Thiên Sứ

Một Đề Xuất Không Nên Có.

66 bài viết trong chủ đề này

Tết ta theo tây lịch: GS Võ Tòng Xuân bảo vệ quan điểm

logo-vtcnews_082349.jpgVTC News – Thứ sáu, ngày 04 tháng một năm 2013

(VTC News) - GS-TS Võ Tòng Xuân, tác giả quan điểm nên tổ chức tết cổ truyền theo dương lịch tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình.

Tết ta theo dương lịch: GS Hà Đình Đức lên tiếng

Hội nhập: Tết cổ truyền nên tổ chức theo dương lịch

Sau 3 ngày đăng tải, bài viết Đón Tết cổ truyền theo dương lịch của GS-TS Võ Tòng Xuân đã nhận được hàng ngàn comment (ý kiến) của độc giả trong và ngoài nước. Giáo sư Võ Tòng Xuân tiếp tục gửi bài viết dưới đây đến báo điện tử VTC News để bảo vệ quan điểm của mình:

Trong không khí đón Tết dương lịch tưng bừng pháo hoa tại Hà Nội và TP.HCM, các phương tiện truyền thông đã thông tin Triều Tiên và Miến Điện lần đầu tiên cử hành đón Tết dương lịch một cách rất hoành tráng, thì sáng ngày 2/1/2013, VTC News đăng tải ý kiến “Tết Hội Nhập” của tôi. Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ sau, đã có trên 200 ý kiến phản hồi của độc giả. Tôi rất cảm kích sự quan tâm của quí độc giả gần xa về vấn đề này. Trong số ý kiến phản hồi lần này, ý kiến phản đối vẫn chiếm đa số; ý kiến ủng hộ tuy ít hơn nhưng so trước đây số ủng hộ đã tăng cao hơn.

Vấn đề này có thể đưa đến một sự đổi mới của xã hội Việt Nam khi số người có việc làm tăng cao trong mọi lãnh vực, thời gian rỗi rảnh ngày càng hiếm hơn, tác phong làm việc sẽ bị công nghiệp hóa thì tự bản thân mỗi người sẽ tự sắp xếp thời gian của mình. Cũng như bộ complet phổ biến hiện nay đã hầu như hoàn toàn thay thế chiếc áo the khăn đống không ai bắt buộc, nhưng bản thân mỗi người tự chọn bộ đồ nghi lễ của mình.

Ở nông thôn của chúng ta hiện nay, số ngày công lao động của nông dân ta chưa đạt được hơn 150 ngày/năm; ở thành thị số người chưa có việc làm, kể cả những người quá 60 tuổi, cũng rất nhiều.

Đối với họ, việc thực hiện những tập quán cổ truyền là phổ biến, bỏ đi thì không biết thì giờ rỗi sẽ làm gì. Ở quê tôi, hầu như tuần lễ nào cũng có vài ba đám giỗ, mọi người tề tựu cúng vái, ăn uống, không sót đám nào.

Nhưng cũng có mấy gia đình con cái ai cũng có công ăn việc làm, đến ngày giỗ không có thì giờ để qui tụ về thực hiện cái tập quán cổ truyền này.

Hầu hết những lý do phản đối là muốn giữ truyền thống Tết vào ngày âm lịch vì chỉ có ngày ấy mới có cái thời tiết và không gian đúng cho Tết, và vì ông bà ta đã ăn Tết như thế từ bao đời nay, kể cả trồng lúa cũng theo âm lịch, không thể thay đổi được.

Nhiều hoạt động ngày nay hiện đại hơn, tiến bộ hơn thời ông bà xa xưa, như trồng lúa chẳng hạn. Ngày nay nông dân chuộng các giống ngắn ngày năng suất cao gấp 3-4 lần giống cổ truyền, trồng 2-3 vụ/năm thay vì chỉ 1 vụ/năm. Một lý do khác là cần có thời gian nghỉ dài lâu để về sum họp với gia đình.

Độc giả Thinh (Australia) cho biết “ở nước ngoài người ta nghỉ lễ nhiều hơn Việt Nam và có 4 tuần phép và 10 ngày cá nhân…” thì theo luật lao động của chúng ta người lao động vẫn hưởng được tháng nghỉ thường niên, trừ người ăn lương công nhật.

Các quốc gia đều có ngày lễ riêng của họ thì họ cứ nghỉ ngày ấy chứ đâu nghỉ dài lê thê. Thực ra nghỉ Tết đối với công nhân, viên chức đâu đến 10 ngày, nhưng trong thực tế thì khác.

Nhà báo Bút Bi trong mục “Chuyện thường ngày” của báo Tuổi trẻ ngày 14/02/2005 (trùng hợp với bài “Tết Hội nhập” của tôi trong mục “Chào buổi sang” trên báo Thanh Niên ngày hôm đó) đã viết:

“Chơi có... mươi ngày!

- Chúc mừng năm mới! Chúc mừng! - Chúc mừng. Ngày làm việc đầu tiên

sau tết, khởi động nhanh, mau nóng máy nhé!

- Vội gì, làm cả năm! Vẫn còn “mùng”, lai rai tí chút thưởng xuân, vui tết.

- Hết tết sớm rồi lại tết muộn. Cái thói ăn tết hết mùng quá xưa rồi!

- Đâu phải mình tôi. Ông cứ thử làm một vòng xem khối người vẫn còn đủng đỉnh. Ngày đầu năm, vào cơ quan chúc tết rồi... họp mặt, gầy sòng. Công văn giấy tờ cứ để đó, dân chờ, chờ chán rồi... cũng về ăn tết tiếp thôi...

- Đúng là màn “kịch tết” năm nào cũng vậy! Năm nay, ăn tết đến... mùng 6 mà vẫn chưa ngán sao? Trước tết đã náo nức, nôn nao, tranh thủ chợ tết, sau tết lại đủng đa đủng đỉnh, lai rai “nâng lên hạ xuống”. Coi như mất đứt nửa tháng cho tết, công việc rề rà như thế, làm sao... tăng trưởng cho nổi hở ông?

- Lo chi chuyện tăng trưởng! Tháng giêng là tháng ăn chơi, vậy mà chơi có mươi ngày, ông đã nói!”

Mặt khác, các ý kiến ủng hộ lần này có nhiều lý do rất thuyết phục. Một số ý kiến rất đáng suy gẫm đã đến từ độc giả Trần Bình Minh là “cho nghỉ Tết hẳn 7 ngày theo dương lịch, và đến ngày Tết âm lịch thì chỉ nghỉ 1 ngày” rất phù hợp với quan điểm của GS-TS, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Ông đề xuất “nên nghỉ Tết dương lịch với thời gian như nghỉ Tết âm lịch hiện nay (từ 26/12 đến 4/1), và nghỉ Tết âm lịch như nghỉ Tết dương lịch hiện nay (khoảng 2 ngày là đủ). Tất cả các hoạt động chào mừng năm mới, lễ họi truyền thống... vẫn tiếp tục gìn giữ và phát huy.

“Nhật Bản điển hình là quốc gia gìn giữ được bản sắc đất nước mình. Trước kia họ cũng ăn Tết Âm, nhưng họ đã thay đổi chuyển sang ăn Tết Dương lịch lâu rồi. Rất mong các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan chức năng quan tâm ý kiến của chúng tôi.” – Ông Nguyễn Anh Trí viết.

Độc giả quangtrungland thì cho rằng “Bây giờ là thời hiện đại rồi, đất nước cần phải thay đổi và muốn thay đổi được quốc gia mau chóng thì tư duy chúng ta cũng nên có cái nhìn thoáng hơn. Chúng ta không phủ nhận truyền thống nhưng chúng ta không thể cứ ôm mãi lịch sử mà sống. Chúng ta cần phải hành động và thay đổi nhiều hơn nữa.”

Tôi rất cảm kích nhiệt tình của quí độc giả đã tham gia ý kiến làm rõ thêm ý nghĩa của việc ăn Tết theo ngày dương lịch. Chúng tôi nghĩ là khi xã hội tiến lên con người cũng sẽ tiến theo xã hội, những tập quán truyền thống dân tộc sẽ vẫn được giữ mãi nhưng chắc chắn dưới hình thức hiện đại hơn cho phù hợp cuộc sống văn hóa cải tiến.

Võ Tòng Xuân

=============

Vâng! Đó chính là đề xuất chứng tỏ một tầm nhìn thiển cận của những người tự nhận là trí thức hiện nay.

Hình nhưng từ lâu đề xuất này đã đưa lên mạng và chúng ta đã đưa ý kiến phản bác. Tôi sẽ tiếp tục phản bác ý kiến này. Nhưng bây giđang bận.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Muốn tiếp tay xóa nhòa văn hóa Việt tộc thì cứ nói đại ra đi, còn đỡ đáng khinh hơn là bày đặt viện cớ này cớ nọ. Giáo với chả sư. Nhưng thôi, đất nước đang có rất nhiều chuyện hệ trọng cần phải quan tâm, đáng lẽ ra mấy chuyện đó phải được bàn tán thật nhiều chứ không phải là ba cái đề xuất tào lao ngu ngốc này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc xong không biết nói sao. Chợt tự hỏi mình:

Sao mà họ thích bắt chước quá vậy? Tây, Nhật, Triều Tiên, Miến Điện...nó theo tết Tây...thì mình cũng bèn...bắt chước theo nó. Sao cái đầu óc bắt chước nó nặng quá vậy?

Hay kinh tế phát triến, xã hội phồn vinh chỉ duy nhất phụ thuộc vào chuyển lịch Tây ăn tết tây?

Oải

Share this post


Link to post
Share on other sites

chắc nhà ông Võ Tòng Tây này đang cúng giỗ các cụ theo dương lịch từ lâu rồi ! nay mai có khi ông này còn nảy ra ý tưởng tra xem ngày giỗ tổ các vua Hùng vào ngày nào tây lịch để làm giỗ rồi cho nhân dân nghỉ ngày đó.

Gửi lão Võ Tòng Tây lời nhắn là lão sang lào và Thái lan hoặc xa hơn nữa là lão sang thế giới Arabi học hỏi họ xem họ có ăn tết Tây hay ăn tết cổ truyền ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Võ Tòng Xuân ơi!Nếu đổi sang ăn tết tây thì tết về quê ,dân quê miền trung con lấy rau đâu mà ăn với bánh tráng cuống thịt heo đây (vì mưa dập cho tả tơi làm sao mà gieo trồng đúng thời gian ăn tết cho được).Về quê ăn tết,chỉ cần sáng sớm ra vườn ngửi mùi hương của rau ngò,cải, tần ô,ổ qua,dưa leo thì thấy thật là đằm thắm,đúng hương vị của tết quê,thiệt là đã.

Bác này nên đề xuất thêm bỏ luôn Việt lịch đi,tại vì Tây nó đâu có dùng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chắc nhà ông Võ Tòng Tây này đang cúng giỗ các cụ theo dương lịch từ lâu rồi ! nay mai có khi ông này còn nảy ra ý tưởng tra xem ngày giỗ tổ các vua Hùng vào ngày nào tây lịch để làm giỗ rồi cho nhân dân nghỉ ngày đó.

Gửi lão Võ Tòng Tây lời nhắn là lão sang lào và Thái lan hoặc xa hơn nữa là lão sang thế giới Arabi học hỏi họ xem họ có ăn tết Tây hay ăn tết cổ truyền ?

Ngày xưa Phùng Quán viết:

Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ.

Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh.

Nhưng tôi nghĩ: Quê hương và giống nòi ruồng bỏ và khinh cái đám tìm cách phủ nhận và xóa sổ văn hóa dân tộc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ cách đây rất lâu, khoảng đầu thập niên 60, có ý kiến đưa ra( và sau đó đổ cho Cụ Hồ) là đổi ngày nghỉ Tết Nguyên đán thành ra nghỉ luôn Tết Tây cho tiết kiệm và cũng lấy lí do cho Tây hóa bỏ hủ tục phương Đông...

Tuy nhiên ý kiến này bị cho là..tâm thần và lập tức chìm xuống, sau này vài ông giáo sư, trí thức..tiếc rẻ là sao...lại bỏ qua cơ hội đưa nước ta thành ...hiện đại như Nhật bản có phải hay không

NGhĩ đi nghĩ lại, thấy buốn...mỗi quốc gia có nền văn hóa riêng.Nếu bảo đổi sang ăn tết tây thì bảo luôn anh Thái bỏ tết té nước vì họ cũng được nghỉ một tuần

Bảo anh Hồi giáo bỏ tháng Ramadan họ cũng nghỉ cả tháng như mình đấy

Trí thức mà như ông Xuân thì toi cho VN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chú Thiên Sứ cho con có đôi lời với ông giáo sư này.

Ông giáo sư Võ đoán này thiệt không xứng danh giáo sư.

Bộ comlet tự nó không thể hiện tính theo Tây của đa số người dân, đơn giản bởi nó tiện lợi cho công việc thường nhật.

Bộ áo dài khăn đóng thể hiện rõ bản sắc dân tộc. Bởi nó không thể thiếu trong những lễ hội của dân tộc.

Không lẽ, trong những lễ hội cúng đình tại quê ông "gáo sư", ông lại diện bộ comlet để cúng tổ tiên? Những người trong trong lễ cúng, họ có thể không chê ông ra mặt, nhưng ít nhiều họ không hài lòng. Ông lại dựa vào đó để cho rằng người ta đồng ý với cách ăn mặt của ông sao?

Đồng ý, việc lựa chọn cách ăn mặc là quyền tự do của mỗi người. Tuy nhiên, chẳng lẽ chưa bao giờ ông gáo sư dạy cho sinh viên của ông rằng, Nhà nước (của bất cứ quốc gia nào) sẽ sử dụng quyền lực của mình để áp đặt hệ tư tưởng của giai cấp thống trị lên toàn thể xã hội và hệ tư tưởng đó sẽ là hệ tư tưởng chính thống trong xã hội, quốc gia đó hay sao?

Vì lẽ trên, nếu có việc hầu hết hay toàn thể người dân và quan chức như ông, chê bai các giá trị truyền thống của tổ tiên thì lỗi đó không thuộc về người dân. Chính những người như ông gáo sư mới là người có lỗi.

Nếu ông cho rằng, người dân Việt Nam thường ăn tết hết mùng hết mền như ví dụ ông nêu thì ông cũng xứng với cái tên Võ Đoán mà tôi đặt. Bài báo mà ông ta dẫn chứng chỉ thể hiện cho chúng ta thấy những việc đó chỉ xảy ra ở những công chức nhà nước, những người được gọi là công bộc của dân. Còn ở các nhà máy, xí nghiệp thì công nhân đã đi làm từ mùng 4 tết.

Nếu ông cho rằng, do nông nhàn nên người nông dân thường ăn tết hết cả tháng giêng thì việc này lại càng chứng tỏ ông gáo sư Võ đoán là kẻ bất tài. Ông ta là giáo sư chuyên về nông nghiệp ở Đại học Cần Thơ, được xem như đại học đầu têu của cả vùng miền tây sông nước, nông nghiệp, lại để người nông dân ở không ăn chơi như vậy mà không thấy nhục. Không làm được thì khuyến khích các học trò mình làm cho bằng được chứ có đâu như ông, quởn quá nên đề xuất lung tung; giống như đánh cờ, bị chiếu bí nhưng không chịu thua mà đề xuất xóa bỏ chơi lại?

Nếu ông cho rằng, ở thành thị, số người thất nghiệp còn nhiều, thì lỗi đó cũng không thuộc về họ (ngoại trừ 1 số ít kẻ lười biếng, thích chơi hơn thích làm). Nhà nước phải là nơi có trách nhiệm tạo ra nhiều việc làm, nhằm làm cho tỷ lệ người thất nghiệp ngày càng thấp thì tự nhiên những ngày ở không ăn chơi sau tết sẽ ít dần.

Là 1 giáo sư mà ông ta không nhận thức được rằng, quốc gia có giàu mạnh hay không không phải chỉ do người dân. Cụ thể hơn, trong trường hợp này, Việt Nam ta có giàu hay nghèo không phụ thuộc vào việc ta ăn tết theo Tây hay theo cổ truyền.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ăn Tết ta theo lịch tây là bất công với tổ tiên

(MegaFun) - Chúng ta thay đổi tư duy làm việc, phong cách làm việc cho phù hợp văn hóa truyền thống thì hay hơn là thay đổi văn hóa truyền thống cho phù hợp với phong cách làm việc.

Mời bạn gửi ý kiến/bài viết thảo luận với chủ đề "Có nên Ăn tết ta theo lịch tây" bằng cách phản hồi ngay bên dưới bài viết hoặc gửi thư tới địa chỉ

Tất cả đều vì mục đích phát triển dân tộc Việt Nam, giữ gìn được bản sắc văn hóa mới giữ gìn được linh hồn dân tộc, giữ gìn được linh hồn dân tộc thì đất nước mới trường tồn hưng thịnh. Có những truyền thống không hợp thì thay đổi nhưng có những cái phù hợp với mong muốn của đại đa số dân chúng thì chúng ta phải gìn giữ và phát huy chứ!

Bỏ "mấy ngày tết" ra, ông GS Võ Tòng Xuân và mấy ông ủng hộ phong trào "thủ tiêu" Tết Nguyên Đán âm lịch không còn cách nào khác để phát triển kinh tế đất nước hay sao? Tết gắn liền với hoa mai, hoa mai nở hòa với không khí xuân làm cho lòng người vơi nhẹ bao mệt nhọc. Có nghỉ ngơi hợp lý thì mới có sức khỏe, có sức khỏe thì mới có làm việc được hiệu quả một cách tự nhiên. Nay ông GS Võ Tòng Xuân lại mách nước là có người có thể làm cho "hoa mai" nở vào mùng dịp Noel, Tết dương lịch thì thật nực cười và phi tự nhiên.

Một điều nữa về khía cạnh tâm linh, chẳng lẽ bữa 23 dương lịch đưa ông Táo, 24 dương lịch đón Thiên Chúa giáng sinh. Lịch âm cũng có cái hay của nó, nó là tinh túy của tư duy Phương Đông! Tết chính là ngày lễ đón năm mới, kết thúc năm cũ, với bao kỳ vọng và hoài niệm. Mỗi năm người dân đều cảm nhận rõ rệt cái không khí của ngày 30 và ngày mùng một Tết, cái không khí mát mẻ, phơi phới lòng người. Nay ông GS và những người ủng hộ phong trào "thủ tiêu" Tết Nguyên Đán âm lịch, muốn đổi tết âm sang hợp với tết dương thì có phải là không hợp lý không, vì chưa kết thúc năm mà đã cưỡng ép cho nó kết thúc năm và có phải là "BẤT CÔNG VỚI ÔNG BÀ TỔ TIÊN TIỀN BỐI" hay sao!!!

Gửi từ bạn đọc: Minh Huy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những kẻ ủng hộ bỏ Tết Âm Lịch thay thế bằng Tết Tây, thực chất chỉ là những kẻ thiển cận, nếu không nói là dốt nát. Họ thường lấy thí dụ là sự thành công trong cải cách của Nhật Bản để trở thành một siêu cường - như là một thí dụ điển hình của bỏ Tết ta, ăn Tết Tậy.

Nhưng bản chất của sự thành công Nhật bản lại không phải vì bỏ Tết Ta ăn Tết Tây - đó không phải là yếu tố quyết định và cũng không phải yếu tố cần - mà là sự kiên quyết của những nhà lãnh đạo Nhật trong cải cách, cộng với tài năng của họ. Nếu không có những tài năng này thì người Nhật có nói ngay bằng tiếng Tây chăng nữa, cũng chỉ là một đám nô lệ nhếch nhác mà thôi. Người Nhật vẫn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của họ. Một trong nhưng bằng chứng là họ không bỏ hoàng tộc và Hoàng Đế Nhật vẫn trị vì đến bây giờ. Một giáo sư Nhật bày đặt nhân danh khoa học đòi xét lại dân Nhật có phải con cháu Thái Dương Thần nữ hay không, lập tức bị cách chức cho về đuổi gà. Đâu phải người Nhật từ bỏ văn hóa truyền thống của họ đâu. Các môn thể thao cổ truyền Nhật như sumo, và các trang phục dân tộc Nhật vẫn được tôn trong.

Cái nhìn của ông Võ Tòng Xuân này về bỏ Âm lịch để tiến bộ , giống như cạo đầu thì thành sư vậy. Đấy chỉ là suy nghĩ của những thứ tri thức thiển cận, một thứ ngụy biện dốt nát. Nó là một thứ hình thức và không giải quyết được bản chất vấn đề. Cách đây nhiều năm, diễn đàn của chúng ta đã có nhiều bài phê phán vấn đề này. Bởi vậy, nói nhiều cũng chẳng có ích gì. Không thể thuyết phục được những con bò.

Muốn phát triển thì phải có sáng tạo. Chỉ đơn giản vậy thôi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư chỉ là cái mã bọc ngoài. Về tướng, ông này trông mặt cũng thộn thật Posted Image

Trông cái kính và mái tóc đủ biết ông rất chăm sóc bề ngoài, nên bề trong của ông hơi bị lép Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể chuyển ăn Tết Nguyên Đán sang ăn Tết Tây


GS Hà Đình Đức
lên tiếng trước quan điểm của GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới.


Posted Image
Những hình ảnh đặc trưng của ngày Tết này sẽ mãi ở trong tim của người Việt


Tác giả viết: “Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại "bản sắc dân tộc" của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới. Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3 – 4 tuần lễ Tết dương lịch và âm lịch gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu.

Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê.

Như thế, thí dụ tục lệ lì xì thay vì xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch thì ta đổi lại là mồng 1 dương lịch, v.v… Có độc giả chuyên chơi hoa đã cho biết là có thể điều khiển cho hoa mai và hoa đào nở vào ngày mồng 1 dương lịch”.

Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền lâu đời của dân tộc ta. Đây là dịp lễ thiêng liêng và quan trọng nhất của Việt Nam. Ăn tết Nguyên Đán theo Âm lịch là tập quán lâu đời không dễ gì thay đổi với bất cứ lý do nào.

Không thể chuyển ăn Tết Nguyên Đán (theo Âm lịch) sang ăn Tết Tây (Tết Dương lịch). Chẳng lẽ “đề nghị” Táo Quân chuyển sang 23 tháng 12 trước ngày Chúa Giáng sinh một ngày, con cháu sắm lễ để các ông lên Thiên đình tâu với Ngọc Hoàng về công việc dưới Hạ giới và chắc phải trình bày lý do chuyển đổi này!

Rồi nữa, xin các vị Thần linh, Tổ tiên về sớm hơn để con cháu “khỏi lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh”. Thực ra đâu đơn giản thế! Để đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh đâu chỉ đơn giản chuyển đổi từ ăn tết theo Âm lịch sang ăn tết theo Dương lịch.

Muốn đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh đòi hỏi nhiều hơn thế, từ các nhà hoạch định chính sách, cả nền khoa học kỹ thuật tiên tiến và những nhà khoa học có trình độ cao lao tâm khổ tứ thì mới thực hiện được.

Tác giả đưa ra một loạt ví dụ về bỏ lỡ cơ hội kinh tế (làm giàu). “Tôi nêu mấy thí dụ cho thấy trong khi ta vui Tết lê thê thì thị trường chứng khoán ở Tokyo, New York, London đang hoạt động; các doanh nghiệp bạn hàng của ta ở ngoại quốc cũng đang hoạt động, chắc chắn ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt”.

Tôi thiết nghĩ công việc làm ăn của các công ty, doanh nghiệp có quan hệ đối tác với nước ngoài chắc chắn họ có kế hoạch, lịch trình làm việc với các đối tác nước ngoài chứ không thể đóng cửa hàng tuần nghỉ tết mà phải có người thường trực giao dịch.

Không thể chỉ vì các đối tác này bỏ bê công việc mà bắt cả nước theo xáo trộn cả một tập quán của dân tộc. Vả lại không phải cả nước đều tham gia thị trường chứng khoán.

Posted Image

Tết nguyên đán là dịp lễ thiêng liêng nhất của người Việt

Tác giả viết: Thay đổi tập quán rất khó, nhưng trong tập quán Tết Việt Nam chúng ta thay đổi không khó vì chúng ta vẫn cử hành các tập quán đó, nhưng trong ngày dương lịch. Có quyết tâm đổi mới “Ăn Tết Ta theo ngày dương lịch,” đất nước Việt Nam sẽ có những điều lợi sau đây:

1- Vừa giữ được các tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài.

2- Ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.

3- Học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành.

4- Giám tối thiểu tình trạng dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng trong giao thông.

5- Chấm dứt lãng phí nhiều ngày làm việc mà mình nghỉ, trong khi quốc tế làm việc.

Tác giả cho rằng thay đổi tập quán Tết Việt Nam không khó. Theo 5 điều lợi tác giả nêu ra, lợi thứ nhất là giữ được các tập quán Tết cổ truyền và nắm bắt cơ hội kinh doanh với nước ngoài.

Vậy thế nào là tập quán cổ truyền theo quan niệm của tác giả khi đổi sang ăn tết Dương lịch? Còn cơ hội kinh doanh và giao thương với nước ngoài chỉ là của các doanh nghiệp, công ty chứ đâu phải của mọi nười dân Việt Nam.

Lợi thứ hai, thực ra ngày nay không có vùng nông thôn nào ăn tết cả tuần mà thường xuống đồng ngay từ ngày mồng 2 Tết và nông dân thường gieo cấy theo thời vụ khoa học để đảm bảo năng suất chứ không tùy tiện như ngày xưa.

Lợi thứ ba, lịch nghỉ tết theo Âm lịch của học sinh, sinh viên vốn có từ lâu không phải gượng ép nghỉ tết, không thể gọi là phí thời gian học hành do nghỉ tết. Điều này có thể làm cuộc điều tra xã hội học sẽ rõ.

Lợi ích thứ tư, hiện tượng nhậu nhẹt, bài bạc trong những ngày tết là có, nhưng không thể nói chung là dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc. Tôi cho rằng như thế là xúc phạm đến nhiều người.

Lợi ích thứ năm, Noel và Tết Dương lịch các nước thường nghỉ một tuần, Têt Âm lịch nước ta nghỉ bốn ngày. Ngày nghỉ của họ theo tập quán của họ, còn ngày nghỉ của ta theo tập quán của ta. Tại sao lại bắt ta phải theo họ.

Quan niệm của tác giả cả nước ta như một thương trường. Tôi cho rằng tác giả đưa ra ý tưởng này không thuyết phục.

Theo TNO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nên ăn Tết "ta" hay Tết "tây"?

Tác giả: Nguyễn Phương

Bài đã được xuất bản.: 07/01/2013 09:29 GMT+7

Không phải cứ cái gì "cổ truyền" ắt phải bất di bất dịch.

LTS: Vào những ngày đầu năm mới 2013, GS Võ Tòng Xuân có một bài viết trên mạng, nêu quan điểm nên tổ chức ăn Tết Dương lịch, chứ không ăn Tết Âm lịch như hiện nay. Mới đây, Tuần Việt Nam nhận được bài viết bàn về chủ đề này.

Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam chúng tôi xin đăng tải bài viết dưới đây. Và rất mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi, bàn bạc của quý bạn đọc gần xa. Bài vở, xin gửi về địa chỉ: tuanvietnam@vietnamnet.vn

Tập quán và truyền thống của mỗi cộng đồng dân cư, mỗi dân tộc có nhiều lắm. Hay có, dở có, nhưng không phải bất cứ tập quán nào cũng là bất di bất dịch. Chúng thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển, xoay vần trên mọi phương diện trong sự giao thoa với các cộng đồng khác.

Có nên bỏ Tết Âm lịch không?

Đang vơ vẩn lo Tết sắp đến, chưa biết lấy đâu ra tiền tiêu thì bỗng chị bạn xui viết mấy dòng bàn có nên chuyển hay bỏ Tết Âm lịch hay không.

Người viết bài này ở vào tuổi đã trải qua nhiều "cung bậc đầy vơi" của Tết cổ truyền. Từ lúc lẽo đẽo theo mẹ đi chợ Tết để được mua con tò he, hay tranh con lợn, đến xem đánh đu, đánh cờ người ở sân đình, đi xe đạp đốt pháo[1], rồi đến tự làm pháo, làm súng bắn diêm đầy 'ngẫu hứng'. Nhớ nhất, tối 29-30 Tết, cả nhà quây quanh bếp hồng đốt bằng gộc tre có nồi bánh chưng sôi lục bục ...

Loại trừ khía cạnh vật chất thể hiện trong mấy chữ 'ăn Tết', Tết ngày xưa mang đến cho người đón Tết nhiều ý nghĩa và cảm xúc lắm. Những cảm xúc ấy - vui sướng của con trẻ, lo lắng, vui buồn thậm chí cả nước mắt của người lớn, ... - đã được mô tả trong cả nghìn trang sách rồi.

Tất cả những niềm vui, sự háo hức mong đợi có thể được gói trong câu nói của con trẻ: "Mẹ ơi, bao giờ lại Tết?"

Trẻ con ngày nay, nhất là trẻ con thành phố, không có được những cảm xúc nhỏ nhoi nhưng thú vị ấy. Vì chúng có quá nhiều trò để chơi, có quá nhiều thứ để ăn, và có quá nhiều quần áo đẹp để mặc. Nếu có biết thì cũng chỉ trên những trang giấy khô khan.

Theo thời gian, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội và sự giao thoa văn hóa với các cộng đồng khác, phong tục tập quán cổ truyền của mỗi cộng đồng trong sự giao thoa ấy cũng có những thay đổi.

Sự thay đổi đó thể hiện từ cách mặc đến cách ăn. Trước khi có sự du nhập trang phục phương Tây, các dịp lễ hội chỉ chứng kiến những bộ cánh cổ truyền. Ngày nay, chỉ khi đến đình chùa ở làng quê, vào những ngày lễ người ta mới có thể thấy những bộ áo the khăn xếp của các cụ ông.

Còn quan chức Nhà nước từ cấp thấp nhất đến cao nhất đều mặc đồ Tây khi tiếp khách. Hoặc trong buổi lễ quan trọng, không thấy ai mặc "quốc phục" cổ truyền cả. Nếu xét về phương diện 'bảo tồn vốn cổ truyền' thì quan chức của ta thua ông Gaddafi và các ông vua châu Phi khác về quốc phục?

Vì quá trình phát triển là quá trình chọn lọc, sự thay đổi là tất yếu. Trong những cái cổ truyền có cả cái hay và cái không còn phù hợp cần phải thay đổi. Không phải cứ cái gì "cổ truyền" ắt phải bất di bất dịch.

Nay đất nước trên hành trình hội nhập, có nghĩa là tham gia vào một cuộc chơi lớn với các nước trên thế giới.

Không phải mọi cá nhân ai cũng phải làm việc với đối tác nước ngoài, như người viết bài này chẳng hạn - chẳng buôn bán, chẳng đối tác quốc tế, chẳng làm giàu, không nhận fax, ... ngày ngày chỉ ngắm chim, xem cá. Mỗi người một phận sự, một công việc, cũng như không phải ai cũng ngày ngày đi trông rùa Hồ Gươm.

Nhưng là thành viên trong một cộng đồng, tất cả đều liên quan, đừng nghĩ rằng chỉ việc của mình là quan trọng còn việc người khác thì mặc kệ. Một cá nhân nào đó có thể không cần đối tác nước ngoài, nhưng đừng quên rằng một quốc gia thì không thể không cần đối tác!

Những băn khoăn về "lệch pha" với thế giới về khá nhiều phương diện là hoàn toàn chính đáng. Chỉ riêng về mặt thời gian đã có những bất cập - lúc người ta làm thì mình nghỉ, lúc người ta nghỉ thì mình làm. Khoảng thời gian đó thực chất là không mang lại hiệu quả cho công việc.

Posted Image

Ảnh: Hoàng Hà/ VNE

"Tháng Giêng là tháng ăn chơi"

Như việc nghỉ và ăn Tết Âm lịch chẳng hạn.

Thời gian trước và sau Tết như ngưng lại. Ai từng đến cơ quan Nhà nước sau Tết để liên hệ công việc thì không thể không nhận ra guồng máy ở đây như ngừng trệ. Mỗi bộ phận chỉ để lại nhân viên với số lượng tối thiểu.

Trước câu hỏi: "Cho tôi gặp đồng chí X", bạn sẽ nhận được ngay câu trả lời như được ghi âm sẵn, đại loại như: Đồng chí X "xuống cơ sở" hay "lên cấp trên".

" Đi cơ sở" hay "lên cấp trên" của họ không đâu khác là đi... lễ để cầu xin của cải và sự thăng quan tiến chức. Là đi chợ xuân. Là đi quán "dzô"... trăm phần trăm. Là sát phạt lẫn nhau trong những phòng có điều hòa khóa trái, ...ngay tại công sở. Rồi, từ "cơ sở" về là những bộ mặt đỏ lự và những bước chân xiêu vẹo ...

Năm nào cũng vậy vì có ai bị kỷ luật đâu mà phải sửa. Năm nay và những năm sau này chắc cũng vậy thôi. Đi đâu mà vội, "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" mà! Biên chế thì thừa, tội gì không đi...

Trong cuộc chơi chung ngày nay, nếu không muốn "lỡ tàu", không một quốc gia nào đủ khả năng "một mình một chợ", cho dù đó là một siêu cường quốc.

Sự gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau là tất yếu. Ai đó nói rằng: "Ngày nghỉ của họ theo tập quán của họ, còn ngày nghỉ của ta theo tập quán của ta. Tại sao lại bắt ta phải theo họ." chính là tư duy "một mình một chợ". Chẳng ai bắt ai theo ai cả, nhưng một khi cùng tham gia cuộc chơi thì phải tuân thủ những ràng buộc của luật chơi chung mà điều chỉnh mình. Vậy thôi!

Có lẽ ta là Việt Nam nên cứ thích không giống ai, vì "cái nước mình nó thế"?

"Tại sao lại bắt ta phải theo họ" ư? Phát biểu ấy dường như rất cương nghị. Hỏi vậy thôi chứ Việt Nam đến nay đã theo đầy những tập quán, phong tục ..., của nước khác. Có những thứ chẳng liên quan đến lịch sử hay truyền thống của mình.

Tết có nhiều ý nghĩa và gắn bó với đời sống thôn quê Việt Nam hơn là đời sống công nghiệp.

Với một Việt Nam đất nước nghìn năm nông canh, bỏ Tết kể ra cũng tiếc! Song, cái gì phải đến hãy để cho nó đến

Xin lấy Tết Hàn thực làm một ví dụ trong muôn vàn ví dụ. Đến ngày 3 tháng 3 (Âm lịch), nhiều gia đình Việt làm bánh trôi bánh chay để kiêng củi lửa, tin rằng mình đang đánh dấu một ngày đặc biệt nào đó để nhớ đến tổ tiên mà quên mất rằng, Tết đó vay mượn từ điển tích của Trung Hoa. Khi vị vua ra lệnh đốt rừng để tìm người có công lại đang ở ẩn.Nhưng người đó không chịu ra và chết cháy cùng mẹ mình trong rừng.

Vì tiếc thương người có công chết oan uổng, ông vua tổ chức "quốc tang" cho người đó bằng cách không cho nổi lửa ba ngày (mồng 3-5 tháng 3 Âm lịch) hàng năm, nên mọi người phải ăn đồ nguội (hàn thực) làm sẵn. Tục ấy chẳng dính dáng gì đến mình, lẽ ra phải hỏi: "Tại sao ta phải theo họ?"

Phải chăng cái gì cũ thì đúng và không được thay đổi. Còn cái gì mới thì không hoặc phải "cảnh giác"?

Thú vị hơn nữa, tác giả câu hỏi trên còn lo nếu chuyển sang ăn Tết Dương lịch, ông Táo sẽ "mất ghế"?

Mỗi năm ông Táo, một nhân vật hư cấu, lên "báo cáo" với Ngọc Hoàng về chuyện trần thế và xin "ý kiến chỉ đạo" cho năm mới. Tuy nhiên, loài người đã học được cách sơ kết, tổng kết định kỳ rồi và "nhiệm vụ chính trị" của ông có lẽ đã... hoàn thành.

Có ông lên trời báo cáo cũng vui, nhưng không có báo cáo của ông, Ngọc Hoàng cũng biết hạ giới có nhiều... sâu lắm, nhất là tại xứ có tên là Việt Nam, nhưng ngài không bắt được sâu. Và ngài bảo chữa bệnh của hạ giới thì đừng tìm thuốc trên... Thiên Đình.

Hơn thế, cái ngày cúng và "phóng sinh" cá chép lâu nay đã bị biến dạng.

Cứ sau khi ông Táo "cưỡi cá chép lên trời", ao hồ nuôi tôm cá của ngư dân lại có thêm sinh vật lạ đến "xâm lược". Phải chăng đến lúc phải kiểm soát và "tịch thu phương tiện" của ông?

Ngày ông Táo lên trời không phải là bất di bất dịch như việc ngắm và bảo vệ mấy cụ rùa bằng xương bằng thịt ở Hồ Gươm. Nhưng nghe đâu cụ Rùa ở Hồ Gươm cũng đang bị vật phóng sinh là rùa Tai đỏ của ngày ông Táo lên trời ... bắt nạt?

Viết đến đây, người viết đang hình dung ra cảnh ngồi quanh nồi bánh chưng đêm 30 Tết, cành đào cắm trong chiếc độc bình ... một hình ảnh mà đang dần mai một. Tết có nhiều ý nghĩa và gắn bó với đời sống thôn quê Việt Nam hơn là đời sống công nghiệp.

Với một Việt Nam đất nước nghìn năm nông canh, bỏ Tết kể ra cũng tiếc! Song, cái gì phải đến hãy để cho nó đến.

Hình thành một thói quen, tập quán mới là khó nhưng không phải là không thể, nếu đó là thói quen hay tập quán đáng xây dựng.

Về khả năng gìn giữ và phát huy thuần phong mĩ tục cổ truyền, Nhật Bản một cường quốc châu Á không theo Tết Trung Quốc, chắc không kém Việt Nam - nếu không muốn nói là ngược lại. Có lẽ ta lại phải "đông du" để học hỏi thôi.

[1] Quả pháo được treo trên cao, người đi xe đạp phải đi chậm đến mức châm bằng que hương sao cho nó nổ mà không chạm chân xuống đất và xe đạp không đổ.

=========================

Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều

Đọc câu này Thiên Sứ tui thấy buồn. Vì sự phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến chỉ có một chiều duy nhất.

Tôi kết luận về việc bỏ Tết Nguyên Đán: Đấy là tư duy của những con bò. Xong. Không bàn nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các học ..giả càng học càng loạn chữ....Khỏi phải bận tâm về họ chứ ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites
Cứ để ông ta đưa ra ý kiến...1 mình...mà chả ai thèm bàn luận gì hết...tự khắc sẽ thấy xí hổ mà chuồn êm...Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứ để ông ta đưa ra ý kiến...1 mình...mà chả ai thèm bàn luận gì hết...tự khắc sẽ thấy xí hổ mà chuồn êm...Posted Image

Thì đúng là ông ta đưa ý kiến một mình. Nhưng vấn đề là báo chỉ đã đăng tải lên với cái gọi là "Ý kiến đa chiều".

Tôi thấy có cái gì đó hơi không bình thường khi cùng một lúc có ý kiến đề nghị xóa sổ Tết Việt - một nghi lễ quan trọng bậc nhất trong văn hóa truyền thống Việt và clip lịch sử không hề nhắc tới Thời Hùng Vương được rộ lên vào lúc này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư chỉ là cái mã bọc ngoài. Về tướng, ông này trông mặt cũng thộn thật Posted Image

Trông cái kính và mái tóc đủ biết ông rất chăm sóc bề ngoài, nên bề trong của ông hơi bị lép Posted Image

Posted Image

Thật ra Ông Xuân học hành lận đận lắm. Ông leo lên leo xuóng mấy bận mới lấy được tú tài 2. Ông học trung cấp và tranh thủ thi lấy học bổng đi học Philippine. Ông đỗ và đi Phi học. Về nước ông chỉ về dạy ở trường Cần Thơ. Nhân dịp người Nhật nghiên cứu về lúa nên đến với trường Cần Thơ, ông nhờ vốn tiếng Anh khá tốt nên đã được bố trí kết hợp nghiên cứu. Và việc này, ông cùng với NNC người Nhật nghiên cứu và viết được 3 paper đăng trên tạp chí KH Nhật. Nhờ cái này ông được đặc cách Tién sỹ. Sau đó ông rất năng nổ với giới báo chí về mảng đồng bằng sông Cửu long. Không biết sau này ông có nghiên cứu nhiều không, nhưng thật ra trường hợp thầy Xuân cũng là một dạng hiệu ứng. Hiện nay ông Hoàng Đức Thảo cũng có dạng hiệu ứng tuyên truyền KH tương tự. Đấy so về ý chí thì thầy Xuân rất đáng nễ nhưng về sức học thì thầy cũng không có ưu thế so với nhiều người cùng thời. Còn việc phong học hàm thì cũng không khó lắm, nhất là khi trường ĐH được đào tạo sau ĐH do người muốn làm NCS rất cần thầy hướng dẫn hay giới thiệu là TS. Qua số ngươi nhờ hướng dẫn và qua việc đứng tên chung trong một số bài báo cơ bản sẽ đủ tiêu chuẩn để phong PGS-GS...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Quangnx thân mến.

Theo tôi , dù thân thế ông này là gì. Học dốt hay học giỏi, một người có thực tài hay chỉ là một kẻ gặp sự may mắn của số phận thì ông ta vẫn là một người được sự chú ý của dư luận từ trước tới nay. Cho nên, chỉ một ý kiến đề xuất của ông ta là lập tức có báo đăng lên và tạo ảnh hướng đến dư luận bằng cách gọi là "ý kiến nhiều chiều". Nhưng thực chất của cái ý kiến mong dân tộc Việt Nam "tiến bộ" này là gì? Đó là sự xác định của ông ta khi cho rằng: dân tộc này phải chấp nhận tự xóa sổ văn hóa của chính mình như là một yếu tố cần để tiến bộ hòa nhập với thế giới.

Thật là một sự dự báo cực kỳ ngu dốt, nếu xét về phương diện dự báo. Khi trước mắt nó là sự xóa sổ một dấu ấn văn hóa truyền thống tiêu biểu là Tết Âm lịch để hy vọng phát triển, như là một yếu tố đầu vào tiên quyết mà kết quả chỉ có thể thấy trong tương lai, nhưng không có gì bảo đảm nó sẽ xảy ra.

Thực tế đã cho thấy rằng: Chính những kẻ mang danh tri thức và dốt nát như ông ta đã là một nguyên nhân không nhỏ phá hoại nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc và đóng góp một sức mạnh không thể coi thường vào việc phá hoại những gía trị tinh thần của dân tộc Việt. Và đó là nguyên nhân của mọi sự khủng hoảng hiện nay về sự suy thoái.

Một dân tộc với sức mạnh sinh tồn của nó, đâu phải chỉ được xác định bởi sức mạnh kinh tế. Nếu như người Do Thái không tự bảo vệ sức mạnh của văn hóa truyền thống thì dân tộc này không thể vượt qua được ngót 2000 năm vong quốc, để rồi trở thành một dân tộc hùng mạnh như ngày nay. Hoa Kỳ hùng mạnh chính vì họ bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của từng cộng đồng người có những giá trị văn hóa khác nhau cùng tồn tại trên đất nước họ. Đám người gọi là trí thức này gán việc từ bỏ Âm lịch của Nhật Bản với sự hùng mạnh của họ như là một thí dụ cho luận điểm của họ. Nhưng tôi cần phải xác định rằng: Trong cuộc cải cách vĩ đại của Minh Trị thì đây chính là phần sai lầm của ông ta. Rất tiếc! Những kẻ thiển cận như ông Xuân đã lấy kết quả thành công của Nhật Hoàng Minh Trị - bởi những giá trị tổng hợp - như là một kết luận để xác định chân lý một cách không có cơ sở cho một yếu tố sai liên quan - nhưng lại được coi là yếu tố cần.

Thứ trí thức dốt nát đó lúc nào cũng tỏ ra nhân danh khoa học để phủ nhận những gía trị văn hóa dân tộc Việt. Mặc dù đám người có mác trí thức này chưa hề định nghĩa được thế nào là "khoa học" và cái gọi là "cơ sở khoa học" mà chính họ nhân danh.

Nhưng đau xót thay! Đám gọi là trí thức đó, đã góp phần công lao to lớn trong công cuộc xóa bỏ văn hóa cội nguồn của dân tộc Việt thì tiếp theo đó là xóa bỏ nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc này là Tết Âm lịch cũng như là những hệ quả của nó. Cho dù đó chỉ là sản phẩm của những thứ căn bã của tư duy. Nhưng nó nhân danh trí thức và được tung hệ lên với cái mác dân chủ là "Thông tin nhiều chiều" với không ít kẻ vỗ tay, Nhưng chiều minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến" thì không có cửa để le lói. Và thật là khôi hài khi "lề trái", "lề phải" và cả "ngoài lề" đều không hề có một chữ nói về Việt sử 5000 năm văn hiến là giá trị cốt lõi trong văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt. Mặc dù tất cả các thứ lề ấy đều nhân danh đủ mọi thứ tốt đẹp để chứng minh chân lý.

Tôi đã sai lầm khi cố gắng hết sức để thuyết phục những con bò. Nên đành để tự nhiên quyết định những gì theo quy luật của nó. Nhưng tôi vẫn mơ ước đến lúc nào đó sẽ có người nhận thức được chân lý và phục hưng lại nền văn hiến Việt.

Anh Quangnx thân mến.

Tôi hy vọng rằng sẽ có dịp gặp anh ở ngoài đời, cho dù tôi có còn tiếp tục sinh hoạt trên các diễn đàn nữa hay không. Nhưng tôi hy vọng anh với tư cách là một nhà nghiên cứu về Toán Lý, tôi muốn anh xem xét một lời tiên tri của tôi:

Khi những chứng nghiệm liên quan đến Vật lý lượng tử và sự phát triển lý thuyết của nó trở nên phong phú thì lúc ấy người ta sẽ bắt đầu nhận thấy tính chân lý của Lý học Đông phương.

Cảm ơn anh vì đã xem bài viết này.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Ăn Tết theo âm lịch sai lạc đủ điều."

rất cần thay đổi tư duy, cần có tính độc lập. Cần phải khẳng định một cách nghĩ, một cách làm thống nhất chứ không phải, mỗi ngày, cứ phải tự phân thân thành hai con người: Một thuộc về ngày ta, một thuộc về ngày tây...

>> Nên ăn Tết "ta" hay Tết "tây"?

Chuyện tết nhất của ta có biết bao điều phải bàn, nhưng có lẽ đáng bàn nhất là Tết TaTết Tây. Thật là đáng quý khi một số người đã đề xuất và kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình nên ăn Tết theo dương lịch. Chắc chắn có không ít người đồng quan niệm bởi ích lợi, điều tốt bắt đầu từ thay đổi chuyện... Tết là nhiều đến... vô cùng...

Câu chuyện của người Nhật

Ngày 1.1.1868, Nhật Hoàng Mushuhito (Mục Nhân, với đế hiệu là Meiji - thường được gọi là Minh Trị), vừa mới bước sang tuổi 16, đã lãnh đạo 5.000 võ sỹ, tấn công vào Edo (Tokyo), đánh bại sự đề kháng của 15.000 samurai, quyết bảo vệ Mạc phủ (bakufu) Tokugawa, để thống nhất Nhật Bản.

Ngay sau đó, Hoàng đế Meiji đã tiến hành cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử Á Châu- mà không ít nhà sử học cứ cố tình lầm lẫn, luôn gọi là Cải cách Minh Trị Duy Tân- biến Nhật Bản từ một nhà nước phong kiến phân quyền với quyền lực kép của Thiên Hoàng (taino) và Tướng quân (shogun), trở thành nhà nước quân chủ lập hiến.

Một trong những thay đổi về hình thức tuy có vẻ nhỏ (bởi hiếm có cuốn sử nào đề cập chi tiết), nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là Meiji quyết định hủy bỏ âm lịch, dùng dương lịch (tất nhiên có tham khảo ý kiến của các đại thần và nghe hàng trăm sự bày tỏ "phân vân"). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc vĩnh biệt tết "cổ truyền" để toàn thể người dân Nhật bắt đầu ăn tết theo dương lịch.

Không khó để thấy sự phản ứng từ nhiều phía, nhiều sự "nhân danh", quyết liệt đến mức nào!

"Người ta" cho rằng sự đảo lộn truyền thống là khó có thể chấp nhận bởitoàn bộ văn hóa nông nghiệp Nhật Bản hình thành trên nền tảng và sự kết cấu thời gian theo mặt trăng, đảo lộn là hủy hoại. Rằng làm thế nào để người nông dân ít học có thể thích nghi được với chuyện mùa vụ, gieo trồng. Rằng năm sinh, tháng đẻ, giỗ chạp đều tính theo lịch ta, làm sao để điều chỉnh... ?

Trước tất cả những ý kiến ngược chiều ấy, Hoàng đế Meiji đã khẳng định một cách rõ ràng và dứt khoát: Thời kỳ học hỏi lâu dài nền văn minh Trung Hoa kể từ đây chấm dứt. Nếu không thay đổi, mãi sẽ là lạc hậu, nghèo nàn. Học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây và vượt phương Tây sau 100 năm là mệnh lệnh của trái tim và khối óc. Mọi sự thay đổi đều cần có thời gian thích nghi. Nếu không thích nghi được là chết. Tất nhiên, dân tộc Nhật mãi trường tồn...

Chính vì dân tộc Nhật nhất định phải trường tồn, phát triển nên cuộc cách mạng vĩ đại của Meiji đã tạo nên điều kỳ diệu: Đúng 100 năm sau, năm 1968, kinh tế Nhật vượt phần còn lại của thế giới, chỉ đứng thứ hai, sau Hoa Kỳ.

Bỏ qua yếu tố kiên định, dứt khoát từ bỏ sự giáo điều, kinh viện, lạc hậu của phương Đông cổ xưa dưới cái nhãn "Trung Quốc", những thế hệ sau này của Đất nước Mặt Trời Mọc chắc chắn sẽ nhận chân dễ dàng rằng quyết định đó của Hoàng đế Meiji là một trong những quyết định sáng suốt nhất, thiên tài nhất trong lịch sử loài người...

Thế nào là "cổ truyền"?

Trước hết, phải xác quyết rằng cái gọi là cổ truyền có thiên hình vạn trạng cách biến hóa trên cái lõi "trơ như đá, vững như đồng" là tính... bảo thủ!Truyền thống nào cũng có tính bảo thủ, dù ít hay nhiều. Thiếu thuộc tính này, "truyền thống" sẽ không còn là truyền thống nữa.

Vì bảo thủ nên con người khó chấp nhận cái mới, dù cái mới đó, có nhiều lợi thế hơn. Trong tất cả mọi nền văn minh nông nghiệp thì 'văn minh lúa nước' (nếu có thể gọi vậy) là có sức ì, lực cản lớn hơn cả. Điều này cắt nghĩa tại sao dù ai cũng biết tết cổ truyền có từ Trung Quốc, cũng như tết Trung thu, Tết mồng 5/5... nhưng vẫn cứ nhởn nhơ đó là văn hóa lễ nghĩa của riêng... Việt Nam?

Để nói rằng không thể thay đổi, cách nghĩ ấy là không đúng bởi thực ra, ta đang để cho cái phần bảo thủ cố hữu trong mỗi con người "tự vệ", chống lại những cái mới chóng mặt, ngổn ngang. Sợ thay đổi, ở một khía cạnh nào đó cũng là bản năng sống- sinh tồn.

"Ăn Tết theo âm lịch sai lạc đủ điều."

Chính vì thế, những người cho rằng không thể bỏ Tết "ta" theo Tết "tây" sẽ có nhiều cách biện minh. Nào là thời vụ như người Nhật từng nói, nào là nếp văn hóa lâu đời, nào là khí hậu, thời tiết- chẳng hạn, món thịt đông phải có trời lạnh, không có thịt đông, Tết sẽ thiêu thiếu thế nào đó...

Một số học giả đã bàn khá nhiều về cái hại của Tết "ta", trong đó hại nhất là lạc bước, lỡ nhịp với thời đại toàn cầu hóa- khi thiên hạ tỉnh thì ta say, và ngược lại. Rõ ràng, khi cả thế giới đang bươn bả cho một năm mới phát triển sôi động (tháng một và tháng hai) thì ta lại đủng đỉnh 'tháng Giêng là tháng ăn chơi' thì quả là vô lý hết sức.

Nhưng có lẽ, cái hại nhiều nhất là ở chỗ: Chừng nào còn ăn Tết theo âm lịch thì chừng đó tư duy đủng đỉnh của làng quê xưa kia chẳng thể nào dung chứa nổi lối sống công nghiệp. Không thể nào thôi giáo điều, chậm chạp trong ứng xử, hành động.

Hãy sòng phẳng để nhận ra rằng chằng có dân tộc nào trên thế giới lại "ăn gộp, chơi dài" cả hai cái tết như Việt Nam. Từ Tết Dương lịch (để theo kịp... tây) đến mấy tuần sau Tết Âm lịch là triền miên...Tết, là sự lãng phí không thể nào tính nổi về thời gian, công sức, tiền của...

Nếu ăn Tết Dương lịch...

Cái lợi nhãn tiền thứ nhất là tiết kiệm được một lần vui chơi quá đà. Gặp phải năm nhuận (âm) thì cái quá đà đó gần ba tháng, còn không là sêm sêm... hai tháng.

Cái lợi thứ hai là hội nhập dễ dàng hơn, thuận lợi hơn với toàn thể loài người như các vị đã chỉ ra.

Nhưng, có lẽ, cái hại nhiều nhất là ở chỗ: Chừng nào còn ăn Tết theo âm lịch thì chừng đó tư duy đủng đỉnh của làng quê xưa kia chẳng thể nào dung chứa nổi lối sống công nghiệp. Không thể nào thôi giáo điều, chậm chạp trong ứng xử, hành động.

Hãy sòng phẳng để nhận ra rằng chằng có dân tộc nào trên thế giới lại "ăn gộp, chơi dài" cả hai cái tết như Việt Nam. Từ Tết Dương lịch (để theo kịp... tây) đến mấy tuần sau Tết Âm lịch là triền miên...Tết, là sự lãng phí không thể nào tính nổi về thời gian, công sức, tiền của...

Cái lợi thứ ba, chúng ta sẽ không còn băn khoăn, day dứt trong việc quy đổi ngày âm ra ngày dương trong tất cả lịch trình công tác, làm việc đã thuộc về ngày dương từ lâu.

Cái lợi thứ tư là từ vô thức, chúng ta dần dà xóa bỏ hẳn thói quen nhập nhằng giữa nay và xưa về văn hóa. Quá khứ lạc hậu hãy thôi đừng ám ảnh nữa, sự đè nặng của văn minh Trung Hoa thôi đừng gây nhiễu, cản trở nữa.

Tại sao cả Trung Quốc, Việt Nam đều áp dụng mọi mô thức kinh tế, hoạt động như phương tây, nhưng lại cứ cố tình áp đặt sự thiếu nguyên tắc, tình trên lý, kinh nghiệm trên sáng tạo, người giỏi nhất định thua nhiều người? Lệ thuộc về văn hóa nhiều khi nguy hiểm hơn cả lệ thuộc về chính trị, bởi sự vùng thoát ra khỏi cái bóng khổng lồ của quá khứ, lịch sử, ý thức là điều chẳng bao giờ dễ dàng.

Về mặt khoa học thì quả là bất ổn: Tết Âm lịch đó có thể đúng, hoàn hảo với thời tiết, khí hậu,thời khắc vùng Trung Nguyên chứ chẳng thể nào đúng với nước ta. Chẳng qua chúng ta muốn nó đúng thì nó phải đúng theo ta mà thôi.

Rõ nhất là Tết Trung thu, khi cả bầu trời Trung Nguyên trăng sáng vằng vặc thì cả miền bắc và miền trung Việt Nam mưa tầm mưa tã, bao nhiêu đèn lồng, sư tử bằng giấy hư hết- gần 90% các Tết Trung thu đều thế.

Dù muốn hay không, chúng ta phải công nhận cách ăn tết của phương Tây thật là nhân văn và khoa học: Tết của họ có thể coi là bắt đầu từ Noel và kết thúc lúc hết ngày 1/1. Cả tôn giáo và nhà nước, cả đạo và đời đều tìm được lối đi chung hài hòa, gần gũi, ấm cúng cho mọi thế hệ.

Tuần lễ cuối cùng của năm cũng trùng hợp với cách tổ chức xưa của người Hy Lạp cổ đại: Cả Athènes có 10 philai (quận), mỗi philai cai trị 36 ngày. Năm ngày cuối năm chẳng có ai cai trị ai, tất cả đều vui, tất cả hiền hòa.

Có lẽ, về mặt chính trị - xã hội mà nói, ăn tết Tây (bao gồm cả Noel) thật là nhất cử đa tiện lợi về mặt hòa hiếu, cảm thông, sẻ chia cho cả xã hội, cho từng cộng đồng...

Có một thời, nếu chê nhau chậm tiến, lạc hậu, người ta nói anh A hay chị B "âm lịch". Hai chữ âm lịch đa nghĩa vô cùng. Phiền hà, tốn kém, lạc hậu, chậm chạp, quê kệch..., tất thảy đều liên quan đến... âm lịch.

Dù muốn hay không, chúng ta buộc phải nhìn nhận "những sự thật sau đây là hiển nhiên": Hai cái tết (xu thế Tết "tây" ngày càng được coi trọng) quá gần nhau là không hợp lý. Ăn Tết theo âm lịch sai lạc đủ điều. Chẳng hạn, cả loài người đón xuân hai tháng rồi, ta vẫn đang là mùa đông thì quả là khó hiểu. Lịch học tập, hoạt động tài chính, công sở..., vướng lung tung, phải điều chỉnh đủ cách, đủ kiểu, do cái Tết "ta" đưa đến vô số phiền hà...

Còn những điều lợi thì nhiều lắm. Lợi nhất, là ta rất cần thay đổi tư duy, cần có tính độc lập. Cần phải khẳng định một cách nghĩ, một cách làm thống nhất chứ không phải, mỗi ngày, cứ phải tự phân thân thành hai con người: Một thuộc về ngày ta, một thuộc về ngày tây...

Hà Văn Thịnh

Bài này trên VIetnamnet

Dám xin hỏi ông Thịnh từ xưa đến nay nhà ông làm gì vào dịp này . Ông có dám công khai nhà tôi thề không ăn Tết ta không, ông nghĩ thế nào nếu sau này con cháu ông bảo" ông chết rồi thì thôi miễn cúng nhé"

"Ăn Tết theo âm lịch sai lạc đủ điều."

rất cần thay đổi tư duy, cần có tính độc lập. Cần phải khẳng định một cách nghĩ, một cách làm thống nhất chứ không phải, mỗi ngày, cứ phải tự phân thân thành hai con người: Một thuộc về ngày ta, một thuộc về ngày tây...

>> Nên ăn Tết "ta" hay Tết "tây"?

Chuyện tết nhất của ta có biết bao điều phải bàn, nhưng có lẽ đáng bàn nhất là Tết TaTết Tây. Thật là đáng quý khi một số người đã đề xuất và kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình nên ăn Tết theo dương lịch. Chắc chắn có không ít người đồng quan niệm bởi ích lợi, điều tốt bắt đầu từ thay đổi chuyện... Tết là nhiều đến... vô cùng...

Câu chuyện của người Nhật

Ngày 1.1.1868, Nhật Hoàng Mushuhito (Mục Nhân, với đế hiệu là Meiji - thường được gọi là Minh Trị), vừa mới bước sang tuổi 16, đã lãnh đạo 5.000 võ sỹ, tấn công vào Edo (Tokyo), đánh bại sự đề kháng của 15.000 samurai, quyết bảo vệ Mạc phủ (bakufu) Tokugawa, để thống nhất Nhật Bản.

Ngay sau đó, Hoàng đế Meiji đã tiến hành cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử Á Châu- mà không ít nhà sử học cứ cố tình lầm lẫn, luôn gọi là Cải cách Minh Trị Duy Tân- biến Nhật Bản từ một nhà nước phong kiến phân quyền với quyền lực kép của Thiên Hoàng (taino) và Tướng quân (shogun), trở thành nhà nước quân chủ lập hiến.

Một trong những thay đổi về hình thức tuy có vẻ nhỏ (bởi hiếm có cuốn sử nào đề cập chi tiết), nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là Meiji quyết định hủy bỏ âm lịch, dùng dương lịch (tất nhiên có tham khảo ý kiến của các đại thần và nghe hàng trăm sự bày tỏ "phân vân"). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc vĩnh biệt tết "cổ truyền" để toàn thể người dân Nhật bắt đầu ăn tết theo dương lịch.

Không khó để thấy sự phản ứng từ nhiều phía, nhiều sự "nhân danh", quyết liệt đến mức nào!

"Người ta" cho rằng sự đảo lộn truyền thống là khó có thể chấp nhận bởitoàn bộ văn hóa nông nghiệp Nhật Bản hình thành trên nền tảng và sự kết cấu thời gian theo mặt trăng, đảo lộn là hủy hoại. Rằng làm thế nào để người nông dân ít học có thể thích nghi được với chuyện mùa vụ, gieo trồng. Rằng năm sinh, tháng đẻ, giỗ chạp đều tính theo lịch ta, làm sao để điều chỉnh... ?

Trước tất cả những ý kiến ngược chiều ấy, Hoàng đế Meiji đã khẳng định một cách rõ ràng và dứt khoát: Thời kỳ học hỏi lâu dài nền văn minh Trung Hoa kể từ đây chấm dứt. Nếu không thay đổi, mãi sẽ là lạc hậu, nghèo nàn. Học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây và vượt phương Tây sau 100 năm là mệnh lệnh của trái tim và khối óc. Mọi sự thay đổi đều cần có thời gian thích nghi. Nếu không thích nghi được là chết. Tất nhiên, dân tộc Nhật mãi trường tồn...

Chính vì dân tộc Nhật nhất định phải trường tồn, phát triển nên cuộc cách mạng vĩ đại của Meiji đã tạo nên điều kỳ diệu: Đúng 100 năm sau, năm 1968, kinh tế Nhật vượt phần còn lại của thế giới, chỉ đứng thứ hai, sau Hoa Kỳ.

Bỏ qua yếu tố kiên định, dứt khoát từ bỏ sự giáo điều, kinh viện, lạc hậu của phương Đông cổ xưa dưới cái nhãn "Trung Quốc", những thế hệ sau này của Đất nước Mặt Trời Mọc chắc chắn sẽ nhận chân dễ dàng rằng quyết định đó của Hoàng đế Meiji là một trong những quyết định sáng suốt nhất, thiên tài nhất trong lịch sử loài người...

Thế nào là "cổ truyền"?

Trước hết, phải xác quyết rằng cái gọi là cổ truyền có thiên hình vạn trạng cách biến hóa trên cái lõi "trơ như đá, vững như đồng" là tính... bảo thủ!Truyền thống nào cũng có tính bảo thủ, dù ít hay nhiều. Thiếu thuộc tính này, "truyền thống" sẽ không còn là truyền thống nữa.

Vì bảo thủ nên con người khó chấp nhận cái mới, dù cái mới đó, có nhiều lợi thế hơn. Trong tất cả mọi nền văn minh nông nghiệp thì 'văn minh lúa nước' (nếu có thể gọi vậy) là có sức ì, lực cản lớn hơn cả. Điều này cắt nghĩa tại sao dù ai cũng biết tết cổ truyền có từ Trung Quốc, cũng như tết Trung thu, Tết mồng 5/5... nhưng vẫn cứ nhởn nhơ đó là văn hóa lễ nghĩa của riêng... Việt Nam?

Để nói rằng không thể thay đổi, cách nghĩ ấy là không đúng bởi thực ra, ta đang để cho cái phần bảo thủ cố hữu trong mỗi con người "tự vệ", chống lại những cái mới chóng mặt, ngổn ngang. Sợ thay đổi, ở một khía cạnh nào đó cũng là bản năng sống- sinh tồn.

"Ăn Tết theo âm lịch sai lạc đủ điều."

Chính vì thế, những người cho rằng không thể bỏ Tết "ta" theo Tết "tây" sẽ có nhiều cách biện minh. Nào là thời vụ như người Nhật từng nói, nào là nếp văn hóa lâu đời, nào là khí hậu, thời tiết- chẳng hạn, món thịt đông phải có trời lạnh, không có thịt đông, Tết sẽ thiêu thiếu thế nào đó...

Một số học giả đã bàn khá nhiều về cái hại của Tết "ta", trong đó hại nhất là lạc bước, lỡ nhịp với thời đại toàn cầu hóa- khi thiên hạ tỉnh thì ta say, và ngược lại. Rõ ràng, khi cả thế giới đang bươn bả cho một năm mới phát triển sôi động (tháng một và tháng hai) thì ta lại đủng đỉnh 'tháng Giêng là tháng ăn chơi' thì quả là vô lý hết sức.

Nhưng có lẽ, cái hại nhiều nhất là ở chỗ: Chừng nào còn ăn Tết theo âm lịch thì chừng đó tư duy đủng đỉnh của làng quê xưa kia chẳng thể nào dung chứa nổi lối sống công nghiệp. Không thể nào thôi giáo điều, chậm chạp trong ứng xử, hành động.

Hãy sòng phẳng để nhận ra rằng chằng có dân tộc nào trên thế giới lại "ăn gộp, chơi dài" cả hai cái tết như Việt Nam. Từ Tết Dương lịch (để theo kịp... tây) đến mấy tuần sau Tết Âm lịch là triền miên...Tết, là sự lãng phí không thể nào tính nổi về thời gian, công sức, tiền của...

Nếu ăn Tết Dương lịch...

Cái lợi nhãn tiền thứ nhất là tiết kiệm được một lần vui chơi quá đà. Gặp phải năm nhuận (âm) thì cái quá đà đó gần ba tháng, còn không là sêm sêm... hai tháng.

Cái lợi thứ hai là hội nhập dễ dàng hơn, thuận lợi hơn với toàn thể loài người như các vị đã chỉ ra.

Nhưng, có lẽ, cái hại nhiều nhất là ở chỗ: Chừng nào còn ăn Tết theo âm lịch thì chừng đó tư duy đủng đỉnh của làng quê xưa kia chẳng thể nào dung chứa nổi lối sống công nghiệp. Không thể nào thôi giáo điều, chậm chạp trong ứng xử, hành động.

Hãy sòng phẳng để nhận ra rằng chằng có dân tộc nào trên thế giới lại "ăn gộp, chơi dài" cả hai cái tết như Việt Nam. Từ Tết Dương lịch (để theo kịp... tây) đến mấy tuần sau Tết Âm lịch là triền miên...Tết, là sự lãng phí không thể nào tính nổi về thời gian, công sức, tiền của...

Cái lợi thứ ba, chúng ta sẽ không còn băn khoăn, day dứt trong việc quy đổi ngày âm ra ngày dương trong tất cả lịch trình công tác, làm việc đã thuộc về ngày dương từ lâu.

Cái lợi thứ tư là từ vô thức, chúng ta dần dà xóa bỏ hẳn thói quen nhập nhằng giữa nay và xưa về văn hóa. Quá khứ lạc hậu hãy thôi đừng ám ảnh nữa, sự đè nặng của văn minh Trung Hoa thôi đừng gây nhiễu, cản trở nữa.

Tại sao cả Trung Quốc, Việt Nam đều áp dụng mọi mô thức kinh tế, hoạt động như phương tây, nhưng lại cứ cố tình áp đặt sự thiếu nguyên tắc, tình trên lý, kinh nghiệm trên sáng tạo, người giỏi nhất định thua nhiều người? Lệ thuộc về văn hóa nhiều khi nguy hiểm hơn cả lệ thuộc về chính trị, bởi sự vùng thoát ra khỏi cái bóng khổng lồ của quá khứ, lịch sử, ý thức là điều chẳng bao giờ dễ dàng.

Về mặt khoa học thì quả là bất ổn: Tết Âm lịch đó có thể đúng, hoàn hảo với thời tiết, khí hậu,thời khắc vùng Trung Nguyên chứ chẳng thể nào đúng với nước ta. Chẳng qua chúng ta muốn nó đúng thì nó phải đúng theo ta mà thôi.

Rõ nhất là Tết Trung thu, khi cả bầu trời Trung Nguyên trăng sáng vằng vặc thì cả miền bắc và miền trung Việt Nam mưa tầm mưa tã, bao nhiêu đèn lồng, sư tử bằng giấy hư hết- gần 90% các Tết Trung thu đều thế.

Dù muốn hay không, chúng ta phải công nhận cách ăn tết của phương Tây thật là nhân văn và khoa học: Tết của họ có thể coi là bắt đầu từ Noel và kết thúc lúc hết ngày 1/1. Cả tôn giáo và nhà nước, cả đạo và đời đều tìm được lối đi chung hài hòa, gần gũi, ấm cúng cho mọi thế hệ.

Tuần lễ cuối cùng của năm cũng trùng hợp với cách tổ chức xưa của người Hy Lạp cổ đại: Cả Athènes có 10 philai (quận), mỗi philai cai trị 36 ngày. Năm ngày cuối năm chẳng có ai cai trị ai, tất cả đều vui, tất cả hiền hòa.

Có lẽ, về mặt chính trị - xã hội mà nói, ăn tết Tây (bao gồm cả Noel) thật là nhất cử đa tiện lợi về mặt hòa hiếu, cảm thông, sẻ chia cho cả xã hội, cho từng cộng đồng...

Có một thời, nếu chê nhau chậm tiến, lạc hậu, người ta nói anh A hay chị B "âm lịch". Hai chữ âm lịch đa nghĩa vô cùng. Phiền hà, tốn kém, lạc hậu, chậm chạp, quê kệch..., tất thảy đều liên quan đến... âm lịch.

Dù muốn hay không, chúng ta buộc phải nhìn nhận "những sự thật sau đây là hiển nhiên": Hai cái tết (xu thế Tết "tây" ngày càng được coi trọng) quá gần nhau là không hợp lý. Ăn Tết theo âm lịch sai lạc đủ điều. Chẳng hạn, cả loài người đón xuân hai tháng rồi, ta vẫn đang là mùa đông thì quả là khó hiểu. Lịch học tập, hoạt động tài chính, công sở..., vướng lung tung, phải điều chỉnh đủ cách, đủ kiểu, do cái Tết "ta" đưa đến vô số phiền hà...

Còn những điều lợi thì nhiều lắm. Lợi nhất, là ta rất cần thay đổi tư duy, cần có tính độc lập. Cần phải khẳng định một cách nghĩ, một cách làm thống nhất chứ không phải, mỗi ngày, cứ phải tự phân thân thành hai con người: Một thuộc về ngày ta, một thuộc về ngày tây...

Hà Văn Thịnh

Bài này trên VIetnamnet

Dám xin hỏi ông Thịnh từ xưa đến nay nhà ông làm gì vào dịp này . Ông có dám công khai nhà tôi thề không ăn Tết ta không, ông nghĩ thế nào nếu sau này con cháu ông bảo" ông chết rồi thì thôi miễn cúng nhé"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ có bình luận, thậm chí phẫn nộ. Cũng chằng có tác dụng gì. Không thuyết phục được những con bò đâu.

Mặc kệ họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bò có bốn chân

Chó cũng có bốn chân

Vậy Bò là Chó

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Văn Thịnh là một tay cực kỳ í ẹ, mong mọi người hãy lánh xa! Đây là một sử tặc, có lòng hám danh và khinh thị giống nòi rất sâu. Tôi không có nhiều thời gian để nói rõ, nhưng bất kỳ ai biết qua thuật xem tướng sẽ thấy rất rõ tính cách đó khi xem xét tướng mạo của hắn. Qua thuật xem tướng (một ứng dụng cổ có cơ sở khoa học chắc chắn!) mọi người sẽ phân biệt rất rõ người gian, kẻ ngay để xử sự hợp lý trong đời.

Thân mến.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Văn Thịnh là một tay cực kỳ í ẹ, mong mọi người hãy lánh xa! Đây là một sử tặc, có lòng hám danh và khinh thị giống nòi rất sâu. Tôi không có nhiều thời gian để nói rõ, nhưng bất kỳ ai biết qua thuật xem tướng sẽ thấy rất rõ tính cách đó khi xem xét tướng mạo của hắn. Qua thuật xem tướng (một ứng dụng cổ có cơ sở khoa học chắc chắn!) mọi người sẽ phân biệt rất rõ người gian, kẻ ngay để xử sự hợp lý trong đời.

Thân mến.

Anh có ảnh ông này ko? Đề phòng ở ngoài đời không biết mà lại làm quen thì thật ẹ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Họ và tên: Hà Văn Thịnh
Năm sinh: 20 - 08 - 1955
Nơi sinh: Hà Tĩnh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh có ảnh ông này ko? Đề phòng ở ngoài đời không biết mà lại làm quen thì thật ẹ.

Thưa Sư Phụ, Bác Google cho kết quả...

Posted Image

Posted Image

Người ngồi bên trái là Hà Văn Thịnh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay