yeuphunu

Đi Tìm Khổng Minh Thật Trong "tam Quốc Diễn Nghĩa"

88 bài viết trong chủ đề này

Trong Tam Quốc Chí tài năng và bản lĩnh nhất của Không Minh là khi phát hiện tài năng của Khương Duy thì ông ta tìm cách bắt Khương Duy - đang là tướng Tào - về làm truyền nhân của mình, giao cho chức thống lãnh quân đội Thục chống lại Tào mới ghê chứ . Cổ kim cũng chưa có trường hợp thứ hai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Wiki: Hán Cao Tổ Cao Hoàng Đế, nhưng thường được gọi tắt là: Hán Cao Tổ (chữ Hán chính thể: 漢高祖, latin hóa: HànGāozǔ) (256 TCN [3]1 tháng 6 năm 195 TCN) là vị Hoàng đế sáng lập nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông họ Lưu tên Bang (劉邦), sử quan đời Hán chép là Lưu Quý vì ông là con thứ ba trong gia đình [4]. Ông ở ngôi 8 năm (từ năm 202 TCN đến 195 TCN).

Sử ký Tư Mã Thiên đặc biệt không ghi rõ Hán Cao Tổ là người nước nào thuộc mạn Hoa Bắc??? như Hàn, Ngụy, Tào, Triệu, Việt...

Theo lời giới thiệu của Sử ký thì quê ông ở Bành Thành:

Wiki: Từ Châu (chữ Hán: 徐州; bính âm: Xúzhōu, (cũng được gọi là Bành Thành (chữ Hán: 彭城; bính âm: PéngChéng) trong thời cổ), là một địa cấp thị tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Thành phố được biết đến vì có vị trí thuận lợi, là địa điểm trung chuyển giao thông vận tải ở bắc Giang Tô, và có đường cao tốcđường sắt nối với các tỉnh Hà NamSơn Đông, thành phố láng giềng Liên Vân Cảng, cũng như trung tâm kinh tế Thượng Hải.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 10/12/2011 at 02:01, 'hoangnt' said:

Wiki: Hán Cao Tổ Cao Hoàng Đế, nhưng thường được gọi tắt là: Hán Cao Tổ (chữ Hán chính thể: 漢高祖, latin hóa: HànGāozǔ) (256 TCN [3]1 tháng 6 năm 195 TCN) là vị Hoàng đế sáng lập nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông họ Lưu tên Bang (劉邦), sử quan đời Hán chép là Lưu Quý vì ông là con thứ ba trong gia đình [4]. Ông ở ngôi 8 năm (từ năm 202 TCN đến 195 TCN).

Sử ký Tư Mã Thiên đặc biệt không ghi rõ Hán Cao Tổ là người nước nào thuộc mạn Hoa Bắc??? như Hàn, Ngụy, Tào, Triệu, Việt...

Theo lời giới thiệu của Sử ký thì quê ông ở Bành Thành:

Wiki: Từ Châu (chữ Hán: 徐州; bính âm: Xúzhōu, (cũng được gọi là Bành Thành (chữ Hán: 彭城; bính âm: PéngChéng) trong thời cổ), là một địa cấp thị tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Thành phố được biết đến vì có vị trí thuận lợi, là địa điểm trung chuyển giao thông vận tải ở bắc Giang Tô, và có đường cao tốcđường sắt nối với các tỉnh Hà NamSơn Đông, thành phố láng giềng Liên Vân Cảng, cũng như trung tâm kinh tế Thượng Hải.

Ý nói gì đây?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Híc!

Hoangnt đang cố chứng minh Lưu Bang có gốc người nước Sở, thuộc một họ trong Bách Việt. Tức Hán tộc cũng thuộc Việt tộc. Đây chính là luận điểm sai lầm lớn nhất mà Hoangnt gặp phải, cũng từa tựa như đang muốn đồng hóa nước Việt mình.

Theo nghiên cứu của các nhà sử học thế giới và Việt Nam thì Hán tộc xuất phát ở phía Tây Nội Mông, gần Dãy Himalaya và bắt đầu cuộc di dân xâm chiếm và đồng hóa các dân tộc khác. Bắt đầu là từ Tây sang Đông cho đến Bắc Kinh hiện nay. Sau đó là từ Bắc xuống Nam (cái này thì mọi người đã biết rồi)

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Híc!

Hoangnt đang cố chứng minh Lưu Bang có gốc người nước Sở, thuộc một họ trong Bách Việt. Tức Hán tộc cũng thuộc Việt tộc. Đây chính là luận điểm sai lầm lớn nhất mà Hoangnt gặp phải, cũng từa tựa như đang muốn đồng hóa nước Việt mình.

Theo nghiên cứu của các nhà sử học thế giới và Việt Nam thì Hán tộc xuất phát ở phía Tây Nội Mông, gần Dãy Himalaya và bắt đầu cuộc di dân xâm chiếm và đồng hóa các dân tộc khác. Bắt đầu là từ Tây sang Đông cho đến Bắc Kinh hiện nay. Sau đó là từ Bắc xuống Nam (cái này thì mọi người đã biết rồi)

Thân mến

Trước tiên, chúng ta thấy trong các chương của Sử Ký Tư Mã Thiên, khi nói về các nhân vật chính, ngay từ đầu chương đã nói gốc gác, quê hương, dân tộc hoặc quốc gia của họ nhưng riêng Hán Cao Tổ thì thực sự là không rõ ràng. Dân tộc Hán - hay dân Trung Hoa bây giờ thường nói mình là người Hán thực chất xuất phát từ triều đại này.

Quay trở lại Sử ký, trước Tần Thủy Hoàng thống nhất là thời Xuân Thu chiến quốc, vậy thì Hán Cao Tổ phải chăng cũng xuất pháp một tỏng các dân tộc của thời Xuân Thu Chiến Quốc?. Trong chiến tranh, dòng dõi hoàng tộc cũng rất quan trọng như Lưu Bị phải xưng là dòng dõi Hán Thất, và Hạng Võ cũng vậy. Điền này không thể tránh khỏi.

Quay trở lại Thượng Thư, Hoa Bắc được chia làm 9 Châu thực chất cũng là các dân tộc trên mà thôi, điều này giống như dân Mân Việt vẫn còn đó, chỉ hóa huyết một phần. Vậy thì trước thời Nghiêu Thuấn, truyền thuyết Hoàng Đế Hiên Viên chiến Si Vưu với sự giải thích sự xâm chiếm từ Bắc xuống Nam tạo thành tộc Hoa Hạ? Trong khi đó cũng truyền thuyết dân Hoa Hạ gốc Phục Hy? Nền văn minh Phục Hy, nếu theo dòng chảy tạm chấp nhận tạo ra nền văn hóa Nghiêu Thuấn, thì dân tộc phía Bắc Hiên Viên giả sử là thống nhất được thì đảm bảo trong khoảng thời gian này có thể tạo ra được hay không?.

Hiên Viên trong quá trình giao chiến phải nhờ Cửu Huyền Thiên Nữ giúp đỡ mới thắng được Si Vưu, trong khi đó Đạo giáo xuất hiện theo sử sách là khoảng thế kỷ V trước Công nguyên?. Hoàng Đế - danh từ của nền văn hóa phương Bắc hay Nam?.

Nếu xét Bành Thành là quê hương của Hán Cao Tổ thì khả năng là dân tộc Tề - một dân tộc có nền văn hóa cực mạnh?

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Quote

Nếu xét Bành Thành là quê hương của Hán Cao Tổ thì khả năng là dân tộc Tề - một dân tộc có nền văn hóa cực mạnh?

Khổng tử viết trong thiến Hiến Vấn, sách Luận Ngữ:

Nếu không có Quản Trọng - (Tể tường phục hưng nước Tề thành bá chủ chư hầu) - thì người Hán bây giờ mặc áo cái vạt bên trái như người Nam Man rồi.

Điều này chứng tỏ văn hóa Nam Dương tử của bách Việt còn mạnh hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 10/9/2011 at 04:22, 'Liêm Trinh' said:

Số với sách mê tín dị đoan,khổng minh giỏi cũng còn thua Văn Chủng, Phạm Lãi dùng một Tây Thi với cho mượn ít vàng là xong Việc (Vât chất quyết định ý thức tiền và gái giải quyết song hết kể cả bán tổ quốc).Đây cũng là nguyên nhân thất baị trung cuộc của Thục Ngô khi hai dòng vua quan suy thoái.

Ông Thiên Sứ này hay quên chắc do đi Trung Quốc làm phong thủy về ăn phải thuốc lú. Đông phương có gã Bắc Đẩu cần thì sửa số tử của một con người có khi còn của cả một triều đại cũng nên. Nói theo lý luận số thì chắc do Ngô Thục không đút lót cho Bắc đẩu nên hết số.

Anh Liêm Trinh à.

Vào đây sinh hoạt đã lâu, anh thừa biết chúng tôi đang đi đầu trong việc chứng minh tính khoa học của Lý học Đông phương và Việt sử 5000 năm văn hiến. Bởi vậy, việc anh vô cớ mập mờ đánh lận con đen cho rằng tôi ăn phải thuốc lú của Trung Quốc và xác định Lý học là "mê tín dị đoan" đã xúc phạm đến tôi. Tôi thừa biết anh không phải đẳng cấp tự nghĩ ra những điều này, mà có những thế lực tiếp xúc với anh đã tuyền truyền với anh điều này, để anh vào đây bôi nhọ cá nhân tôi.

Bởi vậy, tôi cũng không ghét bỏ gì anh. Nhưng qua câu nói của anh trên diễn đàn, tôi muốn cảnh báo với những thế lực dốt nát đứng đằng sau anh, đang tác động đến anh và cố tình bôi nhọ tôi, hòng sinh sự với tôi.

Anh là người cảnh báo tôi nên tự nguyện vào tù nếu không thực hiện được lời hứa về thời tiết Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nhưng tôi báo để anh biết: Ngay sau khi tôi thực hiện lời hứa và sau Đại Lễ không lâu, đã có ba CA đến Hội Đông Nam Á để điều tra về tôi với một email từ Bến Tre tố cáo tôi vốn là tên lừa đảo không đáng tin cậy. Tôi đang giữ email này và có thể sẽ công bố nội dung trong ngày gần đây, nếu xét thấy cần thiết. Có lẽ cũng căn cứ trên email này mà Vũ Thê Khanh giám đôc UIA xác định trên mạng tôi là kẻ lừa đảo, không đáng tin cậy (Chứng tỏ họ cũng công bố hiện tượng liên quan đến tôi ở khá nhiều nơi đấy chứ. Có lẽ đây là biện pháp nghiệp vụ của họ). Tôi phàn nàn về việc này với một người bạn, cũng khá có địa vị thì câu trả lời là: "Họ chưa đến xét hộ khẩu nới anh cư trú là tốt lắm rồi".

Họ bôi nhọ tôi, cản trở công việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến để làm gì nhỉ?

Qua anh tôi muốn cảnh báo với những thế lực thù địch và có nhiều quyền lợi trong việc phủ nhận văn hóa truyền thống Việt rằng:

Quí vị hãy vừa phải thôi. Tôi không đụng chạm đến các người - ngoại trừ việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến và cội nguồn Lý học thuộc về dân tộc Việt có thể làm tổn hại quyền lợi của những kẻ nào đó có quyền lợi gắn bó với ngoại bang, bị thiệt thòi.

Anh Liêm Trinh à.

Anh không phải là đối tượng mà tôi quan tâm để ủng hộ hay phủ nhận những luận điểm của tôi. Bởi vậy tôi sẽ không xóa nick của anh trong lúc này. Tôi không cần vỗ tay ủng hộ - cho đến lúc này với bất cứ thế lực nào. Vì bản chất mục đích minh chứng Việt sử của tôi không phải để tôi được vỗ tay. Tôi cũng không sợ sự đe dọa của bất cứ thế lực nào dù mạnh đến đâu trên cái thế giới khốn khổ vì thiên tai ngày càng tăng năng và nền kinh tế sắp sụp đổ trên toàn cầu này. Kết quả sẽ đi về đâu thì các người hãy cố rung cái đầu bò ra để tự suy luận. Bởi vậy, tôi không cần phải đi theo Trung Quốc hay Hoa Kỳ để mua lấy danh vọng hoặc tiến bạc. Qua anh, tôi nhắn những thế lực đứng đằng sau anh như vậy đấy.

Tôi đã rất kiềm chế khi viết những lời này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 10/12/2011 at 23:20, 'Văn Lang' said:

Posted Image

Thưa sư phụ mọi người hiểu hết mà.

Cảm ơn Văn Lang.

Tôi đưa topic này vào danh sách đáng chú ý. không phải vì tay Khổng Minh thiên tài của Trung Quốc đáng được tôn trong như vậy. Y cầu gió Đông Nam chỉ có ba ngày thì là cái đinh gì với tôi để phải chú ý. Nhưng tôi muốn thẳng thắn xác định quan điểm của tôi:

Tôi chỉ minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến và chứng minh cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về Việt tộc trên tinh thần khách quan khoa học.

Tôi không đụng chạm đến các người thì các người cũng nên vừa phải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiết nghĩ lão Sư Thiến không nên nặng lời .

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 10/13/2011 at 00:39, 'Túy Lão' said:

Thiết nghĩ lão Sư Thiến không nên nặng lời .

Cảm ơn anh Túy Lão.

Sự việc lâu rồi. Từ năm ngoái lận. Nhưng đến bây giờ tôi mới nói ra . Mặc dù chính Vũ Thê Khanh đưa điều này công khai trước (Chắc anh đã xem). Chứng tỏ tôi đã rất biết điều. Nhưng anh đã thấy qua những gì anh Liêm Trinh nói.

Nhưng mọi cái đều có giới hạn thôi. Vu cáo tôi ăn phải thuốc lú của Trung Quốc thì tôi thấy cũng cần phải có ý kiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua anh tôi muốn cảnh báo với những thế lực thù địch và có nhiều quyền lợi trong việc phủ nhận văn hóa truyền thống Việt rằng:

Quí vị hãy vừa phải thôi. Tôi không đụng chạm đến các người - ngoại trừ việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến và cội nguồn Lý học thuộc về dân tộc Việt có thể làm tổn hại quyền lợi của những kẻ nào đó có quyền lợi gắn bó với ngoại bang, bị thiệt thòi.

Anh Liêm Trinh à.

Như vậy, tên dân tộc Hán chính là từ Luận Ngữ và Xuân Thu Tam Truyện của Đức Khổng Tử - thật quá đơn giản khi giải thích.

Quy luật vũ trụ hay quy luật nhân quả vận động chính xác hoàn toàn tuyệt đối, do vậy các thế lực này đang chịu một tương tác rất mạnh do phủ nhận 5000 năm văn hiến Việt và nhận quyền lợi từ ngoại bang bởi tính chất đáo đầu trường khí.

Trong vòng 2000 năm trước, kể từ thời Hai Bà trưng tới nay, những kẻ nào tổ chức trấn yểm Đại Việt - dòng họ và thân nhân của họ đang bắt đầu nhận lại những hậu quả hết sức nặng nề do tính chất đảo ngược năng lượng nói trên.

"Phúc Lộc Thọ mãn đường"

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Wiki: Các sự kiện chính

Xuân Thu (chữ Trung Quốc: 春秋時代; Hán Việt: Xuân Thu thời đại, bính âm: Chūnqiū Shídài) là tên gọi một giai đoạn lịch sử từ 722 đến 481 TCN trong lịch sử Trung Quốc. Tên của nó bắt nguồn từ cuốn Kinh Xuân Thu (Biên niên sử Xuân Thu), một cuốn sử mà theo truyền thống thường được coi là của Khổng Tử. Ở giai đoạn Xuân Thu, quyền lực được tập trung hoá. Giai đoạn này xảy ra rất nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ. Sự sụp đổ dần dần của giới thượng lưu dẫn tới sự mở rộng học hành; trí thức gia tăng lại thúc đẩy tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật. Tiếp sau giai đoạn này là thời Chiến Quốc.

770 TCN – các quý tộc nhà Chu ủng hộ Chu Bình Vương (周平王) lên làm vua mới nhà Chu. Bình vương dời đô đến Lạc Ấp (雒邑). Giai đoạn Đông Chu hay Xuân Thu bắt đầu. Bình vương phong cho con của nhà quý tộc Doanh Kỳ (贏其) làm chủ thêm vùng tây bắc của nhà Chu (đất Phong và đất Kỳ). Ông được gọi là Tần Tương Công (秦襄公). Nước Tần (秦) từ đó trở thành nước lớn.

763 TCN - Trịnh Trang Công (鄭莊公) sáp nhập và tiêu diệt vương quốc rợ Hồ (Hồ Quốc) (胡國). Ông tin cậy vào vị quan nổi tiếng của mình là Sái Trọng (祭仲).

750 TCN - Tấn Văn hầu (晉文侯) Cơ Cừu (姬仇) sáp nhập và tiêu diệt vương quốc Dư Thần Chu (余臣周)

704 TCN - Lãnh chúa nước Sở (楚) Mễ Hùng Thông (羋熊通), lợi dụng sự yếu kém của vua Chu để thoát khỏi sự ràng buộc như một chư hầu của nhà Chu và tự phong mình làm vua. Ông tuyên bố lập ra nước Sở (楚國) và tự gọi là Sở Vũ Vương (楚武王).

701 TCN - Trịnh Trang Công (鄭莊公) chết. Con ông là Cơ Hốt (姬忽) kế vị và được gọi là Trịnh Chiêu Công (鄭昭公). Vì công chúa Ung Thị (雍氏) nước Tống (宋國) lấy Trịnh Trang Công và có một con trai tên là Cơ Đột (姬突), vua Tống nghĩ rằng ông có thể mở rộng ảnh hưởng của mình tới Trịnh bằng cách giúp đưa lên ngôi một vị vua mới có quan hệ với nước Tống. Sái Trọng (祭仲), người được kính trọng và có ảnh hưởng ở Trịnh, đã bị Tống lừa bắt và buộc phải ủng hộ Công tử Đột lên làm người kế vị ngôi báu nước Trịnh. Trịnh Chiêu Công bị giáng tước và phải chạy trốn. Công tử Đột lên nối ngôi và được gọi là Trịnh Lệ Công (鄭厲公).

694 TCN - Tề Tương Công (齊襄公) Khương Chư Nhi (姜諸兒) tập hợp chư hầu ở Thủ Chỉ (首止) và ám sát Lỗ Hoàn Công (魯桓公).

686 TCN - Tề Tương Công (齊襄公) bị Khương Vô Tri (姜無知) ám sát để giành ngôi vua nước Tề.

685 TCN – Vua Tề Khương Vô Tri (姜無知) bị ám sát. Khương Tiểu Bạch (姜小白) trở thành người nối ngôi và trở thành Tề Hoàn Công (齊桓公) nổi tiếng.

684 TCN Tề Hoàn Công (齊桓公) đưa Quản Trọng (管仲) lên làm Tướng (相), hay tể tướng.

681 TCN Tề Hoàn Công (齊桓公) và Lỗ Trang Công (魯莊公) Cơ Đồng (姬同) gặp mặt và thương lượng ở đất Kha (柯).

679 TCN Tề Hoàn Công (齊桓公) mời và tập hợp tất cả các chư hầu ở Trung Nguyên vào liên minh của mình và bắt đầu trở thành vị Bá chủ chư hầu huyền thoại. Cùng năm đó, vị chư hầu ở Khúc Ốc (曲沃) nước Tấn (晉), Cơ Đại (姬代), giết vua nước Tấn, Cơ Mẫn (姬湣). Cơ Đại đút lót cho Chu Ly Vương (周釐王), Cơ Hồ (姬胡), và được triều đình hoàng gia chính thức chỉ định làm vua mới ở nước Tấn. Ông được gọi là Tấn Vũ Công (晉武公). 668 TCN Tấn Hiến Công (晉獻公), người kế tục Tấn Vũ Công (晉武公), dời thủ đô của Tấn đến Giáng (絳).

667 TCN Chu Huệ Vương (周惠王), Cơ Lang (姬閬), trao tước Bá (霸), cho Tề Hoàn Công (齊桓公). Ông tiếp tục lãnh đạo liên minh các chư hầu để phục vụ và bảo vệ Vương quốc Chu.

660 TCN Tần Thành Công (秦成公) chết. Doanh Nhâm Hảo (嬴任好) trở thành lãnh chúa mới ở Tần và được gọi là Tần Mục Công (秦穆公). 656 TCN Vì nước Thái (蔡) quyết định nộp cống cho nhà Chu thay vì liên minh với Tề (齊), (Tề Hoàn Công (齊桓公) dẫn quân liên minh chư hầu vào Thái. Thái mất nước và liên minh lại dự định tấn công nước Sở. Dưới chiến lược khôn khéo của tể tướng Quản Trọng nước Tề (管仲), Sở buộc phải thề liên minh với Tề. Tề Hoàn Công chiến thắng trở về và lại tổ chức một cuộc gặp chư hầu ở Quỳ Khâu (葵丘).

651 TCN Tấn Hiến công (晉獻公) chết. Một trong những người con của ông tên là Cơ Hề Tề (姬奚齊), con của một người vợ thứ là Ly Cơ (驢姬) lên nối ngôi. Một vị đại phu nước Tấn là Lý Khắc (里克) giết ông ngay sau đó. Cơ Trác Tử (姬卓子) trở thành vua mới mới của Tấn nhưng cũng lại bị Lý Khắc giết. Tề Hoàn Công dẫn quân liên minh chư hầu của mình vào nước Tấn và muốn ngăn chặn cuộc chém giết. Tuy nhiên, ông đã tới muộn, vì Tần Mục Công (秦穆公) đã làm việc đó bằng cách đưa một người mới lên ngôi ở Tấn với đội quân do vị tướng của ông là Bách Lý Hề (百里奚) chỉ huy. Vị công tử này là Cơ Di Ngô (姬夷吾), và sau khi lên ngôi tức là Tấn Huệ công (晉惠公). Cùng năm đó, Tống Hoàn Công (宋桓公) chết. Con ông là Tử Tư Phủ (子茲甫) nối vị và được gọi là Tống Tương Công (宋襄公).

643 TCN (Tề Hoàn Công (齊桓公) chết. Trong những năm cuối đời, sau cái chết của tể tướng Quản Trọng (管仲), Tề Hoàn Công đã sử dụng những kẻ bất tài vào những vị trí cao trong triều. Và kết quả là những kẻ đó nắm lấy quyền lực quốc gia khi ông sắp chết bằng cách giết hại các vị quan trung thành và tài giỏi trong triều. Tề Hoàn Công dự định đưa con út nối ngôi. Tuy nhiên, những kẻ nắm quyền đã thay đổi ý định của ông và đưa con cả của ông là Khương Vô Khuy (姜無虧), lên nối ngôi. 642 B.C.E Khương Vô Khuy (姜無虧), người nối ngôi Tề Hoàn Công (齊桓公), bị giết. Khương Chiêu (姜昭) trở thành vua mới và được gọi là Tề Hiếu Công (齊孝公).

641 TCN Sau cái chết của Tề Hoàn Công (齊桓公), không ai thực sự nắm quyền làm bá, và cơ hội lại dành cho tất cả moi người. Tống Tương Công (宋襄公) tuyên bố thành lập liên minh chư hầu mới trong một nỗ lực để lên làm Bá chư hầu. Tuy nhiên nước Tống không mạnh và rộng lớn như Tề và Tống Tương Công cũng không tài giỏi như Tề Hoàn Công. Hơn nữa, Tề Hoàn Công có sự giúp đỡ của Quản Trọng (管仲) người điều hành đất nước tới vị trí là chư hầu mạnh nhất và thành công nhất trong giai đoạn Xuân Thu.

Để bắt đầu thời cai trị của mình, Tống Tương Công bắt vua nước Đằng và giết vua nước Tắng mà không có lý do cụ thể. Lưu ý rằng đây là một sai lầm lớn chứ không phải là một dấu hiệu của quyền lực bởi vì một vị Bá phải nhân đức, mạnh mẽ, ủng hộ vua nhà Chu, và là người đáng kính. Mọi hành động của vị Bá chủ phải đúng đắn và quả cảm như những hành động của Tề Hoàn Công.

"Phúc Lộc Thọ mãn đường"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa Quí vị quan tâm!

Tôi thực sự buồn vì các vị chưa hiểu, hoặc cố tình không hiểu bản chất của việc gọi là " Bói toán" khoa học gọi là "Tiên tri" của diễn đàn này và của Bác Thiên Sứ.

Tôi viết những dòng suy nghĩ này ra đây không phải đứng về ai. Mặc dù tôi là thành viên của diễn đàn này.

Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng để so sánh một vấn đề tiên tri trong một không gian, thời gian theo tôi vẫn có thể đưa ra để so sánh (Thời Khổng minh và thời Thiên Sứ đều phải chịu tương tác bởi một quy luật vận động của vũ trụ, ở khía cạnh nào đó thì có thể xem như tương đồng - tương đồng về lĩnh vực tiên tri Mưa ), mặc dù Thiên Sứ và Khổng Minh là 2 thế hệ khác nhau. Qua Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thì Quí vĩ cũng đã được chiêm ngưỡng rồi, còn ông Không Minh bên Trung Quốc thì chúng ta không được chứng kiến, bởi một lẽ chúng ta không sống vào thời đó (nhiều khi chính sự luân hồi mà kiếp trước - thời Khổng Minh đang hiện hữu trong chúng ta Posted Image).

Vấn đề căn bản nhất của bác Thiên Sứ mà phải gọi là hoài bão nhất của bác ấy là Minh chứng Việt Sử gần 5000 năm Văn hiến, nếu những người con đất Việt bình thường khi nghe cũng phải ngưỡng mộ, tôi nghĩ những ai nhân danh khoa học để phủ nhận và làm việc riêng thì tôi nghĩ không nên, còn các thế lực thù địch thì mỗi con người Việt hiểu biết thì cũng đã tường (tôi nghĩ hàng ngàn năm mới tạo ra được người Việt thông minh như bây giờ - chúng ta cần trân trọng).

Bất cứ ai làm điều gì đều có mục đích và hướng đi của mình, cá nhân tôi hiểu tinh thần của Bác Thiên sứ như sau, hôm nay tôi xin chia sẻ với quý vị:

Để chứng minh được Việt Sử gần 5000 năm Văn hiến bên bờ nam sông Dương Tử - mà hậu duệ là người Việt Nam chúng ta thì

Bước đầu tiên, tìm ra giá trị nhận thức vũ trụ quan của thời đó (ở đây bác đã đặt vấn đề Thuyết Âm Dương - Ngũ hành). Bởi chúng ta khác với người Ai Cập - Tổ tiên họ để lại cho thế hệ sau một công trình kiến trúc kỳ vĩ, trong khi đó Tổ tiên chúng ta chỉ để lại cho chúng ta những giá trị phi vật thể,(đặt vấn đề nếu để lại giá trị hiện vật thì bầy giờ chưa chắc đã còn. Người tàu có câu đại khái là "...Giao Chỉ diệt", ...).

Bước tiếp theo hiệu chỉnh nó, trả về giá trị nguyên bản của nó với các vấn đề liên quan đến học thuyết đó.

Bước tiếp là đối chiếu với các lý thuyết khoa học hiện đại đang có, đang đặt vấn đề và đang đi tìm.

Bước cuối cùng Trên cơ sở của các tiêu chí cho một lý thuyết khoa học hiện đại đặt ra (vì chúng ta đang ở thời kỳ gọi là hiện đại - 5 000 năm nữa thì thế hệ sau không biết có các tiêu chí gì thêm, bây giờ ta cứ theo cái tiêu chí của thế hệ này). Trong bước cuối cùng này có tiêu chí cuối cùng và cũng là tiêu chí quan trọng nhất cho một lý thuyết khoa học là hệ quả của lý thuyết đó phải có khả năng "Tiên tri" và phải vượt trội hơn so với các thuyết hiện đại khác. Do vậy mà bác ấy chọn con đường này.

Như quí vị đang quan tâm đến trang web này, từ cổ chí kim, từ hạt vật chất nhỏ nhất đến thiên hà khổng lồ học thuyết này đã giải thích hợp lý gần như hết và có khả năng tiên tri. Vậy thì còn gì nữa mà phải bàn, nếu mà bàn thì phải bàn theo tinh thần khoa học chân chính, không mang tư tưởng cá nhân để áp đặt cho tư tưởng duy ý chí.

Qua đây cháu cũng mong Bác Thiên sứ bình tâm, không nên bức xúc, diễn đàn này toàn những người giấu mặt, cho nên họ nói gì thì tùy miễn rằng không vi phạm nội quy, việc của Bác thì Bác cứ làm thế hệ sau chí ít cũng phải tôn trọng Bác!

Vài lời tâm sự cùng Quý vị, mong được lượng thứ!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổ Tiên Đầu Tiên Của Trung Hoa – HOÀNG ĐẾ

Năm 2698 ~2598 Trước Tây lịch

Posted Image

Vua họ Công Tôn, tên gọi là Hiên Viên. Hơn 4600 năm trước, được sinh ra ở đồi Hiên Viên, xứ Hà Nam . Ban đầu vua làm thủ lĩnh của một bộ lạc, vừa luyện võ nghệ vừa chỉ dạy cho dân. Bấy giờ, Du Võng - đời thứ 8 c ủa triều đại Viêm Đế (Thần Nông) - không còn đủ sức giữ thiên hạ, các bộ lạc bắt đầu đánh chiếm nhau. Vì muốn cứu dân đen thoát cảnh tang thương, Huỳnh Đế đã đứng lên diệt Du Võng và qui phục tất cả các bộ lạc. Ở phía Nam có Xi Vưu, thủ lĩnh bộ tộc Cửu Lê, kéo quân tiến đánh Hiên Viên. Cuộc chiến diễn ra kịch liệt, quân Xi Vưu bại trận và Xi Vưu bị giết. Các bộ lạc tôn Hiên Viên làm hoàng đế, lấy đức của đất mà làm vua thiên hạ, màu vàng của đất (huỳnh, hoàng) đặt tên, nên gọi là Hoàng Đế, dựng kinh đô ở đất Hữu Hùng. Vua là một vị thủ lỉnh sáng suốt, chí công vô tư, với nền chính trị ổn định, văn hóa tiến bộ. Bấy giờ trên bộ có xe, dưới nước có thuyền bè, còn phát minh ra kim chỉ nam (la bàn) và cung tên v.v... Hoàng Hậu Luy Tổ còn biết nuôi tằm dệt vải. Tôi thần Thương Hiệt sáng tạo chữ viết, Đại Nạo phát minh phép tính “Thiên can Địa chi”, lập ra Giáp tử (lục thập hoa giáp). Hoàng Đế tại vị được 100 năm thì mất, an táng tại Kiều Sơn (núi Kiều). Người đời sau tôn Hoàng Đế là vị Thủy Tổ của Trung Hoa.

Khen rằng:

Hoàng đế Hiên Viên

Tổ tiên Trung Hoa

Hàng phục Xi Vưu

Tạo kim chỉ nam

Phát minh nông nghiệp

Nuôi tằm canh tác

Giáo hóa muôn dân

Tận tụy hết mình

Lại nói kệ rằng:

Trời sinh ra thánh hiền để dạy đời

Chuyện ăn chuyện mặc ngày thêm mới

Thần cơ toan tính trừ bạo ngược

Anh hùng chí lớn quét gian tà

Gào thét chiến trường rung trời đất

Cung tên nhắm thẳng phá quân ma.

Khéo vận ngũ hành sanh cùng khắc.

Ngôn ngữ trí tuệ chấn cổ kim.

Giảng giải:

Hoàng Đế là vị thủy tổ (ông tổ đầu tiên) của dân tộc Trung Hoa, là con của thủ lĩnh Thiểu Điển. Vua họ Công Tôn, tên gọi là Hiên Viên, ra đời tại đồi Hiên Viên, vùng Hà Nam cách nay hơn 4600 năm trước. Ngày xưa, thường dùng địa danh nơi sinh ra để đặt tên, nên vua có tên là Hiên Viên. Hiên Viên là một vĩ nhân đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa , ngài đặt viên đá đầu tiên xây dựng nên nền văn minh của dân tộc Trung Hoa.

Tương truyền, tên của mẹ Hoàng Đế là Phụ Bảo, một hôm bà đi vào rừng ở đất Kỳ, thấy trên trời có ánh sét lóe chớp bao quanh sao Bắc Đẩu, từ đó cảm ứng mang thai, sau hai mươi bốn tháng sinh ra Hoàng Đế, lúc bà chuyển dạ trên trời hiện tướng mây lành.

Hoàng Đế sinh ra đã thông minh khác thường, tài trí vẹn toàn, chưa đầy 70 ngày đã biết nói. Lớn lên càng thông minh lanh lẹ, sáng suốt tài ba, chí công vô tư, có đủ thiên tư của một người lãnh đạo. Lúc còn ở độ tuổi thanh niên đã được chọn làm tù trưởng để chăm lo và điều khiển bộ tộc. Một mặt, Hoàng Đế luyện tập võ nghệ cho trai tráng, khiến cho ai cũng là tinh binh thiện chiến kiêu dũng, có kinh nghiệm chiến đấu, gặp trận nhất định chiến thắng; một mặt Hoàng Đế dạy cho dân những lễ nghi đạo đức, khiến ai ai cũng biết đối với nhau lễ phép, giúp đỡ, yêu thương như anh em, mọi người cùng đoàn kết một lòng.

Thời ấy, dân tộc Trung Hoa sống rãi rác khắp nơi thành nhiều bộ tộc. Trong đó có hai bộ tộc nỗi tiếng nhất: đó là bộ tộc họ Khương nằm về phía Tây, đó là bộ tộc của dòng dõi Viêm Đế Thần Nông; một bộ tộc khác là bộ tộc họ Cơ nằm về phía Đông, chính là bộ tộc của Hoàng Đế. Bởi dòng dõi bộ tộc của Viêm Đế Thần Nông phát triển sớm hơn, thế lực cũng mạnh, nên từ trước đến giờ đều do bộ tộc này thống lĩnh toàn bộ các bộ tộc khác. Đến thời Hiên Viên, con đời thứ tám của Viêm Đế (họ Thần Nông) là Du Võng không còn đủ sức thống lĩnh thiên hạ, những tộc trưởng của các bộ lạc vì tranh giành quyền lợi đã không ngừng gây chiến với nhau, muôn dân do đó phải chịu nhiều lầm than.

Hiên Viên vì muốn cứu vãn nhân dân khỏi ách lầm than, nên dã diệt Du Võng, các bộ lạc khác cũng lần lượt quy hàng. Bấy giờ Xi Vưu, thủ lĩnh của bộ tộc Cữu Lê nằm phía Nam lưu vực sông Trường Giang, thế lực hùng mạnh, tàn bạo bất nhân. Xi Vưu có dáng người mạnh khỏe, giỏi về chiến đấu, lại nhiều thần lực, có thể kêu mưa gọi gió, rãi đậu thành binh, đến đâu thắng đó. Xi Vưu kéo binh đánh vào bộ tộc của Hiên Viên, cứ ngỡ có thể chiếm được đất Trung Nguyên của Hiên Viên. Huỳnh Đế đã cùng Xi Vưu giao chiến kịch liệt tại Trác Lộc. Xi Vưu bố trận sương mù bao vây làm Hiên Viên và quân lính không biết ngõ ra, khiến cho quân Hiên Viên không biết đâu là Đông, Tây, Nam, Bắc. Nhưng với tài trí thông minh của Hiên Viên đã nhanh chóng phát minh ra la-bàn và cung tên, xông ra đánh tan mê trận của Xi Vưu. Sau mấy lần giao tranh khốc liệt, cuối cùng Xi Vưu bị đánh bại, Nam Bắc từ đó được thống nhất, những tộc trưởng của các bộ lạc cùng cử Hiên Viên lên làm thủ lĩnh. Do vì Hiên Viên lấy đức của đất mà làm vua thiên hạ, đất hay sanh muôn vật, có lợi ích cho muôn dân, lại vì đất có màu sắc vàng nên được tôn xưng là Hoàng Đế, dựng kinh đô ở Hữu Hùng (tỉnh Hà Nam ngày nay).

Hoàng Đế là một vị vua anh minh, ban hành chính sách nhân từ, lập nên những quy tắc, điều lệ, tất cả đều theo một quỷ đạo chung, thống nhất được lưu vực sông Hoàng Hà, bản đồ đất nước dần dần mở rộng. Vua là người vì sự nghiệp lớn mà quên mình, có cách lãnh đạo, khiến cho chính trị ổn định, văn hóa tiến bộ lớn. Thời ấy, trên đường bộ có xe chạy, dưới nước có thuyền bè giao thông đi lại, sự kiện này so với thời điểm đó thì trước chưa từng có. Vua phát minh ra cung tên, dùng cho chiến đấu đánh thắng quân giặc, bảo vệ lãnh thổ. Trước thời Hoàng Đế, dân chúng chưa có đồ mặc, nhà ở, chánh phi của Hoàng Đế là Luy Tổ, tình cờ trong rừng dâu phát hiện kén của con tằm, vô ý kéo ra những sợi tơ dài, liền đem tơ tằm dệt thành vải, khâu thành áo quần, đây là bước đầu trang phục của Trung Hoa. Hoàng Đế còn dạy người dân làm nhà ở, làm mồ mả, giải quyết những vấn đề ăn ở đi đứng cho người dân và cả việc tang chế cho người đã chết. Trăm họ được sống trong sự bình an, vui với nghề nghiệp, dân tộc Trung Hoa từ đó bắt đầu bước lên con đường văn minh, công lao của Hoàng Đế thật không thể lãng quên được.

Trong triều có quan Thương Hiệt (có bốn mắt), quan sát các hiện tượng trên trời và các địa hình của đất, xem kỹ các vết tích bay nhảy của cầm thú chim muông, linh cảm sáng tạo ra chữ tượng hình và ‘Lục thư’ (xem chú thich [1]) từ đó Trung Hoa bắt đầu có chữ viết. Trước thời gian đó, người ta chỉ biết đùng giây kết bằng cỏ rồi đánh dấu cho một sự kiện, việc lớn kết làm mối lớn, việc nhỏ kết làm mối nhỏ. Bắt đầu từ đây mới dùng ký hiệu chữ để ghi chép.

Một vị quan khác tên là Đại Nạo, lại phát minh ra phương pháp dùng Thiên can Địa chi để tính tháng ngày, lập ra Giáp tử. 10 Thiên can gồm: giáp, ất, bính , đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí; 12 Địa chi gồm: tý, sữu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Lấy Thiên can phối hợp với Địa chi mà tính, 60 năm là hết một vòng chu kỳ, gọi là một Giáp tử (Sexagenary Cycle or sixty-year cycle). Dùng cách này để ghi sự xoay chuyển của tháng ngày thật là tiện lợi, cho đến hơn 4000 năm sau vẫn còn có người sử dụng cách tính toán ấy. Hoàng Đế còn sắc lệnh cho Linh Luân định ra Luật Lữ (tức là luật âm nhạc), Dung Thành tạo ra lịch pháp, Hoàng Đế còn đích thân tìm hiểu nghiên cứu y thuật với Kỳ Bá, nhà y thuật nổi tiếng thời ấy, từ đó mà có cuốn sách y học “Hoàng Đế Nội Kinh” ra đời. Từ đó chỉ dạy cho nhân dân, nước nhà càng thêm hưng thịnh, trăm họ thân cận, thiên hạ một lòng. Ân đức của Hoàng Đế thấm nhuần, đến nay đã ngót 5000 năm, con cháu dân tộc Trung Hoa vẫn còn nương nhờ đức ấy. Có thể tôn xưng là bậc thánh quân đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.

Hoàng Đế tại vị được 100 năm thì băng hà. Sau khi mất được an táng tại Kiều Sơn, Thiểm Bắc (Nay thuộc huyện Hoàng Lăng, tỉnh Thiểm Tây), hiện còn lăng của Hoàng Đế làm chứng tích cho người sau tưởng nhớ. Mỗi năm vào tiết Thanh minh, ngày tảo mộ của dân tộc Trung Hoa, rất nhiều người đến lăng Hoàng Đế để cúng tế lễ bái, biểu hiện lòng thương tưởng không quên. Người đời sau tôn Hoàng Đế là tổ tiên đầu tiên của dân tộc Trung Hoa.

Khen rằng:

Hiên Viên Huỳnh Đế, Trung Quốc tổ kỷ: Hoàng Đế vốn có tên gọi là Hiên Viên, sau khi được cử làm vua, do đức của vua ví như đất, nên được tôn xưng là Hoàng Đế. Người đời sau tôn xưng là tổ tiên của dân tộc Trung Hoa và tự xưng là con cháu của Viêm Đế và Hoàng Đế.

Ao chiến Xi Vưu, tạo chỉ nam khí: Vua cùng Xi Vưu, thủ lỉnh của một bộ tộc phía Nam, giao chiến và bị vây trong ma trận sương mù, bèn dùng nguyên lý từ nam châm mà phát minh ra xe chỉ nam (la bàn), mà phá được ma trận của Xi Vưu. Xi Vưu bị giết, tứ hải quy thuận. Nên nói trong khắp bốn biển đều là anh em, tứ hải giai huynh đệ vậy. Người đời sau tự xưng mình là con cháu của Viêm, Hoàng, đều là cùng một nhà (đồng bào). La bàn là một trong ba phát minh lớn của Trung Hoa (trong đó gồm: la bàn, thuốc súng và in ấn), đáng tiếc là sau này không ai phát huy thêm, lại đem la bàn dùng sai vào việc xem hướng âm dương nhà cửa, công cụ xem phong thủy. Nhưng sau khi truyền đến Châu Âu, người Tây Phương biến thành dụng cụ định vị phương hướng hàng hải, nên ông Columbus nhờ đó mà tìm ra được vùng đất mới.

Phát minh nông nghiệp, dưỡng tầm canh địa: Trước thời Hoàng Đế, Trung Hoa còn là dân tộc du mục, ở rải rác khắp nơi, sống đời sống du mục nay đây mai đó không có chỗ ở nhất định. Sau khi Hoàng Đế lên làm tổng thủ lĩnh của các bộ tộc, bèn phát minh ra công cụ canh tác, dạy dân trồng trọt, thuận theo thời tiết bốn mùa mà trồng các loại cây trái ngũ cốc, bắt đầu có đời sống nông nghiệp làm ruộng, ăn thóc. Luy Tổ, chánh phi của Huỳnh Đế, còn dạy dân nuôi tằm dệt vải. Nhờ đó mà dân có áo mặc, có cơm ăn, không còn lo lắng chuyện ăn mặc, sống đời an vui.

Giáo hóa đại hưng, bất di dư lực: Hoàng Đế và chánh phi hai người tận tụy hết sức mình chỉ dạy cho nhân dân, con trai biết làm rẫy con gái biết dệt vải, làm cho mọi người đều có cơ hội tự nuôi sống bằng chính sức mình, nước nhà từ đó cũng được ổn định tiến bộ. Nên Khổng Tử (chú thích[2]) từng có lời khen Hoàng Đế rằng “Lao động cả tâm sức và tai, mắt”, lấy hành động phụng sự nước nhà, tạo phước cho muôn dân, không từ lao nhọc, chưa từng biếng lười.

Lại nói kệ rằng:

Thiên sanh thánh giả giáo lê dân: Lê dân là chỉ cho nhân dân. Bậc thánh nhân giáng sinh xuống nhân gian mục đích là để chỉ giáo cho trăm họ biết tự lập và làm mới cuộc sống.

Ẩm thực y phục nhật nhật tân:Hoàng Đế và Luy Tổ ra sức canh tân, giúp cho trăm họ được sống trong điều kiện ngày càng tiến bộ trên phương diện nơi ăn chốn ở, y phục và phương tiện đi lại.

Thần cơ diệu toán bình địch khấu: Sự tính toán và mưu lược thần tốc của Hoàng Đế không thể bì kịp, nhờ đó mà bình định được quân Xi Vưu.

Hùng Tài đại lược tảo yêu phân: Trí tuệ của Hoàng Đế luôn cao hơn người khác một bậc, lại biết vận dụng mưu kế, cuối cùng đã trừ được những trò yêu ma quỉ quái

Phong lôi biến hóa kinh thiên địa: Hoàng Đế và Xi Vưu qua bao lần giao chiến, chiến đấu kịch liệt, những cảnh tượng khốc liệt của chiến trường khiến trời đất cũng rung chuyển, biến thành những trận cuồng phong sấm chớp.

Kim mộc giao tính phá ma quân: Kim là chỉ cho mũi tên, mộc chỉ cho cánh cung; vua chế tạo ra cung tên, đại phá ma trận của Xi Vưu

Vận chuyển ngũ hành sanh khắc lý: Vua biết vận dụng nguyên tắc tương khắc tương sinh của ngũ hành, sáng lập ra chân lý của âm dương tương phối. Ngũ hành, tức là năm tính chất của năm yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Sự tương sinh của Ngũ Hành gồm: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kinh sinh Thủy, Thủy lại sinh Mộc. Ngũ hành cũng có thể tương khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim lại khắc Mộc. Tương sinh có tính dương, tương khắc có tính âm, biến hóa vô cùng.

Văn tự bát nhã chấn cổ kim: Thương Hiệt, vị quan dưới triều Hoàng Đế, sáng tạo ra chữ viết. Trí tuệ ấy của người xưa chấn động cổ kim. Đặc biệt sau việc khai quật loại chữ viết “giáp cốt” (chữ viết khắc trên mai rùa)[3] thời nhà Ân, người nước ngoài đối với trí tuệ của người Trung Hoa đều phải hết sức thán phục, tự nhận rằng không thể theo kịp.

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng vào ngày 30 tháng 10 năm 1987

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói sao đi nữa thì cũng không thoát khỏi cái tư tưởng u u minh minh như thế này để mị dân:

  Quote

Tương truyền, tên của mẹ Hoàng Đế là Phụ Bảo, một hôm bà đi vào rừng ở đất Kỳ, thấy trên trời có ánh sét lóe chớp bao quanh sao Bắc Đẩu, từ đó cảm ứng mang thai, sau hai mươi bốn tháng sinh ra Hoàng Đế, lúc bà chuyển dạ trên trời hiện tướng mây lành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi người quên rằng việc Khổng Minh cầu mưa và làm được mưa, đó chỉ là trong truyện chứ không phải là một hiện thực lịch sử. Như vậy, nếu cứ như mấy tay "ở trần đóng khố" mà ào ào dẫn chứng một chi tiết của truyện, như vậy là hiện thực hóa truyện, thì thực quả là; nếu không phải là trơ tráo; thì chứng tỏ thiểu năng trong phương pháp tư duy mà dân gian gọi rằng "đầu bả đậu'. Còn việc 10 ngày Đại lễ ngàn năm Thăng Long không mưa thì đó là một hiện thực, một hiện thực lịch sử! Đó là điều đầu tiên Khổng Minh không có lý do gì để so sánh với Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Một lý do thứ hai để Khổng Minh không đáng được so sánh với Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh rằng dù cho Khổng Minh cầu gió Đông được 3 ngày được cho là thật đi chăng nữa, theo cách chủ quan hay nghe sao nói vậy, thì cũng không thể so được với 10 ngày không mưa trong Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

Thứ ba, cái không thể so sánh Khổng Minh với Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh là Khổng Minh biểu hiện việc làm bằng hiện tượng thần quyền hay mê tín, còn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh tuyên bố 10 ngày không mưa trong Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội bằng lời tiên tri trước sự kiện những 2 tháng và trên cơ sở lý thuyết có thể giải thích được mà giáo sư uy tín Đào Vọng Đức cũng đã phát biểu trước khi sự kiện diễn ra là "Về mặt lý thuyết, ông Tuấn anh có thể làm được" và sau đó hiện thực là sự kiện đã diễn ra như xã hội đã biết, nghĩa về mặt lý thuyết và hiện thực khách quan điều đúng, phản ánh đúng lời tiên tri, đài truyền hình Việt Nam đã ghi nhận 10 ngày không mưa.

Thứ tư, Cái không thể so sánh Khổng Minh với Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh là Không Minh cầu gió đông để chứng tỏ một khả năng siêu nhân hay một phương pháp ứng dụng bí truyền và chỉ dừng lại ở đó, nếu đây là hiện thực lịch sử. Còn việc 10 ngày không mưa trong Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội mà Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh tiên tri là một phần minh chứng cho một lý thuyết cao cấp đằng sau nó, lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, thuộc nền văn hiến Việt 5000 vinh hiển, là một lý thuyết thống nhất vũ trụ và chính thật một lý thuyết khoa học.

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy mọi người vẫn hào hứng với vấn đề lịch sử của Tàu nên tôi cũng mạn phép tham gia tí, mặc dù hồi xưa lịch sử tôi tổng kết được 4,7 điểm, vì ngoan ngoãn nên thầy cô thương và ban giám hiệu cho đủ 5 để đủ điều kiện dự thi. năm 2009 tôi vô tình hay hữu duyên mà bắt gặp trang web này, lúc đầu tôi chỉ tò mò search google muốn biết được người tôi lấy bây giờ có hạp không???. Sau tôi càng xem càng thấy cuốn hút, và hôm nay đã trở thành thành viên chính thức của diễn đàn (oai chưa?, Posted Image).

Thưa quý vị!

Riêng cá nhân tôi không dễ dàng tin vào bất cứ thứ gì (gọi là đa nghi như Tào Tháo cho nó Tàu), nhưng sau khi tìm hiểu những cuốn sách mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - nay tôi gọi là Sư phụ đã cuốn hút tôi tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, có một hôm thầy cô của tôi hồi xưa cho tôi 4,7 điểm tôi hỏi lại những câu hỏi mang tính chất là trí nhớ nhưng không trả lời được câu nào??? Posted Image nói ấp a ấp úng. Không phải là tôi không tôn sư trọng đạo mà đây hoàn toàn là kiến thức về hiểu biết, chưa nói đến tư duy (theo tôi được biết thì lịch sử bây giờ những học sinh học giỏi là những học sinh nhớ giỏi,...).

Có hôm tôi tìm và gặp một cụ già rất thông nho (26 năm học chữ nho và 8 năm học chữ quốc ngữ), cụ xem ngày cưới cho tôi và vô tình tôi lại biết được những thông tin về lịch sử của ông kể với tôi đúng trùng khớp với những gì mà Sư phụ tôi đã viết trong các cuốn sách của ông ( Nước ta đã gần 5000 ngàn năm Văn hiến, kể đúng hơn là 4876 năm), hiện tôi đã ghi âm những lời kể của cụ, và cụ vẫn khẳng định "Bây giờ các thầy cô học lịch sử cạn lắm", dẫn chứng thêm ông nói hôm trước có thầy giáo dạy Đại học Vinh đến đây xin chép 2 tờ giấy ô ly về tiến trình lịch sử của VN. Thời gian nữa tôi sẽ post lên để quí vị tham khảo (ông đọc thành vần, thành thơ, nghe rất hay).

Tôi tin rằng cả thế giới này cũng phải thừa nhận lịch sử của Việt Nam là 5000 năm Văn hiến. Những người con đất Việt hãy tự hào về dân tộc của mình bỏ qua những giai đoạn mình và gia đình cảm thấy đau long để góp sức mình để xây dựng một đất nước hưng thịnh hơn, mà văn hóa, bản sắc dân tộc là điều cần quan tâm. Trên thế giới này trong tương lai theo tôi thì vũ lực không thể làm nên trò trống gì, chỉ có văn hóa, bản sắc dân tộc, trí tuệ mới làm chủ.

Chúc Quí vị sức khỏe và an khang, mong được lượng thứ!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy diễn đàn xôm quá, muốn góp vài lời, đúng sai cũng là tự cảm nhận, không ý ăn thua.

Nghe tích "Khổng Minh mượn gió đông thiêu cháy trăm vạn quân Tào" vội cho là thiệt, nghĩ cũng tức cười...

Trước đó, khi Chu Du hỏi kế Khổng Minh:

  Quote

- Nay đã gần ngày giao chiến với binh Tào. Vậy trên mặt nước cần lấy binh khí

nào làm trọng?

Khổng Minh đáp:

- Ðánh nhau trên sông lớn, cần lấy cung tên làm chính.

Châu Du nói:

- Lời tiên sinh rất hợp ý ta. Ngặt vì hiện nay trong quân bị thiếu tên dùng. Vậy phiền tiên sinh đứng ra đốc xuất việc làm tên chống giặc. ây cũng là việc công, xin tiên sinh chớ từ chối.

Khổng Minh nói:

- Ðô Ðốc đã phó thác, tôi đâu dám từ nan. Vậy chẳng hay cần bao nhiêu tên, trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Châu Du nói:

- Chừng mười vạn mũi tên, trong chừng mười hôm, liệu được chăng?

Khổng Minh đáp:

- Binh Tào gần đến nay mai, nếu đợi trong mười ngày thì hư việc lớn mất.

Châu Du hỏi:

- Vậy tiên sinh liệu chừng mấy hôm thì xong?

Khổng Minh đáp:

- Trong ba hôm, sẽ đem nạp mười vạn mũi tên cho Ðô Ðốc.

Châu Du nghiêm trang nói:

- Giữa chốn ba quân, xin tiên sinh chẳng nên nói chơi.

Khổng Minh nói:

- Tôi đâu dám nói chơi với Ðô Ðốc, nếu không tin xin cứ lấy Quân lệnh trọng. Trong ba ngày nếu không xong, tôi xin chịu tội."

Sau đó khi "mượn" được tên Tào Tháo và trở về, Khổng Minh cũng nói:
  Quote

- Làm tướng mà không biết xem thiên văn, không thông địa lý, không có thuật lạ, không biết âm dương, không thạo binh thư, không biết trận đồ, không rõ binh thế... đó là tướng dỡ. Trước ba ngày, Lượng này coi khí tượng và đã đoán biết đêm nay có sương mù dày đặc, nên mới dám chịu một thời hạn gấp như vậy. Chứ Công Cẩn cho ta mười ngày để làm tên, mà thợ thuyền bê trễ, vật liệu không cấp đủ, thì mấy tháng cũng không xong! Rõ ràng Công Cẩn muốn giáng cho ta cái tội "phong lưu" vạ miệng, cố ý giết ta, nhưng làm sao hại ta được? Số mệnh ta tại trời!

Vậy có nghĩa là, dựa vào một "lý thuyết nào đó" có tính ứng dụng cao, có khả năng tiên tri, Khổng Minh đã biết được như vậy.

Cho nên, lập đàn cầu gió đông chỉ là lập mưu để thoát thân thôi vì trước đó (lại trước đó), khi từ biệt Lưu Bị (qua Ngô cùng Quan Vũ để nghe tin tức Khổng Minh) đơn thân độc mã ở lại đất Ngô, Khổng Minh có dặn rằng "tới ngày đó tháng đó, sai người đi thuyền nhẹ chờ ở chỗ đó (Triệu Tử Long chứ ai?) chờ đón ta về"

  Quote

Khổng Minh thưa :

- Tôi ở chốn hang hùm, nhưng mệnh vững như bàn thạch.

Chúa Công cứ về, ngày hai mươi tháng chạp Chúa Công sai Triệu Vân đem thuyền lá nhẹ sông Nam Ngạn, tôi chờ ở đó, xin chớ quên. Chúa Công hãy trông chừng, lúc có gió Ðông nỗi lên là tôi về đó .

Cho nên khi gió Đông vừa nổi, Chu Du cho người tới lấy đầu Khổng Minh rồi:

  Quote

Chiều tối hôm đó, vẫn im lìm không một chút gió. Sang canh hai bỗng nhiên gió ở đâu vù vù thổi đến, rồi chỉ chốc lát gió Ðông Nam thổi tới ào ào.

Châu Du vừa mừng vừa sợ bèn sai Ðinh Phụng, Từ Thạnh đi ngay tới núi Nam Bình để lấy đầu Khổng Minh. Tới nơi thấy

quân sĩ ai nấy còn đứng im, đèn nến sáng choang, duy Khổng Minh đã biến mất. Còn đang ngơ ngác thì có người nói đã thấy Khổng Minh xuống thuyền từ lâu rồi .

Từ Thạnh vội lấy thuyền rượt theo, rượt thật xa mới thấy Khổng Minh từ một thuyền mé trước nói vọng lại :

- Tướng quân về nói dùm với Ðô Ðốc là ráng dùng binh cho thần tốc, sau này sẽ có ngày gặp lại .

Nhìn cạnh Khổng Minh thấy có một dũng tướng là Triệu Tử Long nên Từ Thạnh không dám đuổi nữa, quay về thuật lại với Châu Du.

Châu Du đành nuốt hận, lo điều binh.

Có nghĩa là, đâu đứng trên đàn cầu cho gió Đông thổi tới mới chạy đâu... (Lúc này, chạy sao kịp)

Khi gió nổi lên thì Khổng Minh đã về gần bên Lưu Bị rồi.

  Quote

Huyền Ðức ở Hạ Khẩu dang mong chờ Khổng Minh chợt có quân báo :

- Gió Ðông Nam thổi và một chiếc thuyền đang lướt mau tới Hạ Khẩu .

Huyền Ðức lên địch lâu xem thì quả là Khổng Minh đã về, bèn ra mé sông tiếp đón.

Đọc tới đây, chỉ có những kẻ "dở hơi...biết bơi" mới cho rằng Khổng Minh có tài hô phong hoán vũ...

Đúng là...Sàm Bà Cố...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Quote

Khổng Minh biểu hiện việc làm bằng hiện tượng thần quyền hay mê tín, còn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh tuyên bố 10 ngày không mưa trong Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội bằng lời tiên tri trước sự kiện những 2 tháng

Nói đúng ra thì Không Minh làm việc này chỉ để bịp những thằng ngu bên Đông Ngô mà thôi. Nhưng với Tào Tháo thì việc có gió Đông Nam là lẽ tất nhiên. Khi được mưu sĩ phát hiện thuyền của Hoàng Cái chở lương thực đáng nhẽ phải đi chậm và nặng, đằng này thuyền nhẹ và lướt nhanh nên hoài nghi. Đã vậy lại đang có gió Đông Nam, nên khuyên Tào Tháo cần đề phòng. Tào Tháo nói:

"Hôm nay là ngày Đông Chí, khí nhất Dương sinh ra, nên có gió Đông Nam không có gì là lạ!"(*).

Bởi vậy Tào Tháo không phòng bị.

Ngày Đông Chí ứng với Đông Nam là cực Âm - Theo Hậu Thiên Lạc Việt thì cung Khôn - cực Âm đóng ở đó (Hậu Thiên Văn Vương của Tàu thì Tốn đóng ở đó, chẳng thể nào lý giải được khí Nhất Dương sinh. Âm cực sinh Dương, nên khí Nhất Dương sinh. Tào Tháo nói cũng như con vẹt, tuy nhiên chứng tỏ ông ta thông hiểu kinh sách mà thôi. Còn tại sao khí Nhất Dương lại sinh vào ngày Đông chí thì không giải thích được. Tuy nhiên ít ra thì việc Không Minh tạo gió Đông Nam có thể giải thích được - bằng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành với hệ biểu hiện là Hậu Thiên Lạc Việt. Còn việc không mưa trong 10 ngày Đại Lễ thì chỉ có thể giải thích: Thiên Sứ gặp may.

========================

* Chú thích: Tam Quốc diễn nghĩa tập 7 Nxb Phổ Thông 1961 (Hoặc 1962). Tác giả La Quán Trung. Dịch giả Phan Kế Bính. Hiệu đính Bùi Kỷ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạch Đằng Giang, trận hải chiến lẫy lừng trong lịch sử

1. Bạch Đằng Giang, trận hải chiến lẫy lừng trong lịch sử

Chỉ trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ kể từ khi nước thủy triều lên cho đến khi nước thủy triều xuống, Ngô Quyền đã tiêu diệt nguyên một hạm đội gồm hàng trăm chiến thuyền của quân Nam Hán, hàng ngàn xác quân Tầu bị thả trôi sông hoặc chìm sâu dưới đáy biển....

Trận hải chiến kinh hoàng này đã đưa dân tộc ta thoát khỏi 1050 năm đô hộ của giặc Tầu!

Lịch sử oai hùng của dân tộc ta trải dài hơn bốn ngàn năm bắt đầu từ năm 2876 trước Công Nguyên (TCN) với vua Kinh Dương Vương của nước Xích Quỷ, đây là quốc hiệu đầu tiên của nước ta, truyền sang họ Hồng Bàng trở thành nước Văn Lang với 18 đời Hùng Vương. Nước Văn Lang ngày đó bao gồm hầu hết các tỉnh thuộc Bắc Việt trải dài về phía nam cho tới Việt Thường (nay là Quảng Bình, Quảng Trị) và một phần của các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây bây giờ mà sau này Quang Trung Đại Đế có ý định đòi nhà Thanh trả lại sau chiến thắng Đống Đa. Cho đến năm 257 TCN thì vua Hùng Vương thứ 18 bị Thục Phán cướp ngôi và đổi tên nước là Âu Lạc. Thục Phán lên ngôi vua lấy tên là An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa (chúng ta vẫn còn di tích thành này gần Hà Nội bây giờ). Khi An Dương Vương làm vua nước Âu Lạc thì bên Tầu lúc đó Tần Thủy Hoàng đã thống nhất thiên hạ, mãi cho đến năm 208 TCN thì nhà Tần bắt đầu suy yếu, giặc giã nổi lên khắp nơi, nhân dịp đó, quan úy của quận Nam Hải là Triệu Đà lợi dụng cơ hội mang quân sang chiếm nước Âu Lạc rồi sát nhập vào quận Nam Hải thành nước Nam Việt. Nước Nam Việt tồn tại được gần một trăm năm, trải qua nhiều triều đại cho đến năm 111 TCN, lúc đó bên Tầu thuộc nhà Tây Hán, Hán Vũ Đế sai Lộ Bát Đức và Dương Bộc đem năm cánh quân sang chiếm nước Nam Việt rồi biến nước Nam Việt thành một quận của Tầu gọi là Giao Chỉ bộ, chia làm 9 quận. Nước ta bị mất tên trên bản đồ từ đó và bị cai trị như các quận bộ bên Tầu, nhưng rất là hà khắc, cay nghiệt. Như vậy năm 111 TCN là năm thứ nhất dân ta bước vào 1050 năm bị đô hộ. Trong hơn một ngàn năm đô hộ này, chúng ta có nhiều cuộc khởi nghĩa, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40, cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu Thị Trinh năm 248, cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn năm 541 và cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan năm 722. Nhưng đáng kể nhất là cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền vào cuối năm 938 đầu năm 939 đã đưa dân tộc ta thoát khỏi 1050 năm đô hộ của giặc Tầu bằng một trận hải chiến oai hùng trên sông Bạch Đằng.

Ngược lại dòng lịch sử, vào năm 920 Dương Diên Nghệ, một anh hùng có công đánh đuổi giặc Nam Hán, chiếm được thành Đại La và lên cầm quyền tự xưng là Tiết Độ Sứ. Dương Diên Nghệ có hai nha tướng thân cận là Kiều Công Tiễn và Ngô Quyền. Kiều Công Tiễn được chủ tướng tin dùng và giao cho giữ thành Đại La, còn Ngô Quyền được Dương Diên Nghệ thương mến gả con gái cho và đưa về giữ thành Ái Châu (tức là Thanh Hóa bây giờ). Kiều Công Tiễn là người phản phúc âm mưu sát hại chủ tướng để đoạt chức Tiết Độ Sứ. Do đó năm 938 Dương Diên Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết. Hành động phản trắc này đã làm dân chúng bất bình và phẫn nộ. Khi Ngô Quyền được tin Dương Diên Nghệ bị giết bèn phất cờ khởi nghĩa nên được mọi tầng lớp dân chúng, các hào trưởng địa phương ủng hộ rất nhiều, chính Kiều Công Hãn là cháu Kiều Công Tiễn cũng đem quân về với chính nghĩa. Ngô Quyền trở thành ngọn cờ qui tụ những người yêu nước, lúc đầu chỉ là báo thù cho chủ tướng nhưng sau đó biến thành cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập cho dân tộc ta.

Vào cuối năm 938 đầu năm 939 lúc thời tiết mưa dầm gió bấc, Ngô Quyền thống lĩnh một đạo quân tiến ra Bắc trừng phạt kẻ phản loạn, khi đến đèo Ba Dội (thuộc tỉnh Ninh Bình bây giờ)ợ thì Kiều Công Tiễn đã được mật báo, trước sức tiến quân như vũ bão của Ngô Quyền, Kiều Công Tiễn thấy chống không lại bèn cho người sang Tầu cầu cứu. Trong lịch sử, Đèo Ba Dội không nổi tiếng lắm, nhưng trong văn chương đèo Ba Dội rất được nhiều người biết đến qua tài thơ văn hóm hỉnh của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

Một đèo, một đèo lại một đèo

Khen ai khéo tạo cảnh cheo leo

Trở lại lịch sử bên Tầu lúc bấy giờ là nhà Nam Hán, Hán chủ Lưu Cung vẫn muốn giữ Giao Chỉ bộ dưới quyền cai trị của người Tầu nên mượn cớ giúp Kiều Công Tiễn để đem quân sang trừng phạt Ngô Quyền. Chúng ta hãy thử theo dõi trận hải chiến oai hùng nhất trong lịch sử của dân tộc ta.

Với ý đồ xâm lăng đất nước ta, Vua Nam Hán là Lưu Cung họp triều đình bàn mưu tính kế. Trước Tác Tả Lang Hầu tên là Dung khuyên Lưu Cung không nên đánh để quân sĩ được nghỉ ngơi, hơn nữa Sùng Văn Hầu Tiêu Ích cũng can ngăn:

- Ngô Quyền là người kiệt liệt chớ nên coi thường, đại quân đi nên cẩn thận chắc chắn. Dùng nhiều kẻ dẫn đường rồi sẽ tiến. (trích Ngũ Đại Sử Ký quyển 65).

Những lời khuyên can trên không cản được ý đồ xâm lược của vua Nam Hán cho nên Lưu Cung phong cho con trai là Vạn Vương Lưu Hoàng Tháo làm Tinh Hải Quan Tiết Độ Sứ rồi sau đổi thành Giao Vương (ý muốn sau khi cướp được Giao Châu sẽ giao cho Lưu Hoàng Tháo trấn giữ) thống lĩnh một hạm đội sang xâm chiếm nước ta.

Quân Nam Hán tiến quân bằng hai ngã:

1/ Đạo quân thứ nhất do Thái Tử Lưu Hoàng Tháo cầm đầu với hàng ngàn binh sĩ thiện chiến cùng hàng trăm chiến thuyền lớn nhỏ khởi hành từ hải cảng Quảng Châu theo vịnh Hạ Long vào nước ta bằng cửa sông Bạch Đằng.

2/ Đạo quân thứ hai do chính Vua Nam Hán là Lưu Cung mang quân đến đóng tại biên giới thuộc trấn Hải Môn (phía tây nam huyện Bát Bạch, tỉnh Quảng Tây) để sẵn sàng tiếp cứu khi cần thiết.

Ngoài ra quân Nam Hán còn được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Kiều Công Tiễn ngay từ trong thành Đại La (gần Hà Nội bây giờ) đánh ra.

II/ Một vài điều cần biết về sông Bạch Đằng.

Trước khi bước vào trận đánh này, thiết tưởng sự hiểu biết về chiến trường được Ngô Quyền chọn lựa trước là phía hạ lưu sông Bạch Đằng không phải là điều vô ích.

Sở dĩ chúng ta gọi là sông Bạch Đằng vì ngay tại cửa sông này có nhiều sóng to, gió lớn gọi là sóng bạc đầu (Bạc là Trắng, là Bạch) do đó có tên là Bạch Đằng Giang. Nếu chúng ta xem xét kỹ cấu tạo của lòng sông Bạch Đằng sẽ thấy ở phía hạ lưu lòng sông dốc ra biển, chỗ nông nhất có thể là 8 mét, nhưng chỗ sâu có thể lên đến 18 mét, nên nước thủy triều khi lên thì rất chậm chạp nhưng tạo ra nhiều đợt sóng to (sóng bạc đầu), ngược lại khi thủy triều xuống thì nước rút rất nhanh, như vậy dù thủy triều lên hay xuống đều tạo ra khó khăn, nguy hiểm cho tầu bè qua lại, thêm vào đó hai bên bờ sông là những rừng rậm bao la bát ngát nên dân địa phương quen gọi sông Bạch Đằng là sông Rừng, trong ngôn ngữ của dân địa phương chúng ta còn tìm thấy nhiều di tích của những địa danh như bến đò Rừng, xóm Rừng, phà Rừng, chợ Rừng, giếng Rừng...v.. v. Ca dao chúng ta cũng có câu:

Con ơi hãy nhớ lời cha

Gió to sóng lớn chớ qua sông Rừng

Sở dĩ người cha khuyên con chớ qua sông Rừng vì bất cứ ngày nào trong năm cũng có thể có sóng to gió lớn nhất là các trận cuồng phong vào tháng ngày cuối đông.

Hai bên bờ sông Rừng là vách đá cheo leo, thẳng đứng tạo nên một cảnh đẹp hùng vĩ cũng là nơi ẩn núp rất tốt cho quân của Ngô Quyền sau này. Ngay ở hạ lưu sông Bạch Đằng còn có ba con sông khác đổ vào là sông Chanh, sông Ruột Lợn (vì nó chạy cong queo như cái ruột lợn) và sông Cấm (còn gọi là sông Nam Triệu) (xem hình 1). Theo bộ sử Cương Mục, sông Bạch Đằng được mô tả: “Sông rộng hơn hai dặm, ở đó có núi cao ngất, nhiều nhánh sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân trời, cây cối um tùm, che lấp bờ bến”. Bạch Đằøng Giang còn là cửa ngõ của nước ta thông thương ra vịnh Hạ Long, phía hữu ngạn có dãy núi vôi Tràng Kênh gồm nhiều hang động sông lạch và thung lũng hiểm trở. Lịch sử chưa chứng minh được trận đánh xẩy ra ở khúc nào trên sông Bạch Đằng nhưng biết chắc ở một chỗ nào đó giữa khoảng ngã ba sông Chanh cho tới cửa biển.

Trước hết tưởng cũng cần nhắc lại, chúng ta có ba (3) trận Bạch Đằng Giang, cả ba trận quân Tầu thua cả ba:

- Trận thứ nhất do Ngô Quyền đại chiến với quân Nam Hán năm 939. (trong phạm vi chật hẹp của bài này xin chỉ được mô tả trận đánh thần tốc này).

- Trận thứ hai xẩy ra năm vào tháng 3 năm Tân Tỵ 981. Với ý đồ xâm lăng, quân nhà Tống chia làm hai toán sang đánh nước ta, toán thứ nhất do Hầu Nhơn Bảo và Tôn Toàn Hưng tiến chiếm Lạng Sơn, toán thứ hai do Lưu Trừng đem thủy quân tiến vào sông Bạch Đằng. Vua Lê Đại Hành thấy sức địch quá mạnh phải lui binh và trá hàng rồi dụ Hầu Nhơn Bảo tới chỗ nguy hiểm bắt giết chết tại chỗ, quân Tống như rắn không đầu mất tinh thần bỏ chạy tán loạn bị giết hơn một nửa, bọn thủy quân do Lưu Trừng lãnh đạo thấy lục quân tan vỡ vội vàng tháo chạy không dám nghênh chiến. Kết quả trận thứ hai này chúng ta không tốn một giọt mồ hôi đã làm quân Tầu hoảng vía, bỏ chạy.

- Trận thứ ba do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại phá quân Nguyên năm Mậu Tý 1288, bốn tướng nhà Nguyên là Ô Mã Nhi, Phàn Tướng, Tích Lệ và Cơ Ngọc bị bắt sống cùng hơn 400 chiến thuyền bị đánh đắm cùng hàng ngàn xác chết, máu chẩy đầy sông.

III/ Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn và tiêu diệt quân Nam Hán.

Đạo binh của Ngô Quyền ào ạt vượt qua đèo Ba Dội tiến như vũ bão đến thành Đại La mà không gặp một sức chống cự nào của Kiều Công Tiễn. Chỉ trong vòng vài ngày, thành Đại La thất thủ, Kiều Công Tiễn bị chém đầu bêu tại cửa thành. Ngô Quyền vào thành họp các tướng sĩ mà bàn rằng:

- Hoàng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Kiều Công Tiễn bị giết chết, không có người làm nội ứng đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được! Song chúng lợi là có chiến thuyền to lớn, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua cũng không thể biết được. Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước vạt nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước triều lên, tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế gì hay hơn kế ấy cả!

Chư tướng đều phục kế sách ấy tuyệt vời và nghiêm chỉnh thi hành. Ngô Quyền huy động toàn quân, toàn dân vào rừng chặt cây thành từng khúc vót nhọn một đầu rồi đem bịt sắt lại và cắm xuống lòng sông Bạch Đằng khoảng gần cửa sông, cọc được đóng thành một trận địa cọc mênh mông bát ngát từ bờ sông bên này sang bờ sông bên kia, khi thủy triều lên cọc bị che kín, đứng từ bờ bên này nhìn sang bên kia là những vách đá cheo leo, rừng cây rậm rạp, gió thổi ào ào, sóng gầm thét dữ dội, cảnh đẹp hùng vĩ có ai ngờ dưới mặt nước kia là một bãi cọc nguy hiểm mà chỉ trong vòng vài ngày nữa khi thủy triều xuống sẽ là mồ chôn của hàng ngàn quân xâm lược.

Sau khi trận địa cọc đã được bầy bố xong xuôi, Ngô Quyền cử Tướng Dương Tam Kha thống lãnh một đạo hùng binh đóng dọc theo bờ bên phải của sông Bạch Đằng, đồng thời, Ngô Xương Ngập cùng Đỗ Cảnh Thạc đem một đạo quân khác đóng ở bờ bên trái của sông Bạch Đằng. Trong khi đó, Ngô Quyền hướng dẫn một hạm đội gồm nhiều chiến thuyền lớn nhỏ đóng ở phía thượng lưu sông Bạch Đằng hầu chặn hướng tiến của địch quân.

IV/ Trận Bạch Đằng Giang

Trong các hải cảng của Trung Quốc, cửa biển Quảng Châu là một trong những cửa biển lớn, đồng thời cũng là trung tâm mậu dịch buôn bán với khắp nơi trên thế giới, và là một quân cảng quan trọng hàng đầu trấn giữ vùng biển Thái Bình Dương. Từ Quảng Châu các chiến thuyền Trung Quốc đi dọc theo vịnh Hạ Long để vào cửa sông Bạch Đằng mất khoảng 5-7 ngày. Suốt dọc đường không có gì trở ngại vì như chúng ta đã biết mặt nước của vịnh Hạ Long luôn luôn phẳng lặng, dễ dàng cho tầu bè qua lại. Thái tử Lưu Hoàng Tháo là một người trẻ tuổi, hung hăng, thiếu kinh nghiệm nên thừa lúc quân Nam Hán đến cửa sông Bạch Đằng chờ lúc thủy triều lên để tiến vào thì Ngô Quyền bắn tin cho biết Kiều Công Tiễn đã bị giết. Đây là một đòn tâm lý làm cho quân địch hoang mang, dao động. Quả trúng kế, khi thủy triều lên Ngô Quyền cho một vài chiến thuyền nhỏ ra khiêu chiến rồi giả vờ thua rút lui, Lưu Hoàng Tháo với thái độ dương dương tự đắc, khinh địch, thiếu kinh nghiệm đã cho quân đuổi theo, khi tất cả các chiến thuyền của quân Nam Hán đã vượt qua bãi cọc đóng sẵn thì quân ta bắt đầu tấn công. Từ hai bên bờ các binh sĩ bắn ra những tên, tên lửa để tiêu hủy thuyền địch, đồng thời những thuyền nhỏ của ta được thả xuống từng toán tấn công địch từ khắp mọi phía. Thêm vào đó, hạm đội thiện chiến do Ngô Quyền chỉ huy từ phía thượng lưu tấn công như vũ bão vào các chiến thuyền địch. Với ba mũi dùi tấn công của quân ta, quân Nam Hán trở nên nao núng, càng ngày trận chiến càng trở nên ác liệt, tuy nhiên, quân ta cũng vẫn chỉ đánh cầm chừng chờ khi thủy triều xuống mới tấn công dữ dội.Trước sức tấn công mãnh liệt của quân ta Thái tử Lưu Hoàng Tháo phải cho quân rút lui ra biển để bảo toàn lực lượng, nào ngờ các các cọc được đóng sẵn (vì nước triều xuống) bắt đầu nhô lên khỏi mặt nước làm cản trở sự di chuyển của thuyền địch, thêm vào đó có cái đâm thủng thuyền địch. Không bỏ lỡ cơ hội, Ngô Quyền cho một toán người nhái lặn xuống lòng sông đục thủng thuyền địch làm thuyền địch chìm rồi bị nước cuốn ra biển vô số kể, quân Nam Hán kẻ bị thương, kẻ bị tên bắn trúng, kẻ không biết bơi chết hầu như gần hết, tất cả bị thủy triều lôi ra biển trong nháy mắt. Thái Tử Lưu Hoàng Tháo và Trước Tác Tả Lang Hầu Dung bị chết tại trận. Trận chiến diễn ra rất khốc liệt nhất là vào lúc thủy triều xuống, cả hạm đội oai hùng của quân Nam Hán bị tiêu hủy không còn một chiếc chạy thoát về Tầu. Hàng ngàn, hàng ngàn quân sĩ tử trận xác chết đầy sông. Trận chiến diễn ra chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ từ lúc thủy triều lên cho đến khi thủy triều xuống nhanh đến nỗi Vua Nam Hán chưa kịp được báo tin thì trận chiến đã kết thúc, nước triều đã cuốn tất cả thuyền bè, xác người ra biển cả.

Nghe tin Thái Tử Lưu Hoàng Tháo bỏ xác tại trận, Vua Nam Hán bàng hoàng kinh sợ thu hồi binh mã bỏ ý định xâm chiếm nước ta. Khi về tới kinh đô, Vua Nam Hán hèn hạ không nhận lỗi mà đổ tội cho Trước Tác Tả Lang Hầu Dung đã cản trở cuộc tiến binh làm nhụt lòng binh sĩ, y truyền cho đào mả của Hầu Dung lấy xác băm ra làm trăm mảnh để làm gương cho kẻ khác, đồng thời xét thấy cái tên Lưu Cung không được hên cho lắm, bèn đổi thành Lưu Yểm.

IV/ Một vài nhận xét về trận Bạch Đằng Giang

Trận Bạch Đằng Giang là một nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự không riêng gì của Việt Nam mà của cả thế giới. Ngô Quyền đã sáng tạo một trận địa cọc tuyệt hảo mà sau này Vua Lê Đại Hành cũng như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã áp dụng và chiến thắng vẻ vang. Kỹ thuật đóng cọc thật là tinh vi, khoảng cách của các cọc xa nhau vừa đủ chỉ để những thuyền nhỏ của quân ta lách qua mà không gặp trở ngại (xem hình 2) trong khi các thuyền lớn của quân Nam Hán bị kẹt cứng giữa các lằn cọc không thể nào di chuyển được mà còn bị cọc đâm thủng. Hơn nữa, Ngô Quyền còn tính toán thế nào để vừa vặn lúc thủy triều xuống phải tấn công mạnh mẽ để địch quân phải lui binh mà kẹt trong đám cọc đã đóng sẵn. Sự tính toán cho đúng thời điểm từ lúc khiêu chiến (nước thủy triều lên), lúc giả thua thế nào để địch tin tưởng là thật mà đuổi theo, phải đánh cầm chừng thế nào để địch quân không tiến ra xa quá bãi cọc hầu lúc thủy triều xuống có thể kịp thời dốc toàn lực tấn công mạnh mẽ làm địch quân không có cách nào hơn là phải lui binh để phải sập vào bẫy đã định sẵn ( bãi cọc) là một bài toán khó khăn của Ngô Quyền. Một số cọc (xem hình 3) đã được tìm thấy sau này ở khoảng ngã ba sông Chanh, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ tính bằng chất phóng xạ Carbon C14 thì đây có thể là những cọc có niên đại vào khoảng 1288 tức là thuộc trận Bạch Đằng thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương phá quân Nguyên.

V/ Xét một vài ưu khuyết điểm của cả hai bên.

1/ Quân Nam Hán.

a/ Ưu điểm. Quân Nam Hán là một quân đội tinh nhuệ, được huấn luyện kỹ càng, võ trang đầy đủ, thêm vào đó chiến thuyền là những thuyền lớn vượt đại dương một cách dễ dàng.

b/ Khuyết điểm. Thái Tử Lưu Hoàng Tháo là một người trẻ tuổi, kiêu ngạo, chủ quan, khinh địch. Trong binh thơ Tôn Tử có câu “Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng”. Thái Tử Lưu Hoàng Tháo có thể biết mình nhưng đã không biết người, không biết gì về Ngô Quyền, không hề tìm hiểu về tình hình địch, không có một chút hiểu biết tối thiểu nào về sông Bạch Đằng, nơi mà trận chiến sẽ xẩy ra, đó là khuyết điểm to lớn nhất của một nhà quân sự.

2/ Quân của Ngô Quyền.

a/ Khuyết điểm. Đa số quân của Ngô Quyền là lính mới. Lúc đầu chỉ là một đội quân nhỏ đủ để giữ thành Ái Châu (Thanh Hóa), nhưng từ khi Ngô Quyền phất cờ khởi nghĩa, hàng ngàn hàng vạn thanh niên nam nữ từ khắp mọi nơi về đầu quân dưới ngọn cờ chính nghĩa cho đến khi trận đánh bắt đầu chỉ có vài ba tháng, việc huấn luyện rất sơ sài có thể không đủ sức đương đầu với một đội quân hùng mạnh, tinh nhuệ như quân Nam Hán. Thêm vào đó Ngô Quyền không có nhiều chiến thuyền to lớn như quân Nam Hán, đa số những thuyền của Ngô Quyền là những thuyền nhỏ do dân chúng, các hào trưởng, các bộ lạc địa phương hiến tặng.

b/ Ưu điểm. Sở dĩ Ngô Quyền thắng được quân Nam Hán trước hết là nhờ những tin tức tình báo, Ngô Quyền đã biết trước được con đường tiến quân của Thái Tử Lưu Hoàng Tháo để chặn đánh. Sau nữa là nhờ mưu trí, ông bầy ra một cái bẫy khổng lồ dưới lòng sông Bạch Đằng mà địch quân không hề biết đến cộng với tinh thần yêu nước cùng sự căm thù của quân dân ta sau khi phải chịu đựng hơn một ngàn năm đô hộ tàn ác, cực kỳ hung bạo. Ý chí quyết vùng lên đánh đuổi quân xâm lược đã là một trong những yếu tố quyết định trong trận hải chiến một mất một còn này. Hơn nữa Ngô Quyền có đầy đủ ba yếu tố Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa. Thiên thời là gặp lúc mùa đông gió bấc, mưa to sóng lớn làm trở ngại cho việc điều binh của quân Nam Hán rất nhiều nơi đất lạ quê người. Địa thế hiểm trở, núi non ngất trời, rừng rậm bao la hai bên bờ sông làm cho quân của Ngô Quyền dễ bề ẩn núp cộng với lòng sông thoai thoải dốc ra biển lúc nông lúc sâu tạo thành những đợt sóng bạc đầu là một lợi thế của quân ta. Nhưng quan trọng hơn cả là yếu tố Nhân hòa, sau hơn một ngàn năm bị đô hộ, toàn dân muôn người như một chung lưng đấu cật là một yếu tố tất thắng của quân dân ta.

VI/ Kết luận.

Ngay sau khi đại phá quân Nam Hán, Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ Sứ, không chịu thần phục nước Tầu và xưng Vương là Ngô Vương Quyền. Nhưng làm vua chỉ được vỏn vẹn 5 năm thì mất.

Ngô Vương Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ 897 tại làng Đường Lâm tỉnh Sơn Tây con của Thứ Sử Ngô Mân, mất năm 944 hưởng thọ 47 tuổi . Sử sách mô tả ông là một người có thân thể cường tráng, trí tuệ sáng suốt, chăm rèn võ nghệ. Vẻ người khôi ngô, mát sáng như chớp, có trí dũng, sức có thể nhấc vạc giơ cao. Sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:

“Tiền Ngô Vương lấy quân mới tập họp của đất Việt mà đã phá được trăm vạn quân của Lưu Hoàng Tháo, mở nước xưng Vương, làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Chỉ là một cơn giận, báo thù cho chủ tướng mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy”.

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã hết sức ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng Giang như sau:

“ Thắng lợi lớn trên sông Bạch Đằng đặt căn bản cho việc phục lại quốc thống sau này, các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn phải nhờ vào cái uy danh lẫm liệt ấy . Hơn nữa chiến công Bạch Đằng còn vang dội cho đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy thời bấy giờ mà thôi đâu!”

Bắc Giang

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và trận Bạch Đằng năm 1288 Lượt xem: 334 Ngày cập nhật: 19/4/2011 21:26:56 PM

Posted Image

Trận Bạch Đằng năm 1288 là một trận đánh lớn quan trọng, mang tính chiến lược của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 3, trong lịch sử Việt Nam. Lần này, đạo thủy quân hùng mạnh nhất thế giới đã chuốc lấy thảm bại, bị tiêu diêt toàn bộ, và quân Nguyên do vậy, phải chịu từ bỏ hẳn mộng xâm lăng nước ta.

A. Bối cảnh trận chiến

Mùa Xuân năm 1287, Thoát Hoan lại kéo 30 vạn quân tái xâm lăng Đại Việt, viện cớ đưa Trần Ích Tắc về làm An Nam quốc vương. Bên ta, vua Nhân Tông lại cử Hưng Đạo Vương thống lãnh toàn quân chống giặc. Vương bố trí các tướng trấn đóng các yếu điểm và chỉ thị các tướng áp dụng chiến thuật: khi địch mạnh thì tạm lui tránh để bảo tồn lực lượng, đợi khi thời cơ tới thì xua quân tốc chiến tốc thắng.

Quân Nguyên Mông tiến vào nước ta theo hai ngả: Thoát Hoan theo đường bộ, và Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp theo đường thủỵ

Ban đầu thế giặc quá mạnh, quân ta theo đúng chiến thuật tạm lui, quân Nguyên tiến nhanh cả trên bộ lẫn trên biển. Chúng chiếm được Vạn Kiếp, tập trung ở đó và đánh rộng ra xung quanh, chiếm được Chí Linh, Thăng Long tạo thành thế ỷ dốc để tiếp ứng cho nhau. Vua Nhân Tông và thượng hoàng Thánh Tông phải dời về Thanh Hoá. Bộ chỉ huy và phần lớn lực lượng Đại Việt rút về vùng Đồ Sơn, Hải Phòng, từ đó tổ chức các cuộc tấn công vào căn cứ Vạn Kiếp, đánh thủy quân Nguyên.

Chiến thắng Vân Ðồn

Khi quân Nguyên tấn công bến Vân Đồn, Phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư được Hưng Đạo Vương trao phó trách nhiệm phòng thủ miền biển đã chỉ huy quân ta chống giặc. Tuy nhiên vì thế giặc quá mạnh đã xuyên thủng phòng tuyến phòng thủ, qua được ải An Bang tiến chiếm Vạn-Kiếp, khiến Thượng hoàng Thánh Tông sai người bắt Trần Khánh Dư đem về triều đình xử tội. Khi sứ giả của vua đến, ông nói: «Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày, để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn»

Ô Mã Nhi đắc thắng, nghĩ rằng đã đánh tan hải quân của nhà Trần và đoàn thuyền vận lương của Trương Văn Hổ theo sau cũng sẽ không gặp trở ngại gì, nên Ô Mã Nhi trở về Vạn Kiếp trước. Trần Khánh Dư mưu sâu, đoán được đoàn thuyền vận lương sẽ theo sau đại quân Nguyên nên quyết chí lập công phục hận. Ông nhanh chóng tập hợp và bổ sung lực lượng, phục binh chờ đoàn thuyền vận lương của Trương Văn Hổ. Quả nhiên , đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đã trúng phục binh của Trần Khánh Dư và bị đánh cướp hết cả. Trương Văn Hổ chạy thoát về Quỳnh Châu.

Đại Việt Sử KýToàn Thư, quyển V ghi: «Khánh Dư liệu biết quân giặc đã qua, thuyền vận tải tất theo sau, nên thu thập tàn binh đợi chúng. Chẳng bao lâu, thuyền vận tải đến, Khánh Dư đánh bại chúng bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất nhiều. Lập tức, sai chạy ngựa mang thư về báo. Thượng hoàng tha cho tội trước không hỏi đến và nói: chỗ trông cậy của quân Nguyên là lương thảo khí giới, nay ta đã bắt được, sợ nó chưa biết, có thể còn hung hăng chăng? Bèn tha những tên bị bắt về doanh trại Nguyên để báo tin. Quân Nguyên quả nhiên rút lui. Cho nên năm này, vết thương không thảm như năm trước, Khánh Dư có phần công lao trong đó».

Quân Nguyên triệt thoái

Trước tình hình bất lợi vì thiếu lương thực và có nguy cơ bị đối phương chia cắt, quân Nguyên đành bỏ Thăng Long rút về Vạn Kiếp, rồi chủ động rút lui dù quân Đại Việt chưa phản công lớn. Quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau.

Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tí (1288), Hữu thừa Trình Bằng Phi, Thiên tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kị binh đi tìm đón các cánh quân di chuyển bằng đường thủy (đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ). Khi qua chợ Đông-Hồ thì bị dòng sông chắn ngang, phải quay lại, nhưng cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy. Quân Nguyên rơi vào thế nguy, trước mặt thì bị quân Trần chận đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên. Tuy nhiên quân Nguyên do tra hỏi những tù binh nên cũng đã tìm được đường thoát.

Ngày 7 tháng 3 năm 1288, cánh quân Mông Cổ rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đây họ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là Lư Khuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần.

Ngày 8 tháng 3 năm 1288, Ô Mã Nhi không cho quân rút về bằng đường biển mà quyết định đi theo sông Bạch Đằng, vì biết rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần phong tỏa. Ô Mã Nhi nghĩ phòng bị đường sông của quân nhà Trần có thể sơ hở, yếu kém, hơn nữa sông Bạch Đằng nối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, sẽ thuận lợi cho việc lui binh.

Tình thế quân Nguyên lúc bây giờ như cá nằm trong chậu, như kiến bò miệng chén, rất khốn đốn nguy ngập.

Bố trí quân Trần

Posted Image

Hình sưu tầm ( Nguồn Báo PL &XH)

Đầu năm 1288, sau khi di tản khỏi kinh đô Thăng Long, Trần Hưng Đạo đã biết được tình hình nguy khốn của quân Nguyên Mông. Vương cũng dò được ý định rút quân của Ô Mã Nhi và Thoát Hoan, nên thông báo cho các tướng thời cơ đã đến, cần xua quân tốc chiến.

Hưng Đạo Vương quyết định đánh một trận lớn tiêu diệt thủy quân Mông Cổ rút qua sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng trước đó cũng là một địa danh lịch sử khi Ngô Quyền đã từng đánh thắng quân Nam Hán trong năm 938, kết thúc giai đoạn hơn 1000 năm Bắc thuộc. Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của con sông này để vạch ra thế trận bãi cọc mai phục quân Mông Nguyên.

Vương cắt đặt, chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn trên rừng và kéo về bờ sông để đẽo nhọn, cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh, làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước.

Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nằm phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, được sử dụng làm nơi mai phục thủy binh, phối hợp với bãi cọc chông ngầm, ngăn chận thuyền địch khi nước triều rút.

Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công. Còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh, ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi ...Phía sông Ðá Bạc để trống cho quân Nguyên kéo vào.

Ðại quân của vua Nhân Tông và Thương Hoàng Thánh Tông đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận tiếp ứng cho chiến trường.

B. Diễn biến trận đánh Bạch Đằng giang

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi vốn đã thắng thủy quân của Trần Khánh Dư trước đây nên trúng kế khích tướng, thúc quân ra nghinh chiến. Các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc chông. Quân nhà Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch.

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông, Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thần, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng.

Sông Bạch Đằng nước triều lớn rất nhanh mà rút cũng mạnh, nên khi nước rút thuyền của quân Nguyên bị cọc gỗ đâm thủng, đắm chìm nghiêng ngã, quân Nguyên chết đuối hoặc bị giết vô số. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của bộ binh Đại Việt, bị chặn đánh tan tác. Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện được, nên đến chiều đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt.

Theo Nguyên sử, ghi truyện của Phàn Tiếp, chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị súng bắn, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết".

C. Kết

Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông, tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết, Siragi và Lý Thiên Hựu cũng bị bắt sống. Đạo thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt.

Thoát Hoan được tin thất trận Bạch Ðằng, liền kéo quân rút chạỵ lên Lạng Sơn, tới ải Nội Bàng bị phục binh của Phạm Ngũ Lão đổ ra đánh, tướng giặc Trương Quân bị Phạm Ngũ Lão chém chết. Quân Nam tiếp tục truy kích, thêm hai tướng giặc là A Bát Xích và Trương Ngọc bị tử trận. Riêng Thoát Hoan được tùy tướng Trình Bằng Phi hết lòng phò nguy, mới chạy thoát được về Tầu.

Posted Image

Hình sưu tầm( Bảo tàng LSVN)

Thế là sau ba lần xâm lăng nước ta, đạo quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế kỷ 13 đã chuốc lấy thảm bại và chịu từ bỏ hẳn mộng xâm lăng Đại Việt. Những chiến công hiển hách ấy là thuộc về các vua, quan và dân đời nhà Trần, song sáng chói nhất là vị thống soái Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn..

Nhìn rộng hơn, chiến thắng của Đại Việt, của Hưng Ðạo Ðại Vương, cũng làm suy yếu dần dần thế lực của Nguyên Mông ngay tại cả Trung Hoa đang bị người Mông Cổ cai tri, dẫn đến việc Hốt Tất Liệt từ bỏ ý định xâm lăng Nhật Bản.

Posted Image

Những cọc nhọn được cho là đã được quân Đại Việt dùng để tiêu diệt thủy quân Nguyên. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

TBC Sưu tầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt nên đưa các bài viết không liên quan đến chủ đề - như bài trên - vào mục Cổ Văn hóa sử.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 10/14/2011 at 09:04, 'Thiên Sứ' said:

Nói đúng ra thì Không Minh làm việc này chỉ để bịp những thằng ngu bên Đông Ngô mà thôi. Nhưng với Tào Tháo thì việc có gió Đông Nam là lẽ tất nhiên. Khi được mưu sĩ phát hiện thuyền của Hoàng Cái chở lương thực đáng nhẽ phải đi chậm và nặng, đằng này thuyền nhẹ và lướt nhanh nên hoài nghi. Đã vậy lại đang có gió Đông Nam, nên khuyên Tào Tháo cần đề phòng. Tào Tháo nói:

"Hôm nay là ngày Đông Chí, khí nhất Dương sinh ra, nên có gió Đông Nam không có gì là lạ!"(*).

Bởi vậy Tào Tháo không phòng bị.

Ngày Đông Chí ứng với Đông Nam là cực Âm - Theo Hậu Thiên Lạc Việt thì cung Khôn - cực Âm đóng ở đó (Hậu Thiên Văn Vương của Tàu thì Tốn đóng ở đó, chẳng thể nào lý giải được khí Nhất Dương sinh. Âm cực sinh Dương, nên khí Nhất Dương sinh. Tào Tháo nói cũng như con vẹt, tuy nhiên chứng tỏ ông ta thông hiểu kinh sách mà thôi. Còn tại sao khí Nhất Dương lại sinh vào ngày Đông chí thì không giải thích được. Tuy nhiên ít ra thì việc Không Minh tạo gió Đông Nam có thể giải thích được - bằng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành với hệ biểu hiện là Hậu Thiên Lạc Việt. Còn việc không mưa trong 10 ngày Đại Lễ thì chỉ có thể giải thích: Thiên Sứ gặp may.

========================

* Chú thích: Tam Quốc diễn nghĩa tập 7 Nxb Phổ Thông 1961 (Hoặc 1962). Tác giả La Quán Trung. Dịch giả Phan Kế Bính. Hiệu đính Bùi Kỷ.

Ấy cụ thiên sứ, nghiên cứu cái gì thì phải nghiên cứu tất cả nội dung và hình thức của nó trong mối liên hệ phổ biến. Đã phủ định là phủ định toàn bộ vấn đề cho là hư cấu hết,đã thừa nhận một hiện thực khách quan là có thì các vấn đề tương tự cũng phải thừa nhận.Tự nhiên thì vô cùng vô tận, có nhiều phương pháp để đạt một kết quả như nhau tùy theo sở học.Với vấn đề gọi gió của Gia cát nếu là nhà khoa học thời tiết có đầu óc tận dụng tự nhiên thì nói Gia cát nắm bắt được quy luật thời tiết rồi bip để ra oai với Chu Du. Với các nhà khoa học văn hóa đã đọc kinh của chú Thích Ca thì bảo là Gia Cát sai khiến được cả quỷ thần như chu Du nhận định.Tóm lại tùy theo sở học nhận định loạn cào cào hết lên.

Trong truyền thuyết Gia cát gọi gió đốt thuyền có gì kinh đâu khi tại Việt Nam nơi cửa Thần Phù gió nổi lên không phải để đủ đốt thuyền mà để dìm luôn đoàn chiến thuyền với vài vạn quân không hề nhọc chút sức nhân của tướng sỹ.

Vậy Huyền thoại Nào Oách hơn mà lại cứ nghĩ chỉ có văn hóa trung hoa mới có hô gió gọi mưa?

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 10/15/2011 at 01:19, 'Bé thơ' said:

Ấy cụ thiên sứ, nghiên cứu cái gì thì phải nghiên cứu tất cả nội dung và hình thức của nó trong mối liên hệ phổ biến. Đã phủ định là phủ định toàn bộ vấn đề cho là hư cấu hết,đã thừa nhận một hiện thực khách quan là có thì các vấn đề tương tự cũng phải thừa nhận.Tự nhiên thì vô cùng vô tận, có nhiều phương pháp để đạt một kết quả như nhau tùy theo sở học.Với vấn đề gọi gió của Gia cát nếu là nhà khoa học thời tiết có đầu óc tận dụng tự nhiên thì nói Gia cát nắm bắt được quy luật thời tiết rồi bip để ra oai với Chu Du. Với các nhà khoa học văn hóa đã đọc kinh của chú Thích Ca thì bảo là Gia Cát sai khiến được cả quỷ thần như chu Du nhận định.Tóm lại tùy theo sở học nhận định loạn cào cào hết lên.

Trong truyền thuyết Gia cát gọi gió đốt thuyền có gì kinh đâu khi tại Việt Nam nơi cửa Thần Phù gió nổi lên không phải để đủ đốt thuyền mà để dìm luôn đoàn chiến thuyền với vài vạn quân không hề nhọc chút sức nhân của tướng sỹ.

Vậy Huyền thoại Nào Oách hơn mà lại cứ nghĩ chỉ có văn hóa trung hoa mới có hô gió gọi mưa?

Tất nhiên là ngâm cứu thì phải ngâm kiú đến nơi đến chốn. Chỉ có những thằng dở hơi biết bơi, mới lấp lửng và ngâm cứu nửa chừng thôi. Khổng Minh chẳng qua chỉ lợi dụng quy luật tự nhiên ở mức trên phổ thông một chút để bịp Chu Du thôi. Nhưng vì tính trên mức phổ thông nên Tào Tháo vẫn biết. Nhưng vì Chu Du dốt nát, nên mới sợ Gia Cát và phải tìm cách giết ông ta như vậy. Chẳng biết trự nào coi văn hóa Trung Hoa mới hô gió gọi mưa. chứ tôi thì không. Cá nhân tôi chẳng coi cái văn hóa đó ra cái gì cả. Cội nguồn văn hóa Đông phương thuộc về Việt tộc. Tôi đã phân tích một cách khách quan, khoa học về côi nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, phản biện lại lũ ngu dốt phủ nhận cội nguồn văn hóa dân tộc . Từ trước đến nay tôi vẫn xác định một cách nhất quán như vậy. Tôi đúng thì Tàu chẳng còn gì cả. Bởi vậy mới có những kẻ tìm cách vu cáo, nói xấu và bịa chuyện để sinh sự với tôi. Thí dụ như anh Liêm Trinh.

Tôi chưa bao giờ bảo văn hóa Trung Hoa có tài hô gió gọi mưa cả. Bé Thơ nên nói rõ, không nên lấp lửng như vậy khi trích dẫn lời của tôi. Bé Thơ muốn xác định điều gì khi lấp lửng như vậy. Cứ nói thẳng ra. Tôi cũng biết rõ Bé Thơ là ai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nói rõ để Bé Thơ và anh Liêm Trinh biết rằng:

Tôi chỉ vì mục đích nghiên cứu khoa học để minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến và đã công khai xác định trên diễn đàn và blog cá nhân rằng: Tôi không dây dưa đến chính trị.

Nhưng không thiếu những cá nhân, tổ chức đặt vấn đề về động cơ nghiên cứu của tôi. Họ chụp cho tôi khá nhiều cái mũ và nói xấu sau lưng tôi. Tôi biết rất rõ những người đến với tôi, ca ngợi, ủng hộ và tán dương tôi. Quân tử thì không trái lý. Nếu những hành vi tử tế thì tôi im lặng và chia sẻ. Có nhiều người thực hiện một cách khách quan công việc của họ. Tôi cảm ơn họ. Nhưng ko phải ko có những kẻ vì dốt nát hoặc thiếu hiểu biết, hoặc vì động cơ cá nhân bày đặt vớ vẩn. Họ muốn làm gì thì làm, nhưng đừng can thiếp vào việc của tôi - nếu tôi không làm gì trái pháp luật và dính đến chính trị.

Nhưng nếu lợi dụng quyền hạn và ảnh hưởng để nói xấu tôi vô căn cứ thì tất nhiên tôi sẽ chịu đựng ở mức độ có giới hạn.

Tôi biết rất rõ từng người và cả thế lực quốc tế đứng đằng sau việc phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt. Nếu các người im lặng thì tôi sẽ dừng viết trên topic này ở đây.Còn việc của các người thì các người cứ làm.

Tôi luôn tuân thủ luật pháp và tôn trọng những nhà lãnh đạo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay