yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Học sinh lớp 10 mà viết chắc tay quá! Không hiểu có bao nhiêu trong hàng triệu học sinh lớp 10 nước ta có thể có suy nghĩ nhân văn, cách giải quyết vấn đề nhẹ nhàng như thế nhỉ!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà sư "nhất bộ nhất bái" nói về nhân duyên xuất gia

(Kienhthuc.net.vn) - Sau hơn 3 năm hành trì “nhất bộ nhất bái”, đại đức Thích Tâm Mẫn đang tiến gần đích đến, đó là chùa Đồng Yên Tử. Đây là sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng Phật giáo hiện nay Để cho bạn đọc hiểu hơn về nhân duyên xuất gia của nhà sư “nhất bộ nhất bái”, Kienthuc.net.vn xin gửi đến một đoạn tự thuật của thầy được đăng trong cuốn Hạt giống Bồ đề của NXB Tổng hợp TP.HCM.

Posted Image

Đại đức Thích Tâm Mẫn phát nguyện nhất bộ nhất bái từ TP HCM ra Yên Tử

Xa quê hương, con khăn gói vào thành phố với bao toan tính tìm kiếm một cuộc sống mới nơi chốn đô thành. Vào đến nơi, con chọn ngành Đông Y để học và tạo dựng sự nghiệp cho mình. Trong thời gian đi học, con may mắn được anh của một người bạn cho phép về thực tập ở phòng chẩn trị Đông y Vạn Ân Đường thuộc quận 12. Nơi đây, con có duyên lành được tiếp xúc với rất nhiều tăng sĩ khắp nơi đến chữa bệnh, trong số đó có thầy Nhuận Nghi - bấy giờ là tăng chúng ở chùa Hoằng Pháp. Nhờ sự hướng dẫn của thầy, con có đến viếng chùa vài lần. Vì là người cùng quê, thầy hay nhờ con mang kinh sách về quê giúp. Nhân duyên là vậy! Đến đầu năm Giáp Thân (2004), sau khi về quê ăn Tết, con trở lại thành phố tìm đến chùa Hoằng Pháp để tu học và làm công quả. Ban đầu, mục đích của con khi về chùa chỉ là những danh lợi cá nhân, chí nguyện xuất gia chỉ hình thành sau thời gian tu học ở đây. Qua tiếp xúc với thầy Nhuận Nghi, con biết rằng chùa Hoằng Pháp có một phòng Đông Y nhưng chưa có ai đủ khả năng để chịu trách nhiệm chữa trị ở đó. Suy đi tính lại, con thấy rằng về đó làm công quả cũng là một cơ hội cho mình. Vì trước nhất, đây là môi trường khá tốt cho con góp nhặt kinh nghiệm nhằm nâng cao tay nghề. Không chỉ thế, nếu có điều kiện thuận lợi con sẽ kiếm được vài bệnh nhân để điều trị ngoài giờ nhằm tăng thu nhập. Thế nên, quyết định về chùa làm công quả đã được con thực hiện bằng những dự tính mưu danh, cầu lợi. Thời gian khi mới về chùa, con chỉ quét rác, sau đó thì xuống bếp nấu cơm. Dịp may lại đến, vì nhà bếp lại gần khu dưỡng lão nên con có cơ hội tiếp xúc và làm quen với các bác ở đây. Đa số họ đã lớn tuổi, nên bệnh tật là điều không thể tránh khỏi. Nắm bắt cơ hội, con mua sắm y cụ và những thứ cần thiết khác để điều trị cho họ. Vừa nấu cơm, vừa trị bệnh, con đã phải rất tranh thủ thời gian. Ngày nào cũng vậy, cơm vừa chín là con đã có mặt ở khu dưỡng lão để châm cứu cho mấy cụ già, châm cứu được một chút thì phải về xới cơm. Thời gian hạn hẹp, ban đầu con chỉ làm được chừng ba mươi phút mỗi ngày. Hai ba tháng sau, bệnh nhân mỗi ngày một nhiều, con vẫn vừa nấu cơm, vừa chữa bệnh, thời gian ngày càng hạn hẹp. Thế là, con tính đến chuyện nghỉ nấu cơm để dành thời gian chữa bệnh kiếm tiền. Con có hỏi qua ý kiến của thầy Giác Trí, là người chịu trách nhiệm dưới bếp, nhưng dường như thầy không thật bằng lòng. Nhưng may lúc đó có chú Lân cũng về chùa để tập sự xuất gia. Làm quen một thời gian, con rủ Lân đi nấu cơm rồi dần dần giao phó hết cho chú. Thấy mọi việc đã đâu vào đấy, con bắt đầu suy tính để chuẩn bị tìm kiếm một tương lai tốt hơn. Rồi theo cách làm thường tình của người chưa thật sự hiểu đạo, con nghĩ rằng: muốn cho tương lai được thành tựu thì nên đi tụng kinh, lễ Phật để cầu phước. Mà việc tụng kinh, lễ Phật lại là thời khóa tu học hằng ngày, ai về chùa làm công quả cũng phải công phu tu tập. Đây là việc làm chính lẽ nhưng do chưa thật chú tâm nên từ hôm về chùa đến nay con chỉ làm qua loa cho xong. Bấy giờ, vì có chủ đích nên con tinh tấn thực hành. Chính điều này đã giúp con có điều kiện tìm đến với những giáo lý vi diệu của kinh Phật. Đặc biệt, ở chùa Hoằng Pháp, các kinh tụng hằng ngày hầu hết đã được dịch nghĩa rõ ràng, dễ hiểu nên cũng rất dễ nhớ. Nhất là kinh Tám Điều và kinh Từ Tâm, nội dung hàm chứa trong đó thật gần gũi với cuộc sống. Đây là hai bản kinh con thích nhất và cũng từ đó đã nhen nhóm trong lòng những ý nghĩ thật cao đẹp chứa đựng trong từng câu từ của giáo pháp Phật. Cứ thế, công việc êm ả trôi đi một cách thuận lợi. Bệnh của các cụ cũng có phần thuyên giảm, do đó họ rất quý con. Được lòng mọi người, lại chữa được bệnh nên lúc này tiền cũng bắt đầu rót vào túi con đều đều. Song vì ở trong chùa, nhận tiền cũng không tiện, bởi vậy con thường từ chối hoặc có nhận thì cũng chẳng dám lấy nhiều. Con thầm nghĩ: “Lùi một bước, tiến ba bước, giờ gắng làm cho tốt để có danh tiếng, sau này muốn nhận thù lao cũng không muộn”. Dần dần, con hình thành cho mình một tư tưởng thánh thiện hơn. Thêm vào đó là sự tác động của thầy Giác Trí, thầy Minh Thới… Qua vài lần trò chuyện với các thầy, trong lòng con đã có được ý niệm xuất gia. Chí nguyện ấy được vun bồi mỗi ngày một lớn. Thế là, trong con bắt đầu tồn tại hai dòng tư tưởng trái ngược nhau: một bên là những giáo lý cao đẹp thâm sâu của đức Phật, một bên lại là những mưu tính cho danh lợi bất thiện của xã hội đồng tiền. Lúc này, con vẫn làm công quả, vẫn chữa bệnh nhưng với các khoản thù lao dần dần con đã từ chối một cách cứng rắn hơn. Thậm chí, con còn muốn đóng góp một phần chi phí để giúp đỡ cho những người bệnh.

Posted Image

Trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách, thầy Tâm Mẫn đã đi đến núi Yên Tử và hiện đang tiếp tục hành trì lên đỉnh núi để đến chùa Đồng Yên Tử

Ý niệm xuất gia ngày một lớn như chồi non giữa mùa xuân ấm áp. Và khi đọc được những dòng chữ trong cuốn sách “Phát tâm Bồ-đề” của chú Lân ở cùng phòng, ý niệm xuất gia của con trở nên thật mạnh mẽ như làn sóng ào ạt của biển khơi, dồn dập dứt khoát như thác ghềnh tuôn chảy. Sách đã cũ, chữ đã nhòa nhưng mỗi câu từ lại chứa đựng biết bao ý nghĩa như ánh sáng rọi vào tâm hồn con. Từ đây, con đã hiểu thế nào là sự thanh cao của đời sống phạm hạnh, thoát tục của người xuất gia. Quyển sách ấy đã trả lời những câu hỏi mà ai cũng sẽ đặt ra khi có ý niệm xuất gia: xuất gia để làm gì, mục đích ra sao? Người xuất gia phải sống như thế nào, phải làm những việc gì?... Dù không may mắn được đọc trọn vẹn quyển sách, nhưng từng câu từng chữ đã để lại trong con một cảm xúc thật đặc biệt. Trong những tháng ngày đó, sống ở chùa, ăn cơm chùa, lại được gần quý thầy, con đã tìm thấy cho mình nhiều niềm vui mang đầy ý nghĩa cao đẹp. Những cảnh xô bồ, tranh danh đoạt lợi, tình tiền cờ bạc, rượu chè trai gái… mọi thứ như không còn tồn tại trong môi trường tăng hạnh thanh cao. Vào mỗi buổi sáng, sau khi dùng điểm tâm, thầy trụ trì thường kể chuyện, giảng giải những điều cần yếu để sách tấn mọi người tu tập. Từng câu, từng lời của thầy mang đến cho con những bài học đầy ý nghĩa thiết thực với cuộc sống, phù hợp với tâm tư của mọi người. Thầy giúp con hiểu được giá trị của việc xuất gia đối với xã hội. Chính điều đó đã củng cố niềm tin, làm cho ý niệm xuất gia càng thêm vững chắc. Và rồi, khóa tu Phật thất lần thứ 27 đã đến. Thời gian này thầy trụ trì nhập thất để dưỡng bệnh. Trong những ngày đó, Phật tử về tu học khá đông. Con được quý thầy trong ban tổ chức phân công nấu cơm. Công việc thật bận rộn, mọi người làm việc đêm ngày với một tinh thần tích cực mà những năm qua con chưa thật sự để tâm. Con cũng bị cuốn vào nhịp độ làm việc cũng với tinh thần và khí thế đó để hòa nhập cùng mọi người. Nhìn quý thầy lưng áo ướt đẫm mồ hôi, tất bật với công việc, con không khỏi xúc động cảm mến, quý trọng vô cùng. Cũng nhờ tinh thần đó, ý niệm xuất gia của con lại càng thêm tăng trưởng. Mỗi khi đêm về, ngả lưng chợp mắt để nghỉ ngơi, những ý niệm xuất gia vẫn cứ canh cánh bên lòng. Trằn trọc thao thức suy tư mãi, có lúc con như muốn vùng dậy chạy thật nhanh vào trong thất để gặp thầy trụ trì xin được xuống tóc đi tu. Suy nghĩ này cứ lặp đi lặp lại không biết bao nhiều lần. Từ ngày thầy vào thất, rồi khóa tu Phật thất kết thúc, mong muốn xuất gia ngày một thêm mạnh mẽ thôi thúc mãi không ngừng. Nhiều đêm, con như muốn đến bên thầy, quỳ dưới chân thầy để được nói lên tâm nguyện của mình. Dù cho những mệt nhọc của công việc làm con thiếp đi, nhưng khi bừng tỉnh, ý niệm xuất gia như sống lại và ngày càng lớn mạnh. Nhưng lúc này, con chưa đủ can đảm để đến gặp thầy. Ngày Phật thất cuối cùng cũng đã trôi qua, thầy trụ trì cũng đã rời thất trở về tu học và sinh hoạt với tăng chúng. Lúc này, con quyết định đến xin thầy xuất gia. Thầy hiền từ khuyên nhủ: “Vậy thì tốt rồi, về lo học kinh cho thuộc!”. Nghe thầy nói vậy, con mừng không thể tả, trở về nỗ lực chăm học các kinh chú mà thầy đã dạy. Khó thuộc nhất là chú Lăng-nghiêm, còn các kinh khác, nhờ chuyên cần đọc tụng hằng ngày trong các thời khóa công phu nên con gần như đã thuộc làu. Tính từ khi lên gặp thầy đến ngày xuất gia chỉ hơn hai tháng, con sống với một tinh thần mới mang nhiều hương vị hiền thiện, thấy mình như được tắm mát trong ánh hào quang của chư Phật.

Những lời dạy bảo hằng ngày của thầy trụ trì cùng những lời khuyên nhủ mà các bậc thiện tri thức trong chùa trao dạy đã giúp con định hình cho mình một con đường chánh đạo tươi đẹp và cao thượng, giúp cho con biết được mình phải làm gì để mang lại an vui và hạnh phúc cho bản thân và cho mọi người xung quanh. Hạnh phúc đó rất mới, rất khác với những cái đang tồn tại ở cuộc sống ngoài đời. Đây không phải là hạnh phúc giả tạo có rồi lại mất, lẩn quẩn đâu bên trong những tội lỗi của con người. Những hạnh phúc như vậy thật sự quá mong manh và tầm thường! Nó không thể sánh được với những hạnh phúc mà con đang cố gắng kiếm tìm trong chánh đạo

Posted Image

Dù có vượt qua núi, sông... nhưng tâm của thầy Tâm Mẫn vẫn kiên định hướng về nơi thờ đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Bằng những tâm tư suy nghĩ như thế, con quyết định viết thư gửi về gia đình để xin ba mẹ chấp thuận cho mình được xuất gia. Thế là, lá thư đầu tiên cũng đã được gửi đi và theo đó là tâm trạng khắc khoải mong chờ hồi âm. Một ngày, hai ngày, ba ngày… sao thời gian trở nên dài quá! Chẳng biết có chuyện gì xảy ra không? Rồi kết quả cũng đã có sau hai tuần chờ đợi, những dòng chữ nơi quê nhà cũng đã đến tay con. Vừa đọc chỉ mới vài dòng, lòng con như thắt lại khi biết gia đình không đồng ý. Và lá thư thứ hai cũng chẳng mang lại tin tức gì khả quan hơn. Dù vậy, con vẫn một lòng quyết tâm đi hết con đường mà mình đã chọn. Con viết lá thư thứ ba thật dài, như muốn trút cạn cả lòng mình với hy vọng sẽ có sự chuyển biến trong suy nghĩ từ gia đình. Nhưng khi gởi đi rồi, tâm con vẫn còn bất an, con đã nghĩ đến chuyện táo bạo hơn: trường hợp nếu ba mẹ không cho nữa, thì con sẽ vẫn cứ xuất gia, chuyện gì đến sẽ tính sau! Cũng trong thời gian này, có vài người bạn đến thăm con. Hầu hết khi đến đây, trong người họ đều đã có hơi men. Khi trò chuyện với họ, chuyện gì con cũng đề cập đến, chỉ mỗi ý định xuất gia vẫn giữ kín, không cho họ biết. Sau mỗi lần gặp gỡ, mỗi đêm về con lại trăn trở suy nghĩ rất nhiều. Nghĩ đến những lạc thú ở đời, nhớ đến hơi men của rượu, vị đắng của cà phê, và những lời nói ngọt ngào yêu thương…, con nghĩ đến những thú vui giả tạm mà bạn con đang tận hưởng ngoài cuộc sống đời thường. Đôi lúc cái ma lực ấy như muốn nuốt chửng ý định xuất gia, con muốn vứt bỏ tất cả để chạy theo nó, ôm chầm lấy nó, tận hưởng cảm giác được vui, được yêu mà nó mang đến. Nhưng con cũng không khỏi xót xa khi nhớ đến những điều bất thiện của cuộc sống ấy, rồi con lại đem cái cuộc sống tầm thường đó để so sánh với cuộc sống thanh cao của người xuất gia. Con nhớ đến quê hương, gia đình, bè bạn, ở quê nhà. Đa số mọi người đều chìm đắm trong lối sống mang nhiều ô tục: sáng ra kiếm vài ba miếng bỏ bụng rồi lao vào công việc, tranh danh đoạt lợi…, chiều về lại tụ tập làm bạn cùng ma men, vui cái vui chung với ma men, rồi sau đó không biết bao nhiêu điều sai quấy cũng xảy ra bởi ma men. Con nhớ đến ba, đến ông, đến bác, đến anh em dòng họ rồi cả những người ngoài xã hội ai ai cũng vướng vào cảnh đó không ít thì nhiều. Cái cảnh vui cũng rượu, buồn cũng rượu, chuyện lớn, chuyện nhỏ, đình đám, hội họp… tất tần tật đều mời ông ma men ghé thăm. Vì ông ta mà đánh nhau, vì ông ta mà tai nạn, cũng vì ông ta mà anh em bạn bè trở mặt thành thù hận… Ấy vậy mà ma men vẫn hiện hữu khắp nơi, người đời vẫn chìm đắm trong cái lạc thú suy bại đó. Dưới con mắt của người tỉnh táo, người ta say nhiều lắm. Say nhiều thì khổ nhiều, thế mà vẫn cứ say. Con lại nghĩ: ba mình ma men, anh mình ma men, chú bác anh em bà con… cũng là ma men, không khéo mai này không sớm thì muộn mình sẽ lại giống như họ. Cho nên, con quyết định dù gia đình không cho hay bất kỳ ai ngăn cản, thì con cũng phải xuất gia, không thể khác hơn được. Rồi lần này con lại nhận được thư của gia đình. Lá thư rất ngắn, chữ viết lại ngoằn ngoèo, nhưng lại chứa đựng một nội dung thật quý báu, như tháo gỡ cho con bao trăn trở trong lòng. Ba viết: “Minh à! Thôi số con rứa thì con ráng tu học cho tốt!”. Chính nhờ câu nói này mà con đã được xuất gia. Trong lòng con tràn ngập niềm vui, vui vì mình sắp được xuất gia, vì vậy nên phải ráng “tu học cho tốt”. Trong niềm hân hoan đó, hôm khảo các bài kinh phải học thuộc, con đã hoàn thành một cách trọn vẹn. Vậy là chỉ bảy ngày nữa thôi, lễ xuất gia sẽ được tổ chức và sau buổi lễ này, con sẽ bước vào hàng ngũ của tăng đoàn. Một cuộc sống mới thanh cao, tốt đẹp như đang mở ra phía trước, lòng con tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Posted Image

Một lòng của thầy chí thành hướng về Trúc Lâm Yên Tử

Trước ngày xuất gia, sau khi họp chúng, thầy trụ trì gọi các chú đến để hỏi nguyện vọng và mục đích của từng người. Mỗi người một ý kiến khác nhau nhưng tựu trung lại, ai ai cũng cho rằng cuộc sống đời thường có gì đấy làm cho họ chưa thật toại nguyện. Thế nên, họ tìm đến cuộc sống mới có ý nghĩa hơn. Bằng tâm thành chí thiết với đạo, với đời, từng người đã nói lên lời phát nguyện của riêng mình. Còn con, đã bạch cùng thầy: “Qua một thời gian tìm hiểu Phật giáo, con thấy đây là con đường cứu cánh cho đời mình nên xin nguyện xuất gia tu học”. Vâng! Phật pháp không chỉ “cứu cánh cho đời mình” mà trong suy nghĩ của con, đó còn là “con đường cứu cánh” cho tất cả những ai giác ngộ khổ đau, muốn tìm về bến bờ giải thoát. Đúng 04 giờ sáng ngày 19 tháng 06 năm Giáp Thân, lễ xuất gia chính thức được tổ chức. Con và các bạn đồng tu như được sinh ra lần thứ hai. Lần này cũng có cái đầu trọc gần giống như lần trước, chỉ có điều, cái đầu này cao hơn, đẹp hơn và sáng hơn. Cái đầu trọc trước kia là do bẩm thụ tinh cha huyết mẹ mà thành nên không khỏi nhiễm đắm trần tục. Lần này, cái đầu trọc ấy đã dần gột bỏ bụi trần, con khoác lên mình manh áo nâu sòng, bắt đầu cuộc sống tịnh hạnh, học theo giáo lý Như Lai, lấy trí tuệ làm ngọn đuốc soi đường. Xin nguyện mang ngọn đuốc ấy thắp sáng giáo lý vị nhân sinh của chư Phật để cứu độ mọi người vượt thoát sông mê; nguyện hết thảy chúng sinh dứt bỏ não phiền quay về cõi tịnh!

Tự thuật của ĐĐ. Thích Tâm Mẫn

===========================

Đạo và đời tuy hai mà một

Share this post


Link to post
Share on other sites

’Người Hà Nội có nhu cầu văn hóa rất thấp’

(ĐVO) - "Người dân Hà Nội hiện nay dường như không tiêu thụ và thưởng thức các sản phẩm và hoạt động nghệ thuật đỉnh cao (phim, sân khấu, mỹ thuật, các bảo tàng…) chứng tỏ nhu cầu văn hóa rất thấp, ngược lại các hoạt động tinh thần kia không có thị trường và môi trường cũng tự suy thoái"... - Nhà Nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng nhận xét.

PV: - Hà Nội đang xây dựng “Quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và nơi công cộng, nhằm thay đổi hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Thưa ông, việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử có phải do những hành vi ứng xử của người Hà Nội hiện nay đã trở nên méo mó, kỳ dị?

Nhà Nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: - Tôi đã thôi đi làm, nên không biết gì về việc xây dựng các quy tắc ứng xử này, nhưng quả là ứng xử trong đời sống thường ngày ở Hà Nội rất đáng báo động.

Vì Hà Nội là một thủ đô, bản thân cũng đông dân, rất nhiều vấn đề của một thành phố lớn đang trên đường hiện đại cần có những quy định và sự đồng thuận chung của mọi thị dân và người vãng lai mới có cuộc sống ổn thỏa.

Từ một thành phố cho ba vạn dân đến ba triệu dân, mọi việc trở nên khác hẳn. Giao thông, thông tin, điện, năng lượng, môi trường, các trung tâm sinh hoạt cộng đồng… tất cả từng chi tiết đều có khả năng ảnh hưởng đến nhau và dễ dàng thành tai nạn nếu không tuân thủ các quy tắc xã hội đô thị, chí ít thì làm liên tục xuống cấp đời sống.

PV: - Ông có cho rằng người Hà Nội hiện nay đã văn minh thanh lịch được…1/2 rồi không? Bởi lẽ, người Hà Nội rất chăm lo giữ sạch sẽ trong ngôi nhà của họ, nhưng chỉ cần bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà riêng của họ là…mặc kệ: vứt rác ngay lòng đường, vỉa hè, vứt rác sang phần hè đường nhà hàng xóm, đụng chạm nhẹ cũng gây gổ đánh nhau, thấy người bị nạn cũng không cứu….cứ như câu mắng ngày xưa “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”. Thưa ông, chúng ta phải hiểu điều này như thế nào?

Nhà Nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: - Một đô thị lớn cần song song xây dựng thiết chế sinh tồn một cách hà khắc (nhấn mạnh điều này, ví dụ xử phạt về vi phạm môi trường, cảnh quan, xây dựng, gây mất an ninh), mà tất cả các thành phố hiện đại đều rất phải áp dụng (ví dụ ở BangKok, Singgapore từng phạt 100 USD cho việc vứt rác bừa bãi ), mặt khác cần thiết hơn là xây dựng đời sống văn hóa đô thị.

Cả hai cái này chúng ta đều không làm ra hồn, nhất là khía cạnh thứ hai. Người dân Hà Nội hiện nay dường như không tiêu thụ và thưởng thức các sản phẩm và hoạt động nghệ thuật đỉnh cao (phim, sân khấu, mỹ thuật, các bảo tàng…) chứng tỏ nhu cầu văn hóa rất thấp, ngược lại các hoạt động tinh thần kia không có thị trường và môi trường cũng tự suy thoái. Điều này rất quan trọng để nâng đời sống tâm hồn thị dân lên ít nhất bằng mức cái đô thị mà họ đang sống.

PV: - Hà Nội đã từng có rất nhiều cuộc phát động và xây dựng TP Xanh, Sạch, Đẹp, văn minh nhưng thực tế ai cũng xả rác ra ngoài đường, nơi công cộng, viết bậy, vẽ bậy và nói bậy rất nhiều, rồi ‘cháo chửi’ lừng danh cả nước nữa. Nghĩa là chúng ta biết rõ về sự tồi tệ trong cách ứng xử và cũng đã có những biện pháp nhằm vãn hồi giá trị ứng xử cao đẹp, thanh lịch của Hà Nội xưa nhưng kết quả thì cứ như ‘bắt cóc bỏ đĩa’. Ông có tin Bộ quy tắc ứng xử này sẽ tránh được vết xe đổ trước đây?

Nhà Nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: - Vứt rác, cướp đường, ăn cắp, lấn chiếm vỉa hè, đất đai…toàn là những thứ có lợi ngay lập tức cho cá nhân đang hối hả trong một đô thị đông đúc. Nếu điều đó diễn ra toàn cảnh thì coi như cái đô thị đó đi đời.

Bạn tự hỏi trong những công sở đẹp đẽ, sạch sẽ có diễn ra điều đó không? Chắc chắn có, nhưng ở cấp độ rất cao, nói theo cách của dân kiến trúc là chém đẹp, hay “ văn hóa phong bì “ nếu vậy thì những biện pháp ngoài mặt phố làm sao thực hiện được. Nếu một phường bảo kê cho người buôn bán vỉa hè thì cách gì giải quyết được đường thông hè thoáng.

PV: - Mấy năm trước, Hà Nội đã biểu dương em Tuấn ở Thường Tín đã có hành vi tốt dẫn một cụ già sang đường và dư luận khi đó cũng dấy lên làn sóng băn khoăn, phản ứng: Chỉ có thế mà đã khen thưởng biểu dương cấp thành phố sao được? Và từ đó đến nay, những hành vi nhỏ mà không nhỏ như thế đã không còn thấy ai nói nữa. Ông có cho rằng, sự thay đổi nào cũng phải bắt đầu từ những điều tưởng như rất nhỏ như thế không? Bộ quy tắc ứng xử lần này có bắt đầu như thế không hay cũng chỉ là hô hào phong trào lấy thành tích?

Nhà Nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: - Đô thị hiện đại là một tổ hợp sống có quy luật khác hẳn, mà mọi công dân phải tuân theo và thỏa hiệp các nguyên tắc ứng xử chung.

Chúng ta cứ xây dựng, xây dựng nhưng chưa hề nghiên cứu cái tổ hợp đó ra sao, và người dân sống trong đó chưa trưởng thành là những công dân.

Khái niệm công dân (citizen) nguyên gốc chính là những người sống trong thành phố dân chủ, đó mới là cái cần xây dựng. Người Hy Lạp và La Mã ngày xưa bắt buộc các công dân đi xem sân khấu và đấu trường là vì thế.

- Xin cảm ơn ông!

==========================================================================

xem cảm thấy buồn cho thủ đô nhỉ

có phải sự gia tăng dân số cơ học làm ảnh hưởng không hay vì yếu tố nào khác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghịch lý tiếng mẹ đẻ

TT - Tại một hội thảo mới đây, dự thảo đề án đổi mới tuyển sinh Đại học Quốc gia TP.HCM đã tách môn tiếng Việt thành môn thi độc lập. Với quan điểm này, tiếng mẹ đẻ ở nước ta được đánh giá đúng tầm quan trọng của nó.

Và việc này cũng là giải pháp thỏa đáng, khắc phục được sai lầm từ bấy lâu nay trong giảng dạy môn tiếng Việt ở nhiều cấp học.

Trò ngơ ngác, trường thờ ơ

Trong một cuộc khảo sát đầu vào môn kỹ năng sử dụng tiếng Việt do tôi trực tiếp phụ trách dành cho sinh viên năm 2-4, có không ít sinh viên đăng ký môn học này (tự chọn) vì lý do “dễ qua” (dễ thi đậu cuối kỳ). Thậm chí có sinh viên cho biết đăng ký vì... tò mò, bởi nghe tên môn học không hình dung được là môn này sẽ dạy những gì.

Sinh viên ngơ ngác với môn học về tiếng mẹ đẻ theo kiểu của sinh viên. Nhà trường thờ ơ theo kiểu của nhà trường, bất kể là công lập hay ngoài công lập.

Ở các trường cao đẳng, đại học công lập, trừ trường sư phạm (và một số trường có đào tạo ngành khoa học nhân văn), các trường hầu hết đều không tổ chức dạy môn tiếng Việt thực hành, đặc biệt là các trường đào tạo khối ngành tự nhiên.

Chẳng hạn tại Đại học Quốc gia TP.HCM, chương trình đào tạo hiện hành của hầu hết các khoa thuộc các trường đại học nhóm khoa học tự nhiên của Đại học Quốc gia TP.HCM đều không có môn tiếng Việt thực hành. Những khoa đào tạo sinh viên về kiến thức lập trình, dịch tự động, có giảng dạy môn lý thuyết automat và ngôn ngữ hình thức, nguyên lý ngôn ngữ lập trình, xử lý ngôn ngữ tự nhiên... nhưng không tổ chức dạy môn tiếng Việt thực hành thì không hiểu sinh viên sẽ lấy kiến thức nền tảng (về ngôn ngữ tự nhiên) từ đâu để xử lý ngôn ngữ tự nhiên?

Phạm vi cao đẳng, đại học ngoài công lập còn tệ hơn. Ngoại trừ số rất ít trường nhờ lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược tốt nên có môn này (hoặc một tên gọi khác tương đương), còn lại hầu như không có. Có trường đại học trước kia còn tổ chức, từ sau năm 2009 trở đi tất cả khoa trong trường này đều loại môn tiếng Việt thực hành ra khỏi chương trình đào tạo.

Hậu quả nhãn tiền

Ở các công ty xây dựng, kỹ sư rất sợ phải thảo văn bản. Những kỹ sư mà tôi tiếp xúc, đến gần 100% đều nghĩ được nhưng không biết phải trình bày như thế nào. Giám đốc nhân sự một công ty chuyên sản xuất kính cường lực có nhà máy đặt tại Bình Dương than phiền: “Nhân viên nói chuyện với mình thì ổn. Nhưng chỉ cần đặt bút thảo văn bản là có sai sót. Không sai chỗ này thì sai chỗ khác mặc dù được nhắc nhở nhiều lần, kể cả cử nhân ngành luật”.

Trong các lớp tôi phụ trách giảng dạy môn kỹ năng sử dụng tiếng Việt, ngay buổi đầu tiên trước khi tôi tiến hành khảo sát bằng văn bản thì dao động 90-95% sinh viên cho biết “hiểu được nhưng không biết nói thế nào”. Và tỉ lệ cao hơn cho biết: “Nói được nhưng khi viết thành văn bản lại không biết viết như thế nào”.

Tình trạng chệch choạc trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ ở VN còn yếu, không chỉ ở lĩnh vực nhân lực ngành kỹ thuật mà còn thể hiện ngay trong lĩnh vực báo chí - truyền thông.

Theo một bản tin của Đại học Văn hóa Hà Nội (dẫn lại từ VnMedia), kết quả đợt xếp hạng tháng 6-2010 về tình hình chính tả trong văn bản tiếng Việt của một nhóm nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ thông tin Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu phát triển công nghệ GRID (Công ty VIEGRID JSC) cho biết: báo chí và truyền thông là đối tượng có tỉ lệ lỗi chính tả cao nhất. Nhóm tác giả nói trên đã thống kê trên 67.000 mẫu với kết quả: tỉ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bản tiếng Việt là 7,79%, cao hơn nhiều so với mức yêu cầu tối thiểu.

Trong chương trình giáo dục phổ thông của ta, môn tiếng Việt lâu nay được gộp chung với môn văn học. Và đấy là sai lầm. Vì như thế, hệ quả là môn tiếng Việt được nhìn nhận chủ yếu ở chức năng thẩm mỹ. Còn chức năng giao tiếp và chức năng suy luận thì gần như không được người học (và cả người dạy) ý thức đến.

Trưởng khoa ngôn ngữ và Đông phương Trường đại học HUFLIT (TP.HCM) - tiến sĩ ngôn ngữ học Trần Văn Tiếng - cho biết: “Sinh viên các khoa quản trị kinh doanh quốc tế, du lịch - khách sạn... mà không vững tiếng mẹ đẻ thì rất khó trong công việc. Bởi vì nếu vững ngôn ngữ thì có thể tự tin trình bày các vấn đề cũng như tự tin trong giao tiếp với khách hàng”.

=================================

Cứ nghĩ tiếng Mẹ đẻ dễ như ăn cơm chứ

Thật ra có những công chức viết cái văn bản cũng chưa xong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghịch lý tiếng mẹ đẻ

TT - Tại một hội thảo mới đây, dự thảo đề án đổi mới tuyển sinh Đại học Quốc gia TP.HCM đã tách môn tiếng Việt thành môn thi độc lập. Với quan điểm này, tiếng mẹ đẻ ở nước ta được đánh giá đúng tầm quan trọng của nó.

Và việc này cũng là giải pháp thỏa đáng, khắc phục được sai lầm từ bấy lâu nay trong giảng dạy môn tiếng Việt ở nhiều cấp học.

Trò ngơ ngác, trường thờ ơ

Trong một cuộc khảo sát đầu vào môn kỹ năng sử dụng tiếng Việt do tôi trực tiếp phụ trách dành cho sinh viên năm 2-4, có không ít sinh viên đăng ký môn học này (tự chọn) vì lý do “dễ qua” (dễ thi đậu cuối kỳ). Thậm chí có sinh viên cho biết đăng ký vì... tò mò, bởi nghe tên môn học không hình dung được là môn này sẽ dạy những gì.

Sinh viên ngơ ngác với môn học về tiếng mẹ đẻ theo kiểu của sinh viên. Nhà trường thờ ơ theo kiểu của nhà trường, bất kể là công lập hay ngoài công lập.

Ở các trường cao đẳng, đại học công lập, trừ trường sư phạm (và một số trường có đào tạo ngành khoa học nhân văn), các trường hầu hết đều không tổ chức dạy môn tiếng Việt thực hành, đặc biệt là các trường đào tạo khối ngành tự nhiên.

Chẳng hạn tại Đại học Quốc gia TP.HCM, chương trình đào tạo hiện hành của hầu hết các khoa thuộc các trường đại học nhóm khoa học tự nhiên của Đại học Quốc gia TP.HCM đều không có môn tiếng Việt thực hành. Những khoa đào tạo sinh viên về kiến thức lập trình, dịch tự động, có giảng dạy môn lý thuyết automat và ngôn ngữ hình thức, nguyên lý ngôn ngữ lập trình, xử lý ngôn ngữ tự nhiên... nhưng không tổ chức dạy môn tiếng Việt thực hành thì không hiểu sinh viên sẽ lấy kiến thức nền tảng (về ngôn ngữ tự nhiên) từ đâu để xử lý ngôn ngữ tự nhiên?

Phạm vi cao đẳng, đại học ngoài công lập còn tệ hơn. Ngoại trừ số rất ít trường nhờ lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược tốt nên có môn này (hoặc một tên gọi khác tương đương), còn lại hầu như không có. Có trường đại học trước kia còn tổ chức, từ sau năm 2009 trở đi tất cả khoa trong trường này đều loại môn tiếng Việt thực hành ra khỏi chương trình đào tạo.

Hậu quả nhãn tiền

Ở các công ty xây dựng, kỹ sư rất sợ phải thảo văn bản. Những kỹ sư mà tôi tiếp xúc, đến gần 100% đều nghĩ được nhưng không biết phải trình bày như thế nào. Giám đốc nhân sự một công ty chuyên sản xuất kính cường lực có nhà máy đặt tại Bình Dương than phiền: “Nhân viên nói chuyện với mình thì ổn. Nhưng chỉ cần đặt bút thảo văn bản là có sai sót. Không sai chỗ này thì sai chỗ khác mặc dù được nhắc nhở nhiều lần, kể cả cử nhân ngành luật”.

Trong các lớp tôi phụ trách giảng dạy môn kỹ năng sử dụng tiếng Việt, ngay buổi đầu tiên trước khi tôi tiến hành khảo sát bằng văn bản thì dao động 90-95% sinh viên cho biết “hiểu được nhưng không biết nói thế nào”. Và tỉ lệ cao hơn cho biết: “Nói được nhưng khi viết thành văn bản lại không biết viết như thế nào”.

Tình trạng chệch choạc trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ ở VN còn yếu, không chỉ ở lĩnh vực nhân lực ngành kỹ thuật mà còn thể hiện ngay trong lĩnh vực báo chí - truyền thông.

Theo một bản tin của Đại học Văn hóa Hà Nội (dẫn lại từ VnMedia), kết quả đợt xếp hạng tháng 6-2010 về tình hình chính tả trong văn bản tiếng Việt của một nhóm nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ thông tin Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu phát triển công nghệ GRID (Công ty VIEGRID JSC) cho biết: báo chí và truyền thông là đối tượng có tỉ lệ lỗi chính tả cao nhất. Nhóm tác giả nói trên đã thống kê trên 67.000 mẫu với kết quả: tỉ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bản tiếng Việt là 7,79%, cao hơn nhiều so với mức yêu cầu tối thiểu.

Trong chương trình giáo dục phổ thông của ta, môn tiếng Việt lâu nay được gộp chung với môn văn học. Và đấy là sai lầm. Vì như thế, hệ quả là môn tiếng Việt được nhìn nhận chủ yếu ở chức năng thẩm mỹ. Còn chức năng giao tiếp và chức năng suy luận thì gần như không được người học (và cả người dạy) ý thức đến.

Trưởng khoa ngôn ngữ và Đông phương Trường đại học HUFLIT (TP.HCM) - tiến sĩ ngôn ngữ học Trần Văn Tiếng - cho biết: “Sinh viên các khoa quản trị kinh doanh quốc tế, du lịch - khách sạn... mà không vững tiếng mẹ đẻ thì rất khó trong công việc. Bởi vì nếu vững ngôn ngữ thì có thể tự tin trình bày các vấn đề cũng như tự tin trong giao tiếp với khách hàng”.

=================================

Cứ nghĩ tiếng Mẹ đẻ dễ như ăn cơm chứ

Thật ra có những công chức viết cái văn bản cũng chưa xong

Tại vì có những con ếch phát biểu rằng: Văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ văn hóa Hán; và rằng: Những từ Hán Việt chiếm gần hết ngôn ngữ Việt và cũng có nguồn gốc Hán; và rằng tổ tiên ta chỉ là "liên minh bộ lạc", chẳng có đáng để so sánh với nền văn hóa Hán vĩ đại. Đương nhiên kết quả của là sự coi thường tiếng mẹ đẻ và hậu quả như trên.

Chúng ta hãy xem ông Phạm Công Thiện rất coi thường tất cả những tư duy minh triết của thế giới trong lịch sử văn minh nhân loại, nhưng ông ta phải cúi mình trước tiếng Việt, mới thấy được giá trị của tiếng Việt.

Lên gu gồ tìm Phạm Công Thiện sẽ thấy ông ta nhìn nhận tiếng Việt như thế nào.

Điều này chứng tỏ rằng: Phải có một nền tảng minh triết và văn hóa rất cao cấp thì mới có ngôn ngữ siêu đẳng đó.

Tiếng Việt ngày nay có thể dịch tất cả các ngôn ngữ trên thế giới ra tiếng Việt - dù nền văn minh này đã bị hàng ngàn năm Bắc Thuộc gần như xóa sổ. Còn bất cứ thứ ngôn ngữ nào trên thế giới hiện nay cũng không thể dịch hết ngôn ngữ của một bà nhà quê kể chuyện ra tiếng nước của họ. Đủ hiểu bề dày của nền văn hiến Việt huyền vĩ như thế nào.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại vì có những con ếch phát biểu rằng: Văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ văn hóa Hán; và rằng: Những từ Hán Việt chiếm gần hết ngôn ngữ Việt và cũng có nguồn gốc Hán; và rằng tổ tiên ta chỉ là "liên minh bộ lạc", chẳng có đáng để so sánh với nền văn hóa Hán vĩ đại. Đương nhiên kết quả của là sự coi thường tiếng mẹ đẻ và hậu quả như trên.

Chúng ta hãy xem ông Phạm Công Thiện rất coi thường tất cả những tư duy minh triết của thế giới trong lịch sử văn minh nhân loại, nhưng ông ta phải cúi mình trước tiếng Việt, mới thấy được giá trị của tiếng Việt.

Lên gu gồ tìm Phạm Công Thiện sẽ thấy ông ta nhìn nhận tiếng Việt như thế nào.

Điều này chứng tỏ rằng: Phải có một nền tảng minh triết và văn hóa rất cao cấp thì mới có ngôn ngữ siêu đẳng đó.

Tiếng Việt ngày nay có thể dịch tất cả các ngôn ngữ trên thế giới ra tiếng Việt - dù nền văn minh này đã bị hàng ngàn năm Bắc Thuộc gần như xóa sổ. Còn bất cứ thứ ngôn ngữ nào trên thế giới hiện nay cũng không thể dịch hết ngôn ngữ của một bà nhà quê kể chuyện ra tiếng nước của họ. Đủ hiểu bề dày của nền văn hiến Việt huyền vĩ như thế nào.

Nghe bác Thiên Sứ nói, cháu zọt vào Gu gồ liền...thấy trong Wiki họ trích dẫn:

............

  • Ngoài ra cũng có thể nhắc đến những quan niệm của ông về tiếng Việt: "Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng TửLão Tử, không cần phải đọc UpanishadsBhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.”
Việt là gì? Tính là gì? Hai câu hỏi này không phải là câu hỏi; tất cả mọi câu hỏi đều có sẵn mọi câu trả lời. Tính và Việt làm cho những câu hỏi trở thành những câu hỏi; Tính và Việt là chân trời mở rộng hé mở cho con người nhìn thấy tất cả những câu hỏi và đồng thời tất cả những câu trả lời, tất cả những gì có thể hỏi được và đồng thời tất cả những gì có thể trả lời được trên cuộc đời này, từ thượng cổ đến hiện tại, từ số không đến vô số và vô hạn. Nước Việt Nam đang bị tàn phá đến cùng độ, dân Việt Nam bỗng nhiên và tự nhiên được tính phú cho chịu đựng và thể nhận tất cả nỗi điêu đứng đau đớn cùng cực của thế kỷ XX; năm chục năm cuối cùng của 2.000 năm sau Thiên chúa giáng sinh là thuộc về Mệnh của Việt Nam: tất cả những xáo trộn hỗn mang kinh hoàng nhất của nhân loại đang đập vào người Việt Nam; hố thẳm mở rộng và sâu; máu lửa từ trời đất đổ xuống và vọt lên; tất cả những khám phá vĩ đại nhất của văn hóa loài người từ mấy ngàn năm nay bỗng nhiên và tự nhiên được thể nhận tựu hình tại Việt Nam (Cộng sản và Tư bản; Phật giáo và Thiên chúa giáo, tôn giáo và chính trị, quốc tế và dân tộc, cơ khí và con người, lý thuyết và hành động, truyền thống và cách mạng, thiên mạng và nhân mạng, tự do và nô lệ, bạo động và bất bạo động, chiến tranh và hòa bình, thực tại và ảo tưởng, sự thật và giả tạo, nhập thế và xuất thế, xã hội và tu viện; cá nhân và quần chúng, lý tưởng và tuyệt vọng, mộng và thức, sống và chết).

—Im lặng hố thẳm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghe bác Thiên Sứ nói, cháu zọt vào Gu gồ liền...thấy trong Wiki họ trích dẫn:

............

  • Ngoài ra cũng có thể nhắc đến những quan niệm của ông về tiếng Việt: "Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng TửLão Tử, không cần phải đọc UpanishadsBhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.”
Ông Phạm Công Thiện đã coi thường tất cả những tư duy thuộc hàng vĩ nhân của văn minh nhân loại. Chúng ta hãy xem đoạn sau cũng trên Wiki"

Phạm Công Thiện không coi mình là một triết gia, dù mọi người vẫn gọi ông với chức danh đó. Trên ngòi bút của mình, ông đã phủ nhận tất cả các triết gia: "Ngay đến Heraclite, ParmenideEmpédocle, bây giờ tao còn xem thường, tao coi ba tên ấy như là ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện đại, chưa nói đến Socrate, đó là một tên ngu dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta". Ông coi những nghệ sĩ như Goethe, Dante như những thằng hề ngu xuẩn. Và đối với Sartre, Beauvoir: "Nếu họ muốn xin gặp tao, tao sẽ không cho gặp mà còn chửi vào mặt họ". Về thiền tông: "Tao đã gửi thiền tông vào một phong bì tối khẩn đề địa chỉ của bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới". Về dạy học và các văn sĩ cùng thời: thời gian tao học ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học vì tao thấy những trường đại học mà tao học như Yale, Columbia chỉ toàn là nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ hơn là họ dạy tao...Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao. Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lặp đi lặp lại vô ý thức hay có ý hức: trí thức "mười lăm xu", ái quốc nhân đạo "ba mươi lăm xu", triết lý tôn giáo "bốn mươi lăm xu".[6]

Kiêu hãnh vậy, nhưng ông ta lại cúi mình trước ngôn ngữ Việt chính vì tính minh triết sâu sắc , cao xa của nó. Nhưng chính ông lại chưa thể hiểu rằng: Hệ thống ngôn ngữ Việt cũng chỉ là hệ quả của cả một tri thức huyền vĩ bao trùm cả vũ trụ, một lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm.

Trước đây, tôi cũng nghe nói nhiều về ông Phạm Công Thiện. Có những ý kiến cho rằng ông ta là một triết gia siêu hình; một thứ hoang tưởng của tư duy. Nhưng khi xem được những phát biểu của ông về tiếng Việt trên Wiki, tôi nghĩ ông là một người có cảm nhận sâu sắc về những giá trị đích thực , mà những con bò được cấp giấy chất lượng vì bằng cấp cao không nhận thức được. Bởi vậy, tôi không vội coi những lời ông chê bai những tinh túy của nền văn minh nhân loại là sự ngạo mạn, khi tôi chưa xác định được ông ta chê đúng hay sai. Có điều là một Phật tử, tôi hơi tự ái khi ông lôi cả Đức Thích Ca để làm ví dụ cho sự kiêu hãnh của ông. Nhưng sự tự ái của tôi không phải tiêu chí để nhận xét đúng sai của ông Thiện.

Nhưng qua hiện tượng Phạm Công Thiện, mới thấy được những giá trị huyền vĩ của nền minh triết Việt. Mà những kẻ lạc loài u mê không nhận thấy.

Những con ếch luôn có chứng lý về kích thước của bầu trời nhìn thấy qua cái miệng giếng của nó.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Phạm Công Thiện đã coi thường tất cả những tư duy thuộc hàng vĩ nhân của văn minh nhân loại. Chúng ta hãy xem đoạn sau cũng trên Wiki"

Kiêu hãnh vậy, nhưng ông ta lại cúi mình trước ngôn ngữ Việt chính vì tính minh triết sâu sắc , cao xa của nó. Nhưng chính ông lại chưa thể hiểu rằng: Hệ thống ngôn ngữ Việt cũng chỉ là hệ quả của cả một tri thức huyền vĩ bao trùm cả vũ trụ, một lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm.

Trước đây, tôi cũng nghe nói nhiều về ông Phạm Công Thiện. Có những ý kiến cho rằng ông ta là một triết gia siêu hình; một thứ hoang tưởng của tư duy. Nhưng khi xem được những phát biểu của ông về tiếng Việt trên Wiki, tôi nghĩ ông là một người có cảm nhận sâu sắc về những giá trị đích thực , mà những con bò được cấp giấy chất lượng vì bằng cấp cao không nhận thức được. Bởi vậy, tôi không vội coi những lời ông chê bai những tinh túy của nền văn minh nhân loại là sự ngạo mạn, khi tôi chưa xác định được ông ta chê đúng hay sai. Có điều là một Phật tử, tôi hơi tự ái khi ông lôi cả Đức Thích Ca để làm ví dụ cho sự kiêu hãnh của ông. Nhưng sự tự ái của tôi không phải tiêu chí để nhận xét đúng sai của ông Thiện.

Nhưng qua hiện tượng Phạm Công Thiện, mới thấy được những giá trị huyền vĩ của nền minh triết Việt. Mà những kẻ lạc loài u mê không nhận thấy.

Những con ếch luôn có chứng lý về kích thước của bầu trời nhìn thấy qua cái miệng giếng của nó.

Mặc dù cháu không phải là 1 Phật tử (nhưng cháu có lòng tin vào Đức Phật) và càng không phải là 1 con chiên...nhưng khi đọc đến đoạn ông Phạm Công Thiện mắng Phật Thích Ca và chúa Giê Su, cháu tự hỏi liệu ông ấy đã quá ngạo mạn, huyênh hoang chăng??? Rồi ông khen Ngôn ngữ Việt, còn coi thường những vĩ nhân của nhân loại...có vẻ quá vô lý...Nhưng nên nhông ấy là một tài năng được thế giới công nhn...ông ấy đã nói vậy tất có cái lý của ông ấy, đáng để suy ngẫm và tự hào về Tiếng Việt...1 người con xa xứ như ông ấy thì khen Tiếng Việt nức nở, còn sao lại có những người Việt chả xa xứ mà lại làm điều ngược lại nh...????

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mặc dù cháu không phải là 1 Phật tử (nhưng cháu có lòng tin vào Đức Phật) và càng không phải là 1 con chiên...nhưng khi đọc đến đoạn ông Phạm Công Thiện mắng Phật Thích Ca và chúa Giê Su, cháu tự hỏi liệu ông ấy đã quá ngạo mạn, huyênh hoang chăng??? Rồi ông khen Ngôn ngữ Việt, còn coi thường những vĩ nhân của nhân loại...có vẻ quá vô lý...Nhưng nên nhông ấy là một tài năng được thế giới công nhn...ông ấy đã nói vậy tất có cái lý của ông ấy, đáng để suy ngẫm và tự hào về Tiếng Việt...1 người con xa xứ như ông ấy thì khen Tiếng Việt nức nở, còn sao lại có những người Việt chả xa xứ mà lại làm điều ngược lại nh...????

Qua đoạn trích trên, ông Thiện không "mắng" Phật Thích Ca và Giê Su, ông chỉ không đánh giá cao các vị đó như chúng ta mà thôi.

Có lẽ ông ấy đã "Ngộ" được cái gì đó mà ta chưa biết, nhưng đừng vội vàng kết luận rằng đó là sự ngông cuồng. Khi đọc những bài viết của anh Lãn Miên trên diễn đàn này, tôi lờ mờ nhận ra rằng, có lẽ ông Thiện không "hoang tưởng" như nhiều người nghĩ.

Nền văn hóa Việt quá kỳ vĩ mà khả năng của mỗi chúng ta có hạn. Những hồi chuông anh Thiên Sứ đã gióng lên rất có ý nghĩa, đặc biệt ở thời điểm này!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua đoạn trích trên, ông Thiện không "mắng" Phật Thích Ca và Giê Su, ông chỉ không đánh giá cao các vị đó như chúng ta mà thôi.

Có lẽ ông ấy đã "Ngộ" được cái gì đó mà ta chưa biết, nhưng đừng vội vàng kết luận rằng đó là sự ngông cuồng. Khi đọc những bài viết của anh Lãn Miên trên diễn đàn này, tôi lờ mờ nhận ra rằng, có lẽ ông Thiện không "hoang tưởng" như nhiều người nghĩ.

Nền văn hóa Việt quá kỳ vĩ mà khả năng của mỗi chúng ta có hạn. Những hồi chuông anh Thiên Sứ đã gióng lên rất có ý nghĩa, đặc biệt ở thời điểm này!

Maket thấy những vị học giả, những nhà khoa học...bị cho là "hoang tưởng" thường lại hay nói ra những lời mang tư tưởng "vượt trước thời đại" - mọi người chưa th hiểu ra, nên mới quy chụp vậy....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá Trị Của Một Giọt Sương

Một người ăn xin ngồi nghỉ bên vệ đường. Đúng lúc anh ta vừa giơ tay lên, muốn thổi những hạt bụi đường bám trên đó, thì có một giọt sương long lanh từ phía trên cao rơi xuống, đúng vào trong lòng bàn tay của anh ta.

Người ăn xin ngắm nhìn hạt sương trong lòng bàn tay mình một lúc lâu, rồi cất tiếng buồn buồn, hỏi.

Nhà ngươi có biết ta đang muốn làm gì với ngươi không ?

Anh định nuốt chửng cái thân bé nhỏ của tôi chứ gì ! Giọt sương bình thản trả lời.

Thực ra lúc đầu anh ta nghĩ, ta có thể là một kẻ đáng thương nhất trên cõi đời này. Nhưng bây giờ ta mới biết nhà ngươi còn là kẻ đáng thương hại hơn cả ta. Cuộc sống của nhà ngươi hoàn toàn nằm trong bàn tay của kẻ khác.

Không phải ! Anh sai rồi ! Tôi không cho rằng tôi là kẻ đáng bị thương hại nhất. Tôi đã kịp thấm ướt một bông hồng rất to, giúp cho nó trở thành một bó hoa tươi đẹp. Bây giờ một sinh mạng khác nữa lại sắp được tôi tưới mát. Vì thế tôi cảm thấy tôi mới là người rất sung sướng và hạnh phúc trên thế gian này. Vì giá trị chân chính của tôi mọi người đã biết đến.

Người ăn xin lập tức hiểu ra.

Theo VHTT

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Tây: "Người Việt giàu nhất ở… thế giới bên kia"

Theo trang tin Oddity Central chắc hẳn người Việt Nam và Trung Quốc sẽ là những người giàu nhất ở thế giới bên kia, nếu tiền tệ quả thực vẫn được sử dụng ở đó.

Lý do là người thân trên trần gian thường xuyên cung cấp cho họ những khoản tiền khổng lồ bằng cách ném chúng vào lửa.

Vâng, tất nhiên đó không phải tiền thật. Đó là những tờ tiền giả không có giá trị sử dụng, được gọi là tiền âm phủ. Việc đốt cháy những tờ “tiền ma” này cùng với vàng mã và nhiều vật dụng khác làm bằng giấy bồi (thường mô phỏng những tài sản đắt tiền) vào đám tang, giỗ chạp hoặc các ngày lễ âm lịch là một truyền thống văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc. Điều này được cho là sẽ đưa tiền bạc của cải đến với các linh hồn ở thế giới bên kia.

Theo truyền thống, tiền âm phủ được làm từ giấy có chất lượng thấp. Nó được cắt thành hình vuông hoặc hình chữ nhật. Ở Trung Quốc tiền âm phủ còn được đóng những con dấu khác nhau bằng mực đỏ, tùy thuộc vùng miền.

Việc đốt tiền giấy và vàng mã phải được thực hiện với một lòng thành kính nhất định. Có thể đốt cả xấp tiền một lúc hoặc gấp từng tờ một để đốt riêng. Việc làm này được thực hiện trong một chiếc chậu hoặc một chiếc lò được thiết kế riêng khi ở tại gia. Các đền chùa thường có một lò đốt lớn được xây dựng để phục vụ như cầu “đốt tiền” của người dân.

Hình thức của các tờ tiền âm phủ khá giống với tiền thật, và luôn cập nhật những mẫu tiền mới được ban hành. Đó có thể là tiền địa phương như Việt Nam đồng, Nhân dân tệ hay USD. Có thể là tiền giấy hoặc séc và thẻ tín dụng. Các tờ tiền âm phủ thường có mệnh giá rất lớn, có thể từ 10.000 USD tới… 5 tỉ USD. Trên tờ tiền có dòng chữ “Ngân hàng Địa phủ” và hình của Ngọc hoàng thượng đế ở mặt trước. Sau khi đốt, những tờ tiền này sẽ được gửi vào một ngân hàng ở thế giới bên kia, mà từ đó các linh hồn người đã khuất có thể rút tiền và sử dụng theo nhu cầu của mình.

Tục đốt tiền âm phủ đã ăn sâu vào văn hóa Á Đông. Theo các bằng chứng khảo cổ học, tục lệ này đã có từ 1.000 năm trước Công nguyên. Nó xuất phát từ một niềm tin rằng linh hồn của người đã khuất vẫn quan tâm đến các vấn đề của người đang sống. Khi khiến người đã khuất cảm thấy hạnh phúc, người dương thế sẽ được ban phước lành trong cuộc sống và công việc của mình.

Tuy vậy, ngày nay nhiều người cho rằng cần từ bỏ tục lệ đốt tiền âm phủ. Theo quan điểm của những người theo đạo Phật, điều này là vô nghĩa vì người đã chết không còn quan tâm đến tiền bạc của cải nữa. Lãng phí và ô nhiễm môi trường cũng là lý do quan trọng để chấm dứt thói quen này.

=============================================

Kể ra thì nhiều người tiêu tốn nhiều tiền cho vụ đốt vàng mã và cúng bái này

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Tây: "Người Việt giàu nhất ở… thế giới bên kia"

Theo trang tin Oddity Central chắc hẳn người Việt Nam và Trung Quốc sẽ là những người giàu nhất ở thế giới bên kia, nếu tiền tệ quả thực vẫn được sử dụng ở đó.

Lý do là người thân trên trần gian thường xuyên cung cấp cho họ những khoản tiền khổng lồ bằng cách ném chúng vào lửa.

Vâng, tất nhiên đó không phải tiền thật. Đó là những tờ tiền giả không có giá trị sử dụng, được gọi là tiền âm phủ. Việc đốt cháy những tờ “tiền ma” này cùng với vàng mã và nhiều vật dụng khác làm bằng giấy bồi (thường mô phỏng những tài sản đắt tiền) vào đám tang, giỗ chạp hoặc các ngày lễ âm lịch là một truyền thống văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc. Điều này được cho là sẽ đưa tiền bạc của cải đến với các linh hồn ở thế giới bên kia.

Theo truyền thống, tiền âm phủ được làm từ giấy có chất lượng thấp. Nó được cắt thành hình vuông hoặc hình chữ nhật. Ở Trung Quốc tiền âm phủ còn được đóng những con dấu khác nhau bằng mực đỏ, tùy thuộc vùng miền.

Việc đốt tiền giấy và vàng mã phải được thực hiện với một lòng thành kính nhất định. Có thể đốt cả xấp tiền một lúc hoặc gấp từng tờ một để đốt riêng. Việc làm này được thực hiện trong một chiếc chậu hoặc một chiếc lò được thiết kế riêng khi ở tại gia. Các đền chùa thường có một lò đốt lớn được xây dựng để phục vụ như cầu “đốt tiền” của người dân.

Hình thức của các tờ tiền âm phủ khá giống với tiền thật, và luôn cập nhật những mẫu tiền mới được ban hành. Đó có thể là tiền địa phương như Việt Nam đồng, Nhân dân tệ hay USD. Có thể là tiền giấy hoặc séc và thẻ tín dụng. Các tờ tiền âm phủ thường có mệnh giá rất lớn, có thể từ 10.000 USD tới… 5 tỉ USD. Trên tờ tiền có dòng chữ “Ngân hàng Địa phủ” và hình của Ngọc hoàng thượng đế ở mặt trước. Sau khi đốt, những tờ tiền này sẽ được gửi vào một ngân hàng ở thế giới bên kia, mà từ đó các linh hồn người đã khuất có thể rút tiền và sử dụng theo nhu cầu của mình.

Tục đốt tiền âm phủ đã ăn sâu vào văn hóa Á Đông. Theo các bằng chứng khảo cổ học, tục lệ này đã có từ 1.000 năm trước Công nguyên. Nó xuất phát từ một niềm tin rằng linh hồn của người đã khuất vẫn quan tâm đến các vấn đề của người đang sống. Khi khiến người đã khuất cảm thấy hạnh phúc, người dương thế sẽ được ban phước lành trong cuộc sống và công việc của mình.

Tuy vậy, ngày nay nhiều người cho rằng cần từ bỏ tục lệ đốt tiền âm phủ. Theo quan điểm của những người theo đạo Phật, điều này là vô nghĩa vì người đã chết không còn quan tâm đến tiền bạc của cải nữa. Lãng phí và ô nhiễm môi trường cũng là lý do quan trọng để chấm dứt thói quen này.

=============================================

Kể ra thì nhiều người tiêu tốn nhiều tiền cho vụ đốt vàng mã và cúng bái này

Về mặt kinh tế: Đó là một ngành nghề phục vụ nhu cầu xã hội: Phân chia lại của cải.

Về mặt tìn ngưỡng: Thỏa mãn niềm tin của con người với mơ ước momg muốn người thân no đủ: Có tính hướng thiện.

Về mặt thực tế: Hiện tượng được giải thích có vẻ "mê tín dị đoan". Nhưng thực chất là dùng lửa để làm tan âm khí.

Lý học Việt giải thích bản chất hiện tượng, không căn cứ vào cách giải thích hiện tượng - cho rằng đốt vàng mã cho người Âm tiêu sài - để nhận xét hiện tượng.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong một lớp học, cô giáo hỏi các em học sinh; “Theo các em, 8 chia cho 2 thì bằng mấy?”

Cả một rừng cánh tay đưa lên “Dạ, thưa cô, 8/2 bằng 4 ạ”.

Duy chỉ có một bạn im lặng và rụt rè; “Thưa cô, em nghĩ khác ạ”.

Mọi người hồi hộp lo sợ cho bạn này vì kiểu gì cũng bị cô giáo mắng hoặc chê. “Ừ, em nói đi nào!”.

“Theo em, nếu cắt đôi số 8 theo chiều ngang, thì 8/2 bằng 0 ạ. Còn nếu cắt đôi số 8 theo chiều dọc thì 8/2 bằng 3 ạ”.

Cả lớp ồ lên, và cô giáo khen “Em thật giỏi!”,

sau đó cô giáo làm động tác lấy 2 bàn tay và giấu ngón cái đi rồi hỏi “Vậy theo em 8/2 bằng mấy?”,

cậu bé vui mừng “Dạ, em hiểu rồi, 8/2 bằng 4 ạ”.

“mọi con đường đều dẫn đến thành Rome”, nhưng khổ nỗi ngay từ nhỏ chúng ta lại được dạy theo một cách mà ở đó chỉ luôn có một con đường. Vì quá quan tâm đến điểm số và kết quả mà không hiểu lý do vì sao nên chúng ta luôn sợ hãi khi đi tìm một con đường khác, con đường ít người đi.

Nếu bạn muốn tiến xa, bạn phải học cách sống trước! Đó là học cách luôn là chính mình, dám dũng cảm lựa chọn con đường của chính mình, lời giải của chính mình cho tất cả các bài toán cuộc sống.

===========================================

Nên giáo dục hiện nay đang dạy cho chúng ta là thiếu sự sáng tạo.

Việt nam có thể thi học sinh giỏi quốc tế và đạt giải nhất (vì được đạo tạo và hưng dẫn thi cử).

Nhưng khi học xong và bước vào cuộc đời, thì ít thành công

Nên xét theo khía cạnh bằng phát sinh hay sáng chế thì VN . . .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại gia mắc bẫy: Đốt tiền để mua ‘tiên’ giả

Giá trị hơn cả vàng, lợi nhuận hơn cả buôn ma túy, đó là sừng tê giác, loại “thần dược” được đồn thổi có tác dụng chữa bách bệnh. Cũng vì ma lực hấp dẫn trên, xuất hiện ngày càng nhiều những kẻ lừa đảo giả sừng tê giác với thủ đoạn hết sức tinh vi khiến không ít đại gia sập bẫy một cách ngoạn mục…

Người "giải mã" sừng tê giác

Theo y học cổ truyền, sừng tê giác có vị đắng, không độc vào 3 kinh tâm, can, vị thuốc nhóm thanh nhiệt giải độc, an thần giảm đau... Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về công dụng của sừng tê giác. Nhưng ở Việt Nam và nhiều nước châu Á thì từ lâu, sừng tê giác đã được đồn thổi thành một loại thần dược chữa được đủ thứ bệnh, kể cả bệnh nan y mà y học phương Tây "bó tay" như ung thư. Đây là một nguyên nhân khiến tình trạng săn lùng, buôn bán sừng tê giác gia tăng trong thời gian qua. Quan ngại trước tình trạng người Việt Nam sinh sống tại Nam Phi lợi dụng việc xin phép săn bắn tê giác hợp pháp ở nước này để buôn bán sừng tê giác về Việt Nam, từ đầu năm 2012, phía Nam Phi đã ngừng việc cấp phép săn bắn tê giác hợp pháp với người Việt.

Tiếng sĩ Đặng Tất Thế - Trưởng phòng Hệ thống học phân tử và di truyền bảo tồn, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) là chuyên gia duy nhất được đào tạo ở Mỹ về kỹ thuật giám định phân tử ADN (giám định gen) đối với động vật hoang dã từ những năm 1998 - 1999. Vì thế được anh em công an mệnh danh là "tài sản quý của quốc gia", bởi cho đến thời điểm hiện tại, anh là chuyên gia đầu ngành về giám định động vật hoang dã bằng công nghệ giám định gen trên toàn quốc.

Theo Tiến sĩ Đặng Tất Thế, xét nghiệm ADN là phương pháp ngắn và đơn giản nhất để biết sừng có phải là sừng tê giác thật hay không. Những mẫu đem đến viện xét nghiệm thời gian qua có tới 70% là giả. Có hàm lượng của sừng tê giác thật nhưng rất ít, còn lại là hợp chất sừng trâu, bò, tóc người...

Tuy nhiên, Việt Nam cũng chỉ là địa bàn trung chuyển để các đối tượng đưa sừng tê giác sang Trung Quốc tiêu thụ. Do vậy, giá cả sừng tê giác ở Việt Nam cũng phụ thuộc vào thị trường tại Trung Quốc. Những năm trước, giá sừng tê giác trên thị trường khoảng 50 - 60 triệu đồng/lạng. Nhưng khoảng 2 năm trở lại đây thì bỗng nhiên tăng vọt lên khoảng trên dưới 100 triệu đồng/lạng. Cao điểm nhất là năm 2011, giá lên tới 140 - 150 triệu đồng/lạng.

Đại gia cũng mắc bẫy

Tiến sĩ Đặng Tất Thế phân tích, lừa bán sừng tê giác khá dễ. Đơn giản vì ở Việt Nam tê giác đã tuyệt chủng nên có mấy ai biết mặt mũi con tê giác thế nào. Mà đã không nhìn thấy thì đưa ra cái sừng trâu, sừng bò mà bảo rằng đó là sừng tê giác thì ai mà chẳng tin. Thê nên mới có chuyện các đối tượng lừa đảo dùng sừng trâu, sừng bò để chế tác ra những chiếc "sừng tê giác" có hình thù kỳ quái, như tạo viết lõm, hoặc tạo thêm nhiều mấu.

Thông thường đường dây buôn lậu sừng tê giác hoạt động trên phạm vi rất rộng, qua đường hàng không hoặc quá cảnh qua các nước khác rồi vào Việt Nam qua đường bộ. Điển hình như vào tháng 11/2012, Hải quan sân bay Nội Bài đã phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển 7 chiếc sừng tê giác châu Phi còn tươi nguyên. Nếu không có đường dây mang tính quốc tế, thì vì sao 7 chiếc sừng to tướng như vậy lại lọt lên máy bay từ chây Phi, qua các quốc gia khác để đến Việt Nam như vậy? Là hàng cấm, lại có giá trị cao nên đương nhiên việc làm ăn buôn bán sừng tê giác cũng có những nguyên tắc riêng mà người lạ không thể tiếp cận được. Vì vậy có anh nào tự nhiên khoe mua được sừng tê giác, thì chắc chắn dính phải đồ rởm. Nên chuyện đại gia cũng bị lừa khi đi mua sừng tê giác cũng chỉ là chuyện... thường thôi.

Tiến sĩ Đặng Tất Thế dẫn chứng bằng chuyện của một ông bạn trong TP. HCM chuyên nghề chế biến sừng thủ công mỹ nghệ. Mỗi năm doanh nhân này nhập hàng tấn sừng trâu sừng bò Châu phi về để chế tác. Mỗi lần nhập hàng về, lập tức có mấy gã đến mua lại. Họ thường chọn những chiếc sừng to, mập, có hình dáng giống sừng tê giác. Có lần những gã này nói thẳng mua về để làm sừng tê giác giả. Số lượng mỗi lần mua như vậy có đến vài tạ. Điều đó cũng có nghĩa là vài tạ sừng tê giác rởm được chúng tung ra ngoài thị trường.

Một lần, Tiến sĩ Đặng Tất Thế được mời xuống cảng Hải Phòng để giám định lô hàng chuẩn bị cập cảng. Trong lúc chờ đợi, ông vào quán cà phê gần đó ngồi uống nước. Chưa nóng chỗ thì một chiếc ô tô sang trọng đỗ xịch trước cửa quán, 3 người đàn ông khệnh khạng xuống xe, chọn vị trí trung tâm của quán. Không gọi đồ uống như mọi người, một đại gia đặt lên bàn chiếc đĩa sứ, lấy một chiếc sừng ra mài khá điệu nghệ. Mọi con mắt trong quán đổ dồn về phía 3 đại gia đầy ngưỡng mộ. Không nói thì ai cũng hiểu đó là sừng tê giác. 3 đại gia thay nhau mài sừng, rồi nâng ly mời nhau. Ngạc nhiên trước sự chịu chơi của 3 đại gia đất Cảng, cộng thêm "bệnh nghề nghiệp", Tiến sĩ Thế lại gần 3 đại gia. Liếc mắt nhìn chiếc sừng, suýt nữa thì Tiến sĩ Thế bật cười vì bằng con mắt nhà nghề, biết ngay cái đó chỉ là... sừng trâu nước.

Lần khác khi công tác miền Nam, một ông giám đốc doanh nghiệp nọ thuộc hàng "đại gia" nghe tiếng đã đích thân đánh ô tô đến tận nơi đón Tiến sĩ Đặng Tất Thế để nhờ vả. Ông ta đưa ra một mẩu sừng, nói là đàn em ở tận Lào, Campuahia săn lùng mua giúp. Ông này đang độ tuổi xế bóng mà cô bồ lại kém tới vài chục tuổi. Thế nên lo cái khoản "đàn ông" không đáp ứng được, ông ta nhờ người săn lùng "thần dược" để tăng cường cái khoản kia đang ngày một giảm sút phong độ. Nghe Tiến sĩ phán "đồ rởm", mặt đại gia buồn tiu ngỉu. Chắc buồn vì sừng tê giác rởm thì ít mà lo về "người đàn ông" cho bản thân thì nhiều hơn.

Tiến sĩ Thế thở dài bảo rằng, chính vì những lời đồn đại tác dụng chữa bách bênh nên đối với những gia đình có trọng bệnh, nhất là bệnh ung thư đã tìm mọi cách để mua sừng tê giác với hy vọng kéo dài sự sống cho người thân. Tác dụng chữa bệnh đâu chưa thấy nhưng thực tế thì rất nhiều người bị rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo. Có lần một cô gái trẻ tìm đến ông khóc lóc, trình bày rất thương tâm rằng bố cô đang bị bệnh ung thư. Có người mách nếu được uống sừng tê giác, bố sẽ khỏi bệnh nên cô quyết tâm báo hiếu bằng việc bỏ ra toàn bộ số tiền tích cóp được trong mấy năm đi làm để mua "thần dược" cho bố. Nay biết tiếng là chuyên gia giám định sừng tê giác nên nhờ ông xem giúp. Từ chối thì không đành lòng. Cầm miếng sừng ước chừng vài lạng của cô gái đưa mới nhìn qua cũng biết là đồ rởm. Tiến sĩ Thế thở dài an ủi, thôi đã chót mua rồi thì cứ mang về mài cho ông cụ để giải quyết vấn đề tâm lý cho người bệnh. Sừng trâu nước, có uống thì cũng vô hại, bởi ngày xưa trong bài thuốc dân gian, các cụ vẫn dùng sừng trâu nước để giải độc, chữa sốt, nhưng tác dụng so với sừng tê giác thì không đáng kể.

Thật - giả khó lường

Các chuyên gia bằng mắt thường cũng có thể phân biệt được sản phẩm giả và thật, nhưng người thường thì khó nhận ra. Ví dụ, thớ sừng tê giác to hơn với sợi thô hơn sợi trên sừng trâu, bò. Nếu tinh mắt có thể nhận thấy sừng trâu bò có nguồn gốc từ sọ nên khi để khô thường có vết nứt đồng tâm giống như vòng tròn tăng trưởng phía trong sừng, còn sừng tê giác không có dấu hiệu này. Tuy nhiên, để che mắt người mua, những kẻ làm giả thường bôi dầu, sáp lên sừng trâu, bò để chóng nứt. Gốc sừng tê giác có lông cứng như lông bàn chải, nên những kẻ làm giả lấy lông của loài khác rồi dính vào. Cấu tạo sừng trâu, bò ở giữa có lõi trắng. Các đối tượng làm giả liền "khắc phục" bằng cách nhuộm đen đều...

Cũng có khi thủ đoạn làm giả rất quái chiêu. Đối tượng sử dụng phần gốc sừng là đồ thật, có da và lông phủ, sau đó mài giũa, ghép phần ngọn là sừng trâu. Phần ghép nối được khéo léo che khuất bằng cách phủ một mảng da và lông thật lên trên. Với thủ đoạn này, thì ngay cả những tay buôn "có nghề" cũng dễ bị lừa chứ đừng nói tới người chưa nhìn thấy sừng tê giác bao giờ.

Thậm chí, công nghệ làm sừng tê giác giả của nhiều đối tượng đạt đến trình độ tinh vi khiến bằng mắt thường chuyên gia cũng không thể phân biệt được. Khi đó chỉ có cách phân biệt bằng phương pháp giải mã gen. Cách đây 3 năm, qua phương pháp giám định gen, Tiến sĩ Thế từng phát hiện một vụ sản xuất sừng tê giác giả bằng tóc người đặc biệt tinh vi. Xem xét tất cả các mặt cắt thì chiếc sừng này có đặc điểm, màu sắc và cả kết cấu giống hệt sừng tê giác thật. Tuy nhiên, khi thực hiện quy trình giải mã gen, máy đọc lại báo kết quả là... gen người. Sau khi xem xét kỹ, Tiến sĩ Thế đã tìm ra cách thức làm giả đặc biệt tinh vi. Đối tượng dùng tóc người, cũng là chất liệu sừng, trộn với phụ gia để ép, tạo thành hình chiếc sừng tê giác. Khi mài thử chiếc sừng tóc này cũng cho kết quả mùi vị hơi khét của chất sừng.

Ở Việt Nam hiện nay, tê giác đã có mặt tại một số vườn thú trang trại tự nhiên. Miền Nam có vườn thú Đại Nam, Công viên nước Củ Chi. Ở miền Bắc nghe đâu có vị đại gia bán chung cư giá "sốc" cũng nuôi hai con tê giác ở trang trại tại Nghệ An; ở Thiên đường Bảo Sơn cũng có mấy con. Thiên hạ đồn đoán chi phí để nhập một con tê giác châu Phi về Việt Nam mất khoảng vài tỷ đồng. Trong khi giá một chiếc sừng tê giác lên tới hàng chục tỷ đồng thì có lẽ mua hẳn một con tê giác đương nhiên là lãi. Là phỏng đoán thế. Chứ để được cơ quan chức năng quốc tế cấp phép nuôi tê giác không dễ. Chủ nuôi phải có đủ điều kiện chuồng trại, nguồn thức ăn, bác sĩ chuyên ngành động vật hoang dã... Rồi việc vận chuyển con tê giác nặng cỡ chục tấn thì đóng cũi thế nào, phương tiện vận chuyển ra làm sao cũng phải tính toán chứ không đơn giản.

Nghe nói đến thế thôi đã chóng cả mặt rồi. Chao ôi, là đại gia! Chao ôi là tê giác. Ôi chao là sừng tê giác.

(Theo An Ninh Thế Giới)

==============================

Hôm nào, mình mua vài cái sừng trâu nước và giới thiệu là sừng tê giác châu phi, có nghĩa mình là . . . đại gia to

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại gia mắc bẫy: Đốt tiền để mua ‘tiên’ giả

Giá trị hơn cả vàng, lợi nhuận hơn cả buôn ma túy, đó là sừng tê giác, loại “thần dược” được đồn thổi có tác dụng chữa bách bệnh. Cũng vì ma lực hấp dẫn trên, xuất hiện ngày càng nhiều những kẻ lừa đảo giả sừng tê giác với thủ đoạn hết sức tinh vi khiến không ít đại gia sập bẫy một cách ngoạn mục…

Người "giải mã" sừng tê giác

Lần khác khi công tác miền Nam, một ông giám đốc doanh nghiệp nọ thuộc hàng "đại gia" nghe tiếng đã đích thân đánh ô tô đến tận nơi đón Tiến sĩ Đặng Tất Thế để nhờ vả. Ông ta đưa ra một mẩu sừng, nói là đàn em ở tận Lào, Campuahia săn lùng mua giúp. Ông này đang độ tuổi xế bóng mà cô bồ lại kém tới vài chục tuổi. Thế nên lo cái khoản "đàn ông" không đáp ứng được, ông ta nhờ người săn lùng "thần dược" để tăng cường cái khoản kia đang ngày một giảm sút phong độ. Nghe Tiến sĩ phán "đồ rởm", mặt đại gia buồn tiu ngỉu. Chắc buồn vì sừng tê giác rởm thì ít mà lo về "người đàn ông" cho bản thân thì nhiều hơn.

Để cứu vài con tê giác bị làm thịt vì mục đích phục vụ "phong độ" đại gia trong khoản này. Thiên Sứ tui "cống hiến" cho các đại gia một bài thuốc cực kỳ hiệu nghiệm và nổi tiếng trong lịch sử.

Nếu ai đã xem chuyện Kim Bình Mai - một chuyện bị liệt vào hàng "dâm thư" và từng bị cấm vào thời phong kiến, chắc sẽ được biết tới một vị thuc gọi là "Dâm Dương hoắc". Nghe cái tên đã lùng bùng lỗ tai.

Thuốc này rẻ như bèo. Phó thường dân dự khuyết hạng hai như tôi cũng có thể mua ...vài tạ.

Một thành viên PTLV đã dùng vị thuốc này theo hướng dẫn của tôi và bà xã cấn bầu ngay sau đó có....một tháng. Tuy nhiên, cái nguy hiểm của dùng vị thuốc này là nếu qúa liều lượng thì rất phiền.

Quí vị đại gia nào giảm sút phong độ chỉ cần mua vài lạng Dâm Dương hoắc, về ngâm rượu xâm xấp đủ 9 ngày. Uống mỗi ngày một ly nhỏ vào buổi sáng, bảy ngày liên tiếp. Mỗi tháng chỉ uống không quá một cữ 7 ngày. Không dùng quá ba tháng.

Chỉ nên dùng cho người trên 50 tuổi có vấn đề về "phong độ". Còn thấy ổn định không nên lạm dụng. Bản thân tôi không dùng vị thuốc này. Tôi cũng khuyên những ai hay sử dụng trí óc không nên dùng loại thuốc này thường xuyên. Rất dễ "tẩu hỏa nhập ma".

Các vị đại gia hãy tha cho mấy con tê giác.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của anh Trần Đình Ngân từ nước Đức về chuyện “lớp trưởng” của con trẻ gợi mở nhiều điều đáng suy nghĩ về nền giáo dục của nước nhà. Một câu chuyện nhỏ, nhiều ý nghĩa, rất đáng đọc…

Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khoẻ mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân (Hà Nội), Hòa đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.

Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, qùa thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!

- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế diễu nhau ngoái lớp thì làm sao?- Bố Hòa hỏi chen vào.

- Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.

- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?

- Có mà dám!

Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.

*

Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.

Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: “Lần này, ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!”.

Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng?”(cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).

Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làmObmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn qúa bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịu tòan bộ trách nhiệm về họat động của học sinh trong thời gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau”.

Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là “sỹ quan”, đứa là “lính” ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.

R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.

Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hoá Đông - Tây về giáo dục!”.

*

Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).

Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).

Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).

Đề tài “lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.

Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài đó.

Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay.

Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm - Berlin.

Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết. Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da mầu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".

Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:

- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?

- Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).

- Tự con đánh gía về mình thế nào?

- Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.

Còn môn lịch sử, con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.

- Hoạt động ngoại khóa?

- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến tranh.

Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO”. Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?

Chuyện “lớp trưởng” đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.

Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi, liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?

*

Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo - đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có “nghề lớp trưởng” rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!

(Viết nhân khai giảng năm học 2009-2010)

Trần Đình Ngân - Facebook

====================================================================

Nói về giáo dục thì VietNam còn phải làm rất nhiều việc để tốt hơn

Đã qua thời gian đi học và thực tế thì bạn lớp trưởng là người có quyền lực thứ 2 sau giáo viên chủ nhiệm, ngoài ra còn được nhà trường ưu tiên một số vấn đề về học hành, kỷ luật, . . .

Cũng đến lúc phải nghiên cứu những cái ưu điểm của giáo dục phương tây và rút tỉa để áp dụng cho ngành giáo dục nước nhà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc sống trong căn hộ 2 mét vuông ở Tokyo

Tác giả: Nhị Anh (theo Dailymail)

Nhiều người trẻ tuổi ở Tokyo đang phải sống cùng cực trong những chiếc hộp khoảng 2 mét vuông. Những người này buộc phải sống trong căn hộ nhỏ như một “cỗ quan tài” với chi phí thuê lên tới hàng trăm đô la mỗi tháng.

Nhật Bản vốn là một trong những thành phố đông đúc và đắt đỏ nhất thế giới. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu không gian sống của người Nhật nhỏ bé và chật chội nhưng sống thường xuyên trong một căn hộ 2 mét vuông thì quả là một điều khó tưởng tượng.

Trong tiếng Nhật những căn hộ chia sẻ như vậy được gọi là Geki-sema. Chúng thậm chí không có cửa sổ và phòng chỉ đủ cho một người và vài vật dụng cá nhân. Những căn hộ này chỉ đủ cho một người chui vào và họ chỉ có thể ngồi chứ không thể đứng dậy được, còn khi nằm muốn xoay nguồi thì phải cuộn tròn như một con mèo.

Những người cao trên 1m80 sẽ gặp khó khăn trong việc duỗi thẳng chân khi ngủ vì chiều dài của chiếc hộp quá nhỏ.

Thuê những căn hộ kiểu này hầu hết là những người trẻ tuổi, họ dành phần lớn thời gian làm việc ở ngoài và chỉ sử dụng các phòng này để ngủ.

Sau đây là những bức ảnh của các căn hộ tại quận Shibuya, Tokyo được lấy từ một chương trình tin tức gần đây của Nhật Bản

Posted Image

Một cô gái Tokyo đang giới thiệu căn phòng nhỏ bé của mình

Posted Image

Họ phải trả hơn 10 triệu đồng/tháng để thuê những "cỗ quan tài" như thế này

Posted Image

Những căn phòng này còn nhỏ hơn cả một chiếc tủ, chỉ vừa đủ cho một người và một vài tư trang nhỏ

Posted Image

Một thanh niên trẻ đang giới thiệu căn hộ của mình, nơi chỉ vừa đủ để duỗi chân và treo quần áo

Posted Image

Những "cỗ quan tài" như thế thường được xếp chồng lên nhau

=====================================================

Xem ra mình ở VN vẫn còn có chỗ ở ngon lành và hạnh phúc hơn Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ"

thanhnien_121.gif

Thanh Niên Online – 8 giờ trước

Một tượng Phật bị “ném đá” trên mạng vì tạo hình được cho là quá sắc dục. Tuy nhiên, theo giới nghiên cứu, tượng không những không phạm sắc giới mà còn vô giá nếu quả thực là tượng cổ VN.

56de1891-8877-4fff-af64-dcd216988da4_tuongphat2.jpg

Hình bức tượng bị cư dân mạng cư xử bất công - Ảnh: Trinh Nguyễn chụp lại từ tư liệu

Một người nữ khỏa thân ngồi trong lòng, choàng tay ôm lấy vị Phật. Ngay lập tức bức tượng này khiến nhiều người cảm thấy đạo Phật bị xúc phạm. Theo tờ Bangkok Post, tấm ảnh lấy từ Facebook cá nhân này được cho là chụp tại VN đã khiến phật tử Thái Lan vô cùng giận dữ. Không chỉ có thế, nhiều cư dân mạng VN cũng chia sẻ nỗi bất bình vì hình ảnh này.

Mặc dù vậy, phản ứng của TS Nguyễn Minh Ngọc, người nghiên cứu Phật giáo tại Viện Tôn giáo - Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN, lại khác hẳn. “Đây là một bức tượng Mật tông”, TS Ngọc nói. Bà Ngọc không “nói chơi” mà minh chứng điều đó bằng cuốn sách Đồ giải Tây Tạng Mật tông, của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thiểm Tây. Đây là cuốn sách bà Ngọc mua tại Hồng Kông, nơi những cuốn sách có hình ảnh tương tự như bức tượng “sexy” trên không khó kiếm.

Ý nghĩa triết học

“Nếu coi đây là bức tượng mô tả Phật đang quan hệ tình dục với một người nữ thì hoàn toàn không đúng. Cái không đúng này bắt nguồn từ việc chúng ta đang nhìn bức tượng rồi áp đặt cho nó cách suy nghĩ hiện đại. Trong khi nguồn gốc văn hóa của nó - vốn là triết học phương Đông lại rất khác”, bà Ngọc nói. Theo bà, gốc văn hóa của tượng chính là quan điểm triết học trong âm có dương, trong dương có âm. Trong từng con người cũng chứa đủ cả âm lẫn dương. Bức tượng “lạ” cũng nói lên triết lý âm dương như vậy. Do đó, nó không hề bậy bạ như nhiều người suy nghĩ.

Trong cuốn Đồ giải Tây Tạng Mật tông nói trên có rất nhiều hình vẽ các tượng Phật tương tự bức tượng đã làm nhiều phật tử Thái Lan lẫn VN bức xúc. Bức Phổ hiền phật mẫu (tượng âm khởi, có tượng chính là nữ) mang ý nghĩa Trí tuệ. Bức Phổ hiền phật phụ (tượng dương khởi, có tượng chính là nam) mang ý nghĩa Từ bi. “Rõ ràng, biểu đạt của nó không phải quan hệ nam nữ như nhiều người nhìn nhận. Nếu suy luận từ hai bức này, bức tượng bị ném đá sẽ có nghĩa là Từ bi”, bà Ngọc nói.

Bà Ngọc còn cho biết, quan hệ tình dục như hiện nay chúng ta hiểu chỉ là một phần trong triết học phương Đông cổ là sự hòa hợp âm dương. Khi hợp nhất âm dương chúng ta đạt đến tình trạng sáng suốt, sức khỏe, minh mẫn. Chính vì thế, triết học phương Đông có thể coi là khởi nguồn của nghệ thuật tính dục. Những cuốn sách về tình dục hiện đại tại Mỹ giờ đây cũng quay trở về với những nguyên lý triết học phương Đông này.

Lấp khoảng trống lịch sử Mật tông

Việc không được mắt thấy tay sờ, lại chỉ được nhìn từ một góc khiến các nhà khoa học rất khó đưa ra nhận định kỹ lưỡng về tượng. Màu sắc của ảnh chụp (trên mạng) cho thấy đây nhiều khả năng là tượng sơn son thếp vàng. Nếu đúng vậy, nhiều khả năng đây là tượng VN. Tuy nhiên ngay cả màu sắc tượng cũng phụ thuộc nhiều vào người chụp, sửa ảnh. “Nếu được tiếp xúc, chúng ta mới có thể so sánh với các tượng Phật khác, để tìm ra thời kỳ qua các yếu tố như chất liệu, cách thức tiếu tượng (tạc tượng). Nếu nó ở trong chùa, có thể nghiên cứu tương quan vị trí đặt tượng”, TS Ngọc nói. Tuy nhiên, nhìn vào bức ảnh, với hậu cảnh của tượng, nhiều khả năng tượng không còn ở trong chùa mà đang thuộc một bộ sưu tập.

“Tôi từng thấy một số bức tượng tương tự trong một triển lãm của nhà sưu tập Dương Phú Hiến, từng được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật VN. Tượng có kích cỡ rất nhỏ. Theo tôi đó không phải tượng VN”, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Trung, Viện Mỹ thuật nói. Cũng theo ông Trung, hiện có người mua loại tượng này về bộ sưu tập và coi như một tác phẩm nghệ thuật, không phải như đồ thờ tự.

Về việc sưu tập loại tượng này, Thanh Niên điện thoại liên hệ song nhà sưu tập Dương Phú Hiến cho biết hiện đang đi công tác và sẽ có cuộc gặp sau khi trở về.

“Những tượng như thế này có thể thấy nhiều ở một số nước có Phật giáo Mật tông, chẳng hạn như Nepal. Gần đây cũng nhiều người ra nước ngoài rồi mang tượng Mật tông về. Có thể đây là một trong những bức tượng được mang về như thế. Tôi chưa từng nhìn thấy một bức tượng thế này của VN”, PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Tôn giáo, cho biết.

Trong trường hợp như nhiều người nói ở trên: được mang từ nước ngoài về, tượng cũng có ý nghĩa. Nó chỉ báo sự thịnh hành của Phật giáo Mật tông trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. “Theo đó, các chùa Mật tông đang nổi lên, thu hút được nhiều phật tử. Chẳng hạn chúng ta có chùa Quang Ân ở Hà Nội, chùa Tây Thiên ở Vĩnh Phúc”, bà Ngọc nói.

Tuy nhiên, nếu đây là một bức tượng cổ của người Việt, điều này lại rất có ý nghĩa với việc viết lịch sử phát triển Mật tông tại VN. Theo nghiên cứu của TS Ngọc, Phật giáo VN là sự hòa nhập của ba dòng phái Thiền Tịnh Mật. Nhưng hiện không xác định được chính xác thời điểm du nhập của Mật tông vào VN cũng như dòng phái Mật tông nào từng tồn tại ở VN.

Chứng cứ lịch sử cho thấy vào thời Lý, Mật tông đã có mặt tại VN. Nó thể hiện ở các nhân vật có liên quan tới Mật tông, với phép thần thông (một chỉ báo của Mật tông) như Từ Đạo Hạnh, Minh Không. “Có điều hiện chưa hề tìm thấy tượng Mật tông tại VN. Chúng ta mới chỉ thấy một vài yếu tố Mật tông - chẳng hạn các ấn chuẩn đề (thế tay của tượng) để định vị Mật tông mà thôi”, bà Ngọc cho biết.

Bản thân sử sách trong nước cũng chưa thấy ghi chép, vẽ về một loại tượng tương tự. Chính vì thế, nếu quả thực đây là một bức tượng cổ của VN thì nó sẽ là một phát hiện lớn đối với khảo cổ học, mỹ thuật và tôn giáo. “Nó viết thêm vào những trang sử Mật tông hiện còn đang trắng tư liệu, đang còn phải tìm kiếm của nước ta”, TS Ngọc nói.

Về phản ứng của phật tử Thái Lan trước bức tượng, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể do Thái Lan là đất nước của Phật giáo tiểu thừa, một dòng tu khác, nên tạo hình này rất dễ gây sốc. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, cũng phải nói thêm từ TK8-TK12, Phật giáo Mật tông có ảnh hưởng lớn ở Đông Nam Á.

Minh Quang (Văn phòng Bangkok)

Phản ứng khác nhau tại Thái Lan

Bangkok Post dẫn lời một cư dân mạng gọi người đúc tượng là “quỷ dữ”, muốn làm ô uế thanh danh của Đức Phật. Một người sử dụng mạng xã hội Facebook còn kêu gọi giới chức Thái Lan can thiệp bằng đường ngoại giao để phá hủy bức tượng. Tuy nhiên, thực tế thì bức ảnh này chỉ được lan truyền giữa các công dân mạng ở Thái Lan và chẳng rõ do ai chụp, được đưa lên internet khi nào. Thậm chí không ai biết nó được chụp ở đâu. Thế nhưng, tờ Bangkok Post vẫn đăng lại trên trang web của mình hồi cuối tháng 2.2013.

Trong khi đó, có người lại xem bức tượng là bình thường. Một công dân mạng ở Thái Lan gọi đó là bức tượng nghệ thuật, không có gì gọi là ô uế, dâm dục. “Các bạn không nên nhìn bức tượng với cái nhìn trần tục, vật chất”, người này viết. Một số công dân mạng hiểu biết thì bình luận khá điềm tĩnh. Họ bảo đã từng thấy bức tượng trong tư thế tương tự, tức Đức Phật ngồi trên đài sen với các cô gái ngồi trong lòng ở các ngôi đền ở Tây Tạng. Một công dân mạng ở Thái Lan nói rằng bức tượng nói trên ở Campuchia, chứ không phải ở VN. Nhiều người chia sẻ rằng đây là phần của đạo Phật đại thừa của người Tây Tạng. Người theo đạo Phật ở Tây Tạng và cả ở Ấn Độ, Nepal, Butan thường tạc tượng theo tư thế Yab - Yum (bố - mẹ) phối ngẫu. Đây là biểu tượng của tính dục, được các phật tử thờ cả ngàn năm nay.

==============================================================

Quan điểm của Phật giáo thật sâu rộng, người quy y theo Phật cũng chưa chắc đã hiểu hết triết lý cao siêu này, mà đa số là theo Phật để mang theo 1 niềm tin tâm linh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giật tít cho nó giật gân thôi mà. Các Latma đã vẽ đi vẽ lại, đúc không bao nhiêu tượng từ hàng nghìn năm nay rồi. Nhưng báo chí khơi lên cũng có cái lợi là cái nhìn về Phật giáo Mật tông cũng sẽ thoáng hơn, hiểu nhau hơn.

Vài hình nhìn thêm cho...thoáng!

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật về tượng Phật ‘sắc dục’ gây xôn xao dư luận


Sự thật đã rõ ràng: Bức tượng Phật khiến nhiều người Việt Nam “đỏ mặt” có nguồn gốc từ… dãy núi Himalaya.


>> Truy tìm nguồn gốc của tượng Phật ‘lạ’

Posted Image
Hình ảnh cô gái khỏa thân trong bức tượng Phật “nhạy cảm” đã gây nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng VN. Nghi vấn về nhân vật này đã có câu trả lời.
Posted Image
“Cô gái” đó chính là Shakti – tên tiếng Phạn của một lực lượng siêu nhiên đại diện cho năng lượng vũ trụ sơ khai, khởi nguồn của sáng tạo, sự sinh sản và mang bản chất nữ tính.
Posted Image
Shakti có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, đôi khi còn được hiểu như “Mẹ thiên chúa vĩ đại” trong thế giới quan của Ấn Độ giáo.
Posted Image
Thuật ngữ Shakti được du nhập vào Phật giáo Mật Tông sau khi tông phái này ra đời.
Posted Image
Nepal và Tây Tạng, những vùng đất nằm trên dãy Himalaya là nơi Mật Tông phổ biến nhất. Tại đây, hình tượng Shakti ôm Phật được gọi là Hoan Lạc Phật.
Posted Image
Trong Ấn Độ giáo cũng có một hình ảnh tương tự Hoan Lạc Phật, đó là thần Shiva - tượng trưng cho sự hủy diệt - kết hợp với Shakti - sự sáng tạo (như trong ảnh).
Posted Image
Khi được đưa vào Phật giáo, Shakti không còn mang ý nghĩa nguyên bản là sự sáng tạo và sinh sản. Thay vào đó, Shakti trở thành biểu tượng của trí tuệ.
Posted Image
Sự “âu yếm”, “ôm ấp” giữa Đức Phật và Shakti chính là sự kết hợp viên mãn giữa thể xác và trí tuệ, trong đó thể xác tìm kiếm sự giải thoát thông qua trí tuệ.
Posted Image
Sự “hoan lạc” trong Hoan Lạc Phật là sự hoan lạc của một con người đã khai mở trí tuệ chứ không phải sự hoan lạc dục tính giữa nam và nữ.
Posted Image
Có thể ví von, nếu thành tựu cao nhất trong mối quan hệ nam nữ phàm tục là “lên đỉnh”, thì thành tựu của mối quan hệ giữa Đức Phật và Shakti chính là cõi Niết Bàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Bên cạnh cách giải thích như trên, còn có nhiều quan niệm khác về ý nghĩa của hình tượng Hoan Lạc Phật.

Posted Image

Một quan điểm cho rằng người phụ nữ không mảnh vải che thân với những động tác gợi tình tượng trưng cho sự quyến rũ trần tục.

Posted Image

Trong khi đó sự bình thản của Đức Phật là minh chứng cho cái tâm đã được giải thoát khỏi bụi trần.

Posted Image

Chính sự giải thoát này là niềm hoan lạc vĩ đại nhất mà một con người có thể đạt được trong kiếp sống của mình.

Posted Image

Một thuyết khác coi người phụ nữ khỏa thân là tượng trưng cho tín đồ dị giáo. Thái độ của người phụ nữ này chính là biểu hiện sự hàng phục giáo lý nhà Phật. Posted Image

Trở lại với bức tượng “gái khỏa thân ôm Phật” làm xôn xao dân mạng Việt Nam. Dù không thể xác định bức ảnh được chụp ở đâu, nhưng chắc chắn những bức tượng như vậy có thể được tìm thấy dễ dàng tại Tây Tạng, Nepal và một số vùng khác ở Nam Á, nơi có Phật giáo Mật Tông.

Posted Image

Việc dư luận Việt Nam đưa ra những suy diễn “không lành mạnh” về bức tượng Hoan Lạc Phật mà không tìm hiểu về ý nghĩa cao quý của bức tượng này thực sự là một điều đáng tiếc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý giải hình ảnh “sắc dục” trong tượng Phật giáo

(PTVN) - Theo Phật giáo cổ đại, những hình ảnh được cho là “sắc dục” mà mọi người nhìn thấy hoàn toàn không mang ý nghĩa dâm dục mà chỉ là hiện thân của Phật phụ Phật mẫu (cha, mẹ - PV) Phổ Hiền Như Lai Vương (Samantabhadra, Samantabhadri).
Trong lúc tìm kiếm tư liệu về bức tượng phật “sắc dục” gây xôn xao dư luận cũng như cộng đồng phật tử thời gian qua, chúng tôi đã tìm thấy những hình ảnh tương tự trong cuốn “Tây Tạng sinh tử kỳ thư: Nhận thức về luân hồi và giải thoát của sinh mệnh” do Nhà xuất bản Hà Nội phát hành (hiệu đính: TS Nguyễn Mạnh Linh).

Tác giả cuốn “Tây Tạng sinh tử kỳ thư” là Đại sư Liên Hoa Sinh - một cao tăng của phái Mật Tông. Theo đó, những phương pháp hướng dẫn tâm linh mà Đại sư Liên Hoa Sinh để lại trong cuốn sách này là cẩm nang dẫn đường thiết yếu dành cho tất cả những phật tử sắp lìa đời và những phật tử đang trên chặng hành trình sau cái chết.



Posted Image
Bức tượng hiện thân của Phật phụ Phật mẫu Phổ Hiền Như Lai Vương

Theo Đại sư Liên Hoa Sinh, cái chết xảy ra khi khi 4 nguyên tố lớn của sinh mệnh bắt đầu phân rã. Bốn nguyên tố lớn là đất, nước, lửa, gió tương ứng với 4 cơ cấu chức năng cơ thể quan trọng là cơ thịt, thể dịch, thân nhiệt và hô hấp.

Khi người hấp hối hít vào một hơi cuối cùng rồi ngừng thở, cuộc sống của họ vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn, trong cơ thể họ vẫn còn sót lại chút ít sinh khí. Lúc này, “ánh sáng căn bản đầu tiên” sẽ xuất hiện. Nếu người sắp chết nắm bắt được thời cơ này, sẽ đạt được giải thoát theo giáo lý nhà Phật.

Bằng việc “thể ngộ Phật phụ Phật mẫu Phổ Hiền Như Lai Vương”, tức trạng thái hợp nhất giữa thực tướng (tính không) và tâm linh, cũng có thể giúp người sắp chết lĩnh ngộ được ánh sáng để giải thoát.

Đặc điểm nhận dạng của Phổ Hiền Như Lai Vương là hình ảnh Phật phụ khỏa thân với màu da xanh lam, ôm Phật mẫu khỏa thân màu da trắng.

Phật phụ tượng trưng cho từ bi ôm lấy Phật mẫu tượng trưng cho trí tuệ, là biểu tượng của sự kết hợp giữa từ bi và trí tuệ bởi khỏa thân tượng trưng cho tính không.

Như vậy, theo phật giáo cổ đại, bức tượng một cô gái ôm đức phật hoàn toàn không có ý nghĩa dâm dục mà chính là hiện thân của Phật phụ Phật mẫu Phổ Hiền Như Lai Vương (Samantabhadra, Samantabhadri).

Mời bạn đọc cùng chiêm bái một số hình ảnh của Phổ Hiền Như Lai Vương và ảnh Sự hợp nhất giữa Tính không và Tâm linh trong sách Tây Tạng sinh tử kỳ thư:



Posted Image Sự hợp nhất giữa tính không và tâm linh (trích Tây Tạng sinh tử kỳ thư)





Posted Image Phật phụ Phật mẫu Phổ Hiền Như Lai Vương (trích Tây Tạng sinh tử kỳ thư)





Posted Image So sánh Thiền định vô tướng và Thiền định hữu tướng trong quá trình tìm kiếm sự giải thoát (trích Tây Tạng sinh tử kỳ thư)


Thanh Ngọc - Tùng Linh - TTVN


"Đây là bức tượng theo truyền thống mật giáo của tây tạng mà...bức tượng người sùng kính không thuộc truyền thống mật giáo thì sẽ mất tín tâm do không tìm hiểu hệ thống tư tưởng và hàm ý của mật giáo...nhưng thật sự bức tượng này biểu thị một cái ý nghỉa linh thiêng gì đó của mật giáo nhưng chưa được nhiều người biết đến thì đã gây ra một làn sống dư luận khá phẫn nộ...vì thế với con mắt chánh kiến của ng Phật tử ta không nên nhìn nhận và dừng lại ở một mức nghỉ đơn giản chẳng hạn như phi tượng trên" (Hội Phật Tử Việt Nam)
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phép chữa bệnh bằng diện chẩn chưa đủ cơ sở khoa học

Câu lạc bộ Diện chẩn dưỡng sinh được 2 lương y Phạm Văn Nhâm và Nguyễn Thị Phương thành lập 10 năm nay tại 34 Trần Phú, Hà Nội. Họ chữa bệnh chủ yếu bằng cách bấm huyệt ở mặt và một số điểm khác trên cơ thể. Gần đây, phương pháp này bị Sở Y tế cấm áp dụng vì chưa có cơ sở lý luận chính thống và hiệu quả chưa được đánh giá một cách khoa học.
Posted Image


Sơ đồ phương pháp diện chẩn của ông Châu.

Theo công văn của Sở Y tế Hà Nội gửi Vụ điều trị (Bộ Y tế) ngày 15/8, phương pháp diện chẩn mà 2 lương y trên áp dụng dựa trên quan điểm cho rằng, hệ thống kinh lạc và các cơ quan, bộ phận cơ thể đều có các vị trí tương ứng ở mặt. Có thể chữa bệnh bằng cách tác động vào các điểm tương ứng này hoặc những chỗ có bệnh lý trên cơ thể. Mỗi liệu trình điều trị kéo dài trung bình 7-10 ngày, điều trị hiệu quả các bệnh thông thường mới mắc: đau cơ, khớp, cao huyết áp, mất ngủ... Đến nay, đã có hơn 1.000 bệnh nhân được khám và điều trị. Tuy nhiên, 2 lương y không có tài liệu gốc của chính mình mà điều trị dựa vào tài liệu biên soạn "lưu hành nội bộ" của Bùi Quốc Châu ở miền Nam. Theo Sở Y tế, diện chẩn là phương pháp chữa bệnh chưa có cơ sở lý luận chính thống, chưa được đánh giá hiệu quả một cách khoa học. Do đó, theo Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân, 2 lương y không được áp dụng và phổ biến phương pháp khám chữa bệnh này.

Posted Image

Các lương y Nhâm và Phương cho biết, họ áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng diện chẩn của ông Bùi Quốc Châu từ năm 1999. Ông Châu coi 500 huyệt ở mặt tương ứng với các bộ phận trên cơ thể và hệ thống hoá chúng thành đồ hình trên mặt, tìm ra nhiều loại dấu hiệu báo bệnh, xây dựng thành bộ môn chẩn đoán mới. Từ đó, ông Châu đề ra một số cách chữa bệnh chỉ trong phạm vi mặt như: châm cứu, chích, lể, day bấm, bôi dầu, dán cao, day ấn bằng đũa thuỷ tinh. Theo lương y Nhâm và Phương, với phát minh này, ông Châu từng giảng bài tại nước ngoài, được phong tặng học vị tiến sĩ ở Sri Lanka hay danh hiệu "ngôi sao châu Á" ở Trung Quốc... Hiện nay, không chỉ Hà Nội mà tại Nha Trang, Thái Bình cũng có những câu lạc bộ Diện chẩn dưỡng sinh với hàng nghìn hội viên.

Tại cơ sở của 2 lương y Nhâm và Phương có sổ thư cảm ơn của người bệnh, phần lớn đều nhận xét diện chẩn là phương pháp ít tốn kém về tiền bạc và thời gian. Tuy nhiên, cả 2 người đều lắc đầu khi được hỏi có sẵn sàng thực hiện kiểm chứng khoa học đối với phương pháp này để được phép áp dụng không.

Một số bệnh nhân đã điều trị tại 34 Trần Phú cho biết họ có dấu hiệu thuyên giảm bệnh. Hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Ký (bị huyết áp cao, tai biến 2 lần) và bà Trần Thị Diễm (mắt bị ruồi bay, nhìn không rõ) ở phòng 116, B11, Nghĩa Tân, cho biết, họ chữa bệnh ở lương y Nhâm từ tháng 6. Sau gần 3 tháng xoa, day ấn các huyệt trên mặt, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, đến nay, ông Ký không còn phải dùng thuốc điều chỉnh huyết áp trường kỳ; bà Diễm cũng cảm thấy mắt đỡ nhập nhèm hơn.

Anh Đức (sinh năm 1973, quê Quảng Ngãi), một bệnh nhân viêm đa khớp vai, cũng có cảm giác bệnh đỡ hơn sau 10 ngày ấn huyệt và uống 1 thang thuốc bắc do lương y Nhâm bốc, kết hợp với chế độ luyện tập, rèn luyện cơ thể. Tuy nhiên, bác trai anh Đức (bị tiểu đường) cũng theo cách chữa này mà bệnh không khỏi.

Còn các nhà chuyên môn đại diện cho cơ quan chức năng lại không công nhận phép diện chẩn của ông Bùi Quốc Châu là một phương pháp chữa bệnh mới và hiệu quả. Dược sĩ Nguyễn Đức Đoàn, nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, từng thay mặt Bộ Y tế trả lời kiến nghị của ông Bùi Quốc Châu năm 1995, cho biết:
Ông Châu là một sinh viên ngành khoa học xã hội chứ không phải là người được đào tạo về y tế. Từ năm 1977, ông tổ chức cơ sở chữa bệnh riêng với danh nghĩa là "cơ sở diện chẩn", có lần bị một lương y kiện về bản quyền các dụng cụ mà ông dùng chữa bệnh. Từ vụ kiện này, Sở Y tế TP HCM đã khảo sát cơ sở của ông Châu, kết luận ông không có chuyên môn y tế, phải chấm dứt hành nghề. Tuy vậy, ông vẫn tới một số tỉnh miền Tây tuyên truyền rằng diện chẩn là cách chữa bệnh do ông phát minh, chữa được nhiều bệnh, tuyệt đối an toàn và gây kết quả bất ngờ.

Năm 1995, khi Bộ Y tế có chủ trương xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ, ông Châu viết thư cho Bộ trưởng đề nghị công nhận phương pháp này. Sau cuộc tiếp xúc với ông, Viện trưởng Viện Y học dân tộc TP HCM khẳng định, cách chữa bệnh bằng điện châm mà ông Châu áp dụng không có gì mới; còn phương pháp diện chẩn thì trước nay không có. Viện trưởng cũng nêu ý kiến: trong quá trình thử nghiệm phương pháp chữa bệnh tự nghiên cứu, ông Châu không được phổ biến rộng rãi. Nếu muốn phổ cập nó, ông cần thử nghiệm tại bệnh viện nhà nước; nếu thành công thì phương pháp của ông sẽ được công nhận và phổ biến. Ông Châu đã đồng ý với hướng giải quyết này nhưng sau đó không hề trở lại làm việc với cơ quan y tế về việc kiểm chứng. Vì vậy, đến nay, phương pháp diện chẩn chưa thể được công nhận và ứng dụng.

Về việc tạp chí Quang châm và Laser y học số tháng 3/2000 đăng lời chúc mừng ông Bùi Quốc Châu về việc ông được Viện Đại học "The open international university for complementary medicines" của Sri Lanka trao tặng bằng Tiến sĩ khoa học danh dự, dược sĩ Đoàn giải thích: ông Châu không phải là cán bộ y tế, khi đi nước ngoài giảng bài đều không phải do cơ quan hay tổ chức y tế nào cử đi. Vì vậy, ngành y tế không thể thẩm định chất lượng các chương trình giảng dạy đó. Những tước vị được nước ngoài phong tặng đều không có tính chất chính thống.

Giáo sư Hoàng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền, nhận xét: "Hình đồ mà ông Bùi Quốc Châu đưa ra thiếu căn cứ khoa học. Ông tìm ra được 500 huyệt trên mặt, mỗi huyệt tương ứng với các bộ phận trong cơ thể. Vậy chẳng lẽ mỗi milimet đều có huyệt? Và lương y phải giỏi như thế nào mới tìm đúng huyệt?".

Ông Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, nói: "Khi đến tuyên truyền ở một số tỉnh như Nghệ An, Đà Nẵng, ông Châu đã bị các sở y tế và hội Đông y địa phương từ chối. Hiện nay ở một số tỉnh thành có các câu lạc bộ Diện chẩn dưỡng sinh nhưng tất cả đều hoạt động bất hợp pháp. Nếu hiện nay ông Bùi Quốc Châu có thiện chí hợp tác để cùng ngành y tế Việt Nam thẩm định phương pháp diện chẩn thì tôi sẵn sàng đứng ra làm thành viên hội đồng, tạo điều kiện cho phương pháp này được đánh giá và nhìn nhận khách quan".

(Theo Lao Động)
=============================
Lại bị cái "cơ sở khoa học" hành hạ và hù dọa. HIc
"Cơ sở khoa học" là cái quái gì? Khi ông BQC đã đưa ra cả hệ thống lý luận và phương pháp ứng dụng, mặc dù hơi "kỳ lạ".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay