yeuphunu

Đi Tìm Khổng Minh Thật Trong "tam Quốc Diễn Nghĩa"

88 bài viết trong chủ đề này

Khổng Minh là một nhân vật rất quen thuộc với độc giả Việt. Đối với nhiều người đọc, Khổng Minh là một nhân vật đầy mưu lược, thông hiểu đạo lý, phù chính nghĩa trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" lừng danh. Tuy nhiên hiện nay ở Trung Quốc, dư luận có nhiều cách lý giải mới về Khổng Minh. Điều đó có thể do các giá trị cũ thay đổi, hoặc vì một lý do nào đó khác… Chúng ta có thể tự cảm nhận khi đọc bài viết này.

Posted Image

Khổng Minh "thần cơ diệu toán"

Tác giả của phần trích trong hai chương sách bình về Gia Cát Lượng được trích dưới đây là Mai Triêu Vinh, sinh năm 1970 ở Vũ Hán, Hồ Bắc, gốc là người Nam Xương, Giang Tây. Ông hiện là Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Vũ Hán, chi nhánh Bắc Kinh. Vốn nổi tiếng bởi những cuốn sách gây sốc và bán chạy vào loại nhất. Mai Triêu Vinh đã viết rất nhiều tác phẩm và hầu hết đều gây được sự chú ý của người đọc.

Các tác phẩm của ông bao gồm: Tiến hóa luận: câu chuyện mạnh được yếu thua; 12 quy luật suy vong của các triều đại Trung Quốc; Lược sử nhân loại: Chúng tôi có 300 vạn năm; Siêu đế quốc: giải mã những vương triều cường thịnh Trung Quốc; Nhà đại cải cách Ung Chính: thực lục về việc phản đối lợi ích của tập đoàn; Bình luận về 7 đại gian hùng trong lịch sử Trung Quốc;… Hầu hết những tác phẩm của ông đều mang tính chất phản đề, “nói ngược”. Và cũng vì những cuốn sách này, người ta đã coi Mai Triêu Vinh là nhà bình luận lịch sử xã hội sắc sảo.

Gần đây, cuốn sách Mai Triêu Vinh bình luận về Gia Cát Lượng đã gây xôn xao dư luận Trung Quốc. Lần đầu tiên một học giả đã trên giấy trắng mực đen công khai tuyên bố Gia Cát Lượng là kẻ ngụy quân tử, đầy thủ đoạn, giả nhân giả nghĩa nhằm đạt bằng được dã tâm chính trị của mình. Cuốn sách thực sự là một cú sốc lớn bởi lẽ lâu nay Gia Cát Lượng vẫn tồn tại như một điển hình về sự mưu trí tuyệt đỉnh.

Posted Image

Gia Cát Lượng "diễn trò" trước các mưu sĩ Giang Đông

Ý kiến về cuốn sách do vậy rất trái ngược. Người tung hô, cho rằng đây là kiến giải mới mẻ, lập luận thuyết phục, là những phản đề đầy giá trị. Kẻ cho rằng đó chỉ là cách “làm tiền” lộ liễu… Đoạn trích dưới đây thuộc phần 12 chương II và phần thứ nhất chương III trong cuốn sách đó.

“Giả thần mượn quỷ”

Trong thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Lượng được mọi người công nhận là kẻ “thông hiểu thần thánh”. Trong hồi thứ 49 Tam quốc diễn nghĩa nói đến việc ông mượn gió Đông, hỏa thiêu Xích Bích, đại phá 80 vạn quân Tào Tháo. Gia Cát Lượng tự kể: “Từng gặp đạo nhân, được truyền thụ kỳ môn độn giáp, có thể hô phong hoán vũ”. Nhưng thật ra đây chỉ là một mánh khóe nhằm lừa bịp Chu Du mà thôi.

Gia Cát Lượng chẳng qua đã lợi dụng sự mê tín của mọi người đối với thần thánh để giở trò huyễn hoặc. Công bằng mà nói, ông là người cực kỳ thông minh, giỏi nắm bắt cơ hội. Những gì ông làm thường rất giản đơn, nhưng ông ta che che đậy đậy, lúc ẩn lúc hiện khiến cho mọi người không biết đâu mà lần ra đầu mối. Những điều thực ra rất giản đơn, ông biết cách làm cho nó trở nên rắc rối, khó hiểu.

Mỗi khi Gia Cát Lượng điều binh khiển tướng, đều có một chút gì đó thần bí. Không phải chỉ đơn giản trao túi gấm cho tướng lĩnh, mà còn sẵn sàng lắng nghe những kháng nghị của họ. Điều này làm cho các tướng lĩnh cũng như binh sĩ không hiểu rõ ràng toàn bộ diễn biến của chiến cục. Thuộc hạ chỉ còn biết “y kế” mà hành sự. Tác dụng của việc làm như thế là khiến cho mọi người có cảm giác thần bí về Gia Cát Lượng, trở thành một quân cờ trong tay ông, không nắm được toàn bộ chiến lược nên thiếu hẳn tinh thần hợp tác. Hai mặt này hiển nhiên sự nguy hại của cái sau lớn hơn so với cái trước rất nhiều.

Vô vị nhất là việc mượn gió Đông. Khi mọi người đồng tâm đồng sức kháng Tào, Gia Cát Lượng lại lợi dụng một chút hiểu biết về thiên văn của mình để giở mánh khóe lừa bịp ba quân. Đăng đàn làm phép, làm trò huyễn hoặc, thần thánh hóa bản thân mình để đạt được mục đích chính trị. Khoa trương công lao của bản thân, cướp đoạt công lao to lớn của Hoàng Cái và Chu Du, tựa hồ thắng lợi trong trận hỏa thiêu Xích Bích hoàn toàn là do việc Gia Cát Lượng làm phép mà đem lại. Bao nhiêu khó nhọc vào sinh ra tử của các tướng lĩnh và hàng vạn binh sĩ trở thành một vở kịch trên sân khấu.

Một tướng như Gia Cát Lượng đã khiến cho sự nghiệp của Thục Hán gặp rất nhiều gian truân. Trận Đương Dương chính là một ví dụ. Đương nhiên nếu đọc Tam quốc diễn nghĩa mà chỉ thấy miêu tả Triệu Vân xả thân cứu A Đẩu, Trương Phi hét lớn lui quân Tào trước cầu Tràng Bản… Như thế chính là tác giả muốn che giấu sự bất tài của Gia Cát Lượng. Vốn là Tào Tháo truy kích thắng lợi, nhưng trong tác phẩm ngược lại, quân Lưu Bị ở đâu cũng chiếm được thượng phong. Thực tế trong trận Đương Dương, Gia Cát Lượng không hề giành được thắng lợi nào về mặt chính trị. Bởi vì lần này là đánh trực diện ông không có cách nào giở trò bịp bợm ma quỷ được. Cuối cùng không thể không nhắc tới câu nói thẳng thắn trong Tam Quốc chí Gia Cát Lượng truyện: “Tại Hạ Khẩu, Lượng nói: Việc rất gấp, hãy phục mệnh đi cứu Tôn tướng quân”.

Gia Cát Lượng giở trò quỷ thần, lừa dối chỉ là nhất thời, ông không thể lừa được cả đời.

Gia Cát Lượng gặp Lưu Bị khi Cửu Châu đang hỗn loạn, anh hùng khắp nơi nổi lên. Quân thần tương ngộ, như cá gặp nước. Nhưng không thể cùng quân Tào tranh thiên hạ đành vứt bỏ Kinh Châu, lui về Ba Thục, dụ dỗ cướp nước của Lưu Chương, giả liên minh với quân Ngô, cùng khổ giữ đất Kỳ Sơn, tiếm quyền ở những nơi xa xôi… đó là kế sách của những kẻ hèn mọn.

“Nhân giả, nghĩa cũng giả theo”

Con người có thất tình lục dục, khóc và cười vốn đối lập. Từ khi con người oa oa chào đời, âm thanh đầu tiên mang đến thế giới là “tiếng khóc”, tới khi con người đi hết cõi đời, âm thanh cuối cùng lưu lại dương gian cũng là “tiếng khóc”. “Khóc”, trên thực tế là một bản năng của con người. Khi buồn thương khóc, khi vui sướng cũng khóc. Khóc đã trở thành cách biểu hiện tình cảm nội tâm,

Khóc, thuở bé không phân biệt giới tính, bé trai bé gái đều có thể khóc bất cứ lúc nào, đến khi thành niên, khóc dường như trở thành độc quyền của nữ giới, đàn ông thì nhất định “có nước mắt nhưng không dễ để rơi”, phụ nữ khóc lại là “cành hoa lê mùa xuân điểm chút mưa”.

Khi đã thành gia thất, đàn ông có chuyện bực bội, cùng lắm chỉ có thể đạp cửa mà đi, uống say xỉn rồi về. Nhưng tuyệt đối không thể để rơi nước mắt đau khổ. Phụ nữ thì lặng lẽ rớt nước mắt, âm thầm sầu não. Thảo nào có người nói: trẻ con dùng nước mắt để đối phó với người lớn, phụ nữ lấy nước mắt để đối phó với đàn ông, còn đàn ông thì sao? Chỉ có thể dùng nước mắt để đối phó với thế giới! Trong tiếng khóc, họ giải toả áp lực, thách thức số phận.

Posted Image

Chuyện thiên hạ đâu chỉ "luận bàn" qua tiệc rượu!

Khóc và cười là một cặp biểu tượng tình cảm đối lập. Con người có thể khóc khi vui sướng, cũng có thể cười khi đau đớn. Tào Tháo gặp khó khăn cũng có khóc và cười. Chiến bại Xích Bích là giao lộ của tính mệnh. Nhưng tác giả không tập trung miêu tả vào mưu kế để thoát thân mà lại tập trung miêu tả ba lần họ Tào cười lớn trên đường tháo chạy.

Lần thứ nhất, ở “phía tây Ô Lâm”, Tào Tháo ngồi trên ngựa “ngửa mặt cười không dứt”, Tào nói; “Ta không cười người khác, chỉ cười Chu Du vô mưu, Gia Cát Lượng thiểu trí. Nếu là lúc ta dụng binh, ta sẽ cho một đội quân mai phục ở đây, như thế chẳng hơn ư?” Nói chưa dứt, Triệu Tử Long đột nhiên xông ra, khiến cho sự đắc chí của Tào Tháo phải nhanh chóng “hạ mã uy”.

Lần thứ hai, ở “Hồ Lô khẩu”, Tào Tháo ngồi dưới một khu rừng thưa, ngửa mặt cười lớn, lại chê Gia Cát Lượng, Chu Du trí mưu chưa đủ, kết quả là Trương Dực Đức xuất hiện làm cho ông ta hồn xiêu phách tán. Không chỉ tổn thất nghiêm trọng, đến cả ngựa xe, quân lương cũng bị cướp.

Lần thứ ba, trên “đường nhỏ Hoa Dung”, Tào Tháo lại cười Gia Cát Lượng, Chu Du là “loại vô năng”. Đang cười thì Vân Trường cầm đao đứng sừng sững trước mặt, ông ta cười không thành tiếng, chỉ còn biết cúi đầu cầu xin tha mạng.

“Ba lần cười” này trong tiểu thuyết có thể nói là tuyệt bút. Tuy có thể thấy Gia Cát Lượng dụng binh vô cùng kỳ diệu, nhưng Tào Tháo so với những người khác cũng rất đáng nể vì. Thân lâm cảnh hiểm, vẫn có thể cười, chế giễu đối thủ của mình thiếu trí tuệ cơ mưu. Nếu là người khác, chỉ e chạy thoát thân còn chẳng kịp, huống hồ trong những trường hợp như vậy. Đặc biệt là ba lần cười của ông ta, càng khiến cho người ta vỗ bàn mà khen là tuyệt bút. Quân ít ngựa thiếu, bản thân không còn lực để tiếp tục chiến đấu mà Quan Vũ thần dũng vô song, chém Nhan Lương, giết Văn Sú nếu như dùng biện pháp cứng rắn thì hung nhiều hơn cát.

Tục ngữ nói, kẻ thức thời mới là tuấn kiệt. Đến bước đường cùng, Tào Tháo đã dùng tình nghĩa để làm mềm lòng Quan Vũ, cầu xin được mở cho một con đường sống. Bởi vì ông ta trong quá khứ đã từng có ân với Quan Vũ mà Quan Vũ lại là con người lấy “nghĩa” làm đầu. Cuối cùng Tào Tháo đã tự mình hóa giải nguy nan. Có thể khuất phục được nhân tài ấy chính là đại trượng phu, cách xử sự với mọi người của Tào Tháo thể hiện điều đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phàm ở đời, chỉ có bậc thầy mới chê học trò. Những cũng không thiếu kẻ chê người khác để tỏ ra mình là cao. Hiếm có những trí giả thực sự khen chê đúng chỗ. Ngay cả những người có tâm thật sự tốt, nhưng do thiếu hiểu biết vẫn cứ chê một cách phiến diện. Người viết bài này thuộc loại chê một cách phiến diện, còn cái tâm có mang tính quảng cáo không thì chưa biết. Sự thật Khổng Minh có thật là người tốt hay không? Lưu Bị có thật là người tốt hay không? Hay đó chỉ là do tác giả La Quán Trung tán tụng vậy thì chúng ta cũng có thể suy luận được, nhưng chưa bàn. Tuy nhiên, tài của Khổng Minh mà đem ra chê thì đúng là tác giả bài này cứ chê để tỏ ta đây là cao trí, âu cũng chỉ là một thứ quảng cáo mà thôi.

Khổng Minh mới 28 tuổi mà danh tiếng đã nổi khắp thiên hạ vì tài năng. Khi ra phò giúp Lưu Bị vốn cũng nổi tiếng vì đánh Đông dẹp Bắc, nhưng thực chất lúc bấy giờ Lưu Bị cững mới chỉ quản lý cỡ một huyện, hoặc một tỉnh thành. Vậy mà sau này nổi cơ đồ chia ba thiên hạ làm nên một cục diện lịch sử thời Tam Quốc. Khi dựng nên cơ đồ, mọi việc đang thuận lợi, khiến Tào Tháo phải dời độ thì sự phản bội của Đông Ngô tấn công Kinh Châu giết Quan Vũ. Điều này đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử cho cục diện Tam Quốc sau này, như là một định mệnh đã an bài. Mặc dù Thục thua lớn ở Đông Ngô, Lưu Bị chết ở Bạch Đế thành. Và sau đó thì Quân Tào hùng mạnh chia năm ngả tấn công Thục. Vậy mà một tay ông xoay chuyển tình thế, hóa giải các mũi tấn công của Tào Tháo và phản công lại Tào Tháo với 6 lần xuất quân ở Kỳ Sơn. Nếu ông ta không chết đột ngột thì chưa biết lịch sử sẽ đi về đâu? Mưu lược và tài năng như vậy quả là xuất chúng.

Sự thất bại của Khổng Minh là do định mệnh - hiểu theo nghĩa quy luật của tự nhiên và vũ trụ tương tác chi phối con người - đã an bài, chứ không phải tài năng của ông kém cỏi. Ngay lời mở đầu cuốn Tam Quốc, La Quán Trung đã viết một mệnh đề có tính triết lý làm tư tưởng chủ đạo của câu chuyện: "Thế lớn trong thiên hạ tan lâu thì lại hợp, hợp lâu tất phải tan". Tất cả những chi tiết trong Tam Quốc chỉ là những diễn biến cụ thể để minh chứng cho mệnh đề có tính triết lý này. Ngay cả trước khi Khổng Minh bước ra khỏi lều tranh thì Tư Mã Đức Tháo đã than : "Khổng Minh tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời! Thật tiếc lắm thay!". Cuối cùng Không Minh chết ở gò Ngũ Trượng, để lại một sự nghiệp còn dang dở. Nếu ông ta còn sống thì chưa biết lịch sử sẽ đi về đâu?

Bởi vậy, đem những tiểu tiết như "gọi gió Đông Nam, rút đất hành quân....vv.....mà chê bai một bậc trưởng thượng xuất chúng như Khổng Minh thì đúng chỉ có thế là cái nhìn thiển cận của gã hủ nho mới có thể làm được.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bởi vậy, đem những tiểu tiết như "gọi gió Đông Nam, rút đất hành quân....vv.....mà chê bai một bậc trưởng thượng xuất chúng như Khổng Minh thì đúng chỉ có thế là cái nhìn thiển cận của gã hủ nho mới có thể làm được.

Đúng quá chú à, ông tác giả này giống như ông thầy bói xem voi quá chú ạ.

Theo thiển ý của cháu những bậc kỳ tài như Khổng Minh họ đều có thiên mệnh. Sự xuất hiện của họ tuân theo tự nhiên, theo sự tạo hoá và các quy luật của vũ trụ. Nếu không có KhổngMinh ở thời kỳ đó thì Tào Tháo dễ dàng bình định được Trung Nguyên vẫn là thừa tướng của nhà Hán không giải quyết hết vấn đề của nhà Hán thời bấy giờ; vì bộ máy cai trị vẫn là bộ máy đó, vẫn là các con người có tư tưởng cũ, vẫn cách điều hành như vậy. Và hệ quả tất yếu là vẫn xảy loạn giặc khăn vàng tiếp theo và những sự việc khác. Trong khi đó vận khí của nhà Hán đã quá suy, quá mất cân bằng cần phảicó sự cải tổ triệt để thì xã hội Trung Hoa mới phát triển. Có tam quốc thì các nước phải mở rộng thêm lãnh thổ của mình, phải nghiên cứu phát triển vũ khí và các công cụ sản xuất, tập trung vào phát triển kinh tế trong lãnh thổ của mình……..

Cá nhân cháu nghĩ mỗi chúng ta, mỗi loài cây, mỗi loài vật đề có một sư mệnh của thiên nhiên của tạo hóa. Sứ mệnh đó gây mất cân bằng âm dương tạo nên sự vận động phát triển để cân bằng lại hay sư mệnh đó là cân bằng lại âm dương để nó về trạng thái trung dung. Sứ mệnh mỗi người, mỗi loài mỗi khác, những bậc tài trí như Khổng Minh thì sứ mệnh của họ lớn lao lên ảnh hưởng của họ lên xã hội lớn hơn.

Nhân tiện bài này cháu trình bày quan điểm của mình về định mệnh như trên, có gì mong các cô chú, anh chị chiếu cố chỉ bảo thêm ạ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi người nên tìm thêm quyển "Phong Thủy Sư Gia Cát Lượng" về đọc, là tiểu thuyết thôi nhưng cũng khá là thú vị, thú vị chưa hẳn là hay nhé. Trong truyện vừa lồng vào các giai thoại Phong Thủy, vừa theo diễn tiến của Tam Quốc...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời quý vị xem tiếp phần viết của tác giả này

=============================================================

Trong cuộc sống có khoái lạc, cũng có đau thương, bất tất phải cố ý tu sức cho bản thân mình. Chỉ cần dùng chân tâm, chân tính, chân cảm của bản thân thì có thể đối diện với cuộc sống, lớn tiếng mà khóc, lớn tiếng mà cười. Dùng cái chân tình biểu hiện cho chính mình, ấy mới có thể xem như là một con người…

Posted Image

Thuật "rút đất" hay một trò ú tim của trẻ nhỏ?

Đối lập với cái gian hùng của Tào Tháo là cái “kiêu hùng” của Lưu Bị, cũng có cách xử lý mà không người nào làm được, ông ta dùng nước mắt để tranh thiên hạ. Lưu Bị thích khóc đến nổi tiếng.

Lưu Bị dưới sự trợ giúp của Từ Nguyên Trực, đóng quân Tân Dã, chiêu binh mãi mã, tích trữ lương thảo, khí tượng ngày một thịnh. Nhưng Tào Tháo đã bắt chước bút tích của Từ Mẫu đưa cho Nguyên Trực, khiến cho ông ta phải rời bỏ Lưu Bị. Lưu Bị khóc rằng: “Nguyên Trực đi rồi, ta sẽ không biết làm thế nào?”, rồi ngưng nước mắt mà ngóng theo. Từ Thứ vì điều này mà tâm tư nhiễu loạn, nước mắt lưng tròng, khi sang phía Tào Tháo từ đầu chí cuối không đưa ra một kế sách nào.

Lưu Bị ba lần đến lều cỏ, gặp phải lời từ chối khéo của Khổng Minh, khóc rằng: “Tiên sinh không xuất sơn, thiên hạ sẽ sống như thế nào?”. Lưu Bị nói đi nói lại, càng động đến tâm sự sâu kín, tâm tư trăm mối, lúc đó “nước mắt thấm ra tay áo, làm ướt hết cả vạt áo”.

Khi Lỗ Túc Đông Ngô đòi Kinh Châu, Lưu Bị lại khóc, dày vò những thủ hạ của Lỗ Túc không biết xử trí thế nào, cuối cùng không hoàn thành được nhiệm vụ.

Khi tin Quan Vũ bị sát hại truyền tới, Lưu Bị “thét lên một tiếng lớn, hôn mê ngã vật xuống đất”, lệ thấm ướt vạt áo, ba ngày không ăn. Biểu hiện huynh đệ tình thâm.

Lưu Bị từ đầu chí cuối đều dùng nước mắt để cảm động văn thần võ tướng, khóc để giành được một địa bàn lập nghiệp rồi cũng dùng khóc để có được vị trí vua đất Thục.

Là thủ hạ của một vị quân vương khóc rất nhiều, việc khóc của Gia Cát Lượng cũng rất có bản lĩnh. Chí ít việc khóc của ông ta cũng có thể cùng Lưu Bị tạo nên công trạng. Nhưng Lưu bị dù nói gì đi nữa, cũng có một chút vì quốc gia mà khóc. Còn việc khóc của Gia Cát Lượng cũng chỉ là kiểu mèo khóc chuột, mượn sự thương xót để giải hiềm nghi mà thôi.

Gia Cát Lượng đầu tiên là khóc Chu Du. Năm 36 tuổi, vị đô đốc thủy quân của Đông Ngô Chu Du đã bất hạnh tiêu vong, Gia Cát Lượng mang theo Triệu Tử Long và một số người khác nữa đến phúng viếng. Chỉ thấy Khổng Minh tới trước linh sàng Chu Du, bày lễ vật, tự rót rượu, đổ xuống đất rồi khóc lớn, vừa khóc vừa thuật lại Chu Du sinh thời anh hùng, văn tài võ lược, rộng lượng chí cao như thế nào, rồi giúp Tôn Quyền cát cứ Giang Đông, xây dựng sự nghiệp ra sao. Ông ta cực lực ca ngợi tấm lòng trung nghĩa, khí chất anh hùng của Chu Du. Đứng trước quan tài của Chu Du, ông đau đớn nói: “Hỡi ôi Công Cẩn, sinh tử vĩnh biệt!”. “Hồn phách có linh, xin chứng giám cho tấm lòng của tôi: từ đây trong thiên hạ, sẽ không tìm thấy đâu kẻ tri âm! Than ôi đau đớn thay!”. Ông ta nước mắt như suối, bi thương khóc lóc không dừng, thực là cảm động lòng người. Những người có mặt trong buổi hôm đó không ai là không bị nước mắt của ông ta làm cho cảm động, các tướng lĩnh không có ai không bị tình cảm của ông ta cảm hóa.

Gia Cát Lượng giống như đám tang mẹ, khóc lóc kêu gào. Các tướng lĩnh Đông Ngô đều bị tung hỏa mù. Họ nghĩ không ra rằng vì sao Chu Du chết. Không phải là người trước mắt họ, nói lời mà không giữ, chua ngoa cay nghiệt thì Chu Du đâu đã chết nhanh như vậy. Giờ đến đám tang khóc viếng, phân minh là không ai ăn hiếp Giang Đông cả, có ý muốn hạ thấp Chu Du, trình hiện trước thế nhân một giả tượng rằng: không phải là tôi, Gia Cát Lượng, thế này thế nọ mà là ông, Chu Du, nhỏ nhen, việc ông tức khí mà chết hoàn toàn không liên quan tới tôi. Ông xem ông chết mà tôi vẫn còn tới khóc viếng ông, ông phải nói tôi thật rộng lượng mới đúng! Đối với một người đã chết mà ông ta vẫn không từ bỏ, lòng dạ Gia Cát Lượng quả thật còn hơn lang sói.

Nghe nói loài cá khi ăn thực vật, có một loài có biểu hiện rất giống con người: chảy nước mắt. Loài cá quả thực là có biết chảy nước mắt, chỉ là chúng hoàn toàn khóc không phải vì thương tâm mà là do lượng muối dư thừa trong cơ thể nó bài tiết ra. Chức năng bài tiết của thận cá không được hoàn thiện như, trong cơ thể dư thừa quá nhiều muối, cần phải dựa vào một tuyến muối đặc thù để bài tiết. Tuyến muối trong cơ thể loài cá nằm rất gần vùng mắt của cá. Tuyến muối này có thể giúp loài cá tiêu giảm bớt lượng muối trong nước biển, từ đó mà nước biển nhạt đi. Vì thế, tuyến muối là dụng cụ làm nhạt nước biển của thiên nhiên.

Nước mắt của loài cá này hoàn toàn không phải là do tình cảm mà là một loại giả từ bi, giả thương tâm, giả cảm thông. Loại nước mắt này chỉ là một tuyến ở vùng phụ cận của mắt làm ra một trò đùa quái đản, chỉ cần khi cá ăn, loại tuyến phụ sinh bài tiết ra một loại dung dịch muối của tự nhiên. Trong cuộc sống loại ngụy quân tử giả từ bi này thật đáng mỉa mai!

Tiếng khóc “ghi dấu kinh điển” của Gia Cát Lượng chính là lần khóc chém Mã Tốc. Gia Cát Lượng ra Kì Sơn bắc phạt, ban đầu giành thắng lợi, giành được ba quận vùng Lũng Tây, thanh thế làm chấn động Ngụy quân. Đột nhiên có tin báo, Tư Mã Ý xuất quan, hành quân cấp tốc. Gia Cát Lượng liệu định chắc rằng Tư Mã Ý sẽ lấy Nhai Đình, chặn yết hầu của quân Thục. Vì thế muốn phái một thượng tướng danh tiếng đến trấn thủ ở Nhai Đình, không ngờ Mã Tốc muốn được nhận nhiệm vụ, cam kết “nếu như thất bại, chém đầu cả nhà”. Mã Tốc vốn là một thư sinh, bàn việc binh trên giấy còn khả dĩ, không hề có một chút kinh nghiệm thực chiến. Chỉ vì ông ta có sự giao hảo riêng với Gia Cát Lượng, lại là một nhân vật thuộc phái Kinh Tương. Chỉ vì cho ông ta một cơ hội kiến công lập nghiệp, Gia Cát Lượng đã không nghe lời mọi người mà đề bạt Mã Tốc. Kết quả, Mã Tốc sau khi tới Nhai Đình đã chống lệnh, không nghe lời can gián, lập trại ở trên núi, cuối cùng đã bị Tư Mã Ý trước chặn đường thủy, lại phóng hỏa đốt núi, tuy Thục quân mấy lần cứu viện nhưng rốt cục Nhai Đình vẫn mất.

Sau khi Nhai Đình thất thủ, Gia Cát Lượng phải sửa chữa cục diện thất bại của mình, thân là chủ tướng ông ta không thể đổ thừa trách nhiệm cho ai. Nhưng là một để bảo toàn danh dự cho bản thân, nên đã đem toàn bộ sai lầm trong cuộc chiến đó đẩy hết cho Mã Tốc, luôn miệng nói là thất bại Nhai Đình là một sự kiện trọng đại trong chiến tranh. Mẫ Tốc không cách gì đã trở thành vật hy sinh của ông ta. Gia Cát Lượng chém khi chém Mã Tốc có ba lần ông ta chảy nước mắt như loài cá.

Posted Image

Gia Cát Lượng của những người nghiện games

Lần khóc thứ nhất là trách mắng sai lầm của Mã Tốc. Nói Nhai Đình là gốc của quân Thục, ngươi đã lấy sinh mạng cả gia đình để lĩnh trách nhiệm nặng nề đó, nay mất đất mất thành, tất sẽ bị xử chém. Lúc đó Mã Tốc cầu xin rằng sau khi giết chết ông ta có thể ban ân tha chết cho con ông ta, Gia Cát Lượng bị lời khẩn cầu của một người sắp chết làm cho cảm động, ông ta lập tức đáp ứng thỉnh cầu, đổng thời chảy nước mắt nói: “Ta và Nhữ Nghĩa (tên tự của Mã Tốc) là huynh đệ, con của ông cũng chính là con của ta, không cần dặn dò quá nhiều”. Ý là muốn Mã Tốc yên tâm mà đi.

Mã Tốc vốn có giao hảo với Gia Cát Lượng, nay vì lợi ích của bản thân, ông ta không thể không giết Mã Tốc. Giờ đối diện với đề xuất cuối cùng của một người cha cho con mình, lương tâm của ông ta cũng không hoàn toàn mất đi.

Lần thứ hai khóc là lần can gián của Tưởng Uyển. Trong cách nhìn của Tưởng Uyển: “Nay thiên hạ chưa định, mà giết người mưu trí, chẳng đáng tiếc lắm hay sao?”. Khổng Minh cũng biết rằng Mã Tốc cũng có chỗ khả dụng. Trước đây Mã Tốc đã vì Khổng Minh hiến kế hai lần và cả hai lần đều giành được thắng lợi lớn: Lần thứ nhất là bảy lần bắt Mạnh Hoạch, ông ta kiến nghị lấy công tâm làm đầu. Một lần khác là lợi dụng kế phản gián, gây xích mích trong quan hệ giữa Tào Duệ và Tư Mã Ý, kết quả là Tư Mã Ý bị biếm về quê. Gia Cát Lượng không phải không biết tài năng của Mã Tốc Mã Tốc không chết nhất định trở thành cánh tay đắc lực của ông ta, nhất định có thể giúp ông ta đối phó với một số người như Lý Nghiêm,… Nhưng ngày hôm nay nếu như không chết, rất có thể địa vị của ông ta trong tập đoàn Kinh Tương sẽ bị lung lay. Giết chết Mã Tốc cũng giống như chặt đứt một cánh tay của ông ta. Lúc đó nội tâm của ông ta cực kì phức tạp mâu thuẫn, làm sao ông ta không thương tâm cho được?

Lần thứ ba là sau khi nhìn thấy thủ cấp của Mã Tốc, Không Minh lại không nén nổi sự đau đớn nội tâm, khóc lớn không thôi. Lúc này Tưởng Uyển vẫn ngoan cường hỏi: “Nay kẻ ấu trĩ thường mắc tội, đã xử theo quân pháp, thừa tướng hà cớ gì phải khóc?”. Đây là lần đâu tiên Khổng Minh nghĩ tới thất bại do việc mình dùng người không đúng gây ra, và lại sai lầm này là không thể thông cảm được. Gia Cát Luợng từ sau khi Lưu Bị chết, gạt bỏ sự độc chiếm quyền bính của Lý Nghiêm, ….

Gia Cát Lượng khóc Chu Du, khóc Mã Tốc là giả nhân nghĩa lấy lòng người, vừa ăn cướp vừa la làng. Là một kẻ đầy mưu mẹo trên chính trường, ông ta rất giỏi vận dụng những biểu tượng để ngụy trang cho chính mình. Tào Tháo ba lần cười cũng có ba lần khóc. Ông ta khóc lần thứ nhất là khóc toàn gia đình mình bị Đào Khiêm giết chết, ai không thương cha thương mẹ, Tào Tháo khóc, có thể nói là khóc một cách thực tâm. Lần thứ hai khóc là khóc Điển Vi. Năm đó, Tào Tháo dẫn quân thảo phạt Trương Tú, bị trúng kế của Trương Tú, thân bị bao vây. Điển Vi sau khi mơ thấy cảnh đó, tỉnh dậy đã “ra sức hướng về hành quân”, đến chết cũng không lui, máu chảy đầy đất mà chết nhờ thế mà Tào Tháo thoát hiểm. Tào Tháo sau khi chỉnh đốn quân đội, đánh lui Trương Tú, lập tức làm lễ tế Điển Vi, tự thân mình khóc tế ông ta. Hai năm sau, Tào Tháo lại dẫn quân tới Uyển Thành tấn công Trương Tú, Tào Tháo đột nhiên khóc lớn, còn nói, ta từng đau đớn mất con trưởng, cháu yêu, nhưng ta chỉ khóc đại tướng Điển Vi của ta. Đây cũng là lần Tào Tháo khóc để lấy lòng người. Lần thứ ba khóc là khóc Quách Gia sau thất bại trong trận Xích Bích, “Nếu có Phụng Hiếu ở đây, ta đã không cô độc đến thế này”. Lần khóc này là để che đậy cho sai lầm của bản thân mình cũng là trách mắng bọn mưu sĩ vô năng, đương nhiên ông ta không quên rẳng Tuân Húc từng nhắc nhở ông ta về kế trá hàng, kế liên hoàn của Đông Ngô và cả chuyện gió Đông nữa nhưng là do Tào Tháo không nghe. Lần khóc này là sự che đây ngụy trang cho sai lầm của bản thân ông ta mà cũng là bộc lộ sự gian xảo giả dối của ông ta.

Tập Tạp Xỉ bình Gia Cát Lượng nói: “Vì thiên hạ chủ trì đại cục, muốn đại thu lực vật mà không lượng tài năng mà nhậm trọng trách, theo tài phó nghiệp; biết đó là một lỗi nặng, không tuân sự nhắc nhở của minh chủ, giết người hữu ích, thật khó mà gọi là người có trí được vậy”. Tập Tạp Xỉ cho rằng Gia Cát Lượng không đủ để gọi là người có trí nhưng ông ta không nhìn thấy rằng tuy Gia Cát Lượng tuy không phải là người có trí nhưng mà ông ta là bậc có mưu. Chỉ nhìn mấy lần ông ta dùng nước mắt để tạo ra cái thanh danh hiền thần hiếu tử cũng có thể thấy là đã đạt tới đỉnh cao của kẻ giết người không dao.

Trên thế giới vốn không có hận thù vô duyên vô cớ, cũng không có tình yêu vô duyên vô cớ. Là một con người có thất tình lục dục, phải sống trên trên cõi hồng trần tục thế, không cách nào thoát khỏi những hỷ nộ ai lạc do cuộc sống mang lại. Trong cuộc sống có khoái lạc, cũng có đau thương, bất tất phải cố ý tu sức cho bản thân mình chỉ cần dùng chân tâm, chân tính, chân cảm của bản thân thì có thể đối diện với cuộc sống, lớn tiếng mà khóc, lớn tiếng mà cười. Dùng cái chân tình biểu hiện cho chính mình, ấy mới có thể xem như là một con người./.

vietimes.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gia cát lượng ăn sao được so với cụ Nguyễn Trãi nhà mình

Có điều bọn Tung Của chúng nó cứ hô hào thế thôi, tài ít dư mà hô nhiều, thêu dệt nhiều thì thành ra cao thủ đó mà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không phải tác giả này mà rất nhiều tác giả Trung quốc khác đã có những cách nhìn khác về Khổng Minh và chuyện Tam quốc diễn nghĩa từ lâu. Tuy vậy VL cũng cảm thấy tác giả này có đôi chút làm tiền và tạo xì căng đan.

Khổng Minh và Lưu Bị, Tào Tháo, Quan Vũ,...các nhân vật trong chuyện Tam quốc đã được ngòi bút điêu luyện của La Quán Trung đưa họ trở thành nổi tiếng. Đây là tác phẩm văn học dựa trên cốt truyện có thật đã được hư cấu. Tài năng văn học của La Quán Trung đạt tột đỉnh với tác phẩm để đời này và do đó góp phần làm cho các nhân vật trong chuyện như thần, như thánh.

Ngay như Quan Công tới tận đời nhà Thanh vẫn chưa nổi tiếng. Tuy nhiên từ đời này trở đi có một vị vua Mãn Thanh (Khang Hy hoặc Ung Chính, VL ko nhớ chính xác tên vua) đã hết sức ái mộ Quan Vân Trường và tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa đã ra lệnh xây đền thờ Quan Vũ khắp cả nước. Không chỉ vậy ông ta còn phong Quan Vân Trường các chức tước như ...Đại đế, thượng đẳng thần...Chính nhờ việc này mà đền thờ Quan Vũ đã xuất hiện kể từ thời gian này. Cùng với đó là những chức tước và độ nổi tiếng của Tam quốc diễn nghĩa càng bay xa hơn bao giờ hết.

Nhìn thêm vào bối cảnh xã hội của La Quán Trung lúc đó. Lúc đó Trung quốc có văn hóa hồng lầu trà. Các văn sĩ, trí thức dành thời gian tán chuyện ở các tửu lầu rất đông và đủ các loại chuyện to nhỏ, văn chương được đem ra bàn luận. Đây là môi trường để La Quán Trung cóp nhặt và phát triển hoàn thiện tác phẩm của mình. Hơn nữa chúng ta cũng biết rằng văn hóa Trung quốc có tư duy mà VL tạm gọi là tư duy điển cố. Tức là cùng một sự việc nhưng người Hàn Quốc hay người Việt chúng ta có thể coi đó là câu chuyện hay và có thể quên nhưng với Trung quốc thì sẽ đưa lên thành một tích truyện. Trong văn hóa Trung quốc chúng ta có thể tìm thấy vô số những điển tích, điển cố mẫu mực về văn chương, thi cơ, hội họa, những câu chuyện cảm động.v.v...(VD: Nhị thập tứ hiếu, Bảy lần bắt Mạch Hoạch, Ba lần vào ra Trung Nam Hải của Đặng Tiểu Bình, Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh...)Thật ra các dân tộc khác họ cũng có rất nhiều nhưng ở Trung quốc thì chúng được đưa lên thành những hình mẫu. Vì vậy càng có điều kiện để lưu truyền đến mai sau. Điều này vô tình làm cho nhiều người cho rằng văn hóa Trung quốc rất đặc sắc bởi vì có nhiều cái để nói, để nhớ khi đề cập đến nó. Đây là sự khác biệt lớn giữa văn hóa Việt mà văn hóa Tàu khi trong văn hóa Việt những câu chuyện như vậy sẽ như mạch nước ngầm chảy trong dân gian không ồn ào, không khoa trương. Những đặc điểm trên của xã hội Trung quốc càng góp phần ra đời một Tam quốc diễn nghĩa nổi tiếng.

Có thể Khổng Minh cũng là người kỳ tài nhưng dù sao thì đó cũng là trong một tác phẩm văn học. Thật vậy nhìn vào lịch sử Trung quốc không có mấy tướng tài và rất hiếm anh hùng giữ nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không phải tác giả này mà rất nhiều tác giả Trung quốc khác đã có những cách nhìn khác về Khổng Minh và chuyện Tam quốc diễn nghĩa từ lâu. Tuy vậy VL cũng cảm thấy tác giả này có đôi chút làm tiền và tạo xì căng đan.

Khổng Minh và Lưu Bị, Tào Tháo, Quan Vũ,...các nhân vật trong chuyện Tam quốc đã được ngòi bút điêu luyện của La Quán Trung đưa họ trở thành nổi tiếng. Đây là tác phẩm văn học dựa trên cốt truyện có thật đã được hư cấu. Tài năng văn học của La Quán Trung đạt tột đỉnh với tác phẩm để đời này và do đó góp phần làm cho các nhân vật trong chuyện như thần, như thánh.

Ngay như Quan Công tới tận đời nhà Thanh vẫn chưa nổi tiếng. Tuy nhiên từ đời này trở đi có một vị vua Mãn Thanh (Khang Hy hoặc Ung Chính, VL ko nhớ chính xác tên vua) đã hết sức ái mộ Quan Vân Trường và tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa đã ra lệnh xây đền thờ Quan Vũ khắp cả nước. Không chỉ vậy ông ta còn phong Quan Vân Trường các chức tước như ...Đại đế, thượng đẳng thần...Chính nhờ việc này mà đền thờ Quan Vũ đã xuất hiện kể từ thời gian này. Cùng với đó là những chức tước và độ nổi tiếng của Tam quốc diễn nghĩa càng bay xa hơn bao giờ hết.

Nhìn thêm vào bối cảnh xã hội của La Quán Trung lúc đó. Lúc đó Trung quốc có văn hóa hồng lầu trà. Các văn sĩ, trí thức dành thời gian tán chuyện ở các tửu lầu rất đông và đủ các loại chuyện to nhỏ, văn chương được đem ra bàn luận. Đây là môi trường để La Quán Trung cóp nhặt và phát triển hoàn thiện tác phẩm của mình. Hơn nữa chúng ta cũng biết rằng văn hóa Trung quốc có tư duy mà VL tạm gọi là tư duy điển cố. Tức là cùng một sự việc nhưng người Hàn Quốc hay người Việt chúng ta có thể coi đó là câu chuyện hay và có thể quên nhưng với Trung quốc thì sẽ đưa lên thành một tích truyện. Trong văn hóa Trung quốc chúng ta có thể tìm thấy vô số những điển tích, điển cố mẫu mực về văn chương, thi cơ, hội họa, những câu chuyện cảm động.v.v...(VD: Nhị thập tứ hiếu, Bảy lần bắt Mạch Hoạch, Ba lần vào ra Trung Nam Hải của Đặng Tiểu Bình, Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh...)Thật ra các dân tộc khác họ cũng có rất nhiều nhưng ở Trung quốc thì chúng được đưa lên thành những hình mẫu. Vì vậy càng có điều kiện để lưu truyền đến mai sau. Điều này vô tình làm cho nhiều người cho rằng văn hóa Trung quốc rất đặc sắc bởi vì có nhiều cái để nói, để nhớ khi đề cập đến nó. Đây là sự khác biệt lớn giữa văn hóa Việt mà văn hóa Tàu khi trong văn hóa Việt những câu chuyện như vậy sẽ như mạch nước ngầm chảy trong dân gian không ồn ào, không khoa trương. Những đặc điểm trên của xã hội Trung quốc càng góp phần ra đời một Tam quốc diễn nghĩa nổi tiếng.

Có thể Khổng Minh cũng là người kỳ tài nhưng dù sao thì đó cũng là trong một tác phẩm văn học. Thật vậy nhìn vào lịch sử Trung quốc không có mấy tướng tài và rất hiếm anh hùng giữ nước.

Cái gì thiếu thì phải làm cho đủ, cho có mà thôi, lấy hư lấp thực. http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/eyelash.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái gì thiếu thì phải làm cho đủ, cho có mà thôi, lấy hư lấp thực. Posted Image

Cái này gọi là Ying-Yang (ép cho) cân bằng của "zhong guó"...

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khổng Minh là bậc kỳ tài, nhưng Tào Tháo mới là bậc Đại trượng phu . Hai thần tượng của tôi trong tam quốc là Tào Tháo và Quan Vũ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khổng Minh là bậc kỳ tài, nhưng Tào Tháo mới là bậc Đại trượng phu . Hai thần tượng của tôi trong tam quốc là Tào Tháo và Quan Vũ

Tào Tháo thì khỏi nói, quá giỏi rồi :wub: Quan Vân Trường thì miễn bàn và thêm Khổng Minh Gia Cát nữa. Khổng Minh sai lầm ở chỗ (theo truyện và thiển ý của tôi) là quá cầu toàn và trung liệt nên hỏng việc lớn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyện Tàu hay viết theo kiểu 3 phần thiệt 7 phần phịa, cho nên dân ta hay nói "Nói chuyện Tàu lau". Đến ông Kim Dung khi viết truyện cũng y như vậy mà chấp bút. Do vậy nhân vật trong truyện thì thấy tài, nhưng thực tế lịch sử thì không biết. Lịch sử trong trung quốc được dân gian biết biết đến hầu hết là qua truyện tiểu thuyết chương hồi, dù cho các "cộng đồng khoa học thế giới" hay "hầu hết các nhà khoa học trong nước" có thừa nhận hay không thì người ta cũng chỉ biết vậy và tưởng vậy, tự dưng mặc nhiên nó là vậy.

Ngay cả khi phản bác một vấn đề gì, như vấn đề hô mưa gọi gió thì người ta cũng trích dẫn một phần của truyện, coi như là bằng chứng chứng minh, nghĩa là hiện thực hóa tiểu thuyết.

Nghĩa là cũng "Tàu lau mía lau".

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khổng Minh thì là người tài rồi, nhưng mà tài giỏi cỡ nào thì thua, vì qua ngòi bút của tác giả, Khổng Minh cũng giống thần tiên.

Mời quý vị xem tiếp 1 đoạn thông tin này

====================================================================

Những phát hiện khoa học kỳ lạ về Khổng Minh

Posted Image Nhung phat hien khoa hoc..

Trong khoa học, kỹ thuật, tạo ra được một chuyển động vĩnh cửu là một công việc dường như không thể. Để một vật chuyển động, nó bắt buộc phải chịu một lực tác động từ bên ngoài. Chính vậy mà vào đầu thế kỷ hai mươi, khi bộ tiểu thuyết lịch sử Tam Quốc Diễn Nghĩa được dịch ra tiếng Anh, nó đã tạo ra một chấn động trong làng khoa học thế giới. Các nhà khoa học đọc đi đọc lại những sáng chế của Khổng Minh nhưng không thể hiểu nổi. Nhiều người nghi ngờ bản dịch nên đã cố công học tiếng Hán để nghiên cứu nguyên tác nhưng vẫn không tìm thấy các bí mật ở trong đó. Những người nản chí thì cho đó là những tưởng tượng của nhà văn. Nhưng có khá nhiều người vẫn còn tin vào khả năng thần kỳ của nền kỹ thuật Trung Quốc và tin vào nhận định: tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa là một tác phẩm lịch sử có tới bảy phần thực.

hổng Minh là một nhân vật mưu lược, quyền biến, trung thành và đặc biệt có những khả năng được người dân Trung Quốc tôn sùng như một vị thánh.Trong những trận đánh liên miên từ khi Lưu Bị còn chưa có đất dụng võ cho tới khi thiên hạ (nước Trung Hoa xưa) chia thế chân vạc, Khổng Minh đã thể hiện bản lĩnh của một vị quân sư, một vị tướng hiểu thời, hiểu thế và do vậy, hầu như ông không có đối thủ thực sự trên chiến trường. Cho đến gần cuối đời, Khổng Minh mới gặp một địch thủ thực sự cho dù người này luôn nhận mình kém cỏi so với ông. Đó chính là Tư Mã Ý, người đã đặt nền tảng thống nhất đất nước Trung Hoa cho con trai mình.

Trong cuộc đấu sức, đấu trí với Tư Mã Ý, Khổng Minh đã để lại cho hậu thế hai “bí kíp” lớn nhất về sự sáng chế khoa học. Đó là phép “rút đất” và những con trâu ngựa gỗ có thể tự động vận chuyển lương thực. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được nền khoa học kỹ thuật phát triển rất cao của người Trung Hoa cổ. Vậy nếu như khôi phục được hai “bí kíp” kia thì đó là một điều thần kỳ đối với cuộc sống nhân loại.

Trong một trận chiến, để dụ tướng giặc, Khổng Minh ngồi trên xe nhỏ bốn bánh được quân lính đẩy ra giữa trận. Tướng giặc thấy vậy, cáu tiết đuổi theo bắt cho kỳ được. Khổng Minh truyền quay xe và chạy. Ba phía khác lần lượt xuất hiện một cái xe y như thế với Khổng Minh khăn áo là lượt.(Đó chính là ba viên tướng đóng thế Khổng Minh) Tướng giặc liền nhằm một cỗ xe và đuổi riết. Chiếc xe do người đẩy chỉ chạy chầm chậm nhưng quân giặc với đàn ngựa chiến không sao đuổi được. Càng đuổi, chiếc xe càng chập chờn trước mắt. Đuổi nhanh, xe chạy nhanh, đuổi chậm, xe chạy chậm lại. Và tất nhiên, tướng giặc không thể bắt nổi chiếc xe đó. Xét về tốc độ thì một chiếc xe bốn bánh do người đẩy không thể chạy nhanh bằng nước phi của một con ngựa chiến được.

Hiển nhiên trong chuyện này phải có một yếu tố "kỹ thuật" nào đó. Các nhà khoa học nghiên cứu một hồi cũng không thể đưa ra một giả định hay hơn các nhà nghiên cứu quân sự được. Họ cho rằng, cuộc chiến giữa hai bên diễn ra ở vùng núi Kỳ Sơn rất hiểm trở và rừng rậm um tùm.

Posted Image

Khổng Minh lại là một người ưa dùng nghi binh và dùng “tà pháp” đánh vào tâm lý của đối phương nên phép "rút đất” được lý giải như sau: Do chiếc xe bốn bánh dùng sức người đẩy chắc chắn không thể sánh với tốc độ của ngựa chiến được mà ngựa chiến vẫn không đuổi kịp là vì hai điều: thứ nhất; chiếc xe không có thực trên cùng một đường chạy, thứ hai, có nhiều chiếc xe giống nhau tham gia vào phép “rút đất" này. Mặc dù người Trung Hoa đã sử dụng gương hay những mặt đồng tạo hình ảnh từ rất sớm nhưng nếu cho rằng Khổng Minh đã dùng gương tạo ra một ảo ảnh trên đường chạy là một điều hoang đường. Bởi vì nếu Khổng Minh có thể sử dụng kỹ thuật phản chiếu qua gương như vậy thì ông cần gì phải bố trí ba tướng khác đóng giả y hệt mình ở ba góc trận.? Loại trừ khả năng này, chúng ta đến với khả năng thứ hai.

Khổng Minh là một người đặc biệt nhạy cảm về địa thế chiến trường. Với ông, nếu tận dụng được địa thế thì một dòng suối cũng nhấn chìm được cả đoàn quân. Chúng ta thử hình dung trận địa diễn ra ở những sườn núi, sườn đồi mấp mô. Do đó, tầm mắt của đối phương bị che lấp liên tục. Khổng Minh đã dùng các tướng đóng giả mình và phục sẵn ở lưng chừng các mỏm núi có rừng bao phủ. Câu chuyện diễn ra từa tựa như truyện cổ tích lũ rùa tinh khôn chạy thi với thỏ. Khi tướng giặc chạy lên điểm cao thì nhìn thấy chiếc xe, nhưng khi chạy xuống lòng chảo (dù rất nhỏ) viên tướng đó cũng sẽ mất tầm nhìn trong một đoạn thời gian. Đoạn thời gian này đủ để chiếc xe ấy lẩn vào rừng cây và chuyển vào một vị trí định sẵn. Khi tầm nhìn của tướng giặc mở ra, viên tướng đó sẽ lại thấy một chiếc xe khác y nhệt như thế xuất hiện.

Do đã nắm chắc địa thế và lại là người chủ động khiêu khích giặc nên Khổng Minh đủ sức bố trí phép “rút đất” như vậy. Ở đây có một câu hỏi lớn đặt ra là ông đùa giỡn với tướng giặc thế làm gì khi ông có thể tóm gọn kẻ thù trong lúc viên tướng đó sa vào thế trận của ông. Chúng ta nên nhớ rằng, Khổng Minh chỉ có chưa đến mười vạn quân so với vài chục vạn quân Ngụy. Hơn nữa, trước khi ra Kỳ Sơn đánh Ngụy, Khổng Minh phải để lại một số lượng lớn quân để giữ nước. Lực lượng của Khổng Minh chỉ bằng một phần nhỏ của quân địch. Chính vậy nên Khổng Minh đã dùng cách này để "hù doạ” quân địch. Có lẽ sự thật về phép “rút đất” từng làm bao nhiêu nhà quân sự, nhà khoa học và độc giả phải đau đầu nằm trong câu chuyện cổ tích của người Việt: Rùa chạy thi với thỏ.

Trong chiến tranh, lương thực tiếp tế cho các đoàn quân là điều kiện sống còn. Do địa hình vùng núi Kỳ Sơn rất phức tạp, dốc đá hiểm trở nên việc vận chuyển lương thực vô cùng khó khăn. Tư Mã Ý có lý khi cho rằng chỉ cần không ra đánh, cứ cố thủ, quân của Khổng Minh hết lương thực tất phải tự vỡ. Quả nhiên quân Thục gặp những rắc rối về việc vận chuyển lương thực. Do địa hình quá là hiểm trở nên những con ngựa kéo xe rất nặng nề và thường xuyên chết cả đàn vì chướng khí. Khổng Minh gọi thợ lấy gỗ và vẽ mẫu để làm trâu ngựa gỗ. và thật lạ lùng, những con trâu ngựa gỗ ấy kéo xe lương thực đi như không trên những sườn núi cao. Nếu con người hiện đại biết được cách chế tạo trâu ngựa gỗ thì chúng ta sẽ tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng.

Tuy nhiên nhiều người cho rằng Khổng Minh đã phù phép để cho các con vật bằng gỗ ấy cử động được. Có một “chứng cứ khoa học” rằng khi Tư Mã Ý thấy vậy liền cho quân bắt lấy một con mang về tháo rời ra. Tư Mã Ý cũng là một nhà kỹ thuật đại tài nên ông bắt chước y như đúc các kích thước của con trâu gỗ và tạo ra được cả một bầy dùng để kéo xe. Như vậy cấu tạo đặc biệt của trâu ngựa gỗ đã tạo ra hành động của chúng. Nhưng chúng ta đều biết những con trâu ngựa gỗ đó không thể tự tạo ra một bộ máy chuyển động vĩnh cửu để hoạt động được.

Yếu tố ngoại lực chắc chắn phải xuất hiện, nhưng nếu đẩy nó như đẩy xe thì tội gì phải chế tạo trâu ngựa gỗ cho thêm rắc rối. Trâu ngựa gỗ giúp cho quân lính chuyên chở lương thực rất nhẹ nhàng, do đó nó ưu việt hơn nhiều là phải đẩy một cái xe. Các nhà nghiên cứu quân sự trở lại với địa thế hiểm trở của những ngọn núi Kỳ Sơn. Để vận chuyển lương thực, những đoàn xe đó tất nhiên phải đi men theo các sườn núi đá. Những con đường mấp mô, gập ghềnh khi lên cao khi xuống thấp. Đây chính là địa thế dành cho trâu ngựa gỗ. Trong khớp nối ở mỗi ống chân gỗ, người thợ sẽ tiện một đĩa gỗ tròn sao cho cơ thể con trâu có thể trượt về đằng trước hay trượt về đằng sau một khoảng bằng bán kính của đĩa gỗ. Như vậy nếu đứng trên một mặt phẳng thì con trâu hoặc là chúi về phía trước hoặc là trượt về phía sau chứ không thể đứng thẳng được. Tất cả các khớp nối của bốn chân con trâu, con ngựa đều tuân thủ nguyên tắc này. Khi mang các bao lương thực trên lưng, sức nặng ấy sẽ tạo ra một lực đẩy rất mạnh hoặc về phía trước hoặc về phía sau.

Trên địa hình mấp mô, gập ghềnh, sau khi trọng lượng lương thực "dúi” phần lưng nó về phía trước, theo con trượt, lưng nó sẽ lại trở lại phía sau theo đà lắc. Nhưng nếu như thế thì chúng vẫn chưa thể đi được, nhất là khi đà dốc chỉ đủ "dúi” nó tới gần đỉnh cao nhất của dốc đá lồi lõm trên đường. Mặc dù có địa thế lồi lõm như thế, để có thể đi được, những con trâu ngựa gỗ đó vẫn cần một ngoại lực nào đó. Điều này một lần nữa được hé mở qua bộ phận lưỡi của chúng. Khi Tư Mã Ý dùng trâu ngựa gỗ chuyển lương thực, Khổng Minh đã cho quân của mình bôi mặt giả làm quỷ để doạ quân Ngụy.

Để cướp lương thực, quân Thục chỉ cần tháo lưỡi của trâu ngựa gỗ là chúng không đi được. Như vậy ngoại lực sẽ truyền qua lưỡi và tác động lên các trục tròn qua những thanh sắt "chuyển lực”. Bộ khung sắt lnày nằm kín trong bụng trâu ngựa gỗ và nó được kéo quay tròn như thể một cái guồng nước. Nó có bốn thanh chính. Khi thanh thứ nhất và thanh thứ hai quay làm cho chân trước và chân sau phía bên kia của con trâu “trượt” về phía trước thì hai thanh còn lại "gạt” hai chân còn lại về phía sau, tạo ra một chuyển động nhịp nhàng. Đặc biệt chuyển động này tận dụng tối đa sự "xuống dốc, lên dốc” của mặt đường gập ghềnh. Như vậy, các nhà khoa học hiện đại kết luận, chắc chắn sợi dây "dắt” trâu ngựa gỗ sẽ được buộc vào lưỡi của chúng. Một hoặc hai người lính sẽ “dắt” trâu bằng cách kéo nhẹ vào dây khi đà lăn gần hết, để tiếp tục tạo cho chúng một đà lăn mới.

Trên lý thuyết, các nhà phân tích “giải mã” được cấu tạo của những con trâu ngựa gỗ. Tuy nhiên chưa có ai làm thực nghiệm. Điều này có thể vì nhiều lý do nhưng lý do lớn nhất là, những con trâu ngựa gỗ (như trên) nếu có thể chế tạo được thì cũng không mang lại ích lợi cho con người bởi vì hệ thống giao thông hiện nay đã quá hiện đại và rất khó có thể tìm thấy những con đường lồi lõm dù ở cả những miền núi cao./

bantinsom.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời quý vị xem tiếp thông tin trên internet về Gia cát lượng

======================================================

Gia Cát Lượng đã mượn đao giết Quan Vũ?

Posted Image Gia Cat Luong da muon dao..

Chướng ngại lớn nhất cho việc nắm quyền lực của Gia Cát Lượng là ai? Thực không có gì phải nghi vấn, đó chính là Quan Vũ. Quan Vũ kiêu hùng đã sớm nổi danh. Năm Kiến An thứ 19 (năm 214), Lưu Bị tấn công Ích Châu, Mã Siêu ở Tây Lương tới đầu quân. Mã Siêu vốn là một hổ tướng có tiếng đương thời. Lưu Bị được bèn lập tức phong làm Bình Tây tướng quân, địa vị tương đương với Quan Vũ. Quan Vũ ở Kinh Châu nghe được tin cực kỳ bất mãn, lập tức viết thư cho Gia Cát Lượng “Như Siêu có thể so với ai?”. Gia Cát Lượng viết thư khéo léo đáp lại rằng: “Mạnh Khởi (Mã Siêu) tài kiêm văn vũ, dũng liệt hơn người, là hào kiệt một thời…. nhưng cũng chẳng sánh được với tướng quân…”. Quan Vũ đọc xong thư mà dương dương tự đắc.

Năm Kiến An thứ 24 (năm 219) Lưu Bị tự xưng làm Hán Trung vương, muốn trọng dụng Hoàng Trung làm Hậu tướng quân “Gia Cát Lượng bèn nói với tiên chủ: Danh vọng của Trung không thể cùng với Quan, Mã, nay lại tương vi. Mã, Trương ở gần có thể nói tường tận. Quan nay ở xa chỉ e không vui. Có nên hay chăng? Tiên chủ nói: Ta tự có cách giải thích” (Thục thư – Hoàng Trung truyện). Lưu Bị nói “Ta tự có cách giải”, thực ra chỉ là phái Ích châu tiền bộ Tư Mã Phí Thi đi trước. Tam Quốc chí - Phí Thi truyện viết: “Lưu Bị sai Thi tới phong Quan Vũ làm Tiền Tướng Quân, Vũ nghe được Hoàng Trung phong làm Hậu tướng quân bèn đại nộ mà rằng: Đại trượng phu sao có thể cùng sánh ngang với lão binh. Không chịu thụ phong”. Quan Vũ cuồng vọng tới thế, Gia Cát Lượng sao không trừng trị mà người lại còn lựa ý của Vũ để mà lấy lòng?

Cô (ta) nay có Khổng Minh, như cá gặp nước, các người chớ nói nhiều. Vũ, Phi bèn thôi” (Thục thư – Gia Cát Lượng truyện). Có thể thấy Quan Vũ, Trương Phi vốn không đặt Gia Cát Lượng vào trong mắt mình, đối với Lưu Bị càng ngày càng thân với Gia Cát thì lòng không vui.

Posted Image

Tượng Khổng Minh

Năm Kiến An thứ 13 Tào Tháo xuất quân xuống phía nam. Muốn một trận quét sạch Đông nam, Lưu Bị thân cô thế quả, lại không có chốn dung thân, tình hình ngàn cân treo sợi tóc. “Gia Cát Lượng năm đó 27 tuổi, tự dâng sách lược, thân đi sứ Tôn Quyền, cầu viện nơi Ngô hội, Quyền cũng có ý với Bị, lại them thấy Lượng kỳ nhã, càng thêm kính trọng lập tức sai ba vạn quân tới phù trợ Bị. Bị được đắc dụng cùng Vũ đế giao chiến, đại phá được quân địch, thừa thắng ruổi quân, Giang Nam được bình” (Thục thư – Gia Cát Lượng truyện). Trong trận Xích Bích, Gia Cát Lượng lập được đại công, không những củng cố lại địa vị trong tập đoàn Lưu Bị mà còn gây được uy tín. Quan Trương hai người cũng không còn dám xem thường nữa. Nhưng Quan Vũ từ sự khinh thị của quá khứ mà biến thành đố kị Gia Cát Lượng. Vương Phu Chi đối với việc này từng nói:

Chiêu Liệt bại ở Trường Bản mà quân của Vũ toàn vẹn, Tào Tháo qua sông, mà không một tay thi thố được. Mà Gia Cát công đông sứ, Lỗ Túc tây kết, định phân bang giao hai nước, Tôn thị phá Tào. Công không ở Vũ, mà ở Lượng. Lưu Kỳ nói : Triều đình dưỡng binh ba mươi năm mà nay đại công ở tay một nho sinh. Cho nên Vũ càng kị Gia Cát và kị Túc”.

Quan Vũ và Trương Phi tính cách vốn không giống nhau “Vũ thiện đối đãi với sĩ tốt nhưng kiêu căng kinh bạc đối với sĩ đại phu, Phi thì yêu kính quân tử nhưng ghét kẻ tiểu nhân” (Thục thư – Trương Phi truyện). Trương Phi đối với những sĩ đại phu có tài năng thì mười phần kính trọng, nhưng Quan Vũ đối với sĩ đại phu thì khó chịu. Gia Cát Lượng lại là sĩ đại phu đứng đầu trong tập đoàn của Lưu Bị, đương nhiên cũng ở trong đó. Gia Cát Lượng đối với việc Quan Vũ coi thường mình cũng thực rõ ràng nhưng vì kị việc Vũ “tình như thủ túc” đối với chủ công, lại thêm rằng thời gian theo Lưu Bị so với Quan Vũ thì muộn hơn nhiều, quan chức cũng kém hơn Quan Vũ, nên không thể không khéo léo mà xử thế. Gia Cát Lượng tính toán không phải là như thế nào để trừng phạt Quan Vũ, mà là giải quyết vấn đề từ căn bản, chờ đợi thời cơ để giết Quan Vũ.

Năm Kiến An thứ 24, Quan Vũ phát động chiến dịch Tương Phàn, tuy uy trấn Hoa Hạ, nhưng cuối cùng dẫn tới việc Kinh châu thất thủ, bản thân thì bị Tôn Quyền giết chết. Trong đó có rất nhiều điểm khiến người ta phải nghi ngờ.

Trước và sau chiến dịch Tương Phàn, sứ giả hai nước Ngô, Ngụy qua lại không ngừng, cùng bàn mưu tấn công Quan Vũ, có thể nói là không dong trống mở cờ mà lặng lẽ phối hợp với nhau. Lưu Bị và Gia Cát Lượng đối với việc này hòa toàn không biết nên không hề ra một mệnh lệnh nào cho Quan Vũ. Điểm làm người ta nghi ngờ là, Khi Tào Tháo đem quân xuống Ma Bi, không ngừng điều khiển Vu Cấm, Bàng Đức, Từ Hoảng tới viện trợ Phàn thành, hành động quân sự lớn như thế, Thục Hán cũng không hề sử dụng bất cứ một đối sách nào. Cuối cùng Quan Vũ thất bại mà chạy ra Mạch Thành, trước cảnh toàn quân sắp bị tiêu diệt mà viện binh của Thục quân vẫn không thấy đâu. Điều này cũng là một điểm rất đáng nghi ngờ. Quốc học đại sư Chương Thái Viêm có kiến giải độc đáo rằng: “Bại ở Lâm Thư (nơi Quan Vũ bị giết) Gia Cát Lượng không lấy một tốt tới cứu viện. Kẻ ngu muội cười rằng không biết nhìn xa…

Họ Chương luận rằng Gia Cát Lượng bởi thấy “Quan Vũ là một hổ tướng… không trừ đi tất về sau sẽ khó trị được, nên không tiếc Kinh Châu, mượn tay người Ngô, để lấy mạng của Quan Vũ”. Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, tay nắm trọng binh, cực kiêu ngạo cuồng vọng, không những đời sau (Sau khi Lưu Bị chết) khó đối phó, mà ngay khi Lưu Bị còn sống Gia Cát Lượng cũng khó lòng vượt qua được chướng ngại Quan Vũ. Muốn nắm được đại quyền. Gia Cát Lượng tình nguyện đánh đổi Kinh Châu, mượn tay người Ngô để trừ khử Quan Vũ.

Kiến giải này của Chương thị thực là gan lớn. Đây đương nhiên chỉ là phỏng đoán. Họ Chương đối với những lí do nêu trên cho là chưa đủ, không lâu sau lại bổ sung thêm rằng: “Việc chính ở tay tiên chủ, Vũ Hầu đương sách hoạch việc an dân, chẳng thể lĩnh hết... Bại ở Kinh châu trước ở chỗ khinh Ngô, sau ở chỗ không có viện quân, đấy cũng chính là lỗi ở tiên chủ”.

Đem việc bại ở Kinh Châu mà nói là do Lưu Bị có lòng khinh địch, thực hơi có phần khiên cưỡng. Khi đó thực là Gia Cát Lượng không thể quản hết được việc quân chính đại quyền nhưng rõ ràng Gia Cát Lượng biết việc Quan Vũ tấn công Tương Phàn vào lúc điều kiện chưa đủ chin muồi, hoàn toàn đi ngược lại với Long Trung đối là đợi thiên hạ có biến, và sách lược hai đường cùng bắc phạt Tào Ngụy. Nhưng trong Tam Quốc Chí chính văn và cả bản chú của họ Bùi thì đều không hề thấy ghi chép Gia Cát Lượng khuyên gián.

Posted Image

Quan Vũ

Hơn nữa, cho dù Lưu Bị có sủng tín, thoải mái với Quan Vũ, không coi Long Trung đối là gì. Nhưng sau khi chiến dịch Tương Phàn chiến thắng, Lưu Bị, Gia Cát Lượng không thể không toàn lực quan sát từng bước của chiến dịch. Cho dù đường đi lối lại giữa Xuyên, Ngạc có cách trở, giao thông không tiện, tin tức truyền bá khó khăn, nhưng cả chiến dịch Tương Phàn từ tháng 7 năm Kiến An thứ 24 tới tháng 12 thì kết thúc, thời gian dài gần một nửa năm. Thục Hán bây giờ là một chính quyền hoàn chỉnh, không thể thiếu những con đường truyền tin. Quan Vũ tiến công Tương Phàn, giữ Kinh Châu binh lực không đủ, lại thêm lúc này liên minh Tôn Lưu đã bị phá vỡ, “bọ ngựa bắt ve, chim sẻ ở sau”, Tôn Ngô lúc nào cũng có thể tới cướp Kinh Châu. Gia Cát Lượng là người hiểu thấu binh pháp, chẳng nhẽ cũng không biết việc này?

Ai cũng đều biết Gia Cát Lượng một đời làm việc cẩn thận, không hề có chuyện mạo hiểm. Sao lại không nhắc nhở Lưu Bị đây? Phương Thi Minh tiên sinh trongLưu Bị và Quan Vũ đã làm biến đổi nguyên ý của Chương Thái Viêm tiên sinh, đem “Gia Cát Lượng không trừ Quan Vũ tất đời sau khó trị được” mà đổi thành “Lưu Bị không trừ (Quan Vũ) thì đời sau khó trị được”. Cách “ghép cành” này thực không thể được. Tôi cho rằng chỉ cần Gia Cát Lượng làm đúng chức trách của một quân sư, lúc nào cũng có thể đem tình thế nguy hiểm của Kinh Châu mà nói với Lưu Bị. Lưu Bị cùng Quan Vũ tình thân như thủ túc, không thể nào chỉ có đứng nhìn việc Quan Vũ chiến bại ở Lâm Thư mà không một binh một tốt cứu viện. Cho nên người thực sự đưa Quan Vũ lên đoạn đầu đài không phải ai khác mà là chính là Gia Cát Lượng.

Chức thừa tướng, Gia Cát Lượng là lựa chọn cuối cùng?

Sau khi Quan Vũ chết, địa vị và quyền lực của Gia Cát Lượng được nâng cao rõ rệt nhưng vẫn chưa tới mức “trên vạn người, dưới một người”. Sau khi vào Thục, Lưu Bị tín nhiệm Pháp Chính hơn hẳn Gia Cát Lượng. Đối với điều này Gia Cát Lượng cũng rất rõ. Lưu Bị Đông Chinh “phục nỗi nhục Quan Vũ”, quần thần thay nhau khuyên gián, Lưu Bị nhất loạt đều không nghe. “Năm Chương Vũ thứ 2 đại quân thất bại, trú ở Bạch Đế, Lượng than rằng: Pháp Hiếu Trực (Pháp Chính) nếu còn, chắc có thể ngăn được chủ công Đông hành, dù có Đông hành cũng không tới nguy địa thay!” (Thục thư – Pháp Chính truyện). Đối với việc Lưu Bị phát động cuộc chiến ở Di Lăng, Gia Cát Lượng có ngăn cản hay không, bởi sử không chép nên không thể biết được. Nhưng từ lời nói trên có thể thấy được rằng Pháp Chính ở trong lòng Lưu Bị thực Gia Cát Lượng không thể bằng!

Lưu Bị nhập Xuyên chủ yếu là nhờ công Pháp Chính, Pháp Chính không những trợ giúp Lưu Bị lấy được Ích Châu, định Hán Trung, kiến lập được công lao trác việt, lại “có thừa trí thuật, hiểu ý chủ nhân”. “Tiên chủ cùng với Tào công tranh, thế có bất lợi, nên lui, nhưng tiên chủ đại nộ mà không chịu lui, bèn không dám can gián nữa. Tên bắn như mưa, Chính bèn lên phía trước tiên chủ, tiên chủ nói rằng “Hiếu Trực che tên” Chính nói “Minh công là giường cột sao có thể giống với bọn tiểu nhân được” Tiên chủ bèn nói “Hiếu Trực, ta với ngươi cùng đi”…

Từ đó đủ thấy Pháp Chính đối với Lưu Bị có thể nói là lấy thân tương trợ, việc việc đều thủ tín với Bị. Công phá được Thành đô Lưu Bị phong Chính là Thục quận thái thú, Dương Vũ tướng quân, ngoài giữ chốn kinh kỳ, trong làm mưu thần… Pháp Chính thân kiêm chức vụ trọng yếu ở trong ngoài, cũng chính là sự thể hiện của việc Lưu Bị cực kỳ tín nhiệm. Có người nói với Gia Cát Lượng rằng :

Pháp Chính làm thái thú Thục quận mà tung hoàng, tướng quân nên khởi bẩm chủ nhân, giảm bớt uy khí. Lượng đáp rằng: Chủ nhân phía bắc sợ Tào Tháo thế mạnh, đông sợ Tôn Quyền bức hiếp, gần đây lại thêm việc của Tôn phu nhân, tiến thoái khó khăn, Pháp Hiếu Trực lại là người phù trợ, sao có thể ngăn được Pháp chính không làm theo ý mình được” (Thục thư – Pháp Chính truyện)

Gia Cát Lượng phản ánh tình hình thực tế đương thời, nhưng cũng có thể thấy đây chính là Gia Cát Lượng tự trào lộng mình. Một mặt là Pháp Chính tung hoành ngang dọc không coi Gia Cát Lượng vào mắt; một mặt chính là Gia Cát Lượng đối với việc Pháp Chính tung hoành, tác uy tác phúc cũng đành bất lực.

Pháp Chính tung hoành ngang dọc Gia Cát Lương đương nhiên không vui. Nhưng làm thế nào để làm giảm quyền thế, Gia Cát Lượng tự có sự tính toán. Lưu Bị cùng với Tào Tháo tranh đoạt Hán Trung bởi binh lực không đủ nhưng vẫn “yêu cầu phát binh, Quân sư Gia Cát Lượng bèn hỏi Dương Hồng, Hồng đáp: “Hán trung là yết hầu của Ích Châu, việc tồn vong vốn nằm ở đó, nếu không có Hán Trung ắt không có Thục, đấy cũng chính là cái họa từ cửa vào vậy. Việc như nay, đàn ông đương chiến, đàn bà làm vận lương, phát binh còn nghi ngờ gì?”. Khi đó Thục quận thái thú Pháp Chính theo tiên chủ bắc hành, Lượng trong biểu dâng muốn phong Hồng tạm giữ chức Thục quận thái thú, mọi việc đều được làm tốt thì có thể lĩnh luôn chức vụ” (Thục thư- Dương Hồng truyện).

Hán Trung là “yết hầu của Ích Châu”, việc được mất liên quan tới sự tồn vong của chính quyền Thục Hán. Việc này chẳng nhẽ Gia Cát Lượng không hay? Đối với việc yêu cầu phát binh gấp thì chính là mệnh lệnh của Lưu Bị, sao có thể chống lại? Gia Cát Lượng hỏi Dương Hồng mục đích chỉ có một đó chính là mượn cơ hội để tiến cử Dương Hồng vào việc lo phát binh, tiện cho việc thay thế Pháp Chính làm Thục quận thái thú. Trong tình thế Pháp Chính không ở đó Lưu Bị cũng đành chấp nhận. Dương Hồng kịp thời đưa quân dội, lương thảo vật tư tới tiền tuyến là Hán Trung, nếu việc làm tốt có thể giữ nguyên chức Thục quận thái thú. Pháp Chính mất đi vị trí quan trọng là bên ngoài giữ chốn kinh kỳ, quyền thế bị giảm đi phần lớn.

Nhưng mâu thuẫn giữa Gia Cát Lượng và Pháp Chính vẫn chưa hết. “Gia Cát Lượng và Chính, tuy tính không giống nhau nhưng lấy công mà hỗ trợ”. Cái gọi là “lấy công mà hỗ trợ” thực ra chỉ là bề mặt, nhưng “tính không giống nhau” mới là bản chất. Đối với sự thông minh tài trí của Pháp Chính, Gia Cát Lượng cũng thực sự kính phục: “Trí thuật của Chính làm Lượng cảm thấy tài lắm” (Thục thư- Pháp Chính truyện). Càng quan trọng hơn nữa Pháp Chính là người duy nhất trong đám mưu thần mà có thể nói Lưu Bị nghe được. Điểm này chính Gia Cát Lượng cũng cho là không bằng. Bởi thế nếu như Pháp Chính sống lâu ắt hẳn mâu thuẫn sẽ còn hơn nữa.

May mắn cho Gia Cát Lượng chính là năm thứ 2 khi Lưu Bị xưng Hán Trung Vương, thì Pháp Chính bệnh mà qua đời. Khi Lưu Bị xưng đế thì Quan Vũ, Bàng Thống, Pháp Chính, Hoàng Trung đều đã mất. Trương Phi tuy nhiên là tình thủ túc với Lưu Bị nhưng dẫu sao cũng chỉ là một viên võ tướng. Mã Siêu là tướng hàng, tâm thường mang lòng phản trắc, càng không đáng tín nhiệm. Thái phó Hứa Tĩnh lại là người thanh đạm. Lưu Bị ngó trước sau, ngoài Gia Cát Lượng thì không ai có thể giao được trọng trách lớn. Từ khi tức vị liền phong Gia Cát Lượng làm Thừa tướng, sau khi Trương Phi chết lĩnh chức Tư lệ hiệu úy. Gia Cát Lượng phấn đấu mười lăm năm, cuối cùng cũng leo lên được cái ghế Thừa tướng của mình thực ra cũng chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ của Lưu Bị?

bantinsom.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời quý vị xem tiếp thông tin trên internet về Gia cát lượng

======================================================

Gia Cát Lượng đã mượn đao giết Quan Vũ?

Posted Image Gia Cat Luong da muon dao..

Chướng ngại lớn nhất cho việc nắm quyền lực của Gia Cát Lượng là ai? Thực không có gì phải nghi vấn, đó chính là Quan Vũ. Quan Vũ kiêu hùng đã sớm nổi danh. Năm Kiến An thứ 19 (năm 214), Lưu Bị tấn công Ích Châu, Mã Siêu ở Tây Lương tới đầu quân. Mã Siêu vốn là một hổ tướng có tiếng đương thời. Lưu Bị được bèn lập tức phong làm Bình Tây tướng quân, địa vị tương đương với Quan Vũ. Quan Vũ ở Kinh Châu nghe được tin cực kỳ bất mãn, lập tức viết thư cho Gia Cát Lượng “Như Siêu có thể so với ai?”. Gia Cát Lượng viết thư khéo léo đáp lại rằng: “Mạnh Khởi (Mã Siêu) tài kiêm văn vũ, dũng liệt hơn người, là hào kiệt một thời…. nhưng cũng chẳng sánh được với tướng quân…”. Quan Vũ đọc xong thư mà dương dương tự đắc.

Năm Kiến An thứ 24 (năm 219) Lưu Bị tự xưng làm Hán Trung vương, muốn trọng dụng Hoàng Trung làm Hậu tướng quân “Gia Cát Lượng bèn nói với tiên chủ: Danh vọng của Trung không thể cùng với Quan, Mã, nay lại tương vi. Mã, Trương ở gần có thể nói tường tận. Quan nay ở xa chỉ e không vui. Có nên hay chăng? Tiên chủ nói: Ta tự có cách giải thích” (Thục thư – Hoàng Trung truyện). Lưu Bị nói “Ta tự có cách giải”, thực ra chỉ là phái Ích châu tiền bộ Tư Mã Phí Thi đi trước. Tam Quốc chí - Phí Thi truyện viết: “Lưu Bị sai Thi tới phong Quan Vũ làm Tiền Tướng Quân, Vũ nghe được Hoàng Trung phong làm Hậu tướng quân bèn đại nộ mà rằng: Đại trượng phu sao có thể cùng sánh ngang với lão binh. Không chịu thụ phong”. Quan Vũ cuồng vọng tới thế, Gia Cát Lượng sao không trừng trị mà người lại còn lựa ý của Vũ để mà lấy lòng?

Cô (ta) nay có Khổng Minh, như cá gặp nước, các người chớ nói nhiều. Vũ, Phi bèn thôi” (Thục thư – Gia Cát Lượng truyện). Có thể thấy Quan Vũ, Trương Phi vốn không đặt Gia Cát Lượng vào trong mắt mình, đối với Lưu Bị càng ngày càng thân với Gia Cát thì lòng không vui.

Posted Image

Tượng Khổng Minh

Năm Kiến An thứ 13 Tào Tháo xuất quân xuống phía nam. Muốn một trận quét sạch Đông nam, Lưu Bị thân cô thế quả, lại không có chốn dung thân, tình hình ngàn cân treo sợi tóc. “Gia Cát Lượng năm đó 27 tuổi, tự dâng sách lược, thân đi sứ Tôn Quyền, cầu viện nơi Ngô hội, Quyền cũng có ý với Bị, lại them thấy Lượng kỳ nhã, càng thêm kính trọng lập tức sai ba vạn quân tới phù trợ Bị. Bị được đắc dụng cùng Vũ đế giao chiến, đại phá được quân địch, thừa thắng ruổi quân, Giang Nam được bình” (Thục thư – Gia Cát Lượng truyện). Trong trận Xích Bích, Gia Cát Lượng lập được đại công, không những củng cố lại địa vị trong tập đoàn Lưu Bị mà còn gây được uy tín. Quan Trương hai người cũng không còn dám xem thường nữa. Nhưng Quan Vũ từ sự khinh thị của quá khứ mà biến thành đố kị Gia Cát Lượng. Vương Phu Chi đối với việc này từng nói:

Chiêu Liệt bại ở Trường Bản mà quân của Vũ toàn vẹn, Tào Tháo qua sông, mà không một tay thi thố được. Mà Gia Cát công đông sứ, Lỗ Túc tây kết, định phân bang giao hai nước, Tôn thị phá Tào. Công không ở Vũ, mà ở Lượng. Lưu Kỳ nói : Triều đình dưỡng binh ba mươi năm mà nay đại công ở tay một nho sinh. Cho nên Vũ càng kị Gia Cát và kị Túc”.

Quan Vũ và Trương Phi tính cách vốn không giống nhau “Vũ thiện đối đãi với sĩ tốt nhưng kiêu căng kinh bạc đối với sĩ đại phu, Phi thì yêu kính quân tử nhưng ghét kẻ tiểu nhân” (Thục thư – Trương Phi truyện). Trương Phi đối với những sĩ đại phu có tài năng thì mười phần kính trọng, nhưng Quan Vũ đối với sĩ đại phu thì khó chịu. Gia Cát Lượng lại là sĩ đại phu đứng đầu trong tập đoàn của Lưu Bị, đương nhiên cũng ở trong đó. Gia Cát Lượng đối với việc Quan Vũ coi thường mình cũng thực rõ ràng nhưng vì kị việc Vũ “tình như thủ túc” đối với chủ công, lại thêm rằng thời gian theo Lưu Bị so với Quan Vũ thì muộn hơn nhiều, quan chức cũng kém hơn Quan Vũ, nên không thể không khéo léo mà xử thế. Gia Cát Lượng tính toán không phải là như thế nào để trừng phạt Quan Vũ, mà là giải quyết vấn đề từ căn bản, chờ đợi thời cơ để giết Quan Vũ.

Năm Kiến An thứ 24, Quan Vũ phát động chiến dịch Tương Phàn, tuy uy trấn Hoa Hạ, nhưng cuối cùng dẫn tới việc Kinh châu thất thủ, bản thân thì bị Tôn Quyền giết chết. Trong đó có rất nhiều điểm khiến người ta phải nghi ngờ.

Trước và sau chiến dịch Tương Phàn, sứ giả hai nước Ngô, Ngụy qua lại không ngừng, cùng bàn mưu tấn công Quan Vũ, có thể nói là không dong trống mở cờ mà lặng lẽ phối hợp với nhau. Lưu Bị và Gia Cát Lượng đối với việc này hòa toàn không biết nên không hề ra một mệnh lệnh nào cho Quan Vũ. Điểm làm người ta nghi ngờ là, Khi Tào Tháo đem quân xuống Ma Bi, không ngừng điều khiển Vu Cấm, Bàng Đức, Từ Hoảng tới viện trợ Phàn thành, hành động quân sự lớn như thế, Thục Hán cũng không hề sử dụng bất cứ một đối sách nào. Cuối cùng Quan Vũ thất bại mà chạy ra Mạch Thành, trước cảnh toàn quân sắp bị tiêu diệt mà viện binh của Thục quân vẫn không thấy đâu. Điều này cũng là một điểm rất đáng nghi ngờ. Quốc học đại sư Chương Thái Viêm có kiến giải độc đáo rằng: “Bại ở Lâm Thư (nơi Quan Vũ bị giết) Gia Cát Lượng không lấy một tốt tới cứu viện. Kẻ ngu muội cười rằng không biết nhìn xa…

Họ Chương luận rằng Gia Cát Lượng bởi thấy “Quan Vũ là một hổ tướng… không trừ đi tất về sau sẽ khó trị được, nên không tiếc Kinh Châu, mượn tay người Ngô, để lấy mạng của Quan Vũ”. Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, tay nắm trọng binh, cực kiêu ngạo cuồng vọng, không những đời sau (Sau khi Lưu Bị chết) khó đối phó, mà ngay khi Lưu Bị còn sống Gia Cát Lượng cũng khó lòng vượt qua được chướng ngại Quan Vũ. Muốn nắm được đại quyền. Gia Cát Lượng tình nguyện đánh đổi Kinh Châu, mượn tay người Ngô để trừ khử Quan Vũ.

Kiến giải này của Chương thị thực là gan lớn. Đây đương nhiên chỉ là phỏng đoán. Họ Chương đối với những lí do nêu trên cho là chưa đủ, không lâu sau lại bổ sung thêm rằng: “Việc chính ở tay tiên chủ, Vũ Hầu đương sách hoạch việc an dân, chẳng thể lĩnh hết... Bại ở Kinh châu trước ở chỗ khinh Ngô, sau ở chỗ không có viện quân, đấy cũng chính là lỗi ở tiên chủ”.

Đem việc bại ở Kinh Châu mà nói là do Lưu Bị có lòng khinh địch, thực hơi có phần khiên cưỡng. Khi đó thực là Gia Cát Lượng không thể quản hết được việc quân chính đại quyền nhưng rõ ràng Gia Cát Lượng biết việc Quan Vũ tấn công Tương Phàn vào lúc điều kiện chưa đủ chin muồi, hoàn toàn đi ngược lại với Long Trung đối là đợi thiên hạ có biến, và sách lược hai đường cùng bắc phạt Tào Ngụy. Nhưng trong Tam Quốc Chí chính văn và cả bản chú của họ Bùi thì đều không hề thấy ghi chép Gia Cát Lượng khuyên gián.

Posted Image

Quan Vũ

Hơn nữa, cho dù Lưu Bị có sủng tín, thoải mái với Quan Vũ, không coi Long Trung đối là gì. Nhưng sau khi chiến dịch Tương Phàn chiến thắng, Lưu Bị, Gia Cát Lượng không thể không toàn lực quan sát từng bước của chiến dịch. Cho dù đường đi lối lại giữa Xuyên, Ngạc có cách trở, giao thông không tiện, tin tức truyền bá khó khăn, nhưng cả chiến dịch Tương Phàn từ tháng 7 năm Kiến An thứ 24 tới tháng 12 thì kết thúc, thời gian dài gần một nửa năm. Thục Hán bây giờ là một chính quyền hoàn chỉnh, không thể thiếu những con đường truyền tin. Quan Vũ tiến công Tương Phàn, giữ Kinh Châu binh lực không đủ, lại thêm lúc này liên minh Tôn Lưu đã bị phá vỡ, “bọ ngựa bắt ve, chim sẻ ở sau”, Tôn Ngô lúc nào cũng có thể tới cướp Kinh Châu. Gia Cát Lượng là người hiểu thấu binh pháp, chẳng nhẽ cũng không biết việc này?

Ai cũng đều biết Gia Cát Lượng một đời làm việc cẩn thận, không hề có chuyện mạo hiểm. Sao lại không nhắc nhở Lưu Bị đây? Phương Thi Minh tiên sinh trongLưu Bị và Quan Vũ đã làm biến đổi nguyên ý của Chương Thái Viêm tiên sinh, đem “Gia Cát Lượng không trừ Quan Vũ tất đời sau khó trị được” mà đổi thành “Lưu Bị không trừ (Quan Vũ) thì đời sau khó trị được”. Cách “ghép cành” này thực không thể được. Tôi cho rằng chỉ cần Gia Cát Lượng làm đúng chức trách của một quân sư, lúc nào cũng có thể đem tình thế nguy hiểm của Kinh Châu mà nói với Lưu Bị. Lưu Bị cùng Quan Vũ tình thân như thủ túc, không thể nào chỉ có đứng nhìn việc Quan Vũ chiến bại ở Lâm Thư mà không một binh một tốt cứu viện. Cho nên người thực sự đưa Quan Vũ lên đoạn đầu đài không phải ai khác mà là chính là Gia Cát Lượng.

Chức thừa tướng, Gia Cát Lượng là lựa chọn cuối cùng?

Sau khi Quan Vũ chết, địa vị và quyền lực của Gia Cát Lượng được nâng cao rõ rệt nhưng vẫn chưa tới mức “trên vạn người, dưới một người”. Sau khi vào Thục, Lưu Bị tín nhiệm Pháp Chính hơn hẳn Gia Cát Lượng. Đối với điều này Gia Cát Lượng cũng rất rõ. Lưu Bị Đông Chinh “phục nỗi nhục Quan Vũ”, quần thần thay nhau khuyên gián, Lưu Bị nhất loạt đều không nghe. “Năm Chương Vũ thứ 2 đại quân thất bại, trú ở Bạch Đế, Lượng than rằng: Pháp Hiếu Trực (Pháp Chính) nếu còn, chắc có thể ngăn được chủ công Đông hành, dù có Đông hành cũng không tới nguy địa thay!” (Thục thư – Pháp Chính truyện). Đối với việc Lưu Bị phát động cuộc chiến ở Di Lăng, Gia Cát Lượng có ngăn cản hay không, bởi sử không chép nên không thể biết được. Nhưng từ lời nói trên có thể thấy được rằng Pháp Chính ở trong lòng Lưu Bị thực Gia Cát Lượng không thể bằng!

Lưu Bị nhập Xuyên chủ yếu là nhờ công Pháp Chính, Pháp Chính không những trợ giúp Lưu Bị lấy được Ích Châu, định Hán Trung, kiến lập được công lao trác việt, lại “có thừa trí thuật, hiểu ý chủ nhân”. “Tiên chủ cùng với Tào công tranh, thế có bất lợi, nên lui, nhưng tiên chủ đại nộ mà không chịu lui, bèn không dám can gián nữa. Tên bắn như mưa, Chính bèn lên phía trước tiên chủ, tiên chủ nói rằng “Hiếu Trực che tên” Chính nói “Minh công là giường cột sao có thể giống với bọn tiểu nhân được” Tiên chủ bèn nói “Hiếu Trực, ta với ngươi cùng đi”…

Từ đó đủ thấy Pháp Chính đối với Lưu Bị có thể nói là lấy thân tương trợ, việc việc đều thủ tín với Bị. Công phá được Thành đô Lưu Bị phong Chính là Thục quận thái thú, Dương Vũ tướng quân, ngoài giữ chốn kinh kỳ, trong làm mưu thần… Pháp Chính thân kiêm chức vụ trọng yếu ở trong ngoài, cũng chính là sự thể hiện của việc Lưu Bị cực kỳ tín nhiệm. Có người nói với Gia Cát Lượng rằng :

Pháp Chính làm thái thú Thục quận mà tung hoàng, tướng quân nên khởi bẩm chủ nhân, giảm bớt uy khí. Lượng đáp rằng: Chủ nhân phía bắc sợ Tào Tháo thế mạnh, đông sợ Tôn Quyền bức hiếp, gần đây lại thêm việc của Tôn phu nhân, tiến thoái khó khăn, Pháp Hiếu Trực lại là người phù trợ, sao có thể ngăn được Pháp chính không làm theo ý mình được” (Thục thư – Pháp Chính truyện)

Gia Cát Lượng phản ánh tình hình thực tế đương thời, nhưng cũng có thể thấy đây chính là Gia Cát Lượng tự trào lộng mình. Một mặt là Pháp Chính tung hoành ngang dọc không coi Gia Cát Lượng vào mắt; một mặt chính là Gia Cát Lượng đối với việc Pháp Chính tung hoành, tác uy tác phúc cũng đành bất lực.

Pháp Chính tung hoành ngang dọc Gia Cát Lương đương nhiên không vui. Nhưng làm thế nào để làm giảm quyền thế, Gia Cát Lượng tự có sự tính toán. Lưu Bị cùng với Tào Tháo tranh đoạt Hán Trung bởi binh lực không đủ nhưng vẫn “yêu cầu phát binh, Quân sư Gia Cát Lượng bèn hỏi Dương Hồng, Hồng đáp: “Hán trung là yết hầu của Ích Châu, việc tồn vong vốn nằm ở đó, nếu không có Hán Trung ắt không có Thục, đấy cũng chính là cái họa từ cửa vào vậy. Việc như nay, đàn ông đương chiến, đàn bà làm vận lương, phát binh còn nghi ngờ gì?”. Khi đó Thục quận thái thú Pháp Chính theo tiên chủ bắc hành, Lượng trong biểu dâng muốn phong Hồng tạm giữ chức Thục quận thái thú, mọi việc đều được làm tốt thì có thể lĩnh luôn chức vụ” (Thục thư- Dương Hồng truyện).

Hán Trung là “yết hầu của Ích Châu”, việc được mất liên quan tới sự tồn vong của chính quyền Thục Hán. Việc này chẳng nhẽ Gia Cát Lượng không hay? Đối với việc yêu cầu phát binh gấp thì chính là mệnh lệnh của Lưu Bị, sao có thể chống lại? Gia Cát Lượng hỏi Dương Hồng mục đích chỉ có một đó chính là mượn cơ hội để tiến cử Dương Hồng vào việc lo phát binh, tiện cho việc thay thế Pháp Chính làm Thục quận thái thú. Trong tình thế Pháp Chính không ở đó Lưu Bị cũng đành chấp nhận. Dương Hồng kịp thời đưa quân dội, lương thảo vật tư tới tiền tuyến là Hán Trung, nếu việc làm tốt có thể giữ nguyên chức Thục quận thái thú. Pháp Chính mất đi vị trí quan trọng là bên ngoài giữ chốn kinh kỳ, quyền thế bị giảm đi phần lớn.

Nhưng mâu thuẫn giữa Gia Cát Lượng và Pháp Chính vẫn chưa hết. “Gia Cát Lượng và Chính, tuy tính không giống nhau nhưng lấy công mà hỗ trợ”. Cái gọi là “lấy công mà hỗ trợ” thực ra chỉ là bề mặt, nhưng “tính không giống nhau” mới là bản chất. Đối với sự thông minh tài trí của Pháp Chính, Gia Cát Lượng cũng thực sự kính phục: “Trí thuật của Chính làm Lượng cảm thấy tài lắm” (Thục thư- Pháp Chính truyện). Càng quan trọng hơn nữa Pháp Chính là người duy nhất trong đám mưu thần mà có thể nói Lưu Bị nghe được. Điểm này chính Gia Cát Lượng cũng cho là không bằng. Bởi thế nếu như Pháp Chính sống lâu ắt hẳn mâu thuẫn sẽ còn hơn nữa.

May mắn cho Gia Cát Lượng chính là năm thứ 2 khi Lưu Bị xưng Hán Trung Vương, thì Pháp Chính bệnh mà qua đời. Khi Lưu Bị xưng đế thì Quan Vũ, Bàng Thống, Pháp Chính, Hoàng Trung đều đã mất. Trương Phi tuy nhiên là tình thủ túc với Lưu Bị nhưng dẫu sao cũng chỉ là một viên võ tướng. Mã Siêu là tướng hàng, tâm thường mang lòng phản trắc, càng không đáng tín nhiệm. Thái phó Hứa Tĩnh lại là người thanh đạm. Lưu Bị ngó trước sau, ngoài Gia Cát Lượng thì không ai có thể giao được trọng trách lớn. Từ khi tức vị liền phong Gia Cát Lượng làm Thừa tướng, sau khi Trương Phi chết lĩnh chức Tư lệ hiệu úy. Gia Cát Lượng phấn đấu mười lăm năm, cuối cùng cũng leo lên được cái ghế Thừa tướng của mình thực ra cũng chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ của Lưu Bị?

bantinsom.com

Anh Yêu tùm lum ạ!

Nếu thực sự Gia Cát Lượng có tâm giết Quan Vũ để làm gì nhỉ? Chả có logic gì cả! HGL hơi xin nên đọc tiêu đề nói vậy.

Cái mà anh em nhà họ Lưu kết nghĩa vườn đào, sau đó là vì tình riêng mà quên việc chung,sao có thể thống nhất được thiên hạ. Gia Cát Lượng được đưa vào gặp một ông vớ vẩn nhất, chẳng qua chỉ để đề cao Gia Cát Lượng của tác giả. Ngụy Quân tử chính là một từ dành cho Lưu Bị, Bỏ qua nhiều lỗi nghiêm trọng của Trương Phi, dung túng anh em thì sao có thể nói được quần thần? Chỉ được cái ngụy quân tử mị dân là giỏi.

Có thể giải thích vì Tào Tháo quy tập quá nhiều người tài rồi nên không phải là đất dụng võ của Gia Cát Lượng, nhưng với Ngô thì sao nhỉ, nhất là bên đó có anh cả Gia Cát Cẩn tiến cử.

Vạn sự đều................ tào lao

:huh:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Yêu tùm lum ạ!

Nếu thực sự Gia Cát Lượng có tâm giết Quan Vũ để làm gì nhỉ? Chả có logic gì cả! HGL hơi xin nên đọc tiêu đề nói vậy.

Cái mà anh em nhà họ Lưu kết nghĩa vườn đào, sau đó là vì tình riêng mà quên việc chung,sao có thể thống nhất được thiên hạ. Gia Cát Lượng được đưa vào gặp một ông vớ vẩn nhất, chẳng qua chỉ để đề cao Gia Cát Lượng của tác giả. Ngụy Quân tử chính là một từ dành cho Lưu Bị, Bỏ qua nhiều lỗi nghiêm trọng của Trương Phi, dung túng anh em thì sao có thể nói được quần thần? Chỉ được cái ngụy quân tử mị dân là giỏi.

Có thể giải thích vì Tào Tháo quy tập quá nhiều người tài rồi nên không phải là đất dụng võ của Gia Cát Lượng, nhưng với Ngô thì sao nhỉ, nhất là bên đó có anh cả Gia Cát Cẩn tiến cử.

Vạn sự đều................ tào lao

:huh:

Mạn đàm chút với sư huynh cho vui. Đúng là về với Ngô về mặt lý thuyết thì quá tốt cho GCL, vì Đông Ngô đất đai trù phú, Lại có Kinh châu là rốn lương thực của toàn cục tuy nhiên lấy tấm gương Tôn Quyền đối xử với Chu Du khi thắng trận, với Lã Mông khi giết được Quan Vũ thì sẽ biết GCL có nắm được toàn quyền khi về với Ngô không?...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Yêu tùm lum ạ!

Nếu thực sự Gia Cát Lượng có tâm giết Quan Vũ để làm gì nhỉ? Chả có logic gì cả! HGL hơi xin nên đọc tiêu đề nói vậy.

Cái mà anh em nhà họ Lưu kết nghĩa vườn đào, sau đó là vì tình riêng mà quên việc chung,sao có thể thống nhất được thiên hạ. Gia Cát Lượng được đưa vào gặp một ông vớ vẩn nhất, chẳng qua chỉ để đề cao Gia Cát Lượng của tác giả. Ngụy Quân tử chính là một từ dành cho Lưu Bị, Bỏ qua nhiều lỗi nghiêm trọng của Trương Phi, dung túng anh em thì sao có thể nói được quần thần? Chỉ được cái ngụy quân tử mị dân là giỏi.

Có thể giải thích vì Tào Tháo quy tập quá nhiều người tài rồi nên không phải là đất dụng võ của Gia Cát Lượng, nhưng với Ngô thì sao nhỉ, nhất là bên đó có anh cả Gia Cát Cẩn tiến cử.

Vạn sự đều................ tào lao

:huh:

Quách Mạt Nhược nói - Đại ý: La Quán Trung tả người cũng có chỗ dở: Lưu Bị được miêu tả nhân hậu quá, nên thấy gần như giả trá. Gia Cát Lương thông minh quá nên gần như ma thuật. Theo tôi thì bình luận hình tượng trong truyện lịch sử nên xem xét sự kiện và không nên sa đà vào miêu tả của tác giả.

Với tôi thì Gia Cát Lượng thật sự giỏi và là con người của học thuật, nhưng ông ta ứng dụng quá máy móc trong chiến sự.

Gia Cát Lượng không thể sang Đông Ngô vì những vấn đề căn bản sau - theo chú quan của tôi:

Ông ta sẽ không thể nghiệm được tài năng của mình vì Đông Ngô không có thể tiến lên thì chiếm được thiên hạ. Nhưng lùi lại là mất hết. Vua Ngô không có chí lớn, đám quần thần thì chỉ là công chức cạo giấy, chẳng hơn chính khách ấp ở Việt Nam, ngồi đọc báo cọp vỉa hè và bình luận tình hình thế giới. Ông ta theo Lưu Bị vì Lưu Bị có hùng khí (Điều này Tào Tháo cũng phân tích rồi trong cuộc uống rượu luận anh hùng ở Hứa Đô), có danh vọng và chính danh trong thời loạn - (chú vua). Nhưng lúc theo Lưu Bị thì ông này mới chỉ là sứ quân cai quản một địa phận nhỏ. Điều này chứng tỏ Khổng Minh rất tự tin vào tài năng của mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái sai của Lưu Bị là sử lý công việc theo cảm tính để tình cảm cá nhân phá hỏng cuộc diện. Nếu Lưu Bị không vì cái chết của Quan Vũ tạm gạt qua tình riêng hướng về cuộc diện lớn, nghe theo lời khuyên của quân sư Gia Cát thì có thể nghiệp lớn đã thành. Tuy nhiên, cái mấu chốt khơi đầu cho việc thất bại phải xét lại là ở Quan Vũ. Một chiến tướng không biết bại, chưa có cảm giác bại trận, khinh địch, không thấu triệt chiến lược nên tự ý xuất binh hội sư mà chưa có lệnh của Thừa tướng để hỏng Kinh Châu là điểm trọng yếu cho toàn cuộc diện và cho đến khi thất bại thì không chịu thất bại, không biết thoái lui nên thất bại thảm hại cá nhân dẫn đến thất bại lớn của Thục Hán. Nhưng có lẽ Thục Hán vẫn còn một cơ hội thống nhất thiên hạ là con đường Tý Ngọ đánh vào Tào Ngụy, tiếc thay lời của Ngụy Diên lại bị gạt phăng do tính quá cẩn thận của Không Minh và sự coi thường, đối sử không công minh của Khổng Minh đối với Ngụy Diên. Tư Mã Ý cũng một lần thốt lên tiếc cho Khổng Minh về con đường Tý Ngọ! Ngụy Diên cũng uất ức mà than với thuộc tướng :"Binh pháp quý ở chổ kỳ!".

Cái hay của Tam Quốc truyện ở chổ là trong truyện ra những cuộc diện tưởng chừng như thế nhưng kết cuộc không phải thế và dường như tác giả La Quán Trung diễn giải tính định mệnh trong suốt mạch truyện. Định mệnh có thật hay không? Thì ngay trong câu truyện này cho thấy định mệnh là có thật. Ba nhà đánh nhau chán chê tàn tận tưởng cũng phải có một nhà thành công, ai dè...cái nhà không ai nghĩ tới là nhà họ Tư Mã đục nước béo cò. Thiệt là Tào lao mía lao!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cái sai của Lưu Bị là sử lý công việc theo cảm tính để tình cảm cá nhân phá hỏng cuộc diện. Nếu Lưu Bị không vì cái chết của Quan Vũ tạm gạt qua tình riêng hướng về cuộc diện lớn, nghe theo lời khuyên của quân sư Gia Cát thì có thể nghiệp lớn đã thành. Tuy nhiên, cái mấu chốt khơi đầu cho việc thất bại phải xét lại là ở Quan Vũ. Một chiến tướng không biết bại, chưa có cảm giác bại trận, khinh địch, không thấu triệt chiến lược nên tự ý xuất binh hội sư mà chưa có lệnh của Thừa tướng để hỏng Kinh Châu là điểm trọng yếu cho toàn cuộc diện và cho đến khi thất bại thì không chịu thất bại, không biết thoái lui nên thất bại thảm hại cá nhân dẫn đến thất bại lớn của Thục Hán. Nhưng có lẽ Thục Hán vẫn còn một cơ hội thống nhất thiên hạ là con đường Tý Ngọ đánh vào Tào Ngụy, tiếc thay lời của Ngụy Diên lại bị gạt phăng do tính quá cẩn thận của Không Minh và sự coi thường, đối sử không công minh của Khổng Minh đối với Ngụy Diên. Tư Mã Ý cũng một lần thốt lên tiếc cho Khổng Minh về con đường Tý Ngọ! Ngụy Diên cũng uất ức mà than với thuộc tướng :"Binh pháp quý ở chổ kỳ!".

Cái hay của Tam Quốc truyện ở chổ là trong truyện ra những cuộc diện tưởng chừng như thế nhưng kết cuộc không phải thế và dường như tác giả La Quán Trung diễn giải tính định mệnh trong suốt mạch truyện. Định mệnh có thật hay không? Thì ngay trong câu truyện này cho thấy định mệnh là có thật. Ba nhà đánh nhau chán chê tàn tận tưởng cũng phải có một nhà thành công, ai dè...cái nhà không ai nghĩ tới là nhà họ Tư Mã đục nước béo cò. Thiệt là Tào lao mía lao!!!

Mạn đàm với SH cho vui! Định mệnh có thật hay không thì Lý học nói rùi. Hì, Ở trong chuyện chỉ bàn tới họ Tư Mã thống nhất Trung Nguyên có do tài năng họ Tư Mã không nhé!

- Tào tháo thừa biết Tư mã ý rất tài năng và có chí lớn nên luôn luôn đề phòng, nếu như Tư Mã Ý bộ lộ rõ cái chí ấy ra thì có lẽ không tồn tại đến thời Tào Phi

- Tại sao Tư Mã Ý lại phò Tào Phi chứ không phò Tào Thực. Có thể nói Tào Thực kiêu căng, nhưng thử hỏi nếu Tào Thực lên thì Tư Mã Ý lại bị Tào Thực khống chế như TMY đã bị Tào Tháo khống chế thôi

- Nếu Tư mã Ý không ẩn mình, chờ thời , nhẫn nhục thì có vượt qua được kế hãm hại của Hoàng Tộc Tào không ? ( sau khi Tào Tháo chết)

- Nếu Tư Mã Ý không có tài thì năm lần bảy lượt bị cách chức rồi lại được hồi chức để chống trọi với Khổng Minh không?

...

Thêm chút nữa. Sở dĩ họ Tư Mã thống nhất được thiên hạ, nói theo ngôn ngữ hiện đại là Đào tạo được đội ngũ lãnh đạo kế cận. Tại sao lại nói như vậy? Thử nhìn họ Tào, Tôn, Lưu xem. Trong khi Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Kiên đều là anh hùng một thời thì Tôn sách có tài nhưng đoản mệnh, Tôn Quyền không có chí lớn, Lưu Thiện thì trong chuyện mưu tả là ngu dốt, Tào Phi thì cũng đoản mệnh, tài năng cũng ở mức bình thường . Trong khi Tư mã chiêu con TƯ mã ý và Tư mã Viêm, cháu tư Mã Ý đều có thể gọi là Danh tướng!

-

Edited by Thiên Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy thì cũng đặt lại một câu hỏi:

-Nếu Khổng Minh Không dùng đường Tý Ngọ thì sao?

-Nếu quân thục không thiếu lương thì sao?

-Nếu không có trận mưa dập tắt hỏa công thì Tư Mã Y có thoát nạn Tư Mã Quay không?

-Nếu con của Tào Phi không bỏ qua mà trước khi chết giết Tư Mã Ý thì có phải là Tử Mã không?

....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy thì cũng đặt lại một câu hỏi:

-Nếu Khổng Minh Không dùng đường Tý Ngọ thì sao?

-Nếu quân thục không thiếu lương thì sao?

-Nếu không có trận mưa dập tắt hỏa công thì Tư Mã Y có thoát nạn Tư Mã Quay không?

-Nếu con của Tào Phi không bỏ qua mà trước khi chết giết Tư Mã Ý thì có phải là Tử Mã không?

....

-Nếu Khổng Minh dùng đường Tý Ngọ thì ông ta quá toàn diện, mà thực tế thì ông ấy là người cẩn thận nên không dùng đường này đó là hạn chế của ông ấy

-Thiếu lương là chuyện bình thường trong chiến tranh khi đánh tới 6 lần ở một nước Ba Thục không trù phú

- Hì! Mưa là do Số Trời. Cái này miên bàn

- Tào Phi không giết Tư Mã Ý bởi vì nhờ Tư Mã Ý biết chọn Tào Phi mà Phò cho lên ngôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói tóm lại thì La Quán Trung vẫn là giỏi nhất Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Số TMY hên ấy mà.

Định mệnh nó thế, xét theo con mắt xã hội thì là tài giỏi, nhưng định mệnh thì nói như thế là như thế không khác được. TYM đâu giỏi bằng Khổng Minh! Mà ngay Khổng Minh tài giỏi thế cũng không gặp thời, lời của Tư Mã Đức Tháo đã nói trước khi KHông Minh ra khỏi lều tranh "Gia Cát Lượng tuy gặp minh chúa nhưng có điều chưa gặp thời!". Định mệnh à!

TD

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói tóm lại thì La Quán Trung vẫn là giỏi nhất Posted Image

Đúng đúng, giỏi nhất là La Quán Trung. vì ông La Quán Trung bảo ông Gia Cát Lượng là không được dùng đường Tý Ngọ mà lị Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

-Nếu Khổng Minh dùng đường Tý Ngọ thì ông ta quá toàn diện, mà thực tế thì ông ấy là người cẩn thận nên không dùng đường này đó là hạn chế của ông ấy

-Thiếu lương là chuyện bình thường trong chiến tranh khi đánh tới 6 lần ở một nước Ba Thục không trù phú

- Hì! Mưa là do Số Trời. Cái này miên bàn

- Tào Phi không giết Tư Mã Ý bởi vì nhờ Tư Mã Ý biết chọn Tào Phi mà Phò cho lên ngôi!

Chú Thiên Anh!

Theo anh nên xét theo toàn cục, còn đi vào chi tiết thì ko nên. Phải nói là Tư Mã Ý là một người thông minh xảo quyệt. Chính vị vậy nên Khổng Minh mới không có cơ hội.

Khi xét theo toàn cục rồi thì thấy nổi lên một số đặc điểm của tùng người. Việc Tư Mã Ý đoạt ngôi nhà Ngụy cũng giống như việc Tào Tháo đoạt ngôi nhà Hán. Đó là có vay có trả. Vạn sự tùy duyên,

Có một điều là lịch sử truyền lại, (cả sách và sử ký lẫn La Quán Trung) là Gia Cát Lượng biết lấy quẻ, thì sao lại không lấy quẻ khi Ngụy Diên đưa ra diệu kế, hay vì là thần quẻ nên đoán sai? Hay Khổng Minh không biết dùng quẻ?

Công bằng mà nói, Chỗ mà Khổng Minh chê Ngụy Diên khi Ngụy Diên phản chủ cống thành cho Lưu Bị là không được logic cho lắm, hơi gượng gạo (vì nhiều người khác cũng như vậy thì lại được) và có thể là do Khổng Minh xem tướng mà lòng bất an chắng?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay