yeuphunu

Đi Tìm Khổng Minh Thật Trong "tam Quốc Diễn Nghĩa"

88 bài viết trong chủ đề này

6 sai lầm chiến lược của Khổng Minh

Giadinh.net - Không ai phủ nhận tài năng kiệt xuất của Gia Cát Khổng Minh về chính trị - ngoại giao, nhưng việc dùng binh của ông có đến mức thần thánh như chúng ta vẫn nghĩ?

Chỉ cần đọc “Tam quốc diễn nghĩa” - cuốn sách ca ngợi Gia Cát Lượng hết lời - cũng có thể tìm ra nhưng sai lầm lớn của ông trong lĩnh vực quân sự suốt quãng đời giúp nhà Thục.

Sai lầm 1: Thất thủ Kinh Châu

Năm 219, Quan Vũ lúc bấy giờ trấn thủ Kinh Châu đã đem quân tấn công quân Tào Tháo và chém Bàng Đức, nhưng lại mất cảnh giác với quân của Tôn Quyền mà không để ý rằng Tôn Quyền đang có âm mưu lấy lại Kinh Châu. Kết quả Kinh Châu bị mất và Quan Vũ, Quan Bình (con Quan Vũ) đã bị chết.

Đối với việc này, Quan Vũ chịu trách nhiệm trực tiếp, nhưng Gia Cát Lượng không chỉ đạo cặn kẽ cho Quan Vũ nên gây sai lầm lớn. Ông chưa nhận thức đủ nhược điểm của Quan Vũ là người nóng tính nên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tin tức Kinh Châu thất bại báo về, cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng hối hận nhưng không kịp.

Sai lầm 2: Thất bại bi thảm Hồ Đình, Tỷ Quy

Thất bại thứ hai là thất bại Hồ Đình vào năm 222. Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và năm đó, mượn danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ nên đã tuyên bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền.

Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược “liên Ngô chống Tào” của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết rõ đánh Ngô hại nhiều hơn lợi, nhưng không can ngăn nổi Lưu Bị, nên dẫn đến thất bại bi thảm Hồ Đình, Tỷ Quy.

Sai lầm 3: Không theo kế của Nguỵ Diên chiếm Trường An

Khi Khổng Minh ra Kì Sơn lần thứ nhất, Nguỵ Diên đã hiến một kế cực hay: đi theo hang Tý Ngọ chỉ một trận là chiếm được toàn bộ Tây Trường An (Hạ Hầu Mậu trấn giữ vốn là tướng Ngụy vô mưu). Nhưng Gia Cát Lượng nhất quyết không nghe. Nếu thực hiện theo kế Ngụy Diên, theo nhiều nhà quân sự, có thể cục diện Tam Quốc sẽ thay đổi lớn theo hướng có lợi cho nhà Thục.

Nói về chuyện đối xử với Ngụy Diên, Gia Cát Lượng cũng chứng tỏ sự đố kỵ của mình. Các nhà phân tích cho rằng: Ngụy Diên làm phản, chính vì Gia Cát Lượng gieo vào lòng ông tư tưởng phản trắc mà thôi.

Vừa mới gặp Ngụy Diên, Gia Cát Lượng đã thét quân chém đầu vì lý do: thuộc hạ mà phản chủ (trong khi đó, Gia Cát Lượng cũng thu nạp biết bao hàng tướng với lý do: từ bỏ chỗ tối về với chỗ sáng).

Rồi sau đó Gia Cát Lượng liên tiếp trù dập Ngụy Diên. Ra quân thì chuyên cho Diên làm tiên phong, nhưng dâng kế nào cũng không nghe. Như vậy thì làm sao Ngụy Diên - một tướng tài - có thể đội trời chung với Gia Cát Lượng?!

Sai lầm 4: Làm mất Nhai Đình

Nhai Đình là yết hầu của Hán Trung. Hán Trung là địa bàn chiến lược của nước Thục. Gia Cát Lượng hiểu rất rõ tầm quan trọng của Nhai Đình, nên khi cử Mã Tốc trấn giữ, đã bắt ông này phải viết bản quân lệnh, nếu để mất là phải chém đầu.

Sự cẩn thận này không thừa, nhưng điều đó phỏng có ích gì khi Gia Cát Lượng đã nhìn người không đúng. Trước khi chết, Lưu Bị từng dặn Khổng Minh rằng: “Mã Tốc là kẻ lẻo mép, không có thực tài, quyết không được trọng dụng”. Vậy nhưng Gia Cát Lượng không nghe, vẫn trao yết hầu vào tay kẻ chỉ biết cúc cung tận tuỵ với mình, mà không có thực tài.

Sai lầm 5: Tự làm suy yếu đất nước

Với tham vọng lớn thống nhất Trung Nguyên, Gia Cát Lượng 6 lần ra Kỳ Sơn đều thất bại, do nguyên nhân lương thảo không đầy đủ, hoặc sức của địch quá mạnh, hoặc nội tình nước Thục mâu thuẫn mà nửa chừng lui quân. Việc đánh nhau liên miên, không tích trữ được quân lương, của cải, khiến đất nước suy kiệt nhanh chóng và lòng dân ai oán.

Sai lầm 6: Phò tá kẻ bất tài hoang dâm vô độ

Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: “Tài năng của ông cao hơn Tào Tháo gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ, còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó”. Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.

Lưu Thiện nối ngôi Thục đế mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Sau này Lưu Thiện hoang dâm vô độ, tin dùng nịnh thần, mặc dù có thể lên thay Lưu Thiện nắm quốc gia, đưa Thục lớn mạnh như di huấn của Lưu Bị, nhưng Gia Cát Lượng quyết giữ đạo nghĩa cổ hủ, làm bề tôi đến lúc chết. Kết quả Thục suy yếu rồi sau bị diệt vong.

Chính vì thế mới có nhận định: Cơ đồ nhà Thục do một tay Khổng Minh dựng nên và cũng một tay ông hất đổ đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sai lầm 1: Thất thủ Kinh Châu

Năm 219, Quan Vũ lúc bấy giờ trấn thủ Kinh Châu đã đem quân tấn công quân Tào Tháo và chém Bàng Đức, nhưng lại mất cảnh giác với quân của Tôn Quyền mà không để ý rằng Tôn Quyền đang có âm mưu lấy lại Kinh Châu. Kết quả Kinh Châu bị mất và Quan Vũ, Quan Bình (con Quan Vũ) đã bị chết.

Đối với việc này, Quan Vũ chịu trách nhiệm trực tiếp, nhưng Gia Cát Lượng không chỉ đạo cặn kẽ cho Quan Vũ nên gây sai lầm lớn. Ông chưa nhận thức đủ nhược điểm của Quan Vũ là người nóng tính nên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tin tức Kinh Châu thất bại báo về, cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng hối hận nhưng không kịp.

Vân trường là danh tướng số 1 của thục.Trấn thủ kinh châu không ai hơn Vân Trường,Gia Cát không hề nhầm lẫn.Vì vân Trường quá trung nghĩa nên tin tưởng tuyệt đối liên minh Ngô Thục mà quên đi rằng mỗi tấc đất phải trả bằng bao nhiêu máu xương binh sỹ nên khó ai có thể quên đi được cương giới lãnh thổ.Vân Trường là võ tướng không có tư duy duy vật lịch sử nên không biết Đông Ngô có đất bách việt nhân tài ẩn phục nhiều vô kể nên mới trúng kế của Lã Mông.

Sai lầm 2: Thất bại bi thảm Hồ Đình, Tỷ Quy

Thất bại thứ hai là thất bại Hồ Đình vào năm 222. Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và năm đó, mượn danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ nên đã tuyên bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền.

Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược “liên Ngô chống Tào” của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết rõ đánh Ngô hại nhiều hơn lợi, nhưng không can ngăn nổi Lưu Bị, nên dẫn đến thất bại bi thảm Hồ Đình, Tỷ Quy.

Ở thời phong kiến quyền quyết định tối cao trong tay vua.Lưu bị cũng cực giỏi và là vua đã quyết thì không ai cản được.

sai lầm của lưu bị cũng giống Vân Trường ở chỗ nhìn nhận nhân tài đông ngô và kết cục bị lục tốn hỏa thiêu.

Sai lầm 3: Không theo kế của Nguỵ Diên chiếm Trường An

Khi Khổng Minh ra Kì Sơn lần thứ nhất, Nguỵ Diên đã hiến một kế cực hay: đi theo hang Tý Ngọ chỉ một trận là chiếm được toàn bộ Tây Trường An (Hạ Hầu Mậu trấn giữ vốn là tướng Ngụy vô mưu). Nhưng Gia Cát Lượng nhất quyết không nghe. Nếu thực hiện theo kế Ngụy Diên, theo nhiều nhà quân sự, có thể cục diện Tam Quốc sẽ thay đổi lớn theo hướng có lợi cho nhà Thục.

Nói về chuyện đối xử với Ngụy Diên, Gia Cát Lượng cũng chứng tỏ sự đố kỵ của mình. Các nhà phân tích cho rằng: Ngụy Diên làm phản, chính vì Gia Cát Lượng gieo vào lòng ông tư tưởng phản trắc mà thôi.

Vừa mới gặp Ngụy Diên, Gia Cát Lượng đã thét quân chém đầu vì lý do: thuộc hạ mà phản chủ (trong khi đó, Gia Cát Lượng cũng thu nạp biết bao hàng tướng với lý do: từ bỏ chỗ tối về với chỗ sáng).

Rồi sau đó Gia Cát Lượng liên tiếp trù dập Ngụy Diên. Ra quân thì chuyên cho Diên làm tiên phong, nhưng dâng kế nào cũng không nghe. Như vậy thì làm sao Ngụy Diên - một tướng tài - có thể đội trời chung với Gia Cát Lượng?!

Sai lầm 5: Tự làm suy yếu đất nước

Với tham vọng lớn thống nhất Trung Nguyên, Gia Cát Lượng 6 lần ra Kỳ Sơn đều thất bại, do nguyên nhân lương thảo không đầy đủ, hoặc sức của địch quá mạnh, hoặc nội tình nước Thục mâu thuẫn mà nửa chừng lui quân. Việc đánh nhau liên miên, không tích trữ được quân lương, của cải, khiến đất nước suy kiệt nhanh chóng và lòng dân ai oán.

Khổng Minh là Nhân Tướng biết rõ "đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân" nên lòng người không theo thì chiếm đất chỉ mất thêm quân.Các chiến dịch của khổng Minh mục tiêu chủ yếu tiêu hao sinh lực địch,là lấy công để thủ bảo toàn cuộc sống bình yên cho nhân dân quốc gia mình.

Sai lầm 4: Làm mất Nhai Đình

Nhai Đình là yết hầu của Hán Trung. Hán Trung là địa bàn chiến lược của nước Thục. Gia Cát Lượng hiểu rất rõ tầm quan trọng của Nhai Đình, nên khi cử Mã Tốc trấn giữ, đã bắt ông này phải viết bản quân lệnh, nếu để mất là phải chém đầu.

Sự cẩn thận này không thừa, nhưng điều đó phỏng có ích gì khi Gia Cát Lượng đã nhìn người không đúng. Trước khi chết, Lưu Bị từng dặn Khổng Minh rằng: “Mã Tốc là kẻ lẻo mép, không có thực tài, quyết không được trọng dụng”. Vậy nhưng Gia Cát Lượng không nghe, vẫn trao yết hầu vào tay kẻ chỉ biết cúc cung tận tuỵ với mình, mà không có thực tài.

Đây là căn bệnh "đồng khí tương cầu" của bất cứ giới nào.

Sai lầm 6: Phò tá kẻ bất tài hoang dâm vô độ

Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: “Tài năng của ông cao hơn Tào Tháo gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ, còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó”. Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.

Lưu Thiện nối ngôi Thục đế mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Sau này Lưu Thiện hoang dâm vô độ, tin dùng nịnh thần, mặc dù có thể lên thay Lưu Thiện nắm quốc gia, đưa Thục lớn mạnh như di huấn của Lưu Bị, nhưng Gia Cát Lượng quyết giữ đạo nghĩa cổ hủ, làm bề tôi đến lúc chết. Kết quả Thục suy yếu rồi sau bị diệt vong.

Chính vì thế mới có nhận định: Cơ đồ nhà Thục do một tay Khổng Minh dựng nên và cũng một tay ông hất đổ đi.

Khổng minh là "nhân tướng" nhập thế là để mưu cầu sự bình an cho dân chúng nên bất cứ sự sáo trộn sấu nào trong đời sống của dân chúng trong Thục ông đều làm tỷ mỷ,cẩn thận không muốn bất cứ một sự sáo trộn nào ảnh hưởng sấu tới đời sống của người dân.Lòng trung của Khổng Minh với Lưu Thiện chính là lòng hiếu với dân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái sai lầm lớn nhất của Khổng Minh chính là mượn Kinh Châu, rồi giằng dưa không giải quyết dứt điểm, lần lần nữa nữa khiến cho Đông Ngô khó chịu.

Trong đám quân của Lưu Bị, lúc đó, không ai có thể trấn giữ Kinh Châu bằng Quan Vũ được. Cái chính là không để mưu sĩ giỏi ở cùng với Quan Vũ dù mưu sĩ của Thục nhiều người tài giỏi như Bàng Thống

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói tóm lại thì La Quán Trung vẫn là giỏi nhất Posted Image

Số TMY hên ấy mà.

Định mệnh nó thế, xét theo con mắt xã hội thì là tài giỏi, nhưng định mệnh thì nói như thế là như thế không khác được. TYM đâu giỏi bằng Khổng Minh! Mà ngay Khổng Minh tài giỏi thế cũng không gặp thời, lời của Tư Mã Đức Tháo đã nói trước khi KHông Minh ra khỏi lều tranh "Gia Cát Lượng tuy gặp minh chúa nhưng có điều chưa gặp thời!". Định mệnh à!

TD

Mạn đàm cho vui để rút ra ý nghĩa gì đó, cũng là do cốt chuyện gửi gắm lại. Biết là Định mệnh có thật, biết là La Quán Trung viết nên chuyện nhưng vẫn bàn, đó là đã xác định được mục đích khi bàn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Anh!

Theo anh nên xét theo toàn cục, còn đi vào chi tiết thì ko nên. Phải nói là Tư Mã Ý là một người thông minh xảo quyệt. Chính vị vậy nên Khổng Minh mới không có cơ hội.

Khi xét theo toàn cục rồi thì thấy nổi lên một số đặc điểm của tùng người. Việc Tư Mã Ý đoạt ngôi nhà Ngụy cũng giống như việc Tào Tháo đoạt ngôi nhà Hán. Đó là có vay có trả. Vạn sự tùy duyên,

Có một điều là lịch sử truyền lại, (cả sách và sử ký lẫn La Quán Trung) là Gia Cát Lượng biết lấy quẻ, thì sao lại không lấy quẻ khi Ngụy Diên đưa ra diệu kế, hay vì là thần quẻ nên đoán sai? Hay Khổng Minh không biết dùng quẻ?

Công bằng mà nói, Chỗ mà Khổng Minh chê Ngụy Diên khi Ngụy Diên phản chủ cống thành cho Lưu Bị là không được logic cho lắm, hơi gượng gạo (vì nhiều người khác cũng như vậy thì lại được) và có thể là do Khổng Minh xem tướng mà lòng bất an chắng?

Sư huynh!

Nếu bàn chi tiết mà quên mất toàn cục thì không nên! Nhưng trên đây mặc dù là tình hình cụ thể nhưng cũng có quyết định đến toàn cục cũng nên lạm bàn cho vui!

Nếu nói KM hô thần hoán vũ, biết được quỷ thần tại sao lại không biết lúc Vây hỏa công Tư mã Ý trời mưa, hoặc tại sao không lấy quẻ khi Ngụy Diên hiến kế như SH nói.

Phải chăng tác giả muốn nói, con người không bao giờ hoàn thiện. Hoặc là 2 tình huống trên KM không tính được hoặc là sai lầm nhất thời trong lúc đó. Không bấm quẻPosted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái sai lầm lớn nhất của Khổng Minh chính là mượn Kinh Châu, rồi giằng dưa không giải quyết dứt điểm, lần lần nữa nữa khiến cho Đông Ngô khó chịu.

Trong đám quân của Lưu Bị, lúc đó, không ai có thể trấn giữ Kinh Châu bằng Quan Vũ được. Cái chính là không để mưu sĩ giỏi ở cùng với Quan Vũ dù mưu sĩ của Thục nhiều người tài giỏi như Bàng Thống

Quan công Trung Nghĩa,Kiêu Dũng nổi tiếng, chết cũng ở Kiêu Dũng. Vì quá Dũng nên chẳng coi ai bằng mình, trong đời Quan công chỉ nghe mỗi Lưu Bị, không phải vì LB giỏi và mà bởi vì chữ Trung ở Quan công, Nếu có Bàng Thống ở đó em nghĩ cũng chưa chắc đã nghe đâu. Bằng chứng là dù lập quân lệnh trạng với Khổng Minh ở trận Xích Bích mà vẫn thả Tào Tháo đó là đặt cái Trung lên trên. Thực ra các mưu sĩ ở với Quan Công cũng có khuyên nhưng Quan công không nghe. Việc Quan công nghe Khổng Minh trong các trận đánh chẳng qua là vì Lưu bị, bằng chứng là khi Lưu Bị bị giam lỏng ở Đông Ngô, Quan công đâu có nghe Khổng Minh. Vì vậy khi Lưu Bị cho Quan Vũ toàn quyền ở Kinh châu thì những quyết định ở Kinh châu đều do Quan Vũ hết!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan công Trung Nghĩa,Kiêu Dũng nổi tiếng, chết cũng ở Kiêu Dũng. Vì quá Dũng nên chẳng coi ai bằng mình, trong đời Quan công chỉ nghe mỗi Lưu Bị, không phải vì LB giỏi và mà bởi vì chữ Trung ở Quan công, Nếu có Bàng Thống ở đó em nghĩ cũng chưa chắc đã nghe đâu. Bằng chứng là dù lập quân lệnh trạng với Khổng Minh ở trận Xích Bích mà vẫn thả Tào Tháo đó là đặt cái Trung lên trên. Thực ra các mưu sĩ ở với Quan Công cũng có khuyên nhưng Quan công không nghe. Việc Quan công nghe Khổng Minh trong các trận đánh chẳng qua là vì Lưu bị, bằng chứng là khi Lưu Bị bị giam lỏng ở Đông Ngô, Quan công đâu có nghe Khổng Minh. Vì vậy khi Lưu Bị cho Quan Vũ toàn quyền ở Kinh châu thì những quyết định ở Kinh châu đều do Quan Vũ hết!

Đúng là vậy em. Tuy nhiên một mưu sĩ giỏi có thể lường trước những tình huống xảy ra để vừa can gián vừa cấp báo (thời đại mà một tin đi mất tháng mới tới nơi) lol

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là vậy em. Tuy nhiên một mưu sĩ giỏi có thể lường trước những tình huống xảy ra để vừa can gián vừa cấp báo (thời đại mà một tin đi mất tháng mới tới nơi) lol. Ngoài ra, Quan Công đúng là vì cái Dũng, cái Kiêu ngạo của mình mà gặp họa, nhưng không phải là người không hiểu biết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái sai lầm lớn nhất của Khổng Minh chính là mượn Kinh Châu, rồi giằng dưa không giải quyết dứt điểm, lần lần nữa nữa khiến cho Đông Ngô khó chịu.

Trong đám quân của Lưu Bị, lúc đó, không ai có thể trấn giữ Kinh Châu bằng Quan Vũ được. Cái chính là không để mưu sĩ giỏi ở cùng với Quan Vũ dù mưu sĩ của Thục nhiều người tài giỏi như Bàng Thống

Kinh châu cũng thuộc đất Hán là vùng đất địa đầu đối trận với Tào Tháo mà Tào Tháo thì dùng kế "trên khống chế thiên tử dưới lấn từng mm đất của chư hầu" nên tôn quyền đã cao mưu cho mượn kinh châu khi thế yếu để đẩy việc đối đầu trực diện với Tào tháo cho Lưu Bị.Lưu Bị thì không tấc đất cắm dùi có kinh châu đứng chân là quý rồi.

Vân trường là danh tướng kiêu căng với tài dùng đại đao,lại là em kết ngĩa với Lưu Bị nên tính cách có thể mượn câu nói của cụ Mao 2000 năm sau để diễn tả:"Ve vẩy đuôi lên tận trời xanh" nên có mưu sỹ giỏi cũng không nghe.Kết cục cái đuôi chọc trời xanh ấy đẫ bị bê sang để trợn mắt dọa Tào tháo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan công Trung Nghĩa,Kiêu Dũng nổi tiếng, chết cũng ở Kiêu Dũng. Vì quá Dũng nên chẳng coi ai bằng mình, trong đời Quan công chỉ nghe mỗi Lưu Bị, không phải vì LB giỏi và mà bởi vì chữ Trung ở Quan công, Nếu có Bàng Thống ở đó em nghĩ cũng chưa chắc đã nghe đâu. Bằng chứng là dù lập quân lệnh trạng với Khổng Minh ở trận Xích Bích mà vẫn thả Tào Tháo đó là đặt cái Trung lên trên. Thực ra các mưu sĩ ở với Quan Công cũng có khuyên nhưng Quan công không nghe. Việc Quan công nghe Khổng Minh trong các trận đánh chẳng qua là vì Lưu bị, bằng chứng là khi Lưu Bị bị giam lỏng ở Đông Ngô, Quan công đâu có nghe Khổng Minh. Vì vậy khi Lưu Bị cho Quan Vũ toàn quyền ở Kinh châu thì những quyết định ở Kinh châu đều do Quan Vũ hết!

Chính vì vậy nên định mệnh mới an bài. Nếu Quan Vũ biết nghe và Đông Ngô không hẹp bụng cố lấy Kinh Châu phá vỡ thế liên minh chiến lược Ngô Thục, mà đem quân liên minh với Quan Vũ tấn công Tào thì cục diện đã thay đổi. Đây là điều mà Không Minh đã vạch ra sách lược từ trước khi ra khỏi lều tranh. Còn việc mượn Kinh Châu ko phải lỗi tại KM. Bởi vì từ ngàn xưa luật bất thành văn là chiến lợi phẩm, bao gồm cả đất đai thuộc về quân đội chiến thắng. Ngô đánh Tào là chủ lực - quân Lưu Bị lúc đó ko đáng kể. Nên khi thắng đương nhiên Kinh Châu thuộc về Ngô (Điều này La Quán Trung ko nêu rõ trong chuyện). Lưu Bị nẫng tay trên, nên Ngô đòi . Bởi vậy Khổng Minh phải hoãn binh bằng cách "mượn Kinh Châu". Đây là tình thế phải làm chứ không phải sai lầm của ông ta.Chiến lược của KM trước sau như một là "Liên Ngô chống Tào". Nhưng Lưu Bị thì muốn nuốt Đông Ngô trước - vì Ngô dễ nuốt và xử Tào sau. KM đúng! Bởi vì đáng NGô thì sức Lưu Bị yếu đáng không nổi. Kiểu gì cũng phải liên minh với Tào thì cùng lắm trở thành một tướng tiên phong của Tào đánh Ngô. Ngược lại Liên Ngô Chống Tào thì tương đối bình đẳng. Thành công thì tính chính danh thuộc về Lưu Bị - Hoàng thúc. Lúc đó đánh Ngô dễ dàng.

"Quân tử tùy thời biến dịch"

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính vì vậy nên định mệnh mới an bài. Nếu Quan Vũ biết nghe và Đông Ngô không hẹp bụng cố lấy Kinh Châu phá vỡ thế liên minh chiến lược Ngô Thục, mà đem quân liên minh với Quan Vũ tấn công Tào thì cục diện đã thay đổi. Đây là điều mà Không Minh đã vạch ra sách lược từ trước khi ra khỏi lều tranh. Còn việc mượn Kinh Châu ko phải lỗi tại KM. Bởi vì từ ngàn xưa luật bất thành văn là chiến lợi phẩm, bao gồm cả đất đai thuộc về quân đội chiến thắng. Ngô đánh Tào là chủ lực - quân Lưu Bị lúc đó ko đáng kể. Nên khi thắng đương nhiên Kinh Châu thuộc về Ngô (Điều này La Quán Trung ko nêu rõ trong chuyện). Lưu Bị nẫng tay trên, nên Ngô đòi . Bởi vậy Khổng Minh phải hoãn binh bằng cách "mượn Kinh Châu". Đây là tình thế phải làm chứ không phải sai lầm của ông ta.Chiến lược của KM trước sau như một là "Liên Ngô chống Tào". Nhưng Lưu Bị thì muốn nuốt Đông Ngô trước - vì Ngô dễ nuốt và xử Tào sau. KM đúng! Bởi vì đáng NGô thì sức Lưu Bị yếu đáng không nổi. Kiểu gì cũng phải liên minh với Tào thì cùng lắm trở thành một tướng tiên phong của Tào đánh Ngô. Ngược lại Liên Ngô Chống Tào thì tương đối bình đẳng. Thành công thì tính chính danh thuộc về Lưu Bị - Hoàng thúc. Lúc đó đánh Ngô dễ dàng.

"Quân tử tùy thời biến dịch"

Số với sách mê tín dị đoan,khổng minh giỏi cũng còn thua Văn Chủng, Phạm Lãi dùng một Tây Thi với cho mượn ít vàng là xong Việc (Vât chất quyết định ý thức tiền và gái giải quyết song hết kể cả bán tổ quốc).Đây cũng là nguyên nhân thất baị trung cuộc của Thục Ngô khi hai dòng vua quan suy thoái.

Ông Thiên Sứ này hay quên chắc do đi Trung Quốc làm phong thủy về ăn phải thuốc lú. Đông phương có gã Bắc Đẩu cần thì sửa số tử của một con người có khi còn của cả một triều đại cũng nên. Nói theo lý luận số thì chắc do Ngô Thục không đút lót cho Bắc đẩu nên hết số.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Số với sách mê tín dị đoan,khổng minh giỏi cũng còn thua Văn Chủng, Phạm Lãi dùng một Tây Thi với cho mượn ít vàng là xong Việc (Vât chất quyết định ý thức tiền và gái giải quyết song hết kể cả bán tổ quốc).Đây cũng là nguyên nhân thất baị trung cuộc của Thục Ngô khi hai dòng vua quan suy thoái.

Ông Thiên Sứ này hay quên chắc do đi Trung Quốc làm phong thủy về ăn phải thuốc lú. Đông phương có gã Bắc Đẩu cần thì sửa số tử của một con người có khi còn của cả một triều đại cũng nên. Nói theo lý luận số thì chắc do Ngô Thục không đút lót cho Bắc đẩu nên hết số.

Tôi chẳng bao giờ uống thuốc lú của ai cả. Anh Liêm Trinh à!

Tôi lưu ý anh là nội quy diễn đàn cấm chỉ trích cá nhân đấy. Trí nhớ của tôi còn tốt lắm. Thí dụ:

Vào lúc kỷ niệm đại lẽ 1000 năm Thăng Long Hanoi tôi nhớ không nhầm thì anh đề nghị tôi nên tự nguyện ngồi tù, nếu không bảo đảm được thời tiết tốt trong Đại lễ như tôi đã hứa . Có phải không anh Liêm Trinh.

Trí nhớ của tôi còn tốt đấy chứ?!

Anh nói "số với sách mê tín dị đoan". Anh hãy chứng minh điều đó đi. Nếu không chứng minh được tôi đưa anh ra khỏi diễn đàn. Chứ tôi không đề nghị anh tự nguyện đi tù đâu.Tôi chớ anh ba ngày để anh chứng minh điều này. Anh hãy mở một topic riêng trong chuyên mục trang Hội Viên để chứng minh luận điểm của anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Số với sách mê tín dị đoan,khổng minh giỏi cũng còn thua Văn Chủng, Phạm Lãi dùng một Tây Thi với cho mượn ít vàng là xong Việc (Vât chất quyết định ý thức tiền và gái giải quyết song hết kể cả bán tổ quốc).Đây cũng là nguyên nhân thất baị trung cuộc của Thục Ngô khi hai dòng vua quan suy thoái.

Ông Thiên Sứ này hay quên chắc do đi Trung Quốc làm phong thủy về ăn phải thuốc lú. Đông phương có gã Bắc Đẩu cần thì sửa số tử của một con người có khi còn của cả một triều đại cũng nên. Nói theo lý luận số thì chắc do Ngô Thục không đút lót cho Bắc đẩu nên hết số.

Nếu nói Vật chất ( Tiền và gái) như bác LT nói thì trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam thì Mỹ phải thắng chứ nhỉ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính vì vậy nên định mệnh mới an bài. Nếu Quan Vũ biết nghe và Đông Ngô không hẹp bụng cố lấy Kinh Châu phá vỡ thế liên minh chiến lược Ngô Thục, mà đem quân liên minh với Quan Vũ tấn công Tào thì cục diện đã thay đổi. Đây là điều mà Không Minh đã vạch ra sách lược từ trước khi ra khỏi lều tranh. Còn việc mượn Kinh Châu ko phải lỗi tại KM. Bởi vì từ ngàn xưa luật bất thành văn là chiến lợi phẩm, bao gồm cả đất đai thuộc về quân đội chiến thắng. Ngô đánh Tào là chủ lực - quân Lưu Bị lúc đó ko đáng kể. Nên khi thắng đương nhiên Kinh Châu thuộc về Ngô (Điều này La Quán Trung ko nêu rõ trong chuyện). Lưu Bị nẫng tay trên, nên Ngô đòi . Bởi vậy Khổng Minh phải hoãn binh bằng cách "mượn Kinh Châu". Đây là tình thế phải làm chứ không phải sai lầm của ông ta.Chiến lược của KM trước sau như một là "Liên Ngô chống Tào". Nhưng Lưu Bị thì muốn nuốt Đông Ngô trước - vì Ngô dễ nuốt và xử Tào sau. KM đúng! Bởi vì đáng NGô thì sức Lưu Bị yếu đáng không nổi. Kiểu gì cũng phải liên minh với Tào thì cùng lắm trở thành một tướng tiên phong của Tào đánh Ngô. Ngược lại Liên Ngô Chống Tào thì tương đối bình đẳng. Thành công thì tính chính danh thuộc về Lưu Bị - Hoàng thúc. Lúc đó đánh Ngô dễ dàng.

"Quân tử tùy thời biến dịch"

Trước tiên, nếu nói về gian hùng thì chính Lưu Bị mới là gian hùng chứ không phải Tào Tháo, nhìn cái cảnh mà ông ta vứt đứa con ruột của mình để lấy lòng các quan tướng (sự kiện Triệu Tử Long xả mình vì ấu chúa) mà lắc đầu ngao ngán. Còn Quan Vũ thì qua sự kiện bị Đông Ngô chém ở Kinh Châu cho thấy cũng là một tướng tuy có tài nhưng hạn chế về chiến lược : chỉ cần cố thủ ở Kinh Châu là Đông Ngô không cách gì chiếm được (điều mà Khổng Minh đã dặn từ trước), hay nói cách khác : vì "máu võ tướng" nên mới xuất chinh và gặp thảm trạng, dù dân gian gian vẫn ghi công ông như một anh hùng hiệt kiệt, trung nghĩa vẹn toàn. Còn về ngài Khổng Minh, người đời vẫn thường cho rằng cuối cùng thì "người tính không bằng trời tính", thực ra, ngay từ lúc bước ra khỏi lều tranh ngài đã xác định một tiêu chí cho đến suốt cuộc đời là "khôi phục Hán thất" khi quyết định theo phò Lưu Bị, nhưng nói cho cùng, qua tác phẩm, ta vẫn thấy rằng mối trung thành "vua tôi" thời phong kiến Trung Hoa ràng buộc như thế nào xuyên suốt qua các biến động lịch sử thông qua nhân vật Khổng Minh, bởi nếu như Khổng Minh (khi đang ở chức thừa tướng) tiếm ngôi một cách chính danh khi vua quan nhà Thục thời đó thực sự bất tài, điều mà Lưu Bị lúc hấp hối cũng đã dặn và cho phép Khổng Minh làm như vậy (thêm một sự thâm thúy của Lưu Bị vì ông biết chắc Khổng Minh không thể làm như thế), và vậy thì có lẽ thời cuộc đã khác.

Vài lời bàn loạn lúc nửa đêm :P

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khổng Minh không thể chiếm ngôi vua nước Thục được. Ngoài vấn đề tư tưởng Trung Quân ái quốc thì còn là tình thế của nội bộ nước Thục lúc bấy giờ. Khổng Minh tuy có thực quyền, nhưng không có lực lượng ủng hộ, không có tính chính danh - cho dù Lưu Bị chính thức di chúc trao ngôi thì cũng sẽ tan rã. Đó là cái thế mà định mệnh đã an bài.

Còn việc vì sao Không Minh không đem tiền và gái để mua chuộc các tướng lĩnh và vua chúa các nước Ngụy, Ngô như Văn Chủng, Phạm Lãi? Trong khi Tào Tháo cũng gái gú ầm ầm. Ông ta cũng vì gái mà tòm tem với vợ của chú Trương Tú để tý mất mạng, Tôn Quyền , Chu Du thì cũng lấy hai người đẹp nhất Đông Ngô. Bản thân Lưu Bị cũng lấy em gái Tôn Quyền làm bà ....ba. Cũng gái gú đấy chứ. Đặc biệt Đổng Trác cũng vì Điêu Thuyền mà tan hoang sự nghiệp. Chỗ này nói nhỏ: Chẳng có ai là vĩ nhân với cái nhìn của người hầu phòng qua lỗ khóa (Napoleon). Nhưng đâu phải gái gú tiền bạc lúc nào cũng có tác dụng?

Văn Chủng, Phạm Lãi dùng gái để lung lạc Ngô Phù Sai, Vương Doãn dâng Điêu Thuyền lên Đổng Trác là đang ở thế cấp dưới, thế kẻ dưới ngựa tặng vật phẩm lên cấp trên. Lúc ấy Phù Sai và Đông Trác đang quyền hành nghiêng ngửa. Chẳng ai lại đem tiền vàng mua chuộc kẻ dưới ngựa cả; trường hợp này ý nghĩa khác hẳn. Quan Công lên ngựa một nén vàng, xuống ngựa một nén bạc, thị nữ, nàng hầu Tào Tháo chu cấp đầy đủ, trong lịch sử cổ kim chưa hề có, mà cũng chẳng mua được. Do ý chí của Quan Vũ không phải mục đích vì vàng và gái.

Bởi vậy, việc đem ý tưởng gái gú tiền bạc mua chuộc con người mà cho rằng có thể ứng dụng một cách phổ biến với bất cứ hoàn cảnh nào thì chỉ là "Đem dạ tiểu nhân, đo lòng quân tử", xuất phát từ thứ phương pháp tư duy của những kẻ "Ở trần đóng khố". Đó là lý do mà Không Minh không phải không biết. Nhưng không dễ gì đem tiền vàng mua chuộc Tào Tháo, Tôn Quyền, Chu Công Cẩn, Tư Mã Ý ..vv....Mặc dù trong triều đại của Tào Tháo sau này - theo lời Không Minh mắng Vương Lãng: "Gối tớ mặt mo nghêng nganh quyền chính. thùng rượu bị thịt nhung nhúc đầy triều...". Nhưng chí ít những người cầm đầu triều đại này, như Tào Phi, Tư Mã Ý là những bậc anh hùng có ý chí thì tiền vàng, gái gú chỉ là thứ xa xỉ trang sức cho cuộc sống, chứ không chắc mua được họ.

Trong thời đại hiện nay có một thí dụ rất sắc sảo là Ghadafi - ông ta lấy ngay một nữ gián điệp được lệnh đến ám sát ông ta với một đoàn cận vệ toàn tóc vàng, vậy mà không lung lạc được ông ta. Quên đi.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước tiên, nếu nói về gian hùng thì chính Lưu Bị mới là gian hùng chứ không phải Tào Tháo, nhìn cái cảnh mà ông ta vứt đứa con ruột của mình để lấy lòng các quan tướng (sự kiện Triệu Tử Long xả mình vì ấu chúa) mà lắc đầu ngao ngán. Còn Quan Vũ thì qua sự kiện bị Đông Ngô chém ở Kinh Châu cho thấy cũng là một tướng tuy có tài nhưng hạn chế về chiến lược : chỉ cần cố thủ ở Kinh Châu là Đông Ngô không cách gì chiếm được (điều mà Khổng Minh đã dặn từ trước), hay nói cách khác : vì "máu võ tướng" nên mới xuất chinh và gặp thảm trạng, dù dân gian gian vẫn ghi công ông như một anh hùng hiệt kiệt, trung nghĩa vẹn toàn. Còn về ngài Khổng Minh, người đời vẫn thường cho rằng cuối cùng thì "người tính không bằng trời tính", thực ra, ngay từ lúc bước ra khỏi lều tranh ngài đã xác định một tiêu chí cho đến suốt cuộc đời là "khôi phục Hán thất" khi quyết định theo phò Lưu Bị, nhưng nói cho cùng, qua tác phẩm, ta vẫn thấy rằng mối trung thành "vua tôi" thời phong kiến Trung Hoa ràng buộc như thế nào xuyên suốt qua các biến động lịch sử thông qua nhân vật Khổng Minh, bởi nếu như Khổng Minh (khi đang ở chức thừa tướng) tiếm ngôi một cách chính danh khi vua quan nhà Thục thời đó thực sự bất tài, điều mà Lưu Bị lúc hấp hối cũng đã dặn và cho phép Khổng Minh làm như vậy (thêm một sự thâm thúy của Lưu Bị vì ông biết chắc Khổng Minh không thể làm như thế), và vậy thì có lẽ thời cuộc đã khác.

Có cái hay nhưng chưa hiểu là tại sao Gia cát lại quyết tâm khôi phục HÁN THẤT của thời Hán Sở tranh hùng?. Sở Bá Vương và Hán Cao Tổ tra cứu đều gốc gác đất Sở cả - Việt cũ đấy mà. Theo bản đồ chiến tranh thì Hán và Ngô đều nằm trong vùng Hoa Nam, còn Tào Tháo chiếm cứ Hoa Bắc. Gia Cát quá hiểu rõ lịch sử Trung Hoa và Dịch học cùng với cội nguồn của mình nên ông đã có các trước tác:

Thơ rằng:

Tri kỳ bất khả hoàn thị vi,

Diễn thành trung nghĩa vạn cổ thùy,

Thị phi thành bại não hậu sự,

Bi khổ tân toan tố dữ thùy.

Tạm dịch:

Biết rằng không thể vẫn cứ đi,

Diễn vai trung nghĩa mãi khắc ghi,

Thị phi thành bại còn đâu nữa,

Buồn đau chua xót tỏ cùng mi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

La Quán Trung nếu thật là tác giả của Tam Quốc Diễn Nghĩa thì ông là Thượng Đế tuyệt với của thế giới Tam Quốc truyện, bởi ông đã phán quyết cho từng nhân vật từ cao cấp nhất đến cả sĩ tốt, con hầu đều trong một định mệnh.

Có câu:

Thói quen từ tơ nhện biến thành dây thừng, từ dây thừng thành xiềng xích, từ xiềng xích thành số phận".

Tào Táo chết vì tính đa nghi, lẽ ra sống thọ hơn và có thể đưa đẩy cuộc diện theo chiều hướng khác nếu chịu để Hoa Đà mỗ đầu.

Lưu Bị sẽ không ôm ức mà chết nếu nghe theo kế Khổng Minh và không thiên vị tình riêng.

Trương Phi chết do hồ đồ. Quan Vũ chết do chủ quan khinh địch.

Dương Tu chết vì hay thể hiện cái sở kiến suy đoán lung tung.

Khổng Minh chết vì quá ôm đồm, làm nhiều ngủ ít.

Lữ Bố chết vì tham mà không đầu óc.

Đổng Trác chết vì hám gái.

Tào Phi chết vì tham quyền lực.

Chu Du chết vì ngạo và đố kị.

....................

3 nhà uýnh nhau tả tơi tàn tạ tưởng chừng có một trong 3 đoạt được mục đích, nhưng ai dè đâu...cái nhà thứ tư cũng họ...Tư...lụm được của hời. Quả là trời tính.

Toàn bộ truyện dường như diễn tả một chữ "Thời", một định mệnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khổng Minh chết vì quá ôm đồm, làm nhiều ngủ ít.

Trong phim trong truyện có thấy ngủ đâu đại ca Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có câu:

Thói quen từ tơ nhện biến thành dây thừng, từ dây thừng thành xiềng xích, từ xiềng xích thành số phận".

Câu này hay nè http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/41.gif

Thêm câu nữa tuy cũ nhưng vẫn rất thời thượng.

Nếu biết cách, người ta có thể xích con voi chỉ với 1 sợi dây mong manh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu này hay nè http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/41.gif

Thêm câu nữa tuy cũ nhưng vẫn rất thời thượng.

Nếu biết cách, người ta có thể xích con voi chỉ với 1 sợi dây mong manh.

Rồi anh em mình đến xem à :lol: :lol: :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu này hay nè http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/41.gif

Thêm câu nữa tuy cũ nhưng vẫn rất thời thượng.

Nếu biết cách, người ta có thể xích con voi chỉ với 1 sợi dây mong manh.

Sở dĩ LB tập hợp được 1 số nhân tài có lẽ cũng 1 phần nhờ sợi dây mong manh đó. Nếu nhìn hành động ném A Đẩu bằng nhãn quan hiện đại thì người ta có thể nói LB giả nhân giả nghĩa, nhưng nếu nhìn dưới tư tưởng Nho gia thì đó lại là 1 cách thu phục lòng người của LB. Quân Tử tàu hay có quan niệm, " Không thể nhân nghĩa kiểu đàn bà" tức là vì tình cảm mà cứu được 1 người nhưng lại nguy hại đến 1 quốc gia v.v.v.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong trường hợp này thì Lưu Bị quả là kẻ hồ đồ vì chơi chung với Trương Phi mà bị lay tính. Liện thằng nhỏ xuống đất làm thằng nhỏ bị chấn thương tâm lý, chấn thương tinh thần và chấn thương não nhẹ cho nên nó lên lên ngu si, chỉ hành động theo...bản năng...thể hiện qua việc hoan dâm vô độ!

Quả thật, họ Lưu chỉ có một mụm để nối truyền Hán thục, trong một phút dại không nghĩ đến đại cuộc sâu xa để cho con thuộc diện vô dụng, ngu si cũng là cái bột phát hồ đồ của họ Lưu.

Mà thửo đời nay, có nhiều cách để thể hiện tức giận và cảm khái công lao thuộc tướng chứ đâu phải là như vậy! Quả là diễn kịch, hay cũng là một kẻ lỗ mãng.

Tóm lại, con lưu bị không làm vua được là do bị chấn thương sọ khỉ...ý lộn chấn thương sọ não dạng không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tinh thần, tư duy và dể hành động theo bản năng cơ bản. Con hư là tại thằng cha. HehehePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời Quý vị xem thêm thông tin ngoài lề về Gia cát Lượng nè

========================================================================

Khổng Minh Gia Cát Lượng thực ra là một người đàn bà!

Các bạn còn nhớ hình tượng Gia Cát Lượng không? Dỏng cao thanh thoát, quân tử nho nhã, chẳng có điểm nào chung với đại đa số nam nhi vai u thịt bắp cùng thời như Điển, Hứa, Trương, Lã… Đơn giản là, Gia Cát Lượng vốn là một người con gái.

Gia Cát Lượng tuy có tài kinh bang tế thế nhưng rốt cuộc cũng chỉ là phận nữ nhi thường tình, bởi vậy sau khi về sống tại Long Trung, "cô" chọn sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Điểm này vốn đã kỳ lạ rồi, nam nhi lứa tuổi ấy đều ra đồng làm ruộng hay thu hoạch, chẳng ai đoái hoài đến những công việc tủn mủn gai gai tằm tằm như vậy. Rõ ràng, khuê các yểu điệu như Gia Cát Lượng không thể làm được những công việc cục súc, người con gái thạo nữ công như cô có thể nuôi nổi mình với đường kim mũi chỉ.

Có người sẽ đặt câu hỏi vậy chuyện Gia Cát Lượng với người vợ xấu xí họ Hoàng thì giải thích sao đây? Sự thực thì gia đình Gia Cát và Hoàng Thị vốn có quan hệ từ lâu, hai chị em vốn đã cùng khâm phục tài hoa của nhau, thường xuyên qua lại kết tình thân. Hoàng Thị luôn cảm thấy tủi hổ về dung nhan kém cỏi của mình so với Gia Cát Lượng. Vậy nên Gia Cát Lượng hóa trang giả làm nam nhi để không biến Hoàng Thị thành người làm nền cho mình.

Gia Cát Lượng giả trai vốn không phải do chủ ý trước mà chỉ là để qua lại với Từ Thứ. Lúc bấy giờ, Từ Thứ, Thôi Châu Bình, Mạnh Công Uy đều là những lữ hiệp – dùng từ ngữ hiện đại để hình dung thì họ là một đám dài lưng tốn vải, ngày ngày tụ tập bàn những chuyện viển vông rồi ăn no ngủ kỹ. Gia Cát Lượng tất nhiên không thể công khai thân phận nữ lưu của mình đã tham gia cùng đám người ấy nên chỉ còn cách giả trang làm nam nhi. Nữ giả làm nam với kỹ thuật hóa trang thời ấy còn thấp sẽ rất dễ bị phát hiện. Vậy nên Gia Cát Lượng nhớ ra người chị em tốt Hoàng Thị mà “thú kỳ vi thê (cưới cô ấy về làm vợ)”, chẳng phải là để những người như Từ Thứ tin rằng mình là nam nhi, mong dễ bề khăng khít hơn đấy sao?

Gia Cát Lượng vì muốn kiếm cho bọn Từ Thứ chỗ lui tới mà hàn huyên đã cam lòng kéo bọn họ về tệ xá chẳng lấy gì làm rộng rãi của mình, nuôi đám công tử này bằng tất cả những gì mình khó nhọc làm ra. Tất cả những gian khổ này có ai hay? Còn may còn có người chị em tốt Hoàng Thị lấy thân phận là thê tử để đỡ đần, gánh vác bớt phần nào những cực nhọc của Gia Cát Lượng.

Qua lại tiếp xúc với Đông Ngô, Gia Cát Lượng đã phải lòng Chu Du. Vẻ ngời ngời tuấn tú của Chu Du làm Gia Cát Lượng như trúng phải tình yêu sét đánh.

Gia Cát Lượng nghĩ ra kế hoang đường đem Tiểu Kiều đi cống mục đích chính là để biến Chu Du thành thân trai vò võ, mong có cơ hội chen chân. Nhưng Chu Du một lòng một dạ cùng Tiểu Kiều, sự thật đó làm Gia Cát Lượng đau đầu. Có thể nói lần đầu tiên người con gái chủ động bày tỏ tỉnh cảm, chẳng ngờ không những không được tiếp nhận mà Chu Du còn có ý phân tán chủ ý của Gia Cát Lượng qua Lỗ Túc, một bậc tu mi chẳng mấy đẹp mã.

Nay đường đường đã là một người con gái tài mạo song toàn, sự nghiệp thành công, Gia Cát Lượng tất tràn đầy tự tin kiêu hãnh. Cũng bởi vì thế, sự lạnh nhạt của Chu Du càng làm tổn thương nàng trầm trọng hơn. Vậy là, Gia Cát Lượng bắt tay vào báo thù Chu Du, mong trừng phạt kẻ coi thường tình cảm của mình.

Điều cần nhắc tới là, Gia Cát Lượng trong quá trình xuất sứ sang Đông Ngô đã chọn mang theo Triệu Vân, người theo đuổi nhiệt thành cam tâm tình nguyện hi sinh tính mạng vì Gia Cát Lượng. Có Triệu Vân theo cùng, Gia Cát Lượng dễ dàng được thoả mãn mọi đòi hỏi của bản thân. Mối thâm tình của Triệu Vân với Gia Cát Lượng biến anh ta trở thành người đồng hành son sắt của nàng.

Gia Cát Lượng tuy giận Chu Du có mắt mà làm ngơ tình cảm phô bày rờ rỡ của mình nên quyết tâm báo thù Chu Du nhưng không hề muốn Chu Du phải chết. Gia Cát Lượng làm vậy chỉ là vì một lòng một dạ mong trở thành một Tiểu Kiều khác. Nàng dốc sức trổ mọi tài năng và trí tuệ trước Chu Du, dốc lòng thể hiện cho Chu Du thấy mình ưu tú nhường nào, mỹ miều nhường nào! Nhưng người son sắt như Chu Du không những không tiếp nhận mà còn bị nàng làm cho uất mà chết – nói như cách nói ngày nay, là do phiền muộn mà chết. Đấy là điều ân hận nhất trong đời Gia Cát Lượng. Nàng yêu một người đàn ông, gắng hết sức để chứng minh bản thân trong mắt người đàn ông ấy, gắng hết sức để theo đuổi anh ta. Nhưng cuối cùng người đàn ông chẳng những không tiếp nhận mà còn không hiểu mối tình cảm ấy, thậm chí hiểu lầm những hành động của nàng. Bi kịch này quá đau đớn đối với một người con gái như Gia Cát Lượng, ấy nên chẳng có gì kỳ lạ khi tới tế viếng Chu Du nàng mới đau lòng muốn chết làm vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời Quý vị xem thêm thông tin ngoài lề về Gia cát Lượng nè

========================================================================

Khổng Minh Gia Cát Lượng thực ra là một người đàn bà!

Các bạn còn nhớ hình tượng Gia Cát Lượng không? Dỏng cao thanh thoát, quân tử nho nhã, chẳng có điểm nào chung với đại đa số nam nhi vai u thịt bắp cùng thời như Điển, Hứa, Trương, Lã… Đơn giản là, Gia Cát Lượng vốn là một người con gái.

Gia Cát Lượng tuy có tài kinh bang tế thế nhưng rốt cuộc cũng chỉ là phận nữ nhi thường tình, bởi vậy sau khi về sống tại Long Trung, "cô" chọn sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Điểm này vốn đã kỳ lạ rồi, nam nhi lứa tuổi ấy đều ra đồng làm ruộng hay thu hoạch, chẳng ai đoái hoài đến những công việc tủn mủn gai gai tằm tằm như vậy. Rõ ràng, khuê các yểu điệu như Gia Cát Lượng không thể làm được những công việc cục súc, người con gái thạo nữ công như cô có thể nuôi nổi mình với đường kim mũi chỉ.

Có người sẽ đặt câu hỏi vậy chuyện Gia Cát Lượng với người vợ xấu xí họ Hoàng thì giải thích sao đây? Sự thực thì gia đình Gia Cát và Hoàng Thị vốn có quan hệ từ lâu, hai chị em vốn đã cùng khâm phục tài hoa của nhau, thường xuyên qua lại kết tình thân. Hoàng Thị luôn cảm thấy tủi hổ về dung nhan kém cỏi của mình so với Gia Cát Lượng. Vậy nên Gia Cát Lượng hóa trang giả làm nam nhi để không biến Hoàng Thị thành người làm nền cho mình.

Gia Cát Lượng giả trai vốn không phải do chủ ý trước mà chỉ là để qua lại với Từ Thứ. Lúc bấy giờ, Từ Thứ, Thôi Châu Bình, Mạnh Công Uy đều là những lữ hiệp – dùng từ ngữ hiện đại để hình dung thì họ là một đám dài lưng tốn vải, ngày ngày tụ tập bàn những chuyện viển vông rồi ăn no ngủ kỹ. Gia Cát Lượng tất nhiên không thể công khai thân phận nữ lưu của mình đã tham gia cùng đám người ấy nên chỉ còn cách giả trang làm nam nhi. Nữ giả làm nam với kỹ thuật hóa trang thời ấy còn thấp sẽ rất dễ bị phát hiện. Vậy nên Gia Cát Lượng nhớ ra người chị em tốt Hoàng Thị mà “thú kỳ vi thê (cưới cô ấy về làm vợ)”, chẳng phải là để những người như Từ Thứ tin rằng mình là nam nhi, mong dễ bề khăng khít hơn đấy sao?

Gia Cát Lượng vì muốn kiếm cho bọn Từ Thứ chỗ lui tới mà hàn huyên đã cam lòng kéo bọn họ về tệ xá chẳng lấy gì làm rộng rãi của mình, nuôi đám công tử này bằng tất cả những gì mình khó nhọc làm ra. Tất cả những gian khổ này có ai hay? Còn may còn có người chị em tốt Hoàng Thị lấy thân phận là thê tử để đỡ đần, gánh vác bớt phần nào những cực nhọc của Gia Cát Lượng.

Qua lại tiếp xúc với Đông Ngô, Gia Cát Lượng đã phải lòng Chu Du. Vẻ ngời ngời tuấn tú của Chu Du làm Gia Cát Lượng như trúng phải tình yêu sét đánh.

Gia Cát Lượng nghĩ ra kế hoang đường đem Tiểu Kiều đi cống mục đích chính là để biến Chu Du thành thân trai vò võ, mong có cơ hội chen chân. Nhưng Chu Du một lòng một dạ cùng Tiểu Kiều, sự thật đó làm Gia Cát Lượng đau đầu. Có thể nói lần đầu tiên người con gái chủ động bày tỏ tỉnh cảm, chẳng ngờ không những không được tiếp nhận mà Chu Du còn có ý phân tán chủ ý của Gia Cát Lượng qua Lỗ Túc, một bậc tu mi chẳng mấy đẹp mã.

Nay đường đường đã là một người con gái tài mạo song toàn, sự nghiệp thành công, Gia Cát Lượng tất tràn đầy tự tin kiêu hãnh. Cũng bởi vì thế, sự lạnh nhạt của Chu Du càng làm tổn thương nàng trầm trọng hơn. Vậy là, Gia Cát Lượng bắt tay vào báo thù Chu Du, mong trừng phạt kẻ coi thường tình cảm của mình.

Điều cần nhắc tới là, Gia Cát Lượng trong quá trình xuất sứ sang Đông Ngô đã chọn mang theo Triệu Vân, người theo đuổi nhiệt thành cam tâm tình nguyện hi sinh tính mạng vì Gia Cát Lượng. Có Triệu Vân theo cùng, Gia Cát Lượng dễ dàng được thoả mãn mọi đòi hỏi của bản thân. Mối thâm tình của Triệu Vân với Gia Cát Lượng biến anh ta trở thành người đồng hành son sắt của nàng.

Gia Cát Lượng tuy giận Chu Du có mắt mà làm ngơ tình cảm phô bày rờ rỡ của mình nên quyết tâm báo thù Chu Du nhưng không hề muốn Chu Du phải chết. Gia Cát Lượng làm vậy chỉ là vì một lòng một dạ mong trở thành một Tiểu Kiều khác. Nàng dốc sức trổ mọi tài năng và trí tuệ trước Chu Du, dốc lòng thể hiện cho Chu Du thấy mình ưu tú nhường nào, mỹ miều nhường nào! Nhưng người son sắt như Chu Du không những không tiếp nhận mà còn bị nàng làm cho uất mà chết – nói như cách nói ngày nay, là do phiền muộn mà chết. Đấy là điều ân hận nhất trong đời Gia Cát Lượng. Nàng yêu một người đàn ông, gắng hết sức để chứng minh bản thân trong mắt người đàn ông ấy, gắng hết sức để theo đuổi anh ta. Nhưng cuối cùng người đàn ông chẳng những không tiếp nhận mà còn không hiểu mối tình cảm ấy, thậm chí hiểu lầm những hành động của nàng. Bi kịch này quá đau đớn đối với một người con gái như Gia Cát Lượng, ấy nên chẳng có gì kỳ lạ khi tới tế viếng Chu Du nàng mới đau lòng muốn chết làm vậy.

Thật là bó chiếu với mấy người này! Hết chuyện để nói. Trước là cho Triệu Tử Long là đàn bà, giờ đến lượt Gia Cát Lượng... :rolleyes: :unsure: :unsure:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật là bó chiếu với mấy người này! Hết chuyện để nói. Trước là cho Triệu Tử Long là đàn bà, giờ đến lượt Gia Cát Lượng... :rolleyes: :unsure: :unsure:

Chán thật! Cũng may mà Triểu Tử Long và Khổng Minh đều có râu, chứ không thì lại thành "bằng chứng khoa học" chứng minh cả hai đều đàn bà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay