quang_tam3

NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC CỦA PHẬT GIÁO

84 bài viết trong chủ đề này

Kính gửi anh Vo Truoc và anh Rubi! Tôi có đọc qua thảo luận của hai anh nên xin được trao đổi đôi dòng.

Trích dẫn từ anh Vô Trước:

...

Trích dẫn từ anh Rubi:

...

Trao đổi của Batin:

...

- Tôi công nhận anh Vo Truoc đã đưa ra được 1 số hạn chế của đạo Phật, mà những hạn chế này ko phải chỉ mới có đây mà đã từ hàng nghìn năm trước, thậm chí có ngay từ khi Đức Phật còn giảng đạo như chuyện Devadatta. Tuy nhiên, tôi ko cho rằng đạo Phật ko hiệu quả như anh nói. Những gì mà đạo Phật LÀM được cho trái đất này mấy ngàn năm qua tôi nghĩ mọi người đều hiểu là tốt đẹp, như bản thân tôi cũng cảm thấy nếu ko trở lại “con đường” thì tôi sẽ trôi lăn về đâu? Mặt khác, nếu Vo Truoc có những cách LÀM nào giúp mọi người mọi loài bớt khổ hơn, an vui hơn (“khổ” hiểu theo nghĩa nào cũng được!) “học thuyết” của đạo Phật như anh nói, thì tôi cho rằng cả thế giới sẽ vui mừng chứ ko riêng gì anh Rubi hay tôi. Vì thế tôi ko cho cách anh Rubi gán ghép anh Vo Truoc là “tà kiến” (chữ dùng của Rubi) và những câu chữ tương tự là điều nên làm. Anh Rubi chắc chắn quá biết, chiếc bè là phương tiện đưa ta sang sông chứ ko phải là vật để ta mang theo suốt bên mình.

...

- Để kết thúc, xin được chép tặng anh Vo Truoc, anh Rubi và mọi người 1 chuyện nhà Thiền lấy từ “Vô môn quan”:

“Một vị tăng hỏi hòa thượng Vân Môn: - Phật là gì? Vân Môn trả lời: - Cục phân khô. ”

Thiên Long cũng tham gia trao đổi cho thêm phần chánh kiến.

Nhắc lại ý của người xưa mà lại chẳng xưa, nhưng nhắc lại mà không giải ngộ ý các Tổ thì cũng là khiếm khuyết.

Tổ sư mà vô ý ấy là Chân không, Tổ sư mà hữu ý ấy là Diệu hữu:

Dụng thời thành Diệu hữu

Tịnh tướng thái Hư không.

Vậy ý Tổ sư là sao vậy ?

Thiên Long thấy đúng là Tổ sư khéo nhắc lại lời Phật như thế này, trong Kinh Kim Cang Đức Phật đã nói:

"Nếu lấy sắc thấy ta

Lấy âm thanh cầu ta

Người đó hành đạo tà

Không thể thấy Như Lai"

Ý Tổ sư là muốn khéo nhắc lại lời Phật vậy thôi.

Chớ nói như các Tổ, ấy là vì các ngài biết rằng, chắc chắn các ngài sẽ bị đoạ địa ngục, nhưng do khi thọ quả bảo, các ngài đủ sức tỉnh để Na Mô Quán Thế Âm cho nên được thoát nạn. Nếu hậu học tự đo sức mình, khi gặp cảnh giới Địa ngục, nếu không đủ sức tỉnh như thế thì không nên chưa hiểu ý của Tổ mà lại đem lời các ngài ra để như vậy. Song đây, Thiên long cũng giải bớt phần nào cái nghiệp dữ ấy, nên có vài lời như thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và, thật đáng ngạc nhiên khi anh Rubi, mà tôi xin đoán là 1 Phật tử, lại cũng tốn nhiều công sức ko kém trong việc tranh luận với anh Vo Truoc, khi chính anh viết “Cho nên Phật Giáo bắt buộc phải là hành giả chứ không thể là học giả.”

Trở lại trong topic, theo như ý của anh Batin như vậy thì Rubi thấy thế này. Cái quan trọng không phải là nói nhiều hay nói ít mà là chánh kiến. Ngay lúc nói cũng là thực hành rồi, nếu nói sai thì là thực hành sai, nếu thấy sai mà không nói ấy là, chính là làm sai. Thậm chí, khi thực hành, nói còn mạnh và nhiều hơn là đằng khác.

- Để kết thúc, xin được chép tặng anh Vo Truoc, anh Rubi và mọi người 1 chuyện nhà Thiền lấy từ “Vô môn quan”:

“Một vị tăng hỏi hòa thượng Vân Môn: - Phật là gì? Vân Môn trả lời: - Cục phân khô. ”

Xem ra ý này thì anh Thiên Long góp ý trước rồi và Rubi hiểu thế này. Trong nhà thiền, đặc biệt là Thiền tông, ai cũng phải biết kinh Kim cang, đặc biệt là các vị có sự lợi tha. Chính vì vậy, các vị tiền bối cũng đã đúc kết giữa kinh điển và thiền khách để cho ra những chiêu tháo đinh nhổ chốt.

Đối với một câu hỏi của Thiền khách rằng : "Phật là gì ?" Thì chủ phải nói theo cách chẳng lập văn tự nhưng không bác bỏ văn tự. Không bác bỏ văn tự tức là nói theo văn tự nhưng không được nói thẳng, tuy nói không thẳng nhưng lại lấy ý kinh làm bí kíp để tiếp Thiền khách.

Và trong trường hợp này thì như ý kiến của anh Thiên Long là một kiến giải rất chính xác, tức là ý của Chủ đã khế hợp với Kinh Kim Cang, chỉ là không chỉ thẳng ra theo cách mà Thiền tông vẫn làm.

Vì đây là đối thoại giữa khách với khách, cả hai cùng khách là tình thế chết rồi, cho nên nói thẳng là một cách sống.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em trên diễn đàn thân mến!

Cám ơn ACE nhiệt tình tham gia chủ đề này. Vì các quan điểm được trình bày tản mạn trong quá trình trao đổi, khó nắm bắt một cách tổng thể, tôi xin tổng hợp lại các quan điểm của mình về phương pháp diệt khổ đã trao đổi thành một bài dưới đây để tiện cho ACE tham khảo.

ĐẠO PHẬT VÀ DIỆT KHỔ

VÔ TRƯỚC

I. Đạo Phật là Đạo Diệt khổ

Kính thưa các quí vị quam tâm!

Trong các học thuyết mà con người có thể nghĩ ra được, theo tôi, Đạo Phật là một học thuyết tuyệt vời nhất còn được lưu truyền cho tới ngày nay. Về cái hay của Đạo Phật về bất cứ phương diện nào cũng mênh mông như bể, sâu sắc vô cùng, khó mà hiểu hết chứ đừng nói là có thể phân tích hết ra được.

Nhưng thôi, chúng ta hãy tạm dừng nói về cái hay của Đạo Phật vì đã có không biết bao nhiêu người đã viết về nó mà vẫn chưa hết, ta thử bàn về mặt hạn chế xem sao.

Thử hỏi, cái gì đã làm này sinh tâm nguyện của Đức Thích Ca Mâu Ni từ bỏ mọi vinh hoa phú quí khi ngài đang là Thái tử kế vị để bước vào con đường tu hành ? Theo kinh sách, là do Ngài thương xót khi nhìn thấy nỗi khổ mênh mông của chúng sinh ngày càng trầm trọng.

Đến khi đắc đạo, cũng chính vì thương xót chúng sinh vẫn ngập chìm trong bể Khổ mà Ngài phát tâm hoành dương Phật Pháp phổ độ chúng sinh.

Lần đầu tiên khi truyền bá Đạo Phật, tuyên bố về học thuyết của mình, Ngài khẳng định rằng đây là Đạo Diệt khổ và đưa ra Tứ Diệu Đế là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế bàn về: Khổ và nguyên nhân của Khổ, cách diệt Khổ và cái đạt được sau đó, y như một lương y bắt mạch chữa bệnh cho nhân loại vậy. Tựu trung tất cả các luận điểm của Đạo Phật, cho dù cao siêu đến đâu cũng xoay quanh mục tiêu Diệt Khổ này. Diệt khổ cho nhân loại đầu tiên phải xuất phát từ diệt khổ cho mỗi cá nhân.

Sau này, các pháp môn Ngài truyền dạy rất phong phú và thâm sâu vô cùng, nhưng chỉ những yếu tố nào phục vụ cho Diệt Khổ mới được Ngài giảng giải kỹ lưỡng nhất, những yếu tố khác, không thiết thực lắm cho Diệt Khổ Ngài đều gác lại hoặc chỉ nói qua. Xét cho cùng, những pháp môn đó được Ngài giảng dạy chỉ nhắm tới mục tiêu Diệt Khổ, do đó, đối với Đạo Phật, đó cũng chỉ là những biện pháp Diệt Khổ mà thôi.

Vì thế, mục tiêu ban đầu và cuối cùng của Đạo Phật là Diệt Khổ.

Theo Đức Phật, khi Khổ đã bị diệt triệt để theo phương pháp của Ngài thì đạt được Giải thoát. Nói cách khác, Giải thoát chính là kết quả của Diệt Khổ. Nếu không còn khổ thì có nghĩa là đã Giải thoát.

Vì vậy, khi bàn đến Diệt Khổ cũng chính là bàn đến con đường Giải thoát.

Tuy vậy, sau hơn 2500 năm đã qua, dù học thuyết của Phật tổ có hay đến đâu, dù có sự đóng góp của biết bao trí tuệ siêu việt từ nhiều thế hệ phật tử suất sắc nhất, thì đến ngày nay, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, kết quả của Đạo Phật đối với quảng đại chúng sinh cũng còn rất hạn chế. Có thể nói, về mặt cá nhân, hàng triệu người thực hành theo con đường của Phật tổ cũng không mấy người đạt được thành tựu cuối cùng, không mấy người diệt được khổ. Về mặt xã hội, bao nhiêu thời đại qua đi cũng không thấy xã hội nào hết được khổ đau dù trong thời gian ngắn. Đấy là tôi chưa nói đến những điểm sáng thành công ngày càng ít ỏi dần.

II. Suy nghĩ về hiệu quả diệt khổ của Đạo Phật

Kính thưa các quí vị quan tâm!

Đối với tôi, Đạo Phật luôn là học thuyết mà tôi hằng kính ngưỡng, đánh giá cao nhất trong tất cả các học thuyết mà tôi từng được biết. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là người tôi kính phục nhất trong tất cả các vĩ nhân tự cổ chí kim.

Đặc biệt, tôi luôn tâm niệm một lời của Đức Phật: Hãy kiểm tra giá trị những lời dạy của ta như khi ngươi kiểm tra độ tinh khiết của vàng, chà nó cho sạch bụi đất, dùng búa nện nó, nung chảy nó. Đừng chấp nhận những lời nói của ta chỉ vì kính trọng ta. Hãy tiếp nhận chúng khi các ngươi thấy rằng chúng là thật

Người học Phật phải có tinh thần tự do, không nên lệ thuộc vào một kinh sách nào, một giáo lý nào; Phá trừ kiến chấp, mở rộng tâm hồn, trí não nên có thể thông cảm với tất cả mọi giáo lý khác. Người học Phật phải có tinh thần Vô trước, không nên để mình bị ràng buộc, bị dính mắc vào đâu cả, dù là đối với chân lý Tinh thần đó chính là tinh thần của người Phật tử chân chính khi học hỏi.

Trên tinh thần ấy, không để mình dính mắc vào bất cứ điều gì, kể cả với kinh điển Đạo Phật, tự mình tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng:

Đúng như tuyên bố ban đầu của Đức Phật, Đạo Phật trước tiên và cuối cùng là học thuyết diệt khổ. Tất cả những luận điểm chính được Đạo Phật đưa ra như Vô ngã, Vô thường, Luân hồi, Nhân quả, Thập nhị nhân duyên, Nghiệp chung, Nghiệp riêng, Hằng và Chuyển, Duy thức luận, Thực tướng ấn, Bình đẳng quan, Bát chánh Đạo, Niết bàn, cho đến Ngã quỉ, Địa ngục, Ta bà, … đều xoay quanh mục tiêu diệt khổ. Những quan điểm đặc sắc, tinh tế của các lĩnh vực này có thể được khai thác ở nhiều khía cạnh, nhưng Đạo Phật đặc biệt chú ý vào những khía cạch có thể hướng chúng sinh vào mục tiêu diệt khổ, còn các khía cạnh khác Đạo phật không bàn hoặc bàn đến rất ít. Còn những học thuyết khác khai thác được những luận điểm đó của Đạo Phật để phục vụ cho mục tiêu của họ thì lại là chuyện khác.

Tuy những luận điểm đó của Đạo Phật rất hay, sâu sắc và tinh tế, nhưng tôi vẫn thấy rằng, nó quá nhấn mạnh đến cái tuyệt đối và do đó có thể chỉ thích hợp với một số ít cá nhân rất suất sắc còn rất khó khăn cho quảng đại chúng sinh. Cái quá ư thâm sâu của Đạo Phật vốn là ưu điểm nhưng ở khía cạnh đối với quảng đại chúng sinh có khi lại là mặt hạn chế. Cái đó gọi là mặt hạn chế của ưu điểm.

Chỉ nội ngộ được chữ Không của Đạo Phật, triệu người chưa được một. Ngộ được chữ Không còn khó hơn lên Trời, mà từ chữ Không tới Giác ngộ, giải thoát cũng còn xa thăm thẳm, trong khi cái Khổ cận kề sát bên, ngày càng lan tràn khủng khiếp. Cái tuyệt đối có hay đến mấy cũng chỉ để ngắm nhìn thôi nếu không thực hành được được.

Vẫn biết rằng, Đạo Phật cũng tùy đối tượng mà thuyết pháp, nhưng phần giảng cho chúng sinh bình thường thì, theo tôi, không suất sắc lắm và hiệu quả còn hạn chế vì còn nặng vào hướng tới mức cao, hướng tới cái tuyệt đối, khó tiếp thu, chưa phù hợp với hoàn cảnh riêng của mỗi người. Tất nhiên, hướng tới mức cao là tốt nhưng cần phương pháp hiệu quả hơn.

Đó là lý do mà sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại.

Vì vậy, theo tôi, một trong những hạn chế của Đạo Phật là tính hiệu quả không cao trong mục tiêu của nó là diệt khổ. Con người ngày càng tha hóa, xã hội ngày càng nhiễu nhương, cái khổ không giảm đi mà ngày càng khủng khiếp chẳng nhẽ không phải là những ví dụ cho tính thiếu hiệu quả của Đạo Phật đối với quảng đại chúng sinh, ít nhất là về mặt phương pháp thực hành, hay sao ?

Lý giải về tình trạng thiếu hiệu quả này, các đệ tử nhà Phật cho rằng nguyên nhân là ở chỗ chúng sinh vẫn mê lầm, chịu không kiên tâm theo con đường mà Đức Phật đã chỉ dạy, để cho tham, sân, si, dục vọng … chi phối. Có người lại cho rằng, đó là do Đạo Phật quá thâm sâu mà chúng sinh, với trí năng có hạn, không thể lĩnh hội nổi. Cũng có người, do thấy sự thiếu hiệu quả đó, nghi ngờ tính đúng đắn của Đạo Phật. Hơn nữa, nhiều tôn giáo khác ra đời và phát triển không khỏi ảnh hưởng tới vị trí của Đạo Phật trong xã hội, và tất nhiên ảnh hưởng tới con đường Diệt khổ của chúng sinh mà Đức Phật đã chỉ dạy….

Những lý do trên là có căn cứ. Nhưng dù vì bất cứ một lý do gì đi nữa thì cũng đều dẫn đến một kết luận chung là: Tính hiệu quả của Đạo Phật trong mục tiêu Diệt khổ có vấn đề.

Thật vậy.

Nếu Đạo Phật tự coi là Đạo Diệt khổ cho chúng sinh thì việc đầu tiên là phải làm sao cho chúng sinh khỏi mê lầm, kiên tâm theo lời chỉ dạy của tôn sư mà dần dần phá trừ chấp ngã, rũ bỏ tham, sân, si, dục vọng, … làm cho nhiều người thành tựu thì mới gọi là hiệu quả. Đằng này, nội một bước sơ đẳng đầu tiên là làm cho chúng sinh tin theo mà thực hiện cũng chưa tốt thì nói gì đến những khó khăn hay thành tựu tiếp theo. Như vậy rõ ràng là tính hiệu quả của Đạo Phật là có vấn đề. Thực ra, rất nhiều chúng sinh đã tin và thực hành theo giáo lý nhà Phật. Nhưng do tính hiệu quả quá thấp, công sức bỏ ra thì nhiều mà kết quả thu được thì ít, dần dần người ta mất kiên nhẫn, xa rời Phật pháp.

Nếu nói Đạo Phật quá ư thâm sâu, quảng đại chúng sinh khó bề lãnh hội thì rõ ràng nó không phù hợp với đối tượng chính của nó là quảng đại chúng sinh, và do đó, tính thiếu hiệu quả là cái đương nhiên. Cũng do tính thiếu hiệu quả đó nên mới xuất hiện sự ghi ngờ tính đúng đắn của Đạo Phật trong không ít bộ phận quảng đại chúng sinh, đối tượng mà Đạo Phật nhắm tới.

Nếu nói sự xuất hiện và phát triển của nhiều tôn giáo, học thuyết xã hội khác ảnh hưởng tới vị trí của Đạo Phật trong xã hội, ảnh hưởng tới nỗ lực diệt khổ trên con đường chánh đạo, thì đó là vì còn nhiều khoảng trống mà Đạo Phật không bao hết được do tính hiệu quả thấp gây nên, để cho các tôn giáo, học thuyết đó có đất phát triển.

III. Thử tìm một phương pháp diệt khổ hiệu quả hơn

Kính thưa các quí vị quan tâm!

Theo logic ở phần trên thì thực tế Đạo Phật có hạn chế về mặt hiệu quả trong vấn đề mục tiêu của nó là Diệt khổ.

Vậy, xuất hiện một câu hỏi tự nhiên rằng, liệu có tồn tại một học thuyết Diệt khổ khác hiệu quả hơn, hay ít nhất, một phương pháp diệt khổ khác với phương pháp của Đạo Phật mang lại hiệu quả tốt hơn hay không?

Rõ ràng là chúng ta không thể kết luận chủ quan rằng, không tồn tại một phương pháp như thế. Quí vị có thể chất vấn tôi rằng, nếu tồn tại phương pháp diệt khổ hiệu quả hơn thì anh hãy chỉ ra đi!

Thực ra, trong xã hội đang tồn tại rất nhiều những học thuyết Diệt khổ khác nhau nhưng không tuyên bố cụ thể mục tiêu Diệt khổ như Đạo Phật. Đạo Lão, Đạo Khổng, Đạo Hin đu, Đạo Thiên chúa, Đạo Hồi, …, các học thuyết xã hội, … đều có tham vọng mang lại hạnh phúc, tiêu trừ nỗi khổ của chúng sinh. Nhưng cũng giống như Đạo Phật, rõ ràng tính hiệu quả của chúng còn hạn chế vì sự thật hiển nhiên rằng, chúng sinh vẩn ngụp lặn trong bể khổ ngày càng mênh mông hơn, ngày càng sâu thẳm, khốc liệt hơn.

Tôi không dám cuồng vọng, nhưng cũng cố theo tinh thần Vô trụ, Vô trước của nhà Phật để trình bày suy nghĩ của mình cho quí vị quan tâm cười cợt như sau:

Trước tiên, tôi sẽ chưa bàn đến diệt khổ cho xã hội vì sẽ động chạm đến những vấn đề chính trị không thích hợp ở đây trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp tôi sẽ xin trình bày với quí vị quan tâm suy nghĩ của mình về vấn đề này trong một điều kiện khác.

Tôi chỉ xin trình bày diệt khổ về phương diện cá nhân mà thôi.

Muốn diệt Khổ, trước tiên ta phải biết Khổ là gì. Đây là luận điểm then chốt quyết định sự triển khai tư duy tiếp theo.

Vấn đề này Đạo Phật đã trình bày hết sức tinh tế và sâu sắc trong Khổ đế. Thống nhất với những phân tích đó của Đức Phật, nhưng dưới một góc nhìn khác, tổng hợp những nhận thức và kinh nghiệm của bản thân mình, tôi xin đưa ra định nghĩa như sau:

“ Khổ là trạng thái cảm nhận của con người nảy sinh khi khả năng không đáp ứng được ý muốn của người đó”.

Trong định nghĩa này, “khả năng” và “ý muốn” cần phải được hiểu theo nghĩa rộng và tinh tế chứ không đơn thuần là vật chất, thô thiển. Thật ra, để hiểu rõ hơn định nghĩa này cần phân tích nhiều trường hợp khác nhau của Khổ, nhưng trong giới hạn phạm vi bài viết, tôi mong quí vị tự khảo sát.

Như vậy, khi khả năng nhỏ hơn ý muốn, con người sẽ cảm thấy khổ. Ý muốn càng cao, khi khả năng không đáp ứng thì sự khổ não càng lớn. Khi khả năng quá nhỏ so với ý muốn thì ngoài khổ não còn có cảm giác tuyệt vọng xuất hiện. Khi khả năng nhỏ hơn ý muốn không nhiều thì khổ não đi kèm tiếc nuối….

“ Hạnh phúc là trạng thái cảm nhận của con người nảy sinh khi khả năng đáp ứng được ý muốn của người đó”.

Như vậy, khi khả năng lớn hơn ý muốn, con người sẽ cả thấy hạnh phúc. Khi khả năng quá lớn so với ý muốn thì ngoài hạnh phúc còn có cảm giác nhàm chán xuất hiện. Khi khả năng lớn hơn một ý muốn mãnh liệt không nhiều thì hạnh phúc thật là to lớn. …

Tóm lại, tương quan giữa khả năng và ý muốn là nguyên nhân, nguồn gốc của khổ não và hạnh phúc.

Bất cứ một nỗi khổ não nào, một niềm hạnh phúc nào, từ thô thiển, giản đơn cho đến phức tạp tinh tế của con người cũng đều có thể phân tích đi đến nguyên nhân, nguồn gốc của nó là mối tương quan giũa khả năng và ý muốn của người đó.

Để đơn giản hóa lý luận, ta thử dùng phương pháp diễn đạt toán học mô tả logic trên về cái Khổ như sau:

Giả sử gọi X là đại lượng đặc trưng cho khả năng của một con người, Y là đại lượng đặc trưng cho ý muốn của người đó. Lập hiệu số:

Z = X – Y

Khi Z>= 0, khả năng đáp ứng được ý muốn, trạng thái khổ não không xuất hiện, thay vào đó là trạng thái hạnh phúc. Chất lượng của trạng thái hạnh phúc này phụ thuộc vào độ lớn của Y và Z. Nếu Z quá lớn, kèm với hạnh phúc là sự nhàm chán. Nếu Z không quá lớn thì hạnh phúc sẽ tràn trề khi Y lớn, sẽ nho nhỏ khi Y nhỏ.

Khi Z < 0, khả năng không đáp ứng được ý muốn, trạng thái khổ não xuất hiện. Đặc tính của sự khổ não này phụ thuộc vào giá trị của Z và Y. Nếu Z quá âm, đi kèm khổ não là tuyệt vọng. Nếu Z không quá âm, khổ não sẽ lớn lao cùng tiếc nuối khi Y lớn, sẽ chỉ là khó chịu khi Y nhỏ.

Tương quan giữa khả năng và ý muốn xác định trạng thái khổ não hay hạnh phúc được mô tả trong bảng sau:

Posted Image

Vì vậy, muốn diệt được Khổ chúng ta chỉ cần làm cho Z >= 0 là đủ.

Vì Z là một hiệu số: Z = X – Y nên, để điều chỉnh Z chúng ta có 2 phương pháp: Điều chỉnh khả năng X và điều chỉnh ý muốn Y sao cho Z >= 0.

Trên cơ sở đó, để diệt khổ, trong cuộc sống chúng ta cần:

- Một mặt không ngừng nâng cao năng lực (X) của mình về mọi mặt bằng con đường tu tập, phấn đấu học hỏi, nghiên cứu, lao động, tu dưỡng đạo đức, gúp đỡ mọi người, …

- Mặt khác luôn rèn luyện khả năng làm chủ ham muốn (Y) của bản thân, giữ sao cho lòng ham muốn đó không bao giờ vượt quá khả năng cho phép (X) bằng nhiều con đường tu tập, rèn luyện khác nhau.

Để diệt Khổ, mỗi người có thể vận dụng tất cả tri kiến phù hợp của mình trong mọi lĩnh vực, từ tín ngưỡng, tâm linh cho tới khoa học kỹ thuật, xã hội, đạo đức, văn hóa,... không phân biệt học thuyết lớn nhỏ nào, dân tộc nào, ... miễn là hiệu quả, vào việc nâng cao năng lực X, điều tiết ham muốn Y sao cho X - Y = Z >= 0, trong hiện tại cũng như vận động tới tương lai để kết quả bền vững cho mình và cho người trong mọi hoàn cảnh.

Như vậy, mọi thành quả văn minh của con người đều có thể hữu ích trong phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị. Trong xã hội, không chỉ có Phật giáo mới quan tâm tới khổ não của con người. Đạo Lão, Đạo Khổng, Đạo Hin đu, Đạo Thiên chúa, Đạo Hồi, Đạo Cao đài, Đạo Hòa Hảo, … cho tới rất nhiều các học thuyết xã hội khác đều có chung mục tiêu này với những phương pháp và chủ trương khác nhau và mỗi cái đều có cái hay riêng cùa nó. Phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị xử dụng mọi tri kiến có thể được vào mục tiêu Z >= 0, mở ra khả năng tận dụng được cái hay của tất cả những lý thuyết đó trong vấn đề diệt khổ.

Nếu chúng ta thực hành được như thế thì chúng ta đã hoàn toàn diệt khổ, trở nên hạnh phúc.

Nói thì đơn giản nhưng thực hành được hai điều đó cũng không hề đơn giản.

IV. Phương pháp diệt khổ mới và Đạo Phật

Kính thưa các quí vị quan tâm!

Theo Đạo Phật, nguồn gốc sâu xa của Khổ chính là Vô minh (một khái niệm mà muốn hiểu nó cũng hết sức khó khăn đối với những tư duy bình thường) và Đạo Phật đề ra nhiều luận điểm hết sức tinh tế, cao siêu, nhiều phương pháp tu tập hữu ích để quét sạch Vô minh, mà suy cho cùng, cái chính là tiêu trừ được ham muốn của bản thân, diệt được bản ngã, Vọng tâm. Nói cách khác là làm cho Y = 0. Khi Y = 0 thì đương nhiên Z = X – Y >= 0 và do đó cái Khổ bị tiêu diệt.

Như vậy, con đường diệt Khổ của Đạo Phật là con đường làm cho Y = 0. Con đường này quá lý tưởng, và do đó, quá khó khăn đối với quảng đại chúng sinh. Đó là lý do dẫn đến tính thiếu hiệu quả của Đạo Phật trong mục tiêu diệt Khổ.

Thực ra, để diệt Khổ không nhất thiết phải làm cho Y = 0 mà chỉ cần sao cho Y <= X là đủ, và đó là con đường mà người viết đề nghị. Rõ ràng con đường này cũng đạt đến mục tiêu Diệt Khổ, tuy không hề đơn giản nhưng mức độ khó khăn đã giảm đi rất nhiều, kết quả là có thể rất nhiều người có khả năng thực hiện được diệt khổ trong chính cuộc đời ngắn ngủi của mình. Do đó, chắc chắn, tính hiệu quả tăng lên rất nhiều trên con đường diệt khổ. Hơn nữa, với góc độ này, chúng ta còn có một ý thức rõ ràng về hạnh phúc (Khi Z >= 0) để mưu cầu nó và khi quan niệm đúng thì đời không chỉ là bể khổ như nhiều Phật tử hay nói mà đời còn là đại dương hạnh phúc.

Như vậy, phương pháp diệt khổ ở trên hoàn toàn không mâu thuẫn với Đạo Phật, do đó, những thành tựu của Phật giáo trong lĩnh vực diệt khổ hoàn toàn có thể được áp dụng hiệu quả trong phương pháp này.

Việc nâng cao năng lực X bằng tu tập, điều tiết ham muốn Y bằng cách loại bỏ tham, sân, si như Đức Phật chỉ dạy hoàn toàn thích hợp với phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị.

Tuy nhiên, phương pháp này và Phật giáo trong diệt khổ có một số khác biệt, mà bản chất sự khác biệt đó là ở chỗ: mọi tu tập của hành giả Phật giáo luôn nhắm tới diệt trừ tham, sân, si, hay Y = 0, còn phương pháp của tôi thì chỉ cần Y <= X là đủ. Đương nhiên, khi tu tập theo phương pháp của Đạo phật mà đạt được Y = 0 thì cũng đồng thời thỏa mãn mục tiêu của tôi là Y < X và khổ cũng hết. Tuy nhiên, phương pháp đó quá khó khăn, chẳng mấy người làm được. Nhưng nếu mục tiêu Y = 0 được điều chỉnh thành Y <= X thì có nhiều người làm được, và khi đó họ cũng hết khổ và hạnh phúc.

Ví dụ như đối với chữ tham, Đạo phật đòi hỏi hành giả phải triệt tiêu nó. Hành giả là những người bình thường, dù có nhận thức được cái mầu nhiệm của diệt chữ tham, nhưng họ cũng không thể diệt hết tham được. Lực bất tòng tâm, họ vẫn khổ khi không làm được điều này, khi thấy mình vẫn còn tham, mặc dù có thể, lòng tham của họ so với người khác đã bớt đi nhiều. Nhưng trong phương pháp của tôi, họ không cần phải triệt tiêu chữ tham mới khỏi khổ. Họ chỉ cần tu tập sao cho chữ tham ấy nhỏ hơn năng lực của họ là đủ, hoặc họ chỉ cần rèn luyện sao cho năng lực của họ đáp ứng được chữ tham đó một cách lâu dài. Được như vậy, họ cũng sẽ hết khổ và hạnh phúc.

Tôi xin lưu ý rằng, cái cách diệt khổ đó phải sao cho không gây nên khổ cho kẻ khác thì mới lâu dài, nếu không, cái khổ của kẻ khác đó sẽ tác hại đến năng lực (X) của hành giả trong tương lai, phá vỡ cái cân bằng diệt khổ Y <= X đó và sự khổ của hành giả lại xuất hiện. Tức là, anh diệt khổ cho mình nhưng không được gây cái khổ cho người khác. Hơn nữa, khi diệt khổ cho mình anh cũng cần giúp người khác diệt khổ cho họ. Mặt khác, phải luôn luôn tu tập, trau dồi bản lĩnh, năng lực, đạo đức để giữ vững được cái cân bằng diệt khổ X – Y = Z <= 0, có thể thích ứng với mọi biến động sẽ sảy ra gây phương hại cho cái thế cân bằng ấy. Như vậy, cái năng lực (X) của anh mới bền vững, tránh được việc, cái khổ của người khác gây tồn hại cho năng lực của mình sau này.

Ví dụ thô thiển thế này: Khi anh làm ra nhiều tiền để thỏa mãn nhu cầu của mình, để khỏi khổ về vật chất trong cuộc sống, thì cần đảm bảo rằng, đồng tiền đó được làm ra bằng chính năng lực của mình, anh không được chiếm đoạt, chèn ép, bóc lột kẻ khác, không tước đi cơ hội kiếm tiền của họ, phải luôn khiêm tốn, không chọc giận tự ái, khêu gợi lòng ham muốn đố kỵ của họ, thương yêu, giúp đỡ, an ủi họ khi họ khó khăn, … phải luôn trau dồi năng lực, tu dưỡng đạo đức, khả năng làm chủ ham muốn của mình ngày càng tốt hơn để đề phòng khi cái cân bằng diệt khổ Y <= X hiện tại của mình bị phá vỡ thì phải thiết lập và thích ứng ngay với sự cân bằng mới, … Được như vậy, cái hết khổ của anh mới bền vững, lâu dài, thì đó có khác gì được giải thoát khỏi khổ về mặt tiền bạc.

Cầu mà không được thì khổ.

Yêu mà phải xa nhau là khổ.

Ghét mà phải đối diện là khổ.

Ba cái khổ não này rõ ràng là cái khổ do ý muốn (Y - cầu mong, muốn gần, muốn xa) không được khả năng thực hiện (X - đạt được, gần nhau, xa nhau) đáp ứng, tức là Y < X hay Z < 0. Nếu muốn tránh 3 cái khổ này thì chỉ cần: Hoặc nâng cao khả năng (thực hiện được mình cầu, có thể gần nhau, có thể xa nhau) hoặc từ bỏ, điều chỉnh ý muốn ( giảm cầu cho phù hớp với điều kiện, không mong gần nữa, không sợ gần nữa) là đủ. Không nhất thiết thực hiện con đường quá chông gai theo Đạo Phật là tu hành để cho không có nhu cầu nữa, không yêu nữa, không ghét nữa.

Sinh, bệnh, già mà chết là khổ do người đời có mong muốn trường sinh, bất lão, không bệnh. Mong muốn đó quá lớn so với năng lực của họ vì họ vẫn phải già bệnh và chết (Z < 0). Muốn diệt nỗi khổ này, người ta cần đều chỉnh ý muốn: Không sợ chết nữa, coi chết như về, coi đó như là qui luật tất yếu, bình thường của chúng sinh, hoàn thành mỹ mãn những trách nhiệm trong cuộc sống, coi cái chết như là bắt đầu một giai đoạn mới có thể có rất nhiều thú vị ...; Giữ gìn sức khỏe, sống thật dưỡng sinh, học hành y thuật, coi bệnh là điều tất yếu, bình thường, thấy rằng còn nhiều người khác bệnh hơn, ...; Vui thú tuổi già, giữ gìn sức khỏe, nuôi dạy con cái nên người, ...; Không nhất thiết phải theo con đường quá khó khăn của Đạo Phật là phải tu hành để đạt được Giải thoát.

Vể ngũ dục, muốn khỏi khổ chỉ cần điều chỉnh cái dục ấy cho phù hợp với điều kiện, khả năng hiện tại là đủ. Không nhất thiết phải từ bỏ gia tài vào núi tu hành.

Nói chung, mọi nỗi khổ khác đều có thể phân tích tương tự, là tương quan giữa khả năng và ý muốn làm cho Z < 0 mà thôi.

Tóm lại, qua những ví dụ thô thiển cho dể hiểu đó, chắc quí vị cũng hình dung phần nào phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị. Nó tuy không huyền bí thâm sâu, rốt ráo như Phật giáo nhưng đưa đến cùng một kết quả là diệt khổ, đạt được hạnh phúc và quan trọng là hiệu quả hơn do nhiều người (nhưng không phải là tất cả) có thể làm được. Đó là những bước đi thực tế trên con đường xa thẳm tiến tới giải thoát cuối cùng.

Rõ ràng những phương thức và kiến thức tu tập của Phật giáo sẽ rất hữu ích cho phương pháp diệt khổ này, tuy rằng không hoàn toàn giống nhau, đặc biệt là khả năng chế ngự ham muốn (Y). Một hành giả Phật giáo, tuy chưa thành tựu chứng quả diệt khổ, nhưng sau bao năm tu hành cho Y về 0 mà vẫn chưa được, thì với công phu cố điều tiết Y về 0 ấy, chỉ còn phải điều tiết cho Y nhỏ hơn X thì thật dễ dàng. Như vậy, hành giả đó tuy chưa thể thoát khổ bằng phương pháp Phật giáo, nhưng dễ dàng thoát khổ bằng phương pháp mà tôi đề nghị.

Để dễ hình dung, tôi xin đưa ra ví dụ so sánh như sau:

Một ngày kia có người hỏi bạn: Có bao nhiêu hạt cát trong đống cát bạn vừa xe về chuẩn bị xây nhà. Để trả lời câu hỏi đó bạn có hai phương pháp:

- Phương pháp 1: Bạn ngồi đếm từng hạt cát cho đến khi hết đống cát. Rõ ràng phựơng pháp này chắc chắn thàng công và bạn có thể đưa ra kết quả chính xác nhất về số lượng hạt cát trong đống cát đó.

- Phương pháp 2: Bạn lấy 1cm3 cát và ngồi đếm số hạt cát trong 1cm3 đó. Sau đó bạn tính xem thể tích đống cát đó là bao nhiêu cm3 rồi nhân với số hạt cát bạn vừa đếm được thì ra số hạt cát trong đống cát.

Rõ ràng phương pháp 2 cho kết quả chỉ là gần đúng, không chính xác bằng phương pháp 1 nhưng khả thi hơn. Phương pháp 1 chắc chắn được và cho kết quả chính xác tuyệt đối nhưng không khả thi và hầu như chẳng ai làm được.

Nếu Diệt khổ cũng khó khăn như việc xác định số hạt cát trong đống cát thì Đạo Phật đã đề nghị với bạn phương pháp 1 còn người viết đề nghị với bạn phương pháp 2.

Kính thưa các quí vị quan tâm!

Trên đây là trình bày của tôi về phương pháp diệt khổ trên phương diện cá nhân. Diệt khổ trên phương diện xã hội tôi xin được trình bày với quí vị vào dịp khác thích hợp hơn.

Chỉ khi nào hai lĩnh vực diệt khổ này (cá nhân và xã hội) đi vào cuộc sống thì, theo tôi, bể khổ vô bờ mà chúng sinh đang ngàn đời ngụp lặn, rên xiết trong đó mới cạn dần dần và từ từ mất hẳn (hay ít nhất, cũng gần như mất hẳn). Thay vào đó là đại dương hạnh phúc ngọt ngào.

Cám ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào anh Vo Truoc và các vị quan tâm!

Anh Vo Truoc có cái hay trong phương pháp của anh. Anh muốn sẽ chia cái hay với mọi người. Điều này rất đáng hoan nghênh! Cám ơn anh rất nhiều!

Triết học Phật Giáo và triết học Mác LêNin đã làm thay đổi nhân sinh quan và thế giới quan của TH rất nhiều theo hướng tích cực. TH cũng xin góp suy nghĩ riêng của mình. Sau nhiều thứ thâm sâu của 2 học thuyết này, Th luôn giữ cho mình 2 điều:

1+ Cái hay của triết học phật Giáo chính là con người tự giải thoát chính mình thông qua Tứ Diệu Đế.

2+ Còn triết ML chỉ nói: Con người là thực thể sinh vật - xã hội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước tiên, xin thưa Batin là một Phật tử. Và xin được trao đổi thêm đôi dòng.

1) Từ khi Đức Phật giảng đạo đến nay là 2500 năm, thì nhà Phật vẫn còn rất nhiều vấn đề nội tại, chứ chưa cần nói đến “ngoại tại”, mà bất cứ tăng ni cư sĩ nào ko thể ko biết. Và, đã là 1 Phật tử thì ko kể tăng ni hay cư sĩ, thái độ nên có là cởi mở đón nhận tất cả đóng góp để tu tập tốt hơn; thậm chí chính Phật tử phải nêu ra được những hạn chế và cách khắc phục trước tiên, trước cả “người ngoài” như anh Vo Truoc nêu lên (Batin đùa, mong anh Vo Truoc ko đánh đòn! :lol: ).

2) Nguyên nhân của nhiều vấn đề nội tại ấy là gì? Tôi ko đủ khả năng đưa ra và phân tích. Chỉ xin nêu ra 1 lời dạy của Đức Phật, là “tứ y cứ” (xem thêm “tứ y cứ”: http://www.thuvienhoasen.org/bonphepnuongtua.htm )

3) Anh Vo Truoc cho là đạo Phật thiếu hiệu quả trong mục tiêu diệt khổ bớt khổ. Tôi ko nghĩ vậy. Ai cũng có được an vui, từ những việc dễ làm như nở 1 nụ cười, thở 1 hơi sâu…. ……..cho đến Tịnh độ, Niết bàn và……….. Thêm nữa, nhiều thực thể trên trái đất này nhân danh vô vàn chuyện từ nhỏ như mất một ít tiền, trễ một chút giờ……. đến lớn như y thức hệ, dân tộc tính, tôn giáo…… để tranh cãi, chia rẽ, để giận dỗi, hận thù, để chém giết và hủy diệt……… Nhà Phật ko nằm trong số đó. Ngược lại, nếu ko có “con đường” được xây từ 2500 năm nay, ko biết con người sẽ đưa trái đất này đi về đâu? Còn nếu anh Vo Truoc nói về cách hiểu, cách làm của một số (có thể “nhiều”, nhưng ko phải là “tất cả”) người đứng trong và ngoài cửa Phật mà anh cho là thiếu hiệu quả, xin được mời anh ghé xem lại 1 chút về “tứ y cứ” mà chắc anh đã biết rồi.

4) Thưa anh Vo Truoc, anh khái quát mọi việc thành 1 công thức, đại để là “Z=X-Y với X là khả năng; Y là ham muốn”. Để làm được phép trừ này, đầu tiên phải “đo” được X và Y, điều tôi cho là ko hề đơn giản như phương trình anh nêu ra. Xin được phép thử “đo” X và Y của anh Vo Truoc về LHDP làm ví dụ. Đầu tiên, anh ko biết gì về LHDP. Rồi từ cảm hứng bác Thiên Sứ, anh bắt đầu tìm hiểu (điều này dường như anh đã nhắc tới mà tôi ko nhớ nguồn để trích). Rồi, anh hiều sâu hơn. Rồi, anh bắt đầu dự đoán được cho bản thân, cho gia đình, rồi cho nhiều người khác. Rồi, anh bắt đầu dự đoán được cho đất nước…. Rồi, anh bắt đầu cho là “LHDP là học thuyết tổng quát, cho nên bao trùm cả đạo Phật”. Rồi……….? Chưa kể là, để được XY này anh sẽ mất 1 số XY khác như 1 chút thời gian, 1 chút thảnh thơi…. mà sau cùng thật khó lòng đo được cái nào gây ít phiền não hơn cái nào.

5) Thưa anh Rubi và anh BatBoThienLong (BBTL), là Phật tử chúng ta đều thấy sự uyển chuyển mênh mông nơi đạo pháp mà Đức Thế Tôn truyền dạy. Mỗi người có 1 cách tu tập khác nhau phù hợp với mình. Tôi mong hai anh ko vì anh Vo Truoc, vì tôi hay bất cứ ai có cách nghĩ, cách hiểu, cách làm khác mình mà ghép chúng tôi vào tà kiến. Giải thoát đâu chưa thấy, chỉ thấy mình vì chép lại 1 chuyện xưa mà có nguy cơ đứng trước cửa Địa ngục thì thật là tội nghiệp cho số phận đen đủi của Batin.

6) Anh Rubi, anh BBTL và tôi đều biết phần lớn công án Thiền là sự tinh lược tối đa của mọi hoàn cảnh và nguyên nhân trước đó, chỉ giữ lại phần kết làm thành “công án”. Mỗi công án thực sự chỉ dành cho hai vị khách chủ trong không gian đó và thời gian đó mà thôi, ngoài ra ko đáng để nhiều vị đem ra mổ xẻ như đã làm hàng ngàn năm nay. Tôi chép chuyện xưa ra đây chỉ mong gửi đến anh 1 thông điệp là đôi lúc chúng ta cần dừng lại. Và vì thông điệp của tôi ko cùng “tần số” với anh, nên tôi xin được dừng lại, vì học trò của sư Triệu Châu đã đốn ngã “cây tùng trước sân” ấy cũng đã hàng ngàn năm nay rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn trong topic này.

Tôi chưa xem hết tất cả các bài ở đây - mà chỉ xem lướt bài cuôí cùng. Nhưng tôi xác định rằng: Không có giáo pháp của Đức Như Lai - Lý học Đông phương khó phục hồi được.

Ông cha ta đã để lại một mật ngữ về việc này - Theo chủ quan của tôi và không phải bằng chứng chứng minh khoa học - Chính là chiếc áo cà sa của Đức Phật phủ lên cây Nêu.

Tôi đã tìm được giá trị của Thái Cực trong hai cuốn sách: Đạo Đức Kinh - Cây Nêu và Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm - chiếc áo cà sa phủ trên cây Nêu. Bởi vậy mới có tiểu luận : Định mệnh có thật hay không?. Và điều này đã dẫn đến Lý học Đông Phương đấu với Bigbang - theo cách nói của Batin.

Thành thật trình bày.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ACE thân mến.

Những gì thuộc về học thuật trong vấn đề này muốn nói, tôi đã nói hết. Tôi xin bày tỏ một chút để mong ACE thông cảm hơn. Tôi đã nói rất rõ bằng một giọng văn không thể hiểu chệch được về tình càm kính ngưỡng của tôi đối với Đạo Phật. Tôi không bao giờ phủ nhận công lao to lớn của Đạo Phật.... Tóm lại các bạn nghĩ tốt đẹp về Đạo Phật như thế nào thì tôi cũng y như thế nếu không muốn tự phụ mà nói rằng còn cao hơn !!!

Các bạn tuyệt đối không được gán cho tôi những tư tưởng bất kính với Đạo Phật vì điều đó là không có!

Chính vì vậy, những điều tôi trình bày trong lý thuyết của mình mới là hành động kính ngưỡng nhất đối với Đức Phật vì đã phụ giúp với Ngài trong mục tiêu cao cả là Diệt khổ. Cái logic ấy là rất sơ đẳng. Nếu không mê lầm, bị Vọng tâm quấy rối, chắc chắn các bạn phải nhận ra.

Vài dòng bộc bạch!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Thiên Sứ, nhân dịp bác ghé qua chủ đề này, cháu xin phép được trao đổi với bác đôi dòng.

Cách đây mấy năm cháu có xem 1 bộ phim giả tưởng Hàn Quốc tựa là “2009 Lost Memories”. Nội dung phim đưa ra 1 là: ko tồn tại 2 nước Nam Bắc Hàn vào thời điểm năm 2009, mà chỉ có nước Nhật với bản đồ gồm cả bán đảo Triều Tiên! Tuy nhiên, 1 số người Nhật “gốc” Triều Tiên lại được cảm ứng là “dường như quá khứ đã bị thay đổi”, và họ ko tiếc thân mình để đi “tìm” lại cái “lost memories”, cái “quá khứ đã mất” đó……

Tự nhiên cháu lóe lên suy nghĩ, có hay chăng 1 “quá khứ đã mất” của người Việt chúng ta? Cháu tin rằng bác và nhiều cô chú anh chị của trung tâm L‎í học đông phương, cũng như nhiều người Việt khác đều có cảm ứng rất thiêng liêng về “quá khứ đã mất” này. Về phần cháu khi lược lại lịch sử Trung Quốc từ Tần đến nay, cháu thấy giao tranh giữa họ tức người Hán (hay Hoa? Hay…?) với các tộc khác là thường xuyên, từ đủ mọi phía nam bắc đông tây. Tuy nhiên, giao tranh với cường độ nhiều nhất và kéo dài nhất, suốt hơn 2000 năm nay phải là Việt – Hán, mà hầu hết là người Hán chủ động đánh trước. Thử xét cổ sử 1 số nước ngày nay có biên giới sát TQ như Hàn, Nhật, Mông Cổ… ta sẽ thấy ngay ko có 1 dân tộc nào được các triều đại TQ chú tâm “nhiệt tình” như người Việt. Người Việt ta nợ họ cái gì mà họ gây hấn suốt mấy ngàn năm đòi trả? Hay người Hán nợ ta cái gì mà họ phải tìm cách “xù” mấy ngàn năm qua? Nếu là ta nợ họ, thì bao nhiêu xương máu tổ tiên ta đã đổ xuống, bao nhiêu di sản vật chất tinh thần, bao nhiêu sách vở… của tộc Việt ta đã bị cướp hết, phá hết mấy ngàn năm qua; đến nỗi ngày nay hầu hết con cháu Việt ko khỏi tự ti về những di sản ít ỏi mà rời rạc của cha ông để lại; vẫn chưa đủ trả hay sao? Còn nếu ngược lại, họ nợ ta, thì chính Lí học đông phương với Âm Dương Ngũ Hành là 1 trong những báu vật họ ko bao giờ trả, vì chính nó là trụ cột làm tên tư tưởng Đại Hán Đại Tàu mấy ngàn năm qua. Nhân đây, cháu xin được cúi chào bác vì nỗ lực tột bậc của mình trong việc tìm lại chủ nhân đích thực của Lí học đông phương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Batin thân mến.

Batin viết:

Còn nếu ngược lại, họ nợ ta, thì chính Lí học đông phương với Âm Dương Ngũ Hành là 1 trong những báu vật họ ko bao giờ trả, vì chính nó là trụ cột làm nên tư tưởng Đại Hán Đại Tàu mấy ngàn năm qua. Nhân đây, cháu xin được cúi chào bác vì nỗ lực tột bậc của mình trong việc tìm lại chủ nhân đích thực của Lí học đông phương.

Họ chỉ giữ được cái hình thức thôi. Còn Ta nắm hoàn toàn cái nội dung. Ông cha ta đã để lại một lời tiên tri tuyệt vời về việc này. Batin còn nhớ truyện Trê Cóc chứ. Con Cóc bị con Trê lấy mất đàn con nòng nọc của mình (Tức nền văn minh Khoa Đẩu - nòng nọc - của người Lạc Việt bị người Tàu đánh cắp và nhân là của mình). Con cóc kiện lên quan , nhưng không được. Vì nhãn tiền ai cũng thấy nòng nọc giống trê, không giống cóc (Các văn bản lưu hành Lý học Đông phương toàn bằng chữ Hán và có tác giả Hán), nên xử cóc thua kiện. Nhái bén khuyên cóc hãy đợi chờ, thời gian trôi nđi, những qui luật của tự nhiên phát triển, bầy nòng nọc sẽ trở thành cóc và trở về với cội nguồn. Cái tuyệt vời của lời tiên tri của những bậc trí giả Lạc Việt cổ chính là đoạn này: Khi mà nền văn minh nhân loại phát triển, thì chính con người sẽ nhận ra bản chất sự việc và thừa nhận chân lý: Những giá trị văn minh Đông phương thuộc về người Lạc Việt - về với mẹ cóc - cội nguồn của nền văn minh Khoa Đẩu.

Bài hát Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương đã viết:

Ta cố đợi ngàn năm. Một ngàn năm nữa sẽ qua....Đã hơn hai ngàn năm rồi - kể từ khi văn minh Lạc Việt sụp đổ ở bờ nam sông Dương Tử (Hai vận trong Thái Ất - mỗi vận 1080 nằm = 2160 năm).

Nền khoa học hiện đại đã xuất hiện những tiêu chí khoa học với thông tin toàn cầu đủ để nhân loại nhìn ra bản chất của vấn đề.

Nhà tiên tri Vanga đã viết:

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại - Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm.

Huyền bí quá chăng? Không ! Đây là khả năng tiên tri từ những tri thức vượt trội mà chính tiêu chí khoa học hiện đại phải thừa nhận: Một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri.

Tôi chỉ nhân danh chân lý. Nếu tôi là người Mễ Tây Cpơ và có một tri thức nhứ tôi và trong hoàn cảnh như tôi thì tôi cũng sẽ nói y như Thiên Sứ đã nói:

Dân tộc Việt có một nền văn hiến huyền vĩ trong lịch sử trải gần 5000 năm, một thời lừng lẫy ở bờ nam sông Dương Tử.

Cảm ơn Batin

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay