yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Giải pháp đòi lại Hoàng Sa

TT - Làm cách nào để Việt Nam giải quyết và đòi hỏi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (như khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời chất vấn trước Quốc hội)?

Tàu SAR-412 thuộc Trung tâm Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn hàng hải khu vực 2 từng tham gia cứu nạn ngư dân miền Trung tại ngư trường Hoàng Sa - Ảnh: Đăng Nam Các thành viên của Quỹ Nghiên cứu biển Đông đưa ra một số cơ sở và bước đi để hiện thực hóa công việc này của Việt Nam.

Xác lập chủ quyền

Không thể chinh phục lãnh thổ bằng vũ lực

Mấy người Trung Quốc này, ngoài độc ác ra còn có thêm cái tính hay nhận vơ nhỉ?

Đất Trung Quốc rộng đến thế rồi còn lân la sang tận Việt Nam vơ quáng vơ quàng vào lãnh thổ của Việt Nam về làm của mình?

Đọc tin tức rồi xem thời sự mà bức xúc quá cơ! Bây giờ mới có cơ hội xả...

Edited by hanhoai8

Share this post


Link to post
Share on other sites

TT - Làm cách nào để Việt Nam giải quyết và đòi hỏi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (như khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời chất vấn trước Quốc hội)?

Nói với người Trung Quốc rằng đất xưa của Bách Việt, tức đất nước của vua Hùng là phía Bắc giáp Động Đình Hồ, Đông giáp Đông Hải, Tây giáp Ba Thục, Nam giáp Hồ Tôn và dân tộc Việt tự hào có nền văn hiến gầm 5000 năm rực rỡ.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO VÀ BIẾN THÁI CỦA ĐẠO LÝ CON NGƯỜI. Ngay khi báo chí đăng tải thông tin về vụ một người giúp việc bị chủ nhà hành hạ dã man, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra. Nạn nhân là bà Phạm Thị Phương (59 tuổi, ở xã Đại Cường, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) bị chủ nhà là Trần Thị Tuyết Minh (48 tuổi, tạm trú tại số nhà 16, ngõ 95 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội) hành hạ. Dư luận vô cùng bất bình khi biết Minh đã dùng nhục hình, bắt bà Phương phải ăn phân của cháu bà ta, bắt bà Phương ăn ớt, uống nước sôi. Còn chuyện đấm đá thì xảy ra như cơm bữa. Đỉnh điểm của những tháng ngày hành hạ người giúp việc là ngày 27-12-2011, Minh dùng nước nóng dội vào người bà Phương khiến bà bị bỏng nặng. Phóng viên đã có cuộc tiếp xúc với bà chủ nhà có một không hai này.

Posted Image

Trần Thị Tuyết Minh

KHI ĐI LÀNH LẶN, KHI VỀ LÊ LẾT

Sơ bộ điều tra ban đầu, Công an quận Ba Đình xác định ngày 15-9-2011, bà Phạm Thị Phương được một người giới thiệu đến làm giúp việc cho bà Trần Thị Tuyết Minh, tại số 16 ngõ 95 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội. Do chậm chạp, trí tuệ kém minh mẫn, bà Phương thường xuyên bị bà Minh chửi mắng, hành hạ. Một lần con gái bà Minh bị mất năm triệu đồng, bà Minh nghi bà Phương lấy trộm và ép bà phải viết giấy thừa nhận việc lấy trộm tiền. Bà Minh đã giữ chứng minh nhân dân của bà Phương lại.

Posted Image

Nạn nhân Phạm Thị Phương với những thương tích do bỏng

Ngày 27-12-2011, Minh ép bà Phương vào toilet, cởi hết quần áo và bật nước nóng xối vào người bà Phương nhưng không cho đi bệnh viện chữa trị. Ngày 4-1-2012, Minh cho đứa cháu chở bà Phương ra bến xe Yên Nghĩa để bà về quê, sau khi trả sáu triệu tiền công. Ông Phạm Quốc Kỳ, em trai bà Phương cho biết, khi nhìn chị gái lê lết từ bến xe về nhà chỉ vài trăm mét vừa bò vừa đi hết mấy tiếng đồng hồ, ông vô cùng xót xa. Đến khi về nhà, cởi quần áo bà Phương ra, vợ chồng ông Kỳ thấy từng mảng lớn da thịt bị bỏng nặng, đặc biệt là ở bộ phận sinh dục, hai mông có chỗ đã nhiễm trùng lên mủ, vội vàng đưa chị vào bệnh viện Vân Đình chữa trị. Bác sĩ cho biết, diện tích bỏng của bà Phương là 18%, có chỗ bỏng độ 2, độ 3. Nghe người chị kể lại chuyện bị chủ nhà hành hạ, gia đình ông đã họp lại và viết đơn tố cáo.

Mồm vẫn còn bị bỏng do bị bắt ăn ớt và uống nước sôi, sữa cũng không nuốt được, bà Phương khó nhọc cho biết, bà bị chủ nhà đánh ngay từ tuần đầu tiên làm việc. Vốn tính cam chịu, bà không kể với ai, kể cả người đã giới thiệu bà vào làm cho gia đình bà Minh. Có lần bà bị bắt ăn phân trong bỉm của cháu bà Minh, có lần bị cởi hết quần áo ngồi trước quạt để coi cháu bé 7 tháng tuổi cho Minh... ngủ. “Chị tôi kể bị bà Minh bắt ăn một lúc 20 quả ớt, đến bây giờ mồm vẫn phồng rộp, có nuốt được sữa đâu. Bà Minh đúng là không phải con người, bắt người ta ăn cả phân. Chị tôi chồng con không có, trí tuệ lại kém, chỉ chậm chạp thôi chứ hiền lành lắm, không bao giờ chị ăn bốc ăn bải, trộm cắp vặt như bà Minh nói. Có lúc chị tôi còn bị bà ấy bắt nhịn đói. Trước chị ấy làm ruộng, chăm mẹ già 94 tuổi là mẹ liệt sĩ, sau có người giới thiệu mới ra phố làm nghề giúp việc nhà. Tôi đã bảo rồi, lên phố làm gì cho khổ, người ta có phải là cái giống người đâu” - ông Kỳ đau đớn nói.

LEO LẺO ĐỔ LỖI CHO NGƯỜI GIÚP VIỆC

Trần Thị Tuyết Minh trước đây từng là giáo viên, nhưng khi chúng tôi hỏi, Minh nói là làm lâm nghiệp đã nghỉ hưu ba năm nay. Có lẽ Minh cũng biết ngượng nếu nói mình từng là giáo viên chăng? Thường ngày, Minh ở nhà cùng bà Phương và chăm đứa cháu ngoại mới 7 tháng tuổi. Chồng Minh vẫn ở Hà Giang, thỉnh thoảng mới về Hà Nội. Rất giảo hoạt, Minh “thanh minh” rằng, để dẫn đến việc phải đánh đập, hành hạ người giúp việc, đều có nguyên nhân. Theo Minh thì bà Phương rất chậm chạp, nói cả chục câu vẫn... coi như điếc. Có lúc bảo giặt quần áo thì bà Phương chỉ lên gác rồi đứng chơi, quần áo cứ ngâm đấy không giặt. Minh ghét nhất bà Phương đến bữa không ăn nhưng rất hay ăn bốc ăn bải, thậm chí lấy cả đồ ở trên bàn thờ xuống ăn mà không hỏi ý kiến chủ nhà, cũng như không phần chủ. Tất cả những việc “ngứa mắt” đó, Minh đều dùng một biện pháp “dạy dỗ” chung là đấm đá.

Lý giải cho việc tại sao lại bắt bà Phương ăn phân trong bỉm của cháu ngoại mình, Minh nói: “Vì bà ấy cứ hay lấy đồ ăn trên bàn thờ xuống ăn mà không tạ lễ, nên tôi tức quá dọa, lần sau mà còn như thế thì tôi cho bà ăn cứt của cháu tôi đấy, tôi chỉ dọa thế thôi”. Nhưng thực tế thì khai tại cơ quan điều tra, Minh đã thừa nhận hành vi dã man, mất hết tính người này. Một ngày sau khi bà Phương bị tống về quê, Minh được con gái lên mạng đọc cho nghe bài báo viết về vụ bạo hành do Minh gây ra, biết không thể trốn chạy được tội lỗi nên đã ra công an đầu thú.

Về việc dội nước nóng khiến bà Phương bị bỏng, Minh kể do bà Phương ở bẩn, mấy chục ngày không chịu tắm nên hôm đó, Minh quyết định lôi bà vào toilet trong phòng mình và... tắm cho bà. Nhưng khi chúng tôi hỏi: “Tại sao chị cầm vòi sen phun vào người bà Phương đến 4-5 phút, khói bốc ra mù mịt mà lại nói là không biết nước nóng đến vậy”, thì Minh trả lời: “Tại bà Phương không kêu nên không biết”. Thật khó chấp nhận lời giải thích phi lý này. Dù có đần độn, dù có kém trí tuệ thì khi bị nước nóng dội vào người, phản xạ của con người phải nhảy ra chứ không ai lại đứng yên, nếu không bị đe dọa, bắt ép.

Với bất cứ hành động hành hạ nào, Minh cũng nại ra lý do có vẻ rất hợp lý để đổ lỗi cho bà Phương. Hỏi tại sao thấy bà Phương đau đớn, đi lại khó khăn vì thương tích như vậy nhưng lại không đưa đi viện mà tống cổ về quê, Minh cho biết, trước hôm về quê một ngày, bà Phương đã giả vờ là bị vong bố chồng bà Minh nhập vào và bắt bà Minh phải sắm một mâm cơm có đầy đủ gà, bò, rồi bắt bà Minh phải đi mua rất nhiều vàng hương về đốt. Sau đó, “vong bố chồng” cho biết rất thèm ăn một bát phở cao cấp, Minh hẹn ngày 23 cúng ông Công ông Táo sẽ cúng bát phở cao cấp nhưng “vong bố chồng” không nghe, bắt phải mua luôn. Minh nhờ một người xe ôm đi mua nhưng người này không mua được. Trong lúc khấn vái, Minh thấy bà Phương mở mắt nên hỏi: “Có phải bà giả vờ là bị bố chồng tôi nhập để dọa tôi không?”, bà Phương gật đầu nói: “Vâng, tôi dọa cô đấy”, Minh điên tiết dúi đầu bà Phương vào cánh cửa khiến mặt mũi bà đến hôm nay vẫn sưng tím và theo tự thú của Minh thì cú đánh này khiến bà Phương bị chảy máu đầu.

Đó chỉ là lời kể của bà chủ nhà giảo mồm này. Với thể trạng đau đớn, yếu ớt, đi còn không nổi, ngồi cũng không xong của bà Phương thì bà không thể dựng nên màn kịch bị “vong nhập” để hành hạ chủ nhà suốt một buổi chiều như vậy được.

Mấy ngày nay, những người dân sống quanh khu vực nhà bà Minh vô cùng phẫn uất. Họ cho biết sẽ đứng đợi công an dẫn bà Minh về nhà thực nghiệm điều tra để... ném đá. Minh thở dài sườn sượt khi biết việc này. Hỏi cảm giác lúc này thế nào, Minh nói: “Vừa ân hận vừa bực bà Phương”. Nguyện vọng của Minh cũng như gia đình bà ta là được đưa bà Phương lên bệnh viện lớn chữa trị để gia đình Minh có điều kiện chăm sóc bà Phương. Mấy hôm nay chồng bà Minh vẫn loanh quanh ở bệnh viện Vân Đình nhưng không dám lên thăm bà Phương vì sợ người nhà bà Phương bức xúc có hành động quá khích.

Công an quận Ba Đình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Trần Thị Tuyết Minh về hai tội: cố ý gây thương tích và hành hạ người khác.

Theo HỒ PHƯƠNG (CATP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO VÀ BIẾN THÁI CỦA ĐẠO LÝ CON NGƯỜI. Ngay khi báo chí đăng tải thông tin về vụ một người giúp việc bị chủ nhà hành hạ dã man, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra. Nạn nhân là bà Phạm Thị Phương (59 tuổi, ở xã Đại Cường, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) bị chủ nhà là Trần Thị Tuyết Minh (48 tuổi, tạm trú tại số nhà 16, ngõ 95 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội) hành hạ. Dư luận vô cùng bất bình khi biết Minh đã dùng nhục hình, bắt bà Phương phải ăn phân của cháu bà ta, bắt bà Phương ăn ớt, uống nước sôi. Còn chuyện đấm đá thì xảy ra như cơm bữa. Đỉnh điểm của những tháng ngày hành hạ người giúp việc là ngày 27-12-2011, Minh dùng nước nóng dội vào người bà Phương khiến bà bị bỏng nặng. Phóng viên đã có cuộc tiếp xúc với bà chủ nhà có một không hai này.

Posted Image

Trần Thị Tuyết Minh

KHI ĐI LÀNH LẶN, KHI VỀ LÊ LẾT

Sơ bộ điều tra ban đầu, Công an quận Ba Đình xác định ngày 15-9-2011, bà Phạm Thị Phương được một người giới thiệu đến làm giúp việc cho bà Trần Thị Tuyết Minh, tại số 16 ngõ 95 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội. Do chậm chạp, trí tuệ kém minh mẫn, bà Phương thường xuyên bị bà Minh chửi mắng, hành hạ. Một lần con gái bà Minh bị mất năm triệu đồng, bà Minh nghi bà Phương lấy trộm và ép bà phải viết giấy thừa nhận việc lấy trộm tiền. Bà Minh đã giữ chứng minh nhân dân của bà Phương lại.

Posted Image

Nạn nhân Phạm Thị Phương với những thương tích do bỏng

...

Công an quận Ba Đình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Trần Thị Tuyết Minh về hai tội: cố ý gây thương tích và hành hạ người khác.

Theo HỒ PHƯƠNG (CATP)

Người đàn bà có cái tên Trần Thị Tuyết Minh ấy chắc hẳn đã đánh mất hết nhân tính rồi! Con chó, con mèo nó gây ra tội khiến tôi bực mình cũng chỉ đánh nó 1-2 roi rồi thôi. Đấy là tôi nói đến hình phạt với con vật nuôi để diễn tả hành động của tôi khi điên tiết. Tuy nhiên, đánh chó đánh mèo xong chỉ lúc sau là tôi lại thấy thương xót và tội nghiệp chúng nó. Bạn hãy nhìn thử ánh mắt của chúng khi bị đánh mà xem!

Nhưng bà Phương không phải là vật nuôi trong nhà, bà Phương là con người cơ mà! Bà Phương đi làm giúp việc cho nhà bà Minh đâu có nghĩa là làm con ở như cái thuở chị Dậu hồi xưa? Giúp việc cũng là 1 nghề. Bà Minh lấy quyền gì mà hành hạ người làm cho bà ấy?

Sao cũng là đàn bà mà lại có thể đấm đá người đàn bà đáng thương kia như thế? Nhất là bà Minh cũng từng làm mẹ, đáng ra bà Minh phải biết da thịt của con người là do mẹ cha tốn công sinh thành và dưỡng dục như thế nào? Bà Minh lại còn từng làm giáo viên nữa cơ đấy? Tôi thật là sốc với "nhà giáo" này!

Những người như bà Minh, pháp luật nên trừng phạt thật nặng tay. Vì rằng càng nghiêm khắc bao nhiêu càng giảm bớt cho xã hội những kẻ hành hung mất hết tính người.

Haizzz, âu cũng là cái số nó phải thế! Đến lúc bà Minh thể hiện bản chất và đến lúc bà Phương phải hứng chịu hạn. Cơ mà tội nghiệp cho bà Phương quá! Bà ấy chắc hẳn đau đớn lắm! Thế gian này vẫn còn dư dả cảnh khổ lắm! Đời là bể khổ! Haizzz...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt Nam thiệt đơn thiệt kép vì dự luật Internet

Không thể tải video clip quay cảnh con cái nhảy múa hoặc biểu diễn văn nghệ trên nền nhạc ngoại quốc sôi động, mất hẳn một nguồn tư liệu tham khảo khổng lồ từ Wikipedia, không được phép chia sẻ các ca khúc và link chương trình truyền hình yêu thích trên Facebook, đó sẽ là những hệ lụy nhìn thấy được nếu dự luật SOPA và PIPA đi vào đời sống.

Sở dĩ SOPA và PIPA vấp phải sự phản đối quyết liệt từ cả thế giới là vì, hai dự luật này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Mỹ mà còn đe dọa tương lai sử dụng Internet của hơn 2 tỷ người. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người dùng Việt không thể miễn nhiễm với SOPA.

Trên thực tế, dù dự luật còn chưa được thông qua nhưng nhà chức trách Mỹ đã bắt đầu hành động. Tuần trước, một sinh viên Anh đã bị Tòa án Anh dẫn độ sang Mỹ vì tội lập ra website TVShack, chuyên cung cấp đường link download phim và TV Shows sao chép lậu. Bản án mà người này phải đối mặt lên tới 10 năm ngồi tù tại Mỹ.

Cộng đồng blog

Posted Image

Những trang web như YouTube sẽ không chấp nhận các clip "vi phạm" hoặc có thể bị đóng cửa.

Theo các chuyên gia, SOPA và PIPA mở ra một viễn cảnh hết sức u ám và tăm tối cho cộng đồng mạng. Bạn tình cờ nghe được một bản nhạc hay – chẳng hạn như Someone Like you của nữ ca sĩ Adele – và muốn chia sẻ trên blog để bạn bè của mình cùng nghe? Bạn sẽ phạm luật, theo quy định của SOPA. Nếu bạn là dân thiết kế, bạn muốn viết một bài phân tích về xu hướng thiết kế mới nhất trên thế giới và cần đăng ảnh các công ty Mỹ để minh họa cho bài viết của mình? Nếu những công ty đó cảm thấy không hài lòng với việc bị bạn sử dụng hình ảnh, họ có thể kiện bạn ra tòa án Mỹ. Nếu Tòa án kết luận rằng bạn đã xâm phạm thương hiệu, chiếu theo SOPA, trang blog của bạn sẽ bị chặn truy cập tại Mỹ, hoặc có nguy cơ phải đóng cửa.

Giới học sinh, sinh viên và nghiên cứu

Sự xuất hiện của Internet, nhất là những trang web như Wikipedia, Encyclopedia.com đã giúp cho việc học tập, nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bất cứ khi nào một học sinh, sinh viên cần tra cứu thông tin, họ có thể hỏi Google hay tìm kiếm trên Wikipedia. Bạn có thể đọc sách điện tử trên những thư viện sách của cả Việt Nam lẫn quốc tế khi cần làm bài luận, khóa luận.

Tuy nhiên, sau khi SOPA và PIPA thực thi, rất nhiều trang tài liệu của Wikipedia sẽ bị quy vào tội sao chép trái phép tài liệu có bản quyền. Một là Wikipedia phải xóa bỏ tất cả những trang này để tiếp tục hoạt động, nhưng khi ấy thì chức năng Bách khoa toàn thư của nó đã bị thui chột nặng nề. Hai là nếu kiên quyết giữ lại các nội dung nhạy cảm, Wikipedia phải đối mặt với nguy cơ bị kiện, phong tỏa tài khoản, đóng cửa và thậm chí nhà sáng lập, eekip quản lý cũng có thể phải lĩnh án tù. Bài học nhỡn tiền mà Wikipedia có thể học được chính là vụ website chia sẻ file Megaupload vừa bị đóng cửa sáng nay (20/1), còn nhà sáng lập cũng bị cảnh sát New Zealand bắt giữ theo yêu cầu từ phía Mỹ.

Người dùng cá nhân

Posted Image

Facebook, Twitter cũng sẽ phải đoạn tuyệt với khả năng chia sẻ clip, ca khúc, đường link, nội dung hiện nay

Không chỉ Wikipedia và các blogger điêu đứng mà người dùng cá nhân cũng sẽ nếm đòn từ SOPA. Hiện tại, việc các ông bố bà mẹ Việt Nam quay clip con cái nhảy hip-hop trên nền những ca khúc như Low, Just Dance... rồi tải lên YouTube và Facebook để chia sẻ với bạn bè là rất phổ biến. Tương tự, những clip thể hiện tài năng nhảy, hát nhép của một bộ phận giới trẻ dựa theo các giai điệu nổi tiếng của bảng xếp hạng Billboard cũng xuất hiện rất nhiều trên những cộng đồng như YouTube, Zing... Hiển nhiên, theo SOPA, những clip này đều đã vi phạm bản quyền và sẽ bị yêu cầu gỡ bỏ trong vòng 5 ngày. Nếu YouTube không muốn rắc rối, họ sẽ phải gỡ bỏ toàn bộ các clip kiểu này. Nhưng trong trường hợp không kiểm duyệt xuể, trang web này có thể bị phạt và đóng cửa. Ngay cả Google (chủ sở hữu YouTube) cũng không khỏi bị liên đới. Người dùng sẽ mất hẳn những kênh phổ biến, đơn giản để upload và chia sẻ video clip. Tệ hơn, các gia đình, các bạn trẻ có thể cũng phải đối mặt với đơn kiện nếu như hãng đĩa của Mỹ đâm đơn vì tội vi phạm bản quyền. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với Facebook hayTwitter nếu một thành viên nào đó của mạng xã hội vô tình hay cố ý để lại một đường link, một đoạn nhạc hay một clip có nội dung vi phạm bản quyền. Các hãng công nghệ gọi đây là kiểu “tiền trảm, hậu tấu” và vì thế, SOPA đang bị phản đối quyết liệt từ phía Google, Mozilla, Wikipedia, Facebook, Twitter....

nguon:vietnamnet

===============================

Người Việt có được làm ra luật chơi đâu, nên thiệt thòi là chắc chắn và đây cũng là mạnh vì gạo bạo vì tiền, của nươc lớn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dùng ghế TGĐ cược tiến độ với Bộ trưởng Thăng

Một chuyện hy hữu vừa diễn ra tại Bộ GTVT: Hai tổng giám đốc (GĐ) của 2 tổng công ty lớn vừa tự nguyện thế chấp chức vụ với Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng. Nếu công trình chậm tiến độ, họ sẽ xin từ chức.

Họp không cần kính thưa, kính gửi

Hai vị này là Tổng GĐ Tổng Cty xây dựng Thăng Long Phan Quốc Hiếu và Tổng GĐ Tổng Cty Xây dựng Công trình Giao thông 8 (Cienco8) Vũ Hải Thanh. Trong một cuộc gặp với Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng mới đây, cả hai ông cam kết nếu công trình không về đích sớm 5 tháng sẽ nộp đơn xin thôi việc.

Tổng GĐ Tổng Cty xây dựng Thăng Long hiện là tổng thầu thi công Dự án 3B đường vành đai 3 giai đoạn 2 (cầu vượt đoạn gần đường Khuất Duy Tiến). Đây là gói thầu có giá trị 1.400 tỷ đồng. Cienco8 là đơn vị thi công.

“Hôm đó, mở đầu cuộc họp, Bộ trưởng Thăng nói ngay: Đề nghị các anh không cần thiết phải kính thưa, kính gửi gì mất thời gian, vào việc luôn. Rồi Bộ trưởng Đinh La Thăng nói: Vành đai 3 là tuyến đường quan trọng, giải quyết phần nào nạn ùn tắc cho Thủ đô. Các anh có thể thi công vượt tiến độ được không”, ông Phan Quốc Hiếu kể.

Theo ông Hiếu, tiến độ của công trình này dự kiến hoàn thành cuối năm 2012, Bộ trưởng hỏi liệu có quyết tâm vượt tiến độ 5 tháng để góp phần giải quyết ùn tắc nội đô, “anh Hiếu tính thế nào”. “Tôi đề xuất luôn 2 điều kiện với Bộ trưởng. Một là, cho ứng thêm 10% tiền nữa. Hai là, cho thưởng tiến độ để lấy tiền huy động máy móc, thiết bị. Bộ trưởng nói ngay: Nếu tôi đáp ứng cho anh 2 điều kiện này mà ngày 30 - 6 - 2012 không xong thì lại ôn nghèo kể khổ với tôi à? Tôi đáp: Thưa Bộ trưởng, nếu đáp ứng được 2 điều kiện đó, nhưng tôi làm không được đúng hẹn, trên bàn Bộ trưởng sẽ có đơn xin từ chức của tôi”, ông Hiếu nói.

Ngay sau đó, những yêu cầu của Tổng GĐ Tổng Cty xây dựng Thăng Long được đáp ứng. Khi dùng chiếc ghế tổng giám đốc của mình để “cược” với Bộ trưởng GTVT, trở về đơn vị, nhiều người đã không khỏi lo cho số phận người đứng đầu.

Ông Hiếu cho biết: “Có người thắc mắc sao lại thế này, sao lại thế kia. Tuy nhiên, tôi lấy tư cách là người đứng đầu để chịu trách nhiệm. Sau khi hứa với Bộ trưởng, chúng tôi sát sao công việc như tăng cường làm đêm, điều động máy móc thiết bị; nâng cao kỷ luật lao động, nói đi đôi với làm”.

Posted Image Ông Phan Quốc Hiếu (bên phải) trong một lần đón Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tới thăm công trường

Không xong thì quá ngượng với Bộ trưởng

Cùng trong phiên họp bất thường ngày hôm đó, Tổng GĐ Cienco 8 Vũ Hải Thanh (thi công trụ cầu cạn từ số 136 đến trụ 163 dài khoảng 1 km) nói: “Nếu không xong như đã hứa với Bộ trưởng thì quá ngượng ngùng. Cá nhân tôi cũng sẽ không xin xỏ đâu. Lúc đó, Bộ trưởng Thăng hỏi, anh làm không được thì thôi tổng giám đốc và chuyển lên chức Chủ tịch HĐQT chứ gì? Tôi nói, bên tôi đã có anh ở vị trí này còn rất trẻ, còn tôi sẽ về hưu”.

Ông Thanh năm nay 59 tuổi. Trao đổi với PV, Tổng GĐ Vũ Hải Thanh cho biết đã nhờ em ruột rút tiền và bản thân sẽ thế chấp nhà để chuẩn bị tiền thi công kịp tiến độ. Cũng giống như Tổng GĐ Hiếu, Tổng GĐ Thanh họp xong khi về đơn vị cũng nhận được nhiều lời chia sẻ vì dám mang cả chức vụ ra để thế chấp với Bộ trưởng GTVT về tiến độ công trình. Hiện, Cienco8 có 29 công ty thành viên với khoảng 6 nghìn lao động.

Tổng Cty xây dựng Thăng Long cũng có 29 đơn vị thành viên với 4.500 lao động. Năm 2010, một đơn vị thuộc Tổng Cty xây dựng Thăng Long trong quá trình thi công cầu cạn Pháp Vân (gần khu đô thị Linh Đàm-Hà Nội) đã gây sập 4 dầm cầu. Lúc đó, ông Phan Quốc Hiếu đã quy trách nhiệm cho đơn vị thi công và yêu cầu (đơn vị thi công) tự bỏ tiền ra đền.

Trao đổi với PV, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết rất trân trọng những lời hứa này. Bộ trưởng Thăng nói cũng cảm kích trước lời hứa tự thôi chức nếu không hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn của Tổng GĐ Cienco 8 Vũ Hải Thanh vì ông Thanh tuổi đã cao.

Trước đó, chuyện chậm tiến độ công trình trong ngành GTVT gần như phổ biến. Nhiều công trình thi công với tốc độ rùa bò kéo theo các hệ lụy như ảnh hưởng an toàn giao thông, tốn kém, mất mỹ quan... Sau hành động “trảm tướng” của Bộ trưởng Thăng, hàng loạt dự án chậm tiến độ (Nhà ga sân bay Đà Nẵng khánh thành ngày 25-12; Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột khánh thành ngày 24-12; Dự án khôi phục cải tạo QL 20 nối Đồng Nai tới Lâm Đồng, cải tạo sửa chữa đường ĐT 725 (Lâm Đồng); Nhà ga T2 Sân bay Nội Bài...) đua nhau vượt tiến độ khởi công.

(Theo Tiền phong)

====================================================================

Việt Nam rất cần những con người dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lãng phí

Lãng phí, cùng với tham ô, tham nhũng, trong nhiều trường hợp có thể bị liệt vào tội phạm. Nhưng so với tham ô, tham nhũng, thì lãng phí khó kết tội hơn.

Chúng ta bực tức vì những đầu tư sai mục đích của ngành Giáo dục, lãng phí trong in ấn sách giáo khoa, trong thi cử... Nhưng có mấy ai tiếc cho con cái mình, phải lãng phí thời gian quá nhiều cho việc học thêm, dẫu rằng chúng ta, với kinh nghiệm của bản thân, hiểu rõ rằng trẻ em cần được chơi. Lãng phí thời gian, nhất là tuổi trẻ, tuổi thơ, là sự lãng phí rất lớn của nhân lực xã hội.Và nếu "lãng phí của công" xảy ra tràn lan ngày nay, khó kết tội, dù hậu quả của nó rất nặng nề, thì "lãng phí của tư" mới thật rất là khó kết tội. Không có luật lệ nào kết án những người lãng phí của cải do chính họ làm ra, có chăng chỉ là lương tâm kết tội, mà cũng không phải lương tâm của mọi người.

Khi nói đến những bàn tiệc ê hề thức ăn, toàn sơn hào hải vị, chế biến công phu, bị đổ đi, người ta thường nghĩ ngay, chủ của chúng là những kẻ tiêu "tiền chùa", bởi chỉ có tiêu tiền chùa thì mới vung tay như vậy. Sự thực, có không ít những người, tuy không giàu, nhưng muốn "bằng anh bằng em" cũng vung tay quá trán. Sự lãng phí của số đông, tích tiểu thành đại, cũng chẳng kém gì sự lãng phí bởi những kẻ tiêu tiền chùa.

Chúng ta thường xót xa, phẫn nộ, khi thấy những công trình bị bỏ dở bởi tính toán sai hiệu quả kinh tế. Tiền Nhà nước đổ xuống sông mà chẳng ai phải chịu trách nhiệm. Nhưng chúng ta có bao giờ quan tâm tới việc những người dân đập phá những ngôi nhà của chính họ, mới xây dựng được vài năm, để xây trên nền cũ những ngôi nhà đẹp hơn, kiên cố hơn, để rồi, cũng chẳng biết, sau bao lâu những ngôi nhà đẹp hơn, kiên cố hơn nhiều này sẽ lại bị đập phá để xây nên những ngôi nhà đẹp hơn, kiên cố hơn nữa...

Lãng phí đã trở thành một phần trong cách sống của mỗi chúng ta. Lãng phí của công, đầu tư không hiệu quả trong kinh tế không chỉ vì cơ chế, vì quản lý yếu kém, mà nhiều hơn, vì chính văn hóa của mỗi chúng ta. Ai cũng biết, tài nguyên đang dần cạn kiệt, ngay cả nước ngọt, thứ mà chúng ta trước kia không thể nghĩ là có thể hết, cũng đang được các nhà khoa học dự báo, sẽ trở nên khan hiếm trong tương lai. Mỗi giọt nước, mỗi giọt xăng, mỗi viên than chúng ta lãng phí bây giờ, chính là chúng ta đang cướp của con cháu ngày mai.

Theo: tuanvietnam

=====================================================================

Cuộc sống hiện tại có quá nhiều cái lãng phí, biết làm sao được.

Nhất là lãng phí thời gian va lãng phí cả sư suy nghĩ Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con rối - Cuộc đời

Nhưng thà là như Chế Lan Viên "cho cuộc đời giật dây", chứ đừng để ai đó giật dây. Mà dù biết là khó, đôi khi vẫn nên cố gắng cắt đi vài sợi dây trói của đời.

Cuối năm. Người người chạy đôn chạy đáo đi mua hàng giảm giá, đi biếu xén, về quê, thăm thú chùa chiền... Muốn tìm một góc tĩnh lặng, chợt nhớ câu thơ rất hay của Chế Lan Viên: Lòng ta thành con rối/Cho cuộc đời giật dây...

Nghe như một lời than. Như một lời "tổng kết" cho thân phận con người. Không phải riêng thân phận nhà thơ. Không phải chỉ thân phận con người thời nay. Là vĩnh cửu, thân phân con người- con rối.

Người "tầm thường" luôn là con rối của ai đó.

Bậc "cao nhân" không chịu làm con rối cho ai thì vẫn không thoát khỏi "cuộc đời giật dây".

Như được giương lên làm ngọn cờ thì gió đến là phải bay. Mà cả khi không có gió cũng phải phất phơ, bởi "ta là ngọn cờ"!

Như "thần tượng" thì cứ phải lúc nào cũng trang nghiêm "như tượng".

Như "sao giải trí" thì phải luôn tạo ra đủ trò nhí nhố, "đánh bóng", để cho cuộc đời giải trí.

Như nhà thông thái đã ở ẩn trên núi ba năm thì ai hỏi gì cũng phải vừa quay đầu vào vách, vừa phán dăm ba điều vô nghĩa. Để có xảy ra chuyện gì thì người ta cũng có cách lý giải!

Posted ImageẢnh minh họa Có những người không chịu làm con rối cho đời. Họ thích làm ngược. Người khác khen thì ta chê, người khác thích thì ta không thích. Cứ tưởng như thế là "khác đời", thực ra hành động của họ cũng bị cuộc đời quyết định đấy thôi! Vẫn bị cuộc đời giật dây mà không tự biết.

Đến những người có quyền lực tối cao - những ông Vua - thì như trong một bài hát nổi tiếng "Всё могут короли" của ca sĩ Alla Pugachova:

Các ông Vua có thể làm tất cả mọi điều

Số phận thế gian này nhiều khi do họ định đoạt

Chỉ có một điều không ông Vua nào làm được

Là lấy vợ vì tình yêu

(Всё могут короли,

Всё могут короли,

Сутьбу всей земли

Решат они порой,

Но что ни говори

жениться по любви

Не может ни один, ни один король)

Bởi thế, dù thời nào thì cuộc đời vẫn cứ như là một sân khấu rối. Nên Balzac mới viết "La Comédie humaine" (Tấn trò đời), Thackeray mới nổi tiếng với "Vanity Fair" (Hội chợ phù hoa), và Tào Tuyết Cần mới bất tử với "Hồng Lâu mộng".

Có lẽ người ta thích rối cũng vì trong tiềm thức có cái khát khao được trả thù cái sự đã phải làm con rối cho đời, nên giờ phải được làm kẻ "giật dây"! Phải chăng đó là lý do mà ở nhiều nước có những kiểu rối độc đáo lắm, như rối nước ở Việt Nam, rối bóng ở Indonesia,...

Cánh diều cắt đứt sợi dây thì không bay bổng được nữa. Con người muốn trở thành "nhân vật" của đời thì cứ phải chịu để Đời giật dây.

Đành thế. Nhưng thà là như Chế Lan Viên "cho cuộc đời giật dây", chứ đừng để ai đó giật dây. Mà dù biết là khó, đôi khi vẫn nên cố gắng cắt đi vài sợi dây trói của đời. Theo Tia sáng

============================================

Huhu, xem xong thấy rằng mình đã là con rối của cuộc đơi và có lẽ đến chết mới hết Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giao thông đô thị, trông người để ngẫm đến ta!

Tác giả: Đặng Văn Huấn*

(theo tuanvietnam.net)

Không nên dùng các biện pháp "cứng" như thu thêm phí và thuế để bắt người dân giảm đi lại hay mua sắm phương tiện. Mà sự thay đổi thói quen sinh hoạt và văn hóa đô thị cần bắt đầu từ phát triển cơ sở hạ tầng.

Tôi có may mắn là hiện đang sống ở một thành phố có hệ thống giao thông đô thị hiện đại và trật tự vào bậc nhất của nước Mỹ. Ở đây, có đến ba loại phương tiện giao thông công cộng là xe điện nội đô, tầu điện cao tốc và hệ thống xe buýt nhộn nhịp.

Sau một thời gian sống tại đây, thú thực, mỗi khi về Việt Nam, điều làm tôi ái ngại nhất chính là giao thông đô thị ở Hà Nội. Đi xe máy thì nguy hiểm, còn ôtô thì bất tiện vì không có chỗ đỗ. Tình trạng tại nạn giao thông và tắc đường mang đến sự rủi ro thường trực và bất tiện cho người dân.

Mặc dù không thể so sánh Hà Nội với các thành phố ở Hoa Kỳ hay các nước phát triển khác vì trình độ phát triển của Việt Nam đi sau họ có khi cả hàng thế kỷ nhưng những kinh nghiệm và thức tiễn phát triển đô thị của các thành phố này, Việt Nam ta có thể nghiên cứu và học hỏi. Nhiều giải pháp ngắn hạn, dài hạn đã được các Bộ ngành, thành phố và người dân đưa ra trong nhiều năm gần đây.

Nhưng theo tôi, các giải pháp sau đây cần được ưu tiên thực hiện:

Dịch vụ xã hội ở các khu vực ngoại vi thành phố

Đây là giải pháp ngắn và trung hạn nhằm giãn mật độ đi lại trong nội đô. Kinh nghiệm ở Mỹ là cứ xây dựng thêm các khu dân cư, nhà ở mới thì nhất thiết phải có hạ tầng cơ sở kèm theo. Các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, bưu điện ở các vùng ngoại vi sẽ hạn chế tình trạng dân ở các khu vực này phải di chuyển vào thành phố.

Ví dụ như thời gian gần đây, tại quận Long Biên của Hà Nội, hai trung tâm thương mại tại các khu đô thị mới là Savico Megamall và Vincom Long Biên với Big C, điện máy Mediamart... v.v... đã góp phần giải quyết nhu cầu mua sắm tại chỗ thay vì di chuyển vào khu vực Hoàn Kiếm như trước đây của người dân ở khu vực Long Biện, Gia Lâm, Đông Anh và Bắc Ninh.

Do đó, cần quy định xây dựng các khu dân cư mới phải kết hợp xây dựng song song trung tâm thương mại, trường học, và bệnh viện như Ecopark hay Vincom Village ở Hà Nội là những điển hình tốt.

Việc di dời các trường đại học ra ngoài thành phố là điều cần thiết nhưng phải có sự giúp sức quyết liệt của các thành phố và bộ ngành, nếu không sẽ rất khó tạo động lực cho các trường. Việc phát triển các dịch vụ xã hội ở các đô thị vệ tinh còn giúp cung cấp việc làm cho người dân địa phương nhằm giảm số người vào nội đô làm việc.

Posted Image

Ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra ở các thành phố lớn của VN

Xây dựng các tuyến đường sắt đô thị

Chính phủ cần quyết tâm xây dựng hệ thống đường sắt nội đô trên cao hoặc đường ngầm. Khi so sánh các thành phố trong khu vực châu Á có thể thấy, những nơi có hệ thống đường sắt đô thị tốt hơn như Singapore, Seoul, Quảng Đông thì giao thông cũng thông thoáng hơn Jakarta, Bangkok hay Manila.

Việc xây dựng các hệ thống giao thông này rất tốn kém nhưng với mật độ dân cư lớn và dân số đông như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì xây dựng các tuyến đường sắt nội đô là yêu cầu tất yếu. Hiện một vài tuyến đang được triển khai xây dựng ở Hà Nội nhưng cần nhận được sự quyết tâm của Chính phủ và thành phố để đảm bảo tiến độ.

Thiết nghĩ, không nên dùng các biện pháp "cứng" như thu thêm phí và thuế để bắt người dân giảm đi lại hay mua sắm phương tiện. Mà sự thay đổi thói quen sinh hoạt và văn hóa đô thị cần bắt đầu từ phát triển cơ sở hạ tầng.

Khi nào người dân thấy việc di chuyển bằng phương tiện công cộng an toàn hơn, tiết kiệm hơn và nhanh hơn thì họ sẽ tự thay đổi nhận thức và văn hóa giao thông. Hãy thử quan sát xem, khi các siêu thị hiện đại mới mọc lên ở các vùng ngoại vi của Hà Nội, sẽ thấy người dân ở các vùng đó dần thay đổi thói quen mua sắm, xếp hàng và thanh toán như thế nào.

Nguồn: World Metro Database, Metro Bits Organisation

Huy động khu vực tư nhân đầu tư

Giải pháp thứ ba là việc huy động các doanh nghiệp tư nhân xây dựng và phát triển cở sở hạ tầng đô thị vì nguồn ngân sách quốc gia còn hạn hẹp. Giải pháp này có thể coi là một đề án nghiên cứu cơ chế và mô hình của các nước khác, làm sao để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Tôi đồng tình với một số ý kiến cho rằng, người dân sẽ sẵn sàng đóng góp cho những dự án cụ thể và tự nguyện nộp phí khi đi trên những con đường rộng rãi và êm ái.

Giải pháp đưa ra hiện nay của Bộ Giao thông Vận tải về thu phí xe máy và ôtô sẽ khó nhận được sự đồng thuận của người dân vì hai lẽ. Một là người dân muốn nhìn thấy những sản phẩm cụ thể và đóng góp của họ có hiệu quả chứ không phải những kế hoạch chung chung, nhất là trước hiện tượng thất thoát lớn và chất lượng thấp ở một số dự án giao thông lớn trong những năm qua.

Hai là, thực tế người dân Việt Nam đã phải đóng thuế rất cao để sở hữu phương tiện cá nhân của mình rồi. Do vậy, với tư cách là đại diện cho người dân, Nhà nước phải có trách nhiệm tiên phong và xây dựng được cơ chế thu hút đầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Người dân sẽ đóng phí khi họ thấy được sự thiết thực và hiệu quả của các dự án giao thông đô thị.

Ba yếu tố tiên quyết

Qua theo dõi những quyết định và đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải gần đây để giải quyết những bức bách về giao thông đô thị, xin có một số ý kiến.

Giải pháp đưa ra hiện nay của Bộ Giao thông Vận tải về thu phí xe máy và ôtô sẽ khó nhận được sự đồng thuận của người dân vì hai lẽ.

Một là, người dân muốn nhìn thấy những sản phẩm cụ thể và đóng góp của họ có hiệu quả chứ không phải những kế hoạch chung chung, nhất là trước hiện tượng thất thoát lớn và chất lượng thấp ở một số dự án giao thông lớn trong những năm qua.

Hai là, thực tế người dân Việt Nam đã phải đóng thuế rất cao để sở hữu phương tiện cá nhân của mình rồi. Do vậy, với tư cách là đại diện cho người dân, Nhà nước phải có trách nhiệm tiên phong và xây dựng được cơ chế thu hút đầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Người dân sẽ đóng phí khi họ thấy được sự thiết thực và hiệu quả của các dự án giao thông đô thị.

Trước hết, xin chia sẻ tâm huyết và hành động cụ thể của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Các giải pháp sẽ chỉ là giải pháp nếu tư lệnh ngành không quyết liệt và có trách nhiệm với người dân. Đây là điều kiện cần cho một sự khởi đầu của các giải pháp chiến lược và lâu dài khi mà Việt Nam đã đi sau các nước khác khá nhiều. Bộ trưởng đã có những giải trình trước Quốc hội và trên báo chí về những khó khăn, những giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm giải quyết các vấn đề cốt lõi. Tuy vậy để thành công thì cần có ba yếu tố tiên quyết:

Thứ nhất, việc giải quyết các vấn nạn giao thông cần sự phối hợp của các bộ ngành và thành phố. Vậy nên, để thành công trước tiên Bộ trưởng cần có sự ủng hộ chính trị của các lãnh đạo cao nhất trong Đảng và Chính phủ. Vì chỉ có sự ủng hộ này, thì việc phối hợp với các bộ ngành và địa phương mới được thông suốt và thực chất. Còn không, sẽ luôn có sự xung đột về lợi ích và ưu tiên giữa các đơn vị, cơ quan.

Thứ hai, Bộ trưởng cần tập hợp bên mình những chuyên gia và cố vấn giỏi, công tâm và có trách nhiệm; có chế độ đãi ngộ tốt với các học giả Việt Nam ở nước ngoài hay các chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực giao thông.

Thứ ba, Việt Nam là nước đi sau, nên ở đâu đó trên thế giới, đã có những giải pháp và kinh nghiệm trong phát triển giao thông đô thị. Chúng ta chỉ cần học tập và nghiên cứu những kinh nghiệm đó chứ không nên duy ý chí "sáng tạo" ra những giải pháp mà chưa được kiểm nghiệm trong thực tế. Đó cũng là bài học để giảm chi phí cơ hội trong phát triển của các nước như Singapore, Hàn Quốc, hay kể cả Trung Quốc.

* Nghiên cứu sinh tại Trường đại học Portland State, Hoa Kỳ

==============================================

Đây cũng là 1 ý kiến hay đi kèm với sự quy hoạch tổng thể và ngân sách đủ lớn để thực thi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

- Đến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…

Trước những hiện tượng xảy ra phổ biến như hoang phí vung tiền lẻ tràn ngập khắp nơi, mê muội cầu tài lộc, chen lấn xô đẩy… tạo nên những hình ảnh xấu trong các mùa lễ hội. Vietnamnet có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền) để làm rõ nguyên nhân và các yếu tố gây nên các hiện tượng xấu đáng báo động trong các mùa du lịch văn hóa tâm linh. Đức Phật là một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần!

Posted Image Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền) - Phật Giáo tại Việt Nam đang được người Việt nhận thức thế thế nào thưa ông? - Phật Giáo không phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà có thêm từ một vài nước thứ ba. Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có nhiều bị thay đổi đi một phần và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Vì vậy Phật Giáo ở Việt Nam có rất nhiều dòng khác nhau. Nhưng nguy hại, trong một số bộ phận người dân, Phật Giáo đã bị nhận thức không đúng so với giá trị nguyên bản.

- Vậy Phật Giáo ở Việt Nam bị hiểu sai như thế nào?

Đó là ở sự nhật thức đúng đắn về Đức Phật. Lối tiếp nhận đơn giản kiểu quan niệm của nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình.

- Người đến cửa Phật mới chính là người quyết định cuộc sống cho mình, xin ông làm rõ ý này ?

Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi xướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.

Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.

- Nguyên nhân do đâu khiến nhiều người Việt Nam lại có sự nhận thức sai về Phật Giáo như vậy, theo ông?

Xưa kia, vì Việt Nam là một nước nông nghiệp nên trong quá trình tồn tại và phát triển đã phải chịu sự chi phối rất nhiều của tự nhiên, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Thời đó với trình độ nhận thức hạn hẹp đã cho rằng “Vạn vật hữu linh” tức là mọi sự việc xảy ra đều có sự ảnh hưởng của một vị thần nào đó. Chính vì vậy khi du nhập vào Việt Nam với sự dung dị và hòa bình, dẫn đến Phật Giáo đã giảm bớt tính hàn lâm và tự biện vốn có của nó.

Posted Image Đến Chùa để cầu xin may mắn và tài lộc liệu có đúng với tinh thần Phật Giáo? Ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêm tâm lí đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy về quan niệm về Phật Giáo. Chính vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gay ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt động văn hóa tâm linh. Cùng thờ một đức phật, có chùa lại thiêng hơn?

-Ông giải thích sao về hiện tượng một vài ngôi chùa cứ đến mùng 1 hoặc ngày rằm ùn ùn người dân đổ về cúng lễ?

Đó cũng là sự hiểu sai về Đức Phật như một vị thánh thần đã nói ở trên. Không có chuyện Đức Phật ở chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó. Bản chất đều là cùng thờ một Đức Phật tư bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác.

- Là một người nghiên cứu, ông còn thấy những biểu hiện sai lệch nào khác về việc thờ Đức Phật của người dân?

Có rất nhiều, ví dụ như việc dân dã hóa Đức Phật nay đã biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.

Biểu hiện về mặt vật chất như: Chùa là thánh đường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa thờ cùng với Phật.

Posted Image Cùng là thờ Phật, có chùa lại thiêng hơn...? (Ảnh: Khôi Ngô)

Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…

Nguồn vietnamnet

===============================================================

Người dân thì đi chùa theo tâm lý số đông, cứ nghe ở đâu thiêng là đi và đã vậy thì đi luôn nhiều chùa, chắc là thiêng hơn.

Số người hiểu được Phật giáo rất ít và người đi chùa đa số lại không phải là Phật tử.

Theo dõi tình hình chung của thông tin đại chúng thì miền bắc có số lượng người mê chùa chiền nhiều hơn Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trí thức “giả” dẫn đến điều gì?

Posted Image- Vẫn đau đáu như câu hỏi, khi trí thức “trùm chăn” mọi lúc mọi nơi, (kể cả khi chăn có rận), thì có không khái niệm “kẻ thức giả”?

Trở thành trí thức phải có điều kiện cần là có học thức. Và nếu xét theo định nghĩa tầng lớp thượng lưu trong từ điển, thì giới thượng lưu của bất kỳ quốc gia nào hôm nay cũng gồm toàn những người có học thức. Wikipedia chẳng hạn, định nghĩa thượng lưu (tầng lớp tinh hoa/ elite) trong xã hội phương Tây hiện đại, gồm: cộng đồng các lãnh đạo tập đoàn (mà thời xưa là có thể các “cóc vàng” chỉ biết gảy bàn tính); giới các viện sĩ (ngày xưa có thể kể cả những “ông tú Cát”); giới chính khách (ngày xưa có thể gồm cả những “nghị Lại”, những viên tướng võ biền); các biên tập viên, người dẫn chương trình trên truyền thông, giới tướng lĩnh; và các ký giả hạng sang (high-profile journalists).

Những điều kiện của chiến trường và thị trường hiện đại áp đặt các lãnh đạo chủ chốt của cả hai lĩnh vực doanh nghiệp và nhà binh nay cũng phải là có học thức trở lên. Làm cho định nghĩa thượng lưu của wiki về thượng lưu kiểu phương Tây hiện đại như trùm lên định nghĩa trí thức.

Cách đây không lâu lắm, một học giả Pháp nổi tiếng, tác giả nhiều sách về Việt Nam là ông Daniel Hémery từng đưa ra một nhận định rất gây tranh cãi là “Việt Nam không có (giới) trí thức”. Vừa “nghe” xong đã thấy tiếng ào ào cãi lại, bởi nước Nam ta đang lao tới chỉ tiêu mỗi năm đào tạo hàng ngàn tiến sĩ… Lập tức xuất hiện một số ý kiến thứ ba, kẻ cả như “văn sĩ Hoàng” của Nam Cao, nhắc rằng chư vị đã quên bài Tiến sĩ Giấy của Nguyễn Khuyến rồi sao?

Kẻ sĩ (cũng có thể có phần “rởm”) là tôi, bỗng chột dạ. Không cứ Việt Nam, hễ nước nào sinh ra một số lượng X (nhất là theo cấp số cộng) các nhà trí thức “giả” thì sẽ gây ra những ẩn hoạ gì cho xã tắc đây?

Trí thức giả ắt sinh… giá trị giả

Theo phép suy diễn nhàm nhất, trí thức giả sẽ sinh ra thượng lưu giả. Và, vẫn theo kinh điển, thượng lưu giả sẽ đẻ ra … các giá trị giả. Kết quả là (hệ thống) xã hội sẽ méo mó, các chuẩn mực đạo đức, hướng đích sống sẽ lệch lạc.

Các giá trị giả, trước hết, là các giá trị phản văn hoá. Vì một nét nổi bật của người trí thức có lẽ là… văn hoá. Còn trong đời thường, nếu ai đó mang danh trí thức mà lộ mặt vô văn hoá, vô học thì sẽ bị cả những người lao động giản đơn xem thường. Điều này chắc chắn có lý, vì có kiến thức mà không có lý trí (sự lành mạnh về tinh thần) thì sẽ phản tác dụng. thậm chí phản động.

Trí thức giả, thượng lưu giả sẽ cố tạo tác văn hoá giả, và cố “lộng giả thành chân”. Văn hoá giả là văn hoá nịnh hót, văn hoá lì xì kiểu mới (mừng tuổi cả người lớn, trong khi ngày xưa chỉ “chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu”…), văn hoá “buôn thần bán thánh”, làm “dự án” giải ngân từ tài khoản tiền âm…

Posted Image Có cách gì báo thức cho “trí ngủ”?

Thượng lưu giả

Trong bối cảnh của Việt Nam (và có lẽ của nhiều nước thế giới thứ 3), nhiều thành viên của thượng lưu chưa thể là trí thức, có khi cũng chẳng muốn, “chẳng thèm” làm trí thức (kiểu như nghị Lại, “có cái đức không thèm biết chữ”).

Ví dụ về thượng lưu giả? Đơn cử bài phỏng vấn HLV kỳ cựu Vương Tiến Dũng trên báo An ninh thế giới gần đây. Ông Dũng tỏ ý muốn nghỉ, để khỏi phải điều hành cầu thủ thi đấu mà nghe thấy gia đình “đại gia”, chủ đội bóng, gầm từ băng ghế “chỉ đạo”: “Mày đá chết thằng kia (cầu thủ đội bạn) đi”…

Đang tồn tại những đại gia, hoặc “bớp bơ hình chúa Chổm”, hoặc mập mờ hình bóng xã hội đen (liên tưởng đoạn Tôn ngộ Không nhìn đạo sĩ thấy mặt thực là lang sói…). Những quan trên giả mù (không nhận thấy những bức xúc của dân), giả điếc (không nghe thấy oán thán của dân), và những người dân không biết làm sao để áp dụng, và bảo vệ, những quyền lợi chính đáng của người lao động (quyền sống, quyền làm việc, quyền mưu cầu hạnh phúc)?

Giới thượng lưu giả, nếu có, hẳn đang là thủ phạm, đồng thời có thể là nạn nhân, của những “nền” văn hóa mới: văn hóa cờ bạc tiền tỉ, nhất là với chiếu trên; văn hóa răn dạy kiểu đừng dùng “gái cơ quan”; văn hóa mở “phòng làm việc” ở ngoài, từ quán nước đến sân gôn, cả trong sảnh của khách sạn 5 sao, xung quanh toàn Tây, có nhu cầu gì thì cứ trình báo… Có công sở hôm nay ta vô trong cứ ngỡ là vào… thánh đường, với một số thày bói trong biên chế (dĩ nhiên là với chức danh khác). Nhiều đêm, nghe tiếng mõ lốc cốc vẳng lại từ dinh thất một lãnh đạo có vai vế, lãnh cả trọng trách Bí thơ cơ sở (?).

Posted Image Phải sống theo luật! Tranh: báo Cá sấu (Liên Xô). Bản thân tôi từng chứng kiến các doanh nhân thành đạt đi tìm hiểu thị trường, vừa sang đến nơi đã bị kéo vào chiếu bạc tại chỗ… Có ông sang vài hôm có điện gọi về nước, nghển cổ than rằng, mang tiếng đi nước ngoài mà chỉ biết mỗi đường từ sân bay đến một căn hộ bên Tây…

Sau khi xa gần một tin sương…, rằng một khách sạn quốc tế nhiều sao được một tập đoàn VN mua lại. Đã thấy rõ ít nhất hai “bàn thua” về văn hóa. Một là bánh kém ngon (vẫn thợ làm bánh ấy, nhưng gia vị “đi sơ tán”). Hai là, anh chị em CNV kêu rằng các bà chủ mới thường lệnh lạt cho họ bằng giọng “hàng cá, hàng tôm”…

Thượng lưu giả (gồm đại trí thức giả + đại gia + chánh khách rởm) tới nay chưa có khả năng đề xuất cho dân cư, và cho toàn xã hội, những thang giá trị, mà dựa vào đó phụ huynh có thể giáo dưỡng con cái, gắn kết các mối liên hệ nội tại trong gia đình, xây dựng quan hệ giữa công dân với nhau (đồng bào, đồng chí), và quan hệ với nhà cầm quyền (các lực lượng chức năng, những người thi hành công vụ).

Vậy nếu quả thực trong xã hội ta đang lộng giả nhiều “tiến sĩ (giấy)”, thì chúng ta đang chứng kiến, dù vô cảm hay bất đắc dĩ, những giá trị thực, những gì thiêng liêng nhất của Mẹ Việt Nam, đang bị bầm dập nghiêm trọng

============================================================================

Trong thời nay, khó mà biết được thế nào là thật thế nào là giả

Trí thức giả thì thật là đáng sợ, dù Hồ Chủ Tịch đã từng ra lệnh xóa giặc dốt và đã hết giặc dốt, nhưng là phát sinh giặc giả Posted ImagePosted ImagePosted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trí thức “giả” dẫn đến điều gì?

Posted Image- Vẫn đau đáu như câu hỏi, khi trí thức “trùm chăn” mọi lúc mọi nơi, (kể cả khi chăn có rận), thì có không khái niệm “kẻ thức giả”?

Trở thành trí thức phải có điều kiện cần là có học thức. Và nếu xét theo định nghĩa tầng lớp thượng lưu trong từ điển, thì giới thượng lưu của bất kỳ quốc gia nào hôm nay cũng gồm toàn những người có học thức. Wikipedia chẳng hạn, định nghĩa thượng lưu (tầng lớp tinh hoa/ elite) trong xã hội phương Tây hiện đại, gồm: cộng đồng các lãnh đạo tập đoàn (mà thời xưa là có thể các “cóc vàng” chỉ biết gảy bàn tính); giới các viện sĩ (ngày xưa có thể kể cả những “ông tú Cát”); giới chính khách (ngày xưa có thể gồm cả những “nghị Lại”, những viên tướng võ biền); các biên tập viên, người dẫn chương trình trên truyền thông, giới tướng lĩnh; và các ký giả hạng sang (high-profile journalists).

Những điều kiện của chiến trường và thị trường hiện đại áp đặt các lãnh đạo chủ chốt của cả hai lĩnh vực doanh nghiệp và nhà binh nay cũng phải là có học thức trở lên. Làm cho định nghĩa thượng lưu của wiki về thượng lưu kiểu phương Tây hiện đại như trùm lên định nghĩa trí thức.

Cách đây không lâu lắm, một học giả Pháp nổi tiếng, tác giả nhiều sách về Việt Nam là ông Daniel Hémery từng đưa ra một nhận định rất gây tranh cãi là “Việt Nam không có (giới) trí thức”. Vừa “nghe” xong đã thấy tiếng ào ào cãi lại, bởi nước Nam ta đang lao tới chỉ tiêu mỗi năm đào tạo hàng ngàn tiến sĩ… Lập tức xuất hiện một số ý kiến thứ ba, kẻ cả như “văn sĩ Hoàng” của Nam Cao, nhắc rằng chư vị đã quên bài Tiến sĩ Giấy của Nguyễn Khuyến rồi sao?

Kẻ sĩ (cũng có thể có phần “rởm”) là tôi, bỗng chột dạ. Không cứ Việt Nam, hễ nước nào sinh ra một số lượng X (nhất là theo cấp số cộng) các nhà trí thức “giả” thì sẽ gây ra những ẩn hoạ gì cho xã tắc đây?

Trí thức giả ắt sinh… giá trị giả

Theo phép suy diễn nhàm nhất, trí thức giả sẽ sinh ra thượng lưu giả. Và, vẫn theo kinh điển, thượng lưu giả sẽ đẻ ra … các giá trị giả. Kết quả là (hệ thống) xã hội sẽ méo mó, các chuẩn mực đạo đức, hướng đích sống sẽ lệch lạc.

Các giá trị giả, trước hết, là các giá trị phản văn hoá. Vì một nét nổi bật của người trí thức có lẽ là… văn hoá. Còn trong đời thường, nếu ai đó mang danh trí thức mà lộ mặt vô văn hoá, vô học thì sẽ bị cả những người lao động giản đơn xem thường. Điều này chắc chắn có lý, vì có kiến thức mà không có lý trí (sự lành mạnh về tinh thần) thì sẽ phản tác dụng. thậm chí phản động.

Trí thức giả, thượng lưu giả sẽ cố tạo tác văn hoá giả, và cố “lộng giả thành chân”. Văn hoá giả là văn hoá nịnh hót, văn hoá lì xì kiểu mới (mừng tuổi cả người lớn, trong khi ngày xưa chỉ “chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu”…), văn hoá “buôn thần bán thánh”, làm “dự án” giải ngân từ tài khoản tiền âm…

Posted Image Có cách gì báo thức cho “trí ngủ”?

Thượng lưu giả

Trong bối cảnh của Việt Nam (và có lẽ của nhiều nước thế giới thứ 3), nhiều thành viên của thượng lưu chưa thể là trí thức, có khi cũng chẳng muốn, “chẳng thèm” làm trí thức (kiểu như nghị Lại, “có cái đức không thèm biết chữ”).

Ví dụ về thượng lưu giả? Đơn cử bài phỏng vấn HLV kỳ cựu Vương Tiến Dũng trên báo An ninh thế giới gần đây. Ông Dũng tỏ ý muốn nghỉ, để khỏi phải điều hành cầu thủ thi đấu mà nghe thấy gia đình “đại gia”, chủ đội bóng, gầm từ băng ghế “chỉ đạo”: “Mày đá chết thằng kia (cầu thủ đội bạn) đi”…

Đang tồn tại những đại gia, hoặc “bớp bơ hình chúa Chổm”, hoặc mập mờ hình bóng xã hội đen (liên tưởng đoạn Tôn ngộ Không nhìn đạo sĩ thấy mặt thực là lang sói…). Những quan trên giả mù (không nhận thấy những bức xúc của dân), giả điếc (không nghe thấy oán thán của dân), và những người dân không biết làm sao để áp dụng, và bảo vệ, những quyền lợi chính đáng của người lao động (quyền sống, quyền làm việc, quyền mưu cầu hạnh phúc)?

Giới thượng lưu giả, nếu có, hẳn đang là thủ phạm, đồng thời có thể là nạn nhân, của những “nền” văn hóa mới: văn hóa cờ bạc tiền tỉ, nhất là với chiếu trên; văn hóa răn dạy kiểu đừng dùng “gái cơ quan”; văn hóa mở “phòng làm việc” ở ngoài, từ quán nước đến sân gôn, cả trong sảnh của khách sạn 5 sao, xung quanh toàn Tây, có nhu cầu gì thì cứ trình báo… Có công sở hôm nay ta vô trong cứ ngỡ là vào… thánh đường, với một số thày bói trong biên chế (dĩ nhiên là với chức danh khác). Nhiều đêm, nghe tiếng mõ lốc cốc vẳng lại từ dinh thất một lãnh đạo có vai vế, lãnh cả trọng trách Bí thơ cơ sở (?).

Posted Image Phải sống theo luật! Tranh: báo Cá sấu (Liên Xô). Bản thân tôi từng chứng kiến các doanh nhân thành đạt đi tìm hiểu thị trường, vừa sang đến nơi đã bị kéo vào chiếu bạc tại chỗ… Có ông sang vài hôm có điện gọi về nước, nghển cổ than rằng, mang tiếng đi nước ngoài mà chỉ biết mỗi đường từ sân bay đến một căn hộ bên Tây…

Sau khi xa gần một tin sương…, rằng một khách sạn quốc tế nhiều sao được một tập đoàn VN mua lại. Đã thấy rõ ít nhất hai “bàn thua” về văn hóa. Một là bánh kém ngon (vẫn thợ làm bánh ấy, nhưng gia vị “đi sơ tán”). Hai là, anh chị em CNV kêu rằng các bà chủ mới thường lệnh lạt cho họ bằng giọng “hàng cá, hàng tôm”…

Thượng lưu giả (gồm đại trí thức giả + đại gia + chánh khách rởm) tới nay chưa có khả năng đề xuất cho dân cư, và cho toàn xã hội, những thang giá trị, mà dựa vào đó phụ huynh có thể giáo dưỡng con cái, gắn kết các mối liên hệ nội tại trong gia đình, xây dựng quan hệ giữa công dân với nhau (đồng bào, đồng chí), và quan hệ với nhà cầm quyền (các lực lượng chức năng, những người thi hành công vụ).

Vậy nếu quả thực trong xã hội ta đang lộng giả nhiều “tiến sĩ (giấy)”, thì chúng ta đang chứng kiến, dù vô cảm hay bất đắc dĩ, những giá trị thực, những gì thiêng liêng nhất của Mẹ Việt Nam, đang bị bầm dập nghiêm trọng

============================================================================

Trong thời nay, khó mà biết được thế nào là thật thế nào là giả

Trí thức giả thì thật là đáng sợ, dù Hồ Chủ Tịch đã từng ra lệnh xóa giặc dốt và đã hết giặc dốt, nhưng là phát sinh giặc giả Posted ImagePosted ImagePosted Image

Đúng đúng

Thời nay cũi quế gạo châu

Vàng thau lẫn lộn biết đâu mà lường

Trí thức trí ngủ đầy đường

Học hảo giả Bất học cũng hảo giả

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trai làng chặn xe hoa, ngăn chú rể rước dâu

Posted Image - Khoảng gần 12h ngày 11/2, tại xã Diễn Hoàng (huyện Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra vụ hành hung ngăn cản lái xe đón dâu và phá hoại tài sản.

Tài xế Trương Văn Canh (33 tuổi), trú tại xóm 1, xã Diễn Trường (huyện Diễn Châu), được chú rể thuê lái xe đi đón dâu, tại nhà chị cô dâu là Vũ Thị Nguyệt ở xóm 13, xã Diễn Hoàng

Khi chiếc xe đón dâu đến đầu ngõ nhà chị cô dâu thì bị một nhóm thanh niên từ nhà họ gái xông ra ném đá và rượt đuổi lái xe.

Posted Image Ông Trương Văn Phước bị ném đá chảy máu ở khoé mắt và cánh tay. Ảnh do người dân chụp cung cấp

Trong lúc bị rượt đuổi, anh Canh vừa chạy vừa gọi điện thoại cho bố là ông Trương Văn Phước và một số người khác đến cứu.

Khi nhận được tin anh Canh bị đánh khi đi đón dâu, ông Phước đã cùng một số người khác tìm đến.

“Lúc em đang kể lại cho bố sự việc, bất ngờ cả nhóm thanh niên dùng đá và dao xông vào tiếp tục hành hung. Bố em bị chấn thương ở vùng mắt trái và ở cánh tay. Nhóm thanh niên còn tiếp ứng thêm 3 người nữa đến phá chiếc xe vừa chở bố và một số người khác” - anh Canh kể lại.

Ông Phước đã được người dân đưa vào trạm xá gần đó để băng bó và sơ cứu.

Nhận được nguồn tin, Công an huyện Diễn Châu đã kịp thời có mặt phối với Công an xã Diễn Hoàng vây bắt ít nhất được 3 đối tượng.

Tài xế Canh thông tin: “Nhóm thanh niên muốn đánh em là do mâu thuẫn với chú rể, ngăn cản không cho chú rể đến rước dâu".

==========================================================

Thân gở mấy anh trai làng: tư duy và hành động như thế thì làm sao mà thoát ra khỏi lũy tre làng, kém tắm lắm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trí thức “giả” dẫn đến điều gì?

Posted Image- Vẫn đau đáu như câu hỏi, khi trí thức “trùm chăn” mọi lúc mọi nơi, (kể cả khi chăn có rận), thì có không khái niệm “kẻ thức giả”?

Trở thành trí thức phải có điều kiện cần là có học thức. Và nếu xét theo định nghĩa tầng lớp thượng lưu trong từ điển, thì giới thượng lưu của bất kỳ quốc gia nào hôm nay cũng gồm toàn những người có học thức. Wikipedia chẳng hạn, định nghĩa thượng lưu (tầng lớp tinh hoa/ elite) trong xã hội phương Tây hiện đại, gồm: cộng đồng các lãnh đạo tập đoàn (mà thời xưa là có thể các “cóc vàng” chỉ biết gảy bàn tính); giới các viện sĩ (ngày xưa có thể kể cả những “ông tú Cát”); giới chính khách (ngày xưa có thể gồm cả những “nghị Lại”, những viên tướng võ biền); các biên tập viên, người dẫn chương trình trên truyền thông, giới tướng lĩnh; và các ký giả hạng sang (high-profile journalists).

Những điều kiện của chiến trường và thị trường hiện đại áp đặt các lãnh đạo chủ chốt của cả hai lĩnh vực doanh nghiệp và nhà binh nay cũng phải là có học thức trở lên. Làm cho định nghĩa thượng lưu của wiki về thượng lưu kiểu phương Tây hiện đại như trùm lên định nghĩa trí thức.

Cách đây không lâu lắm, một học giả Pháp nổi tiếng, tác giả nhiều sách về Việt Nam là ông Daniel Hémery từng đưa ra một nhận định rất gây tranh cãi là “Việt Nam không có (giới) trí thức”. Vừa “nghe” xong đã thấy tiếng ào ào cãi lại, bởi nước Nam ta đang lao tới chỉ tiêu mỗi năm đào tạo hàng ngàn tiến sĩ… Lập tức xuất hiện một số ý kiến thứ ba, kẻ cả như “văn sĩ Hoàng” của Nam Cao, nhắc rằng chư vị đã quên bài Tiến sĩ Giấy của Nguyễn Khuyến rồi sao?

Kẻ sĩ (cũng có thể có phần “rởm”) là tôi, bỗng chột dạ. Không cứ Việt Nam, hễ nước nào sinh ra một số lượng X (nhất là theo cấp số cộng) các nhà trí thức “giả” thì sẽ gây ra những ẩn hoạ gì cho xã tắc đây?

Trí thức giả ắt sinh… giá trị giả

Theo phép suy diễn nhàm nhất, trí thức giả sẽ sinh ra thượng lưu giả. Và, vẫn theo kinh điển, thượng lưu giả sẽ đẻ ra … các giá trị giả. Kết quả là (hệ thống) xã hội sẽ méo mó, các chuẩn mực đạo đức, hướng đích sống sẽ lệch lạc.

Các giá trị giả, trước hết, là các giá trị phản văn hoá. Vì một nét nổi bật của người trí thức có lẽ là… văn hoá. Còn trong đời thường, nếu ai đó mang danh trí thức mà lộ mặt vô văn hoá, vô học thì sẽ bị cả những người lao động giản đơn xem thường. Điều này chắc chắn có lý, vì có kiến thức mà không có lý trí (sự lành mạnh về tinh thần) thì sẽ phản tác dụng. thậm chí phản động.

Trí thức giả, thượng lưu giả sẽ cố tạo tác văn hoá giả, và cố “lộng giả thành chân”. Văn hoá giả là văn hoá nịnh hót, văn hoá lì xì kiểu mới (mừng tuổi cả người lớn, trong khi ngày xưa chỉ “chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu”…), văn hoá “buôn thần bán thánh”, làm “dự án” giải ngân từ tài khoản tiền âm…

Posted Image Có cách gì báo thức cho “trí ngủ”?

Thượng lưu giả

Trong bối cảnh của Việt Nam (và có lẽ của nhiều nước thế giới thứ 3), nhiều thành viên của thượng lưu chưa thể là trí thức, có khi cũng chẳng muốn, “chẳng thèm” làm trí thức (kiểu như nghị Lại, “có cái đức không thèm biết chữ”).

Ví dụ về thượng lưu giả? Đơn cử bài phỏng vấn HLV kỳ cựu Vương Tiến Dũng trên báo An ninh thế giới gần đây. Ông Dũng tỏ ý muốn nghỉ, để khỏi phải điều hành cầu thủ thi đấu mà nghe thấy gia đình “đại gia”, chủ đội bóng, gầm từ băng ghế “chỉ đạo”: “Mày đá chết thằng kia (cầu thủ đội bạn) đi”…

Đang tồn tại những đại gia, hoặc “bớp bơ hình chúa Chổm”, hoặc mập mờ hình bóng xã hội đen (liên tưởng đoạn Tôn ngộ Không nhìn đạo sĩ thấy mặt thực là lang sói…). Những quan trên giả mù (không nhận thấy những bức xúc của dân), giả điếc (không nghe thấy oán thán của dân), và những người dân không biết làm sao để áp dụng, và bảo vệ, những quyền lợi chính đáng của người lao động (quyền sống, quyền làm việc, quyền mưu cầu hạnh phúc)?

Giới thượng lưu giả, nếu có, hẳn đang là thủ phạm, đồng thời có thể là nạn nhân, của những “nền” văn hóa mới: văn hóa cờ bạc tiền tỉ, nhất là với chiếu trên; văn hóa răn dạy kiểu đừng dùng “gái cơ quan”; văn hóa mở “phòng làm việc” ở ngoài, từ quán nước đến sân gôn, cả trong sảnh của khách sạn 5 sao, xung quanh toàn Tây, có nhu cầu gì thì cứ trình báo… Có công sở hôm nay ta vô trong cứ ngỡ là vào… thánh đường, với một số thày bói trong biên chế (dĩ nhiên là với chức danh khác). Nhiều đêm, nghe tiếng mõ lốc cốc vẳng lại từ dinh thất một lãnh đạo có vai vế, lãnh cả trọng trách Bí thơ cơ sở (?).

Posted Image Phải sống theo luật! Tranh: báo Cá sấu (Liên Xô).

Bản thân tôi từng chứng kiến các doanh nhân thành đạt đi tìm hiểu thị trường, vừa sang đến nơi đã bị kéo vào chiếu bạc tại chỗ… Có ông sang vài hôm có điện gọi về nước, nghển cổ than rằng, mang tiếng đi nước ngoài mà chỉ biết mỗi đường từ sân bay đến một căn hộ bên Tây…

Sau khi xa gần một tin sương…, rằng một khách sạn quốc tế nhiều sao được một tập đoàn VN mua lại. Đã thấy rõ ít nhất hai “bàn thua” về văn hóa. Một là bánh kém ngon (vẫn thợ làm bánh ấy, nhưng gia vị “đi sơ tán”). Hai là, anh chị em CNV kêu rằng các bà chủ mới thường lệnh lạt cho họ bằng giọng “hàng cá, hàng tôm”…

Thượng lưu giả (gồm đại trí thức giả + đại gia + chánh khách rởm) tới nay chưa có khả năng đề xuất cho dân cư, và cho toàn xã hội, những thang giá trị, mà dựa vào đó phụ huynh có thể giáo dưỡng con cái, gắn kết các mối liên hệ nội tại trong gia đình, xây dựng quan hệ giữa công dân với nhau (đồng bào, đồng chí), và quan hệ với nhà cầm quyền (các lực lượng chức năng, những người thi hành công vụ).

Vậy nếu quả thực trong xã hội ta đang lộng giả nhiều “tiến sĩ (giấy)”, thì chúng ta đang chứng kiến, dù vô cảm hay bất đắc dĩ, những giá trị thực, những gì thiêng liêng nhất của Mẹ Việt Nam, đang bị bầm dập nghiêm trọng

=============================

Bàn cho vui vậy, chứ thử chỉ ra trí giả là ai thì nhà em không dám! Trí ngủ đâu? Thức cả đấy chứ! Tóm lại, toàn những người từ tử tế trở lên. Thế là "Hòa cả làng".Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà báo: Chúng tôi có tài năng... "quăng bom"

Với bề dày "thành tích" của mình, nhiều nhà báo hẳn có thể trở thành đối thủ nặng ký của "Vietnam's got Talent" trong hạng mục "quăng bom", hay "săn scandal". Nhưng liệu giải thưởng đó có khiến độc giả khiếp sợ như khi xem tiết mục... nuốt cá kèo sống?

Tài năng "quăng bom"

Câu chuyện cô bé Lê Nguyễn Quỳnh Anh dự thi "Tìm kiếm tài năng Việt Nam" (Vietnam's got Talent) đang trở thành đề tài bàn tán sôi nổi, chủ yếu xoay quanh 3 điểm:

1. Một chương trình truyền hình thực tế bị lên án dùng scandal để thu hút người xem.

2. Thất bại của một cô gái 15 tuổi có phần tự tin thái quá về tài năng của mình.

3. Một bà mẹ yêu và bênh vực con gái đến mức có những hành động "quá khích".

Tuy nhiên, một yếu tố dường như chưa nhiều người quan tâm, đó là khởi nguồn câu chuyện: từ một clip được đăng lên trang chia sẻ video Youtube, một sự kiện hết sức đơn giản bỗng dưng trở thành "quả bom" truyền thông. Bắt đầu từ hàng nghìn bình luận cá nhân được đăng tải dưới clip, báo chí đã vào cuộc để thực sự biến gió... thành bão.

Đây có thể coi là một trường hợp điển hình của báo mạng ngày nay: hiện tượng các nhà báo ăn theo mạng xã hội. Vượt qua cấp độ nhà báo salon - quanh năm "xông pha" trong 4 bức tường tòa soạn, giờ đây nhiều nhà báo đã thực sự trở thành nhà báo "nằm vùng", bám sát từng milimet mọi diễn biến trên các trang mạng xã hội, các trang chia sẻ tin tức, hình ảnh, video như Facebook, Twitter, YouTube, v.v...

Vậy là, chúng nghiễm nhiên được các nhà báo trích dẫn như một nguồn tin tức chính thống: "Theo nguồn tin trên Facebook của nhân vật ABC", "theo clip đang hot trên YouTube"... Từ đó, những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng và mang tính cá nhân đường đường chính chính bước vào báo chí, tất nhiên thường dưới dạng các tiêu đề đặt dấu hỏi hay "sốt xình xịch tin đồn".

Ngôi sao A bị đánh ghen, hot boy này đang "cặp" với hot girl kia, đại gia XYZ mới tậu xe khủng, vô số đề tài được báo chí công khai đăng tải dưới dạng "tôi nghe mạng nói mong manh". Với thái độ hăm hở, các nhà báo nhảy vào công cuộc làm loa phát ngôn chính thức cho các trang mạng này, cũng "dìm hàng", cũng "sốc", cũng "kinh hoàng" (theo ngôn ngữ thời thượng của báo chí).

Tiêu chí là: chưa cần kiểm chứng, cứ đưa lên cho nóng, thực hư thế nào hồi sau sẽ rõ. Kết quả, nhiều nhà báo ngày càng trở nên xuất sắc trong lĩnh vực "ném đá hội đồng", góp gió thành bão, đến khi gió đổi chiều, lại cũng đồng loạt "quay ngoắt 180 độ" với những tuyên bố sấm sét trước đó.

Cừu hay sói?

Trước hiện tượng trên, nhiều chuyên gia, độc giả phải hoài nghi đặt câu hỏi, liệu các nhà báo mạng có đang trở thành bầy cừu bị dẫn dắt theo dư luận, và báo chí mạng đang dần thành ra báo chí... lề đường với cách đưa tin, ngôn từ nhiều khi không kém gì nơi chợ búa.

Nhưng nói nhà báo giống cừu thì có lẽ rất oan cho cừu, loài vật suốt đời ăn cỏ rau, và ngoan ngoãn để người ta xén lông. Thật khó liên hệ hình ảnh các nhà báo đã qua tuổi vị thành niên, được coi là đầy đủ ý thức, trách nhiệm trước những hành động của mình với hình ảnh con vật hiền lành này.

Thời gian qua, nhiều nhà báo đã chỉ rõ mánh khóe thu hút khán giả bằng chiêu trò tạo scandal của truyền hình thực tế. Nhưng việc chính báo chí cũng góp công lớn thổi bùng các scandal đó, thì có vẻ lại bị phớt lờ.

Bằng kinh nghiệm của mình, các nhà báo rất nhanh chóng "đánh hơi" được mồi scandal nào có thể tạo nên một sự kiện hấp dẫn độc giả. Việc còn lại là phải làm cho nó càng bung bét, càng hấp dẫn. Phải lôi kéo càng nhiều người bình luận để gây tranh cãi càng tốt. Và khi sự vụ có chiều lắng xuống, việc cần làm là nhen thêm mồi lửa để nó bùng phát trở lại.

Dù thường đổ xô theo một hướng lý giải sự việc, nhưng tất cả những tin bài dạng này (rất nhiều khi được viết bằng giọng phán xét đạo đức) đều có mục đích hết sức rõ ràng: tăng lượng hit. Với cái đích đó, nhiều nhà báo sẵn sàng săm soi vào mọi ngõ ngách để tìm ra không chỉ "con mồi" của scandal, mà còn là tất cả các đối tượng may mắn hay xui xẻo dính dáng đến con mồi đó.

Với cách thức hành xử mà giới giang hồ vẫn gọi là "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót", các nhà báo lần lượt khai thác ráo riết nhân vật chính của scandal, tiếp đến là bố mẹ, hàng xóm, cô thầy, bạn bè, và tất nhiên, không thể bỏ sót những ai từng lỡ lời từng bình luận về nhân vật chính. Tùy từng vụ, trình tự khai thác có thể thay đổi đôi chút, nhưng công thức chung không thay đổi.

Với cách thức săn đuổi đó, có vẻ các nhà báo dễ khiến người ta hình dung đến sói, loài vật thường săn cừu hơn là con cừu.

Một lẽ tất nhiên, báo chí, nhất là báo mạng luôn cần đến độc giả để tồn tại. Nhưng thu hút độc giả bằng mọi giá, dù là bằng cách "rẻ tiền" nhất, có vẻ đang là hướng lựa chọn của không ít tờ báo. Dẫu sao đường tắt vẫn nhanh đến đích hơn?

Nhưng có một ranh giới mà bất cứ nền báo chí nào cũng đều coi là một trong những nguyên tắc ứng xử hàng đầu: đó là sự cẩn trọng bắt buộc khi đưa những thông tin có thể gây tổn thương, hoặc động chạm đến nỗi đau của người khác, nhất là đối với trẻ em, trẻ vị thành niên.

Trở lại trường hợp của cô bé Quỳnh Anh, báo chí đã chỉ ra hành động bênh con thái quá của người mẹ có thể tác hại đến em thế nào, việc chạy theo scandal của chương trình có thể làm tổn thương em và gia đình ra sao... Tuy nhiên, dẫn đến tình trạng mà như mẹ Quỳnh Anh miêu tả là "bạo hành tinh thần", có lẽ "công" của các báo mạng không hề nhỏ.

Cô gái Got Talent này chỉ là một trong những ví dụ của nhiều đứa trẻ trở thành nạn nhân của báo chí. Và có lẽ đây cũng chưa phải là câu chuyện đáng buồn nhất minh chứng cho sự coi thường ranh giới, thiếu nghiêm cẩn với chính mình của các báo mạng. Độc giả hẳn vẫn còn ấn tượng với những câu chuyện hở lộ của cô bé mới 3, 4 tuổi hay cô người mẫu nhí 12, 13 tuổi từng được các nhà báo "hả hê" khai thác.

Với bề dày "thành tích" của mình, nhiều nhà báo hẳn có thể trở thành đối thủ nặng ký của "Vietnam's got Talent" trong hạng mục "quăng bom", hay "săn scandal". Nhưng liệu giải thưởng đó có khiến các độc giả khiếp sợ như khi xem tiết mục... nuốt cá kèo sống?

Theo tuanvietnam

====================================================================

Ớ nước ngoài thì báo chi được xem là quyền lực thứ 4 sau lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Ở Việt Nam vai trò báo chi không được như vậy.

Nhưng trên phương tiện truyền thông giải trí để thu hút người xem thì những phóng viên này quả thật là bậc thầy về quăng BOM.

Từ câu chuyện bé, bằng những thủ pháp và các bước đi thứ tự, các phòng viên đưa người xem đi từ ngac nhiên này đến sự bực tức khác, nhưng vẫn cố xem để biết kết quả là cái gì.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khả năng quăng bom của báo trí VN giờ quả là bậc thầy rồi, có khi là siêu hạng là đàng khác, nếu ai mà tình thần không vững mà bị quăng bom chắc muốn đi tự tử quá

Nói thật giờ đọc báo trên mạng mà ko tinh, thì chả biết cái nào đúng, cái nào sai, và cảm giác bị lừa, nhưng đáng trách thay vẫn là những người đứng sau báo trí đang lợi dụng báo trí để làm lợi cho bản thân mình, cũng như báo trí đang trà đạp lên tất cả để tự làm lợi cho mình, ... loanh quanh vì sau thành tin lá cải hết, đọc cho vui ko dữ lại 1 chút cảm xúc nào

Vụ Quỳnh Anh cũng thế, nếu xem kỹ, đọc đi đọc lại, nghe thông tin từ cả 2 phía, thì cảm xúc lúc đầu đó là thấy gia đình cô bé hơi kiêu căng, hành động của bà mẹ hơi thái quá, nhưng sau 1 thời gian trầm ngâm suy ngẫm cái động lại là thương cho gia đình cô bé đã bị cho vào 1 cái rọ quá hoàn hảo, 1 cái bẫy mà người ta đã đặt ra quá hoàn hảo, để hướng con người đi từ điểm A -> điểm B

Vì thế mới thấy thương trường như chiến trường

Trong tử vi có cách cục tử tướng thìn tuất, xã hội rối loạn, ko biết trắng đen, chỉ thương cho Thiên Lương ở tị, hợi mà thôi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng báo chí với nhiệm vụ thuật lại sự kiện và định hướng dư luận ( theo cách này hay cách khác ) đang có vẻ " ủng hộ, khuyến khích " tình trạng độc âm bất dương này. Về lý học thì có lẽ xu hướng gia đình độc âm này không tốt chút nào, báo chí không nên lầm lẫn giữa khuyến khích, cổ vũ với cảm thông. Nếu báo chí cứ nay bài này, mai bài kia bình thường hoá kiểu gia đình " độc âm bất dương này " thì trước sau gì XH cũng sẽ tự cân bằng âm dương theo 1 kiểu bất lợi nào đó như " độc dương bất âm " hay " vô dương vô âm "...Nhìn xa một chút các XH phát triển trước VN ta thấy Nhật bản, Hongkong đã và đang phản ứng với tình trạng các chàng không còn muốn, không thích, không dám kết hôn lập gia đình, thậm chí không thèm có bạn gái ( thời buổi hại điện bây giờ thì vấn đề sex dễ dàng giải quyết trong vòng 3 nốt nhạc ). Phong trào giới tính thứ 3 gay, les lên cao hơn bao giờ hết...và đáng sợ hơn là nạn vô tính, xuất hiện giới tính thứ 4-thanh niên không còn thích sex nữa.

Báo chí cần định hướng lại, không khuyến khích, không cổ vũ tình trạng này cho dù có nhân danh nam nữ bình quyền gì đi nữa. Nên chăng là bày tỏ sự cảm thông, bao dung của XH chỉ với những tình cảnh rất đặc biệt mà thôi. Còn lại chẳng nên đề cập hàm ý cổ vũ nó làm gì. Đặc biệt những người của công chúng, nổi tiếng với XH nếu có thích kiểu gia đình này cũng nên tránh đề cập, thi vị hoá nó làm gì cho các cô gái trẻ noi theo một cách hào hứng tai hại.

Xu hướng Bà mẹ đơn thân này không phải nam nữ bình quyền gì cả mà là sự thoả mãn ích kỹ cá nhân, tổn hại cho thế hệ sau, gây hại cho cân bằng âm dương tự nhiên của XH.

Xu hướng làm mẹ đơn thân

24/02/2012 3:24

Họ là những cô gái mạnh mẽ, có công việc ổn định, thu nhập cao nhưng không thích lấy chồng mà chỉ muốn có con.

Vượt qua rào cản

Tr.T.T (32 tuổi, Hà Nội) là một ví dụ. Bố mẹ làm nghề giáo. Nhà T. có hai chị em gái và chị cô cũng là giáo viên. T. từng học ở một trường ĐH quốc tế và hiện làm cho một tổ chức phi chính phủ với mức lương rất cao.

T. bảo, hồi mang thai bé, cô bị cả dòng họ lẫn khu phố “ném đá” vì cái tội không chồng mà chửa. Nhưng T. thấy điều này quá đỗi bình thường. Khi T. nói cô muốn làm mẹ đơn thân, gia đình cứ ngỡ trong lúc bất mãn cô nói cho sướng miệng nhưng không ngờ, 3 năm sau, cô làm thiệt. Mẹ và chị gái quỳ van xin cô bỏ cái thai, bố thì tuyên bố từ mặt.

Ý định sinh con mà không cần lấy chồng hình thành từ khi cô chừng 12 tuổi. Khi ấy, chứng kiến mẹ bị bố bạo hành cả tinh thần lẫn thể xác, cô rất tức giận. Bản thân bố cô là một nhà giáo, ra ngoài ai cũng phải cúi đầu “chào thầy”, vậy mà ở nhà ông lại cộc cằn vô cùng. Đối với mẹ, bố cô chỉ biết sai khiến và quát mắng. Sau này chị T. lại rước phải ông chồng bê tha, tiền không kiếm được bao nhiêu mà suốt ngày rượu chè, gái gú. Lần nào chị cô về thăm nhà cũng ôm cái mặt sưng húp. Khám thai, sinh nở rồi con đau ốm, ông chồng chỉ đứng ngoài xem như chuyện nhà hàng xóm… Chỉ sơ sơ mấy chi tiết thế thôi, T. thấy dị ứng với đàn ông và thề sẽ không bao giờ phải phụ thuộc người nào. Rồi khi cô tuyên bố mang thai, cả dòng họ họp phiên này phiên kia, thay nhau chất vấn cô. Không khuyên được cô bỏ thai, trưởng họ mời… tổ trưởng dân phố đến lập biên bản.

Không muốn bố mẹ phiền thêm, T. vào TP.HCM mua căn hộ chung cư tại Q.7. Bây giờ con trai cô đã 5 tuổi, T. mãn nguyện và hạnh phúc vì sự lựa chọn của mình. Năm nào cô cũng dẫn con về thăm nhà 2-3 lần. Ban đầu, bố mẹ cô xua đuổi nhưng nhìn đứa cháu ngoại khôi ngô, lém lỉnh, nói giọng miền Nam ngọt xớt nên thương từ lúc nào không hay.

Giờ bố mẹ T. đã về hưu, mỗi lần cô đưa con về, ông ngoại dắt tay cháu đi chơi khắp xóm mà không ái ngại như trước nữa.

Không phải cô gái nào cũng may mắn có công việc như ý và tài chính vững như T. nhưng họ vẫn quyết định làm mẹ đơn thân, dù gia đình phản đối. Chị D.T.T.H (37 tuổi, Q.4, TP.HCM) chỉ là nhân viên làm việc tại một công ty vận tải biển, lương 8 triệu đồng/tháng nhưng đang một mình nuôi cậu con trai 6 tuổi. Nhà H. ở Gò Vấp, có 4 anh chị em, cô là con áp út. Khi 3 người trong nhà đã lập gia đình, cô vẫn không chịu lấy chồng. Thấy bố mẹ thúc giục, H. tuyên bố chỉ sinh con, không lấy chồng.

Nói là làm, năm 31 tuổi, cô mang thai và sinh được cậu con trai kháu khỉnh. Bố mẹ đuổi ra khỏi nhà. H. ôm con xuống Q.4 thuê nhà ở đường Nguyễn Tất Thành. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng H. chưa bao giờ hối hận. H. bảo nếu được lựa chọn lại, cô vẫn giữ nguyên quyết định và giờ nếu có tiền, cô sẽ sinh thêm một đứa nữa.

Gia đình ủng hộ

Còn L.P.V (30 tuổi) làm nhân viên của ngân hàng P. ở TP.HCM thì được gia đình ủng hộ cô làm mẹ đơn thân. Không phải V. xấu đến nỗi không kiếm được tấm chồng, nhưng cô có ý định này từ lâu và bố mẹ cũng đồng ý. V. thụ tinh nhân tạo, sinh được một cặp con gái, giờ đã tròn 3 tuổi. Vì sống chung với ông bà ngoại nên hai bé được chăm sóc đầy đủ, chẳng bao giờ hỏi đến bố. Nhưng V. bảo đã sẵn sàng để nói với con khi chúng lớn hơn một chút. Mặc dù thỉnh thoảng có mấy bà hàng xóm nhìn thấy con cô thì thậm thà thậm thụt: “Tội nghiệp, xinh thế mà không có cha”. Mỗi lần nghe vậy, V. lại phải nhỏ nhẹ với các bà để họ hiểu và đừng làm các bé bị tổn thương.

Chị N. đang làm ở công ty về xuất khẩu lao động Q.Tân Bình, TP.HCM, thì nhận cậu con trai từ trung tâm mồ côi. Ngày chị nhận bé Nhân, nó mới tròn 3 ngày tuổi. Không phải chị xấu xí hay vô sinh nên xin con nuôi, mà N. bảo không muốn có chồng, chỉ thích có con và muốn cưu mang một đứa trẻ kém may mắn. Mọi người trong gia đình còn giúp chị đi đón cháu.

Nhân lớn lên khôn ngoan và lễ phép, N. rất hãnh diện. Bây giờ cậu bé đã 10 tuổi và chị chờ con lên cấp 2 sẽ nói sự thật. Nhưng cách đây mấy tuần, N. đang ở công ty thì bảo vệ gọi điện thông báo có con trai đến tìm. Khi ra cổng, N. hốt hoảng thấy mặt con bầm tím, áo đứt hết nút. Hỏi ra mới hay ở trường có đứa bạn nói Nhân là con hoang. Nhân lao vào đánh bạn và bị đám bạn đánh lại. Quá uất ức, cậu bỏ học, kêu xe ôm chở đến công ty mẹ hỏi cho ra nhẽ. N. đã nói sự thật với con nhưng từ đó, cậu bé không chịu đến trường. N. phải đưa con đến bác sĩ tâm lý, bây giờ thì Nhân đã chuyển trường và vui vẻ đi học trở lại.

Xã hội ngày nay không còn quá khắt khe với những bà mẹ đơn thân nên ngày càng có nhiều phụ nữ lựa chọn cách sống này. Vào một diễn đàn về “single mom” trên mạng mới thấy ngày nay có nhiều cô gái dám đối đầu với mọi dị nghị, khó khăn để nuôi con một mình.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trí thức “giả” dẫn đến điều gì?

Posted Image- Vẫn đau đáu như câu hỏi, khi trí thức “trùm chăn” mọi lúc mọi nơi, (kể cả khi chăn có rận), thì có không khái niệm “kẻ thức giả”?

Phản biện xã hội: Ai?

Chính thói quen chấp nhận mặc nhiên thiếu vắng hoài nghi trong khoa học đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà? Đó cũng chính là lý do tại sao sinh ra nghịch lý là các kỹ sư Hai Lúa ... sáng chế ra máy nọ máy kia để giảm bớt cực nhọc cho nông dân. Còn các "đề tài khoa học" của viện nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu cơm của nhân dân thì chỉ đẻ ra... đề tài để nghiên cứu.

Nhiều kiểu trí thức?

Trong một dịp công tác, người viết bài này có may mắn được làm việc cùng gần 100 "đại trí thức" của nước nhà... Về mặt hình thức, đối với tôi và đối với xã hội Việt Nam hiện tại, những người này mặc nhiên được coi là đại trí thức vì hầu hết họ là GS, TS,... đến từ các trường đại học và học viện trên khắp cả nước.

Đã có nhiều định nghĩa khác nhau thế nào là "trí thức", nhưng tôi mặc nhiên coi họ là trí thức để khỏi cần định nghĩa lại từ này.

Do đặc thù công việc, tại nơi làm việc, nguồn thông tin duy nhất là VTV, không có bất cứ phương tiện thông tin nào khác.

Mọi chuyện trôi đi êm ả, mỗi nhóm một chuyên ngành, tưởng chừng chẳng còn việc gì khác là làm ra "sản phẩm tri thức" đến hạn thì nộp là xong, hết giờ làm việc thì đi thả bộ,....

Vào giờ giải lao, chủ đề các câu chuyện phần nhiều xoay quanh những chuyện đại loại như con (ôtô) của mình mấy chấm, hiện nay Việt Nam có bao nhiêu con Rolls-Royce Phantom và ai đang sở hữu chúng,... hay cô ca sỹ X đang có xì-can-đan vì vừa bị các paparazzi tóm được "lộ hàng",...

Tôi thì chẳng biết mô tê gì về ôtô và không thích đọc báo nên ngồi nghe như vịt nghe sấm. Có vị thì khoe mình dạy thêm mỗi tháng được gần hai chục .

Tối đến thì các trí thức trẻ túm lại đánh phỏm (chơi bài). Tôi hiểu không phải chỉ có những vị có mặt ở đây như vậy.

Nhưng bỗng một hôm, vụ việc ở Tiên Lãng làm xáo động cái cộng đồng nhỏ này. Đúng giờ ăn trưa hôm ấy, khi thấy VTV trong bản tin trưa đầu tiên đưa tin Đoàn Văn Vươn "dùng vũ khí chống người thi hành công vụ...", một số người trong phòng ăn mặt đỏ lự, không biết vì men hay vì tức giận, nói oang oang: "Mấy thằng chống người thi hành công vụ này phải cho chung thân là ít!"

Những người khác bình tĩnh thì lẳng lặng tiếp tục bữa trưa. Một ông khác tóc bạc thấy chướng tai quá bèn nói qua vai: "Chưa biết đúng sai thế nào sao các vị đã đòi trị tội người ta?"

Sau đó, những kẻ "tội phạm" kia còn được các vị mang ra bàn tán trong giờ giải lao hay đi thả bộ. Một ông dạy Sử còn mạnh dạn nhận xét: "Dân Hải Phòng là đầu gấu lắm. Lần này thì phải trị cho chừa đi."

Vẫn là thói vơ đũa cả nắm!?

Tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi không hiểu làm sao mà các vị ấy vội vàng thế? Thái độ này ông bà ta gọi là hồ đồ?

Thật phúc đức cho nhân dân là mấy đại trí thức này không nắm giữ cương vị cầm cân nảy mực.

Từ lúc nghe các vị ấy phán như thế, tự nhiên tôi thấy buồn buồn và cứ hình dung họ là những bộ complet biết đi và phía trong những bộ cánh phẳng phiu ấy là những cái dạ dày lổn nhổn thức ăn và những cốc bia chưa kịp tiêu hóa, hệt như Người vô hình của Herbert George Wells.

Posted Image

Trí thức với những đặc thù của mình phải một tầng lớp đi tiên phong trong hoạt động phản biện xã hội. Ảnh minh họa

Sự thiếu vắng tư duy phân tích

Từ xưa, ông bà ta đã dạy: "Khi nghe thì phải nghe bằng cả hai tai". Như thế, tiền nhân đã dạy chúng ta tư duy phân tích và tư duy phê phán để tránh hồ đồ. Lời dạy đó cho đến nay vẫn là một chân lý.

Thói quen mặc nhiên chấp nhận thông tin một chiều làm biến dạng trí tuệ con người và chỉ thích hợp với những thân phận nô bộc, sản phẩm của giáo dục ngu dân của chế độ thực dân phong kiến? Thói quen ấy thể hiện tình trạng thiếu vắng tư duy phân tích và tư duy phê phán. Người nghe chẳng bao giờ tự hỏi: "Có đúng thế không?" và "Tại sao?"

Thiếu vắng những câu tự vấn như thế sẽ dẫn đến ngộ nhận - ngộ nhận về thế giới khách quan và cả về bản thân mình. Họ nhìn thế giới khách quan qua lăng kính không đổi của mình là bộ não đã hóa thạch. Họ tự nhốt mình vào cái giếng kiến thức và tin rằng bên ngoài không còn gì để biết thêm hay học thêm nữa, trên đầu họ bầu trời cũng chỉ còn bằng cái nia, cả bồ chữ của thiên hạ trong đây cả rồi.

Một khi ai cũng mũ ni che tai, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, chỉ co lại một cách ích kỷ để bảo vệ lợi ích riêng, người ngay ắt càng sợ kẻ gian, nhắm mắt hoặc quay đi khi trông thấy kẻ gian móc túi người khác... thì cái ác sẽ lên ngôi.

Chính thói quen chấp nhận mặc nhiên thiếu vắng hoài nghi trong khoa học đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà? Đó cũng chính là lý do tại sao sinh ra nghịch lý là các kỹ sư Hai Lúa... sáng chế ra máy nọ máy kia để giảm bớt cực nhọc cho nông dân. Còn các "đề tài khoa học" của viện nghiên cứu tốn không biết bao nhiêu cơm của nhân dân thì chỉ đẻ ra... đề tài để nghiên cứu.

Là những "nhà" khoa học mà họ tư duy như thế thì nền khoa học nước nhà vẫn loay hoay nghiên cứu để tái phát minh ra cái bánh xe là điều tất yếu.

Tuy trong thiên hạ họ là những người có nhiều chữ nhưng có vẻ ít... nghĩa.

Trí thức "nửa mùa"?

"Phản biện xã hội" là cụm từ nghe có vẻ hiện đại. Thực ra, ông bà ta từ xa xưa đã dạy: "Thấy ngang tai trái mắt thì phải lên tiếng." Như thế còn cao hơn cả phản biện, người bình thường còn làm vậy, huống hồ trí thức.

Một khi ai cũng mũ ni che tai, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, chỉ co lại một cách ích kỷ để bảo vệ lợi ích riêng, người ngay ắt càng sợ kẻ gian, nhắm mắt hoặc quay đi khi trông thấy kẻ gian móc túi người khác... thì cái ác sẽ lên ngôi.

Như vậy, ông bà mình thực hành phản biện xã hội từ lâu rồi, không nhất thiết chỉ có trí thức mới phản biện xã hội. Có những anh lái xe ôm nhận thức về xã hội còn cao hơn một số người có bằng cấp cao.

Sản phẩm tri thức không chỉ là những phát minh sáng chế, những công thức toán học, hóa học, những con robot, những giống cây mới.... Phản biện xã hội cũng là sản phẩm tri thức đích thực nhưng tất nhiên không phải chỉ là sản phẩm và trách nhiệm của riêng trí thức. Song, trí thức với những đặc thù của mình phải một tầng lớp đi tiên phong trong hoạt động này. Không lên tiếng đóng góp cho xã hội tiến bộ thì đó chỉ là Trí thức nửa mùa [1].

Xin dẫn một ví dụ, nghệ sỹ Ai Weiwei, ngoài những sản phẩm nghệ thuật nổi tiếng, ông không ngừng tiếng mạnh mẽ về nạn tham nhũng dẫn đến cái chết oan uổng cho bao nhiêu học sinh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc do xây trường học vật liệu kém chất lượng.

Tôi không dám nhận mình là trí thức. Sinh thời, cha tôi có lần mắng: "Trí thức gì ngữ các anh; vừa hèn, vừa dốt!"

Từ đó, cứ ai gọi tôi là một... trí thức thì tôi lại nghĩ người ấy đang quở mắng mình.

theo tuanvietnam

===============

câu này hay: "Trí thức gì ngữ các anh; vừa hèn, vừa dốt!" Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi Đà Nẵng bị "tuýt còi" vi hiến

Posted Image Nghị quyết số 23 của HĐND Đà Nẵng mới đây đã bị nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền khẳng định là trái Hiến pháp và Luật. Vụ việc lần này của Đà Nẵng một lần nữa lại đặt ra vấn đề văn hóa tôn trọng Hiến pháp ở đất nước ta.

Trước sức ép của sự phát triển đô thị về hạ tầng cơ sở, y tế, giáo dục, HĐND TP. Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết 23 về những giải pháp phát triển KT-XH ngày 24/12/2011 để hạn chế nhập cư của một số đối tượng, cụ thể là "tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự". Mặc dù Chính sách hướng tới xây dựng "một thành phố hấp dẫn và đáng sống", Nghị quyết 23 bị coi là trái Hiến pháp và Luật. Tranh cãi về tính hợp hiến, hợp pháp

Nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an), Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ tư pháp) đều khẳng định Nghị quyết số 23 của HĐND TP. Đà Nẵng về hạn chế nhập cư là trái với Luật cư trú, vì những trường hợp tạm dừng đăng ký thường trú của Đà Nẵng không phù hợp với các quy định của Điều 20 của Luật cư trú. Khoản 1 của Luật này quy định mọi công dân có quyền đăng ký hộ khẩu thường trú khi có chỗ ở hợp pháp, đã tạm trú tại Thành phố đó liên tục từ một năm trở lên (trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ mà người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản).

Trước những những chỉ trích trên đây, ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho rằng Chủ trương trên là hoàn toàn hợp pháp vì HĐND có quyền "phân bổ dân cư và cải thiện đời sống nhân dân địa phương", "quyết định biện pháp quản lý dân cư thành phố và tổ chức đời sống đô thị" (Điều 12, 18 Luật Tổ chức HĐND và UBND). Hơn nữa, ông Thanh cho rằng "quy định trên đưa ra chỉ là giải pháp tạm thời trong khi chờ hướng dẫn của Trung ương về Luật Cư trú".

Rõ ràng, những lập luận của ông Bí thư Đà Nẵng là không có căn cứ, vì thẩm quyền chung của HĐND theo quy định của Luật Tổ chức HDND và UBND phải phù hợp với những quy định riêng (chuyên ngành) về các điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú của Luật cư trú. Trong mối quan hệ này thì Luật cư trú đóng vai trò là "luật riêng" (lex specialis), còn Luật Tổ chức HĐND và UBND là "luật chung" (lex generalis); và luật riêng sẽ được ưu tiên áp dụng trước luật chung. Hơn nữa, các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đều bị nghiêm cấm dù đó là "tạm thời" hay "thí điểm".

Posted Image Ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng

Trên hết, Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của Quốc gia - quy định "công dân có quyền tự do cư trú ở trong nước" (Điều 68 Hiến pháp). Điều khoản này có nghĩa là công dân có quyền cư trú ở bất cứ nơi nào trong nước mà vẫn hưởng đầy đủ các quyền công dân. Nhưng khi không thể có hộ khẩu, những công dân "tạm trú" bị đối xử bất bình đẳng với các công dân "thường trú". Việc phân loại và đối xử không bình đẳng giữa hai hạng công dân "tạm trú" và "thường trú" tiếp tục vi phạm quyền bình đẳng trước trước pháp luật của mọi công dân (Điều 52 Hiến pháp).

Như vậy, việc hạn chế đăng ký hộ khẩu thường trú theo Nghị định 23 có dấu hiệu vi phạm quyền hiến định về tự do cư trú và quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân. Phản pháo lại lập luận này, ông Thanh cho rằng việc giới hạn quyền tự do cư trú là nhằm bảo đảm các quyền khác như quyền được bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội, quyền được chăm sóc y tế, đảm bảo việc học hành, có việc làm, có nhà ở của người dân thành phố.

Nhưng không phải lúc nào cũng có thể lấy lợi ích đa số (người có hộ khẩu Đà Nẵng) làm lý do để hy sinh quyền của thiểu số (người nhập cư). Vì cứ với kiểu lập luận này, thì khi xe khách bị mất phanh mất lái thì có thể đâm bất kỳ người đi đường nào, nếu việc hy sinh của người này có thể cứu mạng được mấy chục người trên xe khách. Và quan trọng hơn hết, quyền hiến định của công dân tại Điều 68, không thể bị bất kỳ cơ quan nhà nước nào cắt xén, vô hiệu hóa một cách tùy tiện; đặc biệt việc cắt xén này lại đồng thời trái với Luật cư trú.

Thiếu cơ chế tài phán hiến pháp và hành chính

Trước những hành vi trái luật và Hiến pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND Tỉnh, cơ chế xử lý hiện hành đang đặt ra nhiều vấn đề. Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Khoản 3, Điều 90 Luật ban hành VBQPPL), có thể kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các cơ quan chính quyền địa phương, trong đó có HĐND Tỉnh. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp không có quyền đình chỉ, bãi bỏ các văn bản của HĐND, mà chỉ có quyền kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả kiểm tra của mình.

Theo dự kiến, vấn đề này có thể được báo cáo lên Ủy ban pháp luật và UBTVQH. UBTVQH có quyền quyết định xem xét và bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật (Khoản 4, Điều 15; Khoản 2 (d) Điều 20 Luật hoạt động giám sát của QH). Mặc dù giám sát của Quốc hội (UBTVQH) được cho là một hình thức giám sát quan trọng nhưng cho đến nay hiệu quả vẫn chưa cao bởi lẽ UBTVQH là một cơ quan chính trị chứ không phải cơ quan áp dụng Hiến pháp và Luật, nên không phù hợp với chức năng giải thích Hiến pháp và Luật.

Cơ chế kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp hiệu quả nhất là cơ chế tài phán thông qua các tòa án. Tòa hành chính là một mô hình hữu hiệu trong việc kiểm tra tính hợp pháp hành vi của các cơ quan hành pháp nhằm kiểm soát các hành vi lạm dụng quyền lực nhà nước và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, Tòa hành chính Việt Nam lại chỉ có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính cá biệt cụ thể, mà không có quyền kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp này, Tòa án hành chính không thể thụ lý vụ án xét xử về hành vi bất hợp pháp của Nghị quyết 23.

Nếu như các quốc gia pháp quyền ngày nay đều có cơ chế tài phán hiến pháp (Tòa hiến pháp hoặc các tòa án thường được trao thẩm quyền bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp), Việt Nam chưa có cơ chế tương tự để kiểm tra tính hợp hiến hành vi của các cơ quan công quyền. Do đó, khi các công dân cho rằng các quyền hiến định của họ bị xâm phạm bởi Nghị quyết 23, họ không thể khiếu kiện ra tòa để phán xét về tính hợp hiến của văn bản pháp luật này

...và văn hóa tôn trọng Hiến pháp

Vụ việc lần này của Đà Nẵng một lần nữa lại đặt ra vấn đề văn hóa tôn trọng Hiến pháp ở đất nước ta. Trong nhiều trường hợp, một số chính sách công đã được ban hành bị cho là chưa phù hợp với Hiến pháp.Có thể kể đến như chính sách hạn chế đăng ký xe máy (2005) và việc thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân ở một số cấp hiện nay[1].

Tương tự, việc Nghị quyết 23 "tạm dừng" đăng ký hộ khẩu thường trú "trong khi chờ xin ý kiến của trung ương về một số vấn đề liên quan tới Luật cư trú trên địa bàn TP Đà Nẵng" là không phù hợp với Điều 68 Hiến pháp 1992. Không thể lấy lý do về đặc thù địa phương hoặc mục tiêu tốt đẹp của chính sách để bao biện cho các quy định trái với Hiến pháp, Luật: "Nếu tất cả các thành phố lớn hoặc 62 tỉnh thành khác cũng làm như Đà Nẵng với lý do đặc thù của địa phương thì hẳn luật lệ của Nhà nước Việt Nam sẽ không còn là một thể thống nhất mà như một tấm mền mạnh ai nấy căng kéo theo nhu cầu, ý thích riêng của địa phương"[2].

Những cải cách của Đà Nẵng sẽ chỉ thực sự giúp ích cho sự phát triển bền vững của đất nước và địa phương khi những thay đổi đó được thực hiện theo những nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, như cách mà chính ông Bí Thư TP Đà Nẵng đang làm trong việc đề xuất "mô hình thị trưởng" cho chính quyền địa phương trong tương lai. Các giải pháp hợp lý cần phải được tích hợp vào Hiến pháp trước lúc đem ra thi hành [3].

===========================================================================

Thành phố Đà nẵng với nguồn vốn TW rót về và sự vận động trên đà phát triển ở khu vực miền trung, điều này đã dẫn đến sự thu hút 1 bộ phận dân nhập cư vào DN để sinh sống, làm việc.

Việc UBND chỉ đạo công an DN không làm thủ tục hộ khẩu mới là đã bị phản ảnh, nay lại thông qua nghị quyết của Hội đồng nhân dân để tiep tục chính sách hạn chế nhập cư.

Với những thông tin trên, chúng ta đã thấy đây là sự vi phạm hiến pháp.

Nhưng cái tôi đau đầu là các bác là lãnh đạo lại cứ nghĩ là mình đang đúng, làm vì nhân dân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí mật của người bất tài

Những người có tài năng thấp thường không đủ trình độ để nhận ra năng lực khiêm tốn của họ, các nhà tâm lý Mỹ tuyên bố.

Livescience cho biết, David Dunning, một nhà tâm lý của Đại học Cornell tại Mỹ, đã nghiên cứu hành vi và suy nghĩ của người lao động trong hơn một thập kỷ. Ông cùng các đồng nghiệp thực hiện hàng loạt thử nghiệm để kiểm tra nhiều khả năng - như tư duy logic, trí tuệ cảm xúc, ngữ pháp, khiếu hài hước và thậm chí cả khả năng chơi cờ. Sau khi đối tượng nghiên cứu hoàn thành các bài kiểm tra, Dunning yêu cầu họ tự đoán số điểm mà họ có thể đạt.

Nhóm nhà nghiên cứu nhận thấy những người đạt điểm cao tỏ ra tự tin khi đoán số điểm. Đây là kết quả mà các chuyên gia đã tiên liệu. Nhưng họ cảm thấy sửng sốt khi phát hiện ngay cả những người làm bài kiểm tra rất tệ cũng đoán họ sẽ được điểm cao.

“Phần lớn người chỉ làm đúng 10 đến 15% số câu hỏi trong bài kiểm tra nghĩ họ làm được từ 55 tới 60%, nghĩa là cao hơn mức điểm trung bình. Hóa ra những người có năng lực thấp nhất vẫn nghĩ họ thực hiện bài thi tốt hơn những người khác”, Dunning nói.

Posted Image

Ảnh minh họa: zimbio.com.

Dunning khẳng định hiện tượng người có năng lực thấp đánh giá quá cao năng lực của bản thân không phải là biểu hiện của tinh thần lạc quan. Theo ông, năng lực tư duy kém khiến những người bất tài không thể đánh giá khả năng thực sự của họ.

“Ngay cả khi chúng tôi hứa với các đối tượng nghiên cứu kém tài rằng họ sẽ được thưởng 100 USD nếu đánh giá đúng số điểm thì họ vẫn không thể đoán chính xác”, Dunning kể.

Việc những người bất tài không thể nhận ra năng lực tệ hại của họ là nguyên nhân gây nên vô số vấn đề tiêu cực của xã hội, Dunning nhận xét. Chẳng hạn, quan chức bất tài sẽ kéo tụt sự phát triển của đất nước, còn quan tòa bất tài sẽ khiến nhiều người vô tội lĩnh án oan.

Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, nếu một người không có khả năng trong một lĩnh vực nào đó, họ cũng sẽ không thể nhận ra tài năng hay ý tưởng hay của người khác trong lĩnh vực ấy. Xu hướng này đúng với mọi đối tượng trong xã hội – từ công nhân cho tới chính trị gia.

“Hiện tượng đó có thể phá hủy xã hội dân chủ, bởi nền dân chủ chỉ thực sự phát triển nếu mọi công dân có khả năng nhận ra những ứng cử viên tài năng nhất hoặc ủng hộ những chính sách đúng đắn nhất”, Dunning bình luận.

Minh Long

Link: http://vnexpress.net...-nguoi-bat-tai/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, nếu một người không có khả năng trong một lĩnh vực nào đó, họ cũng sẽ không thể nhận ra tài năng hay ý tưởng hay của người khác trong lĩnh vực ấy. Xu hướng này đúng với mọi đối tượng trong xã hội – từ công nhân cho tới chính trị gia.

Cái nhà ông nghiên cứu David Dunning đưa ra hình tượng không điển hình hơn là "Tri thức khoa học" khi đặt vấn đề so sánh "công nhân" với "chính trị gia". Vì tài năng thuộc lĩnh vực trí tuệ cần so sánh với nhà khoa học, chứ chính trị gia e không điển hình. Nhưng dù sao , đây cũng là một nhận định xác đáng của cái nhà ông nghiên cứu David Dunning: "nếu một người không có khả năng trong một lĩnh vực nào đó, họ cũng sẽ không thể nhận ra tài năng hay ý tưởng hay của người khác trong lĩnh vực ấy". Thí dụ như khi khoa học không dự báo được động đất thì mọi dự báo động đất đều là "nhảm nhí".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng không thể nói như thế được Chú Thiên Sứ ạ

Vì nếu dự đoán động đất mà sai, tức là dự đoán có sảy ra, mà ko sảy ra, sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, cộng với tâm địa chấn hoặc vùng ảnh hưởng trên 1 vùng mà ta dự đoán nó quá rộng lớn, thì mức độ ảnh hưởng đến nhiều người nếu dự đoán sai là rất lớn

Nó làm cháu nghĩ đến chuyện cậu bé chăn cừu, đó là nhiều lần nói sai, nhưng 1 lần nói đúng làm người khác mất lòng tin

Vì thế việc dự đoán thi thoảng trúng, và ko dự đoán được thà cứ để nó như nhau đi, khi nào có 1 công thức thực sự, và địa điểm tâm chấn thật chính xác thì lúc đó theo cũng được, vì dự đoán cái động đất nó ko như 1 vài dự đoán khác, vì nó có sự ảnh hưởng đên rất nhiều người

Vài lời theo suy nghĩ của cháu, cũng có thể chi phản ánh 1 mặt của vấn đề

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu nghĩ nếu ta có 1 công thức nhất định, thì ko thể có ngành khoa học hay ai giám nói là nhảm nhí được, và những cái ta ngâm cứu, ta phải qua phản biện, công bố cách tính, công bố công trình ngâm cứu, có phản biện và trả lời lại được phản biện đó

Giống như việc tạo ra cái ti vi vây, khi ta có công thức, quy trình và kết quả cuối cùng là 1 cái ABC thì ko ai có thể nói việc tạo ra cái Tivi là nhảm nhí được

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đàn bà!

Tác giả: Kỳ Duyên - Tuanvietnam.vn

Đàn bà Việt vốn đẹp người, đẹp nết. Có bao lời ca tụng, tung hô. Mà vẫn không thoát nổi cái định kiến tâm lý xã hội vừa mơ hồ, vừa bất công, thì cái sự bình đẳng giới còn ...mơ về nơi xa lắm!

Không biết có phải tuần này vì có 8/3, Ngày Phụ nữ Quốc tế theo truyền thống, mà trên báo chí, truyền thông, có rất nhiều câu chuyện xung quanh những người đàn bà.

Họ luôn vừa quyến rũ, vừa bí ẩn; một nửa của yêu thương, hờn giận, của đa mang và kiêu hãnh. Họ còn là biểu tượng của sự giỏi giang, nghị lực, thậm chí ..."ghê gớm" và tham vọng trong thế giới kim tiền. Nhưng nếu vắng họ, nhân gian sẽ nhạt nhẽo, vô hồn? Tựa hoa không hương. Tựa thuyền không bến...

Vì thế, những câu chuyện về đàn bà, sẽ không bao giờ có hồi kết, khi thế giới vẫn sinh ra họ, hạnh phúc vì họ và khổ đau vì họ. Cho dù có khi nửa thế giới còn lại kia, khi yêu, khi ngả mũ kính phục, và cả... hãi sợ. Thì họ vẫn là một nửa không thể thiếu của thế gian này.

Đàn bà dễ có mấy tay?

Một "tay" đàn bà khiến cả xã hội mới đây đều rất ...tò mò. Đó là câu chuyện về một nữ "đại gia", ở tít tận phố núi hẻo lánh Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa tổ chức cho con trai một đám cưới khủng, cái từ dân dã thời hiện đại. Đó là đại gia Nguyễn Thị Liễu.

Người ta càng trở nên tò mò và tọc mạch hơn, nếu biết rằng, bà Nguyễn Thị Liễu đã ở vậy, một tay nuôi con suốt 10 năm, sau khi cuộc hôn nhân của bà đường ai nấy rẽ.

Nếu biết rằng tuy sống tận phố núi Hương Sơn (Hà Tĩnh), nhưng món quà cưới người đàn bà đại gia 43 tuổi này, trông còn khá xuân sắc, mua cho con trai là một biệt thự chễm chệ tại Hà Nội, có giá trị hơn 130 tỷ đồng, mà từ khi mua nó, vẫn cửa đóng then cài.

Posted Image

Bà Liễu bên con trai và con dâu trong ngày vui. Ảnh: Dân trí

Đương nhiên, sự tài giỏi của bà trên thương trường ra sao, thì cả phố núi Hương Sơn đến giờ vẫn không ai rõ. Và mặc dù có ý phân trần, về tình cảm của bà giành cho người dân quê nghèo Hương Sơn, về ý định làm từ thiện bằng tiền mừng đám cưới, vẫn có rất nhiều người đặt dấu hỏi về nghiệp kinh doanh của bà.

Gọi là đám cưới khủng, vì khủng về nhiều nhẽ.

Khủng về số tiền tổ chức: 25 tỷ đồng, riêng tiền rượu ngoại- 2 tỷ, catse cho MC, cho các ca sĩ thời thượng trong nước và ca sĩ Việt hải ngoại- hơn 4 tỷ đồng.

Khủng về giá trị quà mừng: Tổng trọng lượng vòng trang sức mà cô dâu, chú rể đeo trĩu cổ, lên đến 60 cây vàng.

Khủng vì hôn lễ tổ chức quá hoành tráng với "đoàn rước dâu siêu xe cả trăm chiếc", chưa kể chi phí mua đất, dựng hôn trường...

Khủng vì người dân kéo nhau đi xem đám cưới kiêm ca nhạc lên đến hàng nghìn người

Và cũng...khủng vì dư luận của xã hội. Người chê, người mỉa, người bình. Không ít người bỗng thành ...triết gia bất đắc dĩ về cái giầu nghèo trong xã hội, về may rủi kiếp người.

Một "tay" đàn bà khác, cũng khiến xã hội, giới truyền thông tò mò không kém. Đó là đại gia Phạm Thị Diệu Hiền, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản Bình An (khu Công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ) trước đó vừa tổ chức cho con trai một đám cưới khủng.

Bởi chỉ riêng đoàn xe rước dâu cũng toàn loại khủng nốt, khiến thiên hạ lác mắt: Toàn Bentley Flying Spur Speed, Ferrari F430... Riêng chiếc Rolls-Royce Phantom biển tứ quý 3333 trị giá hàng chục tỷ đồng, là xe nhà. Bà Diệu Hiền thậm chí còn tiết lộ định mượn máy bay của "bầu Đức" để rước dâu.

Chưa rõ lời nói "có cánh" này hư thực ra sao. Chỉ thấy sau câu phủ nhận không quen biết gì bà Diệu Hiền của bầu Đức, dư luận xã hội như ngã ngửa. Vì ngay ngày cưới, một số nông dân lại căng băng-rôn ngay trước biệt thự của bà... đòi nợ. Chữ sang, hèn đôi khi thật mong manh, nó cách nhau có khi chỉ bằng tấm băng rôn ác nghiệt chăng chả đúng chỗ tẹo nào.

Đương nhiên, trong xã hội mà sự phân hóa giàu nghèo ngày càng dãn rộng, thì kiểu tiêu tiền của những người đàn bà dễ có mấy tay chắc chắn chỉ chuốc lấy thị phi, sự phản ứng và phê phán nhân danh ... bênh vực người nghèo.

Thế nhưng, liệu đó có phải là lối tư duy thủ cựu? Bởi lấp đầy cái khoảng cách giầu nghèo đó, phải là trách nhiệm của Nhà nước. Đại gia có quyền tiêu tiền theo ý họ, nếu đồng tiền đó không phải tiền bẩn, tiền tham nhũng và ăn cắp của nhân dân.

Chắc chắn, hiện tượng các đại gia chịu chơi, chi tiền bạc tỉ để khẳng định đẳng cấp trong xã hội chưa dừng ở đó. Còn có sang hay không, nó không chỉ phụ thuộc vào bạc tỉ, mà còn phụ thuộc vào cái "phông" văn hóa mỗi đại gia.

Vì thế, nếu nhìn vào tư cách không ít tỷ phú trên thế giới như Bill Gates, Job Steve, như Warren Buffet..., cả nhân loại phải cúi đầu ngưỡng mộ và kính phục. Vì họ cao sang quá, họ nhân cách quá về cách tiêu tiền.

Còn khi nhìn vào cách tiêu tiền xa hoa như các tiệc hỷ cho con của các nữ đại gia nói trên, người ta lại chỉ dùng từ: Chịu chơi quá, phô trương quá, thậm chí trọc phú quá, lố quá...

Đó đều là nhân- quả của "văn hóa tiêu tiền".

Và trong khi thiên hạ còn chưa hết xôn xao về cách vung tiền của các nữ đại gia, thì mới đây, báo chí đưa tin, bà Diệu Hiền là một đại gia... nợ.

Món nợ của bà cũng khủng không kém, trên cả ngàn tỉ đồng, riêng nợ của hơn 40 hộ nông dân đã lên tới trên 300 tỉ. Hiện tại, 16 hộ nông dân nuôi cá tra tại các tỉnh khu vực ĐBSCL kêu cứu khẩn cấp đến các cấp lãnh đạo nhờ can thiệp về việc Công ty Bình An còn nợ hàng trăm tỉ đồng tiền mua cá gần một năm nay (Thanh Niên Online, ngày 6/3/2012). Còn bà Diệu Hiền, đang ở trời tây để chữa bệnh.

Riêng về dàn siêu xe rước dâu trong đám cưới khủng, được biết là của... đi mượn, gia đình bà chỉ chịu tiền đổ xăng. Quả là đàn bà dễ có mấy tay?

Tại cuộc họp báo mới đây, ông Trần Văn Trí, chồng bà Diệu Hiền, tân Tổng Giám đốc Công ty (được bà ủy quyền) cho biết sẽ bán nhà xưởng, xe Rolls Royce, dự án để trả nợ. Chẳng biết ông hạnh phúc ra sao, chứ lúc này, ông thật là người đau khổ vì một nửa của mình.

Rốt cục, cái danh "đại gia" - sự giàu có, lại hàm chứa một cái gì đó là sự nghèo nàn. Người nghèo về chữ biết, kẻ nghèo về chữ ... đức, chữ nhân.

Đàn bà vẫn phải là...đàn bà

Cái triết lý ấy, bỗng dưng đến với người viết bài này, khi đọc câu chuyện về một nữ đại gia khác, vừa được Tạp chí Forbes xếp vị trí thứ 35 trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Đó là bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Vinamilk. Đó là vinh dự riêng của cá nhân bà, và cũng là vinh dự của đàn bà Việt.

Trước đó, năm 2010, Vinamilk đã lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp châu Á xuất sắc cũng của tạp chí này. Rõ ràng, bà Mai Kiều Liên thực sự là nữ đại gia có "máu mặt" trên thương trường quốc tế khắc nghiệt và sòng phẳng, dù thực ra bà mặt hoa da phấn. Và nụ cười thì chân thành, hồn nhiên. Rất đẹp!

Sinh ra ở Pháp, được đào tạo ở Matxcơva, nhưng tâm hồn bà hẳn là tâm hồn đàn bà thuần Việt, khi năm 1976, bà trở về đất nước sau chiến tranh để làm việc.

Vào Google, gõ chữ Mai Kiều Liên, ngay lập tức, có 20.100.000 kết quả (0,15 giây), và Wikipedia Tiếng Việt giới thiệu "trích ngang lý lịch". Đủ hiểu bà rất có tiếng tăm, tên tuổi trên thương trường.

Trong lúc chứng khoán đang ngả nghiêng vì cơn bão "đi xuống", thì trên sàn này, Vinamilk vẫn là một trong 15 doanh nghiệp có lợi nhuận trên 1000 tỉ đồng.

Trong lúc nhiều doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ, thậm chí có nguy cơ sập tiệm, mâu thuẫn, đổ lỗi cho nhau, thì công ty của bà vẫn ăn nên làm ra, doanh thu đạt 1 tỷ USD, và Vinamilk- vẫn là nguồn sữa ngọt nuôi người lao động.

Trong lúc nhiều DNNN còn chưa biết tôi đi về đâu hỡi tôi (mượn ý của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), thì công ty của bà vẫn được đánh giá không đi theo lối mòn, có tính sáng tạo cao.

Posted Image

Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Vinamilk

Trong lúc nhiều DNNN đang sống vật vờ, không ra sống, không ra chết, công ty của bà vẫn sống khỏe, hướng tới tiêu chí: Chất lượng ngoại, giá nội và phong cách phục vụ tốt nhất!

Quả vẫn là đàn bà dễ có mấy tay!

Cho dù công ty của bà cũng từng trải qua những thất bại khi mở rộng kinh doanh. Cho dù cũng có những lúc từng có điều tiếng này nọ. Và những biến động trên thị trường, mối liên kết với nhà nông đang đặt ra cho công ty những phương án phải tính, để hài hòa lợi ích cả hai phía.

Nhưng người viết lại chú ý đến câu trả lời của bà với báo chí về chút riêng tư: Về nhà tôi là ô sin (cười). Ông xã tôi cũng thể nấu cơm, tôi lau nhà rất vui vẻ, thoải mái. Nhà tôi không thuê người giúp việc mà tất cả các thành viên tham gia vào công việc gia đình.

Chợt nhớ tới câu chuyện nhỏ của cựu Thủ tướng Anh: Bà Margaret Thatcher, vốn được mệnh danh "Bà đầm Thép", cũng là người được nước Anh tạc tượng đồng ngay khi bà đang sống, một hiện tượng hiếm. Đó là mỗi sớm, trước khi đi làm, bà vẫn tự tay pha cho đức lang quân một ly cafe nhỏ. Dù là nguyên thủ quốc gia, ở trong nhà, bà M. Thatcher trước hết vẫn là một người vợ, với những sự chăm sóc gia đình tinh tế và dịu dàng.

Mới hay, cho dù có làm tới nguyên thủ, hay đại gia, đàn bà trước hết vẫn phải là...đàn bà (nữ tính)

Nữ tính chính là sợi lạt mềm buộc chặt con tim đàn ông Việt, vốn đa mang, đa tình (!)

Nữ tính khiến nóng giận nguội bớt, băng giá tan ra, và làm ấm áp thêm nồng nàn.

Niềm vui chốc lát, nỗi đau ... trường kỳ

Có một người đàn bà trẻ, quá trẻ, mới qua thời thiếu nữ, khuôn mặt xinh xắn, nhưng số phận cô tưởng hạnh phúc, hóa ra rất bẽ bàng và bi thảm, khiến xã hội vừa thương cảm, vừa xót xa. Còn người viết, thì thật sự bất bình, bởi cái sự tàn nhẫn, bất nhẫn, nhưng lại nhân danh... đạo đức.

Đó là câu chuyện của cô gái X. T ở TP Cần Thơ, đất Tây đô gạo trắng nước trong, vừa bị nhà chồng - đại gia nước đá Nguyễn Hoàng Năm (lại đại gia) trả lại nhà cha mẹ đẻ vì nghi...mất cái ngàn vàng.

Chỉ vì người chồng thấy đêm tân hôn, mà vợ không kêu. Chỉ vì nhà chồng sau khi xem một clip sex, thấy cô gái nhân vật chính trong đó, "nghi" giống con dâu của mình. Uất ức quá, cô bé đã từng tự tử, để mong cái chết sẽ minh oan.

Mới đọc, mà tưởng đâu là câu chuyện của của làng xã nông thôn Việt Nam cổ xưa, nơi đất lề quê thói nghiệt ngã vô nhân. Nơi những anh đàn ông vốn đạo đức giả lại hay dạy đạo đức. Nơi buộc mẹ Đốp phải "vặt" từng câu nói từ miệng một kẻ trong số đó, cất vào vạt áo tứ thân, cũng là cất vào cái chỗ bị coi là "ô uế" của mình. Bởi câu nói đạo đức giả và cái ô uế là ... ngang nhau.

Posted Image

Cô dâu X.T trong ngày cưới

Thế nhưng, khi chuyện vỡ lở, có biết bao nhiêu vấn đề đặt ra cho địa phương nơi đây, và những người trong cuộc.

Vì sao X. T chưa đủ tuổi kết hôn, vẫn được tổ chức đám cưới. Liệu phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều có biết không?

Vì sao chồng cũ X.T lại chỉ nhăm nhăm vin vào cớ vợ không kêu đau, để nghi ngờ, và ngay sau đó, kịp lấy cô vợ khác, cũng chưa đủ tuổi vị thành niên. Về đạo lý vợ chồng, đã không phải, mà về mặt y lý, thì cũng chẳng phải ... non nớt gì!

Vì sao gia đình chồng X.T lại có clip sex để xem, từ đó nghi ngờ con dâu không trong sạch. Vậy việc xem loại clip bị pháp luật nghiêm cấm, thì về đạo lý, có trong sạch không?

Cho đến giờ, cơ quan chức năng đã kết luận, đó là clip có nguồn gốc từ nước ngoài. Và Hội phụ nữ VN quận Cái Răng đã can thiệp, để làm sáng tỏ vấn đề. Thế nhưng, số phận một người phụ nữ như X.T rồi sẽ ra sao, nơi định kiến xã hội kiểu làng xã còn hơn cả gông cùm.

Chợt nhớ câu chuyện một nữ tiến sĩ, làm quản lý ở một địa phương, có ba con gái. Chồng chị khát con trai, bồ bịch đủ nơi, và ruồng rẫy. Mặc, chị vẫn căn răng chịu đựng trong buồn tủi, đắng cay. Hỏi: Sao không bỏ người chồng tệ bạc đó? Trả lời: Em có ba con gái, nếu bỏ, đến lượt con gái em sẽ rất khó lấy chồng, vì nơi em sống, người ta rất dị nghị chuyện này. Con gái em sao có hạnh phúc, chị ơi?

Một câu trả lời, mà hóa ra là câu hỏi.

Ôi chao, đến một nữ tiến sĩ hẳn hoi, vẫn không thoát nổi cái gông cùm tinh thần của xã hội tiểu nông, làng xã, nói chi đến cô bé X.T?

Vâng, đàn bà Việt vốn đẹp người, đẹp nết. Có bao lời ca tụng, tung hô. Mà vẫn không thoát nổi cái định kiến tâm lý xã hội vừa mơ hồ, vừa bất công, thì cái sự bình đẳng giới còn ...mơ về nơi xa lắm!

=========================

Bài viết hay! Posted ImagePosted ImagePosted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật lạ lùng...

Posted ImageTâm lý đám đông cho thấy ai cũng chờ người khác làm Danko thay mình. Tâm lý đám đông cũng cho thấy sự dao động trước trước cái ác, cái xấu là sự sợ hãi và phục tùng- khi không có Danko nào xuất hiện- dù tiềm ẩn trong mỗi người đều có một Danko…

Triết gia người Thụy Sĩ, Henri Frederic Amie từng nói: "Sự thật không chỉ bị dối trá xâm hại; nó còn bị xúc phạm bởi sự câm lặng." Trong cuộc sống, liệu có ai từng nghĩ đến điều này. Hẹp hơn, trong cuộc sống hiện nay, sự thật liệu có đang bị xâm hại và xúc phạm?

Ván cờ... "đời"

Dư luận vẫn còn đang bàn tán về ván cờ bạc tỉ của một ông phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng. Cơ quan điều tra vẫn tiếp tục xác minh nhưng nếu vị phó giám đốc dám chơi ván cờ đến 5 tỉ đồng thì đó không phải là một ván cờ danh dự như những kỳ thủ có tinh thần thể thao chân chính thường chơi.

Nó là sự xúc phạm với người nghèo!

Bởi tính trung bình, trị giá ván cờ ấy xây được 200 căn nhà tình thương, mua được hơn 300 tấn gạo cứu đói, tạo điều kiện cho vô số trẻ em nghèo đến trường...

Sóc Trăng là một tỉnh nghèo! Theo điều tra hộ nghèo năm 2010, toàn tỉnh còn 75.639 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,31%; hộ cận nghèo 43.789, chiếm tỷ lệ 14,07%. Một tỉnh nhiều dân nghèo như vậy mà có một công bộc của dân giàu đến mức chơi được những ván cờ bạc tỉ, vậy tiền đâu để chơi bạo "hơn cả công tử Bạc Liêu" như thế?

Câu chuyện ván cờ bạc tỉ sẽ khiến người ta không khỏi nghi ngờ... Rằng ở các địa phương khác, giàu có hơn, sẽ có những ván cờ bạc tỉ khác hoặc là những hình thức khác để quan chức chứng tỏ sự giàu có với mức cao hơn?

Và chỉ khi nào bị lộ, những kẻ hôm qua còn dương dương tự đắc, nay mới ...sám hối.

Nếu những nghi ngờ trên được phơi bày toàn bộ thì nói như nhà thơ người Nga Lord Byron, đó là một "sự thật luôn lạ lùng, còn lạ lùng hơn là hư cấu". Sự thật cá cược đến mức 5 tỷ đồng/ ván cờ, quả là sự thật lạ lùng hơn cả hư cấu.

Posted Image

Ván cờ đến 5 tỉ đồng thì đó là sự xúc phạm với người nghèo. Ảnh minh họa

Ai "giết" Danko?

Dối trá, nó không tự sinh ra nó mà chỉ có khi con người nói và làm ngược lại với những điều cơ bản họ nghĩ. Quá trình cơ bản hướng đến chân- thiện- mỹ mà loài người vẫn hằng đeo đuổi là nếu được coi là ánh sáng thì cái ác, cái xấu có thể coi là bóng đêm. Trong bóng đêm, dối trá lên ngôi và dưới ánh sáng, sự thật rực rỡ.

Nhà văn vĩ đại Maksim Gorki đã xây dựng một hình tượng Danko can trường xé toang lồng ngực để lấy trái tim mình soi đường cho đám đông mê muội. Một ẩn dụ giàu hình ảnh... Trước khi sự can trường ấy được thừa nhận Danko có gì từ đám đông? Anh đã nhận được sự nghi ngờ và sau đó là sự phẫn nộ của đám đông mê muội. Đến nỗi anh phải thét lên đau đớn trước khi xé ngực móc tim mình:

"Các người đã làm gì để tự giúp mình ? Các người chỉ cắm cổ đi và không biết giữ sức để đi được lâu dài hơn! Các người chỉ mải miết đi như đàn cừu!"

Nếu ai cũng sống như chị Lành bán vé số ở Long An cầm tiền tỉ mà chẳng tham lam thì cuộc đời này đẹp biết mấy. Nhưng sự thật là không phải ai cũng như chị Lành nên có một độc giả đã viết bài "May mà có chị đời còn dễ thương..."

Tôi tự hỏi "sự thật" bây giờ liệu có phải đang sống lay lắt nhờ những điều "may mà..."?

Tâm lý đám đông cho thấy ai cũng chờ người khác làm Danko thay mình. Tâm lý đám đông cũng cho thấy sự dao động trước trước cái ác, cái xấu là sự sợ hãi và phục tùng- khi không có Danko nào xuất hiện- dù tiềm ẩn trong mỗi người đều có một Danko...

Nhiều khi tôi tự trào rằng anh chàng Danko trong tôi ơi, anh cứ nhỏ dần theo thời gian vì những "giấc mơ con" của cơm áo gạo tiền trong thời buổi thóc cao gạo kém như hiện nay. Anh chàng Danko cũng nhạt nhòa trong sự vô cảm của những "keomutchoiboi", coi mạng người như trò vui, của những kẻ thấy công an thì xưng "cháu bác Nhanh", thấy giang hồ bảo "em anh Luyện"...

Chàng Danko có lẽ cũng muốn chết hẳn khi biết giữa năm 2011 có 240.000 hộ dân thiếu đói (ở Thanh Hóa) trong một đất nước xuất khẩu lúa gạo... hàng đầu thế giới. Và còn rất nhiều câu chuyện nữa để Danko phải chết...

Có ai hỏi mình sự can trường Danko của bản thân bây giờ đi đâu, về đâu không? Hay là ai/cái gì đã "giết" Danko?

May mà...

Đôi khi người viết nghe nhiều người "tâm sự" rằng bây giờ làm báo dễ quá, dễ đến phát sợ. Cứ thấy nhan nhản những thông tin hoa hậu lộ hàng, người mẫu thả rông ngực, hot girl khoe chân thon...

Hoặc khá khẩm hơn là khỏa thân vì môi trường, nude vị nghệ thuật, tươi tắn nhờ váy xẻ cao... Những thông tin ấy có khi được quan tâm hơn nhiều trẻ em vùng sông nước lại chết đuối vì không được nhà trường dạy bơi, tốc độ tăng dân số nước ta đáng lo ngại, nền kinh tế cần được tái cấu trúc,...

Tôi không ngại nói thẳng với họ rằng những phóng viên chăm chăm máy ảnh lia từ trên xuống, hất phía dưới lên để tìm cảnh lộ hàng khác xa với những phóng viên không có cả mì tôm mà gặm khi tác nghiệp vùng lũ.

Cũng nói luôn rằng những người làm báo mỗi tháng sống chủ yếu bằng "lương" từ doanh nghiệp (chứ không phải tòa soạn nơi họ làm) khác hẳn với những người căng mắt đọc hồ sơ chống tham nhũng, băng vào vùng ô nhiễm lấy tin, tác nghiệp giữa chiến trường hay trong vùng cháy...

Vì kiến thức hạn hẹp của mình nên người viết chỉ xin cảm nhận về làng báo cũng giống như một xã hội thu nhỏ để nhận thức về xã hội hôm nay. Trong làng báo, cũng có những khái niệm đối lập như kẻ tốt- người xấu, tử tế- đê tiện, tự thân- ký sinh, chân tiểu nhân- ngụy quân tử...

Nguyên tắc báo chí là phải viết đúng, viết đủ, viết cái gì có lợi cho quốc gia, dân tộc với nguyên tắc cơ bản là tôn trọng sự thật. Nhưng nhiều trường hợp đã có những nhà báo không tôn trọng nguyên tắc cơ bản ấy hoặc chọn cách nhẹ nhàng hơn là lặng im, tự nguyện hoặc chẳng đặng đừng.

Những ứng xử ấy không khác gì so với ứng xử số đông xã hội hiện nay!

Nếu ai cũng sống như chị Lành bán vé số ở Long An cầm tiền tỉ mà chẳng tham lam thì cuộc đời này đẹp biết mấy. Nhưng sự thật là không phải ai cũng như chị Lành nên có một độc giả đã viết bài "May mà có chị đời còn dễ thương..."

Tôi tự hỏi "sự thật" bây giờ liệu có phải đang sống lay lắt nhờ những điều "may mà..."?

=============================================================

Cuộc sống vẫn thế, cái gì cũng có thể xảy ra và sự thật thì vẫn mãi là sự thật

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay