Posted 9 Tháng 4, 2013 VẤN ĐỀ HIỆN NAY ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM ĐẶC BIỆT VỀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG CỤ THỂ LÀ BIỂN HOA ĐÔNG VÀ BIỂN ĐÔNG. NAY LẬP TOPIC NÀY ĐỂ TRÍCH DẪN CÁC BÀI BÁO CÁC LUẬN ĐIỂM CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ - VÀ CŨNG LÀ ĐỂ CÁC THÀNH VIÊN BÌNH LUẬN THEO Ý KIẾN CÁ NHÂN CỦA MÌNH VỀ MỘT CHÂU Á- VÀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO. MONG ĐƯỢC ỦNG HỘ CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Đòn ‘tập kích chiến thuật’ của Trung Quốc vào Mỹ (ĐVO) - Trung Quốc đã lợi dụng đúng thời cơ ngấm ngầm tập kích Mỹ. Tuy nhiên, coi chừng, phải cẩn thận, bởi nếu không, sẽ giống như “dùng bật lửa để soi bình xăng”. UAV Trung Quốc ’khuấy động’ khu vực Thái Bình Dương Ấn Độ tập kết quân ở biên giới với Trung Quốc Trung Quốc có công nghệ mới cho tàu ngầm hạt nhân? Lâu nay, trong vấn đề căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, dư luận và giới quan sát luôn nhận định Mỹ đã trục lợi để trở lại châu Á-TBD mà không làm Trung Quốc phản ứng. Rõ ràng là thế, bởi người ta chỉ thấy trong khi Triều Tiên sẵn sàng chiến tranh “bằng miệng” thì Mỹ đáp lại bằng hành động có thật với quy mô vượt trội bao gồm việc triển khai vũ khí trang bị và xây dựng củng cố các mối liên minh quân sự Mỹ-Hàn-Nhật … Nhưng chẳng lẽ những bộ óc thông thái ở Bắc Kinh lại không biết? Giới lãnh đạo Bắc Kinh thừa biết, có điều, điều khiển Bình Nhưỡng làm theo ý mình không dễ dàng, Bình Nhưỡng không “ngây dại” như vậy. Vấn đề là do Trung Quốc và Triều Tiên đang còn phụ thuộc nhau, cần đến nhau để đeo đuổi mục đích riêng của mình. Với Triều Tiên, đã đến lúc Bình Nhưỡng táo bạo chuyển hướng đi mới, đó là cải cách kinh tế, hội nhập quốc tế, độc lập, không phụ thuộc vào Trung Quốc. Để làm được điều đó Bình Nhưỡng coi Mỹ vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện, cho nên đàm phán trực tiếp với Mỹ là mục đích cuối cùng cho mọi hành động của Triều Tiên trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un. Với Trung Quốc, rất không muốn Triều Tiên hung hăng gây nên cuộc khủng hoảng hạt nhân trước ngay cửa ngõ Bắc Kinh, bởi trong trường hợp leo thang xung đột tại Triều Tiên xảy ra, thì như Tổng thống Nga Vladimir Putin nói, Chernobyl chỉ là "câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em", rất bực tức với sự bướng bỉnh, khó bảo của Triều Tiên nhưng không thể từ bỏ Triều Tiên bằng cách cắt viện trợ…đồng nghĩa với mất quyền kiểm soát Triều Tiên. Trung Quốc quá hiểu nếu từ bỏ Triều Tiên ngay bây giờ để gây sức ép là mắc mưu Mỹ và phương Tây, là chẳng khác nào trao Triều Tiên cho Mỹ và phương Tây đang sẵn sàng đưa tay ra chờ đợi sẵn. Chẳng có gì là mâu thuẫn khi chính Mỹ khiêu khích Triều Tiên, “chọc giận” Triều Tiên đồng thời lại kêu gọi Trung Quốc phải gây áp lực ngăn cản Triều Tiên không được leo thang. Bởi khi đã cùng đường, Bình Nhưỡng lập tức mở cửa, hội nhập và sẽ có lợi hơn nhiều so với cái được từ Trung Quốc. Nhưng điều đặc biệt nguy hiểm là kho hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ trở thành “đồ chơi không lịch sự” tý nào với kẻ mà Bình Nhưỡng cho là phản bội. Đó chính là vấn đề cốt tử mà Trung Quốc cần quan tâm. Khi đó (khi Trung Quốc mất sự kiểm soát Triều Tiên), việc thống nhất Triều Tiên chỉ là vấn đề thời gian và sẽ là thảm họa cho Trung Quốc nếu theo kịch bản này. Tàu chở dầu 2 triệu thùng của Trung Quốc đến Iran – Đòn tập kích chiến thuật của Trung Quốc vào Mỹ. Chính lẽ đó mà Trung Quốc buộc phải sống chung với Triều Tiên như “sống chung với lũ”. Sử dụng con bài Triều Tiên như thế nào để tiền của đổ vào đó không uổng thì phụ thuộc vào sự khôn khéo của Bắc Kinh. Và, sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không phải chỉ có Mỹ trục lợi mà Trung Quốc cũng không chịu tay trắng. Trong chiến tranh hiện đại, hủy diệt lớn, không có chỗ cho chủ quan, coi thường đối phương. Trong khi Mỹ chưa chắc chắn Triều Tiên có khả năng đến đâu thì việc chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, không được “mất tập trung” là điều nước Mỹ không thể không làm. Do đó, đừng vội cho rằng căng thẳng càng leo thang với động thái hung hăng của Triều Tiên chỉ là “võ mồm” đối với Mỹ, chỉ nhằm mục đích cho ngoại giao...cẩn thận vẫn hơn đối với Mỹ. Và, đây là điều kiện để Trung Quốc trục lợi. Trung Quốc đã chớp thời cơ mở một “đòn tập kích chiến thuật” vào Mỹ . Trung Quốc ra đòn không phải là đòn quân sự mà là năng lượng, không phải chiến trường bán đảo Triều Tiên mà tại Iran. Đến đây cũng cần nói rõ một chút về cấm vận dầu mỏ của Mỹ với Iran. Ngày 23/3/2012, Mỹ và EU đã đề xuất cấm toàn diện giao dịch thương mại dầu mỏ với Iran, cấm vận với Ngân hàng trung ương Iran và cấm vận toàn diện dầu mỏ Iran từ ngày 01/7/2012. Theo đó, tất cả các quốc gia phải ngừng nhập khẩu dầu mỏ của Iran và quan hệ tài chính với Iran. Nếu bất kỳ một tổ chức tài chính nước ngoài nào có quan hệ tài chính, đặc biệt là giao dịch về dầu mỏ với Iran thì đều phải rút khỏi thị trường Mỹ, hoặc Mỹ sẽ áp dụng biện pháp hạn chế hết sức nghiêm ngặt đối với những tài khoản liên nào quan đến ngân hàng trung ương Iran. Trung Quốc buộc phải lựa chọn và đã phải “thực thi” khi ngân hàng Côn Lôn của Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt. Năm 2012, Trung Quốc phải giảm lượng dầu nhập từ Iran và các hợp đồng làm ăn với Iran cũng bị đổ bể. Vậy nhưng, cùng với sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, năm 2013 Trung Quốc nhập khẩu dầu của Iran tăng và đặc biệt ngày 21/3 tàu chở dầu 2 triệu lít, lớn nhất của Trung Quốc đã cập cảng Iran, bất chấp lệnh cấm của EU và Mỹ. Đó là đòn tập kích chiến thuật vào Mỹ. Đằng sau đòn tập kích chiến thuật này là gì? Trước hết phải khẳng định là động thái này của Trung Quốc không phải là sự thách thức một cuộc chiến tranh kinh tế với Mỹ, bởi lẽ tuy Trung Quốc và Mỹ rất cần nhau để phát triền kinh tế nhưng thực tế là Mỹ, EU và Nhật Bản không có Trung Quốc vẫn tồn tại nhưng ngược lại Trung Quốc không có Mỹ EU và Nhật Bản thì sụp đổ. Mỹ sẵn sàng hy sinh quyền lợi kinh tế để bóp chết Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không thể. Do vậy đằng sau đòn tập kích chiến thuật này, Trung Quốc muốn đạt được 2 mục đích. Thứ nhất là nắn gân Mỹ, xem trong lúc dính vào căng thẳng Triều Tiên thì Mỹ sẽ phản ứng như thế nào, qua đó đánh giá được khả năng sức mạnh, sự can thiệp của Mỹ trong giai đoạn mà ngân sách quân sự bị cắt giảm. Thứ hai là gửi đến cho Mỹ một nhắc nhở rằng, đừng gây khó cho Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên, nếu không, Iran cũng sẽ là vấn đề khó cho Mỹ. Như vậy có thể nói, thời gian qua, Trung Quốc và kể cả Nga đã dùng vấn đề sản xuất VKHN của Iran và Triều Tiên để mặc cả với Mỹ và đã có những sự nhường nhịn nhau nhất định. Nhưng trong tình hình hiện nay đã xuất hiện Nhật Bản và Hàn Quốc, nếu Trung Quốc cứ dùng con bài này thì lỗi thời và cực kỳ nguy hiểm cho Trung Quốc. Trung Quốc sẽ xử lý thế nào nếu như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chế tạo VKHN khi mà đối với họ, không giống như Triều Tiên và Iran, chẳng có gì là khó khăn về công nghệ? Và VKHN của họ mỗi khi sản xuất ra còn tiên tiến, hiện đại hơn cả Trung Quốc? Tại sao Trung Quốc biết dùng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Iran để mặc cả với Mỹ trong khi Mỹ lại không biết “làm ngơ” để Nhật Bản, Hàn Quốc có được VKHN để chọi trực tiếp với Trung Quốc? Có lẽ tình thế chưa đến lúc và chưa đến mức Mỹ phải sử dụng bài này, nhưng điều kiện cần và đủ của vấn đề này cũng giống như một bồn xăng lớn, Trung Quốc đừng dại dùng bật lửa soi. Lê Ngọc Thống 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 4, 2013 Lão say xin đưa ra nhận xét của mình trước vậy: -Thứ nhất: các nước nhỏ xung quanh Trung Quốc chỉ là con tốt trên bàn cờ chính trị. Những con tốt này chỉ có giá trị khi nhập trung cung đối phương còn khi đã ra biên thì sẵn sàng bị thí. Và chính những con tốt này có tác quấy rối đối thủ làm cho đối thủ phải lui về phòng thủ. (Đàm phán và thỏa thuận) Chính xác là Triều tiên đã đưa vị thế của Trung Quốc lên rất nhiều khi trên bàn đàm phán luôn có Trung Quốc. như vậy từ trước năm 1953 TQ đã là thế lực nắm bàn cờ điều hành. Nhưng ngày nay là thế kỷ 21 khi mà người dân Triều Tiên đang là những người cực khổ nhất thế giới, họ đã hiểu họ được gì? sau bấy nhiêu năm theo đại ca xoong thủng này? Kim là người hiểu điều này hơn ai hết. Chế độ của Kim có tồn tại hay không? không phải bởi Đại ca xoong thủng mà bởi chính nhân dân Triều tiên. Cùng là một đất nước mà nửa Miền nam gấp mấy trăm lần nửa Miền Bắc và đến nay Kim cháu mới phát hiện ra điều này. Vì vậy tập trận là thật, chiến tranh là giả. Cái mà Kim cần là kinh tế, nhưng tiếc rằng anh Xoong thủng lại không cho Triều tiên đủ ăn được, bởi chính trong nhà anh Xoong thủng cũng đang rách. - Thứ 2: Kim thừa biết, nếu chiến tranh thì cả dân tộc Triều Tiên rơi vào họa diệt vong nhưng nếu chỉ là kích động chiến tranh, thì thằng bên cạnh lo hơn nhiều. Dân tộc Triều Tiên có gì để mất, như vậy ít nhất có 2 thằng lo là đại ca Xoong thủng và thằng em tạm gọi là :"Kim Chi" lo hơn.Còn với Đại gia Huê Kỳ cùng lắm là mất mấy cái vẩy. Lần này Kim cháu đã đi một nước cờ có tính toán rõ rệt. Kim cháu và dân tộc Triều tiên đâu có mất gì chỉ có Huê Kỳ được lợi tự nhiên có cớ để dồn quân về khu vực Đông Bắc Á, rồi tiến tới cả đông Nam Á và triển khai vũ khí "chống tiếp cận" mà không gặp sự phản ứng nào? Còn Kim và dân tộc TT tới đây sẽ ngồi vào vòng đàm phán và có thể được ra nhiều điều kiện hơn. Giúp cho dân tộc Triều tiên bớt khổ. Nhưng anh Xoong thủng sẽ đúng ngồi không yên vì toàn bộ các Pháo, Mã, Tốt đối phương đã triển khai đội hình ở thế sẵn sàng chiến đấu. Thế mà anh vẫn còn cố gắng kéo xuống cực Nam sát Malaixia và Bruney để anh cố tình cắm con pháo ở góc . Anh Xoong thủng không lo lui về phòng thủ thì e rằng nước xa khó cứu lửa gần. Và anh nên nhớ anh có đôi Sỹ là VN và Triều Tiên mất đôi sỹ này anh mất váy tồng ngồng luôn. Anh cu kim cháu này nếu tỉnh táo thì cũng chỉ nên đến mức giới hạn thì có lợi, nếu anh quá giới hạn là anh đang bị thí đấy ! 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 4, 2013 Xin trích dẫn lại bức tranh do họa sỹ người Gia Nã Đại mà cụ Sư Thiến đã đặt tên là "Canh bạc cuối cùng" với 2 con mạt chượt dấu đằng sau người Hảo Su Cù có làm nên trò trống gì không . Xem hồi sau sẽ rõ 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 4, 2013 Lão Túy phân tích thì cũng được đấy. Luận điểm của ông Lê Ngọc Thống thì lão gàn này cũng nói lâu rồi. Nhưng cái zdấn đề nó không phải chỉ lệ thuộc vào nguyên soái Kim Jong Il vĩ đại, người quyết định thế giới. Mà nó lệ còn thuộc vào chính Hoa Kỳ và đồng minh có ô kê cách làm của nguyên soái Kim Jong Ul vĩ đại hay không. Hay chính Hoa Kỳ và Đồng minh đang muốn "tương kế, tựu kế" hùa theo để gây căng thẳng đến đỉnh và lấy đó làm cớ dàn trận trong "canh bạc cuối cùng" này - Chẳng phải ngẫu nhiên mà bao nhiêu chiện căng thẳng của thế giới, khiến các quán trà 5 xu Hanoi bàn tán rốm rả, nhưng ngài Obama thì vẫn cứ nhậu tì tì và lo tiếp hoa hậu thế giới.Hiện tượng này chứng tỏ họ đã có chủ đích và diễn biến không nằm ngoài tầm dự tính của họ.Đấy cũng là nguyên nhân để ngài Tập Cận Bình khả kính phát biểu không lấy làm hài lòng nếu khuấy động ở cửa ngõ Trung Quốc. Nhưng ngài Tập lại không chỉ đích danh thằng nào, con nào mà láo thế. Thiên hạ đồn rằng đó là ngài Tập muốn ám chỉ Bắc Triều Tiên. Nhưng thực chất ý kiến của ngài Tập chỉ nói phong long vậy, khiến cho ai "có tật thì giật mình".Tuy nhiên, tất cả chỉ mang ý nghĩa chiến thuật. Cái tập hợp lớn bao trùm lên tất cả chính là "canh bạc cuối cùng" xác định ngôi vị bá chủ thế giới, trong cuộc hội nhập toàn cầu tất yếu sẽ xảy ra. Bởi vậy, những vấn đề này chỉ là những phần tử được phân loại trong tâp hợp đó.Nhưng nếu xét nội hàm tập hợp "canh bạc cuối cùng" này thì có những yếu tố diễn biến để đạt tới đích có thể xảy ra, mà không cần phải chiến tranh. Tuy nhiên, những yếu tố dẫn hướng đã trật đường sau ngày 23. Tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch. Vẫn còn có thể cứu vãn được, nhưng thời gian ngày càng teo lại.Thực ra với mấy chuyện này, chúng ta chỉ "gõ phèng phèng" mà thôi. Chúng ta chẳng có "quyền lợi và nghĩa vụ liên quan". Điều lão gàn Sư Thiến tui than thở là không qua mặt được nhà tiên tri Vanga:"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxiry bị tiêu diệt".Tôi vẫn còn hy vọng trong thời gian đến 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch.Lạy Thánh Ala cao cả và nhà tiên tri Mohamet là sứ giả của người! Hôm nay đã là mùng 1. 3. Quý Tỵ. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 4, 2013 Lão Túy ạ! Còn vấn đề biển Đông nữa. Cái này lão gàn cũng phát biểu ý kiến lâu rùi, mà rằng thì là: "'Canh bac cuối cùng' chẳng bao giờ xảy ra ở biển Đông cả"; lại còn phát ngôn bừa bãi rằng: "Mọi sự kiện ở bể Đông đều liên thông với Đông bắc Á". Chẳng may lão gàn phát biểu cứ từ "đúng trở lên". Lão Túy cũng thấy rằng: Hầu hết những vũ khí hại điện nhất của Huê Kỳ đều tụ tập ở Đông Bắc Á, còn ở bể Đông chỉ có dăm cái tàu tuần tiễu bể. Bởi vậy, ở bể Đông cũng chỉ gõ phèng phèng cho vui thôi. Nhưng cái thế ở đây, không gõ phèng phèng cũng không được. Ôi dà! Sau ngày 10. 3 Quý Tỵ Việt lịch thì Sư Thiến cũng nói ngọng luôn. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 Tướng Trung Quốc: Triều Tiên càng "làm trò", Mỹ càng không nhượng bộ Thứ tư 10/04/2013 07:00 (GDVN) - Trương Triệu Trung cho rằng cả Mỹ và Triều Tiên đều rất rõ nước cờ của đối phương, vấn đề hiện tại đặt ra là, Bình Nhưỡng càng "làm trò" thì Mỹ càng không thể nhượng bộ. Trương Triệu Trung Thời báo Hoàn Cầu ngày 9/4 đăng tải phân tích của học giả quân sự Trương Triệu Trung, một gương mặt quen thuộc trên các diễn đàn quân sự, tranh chấp lãnh thổ online của Trung Quốc xung quanh vấn đề căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Suốt từ ngày 2/4 trở lại đây, dường như ngày nào Triều Tiên cũng đưa ra những tuyên bố căng thẳng về một cuộc chiến tranh dường như có thể nổ ra bất cứ lúc nào trên bán đảo Triều Tiên. Ông Trung cho rằng, dẫn đến cục diện căng thẳng hiện tại phần lớn là do Bình Nhưỡng liên tục kêu gào đòi tiến hành chiến tranh. Tuy nhiên viên tướng Trung Quốc cho hay, nguyên nhân sâu xa của việc Bắc Triều Tiên "bức xúc" đòi tiến hành chiến tranh lại là các động thái quân sự của bộ ba Mỹ - Hàn - Nhật khiến Bình Nhưỡng cảm thấy bất an. Trương Triệu Trung cho rằng chỉ cần Mỹ thúc đẩy các hành động giảm căng thẳng là bán đảo Triều Tiên có hy vọng hạ nhiệt. Ông Trung cho rằng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cứ bóp nghẹt "không gian sinh tồn" của Bắc Triều Tiên, cộng thêm nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc khiến Bình Nhưỡng thực sự cảm thấy hoang mang. "Họ (Bắc Triều Tiên) muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng Mỹ cứ một mực gạt đi", Trương Triệu Trung cho hay. Theo viên tướng này, chỉ cần Mỹ tỏ ra mềm dẻo một chút và nhượng bộ Kim Jong-un một nấc thang là vấn dề được giải quyết dễ dàng. Ai thắt nút thì người đó gỡ, theo ông Trung thì chính Mỹ là người "thắt nút" bán đảo Triều Tiên, chỉ cần Mỹ lùi một bước là "trời cao biển rộng". Trương Triệu Trung cho rằng cả Mỹ và Triều Tiên đều rất rõ nước cờ của đối phương, vấn đề hiện tại đặt ra là, Bình Nhưỡng càng "làm trò" thì Mỹ càng không thể nhượng bộ Bắc Triều Tiên. "Vừa đòi phát triển vũ khí hạt nhân, vừa muốn thử nghiệm tên lửa đạn đạo, vừa kêu gòa tiến hành chiến tranh, lại cảnh báo sứ quán nước ngoài sơ tán nhân viên ngoại giao mà đàm phán với Mỹ, Triều Tiên cần chủ động tỏ thiện chí thì Mỹ mới có thể nhượng bộ. Tuy nhiên, viên tướng nhấn mạnh thêm, Mỹ cũng phải nhượng bộ chứ không thể chỉ ép Bình Nhưỡng nhún nhường. Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu) Đúng là Mỹ và Triều rất hiểu nhau trong ván cờ này nhưng vấn đề là đối thủ của Mỹ đâu phải là Triều tiên phải không các bác nhẩy??? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 Hải quân Mỹ sắp sử dụng vũ khí laser Thứ Tư, 10/04/2013 - 06:25 (Dân trí) – Hải quân Mỹ xác nhận từ năm tới các loại vũ khí bắn tia laser sẽ được đưa vào sử dụng. Đây được khẳng định là loại vũ khí an toàn hơn và có chi phí thấp hơn vũ khí truyền thống với mỗi lần bắn chỉ tốn chưa tới 1 USD. Hải quân Mỹ đang rất kỳ vọng vào loại vũ khí laser Thông tin vừa được hãng tin AFP đăng tải dẫn thông báo của hải quân Mỹ. Theo đó hệ thống vũ khí laser sẽ được triển khai ngay trong năm tới, sớm 2 năm so với dự định. Hệ thống đầu tiên sẽ được gắn trên tàu USS Ponce, một tàu vẫn tải lưỡng dụng được thiết kế lại để trở thành một căn cứ nổi trên biển. Đô đốc Matthew Klunder, người đứng đầu viện nghiên cứu hải quân Mỹ khẳng định chi phí của một lần bắn “năng lượng được định hướng” sẽ chưa tới 1 USD. “Hãy so sánh nó với mức hàng trăm nghìn USD của mỗi lần bắn tên lửa và mọi người có thể thấy được ưu điểm của hệ thống này”, ông Klunder nói. Văn phòng nghiên cứu hải quân (ONR) và Bộ chỉ huy các hệ thống trên biển của hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công việc bắn các tia laser năng lượng cao vào các mục tiêu di động gồm một chiếc tàu và một máy bay không người lái điều khiến từ xa. “Tương lai chính là đây”, sỹ quan Peter Morrision của ONR khẳng định. “Laser trạng thái rắn là một bước tiến lớn trong việc cách mạng hóa chiến tranh hiện đại với năng lượng được định hướng, cũng giống như khi người ta tìm ra thuốc súng ở kỷ nguyên của gươm và dao”. Laser hoạt động nhờ điện. Do đó vũ khí “có thể được bắn chừng nào vẫn còn điện” và an toàn hơn rất nhiều so với việc đem theo chất nổ trên các chiến hạm, ông Morrision tin tưởng. Dù vậy, hiện không phải không có những hoài nghi. Tờ New York Times cho rằng Lầu năm góc “có một lịch sử dài tuyên bố thái quá” về các loại vũ khí được thử nghiệm. Các quan chức hải quân Mỹ thì thừa nhận rằng phiên bản mẫu hiện tại chưa đủ mạnh để bắn hạ các chiến đấu cơ hay tên lửa mặc dù đây là các mục tiêu dài hạn. Xem video: Thanh Tùng Theo AFP ============== Thực ra từ những năm cuối những năm 1960, lúc chiến tranh lạnh căng thẳng, người Mỹ đã có một cuộc thử vũ khí loại này. Theo báo hồi ấy miêu tả thì "một cái tên lửa đang bay tìm mục tiêu, bông nhiên cái vỏ sắt của nó bốc cháy và nổ tung". Ấy là nó bị chiếu tia lase. Nhưng sau đó, nó bị lật tẩy là một kịch bản "bịa". Tuy nhiên việc ứng dụng tia lase vào quân sự thì ngay đầu những năm 70 đã có bom dẫn đường bằng lase, có thể nói gần như tuyệt đối chính xác. Từ đó đến nay ngót nửa thế kỷ. Khả năng dùng lase làm vũ khí có thể trở thành hiện thực. Nhưng thực sự tôi vẫn hoài nghi khả năng dẫn truyền năng lượng của loại tia này để có thể bắn hỏng một cái máy bay, hoặc tên lửa. Nếu tia lase này chỉ đóng vai trò dẫn đường cho tên lửa, hoặc đạn pháo tiêu diệt mục tiêu thì khả thi hơn. Mặc dù còn hoài nghi về vũ khí lase này, nhưng tôi lại không hề hoài nghi về các loại vũ khí siêu hiện đại khác. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 On 4/10/2013 at 09:28, 'Thiên Sứ' said: Thực ra từ những năm cuối những năm 1960, lúc chiến tranh lạnh căng thẳng, người Mỹ đã có một cuộc thử vũ khí loại này. Theo báo hồi ấy miêu tả thì "một cái tên lửa đang bay tìm mục tiêu, bông nhiên cái vỏ sắt của nó bốc cháy và nổ tung". Ấy là nó bị chiếu tia lase. Nhưng sau đó, nó bị lật tẩy là một kịch bản "bịa". Tuy nhiên việc ứng dụng tia lase vào quân sự thì ngay đầu những năm 70 đã có bom dẫn đường bằng lase, có thể nói gần như tuyệt đối chính xác. Từ đó đến nay ngót nửa thế kỷ. Khả năng dùng lase làm vũ khí có thể trở thành hiện thực. Nhưng thực sự tôi vẫn hoài nghi khả năng dẫn truyền năng lượng của loại tia này để có thể bắn hỏng một cái máy bay, hoặc tên lửa. Nếu tia lase này chỉ đóng vai trò dẫn đường cho tên lửa, hoặc đạn pháo tiêu diệt mục tiêu thì khả thi hơn. Mặc dù còn hoài nghi về vũ khí lase này, nhưng tôi lại không hề hoài nghi về các loại vũ khí siêu hiện đại khác. Về Lý thuyết thì lazer có thể làm được hơn thế nữa cụ ạ. Nhưng triển khai trên thực địa là chuyện khó khăn hơn nhiều. Tuy rẳng khí loại này chưa được công bố rộng rãi nhưng LS tin rằng có rất nhiều quốc gia đã và đang nghiên cứu loại vũ khí thế hệ mới này. Lão say còn cho rằng hiện nay thế giới đang nghiên cứu 1 loại vũ khí làm tê liệt tất cả các vũ khí khác đại loại như 1 cỗ máy có thể phát ra một loại sóng xung kích gây nhiễu toàn bộ các hệ thống. Và các chiến binh khi bị loại sóng này cũng tự ù tai, hoặc vỡ mạch mà tử trận. Sẽ thế nào khi chỉ cần cỗ máy này được phóng lên không trung mà vô hiệu hóa toàn bộ các tên lửa hành trình các thiết bị bay, và thiết bị thông tin. Các đường truyền dữ liệu bị chặn đứng chiến tranh mà dân không biết chính phủ ở đâu? chính Phủ cũng ko biết dân ở đâu? Chưa biết khi nào thì loại vũ khí này ra đời??? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 [/size] Về Lý thuyết thì lazer có thể làm được hơn thế nữa cụ ạ. Nhưng triển khai trên thực địa là chuyện khó khăn hơn nhiều. Tuy rẳng khí loại này chưa được công bố rộng rãi nhưng LS tin rằng có rất nhiều quốc gia đã và đang nghiên cứu loại vũ khí thế hệ mới này. Lão say còn cho rằng hiện nay thế giới đang nghiên cứu 1 loại vũ khí làm tê liệt tất cả các vũ khí khác đại loại như 1 cỗ máy có thể phát ra một loại sóng xung kích gây nhiễu toàn bộ các hệ thống. Và các chiến binh khi bị loại sóng này cũng tự ù tai, hoặc vỡ mạch mà tử trận. Sẽ thế nào khi chỉ cần cỗ máy này được phóng lên không trung mà vô hiệu hóa toàn bộ các tên lửa hành trình các thiết bị bay, và thiết bị thông tin. Các đường truyền dữ liệu bị chặn đứng chiến tranh mà dân không biết chính phủ ở đâu? chính Phủ cũng ko biết dân ở đâu? Chưa biết khi nào thì loại vũ khí này ra đời??? Kính cụ Túy! lại thiết bị này đã có rồi mà, nó cũng nằm trong dự báo của cụ Sứ lâu rùi còn giề?? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 [/size] ... Và các chiến binh khi bị loại sóng này ... vỡ mạch mà tử trận. Đây là bom neutron, vũ khí hạt nhân đời thứ III. (Trong Vật lý, Sóng cũng là hạt...) Đặc điểm: hầu như chỉ các chiến binh bị tiêu diêt. Vũ khí, khí tài, thành phố, tài sản của đối phương còn lại hầu như nguyên vẹn...http://vnexpress.net...06/04/3b9e8878/ Bí mật những thăm trầm loại bom N của Mỹ 10/4/2006, 10:00 GMT+7 Quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nagasaki ngày 9/8/1945. Mỹ cho rằng bom N sẽ tránh được cảnh tàn phá tương tự (Archive). Ngày 7/4/1978, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ra quyết định hoãn sản xuất bom N, loại vũ khí dùng tia neutron được thiết kế chuyên chỉ để giết người và giảm tối thiểu sức tàn phá cơ sở vật chất so với các đầu đạn hạt nhân thông thường. Bom N (neutron), còn được gọi lã Vũ khí gia tăng phóng xạ ERW, thực chất là một loại vũ khí sử dụng nhiệt hạch để tạo ra một vụ nổ nhỏ, nhưng giải phóng khối lượng lớn tia phóng xạ gây thương vong. Chính quyền Tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter rất quan tâm đến loại vũ khí mới nói trên. Họ muốn trang bị loại đầu đạn chứa tia neutron như trong bom N cho các tên lửa Lance và đạn pháo đang được triển khai tại châu Âu. Các tư lệnh quân đội Mỹ tin rằng, đó sẽ là loại vũ khí lý tưởng để chống lại sự phát triển của quân đội Liên Xô tại châu Âu. Nhưng nhiều chính trị gia thuộc phe tả và tự do ở châu Âu và Mỹ lại coi việc sử dụng bom N sẽ càng làm cho một cuộc chiến tranh hạt nhân thêm khả năng xảy ra. Do lo ngại vì nguy cơ trên, một loạt cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối bom N diễn ra trên khắp châu Âu. Một số nước như Na Uy, Bỉ và Hà Lan tuyên bố từ chối cho triển khai loại bom này trên lãnh thổ của họ. Những diễn biến mới cũng gây ra các rắc rối ngoại giao kéo dài suốt một tuần đối với Mỹ. Tình hình bất lợi đã buộc Tổng thống Mỹ Jimmy Carter phải ra quyết định trì hoãn việc sản xuất bom N vào đầu tháng 4/1978. Sự ra đời của bom N Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (Studentweb). Người khởi xướng phát triển bom N là nhà khoa học Mỹ Sam Cohen, bắt đầu từ năm 1958. Ý tưởng của ông là tách bỏ các vỏ bọc uranium trong bom khinh khí (còn gọi là bom H hay bom hydro), để các tia neutron phát tán xa hơn và xuyên qua những lớp thép bảo vệ dày hay những công trình xây dựng kiên cố. Nhưng vào đầu thập kỷ 60, Tổng thống Mỹ Kennedy giữ quan điểm chống lại việc nghiên cứu sản xuất các loại vũ khí có sử dụng tia neutron. Bởi ông lo ngại việc này có thể phá vỡ quyết định tạm ngưng thử hạt nhân đang có hiệu lực vào thời điểm đó. Sau đó, bom N lại tiếp tục bị "thất sủng" sau quyết định hoãn sản xuất của Tổng thống Jimmy Carter năm 1978. Tuy nhiên, người kế nhiệm ông là Ronald Reagan quyết định thay đổi chính sách. Vị tổng thống thứ 40 của nước Mỹ này ra lệnh cho tái sản xuất các đầu đạn có chứa neutron vào năm 1981. Nhưng cuối cùng chỉ có một số lượng nhỏ vũ khí chứa tia neutron được xuất xưởng. Hơn nữa, chúng cũng không bao giờ được triển khai cạnh các đơn vị hạt nhân của Mỹ tại châu Âu, do tranh cãi gay gắt xung quanh kế hoạch này. Trong khi đó, quốc gia từng thử nghiệm và sản xuất các đầu đạn chứa tia neutron vào đầu những năm 1980 là Pháp quyết định từ bỏ loại vũ khí này vào năm 1986, do áp lực của cộng đồng quốc tế và từ trong nước. Tuy vậy, bom N không phải vì thế đã hoàn toàn hết thời và không được quan tâm nữa. Năm 1999, Trung Quốc công bố rằng, họ đã nắm trong tay công nghệ để chế tạo một quả bom huỷ diệt loại này. Đình Chính (theo BBC) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 http://baicadicungna...chan-bom-notron Bài ca đi cùng năm tháng :Hãy ngăn chặn bom nơtron Sáng tác: Phú Quang Trình bày: Phương Nhung 240 lượt nghe | 50 lượt tải (Tải về) | Đăng ngày: 06-05-2012 http://123.25.71.107...II-la-gi-12332/ Vũ khí hạt nhân đời thứ III là gì ? Thứ năm - 23/02/2012 15:16 Ảnh mang tính chất minh họa Sau khi các loại vũ khí hạt nhân ra đời như bom nguyên tử, bom khinh khí vào năm 1977, Mỹ đã chế tạo thành công bom nơtron và được gọi là vũ khí hạt nhân đời thứ III. Bom nơtron là một loại vũ khí mới với các nhân tố sát thương chủ yếu là nơtron cao năng sinh ra khi hạt nhân nổ. Uy lực của nó tương đương với sức phá hoại của 1000-3000 tấn TNT. Nếu thẻ một quả bom nơtron trong chiến tranh có thể làm cho hàng trăm chiếc xe tăng lập tức mất khả năng chiến đấu, hơn 200 chiếc xe tăng bị hỏng. Nguyên nhân sát thương của bom nơtron là do sau khi nơtron do có sinh ra và ăn vào cơ thể người, nó sẽ phá hoại tổ chức và hệ thống thần kinh của cơ thể người. Khi cơ thể người trúng phải nơtron ở một lượng thuốc (liều lượng) nhất định, con người sẽ mất khả năng chiến đấu hoặc tử vong trong thời gian ngắn. Nguồn tin: Bách khoa tri thức thiếu nhi Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 CHUYỆN LÀNG ĐÔNG A. Hồi 1: sơ bộ lịch sử Làng Đông A thuộc tỉnh Vũ là nơi sinh sống của các dòng họ có truyền thống khá lâu đời. Làng nằm chủ yếu ven cái đầm được gọi là Đầm Thái Bình đầm rộng cỡ chừng vài chục héc ta các dòng họ tộc thường bám vào ven đầm sinh sống dựng đất làm nhà. Đầm rộng nước sâu cá tôm và các loài thủy sản nhiều vô kể ngoài ra dưới lòng đầm còn có vô số các khoáng sản quý hiếm. Rìa ngoài đầm mọc lên một số cồn bãi các cồn bãi tuy nhỏ nhưng đây lại là nơi tránh gió hoặc nghỉ ngơi của các ngư đinh trong làng. Hàng ngày đưa thuyền ra đánh cá bắt tôm, thứ nữa là các cồn bãi này còn là nơi đánh dấu khẳng định quyền làm chủ của các tộc họ ven đầm. Các tộc họ ven đầm mạn bắc làng có họ Hoa Hạ - Thường gọi là Hoa Quốc Trung là dòng họ khá lớn cát cứ cả vùng rộng lớn phía bắc. Chếch về phía đông có 3 dòng họ nhỏ hơn cát cứ vùng doi đất ăn sát ra đầm Thái Bình là anh em nhà Triệu Hàn bên ngoài chút nữa là cồn bãi do dòng họ Oa -là do dùng chữ Gia Mã Tố Sau này gọi là họ Phù Tang là cây dâu rỗng. Lui về mạn đông nam có các dòng tộc nhỏ hơn đặc biệt là dòng tộc Lạc thường được gọi là Lạc Hồng chủ nhân mảnh đất kéo dài này là Lạc Hồng Việt và các dòng tộc khác nhỏ hơn như tộc Mã , tộc Anh Đô, tộc Tân Gia tộc Bu các tộc này nguyên là 1nhà nhưng sau vì chia rẽ mà thành ra các tộc nhỏ. Về phía tây nam có dòng họ , Thái ,Cam, Lào ,Miến các dòng họ này cũng nhỏ mà nhân khẩu ít lại sống im lìm trong khuôn viên nên cũng không lấy gì làm sung túc lắm. Duy chỉ có Phía Nam làng có một dòng họ thuộc hàng danh giá đó là Bá Ấn và một số dòng họ khác nhưng họ không nằm ở rìa đầm Thái Bình nên cũng chẳng mấy ai quan tâm nhiều lắm. Làng Đông A tà nơi tập trung của các dòng họ những dòng họ này ít nhiều có liên quan đến nhau từ thời thái thượng cổ do việc giống người trong làng đều da vàng mũi tẹt, duy có cái nhà Bác Ấn thì do gần làng khác nên không mấy giống còn lại thì na ná nhau cả .Câu chuyện hôm nay xoay quanh cái việc hàng xóm láng giềng, láng tỏi với nhau và cách hành xử của các gia tộc với nhau. Sự việc bắt đầu từ nhà Hoa Quốc Trung. (Trước khi vào chuyện tôi muốn dẫn việc lịch sử một chút). Dòng họ Hoa nhà Trung và dòng họ Lạc giáp nhau giáp luôn nhà anh Nga (cái nhà Bác Nga này lại nằm nửa ở làng này nửa ở làng kia) Chuyện xảy ra cách đây đã mấy ngàn năm lận, chẳng là nhà tay Trung có họ với nhà Mông ở phía bắc . Khí hậu khắc nghiệt quanh năm băng tuyết, công cuộc cày cấy khó khăn nên nhà Trung luôn có ý đồ chiếm về phía nam để canh tác. Nghe các cụ nhà Việt nói lại là hồi đó cách đây đã chừng 5000 năm gì đó tộc họ Lạc Hồng đã phát triển lắm. Nhưng bản chất dòng họ lạc Hồng nhà Việt vốn dòng văn gia nên không thích gây sự chiến tranh , thời buổi khó khăn khi đó Họ Hoa trung con cháu đông và cục súc đã kéo nhau xuống chiếm mảnh vườn phía nam nhà Việt các cụ nhà Việt đành nhường lại và lui về ở ẩn. Thói đời là thế chiếm được 1 lần nhà Trung lại muốn chiếm nhiều lần nữa cậy con cháu đông nhà Trung đã bao lần sang nhà Việt gây sự có đến cả bao nhiêu năm nhà Việt bị nhà Trung tác oai tác quái. Nhiều lần các cụ nhà Việt đã vùng lên đuổi đánh nhà Trung chạy dài dài nhưng nhà Trung chứng nào tật ấy hễ nhà Việt cứ hở ra là nhà Trung lại cho con cháu sang bê bờ rào cắm lấn sang đất nhà Việt. Nhưng nhà Việt cũng chỉ đuổi con cháu nhà Trung về đén bên kia hàng rào là thôi, nhà Việt cũng chẳng cố đòi cái mảnh vườn trước kia nhà Trung đã lấn chiếm. Sống với nhau một thời gian dài rồi năm đó loạn lạc nổi lên các dòng tộc tự nhiên đánh nhau chí chóe . Bọn làng bên (làng Âu ) thi nhau nhảy sang làng khác tự nhiên chiếm đất làm nhà rồi vơ vét của cải. Bấy giờ nhà ngay cả làng Đông A cũng nổi lên nhà Nhật (Phù tang) nhà này con cháu không đông lắm nhưng máu chiến cũng vác đao kiếm đi cướp bóc các nhà lân cận bấy giờ nhà Trung tuy to xác nhưng bị nhà Nhật đến cướp mà ko làm gì được. Cũng trong hoàn cảnh đó nhà Việt cũng không khá hơn. Nhà Việt bị một con mẹ sề thường gọi là Me Đầm sang cướp phá cùng khi đó phía cuối làng cũng bị bọn dòng họ Tây( tục gọi là tây bán nhà) và Bồ (Tục gọi là Bồ Đào Nhà) đến cướp đất và đoạt quyền . năm 1917 Khi đó Nhà bác Nga sau khi nổi dậy đánh đổ nhà lão Đức Bạc, liền lập hiệp hội khi đó nhà Việt và Nhà Trung đều theo cả về nhà bác Nga để học cách đánh bọn trộm cướp. Nhà Trung sau đó phân hóa nên thằng em bướng bỉnh quyết định ly tông dời tổ nhảy ra cồn vành bên ngoài lập nên dòng họ Đài dưới sự giúp đỡ và bảo kê của anh Kỳ. Kỳ là loại trẻ sung sức và khá táo bạo mặc dù Kỳ ở bên kia bờ đầm sang làng Mỹ nhưng Kỳ bản chất thích anh hùng và tự do nên Kỳ thường hay can thiệp vào các nhà khác Kỳ sau khi luyện thành thục các thế quyền anh, quyền chị thường hay nhảy vào các cuộc tranh hùng. Có thể nói Kỳ bấy giờ như một thằng đâm thuê chém mướn. Cái đặc biệt là nhà Kỳ và Nhà Nga cả 2 đều có cái bễ lò rèn vào loại tối tân nhất nên cả 2 thường rèn đao rèn kiếm, kích, cung, thương và bán lại cho các bên làm vũ khí đánh nhau.Nhưng toan tính và cách hành xử của 2 nhà này cũng trái ngược nhau. (còn tiếp) 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 Truyện bắt đầu hay rồi Cụ Túy ơi. Cụ bốt tiếp mấy chương cho anh em đỡ hóng đi cụ :wub: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 On 4/10/2013 at 08:45, 'Túy Lão' said: Đúng là Mỹ và Triều rất hiểu nhau trong ván cờ này nhưng vấn đề là đối thủ của Mỹ đâu phải là Triều tiên phải không các bác nhẩy??? Cần gì phải đến bây giờ người ta mới hiểu nhau đâu. Thời chiến tranh lạnh vào hồi gay cấn - cuối những thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ trước, một lãnh tụ cao cấp của KGB, đã phát biểu trên báo rằng: "Thời đại hiện nay không có gì có thể dấu nhau được". Tôi hiểu là nó giống như ván cờ mà mỗi nước đi của đối phương, đối thủ đều biết trước. Ngay từ thời đó, hình ảnh những điệp viên mang mặt nạ, mặc áo bó sát người như Ninja, đeo găng tay, mang máy vi phim, đột nhập vào nhà đối tượng, chụp ảnh tài liệu mật....cũng xưa rồi. Bởi vậy, cuối cùng hai lãnh tụ hàng đầu của hai siêu cướng Xô Mỹ mới gặp nhau trong cuộc họp bí mật nhất trong lịch sử nhân loại và lật bài ngửa mới nhau. Sau cuộc hộp này là một cuộc chiến lịch sử: Chiến tranh vùng Vinh lần thứ I. Iraq thua - Toàn bộ khối Xô Việt sụp đổ. Với cái nhìn của lão gàn này - theo Lý học Đông phương - thì đấy chính là kết quả của cuộc thỏa thuận trong cuộc họp bí mật ở Địa Trung hải. Chính Sadam Hussen cũng không ý thức được mình cũng chỉ là một con bài, trong trò chơi chính trị này. Lão Say để ý nhá: Trong cuộc chiến Vùng Vịnh I, chỉ có Hoa Kỳ và các đồng minh cũ trong thế chiến thứ II tham gia. Các đồng minh mới - dù trong khối Nato cũng không góp mặt, kể cả Nhật Bản. Hồi ấy còn chả dấu nhau được cái gì, huống chi bây giờ. Bởi vậy, thôi đi. Lật mựa nó bài ngửa nói chuyện phải quấy với nhau cho nó lành. Còn Triều Tiên làm sao là đối thủ của Hoa Kỳ được. Trong "canh bạc cuối cùng" không có anh bạn này. Có thể anh ta bị loại ra trước cả cô em nhỏ xíu Đài Loan. Họa sĩ mô tả canh bạc đã đến hồi gay cấn. Các quý bà tham gia canh bạc, toàn "Ở trần, đóng khố" cả. Hì. Thích ở trần, được ở trần. Muốn đong khố, sẽ được phần đong khố. . 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 Lại còn thế này nữa: =================== Có thật Triều Tiên dám gây ra chiến tranh? Tác giả: Viết Đỉnh (tổng hợp) Bài đã được xuất bản.: 05/04/2013 02:00 GMT+7 Ngày càng cho thấy đây chỉ là cuộc khẩu chiến mà thôi, một cách làm được Kim Jong Un thường sử dụng. Có thể Kim Jong Un muốn tạo không khí chiến tranh, siết chặt hàng ngũ binh sĩ và củng cố vai trò kiểm soát dân chúng của mình. Không khí chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng hơn với những tuyên bố đe dọa của Bình Nhưỡng sẽ tấn công Mỹ và Hàn Quốc mấy ngày trước và hôm 30-3 lại tuyên bố "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc. Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên KCNA khẳng định như một tuyên cáo rằng: "Các mối quan hệ liên Triều được đặt trong tình trạng chiến tranh và tất cả các vấn đề giữa hai miền Triều Tiên sẽ được xử lý theo nguyên tắc tương ứng của chiến tranh". Thái độ của Bình Nhưỡng không có gì mới so với các diễn biến gần đây nhưng cũng khiến cho Washington và Seoul không thể xem thường về mối đe dọa chiến tranh hai miền Nam - Bắc Triều. Không biết các nhà chiến lược có tin rằng Triều Tiên dám khai hỏa chiến không, nhưng phần lớn dư luận quốc tế xem đây chỉ là những lời khiêu chiến có tính cường điệu. Một dẫn chứng cho tình hình này là ngay thời điểm Triều Tiên tuyên bố chiến tranh, hàng trăm nhân viên Hàn Quốc vẫn qua biên giới làm việc trong khu công nghiệp liên doanh nằm bên phần đất miền Bắc mà không có vấn đề gì. Phản ứng của Hàn Quốc như thế nào? Hãng tin Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok phát biểu hôm 8-3 rằng: "Nếu Triều Tiên tấn công Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân, chế độ của Kim Jong Un sẽ biến mất khỏi trái đất theo nguyện vọng của nhân loại". Kim Jong Un trong chuyến thị sát tới đơn vị pháo binh tầm xa ở đảo Baengnyeong, biên giới phía tây của Hàn Quốc Ngày càng cho thấy đây chỉ là cuộc khẩu chiến mà thôi, một cách làm được Kim Jong Un thường sử dụng. Có thể Kim Jong Un muốn tạo không khí chiến tranh, siết chặt hàng ngũ binh sĩ và củng cố vai trò kiểm soát dân chúng của mình. Hiểu được vậy nhưng Seoul cũng phải đặt mình trong tư thế sẵn sàng đáp trả. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã tuyên bố quân đội miền Nam sẵn sàng đáp trả mọi khiêu khích, đồng thời theo dõi sát sao mọi biến động của quân đội miền Bắc. Hiện tại Seoul cho biết không có nghi ngờ nào được phát hiện. Hoa Kỳ, đồng minh của Hàn Quốc, đã ra thông cáo cho biết không thể xem thường những đe dọa của Bắc Triều Tiên đồng thời khẳng định lại "mối quan hệ chặt chẽ với đồng minh Hàn Quốc". Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle thì kêu gọi Triều Tiên sớm chấm dứt điều mà ông gọi là "trò đùa với lửa". Cho dù những hình ảnh được công bố và lời nói đến từ Bình Nhưỡng là vu vơ, nhưng vẫn làm cho các cường quốc phải quan tâm. Trong một thông cáo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Philippe Lalliot nêu rõ: "Pháp vô cùng quan ngại trước tình hình trên bán đảo Triều Tiên và khẩn thiết yêu cầu nước này không được có thêm động thái khiêu khích nào, tuân thủ nghĩa vụ của quốc tế, nhất là trong khuôn khổ các nghị quyết xác đáng của Liên Hiệp Quốc đồng thời nhanh chóng nối lại con đường đối thoại". Nga cũng bày tỏ quan ngại đặc biệt đối với tình hình tại bán đảo Triều Tiên.Trong một thông cáo ngoại giao hôm cuối tuần qua, Moscow kêu gọi hai miền Triều Tiên và Hoa Kỳ hãy chứng tỏ thái độ "trách nhiệm và kiềm chế tối đa". Ông Grigori Logvinov, một quan chức ngoại giao Nga đặc trách hồ sơ Triều Tiên, cho biết Nga không thể thờ ơ khi căng thẳng đang leo thang từng ngày ở cửa ngõ biên giới phía đông của mình. Các binh sĩ Triều Tiên trong một cuộc tập trận Những hành động của Triều Tiên giống như đổ thêm dầu vào lửa, đến nỗi Hàn Quốc và Mỹ vừa tuyên bố ký một thỏa thuận để cùng có kế hoạch đối phó nếu Bình Nhưỡng biến những lời đe dọa thành sự thực. Việc ký kết thỏa thuận nói trên diễn ra khi Mỹ và Hàn Quốc đã và đang có những cuộc tập trận chung, trong đó có cả sự tham gia của các máy bay ném bom B-52 và B-2. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, George Little, cho hay các chuyến bay của pháo đài bay B-52 là nhằm đảm bảo lực lượng hỗn hợp Mỹ - Hàn được huấn luyện chiến đấu đầy đủ nhằm đối phó với hành động gây hấn. Các chiến lược gia quân sự của Hàn Quốc rõ ràng đang chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra, và dường như người dân nước này cũng đang sẵn sàng cho một cuộc xung đột có thể đến bất cứ lúc nào. Tuy rằng một cuộc tấn công của Triều Tiên theo kiểu những năm 50 của thế kỷ trước rõ ràng là không thể xảy ra, nhưng người dân Hàn Quốc vẫn cảnh giác về những nguy cơ bùng nổ mồi lửa xung đột giữa hai miền Nam - Bắc. Tháng trước, một vị tướng cấp cao của Hàn Quốc trình bày trước Quốc hội các kế hoạch về những cuộc tấn công phòng ngừa nếu tình báo phát hiện những sự chuẩn bị tấn công hạt nhân từ Triều Tiên. Ông nói rằng: "Một khi chúng ta phát hiện pháo hoặc tên lửa tầm xa đang được Triều Tiên chuẩn bị, sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tấn công". Hàn Quốc lo xa cũng dễ hiểu bởi với sơ đồ chiến lược bố trí quân sự như hiện nay, một máy bay Triều Tiên chỉ cần ba phút để tới Seoul và một quả đạn pháo của Bình Nhưỡng chỉ cần một phút để bay sang phía bên kia biên giới. Dòng xe trở về Hàn Quốc sau một ngày làm việc ở khu công nghiệp Kaesong trên phần đất Triều Tiên hôm 30-3 Thêm một lý do nữa, quân đội của Triều Tiên gồm 1,2 triệu binh sĩ, nhiều gấp đôi con số 640.000 binh sĩ của quân đội Hàn Quốc và 28.000 lính Mỹ đóng trên bán đảo Triều Tiên. Về tổng thể, quân đội Triều Tiên được cho là già cỗi, thiếu thốn nhiên liệu, các thiết bị lạc hậu, nhưng họ sở hữu hai mối đe dọa khôn lường là lực lượng đặc nhiệm và pháo binh. Trong một báo cáo hồi tháng 3-2012, Tướng James Thurman, chỉ huy lực lượng đặc biệt của Mỹ và Liên Hiệp Quốc ở Hàn Quốc, đã cảnh báo rằng Triều Tiên đang tiếp tục cải thiện khả năng của lực lượng đặc nhiệm lớn nhất thế giới, với các binh sĩ được huấn luyện đặc biệt trong những nhiệm vụ nguy hiểm và khác thường. Theo tướng Thurman, Bình Nhưỡng có 60.000 binh sĩ trong đơn vị đặc nhiệm và hơn 13.000 khẩu pháo, phần lớn được bố trí dọc theo khu phi quân sự DMZ và hướng về Seoul, thủ đô đông đúc của Hàn Quốc và chỉ cách biên giới hai miền 48km. Các lính đặc nhiệm là mũi nhọn của quân đội Triều Tiên, xâm nhập bằng đường không, đường biển và có lẽ là cả bằng vỏ bọc dân sự, để tấn công vào các công trình hạ tầng của Hàn Quốc và các căn cứ Mỹ. Sự hỗn loạn có thể càng tăng cao bởi các cuộc gây nhiễu điện tử và tấn công mạng. Ngoài ra, với số lượng quân chính quy và hỏa lực mạnh, quân đội Triều Tiên có thể tập trung các đơn vị với quân số lớn, củng cố phòng thủ ở DMZ, chọc thủng nấc thang hàng rào bảo vệ thứ hai của Hàn Quốc và tiến vào khu vực Seoul cũng như các vùng quanh đó, nơi có khoảng 24 triệu dân sinh sống. Cho dù các lời đe dọa qua lại giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên ngày càng đằng đằng sát khí, giới quan sát nhận định một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa hai nước khó xảy ra vào lúc này. Theo Viết Đỉnh/ DNSG cuối tuần Quote Các sự kiện đáng chú ý về an ninh, quân sự của Triều Tiên Tháng 3-2012 Triều Tiên đưa một tên lửa tầm xa lên bệ phóng và cho biết sẽ phóng tên lửa vào giữa tháng 4 để kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố chủ tịch Kim Nhật Thành, người khai sinh ra đất nước. Tháng 4-2012 Bất chấp lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ Barack Obama và nhiều nước khác, Bình Nhưỡng vẫn thực hiện kế hoạch.Tuy nhiên tên lửa tầm xa này nhanh chóng vỡ làm nhiều mảnh và rơi xuống biển . Tháng 8-2012 Kim Jong Un tới thăm đơn vị quân sự được cho là đứng đằng sau vụ tấn công vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc và yêu cầu các binh sĩ sẵn sàng cho "cuộc chiến đấu thiêng liêng" chống lại Hàn Quốc. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra đe dọa này ngay trước cuộc tập trận thường niên của Hàn Quốc và Mỹ trên bán đảo Triều Tiên mà Kim Jong Un gọi là hành động "diễn tập chiến tranh xâm lược". Tháng 1-2012 Triều Tiên tuyên bố đã phát triển được tên lửa có tầm bắn tới lục địa Mỹ. Tháng 12-2012 Kim Jong Un công bố kế hoạch sẽ phóng một tên lửa tầm xa khác để phóng vệ tinh lên vũ trụ. Hai ngày sau khi chính phủ Triều Tiên tuyên bố phải dỡ tên lửa khỏi bệ phóng vì lý do kỹ thuật thì tên lửa được bắn đi từ bờ biển phía tây Triều Tiên. Nước này tuyên bố phóng thành công tên lửa. Tháng 1-2013 Hai ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ban hành lệnh trừng phạt đối với vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng, Triều Tiên tuyên bố sẽ tiếp tục thử hạt nhân và phóng tên lửa, gọi đây là giai đoạn mới trong cuộc đối đầu với Mỹ. Tháng 2-2013 Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân dưới lòng đất hôm 12-2.Vụ thử được tiến hành nhằm "bảo vệ an ninh và chủ quyền của đất nước trong khi phải đối mặt với những hành động thù địch tàn ác của Mỹ". Theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA, lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc do Mỹ khởi xướng và nhấn mạnh "Vụ thử hạt nhân là biện pháp đầu tiên, thể hiện sự chịu đựng lớn nhất của chúng tôi... Nếu Mỹ tiếp tục thái độ thù địch và làm phức tạp tình hình, thì sẽ không thể tránh được việc tiến hành biện pháp thứ hai hoặc thứ ba mạnh mẽ hơn". Tháng 3-2013 Tức giận với những biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sau vụ thử hạt nhân, Triều Tiên lần đầu đe dọa sẽ tiến hành cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ và Hàn Quốc. Mặc dù chính quyền Hoa Kỳ không tin rằng Triều Tiên có khả năng để tấn công Mỹ vào thời điểm này nhưng cũng đã đáp trả những lời đe dọa bằng việc công bố kế hoạch triển khai thêm tên lửa đánh chặn trên mặt đất tại bờ Tây nước Mỹ. Triều Tiên đe dọa sẽ tấn công vào các căn cứ quân sự của Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời đặt quân đội ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tiếp đó, Mỹ tiếp tục cử oanh tạc cơ tàng hình B-2 đến Hàn Quốc, một diễn biến được quân đội Mỹ mô tả là "nhiệm vụ phòng ngừa". Ngay lập tức nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ra lệnh chuẩn bị để các tên lửa chiến lược nhằm vào lục địa và các căn cứ quân sự của Mỹở Thái Bình Dương để đáp trả. ========================== Trong "canh bạc cuối cùng này" - coi như là một tập hợp giành ngôi bá chú - có các siêu cường chính gồm: Hoa Kỳ và đồng minh, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ (Họa sĩ vẽ thiếu chi tiết này). Phân loại tiếp các thành phần trong tạp hợp thì có hai phe chính: Một bên là Trung Quốc đứng một mình với hy vọng lôi kéo Nga về phe mình (Cũng như Hoa Kỳ lôi Trung quốc về phe trong cuộc đối đầu với Liên Xô trước đây. Trung quốc lợi dụng nổi lên và tham vọng bá chủ). Còn lại do Hoa Kỳ đứng đầu. Trước đây, ngài Đặng Tiểu Bình có dặn lại những người kế nhiệm là "Ần mình chờ thời" - Thật là một mưu lược sâu thẳm. Nhưng tiếc thay! Những người kế nhiệm ông ta với sự vượt lên về kinh tế, đã chủ quan cứ tưởng thời của họ đã đến và ra mặt chia đôi thiên hạ với Hoa Kỳ. Đây là một sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Người Trung Quốc sẽ thất bại bởi những nguyên nhân sau đây: 1/ Nếu dùng sức mạnh để giành ngôi bá chủ thì quân đội của họ sẽ không thể chống lại Hoa Kỳ. Cuộc chiến càng khốc liệt thì ý nghĩa của sự tự sát càng lớn. Tôi nói thì không đủ tin. Nhưng một vị tướng Nga cũng đã nói về điều này. 2/ Dùng sức mạnh kinh tế và quyền lực mềm thì Hoa Kỳ từ lâu đã có cả một hệ thống liên hệ về kinh tế và quan hệ chính trị, quân sự trện khắp thế giới với các nước Đồng Minh. Cùng với mối quan hệ này Hoa Kỳ hiện diện, gần như khắp thể giới, thể hiện quyền lực của họ. Còn Trung Quốc thì gần như số không, Chưa nói đến Hoa Kỳ là một đất nước hợp chủng, có một mục đích - mà tôi gọi đùa bảng hiệu - kế thừa từ những cuộc cách mạng từ thế kỳ XVIII, đó là: Tự do - Bình Đẳng - Bác ái và Nhân quyền, được minh chứng bằng một đất nước phát triển và có một tổ chức xã hội tốt nhất thế giới về nhiều phương diên. Trung Quốc chẳng có gì cả, ngoài một nền tảng Lý học khập khiễng với nội dung "mê tín dị đoan" và "chưa được khoa học công nhận", bởi không có "cơ sở khoa học" - nhân danh Khổng Tử với những Viện Khổng Tử mọc lên ở khắp nơi. Còn vấn đề Cao Ly, tôi nghĩ đấy là cái cớ tuyệt hảo để Hoa Kỳ triển khai quân đội hoàn toàn chính danh trong việc đối phó với Trung Quốc trong "canh bạc cuối cùng" . Cao Ly thống nhất hay chiến tranh; hoặc giữ nguyên trạng thái căng thẳng thì Hoa Kỳ vẫn đạt được mục đích của mình. Và tôi coi đó là yếu tố rất cốt lõi, trong giai đoạn hiện nay. Chưa đến hạn chót về thời gian, tôi không muốn phân tích kỹ hơn, nhưng đã rất khách quan khuyên người Trung Quốc trao trả Trường Sa và Hoàng sa, đồng thời long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Họ không nghe thì thôi. Tôi không có "nghĩa vụ và quyền lợi liên quan". Gõ phèng phèng vậy thôi. 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 Kính cụ Túy! lại thiết bị này đã có rồi mà, nó cũng nằm trong dự báo của cụ Sứ lâu rùi còn giề?? Thiết bị này chưa có đâu PH ạ! trước đây chỉ có Nga khi đánh Gruzia có dùng đến chiến tranh mạng mà thôi, Nga đã đánh sập mạng thông tin liên lạc của GR nhưng đó mới chỉ là mạng TTLL còn các loại tên lửa máy bay UAV và các khí tài khác thì chúng được lập trình riêng và mạng kiểm soát riêng. Ý của Lão say là một thiết bị mà phá được toàn bộ các hệ thống sóng ở các cung bậc tần số. Giả dụ như tên lửa khi được bắn lên không trung sẽ không biết phải bay đi đến đâu và không nhận biết nổi mục tiêu. Như vậy tên lửa có thể nổ ngay tại chỗ. Hoặc các loại máy bay tiêm kích cường kích, hay UAV ngay từ dưới mặt đất đã không kiểm soát nổi nói gì đến bay trên không? Trước đây từng có 1 kịch bản khi xảy ra chiến tranh các đối thủ dùng tên lửa tầm xa bắn hạ vệ tinh của đối phương mục đích để vệ tinh không truyền tải được số liệu nhưng Hiện nay thì kịch bản này cả thế giới đều đã biết nên khi sản xuất vũ khí các nước đều ko để vũ khí của mình phải phụ thuộc vào vệ tinh nữa. Vì vậy cơ bản là dùng một loại Vũ khí siêu đẳng gọi là :"bất chiến tự nhiên thành" vấn đề là loại vũ khí này phải rất thông minh khi phân biệt được ta và địch chứ nếu ko thì Địch như ta ta như địch thì chết cả lũ à?? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 Trong "canh bạc cuối cùng này" - coi như là một tập hợp giành ngôi bá chú - có các siêu cường chính gồm: Hoa Kỳ và đồng minh, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ (Họa sĩ vẽ thiếu chi tiết này). Phân loại tiếp các thành phần trong tạp hợp thì có hai phe chính: Một bên là Trung Quốc đứng một mình với hy vọng lôi kéo Nga về phe mình (Cũng như Hoa Kỳ lôi Trung quốc về phe trong cuộc đối đầu với Liên Xô trước đây. Trung quốc lợi dụng nổi lên và tham vọng bá chủ). Còn lại do Hoa Kỳ đứng đầu. Trước đây, ngài Đặng Tiểu Bình có dặn lại những người kế nhiệm là "Ần mình chờ thời" - Thật là một mưu lược sâu thẳm. Nhưng tiếc thay! Những người kế nhiệm ông ta với sự vượt lên về kinh tế, đã chủ quan cứ tưởng thời của họ đã đến và ra mặt chia đôi thiên hạ với Hoa Kỳ. Đây là một sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Người Trung Quốc sẽ thất bại bởi những nguyên nhân sau đây: 1/ Nếu dùng sức mạnh để giành ngôi bá chủ thì quân đội của họ sẽ không thể chống lại Hoa Kỳ. Cuộc chiến càng khốc liệt thì ý nghĩa của sự tự sát càng lớn. Tôi nói thì không đủ tin. Nhưng một vị tướng Nga cũng đã nói về điều này. 2/ Dùng sức mạnh kinh tế và quyền lực mềm thì Hoa Kỳ từ lâu đã có cả một hệ thống liên hệ về kinh tế và quan hệ chính trị, quân sự trện khắp thế giới với các nước Đồng Minh. Cùng với mối quan hệ này Hoa Kỳ hiện diện, gần như khắp thể giới, thể hiện quyền lực của họ. Còn Trung Quốc thì gần như số không, Chưa nói đến Hoa Kỳ là một đất nước hợp chủng, có một mục đích - mà tôi gọi đùa bảng hiệu - kế thừa từ những cuộc cách mạng từ thế kỳ XVIII, đó là: Tự do - Bình Đẳng - Bác ái và Nhân quyền, được minh chứng bằng một đất nước phát triển và có một tổ chức xã hội tốt nhất thế giới về nhiều phương diên. Trung Quốc chẳng có gì cả, ngoài một nền tảng Lý học khập khiễng với nội dung "mê tín dị đoan" và "chưa được khoa học công nhận", bởi không có "cơ sở khoa học" - nhân danh Khổng Tử với những Viện Khổng Tử mọc lên ở khắp nơi. Còn vấn đề Cao Ly, tôi nghĩ đấy là cái cớ tuyệt hảo để Hoa Kỳ triển khai quân đội hoàn toàn chính danh trong việc đối phó với Trung Quốc trong "canh bạc cuối cùng" . Cao Ly thống nhất hay chiến tranh; hoặc giữ nguyên trạng thái căng thẳng thì Hoa Kỳ vẫn đạt được mục đích của mình. Và tôi coi đó là yếu tố rất cốt lõi, trong giai đoạn hiện nay. Chưa đến hạn chót về thời gian, tôi không muốn phân tích kỹ hơn, nhưng đã rất khách quan khuyên người Trung Quốc trao trả Trường Sa và Hoàng sa, đồng thời long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Họ không nghe thì thôi. Tôi không có "nghĩa vụ và quyền lợi liên quan". Gõ phèng phèng vậy thôi. Nếu lấy hình tượng của Canh bạc cuối cùng mà quán xét thì Nga dường như không quan tâm mấy đến sự tranh dành - Bà đầm nga nằm ngửa và đầu gối một bên chân gác một bên phải không cụ nhẩy? và trên thực tế thì TT Nga Bú tim đã từ chối với ông Tập (bổ ngửa) về cái gọi là sự đồng thuận trong tranh chấp ở Senkaku. Bà Đầm xòe Mỹ thì ung dung vặn cổ hay búi tóc - Trên thực tế hiện nay Mỹ đã triển khai toàn bộ các vũ khí tuy chưa nhiều nhưng thuộc hàng tối tấn (500 quả tên lửa trong đó có gần 200 có thể bắn đến TQ trong vòng 3 phút). Chỉ có anh cu Nhật và anh Trung quan tâm đến ván bài này bởi thắng bại cho 2 anh lớn đã được phân chia. 2 anh Trung Nhật chẳng qua là muốn hơn thua nhau trong cái gọi là vị thế châu á . Riêng cu Đài thì không còn chỗ để ngồi chẳng qua là đứng phục vụ các đại gia gọi là chân điếu đóm. Kể ra như Ấn mà không có ở đây cũng được bởi đối với Ấn việc nhảy vào Thái Bình Dương thì mục đích của Ấn ko phải là để hơn thua trong canh bạc mà Ấn chỉ muốn có một con Pháo đứng ở vị trí đắc địa tạm gọi là huyệt như chơi cờ que (của trẻ trâu miền bắc) thì tạm gọi đó là vị trí hoa thị. Vì thế coi như Ấn không tham gia bàn ở đây cũng được phải không cụ? điều nữa là Ấn cũng đang phải lo chính cái ao trước cửa nhà Ấn đã có con rái cá đến nằm phục chưa kể đằng sau nhà Ấn ông bạn láng giềng vẫn lăm le. Chốt lại là canh bạc này dành cho những kẻ muốn kiểm soát Thái Bình Dương ( đó chính là tấm vải xanh mà các con bạc ngồi chơi) phải không cụ Nhể? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 Tóm lại. vấn đề là "Ai là bá chú thế giới trong cuộc hội nhập toàn cầu?". Trung Quốc hay Hoa Kỳ thì tôi đã gõ phèng phèng gọi là góp phần cho xôm tụ diễn đàn. Cuộc chiến nếu xảy ra sẽ không bao giờ lấy biển Đông là chiến trường chính - ngoại trừ một nước nào đó làm gà chọi quyết định thắng thua - chắc chắn không có Việt Nam rồi. Quan trọng là thời thế không còn như xưa để có một cuộc họp bí mật thứ II trong lịch sử nhân loại giữa hai ngài Obama và Tập Cận Bình để lựa gà, giống như trường hợp hai ngài Rigan và Goorbachop. Bây giờ là "bụp" thẳng thắn. Hôm nay, nước Nhật báo động tên lửa Triều Tiên. Sau đó cải chính là báo động nhầm.Quan chức phụ trách thành khẩn nhận khuyết điểm vì "báo động nhầm". Thực ra, tôi cho rằng đây là một "chiêu" xuất sắc, ý muốn nói: Nước Nhật và Đồng minh đã sẵn sáng đối phó. Lôi thôi là "bụp". Cũng hôm nay, đô đốc hải quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ xác định: Sẵn sàng hạ bất cứ tên lửa nào đe dọa Hoa Kỳ và Đồng minh. Tức là họ sẽ không gây chiến trước. Nhưng nếu chiến tranh xảy ra ở Triều Tiên thì sẽ lan rộng ra toàn bộ Đông bắc Á. Trong cuộc chiến này, ai phòng thủ hoàn hảo thì đó là kẻ chiến thắng. Một lần nữa, Thiên Sứ tui khuyên Trung Quốc nên "lựa cơm gắp xì dầu". Vấn đề sẽ không đơn giản chỉ là Biển Đông thuộc chủ quyền của ai - đó chỉ là những hiện tượng cục bộ với những quốc gia liên quan. Nói theo ngôn ngữ toán học thì nó chỉ là thành tố trong một tập hợp lớn hơn trong sự phân loại các sự kiện chính trị thế giới hiện nay. Mà là nó thể hiện tham vọng bá chủ và sẽ phải đối đầu với Hoa Kỳ. Cho dù Trung Quốc quảng cáo sự trỗi dậy của họ là trong hòa bình. Nhưng nó chưa được "khoa học công nhận". Hì! Lúc này thì "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" đều không thể tìm thấy chứng cứ cho sự "trỗi dậy hòa bình " của Trung Quốc. Còn bây giờ - trong điều kiện hiện nay - quan điểm chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến chỉ cần công đồng khoa học thực sự của cả thế giới xác định : "Không có Hạt của Chúa" trong thí nghiệm của cỗ máy LHC thì nghiễm nhiên sự dự báo nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử của lão gàn này là hoàn toàn chính xác. Còn sự dự báo đó, trên cơ sở hệ thống phương pháp luận với những luận cứ như thế nào, sẽ tùy thuộc vào đẳng cấp người quan tâm đến nó. Thiên Sứ tôi cũng chưa hẳn có thời gian để diễn đạt. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 TÀI LIỆU THAM KHẢO Mỹ chỉ đánh chặn nếu tên lửa Triều Tiên tấn công đồng minh 10/04/2013 09:25 (TNO) Một chỉ huy quân đội cấp cao Mỹ hôm 9.4 khẳng định ông chỉ ủng hộ việc bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu nó đe dọa đồng minh của Mỹ hoặc chính nước Mỹ. Mỹ khẳng định chỉ đánh chặn tên lửa Triều Tiên đe dọa đồng minh trong khu vực - Ảnh: Reuters Khi được Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ hỏi rằng có ủng hộ việc bắn hạ bất kỳ tên lửa nào do Bình Nhưỡng bắn ra hay không, Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đáp rằng: “Tôi sẽ không đề xuất làm như vậy”, AFP đưa tin cho hay. Tuy nhiên vị tướng bốn sao này khẳng định “chắc chắn sẽ đề xuất” đánh chặn tên lửa Triều Tiên “nếu đó là hành động để bảo vệ đồng minh” hay chính nước Mỹ. Đô đốc Locklear cũng cho biết ông tự tin rằng quân đội Mỹ sẽ có đủ khả năng để nhanh chóng phát hiện ra mục tiêu mà tên lửa Triều Tiên nhắm đến. “Sẽ không mất nhiều thời gian để chúng tôi xác định được hướng đi của tên lửa và khu vực mà nó bay đến”, ông Locklear phát biểu. Quân đội Mỹ được cho là đã thiết lập một hệ thống ra đa tối tân tại Nhật Bản nhằm phát hiện các vụ phóng tên lửa, đồng thời cũng đã triển khai các tàu chiến có trang bị vũ khí chống tên lửa tại khu vực. Ngoài ra, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có hệ thống đánh chặn tên lửa riêng. Hoàng Uy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2013 TƯ LIỆU THAM KHẢO Quân đội Mỹ muốn khởi động lại chương trình vũ khí đối phó tên lửa TQ Thứ tư 10/04/2013 07:58 (GDVN) - Báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ nhắc lại tầm quan trọng của các loại vũ khí cần phát triển để đối phó tên lửa chống hạm DF-21D TQ. Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D Trung Quốc Báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ nhắc lại tầm quan trọng của các loại vũ khí có thể đối phó với tên lửa DF-21D TQ để nhắc nhở. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, những năm gần đây, Lầu Năm Góc luôn coi tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc là mối đe dọa đối với biên đội tàu sân bay Mỹ, buộc Mỹ phải tìm cách để đối phó với loại vũ khí này. Ngày 5/4, tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cho biết, một bản báo cáo mới công bố của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) kiến nghị, thông qua phương thức phá vỡ “chuỗi sát thương” tiến hành đáp trả đối với tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc. Mặc dù bản báo cáo này liệt kê chi tiết các loại thủ đoạn đáp trả “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc, nhưng phần lớn thủ đoạn trong đó đều dựa vào chương trình vũ khí mà Mỹ đã từ bỏ hoặc có kế hoạch hủy bỏ, trong đó có nhiều loại tên lửa đánh chặn, tàu tuần dương tương lai. Rõ ràng, báo cáo này muốn tạo dư luận ủng hộ cho những chương trình này. Theo bài báo, trong báo cáo “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: Tác động ảnh hưởng đối với khả năng của Hải quân Mỹ” được tiết lộ vào hạ tuần tháng 3, Ronald Aulock, chuyên gia vấn đề hải quân của Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS) cho rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D (DF-21D) được coi là “sát thủ tàu sân bay”, được một số nhà phân tích quốc phòng dự đoán là “người thay đổi quy tắc chiến tranh”, nhưng nếu Mỹ có thể kết hợp sử dụng các thủ đoạn đáp trả chủ động và bị động, có thể đánh bại các cuộc tấn công của loại tên lửa này. Tên lửa DF-21D - "Sát thủ tàu sân bay" Trung Quốc Theo bài báo, mặc dù rất nhiều nhà phân tích cảnh báo, tàu sân bay Mỹ có nguy cơ bị tên lửa DF-21D tấn công, nhưng Ronald Aulock cho rằng, quân Mỹ có khả năng loại bỏ mối đe dọa tên lửa này của Trung Quốc. Trong báo cáo, Aulock đưa ra nhiều thời điểm tốt nhất để đối phó với tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc. Theo báo cáo, trong “chuỗi sát thương” của tên lửa Đông Phong-21D có vài thời điểm quan trọng, thông qua thực hiện các biện pháp đối kháng chủ động hoặc bị động vào các thời điểm đó là có thể xóa bỏ mối đe dọa tên lửa. Những thời điểm này bao gồm: Khi mục tiêu bị theo dõi và phát hiện, khi số liệu truyền tới giá phóng tên lửa chống hạm, khi phóng tên lửa đạn đạo chống hạm và khi đầu đạn tên lửa đạn đạo chống hạm bay vào bầu khí quyển phát hiện mục tiêu. Để đánh bại các cuộc tấn công của tên lửa DF-21D, báo cáo đề xuất rất nhiều kiến nghị. Trước hết, Hải quân Mỹ cần nỗ lực nhiều cho việc kiểm soát bức xạ điện từ hoặc sử dụng máy phóng mồi nhử. Những thủ đoạn này có thể làm cho hệ thống theo dõi tầm xa của Trung Quốc khó phát hiện ra biên đội tàu sân bay hơn, hoặc đánh lừa những hệ thống theo dõi này. Khi bị “mù” thì tên lửa chống hạm Trung Quốc đương nhiên mất khả năng đe dọa. Thứ hai, Hải quân Mỹ cần có trang bị đáp trả, tiến hành đánh chặn và tiêu diệt tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc trong các giai đoạn bay của nó, hoặc tiến hành gây nhiễu đánh lừa khi tên lửa bay đến khu vực mục tiêu, làm cho nó bị mất tích. Muốn có khả năng này, chủ yếu dựa vào tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke thực hiện nhiệm vụ hộ tống trong cụm chiến đấu tàu sân bay. Tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ Theo báo cáo, biện pháptiến hành tiêu diệt tên lửa đạn đạo chống hạm gồm có phát triển phiên bản cải tiến của hệ thống đánh chặn phòng thủ tên lửa SM-3 của tàu khu trục Aegis, như SM-3 BlockIIA theo kế hoạch. Các biện khác có thể áp dụng như tăng tốc phát triển và trang bị pháo quỹ đạo điện từ, đồng thời nghiên cứu chế tạo, trang bị vũ khí laser thể rắn và laser điện tử tự do năng lượng cao, nâng cao hiệu suất tiêu diệt tên lửa của đối phương. Ngoài sát thương cứng, báo cáo còn cho rằng, khi trang bị có thể gây nhiễu hệ thống tác chiến điện tử của radar dẫn đường đầu cuối của tên lửa đạn đạo chống hạm hoặc tàu chiến có thiết bị tạo “mây” cản sóng bảo vệ tàu sân bay, tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc khi tới gần mục tiêu có thể bị đánh lừa. Thứ ba, báo cáo kiến nghị Hải quân Mỹ phát triển “bia” mục tiêu trong bầu khí quyển mô phỏng tên lửa đạn đạo chống hạm để kiểm tra hiệu quả tác chiến thực tế của quân Mỹ. Theo báo cáo, loại “bia” mục tiêu trong bầu khí quyển này chủ yếu dùng để mô phỏng đầu đạn của tên lửa DF-21D khi tiếp tục bay vào bầu khí quyển. Mỹ cho rằng, đầu đạn này sẽ tiến hành tấn công theo phương thức rơi xuống hình xoắn ốc. Hơn nữa, hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3 chỉ có thể đánh chặn tên lửa đối phương ở ngoài bầu khí quyển, nếu phát triển tên lửa đánh chặn trong bầu khí quyển nhằm vào DF-21D, thì cần loại mục tiêu trong bầu khí quyển này là “bia”. Ý tưởng tàu tuần dương thế hệ tiếp theo của Mỹ Aulock còn kiến nghị, Quốc hội Mỹ cần đánh giá kỹ lô Flight III tàu khu trục lớp Arleigh Burke có kế hoạch mua vào năm 2016, xem nó có khả năng phòng không, phòng thủ tên lửa đầy đủ và hiệu quả hay không, có thể ứng phó với các cuộc tấn công tên lửa và đường không của Quân đội Trung Quốc trong tương lai hay không. Theo báo cáo, lô tàu khu trục này có khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa mạnh hơn phiên bản hiện nay, nhưng kém so với tàu tuần dương thế hệ sau CG (X) đã bị hủy bỏ. Có phân tích cho rằng, dựa vào quy hoạch của báo cáo, quân Mỹ muốn kiềm chế “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc thì phải dựa vào các loại trang bị tiên tiến. Nhưng, xem lại các chương trình nghiên cứu chế tạo vũ khí của Lầu Năm Góc thì có thể phát hiện, những trang bị này phần lớn đều nằm trong danh sách từ bỏ. Chẳng hạn, Lầu Năm Góc có ý định dừng kế hoạch nghiên cứu chế tạo tên lửa SM-3 BlockII và “bia” mục tiêu trong bầu khí quyển (tên lửa), còn tàu tuần dương CG (X) lại có “công nghệ quá vượt trước, yêu cầu công nghệ quá cao, chi tiêu quá cao”, đã sớm từ bỏ vào năm 2011. Khi Lầu Năm Góc buộc phải thắt chặt chi tiêu để chuẩn bị trải qua những ngày tháng khó khăn, báo cáo này rõ ràng lại muốn nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, tức là nếu không có những chương trình vũ khí này thì các biện pháp đối phó với tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc sẽ thất bại, an toàn của tàu sân bay Mỹ sẽ khó được bảo đảm. Trung Quốc phát triển khả năng đẩy các tàu sân bay Mỹ ra khỏi các vùng biển gần như biển Đông, biển Hoa Đông để dễ bề áp đặt các tham vọng của họ, như tham vọng "đường lưỡi bò" Đông Bình ==================== Trung Quốc phát triển khả năng đẩy các tàu sân bay Mỹ ra khỏi các vùng biển gần như biển Đông, biển Hoa Đông để dễ bề áp đặt các tham vọng của họ, như tham vọng "đường lưỡi bò" Nếu quả thật Trung Quốc có ý nghĩ này, hoặc ai đó có ý nghĩ này và gán cho Trung Quốc thì tôi phát biểu thế này:Quên nhanh đi! Tàu sân bay thực tế đã trở thành vũ khí cổ điển. Bởi nó ra đời cách đây cũng ngót cả ....100 năm rùi. Nó chỉ để răn đe các nước chậm phát triển, hoặc không có tham vọng tham chiến lớn mà thôi. Nếu chiến tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thì tàu sân bay, thâm chí cả máy bay ném bom B1, cũng chỉ la thứ vũ khí hạng hai giải quyết chiến trường, trước khi lục quân tấn công. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 4, 2013 Tóm lại. vấn đề là "Ai là bá chú thế giới trong cuộc hội nhập toàn cầu?". Trung Quốc hay Hoa Kỳ thì tôi đã gõ phèng phèng gọi là góp phần cho xôm tụ diễn đàn. TƯ LIỆU THAM KHẢOMỹ dồn dập tổ chức diễn tập quân sự, Trung Quốc ngày càng lo lắng Thứ năm 11/04/2013 07:30 (GDVN) - Mỹ tăng cường tổ chức diễn tập quân sự để kiềm chế bá quyền khu vực của Trung Quốc, tăng cường vai trò ảnh hưởng và vị thế siêu cường. Diễn tập quân sự liên hợp Vành đai Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo là cuộc diễn tập quân sự trên biển có quy mô lớn nhất của khu vực. Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 9/4 có bài viết cho rằng, cuối năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama cao giọng đề ra chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương”, từ đó Thái Bình Dương đã không còn “thái bình” nữa, Mỹ bắt đầu liên tiếp tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2012, các cuộc diễn tập của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương chỉ về danh hiệu cũng có tới 17 loại, hành động muốn phô trương vũ lực của Mỹ gây chú ý cho dư luận và có người lo ngại. Bài báo đặt câu hỏi: Tại sao Mỹ lại coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương như vậy? Tại sao Mỹ lại liên tiếp áp dụng hành động “diễn tập quân sự” như vậy? Theo bài báo, về địa-chiến lược, châu Á-Thái Bình Dương là một khâu không thể thiếu trong “phòng tuyến” Viễn Đông của Mỹ, ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nội dung cơ bản chính sách Trung Quốc của Mỹ. Khi mưu tính trọng tâm chiến lược toàn cầu, Mỹ rất coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là mục tiêu quan trọng tranh bá toàn cầu giữa Mỹ và Liên Xô, từng là trận địa tuyến trước của Chiến tranh Lạnh. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ điều chỉnh chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời từng bước gia tăng can dự và mức độ can thiệp quân sự đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ tăng cường diễn tập quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm kiềm chế Trung Quốc, xây dựng lại hình ảnh siêu cường Chiến lược đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương luôn là bộ phận quan trọng của chiến lược toàn cầu Mỹ, sự phát triển của nó cơ bản đã trải qua 3 giai đoạn – chiến lược “chuỗi đảo” từ giữa thập niên 1950-cuối thập niên 1960, chiến lược “không can dự” từ cuối thập niên 1960-đầu thập niên 1990, chiến lược “can thiệp quân sự” sau giữa thập niên 1990. Mỹ can thiệp sâu vào châu Á-Thái Bình Dương, phương pháp tiếp cận của giới hoạch định Mỹ chủ yếu gồm có: 1. Liên minh rộng rãicác nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương; 2. Triển khai lực lượng quân sự ở phía trước, thực hiện “tái cân bằng” chiến lược; 3. Chiếm vị thế lãnh đạo tại khu vực này, phát huy “vai trò tích cực”. Mỹ cho rằng, từ kết thúc Chiến tranh Lạnh đến năm 2015 là thời kỳ “cơ hội chiến lược”. Trong thời gian này, Mỹ không có đối thủ chiến lược mang tính toàn cầu như Liên Xô cũ, cũng không có nhiều khả năng xuất hiện liên minh và nước lớn khu vực có thể đánh bại Mỹ. Nhưng, người Mỹ cũng phán đoán cho rằng, sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc và Nga – hai nước lớn mang tính khu vực có diện tích lãnh thổ rộng lớn, đều có sự khác biệt rất lớn với Mỹ về quan niệm giá trị và lợi ích chiến lược, sẽ tạo ra thách thức nghiêm trọng cho Mỹ trước sau năm 2015, trong đó Trung Quốc “có khả năng hơn trở thành kẻ thách thức”. Lực lượng pháo binh hai nước Mỹ-Philippines tiến hành diễn tập quân sự liên hợp Dựa vào nhận thức nêu trên, Mỹ bắt đầu chú trọng gây sức ép lớn hơn đối với Trung Quốc trong các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương. Những năm gần đây, trọng tâm chiến lược đối ngoại Mỹ chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đặc biệt là sau khi lên nắm quyền, chính quyền Obama muốn dẫn dắt nước Mỹ trở thành “quốc gia Thái Bình Dương”, đưa ra chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương”, tích cực thúc đẩy dịch chuyển chiến lược sang hướng Đông, muốn “triển khai 60% lực lượng quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương” để thực hiện “tái cân bằng chiến lược”, làm cho dư luận quốc tế liên tục gia tăng mức độ quan tâm tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2012, khi trình bày chính sách quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Leon Panetta đề xuất: “Các quân chủng Mỹ đều tập trung vào quán triệt thực hiện phương châm/chỉ nam chiến lược quốc phòng của Tổng thống Obama, coi châu Á-Thái Bình Dương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu”. Trong khi đó, diễn tập quân sự liên hợp liên tiếp là một trong những bước đi hành động cụ thể về quân sự. Tổng quan diễn tập quân sự châu Á-Thái Bình Dương, bất kể là về địa điểm diễn tập, quy mô lực lượng quân sự, hay bố trí khoa mục huấn luyện và phạm vi quốc gia tham diễn, đều thay đổi và nâng cấp, đồng thời ngày càng thể hiện nhiều đặc điểm định hướng chiến thuật rõ ràng. Không quân Mỹ-Ấn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp Về binh lực diễn tập, binh lực tham gia diễn tập của quân Mỹ ít nhất là vài trăm quân, nhiều nhất lên tới hơn 11.000 quân, đủ thấy mức độ coi trọng của Mỹ. Về thời gian và địa điểm diễn tập, các khoa mục chiến đấu thực tế như tác chiến đổ bộ của cuộc diễn tập quân sự liên hợp Balikatan-2012 giữa Mỹ-Philippines được bố trí ở vùng biển phía tây đảo Palawan, Philippines, kề sát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Trung Quốc lại đòi chủ quyền phi pháp và tự gọi nó là quần đảo Nam Sa). Điều đặc biệt chú ý là cuộc diễn tập quân sự liên hợp “Lá chắn phương Đông” giữa Mỹ-Nhật vào tháng 11/2012 được tổ chức vào thời điểm tranh chấp đảo Senkaku gay gắt nhất. Nhìn vào khoa mục diễn tập, nội dung diễn tập quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương ngoài các khoa mục thông thường như tác chiến đổ bộ, ứng phó với cướp biển, buôn lậu và thiên tai, còn có một cuộc diễn tập đánh chiếm giàn khoan dầu khí được gọi là “chống khủng bố”, có thể nói là phù hợp với “nhu cầu thực tế” của tranh chấp chủ quyền biển Đông. Nhìn vào các nước tham gia diễn tập, cuộc diễn tập quân sự liên hợp Balikatan 2013 giữa Mỹ-Philippines đã bắt đầu vượt khỏi khuôn khổ hợp tác song phương hoặc ba bên đơn thuần, quân đội các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia sẽ tham gia diễn tập mô phỏng bàn tròn, đại diện các nước ĐNÁ cũng sẽ tham gia diễn tập chỉ huy mô phỏng. Biên đội tàu chiến Hải quân Mỹ-Hàn diễn tập ở biển Hoàng Hải Theo báo Trung Quốc, những năm gần đây, Mỹ thông qua tổ chức một loạt cuộc diễn tập quân sự liên hợp, cố gắng mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không ngừng tăng cường hoạt động can thiệp chính trị, quân sự ở khu vực này, đã gây ảnh hưởng to lớn tới an ninh và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã làm trầm trọng thêm mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các bên ở khu vực. Khu vực này bắt đầu hình thành cục diện phức tạp đan xen giữa cạnh tranh và hợp tác, đồng thời kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang mới, gây ra “chính trị lạnh, kinh tế nóng” trong khu vực. Cục diện này và tình hình mới ngày càng phức tạp của khu vực này gây nên sự quan tâm chặt chẽ và cảnh giác rất cao cho Trung Quốc. Ngoài ra, bài báo cho rằng, Mỹ lựa chọn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không chỉ muốn coi đó là “át chủ bài” kiềm chế bá quyền khu vực của Trung Quốc, mà còn có ý đồ sâu xa là tận dụng cơ hội phô diễn sức mạnh, tạo dựng lại hình tượng siêu cường. Các loại máy bay quân sự tiên tiến nhất của Mỹ như máy bay ném bom tàng hình B-2 (trong hình), máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 đều vừa tham gia diễn tập với Hàn Quốc ở bán đảo Triều Tiên, bị CHDCND Triều Tiên phản đối quyết liệt. Trung Quốc ra tuyên bố: Các nước có liên quan không được "sinh sự" ở cửa nhà Trung Quốc. Việt Dũng 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 4, 2013 Bộ QP Mỹ: Kim Jong-un quá khó đoán, phải chuẩn bị tình huống xấu nhất Thứ năm 11/04/2013 07:56 (GDVN) - "Thực tế là ông ta (Kim Jong-un) là người không thể đoán trước. Đó là thực tế mà chúng ta đang phải đối mặt và cần phải chuẩn bị các phương án dự phòng", Chuck Hagel nói. Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un rất "khó đoán" đối với Mỹ Hãng thông tấn Yonhap ngày 11/4 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm qua 10/4 đã lên tiếng cảnh báo Bắc Triều Tiên đang tiến sát tới "ranh giới nguy hiểm" với những tuyên bố và hành động "khiêu khích". Xuất hiện trong cuộc họp báo chủ yếu là để thông tin về kế hoạch ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2014, tuy nhiên phóng viên các báo đã dồn dập hỏi ông Chuck Hagel về cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh rằng, Kim Jong-un là một người khó đoán trong bối cảnh Bình Nhưỡng có thể sớm khởi động phóng tên lửa đạn đạo tầm trung với tầm bắn 3000 - 4000 km trên một bệ phóng di động ở bờ biển phía Đông bán đảo. "Thực tế là ông ta (Kim Jong-un) là người không thể đoán trước. Đó là thực tế mà chúng ta đang phải đối mặt và cần phải chuẩn bị các phương án dự phòng", Chuck Hagel nói trong khi tướng Martin Dempsey - Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ ngồi bên cạnh và không cung cấp thêm đánh giá chi tiết nào. Vị tướng hàng đầu của quân đội Mỹ chỉ cho biết, Bắc Triều Tiên tiến hành 3 vụ thử hạt nhân và thực hiện một số vụ phóng tên lửa đạn đạo thành công. "Trong trường hợp không có bằng chứng cụ thể ngược lại, chúng ta phải giả định trường hợp xấu nhất, đó là lý do tại sao chúng ta đang phải làm như hiện tại (lên phương án đối phó)." Hồng Thủy (Nguồn: Yonhap) =========================== Có gì đâu mà khó đoán! Chi cho TTNC LHDP chỉ cần 1. 000. 000 USD sẽ đoán chính xác đến ngày hôm nay Nguyên Soái Kim Jong Ul ăn cơm vào lúc mấy giờ, ăn với ai và có những món gì trên bàn. Điều kiện cần và đủ nữa là ngày giờ tháng năm sinh của Nguyên soái Kim. Tất nhiên, trong dự báo có cả vấn đề bán đảo Cao Ly liên quan đến vị nguyên soái vĩ đại này đang quyết định cả thế giới - theo báo Bắc Triều Tiên nói. TƯ LIỆU THAM KHẢO Triều Tiên: Không có nguyên soái Kim Jong-un, thế giới không tồn tại! Thứ hai 08/04/2013 13:57 (GDVN) - "Hiện tại, các thế lực thù địch sẽ được thấy rõ ý chí sắt đá, can đảm vô song và tác phong dũng mãnh của vị thống soái núi Baekdu, nếu không có Triều Tiên với chính sách tiên quân và lãnh tụ vĩ đại Kim Jong-un, Trái Đất này không tồn tại". Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un Nhân Dân nhật báo Trung Quốc ngày 8/4 dẫn nguồn tin tờ Rodon Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên cho hay, ngày 30/3 vừa qua giới chức Triều Tiên ban hành một bản tuyên cáo đặc biệt của đảng Lao động Triều Tiên, chính phủ và các tổ chức đoàn thể quốc gia này, trong đó hùng khồn khẳng định: Nếu không có Triều Tiên và nguyên soái Kim Jong-un, thế giới này chẳng tồn tại! Kinh chưa?! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 4, 2013 LÀNG ĐÔNG A HỒI 2: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH DÀNH VÀ THỜI KỲ HÒA BÌNH. Sau khi chiến thắng lão Đức Bạc (Đức trọc) nhà bác Nga quay sang ủng hộ các cư dân một nửa làng Âu phía đông làng Âu bấy giờ nhà bac Nga tuy đói nhưng bác cũng chia sẻ với các làng khác Làng Á thì có nhà Trung và nha anh Việt làng Mỹ có chú Ba chung quy lại một mình Bác Nga đứng đầu những nhóm gọi là cộng đồng vô sản. Trở lại cái làng Đông A dòng tộc họ Hoa sau khi đánh đuổi được nhà Phù (nhà Oa) bằng sức lực của 2 anh em nhà Trung bắt đầu có sự chia rẽ nội bộ khi đó thằng anh muốn theo về nhà Nga thằng em muốn theo về nhà Kỳ thế là 2 anh em oánh nhau một trận kết quả cuối cùng cu em thua .Thề không dội trời chung cu em quyết định ly tông lìa tổ ra ngoài cồn bãi giáp nhà Phù lập lên một quốc đảo lấy Họ Đài và nhất nhất nghe lời anh Kỳ .Bấy giờ nhà Trung chiếm toàn bộ đất ông cha để lại và tập trung phát triển kinh tế. Sự nghiệp phát triển kinh tế của nhà Trung bấy giờ cũng kém lắm vì một tay anh chị lâu nay chỉ biết đánh đấm thì khi làm kinh tế cũng chẳng làm được nó èo uột con cháu khổ sở. Lại nói lại nhà bác Việt những năm Ất dậu đỉnh điểm của cả làng oánh nhau chí chóe con cháu dòng họ Lạc Hồng nổi dậy đánh đuổi nhà Mụ Đầm Pháp rồi cả bọn họ Phù năm ấy nhà Việt mới chính thức được ngẩng cao đầu trên toàn tỉnh. Nhưng cũng lại là cải xảy nảy cái ung khi mà các cụ bảo thủ khi đó ở phía góc vườn phía nam nhà Việt thì lại muốn giữ cái ghế cao nhất không chịu buông ra cho con cháu cấp tiến. Một ngày kia nhờ có sự can thiệp của nhà Đầm Pháp mà đám con cháu đã truất phế ngôi vị và theo phe gọi là cộng đồng hòa hợp. Ngoài bắc thì với tư tưởng anh Nga dẫn đầu thành ra 2 anh em nhà Việt cứ xung đột hoài. Cậu em sau khi được anh Kỳ bảo kê còn muốn lập dòng họ riêng lấy cái bờ dậu vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Trong khi đó nhà Triều cũng chẳng hơn gì tương đồng ở chố nhà Triều anh em cũng chia bè kéo cánh bấy giờ mạn bắc có bác Nga và nhà Trung giúp đỡ trưởng tộc Kim lên nắm quyền điều hành miền bắc. Phía nam nhờ có nhà Kỳ giúp đỡ cũng thành lập dòng tộc riêng. Duy nhất có họ Phù tức nhà Nhật bây giờ làm lễ rửa tay gác kiếm thề không trở lại giang hồ. Nhà Nhật nghĩ khôn hơn bằng cách tập trung dạy con cháu học hành và mở xưởng sản xuất . Nhà nhật biết rằng nhà mình không có của ăn của để nên tập trung sản xuất các loại đồ dùng sinh hoạt tinh vi cung cấp cho cả tỉnh nên chỉ sau ít năm nhà Nhật giàu lên trông thấy. Riêng nhà Việt sau này vì không muốn cảnh anh em một nhà mà 2 thằng 2 nơi nên quyết tâm gom thành một mối. Kể ra cũng phải kể đến vụ Nhà con mẹ me đầm Pháp muốn quay trở lại đục khoét nên mụ này đưa quân đến vùng xa nhà Việt đồn trú . Bực mình nhà Việt khi đó có sự hỗ trợ của bác Nga đã đánh cho nhà con mẹ me đầm một trận tơi tả. Trận đánh đã đi vào lịch sử với ý chí kiên cường và bất khuất lối đánh táo bạo và sáng tạo làm cả tỉnh phải xôn xao. Sau đận đó nhà Kỳ bắt đầu đổ dồn vào nhà chú em ở góc nam nhà Việt tạo nên sự phân chia anh em nhà Việt. Số trời đã định anh em nhà Việt một sống một mái để quy về một mối và kết quả cuối cùng sau mấy năm đánh nhau nhà Kỳ rút khỏi vòng chiến và chú em đành phải giải tán cộng đồng hòa hợp của mình. Xét về cuộc nội chiến này nhà Bác Nga giúp đỡ nhà Việt nhiều nhất. Khi đó nhà Trung cũng thỉnh thoảng có cân đường , hay bát gạo gọi là ... nhưng do bác Nga bận nhiều việc làng Âu nên làng Á nhà Trung tự coi mình như đại ca. Nhà Trung can thiệp khá sâu vào các nhà khác tại làng Đông A hầu như tuần chay nào nhà Trung cũng có nước mắt. Lấy cớ đã giúp đỡ bát gạo, tấm áo nhà Trung thường đi họp với các đầu nậu làng khác và quyết định sau đó về áp đặt cho em út nhà mình. Vào năm đâu 76-78 nhà Trung cũng đã vượt qua cả mặt Bác Nga để đứng lên làm chủ khi đó mấy nhà trong hội đã có sự chia rẽ. Chỉ khổ nhà bác Việt qua mấy ngàn năm bị nhà Trung lũng đoạn rồi nhà Mụ Đầm Pháp, kế đến anh em tương tàn năm 75 sau khi quy về một mối tưởng rằng nhà Việt từ đây có thể an tâm làm ăn không phải lo đánh đấm. Nhưng sự đời ai có ngờ sau khi Nhà Việt quy về một mối những tưởng con cháu ai về nhà đấy tập trung làm ăn để lo kinh tế vì kiệt quệ sau các trận đâm chém. Nhưng trời đã không cho nhà bác Việt được yên ổn. Số là bấy giờ nhà Trung sang nhà thằng Cam ở sườn giáp gianh nhà Việt gọi là tạo ra một chế độ công cụ người. Bọn mất dạy nhà Cam lập tức hưởng ứng và thực hiện chính sách tập diệt trong nhà anh em giết hại lẫn nhau chỉ bằng một nhát cuốc mạng người coi như cỏ rác chỉ trong vòng có mấy năm mà dòng họ nhà Cam vơi đi gần một nửa. Chuyện không có gì đáng nói nếu nhà Cam không xâm phạm sang nhà Việt bọn nhà Cam lúc đó được gọi là Pôn thường sang nhà Việt đánh tập kích con cháu nhà Việt ở vùng giáp ranh hàng rào. Lúc này nhà Việt không thể nín nhịn được nữa Nhà Việt cho mấy cháu có võ nghệ sang tận nhà Cam quyết quét sạch bọn mất dạy này. (còn tiếp) 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 4, 2013 Báo giới Mỹ: Hổ giấy Trung Quốc đang giương oai Thứ Năm, 11/04/2013 - 10:55 Trung Quốc đang đi vào “ngõ cụt” trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trước bối cảnh các nước láng giềng ngày càng có sự chuẩn bị kỹ càng về tiềm lực quân sự. Hạm đội Nam Hải (Trung Quốc) vừa có một cuộc tập trận rầm rộ, "diễu võ giương oai" với các nước láng giềng trên Biển Đông Mạng Quân sự Mỹ mới đây đăng bài phân tích đánh giá cuộc tập trận của Hạm đội Nam Hải trên Biển Đông vừa qua. Trong đó nêu bật mục đích cuối cùng của Bắc Kinh chính là muốn chuyển tới các nước đang có tranh chấp một thông điệp “Trung Quốc sẵn sàng can dự quân sự nếu tình hình tranh chấp căng thẳng”. Bài viết nhận định, Trung Quốc đang đi vào “ngõ cụt” trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trước bối cảnh các nước láng giềng ngày càng có sự chuẩn bị kỹ càng về tiềm lực quân sự. Bên cạnh đó, xu hướng đa cực hóa cùng sự quay trở lại của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương đang là “hòn đá tảng” trên con đường “phục hưng Trung Quốc”. Những động thái gây căng thẳng vừa qua trên biển Hoa Đông và Biển Đông càng chứng tỏ nhận định trên là có cơ sở. Bài viết cho rằng, Trung Quốc chỉ là một con hổ giấy, đang cố vươn nanh dọa dẫm những kẻ yếu bóng vía mà thôi. Bản thân Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn nội tại rất khó giải quyết. Những vấn đề xung đột sắc tộc tại Tây Tạng, vấn đề thống nhất Đài Loan, vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề Iran.... khiến Trung Quốc phải phân chia lực lượng và dồn nhiều tâm sức đối phó. Tất nhiên, việc phô trương sức mạnh thái quá như vừa qua cũng là một chiêu bài thể hiện quyết tâm “giữ vững chủ quyền” của thế hệ lãnh đạo mới, đồng thời hướng luồng dư luận trong và ngoài nước ra một hướng khác để tranh thủ giải quyết các khó khăn nội tại. Trong một động thái có liên quan, trả lời phỏng vấn báo giới Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt cũng ngụy biện cho hoạt động diễn tập trái phép trên Biển Đông vừa rồi khi cho rằng, đây là hoạt động huấn luyện thường xuyên nhằm nâng cao khả năng chiến đấu cho hải quân Trung Quốc. Đồng thời Tư lệnh họ Tưởng cũng không quên khoa trương sức mạnh và kết quả thu được từ lần tập trận hồi giữa tháng 3 vừa qua. Theo Lam Ngọc Petrotimes ================= Cái này lão gàn đã phát biểu ý kiến lâu rồi. Đến tu thành Phật khó thế mà còn có đến 8.4000 pháp môn để thành Phật. Vậy hà cớ gì để phục hưng Trung Hoa chỉ có một con đường duy nhất là dùng sức mạnh quân sự? Còn có vài ngày nữa giới hạn đúng 12g khuya của Lọ Lem. Đúng là "chết vì thiếu hiểu biết!" 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 4, 2013 Nữ điệp viên huyền thoại Triều Tiên lên tiếng Thứ Năm, 11/04/2013 09:43 (NLĐO)- Nữ cựu điệp viên hàng đầu của Triều Tiên Kim Hyun-hee vừa có những tiết lộ rùng mình về quá khứ, đồng thời đưa ra những nhận định thẳng thắn về hành động cảnh báo dồn dập từ Triều Tiên thời gian gần đây. Nữ cựu điệp viên hàng đầu của Triều Tiên Kim Hyun-hee trải lòng về quá khứ. Ảnh: ABC News Kim Hyun-hee từng là cái tên khiến chính phủ Hàn Quốc choáng váng vào năm 1986 khi cô (lúc bấy giờ mới 25 tuổi) đưa bom lên một chiếc máy bay dân sự của Korea Air (Hàn Quốc) gây ra cái chết của 115 người. Sau khi bị bắt, Kim tìm cách tự sát bằng chất độc nhưng không thành. Và sau đó dù nhận án tử của tòa án Hàn Quốc cô vẫn thoát chết nhờ được ân xá. Năm 1980 Kim Hyun-hee được đưa vào trường đào tạo điệp viên. Ảnh: ABC News Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng ABC của Úc đêm 10-4, nữ cựu điệp viên cho rằng tất cả những đe dọa mới nhất từ Triều Tiên, thực ra chỉ là những nỗ lực gia tăng trợ giúp cho nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un mà bà đánh giá là còn “non kinh nghiệm”. Tờ Thời báo Hàn Quốc số ra ngày 9-4 dẫn lời nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Seoul Chang Yong-seok cho rằng hành động gia tăng căng thẳng gần đây của Kim Jong un là những động thái được suy tính hợp lý nhằm mục đích đặt nền móng cho "vương quốc” của mình. “Kim Jong-un còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm. Ông ta phải vật lộn để giành kiểm soát hoàn toàn đối với quân đội và có được sự trung thành của họ. Đó là lý do tại sao ông ta thường xuyên tới thăm các căn cứ quân sự”, bà Kim Hyun-hee nói. Giải thích về việc Triều Tiên đe dọa chiến tranh nhiệt hạch, bà cho biết: “Triều Tiên đang dùng các chương trình hạt nhân để giữ người dân và buộc Hàn Quốc và Mỹ nhượng bộ”. Phát biểu của bà Kim Hyun-hee đưa ra trong bối cảnh một bệ phóng tên lửa Triều Tiên đã được di chuyển vào vị trí bắn với những rocket hướng lên trời. Hiện đang ở một nơi không được tiết lộ ở Hàn Quốc, nữ cựu tình báo xinh đẹp này vẫn không khỏi sống trong sợ hãi bị ám sát bởi vẫn có những lo ngại bà nắm giữ những thông tin nội bộ khi còn phục vụ trung thành trong tình báo Triều Tiên. Kim Hyun-hee hội tụ nhiều tố chất để trở thành một điệp viên. Ảnh: ABC News Năm 1980 Kim Hyun-hee được đưa vào trường đào tạo điệp viên. Theo giải thích của bà, đã đã bị “giật” ra khỏi vòng tay gia đình và bị đưa vào con đường đó. Bảy năm sau, Kim Hyun-hee được lệnh cho nổ tung chuyến bay KAL 858. Kim Hyun-hee nói rằng bà bị đẩy vào con đường làm điệp viên. Ảnh: ABC News Bà và một điệp viên khác có tên Kim Seung-il giả làm người cha được giao nhiệm vụ này. Nhiệm vụ hoàn thành, chiếc máy bay chở 115 hành khách của Hàn Quốc nổ tung và rơi xuống một khu rừng gần biên giới Thái Lan-Myanmar. Không ai sống sót. Kim Hyun-hee và “cha” bị bắt ở sân bay Bahrain vì hộ chiếu giả, song người “cha” đã kịp tự tử còn Kim Hyun-hee cũng uống thuốc độc nhưng không mất mạng. Sau khi được tòa án Hàn Quốc ân xá, Kim Hyun-hee hiện đã kết hôn và có hai con. Tuy nhiên, bà vẫn sợ hãi sẽ bị ám sát để trả thù. Đỗ Quyên (Theo ABC News, Daily Mail, Yonhap) Share this post Link to post Share on other sites