yeuphunu

Ngẫm Nghĩ

590 bài viết trong chủ đề này

“Vặt lông” ai?

(TT&VH) - 1. Ngày bé mẹ nghe ầu ơ: Cái cò cái vạc cái nông/ Ba cái cùng béo vặt lông cái nào/ Vặt lông con cốc cho tao/ Ta nấu ta nướng ta xào ta ăn. Nghe mãi, nghe mãi thành thuộc từ thuở nằm nôi, lớn lên nhớ nằm lòng.

Sau đó mấy câu ca dao đến lượt ru em tôi. Thời gian trôi, tôi lớn lên có gia đình. Đến lượt “cái cò cái vạc cái nông” lại lần nữa đem tặng vào giấc ngủ các con tôi… Tôi đọc và thuộc như cháo, đọc như một thói quen chơi chạy vòng tròn, như ăn bát cháo hoa thấy mát mẻ trong lòng mà không bao giờ tìm cảm nhận về khí vị của cháo. Nào có bao giờ nghĩ đến chuyện đi tìm cái lý trong câu ca dao đâu.

minhhoa-1.jpg

2. Một hôm nằm ngẫm lại từng câu bỗng phát hiện ra cái vô lý: Ba con cò, vạc, nông đều béo, được người ta tính đến sẽ chọn một con vặt lông đánh chén. Ba đối tượng này thì đối tượng nào sẽ bị đưa lên thớt? Bất ngờ, và bất ngờ lớn nhất ở câu cuối: Vặt lông con “cốc” cho tao! Ôi trời, cốc không hề xuất hiện trong dự án làm thịt nhưng cuối cùng lại là kẻ hiến tế. Tôi giật mình, giữ trong lòng nỗi băn khoăn. Một lần về quê hỏi thì nghe mẹ bảo: Là ca dao nó nói thế, ai biết là cái gì. Mẹ cũng nghe từ bé thế thì nhớ thế thôi… Ờ, đều là loài kiếm ăn mặt nước nhưng câu ca dao lại phân loại khác nhau: cò, vạc, nông được gọi là “cái”. “Cái” là mẹ, là bề thế. Trong nhà là người cai quản, ra đường là bậc phụ huynh. Còn nông là “con”, là nhỏ bé và phụ thuộc. Ba “cái” bỗng nhiên thoát cảnh vặt lông, còn “con” không được nhắc tới trong sự lựa chọn bỗng được lôi tuột ra để xử. Chuyện đời thật rắc rối. Vẫn chưa tìm ra ý nghĩa của cái cảnh tréo ngoe này. Tôi đã thấy con cốc trên trống đồng Ngọc Lũ, còn ngoài thiên nhiên thì chưa thấy bao giờ. Tuy vậy một hôm xem trên YouTube thấy ở nước ngoài, thuyền chài cốc để bắt cá. Chủ thuyền buộc dây lồng cái thòng lọng vào cổ cốc rồi thả cho cốc lặn xuống sông mò cá. Đớp được cá nhưng cốc không thể nuốt vì bị cái thòng chặn ngang cổ. Cốc ngoi lên thì chủ thuyền thu con cá rồi cho cốc lặn tiếp. Chỉ hết buổi, chủ tháo thòng lọng thì cốc mới nuốt được. Thân phận con cốc là như vậy. 3. Nào, bây giờ chúng ta cùng nhau nghĩ xem tại sao lại có chuyện này. Ca dao xưa đọc thấy như vu vơ nhưng bao giờ cũng ẩn dưới nó một câu chuyện khác. Chúng ta cùng ngẫm để lý giải xem tại sao cốc lại bị vặt lông. Phải chăng cốc nằm trong vị thế thấp cổ bé họng nhất nên thường là kẻ bị bắt nạt?

===============================================

Mấy chuyện này thì xưa như trái đất, nhưng mà ngẫm thì thời nào cũng đúng

Thấp cổ bé họng không phải là cái tội, nhưng mà ai bảo thấp cổ bé họng làm gì

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không hợp lý! Câu ca dao nói là

"Vặt long con mụ cốc cho tao!

Tao nấu tao nướng tao xào tao ăn."

Vậy mục đích là "nấu nướng xào ăn" chứ đâu phải là tròng vòng vô cổ để bắt cá!

Từ câu ca dao, rồi liên tưởng đến hiện tượng, như câu ca dao nói vặt long làm thịt còn hiện thực là tròng vòng vô cổ để bắt cá. Chẳng ăn nhập gì cả.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không hợp lý! Câu ca dao nói là

"Vặt long con mụ cốc cho tao!

Tao nấu tao nướng tao xào tao ăn."

Vậy mục đích là "nấu nướng xào ăn" chứ đâu phải là tròng vòng vô cổ để bắt cá!

Từ câu ca dao, rồi liên tưởng đến hiện tượng, như câu ca dao nói vặt long làm thịt còn hiện thực là tròng vòng vô cổ để bắt cá. Chẳng ăn nhập gì cả.

Thiên Đồng

Cùng với câu ca dao trên còn có thành ngữ “công cốc” để chỉ cái công làm ra mà không được hưởng xứng đáng. Mấy con đó dù có gọi là gì thì vẫn đều là Kẻ=Con=Cái=Cá (thể) , tức đều bình đẳng như nhau. Nhưng Cò, Vạc, Nông (bồ nông) thì ý thức được giá trị của tự do, tự chủ, chúng tự kiếm ăn, dù chỉ là “tự túc tự cấp” vẫn đủ cho béo tốt . Con Cốc nếu được tự do thì nó kiếm ăn còn giỏi hơn mấy con kia vì nó có tài bắt cá hơn. Nhưng nó lại không ý thức được giá trị của tự do, tự chủ, nên nó cam tâm làm nô lệ theo sự sai khiến của kẻ khác, chịu cái vòng kim cô ở cổ, dù bản thân nó cũng được no đủ béo ú, nhưng nó đáng bị xử vì cái kém nhận thức của nó.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như chú Lãn Miên nói nghe hợp lý. Vậy vặt long hay tròng cổ thì cũng bị ăn hiếp như nhau! Khổ thân con Cốc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như chú Lãn Miên nói nghe hợp lý. Vậy vặt long hay tròng cổ thì cũng bị ăn hiếp như nhau! Khổ thân con Cốc!

Còn có câu: "Cốc mò, Cò xơi" nữa...

Đồn rằng con cốc rất có tài bắt cá, lặn giỏi...nhưng khi bắt được nó không ăn liền mà bơi lên bờ...để đó...

Xong...lặn xuống bắt tiếp...tới khi mệt và cá nhiều rồi...thì mới lên từ từ từ...ăn (cũng biết thưởng thức lắm)....

Nhưng rủi cho cốc...nhiều khi trong khi mãi mê lặn...bắt cá...và để dành...chú cò nhà ta bay ngang...thấy thế và...hớt tay trên...

Óh ho...yèah...yeah....!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đừng bỏ qua ranh giới giữa con người và con vật

(TT&VH) - 1. Ai xem phim King Kong đều ấn tượng về tình cảm giữa con khỉ đột khổng lồ với cô gái bé nhỏ. Đó là một thứ tình cảm hết sức chênh vênh, khó diễn tả thành lời giữa hai nhân vật đối lập nhau một trời một vực về ngoại hình, mà khoảng cách lớn nhất chính là giữa con người với một con vật.

Nhưng trong tâm hồn hai cá thể đó lại có những điểm chung. Đó là sự căm ghét cái ác, cái xấu, căm ghét sự thống trị, và thái độ ứng xử thô bạo với thiên nhiên. Cả hai, trong khi đối chọi với cái ác, đều bộc lộ thiên tính hướng thiện, và chính vì vậy họ đã đồng cảm với nhau.

Thiện cảm nảy sinh giữa con King Kong với cô gái là điều rất khó lý giải, và tôi cho rằng các nhà làm phim đã đặt mình trước một ranh giới rất mong manh, bởi chỉ cần đẩy quá thêm chút nữa tình cảm giữa hai nhân vật này là sẽ đi đến chỗ phản cảm. Bởi chắc chắn không người xem nào cảm thấy bình thường nếu như con King Kong lại có tình yêu nam - nữ với cô gái, bởi nếu xoá nhoà ranh giới giữa con vật và con người sẽ phạm vào tội ác chống lại loài người - mà con người chính là hình ảnh của Đấng Tối cao.

Nhiều tôn giáo có những điều khoản ghê rợn để xử trí tội ác này như ném đá đến chết cả người lẫn con vật.

2. Với suy nghĩ đó tôi cảm thấy khiếp sợ khi có một bài viết về một cô người mẫu ngoại quốc với tựa đề như sau: Nổi tiếng vì bị khỉ “sàm sỡ”. Bản chất câu chuyện (kèm cả bộ ảnh minh hoạ khá sốc) rất đỗi bình thường, đó chỉ là chuyện con khỉ kéo áo cô gái để tìm hạt ngô bị rơi, vô tình khiến áo cô tụt xuống, lộ ngực.

Posted Image

Ở đây, những con khỉ vô tâm, vô tư và vô tội, chỉ có người chụp ảnh và người đưa tin, nhất là người dùng từ “sàm sỡ” là có vấn đề trầm trọng trong cách nhìn, trong cách bất chấp tất cả để câu view, để nổi tiếng.

Sàm sỡ rõ ràng là một hành động mang sắc thái tính dục. Không thể chụp ảnh hay mô tả các thông tin đi quá giới hạn như thế. Cô sinh viên kiêm người mẫu ngoại quốc không hiểu sẽ nghĩ gì khi nhìn lại chuyện này, và không biết tại sao lại có những người muốn “phỏng vấn” cô về chuyện đó được?

Cần biết dừng đúng chỗ, nếu không câu chuyện hy hữu xảy ra trong cuộc sống này, sẽ trở thành một tội ác khi xúc phạm đến hình ảnh thiêng liêng của con người.

=================================================

Sự việc xảy ra là bình thường, chỉ có người vận dụng sự việc theo mục đích riêng của mình

Mấy ông phóng viên dùng từ con khỉ sàm sỡ là để câu khách theo mờ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết này trên mạng yahoo, của em gái nào đó

Mời các huynh đê là đàn ông cho ý kiến nhé

=======================================================

Nội dung bức thư gây sốc

Gửi các anh đàn ông!

Lâu lâu lại đọc được đề nghị nên có ngày tôn vinh đấng mày râu trên trang báo mạng, tôi thấy thú vị quá. Thú vị hơn nữa là lại thấy một số đàn ông so sánh rằng, đàn ông Tây còn có ngày của bố, còn đàn ông Ta thì chẳng có ngày gì để được tôn vinh. Uh, cũng đúng thôi, vì đàn ông Tây họ đàn ông ra đàn ông, còn đàn ông ta thì ông chả ra ông, mà bà chẳng ra bà thì tôn vinh cái gì? Giá như các anh đề nghị chúng tôi tôn vinh cái cỡ “xăng pha nhớt” thì Ok ngay, còn tôn vinh đàn ông thì hơi khó, vì các anh có phải đàn ông đâu mà tôn vinh. Các anh cũng làm sao mà so bì với đàn ông Tây được?

Hồi làm sinh viên, tôi nhớ có lần một cô giáo của tôi có kể, ở bên Đức, đàn ông phải xếp sau cả con chó khi đến những nơi công cộng như lên tàu xe. Có nghĩa là, khi đi đến nơi công cộng ví dụ như lên tàu xe, phụ nữ là người được ưu tiên nhiều nhất, kế đến là người già trẻ em, rồi đến con chó, sau cùng mới đến người đàn ông. Ở bên đó, phụ nữ cũng rất được yêu thương và chiều chuộng, ví dụ, gặp bất cứ một người phụ nữ nào xách đồ đạc nặng trên phố là cánh đàn ông thể hiện ngay sự quan tâm của mình bằng việc xách giúp đồ đạc. Trên xe buýt, đàn ông cũng luôn nhường chỗ ngồi cho phụ nữ một cách tự nguyện. Còn ở nhà, đàn ông Đức không ngại ngần việc rửa chén bát và làm việc nhà, thậm chí cả giặt đồ lót cho vợ.

Còn đàn ông Việt Nam thì sao, thu nhập thì cũng chẳng khá khẩm hơn vợ là bao nhiêu, nhưng lại tự cho mình nhiều “quyền” quá. Nên đi làm về là có quyền đi bia rượu bù khú với bạn bè, về đến nhà là có quyền ngồi vắt chân chữ ngũ xem tivi, đọc báo và đợi vợ bê cơm đến ăn. Lên xe buýt thì tranh nhau chỗ ngồi với trẻ em, người già và phụ nữ có thai. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều nam thanh niên to khỏe lực lưỡng nhưng lại bị “mù”. Tại sao tôi nói vậy, bởi vì trên xe buýt bao giờ cũng có ghi là nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai, nhưng các anh không hiểu sao vẫn không thực hiện, nên tôi bảo chắc chỉ có bị mù mới không nhìn thấy những dòng chữ như thế. Thậm chí, đến khi anh phụ xe buýt ra nhắc nhở thì còn chửi lại, vậy thử hỏi các anh văn minh ở đâu, mà dám đòi hỏi được tôn vinh và yêu cầu có ngày tôn vinh cho người đàn ông Việt Nam?

Chẳng nói ra chả sao. Nói ra đâm thêm coi thường đàn ông Việt Nam, chưa làm được gì đã muốn được tôn vinh. Mà tôn vinh cái gì, tôi rất thích comment của một độc giả nào đó nói, chẳng lẽ tôn vinh cái sự: Hôm nay 8.3, tôi giặt cho bà cái áo của tôi à? Không nên có ngày tôn vinh cho đàn ông Việt Nam vì các anh không xứng đáng được tôn vinh.

Cũng xin nói thật với các anh, là một cô gái sinh ra và lớn lên tại Việt Nam nhưng tôi rất có ác cảm với đàn ông Việt Nam. Vì các anh không chỉ kém thông minh, không lãng mạn mà còn rất gia trưởng và tinh vi. Tôi cũng tuyên bố luôn, sau này thà ế chồng chứ nhất định tôi không bao giờ lấy đàn ông Việt Nam làm chồng. Mà chả riêng gì tôi, rất nhiều cô gái Việt Nam thành đạt cũng lấy chồng Tây đó thôi, và xu thế này sẽ còn tiếp tục, tôi tin là như thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết này trên mạng yahoo, của em gái nào đó

Mời các huynh đê là đàn ông cho ý kiến nhé

=======================================================

Nội dung bức thư gây sốc

Gửi các anh đàn ông!

Lâu lâu lại đọc được đề nghị nên có ngày tôn vinh đấng mày râu trên trang báo mạng, tôi thấy thú vị quá. Thú vị hơn nữa là lại thấy một số đàn ông so sánh rằng, đàn ông Tây còn có ngày của bố, còn đàn ông Ta thì chẳng có ngày gì để được tôn vinh. Uh, cũng đúng thôi, vì đàn ông Tây họ đàn ông ra đàn ông, còn đàn ông ta thì ông chả ra ông, mà bà chẳng ra bà thì tôn vinh cái gì? Giá như các anh đề nghị chúng tôi tôn vinh cái cỡ “xăng pha nhớt” thì Ok ngay, còn tôn vinh đàn ông thì hơi khó, vì các anh có phải đàn ông đâu mà tôn vinh. Các anh cũng làm sao mà so bì với đàn ông Tây được?

Hồi làm sinh viên, tôi nhớ có lần một cô giáo của tôi có kể, ở bên Đức, đàn ông phải xếp sau cả con chó khi đến những nơi công cộng như lên tàu xe. Có nghĩa là, khi đi đến nơi công cộng ví dụ như lên tàu xe, phụ nữ là người được ưu tiên nhiều nhất, kế đến là người già trẻ em, rồi đến con chó, sau cùng mới đến người đàn ông. Ở bên đó, phụ nữ cũng rất được yêu thương và chiều chuộng, ví dụ, gặp bất cứ một người phụ nữ nào xách đồ đạc nặng trên phố là cánh đàn ông thể hiện ngay sự quan tâm của mình bằng việc xách giúp đồ đạc. Trên xe buýt, đàn ông cũng luôn nhường chỗ ngồi cho phụ nữ một cách tự nguyện. Còn ở nhà, đàn ông Đức không ngại ngần việc rửa chén bát và làm việc nhà, thậm chí cả giặt đồ lót cho vợ.

Còn đàn ông Việt Nam thì sao, thu nhập thì cũng chẳng khá khẩm hơn vợ là bao nhiêu, nhưng lại tự cho mình nhiều “quyền” quá. Nên đi làm về là có quyền đi bia rượu bù khú với bạn bè, về đến nhà là có quyền ngồi vắt chân chữ ngũ xem tivi, đọc báo và đợi vợ bê cơm đến ăn. Lên xe buýt thì tranh nhau chỗ ngồi với trẻ em, người già và phụ nữ có thai. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều nam thanh niên to khỏe lực lưỡng nhưng lại bị “mù”. Tại sao tôi nói vậy, bởi vì trên xe buýt bao giờ cũng có ghi là nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai, nhưng các anh không hiểu sao vẫn không thực hiện, nên tôi bảo chắc chỉ có bị mù mới không nhìn thấy những dòng chữ như thế. Thậm chí, đến khi anh phụ xe buýt ra nhắc nhở thì còn chửi lại, vậy thử hỏi các anh văn minh ở đâu, mà dám đòi hỏi được tôn vinh và yêu cầu có ngày tôn vinh cho người đàn ông Việt Nam?

Chẳng nói ra chả sao. Nói ra đâm thêm coi thường đàn ông Việt Nam, chưa làm được gì đã muốn được tôn vinh. Mà tôn vinh cái gì, tôi rất thích comment của một độc giả nào đó nói, chẳng lẽ tôn vinh cái sự: Hôm nay 8.3, tôi giặt cho bà cái áo của tôi à? Không nên có ngày tôn vinh cho đàn ông Việt Nam vì các anh không xứng đáng được tôn vinh.

Cũng xin nói thật với các anh, là một cô gái sinh ra và lớn lên tại Việt Nam nhưng tôi rất có ác cảm với đàn ông Việt Nam. Vì các anh không chỉ kém thông minh, không lãng mạn mà còn rất gia trưởng và tinh vi. Tôi cũng tuyên bố luôn, sau này thà ế chồng chứ nhất định tôi không bao giờ lấy đàn ông Việt Nam làm chồng. Mà chả riêng gì tôi, rất nhiều cô gái Việt Nam thành đạt cũng lấy chồng Tây đó thôi, và xu thế này sẽ còn tiếp tục, tôi tin là như thế.

Em nghĩ cái gì cũng chỉ là tương đối( em hay liên tưởng lung tung thuyết tương đối Enstein luôn đúng mà dù là thế giới vật chất).

Chuyện này hay và đúng cho những người không đáng "đàn ông" như bạn gái ở trên nói hihi nhưng bạn cũng không nên chỉ trách đàn ông mà không "trách kỷ" nếu bạn thích thì cứ lấy chồng nước ngoài("chúc mừng" bạn nè! hy vọng bạn mang bố mẹ achi em sang đáy sống cùng mới hạnh phúc viên mãn được). Tóm lại em nghĩ không bao giờ trên đời này lại không có bất công, không đúng quan trọng mình cứ nhìn nó thế nào thôi.

Còn những ai không có tính xấu trên(có em hì) thì vẫn sống và yêu đời thôi và cố gắng ko phạm phải thế!

Em đi học thầy giáo hay bảo: Chồng mà đánh vợ là bạo hành gia đình còn Vợ mà đánh chồng(cái này xem hài nói nhiều) là chống bạo hành gia đình! haha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết này trên mạng yahoo, của em gái nào đó

Mời các huynh đê là đàn ông cho ý kiến nhé

=======================================================

Nội dung bức thư gây sốc

Gửi các anh đàn ông!

Lâu lâu lại đọc được đề nghị nên có ngày tôn vinh đấng mày râu trên trang báo mạng, tôi thấy thú vị quá. Thú vị hơn nữa là lại thấy một số đàn ông so sánh rằng, đàn ông Tây còn có ngày của bố, còn đàn ông Ta thì chẳng có ngày gì để được tôn vinh. Uh, cũng đúng thôi, vì đàn ông Tây họ đàn ông ra đàn ông, còn đàn ông ta thì ông chả ra ông, mà bà chẳng ra bà thì tôn vinh cái gì? Giá như các anh đề nghị chúng tôi tôn vinh cái cỡ “xăng pha nhớt” thì Ok ngay, còn tôn vinh đàn ông thì hơi khó, vì các anh có phải đàn ông đâu mà tôn vinh. Các anh cũng làm sao mà so bì với đàn ông Tây được?

Hồi làm sinh viên, tôi nhớ có lần một cô giáo của tôi có kể, ở bên Đức, đàn ông phải xếp sau cả con chó khi đến những nơi công cộng như lên tàu xe. Có nghĩa là, khi đi đến nơi công cộng ví dụ như lên tàu xe, phụ nữ là người được ưu tiên nhiều nhất, kế đến là người già trẻ em, rồi đến con chó, sau cùng mới đến người đàn ông. Ở bên đó, phụ nữ cũng rất được yêu thương và chiều chuộng, ví dụ, gặp bất cứ một người phụ nữ nào xách đồ đạc nặng trên phố là cánh đàn ông thể hiện ngay sự quan tâm của mình bằng việc xách giúp đồ đạc. Trên xe buýt, đàn ông cũng luôn nhường chỗ ngồi cho phụ nữ một cách tự nguyện. Còn ở nhà, đàn ông Đức không ngại ngần việc rửa chén bát và làm việc nhà, thậm chí cả giặt đồ lót cho vợ.

Còn đàn ông Việt Nam thì sao, thu nhập thì cũng chẳng khá khẩm hơn vợ là bao nhiêu, nhưng lại tự cho mình nhiều “quyền” quá. Nên đi làm về là có quyền đi bia rượu bù khú với bạn bè, về đến nhà là có quyền ngồi vắt chân chữ ngũ xem tivi, đọc báo và đợi vợ bê cơm đến ăn. Lên xe buýt thì tranh nhau chỗ ngồi với trẻ em, người già và phụ nữ có thai. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều nam thanh niên to khỏe lực lưỡng nhưng lại bị “mù”. Tại sao tôi nói vậy, bởi vì trên xe buýt bao giờ cũng có ghi là nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai, nhưng các anh không hiểu sao vẫn không thực hiện, nên tôi bảo chắc chỉ có bị mù mới không nhìn thấy những dòng chữ như thế. Thậm chí, đến khi anh phụ xe buýt ra nhắc nhở thì còn chửi lại, vậy thử hỏi các anh văn minh ở đâu, mà dám đòi hỏi được tôn vinh và yêu cầu có ngày tôn vinh cho người đàn ông Việt Nam?

Chẳng nói ra chả sao. Nói ra đâm thêm coi thường đàn ông Việt Nam, chưa làm được gì đã muốn được tôn vinh. Mà tôn vinh cái gì, tôi rất thích comment của một độc giả nào đó nói, chẳng lẽ tôn vinh cái sự: Hôm nay 8.3, tôi giặt cho bà cái áo của tôi à? Không nên có ngày tôn vinh cho đàn ông Việt Nam vì các anh không xứng đáng được tôn vinh.

Cũng xin nói thật với các anh, là một cô gái sinh ra và lớn lên tại Việt Nam nhưng tôi rất có ác cảm với đàn ông Việt Nam. Vì các anh không chỉ kém thông minh, không lãng mạn mà còn rất gia trưởng và tinh vi. Tôi cũng tuyên bố luôn, sau này thà ế chồng chứ nhất định tôi không bao giờ lấy đàn ông Việt Nam làm chồng. Mà chả riêng gì tôi, rất nhiều cô gái Việt Nam thành đạt cũng lấy chồng Tây đó thôi, và xu thế này sẽ còn tiếp tục, tôi tin là như thế.

Đây là ý kiến về bài báo này trên 1 Diễn đàn khá nổi tiếng. Sự thật về tác giả tên Trang đó thì tôi cũng nghe bạn bè xác nhận là đúng. Ai muốn tham khảo thêm các comment thì vào link ở dưới!

Bài này khởi nguôn từ web trẻ thơ của một chị có thể nói cũng hơi dở, về sau qua những người quen chị ta mọi người biết nó là ả thường ở quán tây chỗ góc Phan Bội Châu - Hai Bà Trưng một dạng kiểu cave tây, ở đó có mấy ả tối nào cũng ở đó cặp thằng nọ thằng kia kiếm tiền - đặc biệt chỉ cặp với Tây dù đắt hay rẻ hơn đi với VN.

Ngay trên webtretho các phụ nữ cũng công nhận không thể lấy chính kiến một chị Cave để coi là ý kiến của phụ nữ Việt Nam. Nói cách khác là một chị dở tự dưng đứng hô cái gì đó, một thằng nhà báo vào đọc rồi nặn lại thành ra sự hiểu lầm của dư luận cốt để có view

Người viết ra bài báo này thứ nhất là làm báo mà chỉ đi đọc mạng về nặn bóp lại, lại còn bóp nặn làm sai đi sự thực vấn đề, sai nguyên tắc báo chí là đi lấy ký kiến của một ngừoi không có tư duy bình thường thổi phồng lên lệch lạc để làm gât hót dư luận (nói kiểu cách là lấy Điểm để đánh giá Diện)

Theo em tư cách nhà báo thua con Cave, cave nó dạng bất cần đời, tri thức có hạn có thể nói lăng nhăng, làm báo như thế thì đúng là nhục nhã. Em nghĩ đừng chửi chị nhân vật vì chị ta có sự hạn chế, mình hiểu biết hơn k nên chấp, nhưng thằng nhà báo viết ra thật là đồ chỉ biết tiền

@ em cũng không rõ thằng cóp nhặt xào nấu cái bài này có phải nhà báo không, nhưng ít ra nó biết viết chữ là cũng tri thức hơn loại cave, thế mà nó hành xử không ra sao

http://www.otofun.ne...ai-dan-ong-viet

http://vn.nang.yahoo...-170000988.html

http://www.webtretho...oi-tap-1015502/

Share this post


Link to post
Share on other sites

chuyện này chả đáng để ngẫm ngĩ. Quan điểm cá nhân, ai viết người đó đọc, ai chửi người đó nge. Xã hội bao chuyện còn bức xúc gấp trăm lần.

sao ít ai bức xúc khi gặp người thương kẻ khó. Em để ý mục "chia sẻ tấm lòng" trên các báo thì ít người đọc, nhưng xì căng đan thì nhà nhà bức xúc, người người quan tâm.

trách ngta làm j cho mệt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hehe quan điểm của em là chỉ chiều chuộng và galang với các em xinh thôi, vì các em xinh là luôn luôn đúng mừ, hehe

Cái em này chắc xấu quá, hem ai để ý nên nói linh tinh đó mà

Nói chung tính xấu của con trai mà em ấy nêu ra, mình chả thấy xấu tí nào, mà thấy rất là tốt, còn mấy thằng tây mới là cà giốt, đi sau cả chó "èo hóa ra không bằng con chó à"

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hehe quan điểm của em là chỉ chiều chuộng và galang với các em xinh thôi, vì các em xinh là luôn luôn đúng mừ, hehe

Cái em này chắc xấu quá, hem ai để ý nên nói linh tinh đó mà

Nói chung tính xấu của con trai mà em ấy nêu ra, mình chả thấy xấu tí nào, mà thấy rất là tốt, còn mấy thằng tây mới là cà giốt, đi sau cả chó "èo hóa ra không bằng con chó à"

không có đâu chắc cô đó chưa hân hạnh đọc mấy cái tin nước ngoài đó thôi .

hôm trước tôi đọc mấy cái tin ,người ta bị bắt vì đánh đàn bà ,ít hôm sau thì thấy chính cái thằng cảnh sát thường hay đi bắt những người bạo hành trong gia đình đó ,rồi cũng chính hắn xuất hiện trên mặt báo tới lượt hắn cũng ra tòa vì tội đánh vợ ,người ta phỏng vấn hắn , thì hắn nói hắn chịu hết nổi con vợ , ghiền rượu và ma túy và cờ bạc ,không biết làm ra tiền mà chỉ biết xài tiền .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạm tính nước VietNam rộng 300.000km2 và có 80tr dân, thì bình quân là 266 người/km2, cũng đông nhỉ

Vụ sinh đẻ có kế hoạch dạo này thấy ít tuyên truyền.

============================================================================

7 tỉ người nhiều đến mức nào?

Theo dự đoán của Liên Hợp Quốc (LHQ), dân số thế giới sẽ đạt mốc 7 tỷ người vào hôm nay, tức là ngày 31/10/2011. Nếu chỉ nói về mặt số học thôi thì có lẽ bạn không tưởng tượng nổi nó nhiều đến mức nào. Nhưng nếu ta lấy 7 tỷ người đó xếp chồng đứng lên nhau thì tổng chiều cao đạt được sẽ dài gấp 30 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng (Mặt Trăng cách Trái Đất khoảng 384.000 km). Và bạn có biết rằng châu Úc có diện tích tương đương với châu Âu nhưng chỉ chiếm chưa tới 0,5% dân số thế giới, trong khi châu Âu thì chiếm đến 11% không?

Cũng theo dự đoán của LHQ thì công dân thứ 7 tỷ sẽ được sinh ra trong một ngôi làng gần Lucknow, thủ phủ bang Uttar Pradesh ở phía Bắc Ấn Độ. Mặc dù Quỹ dân số LHQ không xác định được chính xác nơi em bé sẽ sinh ra nhưng các chuyên gia thuộc tổ chức phi chính phủ Plan India của Anh tại Ấn Độ cho rằng ngôi làng Mal, cách Lucknow 23 km sẽ là nơi vinh dự chào đón sự kiện này. Hiện Plan India đang tập trung theo dõi 7 thai phụ dự kiến sẽ sinh con vào khoảng tối ngày 30/10 và trưa 31/10 tại làng Mal, nơi một buổi lễ đặc biệt được tổ chức để chào đón công dân thứ 7 tỷ của thế giới.

Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trên đời này cái gì quý nhất?

Ngày xưa, trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con Nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, Nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, Nhện đã linh.

Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy Nhện trên xà.

Phật dừng lại, hỏi Nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?"

Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?"

Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.

Lại một nghìn năm nữa trôi qua, Nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của Nhện đã mạnh hơn.

Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi Nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"

Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"

Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."

Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới Nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, Nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương Nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.

Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"

Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi."

Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!"

Và thế, Nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.

Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con Nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?"

Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?". Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.

Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.

Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.

Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Nói đoạn rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.

Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"

Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...

Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?

"Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.

Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ.

Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.

Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống.

Vậy khi bạn đi kiếm người ở đầu kia dây, hãy cân nhắc. Hoặc bạn có quá nhiều sợi dây tình cảm, hoặc bạn cứ liên tục tìm cái mới, hoặc khi dây đã đứt, bạn không còn can đảm hay lòng tin, tình yêu để đi tìm một tình yêu mới nữa.

Bất kể thế nào, khi sợi dây đó đứt, bạn chỉ mất đi một người không yêu bạn, nhưng người đó đã mất đi một người yêu họ.

Mất một người không biết trân trọng quý bạn, có gì phải buồn rầu?

Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.

Có muốn nghe tôi kể câu chuyện ấy lần nữa không? Ngày xưa, trước miếu Quan Âm...................

St internet

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

3 triệu thanh niên Việt Nam sẽ... ế vợ

Sáng 14-12, VP Chính phủ tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến để triển khai “Chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020" Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, cho rằng 15 năm sau, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến thực trạng khoảng 3 triệu thanh niên Việt Nam không lấy được vợ.

Ngoài ra, Việt Nam còn đối diện nguy cơ chất lượng dân số hạn chế khi tình trạng trẻ dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng vẫn còn. Do đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo các địa phương nhanh chóng triển khai chiến lược dân số, sức khỏe sinh sản để kịp thời hình thành nguồn nhân lực lợi thế, cạnh tranh với các nước.

nguon phap luat HCM

=================================================

hì hì, may quá mình đã có vợ, nếu độc thân đến năm 2017 thì không có vợ quá

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

vẫn nghe đời gọi tình yêu là duyên và nợ. Bật cười, duyên hay nợ? Nếu gọi yêu nhau là "duyên số" thì số phận đã đặt tình yêu vào tay ta, vậy là tự nhiên có mà không cần vun vén sao? Nếu gọi yêu nhau là "nợ" thì tình yêu cốt lõi cũng chỉ là chi trả chứ không còn là cảm xúc sao?

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khổ thân con rùa

(TT&VH) - 1. Hôm qua ngẫu nhiên được đọc bài thơ trên mạng, vịnh con rùa . Một “nhà thơ” viết: “Có chi là sang trọng/Áo khoác vá dọc ngang/Hùng dũng bò trước cáy /Rụt cổ trước đại bàng”

Đọc xong vừa bật cười vừa tức giận vì cách nhìn của tác giả dù tác giả chỉ mượn con rùa để ám chỉ một chuyện khác.

Không phải vô cớ tiền nhân đặt rùa vào trong tứ linh Long- Ly- Quy- Phượng (bốn con vật thiêng). Còn tôi nghĩ tới rùa là nghĩ đến một tư cách sống hiền hậu, ngại va chạm mà người đời khó mà theo. Trong chuyện cổ tích của người Thái đen, hình ảnh con rùa với cái mai ở trên đã gợi ý cho con người biết làm cái nhà để sống. Đẹp làm sao!

Posted ImageRùa không làm phiền ai, không hại ai. Rùa không bao giờ tranh chấp với đời, có động tĩnh là rùa rút lui về trong căn nhà riêng của mình, co đầu rụt chân vào trong mai tự bảo vệ mình. Sao lại nỡ coi đó là sự hèn. Sao lại giễu cợt rùa: “Hùng dũng bò trước cáy/ Rụt cổ trước đại bàng”?

Còn đại bàng là gì vậy? Đó là loài chim hung dữ, loài ăn thịt sống, không nhường nhịn ai. Nó tồn tại trên cái chết của kẻ khác, là loài khát máu,hung bạo, sao lại ca ngơi loài khát máu như người anh hùng?

Tấm áo mộc mạc của rùa cũng bị “nhà thơ” mang ra chế giễu: “Có gì là sang trọng/ Tấm áo vá dọc ngang”... Ồ, sao lại chê tấm áo vá của kẻ nghèo, sao lại đem tấm áo vá của kẻ nghèo ra chế giễu, vả lại rùa có dấu hiệu gì huênh hoang cho mình là sang trọng đâu mà lại chụp lên đầu rùa ý nghĩ đó. Nhà thơ đã cố ý vẽ ra cái tư cách xấu xa không bao giờ có ở rùa. Dấn thêm bước nữa, nhà thơ tưởng tượng ra tư cách rùa: “Hùng dũng bò trước cáy/Rụt cổ trước đại bàng”. Thật oan cho rùa quá.

2. Nếu coi đại bàng là chúa tể bầu trời bằng sự độc ác của loài khát máu thì rùa bình dị hiền lành sống bền lâu trên mặt nước, có tuổi thọ cao hàng ngàn năm tuổi. Cái tuổi thọ này đại bàng có sánh được không. Sống tử tế nhu mì không hại ai không phiền lụy ai, đại bàng có bằng không. Hai tư cách ấy, tư cách nào là của người quân tử, tư cách nào là của kẻ tiểu nhân đã rõ cả, cần gì phải bàn

Thế giới của rùa là thế giới yên bình của lòng nhân ái.

Thế giới của đại bàng là thế giới chết chóc của kẻ bạo hành đối nghịch với cuộc sống yên bình

Khổ thân rùa khi bị nhìn nhận như trong bài thơ kia

Bài và tranh minh hoạ: Đỗ Đức

============================================

yeuphunu người xưa có câu thơ về rùa

Thương thay thân phận con rùa

Ở đình đội hạc, lên chùa đội bia

==> thân phận con rùa khổ thật

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

hihi VTB lại hay nghe từ "Rùa" trong giới teen teen có nghĩa là ăn may, hehe, như kiểu đi đánh Bi-a vậy, chả may đánh vào lỗ là anh em lại ồ lên bảo Rùa

Có thể rùa mang đến sự ăn may, hay may mắn

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải pháp đòi lại Hoàng Sa

TT - Làm cách nào để Việt Nam giải quyết và đòi hỏi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (như khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời chất vấn trước Quốc hội)?

Tàu SAR-412 thuộc Trung tâm Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn hàng hải khu vực 2 từng tham gia cứu nạn ngư dân miền Trung tại ngư trường Hoàng Sa - Ảnh: Đăng Nam Các thành viên của Quỹ Nghiên cứu biển Đông đưa ra một số cơ sở và bước đi để hiện thực hóa công việc này của Việt Nam.

Xác lập chủ quyền: Không thể chinh phục lãnh thổ bằng vũ lực

Theo luật quốc tế, từ đầu thế kỷ 20 việc dùng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ đã bị lên án và không được chấp nhận. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24-10-1970 ghi rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”.

Do đó, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật pháp quốc tế của Trung Quốc không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.

Nhà nước phong kiến Việt Nam đã biết đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi đó được gọi dưới tên chung là Đại Trường Sa, Hoàng Sa hay Vạn Lý Trường Sa và coi chúng là một phần lãnh thổ của mình. Trong suốt ba thế kỷ từ 17-19, chính quyền phong kiến Việt Nam đã thực thi liên tục chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa bằng cách thường xuyên cử các đội thuyền Hoàng Sa và Bắc Hải đến các đảo này hằng năm để khảo sát, đo đạc, khai thác tài nguyên một cách có hệ thống, thu lượm các tài sản chìm đắm, xây miếu dựng đền và trồng cây như các biểu tượng khẳng định chủ quyền, tổ chức thu thuế, cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn.

Việc thực thi chủ quyền này diễn ra hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc.

Theo luật quốc tế, bản thân quyền phát hiện đầu tiên một lãnh thổ vô chủ không đủ để tạo ra danh nghĩa pháp lý cho quốc gia phát hiện. Muốn thụ đắc chủ quyền, quốc gia này phải tiếp tục chiếm cứ hiệu quả lãnh thổ đó. Hai nguyên tắc cơ bản trong việc thụ đắc chủ quyền là nguyên tắc thật sự - tức là chiếm hữu thật sự lãnh thổ vô chủ, coi nó như một bộ phận lãnh thổ của mình và thực thi quyền hạn nhà nước, quản lý hành chính trong một thời gian hợp lý; và nguyên tắc công khai - việc chiếm hữu phải được các quốc gia khác công nhận. Một cá nhân hay một công ty không thể thụ đắc chủ quyền lãnh thổ.

Ngoài yếu tố vật chất (corpus), việc chiếm hữu thật sự đồng thời còn đòi hỏi yếu tố tinh thần (animus), nghĩa là ý chí của quốc gia muốn chiếm hữu lãnh thổ vô chủ.

Việc thực thi chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam có đầy đủ các yếu tố vật chất và tinh thần, được thực hiện trong một thời gian dài hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các nước khác, đảm bảo được cả nguyên tắc thật sự và nguyên tắc công khai, do đó việc xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bởi Việt Nam trong thời kỳ nhà nước phong kiến là không thể tranh cãi và ít nhất từ thế kỷ 17, Hoàng Sa đã không còn là lãnh thổ vô chủ (terra nullius).

Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ tại Việt Nam, Pháp đã đại diện cho Việt Nam trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Đến ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho chính quyền Bảo Đại việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 22-8-1956, sau khi quân Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã thiết lập ngay lập tức sự kiểm soát của họ tại Hoàng Sa và Trường Sa và đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp này.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 2-7-1976 là bên kế thừa hợp pháp của hai nhà nước trước đó, tiếp tục sở hữu danh nghĩa pháp lý đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.

Tuy đã mất yếu tố vật chất do bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực, nhưng Việt Nam vẫn luôn thực thi chủ quyền của mình bằng yếu tố tinh thần. Tháng 12-1982, Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Được hoàn thành năm 2009, tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (đặt tại huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) mang tính biểu tượng tâm linh tri ân những người từng hi sinh trên biển Đông bảo vệ chủ quyền biển đảo trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa - Ảnh: Kim Em Đấu tranh ngoại giao

Chúng ta cần tận dụng tất cả các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hiệp Quốc, APEC, ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á... nhằm tranh thủ công luận quốc tế cho một cuộc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc. Thiếu sự hỗ trợ tinh thần và pháp lý của cộng đồng quốc tế sẽ khiến khả năng chấp nhận của Trung Quốc trên bàn đàm phán song phương vốn đang khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.

Đương nhiên, không thể không vận dụng sức mạnh của dư luận và trí tuệ nhân dân, học giả và chuyên gia các giới Việt Nam trong và ngoài nước để tác động đến nhân dân thế giới và những nhà đàm phán Trung Quốc.

Những tác động này phải đủ mạnh và kiên trì, nhưng đồng thời cũng khẳng định thiện chí đàm phán và hợp tác hòa bình với Trung Quốc.

Chúng ta cần đưa vấn đề Hoàng Sa ra đàm phán song phương với phía Trung Quốc cùng lúc phân tích cái lợi của việc đàm phán này đối với các lợi ích khác của Trung Quốc như sức mạnh mềm, bình an ở vùng biển phía nam để phát triển kinh tế của họ.

Và cần đưa việc tranh chấp Hoàng Sa vào phạm vi điều chỉnh của COC (Quy tắc ứng xử trên biển Đông) cũng như các văn bản khác trong tương lai. Tất nhiên chúng ta vận dụng khéo léo vị thế mà mình đang có để đàm phán với Trung Quốc để họ hiểu rằng đàm phán song phương và hòa bình là cách mà Trung Quốc sẽ được nhiều hơn về uy tín trên trường quốc tế.

Lập cơ quan chuyên trách

Trước hết, Nhà nước cần lập cơ quan chuyên trách làm đầu mối và quy tụ các trí thức am hiểu về ngoại giao, sử học, công pháp quốc tế, Trung Quốc học để liên tục đưa ra yêu cầu giải quyết và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa một cách thiện chí và hòa bình. Cơ quan này có trách nhiệm chuẩn bị cho chứng cứ pháp lý và lịch sử, sẵn sàng cho việc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án công lý quốc tế (IJC).

Chúng ta cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ những vụ án xét xử tranh chấp lãnh thổ giữa các nước Malaysia, Singapore, Indonesia, Campuchia, Thái Lan.

Theo luật quốc tế, tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp một khi tất cả các bên trong tranh chấp công nhận thẩm quyền của tòa cho vụ tranh chấp đó.

Hiện tại, Trung Quốc chưa hề công nhận thẩm quyền xét xử của tòa cho tranh chấp biển Đông. Vì vậy, Việt Nam không thể khởi kiện Trung Quốc trước tòa để giải quyết tranh chấp về Hoàng Sa.

Chúng ta cần đàm phán, gây áp lực với Trung Quốc để đạt được một sự đồng ý của Trung Quốc nhằm đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trước IJC.

Công việc này đòi hỏi sự bền bỉ. Vì vậy các kinh nghiệm về đấu tranh, kiến thức về đàm phán, pháp luật, lịch sử cũng cần được học tập và ứng dụng một cách lâu dài.

Nhà nước cần phổ biến thông tin một cách sâu rộng trong toàn dân và kiều bào để có sự hậu thuẫn cao nhất cho sự nghiệp lớn này. Nhân dân ta thông hiểu đầy đủ thì mới gia tăng sức mạnh của ngoại giao nhân dân và tác động mạnh mẽ đến nhân dân Trung Quốc và Hoa kiều trên toàn thế giới. Chúng ta cần kêu gọi tập trung chứng cứ về Hoàng Sa, đồng thời đề nghị các học giả Việt Nam trong và ngoài nước cung cấp, phân tích và hệ thống hóa các chứng cứ này.

Và điều rất quan trọng là chúng ta chủ động chọn thời điểm để nêu vấn đề khôi phục và thu hồi Hoàng Sa tại các diễn đàn thế giới và khu vực để chuẩn bị dư luận ngoài nước.

NGUYỄN THÁI LINH - LÊ MINH PHIẾU - LÊ VĨNH TRƯƠNG

(Quỹ Nghiên cứu biển Đông)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

Chúng ta làm chủ Hoàng Sa từ lâu

Chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thật sự ít nhất là từ thế kỷ 17. Chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế.

Năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Chính quyền Sài Gòn đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.

Lập trường nhất quán của chúng ta là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, phù hợp với Công ước về Luật biển, phù hợp với tuyên bố DOC.

(Trích nội dung trả lời chất vấn của Thủ tướng NGUYỄN TẤN DŨNG ngày 25-11-2011)

=========================

Mời các anh em góp thêm ý kiến, để Viet Nam thu hồi Hòang sa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Theo em, muốn đòi lại Hoàng Sa, thì mang bùa ngải của các tộc người Việt Nam ra đó yểm, cho bọn nó bị ngơ ngơ hết, thì làm gì giám ra đó nữa, hehe

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích đăng 1 phần

"Dốt về lễ tân"

Tân Hoa Xã cũng đưa tin lãnh đạo Trung Quốc mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác giữa hai đảng cộng sản, mở rộng công tác nghiên cứu và đào tạo cán bộ.

Ông Tập Cận Bình được dẫn lời kêu gọi tăng cường trao đổi ở phương diện người dân và tạo điều kiện để sớm mở các phân viện Khổng Tử ở Việt Nam.

Posted Image Lá cờ Trung Quốc sáu ngôi sao đã khiến dư luận trong nước bức xúc

Viện Khổng tử là hình thức trung tâm quảng bá văn hóa Trung Quốc ở các nước ngoài, hiện chưa có ở Việt Nam tuy đã mở ở nhiều nước.

Dư luận trong nước Việt Nam hiện tỏ ra rất nhạy cảm trước các thông tin liên quan tới quan hệ với nước láng giềng khổng lồ, nhất là sau một thời gian dài Trung Quốc có các động thái mạnh mẽ, thậm chí là hung hăng trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ.

Mới nhất, các hình ảnh mà nhiều hãng thông tấn nước ngoài ghi lại được trong lễ đón ông Tập Cận Bình tại Phủ Chủ tịch hôm 21/12 đã khiến cộng đồng cư dân mạng Việt Nam bùng lên bức xúc.

Trên ảnh, một đoàn thiếu nhi được huy động ra chào đón ông phó chủ tịch Trung Quốc đã mang trên tay các lá cờ Trung Quốc với sáu ngôi sao vàng thay vì năm ngôi sao như mẫu cờ chính thức.

Cờ Trung Quốc chỉ có một sao lớn, tượng trưng cho Đại lục, và bốn sao nhỏ, tượng trưng cho các khu tự trị Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu và Tây Tạng.

Việc có thêm một ngôi sao bị cho rằng đã ám chỉ nguyện vọng đưa Việt Nam vào hàng tự trị như trên.

Tuy nhiên, theo cựu đại sứ Nguyễn Ngọc Trường, người hoạt động ngoại giao nhiều năm, đây chỉ là sai lầm về lễ tân.

"Đây là sự dốt về lễ tân, thiếu chuẩn mực, thiếu cẩn thận, có thể gây hậu quả vô cùng xấu" ông Trường nhận định.

Sự cố "thêm sao cho cờ Trung Quốc" từng xảy ra trong quá khứ, khi kênh Truyền hình Trung ương VTV1 trong bản tin thời sự chính vào lúc 19 giờ hôm 14/10 trên phông nền cũng đã đăng hình hai lá cờ của Việt Nam và Trung Quốc, trong đó cờ Trung Quốc nổi bật một ngôi sao lớn và năm ngôi sao nhỏ.

Sau khi nhận nhiều chỉ trích, VTV đã rút bản tin video 14/10 khỏi mạng internet, nhưng không đính chính hay xin lỗi.

nguon: bbc.co.uk

==============================================================================

Cái vụ Trung Quốc tự in cờ với 6 ngôi sao cón có thể hiểu được, còn Việt Nam cũng tự in lá cờ Trung Quốc với 6 ngôi sao là không bao giờ chấp nhận được hay là còn ý gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

2011: Những kỷ lục mới và ‘choáng’, ‘sốc’, ‘giật mình’

Những ngày cuối cùng của năm 2011 đang đi qua, đây là thời điểm các cơ quan ban ngành bận rộn với những cuộc tổng kết, báo cáo cuối năm. Tuần Việt Nam xin cùng nhìn lại những hỉ nộ ái ố suốt một năm qua trên các phương tiện truyền thông nhìn từ lĩnh vực văn hóa.

Cơn choáng của bà bộ trưởng và sự hào phóng của đại gia yêu cái đẹp

Trong khi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn chưa hết 'choáng', 'sốc' trước tình trạng quá tải ở các bệnh viện, nơi bà đã có thâm niên mấy chục năm, và vẫn chưa tìm ra giải pháp gì thấu đáo, thì may thay, những người yêu cái đẹp đã kịp thời giúp dân xoa dịu hay chí ít là tạm quên những đau đớn, stress vì ốm đau bệnh tật, vì kinh tế khó khăn ... khi liên tiếp tổ chức những cuộc thi người đẹp, hoa hậu. Những năm gần đây, Việt Nam luôn vinh dự là quốc gia đăng cai những cuộc thi sắc đẹp quốc tế, và gần như cứ mỗi cuộc thi lại có thêm một nhà hát, trung tâm văn hóa 'xứng tầm' được xây dựng. Năm 2008, để chuẩn bị cho việc tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 (Miss Universe) tại Nha Trang, Khánh Hòa, công ty Hoàn Cầu đã đứng ra xây dựng nhà hát Crown Convention Center có quy mô 8.000 chỗ ngồi với tổng kinh phí 9,8 triệu USD. Với tiến độ xây dựng gấp gáp đáng ngạc nhiên, và quy mô hoành tráng, nhiều người nghi ngại về chất lượng công trình, nhưng đã 3 năm trôi qua nhà hát Crown Convention Center vẫn... còn nguyên chờ hoa hậu, thì một công trình 'xứng tầm' khác, Nhà hát San Hô có kinh phí 10 triệu USD chuẩn bị được mọc lên tại Ninh Thuận chờ đón các thí sinh Miss Earth.

Posted Image

Mô hình Nhà hát San Hô mới được khởi công ở Ninh Thuận

Còn nhớ năm 2010, cuộc thi Hoa hậu Thế giới cũng 'suýt' được tổ chức tại Việt Nam. Sau những tuyên bố tài trợ đao to búa lớn của đại gia Hoàng Kiều và những kế hoạch của ông ở Vịnh Nha Trang bất thành, 'đại gia yêu cái đẹp' lại rầm rộ chuyển dự án đến Tiền Giang, nhưng một lần nữa tâm huyết với cái đẹp của vị đại gia phải dừng lại. Chẳng biết vui hay buồn, nếu Hoa hậu Thế giới 2010 được tổ chức suôn sẻ, người dân Thới Sơn, Tiền Giang đã có một công trình văn hóa 'xứng tầm', được ngắm người đẹp thế giới, dù cho sau đó những nông dân mất ruộng có thể căng mùng màn ngủ ở sảnh nhà hát. Tại sao trong khi những công trình phúc lợi công cộng như bệnh viện - trường học ngày càng gây 'đau đớn' từ người dân đến những lãnh đạo đầu ngành, thì những công trình nhiều tỷ mọc lên chỉ để dùng một lần rồi bỏ đấy lại liên tiếp được xây dựng, kèm theo những dự án đất đai đắc địa nhất; chắc chỉ các... hoa hậu trả lời được. Hoặc nói cách khác, Việt Nam rất yêu cái đẹp và các đại gia Việt đặc biệt hào phóng với sắc đẹp.

Từ thiện 'ăn chực' và 1001 chiêu trò 'nhân ái'

Đẹp là vẻ đẹp từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, từ hình dáng đến tâm hồn, điều đó ai chả biết, cô nào đi thi hoa hậu mà chẳng nằm lòng mấy câu trả lời cho trước ấy; và người đẹp thì phải năng nổ làm từ thiện - đương nhiên - chứ không lấy lý do gì mà xuất hiện trên báo, doanh nghiệp - nhà tổ chức làm gì với những nguồn tiền tài trợ, và cớ nào để hô hào lòng trắc ẩn của các nhà hảo tâm rủng rẻng? Thôi thì dù làm nền để các cô xúng xính lên báo, để các doanh nghiệp rộng cửa làm ăn, thêm nhiệt huyết tổ chức nhiều cuộc vui khác, thì người nghèo cũng đã được hưởng lợi, và phải cảm ơn các người đẹp rất nhiều, dù một gói mỳ tôm cũng là giúp đỡ. Nhưng chuyện kéo cả mấy chục người đến ăn chầu cơm của các trẻ mồ côi, rồi chìa cho người ta hơn triệu bạc, chưa đủ tiền đi chợ, thì quá lắm thưa các doanh nhân yêu cái đẹp.

Posted Image

Khi hoa hậu đi thăm trại trẻ mồ côi..

Posted Image

... và ca sĩ đi làm từ thiện.

Cái gì cũng có giới hạn thôi, cả sự tính toán lẫn giả tạo.

Tội nghiệp mấy người đẹp mặt hoa da phấn, dù cười tươi lắm choán hết cả phần chụp ảnh các em bé, thì vẫn phải giơ mặt ra cho thiên hạ ném đá. Cũng giống anh ca sĩ Lương Bằng Quang hùng dũng thuê cả đoàn vệ sĩ khênh mỳ tôm theo anh đi làm việc thiện thôi!. Đến con trẻ cũng biết không nên cười đùa nơi đám ma, thì anh và người đẹp cũng phải biết làm trò tùy nơi, thay vì múa may xát muối thêm vào sự bất hạnh của người!

Đại sứ du lịch và 'chơi trội như bộ trưởng'

Sau sự kiện 'đóng phim cùng Củng Lợi' ầm ĩ báo chí, rồi màn khoe ngực rổn rảng trong vở kịch về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kiều nữ Lý Nhã Kỳ lại một phen nữa làm thiên hạ lác mắt với việc trở thành đại sứ du lịch, đột ngột không kém cách danh xưng này sinh ra. Cách người đẹp phân trần "với vòng 1 tự nhiên không chỉnh sửa như của Kỳ thì mặc áo nào cũng hở", một blogger đã bình luận "bom đạn như thế, ăn nói như vậy làm Đại sứ du lịch là đúng rồi". Chưa biết những đóng góp của Lý đại sứ cho ngành du lịch có tác động đến đâu, nhưng ít nhất giới truyền thông được dịp reo hò ầm ĩ.

Posted ImagePosted Image

'Người trẻ tuổi nhất bình chọn cho Vịnh Hạ Long' và Đại sứ Du lịch Lý Nhã Kỳ

Cùng Đại sứ Lý Nhã Kỳ, Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hoàng Tuấn Anh cũng được xuất hiện thường xuyên trên phương tiện thông tin, đặc biệt với chiến dịch quảng bá cho Vịnh Hạ Long, trong đó cháu gái 5 tháng tuổi của ông là 'người trẻ tuổi nhất bình chọn cho Vịnh Hạ Long" Vịnh Hạ Long đã tạm được vào danh sách 7 kỳ quan thế giới, từ nay đến lúc danh hiệu được công bố chính thức còn nhiều câu chuyện liên quan đến bản quyền, tiền phí, cách thức... hứa hẹn sự đóng góp của Bộ trưởng và Lý đại sứ nhiều hơn nữa.

Nhà và tượng đài của mẹ anh hùng

Khúc ruột Miền Trung nhiều bão tố, Miền Trung khó khăn và nghèo túng... những cụm từ quen thuộc đó dường như đã trở nên lỗi thời, giờ người ta biết nhiều hơn đến Miền Trung chơi sang, đặc biệt sau vụ xây tượng đài Mẹ anh hùng 420 tỷ đồng ở Quảng Nam. Ở một nơi thường xuyên 'được' lên các bản tin thời tiết về những cơn bão khẩn cấp sắp đổ bộ, địa danh thường được nhắc đi nhắc lại trên các báo cáo thiệt hại về người và của sau sự giận dữ của thiên nhiên... mà vẫn sẵn sàng chi vài trăm tỷ đồng để xây tượng đài thì không thể nói gì khác ngoài việc 'chơi sang'. Theo lời của các lãnh đạo Quảng Nam trên báo chí, tượng đài được xây dựng từ hình tượng Mẹ Thứ, mẹ anh hùng đã hy sinh 9 người con cho cách mạng. Lúc sinh thời Mẹ Thứ đã rất cảm động khi dự án được xây, chỉ tiếc Mẹ đã không còn để được nhìn 'hình tượng' mình hoàn thiện. Và để tường tận hơn đẳng cấp chơi sang của Quảng Nam, phóng viên một tờ báo đã tìm về với những Mẹ anh hùng còn sống làm cả một loạt phóng sự dài: Tượng mẹ đặt ở đâu? Câu trả lời đây: mẹ Trần Thị Sua ở ấp Thạnh Trị 2, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre phải ở trong bụi tre vì căn nhà tình nghĩa của mẹ được xây hơn 15 năm đã xập xệ, sắp đổ, mẹ phải căng tấm bạt ở bụi tre ở vì 'ở đó an toàn

hơn'.

Posted Image

Tượng của mẹ...

Posted Image

... và nhà của mẹ

Mẹ Nguyễn Thị Sơn, xã Long Định, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre mù lòa phải dò dẫm trong căn nhà tình nghĩa đã dột nát xập xệ, phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người cháu họ. Mẹ Võ Thị Thuận, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, Kiên Giang có chồng, hai con (một cháu hy sinh), cả tuổi thanh xuân của mẹ cũng dành cho cách mạng, mà những ngày cuối đời mẹ vẫn đang phiền não, canh cánh tấm giấy chủ quyền nhà 'để lúc nằm xuống có chỗ thờ cúng' mà vẫn chưa biết khi nào được. Đã hơn một lần, Tuần Việt Nam đã đặt lại câu hỏi này: Tượng mẹ nên để ở đâu?

Siêu kế toán của Cục điện ảnh và văn hóa từ chức

Nhà báo Cát Khuê, một người cũ của làng điện ảnh đưa ra hình ảnh so sánh vừa ngồ ngộ, vừa cay cay giữa một người đàn bà trung tuổi bị hiếp dâm, nhưng cả ba lần bị hiếp chị đều... đưa bao cao su cho hung thủ; với Phạm Thanh Hải, người được công luận đặt biệt danh "siêu kế toán". Với thành tích thụt két 42 tỷ đồng, Phạm Thanh Hải (được cho là) đã qua mặt cả Cục điện ảnh để tự tung tự tác với số tiền lớn gấp 10 lần kinh phí được cấp cho một dự án phim (phim Tâm hồn mẹ của đạo diễn Nhuệ Giang gần đây có kinh phí 4 tỷ từ nguồn vốn Nhà nước).

Posted Image

Hai vị cựu Trưởng, Phó Cục điện ảnh và 'siêu kế toán' Phạm Thanh Hải (giữa)

Chuyện vì sao một mình Thanh Hải có thể làm xiếc với bao nhiêu chứng từ và các thủ tục khắt khe của ngân hàng để nhiều lần rút tiền công quỹ vào túi riêng của mình, mà các sếp ở Cục điện ảnh của anh 'không hề hay biết', vẫn là câu hỏi còn để ngỏ. Cũng như chuyện dù vụ thụt két này đã lộ ra từ nhiều tháng vẫn chưa ai tìm ra "siêu kế toán" này đang ở đâu, để các sếp của anh thổn thức ở bao cuộc họp báo; "chúng tôi bị lừa" "chúng tôi vô can"... Chỉ đến khi 'tài năng' của "siêu kế toán" được báo chí lẫn cả người trong ngành điện ảnh và tài chính mổ xẻ ghê quá; khi Liên hoan phim vốn càng ngày càng thiếu muối với cung cách cũ nhưng kiểu tốn tiền không mới sắp diễn ra; khi các sếp Cục trưởng, Cục phó của anh sắp đường hoàng ngồi vào ghế BTC, đẩy sự ngạc nhiên và bức xúc của dư luận đến cực điểm, để họ không thể nhẫn nhịn được nữa mà lên tiếng quyết liệt, thì hai sếp anh mới bùi ngùi từ chức, khi chỉ còn cách quyết định cách chức vài bước chân. Mới thấy tội nghiệp cho hai từ "từ chức" quá. "Dù sao mất chức mà không phải đi tù cũng là tốt lắm rồi", một blogger chia sẻ với hai vị cựu trưởng, phó Cục điện ảnh. Thưa "siêu kế toán" Phạm Thanh Hải, giờ này anh ở đâu, để lại nỗi niềm này biết tỏ cùng ai cho hai vị (cựu) sếp?

Luật nhà văn và xì xụp giải thưởng

Nhà văn, nhà thơ và những nghệ sĩ làm công việc sáng tác nói chung thường được 'mặc định' là những người chuyên 'cưỡi mây đón gió', sống đời phóng khoáng, thơ mộng và lãng mạn; không nặng lòng những bon chen trần tục. Ấy thế mà cứ đến mỗi kỳ giải thưởng, họ lại đáp từ ngọn cây xuống, phang nhau linh đình với những giải thưởng danh hiệu. Chẳng thế mà năm vừa rồi, kỳ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, thiên hạ lại được dịp mắt tròn mắt dẹt khi các tài nhân thể hiện "các ông bà đây" giỏi giang thế nào, giải thưởng không vào tay ông, thì toàn thiên hạ dù có mắt cũng đều là hạng mù lòa cả.

Posted Image

ĐBQH Nguyễn Minh Hồng

Dù sao cũng phải cảm ơn họ, nhờ có mấy vụ inh ỏi đó, thiên hạ có trò hay để xem; và được biết thêm một góc trần tục của những chuyên gia cưỡi mây đạp gió, để khỏi rơi vào tình huống của một cô bé thiếu nhi năm nào: cô bé viết thư đến tòa soạn báo Nhi Đồng xin lời khuyên khẩn cấp để cứu bạn thân của cô, một cô bé khác đang suy sụp sau khi bắt gặp thần tượng ngồi vỉa hè ăn ốc luộc và chửi bậy. Thêm nữa, thiên hạ cũng phải cảm ơn đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Hồng, nếu không có đề xuất Luật nhà văn gây sóng gió của ông, thì sao các nhà văn được nhắc đến nhiều như thế trong thời gian qua; trong khi những nhà giáo dục và xã hội học đang kêu ời ời rằng văn hóa đọc đang bị mai một. Dù sau đó ông Hồng có kết lại: "Tôi đề xuất thế thôi, chứ thực lòng cũng chả biết vì sao cần Luật nhà văn", thì người dân vẫn cảm ơn ông lắm lắm, vì không có bác, ai biết xã hội cần nhà văn, và ai biết đến sự tồn tại của đại biểu quốc hội?

theo tuanvietnam

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hồ Quý Ly: Ông Vua cải cách tiền tệ

Nguyên liệu đồng khan hiếm, nguy cơ bị giặc Minh đe dọa xâm lược, buộc Hồ Quý Ly phải lựa chọn hoặc đúc tiền, hoặc đúc súng. Ông đã lựa chọn đúc súng. Và việc chuyển sang dùng tiền giấy là một quyết định đúng.

Posted Image

Thành Nhà Hồ được Việt Nam công nhận là di tích quốc gia từ năm 1962. Việc xây dựng hồ sơ để đệ trình UNESCO được khởi động từ năm 2006 và ngày 27/6/2011 vừa qua đã chính thức được công nhận là Di sản văn hoá thế giới tại kỳ họp lần thứ 35 của Uỷ ban di sản thế giới UNESCO (WHC) diễn ra tại Paris, Cộng hoà Pháp.

Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc theo lối dinh lũy phòng thủ khi xảy ra chiến tranh. Công trình được Hồ Quý Ly- một ông quan có nhiều thanh thế trong triều Trần cho xây dựng vào năm 1397 ở An Tôn (thuộc hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Thành có hình chữ nhật, chu vi khoảng 3 km vuông, tường bao quanh xây bằng những khối đá hình hộp được mài nhẵn, phẳng, dài từ 2 đến 4m, cao 1m, dày 0,7m. Cổng ghép đá hình vòm, cao 8m. Trong thành có khu dinh thự để vua ngự và xuống chiếu, nay chỉ còn lại những con rồng đá chạy dọc bậc thềm...

Từ một ông Quan nắm được nhiều quyền hành tối cao ở triều Trần, tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua, lập ra vương triều mới: Triều Hồ. Nhà Hồ tồn tại được 7 năm (1400-1407) và dời đô từ Thăng Long về An Tôn, gọi đây là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội).

Posted Image

Trong khoảng 35 năm, Ông đã từng bước tiến hành nhiều cuộc cải cách rộng lớn về mọi mặt, từ chính trị, văn hóa đến kinh tế- xã hội. Trong phạm vi bài viết này, xin dẫn dụ về một số nét về cải cách tiền tệ.

Lần đầu tiên trong lịch sử tiền tệ thời phong kiến Việt Nam có chuyện tiêu dùng tiền giấy.

Lịch sử tiền tệ của chế độ phong kiến Việt Nam là lịch sử tiếp thu có chọn lọc tinh hoa chế tác đồng tiền kim loại hình tròn- lỗ vuông của nước láng giềng Trung Quốc vốn đã có ảnh hưởng khá sâu đậm qua hàng ngàn năm Bắc thuộc. Khác chăng là các ông Vua Việt lấy biểu trưng niên hiệu, hoặc thời hiệu của mình để đặt tên cho đồng tiền qua mỗi lần phát hành thay vì dùng tên tiền Trung Quốc cùng thời để chứng tỏ tính độc lập của vương triều thông qua tiền tệ.

Thế nhưng vào năm 1396 “…mùa hạ, tháng 4 năm Bính Tý, niên hiệu Quang Thái, năm thứ 9 bắt đầu phát hành tiền giấy “Thông Bảo Hội Sao”. In xong, hạ lệnh cho người đem tiền đến đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy tiền giấy 1 quan 2 tiền…”. (trích Đại Việt sử ký toàn thư).

Cũng phải nhắc lại là, năm 1024 ở Trung Quốc đã thấy nói triều đình Bắc Tống phát hành tiền giấy, gọi là “Quan Giao Tử”. Dần dần, “Giao tử” cải thành “Tiền dẫn”, “Hội tử”, “Giao sao” …(xin xem: Lịch sử tiền giấy. http://vi.wikipedia.org). Tuy nhiên, các loại “tiền giấy” này thực chất chỉ như “ngân phiếu”, nó không thay thế hoàn toàn tiền kim loại trong lưu thông tiêu dùng. Do là những “bảo chứng” tiền tệ có mệnh giá lớn nên nó cũng chỉ lưu hành hạn hẹp ở tầng lớp giàu có. Cho đến năm1455 (thuộc triều nhà Minh) loại “tiền giấy” này không còn thấy lưu hành.

Việc phát hành tiền giấy thời Hồ có thể xem là dấu hiệu của một “biến cố” bởi sự kiện xảy ra chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam. Điểm khác biệt căn bản so với nước láng giềng Trung Quốc là Hồ Quý Ly đã quyết định thay đổi dùng tiền kim loại sang tiền giấy. Về hình thức có thể cho rằng “Thông bảo hội sao” là cách phỏng theo “Quan Giao Tử” hoặc “Giao sao” của Trung Quốc … , nhưng về quan niệm tiền tệ thì Hồ Quý Ly đã xem ‘Thông bảo hội sao” là đồng tiền chính thức.

Do tiên liệu trước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc khép dân chúng tiêu dùng tiền giấy, Hồ Quý Ly cũng đã ban hành các điều luật cực đoan đi kèm, như: Cấm hẳn tiêu tiền kim loại, định tội không tiêu tiền giấy… Cho đến năm 1401, Hồ Hán Thương (con trai thứ của Hồ Quý Ly, nối ngôi vua) còn phải khuyến khích: “… mỗi mẫu thu 3 thăng thóc nay thu 5 thăng nhưng nộp bằng tiền giấy thì được giảm đi. Thuế đinh cũng tương tự, thu bằng thóc thì thu nặng hơn trước, nhưng thu bằng tiền giấy thì lại giảm đi…” (sách đã dẫn). Năm 1402, định lại các thuế về tô ruộng, theo đó: ngoài việc dùng các quy định của pháp luật còn đưa ra nhiều biện pháp khác cố làm cho tiền giấy được lưu hành rộng rãi trong dân. Nhưng trong thực tế, đến năm 1403, tức sau bảy năm ban hành, tiền giấy vẫn không được ưa dùng, đến nỗi dân buộc phải trao đổi theo hình thức hàng đổi hàng để tránh phạm luật…

Nguyên nhân và những hệ lụy của việc phát hành tiền giấy.

Chuyện kể rằng, thời Hồ có Nguyên Trừng (con trai trưởng của Hồ Quý Ly)- là người sáng chế ra “thần cơ sang pháo” (súng thần công). Khi nhà Minh Trung Quốc tấn công Việt Nam theo lời thỉnh cầu của hậu duệ họ Trần, bắt được người chế súng cùng nhiều khẩu thần công đem về Trung Quốc, ông không bị giết mà còn được phong là “Tả tướng quốc”. Mỗi lần làm lễ tế súng thần công, quân Minh đều phải tế sống Hồ Nguyên Trừng.

Do thời phong kiến, nguồn nguyên liệu đồng luôn khan hiếm, vì vậy, nếu để duy trì đúc tiền kim loại trong hoàn cảnh sáng chế súng thần công cũng đang rất cần một nguồn nguyên liệu đồng to lớn, thì đây quả là một thách thức không nhỏ. Cùng với nguy cơ bị giặc Minh Trung Quốc đe dọa xâm lược, buộc Hồ Quý Ly phải lựa chọn hoặc đúc tiền, hoặc đúc súng. Và ông đã lựa chọn đúc súng.

Nếu đây là một trong những nguyên nhân cơ bản thì việc chuyển sang dùng tiền giấy là một quyết định đúng. Chỉ có điều, việc hoạch định chính sách cải cách đó luôn chứa đựng các yếu tố cực đoan, thiếu các cơ sở có tính chất nền tảng để thực thi, khi mà việc phát hành tiền giấy rất khác với tâm lý tiêu dùng thông thường, lại không giống quốc gia nào xét trên bình diện chung của tiền tệ trong khu vực.

Những sự thay đổi đó vô hình chung đã đi ngược lại quyền lợi thiết yếu của người dân, với thói quen tiêu dùng và giao thương hàng hóa lâu đời bằng đồng tiền có lỗ xỏ dây, với việc cất trữ, tích lũy tiền với số lượng lớn của tầng lớp quan lại, địa chủ, thương lái...một bộ phận không nhỏ tầng lớp trên trong xã hội. Sự quá đỗi đó đã vượt ngưỡng khuôn phép của hoàn cảnh kinh tế- xã hội đương thời có thể chấp nhận được.

Việc ban hành tiền giấy của nhà Hồ xem như thất bại. Cùng với sự sụp đổ của nhà Hồ, tiền giấy cũng chấm dứt lưu hành (1407). Đánh dẹp xong quân Minh, năm 1429, năm thứ hai sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho đúc tiền kim loại trở lại, nhân dân trở về tiêu dùng đồng tiền tròn- lỗ vuông.

Ngày nay giới sử học nói chung đánh giá cao mặt tích cực của Hồ Quý Ly, cho rằng Ông là một nhà cải cách táo bạo và hiếm có trong lịch sử Việt Nam nhằm hai mục đích: tăng cường chế độ tập quyền, giải quyết mâu thuẫn kinh tế- xã hội, giải phóng sức sản xuất... những điểm sáng, tích cực trong hoàn cảnh hạn chế của chế độ phong kiến Việt Nam đương thời.

=============================================================

Về mặt sử dụng tiền giấy và đúc súng thần công, người Việt đã đi có những bước tiến nhanh trong cuộc sống thời phong kiến, vượt xa các nươc phong kiến khác cùng thời

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ý tưởng điên rồ: Thay đổi quỹ đạo thời gian?

Các nhà khoa học đã đề xuất một biểu thời gian cố định, theo đó lịch sẽ có thêm 5 tuần hoặc 6 năm. Theo đề xuất này, các ngày nghỉ luôn rơi vào cùng một ngày trong tuần của tất cả các năm. Biểu thời gian mới này có thể sẽ được các chính phủ trên khắp thế giới chấp thuận.

Posted Image

Một nhà vật lý học thiên thể và một nhà kinh tế học của Mỹ đang bắt đầu chiến dịch để cả thế giới chấp thuận một biểu thời gian cố định mà trong đó, các năm sẽ giống y hệt nhau, và bao gồm thêm một ngày nghỉ trong tuần và một tuần trong chu trình 5-6 năm. Chẳng hạn, trong lịch này, nếu như năm nay Giáng sinh rơi vào ngày Chủ nhật, vậy thì Giáng sinh năm 2012, 2013 cũng sẽ rơi vào đúng ngày Chủ nhật trong tuần.

"Ý tưởng về một biểu thời gian cố định đã từng được đệ trình lên Liên đoàn các Quốc gia" - nhà vật lý học thiên thể Richard Conn Henry thuộc Trường Nghệ thuật và Khoa học Krieger tại Johns Hopkins nói.

Những năm 1920, ý tưởng này từng được trình bày, và theo Henry, Liên Hợp Quốc cũng từng được nghe về một bộ lịch mà trong đó, các ngày lễ và ngày sinh sẽ lặp lại chính xác vào cùng ngày trong mỗi tuần.

"Tuy nhiên, hai bộ lịch đề xuất này có một thiếu sót không thể tránh khỏi: đó là chúng phá vỡ chu kỳ của 7 ngày trong một tuần, trong khi đó ngày cuối tuần lại là tâm điểm của tôn giáo" - Henry nói.

"Hệ thống của chúng tôi cũng chia một năm ra làm 4 quý và 12 tháng, và không có các năm nhuận, nhưng các ngày cộng dồn thêm trong một tuần phụ trội vào mỗi chu kỳ 5-6 năm".

Henry nói nhiệm vụ thúc đẩy ý tưởng về "một bộ lịch mới" cho chính phủ các quốc gia sẽ chủ yếu do cộng sự của ông là nhà kinh tế học Steve Hanke của Trường Kỹ sư Whiting đảm nhận.

"Kế hoạch của chúng tôi là đưa ra một biểu thời gian cố định hoàn toàn y hệt nhau từ năm này sang năm khác, nó cho phép con người lên kế hoạch hàng năm dài hạn, kể từ khi còn chưa tốt nghiệp cho tới khi đi làm" - Henry giải thích.

Một trong những lợi thế mà Henry và Hanke chỉ ra trong bộ lịch này đó là sự thuận tiện từ những ngày nghỉ, ngày lễ, ngày sinh rơi đúng vào ngày tương tự trong tuần của năm sau.

Tuy nhiên, theo Hanke, các lợi ích kinh tế thậm chí còn sâu sắc hơn nhiều. "Bộ lịch hiện nay của chúng ta đầy rẫy yếu tố dị thường dẫn tới việc phải thiết lập một loạt các quy ước để đơn giản hóa các tính toán mà mọi người quan tâm".

Hanke nói rằng trong bộ lịch mới có một quý được biết trước với 91 ngày, và điều này giảm bớt các nhu cầu tính toán nhân tạo về ngày.

Hệ thống lịch do Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1585) đưa ra được sử dụng ở phần lớn các nơi trên thế giới đã được áp dụng vào năm 1582. Để đồng bộ hóa lịch do Julius Caesar thông qua vào năm 46 trước công nguyên với các mùa, một nhóm chuyên gia của Giáo hoàng đã cắt bớt 11 ngày trong tháng 10. Do vậy, trong năm đó, ngay sau ngày 11/10 là ngày 15/10.

Việc điều chỉnh là rất cần thiết để xử lý với vấn đề tương tự gây ra trở ngại cho việc tạo ra một bộ lịch mới hiệu quả và thiết thực: đó là thực tế mỗi năm bao gồm 365,2422 ngày.

Đây là khoảng thời gian mà Trái đất cần để hoành thành một quỹ đạo quay quanh mặt trời, và để bù lại số dư rất nhỏ của ngày (0,2422), bộ lịch của Giáo hoàng Gregory đã cộng thêm một ngày vào mỗi năm, gọi đó là năm nhuận.

"Sự không khớp về các múi giờ hiện nay, biểu thời gian thay đổi trong lịch mùa hè và mùa đông (tại các quốc gia phương tây), và bộ lịch dao động mỗi năm sẽ biến mất. Nói một cách khác về mặt kinh tế, chúng ta đều nhận được một món thừa kế phân chia rạch ròi và cố định" - Henry giải thích về bộ lịch mới.

vietnamnet

============================

Một ý tưởng đáng suy nghĩ

Nếu đổi lịch này, thì có giá trị về mặt kinh tế và xã hội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tết Dương Lịch Mới

Năm 2011 đã trôi qua, vào dịp cuối năm, tạp chí Time ngoài bìa đã nêu lên tựa đề chính cho một năm qua “Người của năm”. Báo đã đưa ra một loạt những nhân vật và hình ảnh đáng chú ý nhất, kể cả những cưộc chạy đua tranh cử hay những hình ảnh thời sự không mấy ai quan tâm. Nhưng đặc biệt tờ tạp chí nổi tiếng trên thế giới trong dịp cuối năm đã dành nhiều trang cho một chủ đề “Người Phản Kháng”. Vậy vào năm 2012 những chuyện gì có thể xẩy ra? Thông thường không ai dự đoán được tương lai, nhưng tôi thiết nghĩ trừ những thiên tai do ông Trời tạo ra, còn mọi biến cố đều bắt đầu từ những suy nghĩ ở trong óc của con người, rồi từ tư tưởng đưa đến hành động là chuyện thường tình. Bởi vậy chúng tôi muốn nhìn trước hết đến lãnh vực khoa học thay vì chính trị. Tạp chí Khoa học Discover trong số ra ngày Dec 10, với lời ghi chú nhỏ: Báo dành cho tháng January/February 2012, và bìa ngoài ghi “100 chuyện hàng đầu của năm 2011”. Bài đầu tiên số 1 có tựa đề Nhanh hơn Ánh sáng, trong đó nóí đến vụ Cơ quan Khảo cứu Hạt nhân (CERN) ở Geneva Thụy Sĩ, sau 3 năm khảo cứu đã tìm thấy những hạt neutrino đạt được tốc độ nhanh hơn ánh sáng 1 phần 17 triệu của giây đồng hồ.Một chút thời gian nhỏ xíu đó có ý nghĩa gì mà phải nói đến? Nhưng trong khoa học cấp cao, nó có một ý nghĩa đặc biệt. Thời gian có thể chảy ngược giòng, tức là trước khi nó được gửi di, nó đã tới dích rồi chăng? Cố nhiên theo lý lẽ thông thường nhất, hạt không thể nào chạy tới đích nếu ta không nhấn nút cho nó chạy. Dù vậy điều đó vẫn có ý nghĩa là ta đã nhìn thấy tương lai trong hơn 1 phần triệu của giây đồng hồ. Chuyện của các nhàn khoa học cao cấp có vẻ như một chuyện khôi hài.Thực tế về ước lượng tương lai. Chúng ta không thể nào quên thuyết tương đối của nhà bác học Albert Einstein. Năm 1905, nhà bác học lừng danh này đã tìm ra thuyết tương dối với tốc độ của ánh sáng. Như vậy ông đã đoán chắc đuợc về tương lai, khi ánh sáng phát ra từ đâu và trong bao lâu nó sẽ tới đích.Và các nhà thiên văn có thể đo được khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trời, cũng như khoảng cách giữa chúng ta và các vì sao.Trong các ngành khoa học khác, người ta còn thể dự đoán được tương lai một cách rất hữu ích. Chẳng hạn về Y học người ta có thể tìm cách lọc máu để chống bệnh nan y AIDS. Ngoài ra trong các bệnh như bệnh lao,ung thư, người ta cũng có những phương pháp phòng bệnh kiến hiệu hơn, chống lại bệnh và chữa hết bệnh rất rẻ tiền. Tóm lại đó không phải là những căn bệnh của các con nhà giầu.Tạp chí Scientific American trong ấn bản tháng 3 năm 2011 đã nêu ra chủ đề về khoa Thần kinh học cho thấy một sự kiện li kì là suy tư, sự nghĩ ngợi trong óc của con người, sau một thời gian qua thường nẩy trở lại như thế nào để khám phá ra những sự bí mật của vũ trụ bao la và những biến cố thiên nhiên có thể xẩy ra trên Trái Đất để từ đó có những sự chuẩn bị và biện pháp thích ứng để chống lại mọi sự nguy biến.Carl Schoonover là một nhà não học tại Đại học Columbia và tác giả cuốn sách “Hinh ảnh của Tâm trí: Một cái nhìn về bộ óc từ thời cổ xưa cho đến Thế kỷ 21”, trong đó ông nói đến một kỹ thuật mới về tạo hình ảnh trong máy computer để cho thấy các phân tử trong óc thông tin cho nhau như thế nào. Các nhà bác học đã thí nghiệm vào một bộ óc của con chuột để xem thấy hình ảnh ba chiều của bộ óc, từng tế bào một trong bộ óc đã thông báo cho nhau như thế nào.Bộ óc của con người cũng vậy.Hiển nhiên đó cũng là vật thiên tạo, tức là do một bộ máy của Trời tạo ra cho mọi loài sinh vật.Bộ óc người và bộ óc vật càng ngày càng mạnh hơn, dó là cái trí đã tuân theo luật Trời. Riêng tôi có một suy nghĩ nho nhỏ xin bàn góp. Riêng bộ óc của con người ngày càng mạnh hơn, giỏi hơn, vì còn có một yếu tố khác vô củng quan trọng. Đó là ngoài cái trí, còn có cái tâm đức độ của con người. Chính cái tâm đó đã làm con người hơn con vật.

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

sites blog

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay