yeuphunu

Trung Quốc : Âm Mưu Và Thủ Đoạn

69 bài viết trong chủ đề này

Học giả Việt Nam nói về Biển Đông trên truyền hình Trung Quốc

Trả lời truyền hình Trung Quốc, tiến sĩ Vũ Cao Phan bình luận, phát biểu của lãnh đạo Việt Nam chỉ là những phản ứng tự vệ, không phải là lời lẽ đe dọa chiến tranh. Ông tin, cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình.

Dưới đây là nội dung trả lời của ông với Đài truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong, Trung Quốc, tuần trước do tiến sĩ gửi cho VnExpress.

- Sự thể hiện cứng rắn gần đây của Việt Nam ở Nam Hải (Biển Đông) biểu thị thái độ gì?

- Nếu chỉ nhìn vào riêng biệt các sự kiện xảy ra gần đây để đánh giá phản ứng và thái độ của Việt Nam thì sẽ không chính xác. Phải nhìn rộng ra một chút, nhìn xa ra một chút. Vài năm gần đây ngày càng có nhiều tàu đánh cá của phía Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu hết lưới cụ rồi đòi tiền chuộc. Như năm ngoái chẳng hạn, hàng chục tàu thuyền, hàng trăm ngư dân khu vực miền Trung bị bắt giữ. Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống lâu đời và yên lành của ngư dân Việt Nam, bây giờ bỗng nhiên liên tục xảy ra những sự việc như vậy.

Có lần truyền hình Việt Nam chiếu cảnh hàng trăm thân nhân của những người đánh cá đứng, ngồi lam lũ trên bờ biển khóc lóc ngóng lo chồng con trở về đã gây ra rất nhiều bức xúc trong dư luận xã hội (điều này chắc các bạn Trung Quốc không biết).

Posted Image Tàu thăm dò Viking II do Việt Nam điều hành, bị tàu Trung Quốc quấy rối trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 9/6. Ảnh: PetroTimes.

Nhà đương cục Việt Nam đã nhiều lần tiếp xúc với phía Trung Quốc về vấn đề đó nhưng hầu như không được đáp ứng. Lần này Trung Quốc hành động mạnh hơn thì phản ứng của Việt Nam cũng buộc phải mạnh hơn, không có gì quá bất thường. Trong tinh thần ấy, tôi nghĩ, phát biểu của lãnh đạo Việt Nam cũng chỉ là những phản ứng tự vệ, đâu có phải là lời lẽ đe dọa chiến tranh như các bạn vừa suy luận. Nếu người dân Trung Quốc thấy bất thường thì có lẽ là vì các bạn không biết đến các sự kiện trước đó như tôi vừa nói. Còn nếu gọi đây là một sự leo thang thì phải thấy là Việt Nam leo theo các bạn Trung Quốc. Đúng thế đấy, phía Trung Quốc luôn luôn leo lên trước.

- Theo ông, tranh chấp trên Nam Hải (Biển Đông) sẽ được giải quyết bằng vũ lực hay đàm phán?

- Ở Việt Nam loại câu hỏi như thế này hầu như không được đặt ra. Tôi nói hầu như nghĩa là không phải không có. Mặc dù Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh suốt hơn nửa thế kỷ qua nhưng không nhiều người nghĩ đến khả năng có một cuộc chiến tranh Trung - Việt vào lúc này vì những hòn đảo ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải). Về phía cá nhân, tôi tin cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình.

Thứ nhất là vì Chính phủ hai nước luôn luôn cam kết sẽ giải quyết những tranh chấp này không phải bằng vũ lực mà thông qua con đường ngoại giao, đàm phán thương lượng.

Thứ hai, cả hai nước đều đang ra sức phát triển kinh tế sau nhiều năm bị tàn phá bởi Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc và chiến tranh ở Việt Nam; và công cuộc xây dựng phát triển kinh tế này đang đạt được những kết quả khả quan, chắc là không bên nào muốn để chiến tranh một lần nữa kéo lùi sự phát triển của đất nước mình.

Thứ ba, bối cảnh của một thế giới hiện đại - tôi muốn nói đến một dư luận quốc tế đã trưởng thành - sẽ mạnh mẽ góp sức ngăn ngừa một khả năng như vậy.

Thứ tư, và điều này cũng rất quan trọng, là nếu chính phủ hai nước có nóng đầu một chút thì lý trí và tình cảm của nhân dân cả hai bên sẽ giúp cho họ tỉnh táo hơn, tôi tin như vậy. Tôi xin hỏi lại anh, chắc anh cũng không muốn có một cuộc chiến tranh chứ?

Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra những va chạm, xung đột nhỏ.

- Bản chất của sự tranh chấp Trung - Việt, theo ông, là vấn đề kinh tế hay chủ quyền? Việt Nam nhìn nhận nguyên tắc "gác tranh chấp, cùng khai thác” như thế nào?

- Đây là một câu hỏi thú vị. Các sự kiện ở Biển Đông cho thấy có cả màu sắc tranh chấp về kinh tế lẫn tranh chấp chủ quyền. Quan sát khách quan thì thấy Trung Quốc có vẻ nghiêng về lý do kinh tế, còn Việt Nam nghiêng về lý do chủ quyền nhiều hơn. Cách nhìn vấn đề như vậy sẽ giải thích được tại sao Việt Nam không mặn mà lắm với việc “gác tranh chấp, cùng khai thác”.

Ta thử phân tích xem tại sao nhé. Và đây là ý kiến của cá nhân tôi thôi. Lý do thứ nhất là tài nguyên thì có hạn, một khi khai thác hết rồi điều gì sẽ xảy ra? Liên quan đến nó là lý do thứ hai: “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà các bạn vừa nêu mới chỉ là một nửa lời căn dặn của ông Đặng Tiểu Bình mà nguyên văn là: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác”, có đúng không? Như thế có nghĩa là khi đã cạn kiệt tài nguyên khai thác rồi, Việt Nam chẳng còn gì và Trung Quốc thì vẫn còn cái cơ bản là “chủ quyền”! Mà những hòn đảo và vùng biển ấy đâu chỉ có giá trị về tài nguyên?

Tôi ủng hộ việc hai nước cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông nhưng ít nhất trước đó cũng phải làm sáng tỏ đến một mức độ nhất định nào đó (nếu chưa hoàn toàn) vấn đề chủ quyền.

Về câu hỏi của các bạn là bản chất của cuộc tranh chấp Việt - Trung là gì, kinh tế hay chủ quyền thì tôi đã phát biểu như vậy. Nhưng nếu cho tôi được phát triển theo ý mình thì tôi nói rằng, bản chất của cuộc tranh chấp này là chính trị. Quan hệ Việt - Trung không yên tĩnh đã từ mấy chục năm nay rồi và nó là một dòng gần như liên tục, trước khi xuất hiện vấn đề biển đảo những năm gần đây, có phải vậy không? Để giải quyết nó, các nhà lãnh đạo cần phải ngồi lại với nhau, ở cấp cao nhất ấy, một cách bình đẳng, bình tĩnh, thẳng thắn và chân thành. Vấn đề hóc búa đấy. Đương đầu với sự thật không dễ dàng, nhưng sẽ dễ dàng nếu xuất phát từ thiện chí mong muốn một sự bền vững thực chất cho tình hữu nghị Việt - Trung.

- Theo ông, tương lai phát triển của quan hệ Trung - Việt sẽ như thế nào? Làm cách nào để có thể duy trì quan hệ hữu hảo giữa hai nước?

- Tôi là một người có nhiều năm công tác ở Hội Hữu nghị Việt - Trung, có nhiều mối quan hệ gắn bó với Trung Quốc và nói một cách rất chân thành là tôi yêu Trung Quốc, khâm phục Trung Quốc và thậm chí có thể gọi là “thân Trung Quốc” cũng được. Vì thế, điều mong muốn thường trực của tôi là làm sao xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp, thật sự tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Chắc các bạn cũng muốn vậy. Nhưng có không ít việc phải làm. Có việc phải bắt đầu lại. Trước hết, như tôi đã nói là phải ngồi lại với nhau. Có vị bảo với tôi là ngồi mãi rồi còn gì. Không, ngồi như vậy chưa được, ngồi như vậy không được. Ngồi thế không phải là ngồi thẳng.

Về phần mình với mong muốn như vậy, tôi xin được gửi gắm đôi điều giống như là những lời tâm sự đến các bạn:

Thứ nhất là, vấn đề đàm phán song phương giữa hai nước. Tôi nghĩ đàm phán song phương cũng tốt, cũng cần thiết. Những nơi có tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa (Nam Sa) thì cần phải đàm phán nhiều bên còn như quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) là vấn đề của riêng hai nước Việt Nam và Trung Quốc lại khác.

Nhưng Chính phủ các bạn lại tuyên bố Hoàng Sa dứt khoát là của Trung Quốc, không phải là vấn đề có thể đưa ra đàm phán. Vậy thì còn cái gì nữa để mà “song phương” ở đây? Chính tuyên bố ấy của Trung Quốc đã đóng sập cánh cửa “con đường song phương”. Tình trạng tranh chấp Hoàng Sa rất giống với tình trạng tranh chấp của đảo Điếu Ngư, giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà ở đấy, địa vị của Trung Quốc hoàn toàn giống như địa vị của Việt Nam ở Hoàng Sa lúc này. Chẳng lẽ Trung Quốc lại có một tiêu chuẩn kép cho những cuộc tranh chấp giống nhau về bản chất sao?

Thứ hai là, chúng ta thường nói đến sự tương đồng văn hóa giữa hai nước như là một lợi thế cho việc chung sống hữu nghị bên nhau giữa hai dân tộc. Điều đó đúng một phần, nhưng mặt khác, văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa ứng xử có sự khác biệt lớn với Trung Quốc. Nếu văn hóa ứng xử của người Trung Quốc là mạnh mẽ, dứt khoát, quyết đoán (và do đó thường áp đặt?), nặng về lý trí, thì văn hóa ứng xử của người Việt Nam là nhẹ nhàng, khoan dung, nặng về tình, ơn thì nhớ lâu, oán thì không giữ. Hình như các bạn Trung Quốc chưa hiểu được điều này ở người Việt Nam. Cần phải hiểu được như vậy thì quan hệ giữa hai bên mới dễ dàng.

Tôi có thể lấy một ví dụ. Những sự kiện ở Nam Kinh, ở Lư Cầu Kiều xảy ra đã hơn bảy chục năm rồi. Nhưng mỗi khi có vấn đề với Nhật Bản, người Trung Quốc lại xuống đường biểu tình, đầy căm thù nhắc lại những sự kiện ấy. Người Việt Nam thì không như vậy. Phát xít Nhật đã góp phần gây ra nạn đói giết chết hàng triệu người Việt Nam năm 1945, và trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1965 – 1975, người Mỹ, người Hàn Quốc đã gây rất nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam. Nhưng sau chiến tranh, chính những người lính các nước này khi trở lại Việt Nam đã rất ngạc nhiên bắt gặp những nụ cười niềm nở thân thiện của người dân. Có lẽ nhờ thái độ, cách ứng xử đó của người Việt Nam chăng mà Mỹ, Nhật, Hàn cuối cùng đã trở thành những đối tác kinh tế và thương mại lớn, và là những nước viện trợ hàng đầu cho Việt Nam sau chiến tranh?

Nói như thế vì tôi thấy rằng, cách ứng xử nặng nề của phía Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang đẩy những người Việt Nam vốn rất yêu quý Trung Quốc ra xa các bạn, chứ không phải là Việt Nam cố đi tìm liên minh để chống Trung Quốc.

Lấy thêm một ví dụ nữa nhé! Bây giờ chúng ta đã có thể hiểu bản chất sự kiện (cũng có thể gọi là cuộc chiến tranh) tháng 2/1979 rồi. Người Việt Nam đã muốn quên đi, và khi tiếp xúc với các bạn Trung Quốc vẫn luôn giữ một sự niềm nở chân tình. Trái lại người Trung Quốc rất hay nói đến sự kiện đó. Các bạn biết không, năm 2009, tôi chẳng để ý đó là năm gì, giở báo, mạng của các bạn mới biết là đã 30 năm kể từ 1979. Không phải chỉ vào tháng 2 đâu mà suốt cả năm 2009 người ta nói về sự kiện này. Hàng mấy trăm bài viết, nhiều bài trên mạng mà nhìn vào chỉ muốn khóc. Lời lẽ thật tàn tệ. Thôi, cho chuyện này qua đi …

Thứ ba là, quan hệ giữa hai nước chúng ta thậm chí phải trở nên đặc biệt vì chúng ta có sự tương đồng văn hóa, lịch sử, là láng giềng không thể cắt rời, từng hoạn nạn có nhau (bản thân tôi là một người lính trong chiến tranh Việt Nam, tôi không thể nào quên sự giúp đỡ chí tình của nhân dân Trung Quốc về cả vũ khí, lương thực mà mình trực tiếp được sử dụng). Hai nước chúng ta lại đang cùng cải cách mở cửa, phát triển kinh tế. Chừng ấy lý do là quá đủ để quan hệ này trở nên hiếm có, trở nên đặc biệt. Tôi nói như vậy là muốn phát biểu thêm rằng, hai nước còn một lý do tương đồng nữa là cùng thể chế chính trị, cùng ý thức hệ, điều hay được người ta nhắc đến. Nhưng theo ý kiến cá nhân tôi - của riêng tôi thôi nhé - thì không cần nhấn mạnh điểm tương đồng này. Nó tồn tại như một điều kiện, một lý do thế thôi, không cần nhấn mạnh như cách hai nước vẫn làm. Giữa các nước có cùng ý thức hệ kiểu này vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh vì quyền lợi quốc gia như chúng ta đã biết đấy thôi. Thực tế là quyền lợi quốc gia cao hơn ý thức hệ. Chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận vậy để khỏi dối lòng nhau. Hơn nữa, giả dụ một ngày nào đó một trong hai nước chúng ta có một thể chế chính trị khác thì sao, chúng ta lúc ấy còn cần duy trì quan hệ láng giềng tốt nữa không? Vẫn cần chứ, rất cần. Vậy thì …

Tôi rất sẵn lòng cùng các bạn làm tất cả những gì để hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa đã hiểu biết càng hiểu biết nhau hơn nữa, đã gần gũi càng gần gũi nhau hơn nữa. Cám ơn Đài Truyền hình Phượng Hoàng đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này.

Theo dòng sự kiện:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi người Việt Nam xây phố dành riêng cho người Hoa?

Tác giả: Trần Minh Quân

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 8 giờ trước

Nếu việc này cũng là tiền đề cho các địa phương khác đang có ý định "dời đô" noi theo thì rất nhiều khả năng sẽ tồn tại những khu phố người Hoa khác do chính Việt Nam xây dựng nên?

>> "Phố Trung Quốc" ở Ninh Bình

"Xuất khẩu" lao động phổ thông giá rẻ

Người Trung Quốc (người Hoa) di cư vào làm ăn, sinh sống tại Việt Nam từ rất lâu đời. Lần đầu tiên người Hoa di cư vào Việt Nam được ghi nhận là từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Trong suốt 2 thiên niên kỷ tiếp sau đó, nhiều làn sóng người Hoa di cư sang Việt Nam với nhiều nguyên nhân, từ quan, lính, tội phạm ... đến những người phải trốn chạy khỏi các cuộc nội chiến triền miên ở Trung Quốc.

Sau những biến cố lịch sử, người Trung Quốc di cư đến Việt Nam ngày càng đông. Họ cư trú tập trung ở những nơi có điều kiện buôn bán và dần dần hình thành nhiều khu phố người Hoa. Đó là đô thị thương mại Vân Đồn thế kỷ 15, đô thị phố Hiến thế kỷ 16, đô thị Hội An thế kỷ 17 và đậm nét nhất phải kể đến là khu Sài Gòn - Chợ Lớn thế kỷ 18, 19.

Ngày nay, làn sóng di cư người Trung Quốc sang Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng. Không giống như trước đây, người Trung Quốc đang di cư sang Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là lao động phổ thông từ các gói thầu EPC. Theo thống kê không chính thức của các cơ quan báo chí thì hiện có khoảng 90% gói thầu EPC đang được các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, trong đó, ngoài các nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết thì ngay cả lực lượng lao động phổ thông cũng được các nhà thầu này "xuất khẩu" sang Việt Nam.

Hiện chưa có con số thống kê chính thức nhưng có thể nói số lượng người Trung Quốc nói riêng và người gốc Hoa nói chung đang hiện diện trên đất nước Việt Nam là rất lớn. Có lẽ, trong tất cả các sắc dân nước ngoài đang sống trên lãnh thổ Việt Nam thì người Hoa là cộng đồng dân cư nước ngoài có số lượng đông nhất.

Liệu đây có phải là một quyết định quá "ưu ái" cho cộng đồng người Hoa nơi đây nói riêng và các địa phương khác nói chung?

Công bằng mà nói thì người Hoa cũng đã ít nhiều góp phần vào sự phát triển kinh tế và làm tăng tính đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, với sự xuất hiện ồ ạt những đối tượng lao động nhập cư đến từ Trung Quốc đang gây nên những mối lo ngại về an ninh trật tự nơi người Trung Quốc cư ngụ đông như đã từng xảy ra ở Ninh Bình và đang góp phần đẩy người lao động Việt Nam đến chỗ thiếu công ăn việc làm.

Trước đây, chính phủ Trung Quốc đã thành công trong việc "xuất khẩu" nông dân sang châu Phi thì một lần nữa họ lại rất thành công trong việc "xuất khẩu" lao động phổ thông giá rẻ sang các nước mà các nhà thầu mang quốc tịch Trung Quốc đang chiếm nhiều ưu thế như Việt Nam.

Khác với các quốc gia ở châu Phi, Việt Nam là một quốc gia với đặc điểm đất chật, người đông và nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Hiện nay, nhiều khu đất canh tác truyền thống thuộc dạng "bờ xôi, ruộng mật" đang dần nhường chỗ cho các dự án khác như khu công nghiệp, sân golf, ... Người Việt Nam đang đối diện với nguy cơ thiếu đất canh tác và đất ở nghiêm trọng. Nếu phải gồng mình chia sẻ tài nguyên đất đai vốn dĩ hạn hẹp với người dân nhập cư ồ ạt đến từ Trung Quốc thì không biết trong vài chục năm nữa, người dân Việt Nam sẽ đi về đâu?

Do điều kiện lịch sử, xã hội, cũng là một sự giao lưu tự nhiên, và do đặc điểm dân số quá đông của Trung Quốc, mà đến ngày nay, tại hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên trái đất đều có sự hiện diện của cộng đồng người Hoa làm ăn, sinh sống. Tại đây, họ đều để lại những dấu ấn đậm nét Trung Hoa. Đó là những khu phố người Hoa không lẫn vào đâu được đang nằm rải rác khắp thế giới.

Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là những khu phố người Hoa này đều do chính những người Hoa di cư đến tự thành lập và xây dựng nên. Sự có mặt và thành công của họ cũng chính là góp phần vào sự thịnh vượng của các quốc gia và vùng lãnh thổ mà họ đang sinh sống.

Posted Image

Khu Đông Đô Đại Phố đang được triển khai đầu tư xây dựng ngay giữa trung tâm Thành Phố Mới ở Bình Dương

Quyết định "ưu ái" cho cộng đồng người Hoa?

Trước những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đất đai đang rất hạn chế như đã nói đối với Việt Nam và lịch sử hình thành của những khu phố người Hoa trên khắp thế giới, thì việc xây dựng một khu phố mới toanh đặc biệt chỉ dành cho người Hoa như khu Đông Đô Đại Phố đang được triển khai đầu tư xây dựng ngay giữa trung tâm Thành Phố Mới ở Bình Dương, thực sự đang gây nên nhiều quan ngại. Khu phố này do chính Công ty Becamex IJC tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư.

Nhiều người sẽ đặt ra những nghi vấn rằng tại sao phải xây dựng một khu phố người Hoa mà không phải của một dân tộc nào khác ở ngay trung tâm đô thị được giới thiệu là trung tâm hành chính trong tương lai của một tỉnh? Tại sao không để một khu phố rất đặc trưng như vậy hình thành theo quy luật sinh tồn như vốn có của nó từ hàng nghìn năm nay trên khắp thế giới? Liệu người Việt Nam có bị bắt buộc phải không được bén mảng đến đây (trên chính đất nước Việt Nam) như tại một Casino quốc tế ở Đà Nẵng, hay một sân gofl ở ngay địa đầu Móng Cái?

Trong những năm qua, tại một số tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh bỗng đều đang có ý định "dời đô". Trong đó Bình Dương là một tỉnh đi đầu trong việc xây dựng một thành phố mới, là bước đệm cho việc di dời các cơ quan hành chính chủ chốt của tỉnh về thành phố này. Điều đáng nói là ngay sau khi đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, ... thì Bình Dương cho tiến hành ngay dự án dành riêng cho người Hoa? Liệu đây có phải là một quyết định quá "ưu ái" cho cộng đồng người Hoa nơi đây nói riêng và các địa phương khác nói chung?

Nếu việc này cũng là tiền đề cho các địa phương khác đang có ý định "dời đô" noi theo thì rất nhiều khả năng sẽ tồn tại những khu phố người Hoa khác do chính Việt Nam xây dựng nên? Khi đó, liệu người Việt Nam có bị đẩy lùi ra khỏi khu trung tâm của những thành phố mới trong tương lai? Và, khi bắt tay xây dựng những khu phố "dành riêng" khác tương tự liệu các nhà đầu tư Việt Nam có khi nào nghĩ đến trong một tương lai không xa, người Việt Nam sẽ không còn được làm chủ trên chính mảnh đất của mình?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nói đến Trung Quốc là nói đến tư tưởng bành trướng!

vậy nói đến Đại Việt là nói đến cái gì???

liệu Đại Việt có phải trả giá cho những hành động trong quá khứ của mình không?

khi mà đi khai khẩn đất Miền Trung của Chăm Pa và Nam Bộ của Campuchia?

ai cũng tự cho là mình đúng mình là chính nghĩa! vậy ai là người sai!?

Liệu người Việt có duy ý trí quá không?

Edited by phidiepdan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói đến Trung Quốc là nói đến tư tưởng bành trướng!

vậy nói đến Đại Việt là nói đến cái gì???

liệu Đại Việt có phải trả giá cho những hành động trong quá khứ của mình không?

khi mà đi khai khẩn đất Miền Trung của Chăm Pa và Nam Bộ của Campuchia?

ai cũng tự cho là mình đúng mình là chính nghĩa! vậy ai là người sai!?

Liệu người Việt có duy ý trí quá không?

À, thì ra bây giờ VN có nguy cơ bị xâm lược là do phải trả giá vì ngày xưa chiếm đất của Chăm pa, đất của Campuchia?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

À, thì ra bây giờ VN có nguy cơ bị xâm lược là do phải trả giá vì ngày xưa chiếm đất của Chăm pa, đất của Campuchia?

Posted Image thì đang đỉ hỏi các bậc chân nhân xem dư lào thôi!

tiểu nhân chỉ nhận thấy: phát ngôn của mọi người đều mang thiên kiến cá nhân, dân tộc chủ nghĩa thôi.

mình là người Việt nên mình cho rằng mình tốt đẹp hơn thằng tàu nó là bọn ăn cướp dã man tàn bạo,

còn mình đi xâm lăng thì mình bảo là mình đi mở cõi!

Người Việt hay tự hào đi giải phóng Cam, tiêu diệt Khơme đỏ, nhưng theo ngu ý của tiểu nhân thì thật ra lúc đó Khơme đỏ đánh Đại Việt để đòi đất may mà lúc đó nó đàn áp nhân dân nó nên mình núp bóng chính nghĩa để dập tắt cái tư tưởng đòi đất!

cháu cũng muốn hỏi chú @thiênsứ liệu Đại Việt có bị diệt vong không?

Edited by phidiepdan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với cách nghỉ ấu trĩ thiển cận như thế này :rolleyes: :rolleyes: thì PotayPochan.com http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/mad.gif http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/mad.gif http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/mad.gif

Posted Image thì đang đỉ hỏi các chân nhân xem dư lào thôi!

tiểu nhân chỉ nhận thấy: phát ngôn của mọi người đều mang thiên kiến cá nhân, dân tộc chủ nghĩa thôi.

mình là người Việt nên mình cho rằng mình tốt đẹp hơn thằng tàu nó là bọn ăn cướp dã man tàn bạo,

còn mình đi xâm lăng thì mình bảo là mình đi mở cõi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image thì đang đỉ hỏi các bậc chân nhân xem dư lào thôi!

tiểu nhân chỉ nhận thấy: phát ngôn của mọi người đều mang thiên kiến cá nhân, dân tộc chủ nghĩa thôi.

mình là người Việt nên mình cho rằng mình tốt đẹp hơn thằng tàu nó là bọn ăn cướp dã man tàn bạo,

còn mình đi xâm lăng thì mình bảo là mình đi mở cõi!

Người Việt hay tự hào đi giải phóng Cam, tiêu diệt Khơme đỏ, nhưng theo ngu ý của tiểu nhân thì thật ra lúc đó Khơme đỏ đánh Đại Việt để đòi đất may mà lúc đó nó đàn áp nhân dân nó nên mình núp bóng chính nghĩa để dập tắt cái tư tưởng đòi đất!

cháu cũng muốn hỏi chú @thiênsứ liệu Đại Việt có bị diệt vong không?

Chắc phidiepdan đang nhớ lại cố xưa nhỉ?

Vãn bối đọc sử thấy rằng, khi cụ Trạng Trình bày cho chúa Nguyễn lấy dải đất Hoành Sơn thì hình như chúa Nguyễn vào đó như vào đất trống, tịnh không có một sự kháng cự nào? Tức Chămpa đã bị diệt vong từ trước rồi.

Đến khi Nguyễn Ánh vào tới đất Nam thì đều là đất hoang, cũng chẳng có một sự kháng cự nào luôn để có thể gọi là nhà nước.

Chẳng lẽ lịch sử ghi sai sao?

Trước chỉ nghe thấy Việt Nam cống nạp cho Hán, gả công chúa cho Hán vì Hán là nước mạnh.

Cũng nghe thấy triều Trần gả công chúa cho vua nước Chămpa dù Chămpa là nước yếu hơn.

Cái đại nghĩa của dân tộc Việt yêu hòa bình như vậy mà chẳng nhìn thấy! tiếc lắm thay!

Vãn bối xin trích " Bình Ngô đại cáo" của văn hào Nguyễn Trãi:

...

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

.....

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chắc phidiepdan đang nhớ lại cố xưa nhỉ?

Vãn bối đọc sử thấy rằng, khi cụ Trạng Trình bày cho chúa Nguyễn lấy dải đất Hoành Sơn thì hình như chúa Nguyễn vào đó như vào đất trống, tịnh không có một sự kháng cự nào? Tức Chămpa đã bị diệt vong từ trước rồi.

Đến khi Nguyễn Ánh vào tới đất Nam thì đều là đất hoang, cũng chẳng có một sự kháng cự nào luôn để có thể gọi là nhà nước.

Chẳng lẽ lịch sử ghi sai sao?

Trước chỉ nghe thấy Việt Nam cống nạp cho Hán, gả công chúa cho Hán vì Hán là nước mạnh.

Cũng nghe thấy triều Trần gả công chúa cho vua nước Chămpa dù Chămpa là nước yếu hơn.

Cái đại nghĩa của dân tộc Việt yêu hòa bình như vậy mà chẳng nhìn thấy! tiếc lắm thay!

Vãn bối xin trích " Bình Ngô đại cáo" của văn hào Nguyễn Trãi:

...

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

.....

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

.....

Cái mà gọi là đất hoang đây:

Vương quốc Chăm Pa (tiếng Chăm: Campapura - đô thị Chăm) hay Nagara Campa - xứ sở Chăm), là một quốc gia độc lập, tồn tại liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832 qua các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và cuối cùng là Panduranga-Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, CampuchiaJava đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáoPhật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Chăm Pa (chữ Hán: 占婆) hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ miền bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.

Phù Nam là tên phiên âm Hán-Việt của một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Malaixia.

Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. Mãi đến thế kỷ 17-thế kỷ 18, phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay.

Posted Image

Cái nơi mà người ta gọi là đấy hoang không người ấy từng thuộc cái gọi là Đế chế Khơ me! tàn tích nó còn để lại là cái đền Ăng co vát, cả thế giới phải ngước nhìn chứ đừng nói gì đến Việt Nam!

một triệu đồng bào Khơ me còn tồn tại ở miền tây nam bộ và hơn 150 ngàn người chăm ở khu vực miền trung là cái quái gì thế?

http://vi.wikipedia....i%E1%BB%87t_Nam

Edited by phidiepdan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImagePosted ImagePosted Image wikipedia là cái mà ai chả có thể đưa vào đó đươc, bản thân phidiepdan cũng có thể mà. tại hạ nói đúng không nhỉ?

Hình như đền Angco Wat mới được tìm thấy vào năm 1860 thì phải nhỉ? vậy không phải nó thuộc một chế đế đã sụp đổ hay sao? Liệu có phải Đại Việt làm Angkor Wat trở nên như vậy ko? Cái này thì phidiepdan biết rõ hơn vãn bối nên chắc ko phải nói lại nhỉ.

Phidiepdan chắc đang sống Việt Nam nhỉ? sao không về xây lại cố hương đi nhỉ!

Chán, vãn bối chẳng muốn nói chuyện với phidiepdan nữa đâu! Vãn bối đi uống rượu sướng hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Posted ImagePosted ImagePosted Image wikipedia là cái mà ai chả có thể đưa vào đó đươc, bản thân phidiepdan cũng có thể mà. tại hạ nói đúng không nhỉ?

Hình như đền Angco Wat mới được tìm thấy vào năm 1860 thì phải nhỉ? vậy không phải nó thuộc một chế đế đã sụp đổ hay sao? Liệu có phải Đại Việt làm Angkor Wat trở nên như vậy ko? Cái này thì phidiepdan biết rõ hơn vãn bối nên chắc ko phải nói lại nhỉ.

Phidiepdan chắc đang sống Việt Nam nhỉ? sao không về xây lại cố hương đi nhỉ!

Chán, vãn bối chẳng muốn nói chuyện với phidiepdan nữa đâu! Vãn bối đi uống rượu sướng hơn.

Posted Image cứ nốc rượu vào đi, bản thân wikipedia chưa chắc nó đã đúng, nhưng nó làm được một điều nó chấp nhận một quan điểm và nó cho phép người dùng chỉnh sửa cho nó đúng!

còn bản thân chúng ta luôn tự cho mình là đúng và không chấp nhận một ai đưa ra một quan điểm trái triều.

chúng ta cứ hay nói về TQ nhồi sọ dân của nó, nhưng chính chúng ta lại làm cái việc là tẩy não chính mình! Posted Image

đế chế này sụp đổ thì đế chế khác lại thay thế, Đế chế khơ me là người khơ me mà ngày nay người khơ me thành lập nên Vương quốc Campuchia.

Lực lượng khơ me đỏ ngày trước đã từng có ý tưởng đòi lại Nam bộ nhưng rất may là nó diệt chủng dân nó nên Đại Việt mới có cớ để đập chết nó,

nếu khơ me đỏ nó còn cầm quyền thì sớm muộn gì nó cũng tuyên bố đòi lại Nam bộ như Việt Nam đang đi đòi Hoàng Sa!

có ai có ý kiến khác không? xin mờiPosted ImagePosted ImagePosted Image

có ai ở Campuchia có thể giải thích giúp là tại sao Cam nó không cho công dân việt nhập tịch nó và không được định cư nhỉ.

tại sao những cư dân Việt ở vùng hồ tông lê sáp của Cam ở đó lâu đời rồi mà không được hưởng một tí quyền công dân nào nhỉ?

Edited by phidiepdan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image thì đang đỉ hỏi các bậc chân nhân xem dư lào thôi!

tiểu nhân chỉ nhận thấy: phát ngôn của mọi người đều mang thiên kiến cá nhân, dân tộc chủ nghĩa thôi.

mình là người Việt nên mình cho rằng mình tốt đẹp hơn thằng tàu nó là bọn ăn cướp dã man tàn bạo,

còn mình đi xâm lăng thì mình bảo là mình đi mở cõi!

Người Việt hay tự hào đi giải phóng Cam, tiêu diệt Khơme đỏ, nhưng theo ngu ý của tiểu nhân thì thật ra lúc đó Khơme đỏ đánh Đại Việt để đòi đất may mà lúc đó nó đàn áp nhân dân nó nên mình núp bóng chính nghĩa để dập tắt cái tư tưởng đòi đất!

cháu cũng muốn hỏi chú @thiênsứ liệu Đại Việt có bị diệt vong không?

Phidiepdan hãy xem lại lịch sử Việt đi đã rồi hãy so sánh Đại Việt với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.

Ngay từ lúc quân Nguyên tràn xuống, Đại Việt đã bị Chiêm thành kết hợp với quân của Ô Mã Nhi tấn công từ phương nam. Khi đó Đại Việt chưa hề gây hần với Chiêm Thành. Kinh Đô Thăng Long hai lần bị Chiêm thành Tàn phá. Bởi vậy, Đại Việt phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ. Tất nhiên bên thua phải mất nước. Nhưng Đại Việt không phải là bên gây sự đầu tiên.

Còn về một phần đất Nam Bộ hiện nay mà đám Khơ Me Đỏ coi là đất của họ thực ra không có căn cứ sử liệu. Bởi vì 500 năm trước đây là miền đất gần như hoang vu. Và vùng này thời đó chia làm nhiều quốc gia kình chống nhau. Chứ không phải chỉ có một nước gọi là Căm Pu Chia ngày nay. Chúa Nguyên tiếp quản đất Nam Bộ hiện nay từ một quốc gia không chịu thần phục. Chân Lạp và có những nguyên nhân lịch sử của nó.. chứ không phải là mộtt cuộc chinh phục mang tính chiến tranh. Vùng đất Hà Tiên cách 200 năm trước còn hoang sơ. Bởi vậy mới cho tướng Tàu là Mạc Cửu vào đấy khai hoang , mà không gặp kháng cự nào.

Phidiepdan hãy xem kỹ lịch sử đi đã rồi hãy phát biểu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image cứ nốc rượu vào đi, bản thân wikipedia chưa chắc nó đã đúng, nhưng nó làm được một điều nó chấp nhận một quan điểm và nó cho phép người dùng chỉnh sửa cho nó đúng!

còn bản thân chúng ta luôn tự cho mình là đúng và không chấp nhận một ai đưa ra một quan điểm trái triều.

chúng ta cứ hay nói về TQ nhồi sọ dân của nó, nhưng chính chúng ta lại làm cái việc là tẩy não chính mình! Posted Image

đế chế này sụp đổ thì đế chế khác lại thay thế, Đế chế khơ me là người khơ me mà ngày nay người khơ me thành lập nên Vương quốc Campuchia.

Lực lượng khơ me đỏ ngày trước đã từng có ý tưởng đòi lại Nam bộ nhưng rất may là nó diệt chủng dân nó nên Đại Việt mới có cớ để đập chết nó,

nếu khơ me đỏ nó còn cầm quyền thì sớm muộn gì nó cũng tuyên bố đòi lại Nam bộ như Việt Nam đang đi đòi Hoàng Sa!

có ai có ý kiến khác không? xin mờiPosted ImagePosted ImagePosted Image

có ai ở Campuchia có thể giải thích giúp là tại sao Cam nó không cho công dân việt nhập tịch nó và không được định cư nhỉ.

tại sao những cư dân Việt ở vùng hồ tông lê sáp của Cam ở đó lâu đời rồi mà không được hưởng một tí quyền công dân nào nhỉ?

Câu trả lời của bạn rất đơn giản: đơn giản vì đất nước champa hiện nay không còn, từ thời nhà nguyễn đến giờ, thì toàn bộ dải đất hình chữ S đã là 1 VN thống nhất rồi, nếu nói nam bộ là của Cam thì tại sao nguyễn huệ lại thắng ở rạch gầm, soài mút, tại sao đất của nó mà nó lại vác quân đến đó để đánh chiếm VN

Đế chế khơ me là người khơ me mà ngày nay người khơ me thành lập nên Vương quốc Campuchia.

Lực lượng khơ me đỏ ngày trước đã từng có ý tưởng đòi lại Nam bộ nhưng rất may là nó diệt chủng dân nó nên Đại Việt mới có cớ để đập chết nó,

nếu khơ me đỏ nó còn cầm quyền thì sớm muộn gì nó cũng tuyên bố đòi lại Nam bộ như Việt Nam đang đi đòi Hoàng Sa!

Trước khi Pháp chiếm đông dương, chưa có bản đồ phân biệt dõ ràng biên giới VN và Cam, cũng như Cam và Thái, khi Pháp chiến đông dương, đã lập nên các bản đồ rõ ràng, vì thế mà cái ngôi đền tranh chấp giữa Thái và Cam hiện nay mới rắc rối như thế

Hoàng sa và Trường sa là của VN vì đất nước VN vẫn còn tồn tại và độc lập trước Trung Quốc, từ thời pháp đã ký hiệp định biên giới với nhà thanh, và trong các bản đồ, cũng như tuyên bố thì Hoàng sa và Trường sa là của VN, đến tận năm 1974 thì VN vẫn quản lý các đảo này, TQ chỉ quản lý đảo này khi tiến hành các trận hải chiến

Trước 1979 biên giới Vn và Cam như thế nào, thì sau 1979 cho đến nay, đường biên giới vẫn là như thế, chứng tỏ việc lật đổ khơ me đỏ không đồng nghĩa với việc VN chiến đất của Cam, không lợi dụng tình hình để chiếm Cam, Cam đã gây chiến tranh dọc biên giới phái nam VN và đã giết hại rất nhiều dân chúng, điển hình là vụ giết hàng loạt người ở đảo thổ chu (còn đúng 1 gia đình còn sống), Cam không dựa vào bất cứ bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế để tranh chấp hoặc đòi lại đất và việc gây ra chiến tranh hầu như không có nguyên nhân là đòi đất hay tranh chấp, mà nguyên nhân chủ yếu là từ TQ (rất đơn giản, tại sao TQ ủng hộ khơ me đỏ hết mình, trong khi cả thế giới cực lực lên an, tại sao năm 1978 VN gửi công hàm lên LHQ đòi cam chấm dứt ngay hành động khiêu khích, trong khi LHQ không giải quyết, bắt buộc VN phải ra tay để bảo vệ người dân của mình)

Share this post


Link to post
Share on other sites

một triệu đồng bào Khơ me còn tồn tại ở miền tây nam bộ và hơn 150 ngàn người chăm ở khu vực miền trung là cái quái gì thế?

Thật là hay,

Sau 400 năm "mất nước" Thuỷ Chân Lạp, Dân tộc Khơme vẫn còn 1tr người

Trong khi đó:

Dân số Campuchia hiện nay khoảng trên dưới 10tr

Năm 1975 khoảng 5tr, năm 79 khoảng 3tr (Tự "diệt chủng" hơn 2tr)

Vậy trước đó 400 năm, dân số trên vùng đất này là bao nhiêu? Phồn hoa đô hội chắc!

Còn Quốc gia Chămpa, chủ yếu tồn tại bởi kinh tế biển và hàng hải, với mảnh đất miền Trung khô cằn sao có một nền Nông nghiệp căn bản được.

Lúc gặp thời (là đầu mối giao thương của toàn vùng ĐNÁ) tiền nhiều quá chỉ đổ vào xây các đền đài hoành tráng, hoàng tộc tranh giành quyền lực, bất ổn, khi các thuyền buôn phải tìm bến đỗ mới, lên trên một chút (là Hội An, một trong những vùng đất mà chính Chế Bồng Nga lấy làm sính lể cưới Huyền Trân Công chúa), không còn nguồn thu, không có một căn bản nông nghiệp ổn định nên tự diệt vong mà thôi.

Và ngày nay, Dân tộc Khơ me còn đó, Dân tộc Chăm vẫn còn đó, nền văn hoá của họ vẫn có cơ hội phục hồi phát triển cùng dòng chảy Văn hoá Việt.

Còn đối với Bách Việt, phía nam bờ Dương Tử ngày xưa, bây giờ còn mấy người "Việt" danh chính ngôn thuận, đều là người "Hán" cả.

Mặc dù trong tiềm thức, họ vẫn tự nhận người là Việt Đông, kẻ là Việt Tây. Và văn hoá Việt chỉ còn "tồn tại đúng nghĩa" trên mảnh đất chữ S này. Còn trên mảnh đất xưa kia, Văn hoá Việt đã bị "ăn cướp", bị "đổi trắng thay đen", bị "lật lọng"... mất tiêu rồi.

Vài dòng lạm bàn....

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái mà gọi là đất hoang đây:

Vương quốc Chăm Pa (tiếng Chăm: Campapura - đô thị Chăm) hay Nagara Campa - xứ sở Chăm), là một quốc gia độc lập, tồn tại liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832 qua các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và cuối cùng là Panduranga-Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, CampuchiaJava đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáoPhật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Chăm Pa (chữ Hán: 占婆) hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ miền bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.

Phù Nam là tên phiên âm Hán-Việt của một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Malaixia.

Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. Mãi đến thế kỷ 17-thế kỷ 18, phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay.

Posted Image

Cái nơi mà người ta gọi là đấy hoang không người ấy từng thuộc cái gọi là Đế chế Khơ me! tàn tích nó còn để lại là cái đền Ăng co vát, cả thế giới phải ngước nhìn chứ đừng nói gì đến Việt Nam!

một triệu đồng bào Khơ me còn tồn tại ở miền tây nam bộ và hơn 150 ngàn người chăm ở khu vực miền trung là cái quái gì thế?

http://vi.wikipedia....i%E1%BB%87t_Nam

He he he! Nguyễn Huệ mất năm 1792, năm 1802 Gia Long thống nhất nước Việt Nam, vậy thì năm 1832 sáp nhập cái gì vào cái gì nhỉ? Chắc là Gia Long là vua của xứ Khờ me xưa kia sáp nhập toàn bộ lãnh thổ Đại Việt vào vương quốc của mình :P :P :P

Lệnh Hồ Xung nhậu ở đâu, cho huynh đệ nhậu với, ngồi đây chán lém!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyền hình TQ giả mạo hình ảnh

Kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc đã sử dụng một đoạn phim lấy từ một bộ phim Hollywood trong phóng sự của mình, và việc này xảy ra không chỉ một lần.

Phóng sự trên kênh truyền hình trung ương CCTV về lực lượng không quân Trung Quốc có chiếu cảnh một vụ nổ giống hệt trong phim Top Gun làm từ năm 1986.

CCTV thường hay dùng các clip lấy từ phim truyện trong các phóng sự của mình.

Một nguồn tin quen biết kênh truyền hình này cho hay ban lãnh đạo đang tìm cách kiểm soát tình hình.

Đoạn phim nói tới bên trên được chiếu trong bản tin chính của CCTV hôm 23/01.

Đây là bài phóng sự nói về công tác huấn luyện của không quân Trung Quốc.

Trong đó cũng có các đoạn phỏng vấn với một số tướng lĩnh.

Khi chiếu cảnh chiến đấu cơ luyện tập, lời dẫn cho hay đây là tập trận bắn đạn thật và các mục tiêu đều bị bắn trúng.

Trong một cảnh, phi công phóng đạn. Một máy bay trúng đạn nổ tung và bốc cháy.

Cảnh này bị một số người tinh mắt nói là hoàn toàn giống hệt cảnh trong phim Hollywood tựa đề Top Gun, có tài tử Tom Cruise.

Theo nguồn tin thân cận với CCTV, đây không phải lần đầu tiên clip lấy từ phim truyện được dùng trong phóng sự truyền hình.

Nguồn tin này nói: "Còn nhiều trường hợp tự tiện dùng clip khác nữa”.

Đôi khi lý do là vì các phóng viên và biên tập viên lười biếng khi tìm hình ảnh, cũng có lúc vì clip quá đẹp.

Thông thường việc này xảy ra đối với các phóng sự về quân đội, khoa học và kỹ thuật, khi khó nhận ra các cảnh đệm.

CCTV không nói với khán giả về việc dùng clip của phim truyện mà cũng không trả tiền bản quyền cho nhà sản xuất phim.

Vài năm trước, cao ủy thương mại EU lúc đó là Peter Mandelson đã than phiền việc CCTV không bao giờ trả tiền bản quyền cho các tác giả châu Âu.

Biên tập viên trưởng kênh CCTV từ chối trả lời về cáo giác "Top Gun".

========================================================================

Không tin được cái anh bạn china này, thích đánh bóng hình ảnh, hù dọa mọi nơi

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đường lưỡi bò, Đường chữ U, Đường yêu sách 9 đoạn hay ranh giới lưỡi bò

là tên gọi của một đường vạch do Trung Quốc đưa ra lần đầu tiên vào năm 1947 trong bản đồ các đảo trên Nam Hải do Bộ Nội Vụ nước Trung Hoa Dân Quốc ấn hành, ban đầu là vạch liền và thay đổi dần theo thời gian thành vạch gián đoạn 11 nét, 9 nét, xác lập chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

Đặc điểm

Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông (biển Nam Trung Hoa) là quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, PratasMacclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ chừa lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.

Các sự kiện nổi lên trong quan hệ Việt Trung như cản trở hợp đồng của BP với Việt Nam trong vùng Nam Côn Sơn (năm 2007), cản trở hợp đồng của Exxon Mobil với Việt Nam (năm 2008), vụ tàu Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam năm 2007, vụ căng thẳng giữa tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable của Mỹ với một số tàu Trung Quốc đầu năm 2009 v.v. đều nằm trong ranh giới đường lưỡi bò trên biển này.

Vấn đề công nhận

Từ khi Trung Hoa Dân Quốc công bố ranh giới lưỡi bò vào năm 1947 cho tới nay, Trung Hoa Dân QuốcCộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa cũng chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì: nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước. Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì: nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hay biển lịch sử, dù Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế bên trong ranh giới lưỡi bò, thí dụ như: khảo sát vùng James Shoal sát bờ biển Malaysia (năm 1983), ký hợp đồng khảo sát vùng Tư Chính của Việt Nam với Crestone (năm 1992), quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò (năm 2006).

Sau vụ đụng độ giữa Hải quân Trung QuốcHải quân Việt Nam năm 1988, một số học giả Trung Quốc nói rằng ranh giới lưỡi bò là ranh giới biển lịch sử của Trung Quốc. Tuy nhiên, dù Trung Quốc có đề cập tới cái gọi là chủ quyền lịch sử của họ ở Biển Nam Trung Hoa hay cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận, phát ngôn chính thức của Trung Quốc cũng chưa bao giờ chính thức nói là phạm vi của những vùng biển đó là ranh giới lưỡi bò. Phản đối quan điểm của nhóm các học giả trên, nhóm thứ hai cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử của Cộng hoà Trung Hoa khó có thể biện minh được cho tính chất tùy tiện, thiếu hệ thống tọa độ cũng như khái niệm vùng nước lịch sử đã trở nên lỗi thời, không thể sử dụng để trợ giúp cho yêu sách của chính quyền Trung Quốc và Đài Loan.

Tại cuộc Hội thảo lần thứ nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2009, báo cáo của ông Hoàng Việt thuộc Quỹ Nghiên cứu biển Đông, đã phân tích các yêu sách của Trung Quốc về khu vực “đường lưỡi bò” theo luật quốc tế, khẳng định đường lưỡi bò vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982.

Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ngày 7 tháng 5 năm 2009, Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ.

Ngày 5 tháng 4 năm 2011, Philippines gửi thư ngoại giao lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, theo đó tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc là "không có căn cứ theo luật quốc tế".

Bản thân Trung Quốc cũng không thống nhất với chính họ về việc này.

Tính chất pháp lý của đường lưỡi bò

  • Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) không công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền". Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng nước bên trong đường đứt đoạn là đơn phương và không dựa trên bất kỳ luật pháp quốc tế nào. Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS.
  • Đường chữ U của Trung Quốc chồng lấn vào vùng bờ biển 100 hải lý của các quốc gia khác, trong khi Công ước Luật biển LHQ đã khẳng định rất rõ các quốc gia có chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý tính từ bờ biển.
  • Theo UNCLOS, những hòn đảo nhỏ không người ở như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chỉ có thể tuyên bố lãnh hải là 12 hải lý, chứ không được chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế EEZ từ các đảo đó".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các Cô Chú cùng các Anh Chị trong diễn đàng.

Tiểu Bảo tham gia diễn đàng cũng được một thời gian mà do chức năng post bài bị lỗi, nên lâu nay Tiểu Bảo chỉ đọc, tham khảo các ý kiến đa chiều về các vấn đề thời sự trên diễn đàng. Về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, Tiểu Bảo cũng có đôi quan điểm muốn trao đổi. Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa thuộc nước nào thì đại đa số những người hiểu biết lịch sử đều biết là của Việt Nam chúng ta, điều này là không thể trối cãi. Nhưng do nhiều lý do, hoàn cảnh khách quan nên chúng ta không thể giữ hay bị các thế lực khác xâm chiếm. Như trận chiến Hoàng Sa năm 1974, một trận thua của Việt Nam Cộng Hòa mà làm ta đau lòng. Sau chừng đó năm, bây giờ khi kinh tế, quân sự đủ mạnh, Trung Quốc đã bộc lộ tham vọng nuốt trọn, hợp thức hóa quyền lợi ở biển Đông bằng mọi cách,và các thủ đoạn. Có câu "công lý thuộc về kẻ mạnh", dường như Trung Quốc đã và đang áp dụng câu nói này cho mọi vấn đề cần giải quyết trên trường Quốc Tế, cho dù ta có đây đủ các bằng chứng từ xa xưa để chứng minh chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa nhưng thực tế một điều ta chấp nhận là tiếng nói cũng như sự ảnh hưởng kinh tế, văn hóa, quân sự của chúng ta đối với thế giới chưa đủ mạnh như Trung Quốc nên chúng ta luôn gặp khó khăn khi phát ngôn, phản đối những hành động xâm lược, cướp bọc của Trung Quốc. Theo ý kiến Tiểu Bảo do hoàn cảnh hiện tại, cùng với các điều kiện khách quan thì giờ cách hay nhất là chúng ta là đa phương hóa, Quốc Tế hoá vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, một măt chúng ta vân động hàng lang với dư luận Quốc Tế và với cả Trung Quốc. Với Quốc tế chúng ta cần công khai các bằng chứng về Hoàng Sa - Trường Sa cũng như phát huy các hiệp định biển mà các nước đã ký, và khi có va chạm, xâm lấn chủ quyền chúng ta công khai bằng chứng cho dư luận trong và ngoài nước đánh giá, ta đã làm gì và Trung Quốc đã xâm lấn, vi phạm thê nào. Đối với Trung Quốc, chúng ta cần nói rõ quan điểm của chúng ta, dù chúng ta yếu, chưa đủ mạnh, thua nhiều phương diện nhưng quan điểm đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đó là điều không thể thương lượng và nhượng bộ. Khách quan mà nói thì nhân dân Trung Quốc đã giúp chúng rất nhiều trong những năm chống Mỹ, lương thực cũng như quân sự nhưng các bác Trung Quốc đừng vì những gói viện trợ đó mà có thể đánh đổi chủ quyển biển đảo của chúng ta. Thật sự mà nói thì những gói việc trợ trong những năm kháng chiến chống Mỹ đó không những cho ta mà còn vì lợi cho các bác Trung Quốc, các bác Trung Quốc cũng biết nếu lỡ kháng chiến chống Mỹ chúng ta không thành công, và chúng ta, bán đảo Đông Dương trở thành một đồng minh, bàn đạp của Mỹ thì các bác chắc ăn ngủ không yên vì phái bắc, đông bắc có Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, phái Tây thì có Ấn Độ, giờ phía Nam cũng bị vây, kiềm kẹp thì sau này không biết các bác vuơng mình để " nhất thống thiên hạ" thế nào.

Vấn đề này Tiểu Bảo thấy nói chắc không bao giờ hết. Nhưng Tiểu Bảo thấy cho dù vận số hay thời thế thế nào thì lịch sữ mấy ngàn năm đã chứng minh, mặc cho bị đồng hóa, độ hộ trăm năm, ngàn năm thì người Việt Nam chúng ta vẫn là người Việt Nam chúng ta, dòng máu chảy trong người chúng ta vẫn là dòng máu Lạc Hồng 4000 năm Văn Hiến .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gần đây Biển Đông dậy sóng, cùng với sự hung hăng ngày một tăng của Trung Quốc sau một thời kỳ dài tích lũy thành công về kinh tế và kèm theo đó là quân sự. Cái đất nước hiếu chiến được sinh tồn dựa trên triết lý "Nhất thống thiên hạ" ấy sẽ không bao giờ dừng lại. Nếu có đủ nguồn lực để thực hiện dã tâm, có lẽ dân Trung Quốc chỉ chịu dừng lại khi họ nhất thống toàn bộ địa cầu. Nói có vẻ hơi hoang đường, nhưng cái đó phản ánh đúng bản chất của người Trung Quốc.

Phân tích và ước đoán về các chiến lược của Trung Quốc hoàn toàn không khó. Hầu hết các dự đoán đưa ra từ rất lâu về các bước đi của Trung Quốc đều đã thành hiện thực. Hơn bất cứ dân tộc nào, người Việt Nam, với tư cách một dân tộc phải đánh trả những đợt tấn công xâm lược của người Trung Hoa trong suốt nhiều thế kỷ, hiểu hơn bất cứ ai về bản chất của dân Trung Hoa.

Không nên lừa phỉnh nhau dân Trung Hoa phần lớn ưa hòa bình, dã tâm xâm lược chỉ ở một số chóp bu cai trị. Dân tộc nào sẽ dựng lên chính quyền đó, nhất là khi Trung Quốc có truyền thống tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau và xâm lược ra bên ngoài trong suốt lịch sử tồn tại của nó. Phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, cái triết lý làm người cốt lõi của dân Trung Quốc, được nhồi nhét trong đầu ngay khi mới sinh ra, là tư tưởng "Nhất thống thiên hạ".

Họ sẽ đánh nhau, sẽ xâm lược bất cứ ai, miễn là họ đủ mạnh để làm điều đó.

Chúng ta đang đứng ở một kỷ nguyên đầy thử thách, khi số phận dân tộc đang được cân đo. Bất cứ một nỗ lực nào của Việt Nam ngày hôm nay, sẽ quyết định vận mệnh dân tộc trong ngày mai. Tương quan sức mạnh Việt Nam - Trung Quốc là khoảng cách có tính thế hệ, nhưng khi đặt tương quan ấy trong bối cảnh phức tạp của thế giới ngày nay, khoảng cách không còn quá đáng sợ, và cốt yếu hơn, nếu đặt tương quan ấy trước lịch sử đề kháng ngoại xâm trải qua vài chục thế kỷ của người Việt, thì sự chênh lệch ấy không còn là điều mà một dân tộc có lịch sử hiển hách đáng phải cúi đầu. Nếu lịch sử của Trung Quốc là lịch sử xâm lăng, thì chính dân tộc Việt Nam, lại ghi dấu ấn của mình bằng những trang sử chống ngoại xâm oanh liệt.

Cố nhiên, giữ đất nước có thể bằng sức mạnh, nhưng hơn hết vẫn phải bằng cái đầu, và cái đầu ấy phải là một cái đầu lạnh nhưng đầy nhiệt huyết. Trung Quốc sẽ bị chặn lại khi mọi dã tâm của nó phơi bày và buộc thế giới phải nhìn nó với đầy sự e dè.

Trung Quốc ngày một hung hăng hơn khi nó mạnh lên, điều đó đã được tính toán trước, nhưng đó cũng chính là lúc nó dễ phạm sai lầm. Trên thực tế Trung Quốc đang phạm nhiều sai lầm chiến lược thay vì thành công trên con đường thực hiện dã tâm xâm lăng xuống phía nam của nó.

Trung Quốc rất mạnh, với năng lực sản xuất đáng gờm, xuất siêu với hàng loạt quốc gia và vững bước trở thành quốc gia dẫn đầu quy mô GDP trong ít năm tới. Thế nhưng chính đó cũng là điểm yếu chí mạng của TQ, khi nó phụ thuộc quá lớn vào các nguồn tài nguyên bên ngoài. Eo biển Mallaca, sẽ vẫn là một yếu điểm chí mạng của TQ trong ít nhất vài chục năm tới. Mà thật không may, lãnh thổ Việt Nam với bờ biển dài bao trọn biển Đông, với các căn cứ không hải quân ở phần cực Nam lãnh thổ, vốn nằm ngoài tầm với của Không - Hải quân TQ, lại có khả năng khóa chặt eo Mallacca nếu thực sự bị đẩy đến bước đường cùng. Sẽ thế nào nếu toàn bộ đường vận tải dầu khí và hàng hóa của TQ bị chặn lại khi chiến tranh Trung - Việt nổ ra? Đất nước to lớn ấy chắc chắn sẽ cạn kiệt dầu trong không quá 6 tháng đánh nhau, và bước đến giai đoạn suy tàn. Một cuộc chiến với Việt Nam, dù là với bất cứ đối thủ nào, đều sẽ phải kéo dài tới vài thập kỷ, Mỹ, Pháp hiểu điều này hơn bất cứ ai, và Trung Quốc thì lại càng hiểu hơn bất cứ ai trong số đó.

Hơn nữa, cái logic rất đơn thuần với các nước xung quanh tại Đông Nam Á: Những gì TQ làm với Việt Nam ngày hôm nay, sẽ là ngày mai đối với họ một khi TQ giải quyết xong câu chuyện Việt Nam. Thậm chí điều này đúng với mọi cường quốc khác trong khu vực gồm Nhật Bản, Ấn Độ và vị trí thống trị của Hoa Kỳ. Ai cũng nhìn thấy một logic tất yếu, giúp Việt Nam trụ vững cũng là giúp chính họ. Chúng ta không lo thiếu bạn khi có quá nhiều giá trị chung để chia sẻ.

Hơn bất cứ lúc nào, người Việt Nam cần xiết chặt tay nhau trước hiểm họa chủ quyền, chiến tranh rất khó xảy ra bởi cầm quyền ở Trung Quốc là một đám con bò nhưng cũng đầy nham hiểm, nhưng sự đê tiện chắc chắn nhiều hơn. Đây chính là lúc các ván bài tổng hợp cần được phát huy, mà sự quật cường dân tộc đóng một vai trò không nhỏ. Chiến tranh chắc chắn không xảy ra, nếu người Việt Nam đòan kết, có đủ dũng khí chấp nhận nó và có đủ sức mạnh để lao vào cái địa ngục ấy.

====================================================================================

YPN sưu tầm trên internet bài viết này, có cái nhìn sâu hơn về TQ

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÀI SUY NGHĨ...

Là một đất nước có diện tích lãnh thổ và dân số nhất nhì thế giới, được xem là một trong 2 nền văn hóa lớn và có ảnh hưởng bậc nhất trong lịch sử châu Á, tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ được coi là một nước mạnh trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Còn đó những nỗi đau của họ khi đất nước rộng lớn này trở thành "chiếc bánh ngọt" chia 5 sẻ 7 cho các nước thực dân hồi những năm thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Trong thế chiến thứ 2, mặc dù chiến tranh Trung - Nhật là một cuộc chiến lớn hao người tốn của đối với cả 2 bên nhưng không bao giờ được xem là chiến trường chính của quân viễn chinh Nhật, mà chiến trường chính của Nhật là chiến trường Thái Bình Dương (với Mỹ, Anh, Úc...), nói không phải chiến trường chính bởi nó không có những trận đánh mang tính bước ngoặc nào ảnh hưởng đến quyết định đầu hàng của phát xít Nhật, thậm chí chiến dịch cuối cùng giải phóng Mãn Châu thì công đầu thuộc về Hồng quân Liên Xô. Bởi vậy, có thể hiểu được giờ đây, với vị thế của một nền kinh tế được xem là đứng thứ 2 trên thế giới, người Trung Quốc cần một nền quân sự thật mạnh. Sự gia tăng chi phí và phát triển công nghiệp quốc phòng công khai trong những năm gần đây cho thấy được tham vọng lớn của họ. Tuy nhiên, việc chúc mừng một nước Trung Quốc lớn mạnh của nhân dân thế giới nói chung không khỏi đi kèm với sự nghi ngại bởi các vấn đề thuộc về tư tưởng đại Hán. Sự lớn mạnh về quân sự của họ trước mắt cho thấy sự khẳng định rằng : việc "liên minh 8 nước tiến vào Bắc Kinh như chỗ không người" hay những vụ "thảm sát Nam Kinh" của quân xâm lược trong quá khứ sẽ mãi chỉ là chuyện viễn tưởng ở tương lai. Tuy nhiên, các bài học lịch sử đau thương của họ vẫn còn đó, ở hiện tại và tương lai, chỉ có duy trì láng giềng hữu nghị mới là chìa khóa tiếp theo để họ mở đường bước tiếp trên đường đến phồn thịnh và bền vững, mà trước mắt là con đường thương mại tiến ra biển (họ là một nước lớn nhưng trong lịch sử chỉ luôn được coi như 1 Đại Lục chứ không phải quốc gia biển vì bao bọc dọc bờ biển của họ là chủ quyền của các quốc gia láng giềng).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay