quang_tam3

NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC CỦA PHẬT GIÁO

84 bài viết trong chủ đề này

Rubi viết

Trường hợp của anh Vo Truoc không phải là xuất gia tu chứng nhưng cũng có học vị và tuổi tác, tuy thế anh có thể mắc phải hai điều sai lầm

Tôi chẳng phải người tu tại chùa, chẳng phải người tu tại gia, tôi chỉ tu tại tâm.

Tôi là người rất ngưỡng mộ Đạo Phật.

Vô Trước viết:

Để tránh hiểu lầm, một lần nữa, tôi xin nhắc lại, đối với tôi, Đạo Phật luôn là học thuyết mà tôi hằng kính ngưỡng, đánh giá cao nhất trong tất cả các học thuyết mà tôi từng được biết. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là người tôi kính phục nhất trong tất cả các vĩ nhân tự cổ chí kim.

Và do đó, tôi luôn coi trọng kinh sách. Bằng con đường kinh sách tôi mới đến và hiểu được cái tuyệt vời vĩ đại của Đạo Phật.

Đặc biệt, tôi càng khâm phục hơn tính công bằng, khách quan, bao dung của Phật pháp, nhất là tinh thần tự do, vô trụ, vô trước của những người Phật tử chân chính:

Đặc biệt, tôi luôn tâm niệm một lời của Đức Phật, đại ý: “ Các ngươi đừng tin lời ta chỉ vì kính trọng ta mà các ngươi phải kiểm tra lời ta nói cẩn thận như các ngươi kiểm tra vàng thật hay giả. Các ngươi hãy tin lời ta khi sau khi kiểm chứng các ngươi thấy thực sự là đúng”

Người học Phật phải có tinh thần tự do, không nên lệ thuộc vào một kinh sách nào, một giáo lý nào; Phá trừ kiến chấp, mở rộng tâm hồn, trí não nên có thể thông cảm với tất cả mọi giáo lý khác. Người học Phật phải có tinh thần Vô trước, không nên để mình bị ràng buộc, bị dính mắc vào đâu cả, dù là đối với chân lý … Tinh thần đó chính là tinh thần của người Phật tử chân chính khi học hỏi.

Những điều tôi đã trình bày luôn theo đúng tinh thần đó của Phật giáo.

Vì thế, tôi không bao giờ chê bai kinh sách và những người lấy kinh sách làm bản đồ Phật giáo, lại càng không phủ định hình thức tu hành của họ. Tôi ca ngợi họ còn sợ không đủ lời.

Vì thế, Rubi viết:

Trường hợp của anh Vo Truoc không phải là xuất gia tu chứng nhưng cũng có học vị và tuổi tác, tuy thế anh có thể mắc phải hai điều sai lầm.

-Một là chê bai kinh sách hay chê những người lấy kinh sách làm bản đồ Phật Pháp.

-Hai là có câu "Đức chúng như hải", tức là cái đức của số đông lớn như biển. Môi trường Phật Tử xuất gia và cả tại gia tu hành đúng chánh pháp là một môi trường có thể nói rằng họ là những người có căn lành sâu dày. Nếu mà phủ nhận hình thức tu hành của họ thì e rằng giống như là 'mở miệng mắng Phật, chuốc lấy tai ương.

Là thiếu hiểu biết hay cố tình hiểu sai, “Hàm huyết phun nhân”. Cổ nhân đã nói: “Hàm huyết phun nhân, Tiên ô tự khẩu”

Cũng chính vì theo đúng tinh thần Phật tử chân chính trên mà tôi nhìn thấy những hạn chế của phương pháp diệt khổ mà Đạo Phật chủ trương từ trước tới nay. Vì thế, tôi đã đầu tư rất nhiều suy nghĩ để đề xuất một phương pháp hiệu quả hơn trên con đường thực hiện mục tiêu của chính Đạo Phật là diệt khổ. Điều đó chỉ tôn vinh thêm Đạo Phật. Phương pháp của tôi, xét cho cùng cũng chỉ là một pháp môn trong Phật giáo mà thôi.

Điều tôi chê bai ở đây là những người bảo thủ, câu nệ, nô lệ quá đáng vào kinh sách, họ chẳng bao giờ có được tự do thực sự chứ nói gì đến diệt khổ, giải thoát. Những công phu mà họ bỏ bao sức lực cũng chỉ vô ích hoặc hiệu quả rất thấp mà thôi.

Cái gì mà chả có hạn chế của nó. Anh Thiên Sứ đã từng viết:

Tôi nghĩ ngay bây giờ Thượng Đế có hiện ra thì chính Ngài cũng bị hạn chế - dù Ngài hiện ở bất cứ đâu trên thế gian này.

Nếu không có tinh thần Vô trước, mà câu nệ kinh sách, không nhìn ra những hạn chế của kinh sách trước đó thì chính Đức Phật cũng chẳng đắc đạo, Đạo Phật cũng không có ở trên đời, làm gì có Thiền tông, Phật Đại thừa, làm gì có Hậu Thiên Bát quái Lạc Việt, Lục thập Hoa giáp Lạc Việt, làm gì có lịch sử 5000 năm văn hiến Lạc Việt một thời huyền vĩ nam sông Dương tử….

Tôi cũng chẳng chê bai ai không thể nhìn ra mặt hạn chế của phương pháp diệt khổ, vì căn cơ, nhân duyên mỗi người khác nhau. Tôi chỉ chê bai những người làm nô lệ kinh sách, ra sức phủ định những cái mới manh nha còn đang yếu ớt, cần được chăm sóc nâng niu. Họ mới chính là những người trong khi làm tổn hại Đạo Phật lại đang cao giọng nói là bảo vệ Phật pháp.

Nhìn ra hạn chế không phải chê bai hay phủ định mà chính là làm cho tốt hơn, rực rỡ hơn. Không ai nói Einstein chê bai Niuton cả, mà Einstein nói Niuton là người khổng lồ mà ông được may mắn đứng trên vai. Chẳng ai nói đứa con nhìn thấy và sửa chữa sai lầm của bố mẹ là bất hiếu cả, mà những người chân chính luôn cho đấy là đại hiếu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng chính vì theo đúng tinh thần Phật tử chân chính trên mà tôi nhìn thấy những hạn chế của phương pháp diệt khổ mà Đạo Phật chủ trương từ trước tới nay. Vì thế, tôi đã đầu tư rất nhiều suy nghĩ để đề xuất một phương pháp hiệu quả hơn trên con đường thực hiện mục tiêu của chính Đạo Phật là diệt khổ. Điều đó chỉ tôn vinh thêm Đạo Phật. Phương pháp của tôi, xét cho cùng cũng chỉ là một pháp môn trong Phật giáo mà thôi.

Điều tôi chê bai ở đây là những người bảo thủ, câu nệ, nô lệ quá đáng vào kinh sách, họ chẳng bao giờ có được tự do thực sự chứ nói gì đến diệt khổ, giải thoát. Những công phu mà họ bỏ bao sức lực cũng chỉ vô ích hoặc hiệu quả rất thấp mà thôi.

Cái gì mà chả có hạn chế của nó.

Vấn đề ở chỗ hiện nay học thuyết ADNH đang có nhiều sự sai lệch đồng thời dù có chỉnh lý được nhưng chưa được phổ biến. Do đó dùng ngôn ngữ của ADNH để nhẩy sang khai sáng Phật Giáo là một sự từ tối đi vào tối.

Đúng như vậy, khi mà ADNH còn chưa được chỉnh lý và phổ biến đồng thời chưa thuyết phục được từ giới các học giả cho đến những tầng lớp người dân có nhu cầu ứng dụng thì ý tưởng của anh Vo Truoc có phần quá vội vàng là dùng ánh sáng yếu ớt của sự phục hồi lý thuyết ADNH để làm sáng tỏ pháp môn nào đó trong Phật Giáo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề ở chỗ hiện nay học thuyết ADNH đang có nhiều sự sai lệch đồng thời dù có chỉnh lý được nhưng chưa được phổ biến. Do đó dùng ngôn ngữ của ADNH để nhẩy sang khai sáng Phật Giáo là một sự từ tối đi vào tối.

Đúng như vậy, khi mà ADNH còn chưa được chỉnh lý và phổ biến đồng thời chưa thuyết phục được từ giới các học giả cho đến những tầng lớp người dân có nhu cầu ứng dụng thì ý tưởng của anh Vo Truoc có phần quá vội vàng là dùng ánh sáng yếu ớt của sự phục hồi lý thuyết ADNH để làm sáng tỏ pháp môn nào đó trong Phật Giáo.

Sao Rubi cứ hay gán cho tôi những suy nghĩ vội vàng thế nhỉ. Tôi chưa bao giờ nói là hiện nay đang tôi dùng học thuyết ADNH soi sáng Đạo Phật cả. Tôi chỉ nói khi đưa ra phương pháp diệt khổ mới đó, tôi mới nhận thấy nó hơi có tinh thần của logic ADNH. Đó chỉ là một nhận xét khi thấy một sự thú vị mà thôi. Nhưng cũng không loại trừ khả năng có thể dùng học thuyết ADNH để nghiên cứu Đạo Phật, bởi vì, theo tôi, học thuyết ADNH là học thuyết tổng quát bao trùm tất cả, thì đương nhiên, nó bao trùm cả Đạo Phật. Hơn nữa, theo quan điểm cá nhân tôi, Đạo Phật là sự ứng dụng của học thuyết ADNH (tất nhiên khi chưa thất truyền hoặc từ cao nhân nào đó xưa kia thông tỏ nó) một cách tuyệt vời trong khía cạnh nhân sinh quan. Nhưng đó là việc sau này khi học thuyết ADNH lấy lại được vị trí xứng đáng của nó.

Khi phát biểu, nhất là khi nhận xét quan điểm của người khác, Rubi nên cẩn trọng hơn, xem lại xem, mình đã hiểu đúng ý họ muốn nói chưa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề ở chỗ hiện nay học thuyết ADNH đang có nhiều sự sai lệch đồng thời dù có chỉnh lý được nhưng chưa được phổ biến. Do đó dùng ngôn ngữ của ADNH để nhẩy sang khai sáng Phật Giáo là một sự từ tối đi vào tối.

Đúng như vậy, khi mà ADNH còn chưa được chỉnh lý và phổ biến đồng thời chưa thuyết phục được từ giới các học giả cho đến những tầng lớp người dân có nhu cầu ứng dụng thì ý tưởng của anh Vo Truoc có phần quá vội vàng là dùng ánh sáng yếu ớt của sự phục hồi lý thuyết ADNH để làm sáng tỏ pháp môn nào đó trong Phật Giáo.

Sao Rubi cứ hay gán cho tôi những suy nghĩ không phải của tôi một cách vội vàng thế nhỉ?

Tôi chưa bao giờ nói là hiện nay đang tôi dùng học thuyết ADNH soi sáng Đạo Phật cả. Tôi chỉ nói, khi đưa ra phương pháp diệt khổ mới đó, tôi mới nhận thấy nó có tinh thần của logic ADNH. Đó chỉ là một nhận xét khi thấy sự thú vị mà thôi.

Nếu chú ý, hẳn anh cũng nhận thấy phương pháp phân tích trên của em cũng mang nặng phương pháp luận của học thuyết ADNH đấy ạ. Hạnh phúc, diệt khổ là sự cân bằng âm dương hài hòa giữa "khả năng" và "ý muốn".

Nhưng cũng không loại trừ khả năng có thể dùng học thuyết ADNH để nghiên cứu Đạo Phật, bởi vì, theo tôi, học thuyết ADNH là học thuyết tổng quát bao trùm tất cả, thì đương nhiên, nó bao trùm cả Đạo Phật. Hơn nữa, theo quan điểm cá nhân tôi, Đạo Phật là sự ứng dụng của học thuyết ADNH (tất nhiên khi chưa thất truyền hoặc từ cao nhân nào đó xưa kia thông tỏ nó) một cách tuyệt vời trong khía cạnh nhân sinh quan. Nhưng đó là việc sau này khi học thuyết ADNH lấy lại được vị trí xứng đáng của nó.

Khi phát biểu, nhất là khi nhận xét quan điểm của người khác, Rubi nên cẩn trọng hơn, xem lại xem, mình đã hiểu đúng ý họ muốn nói chưa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng cũng không loại trừ khả năng có thể dùng học thuyết ADNH để nghiên cứu Đạo Phật, bởi vì, theo tôi, học thuyết ADNH là học thuyết tổng quát bao trùm tất cả, thì đương nhiên, nó bao trùm cả Đạo Phật. Hơn nữa, theo quan điểm cá nhân tôi, Đạo Phật là sự ứng dụng của học thuyết ADNH (tất nhiên khi chưa thất truyền hoặc từ cao nhân nào đó xưa kia thông tỏ nó) một cách tuyệt vời trong khía cạnh nhân sinh quan. Nhưng đó là việc sau này khi học thuyết ADNH lấy lại được vị trí xứng đáng của nó.

Khi phát biểu, nhất là khi nhận xét quan điểm của người khác, Rubi nên cẩn trọng hơn, xem lại xem, mình đã hiểu đúng ý họ muốn nói chưa.

Rubi e là khi nói như vậy thì anh Vo Truoc đã dính mắc vào ADNH rồi.

Và chúng sinh có một hiện tượng là Phật bảo ăn chay, giữ giới thì chúng sinh rất khó thực hiện, nhưng đến khi ngoại đạo tà sư bảo chúng sinh ăn chay giữ giới thì chúng sinh một lòng một giả kiên quyết thực hiện. Đây chính là lý do vì sao người tu hành theo Phật Giáo ít có hiệu quả như anh Vo Truoc nhận định.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi e là khi nói như vậy thì anh Vo Truoc đã dính mắc vào ADNH rồi.

Và chúng sinh có một hiện tượng là Phật bảo ăn chay, giữ giới thì chúng sinh rất khó thực hiện, nhưng đến khi ngoại đạo tà sư bảo chúng sinh ăn chay giữ giới thì chúng sinh một lòng một giả kiên quyết thực hiện. Đây chính là lý do vì sao người tu hành theo Phật Giáo ít có hiệu quả như anh Vo Truoc nhận định.

Nói thế nào Rubi cũng nhất định không chịu hiểu.

Tôi thật ... bó tay!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói thế nào Rubi cũng nhất định không chịu hiểu.

Tôi thật ... bó tay!

Có lẽ phải trở lại bàn đến Khổ Tập Diệt Đạo để đi đến kết luận rằng liệu có một phương pháp nào hay hơn hay là không. Rubi nghĩ là không thể tìm được một phương pháp nào hay hơn những gì đã có, vấn đề là chúng ta không khai thác thấu triệt để cương quyết thực hiện cho bằng được hay không mà thôi. Cương quyết là yếu tố đơn giản nhất để diệt khổ.

Phật từ bi cứu độ, chúng sinh cương quyết thực hiện đó chẳng phải là một âm một dương gọi là đạo hay sao. Từ bi là làm cho chúng sinh kiên quyết thực hiện cho bằng được con đường giải thoát. Bồ Tát thì dũng mãnh thị hiện trong sinh tử, còn chúng sinh thì dũng mãnh phát nguyện chuyên tu, pháp đã có Phật nói rồi, bầy giờ Bồ tát nói lại còn chúng sinh thì nghe theo rồi cứ thế mà y giáo phụng hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ phải trở lại bàn đến Khổ Tập Diệt Đạo để đi đến kết luận rằng liệu có một phương pháp nào hay hơn hay là không. Rubi nghĩ là không thể tìm được một phương pháp nào hay hơn những gì đã có, vấn đề là chúng ta không khai thác thấu triệt để cương quyết thực hiện cho bằng được hay không mà thôi. Cương quyết là yếu tố đơn giản nhất để diệt khổ.

Rubi cứ nghiên cứu đi! Tôi thì đã rõ, không có gì phải thắc mắc.

Phật từ bi cứu độ, chúng sinh cương quyết thực hiện đó chẳng phải là một âm một dương gọi là đạo hay sao. Từ bi là làm cho chúng sinh kiên quyết thực hiện cho bằng được con đường giải thoát. Bồ Tát thì dũng mãnh thị hiện trong sinh tử, còn chúng sinh thì dũng mãnh phát nguyện chuyên tu, pháp đã có Phật nói rồi, bầy giờ Bồ tát nói lại còn chúng sinh thì nghe theo rồi cứ thế mà y giáo phụng hành.

Chúng sinh sẽ cương quyết khi thấy hiệu quả!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi cứ nghiên cứu đi! Tôi thì đã rõ, không có gì phải thắc mắc.

Khổ là Nghiệp Quả .

Tập là đang Vô Minh, đang Ái, Nghiệp Nhân.

Diệt là Vô Minh đã Diệt, Ái đã Diệt, Phật Tử, Giải Thoát.

Đạo là Thánh Thai,Giác Ngộ.

Như vậy tức là do Tập mà có Khổ, do Đạo mà có Diệt

Chúng sinh sẽ cương quyết khi thấy hiệu quả!

Thấy hiệu quả bên ngoài tức là thấy Phật thấy Tổ rồi đến thấy huynh đệ tự tại sinh tử.

Thấy hiệu quả ngay nơi mình thì tự thắp đuốc nên mà đi. Nếu không y giáo phụng hành thì tức là đạng nấu cát mà muốn thành cơm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Votruoc nói, sau cả ngàn năm tình hình vẫn còn như thế này tức là phương pháp diệt khổ của Phật giáo là không đúng?

Sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Thế mà vẫn khư khư ôm lấy kinh sách, giáo điều, không thừa nhận mặt hạn chế về thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ thì thật là mê muội, bảo thủ, chẳng đúng tinh thần của chính Đạo Phật. Thế mà nay, có người nhận thấy mặt hạn chế đó, chẳng quản sức mình có hạn, cố gắng suy nghĩ, tìm ra một phương pháp diệt khổ khác hiệu quả hơn, ngõ hầu chung tay cùng Đạo Phật diệt hết khổ cho nhân loại thì lại câu chấp vào giáo lý, câu từ, kinh sách, chẳng xem xét đúng sai thực chất, ra sức bắt bẻ, bài bác…. thì thật là cái mê muội, bảo thủ đã đến cùng cực rồi vậy!

và anh cho rằng anh là người " thấy " được mặt hạn chế đó và đang "suy nghĩ" tìm ra phương pháp diệt khổ khác?

A DI ĐÀ PHẬT !

thieukim giật mình kinh hãi, vì đang đứng trước mặt một vị siêu phàm trong thế giới ảo!

mà hình như chính Đại luận sư Vô Trước cho rằng " ngoài Thức ra, không có gì là thật ", đơn giản vô cùng !

chỉ trách là nhân loại quá mải mê không ai hiểu cho điều này!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Thế mà vẫn khư khư ôm lấy kinh sách, giáo điều, không thừa nhận mặt hạn chế về thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ thì thật là mê muội, bảo thủ, chẳng đúng tinh thần của chính Đạo Phật. Thế mà nay, có người nhận thấy mặt hạn chế đó, chẳng quản sức mình có hạn, cố gắng suy nghĩ, tìm ra một phương pháp diệt khổ khác hiệu quả hơn, ngõ hầu chung tay cùng Đạo Phật diệt hết khổ cho nhân loại thì lại câu chấp vào giáo lý, câu từ, kinh sách, chẳng xem xét đúng sai thực chất, ra sức bắt bẻ, bài bác…. thì thật là cái mê muội, bảo thủ đã đến cùng cực rồi vậy!

Ý trên anh Vo Truoc đã nói vừa có cái đúng vừa có cái sai, theo ý của Rubi.

Cái sai của anh Vo Truoc là có ý tưởng tìm ra một phương pháp diệt khổ hiệu quả hơn. Còn cái đúng của anh Vo Truoc là thấy thực tế nỗi khổ của cộng đồng ngày càng tăng.

Vấn đề là giáo lý Phật Giáo vốn đầy đủ khả năng mở bày cho mọi người sự thoát khổ, nhưng về hình thức thì có sự hạn chế, đó chính là ngôn ngữ.

Ngôn ngữ trong giáo lý Phật Giáo phải thống nhất với ngôn ngữ của xã hội thì mới có thể khiến cho số đông thâm nhập kinh giáo. Nhưng hiện nay, xã hội thì dùng ngôn ngữ latinh còn Phật Giáo (Việt Nam nói riêng) thì vẫn nặng về hình thức ngôn ngữ Hán Việt. Thực tế đã và đang có tình trạng rất nhiều Phật Tử đi chùa, tung kinh nhưng là kinh chữ Hán phiên âm Latinh, cho nên tụng kinh mà không hiểu nghĩa lý của kinh.

Và hơn nữa, một vị Thầy mà giỏi chữ Hán thì được coi là giỏi về Phật Pháp, nhưng cũng có thể giỏi chữ Hán nhưng thực tế lại không thông được ý Kinh. Trong trường hợp giỏi về Hán Ngữ nhưng không thông được Ý Kinh mà vẫn được coi là vị Thầy giỏi thì đây chính là nguyên nhân gây ra sự hạn chế về phương diện Phật Giáo diệt khổ cho Chúng Sinh.

Có thể nhiều trường hợp do vấn đề ngôn ngữ mà nhiều Thầy không thể giảng pháp trường kỳ cho số đông phật tử. Phật tử không biết chữ nhưng nếu được nghe nhiều thì dần dần vẫn có thể ứng dụng thuần thục vào cuộc sống, nhưng đi chùa thường xuyên mà không được nghe pháp, đa phần là làm công quả và cúng bái cầu khấn như vậy thì đâu thể hết phiền não. Và như vậy thì họ đi chùa chỉ là để cho thanh thản phần nào chứ khi trở về nhà lại chẳng áp dụng được gì từ giáo lý nhà Phật vào cuộc sống.

Tóm lại, ý của Rubi là làm sao để nhiều người hiểu được sâu rộng nghĩa lý của Kinh Phật thì thực tế họ sẽ bớt khổ hơn. Còn như anh Vo Truoc, tuy là có thiện tâm và không bị ngăn ngại về ngôn ngữ với số đông quần chúng, nhưng dù thế nào anh cũng không thể giảng hết bộ kinh này đến bộ kinh khác cho số đông nghe.

Một điểm đáng chú ý là có một hình thức hoằng pháp đang diễn ra rất hợp lý, đó chính là những vị có học, thông thạo Hán Ngữ lại chuyên tu và thường xuyên giảng Kinh cho Phật Tử nghe, mỗi thời giảng pháp thì lại được ghi lại thành tài liệu dươi dạng Video hay Audio. Như vậy, khi giảng lại có nhiều người chăm chú nghe thì nhất định vị giảng sư sẽ lên tinh thần và bài giảng cũng được chuẩn bị kỹ hơn và sâu hơn, các tài liệu sau khi tổng hợp được phát hành thì nhiều người khác muốn học và tìm hiểu cũng dễ dàng hơn. Và thực tế thì phương pháp này đang rất hiệu quả.

Ngoài ra một yếu tố đem lại hiệu quả cho người tu Phật là hình thức ngồi thiền hay ngồi niệm Phật. Bây giờ nhiều người rất ham tu nhưng không ai hướng dẫn họ ngồi tu thì đó cũng là một việc thiếu sót và ảnh hưởng nhiều đến kết quả trong thực tế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích Thieukim

chỉ trách là nhân loại quá mải mê không ai hiểu cho điều này!

Đó chính lá biểu hiện mặt hạn chế của Đạo Phật.

Trích Rubi:

Cái sai của anh Vo Truoc là có ý tưởng tìm ra một phương pháp diệt khổ hiệu quả hơn.

Thật ngược đời!

Những đều Rubi phân tích tiếp theo đều là tiểu tiết, không giải quyết được vấn đề gì. Ngay cả những người cùng chủng tộc với Đức Phật, không bị tý rào cản ngôn ngữ nào cũng chẳng mấy người thành chính quả. Thậm chí, người Ấn còn ít theo Đạo Phật.

Tóm lại, dù không muốn, qua trao đổi với các bạn, tôi càng thấy câu tôi viết là đúng đắn:

Sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Thế mà vẫn khư khư ôm lấy kinh sách, giáo điều, không thừa nhận mặt hạn chế về thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ thì thật là mê muội, bảo thủ, chẳng đúng tinh thần của chính Đạo Phật. Thế mà nay, có người nhận thấy mặt hạn chế đó, chẳng quản sức mình có hạn, cố gắng suy nghĩ, tìm ra một phương pháp diệt khổ khác hiệu quả hơn, ngõ hầu chung tay cùng Đạo Phật diệt hết khổ cho nhân loại thì lại câu chấp vào giáo lý, câu từ, kinh sách, chẳng xem xét đúng sai thực chất, ra sức bắt bẻ, bài bác…. thì thật là cái mê muội, bảo thủ đã đến cùng cực rồi vậy!

Khi đưa ra phương pháp diệt khổ này, thực sự tôi đâu có phủ nhân Phật pháp. Thực chất là chỉ bổ xung thêm một ý nho nhỏ để tăng tính hiệu quả trên con đường diệt khổ mà thôi, điều đó chỉ tăng thêm sự phong phú, thuyết phục, hiệu quả của Phật pháp:

Trên cơ sở đó, để diệt khổ, trong cuộc sống chúng ta cần:

- Một mặt không ngừng nâng cao năng lực (X) của mình về mọi mặt bằng con đường phấn đấu học hỏi, nghiên cứu, lao động, phấn đấu, tu dưỡng đạo đức, gúp đỡ mọi người, …

- Mặt khác luôn rèn luyện khả năng làm chủ ham muốn (Y) của bản thân, giữ sao cho lòng ham muốn đó không bao giờ vượt quá khả năng cho phép (X) bằng nhiều con đường tu tập, rèn luyện khác nhau, mà theo tôi, hay nhất là con đường mà Đạo Phật đã dày công khai phá.

Nếu chúng ta thực hành được như thế thì cũng coi như chúng ta đã hoàn toàn diệt khổ.

Thế mà do câu chấp, mắc vào văn tự, kinh sách, chẳng xét kỹ nên không nhìn thấy điểm này, ra sức phản đối.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuy vậy, sau hơn 2500 năm đã qua, dù học thuyết của Phật tổ có hay đến đâu, dù có sự đóng góp của biết bao trí tuệ siêu việt từ nhiều thế hệ phật tử suất sắc nhất, thì đến ngày nay, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, kết quả của Đạo Phật cũng còn rất hạn chế. Có thể nói, về mặt cá nhân, hàng triệu người thực hành theo con đường của Phật tổ cũng không mấy người được thành tựu cuối cùng, không mấy người diệt được khổ. Về mặt xã hội, bao nhiêu thời đại qua đi cũng không thấy xã hội nào hết được khổ đau dù trong thời gian ngắn. Đấy là tôi chưa nói đến những điểm sáng thành công ngày càng ít ỏi.

Vì vậy, theo tôi, một trong những hạn chế của Đạo Phật là tính hiệu quả không cao trong mục tiêu của nó là diệt khổ. Con người ngày càng tha hóa, xã hội ngày càng nhiễu nhương, cái khổ không giảm đi mà ngày càng khủng khiếp chẳng nhẽ không phải là những ví dụ cho tính thiếu hiệu quả của Đạo Phật đối với quảng đại chúng sinh, ít nhất là về mặt phương pháp thực hành, hay sao?

Vậy, xuất hiện một câu hỏi tự nhiên rằng, liệu có tồn tại một học thuyết Diệt khổ khác hiệu quả hơn, hay ít nhất, một phương pháp diệt khổ khác với phương pháp của Đạo Phật mang lại hiệu quả tốt hơn hay không?

Rõ ràng là chúng ta không thể kết luận chủ quan rằng, không tồn tại một phương pháp như thế. Bạn có thể chất vấn tôi rằng, nếu tồn tại phương pháp diệt khổ hiệu quả hơn thì anh hãy chỉ ra đi!

Qua đoạn trích dẫn ý tưởng của anh Vo Truoc, đó cũng là ý kiến ban đầu của anh Vo Truoc thì cũng thấy được rằng:

Anh Vo Truoc cho rằng cái khổ của chúng sinh ngày càng gia tăng, điều này thì Phật đã nói rồi, thời Ngũ Trược Ác Thế chúng sinh hung hăng tàn bào mà mê muôi. Nói rằng chúng sinh ngày càng khổ thì đó là hậu quả là kết quả, còn về nguyên nhân, không phải là do mặt hạn chế của Phật Giáo mà là do chúng sinh ngày càng tham sân si. Tham Sân Si là nhân thì phải có kết quả là khổ gia tăng. Nhân quả là do chúng sinh tự làm tự chịu, đó chính là Khổ Tập. Tập Khí càng nặng thì Khổ Báo càng tăng, tập khí của người này đan với tập khí của người khác thành lưới nghiệp dàng buộc lẫn nhau.

Thay vì nói rằng hiệu quả diệt khổ của Đạo Phật có sự hạn chế thì nên khẳng định rằng Khoa Học Kỹ Thuật Ứng Dụng cũng là có mục đích xóa đói giảm nghèo nâng cao chất lượng đời sống nhưng cũng gây ra sự phân hóa giàu nghèo, người nghèo thì ngày càng nghèo so với mức chung của xã hội, trong khí đó người giàu ngày càng phải lo lắng bao trì mức sống.

Khoa học cũng là một Tôn Giáo, và cũng có mục đích diệt khổ và cũng có mặt hạn chế, thậm chí tác dụng phụ của khoa học còn là tác nhân chính gây ra sự khổ. Nếu nói về cái khổ chung của số đông thì thấy rằng nguyên nhân khổ không phải do có Phật Giáo hay không có Phật Giáo.

Còn Khoa học Tâm lý cũng bàn đến diệt khổ đấy nhưng đảm bảo không chứng không giải thoát. Chính vì yếu tố này cho nên có thể nói rằng Giải thoát sẽ hết khổ nhưng hết khổ không chắc đã giải thoát.

Và từ ý kiến trên của anh Vo Truoc thì rõ ràng anh đã đề cập đến một phương pháp diệt khổ khác với phương pháp của Đạo Phật. Nếu như vậy thì chẳng khác nào bàn đến cách qua sông bằng hai thuyền, mỗi chân đứng một thuyền, thế thì sẽ chẳng những đi chậm hơn mà còn mệt mỏi hơn thậm chí ít đạt đến đích hơn và dễ bị tai nạn. Cũng thế, anh Vo Truoc một mặt thì nói là đạo Phật là đạo diệt khổ một mặt thì muốn đưa ra một phương pháp khác với Phật Giáo.

Dựa trên ý kiến của anh Vo Truoc đã nói, không trich dẫn ở trên; anh lại bảo rằng xét cho cùng thì phương pháp của anh cũng là Phật Giáo. Nói tuy là vậy nhưng không phải nói thế nào là nó như thế ấy.

Vo Truoc:

"Thế mà do câu chấp, mắc vào văn tự, kinh sách, chẳng xét kỹ nên không nhìn thấy điểm này, ra sức phản đối."

Chẳng biết bình luận như vậy là đúng hay sai, Rubi không phản biện câu nói này. Trường hợp vấn đề sai mà bàn tới bàn vào thì càng sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

mà hình như chính Đại luận sư Vô Trước cho rằng " ngoài Thức ra, không có gì là thật ", đơn giản vô cùng !

...

Chắc đây là Pháp Tướng Tông của Phật Giáo. Rubi không rành về nội dung Pháp Tướng, chỉ gọi là biết chút chút về Pháp Tánh Tông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích Rubi:

Nói rằng chúng sinh ngày càng khổ thì đó là hậu quả là kết quả, còn về nguyên nhân, không phải là do mặt hạn chế của Phật Giáo mà là do chúng sinh ngày càng tham sân si.

Đây chính là:

Được mùa là tại Thiên tai

Mất mùa là tại ... Thiên tài chúng ta!

Nếu Đạo Phật tự nhận là Đạo diệt khổ, thì việc đầu tiên là làm cho tham, sân, si của chúng sinh giảm bớt mới có thể coi là có hiệu quả.

Thực ra chúng sinh đã nỗ lực rất nhiều để diệt khổ theo giáo lý của Đạo Phật, nhưng do tính hiệu quả không cao nên họ mới từ bỏ dần dần và hậu quả là ngày càng ngập chìm trong bể khổ sâu hơn. Do đó, cần cải thiện phương pháp diệt khổ của Đạo Phật cho hiệu quả hơn là điều hết sức cấp bách và cần thiết. Bản thân Phật giáo cũng như nhiều tôn giáo khác đều có những thời kỳ cách tân để phát triển. Ngày nay chính là một thời kỳ như thế nhưng sẽ rất khó khăn vì những người mê muội và bảo thủ.

Hôm nay, nghe Rubi nói tôi mới được biết, hóa ra khoa học cũng là Tôn giáo!!!

Rubi đừng kéo khoa học vào trách nhiệm diệt khổ. Khoa học chưa bao giờ tự nhận mục tiêu của nó là Diệt khổ cả, khác với Phật giáo luôn khẳng định mục tiêu này.

Trích Rubi:

Dựa trên ý kiến của anh Vo Truoc đã nói, không trich dẫn ở trên; anh lại bảo rằng xét cho cùng thì phương pháp của anh cũng là Phật Giáo. Nói tuy là vậy nhưng không phải nói thế nào là nó như thế ấy.

Chắc Rubi chưa bao giờ nghe câu: " Vạn Pháp tức Phật pháp". " Phật pháp chỉ được thực hành ở những nơi không có Phật pháp"!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích Rubi:

Đây chính là:

Được mùa là tại Thiên tai

Mất mùa là tại ... Thiên tài chúng ta!

Nếu Đạo Phật tự nhận là Đạo diệt khổ, thì việc đầu tiên là làm cho tham, sân, si của chúng sinh giảm bớt mới có thể coi là có hiệu quả.

Thực ra chúng sinh đã nỗ lực rất nhiều để diệt khổ theo giáo lý của Đạo Phật, nhưng do tính hiệu quả không cao nên họ mới từ bỏ dần dần và hậu quả là ngày càng ngập chìm trong bể khổ sâu hơn. Do đó, cần cải thiện phương pháp diệt khổ của Đạo Phật cho hiệu quả hơn là điều hết sức cấp bách và cần thiết. Bản thân Phật giáo cũng như nhiều tôn giáo khác đều có những thời kỳ cách tân để phát triển. Ngày nay chính là một thời kỳ như thế nhưng sẽ rất khó khăn vì những người mê muội và bảo thủ.

Hôm nay, nghe Rubi nói tôi mới được biết, hóa ra khoa học cũng là Tôn giáo!!!

Rubi đừng kéo khoa học vào trách nhiệm diệt khổ. Khoa học chưa bao giờ tự nhận mục tiêu của nó là Diệt khổ cả, khác với Phật giáo luôn khẳng định mục tiêu này.

Trích Rubi:

Nếu mà như anh Vo Truoc nói thì nghĩa đó khẳng định lời Phật nói phải chăng là không đúng, có thể trích dẫn một câu kệ của Phật thuyết cho Bồ Tát Từ Thị:

"Di Lặc ông nên biết

Tất cả các chúng sinh

Không được đại giải thoát

Đều do lòng tham dục

Mà rớt trong sinh tử

Nếu dứt hết ghét yêu

Và tham sân si mạn

Không luận chủng tánh nào

Đều được thành Phật Đạo"

Lại nữa. Bồ Tát Văn Thù có dạy rằng:

Trên mặt không sân đồ cúng dưỡng

Ở miệng không sân xuất diệu hương

Trong tâm không sân là chân bảo

Không nhơ, không nhiễm là chân thường

Chắc Rubi chưa bao giờ nghe câu: " Vạn Pháp tức Phật pháp". " Phật pháp chỉ được thực hành ở những nơi không có Phật pháp"!

Tuy là chưa nghe nhưng con người thật thì thấy trước khi nghe, nói nín động tịnh chẳng cầu đúng nên không hề sai.

Phật là Hằng Giác Hằng Tri cho nên thấy mà không lập thêm cái thấy thì tức là Niết Bàn, chỉ khi ở trong sinh tử mà không rời xa Niết Bàn thì ngay đó Vạn Pháp tức Phật Pháp. Vạn Pháp là như như, nếu thấy mà gây ra cái thấy tức ngay đó là Vô Minh, thế thì không thể nào Vạn Pháp tức Phật Pháp cho được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tóm lại, dù không muốn, qua trao đổi với các bạn, tôi càng thấy câu tôi viết là đúng đắn:

Nội dung trích dẫn:

Sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Thế mà vẫn khư khư ôm lấy kinh sách, giáo điều, không thừa nhận mặt hạn chế về thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ thì thật là mê muội, bảo thủ, chẳng đúng tinh thần của chính Đạo Phật. Thế mà nay, có người nhận thấy mặt hạn chế đó, chẳng quản sức mình có hạn, cố gắng suy nghĩ, tìm ra một phương pháp diệt khổ khác hiệu quả hơn, ngõ hầu chung tay cùng Đạo Phật diệt hết khổ cho nhân loại thì lại câu chấp vào giáo lý, câu từ, kinh sách, chẳng xem xét đúng sai thực chất, ra sức bắt bẻ, bài bác…. thì thật là cái mê muội, bảo thủ đã đến cùng cực rồi vậy!

Chẳng thể có kết luận nào khác hơn được nữa!

Thật đáng buồn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng thể có kết luận nào khác hơn được nữa!

Thật đáng buồn!

Suốt khoảng thời gian cuối đời, người chuyên tu thì chắc chắn được hóa sinh cõi Phật hoặc an lạc trong lúc lâm chung. Còn trường hợp tu hành được thời gian rồi thối tâm thì không thể giải thoát. Lý do trường hợp thối tâm ban đầu là do đâu ?

Yếu chỉ Phật Pháp là kiến tánh khởi tu, khởi tu mà không kiến tánh thì giống như là nói mà không biết mình đang nói để làm gì, làm mà không biết mình làm để làm gì. Cũng vậy, người sơ cơ chưa ngộ nên tâm thường một nơi thân ở một nơi, dụng công hạ thủ Tham Sân Si mà còn nghi ngờ nên chóng nản lòng kết quả lại bị các duyên bên ngoài chi phối nên trở lại buông lung như trước là chuyện đương nhiên, ấy gọi là tu lùi chớ nên đổ tại Phật Pháp.

Song với người đã ngộ thì tự biết mà lìa tam độc, lìa mà không có chỗ để lìa nên dụng công ít mà kết quả nhiều. Nhưng vì nhiều người không tin hoặc tin không sâu, ngộ không triệt nên không phá được các kiến giải của người khác và dễ bị loạn kiến, kiến giải không vững và không chánh nên việc không kết quả khi tiếp cận với Phật Giáo là lẽ thường.

Không chuyên tu, hoặc không ngộ đạo thì chẳng có cách nào mà thành tựu đạo nghiệp, không nên đổ lỗi cho Phật Pháp rằng lý do chúng sinh tu không hết khổ là bởi phương pháp mà Phật đã chỉ bày.

Liệu rằng phương pháp của anh Vo Truoc đưa ra có thể khiến người vừa thực hành trừ được phiền não đồng thời khi đối duyên lại hay phá được các tà kiến của ngoại đạo ?

Khi chưa ngộ thì Thầy độ

Khi ngộ rồi thì có thể tự độ

Cho nên ai muốn tự độ thì phải ngộ đạo, độ người căn bản cũng là chỗ khiến cho người ngộ được Tánh Giác là xong trách nhiệm. Nếu người không chịu ngộ thì chẳng còn cách nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Votruoc nói, sau cả ngàn năm tình hình vẫn còn như thế này tức là phương pháp diệt khổ của Phật giáo là không đúng?

Nếu mà như anh Vo Truoc nói thì nghĩa đó khẳng định lời Phật nói phải chăng là không đúng, có thể trích dẫn một câu kệ của Phật thuyết cho Bồ Tát Từ Thị:

"Di Lặc ông nên biết

Tất cả các chúng sinh

Không được đại giải thoát

Đều do lòng tham dục

Mà rớt trong sinh tử

Nếu dứt hết ghét yêu

Và tham sân si mạn

Không luận chủng tánh nào

Đều được thành Phật Đạo"

Lại nữa. Bồ Tát Văn Thù có dạy rằng:

Trên mặt không sân đồ cúng dưỡng

Ở miệng không sân xuất diệu hương

Trong tâm không sân là chân bảo

Không nhơ, không nhiễm là chân thường

Thật khó trao đổi khi các bạn cứ cố tình không chịu hiểu đúng ý của người khác hoăc cố tình xuyên tạc. Trong toàn bộ các trao đổi, tôi chưa bao giờ nói là phương pháp diệt khổ của Phật không đúng, hay lời của Phật là sai! Thậm chí, tôi còn cho rằng lời nói, phương pháo của Phật tuyệt đối chính xác. Tôi chỉ nói rằng, tuy là đúng, là chính xác nhưng thiếu hiệu quả và do đó, tôi đề xuất phương pháp khác hệu quả hơn mà thôi.

Tóm lại, dù không muốn, qua trao đổi với các bạn, tôi càng thấy câu tôi viết là đúng đắn:

Nội dung trích dẫn:

Sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Thế mà vẫn khư khư ôm lấy kinh sách, giáo điều, không thừa nhận mặt hạn chế về thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ thì thật là mê muội, bảo thủ, chẳng đúng tinh thần của chính Đạo Phật. Thế mà nay, có người nhận thấy mặt hạn chế đó, chẳng quản sức mình có hạn, cố gắng suy nghĩ, tìm ra một phương pháp diệt khổ khác hiệu quả hơn, ngõ hầu chung tay cùng Đạo Phật diệt hết khổ cho nhân loại thì lại câu chấp vào giáo lý, câu từ, kinh sách, chẳng xem xét đúng sai thực chất, ra sức bắt bẻ, bài bác…. thì thật là cái mê muội, bảo thủ đã đến cùng cực rồi vậy!

.

Chẳng thể có kết luận nào khác hơn được nữa!

Thật đáng buồn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật khó trao đổi khi các bạn cứ cố tình không chịu hiểu đúng ý của người khác hoăc cố tình xuyên tạc. Trong toàn bộ các trao đổi, tôi chưa bao giờ nói là phương pháp diệt khổ của Phật không đúng, hay lời của Phật là sai! Thậm chí, tôi còn cho rằng lời nói, phương pháo của Phật tuyệt đối chính xác. Tôi chỉ nói rằng, tuy là đúng, là chính xác nhưng thiếu hiệu quả và do đó, tôi đề xuất phương pháp khác hệu quả hơn mà thôi.

...

Chẳng thể có kết luận nào khác hơn được nữa!

Thật đáng buồn!

Khi chưa ngộ thì Thầy độ, khi ngộ rồi thì tự độ. Tự độ thì Phiền não tức Bồ Đề, thế nghĩa là sao?

Tự độ thì tự sinh kiến giải mở bày cho người lại hay phá được kiến giải của ngoại đạo. Đã ngộ thì khi sống giữa đời thường gặp bao nhiêu phiền não thì cũng là bấy nhiều sự nhắc nhở sách tấn mời gọi hành giả trở về sống với thực tại con người thật, với tánh giác thường chiếu soi, vốn thanh tịnh. Cuộc đời càng phiền não bao nhiều thì cũng là bấy nhiều sự khẳng định những gì Phật nói là hoàn toàn đúng, và do đó càng phiền não thì càng giác ngộ, càng thấm thì càng ngộ và khi đó sắn có nhân duyên triệt ngộ từ trước thì chỉ cần xả bỏ phiền não, xả bỏ bằng cách nào ? Chuyển sức nặng ngàn cân bằng cách nhẹ nhàng nhất, ấy chính là phiền não chẳng nắm bắt tức chẳng phiền não, lời nói ra đều coi như là Kinh vậy. Đấy cũng chỉnh là ý chỉ Vạn Pháp Tức Phật Pháp mà anh Vo Truoc nói đến.

Vậy thì xem ra, cái chữ ngộ của Phật Giáo hay đến bất ngờ, hay một cách đáo để và chỉ có người thực sống thì mới nhận ra, không chỉ thế mà ai cũng có thể sống bởi đó là cái sẵn có nơi mỗi người. Ngoài ra có thể thấy rằng vì sao Kinh Lăng Nghiêm lại bị diệt đầu tiên, bởi vì người học kinh lăng nghiêm thì có thể ngộ đạo và tự độ do vậy mà Thiên Ma tìm mọi cách để chờ thời tiêu diệt Kinh Lăng Nghiêm. Khi Kinh Lăng Nghiêm đã diệt rồi và các Cao Tăng cũng không còn ai thì con người ta chỉ tu hành bằng lòng tin là chính chứ thật chất thì không ai ngộ cả, khi đó thì Phật Pháp sẽ là một Tôn Giáo và đó cũng là thời kỳ mạt pháp thật sự, nhưng thật may là do lòng từ bi lớn lao của Phật Vô Lượng Thọ đã thành tựu nguyện lực tiếp dẫn chúng sinh cho nên thời mạt pháp nhưng chúng sinh vẫn có thể chứng đắc cảnh giới quyết định vãng sinh.

Đến đây có thể đi vào vấn đề vì sao nói Phật Giáo không phải là Tôn Giáo, Phật Giáo là Phật Giáo, ấy là vì khi chúng sinh tự độ thì Phật Giáo là Phật Giáo, khi chúng sinh không thể tự độ thì Phật Giáo là Tôn Giáo. Liệu anh Vo Truoc khi nghĩ ra một phương pháp thực hành khác thì có thể vô tình đã biến Phật Giáo thành Tôn Giáo sơm hơn rồi còn gì.

"Thuyết thông tâm cũng thông

Như mặt trời giữa không

Chỉ truyền pháp kiến tánh

Ra đời phá tà tông"

Hậu thế các chúng sinh

Muốn cầu thiện tri thức

Nên cầu người chánh kiến

Tâm không ở nhị thừa

Phàp hành ly bốn bệnh

Là Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt

Bốn bệnh là gì?

Tác là làm có vẻ tích cực nhưng không đúng pháp.

Nhậm là thay vì phóng khoáng thì lại quá đà thành phóng túng trở thành buông trôi trái với tinh tấn.

Chỉ là chặn đứng, ngưng đặc hết hết ý niệm tư duy.

Diệt là triệt tiêu, hủy diệt hết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng hơn mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Thế mà vẫn khư khư ôm lấy kinh sách, giáo điều, không thừa nhận mặt hạn chế về thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ thì thật là mê muội, bảo thủ, chẳng đúng tinh thần của chính Đạo Phật. Thế mà nay, có người nhận thấy mặt hạn chế đó, chẳng quản sức mình có hạn, cố gắng suy nghĩ, tìm ra một phương pháp diệt khổ khác hiệu quả hơn, ngõ hầu chung tay cùng Đạo Phật diệt hết khổ cho nhân loại thì lại câu chấp vào giáo lý, câu từ, kinh sách, chẳng xem xét đúng sai thực chất, ra sức bắt bẻ, bài bác…. thì thật là cái mê muội, bảo thủ đã đến cùng cực rồi vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng hơn mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Thế mà vẫn khư khư ôm lấy kinh sách, giáo điều, không thừa nhận mặt hạn chế về thiếu hiệu quả của phương pháp diệt khổ thì thật là mê muội, bảo thủ, chẳng đúng tinh thần của chính Đạo Phật. Thế mà nay, có người nhận thấy mặt hạn chế đó, chẳng quản sức mình có hạn, cố gắng suy nghĩ, tìm ra một phương pháp diệt khổ khác hiệu quả hơn, ngõ hầu chung tay cùng Đạo Phật diệt hết khổ cho nhân loại thì lại câu chấp vào giáo lý, câu từ, kinh sách, chẳng xem xét đúng sai thực chất, ra sức bắt bẻ, bài bác…. thì thật là cái mê muội, bảo thủ đã đến cùng cực rồi vậy!

Rubi không cần bảo vệ Phật Pháp, muốn bảo vệ cũng không được. Và tất nhiên, Rubi không cần đối thoại theo cách đến mức này như anh Vo Truoc, nhắc đi nhắc lại nhiều lần một đoạn văn. Nói thật là nếu còn nói nữa thì chẳng còn gì để nói trừ phi anh Vo Truoc trình bày phương pháp mà anh cho là nên như thế thì mới có hiệu quả trong việc làm cho chúng sinh hết khổ. Rubi cũng muốn xem rằng anh sẽ công thức hóa thay thế kinh sách giáo điều ra làm sao. Nhưng có lẽ qua sự phản biện trên thì anh Vo Truoc không thể trình bày được nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi không cần bảo vệ Phật Pháp, muốn bảo vệ cũng không được. Và tất nhiên, Rubi không cần đối thoại theo cách đến mức này như anh Vo Truoc, nhắc đi nhắc lại nhiều lần một đoạn văn. Nói thật là nếu còn nói nữa thì chẳng còn gì để nói trừ phi anh Vo Truoc trình bày phương pháp mà anh cho là nên như thế thì mới có hiệu quả trong việc làm cho chúng sinh hết khổ. Rubi cũng muốn xem rằng anh sẽ công thức hóa thay thế kinh sách giáo điều ra làm sao. Nhưng có lẽ qua sự phản biện trên thì anh Vo Truoc không thể trình bày được nữa.

Sở dĩ tôi trích đi trích lại một đoạn văn đó là do, chỉ một đoạn văn đó cũng đủ ý của tôi trả lời cho các bài đó của Rubi vì tôi nhận thấy, các bài của Rubi về sau không đưa ra được một ý mới, một luận điểm mới nào so với bài đầu tiên mà có câu trả lời của tôi bằng đoạn văn đó. Khi không có ý tưởng gì mới hà tất phải trả lời khác đi.

Còn phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị thì hết sức đơn giản, tôi đã trình bày trong các bài viết trước rồi mà, nếu Rubi không chú ý thì tôi xin trích lại dưới đây:

Trước tiên, tôi sẽ không bàn đến diệt khổ cho xã hội vì sẽ động chạm đến những vấn đề chính trị không thích hợp với qui định của diễn đàn này. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp tôi sẽ xin trình bày với anh chị em quan tâm suy nghĩ của mình về vấn đề này trong một điều kiện khác. Tôi chỉ xin trình bày diệt khổ về phương diện cá nhân mà thôi.

“ Khổ là trạng thái cảm nhận của con người nảy sinh khi khả năng không đáp ứng được ý muốn của người đó”.

Trên cơ sở đó, để diệt khổ, trong cuộc sống chúng ta cần:

- Một mặt không ngừng nâng cao năng lực (X) của mình về mọi mặt bằng con đường tu tập, phấn đấu học hỏi, nghiên cứu, lao động, tu dưỡng đạo đức, gúp đỡ mọi người, …

- Mặt khác luôn rèn luyện khả năng làm chủ ham muốn (Y) của bản thân, giữ sao cho lòng ham muốn đó không bao giờ vượt quá khả năng cho phép (X) bằng nhiều con đường tu tập, rèn luyện khác nhau, mà theo tôi, hay nhất là con đường mà Đạo Phật đã dày công khai phá.

Thật quá chủ quan khi Rubi viết:

Nhưng có lẽ qua sự phản biện trên thì anh Vo Truoc không thể trình bày được nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên nhân chúng sinh bị thoái chuyển tâm cầu đạo là vì chưa ngộ.

Trong khi đó anh Vo Truoc lại biết rằng chúng sinh khó có thể lãnh hội chữ Không của sự Ngộ đồng thời lại có hướng đề xướng một phương pháp mới, chắc phương pháp này có ý tránh chữ Ngộ Không nhưng vẫn có thể khiến cho họ tu hành bớt khổ.

Không Ngộ thì khó có thể kiên trì một pháp tu nào, huống chi lại là một phương pháp tương đối cứng nhắc, chắc chỉ dành cho những vị có ít nhiều chữ nghĩa toán học.

Không Ngộ thì chẳng có pháp nào khác.

Ngộ Không thì không pháp tức là pháp.

Chẳng biết lời này có phải là Kinh điển, có phải là giáo điều, có phải là bảo thủ, có phải là những điều áp đặt của anh Vo Truoc cho ngay trường hợp của Rubi ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngộ được chữ Không, triệu người chưa được một.

Cái tuyệt đối có hay đến mấy cũng chỉ để ngắm nhìn thôi, không với tới được. Chi bằng, hãy làm những cái tương đối nhưng tốt đẹp, có thể làm được trong khả năng, còn hơn cứ cố gắng làm cái vạn năm cũng không làm được, lại còn chê người đời không cố làm cái "vạn năm" ấy. Mơ mộng bay lên cung trăng sao bằng sắn tay áo làm những cái ích lợi trên mặt đất. Đang đói thì cần gì phải có nem công chả phượng mới ăn, hãy ăn cơm rau có sẵn đây, lúc này cũng còn ngon hơn nhiều lần nem công chả phượng.

Ngộ được chữ Không khó hơn lên Trời, mà từ chữ Không tới Giác ngộ, giải thoát cũng còn xa thăm thẳm, trong khi cái Khổ cận kề sát bên. Chi bằng thực hành theo cách của Vô Trước, khả năng làm được trong tầm tay, hiệu quả diệt khổ thấy ngay, mà cũng là một bước trên con đường tới cái đích cuối cùng là Giải thoát. Còn hơn cứ say đắm vào kinh sách. Đẹp thì đẹp thật, hay thì hay thật nhưng ngàn kiếp sau chưa chắc làm được thì thật vô ích.

Sự thật cái Khổ ngày càng lan tràn khủng khiếp, các cách diệt Khổ kiểu cũ không đủ sức ngăn chặn. Không nhận thấy điều này thì là mê muội. Tuy nhìn thấy điều đó mà lại mắc vào kinh sách, giáo điều bo bo không chịu tìm cách khác thì là bảo thủ. Khi có người suy nghĩ tìm ra cách thay đổi để diệt khổ hiệu quả hơn, chẳng những không chung tay góp sức hoàn thiện cái ý tưởng mới ra đời còn yếu ớt, mà lại ra sức vùi dập, bẻ thẳng ra cong, thì thử hỏi còn dùng từ gì để mô tả đây!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay