mỹ đã trao trả lại cho Nhật Bản đảo Okinawa cùng với quần đảo Senkaku.

Posted Image

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - tâm điểm căng thẳng Trung - Nhật thời gian gần đây.

Chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, Tiến sĩ Khoa học Chính trị, Giáo sư Đại học Takushoku (Tokyo) Basil Molodyakov cũng có nhận xét Chính phủ Nhật Bản mua lại những hòn đảo đó từ tay các tư nhân không đơn thuần chỉ về tình thần dân tộc, mà còn là những lợi ích kinh tế của thềm lục địa quanh đảo. Một chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Viktor Pavlyatenko cũng cho rằng: Tiềm năng kinh tế của khu vực quần đảo Senkaku hiện chưa được đánh giá hết. Phần thềm lục địa gắn liền với nó, có thể, có những mỏ khí gas và dầu thô. Từ đó có thể nhận thấy rằng, quần đảo Senkaku cũng có những giá trị kinh tế nhất định.

Trên vị thế địa chính trị, những năm vừa qua Nhật Bản đóng vai trò của một cường quốc kinh tế, mở rộng đầu tư ra các châu lục, chiếm lĩnh và mang lại sự nổi tiếng cho những sản phẩm mang bản sắc của người Nhật. Nhưng Nhật Bản vẫn là một nước mạnh về sản xuất và chế tạo, tiếng nói và vị thế của Nhật Bản trong khu vực đơn thuần chỉ nẳm ở khả năng đầu tư sản xuất và phát triển thương mại. Một vị thế mạnh mẽ có ảnh hưởng đến tình hình chính trị trên thế giới và trong khu vực là thứ Nhật Bản khao khát vẫn chưa đạt được và đương nhiên do đó quyền lợi to lớn vẫn nằm ngoài tầm tay. Nhật Bản sẽ khó mà bảo vệ được lợi ích của mình ở ngoài lãnh thổ nếu thực tế tham gia khai thác tài nguyên khoáng sản trên thềm lục địa nước ngoài, cùng gánh vác những khoản đầu tư lớn vào các nước chậm phát triển hoặc hợp tác trong các lính vực quốc phòng – an ninh.

Sự kiện Senkaku đã đưa đến cho Nhật Bản một điều kiện tối ưu cho sự phát triển của mình, giấc mơ Đại động Á trước đây sẽ quay trở lại với những thị trường rộng lớn nhất mà Nhật Bản có thể phát triển được trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản, vũ khí trang bị quốc phòng, truyền thông viễn thám…những lĩnh vực nhạy cảm về địa chính trị mà Mỹ, Nga và Trung Quốc đang làm mưa làm gió, còn Nhật Bản vẫn đứng vị trí nhà thầu thứ cấp.

Muốn làm được như vậy, Nhật Bản cần có sức mạnh. Về vấn đề công nghệ và năng lực sản xuất, Nhật Bản vượt xa cả Trung Quốc. Nhân công đã có các nước chậm phát triển, kinh tế tài chính Nhật Bản đứng hàng thứ 3. Nhưng sức mạnh quân sự - khả năng giải quyết các vấn đề địa chính trị vẫn bị hạn chế bởi Hiến Pháp. Nhật Bản cần nâng cao sức mạnh quân sự, cần có khả năng cân bằng lực lượng với Trung Quốc, ít nhất là trên phương diện vũ khí thông thường. Và đây là điều kiện tối ưu nhất mà Nhật Bản phải có được.

Posted Image

Tàu hải giám Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng biển khu vực Senkaku do Nhật quản lý khiến Nhật phải gồng mình đối phó (ảnh: Tàu tuần duyên Nhật tuần tra tại vùng biển tranh chấp).

Cuộc chiến Senkaku/Điếu Ngư (nếu có thể xảy ra) đối với Nhật Bản không đơn thuần là cuộc tranh chấp lãnh thổ, đây có thể là cuộc chiến dành vị thế địa chính trị trên toàn thế giới. Cuộc chiến Senkaku là chìa khóa để mở ra cánh cửa đến với quá khứ - tương lai. Một cường quốc Biển hùng mạnh với tiềm lực kinh tế quân sự ngang tầm thế giới. Tương tự như tham vọng của Trung Quốc, Nhật Bản sẽ quay lại với khối Đại Đông Á của đế chế mặt trời.

Con rồng trong vũng nước nhỏ

Trong giai đoạn trước năm 1979, Trung Quốc là cường quốc thứ 2 trong hệ thống các nước XHCN và rất tích cực tham gia vào những hoạt động quốc tế, giúp đỡ các nước trong hệ thống thuộc địa của các cường quốc phương Tây trong cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc. Nhưng trong những hoạt động mang tính quốc tế vô sản, chủ nghĩa dân tộc đại lục vẫn ẩn khuất trong những chính sách khác nhau – Trung Quốc vẫn lồng ghép tham vọng trở thành một cường quốc hùng mạnh, có khả năng dẫn dắt các nước nhỏ hơn về dân số và tiềm lực kinh tế đi theo chính sách đối ngoại của riêng mình.

Năm 1979 đánh dấu một thảm họa trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc với xung đột biên giới với Việt Nam. Người Trung Quốc nhanh chóng hiểu ra rằng, họ không thế có vị thế cường quốc ở châu Á nếu không có một nền kinh tế hùng mạnh và sức mạnh quân sự. Những cuộc xung đột biên giới và chiến tranh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương không đem lại cho Trung Quốc những lợi ích cần thiết. Trung Quốc đã nhìn thấy sức mạnh của Mỹ bắt nguồn từ đại dương và con rồng đại lục tỉnh ngộ một điều. Muốn trở thành một quốc gia hùng mạnh, chi phối được thế giới, Trung Quốc cần có một lực lượng quân sự rất mạnh, ngang tầm sức mạnh quân sự của hai siêu cường Mỹ - Nga, và sức mạnh quân sự đó đòi hỏi một tiềm lực kinh tế khổng lồ.

Theo kinh nghiệm phát triển kinh tế Nhật Bản, người Trung Quốc hướng đến một nền công nghiệp toàn cầu với các sản phẩm giá rẻ, với sức sản xuất của hàng trăm triệu người, Trung Quốc đã mở rộng các thị trường tiêu thụ sản phẩm ra toàn cầu bằng tất cả những phương pháp kinh doanh cả đen lẫn trắng. Và tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như năng lực sản xuất và giá thành sản phẩm của Trung Quốc đạt ở mức đáng kinh ngạc. Đến năm 2010 Trung Quốc chính thức trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, tính cả năm 2010, tổng GDP của Trung Quốc đạt 5,88 nghìn tỷ USD vào tháng 1/2011. Đến tháng 1/2013 theo thống kê, Trung Quốc đạt tổng GDP là 8,39 nghìn tỷ USD. Mức độ tăng trưởng trong năm 2012 là 7,8%.

Để đạt được mức tăng trưởng đó, ngoài những vấn đề khác, một vấn đề vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc, đó là nhiên liệu, mỗi ngày Trung Quốc nhập khẩu khoảng 5.6 triệu thùng, chiếm 40% lượng dầu tiêu thụ trong nước. Và dầu thô đã trở thành sự sống còn của nền kinh tế Trung Quốc.

Năm 2009, Trung Quốc nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước, đã công khai trước thế giới một tầm vóc khổng lồ về quân sự của một siêu cường với 52 chủng loại vũ khí hiện đại, 90% trong số đó chưa hề xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với những phương tiện chiến tranh mới, số lượng vô cùng lớn và một lực lượng thường trực chiến đấu khổng lồ, Trung Quốc dường như cho rằng đã đến lúc không cần phải ẩn mình, thực hiện chính sách đối ngoại của một siêu cường.

Posted Image

Trung Quốc khoe dàn tên lửa DF-31 trong lễ diễu binh ở Thiên An Môn.

Hiểu rất rõ vấn đề: Vũ khí hạt nhân trên thực tế chỉ là công cụ kiềm chế lẫn nhau, tương tự như giấc mơ Mỹ, giấc mơ Trung Hoa phải được thực hiện trên sóng nước đại dương bằng những hạm tàu. Chính sách kinh tế - địa chính trị của Trung Quốc nhằm vào mục đích vươn tới biển lớn, chia sẻ quyền lực với Mỹ trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, nơi con đường huyết mạch vận tải thương mại của Trung Quốc, đến những vùng đất châu Phi màu mỡ mà Trung Quốc muốn dừng chân cắm trại, đến những thềm lục địa của khu vực Biển Đông mà theo tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) từng ước tính khu vực này nắm giữ khoảng 125 tỷ thùng dầu và 500 nghìn tỷ m3 và biển Hoa Đông có tới 160 tỷ thùng dầu.

Thực hiện giấc mơ thống trị Biển Đông, quản lý Hoa Đông và khai thác tài nguyên biển phục vụ cho sự phát triển của hơn 1.36 tỷ người. Trung Quốc với chiến lược phòng thủ ngoài khơi xa, dự kiến sẽ hất lực lượng Hải quân Mỹ, đồng thời là ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi vùng Hoa Đông, Biển Đông đến tận Guam. Chiến lược phòng thủ từ xa đặt ra mới 3 mục đích rõ ràng:

1- Giải quyết vấn đề thu phục Đài Loan theo nguyên tắc cũ đã áp dụng với Hongkong và Macao: Một nước 2 chế độ, bất chiến tự nhiên thành.

2- Xây dựng hệ thống vành đai phòng ngự tính từ bờ biển Trung Quốc ra đến 1000 hải lý, tuyến phùng ngự thứ nhất tính từ đảo Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đến sát Indonesia nhằm quản lý toàn bộ Biển Đông, tuyến phòng ngự cuối cùng là vành đai chớm đến đảo Guam của Mỹ. Từ đó có thể chia xẻ ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà Mỹ đang coi như sân nhà.

3- Thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn đối với các nước trong vùng nước Biển Đông, đẩy lui ảnh hưởng và sự hiện diện của Mỹ ra khỏi vùng biển này, từ đó có thể quản lý và tác động trực tiếp vào chính sách của khối ASEAN.

Những mục tiêu chiến lược có thể đạt được của Trung Quốc sẽ là một cơ hội lớn cho con rồng khổng lồ đại lục vùng vẫy ở biển khơi. Khối ASEAN với 4,46 triệu km², là 3% tổng diện tích đất của trái đất, dân số khoảng 600 triệu người, 8,8% dân số thế giới sẽ là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Trung Quốc, bao gồm cả vũ khí trang bị quốc phòng, chỉ riêng hợp tác khai thác dầu và khí đốt trên vùng biển Đông, Trung Quốc có thể đảm bảo đến 85% nhu cầu tiêu thụ của mình. Với sức mạnh khổng lồ như vậy, Trung Quốc sẽ nhanh chóng vượt qua Nhật Bản, Ấn Độ, tạo thành sức ép nặng nề buộc Nga phải chia sẻ hoặc làm ngơ trước những tham vọng của Trung Quốc đối với các nước thuộc Liên Xô (cũ).

Không phải là một nước có uy lực mạnh mẽ như Mỹ, vốn là quốc gia đã chiến thắng trên biển Thái Bình Dương trong đại chiến thế giới lần thứ II, cùng không phải là cường quốc quân sự như Nga, từng thi hành hàng loạt những chính sách đối ngoại gây tranh cãi trong suốt giai đoạn từ 1950 đến 1980. Trung Quốc gặp khó khăn trong việc lôi kéo các nước đi theo con đường phát triển kinh tế - đối ngoại chính trị của mình. Sự phát triển nóng của nền kinh tế giá rẻ, những nỗ lực sao chép công nghệ và phát triển công nghiệp đã khiến tình hình kinh tế chính trị trong nước gặp nhiều vấn đề phức tạp: Tham nhũng, hố sâu ngăn cách giàu nghèo, xung đột quyền lực và bất đồng chính kiến, cùng với những vấn đề phức tạp nảy sinh trong công nghệ, tốc độ sản xuất và chất lượng sản phẩm, giá thành, môi trường bị tàn phá nặng nề … là những vấn đề rất nan giải, tạo thành những đợt sóng ngầm chống phá. Để duy trì tình hình ổn định trong nước, Trung Quốc bắt buộc phải có đối sách chuyển sức ép ra bên ngoài nhằm định hướng dư luận và thực hiện định hướng chiến lược đề ra.

Tỏ ra nóng vội, bỏ qua chính sách 'thao quang dưỡng hối' của Đặng Tiểu Bình, Bắc Kinh đã lựa chọn một chính sách – chuyển từ tranh chấp đàm phán sang tranh chấp thực tế, kết hợp sức mạnh cứng (vũ khí trang bị) với sức mạnh “mềm” – áp lực từ trừng phạt kinh tế, gây bất ổn chính trị khu vực và thực hiện chiến thuật dành ưu thế theo cách truyền thống: Trường kỳ - Lực lượng vượt trội (biển người).

Nổi sóng Biển Đông – Hoa Đông

Chiến lược Biển Đông và Biển Hoa Đông là một thành phần quan trọng trong chiến lược đại dương nói chung của Trung Quốc bao hàm những nội dung:

1- Đẩy lùi sự hiển diện của Mỹ trên khu vực đã nêu, đồng thời cũng đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước trong khu vực, đặc biệt là Hiệp hội ASEAN. Tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc lôi kéo Đài Loan vào vòng ảnh hưởng (đã từng có những thảo luận về việc quân đội Trung Quốc và Đài Loan hợp nhất để giải quyết vấn đề Biển Đông).

2- Biến từ không thành có, từ những văn bản, bản đồ được sinh ra ở Bắc Kinh, bằng thủ pháp tuyên truyền kiểu 'cả vú lấp miệng em' với các áp lực về kinh tế, chính trị. Từng bước biến nhưng tài liệu không có thực thành truyền bá rộng rãi và được coi như đã mặc nhiên công nhận. “Lập trường của chúng tôi đối với các biển Hoa Đông Trung Hoa và Biển Đông là chúng thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đó là lập trường rất rõ ràng”. Trung tướng Thích Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc tuyên bố tại diễn đàn Shangri-La vừa qua.

3- Sử dụng ngoại giao pháo hạm trên biển Đông, Hoa Đông với mục đích ban đầu là gây xung đột ở mức va chạm với các lực lượng quân sự các nước có tranh chấp. Gây căng thẳng thường xuyên nhằm phá hoại các hoạt động kinh tế, gây bức xúc và phức tạp trong nội bộ chính trị của các nước. Song hành cùng với hoạt động gây xung đột thường xuyên trên biển và thị uy lực lượng, đe dọa sử dụng vũ lực và sẵn sàng sử dụng vũ lực trong điều kiện có thể nhằm thực tế hóa sự hiện diện lực lượng quân sự cũng như các ngành khác như ngư nghiệp, thăm dò khai thác tài nguyên biển như một minh chứng cho “chủ quyền không tranh cãi” “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc như thường tuyên bố.

Posted Image

Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao pháo hạm, gây căng thẳng trển biển với hầu khắp các nước láng giềng.

4- Ngoại giao song phương nước lớn; bằng áp lực quân sự, các thủ đoạn cấm vận hoặc phá hoại kinh tế (đơn phương cấm đánh bắt – thăm dò tài nguyên….) những biện pháp can thiệp nội bộ, vận động hành lang nhằm tìm kiếm một sự thỏa hiệp ngầm minh chứng cho sự hiển diện – đồng nghĩa với công nhận “chủ quyền” song hành cùng những điều kiện kinh tế, mà kết quả của nó sẽ là bàn đạp cho các hành động xâm lăng tiếp theo. 5- Sẵn sàng sử dụng vũ lực đánh chiếm các đảo hoặc quần đảo trong điều kiện có lợi nhất, thời gian nhanh nhất (một trong những hành vi thường thấy) và tăng cường tranh cãi, chống lại Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, tạo ra một sự đã rồi để thôn tính vùng thềm lục địa.

Kịch bản chiến tranh Trung -Nhật

Thực hiện chiến lược Hoa Đông – Biển Đông trong tình hình quốc tế hiện nay đang trở thành một vấn đề nan giải đối với Trung Quốc trong sự hiện diện ngày một tăng của quân đội Mỹ trong khu vực.

Rõ ràng, muốn hạ uy tín của Mỹ trên biển Hoa Đông và biển Đông, Trung Quốc cần có một chiến dịch hiệu quả. Mục tiêu của cuộc công kích này có thể là Senkaku, nhằm hạ uy thế của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, nâng cao vị thế hải quân Trung Quốc và gây sóng gió tiếp tục trên Thái Bình Dương.

Posted Image

Máy bay tiêm kích J-10 của không quân Trung Quốc.

Trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc đã không ít lần lựa chọn thời điểm bất khả kháng của một quốc gia để xâm chiếm những gì không phải của họ. Là bậc thầy cơ hội, Trung quốc có thể vẫn tiếp tục vây ép Senkaku bằng lực lượng ngư dân, chiến hạm và các tàu ngư chính, hải giám dày đặc. Tiến hành các hoạt động khiêu khích căng thẳng để duy trì tình trạng kích động và định hướng dư luận theo chiều đối nghịch.

Khi thời cơ thuận lợi tới (sẽ rất khó định nghĩa “thời cơ thuận lợi”) PLA có thể lợi dụng cơ hội để đưa một lượng ngư dân lớn đến vùng nước Senkaku (hàng vài nghìn tàu cá), có thể tổ chức một lực lượng ngư dân đổ bộ lên đảo – phương pháp truyền thống – và gây xung đột với lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Posted Image

Tàu cá được Trung Quốc sử dụng như lực lượng tiền trạm, vòng trong của chiến thuật 'cải bắp' gồm tàu cá, vòng ngoài là hải giám và ngư chính, ngoài cùng là chiến hạm sẵn sàng sử dụng vũ lực khi cần.

Để có thể tạo điều kiện cho phương pháp “dạy cho một bài học”, PLA sẽ chuẩn bị lực lượng tương đối mạnh để sẵn sàng công kích khi tình huống xảy đến. Lực lượng tham chiến trong chiến dịch công kích này có thể sẽ là: Lực lượng chiến hạm bao gồm từ 3 – 5 tàu khu trục trong đó có ít nhất là một tàu khu trục tên lửa phòng không trang bị tên lửa HQ-9, 10 – 16 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu đổ bộ hạng nhẹ mang máy bay trực thăng với khoảng 2 - 3 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ.

Không quân hải quân tham chiến có thể sẽ là một liên đoàn không quân tiêm kích từ 40 – 50 máy bay chiến đấu hiện đại J-10 và Su–27 có sân bay bên bờ biển. Tham gia chiến dịch có thể sẽ có thêm 2 - 3 tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm. Các đơn vị tên lửa thuộc Lực lượng pháo binh tên lửa số 2 và các đơn vị không quân tiêm kích sẽ được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất.

Posted Image

Tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc trong vùng nước Senkaku/Điếu Ngư.

Kịch bản của chiến dịch cũng sẽ khá truyền thống: “Chiến tranh nhân dân trên biển” hay còn gọi là “Cuộc chiến ngư dân” (ở đây có thể có nhiều nghĩa để hiểu từ “ngư dân”). Các ngư thuyền sẽ đánh bắt cá hòa bình trên vùng nước thuộc “chủ quyền” thì bị các tàu tuần duyên biển của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản xua đuổi. Số lượng tàu cá và các “ngư dân” sẽ tăng nhanh tạo ra xung đột với lực lượng duyên phòng Nhật Bản, có thể dẫn đến tổn thất các tàu cá và “sự giận dữ” của ngư dân sẽ tấn công các tàu tuần duyên Nhật Bản bằng các vũ khí có trong tay.

Sự kiện sẽ loang ra rất nhanh nhờ có sự có mặt của các tàu hải giám và bùng phát khi một số ngư dân Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo Senkaku. Trước tình hình leo thang nhanh chóng, lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ điều động một số lượng chiến hạm lớp tuần biển và tàu hộ vệ xuất kích nhằm ngăn chặn tình trạng leo thang xung đột, đồng thời các máy bay F-15 và F–2 của Nhật cũng xuất kích.

Posted Image

Do khoảng cách địa lý tương đương nhau, phi đoàn không quân chiến thuật của PLA cũng đồng thời xuất kích cùng với lực lượng hải quân công kích chủ lực tiếp cận khu vực đảo Senkaku. Cuộc xung đột dân sự sẽ nhanh chóng biến thành xung đột vũ trang với những tổn thất cho cả hai bên, lực lượng đổ bộ đường biển của lính thủy đánh bộ Trung quốc sẽ đổ bộ lên đảo dưới sự yểm trợ của tên lửa phòng không hải quân, máy bay tiêm kích và cố thủ giữ đảo nhằm bảo vệ “ngư dân và ngư trường…”.

Posted Image

Quân đội Trung Quốc thực hành diễn tập đánh chiếm đảo.

Kịch bản của chiến dịch này sẽ diễn ra trong thời gian vài giờ và chấm dứt nhanh chóng sau khi Trung quốc sẽ đưa toàn bộ lực lượng pháo binh - tên lửa chiến lược số 2 vào trạng thái sẵn sàng phóng tên lửa về hướng Tokyo nhằm “dạy cho một bài học và kiên quyết bảo vệ chủ quyền”. Đồng thời các tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc cũng sẵn sàng phóng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu đã được định trước. Các hạm đội Trung Quốc sẽ tập trung tại các vùng nước thuận lợi trên biển Hoa Đông.

Cuộc xung đột vũ trang sẽ được tiếp tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, quanh quần đảo Senkaku tập hợp một lực lượng lớn hải quân xung kích của Trung Quốc nhằm ngăn chặn hành động phản kích của Nhật Bản. Các sự kiện bùng phát nhanh chóng được Liên Hợp quốc kêu gọi kiềm chế và giải quyết những xung đột vũ trang bằng biện pháp hòa bình. Mỹ buộc phải tăng cường lực lượng quân sự trên đảo Okinawa. Nhật Bản cũng có những giải pháp nhằm tăng cường sức mạnh quân sự và tuyên bố sẽ tiến hành chiến tranh đoạt lại quần đảo. Nhưng tình huống “đã rồi” trên đảo Senkaku có thể được coi là đạt được mục đích chiến lược với Trung Quốc…. và tranh chấp có thể tiếp tục kéo dài.

Nếu kịch bản đã nêu xảy ra, Trung Quốc bằng một kịch bản biến thể nào đó đổ bộ được lực lượng lên Senkaku dù có tổn thất lớn. Điều đó phải trả giá rất đắt nhưng có thể sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề lớn trong nội bộ Trung Quốc và trên trường quốc tế. Dù bị thế giới lên án, chỉ trích…nhưng hải quân Trung Quốc lấy được sự tự tin và sẽ tăng cường sức mạnh lên chuỗi hơn 130 hòn đảo trên biển Đông đến Malaca, tạo áp lực chiếm bãi cạn Scarborough, tự tin quản lý và kiểm soát con đường vận tải thương mại dọc biển Đông và gây sức ép nặng nề với Hải quân Mỹ.

Kinh tế các nước ven biển sẽ suy sụp thảm hại. Đầu tư quốc phòng Trung Quốc tăng đột biến cùng với sự ủng hộ của Pakistan và Iran. Châu Phi cũng nằm trong vùng ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc với sức mạnh mới. Khối ASEAN sẽ rơi vào tình trạng phân hóa cục bộ. Người Mỹ buộc phải tăng cường lực lượng tới Hàn Quốc, Australia, Okinawa và sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân trên biển mới.

(còn tiếp)

Theo Trịnh Thái Bằng

Tiền phong

=========================

Một kịch bản tuyệt vời! Quá hoàn hảo! Trung Quốc thắng!Posted Image

Nhưng đấy chỉ là hai nước đánh nhau "tay bo". Còn đằng sau Nhật Bản là Hoa Kỳ thì chưa thấy nói đến!

Chờ xem tiếp phần 2. Nếu phần 2 không có gì mới thì Lão Gàn sẽ viết tiếp phần 3.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Rồng" Trung Hoa đấu "Samurai" Nhật Bản: Ai thắng? (1)

Thứ Ba, 04/06/2013 - 10:35

============================

Một kịch bản tuyệt vời! Quá hoàn hảo! Trung Quốc thắng!Posted Image

Nhưng đấy chỉ là hai nước đánh nhau "tay bo". Còn đằng sau Nhật Bản là Hoa Kỳ thì chưa thấy nói đến!

Chờ xem tiếp phần 2. Nếu phần 2 không có gì mới thì Lão Gàn sẽ viết tiếp phần 3.

'Rồng' Trung Hoa đấu 'Samurai' Nhật Bản (P2)

Rồng' Trung Hoa đấu 'Samurai' Nhật Bản: Ai thắng? (P1)

Mỹ, Nhật 'chơi cờ' gì ở Biển Đông?

Trung Quốc 'dằn mặt' Nhật vì chiến lược bao vây

TPO - Cuộc chiến Senkaku nếu xảy ra, thực tế cán cân lực lượng nghiêng nhiều về phía Nhật Bản ngay cả khi Mỹ không tham chiến. Nhật không cần thiết phải chiến thắng, còn Trung Quốc bắt buộc phải dành thắng lợi.

Thế trận phòng ngự kiểu Samurai

Từ góc nhìn quân sự, có thể thấy quần đảo Senkaku rất khó bảo vệ. Senkaku nằm ở phía Tay Nam của quần đảo Ryukyu, có khoảng cách gần với Đài Loan nhiều hơn là gần với Okinawa hoặc các hòn đảo khác của Nhật Bản. Phòng thủ Senkaku trên khoảng cách địa lý rộng lớn sẽ không đơn giản.

Điểm then chốt trong kế hoạch phòng ngự của JGSDF (lực lượng phòng vệ biển Nhật nằm ở khả năng chống đổ bộ bất cứ lực lượng nào của đối phương lên Senkaku. Có nghĩa là, tại thời điểm hiện tại, nhưng trên quần đảo Senkaku cần có một lực lượng, dù rất nhỏ đồn trú bí mật, xây dựng các công trình phòng ngự bí mật, các trạm quan sát, cảnh báo sớm và các vị trí sẵn sàng cho phòng ngự đảo, vũ khí khí tài phi sát thương nhằm vô hiệu hóa lực lượng đổ bộ ‘ngư dân” lên đảo.

Chiến thuật của PLA đã được định hình từ thời kỳ chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên, trải qua nhiều cuộc xung đột biên giới vẫn không có điểm nào thay đổi lớn, thể hiện rõ nhất vẫn là các cuộc xung đột tính từ năm 1974 đến 1988. Trung Quốc vẫn sẵn sàng sử dụng chiến thuật đại binh. Điểm yếu nhất của cuộc xung đột tương lai gần chính là khả năng đổ bộ lên quần đảo Senkaku dưới hình thức ngư dân hay lính thủy đánh bộ. Do đó, chiến thuật PLA sẽ thất bại nếu không tập trung được lực lượng tiên phong – đó là tập hợp đông đảo ngư dân trên biển lớn.

Do đó, trường hợp thứ nhất: Để sẵn sàng vô hiệu hóa khả năng gây nổ cuộc xung đột, lực lượng tuần duyên Nhật cần phải tập trung một số lượng tàu tuần duyên đủ lớn, được trang bị các phương tiện tác chiến phi sát thương nhằm nhanh chóng giải quyết các cụm tàu đánh cá có số lượng lớn trên vùng biển hẹp, đẩy lùi và chia cắt các nhóm tàu đánh cá tập trung và tiếp cận quần đảo Senkaku.

Trường hợp thứ hai, khi lực lượng “ngư thuyền” quyết tâm khiêu khích bằng vũ lực (tấn công tàu tuần duyên, gây cháy nổ…với mục đích khiêu khích và có sự tham gia của các tàu hải giám, ngư trình, lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản phải có lực lượng chiến hạm phản ứng nhanh và lực lượng lính thủy đánh bộ đổ bộ đường không tốc độ cao, nhằm nhanh chóng tiếp cận vùng nóng và đổ bộ lên Senkaky, ngăn chặn khả năng đối phương sử dụng các tàu tuần tiễu, tàu đổ bổ đưa lực lượng lên chiếm quần đảo.

Đồng thời triển khai lực lượng phòng không trên, triểu khai các tổ hợp tên lửa chống tàu toàn bộ các tuyến đảo và đưa các tàu ngầm diesel điện cơ động phục kích trong khu vực quần đảo Senkaku với tầm hoạt động chiến thuật trên khoảng cách 12 hải lý. Sẵn sàng cho nhiệm vụ đổ bộ lên đảo Senkaku, JGSDF thành lập Cụm hải quân tác chiến cơ động nhanh, bao gồm một kỳ hạm Hyuga biên chế lực lượng phản ứng nhanh đổ bộ đường không với 11 máy bay trực thăng chiến đấu và đổ bộ, hai tàu khu trục lớp Kongo được trang bị tên lửa đánh chặn, 2 tàu Khu trục lớp Takanami trang bị tên lửa phòng không, 4 -6 tàu tuần tiễu hạng nhẹ lớp Hatsuyuki, 4 tàu ngầm diesel điện lớp lớp Soryu và lớp Oyashio.

Từ các sân bay gần, cụm hải quân tác chiến phản ứng nhanh sẽ được tăng cường theo biên chế một phi đoàn không quân từ 10 – 12 máy bay tiêm kích F 15 và F-4, máy bay tác chiến điện tử và chỉ huy trên không E-2C và E-767.

Yểm trợ hỏa lực cho lực lượng Hải quân tác chiến phản ứng nhanh là hệ thống tên lửa phòng không Patriot – PAC 2 và 3, các hệ thống tên lửa hành trình chống hạm SSM-1 (Type-88) được bố trí trên các đảo Ryukyu gần với quần đảo Senkaku kết hợp với các trắc thủ và đài quan sát trên các đảo Senkaku.

Thế mạnh của JGSDF là hệ thống tranh thiết bị tác chiến điện tử hiện đại, bao gồm các trang thiết bị cảnh giới, trinh sát và cảnh báo sớm, các phương tiện chỉ huy và tác chiến trên không, trên biển, đặc biệt là hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis tiên tiến nhất hiện nay trên các chiến hạm của Mỹ, ngoài ra, các máy bay trinh sát chống ngầm P-3 Orion của Nhật Bản cũng nằm trong hệ thống chống ngầm toàn cầu của Mỹ. Do đó, tính bí mật, bất ngờ của các tàu ngầm nguyên tử PLA hoàn toàn không còn hiệu lực. Với công nghệ tiên tiến, các tàu ngầm diesel – điện của Nhật Bản càng có ưu thế hơn về chống ngầm và chiến hạm nổi.

Với phương án phòng ngự tổng hợp đã nêu, có đủ khả năng để đối phó với bất cứ chiến thuật công kích nào của đối phương, bao gồm tình huống tấn công bằng cuộc tập kích ồ ạt của lực lượng PLA hoặc cuộc xung đột vũ trang, làm ngòi nổ cho cuộc xâm lăng hạn chế.

Khi các lực lượng đổ bộ Nhật Bản đã triển khai được lực lượng phòng ngự và trận địa phòng ngự trực tiếp trên Senkaku chống lại một âm mưu xâm lược (sẽ được làm rõ bằng các “ngư dân’ bị chứng minh là quân nhân mặc thường phục”) thì bất cứ lực lượng nào, dù là không kích bao trùm toàn bộ quần đảo bằng tên lửa, bom có điều khiển hoặc thông thường cũng không thể nào đánh chiếm được đảo.

Trong trường hợp PLA liều lĩnh công kích, các tên lửa đạn đạn, hành trình và máy bay của PLA sẽ phải chọc thủng hệ thống phòng không của các chiến hạm từ tầm xa, tên lửa phòng không mặt đất với các trang thiết bị công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay. Các chiến hạm của PLA sẽ phải chọc thủng tuyến phòng thủ bờ biển tầm xa từ trên không, trên đất liền và dưới biển.

Với khả năng đổ bộ đường không bằng máy bay trực thăng với lực lượng đồn trú sẵn sàng trên đảo và lực lượng tàu tuần duyên dày đặc, khả năng đưa được lực lượng – dù là “đặc nhiệm” sẽ vô cùng khó khăn. Và tổn thất thực sự sẽ vô cùng lớn, chỉ cần một tàu ngầm nguyên tử của PLA bị đánh chìm hoặc một khu trục hạm bị tiêu diệt, khí thế và sức mạnh của PLA sẽ vĩnh viễn chìm xuống biển sâu.

Cuộc chiến Senkaku – nếu xảy ra – thực tế cán cân lực lượng nghiêng nhiều về phía Nhật Bản ngay cả trong trường hợp Mỹ không tham chiến. Nhật Bản không cần thiết phải chiến thắng trong một trận hải chiến kinh điển, còn Trung Quốc bắt buộc phải dành thắng lợi – bẻ gãy lực lượng phòng ngự Nhật Bản và chiếm được Senkaku dù tổn thất có vô cùng lớn. Nhật Bản chỉ cần chứng minh Trung Quốc đã sử dụng lực lượng quân sự tiến hành chiến tranh xâm lược, còn Trung Quốc buộc phải giữ một thế trận rộng khắp trên toàn bộ vùng Biển Đông, Biển Hoa Đông.

Với Nhật Bản, xung đột vũ trang trên biển có thể càng kéo dài càng có lợi, nhưng nếu binh lực của Trung Quốc tăng lên và thời gian vượt quá 1 ngày đêm thì xung đột vũ trang trên biển sẽ biến thành chiến tranh khu vực. Để bảo toàn lực lượng và giữ vị thế trên trường thế giới, Mỹ sẽ trực tiếp tham chiến theo với tư cách đồng minh trong chiến tranh tự vệ theo Hiệp ước liên minh phòng thủ.

Nếu các nhà lãnh đạo của đất nước Mặt trời mọc nhận rõ được điều này, và các sĩ quan cao cấp của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiểu rõ được khả năng và tư duy chiến thuật của quân đội PLA, với việc bố trí lực lượng và phân bổ phương tiện tác chiến hợp lý. Senkaku sẽ là tử địa đối với PLA ngay cả trong điều kiện hiện nay.

Nếu so sánh cán cân lực lượng đơn thuần, thì lực lượng PLA thực sự có một sức mạnh vô cùng lớn, nhưng xét trên góc độ chiến thuật (cũng hy vọng các nhà lãnh đạo chính trị - quân sự đại lục sáng suốt nhận định) thì khả năng cho một sự thành công thực sự vô cùng nhỏ bé (đơn thuần chỉ là yếu tố ngư dân – bất ngờ).

Một kịch bản khác, kéo dài thời gian hơn một chút cũng có thể diễn ra, đó là tàu đánh cá và “ngư trường truyền thống” “hồng kỳ rực Biển Đông”, điều mà Trung Quốc với hơn năm mười nghìn tàu cá có thể được trang bị vũ trang cũng là lực lượng vũ trang trên biển thứ III. Được sự hỗ trợ của các tàu bán dân sự và lực lượng Hải quân PLA là một mối nguy hiểm tiềm tàng và vô cùng lợi hại cho chính sách thống trị Thái Bình Dương của Trung Quốc.

Giai đoạn hiện nay, lực lượng vũ trang thứ III đang được thử nghiệm dưới hình thức đánh bắt xa bờ, xâm phạm vào các ngư trường và các vùng nước có chủ quyền của các nước khác, bao gồm cả Senkaku, Cỏ Mây và các đảo khác. Không loại trừ khả năng, chính các tập đoàn “ngư dân” này đang tiến hành trinh sát vùng nước đồng thời chuẩn bị cho một cuộc xâm lấn toàn diện và biến vùng nước có chủ quyền của các nước khác thành các vùng tranh chấp, điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã thành công trong việc hiện diện lực lượng hải quân và đợi thời cơ xâm lược chủ quyền.

Trung Quốc đặt toàn bộ nền kinh tế và chính sách đối ngoại chính trị vào lực lượng hải quân tham vọng của mình. Tháng 12.2006, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố: “Trung Quốc cần xây dựng một lực lượng Hải quân nhân dân hùng mạnh” để bất cứ lúc nào cũng có thể sẵn sàng bảo vệ các tuyến đường giao thương trên biển của Trung Quốc, đặc biệt là các tuyến đường thương mại đi qua Ấn Độ Dương đến với nhưng nguồn cung cấp dầu mỏ và mang lại năng lượng cho sự phát triển kinh tế hiện nay trên lục địa, điều đó cần rất nhiều chiến hạm, máy bay và cơ sở vật chất đi cùng. Nếu Trung Quốc tổn thất nặng nề trong một cuộc chiến trên biển với Nhật Bản – dù là thắng lợi, đồng nghĩa với việc từ một con rồng hùng mạnh, Trung Quốc hoàn toàn có thể sẽ bắt đầu lại cuộc “Nam chinh Bắc chiến” nội bộ của thế kỷ 20.

Lời phát biểu của phát ngôn viên Hồng Lỗi về bãi Cỏ Mây (Trường sa) và lời tuyên bố của Phó tổng tham mưu trưởng PLA ông Thích Kiến Quốc đã chứng minh một điều rất rõ ràng, những tham vọng của Trung Quốc với Biển Đông và Biển Hoa Đông chỉ có tăng, không giảm, và kịch bản dành cho Senkaku có thể sẽ dành cho tất cả các hòn đảo lớn nhỏ trong vùng nước này.

Phòng ngự Senkaku cũng như phòng ngự bảo vệ biển đảo trong giai đoạn ngày nay không còn mang tính viễn tưởng và cũng phải trường hợp bất khả thi. Dù Bắc Kinh có thể hiểu điều này và mọi phân tích nói trên chỉ nằm trong khuôn khổ bài báo, nhưng không có gì chắc chắn rằng, những kịch bản này sẽ chỉ được trình bày trong các bài phân tích. Và tất cả những nước đang nằm trong tranh chấp trên vùng nóng, cùng cần một kế hoạch chiến lược và một thế trận thành đồng bảo vệ biển đảo chủ quyền.

Trịnh Thái Bằng

Nguồn: http://www.tienphong...ky-II-tpod.html

===============

Chắc Sư phụ phải viết tiếp phần 3 rồi...

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Rồng' Trung Hoa đấu 'Samurai' Nhật Bản (P2)

Với Nhật Bản, xung đột vũ trang trên biển có thể càng kéo dài càng có lợi, nhưng nếu binh lực của Trung Quốc tăng lên và thời gian vượt quá 1 ngày đêm thì xung đột vũ trang trên biển sẽ biến thành chiến tranh khu vực. Để bảo toàn lực lượng và giữ vị thế trên trường thế giới, Mỹ sẽ trực tiếp tham chiến theo với tư cách đồng minh trong chiến tranh tự vệ theo Hiệp ước liên minh phòng thủ.

Chắc Sư phụ phải viết tiếp phần 3 rồi...

Chắc không cần đâu huynh Thiên Bồng

Giờ Thân ngày 4/6/2013 Việt Lịch: Nếu chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra, liệu Trung Quốc có chiếm được Senkaku không?

Quẻ: Khai Vô Vong. Trung Quốc không phải quân tử, động binh là thua nặng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

===============

Chắc Sư phụ phải viết tiếp phần 3 rồi...

Thực ra phần II họ đã phân tích là Trung Quốc khó thắng. Vậy nên nếu muốn biệt ai thắng và có thắng được không và quẻ của Xuân Hỷ Lạc có đúng không? Tất cả mới chỉ là phân tích và dự đoán, cần có chứng nghiệm. Tức là cần phải "bụp" một trận mới ngã ngũ.

Bài phần II phân tích đúng ở đoạn này: Trung Quốc bắt buộc phải thắng! Bởi vì thua là mất mặt không những trong nước mà cả quốc tế.

Do đó, nếu tôi có viêt tiếp phần III thì nội dung của tôi sẽ là: "Có cần thiết phải đánh nhau hay không?" Có thể có một giải pháp khác hay không?". Bởi vì thắng hay thua ở Hoa Đông sẽ dẫn đến một hậu quả như thế nào? Cả hai bài trên chưa đều bàn đến điều này!

Nhưng viết hay không thì cũng để xem thế nào đã.

Không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thích Kiến Quốc:

Gần 30 năm quân đội Trung Quốc chưa đánh nhau!?

Thứ ba 04/06/2013 14:11

(GDVN) - Gần 30 năm qua do không đánh nhau nên quân đội Trung Quốc không có điều kiện "rèn luyện", không có cơ hội để thử nghiệm các loại vũ khí mới.

Posted Image

Trưởng đoàn Trung Quốc, ông Thích Kiến Quốc (trái) cùng Trưởng đoàn Philippines - Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cùng phát biểu về một chủ đề và trả lời câu hỏi từ cử tọa tại đối thoại an ninh Shangri-la sáng 2/6

Sau bài phát biểu tại đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 12 tại Singapore vừa qua, ông Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã nhận được 16 câu hỏi của cử tọa, trong đó một người đề nghị Thích Kiến Quốc chứng minh rằng Trung Quốc là nước "yêu chuộng hòa bình", kiên trì con đường phát triển hòa bình và không thích gây chiến như trong bài phát biểu ông Quốc đã đề cập.

Để chứng minh cho cái gọi là "con đường phát triển hòa bình", ông Quốc cho biết trong số tất cả các cường quốc trên thế giới hiện nay hầu hết nước nào cũng ít nhiều sử dụng vũ lực, duy nhất chỉ có Trung Quốc gần 30 năm qua không sử dụng lực lượng vũ trang gây chiến tranh hoặc xung đột quân sự.

Thích Kiến Quốc nhấn mạnh, khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay đã trở thành trọng điểm chuyển hướng của nền kinh tế toàn cầu, nhưng Trung Quốc không hy vọng khu vực này sẽ không trở thành trọng điểm của chiến tranh và vũ lực.

Tuy nhiên, chính giới truyền thông nhà nước Trung Quốc lại chứng minh ngược lại cái gọi là "yêu chuộng hòa bình" và "con đường phát triển hòa bình", không thích khiêu khích mà Thích Kiến Quốc vừa phát biểu tại Shangri-la.

Posted Image

Đỗ Văn Long, Đại tá quân đội Trung Quốc đưa ra luận giải về "thâm ý" của ông Thích Kiến Quốc tại Shangri-la lần thứ 12

Chương trình "Tiêu điểm trong ngày" của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã phát đoạn phỏng vấn Đỗ Văn Long, một học giả đeo lon Đại tá giải thích ý của ông Quốc ở trên là, trong gần 30 năm qua vì Trung Quốc không đánh nhau nên đã đánh mất nhiều cơ hội?!

Cơ hội mà Đỗ Văn Long đề cập là việc gần 30 năm qua do không đánh nhau nên quân đội Trung Quốc không có điều kiện "rèn luyện", không có cơ hội để thử nghiệm các loại vũ khí mới.

"Thâm ý" thứ 2 của Thích Kiến Quốc được Đỗ Văn Long cho rằng quân đội Trung Quốc hiện nay rất mạnh, có đầy đủ vũ khí trang bị như chiến đấu cơ J-15, tàu sân bay, chiến đấu cơ tàng hình, chiến hạm loại mới nên không có lý do gì để Trung Quốc phải sợ bất cứ cuộc chiến tranh nào.

Nhìn lại các sự kiện gây căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian vừa qua hầu hết là xuất phát từ những hành động khiêu khích của phía Trung Quốc, đó là những cuộc tập trận trái phép quy mô lớn, dồn dập trên khu vực Biển Đông - Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), các hoạt động tuần tra, đánh bắt phi pháp, cho tàu quân sự bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam cho đến xâm lấn các bãi ngầm, bãi cạn, rặng san hô ở Trường Sa...

Ngay tại đối thoại an ninh Shangri-la năm nay, Thích Kiến Quốc công khai tuyên bố hoạt động tuần tra, tập trận (phi pháp) của các tàu quân sự Trung Quốc ở Biển Đông là "hoàn toàn hợp pháp", một tuyên bố trịch thượng, thách thức các khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC cấm làm thay đổi hiện trạng vùng biển tranh chấp ở Trường Sa mà chính Trung Quốc đã ký kết.

Đối chiếu những gì xảy ra trên thực tế ở Biển Đông - Trường Sa cũng như những phát ngôn của giới chức Trung Quốc có thể thấy rõ, chuyến công du Singapore dự Shangri-la chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận sau một loạt hành động leo thang của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Động thái này hòng cố tình lấp liếm thực tế đó, đồng thời thực hiện kế hoãn binh trong đàm phán bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông COC để dễ bề thực hiện chiến lược cải bắp hay chiến thuật cờ vây để lấn dần các bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Hồng Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngay tại đối thoại an ninh Shangri-la năm nay, Thích Kiến Quốc công khai tuyên bố hoạt động tuần tra, tập trận (phi pháp) của các tàu quân sự Trung Quốc ở Biển Đông là "hoàn toàn hợp pháp", một tuyên bố trịch thượng, thách thức các khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC cấm làm thay đổi hiện trạng vùng biển tranh chấp ở Trường Sa mà chính Trung Quốc đã ký kết.

Trước đó mụ thiếu tướng Diêu Vân Trúc - Yao Yun Zhu, Giám đốc Trung tâm quan hệ quốc phòng Trung-Mỹ, Học viện kỹ thuật Quân sự Trung Quốc láo cá hỏi lại ngay sau bài phát biểu của thủ tướng Dũng.

Ngài Thủ tướng đã đề cập đến các thách thức an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có thách thức có thể làm gián đoạn tự do hàng hải, hoạt động thương mại quốc tế. Ngài cũng đề cập một vài cường quốc vi phạm luật pháp quốc tế, xin Ngài đưa ra các ví dụ về cường quốc nào vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm luật nào, qua đó làm gián đoạn tự do hàng hải?

Vì nhiều lý do và hổng lẽ ngay diễn đàn 3 bên 4 bề lại đốp thẳng vào mặt của đoàn đại biểu Trung Quốc "anh em " rằng là " nước đó chính là Trung Quốc " cho nên thủ tường Dũng đã trả lời không trực tiếp, phải nói vòng.

Tuy nhiên về phương diện ngoại giao mà nói thì tụi nó đã công khai tuyên bố chiếm biển trên diễn đàn thế giới rồi. Việt Nam có phản ứng cũng chỉ là trên báo chí linh tinh, không chính thức. Đúng ra phải tìm cách độp lại công khai ngay lúc đó... Đấu trí nhức đầu thiệt

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Rồng' Trung Hoa đấu 'Samurai' Nhật Bản (P2)

Rồng' Trung Hoa đấu 'Samurai' Nhật Bản: Ai thắng? (P1)

Mỹ, Nhật 'chơi cờ' gì ở Biển Đông?

Trung Quốc 'dằn mặt' Nhật vì chiến lược bao vây

TPO - Cuộc chiến Senkaku nếu xảy ra, thực tế cán cân lực lượng nghiêng nhiều về phía Nhật Bản ngay cả khi Mỹ không tham chiến. Nhật không cần thiết phải chiến thắng, còn Trung Quốc bắt buộc phải dành thắng lợi.

Trịnh Thái Bằng

Nguồn: http://www.tienphong...ky-II-tpod.html

===============

Chắc Sư phụ phải viết tiếp phần 3 rồi...

Thực ra thì cuộc đối thoại an ninh ở "Sang gì là" - ấy là Lão Gàn phiên âm ra tiếng Việt cho dễ nhớ - chủ yếu là vấn đề bể Đông. Qua hai bài phân tích trên báo Tiền Phong của Trịnh Thái Bằng cho thấy Tàu sẽ không dám gây sự với Nhật Bổn ở Senkaku. Chẳng qua là gõ phèng phèng thế thôi. Bởi vì, gây sự với Nhật Bủn thì dù thắng - chiếm được Senkaku - thì cuộc chiến sẽ không dừng ở đây. Ngược lại thua thì cả một đế chế sụp đổ từ bên trong. Cái này tôi đã phân tích trong "Kim Long đằng phi".

Bởi vậy, Tàu sẽ gây sự gia tăng ở bể Đông. Nơi đây - nếu xét tính cục bộ - thì Hoa Kỳ có một mối quan hệ đồng minh lỏng lẻo, so với Nhật Bản. Cho nên thắng hay thua vẫn có đường chống chế. Vì trong trường hợp này, Tàu không trực tiếp chống lại mối quan hệ Đồng minh với Hoa Kỳ. Nhưng đấy chỉ là xét tính cục bộ. Cũng như - nếu chỉ xét tình cục bộ - thì cuộc đấu tay bo Trung Nhật, Tàu thắng Nhật là cái chắc. Do có vũ khí hạt nhân. Nhưng ở một tập hợp lớn hơn, Nhật Bủn lại là một quốc gia được Hiệp ước an ninh Nhật Mỹ bảo đảm,kể cả một cuộc chiến hạt nhân. Còn ở bể Đông thì chẳng có quốc gia nào có một hiệp ước chặt chẽ với Hoa Kỳ cả.

Cho nên cái thẳng chả Thích Kiến Quốc mới phát biểu bừa bãi như vậy. Tuy nhiên, thằng chả này có phát biểu bừa bãi thì cũng chẳng chết thằng Tây nào. Bởi vì cha nội này chỉ là Phó Tổng tham mưu trưởng. Tức là hắn phát biểu vẫn chưa phải là đủ tư cách cho quan điểm chính thức của chính phủ Tàu. Hắn có nói thế chứ có nói hăng hơn - phun cả nước bọt vào bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ - thì cùng lắm là "sory" với tư cách cá nhân. Chính phủ Tàu vẫn có thể "đính chính' , cùng lắm cho hắn về vườn để góp phần "kiến quốc". Thích kiến quốc mà. Đâu phải thích đánh nhau đâu.Posted Image. Cho nên sự có mặt của thằng chả này tại "Sang gì là" cũng thể hiện cái thái độ chưa rõ ràng của Tàu với các quyết sách của họ. Đang bế tắc mừ!

Còn cái con mẹ "Dao giăng xu" gì đó phát biểu thì cũng chỉ là giám đốc một Trung tâm vớ vẩn. Về phông xông cũng cỡ TTNC LHDP, tuy có quyền hành hơn vì ăn lương nhà nước. Cho nên lời nói của con mẹ này cũng chẳng có trọng lượng gì.Posted Image

Nhưng đấy chỉ là xét sự kiện một cách cục bộ. Nếu xét trong một tập hợp lớn hơn một chút và chưa phải là xét một cách tổng thể thì lão Gàn nhận xét thế này:

Hoa Kỳ đưa hẳn bộ trưởng quốc phòng đến dự. Tức là lời nói của ông ta gần như phát biểu chính thức của chính phủ Hoa Kỳ. Cho nên cái zdấn đề là phải soi xem ông ta phát biểu thế nào? Ông ta phát biểu khá cứng rắn. Nhưng mới chỉ là "khá cứng rắn" - chưa đủ cứng đến mức độ răn đe theo kiểu: Mày lôi thôi tao bụp liền. Cách nói của ông ta có thể bụp và cũng có thể không. Mặc dù có nghiêng về "bụp".

Thế thì cái zdấn đề sẽ như thế nào. Xin xem hồi sau sẽ rõ. Hôm nay giờ Sửu theo Việt lịch và là thứ Tư 5/ 6 lịch Tây. Đến thứ Sáu này, sau cuộc họp "Thượng đỉnh bình dân" diễn ra ở Cali phọc ni a bít liền. "Canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc theo chiều hướng nào: Chiến tranh hay một quả kinh tế chính trị - "Bất chiến tự nhiên thành" - sẽ ngã ngũ! Đây là một chút hy vọng mà từ đầu năm đã có nhà tiên tri nói tới - một ngôi sao tốt, nhưng nhỏ nhoi , mang lại hy vọng cho thế giới (Xem bài của Warenbocphet trong "Lời tiên tri 2013").

Trước 30 phút cuộc họp diễn ra, nếu lão Gàn wan tâm sẽ chém gió. Còn không thì thôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật bác tin đạt thỏa thuận với Trung Quốc

04/06/2013 20:21

(TNO) Hãng tin Kyodo cho biết chính phủ Nhật Bản ngày 4.6 bác bỏ tin cho rằng Tokyo đã đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Posted Image

Một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters

Kyodo dẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, trong một buổi họp báo ngày hôm nay 4.6 cho biết: “Thông tin Nhật Bản và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận để dàn xếp tranh chấp lãnh thổ tại Senkaku/Điếu Ngư là không có thật”.

Theo Kyodo, chính phủ Nhật Bản phải lên tiếng bác bỏ thông tin trên sau khi cựu Chánh văn phòng Nội các Nhật Hiromu Nonaka, trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây, nói với các lãnh đạo Trung Quốc cho rằng các lãnh đạo Nhật - Trung đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi hai nước bình thường hóa quan hề hồi đầu thập niên 1970.

Các quan chức chính phủ Nhật Bản tại thủ đô Tokyo ngày 4.6 bác bỏ phát ngôn trên của ông Nonaka, cho biết Senkaku không phải là một vụ tranh chấp lãnh thổ mà Nhật Bản phải dàn xếp hay thỏa thuận gì với Trung Quốc, theo Kyodo.

Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida ngày 4.6 cũng khẳng định rằng đến ngày hôm nay Nhật Bản chưa hề có bất kỳ thỏa thuận nào với Trung Quốc về quần đảo tranh chấp Senkaku, hiện do Nhật Bản kiểm soát, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Căng thẳng tranh chấp lãnh thổ Trung - Nhật leo thang kể từ tháng 9.2012, khi tàu và máy bay hai nước này thường xuyên “đụng độ” tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp.

Phúc Duy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế thì cái zdấn đề sẽ như thế nào. Xin xem hồi sau sẽ rõ. Hôm nay giờ Sửu theo Việt lịch và là thứ Tư 5/ 6 lịch Tây.

Là Quẻ Sinh Vô Vong, nên có lẻ ứng với chỗ này phải không, Thưa Sư phụ...

Đây là một chút hy vọng mà từ đầu năm đã có nhà tiên tri nói tới - một ngôi sao tốt, nhưng nhỏ nhoi , mang lại hy vọng cho thế giới (Xem bài của Warenbocphet trong "Lời tiên tri 2013").

Quá nhỏ nhoi, nên vô vọng....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hot nhỉ.

================

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/06/nhat-my-sap-tap-tran-chiem-dao/

Nhật, Mỹ sắp tập trận chiếm đảo

Nhật Bản và Mỹ sắp tổ chức một cuộc tập trận chung với nội dung mô phỏng việc tái chiếm các hòn đảo xa, bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc.

Posted Image Lực lượng quân đội Mỹ và Nhật Bản trong một cuộc diễn tập tại khu vực huấn luyện Aibano, tỉnh Shiga, Nhật Bản, hồi năm 2012. Ảnh: Asahi Shimbun Cuộc tập trận đổ bộ của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ mang tên Dawn Blitz, sẽ có sự tham gia của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF). Tờ Asahi Shimbun đưa tin cuộc tập trận diễn ra trong hơn hai tuần, từ ngày 10 đến 26/6, tại căn cứ Thủy quân lục chiến Pendleton ở San Diego và đảo San Clemente.

Theo kịch bản của Dawn Blitz, SDF sẽ đổ bộ lên một hòn đảo cùng lực lượng Mỹ và nã đạn tấn công các lực lượng trên đảo.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ và Nhật Bản hủy bỏ cuộc tập trận này khi Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama sắp có cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày 7-8/6 tới.

Tokyo và Bắc Kinh từ lâu đã mâu thuẫn về chủ quyền của quần đảo không người sinh sống tại biển Hoa Đông, có tên là Điếu Ngư trong tiếng Trung và Senkaku trong tiếng Nhật.

Tokyo giải thích với giới chức Trung Quốc rằng cuộc tập trận không nhắm đến một nước thứ ba cụ thể nào như kẻ thù giả định. Cuộc tập trận phù hợp với chính sách mới của Chương trình Quốc phòng Nhật Bản, nhằm tăng cường năng lực phòng vệ của SDF với chuỗi đảo Nansei nằm giữa đảo chính Kyushu và Đài Loan.

Sau khi thảo luận để đưa ra câu trả lời cho phía Trung Quốc, Tokyo và Washington đã nhất trí tiến hành kế hoạch dự kiến và cho biết hoạt động này rất cần thiết đối với liên minh.

Hai nước cũng tái xác nhận rằng Dawn Blitz sẽ mở cửa đón các phóng viên.

Ba quân chủng của SDF, gồm lục quân, thủy quân và không quân từng tập trận riêng với lực lượng Mỹ trước đây. Dawn Blitz năm nay sẽ là lần đầu tiên cả ba quân chủng này cùng góp mặt.

Anh Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

TuanVietNam http://vietnamnet.vn...oi-voi-my-.html

05/06/2013 02:00 GMT+7

Dương Danh Dy: Trung Quốc đòi sánh đôi với Mỹ?

Posted ImageGiai đoạn 2010 trở đi, trong nội bộ Trung Quốc xuất hiện một xu thế cho rằng không cần cư xử với Mỹ như cũ nữa, mà cần phải “bằng vai phải lứa”.

LTS: Chỉ còn mấy ngày tới là diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh thường niên giữa Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh nước đầu tiên chào đón nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Barack Obama, còn nước thứ hai có một thế hệ lãnh đạo hoàn toàn mới.

Có những điều gì đặc biệt sẽ diễn ra trong cuộc gặp này, TuanVietNam xin được trao đổi với nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, một chuyên gia lão làng về Trung Quốc.

Thưa ông, cuộc gặp thượng đỉnh Trung – Mỹ năm nay so với các năm trước có gì đặc biệt hơn?

Thượng đỉnh Trung – Mỹ là để hai bên nêu ra những vấn đề cùng quan tâm mới, những va chạm mới… để tìm cách giải quyết, khỏi gây ra xung đột.

Nhưng năm nay, theo tôi nghĩ, sẽ có một vấn đề đặc biệt, ngoài chương trình nghị sự bình thường.

Đó là vấn đề gì, thưa ông?

Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải nhìn lại quan hệ hai nước, kể từ khi họ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, vào đầu năm 1979.

Posted Image

Barack Obama gặp Tập Cận Bình hồi tháng 2 năm nay tại Nhà Trắng

Giai đoạn thứ nhất, từ khi hai nước chính thức lập quan hệ ngoại giao (1/1/1979) tính đến khi Liên Xô tan rã (cuối năm 1991). Đó là giai đoạn đối chọi nhau. Điển hình là sự kiện Thiên An Môn năm 1989.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt, ở Trung Quốc vẫn có một số người muốn tiếp tục xu thế đó, nhưng Đặng Tiểu Bình đã khôn ngoan, dẹp ngay, đề ra chủ trương “giấu mình chờ thời, quyết không đi đầu”. Tức là Đặng muốn tránh cho Trung Quốc phải đứng ra thay thế Liên Xô, cầm đầu mấy nước xã hội chủ nghĩa còn lại và phong trào cộng sản quốc tế.

Giai đoạn này kéo dài từ đó đến năm 2010, khi GDP Trung Quốc vượt Nhật Bản để vươn lên thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Trong giai đoạn này, Trung Quốc, tuy không nói ra, nhưng đã ngầm thừa nhận Mỹ là siêu cường, nói chung tránh không trực diện đối đầu với Mỹ. Khi hai bên có những va chạm, Trung Quốc đã chủ động ứng xử một cách nín nhịn.

Ví dụ?

Tôi xin lấy hai ví dụ điển hình nhất.

Một là vụ Mỹ bắn tên lửa vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư, khiến Tuỳ viên quân sự Trung Quốc tại đây chết. Nhưng Trung Quốc đã không làm to chuyện.

Hai là vụ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời của Trung Quốc ở đảo Hải Nam, năm 2001, đâm phải và làm rơi máy bay Trung Quốc, làm chết phi công Trung Quốc, còn máy bay của Mỹ buộc phải hạ cánh xuống sân bay Trung Quốc. Sau một thời gian đàm phán, Trung Quốc đã chấp nhận lời xin lỗi của phía Mỹ, để phi công Mỹ ra về, và sau đó trả máy bay cho Mỹ.

Vậy đến giai đoạn 2010 trở đi, khi GDP Trung Quốc đứng hàng thứ hai thế giới?

Vâng, ngoài GDP ra, Trung Quốc đã trở thành nước có dự trữ ngoài tệ lớn nhất thế giới và chủ nợ lớn nhất thế giới. Trong nội bộ Trung Quốc xuất hiện một xu thế coi “giấu mình chờ thời” không phải là “bách niên đại kế” (đại kế trăm năm), mà chỉ là “quyền nghi chi kế” (kế quyền nghi) mà thôi. Đã đến lúc Trung Quốc không cần cư xử với Mỹ như cũ nữa, mà cần phải “bằng vai phải lứa”.

Posted Image

Học giả Dương Danh Dy tại hội thảo Biển ĐôngPosted Image.

Ảnh: Huỳnh Phan

Xu thế này dần phát triển, và định hình, vào cuối năm ngoái, khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 họp, và kết quả đại hội là một thế hệ lãnh đạo mới và phương hướng phát triển mới.

Xin hỏi ông, ban lãnh đạo mới của Trung Quốc có vai trò như thế nào trong chuyện này?

Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc, tuy mới lên, nhưng đã có một số hành động đáng chú ý.

Việc đầu tiên là họ nắm chặt quân đội hơn, thanh trừng hàng loạt các tướng lĩnh có ý muốn tách rời quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Năm ngoái, một thượng tướng đã bị mất chức vì có ý định này, và ngay trước Đại hội 18, họ đã thay ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Trang bị. Trừ đại hội 8 (năm 1958), tôi chưa vào ngành, còn 10 kỳ đại hội khác từ đó đến nay, tôi đều ít nhiều có theo dõi, và chưa bao giờ thấy hiện tượng trên.

Thứ hai là Tổng Bí thư Tập Cận Bình đi thăm Thâm Quyến ngay sau đại hội. Tại sao lại Thâm Quyến? Bởi vì sau Thâm Quyến là quân khu Quảng Châu – một quân khu rất quan trọng đối với Biển Đông. Ở đó, Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng quân đội phải chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sau đó, Tập Cận Bình tổ chức đợt học tập, rút kinh nghiệm bài học Liên Xô: cho rằng lý do chủ yếu khiến Liên Xô tan rã là do Đảng Cộng sản không nắm quân đội. Trong bài viết trên mạng của họ mà tôi đọc được nói rằng, trong 2 tháng rưỡi từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã đi thăm hầu hết các quân binh chủng của quân đội Trung Quốc. Tôi nghĩ đến nay ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã tạm nắm được quân đội, và tạm dẹp được xu thế trung lập hoá quân đội.

Thứ ba là ban lãnh đạo mới này đã tỏ ra “nêu gương” trên một số mặt. Không biết bên trong thế nào, nhưng qua truyền thông thấy từ Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Thủ tướng Lý Khắc Cường… đều tỏ ra “ cần, kiệm, liêm, chính.”

Ví dụ: Tập Cận Bình, từ khi lên nắm quyền, ra lệnh tiệc chiêu đãi chỉ gồm 4 món thức ăn và 1 món canh là 5 món, không được hơn, và cơm không có rượu. Đi đâu không có “tiền hô, hậu ủng”...

Hay, Lý Khắc Cường khi xe đi gặp đèn đỏ, đứng lại chờ đèn chuyển sang xanh mới đi tiếp...

Ban lãnh đạo này, so sánh với các ban lãnh đạo trước đây, có thêm những đặc điểm gì nổi bật?

Ngoài yếu tố khá trẻ, (như Tập Cận Bình 60 tuổi, hay Lý Khắc Cường 58 tuổi), có trình độ văn hoá cao (nhiều người là thạc sĩ, hay tiến sĩ), và được thử thách, rèn luyện tốt. Bọn họ đã “bò từ cơ sở lên chức vị hiện nay, chứ không làm quan tắt”.

Nhưng điều này mới là quan trọng: Đây là lớp người mà tuổi thiếu niên nhìn thấy tác hại của Cách mạng Văn hoá Trung quốc. Thậm chí, như Tập Cận Bình đã bị đấu tố, rồi phải “lên núi xuống làng”... Đến tuổi thanh niên thấy tận mắt thành công của cải cách mở cửa, thấy đất nước thay đổi đến chóng mặt.

Chính vì vậy, bây giờ ở vào cương bị lãnh đạo cao nhất, họ có ý chí rất mạnh, quyết tâm xây dựng Trung Quốc thành một siêu cường. Vì vậy, không phải tự nhiên mà “giấc mộng Trung Hoa” lại xuất hiện.

Những đặc điểm này tạo cho Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường … có sự khác biệt khá rõ với thế hệ lãnh đạo trước.

Vậy, xin quay trở lại đề tài chúng ta đề cập lúc đầu, tại thượng đỉnh Trung – Mỹ lần này, liệu Trung Quốc có đưa ra vấn đề về vị thế của Trung Quốc, và đòi hỏi đứng “ngang bằng” với Mỹ không?

Tôi nghĩ là có thể. Bởi để chuẩn bị cho đòi hỏi này, Trung Quốc đã làm mấy việc sau:

Thứ nhất, Tập Cận Bình chọn nước đầu tiên đi thăm là Nga. Nga là đối thủ của Mỹ, rõ ràng là Trung Quốc muốn cho Mỹ biết đã có sự liên kết Trung – Nga trong mối quan hệ với Mỹ.

Trong khi đó, Lý Khắc Cường đi thăm Ấn Độ và Pakistan. (Một số báo chí của ta chỉ tập trung đến chuyến thăm Ấn Độ, tạo cảm giác rằng Trung Quốc muốn thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ theo chiều hướng tốt đẹp).

Nhưng, thực ra, Trung Quốc đã tỏ ra rất “cáo già”. Ai cũng biết Ấn Độ và Pakistan là hai nước có sự chống đối về lãnh thổ, dân tộc và tôn giáo, và đã từng xẩy ra chiến tranh. Trong khi đó, Pakistan lại là người bạn thân thiết nhất của Trung Quốc, Trung Quốc là nước viện trợ cho Pakistan nhiều nhất. Tức là Trung Quốc đâu chỉ có chơi với Ấn Độ, mà còn chơi với cả đối thủ của Ấn Độ nữa.

Rồi Ngoại trưởng Vương Nghị chọn 4 nước Đông Nam Á không có tranh chấp Biển Đông là Thái Lan, Indonesia, hay Singapore, hoặc tranh chấp không đáng kể (Brunei). Rõ ràng là họ định chia rẽ ASEAN, nhất là với hai nước Philippines và Việt Nam.

Rồi ngay trước khi đến Mỹ, ngày 31.5, Tập Cận Bình đã có chuyến thăm tới 3 nước Trung Mỹ và Caribe là Trinidad và Tobago, Costa Rica và Mexico, nhằm mục đích phát triển dầu khí và thương mại, ở mức độ cao hơn có thể nói đó là một sự xâm nhập vào sân sau của Mỹ. Hiện Trung Quốc đã vượt qua Liên minh châu Âu để trở thành bạn hàng lớn thứ hai của châu Mỹ La tinh.

Đòi hỏi đó, nếu diễn ra đúng như vậy, của Trung Quốc sẽ gặp phản ứng như thế nào từ Mỹ?

Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với số nợ lên tới gần 2000 tỷ USD. Nhưng Trung Quốc cũng tự biết rằng không thể lợi dụng món nợ khổng lồ đó để “ăn thua” với Mỹ , vì Mỹ đang hưởng lợi khi họ ở thế vay trả - trả vay này, và đồng đô la Mỹ mất giá. Chính báo chí Trung Quốc đã viết rằng người dân Trung Quốc cần lao để cho người Mỹ tiêu xài.

Điều thứ hai là Mỹ thừa biết Trung Quốc đang bị tứ phương chống đối. Tại biển Hoa Đông là với Nhật, tại Biển Đông là với phân nửa Đông Nam Á.

Trong khi đó, với nước láng giềng Myanmar mà Trung Quốc khổ tâm “kinh doanh” trong bao nhiêu năm, đang tách khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc đi theo xu hướng dân chủ hoá...

Với Ấn Độ, từ 50 năm nay, đã tồn tại chuyện biên giới lãnh thổ. Ấn Độ không thể quên cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 do Trung Quốc bất ngờ phát động.

Còn với Nga, và mấy nước Trung Á, thì chỉ là hiện tượng “tạm yên”, bởi họ biết rõ “ông bạn Trung Hoa” lắm rồi. Mối quan hệ với Nga chỉ là để cùng “ứng xử” với Mỹ, và mang tính khi cùng lợi ích thì tạm “liên kết”.

Nội bộ Trung Quốc đang không ổn định, báo chí nói nhiều rồi, tôi không cần phải nhắc lại.

Và điều cuối cùng tôi muốn nói là cái “tử huyệt” của quân đội Trung Quốc. Đó là lính nghĩa vụ Trung Quốc bây giờ là “lính con một”, bởi 30 năm nay Trung Quốc thực hiện chế độ “đẻ một con”.

Anh thử tưởng tượng xem hai ông bà nội, hai ông bà ngoại, rồi hai bố mẹ, sáu người lớn mới có một đứa con, thì cậu bé ấy đúng là “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”.

Chính vì vậy, tôi nghĩ Mỹ sẽ không chấp nhận đòi hỏi của Trung Quốc. Mỹ sẽ vẫn ở vị trí thượng phong.

Nói về Mỹ, ở nhiệm kỳ thứ hai, ông Barack Obama đã giải quyết được những vấn đề gì đề có thế tập trung vào cái gọi là “xoay trục sang châu Á – Thái bình dương”?

Vị thế của Mỹ đang lên. Điều đó không phải bàn cãi.

Thứ nhất, kinh tế Mỹ đang phục hồi tốt. Tỷ lệ thất nghiệp giảm.

Thứ hai là Mỹ mới trở lại châu Á – Thái bình dương một chút thôi mà được hoan nghênh.

Nhưng không chỉ những động thái ở Biển Đông như lệnh đơn phương cấm đánh bắt cá, bắn tàu ngư dân..., Trung Quốc còn gây hấn cả với Nhật ở vùng Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) bằng cách phải ngư dân ào ạt tiến vào đó, hay xúi giúc Đài Loan “chia lửa”. Họ muốn gây chiến với Nhật?

Không đời nào, đòn gió thôi. Bởi Nhật bản rất mạnh cả về kinh tế lẫn quốc phòng. Hơn nữa, chính Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên tiếng rằng “Mỹ công nhận quần đảo đó nằm trong quyền kiểm soát của Nhật Bản và thuộc phạm vị điều chỉnh của Hiệp ước Anh ninh Mỹ - Nhật”.

Vậy ông tin chắc rằng Mỹ sẽ từ chối những đòi hỏi mà họ cho là “quá mức” của Trung Quốc?

Đúng. Trừ phi Trung Quốc cho Mỹ một món lợi nào đó lớn hơn lợi ích của Mỹ tại vùng châu Á Thái Bình Dương.

Nhưng, theo tôi, hiện nay Trung Quốc không có khả năng đó, và Mỹ cũng tỏ ra không cần.

Huỳnh Phan

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc "chưng hửng" vì bà chủ Nhà Trắng

Thứ Tư, 05/06/2013 - 18:15

(Dân trí) - Những hi vọng của Trung Quốc rằng đệ nhất phu nhân nước này sẽ "mê hoặc" công chúng Mỹ trong cuộc gặp thượng đỉnh hồi tuần này giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama đã tiêu tan sau khi có tin cho biết bà chủ Nhà Trắng sẽ không tham dự.

>> "Carla Bruni của phương Đông" và công cụ quyền lực mềm của Trung Quốc

Posted Image

Đệ nhất phu nhân Trung Quốc sẽ không gặp bà chủ Nhà Trắng Michelle Obama.

Giới quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc đã xem cuộc gặp thượng đỉnh tại khu nghỉ mát Sunnylands, California từ 7-8/6 là cơ hội vàng để chứng tỏ vẻ đẹp quyến rũ của đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên trên chính trường thế giới trong một nỗ lực nhằm tăng thiện cảm đối với các lãnh đạo Trung Quốc.

Nhưng hôm qua, văn phòng của bà Michelle tiết lộ với tờ New York Times rằng đệ nhất phu nhân Mỹ sẽ ở lại Washington cùng 2 con gái vì các đệ nhất tiểu thư sắp kết thúc năm học.

Sự vắng mặt của bà Obama nhiều khả năng sẽ hạn chế vai trò của bà Bành Lệ Viện trong cuộc gặp kéo dài 2 ngày ở California và có thể bị xem là một hành động "làm mất mặt", các nhà phân tích cho hay.

Zhang Ming, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Renmin của Trung Quốc, dự đoán rằng sự vắng mặt của bà Michelle sẽ không được hoan nghênh tại Bắc Kinh.

"Ngoại giao đệ nhất phu nhân cũng rất quan trọng nhưng phía Mỹ không hợp tác", ông Zhang nói. "Theo nghi thức ngoại giao thông thường, điều này rất lạ. Đáng lẽ ra không nên như vậy".

Cheng Li, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc từ Viện Brookings tại Washington, nói với tờ New York Times rằng Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận các nghĩa vụ gia đình của bà Michelle, nhưng quyết định vắng mặt của bà "chắc chắn cần vài lời giải thích". Người Trung Quốc "đặc biệt nhạy cảm", ông Cheng nói.

Nhiều người Trung Quốc có thể chưa biết tin tức về quyết định của bà Michelle vào hôm nay, nhưng công chúng nhiều khả năng sẽ rất thất vọng.

Bà Bành Lệ Viện, 50 tuổi, một ca sĩ xinh đẹp và được yêu mến của quân đội Trung Quốc, đã trở thành tâm điểm chú ý trong chuyến công du đang diễn ra của Chủ tịch Tập Cận Bình tại khu vực Mỹ Latinh và Caribê. Bà đã tiếp xúc với các trẻ em và thử chơi trống tại Trinidad và Tobago.

Posted Image

Bà Bành Lệ Viện tháp tùng chồng trong chuyến thăm Mexico.

"Đệ nhất phu nhân xinh đẹp và gây ấn tượng với các nước chủ nhà", tờ China Daily của Trung Quốc đưa tin, nhấn mạnh rằng bà Bành Lệ Viện không chỉ gây cảm tình "bằng âm nhạc, mà còn là cả sự ân cần và khả năng ngôn ngữ".

Tờ Bưu điện hoa nam buổi sáng của Hồng Kông thì đăng tải một bộ ảnh về chuyến đi của đệ nhất phu nhân Trung Quốc với dòng tít: "Bà Bành Lệ Viện là ngôi sao trong chuyến công du châu Mỹ".

Tuy nhiên, sự vắng mặt của bà Michelle đồng nghĩa với việc các cơ hội chụp ảnh giờ đây không thể tái diễn tại Mỹ.

"Có thể bà Michelle Obama không thích ông Tập Cận Bình, hoặc có thể đơn giản là bà ấy bận", Zhang Ming, từ Đại học Renmin, nhận định. "Nhưng bận rộn không nên là lý do cho sự vắng mặt trong một sự kiện như thế này".

Còn ông Shi Yinhong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin, lại giảm nhẹ vai trò của các đệ nhất phu nhân tại cuộc gặp thượng đỉnh.

"Michelle Obama và Bành Lệ Viện đều rất xinh đẹp và cả hai đều có hình ảnh tích cực. Nhưng không có chuyện các đệ nhất phu nhân làm ngoại giao. Đó là chuyện của các nguyên thủ quốc gia".

An Bình

Theo Telegraph

=====================

Bởi zdậy! Lão Gàn tuy tửng tửng, nhưng ăn lói cũng đúng ra phết đấy chứ! Đã gọi là cuộc gặp "Thượng đỉnh bình dân" mà lỵ!

Có zdợ đi theo, rồi các bà gặp nhau ngồi buôn dưa lê thì nó nghiêm trọng lắm - Í lộn! "long trọng". Như thế thì mần răng gọi là ""bình dân" được. "Bình dân" là cứ phải như Lão Túy nhậu rượu đế với Lão Gàn - chuối xanh chấm muối ớt, chém gió lung tung. Xỉn lên, khẩu khí cứ như dân anh chị miệt vườn Nam Bộ - "Từ sáng đến giờ chưa đánh thằng nào" - Nghe "oách" cứ như tướng Tàu - Phó tổng tham mưu trưởng Thích Kiến Quốc - "Ba mươi năm nay chưa đánh aiPosted Image.

Nhậu xong rồi huề cả làng, mạnh ai người đó zìa nhà ngủ. Cho nên gọi là nhậu "bình dân".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Tranh chấp biển đảo và ba kịch bản nóng

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng (Irys)

Bài đã được xuất bản.: 06/06/2013 02:00 GMT+7

Về cơ bản, có 3 kịch bản chính về tranh chấp biển đảo tại châu Á có thể diễn ra là: đối đầu, hợp tác và hòa hoãn.

Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Trung vào ngày 7, 8/6 diễn ra trong bốicảnh cả Washingtonvà Bắc Kinh đều đang ra sức tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (CA - TBD). Đặc biệt, khi các mối quan hệ biển đảo ngày càng đan xen nhiều yếu tố lợi ích, thì quan hệ Mỹ - Trung cũng không thoát khỏi vòng xoáy của các tranh chấp.

Có thể nói, cuộc gặp lần này hứa hẹn nhiều chuyển biến trong quan hệ Mỹ - Trung và có ý nghĩa chiến lược. Bởi hai bên đều muốn xây dựng hình ảnh tích cực và khẳng định các cam kết của mình tại khu vực CA - TBD, vốn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của cả hai cường quốc trong thế kỷ 21.

Về cơ bản, có 3 kịch bản chính về tranh chấp biển đảo tại châu Á có thể diễn ra là: đối đầu, hợp tác và hòa hoãn.

Kịch bản 1: Đối đầu

Xu thế đối đầu có thể xảy ra khi cả hai quốc gia đứng từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực. Gần đây, các cáo buộc của Nhà trắng đối với Bắc Kinh về sự xâm nhập và đe dọa an ninh mạng đã phần nào đổ thêm dầu vào lửa cho các vấn đề biển đảo.

Đối với Mỹ, an ninh là một sự đảm bảo tuyệt đối cho vị thế siêu cường. Sau chiến tranh Lạnh, Biển Đông đã trở thành nơi thử thách khả năng của người Mỹ. Các lợi ích sống còn về kinh tế- năng lượng, an ninh hàng hải - hàng không và các chiến lược là những điều mà Mỹ thường tuyên bố và đặt lên làm các ưu tiên hàng đầu.

Mâu thuẫn đang có dấu hiệu gia tăng khi hai nước đã xác lập mình ở hai chiến tuyến đối đầu nhau tại CA -TBD. Trong đó, Mỹ ở vị trí cảnh sát biển và người hòa giải xung đột, trong khi TQ lại là bên chủ động gây chiến và khiêu khích.

Từ sau khi Liên bang Xô viết tan rã, chưa khi nào người Mỹ lại quan ngại TQ như hiện nay. Đặc biệt, Bắc Kinh đang muốn thông qua biển Đông để tái hiện con đường siêu cường của Mỹ: đi lên từ "cường quốc biển" kết hợp với "cường quốc lục địa" để trở thành người lãnh đạo thế giới.

Thời gian gần đây, Mỹ đang tích cực tập trận và nâng tầm quan hệ với các nước đồng minh trong khu vực CA - TBD, như sửa đổi Hiệp ước an ninh với Nhật. Chiến lược "xoay trục" và nỗ lực thúc đẩy Hiệp ước đối tác xuyên TBD cho thấy Mỹ đang tích cực nâng cao vị thế chính trị, và thực hiện chiến lược thống nhất các nước trong khu vực về kinh tế.

Tại Diễn đàn Shangri-Lavừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, nước này sẽ điều 60% lực lượng không quân ngoài lãnh thổ, cùng một loạt hệ thống vũ khí tiên tiến nhất tới CA - TBD nhằm thực hiện chính sách "tái cân bằng chiến lược".

Trong khi đó, Tập Cận Bình đang muốn từ bỏ chính sách ngoại giao mờ nhạt của người tiền nhiệm và thúc đẩy "Giấc mộng Trung Hoa" bằng cách tìm kiếm một vai trò lớn hơn tại Biển Đông.Không chỉ thường xuyên cử tàu đến Vịnh Aden ở ngoài khơi bờ biển châu Phi, TQ còn duy trì lượng tàu chiến khá lớn ở TBD và Ấn Độ Dương nhằm giảm vai trò của Mỹ và dùng quân sự để khôi phục giấc mơ Đại Hán.

Từ ý nghĩa đó, xung đột Biển Đông đã buộc Washington phải vào cuộc. Để đảm bảo an ninh và tự do hàng hải, cũng như uy tín với các đồng minh thân cận thì quan hệ Mỹ - Trung có khả năng trở thành đối đầu sâu sắc, ít ra là trên các diễn đàn ngoại giao.

Kịch bản 2: Hợp tác

Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng hợp tác giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tập Cận Bình bày tỏ tin tưởng vào cuộc gặp lần này với nhận định "Quan hệ Trung - Mỹ hiện đang ởvào một thời điểm quyết định để xây dựng trên những thành công trong quá khứ, và mở ra những quy mô mới cho tương lai".

Đáp lời, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Donilon tin rằng: "Đối thoại và tương tác cấp cao chưa từng có, cũng như các kênh truyền thông khác giữa quan chức cấp cao hai nước là điều cần thiết để thúc đẩy hiệu quả mối quan hệ của chúng ta".

Xuất phát từ chủ nghĩa tự do với việc đề cao hợp tác và tăng cường đối thoại để xây dựng lòng tin, Washington và Bắc Kinh vẫn còn khá nhiều bất đồng như: vấn đề Triều Tiên, xung đột tại Syria,gián điệp không gian mạng,... Trong đó, vấn đề an ninh biển đảo tại CA - TBD là đảm bảo sống còn cho cả hai cường quốc.

Nhu cầu đảm bảo an ninh biển đảo và giải quyết các vấn đề toàn cầu không thể chấp nhận kịch bản"zero-sum game" ("Trò chơi tổng không" - kẻ thắng người thua), mà chỉ có thể là định hướng "win-win" ("Cả hai cùng thắng"). Hợp tác không chỉ để giải quyết các bất đồng mà còn góp phần ngăn chặn xung đột.

Biển Đông đã trở thành tâm điểm cạnh tranh Mỹ - Trung. Giờ đây, việc kết hợp "cái đầu lạnh" của người Mỹ (kêu gọi đảm bảo an ninh hàng hải và giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế) và "trái tim nóng" của Trung Quốc (chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khăng khăng song phương) là giải pháp đáng khích lệ. Nó giúp hai bên cùng nhau ngồi lại và thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh, thay vì đọ sức bằng quân sự và "đấu võ mồm" trên các diễn đàn.

Giải pháp hợp tác cũng có thể là ưu tiên khi TQ, mặc dù là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, nhưng vẫn yếu hơn khi Mỹ ngày càng củng cố hệ thống đồng minh hùng hậu tại Đông Á. TQ cũng sẵn sàng hợp tác hơn khi Obama có thể "nhượng bộ chiến thuật" để gắn nước này với các cam kết thịnh vượng tại CA - TBD.

Kịch bản 3: Hòa hoãn

Có thể nói, vấn đề an ninh hàng hải, mà cụ thể là Biển Đông và Biển Hoa Đông sẽ là một trong những tâm điểm thảo luận và chi phối quyết định của các nhà lãnh đạo Mỹ - Trung. Khó có thể nói trước một kịch bản hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, chiến lược hòa hoãn có thể là gợi ý đầy hứa hẹn cho sự kết hợp của chủ nghĩa hiện thực và tự do.

Bản chất của các cuộc gặp gỡ Thượng đỉnh cấp cao là nhằm hướng đến đối thoại và thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau. Có hiểu biết mới tin tưởng. Có tin tưởng mới hợp tác thành công. Bản chất quan hệ Mỹ - Trung gắn với xu thế phát triển của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh Lạnh là "hợp tác và cạnh tranh cùng phát triển".

Ông Thẩm Định Lập, GĐ Trung tâm Nghiên cứu Mỹ của ĐH Phục Đán (Thượng Hải) nhận định, cốt lõi của Thượng đỉnh Mỹ - Trung là nhu cầu thảo luận những cách thức để tránh đối đầu, gia tăng hợp tác và giữ các bất đồng không vượt tầm kiểm soát. Với xu thế đó, cuộc gặp gỡ lần này có thể bao gồm hợp tác và đối đầu tùy thuộc từng vấn đề.

Đặc biệt, quan hệ biển đảo ở CA - TBD vốn bao gồm nhiều bên tranh chấp, với hàng loạt các vấn đề phức tạp, từ lịch sử tranh chấp đến ưu thế quân sự - ngoại giao, cho đến mức độ thiện chí khi ngồi vào bàn đàm phán. Không dễ gì để Mỹ - Trung đạt được tiếng nói chung trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển tại châu Á. Những tuyên bố có thể chỉ mang tính chất ngoại giao.

Khi "hợp tác và đối đầu" gặp nhau trên các diễn đàn, giải pháp tốt nhất vẫn là duy trì thế hòa hoãn chiến lược có lợi cho hai bên. Bình tĩnh để gác các mâu thuẫn lớn sang một bên và tập trung giải quyết các vấn đề nhỏ trước tiên sẽ là khôn ngoan cho cả Washington và Bắc Kinh, nếu cả hai phía đều muốn một kết thúc có hậu cho câu chuyện lần này.

Nguồn: http://www.pagewash....n-xvpu-ona-abat

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Tranh chấp biển đảo và ba kịch bản nóng

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng (Irys)

Bài đã được xuất bản.: 06/06/2013 02:00 GMT+7

Về cơ bản, có 3 kịch bản chính về tranh chấp biển đảo tại châu Á có thể diễn ra là: đối đầu, hợp tác và hòa hoãn.

Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Trung vào ngày 7, 8/6 diễn ra trong bốicảnh cả Washingtonvà Bắc Kinh đều đang ra sức tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (CA - TBD). Đặc biệt, khi các mối quan hệ biển đảo ngày càng đan xen nhiều yếu tố lợi ích, thì quan hệ Mỹ - Trung cũng không thoát khỏi vòng xoáy của các tranh chấp.

Bản chất của vấn đề là: "Ai bá chủ thế giới?".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoa Kỳ phản đối miệng, TQ làm thật ở Biển Đông

Cập nhật lúc 07:18, 06/06/2013

(ĐVO) - Hoa Kỳ sẽ phản đối bất kỳ động thái của nước nào dùng vũ lực để chiếm giữ các khu vực có tranh chấp tại Biển Đông, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nói vào hôm thứ tư.

Theo AP, đô đốc Samuel Locklear không nêu cụ thể quốc gia nào trong phát biểu song những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông đã gây quan ngại cho nhiều nước trong khu vực. “Chúng tôi phản đối việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực bởi bất kỳ ai. Chúng ta cần phải có một bộ quy tắc ứng xử hoặc một giải pháp được các bên chấp nhận một cách hòa bình”, ông Locklear phát biểu trong chuyến thăm Malaysia.

Posted Image

Đô đốc Locklear nói ông tin rồi cũng sẽ có một sự thỏa hiệp.(Ảnh: Reuters)

Chính phủ các nước châu Á muốn có một bộ qui tắc ứng xử với Trung Quốc có tính ràng buộc nhằm ngăn các hành động thù địch và phòng ngừa giao tranh. Tuy nhiên Bắc Kinh chưa nói rõ khi nào họ sẽ bàn thảo đề xuất này.

Đô đốc Locklear nói rằng Hoa Kỳ sẽ không đứng về phía nào nhưng cho biết thêm một bộ qui tắc ứng xử sẽ tạo điều kiện cho hải quân "hiểu được biên giới của những gì ho có thể làm để phục vụ một cách tốt nhất cho một giải pháp hòa bình."

Tuy nhiên, ông Locklear nói căng thẳng khó có thể leo thang theo chiều hướng xấu bởi các quốc gia “hiểu rằng đây là một quá trình lâu dài, họ biết kiềm chế”.

Trung Quốc theo đuổi việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương song một số quốc gia muốn đàm phán đa phương vì lo ngại họ sẽ gặp bất lợi khi thương lượng trực tiếp với Bắc Kinh.

Tại Đối thoại Shangri-La mới đây ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng tuyên bố Mỹ chống lại mọi nỗ lực thay đổi hiện trạng tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

Ông Hagel nhấn mạnh rằng năm 2020 không chỉ 60% lực lượng Hải quân Mỹ sẽ được tập trung vào Thái Bình Dương, mà còn có tới 60% lực lượng không quân, bao gồm sự hiện diện của một số loại phi cơ chiến đấu, cường kích tối tân như F-22 Raptor và F-35 Joint Strike.

Sự kết hợp của công nghệ mới, khái niệm mới và những gì ông gọi là khả năng 'thay đổi cuộc chơi' khác sẽ đảm bảo cho người Mỹ có thể tự do hành động ở khu vực trong tương lai.

Tờ New York Times đưa tin, Cơ quan bản đồ Trung Quốc Sinomaps Press đã ấn bản một bản đồ mới, trong đó ngạo ngược đưa tới 80% diện tích biển Đông vào lãnh thổ của nước này.

Theo tờ Forbes của Mỹ số ra ngày 4/6, tấm bản đồ này chưa được công bố công khai. Cùng với việc ấn bản tấm bản đồ trên, Trung Quốc được cho là sẽ sớm có bước đi tiếp theo trong mưu đồ “quây kín” biển Đông, chặn tuyến hàng hải quốc tế này.

Dựa theo những gì Trung Quốc đã làm để thể hiện quyền điều hành giao thương tại vùng duyên hải, không ai nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ đưa ra định nghĩa về “sự qua lại vô hại” một cách hẹp nhất và yêu cầu các tàu thuyền khi đi vào vùng biển phải xin trước giấy phép của họ, cũng như áp dụng đòi hỏi tương tự đối với các máy bay ngang qua khu vực.

Lầu Năm góc khẳng định, bản đồ của Trung Quốc không hề tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Rất nhiều nhà ngoại giao Châu Á đã bày tỏ quan ngại về tấm bản đồ mới, cho rằng đây là bước đi mới và thiết kế lại “đường 9 đoạn” để “hợp thức hóa” nó vào lãnh thổ Trung Quốc.

Với hành động này, Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ dã tâm chiếm biển Đông.

Phước Vũ (Tổng hợp TNO/BBC/ĐVO)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ, Nhật Bản đã chuẩn bị sẵn "quà tặng" cho ông Tập Cận Bình

Thứ tư 05/06/2013 14:40

(GDVN) - Mỹ và Nhật Bản đã chuẩn bị "quà tặng" cho Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình. Một ngày sau khi nhà lãnh đạo Trung Quốc rời khỏi California, họ sẽ bắt đầu cuộc tập trận quân sự mà Trung Quốc đã yêu cầu hoãn lại.

Posted Image

Washington và Tokyo không lắng nghe quan điểm của Bắc Kinh. Ngày 4 tháng 6, các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin về điều này. Chắc là, Bắc Kinh đang chuẩn bị động thái trả đũa. Ông Tập Cận Bình không thể nuốt viên thuốc đắng như vậy trong thời gian chuyến đi Mỹ đầu tiên ở cương vị Chủ tịch nước.

Những ngày 7-8 tháng 6, ở California, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ mỉm cười với nhau. Còn ngày 10 tháng 6, theo yêu cầu của Tokyo, lính nhảy dù của Mỹ và Nhật Bản sẽ tập luyện hạ cánh trên hòn đảo bị đối phương ước lệ chiếm đóng. Kịch bản của cuộc tập trận là trong suốt tối đa – phải có lá chắn Mỹ-Nhật chống thanh kiếm của Trung Quốc.

Nhật Bản rất quan tâm đến việc bảo vệ các hòn đảo ở Biển Hoa Đông. Trung Quốc đang tăng cường hoạt động của các tàu tuần tra và hàng không hải quân ở vùng quần đảo Điếu Ngư (Senkaku). Quần đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, nhưng Trung Quốc coi đó là lãnh thổ của mình bị chiếm đóng bất hợp pháp.

Chuyên viên Aleksandr Larin từ Viện Viễn Đông cho biết: “Thời gian gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã trở thành căng thẳng hơn. Điều này là do thực tế rằng, Trung Quốc đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng của mình ở vùng biển xung quanh.

Mỹ cũng có lợi ích kinh tế và chiến lược rất quan trọng tại khu vực Đông Á. Hoa Kỳ củng cố quan hệ với các đồng minh, đặc biệt với Nhật Bản. Các nước đồng minh muốn có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Tất cả điều này dẫn đến sự leo thang căng thẳng.

Chứng tỏ về điều đó là cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Nhật Bản nhằm tăng cường hiệp ước an ninh song phương. Những bước đi như vậy gây ra phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc. Quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington trở thành căng thẳng hơn”.

Ngay vào cuối tuần qua đã rõ là, yêu cầu của Trung Quốc hủy bỏ cuộc tập trận Nhật-Mỹ ở California không được tính đến. Tại Diễn đàn "Đối thoại Shangri-La" ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhắc lại quan điểm của Washington: quần đảo Điếu Ngư nằm trong phạm vi thỏa thuận về an ninh với Nhật Bản. Theo hiệp ước này, Washington phải bảo vệ nước đồng minh trong trường hợp xung đột vũ trang.

Tokyo hiểu rõ rằng, ông Tập Cận Bình sẽ nêu vấn đề này tại cuộc gặp với ông Barack Obama. Vì vậy, họ quyết định sớm “bắn mũi dùi” vào nhà lãnh đạo Trung Quốc và ngay từ trước cung cấp những luận cứ bổ sung cho cuộc đối thoại ở California. Ngày thứ 3, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố, Nhật Bản không muốn thảo luận về quy chế của Senkaku (Điếu Ngư). Không có vấn đề lãnh thổ phải được hoãn lại, bộ trưởng Nhật Bản cho biết.

Bắc Kinh yêu cầu tiến hành cuộc đàm phán về vấn đề này, nhưng, họ hiểu rằng, vấn đề không thể được giải quyết ngay lập tức. Đa số nhà chính trị học của Nga cũng chia sẻ quan điểm này. Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Vladimir Portyakov nói:

“Rõ ràng là cần phải từ bỏ sự đối đầu, phải khôi phục quan hệ. Và tất nhiên, cả hai bên phải làm như vậy. Cần phải trở lại với châm ngôn của ông Đặng Tiểu Bình, người đã đề nghị để lại vấn đề lãnh thổ cho các thế hệ tương lai. Tôi nghĩ rằng, người ta quá sớm bắt tay giải quyết vấn đề này”.

Rõ ràng là Trung Quốc sẽ đáp trả việc Nhật Bản và Hoa Kỳ tiến hành cuộc tập trận đó. Cần phải lưu ý rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử nền ngoại giao Trung Quốc khi Bắc Kinh yêu cầu không thực hiện cuộc diễn tập quân sự.

Không loại trừ khả năng, trong khi thủy quân lục chiến của Mỹ và Nhật Bản giải phóng hòn đảo khỏi đối phương ước lệ ở California, thì Trung Quốc sẽ phô trương sức mạnh quân sự của mình gần quần đảo Điếu Ngư. Thời gian gần đây, Trung Quốc chỉ ra rằng, họ có thể và thích làm như vậy.

Theo Tiếng nói nước Nga

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoa Kỳ phản đối miệng, TQ làm thật ở Biển Đông

Cập nhật lúc 07:18, 06/06/2013

(ĐVO) - Hoa Kỳ sẽ phản đối bất kỳ động thái của nước nào dùng vũ lực để chiếm giữ các khu vực có tranh chấp tại Biển Đông, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nói vào hôm thứ tư.

Báo Nhật:

Hiểm họa lớn nhất là Trung Quốc

Thứ Năm, 06/06/2013 - 16:39

Từ nhiều góc độ khác nhau, tờ Sankei Shimbun kết luận nguy cơ xâm hại lớn nhất chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia Nhật Bản là Trung Quốc.

Trong thực tiễn hoạt động chính trị đối ngoại, các quan hệ quốc tế đối với các nước khác thường được chia thành hai nhóm quan hệ, nhóm các nước thù địch và nhóm các nước có mối quan hệ hữu nghị - bạn bè, xuất phát từ những chính sách đối ngoại của các nước đó với một quốc gia có chủ quyền.

Các nước thù địch – đó là các nước xâm hại đến lợi ích chính đáng của quốc gia dân tộc, các nước bạn bè, đó là các nước tạo điều kiện cho lợi ích cho quốc gia trên cơ sở hai bên cùng có lợi ích cụ thể trên các lĩnh vực, hoặc có thể là kẻ thù của các nước thù địch. Một quốc gia độc lập bao gồm có ba thành tố cấu thành: Nhân dân, lãnh thổ và chủ quyền. Nước nào xâm hại cả ba thành tố đã nêu của một quốc gia – được xem xét như là một nguy cơ nghiêm trọng.

Posted Image

Tàu hải giám Trung Quốc trong khu vực tranh chấp Senkaku.

Ai đe dọa lợi ích Nhật Bản?

Trong thời gian gần đây, nhiều nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Mông Cổ, Việt Nam, Ấn Độ đã có nhiều hoạt động ngoại giao thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với Nhật Bản. Điều đó không có nghĩa là các quốc gia đã thể hiện tình cảm sâu sắc với đất nước Mặt trời, một nguyên nhân đáng kể bắt nguồn từ bài học lịch sử, khi mà Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của họ.

Trong một khái niệm nhất định nào đó, Trung Quốc đang có những hành vi thể hiện sự thù địch rõ ràng, kẻ thù của kẻ thù là bạn. Nguyên nhân mà các quốc gia đó thể hiện sự nồng ấm với Nhật Bản là họ tin tưởng Nhật Bản có khả năng chống trả lại những hành động xâm hại chủ quyền của Trung Quốc. Cũng có thể hiểu rằng, nếu mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trở lên gần gũi hơn, rất nhanh chóng niềm tin vào Nhật Bản sẽ sụp đổ.

Posted Image

Hạm đội hải quân Trung Quốc không che giấu tham vọng biển xanh, gây lo lắng cho nhiều quốc gia.

Vào đầu thế kỷ 20, Nhật Bản rất được coi trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan. Thời gian ấy hai quốc gia này đang chống lại nước Nga, còn quân đội Nhật đã chiến thắng trong chiến tranh Nga - Nhật. “Quốc gia không có đồng minh vĩnh viễn và kẻ thù vĩnh viễn, mà chỉ có lợi ích vĩnh viễn” lời của Thủ tướng Anh Palmerston là nguyên tắc cơ bản của các quan hệ quốc tế. Nguy cơ là sức mạnh nhân với tham vọng. Có lẽ trong lĩnh vực quân sự, nước có sức mạnh lớn nhất hiện nay phải là Mỹ, có khả năng đe dọa chủ quyền, lợi ích và toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản. Sau đó là Liên bang Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, các nước đó có tiềm lực vũ khí hạt nhân với số lượng từ vài chục đơn vị đến hàng nghìn đơn vị, trong biên chế trang bị có từ hàng chục đến hàng trăm tên lửa đạn đạo, Nhật Bản nằm trong vùng bán kính tấn công của các tên lửa đó. Hàn Quốc cũng đã quyết định sản xuất và chế tạo một số tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa đến 800 km, có khả năng công kích bờ biển phía bắc của Nhật Bản.

Nếu tiếp tục đánh giá các nước có tham vọng xâm hại quyền lợi chính đáng của Nhật Bản, thì Mỹ đang đóng vai trò của một nước đồng minh, có căn cứ trên đất Nhật Bản. Điều đó có nghĩa là tham vọng tấn công Nhật Bản bằng 0, nếu nhân với tiềm lực quân sự, thì nguy cơ đe dọa xâm hại chủ quyền của Nhật từ phía Mỹ là không tồn tại.

Nước Nga đang chiếm đóng một phần lãnh thổ của Nhật từ sau đại chiến thế giới lần thứ II và đang có tham vọng giữ nó. Nếu nhân với tiềm lực quân sự thì bản thân nước Nga cũng đang tồn tại một nguy cơ xâm hại quyền lợi của dân tộc Nhật Bản.

Nguy cơ lớn nhất từ Trung Quốc

Trung Quốc đang có tham vọng giành đoạt quần đảo Senkaku, nằm trong chủ quyền và dưới sự quản lý của Nhật Bản, âm mưu thay đổi tình hình thực tế. Có nghĩa là Trung Quốc đang nỗ lực muốn xâm hại sự toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản. Nếu nhân sức mạnh quân sự với tham vọng của Trung Quốc, thì nguy cơ đe dọa chủ quyền và lợi ích từ phía Trung Quốc là quá rõ ràng.

Bắt cóc những công dân Nhật Bản, Bắc Triều Tiên đã xâm hại đến đời sống của con người, là một phần tài sản vô giá của nhân dân Nhật Bản. Nếu nhân với tham vọng của Bắc Triều Tiên, chúng ta cũng thu được sự hiện hữu nguy cơ xâm hại lợi ích quốc gia Nhật. Hàn Quốc đã chiếm đảo Takeshima một cách bất hơp pháp của Nhật Bản và đang cố gắng duy trì tình trạng hiện tại. Kết quả của phép nhân tham vọng với sức mạnh quân sự cũng cho một kết quả tương tự, đó là nguy cơ.

Từ những nhận định thuần túy mang tính cơ học, có thể nhận thấy, nguy cơ xâm hại lớn nhất chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia Nhật Bản là Trung Quốc.

Posted Image

Sankei Shimbun nhận định với tham vọng và sức mạnh không ngừng tăng lên trong mấy thập niên gầy đây, Trung Quốc đã trở thành nguy cơ lớn nhất với Nhật Bản.

Từ một góc nhìn khác về cơ cấu chính trị, Mỹ, Nga, Hàn Quốc là những nước dân chủ. Nói chung, hệ thống nhà nước dân chủ có cấu trúc phức tạp, từ đó, để tiến hành một cuộc chiến tranh đối với một nước khác rất khó khăn. Chiến tranh thường được bắt đầu bằng những đòn tấn công bất ngờ. Trong một xã hội dân chủ với sự công khai các hoạt động của nhà nước ở mức độ rất cao, các quyết định chính trị quân sự về việc bất ngờ tiến hành một cuộc chiến với một nước khác được đưa ra hoàn toàn không đơn giản. Đồng thời, trong một hệ thống chính trị dân chủ, một chính phủ lên nắm quyền lực không phải bằng sức mạnh loại trừ các thế lực chống đối, mà bằng khả năng thuyết phục cộng đồng xã hội.

Trong các mối quan hệ đối ngoại chính trị, các nhà nước dân chủ cũng phải thực hiện từ góc độ ưu tiên cho các cuộc đàm phán, đối thoại chính trị, kết quả từ các hoạt động đàm phán đó mới có thể đặt ra khả năng sử dụng các biện pháp quân sự, và dĩ nhiên là khả năng hình thành chiến tranh tương đối thấp. Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là những nước có hệ thống chính trị tương đối độc lập, có nghĩa là không có các cơ chế hãm dân chủ trong các quyết sách về giải pháp đối ngoại chính trị cũng như tiến hành chiến tranh.

Hệ thống kiểm soát dân chủ cho phép nhà nước kiểm soát và điều hành quân đội trong điều kiện chiến tranh. Ở Mỹ, Nga và Hàn Quốc, hệ thống kiểm soát dân chủ được thực hiện nhằm thể hiện quyền quyết định thuộc về quyền lợi của nhân dân. Ở Bắc Triều Tiên, lực lượng có quyền lực là quân đội, nơi đây “quân đội cao hơn lực lượng chính trị”, ở Trung Quốc lực lượng lãnh đạo giai cấp là Đảng Cộng sản Trung quốc, được hình thành từ chiến đấu, Đảng lãnh đạo lực lượng quân đội và Quân với Đảng là một thể thống nhất. Do đó, lực lượng quân sự không nằm trong quyền kiểm soát dân sự. Đánh giá khách quan tất cả các yếu tố hiện hữu, có thể nhận rõ, nguy cơ xâm hại chủ quyền và lợi ích của Nhật Bản ngày này rõ ràng xuất phát từ những tranh chấp chủ quyền phía Trung Quốc.

Lùi bước Nhật sẽ mất hết

Nhật Bản cần phải có những hành động đáp trả những đòi hỏi vô lý từ phía Trung Quốc. Hành động của Trung Quốc với mục đích chiếm đoạt quần đảo Senkaku trong mỗi quan hệ với Trung Quốc không những đã xâm hại những lợi ích chính đáng của đất nước Nhật, mà còn đi ngược lại Hiến chương Liên Hợp Quốc. Nguyên tắc đầu tiên của Hiến chương Liên Hợp Quốc đã tuyên cáo: “Các nước thành viên của Liên Hợp Quốc từ bỏ việc đe dọa và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại độc lập chính trị hay toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào.

Như vậy, những hành động của Nhật Bản, được thực hiện nhằm chống lại âm mưu và thủ đoạn chiếm đoạt quần đảo Senkaku bằng đe dọa sử dụng vũ lực và vũ lực là hoàn toàn chính đáng trên nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và phù hợp với luật pháp quốc tế. Những hành vi của Trung Quốc nhằm vào quần đảo Senkaku và những hành động đáp trả của Nhật Bản không còn nằm trong phạm vi giới hạn xung đột lợi ích giữa hai quốc gia. Đây là vấn đề của sự công bằng và lẽ phải trong mối quan hệ quốc tế.

Posted Image

Hạm đội Nhật diễn tập trên biển.

Posted Image

Lính đặc nhiệm Nhật diễn tập đổ bộ tấn công đường không.

Hiện nay ở Nhật Bản đã dấy lênnhững cuộc thảo luận của cộng đồng xã hội về hậu quả của một cuộc chiến tranh, hậu quả của tâm lý chiến tranh và những áp lực kinh tế, những vấn đề phức tạp sẽ nảy sinh trong xung đột đối với Trung Quốc, và đã có những ý kiến tìm kiếm sự thỏa hiệp đối với Trung Quốc. Có thể dẫn một câu nói nổi tiếng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông:

"Những suy nghĩ cho rằng, thực hiện một thỏa hiệp với kẻ thù, hy sinh một phần đất nhỏ và một phần chủ quyền nhỏ bé, có thể ngăn chặn được một cuộc xâm lăng – hoàn toàn không hơn gì một ảo tưởng” trích từ tác phẩm “Trường kỳ kháng chiến “, và chúng ta không được quên điều đó.

Một trong những động cơ của Nhật Bản kiên quyết bảo vệ quần đảo Senkaku là quyết tâm chiến đấu cho công lý trên vũ đài chính trị thế giới. Nếu Nhật Bản lùi bước, các nước nhỏ trong khối châu Á Thái Bình Dương sẽ vô cùng thất vọng như thất vọng về một đất nước, có thể đứng lên chống lại một thế lực hùng mạnh hơn. Lúc đó Nhật Bản sẽ đánh mất hoàn toàn vị thế của mình trong khu vực và trên trường quốc tế. Nếu Nhật Bản không ngăn chặn được những hành động đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực của một cường quốc, thì các nước nhỏ yếu trong khu vực không thể tiếp tục sống trong hòa bình và hữu nghị vững bền.

Theo Trịnh Thái Bằng

Tiền phong/Sankei Shimbun

========================

Nếu ngay bây giờ và cả hàng chục năm nữa, có hỏi lãnh đạo Trung Quốc: "Các anh có đánh nhau với Hoa Kỳ để bá chủ thế giới không?". Tất nhiên khỏi phải đợi trả lời, cũng biết rằng câu trả lời là "Không!". Và họ vẫn xác định rằng: "Họ trỗi dậy trong hòa bình",kể cả khi họ loại Hoa kỳ ra khỏi cuộc chơi. Nếu lão Gàn này ở trong hoàn cảnh của họ thì dù có xỉn trớt - say túy lúy - cũng sẽ trả lời như vậy. Và đây là câu trả lời rất thành thật.Nhưng nước Tàu vẫn lấn tới để thực hiện tham vọng của họ. Biển Đông là một thí dụ rõ rệt và trắng trợn nhất, cùng với các mưu toan lấn chiếm lãnh thổ ở các khu vực khác. Và chính vì vậy nó đe dọa ngôi bá chủ trên thực tế của Hoa Kỳ.

Để bảo vệ vị trí độc tôn của Hoa Kỳ, tất nhiên họ phải can thiệp. Nếu xét về mặt quân sự thì chính biển Hoa Đông mới là nơi dứt điểm chiến lược trong "Canh bạc cuối cùng".Đó là lý do thể hiện trong nội dung của hai bài viết trên.

Tối nay - tức sáng mùng 7.6. 2013, cuộc gặp "thượng đỉnh bình dân" sẽ quyết định "canh bạc cuối cùng" kết thúc như thế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc tế http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/121151/lat-lai-tranh-cai-okinawa-giua-trung---nhat.html

Lật lại tranh cãi Okinawa giữa Trung – Nhật

15/05/2013 13:00 GMT+7

Posted Image- Tâm điểm tranh cãi giữa Trung Quốc và Nhật Bản những ngày qua chuyển sang hướng quần đảo Ryukyu, trong đó có đảo Okinawa, khơi lại những bất đồng và tranh chấp xuyên suốt lịch sử hàng ngàn năm qua giữa hai nước.

Posted Image

Quần đảo Ryukyu trong đó có Okinawa là đảo chính nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan, nhìn thẳng vào Trung Quốc.

Gần 7 thập kỷ sau Thế chiến II, Trung Quốc trỗi dậy, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vị thế quốc tế và sức mạnh quân sự và chủ nghĩa dân tộc cũng vì thế mà vươn lên tương xứng.

Việc người Trung Quốc biểu tình đòi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hay giờ đây các học giả đặt vấn đề xem lại chủ quyền của Nhật với Ryukyu không đơn thuần là sản phẩm từ các cuộc chuyển giao lãnh đạo vừa qua.

Nhiều học giả nước ngoài vẫn nhấn mạnh: chớ nên quên thứ tâm lý ‘rửa nhục’ của người Trung Quốc, nhất là khi họ nghĩ rằng giờ đây họ đã đủ mạnh để ‘đòi’ lại những gì họ cho rằng ‘xưa kia là của mình’.

Để cho một quần đảo trải dài 1.000km được mệnh danh là 'hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm' trang bị đầy vũ khí tối tân án ngữ trước cửa ngõ là điều Trung Quốc không mong muốn.

Quần đảo Ryukyu chạy dọc từ Nhật Bản tới gần Đài Loan, nhìn thẳng vào Trung Quốc. Trung tâm của quần đảo này là đảo Okinawa được gia cố đầy vũ khí hạng nặng và tối tân nhất của Mỹ.

Xưa kia, Ryukyu là đất ở của Vương quốc Ryukyu (Lưu Cầu), thời phong kiến là phiên thuộc của Trung Quốc và cả Nhật Bản, nhưng đã sáp nhập vào Nhật từ năm 1879.

Người dân ở Ryukyu được cho là có quan hệ gần gũi với Nhật Bản về mặt dân tộc cũng như ngôn ngữ hơn là với Trung Quốc.

Tuy nhiên, một số người Trung Quốc lại coi các quan hệ về lịch sử và văn hóa thời Lưu Cầu còn là phiên thuộc là nền tảng cho chủ quyền và phủ nhận quyền sở hữu quần đảo.

Trong khi đó, các học giả phương Tây và Nhật Bản chỉ ra rằng các mối liên hệ giữa Okinawa và Trung Quốc từ thời xa xưa không phải là cơ sở cho các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ngày nay.

Chưa xét đến các khía cạnh quân sự, chính trị, thì khi xem xét nền tảng văn hóa và thể chế, lịch sử hiện đại của Okinawa, mối liên hệ này gần như quá xa vời.

Sau trận đánh dữ dội năm 1945 giữa quân đồng minh do Mỹ đứng đầu và phát xít Nhật, quần đảo Ryukyu và Okinawa nằm trong quyền kiểm soát của Mỹ.

Nền tảng hình thành nên chính quyền Okinawa bắt đầu nổi lên từ cuối năm 1947, khi tháng 10 năm đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để mắt tới khu vực tây Thái Bình Dương trong giai đoạn đầu của chiến tranh Lạnh ở châu Âu và cuộc cách mạng tại Trung Quốc.

Lo ngại phản ứng dây chuyền từ Liên Xô qua Trung Quốc có thể lan sang Đài Loan, Nhật Bản thông qua quần đảo Ryukyu và gây nên bất ổn, HĐBA đã thúc giục Mỹ siết chặt kiểm soát với quần đảo.

Tới năm 1949, Tổng thống Mỹ Truman đã thành lập nên hệ thống điều hành chung Mỹ - Okinawa.

Ban đầu, các nhà chức trách Mỹ quyết định coi Okinawa và các đảo khác ở Ryukyu là phần lãnh thổ tách rời khỏi phần còn lại của Nhật và muốn biến vùng đảo này là một nơi được Liên Hợp Quốc bảo hộ.

Cuộc chiến Liên Triều năm 1950 đã khiến Mỹ nhận ra tầm quan trọng then chốt của Okinawa khi triển khai quân sự. Kết quả là, trong Điều 3 của Hiệp ước Hòa bình của Mỹ với Nhật có đề cập tới quần đảo Ryukyu như sau: “Mỹ sẽ có quyền sử dụng tất cả và bất kỳ quyền lực hành chính, lập pháp, hành pháp nào trên toàn lãnh thổ và các khu vực không người ở của các đảo này, bao gồm cả vùng lãnh hải”.

Nhưng vào lúc đàm phán Hiệp ước này, đại diện của Mỹ là John Foster Dulles ám chỉ rằng vào một thời điểm nào đó, quyền kiểm soát quần đảo này sẽ trao trả lại cho Nhật.

Vậy còn với người Nhật, Okinawa quan trọng tới mức nào?

Theo nghiên cứu của một số học giả về Okinawa thời hậu chiến, cho tới cuối thập kỷ 1960, hầu hết người Nhật không quá quan tâm tới quần đảo Ryukyu. Nhiều người nghĩ rằng đây là vùng do Mỹ chiếm đóng, nên người dân Okinawa hẳn là đều nói tiếng Anh, ăn thịt đỏ và dùng dao nĩa.

Thậm chí, nhiều người Okinawa theo học tại các trường ở Nhật Bản đại lục đều bất ngờ khi được khen về vốn ‘tiếng Nhật xuất sắc’ cũng như khả năng sử dụng đũa thành thạo.

Tới cuối thập kỷ 1960, Okinawa trở thành vấn đề chính trị phổ biến tại Nhật Bản đại lục với hầu hết mọi người Nhật đều hướng về người dân Okinawa và ủng hộ việc trao trả quần đảo Ryukyu cho Tokyo.

Còn với người dân tại Okinawa, vấn đề mà họ quan tâm lúc này không phải là ý chí của người Trung Quốc, mà là chính quyền Tokyo sẵn lòng đáp ứng mong mỏi của cư dân trên đảo đến mức nào.

Người dân Okinawa đã quá mệt mỏi với sự hiện diện của vũ khí Mỹ, những vụ cưỡng bức mà lính Mỹ gây ra và muốn Mỹ rút hết khỏi đảo. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, vấn đề này với cả Tokyo và Washington vẫn là một bước đi tiến thoái lưỡng nan.

Lê Thu

___________________

Okinawa có vị trí chiến lược giống như Hoàng Sa?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ điều động binh lực lớn nhất tới châu Á

Dantri.com.vn

Thứ Sáu, 07/06/2013 - 09:49

Để thực hiện chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á -Thái Bình Dương, Mỹ đã quyết định điều động lực lượng lớn chưa từng có, kể từ sau chiến tranh Việt Nam sang khu vực này, đồng thời sẽ ưu tiên những loại vũ khí hải, lục, không quân thuộc loại tiên tiến nhất.

Theo ý tưởng của Chính phủ Mỹ và Lầu năm góc, cho đến năm 2020, 60% tổng binh lực của hải quân Hoa Kỳ (bao gồm cả nhân viên và tàu thuyền) sẽ tràn ngập châu Á - Thái Bình Dương. Điều đặc biệt quan trọng là Washington sẽ điều chỉnh bố trí binh lực ở trong nước, để tăng cường ưu tiên cho khu vực này.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố, 60% tổng binh lực không quân đang đóng ở nước ngoài cũng sẽ được điều động đến khu vực hiện là trọng tâm chiến lược của Mỹ. Đồng thời 60% lực lượng tác chiến không gian và tác chiến mạng cũng dịch chuyển theo để hỗ trợ nâng cao tốc độ phản ứng, phạm vi tác chiến và tính linh hoạt cho không quân Mỹ.

Đặc biệt là, lực lượng không quân chiến lược và không quân chiến thuật trong nước của Hoa Kỳ cũng sẽ được điều động đến khu vực này. Cụ thể là các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22, F-35, máy bay trinh sát không người lái (UAV) chiến lược RQ-4 Global Hawk và máy bay tấn công không người lái (UCAV) mới hoàn tất thử nghiệm trên tàu sân bay X-47B, cũng được triển khai ở Nhật Bản.

Posted Image

Mỹ sẽ điều động tới châu Á - Thái Bình Dương 6 biên đội tàu sân bay

Sự điều động lực lượng hải quân Mỹ đến khu vực nóng bỏng này cũng thật sự kinh người. Năm 2012, Lầu năm góc đã tuyên bố, trong 10 năm tới hải quân Mỹ sẽ biến châu Á - Thái Bình Dương thành lãnh địa riêng của mình. Mỹ sẽ điều động đến đây 6 biên đội hàng không mẫu hạm và đại bộ phận các tuần dương hạm, khu trục hạm và khinh hạm và tàu tác chiến ven bờ trong biên chế của mình.

Sự điều động này phá vỡ tỷ lệ cân bằng 5/5 trong bố trí binh lực Mỹ ở 2 đại dương lớn nhất trên thế giới, chứng tỏ vị thế quan trọng của chiến trường Thái Bình Dương trong chiến lược của Mỹ với tỷ lệ trội hơn là 6/4 so với chiến trường Đại Tây Dương. Hiện quá trình chuẩn bị cho sự dịch chuyển này đang được gấp rút tiến hành.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố, kế hoạch này đang triển khai rất thuận lợi. Hiện chiếc thứ 4 thuộc lớp tàu tấn công hạt nhân Virginia đã được điều động đến Guam, tàu tác chiến ven bờ LSC-1 Freedom cũng đã trực chiến ở Singapore, bắt đầu triển khai kế hoạch thay phiên trực chiến ở biển Đông của 4 tàu tác chiến lớp này.

Posted Image

Các máy bay chiến đấu hiện đại nhất như F-22 và F-35 sẽ được điều đến Nhật Bản

Ngoài ra, sau nhiều năm tham chiến ở Afghanistan và Iraq, lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ cũng sẽ quay trở lại chiến trường Thái Bình Dương, đóng quân ở Nhật Bản và đảo Hawaii, đặc biệt là 2 Cụm hải quân đánh bộ cực thiện chiến số 1 và số 3.

Từ 4 năm trước, Cụm Hải quân đánh bộ Mỹ thường trú vĩnh viễn ở Australia cũng bắt đầu thay phiên hoạt động. Dự kiến, đến năm 2016 Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ hoàn tất kế hoạch mỗi năm sẽ duy trì khoảng 2500 lính hải quân đánh bộ duy trì hoạt động thường trú ở căn cứ Darwin - Australia.

Về quân chủng lục quân, kết thúc chiến tranh Iraq và Afghanistan, sư đoàn 25 Bộ binh cơ giới đã trở lại đóng quân ở Hawaii. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trên bộ ở châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai, sư đoàn này sẽ phối hợp với quân đoàn 1 lục quân Mỹ đang đảm nhiệm “chuyên trách tác chiến khu vực châu Á - Thái Bình Dương” đang đóng quân ở Nhật Bản.

Posted Image

2 lữ hải quân đánh bộ mạnh nhất của Mỹ sẽ trở về châu Á – Thái Bình Dương

Ngoài sự điều chỉnh lực lượng trên quy mô lớn, Lầu năm góc còn dự định sẽ tăng cường chất lượng binh lính đang đóng quân ở khu vực này. Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã tuyên bố, mỗi năm sẽ tăng thêm 100 triệu USD để tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung.

Mục đích của kế hoạch này là nhằm tăng cường chất lượng tác chiến cho binh lính Mỹ, đồng thời đẩy mạnh giáo dục quốc phòng về một “châu Á - Thái Bình Dương mới” cho binh lính và nâng cao chất lượng công tác đào tạo học viên của Trung tâm nghiên cứu quan hệ an ninh châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii.

Theo Nguyễn Ngọc

An ninh thủ đô

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc tế http://vietnamnet.vn...ung---nhat.html

Lật lại tranh cãi Okinawa giữa Trung – Nhật

Okinawa có vị trí chiến lược giống như Hoàng Sa?Posted Image

Nhật, lưng giáp Thái Bình Dương, không nhất thiết cần chuỗi đảo Okinawa, mặt dù về mặt "chủ quyền" nó là máu là thịt là "một phần không thể tách rời" ,thực tế cho thấy, sau khi "đầu hàng" sau thế chiến thứ II Nhật giao cho Mỹ tùy nghi sử dụng.

Nhưng nó lại là một vòng cung bao vây " đế quốc chai nì" hướng ra biển. Ác ở chỗ đó, điều đó cho thấy "tầm nhìn chiến lược" thương hiệu USA.

Theo ý Thiên Bồng, năm 1974, Hạm đội 7 của Mỹ ở Biển Đông "im lặng" để TQ chiếm Hoàng Sa vì nghĩ rằng nó không quan trọng bằng Trường Sa, vì nó nằm sâu trong Vịnh Bắc Bộ. Nhưng Hoàng Sa lại khác, quần đảo rộng hơn nằm ngay giữa trung tâm Biển Đông.

Và Mỹ nỗ lực giúp cho TQ phát triển vì "có công lớn" làm sụp đổ LX, chấm dứt chiến tranh lạnh. Nhưng kết quả là gì, "TQ chỉ là công trường của TG" mà thôi. Cứ quần quật làm cho dân Mỹ xài. Như Iphone chẳng hạn, tập đoàn "chó Fox" của "chai nì" gì gì đó... gia công một Iphone cho Apple chỉ đạt lợi nhuận 7USD/máy. Trong khi Apple bán ra Iphone và đạt lợi nhuận 72USD/máy.

Tui nợ anh bằng "đồng tiền" của tui. Cần thì tui "in" để trả anh.

Hài....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc tế ›› http://vietnamnet.vn...shangri-la.html

03/06/2013 15:48 GMT+7

Khi Trung, Mỹ 'bắt tay nhau' tại Shangri La

Ngay cả khi căng thẳng giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc dâng cao vì bê bối gián điệp và phô trương lực lượng của cả hai bên ở Thái Bình Dương, các quan chức quân đội Mỹ và Trung không hề thể hiện thái độ tương tự tại hội nghị an ninh ở Singapore.

Posted Image

Chỉ huy trưởng Quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương Đô đốc Locklear và Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Qi Jianguo

Vào lúc này, họ gạt các vấn đề gai góc nhất sang một bên và theo đuổi một cách tiếp cận mới để gỡ dần các hàng rào giữa họ: các cuộc đối thoại nhỏ - về đời lính của họ, vợ và các con cháu trong nhà. Các kiểu gây ấn tượng bên lề hội nghị Đối thoại Shangri-La cuối tuần vừa rồi diễn ra trước khi hội nghị thượng đỉnh cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc tiến hành trong tuần này.

Các quan chức Mỹ nói rằng họ thấy một sự thay đổi rõ rệt, ít nhất là trong giọng điệu, trong cách tiếp cận của lãnh đạo mới của Trung Quốc đối với Mỹ - một sự thay đổi được thể hiện rõ trong các cuộc đối thoại riêng tư giữa các quan chức quốc phòng Mỹ và Trung Quốc bên lề hội nghị.

Với những người đã tham dự Shangri-La nhiều lần, phái đoàn đại biểu của Trung Quốc năm nay có vẻ như tham gia nhiều hơn và tỏ vẻ thân mật hơn so với năm trước. Phái đoàn lần này không chỉ nói thành thạo tiếng Anh mà còn tỏ vẻ thân mật, nhã nhặn trong các bình luận riêng tư và trước công chúng, kể cả khi họ vẫn dữ dội trong việc bày tỏ lo ngại của Trung Quốc trước việc Mỹ tăng tốc triển khai quân sự tại châu Á. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói tại hội nghị lần này rằng việc triển khai quân sự sẽ còn tiếp diễn.

Các quan chức cho biết ít nhất thì cho đến lúc này, sự thay đổi trong cách tiếp cận của Trung Quốc đã khơi lại hy vọng của Mỹ rằng Bắc Kinh ít nhất cũng sẽ sẵn sàng tham gia vào các thảo luận chi tiết hơn so với trước kia trong các vấn đề gai góc, bao gồm cả việc đặt ra tiêu chuẩn cho không gian mạng, xoa dịu dần các căng thẳng về tranh cãi lãnh thổ tại biển Đông và tìm cách để kiềm chế Triều Tiên.

Một quan chức chính quyền Obama nói: "Có thêm rất nhiều hy vọng. Chính quyền lần trước mang nặng kiểu thế kỷ 20. Còn nhóm lãnh đạo mới (của Trung Quốc) dường như có nhiều đặc trưng thế kỷ 21 hơn".

Tuy nhiên quan chức này của Mỹ nói rằng dựa trên các trao đổi hạn chế diễn ra giữa các quan chức Mỹ và lãnh đạo mới của Trung Quốc, vẫn chưa thể biết rõ liệu 'các khác biệt về phong cách này' có được chuyển biến thành 'một hành động khác biệt' hay không.

Quan chức trên của Mỹ nói tiếp, vào lúc này, việc Mỹ nhen nhóm lại hy vọng từ thực tế rằng Bắc Kinh đã tỏ dấu hiệu cho Washington biết rằng họ 'sẵn sàng để nói về các vấn đề', bao gồm các đề tài nhạy cảm như gián điệp mạng.

Các quan chức Mỹ cũng nói thêm, Trung Quốc cũng nói bằng một giọng khác trong cuộc gặp ngắn giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel và Tướng Qi Jianguo - phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc ngay từ lúc khai mạc hội thảo. Hai bên không lên kế hoạc gặp nhau cho tới chiều ngày thứ Bảy, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Singapore đã giới thiệu đôi bên với nhau một ngày trước đó.

Các quan chức Mỹ nói rằng ông Hagel nói với ông Qi rằng Mỹ hy vọng có nhiều 'đối thoại hợp tác' hơn nữa với Bắc Kinh, và Tổng thống Obama rất mong sẽ đón tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại California vào tuần này để thảo luận về các lĩnh vực 'hai bên quan tâm'.

Ông Hagel đề cập sơ bộ về lo ngại của Mỹ về vai trò của Trung Quốc trong các vụ gián điệp mạng, nhưng ông Qi không đi sâu vào chi tiết trong buổi đối thoại ngắn đó.

Các quan chức quốc phòng Mỹ mô tả rằng ông Qi có sự 'tham gia' nhưng không cung cấp các chi tiết về những gì ông này nói với người đứng đầu Lầu Năm Góc. Đây là lần đầu tiên hai lãnh đạo này gặp nhau.

Các quan chức cũng nói về một cuộc trao đổi 'ấm cúng' tương tự như vậy giữa người đứng đầu quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương là Đô đốc Samuel Locklear và Tướng Qi hôm Chủ Nhật.

Trong cuộc gặp này, Đô đốc Locklear và Tướng Qi không chỉ thảo luận về tầm quan trọng trong việc mở rộng quan hệ quân sự Mỹ - Trung, mà còn kể về cuộc đời và sự nghiệp của họ.

Đô đốc Locklear nói với tướng Trung Quốc về thời gian gia nhập Hải quân khi ông mới 17 tuổi và về gia đình của ông, về vợ và bốn người con của ông. Tướng Qi cũng đáp lại bằng câu chuyện tương tự về cuộc đời và sự nghiệp của mình.Posted Image

Một quan chức Mỹ nói: "Đây là việc xây dựng quan hệ giữa hai vị chỉ huy quân đội".

Lê Thu (theo WSJ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama tiếp Tận Cận Bình ở 'vùng đất đầy nắng'

Thứ sáu, 7/6/2013, 16:21 GMT+7

SunnyLands, một khu nghỉ dưỡng sang trọng tại California, sẽ là nơi diễn ra cuộc gặp không chính thức cấp cao đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung cuối tuần này.

Mỹ - Trung sắp gặp thượng đỉnh

Trung Quốc muốn 'bằng vai phải lứa' với Mỹ

Hoa kiều trông đợi Mỹ - Trung thân thiết

Posted Image

Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1.500 m2, SunnyLands Center, nơi dự kiến sẽ diễn ra cuộc gặp không chính thức đầu tiên giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình, được bao phủ bởi một khu vườn rộng thênh thang và tựa lưng vào ngọn núi San Jacinto, California. Ảnh: Sunnylands

Posted Image

Đúng như tên gọi, các kiến trúc sư muốn biến SunnyLands, vốn là điền trang do tỷ phú Walter và Leonore Annenberg xây dựng từ những năm 60, thành một khu nghỉ dưỡng được tận hưởng lượng ánh sáng mặt trời nhiều nhất có thể. Ảnh: CFP

Posted Image

Khu vườn mang tên SunnyLands Garden được trang trí bằng nhiều loại thực vật phong phú và ngập một màu xanh ngát. Ngoài mục đích du lịch, SunnyLands còn là nơi các nhà trung gian chính trị từng thảo luận về những vấn đề quan trọng. Ảnh: CFP

Posted Image

Ngoài việc tham quan SunnyLands Center, du khách cũng có thể thư giãn bằng cách đi bộ dọc con đường dài 1,25 dặm, tương đương 2,01 km, dọc SunnyLands Garden. Nhiều tỷ phú, triệu phú Hollywood cũng chọn điền trang này làm nơi tắm nắng, đánh gold. Ảnh: CFP

Posted Image

Biệt thự SunnyLands Center được thiết kế với tông trắng chủ đạo. Ảnh: SunnyLands

Posted Image

Nơi này được thiết kế như một ngôi nhà lớn, với phòng đọc sách, khu vui chơi và cả một rạp chiếu phim tại gia. Ảnh: SunnyLands

Posted Image

Kiến trúc sư Michael Smith, người thiết kế phòng riêng của vợ chồng Tổng thống Obama tại Nhà Trắng, cũng chính là người chịu trách nhiệm cho phần nội thất của Sunnylands Center. Ảnh: CFP

Posted Image

Smith cho biết, ông muốn tạo ra một không gian hoàn toàn thoải mái cho Sunnylands Center. "Nó không giống bất cứ một thiết kế nào trước đây", ông nói về căn phòng được dự kiến sẽ là nơi gặp mặt của Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Sunnylands

Quỳnh Hoa

=====================

Posted Image

Nếu đây đúng là nơi hai vị nguyên thủ của hai siêu cường gặp để bàn về những vấn đề quốc tế quan trọng mà cả hai bên đều quan tâm thì có thể nói rằng: Đây là cuộc họp tốn ít bia nhất trên thế giới - nếu xét ở cấp 'Thượng đỉnh bình dân".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như zdậy là tối hum wa (Theo giờ Việt), hai zdị nguyên thủ quốc gia khả kính của hai siêu cường nhất nhì thế giới đã họp xong đợt I. Nội cái nơi họp - Hoa Kỳ không đón tiếp ở Xủ đô Hoa Thịnh Đốn - mừ đưa ra tận ở Cali Phọc đã cho thấy họ chẳng wan tâm lắm đến cuộc họp này.

Đây là lý do mà Lão Gàn gọi là: "Thượng đỉnh bình dân". Chứ ngươn xủ quốc gia tiếp nhau mà thượng đỉnh thì phải ở Xủ đô, có lính kiểng thổi kèn bú dích, có bắn cà nông, mới long trọng.

Cuộc họp sẽ này,kết cục chả đâu vào với đâu. Ngài Tập họp xong rồi xem quang cảnh Cali phọc xong rồi zdìa. Rồi xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao Nga-Ấn Độ động binh gần biên giới Trung Quốc?

Cập nhật lúc 08:07, 08/06/2013

(ĐVO) - Bộ QP Ấn Độ sẽ điều động 4 vạn binh sĩ cùng 2 lữ đoàn thiết giáp tới dọc đường kiểm soát thực tế (LAC) dài 750 km trên biên giới đất liền với Trung Quốc. Nga sẽ triển khai hơn 20 máy bay chiến đấu mới, gồm Su-30SM và Su-35S tới căn cứ không quân ở vùng Viễn Đông của Nga trong năm nay…là những hoạt động quân sự có vẻ như liên quan đến Trung Quốc và…Nhật Bản.

Tâm chấn từ Trung Quốc…

Trung Quốc đang trỗi dậy đã trở thành một nước có GDP vượt Nhật Bản và chỉ sau Mỹ, ngân sách cho quân sự của Trung Quốc cũng chỉ sau Mỹ.

Trước đây khi đang còn nghèo yếu, để thực hiện mục đích chính trị, Trung Quốc không ngại, sẵn sàng gây xung đột quân sự với láng giềng, mà bất chấp đến chuyện thắng bại, thì ngày nay chuyện đó dễ như trở bàn tay.

Với Ấn Độ, Trung Quốc là quốc gia có oán mà không có ân (tấn công Ấn Độ năm 1962), với Nga, Trung Quốc là quốc gia lấy ân báo oán (năm 1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan 1 triệu quân Quan đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc sau đó rút về để lại toàn bộ vũ khí trang bị cho quân giải phóng Trung Quốc mới có thể đánh đuổi được Tưởng thành lập nước năm 1948. Nhưng hơn 20 năm sau Trung Quốc lại tấn công biên giới Liên Xô 1969 để thông báo cho Mỹ và NATO là Trung Quốc chẳng bạn bè gì với Liên Xô và khối VASAVA cả).

Vì vậy, căn cứ tình hình và thời điểm động quân thì chắc chắn đây là hành động trong chiến lược đối phó, đề phòng với sự hung hăng, hiếu chiến và mưu đồ tham vọng của Trung Quốc.

Tại sao Ấn Độ lại phải động binh?

Thực ra Ấn Độ và Trung Quốc oán nhau đã lâu, quan hệ giữa họ chỉ là cảnh giác, đối phó mà không bao giờ có lòng tin. Cả hai bên đều nhiều lần căng thẳng tức tối vì nhau.

Posted Image

Chuyến thăm Nhật Bản 3 ngày cũng là lần thứ 3 ngài Thủ tướng Ấn Manmohan Singh khiến Trung Quốc nổi đóa.

Năm 2005, quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc trở nên căng thẳng cũng bởi chuyện đền Yasukuni của Nhật Bản. Năm đó, tượng đài ngài chánh án người Ấn tên Radha Binod Pal đã được dựng bên trong Yasukuni.

Đó là vị chánh án duy nhất trong Tòa án Quân sự Quốc tế về Viễn Đông xét xử tội phạm chiến tranh Nhật thời Thế chiến thứ hai tuyên bố rằng, tất cả bị cáo đều không có tội. Sự kiện trên, cùng phát biểu của Thủ tướng Ấn Manmohan Singh với người đồng cấp Nhật Junichiro Koizumi về hình ảnh Radha Binod Pal như một hiện thân của quan hệ hai nước đã khiến Bắc Kinh giận Singh đến “chảy máu mắt”.

Mới đây, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh lại bác bỏ thẳng thừng đề xuất của thủ tướng Trung Quốc về Biển Đông và đặc biệt trong chuyến thăm 3 ngày Nhật Bản ngay sau đó, Ấn Độ đã hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực khiến Trung Quốc “nổi đóa”, đứng ngồi không yên đến mức cảnh cáo Ấn Độ “chớ xích lại gần Nhật Bản”.

Có thể nói, trục chiến lược mới Ấn-Nhật đã hình thành ở châu Á. Triển khai, tổ chức thực hiện các hợp tác Ấn-Nhật theo chiều rộng, chiều sâu sắp tới, tất yếu sẽ kích động rất mạnh vào các “huyệt hiểm, nhạy cảm” của Trung Quốc, sẽ được coi là “bao vây, chống Trung Quốc” trong tình trạng Trung Quốc vốn đã hung hăng, hiếu chiến, thích “đề cao sức mạnh đơn phương”.

Để được bắt tay với Mỹ, yên ổn làm ăn, Trung Quốc không tiếc tính mạng mấy vạn con người bất ngờ tấn công trên biên giới Việt Nam. Biết đâu, để cảnh cáo Nga xích lại Nhật Bản hay cảnh cáo liên minh nào đó trong khu vực…thì diễn biến như năm 1962 mang tên Trung Quốc với Ấn Độ xảy ra là điều có thể.

Tuy nhiên, Ấn Độ không muốn lịch sử lặp lại, động binh, điều động 4 vạn binh sĩ cùng 2 lữ đoàn thiết giáp tới dọc đường kiểm soát thực tế (LAC) dài 750 km trên biên giới đất liền với Trung Quốc là điều phải làm trước khi quá muộn, ít nhất là trước khi triển khai tăng cường lực lượng hải quân ở Ấn độ dương. Sự động binh của Ấn Độ là mang tính đối phó, bức thiết.

Tại sao Nga lại tăng cường lực lượng cho vùng Viễn Đông?

Toàn thế giới đều biết, Liên bang Nga dù kinh tế chỉ xếp hạng 7 hay 8, sau Trung Quốc, Nhật Bản đến 5, 6 bậc, nhưng về sức mạnh quân sự thì nhất nhì thế giới. Tác động toàn cầu của căng thẳng Biển Đông và Hoa Đông đến lợi ích kinh tế, quân sự khiến Nga là một cường quốc châu Á-TBD cũng phải “xoay trục” sang châu Á-TBD mà trước hết là vùng Viễn Đông.

Nga thành lập Bộ phát triển Viễn Đông, đầu tư phát triển xây dựng và bảo vệ vùng này để chặn đứng âm mưu “mở rộng quá đáng của quốc gia láng giềng” (ám chỉ Trung Quốc của Thủ tướng Nga Medvedev).

Về địa chính trị, kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng 120 nhà doanh nghiệp tháp tùng sang Nga đã cho thấy Nga-Nhật đang có “một tiết xuân ấm áp”, một hiệp ước hòa bình Nga-Nhật chỉ là vấn đề thời gian, cho nên, bất chấp có sự tranh chấp Nga-Nhật về quần đảo Curil, Nhật vẫn là nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Viễn Đông.

Tại sao không phải là Trung Quốc khi mà Nga-Trung đang là đối tác chiến lược?

Không phải ngẫu nhiên mà dư luận Nga tỏ ra đồng cảm với hành động “tăng cường lực lượng” của Nhật Bản trước sự hung hăng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Không phải ngẫu nhiên mà dư luận Nga đều cho rằng nguy hiểm thách thức đến toàn vẹn lãnh thổ của Nga nhất không phải là Mỹ, Nhật Bản mà lại là Trung Quốc. Bởi vậy Nga chọn Nhật Bản vì Nhật Bản tỏ ra tin cậy hơn Trung Quốc để “mời vào nhà” khu vực Viễn Đông. Nhật Bản không “nhòm ngó” gì Viến Đông của Nga. (Nếu như trong thế chiến lần II, Nhật Bản “nhòm ngó” Viễn Đông thì trước hết nhà tình báo R. Sorge không được coi là vĩ đại của thế kỷ và sau đó không có 15 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn kỵ binh, 1.700 xe tăng và 1.500 máy bay đã được di chuyển từ vùng Viễn Đông của Liên Xô về châu Âu thì Maxcova đã chứng kiến cuộc duyệt binh của quân đội Đức). Nga đã, đang động binh, chủ động, răn đe, tính toán sử dụng vũ lực khi “Chiến lược An ninh Quốc gia Liên bang Nga trước năm 2020” cho phép Nga mở rộng phạm vi sử dụng vũ lực tới lĩnh vực tranh giành nguồn năng lượng.

Posted Image

Khi lòng tin giữa Nga-Nhật được xây dựng và phát triển, Trung Quốc là kẻ khổng lồ cô độc. (Ảnh: Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe)

Nga tăng cường lực lượng quân sự khu vực Viễn Đông, bán đảo Camchatca, Hạm đội Thái Bình Dương… Việc đó, nếu như chúng ta biết rằng những ham muốn của Trung Quốc với khu vực nhiều tài nguyên khoáng sản, đất rộng, người thưa này như thế nào, nếu như chúng ta biết cung cách tuyên bố “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc trên lãnh thổ, lãnh hải như thế nào, thì không ngạc nhiên và quá rõ đối tượng tác chiến của Nga trong khu vực này ai. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một nội dung, một hướng của Nga trong chiến lược Châu Á-TBD mà chưa phải là tất cả. Nga là một cường quốc quân sự có lợi ích kinh tế, quân sự và bạn bè trong khu vực, cho nên, sự can dự của nước lớn Nga vào châu Á-TBD nói chung và Biển Đông đã, đang xảy ra là không tránh khỏi. Như vậy, căn cứ tình hình và thời điểm động quân của Nga, Ấn Độ thì chắc chắn đây là hành động trong chiến lược đối phó, đề phòng với sự hung hăng, hiếu chiến và mưu đồ tham vọng của Trung Quốc là rõ ràng rồi. Nhưng có một điểm nhấn rất quan trọng mà dư luận đang rất quan tâm và lưu ý đó là yếu tố Nhật Bản trong các tình huống này…

Lê Ngọc Thống

=====================

Bít ngay mừ! Lão Gàn đã phán từ khi chính phủ Hoa Kỳ chưa công bố chiến lược quay trở lại Tây Thái Bình Dương:

Nga sẽ đồng minh với Hoa Kỳ và còn có thêm cô gái Ấn Độ trong "Canh bạc cuối cùng".

Bởi vậy ngài Tập Cận Bình nên "liệu mỳ mà gắp xì dầu" đi.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như zdậy là tối hum wa (Theo giờ Việt), hai zdị nguyên thủ quốc gia khả kính của hai siêu cường nhất nhì thế giới đã họp xong đợt I. Nội cái nơi họp - Hoa Kỳ không đón tiếp ở Xủ đô Hoa Thịnh Đốn - mừ đưa ra tận ở Cali Phọc đã cho thấy họ chẳng wan tâm lắm đến cuộc họp này.

Đây là lý do mà Lão Gàn gọi là: "Thượng đỉnh bình dân". Chứ ngươn xủ quốc gia tiếp nhau mà thượng đỉnh thì phải ở Xủ đô, có lính kiểng thổi kèn bú dích, có bắn cà nông, mới long trọng.

Cuộc họp sẽ này,kết cục chả đâu vào với đâu. Ngài Tập họp xong rồi xem quang cảnh Cali phọc xong rồi zdìa. Rồi xem.

Ngày đầu không đột phá

Thứ Bảy, 08/06/2013 23:19

Ngày họp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung Quốc đã không mang lại đột phá quan trọng nào, thậm chí không có những thông báo cụ thể

Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cập Bình hôm 7-6 đã đồng ý cùng hành động để giải quyết những tranh cãi về an ninh mạng, vốn được coi là vấn đề nóng bỏng giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung Quốc.

Tiếp ông Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh 2 ngày trên một vùng đất đầy nắng phía Nam bang California, ông Obama hoan nghênh sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc nhưng nói rõ rằng Bắc Kinh phải xử sự theo các nguyên tắc của trật tự kinh tế thế giới như những nước lớn khác.

Mỹ thẳng thừng cho rằng tin tặc Trung Quốc đã truy cập những bí mật quân sự Mỹ - một cáo buộc mà phía Trung Quốc bác bỏ- nhưng bản thân Nhà Trắng lại đối mặt với những câu hỏi trong nước về hoạt động theo dõi thư từ, điện thoại của hàng chục triệu người dân.

Posted Image

Tổng thống Barack Obama (phải) gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Annenberg Retreat, Sunnylands. Ảnh: AP

Với việc ông Tập Cận Bình thực hiện chuyến thăm Mỹ đầu tiên kể từ khi được bầu làm chủ tịch Trung Quốc hồi tháng 3-2013, cả hai bên dường như muốn gây ấn tượng về một giọng điệu xây dựng tại cuộc gặp cấp cao. Thế nhưng, trong các mối quan ngại lớn nhất của Mỹ, ông Obama nói Washington muốn “một trật tự kinh tế quốc tế, nơi các quốc gia hành xử theo những nguyên tắc như nhau, nơi thương mại được xúc tiến tự do, công bằng và là nơi Mỹ - Trung Quốc cùng hành động để giải quyết những vấn đề như an ninh mạng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”.

Ông Obama đã không né tránh vấn đề gián điệp mạng trong ngày đầu của những cuộc họp kín. Ông Tập Cận Bình đồng ý về sự cần thiết giải quyết vấn đề này theo “cách thực tế” nhưng nhanh nhạy kéo lệch hướng đổ lỗi (của Mỹ) khi cho rằng Trung Quốc cũng là nạn nhân của các cuộc tấn công mạng.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington trải qua sóng gió trong vài tháng qua do những căng kéo về tranh chấp thương mại, do vấn đề Triều Tiên, nhân quyền và những toan tính quân sự của mỗi nước trên biển. Ông Obama nói hai nước phải tạo sự cân bằng giữa đua tranh và hợp tác để vượt qua những thách thức đang chia rẽ họ, trong khi ông Tập muốn thúc đẩy hợp tác và hướng sự chú ý về uy thế của Trung Quốc.

Những phản đối của ông Obama về gián điệp mạng Trung Quốc có thể bị giảm sức nặng bởi những thông tin rằng chính phủ Mỹ đang âm thầm nghe lén điện thoại của hàng chục triệu người như một phần của nỗ lực chống khủng bố. Tuy nhiên, ông Obama phát biểu tại cuộc gặp thượng đỉnh rằng những tiết lộ về hoạt động giám sát của chính phủ Mỹ không làm hỏng nỗ lực cải thiện sự hợp tác với Trung Quốc về vấn đề an ninh mạng.

Ngày họp đầu tiên đã không mang lại đột phá quan trọng nào, thậm chí không có những thông báo cụ thể. Thế nhưng, ông Obama hoan nghênh ông Tập Cận Bình đã xua đi cái nóng và hai nhà lãnh đạo tươi cười, tạo thế cho một bức ảnh họ bắt tay nhau.

Sẵn sàng từ bỏ sự phô trương truyền thống và những cuộc thảo luận dựa theo kịch bản trong chuyến thăm Nhà Trắng, ông Tập Cận Bình dường như phát đi tín hiệu về một cách tiếp cận mới. Các quan chức Mỹ tin rằng ông Obama và ông Tập Cận Bình sẽ phát triển một mối quan hệ cá nhân - điều không hề thấy giữa các tổng thống Mỹ và nhà cựu lãnh đạo nổi tiếng lạnh nhạt Hồ Cẩm Đào - và quan hệ đó có thể giúp làm dịu căng thẳng quan hệ

Trung - Mỹ.

TƯỜNG MINH

======================

Bít ngay mừ! Như zdậy Lão Gàn đoán đúng được cái ngày đầu! Ngày thứ hai cũng thế thôi. Hai bên quảng cáo cho mình là chính!

Share this post


Link to post
Share on other sites