yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

Tiến sĩ Alan Phan: ’Mác thành đạt đang bị lạm phát’

Alan Phan, một doanh nhân Việt kiều, vừa có bài viết chia sẻ về việc mác thành đạt bị "lạm phát" gần đây. Theo ông, người trẻ cần quên đi danh từ, nhớ đến thực chất trên con đường kiếm tìm tiêu chí để là người thành đạt.

Posted Image

Tiến sĩ Alan Phan hiện chủ yếu kinh doanh tại thị trường Đông Á trong lĩnh vực đầu tư.

"Thành công là đạt được những gì mình mong muốn. Hạnh phúc là muốn những gì mình đạt được" (Dale Carnegie). Gần đây, tôi hay "bị" gán cho cái mác "doanh nhân thành đạt", rồi có người còn gọi là "tỷ phú" dù tôi nói rõ chỉ là tỷ phú tiền đồng.

Khi một từ ngữ nào bị lạm dụng, tôi thường dị ứng lạ thường. "Thành đạt", "đỉnh cao", "đại gia"… một ngày rồi "phá sản", "tội phạm", "siêu lừa"… một ngày khác. Biển dâu của ngôn ngữ còn sống động hơn những đổi thay trong thực tại.

Vài bạn trẻ gửi thư mong tôi chỉ cho bí quyết trở thành một doanh nhân thành đạt, càng nhiều đường tắt càng tốt! Khi hỏi lại là họ nghĩ một doanh nhân thành đạt phải ra sao, tất cả đều cho rằng phải có tiền thật nhiều để tiêu xài thoả thích, phải được xã hội trọng vọng kính nể, phải có quyền lực qua quan hệ, phải có cả núi "đồ chơi": chân dài, siêu xe, tiệc tùng, hàng hiệu…

Tôi thường trả lời là các bạn có một góc nhìn, dù khá phổ biến ở đây hiện nay, nhưng rất sai lạc khi đối diện với thực tế. Cái giá phải trả cho những "ước muốn" trên có lẽ các bạn sẽ không bao giờ muốn trả, trừ khi bạn sinh ra là cậu ấm cô chiêu trong nhà siêu quan.

Thêm vào đó, mác đại gia càng lớn thì càng nhiều ganh tỵ thù địch. Chỉ đọc và nghe những tin đồn hay vu khống về mình cũng mất hết ngày giờ. Sau 15 năm quản lý một công ty đại chúng ở Mỹ, tôi nghĩ là mình đã quá quen với những thị phi, bịa đặt của các diễn đàn trên net. Nhưng những tấn công cá nhân gần đây khi tôi được mạng truyền thông "bơm" lên làm mình phải tính đến chuyện tịnh khẩu để có chữ bình an!

Tôi luôn nghĩ là một người khi vượt khỏi những nhu cầu thúc hối về cơm áo và có chút tự do, giá trị đẳng cấp của họ phải được định lượng trên sáu khía cạnh để được tạm gọi thành đạt: sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ, xã hội, tiền bạc và tâm linh. Theo 6 tiêu chuẩn này thì chắc chắn cá nhân tôi không phải là người thành đạt, ngay cả trong vài chục năm tới khi tôi gần xuống lỗ.

Tôi nghĩ mọi người phải làm một chuẩn lượng riêng cho mình: sức khoẻ của bạn có kham nổi một chương trình làm việc liên tục 16 giờ mỗi ngày, những chuyến bay liên lục địa năm bảy lần mỗi tháng? Tinh thần của bạn có mất đi cái bén nhạy của phán đoán khi bị vây bủa bởi áp lực, và ý chí sắt đá vẫn tràn đầy khi sự nghiệp đứng bên vực thẳm?

Về trí tuệ, bạn có cập nhật kiến thức, tìm tòi nghiên cứu mỗi ngày? Bạn có thường xuyên đặt câu hỏi cho mọi biện luận và sẵn sàng quên đi tự ái sĩ diện nếu mình sai? Với gia đình – xã hội, bạn có lo lắng và "cho đi" đầy đủ cho mọi người thân với một tình thương không điều kiện? Kính nể và tôn trọng những người kém may mắn, chân thành và trân trọng người đang thua thiệt?

Về tiền bạc, yếu tố chính mà mọi người dùng để tôn vinh các đại gia, thì bạn có nhiều như một đại gia với tuyên bố "tiền của tôi ăn ba hay sáu đời cũng không hết"? Có thể không nhiều như vậy, nhưng phải đủ để một cơn bão tài chính hay một quyết định sai lầm của nhân viên, hay một thay đổi xã hội không làm tài sản tạo dựng bao năm qua biến mất.

Nếu bạn chưa hội đủ năm yếu tố trên về "thành đạt", thì vẫn còn chút hy vọng về yếu tố sau cùng: cái con người bên trong. Trong con người "không thành đạt" của tôi, một điều luôn làm tôi hạnh phúc: tâm linh bình an và giác ngộ. Tôi học cách tha thứ cho mình, cho người; tôi không ghen tỵ giận hờn với ai hay với hoàn cảnh nào. Tôi biết ơn và biết yêu thương trân trọng từng niềm vui nho nhỏ đến với đời sống mỗi ngày.

Tôi luôn luôn hưng phấn mỗi khi đi ngủ nếu tôi vượt qua các thành tựu của ngày hôm trước. Nó xác định là tôi đang tiến bộ trên chuyến phiêu lưu của đời sống và đây là động lực thúc đẩy tôi mạnh bước. Cái đích thành đạt có lẽ không bao giờ đến, nhưng có phải các triết gia đã khuyên ta mục tiêu "không phải là điểm đến mà là cuộc lữ hành".

Dĩ nhiên đó là với cá nhân tôi. Còn những doanh nhân thành đạt khác thì sao? Cái mác thành đạt không phải mất tiền mua, và người sử dụng cũng không phải đóng thuế, nên sự lạm phát danh từ này cũng là điều dễ hiểu. Tôi chỉ nghĩ các bạn trẻ đang muốn làm người thành đạt nên quên đi danh từ và nhớ đến cái thực chất.

Kịch tác gia George Burns đã chia sẻ: "Tôi thực sự nghĩ rằng thất bại khi làm điều mình yêu thích tốt hơn là thành công với điều mình khinh ghét. (Theo Sài Gòn Tiếp thi)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cuộc sống bị lạm phát nhiêu thứ như tiền mất giá, làm phát mác thành đạt, lạm phát danh hiệu tiến sĩ.

Hiz, phen này quyết đi học Tiến sĩ cho giống nguời ta vậy Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những giọt nước mắt... phá sản

Kết cục xấu nhất của một doanh nghiệp trong lúc kinh tế khó khăn hiện nay là tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, điều tưởng là quy luật ấy lại không thể làm được đối với số đông doanh nghiệp.

Trước bờ vực phá sản

Posted ImageChế biến thủy sản xuất khẩuTheo Luật Phá sản, khi doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn mà chủ nợ yêu cầu thì coi như đã lâm vào tình trạng phá sản. Nếu điều này được áp vào trường hợp của Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco),vốn đang là chuyện thời sự hiện nay, thì doanh nghiệp này đã lâm vào tình trạng phá sản.Thật vậy, theo cơ quan chức năng tỉnh Cần Thơ, số nợ của Bianfishco tại thời điểm này là hơn 1.500 tỉ đồng; trong đó có hàng trăm tỉ đồng nợ tiền mua cá của nông dân nhưng Bianfishco không còn khả năng để chi trả.

Tuy nhiên, Bianfishco không phải là trường hợp cá biệt trong làng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), hiện có đến 80% doanh nghiệp chế biến cá tra giảm công suất, không ít doanh nghiệp trong số đó phải đóng cửa.

Tại thời điểm hiện nay, ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Vasep, cho rằng có chưa đến 10% doanh nghiệp thanh toán tiền mua cá cho nông dân đúng hạn. Như vậy có thể thấy có không ít doanh nghiệp đang “lâm vào tình trạng phá sản”; và nguy cơ phá sản dây chuyền trong ngành chế biến cá tra là hoàn toàn có thể xảy ra.

Không chỉ vậy, trước sự kiện Bianfishco, Công ty cổ phần Thép Vạn Lợi ở Hải Phòng cũng nợ sáu tổ chức tín dụng đến hơn 1.000 tỉ đồng, nợ tiền điện 11 tỉ đồng, bảo hiểm xã hội 7 tỉ đồng...

Trước tình hình khó khăn như hiện nay, không ít doanh nghiệp trong ngành thép cũng đứng trước bờ vực phá sản như Vạn Lợi. Nhưng các doanh nghiệp thép được các tổ chức tín dụng “ưu ái”, họ không muốn con nợ của mình phá sản - khi tài sản mà các doanh nghiệp thép thế chấp vay là các dây chuyền thiết bị rất khó thanh lý được giá.

Ngay như trường hợp Vinashin, doanh nghiệp này đã lâm vào tình trạng phá sản khá rõ ràng khi số nợ lên đến gần cả trăm ngàn tỉ đồng và mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn mà chủ nợ yêu cầu (xét theo luật). Nhưng đến nay, “con tàu” Vinashin vẫn đang lềnh bềnh ở đó, không chìm xuống mà cũng không ra khơi...

Thật ra, nếu chiếu theo điều 3 của Luật Phá sản thì số lượng doanh nghiệp đang đứng bên bờ vực phá sản sẽ còn rất nhiều. Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế, lãi suất cao, ngân hàng siết chặt các khoản cho vay, doanh nghiệp thiếu vốn nên các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn là điều dễ hiểu - nhất là các khoản vay đổ vào thị trường nhà đất.

Vấn đề là khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì họ và các chủ nợ của họ (đôi khi là cơ quan chủ quản - đối với doanh nghiệp nhà nước) chọn cách xử lý như thế nào mà thôi!

Những giọt nước mắt phá sản

Nếu giả sử Bianfishco (hoặc các chủ nợ của công ty này) chọn cách tuyên bố phá sản thì vụ việc sẽ đi đến đâu? Theo luật sư Lê Thành Kính, Trưởng văn phòng Luật sư Lê Nguyễn, thứ tự phân chia tài sản như sau: (i) Phí phá sản; (ii) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; (iii) Các khoản nợ không có bảo đảm cho các chủ nợ. Nợ thuế nhà nước cũng là nợ không có bảo đảm.

Vậy “chủ nợ có bảo đảm” là gì? Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba. Dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết các ngân hàng thương mại đều yêu cầu người vay tiền phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn.

Như vậy, nếu áp theo Luật Phá sản thì chủ nợ là những nông dân bán cá cho Bianfishco sẽ chịu nhiều thiệt thòi nhất khi công ty này phá sản. Có lẽ vì vậy nên một số hộ nông dân là chủ nợ của Bianfishco đã không chọn hình thức nộp đơn yêu cầu Bianfishco phá sản mà khởi kiện bằng một vụ án dân sự để đòi nợ.

Xét theo lẽ phải thì những vụ kiện như thế các hộ nông dân thường sẽ thắng kiện, và tòa sẽ tuyên buộc Bianfishco trả nợ (và lãi) cho các hộ dân. Nếu Bianfishco vẫn không thể thực hiện được bản án thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi tài sản của Bianfishco. Vấn đề là Bianfishco khi đó có còn tài sản để phát mãi không mà thôi!

Chính vì rủi ro tương tự mà ông A. giám đốc một công ty chuyên bán vật liệu xây dựng chọn cho mình cách đòi nợ riêng (khi công ty của ông thuộc nhóm chủ nợ không có bảo đảm).

Số là có một doanh nghiệp xây dựng B nợ ông A. 18 tỉ đồng, đến hạn thanh toán mà B không có khả năng chi trả. Ông A. không chọn cách yêu cầu doanh nghiệp phá sản hoặc kiện ra tòa vì biết B có tài sản nhưng phần lớn số tài sản này đã được thế chấp để vay ngân hàng. Cho nên ông A. có ý định chấp nhận chi 30% giá trị khoản nợ của B cho cá nhân hoặc tổ chức giúp ông đòi được nợ. Chấp nhận “đau thương” nhưng đến nay ý định của ông A. vẫn chưa thành...

Nhưng cũng có trường hợp doanh nghiệp thua lỗ trong làm ăn muốn phá sản doanh nghiệp lại không thể thực hiện được đúng luật.

Thật vậy, có một doanh nghiệp ở Phú Yên, vay ngân hàng hơn trăm tỉ đồng để mua ô tô khách kinh doanh vận tải. Việc kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp phải bán xe để xoay xở nhưng vẫn không thể vực dậy được doanh nghiệp. Cuối cùng, doanh nghiệp này làm thủ tục xin tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, chủ nợ là ngân hàng đã can thiệp vào quá trình làm thủ tục tuyên bố phá sản của doanh nghiệp này.

Ngân hàng nói trên tìm cách chứng minh doanh nghiệp này có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi cho rằng số lượng xe khách của doanh nghiệp đã thế chấp ngân hàng nhưng lại bị doanh nghiệp bán đi. Thế là cơ quan điều tra “nhảy vào”, thủ tục phá sản đến nay vẫn ngưng trệ. Đó là chưa nói đến kiểu làm ăn “hai hệ thống sổ sách” của doanh nghiệp này (cũng như của nhiều doanh nghiệp Việt Nam để đối phó với thuế) gây khó khăn không nhỏ khi làm thủ tục phá sản doanh nghiệp.

TBKTSG

=====================================================================================

Phá sản doanh nghiệp là một phần tất yếu của sự vận động trong kinh doanh

Có chăng là Viet Nam đang trong giai đoạn phát triển tiền tư bản.

Nên nhiều doanh nghiệp chưa thích ứng được với sự vận động này

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ bún cháo "chửi" nghĩ đến văn hóa lạ lùng của Hà Nội

Posted Image Người Hà Nội bây giờ “dễ tính” và “cam chịu” quá nên mới đến mức đi ăn phải chịu nhục vì chửi, sáng ra đi chợ bị chửi, vào cơ quan không được việc bị chửi, đến cơ quan y tế, công quyền cũng bị chửi, đi trên đường bị chửi té tát thậm chí có thể gây chiến tại chỗ…

Muôn kiểu chửi

Anh Nguyễn Văn An (lập trình viên máy tính của công ty phần mềm CNC, Hà Nội) có kể lại việc làm gây bất bình của chủ quán họ “vô học”. Anh bức xúc “chúng hành xử với thượng đế như là bọn du côn, bất cần đời ấy”. Sự việc bắt đầu từ cô gái người Sài Gòn ra Hà Nội công tác khi rẽ vào một quán bún chả ven hồ Trúc Bạch ăn khi tính tiền thì cô này bị “lấy đắt gấp đôi” vì trót để lộ mình là người Sài Gòn.

Khi cô gái thắc mắc về giá cả đắt thì được chủ hàng phán “ngồi ăn chỉ biết ăn đứng lên là phải tính tiền có gì phải thắc mắc nhiều”. Bất bình quá, anh An lao ra vạch mặt việc bắt chẹt khách Sài Gòn thì bị chủ quán quát đến hãi “thằng nhãi này, mày muốn gì hả định làm anh hùng rơm chắc”, “còn không mau cuốn xéo đi”.

Vì cũng nóng tính nên máu liều của anh nổi lên, hai bên đôi co dữ dội với nhau. Đến khi hỗn loạn, ông chủ quán này đã cầm dao ra dọa “mày còn muốn sống không?”. Bó tay với kiểu làm ăn này, anh An “sợ chừa đến già” với kiểu chủ quán bún chửi du côn này.

Posted Image Quán bún "chửi"

Anh Đình Việt (sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân) ở trọ khu Cầu Giấy còn bức xúc “thích thì chửi bới đủ trò, thích thì đánh nhau vì mấy số điện, vài đồng tiền nước bọn chủ nhà trọ là một lũ khát tiền cả”. Anh Việt vừa nói, vừa nghĩ đến vụ hôm trước bị chủ nhà trọ đuổi giữa đêm. Việt kể, ông chủ trọ này là một con nghiện bài bạc, rượu chè, gái gú …mỗi khi thua bạc có khi cả xóm sẽ bị đuổi ngay giữa đêm. Cách hành xử vô đạo đức của tên chủ trọ đã khiến Việt phải lang thang suốt đêm tìm phòng trọ mới trong thời tiết vô cùng lạnh giá của mùa đông. Đối với chủ trọ quái ác này, việc đuổi sinh viên ra đường giữa đêm là một thú vui để giải stress mỗi khi thua bạc, nhìn thấy sinh viên lầm lũi dọn đồ trong đêm là “hắn cười khoái trá rất vô nhân tính”- Anh Việt tố cáo.

Anh Việt còn cho biết, rất nhiều sinh viên còn lâm vào hoàn cảnh trớ trêu hơn đó là bị chủ nhà đánh và đuổi đi. Với uy thế nhà cao cửa rộng, các chủ trọ thường xuyên quát mắng, chửi bới, thậm chí có chủ trọ còn có nguyên tắc bất di bất dịch “nói không nghe thì phải đánh”. Nếu không tin, thì các bạn có thể đến khu trọ HITC, Xuân Thủy, HN để nghe những câu chửi mắng, quát tháo tục tĩu như cơm bữa từ những chủ trọ giữa thủ đô.

Chị Thu (công nhân ở trọ nhà ngõ 233, Xuân Thủy) có cho biết “toàn lũ vô học khát tiền, suốt ngày chửi bới nọ kia kiếm cớ để thu thêm tiền”. Chả là chị Thu ôm trước đã phải đóng nguyên văn tiền nhà một tháng mà không được ở nên chị rất bức xúc. Nếu như không đóng chị sẽ bị cả nhà chủ gần hơn 10 người chửi té tát và dùng vũ lực uy hiếp. Nghĩ đến cảnh ở trọ đất Hà Nội, nhiều lần chị vẫn còn ngao ngán đến tận cổ với cách hành xử vô văn hóa này.

Hầu hết người Việt đều có tâm lí của những người dân “làng Vũ Đại ngày ấy” lầm lũi ăn bát phở mà bà chủ quán không ngừng văng tục, chửi thề và cổ súy rằng “chắc không chửi mình” và “cứ ăn thôi miễn là no làm việc gì cũng được”.

Nhiều khi tôi nghĩ sao một số người Hà Nội bây giờ giỏi thế có thể chịu được “miếng ăn là miếng nhục” đặc biệt thói quen dễ dãi trong ăn uống đã khiến các quán ăn bẩn tung hoành trên đường phố một cách ngang nhiên.

Thậm chí, dù người chủ nhà có ghê ghớm chửi đánh một ai trong xóm trọ thì những người ở cùng chỉ biết thở dài mà không lên tiếng bênh vực dù người đó có đúng đi chăng nữa.

Hầu hết đều có tâm lí rằng “không động đến quyền lợi của mình thì thôi” vì vậy những nhà trọ kiểu này vẫn tác quái khắp thủ đô. Văn hóa nhẫn nhục của một số người Hà Nội giỏi đến thế là cùng?!

Khách "được" ăn giày vào mặt

Có lần được chứng kiến, một vị khách bị tên chủ quán bún ốc đuổi đánh giữa đường và ngay sau đó được ăn ngay cả một cái giày vào mặt. Anh Thắng (Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy) cho biết “vị khách Sài Gòn đó chắc hoảng đến già, không dám bước chân ra Hà Nội vì đi ăn bún mà được ăn ngay cả một cái giày”.

Anh Thắng kể, hôm đó một vị khách bước vào quán bún ốc ở Nghĩa Tân, vị khách này liên miệng kể về quán ăn Sài Gòn lịch sự và đồ ăn ngon hơn ở Hà Nội nhiều.

Bỗng chủ quán đang thái thịt quay lại mắng “Thế thì cút vào Sài Gòn mà ăn ra đây vào quán tao làm gì”. Vị khách này choáng váng, tức giận và lên tiếng đáp lại ông chủ quán. Kết quả là vị khách bị người chủ quán cho ngay cái giày vào mặt. Có lẽ người chủ quán muốn để một kỉ niệm nhớ đời ở Hà Nội cho anh chàng người Sài Gòn tự hào về quê hương mình.

Chuyện người Hà Nội quá quen với đủ kiểu chửi, quát mắng của các chủ hàng quán xá và “lầm lũi” ăn vì “nghĩ có động đến mình đâu” đã tạo ra một thứ văn hóa mới là văn hóa chửi bới. Nhiều người Sài Gòn rất sợ ra Hà Nội, vì không quen với cách ăn uống và hành xử của các chủ quán xá. Thậm chí khi nhận được lệnh công tác ra Hà Nội một tháng có người Sài Gòn còn giả vờ ốm để không phải ra đây thưởng thức trọn văn hóa chửi.

Anh Văn, một người Sài Gòn ra công tác ở Hà Nội hơn một tháng chia sẻ “tôi đã được thưởng thức trọn thứ được gọi là văn hóa chửi bới, văng tục ở quán ăn hàng ngày”. Hơn một tuần nay la cà quán xá, anh Văn cho rằng “người Bắc ăn bẩn quá! Muốn có vịt quay phải đợi bà chủ vào nhà vệ sinh lấy vịt ra mới có”. Vì chật chội nên nhiều hàng quán để vịt ngổn ngang trong nhà vệ sinh là có thật.

Anh Văn kể “những bạn bè của tôi sợ ra Hà Nội lắm, mỗi lần ra là mỗi lần kinh sợ có người cạch đến già không dám ra thủ đô chỉ vì người Hà Nội mới bây giờ ghê ghớm, chua ngoa và thiếu văn hóa với thượng đế quá”. Đặc biệt, nhiều người Sài Gòn đi ăn hàng quán ở Hà Nội có thể bị bắt chẹt trả gấp đôi, gấp ba gây bức xúc.

Trên thực tế, nhiều người ở các tỉnh miền Nam ra Hà Nội đã “một đi không trở lại” với thủ đô chứ đừng nói gì đến khách du lịch nước ngoài.

==============================================

Các bác ở Hà nội chửa như hát hay

Ngoài ra, còn có khả năng chém gió cao thủ

Hiz Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em sống ở HN nè, chưa bị chửi lần nào

Thật ra mình vào quán, tỏ ra lịch sự, khiêm tốn, thì chả ai nói gì đâu, họ cũng lịch sự,khiêm tốn, và đon đả, lịch sự lại với mình

Nhưng 1 vài người bắt đầu vào quán là lên mặt thái độ, đòi hết cái này cái kia, rồi ngồi chê ỏng chê eo, phải em em cũng đuổi thẳng cố, chê 1 câu thì ok, nhưng ngồi nói suốt cả buổi, rồi đòi hỏi đủ thứ, hết thứ này thứ kia, thì đúng là chịu thật

Về nhà nghe vợ ra rả suốt cũng muốn táng cho con vợ 1 cái, nói gì là ngoài xã hội đúng ko các bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã từng "bị chém" rồi nè. một khứa cá thu chiên nhỏ xíu 30.000 đồng, trong khi đó người dân tại đó mua một dĩa cơm với đầy đủ các thứ chỉ có 20.000 đồng kể cả có khứa cá chiên như tôi gọi. Khỏi phải nói, phần của tôi lên đến con số trăm hơn! Ai từ miền Nam đi ra Hà Nôi làm cũng có một kỹ niệm hãi hùng trở thành kinh nghiệm phải né tránh là "bị chém". HicPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã từng "bị chém" rồi nè. một khứa cá thu chiên nhỏ xíu 30.000 đồng, trong khi đó người dân tại đó mua một dĩa cơm với đầy đủ các thứ chỉ có 20.000 đồng kể cả có khứa cá chiên như tôi gọi. Khỏi phải nói, phần của tôi lên đến con số trăm hơn! Ai từ miền Nam đi ra Hà Nôi làm cũng có một kỹ niệm hãi hùng trở thành kinh nghiệm phải né tránh là "bị chém". HicPosted Image

Xin chia buồn cùng anh, hehe, kinh nghiệm cho các bác có khi cứ vào nhà hàng, hoặc quán cafe có cơm văn phòng có khi lại hay, giá cả nó đề trên menu rồi

Cũng lạ nhỉ, sao mình chưa gặp chỗ nào vậy ta

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em sống ở HN nè, chưa bị chửi lần nào

Cũng lạ nhỉ, sao mình chưa gặp chỗ nào vậy ta

Có lẽ vì bạn là...Vi Tiểu Bảo...đích thực...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ vì bạn là...Vi Tiểu Bảo...đích thực...

Nghi 2 tuần tới bị quá đi. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đâu là ch thc s đáng s ca nước M?

Lưu Á Châu

Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.

Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán. Lên lớp giờ chính trị, một thầy giáo khoa chính trị nói: “Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi.” Nhưng, chính là cái nước tư bản mục nát suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới.

Vậy cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.

1. Cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có cương vị, có cương vị thì không có đầu óc. Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế,

a. họ không mắc sai lầm hay họ ít mắc sai lầm;

b. họ mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai, lại thường xuyên mắc sai lầm.

Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân ! Có lòng dân thì quốc gia có lực hội tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai anh sở hữu sẽ bị mất.

Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, mà chưa thấy sự mất cân đối nghiêm trọng về chiến lược. Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia “dân chủ”. Nga, Mông Cổ , Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước như Hàn Quốc, Phillippines , Indonesia , vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.

2. Nền văn hoá hừng hực khí thế đi lên. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi nói: Tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá hừng hực khí thế đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.

3. Sức mạnh tinh thần, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai họa ập đến thể xác ngã xuống, nhưng tinh thần vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc qua đó chúng ta có thể để nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.

a. Sau khi toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy ùng ùng. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.

Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy.

b. Hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị đập phá, một số thương nhân người A Rập bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.

c. Chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố. Dù trong tình hình ấy họ còn biểu quyết có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Dân chủ là gì? đây là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.

Trích bài nói chuyện của tướng Lưu Á Châu -Trung Quốc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những quán ăn khách "cạch đến già" ở Hà Nội

Posted Image - Vừa ăn, vừa bị chửi té tát mà khách hàng cứ đông nghịt. Thậm chí, nhiều người còn cổ súy “đây là một nét văn hóa mới của người Hà Nội”.

Thượng đế như “xin ăn”

Khách hàng đã quá quen thuộc với kiểu đi ăn hàng quán mà như thể đi “xin ăn”. Vừa ăn, vừa bị chửi té tát mà khách hàng cứ đông nghịt. Thậm chí, nhiều người còn cổ súy “đây là một nét văn hóa mới của người Hà Nội”.

Người ta nói “miếng ăn là miếng nhục” quả không sai khi khách hàng bị đối xử tệ bạc, bị quát mắng thậm chí văng tục, chửi thề mà các hàng quán vẫn hùng hồn tuyên bố “ấy thế mà ngày nào mát trời bà chủ không chửi là quán lại không đông”.

Lý do là thế, nên các bà chủ hàng quán xá ra sức chửi, mắng mỏ khách hàng để “hút khách”. Thời buổi bây giờ thượng đế là người bỏ tiền nuôi béo các quán xá nhưng phải nhục nhã như đi “xin ăn”.

Posted Image Quán bún chửi nổi tiếng Hà Nội.

Chị Hương Ly (nhân viên văn phòng của công ty Điện tử Trí Nam, Hà Nội) tố cáo quán L.V (Phố Lý Thường Kiệt) đối xử tệ bạc với khách hàng. Chị bức xúc: “Ai đời nhân viên nhà hàng mà chửi khách, đuổi khách ghê rợn”. Chả là hôm đó đi làm về muộn, hai vợ chồng chị Ly rẽ vào quán L.V ăn tối. Đây được coi là một nhà hàng bậc trung chứ không phải quán xá vỉa hè mà cung cách phục vụ chẳng khác gì bọn du côn nơi đầu đường xó chợ.

Chị Ly kể: “Khi chúng tôi lên tiếng vì món dứa xào thịt bò có 2 con ruồi chết trong đó thì nhân viên nhà hàng này vênh mặt lên khiến chồng tôi vô cùng bức xúc, hai bên to tiếng với nhau”. Tưởng rằng, chủ cửa hàng xuống sẽ giải quyết êm thấm, ai ngờ bà ta “chửi khách ầm ầm”.

Bà chua ngoa: “Ruồi ở đâu mà ruồi, ở miệng chúng mày mà ra à”. Không thể ngồi thêm được nữa, chị Ly và chồng mau chóng rời khỏi quán ăn này. Đi khắp thế giới có lẽ chỉ Hà Nội mới có cung cách bắt thượng đế “vừa ăn vừa nhục” thế này.

“Ăn thì ăn, không thì cút đi”, “mày nhai gì mà lắm thế”, “đã không có tiền lại còn sĩ”, “sáng ra mà đã ngu hơn cả chó”…đó là những câu chửi mà khách hàng thường xuyên được nghe ở quán bún canh gần chợ Ngô Sĩ Liên. Từng ăn trên quán này, chị Hằng (Cầu Giấy, HN) cho biết “mình bỏ tiền ra chứ có phải đi xin đâu mà phải nghe chửi”.

Đây là quán bún sườn dọc mùng thơm ngon nổi tiếng ở Hà Nội nên những lúc đông khách, không phục vụ kịp bà chủ quán này lại văng tục, chửi bậy bằng những lời nói thiếu văn hóa xúc phạm khách hàng.

Chị Hằng kể: một khách hàng nhẹ nhàng hỏi “để xe ở đâu bà chủ” liền bị quát “để đâu mặc mày”, vị khách này giận tím mặt và nói với lại “một đi không trở lại” với hàng quán này dù có ngon thế nào đi nữa.

Chị Hằng còn tỏ ra vô cùng bức xúc khi một hôm đi ăn ở quán B.H trên đường Tô Hiến Thành thì bị bà chủ quán này cho một phen hú vía. Nhà hàng đã phục vụ kém, chửi khách xa xả lại thêm việc “đánh nhau với một thực khách vì vị khách này lỡ miệng chê đồ ăn của quán” đã khiến chị Hằng “cạch mặt đến giá với quán ăn này”.

Ở Việt Nam lại có kiểu phục vụ “trai vẫy” mới xuất hiện và đang nở rộ trên các tuyến phố: Lê Đức Thọ, Hồ Tùng Mậu, Nghĩa Tân, Cầu Gỗ, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt. Chị Nguyệt (nhân viên Ngân hàng chính sách Xã hội) cho biết “nhiều lúc bức xúc kinh khủng khi bị tên nhân viên trai tráng đứng chặn xe giữa đường lôi bằng được vào quán”. Vào quán rồi mà quay ra sẽ bị chủ hàng chửi ngay “đã không có tiền lại còn bày đặt”.

Posted Image Ăn phở phải xếp hàng như thời bao cấp

Có một điều phi lý ở VN đó là nhiều người cho rằng cung cách phục vụ này là bình thường và “không động đến mình thì thôi”. Và nghiễm nhiên, các quán xá này vẫn đông khách như thường mặc dù hàng ngày họ vẫn mang thứ văn hóa lai căng, hách dịch này để tiếp đãi các thượng đế. Thượng đế nhiều khi phải mất tiền đi xin ăn, ăn vịt để ở nhà vệ sinh, lẩu phân chuột, bún phân gián, bún đậu chấm bụi đường…

Trào lưu tẩy chay hàng quán bẩn

Theo một cuộc khảo sát nhỏ của phóng viên VietNamNet, phần đông người được phỏng vấn đều cho rằng quán xá vỉa hè và một số nhà hàng lớn ở Hà Nội “bẩn kinh hoàng”. Chị Nguyễn Hải Minh (sinh viên trường ĐH Ngoại Thương HN) cho rằng “báo chí cần phải mở diễn đàn để người dân vạch mặt, tẩy chay để các quán ăn bẩn này hết đường sống”. Hơn 90% người được phỏng vấn thừa nhận “thường xuyên la cà quán xá” và họ cũng muốn “cộng đồng cùng tẩy chay những quán ăn bẩn”. Mới đây, một số khách hàng đã tự bảo vệ mình bằng cách lập ra Hội những ngươi tẩy chay những hàng quán bẩn trên trang facebook.com.

Là một người đã từng ăn ở nhiều hàng quán ở Việt Nam, chị Hải Minh cho biết “mình từng đi ăn ở quán ốc nóng ngay đầu đường Lê Đức Thọ (Từ Liêm), ốc được sắp ra bàn khá cẩn thận nhìn ngon mắt nhưng đến khi ăn mới biết mình đang ăn bùn đất vào miệng”. Ốc được rửa không kĩ đã vô tư “ngậm bùn” và khách hàng ăn rồi mới tá hỏa nôn ọe. Từ đó chị Minh tìm mọi cách để vận động bạn bè, đồng nghiệp và người thân tẩy chay quán ăn này đề không “vướng vào vết xe đổ” của mình mà hại đến sức khỏe.

Theo nguồn thông tin thu thập được, rất nhiều khách hàng đã phản ánh lại tình trạng mất vệ sinh của các hàng quán với mong muốn đông đảo người dân sẽ biết đến và tránh xa các quán ăn này. Các quán bún ốc, ốc nóng, bún đậu (Hồ Tùng Mậu) nổi tiếng với đồ ăn bẩn thỉu, quán vịt cỏ Vân Đình (Cầu Giấy, HN), quán lẩu trên phố Hàng Cá, Phùng Hưng, quán bún miến ngan trên phố Tô Hiệu, bún ngan trên đường Trần Hưng Đạo…luôn là nỗi kinh hoàng đối những khách hàng từng “chịu trận” và là lời cảnh báo “phải tẩy chay” với những khách hàng chưa biết.

Hơn lúc nào hết, người tiêu dùng cần phải chung tay, mở diễn đàn, tố cáo các hàng quán bẩn, phục vụ kém để cộng đồng tránh xa. Nói về những quán ăn bẩn, phục vụ yếu kém, nhà văn hóa học, Nguyễn Vinh Phúc từng phát động “chúng ta nên tẩy chay họ, lần sau không đến nữa và rủ nhiều người cùng tẩy chay, không đến nữa. Chỉ có như vậy, họ buộc phải hành xử có văn hóa hơn”.

=================================================================

Lâu lâu cũng có vài bài nói xấu Hà nội Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Hôm qua đọc trên một tờ báo mạng nổi tiếng thấy một bài viết: “Miss Ngoại giao nói tiếng Anh tốt hơn tiếng Việt”. Ngay sau đó, nhiều trang báo mạng và các trang thông tin diễn đàn lấy lại thông tin và cũng đều điệp khúc… tiếng Anh hơn tiếng Việt.

Trước hết phải khẳng định khả năng sử dụng ngoại ngữ xuất sắc của hoa khôi trường ngoại giao đáng được ca ngợi. Nhưng việc ca ngợi như thế nào cho đúng, cho không phản cảm, không lố bịch lại là chuyện khác. Ở đây, việc nói cô hoa khôi ngành ngoại giao nói tiếng anh tốt hơn tiếng mẹ đẻ thì cần phải bàn lại.

Tiếng nói là một hoạt động thuộc phạm vi giao tiếp của con người. Hiểu tiếng mẹ đẻ là điều cốt lõi cho mọi con người có thể học tập, trưởng thành, và có thể tiếp thu các ngôn ngữ khác. Người làm ngoại giao càng cần phải hiểu tường tận câu chữ, ý tứ của tiếng nói nước mình hơn những người khác.

tv.jpg

Minh họa. Nguồn: Dân Trí

Tiếng nói góp phần làm nên bản sắc của dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Nó là mối liên hệ giữa con người với dân tộc. Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng W. Humboldt nói: "Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc và linh hồn của dân tộc chính là ngôn ngữ”. Với tiếng Việt, trong cơn bĩ cực lúc giao thời của buổi “Nho tàn” với khoa học hiện đại Tây phương, nhà trí thức Phạm Quỳnh đã thốt lên rằng: “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn”.

Nhưng bước vào thế giới hiện đại, người ta không thể không biết ngoại ngữ. Nhà báo Nguyễn An Ninh một nhà yêu nước nổi tiếng đầu thế kỷ 20 mà tên tuổi của ông gắn liền với những bài báo nổi tiếng và những buổi diễn thuyết sôi động cuốn hút thế hệ thanh niên yêu nước, năm 1925, trên báo Tiếng chuông rè ông đã viết: "Sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình".

Lời khẳng định của con người tiến bộ Nguyễn An Ninh đã khái quát tất cả, thế giới ngày càng hội nhập, muốn hòa mình vào nền văn minh nhân loại, những người trẻ hôm nay bắt buộc phải biết ngoại ngữ. “Biết thêm một ngoại ngữ như được sống thêm một đời sống khác”, nhưng cần phải có sự tỉnh táo để biết rằng sự hiểu biết ấy không “kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ”. Đời sống khác ấy là một cách giúp cho đời sống chúng ta phong phú hơn, làm cho ngôn ngữ nước nhà ngày một giàu hơn, sâu sắc và tinh tuý hơn.

Lưu Quang Vũ đã từng thổn thức: “Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ”. Vì vậy, hãy khoan ca ngợi một người nói ngoại ngữ tốt hơn tiếng mẹ đẻ khi họ sinh ra và lớn lên trên chính quê hương mình. Ca ngợi như thế, chắc gì người ta đã thích.

Theo vanhoathethao

==================================================================

Khen cô bé này có tư duy ngoại ngữ tốt là ok, nhưng khen không khéo như thế thì thành ra bị chê, tiếng mẹ đẻ của cô bé này thì sao mà kém thế, trong khi cô bé đang sống trên chính quê hương mình crying.gif

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cử nhân xinh đẹp, nhà giàu lấy chồng bán hàng rong


Trong khi bạn bè bắt đầu sự nghiệp trong các văn phòng máy lạnh thì Eliza Lee, 22 tuổi đang băm tỏi và ghi thực đơn.


Posted Image

Lee và chồng – chủ một quầy bán cơm gà. Ảnh TNP

Hai năm qua, cô giúp việc trong một quầy hàng chuyên bán món ăn tinh túy của Singapore là cơm gà. Chỉ khác một điều là cô không làmcông việc này để kiếm thêm chút tiền. Cô con gái của một gia đình sở hữu doanh nghiệp chuyên sản xuất túi xách không cần tới nó.
Lee phải đứng từ 10 tới 15 tiếng mỗi ngày, đủ 7 ngày/ tuần. Lý do cô có mặt ở quầy ăn này là chồng chưa cưới của cô – Michael Poh, 32 tuổi là chủ sở hữu quầyăn.
Lee đã từng học ở một trường trung học hàng đầu. Cô có bằng cử nhân ngành kháchsạn và du lịch của Viện Phát triển quản lý Singapore.
Cô chia sẻ rằng việc sắp là vợ của một người bán rong không khiến cô phiền lòng.
“Thực sự, khoảng cách 10 tuổi giữa chúng tôi là mối quan tâm nhiều hơn” – côcười.
Suy nghĩ này rất hiếm ở những người phụ nữ ở tuổi Lee.
Khoảng cách giữa lao động chân tay và nhân viên văn phòng vẫn còn tồn tại. Khi nói tới việc chọn bạn đời, hầu hết sinh viên đại học đều không xem xét tới đối tượng chỉ là lao động chân tay.
Anh Poh từ chối tiết lộ anh kiếm được chính xác bao nhiêu tiền mỗi tháng, nhưnganh cho biết nó đủ để bố mẹ anh và vị hôn thê có một cuộc sống thoải mái.
Anh Poh – người đã quyết định đi bán cơm gà để kiếm sống sau khi hoàn thànhnghĩa vụ quân sự - thừa nhận rằng những người phụ nữ như vợ sắp cưới của anh là rất hiếm.
“Tôi cố gắng khuyên cô ấy nghỉ 1 ngày nhưng cô ấy từ chối. Tôi biết là cô ấy muốn chia sẻ công việc với tôi. Cô ấy không muốn tôi mệt mỏi”. Anh nói thêm rằng trước khi giúp việc ở quầy hàng này, Lee chưa hề phải chạm tay vào nước rửa bát.
Cô thừa nhận rằng làm việc ở một quầy bán cơm gà chưa bao giờ là ước mơ thờithơ ấu của cô.

Nói tiếng Anh trôi chảy, Lee nói đùa: “Cuộc sống của tôi lúc đó rất vô tư. Chưabao giờ phải lo lắng về tiền bạc. Chuyện đó đã có bố mẹ lo. Tất cả những gì tôi làm sau khi đi học về là vào phòng ngủ có điều hòa và ngủ”.
Còn bây giờ, Lee không được đi ngủ cho tới 1 giờ sáng sau khi quầy hàng đã đượcdọn dẹp và đóng cửa.


Posted Image

Lee sinh ra trong một gia đình khá giả và trước đó chưa hề phải làm những công việc như thế này. Ảnh TNP

Khi được hỏi điều gì ở người đàn ông hói đầu này thu hút cô. Cô nói: “Chúng tôi hợp nhau và có những cuộc trò chuyện khônghề dứt”.
“Tôi tiếp xúc với anh ấy 24/7 trong 2 năm qua, nhưng chúng tôi vẫn có nhiều chuyện để nói. Khi thấy chúng tôi nói nhiều, một số khách hàng còn đề nghị chúng tôi nói ít hơn để họ được phục vụ nhanh” – cô kể.
“Chúng tôi có một mục đích chung, là xây dựng một gia đình cùng nhau”.
Tuần trước, Phó Thủ tướng Singapore Tharman Shanmugaratnam đã kêu gọi người dân nước này nên tự hào về những công việc lao động chân tay và coi họ là cốt lõi của lực lượng lao động.
“Chúng ta không thể chỉ là một xã hội của các công ty bất động sản, các công tybảo hiểm, ngân hàng và những nhân viên văn phòng” – ông nói.
Ông cũng đề nghị người Singapore nên thay đổi quan niệm về những công việc laođộng chân tay.
“Bạn cần một xã hội đối xử với người lao động chân tay bằng sự tôn trọng. Một xã hội – nơi mà một bà mẹ thực sự hạnh phúc khi cô con gái nói rằng ‘Con sẽ hẹn hò với một anh bồi bàn” – ông nói thêm.

Khi hỏi 50 nữ sinh viên còn đang học và đã tốt nghiệp đại học,tuổi từ 21 tới 28, 100% nói rằng họ sẽ không hẹn hò với một người lao động chân tay.
Lý do phổ biến bao gồm:
“Tôi thích tiếng Pháp và văn học. Tôi không biết liệu có bao nhiêungười trong số họ cũng thích những thứ đó” – Joyce Loh, 24 tuổi, tốt nghiệp ĐHMelbourne trả lời.
Bố mẹ tôi sẽ không đồng ý.
“Bố mẹ không muốn chúng tôi hẹn hò với những người kiếm được íttiền hơn hoặc trình độ thấp hơn” – Farhana Aziz, 26 tuổi, đang làm việc trong lĩnh vực tài chính chia sẻ.
Anh ấy sẽ không đi chơi được với bạn tôi.
“Hầu như bạn tôi đều hẹn hò với bạn cùng khóa, hoặc ai đó có cùng địa vị xã hội. Tôi không thấy tự hào khi giới thiệu bạn trai với đám đông nếu như anh ta kém cỏi hơn” – Elaine Ang, 24 tuổi, tốt nghiệp ĐH Quốc gia Singapore cho hay.

NguyễnThảo (Theo The New Paper)

Edited by Thiên Sứ
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Hội chứng" khoe giàu

Từ cực đoan này bước sang một cực đoan khác do thiếu hụt một tầm nhìn văn hóa. Chính cái “hội chứng khoe giàu” một cách phản cảm xuất hiện trên cái nền của sự đứt gãy văn hóa đó!

Posted Image

Khoe giàu, thích xài sang, thích khoe mẽ là chuyện riêng tư. Đã là chuyện riêng tư thì nhân tâm tùy thích, người khác chõ mũi vào làm gì!

Ngặt một nỗi, xã hội là một tổng thể được tạo thành bởi những hiện tượng liên kết, khiến cho mỗi hiện tượng tùy thuộc vào các hiện tượng khác và chỉ có thể như nó đang là thế ấy trong những mối liên hệ giữa chúng với nhau. Xã hội ta đang sống là một cấu trúc mà trong đó mỗi thành viên đều có mối quan hệ ràng buộc với nhau dưới những hình thức thô sơ nhất hoặc phức tạp nhất.

Mỗi thành viên ấy có những vai trò khác nhau, song có mối tương tác lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau trong việc thực hiện sự phân công trách nhiệm trước cộng đồng cùng chung quyền lợi và cùng chung những giá trị mà xã hội đem lại. Trong đó, ý thức cộng đồng lại là một nét văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức người Việt.

Xã hội hiện đại và cơ chế thị trường với những thay đổi trong lối sống dù có làm phôi pha nét đẹp của văn hóa truyền thống đó, song chưa thể xóa đi dấu ấn đậm nét của nó, đặc biệt là ở nông thôn với hơn 70% cư dân cả nước. Lối sống “Tối lửa tắt đèn có nhau”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” đâu dễ một sớm một chiều bị phai nhạt. Thế nhưng, khi hệ thống giá trị bị đảo lộn trong cơn lốc của những chuyển động dữ dội từ xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại với những biến thái phức tạp, thì chuyện nảy sinh những nghịch cảnh phản văn hóa gây phản cảm trong tâm lý xã hội là chuyện dễ hiểu.

Cũng như sức cuộn chảy của dòng sông, ở những đoạn nước xoáy, những đoạn khúc sông đổ ngoặt, váng bẩn nổi lên nhiều. Những “váng bẩn” của dòng sông cuộc sống cũng vậy!

Những chuyện “chướng tai gai mắt” khiến dư luận bất bình đang diễn ra hàng ngày, tuy không là những hành vi phạm pháp, những tội ác hà lạm, tham nhũng, ức hiếp dân làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong xã hội, nhưng lại là những nét “phản văn hóa” đang làm nổi bật sự xuống cấp của đời sống văn hóa trên cái nền của sự suy thoái đạo lý xã hội. Đây mới là điều đáng suy nghĩ.

Người ta thường đổ lỗi chuyện ấy cho mặt trái của kinh tế thị trường. Ấy thế mà, mặt phải của một đồng xu phải cùng với “măt trái” của nó mới làm nên một thực thể gọi là đồng xu đó. Nền kinh tế thị trường là một thực thể, nếu có “mặt trái” tất có “mặt phải” gắn liền với nó như hai mặt của đồng xu nói trên.

Vậy thì làm sao xoá bỏ “mặt trái” để chỉ giữ lại “mặt phải” của một thực thể? Chẳng nhẽ phải xoá bỏ quách kinh tế thị trường, quay về với mô hình cũ đã đưa xã hội đến bên bờ vực trước “Đổi Mới” để tránh khỏi những “trái tai gai mắt” phản văn hóa kia?

Cần phải có cách nhìn khác, giàu tính chiến đấu hơn và bằng những giải pháp mang tầm chiến lược, quyết liệt hơn, dũng cảm hơn và cũng thiết thực hơn. Trước hết, đừng bằng lòng với sự dễ dãi trong những ngôn từ thoạt nghe cứ ngỡ là có cái lý gì đó, nhưng ngẫm nghĩ kỹ lại hóa ra rất trống rỗng, thậm chí phản khoa học.

Ác một nỗi là nó được rao giảng quá lâu, quá nhiều làm chai lỳ những bộ óc dễ dãi, và rồi người ta cũng tự bằng lòng với sự quy lỗi cho mặt trái của kinh tế thị trường rất vô lối. Vì quy như thế thì chẳng thiệt ai nhưng rất vô bổ bởi chẳng đưa ra giải pháp khả thi nào ngoài những ngôn từ trống rỗng về “lên án” và “quyết tâm”!

Do vậy, muốn cho thỏa tình đạt lý trong ứng xử với những cái “chướng tai gai mắt” trong xã hội của buổi nhiễu nhương này thì phải dõi sâu vào cái gốc gác làm nảy sinh ra chúng.

Do đâu mà tại Hương Sơn, huyện miền núi nghèo của Hà Tĩnh, một doanh nhân tổ chức đám cưới cho con với chi phí lên tới 50 tỷ đồng, có đủ các ngôi sao giải trí hàng đầu showbiz Việt và hải ngoại như Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê, MC Lê Anh đến giúp vui, và món quà hồi môn là ngôi nhà 130 tỷ đồng tại Hà Nội hiện vẫn cửa đóng then cài!

Và rồi, tại Tân Lập, Thái Nguyên cũng rình rang một “siêu đám cưới”, tiền tỷ được vung ra để khoe giàu với dân tình đang còn vất vả gian nan kiếm sống nơi “thủ đô của chiến khu cách mạng” thời kháng chiến 9 năm!

Và rồi bi hài hơn nữa là chuyện tại đất “Tây Đô”, bà giám đốc một công ty thủy sản, tổ chức “siêu đám cưới” cho con khi công ty đang vỡ nợ, băng rôn nông dân đòi nợ treo ngay trước cổng biệt thự bà giám đốc! Ấy vậy mà chỉ riêng đoàn xe rước dâu cũng toàn loại mốt nhất, đắt tiền nhất, những Bentley Flying Spur Speed, Ferrari F430...

Cơn sốt khoe giàu một cách kệch cỡm đang truyền lan trong bối cảnh của đất nước đang gặp nhiều khó khăn, đời sống của đại đa số người dân còn gieo neo vất vả.

Bên cạnh những túp lều xiêu vẹo của lớp dân nghèo thành thị là những biệt thự bỏ hoang mà “có đến 60-70% là thuộc về... quan chức nhiều cấp, ngành và 30-40% số biệt thự còn lại thuộc sở hữu của các tổng giám đốc hoặc các doanh nhân ở Hà Nội hoặc từ nhiều địa phương có tiền mua gom...

Họ mua chẳng phải để ở, cũng chẳng phải để kinh doanh, họ mua để thể hiện sự giàu có, để thi thoảng mang ra khoe với bạn bè cho... oai đấy” như một tờ báo nọ dẫn lời của người dân ở cạnh những khu biệt thự bỏ hoang đó.

Tiền ở đâu ra mà vung như thế?

Xin thưa, một trong những nguồn tiền dễ dãi rất dễ kiếm đó là từ đất. Thì đây, 1m2 đất thu hồi của người dân chỉ đền bù 100-200 ngàn đồng, nhưng vẫn 1m2 ấy khi chuyển thành đất dự án thì được bán 5-10 triệu đồng/m2, thậm chí 20-30 triệu đồng/m2.

Đây có phải là một sự tước đoạt hợp pháp với những khái niệm lừa mị khôn khéo hoặc trắng trợn?

Ai tước đoạt và lừa mị? “Vừa qua, một số nơi thu hồi đất của nông dân giá rất rẻ, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng, cho doanh nghiệp chia lô, bán nền là giá tăng gấp 10-15 lần. Chính sách như vậy sẽ làm giàu cho một số người mà làm nghèo nông dân.

Tôi về nông thôn, có nông dân nói tại sao lại lấy đất của nông dân chia cho người giàu. Đến dự khởi công một công trình tại Hà Nội, trong khi bên trong là lễ khởi công, bên ngoài là những nông dân khiếu kiện” - ý kiến của nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Ngọc Trìu trả lời cho câu hỏi đó.

Vậy là ở đây có vấn đề về chính sách và cái gọi là “cơ chế” tạo điều kiện cho sự tước đoạt khôn khéo hoặc trắng trợn nói trên. Trong phạm vi bài báo ngắn, xin tạm bỏ qua sự dung dưỡng của cái gọi là “cơ chế” được biến tấu bởi những nhóm lợi ích hư hỏng, đang làm bình phong cho chúng để chia chác những “sản phẩm” từ những “hiện tượng quái gở” ấy. Ở đây chỉ xin nói đôi điều về chiều cạnh văn hóa để đóng lại bài viết đã dài.

Văn hóa? Vâng, ở đây là một sự đứt gãy văn hóa khá tiêu biểu.

Có người giải thích rằng đây là một “sự trả thù” lại sự o ép của một thời xếp người giàu vào loại đáng khinh, thậm chí là đối tượng phải cảnh giác. Đấy chỉ là một cách nghĩ.

Quả đúng là có một thời hoàng kim của “chủ nghĩa bình quân chia đều sự nghèo khổ” mà càng nghèo càng “sang” vì là thành phần cốt cán của cách mạng.

Thế rồi đùng một cái, cùng với “Đổi Mới”, tiếp theo là chuyện công nhận nền kinh tế thị trường, thậm chí phấn đấu để cho nước này nước nọ công nhận Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường thực sự nhằm tranh thủ những lợi thế về kinh tế và hội nhập.

Trong thời đoạn của sự chuyển đổi ấy, cái cũ bị phế bỏ, song cái mới chưa định hình, một sự thật chua xót buộc phải thừa nhận: sự xuống cấp của văn hóa và đạo lý xã hội!

Thì đó, trong ngôn từ thời thượng, hai chữ “đại gia” được lên ngôi và được định hình trên sách báo, thậm chí trên những văn bản! Cùng với các “đại gia” là một lối sống xa xỉ của một số người được tung hô, vì sau những xa xỉ và thác loạn, họ cũng tích cực “làm từ thiện”!

Kèm theo sự lên ngôi của chức danh “đại gia” là tên tuổi của những “quý tử” con nhà giàu gắn tên mình với biệt danh “Đô La”. Thế rồi báo chí trầm trồ nửa kín nửa hở về “đôi lứa xứng đôi” của một siêu sao ca nhạc cặp bồ với quý tử giàu có, rình rang khoe giàu với các kiểu dáng ô tô đời mới sang trọng nhất.

Chẳng những thế, để câu khách, không ít tờ báo hào phóng dành cho chuyện khoe mẽ kia những cột báo nổi bật, đánh vào thị hiếu của lớp trẻ, vô hình trung đã cổ vũ cho một lối sống ăn chơi phung phí “trăm nghìn đổi một trận cười như không”.

Những “tấm gương” phản cảm, khoe mẽ về sự giàu sang, thúc giục một lối sống thiếu văn hóa với những thị hiếu dung tục được phơi bày hằng ngày, thậm chí được tung hô. Chẳng những thế, người ta đang phục dựng những ngôn từ, những biểu tượng của một thời vốn từng bị dìm xuống đất đen!

Những cái bị dìm xuống đất đen ấy xem ra vẫn hấp dẫn nên người ta đưa chúng “lên đài danh dự”: muốn sang thì khách sạn phải đặt tên là Hoàng Đế, công ty phải có tên là Hoàng Gia, cửa hàng ăn phải là Ngự Thiện, khu ẩm thực phải có tên là Cung Đình, bể bơi phải là bể bơi “Quý Tộc”...

Từ cực đoan này bước sang một cực đoan khác do thiếu hụt một tầm nhìn văn hóa. Chính cái “hội chứng khoe giàu” một cách phản cảm xuất hiện trên cái nền của sự đứt gãy văn hóa đó!

Theo doanhnhansaigon

==========================================================================

Hiz khoe giàu ư, thì người giàu cũng có quyền tiêu tiền của họ, miễn sao là không vi phạm pháp luật thôi.

Còn người khác nhìn vào thì sao? ngứa con mắt bên trái , đỏ con mắt bên phải

Theo tôi có 1 vấn đề suy nghĩ tí ti là: nếu chứng minh nguồn tiền đó ở đâu ra, có hợp pháp không, đóng thuế chưa, thì chẳng có ông bà nào dám chơi sang cả.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Hội chứng" khoe giàu

Từ cực đoan này bước sang một cực đoan khác do thiếu hụt một tầm nhìn văn hóa. Chính cái “hội chứng khoe giàu” một cách phản cảm xuất hiện trên cái nền của sự đứt gãy văn hóa đó!

Posted Image

Khoe giàu, thích xài sang, thích khoe mẽ là chuyện riêng tư. Đã là chuyện riêng tư thì nhân tâm tùy thích, người khác chõ mũi vào làm gì!

Ngặt một nỗi, xã hội là một tổng thể được tạo thành bởi những hiện tượng liên kết, khiến cho mỗi hiện tượng tùy thuộc vào các hiện tượng khác và chỉ có thể như nó đang là thế ấy trong những mối liên hệ giữa chúng với nhau. Xã hội ta đang sống là một cấu trúc mà trong đó mỗi thành viên đều có mối quan hệ ràng buộc với nhau dưới những hình thức thô sơ nhất hoặc phức tạp nhất.

Mỗi thành viên ấy có những vai trò khác nhau, song có mối tương tác lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau trong việc thực hiện sự phân công trách nhiệm trước cộng đồng cùng chung quyền lợi và cùng chung những giá trị mà xã hội đem lại. Trong đó, ý thức cộng đồng lại là một nét văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức người Việt.

Xã hội hiện đại và cơ chế thị trường với những thay đổi trong lối sống dù có làm phôi pha nét đẹp của văn hóa truyền thống đó, song chưa thể xóa đi dấu ấn đậm nét của nó, đặc biệt là ở nông thôn với hơn 70% cư dân cả nước. Lối sống “Tối lửa tắt đèn có nhau”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” đâu dễ một sớm một chiều bị phai nhạt. Thế nhưng, khi hệ thống giá trị bị đảo lộn trong cơn lốc của những chuyển động dữ dội từ xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại với những biến thái phức tạp, thì chuyện nảy sinh những nghịch cảnh phản văn hóa gây phản cảm trong tâm lý xã hội là chuyện dễ hiểu.

Cũng như sức cuộn chảy của dòng sông, ở những đoạn nước xoáy, những đoạn khúc sông đổ ngoặt, váng bẩn nổi lên nhiều. Những “váng bẩn” của dòng sông cuộc sống cũng vậy!

Những chuyện “chướng tai gai mắt” khiến dư luận bất bình đang diễn ra hàng ngày, tuy không là những hành vi phạm pháp, những tội ác hà lạm, tham nhũng, ức hiếp dân làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong xã hội, nhưng lại là những nét “phản văn hóa” đang làm nổi bật sự xuống cấp của đời sống văn hóa trên cái nền của sự suy thoái đạo lý xã hội. Đây mới là điều đáng suy nghĩ.

Người ta thường đổ lỗi chuyện ấy cho mặt trái của kinh tế thị trường. Ấy thế mà, mặt phải của một đồng xu phải cùng với “măt trái” của nó mới làm nên một thực thể gọi là đồng xu đó. Nền kinh tế thị trường là một thực thể, nếu có “mặt trái” tất có “mặt phải” gắn liền với nó như hai mặt của đồng xu nói trên.

Vậy thì làm sao xoá bỏ “mặt trái” để chỉ giữ lại “mặt phải” của một thực thể? Chẳng nhẽ phải xoá bỏ quách kinh tế thị trường, quay về với mô hình cũ đã đưa xã hội đến bên bờ vực trước “Đổi Mới” để tránh khỏi những “trái tai gai mắt” phản văn hóa kia?

Cần phải có cách nhìn khác, giàu tính chiến đấu hơn và bằng những giải pháp mang tầm chiến lược, quyết liệt hơn, dũng cảm hơn và cũng thiết thực hơn. Trước hết, đừng bằng lòng với sự dễ dãi trong những ngôn từ thoạt nghe cứ ngỡ là có cái lý gì đó, nhưng ngẫm nghĩ kỹ lại hóa ra rất trống rỗng, thậm chí phản khoa học.

Ác một nỗi là nó được rao giảng quá lâu, quá nhiều làm chai lỳ những bộ óc dễ dãi, và rồi người ta cũng tự bằng lòng với sự quy lỗi cho mặt trái của kinh tế thị trường rất vô lối. Vì quy như thế thì chẳng thiệt ai nhưng rất vô bổ bởi chẳng đưa ra giải pháp khả thi nào ngoài những ngôn từ trống rỗng về “lên án” và “quyết tâm”!

Do vậy, muốn cho thỏa tình đạt lý trong ứng xử với những cái “chướng tai gai mắt” trong xã hội của buổi nhiễu nhương này thì phải dõi sâu vào cái gốc gác làm nảy sinh ra chúng.

Do đâu mà tại Hương Sơn, huyện miền núi nghèo của Hà Tĩnh, một doanh nhân tổ chức đám cưới cho con với chi phí lên tới 50 tỷ đồng, có đủ các ngôi sao giải trí hàng đầu showbiz Việt và hải ngoại như Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê, MC Lê Anh đến giúp vui, và món quà hồi môn là ngôi nhà 130 tỷ đồng tại Hà Nội hiện vẫn cửa đóng then cài!

Và rồi, tại Tân Lập, Thái Nguyên cũng rình rang một “siêu đám cưới”, tiền tỷ được vung ra để khoe giàu với dân tình đang còn vất vả gian nan kiếm sống nơi “thủ đô của chiến khu cách mạng” thời kháng chiến 9 năm!

Và rồi bi hài hơn nữa là chuyện tại đất “Tây Đô”, bà giám đốc một công ty thủy sản, tổ chức “siêu đám cưới” cho con khi công ty đang vỡ nợ, băng rôn nông dân đòi nợ treo ngay trước cổng biệt thự bà giám đốc! Ấy vậy mà chỉ riêng đoàn xe rước dâu cũng toàn loại mốt nhất, đắt tiền nhất, những Bentley Flying Spur Speed, Ferrari F430...

Cơn sốt khoe giàu một cách kệch cỡm đang truyền lan trong bối cảnh của đất nước đang gặp nhiều khó khăn, đời sống của đại đa số người dân còn gieo neo vất vả.

Bên cạnh những túp lều xiêu vẹo của lớp dân nghèo thành thị là những biệt thự bỏ hoang mà “có đến 60-70% là thuộc về... quan chức nhiều cấp, ngành và 30-40% số biệt thự còn lại thuộc sở hữu của các tổng giám đốc hoặc các doanh nhân ở Hà Nội hoặc từ nhiều địa phương có tiền mua gom...

Họ mua chẳng phải để ở, cũng chẳng phải để kinh doanh, họ mua để thể hiện sự giàu có, để thi thoảng mang ra khoe với bạn bè cho... oai đấy” như một tờ báo nọ dẫn lời của người dân ở cạnh những khu biệt thự bỏ hoang đó.

Tiền ở đâu ra mà vung như thế?

Xin thưa, một trong những nguồn tiền dễ dãi rất dễ kiếm đó là từ đất. Thì đây, 1m2 đất thu hồi của người dân chỉ đền bù 100-200 ngàn đồng, nhưng vẫn 1m2 ấy khi chuyển thành đất dự án thì được bán 5-10 triệu đồng/m2, thậm chí 20-30 triệu đồng/m2.

Đây có phải là một sự tước đoạt hợp pháp với những khái niệm lừa mị khôn khéo hoặc trắng trợn?

Ai tước đoạt và lừa mị? “Vừa qua, một số nơi thu hồi đất của nông dân giá rất rẻ, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng, cho doanh nghiệp chia lô, bán nền là giá tăng gấp 10-15 lần. Chính sách như vậy sẽ làm giàu cho một số người mà làm nghèo nông dân.

Tôi về nông thôn, có nông dân nói tại sao lại lấy đất của nông dân chia cho người giàu. Đến dự khởi công một công trình tại Hà Nội, trong khi bên trong là lễ khởi công, bên ngoài là những nông dân khiếu kiện” - ý kiến của nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Ngọc Trìu trả lời cho câu hỏi đó.

Vậy là ở đây có vấn đề về chính sách và cái gọi là “cơ chế” tạo điều kiện cho sự tước đoạt khôn khéo hoặc trắng trợn nói trên. Trong phạm vi bài báo ngắn, xin tạm bỏ qua sự dung dưỡng của cái gọi là “cơ chế” được biến tấu bởi những nhóm lợi ích hư hỏng, đang làm bình phong cho chúng để chia chác những “sản phẩm” từ những “hiện tượng quái gở” ấy. Ở đây chỉ xin nói đôi điều về chiều cạnh văn hóa để đóng lại bài viết đã dài.

Văn hóa? Vâng, ở đây là một sự đứt gãy văn hóa khá tiêu biểu.

Có người giải thích rằng đây là một “sự trả thù” lại sự o ép của một thời xếp người giàu vào loại đáng khinh, thậm chí là đối tượng phải cảnh giác. Đấy chỉ là một cách nghĩ.

Quả đúng là có một thời hoàng kim của “chủ nghĩa bình quân chia đều sự nghèo khổ” mà càng nghèo càng “sang” vì là thành phần cốt cán của cách mạng.

Thế rồi đùng một cái, cùng với “Đổi Mới”, tiếp theo là chuyện công nhận nền kinh tế thị trường, thậm chí phấn đấu để cho nước này nước nọ công nhận Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường thực sự nhằm tranh thủ những lợi thế về kinh tế và hội nhập.

Trong thời đoạn của sự chuyển đổi ấy, cái cũ bị phế bỏ, song cái mới chưa định hình, một sự thật chua xót buộc phải thừa nhận: sự xuống cấp của văn hóa và đạo lý xã hội!

Thì đó, trong ngôn từ thời thượng, hai chữ “đại gia” được lên ngôi và được định hình trên sách báo, thậm chí trên những văn bản! Cùng với các “đại gia” là một lối sống xa xỉ của một số người được tung hô, vì sau những xa xỉ và thác loạn, họ cũng tích cực “làm từ thiện”!

Kèm theo sự lên ngôi của chức danh “đại gia” là tên tuổi của những “quý tử” con nhà giàu gắn tên mình với biệt danh “Đô La”. Thế rồi báo chí trầm trồ nửa kín nửa hở về “đôi lứa xứng đôi” của một siêu sao ca nhạc cặp bồ với quý tử giàu có, rình rang khoe giàu với các kiểu dáng ô tô đời mới sang trọng nhất.

Chẳng những thế, để câu khách, không ít tờ báo hào phóng dành cho chuyện khoe mẽ kia những cột báo nổi bật, đánh vào thị hiếu của lớp trẻ, vô hình trung đã cổ vũ cho một lối sống ăn chơi phung phí “trăm nghìn đổi một trận cười như không”.

Những “tấm gương” phản cảm, khoe mẽ về sự giàu sang, thúc giục một lối sống thiếu văn hóa với những thị hiếu dung tục được phơi bày hằng ngày, thậm chí được tung hô. Chẳng những thế, người ta đang phục dựng những ngôn từ, những biểu tượng của một thời vốn từng bị dìm xuống đất đen!

Những cái bị dìm xuống đất đen ấy xem ra vẫn hấp dẫn nên người ta đưa chúng “lên đài danh dự”: muốn sang thì khách sạn phải đặt tên là Hoàng Đế, công ty phải có tên là Hoàng Gia, cửa hàng ăn phải là Ngự Thiện, khu ẩm thực phải có tên là Cung Đình, bể bơi phải là bể bơi “Quý Tộc”...

Từ cực đoan này bước sang một cực đoan khác do thiếu hụt một tầm nhìn văn hóa. Chính cái “hội chứng khoe giàu” một cách phản cảm xuất hiện trên cái nền của sự đứt gãy văn hóa đó!

Theo doanhnhansaigon

==========================================================================

Hiz khoe giàu ư, thì người giàu cũng có quyền tiêu tiền của họ, miễn sao là không vi phạm pháp luật thôi.

Còn người khác nhìn vào thì sao? ngứa con mắt bên trái , đỏ con mắt bên phải

Theo tôi có 1 vấn đề suy nghĩ tí ti là: nếu chứng minh nguồn tiền đó ở đâu ra, có hợp pháp không, đóng thuế chưa, thì chẳng có ông bà nào dám chơi sang cả.

Cũng vì thế nhân ham giàu, nên người giàu mới khoe của mới chứng tỏ ta là kẻ đạt được ước mơ mà người khác không đạt được. Con người ta hợm hĩnh vì thấy hơn chính đồng loại của mình. Nếu thế nhân ca ngợi kẻ sĩ - "Nhất sĩ, nhì nông" - thì những kẻ giàu sang lại thấy mình nhỏ bé.

Nhất sĩ nhì nông.

Hết gạo chạy rông.

Nhất nông nhì sĩ.

Nông đây gồm có cả phú nông và bần nông. Khí hết gạo thì chỉ có Phú nông mới có điều kiện làm kẻ sĩ đứng nhì thôi. Chứ còn bần nông thì đói lấy đây ra giúp "kẻ sĩ". Đấy là xét về tổng thể.

Bài trên yeuphunu dẫn từ báo doanh nhân phân tích hiện tượng sâu sắc. Nhưng rất tiếc không đưa ra được giải pháp cụ thể. Mà có giải pháp thì vấn đề còn là sự thực hiện.Thế gian còn nhiều chuyện phức tạp lắm.

Còn chuyện cử nhân lấy chồng bán hàng rong ở trên thì nó chỉ là chuyện lạ thời nay thôi. Nền văn hiến Việt dạy con người lâu rôi:

Chống ta áo rách ta thương.

Chồng người áo gấm xông hương, mặc người.

Tại họ quên mất nền văn hiến huyền vĩ Việt đấy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Phong trào "Nét chữ nết người" bắt học sinh tiểu học còng lưng bò ra, dí sát mắt vào trang giấy mà vẽ chữ. Chữ đẹp lớn lên làm tiến sĩ, bác sĩ hay kỹ sư đâu không thấy chỉ thấy trước mắt vẹo cột sống, cận thị. Cả thế giới hình như chỉ có Việt Nam ta có phong trào ưu việt này.

- Lâu lâu lại thi đua lập thành tích chào mừng cái gì đó

- Vụ bầu chọn Hạ Long

-....

Còn nhiều ví dụ nữa... nhắc đến là đến phát ngán, nhưng xét ra chúng ta còn may mắn hơn dân Bắc Triều Tiên nhiều mấy cái vụ thi đua sáo rỗng này... http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/crying.gif

Thi đua là "vi rút" gây bệnh thành tích?

Vì có thể nói thi đua hiện nay hình thức là chính. Thi đua thường là nơi tôn vinh những giá trị ảo, thậm chí là giá trị giả. Sự tồn tại của biện pháp tinh thần này đã trở thành phản tác dụng mất rồi- nó đẻ ra và làm lan tràn bệnh thành tích.

Bệnh thành tích- chứng nan y

Hồi giữa năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo có phong trào "Nói không với bệnh thành tích trong thi cử" nhưng đến bây giờ, "bệnh thành tích" trong giáo dục và trên mọi lĩnh vực, mọi ngành vẫn tồn tại như một... chứng nan y.

Một nguyên nhân căn bản đẻ ra bệnh thành tích là thi đua. Thi đua đòi hỏi mỗi người và mỗi tập thể phải đăng ký chỉ tiêu, rồi báo cáo thành tích khi tổng kết, rồi bình bầu xuất sắc. Thành tích thi đua mặc nhiên là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi người, mỗi tập thể; trở thành thước đo để xét duyệt các danh hiệu vinh dự và đề bạt cất nhắc cán bộ.

Thế là thành tích thi đua của đơn vị, của cá nhân trở thành những bậc thang vững chắc để con người phấn đấu tiến thân. Trong hoàn cảnh mà chức quyền đi liền với bổng lộc phổ biến như hiện nay, thi đua càng làm cho bệnh thành tích thêm trầm trọng.

Các thủ trưởng luôn phải tìm mọi cách để đơn vị do mình phụ trách đạt thành tích thi đua cao, bởi vinh dự tập thể ấy chính là lợi ích thiết thân của thủ trưởng vậy.

Không thể phủ nhận tác dụng khích lệ tinh thần to lớn của thi đua trong một giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, thời kỳ giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước khi thống nhất đất nước.

Khi ấy, cả đất nước ta sống trong môi trường chiến tranh, toàn dân là chiến sĩ, không một ai được phép tồn tại ngoài các tổ chức "ban ngành đoàn thể". Nhưng khi chiến tranh kết thúc, hoàn cảnh mới khiến cho nhiều truyền thống cũ trong quản lý xã hội và con người không còn phù hợp.

Lấy nông nghiệp làm một ví dụ điển hình. Thi đua vẫn phát động đều đều trong các hợp tác xã nông nghiệp, báo cáo tổng kết thi đua bao giờ cũng nổi bật những thành tích to lớn, những "bước tiến vượt bậc"... Vậy mà càng thi đua thì năng suất lao động ngày càng thấp, sản lượng ngày cảng giảm sút khiến lương thực thiếu thốn trầm trọng.

Biết bao nhiêu nỗ lực cải thiện tình hình bằng đủ mọi biện pháp từ chính trị tư tưởng, đến kỷ luật tổ chức và "đẩy mạnh thi đua" v.v... đều vô hiệu. Đến khi có "khoán 10", bỗng nhiên sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc, chỉ vài năm sau Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Từ khi xóa bỏ cơ chế quản lý bao cấp trong nông nghiệp, dường như cũng không thấy phong trào thi đua sản xuất nào trong lĩnh vực này nữa. Chẳng có ai phải thi đua đạt bao nhiêu tấn trên một héc ta, đạt bao nhiêu đầu lợn trong mỗi hộ nông dân...

Vậy mà lương thực tiếp tục dư thừa, chăn nuôi tiếp tục phát triển. Nông sản trở thành mặt hàng xuất khẩu đem lại ngoại tệ hàng đầu trong nền kinh tế. Vai trò thi đua ở đâu?

Khái niệm có hoàn cảnh lịch sử của nó

Trong "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" của chúng ta hiện nay, ngoài lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cũng có rất nhiều nơi khác không còn thi đua nữa: Các công ty tư nhân, các doanh nghiệp nước ngoài, các khu công nghiệp với hàng trăm nhà máy, hàng ngàn hàng vạn công nhân. Ở đó làm gì còn phong trào thi đua.

Nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh của những nơi ấy lại thường hơn hẳn các doanh nghiệp Nhà nước- những nơi thi đua vẫn cứ "ra quân rầm rộ" hết đợt này đến đợt khác, mà làm ăn thua lỗ vẫn cứ thua lỗ, gắn liền với biết bao sai phạm, khiến người dân bất bình.

Thực ra, "thi đua" là một thuộc tính sẵn có của con người, đó là tính "cạnh tranh". Cạnh tranh luôn tồn tại không cần phải phát động, không cần đến "phong trào". Để giảm thiểu tác dụng tiêu cực của cạnh tranh, còn phải có luật để điều tiết cạnh tranh nữa.

Vậy hãy cứ để cho cái thuộc tính sẵn có ấy phát huy tính tích cực nhờ sự điều chỉnh của luật trong nước và quốc tế, không cần đến việc phát động "phong trào thi đua" hay tổ chức thi đua nữa. Những khái niệm đó, có hoàn cảnh lịch sử của nó. Nay cứ tiếp tục, thì có khi kết quả chỉ là làm tăng bệnh thành tích- thực chất là nói dối, dối trá lẫn nhau.

Vì có thể nói thi đua hiện nay hình thức là chính. Thi đua thường là nơi tôn vinh những giá trị ảo, thậm chí là giá trị giả. Sự tồn tại của biện pháp tinh thần này đã trở thành phản tác dụng mất rồi- nó đẻ ra và làm lan tràn bệnh thành tích.

Nguyễn Ngọc Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Ăn coi nồi, ngồi coi hướng”

TTCT giới thiệu hai bài viết có tính khái quát về vấn đề tiêu dùng và văn hóa. Không phủ nhận quyền tự do tiêu dùng, nhưng mẫu số chung của các ý kiến trong suốt chiều dài cuộc tranh luận là tiêu dùng có văn hóa.

TTCT - 1. Tôi vẫn còn nhớ mãi một bức biếm họa đăng đầu những năm 1970 trên một tờ báo Pháp, nếu tôi nhớ không lầm là tờ Le Monde, vẽ triết gia Jean Paul Sartre.

Một tay cầm cái tẩu hút thuốc đặc trưng của ông, tay kia cầm cuốn La nausée (Buồn nôn) ném ra phía sau lưng, miệng tuyên bố (đại ý): Trước những đứa trẻ chết đói ở châu Phi, cuốn La nausée chẳng có nghĩa lý gì!

Hẳn chẳng phải vì bốc đồng mà ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh nói như vậy về một trong những tác phẩm then chốt của mình.

Minh họa: Vũ Đình Giang Sống trong một xã hội gọi là xã hội tiêu thụ, chủ xướng một triết học đề cao tự do và từ đó trách nhiệm của con người với chính mình, ông cũng là người kêu gọi dấn thân cho xã hội vì tất cả chúng ta đều đã “xuống thuyền” (embarqué) ở trên cùng một con thuyền. Nói theo ngôn ngữ bây giờ, ông không phản đối “quyền được lấp lánh”, chẳng những thế còn đề cao tự do cá nhân, nhưng ông cũng kêu gọi ý thức xã hội, và cao hơn nữa là sự dấn thân cho xã hội.

Đó không phải là sự phủ định quyền tự do cá nhân, không phải là đề cao thứ chủ nghĩa tập thể máy móc triệt tiêu mọi sắc thái và sáng tạo cá nhân, mà chính vì con người sống là sống trong xã hội, do đó hoàn toàn không thể không có trách nhiệm với xã hội. Trước những đứa trẻ chết đói ở châu Phi, Sartre vứt cuốn La nausée là vì vậy, để dấn thân cho một xã hội, một thế giới tốt đẹp hơn.

. Với những đứa trẻ đói ăn ở châu Phi xa lắc, người có ý thức xã hội còn thấy bứt rứt không yên, huống hồ với những đồng bào còn nghèo khó trong cùng một đất nước. Tự do tiêu dùng, tự do “lấp lánh”, điều đó là bình thường trong một xã hội bình thường vốn bao giờ cũng đa dạng, đa sắc màu chứ không phải như trong một xã hội khép kín, “đồng phục hóa”. Tuy nhiên, bởi chúng ta sống là sống trong xã hội, chúng ta không thể không biết, và trong chừng mực nào đó không thể không có trách nhiệm với xã hội xung quanh. Cho nên “lấp lánh” đến mức bất chấp xã hội xung quanh đang nghèo khó, thậm chí nghèo đói thì sự “lấp lánh” ấy chẳng khác nào một sự xúc phạm đối với những người chưa hoặc không có cơ hội (chứ chưa hẳn là không có khả năng) sống một cuộc sống xứng đáng hơn về vật chất và cả tinh thần.

Hiện tượng một số người giàu tiêu xài xa hoa, khoe của, hợm hĩnh ở một đất nước mà tính theo thu nhập bình quân đầu người chỉ vừa mới bước qua khỏi ngưỡng nước nghèo đã làm dấy lên sự bức xúc, chỉ trích trong cộng đồng cũng bởi lý do đó. Bởi, đối lập với hiện tượng trên là thực trạng nhiều người vẫn đang phải vất vả kiếm ăn từng bữa, nhiều vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa đang phơi bày sự khốn khó; xã hội đang đứng trước nhiều vấn nạn lớn chưa thấy lối ra như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông ách tắc, tình trạng quá tải như nêm cối ở các bệnh viện lớn, môi trường sống suy thoái, đạo đức xã hội xuống cấp…

. Tôi không đồng ý đối lập nhân cách với hàng hóa như tiêu đề của cuộc thảo luận này (Hàng hóa hay nhân cách?), bởi nhân cách nào mà không cần tiêu dùng, tức cần hàng hóa? Và khi đã tiêu dùng, tất nhiên ai chẳng muốn hàng hóa mình xài ngày càng tốt hơn, đẹp hơn nếu có khả năng mua?

Vả chăng, hàng hóa không có tội, tội là ở cách sử dụng hàng hóa, sự hợm hĩnh trong cách sử dụng, làm như hàng hóa là tất cả. Và trách nhiệm với xã hội xung quanh đôi khi chỉ cần là đừng lăng mạ, đừng xúc phạm những người chưa có cơ hội như mình qua cách tiêu dùng lãng phí, phô trương, hợm hĩnh, khoe mẽ.

Có người bảo nền kinh tế thị trường nước ta đang ở giai đoạn của chủ nghĩa tư bản hoang dã. Có thể, văn hóa tiêu dùng ở nước ta - với sự xuất hiện của những nhà giàu mới mà tài sản nhiều khi không đến từ phát triển công nghiệp hoặc công nghệ mà chủ yếu đến từ kinh doanh đất đai và những nguồn thu nhập bất minh khiến nhiều người chỉ qua một đêm đã trở thành tỉ phú - cũng đang ở giai đoạn tương tự như vậy. Điều đó giải thích vì sao không ít nhà giàu mới ở nước ta có cách xài tiền khiến ngay cả nhiều người sống ở các nước phát triển cũng phải kinh ngạc, và rất khác với cách tiêu tiền của những tỉ phú đôla như Bill Gates.

Ở các nước phát triển, thứ văn hóa tiêu dùng kiểu “shop until you drop”, tiêu dùng bất chấp tất cả, từ lâu đã bị phê phán trong khi với không ít nhà giàu mới ở nước ta lại đang là mốt nhằm khoe của và cũng nhằm tạo cái “mác” để lòe đối tác trong làm ăn.

Thật ra, không cần nói đâu xa xôi, trong kho tàng văn hóa dân gian nước ta đã có sẵn những bài học về “văn hóa tiêu dùng” và cách hành xử phù hợp với những giá trị xã hội, giá trị cộng đồng. Nếu coi tục ngữ là túi khôn của cha ông để lại thì câu tục ngữ “Ăn coi nồi, ngồi coi hướng” là một thí dụ về túi khôn đó.

Trong câu tục ngữ ấy, không ai cấm ăn, cấm ngồi, không ai tước đoạt quyền được ăn, được ngồi của bất cứ ai. Người xưa khuyên phải “coi nồi, coi hướng”, tức phải biết nghĩ đến người khác, đến người chung bàn ăn, đến cộng đồng khi ta ăn, ta ngồi để có cách hành xử phù hợp với những giá trị được cả cộng đồng thừa nhận.

Cần tiêu dùng, nhưng tiêu dùng một cách có văn hóa. Cần hàng hóa, nhưng hàng hóa không phải là tất cả. “Lấp lánh” cứ việc, nhưng làm sao để nó đừng như một sự xúc phạm đối với không ít thân phận nghèo khó, cực nhọc còn đầy rẫy quanh ta, chưa nói đến việc chung tay giúp họ thoát khỏi thân phận ấy.

ĐOÀN KHẮC XUYÊN

Sự tăm tối của tâm hồn

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng ở mọi nơi, do sự hợp lý của các tài năng kinh doanh và sự bất hợp lý của những cơ cấu kinh tế xã hội, hay của chính con người. Lão Tử nói: Đạo của trời là đem chỗ nhiều bù chỗ ít. Đạo của người là đem chỗ ít bù chỗ nhiều.

Từ hồi có nền kinh tế thị trường, cái khoảng cách giàu nghèo ở nước ta ngày một gia tăng, nhất là tình trạng tham nhũng và sự tan vỡ của các khối tài sản công hữu, làm cho người ta giàu lên nhanh chóng, không phải vì tài năng kinh doanh hay sáng tạo gì cả. Kết quả là đất nước thì nghèo đi mà nhiều tư nhân ngày càng giàu lên, thậm chí bất chấp những cuộc khủng hoảng kinh tế có một số người vẫn tiếp tục giàu lên - điều phản ánh sự phi lý của kinh tế hiện đại và những nền kinh tế đang phát triển.

Giàu có bằng sức lao động, người ta vẫn có thể khoe khoang. Giàu có bằng chiếm đoạt, người ta càng dễ khoe khoang. Đó là một tâm lý rất bình thường. Cuộc thi giàu của hai đại gia cổ Trung Hoa là Vương Khải và Thạch Sùng đã trở thành truyền thuyết trong lịch sử.

Thạch Sùng thì rửa nồi bằng mật, Vương Khải rửa nồi bằng kẹo mạch nha. Thạch Sùng đun bếp bằng bạch lạp, Vương Khải đun bếp bằng ngân phiếu. Thạch Sùng khoe cây san hô cao ba trượng, Vương Khải cầm gậy sắt đập tan rồi đưa ra cây san hô cao chín trượng. Đại loại cuộc thi cứ diễn ra như vậy và được dân gian thêm thắt vào rất nhiều tình huống ly kỳ.

Cái tâm lý khoe của không có gì mới, mà nó thường trực trong người nông dân Việt Nam. Không có tiền thì đành chịu kham khổ, có rồi thì tô vẽ nhà cửa cố gắng cho khác người, điện thờ không thiếu thứ gì. Một thời kỳ bao cấp và chiến tranh gian khổ kéo dài, khi có điều kiện thì bao nhiêu ức chế cũ được xả ra gấp bội giống như một phản ứng ngược chiều. Tình dục, ăn uống, cờ bạc, tốc độ, hàng hóa xa xỉ... những thứ trước kia bị kìm hãm nay lật ngược cả lại.

Có hẳn một ngành công nghiệp phục vụ sự xa xỉ của các tỉ phú, các ngôi sao, các danh nhân, doanh nhân. Ôtô đắt tiền, du thuyền sang trọng, đồ trang sức quý, thời trang cao cấp... Ngành công nghiệp đó cũng tạo việc làm cho nhiều người, đặc biệt là những người có tay nghề cao và cũng là một cách phân phối bớt sự giàu có đang béo phì hơn. Cho nên, người ta thấy cũng không cần chỉ trích quá nhiều sự phô trương giàu có, mà trong lòng thấy nó thật thảm hại nhiều hơn.

Một đám cưới triệu đô đem lại việc làm cho hàng trăm người khó khăn, còn chờ mong người giàu làm từ thiện thì lâu lắm. Và thường là người làm ra sự giàu có ít khoe khoang hơn con cháu của họ - những người sinh ra đã ngồi trên đống vàng.

Nếu nhìn rộng hơn sẽ thấy sự tương đồng giữa một đám cưới phô trương với một đám ma xa xỉ hoành tráng của một thiền sư (thậm chí còn phổ biến hơn những đám cưới). Nó phản ánh sự tối tăm trong tâm hồn, sự dị đoan trong tín ngưỡng, sự giàu có đi ngược chiều với sự suy thoái của văn hóa.

PHAN CẨM THƯỢNG

Theo http://vn.news.yahoo...-044300604.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Ăn coi nồi, ngồi coi hướng”

Cái này Phong Thủy Lạc Việt giải thích rõ ràng, dễ hiểu...bài viết của tác giả trên tràn lan, lù tù mù quá...Posted Image

Lâu rồi không thấy sư huynh online...Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cường độ làm việc của người Nhật thật đáng khâm phục, người dân công chức có thể tranh thủ ngủ ở mọi lúc có thể

======================================================================================

Những kiểu ngủ gục của người Tokyo

Ghế đá vỉa hè, cầu thang, bến tàu điện ngầm,...dường như bất cứ nơi nào cũng có thể trở thành 'điểm dừng' cho những giấc ngủ của người dân ở thủ đô đất nước vốn nổi tiếng nhiều quy tắc bậc nhất thế giới này.

Posted Image

Một công chức có lẽ đã quá say tới mức phải gục xuống ngay khi chiếc taxi chở ông dừng lại bên vỉa hè tại một khu phố thuộc quận Shinjuku.

Posted Image

Chiếu nghỉ ở cầu thang với người này giống một địa điểm thư giãn thoải mái.

Posted Image

Một thanh niên ngủ gục bên cột đèn tín hiệu giao thông ở quận Shibuya.

Posted Image

Ngủ gật trong lúc đợi xe buýt.

Posted Image

Và cả khi chờ tàu điện ngầm.

Posted Image

Sau một ngày mệt mỏi với công việc, có lẽ điều duy nhất người đàn ông này muốn làm là chợp mắt ở bất cứ đâu.

Posted Image

Phụ nữ cũng không cưỡng lại được cơn buồn ngủ.

Posted Image

Cụ ông cố gắng chợp mắt trên một chuyến tàu.

Posted Image

Một người ngủ khì ở khu ngoại ô Sangenjaya.

Posted Image

Ngủ trên vỉa hè, cậu thanh niên này vẫn không quên chiếc ô để che mưa nếu cần.

==========================================

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỳ 1: Nhộn nhịp “chợ mua bán con”

tuoitre.gif

TT - Do nguồn cung tinh trùng của đàn ông, trứng của phụ nữ ở bệnh viện không đáp ứng được nhu cầu của các cặp vợ chồng hiếm muộn nên “chợ” mua bán tinh trùng, trứng, mang thai hộ đã xuất hiện công khai tại TP.HCM.

Bà Ngọc (trái) - một cò bán trứng - tiếp thị với khách hàng về tình hình sức khỏe, nhân thân trong sạch của người bán trứng - Ảnh: ĐỨC THANH

Khu “chợ” này nằm ở hẻm A1 đường Cống Quỳnh, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1. Hẻm A1 còn được nhiều người gọi là “hẻm hiếm muộn”, “xóm bầu” vì rất nhiều cặp vợ chồng tìm đến đây thuê nhà ở để điều trị hiếm muộn.

Trong hẻm hiện có 4-5 phụ nữ vừa kinh doanh cho thuê nhà vừa môi giới bán trứng, tinh trùng, đẻ thuê... cho bất cứ ai có nhu cầu.

Mua trứng: bao nhiêu cũng có

Sáng 21-5, chúng tôi lỉnh kỉnh xách giỏ đi vào hẻm A1. Mới vào một đoạn đã có ngay một phụ nữ khoảng 50 tuổi ngồi ở quán phở đứng lên bắt chuyện và hướng dẫn vào nhà bà Ngọc để thuê nhà. Bà Ngọc người tầm thước, da hơi ngăm, nói giọng Bắc, sốt sắng dẫn khách đến một căn nhà ở đầu hẻm.

Phòng trên lầu 1 có bốn giường, nhưng mới có một cặp vợ chồng thuê một giường. Bà Ngọc nói giá thuê giường 100.000 đồng/ngày, thuê cả tháng thì 2,5 triệu đồng.

Mang thai hộ: có ngay

Bà Ngọc tư vấn: “Trường hợp của em phải tìm người mang thai hộ. Tuy hơi khó kiếm nhưng chị sẽ tìm người ở quê giúp cho”. Bà nói giá bao nhiêu do hai bên tự thỏa thuận nhưng hứa sẽ hỏi giúp “để biết mà chuẩn bị tiền”. Bà Ngọc còn dặn: “Phải cực kỳ bí mật vì mang thai hộ bị pháp luật nghiêm cấm. Người ngoài biết được là chết”.

Bà hướng dẫn: “Người mang thai hộ phải giả vờ là vợ của ông xã em và hai người phải cùng đến bệnh viện làm thủ tục. Khi họ mang thai rồi, em phải đưa về nhà mình hoặc thuê nhà cho họ ở. Phải thuê người chăm sóc, nấu nướng phục vụ, bồi dưỡng ăn uống cho người ta đủ chất để thai phát triển tốt vì thai đó là con của mình. Phải chăm sóc họ đủ chín tháng mười ngày và đến khi xong việc sinh nở. Thời gian rất dài, tốn tiền bạc rất nhiều”. Bà Ngọc cho số điện thoại 0918067... của bà để liên hệ, dặn: “Chị sẽ tìm người ở quê mang thai hộ cho em. Vài ngày nữa gọi lại cho chị”.

Khi biết chúng tôi cần xin trứng, bà dặn cứ yên tâm ở đây, việc xin trứng bà sẽ giúp. Bà khuyên nếu tìm được người cho trứng thì nên mời người đó đến ở cùng, chăm sóc, bồi dưỡng cho họ mới lấy được trứng tốt. 9g sáng 22-5, bà hẹn chúng tôi đến gặp người bán trứng. Khi chúng tôi đến, bà điện thoại cho ai đó, nói rất to: “Đưa tới luôn đi, người ta đang ngồi đợi để coi mặt”.

Hơn một giờ sau, không thấy người bán trứng đến, bà lại gọi điện thoại, rồi bảo: “Con người bán trứng bị sốt nên họ phải về quê thăm con”. Bà Ngọc lại bảo đợi, rồi gọi điện thoại tiếp: “Đến ngay nhà chị, có người chờ xem mặt”.

Khoảng mười phút sau, một phụ nữ đi xe Attila đến. Người phụ nữ tên Nhi, 28 tuổi, cho biết đã có hai con, “vì hoàn cảnh khó khăn mới phải bán trứng”. Nhi ra giá bán trứng là 14-15 triệu đồng.

Thấy chúng tôi ngại ngần, bà Ngọc hẹn ngày mai sẽ giới thiệu một cô khác, trẻ, khỏe hơn, làm nghề giúp việc nhà. Nghe khách nói không muốn mua trứng của người giúp việc, bà khuyên đừng bận tâm vì “con em sau này 70% sẽ lấy hình dáng, tính cách, trí khôn... từ cha, 20% sẽ lấy từ mẹ mang nặng đẻ đau. Còn người cho trứng chỉ chiếm 10% nhưng lại được tính... chăm chỉ của người giúp việc”.

Thấy khách chưa đồng ý, sáng 23-5, bà Ngọc nhiều lần gọi điện giục đến gặp người bán trứng khác “ở Lâm Đồng xuống”. Khi chúng tôi đến, bà lấy điện thoại ra, lặp lại điệp khúc: “Đến đây luôn cho người ta xem mặt”. Mười phút sau, một cô gái khá trẻ, da ngăm đen, ăn mặc hở hang đi bộ đến. CMND của cô này tên Vũ Thiên Ân, 19 tuổi. Ân cho biết hằng ngày bán bún ốc ở... đường Cống Quỳnh. Bà Ngọc ra giá bán trứng 15-16 triệu đồng, vì “cô này trẻ tuổi hơn người hôm qua”.

Mánh khóe bán tinh trùng

Trước đó ngày 17-5, cũng tại hẻm A1, khi biết khách cần mua tinh trùng, một phụ nữ tóc ngắn, dáng mập mạp, tên Thảo, nói ngay: “Chị rành mấy việc đó lắm. Chị sẽ giúp vợ chồng em”.

20g30 cùng ngày, bà Thảo đến phòng trọ gặp chúng tôi và kêu ra ngoài nói chuyện vì “ở đây nói không tiện, công an biết là bắt luôn đó”. Bà giới thiệu người bán tinh trùng là một người đàn ông trẻ tuổi, có vợ con và “khổ quá mới đi cho con”. Khi chúng tôi nói cần người có “giống tốt”, bà nói ngay: “Có tìm giống tốt thì khi đưa vô ngân hàng tinh trùng của bệnh viện cũng phải nhận giống của người khác chứ đâu được nhận giống của người mình dẫn đến”.

Chúng tôi ngỏ ý muốn mua tinh trùng của người mình đưa đến, bà “bỏ nhỏ” cứ đến phòng mạch bác sĩ C. trình bày hoàn cảnh sẽ lấy được chính tinh trùng của người mình dẫn đến và bác sĩ sẽ bơm tinh trùng cho luôn ở phòng mạch. Về giá cả, bà Thảo cho biết giá mua trứng khoảng 20-25 triệu đồng, còn mua tinh trùng chỉ 10 triệu đồng.

Bà này còn có mánh khóe táo bạo hơn là làm CMND giả để biến người bán tinh trùng trở thành chồng của người vợ. Vậy là muốn bơm ở bệnh viện hay ngoài phòng mạch tư đều được. Theo bà Thảo, chỉ cần cung cấp tên tuổi, địa chỉ người chồng và thêm 2 triệu đồng là sẽ có CMND như ý muốn.

Ngày 26-5, ở hẻm A1, bà Nga - cũng chuyên cho thuê nhà và môi giới bán trứng, tinh trùng - ra giá: “15 triệu đồng một lần cho tinh trùng”. Bà hẹn hôm sau sẽ cho gặp người bán tinh trùng và tiếp thị: “Thằng này to cao, đẹp trai lắm, người Hoa, có vợ, ba đứa con đẹp ghê luôn”.

Đúng hẹn, ngày 27-5, bà bố trí cho khách gặp người bán tinh trùng ngay tại nhà bà ta. Bà Nga giới thiệu ông này tên Châu, 33 tuổi, ở Q.8. Ông Châu đi cùng một phụ nữ, nói là vợ mình và cho xem hình một bé trai trong điện thoại di động bảo là con của ông. Ông Châu chấp nhận ký cam kết sau này không đòi con khi khách giao đủ tiền.

Chúng tôi tỏ ý băn khoăn làm sao lấy được tinh trùng của ông ta để bơm, bà Nga trấn an: “Ra phòng khám của bác sĩ C. làm. Chị sẽ tráo tinh trùng cho em. Khi bác sĩ cho chồng em lấy tinh trùng thì cứ xin ra khách sạn để dễ lấy. Sau đó cầm cái lọ về đây lấy của thằng này đưa vào bơm”.

(còn tiếp)

Hội sinh viên chuyên bán tinh trùng

Theo một mẩu quảng cáo có in cả số điện thoại của “Hội sinh viên chuyên cho tinh trùng” được dán công khai tại khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi gọi điện thoại liên hệ. Người nghe điện thoại xưng tên Thương, hẹn gặp vào sáng 2-6. Gặp nhau, Thương tự giới thiệu là “người điều hành hội sinh viên chuyên bán tinh trùng” cho các cặp hiếm muộn. Thương nói anh ta đang học thạc sĩ ở một trường ĐH tại TP.

Thương giới thiệu hội này có hơn 30 thành viên là sinh viên của các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP. Khách muốn mua tinh trùng sinh viên trường nào cũng có, giá mỗi lần bán tinh trùng là 10 triệu đồng, “đảm bảo đến lúc thụ thai, muốn lấy tinh trùng cách nào cũng được”.

“Thành viên trong hội thường là sinh viên khó khăn, không rượu chè, thuốc lá. Bọn anh đã phục vụ rất nhiều khách rồi, tuyệt đối an toàn bí mật. Những thành viên trong hội đã rất nhiều lần cho tinh trùng, kết quả đều mỹ mãn”- Thương quảng cáo.

=============================================================================================

Không biết các Bác y tế quản lý kiểu gì mà để tình trạng này xảy ra hoài vậy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm phục cô gái gốc Việt thà ‘cạp đất ăn’ chứ không nhận tiền

Cập nhật lúc :10:44 AM, 04/06/2012

(ĐVO) Diane Trần đã dội một gáo nước cực lạnh vào câu “danh ngôn” ngớ ngẩn của người mẫu Ngọc Trinh rằng: không tiền thì cạp đất mà ăn.

Nữ sinh Việt bị giam được xóa án

Trong những ngày gần đây, câu chuyện về cô nữ sinh gốc Việt “ngồi tù vì nghỉ học” từ chối 100.000 USD đã khiến cộng đồng mạng Việt Nam rúng động.

Theo đó, sau khi vụ việc cô nữ sinh nghèo vượt khó gốc Việt 17 tuổi Diane Trần bị giam và bắt nộp phạt 100 USD gây phẫn nộ trong dư luận Mỹ, một trang web đã đứng ra quyên góp được hơn 100.000 USD cho Diane Trần. Số tiền được biết đến từ 50 bang ở nước Mỹ và 19 nước trên thế giới. Tuy nhiên, cô bé đã từ chối nhận.

Trả lời báo chí, Diane Trần cho biết: “Có những đứa trẻ khác ngoài kia đang phải vật lộn với cuộc sống nhiều hơn tôi”.

Posted Image

Diane Trần.

Câu chuyện của Diane Trần đã lan truyền trên các diễn đàn, mạng xã hội Việt Nam như một làn sóng. Nhiều thành viên cộng đồng mạng đã bày tỏ sự cảm phục với tấm gương vượt khó và vô tư lợi của cô nữ sinh gốc Việt.

“Cô gái ấy giàu lòng tự trọng và có một tấm lòng đáng trân quý! Thật sự cảm phục vô cùng” thành viên greenleaf8x, diễn đàn Linkhay bình luận.

"Đọc lúc đầu mình không tin, xong phải search mấy báo tiếng Anh rùi tin. Cảm phục, ngạc nhiên”, thành viên phaohoa không giấu nổi sự ngỡ ngàng trước câu chuyện tưởng như là “cổ tích”.

Nhiều thành viên đã không khỏi liên hệ câu chuyện của Diane Trần với bản thân mình.

“Xấu hổ thật, mình không bằng em ấy. Chúc cho em gặp nhiều may mắn trong cuộc sống”, thành viên xuanbinh4ever, diễn đàn Vozforums nhận xét.

“Người tốt hiếm thấy, chả bù cho mình hồi xưa mới nhận được tí tiền học bổng thôi là đã nghĩ ngay đến những thú vui trụy lạc”, thành viên nick Praha (Vozforums) tâm sự.

Chuyện của Diane Trần cũng khiến các thành viên không khỏi ngán ngẩm trước lối hành xử ngày càng thực dụng của nhiều người Việt Nam.

"Còn có vụ đại gia lên báo giả nghèo kể khổ để xin được tài trợ cho con mổ tim nữa cơ. Nhiều khi thấy vẫn có những người thiếu tự trọng ghê gớm, tham lam, thấy tiền là mắt híp lại, nghèo tham đã đành nhưng giàu cũng tham lam biển lận nữa. Tụi nhỏ thì sẵn sàng bán thân, người lớn thì bán danh dự, phẩm chất. Không biết đọc những bài báo thế này thì họ có biết nhục không nhỉ, hay có khi lại chửi người ta là ngu cũng nên”, thành viên sweetapple, diễn đàn Webtretho chia sẻ.

Trên mạng xã hội Facebook, thành viên nick Gomu Gomu còn so sánh câu chuyện của Diane Trần với vụ làm xùm gần đây của người mẫu Ngọc Trinh: “Diane Trần đã dội một gáo nước cực lạnh vào câu ‘danh ngôn’ ngớ ngẩn của người mẫu Ngọc Trinh rằng: không tiền thì cạp đất mà ăn’”.

============================

11 đại gia Trung Quốc tuyển vợ

Thứ Ba, 22/05/2012, 03:03 (GMT+7)

TT - Dư luận Trung Quốc đang xôn xao với tin hơn 2.800 cô gái đã tham gia cuộc thi tuyển vợ cho 11 đại gia giàu có tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông ngày 20-5.

Posted Image

Các thí sinh trong một buổi phỏng vấn với chuyên gia thẩm mỹ - Ảnh: Báo Chiều Dương Thành

Các cô gái cùng 11 đại gia tham dự một buổi tiệc kéo dài hai ngày một đêm để chọn ra 28 cô gái xuất sắc nhất. Các thí sinh tham dự phải từ 18-28 tuổi, có chiều cao 1,60-1,75m và ngoại hình ưa nhìn. Họ phải thi năm vòng gắt gao, từ việc đo hình thể do các chuyên gia thẩm mỹ đảm nhận đến kiểm tra kiến thức, văn nghệ, tâm lý, tướng số, và cuối cùng là vòng phỏng vấn.

Trong số hơn 2.800 thí sinh tham gia, có cả giảng viên đại học, luật sư, Hoa kiều từ Úc, Singapore và nhiều mỹ nhân đoạt giải trong các cuộc thi sắc đẹp ở Trung Quốc. Theo ban tổ chức, cuộc thi này nhằm chọn ra người giữ tay hòm chìa khóa cho các đại gia, do đó yếu tố học vấn và sự thông minh quan trọng không kém sắc đẹp.

Các đại gia tuyển vợ lần này đều có tài sản trên 100 triệu nhân dân tệ (15,8 triệu USD), làm ăn trong nhiều lĩnh vực như thời trang, bất động sản, khách sạn... 28 thí sinh lọt vào vòng chung kết sẽ dự buổi tiệc sang trọng hai ngày một đêm tại một khách sạn 5 sao vào giữa tháng 6 với các ông chồng tương lai.

Một đại gia đã tuyên bố sẽ chi 5 triệu nhân dân tệ (790.000 USD) cho một buổi hẹn hò với một trong 28 kiều nữ vào chung kết với điều kiện... cô gái đó phải xinh đẹp và còn trinh trắng.

ĐÔNG PHƯƠNG

(Theo Báo Chiều Dương Thành)

============================

Ngày càng nhiều đàn ông Trung Quốc tuyển vợ Việt

VnExpress

Thứ ba, 29/5/2012, 10:54 GMT+7

Chỉ cần bỏ ra từ 30.000 đến 40.000 tệ (khoảng 94 đến 120 triệu đồng), một thanh niên Trung Quốc có thể cưới được một cô dâu Việt Nam hấp dẫn tuổi từ 18 đến 25...

Hoạt động môi giới cô dâu Việt theo đơn đặt hàng đang bùng nổ, được tiếp sức bởi nhu cầu của những người đàn ông Trung Quốc ế vợ.

Mặc dù các văn phòng môi giới hôn nhân quốc tế là bất hợp pháp tại Trung Quốc, nhưng những kẽ hở trong luật pháp nước này đã cho phép ngành công nghiệp mai mối bùng nổ. Tình trạng này thúc đẩy các chuyên gia kêu gọi có những quy định cụ thể, nhằm giám sát chặt chẽ những hoạt động mai mối.

Theo quảng cáo trên mạng của một cơ sở môi giới có trụ sở tại tỉnh Vân Nam, chỉ cần bỏ ra từ 30.000 đến 40.000 tệ (khoảng 94 đến 120 triệu đồng), một thanh niên Trung Quốc có thể tìm một cô dâu Việt Nam hấp dẫn tuổi từ 18 đến 25.

Posted Image

Các cô gái Việt đang trở thành lựa chọn cho nhiều đàn ông Trung Quốc ế vợ. Ảnh: Global Times.

Cơ sở này, có địa chỉ ynxn1314.com, đăng ký dưới tên một dịch vụ hẹn hò đặt tại thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam. Theo đó, họ tổ chức các tour theo nhóm cho những chàng trai độc thân Trung Quốc tới Việt Nam và sắp xếp các cuộc hẹn hò với các cô gái Việt được lựa chọn trước từ một catalog.

Tờ Spring City Evening News có trụ sở tại Côn Minh cho biết, chi phí cho mỗi tour như vậy bao gồm phí đi lại, phiên dịch, quà cho gia đình các cô gái và lễ cưới. Nếu cuộc hẹn hò thất bại hoặc người đàn ông không ưng cô gái mà họ đã chọn, cơ quan môi giới sẽ chỉ tính phí 2.000 tệ cho mỗi tour. Họ cũng chịu trách nhiệm tìm cho khách hàng một cô dâu mới, nếu cô dâu đầu tiên bỏ trốn sau đám cưới.

Tính hợp pháp của việc chọn vợ này đã bị nghi vấn tại Trung Quốc kể từ khi hoạt động mai mối tìm cô dâu Việt diễn ra từ vài năm trước.

Theo một quy định của Trung Quốc về các cuộc hôn nhân quốc tế năm 1994, các cơ quan dịch vụ hôn nhân nước này không được phép môi giới cho người từ các quốc gia khác, và các cá nhân không được tham dự vào những cuộc mai mối quốc tế để hưởng lợi. Nếu vi phạm những quy định này, các công ty môi giới có thể bị đóng cửa. Tuy nhiên, luật lại không đưa ra hình phạt cụ thể nào.

Ynxn1314.com vừa quảng cáo một tour tuyển vợ Việt trên mạng hôm 19/5. "Chúng tôi mời các khách hàng Trung Quốc thực hiện các tour theo nhóm tới Việt Nam để sắp xếp các hoạt động hẹn hò", một nhân viên họ Ho thuộc văn phòng môi giới này cho biết trên Global Times.

Người này không quên nói thêm rằng "hơn 80%" khách hàng của văn phòng đã tìm được cô dâu.

Những cơ quan cung cấp "cô dâu theo yêu cầu" tương tự như vậy đã bùng nổ trên khắp Trung Quốc trong những năm gần đây nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng.

Một văn phòng môi giới có trụ sở tại thành phố Nam Ninh ở khu tự trị Choang Quảng Tây còn dịch tiểu sử của các chàng trai Trung Quốc để giúp các cô gái Việt quyết định liệu đó phải là người chồng phù hợp của mình không, có sức khỏe hay đủ tài chính không.

"Tôi biết ngành kinh doanh của chúng tôi không được chính phủ Trung Quốc cho phép, nhưng lại không có chế tài xử phạt nào cả", nữ nhân viên Youyou của văn phòng này cho biết. "Ngay cả nếu chúng tôi đóng cửa văn phòng, thì hôn nhân của khách hàng chúng tôi vẫn là hợp pháp", cô nói thêm.

Nhà nghiên cứu Qi Huan từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện khoa học xã hội Vân Nam, cho biết các cơ sở môi giới cô dâu theo đơn đặt hàng như vậy đã tồn tại ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua.

Qi cho biết, nhiều cô dâu Việt "theo đơn đặt hàng" đã cưới chồng ở Quảng Tây, Vân Nam, Chiết Giang và Phúc Kiến. Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc hôn nhân giữa vợ Việt và chồng Trung Quốc đều viên mãn, một số cô dâu đã bỏ trốn không lâu sau khi tới quê chồng.

Một quan chức từ Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh, yêu cầu giấu tên, cho biết nhà chức trách hai nước đã hợp tác và phá vỡ nhiều đường dây buôn người phục vụ cho các cuộc hôn nhân quốc tế bất hợp pháp.

Hao Pengfei, Giám đốc Ủy ban các vấn đề xã hội về Hôn nhân và Gia đình tại Bộ Nội vụ nước này cho rằng: "Các cơ sở này đủ xảo quyệt để đánh lừa nhân viên văn phòng đăng ký kết hôn rằng cặp đôi lấy nhau là hoàn toàn tự nguyện, ngay cả khi không phải như thế", ông nói.

Còn Liu Guofu, một chuyên gia luật về nhập cư tại Viện Công nghệ Bắc Kinh thì cho rằng chính phủ nên mở cửa cho các cặp vợ chồng quốc tế kết hôn hợp pháp.

"Sẽ tốt hơn nếu các cơ quan môi giới hôn nhân quốc tế được chính phủ chấp thuận và điều chỉnh theo luật. Nhu cầu về điều này đã tạo ra một ngành công nghiệp hoạt động ngầm, mà việc đối phó còn khó khăn hơn".

Thuận An

============================

TP.HCM:

Đường dây hoa hậu, người mẫu bán dâm “ngàn đô” hình thành như thế nào?

Thứ Hai, 04/06/2012 - 06:41

(Dân trí) - V.T.M.X, Hoa hậu Nam Mê Kông năm 2009, cùng nhiều người mẫu, diễn viên, ca sĩ phòng trà, "hotgirl" và cả nữ sinh viên đã “thiết lập” đường dây bán dâm với giá “khủng” lên đến hàng ngàn USD.

Đánh sập đường dây mại dâm “ngàn đô” của các hoa khôi, người mẫu

Posted Image

Hoa hậu Nam Mê Kông năm 2009 - Võ Thị Mỹ Xuân

Sau khi bắt quả tang 4 cặp nam nữ đang mua bán dâm tại một khách sạn khá lớn đóng tại địa bàn quận 1, cơ quan CSĐT đã khai thác nhanh và thực hiện lệnh bắt giữ đối với V.T.M.X (27 tuổi, quê Hậu Giang, ngụ quận 2) - Hoa hậu Nam Mê Kông năm 2009 cùng các đối tượng Trần Quang Mai (40 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM, hành nghề chăm sóc sắc đẹp) và Nguyễn Hữu Đạt (43 tuổi, ngụ phường 26, quận Bình Thạnh, hành nghề tài xế của một công ty tổ chức sự kiện có trụ sở tại TP.HCM) để điều tra về hành vi “Môi giới mại dâm” và “Bán dâm”.

Theo thông tin ban đầu từ cơ quan điều tra, hầu hết những gái bán dâm tham gia trong đường dây này đều là người mẫu, diễn viên, ca sĩ phòng trà, "hotgirl" có chút tên tuổi, nên những đối tượng khi môi giới thường đẩy giá lên đến hàng ngàn USD.

Con đường từ ngôi vị Hoa hậu Nam Mê Kông năm 2009 của M.X đến gái mại dâm và môi giới mại dâm diễn ra khác chớp nhoáng. Bắt đầu từ việc, Trần Quang Mai vốn là nữ tiếp viên của 1 quán bar tại trung tâm TP.HCM, thời gian làm việc tại đây, Mai có nhiều mối quan hệ với các đại gia.

Từ nhiều mối quan hệ “chồng chéo”, Mai quen được hoa hậu M.X và Nguyễn Hữu Đạt. Ngay khi kết thân, dựa vào mối quan hệ có được đối với các diễn viên, người mẫu, ca sỹ phòng trà và cả "hotgirl" trên mạng của M.X và Đạt, nhóm người này đã có ý tưởng và quyết định xây dựng một đường dây mại dâm cao cấp chuyên phục vụ các đại gia. Thậm chí đường dây này còn tổ chức bán dâm theo các chuyến du lịch với giá từ 20.000 USD - 25.000 USD/chuyến 3 ngày. Riêng M.X giữ vai trò liên lạc, lôi kéo đồng nghiệp cùng tham gia bán dâm với giá “khủng”. Chuyện M.X bị các trinh sát hình sự công an thành phố bắt giữ vì có liên quan đến việc mua bán dâm dường như không gây “sốt” với làng giải trí. Bởi trước đó, không ít hoa hậu, người mẫu hay các hot girl khác cũng đã nghe đồn thổi quá nhiều về “má mì” kiêm hoa hậu này.

Trước khi rơi vào con đường tội lỗi, M.X đã tốt nghiệp trung cấp du lịch và có thâm niên vài năm làm hướng dẫn viên du lịch tại TP.Hội An. Đến năm 2009, trong cuộc thi hoa hậu khu vực Nam Mê Kông 2009, M.X đã vượt qua 168 người đẹp của các tỉnh thành miền Tây để giành vương miện Hoa hậu. Trong cuộc thi này, X. còn “ẵm” luôn giải phụ “Ứng xử hay nhất”.

Cũng kể từ khi gặt hái được những thành công trong cuộc thi người đẹp các tỉnh Miền Tây này, X. tìm đến Sài Gòn và hành nghề người mẫu tự do. Những bộ ảnh “nóng”, khêu gợi liên tục được hoa hậu này tung ra thị trường.

Hiện Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM vẫn đang tiếp tục lấy lời khai các đối tượng trong đường dây bán dâm này.

T.P

============================

Cư dân mạng sốt với hội chứng "cạp đất mà ăn"

05-06-2012 00:48:49

Phát ngôn "kinh điển" của người đẹp Ngọc Trinh đã và đang liên tục “gây bão” trên các cộng đồng mạng.

Bài phỏng vấn của Ngọc Trinh với phát ngôn nổi tiếng: “Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à” nhanh chóng trở thành một hiện tượng trên các diễn đàn, forum. Ngay khi bài báo này "ra lò", nó lập tức trở thành tâm điểm của dư luận. Và đến nay, gần một tháng trôi qua nhưng nó vẫn chưa hề giảm độ nóng.

Nếu lên Google search cụm từ "cạp đất mà ăn” thì chỉ trong vòng 0,25 giây đã có 1.690.000 kết quả. Trong số đó, không ít là những bản chế từ câu “danh ngôn” gây sốc của Ngọc Trinh. Trên khắp các diễn đàn, trang mạng xã hội câu nói kinh điển này được trích dẫn, “chế” lại một cách sáng tạo và hài hước. Không ít người còn nhận xét: “Bây giờ, bất cứ cái gì mà thêm cụm từ 'cạp đất mà ăn' là đều thành hot hết.”

Nếu cách đây độ hơn một năm, cái tên Ngọc Trinh còn khá xa lạ với nhiều người thì giờ chỉ cần hỏi “Có biết Ngọc Trinh không?”, liền nhận được ngay câu trả lời “Không biết thì cạp đất mà ăn”. Trước “sức hút” của phát ngôn "cạp đất", ngay cả những người nổi tiếng trong giới showbiz Việt cũng không thể làm ngơ. Có người lên án gay gắt, bên cạnh đó có người lại tỏ vẻ khá đồng tình. Một ca sĩ khá tiếng tăm còn lên tiếng bênh vực Ngọc Trinh: “Không có tiền thì đất cũng không có mà cạp ăn". Chính vì tạo nhiều luồng dư luận, câu nói lại càng trở nên "hot" hơn trong cộng đồng mạng và trở thành câu "cửa miệng" của một bộ phận giới trẻ. Những vấn đề "nóng", nhiều người quan tâm đều được cộng đồng mạng gắn thêm cụm từ “cạp đất mà ăn” để tăng nhiệt.

============================

Nườm nượp bán dâm ở... nghĩa địa

Cập nhật lúc :10:36 PM, 14/05/2012

Hằng đêm, nghĩa trang Bình Hưng Hòa trở thành nơi hành nghề của nhiều cô gái bán dâm. Kẻ mua người bán thản nhiên trao đổi "hàng hóa" trước bia mộ của vô số người đã khuất.

Một lần đến viết bài tại một khu công nghiệp ở quận Bình Tân (TP HCM), chúng tôi nghe công nhân bàn tán khá sôi nổi về việc mua bán dâm ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Chúng tôi tỏ ra không tin, một nam công nhân khiêu khích: “Không tin thì anh cứ đến rồi biết. Các em ở đó không đẹp nhưng có nhiều cái lạ lắm”. Lời nói này khiến chúng tôi tò mò và quyết định lên kế hoạch viết loạt phóng sự này.

Em út lượn lờ

Quả thực, từ trước đến nay, chúng tôi chỉ mới nghe đến chợ tình ở những công viên, gầm cầu… chứ chưa bao giờ có thể tưởng tượng ra chợ tình ở nghĩa trang sẽ như thế nào.

Nghĩa trang là nơi chôn cất những người đã chết. Trong suy nghĩ của người Việt, đây là nơi bất khả xâm phạm, đặc biệt là về đêm. Nhiều người không bao giờ dám bước vào các khu nghĩa địa vào buổi tối vì cảm giác sợ hãi. Vậy mà giữa Sài thành đô hội lại có một chợ tình ở ngay nơi giành cho người chết.

Posted Image

Một cô gái bán hoa nấp phía sau cổng nghĩa trang chờ khách.

Vào một buổi tối tháng 5, chúng tôi chạy xe lượn lờ ở những con đường gần nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Quả thực, công nhân khu công nghiệp đã “quảng cáo” không sai. Trước mắt chúng tôi là một “chợ” tình thực sự. Theo quan sát của chúng tôi, có hơn chục cô gái đứng ở trên đường Bình Long và năm, sáu cô đứng lang thang trên đường Tân Kỳ Tân Qúy, đoạn qua nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Một dấu hiệu dễ dàng nhận biết, gái bán hoa ở địa điểm này là những cô gái ăn mặc khá mát mẻ, thông thường là một chiếc quần ngắn không thể ngắn hơn. Khuôn mặt đánh phấn, đi ngang có mùi nước hoa rẻ tiền. Đặc biệt nhất là trên tay các cô đều cầm mũ bảo hiểm. Mỗi khi có người đàn ông nào đi qua, các cô gái này lại cất lên lời lả lơi, mời gọi.

Hơn một tuần “ăn nằm” ở chợ tình nghĩa trang này, chúng tôi nhận thấy, cứ chiều tối, chừng 6 giờ, các “nàng” lại bắt đầu đổ ra đường. Đây là thời điểm tan tầm, mọi người đi làm về nhiều và bóng tối cũng đã bắt đầu buông xuống. Tuy nhiên thời điểm này, các cô gái chưa bắt khách mà chỉ mới "trưng hàng", ý chừng "bật đèn xanh" cho những kẻ muốn "đổi gió" quay lại vào khi trời tối hẳn.

Posted Image

Nhiều gái bán hoa lượn lờ chờ khách ở đường Bình Long.

Trên đoạn đường Bình Long chạy qua nghĩa trang Bình Hưng Hòa, đèn điện lờ mờ, các “nàng” thường đứng ra ngay giữa đường mời khách một cách công khai. Trong khi đó, ở trên đường Tân Kỳ Tân Quý, gái bán hoa thường nép phía sau những cánh cổng đi vào nghĩa trang.

Giá rẻ bất ngờ

Đứng quan sát hồi lâu, chúng tôi giả vờ là khách hàng lượn xe đến khu vực có nhiều gái bán hoa trên đường Bình Long. Xe chúng tôi chỉ mới chạy chậm lại, một cô gái mặc chiếc quần ngắn cũn với chiếc áo hở hang níu xe lại chào mời: “Đi đâu xa hả anh? Em đứng chờ anh mãi”. Thấy chúng tôi vẫn im lặng, cô gái lả lơi tiếp: “Đi đi anh, em lấy giá rẻ cho”.

Đến lúc này, chúng tôi hỏi “Giá bao nhiêu hả em?”. Cô gái trườn người tới trước cổ xe trả lời “Mỗi cuốc một xị. Qua đêm ba xị” (mỗi xị = 100 ngàn đồng). Chúng tôi giả vờ chê đắt, cô đưa ngón tay di di vào mu bàn tay tôi: “Đắt gì hả anh. Anh đi mấy nơi khác xem, đắt hơn em cả mấy lần đó”.

Lấy lý do đắt quá, chúng tôi cáo từ và dong xe chạy tiếp. Bị từ chối, cô gái thay đổi ngay thái độ, chửi với theo: “Đ.M giỡn mặt với bà hả con?”.

Khoảng chừng nửa tiếng sau, chúng tôi lái xe trở lại nghĩa trang, nhưng lần này là đến đường Tân Kỳ Tân Quý. Tấp xe gần một chiếc cổng đi vào nghĩa trang, phía sau chiếc cột xi măng, hai cô gái ăn mặc mát mẻ chạy ra bảo chúng tôi: “Đi anh nhé. Hai đứa em, anh lựa ai cũng được”.

Tôi hỏi giá, một cô gái bảo y chang giá cô gái tôi hỏi khi nãy. Tôi lại chê đắt, cô gái này tiếp lời: “Thấy anh là người mới, em giảm giá cho năm mươi phần trăm”. Thấy tôi vẫn ngại ngùng, cô gái bên cạnh bảo “Thôi. Em nói thế này nhé! Giảm giá cho anh một cuốc ba chục (30 ngàn đồng) vào ngay bên trong nghĩa trang”.

Không thể tin giá của những cô gái ở đây lại “bèo” tới mức đó, tôi bày tỏ lo sợ về việc “hành sự” ngay trong nghĩa trang. Một cô bảo: “Sợ gì hả anh. Em làm ở đây đã hơn một năm rồi, lúc nào cũng tiếp khách trong này, có vấn đề gì đâu”.

Lấy lí do bận việc, tôi xin cáo lui và hẹn vào dịp khác. Không như cô gái ở đường Bình Long ban nãy, một cô bảo: “Không có gì đâu anh. Anh đi nhé, lúc nào cần thì cứ đến đây tìm em. Em lúc nào cũng phục vụ anh tận tình”.

Tôi dong xe trở về phòng trọ mà trong lòng miên man suy nghĩ, lẽ nào giá để mua nhân cách một con người lại rẻ mạt đến như vậy? Câu hỏi đó cứ quẩn quanh trong tâm trí khiến tôi không thể chợp mắt nổi.

Theo những người làm nghề xe ôm ở khu vực này cho biết, mỗi đêm có hàng chục người đến nghĩa trang để mua dâm. Điều đáng sợ là, khi mua dẫm, ai cũng biết những cô gái bán hoa ở đây trên người rất nhiều nốt ghẻ ngứa, lở loét. Nhưng vì một phút ham vui, khách mua dâm tặc lưỡi cho qua mọi chuyện.

Thậm chí, có cô gái mang trong mình virus HIV đã đến giai đoạn chuẩn bị "lên nóc tủ" cho biết, khi đề nghị khách mua dâm dùng bao cao su cho an toàn, khách còn nguây nguẩy lắc đầu.

Theo GDVN

============================

Ngu ngốc, ngoan ngoãn; nghi ngờ; ngẫm nghĩ; ngâm ngợi; nghỉ ngơi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghĩ về tượng Đức Thánh Trần ở Trường Sa Posted Image

Việc dựng tượng Đức Thánh Trần, thiên tài quân sự Việt Nam, vị tướng duy nhất được nhân dân phong Thánh, tại Song Tử Tây, nơi đầu sóng ngọn gió ở Trường Sa, là một việc làm thật có ý nghĩa! Đây một hành động mạnh mẽ trong quyết sách giữ nước, thể hiện rõ bản lĩnh Việt Nam “có cứng mới đứng đầu gió”, gió Biển Đông!

Posted ImageTrường SaNgọn gió của “bát ngát sóng kình muôn dặm”, “nước trời một sắc” nơi “sóng Hồng cuốn cuộn tuôn về Biển Đông” mà Trương Hán Siêu nói đến trong Bạch Đằng Giang phú: “Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã. Cũng là bãi biển xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”.“Ô Mã” đây chính là tên tướng Tàu xâm lược ở thế kỷ XIII từng khoác lác hăm dọa vua Trần: “Ngươi chạy lên trời, ta theo lên trời; ngươi chạy xuông đất ta theo xuống đất, ngươi trốn lên núi ta theo lên núi, ngươi lặn xuống nước ta theo xuống nước” để rồi cuối cùng y bị tóm cổ tại cửa sông Bạch Đằng, nơi Hưng Đạo Vương đã dàn thế trận với những bãi cọc đâm thủng thuyền giặc.

Đúng là trong những trận quyết chiến chiến lược đó, thủy binh luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong tư duy chiến lược của ông cha ta, một quốc gia bán đảo với bờ biển dài 3.260km, tiêu biểu là Trần Hưng Đạo.

Hơn nữa, trong tâm thế Việt, “Đức Thánh Trần” còn tượng trưng cho oai lực trừ tà diệt quỷ. Những hồn ma Toa Đô, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp dạo ấy... và bất kỳ kẻ xâm lược nào đang lảng vảng ở Biển Đông hôm nay chắc sẽ vẫn còn nhớ đến bài học xưa.

Posted ImageTượng Đức Thánh Trần tại đảo Song Tử TâyMọi con tim yêu nước đang đập theo cùng nhịp sóng Biển Đông.

Bao đời đứng trước biển, “mỗi người Việt Nam dù sống ở đâu, ngay cả ở trên miền núi, hình như bao giờ cũng nghe được tiếng rì rào của biển cả ngày đêm không mỏi vỗ sóng vào bờ... Ngay cây rừng cũng mọc rậm rạp hơn ở hướng nhìn ra biển Đông và hướng nhà đâu đâu cũng quay về phía gió biển đến... Con mắt và trái tim chúng ta vì vậy sẽ không chỉ dừng lại ở đường bờ biển thường được biểu diễn bằng một nét vẽ mảnh ở trên bản đồ: những phần đất nổi và đất nằm dưới mặt biển mà chúng ta có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ rộng lớn hơn nhiều, và chúng ta phải có ý thức rõ ràng về điều đó!”

Ngẫm sâu vào tự tình dân tộc sẽ thấy rằng, trong cảm thức người Việt chúng ta, núi và biển có sức lay động thật mãnh liệt. Biểu tượng con Rồng, cháu Tiên từ huyền thoại Lạc Long - Âu Cơ ghi đậm không chỉ là hình tượng thăng hoa của nguồn cội, mà suy ngẫm cho kỹ, thì ra đây từng là sự lựa chọn của ông cha ta, hướng núi hay hướng biển? Dựa vào hình thể đất nước thì chọn hướng nào để phát triển?

Posted ImageẢnh: Lê Bá DươngPhải chăng truyền thuyết 50 người con theo cha lên núi và 50 người theo mẹ xuống biển là một lựa chọn của sự cân bằng tâm thế hướng núi và hướng biển. Mà hướng biển xem ra có phần ưu trội vì trong mô hình mẫu hệ thì “mẹ Âu Cơ” chắc không phải là yếu thế hơn, nếu không là ngược lại. Chỉ có điều, ân huệ của biển rất nhiều song không dễ thụ hưởng, còn tai họa vì bão lụt do biển gây ra thì lại bạo liệt tàn khốc. Vì thế, dựa vào địa hình, “yếu tố trội” và là yếu tố bảo thủ nhất, biến đổi chậm nhất theo thời gian, cùng với các yếu tố tự nhiên khác như khí hậu, sông ngòi và lớp phủ sinh vật, thì chọn “hướng núi”, dựa vào núi để mà mở nước phải chăng là một sự lựa chọn trong thế chẳng đặng đừng vào buổi ấy mặc dù biển vẫn luôn vẫy gọi.

Và, đi về phía biển là đi tìm một chân trời.

Lịch sử đã từng ghi nhận bản lĩnh mở đường, đi về phương Nam của Nguyễn Hoàng thế kỷ XVII. Bản lĩnh đó được bật dậy từ một tầm nhìn: nhìn ra cái thế chiến lược của việc mở nước về phương Nam, hướng ra biển từ dải Hoành Sơn, tạo ra một thế phát triển mới.

Posted ImageẢnh: Lê Bá DươngTầm nhìn chiến lược, xuyên lịch sử, xuyên không gian và thời gian từ đôi mắt của bậc danh sĩ thế kỷ XVI Nguyễn Bỉnh Khiêm, với bản lĩnh và sự nghiệp của người anh hùng đi mở cõi Nguyễn Hoàng, đã khởi đầu cho một chuyển đổi tâm thế dân tộc: hướng ra biển.

Nhưng cũng chính vì thế mà những thế lực bành trướng quyết chặn con đường biển của chúng ta, không muốn chúng ta mạnh lên, cản trở cho tham vọng bành trướng của chúng. Mà đâu chỉ phải hôm nay. Trong lịch sử, các đạo quân xâm lược tràn vào nước ta từ đường biển. Cho nên, ông cha ta không một khoảnh khắc lơi lỏng.

“Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: năm 1161, Lý Anh Tông sai đô tướng Tô Hiến Thành và phó tướng Đỗ An Di đem hai vạn quân đi tuần tiễu ở các nơi ven biển miền Tây Nam để giữ yên cõi xa. Năm 1171, vua đi tuần các hải đảo, xem khắp hình thế núi sông, muốn biết dân tình đau khổ và đường đi xa gần thế nào. Năm 1172, mùa Xuân tháng 2, vua lại đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật rồi về. Liệu đây có phải là vị vua đầu tiên vẽ bản đồ đất nước? Và chính trên con đường biển ấy, bao thây xâm lược đã làm mồi cho cá. Trận Bạch Đằng năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đánh dấu một bước trong tiến trình xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập là một ví dụ. Bình về chiến công này, Ngô Thì Sĩ viết: “Một vũ công cao cả vang dội đến nghìn thu há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu!” .

Posted ImageẢnh: Lê Bá DươngQuả đúng vậy! Trận quyết chiến chiến lược của quân dân đời Trần tháng ba năm Mậu Tý (1288) dưới sự chỉ huy của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo đánh tan mấy chục vạn quân Nguyên cũng diễn ra trên khúc sông Bạch Đằng lịch sử này. Trong Nguyên sử, q.166, Phàn Tiếp truyện chép: “Kịch chiến từ giờ Mão đến giờ Dậu”, tức là từ sáng đến chiều, đã nói lên tính khốc liệt của cuộc chiến.

Rõ ràng là vào thời điểm nhạy cảm như hiện nay, càng phải có ý thức thường trực về việc động viên tình cảm yêu nước của thế hệ trẻ, cổ vũ và tạo cho họ điều kiện để thực hiện quyền được yêu nước của mình. Làm thất thoát hay để thui chột tình cảm ấy, vì những ứng xử tế nhị trên trường quốc tế mà cản trở việc tuổi trẻ thể hiện tình cảm yêu nước đó là có tội với đất nước, đáng hổ thẹn với cha ông đã bao đời đổ máu để giữ gìn từng tấc đất, từng thước biển, từng hòn đảo làm nên giang sơn gấm vóc hôm nay.

Việc dựng tượng Đức Thánh Trần tại Song Tử Tây của Trường Sa đầu sóng ngọn gió có ý nghĩa gợi nhớ bài học lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, đồng thời cũng biểu tỏ bản lĩnh Việt Nam trước mọi mưu toan của kẻ thù.

============================================

Dựng tượng Đức Thành Trần là Hào khí dân tộc Việt dâng cao, bảo vệ chủ quyền đất nước, chống kẻ thù xâm lăng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiết lộ sốc cuộc chơi người đẹp-đại gia

Khi kiều nữ sẩy chân, chân dung đại gia mua dâm dần đươc tiết lộ, làm hoàn thiện bức tranh kẻ bán người mua, tung tẩy đổi trao trong cơn say tình tiền. Tiết lộ của một cây bút chuyên viết về giới người mẫu trong showbiz Việt.

>> Phương Trinh “có bằng chứng đại gia bỏ 20.000 USD”
>> Trang Nhung lên tiếng về việc bán dâm 8.000 USD

Sòng phẳng, nghiệt ngã nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, đó là cuộc chơi nhìn từ phía chân dài. Sắc đẹp cùng với đôi chân dài miên man, thế giới mỹ nữ nhanh chóng chiếm được vị thế, giá trị trong hành trình kiếm tìm khoái lạc của những người chịu chơi và nặng túi.

Nhưng ít ai biết rằng để có được mức giá bay đêm cao ngất ngưởng như thế, nhiều chân dài phải triệt hạ lẫn nhau bằng mọi thủ đoạn. Họ còn sẵn lòng chiều tất tần tật thú vui của khách với đủ ngón nghề của gái đứng đường chuyên nghiệp. Và khi bản hợp đồng được "kí kết" cũng là lúc kiều nữ tất bật chuẩn bị cho một chuyến bay đêm. Họ đã làm điều đó như thế nào?

Thác loạn nửa đêm

Lần qua đêm cùng đại gia U.X đến giờ vẫn còn là nỗi ám ảnh với người đẹp K. Đăng quang trong một cuộc thi nhan sắc, K nhanh chóng tạo được tên tuổi trong làng giải trí. Người đẹp trí tuệ đại học, trở thành đích ngắm của nhiều vị thiếu gia. Gạ tình, tặng quà bạc triệu vẫn không khiến K sa ngã.

Chỉ khi biết mối tình đầu phụ bạc mình, K mới nhích dần từng bước vào vũ trường. Từ đó trượt dài trên bàn rượu, vùi mình vào thú vui cắn thuốc estacy để quên kẻ bạc tình. Trong một lần mất kiểm soát, người đẹp nhận lời dấn thân vào cuộc chơi do đại gia X tổ chức mà K không hay biết, nàng chỉ là một trong 4 người mẫu có mặt tại biệt thự của gã.

Sau khi lùa 4 mỹ nữ xuống bể bơi, gã hả hê mang ra một bộ bài, sai người giúp việc chuẩn bị tiệc để đại gia và mỹ nhân vừa uống vừa đánh bài. Và cứ sau mỗi ván, chân dài nào thua cuộc, phải thực hiệu hợp đồng cùng gã ngay tại chiếu bạc. Những ngươi đẹp còn lại tiếp tục sát phạt để tìm lượt tiếp theo. Pha làm tình làm tội kiều nữ chỉ kết thúc khi gã qua đêm đủ cả bốn cô cũng là khi kim đồng hồ nhích gần 5 giờ sáng. Gã không quên nhét vào áo ngực K. 3 tờ 100 USD. Kiệt sức, rũ rượi vì nhục nhã, K. quyết định từ bỏ sàn diễn sau đêm hôm đó.

Posted Image
(Ảnh minh họa) Những kiểu “bay” đêm của chân dài hạng B

Nếu qua đêm tại gia trở thành thói quen an toàn của các đại gia "khi vợ vắng nhà", thì giới đại gia buôn xe khu G.L lại có thú vui chọn một chân dài có "chỉ số an toàn cao" (tức loại mỹ nữ sạch, chưa ràng buộc yêu đương) để qua đêm. Nhiều kiều nữ từng tiết lộ “gặp mấy anh ở khu G.L là dễ thở nhất, vì mấy ảnh chả yêu cầu gì ngoài việc chân dài mang theo rượu Táo mèo. Khi gã buông mình, chân dài chỉ cần đối ẩm cùng gã rồi dùng rượu tưới lên cơ thể gã để bắt đầu cuộc mây mưa. Nhẹ nhàng, ngất ngây trong men rượu cùng vị ngọt của táo, trở thành hàng độc của giới buôn xe Sài Gòn.

Hay như đại gia Q, chỉ "giao dịch" sau khi khóc. Ba lần như một, nhiều chân dài kháo nhau" ổng uống say, ngồi khóc cho đã mới chịu làm. Giá cả cũng hấp dẫn, nhiều gã còn không ngần ngại chung chi bằng xe tay ga, mặt hàng kinh doanh sở trường. Trong số đó, chân dài C., T. đang dẫn đầu danh sách, bởi không dưới chục con xe về tay mỗi nàng sau các phi vụ.

Khu phố tây ba lô trải dọc theo các cung đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện, Đề Thám… của Sài Gòn một thời là nơi độc diễn của một người đẹp, nay đã nổi tiếng trong showbiz Việt, có vóc dáng cân đối nhưng theo nhiều đồng nghiệp thì trông cô nàng da hơi ngăm. Cũng chính sự khác biệt đó đã giúp người đẹp vượt mặt chiến hữu để thu hút khách tây.

Một tuần bảy ngày thì cô nàng có mặt tại khu vực hết năm ngày, “bay” chớp nhoáng và chỉ “bay” với Tây. Chân dài này đóng đô tại Lo, Sa.. bar. Váy xám nâu tua rua. Môi xinh nhả khói, hông lắc điệu nghệ, vừa nhảy vừa tìm đối tác rồi nhanh nhảu rút vào khách sạn Q. gần đó.

“Tour trọn gói” của các “siêu chân dài”

Nhưng đó chỉ là giao dịch của mỹ nữ hạng B. Những chân dài danh tiếng, từng đoạt ngôi hậu trong những cuộc thi nhan sắc thường yêu cầu cao hơn rất nhiều. Mà kịch bản quen thuộc nhất vẫn là chiêu trò đi du lịch kết hợp bay đêm xuyên quốc gia, thông qua chuyên gia trang điểm hay quản lý của cô nàng. Nhóm “siêu chân dài” này thường chọn đường bay qua Châu Âu để bán thân. Người đẹp làm nhiệm vụ nhưng cũng không quên nghĩa vụ "post hình" gởi về cho các báo mạng giải trí ở quê nhà để “hợp thức hoá” chuyến bay của mình như một hoạt động “nghệ thuật” hay nghỉ dưỡng cá nhân.

Theo nhiều nguồn tin cho biết, giá một chuyến bay xa trung bình 7-10 ngày thường dao động từ 40-70.000 USD tuỳ theo danh phận của người đẹp. Trong chuyến “bay show” Singapore năm 2007, một người đẹp đoạt vương miện hoa hậu bị bắt gặp lưu trú tại khách sạn năm sao tên U. cùng một đại gia bất động sản có vóc dáng nhỏ con ở đất Hà Thành. Cuộc “điều tra” của một người trong giới phát hiện mức giá của nàng cho chuyến “bay” này lên tới 7 con số (khoảng 1,2 tỷ đồng cho 6 ngày lưu lại xứ sư tử biển), trở thành cú bay show bán thân đắt đỏ nhất. Thành ra những chuyến bay luôn ẩn chứa nhiều hợp đồng ngắn hạn, trung hạn tuỳ thuôc hoàn toàn vào túi tiền của những tay chơi.

Posted Image

Scandal làm tú bà và bán dâm mới đây của người đẹp M.X gây xôn xao làng giải trí Việt

Có nhiều lý do khiến việc “bay xa” giá cao hơn. Ngoài việc phải hủy show event trong nước, thì mỹ nữ cũng phải nhọc công “tương kế tựu kế với tình hờ bằng cái mác đi lưu diễn, giao lưu để cải thiện thu nhập. Thế nên chán “bay xa”, chân dài lại thích “bay gần”. Và để đảm bảo an toàn, số đông người mẫu thường chọn “bay tại gia”. Trong đó, nhưng căn hộ chung cư cao cấp thường được ưu tiên lựa chọn. Khách chỉ cần đánh xe đến nơi, ấn nút thang máy tiến đến căn hộ "tập kết", còn lại đã được chuẩn bị sẳn sàng. Đối tượng mà chân dài chọn bay thường phải có vợ con (để tránh bị ràng buộc), và trên hết vẫn là giá cả. Hiếm khi mỹ nữ nhận đi khách lạ và giá cũng ít khi dưới 1500 USD. Giao dịch cũng phải xảy ra trước khi bắt đầu bằng cách chuyển khoản.

Đem thắc mắc này hỏi G, được mỹ nhân này "chỉ bảo": “Tụi nó cẩn trọng lắm. Tự làm tự ăn trọn gói luôn. Lại không dây dưa. Như thế kín tiếng hơn”. Đó là chưa kể chân dài phải sắm công cụ hỗ trợ như: chocolate, rượu ngoại, sữa tắm...để tạo hưng phấn cho đại gia trươc khi bước vào "cuộc chiến". Cách đây chưa lâu, khi bất ngờ gặp cố nhân tại L bar, nữ diễn viên S.S. đã không ngại gào to: “Chú khoẻ chứ, gặp nhau lần nào em cũng tốn kém nước hoa dã man”. Chú ngượng ngùng rút đi cùng "gà mới". Giới kinh doanh hàng xuất nhập khẩu cũng có một đại diện "danh tiếng" là đại gia H. Một khi có nhu cầu, tay chơi này rất được các người đẹp chuộng bay dù giá cả có thấp hơn một chút. Đơn giản vì vị này không làm tình làm tội người đẹp như các vị khác. Chỉ cần khởi động, nhìn thấy nàng "nuy" là gã "lên đỉnh" rồi.

Để tăng "giá trị" và đánh lừa đại gia, nhiều chân dài còn tìm cách tự “phong tước” cho mình. Núp bóng dưới các nhãn mác người mẫu, diễn viên điện ảnh thông qua các chương trình thời trang, phim truyền hình, biến sân khấu thành phương tiện để lan toả hình ảnh mình trong công chúng. Lập tức thang giá sẽ nhảy vọt đến chóng mặt dù chẳng hề có chút tài năng, bởi gu chọn mỹ nhân của đại gia thường hướng đến sự nổi tiếng.

Thế nhưng, những "chùm đô" trĩu nặng mà các giai nhân dùng vốn tự có để kiếm được cũng vơi dần, rơi tõm vào túi người khác bởi nhưng đêm thác loạn, nhưng cơn say tuý luý, bởi cặp mắt thâm đen, gương mặt xám ngoét sau mỗi chuyến bay phải ngốn một lượng lớn mỹ phẩm xịn để che đậy. Sau những cuộc bể dâu như thế, liệu đồng tiền có còn là chiếc chìa khoá vạn năng để kiều nữ tiếp tục đường bay? Tại sao?

Bình Tân

========================

Ở đâu hoa đẹp xuất hiện
Đại gia săn đón vun tiền mua ngay

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trời đã cho gà trống gáy báo sáng, nhưng các con vật vẫn chưa biết khi nào trời sắp tối. Trời bèn phái ve xuống trần để làm nhiệm vụ hàng ngày báo tin mặt trời sắp lặn cho mọi giống vật sớm tìm đường về hang ổ. Muôn loài mau chóng làm quen, cứ chiều là về gần hang ổ, khi nghe ve kêu về là vừa.

Một hôm, ve cất giọng kêu thử lúc giữa trưa. Không ngờ tiếng kêu làm cho mọi giống vật hốt hoảng vì đang ở rất xa hang ổ. Gấu đang kiếm ăn liền cắm đầu chạy thục mạng về hang. Vội quá gấu va phải bí. Bí đứt cuống lăn xuống va phải gốc vừng. Vừng bị lay, hạt nứt nẻ văng vào mắt gà đang kiếm ăn gầm đó. Gà mắt nhắm mắt mở mổ nhầm phải tổ kiến vàng, kiến vàng bò toán loạn đốt phải chân sóc. Sóc đau nhức, chạy lung tung đạp phải cây cùn ngứa. Quả cùn ngứa (vốn đụng đâu làm ngứa đó) rơi, không may rụng trúng lưng trâu. Trâu ngứa quá chạy tìm ao để dầm mình, không ngờ đạp phải tảng đá. Tảng đá lăn xuống ao đè đàn nòng nọc bẹp lòi ruột.

Nòng nọc bèn bắt đền tảng đá; tảng đá đổ tại trâu; trâu đổ tại cùn ngứa; cùn ngứa đổ cho sóc; sóc đổ cho kiến vàng; kiến vàng đổ cho gà; gà đổ cho vừng; vừng đổ cho bí; bí đổ cho gấu; gấu cuối cùng đổ tại ve. Ve đổ vấy cho "Trời". Nòng nọc bèn kiện lên trời. Trời phán:

-"Chưa tối mà đã kêu thế là chính lệnh bất nhất. Vậy ve phải rút ruột đền cho nòng nọc?".

Bởi vậy ngày nay bụng con nòng nọc thì to do chứa cả ruột ve, còn ve không con nào có ruột.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Hai, 11/06/2012 - 07:14

Em biết, thầy sẽ… im lặng!

(Dân trí) - Em biết, thầy sẽ im lặng vì trung thực rất cần sự dũng cảm và giá của nó không hề rẻ. Lời nói thật đã hơn một lần chết chém. Nhưng may mắn thay, được sống một cuộc sống trung thực đang, đã và mãi là khát vọng lớn nhất của nhân loại.

Posted Image

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Đề thi Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có một câu rất hay nói về sự dối trá: “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội - Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên”. Mình nhớ cách đây khoảng 3 năm (2009), trong kỳ thi đại học cũng có một câu tương tự: Câu II (3 điểm): Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”. Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.Ngày đó, mình đã viết bài này.

Bài làm: (600 chữ)

Trong thư Ngày 20/11/2008, Bộ trưởng đã cảnh báo: “sự giả dối vẫn đang tồn tại trong ngành và trong xã hội”. Nhà khoa học nổi tiếng bởi sự chính trực, GS Hoàng Tụy đã từng kêu lên: “Dân tộc Việt Nam không có truyền thống giả dối. Bệnh giả dối là mối nhục lớn”.

Vâng. Giả dối là “mối nhục lớn” nhưng chúng ta đang phải sống chung với sự giả dối dù trong sâu thẳm, mỗi người đều khao khát được sống trung thực với mọi người, trung thực với chính mình. Thế nhưng ai cho họ sự trung thực? Làm sao có thể sống trong sự trung thực khi xung quanh tràn lan sự lọc lừa, dối trá?

Thưa thầy, khi cái bào thai mới ba tháng tuổi là em ngo ngoe trong bụng đã thấy mẹ vo vo tờ polime dúi vào tay ông bác sĩ để mua lấy câu trả lời lách luật: “Cháu đái ngồi (con gái) hay đái đứng (con trai)?”. Ngày em chào đời, hình ảnh đầu tiên mà em nhận thấy bà em gấp gấp tờ polime đút vào tay cô hộ lý để “tắm cho cháu nhẹ nhàng”. Hai tuổi, em đi mẫu giáo, ba em cầm cuốn “Sổ vàng” mặt ghệt như người vừa bị trấn lột. 6 tuổi, em đi học. Đó là cuộc đua chạy trường, chạy lớp mà phương tiện là những chiếc “phong bì” lặc lè ngoại tệ... Và cho khi em chết, con em sẽ làm như bố em làm ngày ông em mất: Lo lót cái phong bì để có chỗ nằm trong nghĩa địa.

Hành trình làm người là hành trình giả dối.

“Dân tộc Việt Nam không có truyền thống giả dối”. Thạch Sanh 3 lần bị phản bội vẫn ơn Lý Thông như một ân nhân. Mị Châu mất đầu vẫn giữ niềm tin ở tên gian ngoại bang Trọng Thủy. Cô Tấm ba lần bị lừa vẫn tin ở tình yêu thương nơi mụ dì ghẻ độc ác. Dân tộc Việt Nam không chỉ trung thực mà thành thực đến ngây thơ. Sự dối trá đến với dân tộc ta từ bao giờ? Ai đầu têu và nuôi dưỡng sự dối trá này, thưa thầy?

Sống trong đảo người gù, ai thẳng lưng là dị dạng. Nếu không muốn bị coi là dị dạng, bị cộng đồng xua đuổi đương nhiên không gù cũng phải còng xuống thành gù. Ai cho họ thẳng lưng? Ai cho họ trung thực? Có nơi đâu mà sự trung thực bị coi như một nhược điểm, thậm chí ngu xuẩn, điên rồ, thưa thầy?

Dù muốn có một kỳ thi trung thực nhưng làm sao em trung thực được khi bên cạnh em là sột soạt tiếng mở bài dưới sự che chở của giám thị? Cả việc phải làm đề thi này cũng lại là một lần nữa thầy lại bắt chúng em phải nói dối bằng những lời sáo rỗng, không phải của mình bởi nếu viết suy nghĩ trung thực, chắc chắn em sẽ bị điểm 0.

Trung thực rất cần sự dũng cảm. Thầy có đủ dũng cảm để cho bài thi này dù chỉ là 1/2 điểm?

Em biết, thầy sẽ im lặng vì trung thực rất cần sự dũng cảm và giá của nó không hề rẻ. Lời nói thật đã hơn một lần chết chém. Nhưng may mắn thay, được sống một cuộc sống trung thực đang, đã và mãi là khát vọng lớn nhất của nhân loại.

Vâng, em biết thầy sẽ vẫn… im lặng!

Bùi Hoàng Tám

(Phần bài làm đúng 600 chữ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rút cục bài thì của tác giả viết 600 chữ này được bao nhiêu điểm?

Đề nghị tác giả công bố điểm của bài này một cách trung thực.

Thứ Hai, 11/06/2012 - 07:14

Em biết, thầy sẽ… im lặng!

(Dân trí) - Em biết, thầy sẽ im lặng vì trung thực rất cần sự dũng cảm và giá của nó không hề rẻ. Lời nói thật đã hơn một lần chết chém. Nhưng may mắn thay, được sống một cuộc sống trung thực đang, đã và mãi là khát vọng lớn nhất của nhân loại.

Posted Image

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Đề thi Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có một câu rất hay nói về sự dối trá: “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội - Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên”. Mình nhớ cách đây khoảng 3 năm (2009), trong kỳ thi đại học cũng có một câu tương tự: Câu II (3 điểm): Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”. Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.Ngày đó, mình đã viết bài này.

Bài làm: (600 chữ)

Trong thư Ngày 20/11/2008, Bộ trưởng đã cảnh báo: “sự giả dối vẫn đang tồn tại trong ngành và trong xã hội”. Nhà khoa học nổi tiếng bởi sự chính trực, GS Hoàng Tụy đã từng kêu lên: “Dân tộc Việt Nam không có truyền thống giả dối. Bệnh giả dối là mối nhục lớn”.

Vâng. Giả dối là “mối nhục lớn” nhưng chúng ta đang phải sống chung với sự giả dối dù trong sâu thẳm, mỗi người đều khao khát được sống trung thực với mọi người, trung thực với chính mình. Thế nhưng ai cho họ sự trung thực? Làm sao có thể sống trong sự trung thực khi xung quanh tràn lan sự lọc lừa, dối trá?

Thưa thầy, khi cái bào thai mới ba tháng tuổi là em ngo ngoe trong bụng đã thấy mẹ vo vo tờ polime dúi vào tay ông bác sĩ để mua lấy câu trả lời lách luật: “Cháu đái ngồi (con gái) hay đái đứng (con trai)?”. Ngày em chào đời, hình ảnh đầu tiên mà em nhận thấy bà em gấp gấp tờ polime đút vào tay cô hộ lý để “tắm cho cháu nhẹ nhàng”. Hai tuổi, em đi mẫu giáo, ba em cầm cuốn “Sổ vàng” mặt ghệt như người vừa bị trấn lột. 6 tuổi, em đi học. Đó là cuộc đua chạy trường, chạy lớp mà phương tiện là những chiếc “phong bì” lặc lè ngoại tệ... Và cho khi em chết, con em sẽ làm như bố em làm ngày ông em mất: Lo lót cái phong bì để có chỗ nằm trong nghĩa địa.

Hành trình làm người là hành trình giả dối.

“Dân tộc Việt Nam không có truyền thống giả dối”. Thạch Sanh 3 lần bị phản bội vẫn ơn Lý Thông như một ân nhân. Mị Châu mất đầu vẫn giữ niềm tin ở tên gian ngoại bang Trọng Thủy. Cô Tấm ba lần bị lừa vẫn tin ở tình yêu thương nơi mụ dì ghẻ độc ác. Dân tộc Việt Nam không chỉ trung thực mà thành thực đến ngây thơ. Sự dối trá đến với dân tộc ta từ bao giờ? Ai đầu têu và nuôi dưỡng sự dối trá này, thưa thầy?

Sống trong đảo người gù, ai thẳng lưng là dị dạng. Nếu không muốn bị coi là dị dạng, bị cộng đồng xua đuổi đương nhiên không gù cũng phải còng xuống thành gù. Ai cho họ thẳng lưng? Ai cho họ trung thực? Có nơi đâu mà sự trung thực bị coi như một nhược điểm, thậm chí ngu xuẩn, điên rồ, thưa thầy?

Dù muốn có một kỳ thi trung thực nhưng làm sao em trung thực được khi bên cạnh em là sột soạt tiếng mở bài dưới sự che chở của giám thị? Cả việc phải làm đề thi này cũng lại là một lần nữa thầy lại bắt chúng em phải nói dối bằng những lời sáo rỗng, không phải của mình bởi nếu viết suy nghĩ trung thực, chắc chắn em sẽ bị điểm 0.

Trung thực rất cần sự dũng cảm. Thầy có đủ dũng cảm để cho bài thi này dù chỉ là 1/2 điểm?

Em biết, thầy sẽ im lặng vì trung thực rất cần sự dũng cảm và giá của nó không hề rẻ. Lời nói thật đã hơn một lần chết chém. Nhưng may mắn thay, được sống một cuộc sống trung thực đang, đã và mãi là khát vọng lớn nhất của nhân loại.

Vâng, em biết thầy sẽ vẫn… im lặng!

Bùi Hoàng Tám

(Phần bài làm đúng 600 chữ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay