Thiên Sứ

Một Đề Xuất Không Nên Có.

66 bài viết trong chủ đề này

Thưa Sư Phụ, Bác Google cho kết quả...

Posted Image

Posted Image

Người ngồi bên trái là Hà Văn Thịnh

hì hì. Nhà giáo bất đồng chính kiến Hà Văn Thịnh đây mà, chống Tàu rất kinh. Mà lại tò tò đi theo anh Mỹ. Với những tay này thì Mỹ, tây nói gì làm gì cũng đúng cả. Văn minh phương Tây là số dzách. Có điều chưa thấy quan tài chưa đổ lệ thôi..........Văn minh Việt Nam mình có 1 điều bất hạnh là hình như Tàu, Tây gì cũng muốn dìm cho chết cả....Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ăn Tết theo dương lịch: Tốt đủ mọi đàng...

Tác giả: Hà Văn Thịnh Bài đã được xuất bản.: 09/01/2013 02:00 GMT+7

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2013-01-07-an-tet-theo-duong-lich-tot-du-moi-dang-

Giọng văn nghe như của Mr. Đàm trong showbiz Việt: Đồng hồ tây chạy .... có bao giờ sai/ Hay tranh luận của một bác đại biểu quốc hội nào đó năm xưa về tàu cao tốc...dùng để chở bà nội trợ đi shopping và chở trẻ em đến trường hàng ngày là biểu hiện của đời sống văn minh hiện đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi nghĩ là, cứ đợi đến khi nào chín mươi phần trăm người Việt trong và ngoài nuớc tán thành việc nhà nước nên chuyển từ ăn tết Ta sang ăn tết Tây thì chúng ta hãy quay lại bàn tiếp về vấn đề này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Anh Quangnx thân mến.

Theo tôi , dù thân thế ông này là gì. Học dốt hay học giỏi, một người có thực tài hay chỉ là một kẻ gặp sự may mắn của số phận thì ông ta vẫn là một người được sự chú ý của dư luận từ trước tới nay. Cho nên, chỉ một ý kiến đề xuất của ông ta là lập tức có báo đăng lên và tạo ảnh hướng đến dư luận bằng cách gọi là "ý kiến nhiều chiều". Nhưng thực chất của cái ý kiến mong dân tộc Việt Nam "tiến bộ" này là gì? Đó là sự xác định của ông ta khi cho rằng: dân tộc này phải chấp nhận tự xóa sổ văn hóa của chính mình như là một yếu tố cần để tiến bộ hòa nhập với thế giới.

Thật là một sự dự báo cực kỳ ngu dốt, nếu xét về phương diện dự báo. Khi trước mắt nó là sự xóa sổ một dấu ấn văn hóa truyền thống tiêu biểu là Tết Âm lịch để hy vọng phát triển, như là một yếu tố đầu vào tiên quyết mà kết quả chỉ có thể thấy trong tương lai, nhưng không có gì bảo đảm nó sẽ xảy ra.

Thực tế đã cho thấy rằng: Chính những kẻ mang danh tri thức và dốt nát như ông ta đã là một nguyên nhân không nhỏ phá hoại nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc và đóng góp một sức mạnh không thể coi thường vào việc phá hoại những gía trị tinh thần của dân tộc Việt. Và đó là nguyên nhân của mọi sự khủng hoảng hiện nay về sự suy thoái.

Một dân tộc với sức mạnh sinh tồn của nó, đâu phải chỉ được xác định bởi sức mạnh kinh tế. Nếu như người Do Thái không tự bảo vệ sức mạnh của văn hóa truyền thống thì dân tộc này không thể vượt qua được ngót 2000 năm vong quốc, để rồi trở thành một dân tộc hùng mạnh như ngày nay. Hoa Kỳ hùng mạnh chính vì họ bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của từng cộng đồng người có những giá trị văn hóa khác nhau cùng tồn tại trên đất nước họ. Đám người gọi là trí thức này gán việc từ bỏ Âm lịch của Nhật Bản với sự hùng mạnh của họ như là một thí dụ cho luận điểm của họ. Nhưng tôi cần phải xác định rằng: Trong cuộc cải cách vĩ đại của Minh Trị thì đây chính là phần sai lầm của ông ta. Rất tiếc! Những kẻ thiển cận như ông Xuân đã lấy kết quả thành công của Nhật Hoàng Minh Trị - bởi những giá trị tổng hợp - như là một kết luận để xác định chân lý một cách không có cơ sở cho một yếu tố sai liên quan - nhưng lại được coi là yếu tố cần.

Thứ trí thức dốt nát đó lúc nào cũng tỏ ra nhân danh khoa học để phủ nhận những gía trị văn hóa dân tộc Việt. Mặc dù đám người có mác trí thức này chưa hề định nghĩa được thế nào là "khoa học" và cái gọi là "cơ sở khoa học" mà chính họ nhân danh.

Nhưng đau xót thay! Đám gọi là trí thức đó, đã góp phần công lao to lớn trong công cuộc xóa bỏ văn hóa cội nguồn của dân tộc Việt thì tiếp theo đó là xóa bỏ nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc này là Tết Âm lịch cũng như là những hệ quả của nó. Cho dù đó chỉ là sản phẩm của những thứ căn bã của tư duy. Nhưng nó nhân danh trí thức và được tung hệ lên với cái mác dân chủ là "Thông tin nhiều chiều" với không ít kẻ vỗ tay, Nhưng chiều minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến" thì không có cửa để le lói. Và thật là khôi hài khi "lề trái", "lề phải" và cả "ngoài lề" đều không hề có một chữ nói về Việt sử 5000 năm văn hiến là giá trị cốt lõi trong văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt. Mặc dù tất cả các thứ lề ấy đều nhân danh đủ mọi thứ tốt đẹp để chứng minh chân lý.

Tôi đã sai lầm khi cố gắng hết sức để thuyết phục những con bò. Nên đành để tự nhiên quyết định những gì theo quy luật của nó. Nhưng tôi vẫn mơ ước đến lúc nào đó sẽ có người nhận thức được chân lý và phục hưng lại nền văn hiến Việt.

Lúc nhỏ mẹ cháu có dạy cháu 1 câu "Nhiệt tình + dốt nát = phá hoại"...cháu chưa hiểu lắm...nhưng bây giờ thì cháu đã hiểu Posted Image

Nếu nền văn minh Việt thật sự "không có đẳng cấp gì" thì sao phải cố bằng hết sức nhiệt tình đphá hoại nhỉ?

Edited by maket171

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ viết:

Tôi đã sai lầm khi cố gắng hết sức để thuyết phục những con bò. Nên đành để tự nhiên quyết định những gì theo quy luật của nó. Nhưng tôi vẫn mơ ước đến lúc nào đó sẽ có người nhận thức được chân lý và phục hưng lại nền văn hiến Việt.

Đúng vậy! Không ai có thể thuyết phục những con bò bằng lý luận, cho dù lý luận đó có logic hay khoa học đến đâu. Nhưng những con bò có thể được dẫn dắt bằng một nắm cỏ!

Em cho rằng, cần phải chỉ ra được ứng dụng của học thuyết ADNH nhân danh văn hiến Việt để giải quyết một số vấn đề mà nhân loại, hay chí ít là khoa học đang bế tắc một cách hiệu quả thì sẽ là một mắt xích đột phá cho những lý luận chứng minh sự kỳ vĩ của văn hiến Việt. Hy vọng rằng, đột phá đó sẽ tạo ra được một dòng thác mà các con bò đó phải trôi theo nếu không muốn chết chìm!

Chúng ta sẽ tạo ra được đột phá đó!

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ viết:

Đúng vậy! Không ai có thể thuyết phục những con bò bằng lý luận, cho dù lý luận đó có logic hay khoa học đến đâu. Nhưng những con bò có thể được dẫn dắt bằng một nắm cỏ!

Em cho rằng, cần phải chỉ ra được ứng dụng của học thuyết ADNH nhân danh văn hiến Việt để giải quyết một số vấn đề mà nhân loại, hay chí ít là khoa học đang bế tắc một cách hiệu quả thì sẽ là một mắt xích đột phá cho những lý luận chứng minh sự kỳ vĩ của văn hiến Việt. Hy vọng rằng, đột phá đó sẽ tạo ra được một dòng thác mà các con bò đó phải trôi theo nếu không muốn chết chìm!

Chúng ta sẽ tạo ra được đột phá đó!

Thân ái!

Một trong những điểm đột phá mà tôi hy vọng chính là "Không có Hạt của Chúa". Tôi đã xác định điều này từ lâu rồi, trước cả khi cỗ máy LHG chính thức vận hành. Cho đến ngày hôm nay là 5 năm trôi qua với tất cả mọi cố gắng của cộng đồng khoa học quốc tế thực sự - chứ không phải mấy tay giẻ rách được quảng cáo là "cộng đồng khoa học thế giới" - vẫn chưa thể xác định là có hay không Hạt của Chúa. Đến lúc đó, nếu những người thực sự có trách nhiệm của nền khoa học sẽ cùng tôi trao đổi trên cơ sở nào để tôi đã xác định một cách chắc chắn như vậy.

Lúc ấy, tôi sẽ mời họ lên Đến Hùng Phú Thọ và thuyết trình cơ sở lý thuyết nào để tôi xác định như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết đến lúc nào, người ta sẽ đề xuất bỏ hẳn tiếng Việt để học tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cho dễ dàng trong cuộc "Hội nhập và phát triển" của người Việt và vấn đề lại được lấy ý kiến nhiều chiều.

Họ cứ làm như Tết - di sản văn hóa quan trọng trong truyền thống Việt - như là một động lực cản trở cho sự phát triển của dân tộc Việt. Họ lấy thí dụ là Nhật Hoàng đã mạnh dạn bỏ Tết Ta theo Tết Tây như một luận chứng căn bản để nước Nhật tiến bộ. Nhưng chẳng có minh chứng nào cho mối liên hệ giữa quyết định mang tính hiện tượng này trong tổng thể chính sách cải cách của Nhật Hoàng. Ngược lại, tôi thấy đây chính là một hạt sạn lớn trong quyết sách thông minh của Nhật Hoàng.

Những gía trị cốt lõi của văn hóa sử truyền thống Việt đã bị xóa sổ gần hết . Từ cơ sở lịch sử truyền thống với Việt sử 5000 năm văn hiến, cho đến từng chi tiết là những truyền thuyết văn hóa dân gian Việt Nam. Những di sản vật thể như chùa Trăm gian..vv....và bây giờ: Một di sản linh thiêng nhất trong những di sản văn hóa truyền thống của dân tộc này cũng được tung hê trên một tờ bào gọi là có uy tín - Tuần Việt Nam - để lấy ý kiến hủy bỏ nốt.

Thôi! Tôi dừng ở đây là vừa, vì đã làm hết khả năng của mình. Mọi chuyện sẽ để lịch sử và chân lý phán quyết.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề nghị quý vị nào chỉ ra sự khác nhau của Dương lịch và Âm lịch rồi hãy bỏ Âm lịch cũng chưa muộn.

Âm Dương lịch phục vụ nông nghiệp, đơn giản thủy triều ảnh hưởng bởi mặt trăng.

Chưa kể sự tiến động của trục trái đất xung quanh chòm sao Thiên cực Bắc. Lịch Ta phối hợp giữa chu kỳ mặt trăng quanh trái đất, trái đất quanh mặt trời và hệ mặt trời quanh chòm sao Thiện Cực Bắc. Đây chính là tổ hợp tương tác có quy luật tới trái đất và con người. Như vậy, không chỉ dùng cho nông nghiệp mà cho cả mọi mặt của đời sống như đông y, tử vi, phong thủy...

Tại một số nước thời thượng cổ, người ta không hiểu vì sao lễ hội mùa hè lại xảy ra trong mùa đông và ngược lại, tại châu Âu có lẽ Galileo mới biết trái đất quanh mặt trời.

Lịch Dương: Mặt Trời - Kinh Dương Vương.

Lịch Âm: Mặt trăng - Lạc Long Quân.

Thiên Cực Bắc - điều chỉnh vi động: Hùng Quốc Vương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

... Như vậy, không chỉ dùng cho nông nghiệp mà cho cả mọi mặt của đời sống như đông y, tử vi, phong thủy...

Chính xác!!!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người xưa luôn sống giản đơn sát theo qui luật rất cụ thể của thiên nhiên; ví như chuyện con nước, chuyện con thú, chuyện con cá,...Những thứ ấy nó hoàn toàn sinh hoạt đi theo tuần trăng. Ở xứ nhiệt đới, hay nhiệt đới gió mùa, thời tiết dành cho trồng trọt ngoài chuyện con nước, con đò hầu như chỉ đi theo mùa mưa, mùa gió... Như vậy, theo con trăng mà đi săn thú, bắt cá; theo con nước, con gió mà xuôi ngược; theo con mưa mà gieo trồng chính là cách sống của những con người tự tại, phù hợp với qui luật thiên nhiên. Rõ là mưa theo mùa, các tiết theo mặt trời họ đều đã có cách ghi nhận và phân biệt theo mặt trời, theo bầu trời sao một cách chính xác. Nhưng thú vật, tôm cá, con nước, con đò, những cái hết sức thiết thực trong sinh hoạt hàng ngày thì theo mặt trăng nên dĩ nhiên họ đã phải dùng âm lịch cho các daily events. Chuyện chỉ có vậy! Ngày nay, chỉ còn những người nông dân, ngư dân còn quan tâm đến thủy triều, cá mắm nên họ còn có cảm giác về tuần trăng; còn lại đa số bắt cá, săn thú ở chợ; đi lại bằng động cơ nên mấy ai còn cảm giác về con trăng. cái nước. Cứ tưởng người xưa là lạc hậu, hóa ra chính chúng ta đã hời hợt, đã sống theo kiểu "hớt ngọn" và vô ơn mà không hay; đã thế lại còn hay lý sự một cách kiêu ngạo, cứ tưởng...!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ rồi mấy ông này cũng sẽ ngồi phán: Bánh chưng là ...không phải Việt nam, rồi ăn bánh chưng không khoa học vì nhiều nếp nên ăn tết bằng ga tô để ..tiết kiệm nếp, không mổ lợn, không ..phí hạt tiêu mà dùng dể xuất khẩu

Tiến tới ..cấm hôi làng vì ..không còn tết ta thì hội làng lãng phí, không hòa nhập

..Tiến tới ..cấm luôn thờ tổ tiên vì không khoa học

Tiến tới tiến tới ..xóa hết, vậy là văn minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người xưa luôn sống giản đơn sát theo qui luật rất cụ thể của thiên nhiên; ví như chuyện con nước, chuyện con thú, chuyện con cá,...Những thứ ấy nó hoàn toàn sinh hoạt đi theo tuần trăng. Ở xứ nhiệt đới, hay nhiệt đới gió mùa, thời tiết dành cho trồng trọt ngoài chuyện con nước, con đò hầu như chỉ đi theo mùa mưa, mùa gió... Như vậy, theo con trăng mà đi săn thú, bắt cá; theo con nước, con gió mà xuôi ngược; theo con mưa mà gieo trồng chính là cách sống của những con người tự tại, phù hợp với qui luật thiên nhiên. Rõ là mưa theo mùa, các tiết theo mặt trời họ đều đã có cách ghi nhận và phân biệt theo mặt trời, theo bầu trời sao một cách chính xác. Nhưng thú vật, tôm cá, con nước, con đò, những cái hết sức thiết thực trong sinh hoạt hàng ngày thì theo mặt trăng nên dĩ nhiên họ đã phải dùng âm lịch cho các daily events. Chuyện chỉ có vậy! Ngày nay, chỉ còn những người nông dân, ngư dân còn quan tâm đến thủy triều, cá mắm nên họ còn có cảm giác về tuần trăng; còn lại đa số bắt cá, săn thú ở chợ; đi lại bằng động cơ nên mấy ai còn cảm giác về con trăng. cái nước. Cứ tưởng người xưa là lạc hậu, hóa ra chính chúng ta đã hời hợt, đã sống theo kiểu "hớt ngọn" và vô ơn mà không hay; đã thế lại còn hay lý sự một cách kiêu ngạo, cứ tưởng...!

Anh QuangNX và các anh chị em thân mến!

Việc phủ nhận Tết cổ truyền liên quan đến ÂL là 1 hành vi vô văn hóa, xuất phát từ 1 trí tuệ, 1 nhận thức nông cạn với cái nhìn trực quan hạn hẹp của không ít người trong giới trí thức ngày nay. Tết cổ truyền theo ÂL của người Việt, là hệ quả của 1 hệ thống tri thức phân định thời gian theo ÂL Đông Phương. Việc bãi bỏ Tết cổ truyền thực chất là bãi bỏ ÂL Đây cũng chính là quyết định của Nhật Hoàng Minh Trị và cũng là một sai lầm không có tính quyết định trong công cuộc cải cách của NHật Hoàng. Nhưng nó lại là một luận cứ quan trong của những kẻ dốt nát bám vào để thể hiện cái gọi là "tinh thần khoa học" một cách mù quáng của họ..

Từ lâu tôi đã nhiều lần xác định trên diễn đàn rằng:

Lịch chính là 1 sự phân định thời gian căn cứ vào sự vận động có quy luật của không gian vũ trụ xung quanh trái đất, phục vụ cho nhu cầu của con người. Khi nhu cầu càng phức tạp và cao cấp thì sự phân định thời gian cũng căn cứ vào sự vận động vũ trụ tương quan càng phức tạp. Tôi có thể xác định ngay rằng: Dương lịch chính là sự cảm nhận quy luật vận động của vũ tru trong không gian ngoài trái Đất đơn giản nhất trong khả năng nhận thức của con người. Nó có từ thời mà cái gọi là tri thức khoa học tiên tiến, văn minh hiện nay - xuất phát từ văn minh phương Tây - còn quan niệm trái Đất đứng yên và mặt Trời quay quanh Trái Đất. Quan niệm đó đã được khoa học chứng minh là sai, nhưng sản phẩm của nó là hệ thống Dương lịch thì vẫn không hề thay đổi. Và tất nhiên, nó cũng chẳng chết thằng Tây nào.

Nhưng ngược lại thì hệ thống Âm lịch của Việt Nam - cội nguồn của nền văn minh Đông phương huyền bí - thì có một cấu trúc hết sức phức tạp bởi mối liện hệ với không gian vũ trụ - không chỉ đơn giản là Mặt trời quay quanh trái Đất, như tri thức "khoa học hiện đại đã công nhận" rất có "cơ sở khoa học", mà nó còn kết hợp với cả chu kỳ Mặt trăng và mối liên hệ với rất nhiều chòm sao khác trong không gian vũ trụ ngoài trái đất. Những chòm sao Thiên Cực Bắc với chu kỳ hơn 6000 năm ghi dấu ấn trong Việt lịch - Một/ Chạp/ Giêng - là một thí dụ. Sự phân định thời gian với mối tương quan không gian hết sức phức tạp như vậy, đã chứng tỏ một tri thức thiên văn kỳ vĩ - hơn hẳn Mặt trời quay quanh trái đất và ngược lại, đã được "khoa học chứng minh". Sự phức tạp này đã xác định một nhu cầu rất cao cấp - là hệ quả của những tri thức vũ trụ thuộc về một nền văn minh cổ xưa đã để lại cho nền văn hiến Việt và tồn tại đến ngày hôm nay - trong văn hóa truyền thống Việt, thể hiện qua việc sử dụng Tết Al như là một dầu mốc của chu kỳ thời gian.

Bởi vậy, việc đề nghị xóa bỏ Tết Al để gọi là hội nhập với thế giới, không chỉ là thể hiện sự dốt nát của những kẻ hợm hĩnh, bon chen, muốn chứng tỏ mình, hùa theo trào lưu một cách mù quáng, trong việc xóa sổ văn hóa truyền thống Việt , mà còn thể hiện sự dốt nát trong nhận thức và khả năng tư duy của những kẻ này.

Lời chỉ trích của tôi hơi nặng nề. Nhưng hy vọng các bạn hiểu được sự bức xúc của tôi.Không có gí để nói chuyện với những con bò.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ rồi mấy ông này cũng sẽ ngồi phán: Bánh chưng là ...không phải Việt nam, rồi ăn bánh chưng không khoa học vì nhiều nếp nên ăn tết bằng ga tô để ..tiết kiệm nếp, không mổ lợn, không ..phí hạt tiêu mà dùng dể xuất khẩu

Tiến tới ..cấm hôi làng vì ..không còn tết ta thì hội làng lãng phí, không hòa nhập

..Tiến tới ..cấm luôn thờ tổ tiên vì không khoa học

Tiến tới tiến tới ..xóa hết, vậy là văn minh

====================================================

Chỉ nên nêu và trao đổi vấn đề tết thôi, tránh đánh giá quá đà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cháu thì ông Võ Xuân Tòng này chắc là tiến sĩ........ Giấy.! Hoặc là ông muốn thành người nổi tiếng đây. Tết cổ truyền dân tộc thiêng liêng từ hàng ngàn năm đến bây giờ mà bảo bỏ. Học theo văn minh phương tây đâu nhất thiết phải làm giống Tây. Gần đến ngày Tết lại thấy tâm hồn khác hẳn. Nhớ mùi Tết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị xem lập luận của bài viết này. Tác giả chỉ thiếu một chữ Nguyễn là giống hệt bút danh của tôi:

Thời đại văn minh, ăn Tết kiểu... làng xã

Tác giả: Vũ Tuấn Anh

Bài đã được xuất bản.: 15/01/2013 02:00 GMT+7

Nghỉ Tết chỉ mấy ngày nhưng các lý do vui chơi sau Tết kéo dài vô tận. Từ đi chào hỏi bạn bè sau Tết, liên hoan gặp mặt, đi chùa chiền đầu năm. Tác phong làm việc này cần phải được xóa bỏ tận gốc rễ để đảm bảo năng suất làm việc cho cả năm.

Xã hội văn minh và phát triển đều hướng tới tạo thời gian nghỉ nhiều hơn cho người lao động. Các nước văn minh đều có tổng thời gian nghỉ bao gồm các ngày nghỉ cuối tuần, các ngày lễ nhiều hơn Việt Nam chúng ta. Trên lý thuyết, các công ty và tổ chức được nghỉ ngày thứ 7, tuy nhiên trong thực tế đa phần các công ty đều bắt người lao động đi làm nửa ngày.

Ví dụ: Một ngân hàng triển khai việc đi làm năm ngày/ một tuần, nhưng thực hiện việc trừ lương vì nghỉ 4 lần nửa ngày thứ bảy. Tính chi li, số ngày lao động của Việt Nam sẽ nhiều hơn số ngày làm việc các nước khác là 26 ngày, do 52 ngày thứ bảy đi làm. Từ con số đó, quan điểm bỏ ngày Tết "ta" là không hợp lý với xu hướng phát triển văn minh của xã hội.

Tại sao việc bỏ Tết "ta" lại tạo ra những ý kiến trái chiều, trong khi số lượng ngày nghỉ tại Việt Nam là không nhiều. Những lý do quan trọng để bỏ Tết "ta" là luận điểm cần phải tăng năng suất thông qua tăng số ngày làm việc. Điều đó có hiệu quả hay không khi bỏ Tết "ta" chúng ta chỉ có thêm bốn ngày làm việc?

Nhìn nhận thực tế, năng suất = năng suất lao động/ một ngày nhân với số ngày lao động. Nếu như tăng số ngày đi lao động, trong khi năng suất lao động trong một ngày không tăng thì kết quả cuối cùng năng suất không đạt được.

Nguyên nhân chính của ngày Tết "ta" tạo sút giảm trong năng suất, đó là lối sống không hiệu quả của lao động Việt Nam còn tồn tại từ văn hóa làng xã và nông nghiệp. Nói cách khác, chúng ta phải có một văn hóa ăn Tết lành mạnh thay vì bỏ ngày Tết "ta" để tăng hiệu quả . Người lao động Việt Nam vì ngày tết lễ đã để mất quá nhiều hiệu quả công việc.

Posted Image

Cảnh công sở vắng tanh những ngày đầu năm

1.Lao động Việt Nam không coi trọng bản thân: Lao động nước ngoài họ rất coi trọng bản thân và công việc. Khi chủ nhật chấm dứt, thứ hai họ vào công ty với 100% công suất. Buổi tối chủ nhật hoặc ngày lễ cuối cùng họ sẽ không có các buổi tiệc hoặc uống rượu bia suốt sáng để ảnh hưởng tới năng suất lao động cho ngày làm việc kế tiếp. Các lao động Việt Nam cho dù ngày mai đi làm sau Tết, nhưng tối nay vẫn hoành tráng 4- 5 két bia cùng bạn bè.

2.Lao động Việt Nam không coi trọng kỷ luật: Tết "ta" chỉ kéo dài trong bốn ngày nhưng cả nửa tháng trước Tết, mọi cá nhân không tập trung làm việc vì lo bàn bạc chuẩn bị. Thói quen này cần phải được đấu tranh mạnh mẽ vì nó làm sút giảm hiệu suất làm việc. Các nước xung quanh chúng ta, người lao động làm việc rất chuyên nghiệp cho tới tận ngày cuối cùng.

3.Thời đại văn minh nhưng ăn Tết theo kiểu làng xã: Nghỉ Tết chỉ mấy ngày nhưng các lý do vui chơi sau Tết kéo dài vô tận. Từ đi chào hỏi bạn bè sau Tết, liên hoan gặp mặt, đi chùa chiền đầu năm. Tác phong làm việc này cần phải được xóa bỏ tận gốc rễ để đảm bảo năng suất làm việc cho cả năm.

Quan trọng là người Việt Nam cần phải thay đổi những thói quen ăn Tết kiểu...làng xã, không còn phù hợp với nền kinh tế trong thế kỷ thứ 21.

4.Thay đổi quan niệm về chuẩn bị Tết: Văn hóa làng xã và nông nghiệp cổ vũ cho các sản phẩm đặc trưng và tự làm của ngày Tết. Xã hội đã phát triển và chúng ta không nên cầu kỳ tìm kiếm các sản phẩm để thể hiện trong ngày Tết. Có một thực tế là các bà nội trợ sẵn sàng bỏ giờ làm việc để đi tìm mua các sản phẩm cho ngày Tết tại gia đình.

5.Xóa bỏ các hủ tục: Hủ tục tặng quà Tết cần phải nghiêm cấm xóa bỏ. Các công ty và cá nhân mất rất nhiều thời gian để đi tặng quà Tết. Trước Tết chúng ta rất dễ dàng thấy các công ty xuôi, ngược tặng quà lẫn nhau. "Chi phí ẩn" của việc tặng quà cũng không phải là nhỏ trong việc suy giảm năng suất trước Tết. Hơn nữa, đây còn là một cơ hội biếu xén, hối lộ, chạy chức chạy quyền..., nhân danh chúc Tết thủ trưởng.

6.Thay đổi các thói quen trong ngày Tết: Thói quen ăn Tết của nhân dân ta vẫn còn quá nhiều phong tục không phù hợp với nhịp sống hiện đại. Các tập quán như thăm hỏi nhau, có thể chỉ cần gọi điện thoại chúc mừng. Hoặc tổ chức một buổi lễ tại gia đình một thành viên và toàn bộ mọi người có mặt là hoàn thành lễ thăm hỏi. Các việc chuẩn bị Tết cũng nên tiết giảm và sử dụng dịch vụ bên ngoài nhằm tiết kiệm thời gian.

Lễ Tết là một phần văn hóa của dân tộc Việt Nam. Những yếu tố văn hóa đó chính là đảm bảo dân tộc Việt Nam chúng ta hòa nhập chứ không hòa tan trong toàn cầu hóa. Quan trọng là người Việt Nam cần phải thay đổi những thói quen ăn Tết kiểu...làng xã, không còn phù hợp với nền kinh tế trong thế kỷ thứ 21.

Thực hiện được điều đó chúng ta sẽ vẫn có ngày Tết truyền thống, trân trọng những giá trị văn hóa lịch sử, mà vẫn đảm bảo năng suất lao động của thời hội nhập.

Tôi xem tất cả những người phản đối Tết cổ truyền của văn hóa truyền thống Việt đều lập luận trên một luận cứ căn bản là: Việc nghỉ Tết kéo dài, gây lãng phí sức lao động. Và rằng đó là hủ tục lạc hậu, không phù hợp thời đại văn minh.

Thực ra, đấy chỉ là ngụy lý.

Bởi vì, nó không phải lỗi tại Tết. Mà là tại quy định cho phép nghỉ dài ngày; tại cơ chế quản lý nhân sự kém cỏi, khiến nghỉ Tết thực tế kéo dài. Văn hóa truyền thống Việt chẳng có tội tình gì ở đây cả. Vua Hùng Vương thứ VII, khi quyết định dùng bánh chưng, bánh dầy làm linh vật thiêng liêng của nền văn hiến Việt, không ra chỉ thị toàn dân nghỉ Tết xả láng.

Vào thời Pháp thuộc, người Pháp qui định nghỉ Tết chỉ bắt đầu chiều 30 (Sáng 30 vẫn phải đi làm) và được nghỉ 2 ngày là mùng một và mùng 2. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, chế độ nghỉ Tết như cũ kéo dài đến tận gần cuối những năm 60. Vào lúc chiến tranh khốc liệt nhất, lương thực khan hiếm, nhà nước vẫn lo mỗi khẩu 500gram gạo nếp, 300gram đậu xanh, lá dong, bánh đa nem, miến và tăng khẩu phần thịt lợn,...vv....để duy trì Tết cổ truyền. Không biết những ai sống qua thời chiến tranh , chắc còn nhớ điều này.

Nhưng nay là thời bình. Đáng nhẽ người dân Việt được yên ổn ăn Tết thì lại có kẻ rách việc, không nhìn thấy khâu quản lý nhân sự kém cỏi, mà đổ thừa tại Tết làm mất năng xuất lao động. Xin lỗi. Ngay ngày thường - thứ hai đầu tuần, thử đến bất cứ một cơ quan, hoặc Cty nào vào 7g 30 sáng là giờ làm việc để giao dịch, bạn cũng rất khó gặp người cần gặp. Còn nếu trời lạnh thì thôi khỏi bàn. Vậy đó cũng là tại Tết chăng?

Bởi vậy, vấn đề được đặt ra đúng là xuất phát từ một thứ tư duy thiển cận và không phải là một thứ ý tưởng nghiêm túc nhằm xây dựng xã hội. Tiếc thay! Nó lại được một tờ báo khá nghiêm túc tung hê lên để làm đề tài tranh luận.

Thí dụ như hiện tượng này, có phải tại ăn Tết theo kiểu làng xã không? Hay chính thứ tư duy thiển cẩn đang đề xuất bãi bỏ Tết là một thứ tư duy "làng xã"?:

Trị bệnh công chức “lấy cắp” giờ công

Thứ Năm, 17/1/2013, 00:35:

DUY THANH - VÂN TRƯỜNG thực hiện

TT - Một số địa phương đã quyết liệt chấn chỉnh tác phong làm việc của cán bộ công chức để nâng chất lượng phục vụ người dân. Tuổi Trẻ đã trao đổi với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận và Đồng Tháp xung quanh vấn đề này.

Tỉnh Ninh Thuận vừa công bố về việc hàng trăm công chức bị bắt quả tang “ăn gian” giờ nhà nước. Từ câu chuyện này cho thấy thái độ, trách nhiệm thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội.

Ăn gian giờ giấc để đi cà phê tán dóc

Đó là ý kiến của ông KIỀU VĂN BÊ, giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận, khi trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc tỉnh này vừa phát hiện và yêu cầu kiểm điểm hơn 200 cán bộ, công chức, viên chức ăn gian giờ nhà nước. Ông Bê nói:

- Qua dư luận, chúng tôi được biết có không ít cán bộ, công chức tỉnh Ninh Thuận có những vi phạm không chỉ làm ảnh hưởng đến hình ảnh người cán bộ nhà nước, mà còn gây thiệt thòi cho người dân. Trước tình hình này, Sở Nội vụ đã tham mưu và được chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo đợt kiểm tra đột xuất để chấn chỉnh tình hình thực hiện giờ giấc làm việc, việc đeo thẻ công chức và việc thực hiện không hút thuốc lá trong cơ quan.

http://tuoitre.vn/Ch...p-gio-cong.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua bài viết của tác giả Vũ Tuấn Anh chúng ta cũng thấy được sự nhìn nhận của tác giả có phần chính xác và thực tế hơn lũ tiến sĩ giấy.

Tác giả đưa ra 6 vấn đề cần thay dổi ở người Việt, tuy chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng chấp nhận được vì nhận ra vấn đề không phải bởi tại tết mà tại phong cách làm việc ...

Con cũng đồng quan điểm với chú Thiên Sứ rằng khâu quản lý nhân sự kém cỏi. Nhìn vào khối hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ngày thường cũng không khác gì ngày tết. Đặc biệt cơ quan hành chánh nhà nước.

Ở các công ty cổ phần, doanh nghiệp FDI thì hiếm có chuyện tác phong rề rà. Đặc biệt là các doanh nghiệp vốn FDI của Châu Âu thì cách quản lý, điều hành khỏi phải chê. Không có chuyện mùng 4 vào làm việc mà trễ giờ hoặc vừa làm vừa tám. Nếu có nhân viên nào như vậy mà vô phúc bị cấp quản lý (dù là người Việt) bắt được thì coi như xong, tháng đó khỏi thưởng (mà thường họ thưởng rất cao tùy vào chức vụ, năng suất ...). Chính cách xử lý nghiêm minh, không niệm tình đã tạo nên tác phong làm việc cho nhân viên.

Việc tính định mức, năng suất của họ thì lại càng khỏi phải chê. Cách tính của họ huy động được 100% năng suất của 1 người/ngày.

Con xin kể cho chú và ace trên diễn đàn nghe về công ty trước đây con làm xem như là một ví dụ về cách thức quản lý điều hành:

Doanh nghiệp này trước đây là của Hàn Quốc, tác phong làm việc cũng không khác mấy với doanh nghiệp Việt Nam. DN này làm trong ngành may với khoảng 1000 công nhân viên. 1 tháng xuất khoảng 4 container hàng, đơn hàng làm miệt mài, tăng ca liên tục cũng không hết. Đến khi họ bán DN lại cho người Đức quản lý thì mọi chuyện thay đổi hẳn: nội quy DN công bố công khai, rõ ràng, áp dụng chung cho toàn thể CNV, không loại trừ ai, thưởng cao, phạt nặng và nghiêm minh; xem xét lại định mức cá nhân, các chế độ khác đều đầy đủ theo Luật Việt Nam. Quản lý nào yếu kém, họ kêu lên làm việc ngay và ngày hôm sau không còn đến công ty nữa ; họ trả tiền mất việc rất sòng phẳng theo luật Việt Nam, khuyến mãi thêm vài tháng lương (tùy vị trí công tác và thâm niên). Sau 1 năm làm việc, số CNV không thích nghi nghỉ việc khá nhiều và họ cũng không giữ người cũng như không tuyển thêm, trừ 1 số khâu cần thiết. Số CNV lúc này là 500 người và số cont xuất trong 1 tuần là 4. Xin nhắc lại 4 cont/tuần. Những CNV còn ở lại thì tiền lương, thưởng tăng liên tục và tất nhiên định mức cho mỗi cá nhân cũng tăng đến mức không thể hơn được. Họ tính toán hay đến mức, CNV không cần phải tăng ca miệt mài mà vẫn đủ năng suất và đáp ứng được đơn hàng (và năng suất này họ chỉ tính trên 6.5 giờ/ngày - điều này chứng tỏ, CNV có khoảng thời gian nghỉ ngơi trong 8 giờ làm việc, và thời gian đó được trừ năng suất nhưng vẫn tính là thời gian làm việc). Lúc đó, CB thường nói chơi với các đồng nghiệp rằng, người Đức là cha đẻ của CNXH.

Họ không tiếc tiền đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, không những các máy may mà cả hệ thống máy vi tính của nhân viên văn phòng cũng là loại hiện đại nhất thời điểm đó.

Mọi người ai cũng nhận thấy rằng sức người là có hạn và họ cũng nhận thức được điều đó. Nhưng họ hay hơn ta ở 1 điểm là họ biết cách nâng cái giới hạn đó lên cao hơn bằng 1 việc đơn giản là đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại. Điều này không đơn giản đối với các DN không có tiềm lực tài chính hoặc có tài chính nhưng tư duy quản lý thiển cận, cố vắt kiệt các nguồn lực sản xuất (kiểu này, các DN Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc hay làm - ở Việt Nam).

Hiện nay, tuy CB không còn làm ở DN này nhưng vẫn thích cách quản lý, điều hành cũng như tác phong công nghiệp của đội ngủ CNV trong DN đó. Họ rất tôn trọng CNV, chưa bao giờ ý bỏ qua ý kiến hoặc kiến nghị của 1 công nhân, dù người đó mới vào làm. Họ luôn tìm thấy mặt tích cực của nhưng ý kiến, kiến nghị đó và họ giải quyết nó 1 cách rốt ráo theo hướng tích cực đó.

CB hơi dài dòng, xin chú Thiên Sứ và ACE thông cảm. Xin cảm ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dưới đây là quan điểm của một sinh viên du hoc tại Mỹ, một Vlog đang khá hot. Cho dù đang sống trong môi trường 100% tư bản nhưng thể hiện ko phải thứ nửa nạc nửa mỡ kiểu ông giáo sư "giấy".

http://vnexpress.net...i-nhap/2/82080/

Hay cho câu..mới đọc qua thấy vớ vẩn...

Chứ đọc kỹ lại thấy...vớ vẩn thật...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ăn tết ta theo tây lịch, GS Nguyễn Minh Thuyết nói gì?

(VTC News) - Nếu không khắc phục việc lợi dụng ngày tết để hối lộ, ăn uống, tiêu xài phung phí thì dù ăn tết theo lịch nào đi nữa đất nước cũng khó phát triển.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - vừa lên tiếng về đề xuất ăn tết âm lịch theo dương lịch của GS. Võ Tòng Xuân.

Ông viết: Tôi không tán thành quan điểm “hội nhập tết” vì ăn tết dương lịch hay âm lịch thì cũng là ăn tết. Bản thân tết âm lịch không có lỗi!

Lỗi là ở con người. Nếu chúng ta không khắc phục được thói quen rậm rịch cả tháng chuẩn bị đón tết, ăn tết, chúc tết hay lợi dụng ngày tết để hối lộ và nhận hối lộ, rồi ăn uống, tiêu xài phung phí theo kiểu “no dồn đói góp” thì dù có ăn tết theo dương lịch hay lịch nào đi chăng nữa mọi việc vẫn thế cả thôi.

Theo tôi được biết, ở các nước phương Tây, người ta nghỉ suốt từ lễ Noel cho đến sau tết dương lịch vài ngày. Thời gian nghỉ như vậy là tương đối dài, tương đương với nghỉ tết âm lịch ở nước ta theo đúng quy định của Chính phủ.

Posted Image

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

Được nghỉ nhiều ngày, người ta đi mua sắm, du lịch, tận dụng các dịch vụ. Như thế nghỉ cũng có tác dụng góp phần phát triển kinh tế, chứ đâu phải nghỉ là làm thiệt hại cho kinh tế.

Có ý kiến cho rằng nghỉ tết lệch với các nước sẽ vuột mất cơ hội làm ăn, ký hợp đồng. Thực ra, khi cả nước nghỉ vẫn có những bộ phận phải làm việc, chứ không phải tất cả đều nghỉ. Ví dụ, các anh chị lao công hay bác sĩ, công an, bộ đội, người kinh doanh,…vẫn phải thay ca nhau làm việc. Như vậy thì lo nghỉ tết vuột mất cơ hội làm ăn là không có cơ sở.

Theo quan điểm của tôi, tết cổ truyền là ngày lễ rất thiêng liêng, gắn với tâm tư, tình cảm của mỗi người cho nên không thể thay đổi một cách dễ dàng và cũng chẳng có lý do gì chính đáng để thay đổi.

Có thể so sánh hơi khập khiễng một chút, nhưng chuyện bỏ tết ta ăn tết tây làm tôi nhớ lại có thời nước ta đã từng phát động sáng tác quốc ca mới thay cho bài “Tiến quân ca”.

Posted ImageĐược nghỉ nhiều ngày, người ta đi mua sắm, du lịch, tận dụng các dịch vụ

Posted ImageNếu không khắc phục được thói quen rậm rịch cả tháng chuẩn bị đón tết, ăn tết, chúc tết hay lợi dụng ngày tết để hối lộ và nhận hối lộ, rồi ăn uống, tiêu xài phung phí theo kiểu “no dồn đói góp” thì dù có ăn tết theo dương lịch hay lịch nào đi chăng nữa mọi việc vẫn thế cả thôi. Posted Image

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết Những ca khúc được sáng tác trong “phong trào” ấy không phải không có bài hay nhưng không một ca khúc nào thay thế được bài hát gắn liền với những ngày toàn dân sôi sục đứng lên giành độc lập và những năm tháng hào hùng làm nên lịch sử.

Quốc ca không phải chỉ là một bài hát hay. Ăn tết cũng không phải chỉ là ăn, là nghỉ, nhà cầm quyền quyết một cái là xong. Tương tự, tới đây, khó có quy định nào của chính quyền bỏ được phong tục cúng giỗ tổ tiên của người Việt Nam, thay bằng làm sinh nhật cho các cụ.

Hội nhập không có nghĩa là thay tết ta bằng tết tây.

Nhìn quanh các nước, ta sẽ thấy không phải nước nào cũng mừng năm mới vào mồng 1 tháng Giêng dương lịch.

Những gì đã gắn bó sâu sắc với đời sống tâm hồn của toàn dân tộc cần phải được trân trọng.

Cái đáng bỏ là những thói quen xấu “ăn theo” ngày tết.

=============================================

Đón Tết cổ truyền theo dương lịch: 'Con rất lo sợ'

(VTC News) - Bài viết đầy tâm huyết của một sinh viên gửi đến GS-TS Võ Tòng Xuân, tác giả quan điểm nên gộp Tết cổ truyền vào Tết dương lịch.

Thư của bạn Trảo Thanh Phụng, 20 tuổi, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Luật TP.HCM viết:

Kính thưa Giáo sư! Thật trân trọng khi có những bậc tiền bối như giáo sư còn tâm huyết với đất nước. Đó là một điều đáng ghi nhận. Nhưng có lẽ, Giáo sư đã có cái nhìn quá xa vời, thậm chí không giới hạn về vấn đề này.

Lần đầu tiên khi con đọc bài viết “Đón tết cổ truyền theo dương lịch” của Giáo sư, con đã rất lo sợ. Con không hiểu, thật sự không hiểu tại sao Giáo sư lại có suy nghĩ như vậy? Giáo sư muốn đất nước giàu lên? Giáo sư muốn kinh tế theo kịp thế giới?

Posted Image

Khung cảnh Tết quê mà bất kỳ ai đã trài qua đều không khỏi xúc động mỗi khi xuân về

Giáo sư muốn ích nước lợi dân hay Giáo sư muốn cho văn hóa và con người Việt Nam tiến bộ? Con vẫn không hiểu, bởi lẽ toàn bài viết, tất cả chỉ vì Giáo sư thôi! Vì Giáo sư nghĩ như vậy sẽ tốt. Con đang là một sinh viên và con đang hình dung về một ngày điều Giáo sư nói sẽ thành sự thật, khi ấy chỉ còn có một cái Tết mà thôi. Lâu nay, đối với con Tết thật sự chỉ là ngày Tết cổ truyền. Đó là điều con chờ đợi nhất mỗi năm, chờ đợi đến khát khao cháy bỏng.

Vì chỉ có ngày đó, con mới được nghỉ nhiều, mới có thể về quê đón Tết, đoàn tụ cùng với gia đình. Con không biết Giáo sư có thấu hiểu được nỗi lòng của những kẻ xa quê hương như chúng con không, nhưng Tết với chúng con thực sự là một nỗi niềm khó tả.

Hằng năm, chúng con hy vọng, cố gắng, nỗ lực học tập chỉ mong đến ngày được về quê, được nhìn khung cảnh thanh bình của xóm làng Việt Nam, khung cảnh đậm chất Việt của quê hương trong những ngày cận Tết, được ôm cha mẹ trong vòng tay, được trò chuyện cùng anh chị em, được thăm hỏi bà con họ hàng. Đó thật sự là những ngày ý nghĩa nhất. Nếu chỉ còn một cái Tết, con sẽ đón Tết theo phong cách người Tây, hay vẫn giữ những phong tục của văn hóa Việt? Theo Giáo sư chúng ta vẫn nên giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Con chợt giật mình tự hỏi: vậy là Tây không ra Tây, ta không ra ta rồi?

Các nước ăn tết theo dương lịch, Giáo sư cứ thử nhìn xem, nó khác lắm. Cái Tết của họ nó cũng nhanh chóng, hối hả trôi qua như chính cuộc sống của họ vậy.

Họ không cần phải cúng lễ tổ tiên, họ cũng chẳng việc gì phải thăm hỏi bà con họ hàng, họ lại càng không mất thời gian vào những việc như: đưa ông Táo, nấu bánh chưng, bánh tét, cúng tết nhà, tết giếng, lì xì thì chắc cũng không cần thiết…

Tết theo dương lịch là cái tết của khoảnh khắc, còn theo con, Tết cổ truyền là cái Tết của sự đoàn viên, cái Tết của sự chậm rãi.

Nếu Giáo sư muốn dịch chuyển ngày ăn Tết cổ truyền theo dương lịch thì thiết nghĩ Giáo sư phải dứt khoát, đón tết đúng nghĩa như các nước đã và đang làm, hãy bỏ hẳn luôn tất cả những phong tục ăn tết cổ truyền của đất nước. Có như thế mới trọn vẹn chứ!

Nhưng Giáo sư vẫn muốn giữ lại nghĩa là Giáo sư biết không thể nào bỏ được. Giáo sư thấy nó vẫn cần, nó vẫn còn ý nghĩa, vậy tại sao chỉ vì một khoảng thời gian, mà Giáo sư chấp nhận dịch chuyển cả một lịch sử, một truyền thống, một văn hóa đẹp của đất nước? Đó phải chăng là một sai lầm?

Tất cả chúng con, những thế hệ tương lai của đất nước rất hiểu những điều Giáo sư muốn nói trong bài viết của mình. Thời đại này, chúng con đã nhận thấy giá trị của học hành và kiến thức, bởi vì chúng con đã cảm nhận được trách nhiệm và gánh nặng.

Con vẫn nhớ như in về những bài học lịch sử, những bài học đã dạy cho con biết được rẳng, những cái tết đã làm nên tình nghĩa, đạo lí, những cái tết đã làm nên mùa xuân, thắng lợi vẻ vang cho đất nước, và cũng có cả những cái tết đầy nước mắt, đau thương, đầy máu của dân tộc.

Theo bạn, có nên đón Tết cổ truyền theo dương lịch?

  • Không nên. Hội nhập gì thì cũng phải giữ gìn truyền thống của người Việt
  • Nên, để bớt đi việc có 2 cái tết trong năm
  • Gộp lại, nhưng vẫn giữ cách tổ chức ngày Tết theo đúng truyền thống tổ tiên
  • Ai thích ăn Tết gì thì ănPosted ImagePosted Image
Tết cổ truyền không còn là một cái tết “vô nghĩa”, “ăn hại” như Giáo sư muốn nói, mà nó đã là một phần của lịch sử. Nước Việt Nam là 1 lịch sử, và chính những trang sử vẻ vang đã làm nên đất nước này. Bài viết của Giáo sư chỉ là quan điểm Giáo sư thôi, dù nó có tiến bộ, có hay, có đúng con vẫn nghĩ Giáo sư hãy thử một lần đặt mình và vị trí của một ai đó trong xã hội này, như con chẳng hạn, để thấy được rằng, điều mình nói còn có phần phiến diện, chưa thấu đáo.

Giáo sư có nhìn thấy những giọt nước mắt của những người con xa quê chờ đợi ngày hồi hương? Giáo sư có nghe chăng những tiếng than mỏi mệt của những công nhân đang ngày đêm lao lực vì công cuộc mưu sinh, nhưng họ vẫn chờ đợi! Họ chờ đợi điều gì thưa giáo sư? Chỉ là chờ cái Tết cổ truyền đến thật nhanh, thật mau, để họ được sống trọn vẹn trong sự ấm áp và đầy đủ của gia đình.

Chỉ có Tết cổ truyền, thời gian mới dài hơn một chút, thời gian mới chậm hơn một chút, họ sống ý nghĩa hơn một chút… Chỉ thế thôi, nhưng nó đã là niềm khắc khỏi qua biết bao nhiêu thế hệ.

Tết cổ truyền đẹp và ý nghĩa lắm thưa Giáo sư. Khoảng khắc giao thừa của Tết dương lịch qua đi, tết cũng gần như chấm hết.

Posted Image

Con trẻ mong chờ Tết để được lì xì, mừng tuổi

Nhưng với Tết cổ truyền của người Việt, cái Tết có từ trước đó, từ những ngày tảo mộ, từ ngày háo hức đưa ông Táo về trời, và rồi sau cái thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, Tết mới thật sự bắt đầu. “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ mồng ba tết thầy” câu nói ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam, ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa không thưa Giáo sư? Con cho rằng, tất cả những ý kiến của Giáo sư đều nhìn theo hướng có lợi cho kinh tế, cho đất nước. Đó là điều quá tốt, nhưng Giáo sư có chắc chắn, có dám đảm bảo, có dám lấy cuộc đời, học hàm học vị của mình ra để khẳng định, đổi ngày ăn Tết của dân tộc, tất cả sẽ tốt đẹp hơn không?

Posted ImageGiáo sư chỉ nêu ra những mặt tiêu cực của ngày Tết cổ truyền, cũng đúng vì suy cho cùng, ý Giáo sư muốn chúng ta quên nó đi, nhưng nếu Giáo sư nêu ra được những ý nghĩa và mặt tích cực của nó, Giáo sư sẽ thấy được rằng nó đáng trân trọng và đáng quý đến mức nào. Posted Image

Nếu có, con nghĩ Giáo sư liều quá! Giáo sư chỉ nêu ra những mặt tiêu cực của ngày Tết cổ truyền, cũng đúng vì suy cho cùng, ý Giáo sư muốn chúng ta quên nó đi, nhưng nếu Giáo sư nêu ra được những ý nghĩa và mặt tích cực của nó, Giáo sư sẽ thấy được rằng nó đáng trân trọng và đáng quý đến mức nào. Dẫu mai sau đất nước chúng ta có giàu như thế nào, nhưng con người cũng chỉ biết chạy đi kiếm tiền, sống chỉ có công việc và công việc, sống đầy áp lực và căng thẳng, rồi tỷ lệ người dân tự tử sẽ cao như Nhật Bản thôi.

Những lúc ấy, Giáo sư sẽ thấy sự “dài lê thê”, “sự nhàn rỗi” của những ngày tết, chẳng khác nào như một liều thuốc tinh thần kéo con người ta thoát khỏi vũng lầy của cuộc sống.

Đất nước mình còn nghèo. Là một công dân Việt Nam, con cũng buồn, con cũng muốn cống hiến cho đất nước lắm chứ. Nhưng quá trình ấy cần phải có thời gian và nội lực. Điều chúng ta cần chính là nội lực. Nội lực ấy không chỉ từ những ngành kinh tế có sự giao thương với nước ngoài như Giáo sư đã nêu ra.

Con thì nghĩ rằng, nội lực ấy chính là niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào vì những bản sắc văn hóa của quê hương, một cái Tết cổ truyền đúng nghĩa, cũng là một niềm tự hào mà không phải đất nước, dân tộc nào cũng có, cũng xây dựng và giữ gìn được như Việt Nam đâu, thưa Giáo sư!

Giáo sư cho rằng chúng ta đang “ôm mãi lịch sử để sống”. Cũng đúng, vì lịch sử ấy quá đẹp, quá hào hùng cơ mà, đáng lắm chứ. Chúng ta không giàu có, hiện đại như Mỹ, Anh, Hàn Quốc…, nhưng cái mà chúng ta có được chính là quá khứ, truyền thống. Chúng ta phải công nhận và giữ gìn nó, điều đó có gì sai sao? Giáo sư nghĩ đó là sự gật gù, cứ mãi sống với quá khứ, truyền thống thì quả là điều đáng tiếc.

Đọc bài viết của Giáo sư, con cảm nhận chỉ có một điều làm Giáo sư “ấm ức”. Đó là tại sao chúng ta lại nghỉ Tết cổ truyền quá nhiều, không cần thiết, ảnh hưởng đến nhiều lợi ích.

Vấn đề không phải ở thời gian. Nếu Giáo sư cho rằng nhiều, thì sao Giáo sư không đề xuất cắt giảm, cớ gì cứ phải gộp với Tết dương. Giáo sư muốn bớt đi một ngày nghỉ của chúng con, vô tình Giáo sư đã làm tăng thêm nỗi buồn của những người mong chờ đến Tết.

Posted Image

Nụ cười rạng rỡ ngày xuân

Giáo sư muốn ăn Tết theo dương lịch, là Giáo sư làm cho ngày mẹ xa con, chồng xa vợ, anh xa em... nhanh hơn. Chỉ vì nhiêu đó thời gian mà để cho niềm vui trở nên ngắn ngủi, trong khi một năm dài lê thê, đằng đẵng họ đã vất vả, nỗ lực đến nhường nào. Có đáng không thưa Giáo sư? Không biết Giáo sư nghĩ gì khi đọc được những điều con viết, có thể đó chỉ là những ý nghĩ bồng bột, non nớt của một đứa con nít, nhưng con vẫn muốn nói. Vì con quý ngày Tết cổ truyền lắm. Con sợ Giáo sư sẽ phá hủy giấc mơ và niềm mong mỏi của con.

Con sợ một ngày con và những bạn bè trẻ của con sẽ lao như điên vào làm việc mà quên mất đường trở về nhà đón tết cùng gia đình. Con sợ, sợ Tết cổ truyền sẽ mất đi, tuổi thơ của con cũng mất đi, những cái Tết với quần áo đẹp, nụ cười trẻ thơ, bánh chưng xanh, bánh kẹo thật nhiều, và không quên những bao lì xì đỏ thắm.

Con không mong mỏi điều gì, giữa con và Giáo sư cách xa nhau nhiều lắm, chúng ta là hai thế hệ khác nhau, học vấn thì có lẽ không biết mấy mươi năm, hay thậm chí cả đời con mới có thể bằng được Giáo sư.

Nhưng con nghĩ rằng, Giáo sư cũng có con, và Giáo sư sẽ không bao giờ bỏ ngoài tai những lời nói của con trẻ. Rồi Giáo sư sẽ đọc được điều này, để Giáo sư thấy rằng, người Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn cần, rất cần những ngày Tết cổ truyền.

Họ có thể từ bỏ số tiền kếch xù từ công việc kinh doanh do nghỉ tết, nhưng họ nhất định không bỏ lỡ những giây phúc được đoàn tụ trong mái ấm gia đình và vòng tay người thân trong những dịp Tết đến, xuân về!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hơi đâu mà copi mấy thứ này vào đây nữa làm chi. Bỏ Tết cổ truyền là ý tưởng ngu nhất và không còn gì để bàn nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hơi đâu mà copi mấy thứ này vào đây nữa làm chi. Bỏ Tết cổ truyền là ý tưởng ngu nhất và không còn gì để bàn nữa.

Nghe đồn... giáo sư tiến sĩ Việt Nam nhiều quá...không biết ai là "ông" ai là "thằng"...

Nhưng...qua những đề xuất... "dũng cảm" thiên hạ nhận ra liền...

Trước khi đề xuất...đố ai biết TS. VTX là "thằng" nào...?

Cũng như sau cái "còm men" này...

Thiên hạ...một vài kẻ...cũng sẽ biết...

Thiên Bồng này là "thằng" nào...

?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Áo dài không xứng là Quốc phục

Cập nhật: 15:04, Thứ Sáu, 25/01/2013

(MegaFun) - Mới đây, tôi thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị lớn nhỏ, các nhà quản lý, các chuyên gia,... người ta bàn cãi để tìm ra trang phục phù hợp làm Quốc phục.

>> Quốc phục Việt: ‘Ít hiểu biết thì mới thích thú áo dài’

>> Tranh cãi về quy chuẩn quốc phục Việt Nam

Việc tranh luận chỉ tập chung chủ yếu vào Quốc phục dành cho nam giới, còn đối với Quốc phục của nữ giới đã định sẵn là chiếc áo dài.

Tuy nhiên theo quan điểm của cá nhân tôi, áo dài chưa đủ "phẩm chất" để có thể trở thành Quốc phục của Việt Nam. Thứ nhất, ngay bản thân tên gọi của chiếc áo này đã không có gì đặc trưng. Áo thì tất nhiên sẽ có loại dài, loại ngắn, vậy thì cái tên "Áo dài" chẳng nói lên được điều gì. Thứ hai là về kiểu dáng, chính vì sự "không đặc biệt" nên chiếc áo dài rất dễ bị nhầm lẫn với trang phục của các quốc gia khác. Tôi còn nhớ có lần hãng hàng không Air Asia đã từng đưa lên Facebook của hãng một tấm ảnh chụp 10 cô gái đại diện cho 10 quốc gia Đông Nam Á mặc trang phục truyền thống của mỗi nước. Trong đó, một cô gái mặc bộ xường xám của Trung Quốc được chú thích là "Việt Nam". Hãng hàng không này sau đó đã phải lên tiếng xin lỗi vì sự nhầm lẫn trên.

Posted Image

Cô gái đứng thứ 2 từ trái sang được gọi là đại diện của Viêt Nam

Thứ ba, tôi thấy mọi người cứ khen ngợi chiếc áo dài nào là thướt tha, dịu dàng, kín đáo... nhưng tôi lại thấy áo dài rất... gợi dục, càng về sau này khi thời trang lấn át mọi thứ khác, áo dài càng hở hang. Để chiếc áo tha thướt hơn, người ta may nó bằng những chất liệu mỏng tang, "xuyên thấu" những nội y bên trong. Hai bên tà áo càng về gần đây càng được xẻ cao hơn, với mục đích lộ ra vòng eo thon của người mặc.

Vậy là, người đối diện sẽ chẳng phải tưởng tượng nhiều cũng đã hình dung gần như toàn bộ cơ thể của người phụ nữ trong bộ áo dài. Chẳng phải có cô hoa hậu nào đó đã bị lên án thậm tệ khi mặc bộ áo dài chụp bộ ảnh mà nhìn thì giống như là chả mặc gì.

Posted Image

Một trong những bức ảnh bị "ném đá" của hoa hậu Mai Phương Thúy

Nhưng như thế vẫn còn chưa "khủng khiếp" bằng các bà, các cô thân hình đã không còn thon gọn vẫn cố chui vào chiếc áo dài, thế là bao nhiêu ngấn, bao nhiêu mỡ được dịp phô bày hết cả, nhìn đúng là thảm họa thời trang.

Đó là tôi còn chưa nói đến những chiếc áo dài được biến tấu một cách kinh khủng mà mấy cô ca sĩ, diễn viên gần đây hay mặc. Hoặc là cổ khoét sâu khoe ngực, hoặc là bỏ tay đi để khoe vai... Họ còn mặc áo dài với quần jeans, đi bốt da bò, thậm chí buộc 2 tà áo lên cho... hở rốn. Tôi nhìn mà càng thấy mất cảm tình với chiếc áo này.

Posted Image

Thảm họa thời trang của sao Việt là đây

Tôi nghĩ áo dài đã làm cho hình ảnh và nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam bị dung tục hóa đi, sẽ làm ô uế phẩm chất, bôi nhọ vào truyền thống mà ông bà ta gìn giữ lâu nay.

Chính vì sự mong manh, hở hang của áo dài mà tôi nghĩ rằng áo dài không bảo vệ được sức khỏe cho người mặc. Để khoe trọn vẻ đẹp khi mặc áo dài, ít ai chịu khoác ra ngoài thêm một chiếc áo khác. Và thế là chỉ cần một cơn gió thổi qua, tà áo bay lên, cơ thể sẽ không được che chắn, rất dễ ốm, nhất là khi Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hơi ẩm nhiều. Thứ tư, tôi nghĩ đã là trang phục truyền thống thì ai cũng phải mặc được, từ già tới trẻ, từ đủ mọi tầng lớp giàu sang hèn nghèo. Nhưng chiếc áo dài cho đến bây giờ vẫn chỉ gắn với dân đô thị, mang tính thời trang nhiều hơn tính dân tộc. Người ta cũng chỉ mặc nó khi tham dự những sự kiện đặc biệt và trong một thời gian nhất định chứ không ai mặc được cả ngày. Chiếc áo dài cũng hạn chế người mặc không phải muốn làm gì cũng được vì sự vướng víu và bó buộc của nó.

Tôi thấy có một chiếc áo nên được xem xét trở thành Quốc phục của Việt Nam, đó là chiếc yếm đào. Từ xa xưa yếm đào đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam. Hình ảnh thiếu nữ với áo yếm đã đi vào trong thơ ca, hội họa, thể hiện vẻ đẹp thanh thoát, kín đáo phô ra đường nét rất giản dị, tinh tế, thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam.

Posted ImagePosted Image

Yếm đào, nét duyên ngầm của phụ nữ thời xưa

Vào các dịp lễ hội, các thiếu nữ có thể mặc yếm đào, yếm hồng hoặc yếm thắm... bên ngoài khoác chiếc áo tứ thân hay áo dài mớ ba mớ bảy, trông thật quyến rũ mà lại kín đáo. Còn khi đi lao động, phụ nữ Việt xưa thường mặc yếm trắng, yếm xám giản dị. Khi ra đường, đi công chuyện, họ mặc thêm áo cánh, phủ ngoài là áo dài vừa phải, có thắt lưng tôn vinh cái lưng ong và thể hiện sự kín đáo, gợi cảm của người phụ nữ.

Posted Image

Hình ảnh người phụ nữ mặc áo yếm trong bức tranh Đông Hồ có chủ đề "Hứng dừa", thể hiện sự mong muốn một cuộc sống sung túc, no đủ.

Từ người giàu đến người ngèo, từ người già đến người trẻ đều có thể dễ dàng mặc áo yếm này cả ngày, thậm chí cả đêm mà không cảm thấy bất tiện. Áo yếm cũng tốt cho sức khỏe khi che được hai điểm "trọng yếu" của người mặc là cổ và rốn. Áo có thể được kết hợp với bất cứ loại quần gì, bất cứ loại áo nào khác bên ngoài mà không tạo nên sự phản cảm hay kệch cỡm.

Posted Image

Tôi nghĩ rằng chẳng có lý do gì lại không chọn chiếc yếm đào làm Quốc phục thay vì cứ loay hoay với chiếc áo dài hở hang.

Gửi từ độc giả Yến Trang (Tp.HCM)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc phục Việt: ‘Ít hiểu biết thì mới thích thú áo dài’

Cập nhật: 11:54, Thứ Sáu, 25/01/2013

''Nói rằng áo dài đại diện cho văn hóa dân tộc thì cái đó để cho người nào dễ tính, ít hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc thì họ thích thú. Bởi nhiều khi cái áo ấy tạo nên cái gợi cảm về cơ thể bên trong nhưng cái áo của người Việt Nam với nhiều tà bay bay, cái tinh thần, ý thức kín đáo của người Việt được đề cao nhiều hơn"... GS Trần Lâm Biền.

Mới đây, Bộ VHTTDL tiếp tục tổ chức hội thảo để tìm ra trang phục phù hợp làm Quốc phục. Tuy nhiên, 9 người 10 ý, các cuộc hội thảo vẫn chưa đi đến thống nhất trang phục nào sẽ được lựa chọn.

Theo GS Trần Lâm Biền, muốn làm được Quốc phục phải chú ý đến tiêu chuẩn của nó. Tiêu chuẩn thứ nhất nhìn vào phải là Việt Nam. Thứ hai, nó phải đẹp.

Nếu chỉ dừng lại hình thức thì không cần!

- Thưa GS, bộ Quốc phục ấy chúng ta mặc trong hoàn cảnh nào hay chúng ta chọn rồi để đấy và yên tâm là mình có Quốc phục?

- Quốc phục có thể mặc trong lễ hội, ngày lễ và chúng ta phải có những bộ quần áo chứ không phải một bộ cố định. Những bộ quần áo ấy trong ngoại giao lại khác, nhưng cũng là ngoại giao nhưng phải có tinh thần dân tộc thì cũng khác.

Tổng thống Mỹ đến Đông Nam Á, người ta đều được phát áo dân tộc thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng của nước họ và ai cũng mặc và lấy làm thích thú. Trong đó cả nguyên thủ của chúng ta đều mặc áo này.

Cho nên, Quốc phục không phải dừng lại một bộ nhất định mà nó phải có những người nghiên cứu đưa ra được những ý nghĩa của cách phục trang, đồng thời nói lên màu sắc đó là cái gì, ý nghĩa của màu sắc ấy. Cả yêu cầu tâm linh nữa.

Từ tâm linh rồi đến thực tại có một sự kết hợp với nhau như thế nào và rồi những người sáng tác trên nền tảng ấy phải biết phối hợp với nhau rất nhiều người thì mới ra được. Vì chúng ta không dừng lại cái Quốc phục đơn giản, nó phải có ý nghĩa. Nếu chỉ dừng lại hình thức thì không cần.

Posted Image

GS Trần Lâm Biền

- Việc chọn Quốc phục đã được đưa ra “cân đo, đong đếm” nhiều lần qua các cuộc thi thiết kế thời trang. Nhưng tại sao chuyện Quốc phục mình đã khởi xướng từ chục năm nay rồi mà cho đến giờ vẫn loay hoay mãi vẫn chưa có kết quả. Tất cả mới chỉ là bàn trên giấy và trong các tham luận?

- Loay hoay còn lâu bởi vì ai tổ chức? Tất cả mọi việc đúng theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, ngay đến kinh tế phải lấy kinh tế tri thức.

Phi trí bất hưng, có tôn trọng trí và dùng cái trí đó để đặt vấn đề này ra hay chưa? Hay là mới chỉ dừng lại ở một số người nào đó mà những người đó lại bằng cảm xúc của mình chứ không phải là những người nghiên cứu lâu năm và đã từng đau đớn, đi sờ mó các pho tượng, cách phục trang của từng đời.

Những người nghiên cứu đó chỉ đưa ra những tư liệu và giải mã những tư liệu ấy, còn những người hiện nay có óc sáng tác, trên nền tảng phải nghe, phải hiểu đã rồi mới sáng tác được chứ không đơn giản chỉ đưa ra thời này có cái này, thời kia có cái kia mà sáng tác được đâu.

- Phải chăng, chuyện Quốc phục chỉ là chuyện “phú quý sinh lễ nghĩa”, mang nặng tính phô trương, hình thức cũng như chuyện hình thành đề án Quốc tửu của những người “no cơm ấm cật” như ý kiến GS đã nêu?

- Tôi không nghĩ đến chuyện phú quý sinh lễ nghĩa. Nếu được phú quý sinh lễ nghĩa đã là may mắn lắm nhưng không phải, chưa đến mức đó.

No cơm ấm cật thì tôi đã nói lâu rồi, chúng ta mới chỉ dừng lại cái đó thôi. Quốc phục ít nhiều gắn với hình ảnh của đất nước thì phải làm cho cẩn thận.

Người ít hiểu biết về truyền thống văn hóa sẽ chọn áo dài làm Quốc phục

- Theo quan điểm của GS thì ông sẽ chọn trang phục nào làm Quốc phục?

- Tôi hiện nay không nghĩ đến vấn đề này và cũng không ai hỏi những anh em nghiên cứu về mỹ thuật truyền thống của đất nước. Đó là những người hằng ngày sờ mó tới cái đó, nhưng thực sự không ai hỏi đến chúng tôi hết mà người ta chỉ hỏi đến những người mà hình như có chức vị mà thôi. Chúng tôi chỉ muốn nói rằng nên như thế nào thì hỏi những người có trách nhiệm.

- Nhiều ý kiến cho rằng áo dài lâu nay đã là biểu tượng đại diện cho các giá trị Văn hóa Việt và nhìn từ mọi góc độ thì áo dài xứng đáng được tôn vinh làm Quốc phục. Tuy nhiên, theo như tôi hiểu, từ giữa thế kỷ 20 mới có áo dài. Liệu nó có xứng đáng là Quốc phục?

- Tôi thấy không phải. Chiếc áo đó là áo tân thời không phải của người Việt Nam, không phải xuất phát từ cuộc sống bình dân của con người Việt Nam.

Áo của người Việt Nam xưa có hai vạt buộc và để thõng xuống. Áo có nhiều nếp, nhiều màu, bay bay theo gió, hòa sắc vào nhau. Áo dài hiện nay đẹp hay xấu nhiều khi không phải là hòa sắc mà là cách chọn vải, công lao động thủ công tạo nên một vẻ đẹp của nó. Giá trị của áo dài không phải bắt nguồn từ tâm hồn dân tộc mà nó là sản phẩm của đô thị.

Và sản phẩm ấy cho đến bây giờ vẫn chỉ gắn với dân đô thị còn nó chưa gắn với toàn bộ dân tộc Việt Nam.

- Khi mới ra đời áo dài cũng bị phản đối vì hở lộ và giờ thì áo dài được coi là chuẩn mực. Thưa GS, liệu có thể tin rằng cái phản ứng với chuyện áo dài cách điệu bây giờ đã qua đi vì như thế mới đúng là bản sắc dân tộc không? Và với xu hướng cách điệu áo dài hiện nay càng ngày càng hở càng lộ, nếu được chọn là Quốc phục thì phải điều chỉnh ra sao?

- Áo dài được xẻ thành 2 tà áo trước và sau, nếu như may liền vào thì cũng chẳng khác váy của người Thượng Hải. Cho nên nói rằng áo dài đại diện cho văn hóa dân tộc thì cái đó để cho người nào dễ tính, ít hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc thì họ thích thú.

Bởi nhiều khi cái áo ấy tạo nên cái gợi cảm về cơ thể bên trong nhưng cái áo của người Việt Nam với nhiều tà bay bay, cái tinh thần, ý thức kín đáo của người Việt được đề cao nhiều hơn. Cái này không phải là do tôi quyết định, tôi muốn được mà nhường quyền cho ông nào có trách nhiệm.

Dựa vào cảm tính sẽ không có Quốc phục tử tế

- Nhiều người đề xuất chọn áo yếm vì trang phục này xuất hiện sớm hơn, ai cũng mặc được và nó thuần Việt. Quan điểm của GS ra sao?

- Yếm của người Việt xưa có tính chất che một phần chứ không phải áo ngực như của ta gần đây ngày càng trở nên thiếu vải, tạo nên nhục cảm nhiều hơn. Yếm của người Việt là một ô vuông, lượn cổ tròn có hai dây buộc sau lưng.

Dù không có giá trị nâng bộ ngực của người Việt nhưng ít nhiều nó đã có một cái gì đó sống hàng trăm năm với người Việt và có ý nghĩa thầm kín ở đấy. Cùng với bộ ngực của người phụ nữ, nó là vật hội tụ lại thành một cộng thể mang ý nghĩa tâm linh gắn với sự nuôi dưỡng. Nhất là yếm đào.

Posted Image

(Ảnh minh họa)

Còn việc chọn yếm làm Quốc phục tôi không có ý kiến.

- Tương tự như yếm, khố cũng là trang phục lâu đời, xuất hiện trên mặt trống đồng. Vậy thay vì tư duy áo the khăn xếp, chọn khố làm quốc phục thì GS nghĩ sao?

- Khố không bao giờ làm Quốc phục bởi khố như của người Tây Nguyên cũng như váy người Việt đã bỏ từ cách đây gần 300 – 400 năm. Váy gắn với cư dân nông nghiệp suốt vùng Nam Á như Ấn Độ, Indonexia, Khơ Me, Thái Lan nam giới toàn mặc váy và hiện nay là trang phục thường xuyên của họ. Chúng ta cũng không nên quay trở lại cái đó.

Theo tôi không nên vội vã mà cần phải suy nghĩ và phải có các cuộc thi, trên nền tảng giới thiệu như triển lãm phục trang của tổ tiên ta qua các thời kỳ như thế nào, giới thiệu được cả ý nghĩa của nó rồi lúc đó những người sáng tạo có tri thức mới có thể đưa ra được những bộ quần áo có tính chất Quốc phục. Rồi lúc đó chúng ta chọn, bây giờ không ai có thể đưa ra là thế này hay thế kia được.

Không có một bệ đỡ về kiến thức, về truyền thống và về thực tại mà chúng ta chỉ ngồi nói bằng cảm tính thì điều đó không chấp nhận được, và không ai có thể đưa ra một mẫu hình chỉ dựa trên nền tảng cảm tính.

- Vậy thì với nam giới chúng ta phải chọn trang phục như thế nào cho xứng làm Quốc phục?

- Bây giờ không thể chọn được, phải có cuộc thi, triển lãm như tôi đã nói để họ thấm vào trong tâm hồn cái tinh thần Việt Nam thì họ mới sản xuất ra được những bộ quần áo của Việt Nam. Từ đó mới có được Quốc phục tử tế. Còn bây giờ hỏi Quốc phục như thế nào người đứng đắn không ai có thể xác nhận được.

Quốc phục phải là công trình của cộng đồng, của tập thể chứ không phải của một cá nhân nào được.

- Xin cảm ơn GS!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc giả Yến Trang không biết thuộc thành phần nào mà ý kiến lại được đưa lên trang mạng (MegaFun).

Một ý kiến như vậy mà trang mạng này đưa lên khác nào thể hiện ý kiến của chủ trang. Điều này chứng tỏ trang mạng này thuộc hạng không đáng để đọc.

Ý kiến của đọc giả yến Trang có những điểm như sau:

1. Cách nhìn không có chiều sâu (nếu không muốn nói nặng hơn): gà đẻ ra trứng, ấp nở ra con, không khen gà giỏi lại khen trứng tốt.

2. So sánh khôi hài: áo dài thì chê hở, xấu lại khen áo yếm kín, đẹp.

3. So sánh khập khiển: Áo yếm là trang phục lót, áo dài là trang phục ngoài lại đánh đồng với nhau. Như vậy khác nào so sánh gà xấu hơn vịt.

4. Nếu nói sự phổ biến cho cả thành thị và nông thôn, vậy sao không lấy áo ngực làm quốc phục? Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghe đồn... giáo sư tiến sĩ Việt Nam nhiều quá...không biết ai là "ông" ai là "thằng"...

Nhưng...qua những đề xuất... "dũng cảm" thiên hạ nhận ra liền...

Trước khi đề xuất...đố ai biết TS. VTX là "thằng" nào...?

Cũng như sau cái "còm men" này...

Thiên hạ...một vài kẻ...cũng sẽ biết...

Thiên Bồng này là "thằng" nào...?

Quốc phục Việt: ‘Ít hiểu biết thì mới thích thú áo dài’

Cập nhật: 11:54, Thứ Sáu, 25/01/2013

Posted Image

GS Trần Lâm Biền

Thiên Bồng lại biết thêm một "thằng" giáo sư nữa...

Thiệt là may mắn hết sức...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay