yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Ngày nay, có một số đông người có quan niệm rằng phong thủy, tử vi, . . . đều là mê tín dị đoan, vì họ luôn đòi hỏi chứng minh đi, chứng minh nó đúng đi. Posted Image và họ tự nhận là khoa học.

Mời ACE xem bài viết dưới của báo Missus.ru để xemsự ảnh hưởng ngày sinh đến những đứa trẻ ntn.

Điều này, thì bộ môn tử vi đã có lời giải tốt hơn nhiều, chi tiết hơn so với các ông khoa học.

Ít nhất, tử vi cũng đưa ra được lời dự đoán về 1 đứa trẻ trong tương lai, còn khoa học thì nhìn đứa bé và cười hì hì vì khoa học chưa tiến đến cái độ là có thể đưa ra dự đoán về tương lai cho 1 đứa trẻ.

==============================================================

Ngày sinh ảnh hưởng tới số phận mỗi người?

Các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều điều liên quan đến tháng sinh như sự thừa cân, tính tình lạc quan hay bi quan, và thậm chí có bao nhiêu con…

Căn cứ trên thống kê về tháng năm sinh và ngoại hình, tính cách, bệnh tật, số phận… người ta đã tìm ra những mối liên quan nhất định giữa ngày tháng sinh với số phận mỗi người.

Trong những tháng mang thai đầu tiên của một người mẹ, các yếu tố môi trường (thời tiết, thức ăn, nhiễm trùng theo mùa) có ảnh hưởng quan trọng tới thai nhi một cách khác nhau.

Posted Image

Tất nhiên, chẳng ai có thể nói tháng nào là tháng tốt nhất mà chỉ có thể cho rằng mối tháng đều có ưu và nhược điểm của nó, lợi về mặt này lại hại về mặt khác. Có điều là biết được những gì có thể xảy ra, bạn có thể điều chỉnh lại cách sống của mình và chủ động đối phó với những rắc rối.

Những đứa trẻ sinh ra vào mùa đông

Hầu hết mọi người thuận tay trái được sinh ra trong những tháng lạnh nhất là tháng12, tháng 1 và tháng 2 (và theo thời tiết, đó là những tháng có nhiệt độ thấp nhất nên người châu Âu quy định đó là mùa đông).

Trẻ em sinh mùa đông lớn lên thường có khuynh hướng mắc các bệnh tim mạch - theo các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Bristol và Edinburgh (Anh Quốc). Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở "trẻ em mùa đông" hơn trẻ em sinh ra trong các mùa khác là 24%.

Đồng thời vào mùa đông, các bà mẹ do phải chống rét nên chế độ ăn nhiều mỡ cũng tạo cho các bà mẹ có mỡ máu cao. Vì thế nếu sẽ phải sinh vào mùa đông, các bà mẹ nên chú ý đặc biệt đến chuyện ăn kiêng.

Theo các nhà tâm lý học, những người sinh vào mùa đông thường là những người thành đạt. Họ năng động, có tài và có ý chí. Họ biết cách làm việc, tự tin trong hành động, chủ động gạt bỏ những khó khăn trên đường đời và do vậy dễ thành công.

Tuy nhiên, trẻ em sinh trong mùa đông thường tự kiêu và cứng đầu. Từ khi còn nhỏ chúng hay cãi lại bố mẹ, không dễ dàng thừa nhận sai lầm, khó làm việc theo nhóm và thường xây dựng gia đình muộn.

Những đứa trẻ sinh ra vào mùa xuân

Trẻ em sinh vào mùa xuân (tháng 3, tháng 4 và tháng 5) rất nhạy cảm với thời tiết, dễ bị cảm lạnh, dị ứng, hay ốm đau hơn trẻ em sinh ra trong những mùa khác. Bởi vậy các bậc che mẹ phải quan tâm đến chúng nhiều hơn. Hãy chú ý đến dự báo thời tiết hàng ngày để giúp chúng đối phó kịp thời.

Các nhà tâm lý học cho rằng những người sinh ra trong mùa xuân thường sống theo cảm tính, không quyết đoán, dễ bị thuyết phục và phụ thuộc vào người khác. Không ham làm lãnh đạo. Trẻ em sinh trong mùa xuân thường rất dễ bảo, biết vâng lời, có tính tỉ mỉ và biết lắng nghe.

Chúng thực ra có những ý kiến chính xác về nhiều vần đề nhưng không muốn nói ra và thực hiện ý định của mình, ngại tranh luận, dễ sống trong tập thể. Nhiệm vụ của các bậc cha mẹ sinh con trong mùa xuân là phải chú ý rèn luyện cho chúng lòng tự tin, chủ động, có ý chí và tham vọng, kiên nhẫn, dám làm dám chịu.

Những đứa trẻ sinh ra vào mùa hè

Trẻ sinh ra trong mùa hè (tháng 6, 7 và 8) lạc quan, may mắn và vui tính - điều này đã được các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Hertfordshire chứng minh.

Người sinh ra trong mùa hè thường tự đánh giá cao về mình, hài lòng với bản thân nên lạc quan, yêu đời, luôn thấy mình hạnh phúc. Các nhà tâm lý học cho rằng họ thuộc loại người nhạy cảm, tốt bụng, rộng rãi, bốc đồng, có thể nóng tính nhưng không thù dai hay thành kiến.

Họ sẵn sàng chấp nhận những rủi ro, mạo hiểm, ưa thích những chuyến đi xa. Cha mẹ của những đứa trẻ sinh vào mùa hè nên tạo điều kiện cho chúng tham gia vào công tác xã hội, các phong trào tình nguyện, khuyến khích chúng bênh vực những bè bạn cùng lớp yếu hơn mình.

Những đứ trẻ sinh vào mùa thu

Trẻ sinh ra trong mùa thu (tháng 9, tháng 10 và tháng 11) nói chung sẽ sống lâu hơn những bạn đồng trang lứa. Sau khi phân tích những số liệu thống kê về cuộc đời của hơn 1 triệu người từ Australia đến Na Uy, các nhà khoa học thấy họ đều có tuổi thọ cao.

Họ sống khoan dung, luôn luôn điềm tĩnh, thận trọng và tỉ mỉ trong công việc, giải quyết các vấn đề thường có lý có tình và luôn là người có uy tín trong xã hội.

Trẻ em sinh vào mùa thu siêng năng trong học tập, ít gây gổ cãi nhau với bạn bè, sớm hiểu được giá trị của đông tiền và biết vâng lời. Các bậc cha mẹ có con sinh ra trong mùa thu đã có một “nguyên liệu quý” để tạo ra những người công dân gương mẫu. Hãy cố gắng hướng cho chúng đi đúng hướng.

Bảo Châu (Theo Missus.ru)

Share this post


Link to post
Share on other sites

CLB BĐS Hà Nội từ chối tranh luận với TS.Alan Phan

(ĐVO) - Mặc dù ngày 2/4, Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội (CLB BĐS HN) đã gửi thư mời TS. Alan Phan đối thoại, nhưng đến khi có một đơn vị đã đứng ra tổ chức và được TS. Alan Phan chấp thuận, thì đại diện câu lạc bộ lại cho biết: Chúng tôi rất mong sẽ có một buổi hội thảo nhưng với điều kiện là mọi người đang chờ đợi món nợ của TS. Alan Phan.

http://baodatviet.vn...000-ty-2347195/

Bùi Kiến Thành: NHNN muốn gì ở gói 30.000 tỷ?

Cập nhật lúc 06:44, 17/05/2013

(ĐVO) - "Thông tư hướng dẫn cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ Posted Image đã không rõ ràng về mục tiêu, chính sách. Nó chỉ là giải pháp tình thế cho một đối tượng nào đấy. Nó không có ý nghĩa gì như một chính sách quan trọng trong một tình thế, hoàn cảnh nghiêm trọng của vấn đề BĐS" - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định.

Sáng ngày 15/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông cáo cho biết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành thông tư hướng dẫn cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đã đặt ra nhiều câu hỏi cũng như chỉ rõ những bất cập cần được NHNN giải đáp ở gói hỗ trợ 30.000 tỷ.

Posted Image

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

1- NHNN đưa ra gói 30.000 tỷ trong đó dành tối đa 30% trong vòng 10 năm để cho vay đối với các doanh nghiệp là chủ dự án nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở thương mại nhưng được chuyển đổi công năng sang NOXH, với thời hạn giải ngân tối đa là 36 tháng kể từ ngày thông tư hiệu lực (1/6/2013).

Tại sao không làm những chính sách riêng cho DN cần tiền để đầu tư xây dựng những dự án NOXH? Mà giờ lại ghép vào với những người dân cần vay tiền để mua nhà? Nhu cầu người dân cần mua căn hộ để ở, với nhu cầu DN cần tiền để xây dựng lên căn hộ có cùng chung với nhau không mà ghép vào cùng giải quyết?

Cái anh làm nhà tại sao lại được vay ưu đãi lãi suất thấp? Anh là kinh doanh thì phải theo lãi suất kinh doanh, phải làm ăn thế nào, tính lãi suất kinh doanh thế nào để làm ra sản phẩm để bán. Còn nếu thực sự làm căn hộ với giá 15 triệu đồng/1m2 là quá sức, nếu không được sự hỗ trợ bằng lãi suất thì không thể làm được, sẽ là một chuyện khác. Nhưng hiện nay rất nhiều DN đã cho chúng ta biết, họ hoàn toàn có thể vay với lãi suất bình thường nhưng làm ra những căn hộ 15 triệu/1m2, thậm chí có DN còn làm dưới 10 triệu/1m2.

Vậy tại sao Nhà nước lại tính toán cho DN vay với lãi suất 6% để sản xuất ra những sản phầm hoàn toàn có thể làm được với lãi suất bình thường? Lãi suất này sẽ cho DN nào vay?

Nếu bỏ qua vấn đề này, thì 30% của 30.000 tỷ đồng, tương đương với 9.000 tỷ sẽ giải quyết được cái gì? Trong khi các DN muốn xây dựng NOXH thì cần đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, vậy cái 9.000 tỷ sẽ giúp được cho ai? Giúp được cái gì? Nó không tương xứng với nhu cầu của DN cần được cung cấp vốn để xây dựng lên những NOXH hay chuyển từ nhà ở thương mại sang NOXH. Đây cũng chẳng khác gì là việc nhu cầu là con voi, còn Nhà nước thì chỉ đẻ ra con chuột nhắt để giải quyết.

Suy nghĩ sâu xa một chút, nếu đã không đáp ứng được nhu cầu thì thật ra Nhà nước muốn làm cái gì? Cần phải đặt ra câu hỏi đối với NHNN.

2- Về vấn đề thời gian cho vay: Thông tư nói rằng với đối tượng thuê, mua NOXH là tối thiểu là 10 năm, đối với doanh nghiệp tối đa là 5 năm.

Như vậy, ít nhất là người thu nhập thấp phải vay trong vòng 10 năm, hoặc trên 10 năm là 20 năm, 30 năm. Thế nhưng khi người ta ký hợp đồng vay tiền mua nhà rồi, nhưng chỉ 2 - 3 năm sau người ta làm ăn được, hoặc người ta trúng số 5 - 7 tỷ đồng và người ta muốn dừng hợp đồng thì sao? Họ có quyền được chấm dứt hợp đồng thì tại sao lại bắt họ phải ôm cái hợp đồng đấy cho đủ 10 năm? Họ đâu có nhu cầu đi vay nữa? Trong trường hợp đấy, NH sẽ xử lý ra sao?

Ở một số nước trên thế giới, bình thường người dân mua nhà ít nhất 20 - 30 năm. Nhưng trong hợp đồng cho vay có điều khoản: người đứng ra vay tiền có thể chấm dứt hợp đồng sau thời hạn 1 - 2 năm, và trả 1 khoản tiền phạt chấm dứt hợp đồng là 1 -2 tháng tiền lãi gì đó. Như vậy người ta quy định rất rõ ràng, còn Thông tư của chúng ta nói tối thiểu là phải 10 năm thì nghĩa là làm sao? Điều này không hợp lý.

Thời gian hỗ trợ tối đa là 10 năm. Vậy khi anh cho tôi vay tiền mua nhà, anh hỗ trợ tôi tối đa là 10 năm thế sau đó anh không hỗ trợ nữa thì tôi làm thế nào? Bây giờ là 6%, nhưng sau 10 năm tăng lên 9%, 10%... tức là lãi suất sau này có thể gấp đôi so với lãi suất ban đầu và người dân không có khả năng để trả lãi suất đó thì sẽ như thế nào?

Không có khả năng trả tiền gốc, tiền lãi sẽ dẫn đến quá hạn và trở thành nợ xấu. Nếu là nợ xấu thì NH có thể chấm dứt hợp đồng và siết nhà, sau đó phát mãi, bán nhà. Như vậy, người dân trả được 10 năm rồi nhưng vẫn đứng trước nguy cơ mất nhà vì lãi suất cao, vì họ không có khả năng chi trả. Và đặt người đi vay trong tình trạng mạo hiểm trước lãi suất tăng lên mà không có quy định trước. Như thế là không được.

Ở các nước khác, không khi nào họ làm cái gì mà lại thả nổi lãi suất như vậy. Lãi suất phải được ấn định, 20 năm, 30 năm tùy theo hợp đồng vay vốn.

Posted Image

Nếu như sang năm 2014, NHNN thông báo lãi suất chỉ còn 4% thôi, thì liệu các NH cho vay có chấp nhận hay không? Tại vì theo hợp đồng là lãi suất 6% mà? Giờ bắt NH hạ xuống thì họ có chịu không?Posted Image

3- Lãi suất vay năm 2013 sẽ áp dụng là 6%/năm. Định kỳ vào tháng 12 hàng năm, NHNN sẽ xác định và công bố lại mức lãi suất áp dụng cho các năm tiếp theo, bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng cho vay trên thị trường nhưng không vượt quá 6%/năm.

Ý NHNN là muốn nói gì đây? Nói sẽ cho người thu nhập thấp vay với lãi suất 6%, nhưng mặt khác lại nói định kỳ hàng năm sẽ công bố lại lãi suất thì có ăn khớp với nhau? Vậy là cứ tháng 12 hàng năm, NHNN lại công bố lãi suất cho vay, sẽ tạo ra sẽ bất ổn hơn nữa.

Nếu làm rõ ý ra, NHNN quy định mức lãi suất các năm tiếp theo bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của các NH cho vay trên thị trường nhưng không vượt quá 6%/năm. Nghĩa là mức 6% là mức lãi suất tối đa. Còn nếu như những năm tiếp theo, NH cho vay lãi suất thương mại ví dụ như 9%, thì 50% của lãi suất này là 4,5%. Theo đó, lãi suất dành cho người thu nhập thấp sẽ là 4,5% chứ không còn là 6% nữa.

Khi ký hợp đồng, ngày hôm nay là 6%, thì lãi suất này phải có giá trị suốt thời gian hợp đồng. Nếu như sang năm 2014, NHNN lại thông báo lãi suất chỉ còn 4% thôi, thì liệu các NH cho vay có chấp nhận hay không? Tại vì theo hợp đồng là lãi suất 6% mà? Giờ bắt NH hạ xuống thì họ có chịu không?

Hay ý của NHNN là lãi suất này chỉ áp dụng cho những hợp đồng mới mà thôi? Chứ không áp dụng với những hợp đồng đã ký? Cái quy định này là không rõ ràng.

4- Các ngân hàng sẽ quy định vốn tối thiểu tham gia vào dự án, phương án vay của khách hàng mua, thuê nhà ở, không vượt quá 20% dự án, phương án vay.

Tại sao NH lại quy định vốn tối thiểu tham gia dự án? Bây giờ tôi mua 1 căn nhà có giá 1 tỷ đồng, thì NH có thể quy định tôi phải đóng 20%, 30% hay 50%... nghĩa là NH quy định vốn tối thiểu tham gia dự án. Nhưng ở đây lại quy định vốn tổi thiểu không được vượt quá 20% là ý gì?

Bây giờ tôi mua căn nhà 1 tỷ, tôi có nhiều tiền, tôi muốn tham gia 50% chứ không phải là 20% anh có chịu không? Tôi có 50% rồi, giờ tôi chỉ có nhu cầu vay 50% thôi thì sao? Hay là phải bắt buộc theo quy định chỉ được tham gia 20%? Theo tôi cái này cũng là không rõ ràng. Đáng lý ra NHNN phải quy định người mua muốn tham gia bao nhiêu thì tham gia, còn NH thì chỉ quy định vốn tối thiểu thôi, nhưng không được vượt quá 20%.

5- Về quy định tái cấp vốn, NHNN sẽ thực hiện giải ngân cho vay tái cấp vốn khoảng 30.000 tỷ đồng đối với các ngân hàng trên cơ sở dư nợ cho vay, nhưng tối đa không quá 36 tháng. Tổng số tiền tái cấp vốn cụ thể sẽ do Thống đốc quyết định. Lãi suất tái cấp vốn thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng đối với khách hàng là 1,5%/năm tại cùng thời điểm.

Ý của NHNN là chẳng hạn năm 2014 mà NHNN công bố lãi suất cho vay là 50% lãi suất bình quân của các ngân hàng cho vay trên thị trường, ví dụ như là 4% đi, thì lãi suất tái cấp vốn sẽ là 4% - 1,5% = 2,5%.

Như vậy là NHNN sẽ cho NH thương mại vay với lãi suất 2,5% để NH thương mại cho người thu nhập thấp vay với lãi suất 4%. Vậy nếu NHNN có khả năng tái cấp vốn với lãi suất 2,5% mà không có vấn đề gì ảnh hưởng đến hoạt động của NHNN thì tại sao NHNN không làm ngay bây giờ đi? Để cho nhân dân có được lãi suất vay thấp nhất để mua nhà? Còn NHNN không có mất mát gì cả, lại còn được lãi nữa.

Trong khi đó, với lãi suất thấp như vậy, sẽ tạo thuận lợi lớn cho nhân dân mua nhà và tạo ra cái cầu để lĩnh vực BĐS phát triển ổn định, bền vững. Có thể lãi suất 6% sẽ có hàng trăm nghìn người mua nhà, nhưng lãi suất hạ xuống 2,5% thì hàng triệu người mua được. Từ đó làm tăng cái cầu của BĐS lên rất nhiều, kéo theo lĩnh vực hoạt động BĐS phát triển tốt, tạo ra bao nhiêu lao động để xây nhà đáp ứng nhu cầu, kéo theo hàng ngàn hoạt động của các lĩnh vực liên quan đến xi măng, cốt sắt, nội thất... Sẽ không còn vấn đề khủng hoảng BĐS nữa. Và giải pháp này sẽ không phải là giải pháp tình thế mà trở thành giải pháp lâu dài để hóa giải mọi khó khăn. Tại sao chúng ta lại không làm?

Tổng kết:

Với thông tư này đã không rõ ràng về mục tiêu, chính sách. Nó chỉ là giải pháp tình thế cho một đối tượng nào đấy. Nó không có ý nghĩa gì, như một chính sách quan trọng trong một tình thế, hoàn cảnh nghiêm trọng của vấn đề BĐS.

Cái mà chúng ta cần nói ở đây là nhà cho nhân dân, người có thu nhập thấp, nghĩa là không có đủ tiền mua. Đất nước Việt Nam có 90 triệu dân, thì số người cần mua NOXH sẽ không thể nào giải quyết được với số tiền 30.000 tỷ đồng, chứ chưa nói là 30% trong số đó sẽ dành cho DN, chỉ còn lại 70% dành cho người dân mua nhà.

Như vậy, số tiền này rất bé so với nhu cầu của hàng triệu người cần mua NOXH. 90 triệu dân Việt Nam thì có ít nhất vài chục triệu người có nhu cầu mua nhà ở. Vậy 30.000 tỷ đồng giải quyết được cái gì? Nếu tính ra 1 triệu hay vài triệu căn nhà như thế, số tiền cần đến phải là hàng trăm nghìn tỷ đồng, hàng triệu tỷ đồng chứ không phải là 20 - 30.000 tỷ đồng.

Nhu cầu của người dân là con voi, còn cái Nhà nước đưa ra thì bé hơn con chuột, vậy thì có hợp lý hay không?

Vấn đề mà Nhà nước cần giải quyết, nhân dân chờ đợi là hàng triệu tỷ đồng trong suốt thời gian 20 - 30 năm tới đây để cho người dân có thể tiếp cận được nguồn vốn mua NOXH. Thế mà giờ Nhà nước đưa ra gói 30.000 tỷ đồng thì nhân dân sẽ nghĩ sao trước tầm nhìn của những người đưa ra chính sách này?

Đó là sự không phù hợp và tôi không hiểu những người đưa ra chính sách này họ nghĩ gì? Hay họ nghĩ đất nước này chỉ có chừng vài trăm người cần vay tiền để mua NOXH?

  • Bùi Kiến Thành
Ý kiến phản hồi:

Trong Hung

- gửi lúc 08:22 | 17-05-2013

Mong Bác Thành có nhiều bài phân tích hơn nữa để chúng tôi có cái nhìn rõ hơn về tình hình bất động sản hiện nay. Tôi cũng rất nghi ngờ cái động cơ của gói 30.000 tỷ này, ngay việc ép dân vay tỷ lệ vốn cao 80% cũng là vấn đề lợi ích nào đó chi phối trong gói 30.000 tỷ này. Với giá nhà đúng ra chỉ 10 triệu, nhưng bạn phải trả tới 15 triệu, Posted Imagevới tỷ lệ vốn vay cao, như vậy là thế nào? Xin mọi người chỉ giúp.

Phương Lan

- gửi lúc 07:03 | 17-05-2013

Cảm ơn chú Thành đã phân tích quá hay. Chính sách không rõ ràng làm người dân mắc lừa, rồi vung tay quá trán, sau này tan cửa nát nhà, lại chính nhà nước phải đi hốt cái đống ấy.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhậu !

Đó là một từ khá quen thuộc ở Việt Nam. Nhậu ở đám coi mắt, đám hỏi, đám cưới, đám giỗ, đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, tân gia, khai trương, tất niên, tân niên, trúng số, chung độ bóng đá, rửa xe, trúng tuyển, tốt nghiệp, bạn bè lâu ngày gặp lại… Đến những chuyện buồn như đám ma cũng nhậu, thi rớt: nhậu, bị “bồ đá”: nhậu, người yêu đi lấy chồng: nhậu…

Có cảm giác như ở xứ mình bất cứ nguyên cớ gì người ta cũng có thể nhậu được. Đó là lý do giải thích vì sao Việt Nam đứng vào hàng top ở châu Á và thế giới về tiêu thụ bia. Rượu thì nước ta cũng thuộc vào loại “có máu mặt”. Một nhà sản xuất rượu mạnh nổi tiếng thế giới ở Scotland từng công bố Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về lượng tiêu thụ một dòng sản phẩm của họ. Khiếp!

Nói đến lợi và hại của chuyện nhậu, đa số thiên về sự hại. Tại sao? Vì hậu quả diễn ra ngay trước mắt: nhiều tài xế gây tai nạn hàng loạt thời gian qua chỉ vì đã “chén tạc, chén thù” trước khi leo lên cầm tay lái; Người chồng say xỉn về nhà kiếm chuyện đánh vợ, đập con; Nghịch tử xỉn say về “quậy tưng” cha mẹ xong rồi tiếp tục phá làng phá xóm…

Trong giáo luật của một số đạo cấm tín đồ nhậu vì bia rượu là hiện thân của quỷ dữ, nó xui khiến con người dễ hành động dẫn đến tội ác. Tương tự, chẳng liên quan gì đến tôn giáo nhưng các nước trên thế giới đều cấm người lái xe uống bia rượu khi lưu thông trên đường, vì rất dễ xảy ra tai nạn, gây ra tội ác.

Ở Việt Nam, không phải ai nhậu xong cũng đều gây ra tội ác, vì hai lý do: Một là, uống có chừng mực, biết dừng lại đúng lúc; Hai là, họ biết kiềm chế bản thân do nhận thức được vấn đề, biết điều khiển hành vi không vượt quá giới hạn của phạm trù đạo đức. Thế nhưng sự đời không phải ai cũng thích “nhậu tao nhã”, có nhiều người chỉ muốn nhậu “tới bến” theo kiểu… “tao mày”. Kết cục của chuyện nhậu theo kiểu “tao mày” thường bi đát, khó lường. Nhẹ thì choáng váng, ói mửa, qua hôm sau bơ phờ rũ rượi; Nặng hơn thì như số phận của anh chàng N.T.G, 21 tuổi, ngụ xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Anh này cùng với 3 người bạn cùng quê tuổi từ 21-23 rủ nhau nhậu vào tối 13.5. Ngồi nhậu được lúc, N.T.G không uống rượu được nữa đành cáo lui, bỏ sang tiệm cà phê uống nước. Xét về mặt lý trí, đó là một quyết định đúng đắn, kịp thời. Nhưng trong thực tế đôi khi không như người ta nghĩ. Sau nhiều lần điện thoại nhưng N.T.G nhất quyết không quay lại nhậu tiếp, thế là 3 “chiến hữu” tìm đến đánh anh này tắt thở tại chỗ. Một cái chết lãng xẹt.

Người xưa có câu “nam vô tửu như kỳ vô phong”, ý nói con trai mà không biết uống rượu như cờ không có gió. Trong bối cảnh các chuẩn mực đạo đức xã hội xuống cấp như hiện nay, câu nói trên và cả câu “rượu bất khả ép, ép bất khả từ” e rằng không còn phù hợp, vì sao thì chắc mọi người đã rõ.

Theo thanhnien.com.vn

====================================================================

Uống bia thì bản chất là bình thường, nhưng chỉ bình thương là uống lúc nào, uống với số lượng la bao nhiêu?

Nhưng hiện tại ở VN, thì nhậu trở thành 1 vấn nạn và lâu ngày trở thành 1 văn hóa nhậu.

Làm việc thì ở văn phòng nói chuyện nhậu và ra quán nhậu nói chuyện công việc.

Gặp đối tác làm ăn, mà không mời uống vài chai, thì có nghĩa là thua cuộc rồi đó.

Ai cũng hiểu là nhậu thì có hậu quả không tốt

Nhưng chẳng ai muốn bỏ nhậu. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.baodatvie...-vo-bo-2347365/

Cập nhật lúc 14:28, 20/05/2013

Thứ trưởng Ngoại giao:Chọn đại sứ du lịch là trò vô bổPosted Image

(ĐVO)- "Cho đến nay, cái gì cũng được phong Đại sứ thì các Đại sứ thật của ngành ngoại giao sẽ làm gì? Ở đâu? Hiện nay chúng ta thiếu chế tài, thiếu văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc này, nên mới có sự lạm dụng đến mức đáng sợ", Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cho biết.

Chúng ta đang quá lạm dụng danh từ "Đại sứ" Theo thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, ngành ngoại giao còn chưa lên tiếng, chưa phê phán nên chưa nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp xoay quanh danh hiệu đại sứ du lịch (ĐSDL) này. Cho đến nay, cái gì cũng được phong Đại sứ thì các Đại sứ thật của ngành ngoại giao sẽ làm gì? Ở đâu? Hiện nay, chúng ta thiếu chế tài, thiếu văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc này, nên mới có sự lạm dụng đến mức đáng sợ. Thứ trưởng cho biết: "Đại sứ du lịch còn có nhiều cái trớ trêu, danh từ Đại sứ bị lạm dụng, bởi vì hàm Đại sứ là hàm rất vinh dự của cán bộ ngành ngoại giao, có thể nói đây là hàm cao nhất, và có luật định, có nghị định về hàm cấp ngoại giao". Bên cạnh đó, theo thứ trưởng, danh từ Đại sứ lâu nay bị hiểu lầm và bị lợi dụng quá nhiều, Đại sứ thiện chí, Đại sứ hòa bình, Đại sứ tình thương... vô số hình thức Đại sứ. Mà chúng ta chưa hình dung ra Đại sứ ở nước ngoài rất được trân trọng. Posted Image Cựu ĐSDL Việt Nam Lý Nhã Kỳ Danh từ Đại sứ ở nước ra đang dành cho những việc không xứng đáng với tầm của danh hiệu. Chúng ta dùng danh từ Đại sứ để gắn cho một vài nhân vật có lợi ích cho xã hội. Như Đại sứ thiện chí đem tiếng nói hòa bình, đem tinh thần đoàn kết dân tộc đến với mọi người, mọi quốc gia và những người làm công việc này thường là những nhà khoa học lớn, những người có tên tuổi. "Đây là danh hiệu rất đáng trân trọng, rất vinh dự của những người làm công tác ngoại giao, và hàm Đại sứ là do chủ tịch nước phong tặng. Đối với cán bộ cấp cao của ngoại giao được phong hàm Đại sứ cũng là danh hiệu mang suốt đời", thứ trưởng khẳng định. Phong hàm Đại sứ du lịch là phạm luậtPosted Image Theo Thứ trưởng, bây giờ, tự nhiên ở đâu ra danh hiệu ĐSDL, cũng không hiểu ĐSDL để làm gì, để nói ĐSDL quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra bên ngoài thì một con người không đủ, còn chưa nói con người đó là ai, phẩm chất đạo đức, tư cách là cái gì, ảnh hưởng của họ đến xã hội, đến đời sống thực tế của quốc gia, sở tại như thế nào. Thứ trưởng bức xúc: "Ai là người kí quyết định phong hàm Đại sứ du lịch, vì trong quy định của chúng ta hàm Đại sứ là do chủ tịch nước bổ nhiệm, Đại sứ là hàm ngoại giao cao nhất. Vậy ĐSDL ai nghĩ ra, ai là người kí quyết định bổ nhiệm. Hoàn toàn không đúng về chức năng, nhiệm vụ". Mặt khác, thứ trưởng cũng đưa ra những nhận định riêng của mình về việc bầu chọn ĐSDL: "Đây cũng là một trò chơi, không đem lại hiệu quả và thực tế lợi dụng những cái đó để lấp đi những cái yếu kém thực tế của sản phẩm du lịch không tốt". Theo quan điểm của thứ trưởng thì tuyên truyền viên du lịch, hướng dẫn viên du lịch là những người kiến thức du lịch còn nhiều hơn ĐSDL. Tiêu chí của ĐSDL gồm những tiêu chí gì? Nào là có học thức, học vấn, là người công chúng có ảnh hưởng, đó có phải là tiêu chí để quảng bá hình ảnh đất nước không? Tất cả tiêu chí mang tính cá nhân, không mang tính chất quốc gia, tuyên truyền hình ảnh đất nước ra nước ngoài, thông qua một con người điều không thể. Quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài chúng ta không dùng ĐSDL, chúng ta thông qua các hoạt động tuyên truyền đối ngoại, giao lưu, trao đổi, hội thảo bằng những nét đẹp cụ thể, bằng những thực tế đất nước ta có. ĐSDL làm chức năng, nhiệm vụ gì? Bầu chọn ĐSDL là một trò chơi vô bổPosted Image Thứ trưởng thẳng thắn: "Đây là cuộc bầu chọn trên thế giới chỉ có duy nhất Việt Nam có. Tôi cho rằng ai nghĩ ra bình chọn ĐSDL, trước hết vi phạm quy chế ngoại giao, vi phạm quy định về hàm cấp ngoại giao". Ngoài ra là những thí dụ điển hình thực tế, chúng ta đã từng có những hoa hậu nhầm về lịch sử, nhầm về địa danh, lẫn lộn về văn hóa dân tộc, thì làm sao một người có thể quảng bá hình ảnh đất nước, ĐSDL giúp cho ngành du lịch Việt Nam phát triển không có, đây là chuyện hoàn toàn ảo tưởng. "Bầu chọn ĐSDL là một trò chơi vô bổ, không có ý nghĩa, vì ĐSDL không thể thực hiện được mong muốn quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài", thứ trưởng cho biết. Chúng ta thử đặt câu hỏi, Đại sứ sẽ làm gì? Đại sứ là người đại diện, người thay mặt cho quốc gia đến một quốc gia khác, hiện nay là mượn danh hiệu này rồi phong lung tung. "Tôi cho rằng, cựu ĐSDL của nước ta Lý Nhã Kỳ với những scandal của cô đã đủ là bài học rất thiết thực để cho Bộ văn hóa, đặc biệt người đã đưa ra ý tưởng bầu chọn ĐSDL. Không làm gì khác để thúc đẩy phát triển cho ngành du lịch Việt Nam mà cứ ngồi mà chờ hoạt động của ĐSDL cũng chẳng khác gì ngồi gốc cây chờ sung rụng", Thứ trưởng khẳng định. Ngoài ra, thứ trưởng còn đưa ra những kế hoạch, giải pháp cần làm trong thời gian tới. Theo quan điểm của Thứ trưởng: "Nên tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực. Hơn ai hết người đưa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài là chính những du khách đã đến Việt Nam, họ là người tuyên truyền, đánh giá, đưa hình ảnh du lịch nước ta ra nước ngoài hiệu quả nhất". Tại sao lại không nghĩ ra những giải pháp quảng bá du lịch hiệu quả: "Một du khách đến Việt Nam và trở về với ấn tượng tốt đẹp thì họ có thể quảng bá hình ảnh hiệu quả gấp 10 lần người Việt Nam tự quảng bá, chưa nói ĐSDL đầu tiên đã làm được gì cho du lịch Việt Nam", thứ trưởng nói. Thanh Huyền (thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vietnamnet.vn...ng-mot-ty-.html

21/05/2013 02:00 GMT+7

'Hoa thơm' mỗi bộ, ngành hưởng một tý?

Posted ImageTại sao các đơn vị không có chức năng GD&ĐT lại cứ muốn giữ cho mình một số trường CĐ, ĐH? Phải chăng Bộ GD&ĐT không đủ năng lực quản lý? Câu hỏi này thật ra rất tế nhị và không phải ai cũng muốn trả lời.

Gần đây nhiều "đại gia" đang bị buộc phải thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chỉ đạo của Chính phủ. Câu hỏi đặt ra là ngành giáo dục có liên quan đến chuyện đầu tư ngoài ngành, có cần thoái vốn? Dễ nhận thấy với cấp bộ thì chuyện thoái vốn hình như chỉ là chuyện "của hàng xóm".

"Đầu tư vào, "đầu tư" ra...

Các bộ có đầu tư ngoài ngành đâu mà thoái vốn? Đó chỉ là chuyện của các ngân hàng, tập đoàn, tổng công ty..., nhất là ngành GD, với kinh phí hạn hẹp làm gì có chuyện đầu tư ngoài ngành? Để tìm hiểu vấn đề này cần xem xét cả hai chiều: Các bộ, ngành khác đầu tư vào GD và ngành GD đầu tư ra ngoài như thế nào?

Theo số liệu trong "Danh sách các trường CĐ, ĐH công lập" công bố ngày 3/5/2013 [1], toàn quốc có 311 trường CĐ, ĐH, (trong đó CĐ có 181 trường, ĐH: 130 trường), không kể khối trường quân sự, công an). Trong danh sách Bộ GD&ĐT đã công bố luôn Bộ chủ quản của các trường CĐ, ĐH. Thống kê một vài đơn vị theo danh sách này được nêu trong bảng 1.

Bảng 1: Số trường và các đơn vị quản lý

Stt

Đơn vị chủ quản

ĐH

Tỷ lệ quản lý (%)

1

Bộ GD& ĐT

3

37

12,86

2

Bộ Công Thương

23

8

9.97

3

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

7

12

6,11

4

Ủy ban nhân dân các tỉnh

111

22

42,77

5

.....

...

....

........

Nhìn vào bảng một, có thể thấy Bộ GD& ĐT chỉ quản lý chưa đến 13% số trường trên toàn quốcPosted Image, trong khi Bộ Công Thương quản gần 10%, chính quyền cấp tỉnh quản tới 42,77% Posted Image. Trừ số trường do Bộ GD&ĐT và các tỉnh quản lý, các bộ, tổng cục, tập đoàn ... chiếm 44% tổng số trường CĐ, ĐH cả nước.

Thật khó có thể hình dung khi Bộ GD&ĐT quản lý các trường ĐH hàng đầu cả nước trong lĩnh vực công nghiệp là ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Bách Khoa t/p Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Đà Nẵng nhưng lại không quản được các trường ĐH Công nghiệp mà Bộ Công thương đang quản.

Tương tự như vậy, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH SPKT t/p Hồ Chí Minh do Bộ GD&ĐT quản lý, trong khi ĐH SPKT Nam Định và ĐH SPKT Vinh (Nghệ An) lại do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý. Trong số 36 trường CĐ sư phạm, Bộ GD&ĐT chỉ quản ba trường, còn lại do địa phương quản lý.

Tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế đang diễn ra song song với quá trình cải cách GD, câu hỏi đặt ra là có nên yêu cầu các bộ, tổng cục... "thoái trường" cùng với với quá trình "thoái vốn" đầu tư ngoài ngành? Phải chăng GD là "hoa thơm" nên mỗi bộ, tỉnh phải được "ngửi" một tí?

Rõ ràng kinh phí dành cho GD& ĐT là từ nguồn ngân sách Nhà nước, các đơn vị không có chức năng GD& ĐT quản lý nhà trường là một lợi ích chứ "chẳng mất gì của bọ" nên tội gì nhả ra? Thậm chí, nắm trong tay một số trường CĐ, ĐH, lãnh đạo các cơ quan chủ quản còn có rất nhiều lợi ích mà chúng ta sẽ đề cập tiếp theo. Dù không đầu tư bằng tiền thì cũng phải đầu tư con người, phương tiện, cơ chế... Phải chăng đó không phải là đầu tư ngoài ngành? Phải chăng một trong những tiêu chí mà cải cách GD cần hướng tới là yêu cầu các bộ, tổng cục, ủy ban... phải "thoái trường" ngoại trừ một số "trường đặc biệt"?

Nhưng tại sao các đơn vị không có chức năng GD&ĐT lại cứ muốn giữ cho mình một số trường CĐ, ĐH? Phải chăng Bộ GD&ĐT không đủ năng lực quản lý? Câu hỏi này thật ra rất tế nhị và không phải ai cũng muốn trả lời.

Trước khi lý giải một vài nguyên nhân chúng ta thử xem ngành GD có đầu tư ra ngoài ngành không? Điều này lại liên quan đến một "nét đặc trưng", đó là chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS).

Ở các nước ÂuMỹ, GS không phải là một học hàm hay một chức danh khoa học mà là một chức vụ giảng dạy, thường do các trường ĐH tự chọn lựa và quyết định. Khi một người giữ chức vụ GS chuyển công tác sang lĩnh vực khác, họ không còn là GS nữa, có chăng chỉ còn một số ít được công nhận là GS danh dự. Tại Việt Nam GS, PGS được gọi là chức danh và được Nhà nước phong tặng, chẳng thế mà việc vinh danh lại được tiến hành ở Văn miếu Quốc Tử Giám.

Quyết định 20/2012/QĐ- TTg quy định để được phong GS, PGS ứng viên phải được bình xét qua ba vòng: "Hội đồng chức danh GS cơ sở, Hội đồng chức danh GS ngành, liên ngành và Hội đồng chức danh GS Nhà nước."

Posted ImageCác bộ, ngành khác đầu tư vào GD và ngành GD đầu tư ra ngoài như thế nào? Ảnh minh họaNên thay "chức danh" bằng "chức vụ"?"Cửa ải" đầu tiên mà các ứng viên phải vượt qua là Hội đồng chức danh GS cơ sở. Hội đồng này gắn liền với các trường ĐH, viện nghiên cứu. Rõ ràng nắm trong tay một số trường ĐH, viện nghiên cứu là lợi thế lớn cho việc "phong hàm" của các "chức sắc" bộ chủ quản.

Số liệu thống kê đến cuối năm 2011 cho thấy [2]: Cả nước có 1.432 GS, 7.750 PGS, tổng số giảng viên các trường CĐ, ĐH là khoảng 70.000 người, số GS chỉ chiếm 1% và PGS chiếm gần 5% tổng giảng viên các trường CĐ, ĐH. Đầu năm 2013 con số này lại còn "thảm hại" hơn nữa, (theo Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam) [3], trong số 1.473 GS, 8.176 PGS cả nước, chỉ có 286 GS (chiếm 0,5%), 2.009 PGS (chiếm 3,37%) trên tổng số giảng viên CĐ, ĐH.

Theo một cách thống kê khác, thì trong số 9649 GS, PGS (tính đến đầu năm 2013) số người làm công tác giảng dạy là 2295 người, chiếm 23.8%. Hơn 3/4 số GS, PGS còn lại không phải là giảng viên, họ chỉ thực sự có chút "dây mơ rễ má" với công tác đào tạo. Có người chỉ cần xin hướng dẫn một, hai nghiên cứu sinh cho đủ tiêu chuẩn phòng hàm, sau đó là "rửa tay gác kiếm" lo việc khác. Đã có danh GS, PGS là được mang suốt đời, cần gì phải lóc cóc đi dạy vừa mất thời gian, lại không kiếm được bao nhiêu, đấy là còn chưa nói có người chưa chắc đã đủ năng lực trình bày một bài giảng trên bảng.

Giáo sư, PGS là "đặc sản" của ngành GD& ĐT. Với 76,2% GS, PGS "xuất khẩu" ra ngoài, có thể thấy ngành GD7 ĐT đã "đầu tư ngoài ngành" một cách "khủng khiếp" như thế nào.

Mất quyền điều khiển quá trình phong tặng chức danh GS, PGS vì ngành GD& ĐT chỉ quản lý chưa đầy 13% tổng số trường CĐ, ĐH, nghĩa là quản chưa đầy 13% các Hội đồng chức danh GS cơ sở.

Một điều nữa có lẽ cũng cần phải báo động ngay từ bây giờ. Theo Luật GDĐH, chính quyền địa phương sẽ có đại diện tham gia Hội đồng quản trị các ĐH ngoài công lập. Việc xuất hiện thêm các GS, PGS là trưởng ban này, giám đốc nọ ở địa phương là điều hoàn toàn có thể tiên liệu. Đến lúc đó số lượng GS, PGS cần phải "thoái danh" không phải chỉ chiếm 1/3 như GS Hoàng Tụy nhận định [4].

Qua ba vòng từ cơ sở đến Hội đồng chức danh GS Nhà nước, mỗi năm vài trăm người sẽ đủ tiêu chuẩn và sẽ chờ được các trường ĐH, học viện bổ nhiệm. Số người xếp hàng sẽ ngày càng dài và với thói háo danh đã ăn sâu vào tiềm thức, việc chen ngang bằng mọi giá là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Tại sao chúng ta lại làm một điều mà biết chắc là sẽ mang lại hậu quả xấu?

Tại sao lại để tới 7354 GS, PGS mà chẳng mấy khi họ "giáo" được ai, thậm chí có người còn chẳng biết "giáo" cái gì. Công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS để làm gì nếu sau đó nhiều người được công nhận lại không được các trường ĐH bổ nhiệm? Đã đến lúc cần bãi bỏ khái niệm "chức danh" mà thay bằng khái niệm "chức vụ". Tiếp đó có thể thực hiện quy trình ba bước sau đây:

- Các trường ĐH, học viện căn cứ vào nhu cầu đào tạo, công bố quyết định tuyển GS, PGS vào các bộ môn chuyên ngành cụ thể của đơn vị mình.

- Danh sách các ứng viên mà trường lựa chọn sẽ được Hội đồng thẩm định quốc gia kiểm tra, công nhận

- Các trường, viện ra quyết định bổ nhiệm những người đã được công nhận.

Làm được điều này có nghĩa là chấm dứt tình trạng xếp hàng chờ bổ nhiệm. Mặt khác nó cũng góp phần giảm bớt số lượng những người không phải là giảng viên khoác áo GS, PGS. Mặt khác cách làm này cũng tránh được tình trạng "lạm phát" GS, PGS vì còn có bước thẩm định của cấp trên.

Đương nhiên cách tốt nhất là để cho các trường tự chủ, khi đó các GS, PGS sẽ gắn liền tên mình với tên trường mà họ được bổ nhiệm. Đương nhiên lúc đó dư luận xã hội sẽ nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan những GS, PGS thuộc loại "tầm tầm" và tự khắc nhiều người sẽ không còn hãnh diện với cái hư danh đó.

Cải cách GD nếu không đi kèm quá trình "thoái trường" và "thoái danh" thì nền GDĐH Việt Nam mãi mãi vẫn chỉ là "cánh đồng 5 tấn", hoa thơm mỗi bộ, ngành hưởng một tí.

Dương Xuân Thành

-------

Tài liệu tham khảo:

[1] Công văn số: 2812 /BGDĐT-KHTC ngày 03 tháng 5 năm 2013

[4] http://vnn.vietnamne...e/2003/5/12255/

[5] http://vietnamnet.vn...u-giao-su-.html 9/10/2012

______________________________________________--

ÊyzaaaPosted ImagePosted Image...Số lượng GS, PGS chỉ là phần nổi của tảng băng. Chính quyền cấp tỉnh mà quản tới...42,77% Posted Imagecác trường đại học và cao đảng (trong khi Bộ GD&ĐT chỉ quản 12,86%) giải thích tại sao các vấn đề lớn như chất lượng công chức... Posted Imagevà... cải cách hành chínhPosted Image ỳ ách suốt.Posted Image

P.s. Sorry...Bảng 1: Số trường và các đơn vị quản lý bị xô, các huynh chịu khó xem tại link gốc nhé http://vietnamnet.vn...ng-mot-ty-.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những đề thi gây thắc mắc

Thứ Ba, 21/05/2013 09:38

Đề bài kiểu đánh đố, câu hỏi một đằng đáp án một nẻo cùng với cách dạy - học rập khuôn, máy móc đang là nỗi đau đầu và bức xúc của nhiều phụ huynh có con học tiểu học. Nhiều phụ huynh đang nhập vai cùng học với con đã lắc đầu chịu thua: “Người lớn còn phải vò đầu bứt tai”.

Posted Image

Đánh đố con trẻ

Chị Linh, có con học lớp 1 ở một trường tiểu học thuộc quận An Dương (Hải Phòng), cho chúng tôi xem phiếu kiểm tra của con với sự ấm ức. Một câu hỏi trong phiếu này ra cho 10> ... >7, có bốn phương án trả lời là a: 8,9; b: 10,9; c: 8,7; d: 8, đề nghị học sinh khoanh tròn phương án đúng.

Bé Hồng, con chị Linh, khoanh tròn phương án d. Nhưng cô giáo gạch chéo phần trả lời này của bé Hồng, ghi “sai” và không cho điểm. Chị Linh nói: “Phương án a dĩ nhiên là phương án đúng và đầy đủ hơn nhưng cách chữa bài, trừ điểm của cô mà không giải thích khiến trẻ con tưởng phương án d là sai. Trong khi điền số 8 vào phần bỏ trống ở câu hỏi trên hoàn toàn không sai. Chị Thủy có con học lớp 2 Trường tiểu học quốc tế Thăng Long (Hà Nội) kể: trong phiếu ôn tập cuối năm của con có bài toán cho 13 cây bưởi và 17 cây cam trong vườn, hỏi tổng số cây. Con gái của chị Thủy cho đáp án 13+17= 30 (cây bưởi và cam) và cũng bị trừ điểm. “Theo cô giáo chỉ được ghi 30 (cây)” - chị bức xúc. Tương tự, cũng ở lớp học trên, chị Thủy cho biết cô giáo cho học sinh luyện phần tiếng Việt đặt câu hỏi “thế nào?” và “như thế nào?”.

Đề cho câu: “Đàn trâu thung thăng gặm cỏ”. Các bé phải đặt câu hỏi cho câu này. Con gái chị Thủy viết: “Đàn trâu gặm cỏ như thế nào?” nhưng có bé khác viết: “Đàn trâu gặm cỏ thế nào?”. Câu của con gái chị Thủy được cho là đúng, câu của bé kia là sai. “Con tôi thắc mắc, tại sao dùng “như thế nào” đúng mà “thế nào” là sai, tôi chịu không giải thích được” - chị Thủy nói.

Cách dạy - học máy móc ở tiểu học đang hình thành nên thế hệ... học thuộc. Tại một quận ở Hà Nội trong đợt kiểm tra cuối năm, phụ huynh có con học lớp 1 cho biết: “Cô cho ôn các dạng toán và 3-5 bài văn mẫu với một số câu trả lời trong phần tiếng Việt và dặn bố mẹ cứ cho con học thuộc sẽ thi đạt điểm cao”.

“Con trai học lớp 2 thản nhiên giải thích thành ngữ Uống nước nhớ nguồn là nước ở đâu thì cứ về đó mà uống (!). Buồn cười về sự ngô nghê của con nhưng tôi cũng kiểm tra phiếu ôn tập cuối năm của con thì thấy trong các phiếu bài tập tiếng Việt cô cho hàng loạt thành ngữ như: Ăn vóc học hay, Chết trong còn hơn sống đục... Cô yêu cầu học sinh học thuộc nhưng lại không giải nghĩa nên các con không hiểu”- anh Hoàng, một phụ huynh ở Đại Kim - Hoàng Mai (Hà Nội), kể lại.

Tranh cãi quanh đề thi

Ngay cả môn tiếng Việt, một môn học rèn cho học sinh câu chữ, ngôn ngữ, cách diễn đạt cũng được thể hiện bằng dạng trắc nghiệm một cách rất máy móc. Như đề kiểm tra môn tiếng Việt lớp 5 tại quận 3, TPHCM đầu tháng 5 vừa qua.

Đề yêu cầu đọc thầm bài “Một ly sữa” trong đó kể về một cậu bé nghèo phải đi xin ăn. Cậu được một cô bé cho một ly sữa và khi cậu hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêu tiền?” thì cô bé trả lời: “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả”. Nhiều năm sau cô bé mắc bệnh hiểm nghèo, cậu bé trở thành bác sĩ và tình cờ cô bé là bệnh nhân của cậu. Cậu đã cố gắng hết sức để chữa bệnh cho cô bé và tờ hóa đơn thanh toán viện phí có ghi dòng chữ: “Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa”.

Học sinh phải trả lời 10 câu hỏi xung quanh bài đọc thầm, mỗi câu 0,5 điểm. Anh Trung, một giáo viên ở Q.3, lắc đầu: “Mỗi câu chỉ được chọn một trong bốn đáp án, nhưng trong đó có đáp án đúng, các đáp án còn lại cũng chưa hẳn sai.

Ví dụ như: “Sau khi gặp cô bé, cậu bé bước đi và cảm thấy tự tin, mạnh mẽ hơn, vì sao? Có bốn đáp án được đưa ra:
a) Vì không cần bán hàng rong nữa,

b Vì có được số tiền để đi học, ]

c) Vì bụng đã hết đói,

d) Vì nhận được sự giúp đỡ của cô bé”.

“c và d đều là phương án hợp lý, vậy học sinh phải chọn c hay d?” - một phụ huynh đặt câu hỏi. Về đề thi này, đại diện Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3 3 cho biết: “Trong đề bài luôn có câu “hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất”. Như vậy học sinh phải chọn phương án nào chính xác nhất mới đạt điểm, dù những phương án còn lại có thể không sai”.

Vừa qua, tại quận 1 - TPHCM, nhiều giáo viên cũng tranh cãi về bài kiểm tra học kỳ II môn tiếng Việt lớp 5. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng các vế trong câu ghép “Con hãy làm trái tim họ bình yên, nếu họ vẫn khóc” được nối với nhau bằng quan hệ từ và nối trực tiếp, nhưng đáp án đúng lại là “nối bằng quan hệ từ”.

Một giáo viên dạy văn cấp THCS phản ứng: “Câu chính xác trong văn bản là “Khi con thấy họ khóc, hãy nói con yêu họ biết bao và nếu họ vẫn khóc, con hãy làm trái tim họ được bình yên”, nhưng không hiểu sao người làm đề lại đảo thành câu “Con hãy làm trái tim họ bình yên, nếu họ vẫn khóc” và yêu cầu học sinh phân tích, như vậy không tôn trọng văn bản và khiến câu đọc lên không còn đúng ý như văn bản nữa”.

Quy trình ra đề kiểm tra và chấm bài, vào điểm là một vòng tròn khép kín. Rất hiếm khi phụ huynh được tiếp xúc với các bài kiểm tra của con mình, trừ những trường hợp trẻ phản biện đề thi và cha mẹ đề nghị được phúc khảo bài thi. Chính vì vòng tròn khép kín này nên phụ huynh ít nắm được nội dung các đề thi của con mình, sai sót ít được phát hiện. Đề thi phát ra, học sinh làm ngay trên giấy và sau khi thu bài, chấm điểm, các em chỉ được thông báo số điểm của mình.

Để chấn chỉnh việc mạnh trường nào trường ấy tổ chức kiểm tra học kỳ II đối với học sinh lớp 1, Sở GD-ĐT Hà Nội vừa ra văn bản hướng dẫn cấu trúc và nội dung cơ bản của đề kiểm tra trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học do Bộ GD-ĐT ban hành.

Nhưng cấu trúc và nội dung đề thi có thể điều chỉnh số lượng câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh. Văn bản này cũng lưu ý các phòng GD-ĐT trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức ra đề, coi thi, chấm thi (yêu cầu phân công chấm chéo khối lớp). Hình thức tổ chức gọn nhẹ, không phức tạp, không tốn kém kinh phí. Các phòng GD-ĐT tại Hà Nội phải có trách nhiệm thẩm định đề kiểm tra và thẩm định xác suất kết quả chấm bài của các nhà trường.

V.H



Đề sai lên mạng

Đề ôn thi trạng nguyên lớp 2 ở một trường tiểu học tại Hà Nội được một phụ huynh đưa lên mạng xã hội Facebook có câu: “Số liền sau số lớn nhất có hai chữ số giống nhau là số mấy?”. Đề cho bốn đáp án: 9, 10, 11 hoặc 12. Bé Châu không chọn một trong bốn đáp án đề cho, em ghi vào ô trả lời đáp án là 100 vì theo em số lớn nhất có hai chữ số giống nhau là số 99 chứ không phải 11. Em cũng sửa luôn bốn đáp án của đề cho thành 90, 100, 110 và 120.

Chị Hải, mẹ của Châu, băn khoăn đặt câu hỏi: “Đề thi toán lớp 2 có 10 câu, riêng ba câu đầu hỏi một đằng trả lời một nẻo, hỏi trạng nguyên ở đâu ra?”. Ở câu số 2: 15 cộng với số liền trước nó bằng ? nhưng bốn phương án cô giáo cho để lựa chọn lại là 16, 30, 12 và 28. Câu 3: Năm nay Minh có số tuổi bằng số bé nhất có hai chữ số. Hỏi hai năm trước Minh bao nhiêu tuổi? Bốn đáp án để lựa chọn là: 10, 9, 29 và 7. Bé Châu phải ghi vào ô đáp án câu này là: “Không có đáp án”.

Ông N.Đ.T, phụ huynh có con học lớp 1 tại Hà Nội, cũng đưa lên trang cá nhân của mình một đề thi mà ông đang giải cùng con với lời ngỏ: “Ai máy móc hơn học sinh lớp 1?”. Đề cho: Đàn gà có 2 con gà trống và 5 con gà mái. Hỏi đàn gà có tất cả bao nhiêu con? Khoanh vào câu trả lời đúng. “Con tôi nói bố ơi đáp án “2+5=7 (con gà)” mới là đáp án chính xác. Còn những đáp án khác như “2+5=7” hay “2+5=7 con gà” đều không đúng. Phải có dấu ngoặc đơn. Thật là một sự rập khuôn và máy móc, rườm rà, phức tạp không cần thiết”, ông bức xúc cho biết.

L.Trang


Theo V.Hà - L.Trang (Tuổi Trẻ)
=================================
Có những phương pháp giáo dục bổ não, nhưng cũng có những phương pháp giáo dục...hại não. Hic. Pùn 5 giây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những đề thi gây thắc mắc

Thứ Ba, 21/05/2013 09:38

Đề bài kiểu đánh đố, câu hỏi một đằng đáp án một nẻo cùng với cách dạy - học rập khuôn, máy móc đang là nỗi đau đầu và bức xúc của nhiều phụ huynh có con học tiểu học. Nhiều phụ huynh đang nhập vai cùng học với con đã lắc đầu chịu thua: “Người lớn còn phải vò đầu bứt tai”.

Posted Image

Đánh đố con trẻ

(...)

Theo V.Hà - L.Trang (Tuổi Trẻ)

=================================

Có những phương pháp giáo dục bổ não, nhưng cũng có những phương pháp giáo dục...hại não. Hic. Pùn 5 giây.

>>>Hic,...Posted Image đây là cách làm quen với luật G-I-A-O T-H-Ô-N-G và phạt vi cảnh từ bé, tự hỏi tại sao giao thông VN không lôn xộn.Posted ImagePosted ImageHai sự việc này tưởng không liên hệ gì với nhau, nhưng thực ra lại liên quan rất mật thiết. Vì ra khỏi trường phổ thông, kết quả còn dùng được mãi...là THÓI QUEN, chứ không phair là kiến thức đơn giản thu đượcPosted Image. ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

>>> Cung cách học ... thậtPosted Imagecủa sĩ tử và chấm... thật Posted Image của B MẤY SÀNG LỌC để 'chọn mặt gửi vàng' thời phong kiến VN cũng rất đáng kính n:

http://nguyensinhhung.net/ly-ky-vi-quan-song-qua-13-doi-vua-nguyen.html

Ly kỳ vị quan sống qua 13 đời vua NguyễnPosted Image

Thứ tư, 22/05/2013, 13:33 (GMT+7)

Sinh vào năm Gia Long 17 và mất năm Bảo Đại thứ 4, Đoàn Tử Quang có lẽ là người duy nhất đã sống qua hết triều Nguyễn.

Thí sinh “cổ lai hy” Nền thi cử khoa bảng gần 1.000 năm ở nước ta có không ít những thí sinh đỗ đạt khi tuổi đã tứ tuần, ngũ tuần. Tuy nhiên, ở tuổi 82 mà còn đi thi thì chỉ có mình ông Đoàn Tử Quang mà thôi. Ông sinh năm 1818, triều vua Gia Long thứ 17, người làng Phụng Đạt, xã Phụng Công – Hương Sơn, nay là xã Đức Hòa và Đức Lạc, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Đoàn Tử Quang là con thứ hai của ông Đoàn Nhuyện (có biệt hiệu là Liệt Giang cư sĩ) và bà Lê Thị Nậm. Chồng mất khi mới 20 tuổi nhưng bà Nậm nhất quyết không đi bước nữa mà ở nhà thờ chồng và dạy dỗ con trẻ nên được tiếng tốt và được vua ban cho tấm biển “Tiết hạnh khả phong”.

Posted ImageBàn thờ cụ Đoàn Tử Quang ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ảnh: Thái Lộc/Lao Động.

Từ nhỏ đã được mẹ khuyến khích học hành, theo đuổi khoa cử để lập công danh nên Đoàn Tử Quang rất chăm chỉ học tập. Chăm chỉ lại sáng dạ nên Đoàn Tử Quang học rất giỏi. Dù vậy, như câu thành ngữ “học tài thi phận”, ông thi nhiều lần mà chẳng đỗ. Cho đến tận lúc tuổi già ông chỉ 2 lần đỗ tú tài: một lần năm ông 49 tuổi và một lần năm 66 tuổi.

Năm 1900, triều đình lại tổ chức khoa thi. Trước đó mấy tháng, vợ cả của Đoàn Tử Quang mất. Hai người con trai của Tử Quang đều là sĩ tử, đã vượt qua khảo hạch nhưng theo luật lệ lúc ấy, họ phải để tang mẹ, không được thi. Bà Lê Thị Nậm lúc này đã 98 tuổi vẫn áy náy trong lòng vì con cháu mình học hành đến nơi đến chốn mà chưa ai đỗ đạt cho rạng mặt cha ông. Dịp này vì việc gia đình, hai đứa cháu lại phải bỏ lỡ một kỳ thi Hương thật là đáng tiếc.

Con cái phải để tang mẹ đã đành còn chồng thì lễ giáo vẫn cho phép dự thi kia mà. Nghĩ vậy, bà cụ hết sức động viên con trai mình là ông Đoàn Tử Quang – lúc này đã 82 tuổi, lều chõng đi thi. Biết chuyện, bà con hàng xóm cùng họ hàng thân thích cũng ra sức cổ vũ, khuyên nhủ ông Quang bớt sầu não, xếp việc riêng tư để đi thi, thử tranh đua với thiên hạ phen nữa, may ra đỗ đạt cho thỏa lòng mong mỏi của mẹ bấy lâu mà cũng rạng rỡ tổ tông. Vâng lời mẹ, Đoàn Tử Quang lại lều chõng đi thi phen nữa.

Cả trường thi ngạc nhiên

Chuyến lều chõng của Đoàn Tử Quang năm 1900 được chép khá rõ trong cuốn Chuyện thi cử và lập nghiệp của học trò xưa của tác giả Quốc Chấn (Nxb Thanh Hóa). Chuyện kể rằng, khoa thi Hương ở trường Nghệ An năm Thành Thái thứ 12 (1900), các quan giám khảo thấy Đoàn Tử Quang râu tóc bạc phơ, hỏi tuổi đã bát thập mà vẫn nuôi chí học hành thi cử thì đều cho là chuyện lạ hiếm thấy và tỏ lòng bái phục. Nhưng ai cũng ái ngại cho ông lão, sợ ông ta trí óc già nua lú lẫn khó làm nổi bài thi.

Posted ImageChân dung Đoàn Tử Quang. Ảnh: Văn hóa Nghệ An.

Chánh chủ khảo Khiếu Năng Tĩnh chứng kiến việc này và đã viết bài ký: “Nghệ trường giai sư” (việc đáng nói ở trường thi Nghệ An) kể về quá trình thi cử của cụ Đoàn Tử Quang: “Vào thi, ông Đoàn cũng mang ống quyển, hạ lều, trải chiếu và ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh ở vị trí của mình theo đúng qui định một cách nhanh nhẹn không thua kém gì thí sinh trẻ tuổi.

Có người cho rằng ông Đoàn khó qua nổi vòng thi đầu tiên, vì ở cái tuổi đại thọ như ông rất dễ quên hoặc nhầm lẫn không viết tránh các tên húy theo quy định. Tuy vậy đến kỳ phúc hạch, còn lại 35 người trong đó có ông Đoàn. Lần này các quan trường lại cho là văn sách thơ phú ông không nhớ được nhiều, chữ viết tay run e rằng khó tránh nghiêng ngả, đậm nhạt không đúng kiểu. Nhưng thí sinh 82 tuổi này một lần nữa lại làm các quan trường ngạc nhiên khi khớp phách thấy bài của ông được chấm ưu về kinh nghĩa, thơ phú và loại thứ về văn sách. Chữ không hề run mà còn rõ ràng hơn nhiều thí sinh khác”.

Qua 4 kỳ thi, Đoàn Tử Quang đạt kết quả 2 ưu, 2 thứ, kém thủ khoa Phan Bội Châu 1 ưu. Đáng lẽ Đoàn Tử Quang được xếp Á nguyên nhưng khi xét trong quyển, nơi cộng các chỗ tẩy xóa, theo quy định, thí sinh phải viết 3 chữ “cộng quyển nội” rồi mới được kê ra từng lỗi, thì ông lại không viết. Lỗi này là lỗi phạm trường quy, theo luật phải đánh hỏng nhưng quan chánh chủ khảo cảm phục chí học hành của ông nên đã làm tờ tấu về triều xin cho ông đỗ nhưng chỉ xếp thứ 29 trong 30 người đỗ.

Một lần bổ dụng ngoại lệ

Vậy là ở tuổi 82, Đoàn Tử Quang đã đỗ đạt, thỏa ước muốn bình sinh. Theo quy định của triều đình nhà Nguyễn lúc ấy thì các quan lại đến tuổi 65 là nghỉ hưu nhưng riêng trường hợp Đoàn Tử Quang, lúc này đã 82 tuổi song vẫn được đặc cách bổ dụng làm Huấn đạo (chức quan phụ trách việc giáo dục 1 huyện ) ở Hương Sơn. Sau một thời gian, ông lại được đổi về làm Huấn đạo Can Lộc. Năm 85 tuổi, Tử Quang xin về nghỉ để phụng dưỡng mẹ già lúc này đã trên trăm tuổi.

Để bày tỏ sự khuyến khích học hành, triều Nguyễn đã đặc cách phong chức cho Đoàn Tử Quang ở tuổi 83. Đến năm ông 106 tuổi, mặc dù đã nghỉ hưu, triều đình vẫn thăng cho chức Hàn lâm viện thị độc – một chức quan cấp Bộ để tỏ lòng ưu ái cho người bền chí học hành.

Ngoài sự bền chí trong học hành thi cử, Đoàn Tử Quang còn là một trong những người đại thọ của nước ta. Ông mất năm 1928, hưởng thọ đúng 110. Năm ông mất là năm Bảo Đại thứ 4. Nếu chỉ tính về triều đại thì Đoàn Tử Quang đã sống dưới đủ 13 triều vua nhà Nguyễn. Đây quả là một sự hiếm thấy.

(BKT)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chia sẽ suy ngẫm với các phụ huynh trên diễn đàn nhân ngày 01/6 - Tết của thiếu nhi VN.Posted Image

Giáo dục ›› http://vietnamnet.vn...ch-cua-ai-.html18/05/2013 01:19 GMT+7

GS Hồ Ngọc Đại: Giáo dục vì lợi ích của ai?

Theo GS Hồ Ngọc Đại, một đứa trẻ học giỏi toán đáng được đề cao thì những đứa trẻ chăm quét nhà cũng nên được khen. Quan niệm về sự bình đẳng, dám chịu trách nhiệm, biết chia sẻ là điều tiên quyết trong giáo dục hiện đại.

Và nếu muốn đổi mới tận gốc nền giáo dục Việt Nam thì phải bắt đầu từ lớp 1. Thế nhưng, nền giáo dục nước ta hiện không xác định được mục đích cơ bản nên sách giáo khoa toàn sử dụng “vốn tự có” và vì lợi ích của chính họ. PetroTimes đã có cuộc trao đổi với giáo sư về câu chuyện này.

Posted ImageGiáo sư Hồ Ngọc Đại

“Có đến đâu làm đến đó”

- Gần đây dư luận đang sôi nổi bàn về việc học sinh phổ thông chỉ cần học 9 năm là đủ, giáo sư nghĩ thế nào về vấn đề này?

- Học 9 năm hay 12 năm không phải là vấn đề cốt lõi. Thực ra, xưa nay người ta không dám công khai đề cập đến vấn đề của giáo dục Việt Nam là giáo dục vì lợi ích của ai? Tôi có thể khẳng định, ở bất cứ thời đại nào, đó vẫn là câu hỏi mấu chốt nhất.

Vì lợi ích của ai mà cần học 9 năm hay 12 năm? Theo tôi, có hai lợi ích và hai cách xử lý, một là lợi ích của người hưởng giáo dục và lợi ích của những người xung quanh nó bao gồm thầy giáo, gia đình, các nhà quản lý, Đảng và Nhà nước… Nếu lợi ích đó mọi người không nói ra một cách công khai, minh bạch thì sẽ làm giáo dục một cách “ậm ờ”.

Sai lầm hiện nay là không xác định được đâu là mục đích cơ bản của giáo dục vì lợi ích của ai. Vì thế, những người viết sách giáo khoa về cơ bản là vì lợi ích của chính họ. Tất nhiên không ai dám nói ra điều đó, nhưng bản chất là như vậy.

- Thế nhưng, người ta đang có ý định viết lại sách giáo khoa. Nói như thế, chẳng hóa ra là chúng ta lại đang thay cái sai bằng một cái sai khác?

- Nhiều nhà giáo dục hiện nay đều dùng “vốn tự có” để kiếm sống,Posted Image tức là luyện đại học rồi phiên phiến dùng kiến thức đó để dạy phổ thông. Viết giáo khoa nhưng họ không nghiên cứu đối tượng mà họ phải phục vụ. Ví như chuyện huy động những người dạy đại học viết sách giáo khoa phổ thông là điều hoàn toàn vớ vẩn vì họ có biết gì về phổ thông, về trẻ em đâu. Với mấy chữ “vốn tự có” họ viết “phiên phiến” đi là thành sách giáo khoa phổ thông. Đã có lần tôi gọi một số người viết sách giáo khoa vừa bất tài vừa thất đức. Và điều nguy hiểm nhất là họ chỉ vì lợi ích của chính họ, bằng “vốn tự có” của họ. Đó là điểm mấu chốt nhất mà có ai dám nói ra đâu? Họ nhân danh nhiều thứ, nhưng bản chất là phục vụ lợi ích cho chính họ. Và khi mà người ta đặt lợi ích của mình lên trên hết thì con trẻ sao còn được coi trọng nữa.

Posted ImageLàm thế nào để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Trước đây, có những người từng làm việc ở cơ quan tôi, sau đó bị loại vì không đủ sức nhưng họ lại là tác giả sách giáo khoa, thậm chí còn là chủ biên. Họ bị loại vì không chịu tu dưỡng nghiệp vụ mới mà chỉ dựa vào vốn liếng kiến thức ít ỏi. Tôi đã cảnh báo chuyện này cách đây mấy chục năm rồi nhưng không ai để ý.

Vừa rồi giáo dục có chương trình giảm tải vì chương trình nặng quá. Nguyên tắc giảm tải về mặt chính trị xã hội là đúng nhưng về mặt nghiệp vụ thì hoàn toàn vớ vẩn, thực thi hoàn toàn sai lầm.

- Đúng là luôn tồn tại khoảng cách giữa chính sách và sự thực thi trong nhiều lĩnh vực ở nước ta. Cụ thể thì sai lầm về mặt thực thi chính sách giảm tải giáo dục thể hiện ở đâu, thưa giáo sư?

- Tư duy của họ thô sơ lắm, theo kiểu thấy phần nào nặng quá là họ vứt bỏ luôn. Như kiểu người ta đang gánh thấy nặng quá là nhặt bớt bỏ đi. Lẽ ra cách giảm tải hữu hiệu nhất là không gánh bằng vai mà bằng trí óc ví như chở bằng ôtô. Phải xác định được rằng, những thứ đang gánh không đáng gì cả nhưng vì anh gánh bằng đôi vai thịt, bằng sức cơ bắp thì thấy mệt là phải. Do đó, mục đích của giảm tải không phải là giảm bớt chương trình đang dạy hiện nay mà phải thay đổi toàn bộ cơ cấu cả nội dung, phương pháp, thể chế tổ chức. Nhưng họ lại không đủ sức làm việc ấy vì trong “vốn tự có” của họ không có sẵn. Đó là vấn đề trước đây mọi người chỉ dám nói à ơi nhưng nay, với nền văn minh hiện đại thì phải rạch ròi.

Bây giờ, đổi mới căn bản và toàn diện là phải xác định lại vì lợi ích của ai mà làm. Nếu vì lợi ích trẻ con mà anh điều chỉnh lợi ích bản thân thì quá tốt nhưng ngược lại, anh từ bỏ lợi ích của bọn trẻ, chỉ chăm chăm làm lợi cho bản thân thì là vô đạo đức. Việc dung hòa hai lợi ích hoàn toàn có thể thực hiện được. Anh phải nghiên cứu lợi ích của trẻ con, hỏi chúng nó muốn gì chứ anh không thể áp đặt chúng nó. Chẳng hạn người ta bán hàng hóa ngoài chợ, người buôn bán có lợi nhưng song song đó vẫn phải có lợi ích của người tiêu dùng. Nhưng hàng hóa khác giáo dục, sách giáo khoa với chương trình dạy là một món hàng buộc khách phải mua, dù có lợi hay không có lợi cho họ. Bản chất của sản xuất hàng hóa phải vì lợi ích người tiêu dùng, từ đó mới có quyền mưu cầu lợi ích cho mình. Chỉ tiếc là giáo dục chỉ có một, duy nhất nên nó bắt ta phải dùng, phải nghe và theo.

Bắt học thêm vì lợi ích của ai?

- Chúng tôi đã từng hỏi một cô giáo rằng, nếu bây giờ muốn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục thì phải bắt đầu từ đâu. Cô giáo ấy đã không trả lời được vì cho rằng, có quá nhiều thứ phải làm và đều nên làm cùng với nhau, không phân thứ hạng. Giáo sư nghĩ thế nào về chuyện này?

- Cá nhân tôi không nghĩ như vậy. Bây giờ phải điều tra lại lợi ích trẻ con. Trẻ con chấp nhận, chưa chắc anh đã thành công, nhưng trẻ con không chấp nhận nhất định anh thất bại. Trẻ con, gia đình, xã hội không chấp nhận thì rõ ràng là thất bại. Hiện giờ, mọi người buộc phải chấp nhận vì không còn sự lựa chọn thứ hai.

Đã đến lúc mình phải minh bạch mọi chuyện, đã qua rồi giai đoạn mập mờ. Vì vậy, vấn đề căn bản nhất hiện nay là phần lớn những nhóm tác giả hay chủ biên đều vì lợi ích của họ Posted Imagemà hy sinh lợi ích dân tộc, tập thể. Đó là tội ác. Tôi là người trong cuộc nên hiểu rõ, cũng vì vậy khi tôi nói không ai cãi được. Bởi nó là toàn bộ sự thật chưa ai dám nói ra. Bắt con người ta học thêm vì lợi ích của ai, chẳng phải vì lợi ích của những người dạy thêm sao?

- Nói như thế có hơi cực đoan không thưa giáo sư? Chẳng lẽ lại không có chút hữu ích nào cho học sinh? Thực tế thì chúng ta cũng có những học sinh học giỏi và theo được các chương trình giáo dục đang bị xem là quá nặng hiện nay?

- Họ chỉ vin vào cái cớ, chứ đó không phải căn cứ vào nguyên nhân. Anh phải tôn trọng lợi ích người khác thì lợi ích của anh mới chính đáng được.

Posted ImageNhững tiết học ngoại khóa luôn mang lại sự hứng khởi cho trẻ

Trẻ em 0-2 tuổi, 3-5 tuổi, 6-11 tuổi, 12-18 tuổi, quá 18 tuổi phải có những phương pháp giáo dục khác. Có thể ví trẻ em như hạt giống đem gieo. Hạt giống ấy, khi nảy mầm nó sống khác, khi thành cây, ra hoa, kết trái... nó lại theo một đời sống khác. Như vậy, sự phát triển của con người là tập hợp những giai đoạn phát triển khác nhau về chất.Posted Image Nếu hiểu được như vậy sẽ tổ chức được hệ thống giáo dục rất tự nhiên, phù hợp với từng lứa tuổi và sẽ thành công. Nếu giáo dục theo kiểu lý thuyết thực dụng, rất có thể sẽ có hiệu quả tức thời, nhưng về lâu dài không thể bền vững được. Và cuối cùng, chúng ta sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm chứ không phải khoa học. Không thể phủ nhận xử lý theo chủ nghĩa kinh nghiệm là hoàn toàn sai, nó cũng có cái đúng nhưng xác xuất đúng rất thấp.

- Vậy phương án để đưa đạo đức giáo dục quay trở lại với mục đích cuối cùng và duy nhất của nó là gì?

- Có nhiều phương án nhưng khi biểu quyết, đa số tất nhiên đa số sẽ thắng thiểu số. Nếu mọi phương án đều được công khai, dân chúng được quyền chọn lựa kết quả thì sẽ khác. Thế nên, ít nhất phải có hai phương án để nhân dân lựa chọn. Nếu chỉ có một sẽ tạo tư duy theo kiểu độc quyền, là điều hoàn toàn không nên trong giáo dục. Một xã hội dân chủ, văn minh không chấp nhận kiểu tư duy đó. Tôi sang Nga, ra đường không bao giờ nhìn thấy hai người ăn mặc giống nhau. Tôi mong lắm chuyện đó sẽ xảy ra ở nước mình và giờ cũng bắt đầu rồi đấy.

Có nhiều phương án, lựa chọn, khác nhau, nhiều bộ sách giáo khoa và tùy vào nhu cầu để lựa chọn nhưng vẫn có khung chương trình chung. Khi có nhiều phương án chọn lựa anh sẽ coi trọng người dùng. Không có độc quyền nào tốt cả, có thể anh cho phương án này là tốt nhất, nhưng quan trọng là tốt nhất với những ai, dân không phải là tất cả. Ví dụ mọi người nói, ăn sữa là tốt, nhưng trẻ em nông thôn có cần ăn sữa đâu vẫn tốt đấy thôi Posted Image. Họ đã lựa chọn, tất nhiên họ buộc phải chấp nhận sự lựa chọn đó.

Theo tôi, ít nhất là phải xóa bỏ cơ chế độc quyền, từ đó, cho ra đời nhiều bộ sách, nhiều giải pháp khác nhau để thầy trò lựa chọn.

- Nhưng thưa giáo sư, liệu có phải ai cũng có đủ trí, lực để lựa chọn cho mình một phương án tối ưu, một bộ sách hợp lý?

Trình độ dân trí sẽ ngày một cao hơn. Tôi dạy trẻ con 3 điều, một là phải biết yêu đất nước, hai là phải có trách nhiệm với những việc mình làm, thứ ba là biết chia sẻ với người khác, biết chấp nhận sự khác biệt của người khác. Posted ImageTừ nhỏ phải có trách nhiệm với những việc mình làm để sau này ra xã hội mới có trách nhiệm với những điều lớn lao hơn.

Giáo dục muốn đổi mới phải bắt đầu từ lớp 1. Chẳng hạn, những em học toán giỏi đáng được đề cao, trong khi những em quét nhà giỏi cũng nên được khen chứ.

Mọi người khuyên nên học tập Ngô Bảo Châu nhưng tôi can , không để làm gì cả Posted ImagePosted Imagevì có người rất giỏi điều này nhưng lại rất kém những việc khác. Sống trong xã hội hiện đại phải biết chia sẻ, và phải biết chấp nhậnPosted Image. Như vậy sẽ hài hòa hơn để tránh tư duy ích kỷ. Trong bữa ăn, có thể món này anh không thích nhưng tôi thích thì sao, anh không thể áp đặt gu ăn uống của anh vào tôi được. Chúng ta sống trong quan hệ một chiều bị ảnh hưởng nhiều bởi tư duy vua đã nói thì tôi phải nghe, nhưng xã hội hiện đại cởi mở hơn. Dân chủ sinh ra và lớn lên từ trong lòng cuộc sống. Ngày xưa, bố mẹ nói con phải nghe vì ruộng của bố, đất của bố, con không nghe thì chết đói nhưng bây giờ con có lương, có thể tự sống. Trong đời người không có gì quan trọng hơn sự sống của người ta, lợi ích đó là cơ bản nhất.

Vì vậy, hiện nay khái niệm cần tuyên truyền là về lợi ích, nó khác hoàn toàn với vụ lợi chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Con người ngày càng khôn ngoan hơn và khi đó họ sẽ ý thức rõ hơn về lợi ích. Ra chợ mặc cả giá cũng chỉ vì lợi ích, buôn bán giành giật cũng là lợi ích đấy thôi.

Mọi người nên nhớ, xã hội hiện đại lấy lợi ích làm nguyên tắc cơ bản . Xã hội hiện đại là xã hội chuyên nghiệp, nghĩa là làm việc gì cũng có lợi ích cao nhất. Bây giờ người ta khen nhau là có nghiệp vụ, làm ngân hàng có nghiệp vụ, nhà báo có nghiệp vụ, anh chữa xe cũng có nghiệp vụ.

Bây giờ anh đào tạo thế nào họ cũng phải chấp nhận nhưng nếu có nhiều phương án thì anh buộc phải đào tạo theo cách khác mới cạnh tranh được.

- Theo như giáo sư nói, thì có nghĩa điều quan trọng nhất hiện chúng ta phải làm là xác định rõ mục tiêu của nền giáo dục rồi sau đó từ mục tiêu sẽ có các yêu cầu?

Xã hội sẽ tự điều chỉnh để thích nghi, bất cứ cá nhân nào không thể muốn mà được. Xu hướng xã hội là chuyên nghiệp hóa. Xã hội nông nghiệp, các cá nhân đều hao hao nhau nhưng trong xã hội hiện đại các cá nhân hoàn toàn khác nhau.

Hiện nay, có những trường thực sự có chất lượng, vì xã hội đòi hỏi như thế. Trong xã hội cũ, các cá nhân hao hao nhau như củ khoai tây nhưng xã hội hiện đại không bao giờ có hai người giống nhau. Chuyện đó không phải lỗi của ai cả mà là đặc trưng mang tính thời đại. Mọi người nên tuyên truyền trong xã hội ý thức về lợi ích. Những kẻ sử dụng “vốn tự có” sinh sống trên lợi ích của trẻ em thì nên và cần loại bỏ.Posted Image

Ngày trước đã có chuyện một thứ trưởng từng bắt các giáo viên không được bỏ một dấu phẩy trong sách giáo khoa. Quyền lực có sức mạnh, nhưng cũng chịu tác động ngược của sức mạnh đó. Sự tuân phục quyền lực với con người hiện đại lại không phải là chủ yếu. Ngoài mặt có thể như thế nhưng trong bụng lại khác, mà quan trọng lại là cái trong bụng. Hỏi ai đồng ý thì giơ tay sẽ giơ tay hết nhưng trong bụng lại không đồng ý.Posted ImagePosted Image

Cái quan trọng của giáo dục là phải xác định được toàn bộ nền giáo dục phục vụ cho con trẻ, tất cả vì lợi ích của con trẻ. Làm được thế thì sẽ thành công.

Trong giai đoạn 2013-2015, nhiệm vụ chủ yếu của chương trình hành động là hoàn thiện đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trình Ban Cán sự Đảng, Chính phủ; đổi mới quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục; tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; phát triển khoa học công nghệ và khoa học giáo dục, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

Giai đoạn 2 (2016-2020), thực hiện thống nhất đầu mối quản lý và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về giáo dục. Triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đại học và một số nhiệm vụ của giai đoạn 1 với các điều chỉnh bổ sung; tập trung củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục; tiếp tục thực hiện đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tin học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tiếp tục thực hiện đề án quy hoạch phát triển nhân lực, chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm. Tham mưu với Chính phủ, Quốc hội xây dựng Luật Nhà giáo…

(TheoThái Linh - Thanh Huyền/ Petro Times)

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://nguyensinhhun...va-xac-lao.html

Đối thoại Shangri-La: Quan chức Trung Quốc thô lỗ và xấc láo

Thứ hai, 03/06/2013, 13:34 (GMT+7)

Tại Diễn đàn Đối thoại thường niên được tổ chức tại Shangri-La, Singapore, dư luận trong nước cũng như quốc tế đặc biệt quan tâm tới bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài phát biểu của ông được đánh giá rất cao và thể hiện được phong cách ngoại giao của dân tộc cũng như những chuẩn mực ngoại giao quốc tế.

Posted ImageThích Kiến Quốc - Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc

Rất tiếc, tại Đối thoại lần này, phía Trung Quốc chỉ cử có Phó tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tới dự, điều này thể hiện thái độ trịch thượng của kẻ bề trên, và điều kiêng kị trong hành xử ngoại giao quốc tế. Tất nhiên, biện minh cho điều này, nhiều người cho rằng, do Trung Quốc không mấy quan tâm đến Shangri-la.

Điều mà dư luận quan tâm chính là đây không phải là lần đầu tiên, Trung Quốc hành xử bất tương xứng trong ngoại giao như thế này. Mặt khác, chính thái độ hỗn hào của người đại diện cho phía Trung Quốc trong khi tham luận đã làm cho nghị trường nóng lên, và làm cho hình ảnh của Trung Quốc xấu đi một cách tệ hại.

Thái độ được coi là lệch chuẩn về đạo đức này của quan chức Trung Quốc không chỉ được biểu hiện trong các hoạt động ngoại giao tại các diễn đàn quốc tế, mà nó còn được biểu hiện ở ngay cả cách phản ứng của họ đối với các vấn đề khác có liên quan. Trịch thượng vô đối, ngang ngược một cách trắng trợn, và bất chấp mọi thủ đoạn là lối hành xử của quan chức Trung Quốc ngày nay.

Xem thêm: Trung Quốc muốn đánh lạc hướng dư luận về Biển Đông tại Shangri-la 12

Đã có nhiều bình luận về thái độ của Trung Quốc, và hầu hết đều cho rằng thái độ xấc láo, hỗn xược của quan chức Trung Quốc đều có phần từ văn hóa ứng xử và là sản phẩm của nên giáo dục đạo đức của họ.Posted Image

Posted ImageTướng Thích Kiến Quốc và đoàn đại biểu Trung Quốc đến Singapore tham dự Diễn đàn Shangri-La

Đồng tình với điều này, tôi nhớ đến bài của anh Tuấn Úc, và xin giới thiệu lại với bạn đọc. Bài viết đi tìm lời giải cho câu hỏi: Vì sao quan chức Trung Quốc thô lỗ và xấc láo? Và đây là nội dung của bài viết:

Xin lỗi các bạn vì cái tựa đề hơi xúc phạm đó, nhưng tôi có lí do. Vài câu chuyện xảy ra gần đây cho chúng ta thấy một số quan chức Trung Quốc rất ư là mất lịch sự, thô lỗ, láo xược, đến độ chỉ có thể nói là mất dạy. Bài tản mạn này nhằm lí giải tại sao họ tỏ ra mất dạy như thế.

Tính thô lỗ của các quan chức Trung Quốc hình như thể hiện ở các cấp. Chẳng những thế, ngôn ngữ của họ rất thô và rất trực tiếp. Chẳng hạn như trong hội nghị về an ninh biển Đông diễn ra ở Washington vừa qua, một học giả Trung Quốc tên là Chu Hạo hỏi một diễn giả Việt Nam rằng có phải do có Mĩ mà đoàn Việt Nam “mạnh miệng” hay không? Trước đó, một vài tướng lãnh và bình luận gia Trung Quốc xuất hiện trên đài truyền hình hăm dọa “tát Việt Nam”, “dạy Việt Nam” một bài học. Điều đáng ngạc nhiên là ngôn ngữ họ dùng trên đài truyền hình cực kì thô lỗ, đến nỗi chúng ta ngạc nhiên không hiểu mấy người này còn bao nhiêu tế bào trí tuệ nào trong đầu.

Nhưng mới đây, ngay cả những người trong ngành ngoại giao, thậm chí cấp tổng tham mưu trưởng, mà cũng tỏ ra rất ư là thô lỗ. Chúng ta biết rằng Chính phủ Philippines cấm một quan chức ngoại giao Trung Quốc không được tham dự vào những đàm phán về vấn đề biển Đông. Lý do chính phủ Philippines đi đến quyết định mạnh như thế là vì ông quan chức ngoại giao trên tỏ ra quá mất lịch sự. Mới đây nhất, trong một cuộc họp báo ở Hàn Quốc, ông tướng họ Trần của Trung Quốc dành ra gần 15 phút trong bài diễn văn của mình để… nói xấu Mỹ. Giới báo chí Hàn Quốc và quốc tế ngỡ ngàng trước thái độ hằn học và thiếu ngoại giao của kẻ mang hàm đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội của một nước đông dân nhất thế giới tự xưng mình là trung tâm của vũ trụ!

Xem thêm: Shangri-la 12 sẽ thành nơi “giao chiến” giữa Trung Quốc-Philippines

Tất cả những người tôi vừa đề cập đến đều có một mẫu số chung: người Trung Quốc. Cái mẫu số chung thứ hai là họ có học, không phải những kẻ ngu dốt. Có người giữ chức bộ trưởng quốc phòng. Có kẻ là quan chức ngoại giao. Có người là bình luận gia. Còn những tên hăm dọa “dạy bài học” là tướng lãnh. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại mất lịch sự, thậm chí thô lỗ như thế? Tôi nghĩ đến những nguyên nhân sau đây:

Lí do đầu tiên là mất dạy Posted Image. Đối với người Việt chúng ta (và có lẽ người Trung Hoa cũng thế), nếu một đứa trẻ tỏ ra vô lễ với người chung quanh, chúng ta thường nói: đồ mất dạy. Câu này hàm ý nói cha mẹ chúng không dạy con những qui ước giao tiếp xã hội, không dạy chúng những lẽ phải điều hay, nên chúng hành xử trái với đạo đức xã hội. Cũng có thể cha mẹ chúng không biết điều sai lẽ phải. Nhưng nói chung, thô lỗ xuất phát từ sự mất dạy. Các quan chức Trung Quốc có “cha mẹ” là chính quyền và Đảng cộng sản Trung Quốc. Vì thế, “mất dạy” ở đây có thể là họ không được Đảng và nhà nước Trung Quốc dạy dỗ cách hành xử với đời. Nhưng cũng có thể chính Nhà nước và Đảng cộng sản Trung Quốc cũng mất dạy.

Lí do thứ hai là do cô lập. Người thô lỗ thường cảm thấy cô lập với người chung quanh. Người ta thường tỏ thái độ vô lễ và vô giáo dục trên internet, email, hay trên điện thoại. Lí do đơn giản là người ta cảm thấy không có liên hệ gì với người khác, nhất là trong thế giới mạng người ta nghĩ rằng có thể hành xử như một kẻ vô danh. Những quan chức tỏ ra thô lỗ với Việt Nam hiện nay là một dấu hiệu cho thấy họ và đất nước họ rất cô đơn. Thật vậy, ngày nay chẳng ai còn có cảm tình với Trung Quốc. Từ Phi châu, sang Mĩ châu, đến Âu châu, Úc châu, và Á châu, chẳng ai tin vào Trung Quốc. Ai cũng thấy đây là một gã khổng lồ nói một đằng làm một nẻo. Người ta khinh gã khổng lồ chuyên nói láo và vô lễ. Gã khổng lồ này thật sự rất cô đơn, và những gì quan chức họ thể hiện chính là một triệu chứng của hội chứng cô đơn đó.

Lí do thứ ba là họ đau khổ. Người thô lỗ muốn người khác cảm thấy đau khổ vì bản thân họ đau khổ. Những kẻ thô lỗ với người khác bản thân họ có tính xấu. Đó là cái bệnh và họ đau khổ với bệnh xấu tính. Họ muốn phóng thoát căn bệnh đó cho người khác, bằng cách tỏ ra thô lỗ như là một cách giải tỏa tâm thần. Họ đang đau khổ với sự bất công ở trong nước; họ đang đối đầu với những cuộc nổi dậy ở trong nước; họ đang đau đầu với di sản Thiên An Môn. Nói chung, Trung Quốc như là một gã khổng lồ đang đau khổ. Cách hành xử thô lỗ và lưu manh của họ hiện nay chính là một cách giải tỏa nỗi đau đến nước khác.

Lí do thứ tư là muốn gây ấn tượng “người hùng”. Người thô lỗ thường muốn tỏ ra mình mạnh khi nói điều thô lỗ. Chúng ta đã thấy những kẻ lưu manh trong sân trường hay ngoài xã hội (tiếng Anh hay gọi là bully). Đây là triết lí lưu manh. Kẻ thô lỗ muốn hăm dọa và gây sợ hãi cho đối phương, với hi vọng đối phương sẽ qui phục chúng. Do đó, những kẻ thô lỗ thường có cái vỏ bọc to tướng bên ngoài nhưng trong người là một đứa bé. Đứa bé lúc nào cũng sợ hãi, thiếu tự tin, nhưng chúng không dám để lộ ra những bản tính đó. Suy luận từ lí do này, chúng ta có thể nói các quan chức, tướng lãnh Trung Quốc đã và đang hăm dọa Việt Nam, chính họ là những kẻ yếu. Cái yếu hiển nhiên là bộ não và tri thức. Vì thiếu tri thức, thiếu lí lẽ, nên ngữ vựng của họ chỉ gói gọn trong những câu chữ đe dọa của kẻ du côn, và ý tưởng của họ chỉ là đánh đấm chứ không phải lí luận. Có thể nói rằng những kẻ này là thuộc nhóm mà tiếng Anh gọi là intellectually disable people – tức những người bị tàn tật về tri thức.

Lí do thứ năm là “cái tôi” quá lớn. Người thô lỗ muốn cái tôi của mình lớn hơn thực tế. Nếu một người nổi tiếng vì tính thô lỗ như ông Trần đại tướng tổng tham mưu trưởng của Trung Quốc chẳng hạn, thì đó là dấu hiệu cho thấy ông đang muốn xây dựng cho mình một “cái tôi” (ego). Vấn đề là khi họ cố tạo cái tôi và hòa quyện nó với cá tính của họ, vấn đề trở nên một bệnh trạng. Thật vậy, thô lỗ là một căn bệnh. Họ bệnh vì cảm thấy mình cô đơn, và chỉ có cách họ liên lạc với người ngoài là bằng cách phóng đại cái tôi của mình cho thật lớn. Những quan chức Trung Quốc đang lớn tiếng hăm dọa Việt Nam chính là những kẻ bệnh hoạn.

Lí do thứ sáu là do bệnh lí. Bệnh của những người thô lỗ có thể do bẩm sinh di truyền. Thử xem qua những kẻ quen thói hống hách, du đãng, sát nhân, v.v., khi những kẻ du côn được hỏi tại sao họ hành hung người khác hay hành xử lưu manh, họ nói vì thấy nạn nhân khóc, và thấy đó là một “thành quả” của hành động lưu manh của mình. Suy ra từ tâm lí này, những kẻ thù phương Bắc đang lớn tiếng hung hãn đe dọa Việt Nam sẽ còn tiếp tục thái độ thô lỗ nếu Việt Nam mềm dẻo với chúng, hay nhường nhịn chúng (không dám nói lại). Mềm thì nắn, còn rắn thì buông. Chúng ta chỉ không nói lại khi kẻ hung hãn là một kẻ điên, nhưng nếu chúng không điên thì chúng ta cần phải dạy cho chúng biết thế nào là lịch sự và thế nào là thô lỗ.

Điều ngạc nhiên là dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh lâu đời, một nền văn học tuyệt vời, nhưng lại sản sinh ra những quan chức quen thói lưu manh, thô lỗ. Với một cái gốc văn minh và văn hóa như thế, tại sao những người Trung Hoa hiện tại tỏ ra vô giáo dục như thế. Thật ra, câu hỏi này có lẽ không cần thiết, bởi vì trong các thế kỉ trước, các vua chúa Trung Quốc cũng đều tỏ ra cực kì vô lễ, xấc xược, và hỗn láo với vua chúa Việt Nam. Thử đọc những trao đổi giữa họ và các vua chúa ta thì biết: vua chúa họ dùng những ngôn ngữ rất ư là ngạo mạn, trịch thượng với hoàng đế nước ta. Do đó, dù họ có một nền văn minh lâu đời, nhưng cách hành xử của họ với ta đã có truyền thống… mất dạy. Chúng ta không nên ngạc nhiên khi các quan chức Trung Quốc ngày nay ăn nói rất ư là là trịch thượng và xấc láo với Việt Nam. Điều này chứng tỏ bản chất trịch thượng và mất dạy của họ đã thấm vào máu, thành gien (gien thô lỗ), và truyền từ đời này sang đời khác.

Nói tóm lại, thói ăn nói thô lỗ, xấc láo và lưu manh của các quan chức Trung Quốc (từ quan chức ngoại giao đến quan chức quốc phòng) là biểu hiện của một nền giáo dục xuống cấp và vô đạo đức. Được rèn luyện trong hệ thống đó cùng với thừa hưởng gien thô lỗ và du côn của cha ông họ, họ trở nên những kẻ đau khổ và cô đơn trên trường quốc tế. Hiểu được “căn bệnh” đó, tôi thấy rất đồng ý với nhiều người có kinh nghiệm “mềm nắn rắn buông” khi đương đầu với Trung Quốc, nhưng tôi muốn thêm rằng chúng ta tỏ ra “rắn” cũng chưa đủ, mà phải tỏ ra tôn trọng dân mình. Nếu người Việt không tôn trọng người Việt thì ai tôn trọng người Việt?

Tre Làng

(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.baodatvie...o-dang-2348105/

Cập nhật lúc 05:57, 03/06/2013

TS Alan Phan:Phá rừng để đổi một chân cu li có đáng?Posted Image

(ĐVO) - "Chúng ta có cần hy sinh tài nguyên và tương lai của một vùng đất to lớn (lá phổi của quốc gia) để cho vài người thành tỷ phú? Hy sinh tài nguyên rừng để đổi lấy một chân cu li trong một cánh rừng cao su, với mức lương 300 - 400 USD?" - Đó là những câu hỏi mà TS. Alan Phan đặt ra về hiện trạng phá rừng đang ngày càng đe doạ đến cuộc sống của con người.

Xoay quanh những vấn đề liên quan đến việc tàn phá và bảo vệ rừng đang được dư luận quan tâm hiện nay, PV Báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với TS. Alan Phan về những vấn đề này.

PV: - Bài toán trồng cây công nghiệp ngắn ngày như cao su, cafe...nhân danh tạo ra công ăn việc làm cho người dân Tây Nguyên mà nhiều nhà khoa học cho rằng đó là tàn phá rừng, thiệt hại không chỉ môi trường sống của cư dân bản địa mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác nữa. Người Việt gọi là "bóc ngắn cắn dài", còn quan điểm của TS. về vấn đề này ra sao?

TS. Alan Phan: - Vấn đề phá rừng để trồng cây cao su, cây cà phê, hoặc làm cái này, cái kia vì mục đích kinh tế thì cũng có những lợi ích là tạo ra việc làm. Nhưng việc làm đó với số tiền đó có đáng để trả lại những cái lỗ cho các nguồn tài nguyên? Cho môi trường bị huỷ hoại? Rừng mà bị huỷ hoại thì coi như là phổi của con người cũng tiêu. Vậy tất cả những chi phí y tế, chi phí tái lập lại môi trường... cùng với việc tàn phá văn hoá của người bản địa, của những người quen sống trong một môi trường hàng trăm năm nay, thì dù mình có thích hay không thích thì đó cũng là môi trường hài hoà với lối sống, với suy nghĩ của người dân. Giờ chúng ta san bằng đi để cho những người dân ở đây một cái chân làm cu li trong một cánh rừng cao su, trả cho họ 300 - 400 USD/ 1 tháng, thì cái giá đấy có đáng không? Đương nhiên những người phá rừng, những người đi trồng cao su thì họ quá lời, họ sẽ kiếm bạc tỷ. Nhưng vấn đề chính là tại sao mình lại đi tàn phá cái tài nguyên của mình để làm cho vài người trở nên giàu có? Trong khi đó cả trăm ngàn người khác lại lâm vào cảnh khổ? Đó là một cái giá không đáng chút nào. Posted Image Cây cao su của HAGL ở Attapeu. (Ảnh: Blog Hiệu Minh)

PV: - Việc lách luật nhằm khai thác gỗ rừng có nhiều cách và nạn nhân của các "lâm tặc" thường xuất hiện ở các quốc gia nghèo đói hoặc đang khát vốn để phát triển. GW tiến hành điều tra riêng, cáo buộc trên trường quốc tế nhằm ngăn chặn lâm tặc quốc tế. Xét cho cùng thì hiệu quả vẫn không cao, không thể ngăn chặn được nạn phá rừng ồ ạt trong phạm vi từng quốc gia được. Là một chuyên gia kinh tế nhưng cũng là người rất quan tâm đến môi trường, TS có cao kiến gì để khắc chế quốc nạn phá rừng?

TS. Alan Phan: Trên thế giới, có 2 vũ khí mạnh nhất để chống lâm tặc là sự tham gia của các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ và sự tố cáo mạnh mẽ của mạng truyền thông khắp thế giới. Chúng ta đừng quá tin cậy vào các biện pháp hành chính. Tôi nghĩ, sự tham gia của các nhóm môi trường và sự lên tiếng mạnh mẽ của truyền thông để tăng cường độ của các lời cáo buộc sẽ có tác dụng đối với các hành vi tàn phá môi trường. Nó sẽ khiến các cổ đông, các công ty hay các quỹ đầu tư từ đó mà e ngại rút vốn ra khỏi các dự án cao su, cà phê để tránh tai tiếng. Sự thiếu hụt nguồn vốn sẽ dẫn đến nhiều sức ép và bản thân nhà đầu tư sẽ phải thận trong hơn trong các hoạt động của mình. Ngoài ra, những công ty, doanh nghiệp bị tố cáo tàn phá rừng có thể còn bị sức ép về giá cả và sự bài trừ sản phẩm từ phía người dân. Những đối tác của họ cũng từ đó mà sẽ cân nhắc trong việc hợp tác, sử dụng sản phẩm và tìm kiếm một nguồn cung cấp khác. Đó là sự rủi ro lớn nhất về lâu dài đối với nhà đầu tư .

PV: - Ở đất nước mà nạn phong bì, tham nhũng đã thành lệ, chỉ đứng sau luật...thì việc các nhóm lợi ích liên kết lại dùng lệ để lách luật là vô cùng khó điều tra cáo buộc trước công luận. Vậy theo TS, chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn nạn phá rừng tàn phá môi trường sống?

TS. Alan Phan: - Đây là một vấn đề hết sức phức tạp vì nó liên quan đến việc tham nhũng, đến phong bì. Muốn bảo vệ rừng thì không thể phụ thuộc vào những nhân viên kiểm lâm, vì họ ăn phong bì rất dễ, mà lợi nhuận từ gỗ rừng là rất cao. Cho nên vấn đề là phải làm sao để mở rộng ra, khi có ánh sáng, có sự minh bạch thì những con chuột, con gián sẽ bắt đầu chạy. Như Indonexia, Liberia, Myanmar... người ta bắt đầu bằng việc cho những nhóm thiện nguyện vào để quan sát, để theo dõi như các nhóm Global Witness hay các tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường. Khi các nhóm vô vụ lợi vào cuộc, cộng với sự tự do ngôn luận sẽ là những rào cản hữu hiệu để những công ty, doanh nghiệp vì mục tiêu làm giàu mà tàn phá rừng sẽ phải có trách nhiệm với xã hội xung quanh hơn. Và sự ăn uống, sự chia chác phong bì, sự tàn phá rừng, đốn gỗ... sẽ bị quan sát và họ sẽ thấy sợ hơn.

PV: -Trên thực tế, VN cũng đã hoàn tất chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng nhưng Tây Nguyên vẫn bị hạn hán, lũ lụt nhiều hơn trước, Tây Bắc cũng trong tình trạng sa mạc hóa nhiều nơi, như vậy, người trồng dứt khoát không thể kịp cho kẻ phá. Theo TS, đã đến lúc cần 1 kế hoạch tổng thể cấp quốc gia để giữ gìn những vùng rừng ?

TS. Alan Phan:- Như tôi đã nói ở trên, sự vào cuộc của các nhóm thiện nguyện là cần thiết trong việc bảo vệ rừng. Họ là những tổ chức vô vụ lợi. Còn lòng tham của con người là vô hạn, nên chúng ta mới cần đến những công cụ như Global Witness, dựa trên những lý tưởng cao cả, những cảm xúc, nỗi đau của con người và thiên nhiên để đưa những vụ việc tàn phá rừng ra ánh sáng. Và thứ hai là chúng ta có thể kêu gọi thế giới giúp đỡ. Có rất nhiều tổ chức trên thế giới họ tài trợ vấn đề trồng rừng, bảo vệ rừng. Ví dụ như một số vùng ở Amazon cũng bị tàn phá rất nhiều. Họ đã bắt đầu kêu gọi thế giới thì một số tổ chức bên Mỹ của các tỷ phú muốn bảo vệ môi trường đã đứng ra giúp đỡ họ. Thay vì để những người dân huỷ hoại rừng, họ làm ra những chương trình, trả tiền cho những người nông dân để người dân ở đây không phá rừng. Vẫn là đất của họ, mỗi một năm họ sẽ nhận được một khoản tiền nhất định để bù đắp cho nguồn thu nhập của họ để họ không phá rừng. Còn nếu họ vi phạm thì họ sẽ không được gì. Đấy là sự giúp đỡ của thế giới và chúng ta cần phải nhờ đến họ.

Xin chân thành cảm ơn TS!

Duyên Duyên

__________________________________________

Malaixia cũng không đẩy mạnh trồng cao su nữa, mà quay ra phát triển cây cọ và công nghiệp chế biến dầu cọ là sao nhỉ???Posted Imagecó huynh nào có cao kiến gì không?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...usdnam-2348249/

Cập nhật lúc 07:48, 05/06/2013

Thủy điện sông Mê Kông khiến Việt Nam mất 1 tỉ USD/năm

(ĐVO) - Ước tính mỗi năm các đập thủy điện trên sông Mê Kông gây thiệt hại về kinh tế cho người dân sống hai bên lưu vực sông khoảng 500 triệu đô la Mỹ. Còn nếu 19 đập thủy điện trên dòng chính của sông Mê Kông xây dựng xong thì thiệt hại sẽ không thể xác định được.

Còn với Việt Nam, giới chuyên môn đánh giá do nằm ở hạ nguồn sông Mê Kông, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu tác động to lớn, chưa thể lường trước từ các dự án thủy điện ở thượng nguồn: thiếu hụt nguồn nước ở hạ lưu; xâm nhập mặn nghiêm trọng; suy giảm lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng từ 26 triệu tấn/năm xuống còn 7 triệu tấn/năm; tổn hại nguồn lợi thủy sản từ 500 triệu USD đến 1 tỉ USD mỗi năm. Posted Image Các đạp thủy điện khiến cho tổn hại nguồn lợi thủy sản ước tính từ 500 triệu USD đến 1 tỉ USD mỗi năm. Những lo ngại này liên tục được nhắc tới trên các diễn đàn và mới đây Diễn đàn Mê Kông và đập thủy điện trên ba sông Sesan, Srepok và Sekong (3S) do Tổ chức phi chính phủ TERRA và Tổ chức Sông ngòi thế giới tổ chức tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động môi trường một lần nữa nhấn mạnh thông điệp làm sao cứu được dòng sông Mê Kông trước hàng loạt đập thủy điện.

Hiện có 19 đập thủy điện đã và nằm trong kế hoạch xây dựng trên sông chính Mê Kông, trong đó, 8 cái ở Trung Quốc với 5 đập đã đi vào hoạt động và 3 đập đang có kế hoạch xây dựng, 9 cái tại Lào và 2 cái ở địa phận Campuchia đang nằm trong dự án sẽ xây dựng của Chính phủ. Đó là chưa kể, hàng chục thủy điện lớn nhỏ tại các nhánh sông của sông Mê Kông.

Theo các đại biểu tham dự diễn đàn, hàng loạt đập thủy điện đã được xây dựng và đang có kế hoạch xây dựng sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của 60 triệu người dân sống ở đây; trong đó, 80% phụ thuộc trực tiếp vào sông vì lương thực và sinh kế của mình.

Tổ chức Sông ngòi quốc tế cho rằng, việc các chính phủ, người dân cần có chiến lược để cứu các dòng sông trên sông Mê Kông là một cách để bảo tồn những giá trị văn hóa hai bên dòng sông vốn tồn tại hàng trăm năm nay.

Theo Tổ chức Sông ngòi quốc tế, sông Mê Kông hiện có khoảng gần 1.000 loài cá, trong đó một phần ba các loài có đời sống di chuyển khoảng 1.000 km để kiếm ăn và sinh sản. Ở một số vùng, vào mùa sinh sản lượng cá di chuyển có thể lên đến 3 triệu con mỗi giờ, khiến sông Mê Kông trở thành vùng di cư lớn nhất thế giới.

Thế nhưng, nghiên cứu mới đây của Ủy hội sông Mê Kông về đánh giá môi trường chiến lược của các đập thủy điện trên sông Mê Kông cho biết, hệ thống các đập thủy điện đã khiến các dòng chảy ở hạ lưu sông Mê Kông trở thành các hồ chứa nước tù đọng. Sự xuất hiện của các đập thủy điện đã ngăn chặn sự di cư của các loài cá cũng như làm thay đổi môi trường tự nhiên của chúng.

Qua kết quả nghiên cứu này, Ủy hội sông Mê Kông cho rằng, từ những ảnh hưởng nêu trên đã khiến lượng cá trên sông Mê Kông đã suy giảm 26-42%, dẫn đến thiệt hại khoảng 500 triệu đô la Mỹ/năm. Ngoài ra, có khoảng hơn 100 loài cá đứng trươc nguy cơ tuyệt chủng và an ninh lương thực của khoảng 2 triệu người bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể hàng triệu người sẽ phải hứng chịu các tác động lên nguồn lương thực, thu nhập và lối sống.

Cũng theo đánh giá này, nếu tất cả các đập thủy điện được xây dựng trên sông Mê Kông thì chất dinh dưỡng, trầm tích đổ vào ĐBSCL chỉ còn khoảng 25%, tức là giảm 75% dinh dưỡng, trầm tích so với trước đây và qua đó, gián tiếp ảnh hưởng đến vựa lúa và nông sản của Việt Nam. Như vậy, một khi vựa lúa ĐBSCL bị ảnh hưởng thì gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới vì 90% lượng gạo xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam là từ ĐBSCL.

Trước đó TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu (CEWAREC), cũng nhiều lần lên tiếng về các con đập ngăn dòng trên sông Mê Kông.

Theo TS Tứ, việc 12 đập đã được xây dựng trên dòng chính sông Mê Kông là đập dâng, dung tích từ 200 triệu đến 2 tỉ mét khối nước/đập, sẽ tác động rất lớn đến an ninh lượng thực, an ninh nguồn nước và an ninh xã hội của 18 triệu dân vùng ĐBSCL”.

Ông Tứ cũng cho biết ở thượng nguồn sông Mekong, đến năm 2040, Trung Quốc sẽ xây dựng 15 đập thủy điện lớn Posted Imagevà đã đưa vào hoạt động 4 đập, trong khi Trung Quốc không tham gia Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC).

“Có thể nói Trung Quốc hoàn toàn chủ động sử dụng và chi phối đối với các bậc thang thủy điện ở hạ lưu vực”.

TS Đào Trọng Tứ nhấn mạnh và kiến nghị: “Là quốc gia cuối nguồn, chịu tác động mạnh từ thượng lưu, Việt Nam cần có đối sách hợp lý và kiên định mới bảo đảm được sự phát triển của ĐBSCL trong tương lai”.

Sở dĩ cần phải có những động thái như vậy là vì Mekong là 1 trong 10 con sông lớn nhất thế giới; nơi cung cấp gạo lớn nhất thế giới; có nguồn cá và đa dạng sinh học lớn thứ hai thế giới; có tải lượng phù sa thứ sáu trên thế giới (160 triệu tấn/năm) và là vùng đất có đa dạng văn hóa nhất trên thế giới.

Bích Ngọc (Tổng hợp CAND, TBKTSG)

Share this post


Link to post
Share on other sites

“72 phép thần thông” của trùm cờ bạc bịp công nghệ cao

"Chuyện cờ bạc bịp nó nhiều đòn lắm, thần thông biến hóa khôn cùng. Có đồ nghề tốt cũng chỉ mới là một vế thôi, vấn đề là sử dụng nó như thế nào cũng phải tùy cơ ứng biến…", Dũng nói.

Theo lời gửi gắm của gã tay chơi xứ Thanh, chúng tôi vội vàng đón xe ra Hưng Yên ngay trong đêm vì nóng lòng muốn được diện kiến ông trùm mà cả giới cờ bạc bịp phải kiêng nể. Tay chơi xứ Thanh dặn đi dặn lại: Đến đó các anh cứ gọi anh ta bằng tên Dũng, tôi cũng tình cờ quen và chơi được với người này chứ còn cỡ "trình" như tôi thì không có cơ may được anh ta để ý đến.

Posted Image

Bộ đồ nghề một thời của Dũng "trùm"

Giáp mặt "ông trùm cờ bạc bịp"

Nhân vật chúng tôi đang tìm đến được giới cờ gian bạc lận tôn xưng là "sư phụ" trên tất cả mọi phương diện. Đồ nghề "làm ăn" của y đều là hàng ngoại nhập, được săn lùng và "thửa" về chủ yếu từ các sòng bài lớn khu vực châu Á. Hễ Ma Cao, Hồng Kông có trò nào mới là y như rằng ít ngày sau sẽ có khối kẻ ngậm đắng nuốt cay vì bị y cho thua trắng bụng mà chưa hiểu nguyên nhân.

Theo giang hồ đồn đại, chỉ riêng những thiết bị lừa đảo do y sắm sửa cũng đủ cung cấp cho hàng trăm sới bạc từ to đến nhỏ trên khắp mọi miền đất nước. Thời điểm y quyết định từ giã nghiệp đỏ đen, giới cờ bạc bịp một thời gian xôn xao đồn đoán vì không hiểu vì sao tự dưng ông trùm giải nghệ.

Khoảng ngoài 40 tuổi, Dũng "trùm" có phong thái của một trí thức thành danh hơn là một tay anh chị đã rửa tay gác kiếm. Gã ăn vận đơn giản, lời nói cử chỉ đều lịch sự nhẹ nhàng, ngay từ cách chào hỏi đầu tiên gã đã biến những người chưa từng gặp như chúng tôi trở nên chỗ thân tình.

Sau khi nghe hai "con bạc" mới mọc mầm kể lể hành trình học hỏi từ đất Thanh đến tận Hưng Yên, Dũng cười phá lên khi nhìn mấy lá bài tiện và bộ xóc đĩa chẵn lẻ được chúng tôi xin Thắng gói theo. Y phán xanh rờn: "Mấy thứ bài thửa này tôi dùng từ cách đây 30 năm. Xem ra các chú vẫn còn mờ mịt về giới này lắm". Nói rồi, Dũng kéo chúng tôi ra xe để về thăm đại bản doanh tại nhà riêng của y.

Tận mắt "bộ đồ nghề" có một không hai

Không có không gian trưng bày hoành tráng như lời đồn thổi, Dũng khệ nệ xách ra hai chiếc va ly đã phủ bụi đặt lên chiếc chiếu trải giữa nhà. Vừa lau bụi y vừa kể: "Mấy năm rồi bây giờ tôi mới mở cái hộp đồ nghề này ra để nhìn lại. Nhiều người hỏi mua lắm nhưng không bao giờ tôi lại bán những thứ này. Khi quyết định bỏ nghề, tôi đã định vứt hết xuống sông nhưng thấy không nỡ nên giữ lại làm kỷ niệm".

Chiếc va ly bật nắp trong sự hồi hộp của chúng tôi. Ngoài hai chiếc bát và một số dây điện loằng ngoằng, tôi không thể nhận diện được những thứ lỉnh kỉnh còn lại. Dũng nói, đời đánh bạc của y không có ngón nghề lừa bịp nào chưa trải qua. Đây là một số rất ít những món đồ còn lại sau cùng khi y giải nghệ. Nhìn bộ đồ lỉnh kỉnh chẳng lấy gì làm sang trọng nhưng chúng đã làm cho nhiều kẻ thân tàn ma dại chỉ sau một ván bạc khiến chúng tôi càng tò mò.

Món đồ đầu tiên Dũng “trùm” soạn ra hóa chất cảm ứng. Trong quân bài được tráng một lớp hóa chất giúp gây cảm ứng vào bộ nhớ điện tử được giấu trong một ống thủy tinh nhỏ bọc giấy bạc. Khi nhà cái xóc bài, dân chơi bạc chỉ cần nhấn phím khởi động là bắt được tín hiệu cho biết bài chẵn hay lẻ. Dụng cụ này phát tín hiệu rung như điện thoại di động, dựa theo quy ước (ví dụ chẵn rung hai nhịp, lẻ rung 3 nhịp) có thể đoán chính xác chẵn lẻ để đặt cửa. Lọt được đồ vào sới bạc thì chỉ có thắng. Mà với loại bài thửa tẩm hóa chất này ngay cả trong giới cờ bạc bịp số người biết về nó cũng chỉ đếm trên đầu ngón chưa nói đến là có và có thể sử dụng được.

Món đồ thứ hai được giới thiệu là một tấm nam châm, chỉ hoạt động khi được kích điện. Món này kỳ công hơn, dân chơi phải nhớ sạc điện no rồi khóa công tắc lại để có thể tích điện được khoảng 2 ngày. Nếu đánh ngoài trời kiểu hè phố phải tìm cách chôn nó xuống đất trước giờ khai cuộc, còn nếu đánh trong nhà thì giấu dưới tấm thảm hay đệm nơi mình định vị trước.

Món này muốn thành công bắt buộc phải bắn được lá bài của mình vào bộ bài chơi vì lá bài đó đã được quét một lớp từ cực mỏng, mắt thường không bao giờ phát hiện được. Nếu người chơi cầm bài thì khỏi phải nói. Còn nếu bài trong tay người khác thì lúc này bộ nam châm sẽ phát huy tác dụng để điều khiển tự động, cùng chiều thì hút, ngược chiều thì đẩy, tùy theo bộ bài mình làm là chẵn hay lẻ để mà đặt.

Dũng giới thiệu thêm một đòn nữa giới cờ bạc thường gọi là "bát hình". Đòn này cần sự phối hợp của hai người. Khi chiếc bát được đưa vào sới bạc, người trong sới chỉ cần đưa theo một máy rung có kích cỡ chỉ bằng cái máy lửa để nhận tín hiệu. Việc điều khiển do người thứ hai phụ trách, người này có thể ngồi ở nhà, trong ô tô hoặc bất kỳ đâu nhưng trong một phạm vi giới hạn.

Khi nhà cái bắt đầu xóc bài, “bát hình” sẽ nhìn thấy hình ảnh chuyển về cho máy thu và phát ra màn hình của người điều khiển. Người điều khiển từ xa chỉ cần ấn nút báo hiệu cho người chơi đặt cửa. Chiếc bát không có dấu hiệu nào khác thường ngoài một lỗ rất nhỏ bằng đầu kim để dùng kim cắm vào sạc điện. Bí mật của đòn này là phía trong đáy bát có gắn cả một hệ thống thu nhỏ, mắt thần trong đáy bát có nhiệm vụ thu nhận hình ảnh và chuyển về cho máy thu phát.

Dũng bảo, những loại đồ công nghệ này rất nhanh chóng lỗi thời, càng ngày càng xuất hiện những chiêu mà đến hình dung trong đầu cũng chưa chắc nghĩ ra. Ngày xưa không ai tin chuyện nhìn xuyên thấu được lá bài nhưng ngày nay thì chuyện ấy quá đơn giản. Chỉ cần có tiền và một chút mánh lới để đưa đồ vào cùng cặp kính áp tròng, việc đọc vị những quân bài trong tay đối thủ lại là chuyện đến trẻ con cũng làm được.

"72 phép thần thông biến hóa"

Chúng tôi đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, đúng là "được rửa tai, rửa mắt" như tay lời Thắng chuyên bịp bợm hè phố ở Thanh Hóa cũng không sai. Dù vậy, Dũng cho biết nhiều đòn cờ bạc bịp sử dụng những thiết bị với kết cấu tinh vi, phức tạp và biến hóa khôn lường hơn nữa. Tuy nhiên, có thiết bị là một chuyện nhưng sử dụng thế nào là một chuyện khác. Có khi một chuyện không cần công nghệ quá cao nhưng vẫn hạ gục được đối thủ.

Posted Image

Bộ "đồ nghề" để chơi xóc đĩa có thể điều khiển từ xa

Ví dụ có những tay xóc đĩa "tởm" đến mức có thể nâng lên thành... "nghệ thuật". Trong khi xóc và khi thả xuống họ đã nhìn được lá bài. Hoặc ngay chính cái đĩa đã được mài một tý phía sát cạnh khi đậy bát vào sẽ không thật kín. Nhà cái chỉ cần hơi dốc bát là đọc xong bài. Đòn này trong giới cờ bạc có tên "xuất hậu".

Y bất ngờ quay sang hỏi chúng tôi đã đi chụp cắt lớp bao giờ chưa. Y cười, cờ bạc chẳng thiếu gì chiêu, trong đó có cả cắt lớp. Chỉ cần chôn một hệ thống ở phía dưới và lắp đặt hệ thống chụp ở phía trên trần nhà theo phương thẳng đứng sao cho trùng với hệ thống chôn dưới đất, nếu đĩa bài ở trong phạm vi đó thì máy sẽ chụp được và hiển thị trên màn hình. Người ngồi điều khiển sẽ lại báo cho người chơi bằng thiết bị riêng, những đòn kiểu này đều gọi là cắt lớp.

Sau khi giới thiệu qua một lượt các đồ nghề bí ẩn trong chiếc va ly, Dũng gom những món đồ đó bỏ sang một bên rồi nói: "Chuyện cờ bạc bịp nó nhiều đòn lắm em ơi, thần thông biến hóa khôn cùng. Có đồ nghề tốt cũng chỉ mới là một vế thôi, vấn đề là sử dụng nó như thế nào cũng phải tùy cơ ứng biến. Mà thực tế thì muôn hình vạn trạng, sơ sểnh một chút bị phát hiện không chỉ bị người ta "đánh ngược" mất đống tiền mà còn dễ mất mạng nữa".

Ngay đến một trùm bịp bợm như Dũng cũng không dám chơi ở những sới lạ giữa đường giữa chợ. Y nói: "ở những sới bạc kiểu này, mình không thể chơi nổi họ, họ thích cho mình ăn khi nào là quyền của họ. Kể cả những máy đánh bài, máy đánh bằng xu càng hiện đại từng nào thì càng dễ bịp từng đó. Không cần phải có người điều khiển, máy được cài đặt luôn tỷ lệ ăn thua do người chủ định vị. Rất đơn giản là con người làm ra máy móc thì sẽ điều khiển được nó. Nếu ta không phải cha đẻ của các thiết bị dạng này thì rất dễ bị người khác điều khiển lợi dụng. Kể cả nếu anh phát minh được một thiết bị cũng hoàn toàn có thể bị tay khác chôm mất, mang ra biến hóa để "xơi" lại anh".

theo nguoiduatin.vn

=========================================================

Mấy vụ cờ bạc này thì tránh xa, dính vào chỉ có hết tiền Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://giaoduc.net.v...cuong/300630.gd

Washington Post: Mỹ không nên đối đãi với Trung Quốc như 1 siêu cường

Thứ bảy 08/06/2013 15:15 (GDVN) - Trung Quốc không phải là một siêu cường của thế giới và Mỹ không cần phải đối đãi Bắc Kinh như thế trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Fareed Zakaria, nhà phân tích vấn đề quốc tế của Washington Post, Biên tập viên Tạp chí Times, dẫn chương trình đài CNN cho rằng Trung Quốc không phải là một siêu cường của thế giới và Mỹ không cần phải đối đãi Bắc Kinh như thế trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình.Posted Image

Posted Image Nhà phân tích Fareed Zakaria.

Zakaria cho rằng cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo có thể được coi là một hội nghị lịch sử tương tự hội nghị tại Bắc Kinh năm 1972Posted Image giữa Tổng thống Richard Nixon và Thủ tướng Chu Ân Lai giúp bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung.

Khi đó, Trung Quốc là một quốc gia lớn nhưng có nền kinh tế nhỏ, đang đối mặt với những biến động về kinh tế, văn hóa, chính trị. Ngày nay, Trung Quốc đã giàu có và trở thành nền kinh tế lớn của thế giới, nhưng vẫn không phải là một siêu cường mới trên thế giới - ông Zakaria nói.

Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới và một ngày nào đó có thể chiếm vị trí số 1 vì quy mô của nó. Nhưng quyền lực lại được định nghĩa theo nhiều quy mô khác nhau, phổ biến nhất là về chính trị, quân sự, chiến lược và văn hóa Posted Image. Ngoài ra, Trung Quốc có thể mạnh và giàu, nhưng không phải trên quy mô toàn cầu. Hiện tại, Bắc Kinh đang thiếu tham vọng để thiết lập chương trình nghị sự toàn cầu.

Học giả David Shambaugh, người luôn nhận xét tốt về Trung Quốc, viết trong một cuốn sách gần đây rằng: "Trung Quốc, về bản chất, là một nhà nước rất hẹp hòi và thực tế chỉ tìm cách để tối đa hóa lợi ích và quyền lực riêng của mình. Posted Image

(Trung Quốc) ít quan tâm đến tính toàn cầu và thực thi các tiêu chuẩn toàn cầu về hành vi Posted Image(chỉ thích nói theo lý thuyết và rêu rao là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia). Chính sách kinh tế thì trọng thương, còn ngoại giao thì thụ động.

Trung Quốc cũng theo đuổi chiến lược bá quyền cô đơnPosted Image, không có đồng minh và đã làm mất lòng tin, gây mối quan hệ căng thẳng với phần lớn thế giới".

Washington đã tìm cách lái Trung Quốc phù hợp với nền kinh tế, chính trị thế giới bởi điều đó sẽ đem lại lợi ích cho cả Mỹ, cả Trung Quốc và thế giới. Nhưng rất nhiều xung đột đã đẩy mối quan hệ song phương ra xa nhau.

Posted Image Ông Obama tiếp Tập Cận Bình tại Sunnylands, California

Trong hai thập kỷ đầu tiên sau khi bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung, Washington đã thay đổi chiến lược phù hợp với Bắc Kinh vì muốn thay đổi cán cân quyền lực chống lại Liên Xô. Khi đó, Trung Quốc cũng cần tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và hỗ trợ chính trị của Mỹ để phát triển kinh tế.

Ngày nay, Trung Quốc thực sự đã lớn mạnh và in dấu chân trên khắp các lục địa. Điều đó không chỉ đe dọa lợi ích và giá trị của Mỹ mà còn buộc Mỹ phải đứng ra bảo vệ lợi ích của các đồng minh châu Á đang bị đe dọa trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Đó là lý do vì sao cuộc hội đàm tại California giữa ông Obama và Tập Cận Bình lại rất quan trọng. Cả hai cần phải có một cái nhìn sâu sắc vào mối quan hệ song phương và từ đó tìm ra con đường mới củng cố lòng tin để thúc đẩy hợp tác trong tương lai.

Bắc Kinh muốn có quan hệ tốt với Mỹ và bầu không khí chung yên ổn ở bên ngoài. Bắc Kinh muốn quyền lực nhưng không tạo ra một phản ứng dữ dội chống Trung Quốc mạnh mẽ giữa các cường quốc khác ở châu Á.

Hoa Kỳ cũng cần phải tìm kiếm các mối quan hệ tốt và sâu sắc với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là thế giới sẽ ổn định, thịnh vượng và hòa bình hơn. Sự hòa nhập của nền kinh tế Trung Quốc sẽ giúp ích rất lớn cho nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu Trung Quốc công nhận, tôn trọng và hành động theo quan điểm của một nhà nước quyền lực toàn cầu chứ không phải là của một quốc gia "hẹp hòi" chỉ tìm cách tối đa hóa lợi ích riêng của mình.

Nói cách khác, khi nào Trung Quốc bắt đầu hành động như một siêu cường thì Mỹ mới nên đối xử với nó như một siêu cường.

Nguyễn Hường (nguồn Washington Post)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một người Nhật gắn bó, trăn trở và có nhiều cống hiến với Việt sử...

http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2013/06/nha-khao-co-nhat-tu-nan-o-viet-nam-1/

Thứ hai, 10/6/2013, 11:14 GMT+7

Nhà khảo cổ Nhật tử nạn ở Việt Nam

Tiến sĩ Nishimura Masanari, nhà khảo cổ người Nhật gắn bó hơn 20 năm với Việt Nam, hôm qua thiệt mạng vì tai nạn giao thông ở Hà Nội.

Posted Image Tiến sĩ Masanari. Ảnh: Báo Thanh tra. Tiến sĩ Masanari qua đời sau một tai nạn giao thông trên đường 5, khi đi xe máy để khảo sát cuộc khai quật mới. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ở Hà Nội và Viện Khảo cổ học Việt Nam đang phối hợp, hỗ trợ gia đình của nhà khoa học để chuẩn bị công việc hậu sự cho ông.

Tiến sĩ Masanari sẽ được hỏa táng tại đài hóa thân Hoàn Vũ. Sau đó, tro cốt của ông sẽ được gia đình mang về Nhật.

Ông Masanari sinh năm 1965, tại thành phố Shimonoseki, Nhật Bản. Ông có tên tiếng việt là Lý Văn Sỹ và nói tiếng Việt rất tốt. Ông bắt đầu đến Việt Nam năm 1990, trong chương trình hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam để khai quật một số mộ cổ ở Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Hơn 20 năm qua, ông có nhiều công trình nghiên cứu khảo cổ có giá trị ở Việt Nam. Ông là người phát hiện mảnh khuôn đúc trống đồng duy nhất từ trước đến nay, có niên đại khoảng thế kỷ 1-3 sau Công nguyên. Điều này cho thấy, trống đồng được đúc ra từ chính Việt Nam, chứ không phải từ nơi khác mang đến.

Ông còn là người có công đóng góp cho việc xây dựng Bảo tàng gốm Kim Lan và Dương Xá, tại Bắc Ninh. Không những vậy, ông cùng đồng nghiệp Việt Nam đã phát hiện các khuôn đúc mũi tên tại Luy Lâu. Điều này chứng tỏ mũi tên có niên đại thời kỳ An Dương Vương được sản xuất tại chỗ.

"Sự ra đi của ông Nishimura Masanari khiến cả ngành khảo cổ Việt Nam sững sờ", phó giáo sư Nguyễn Lân Cường, phó tổng thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam nói.

Là người có nhiều lần nghiên cứu với tiến sĩ Nishimura Masanari, ông Cường cho biết: "Nishimura Masanari là người trung thực, luôn giúp đỡ bạn bè. Ông là một trong những nhà khảo cổ có những nghiên cứu sâu nhất trong lĩnh vực này ở Việt Nam".

Đây không phải là lần đầu tiên một nhà khoa học nước ngoài gặp phải tai nạn giao thông ở Việt Nam. Chiều 7/12/2006, giáo sư người Mỹ Seymour Papert bị một xe máy xô phải trong khi cùng đồng nghiệp băng qua nút giao thông Đại Cồ Việt để sang trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Nhà toán học nổi tiếng bị chấn thương sọ não, sau đó được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Pháp trong tình trạng nguy kịch để mổ lấy máu tụ. Vài ngày sau, ông đã được gia đình đưa về Mỹ trên một chuyến máy bay cứu thương đặc biệt.

Tuần qua, nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra gây thương vong lớn. Ngày 7/6, chiếc xe khách chở hơn 30 giáo viên, người thân và học sinh Tiểu học số 2 Hòa Phước, Đà Nẵng đi nghỉ mát đã mất phanh, đâm vào vách núi ở đèo Hòn Giao - Khánh Lê, Khánh Hòa. Tài xế và 6 người tử vong, hơn 20 người khác bị thương.

Hôm qua, ba người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương sau khi một xe khách của công ty Mai Linh gặp tai nạn từ thành phố Buôn Mê Thuột về Đà Nẵng, lao xuống vực ở địa bàn thuộc tỉnh Quảng Nam.

Theo tổng hợp của Cục Cảnh sát giao thông cho hay, tuần đầu tiên của tháng 6, 339 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cả nước, làm 151 người chết, 232 người bị thương. Số vụ tai nạn và số người bị thương tăng hơn so với cuối tháng trước.

Hương Thu

Ý KIẾN BẠN ĐỌC:

Hãy yên nghỉ, TS. Masanari. RIP Dr. Masanari.

Giang San - 23 giờ 9 phút trước

VÔ CÙNG TIẾC THƯƠNG ÔNG !

md.quynhmai - 23 giờ 9 phút trước

đường 5 cực kỳ nguy hiểm cho những người đi xe máy. ai đã từng đi trên đường 5 thì biết

q - 23 giờ 6 phút trước

Xin được chia buồn đến gia đình anh Nishimura! Người dân Bắc Ninh biết ơn anh nhiều lắm! Sự nghiệp KCH của anh dành cho quê hương BN là rất lớn! Vô cùng thương tiếc anh!

Nguyễn Thị - 20 giờ 36 phút trước

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Hai, 17/06/2013, 10:06 [GMT+7]. http://phunutoday.vn...y-dien-2216092/

’Phá rừng còn say sưa hơn làm thủy điện’Posted ImagePosted Image

(Trái hay Phải) - “Tôi cũng từng nghe những câu chuyện làm thủy điện mà lấy rừng còn say sưa hơn là phát điện, tức là làm thủy điện để lấy rừng, như thế rất nguy hiểm”, TS Đào Trọng Tứ nói.

TIN LIÊN QUAN

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các sự cố với đập thủy điện, như nứt, vỡ đập… vì dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A mà Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên bị đề nghị không công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Chúng tôi đã trao đổi với TS. Đào Trọng Tứ, thành viên Ban tư vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam về vấn đề này.

PV - Thưa ông, thời gian qua liên tục xảy ra những sự cố về thủy điện, như nứt đập thủy điện Sông Tranh 2, vỡ hồ chứa thủy điện Ia Krel… kèm theo những sự cố này là lũ lụt, lũ gỗ, lũ bùn ngày một gia tăng, đồng thời hạn hán mùa khô ngày càng khốc liệt khiến đất đai dần bị sa mạc hóa. Ông nghĩ gì về những điều này? Posted Image TS. Đào Trọng Tứ, thành viên Ban tư vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam. TS. Đào Trọng Tứ: Có thể nói, nhà nước mình cần có chính sách về vấn đề này. Hội nghị Trung ương đảng vừa rồi có ra một Nghị quyết về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, điều này cho thấy tính cần thiết, cấp bách của vấn đề, ai cũng biết môi trường của chúng ta đang biến đổi theo chiều hướng xấu đi.

Tài nguyên nước rất quan trọng cũng đang có biểu hiện khan hiếm, cạn kiệt, ô nhiễm, mùa khô thì đã xuất hiện những tranh chấp về nước, các ngành cùng tranh cãi về nước thủy điện và nước cho nông nghiệp, nước sinh hoạt…

Vừa rồi tôi có đi khảo sát một loạt tỉnh, thấy rằng thời gian qua chúng ta đặt vấn đề phát triển thủy điện quá nóng, mà quên mất nguyên tắc cơ bản là phải chia sẻ công bằng nguồn lợi nước với các nhóm sử dụng khác nhau. Với nước nhiệt đới thì hồ chứa rất quan trọng, nhưng hồ chứa phải sử dụng một cách hài hòa, phù hợp cho tất cả các mục tiêu khác nhau, chứ không phải là thủy điện thích thì xả, không thì để hạ lưu khát nước cũng mặc.

Còn về việc vỡ đập Ia Krel, theo thông tin tôi có được, đấy là đập lớn chứ không nhỏ, bờ đập cao 23m, dung tích 9 triệu m3. Theo phân loại của thế giới bờ đập cao từ 15m trở lên là đập lớn, dù công suất phát điện có thể là nhỏ (chỉ 5,5 MW). Nhìn bờ đập vỡ tôi rất ái ngại, đấy là khi xảy ra sự cố mới tích nước ở mực nước chết. Có thông tin nói là do khách quan, nhưng theo tôi chỉ có hai lỗi, một là lỗi thiết kế, hai là thi công.

Từ nhiều năm trước tôi đã cảnh báo rất nhiều lần về việc xây dựng thủy điện, vì nó rất khó, đòi hỏi rất khắt khe về kỹ thuật xây dựng, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho khu vực hạ lưu nếu anh làm không tốt. Do đó, không phải ai cũng làm được thủy điện, nhưng mình thì nhà nhà, người người làm thủy điện. Có ít tiền là liền đầu tư đi làm thủy điện. Rất nguy hiểm.

PV - Không chỉ có việc lợi dụng thủy điện để phá rừng mà còn nhiều dự án phá rừng để trồng cây ngắn ngày như cao su, cà phê… nhằm thu lợi trước mắt từ gỗ. Có ý kiến cho rằng, phá rừng thu lợi từ gỗ lớn quá nên làm thủy điện hay trồng cây ngắn ngày không phải là mục tiêu chính của các dự án này, điều này khiến chất lượng các công trình thủy điện rất kém như chúng ta đã thấy qua các vụ việc gần đây, thậm chí vỡ đập Ia Krel sau 2 ngày chủ đầu tư vấn chưa tới hiện trường. Ông nghĩ sao về nhận định trên?

TS. Đào Trọng Tứ: Đấy là nhận định rất đúng, nhưng rất đau xót. Người ta chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt. Việc xây dựng hủy điện mà không quan tâm tới thủy điện thì càng nguy hiểm khi công trình thủy điện với họ chỉ là cái phụ.

Tôi cũng từng nghe những câu chuyện làm thủy điện mà lấy rừng còn say sưa hơn là phát điện, tức là làm thủy điện để lấy rừng. Thế làm sao mà bảo đảm mục tiêu làm thủy điện được.

Thứ nữa, việc các dự án trồng cây công nghiệp từ đất rừng lại càng khiến rừng đầu nguồn bị tàn phá, nó sẽ gây hậu họa cho thủy điện lớn ở các dòng chính, vì hiện nay tất cả các dòng sông chính ở Việt Nam đều có thủy điện, như hệ thống sông Đồng Nai dày đặc thủy điện, không chỗ nào để thở, sông không còn là sông mà thành hồ hết rồi. Với thế giới 30% con sông bị chặn đã là quá đáng, phá vỡ sinh thái lưu vực sông, còn Việt Nam những con sông bị chặn trên 50% rất nhiều. Nên điều cần là cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Posted Image Nếu hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được thực hiện, những khoảng rừng này trong VQG Cát Tiên sẽ được tận thu vì nó nằm dưới lòng hồ. Ảnh: TNO. Hiện nay ở Mỹ đang có xu hướng phá vỡ các công trình lớn trên sông, để trả lại dòng sông nguyên bản, vì nó có lợi hơn rất nhiều, tạo điều kiện cho các ngành khác cùng phát triển, đem lại lợi ích lớn hơn là chỉ tập trung cho mỗi thủy điện. Đấy là điều rất rõ.

Tôi không ghét bỏ các nhà dầu tư, vấn đề là ở chính sách nhà nước, nếu anh làm mà để cho người ta phải kêu thì làm làm gì. Còn hiện nay con số các dự án bị loại bỏ cực kỳ nhỏ bé so với tổng số dự án thủy điện, đấy là thực tế không thể chối cãi.

PV - Lâu nay chúng ta nói rất nhiều tới nguy cơ đe dạo VQG Cát Tiên nếu xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Nhưng phía chủ đầu tư và lãnh đạo một số Bộ ngành vẫn một mực khằng định hai dự án này không ảnh hưởng gì tới Vườn, không nguy hại với môi trường đa dạng sinh học tai đây… Nhưng mới đây tổ chức tư vấn của UNESCO đã từ chối công nhận VQG Cát Tiên là Di dản thiên nhiên thế giới một phần cũng vì chính hai dự án thủy điện này, vì nguy cơ hủy hoại môi trường, phá vỡ đa dạng sinh học của Vườn, ngược hoàn toàn so với lâp luận của phía đầu tư thủy điện. Cùng 1 vấn đề mà có hai lập luận trái ngược. Theo ông, sự trái ngược này nói lên điều gì?

TS. Đào Trọng Tứ: Khi người ta tính, để phát được 1 MW chỉ làm ngập có hơn 1 ha, hồ chỉ ngậm có vài trăm ha so với vài nghìn ha của VQG Cát Tiên, nhà quản lý nhìn thấy đấy là nhỏ, đấy là điều hoàn toàn sai. Khi xâm phạm một diện tích dù nhỏ cũng tạo hiệu ứng rất lớn, vì đây là vườn quốc gia, là đa dạng sinh học, còn mấy ông đầu tư, quản lý nói là rừng le, rừng đước, toàn cây vớ vẩn… rồi thì chuyển đổi dễ dàng, điều đấy không thể chấp nhận được.

Báo cáo tác động môi trường sửa đổi lần thứ 2 của chủ đầu tư về hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đều đã rất rõ những tác động của nó, tôi không hiểu sao Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn cho chủ đầu tư nghiên cứu và hiệu chỉnh lại, không biết để làm gì.

Còn nếu Bộ NN-PTNT ủng hộ tôi cho là rất lạ, trước đây cũng đã đồng ý vì cho rằng đấy là rừng nghèo, đất đai ít… nhưng theo tôi nó còn có nhiều hệ lụy khác nữa chứ không phải chỉ mỗi rừng. Thêm nữa, hai cái thủy điện đấy nhỏ, lại đụng chạm tới luật pháp, gây bao nhiêu bức xúc của dự luận, sao cứ cố làm làm gì?

- Xin cảm ơn ông!

Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thiếu tính khả thi

Trong văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) về việc có tiếp tục thực hiện việc đánh giá tác động môi trường dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang khẳng định: Sau khi nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công ty cổ phần Đức Long Gia Lai về hai dự án này, Bộ đã thành lập hội đồng thẩm định. Kết quả làm việc của hội đồng và khảo sát thực tế tại hiện trường cho thấy nhiều điểm trong báo cáo chưa rõ… Các dự án này chưa thuyết phục, thiếu tính khả thi.

Tuy nhiên, trả lời báo chí bên hành lang quốc hội ngày 13/6, Bộ trưởng Quang lại nói: Đây là hai dự án nằm trong quy hoạch của ngành điện, chủ đầu tư đã có thời gian chuẩn bị tương đối dài, nếu đưa ra khỏi quy hoạch ngay bây giờ thì mình cũng nên xem xét.

Trong khi, theo Nghị quyết của Quốc hội, những dự án lấy từ 50ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trở lên thì phải báo cáo Quốc hội, Quốc hội thông qua mới được làm.

  • Lê Việt (thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Ba, 18/06/2013, 05:52 [GMT+7]. http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201306/thuy-dien-nho-giup-nha-dau-tu-pha-rung-hop-phap-2216116/ .

Thủy điện nhỏ giúp nhà đầu tư phá rừng hợp phápPosted ImagePosted ImagePosted Image

(Trái hay phải) - “Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A không lớn, nếu không muốn nói là nhỏ, lợi về kinh tế không nhiều, môi trường lại bị xâm hại, nhưng tại sao chủ đầu tư vẫn quyết làm và các cơ quan quản lý vẫn tạo điều kiện? Vậy thì chắc chắn phải có người được lợi”, GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, thành viên Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nhìn nhận.

Mới đây, trong báo cáo của mình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) - là cơ quan có tiếng nói gần như quyết định để UNESCO xét công nhận danh hiệu Di sản thế giới, đã có đánh đề xuất: “Không công nhận khu vực đề cử của Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên là di sản thiên nhiên thế giới”, trong đó có lý do liên quan tới hai dự án nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Liên quan tới hai dự án thủy điện này, chúng tôi có trao đổi với GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển (Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam).

PV - Đơn vị tư vấn của UNESCO đã từ chối đề xuất VQG Cát Tiên là Di sản thiên nhiên thế giới, trong đó có lý do vì 2 dự án xây nhà máy thủy điện tại đây. Thưa ông, điều này có nghĩa là nếu làm nhà máy thủy điện thì dứt khoát sự suy giảm rừng và đa dạng sinh học sẽ xảy ra trầm trọng, tương tự như chúng ta đã thấy ở thủy điện Sông Đà và các nhà máy thủy điện khắp miền Trung, Tây Nguyên? Từ thực tế ấy, tại sao chúng ta không thể rút ra bài học kinh nghiệm nào?

Posted Image GS.TS Nguyễn Hoàng Trí. Ảnh: TTO.

GS.TS Nguyễn Hoàng Trí: Với cá nhân tôi, tôi không đồng tình với quan điểm làm 2 thủy điện này.

Tuy nhiên, cần hiểu rõ nguyên nhân VQG Cát Tiên bị IUCN đề nghị UNESCO không công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vì nhiều lý do, chứ không riêng gì thủy điện. Những lý do đó rất rõ ràng, như việc con tê giác một sừng duy nhất bị bắn chết thì làm sao giấu được ai, rồi hai cái dự án thủy điện trên nữa, mọi người điều biết cả.

Thủy điện đe dọa tới môi trường, chúng ta đã thấy từ nhiều dự án rồi chứ không phải bây giờ mới thấy, nên khi thực hiện các dự án thủy điện đều có quy định bắt buộc là phải có báo cáo tác động môi trường, khi được các cơ quan nhà nước thông qua mới được xây dựng.

Riêng với dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trong VQG Cát Tiên, hai dự án này sẽ xâm phạm trên 100 ha rừng đặc dụng của VQG Cát Tiên, cơ quan chủ quản là Bộ NN&PT-NT có quyền quyết định làm hay không, nhưng Bộ này lại chuyển trách nhiệm này sang Bộ TN&MT là đơn vị phê duyệt báo cáo tác động môi trường. Và vừa rồi trả lời chất vấn Quốc hội Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang có nói là đang yêu cầu chủ đầu tư sửa chữa, bổ sung báo cáo, quyền quyết định có làm hay không là ở Quốc hội, vì dự án sử dụng trên 50ha đất rừng nguyên sinh.

Như vậy là đang có sự đùn đẩy trách nhiệm, nếu Bộ Tài nguyên không muốn cho làm sao phải cho chủ đầu tư sửa lại làm gì, sửa lại là để báo cáo được đúng để thông qua, giờ cũng đã sửa tới lần thứ 3 rồi.Posted ImagePosted Image

Thông thường, khi đầu tư một dự án nào đó, người ta sẽ hướng tới một mục tiêu nhất định, để cân nhắc được và mất, có dự án được về kinh tế thì sẽ xâm hại tới môi trường, đấy là điều khó tránh. Nhưng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A không phải thủy điện lớn, nếu không muốn nói là nhỏ, lợi về kinh tế không nhiều, môi trường lại bị xâm hại, nhưng tại sao chủ đầu tư vẫn quyết làm, và các cơ quan quản lý vẫn tạo điều kiện? Vậy thì chắc chắn phải có người được lợi, người ta phải có lợi ích gì đó từ nó thì mới quyết làm chứ.

PV - Có quan điểm cho rằng, tại Việt Nam người ta thi nhau làm thủy điện là để được phá rừng, chặt cây, ông nghĩ sao về quan điểm này?

GS.TS Nguyễn Hoàng Trí: Khi làm kinh tế, hoặc dự án bất kỳ về kinh tế, người ta sẽ đặt ra vấn đề lợi ích của dự án mang lại... và dù có đạt được một mục đích nào đi nữa thì môi trường cũng bị xâm hại, đôi khi người ta chấp nhận sự đánh đổi vì mục đích kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng…

Và tất nhiên, khi các dự án thủy điện nhỏ và vừa đều do tư nhân đầu tư, người ta sẽ cân nhắc tới lợi ích của mình, họ sẽ được một điều gì đó ở các dự án này.

Tuy nhiên, những dự án thủy điện nhỏ thì lợi ích về mặt phát điện và bán điện là không nhiều, nhưng vẫn đầu tư, vậy thì người đầu tư sẽ có lợi ích khác từ những dự án này. Cũng không loại trừ việc đầu tư các dự án thủy điện này là để được khai thác lâm sản, chặt gỗ một cách hợp pháp.Posted Image

Posted Image Nơi dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 nhìn từ trên đồi xuống với cánh rừng xanh bạt ngàn. Ảnh tư liệu. PV - Nếu dừng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, liệu ta có cơ hội để VQG Cát Tiên trở thành di sản thiên nhiên thế giới?

GS.TS Nguyễn Hoàng Trí: Việc VQG Cát Tiên không được công nhận Di sản thiên nhiên, như đã nói nó là tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó có thủy điện. Vấn đề là tầm nhìn và trách nhiệm quốc gia đối với những cam kết mà chúng ta đã và đang tham gia, như công ước đa dạng sinh học, công ước bảo tồn di sản...

PV - Vậy, theo ông, chúng ta phải làm gì để ước mơ di sản cho VQG Cát Tiên thành hiện thực?

GS.TS Nguyễn Hoàng Trí: UNESCO có 3 mức đánh giá: 1 là được công nhận, 2 là công nhận nhưng cần bổ sung và trả lời thêm những chi tiết chưa rõ trong hồ sơ đề cử, 3 là không công nhận mà trả hồ sơ, không nên đề cử thêm nữa.

Trong trường hợp VQG Cát Tiên chúng ta không nên cố, mà cố cũng không được công nhận nữa. Điều quan trọng là nếu quốc gia điều hành tốt, người dân thoải mái tham gia các quyết sách, có được lợi ích từ công tác bảo tồn, đa dạng sinh học được khôi phục và duy trì thì dù lúc này chưa được công nhận thì sau này người ta sẽ mời mình tham dự.

Chúng ta cần thay đổi tư duy và cách làm thể hiện tầm cao trí tuệ trong quá trình hội nhập, thay vì chạy theo danh hiệu mà vẫn sẵn sàng vi phạm, bất chấp những công ước mà mình đã cam kết.

PV - Xin cảm ơn ông!

UNESCO từ chối công nhận Di sản thiên nhiên thế giới vì thủy điện

Mới đây, trong báo cáo của mình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) - là cơ quan có tiếng nói gần như quyết định để Tổ chức Văn hóa - Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) xét công nhận danh hiệu di sản thế giới, đã có đánh giá: “Không công nhận khu vực đề cử của Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên là di sản thiên nhiên thế giới”

Lý do nêu tóm tắt là: “Khu vực đề cử không đáp ứng các tiêu chí trở thành di sản thế giới” và nhất là “không đáp ứng các yêu cầu liên quan đến quản lý, bảo vệ, đảm bảo tính toàn vẹn”. Trong đó có đề cập tới những nguy cơ tác động từ hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A tới sự đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên.

“Phải có hành động chống lại các mối đe dọa chính như phát triển thủy điện…” IUCN kiến nghị trong văn bản bác bỏ đề cử VQG Cát Tiên thành Di sản thiên nhiên thế giới.

  • Lê Việt (thực hiện)
Ý kiến phản hồi

- Hương Chnah gửi 2 giờ trước

Rất khó để thực hiện những việc đúng cả đạo lý và pháp luật như việc trồng và bảo vệ rừng hay nói rộng ra là bảo vệ môi trường sống bởi vì giờ đây cái triết lý sống ích kỷ của các nhóm lợi ích đã thắng và họ đã chi phối được những người có chức có quyền quyết định tỷ như cho làm thủy điện bừa bãi hoặc khai khoáng cả những nơi có tầm quan trọng chiến lược bảo vệ nền độc lập của quốc gia dân tộc.

- Dã Quỳ gửi 3 giờ trước

Chẳng hiểu trách nhiệm của mấy cái Bộ đó ở đâu, dự án làm ẩu, sai lè lè rồi mà cứ cho chủ đầu tư sửa chữa, trình lại, cứ cố đấm ăn xôi, sữa đi sửa lại cho được để mà hè nhau phá rừng quốc gia một cách hợp pháp, vô lý hết sức, đọc mấy bài báo liên quan đến cái thuỷ điện này mà nổi điên. Làm dự án là...dư ăn, cộng thêm phá rừng bán gỗ nữa tha hồ mà lượm tiền nên ai kêu thế nào mặc kệ, cứ nhắm mắt làm càn, mấy ổng ăn cho sướng mồm rồi thế hệ con cháu lãnh đủ!

- trần đình nguyên gửi 4 giờ trước

Tôi đồng ý với bài viết này người ta làm thủy điện là cốt lấy được gỗ ở lòng hồ thủy điện để bán chứ lấy điện thì được bao nhiêu? Tôi nghĩ thiếu điện thì trong tương lai chúng ta có giải pháp kỷ thuật để giải quyết còn muốn khôi phục lại rừng và môi trường thì làm thế nào? Ai làm được và tốn kém là bao nhiêu? Điều này quá đơn giản thế mà làm lãnh đạo không biết hay sao?

Share this post


Link to post
Share on other sites

TuanVietNam ›› http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/124716/thuong-dinh-my---trung--long-va-cung-nhu-long-sung.html

12/06/2013 02:00 GMT+7

Thượng đỉnh Mỹ - Trung: Lòng vả cũng như lòng sung

Posted ImageTuanvietnam lại có cuộc trao đổi với ông Dương Danh Dy về kết quả hội đàm Mỹ - Trung, diễn ra cuối tuần trước tại California (Mỹ).

=> Từ hạt giống gieo trồng đến hoa thơm quả ngọt

Trước cuộc gặp Mỹ - Trung, ông nói rằng trong số vấn đề Trung Quốc sẽ nêu ra có đòi hỏi được Mỹ đánh giá là "bằng vai phải lứa". Kết cục có như ông dự đoán không?

Lần trước chúng ta nói nhiều về phía Trung Quốc rồi, lần này tôi xin nói đến những hành động của phía Mỹ.

Đầu tiên, ngay vừa khi trúng cử, Tổng thống Barack Obama đã sang thăm Myanmar, đột phá vào cạnh sườn của Trung Quốc, khiến ai cũng biết Myanmar dần thoát khỏi vòng tay ảnh hưởng của Trung Quốc rõ ràng có bàn tay chủ động của Mỹ.

Ngoài ra, cần thấy việc Trung Quốc hàng năm phải nhập khẩu 200 triệu tấn dầu, mà con đường vận tải chủ yếu cho tới giờ là từ Trung Đông về qua eo Malacca vào Biển Đông.

Trung Quốc biết rất rõ nếu chỉ một con đường vận chuyển đấy thì rất nguy hiểm, khi có chuyện gì đó nghiêm trọng xảy ra, nên họ có ý định lợi dụng Myanmar làm trạm trung chuyển, để dầu từ Trung Đông về đến Ấn Độ dương là cập vịnh Bengal vào Myanmar, và từ đó chuyển bằng đường bộ về Vân Nam. Nhưng với tình hình Myanmar hiện nay, ý đồ của Trung Quốc có thể bị coi là phá sản.

Posted ImageCuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 8/6. Ảnh: THX/TTXVN

Sát tới cuộc hội đàm, Mỹ có một số động thái đáng chú ý.

Thứ nhất, Mỹ đã tổ chức tập trận với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, và với Hàn Quốc trong việc tập trận đổ bộ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ngay trong tháng 5, đã hạ lệnh điều chuyển 60% hải, lục và không quân của Mỹ trở lại Thái bình dương.

Thứ hai, Mỹ cố tình không coi cuộc gặp gỡ này là chính thức, hơn nữa còn gọi cuộc họp không đeo cà vạt (ta thấy qua TV không chỉ hai nguyên thủ, mà tất cả thành viên hai đoàn đàm phán, đều không đeo.) Điều đó có thể coi là sự "thân tình"Posted Image, nhưng "tính chính thống" giảm hẳn.

Thứ ba là phu nhân Tổng thống Obama, với lý do bận, đã từ chối tiếp phu nhân Chủ tịch Trung Quốc Bành Lệ Viện, một vị thiếu tướng, xinh đẹp, hát hay và nói tiếng Anh giỏi, đi đâu tôn vai trò của đức phu quân lên rất nhiều.

Với việc không có phu nhân tham gia, Tổng thống Obama đã tước đi của ông Tập Cận Bình một ưu thế rất mạnhPosted Image. (Để phía Trung Quốc đỡ phật lòng, phía Mỹ đã giảm nhẹ đi chuyện này bằng cách cho phu nhân của Thống đốc bang California dẫn bà Bành Lệ Viện đi thăm bảo tàng.)

Báo chí Trung Quốc đã "cay đắng" phê phán rằng chuyện này "hành động ngoại giao đá phản lưới nhà". Đây là thuật ngữ ngoại giao mới mà bây giờ tôi mới nghe lần đầu.

Trước khi đoàn Tập Cận Bình về nước, phu nhân của Tông thống Obama đã gửi thư riêng cho bà Bành Lệ Viện, và nói lần sang thăm Trung Quốc tới sẽ cho con gái đi cùng.

Thế còn nội dung hai ngày hội đàm thì sao?Posted Image

Báo chí truyền thông của ta đã đưa nhiều về cuộc gặp này. Riêng tôi nhận thấy có những cái họ công bố sau cuộc gặp, có những việc họ không công bố.

Qua những điều họ công khai thấy Mỹ lên án mạnh về chiến tranh mạng, yêu cầu Trung Quốc giảm thâm hụt mậu dịch, rồi vấn đề Triều Tiên... - những điều mà Mỹ đang quan tâm sâu sắc và Trung Quốc có vai trò chính hoặc dính líu khá lớn.

Còn Trung Quốc yêu cầu Mỹ giải thích rõ chiến lược xoay trục về châu Á - Thái bình dương, và nói rất chung chung là "Thái bình dương đủ rộng để cho hai nước chung sống"...

Tức là vẫn như ý ông đã nhận định trước cuộc gặp?

Vâng. Mỹ vẫn chiếm vị trí thượng phong.

Tôi thắc mắc là tại sao cuộc cấp cao Mỹ - Trung lại diễn ra sớm hơn so với lịch trình các năm trước?

Đây là vì ban lãnh đạo mới của Trung Quốc mới thành lập. Phía Mỹ muốn biết quan điểm của họ ra sao. Vả lại, Trung Quốc cũng muốn biết những thay đổi của chính quyền Obama trong nhiệm kỳ 2 thế nào.

Ông Tập Cận Bình nói, với tư cách là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ cần hợp tác với nhau nhằm xây dựng "mối quan hệ nước lớn kiểu mới dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cả hai cùng thắng". Câu đó nên hiểu thế nào?

Đó là một thực tế, và Mỹ chấp nhận điều này. Chẳng hạn, quan hệ nước lớn kiểu mới không được Mỹ dùng cho quan hệ với NgaPosted Image. Nhưng vẫn thấy là Mỹ không coi Trung Quốc là người bằng vai phải lứa.Posted Image

Posted ImageHình ảnh đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện khi đến Nga. Ảnh: AP

Ông nghĩ thế nào về ý định tham gia TPP (hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái bình dương) của Trung Quốc? Bởi vì khi Nhật đã tham gia và Hàn Quốc có ý định tham gia, Trung Quốc sẽ "bỏ rơi" khỏi khối mậu dịch tự do lớn nhất khu vực châu Á - TBD. Vả lại, Nhật và Hàn Quốc sẽ chẳng còn mặn mà gì với khu vực tự do thương mại Đông Bắc Á (gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) mới được khởi động đàm phán?

Tôi nghĩ để tham gia thực sự, Trung Quốc phải tính đến nhiều thứ mà Mỹ đang ép rất mạnh trong TPP, như sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, hay đa nguyên về công đoàn. Posted ImageĐối với họ, vượt qua những thứ này không hề dễ dàng.

Hơn nữa, cho dù có ứng xử với Trung Quốc như một nước lớn, sự gia nhập của Trung Quốc vẫn cần sự chấp thuận của mọi thành viên TPP, như Nhật chẳng hạn. Và điều đó không dễ dàng chút nào, anh hiểu rồi chứ.

Ý kiến chủ quan của tôi là việc Trung Quốc tham gia TPP không dễ xảy ra sớm. Cần dăm năm, thậm chí mười năm nữa.

Quan điểm của Mỹ về vấn đề Biển Đông thế nào?

Trong Tuyên bố 7 điểm của chính quyền Obama, tuy nói là Mỹ là trung lập, không đứng về bên nào, trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, nhưng chỉ cần Mỹ đòi hỏi tôn trọng tự do hàng hải và phản đối dùng vũ lực trên biển mà người ta thấy thực chất vai trò của Mỹ ở đây.

Quay lại câu chuyện Việt Nam. Ông đánh giá hành động của Việt Nam sau cuộc gặp Mỹ - Trung này như thế nào? Có phải điều mà chúng ta ngại nhất là có sự thoả hiệp nào đó giữa hai cường quốc về vấn đề Biển Đông?

Thứ nhất, chúng ta cần thấy Mỹ không có tham vọng về lãnh thổ lãnh hải.

Thứ hai, Posted Imagetừ sau Chiến tranh Thế giới lần 2 tới giờ, người ta thấy rằng một nước, nhất là những nước chậm tiến và lạc hậu, chỉ có thế khá lên được nếu tăng cường hợp tác với Mỹ. Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, hay Thái Lan, là những ví dụ rõ ràng nhất sau khi có quan hệ thương mại song phương với Mỹ đều khá lên, giầu mạnh lên.

Vậy chúng ta chơi với Mỹ theo cách nào? Mỹ thì ở xa, còn Trung Quốc sát ngay cạnh.

Tôi nghĩ Việt Nam nên nghiêm túc học tập Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc quan hệ với cả Liên Xô và Trung Quốc, mặc dù hai nước lúc đó coi nhau như kẻ thù. Tức là thời cụ Hồ, chúng ta đã không chơi nước này để chống nước kia, cho nên đã tận dụng được sự giúp đỡ của cả hai. (Tất nhiên, những gì không có lợi thì chúng ta đấu tranh bằng con đường nội bộ, bằng biện pháp hoà bình.)

Để làm được điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu rất rõ cả Liên Xô và Trung Quốc.

Nhưng hình như giữa Việt Nam và Mỹ vẫn tồn tại một hố sâu về hậu quả chiến tranh, Posted Imagemà với một số người không dễ gì quên?

Đã 40 năm kể từ khi Hiệp định Hoà bình Paris được ký kết, và quân Mỹ rút ra khỏi Việt Nam. Vả lại, chúng ta nên học tập tấm gương hoà hiếu của ông cha ta ngày xưa.

Chẳng hạn, khi chống quân Minh để giành độc lập, trong 20 năm quân Minh đối xử với đồng bào ta tàn ác như vậy, "độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi." Nhưng khi chiến thắng, Nhà Lê lại "Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền..., hay Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa..."

Thậm chí, còn đúc tượng "vàng" Liễu Thăng cống nộp cho Triều Minh.

Trong bài phát biểu tại Shangri-La vừa rồi, hình như Thủ tướng cũng có ý mở đường cho các mối quan hệ mới...

Trong phát biểu của Thủ tướng ở Shangri-La, ông có đề cập tới lòng tin chiến lược. Cả thế giới bây giờ sống trong nghi ngờ lẫn nhau.Posted ImagePosted Image

Nếu xây dựng được lòng tin chiến lược, thì nói riêng, trong quan hệ của Việt Nam với Mỹ và TQ, các bên mới tìm được đúng hướng đi, mới xây dựng được mối quan hệ đối tác chiến lược mà các bên mong muốn. Tôi tin đây là hướng mở cho các mối quan hệ.

Xin cảm ơn ông.

Trong chuyến thăm không chính thức lần này, Tổng thống Obama còn tặng riêng ông Tập Cận Bình một chiếc sofa hai người ngồi, bằng gỗ thông đỏ - một sản vật riêng của bang California (nghe nói năm 1972, khi Nixon sang Trung Quốc lần đầu tiên, cũng tặng các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời đó sản phẩm làm bằng loại gỗ này).

Huỳnh Phan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế ›› http://vietnamnet.vn...thu-la-doi.html20/06/2013 09:20 GMT+7>>>

Chiến dịch mua tất cả những thứ lạ đời

Thời gian gần đây, thương lái Trung Quốc tiếp tục khuấy đảo thị trường nông nghiệp Việt Nam khi hàng loạt các sản phẩm nông sản bị "tấn công" với cùng một chiêu thức.Thương lái Trung Quốc đang "bao thầu" rất nhiều sản phẩm trong ngành nông nghiệp VIệt Nam, từ các sản phẩm gần gũi và như lúa gạo, khoai sắn, cà phê, tiêu, dừa, thủy sản... đến các sản phẩm quái lạ” chưa biết để làm gì như rễ sim, lá điều khô, rễ tiêu hay thậm chí là đỉa, phân trâu khô.

Nếu bình tĩnh nhìn lại, không khó phát hiện những mánh khóe trong chiêu bài "đụng đâu mua đó” của thương lái Trung Quốc. Thứ nhất, "mua tất cả” là một cách hiệu quả để đánh lạc hướng sự chú ý của người dân về "toan tính" thực sự của họ.Posted Image

Khi người dân và các cơ quan chức năng còn chưa hết lo lắng về việc thương lái Trung Quốc tấn công "cá tầm" Việt Nam thì mọi sự chú ý lại bắt đầu hướng về việc bán thân cây sắn, rễ cây trưng để "thu về bộn tiền".Posted Image

Việc thu mua đủ thứ, kể cả những thứ không giá trị là chiêu bài "dương đông kích tây"Posted Image, gây bất ổn xã hội và mất tập trung cho người dân và chính quyền nhằm tập trung các mục tiêu dài hạn như nông sản, sản vật, thuỷ sản...

Posted Image

Thứ hai, những "chiến dịch" thu mua các sản phẩm "không được đặt tên" hầu hết đều diễn ra trong thời gian không lâu. Điều này cho thấy việc thu mua những thứ không có giá trị như đỉa, phân trâu, lá điều khô... đều không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện cho thương lái Trung Quốc "hoành hành" ở Việt Nam.Posted Image

Việc thu mua các sản phẩm lạ, không có giá trị là điều kiện cần để thương lái Trung Quốc tìm hiểu và thâm nhập các sản phẩm có giá trị như thủy sản, nông sản... mang về lợi nhuận cao hơnPosted Image. Gần đây nhất, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Trương Thanh Phong, cho biết gạo Việt Nam bị thương nhân Trung Quốc ép giá, hủy hợp đồng nhập khẩu rất nhiều khiến tình hình xuất khẩu gạo gặp rất nhiều khó khăn.

Hậu quả là VFA phải chấp nhận bán giá rẻ để tăng lượng hợp đồng xuất khẩu gạo. Rõ ràng, thị trường gạo Việt Nam đã bị thương lái Trung Quốc "bắt thóp".

Thứ ba, việc thu mua những thứ không có giá trị đối với thương lái Trung Quốc lại ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp VIệt NamPosted Image. Không khó nhận thấy những sản phẩm "quái" mà thương lái Trung Quốc thu mua đều có ảnh hưởng đến yếu tố cân bằng của hệ thực vật, hệ sinh thái. Điển hình là lá điều khô - yếu tố ảnh hưởng độ ẩm của gốc điều và sự màu mỡ của đất.Posted Image

Hay rễ "đủ thứ loại cây", trong đó có tiêu - nông sản xuất khẩu có giá trị cao, rễ sim - thực vật quý có giá trị thảo dược, cây sắn - nông sản làm nguyên liệu công nghiệp quan trọng... Việc thu mua những sản phẩm này có thể gây mất năng suất nông sảnPosted Image, "chảy máu" nguồn thảo dược... ở Việt Nam.

Ba khoảng trống "rủi ro"

Việc thu mua của thương lái Trung Quốc có thể gây nhiều khó khăn cho người dân và chính quyền địa phương là do sự lỏng lẻo của luật pháp, giáo dục và chính sách nông nghiệp. Việc để thương lái Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam đủ cho thấy sự yếu kém trong việc quản lý nguồn lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Không ít các vụ thương lái Trung Quốc sang mua hàng, thiết lập các hợp đồng lớn nhỏ rồi "biến mất tăm" xảy ra, nhưng phía cơ quan quản lý dường như chẳng quan tâm.

Bên cạnh đó, tính chủ quan từ phía các cơ quan quản lý lẫn người dân cũng là cơ hội để thương lái Trung Quốc len lỏi vào thị trường nông sản Việt Nam. Việc xác định Trung Quốc là một đối tác tiềm năng dựa trên các phán đoán lý thuyết về dân số, thị trường, sự phát triển kinh tế... là hoàn toàn đúng.

Tuy nhiên, việc am hiểu cách làm ăn của thương lái Trung Quốc cũng như tính chuyên nghiệp, sự chủ động trong thương mại của phía Việt Nam dường như vẫn còn rất ít. Thế nên mới có trường hợp "dở khóc dở cười" là thương lái Trung Quốc đơn phương huỷ hợp đồng, ép giá gạo xuất khẩu.

Đặc biệt, chính sách phát triển kinh tế trong ngành nông nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập, tạo lợi thế cho thương lái Trung Quốc nhưng lại là khoảng trống rủi ro cho nông nghiệp Việt Nam. Sự xâm nhập và can thiệp vào giống lúa từ phía thương lái Trung Quốc có thời gian đã khiến người nông dân làm theo yêu cầu của họ.Posted Image

Điều này xuất phát từ nhu cầu đầu ra cho sản xuất nông nghiệp - bài toán nan giải cho Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế vẫn đang để lại nhiều hệ luỵ. Gần đây nhất, một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam thường xuyên nhắc đến việc chuyển đổi trồng lúa vụ 3 sang trồng hoa màu nhằm hạn chế nguồn cung gạo đang thừa, giá rẻ.

Tuy nhiên, khi bài toán "gạo giá rẻ” vẫn chưa được giải thì hoa màu được sản xuất ra với lượng lớn vẫn không thể trả lời được câu hỏi "ai đảm bảo đầu ra?". Tất nhiên nếu Nhà nước vẫn loay hoay thì thương lái Trung Quốc sẽ có thể tận "gom" ngô, khoai, sắn.

(Theo DNSG)

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...i-nhap-2346375/

Cập nhật lúc 16:19, 03/05/2013

Vinacomin xuất khẩu loại than Việt Nam sắp phải nhập

(ĐVO) - Vinacomin một lần nữa vừa chính thức đề nghị được điều chỉnh cơ chế thuế suất thuế xuất khẩu than với lý do giá than bán cho điện thấp, làm tài chính ngành than đuối sức. Tuy nhiên trên thực tế, giá than mà Vinacomin đang xuất khẩu ra nước ngoài lại rẻ, còn giá than cốc mà Việt Nam đang phải nhập khẩu cho luyện thép lại đắt gấp gần 4 lần.Posted Image

Theo ông Nguyễn Văn Biên, Phó TGĐ Vinacomin cho biết: trong 3 tháng đầu năm, số than bán cho điện thấp hơn giá thành năm 2013 tới 34-37% (tức chỉ bằng 63-66%), tương đương khoảng 1.500 tỉ đồng. Dẫn hai yếu tố giá bán than cho điện dưới giá thành và giá than xuất khẩu hiện tại chỉ đủ bù đắp chi phí, ông Nguyễn Văn Biên cho rằng, ngành than hiện nay hầu như không có nguồn vốn tích lũy. “Thực tế, nguồn vốn tích lũy của Vinacomin từ năm 2011 về trước tương đối ổn định là do giá than xuất khẩu ở mức cao” - ông Biên cho biết.

Posted Image Vinacomin một lần nữa vừa chính thức đề nghị được điều chỉnh cơ chế thuế suất thuế xuất khẩu than.

Cho rằng giá than bán cho điện thấp làm cho tài chính ngành than “đuối sức”, Vinacomin đưa quan điểm, giá than cho điện được điều chỉnh và chính sách thuế ổn định ở mức hợp lý sẽ giúp cho ngành từng bước ổn định và chuẩn bị nguồn than cho các nhu cầu tăng cao trong các năm tới. “Nếu được điều chỉnh tiếp theo lộ trình bằng giá thành năm 2013 và có lãi, đời sống công nhân mỏ sẽ được cải thiện, ngành than mới có nguồn lực đầu tư phát triển, đáp ứng than cho nền kinh tế”.

Vinacomin đề xuất xem xét cơ chế thuế suất thuế xuất khẩu than theo mức giá than trên thị trường thế giới bình quân hàng quý.

Cụ thể, thuế suất sẽ là 10% khi giá than bình quân (tính theo loại cám 11AHG) dưới 75USD/tấn, tăng lên 15% khi giá than từ 75 đến dưới 85USD/tấn và lên 20% khi giá than vượt trên 85USD/tấn. Cơ chế thuế suất này, vừa minh bạch trong tính toán, vừa hỗ trợ ngành than chủ động sản xuất và ký hợp đồng tiêu thụ, tránh việc hợp đồng ký rồi sau đó do thuế tăng, vừa không bán được hàng vừa bị phạt.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2012, Vinacomin xuất khẩu khoảng 14,3 triệu tấn than, tương đương 1,2 tỉ USD.

Ông Lê Minh Chuẩn, Tổng Giám đốc Vinacomin, cho biết kế hoạch năm 2013, Vinacomin đặt mục tiêu tiêu thụ 43 triệu tấn than, tăng 3,7 triệu tấn so với năm 2012, tổng doanh thu tăng 15%, lợi nhuận giữ ở mức năm 2012, tức 2.500 tỉ đồng. Trong đó, xuất khẩu 16 triệu tấn, tăng 1,7 triệu tấn so với năm 2012.

Đặc biệt là sau khi giảm thuế xuất khẩu than (từ 20% xuống còn 10%), lượng than xuất khẩu tăng mạnh. Cụ thể 9 tháng đầu năm 2012, bình quân mỗi tháng Vinacomin xuất khẩu 1,138 triệu tấn với giá bình quân 77,7 USD/tấn nhưng 2 tháng cuối năm, bình quân mỗi tháng xuất đến 1,617 triệu tấn với giá bình quân giảm còn 71 USD/tấn.

Trong khi Vinacomin đang xuất khẩu than ra nước ngoài với giá rẻ thì hiện nay Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu than từ nước ngoài để phục vụ cho việc luyện thép. Giá than cốc được nhập khẩu về nước có giá dao dộng từ 270 - 300 USD/tấn, đắt gấp gần 4 lần so với giá than xuất khẩu của Vinacomin.

"Giảm thuế xuất khẩu than chỉ có cái lợi cho Vinacomin. Điều đáng lo ngại là trong khi các nhà máy nhiệt điện và xi măng trong nước sẽ là những khách hàng chủ yếu và lâu dài của ngành than nhưng Vinacomin lại tập trung xuất khẩu. Trong khi đó, gần 100% than xuất khẩu vừa qua có thể dùng để phát điện và sản xuất xi măng, đây là những loại than dự kiến sẽ thiếu trong tương lai gần" - TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Vinacomin cảnh báo.

Duyên Duyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...auxite-2349383/

Cập nhật lúc 09:30, 25/06/2013

Vinacomin với kịch bản xin ưu đãi như Bauxite

(ĐVO) - Sau hơn 6 tháng thuế XK than được Bộ Tài chính điều chỉnh giảm về mức 10% thay vì mức 20%, Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (Vinacomin) lại tiếp tục đòi điều chỉnh thuế.

Xin giảm thuế, tăng giá bán than, dọa ngừng khai thác...

Theo lãnh đạo Vinacomin, chỉ riêng quý I/2013 tập đoàn này đã phải bán giá than cho ngành điện chỉ bằng 71-73% giá thành sản xuất than năm 2011, dẫn đến ngành than "mất" 1.500 tỷ đồng. Theo đó, từ ngày 20/4, Chính phủ cho phép Vinacomin được điều chỉnh giá bán than cho điện với mức giá bằng 100% giá thành sản xuất của năm 2011 (đã được kiểm toán) - tăng thêm 21-22%. Posted Image

Với lý do xuất khẩu than đang không có lãi và không thể bù đắp cho giá than bán vào ngành điện. Vinacomin tiếp tục đề nghị được điều chỉnh cơ chế thuế suất thuế xuất khẩu than. (Ảnh: TKV)

Tuy nhiên, theo Vinacomin mức điều chỉnh này cũng chỉ bằng khoảng 80-85% giá thành sản xuất của năm 2013. Viện dẫn, giá than bán than cho ngành điện thấp làm cho tài chính ngành than “đuối sức”, Vinacomin đưa quan điểm, giá than cho điện được điều chỉnh và chính sách thuế ổn định ở mức hợp lý, nếu không kéo theo hàng nghìn công nhân không công ăn việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành kinh tế.

Cần nhắc lại rằng, chỉ cách đây hơn 6 tháng từ 11/10/2012, thuế XK than đã được Bộ Tài chính điều chỉnh giảm về mức 10% thay vì mức 20% trước đó. Ở thời điểm trên, việc giảm thuế XK được cho sẽ giúp Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (Vinacomin) XK được sản lượng dự kiến là 6,5 triệu tấn.

Ông Biên cho hay, lượng than XK sau thời điểm điều chỉnh thuế tăng, tính đến cuối năm 2012, lượng than tồn kho giảm tới 2 triệu tấn. Đến cuối tháng 3/2013, ngành than còn tồn kho 6,4 triệu tấn. Nhưng chỉ 6 tháng sau, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinacomin lại than vãn, mức thuế xuất khẩu 10% này vẫn thuộc hàng cao nhất thế giới. Với lý do xuất khẩu than đang không có lãi và không thể bù đắp cho giá than bán vào ngành điện. Vinacomin tiếp tục đề nghị được điều chỉnh cơ chế thuế suất thuế xuất khẩu than. Tập đoàn này đang đề xuất tới Bộ Tài chính cơ chế điều chỉnh thuế xuất khẩu than tương ứng với giá than thế giới bình quân hàng quý. Theo đó, nếu giá than bình quân (tính theo loại cám 11 AHG) dưới 75 USD mỗi tấn thì mức thuế suất thuế xuất khẩu là 10%. Từ 75 đến dưới 85 USD, thuế xuất khẩu là 15% và trên 85 USD, thuế xuất khẩu là 20%. “Ở thời điểm hiện nay, nếu thuế XK chỉ tăng thêm 1%, ngành than sẽ phải tính toán xem có tiếp tục XK than nữa hay không” - ông Nguyễn Văn Biên cho hay.

Kịch bản bô-xít lặp lại

Đòi hỏi này của Vinacomin được cho là kịch bản cũ từng áp dụng với ngành khai thác bô - xit của Vinamcomin. Khi đó các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra, Vinacomin đã được Chính phủ quá ưu ái khi được hưởng mức thuế suất 0% đối với xuất khẩu alumin.

Theo Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), đến tháng 4/2013, Nhà máy Tân Rai đã sản xuất được 28.600 tấn alumin. Lợi nhuận sau thuế hiện đạt khoảng 896.000 đồng mỗi tấn, hụt hơn 314.000 đồng so với năm 2009. Vinacomin dự tính lỗ kế hoạch khoảng năm năm thay vì ba năm như tính toán ban đầu và phải mất hơn 11 năm mới có thể thu hồi vốn. Dự án chậm kế hoạch 2,5 năm và tổng mức đầu tư đến tháng 3 đã tăng hơn 3.600 tỉ đồng.

Phó chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam Nguyễn Quang Thái đánh giá, những gì xảy ra ở Tân Rai cho thấy sự yếu kém của ban quản lý, nhà thầu và chủ đầu tư. Ông Thái cho rằng, dự án không tính đúng tính đủ các chi phí. Posted Image

Vinacomin đề nghị giảm thuế tài nguyên, phí môi trường để có lãi. (Ảnh: TKV)

Với giá bán 340 USD mỗi tấn, giảm đáng kể so với thời điểm khởi động dự án tháng 9-2009 (khi đó khoảng 365 USD), theo ông Thái, dự án không đạt được mục tiêu đề ra và Vinacomin nắm chắc lỗ hàng chục triệu USD mỗi năm.

Trong khi đó, Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) đã thừa nhận những rủi ro có thể có với hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ. Tuy vậy, lãnh đạo Vụ vẫn kỳ vọng dự án sẽ có hiệu quả kinh tế trong tương lai khi kinh tế hồi phục.

Dẫn số liệu của Bộ Công thương, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm – Titan, Tổng công ty Khoáng sản ViệtNam nhìn nhận, dự án Tân Rai rủi ro cao vì tổng mức đầu tư tăng thêm 30%. Mỗi năm chậm tiến độ, dự án Tân Rai mất tối thiểu khoảng 70-80 triệu USD. Ngoài ra, Tân Rai phải chi khoảng 24,6 triệu USD tiền vận tải, Nhân Cơ 38 triệu USD chưa kể chi phí lưu kho, bốc dỡ… Các chuyên gia cho rằng, việc vận chuyển trước mắt chủ yếu bằng ôtô, trong khi giá xăng dầu liên tục tăng càng làm dự án thêm rủi ro.

Hiện dự án Tân Rai đang chạy thử còn Nhân Cơ mới chỉ xây dựng được một nửa. Trong khi các chuyên gia lo ngại về tính khả thi của dự án thì Vinacomin cho rằng, hai dự án chậm tiến độ do dự án có quy mô vốn quá lớn, kỹ thuật và công nghệ phức tạp; tiến độ giải phóng mặt bằng chậm. Năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư còn hạn chế; nhà thầu Trung Quốc còn lúng túng, không lường hết những khó khăn phát sinh.

Đó là chưa kể Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản bị mắc vào “bẫy giá rẻ” vì đã chọn công nghệ lạc hậu của nhà thầu Trung Quốc trong quá trình đấu thầu.

Để dự án có hiệu quả, Vinacomin đề nghị giảm thuế tài nguyên, phí môi trường từ 30.000 đồng mỗi tấn xuống còn 5.000 đồngPosted Image. Tuy nhiên, đề xuất này được Phó chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam Nguyễn Quang Thái nhìn nhận “Vinacomin đã đặt Nhà nước vào thế phải hy sinh cho mình”.Posted Image

Từ Việt Nam ngó ra các nước...

Trong khi các nước trên thế giới, cụ thể là các nước Châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản đang tìm mọi cách “bảo toàn” tài nguyên khoáng sản trong nước và tìm kiếm, khai thác nguồn nguyên liệu thô ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cho sản xuất trong nước. Còn Việt Nam lại đi ngược xu hướng này, thi nhau khai thác tài nguyên để bán ra nước ngoài với giá rẻ rồi lại nhập về chính loại than mà chúng ta đã và đang "tích cực" xuất khẩu với giá cao.

Ví dụ với Trung Quốc – ngành khai khoáng Trung Quốc đã tự đáp ứng được khoảng 92% về khoáng sản năng lượng, 80% về khoáng sản cho công nghiệp và khoảng 70% khoáng sản cho sản xuất vật tư nông nghiệp1. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các mục tiêu phát triển trong tương lai, Trung Quốc đã có chiến lược nhập khẩu không hạn chế các loại tài nguyên khoáng sản (TNKS) chiến lượcPosted Image; mở rộng đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác TNKS; thành lập trung tâm dự trữ các loại TNKS chiến lược; đưa ra các mô hình khai thác chế biến khoáng sản trong nước theo hướng bền vững.

Đối với những nước đang phát triển, Trung Quốc thực hiện chính sách hỗ trợ ODA để đổi lấy quyền khai thác sau đó mang về nước chế biến. Posted Image

Với những nước công nghiệp phát triển, Trung Quốc tìm cách có chân trong hội đồng quản trị những Tập đoàn khoáng sản quốc tế. Cả hai cách này đều đem lại nguồn khoáng sản dồi dào với giá cạnh tranh.Posted Image

Còn với Nhật, Nhật thực hiện chính sách tăng cường đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các Chính phủ khác để có nguồn nguyên liệu.

Ngoài việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, để đối phó với các tập đoàn lớn của Brazil, Anh và Australia đang khống chế thị trường quặng sắt thế giới, các công ty Nhật Bản có xu hướng liên minh liên kết.

Vào cuối năm 2008, năm công ty cán thép hàng đầu Nhật Bản đã liên kết với nhau để mua lại quyền khai thác một mỏ quặng vào loại lớn nhất ở Brazil4.

Trên thực tế, tài nguyên khoáng sản của Việt Nam chủ yếu khai thác để xuất khẩu thô. Hiện Việt Nam vẫn chưa có chiến lược dự trữ tài nguyên khoáng sản cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tình trạng khá phổ biến hiện nay là ở đâu có khoáng sản, ở đó có khai thác, khai thác tối đa, khai thác bằng mọi giá và khai thác bất kỳ loại khoáng sản nào để xuất khẩu, không quan tâm đến hậu quả môi trườngPosted ImagePosted ImagePosted Image

Cũng như Titan, các loại khoáng sản khác như sắt, đồng, chì,…đều được xuất khẩu. Cuối năm 2009, Bộ Công thương Việt Nam đã tiếp tục đề nghị Thủ tướng cho Tập đoàn TKV xuất khẩu thêm thêm 400 nghìn tấn quặng sắt, 84 nghìn tấn tinh quặng magnetit, 18 nghìn tấn mangan, 44 nghìn tấn kẽm... để tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc TKV do dư thừa biên chế và thiếu công nghệ chế biến sâu trong nước.

Sau khi đã thực hiện xuất khẩu 24 triệu tấn than trong năm 2009, năm nay TKV lại đề nghị xuất khẩu thêm 18 triệu tấn nữa. Riêng đối với quặng đồng, đề nghị cho xuất khẩu 20.000 tấn tinh quặng đồng quy khô.

Trong khi vẫn tiếp tục xuất khẩu than với mức giá được nhiều chuyên gia kinh tế cho là thấp, thì Tập đoàn TKV cùng một số tập đoàn, tổng công ty khác như Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Thép... lại xây dựng đề án nhập khẩu than để từ năm 2012 trở đi, nhập khẩu than với số lượng ngày càng lớnPosted ImagePosted Image. Đây là một thực tế luẩn quẩn trong chiến lược tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản của Việt Nam.

Hiếu Lam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rớt nước mắt với clip chôn xác chó con

19:23 25/06/2013 (GMT+7)

(Kienthuc.net.vn) - Đoạn clip ghi hình cảnh chú chó dùng mũi để xới đất, chôn xác chó con bên vệ đường khiến cư dân mạng vô cùng cảm động.

Phát hiện chú chó con nằm chết bên đường giữa trưa nắng, chú chó đốm đen lặng lẽ dùng mũi để xới đất xung quanh và chôn kín xác con vật tội nghiệp. Sau đó, nó đi vòng quanh kiểm tra một lượt rồi mới yên tâm bỏ đi.

Posted Image

Kiên nhẫn chôn lấp xác chó con.

Theo Daily Mail, không rõ liệu con chó màu đen trắng kia có phải là chó mẹ hay chỉ là một "cô" chó tốt bụng vô tình đi ngang qua. Dựa theo thông tin đi kèm thì có khả năng cảnh tượng trong clip được quay tại một khu vực ở Trung Đông hoặc vịnh Péc Xích (Persian).

Đoạn clip này nhanh chóng được cư dân mạng truyền tay nhau, trong đó có dân mạng Việt, kèm theo là những bình luận bày tỏ sự xúc động. Thành viên Le Minh viết: "Mình đã không cầm được nước mắt khi xem clip này".

Nickname Đồng Đồng Ủn Ủn bày tỏ: "Mũi là thứ quý giá nhất của loài chó. Thoạt đầu chưa xem clip, những tưởng chó sẽ đào huyệt chôn chó con bằng chân. Nhưng, kể từ khi biết chó đến giờ, lần đầu tiên thấy chó dùng mũi đào đất! Bản năng đáng quý đó của loài chó khiến con người hiểu biết khi xem clip này không khỏi chạnh lòng...".

"Cảm động quá! Hành động này không nghĩ nó là từ một con vật ta hay so sánh... Từ việc chôn con, cho đến dùng mõm để lấp đất...", Luxu Bu bày tỏ.

Còn nickname Cương Nguyễn Viết thì bình luận: "Loài vật đôi khi còn tình cảm hơn cả con người. Video này là một minh chứng".

Minh Khuê (tổng hợp)

Clip: http://kienthuc.net....cho-con-912413/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cân bằng Âm - Dương Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Thứ tư, 26/6/2013 10:43 GMT+7 http://vnexpress.net...om-2838423.html

Đàn cò cảnh giới đầm tôm

Ban đêm khi các chủ đầm phải thức hoặc thuê người để trông coi đầm thì Ninh cứ vậy gác chân ngủ đến sáng, vì anh đã có đàn cò trông đầm cho mình. Đã mấy lần, từ tiếng kêu của cò mà Ninh đã tóm gọn bọn ăn trộm tôm, thu được ngư cụ.

Mới chớm mùa tôm song toàn xã Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) đã có 20 hộ nuôi tôm với hơn 60 ha ao, đầm có tôm chết rải rác. Nỗi buồn như trải dài mênh mang trên các đầm tôm, nhiều gia đình hàng ngày thay cho việc thu hoạch tôm là vớt tôm chết trên đầm. Trong khi đó đầm tôm của anh Trần Văn Ninh, thôn Trường Tùng đấy, gần chục năm nay chưa năm nào mất mùa.

Vào đầu những năm 2000, khi phong trào nuôi tôm phát triển rầm rộ ở Hải Lạng và các xã ven biển khác của Tiên Yên, hàng nghìn ha rừng ngập mặn bị chặt phá để làm đầm nuôi tôm. Thế nhưng Trần Văn Ninh lại không chặt cây. Nhiều người e ngại bảo: “Nuôi tôm mà cứ như dễ ăn được của trời lắm đấy, đầm ngập ngụa cây ra đấy thì trông coi và thu hoạch làm sao”.

Bây giờ nhắc lại chuyện cũ, anh Ninh cười: “Những người ấy giờ đã thấy được cái hại của việc tàn phá thiên nhiên nhưng thay đổi đâu có dễ. Bây giờ muốn khôi phục lại rừng ít nhất phải mất khoảng chục năm”.

Posted ImageHàng nghìn con cò trú ngụ trong đầm tôm của anh Ninh. Ảnh: báo Quảng Ninh.

“Chàng triệu phú tôm” như người dân xã Hải Lạng vẫn gọi trêu đùa về Ninh xuất thân trong một gia đình đông anh em, bố mất sớm, mẹ lại hay đau yếu. Nhà nghèo nên Ninh đã phải từ bỏ giấc mộng thi đại học, quyết định rẽ ngang cuộc đời bằng việc đắp đầm nuôi tôm.

Ninh kể thời ấy, người nuôi tôm ở Hải Lạng còn ít lắm, nên anh mới có cơ hội phát triển khu đầm rộng tới 10 ha ở thôn Đồi Mây (xã Hải Lạng). Nơi này, khi ấy hoang vu lắm, thậm chí đã có thời, nhiều người dân Đồi Mây còn bỏ làng đi kiếm sống ở nơi khác. Khởi đầu chỉ có một ít vốn, không thuê được người đắp đầm, bạn bè cũng chỉ gọi là phụ thêm, một mình anh từ sáng đến tối cởi trần trùng trục dãi nắng ngoài đầm, người đen như cái gốc cây khô.

Ninh đào đất, đắp bờ hì hục suốt 6 tháng trời mới xong bờ mương vây quanh khu đầm nhà mình. Có đầm rồi, Ninh khoanh ra chỗ có rừng ngập mặn thì giữ nguyên, khu vực đầm trống thì nuôi tôm, cũng định khi thu hoạch được tôm có tiền sẽ thuê người mở mang phát triển đầm rộng hơn…

Chẳng ngờ, mùa tôm năm đó, nỗi buồn chảy dài với Ninh vì tôm chết gần hết. Lòng hoang mang vì khởi đầu đã “mất cả chì lẫn chài” mà đồng tiền đa phần là đi vay, Ninh buồn bã một mình chèo thuyền lặng lẽ quanh đầm, lang thang bên tán rừng ngập mặn dưới cái nắng hè như đổ lửa.

Bất thần, Ninh nhận thấy hơi mát thật dễ chịu từ các tán cây ngập mặn, nhìn xuống làn nước trong veo, thấy nhiều cá tôm tung tăng kiếm mồi quanh các rễ cây ngập mặn. Khi trở lại khu đầm trống mà mình đã nuôi tôm, Ninh mới thấy nước trong đầm rất nóng vì ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp xuống, chợt nhận ra nước thế này cá tôm chết là phải.

Vậy là trong đầu Ninh loé ra ý tưởng: “Hay ta thử nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn xem sao?”. Ninh từ bỏ hẳn ý định chặt phá rừng ngập mặn để lấy chỗ nuôi tôm, trái lại anh còn thuê người trồng thêm 2 ha rừng sú vẹt. Vậy là trong đầm tôm của Ninh có khoảng 6 ha rừng ngập mặn trong tổng số 10 ha đầm.

Bây giờ những thân cây ngập mặn đã cao vài ba mét, bơi thuyền trong đầm tôm giống như đang đi thuyền trong khu du lịch sinh thái. Có rừng, vài ba năm nay nhiều đàn cò đến trú ngụ, sinh sôi nảy nở và kéo đến ngày càng đông lên đến hàng nghìn con. Rồi những đàn chim sáo cũng đến kêu rộn rã cả khu đầm.

Một ngày có 2 ông khách từ bên kia biên giới sang, họ đến tận đầm tôm rồi nói với Ninh bằng vốn tiếng Việt lơ lớ rằng: “Cứ phát giá đi, bao nhiêu cũng được, nếu anh đồng ý cho chúng tôi đưa người vào trong rừng ngập mặn đầm nhà anh bẫy cò”. Ninh từ chối, 2 ông khách lắc cái đầu húi cua tỏ vẻ khó hiểu rồi bỏ đi.

Sau chuyện này, có người bảo Ninh: “Sao mà cậu dại vậy? Cò đến cò lại đi, chim trời, cá nước có phải của mình đâu mà giữ. Cứ nhận trăm triệu đồng, rồi mặc kệ người ta. Họ bắt hết chim thì đàn khác lại quay về mà…”. Ninh thì nghĩ khác, anh hiểu được cái giá phải trả khi tàn phá thiên nhiên, đàn cò với rừng ngập mặn giống như quần thể sinh học gắn bó khó có thể tách rời. Các cụ xưa đã dạy “Đất lành chim đậu”, nếu bẫy chim, tự khắc đàn cò thấy nguy hiểm rồi sẽ bỏ đi hết.

Đàn cò đối với Ninh giống như những cộng sự đắc lực. Người ta hay nghĩ, tôm cá bên dưới, cò bên trên khác gì mang cá tôm mà “biếu” cò nhưng thật ra đầm nước sâu, cò không thể bắt cá tôm. Bù lại, những khi có tôm chết, nhiều hộ nuôi khác phải thuê người hoặc mất công khó nhọc để vớt lên cho khỏi ô nhiễm đầm, thì với Ninh việc đó không cần thiết, vì đàn cò đã giúp anh nhặt những con tôm bệnh, tôm yếu lờ đờ phía trên mặt nước làm thức ăn.

Posted ImageAnh Ninh và những cộng sự cò thân thiết của mình. Ảnh: báo Quảng Ninh.

Ban đêm khi các chủ đầm mắt ngủ, mắt thức hoặc thuê thêm người để trông coi đầm, còn Ninh cứ vậy gác chân ngủ đến sáng, vì anh đã có đàn cò trông đầm cho mình. Anh cho hay cò trông đầm còn hiệu quả hơn cả chó, bởi đàn cò đông, chúng rất tỉnh ngủ, lại ở trên cao, nên hễ có bóng người lạ là chúng kêu nháo nhác. Người sống quen với cò là có thể phân biệt được ngay tiếng cò kêu khi có người lạ. Đã mấy lần, từ tiếng kêu của cò mà Ninh đã tóm gọn bọn ăn trộm tôm, thu được ngư cụ.

Khi mùa mưa bão, nhiều đầm tôm nước ngập vỡ bờ, chủ đầm nhăn nhó than thở, nhưng riêng Ninh vẫn vui vẻ như thường, anh bảo cũng là nhờ đàn cò. Bình thường đàn cò đi về có quy luật rất đúng giờ, thường thì khoảng 6h sáng chúng kéo nhau đi, đến khoảng 18h tối lại về đầm. Posted ImageNhưng hôm nào trời chuẩn bị chuyển bão cò bay đi kiếm ăn từ rất sớm, rồi lại về sớm hơn thường lệ, chúng đậu chúi xuống thấp hơn thường ngày dưới những tán cây ngập mặn. Cứ những ngày như thế, Ninh tự tháo bớt nước trong đầm ra để tránh ngập, tôm cá đi hết.

Vậy là đàn cò, rừng ngập mặn đã giúp Ninh vượt qua những mùa mưa bão và cả những ngày nắng như đổ lửa. Tán rừng ngập mặn là ngôi nhà chung, bên trên là những cánh cò, bên dưới tôm, cua trú ngụ. Khi mặt trời mùa hè chiếu xuống đầm, rừng ngập mặn chính là mái nhà che mát cho tôm, cua. Khi mưa bão, rừng ngập mặn là bức tường chắn sóng, giữ cho tôm, cua không bị chấn động mạnh do sự xô đẩy của nước.Posted Image

Hàng năm, Ninh thả khoảng 10 triệu con tôm, hàng vạn con cua giống xuống đầm. Điều đặc biệt là số tôm, cua này kiếm ăn tự nhiên luôn trong rừng ngập mặn không phải cho ăn, đỡ được một khoản lớn tiền thức ăn, lại giúp cho nước trong đầm luôn trong sạch vì không bị thức ăn thừa do không tiêu thụ hết làm ô nhiễm nước. Mỗi năm, Ninh thu được khoảng 4 tấn tôm, vài tạ cua biển, doanh thu tính sơ sơ cũng khoảng vài trăm triệu đồng một năm.

Tuy giá tôm, cua trong đầm nhà Ninh đắt hơn những đầm khác nhưng luôn thu hút được các lái buôn đến mua, có đến đâu hết đến đấy vì chất lượng tôm cua bán tự nhiên. Ninh cười tươi: “Giá như ngày xưa tôi cũng chặt phá rừng ngập mặn, hay tham tiền mà để cho người ta vào đầm bắt hết cò thì chắc mấy năm nay tôi lại cũng mất mùa như các hộ nuôi tôm khác mà thôi”.Posted ImagePosted ImagePosted Image

Theo báo Quảng Ninh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...349559/?paged=2

Cập nhật lúc 05:51, 28/06/2013

TS Nguyễn Thành Sơn: Vinacomin lặp lại lời nguyền khoáng sản

(ĐVO) - ‘Vinacomin xin giảm thuế suất xuất khẩu thực chất Vinacomin đang hết ruộng cày, không còn khả năng xuất khẩu nữa. Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước cũng không dùng loại than của Vinacomin do nhiệt năng thấp, giá thành cao’ - TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin phân tích.

Tư duy ỉ lại...

PV:- 6 tháng trước, Vinacomin đã xin được giảm thuế xuất khẩu và đã được Bộ Tài chính thông qua, điều chỉnh từ mức 20% xuống còn 10%. Mới chỉ sau 6 tháng, giờ đây Vinacomin lại viện dẫn, "với giá than xuất khẩu hiện nay sau khi trừ 10% thuế xuất khẩu và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ cũng chỉ đủ bù đắp giá thành, không thể bù được than cho điện” .

Là một chuyên gia trong ngành, ông nghĩ sao trước việc Vinacomin khai thác khoáng sản thiên nhiên, tài nguyên có sẵn đem bán rồi lại còn làm mình làm mẩy đòi hỏi chính sách ưu đãi đặc biệt như vậy?

TS Nguyễn Thành Sơn: - Việc Vinacomin đề xuất giảm thuế suất thuế xuất khẩu không phải vì lỗ hay vì giá than bán cho nhiệt điện thấp mà sự thật là Vinacomin không còn khả năng xuất khẩu được nữa do chất lượng than đã và đang ngày càng giảm.

Tỷ lệ than tốt (đạt tiêu chuẩn Việt Nam- TCVN) chỉ chiếm 30-40%, còn lại là than chất lượng thấp (lẫn nhiều đất đá, độ tro cao).

Posted Image TS Nguyễn Thành Sơn- Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin

Trước kia, Vinacomin lý giải cho việc cần phải xuất khẩu than là do Vinacomin sản xuất ra nhiều than chất lượng cao mà trong nước không dùng đến. Nhưng trên thực tế, những loại than tốt được xuất khẩu không phải là nhiều (chỉ bán được cho các nhà máy thép và xi măng của Nhật), chủ yếu là than chất lượng trung bình và thấp (được các khách hàng Trung Quốc mua về dùng cho các nhà máy điện).

Gần đây (khoảng 2 tháng trước), phía Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm nhập khẩu than chất lượng thấp (nhiệt năng dưới 4050 kcal/kg) để phát điện vì lý do môi trường. Vì vậy, Vinacomin đang có nguy cơ mất 70-80% thị trường xuất khẩu than chất lượng thấp là Trung Quốc.

Còn ở trong nước, nhiều doanh nghiệp khu vực miền Trung, miền Nam đã và đang chuyển sang nhập khẩu than về dùng vì việc vận chuyển than lẫn nhiều đất đá từ Quảng Ninh vào đã làm cho giá than trong nước còn cao hơn giá than nhập từ nước ngoài về Việt Nam.

Nếu tính theo đơn vị nhiệt năng, giá bán than trong nước của Vinacomin cao nhất thế giới, vì giá thành khai thác than của Vinacomin cũng đang cao nhất thế giới.

Vì vậy, con đường sống duy nhất của Vinacomin là phải tăng cường quản lý chi phí sản xuất, đầu tư theo chiều sâu để giảm giá thành, tự nâng cao sức cạnh tranh của than trong nước.

Bản chất hiện nay là Vinacomin đang bị mất khả năng cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước. Không thể có chính sách ưu đãi nào có thể cứu được Vinacomin nếu chi phí sản xuất cứ tăng bình quân mỗi năm trên 10% như hiện nay.

PV:- Vinacomin cũng đề xuất xem xét cơ chế thuế suất thuế xuất khẩu than theo mức giá than trên thị trường thế giới bình quân hàng quý. Cụ thể, thuế suất sẽ là 10% khi giá than bình quân (tính theo loại cám 11AHG) dưới 75USD/tấn, tăng lên 15% khi giá than từ 75 đến dưới 85USD/tấn và lên 20% khi giá than vượt trên 85USD/tấn. Ông có ý kiến gì trước đề xuất này của Vinacomin?

TS Nguyễn Thành Sơn: -Tôi không quan tâm đến các con số cụ thể. Tôi nghĩ Vinacomin nên tự xem xét lại bản thân mình trước khi “nhìn” sang người khác. Vinacomin chỉ thích so sánh thuế xuất khẩu với thế giới, còn các yếu tố khác thì lại cố tình lờ đi.Posted Image

Ở trong nước, so với các ngành kinh tế khác, ngành khai thác khoáng sản có ưu thế đặc biệt là trong chi phí sản xuất không có khoản mục nguyên liệu chính, trong khi các ngành khác khoản mục nguyên liệu chính đầu vào thường phải chiếm 30-40% tỷ trọng trong giá thành sản xuất. Chính vì vậy, so với các ngành khác thì Vinacomin đã cạnh tranh không công bằng (đòi hỏi quá nhiều ưu đãi riêng).

Trên thế giới, cơ chế chính sách, khai thác khoáng sản khác hoàn toàn Việt Nam. Ở các nước ngoài nếu muốn khai thác họ phải bỏ tiền mua mỏ của nhà nước thông qua đấu giá, đấu thầu mỏ với giá từ hàng trăm triệu đô, thậm chí hàng nhiều tỉ đô.

Ở Việt Nam, than, khoáng sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, nhưng lại được nhà nước giao gần như cho không để Vinacomin khai thác.Posted Image

Nếu khai thác chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước thì có thể còn “lọt sàng xuống nia”, còn có thể chấp nhận được.Posted Image

Nay Vinacomin khai thác tài nguyên khoáng sản để xuất khẩu lại đòi giảm thuế xuất khẩu là “lọt sang xuống đất” chỉ có người bán (Vinacomin) và người mua (khách hàng nước ngoài) được hưởng lợi.Posted Image

Trong cơ chế và chính sách quản lý tài nguyên khoáng sản như của Việt Nam hiện nay, thuế suất của thuế xuất khẩu tối thiểu với alumina phải là 40%, than phải là 25%. Posted Image

Không thể ép các DN trong nước mua than giá cao

PV:- Theo số liệu công bố giữa năm 2011 của Vinacomin, năm 2015 tập đoàn này có thể sản xuất được 55 - 60 triệu tấn than, lượng than thiếu cần phải nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn, năm 2016 thiếu 25 triệu tấn. Năm 2020, sản xuất trong nước dự kiến đạt 67 - 72 triệu tấn và cần phải nhập khẩu để bù đắp lên tới 66 triệu tấn. Còn theo số liệu mới nhất tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012 của Vinacomin, con số phải nhập khẩu từ năm 2015 là 10 triệu tấn.

Tại sao lại có sự lạ đời như vậy, trong khi nguồn tài nguyên khoáng sản đang bị cạn kiệt dần, trong nước phải nhập khẩu hàng triệu tấn thì Vinacomin cũng vẫn xuất ra thế giới với trữ lượng không kém? Những con số này nói lên điều gì, thưa ông?

TS Nguyễn Thành Sơn: - “Sự lạ đời” đó nói lên cái điều không ai muốn nói là chúng ta không có tầm nhìn chiến lược nhưng lại có các “qui hoạch” được vẽ ra với tư duy và phương pháp luận rất sai lầm.Posted Image

Trữ lượng của bể than Quảng Ninh hiện nay chỉ còn khoảng gần 1,8 tỉ tấn, với tốc độ khai thác và thăm dò như hiện nay thì chỉ khoảng 30 năm nữa là ngành than ở Quảng Ninh đóng cửa. Trong khi đó, bể than đồng bằng sông Hồng dù có tiềm năng rất lớn nhưng rất khó khai thác.

Ở Quảng Ninh, các mỏ lộ thiên đều đạt tới mức công suất tối đa rồi. Có những mỏ như mỏ than Cọc Sáu từ năm 2010 đã phải hạ moong ở mức -90m và có kế hoạch tiến tới xuống mức -375m vào năm 2015. Mỏ Cao Sơn cũng vậy.

Nếu nói về độ sâu thì các mỏ lộ thiên này đã là sâu nhất thế giới, và tính về hệ số bốc đất thì cũng cao nhất thế giới, thế giới không ai khai thác như vậy nữa! Còn đối với mỏ hầm lò thì, chủ yếu khai thác từ -150m trở lên, và đang xây dựng một số mỏ -300m, nhưng cũng chỉ có than từ mức -500m trở lên thôi. Càng xuống sâu, vỉa than càng không có than.

Về thị trường: trong khi các nhà máy nhiệt điện và xi măng trong nước sẽ là những khách hàng chủ yếu và lâu dài của ngành than nhưng Vinacomin lại coi xuất khẩu là thị trường “tiêu điểm”. Gần 100% than xuất khẩu vừa qua có thể dùng để phát điện và sản xuất xi măng, đây là những loại than dự kiến sẽ phải nhập khẩu trong tương lai gần.Posted Image

Vinacomin hết ruộng cày!

PV:- Cho rằng giá than bán cho điện thấp làm cho tài chính ngành than “đuối sức”, Vinacomin đưa quan điểm, giá than cho điện được điều chỉnh và chính sách thuế ổn định ở mức hợp lý, nếu không kéo theo hàng nghìn công nhân không công ăn việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành kinh tế.

Ông có cho rằng, Vinacomin thật sự vì lợi ích nền kinh tế, vì người lao động hay thực tế chỉ là lợi ích nhóm?

TS Nguyễn Thành Sơn: - Tôi xin nhắc lại, nếu tính qui đổi ra nhiệt năng, giá cấp than cho điện ở VN hiện nay gần như cao nhất thế giới. Tôi chưa tìm ra quốc gia nào trên thế giới có than xuất khẩu mà lại bán than cho phát điện trong nước cao như ở Việt Nam.

Để tài chính ngành than không “đuối sức”, cách duy nhất là giảm chi phí sản xuất than và không sử dụng tài chính của ngành than để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Việc gì liên quan đến thuế- nguồn thu chủ yếu của cả quốc gia thực chất chỉ vì lợi ích nhóm chứ không phải vì nền kinh tế. Còn để không ảnh hưởng đến ngành kinh tế hay vì lợi ích lâu dài, Vinacomin phải phát triển chiều sâu chứ không phải phát triển chiều rộng.

Cái gọi là “công ăn việc làm” hiện nay cũng phải xét cho kỹ. Tỷ lệ thợ lò hay số lao động trực tiếp làm ra than hiện chỉ chiếm 50%. Gánh nặng về “công ăn việc làm” hiện nay là ở chỗ số lao động gián tiếp (ở các khâu phụ trợ, “ăn theo” và nhân viên quản lý) quá cao.

Số lao động này có thể và cần phải giảm tới 30% để nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành than. Nếu thực chất vì người lao động thì phải phát triển bền vững, đầu tư theo chiều sâu, nâng cao giá trị sử dụng và chất lượng của hòn than.

PV:- Trong khi các nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc tìm mọi cách “bảo toàn” tài nguyên khoáng sản trong nước và tìm kiếm, khai thác nguồn nguyên liệu thô ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cho sản xuất trong nước.

Còn Việt Nam lại đi ngược xu hướng này, thi nhau khai thác tài nguyên để bán ra nước ngoài với giá rẻ rồi lại nhập về chính loại than mà chúng ta đã và đang "tích cực" xuất khẩu với giá cao. Ông có bình luận gì trước sự kiện này?

Việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam so với các nước trên thế giới như thế nào, thế nào. Hệ quả nhìn thấy trong tương lai là gì, thưa ông?

TS Nguyễn Thành Sơn:- Mỗi nước có một chính sách riêng, ví dụ như Nga họ đưa cả dầu khí cấp cho Đông Âu làm thành con bài chính trị, nhưng đó là với các nước rất giàu về tài nguyên khoáng sản. Còn VN là nước rất nghèo về tài nguyên khoáng sản Posted Image(kể cả về dầu, khí, than, titan, bô xit) chúng ta phải có chính sách phù hợp với cái “nghèo” của mình.

Ở đây có điều bất cập từ chính sách, quy hoạch. Tư duy quy hoạch và phương pháp quy hoạch không đúng đã và đang dẫn đến qui hoạch thường xuyên “bị hỏng”. Trong lĩnh vực khai khoáng nói chung, chúng ta đã rất sai lầm trong quản lý vĩ mô, và trong qui hoạch phát triển: đáng lẽ phải tạo ra “cầu” thì mới tạo ra “cung”, chứ không phải tạo ra “cung” rồi mới tìm “cầu”. Tìm không ra “cầu”Posted Image, dẫn đến thừa “cung” nên lại đòi xuất khẩu.

Ngoài ra, chúng ta có một nhầm lẫn, nhầm hướng vì chúng ta là nước chậm phát triển nên chúng ta sốt ruột muốn đẩy nhanh GDP. Mà từ trước tới nay, để tăng GDP cách nhanh nhất, dễ làm nhất là khai thác khoáng sản và xuất khẩuPosted Image. Nhưng đó cũng là cách làm nguy hiểm nhất.Posted Image

Hệ quả có thể nhìn thấy trong tương lai là VN sẽ bị lặp lại “lời nguyền của tài nguyên khoáng sản” (dựa vào tài nguyên xuất khẩu để phát triển) hay còn gọi là “căn bệnh Hà Lan” được cả thế giới nhắc đến từ năm 1977. Bài học thất bại của Hà Lan là quá xa đà vào khai thác khí thiên nhiên ngoài khơi để xuất khẩu, không tập trung vào việc thúc đẩy, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn có hàm lượng khoa học cao (như điện tử- Hà Lan đã từng dẫn đầu thế giới về công nghiệp điện tử, nhưng đến nay đã bị nhiều nước khác vượt mặt).

PV:- Kịch bản này đã được các nhà khoa học cảnh báo với khai thác boxit của Vinamcomin khi các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra, Vinacomin đã được ưu ái quá mức khi hưởng mức thuế suất 0% đối với xuất khẩu alumin. Ông có thấy thế không?

TS Nguyễn Thành Sơn:- Đã đâm lao phải theo lao. Để duy trì và tồn tại thì phải giảm thuế suất, tăng giá bán. Tuy nhiên về mặt luật pháp là không thỏa đáng. Vì tài nguyên khoáng sản được hiến pháp qui định là “sở hữu toàn dân”, Posted Imagenếu giao tài nguyên khoáng sản cho nhóm doanh nghiệp khai thác để xuất khẩu nhưng rồi lại không thu về được cái gì thì đó là vi hiến, kịch bản với bô-xit cũng vậy.Posted Image

PV:- Theo ông, để vấn đề khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản Việt Nam cần phải làm gì?

TS Nguyễn Thành Sơn: -Trước hết, phải đánh giá lại cho chính xác xem chúng ta có cái gì. VN không có nhiều khoáng sản như nhiều người nói. Khoáng sản VN như “hàng xén”, thứ gì cũng có nhưng rất manh múnPosted Image. Ví dụ, đất hiếm chúng ta cũng có, nhưng lại có những loại mà thế giới không cần. Titan cũng phải tính lại, có những cái cả thế giới đổ đi thì mình cũng đưa vào tính nên cứ nghĩ mình giàu. Nhiều khi người ta cứ nói là VN đứng thứ nọ thứ kia về một loại khoáng sản nào đó cũng chỉ với mục đích để thuyết phục Chính phủ cho được xuất khẩu, vì lợi ích nhóm.

Để nâng cao hiệu quả của tài nguyên khoáng sản, chúng ta phải có chính sách sử dụng tài nguyên khoáng sản cho phù hợp. Chỉ nên khai thác khoáng sản nếu trong nước có nhu cầu thực sự. Còn nếu trong nước chưa có nhu cầu thì nên nhớ rằng tài nguyên khoáng sản càng để lâu càng có giá.

Thứ ba, cần nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên khoáng sản. Hiệu suất sử dụng tài nguyên khoáng sản hiện nay của VN rất thấp. Ví dụ, trên thế giới 1 cân than người ta làm ra được 3-4kWh điện, còn VN chỉ làm ra được khoảng 2kWhđiện.

Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn thú vị này.

Hiếu Lam

Ý kiến phản hồi

  • Phạm Chương - gửi lúc 08:12 | 28-06-2013 Cứ thế này thì bao giờ mới phát triển được ? Đốt tiền cho những "siêu dự án" không khả thi trong khi dân còn nghèo...

  • Lê Hữu Đảm - gửi lúc 07:47 | 28-06-2013 Đọc bài báo này xong mà thấy buồn. Một thực trạng là chúng ta đang suất khẩu khoáng sản thô quá nhiều nhưng nguồn lợi thì không thuộc của nhân dân mà vào túi một số cá nhân, họ chỉ nghĩ cho lợi ích của bản thân mà quên đi lợi ích của Đất nước và con cháu chúng ta. Một số khoáng sản để dùng trong các ngành công nghiệp Quốc phòng, điện tử như Titan, khí hiếm có thể sẽ bị khai thác ồ ạt bán cho Trung Quôc, Nhật Bản ...

  • Lê Nam - gửi lúc 07:29 | 28-06-2013 Thế mới hiểu rõ thêm và tâm đắc với câu thành ngữ của người xưa thế nào là "ra mặt chuột". Cám ơn bài thực hiện của bạn Hiếu Lam cùng Tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn vì nội dung của bài thực hiện này đã là quá đủ, quá rõ rồi, bình luận hay thêm thắt gì có lẽ cũng không còn cần thiết nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn/the-gioi/binh-luan/201307/edward-snowder-danh-sap-tafta-2349782/

Cập nhật lúc 14:02, 02/07/2013

Edward Snowder ’đánh sập’ TAFTA?

(ĐVO) - Có thể là sự “nhầm lẫn” thế nhưng vụ bê bối nghe lén điện đoại và người dùng Internet trên toàn thế giới, trong đó có cả cơ quan đại diện của EU và 38 đại diện cơ quan đại diện ngoại giao tại Hoa Kỳ, bao gồm cả các đồng minh NATO có thể làm cho thỏa thuật thành lập khu vực mậu dịch tự do xuyên Đại Tây Dương biến thành mây khói?

Vụ bê bối liên quan đến báo cáo về việc tình báo Mỹ thực hiện việc giám sát quy mô lớn đối với tất cả các cuộc điện thoại và những người sử dụng Internet trên toàn thế giới như quả cầu tuyết ngày càng lan tỏa: các nhà báo phát hiện ra rằng, Cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã theo dõi các cơ quan đại diện của EU tại Brussels, Washington và New Yok cũng như 38 cơ quan ngoại giao tại Hoa Kỳ, bao gồm cả các đại sứ quán của các đồng minh thân cận của Mỹ.

Berlin cho rằng, vụ bên bối sẽ làm rung chuyển lòng tin giữa EU và Hoa Kỳ, còn Nghị viện Châu Âu nói rằng, họ sẽ xem xét việc tháo gỡ các thiết bị “nghe lén” như là một điều kiện để thỏa thuận với Mỹ. Thế nhưng một số chuyên gia lại cho rằng, người Mỹ sẽ bác bỏ các cáo buộc hoạt động gián điệp điện tử, và cũng theo các chuyên gia, vụ bê bối này sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng thỏa thuận về việc thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

“Anh cả” phản bội

Edward Snowder, cựu cộng tác viện của công ty Booz Allen Hamilton, Nhà thầu cơ quan tình báo Trung ương Mỹ tiếp tục cung cấp một số thông tin cho các nhà báo, tạo ra rất nhiều vụ bê bối mới và những vụ scandal ngoại giao liên tiếp. Tờ báo The Guardian của Anh cho rằng, NSA đã theo dõi 38 đại sứ quán nước ngoài và cơ quan đại diện ngoại giao, bao gồm cả các đại sứ quán của các nước đồng minh NATO.

Trong tài liệu tháng 9/2010, danh sách 38 đại sứ quán và cơ quan ngoại giao được đánh dấu là “mục tiêu”. Tài liệu này cũng cho biết các biện pháp thực hiện việc giám sát các nhà ngoại giao. Theo đó, các nhân viên tình báo với các phương tiện kỹ thuật đặc biệt có thể được phép truy cập vào các liên lạc điện tử, các đường dây điện thoại trong các tòa nhà và cơ quan đại diện ngoại giao và cũng có thể nghe lén các thông tin của các nhà ngoại giao nhờ một ăng ten đặc biệt.

Một số “mục tiêu” được liệt kê trong tài liệu không chỉ là các nước có mối quan hệ căng thẳng với Hoa Kỳ mà còn có cả các nước đồng minh. Đặc biệt, cơ quan mật vụ theo dõi cả các cơ quan đại diện của Liên minh châu Âu, Pháp, Ý, Hy Lạp, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Ấn phẩm nhấn mạnh rằng, trong tài liệu không đề cập đến các quốc gia Tây Âu, trong đó có Anh và Đức.

Ngược lại, tờ Spiegel của Đức, đề cập đến các tài liệu bí mật của NSA, tuyên bố rằng, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ, hàng tháng theo dõi khoảng 500 triệu lượt công dân Đức trong mạng viễn thông, bao gồm cả việc trao đổi thư tín trong phòng chat internet.

Tất cả các thông tin tiếp xúc, thông tin về địa chỉ, thời gian và thời lượng liên lạc đều được lưu trữ trong máy tính tại trụ sở của NSA.

Posted Image Cựu nhân viên CIA Edward Snowder Phản ứng dữ dội của Châu Âu

Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng, Pháp không có ý định tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào với Hoa Kỳ cho đến khi nhận được một đảm bảo về việc chấm dứt theo dõi các nhà ngoại giao của mình và đại diện của Liên minh châu Âu.

“Không thể có bất kỳ cuộc đàm phán hoặc giao dịch trong bất cứ lĩnh vực nào cho đến khi nhận được sự bảo đảm (về chấm dứt theo dõi) cho cả nước Pháp, Liên minh châu Âu và cho tất cả đối tác của Mỹ”, Francois Hollande nói, trong chuyến công du của Tổng thống đến Lorient.

Tổng thống cũng cho hay, Các nhà chức trách Pháp đã yêu cầu một lời giải thích từ phía Hoa Kỳ và chờ đợi thông tin từ phía đối tác. Francois Hollande cũng yêu cầu phía Mỹ “ngay lập tức chấm dứt hoạt động gián điệp”.

“Chúng tôi được biết rằng, có một hệ thống được giám sát đặc biệt với mục đích chống khủng bố, thế nhưng tôi không nghĩ rằng nguy cơ lại tồn tại trong đại sứ quán của chúng tôi hoặc cơ quan đại diện của Liên minh châu Âu”, Tổng thống Pháp cho hay.

Còn Hy Lạp, nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng yêu cầu phía Mỹ làm rõ mọi nỗi “uẩn khúc” trong các tài liệu được giới truyền thông đưa ra.

“Trước hết, tôi không muốn bình luận về các thông tin của các nhà báo trên một vấn đề quan trọng như vậy mà không biết những thông tin cần thiết”, “nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng, Hy Lạp hoàn toàn tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế về công việc quản lý cơ quan ngoại giao và lãnh sự. Vì lý do này, không thể hiểu được các thông tin được tìm thấy trong các ấn phẩm về việc theo dõi, bao gồm cả cơ quan ngoại giao của Hy Lạp và một số đồng minh”, phát ngôn viện bộ ngoại giao Hy Lạp Kutras nói.

Theo ông, chính quyền Hy Lạp sẽ xử lý một các cẩn trọng với nội dung báo chí và các cuộc điều tra đã được bắt đầu bởi các nhà chức trách có thẩm quyền của Hy Lạp.

Ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương, Kyodo đưa tin, Chính phủ Nhật Bản cũng đã yêu cầu phía Mỹ xác nhận chính thức các thông tin cho rằng đại sứ quán Nhật Bản là một trong số 38 cơ quan ngoại giao nước ngoài đã bị NSA nghe trộm.

Người Đức không đứng ngoài cuộc, là một phần của Liên minh châu Âu, nếu những thông tin về việc tình báo Mỹ giám sát điện tử đối với các đối tác châu Âu sẽ xảy ra một phản ứng thống nhất.

Theo phát ngôn viên của Chính phủ Đức, Steffen Seibert, Chính phủ Đức đã tiếp nhận những thông tin đó với một thái độ rất bất ngờ, nhưng ông cũng thông báo rằng, Thủ tướng Đức Angela Markel trong tương lai gần sẽ thảo luận về vấn đế này với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Seibert cũng khẳng định, sự tin cậy lẫn nhau giữa các đối tác là cần thiết cho việc ký kết một thỏa thuận giữa Mỹ và Liên minh châu Âu về khu vực mậu dịch tự do mà vòng đàm phán đầu tiên được dự kiến sẽ diễn ra vào tháng bảy ở Washington.

Đến lượt mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đáp trả những “nổi giận” của các đồng minh về cáo buộc “theo dõi” và cho rằng, Hoa Kỳ không nhận thấy bất cứ điều gì “bất thường” trong việc thu thập thông tin về các nước khác, ông cho biết tại cuộc họp báo tại Brunei.

Nhưng nền kinh tế là quan trọng

Dù có xảy ra căng thẳng, nhưng theo các chuyên gia, vụ bê bối “nghe lén” do cơ quan tình báo Mỹ nhắm vào các quốc gia đồng minh ở bên kia bờ Đại Tây Dương sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng của thỏa thuận về việc thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa Mỹ và Liên minh châu Âu.

Ý tưởng về một khu vực mậu dịch tự do xuyên Đại Tây Dương giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã chính thức được công bố cuối tháng hai tại Hội nghị thượng đỉnh EU. Trước khi Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Bắc Ireland, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã chính thức công bố bắt đầu đàm phán về về một khu vực mậu dịch tự do.

“Lợi ích kinh tế mạnh hơn những tức giận của các nhà ngoại giao châu Âu, mặc dù tình hình là rất khó chịuPosted Image. Tôi nghĩ rằng, người Mỹ sẽ phải đi đến một số vấn đề để thỏa hiệp và cung cấp nhiều hơn cho châu Âu trong khuôn khổ liên minh kinh tế này, có thể là một số cứu trợ. Cộng đồng châu Âu sẽ đòi hỏi một số đảm bảo tính minh bạch nhất định.

Ngoài ra, trong khuôn khổ liên minh kinh tế này nhất thiết sẽ xuất hiện cấu trúc đối phó với an ninh máy tính”, Nikolai Zlobin, nhà phân tích chính trị Nga thuộc Trung tâm quyền lợi toàn cầu, cho hay.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng không loại trừ những “biến cố” ngoại giao giữa Brussels và Washngton.

Chủ tịch Hiệp hội Hợp tác Euro-Atlantic, thành viên của Hội đồng về các vấn đề quốc tế của Nga, Anatoly Adamishin tin rằng, vụ bê bối gián điệp điện tử đối với các đối tác châu Âu, tạm thời có thể làm cản trở việc ký kết một khu vực mậu dịch tự do giữa Mỹ là Liên minh châu Âu, nhưng nói chung, quá trình này sẽ tiếp tục, “đây là cách thoát khỏi những khó khăn về kinh tế mà thường là sau cú sốc kinh tế nghiêm trọng”, Adamishin nói với Ria Novostia.

Ông cũng tin tưởng rằng, vụ bê bối không thể ép buộc Mỹ từ bỏ hoạt động gián điệp toàn cầuPosted Image, “là vụ bê bối nghiêm trọng, nhưng tôi nghĩ rằng, gián điệp mạng của Mỹ sẽ không dừng lại việc theo dõi tất cả mọi người trên thế giới, bởi vì nó mang lại lợi ích kinh tế đáng kể”, ông nói.

V.Nga (Tổng hợp Ria Novostia, Vz)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay