yeuphunu

Trung Quốc : Âm Mưu Và Thủ Đoạn

69 bài viết trong chủ đề này

Có anh Thiên sứ tham gia đoán, việc này hấp dẫn hơn hẳn. Nhờ ý kiến của anh TS, tôi kết hợp và đưa ra nhận định như sau: Gây sự với Việt Nam là lựa chọn duy nhất, không còn lựa chọn nào khác, TQ sẽ chiếm biển đông bằng mọi giá. Nhưng, Trung Quốc đã mắc một sai lầm lớn mang tính sách lược quốc gia khi gây sự với Việt Nam - cho dù nhân danh bất cứ một cái gì. TQ sẽ thất bại khi mở rộng ra biển đông và điều này đánh dấu sự sụp đổ của TQ.

Vâng! Đấy cũng chỉ là cách nhìn của anh. Tôi thì không nghĩ vậy. Tôi chỉ đưa ra một tiền đề:

Trung Quốc mắc một sai lầm lớn mang tính sách lược quốc gia trong tương lai - dù với bất cứ một nguyên nhân nào - nếu gây sự với Việt Nam dưới bất cứ hình thức nào. Trong hoàn cảnh hiện nay, có thể nói: Bất cứ nước nào gây sự với Việt Nam đếu sai lầm. Có điều hậu quả khác nhau mà thôi.

Lời khuyên của tôi - rất chân thành, khách quan và khoa học - chứ không thiên vị - Tất cả các nước nên long trọng công nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Đài Loan, Trung Quốc ...vv.....nên trả lại Việt Nam những hòn đảo đã chiếm giữ. Mọi chuyện sẽ tốt đẹp.Còn không thì thế giới này sẽ loạn cào cào không quá năm 2013.

Hãy chờ xem!

Đây là lời tiên tri có điều kiện của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng! Đấy cũng chỉ là cách nhìn của anh. Tôi thì không nghĩ vậy. Tôi chỉ đưa ra một tiền đề:

Trung Quốc mắc một sai lầm lớn mang tính sách lược quốc gia trong tương lai - dù với bất cứ một nguyên nhân nào - nếu gây sự với Việt Nam dưới bất cứ hình thức nào. Trong hoàn cảnh hiện nay, có thể nói: Bất cứ nước nào gây sự với Việt Nam đếu sai lầm. Có điều hậu quả khác nhau mà thôi.

Lời khuyên của tôi - rất chân thành, khách quan và khoa học - chứ không thiên vị - Tất cả các nước nên long trọng công nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Đài Loan, Trung Quốc ...vv.....nên trả lại Việt Nam những hòn đảo đã chiếm giữ. Mọi chuyện sẽ tốt đẹp.Còn không thì thế giới này sẽ loạn cào cào không quá năm 2013.

Hãy chờ xem!

Đây là lời tiên tri có điều kiện của tôi.

http-~~-//www.nhaccuatui.com/m/UPnh4lmdex

Đời mình là một khúc quân hành

Đời mình là bài ca chiến sĩ

Ta ca vang triền miên qua tháng ngày

Lượn bay trên núi đồi biên cương đến nơi đảo xa

Mãi mãi lòng chúng ta, ca bài ca người lính

Mãi mãi lòng chúng ta, vẫn hát khúc quân hành ca

Dù rằng đời ta thích hoa hồng

Kẻ thù buộc ta ôm cây súng

Ta yêu sao làng quê non nước mình

Tình quê hương vút thành thanh âm khúc quân hành ca

Mãi mãi lòng chúng ta, ca bài ca người lính

Mãi mãi lòng chúng ta, vẫn hát khúc quân hành ca

(ST)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trong thời đại Hồ Chí Minh Nước Việt nam ta đã từng làm nên một Điện biên phủ trên bộ với giặc Pháp , một Điện biên phủ trên không với giặc Mỹ .

Có lẽ sẽ còn một Điện biên phủ trên biển với giặc Tàu nữa

Edited by Làng xưa
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng CP vừa ký ban hành Nghị định 46 thay thế Nghị định 34/2008 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có hiệu lực từ 1/8. Một trong những điểm mới nhất của Nghị định sửa đổi, bổ sung này là yêu cầu các chủ đầu tư trong quá trình lập hồ sơ mời thầu phải quy định nội dung về việc sử dụng người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật. Theo đó, phải ưu tiên sử dụng người lao động Việt Nam thực hiện các công việc mà người lao động Việt Nam có khả năng thực hiện.

Trường hợp gói thầu cần sử dụng người nước ngoài có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu nước ngoài có phương án sử dụng người nước ngoài, bao gồm: Vị trí công việc, số lượng; trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, thời gian thực hiện công việc.

Cũng theo Nghị định mới, Bộ Công an sẽ không cấp thị thực đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi chưa được cấp giấy phép lao động, giấy phép hết hiệu lực lao động hoặc vô hiệu. Không gia hạn tạm trú, buộc xuất cảnh hoặc trục xuất đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi chưa được cấp giấy phép lao động, giấy phép lao động hết hiệu lực, hoặc vô hiệu.

6 tháng sau khi Nghị định này có hiệu lực, tức từ 1/2/2012, nếu người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp phép lao động theo quy định, thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan Công an buộc xuất cảnh hoặc trục xuất.

Theo TS

HÀ HÀ. HOAN HÔ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG ĐÃ KỊP THỜI PHÁT HIỆN " ĐẠO QUÂN THỨ 5" ÂM MƯU ĐỒNG HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM. TIẾP THEO LÀ ,MONG THỦ TƯỚNG XỬ LÝ NGHIÊM MINH, QUYẾT LIỆT NHỮNG CON SÂU, UNG NHỌT, THAM NHŨNG GÂY NHỨC NHỐI CHO DƯ LUẬN, CHO DÂN TỘC VIỆT NAM.

P/S: BÁC LIÊM TRINH ĐỪNG BUỒN NHÉ. SẼ KHÔNG CÓ CÁI VIỄN CẢNH NHỮNG CÔ GÁI TRẺ VIỆT NAM NÉT MẶT HÂN HOAN CHÀO ĐÓN CÁC CHÀNG TRAI TRUNG QUỐC ĐÂU NHÉ. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng! Đấy cũng chỉ là cách nhìn của anh. Tôi thì không nghĩ vậy. Tôi chỉ đưa ra một tiền đề:

Trung Quốc mắc một sai lầm lớn mang tính sách lược quốc gia trong tương lai - dù với bất cứ một nguyên nhân nào - nếu gây sự với Việt Nam dưới bất cứ hình thức nào. Trong hoàn cảnh hiện nay, có thể nói: Bất cứ nước nào gây sự với Việt Nam đếu sai lầm. Có điều hậu quả khác nhau mà thôi.

Lời khuyên của tôi - rất chân thành, khách quan và khoa học - chứ không thiên vị - Tất cả các nước nên long trọng công nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Đài Loan, Trung Quốc ...vv.....nên trả lại Việt Nam những hòn đảo đã chiếm giữ. Mọi chuyện sẽ tốt đẹp.Còn không thì thế giới này sẽ loạn cào cào không quá năm 2013.

Hãy chờ xem!

Đây là lời tiên tri có điều kiện của tôi.

Như lời của chú Thiên Sứ ở trên thì trước 2013, cả thế giới sẽ loạn cào cào rồi còn đâu - Vì thời điểm này ĐL, TQ sẽ không có lý do gì trả lại VN những đảo đã chiếm giữ. :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Kinh quên lời dạy của Khổng Tử

Trung Quốc rất xem trọng Khổng tử vì vậy mà hiện đang xây dựng hơn 150 Viện Khổng Tử trên thế giới, với mục đích quảng bá ngôn ngữ và văn hóa. Nhưng lạ thay, nước này có vẻ chỉ biết khai thác tiếng tăm của đức Khổng, mà cố tình quên lời dạy của ngài.

Posted Image

Trung Quốc, Khổng Tử được phong là người thầy ở mọi thời đại.

Cố tình không theo?

Trung Quốc xem trọng Khổng Tử như thế, nhưng lạ thay, nước này có vẻ chỉ biết khai thác tiếng tăm của đức Khổng, bởi trong hành động, Bắc Kinh tỏ ra không hề hiểu, hoặc đã hiểu mà cố tình không làm theo lời dạy của ngài.

Chúng ta chỉ cần nhìn vào ba điểm then chốt nhất của Khổng Giáo để chứng minh cho lời nhận định trên.

1. Khổng Tử dạy: Người quân tử lấy nghĩa làm đầu, không vì lợi mà quên nghĩa.

Năm 1974, nhân thế cuộc chiến tranh Việt Nam lúc cao trào, Trung Quốc thừa cơ đánh chiếm Hoàng Sa. Nên nhớ rằng, trong thời gian đó, quan hệ Việt-Trung là đồng chí, anh em.

Năm 1988, Trung Quốc lại tấn công Trường Sa, gây thương vong cho nhiều chiến sỹ Việt Nam. Hai sự kiện này cả thế giới ai cũng biết. Tức Trung Quốc cũng biết rõ hành động chiếm đoạt lãnh thổ của bằng hữu mình là trước thanh thiên bạch nhật, thế mà vẫn làm.

Rõ ràng là thấy lợi quên nghĩa!

Gần đây, Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa quân đội, xây dựng căn cứ tàu ngầm Tam Á, và ngày càng có thái độ hung hăng trên Biển Đông. Thái độ và hành động hung hăng của Trung Quốc vừa qua cả thế giới điều biết, báo đài quốc tế đã tốn nhiều giấy mực để phân tích.

Tại sao Trung Quốc lại tăng cường tấn công Biển Đông như thế mà không ngại trắng trợn vị phạm luật quốc tế, không ngại mất tình láng giềng, không ngại mang tiếng lấn lướt người yếu thế?

Câu trả lời rất đơn giản mà cả thế giới đều biết, đó là dưới lòng Biển Đông trong khu vực Trung Quốc áp đặt đường lưỡi bò có một trữ lượng dầu hỏa và khí đốt khổng lồ.

Rõ ràng lại vì lợi quên nghĩa!

2. Khổng Tử dạy: Người quân tử không sợ kẻ mạnh, không hiếp người yếu.

So với Trung Quốc, các nước có tham gia tranh chấp Biển Đông điều là nước nhỏ hơn, kinh tế kém phát triển hơn, quân lực yếu hơn.

Gần đây, Trung Quốc tăng cường ngân sách đáng kể cho quốc phòng, xây dựng căn cứ tàu ngầm Tam Á trên đảo Hải Nam. Trung Quốc cũng vừa soán ngôi Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới.

Trung Quốc lại là một trong năm nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Như vậy, có thể nói rằng, dù Bắc Kinh luôn “khiêm tốn” không thừa nhận, nhưng trên thực tế, Trung Quốc là một cường quốc kinh tế, chính trị và cả quân sự.

“Tri kỉ tri bỉ”, Trung Quốc hiểu rõ vị thế của mình, và đã tận dụng lợi thế này để lấn lướt các nước trong khu vực, dùng sức mạnh để đe dọa láng giềng, không kể gì đến luật pháp quốc tế và tình nghĩa cận thân.

Rõ ràng là ỷ mạnh hiếp yếu!

3. Khổng Tử dạy: Trong quan hệ bằng hữu, lấy chữ tín làm đầu.

Trên các diễn đàn chính thức, Bắc Kinh luôn tuyên bố không cậy mạnh hiếp yếu, muốn giải quyết tranh chấp bằng hòa bình. Thế mà sự thật đã chứng minh, Trung Quốc tỏ ra "tiền hậu bất nhất".

Philippines vừa rồi tố cáo Trung Quốc nhiều lần xâm phạm lãnh hải, trong khi quan chức Bắc Kinh đến thăm Philippines để tăng cường tình hữu nghị. Tàu hải giám Trung Quốc vào trong phạm vi đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tấn công tàu Việt Nam.

Thế mà, người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Trung Quốc lại cáo buộc điều ngược lại, trong khi báo đài thế giới đều ghi nhận sự xâm phạm lãnh hải Việt Nam này của phía Trung Quốc.

Rồi tại diễn đàn Shangri-La 2011, trước phản ứng của Philippines, Việt Nam, Malaysia, tổng trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt lại tuyên bố mạnh mẽ rằng Trung Quốc không hề dùng sức mạnh đe dọa láng giềng, Trung Quốc theo đuổi giải pháp hòa bình...

Sau cuộc "trấn an", tàu Trung Quốc lại tiếp tục tấn công tàu Việt Nam một lần nữa.

Rõ ràng là không giữ điều tín nghĩa?

Đức Khổng Tử răn dạy hậu thế tu thân để thành người quân tử. Thế nhưng, chỉ xét sơ ba điều cơ bản của Nho Giáo nói trên, thì đủ thấy rằng bài học cơ bản của đức Khổng đã không được Bắc Kinh học thuộc.

Như vậy, chính phủ Bắc Kinh có xứng đáng là con cháu Khổng Tử chăng? Nếu phải, thì nên chăng Bắc Kinh phải học lại Khổng Giáo trước khi truyền bá cho người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đang rơi vào thế khó khăn

Tokyo có vẻ như đã sẵn sàng chi hàng tỷ USD là cho việc phát triển máy bay tàng hình ATD-X của riêng mình. Điều đó khiến Trung Quốc rơi vào thế khó.

Phô trương quá mức

Mọi việc có lẽ được bắt đầu từ năm 2005, khi trên internet Trung Quốc xuất hiện úp mở về một tiêm kích sơn màu đen với rất nhiều những lời đồn đoán đầy bí ẩn. Cuối cùng mọi lời đồn đoán đã được sáng tỏ.

Không chỉ dừng lại ở những bức ảnh, tháng 1/2011, một tiêm kích thế hệ 5, mang tên J-20 xuất hiện và có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Điều đó đã làm cả thế giới chú ý.

Trong khi báo giới tốn không ít giấy mực để bình phẩm, phân tích về chiếc tiêm kích này, Bắc Kinh vẫn hoàn toàn im lặng với mục đích, khả năng của sự phát triển tiêm kích J-20.

Không dừng lại ở đó, những năm qua Trung Quốc liên tục cho ra đời hàng loạt vũ khí mới, đặc biệt là các vũ khí cho tác chiến hải quân.

Liên tục hạ thủy các tàu chiến mới, các tàu khu trục mới như Type-052C, 052D đã dần đạt được một số khả năng tương tự như các tàu khu trục Aegis của Hải quân Mỹ. Danh sách các tên lửa chống hạm mới được Bắc Kinh ngày một kéo dài thêm.

Đặc biệt hơn cả là tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-21D cải tiến, được giới thiệu là có khả năng tiêu diệt tàu sân bay ở cự ly đến 3.000km. Tàu sân bay đầu tiên mang tên Thi Lang được hoán cải từ tàu sân bay Varyag của Ukraine sắp được hoàn thành.

Cùng với đó là sự xuất hiện úp mở của hàng loạt các tiêm kích mới như, J-14, J-15, J-18, J-19… cùng với nhiều lời đồn đoán từ các trang mạng quốc phòng Trung Quốc.

Posted Image

Về phía mình Bắc Kinh không phủ nhận cũng không thừa nhận về các chương trình phát triển vũ khí xuất hiện úp mở trên internet.

Việc Trung Quốc liên tục "khoe" vũ khí mới khiến các nước trong khu vực phải nhanh chóng hiện đại hóa quân đội của mình.Có thể nói rằng, những năm qua Bắc Kinh là trung tâm của các hệ thống vũ khí mới, ngay cả Mỹ nền quân sự hùng mạnh nhất thế giới cũng không có nhiều chương trình phát triển vũ khí đến vậy. Điều đó càng làm cho các nước trong khu vực không khỏi lo lắng.

Bên cạnh đó Trung Quốc liên tục tham gia các chống cướp biển tại vịnh Aden, điều động các tàu khu trục hạng nặng tới các vùng biển gần khu vực tranh chấp với Nhật Bản, Liên tục tổ chức các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn nhằm mở rộng khả năng tác chiến xa bờ.

Bắc Kinh đã phát triển được một đội ngũ tàu chiến mặc nước và tàu ngầm hùng hậu. Thách thức sự hiển diện của Mỹ tại châu Á, cảnh báo Washington tránh xa các tranh chấp trên biển Đông, thậm chí, đòi chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ.

Tự đặt mình vào cuộc chạy đua vũ trang

Có vẻ nhận thấy mình đã quá lố, qua chuyến thăm đến Mỹ vào tháng 5/2011 của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tướng Trần Bỉnh Đức, Bắc Kinh đã dịu giọng hơn. Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết: “Chúng tôi không muốn sử dụng tiền của chúng tôi để mua thiết bị hoặc vũ khí tiên tiến để thách thức Mỹ. Có một khoảng cách rất lớn về công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ”.

Tuy nhiên, bài phát biểu của tướng Đức đã quá muộn để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang sẽ đem đến nhiều bất lợi cho Bắc Kinh.

Sự xuất hiện của J-20 cùng với hàng loạt các hệ thống vũ khí khác khiến Washington và các đồng minh thân cận tại châu Á thúc đẩy một cách nhanh chóng quá trình hiện đại hóa kho vũ khí của mình.

Dù đang đối mặt với thâm hụt ngân sách trầm trọng, Washington vẫn sẳn sàng chi hàng tỷ đô la vào nỗ lực cải thiện khả năng của phi đội F-15E, F-22 Raptor, tái khẳng định cam kết cho chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35. Tổng chi phí cho chương trình dự kiến ở mức 1.000 tỷ USD.

Posted Image

ATD-X sẽ là một tiêm kích đẳng cấp ngang ngửa với F-22 Raptor của Mỹ.

Phản ứng của Tokyo trước sự xuất hiện của J-20 thậm chí còn ấn tượng hơn. Trong một động thái hết sức bất ngờ, quốc gia vốn luôn tránh các đối đầu quân sự đã quyết định hồi sinh sự phát triển của tiêm kích tàng hình ATD-X của riêng mình.

Lúc đầu, sự phát triển của ATD-X chỉ dừng lại ở mức độ thao diễn công nghệ, chứng minh khả năng của Nhật Bản trong việc phát triển tiêm kích thế hệ 5.

Cần nhớ lại, Tokyo từng cố gắng đàm phán với Mỹ để sở hữu tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor nhằm thay thế cho phi đội F-4 già cỗi. Nhưng khi bị từ chối, Không quân Nhật Bản JASDF đã phối hợp với Mitsubishi Heavy Industries để tạo ra mẫu thử nghiệm của ATD-X Shinshin từ khoảng 6 năm trước.

Việc phát triển ATD-X chủ yếu để gây áp lực với Washington, cho thấy khả năng của Nhật Bản trong việc tạo ra một tiêm kích tàng hình có thể cạnh tranh với tiêm kích F-22, qua đó, đánh động Washington hoặc hợp tác hoặc để Tokyo gặt hái những lợi ích riêng của mình

từ ATD-X.

Ít nhất đã có 3 mẫu thử nghiệm của ATD-X được phát triển, một mẫu thử nghiệm khả năng tàng hình trước radar được đưa đến Pháp, mẫu thử nghiệm phát triển động cơ XF5-1, cùng với mẫu hỗ trợ cho các công nghệ khác.

Tuy nhiên, dù cây bút Bradley Perrett của Aviation Week đã gọi ATD-X là mối đe dọa tiềm ẩn những mẫu thử nghiệm không thể khiến Washington lo ngại, Tokyo vẫn không thể sở hữu F-22 cho chương trình hiện đại hóa không quân của mình.

Những tưởng ATD-X đã rơi vào quên lãng khi Tokyo quay sang lựa chọn EF-2000 Typhoon của châu Âu cùng với F/A-18 E/F Super Hornet và F-35 của Mỹ làm giải pháp thay thế. Song trước sự xuất hiện của J-20, Tokyo đã quyết định hồi sinh ATD-X, trong tất cả các nước châu Á, Nhật Bản đủ khả năng để tạo ra một tiêm kích đẳng cấp như F-22.

Đất nước mặt trời mọc có sẵn nền tảng công nghệ cao vững chắc, đặc biệt là công nghệ điện tử, việc áp dụng các công nghệ này vào lĩnh vực quân sự chỉ là vấn đề thời gian. Trung tướng Hideyuki Yoshioka của JASDF cho biết: “ Chúng tôi nhận ra rằng, vai trò ATD-X là quan trọng đối với đất nước chúng tôi”.

Đại tá Yoshikazu Takizawa một quan chức cao cấp của quân đội Nhật Bản trao đổi với AP vào tháng 3/2011 rằng: “ATD-X được phát triển trở lại, dự kiến sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào khoảng năm 2014, chính phủ sẽ quyết định có sản xuất loạt hay không vào năm 2016”. Cũng theo đó, JASDF dự định sẽ dùng ATD-X làm nòng cốt để thay thế cho phi đội khoảng 200 chiếc F-15 hiện nay.

Việc Tokyo quyết định tái khởi động chương trình ATD-X khiến cuộc đua tiêm kích thế hệ 5 trên bầu trời châu Á trở nên sôi động hơn.

Hàn Quốc cũng đã lên kế hoạch hiện đại hóa lực lượng quân đội của mình, Seoul đã hạ thủy chiếc tàu khu trục Aegis thứ 3 của mình. Cùng với đó là chương trình hiện đại hóa không quân, ngoài F-15K Slam Eagle, F-35 đang là đích ngắm tiếp theo của Seoul.

Ấn Độ đã ký một thỏa thuận lớn với Nga cùng nhau phát triển tiêm kích thế hệ 5 FGFA, cùng với PAK F/A của Nga sẽ là 2 loại tiêm kích chủ lực cho không quân 2 nước và xuất khẩu rộng rãi ra thị trường thế giới. Tất cả những sự phát triển các hệ thống vũ khí mới này có vẽ như đều cùng nhắm một mục tiêu.

Cuộc chạy đua vũ trang không chỉ dừng lại ở các nước lớn mà còn lan rộng đến các nước nhỏ. Đặc biệt là các nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh.

Các chuyên gia quân sự nhận định, với sự xuất hiện của ATD-X cùng với F-22, F-35 của Mỹ , FGFA của Ấn Độ, một số T-50 có thể xuất khẩu của Nga tại châu Á, liệu có cơ hội nào cho J-20 hay không?

Việc phô trương sức mạnh quân sự của Bắc Kinh chưa đem lại kết quả mong muốn về đòi hỏi các yêu sách trên biển Đông và các vùng biển lân cận. Nhưng rõ ràng đã đánh động một cuộc chạy đua vũ trang không kém phần khốc liệt.

Các quốc gia châu Á gần như đã xích lại gần nhau hơn cho một mục đích duy nhất, “đối trọng lại với sự trỗi dậy đáng lo ngại của Bắc Kinh”. Vươn ra biển lớn một cách thiếu khôn ngoan, Trung Quốc đã tự đặt mình vào thế khó.

Quốc Việt_DV

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như lời của chú Thiên Sứ ở trên thì trước 2013, cả thế giới sẽ loạn cào cào rồi còn đâu - Vì thời điểm này ĐL, TQ sẽ không có lý do gì trả lại VN những đảo đã chiếm giữ. :(

Mới chỉ xác định thiên tai tăng nặng thôi. Còn " Loạn cào cào " thì bây giờ mới đặt ra.

Tuy nhiên tôi cũng cần nói rõ thêm là: Tôi luôn bác bỏ những tin đồn, những lời tiên tri ngớ ngần gọi là " Ngày Tận Thế "; hoặc tin đồn, tiên tri về chiên tranh thế giới thứ Ba. Tôi cũng đã giải thích về điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản đồ TQ sai sự thật:

Chờ đợi câu trả lời hay

27/06/2011 11:23:08

Posted Image- "Các nhà KH Việt ở nước ngoài nhờ có một số lợi thế nhất định đã có đóng góp quan trọng những câu chuyện tương tự như thế này. Họ là cầu nối Việt Nam và thế giới. Làm sao để phát huy hơn nữa vai trò của họ? Điều này tôi nghĩ ai cũng có câu trả lời hay, và đặc biệt là các nhà làm chính sách". Bee.net.vn đã trao đổi qua email với TS Trần Ngọc Tiến Dũng và TS Bùi Quang Hiển (Canada), những người đã cảnh báo về những tấm bản đồ sai sự thật của các tác giả Trung Quốc đăng trên tạp chí khoa học quốc tế.

Tôi bị sốc trước những tấm bản đồ sai sự thật

Các anh tiếp cận được với những tấm bản đồ sai sự thật được đăng tải trên một số tạp chí khoa học nước ngoài trong trường hợp nào?

TS Bùi Quang Hiển: Tôi nhìn thấy cái bản đồ Trung Quốc có đường lưỡi bò được đăng tải trên tạp chí khoa học quốc tế lần đầu tiên vào ngày 17/6/2011 thông qua bức thư của Tiến sĩ Trần Ngọc Tiến Dũng gửi vào hòm thư của nhóm GCMM. Tôi nghĩ là sẽ còn có nhiều bài báo như thế mà các nhà khoa học Việt Nam chưa phát hiện ra. Nhờ vào hệ thống dữ liệu và quyền truy cập vào các bài báo quốc tế trên mọi lĩnh vực tại nơi tôi công tác, tôi đã dành thời gian tìm hiểu và liệt kê ra khoảng 10 bài báo (đều của tác giả người Trung Quốc) có đăng tải bản đồ Trung Quốc có hình lưỡi bò. Tôi nghĩ sẽ còn nhiều bài báo nữa mà tôi chưa phát hiện ra, nên tôi đã viết thư thông báo cho các đồng nghiệp để có thể họ bắt tay vào công cuộc tìm kiếm.

TS Trần Ngọc Tiến Dũng: Nhờ vào công tác nghiên cứu lĩnh vực geosciences, geo-environments. Thông thường khi nghiên cứu 1 vấn đề nào đó cho 1 khu vực nghiên cứu của 1 vị trí địa lý nhất định, chúng ta sẽ thấy tác giả đưa bản đồ địa lý nào đó để biểu thị khu vực nghiên cứu (KVNC) trên nguyên tắc liên hệ KVNC với 1 vị trí địa lý nào đó mà nhiều người biết đến. Trong lĩnh vực geosciences, geo-environments ta rất hay gặp, đặc biệt những năm gần đây thế giới ý thức được vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu, nên việc nghiên cứu lĩnh vực này cho 1 site cụ thể rất thường hay gặp.

Trở lại bài báo của Tai et al.: hình minh họa có bản đồ lưỡi bò chỉ cung cấp 1 thông tin duy nhất đó là vị trí địa lý của khu vực nghiên cứu, nhưng nó lại chiếm hơn nửa trang báo (do chèn lưỡi bò vào), trong khi bài báo chỉ 9 trang (không kể tài liệu tham khảo). Thông thường, ít nhất là với cá nhân tôi, khi giới thiệu vị trí địa lý cho study area, bản đồ không cần phải to thế. Còn có nhiều kết quả khác cần đăng trong khi trang báo luôn có giới hạn.

Posted Image

Tấm bản đồ hình lưỡi bò đăng tải trên Tạp chí Journal of Climatic Change mà TS Bùi Quang Hiển phát hiện

Cảm giác đầu tiên của anh khi nhìn tấm bản đồ sai sự thật đó như thế nào?

TS Trần Ngọc Tiến Dũng: Tôi đã thấy tấm bản đồ này đăng trên 1 cách chính thống trong tạp chí hàng không của South China Airline khi đi máy bay của hãng này (2009). Tôi đã chụp hình và kể lại với mọi người.

Tuy nhiên, tôi thật sự sốc khi thấy bản đồ lưỡi bò xuất hiện rất lớn một cách "tự tin" trên một tạp chí khoa học quốc tế của ngành mà tôi quan tâm.

Tôi nghĩ ngay đến việc phải "giật chuông báo" cho ban biên tập (BBT) tạp chí biết, bởi bài báo được xuất bản online ngày 19/4 nhưng nó được đưa vào số xuất bản tháng 8/2011, có thể còn kịp để BBT loại nó ra cho bản in sắp tới.

Tôi gác lại công việc soạn báo cáo dở dang (viết bằng tiếng Pháp), để tập trung thảo tiếng Anh gửi cho GS. Cossu (ông này vừa thay thế người tiền nhiệm từ đầu năm 2009). Tinh thần cuả thư gửi không quá dài, đủ ý mình muốn nói và nhất là phải viết sao cho thật khoa học khách quan, hạn chế tối đa lời lẽ chính trị. Và sau đó là bức thư như mọi người đã biết. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một số ý và câu từ chưa chuẩn (nhất là việc mình nhầm nghĩa của từ “inhabitable” tiếng Anh hoàn toàn khác nghĩa tiếng Pháp. Sau do mình có gửi thư đính chính lại dùng đúng là “non-inhabitable” cho GS. Cossu và tác giả liên hệ).

Với suy nghĩ đây là thư gây sự chú ý cho BBT, việc làm sau đó là phải làm một bài bình luận theo đúng thông lệ bài báo khoa hoc quốc tế dạng “Comment/Discussion-Reply” (Bình luận/Thảo thuận - Trả lời) để BBT gửi cho tác giả đòi trả lời và phải đề nghị 1 hội KH nào đó của VN lên tiếng một cách chính thống với tư cách là người "bị hại". GS. Cossu đã phản hồi tích cực sau hàng loạt email dồn dập của các nhà KH VN.

Tuy BBT đồng ý đính chính, nhưng Dũng (cùng các bạn khác) vẫn sẽ thực hiện một bài bình luận và gửi cho BBT.

Các nhà làm chính sách sẽ có câu trả lời hay

Các anh nghĩ sao khi những thông tin về tấm bản đồ sai sự thật thường là do những nhà khoa học ở nước ngoài phát hiện mà không phải là những cơ quan chuyên môn hoặc những nhà khoa học trong nước?

TS Bùi Quang Hiển: Tôi nghĩ nguyên nhân là ở Việt Nam thiếu thông tin và thiếu phương tiện để làm khoa học. Tôi được biết là nhiều nhà khoa học ở trong nước phải liên lạc với các đồng nghiệp ở nước ngoài để nhờ họ gửi các bài báo khoa học để họ nghiên cứu. Như chúng tôi làm khoa học ở nước ngoài điều kiện rất tốt, tôi được cơ quan phát máy tính, với máy tính đó tôi có thể truy cập vào nhiều tạp chí khoa học quốc tế. Và kể cả khi tôi mang máy tính về nhà tôi vẫn có thể truy cập được vào các tạp chí này nếu có mạng internet.

Tôi tin tưởng là trong tương lai gần các trường ĐH và các viện nghiên cứu ở VN sẽ trang bị hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học như thế để các nhà khoa học có điều kiện làm việc tốt hơn.

TS Trần Ngọc Tiến Dũng: Thông cảm với các đồng nghiệp trong nước, tôi xin phép đề cập một cách vi mô, còn vĩ mô thì báo chí tốn nhiều giấy mực rồi.

- Họ phải mưu sinh, lo toan cơm áo gạo tiền, nhất là thời điểm hiện nay, họ có thể không có nhiều thời gian dành cho việc tìm kiếm thông tin bài báo khoa học, so với đồng nghiệp ở nước ngoài. Trong khi đó, đồng nghiệp ở nước ngoài thu nhập từ lương tháng không giàu có nhưng có thể yên tâm có cuộc sống tốt để tập trung thời gian toàn phần cho việc NCKH (Cụ thể để muốn làm NCS ở 1 trường bên Pháp hay Canada, trường qui định NCS phải được đảm bảo có học bổng tối thiểu để sống được.

- Lĩnh vực geosciences - geoenvironment (địa khoa học - địa môi trường) không có nhiều nhà khoa học ở VN hiện nay theo đuổi. Thường bắt gặp bản đồ mô tả vi trí địa lý trong các xuất bản khoa học của lĩnh vực này.

- Việt Nam đang ở gian đoạn tiến dần đến chuẩn mực khoa học để tạo ra sản phẩm nghiên cứu có chất lượng. Thực vậy trong thời gian gần đây khi xét tuyển dự án KH, ta thường có yêu cầu có bài đăng trên các tạp chí per review hoặc có trong hệ thống ISI.

Anh nghĩ như thế nào về vai trò của những nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài trong những câu chuyện tương tự như thế này? Làm sao để phát huy hơn nữa vai trò của họ?

TS Trần Ngọc Tiến Dũng: Các nhà KH Việt ở nước ngoài nhờ có một số lợi thế nhất định họ có đóng góp quan trọng những câu chuyện tương tự như thế này. Họ là cầu nối Việt Nam và thế giới.

Làm sao để phát huy hơn nữa vai trò của họ? Điều này tôi nghĩ ai cũng có câu trả lời hay, và đặc biệt là các nhà làm chính sách.

Nhưng theo tôi, một lần nữa quan điểm rất vi mô, các cấp quản lý tạo điều kiện hết cỡ cho những ai có khả năng và nguyện vọng đi học nước ngoài. Chất xám ngày nay truyền rất nhanh bằng tốc độ của Internet.

Tại sao không có Vietnam Sea?

Các anh bắt đầu quan tâm tới những thông tin về tình hình biển Đông từ khi nào?

TS Bùi Quang Hiển: Tôi quan tâm đến Biển Đông từ 6 đến 7 năm trở lại đây thôi, từ khi tôi rời Việt Nam sang Pháp du học vào năm 2004.

Trước đó tôi có nghe qua về tình hình Biển Đông nhưng không có điều kiện và thời gian để tìm hiểu rõ. Khi sang tới Pháp tôi có tham gia các hoạt động của hội sinh viên Việt Nam tại Pháp, rồi tham gia tổ chức các hoạt động khoa học của Hội cựu sinh viên khối Cầu Đường Pháp (ĐH GTVT) cũng như của cộng đồng người Việt tại đây nên quen biết biết nhiều trí thức, đặc biệt là các tri thức trẻ họ rất quan tâm tới Biển Đông.

Nhờ có họ tôi cũng biết được nhiều thông tin nhiều chiều hơn và biết tình hình hiện tại của Biển Đông. Quan điểm của tôi là muốn giữ được Biển Đông mỗi người Việt Nam trước hiết phải hiểu về tình hình Biển Đông.

TS Trần Ngọc Tiến Dũng: Khoảng năm 1988, trong sách tập đọc lớp 2 (?) có in hình chú Hải quân nắm chắc tay súng. Năm lớp 7 khi thầy dạy vẽ cho đề thi tranh cổ động nội dung "Ước mơ của em", tôi lấy hình đó ra vẽ lại.

Bẵng đi một thời gian dài cho tới tận đại học cũng không để ý đến vấn đề này. Nhưng kể từ khi đi du học lại quan tâm hơn, nhìn bản đồ Việt Nam, và thế giới nhiều hơn? Vì khi đi máy bay, được cung cấp nhiều hình ảnh bản đồ để đối chiếu VN và nước đến.

Sau đó, trong thời gian học, có điều kiện nhìn bản đồ thế giới, trao đổi với bạn bè và đặt câu hỏi tại sao VN nằm dọc theo biển mà không có tên quốc tế "Mer du Vietnam = Vietnam Sea" tương tự như "Mer du Japon/Mer de China méridionale/Mer des Philippines".

TS Trần Ngọc Tiến Dũng hiện đang tham gia vào dự án chôn giữ CO2 trong tầng ngầm địa chất ở Québec, Canada. Ngoài quan tâm đến một số nghiên cứu khác như dự án dự báo đối phó ngập lụt cho TP.HCM (đã đăng trên một tờ báo của Việt Nam) và vấn đề chất thải rắn ở Việt Nam.

TS Bùi Quang Hiển hiện đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu Aluminum, Canada. Hiện anh đang nghiên cứu chuyên về thiết kế chế tạo các thiết bị giao thông bằng Nhôm. Mục đích là đưa ra giải pháp kỹ thuật để chế tạo các thiết bị tối ưu và nhẹ dùng trong ôtô, xe đạp, xe máy, máy bay, tàu điện... Đây là dự án hợp tác giữa trường Đại Học Laval và Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Canada và các công ty vừa và nhỏ tại vùng Québec của Canada.

Hoàng Hạnh (Thực hiện)

===================================

Mục đích cuối cùng của Trung Quốc vẫn là: Biển Đông của Việt Nam thuộc về Trung Quốc. Có dù bề ngoài nó diễn biến thế nào. Họ có thể thực hiện bằng mọi biện pháp.

Nhưng dù thành công hay thất bại thì đây vẫn cứ là sai lầm có tính sách lược quốc gia của Trung Quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả Việt Nam trả lời truyền hình TQ về Biển Đông

27/06/2011 17:18

Toàn văn bài trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng (Trung Quốc) dưới đây của TS Vũ Cao Phan, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc có thể coi như một góc nhìn cần tham khảo về vấn đề Biển Đông.

Tiến sĩ Vũ Cao Phan, nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong tư cách Cố vấn khoa học Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Một phần của bài trả lời phỏng vấn này đã được phát trong Chương trình liên tuyến "Nhất hổ nhất tịch đàm" được truyền phát đến hơn 150 quốc gia trên thế giới tối thứ bảy, 25 /6/2011.

Phía Trung Quốc luôn leo lên trước

Sự thể hiện cứng rắn gần đây của Việt Nam ở Nam Hải (Biển Đông) biểu thị một thái độ gì ?

Trả lời: Nếu chỉ nhìn vào riêng biệt các sự kiện xảy ra gần đây để đánh giá phản ứng và thái độ của Việt Nam thì sẽ không chính xác. Phải nhìn rộng ra một chút, nhìn xa ra một chút. Vài năm gần đây ngày càng có nhiều các tàu đánh cá của phía Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu hết lưới cụ rồi đòi tiền chuộc. Như năm ngoái chẳng hạn, hàng chục tàu thuyền, hàng trăm ngư dân khu vực miền Trung bị bắt giữ. Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống lâu đời và yên lành của ngư dân Việt Nam, bây giờ bỗng nhiên liên tục xảy ra những sự việc như vậy.

Posted ImageVị trí tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị tàu hải giám TQ cắt cáp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh: PetroTimes

Có lần tivi Việt Nam chiếu cảnh hàng trăm thân nhân của những người đánh cá đứng, ngồi lam lũ trên bờ biển khóc lóc ngóng lo chồng con trở về đã gây ra rất nhiều bức xúc trong dư luận xã hội (điều này chắc các bạn Trung Quốc không biết).

Nhà đương cục Việt Nam đã nhiều lần tiếp xúc với phía Trung Quốc về vấn đề đó nhưng hầu như không được đáp ứng. Lần này Trung Quốc hành động mạnh hơn thì phản ứng của Việt Nam cũng buộc phải mạnh hơn, không có gì quá bất thường.

Trong tinh thần ấy, tôi nghĩ, phát biểu của lãnh đạo Việt Nam cũng chỉ là những phản ứng tự vệ, đâu có phải là lời lẽ đe dọa chiến tranh như các bạn vừa suy luận. Nếu người dân Trung Quốc thấy bất thường thì có lẽ là vì các bạn không biết đến các sự kiện trước đó như tôi vừa nói.

Còn nếu gọi đây là một sự leo thang thì phải thấy là Việt Nam leo theo các bạn Trung Quốc. Đúng thế đấy, phía Trung Quốc luôn luôn leo lên trước.

Theo ông, tranh chấp trên Nam Hải (Biển Đông) sẽ được giải quyết bằng vũ lực hay đàm phán ?

Ở Việt Nam loại câu hỏi như thế này hầu như không được đặt ra; tôi nói hầu như nghĩa là không phải không có. Mặc dù Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh suốt hơn nửa thế kỷ qua nhưng không nhiều người nghĩ đến khả năng có một cuộc chiến tranh Trung - Việt vào lúc này vì những hòn đảo ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải).

Về phía cá nhân, tôi tin cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Thứ nhất là vì Chính phú hai nước luôn luôn cam kết sẽ giải quyết những tranh chấp này không phải bằng vũ lực mà thông qua con đường ngoại giao, đàm phán thương lượng.

Thứ hai, cả hai nước đều đang ra sức phát triển kinh tế sau nhiều năm bị tàn phá bởi Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc và chiến tranh ở Việt Nam; và công cuộc xây dựng phát triển kinh tế này đang đạt được những kết quả khả quan, chắc là không bên nào muốn để chiến tranh một lần nữa kéo lùi sự phát triển của đất nước mình.

Thứ ba, bối cảnh của một thế giới hiện đại - tôi muốn nói đến một dư luận quốc tế đã trưởng thành - sẽ mạnh mẽ góp sức ngăn ngừa một khả năng như vậy.

Thứ tư, và điều này cũng rất quan trọng, là nếu chính phủ hai nước có nóng đầu một chút thì lý trí và tình cảm của nhân dân cả hai bên sẽ giúp cho họ tỉnh táo hơn, tôi tin như vậy. Tôi xin hỏi lại anh, chắc anh cũng không muốn có muốn một cuộc chiến tranh chứ ?

Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra những va chạm, xung đột nhỏ.

Bản chất của tranh chấp Trung - Việt

Bản chất của sự tranh chấp Trung - Việt, theo ông, là vấn đề kinh tế hay chủ quyền ? Việt Nam nhìn nhận nguyên tắc "gác tranh chấp, cùng khai thác" như thế nào ?

Đây là một câu hỏi thú vị. Các sự kiện ở Biển Đông cho thấy có cả màu sắc tranh chấp về kinh tế lẫn tranh chấp chủ quyền. Quan sát khách quan thì thấy Trưng Quốc có vẻ nghiêng về lý do kinh tế, còn Việt Nam nghiêng về lý do chủ quyền nhiều hơn. Cách nhìn vấn đề như vậy sẽ giải thích được tại sao Việt Nam không mặn mà lắm với việc "gác tranh chấp, cùng khai thác". Ta thử phân tích xem tại sao nhé. Và đây là ý kiến của cá nhân tôi thôi.

Lý do thứ nhất là tài nguyên thì có hạn, một khi khai thác hết rồi điều gì sẽ xảy ra? Liên quan đến nó là lý do thứ hai: "gác tranh chấp, cùng khai thác" mà các bạn vừa nêu mới chỉ là một nửa lời căn dặn của ông Đặng Tiểu Bình mà nguyên văn là: "Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác", có đúng không? Như thế có nghĩa là khi đã cạn kiệt tài nguyên khai thác rồi, Việt Nam chẳng còn gì và Trung Quốc thì vẫn còn cái cơ bản là "chủ quyền"! Mà những hòn đảo và vùng biển ấy đâu chỉ có giá trị về tài nguyên?

Tôi ủng hộ việc hai nước cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông nhưng ít nhất trước đó cũng phải làm sáng tỏ đến một mức độ nhất định nào đó (nếu chưa hoàn toàn) vấn đề chủ quyền.

Posted ImageKhẳng định chủ quyền biển đảo. Ảnh tư liệu Internet

Về câu hỏi của các bạn là bản chất của cuộc tranh chấp Việt - Trung là gì, kinh tế hay chủ quyền thì tôi đã phát biểu như vậy. Nhưng nếu cho tôi được phát triển theo ý mình thì tôi nói rằng, bản chất của cuộc tranh chấp này là chính trị. Quan hệ Việt - Trung không yên tĩnh đã từ mấy chục năm nay rồi và nó là một dòng gần như liên tục, trước khi xuất hiện vấn đề biển đảo những năm gần đây, có phải vậy không? Để giải quyết nó, các nhà lãnh đạo cần phải ngồi lại với nhau, ở cấp cao nhất ấy, một cách bình đẳng, bình tĩnh, thẳng thắn và chân thành. Vấn đề hóc búa đấy. Đương đầu với sự thật không dễ dàng, nhưng sẽ dễ dàng nếu xuất phát từ thiện chí mong muốn một sự bền vững thực chất cho tình hữu nghị Việt - Trung.

Làm gì để duy trì quan hệ hữu hảo Việt - Trung?

Theo ông, tương lai phát triển của quan hệ Trung - Việt sẽ như thế nào ? Làm cách nào để có thể duy trì quan hệ hữu hảo giữa hai nước ?

Tôi là một người có nhiều năm công tác ở Hội Hữu nghị Việt - Trung, có nhiều mối quan hệ gắn bó với Trung Quốc và nói một cách rất chân thành là tôi yêu Trung Quốc, khâm phục Trung Quốc và thậm chí có thể gọi là "thân Trung Quốc" cũng được. Vì thế, điều mong muốn thường trực của tôi là làm sao xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp, thật sự tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Chắc các bạn cũng muốn vậy. Nhưng có không ít việc phải làm. Có việc phải bắt đầu lại.

Trước hết, như tôi đã nói là phải ngồi lại với nhau. Có vị bảo với tôi là ngồi mãi rồi còn gì. Không, ngồi như vậy chưa được, ngồi như vậy không được. Ngồi thế không phải là ngồi thẳng.

Về phần mình với mong muốn như vậy, tôi xin được gửi gắm đôi điều giống như là những lời tâm sự đến các bạn:

Thứ nhất là, vấn đề đàm phán song phương giữa hai nước. Tôi nghĩ đàm phán song phương cũng tốt, cũng cần thiết. Những nơi có tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa (Nam Sa) thì cần phải đàm phán nhiều bên còn như quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) là vấn đề của riêng hai nước Việt Nam và Trung Quốc lại khác. Nhưng Chính phủ các bạn lại tuyên bố Hoàng Sa dứt khoát là của Trung Quốc, không phải là vấn đề có thể đưa ra đàm phán. Vậy thì còn cái gì nữa để mà "song phương" ở đây? Chính tuyên bố ấy của Trung Quốc đã đóng sập cánh cửa "con đường song phương".

Tình trạng tranh chấp Hoàng Sa rất giống với tình trạng tranh chấp của đảo Điếu Ngư, giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà ở đấy, địa vị của Trung Quốc hoàn toàn giống như địa vị của Việt Nam ở Hoàng Sa lúc này. Chẳng lẽ Trung Quốc lại có một tiêu chuẩn kép cho những cuộc tranh chấp giống nhau về bản chất sao ?

Thứ hai là, chúng ta thường nói đến sự tương đồng văn hóa giữa hai nước như là một lợi thế cho việc chung sống hữu nghị bên nhau giữa hai dân tộc. Điều đó đúng một phần, nhưng mặt khác, văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa ứng xử có sự khác biệt với lớn Trung Quốc. Nếu văn hóa ứng xử của người Trung Quốc là mạnh mẽ, dứt khoát, quyết đoán (và do đó thường áp đặt?), nặng về lý trí, thì văn hóa ứng xử của người Việt Nam là nhẹ nhàng, khoan dung, nặng về tình, ơn thì nhớ lâu, oán thì không giữ. Hình như các bạn Trung Quốc chưa hiểu được điều này ở người Việt Nam. Cần phải hiểu được như vậy thì quan hệ giữa hai bên mới dễ dàng.

Tôi có thể lấy một ví dụ. Những sự kiện ở Nam Kinh, ở Lư Cầu Kiều xảy ra đã hơn bảy chục năm rồi. Nhưng mỗi khi có vấn đề với Nhật Bản, người Trung Quốc lại xuống đường biểu tình, đầy căm thù nhắc lại những sự kiện ấy. Người Việt Nam thì không như vậy. Phát xít Nhật đã góp phần gây ra nạn đói giết chết hàng triệu người Việt Nam năm 1945, và trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1965 - 1975, người Mỹ, người Hàn Quốc đã gây rất nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam. Nhưng sau chiến tranh, chính những người lính các nước này khi trở lại Việt Nam đã rất ngạc nhiên bắt gặp những nụ cười niềm nở thân thiện của người dân. Có lẽ nhờ thái độ, cách ứng xử đó của người Việt Nam chăng mà Mỹ, Nhật, Hàn cuối cùng đã trở thành những đối tác kinh tế và thương mại lớn, và là những nước viện trợ hàng đầu cho Việt Nam sau chiến tranh?

Nói như thế vì tôi thấy rằng, cách ứng xử nặng nề của phía Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang đẩy những người Việt Nam vốn rất yêu quý Trung Quốc ra xa các bạn, chứ không phải là Việt Nam cố đi tìm những liên minh ma quỷ để chống Trung Quốc.

Lấy thêm một ví dụ nữa nhé! Bây giờ chúng ta đã có thể hiểu bản chất sự kiện (cũng có thể gọi là cuộc chiến tranh) tháng 2/1979 rồi. Người Việt Nam đã muốn quên đi, và khi tiếp xúc với các bạn Trung Quốc vẫn luôn giữ một sự niềm nở chân tình. Trái lại người Trung Quốc rất hay nói đến sự kiện đó. Các bạn biết không, năm 2009, tôi chẳng để ý đó là năm gì, giở báo, mạng của các bạn mới biết là đã 30 năm kể từ 1979. Không phải chỉ vào tháng 2 đâu mà suốt cả năm 2009 người ta nói về sự kiện này. Hàng mấy trăm bài viết, nhiều bài trên mạng mà nhìn vào chỉ muốn khóc. Lời lẽ thật tàn tệ. Thôi, cho chuyện này qua đi ...

Thứ ba là, quan hệ giữa hai nước chúng ta thậm chí phải trở nên đặc biệt vì chúng ta có sự tương đồng văn hóa, lịch sử, là láng giếng không thể cắt rời, từng hoạn nạn có nhau (bản thân tôi là một người lính trong chiến tranh, tôi không thể nào quên sự giúp đỡ chí tình của nhân dân Trung Quốc về cả vũ khí, lương thực mà mình trực tiếp được sử dụng). Hai nước chúng ta lại đang cùng cải cách mở cửa, phát triển kinh tế. Chừng ấy lý do là quá đủ để quan hệ này trở nên hiếm có, trở nên đặc biệt.

Tôi nói như vậy là muốn phát biểu thêm rằng, hai nước còn một lý do tương đồng nữa là cùng thể chế chính trị, cùng ý thức hệ, điều hay được người ta nhắc đến.

Nhưng theo ý kiến cá nhân tôi - của riêng tôi thôi nhé - thì không cần nhấn mạnh điểm tương đồng này. Nó tồn tại như một điều kiện, một lý do thế thôi, không cần nhấn mạnh như cách hai nước vẫn làm. Giữa các nước có cùng ý thức hệ kiểu này vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh vì quyền lợi quốc gia như chúng ta đã biết đấy thôi. Thực tế là quyền lợi quốc gia cao hơn ý thức hệ. Chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận vậy để khỏi dối lòng nhau.

Hơn nữa, giả dụ một ngày nào đó một trong hai nước chúng ta có một thể chế chính trị khác thì sao, chúng ta lúc ấy còn cần duy trì quan hệ láng giềng tốt nữa không ? Vẫn cần chứ, rất cần. Vậy thì ...

Tôi rất sẵn lòng cùng các bạn làm tất cả những gì để hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa đã hiểu biết càng hiểu biết nhau hơn nữa, đã gần gũi càng gần gũi nhau hơn nữa. Cám ơn Đài Truyền hình Phượng Hoàng đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này.

Trả lời phỏng vấn báo chí về việc Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa bài bình luận với những lời lẽ không chính đáng, mang tính chất đe dọa về vấn đề biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết:

"Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là hết sức rõ ràng. Việt Nam chủ trương giải quyết mọi vấn đề, trong đó có vấn đề biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thời báo Hoàn cầu đã đưa ra những bình luận thiếu thiện chí, không đúng với sự thật, và điều này hoàn toàn ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hai nước, gây ra những tổn thương về tình cảm cho nhân dân Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng Thời báo Hoàn cầu cũng chỉ là tiếng nói của một nhóm người nhất định, chứ không phải đại diện cho nhân dân Trung Quốc. Tôi tin rằng nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới đều không thể đồng tình và chia sẻ với những bình luận thiếu thiện chí như vậy của Thời báo Hoàn cầu".

"Về phía Việt Nam, chúng ta bao giờ cũng nói rất rõ ràng về chủ trương giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình, thông qua thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam luôn chủ trương phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với nhân dân Trung Quốc. Hai nước đang xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, nhân dân hai nước cũng như hai Đảng, hai nhà nước đều rất nỗ lực phát triển mối quan hệ vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Tôi tin rằng những bình luận thiếu thiện chí của tờ Thời báo Hoàn cầu đã không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân 2 nước" - bà Nga nói.

Rất cần những cuộc nói chuyện như thế này!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Vì sao Mỹ bảo vệ Phillipines nếu có xung đột Biển Đông?

24/06/2011 10:49:49

==================================================

.....

Theo tinh thần của văn bản này:

...................

Nếu tàu thuyền và máy bay của Hoa Kỳ được phép đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam mà bị tấn công thì Philipines sẽ có trách nhiệm tham chiến. Nếu như họ muốn sinh sự với nhau thì đây là cái cớ pháp lý. Còn không thì thôi. Ấy là đời nó vưỡn thế!

Còn chiều sâu của mọi góc độ thì tôi đã xác định: Trung Quốc đang mắc một sai lầm có tính sách lược quốc gia trong tương lai.

Hôm nay, Việt Trung vừa có thông cáo báo chí về vấn đề Biển Đông, nghe chừng có vẻ cũng bớt - nói theo Lý học - hỏa khíPosted Image.

Thưa các bậc Chân Sư, xin các cụ đọc đọc qua bài phân tích này:

Mỹ sẽ không can thiệp quân sự?

Giáo sư quan hệ quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng từ Washington nói Hoa Kỳ sẽ không can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam ở Biển Đông.

Ông nói với BBC mối quan hệ hiện nay giữa Hà Nội và Washington cần phải 'đổi khác nhiều lắm' để có thể xảy ra khả năng Hoa Kỳ bảo vệ Việt Nam khi có xung đột.

Trong bối cảnh hai nước chuẩn bị có diễn tập hải quân lần thứ nhì tại Biển Đông, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang phải tính toán làm sao để cân bằng các mối quan hệ khu vực.

Giáo sư Hùng nói Hoa Kỳ có quan hệ chặt chẽ với những nước mà họ cam kết bảo vệ.

"Chúng ta thấy Hoa Kỳ tuyên bố với Nhật Bản rất rõ rệt. Đảo Shenkaku là đảo hiện Nhật Bản hiện đóng và Hoa Kỳ có liên minh quân sự với Nhật Bản. Nếu Nhật Bản bị tấn công Hoa Kỳ sẽ phải giúp đỡ.

"Rồi với Phi Luật Tân thì Đại sứ Hoa Kỳ cũng nói Hoa Kỳ ủng hộ quan điểm của Phi Luật Tân. Cái đó rất rõ bởi vì họ đã có hiệp ước với nhau."

Khi BBC hỏi quan hệ giữa hai bên cần cải thiện tới đâu để có mối quan hệ tương tự như với Nhật Bản và Philippines, giáo sư Hùng nói:

"Tôi nghĩ rằng phải cải thiện thêm rất nhiều nữa, hai bên phải tin tưởng nhau rất nhiều nữa."

'Trở lại Châu Á'

Giáo sư Hùng cũng nói với Nguyễn Hùng của BBC rằng khả năng xảy ra xung đột hiện nay là rất nhỏ vì Trung Quốc "không có lợi gì mà hành động ngay bây giờ" vì họ sẽ bị thế giới cô lập và các nước khác sẽ ngả về phía Hoa Kỳ.

Theo ông, Hoa Kỳ ý thức được sự trỗi dậy của Trung Quốc và đang có chính sách tập trung sức mạnh quân sự của họ về Châu Á để kiềm chế Bắc Kinh.

"Tôi nghĩ nó là chính sách bởi vì có hai ba chuyện.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

"Thứ nhất là trong khoảng một hai năm nay lực lượng Hoa Kỳ chuyển sang bên Châu Á khá nhiều, có tới 60% lực lượng của Hoa Kỳ đã chuyển sang Châu Á rồi.

"Thứ hai là về chính sách, chúng ta thấy từ mùa hè năm ngoái cả ông [bộ trưởng Quốc phòng] Robert Gates và bà Clinton đều nói 'we're back' tức là 'chúng tôi đã trở lại Châu Á rồi'.

"Gần đây nhất chúng ta thấy ngày 20/6 vừa rồi ông John McCain đã có tuyên bố rất lớn.

"Hai Thượng Nghị sỹ mà tôi nghĩ là rất quan trọng ở Mỹ và quan tâm tới Á Châu, thứ nhất là Thượng Nghị sỹ [Jim] Webb thì ông đã đề nghị một nghị quyết cảnh cáo các hành động có tính khiêu khích của Trung Quốc.

"Rồi đến ông McCain, ông ấy nói Mỹ cần quan tâm tới Á Châu. Ông cũng nói không nhất thiết Mỹ và Trung Quốc phải tranh chấp với nhau nhưng ông cũng muốn Mỹ phải ủng hộ các nước Á Châu để họ có thể tự bảo vệ họ chống lại sự lấn lướt của Trung Quốc."

Lịch sử xung đột

Việt Nam và Trung Quốc đã có lịch sử xung đột kéo dài cả ngàn năm, mặc dù những lần xung đột trong thời gian gần đây ít được nhắc tới.

Hồi năm 1974, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa khiến hơn 50 lính miền Nam tử trận.

Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người tham gia trận thủy chiến khi đó, từng nói với BBC lực lượng hai bên không khác nhau mấy nhưng các tàu của Trung Quốc hiện đại hơn nhiều khiến Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.

Ông cũng nói Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đóng cách nơi xảy ra xung đột không xa nhưng không can thiệp bất chấp lời cầu cứu.

Tới năm 1988 Trung Quốc cũng đã bắn chết gần 70 lính Việt Nam trong một trận thủy chiến khác gần quần đảo Trường Sa.

Còn giữa hai trận thủy chiến này, đã xảy ra cuộc chiến trên bộ qua biên giới khi quân Trung Quốc đánh vào sáu tỉnh biên giới năm 1979 gây thiệt hại nặng về quân và dân cho Việt Nam.

Liên Xô khi đó cũng không can thiệp cho dù đã ký hiệp ước Hữu nghị và hợp tác toàn diện với Việt Nam hồi năm 1978.

Trong khi tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tại Campuchia, Moscow và khối Hiệp ước Varsava khi đó cũng không muốn "tham chiến" chống lại Trung Quốc.

http://www.bbc.co.uk...tasia_sea.shtml

Edited by phidiepdan
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thưa các bậc Chân Sư!

Cháu thấy câu nói nào của các Cụ cũng đề cao Việt Nam ta, là con dân Việt cháu cũng yêu dân tộc mình.

Nhưng thực sự là cháu nhận thấy rằng Việt Nam ta toàn thắng trên thế thua cả!

- Thắng giặc tàu nhưng thật ra là đã bị người Hán đẩy khỏi quê hương Động Đình Hồ của mình ngàn dặm!

- Thắng Đế quốc Mỹ, Pháp chưa kịp ăn mừng chiến thắng thì đã bị mất thêm đất vào tay giặc Tàu!

Việt Nam có địa huyệt gì quan trọng vậy? cái địa huyệt đấy ghi tên Việt Nam sao? thế nếu Tàu nó đánh mình chiếm lấy cái địa huyệt đấy thì có phải sẽ thành của nó không???!!! bọn Tàu nó đang mua đất trên quê hương mình đấy, nó đang tràn vào mình đấy, nó đang phá nát đất Việt đấy ai là kẻ cõng rắn cắn gà nhà vậy?

Biển đông có gì quan trọng vậy??!!! là một người tâm thường cháu nói rằng ở nơi đó có Dầu Mỏ, đánh nhau cũng vì Dầu Mỏ mà thôi!

Vài lời nông cạn mong các bậc chân sư bỏ quá cho ạ!

Edited by phidiepdan
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bậc Chân Sư, xin các cụ đọc đọc qua bài phân tích này:

Mỹ sẽ không can thiệp quân sự?

Giáo sư quan hệ quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng từ Washington nói Hoa Kỳ sẽ không can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam ở Biển Đông.

Ông nói với BBC mối quan hệ hiện nay giữa Hà Nội và Washington cần phải 'đổi khác nhiều lắm' để có thể xảy ra khả năng Hoa Kỳ bảo vệ Việt Nam khi có xung đột.

Trong bối cảnh hai nước chuẩn bị có diễn tập hải quân lần thứ nhì tại Biển Đông, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang phải tính toán làm sao để cân bằng các mối quan hệ khu vực.

Giáo sư Hùng nói Hoa Kỳ có quan hệ chặt chẽ với những nước mà họ cam kết bảo vệ.

"Chúng ta thấy Hoa Kỳ tuyên bố với Nhật Bản rất rõ rệt. Đảo Shenkaku là đảo hiện Nhật Bản hiện đóng và Hoa Kỳ có liên minh quân sự với Nhật Bản. Nếu Nhật Bản bị tấn công Hoa Kỳ sẽ phải giúp đỡ.

"Rồi với Phi Luật Tân thì Đại sứ Hoa Kỳ cũng nói Hoa Kỳ ủng hộ quan điểm của Phi Luật Tân. Cái đó rất rõ bởi vì họ đã có hiệp ước với nhau."

Khi BBC hỏi quan hệ giữa hai bên cần cải thiện tới đâu để có mối quan hệ tương tự như với Nhật Bản và Philippines, giáo sư Hùng nói:

"Tôi nghĩ rằng phải cải thiện thêm rất nhiều nữa, hai bên phải tin tưởng nhau rất nhiều nữa."

'Trở lại Châu Á'

Giáo sư Hùng cũng nói với Nguyễn Hùng của BBC rằng khả năng xảy ra xung đột hiện nay là rất nhỏ vì Trung Quốc "không có lợi gì mà hành động ngay bây giờ" vì họ sẽ bị thế giới cô lập và các nước khác sẽ ngả về phía Hoa Kỳ.

Theo ông, Hoa Kỳ ý thức được sự trỗi dậy của Trung Quốc và đang có chính sách tập trung sức mạnh quân sự của họ về Châu Á để kiềm chế Bắc Kinh.

"Tôi nghĩ nó là chính sách bởi vì có hai ba chuyện.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

"Thứ nhất là trong khoảng một hai năm nay lực lượng Hoa Kỳ chuyển sang bên Châu Á khá nhiều, có tới 60% lực lượng của Hoa Kỳ đã chuyển sang Châu Á rồi.

"Thứ hai là về chính sách, chúng ta thấy từ mùa hè năm ngoái cả ông [bộ trưởng Quốc phòng] Robert Gates và bà Clinton đều nói 'we're back' tức là 'chúng tôi đã trở lại Châu Á rồi'.

"Gần đây nhất chúng ta thấy ngày 20/6 vừa rồi ông John McCain đã có tuyên bố rất lớn.

"Hai Thượng Nghị sỹ mà tôi nghĩ là rất quan trọng ở Mỹ và quan tâm tới Á Châu, thứ nhất là Thượng Nghị sỹ [Jim] Webb thì ông đã đề nghị một nghị quyết cảnh cáo các hành động có tính khiêu khích của Trung Quốc.

"Rồi đến ông McCain, ông ấy nói Mỹ cần quan tâm tới Á Châu. Ông cũng nói không nhất thiết Mỹ và Trung Quốc phải tranh chấp với nhau nhưng ông cũng muốn Mỹ phải ủng hộ các nước Á Châu để họ có thể tự bảo vệ họ chống lại sự lấn lướt của Trung Quốc."

Lịch sử xung đột

Việt Nam và Trung Quốc đã có lịch sử xung đột kéo dài cả ngàn năm, mặc dù những lần xung đột trong thời gian gần đây ít được nhắc tới.

Hồi năm 1974, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa khiến hơn 50 lính miền Nam tử trận.

Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người tham gia trận thủy chiến khi đó, từng nói với BBC lực lượng hai bên không khác nhau mấy nhưng các tàu của Trung Quốc hiện đại hơn nhiều khiến Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.

Ông cũng nói Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đóng cách nơi xảy ra xung đột không xa nhưng không can thiệp bất chấp lời cầu cứu.

Tới năm 1988 Trung Quốc cũng đã bắn chết gần 70 lính Việt Nam trong một trận thủy chiến khác gần quần đảo Trường Sa.

Còn giữa hai trận thủy chiến này, đã xảy ra cuộc chiến trên bộ qua biên giới khi quân Trung Quốc đánh vào sáu tỉnh biên giới năm 1979 gây thiệt hại nặng về quân và dân cho Việt Nam.

Liên Xô khi đó cũng không can thiệp cho dù đã ký hiệp ước Hữu nghị và hợp tác toàn diện với Việt Nam hồi năm 1978.

Trong khi tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tại Campuchia, Moscow và khối Hiệp ước Varsava khi đó cũng không muốn "tham chiến" chống lại Trung Quốc.

http://www.bbc.co.uk...tasia_sea.shtml

Đương nhiên là Nga và Mỹ ko can thiệp do họ có những lợi ích to lớn hơn với TQ cần phải cân nhắc. Đó chính là nguyên nhân phát biểu của tướng Vịnh được khá nhiều người ủng hộ: không để nước khác mặc cả trên lưng mình.

Đây là quan điểm cực kỳ chuẩn, sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hành động để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bậc Chân Sư!

Cháu thấy câu nói nào của các Cụ cũng đề cao Việt Nam ta, là con dân Việt cháu cũng yêu dân tộc mình.

Nhưng thực sự là cháu nhận thấy rằng Việt Nam ta toàn thắng trên thế thua cả!

- Thắng giặc tàu nhưng thật ra là đã bị người Hán đẩy khỏi quê hương Động Đình Hồ của mình ngàn dặm!

- Thắng Đế quốc Mỹ, Pháp chưa kịp ăn mừng chiến thắng thì đã bị mất thêm đất vào tay giặc Tàu!

Việt Nam có địa huyệt gì quan trọng vậy? cái địa huyệt đấy ghi tên Việt Nam sao? thế nếu Tàu nó đánh mình chiếm lấy cái địa huyệt đấy thì có phải sẽ thành của nó không???!!! bọn Tàu nó đang mua đất trên quê hương mình đấy, nó đang tràn vào mình đấy, nó đang phá nát đất Việt đấy ai là kẻ cõng rắn cắn gà nhà vậy?

Biển đông có gì quan trọng vậy??!!! là một người tâm thường cháu nói rằng ở nơi đó có Dầu Mỏ, đánh nhau cũng vì Dầu Mỏ mà thôi!

Vài lời nông cạn mong các bậc chân sư bỏ quá cho ạ!

Bạn phidiepdan á!

Thứ nhất tôi trả lời bạn, nhưng không phải Chân Sư.

Quan điểm cá nhân tôi là:

- Tôi không có khái niệm đàm phán với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.vốn không thể đàm phán, mà là chỉ coi những cuộc gặp gỡ trao đổi là phương tiện để chỉ ra sai lầm của Trung Quốc khi họ muốn Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc với những cái gọi là chứng cứ của họ.

- Tôi xác định rằng: Trung Quốc đã sai lầm có tính sách lược quốc gia trong tương lai khi gây sự với Việt Nam dù với bất cứ nguyên nyân nào. Cho dù họ thắng hay thua ở biền Đông và Hoa kỳ có tham gia hay không!

Cá nhân tôi cho rằng:

Người Trung Quốc muốn gầy sòng ở Biển Đông, nhưng Hoa Kỳ thì không. Bởi vậy, cũng không cần quan tâm lắm đến Hoa Kỳ có tham chiến ở biển Đông hay không. Tôi đã nói điều này đâu đó trên diễn đàn này từ lâu.

Tất nhiên , quan điểm cá nhân này chỉ có thể trình bày trện diễn đàn ...cho vui.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mục đích cuối cùng của Trung Quốc vẫn là: Biển Đông của Việt Nam thuộc về Trung Quốc. Có dù bề ngoài nó diễn biến thế nào. Họ có thể thực hiện bằng mọi biện pháp.

Nhưng dù thành công hay thất bại thì đây vẫn cứ là sai lầm có tính sách lược quốc gia của Trung Quốc.

Nếu TQ thành công thì điều gì sẽ xảy ra ? Theo anh Thiên sứ, thì sai lầm này sẽ ảnh hưởng thế nào tới TQ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa các bậc Chân Sư!

Cháu thấy câu nói nào của các Cụ cũng đề cao Việt Nam ta, là con dân Việt cháu cũng yêu dân tộc mình.

Nhưng thực sự là cháu nhận thấy rằng Việt Nam ta toàn thắng trên thế thua cả!

- Thắng giặc tàu nhưng thật ra là đã bị người Hán đẩy khỏi quê hương Động Đình Hồ của mình ngàn dặm!

- Thắng Đế quốc Mỹ, Pháp chưa kịp ăn mừng chiến thắng thì đã bị mất thêm đất vào tay giặc Tàu!

Việt Nam có địa huyệt gì quan trọng vậy? cái địa huyệt đấy ghi tên Việt Nam sao? thế nếu Tàu nó đánh mình chiếm lấy cái địa huyệt đấy thì có phải sẽ thành của nó không???!!! bọn Tàu nó đang mua đất trên quê hương mình đấy, nó đang tràn vào mình đấy, nó đang phá nát đất Việt đấy ai là kẻ cõng rắn cắn gà nhà vậy?

Biển đông có gì quan trọng vậy??!!! là một người tâm thường cháu nói rằng ở nơi đó có Dầu Mỏ, đánh nhau cũng vì Dầu Mỏ mà thôi!

Vài lời nông cạn mong các bậc chân sư bỏ quá cho ạ!

Chắc 1000 năm trước, TQ đã biết là VN có mỏ dầu nên đánh từ đó đến tận bây giờ nhỉ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu TQ thành công thì điều gì sẽ xảy ra ? Theo anh Thiên sứ, thì sai lầm này sẽ ảnh hưởng thế nào tới TQ ?

Anh Thanhlong thân mến.

Trung Quốc thành công thì họ chiếm biển Đông và Việt Nam mất biển tạm thời. Vậy thôi!.Còn sai lầm này ảnh hưởng thế náo với Trung Quốc thì tôi đã nói rồi: Tôi không trình bày lý do.

Nhưng cả cái thế giới này sẽ không phải đợi lâu để biết điều này.

Nhân danh tất cả những gì gọi là khả năng tiên tri của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bạn phidiepdan á!

Thứ nhất tôi trả lời bạn, nhưng không phải Chân Sư.

Quan điểm cá nhân tôi là:

- Tôi không có khái niệm đàm phán với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.vốn không thể đàm phán, mà là chỉ coi những cuộc gặp gỡ trao đổi là phương tiện để chỉ ra sai lầm của Trung Quốc khi họ muốn Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc với những cái gọi là chứng cứ của họ.

- Tôi xác định rằng: Trung Quốc đã sai lầm có tính sách lược quốc gia trong tương lai khi gây sự với Việt Nam dù với bất cứ nguyên nyân nào. Cho dù họ thắng hay thua ở biền Đông và Hoa kỳ có tham gia hay không!

Tất nhiên , quan điểm cá nhân này chỉ có thể trình bày trện diễn đàn ...cho vui.

Thưa chú!

Vâng viết chỉ để cho vui, có thể cháu có những lời nói chưa đúng với các bậc tiền bối.

Là dân Việt cháu chẳng ưa cái thằng Tàu tí nào, chỉ muốn phang cho nó một của bom hạt nhân cho nó hết khệnh.

nhưng cái mà cháu đang muốn cố nói đến là sao những bậc tiền bối nói cứ như sách ấy, nó như một cái lối mòn trong giáo dục Việt ấy

Các cụ cứ cố nói rằng Việt Nam có địa huyệt tốt viện dẫn lý học lẫn khoa học, rồi TQ động đến VN là sai lầm bất kể thắng hay thua

Cháu muốn nói thế này tại sao những nước nó có tử huyệt như sóng thần, động đất.... đất nước nó vẫn giầu vẫn mạnh, nó chả sợ thằng nào.

mới đây cháu còn đọc được thằng Sing nó còn trang bị Ipad cho lính mà buồn, sao nó giầu thế.......! vậy nói đến long mạch tốt để làm gì?

TQ nó chấp nhận sai lầm thì đã làm sao, nó cứ chiếm được HS, TS là nó ok đã, VN cứ ở đấy mà võ mồm: chúng tôi cực lực phản đối!

Tại sao cháu lại nói nó giống sách giáo khoa vì sách dạy rằng: Việt Nam giàu và đẹp lắm, rừng vàng biển bạc....

Lắm tài nguyên thế sao vẫn nghèo..........

Haizzz buồn cho thân phận mình quá.......................!

Cụ dự cho cháu phát xem là quả này có đụng độ quân sự trên biển không?

Cháu đọc các thông tin phân tích quân sự thì hiểu là sẽ có, mỹ rút quân từng phần ở Afganistan chắc là chuyển tới khu vực Biển Đông roài! chắc là sẽ được xem kịch trong năm nay roài!

Edited by phidiepdan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thanhlong thân mến.

Trung Quốc thành công thì họ chiếm biển Đông và Việt Nam mất biển tạm thời. Vậy thôi!.Còn sai lầm này ảnh hưởng thế náo với Trung Quốc thì tôi đã nói rồi: Tôi không trình bày lý do.

Nhưng cả cái thế giới này sẽ không phải đợi lâu để biết điều này.

Nhân danh tất cả những gì gọi là khả năng tiên tri của tôi.

Chú ơi!

sao lại là tạm thời vậy! cháu cứ thấy nó đóng quân trên đấy là mãi mãi rồi

như Hoàng Sa ấy làm sao mà đòi được nữa? làm sao mà đòi được nếu chỉ dùng võ mồm bằng ngoại giao đàm phán!

mà quân sự thì không biết 1.000 năm nữa mình có bằng nó không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú!

Vâng viết chỉ để cho vui, có thể cháu có những lời nói chưa đúng với các bậc tiền bối.

Là dân Việt cháu chẳng ưa cái thằng Tàu tí nào, chỉ muốn phang cho nó một của bom hạt nhân cho nó hết khệnh.

nhưng cái mà cháu đang muốn cố nói đến là sao những bậc tiền bối nói cứ như sách ấy, nó như một cái lối mòn trong giáo dục Việt ấy

Các cụ cứ cố nói rằng Việt Nam có địa huyệt tốt viện dẫn lý học lẫn khoa học, rồi TQ động đến VN là sai lầm bất kể thắng hay thua

Cháu muốn nói thế này tại sao những nước nó có tử huyệt như sóng thần, động đất.... đất nước nó vẫn giầu vẫn mạnh, nó chả sợ thằng nào.

mới đây cháu còn đọc được thằng Sing nó còn trang bị Ipad cho lính mà buồn, sao nó giầu thế.......! vậy nói đến long mạch tốt để làm gì?

TQ nó chấp nhận sai lầm thì đã làm sao, nó cứ chiếm được HS, TS là nó ok đã, VN cứ ở đấy mà võ mồm: chúng tôi cực lực phản đối!

Tại sao cháu lại nói nó giống sách giáo khoa vì sách dạy rằng: Việt Nam giàu và đẹp lắm, rừng vàng biển bạc....

Lắm tài nguyên thế sao vẫn nghèo..........

Haizzz buồn cho thân phận mình quá.......................!

Cụ dự cho cháu phát xem là quả này có đụng độ quân sự trên biển không?

Cháu đọc các thông tin phân tích quân sự thì hiểu là sẽ có, mỹ rút quân từng phần ở Afganistan chắc là chuyển tới khu vực Biển Đông roài! chắc là sẽ được xem kịch trong năm nay roài!

Có thể ai đó nói về địa huyệt tốt ở Việt Nam. Còn tôi thì không liên hệ địa huyệt nào đó với biển Đông. Tuy nhiên việc thăng trầm của lịch sử từng dân tộc thì do thời thế.

Hiển hách một thời của Thành Cát Tư Hãn đâu rồi, mà nay dân Mông Cổ yếu thế?

Vinh quang Hy Lạp một thời nay sắp vỡ nợ!

Huy hoàng Ai cập giờ ở đâu?

Rồi còn nhiều nữa.

Bởi vậy, chuyện này tính sau đi.....

Chuyện họ gây sự thì hậu quả sẽ được chứng kiến không lâu. Tôi đã nói rồi...hãy chờ xem.

Chú ơi!

sao lại là tạm thời vậy! cháu cứ thấy nó đóng quân trên đấy là mãi mãi rồi

như Hoàng Sa ấy làm sao mà đòi được nữa? làm sao mà đòi được nếu chỉ dùng võ mồm bằng ngoại giao đàm phán!

mà quân sự thì không biết 1.000 năm nữa mình có bằng nó không?

Hàng ngàn năm bị đô hộ, dân tộc Việt vẫn hưng quốc và hiển hách trong lịch sử đến hôm nay, Bình Chiêm, phá Tống, thắng Nguyên Mông......

Bởi vậy, mọi việc còn đang phía trước.

Hãy chờ xem.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ lo ngại về chiến lược răn đe táo bạo của Hàn Quốc

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :3:19 PM, 27/06/2011

Mỹ ngày càng quan ngại về chiến lược răn đe ngày càng liều lĩnh của Hàn Quốc đối với Triều Tiên, đặc biệt là sau vụ chìm tàu chiến Cheonan và vụ bắn phá đảo Yeonpyeong năm ngoái, nguồn tin Chính phủ Hàn Quốc cho hay.

Theo nguồn tin này, sau cuộc tấn công tàu Cheonan hồi năm ngoái, Tướng Walter Sharp, chỉ huy liên quân Mỹ - Hàn từng bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc tăng cường dùng hỏa lực của quân đội Hàn Quốc gần các khu vực phi quân sự.

Kể từ đầu năm nay, Mỹ nhiều lần chính thức hoặc không chính thức yêu cầu Seoul giải thích về chiến lược răn đe mạnh mẽ của quân đội đối với Bình Nhưỡng.

Posted Image

Mỹ tỏ ra quan ngại vì những động thái giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Ảnh minh họa.

Hơn nữa, nguồn tin nói trên cũng cho hay, một số quan chức Bộ ngoại giao Mỹ còn “lo ngại về sự leo thang quân sự của Hàn Quốc nếu nước này tiếp tục có những động thái răn đe gần các khu dân sự”. Tuy nhiên, quân đội Hàn Quốc giải thích với Mỹ rằng chiến lược răn đe của Seoul không bao gồm các cuộc tấn công phủ đầu, mà được thực hiện có giới hạn nhằm chống lại các hành động khiêu khích từ Triều Tiên.

>> Trai tráng Afghanistan sẽ tiễn Mỹ ra đi?

Thảo Nguyên (theo Chosun Ilbo)

============================================

Không biết nhiệt kế mua ở đâu để đo độ nóng lạnh ở biến Đông với biên giới Cao Ly?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

@PhiDiepDan

Thực ra bạn đang lo lắng quá rùi đó thôi, chứ chả có chuyện uýnh nhau trong 1 sớm 1 chiều đâu, và nó cũng chả thể nào chiếm được cả biển đông ngay đâu và về sau càng khó, vì bây giờ tiềm lực quốc phòng của ta cũng ko phải ở dạng quá yếu mà chúng muốn làm gì thì làm, bạn theo dõi các hợp đồng vũ khí của VN thì bạn biết, 5 năm nữa thôi, thì cơ hội của nó chiếm biển đông coi như là ko thể rồi

Người ta nói, chiến được Trường Sa thì dễ, nhưng dữ được nó mới là khó, nó có thể chiếm 10 năm, 20 năm, thậm chí 100 năm, nhưng sau đó thì sao, liệu nó có dữ được ko? trong khi tiền thức của cả dân tộc ta thì mãi mãi Trường Sa và Hoàng Sa đều là máu thịt rồi

Mình hiểu ý bạn khi nó nước mình rừng vàng biển bạc, nhưng tại sao vẫn nghèo, câu nói này làm mình liên tưởng tới 1 câu status ngày xưa mình rất kết đó là: "Đừng bao giờ tự hào rằng ta nghèo nhưng ta giỏi, hãy thấy nhục nhã rằng tại sao ta giỏi mà ta vẫn nghèo"

Kinh tế đất nước chưa phát triển để thành 1 cường quốc được, nó liên quan tới nhiều yếu nó, chứ ko chỉ 1 vài yếu tố mà bạn đang suy nghĩ, hiện TQ nó mua các quặng thô của ta, sau đó nó mang về nó chế biến lại, rồi bán ra với giá gấp 100 lần, nói thế chắc bạn hiểu, rừng vàng, biển bạc chưa ăn thua, mà còn cần có tiền và cái đầu nữa

Việt Nam mới thoát được ra khỏi chiến tranh tàn phá khốc liệt có hơn 30 năm, trong khi mới mở cửa kinh tế có hơn 20 năm, đòi hỏi giàu có ngay là không thể

Cháu hiểu chú Thiên Sứ muốn nói tại sao TQ uýnh mình là 1 sai lầm

Hiện tại TQ đang gặp quá nhiều vấn đề trong quốc nội mà nó còn chưa giải quyết được, trong khi nền kinh tế đang bị báo động "1 vài bài báo đang cảnh báo TQ có nguy cơ là 1 Hy Lạp thứ 2"

Chỉ cần 1 cuộc chiến kéo dài 5 năm đã là 1 nguy cơ như giọt nước tràn ly rồi, trong khi yết hầu của TQ đó là eo biển macmala "quên mất từ này", nếu miền bắc VN trống chọi lại TQ, trong khi miền nam phong tỏa eo biển, thì liệu trong 1 năm, TQ có trụ lại ko, Việc uýnh nhầm tàu hàng rồi nói tưởng là tàu quân sự thì có gì là ghê gớm trong chiến tranh đâu

Trong khi TQ tập trung vào 1 cái chiến tranh ko đâu với VN thì Ấn Độ nhân đà này sẽ trèo lên đầu TQ, đây là cơ hội mà Ấn Độ đã chờ đợi từ lâu, Mỹ sẽ nhân cơ hội này để củng cố thêm quyền lực và cố gắng sắp đặt thế giới đi theo vòng quay và quỹ đạo mà nó đặt ra, trong khi mỹ đang rút bớt quân số ở Afganistan để tránh bị mất quá nhiều tiền vào những cái không đâu, để quay về tập trung phát triển kinh tế, chứ ko phải là chuyển chiến lược sang biển đông (mỗi ngày quân đội mỹ tiêu tốn 2 tỷ usd tại Afganistan)

Tôi nghĩ TQ nó cũng ko cà giốt lắm để tiến hành chiến tranh với VN mình đâu, có điều nó sẽ dùng chiêu lấn tới, lấn từng tí 1, mai đây tôi sợ rằng, nó sẽ vác cái giàn khoan ra Hoàng Sa và Trường Sa nó đặt, mình uýnh nó thì cũng ko được, mà để đó nhìn ức ói máu thì cũng ko song (cái đó mới đáng sợ)

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vi Tiểu Bảo phân tích khá sắc sảo. Nhưng riêng đoạn phân tích về ý của chú nói về sai lầm của Trung Quốc đụng đến Việt Nam thì - mặc dù không sai - nhưng không chỉ đơn giản như vậy. Hệ quả của sai lầm khi đụng đến Việt Nam lớn hơn rất nhiều.

Không phải đơn giàn mà chú đoán trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ xảy ra vào năm 2008, cũng không hề đơn gian khi chú xác định sự phục hồi kinh tế 2009 chỉ là giả tạo (Lấy vốn dự trữ ra bù đắp). Cũng không hề đơn giản khi chú xác định rằng: Các cường quốc hàng đầu G20 họp giải quyết v/d kinh tế toàn cầu chỉ cho vui....Những quẻ bói tưởng chừng mơ hồ ấy, thực chất là những phương pháp tiên tri và đằng sau những phương pháp ấy là cả một hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết. Nhưng thật khó diễn giải.

Chú đồng ý với Vi Tiểu Bảo là chiến tranh ở biển Đông khó xảy ra. Nhưng cuối năm nay lùm xùm hơn.

@PhiDiepDan

Thực ra bạn đang lo lắng quá rùi đó thôi, chứ chả có chuyện uýnh nhau trong 1 sớm 1 chiều đâu, và nó cũng chả thể nào chiếm được cả biển đông ngay đâu và về sau càng khó, vì bây giờ tiềm lực quốc phòng của ta cũng ko phải ở dạng quá yếu mà chúng muốn làm gì thì làm, bạn theo dõi các hợp đồng vũ khí của VN thì bạn biết, 5 năm nữa thôi, thì cơ hội của nó chiếm biển đông coi như là ko thể rồi

Người ta nói, chiến được Trường Sa thì dễ, nhưng dữ được nó mới là khó, nó có thể chiếm 10 năm, 20 năm, thậm chí 100 năm, nhưng sau đó thì sao, liệu nó có dữ được ko? trong khi tiền thức của cả dân tộc ta thì mãi mãi Trường Sa và Hoàng Sa đều là máu thịt rồi

Mình hiểu ý bạn khi nó nước mình rừng vàng biển bạc, nhưng tại sao vẫn nghèo, câu nói này làm mình liên tưởng tới 1 câu status ngày xưa mình rất kết đó là: "Đừng bao giờ tự hào rằng ta nghèo nhưng ta giỏi, hãy thấy nhục nhã rằng tại sao ta giỏi mà ta vẫn nghèo"

Kinh tế đất nước chưa phát triển để thành 1 cường quốc được, nó liên quan tới nhiều yếu nó, chứ ko chỉ 1 vài yếu tố mà bạn đang suy nghĩ, hiện TQ nó mua các quặng thô của ta, sau đó nó mang về nó chế biến lại, rồi bán ra với giá gấp 100 lần, nói thế chắc bạn hiểu, rừng vàng, biển bạc chưa ăn thua, mà còn cần có tiền và cái đầu nữa

Việt Nam mới thoát được ra khỏi chiến tranh tàn phá khốc liệt có hơn 30 năm, trong khi mới mở cửa kinh tế có hơn 20 năm, đòi hỏi giàu có ngay là không thể

Cháu hiểu chú Thiên Sứ muốn nói tại sao TQ uýnh mình là 1 sai lầm

Hiện tại TQ đang gặp quá nhiều vấn đề trong quốc nội mà nó còn chưa giải quyết được, trong khi nền kinh tế đang bị báo động "1 vài bài báo đang cảnh báo TQ có nguy cơ là 1 Hy Lạp thứ 2"

Chỉ cần 1 cuộc chiến kéo dài 5 năm đã là 1 nguy cơ như giọt nước tràn ly rồi, trong khi yết hầu của TQ đó là eo biển macmala "quên mất từ này", nếu miền bắc VN trống chọi lại TQ, trong khi miền nam phong tỏa eo biển, thì liệu trong 1 năm, TQ có trụ lại ko, Việc uýnh nhầm tàu hàng rồi nói tưởng là tàu quân sự thì có gì là ghê gớm trong chiến tranh đâu

Trong khi TQ tập trung vào 1 cái chiến tranh ko đâu với VN thì Ấn Độ nhân đà này sẽ trèo lên đầu TQ, đây là cơ hội mà Ấn Độ đã chờ đợi từ lâu, Mỹ sẽ nhân cơ hội này để củng cố thêm quyền lực và cố gắng sắp đặt thế giới đi theo vòng quay và quỹ đạo mà nó đặt ra, trong khi mỹ đang rút bớt quân số ở Afganistan để tránh bị mất quá nhiều tiền vào những cái không đâu, để quay về tập trung phát triển kinh tế, chứ ko phải là chuyển chiến lược sang biển đông (mỗi ngày quân đội mỹ tiêu tốn 2 tỷ usd tại Afganistan)

Tôi nghĩ TQ nó cũng ko cà giốt lắm để tiến hành chiến tranh với VN mình đâu, có điều nó sẽ dùng chiêu lấn tới, lấn từng tí 1, mai đây tôi sợ rằng, nó sẽ vác cái giàn khoan ra Hoàng Sa và Trường Sa nó đặt, mình uýnh nó thì cũng ko được, mà để đó nhìn ức ói máu thì cũng ko song (cái đó mới đáng sợ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ vâng, có lẽ cái nhìn của cháu vẫn còn rất sơ sài, hi vọng là cuối năm nay VN mình có đủ thông minh để đói phó với thằng khựa

Hi, chú đi ngủ muộn quá ta, mà cháu vẫn phục chú và vẫn ko hiểu lắm tại sao chú lại tiên tri được vụ sóng thần và suy thoái kinh tế 2008 đó

Có lẽ những quẻ bói và hệ thống phương pháp đó khó diễn tả trong 1 sớm 1 chiều

Chúc chú luôn mạnh khỏe và sớm thành công trên con đường phục hồi văn hiến việt 5000 năm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

@PhiDiepDan

Thực ra bạn đang lo lắng quá rùi đó thôi, chứ chả có chuyện uýnh nhau trong 1 sớm 1 chiều đâu, và nó cũng chả thể nào chiếm được cả biển đông ngay đâu và về sau càng khó, vì bây giờ tiềm lực quốc phòng của ta cũng ko phải ở dạng quá yếu mà chúng muốn làm gì thì làm, bạn theo dõi các hợp đồng vũ khí của VN thì bạn biết, 5 năm nữa thôi, thì cơ hội của nó chiếm biển đông coi như là ko thể rồi

Người ta nói, chiến được Trường Sa thì dễ, nhưng dữ được nó mới là khó, nó có thể chiếm 10 năm, 20 năm, thậm chí 100 năm, nhưng sau đó thì sao, liệu nó có dữ được ko? trong khi tiền thức của cả dân tộc ta thì mãi mãi Trường Sa và Hoàng Sa đều là máu thịt rồi

Mình hiểu ý bạn khi nó nước mình rừng vàng biển bạc, nhưng tại sao vẫn nghèo, câu nói này làm mình liên tưởng tới 1 câu status ngày xưa mình rất kết đó là: "Đừng bao giờ tự hào rằng ta nghèo nhưng ta giỏi, hãy thấy nhục nhã rằng tại sao ta giỏi mà ta vẫn nghèo"

Kinh tế đất nước chưa phát triển để thành 1 cường quốc được, nó liên quan tới nhiều yếu nó, chứ ko chỉ 1 vài yếu tố mà bạn đang suy nghĩ, hiện TQ nó mua các quặng thô của ta, sau đó nó mang về nó chế biến lại, rồi bán ra với giá gấp 100 lần, nói thế chắc bạn hiểu, rừng vàng, biển bạc chưa ăn thua, mà còn cần có tiền và cái đầu nữa

Việt Nam mới thoát được ra khỏi chiến tranh tàn phá khốc liệt có hơn 30 năm, trong khi mới mở cửa kinh tế có hơn 20 năm, đòi hỏi giàu có ngay là không thể

Cháu hiểu chú Thiên Sứ muốn nói tại sao TQ uýnh mình là 1 sai lầm

Hiện tại TQ đang gặp quá nhiều vấn đề trong quốc nội mà nó còn chưa giải quyết được, trong khi nền kinh tế đang bị báo động "1 vài bài báo đang cảnh báo TQ có nguy cơ là 1 Hy Lạp thứ 2"

Chỉ cần 1 cuộc chiến kéo dài 5 năm đã là 1 nguy cơ như giọt nước tràn ly rồi, trong khi yết hầu của TQ đó là eo biển macmala "quên mất từ này", nếu miền bắc VN trống chọi lại TQ, trong khi miền nam phong tỏa eo biển, thì liệu trong 1 năm, TQ có trụ lại ko, Việc uýnh nhầm tàu hàng rồi nói tưởng là tàu quân sự thì có gì là ghê gớm trong chiến tranh đâu

Trong khi TQ tập trung vào 1 cái chiến tranh ko đâu với VN thì Ấn Độ nhân đà này sẽ trèo lên đầu TQ, đây là cơ hội mà Ấn Độ đã chờ đợi từ lâu, Mỹ sẽ nhân cơ hội này để củng cố thêm quyền lực và cố gắng sắp đặt thế giới đi theo vòng quay và quỹ đạo mà nó đặt ra, trong khi mỹ đang rút bớt quân số ở Afganistan để tránh bị mất quá nhiều tiền vào những cái không đâu, để quay về tập trung phát triển kinh tế, chứ ko phải là chuyển chiến lược sang biển đông (mỗi ngày quân đội mỹ tiêu tốn 2 tỷ usd tại Afganistan)

Tôi nghĩ TQ nó cũng ko cà giốt lắm để tiến hành chiến tranh với VN mình đâu, có điều nó sẽ dùng chiêu lấn tới, lấn từng tí 1, mai đây tôi sợ rằng, nó sẽ vác cái giàn khoan ra Hoàng Sa và Trường Sa nó đặt, mình uýnh nó thì cũng ko được, mà để đó nhìn ức ói máu thì cũng ko song (cái đó mới đáng sợ)

Điều mà Vi Tiểu Bảo sợ chắc chắn sẽ thành hiện thực nếu VN ko có những quyết sách bất ngờ, táo bạo nhưng phải hợp lý. Đặt trên vùng biển mà Philipine tuyên bố chủ quyền, chắc chắn Philipine sẽ cho mấy quả ngư lôi vì có Mỹ cam kết bảo vệ. VN hiện nay thân cô thế cô, thế như trứng để đầu đẳng nên dễ bắt nạt hơn. Vả lại, TQ có hậu thuẫn là 1 số kẻ vong quốc cắn rắn cắn gà nhà rồi.

Sai lầm mà chú Thiên Sứ nói đến, cháu xin thử đưa ra phân tích của cháu về được, mất của TQ khi gây chiến ở Biển Đông như sau:

1. Chính trị:

Được:

+ Hướng sự chú ý chính trị trong nước ra bên ngoài trước thềm Đại hội Đảng, tạm quên đi các vấn đề trong nước;

+ Án ngữ con đường lên Đông Á, giống như nắm được yết hầu của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản;

+ Bước quyết định án ngữ cả khu vực Đông Nam Á, biến khu vực này trở thành lệ thuộc vào TQ, 1 loại sân sau.

Mất:

+ TQ đánh mất hình ảnh mà đất nước này cố gắng xây dựng trong nhiều năm qua;

+ Tạo cớ cho Nhật, Hàn Quốc tăng cường quân đội, Mỹ tăng cường hiện diện trong khu vực;

+ Tạo thế đối đầu với các nước trong khu vực ĐNA, nơi mà TQ đang muốn biến thành sân sau

+ Các khu vực rối ren (Nội Mông, Tây Tạng ...) có cơ hội trỗi dậy.

2. Kinh tế:

Được:

+ Thêm nguồn tài nguyên dầu mỏ bù vào cơn khát năng lượng hiện nay;

+ Kích cầu cho nền kinh tế đang có dấu hiệu chững lại;

Mất:

+ Chiến tranh là tốn kém, hiện tại TQ đã có nguy cơ vỡ nợ rất cao, nền kinh tế dựa vào bong bóng BĐS đang có cực kỳ nhiều vấn đề cần giải quyết. Thêm 1 cuộc chiến có thể là giọt nước tràn ly;

+ Chiến tranh sẽ phong tỏa con đường hàng hải lên Đông Á, không có nguyên liệu từ nước ngoài, không xuất hàng ra ngoài được thì TQ nhanh chóng bị bóp nghẹt. Có kết thúc sớm thì cũng cần vài năm để phục hồi.

3. Văn hóa xã hội:

Được

+ Nhổ tạm cái gai trong lịch sử;

+ Tạo lý do cho tuyên truyền, mỵ dân trong đối nội;

+ Thị uy với các khu vực đang rối ren.

Mất:

+ Mất hình ảnh về 1 nước TQ văn hóa đã cố công xây dựng nhiều năm qua, lộ nguyên hình bản chất bành trướng;

+ Khơi dậy sự bất bình của nhân sỹ trí thức tiến bộ trong nước, điển hình là các nhà đối lập đã và đang bị đàn áp;

+ Đào sâu vào sự mâu thuẫn lịch sử Bắc - Nam với VN, VN càng có cơ hội quảng bá nền văn hiến Việt. Bản thân thất bại này có thể là cơ hội để dân tộc Việt sàng lọc lại đội ngũ, đoàn kết 1 lòng để phục hưng nền văn hiến Việt, tỏa sáng ra cả thế giới như những gì Nhật Bản đã làm được sau Thế chiến thứ 2.

Với đánh giá như trên, có thể thấy TQ sẵn sàng chơi vì xác suất thắng của họ rất cao. Tuy nhiên, lẽ dịch chuyển của trời đất đôi khi không tuân theo logic. Trong cuộc chiến Bắc - Nam để giữ đất, người Việt có thể thua 1 vài trận nhưng kết quả cuối cùng vẫn là chiến thắng hiển hách. Và bao giờ cũng vậy, sau mỗi cuộc bể dâu ấy, dân tộc Việt lại phát triển rực rỡ trong một vài trăm năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay