yeuphunu

Trung Quốc : Âm Mưu Và Thủ Đoạn

69 bài viết trong chủ đề này

Ứng phó với chiến thuật dùng tàu dân sự quấy nhiễu của Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Đức Hùng Bài đã được xuất bản.: 16/06/2011 05:00 GMT+7

Ngay bên lề Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Jakarta (Indonesia) và Đối thoại Shang-ri La 10 ở Singapore, Trung Quốc đã liên tiếp cho các tàu hải giám, ngư chính và tàu đánh cá giả dạng vào quấy nhiễu và cắt cáp tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 2 và Viking 2 ngay trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bài viết này trình bày khái quát về các lực lượng tuần tra và giám sát biển của Trung Quốc và đề xuất một số biện pháp đối phó.

Các lực lượng tuần tra và giám sát biển của Trung Quốc

Dưới vỏ bọc tàu dân sự, các tàu hải giám, ngư chính, và tàu đánh bắt cá Trung Quốc ngày càng tăng cường hoạt động gây hấn và xâm phạm sâu vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam và của các nước khác. Vụ việc tàu Bình Minh 2 (thuộcTập đoàn dầu khí Việt Nam, PVN) đang hoạt động khảo sát địa chấn ở vị trí chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 120 hải lý (khoảng 222 km) bị ba tàu hải giám Trung Quốc quấy nhiễu cắt cáp khảo sát vào ngày 26/5 chưa kịp lắng xuống và Đối thoại Shang-ri La 10 ở Singapore chưa kịp kết thúc thì ngày 9/6 tàu ngư chính và tàu đánh cá giả dạng của Trung Quốc với thiết bị cắt cáp khảo sát chuyên nghiệp đã lại quấy nhiễu và cắt cáp của tàu Viking 2, cũng thuộc PVN, đang khảo sát địa chấn ở vị trí chỉ cách mũi Vũng Tàu về phía đông nam chưa đầy 180 hải lý (khoảng 333 km), nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cả hai trường hợp này vị trí tàu bị quấy nhiễu không thuộc bất kỳ khu vực biển có tranh chấp theo UNCLOS 1982.

Vậy thực chất đội tàu hải giám và ngư chính cũng như các tàu đánh cá liên tục xâm phạm và quấy nhiễu các vùng biển của Việt Nam là những loại tàu gì và chúng hoạt động ra sao?

Đội tàu hải quân và các loại tàu tuần tra giám sát biển của Trung Quốc có thể phân chia thành các loại như sau:

1. Lực lượng hải quân Trung Quốc (PLAN, Bộ Quốc phòng): khoảng 740 tàu các loại từ tàu ngầm, tàu sân bay và các loại tàu lớn nhỏ phục vụ cho hải quân;

2. Hải giám (trực thuộc Cục Hải dương Quốc gia, Bộ Quốc thổ và Tài nguyên, (trực thuộc Quốc vụ viện) - thực hiện giám sát các khu vực Trung Quốc cho là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và các hoạt động khai thác tài nguyên trên biển;

3. Ngư chính (Bộ Nông nghiệp) - quản lý các hoạt động đánh bắt cá và khai thác thủy hải sản;

4. Cảnh sát biển (Bộ Công an) - cảnh sát tuần tra biển (liên quan đến các vấn đề dân sự);

5. Tổng cục An toàn Hàng hải (Bộ Giao thông) - chịu trách nhiệm an toàn hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn trên biển;

6. Hải quan (Tổng cục Hải quan) - giám sát ngăn chặn buôn lậu, và giám sát, kiểm tra, theo dõi các vùng biển, hải phận thuộc Trung Quốc; và.....

7. Các lực lượng khác - điều tra khảo sát biển (trực thuộc Bộ Giáo dục và các đại học, viện nghiên cứu).

Đội tàu thuộc lực lượng hải quân

Trước hết, đội tàu mạnh nhất và dữ tợn nhất của Trung Quốc phải kể đến là đội tàu hải quân, trực thuộc lực lượng Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN), Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Lực lượng hải quân Trung Quốc bao gồm tổng số 250 ngàn binh lính, 26 tàu phá hủy (destroyers), 50 tàu khu trục (frigates), 3 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN), tự đến 7 tàu ngầm hạt nhân không mang tên lửa đạn đạo (SSN, Ship Submersible Nuclear), 56 tàu ngầm hạng K (SSK), 58 tàu quân vụ đổ bộ, 80 tàu quân vụ ven bờ (có tên lửa), 27 tàu đổ bộ cỡ lớn, 31 tàu đổ bộ cỡ trung bình và khoảng 200 xuồng tấn công cao tốc. Ngoài ra còn có một tàu chuyên chở máy bay (airplane carrier). Tổng cộng khoảng chừng 740 tàu các loại. Một số tàu hải quân Trung Quốc được minh họa trong Hình 1. Lực lượng hải quân Trung Quốc được cho là hùng mạnh hàng thứ 2. Căn cứ hải quân (tàu ngầm) Tam Á thuộc hạm đội Nam Hải nằm ở phía đông của đảo Hải Nam [1].

Posted Image

Ngoài lực lượng hải quân, Trung Quốc phái đội tàu tuần tra trên Biển Đông được gọi tên bằng "5 con rồng khuấy động Biển Đông" bao gồm hải giám, ngư chính, cảnh sát biển, an toàn hàng hải và hải quan[2]. Hai đội tàu gây sóng gió cho các tàu thuyền đánh bắt cá và tàu thuyền thăm dò khảo sát khai thác tài nguyên biển Việt Nam là đội tàu hải giám và ngư chính.

Đội tàu hải giám

Đội tàu hải giám Trung Quốc trực thuộc Cục Hải dương Quốc gia (State Oceanic Adminstration, Bộ Đất đai và Tài nguyên) của Trung Quốc. Cơ quan Giám sát Hàng hải Trung Quốc (China Marine Surveillance) được thành lập vào ngày 19/10/1998. Cơ quan này có các chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành phố ven biển Trung Quốc. Các tàu hải giám này là loại tàu bán quân sự nhằm mục đích tuần tra các vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và bờ biển của Trung Quốc. Các tàu này cũng làm nghiệm vụ bảo vệ môi trường biển, các nguồn tài nguyên, các thiết bị dẫn đường và công trình biển, khảo sát biển và trong trường hợp khẩn cấp tham gia việc tìm kiếm và cứu trợ [3]. Nếu đội tàu hải giám này hoạt động trong các vùng nước của Trung Quốc phù hợp với UNCLOS 1982 thì không có gì đáng nói, nhưng đội tàu này hoạt động ra ngoài phạm vị vùng nước phù hợp UNCLOS 1982, quấy nhiễu và cản trở các hoạt động khai thác tài nguyên biển của các nước khác.

Posted Image

Tàu hải giám 84, 1 trong 3 tàu đã cắt cáp tàu Bình Minh 2Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật đóng tàu ở Trung Quốc và sự đầu tư của chính quyền nhiều cấp, đội tàu hải giám đã tăng thêm số tàu và máy bay. Tính đến năm 2008, sau 10 năm thành lập, đội tàu này đã phát triển thành đội tàu gồm 200 tàu tuần tiễu (patrol vessels) và 9 máy bay. Các tàu hải giám này có tên Trung Quốc Hải Giám + số tàu, ví dụ Trung Quốc Hải Giám 84 là tàu mới được bổ sung cho đội tàu nam hải (đóng năm 2009). Đến thời điểm 2011 đội tàu hải giám có 300 tàu (với 30 tàu có trọng tải hơn 1000 tấn) và 10 máy bay (trong đó có 4 máy bay trực thăng). Năm 2011 đội tàu hải giám này tuyển mộ thêm 1000 nhân viên mới, nâng số nhân viên làm việc lên tới trên 10 nghìn người có kỹ năng sử dụng vũ khí. Cơ quan hải giám tiếp tục tăng số tàu trong những năm tới, nhằm mục tiêu tăng thêm 36 tàu trong năm năm tới[4].

Đội tàu hải giám được phân thành 4 cấp bao gồm 3 đội tàu cấp khu vực, 10 đội tàu cấp tỉnh, 46 đội tàu cấp thành phố, và 142 đội tàu cấp quận huyện. Ba đội tàu cấp khu vực bao gồm: đội tàu bắc hải (hoạt động trong các vùng biển phía đông bắc của Trung Quốc), đội tàu đông hải (hoạt động trong các vùng biển phía đông và đông nam Trung Quốc), và đội tàu nam hải (hoạt động ở vùng biển phía nam Trung Quốc - Biển Đông Việt Nam).

Đội tàu hải giám Trung Quốc bao gồm nhiều tàu phân hạng từ 500 tấn đến 4000 tấn, và một số tàu trong đội tàu này có trang bị cả máy bay trực thăng và máy bay quân sự.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Đội tàu ngư chính

Ngư chính là cơ quan quản lý giám đốc nghề cá thuộc các bộ phận chủ quản hành chính nghề cá của chính quyền các cấp. Cơ quan giám đốc nghề cá của Trung Quốc là Cục Ngư nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp. Cũng có địa phương đặt Ngư chính vào bộ phận thủy sản. Chức trách của Ngư chính trên biển là[7]:

  • Tổ chức quản lý cho phép việc đánh bắt cá trong vùng phụ trách;
  • Bảo hộ nguồn tài nguyên cá;
  • Kiểm tra các hành vi vi phạm pháp luật phá hoại tài nguyên cá và trật tự sản xuất nghề cá;
  • Cứu trợ các động vật dã sinh trong nước;
  • Điều tra xử lý các sự cố gây ô nhiễm vùng nước, vùng biển nuôi đánh bắt cá;
  • Phụ trách quản lý giám sát việc sản xuất sử dụng các loại thuốc dùng trong nuôi trồng thủy sản; và
  • Điều tra xử lý các tranh chấp về đánh bắt cá, duy trì trật tự sản xuất ngư nghiệp.

Posted Image

Đội tàu ngư chính có nhiều tàu lớn hoạt động trên nhiều vùng biển khác nhau, vừa làm nhiệm vụ giám sát và bảo vệ tàu đánh cá của Trung Quốc và các nước khác vừa làm nghiệp vụ quấy nhiễu và sử dụng tàu đánh cá trá hình với trang thiết bị phá hoại dùng để phá hoại các công trình khai thác dầu khí. Trong vụ Viking II ngày 9/6/2011, có nhiều tàu ngư chính và tàu đánh cá Trung Quốc tham gia phá rối và cắt cáp ở tọa độ cách mũi Vũng Tàu chưa đầy 200 hải lý. Trong đó có tàu Ngư Chính 311 thuộc hạng tàu 4500 tấn, là tàu hải quân thay đổi hình dáng chuyển sang làm tàu Ngư Chính năm 2006. Vận tốc tàu Ngư Chính 311 đạt tới 22 hải lý/giờ, cự ly hoạt động 8000 hải lý (Hình 3).

Cảnh sát biển (Bộ Công an) - cảnh sát tuần tra biển (liên quan đến các vấn đề dân sự);

Cảnh sát biển (Hải Cảnh) là lực lượng chấp pháp của Bộ Công an, có nhiệm vụ duy trì trị an trên biển. Trước mắt, cảnh sát biển được trang bị chủ yếu tàu tuần tra cao tốc "Báo Biển" và tàu tuần tra kiểu 218. Tàu 218 dài 41,03m; rộng 6,2m; sâu 3,4m; lượng choán nước 130 tấn, biên chế 23 người, trang bị một bộ súng máy cao xạ hai nòng 14,5mm. Tàu cao tốc "Báo Biển" HP1500 kiểu 22 dài 14,5m, máy chủ do Đức chế tạo, động cơ 1400 mã lực, chạy liên tục 220 hải lý, biên chế 6-8 người, có hệ thống định vị dẫn đường bằng vệ tinh.

Cảnh sát biển là lực lượng được chuẩn hóa quân sự nhất trong các lực lượng chấp pháp trên biển của Trung Quốc. Năm 2007, Hải quân Trung Quốc bàn giao cho cảnh sát biển hai tàu lượng choán nước 1.700 tấn: "Hải Cảnh 1002" và "Hải Cảnh 1003". Trước đó đã có "Hải Cảnh 1001" loại 1.000 tấn, những tàu này đã nâng cao năng lực chấp pháp trên biển của Trung Quốc.

Posted Image

Cán bộ sĩ quan chỉ huy quản lí, nhân viên kĩ thuật của Cảnh sát Biển Trung Quốc được đào tạo duy nhất tại trường Đại học chuyên ngành Cảnh sát Biển Công an - Triết Giang. Từ tháng 8-1983 trường chuyển từ Tổng bộ Vũ Cảnh về Bộ Công an trực tiếp quản lí và lãnh đạo.

Tổng cục An toàn Hàng hải

Lực lượng tổng cục An toàn Hàng hải trược thuộc Bộ Giao thông Trung Quốc chịu trách nhiệm an toàn hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn trên biển theo quy định của IMO (Tổ chức Hàng hải Thế giới). Lực lượng thuộc Tổng cục An toàn Hàng hải chính là cảnh sát trị an trên biển, và theo tên tiếng Trung Quốc là Hải Tuần. Nhiệm vụ chủ yếu của Hải Tuần là quản lý, giám sát an toàn giao thông trên biển. Công việc chính trên biển của tổ chức này chủ yếu là phụ trách công tác an toàn cứu sinh trên biển, kiểm tra giám sát an toàn trên nước, phòng chống ô nhiễm và kiểm nghiệm tàu bè và các công trình thi công trên biển. Tàu "Hải Tuần 31" lượng choán nước 3.000 tấn là tàu hiện đại nhất thuộc lực lượng này, có nhiều chức năng tác nghiệp trên biển, trang bị máy bay trực thăng hiện đại, sự ra đời của "Hải Tuần 31" đã nâng cao năng lực cứu trợ, tuần tra an toàn giao thông trên vùng lãnh hải và vùng kinh tế đặc quyền của Trung Quốc[10]. Cho dù có nhiệm vụ như trên nhưng các tàu thuộc lực lượng an toàn hàng hải cũng phải hoạt động tuân thủ theo UNCLOS 1982.

Hải quan (Tổng cục Hải quan)

Tổng cục Hải quan Trung Quốc thuộc Quốc Vụ viện. Theo luật Hải quan, chức năng của Hải quan gồm 4 nhiệm vụ: Giám quản, thu thuế, chống buôn lậu, thống kê hải quan. Trong đó Giám quản là chức năng quan trọng của Hải quan, tiến hành giám sát và quản lý hàng hóa, vật tư, phương tiện trong xuất nhập cảnh. Thu thuế chính là thu thuế xuất nhập khẩu hải quan. Chống buôn lậu là chức năng mà Bộ Công an ủy quyền. Ở Tổng cục Hải quan có Cục Chống buôn lậu. Thống kê hải quan là việc Hải quan tiến hành thống kê tình hình xuất nhập khẩu trong từng khoảng thời gian nhất định, báo cáo các đơn vị liên quan của Nhà nước, để Nhà nước ra quyết sách về xuất nhập khẩu mậu dịch. Đối với Hải quan thì nhiệm vụ chấp pháp trên biển chính là đánh vào các hoạt động buôn lậu trên biển [11].

Các lực lượng khác

Ngoài các lực lượng kể trên, ở Trung Quốc còn có các cơ quan có tàu điều tra và nghiên cứu. Đội tàu điều tra nghiên cứu cũng góp phần đáng kể trong việc quấy nhiểu các vùng biển không thuộc Trung Quốc theo UNCLOS 1982 (Hình 6 và 7).

Như vậy cho thấy ngoài lực lượng hải quân, 5 lực lượng tuần tra giám sát biển của Trung Quốc tạo thành 5 con rồng quậy phá Biển Đông. Bảng 2 tóm tắt số tàu chính của 5 lực lượng này.

Việt Nam nên ứng phó thế nào ? [12]

Như trên đã trình bày năm đội tàu tuần tra giám sát của Trung Quốc vẫn tiếp tục được củng cố và phát triển cả về số lượng tàu, nhân viên và chất lượng. Bằng việc sử dụng các tàu thuyền mang vỏ bọc dân sự, người Trung Quốc dùng thủ thuật tạo một bộ mặt hòa bình để phục vụ những mục đích bành trướng của mình đến khắp nơi trên vùng biển đông bắc Thái Bình Dương (Biển Nhật Bản, Biển Hoàng Hải), Biển Đông Việt Nam và sang cả Ấn Độ Dương[13]. Những quốc gia liên quan cần có những đối sách thích hợp để tránh sự bất cân xứng khi Trung Quốc lạm dụng đội tàu tuần tra và giám sát biển cho những mục đích quân sự của mình (trang bị cả AK 59, AK 81 và súng trường tự động 95).

Các đội tàu tuần tra giám sát biển (đặc biệt hải giám và ngư chính) của Trung Quốc liên tục xâm phạm các vùng biển Việt Nam và quấy nhiễu các hoạt động khai thác tài nguyên trên biển, gây thiệt hại nhiều cho Việt Nam. Do vậy Việt Nam cần có những biện pháp đối phó bao gồm cả một chiến lược dài hạn và các biện pháp ngắn hạn. Trong phần này, các tác giả đề xuất một số biện pháp đối phó đội tàu hải giám và ngư chính trên Biển Đông nhằm bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ các nhà đầu tư và ngư dân Việt Nam hoạt động trên Biển Đông.

Posted Image

Posted Image

Posted ImagePosted Image

Tăng cường tuần tra và giám sát trên Biển Đông

  • Vạch ranh giới và vẽ bản đồ ranh giới biển theo UNCLOS 1982 có các vị trí chính xác, nhanh chóng soạn thảo, bàn bạc tại Quốc Hội và nếu cần cho phép tham gia rộng rãi bên ngoài xã hội để thông qua bộ luật biển và công báo với quốc tế về các chủ trương của Việt nam về ranh giới trên biển, các khu đặc quyền kinh tế biển, phổ biến cho ngư dân khi đánh bắt cá xa bờ cũng như cho các cơ quan tổ chức và cá nhân làm kinh doanh trên biển.
  • Việt Nam cần liên tục tăng cường đội tàu tuần tra và giám sát vùng duyên hải và biển xa, đặc biệt các vùng Việt Nam tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và các khu vực Việt Nam đang khảo sát địa chấn và khai thác dầu khí. Đội tàu tuần tra và giám sát biển thực hiện các nhiệm vụ giám sát các hoạt động của tàu thuyền khác trong khu vực chủ quyền của mình cũng như trong các khu vực hợp tác quốc tế khác.
  • Thành lập một đội tàu tuần tra giám sát biển (thuộc Tổng cục biển đảoViệt Nam) tai5 đảo: Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Cù lao Chàm. Và tại các đảo này cần có thêm các tàu tốc độ cao và máy bay trực thăng, và khi cần thiết có thể huy động cả máy bay quân sự từ các sân bay quân sự trực thuộc tỉnh ven biển.
  • Posted Image
  • Bổ sung thêm tàu tuần tra và giám sát biển thường trực tại các vùng trọng yếu thuộc khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, các khu vực có các công trình khai thác tài nguyên trên biển, ví dụ các đảo nổi và giàn khoan dầu khí dân sự cố định.
  • Song song với việc bố trí tàu tuần tra và giám sát riêng của chính quốc gia mình, Việt Nam cần đề nghị thành lập một lực lượng có vai trò cảnh sát biển quốc tế hoặckhu vực, gồm các nước có bờ biển quanh và nhu cầu hải hành trên Biển Đông để giữ bình an cho khu vực này theo đúng luật quốc tế, và theo đúng các hiệp ước đã ký kết. Việt Nam sẽ có sĩ quan của mình làm việc đồng đẳng với các nước bạn trên những tàu tuần tra giám sát hải dương nàỵ
  • Tăng cường các đội trực thăng tìm kiếm và cứu nạn hiện có ở các tỉnh ven biển và trang bị thêm một số máy bay trực thăng có thêm chức năng giám sát và bảo vệ vùng biển ở quanh các khu vực trọng yếu mà Việt Nam đang tiến hành khảo sát và khai thác dầu khí, các khu vực có nhiều tàu thuyền đánh bắt cá Việt Nam hoạt động. Trong khả năng tài chính có thể được cần tăng cường thêm một số tàu ca nô có tốc độ cao để có thể có mặt nhanh chóng tại hiện trường có ngư thuyền gặp nạn và đang kêu cứu để giải quyết các khó khăn cho ngư dân và các doanh nghiệp đang hoạt động trên biển.
  • Cho các huyện đảo quản lý phạm vi rộng hơn kèm ranh giới tọa độ cùng với các phương tiện thông tin liên lạc đầy đủ.
  • Cần xem xét lại chiến lược phát triển các đảo, bao gồm cả các đảo trong quần đảo Trường Sa, để có thể khuyến khích và hỗ trợ các nhà kinh doanh đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo. Việc phát triển kinh doanh trên các đảo mang lại nhiều lợi ích trong đó có lợi ích quan trọng là làm cho người dân gắn liền với đảo và ổn định cuộc sống ở trên đảo hơn, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với đất liền.
  • Thành lập quỹ xây dựng lực lượng giám sát biển Việt Nam. Kêu gọi các cơ quan, tổ chức và cá nhân có các hoạt động kinh doanh trên biển đóng góp thành lập quỹ xây dựng lực lượng giám sát biển Việt Nam. Quỹ này chắc chắn phải lớn vì cần phải dùng cho việc đóng tàu giám sát, thực hiện các đề tài nghiên cứu (kết hợp với việc bảo vệ các công trình trên biển) v.v...
  • Tăng cường hệ thống cảm biến từ xa, hệ thống giám sát vệ tinh, máy bay giám sát vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu phải có thiết bị ghi lại các sự xâm phạm vùng biển chủ quyền, quyền tài phán của Việt nam; hồ sơ hóa các vụ xâm phạm của tàu nước ngoài (nhất là các tàu hải giám, ngư chính và hải quân) để dùng cho các công bố quốc tế, đàm phán,tranh cãi, kiện tụng về sau.
Ngư dân

Cần có chính sách khuyến khích và bảo vệ ngư dân, đặc biệt các ngư dân đánh cá xa bờ.

Mỗi tàu đánh cá cần được trang bị hải đồ tổng thể có ranh giới biển theo UNCLOS 82, khi đánh cá trên biển cần xác định vị trí tàu liên tục để biết mình đang ở vùng biển nào và giữ liên lạc với các tàu tuần duyên và giám sát biển của Việt Nam. Nếu gặp tàu tuần tra, tàu hải giám và tàu ngư chính của Trung Quốc thì trước hết cần liên lạc và thông báo vị trí của mình cho các tàu tuần duyên và giảm sát biển của Việt Nam, nếu nhân viên các tàu này tràn lên tàu mình thì chỉ cho họ bản đồ ranh giới biển và khẳng định rằng vị trí đánh bắt cá đó vẫn thuộc về Việt Nam.

Khi ra biển tập cho ngư dân đi theo từng đội, có tổ chức và có đủ thiết bị vô tuyến liên lạc với nhau và các đội tuần tra biển Việt Nam.

Cần tổ chức các đội tàu thuyền đánh cá có một tàu mẹ (tàu lớn) có nhiệm vụ cung cấp kỹ thuật đánh bắt cá, thông báo ngư trường, giữ liên lạc với các tàu thuyển tuần duyên, cảnh sát biển Việt Nam, thông báo thông tin về bão cũng như sự xâm nhập của các tàu thuyền nước ngoài vào khu vực đánh bắt cá thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cần tăng cường các biện pháp an toàn cho ngư dân Việt Nam. Khuyến khích ngư dân trang bị đồ dùng an toàn cá nhân (áo phao) khi làm việc trên biển, lắp đặt đầy đủ trang thiết bị an toàn và thông tin hàng hải,lắp đặt radar trên các tàu đánh bắt cá, hoặc trong một đội tàu đánh bắt cá cần có một vài tàu có radar quan sát các tàu mục tiêu lạ xuất hiện để có thể thông tin và có biện pháp xử lý kịp thời.

Kết luận

Ngoài lực lượng hải quân, năm đội tàu tuần tra giám sát biển của Trung Quốc là năm lực lượng hùng hậu hoạt động rộng khắp trên các vùng biển phía tây Thái Bình Dương. Các đội tàu tuần tra giám sát này thuộc dạng tàu bán quân sự giả danh tàu dân sự, có trang bị vũ khí và đội thuyền viên biết sử dụng vũ khí thành thạo nhằm xâm phạm các vùng biển, quấy nhiễu các hoạt động khai thác tài nguyên và phá hoại các công trình thiết bị trên biển của các nước khác.

Qua các hoạt động của các đội tàu tuần tra giám sát biển của Trung Quốc, chúng ta thấy rằng Trung Quốc sẽ tiếp sẽ tiếp tục cho nhiều loại tàu giả dạng tàu dân sự xâm phạm sâu vào vùng biển của Việt Nam, gây hấn và gây thiệt hại cho Việt Nam. Việt Nam cần có những biện pháp đối phó phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích cho các công ty khai thác dầu khí, các công ty Việt Nam và nước ngoài đầu tư trên Biển Đông, và bảo vệ ngư dân Việt Nam đánh bắt cá và khai thác thủy hải sản trên Biển Đông.

[1] http://giaoduc.net.v...-trung-quc.html

[2] Lyle J. Goldstein, L.J. Five Dragons Stirring up the Sea http://www.andreweri...lor-Version.pdf or www.usnwc.edu/Research---Gaming/China-Maritime-Studies-Institute.aspx

[3] http://www.chinadail...nt_12429245.htm

[4] http://ph.news.yahoo...-082002933.html

[5] http://blog.zaq.ne.j...an/article/695/

[6] http://www.seasfound...-bin-phap-i-pho

[7] Theo Nguyễn Ngọc Điệp, Báo "Biên Phòng Việt Nam", 2009.

[8] Theo Nguyễn Ngọc Điệp, Báo "Biên Phòng Việt Nam", 2009.

[9] http://blog.zaq.ne.j...an/article/461/

[10] Theo Nguyễn Ngọc Điệp, Báo "Biên Phòng Việt Nam", 2009.

[11] Theo Nguyễn Ngọc Điệp, Báo "Biên Phòng Việt Nam", 2009.

[12] http://www.seasfound...-bin-phap-i-pho

[13] http://tuanvietnam.v...-tren-bien-dong

[14] Lyle J. Goldstein, L.J. Five Dragons Stirring up the Sea

Theo TuanVietnam

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họa đấy mà phúc đấy!

Cái tình thế khắc nghiệt, không còn chỗ để lùi chính lại là thời khắc mà những tầng lớp tinh hoa của dân tộc và toàn thể nhân dân ta không còn phải do dự, không còn phải đắn đo để nhận ra đâu là trắng đâu là đen, đâu là bạn bè, đồng chí, đồng minh, đâu là thứ phải gìn vàng, giữ ngọc, đâu là những thứ phải đoạn tuyệt và dứt khoát đoạn tuyệt không được do dự, không được sợ hãi.

Điều chiêm nghiệm hoặc là nhận thức sau đây có thể là đúng, có thể chưa hẳn đã đúng.

Hễ cứ là con người khi phải đối diện với sự thật nghiệt ngã, đặc biệt là sự mất, còn thì đó luôn là điều khó khăn nhất cho dù là việc cá nhân, việc nhà hay việc nước.

Tình thế Biển Đông nổi sóng bởi thứ lòng tham bất chấp đạo lý, bất chấp luật pháp quốc tế đã đặt dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam vào tình thế mất – còn, không còn chỗ để lùi. Đó là sự thật nghiệt ngã mà hễ là người Việt Nam đều không thể ngoảnh mặt làm ngơ, không thể né tránh.

Posted Image

Câu trả lời đã có sẵn trong truyền thống cả nhiều ngàn năm của ông bà , tổ tiên chúng ta. Truyền thống ấy là thái độ hòa hiếu. Truyền thống ấy là cách ứng xử lấy nhân nghĩa mà thắng hung tàn, bạo ngược. Truyền thống ấy là tinh thần quả cảm không run sợ trước bạo quyền.

Đó là lịch sử của dân tộc, là bản lĩnh hào kiệt mà người Việt Nam thời nào cũng có. Và trong thời đại của thông tin , toàn cầu hóa ngày nay, bản lĩnh đó chắc chắn vẫn có và phải có mà chẳng cần bất cứ ai hay một thế lực nào “dạy bảo”.

Nhân loại bằng rất nhiều cách nói khác nhau đều đã nhận ra rằng trong họa thể nào cũng có phúc.

Cái tình thế khắc nghiệt, không còn chỗ để lùi chính lại là thời khắc mà những tầng lớp tinh hoa của dân tộc và toàn thể nhân dân ta không còn phải do dự, không còn phải đắn đo để nhận ra đâu là trắng đâu là đen, đâu là bạn bè, đồng chí, đồng minh, đâu là thứ phải gìn vàng, giữ ngọc, đâu là những thứ phải đoạn tuyệt và dứt khoát đoạn tuyệt không được do dự, không được sợ hãi.

Họa đấy mà phúc đấy !

Tác giả: Hòa Bình

Bài đã được xuất bản.: 17/06/2011 08:30 GMT+7

tuanvietnamnet.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi Nghĩa Tỉ:

Em băn khoăn mãi rồi mới quyết định bảo thằng cu Tai nhà em ngồi viết hộ em mấy dòng này gởi chị vì dạo này măt mũi em kém quá nên chả cầm cái bút được nữa (thậm chí cả con bò to đùng vào phá vườn em nom còn chả rõ nữa rồi chị ạ).

Hồi mấy chục năm trước, nhà thằng Kỳ nó cậy giàu mới lại đông anh em nên kéo sang oánh nhà em. May (mà em cũng chả biết là may hay không nữa), có chị và anh Xô nhận anh chị em kết nghĩa là chị hiền của em, là anh cả của em. Hồi đó đói kém, em còn nhớ những thùng lương khô vuông vuông nhà chị gởi sang cho nhà em. Quí lắm. Đến lúc nhà Kỳ nó mệt, nó xin thua (hồi đận năm 73 ý) thì đùng 1 cái nhân lúc nhà em đang bận dàn hòa với nhà Kỳ, chị cho mấy thằng mất dạy nhà chị xăm trổ đầy người đến cướp trắng dẻo đất đầu làng mà cụ kị nhà em để lại. Em cay chị lắm nhưng lúc đó thằng Kỳ nó khẩy vào mặt em "Mịa, làm éo gì có bữa trưa nào là miễn phí" nên em đành nhịn. Thôi thì coi như em đổi đất lấy lương khô vậy. Nhà em đã vất, hồi đó chị cố o ép em, rồi lại anh Xô nữa cũng cấu véo tí dầu đèn mắm muối nhà em (mãi sau này mới ngơi) đâm ra em tính oánh nhau với nhà Kỳ em chả được cho không cái gì chị ạ.

Rồi đến đận 79, bọn du côn do thằng Pôn nó cầm đầu cứ lẻn sang nhà em bắt gà giết chó. Em cay mũi quá, dọa nó mấy lần mà nó cứ nhơn nhơn cái mặt. Uất quá em mới bảo mấy thằng nhà em sang nhà nó tát cho mấy cái. Ấy thế mà chị lu loa lên bảo là nhà nó thân với nhà chị, chị kiếm cớ oánh em. Bên nhà em thì nghèo, con cái nheo nhóc mà vẫn phải nghe chị chưởi ra rả như loa phường, dức hết cả đầu. Chuyện này chị với em cũng đã thống nhất là không nhắc đến nữa nên em cũng thôi.

Đấy, em cũng tưởng là thôi, nhất là sau vụ bờ rào nhà chị với nhà em xây xong cái tường. Em nhẹ cả người mặc dù cũng biết chị lấn của em mấy mét lận (mà giá đất lại đang lên chứ), cũng nghĩ trong lòng là thôi thì thí cho chị tí ti. (Mà cũng vì chuyện này mà mấy đứa nhà em nó chì chiết em suốt đấy, bảo là em nhu nhược). Em cũng ầm ừ cho qua chuyện vì quan trọng là cái sổ đỏ thổ cư là xong rồi. Chị làm éo gì được em, em nghĩ thế.

Lại đùng 1 cái, thằng cả nhà em (thằng Dầu ý), hôm nọ nó alo về khóc ầm lên bảo là chị cho bò sang bờ ao nhà em để phá chỗ nhà nó trồng rau. Đấy là đất sản xuất nhà em, mà chị lại cho bò sang liếm rồi cứ tỉnh bơ hat bài "Bên bờ ao nhà mình" là sao? Em lại cay chị quá. Em nói thật, cũng là vì đận rồi em mới chị có làm tý nhôm đồng sắt vụn với nhau cho có đồng ra đồng vào nên em nhẫn nhịn giả vờ lôi mấy thằng ranh con nhà em ra tát mấy cái dọa cho nghỉ học, bắt đi nuôi lợn cho chị vui lòng. Em cũng tưởng chị vui lòng rồi.

Lại thấy đùng một cái, sáng qua thằ ng cả Dầu nhà em lại lên phết búc khóc ầm là chị lại cho mấy thằng nhà chị cắt dây câu lươn của nó. Nó ra bảo thôi thì chị lại bảo là do nhà nó oánh con nhà chị trước. Em thật, cả nhà chị vừa tham lại vừa mất dạy. Cả làng mình ai chả biết nhà chị tham và thâm, nhưng thế thì chơi bửn quá chị ạ. Chị thích khoe của cho cả làng mình là nhà chị to, chị đông con, chị thích oánh ai thì oánh. Cơ mà nhiều đứa nhà chị nó cũng éo ưa gì chị đâu chị ạ. Mà to thì không có nghĩa là mạnh, nên chị đừng thấy em nhường mà nghĩ em sợ. Thằng Kỳ hôm nọ nó à ơi với chị, chị nghĩ là nó nợ chị tiền nên chị éo sợ nó. Chị quên là nó bùng thì chị cũng đứt chị nhé. Còn em, em mới nó cũng chả chơi gì với nhau vì thằng đấy nó chỉ tiền thôi. Nhưng tiên chỉ làng mình cũng đã dặn em là "thà chơi với nhà Kỳ còn hơn với nhà Hoa vì nó thâm là tham lắm". Các cụ nói chả bao giờ sai!

Chị nuôi ạ, em nói thẳng thế này chị nhé. Thà em lấp mẹ cái ao nhà em, rồi em xây nhà trọ cho cave thuê ở còn hơn cho nhà chị xua bò sang phá nhà em. Nhà thằng Mã, thằng Bu mới lại nhà Phi cũng có ý thế, nên chị giỏi thì cứ vác bò sang. Em cho lũ con nhà em đập phát chết cả bò lẫn người. Lúc đó đừng trách em thủ đoạn tàn bạo tâm địa độc ác... như chị.

Vậy thôi, em bảo thằng cu Tai nhà em dừng bút đây. Em lên phết búc chơi mới mấy đứa nhà em ở bển cái đã. (Nhà chị lên phết búc thế éo nào được vì chị cấm con đúng không).

Chúc chị mạnh khỏe, nếu khỏe quá thì sang đây cà khịa tiếp với em. Mấy đời nay nhà em chả sợ nhà chị, thì giờ em cũng chả sợ chị đâu chị hiền ạ.

Em Nam.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

He he he. Bác Bạch Đằng Giang viết hay quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

He he he. Bác Bạch Đằng Giang viết hay quá.

Không phải em viết, bạn bè gửi đăng lên diễn đàn đấy.

Cám ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi nào Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA - 2011-05-19

Trung quốc ngày càng lộ rõ hơn tính cách nước lớn và không ngại đưa ra những quyết định vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về luật biển đối với các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines hay Việt Nam.

Trong hoàn cảnh bị chèn ép liên tục như vậy liệu Việt Nam có thể ứng phó ra sao và đến bao giờ thì Trung Quốc sẽ tiến thêm bước nữa để thôn tính quần đảo Trường Sa?

Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, để tìm câu trả lời về vấn đề này.

Trắng trợn và ngang ngược

Mặc Lâm : Thưa ông, vừa qua Trung Quốc đã tiếp tục đưa ra quyết định cấm đánh bắt cá luôn cả đối với khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này cho thấy là họ vẫn tiếp tục giữ thái độ nước lớn là bất cần những quy định của quốc tế về luật biển. Là người lâu năm nghiên cứu và làm việc với Trung Quốc, ông nhận xét việc này như thế nào?

Ông Dương Danh Dy : Nói về Trung Quốc về cái chuyện này thì nói dài hay ngắn bao nhiêu cũng đuợc. Bởi vì ý đồ bất biến của Trung Quốc là gì? Là mặc dù họ không có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế nào ở Biển Đông cả, nhưng từ ngày thành lập nước Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa đến nay, đến năm 1988 thôi, họ đã lấy toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Họ chiếm 7 đảo và bãi ở Trường Sa của Việt Nam, và đến bây giờ họ còn đòi tất cả, tất cả Trường Sa là thuộc về họ hết! Đó là một điều vô lý.

“Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để tuần tra, là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được”.

Ông Dương Danh Dy

Chuyện về chủ quyền lãnh thổ, đòi hỏi họ có chủ quyền về cấm đánh bắt cá, thậm chí vừa rồi Cục Hải Dương Trung Quốc đã thông qua một quy định là cho phép 176 hòn đảo không có người ở Trung Quốc được đấu thầu để cho người sử dụng đến khai thác những hòn đảo không có người ở. Trong đó chắc chắn sẽ có những đảo mà họ xâm phạm chủ quyền đối với Nhật Bản, với Hàn Quốc, Triều Tiên, và với Việt Nam.

Cũng như với các nước còn lại của ASEAN như Philippines, Indonesia. Cho nên, theo tôi nghĩ mục tiêu của họ đã rõ như ban ngày rồi. Đó là một sự ngang ngược, trắng trợn, vô liêm sỉ…. có thể nói thẳng như thế. Đấy là một sự vô liêm sỉ.

Mặc Lâm : Thưa, trong nhiều lần trước chúng tôi được ông trả lời phỏng vấn thì ông luôn luôn có thái độ tự chế và đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận thấy sự bức xúc nơi ông. Thưa, xin ông cho biết đây có phải là một tín hiệu ông muốn gửi tới các cấp thẩm quyền của Việt Nam đang nhận trọng trách trong vấn đề Trung Quốc hay không?

Ông Dương Danh Dy : Tôi xin nói thật là với tư cách một nhà nghiên cứu độc lập. Bây giờ tôi về hưu rồi. Tôi là một nhà nghiên cứu độc lập, chẳng ai quản tôi cả. Tôi phải nói thật như vậy. Bộ Ngoại Giao cũng không quản tôi được đâu, mà bây giờ quản tôi, tôi phải nói thật với ông, với bạn đọc là quản tôi là chi bộ Đảng CSVN, là chỗ mà hiện tôi đang sinh hoạt, và nếu quản về dư luận nữa là bên công an.

Nếu tôi nói cái gì mà không đúng, không hợp pháp thì người ta cũng chả để yên cho tôi. Còn Bộ Ngoại Giao không có dính líu gì đến tôi cả. Các cơ quan nghiên cứu khác cũng không dính líu gì đến tôi cả. Đấy, tôi phải nói rõ với bạn đọc và cả cho người Trung Quốc biết rằng Dương Danh Dy bây giờ chỉ là một người nghiên cứu độc lập yêu nước Việt Nam, thế thôi.

Đối với cái chuyện Trung Quốc thì tôi nói nhiều rồi, khi tôi đương còn tại chức cho đến khi về hưu. Đến bây giờ trong các cuộc hội thảo, trong những lần mà tôi có tham dự hay trong những bài viết của tôi thì tôi đều nói rõ. Đối với Trung Quốc tôi nói thật thế này: chúng tôi không bao giờ chống nhân dân Trung Quốc, mà chúng tôi chống cái bành trướng bá quyền, chống cái đại ác nước lớn của Trung Quốc thôi. Điều đó là phải khẳng định. Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà họ lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để mà tuần tra, họ đâm tàu Việt Nam thì đấy là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được.

Mục đích của TQ

Mặc Lâm : Thưa, là một nhà ngoại giao kỳ cựu ông biết rất rõ là trong tình hình thế giới hiện nay không cho phép một nước có hành động xâm lăng nước khác. Tuy nhiên ông có nghĩ rằng với tính cách nước lớn mà nước này thường phô trương thì Trung Quốc có thể phớt lờ đối với dư luận quốc tế để thôn tính Trường Sa như đã từng chiếm đoạt Hoàng Sa trước đây hay không?

Ông Dương Danh Dy : Trong vấn đề Biển Đông hiện nay, đặc biệt vấn đề Trường Sa thì có khá nhiều khả năng. Một là khả năng tình hình sẽ tốt hơn trước, tốt hơn hiện nay. Đấy là điều mà cá nhân tôi rất mong muốn. Hai bên đi đến chỗ thỏa thuận, tìm được con đường tiếng nói chung để mà hòa hợp với lợi ích cả hai bên, không xảy ra chiến tranh, hai nước vẫn hòa thuận với nhau. Theo tôi nghĩ khả năng đó không phải là không có. Đấy là điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai là nó sẽ bắt giữ như là tình hình hiện nay, nhùng nhà nhùng nhằng, thỉnh thoảng anh này phản đối một tí, anh kia phản đối một tí. Thứ ba là nó xấu nữa, và cái xấu nhất là Trung Quốc mang quân ra đánh. Xấu vừa là họ cho lính của họ giả làm dân ra chiếm những đảo không có người ở mà thuộc chủ quyền của Việt Nam, của Philippines hoặc của Indonesia làm cho căng thẳng lên.

Và xấu nhất là nổ ra chiến tranh, hoặc là Trung Quốc với Việt Nam hoặc là Trung Quốc với Philippines. Như vừa rồi chúng ta biết chuyện họ mang tàu đến hải phận Philippines khiến nước này cho máy bay ra đuổi họ bỏ chạy đấy.

Mặc Lâm : Trong tình hình xấu nhất như ông vừa nói thì liệu chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng chưa cho một cuộc chiến không mong muốn này, thưa ông?

Ông Dương Danh Dy : Theo tôi nghĩ thì sống bên cạnh anh hàng xóm này, bất cứ người lãnh đạo Việt Nam nào cũng phải tính đến khả năng xấu nhất. Tôi chắc và tôi biết phía Việt Nam chúng ta có chuẩn bị chứ không phải chúng ta khoanh tay ngồi đợi sự cái sự bố thí của phía Trung Quốc đâu, không có đâu.

Mặc Lâm : Lịch sử Việt Nam luôn cho thấy là trong hàng ngàn năm qua mỗi lần giặc phương Bắc tràn xuống thì bất cứ triều đại nào cũng đều phải nương vào lòng dân, liệu bài học kinh điển này có được chính phủ áp dụng hay không khi mà thời gian trước đây nhà nước luôn cấm đoán những cơn bức xúc của người dân?

“...không nói ra nhưng mọi người Việt Nam đều biết rằng thằng bá quyền Đại Hán Trung Quốc này chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì hắn chưa thôi...”.

Ông Dương Danh Dy

Ông Dương Danh Dy : Phải nói thật là có một thời gian dài chúng ta vì nghĩ tới lợi ích lớn cho nên chúng ta nhân nhượng, chúng ta không nói rõ về những bất đồng, nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của Trung Quốc năm 1979.

Thế nhưng gần đây nếu ông theo dõi báo chí, dư luận Việt Nam thì ông thấy là bắt đầu có những điểm mới rồi. Báo Thanh Niên của Việt Nam đã nói tới chuyện liệt sĩ Lê Đình Chinh, mà nói tới Lê Đình Chinh thì ai cũng biết liệt sĩ hy sinh ở chiến tranh biên giới năm 1979. Báo Thanh Niên Việt Nam cũng đã nói đến chuyện những liệt sĩ hy sinh ngày tháng 3 năm 1988 khi bị hải quân Trung Quốc tấn công chúng ta đấy. Bắt đầu nói tới chuyện ấy rồi!

Còn trong dân, tôi xin nói thật với ông là không nói ra thì thôi, nói ra thì người ta biết là đối tượng, đối thủ của chúng ta là Trung Quốc. Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta. Nhưng Trung Quốc họ cũng không hề giấu giếm, họ nói Việt Nam là đối tượng nguy hiểm nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Thì tôi cũng nói thật rằng là không nói ra nhưng mọi người Việt Nam đều biết rằng thằng bá quyền Đại Hán Trung Quốc này chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì hắn chưa thôi, thì ai cũng biết cả rồi.

Sẽ dùng vũ lực với VN?

Mặc Lâm : Xin được một câu hỏi chót với ông. Theo ông thì vì sao cho tới giờ Trung Quốc vẫn chưa dùng vũ lực đối với Việt Nam như đã từng dùng trong cuộc chiến 1979 trước đây?

Ông Dương Danh Dy : Không phải là chuyện dễ! Tôi xin nói thật với ông nhé, họ đã nói rồi “đánh Trường Sa thì dễ, giữ được Trường Sa không dễ”. Tôi không phải là nhà quân sự nhưng bằng những kiến thức của tôi thì tôi cũng biết rằng “Chúng tôi không muốn gây sự với các anh, nhưng mà các anh xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng của chúng tôi thì các anh sẽ biết nó sẽ nhanh như thế nào."

Chắc chắn nếu bây giờ có chuyện xảy ra, tôi xin nói thật, không phải là chuyện như năm 1979 nữa đâu, họ muốn làm mưa làm gió thì họ làm nữa đâu. Bây giờ đụng đến Việt Nam thì có khác. Năm 1979 Việt Nam lúc đó bị cô lập, bị thế nọ thế kia, còn Việt Nam bây giờ với chủ trương đối ngoại đúng đắn của Việt Nam cả thế giới, nhân dân thế giới kết nghĩa đứng với Việt Nam cả. Nhân dân khu vực đứng với Việt Nam, và ngay cả nhân dân Trung Quốc những người có lương tri họ thấy rằng là không thể lại một lần nữa mang quân sang đánh Việt Nam như năm 1979 được đâu.

Cho nên tình hình bây giờ nó khác trước rồi, nó khác với năm 1979 rất nhiều, và nhà cầm quyền Trung Quốc thấy rất rõ. Năm 1979 tôi nói thật với ông là năm đó Việt Nam mệt nhọc lắm, phải không? Bây giờ thì khác, chúng ta có bạn bè khắp nơi, quan hệ ngoại giao rất tốt đẹp với các nước lớn ở trên thế giới, với các nước trong khu vực, và với nhân dân Trung Quốc cũng như vậy. Bằng những hành động chính nghĩa, sự chịu đựng, tuyên truyền làm cho nhân dân Trung Quốc dần dần người ta thấy là nhân dân Việt Nam có lý.

Mặc Lâm : Xin cám ơn nhà ngoại giao Dương Danh Dy đã giúp cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Mối đe doạ không ngừng

Thanh Quang - RFA - 2011-05-26

Vào lúc khối ASEAN khởi sự hợp tác về quốc phòng, Tổng Thống Aquino của Philippines cảnh báo Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc về nguy cơ chạy đua võ trang tại Đông Á-Đông Nam Á, vì vấn đề chủ quyền tại biển Đông. Nguy cơ ấy phát xuất từ đâu?

ASEAN hợp tác tăng cường quốc phòng

Hôm thứ Ba 24-5, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết ông đã cảnh báo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt về nguy cơ chạy đua võ trang trong khu vực, nếu tình trạng căng thẳng trở nên trầm trọng vì vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông. Nhà lãnh đạo Philippines lên tiếng khi bộ trưởng họ Lương sang thăm Manila, vào lúc các quốc gia ASEAN vừa đồng ý gia tăng hợp tác quốc phòng, và Trung Quốc xem chừng như vẫn sẽ thực hiện cho bằng đường kế hoạch “đường lưỡi bò” thôn tính biển Đông.

Theo Tổng thống Benigno Aquino, thì nguy cơ chạy đua võ trang trong khu vực có thể thành hiện thực nếu xảy ra thêm những cuộc đụng độ liên quan đến quần đảo Trường Sa, nơi được coi là phong phú về dầu hoả. Và ông lưu ý rằng mặc dù quân đội Phi hiện được trang bị võ khí chiến cụ yếu kém so với Hoa Lục, nhưng chính những vụ gây căng thẳng gần đây liên quan đến tàu chiến, máy bay tại vùng quần đảo Trường Sa khiến Manila phải gia tăng khả năng quân sự.

Lãnh tụ Philippines lên tiếng giữa lúc Bắc Kinh ngày càng phô trương sức mạnh của một cường quốc đang lên và không ngại đưa ra những quyết định cùng hành động tuỳ tiện, đơn phương ngoài khuôn khổ Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982, gây bất lợi cho những nước láng giềng như Philippines, VN.

Đây là một trong những lý do khiến Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, tăng cường hợp tác an ninh-quốc phòng để “ứng phó với những thử thách mới”. Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mới đây ở thủ đô Jakarta của Indonesia đã đưa ra một bản tuyên bố chung nhấn mạnh đến vấn đề an ninh hàng hải cùng những vấn đề quan trọng khác liên quan biển Đông, nhất là tái cam kết việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Quy tắc Hành xử Biển Đông mà chính TQ đã ký kết với ASEAN tại Phnom Penh hồi tháng 11 năm 2002 nhưng không thực hiện.

Đơn phương áp đặt"đường lưỡi bò".

Bản tuyên bố chung vừa nói cũng khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ Về Luật Biển năm 1982, giữa lúc Hoa Lục xem chừng như ngày càng thực hiện cho bằng được “đường lưỡi bò” mà họ công bố cách nay 60 năm, qua đó, Bắc Kinh tuỳ tiện xác định chủ quyền gần trọn biển Đông.

Về vấn đề này, Thạc Sĩ Hoàng Việt, tham dự viên cuộc Hội Thảo Biển Đông bao gồm nhiều học giả, nhà nghiên cứu, diễn ra tại Hà Nội hồi tháng rồi, nhận xét:

“Các quốc gia liên quan trực tiếp như là những nước ASEAN liên quan tới cuộc tranh chấp đều phản đối đường lưỡi bò này”.

Th.S. Hoàng Việt

"Cho đến bây giờ Trung Quốc cho rằng họ “được sự thừa nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế”, thế nhưng tất cả các nước, các quốc gia liên quan trực tiếp như là những nước ASEAN liên quan tới cuộc tranh chấp đều phản đối đường lưỡi bò này. Việt Nam và Malaysia phản đối ngay sau cái công hàm phản đối của Trung Quốc ngày 10 tháng 5 rồi, còn Indonesia thì đưa ra công hàm ngày 8 tháng 7 năm 2010, và Philippines mới đây ra công hàm ngày 5 tháng 4 năm 2011 đều phản đối yêu sách đường lưỡi bò này của Trung Quốc."

Ngày càng ngang ngược

Mặc dù tham vọng bành trướng lãnh thổ và bá quyền của Bắc Kinh đã có từ lâu, nhưng từ 4 năm nay, hành động của TQ ngày càng bất chấp “Quy tắc Hành xử” như họ đã cam kết, thậm chí còn tuỳ tiện, cứng rắn, quyết liệt hơn, sẵn sàng gây hấn với cả tàu hải quân Hoa Kỳ, và dĩ nhiên là tàu các nước nhỏ, nhất là VN. TQ đơn phương, tuỳ tiện ra lệnh cấm đánh cá ở khu vực “đường lưỡi bò”, từng nã súng vào tàu đánh cá VN gây thương vong, từng dùng “tàu lạ” đâm chìm, bắt giữ tàu cá VN ngay trong ngư trường lâu nay của VN và đánh đập ngư dân VN, đòi tiền chuộc"

“Họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để mà tuần tra, họ đâm tàu Việt Nam thì đấy là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được”.

nhà nghiên cứu về TQ Dương Danh Dy

Về vấn đề này, nhà nghiên cứu về TQ, nguyên Tổng Lãnh Sự VN tại Quảng Châu, ông Dương Danh Dy, nhận xét:

"Đối với Trung Quốc tôi nói thật thế này: chúng tôi không bao giờ chống nhân dân Trung Quốc, mà chúng tôi chống cái bành trướng bá quyền, chống cái đại ác nước lớn của Trung Quốc thôi. Điều đó là phải khẳng định. Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà họ lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để mà tuần tra, họ đâm tàu Việt Nam thì đấy là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được."

Đánh trống-ăn cướp

Song song với hành động ngang ngược bất chấp luật quốc tế như vậy, Bắc Kinh tìm cách hình thành cơ sở pháp lý, xúc tiến tuyên truyền cho điều gọi là chủ quyền biển Đông của họ; thiết lập những cơ quan quản lý hành chính đối với các quần đảo tranh chấp, ngăn cản hoạt động khai thác tài nguyên, hải sản của các tiểu quốc hay kế hoạch hợp doanh của những nước này với các tập đoàn dầu khí ngoại quốc; và nhất là tiếp tục gia tăng đáng kể ngân sách quốc phòng cho mục tiêu hiện đại hoá quân đội, đặc biệt là hải quân và không quân. Những sự việc như TQ bị vệ tinh thương mại phát hiện xây dựng căn cứ hải quân Tam Á ở đảo Hải Nam cho tàu ngầm nguyên tử, thiết lập căn cứ tên lửa ở Quảng Đông, tăng cường hạm đội Nam Hải... đều thuộc ý đồ chiến lược “Nam tiến” biển Đông.

Theo tạp chí “The Economist” thì “TQ đang tăng cường võ khí xem chừng như nhiều hơn cần thiết”.

Qua bài tựa đề “Sự giảm sút quyền lực của Hoa Kỳ tại châu Á”, tạp chí Kinh tế Viễn Đông nhận xét rằng “TQ đang tăng cường quân sự toàn diện. Hạm đội tàu ngầm của Hoa Lục gia tăng nhanh hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Bắc Kinh hiện thủ đắc một kho lớn những hỏa tiễn đạn đạo quy ước nguy hiểm, đã công bố những kế họach phối trí hàng không mẫu hạm...cũng như đang trên đà đạt đến số chiến đấu cơ, chiến hạm, tàu ngầm nhiều nhất trong khu vực”.

“Bắc Kinh chỉ muốn có mối hợp tác quốc tế, quyết tâm góp phần phát triển hòa bình và không muốn cũng như không thể thách thức... “Phó chủ tịch Quân Uỷ Trung Ương TQ

Vẫn theo bài báo thì “TQ đã làm thay đổi thế tương quan quân sự tại vùng Á Châu-TBD, gây nhiều ngạc nhiên cho những nước đồng minh và thân hữu của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan và cả Ấn Độ”.

Giữa bối cảnh như vậy, Bắc Kinh luôn khẳng định là rất muốn sống chung hòa bình chứ không có tham vọng nào khác. Lên tiếng nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ cách nay ít lâu, tướng Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương TQ nhất mực cho rằng Hoa Lục không nuôi tham vọng bành trướng, không bao giờ tìm kiếm bá quyền, mở rộng quân đội hay chạy đua võ khí, mà, theo ông, Bắc Kinh chỉ muốn có mối hợp tác quốc tế, quyết tâm góp phần phát triển hòa bình và không muốn cũng như không thể thách thức hay đe dọa bất kỳ nước nào khác.

Song song, Hoa Lục vẫn theo đuổi lập trường giải quyết tranh chấp với từng nước ASEAN để dễ bề thực hiện tham vọng “đường lưỡi bò” ở biển Đông, nơi Bắc Kinh cho là “quyền lợi cốt lõi” của họ cũng giống như Tây Tạng, Đài Loan.

Việc Hoa Kỳ cần làm

Trước tình thế như vậy, chuyên gia về VN, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc nhận định rằng rõ ràng là những lời khẳng định về quân sự gần đây của TQ liên quan vùng Tây TBD và biển Đông là động lực thúc đẩy sự hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và VN. Theo GS Carl Thayer, thì hai nước Việt-Mỹ cùng quan tâm tới nỗ lực ngăn chận TQ hay bất kỳ nước nào khác muốn khống chế thủy lộ hay áp đặt chủ quyền ở biển Đông. VN xem sự hiện diện của Hoa Kỳ là hàng rào ngăn chận thế mạnh quân sự trổi dậy của TQ.

Qua tác phẩm mới của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger tựa đề “On China” – tạm hiểu là “Nhận định về TQ”- TS Kissinger cảnh báo rằng chiến tranh lạnh tiếp tục tiềm ẩn đang ngăn chận sự tiến bộ của cả Hoa kỳ lẫn TQ, trong khi bản chất cạnh tranh của họ có thể là kinh tế hơn là quân sự. TS Kissinger nhất mực cho rằng quyền lợi chung của 2 cường quốc này là phải nâng tình trạng cùng tiến triển lên một nền tảng toàn diện hơn. Và ông hình dung ra giới lãnh đạo khôn khéo sẽ thiết lập “Cộng đồng TBD” cũng tựa như Cộng đồng Đại Tây Dương, qua đó, các nước Á Châu sẽ tham gia để cùng phát triển.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tưởng anh yeuphunu chỉ thích chuyện phụ em. Hóa ra là cũng để ý tới cả chính chị cơ đấy...! Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tưởng anh yeuphunu chỉ thích chuyện phụ em. Hóa ra là cũng để ý tới cả chính chị cơ đấy...! Posted Image

Anh Achau thân mến

Phụ nữ luôn là mục đích và cuôc sống của người đàn ông.

Không có phụ nữ, thề không sống nữa Posted Image

Tuy nhiên với yếu tố Trung quốc, thì không bao giờ được quên.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chiến lược an ninh mới của TQ: Không đối đầu và Chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy

Đây có thể là đặc điểm mô tả chính xác nhất về thái độ mới của Trung Quốc trong an ninh khu vực. Nó sẽ là thực tế mới mà những người chơi trong khu vực có thể phải tiếp cận.

Bài phân tích của tác giả Lí Minh Giang - trợ lý giáo sư tại trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam - Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore.

Nhiều chuyên gia tin rằng, Trung Quốc đã vứt bỏ chiến lược “ẩn mình” trong quan hệ quốc tế và thay vào đó là ngày càng trở nên quyết đoán hơn nhằm thúc đẩy khái niệm lợi ích quốc gia được định nghĩa trong phạm vi hẹp. Các nhà chỉ trích thường xuyên dẫn ra cách hành xử của Trung Quốc tại Hội nghị khí hậu Copenhagen, phản ứng của Bắc Kinh về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và quan điểm cứng rắn trong các vấn đề an ninh trên bán đảo Bình Nhưỡng, biển Hoa Đông và Biển Đông trong năm 2010. Đây được xem là những ví dụ tiêu biểu của việc Bắc Kinh thay đổi quan điểm ôn hòa trong an ninh bằng một cách nhìn quyết đoán hơn.

Tuy nhiên, trong ít tháng qua, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đã nỗ lực hết mình để thuyết phục khu vực và quốc tế, trấn an nước láng giềng bằng những mục tiêu hòa bình của họ. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Diễn đàn châu Á ở Bác Ngao thuộc Hải Nam khẳng định rằng, Trung Quốc tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng thông qua các biện pháp hòa bình và mong muốn xây dựng một “châu Á hòa hợp”. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng không ngừng cố gắng làm nổi bật mong muốn của Trung Quốc trong việc sẵn sàng tham gia và hợp tác với láng giềng qua các chuyến công du gần đây tới Malaysia và Indonesia.

Vậy nên đánh giá thế nào về chính sách an ninh Trung Quốc giữa những sự kiện và tín hiệu này? Những gì đã thay đổi và những gì vẫn còn lại trong quan điểm an ninh của Trung Quốc?

Không đối đầu

Những câu hỏi đặt ra ở trên là rất quan trọng với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là với các nước láng giềng Đông Á. Trong khi thừa nhận rằng, Trung Quốc trở nên quả quyết hơn và sẽ vẫn như vậy trong tương lai trước mắt, chúng ta cũng phải nhấn mạnh rằng, Trung Quốc dường như không theo đuổi chiến lược đối đầu với những người chơi khác ở Đông Á. Quyết đoán nhưng không đối đầu sẽ là nền tảng cho chính sách an ninh của Trung Quốc những năm tới; đây là thực tế mà phần còn lại của thế giới nên chuẩn bị trong những mối quan hệ của họ với Trung Quốc.

Vậy quyết đoán nhưng không đối đầu của Trung Quốc về cơ bản có ý nghĩa gì? Nghĩa là ở cấp độ chiến lược, Bắc Kinh sẽ không theo đuổi bất kể sự đối đầu nào với những người chơi khác trong khu vực. Chiến lược không đối đầu của Trung Quốc đã được hình thành bởi một số yếu tố. Chừng nào các yếu tố ấy còn tồn tại, thì cách tiếp cận không đối đầu sẽ còn tiếp tục.

Trước hết, ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh là tiếp tục tăng trưởng kinh tế trong nước. “Tầng lớp tinh hoa” của Trung Quốc tin tưởng rằng, họ vẫn cần một môi trường ổn định và hòa bình bên ngoài để hiện đại hóa kinh tế trong nước. Hiện tại, có rất ít bằng chứng cho thấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cân nhắc hay sẵn sàng hy sinh tính cấp bách cho phát triển kinh tế bằng sự đối đầu với những cường quốc khác.

Thứ hai, những người đưa ra quyết định tại Trung Quốc hiểu rõ ràng rằng, quan điểm chiến lược tổng thể của Trung Quốc ở Đông Á không cung cấp một động lực nào khiến họ đối đầu với bất cứ người chơi lớn nào trong khu vực. Sau hai thập niên bền bỉ củng cố chỗ đứng của mình trong khu vực, Trung Quốc vẫn trong vị thế bị cô lập tại Đông Á. Bắc Kinh không vui vẻ gì với thực tế này nhưng các nhà lãnh đạo của họ hiểu rằng, Trung Quốc sẽ phải sống với thực tế ấy một thời gian dài nữa. Những sai lầm của Trung Quốc sẽ chỉ dẫn tới hậu quả là sự củng cố vai trò an ninh hơn nữa của Mỹ ở Đông Á và làm trầm trọng thêm những gì Trung Quốc coi là không thuận lợi về mặt chiến lược.

Chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy

Nhưng cùng lúc đó, Trung Quốc đang trở nên quả quyết hơn trong các vấn đề an ninh khu vực. Thứ nhất, sức mạnh của Trung Quốc đã phát triển tới mức họ có đủ khả năng để quyết đoán hơn. Các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của họ đã đem lại những kết quả ấn tượng. Kinh tế Trung Quốc chiếm vị trí lớn thứ hai thế giới và là động lực tăng trưởng quan trọng cho nhiều quốc gia khu vực. Khả năng thực thi luật pháp hàng hải của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây và sẽ gia tăng hơn trong thời gian tới. Sự trỗi dậy trong những khả năng ấy dường như đã tạo ra “hấp lực” cho việc sử dụng chiến thuật gây áp lực và quả quyết hơn trong ngoại giao.

Thứ hai, một phần bởi khả năng sức mạnh gia tăng, sự tự tin của Trung Quốc cũng trở nên lớn hơn, đặc biệt trong làn sóng khủng hoảng tài chính. Đó không chỉ là sự tự tin, mà là sự gia tăng trong nhận thức về chủ nghĩa dân tộc của những người dân Trung Quốc vài năm gần đây.

Thứ ba, chính trị trong nước ở Trung Quốc không góp phần “kiềm chế” xu hướng gia tăng chủ nghĩa dân tộc. Bất mãn xã hội do tham nhũng, giá nhà đất tăng cao, bất công bằng xã hội, lạm dụng quyền lực của chính quyền địa phương… là những mối lo lắng lớn với tầng lớp cầm quyền. Những nhà lãnh đạo hàng đầu có thể lo lắng rằng, bất cứ sự thỏa hiệp hay phản ứng yếu ớt nào về vấn đề an ninh khu vực có thể bị thành phần bất mãn sử dụng như một cớ để khơi mào cho những bất ổn về các vấn đề trong nước.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ khả năng này bởi sức mạnh của các phương tiện truyền thông xã hội. Sự chuyển giao quyền lực chính trị sắp tới lại càng làm phức tạp hơn chính sách an ninh của Trung Quốc. Không một nhà lãnh đạo nào của Trung Quốc muốn hiện diện yếu ớt về những vấn đề liên quan tới “các lợi ích cốt lõi”.

Tác động từ chính trị trong nước

Trong khi thế giới bên ngoài tin rằng, Trung Quốc đã phạm những sai lầm tại Đông Á trong năm 2010, thì bản thân người Trung Quốc lại có thể chú tâm vào một kết luận hoàn toàn khác biệt. Họ có thể quả quyết rằng, quan hệ an ninh căng thẳng của Trung Quốc với các nước láng giềng là do những nước này muốn tiến gần hơn với Mỹ.

Môi trường chính trị mới cũng làm thay đổi đáng kể động lực hoạt động chính trị ở Trung Quốc. Các lực lượng và cơ quan thiên về quan điểm chính sách cứng rắn trở nên có “vai vế" hơn trong việc ra quyết định. Ví dụ, những cơ quan thực thi pháp luật hàng hải đã tận dụng lợi thế của không khí chính trị trong nước cho các lợi ích riêng của họ; điều này giải thích vì sao Trung Quốc trở nên ngày càng quyết đoán hơn trong lĩnh vực hàng hải những năm gần đây.

Sự kết hợp giữa không đối đầu và tính quyết đoán có thể sẽ chiếm ưu thế trong hành xử an ninh của Trung Quốc tại Đông Á những năm tới. Khu vực Đông Á có thể nhận biết những tín hiệu trái ngược nhau trong chính sách an ninh Trung Quốc: đó là biểu hiện của cả thiện chí lẫn độc đoán trong các vấn đề tranh chấp cụ thể. Đó sẽ là sự quả quyết thường xuyên được thể hiện của Trung Quốc nhưng cùng lúc ấy, Bắc Kinh sẽ kiềm chế để không leo thang căng thẳng hay xung đột trong bất cứ cuộc đối đầu lớn nào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông : Trung Quốc thị uy với Việt Nam nhằm ngăn Hoa Kỳ can dự vào Đông Nam Á?

RFI - Thứ sáu 03 Tháng Sáu 2011

Theo Asia Times, chính quyền Bắc Kinh khi quyết định công khai phô bày chính sách thô bạo tại Biển Đông, có lẽ nhằm chứng tỏ sự kém hiệu quả của Hoa Kỳ trong khu vực, nhưng chính sách này của Bắc Kinh có thể gây hiệu quả ngược lại. Thái độ độc đoán có tính toán của Trung Quốc trước Việt Nam và Philippines có thể là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn nhấn mạnh Biển Đông là ao nhà của mình. Qua đó, tuyên cáo rằng Hoa Kỳ không đủ tư cách trong khu vực để biến các tấn trò trong vùng biển “xa mà gần” của Bắc Kinh thành một vấn đề trung tâm trong quan hệ Mỹ - Trung, vốn có vẻ đang tiến triển.

Bài báo trên tờ Asia Times Online hôm nay mang tựa đề “Đông Nam Á nổi lên trong việc Hoa Kỳ điều chỉnh lại chính sách” đã nhận định, Hoa Kỳ đang đổi trọng tâm chú ý về an ninh châu Á từ vùng Bắc Á sang Nam Á, trong khi vẫn thận trọng khẳng định chính sách của mình dựa trên cơ sở cùng hợp tác với Trung Quốc chứ không phải đối đầu. Cùng lúc đó, chính quyền Bắc Kinh lại quyết định công khai phô bày chính sách thô bạo tại Biển Đông, có lẽ nhằm chứng tỏ sự kém hiệu quả của Hoa Kỳ trong khu vực. Nhưng theo tờ báo, thì chính sách này của Bắc Kinh có thể gây hiệu quả ngược lại.

Tác giả cho rằng vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của Việt Nam hôm 26/5, gợi nhớ đến vụ Senkaku- gate năm ngoái, khi tàu cá Trung Quốc tông vào hai tàu tuần duyên Nhật ở ngoài khơi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp.

Tờ báo nhận xét, vì muốn quay lại với châu Á, vụ Senkaku năm ngoái đã thu hút sự chú ý cao độ của Hoa Kỳ. Washington đã đe dọa Bắc Kinh là, có thể áp dụng các biện pháp trong khuôn khổ hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Nhưng năm 2011 này thì dường như có khác. Phía Mỹ né tránh việc chỉ trích thẳng thừng các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Asia Times nhận định, để cắt được sợi cáp ở độ sâu 30m dưới biển, cần phải có thiết bị đặc biệt, chứng tỏ có dự mưu. Bài báo trích tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du sau đó lại càng nhấn mạnh thêm sự không khoan nhượng của Bắc Kinh. Asia Times cũng trích phản bác của Việt Nam, cho rằng “phía Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp. Trung Quốc kêu gọi giải quyết bằng các biện pháp hòa bình nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông”.

Asia Times cho biết, đáp lại vụ tàu hải giám Trung Quốc tấn công tàu thăm dò của Việt Nam, Hà Nội đã viện dẫn thêm nhiều trường hợp quấy nhiễu khác của tàu tuần tra Trung Quốc, và công khai việc hàng trăm tàu cá Trung Quốc đánh cá trên vùng biển tranh chấp ngoài khơi Việt Nam, đánh đuổi tàu ngư dân Việt. Cùng thời gian đó, Philippines cũng phản đối sáu, bảy vụ tàu Trung Quốc xâm phạm trong vài tháng gần đây, cũng như việc Bắc Kinh xây dựng các công trình tại vùng biển tranh chấp gần quần đảo Trường Sa, và xung quanh đảo Palawan của Philippines.

Nhưng ngược lại với thái độ khinh thị trước Việt Nam, Bắc Kinh đã có một vài cố gắng để đối thoại song phương với Manila. Tuy vậy có vẻ chính quyền Manila đã kết luận được rằng, đối thoại song phương với Bắc Kinh thực chất chỉ có một chiều mà thôi.

Tờ báo ghi nhận, các sự kiện này diễn ra trong bối cảnh cuộc đối thoại Shangri La giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước Đông Nam Á bắt đầu hôm nay tại Singapore. Lần này Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates sẽ lại hiện diện, còn người đồng nhiệm Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ là viên chức cao cấp nhất của Bắc Kinh từ trước đến nay tham dự.

Theo Asia Times, thái độ độc đoán có tính toán của Trung Quốc trước Việt Nam và Philippines có thể là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn nhấn mạnh Biển Đông là sân nhà của mình. Qua đó, tuyên cáo rằng Hoa Kỳ không đủ tư cách trong khu vực để biến các “trò vui” trong vùng biển “xa mà gần” của Bắc Kinh thành một vấn đề trung tâm trong quan hệ Mỹ - Trung, vốn có vẻ đang tiến triển.

“Đa phương hóa”, hay “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông vốn là những từ đại kỵ đối với Trung Quốc, đặc biệt là nếu có sự can dự của Hoa Kỳ. Vòng công du Đông Nam Á hồi tháng Năm của ông Lương Quang Liệt có thể nhằm thuyết phục Singapore, Philippines và Indonesia thảo luận song phương với Bắc Kinh. Một mục tiêu nữa là tranh thủ các nước trong khu vực, trong lúc Hoa Kỳ do kinh tế khó khăn đang phải giảm viện trợ cho các nước.

Tờ báo cho rằng với thái độ hết sức cứng rắn trước Việt Nam, Trung Quốc hy vọng sẽ xua tan ảo tưởng là nếu ASEAN cùng tỏ ra kiên quyết, sẽ làm thay đổi được các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Việt Nam vẫn một mực khăng khăng là vấn đề có thể được giải quyết bằng luật pháp quốc tế, một phương cách khiến yêu sách đường lưỡi bò của Bắc Kinh sẽ gặp khó khăn. Hà Nội trông cậy ở Liên Hiệp Quốc, và một ASEAN đoàn kết, có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ.

Nhưng có vẻ Bắc Kinh nhất quyết bám vào hiện trạng, cản trở hoặc làm chậm trễ mọi ý hướng bàn thảo về vấn đề Biển Đông đa phương hoặc trong khuôn khổ quy tắc ứng xử giữa ASEAN với Trung Quốc, hoặc một cơ chế nào đó với sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc, thay cho ngoại giao song phương. Phương thức này đối với hầu hết các nước ASEAN (có thể ngoại trừ Việt Nam) là có cơ chấp nhận được. Bởi vì dù sao thì quan hệ kinh tế với Trung Quốc cũng quan trọng không kém vấn đề biển đảo.

Tuy vậy theo tờ báo, thái độ khá khiêm tốn của Hoa Kỳ chỉ là bề ngoài. Người Mỹ hiểu rằng nếu muốn Đông Nam Á trở thành một khu vực thân Mỹ trong tương lai, còn tùy thuộc vào việc thiết lập được một sự hiện diện về an ninh và ngoại giao có ý nghĩa thông qua ASEAN. Trong chính sách toàn cầu sắp tới của Mỹ, Đông Nam Á có một vai trò quan trọng.

Không quân và Hải quân Mỹ có thể hỗ trợ cho các nước nhỏ trong khu vực, tiến hành các hoạt động nhân đạo khi có thiên tai, giúp tăng cường năng lực tuần tra giám sát ven biển để phát hiện và chận đứng các mưu toan xâm nhập của Trung Quốc. Như vừa qua, Philippines tố cáo hai chiến đấu cơ xâm phạm không phận mình nhưng không thể đuổi theo hoặc nhận diện được, còn ông Lương Quang Liệt thì bảo đó không phải là máy bay Mig của Trung Quốc.

Asia Times nhận định, hẳn là việc quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông mở ra một con đường tiện lợi và ít tốn kém cho Hoa Kỳ để can dự vào sân khấu chính trị Đông Nam Á. Nhưng các sự kiện gần đây cho thấy Bắc Kinh muốn phô trương sức mạnh để chứng tỏ rằng, việc Washington nhập cuộc sẽ bất lợi hoặc không hiệu quả. Theo tác giả bài báo, Hoa Kỳ có thể khoanh tay ngồi nhìn Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng trong khu vực. Đông Nam Á có thể gắn bó với Trung Quốc về kinh tế và với Hoa Kỳ về ngoại giao và an ninh, nhưng lô-gic này có vẻ khác hẳn với chính sách đối ngoại của Washington trong thập kỷ qua.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Achau thân mến

Phụ nữ luôn là mục đích và cuôc sống của người đàn ông.

Không có phụ nữ, thề không sống nữa Posted Image

Tuy nhiên với yếu tố Trung quốc, thì không bao giờ được quên.

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Nghe nói là lịch sử từ cổ chí kim 70% các cuộc chiến tranh trên thế giới đều vì phụ nữ bác ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên nhân Trung Quốc gây hấn với Việt Nam

Cập nhật lúc :10:43 PM, 04/06/2011

Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp sau vụ 3 tàu Hải giám của Trung Quốc quấy nhiễu và tiếp đó là việc Hải quân Trung Quốc uy hiếp tàu cá của ngư dân Việt Nam. Sự viện diễn ra tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cố tình cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02, thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hôm 26/5/2011, cùng với hành động hung hãn tăng cường mức độ gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông trong những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6/2011.

Xung quanh sự kiện này, giới phân tích và dư luận quốc tế cho rằng, động thái này của Trung Quốc xuất phát từ tình hình trong nội bộ Trung Quốc có bất ổn, thời gian gần đây khu vực Nội Mông của Trung Quốc có thể trở thành điểm nóng, nên Trung Quốc đã gây ra vụ việc ngày 26/5 để hướng dư luận ra bên ngoài.

Bên cạnh vụ việc tại Nội Mông, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với các cuộc đình công của giới xe tải tại Thượng Hải vào cuối tháng 4/2010 và các cuộc đánh bom tại Giang Tây. Ngoài ra có thể coi vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2 ngày 26/5, là một mũi tên nhắm tới nhiều đích khác như thăm dò phản ứng của ASEAN, của Mỹ và là một kiểu chiến tranh cân não.

Giới phân tích còn cho rằng, Trung Quốc đang có ý đồ về dầu mỏ, bởi 3 ngày trước đó, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng nước sâu 3.000m đã được một xưởng đóng tàu ở Thượng Hải bàn giao cho tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).

Trước đây, CNOOC chỉ khai thác ở vùng biển có độ sâu từ 300m trở lại. Với giàn khoan mới vừa hạ thuỷ, Trung Quốc tiến từ thềm lục địa ra biển sâu, giành quyền chủ động trong khai thác dầu khí ở biển xa, góp phần giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc, theo phương châm là, “ai đến trước thì được trước”.

Với việc ráo riết gây sức ép với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc bắt đầu triển khai giai đoạn mới cụ thể hoá việc đòi chủ quyền theo “đường lưỡi bò”, chiếm 80% Biển Đông.

Kế hoạch này kết hợp với ngoại giao quân sự và ngoại giao tiền bạc diễn ra suốt từ cuối năm ngoái đến nay để tập hợp lực lượng tại Đông Nam Á, nhằm gây trở ngại cho ASEAN đưa ra lập trường chung tại các cơ chế ASEAN-2011. Vụ 26.5 là một động thái thăm dò mức độ phản ứng của ASEAN về vấn đề Biển Đông.

Ngoài ra, nhân hành động này Trung Quốc muốn thử thái độ và thăm phản ứng của Mỹ sau các cuộc tiếp xúc ngoại giao và quân sự dồn dập vừa qua tại Washington. Nhưng người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31/5, khẳng định Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào ở Biển Đông và ủng hộ tuyên bố của ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Ngày 31/5, tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Robert F. Willard, nói với Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, cho biết người Mỹ muốn tham gia đối thoại phi chính thức với các bên đòi chủ quyền trên Biển Đông để giải thích lý do quân Mỹ có mặt tại vùng biển này.

Đài Tiếng nói nước Nga bình luận rằng, bằng hành động cứng rắn ngang nhiên của mình, Trung Quốc thực sự đang buộc các nước láng giềng phải tìm kiếm một đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.

(theo Fox News, Csmonitor)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc "giương lưỡi lê" trên mặt báo

Trong vài ngày gần đây, trên các tờ báo uy tín, được coi là “báo Đảng” của Trung Quốc liên tiếp có những bài viết cứng rắn, bày tỏ thái độ của quốc gia này về những căng thẳng trên biển Đông, bất chấp phản ứng kịch liệt từ dư luận quốc tế. Mới đây nhất, ngày 21/6, Thời báo Hoàn Cầu đã có một bài xã luận có tên “Trung Quốc phải phản ứng lại những hành động khiêu khích của Việt Nam”.

Posted Image

Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân.

Thời báo Hoàn Cầu là phụ bản chính thống của Nhân dân nhật báo (People’s Daily) – tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bài xã luận đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhất từ trước đến giờ, bao hàm cả những lời lẽ mang tính đe dọa quân sự.

“Trung Quốc sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình trên biển Hoa Nam (cách Trung Quốc gọi biển Đông)”, sẵn sàng “sử dụng lực lượng hải giám để đối phó, và nếu cần, sẽ dùng lực lượng hải quân tấn công lại”.

Thậm chí, bài xã luận này còn không ngần ngại tuyên bố “Trung Quốc tự tin để tiêu diệt các tàu xâm lược Việt Nam”.

Posted Image

Bà Lý Hồng Mai.

Đây không phải là tờ báo duy nhất đưa ra lý lẽ kiểu này, cùng ngày China Daily cũng đổ lỗi “nguồn gốc của tranh chấp trên biển Hoa Nam hiện nay là do những hành động đơn phương của Việt Nam và Philipppines”.

Tác giả bài viết này còn đề nghị Trung Quốc trước hết phải nói rõ cho quốc tế biết lập trường của mình về vấn đề biển Đông, thứ hai là phải bám lấy nguyên tắc “cùng phát triển những vùng đang tranh chấp”, và thứ ba là chính phủ phải lập ra một cơ quan cao cấp về các vấn đề biển để phối hợp hành động, đồng thời khẳng định đường ranh giới hình chữ U (đường 9 đoạn bất hợp pháp trên Biển Đông).

Trước đó, ngày 20/6, trên tờ Nhân dân nhật báo cũng có một bình luận của nữ ký giả Lý Hồng Mai tiêu đề “Việt Nam nên tỉnh giấc mộng dữ”.

Trong bài viết này, tác giả cho rằng Việt Nam nên “kiềm chế những tham vọng xa vời trên biển Hoa Nam, đừng hy vọng gắn bó với Mỹ. Lý do đơn giản là một khi Mỹ cảm thấy lợi ích riêng bị đe dọa sẽ sẵn sàng hy sinh lợi ích của các nước xung quanh vùng biển này”.

Trung Quốc cũng đã ám chỉ khả năng dùng đến quân sự để giải quyết căng thẳng vài ngày trước đó.

Hôm 18/6,Văn Hối – tờ báo uy tín của Bắc Kinh - đã đăng bài xã luận có đoạn “Cho dù chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương thức hòa bình, nhưng Trung Quốc cũng đã làm tốt các công tác chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự, có đủ quyết tâm và thực lực để bảo đảm lợi ích cốt lõi của đất nước không bị xâm phạm".

Trong bài viết có cụm từ “quyết không ngồi đó để nhìn” mà nhất định sẽ có đòn “phản kích mạnh mẽ", cho thấy thái độ kiên quyết, cứng rắn, không ngại sử dụng vũ lực của Bắc Kinh.

Không chỉ thông qua những bài báo, ngày 22/6, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân một lần nữa yêu cầu Mỹ không can dự vào tranh chấp khu vực.

“Tốt hơn hết Mỹ nên ngừng can thiệp vào tranh chấp ở Nam Hải (biển Đông), Washington nên để cho các nước liên quan tự giải quyết. Bất kỳ sự tham gia nào của Washington cũng khiến tình hình thêm phức tạp”.

Ngoài ra, vị thứ trưởng này tuyên bố Trung Quốc không hề gây hấn trên Biển Đông, họ rất quan tâm đến cái gọi là “hành động khiêu khích” của các bên ở vùng biển tranh chấp. Ông này cho rằng tốt hơn hết Mỹ nên đứng ngoài cuộc đối với những căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian gần đây.

Cùng với tiết lộ thử nghiệm tàu sân bay vào 1/7 tới , những tuyên bố ngày càng gay gắt từ phía Trung Quốc được cho là sự đáp trả lại việc các học giả quốc tế “chỉnh huấn” quốc gia này tại Hội nghị an ninh hàng hải quốc tế.

Những gì Trung Quốc nói, những việc Trung Quốc làm đã trưng cho thế giới thấy bản chất cái mà nước này gọi là “kiềm chế”, “phấn đấu vì hòa bình”. Một loạt động thái mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến sự căng thẳng trong khu vực ngày càng trầm trọng.

=======================================================================

Đời đời kiếp kiếp không thể nào tin được anh bạn bành Trướng Bắc Kinh này

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề không chỉ là Biển Đông.

Mà là Trung Quốc đang thách thức ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ.

=====================================================================

Trung Quốc "giương lưỡi lê" trên mặt báo

Trong vài ngày gần đây, trên các tờ báo uy tín, được coi là “báo Đảng” của Trung Quốc liên tiếp có những bài viết cứng rắn, bày tỏ thái độ của quốc gia này về những căng thẳng trên biển Đông, bất chấp phản ứng kịch liệt từ dư luận quốc tế. Mới đây nhất, ngày 21/6, Thời báo Hoàn Cầu đã có một bài xã luận có tên “Trung Quốc phải phản ứng lại những hành động khiêu khích của Việt Nam”.

Posted Image

Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân.

Thời báo Hoàn Cầu là phụ bản chính thống của Nhân dân nhật báo (People’s Daily) – tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bài xã luận đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhất từ trước đến giờ, bao hàm cả những lời lẽ mang tính đe dọa quân sự.

“Trung Quốc sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình trên biển Hoa Nam (cách Trung Quốc gọi biển Đông)”, sẵn sàng “sử dụng lực lượng hải giám để đối phó, và nếu cần, sẽ dùng lực lượng hải quân tấn công lại”.

Thậm chí, bài xã luận này còn không ngần ngại tuyên bố “Trung Quốc tự tin để tiêu diệt các tàu xâm lược Việt Nam”.

Posted Image

Bà Lý Hồng Mai.

Đây không phải là tờ báo duy nhất đưa ra lý lẽ kiểu này, cùng ngày China Daily cũng đổ lỗi “nguồn gốc của tranh chấp trên biển Hoa Nam hiện nay là do những hành động đơn phương của Việt Nam và Philipppines”.

Tác giả bài viết này còn đề nghị Trung Quốc trước hết phải nói rõ cho quốc tế biết lập trường của mình về vấn đề biển Đông, thứ hai là phải bám lấy nguyên tắc “cùng phát triển những vùng đang tranh chấp”, và thứ ba là chính phủ phải lập ra một cơ quan cao cấp về các vấn đề biển để phối hợp hành động, đồng thời khẳng định đường ranh giới hình chữ U (đường 9 đoạn bất hợp pháp trên Biển Đông).

Trước đó, ngày 20/6, trên tờ Nhân dân nhật báo cũng có một bình luận của nữ ký giả Lý Hồng Mai tiêu đề “Việt Nam nên tỉnh giấc mộng dữ”.

Trong bài viết này, tác giả cho rằng Việt Nam nên “kiềm chế những tham vọng xa vời trên biển Hoa Nam, đừng hy vọng gắn bó với Mỹ. Lý do đơn giản là một khi Mỹ cảm thấy lợi ích riêng bị đe dọa sẽ sẵn sàng hy sinh lợi ích của các nước xung quanh vùng biển này”.

Trung Quốc cũng đã ám chỉ khả năng dùng đến quân sự để giải quyết căng thẳng vài ngày trước đó.

Hôm 18/6,Văn Hối – tờ báo uy tín của Bắc Kinh - đã đăng bài xã luận có đoạn “Cho dù chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương thức hòa bình, nhưng Trung Quốc cũng đã làm tốt các công tác chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự, có đủ quyết tâm và thực lực để bảo đảm lợi ích cốt lõi của đất nước không bị xâm phạm".

Trong bài viết có cụm từ “quyết không ngồi đó để nhìn” mà nhất định sẽ có đòn “phản kích mạnh mẽ", cho thấy thái độ kiên quyết, cứng rắn, không ngại sử dụng vũ lực của Bắc Kinh.

Không chỉ thông qua những bài báo, ngày 22/6, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân một lần nữa yêu cầu Mỹ không can dự vào tranh chấp khu vực.

“Tốt hơn hết Mỹ nên ngừng can thiệp vào tranh chấp ở Nam Hải (biển Đông), Washington nên để cho các nước liên quan tự giải quyết. Bất kỳ sự tham gia nào của Washington cũng khiến tình hình thêm phức tạp”.

Ngoài ra, vị thứ trưởng này tuyên bố Trung Quốc không hề gây hấn trên Biển Đông, họ rất quan tâm đến cái gọi là “hành động khiêu khích” của các bên ở vùng biển tranh chấp. Ông này cho rằng tốt hơn hết Mỹ nên đứng ngoài cuộc đối với những căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian gần đây.

Cùng với tiết lộ thử nghiệm tàu sân bay vào 1/7 tới , những tuyên bố ngày càng gay gắt từ phía Trung Quốc được cho là sự đáp trả lại việc các học giả quốc tế “chỉnh huấn” quốc gia này tại Hội nghị an ninh hàng hải quốc tế.

Những gì Trung Quốc nói, những việc Trung Quốc làm đã trưng cho thế giới thấy bản chất cái mà nước này gọi là “kiềm chế”, “phấn đấu vì hòa bình”. Một loạt động thái mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến sự căng thẳng trong khu vực ngày càng trầm trọng.

=======================================================================

Đời đời kiếp kiếp không thể nào tin được anh bạn bành Trướng Bắc Kinh này

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề không chỉ là Biển Đông.

Mà là Trung Quốc đang thách thức ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ.

=====================================================================

Tiến ra biển đông là nhu cầu tự thân của TQ, Đây là lựa chọn duy nhất của TQ. Thách thức Mỹ không phải là mục đích của việc tiến ra biển đông.

Theo tôi, dưới góc độ lý học, TQ sẽ lấy biển đông bằng mọi giá, kết quả của xung đột biển đông sẽ quyết định tương lai của TQ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến ra biển đông là nhu cầu tự thân của TQ, Đây là lựa chọn duy nhất của TQ. Thách thức Mỹ không phải là mục đích của việc tiến ra biển đông.

Theo tôi, dưới góc độ lý học, TQ sẽ lấy biển đông bằng mọi giá, kết quả của xung đột biển đông sẽ quyết định tương lai của TQ.

Mưu đồ bành trướng của Trung Quốc

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

2011-06-20

Tình hình biển Đông nói chung và hải phận Việt Nam trong vùng biển này nói riêng, vẫn nóng sốt vì những hành động uy hiếp răn đe của Trung Quốc.

Screen capture

Báo chí Trung Quốc đưa những hình ảnh chặn bắt tàu đánh cá Việt Nam.

Trước phản ứng của quốc tế và của Việt Nam, liệu Bắc Kinh có ngưng thái độ nước lớn cố hữu hay tiếp tục giương nanh vuốt? Ngoài chuyện chủ quyền và dầu khí trên biển Đông thì còn điều gì tiềm ẩn đằng sau mối đe dọa của Trung Quốc? Thanh Trúc có bài tìm hiểu như sau:

Chiến lược và âm mưu thâm độc của Bắc Kinh

Trung Quốc lộng hành với Việt Nam là chuyện đã lâu. Gần đây họ ra mặt một cách công khai, dùng chính những tàu của hải quân, được gọi là tàu hải giám, đến can thiệp vào trong lãnh vực của Việt Nam.

Báo chí ở trong và ngoài nước nói có thể do vấn đề dầu khí mà Trung Quốc đang cần, vấn đề kỹ nghệ hóa đất nước mà họ bắt buộc phải nắm tất cả những kho dầu khí ở biển Đông. Đó là lý do về kinh tế mà nhiều người nói đến. Nhưng tôi nghĩ đó không phải là lý do chính.

Đó là lời tiến sĩ Trần Văn Đoàn, giáo sư Viện Đại Học Quốc Lập Đài Loan, cũng từng là giảng sư Đại Học Bắc Kinh. Là người am hiểu khá nhiều về Trung Quốc trong tương quan với Đài Loan và các nước nhỏ thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, điều giáo sư Trần Văn Đoàn phân tích và góp ý ở đây là đào sâu khía cạnh tâm lý nước lớn mà Trung Quốc thường chủ trương:

Họ tiếp tục cái chính sách cũ, gọi là cái lối nhìn hay cái tâm lý của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, cái chiến thuật bành trướng của họ.

Cách thứ nhất là thúc đẩy những người Trung Quốc di dân ra các nước lân cận để lâu dần biến đó thành vệ tinh của Trung Quốc. Cách thứ hai, họ tìm cách lấn từng tấc đất từng tấc biển một.

GS.Trần Văn Đoàn

Để thực hiện chính sách bành trướng, giáo sư Trần Văn Đoàn dẫn giải, Trung Quốc áp dụng ba cách:

Cách thứ nhất là thúc đẩy những người Trung Quốc di dân ra các nước lân cận để lâu dần biến đó thành vệ tinh của Trung Quốc. Cách thứ hai, họ tìm cách lấn từng tấc đất từng tấc biển một. Trong quá khứ, họ đã bành trướng nước Trung Hoa từ vùng Hoàng Hà cho đến giờ rộng quá ngoài Mông Cổ đến Tây Tạng biên cương và tận dưới Việt Nam và có thể sẽ đi xa hơn nữa. Bước thứ ba là họ muốn bành trướng theo kiểu kinh tế của người Mỹ. Tức là nếu họ nắm được kinh tế của những nước chung quanh thì họ có thể thống trị đất nước đó. Lấy thí dụ điển hình như Hongkong, tất cả thực phẩm nước uống điện lực đều từ Trung Quốc qua hết, thành bây giờ Trung Quốc nói Hongkong phải nghe.

Họ cũng dùng chiến thuật như vậy với Đài Loan. Kinh tế Đài Loan gần 34% lệ thuộc vào Trung Quốc và tương lai sẽ còn nhiều hơn.

Tương tự ở Việt Nam, bây giờ có thể nói kinh tế Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Quốc rất nhiều. Và trong thời gian tới, nếu không để ý, kinh tế của chúng ta sẽ bị Trung Quốc lũng đoạn, và lúc đó Việt Nam khó thể có độc lập được.

họ muốn bành trướng theo kiểu kinh tế của người Mỹ. Tức là nếu họ nắm được kinh tế của những nước chung quanh thì họ có thể thống trị đất nước đó. Lấy thí dụ điển hình như Hongkong, tất cả thực phẩm nước uống điện lực đều từ Trung Quốc qua hết, thành bây giờ Trung Quốc nói Hongkong phải nghe

GS.Trần Văn Đoàn

Về mặt chính trị của Trung Quốc, điểm quan trọng từ đó phát xuất thái độ nước lớn uy hiếp nước nhỏ mà giáo sư Trần Văn Đoàn vạch ra, là nếu trong nước có những vấn đề đặc biệt thì Bắc Kinh sẽ gây hấn với các quốc gia lân cận, dùng ảnh hưởng ở bên ngoài để đàn áp hoặc để giảm nhẹ mức nghiêm trọng ở bên trong:

Lấy thí dụ rất có thể là ông Tập Cận Bình được đặt ra làm tổng bí thư cho năm tới. Để có được quyền hành thì phải nắm được quân đội.

Chính vì đó quân đội đã áp lực Tập Cận Bình để tăng cường thế lực của họ. Đấy là phương pháp tăng cường hải quân của họ và để tăng cường hải quân họ bắt buộc phải gây hấn với nước nhỏ để thí nghiệm. Nếu thắng họ sẽ được nhiều tiền hơn, nếu thua họ cũng sẽ được nhiều tiền hơn để canh tân. Đó là điều Đặng Tiểu Bình đã làm năm 1979 đối với Việt Nam. Khi đó nếu đánh Việt Nam mà thắng thì ông lấy đó để dẹp tan phe cuối cùng của nhóm Tứ Nhân Bang.

Bản đồ các quốc gia tranh chấp vùng Biển Đông. Source us-china-institude

Trường hợp thua thì ông vẫn đổ lỗi được cho bọn cách mạng văn hóa đã làm Trung Quốc tê liệt. Cả hai ông ta đều thắng cả. Tôi nghĩ lần này ở biển Đông y hệt như vậy, Tập Cận Bình lên rất có thể dùng phương pháp này. Nếu thắng được Việt Nam và các nước Đông Nam Á, ngay cảnh cáo được cả Nhật nữa, thì uy thế của Trung Quốc rất lớn, nhóm Tập Cận Bình sẽ thành ông vua mới thay thế Hồ Cẩm Đào. Nếu không thắng ông sẽ nói ở trong nước không có đoàn kết, ông tìm cách đập tan nhóm phản đối để có uy quyền trong tay.

Có hay không có cuộc chiến Biển Đông

Dưới mắt ông Trần văn Đoàn, trong vấn đề biển Đông, mới nhất là hôm thứ Năm Trung Quốc huy động một tàu tuần lớn đến khu vực tranh chấp, trong lúc vẫn cam kết là chỉ muốn duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực, thì chuyện cần được nhìn và được hiểu theo văn hóa của Trung Quốc:

Cái văn hoá của Trung Quốc là vấn đề đất và nước, làm thế nào để có càng nhiều đất càng nhiều nước, biểu tượng sự giàu có và thành công của Trung Quốc. Thành thử xưa nay họ luôn theo chiến lược đi hai bước, nếu bị quốc tế cảnh cáo họ sẽ lùi một bước.

Cái văn hoá của Trung Quốc là vấn đề đất và nước, làm thế nào để có càng nhiều đất càng nhiều nước, biểu tượng sự giàu có và thành công của Trung Quốc. Thành thử xưa nay họ luôn theo chiến lược đi hai bước, nếu bị quốc tế cảnh cáo họ sẽ lùi một bước.

GS.Trần Văn Đoàn

Đó cũng là chiến thuật mà bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt, sử dụng tại hội nghị Đối Thoại An Ninh ở Singapore tuần trước:

Ông Liệt trong bài diễn thuyết tại Singapore đã nói tới hai mươi bảy lần chữ “hoà bình”. Đây chỉ là một bước lùi của Trung Quốc mà thôi. Đó là vấn đề văn hoá cái bản chất của người Trung Quốc.

Vấn đề thừ hai, trong thế giới mới hôm nay chúng ta phải ngồi vào bàn hội nghị để giải quyết. Đó là cái nhìn của người phương Tây, cái nhìn khi mà cân bằng lực lượng với nhau. Nhưng khi với một lực lượng quá lớn thì họ sẽ không ngồi vào bàn hội nghị, và nếu có ngồi vào bàn thì họ sẽ tìm cách áp đặt. Họ sẽ cùng đàm phán và cùng một lúc gọi là lấn đất của người khác. Khi mọi người phản đối họ có thể lùi một bước. Lùi lại một bước thì họ đã chiếm được một bước rồi. Thành thử trong thế giới hôm nay họ sẽ ngồi vào bàn hội nghị nhưng họ sẽ tìm cách để thắng. Đó là tính cách của Trung Quốc.

Hôm thứ Hai vừa qua, trả lời câu hỏi của đài Á Châu Tự Do về sự kiện Việt Nam tập trận bắn đạn thật tại nơi cách vùng tranh chấp Hoàng Sa khoảng 250 kilômét, ông Greg Autry, đồng tác giả quyển sách Death By China, Thần Chết Trung Quốc, cho rằng trong vấn đề biển Đông Trung Quốc chẳng làm gì cả ngoài việc dương oai và thể hiện sức mạnh của mình, vì thế phản ứng của Việt Nam là hoàn toàn hợp lý :

Đây là cơ hội để Việt Nam trực tiếp gởi thông điệp đến Trung Quốc, luôn có tư tưởng rằng họ có thể làm bất cứ điều gì mà không cần biết cộng đồng quốc tế phản ứng thế nào.

Được hỏi về điều này, nhất là câu hỏi thực sự Trung Quốc có tiềm năng nước lớn để uy hiếp lấn chiếm và đe dọa các nước nhỏ chung quanh, nhất là Việt Nam, hay không, giáo sư Trần Văn Đoàn nhận định:

Cho rằng Trung Quốc có tiềm năng thì chỉ là bề mặt thôi. Tôi không nghĩ là Trung Quốc có tiềm năng. Thứ nhất Trung Quốc phải lo giải quyết vấn đề một tỷ ba trăm triệu dân, trong đó còn đói kém có thể từ ba trăm đến bốn trăm triệu người. Cứ tưởng tượng ba bốn trăm triệu đó nỗi loạn lên thì xem cái ông Trung Quốc có đủ tiềm năng giải quyết vấn đề đó không.

người Trung Quốc bên ngoài rất đoàn kết bên ngoài nhưng thực tế bên trong họ chia rẽ khi noí đến quyền lực đến tài sản vấn đề cướp đất của nhau. Đó là cái thường xảy ra ở Trung Quốc và cả Việt Nam, không giống bên Âu Châu hay Mỹ Quốc.

GS.Trần Văn Đoàn

Bây giờ vấn đề quan trọng nhất của Trung Quốc là tìm cái lực cái đánh bóng bên ngoài để làm cho những người nghèo đói thoả mãn cái tinh thần yêu nước để quên cái nghèo đói của họ đi. Nhưng mà cái đó chỉ nhất thời. Khi cái tạm thời qua đi họ phải trở lại giải quyết cái nghèo và lúc đó là vấn đề nhức đầu của Trung Quốc.

Điểm thứ hai người Trung Quốc bên ngoài rất đoàn kết bên ngoài nhưng thực tế bên trong họ chia rẽ khi noí đến quyền lực đến tài sản vấn đề cướp đất của nhau. Đó là cái thường xảy ra ở Trung Quốc và cả Việt Nam, không giống bên Âu Châu hay Mỹ Quốc. Tôi không sợ cái tiềm năng của Trung Quốc như bên ngoài thường thổi phồng.

Theo giáo sư Trần Văn Đoàn, dù được coi là một cường quốc kinh tế trên thế giới, dầu cố tìm cách bành trướng thế lực quân sự và dương oai diểu võ với lân bang, Trung Quốc thực sự không đáng sợ bởi vấn đề khó khăn phải đeo mang là một tỷ ba trăm triệu dân:

Để giải quyết một tỷ ba trăm triệu dân thì kinh tế của họ ngày nay vẫn còn nghèo và chưa đủ để giải quyết vấn đề đó.

Thế nhưng có một cuộc chiến tranh khác, một cuộc chiến thầm lặng mà Việt Nam và các nước Đông Nam Á cần lưu ý, ông Trần Văn Đoàn kết luận, đó là chiến thuật lấn đất để chen dân vào bên cạnh chiến thuật lũng đoạn kinh tế bằng hàng hoá Trung Quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến ra biển đông là nhu cầu tự thân của TQ, Đây là lựa chọn duy nhất của TQ. Thách thức Mỹ không phải là mục đích của việc tiến ra biển đông.

Theo tôi, dưới góc độ lý học, TQ sẽ lấy biển đông bằng mọi giá, kết quả của xung đột biển đông sẽ quyết định tương lai của TQ.

Anh Thanglong có thể giải thích dưới góc độ "lý học" được không. Và tại sao lại phải dùng từ dưới góc độ "lý học". Cảm ơn anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đằng sau chính sách hai không của Trung Quốc ở Biển Đông

Trung Quốc luôn khăng khăng rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương, và đã phát triển chính sách "hai không" liên quan đến giải quyết tranh chấp ở Biển Đông: Không đàm phán đa phương, và không "quốc tế hóa".

Các bên yêu sách Biển Đông ở ĐNA, và cả Mỹ, đang đề cập ngày càng nhiều hơn đến các giải pháp đa phương. Đáp lại, Trung Quốc duy trì quan điểm tranh chấp phải được giải quyết bằng con đường đàm phán song phương, chống lại việc nước này xem là "quốc tế hóa" vấn đề, và lên án Mỹ.

Tranh chấp đảo: Đàm phán song phương hay đa phương?

Các nước Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Trung Quốc (quan điểm của nước này trùng với Đài Loan) đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần của Quần đảo Trường Sa, cho nên tranh chấp thực chất đã là đa phương. Vì vậy, tranh chấp quần đảo Trường Sa đòi hỏi một giải pháp đa phương có sự tham gia của tất cả các bên yêu sách chủ quyền.

Đàm phán song phương không phải là cơ chế phù hợp để giải quyết tranh chấp đa phương: giả sử như Philippines và Việt Nam đàm phán và giải quyết vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng con đường song phương, liệu Trung Quốc có chấp nhận một giải pháp như vậy?

Do đó, tại sao Trung Quốc lại khăng khăng đòi đàm phán song phương là cơ chế duy nhất giải quyết tranh chấp ở Trường Sa, bất chấp thực tế rằng cơ chế này không có hy vọng sẽ mang lại giải pháp? Đằng sau sự khăng khăng này là chiến lược hai hướng.

Một là, nếu mỗi nước nhỏ giải quyết riêng rẽ với Trung Quốc, kiểu một chọi một, họ sẽ không thể kháng cự sức mạnh vượt trội của Trung Quốc, khác hẳn việc các nước nhỏ có chiến lược chung, một quan điểm thống nhất và sự ủng hộ lẫn nhau.

Hai là, việc khăng khăng đòi cách tiếp cận không phù hợp là cách để Trung Quốc làm cho không thể giải quyết được tranh chấp. Trong hoàn cảnh không giải quyết được tranh chấp, Trung Quốc, vốn là nước mạnh nhất, sẽ hưởng lợi nhiều nhất, vì họ có nhiều cơ hội nhất để củng cố vị thế của mình và làm suy yếu vị thế của các nước khác.

Tranh chấp biển: Quốc tế hóa hay phi quốc tế hóa?

Trong khi vấn đề chủ quyền với các quần đảo là trung tâm pháp lý của tranh chấp Biển Đông, trên thực tế, tranh chấp biển là nguồn quan trọng hơn tạo ra những xung đột. Sự kiện tàu hải quân Trung Quốc đe dọa tàu thăm dò của Philippines ở Reed Bank, lệnh cấm đánh cá đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông là những ví dụ.

Tranh chấp biển cần được giải quyết theo luật quốc tế, bao gồm cả Công ước Luật biển Quốc tế của Liên Hợp Quốc UNCLOS.

Theo UNCLOS, một quốc gia ven biển có chủ quyền chỉ với vùng lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.

Đối với vùng biển nằm ngoài ranh giới 12 hải lý, quốc gia ven biển không có chủ quyền, nhưng có các quyền cụ thể theo quy chế vùng đặc quyền kinh tế EEZ và thềm lục địa. Thêm vào đó, theo luật quốc tế, các đảo nhỏ như những đảo ở Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa không đáng kể so với các vùng lãnh thổ lân cận có bờ biển dài hơn.

Nếu một quốc gia yêu sách vùng biển quá lớn hoặc đòi hỏi quá nhiều quyền, hoặc cả hai, đối với vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa, điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia khác trên thế giới.

Yêu sách biển của Trung Quốc ở Biển Đông liên quan đến đường chữ U bí ẩn vượt xa ra ngoài 12 hải lý của các đảo tranh chấp và bao lấy hầu hết Biển Đông. Yêu sách này ảnh hưởng xấu đến quyền của các quốc gia khác.

Đường chữ U: một yêu sách quá mức

Trước hết, hãy xem xét liệu đường chữ U có thể phù hợp với quy định về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Đường chữ U nằm ra ngoài đường trung tuyến giữa các đảo bị tranh chấp và các vùng lãnh thổ bao quanh Biển Đông. Theo luật quốc tế, các đảo nhỏ như vậy thường chỉ được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa không xa hơn mức 12 hải lý từ các đảo này một cách đáng kể, tức là còn xa mới vươn ra đến đường trung tuyến.

Dựa trên các quy tắc này, đường chữ U yêu sách quá đáng và độc đoán về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hệ quả là, vùng biển bao quanh Reed Bank theo đúng luật thuộc về Philippines, khu vực bao quanh James Shoal thuộc về Malaysia, khu vực Natuna thuộc về Indonesia, vùng biển quanh Nam Côn Sơn và Vanguard Bank thuộc về Việt Nam. Sự phân định này là không thể tranh cãi ngay cả khi quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Scarborough Shoals đang bị tranh chấp.

Hơn nữa, đường chữ U phủ lên khu vực ở giữa Biển Đông, nơi cộng đồng quốc tế có quyền khai thác kinh tế như đánh bắt cá.

Như vậy, đường này bao quanh một khu vực quá lớn, ảnh hưởng xấu đến quyền của các quốc gia khác trong việc được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông, cũng như ảnh hưởng đến cộng đồng quốc tế.

Để biện minh cho yêu sách quá mức của mình, Bắc Kinh phải viện dẫn chủ quyền lịch sử và những quyền khác đối với biển.

Tuy nhiên, UNCLOS chỉ thừa nhận chủ quyền lịch sử và quyền đối với biển trong vùng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, không phải với toàn bộ khu vực đường chữ U. Là một bên ký kết UNCLOS, Trung Quốc phải tôn trọng quy tắc này và không thể viện dẫn chủ quyền lịch sử và quyền đối với biển để biện minh cho đường chữ U. Thêm vào đó, hoàn toàn không tồn tại bằng chứng rằng Trung Quốc có chủ quyền lịch sử đối với không gian biển được mô tả trong đường này.

Đường chữ U: một yêu sách mù mờ một cách cố ý

Hãy xem xét đường chữ U ở khía cạnh các quyền mà Trung Quốc định yêu sách cho đường này.

Trung Quốc không rõ ràng về yêu sách này. Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố chính xác nước này yêu sách các quyền gì trong đường chữ U, ngay cả khi nước này đính kèm bản đồ thể hiện đường chữ U trong công hàm gửi lên LHQ năm 2009 để phản đối đăng báo cáo về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia và báo cáo của Việt Nam.

Dù Trung Quốc yêu sách vùng biển bên trong đường chữ U là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, hay là xem nó giống như "vùng nước lịch sử" thì yêu sách đó cũng là mối đe dọa với Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam. Hơn nữa, nó tác động đáng kể đến quyền của cộng đồng quốc tế, bởi vì UNCLOS đảm bảo quyền của tất cả các quốc gia trên thế giới ở vùng biển này.

Đường chữ U: một vấn đề quốc tế

Đường chữ U giống như con dao găm chĩa vào trái tim của Biển Đông mà người cầm con dao ấy không đưa ra một lời giải thích hoặc nói gì về ý định sử dụng nó. Được hỗ trợ bởi lực lượng hải quân ngày càng lớn mạnh, đường này trở thành mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Trong khi cộng đồng quốc tế giữ vị trí trung lập trong cuộc tranh chấp chủ quyền các đảo, cộng đồng quốc tế không nên đứng trung lập đối với đường chữ U.

Lịch sử biển và UNCLOS chỉ ra rằng Biển Đông là một biển quốc tế, giống như Địa Trung Hải. Cộng đồng quốc tế có lợi ích và có quyền để lên tiếng đối với các yêu sách biển ở đây. Việc Trung Quốc phản đối "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông thật ra là một nỗ lực phi quốc tế hóa một vùng biển vốn là quốc tế. Một khi Biển Đông đã bị phi quốc tế hóa, Bắc Kinh sẽ có thể dùng sức mạnh đe dọa các quốc gia Đông Nam Á và áp đặt luật riêng của họ ở vùng biển này.

Bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng tải trên Manila Times

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến ra biển đông là nhu cầu tự thân của TQ, Đây là lựa chọn duy nhất của TQ. Thách thức Mỹ không phải là mục đích của việc tiến ra biển đông.

Theo tôi, dưới góc độ lý học, TQ sẽ lấy biển đông bằng mọi giá, kết quả của xung đột biển đông sẽ quyết định tương lai của TQ.

Không biết có phải anh Thăng Long cho rằng TQ đang muốn chiếm chọn con rồng về lý học ko nhỉ?

Các phong thủy gia TQ đều biết rằng đại mạch và địa huyệt quý đều nằm ở Viêt Nam. TQ tuy có những đại mạch và địa huyệt lớn nhưng thường hay bị tán khí.

Hiện nay, thế giới đang bị khủng hoảng trầm trọng nên nền tài chính rất là eo hẹp. Chính vì lẽ đó nên TQ muốn thừa gió bẻ măng. Nhân cơ hội này thử nắn gân LHQ, sau khi đã trở thành nhà xuất khẩu hàng bình dân lớn nhất thế giới.

Thân mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến ra biển đông là nhu cầu tự thân của TQ, Đây là lựa chọn duy nhất của TQ. Thách thức Mỹ không phải là mục đích của việc tiến ra biển đông.

Theo tôi, dưới góc độ lý học, TQ sẽ lấy biển đông bằng mọi giá, kết quả của xung đột biển đông sẽ quyết định tương lai của TQ.

Cũng dưới góc độ lý học - tôi thì thấy gây sự với Việt Nam là một sai lầm mang tầm sách lược quốc gia rất không đáng có của chính Trung Quốc. Đáng nhẽ ra họ có thể có nhiều chọn lựa. Khi bộc lộ tham vọng độc chiếm biển Đông thì họ đã thách thức ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ trên thực tế.

Chính phủ Hoa Kỳ cho đến nay - ngoài vài lời phát biểu của bà Ngoại trưởng, vị Đô đốc tư lệnh ham đội Thái Bình Dương.... - thì chưa có một văn bản chính thức nào xác định quan điểm về vấn đề này. Ngài Obama vẫn đánh ten nít và thua mất 2 dol.

Nhưng mọi việc chắc sẽ không đơn giản như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng dưới góc độ lý học - tôi thì thấy gây sự với Việt Nam là một sai lầm mang tầm sách lược quốc gia rất không đáng có của chính Trung Quốc. Đáng nhẽ ra họ có thể có nhiều chọn lựa. Khi bộc lộ tham vọng độc chiếm biển Đông thì họ đã thách thức ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ trên thực tế.

Chính phủ Hoa Kỳ cho đến nay - ngoài vài lời phát biểu của bà Ngoại trưởng, vị Đô đốc tư lệnh ham đội Thái Bình Dương.... - thì chưa có một văn bản chính thức nào xác định quan điểm về vấn đề này. Ngài Obama vẫn đánh ten nít và thua mất 2 dol.

Nhưng mọi việc chắc sẽ không đơn giản như vậy.

Anh Thiên sứ đã đoán về TQ rồi, thật tốt. Xin hỏi Anh tại sao TQ lại có tham vọng chiếm biển đông ? Mục đích tối thượng của việc này là gì ?

Dưới góc độ lý học, tôi khẳng định rõ hơn: Gây sự với Việt Nam là lựa chọn duy nhất, không còn lựa chọn nào khác, TQ sẽ chiếm biển đông bằng mọi giá, TQ sẽ sụp đổ nếu không chiếm được biển đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dưới góc độ lý học, tôi khẳng định rõ hơn: Gây sự với Việt Nam là lựa chọn duy nhất, không còn lựa chọn nào khác, TQ sẽ chiếm biển đông bằng mọi giá, TQ sẽ sụp đổ nếu không chiếm được biển đông.

Theo nhân định của tôi, thì Trung quốc sẽ gây sự với tất cả các nước có quyền lợi ở biển đông, với mục đích độc chiếm biển đông, để phục vụ cho lợi ích phát triển và thể hiện tính chất bá quyền nước lớn.

Trung quốc không chiếm được biển đông thì cũng không sụp đổ đâu, mà chỉ là một trung quốc yếu mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên sứ đã đoán về TQ rồi, thật tốt. Xin hỏi Anh tại sao TQ lại có tham vọng chiếm biển đông ? Mục đích tối thượng của việc này là gì ?

Dưới góc độ lý học, tôi khẳng định rõ hơn: Gây sự với Việt Nam là lựa chọn duy nhất, không còn lựa chọn nào khác, TQ sẽ chiếm biển đông bằng mọi giá, TQ sẽ sụp đổ nếu không chiếm được biển đông.

Đấy là cách nhìn của anh.

Còn tôi thì xác định rằng: Trung Quốc đã mắc một sai lầm lớn mang tính sách lược quốc gia khi gây sự với Việt Nam - cho dù nhân danh bất cứ một cái gì. Trong khi họ có thể có nhiều lựa chọn.

Chúng ta hãy chờ xem.

Tôi không phân tích gì về cái nhìn của tôi. Cũng như tôi không đề nghị anh phân tích cái nhìn của anh, từ góc độ lý học như anh nói.

Nhưng tùy anh, nếu anh thấy có cảm hứng thì có thể chứng tỏ cái nhìn của anh hợp lý. Còn tôi thì không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao Mỹ bảo vệ Phillipines nếu có xung đột Biển Đông?

24/06/2011 10:49:49

Posted Image- Dù giữ lập trường không đứng về bên nào trong các tranh chấp tại Biển Đông nhưng Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Phillipines nếu xảy ra xung đột do những hiệp định đã ký.

Các quan chức Philippines ngày 22/6 cho biết, theo một Hiệp định phòng vệ song phương ký kết giữa Mỹ và Philippines năm 1951, các lực lượng Mỹ phải có nghĩa vụ bảo vệ binh lính, tàu bè và máy bay Philippines nếu họ bị tấn công trên Biển Đông.

Với Philippines, Hiệp định được ký kết ngày 30/8/1951 quy định mỗi quốc gia sẽ hỗ trợ bảo vệ quốc gia kia chống lại một cuộc tấn công của kẻ địch từ bên ngoài vào lãnh thổ của họ hoặc khu vực Thái Bình Dương.

Trong một văn bản chính sách, Bộ ngoại giao Philippines nói rằng Hiệp định yêu cầu Mỹ giúp bảo vệ các lực lượng vũ trang Philippines nếu họ bị tấn công trên đảo Trường Sa. Văn bảy này viện dẫn các thông điệp ngoại giao của Mỹ đã xác định khu vực Thái Bình Dương gồm cả Biển Đông thuộc phạm vi Hiệp định. Tuy nhiên, Biển Đông không được đề cập cụ thể trong Hiệp định này.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario

Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario gần đây cũng phát biểu rằng các quan chức Mỹ đã nói rõ, Washington sẽ phản ứng trong trường hợp các lực lượng vũ trang Philippines bị tấn công ở Biển Đông.

Trao đổi qua điện thoại từ Washington, ông Del Rosario cho biết ông sẽ thảo luận các tranh chấp ở Trường Sa cùng với các vấn đề liên quan đến Hiệp định phòng vệ năm 1951 cũng như các mối lo ngại an ninh khác với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton khi họ gặp nhau vào thứ Năm ngày 23/6.

Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Manila từ chối bình luận chi tiết về việc khi nào sẽ áp dụng Hiệp định. “Là một đồng minh chiến lược, Mỹ tôn trọng Hiệp định phòng vệ song phương với Philippines”.

Alan Holst, quyền Trưởng Phòng thông tin văn hóa tại Đại sứ quán Mỹ nói, “chúng tôi sẽ không tham dự thảo luận những tình huống giả định”.

Liên quan tới sự việc này, ngày 22/6, Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ tránh xa các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trung Quốc cho rằng những tranh chấp này nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân nói, Washington sẽ chuốc lấy rủi ro nếu tham gia vào một cuộc xung đột trong trường hợp các căng thẳng khu vực tiếp tục leo thang.

Hiệp định phòng vệ, có hiệu lực năm 1952, định nghĩa một cuộc tấn công được coi là tấn công vũ trang nếu nhằm vào “lãnh thổ đất liền của các bên” hoặc “các lực lượng vũ trang, tàu bè hoặc máy bay tại Thái Bình Dương”.

Văn bản của Philippines nói: “Hiệp định có thể diễn nghĩa là bất cứ cuộc tấn công nào vào tàu bè, các lực lượng vũ trang hay máy bay ở Trường Sa thì có thể áp dụng Hiệp định và theo đó buộc Mỹ phải hành động để đối phó với các mối đe dọa chung”.

Philippines gần đây cáo buộc Trung Quốc, kể từ tháng Hai, ít nhất 6 lần đã xâm nhậm vào các khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền. Trong đó nghiêm trọng nhất là vụ ngày 25/2 tàu hải quân Trung Quốc đã nổ súng xua đuổi ngư dân Philippines khỏi Jackson Atoll, khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền.

Minh Phạm (Theo AP, The Washington Post)

==================================================

Theo tinh thần của văn bản này:

Hiệp định phòng vệ, có hiệu lực năm 1952, định nghĩa một cuộc tấn công được coi là tấn công vũ trang nếu nhằm vào “lãnh thổ đất liền của các bên” hoặc “các lực lượng vũ trang, tàu bè hoặc máy bay tại Thái Bình Dương”.

Có nghĩa là: Nếu tàu , may bay của Hoa kỳ đi trong vùng biển mà Hoa kỳ coi là vùng biển Quốc tế, mà bị tấn công thì Philippines sẽ có trách nhiệm tham chiến.

Hay nói cách khác:

Nếu tàu thuyền và máy bay của Hoa Kỳ được phép đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam mà bị tấn công thì Philipines sẽ có trách nhiệm tham chiến. Nếu như họ muốn sinh sự với nhau thì đây là cái cớ pháp lý. Còn không thì thôi. Ấy là đời nó vưỡn thế!

Còn chiều sâu của mọi góc độ thì tôi đã xác định: Trung Quốc đang mắc một sai lầm có tính sách lược quốc gia trong tương lai.

Hôm nay, Việt Trung vừa có thông cáo báo chí về vấn đề Biển Đông, nghe chừng có vẻ cũng bớt - nói theo Lý học - hỏa khíPosted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đấy là cách nhìn của anh.

Còn tôi thì xác định rằng: Trung Quốc đã mắc một sai lầm lớn mang tính sách lược quốc gia khi gây sự với Việt Nam - cho dù nhân danh bất cứ một cái gì. Trong khi họ có thể có nhiều lựa chọn.

Chúng ta hãy chờ xem.

Tôi không phân tích gì về cái nhìn của tôi. Cũng như tôi không đề nghị anh phân tích cái nhìn của anh, từ góc độ lý học như anh nói.

Nhưng tùy anh, nếu anh thấy có cảm hứng thì có thể chứng tỏ cái nhìn của anh hợp lý. Còn tôi thì không.

Có anh Thiên sứ tham gia đoán, việc này hấp dẫn hơn hẳn. Nhờ ý kiến của anh TS, tôi kết hợp và đưa ra nhận định như sau: Gây sự với Việt Nam là lựa chọn duy nhất, không còn lựa chọn nào khác, TQ sẽ chiếm biển đông bằng mọi giá. Nhưng, Trung Quốc đã mắc một sai lầm lớn mang tính sách lược quốc gia khi gây sự với Việt Nam - cho dù nhân danh bất cứ một cái gì. TQ sẽ thất bại khi mở rộng ra biển đông và điều này đánh dấu sự sụp đổ của TQ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay