Thiên Sứ

Một Đề Xuất Không Nên Có.

66 bài viết trong chủ đề này

Áo dài không xứng là Quốc phục

Cập nhật: 15:04, Thứ Sáu, 25/01/2013

(MegaFun) - Mới đây, tôi thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị lớn nhỏ, các nhà quản lý, các chuyên gia,... người ta bàn cãi để tìm ra trang phục phù hợp làm Quốc phục.

Gửi từ độc giả Yến Trang (Tp.HCM)

Phổi bò nó rất to cho nên con bò nó rống cũng rất kiêu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc phục Việt: ‘Ít hiểu biết thì mới thích thú áo dài’

Cập nhật: 11:54, Thứ Sáu, 25/01/2013

''Nói rằng áo dài đại diện cho văn hóa dân tộc thì cái đó để cho người nào dễ tính, ít hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc thì họ thích thú. Bởi nhiều khi cái áo ấy tạo nên cái gợi cảm về cơ thể bên trong nhưng cái áo của người Việt Nam với nhiều tà bay bay, cái tinh thần, ý thức kín đáo của người Việt được đề cao nhiều hơn"... GS Trần Lâm Biền.

Posted Image

GS Trần Lâm Biền

- Vậy thì với nam giới chúng ta phải chọn trang phục như thế nào cho xứng làm Quốc phục?

- Bây giờ không thể chọn được, phải có cuộc thi, triển lãm như tôi đã nói để họ thấm vào trong tâm hồn cái tinh thần Việt Nam thì họ mới sản xuất ra được những bộ quần áo của Việt Nam. Từ đó mới có được Quốc phục tử tế. Còn bây giờ hỏi Quốc phục như thế nào người đứng đắn không ai có thể xác nhận được.

Quốc phục phải là công trình của cộng đồng, của tập thể chứ không phải của một cá nhân nào được.

- Xin cảm ơn GS!

Không thể hiểu nỗi!!! Thiệt là phổi bò!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão Say mạn phép có 1 câu hỏi: Vậy theo ý Thiên Bồng và Thiên Đồng thì quốc phục nên là loại nào???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể hiểu nỗi!!! Thiệt là phổi bò!!!

Khi không phân tích được cái sai và cái dở của người khác thì không phê phán. Nó thiếu tính khoa học và nó mang tính phản đối cực đoan hơn là một phản biện khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan điểm cá nhân tôi chưa bao giờ xem áo dài của phụ nữ VN là quốc phục cả

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan điểm cá nhân tôi chưa bao giờ xem áo dài của phụ nữ VN là quốc phục cả

Chừng nào quan niệm cho rằng: Văn hóa Việt là ảnh hưởng và là sự tiếp thu, biến thái từ văn hóa Hán còn ngự trị và phổ biến trong tâm thức của những kẻ gọi là trí giả; chừng nào Việt sử 5000 năm văn hiến chưa được tôn vình thì người ta sẽ chẳng nhìn thấy cái gì cả.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Áo dài khăn dóng là quốc phục chứ gì nữa - nhưng chi tiết còn phải bổ sung thêm như:

- Cài theo lối tả nhậm (triết gia Lương Kinh Định, Thiên Sứ đã nói nhiều).

- Hoa văn: hình tròn họa chữ "Thọ" trên áo.

-... bàn thêm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão Say mạn phép có 1 câu hỏi: Vậy theo ý Thiên Bồng và Thiên Đồng thì quốc phục nên là loại nào???

Cá nhân Thiên Bồng luôn "tôn thờ" hai "vạt nắng" của tà áo dài...

Mỗi tết đến về quê...thắp nhang trên bà thờ gia tiên đã thấy...bà ngoại ngồi bên tràng kỷ với áo dài nhung điểm cườm...

Bên kia là hình bà nội với áo dài nhung gấm...cùng một thế ngồi...

(Chắc có lẽ...đó là "quy ước" của người xưa chăng...)

Và tới rất...rất nhiều nhà...người thân...bạn bè...chẳng thấy "bà nội", "bà ngoại", "bà cố" nào ngồi trên "nóc tủ" mà mặc "yếm" cả...

Dù chưa có "công trình khoa học" nào nghiên cứu "Quốc phục" nhưng trong tâm thức của dân Việt đã thầm "công nhận" nó từ lâu...

Nói rằng...hai tà áo dài..."vướng víu" trong "sinh hoạt nông nghiệp" thì hoặc cứ cắt ngăn nó đi...và thành chiếc áo... bà ba... hoặc xẻ dọc tà trước và lấy dây buộc ngang hông...thành áo tứ thân...

Quốc phục...thường xử dụng trong dịp lễ, Thiên Bồng không thể tưởng tưởng trong lễ hội nào đó...nhìn từ trên xuống...cả rừng "hình thoi" đủ màu...và nhìn từ phái sau...cả rừng lưng trần...đen có, trắng có, xam xám có...và có cả...bông...đồi mồi...hoa thị...

Em Thiên Bồng ở Mỹ...hạt Champaing thuộc Illinois...gì gì đó...

Khu nó ở ít người Việt và thường ở xa nhau...người Nhật và người Hàn đông hơn... và na ná như nhau... đó là dân Mỹ nhìn ngưới Á đông như vậy...

Nhưng khi nó "diện" áo dài...thì trăm thằng Mỹ đi qua...99 thằng ngoái lại...(thằng thứ 100 chắc bị mù)...

Chỉ cần từ xa...xa đủ xa...không thấy mặt người...nhưng thấy "hai vạt nắng" bay bay...thì 99,99% là người Việt Nam...đố có sai...

Và em Thiên Bồng có thêm vài bạn bè đồng hương là do "bắt sóng" từ xa như thế...

Với Ngày Xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư, Phạm Duy phổ nhạc)...em tan trường về...đường mưa nho nhỏ...ôm nghiêng tập vở...tóc dài "tà áo" vờn bay...(Mưa như vậy!)...

Với Phượng Hồng (thơ Đỗ Trung Quân, Vũ Hoàng phổ nhạc)... em chở mùa hè đi qua...còn tôi đứng lại...nắng ngập đường...một "vạt nắng" nào xa...(Nắng không khác!)...

Và Thiên Bồng..."mê mẩn" nó như "đế Bàu Đá" quê hương...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bác thông cảm, Học nhiều làm công trình ABC đến Z vô số nhưng để đem vào thực tiễn thì ..các bác ấy còn cách cả chặng đường dài.. Hòi ông biền này có gì cho xã hội chắc c chả tìm ra, cũng tương tự vài ông làm sử nhưng đụng đến ..sử Việt là nhảy như cào cào, đơn giản vì nếu nêu sự huy hoàng của văn hóa văn hiến Việt ra ..thì anh bạn Trung hoa không bao giờ mời sang hội thảo nữa, chưa kể ..bao công trình có nguy cơ đắp mền vĩnh cửu

Thế nên ..các bác ấy phải hô hảo cải cách đủ thứ kể cả quần áo.. Em nói thật chứ, ở làng hội hè ai mặc yếm và đóng khố ngoại trừ đấu vật đi dự hội, Thành hoàng chưa quở thì cả làng cả tổng đuổi cho rẽ đất, chí ít cũng có bộ tươm tươm, không vá víu.. Cả đời các cụ có vài bộ là hạnh phúc rồi

Thú thật sau hoa, rượu, thổ âm thổ ngữ, giờ là áo dài...Chán với các bác từ nhà nghiên cứu đến nhà báo quá thể

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Có một số vấn đề sau:

1- Nếu nói dùng khố và yếm làm quốc phục thì đương nhiên không thể.

2- Xét về quốc phục - Theo lão Say quốc Phục phải thể hiện được nó là tính cách nét riêng của dân tộc đó , về tiêu chí nó không nhất thiết là phải ở thời đại nào nó có thể là Cổ có thể là Kim và khi mang bộ y phục đó người ta đều công nhận đó là của người Việt Nam.

3- Nếu nói áo dài mà phát triển ra áo tứ thân hay áo bà ba ... Lão say ko công nhận. Bởi vì áo tứ thân có trước áo dài - áo dài mới là biến thể của áo tứ thân . Vì sau khi chúa Nguyễn Hoàng vào Miền Nam mới thay đổi y phục và cả giọng nói cho khác với chúa Trịnh ngoài Miền bắc.

nhưng thôi ta không bàn đến việc thời điểm ở đây.

-Vấn đề là quốc phục là do cộng đồng và xã hội chọn ra và nó phải mang sắc thái, tính cách của người Việt . Nam phục cũng như nữ phục nó thể hiện được bẩn chất sự sáng tạo của người Việt chứ không thể bó buộc là phải loại này hay loại kia hoặc chất vải này hay chất vải kia.

Nếu chúng ta định cho nó bất cứ một khuôn khổ nào đều không thể là hợp lý vì sao : Nếu ta định là khăn xếp áo dài và kèm theo là đôi guốc mộc Lão say tin chắc là khăn xếp áo dài được nhưng đôi guốc chắc chắn không ổn . Vì vậy ta không nên bó hẹp vấn đề.

Có những vấn đề truyền thống đôi khi là tốt nhưng cũng chưa hẳn tất cả truyền thống đều tốt. Mỗi cá nhân con người đều có sự nhìn nhận khác nhau vị giáo sư kia cũng chỉ nói về cái nhìn nhận của cá nhân ông ta về tà áo dài làm quốc phục . Sẽ là sai lầm nếu đánh giá ý kiến cá nhân với một thái độ như vậy.

ta có thể tìm quốc phục qua tham khảo :http://www.youtube.com/watch?v=I0C5m01O7YI tại đây có các loại trang phục qua các thời kỳ và được nghiên cứu khá tỷ mỉ và chi tiết.

Với lão Say áo dài hay ngắn để làm quốc phục đều phải được xem xét kỹ lưỡng về mặt sử học và tính chất riêng của dân tộc Việt

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc phục là một lựa chọn từ y phục truyền thống , mang dấu ấn của y phục truyền thống và nó phải thể hiện được vẻ đẹp, sự trang trong đặc thù của văn hóa Việt.

Tôi có cảm giác người ta nhầm lẫn giữa quốc phục và y phục truyền thống.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời ông Hitle Võ Tòng Xuân vào xem clip này. Hehe.

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời ông Hitle Võ Tòng Xuân vào xem clip này. Hehe.

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=gGxB2qPMN00&feature=player_embedded

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Qua chuan!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Obama chúc Tết Quý Tỵ

Thứ Bảy, 09/02/2013 19:36

(NLĐO) – Tổng thống Mỹ Obama và phu nhân Michelle gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đến những đất nước ăn mừng Tết Nguyên đán vào ngày 10-2.

Posted Image

Tổng thống Obama và phu nhân. Ảnh: Huffington Post

Trong thư, Tổng thống Mỹ cho biết ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới, người dân châu Á và khu vực Thái Bình Dương đang hân hoan chào đón năm Quý Tỵ.

Tổng thống gửi đến tất cả mọi người ăn Tết Nguyên đán lời chúc hòa bình, thịnh vượng, sức khỏe và phát tài.

Ngài Obama cho biết theo truyền thống người phương Đông, con rắn tượng trưng cho sự ngôn ngoan, toàn vẹn, phương pháp tiếp cận khéo léo, hy vọng sẽ “giúp chúng ta làm mọi việc suôn sẻ và tạo ra một tương lai công bằng, bình đẳng cho mọi người”.

Cùng lúc, Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã gửi lời chúc mừng năm mới đến những người ăn Tết Nguyên đán.

Lê Thoa (Theo Tân Hoa Xã)

====================

Trong bài viết này cho thấy ngay những chính khách Tây phương đẳng cấp cũng rất tôn trọng văn hóa bản địa của một bộ phận lớn con người trên thế giới về Tết Âm Lịch. Nhưng những kẻ dốt nát, "nhìn gà hóa cuốc", "chuyện nọ xọ chuyện kia", Đem cái cục bộ làm ví dụ cho cái toàn thể. Nên sự quán lý yếu kém thì đổ thừa tại Tết làm kinh tế kém phát triển, nên đòi bỏ Tết. Thêm chừng ba người ngu phát biểu kiểu này nữa thì thế giới chắc loạn mựa nó hết. Ấy là mùng Một Tết kiêng nên nói nhẹ nhàng vậy.

Năm mới chúc những thằng ngu đặc trở nên ngu vừa phải.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc nhiều ý kiến, tôi cũng xin nói lên ý kiến của mình tuy muộn màn. Cả năm tôi tất bật công việc, phải lo toan nhiều thứ cơm áo gạo tiền... nên hiếm khi về quê. Nhờ những ngày Tết hay giỗ lại về thăm quê, thắp vài nén nhang tưởng niệm ông bà, tổ tiên thì tự nhiên thấy trong lòng nhẹ nhõm, tinh thần sáng suốt hơn hẳn. Có khi nhờ vậy mà lúc bận rộn với công việc vẫn thấy vui. Nếu không có những ngày như Tết âm lịch thì chắc con người tôi giống như cái máy. Có lẽ ông Xuân gì đó không có tâm trạng này, tôi nghĩ đây cũng là sự bất hạnh của ông ấy, chúng ta nên khuyên ông ấy thì hay hơn là chửi. ngắn gọn vậy, chúc mọi người vui vẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc nhiều ý kiến, tôi cũng xin nói lên ý kiến của mình tuy muộn màn. Cả năm tôi tất bật công việc, phải lo toan nhiều thứ cơm áo gạo tiền... nên hiếm khi về quê. Nhờ những ngày Tết hay giỗ lại về thăm quê, thắp vài nén nhang tưởng niệm ông bà, tổ tiên thì tự nhiên thấy trong lòng nhẹ nhõm, tinh thần sáng suốt hơn hẳn. Có khi nhờ vậy mà lúc bận rộn với công việc vẫn thấy vui. Nếu không có những ngày như Tết âm lịch thì chắc con người tôi giống như cái máy. Có lẽ ông Xuân gì đó không có tâm trạng này, tôi nghĩ đây cũng là sự bất hạnh của ông ấy, chúng ta nên khuyên ông ấy thì hay hơn là chửi. ngắn gọn vậy, chúc mọi người vui vẻ.

Chúng tôi cũng quên ông ấy lâu rồi. Chẳng ai chửi ông ấy cả. Nhưng ít nhất thì một người như ông ta cũng nên cân nhắc khi phát biểu trước thông tin đại chúng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay