yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Tổn thương uy tín ngành ve chai

TTC - Tổng hội Ve chai và sắt thép phế liệu phía Nam (gọi tắt là Tổng hội Ve chai phế liệu) đóng văn phòng tại quận Gò Vấp, vừa gửi đến báo Tuổi Trẻ Cười một bạch thư. Được sự đồng thuận của báo, chúng tôi xin công bố những nội dung quan trọng của bạch thư này.

Mở đầu, bạch thư cho biết Tổng hội Ve chai phế liệu gồm những chị em nghèo, quê gốc ở các tỉnh Bắc Trung bộ, về phía Nam để thu mua ve chai, sắt thép phế liệu, báo cũ, bao bì cũ kiếm sống. “Chúng tôi chủ yếu lấy công làm lời, dãi nắng dầm mưa, đi vào hang cùng ngõ hẻm thu mua các thứ, bán lại kiếm lời để nuôi gia đình, bớt gánh nặng cho chính quyền địa phương đỡ phải xóa đói giảm nghèo...” - bạch thư viết.

Bạch thư nhấn mạnh: “Chúng tôi mua bán nhỏ, giấy cũ mua 3.000đ/ ký, bán lại 4.000đ; sắt cũ mua 4.000đ/ ký bán lại 5.000đ. Các thành viên của Tổng hội bao giờ cũng đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả kinh tế, hàng tháng gửi về quê trên 500.000 đồng để con cái có thêm chút tiền ăn học. Ấy vậy mà nay lại có một đơn vị kinh tế cạnh tranh không lành mạnh với chúng tôi, ra nước ngoài thu mua sắt thép phế liệu trên quy mô lớn. Thế nhưng, họ buôn bán lỗ sặc máu đào trào máu kép, làm tổn thương nghiêm trọng uy tín ngành ve chai phế liệu Việt Nam”.

Bạch thư vạch rõ đơn vị kinh tế làm tổn thương nghiêm trọng uy tín ngành ve chai phế liệu Việt Nam là… Tổng công ty Hàng hải Vinalines. Bạch thư có đoạn: “Khác với chúng tôi mua bán nhỏ lẻ, Vinalines tổ chức một guồng máy khổng lồ, dùng đồng vốn cực kỳ to béo, bày đặt cạnh tranh mua bán giành thị trường với chúng tôi nhưng cung cách làm ăn thì dở ẹc”. Tiếp theo, bạch thư đưa ra những số liệu cụ thể nhằm chứng minh “cung cách làm ăn dở ẹc” đó.

Theo tinh thần bạch thư, nguyên nhân của những vụ việc thua lỗ là: “Các vị lãnh đạo của Vinalines bị bệnh quáng gà nặng, hoàn toàn không có kiến thức về lĩnh vực thu mua sắt thép phế liệu”. Bạch thư cho rằng Vinalines thu mua món nào cũng lỗ. “Năm 2005, họ mua tàu Đại Việt giá 745 tỉ đồng, lỗ 181 tỉ đồng. Năm 2006, họ mua tàu Vinalines Glory giá 873 tỉ đồng, lỗ 115 tỉ đồng. Năm 2007, họ mua tàu Vinalines Galaxy giá 973 tỉ đồng, lỗ 192 tỉ đồng. Năm 2009, họ mua ụ nổi 490 tỉ đồng, nay vẫn chưa bán… làm sắt vụn được” - bạch thư đưa ra những dẫn chứng cụ thể.

Tổng hội Ve chai phế liệu khẳng định: “Nếu ngành hàng hải tin tưởng Tổng hội chúng tôi, giao những số tiền khổng lồ ấy cho bất cứ một chị em nào đi nước ngoài thu mua các món hàng này thì bảo đảm bán lại luôn có lời và không bao giờ bị lỗ”. Bạch thư có đoạn tỏ ra hoài nghi nhẹ nhàng về cách thu mua và những người duyệt chi thu mua của Vinalines: “Kinh doanh ve chai phế liệu là một ngành không bao giờ bị lỗ. Chúng tôi nghĩ rằng những nhân vật đi thu mua phế liệu đã được người nước ngoài cho chấm mút, đẩy giá mua lên cao. Đây cũng là một nguyên nhân trực tiếp khiến Vinalines lỗ sặc máu đào trào máu kép”. Bạch thư nói rõ nếu ngành hàng hải Việt Nam muốn… học tập kinh nghiệm thu mua ve chai phế liệu đạt hiệu quả kinh tế, làm giàu cho đất nước thì Tổng hội Ve chai phế liệu sẵn sàng mở cuộc hội thảo tại… kinh Ruột Ngựa, Gò Vấp mời các vị Vinalines tham dự!

Cũng như nhiều công dân có trách nhiệm khác, các chị em thu mua ve chai phế liệu đã tỏ ra hoài nghi về cách bổ dụng con người của ngành giao thông vận tải nói chung và ngành hàng hải nói riêng. Đoạn cuối của bạch thư viết: “Một người làm ăn dở ẹc và có vấn đề, đang bị thanh tra vì thu mua những thứ không bán được như ông Dương Chí Dũng - nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines - mà vẫn được bổ dụng làm cục trưởng Cục hàng hải. Tổng hội Ve chai phế liệu đang định liên lạc với ông để mua sắt thép phế liệu từ những con tàu cũ giúp Vinalines phục hồi tiềm lực kinh tế thì ông lại bỏ trốn mất. Bây giờ, Tổng hội không biết liên hệ với ai?!”.

Báo Tuổi Trẻ Cười thật sự không đủ tư cách trả lời câu hỏi này của chị em thu mua ve chai phế liệu. Thôi thì đành nhờ ngành giao thông vận tải nghiên cứu và trả lời cho chị em vậy.

ĐỒ BÌ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chưa công bố tên người mua dâm vì... nhân đạo

Phó cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Đức Hiền cho biết như vậy khi được hỏi về nguyên nhân tại sao trong các vụ mại dâm bịphát hiện, danh tánh, tên tuổi người mua dâm vẫn được giữ kín.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đức Hiền nói: Tệ nạn mại dâm vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Giờ thì có đủ người mẫu, diễn viên,học sinh, sinh viên, mại dâm nam, mại dâm phục vụ người già...

Tất cả đều được tổ chức ngày càng tinh vi, kín đáo, có những đường dây phức tạp. Đặc biệt, xuất hiện lớp đại gia có lối sống hưởng thụ, không chân chính, coi tiền như rác.

Có một thực tế là người bán dâm khi bị phát hiện, bắt giữ thì bị công bố tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp rõ ràng. Còn danh tánh người mua dâm vẫn trong bức màn kín?

- Theo pháp lệnh phòng chống mại dâm thì không công bố tên tuổi, hình ảnh người bán dâm, mua dâm. Nhưng nếu người bán dâm có hành vi môi giới, tổ chức thì thành tội phạm hình sự.

Tuy nhiên, pháp lệnh cũng quy định ngoài việc bị xử phạt hành chính tại chỗ hành vi mại dâm, người mua dâm sẽ bị thông báo về địa phương để chính quyền địa phương nhắc nhở, giáo dục.

Nếu người mua dâm là cán bộ công chức, đảng viên hay lực lượng vũ trang thì tên tuổi sẽ bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục và xử lý kỷ luật. Quy định rõ như vậy nhưng tới giờ đã có người mua dâm nào bị xử lý một cách triệt để theo điều khoản này chưa?

- Pháp lệnh đã quy định rất rõ ràng, nhưng thực tế các trường hợp bị xử lý vi phạm theo điều khoản này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, hay nói cách khác việc thực thi pháp lệnh thực tế chưa đúng, chưa đủ, số người mua dâm bị thông báo về địa phương, cơ quan, đơn vị còn rất ít.

Posted Image

Phó cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) Lê Đức Hiền

Công tác lâu trong lĩnh vực phòng chống mại dâm, cá nhân ông có cho rằng nên công bố danh tánh người mua - bán dâm?

- Việc công bố danh tánh người mua dâm ngoài răn đe thì cũng tính đến các hệ lụy khác. Theo tôi, đây là vấn đề xã hội lớn, cần phải xem xét, bàn bạc kỹ lưỡng.Nếu công bố tên người mua dâm mà có tác dụng giảm tệ nạn mại dâm thì ta nên thí điểm làm thử để nghe ngóng xem thế nào.

Chứ ở một số nước, cả nước tư bản cho phép có “khu đèn đỏ”, các chính khách chỉ cần xuất hiện ở đó rồi bị phát hiện đưa lên báo chí thì uy tín đã giảm sút, có khi bản thân chính khách phải tự động xin từ chức.

Còn ở ta, việc chưa cho công bố tên là mang tính nhân đạo. Nhân đạo là anh chỉ bị thông báo về địa phương, cơ quan, đơn vị, chứ chưa hẳn đã thông báo cho gia đình biết.

Có cung thì có cầu, tình hình mại dâm vẫn gia tăng. Vậy đã đến lúc chúng ta xem xét cho thành lập các “khu đèn đỏ”?

- Cho phép “khu đèn đỏ” là một vấn đề lớn, rất phức tạp, liên quan đến thể chế chính trị, pháp luật, đến phong tục tập quán, bộ máy và công tác quản lý...

Bây giờ, nếu ta lập và cho phép “khu đèn đỏ” thì quản lý khu ngoài đèn đỏ thế nào? Có “khu đèn đỏ” là có các tệ nạn xã hội, có buôn bán người, có bảo kê, có đâm thuê chém mướn, có ma túy...

Ở các nước đã có “khu đèn đỏ” thì mua - bán dâm ngoài khu đèn đỏ sẽ bị xử lý cực nghiêm. Vậy ta đã có đủ bộ máy, công tác quản lý đã tốt chưa để cho phép “khu đèn đỏ”?

Làm công tác này, chúng tôi quá rõ việc các nước cho phép“khu đèn đỏ”, công nhận bán dâm là một nghề đang thất bại đau đớn thế nào vì không thể kiểm soát được tình hình. Mà đó đều là những nước tiên tiến, công tác quản lý, thực thi pháp luật cực tốt. Còn ở ta, lúc này chắc chắn chưa thể bàn tính đến những chuyện như thế.

(Theo Tuổi trẻ)

=============================

Còn ở ta, việc chưa cho công bố tên là mang tính nhân đạo. Nhân đạo là anh chỉ bị thông báo về địa phương, cơ quan, đơn vị, chứ chưa hẳn đã thông báo cho gia đình biết.

Giả sử lảnh đạo cơ quan cũng là người từng mua dâm, khi nhận được thông báo về một nhân viên nào đó cũng mua dâm thì sẽ là "ngưu tầm ngưu mã tầm mã", sẽ có sự "cảm thông" trở thành bao che lẫn nhau. Vô hình trung khi thông báo về cơ quan mà không thông báo cho gia đình đình thì cơ quan là nơi ém nhẹm thông tin đáng tin cậy nhất. Thật là nhân đạo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng có biết tại sao từ xưa đến nay tất cả các chế độ xã hội đã từng tồn tại trong nền văn minh nhân loại chỉ lên án gái mãi dâm , mà không đả động gì đến người mua dâm không?

Nếu thật sự không biết thì tôi sẽ phân tích để Thiên Đồng và những ai quan tâm tìm hiểu điều này.

Chưa công bố tên người mua dâm vì... nhân đạo

Phó cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Đức Hiền cho biết như vậy khi được hỏi về nguyên nhân tại sao trong các vụ mại dâm bịphát hiện, danh tánh, tên tuổi người mua dâm vẫn được giữ kín.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đức Hiền nói: Tệ nạn mại dâm vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Giờ thì có đủ người mẫu, diễn viên,học sinh, sinh viên, mại dâm nam, mại dâm phục vụ người già...

Tất cả đều được tổ chức ngày càng tinh vi, kín đáo, có những đường dây phức tạp. Đặc biệt, xuất hiện lớp đại gia có lối sống hưởng thụ, không chân chính, coi tiền như rác.

Có một thực tế là người bán dâm khi bị phát hiện, bắt giữ thì bị công bố tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp rõ ràng. Còn danh tánh người mua dâm vẫn trong bức màn kín?

- Theo pháp lệnh phòng chống mại dâm thì không công bố tên tuổi, hình ảnh người bán dâm, mua dâm. Nhưng nếu người bán dâm có hành vi môi giới, tổ chức thì thành tội phạm hình sự.

Tuy nhiên, pháp lệnh cũng quy định ngoài việc bị xử phạt hành chính tại chỗ hành vi mại dâm, người mua dâm sẽ bị thông báo về địa phương để chính quyền địa phương nhắc nhở, giáo dục.

Nếu người mua dâm là cán bộ công chức, đảng viên hay lực lượng vũ trang thì tên tuổi sẽ bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục và xử lý kỷ luật. Quy định rõ như vậy nhưng tới giờ đã có người mua dâm nào bị xử lý một cách triệt để theo điều khoản này chưa?

- Pháp lệnh đã quy định rất rõ ràng, nhưng thực tế các trường hợp bị xử lý vi phạm theo điều khoản này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, hay nói cách khác việc thực thi pháp lệnh thực tế chưa đúng, chưa đủ, số người mua dâm bị thông báo về địa phương, cơ quan, đơn vị còn rất ít.

Posted Image

Phó cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) Lê Đức Hiền

Công tác lâu trong lĩnh vực phòng chống mại dâm, cá nhân ông có cho rằng nên công bố danh tánh người mua - bán dâm?

- Việc công bố danh tánh người mua dâm ngoài răn đe thì cũng tính đến các hệ lụy khác. Theo tôi, đây là vấn đề xã hội lớn, cần phải xem xét, bàn bạc kỹ lưỡng.Nếu công bố tên người mua dâm mà có tác dụng giảm tệ nạn mại dâm thì ta nên thí điểm làm thử để nghe ngóng xem thế nào.

Chứ ở một số nước, cả nước tư bản cho phép có “khu đèn đỏ”, các chính khách chỉ cần xuất hiện ở đó rồi bị phát hiện đưa lên báo chí thì uy tín đã giảm sút, có khi bản thân chính khách phải tự động xin từ chức.

Có cung thì có cầu, tình hình mại dâm vẫn gia tăng. Vậy đã đến lúc chúng ta xem xét cho thành lập các “khu đèn đỏ”?

- Cho phép “khu đèn đỏ” là một vấn đề lớn, rất phức tạp, liên quan đến thể chế chính trị, pháp luật, đến phong tục tập quán, bộ máy và công tác quản lý...

Bây giờ, nếu ta lập và cho phép “khu đèn đỏ” thì quản lý khu ngoài đèn đỏ thế nào? Có “khu đèn đỏ” là có các tệ nạn xã hội, có buôn bán người, có bảo kê, có đâm thuê chém mướn, có ma túy...

Ở các nước đã có “khu đèn đỏ” thì mua - bán dâm ngoài khu đèn đỏ sẽ bị xử lý cực nghiêm. Vậy ta đã có đủ bộ máy, công tác quản lý đã tốt chưa để cho phép “khu đèn đỏ”?

Làm công tác này, chúng tôi quá rõ việc các nước cho phép“khu đèn đỏ”, công nhận bán dâm là một nghề đang thất bại đau đớn thế nào vì không thể kiểm soát được tình hình. Mà đó đều là những nước tiên tiến, công tác quản lý, thực thi pháp luật cực tốt. Còn ở ta, lúc này chắc chắn chưa thể bàn tính đến những chuyện như thế.

(Theo Tuổi trẻ)

=============================

Giả sử lảnh đạo cơ quan cũng là người từng mua dâm, khi nhận được thông báo về một nhân viên nào đó cũng mua dâm thì sẽ là "ngưu tầm ngưu mã tầm mã", sẽ có sự "cảm thông" trở thành bao che lẫn nhau. Vô hình trung khi thông báo về cơ quan mà không thông báo cho gia đình đình thì cơ quan là nơi ém nhẹm thông tin đáng tin cậy nhất. Thật là nhân đạo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu thật sự không biết thì tôi sẽ phân tích để Thiên Đồng và những ai quan tâm tìm hiểu điều này.

Rất quan tâm và chờ đọc sự phân tích của bác Thiên Sứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Các em chẳng có gì đặc biệt”

TT - Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) tuần trước, giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr đã gây sốc khi nói thẳng: “Các em chẳng có gì đặc biệt”.

Posted Image
Giáo viên David McCollough Jr khi đọc bài diễn văn gây sốc - Ảnh: The Swellesley Report

Thế nhưng, bài phát biểu của David McCollough lại được nhiều tờ báo và hãng tin Mỹ đăng tải, và thu hút được hàng chục ngàn comment (bình luận) trên mạng Internet, phần lớn đều ủng hộ thông điệp của ông McCollough.

Trong bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp năm 2012, thay vì lặp lại những câu sáo mòn như “Chúng tôi rất tự hào về các em”, “Các em rất tài năng”, “Thế giới là của các em”..., ông McCollough đưa ra một thông điệp mà giới truyền thông Mỹ mô tả là “Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực”.

Wellesley High là trường công nổi tiếng ở thị trấn giàu có Wellesley, có truyền thống lâu đời và từng sản sinh nhiều nhân tài cho nước Mỹ. David McCollough Jr là con trai của nhà sử học - nhà văn David McCollough, người từng đoạt giải thưởng Pulitzer.

Trước các học sinh của mình đang xúng xính trong bộ đồng phục tốt nghiệp giống nhau, đang háo hức cầm trên tay tấm bằng, McCollough dõng dạc nói rằng “Các em chẳng có gì là đặc biệt”, “chẳng có gì là phi thường”! Một gáo nước lạnh như được giội xuống mọi thành tích vẻ vang của trường!

Được chăm bẵm quá mức

Trước bao ánh mắt mở to sửng sốt, McCollough điềm nhiên nói tiếp: “Các em đã được hầu hạ tận miệng, nâng niu mỗi ngày, được nuông chiều, được bảo bọc cẩn thận. Vâng, người lớn đã ôm hôn các em, cho các em ăn, lau miệng... cho các em. Họ dạy dỗ, hướng dẫn, lắng nghe, động viên và an ủi các em. Các em được nâng niu, phỉnh phờ, dỗ ngon dỗ ngọt, được nghe toàn những lời nài nỉ.

Các em được người lớn ngợi khen đến tận trời xanh, được gọi là cục cưng. Đúng vậy đó. Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc biểu diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười tỏa sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Không có chuyện đó đâu nhé!”.

Đến đây, McCollough dẫn các học sinh vào một hiện thực đang chờ đợi mình. “Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Đó là 37.000 học sinh tiêu biểu của các trường, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên... Nhưng tại sao lại tự giới hạn chúng ta ở trường trung học thôi? Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng chẳng là “cái đinh” gì”.

McCollough dẫn dắt tiếp: “Người Mỹ chúng ta giờ đây yêu các danh hiệu hơn là những thành công thật sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực, hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị trí tốt hơn trong xã hội... Hậu quả là chúng ta đang coi rẻ các trải nghiệm đáng giá, thế nên việc xây dựng một cơ sở y tế ở Guatemala trở thành chìa khóa để chạy xin vào học tại Bowdoin (học viện nghệ thuật nổi tiếng ở Mỹ) hơn là việc này vì cuộc sống của người dân Guatemala”.

Hạnh phúc không tự tìm đến

McCollough nhấn mạnh mục tiêu thật sự của giáo dục không phải đem lại lợi thế vật chất mà là sự hiểu biết, yếu tố quan trọng của hạnh phúc. “Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em hãy làm những gì mình yêu thích và tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy xứng đáng với những lợi thế mà mình có”.

Sau khi khuyên các học sinh hãy tiếp tục đọc sách thường xuyên, phát triển ý thức về đạo đức, khẳng định cá tính, dám ước mơ, làm việc chăm chỉ và tư duy độc lập, yêu những người mình yêu hết mình, McCollough nhắc nhở: “Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực, chứ không phải là thứ từ trên trời rơi xuống vì các em là người tốt hay vì cha mẹ đưa đến tận tay các em.

Các em hãy nhớ rằng những người tạo dựng nên nước Mỹ đã nỗ lực đảm bảo quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu là một động từ, và tôi nghĩ các em sẽ không có nhiều thời gian để nằm ườn một chỗ xem mấy trò nhảm nhí trên YouTube. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến với các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay”.

Kết thúc phát biểu của mình, ông McCollough nhắn nhủ các học sinh hãy tự chủ, độc lập, sáng tạo không vì sự thỏa mãn do hành động đó mang lại, mà vì những điều tốt đẹp nó đem đến cho người khác. “Và khi đó, các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác, và đó là điều tuyệt vời nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì là đặc biệt”.

Sự quan tâm thái quá của người lớn khiến cái tôi của bọn trẻ phình to. Do đó, tôi nghĩ chúng cần một cách suy nghĩ mới. Đưa chúng vào đời với cái tôi quá lớn chẳng khác nào làm hại chúng

McCollough khẳng định. Trả lời phỏng vấn Fox News, McCollough giải thích ông muốn các học sinh hiểu rằng chúng phải nỗ lực nếu muốn thành công trong cuộc đời.


SƠN HÀ (Theo The Swellesley Report)
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đệ tử không biết, xin Sư Phụ dạy rỏ thêm ạ.Posted Image

Con người ta có những nhu cầu mang tính bản năng là: ăn, ngủ và sinh lý đối với người trưởng thành. Đó là nhu cầu tự nhiên có trong mỗi con người - trừ những bậc thánh nhân và những người dị tật bẩm sinh.

Bởi vậy, việc lấy thân xác vốn cũng có nhu cầu đó để thỏa mãn nhu cầu sinh lý người khác với mục đích kiếm tiền, nên bị khinh khi và lên án - từ trước đến nay. Bất kể là nam hay nữ hành nghề này. Còn đối với người mua dâm thì đó chỉ là để thỏa mãn nhu cầu tất yếu. Đương nhiên là bị dư luận bàn tán về mặt đạo đức.

Đấy là lý do mà các thời đại với mọi chế độ chính trị khác nhau từ thời cổ sơ đến bây giờ không xử người mua dâm là vậy. Nếu có thì chỉ là hiện tượng hiếm gặp trong lịch sử.

Trường hợp các đại gia mua dâm có hơi khác. Đó là họ có đối tượng cần mua dâm, vượt ra ngoài nhu cầu sinh lý thông thường. Khác với người mua dâm nhằm thỏa mãn nhu cầu tất yếu và mang tính phổ biến.

Nhưng có nhiều trường hợp cụ thể để ko phải cô gái bán dâm nào cũng có thể lên án họ. Tôi nhớ nhà thơ Tố Hữu đã chia sẻ với một cô gái hành nghề bán dâm trên sống Hương:

Răng không cô gái sông Hương.

Ngày mai em sẽ từ trong ra ngoài.

Thơm như hương nhụy hoa nhài.

Đẹp như nước suối ban mai giữa rừng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quản lý nghiệp dưới góc nhìn Phật giáo: Thành công nếu 'đủ duyên'

Trải qua tất cả các loại cảm xúc buồn vui, cay đắng sau khi thành lập doanh nghiệp, ông Vương Vũ Thắng đúc rút: “Thành công hay không chỉ đơn giản là đủ duyên”.

Posted Image

Ông Vương Vũ Thắng (bên phải) – Phó Tổng Giám đốc VC Corp Một người làm vườn có thể loại bỏ những hạt giống xấu và gieo trồng những hạt mầm tốt trên mảnh vườn của mình. Tương tự, trong nghiệp kinh doanh, bất kể ai trong chúng ta, từ nhân viên đến nhà quản lý đều có thể gieo vào tâm thức những hạt giống tốt để có thể thu lượm thành công và sự mãn nguyện trong sự nghiệp. Đó là một trong những điểm cốt lõi của luật nhân quả, nguyên lý căn bản của đạo phật. Đó không phải là sự sáng tạo của đức phật, mà là nguyên lý tự nhiên của vũ trụ. Tuy nhiên, áp dụng điều này vào cuộc sống, nhất là trong công việc kinh doanh không phải là điều dễ dàng, mà đòi hỏi mọi người phải thấu hiểu cách thức vận hành của nhân quả.Tại buổi chia sẻ sách “Quản lý nghiệp” do Câu lạc bộ Millionaire House tổ chức hôm 02/6, vị khách mời của chương trình, ông Vương Vũ Thắng – Phó Tổng Giám đốc CTCP Truyền thông Việt Nam (VC Corp), doanh nhân đã ứng dụng thành công triết lý đạo phật vào kinh doanh đã có những kiến giải rõ hơn về vấn đề này. Làm điều đúng đắn giúp thị trường lành mạnh Trong cuốn “Quản lý nghiệp” của Geshe Micheal Roach, tác giả viết: thay vì tìm mọi cách làm cho mình thành công, hãy làm cho đối tác của mình thành công. Dường như điều này là quá khó với đa số chủ doanh nghiệp. Ông Thắng cho rằng: “Thực ra điều đó cũng đúng nhưng quá lý thuyết. Việc ngồi nghĩ làm thế nào để đối thủ thành công là điều quá khó”. Là người kinh doanh rất thực tiễn, ông Thắng muốn bất cứ vấn đề gì cũng cần phải được giải thích rõ ràng và có những bước đi cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp nhất. Theo quan điểm của ông Thắng, mỗi người chỉ cần làm điều đúng cho thị trường lành mạnh. “Mình không cần phải ngồi cầu nguyện để đối thủ thành công nhưng hãy luôn nghĩ phải làm điều gì đó để thị trường lành mạnh hơn. Thị trường là nơi mọi người vốn quen làm một số điều không lành mạnh rồi, mình sẽ không bỏ thêm điều gì xấu vào đó nữa. Mình cho rằng, đó cũng là điều giúp đối thủ, giúp toàn thị trường rồi”. Ông Thắng cho biết, trong vòng 6 năm qua ông không lên báo chí nói gì về doanh nghiệp của mình. Vì đơn giản, nhiều đối thủ đều nói quá về mình, ông không muốn bỏ thêm một hạt giống như vậy vào thị trường Doanh nghiệp sẽ thành công nếu 'đủ duyên' Từ xưa đến nay, mọi người đều nghĩ thành công là do nỗ lực bản thân, nhưng ông Thắng không nghĩ như vậy. Ông Thắng từng phá sản 3 lần khác nhau, trung bình khoảng 2 năm phá sản một lần. Trong những năm đầu khởi nghiệp, ông đã gặt hái được những thành công tương đối lớn, nhưng rồi ông lại lâm vào cảnh thất bại, nợ lần; đánh mất nhiều mối quan hệ bạn bè, họ hàng; mất hết uy tín,… Trải qua tất cả các loại cảm xúc buồn vui, cay đắng đó, ông nghĩ rằng chắc hẳn bên trong mình phải có một vấn đề gì đấy. Ông bắt đầu hiểu ra một mối liên hệ vật lý giữa tất cả những điều mình nghĩ, mình làm với sự vật, hiện tượng xung quanh. Rồi ông đi đến khẳng định: “Thành công hay không chỉ đơn giản là đủ duyên”.Duyên là tất cả những gì chúng ta đã gieo trong quá khứ và hiện tại. Duyên (tiếng Anh: condition) nghĩa là “điều kiện”. Thành công của doanh nghiệp không do mình lãnh đạo quyết định. Nhà lãnh đạo chỉ là một trong hàng ngàn người, thậm chí hàng triệu người góp phần làm nên sự thành công của công ty. Khi các điều kiện bên ngoài cộng với tất cả những nhân chúng ta gieo hội tụ đủ, doanh nghiệp sẽ thành công, còn nếu không đủ dù nỗ lực đến mấy cũng không thành công. Đôi khi, doanh nghiệp đang làm ăn bình thường bỗng nhiên một khách hàng lớn phá hợp đồng. Điều đó có nghĩa một đống tiền “đội nón ra đi”, công ty từ làm ăn có lãi thành thua lỗ. Bởi vậy, đơn thân nhà lãnh đạo không thể kiểm soát được thế giới. Cho nên, hãy từ bỏ suy nghĩ “Tôi sẽ làm được mọi thứ”. “Khi hiểu thành công là đủ duyên, mỗi người sẽ quan tâm tạo ra những duyên phù hợp. Mình sẽ quan tâm đến tất cả những duyên xung quanh mình và tất cả những nhân mình giã gieo. Bởi mình hiểu rằng mọi việc đều vận hành theo luật nhân quả. Thành công cũng là do nhân quả. Không hẳn thành công là do cố gắng mặc dù sự cố gắng của mình cũng là một duyên trong hàng nghìn duyên ấy”, ông Thắng chia sẻ. Nếu suy nghĩ bản thân là nguyên nhân đưa đến thành công của công ty và chỉ quan tâm đến những thứ của cá nhân mình, nhà lãnh đạo sẽ để mất nhiều nhân quan trọng. Nhiều khi, một nhân viên kế toán buồn bã hay một khách hàng nổi giận cũng ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp mình”, ông Thắng lưu ý. Do vậy, mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực hết sức, phải gieo những nhân lành, chuẩn bị tất cả các duyên tốt nhưng để thành công phải đủ duyên. Quản lý nghiệp' thế nào cho đúng? Khi có công ty, chủ doanh nghiệp có thể chia sẻ nghiệp cho tất cả những người trong công ty mình. Tùy mối quan hệ nhân quả giữa mình và những người xung quanh mà chia sẻ nhiều hay ít. Làm điều tốt cho những người xung quanh cũng là điều có lợi cho mình vì mình được “cộng nghiệp”. Những người càng thân với mình thì sự cộng nghiệp càng mạnh mẽ Cho nên, ông Thắng khẳng định, điều đầu tiên, nhà lãnh đạo không phải đi giúp đối thủ của mình mà hãy giúp những người xung quanh mình trước. “Đừng nghĩ điều gì hoành tráng vội, mà hãy kiểm tra các mối quan hệ xung quanh mình, xem mình có thể giúp được gì không. Trong doanh nghiệp, những người thân cận nhất: giám đốc, cổ đông, đối tác, những người có mối quan hệ chặt chẽ với mình sẽ chia sẻ nghiệp cùng mình.

Lãnh đạo phải đặt ra câu hỏi: “Nếu tôi khổ thì bao nhiêu người khổ theo” hoặc những người xung quanh khổ thì người nào làm tôi khổ nhất. Đấy là những người chia sẻ nghiệp với mình nhiều nhất”, ông Thắng lý giải. Mặc dù chưa hề đọc cuốn “Quản lý nghiệp”, nhưng những khái niệm này không còn xa lạ với ông Thắng. Trải nghiệm cá nhân của ông mới thực sự là những bài học quý giá cho những người mang “nghiệp lãnh đạo” và bất cứ ai bước chân vào đời, mong muốn mang lại nhiều giá trị cho xã hội.

Ông Thắng còn nói, cuộc sống bận rộn là điều kiện giúp bản thân mỗi người gieo rất nhiều nhân lành. Và khi hiểu “nghiệp” chi phối cuộc sống của mình, mọi việc đều có nhân-quả, chúng ta sẽ lựa chọn và hành động sáng suốt nhất. Kết thúc chương trình, chị Đặng Thanh Vân, CEO Công ty Thanhs, Phó Chủ tịch CLB Millionaire House tâm sự: “Những dẫn giải của ông Thắng về quản lý nghiệp, với bài học "nỗ lực đem đến thành công cho những đối tác tâm linh" đã cho tôi có một cái nhìn khác, đầy đủ hơn về thế giới quanh tôi. Điều đọng lại lớn nhất trong tôi, qua buổi chia sẻ lần này, tôi hiểu rằng "hạnh phúc là ở hành trình, không phải đích đến", đã thấm vào suy nghĩ của tôi, từ những việc nhỏ nhất .

Tân Hoa

Theo TTVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chân dung một cô gái Việt Nam

Đầu Mùa Thu

Căn phòng nằm trên bờ con sông con Askerelva chảy qua trung tâm thủ đô Oslo. Qua cửa kính ra ban-công, Diễm nhìn những cây phong lá úa vàng soi bóng trên nước, tưởng tượng nếu đây là một căn phòng trong ký túc xá sinh viên, với người yêu bên cạnh, thì thơ mộng biết bao.

Nhưng bây giờ trước mặt nàng là ông cảnh sát di trú và bên phải là một người con gái, cỡ tuổi Diễm. Cô xin tầm trú. Trước khi lên đây, một bà cảnh sát đã khám xét người và hành lý của cô. Bà muốn tìm biết cô gái thật sự là ai, tên tuổi thật là gì, nhà cửa thật ở đâu. Trong ba bốn năm gần đây, nẩy ra một hiện tượng mới là mỗi năm có vài chục người Việt Nam tới xin tầm trú tại Na-uy, không một người nào là… người thật. Báo chí Na-uy gọi họ là ingen person, tương đương với nobody, Diễm và các đồng nghiệp thông dịch viên dịch đùa từng chữ là ‘vô nhân’.

Trong cái túi xách nhỏ, có hình hai bàn chân, bà cảnh sát chỉ moi ra được một cái quần tây, một áo thung, một xú-chiêng, hai xì líp, một típ kem đánh răng, một bàn chải. Chân dung thật của cô gái không nằm trong cái túi xách.

Bây giờ Diễm dịch cho ông cảnh sát thẩm vấn.

“Cô tên gì?” ông cảnh sát hỏi, sau khi bật máy PC.

“Nguyễn Thị Vân.”

“Ngày sanh?”

“25.12.1988.”

“Như vậy là cô sanh vào lễ Giáng Sinh và năm nay cô 16 tuổi?” ông cảnh sát chiếu ánh mắt nghi ngờ trên cô gái ngồi trước mặt. Diễm đoán người đồng hương này nếu không già bằng Chúa Cứu Thế thì ít nhất phải hai mươi lăm tuổi. Nàng biết theo luật lệ hiện hành, trẻ vị thành niên được nhiều đoàn thể can thiệp và bảo vệ, và nếu được chấp thuận tị nạn thì có thể kéo thêm cha mẹ, em út.

Nhưng Diễm đoán lầm về vụ kéo thêm cha mẹ:

“Tên cha?” ông cảnh sát hỏi tiếp.

“Nói chung… Tôi không có cha.”

“Tên mẹ?”

“Tôi không có mẹ.”

“Ít nhất cũng có một người sanh ra cô chớ?”

“Tôi mồ côi từ nhỏ, không biết gì cả…”

“Cô có giấy tờ gì không, như sổ thông hành, căn cước chẳng hạn?”

“Không.”

“Không có giấy thông hành, làm thế nào cô có thể đi ra khỏi Việt Nam , và qua bao nhiêu biên giới tới đây được?”

“Không biết. Người ta đưa tôi đi.”

“Người ta là ai?”

“Nói chung nà người giắt đi đấy.”

“Có khi nào họ đưa qua trạm kiểm soát biên giới không?”

“Tôi không biết đâu là biên giới.”

“Cô rời khỏi Việt Nam bao giờ?”

“Không nhớ.”

“Cô nói phỏng chừng cũng được,” ông vẫy vẫy những ngón tay như con chim bay “một năm, một tháng, hay một tuần?”

“Khoảng một tháng.”

“Cô nhớ đã đi qua một thành phố nào đặc biệt, ví dụ Paris , Berlin , Bắc Kinh?”

“Không nhớ. Không biết.”

Suốt hai tiếng đồng hồ với hàng trăm câu hỏi, người cảnh sát chỉ nhận được một câu trả lời rất ư thoải mái “không biết.” Chạm phải những lời nói dối quá xấc xược, ông đỏ gay mặt như người bị xúc phạm nặng, nhưng lấy lại bình tĩnh, gõ vào máy vài dữ kiện vu vơ. Thấy hồ sơ sơ sài quá, ông ta cố gắng nhắc lại lần thứ ba một câu hỏi:

“Cô nói lại tôi nghe, cô từ Việt Nam tới Na-uy bằng phương tiện gì?”

Cô gái chắc đã được học tập kỹ, dư biết rằng ông cảnh sát muốn truy ra hãng máy bay chuyên chở để qui trách nhiệm, nên quay sang thông dịch viên nói:

“Chị lói với ló nà em đi bộ từ Cao Bằng sang Trung Quốc đấy, dzồi từ Trung Quốc đi bộ sang Nga, từ Nga sang đây bằng xe thùng đấy… Ðã lói mí ló dzồi mà cứ hỏi mãi thế!”

Diễm dịch lại câu nói, bỏ câu ‘chị lói với ló’ đi – vì nàng biết nó ngắn ngủi thế mà không tài nào dịch hết ý được. Ông cảnh sát ghi vào hồ sơ lời khai, chẳng cần biết đoạn đường từ Cao Bằng sang Nga dài bao nhiêu dậm, đi bộ mấy năm. Rồi ngẩng đầu lên hỏi theo đúng thủ tục:

“Cô muốn gì tại Na-uy?”

“Xin tị lạn.”

“Lý do tị nạn?”

“Nói chung nà ở Việt Nam đói quá.”

“Tại sao lại chọn Na-uy làm nơi tị nạn?”

“Nói chung nà nghe người ta bảo ở La-uy sướng thì trả tiền cho đường giây đưa đi.”

“Cô phải trả bao nhiêu tiền?”

“Lăm ngàn đô.”

“Số tiền này từ đâu cô có, nếu cô đói?”

“Có cái ông gần nhà thấy tôi khổ thương hại cho tiền đi.”

“Ông ấy tên gì?”

“Không biết.”

“Ðịa chỉ?”

“Bên cạnh nhà tôi.”

“Hồi nãy cô nói vô gia cư, từ nhỏ sống ở ngoài đường?”

“Thì ở gần nhau ngoài đường.”

Diễm nghĩ bụng nếu có một nơi mà người vô gia cư có nhiều tiền như thế và hảo tâm như thế nhất định nàng sẽ tới đó xin tị nạn. Nhưng ông ta khoanh tay, ngả lưng ra đằng sau như muốn thư dãn, rồi bấm nút ‘print’ vào máy PC. Bên ngoài ban-công một con bồ câu đáp xuống, thấy bóng nhiều người, lại bay đi.

Ông cảnh sát đưa cô gái xuống phòng căn cước dưới tầng trệt để chụp hình, lăn tay, làm thẻ căn cước tạm. Diễm cũng là dân tị nạn – mệnh danh là‘thế hệ thứ hai.’ Thấy cảnh này, Diễm nhớ lại những câu chuyện gian truân, bi hài mà ‘thế hệ thứ nhất,’ cha mẹ nàng, kể về chuyến vượt biên hai mươi sáu năm về trước, lúc nàng chưa sanh ra.

Nhiều người hỏi tại sao phải liều mạng như vậy? Cha mẹ có một câu trả lời khá đặc biệt, tương đối khiêm nhường hơn phần đông – khát khao tìm một mảnh đất có thể lương thiện mà sống. Ông bà đã tìm được một mảnh đất như thế và sanh ra Diễm trên mảnh đất như thế. Diễm thừa hưởng tấm lương thiện như suối nhận nước mạch từ đỉnh núi cao tinh tuyền. Diễm không biết nói dối – gần như. Nói ‘gần như’ là để trừ những lần như mẹ hỏi có bồ chưa nói chưa, bố hỏi mua cái cà-vạt cho bố bao nhiêu nói nửa giá, bạn trai hỏi em giận cái gì, nói không có gì cả…

Ông cảnh sát cầm từng ngón tay của cô gái lăn trên tấm kính đục, khi hình dấu tay hiện rõ nét và đầy đủ trên màn ảnh máy vi tính, với tín hiệu ‘Ready’, ông nhấn bàn đạp. Diễm nhìn những ngón tay thon khá đẹp của cô gái, tự hỏi tại sao cô có thể nói dối một cách tự nhiên như thế. Và Diễm cảm thấy một nỗi chán nản xen lẫn hổ thẹn về người cùng màu da.

Qua Mùa Đông

Một chiều đầu mùa đông. Trận tuyết đầu tiên trong thành phố khiến đường xá hỗn loạn vì tai nạn xe cộ. Diễm rút trong cặp đi làm ra tờ báo cũ đọc lại, cho qua thời gian trôi rất nhanh mà xe buýt chạy rất chậm, và bụng bắt đầu đoi đói. Tin có nghi vấn ông Arafat chết vì bị đầu độc; tin tuyết lở ở Miền Tây khiến 60 chiếc xe bị kẹt giữa đường; tin cảnh sát bắt được chín người trong một băng ăn cắp toàn người Việt Nam , hoành hành từ nhiều năm trên toàn quốc. Số thiệt hại cho các cửa tiệm lên đến nhiều chục triệu. Các mặt hàng được băng đảng này ưa chuộng là dao cạo Gillette, mỹ phẩm L’Oréal, nhất là thuốc quệt lông mày và tô mắt, có cả dầu cá. Chưa bắt được người đầu sỏ của tổ chức, nhưng trong số những người bị bắt có một người đàn bà tầm trú can dự vào 19 vụ có tang chứng, người này đã có bốn tiền án ăn cắp.

Chuông điện thoại reo. Cảnh sát di trú cần Diễm đi thông dịch gấp. Cảnh sát hẹn mang xe đón đường xe buýt để rước Diễm đi ngay. Diễm moi gói bánh mì ăn dở ra ăn; nếu không bị kẹt xe, giờ này nàng đang ăn cơm với cha mẹ ở nhà, mẹ nói hôm nay sẽ làm món canh bí rợ.

Cô cảnh sát di trú mặc thường phục chiều nay sẽ gặp một người đàn bà trong tù để thông báo lệnh trục xuất. Khi người tù xuất hiện trước cửa phòng tiếp khách, Diễm thấy mặt quen quen. Người thiếu phụ nặng nề ngồi xuống ghế bành, một tay đặt lên bụng lớn. Diễm để ý đến sự kiện nhỏ là trong căn phòng bây giờ có ba người đàn bà.

Cô cảnh sát tự giới thiệu xong, mỉm cười hỏi cô tù, Diễm dịch lại:

“Cô khỏe không?”

“Khỏe.”

“Bao giờ sanh?”

“Hai tháng nữa.”

Cô hắng giặng:

“Hôm nay tôi đến đây để nói về một việc khác, không liên quan gì tới việc trộm cắp,” cô cảnh sát nói trong khi mở một cái kẹp hồ sơ bằng nhựa trong, lấy ra một tờ giấy. “Tôi đến để báo cho cô biết về lệnh trục xuất.”

Người thiếu phụ mang bầu mặt không biến sắc, bàn tay vẫn để trên bụng, cánh tay kia vẫn để xuôi theo đùi trên ghế da. Cô cảnh sát đưa cho Diễm tờ quyết định của bộ Nội Vụ, bảo dịch miệng cho đương sự.

Diễm dịch xong, đưa tờ giấy cho người con gái tên Vân ký tên. Bây giờ nàng đã nhớ ra đây là cô gái xin tầm trú vào đầu mùa thu. Nàng nhớ ra bàn tay đang đặt trên bụng kia đúng là bàn tay đẹp đặt trên tấm kính mờ để lấy dấu. Bàn tay táy máy trong bốn tháng nay làm điêu đứng các siêu thị và cửa hàng khắp nước. Lại cùng một cảm giác gờm nhớm len vào lòng Diễm.

Cô cảnh sát cất tờ quyết định vào kẹp. Lấy một tờ giấy khác, cầm bút như sẵn sàng ghi chép.

“Xin cô nghe đây,” cô cảnh sát mở đề cho một cuộc thẩm vấn cuối cùng. “Cô không đủ lý do xin tị nạn, cộng thêm việc phạm pháp, cô không có con đường nào khác ngoài đường trở về nơi cô đã ra đi.”

“Thế thì trả tôi về Ðức.”

“Tại sao lại Ðức? Cô đi từ Việt Nam mà!”

“Tôi từ bên Ðức sang…”

“Trong hai lần thẩm vấn trước đây cô nói từ Việt Nam , đi bộ sang Trung Quốc rồi sang Nga. Bây giờ lại nói từ Ðức sang. Lời nào là thật?”

“Cái thai lày của một thằng Ðức.”

“Nhiều lần chúng tôi đã hỏi cha của thai nhi là ai, cô đều nói là không biết.”

“Không biết… thật đấy. Nói chung nà đêm không thấy mặt.”

“Dù cô không biết gì hết, không biết mặt người ngủ chung, không biết mình là ai, không biết cha mẹ là ai, không biết từ đâu tới, chúng tôi vẫn có cách tìm ra cô là ai. Và chúng tôi sẽ liên lạc với tòa đại sứ Việt Nam cấp giấy cho cô về Việt Nam .”

“Lói thật cũng chết, lói dối cũng chết…” người tù nói nhanh, rồi lại vội nói

“Chị đừng dịch cho ló nghe nhá!”

“Cô ấy nói gì?” thấy Diễm không dịch câu nói của người đối thoại, cô cảnh sát hỏi.

“Cô ấy đổi ý, không muốn tôi dịch câu vừa nói.”

Cô cảnh sát nhỏ giọng nói với người đàn bà mang thai:

“Xin cô cộng tác với chúng tôi để tiến hành cho sớm việc hồi hương, tránh cho em bé khỏi sanh ra trong tù.”

“Tôi cũng không muốn sanh con trong tù…”

“Vậy tên thật cô là gì? Ðịa chỉ?…”

Người tạm gọi là ‘Vân’ không trả lời. Diễm bỗng thấy nét mặt của Vân mềm ra, như có một lớp sáp vừa tan để lộ cảm giác – khuôn mặt của một con người. Bất cứ tên tuổi cô là gì, đây là một người mẹ. Người mẹ đặt cả hai tay lên bụng, cúi xuống lẩm bẩm:

“Con tôi sinh trong tù à?”

Rồi im lặng. Diễm cảm thấy xót xa trong lòng. Cảm giác gờm nhớm từ bốn tháng nay biến thành một cảm giác ân hận. Diễm nghĩ đến thân phận chính mình – sở dĩ mình sống nhởn nhơ được, buổi sáng đứng bán nhà thuốc tây, buổi chiều đi nhảy aerobic, lâu lâu đi thông dịch lấy ngoại tài mua son phấn không cần ăn cắp… là vì cha mẹ mình đã chọn được con đường đúng ý nguyện: tới một nơi có thể lương thiện mà sống được.

Không, không phải cha mẹ chọn. Ðó là Trời ban. Ba chục năm nay, bây giờ ‘Kho Trời’ đã khóa. Nếu cha mẹ nàng chậm chân, không chừng giờ này Diễm cũng là một người mở miệng bằng câu không biết, và không từ làm bất cứ việc gì để sinh tồn.

Lợi dụng lúc cô cảnh sát nói chuyện với bà gác tù, Diễm phá chút qui củ thông dịch, đưa tay bắt bàn tay mềm và ẩm của Vân, chúc may mắn và ai ủi vài câu. Vân tỏ ra cảm động. Cuối cùng, nghĩ tới mai mốt Vân lên máy bay về Việt Nam , Diễm ái ngại hỏi:

“Liệu người lương thiện có sống được ở Việt Nam không?”

“Nương thiện nà cái gì?”

Tâm Thanh

(Bài st trên mạng)

==============================================

Xem xong buồn quá

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nước Nga ngày nay

8:32 sáng | Tháng Mười Một 7, 2011

(Petrotimes) - Hãy coi câu chuyện về nước Nga ngày nay này như một bức tranh trừu tượng. Hãy để mỗi người thưởng thức và hình dung một cách khác nhau. Tuy nhiên, tôi thường băn khoăn tự vấn: Liệu mình có phải là kẻ hoài cổ, quá tiếc nuối thời Liên Xô không.

---

…Là người được đào tạo tại Liên Xô, lại gần như cả đời làm việc với các đồng nghiệp Liên Xô, tôi yêu Liên Xô lắm. Tôi có nhiều bạn, bạn tâm tình, bạn rượu người Nga, người Ukraine, người Uzbek, người Azerbaijan… cho đến tận bây giờ. Tôi lại hay lẩn thẩn tìm hiểu căn nguyên mọi chuyện, như cái sự tại sao tôi yêu Liên Xô và nước Nga, tình yêu đó ra làm sao. Bởi với tôi, ngay cái chuyện yêu cũng phải so đo một tý: có đáng thì mới yêu, yêu quên chết, còn không đáng thì… không ghét, nhưng yêu ít, cho nó đẹp thôi.

Chính thể XHCN Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, tôi sốc và nhiều người sốc. Có nhiều ông sinh bệnh, trở tính sau sự kiện này. Cũng phải thôi, mất nơi cậy nhờ, nương tựa, cả về vật chất lẫn tinh thần, niềm tin.

Tôi không may phải xem buổi truyền hình trực tiếp bài phát biểu của Tổng thống Eltsin, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị BCH đảng CSLX trước Nghị viện Mỹ vào năm 1992. Ông hùng hồn tuyên bố: Tôi đảm bảo với các bạn rằng, Liên bang Xôviết đã sụp đổ và không bao giờ trở lại… Trông mặt ông mãn nguyện làm sao. Trong giây lát, tự nhiên mọi triết lý ở đời, làm người mà tôi nhặt nhạnh được ùa về ý thức của tôi, giúp tôi nhìn khuôn mặt đó rõ ràng hơn và điềm tĩnh hơn.

Rồi tách chia các nước cộng hòa. Rồi người ta bỗng thấy con người mình không thuộc hẳn một dân tộc nào. Dòng máu trong mình đã pha trộn qua nhiều thế hệ, dòng máu Xôviết thuở nào… Rồi lãnh đạo thay nhau, cơ chế đổi mới liên tục trong các nước cộng hòa. Phần lớn những người lãnh đạo cộng sản trước đây, nay “thức thời” trở thành lãnh đạo xã hội tư bản mới. Vẫn còn khuynh hướng níu kéo, tiếc nuối Liên bang Xôviết trong cái hình hài khiên cưỡng, Cộng đồng các quốc gia độc lập, để rồi bất đồng, xung đột lợi ích, xung đột dân tộc…

Xưa kia “…địa chỉ của tôi không phải số nhà, tên phố – địa chỉ của tôi là Liên Xô” thì nay, từ Moskva đi Tashkent, đi Kiev, đi Bacu… phải xin visa. Người Nga mới hân hoan với “tự do, dân chủ”, tin tưởng vào tương lai rạng rỡ. Người dân Liên Xô cũ bùi ngùi nghĩ về lịch sử Xôviết và chấp nhận mối quan hệ cơ bản nhất với nhau, người với người. Họ buộc phải lờ đi nguồn gốc chủng tộc, dòng máu huyết thống và kèm theo đó, đương nhiên là lờ đi cả khái niệm Tổ quốc! Trước đây, các khái niệm Tổ quốc, yêu nước, tình yêu giai cấp, tình yêu đồng loại, lòng tốt (vốn dĩ rất giàu ở Liên Xô)… được trân trọng xác định rất mạch lạc, được các ngành xã hội học nghiên cứu và phổ biến rất nghiêm túc. Bây giờ là mảnh vườn hoang. Chẳng thế mà mùa thu năm 2009, tôi bắt gặp nơi gần cửa ra ga tàu điện ngầm “Tây Nam” Moskva câu biểu ngữ lớn: “Nơi ta sống sung sướng là Tổ quốc ta”. Đọc tấm biểu ngữ, tôi chợt nhớ câu tục ngữ của ta: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Ôi, loài chó trung thành và nghĩa khí.

Người dân Nga bây giờ có cuộc sống khá giả hơn, phong phú hơn nhiều. Đường phố vẫn rộng rãi, công viên mênh mông, trong lành. Ôtô nhiều, rất nhiều: riêng ở Moskva, có đâu 6-7 triệu xe. Vậy nên đường thường xuyên tắc, bởi thế có chuyện anh lái taxi học được ba ngoại ngữ trên xe. Nếu để ý, trong dòng xe cuồn cuộn trên đường, có rất ít xe Nga sản xuất. Trong vô vàn cửa hàng bách hóa, hàng Nga cũng hiếm hoi. Đừng ai hy vọng bây giờ sang Nga có thể mua được cái nồi áp suất, cái chậu nhôm, cái bàn là, quạt điện hay xe đạp, máy khâu… của Nga làm kỷ niệm, kể cả thìa, dĩa, dao ăn và thậm chí phải cẩn thận khi mua búp bê “lật đật” hay “matrioska”, đặc biệt là ấm “Samôva”… có thể là hàng Trung Quốc đấy.

Người Nga vẫn kiên trì yêu văn hóa lắm, bằng chứng là trong các toa tàu điện ngầm, trong xe ôtô buýt, nhiều người vẫn say mê đọc sách. Nhiều người Nga bây giờ hình như không hạnh phúc, vui tươi. Trên đường đi, ta bắt gặp nhiều khuôn mặt đăm chiêu, bức khó.

Hệ thống tàu điện ngầm Moskva là niềm tự hào xưa nay của Nga đã được xướng tên gọi mới: “Hệ thống giao thông cao tốc Moskva”, mỗi ngày chuyên chở gần 10 triệu lượt người (giá vé mỗi lần đi gần 1 đôla Mỹ). Tuy nhiên, metro Moskva không còn được như xưa. Các ga không còn là các cung điện ngầm như ga “Công viên văn hóa”, “Cách mạng”, “Kiev”… do phần lớn các pho tượng, phù điêu – các tác phẩm nghệ thuật bất hủ, mang tính cách mạng – đã bị dỡ bỏ, để lại những khoảng trống kinh dị, ngơ ngác. Metro Moskva có phát triển thêm một số đường, số đoạn, đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân ngày một đông.

Sau 40 năm, tôi lại một lần lên xuống ga “Sinh viên” và nhận ra cái cửa hợp kim nhôm – kính thuở nào mà mỗi ngày trước đây tôi vẫn đẩy, cả nền đá granit đã mòn lõm dưới đế dày, trong đó, có gót chân tôi.

Qua vài chục năm thời hậu Xôviết, khu trung tâm Moskva có vài thay đổi. Khách sạn Moskva được xây lại với kiến trúc và quy mô không mấy khác xưa. Quảng trường “50 năm Cách mạng tháng Mười” được đào sâu xây Trung tâm Thương mại cao cấp ngầm 3 tầng lộng lẫy, phía trên đặt vài tiểu cảnh, mái vòm kính và sân đi dạo. GUM đã trở thành trung tâm hàng hiệu, thi thoảng có vài khách sang trọng vào ra. Phố Gorki, đại lộ Các Mác đã đổi tên. Lối giữa Quảng trường Đỏ và mồ liệt sĩ vô danh luôn có một ông nguyên soái Stalin, giống lắm, sẵn sàng chụp ảnh chung với bạn để lấy 30 rup (khoảng 1 đôla).

Bách hóa “Thế giới trẻ con” vẫn còn với ký ức của mọi người Việt từng sống ở Moskva nhưng bên trong ngồn ngộn quầy hàng, chủ yếu là đồ Trung Quốc, từ con gấu bông đến cái xe đạp…

Tôi cũng được đi lại trên con tàu Moskva Sankt-Peterburg (trước đây là Leningrad), qua những vùng đồng quê yên tĩnh, đẹp đến nao lòng và những miền xa Viễn Đông, quanh Khabarovsk và Vladivostok. Những cánh đồng lúa mì, lúa mạch cùng những cánh ruộng đã bỏ hoang nhiều năm và những đồng cỏ ngút tầm. Những cánh rừng bạt ngàn cây, không có bắt đầu, không có kết thúc. Cây cứ trùng trùng, lớp lớp, bao là gỗ, là xanh. Người ta cũng chặt, cũng khai thác gỗ nhưng xem ra lòng tham quái ác của con người có vẻ bất lực trước sức đẻ của đất, của rừng nơi đây. Xóm làng yên tĩnh, thoáng chút đìu hiu. Cũng vẫn những con đường mấp mô cỏ choán của những người áo bốt, ủng cao su. Trên mái một số nhà, có làn khói mỏng bay lên từ ống khói. Nhiều nhà vô chủ thông thốc những cửa sổ vỡ kính, tiếng quạ não nùng.

Tôi đi qua một nhà máy, đúng ra là con đường kéo qua một cạnh khuôn viên của nó. Trời đất ạ, phải đến hơn cây số. Bên trong, giữa khoảng trống của những nhà xưởng cây cỏ mọc um tùm, các kết cấu đổ ngả nghiêng, bóng vài con chó hoang lượn lờ cô tịch. Một thuở, đây từng là niềm tự hào của nền công nghiệp Xôviết.

Tôi vào chợ, vào cửa hàng trên phố thấy đầy rẫy hàng tiêu dùng “Made in China” – Nhìn xuống sông Amua mênh mông, hàng núi gỗ lừng lững trôi sang Trung Quốc…

Tôi cũng thấy dinh tỉnh trưởng uy nghi, đường bệ, đứng cạnh dinh ông đại diện tổng thống Nga cũng đồ sộ không kém. Người ta bảo tôi là mọi việc của dinh này phải được dinh kia kiểm duyệt, cho phép, từ việc nhập khẩu một lô hàng.

Tôi lẩn thẩn quan sát. Hầu hết những người làm xây dựng, sửa chữa đường sá, lái xe tải lớn… làm công việc nặng, không phải người Nga, toàn người làm thuê. Người Nga xem ra thích làm những công việc nhẹ nhàng: bảo vệ (nghe nói đội quân này thu hút gần 1 triệu thanh niên và trung niên to khỏe), bán vé tàu xe, buôn bán, kế toán, rửa xe ôtô… Tiếc là tôi chưa được đến những khu mỏ, nhà máy còn hoạt động để được thấy cảnh lao động sáng tạo trong nền công nghiệp Nga, được cho là cận kề G-7.

Nước Nga là một cường quốc. Cường quốc Nga có nét đặc trưng riêng. Nếu nói thế giới hiện tại, đặc biệt ở thời “chiến tranh lạnh”, Nga và Mỹ là hai cực thì GDP của Nga lại chỉ đứng hàng thứ 7. Chỉ có điều, cho dù nước Mỹ có GDP gấp gần 10 lần của Nga, cho dù nền sản xuất công nghiệp hiện tại của Nga èo uột như vậy nhưng kỹ thuật quân sự Nga không thua ai. Đấy, cường quốc là nước mạnh.

Không ai là không biết rượu vodka Nga, cho dù sau khi Liên Xô tan rã, nghề chưng cất vodka có phần sa sút. Năm 1992, người Nga cất được 684 triệu lít vodka, năm 2008 chỉ sản xuất được 544 triệu lít. Bù lại, nước Nga hiện đứng thứ 3 thế giới về sản xuất bia và ngành nấu bia phát triển liên tục trong thời hậu Xôviết (bia Nga ít xuất khẩu, chủ yếu nấu uống). Năm 1992, người Nga nấu được 1.255 triệu lít bia và đến năm 2008 thì sản lượng đã là 5.130 triệu lít.

Có một điều thật thú vị. Trong khi nấu bia và cất rượu rất nhiều thì người Nga ít chú ý đến mồi nhắm. Năm 1992, cả nước Nga nuôi 52,2 triệu con đại gia súc, 31,5 triệu con lợn và 51,4 triệu dê cừu, đến năm 2008, con số tương ứng là 21,1; 16,3 và 21,6.

Xin nhắc lại một chút: GDP nước Nga năm 2008 khoảng 1.400 tỉ USD và hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đóng góp phần lớn với ngân sách nhà nước khoảng 533 tỉ USD.

Vậy nhưng hệ thống trả lương ở Nga hiện nay khác ta nhiều lắm. Lương của người đi làm và lương hưu rất khác nhau và ngày càng cách xa. Lương trung bình của người đi làm/lương hưu năm 1995 là 472/188 rup, tương ứng năm 2008 là 17.000/4.200 rup. Té ra, những khuôn mặt đăm chiêu, bức khó mà ta gặp ngoài đường như đã đề cập ở trên là trong số 38,6 triệu cán bộ hưu trí. Đáng ra họ được nhận nhiều hơn từ cái ngân sách khổng lồ thu được nhờ tài nguyên thiên nhiên của đất nước không phải của riêng ai. Ừ, nỗi buồn thông cảm được. Vậy nên người Nga không thọ, không vui. Năm 2007, tuổi thọ trung bình của người Nga là 67,5 tuổi, đặc biệt đàn ông sống trung bình chỉ 61,4 tuổi. Dân số Nga từ 1992 đến 2006 giảm 0,6-0,9 triệu người mỗi năm. Ơn trời, năm 2007 giảm 470 ngàn và 2008 chỉ giảm 360 ngàn người. Năm 1992, 7 đôi cưới nhau thì 4 đôi bỏ nhau. Đến năm 2008, 8 đôi thành vợ thành chồng thì 5 đôi đứt gánh.

Tiếc là tôi không có điều kiện và khả năng tìm hiểu về giáo dục, đào tạo, về khoa học, về văn hóa và y tế… của nước Nga.

Những số liệu nêu ở đây, tôi không dám lấy từ nguồn lạ mà chính từ “nước Nga trong các con số”, ấn phẩm chính thức của ngành thống kê nhà nước liên bang. Nếu có sự gia công của các chuyên gia, ta không khó để nhận biết sai số theo chiều nào.

Hãy coi câu chuyện về nước Nga ngày nay này như một bức tranh trừu tượng. Hãy để mỗi người thưởng thức và hình dung một cách khác nhau. Tuy nhiên, tôi thường băn khoăn tự vấn: Liệu mình có phải là kẻ hoài cổ, quá tiếc nuối thời Liên Xô không. Biết nói làm sao, có thể lắm. Và như tôi đã đề cập từ đầu, kể chuyện Liên Xô trước đây cũng như nước Nga ngày nay tựa như chuyện mấy ông thầy bói xem voi. Không sao hiểu hết nước Nga được và tôi không biết mình biết nước Nga được mấy phần để còn xin mọi người châm chước.

Gần đây mỗi lần sang Nga công tác, gặp lại bạn bè, bao giờ họ cũng muốn cùng tôi đi chơi đâu đó. Họ không muốn tôi ra đường một mình, đặc biệt đến những nơi nhạy cảm như chợ búa. Họ muốn tôi giữ mãi ấn tượng tốt đẹp đã có cùng nhau, cùng nước Nga ngút ngàn xanh dưới bầu trời sẫm tím với người Nga chất phác, tốt bụng. Trong giấc mơ chập chờn, tôi vẫn thấy một nước Nga vĩ đại yên bình, xứng đáng đại diện cho cái Thiện trên mặt đất này.

Hà Nội, tháng Mười năm 2011

Quỳnh Liêu

(St)

http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/1.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Diane Trần và chuyện nhan sắc

Tôi không hề có ý định so sánh Diane Trần và những mỹ nhân trong làng giải trí Việt. Bởi quan điểm riêng, tôi cho rằng, so sánh sẽ hạ đi giá trị của Diane Trần. Diane Trần ở tít tại thành phố Willis, bang Texas, Hoa Kỳ. Diane Trần mới 17 tuổi, đang học chương trình phổ thông trung học.

Diane Trần là cô con gái thứ hai của một gia đình gốc Việt có 3 người con. Tiếc rằng, cha mẹ của Diane đã ly tán. Diane Trần bị xử phạt 100USD cùng khả năng ngồi tù 1 ngày vì đã vắng mặt ở lớp quá quy định. Và, cổ tích đã xuất hiện.

1. Diane Trần có khuôn mặt rặt dân Á Châu, xinh tươi. Mỗi thông tin về Diane Trần được cập nhật, là thêm lần khiến lòng tôi ấm áp.

Posted Image

Cha mẹ Diane Trần đột ngột bỏ đi, gánh nặng trên vai họ nhẹ bớt, bởi họ đã vô tình hay cố ý chuyển gánh nặng ấy sang đôi vai của ba người con.

Diane Trần lao vào làm việc để có đủ tiền lo cho bản thân mình, và giúp đỡ một người anh, một người em.

Bạn của Diane Trần nói với truyền thông, sau giờ làm, Diane lao vào bàn học. Có khi, cô học đến tận sáng.

Trước khi bị tuyên án phạt tù và tiền, Diane Trần đã bị Tòa án cảnh cáo, không được vắng mặt thêm buổi học nào nữa.

Thế nhưng, Diane Trần đã vắng. Cô không có cách lựa chọn nào khác… Những ngày làm việc vào cuối tuần đã vắt kiệt sức của Diane Trần. Cô chỉ cố duy trì những điểm số tốt bằng cách học ở nhà xuyên đêm…

Sau phiên xử Diane Trần, các phóng viên tỏa đi tìm hiểu đời sống của cô. Và họ phát hiện, Diane Trần phải vừa đi học, vừa đi làm thêm quần quật để kiếm sống, phụ tiền học phí cho anh và cho em.

Biết được chuyện của Diane Trần thông qua báo chí, cộng đồng mạng lập tức sôi sục. Họ làm mọi cách để kêu gọi Tòa án xóa án cho Diane Trần. Họ thành lập trang web helpdianeTran.com để kêu gọi giúp giúp đỡ về tài chính cho cô.

Như một phép mầu, chỉ trong thời gian ngắn, số tiền mà cư dân mạng quyên góp được để giúp Diane Trần đã lên đến con số 100 nghìn USD.

Nếu chỉ dừng lại ở đó, phép mầu chỉ là phép mầu.

Nhưng, Diane Trần đã biến phép mầu thành cổ tích.

Diane Trần từ chối nhận số tiền trên, bởi đơn giản “Còn có những trẻ em nghèo khó, bất hạnh cần số tiền này hơn tôi. Tôi cảm ơn mọi người, nhưng tôi vẫn có thể tự lo cho mình”.

Hơn thế nữa, khi vị thẩm phán trong phiên tòa xử phạt Diane Trần cho biết, ông không hề nghe Diane Trần nói về hoàn cảnh của mình. Vì thế, ông chỉ xử lý theo luật định.

Khi biết chuyện, ông đã tuyên bố xóa án phạt cho Diane Trần.

Vậy đó, Diane Trần không đổ thừa hoàn cảnh để mong nhận lại sự thông cảm từ pháp luật. Khi nghe Tòa tuyên án, Diane Trần chỉ khóc.

Nhìn bức ảnh ghi lại khuôn mặt đẫm nước mắt của Diane Trần, tôi đã khóc.

Khóc vì thương Diane Trần quá mà không biết làm sao. Khóc vì cả, dẫu không họ hàng, có thể là cả bất đồng ngôn ngữ, nhưng Diane Trần là người Việt, vẫn đang máu đỏ da vàng. Dẫu rằng, ai đó vẫn đang rỉ rả, những cô gái như Diane Trần chỉ là thế hệ banana, tức vỏ vàng ruột trắng.

Họ ám chỉ, Diane Trần đã là dân phương Tây, chỉ còn màu da là của Việt Nam.

Tuy nhiên, cái cách hành xử của Diane Trần lại gợi nhớ lời dạy của tiền nhân: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Có được 100 nghìn USD, Diane Trần sẽ có nhiều lựa chọn để giải quyết những khó khăn của mình.

Có 100 nghìn USD, Diane Trần không phải quần quật làm việc và thức đến sáng để học bài.

Có 100 nghìn USD, Diane Trần có thể tìm được một chỗ trọ riêng, để anh chị em sống chung cùng nhau.

Thêm nữa, là tại sao, Diane Trần không kể rõ hoàn cảnh của mình tại Tòa, để hy vọng vào sự thông cảm.

Có quá nhiều mệnh đề nghi vấn xung quanh câu chuyện của Daine Trần. May mắn thay, những mệnh đề nghi vấn ấy chỉ như khiến lòng người hân hoan hơn.

2. Có thể, Diane Trần không phải là một cá biệt. Bởi, còn có rất nhiều nhân cách hay sự tự trọng khác không kém Diane Trần, tôi không hề có ý định xem Diane Trần là sự cứu vãn cho niềm tin thời khốn khó này.

Posted Image

Chỉ lấy chuyện của Diane Trần để nhìn về những nhan sắc khác trong làng giải trí Việt.

Làng giải trí Việt có nhiều người đẹp, người đẹp là diễn viên, người đẹp là người mẫu, người đẹp là ca sĩ. Người đẹp đủ thành phần giới tính, nam xịn, nữ xịn, gay xịn, les xịn và cả những người giới tính lẫn lộn.

Người am tường làng giải trí, nắm nhiều thông tin, thừa sức biết con đường tiến thân của những nhân vật ấy.

Người không am tường thông tin, chỉ biết đến những nhân vật ấy thông qua các chiêu trò, scandal được giới làm báo mạng cập nhật.

Hiếm hoi, có người đẹp nào đó một hôm thật thà khai báo từ đầu đến cuối về cuộc sống của mình kiểu như Ngọc Trinh.

Ngọc Trinh – nữ hoàng đồ lót hơn Diane Trần vài tuổi. Xét về tên tuổi, dân nước mình biết về Ngọc Trinh hơn biết về Diane Trần. Tin tức về Ngọc Trinh được cập nhật liên tục, hình ảnh về Ngọc Trinh đầy rẫy trên mạng Internet.

Nước mắt của Diane Trần đối lập với nụ cười của Ngọc Trinh.

Trang phục của Diane Trần khác biệt so với những bộ bikini của Ngọc Trinh.

Sự im lặng của Diane Trần trái ngược với cái miệng huyên thuyên của Ngọc Trinh.

Thứ có thể tương đồng là hoàn cảnh khốn khó của họ.

Theo lời kể của Ngọc Trinh, mẹ Ngọc Trinh mất sớm, cha Ngọc Trinh có vợ khác, kiếm sống bằng nghề chạy xe Honda ôm. Ngọc Trinh bảo rằng, cô sợ nghèo là vì, có lần cô chứng kiến một ai đó trả tiền cho cha cô bằng cách vứt xuống đất và từ đó cô ám ảnh bởi cái nghèo.

Cá nhân tôi cho rằng, Ngọc Trinh có thể nói đúng hoặc có thể nói sai về chi tiết này. Vì ngoại trừ trong phim ảnh, được các đạo diễn cố tình khai thác theo hướng phóng đại, thì hình ảnh ném tiền xuống đất rất khó xảy ra trong đời sống hiện tại.

Ai đó không tin tôi, cứ thử đón xe ôm đi một đoạn, rồi trả tiền bằng cách vứt xuống đất sẽ hiểu ngay kết quả. Vì, nếu không bị người xe ôm đánh cho bầm mặt thì cũng sẽ bị người xung quanh tẩn cho rách mày.

Đó là lý do chính để Ngọc Trinh sợ nghèo và cần người bao bọc.

Ngọc Trinh bảo, Ngọc Trinh lên Sài Gòn để thi vào một trường cấp 3 nào đó. Trong thời gian chờ đợi cuộc thi, cô đi làm nhân viên quán bida. Tại đây, cô gặp Vũ Khắc Tiệp – ông chủ của một công ty thời trang. Chính từ đó, cô theo nghề người mẫu và không nghe cô nhắc đến chuyện học tập nữa.

Còn Diane Trần, cô đối mặt với sự khó khăn theo cách tự lập. Cha mẹ bỏ đi, Diane Trần làm việc quần quật để đủ tiền ăn học và giúp đỡ cho anh em mình.

Tôi hoàn toàn không có quan điểm, người học thấp sẽ ít thành công hơn người học cao. Vì đã có những ngoại lệ.

Nhưng đoan chắc, người học hành đàng hoàng sẽ có nhiều tri thức và hành xử khôn ngoan hơn người học ít.

Dở dang học vấn, Ngọc Trinh bắt đầu làm người mẫu bằng những shoot hình nội y, khuôn mặt khiêu khích hay cách tạo dáng khiến giống đực ức chế…

Và Ngọc Trinh đã thoát nghèo nhờ sự chu cấp của bạn trai. Thực tế đã minh chứng, nhan sắc có danh luôn được giá hơn nhan sắc không danh.

Thế nên, không có gì là ngạc nhiên khi Ngọc Trinh nói về đồng hồ nghìn đô, xe hơi nhiều tỷ, việc mua nhà hay xây nhà cho gia đình.

Ngọc Trinh không giấu giếm chuyện, yêu cô tốn kém lắm. Một hình thức ra giá, phỏng đoán là theo kiểu “Yêu em một đêm, hết 2 nghìn USD, anh nhé”.

Như tôi đã viết, người ta hoàn toàn có quyền tự hào về cái nghề mình đang theo đuổi. Dẫu cho, nghề ấy không được pháp luật cho phép.

Người ta cũng có thể im lặng để hành nghề hoặc la lớn để tiếp thị.

Người ta chọn phương thức chào hàng tại chỗ ở vỉa hè, phòng khách sạn… hay đơn giản hơn là bằng những bức ảnh cận cảnh ghi lại trung thực số đo của ba vòng.

Ngọc Trinh không giấu giếm, tất cả những gì cô có được là từ bạn trai của cô. Bởi cô nghề nghiệp không ổn định và rất ham tiền.

Tôi không biết nữa, nhưng với tôi, những Hồng Hà, Mỹ Xuân, Thiên Kim… đều “lịch sự” hơn Ngọc Trinh. Bởi họ hiểu, cái nghề bán vốn tự có của họ không hay ho gì lắm, nên họ im lặng thực hiện.

3. Diane Trần từ chối số tiền 100 nghìn USD để nhường lại cho những mảnh đời bất hạnh khác.

Còn Ngọc Trinh, cô có từ chối 100 nghìn USD hay không?

Đương nhiên là không, bởi cô bảo, cô có đòi hỏi gì đâu, những thứ cô được nhận là do bạn trai cô tự nguyện cho, tặng, biếu cô, chứ cô không đòi hỏi gì cả.

Ngọc Trinh tạo ra hai luồng dư luận, một bên đả kích cô kịch liệt. Bên còn lại, bênh cô chằm chặp.

Bên phản đối, bảo cô như gái gọi… đã làm gái gọi còn lớn lối.

Bên bảo vệ, bảo cô rất thật thà, họ thích sự thành thật của cô. Họ ghét những người đẹp khác đang đóng kịch rất thành công.

Tôi không tham gia vào cuộc tranh luận này, nhưng tôi nghĩ, khi người ta xem thể xác mình là một món hàng để cân đo đong đếm nhằm thu lại vật chất mình muốn có, và huênh hoang “xã hội đang tôn vinh em” thì còn gì để đáng bàn nữa đâu.

Tôi chỉ hơi lẩm cẩm khi ầu ơ đặt ra câu hỏi không cần trả lời, rằng tại sao chúng ta lại hạnh phúc và nói lời cảm ơn vì cô gái mang tên Diane Trần, một cô gái người Mỹ gốc Việt, một thế hệ banana. Diane Trần thì ở quá xa và có thể, ngoại trừ hình dáng Việt, gốc tích Việt thì cô đã là người Mỹ.

Và chúng ta lại nhăn mặt, cau có lẫn khó chịu trước những cô gái nổi tiếng như Ngọc Trinh. Dẫu, Ngọc Trinh từ nguồn gốc, ngôn ngữ, hình dáng và nơi ở đều 100% Việt Nam.

Có xấu hổ không, hỡi những đồng nghiệp thân mến đang tôn vinh Ngọc Trinh như là một biểu tượng của sự đổi chác mang tên nhan sắc.

Mà đồng nghiệp ạ, các bạn đâu chỉ tôn vinh mỗi Ngọc Trinh, các bạn còn đang tôn thờ rất nhiều cô nàng kiểu như Ngọc Trinh nhưng lại mang một cái tên khác

(Theo Nguyệt Lãng/ Công an nhân dân)

============================================================================

mấy bạn người mẫu, ca sĩ, . . . nói chung đang sống trong 1 thế giới riêng hỗ loạn

Hy vọng trong thời gian tới mọi việc sẽ chẩn hơn, tốt đẹp hơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẢN DI CHÚC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG

"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo.

Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo.

Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là họa nước Tàu.

Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải.

Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn.

Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước.

Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.

Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta.

Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta

từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.

Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn :

Một tấc đất của Tiền nhân để lại,

cũng không được để lọt vào tay kẻ khác,

Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."

(Nguồn: Theo wikipedia.org).

==================================================================

Ông cha ta đã nhận định chính xác nguyên nhân và đã chỉ rõ cái tâm địa xấu của trung quốc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẢN DI CHÚC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG

"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo.

Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo.

Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là họa nước Tàu.

Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải.

Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn.

Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước.

Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.

Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta.

Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta

từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.

Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn :

Một tấc đất của Tiền nhân để lại,

cũng không được để lọt vào tay kẻ khác,

Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."

(Nguồn: Theo wikipedia.org).

==================================================================

Ông cha ta đã nhận định chính xác nguyên nhân và đã chỉ rõ cái tâm địa xấu của trung quốc.

Đức vua Trần Nhan Tông để lại những lời này chính xác từng li từng tí, rỏ ràng minh bạch, một lời tiên tri hơn cả lời sấm của các trạng.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vườn chim trời tự phát trong nhà anh nông dân

Ở huyện Yên Thành (Nghệ An) có một khu vườn quý với những rặng cây xanh ngát và từng đàn cò, vạc trắng, chào mào... chao lượn phía trên. Khu vườn "sinh thái" này được anh nông dân Vũ Văn Ngân giữ gìn, mở rộng hơn 30 năm nay.

“Có được vườn chim tự nhiên với hàng ngàn con như hiện nay đó là lộc của trời nên tôi muốn gìn giữ, bảo vệ chúng tránh khỏi những tay săn bắn. Và ước muốn sẽ xây dựng khu vườn này thành một khu du lịch sinh thái, để vừa có điều kiện bảo vệ đàn chim vừa là nơi du khách thăm quan…”, đó là tâm nguyện của anh nông bảo vệ vườn chim Vũ Văn Ngân (sinh năm 1975) ở xóm 10, xã Lý Thành, huyện Yên Thành.

Posted Image

Những chú chim non đang chơi đùa ríu rít trên những cành cây. Ảnh: Đức Chung.

Chủ nhân khu vườn chia sẻ, mảnh đất này là của ông nội anh khai hoang rồi trồng các loại cây lên, lâu dần ngày một um tùm với nhiều loại cây và cũng từ đó từng đàn chim cứ kéo về để trú ngụ rồi sinh nở.

Sau khi ông nội qua đời, anh Ngân và chị Phan Thị Ánh (vợ anh) được giao cho tiếp tục bảo vệ vườn chim này. Hằng ngày hai vợ chồng anh không ngừng tôn tạo, mở rộng vườn và trồng thêm nhiều giống cây khác nữa để cho chim về ở.

Đến bây giờ vườn chim của gia đình anh rộng khoảng 2,5ha với đủ các loại cây: Tre, trúc, nứa, xà cừ, bạch đàn, cây ăn quả…, là nơi trú ngụ cho các loại chim, cò, vạc, sáo sậu, chào mào, cu gáy…

“Cứ vào dịp từ tháng 8 âm lịch đến khoảng tháng 2,3 âm lịch năm sau, tầm 18 giờ chiều là từng đàn cò, chim các loại kéo về đậu trắng xóa trên những ngọn cây, nếu nhìn từ xa không ai có thể nhận ra được từng con vì chúng tập trung quá nhiều", anh Ngân cho biết.

Posted Image

Cứ vào cuối giờ chiều anh Ngân lại đi kiểm tra những tổ chim và quét dọn sạch sẽ khu vườn. Anh coi sóc những tổ chim ở gần mặt đất, lót ổ cẩn thận cho những quả trứng rơi xuống đất. Ảnh: Đức Chung.

Đều đặn mỗi ngày, cứ chiều về là anh lại ra thăm vườn chim, đi một vòng quanh vườn để kiểm tra những ổ chim treo lơ lửng trên cây, rồi vuốt ve, âu yếm những chú chim non đang kêu. Xong anh quét dọn, tỉa chặt cành cây tạo thành một không gian thoáng đãng thoải mái nhưng cũng rất tự nhiên để cho chim sinh sống.

Chừng ấy thời gian mở rộng vườn cũng là chừng đó thời gian anh miệt mài chăm chóc và bảo vệ lũ chim khỏi những tay săn bắn luôn rình rập.

“Đã nhiều lần thợ săn vào vườn để bắn, tuy nhiên tôi đã ra sức khuyên ngăn họ hãy bảo vệ chúng vì vậy mà rất nhiều lần những chú chim vô tội đậu lơ lửng trên ngọn cây đã thoát khỏi những họng súng đen ngòm”, anh Ngân lo lắng chia sẻ.

Có thời gian vì lo cho đàn chim bị bắn rồi sợ sẽ bay đi hết nên anh phải cắt cử người nhà ra trực cả đêm.

Posted Image

Hôm nào cũng vậy, nhiều lượt khách đến thăm quan khu vườn chim trong nhà anh Ngân. Ảnh: Đức Chung.

Cũng đã nhiều người tới thăm và đặt vấn đề mua khu vườn với giá cao nhưng anh nhất quyết không bán, dù bản thân cuộc sống gia đình anh cũng không phải là khá giả gì. Chị Ánh là giáo viên mầm non nên đồng lương không được bao nhiêu, anh Ngân thì đi phụ hồ. Hai vợ chồng phải nuôi thêm lợn, gà… để nuôi hai đứa con - một cháu lớp 12 và một cháu lớp 3 - ăn học.

Với anh chị, vườn chim là tài sản vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho gia đình và hơn nữa đó còn là mồ hôi, nước mắt mà từ đời ông nội anh đã gây dựng. Quan trọng hơn đó là tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc và bảo vệ của anh cũng như cả gia đình đối với khu vườn cũng như đàn chim ở đây.

“Mới đó vậy mà giờ khu vườn chim của gia đình cũng đã hơn 30 năm tuổi rồi. Anh Ngân cũng không biết rõ là có khoảng bao nhiêu chim tập trung về đây, chỉ biết rằng vườn chim này đã có từ khi anh còn là một đứa trẻ, và cho tới bây giờ vườn có hàng ngàn con”, chị Ánh tâm sự.

Trăn trở nhiều nhất của ông chủ nhà nông dân bây giờ là làm thế nào để bảo vệ và để nơi đây thật sự trở thành khu vườn lý tưởng cho các loại chim bay về sinh sống, tương lai trở thành một khu vườn sinh thái, nơi bảo tồn các loài chim quý hiếm.

Đức Chung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lắc đầu với... khẩu hiệu


TT - Trong chương trình Hành trình xanh - chương trình tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường trên VTV1, người xem luôn thấy một khẩu hiệu chạy trên màn hình: Ý thức hôm nay, tương lai ngày mai.

Khẩu hiệu được đọc với giọng rất rành mạch, khí thế.


Hành trình xanh, khẩu hiệu, ý thức

Ý thức hôm nay, tương lai ngày mai - thoạt nhìn hay nghe thấy có vẻ xuôi tai thuận mắt, nhưng chỉ sau vài giây đã thấy có cái gì đó thật không ổn. “Ý thức hôm nay” thì rõ rồi, còn “Tương lai ngày mai” là sao? Tương lai đương nhiên là... thì tương lai, tức tương lai là ngày mai và ngày mai là tương lai. Cho nên khi nói “tương lai ngày mai” thì nghe rất... trớt quớt.

Có lẽ tinh thần của câu khẩu hiệu ấy nên được diễn đạt kiểu khác, ví dụ như Ý thức hôm nay, xanh tươi ngày mai thì nghe ổn hơn. Không chỉ trên VTV1, trên nhiều diễn đàn của giới trẻ, câu này vẫn được sử dụng như một “slogan thời thượng”.

Sự ngô nghê, ngớ ngẩn của ngôn từ và cách sử dụng kiểu lây lan quán tính như thế không phải là cá biệt. Chẳng hạn trong vài năm nay, đi đâu ta cũng thấy những khẩu hiệu mang dòng chữ: Nói không với... (Nói không với ma túy, Nói không với vứt rác ra đường, Nói không với bạo hành gia đình, ...).

“Nói không” hiểu nôm na là thể hiện tinh thần dứt khoát không cổ xúy, bao che, không làm điều xấu. Hiểu như thế, nhưng khi sử dụng phải tùy ngữ cảnh mà ứng biến. Thật khó chịu khi ra đường thấy những biển hiệu to đùng với dòng chữ: Nói không với hút thuốc lá nơi công cộng.

Sao lại là Nói không với hút thuốc lá nơi công cộng, mà không đơn giản hơn: Không hút thuốc lá nơi công cộng? Bởi “nói không” chỉ mới là thể hiện một vế của sự thay đổi trong tư duy, còn “không” mới thể hiện hành động cụ thể. Chữ “không” ở đây còn thể hiện sự nghiêm cấm - không hút thuốc lá nơi công cộng, không xả rác, không bạo hành gia đình...

Cũng là lấy từ 24 chữ cái mà cấu trúc nên câu chữ, nhưng việc dùng chữ như thế nào để thể hiện thông điệp, thể hiện văn hóa thì không chỉ là biết chữ mà còn phải chịu khó tư duy chữ.

Việc dùng chữ một cách cẩu thả không chỉ làm mất đi giá trị của chữ mà còn có nguy cơ làm giảm sút giá trị văn hóa và tinh thần người Việt. Như trong câu quảng cáo Thuốc nam mà hiệu quả, thì chữ “mà” đặt ở đây đã vô tình hạ thấp thuốc nam, hạ thấp người Việt, nếu như bỏ chữ “mà” thì ý nghĩa và hiệu quả sẽ khác.

Một nhà thơ đã chia sẻ với người viết rằng mỗi ngày xem tivi, nghe trên một kênh truyền hình quốc gia những từ như: quá khứ đã qua, tương lai sắp tới, tối ưu nhất, đặc thù riêng, cá tính riêng, công dân người Việt Nam... thì thấy mệt quá. Ví dụ về sự ngớ ngẩn trong cách dùng từ còn dài dằng dặc. Cho nên khi nghe câu Ý thức hôm nay, tương lai ngày mai thì thấy cái “hôm nay” và “tương lai”của việc dùng chữ Việt sao mà buồn quá!

TRẦN NHÃ THỤY

====================
Người mẫu XYZ "Nói không với đại gia". Mở ngoặc đơn: (là không từ chối đó, tưởng bở à?). Hì hì.
Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Yêu thú hơn người

Chẳng ai bài xích, phản bác chuyện bạn yêu thú vật và bảo vệ chúng cả. Thế nhưng nếu yêu thương loài vật đến mức lấn át cả tình cảm dành cho người thân, bỏ bê trách nhiệm với gia đình, thì quả là đáng trách!

Thương chó hơn chồng, yêu mèo hơn mẹ

Đang chuẩn bị họp thì chuông điện thoại trong túi quần anh Quang reo inh ỏi, tiếp theo là giọng hốt hoảng của chị Hằng, vợ anh: “Anh về mau, con nó bị gãy chân!” rồi cúp cái rụp kèm tiếng khóc thút thít. Anh Quang tức tốc chạy xe về nhà, ngạc nhiên khi thằng con trai chạy ù ra ôm bố, tay chỉ vào trong giọng bi bô: “Bin trèo tường bị gãy chân”. Trong bếp, vợ anh đang ôm con chó Đức vào lòng, nước mắt nước mũi tèm lem. “Con Bin bị gãy chân, sao em nói con mình? Làm anh bỏ dở cuộc họp!”

Posted Image

Nghe chồng mắng, chị Hằng đùng đùng nổi giận: “Trước giờ anh thương nó như con mà, sao giờ lại hắt hủi. Nó đau thì em phải đau chứ. Thế này em phải xin nghỉ mấy hôm để chăm nó thôi”. Thế là cả tuần đó chị Hằng gửi đứa con trai bốn tuổi cho người giúp việc trông, phần chị đi chợ mua hột vịt lộn, thịt bò, xương ống về nấu cho con chó ăn. Cách bữa chị lại đón taxi đưa chó đi bác sĩ thú y. Chồng đi làm về mệt nhoài, chị cũng mặc kệ, vì còn bận thoa bóp chân con Bin.

Nhìn vợ lo cho chó còn hơn cả hai bố con, anh Quang chỉ biết than với cô giúp việc: “Tui ốm thì bả bảo ăn tạm mì tôm, còn cái con vật nuôi kia trở gió một chút đã có thịt bò, trứng vịt chất đầy tủ lạnh. Mấy ngày con chó bị ốm, con trai tôi phải ăn cháo dinh dưỡng mua ở ngoài”.

Một chuyện khác: Hà Anh năm nay 27 tuổi. Tốt nghiệp đại học, cô tự mở một quán càphê với mục đích chính là cưu mang các con vật bị bỏ rơi. Cho đến nay, quán của Hà Anh là nơi chốn trú ngụ của hơn 20 con mèo, chó các loại bị chủ xiềng xích, đánh đập, bỏ rơi. Ai nghe đến việc làm của Hà Anh cũng ngưỡng mộ lòng nhân từ của cô. Nhưng bận đi giải cứu, chăm sóc cho các con vật, cả năm Hà Anh chỉ về quê vào dịp tết, dù nhà cô cách thành phố chưa tới trăm cây số.

Ngày nọ, mẹ Hà Anh lên thành phố khám bệnh, xe đến bến cả tiếng cô mới gọi cho mẹ: “Mẹ đi taxi đến bệnh viện khám nhé, con có việc phải đi gấp, không đón mẹ được”. Người mẹ đi khám một mình rồi trở về nhà trọ con gái, tự dọn dẹp, nấu cơm, đợi đến 8 giờ tối thì con về, trên tay là con mèo nhỏ xíu: “Cả ngày nay con đi giải cứu chú nhóc này đấy mẹ ạ, nó mới đẻ mà bị chủ mang đi thả cống, con phải rình rập cả ngày mới cứu được nó đấy”.

Thấy con gái mình yêu thương động vật, người mẹ cũng mừng. Đêm đó, bà ôm chặt con gái vào lòng, nhưng đến giữa khuya bà giật mình không thấy con đâu. Bà đi ra bancông thì phát hiện con đang ôm con mèo mà ngủ: “Miu lạ nhà, con phải ủ ấm nó mới ngủ được”. Buổi sáng, con gái dậy sớm, pha sữa, nấu cháo cho mèo, mặc mẹ tự làm mì gói mà ăn. Người mẹ ngay buổi sáng đón xe về nhà, còn cô con gái vẫn vô tư với sự nghiệp cứu mèo, cứu chó.

Nuôi chó sướng hơn nuôi con?

Ít ai ngờ lại có người quan niệm: sinh một đứa trẻ phải kỳ công chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, chưa kể những tốn kém nuôi dưỡng, giáo dục và tạo lập tương lai cho con, chi bằng nuôi một con vật, chẳng phải lo nghĩ, khuyên bảo, chỉ một hộp thực phẩm cho thú nuôi là xong! Thế mà có đấy: Quỳnh Thy – Bảo Đăng cưới nhau năm năm trời nhưng cứ ai đó nhắc đến chuyện sinh con thì Quỳnh Thy đều bĩu môi, chỉ vào con mèo cô đang ôm trên tay: “Sinh con là tạo nghiệp, chi bằng nuôi con này cho cuộc sống nó đơn giản mà lại vui. Mà nó khôn lắm, chẳng khác đứa trẻ”. Bất chấp phản đối của họ hàng về tư tưởng quái lạ trên, vợ chồng Quỳnh Thy vẫn cứ vô tư mua sắm quần áo đẹp cho con mèo, chuẩn bị cho nó tham dự cuộc thi sắc đẹp các loài vật sắp diễn ra.

Ngại chuyện chồng con, cơm bưng nước rót, quét tước dọn dẹp mỗi ngày, nhiều cô gái chọn cho mình giải pháp nuôi chó, nuôi mèo bầu bạn lâu dài. Có trường hợp vừa chia tay người yêu, chán đời, đi mua một chú chó về bầu bạn. Gắn bó được ba năm thì chú chó mang bệnh mất, để lại cô chủ đau đớn còn hơn lúc mất người yêu! Cô xây cho chú một ngôi mộ cả chục triệu đồng, làm một clip thật dài về cuộc đời của chú chó vắn số, rồi từ đó đoạn tuyệt luôn chuyện yêu đương!

Không nên đặt vật và người lên cùng bàn cân

Posted ImageTS Võ Văn Nam, giảng viên khoa tâm lý, đại học Sư phạm TP.HCM

Theo guồng quay của xã hội, công việc càng đè nặng lên trách nhiệm cá nhân mỗi người. Và có thể những bài học diễn ra trước mắt khiến các cặp vợ chồng e dè chuyện sinh con, lo tìm một xu hướng khác như nuôi chó, chăm mèo vừa là thú tiêu khiển tinh thần, vừa là một giải pháp lánh nạn. Thú tiêu khiển này có thể duy trì trong khoảng thời gian dài, nhưng rồi sẽ giảm dần mức độ một khi người ta nhận ra tình yêu thương của con người với con người mới là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất. Rồi cũng có lúc những cô vợ trẻ hiểu ra sứ mệnh của mình và hiểu thêm niềm hạnh phúc khi có một đứa con, lúc đó họ sẽ thay đổi suy nghĩ. Yêu vật nuôi là bản tính thiện của con người, cần được hoan nghênh. Tuy nhiên, không nên đặt vật nuôi và người thân của mình lên bàn cân để lựa chọn. Cần phân biệt rằng hai thứ tình cảm đó hoàn toàn khác nhau, nếu so sánh nhập nhằng, lệch lạc sẽ thành bất hiếu, vô tâm.

Nên tách bạch rõ ràng

Vợ chồng tôi cũng có một chú chó nhỏ, khi chưa có con thì chú chó là mối quan tâm chung của hai vợ chồng sau một ngày làm việc. Nhưng phải có giới hạn, vì chó mèo không phải là con người mà hiểu chúng ta muốn gì, tâm trạng chúng ta ra sao. Không nên để cuộc sống của mình bị chi phối quá mạnh bởi những con vật cưng. Posted Image

Nguyễn Thanh Kiều, 27 tuổi

_____________________

CCB cũng tham gia diễn đàn vietpet, vì CCB rất quý chó mèo. Trên đó nhiều bạn yêu mèo, chó rất có tình, có nghĩa. Nhưng mấy ông nuôi chó dữ thì dường như chỉ biết đến con chó của họ.

Rèn luyện cho chó những khả năng cắn xé, săn mồi, khi xem clip 3 con chó quây và cắn 1 con lợn rừng thì "các đồng bọn" comment hỉ hả lắm.

CCB nói thẳng rằng các anh xem như vậy mà cũng xem, nói vỗ vào mặt MOD luôn, thì chỉ nửa phút sau bị xóa bài mặc dù ko vi phạm (tất nhiên là CCB ko bị khóa nick, vì có vi phạm gì đâu).

Thế nên, tôn trọng và yêu quý các con vật khác là rất tốt, nhưng hãy xem mình đã làm gì với những người kém may mắn hơn xung quanh. Đừng lúc nào cũng đội con chó, con mèo lên đầu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tôi sợ mặt trái văn hóa Hà Nội"

Posted Image “Tôi xa Hà Nội từ thập niên 70, nhưng mỗi lần ra Hà Nội tôi đều rất sợ: sợ văn hóa giao thông, sợ văn hóa giao tiếp ứng xử, sợ môi trường đầy ô nhiễm... Thật đau lòng khi nói sự thật này”, độc giả Tràng An bày tỏ.

Sau khi đăng tải bài viết Hà Nội: Nói đến văn minh lịch sự thì còn xa lắm của nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, VietNamNet đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả. Phần lớn độc giả cho rằng, đời sống văn hóa của người Hà Nội đã xuống cấp trầm trọng dẫn đến những cách hành xử như trong bài viết đã nêu.

Posted Image Một Hà Nội êm đềm và thanh lịch. Ảnh: Internet

Tôi sợ Hà Nội!

Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm kinh tế văn hóa đầu não của cả nước, đáng ra phải là nơi hiếu khách nhất. Thế nhưng không ít người khi lần đầu tiên đến Hà Nội, hoặc xa Hà Nội lâu ngày quay lại đã phải lắc đầu ngán ngẩm “không có lần thứ 2 quay lại” bởi những nỗi sợ hãi mang tên Hà Nội.

Độc giả Trần Nguyên kể lại: “Tôi có cô bạn là giảng viên trong TP.HCM, năm 2011 được mời ra Hà Nội giảng một lớp cao học. Một tuần ở HN về lại TP.HCM, gặp tôi (tôi là người HN, vào TP.HCM năm 1976), cô ấy tuôn cho một tràng dài về văn hoá chửi HN về kết luận sẽ không có lần thứ hai ra HN, tôi nghe sao đau lòng quá”.

Cũng là một người “tỉnh lẻ”, khi lần đầu tiên ra HN, độc giả Nguyễn Đăng Hoàng cũng rùng mình: “Người ta thường nói: Thứ nhất kinh kỳ như một sự tự hào không phải vì sự phồn hoa mà là vốn thanh lịch của nó. Nhưng bây giờ, cái thứ nhất đó không còn như xưa. Không biết các bạn thế nào chứ, riêng tôi, khi ra Hà Nội bây giờ cảm thấy lúc nào cũng có nhiều mối đe dọa, nó xô bồ, lộn xộn, nhớp nháp và đặc biệt là đầy tính hung hăng.

Bạn có thể chịu nhiều thiệt thòi nếu chẳng may sơ ý va chạm với ai đó ngoài đường hoặc bạn có thể chịu nhiều ấm ức với những lời lẽ đầy tục tĩu của 1 chủ quán nếu bạn mặc cả mà không mua v v và v v. Nói tóm lại Hà Nội càng ngày càng lắm người hung hăng, thô lỗ và rất bẩn theo đúng nghĩa của nó”.

Ngay cả những người con của Hà Nội, xa Hà Nội lâu ngày, giờ đây trở lại cũng phải giật mình bởi sự thay đổi chóng mặt của Hà Nội, thay đổi theo hướng tiêu cực.

Độc giả Marek T, một Việt Kiều sinh ra ở Hà Nội, sau gần 20 năm sống ở Châu Âu quay về đã thực sự sốc và buồn cho Hà Nội ngày hôm nay, mặc dù anh đã chuẩn bị tinh thần từ trước, như lời anh kể.

“Một thủ đô "đầu não" của cả nước và là bộ mặt của một đất nước mà cơ sở hạ tầng thì bẩn thỉu, lộn xộn, văn hóa và ý thức thì xuống cấp trầm trọng. Đành rằng phát triển kinh tế không tránh được mặt trái của nó nhưng dường như Hà Nội có nhiều cái mất so với những cái được. Thật buồn cho quê hương ngày hôm nay. Ngày xa Hà Nội của tôi 1 lần nữa chắc đến gần...”, độc giả Marek T bày tỏ.

Độc giả Đào Ngọc Đạo cũng cùng tâm trạng khi quay trở lại Hà Nội sau thời gian xa cách: “Là một người con của đất Bắc, hiện đang sống và công tác ở Đà Nẵng, Sau vài năm quay lại Hà Nội vì việc gia đình cái cảm nhận đầu tiên của tôi về HN là đông đúc về phương tiên giao thông và con người. Nếu một ai đó có dịp ngồi trên máy bay quan sát đường phố HN thì thấy các phương tiện tham gia giao thông trên đường chẳng khác gì một đàn kiến lúc bị vỡ tổ, mạnh con nào con nấy bò. Chả thế mà người nước ngoài khi sang VN, đến HN đã không dám tham gia giao thông là phải vì rất sợ tai nạn”.

Còn ở lại HN chỉ vì lý do mưu sinh

Chán cuộc sống ở Hà Nội, không ít người đang sống ở đây muốn tìm một thành phố khác để cư trú. Những người còn ở lại cũng chỉ vì lý do mưu sinh.

Độc giả Tuấn Anh bày tỏ: “Tôi đang suy nghĩ di chuyển khỏi HN. Ở VN, tôi là người đi rất nhiều nơi và tôi rút ra: HN hiện nay là nơi tôi cảm thấy thất vọng nhất. TP.HCM cũng đông đúc nhưng đâu có bẩn, đâu có ứng xử quá như HN... Người HN nên thừa nhận đó là sự thật, đừng có tự huyễn hoặc mình quá. Tôi vẫn đang nung nấu ý định di cư khỏi HN... Số 1 Đà Nẵng, số 2 Sài Gòn... Tôi vẫn còn dùng giằng vì lý do kiếm sống mà thôi”.

Posted Image Và một Hà Nội ngột ngạt. Ảnh: VietNamNet

Còn độc giả Phạm Cương Quyết đã quyết định rời xa HN từ lâu, giờ đây nhìn lại, anh cho đó là quyết định sáng suốt của gia đình mình. Anh Quyết bày tỏ: “Cha mẹ tôi quyết định rời Hà Nội năm 1954 với nhiều tiếc nuối. Nhưng ông bà cụ chắc chắn sẽ không tiếc quyết định của mình, nếu họ còn sống đến ngày nay để chứng kiến một đô thị điêu tàn về văn hóa và văn minh. Hà Nội đã mất đi nhiều tinh hoa từ năm 1954. Số người tinh hoa sót lại không đối chọi lại được những cái xấu của lớp người đến sau”.

Ngày xưa yêu HN bao nhiêu thì giờ đây thất vọng về HN bấy nhiêu, đó là tâm trạng chung của rất nhiều người. Đạo đức lối sống xuống cấp trầm trọng, con người lạnh nhạt vô cảm, giờ đây HN không còn là chính nó nữa.

Độc giả Nguyễn Dũng bày tỏ: “HN bây giờ không thể coi là một thành phố chứ chưa nói là thủ đô, bởi vì cái "phông" văn hóa của người sống ở HN thật là kém. Đây là nói đến văn hóa ứng xử chứ không nói đến bằng cấp. Rất nhiều người ăn mặc rất bảnh bao, có trình độ học vấn cao nhưng cách cư xử của họ làm ta ngao ngán. Mở mồm ra là văng tục,cần gì thì quỳ gối xin xỏ, không được thì nổi khùng giở thói côn đồ.

Thể hiện rõ nhất là khi bị CSGT phạt là xin xỏ, vận dụng quan hệ để nhờ vả hoặc ra oai hoặc giở trò Chí Phèo. Cách ứng xử đó phản ánh trình độ nhận thức cũng như nhân sinh quan của họ chỉ dừng lại mức văn hóa làng xã của chế độ phong kiến mà thôi .Vì vậy Hà Nội bây giờ cũng chỉ là một "cái làng to".

“Nói đến Hà Nội bây giờ chỉ là một mớ hỗn độn, đầy rẫy tham nhũng, chộp giật, không khí ngột ngạt, chi phí đắt đỏ nhưng chất lượng lại kém, tắc đường. Đây chỉ là một cái chợ để đầu cơ, lừa đảo”, độc giả Võ Trung tiếp lời.

K. Minh (tổng hợp)

=========================================================

Buồn quá Hà Nội ơi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Michiyo Phạm Ngà: Trai Việt ít hiểu biết, non kém sex

Michiyo Phạm Ngà là nghệ sĩ múa đang làm việc ở Nhật Bản, ít được công chúng Việt biết đến, bỗng gây chú ý khi đưa ra nhận định: Trai Việt vô duyên, ít hiểu biết và non kém sex. Cụ thể là trong bài trả lời phỏng vấn một trang mạng, Michiyo Phạm Ngà ca ngợi: “Nói chung thì đa phần đàn ông Tây họ lịch lãm, hiểu biết, quý trọng con người, cuộc sống và tôn trọng phụ nữ hơn trai Việt”. Cô cũng cho rằng: “Trai Việt phần ít mới được như Tây, còn lại đa phần là bảo thủ, ít giao lưu, ít hiểu biết những văn minh của thế giới, mà chỉ giống như trai làng, ếch ngồi đáy giếng, ít sự tôn trọng phụ nữ, vô duyên, không khéo léo mọi mặt!”.

Michiyo Phạm Ngà

Trong số rất nhiều lý lẽ bênh vực trai Tây, Phạm Ngà nói: “Trai Tây họ thừa yếu tố để thắng trai Việt trong mọi mặt, trai Tây sẽ nâng niu quý trọng bông hoa, còn trai Việt chắc sẽ vặt từng cánh hoa, giẫm nát đóa hoa không thương tiếc!”. Cô cũng thẳng thắn nhắn nhủ: “Đàn ông Việt cần nhìn lại mình cả về văn hóa ứng xử, về học thức trình độ, về kĩ năng sống và học cách yêu chiều tôn trọng phụ nữ”.

Phát ngôn của Michiyo trở thành chủ đề được bàn tán rất nhiều trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội Việt Nam những ngày qua. Ca sĩ, người mẫu, diễn viên Việt cũng lên tiếng bàn luận về vấn đề này. Mỗi người một quan điểm riêng, nhưng họ đều khẳng định phát biểu của Phạm Ngà mang tính chủ quan và hết sức sai lầm.

Mai Khôi: “Cô ấy xui xẻo “quơ” phải những người không tốt…”

Ca sĩ Mai Khôi được xem là người có “kinh nghiệm tình trường” vì cô từng trải qua rất nhiều mối tình và nổi tiếng với câu nói: “Tôi không thể ngừng yêu dù chỉ 5 phút”. Hiện tại, dù bạn trai của Mai Khôi là người ngoại quốc, nhưng Mai Khôi cho rằng quan điểm đàn ông Việt "sex" kém và thua xa đàn ông ở các nước châu Âu và Nhật Bản của cô nghệ sĩ múa kia là rất sai lầm.

Ca sĩ Mai Khôi.

Mai Khôi chia sẻ rằng, trai Tây nhiều người cũng kém chứ không phải ai cũng hay như Phạm Ngà nghĩ. Và theo Mai Khôi, đàn ông Việt cũng không hẳn là dở, không nên vơ đũa cả nắm như thế. “Ai bảo cô ấy xui xẻo "quơ" phải những người không tốt nên mới phát ngôn như thế thôi”, Mai Khôi khẳng định.

Hà Anh: “Chẳng nhẽ phụ nữ phương Tây phải nhìn lại chính mình?”

Siêu mẫu, ca sĩ Hà Anh có khoảng thời gian khá dài sống và học tập ở nước ngoài. Tại đây, cô có cơ hội gắn bó, làm việc với nhiều thanh niên ngoại quốc. Hà Anh cho rằng nhận định: "trong tình yêu, đàn ông phương Tây vừa ga lăng vừa cưng chiều người yêu hết mực, và không quan tâm đến quá khứ của người yêu… mà điều này thì đàn ông Việt ít người làm được" là… "vơ đũa cả nắm". Hà Anh cho rằng, người đàn ông yêu mình và chân thành với mình là người đàn ông tốt, bất kể họ đến từ đất nước nào. Trong công việc tính cách, độ nhanh nhạy, thông minh của đàn ông Tây và ta khác nhau như thế nào là điều khó nói. Sự khác biệt đó theo Hà Anh, nó không nằm ở phạm trù giới tính, là nam hay nữ, ngoại quốc hay Việt Nam, mà nó nằm ở phạm trù văn hoá, khả năng và tính cách từng người.

Siêu mẫu, ca sĩ Hà Anh.

Hà Anh phân tích: “Do tính chất và sự ràng buộc gia đình giữa các nước phương Tây và Việt Nam là khác nhau, nên người Tây Âu ít chịu ảnh hưởng từ gia đình, cộng đồng cho quyết định công việc, tình cảm... của mình. Ngược lại đối với những gia đình Việt Nam, việc được gia đình chấp nhận người yêu mình, đồng tình với quyết định nghề nghiệp của mình là rất quan trọng”.

Việc các mỹ nhân tên tuổi của làng giải trí đều kết hôn với doanh nhân nước ngoài hoặc lựa chọn người yêu là các chàng trai ngoại quốc theo Hà Anh là điều bình thường và rất tự nhiên. Và trước câu hỏi: “Theo chị, đã đến lúc đàn ông Việt cần phải tự soi gương, nhìn lại chính mình hay chưa?”, Hà Anh đưa ra sự so sánh rất dí dỏm: “Nếu hỏi ngược lại, vì sao các chàng trai phương Tây lại yêu và lập gia đình với phụ nữ châu Á, chẳng nhẽ phụ nữ phương Tây phải nhìn lại chính mình? Hà Anh nghĩ không phải vậy đâu”.

Thanh Hằng: “Ai giỏi, ai kém chỉ có người trong cuộc mới biết”

Trước phát ngôn gây tranh cãi rằng: trai Tây văn minh, giỏi giang, giàu có, yêu chiều phụ nữ… ngược lại, trai Việt như “ếch ngồi đáy giếng”, kém cỏi, nghèo hèn, vũ phu, khả năng sex kém lại ích kỷ hưởng phần mình nên khả năng sắp tới trai Việt ế vì gái đi lấy trai Tây hết, Thanh Hằng thẳng thắn: “Tôi không phải là người nghiên cứu về đàn ông nên không có nhiều kinh nghiệm hay bài học để chia sẻ”.

Siêu mẫu, diễn viên Thanh Hằng.

Tuy nhiên, siêu mẫu cho rằng: “Tôi chỉ biết là ở đâu cũng có người này người kia. Người thế nào thì sẽ gặp đối tượng thế ấy mà thôi! Làm sao tôi nhận xét về trường hợp của người khác được? Ai giỏi, ai kém chỉ có người trong cuộc mới biết, nó thuộc về cá nhân”. Siêu mẫu cũng khẳng định: “Tôi chỉ quan tâm đến tôi có cảm giác với ai thì sẽ yêu người đó thôi! Nhưng tôi thấy, tôi thích hợp với người Việt Nam hơn vì gần gũi về văn hóa và cách sống của mình”.

Maria Đinh Phương Ánh: “Vấn đề sex, quy chụp thế thật khó chấp nhận”

“Người tình một thời của Hà Dũng”, ca sĩ, diễn viên Maria Đinh Phương Ánh chia sẻ, cô có nhiều bạn nước ngoài, họ khen người Việt Nam thông minh và tất nhiên trong đó có đàn ông Việt chứ không giống như suy nghĩ của Phạm Ngà. “Tôi tin đó là sự thật mà chúng ta có thể tự hào", Maria Đinh Phương Ánh nói.

Maria Đinh Phương Ánh

Cô cũng thẳng thắn bày tỏ: “Còn vấn đề sex, tôi nghĩ việc quy chụp như thế thật khó chấp nhận. Tôi không biết diễn viên kia đã ngủ với bao nhiêu người đàn ông Việt và đàn ông ngoại quốc để đưa ra được kết luận như thế”.

Theo Đất Việt

============================================================================================

Em gái Michiyo Phạm Ngà này tính làm PR đây mà Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vào lò chuyên chế... cân “điêu”

Chỉ với 20 ngàn, chiếc cân bình thường bỗng trở thành cân gian biết “nhảy múa”. Những chiếc cân biết “nhảy” này giá trị nhỏ nhất cũng phải vài lạng, lớn nhất là vài chục ký. Cứ như thế, mỗi ngày người tiêu dùng bị móc túi bởi cân gian mà không hề hay biết.

Dân “buôn gian bán lận” rỉ tai nhau chỉ cần bỏ ra mấy chục ngàn đồng đi “độ” cân gian thì có thể mang lại siêu lợi nhuận đối với những mặt hàng mà mình xác định buôn bán. Từ những câu chuyện kháo nhau của những dân buôn đó, chúng tôi trong vai những khách hàng có nhu cầu gian manh trong kinh doanh đã thâm nhập vào lãnh địa của dân “độ” cân.

Chợ Kim Biên thuộc quận 5, TPHCM được biết đến là khu chợ nổi tiếng vào thuộc loại bậc nhất của Sài thành. Tại đây, người tiêu dùng có thể mua bất cứ thứ gì kể cả những chất cấm độc hại như hoá chất, cho đến những đồ dùng gia đình…và hơn thế nữa, nơi đây còn là thủ phủ của dân “độ” cân điêu.

Posted Image

Những chiếc cân như thế này khi được "hô biến" sẽ trở thành cân gian

Xung quanh chợ Kim Biên, ở nhiều con đường xuất hiện những lò “độ” cân chuyên nghiệp với nhiều chiêu “độc”. Chỉ cần bước vào nhiều tiệm cân và hỏi: “Độ cân được không?”, các thượng đế sẽ nhận được sự chào đón niềm nở của chủ cửa hàng và nhân viên. Họ sẽ không ngớt lời cho biết những kiểu “độ” mà dân buôn nghe thấy phù hợp là cân được “phẫu thuật” từ A tới Z.

Ở chợ Kim Biên, ngay từ sáng sớm đã có đông người ra vào mua bán tấp nập với nhiều mặt hàng khác nhau. Cũng như không khí mua hàng của khách ở những cửa hàng khác, tiệm “độ” cân cũng sôi động không kém, người ra vào cười nói rôm rả và xen lẫn âm thanh của con người là tiếng gõ búa, cạy kìm của nhân viên độ cân vang lên làm không khí khu chợ càng trở nên náo nhiệt.

Vào vai khách đi “độ”, chúng tôi ghé vào cửa hàng H.D trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, yêu cầu được “độ” chiếc cân. Nhân viên là một nam thanh niên đứng ra mời chào nồng nhiệt và hỏi: “Làm như thế nào hả anh? Làm non lại hay già đi?”. Tôi vờ như không hiểu và hỏi lại: “Già đi và non lại nghĩa là sao?”. Người này quay sang tiếp lời: “Nếu anh bán hàng đi cho khách thì “độ” nó già đi, còn mua vào của người khác thì “độ” non lại”.

Như đã hiểu được diễn giải của nhân viên, tôi nói: “Nhà bán thịt bò ngoài chợ vậy anh làm cho chiếc cân già đi giùm em”. “Là bao nhiêu?”, nhân viên hỏi. Thấy vậy tôi phân trần: “Anh biết đó, thịt bò giá trị rất đắt, người mua lẻ nhiều nên anh xem độ như thế nào hợp lý thì mách nước giùm em”.

Nhân viên tư vấn: “Nếu vậy thì làm già đi giá trị sai lệch nhỏ thôi, chứ nhiều khi khách mua có vài lạng mà ăn nhiều quá họ phát hiện đó. Em sẽ làm cho anh mỗi ký ăn được 2 lạng, và mỗi lạng ăn được 2 gam. Khách mua càng nhiều thì ăn được giá trị càng lớn”.

Nói xong, nam nhân viên đi vào phía bên trong lấy ra một chiếc kìm màu đỏ, một chiếc lò xo trắng rồi bắt đầu ngồi xuống sàn nhà thực hiện những chiêu thức “đại phẫu” cho cân.

Trong lúc nhân viên say sưa với ca “mổ” cho chiếc cân, tôi vội rảo mắt nhìn quanh không gian cửa hàng và thấy vô vàn các loại cân đồng hồ cũ, mới xen lẫn những chiếc cân điện tử được chất đầy trong không gian nhỏ hẹp và những tiếng động inh ỏi của kìm, búa vang lên.

Nhiều chiêu “độ” thượng hạng

Trong âm thanh hỗn tạp của khu chợ, tại lò “độ” chốc lát lại có khách đi vào yêu cầu chủ tiệm làm “ảo thuật” cho chiếc cân của mình. Bên trong, chủ cửa hàng H.D là một phụ nữ khoảng 40 tuổi ngồi trên bàn giấy liên tục ghi chép.

Thấy một khách nam đi vào hỏi, chủ liền dừng bút và bắt đầu cuộc nói chuyện về cân “độ” rất say sưa. Bên cạnh, vừa nhìn nhân viên “độ” cân, chúng tôi vừa nghe được lời mời chào ngon ngọt của chủ đối với khách và trong đoạn đối thoại đó vô tình đã cho tôi biết được nhiều chiêu “độc” của dân “độ” cân gian.

Người khách cho biết mình mới mở cửa hàng kinh doanh gạo và được một vài người buôn bán hàng rong giới thiệu đến đây nhờ gắn “bùa” cho cân. Ông khách vừa nói xong, chủ cửa hàng được dịp nổ: “Cửa hàng tôi ngày nào chả có người đến đây yêu cầu làm cân, dân buôn bây giờ không làm bùa cho cân sao buôn bán kiếm lời?”, và chủ không quên bật mí cho khách những chiêu độc để “bịp” dễ dàng hơn khi bán hàng.

Posted Image

Nhân viên đang "phù phép" cho cân tại chợ Kim Biên

Vừa dứt lời chủ quay sang cầm một chiếc cân nâng lên ngang người rồi chỉ tay nói: “Cùng là độ nhưng chúng tôi có thể làm nhiều cách khác nhau, anh muốn làm kiểu gì tụi tôi cũng chiều lòng anh”.

Theo đó, “độ” đơn giản nhất là thay, mài hoặc giũa lò xo làm cho nó sai lệch nhưng chỉ ăn được lượng giá trị rất ít mà không an toàn. Đang say sưa “đại phẫu” cho chiếc cân của tôi, nhân viên sửa cân cắt ngang giọng bà chủ, miệng nhoẻn cười: “Anh muốn cân “khiêu vũ” mà cũng có ăn không?”.

Cả khách và tôi lớ ngớ chưa kịp hiểu chuyện gì thì người này trấn an: “Nói cho vui ấy chứ, tụi anh muốn độ theo kiểu lắc, tụi em làm cho. Khi bán hàng, nếu có gì bất trắc gặp người tiêu dùng khó tính hay quản lý thị trường thì cân đang ở giá trị sai có thể lắc sang trái hoặc phải là cân trở về với giá trị đúng như ban đầu. Như vậy yên tâm hơn là độ theo kiểu để cho cân luôn ở giá trị sai”.

Thấy ông khách tỏ ý chưa hài lòng lắm, bà chủ chen lời: “Anh muốn ăn nhiều, an toàn thì chơi hàng độc, nhưng giá của nó thì cũng không mềm đâu. Nếu độ theo kiểu lắc giá 3 trăm ngàn, còn độ như thế này là 5 triệu đó là còn tuỳ vào yêu cầu của anh ăn nhiều hay ít”. Người khách lần đầu đi “độ” cân vẫn chưa hết bỡ ngỡ, khuôn mặt tỏ vẻ ngạc nhiên và tất nhiên chủ quán không để khách phải đợi lâu.

“Độ theo kiểu gắn “đồ chơi” hiện nay được giới buôn bán lớn ưa sử dụng, chỉ cần mở chiếc cân ra, gắn vào đó một chip nhỏ và dùng điều khiển từ xa nhấn nút ăn tiền khỏi phải đứng canh vừa mệt lại hồi hộp. Khi nào không muốn ăn nữa thì nhấn nút tắt lập tức cân sẽ trở lại giá trị đúng”.

Khi cuộc nói chuyện giữa chủ quán và khách hàng kết thúc được vài phút thì nhân viên “độ” cũng kết thúc ca “đại phẫu” thông thường cho cân của chúng tôi. Rút ra 20 ngàn đưa cho nhân viên, chúng tôi ra về và tiếp tục tìm đến những lò “độ” khách “mục sở thị” những chiêu “hô biến” móc túi người tiêu dùng.

Theo Minh Kha - Ninh Khánh

_______________

ai cũng biết thế nhưng cứ mỉm cười tếu thôi, cuộc sống mà, họ cũng vì mưu sinh. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ cây xăng: 'Bán cho 1.000 khách lời được 2 tô phở'

Thật là bất công . Cây xăng luôn bị mang tiếng! Những lúc bình thường, khi bán cho một người xe gắn máy lời 50 đồng, bán cho 10 người lời 500 đồng... Vậy mà chúng tôi bị bạn bè, mọi người nhìn bằng con mắt ác cảm, khinh khi.

>Giá xăng tăng 1.100 đồng/lít

Lâu nay, hệ thống truyền thông nói chung, cứ tạo một ý tưởng trong người dân là các cây xăng chúng tôi như là “kẻ lưu manh” chuyên găm hàng, chờ tăng giá để làm giàu bất chính. “Người bề trên” không nắm rõ tình huống cũng tạo nên cảm tưởng trên khi tuyên bố là “sẽ xử lý nghiêm nếu găm hàng”.

“Găm hàng” ư?! Thực tế là chúng tôi bị chèn ép quá đáng, làm đại lý bán lẻ là luôn rơi vào tình thế “trên đe dưới búa”.

Ngày nay cây xăng bán hàng hưởng hoa hồng theo tùy hứng của chủ đầu mối. Đầu mối chưa bị lỗ thì cây xăng còn có chút để sống, còn khi đầu mối bị lỗ thì cây xăng chỉ còn có nước ăn vào vốn mà thôi.

Ngày trước, kẻ nào để lọt thông tin “đổi tiền”, “tăng giá” sẽ bị xử lý. Ngày nay giá xăng dầu chưa tăng, báo chí đã rao lên, thai nghén cả mười bữa, nửa tháng tạo nên cơn sốt tăng giá. Người tiêu dùng, người làm kinh doanh vận tải hoảng loạn, lo đem xe đi hút hàng về để dành, mua được càng nhiều càng đỡ lo.

Cây xăng hết hàng do người tiêu dùng mua nhiều, vậy là hàng nằm trong dân chúng chứ đâu phải do cây xăng găm hàng?!

Nhiều cây xăng ở nhiều địa phương xin nghỉ bán. Tại sao? Bán xăng lời nhiều tại sao lại xin nghỉ?! Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có nhiều người biết mà không chịu hiểu.

Ngày nay nếu tính ra thì số tiền đầu tư một cây xăng là rất lớn, bao gồm tiền mua đất đai, xây dựng công trình, thiết bị và nhiều thứ chi phí khác. Với số vốn này nếu đem gửi ngân hàng, với số tiền lãi có lẽ sẽ có một cuộc sống thoải mái, mà không bị ai gièm pha là kẻ cắp người tiêu dùng.

Đầu mối nhập xăng dầu, nếu bị lỗ thì có Nhà nước chịu phụ, còn cây xăng lỗ thì ráng chịu hoặc bị phá sản.

Cây xăng bán hàng phải đăng ký khối lượng từng quý, từng năm. Đăng ký nhiều mà bán ít sẽ bị đầu mối phạt. Nếu đăng ký ít, khi có biến động thì cây xăng sẽ bị hết hàng mau chóng, khiến cây xăng phải tạm nghỉ bán, vì khi mua hàng đầu mối chỉ xét bán điều tiết theo định mức, theo khối lượng, không bán hơn, vì sợ cây xăng mua hàng về đầu cơ tích trữ.

Nhiều cây xăng bán điều tiết, để còn hàng mà bán cho người khác thì bị phạt, phải bán hàng xả láng, ai mua bao nhiêu cũng bán, mua mấy lần cũng phải chiều.

Thật là bất công . Cây xăng luôn bị mang tiếng! Thật ra cây xăng có được hưởng lợi gì đâu. Cây xăng bị hút hàng không còn một lít thì dù có tăng giá cũng còn đâu mà lời. Tích trữ, găm hàng ư? Quản lý thị trường thanh tra, dò xét mọi lúc mọi nơi.

Theo Nhà nước hạch toán, phải cho đại lý hoa hồng 600 đồng/lít thì mới đủ chi phí để sống, vậy mà thực tế hiện nay hoa hồng chỉ có 285 đồng/lít. Tính cụ thể ra chi phí tiền xe vận chuyển là 100 đồng/lít, tiền lương nhân viên bán hàng, văn phòng, chi phí điện nước và các khoản khác là 200 đồng/lít. Tính ra là lỗ, lỗ kéo dài.

Những lúc bình thường, khi bán cho một người xe gắn máy lời 50 đồng, bán cho 10 người lời 500 đồng, bán cho 1000 người lời được 50.000 đồng, tiền lời này chỉ đủ ăn hai tô phở bình dân. Chúng tôi bị bạn bè, mọi người nhìn bằng con mắt ác cảm, khinh khi.

Đấy, có ai muốn kinh doanh cây xăng không?

Nỗi niềm cây xăng là vậy, có ai thông cảm?

Đỗ Văn Chánh (Chủ một cây xăng ở Hóc Môn, TP HCM)

_______________________

LINK GỐC

Bán cho 1000 người mà lãi có 50.000 (chắc ông chủ đã trừ hết chi phí điện nước, thuê người, vận tải,...)

Bán lãi ít thế sao ông chủ ko bỏ nghề đi. Cứ bám chắc vào nghề rồi kêu ca ko có lãi. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ cây xăng: 'Bán cho 1.000 khách lời được 2 tô phở'

Những lúc bình thường, khi bán cho một người xe gắn máy lời 50 đồng, bán cho 10 người lời 500 đồng, bán cho 1000 người lời được 50.000 đồng, tiền lời này chỉ đủ ăn hai tô phở bình dân. Chúng tôi bị bạn bè, mọi người nhìn bằng con mắt ác cảm, khinh khi.

Đấy, có ai muốn kinh doanh cây xăng không?

Nỗi niềm cây xăng là vậy, có ai thông cảm?

Đỗ Văn Chánh (Chủ một cây xăng ở Hóc Môn, TP HCM)

_______________________

LINK GỐC

Bán cho 1000 người mà lãi có 50.000 (chắc ông chủ đã trừ hết chi phí điện nước, thuê người, vận tải,...)

Bán lãi ít thế sao ông chủ ko bỏ nghề đi. Cứ bám chắc vào nghề rồi kêu ca ko có lãi. Posted Image

Bán 3 lít..."bóp bóp" vài cái...xăng vào trong bình chỉ từ 2,7 lít đến 2,85 lít....

Lời chỗ này nè...

Mịa nó...than với vãn...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài văn hội ngộ Tấm Cám dưới âm phủ

Posted Image - Với đề bài “hãy kể lại cuộc gặp gỡ giữa Tấm và Cám dưới Âm phủ”, một học sinh lớp 10 chuyên Anh đã có bài tưởng tượng sinh động.

Posted Image

Đã ba năm trời kể từ ngày Cám và dì mất, cũng là từng ấy thời gian Tấm trở lại sống trong cung cùng nhà vua. Mặc dù cuộc sống trôi đi yên bình, hạnh phúc, nhưng luôn có một nỗi niềm làm Tấm không khỏi bận lòng - về Cám!

Tháng bảy mới sang, lại gần đến ngày lễ Vu lan và ngày Xá tội vong nhân. Độ này Tấm hay nằm mơ thấy Cám. Những giấc mơ - kì lạ thay - giống hệt như nhau. Cám lơ lửng trong một khoảng không mịt mùng, vừa như gần mà lại xa vời vợi, mỏng manh như sương khói. Cám bận bộ quần áo giản đơn, trông gầy guộc xanh xao, hai hốc mắt trũng sâu, chỉ nhìn Tấm buồn rầu rầu, ánh mắt thiết tha như có điều muốn rãi tỏ. Giấc mơ lặp đi lặp lại khiến Tấm suy nghĩ rất nhiều - phải chăng ngày xá tội gần kề, Cám muốn gặp Tấm để bày tỏ điều gì? Nghĩ vậy, nàng quyết định sẽ lên chùa vào ngày xá tội năm nay.

Ngày xá tội vong nhân đến. Sáng sớm, Tấm đã dậy, tự tay làm chút đồ lễ rồi khởi hành đến ngôi chùa trên núi - có tiếng rất thiêng. Tấm đến chùa thì đã gần trưa, nàng sắp lễ rồi thắp một nén nhang, thành tâm cầu khẩn! Nàng khấn cho Dì, cho Cám, cầu cho linh hồn của hai người được rửa tội và siêu thoát! Giữa lúc ấy, đột nhiên Tấm nghe ù ù bên tai, mở mắt ra thì không còn thấy điện thờ nữa, chỉ thấy mình đang lơ lửng giữa khoảng không xám đặc, cuộn xoáy! Chưa kịp định thần thì Tấm thấy mình bị hút về phía trước, mãi cho đến khi gặp một cánh cửa, cửa bật tung, Tấm bị hút vào đó. Sau cánh cửa là một căn phòng. Căn phòng trống không, tường và trần đều một màu xám, Tấm ngỡ ngàng. Nhưng đó chưa phải là điều lạ lùng nhất, cảnh cửa mở ra lần nữa, và Cám bước vào. Đúng là Cám, không mờ ảo như trong giấc mơ của Tấm, mà thực sự hiện hữu - Cám bằng xương bằng thịt! Tấm không nói được lời nào, trong nàng tràn ngập nỗi hoang mang và hàng trăm ngàn câu hỏi. Nàng đang ở đâu? Tại sao nàng bị đưa đến đây? Nơi này cách ngôi chùa kia bao xa? Giữa lúc bối rối, Cám chợt lên tiếng, tiếng nói nghe cũng rất thật, rất đỗi thân quen, nhưng thoáng chút gì như nghẹn ngào, và vang hơn bình thường:

- Chị Tấm!

Tấm hoảng hốt, hình ảnh Cám, giọng nói Cám, sống động quá. Nàng hoang mang: đây là mơ, hay là thực? Như đọc được suy nghĩ của Tấm, Cám tiếp:

- Chị Tấm, chị và em đang ở dưới Âm Phủ! Đây là nơi mà người trần lẽ ra không được đến, chỉ có chị - người được thần thánh phù độ, trải qua bao kiếp nạn mới tới được!

Tấm không biết nói gì, nàng còn chưa hết sững sờ.

- Chị Tấm, sao chị không nói gì?

Tấm nhắm mắt, hít một hơi dài. Giờ thì nàng chắc chắn rằng đây không phải là mơ, nàng chọn lời:

- Em Cám à! Em đưa chị đến đây sao? Có phải em đã tìm gặp chị suốt mấy đêm rồi?

Cám gật đầu.

- Vậy phải chăng em có điều gì muốn nói? - Tấm tiếp.

- Vâng, hôm nay là ngày phán quyết của em. Hôm nay Diêm Vương sẽ định đoạt liệu linh hồn em có được siêu thoát, được đầu thai hay không.

"Cám khác quá!" - Tấm tự nhủ. Cám đang đứng trước mặt Tấm lễ phép, điềm đạm, hoàn toàn khác xưa.

- Em Cám, suốt ba năm qua em ở đâu?

Cám cười, nụ cười rầu rầu:

- Em được Diêm Vương sai đi chứng kiến cảnh khổ đau trong nhân gian, cảnh người ta bị lừa gạt, bị hãm hại, chứng kiến lòng đó kị, tham lam. Cứ đi một ngày, em phải về báo những gì mình nhìn được cho Diêm Vương, và cả những gì mình cảm thấy.

- Rồi sao nữa?

- Ban đầu em dửng dưng, em vô cảm, nhìn người khác đau đớn, bất hạnh, em không có lấy một chút mủi lòng. Vì thế mà Diêm Vương trừng phạt em bằng cách bắt em chịu tất cả những cảm xúc đau khổ ấy. Em quằn quại, em cầu xin dừng tay, nhưng vô ích! Cảm giác của người bị tra tấn, của người mất cha, mất mẹ, của người bị ruồng bỏ, của người bị hãm hại, như trận cuồng phong cào xé em. Em bị trừng phạt cho đến khi em biết đồng cảm, biết thương xót.

- Đến khi nào em mới biết thương xót những cảnh khốn cùng ấy?

- Hai năm trời chị Tấm ạ!

- Thế một năm còn lại em làm gì?

- Em xá tội cho những tội lỗi của mình. Diêm Vương gửi hồn em vào một con bống, con bống bị lừa gạt rồi bị làm thịt; rồi Diêm Vương gửi em vào con chim vàng anh, con chim cũng bị giết; Diêm Vương lại cho em vào cây xoan đào, cây xoan đào cũng bị đốt trụi! Như thế em cũng phải bỏ mạng bốn lần, bằng số lần em hãm hại chị.

Tấm im lặng. Ba năm trời ròng linh hồn Cám bị đày đọa, cái giá đắt cho những lỗi lầm khi còn sống.

- Vậy dì đâu, em đã phải chịu phạt cho cả phần dì nữa ư?

Cám rùng mình một cái, cô cất giọng buồn. Trông Cám như muốn khóc mà không thể khóc. Hẳn là người chết rồi không khóc được nữa.

- Mẹ em khi xuống đây đã làm náo loạn cả âm phủ, đắc tội với Diêm Vương. Mẹ quyết không nhận lỗi, vì thế mà phải chịu trừng phạt đau đớn, không những thế, đời đời kiếp kiếp phải đầu thai vào con ruồi, con cóc.

Dẫu dì đã làm nhiều điều độc ác với Tấm, Tấm nghe vậy cũng không khỏi xót xa! Đúng là không gì qua được mắt thần linh, tội lỗi dù sớm muộn đều bị trừng trị. Nghĩ đến đây, Tấm nhìn lại mình, bàn tay Tấm cũng từng rót nước sôi giết Cám, bàn tay Tấm cùng từng gửi hũ mắm đến cho Dì, khiến dì chết vì kinh sợ, bàn tay ấy đã từng làm điều xấu, từng giết người!

- Em Cám, em nói hôm nay là ngày phán quyết, phải chăng đích thân Diêm Vương sẽ...

Tấm chưa dứt câu, đột nhiên cả căn phòng rung chuyển, rồi bất thình lình nới rộng ra, thành một nơi rộng mênh mông, u ám, tường vẽ đầy hình người bị tra tấn, trần thì cao hun hút. Tấm lờ mờ đoán ra: đây ắt hẳn là phòng xử của Âm Phủ.

Bàn xử án sừng sững trước mặt, Diêm Vương hiện ra. Vượt ra ngoài ngôn ngữ và trí tưởng tượng của con người, Diêm Vương, và cả bầu không khí toát ra từ Người không một từ nào có thể miêu tả. Ngài cất tiếng nói làm rúng động không gian:

- Cám, hẳn ngươi biết vì sao mình lại ở đây. Tấm, ngươi là người trần đầu tiên đặt chân xuống Âm Phủ, người biết vì sao không?

- Dạ bẩm, tì nữ người trần mắt thịt, không thấu được hết ý định của bậc thần linh.

Diêm Vương cười lớn:

- Hôm nay, ta sẽ ra phán quyết định đoạt số phận của hai ngươi. Cám, ngươi trước.

Cám bước về phía trước.

- Hẳn ngươi biết tội của mình chứ?

- Dạ, con biết. - Cám trả lời, nghe giọng nói thoáng run nhưng cứng cỏi lạ thường.

- Ngươi đã cùng mẹ hãm hại Tấm nhiều lần, còn tranh giành hạnh phúc của Tấm. Ta hỏi nhà ngươi, nhà ngươi có thật sự yêu vị vua đó không?

- Dạ bẩm, con không ạ.

- Vậy suy cho cùng ngươi vì lòng đố kị và lòng ham mê phú quý mà làm vậy?

- Dạ, vâng ạ.

- Ngươi đã chuộc tội suốt ba năm vừa rồi, đã học được cách thương xót, đã biết đồng cảm, đã nếm mọi khổ đau trong nhân gian. Ngươi có thấy mình xứng đáng được đầu thai làm người không?

Cám chợt im lặng. Một khoảng dài trôi qua, rồi Cám lên tiếng:

- Dạ bẩm, không ạ.

Diêm Vương thoáng ngạc nhiên, rồi gật đầu:

- Ngươi nói vậy, và ngươi thực sự nghĩ vậy, điều ngươi thật sự nghĩ mới quan trọng! Ngươi biết không, đầu thai làm người là một ân huệ lớn lao, nhưng cũng là một sứ mệnh khó khăn, làm người không hề dễ dàng. Ngươi đã chịu phạt không có nghĩa là linh hồn ngươi đã được gột rửa. Vì tội lỗi của ngươi một phần là do mẹ nhà ngươi xúi giục mà ngươi lại chịu đựng cả hình phạt của mẹ mình, nên ta cho phép nhà ngươi được đầu thai thành bông hoa sen. Ngươi sẽ có ba kiếp làm hoa trước khi ta xem xét ngươi có thể được đầu thai làm người một lần nữa không.

- Dạ! Con xin tạ ơn ân đức của Diêm Vương. - Cám nói, rồi bước xuống.

- Tấm, đến lượt ngươi.

Tấm bước lên trước.

- Tấm, ngươi không thắc mắc vì sao ngươi là người trần mà lại phải xuống âm phủ để nhận phán quyết về số phận mình không?

- Dạ bẩm, không ạ.

- Một phần là vì ta đã hứa với Cám sẽ ban một ân huệ cho những tháng ngày chuộc tội, và Cám xin được gặp ngươi. Phần khác, phần khiến ngươi được phán quyết khi còn sống là bởi ngươi đã trải qua bao khổ nạn - điều không hề được ghi trong sách sinh tử. Sức sống và sự trong sạch của ngươi đã khiến thần linh động lòng mà thay đổi điều được sắp đặt, lẽ ra ngươi đã chết ngay từ lúc dì ngươi chặt đổ cây cau, khiến ngươi ngã.

- Nhưng con đã giết người, thưa Diêm Vương, con đã làm việc tàn độc, linh hồn con đã bị vấy bẩn.

Diêm Vương khẽ làm một hành động như cười mỉm.

- Ngươi giết người đâu phải vì dã tâm. Ngươi đã cảnh báo mẹ con Cám nhiều lần nhưng hai người đó không hề thay đổi. Ngươi giết người là hành động tự bảo vệ mình, khi sự can thiệp của thánh thần cũng chỉ có hạn, khi người bên cạnh ngươi - là vị vua kia - cũng không ra tay giúp. Tuy vậy, hành động giết người luôn luôn là sai trái. Như thế, ngươi sẽ vẫn được đầu thai làm người. NHƯNG. Nhưng sau khi vị vua kia mất, ngươi sẽ phải quy y cửa phật và dành phần đời còn lại là một nữ tu, ăn chay niệm phận để xá tội.

- Dạ, tạ ơn ân đức của Diêm Vương.

Diêm Vương gật đầu

- Vậy thì ta tuyên bố: PHIÊN XỬ KẾT THÚC!

Nói rồi, Diêm vương biến mất, căn phòng lại chuyển động dữ dội, rồi trở lại là căn phòng nhỏ khi nãy.

- Chị Tấm! - Cám lên tiếng - Em phải chia tay chị thôi. Vậy là em được thỏa tâm nguyện gặp chị lần cuối. Em xin lỗi, chị Tấm ạ, em xin lỗi, cho những gì mẹ con em đã làm!

Tấm trào nước mắt, chỉ biết gật đầu.

- Vậy em đi nhé, chị Tấm! - Cám nói, đoạn đưa tay ra, rồi hình bóng mờ dần, mờ dần, đến khi biến mất hẳn.

Cửa phòng bật mở, Tấm bị hút ra ngoài, trở về với điện thờ.

***

Năm ấy, hồ sen trong cung chỉ nở đúng một bông, nhưng tươi tắn và thơm lạ thường. Tấm thường ra ngồi ở lầu trước hồ sen cùng nhà vua. Cứ mỗi lần ấy, Tấm lại thấy như nghe được giọng Cám nói khe khẽ :"Chị Tấm ơi! Chị Tấm ơi!" - như tiếng thỏ thẻ của người em gái ruột thân thương!

Dương Quỳnh Anh (Lớp 10 Anh, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương)

==============================================================================

Lâu lắm rồi mới thấy 1 cháu bé học cấp 3 viết văn hay như vậy (mình cũng không viết được)

Cái ác của Tấm là bị nhiều người nói và tranh luận quyết liệt, nhưng đã được cháu Dương Quỳnh Anh giải quyết 1 cách nhẹ nhành.

Điểm 10 cho cháu nhé. Posted ImagePosted ImagePosted Image

cám ơn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay