VULONG

Giải Đáp Các Thắc Mắc Về Nội Dung Khóa Học Tứ Trụ Sơ Cấp Và Trung Cấp

290 bài viết trong chủ đề này

Kính chào thầy VuLong

Xin cám ơn thầy đã giải thích, qua bài em đã hiểu nhiều và vững vàng hơn khi tính phân Lộc –Kình dương.

Em có thêm các thông tin sau cho ví dụ Nam sinh 12h-17/9/1987:

Đại vận Đinh Mùi từ tháng 8/2000 đến tháng 8/2010 (Từ 13 tuổi đến 23 tuổi):

1.Từ năm 2000 học lớp 8, năm 2001 lớp 9, tháng 7/2001 thi trượt vào Trung học phổ thông, phải sang học tại Trường Trung học Bổ túc văn hoá. Là học sinh học trung bình.

Phân tích: tháng 7/2011 lưu niên Tân(3) Tị, tiểu vận Ất 9Mão có Tân dụng thần nhưng mộ tại Lưu niên thành vô dụng, lại bị Đinh vượng Đế vượng tại Lưu niên và vượng tại đại vận khắc chế.

2. Đến tháng 3/2004 bị đuổi học oan, nhưng lại xin được sang trường Trung học khác và thi đỗ Tốt nghiệp lớp 12.

Phân tích: tháng 3/2004 lưu niên Giáp(3,1) Thân, tiểu vận Quý (8)Sửu có Quý Thuỷ dụng thần (mộ ở Lưu niên) khắc chế Đinh (được lệnh ở Lưu niên).

3.Năm 2007 làm công nhân tại khu vực phương Tây-Tây Bắc (khu dụng thần) so với nhà ở.

4.Năm 2008 gia đình bỏ ra 200triệu VND chạy cho đi lao động xuất khẩu tại nước ngoài.

5.Tháng 10/2009 bị đuổi về nước do chốn ra ngoài làm việc. Như vậy chuyến đi lao động nước ngoài cháu nó mới gửi về cho gia đình được 100tr, còn lỗ vốn (200-100=100tr VNĐ). Cháu nói rất giỏi tiếng của nước sở tại.

Phân tích: tháng 10/2009 –Lưu niên Kỷ Sửu, tiểu vận Đình Mùi đều là Kị thần, Tị Dậu Sửu tam hợp không hoá Kim, dậu dụng thần bị hợp chặt không có tác dụng.

6.Năm 2010: làm Lữ hành, chuyên dẫn khách đi du lịch các Tua tại Hà Nội tới các vùng biển và lương được trả khá cao (khoảng 20tr VND/tháng). Trong quá trình dẫn Tua được một Đại gia nước ngoài quý mến và nhất trí đầu tư vốn thành lập công ty.

Phân tích: năm 2010-Canh (3,1)Dần dụng thần tuyệt, tiểu vận Đinh Mùi đều là Kị thần vận mà vẫn có lương cao.

từ tháng 8/2010 hành đại vận Bính Ngọ, tiểu vận Bính Ngọ kị thần càng vượng lại được quý nhân trợ giúp quả là khó hiểu.

7.Năm 2011: tháng 2/2011 nhận được vốn góp của vị khách nước ngoài góp vốn, sau đó có thêm một số cổ đông khác góp, cháu nó bắt đầu làm tủ tục thành lập công ty, thuê văn phòng, tuyển lao động đến tháng 4 thì đi vào hoạt động và tình hình kinh doanh trì trệ thua lỗ cho đến nay, việc làm ít, ít khách.

Phân tích: tháng 2/2011 –Lưu niên Tân(3,1) Mão-tiểu vận Bính Ngọ, có Đinh trụ năm được lệnh tại chi tháng khắc chế Tân lưu niên (dụng thần) vô lực, sao vẫn có người tin góp vốn cho tự đứng lên thành lập công ty?

Em phân tích có gì sai mong thầy chỉ dẫn giúp.

Trân thành cám ơn thầy.

Kính mến thầy.

Anh2001 đã động chạm tới tới Tử Bình cao cấp rồi đấy. Ở đây tôi không có thời gian để xem xét từng ý phân tích này đúng hay sai. Điều mà tôi muốn biết là đại vận Đinh Mùi của người này quả đúng là thất bại nhiều hơn thành công là đủ để yên tâm về dụng thần đã xác định đúng.

Về năm Nhâm Thìn có:

1 - Nhâm hợp với Đinh trụ năm không hóa.

2 - Bính đại vận vượng ở lưu niên khắc dụng thần Canh ở trụ giờ.

3 - Ngọ đại vận tự hình Ngọ trụ giờ. Mão trụ năm hại Thìn thái tuế. Thìn tiểu vận tự hình Thìn thái tuế.

4 - Đất dịnh chuyển trụ tháng và Đất ven đường trụ giờ khắc nước mưa đại vận và nước sông lưu niên.

5 - Ngọ đại vận có 1 hung thần.

6 - Một vài điểm vượng can động (như của Bính đại vận, Canh trụ giờ...).

................

Nói chung nếu chỉ xét các thông tin này thì năm Nhâm Thìn là một năm cực xấu (có thể của đi thay người). Nhưng trong thực tế (như cụ Thiệu) trước khi kết luận thường tham khảo các môn đoán mệnh khắc, nhất là môn xem tướng mặt. Nếu một đại sư xem tướng mặt mà cũng kết luận như vậy thì điều xấu này mới có thể xẩy ra.

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

dạ.em tính = các bảng excel ,Em ghi ra cho tiện việc theo dõi thôi. Em thấy Mars mars luận lá số trên là vua Minh Mạnh, và là thân vượng. Nếu theo công thức thầy thì lá số này thân nhược. Thế nên em muốn hỏi xem là Kỷ giảm thế nào ? do kô có các ví dụ cụ thể nên cũng khó, cứ tự làm,cho quen.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thầy post một ví dụ tuần tự tính điểm hạn, Em xem qua bài giảng mà chưa thấy.

cám ơn thầy

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

@AnhphongKiem: "Thầy post một ví dụ tuần tự tính điểm hạn, Em xem qua bài giảng mà chưa thấy.

cám ơn thầy "

Bạn tham khảo nè: Chữ in đậm là thầy VuLong trả lời.

Cập nhật lúc 16 Tháng tám 2011 - 02:15 PM

Posted ImageAnh2001, on 16 Tháng tám 2011 - 06:22 AM, said:

Chào thầy VuLong

Sau đây em xin thắc mắc về ví dụ lớp cao cấp:

Ví dụ 10 : Bé trai Elgin Alexander Fraser (Canada) sinh ngày 10/4/2004 lúc 12,00’. Bị bệnh ung thư từ khi mới 8 tháng tuổi và được sống tới ngày 19/5/2007 lúc 19,45’.

Qua sơ đồ trên ta thấy:

a - Ất tàng trong Thìn trụ tháng là dụng thần nhập Mộ ở đại vận Tuất nên có 1đh (được ghi bên trái của Tuất đại vận, còn bên phải để ghi cho Nhật can) và Tử (hay Mộ hoặc Tuyệt) ở lưu niên Hợi có 1đh (được ghi bên trái của lưu niên Hợi).... Em hiểu: áp dụng lý thuyết Y2.

b - Nhật can Kỷ nhược ở lưu niên Hợi có 0đh (nếu nó vượng có -1đh còn Tử, Mộ hay Tuyệt có 1đh) (được ghi bên phải của lưu niên Hợi). Em hiểu: áp dụng lý thuyết Y3.

c - Lục hợp của Giáp đại vận với Kỷ trụ ngày hóa Thổ thành công có 0,5đh (vì tổ hợp này có 2 can mà điểm hạn của hành Thổ là 0,5 nên Thổ cục có 2.0,5.1/2?đh = 0,5đh nhưng số điểm này bị Giáp trụ năm khắc mất hết bởi vì Giáp vượng ở lưu niên Hợi. áp dụng lý thuyết Y3. Nhưng tại sao lại nhân với ½?

(Vì trong lý thuyết tôi đã nói rõ "Điểm hạn của mỗi can hay chi trong hóa cục bằng 1/2 điểm hạn của hành hóa cục đó").

d - Kỵ thần Thổ có 30,28đv lớn hơn hỷ thần Kim 10đh nên Thổ là hành kỵ vượng và có điểm kỵ vượng. Do vậy mỗi can Giáp và Kỷ trong Thổ cục có 0,5đh kỵ vượng (điểm này không bị giảm khi điểm hạn của Thổ cục bị khắc). Em hiểu: áp dụng lý thuyết Y1-14/6.

Tuất đại vận xung Thìn trụ tháng nên Tuất là động cũng có 0,5 đh kỵ vượng.? Chưa thấy có trong lý thuyết.?

(Ở đây tôi chỉ nói qua để mọi người biết khái niệm về nó thôi, nên tôi mới để ở trong ngoặc đơn, vì phần này rất dài và có thể là phức tạp nhất trong các Y).

Nếu Thổ có 30,4đv trong vùng tâm tức nó lớn hơn Kim 20đv thì các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi. Em hiểu: áp dụng lý thuyết Y1-14/6

e - Đinh lưu niên khắc Canh trụ giờ, vì vậy 2 can này được xem là động. mặc dù lực khắc này có 0đh vì Đinh nhược cả ở đại vận và lưu niên và dĩ nhiên Đinh không có điểm can vượng (nếu nó vượng ở lưu niên Hợi sẽ có 1đh đúng bằng điểm hạn của hành của nó, còn nếu nó chỉ vượng ở đại vận thì có 0,5đh). Canh trụ giờ mặc dù động nhưng nó thất lệnh và nhược cả ở đại vận và lưu niên nên không có điểm hạn can.

Giáp khắc Thổ cục nên Giáp thành động có -1đh, vì nó thất lệnh và vượng ở lưu niên Hợi.

Em hiểu: áp dụng lý thuyết Y5-98a/8.

f - Hợi thái tuế (chi của lưu niên) có 2 hung thần có 2.0,25đh (tất cả các hung thần đều có 0,25đh, còn cát thần đều có -0,25đh (nhưng nếu nó ở can chi tiểu vận thì điểm hạn của nó chỉ bằng 1/2). Em hiểu vì bài trước thấy đã nói.

g - Canh trụ giờ là Thương quan mặc dù gặp Quan là Giáp ở trụ năm nhưng nó không có điểm hạn vì Canh thất lệnh và nhược ở tuế vận. Em hiểu: áp dụng lý thuyết Y5-98a/8.

h - Thân trụ năm hại Hợi thái tuế có 1đh (các điểm hạn về khắc, hình, tự hình hay hại của 1 can hay 1 chi với 1 can hay 1 chi khác đều có điểm lớn nhất là bằng 1đh, nạp âm khắc nạp âm cũng vậy). Em hiểu.

k - Lửa đỉnh núi của đại vận có can của nó là Giáp vượng ở lưu niên nên khắc Đất mái nhà của lưu niên có 1đh. (Chưa có Lý thuyết), Em tạm hiểu lại như sau: Lửa đỉnh núi có Giáp vượng ở Lưu niên nên Giáp mộc sinh Lửa đỉnh Núi, lửa đỉnh núi thì rất mạnh, còn đất mái nhà của Lưu niên Đinh Hợi, có Đinh thất lệnh ở Chi Lưu niên Hợi và chi Đại vận Tuất. Vậy nên Đất mái nhà vốn nhược lại càng thêm nhược do vậy mà bị Hoả đỉnh núi đã vượng lại càng thêm vượng đốt cháy thành than, gọi tóm tắt là Lửa đỉnh núi khắc đất mái nhà là vậy.

(Nói chung bây giờ chỉ cần hiểu là lực khắc của nạp âm mạnh hay yếu (các can cũng vậy) hoàn toàn phụ thuộc vào độ vượng của can của nạp âm đó (can của trụ có nạp âm), đầu tiên tại lưu nên, sau tới đại vận và cuối cùng là lệnh tháng (nếu nạp âm đó ở trong Tứ Trụ). Đến phần về nạp âm sẽ biết rõ, không phải theo suy luận của bạn đâu).

Mong thầy giảng giải chỗ em hiểu sai.

Trân trọng

Kính mến thầy

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImagePosted Image Chep chep. Xem các bạn tính điểm mà làm minh hoa cả mắt...

Thầy VuLong ơi! Em muốn hỏi thầy :

-theo thầy can hay chi cảu đại vận quan trọng hơn khi luận hạn?

-Tương tự thì theo thầy lưu thái tuế thì can chi cái nào trọng hơn. Em thấy cụ thiệu có nói Tuế vận lấy can làm trọng.

Em cảm ơn thầy nhiều lắm ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImagePosted Image Chep chep. Xem các bạn tính điểm mà làm minh hoa cả mắt...

Thầy VuLong ơi! Em muốn hỏi thầy :

-theo thầy can hay chi cảu đại vận quan trọng hơn khi luận hạn?

-Tương tự thì theo thầy lưu thái tuế thì can chi cái nào trọng hơn. Em thấy cụ thiệu có nói Tuế vận lấy can làm trọng.

Em cảm ơn thầy nhiều lắm ạ.

Theo trường phái của cụ Thiệu thì tuế vận đều lấy can làm trọng. Các ví dụ trong thực tế mà tôi nghiên cứu đã chứng minh điều này.

Thân chào.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh2001 đã viết:

“Kính chào Thầy VuLong,

Em có tứ trụ thực tế sau mong được thầy giảng giải:

Nứ sinh 22h30’ ngày 20/1/Quý Dậu tức ngày 11/2/1993

Tháng 1 từ lập xuân đến hết vũ thuỷ, từ 3h43’ ngày 13/1 đến 21h53’ ngày 13/2. Sinh Ngày 20/1 thuộc tháng 1 năm Quý Dậu.

Nữ sinh năm Âm, đại vận tính: từ ngày 22h30’ ngày 20/1 đến 21h53’ ngày 13/2 là 20 ngày 23 giờ 23’ = 6năm11tháng26ngày22giờ.

đại vận bắt đầu từ 20h30’ ngày 8/2/2000.

Ất9……..Bính8…….Đinh10….Mậu10…..Kỷ8…..Canh9….

Mão…….Thìn…….Tị…………..Ngọ……Mùi……Thân…

2/2000..2/2010…..2/2020…….2/2030….2/2040…2/2050…

7tuổi…..17…………27…………37……..47………57……..

Tứ trụ:

Quý7…Giáp9…………quý7…….Quý7…

Dậu4,1..Dần9………….Hợi7……Hợi7…

……….(Bính6, Mậu6)…

Dần hợp Hợi hoá Mộc có Giáp dẫn thành hoá.

1.Quý trụ năm có 7đv, vào VT giảm 2/5đv còn: 7.3/5=4,2đv

2.Dậu trụ năm có 4,1đv vào VT giảm 1/2đv còn: 4,1.1/2=2,05đv

3.Dần trụ tháng có 9đv, vào VT giảm 2/5đv còn: 9.3/5=5,4đv

4.Hợi trụ giờ có 7đv, vào VT giảm 2/5đv còn: 7.3/5 = 4,2đv (Thiếu 4,3 điểm vượng đắc địa Kình Dương).

5.Giáp trụ tháng có 9đv, bị Dậu khắc cách 1 ngôi giảm 1/5đv còn: 9.4/5=7,2đv

6.Quý trụ giờ có 7đv

7.Quý trụ ngày có 7đv.

8.Hợi trụ ngày có 7đv (đã hoá Mộc), được Quý trụ ngày (Có quý trụ giờ hỗ trợ) sinh cho 1/3đv, còn: 7+7.1/3=9,33 đv (Thiếu 4,3 điểm vượng đắc địa Kình Dương).

Thuỷ=4,2+4,2+7+7=22,4đv

Mộc=7,2+5,4+9,33=21,93đv

Kim=2,05đv

Điểm hạn và điểm vượng vùng tâm như sau:

+1……..+0,5…….-1………….-0,5…….+0,5

Hoả….. Thổ…….Kim……….Thuỷ…….Mộc

#6……..#6……..2,05………..22,4…….21,93

Thân Thuỷ không lớn hơn Thực Tài quan 1đv nên thân nhược, Kị 1 là Thực thương nên Dụng thần là Kiêu Ấn Kim, chính là Tân tàng trong Dậu trụ năm.

Người này nếu lấy dụng thần là Kim như trên em thấy vô lý. Vì rằng từ năm 7 tuổi đến năm 17 tuổi hành vận Ất mão là Kị thần vượng, thì từ năm 7 tuổi đến năm 15 tuổi (từ lớp 1 đến lớp 9) học rất giỏi, năm nào cũng đạt giấy khen Học sinh giỏi Giải nhất cấp Huyện và cấp Tỉnh.

Kính thầy sửa em chỗ sai và giúp em các thắc mắc nêu trên.

.......................................

Đây là Tứ Trụ thuộc ngoại cách. Nó thuộc Cách Tòng Vượng (nó chính là Cách Thủy Độc Vượng nhưng có Thực Thương quá vượng, còn nếu Kiêu Ấn quá vượng thì nó được gọi là Cách Tòng Cường. Nó không phải là Cách Tòng Nhi vì trong Tứ Trụ không có can chi là Tài), vì vậy dụng thần là Mộc, hỷ thần là Tỷ Kiếp và Tài tinh nên các vận Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, Mậu Ngọ đều là các vận đẹp. Nếu nói theo sách cổ thì người này chắc chắn Đăng Khoa Giáp Bảng được vua ban tặng..... trong các vận này. Còn vận Kỷ Mùi thì bình thường vì có Giáp hợp Kỷ hóa Thổ là kỵ thần. Sang vận Canh Thân và Tân Dậu thì quá xấu, vì nó khắc dụng thần Mộc (Mộc ở đây là Thực Thương tiết tú Thân nên tất cả vinh hoa phú quý đều từ nó mà ra, nhưng nếu biết trước thì sẽ tìm được cách giải cứu để tránh tai họa).

...............

Trân trọng

Kính mến thầy.“

Chào Anh2001!

Sau khi xem lại các ví dụ về ngoại cách (trong cuốn Trích Thiên Tủy mà một người tốt bụng đã tặng tôi) thì Tứ Trụ ở trên tôi đã xác định nó thuộc cách Tòng Vượng là sai. Bởi vì điều kiện bắt buộc của cách Tòng Cường hay Tòng Vượng là Nhật can phải nắm lệnh mà Tứ Trụ này Nhật can Bính không nắm lệnh.

Tứ Trụ này cũng không phải cách Tòng Nhi vì nó không có Tài mặc dù Thực Thương nắm lệnh.

Tóm lại Tứ Trụ này vẫn thuộc cách bình thường và nó có Thân nhược mà Thực Thương nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn / Tân tàng trong Dậu trụ năm.

Đây là một trường hợp đặc biệt vì mặc dù Thân nhược nhưng thế lực của Thân và Thược Thương quá mạnh so với Tài Quan. Chính vì lý do này mà vào vận Thực Thương vẫn được xem là tiết tú nên học giỏi nhưng không thể đạt tới đỉnh cao được (vì Thân nhược và có Kiêu Ấn khắc Thực Thương làm tổn thương tú khí). Vào vận Tài Hỏa (Bính Dần và Đinh Tị) vẫn đẹp và vẫn có thể phát tài như Thân vượng, vì nó quá cường vượng thừa sức thắng Tài Quan (tôi đã gặp một vài Tứ Trụ tương tự). 2 năm Canh Dần và Tân Mão xấu chỉ vì các hóa cục đã gây ra Đại Chiến.

Tôi đang nghĩ cách đặt tên và xác định dụng thần lại cho loại cách cục này, chứ lấy Kiêu Ấn làm dụng thần thì thấy vô lý quá.

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ví dụ số 173 trong cuốn Trích Thiên Tủy:

“173 - Quý hợi - ất mão - nhâm thân - ất tị

Giáp dần/ quý sửu/ nhâm tý/ tân hợi/ canh tuất/ kỷ dậu/ mậu thân

Trụ này thủy mộc thương quan, nhật chủ tọa trường sanh, chi năm hợi thủy lộc vượng, nhật chủ không nhược, đủ sức dụng tị hỏa chi tài. Hiềm trung vận kim thủy, nửa đời lục đục phong sương, sự nghiệp thất bại nhiều lần. Đến tuất vận, liền chế hợi thủy kiếp tài, tuất hợp mão mộc hóa hỏa tài cục, chợt phát tài mấy vạn; đến dậu vận xung phá thương quan, sanh trợ tỉ kiếp, không lộc”.

Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm của Tứ Trụ trên:

-0,5...............0,5................1..............-0,5.................-1

Hỏa..............Thổ.............Kim.............Thủy...............Mộc

#4,8...............#7..............#4,1............14,58.............28,43

(Chú ý: Thủy được cộng thêm 1 đv vì Thân nhược mà Thủy có 4 can chi là Tỷ Kiếp – theo giả thiết mới được đưa ra:

“a - Nếu Thân nhược mà trong Tứ Trụ có 4 can chi Tỷ Kiếp hay Kiêu Ấn thì điểm vượng trong vùng tâm của hành đó được thêm 1đv, và 2đv nếu nó có ít nhất từ 5 can chi trở lên.

b - Nếu Thân vượng mà trong Tứ Trụ có 4 can chi là Thực Thương, Tài hay Quan Sát thì điểm vượng trong vùng tâm của hành đó được thêm 1đv, và 2đv nếu nó có ít nhất từ 5 can chi trở lên”.)

Theo như bài luận này thì mặc dù Thân nhược nhưng nó chỉ nhược so với Thực Thương còn nó quá vượng so với Tài Quan. Do vậy tác giả đã chọn Tài là dụng thần (tức tác giả đã coi như Tứ Trụ này có Thân vượng để xác định hỷ kỵ của các hành).

Vào đại vận Canh Tuất có Canh hợp với 2 Ất trong Tứ Trụ. Chắc vào năm tài Đinh Tị (?) Thiên khắc địa xung với trụ năm Quý Hợi phá tan bán hợp Mộc (cả cục và hợp). Do vậy Mão trụ tháng đã hợp với Tuất đại vận hóa Hỏa (Tài) nên mới có chuyện “chợt phát Tài mấy vạn”.

Từ ví dụ này và kết hợp với tứ Trụ của Anh2001 cung cấp ở trên thì chúng ta có thể coi 2 trường hợp này vẫn thuộc cách Tòng nhi khi bỏ qua điều kiện “trong Tứ Trụ phải có Tài”.

Để phù hợp với thực tế của 2 ví dụ này (và hàng chục ví trụ tương tự trong cuốn Trích Thiên Tủy) chúng ta phải bổ xung thêm cho cách Tòng nhi như sau:

“Nếu một Tứ Trụ có Thân nhược mà nó có ít nhất 4 can chi Tỷ Kiếp (kể cả can ngày) còn Thực Thương có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, khi trong Tứ Trụ không có can chi Tài, Quan Sát và không có quá 1 can hay 1 chi là Kiêu Ấn thì nó vẫn có thể thuộc cách Tòng nhi nếu điểm vượng trong vùng tâm của Thân không nhỏ hơn 50% điểm vượng của Thực Thương”.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ví dụ minh họa

Ví dụ 49 (Giải Mã Tứ Trụ): Đây là Tứ Trụ của cụ Thiệu Ung (Thiệu Khang Tiết) một đại sư lừng danh của Trung Quốc (mà cụ Thiệu Vĩ Hoa là cháu nội đời thứ 29) do nick LingLingLing đã đưa ra thách đố tôi dự đoán trong chủ đề “Uyên Hải Tử Bình - Thiệu Vĩ Hoa” tại mục Tử Bình bên trang web tuvilso.com (nay là tuvilyso.org) vào khoảng đầu năm 2007.

Xét hạn năm Đinh Dậu thuộc đại vận Đinh Dậu tức tuế vận gặp nhau.

Sơ đồ mô tả các điểm hạn như sau:

Posted Image

Năm cụ Thiệu Ung 46 tuổi là năm Đinh Dậu thuộc đại vận Đinh Dậu, tiểu vận Đinh Hợi và Bính Tuất. Ta xét tiểu vận Bính Tuất.

1 - Mệnh này Thân vượng mà kiêu ấn đủ, quan sát cũng đủ nên dụng thần đầu tiên phải là thực thương Đinh tàng trong Tuất ở trụ giờ.

2 – Trong tứ trụ có tam hội Hợi Tý Sửu không hóa.

3 – Năm Đinh Dậu và đại vận Đinh Dậu tức tuế vận cùng gặp có 1đh (vì đinh vượng ở lưu niên).

4 - Dụng thần Đinh mộ ở lệnh tháng nên có 0,5đh và vượng ở lưu niên có -1đh.

5 - Nhật can Giáp nhược ở lưu niên có 0đh.

6 – Đinh đại vận và Đinh lưu niên đều vượng ở lưu niên có -1đh và khắc 2 Tân, vì vậy mỗi lực có 0,7đh.

2 Tân thất lệnh nhưng vượng ở lưu niên, vì vậy mỗi Tân có -0,5đh nhưng bị 2 Đinh khắc còn -0,5.0,3.0,3đh = .0,05đh.

Dậu thái tuế và Dậu đại vận, mỗi Dậu có 1 hung thần có 0,25đh. Tuất tiểu vận có 1 hung thần có 0,13đh.

7 - Dậu đại vận tự hình Dậu thái tuế có 1đh, hại Tuất trụ giờ có 1đh và hại Tuất tiểu vận có 0,25đh (vì nó là lực thứ 3).

Dậu thái tuế bị hình nên vẫn hại được Tuất trụ giờ có 1đh và hại Tuất tiểu vận có 0,25đh (vì là lực thứ 3 bởi Dậu thái tuế và Dậu đại vận tự hình với nhau).

8 - Nạp âm Lửa dưới núi ở tuế vận có can Đinh vượng ở lưu niên nên khắc kim trang sức trụ năm, đất trên tường trụ tháng và đất mái nhà tiểu vận, vì vậy mỗi lực khắc có 1.1/3đh = 0,33đh (vì Đinh đã sử dụng 1,5đk), riêng lực khắc nạp âm tiểu vận chỉ có 0,33.1/4đh = 0,08đh (khắc nạp âm tiểu vận bị giảm 3/4 đh).

Lửa đỉnh núi trụ giờ có can Giáp được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên khắc đất trên tường và kim trang sức, vì vậy mỗi lực chỉ có 0,5đh .

9 – 2 Đinh ở tuế vận là Thương quan gặp Quan là Tân trụ năm nên mỗi Thương quan có 1đh (vì Đinh vượng ở lưu niên).

Tổng số là 9,81đh. Số điểm này không thể chấp nhận được.

Để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải đưa ra giả thiết (nay đã thành quy tắc chính thức) :

“270/49 - Nếu 3 chi của tam hội trong Tứ Trụ liền nhau thì tổng điểm hạn được giảm ½ chỉ khi có ít nhất 2 trụ của nó động”.

Nếu sử dụng giả thiết này thì ở đây trụ năm và trụ tháng động (vì có 2 can Tân hay 2 nạp âm của nó bị khắc, còn trụ ngày tĩnh vì can, chi và nạp âm của nó không tác động với bên ngoài), do vậy tổng điểm hạn được giảm ½ còn 9,81.1/2dp = 4,91đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Cụ Thiệu Ung là một nhà dịch học nổi tiếng nên biết cách giải cứu. Thực tế gia phả của nhà cụ có viết “Mặc dù được vua mời ra làm quan trong triều đình nhưng cụ đã khước từ. Mãi đến khi qua năm Đinh Dậu cụ mới nhận lời và ra làm quan“. Qua đây chúng ta thấy đại vận Đinh Dậu là đại vận Thương quan (Đinh) gặp Quan (Tân ở trụ năm và tháng) và lại là đại vận có hình và hại (bởi vì có Dậu đại vận hại Tuất trụ giờ và tự hình Dậu thái tuế). Do vậy cụ biết đến năm Đinh Dậu tuế vận cùng gặp là năm hạn rất nặng, nên cụ vẫn chưa ra làm quan mà ở nhà để giải hạn (có thể cụ đã vào chùa hay sống ẩn dật trên núi cao hay rừng sâu để giải hạn).

Ta xét năm Đinh Tị

Posted Image

Cụ Thiệu Ung mất khi 66 tuổi, đó là năm Đinh Tị thuộc đại vận Ất Mùi, tiểu vận Mậu Thìn và Đinh Mão.

1 - Trong tứ trụ có tam hội Hợi Tý Sửu không hóa.

Vào đại vận Ất Mùi và năm Đinh Tị có Tị thái tuế xung hợi trụ năm và thêm Mùi đại vận xung Sửu trụ tháng cũng như giả sử đại vận Ất Mùi TKĐX với trụ tháng Tân Sửu và lưu niên ĐinhTị TKĐX với trụ năm Tân Hợi cũng không thể phá được tam hội này.

2 – Ta đã biết từ 65 tuổi đến 85 tuổi trụ mang vận hạn lại trở về trụ năm, nên tất cả các lực xung hay khắc vào trụ năm đều được tăng gấp đôi. Do vậy Lưu niên Đinh Tị TKĐK trụ năm Tân Hợi có 2.0,5đh (vì Đinh vượng ở lưu). Trụ tháng Tân Sửu TKĐX với đại vận Ất Mùi có 0,13đh (vì can Tân thất lệnh lại còn nhược ở tuế vận).

Có 4 trụ TKĐX với nhau nên có thêm 0,3đh.

3 - Dụng thần Đinh mộ ở lệnh tháng nên có 0,5đh và vượng ở lưu niên có -1đh.

4 - Nhật can Giáp nhược ở lưu niên có 0đh.

5 – Đinh lưu niên vượng ở lưu nên có -1đh can động và khắc 2 Tân nên mỗi lực có 0,7đh, nhưng lực khắc Tân trụ năm được tăng gấp đôi thành 1,4đh.

Ất đại vận vượng ở lưu niên có 0,5đh can động và khắc Mậu tiểu vận có 1.1/2.1/2 đh = 0,25đh (vì khắc trái dấu và khắc vào can tiểu vận). Ất còn có 1 cát thần có -0,25đh.

6 – Mùi đại vận hình Tuất trụ giờ có 1đh.

7 - Lửa đỉnh núi trụ giờ có can Giáp được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên chỉ khắc được đất trên tường trụ tháng và kim trang sức trụ năm có 1đh, vì vậy mỗi lực có 0,5đh, riêng lực khắc kim trang sức của trụ năm được tăng gấp đôi thành 1đh.

Cát trong đất lưu niên có Đinh vượng ở lưu nên khắc được kim trong cát của đại vận có 1đh.

8 – Đinh lưu niên là Thương quan gặp Quan là Tân ở trụ năm và trụ tháng nên mỗi Thương quan có 1đh (vì Đinh vượng ở lưu niên).

Tổng số có 6,91.1/2đh = 3,96đh (vì tam hội trong tứ trụ có 2 trụ của nó động). Số điểm này không thể chấp nhận được.

Để phù hợp với thực tế của ví dị này chúng ta phải đưa ra giả thiết (nay đã thành quy tắc chính thức) :

"186/(28;49) - Tam hội trong tứ trụ không hóa bị phá khi có ít nhất 2 trụ TKĐX với 2 trụ của nó còn tam hội hóa cục ngoài tứ trụ có 3 chi bị phá cả cục và hợp của nó".

Nếu sử dụng giả thiết này thì tam hội Hợi Tý Sửu trong tứ trụ bị phá.

Tổng số là 8,61đh (số điểm hạn được mô tả ở sơ đồ trên) và nó không được giảm ½ (vì tam hội cục đã bị phá). Vì số điểm hạn quá cao nên cách đây vài trăm năm nhà mệnh học Thiệu Ung đã không tự giải cứu được.

Theo tứ trụ : Tân Hợi, Tân Sửu, Giáp Tí, Giáp Tuất

lại là nam nhân sinh năm âm, thì đại vận phải là : (sau tháng Tân Sửu) đếm nghịch là Canh Tí, Kỉ hợi, Mậu Tuất, Đinh Dậu, Bính Thân, Ất Mùi, Giáp Ngọ.

đại vận bắt đầu từ 5 tuổi, cho nên năm 46 tuổi rơi vào đại vận BÍNH THÂN (tính đại vận Đinh Dậu là sai)

năm chết là năm 66 tuổi rơi vào đại vận Ất Mùi là sai, vì 66 tuổi là năm ĐINH TỊ, đại vận GIÁP NGỌ !

Qua đó thì các giải thích khác đều phải tính toán lại toàn bộ. Vài dòng góp ý!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tứ trụ : Tân Hợi, Tân Sửu, Giáp Tí, Giáp Tuất

lại là nam nhân sinh năm âm, thì đại vận phải là : (sau tháng Tân Sửu) đếm nghịch là Canh Tí, Kỉ hợi, Mậu Tuất, Đinh Dậu, Bính Thân, Ất Mùi, Giáp Ngọ.

đại vận bắt đầu từ 5 tuổi, cho nên năm 46 tuổi rơi vào đại vận BÍNH THÂN (tính đại vận Đinh Dậu là sai)

năm chết là năm 66 tuổi rơi vào đại vận Ất Mùi là sai, vì 66 tuổi là năm ĐINH TỊ, đại vận GIÁP NGỌ !

Qua đó thì các giải thích khác đều phải tính toán lại toàn bộ. Vài dòng góp ý!

Vừa qua tôi mới biết tới lịch vạn niên tính tới trước đây mấy trăm năm trên Intenet. Do vậy lúc trước vì chỉ có lịch vạn niên tính đến năm 1889 nên tôi đã phải tính 2 hạn lớm này ở cả 2 đại vận thì thấy đại vận khởi từ 7 tuổi mới phù hợp với thực tế của ví dụ này. Bây giờ tôi sẽ tìm lại trang web tính ngày giao tiết nếu sai tôi sẽ nghiên cứu lại.

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Thieukim!

Thôi thì cho đơn giản xin bạn cho biết bạn tính như thế nào để khẳng định đại vận khởi từ lức 5 tuổi.

Cám ơn nhiều

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Việc tính ngày giao tiết rõ rệt của những nhân vật lịch sử quá xa xưa thật ra thì khó trúng chính xác, vì từ can chi mà đổi sang ngày dương lịch không phải chỉ có 1 ngày trùng hợp. Ông Thiệu Ung sinh vào đời Tống nên chỉ có thể là trong khoảng từ năm 960 - 1279 là thời của nhà Tống. Ta lấy can chi Tân Hợi là năm thì có ba năm 1011, 1071 và 1251 trong mốc thời gian này. Tôi cũng đã tính kỹ càng lại, thì tiết Tiểu Hàn năm Tân Hợi của các năm này đổi sang dương lịch thì có các ngày sau :

21.1.1012

6.1.1072

21.1.1252

Nếu cho là giửa đời Tống thì dĩ nhiên phải chọn ngày 6.1.1072. Từ ngày 6 đếm nghịch lại tiết Tiểu Hàn (30.12.1071) thì có 8 ngày, chia 3, được 2, dư 2, giờ sinh là giờ Tuất gần sang ngày mới nên kể như 4 tuổi vào đại vận. Tôi gia thêm 1 tuổi là vì tuổi mụ, tức là đại vận 5 tuổi âm bắt đầu. Xem lại các năm từ đó thì thấy năm 46 tuổi ở đại vận Bính Thân và năm tử 66 tuổi rơi vào đại vận Giáp Ngọ vậy.

Nếu tính đầu đời Tống hay cuối đời Tống thì đại vận 8, 9 tuổi, rơi vào cách xem của bác là đúng. Vậy câu hỏi là Thiệu Ung sinh vào đầu, giữa hay cuối nhà Tống?

Edited by thieukim

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc tính ngày giao tiết rõ rệt của những nhân vật lịch sử quá xa xưa thật ra thì khó trúng chính xác, vì từ can chi mà đổi sang ngày dương lịch không phải chỉ có 1 ngày trùng hợp. Ông Thiệu Ung sinh vào đời Tống nên chỉ có thể là trong khoảng từ năm 960 - 1279 là thời của nhà Tống. Ta lấy can chi Tân Hợi là năm thì có ba năm 1011, 1071 và 1251 trong mốc thời gian này. Tôi cũng đã tính kỹ càng lại, thì tiết Tiểu Hàn năm Tân Hợi của các năm này đổi sang dương lịch thì có các ngày sau :

21.1.1012

6.1.1072

21.1.1252

Nếu cho là giửa đời Tống thì dĩ nhiên phải chọn ngày 6.1.1072. Từ ngày 6 đếm nghịch lại tiết Tiểu Hàn (30.12.1071) thì có 8 ngày, chia 3, được 2, dư 2, giờ sinh là giờ Tuất gần sang ngày mới nên kể như 4 tuổi vào đại vận. Tôi gia thêm 1 tuổi là vì tuổi mụ, tức là đại vận 5 tuổi âm bắt đầu. Xem lại các năm từ đó thì thấy năm 46 tuổi ở đại vận Bính Thân và năm tử 66 tuổi rơi vào đại vận Giáp Ngọ vậy.

Nếu tính đầu đời Tống hay cuối đời Tống thì đại vận 8, 9 tuổi, rơi vào cách xem của bác là đúng. Vậy câu hỏi là Thiệu Ung sinh vào đầu, giữa hay cuối nhà Tống?

"Mai Hoa Dịch số – Wikipedia tiếng Việt

- [ Diese Seite übersetzen ]

vi.wikipedia.org/wiki/Mai_Hoa_Dịch_số - Im Cache

Thiệu Ung (1011 - 1071) hiệu là Khang Tiết tức Thiệu Tử, người đời Bắc Tống (Trung Quốc) đã nghiên cứu và phát triển Dịch học và đã có những đóng góp to ...

Đối tượng bói - Nguồn gốc - Các nguyên tắc, nguyên lý - Cách lập quẻ....

►"

Tôi cứ tưởng ông bạn đã lần mò tính Can Chi các ngày 1/3 của từng năm ngược lại 1000 năm về trước để biết ngày 1/3 của năm 1012 có Can Chi là gì thì từ đó kết hợp với ngày giờ giao lệnh của tháng Sửu năm 1011 mới biết được đại vận khởi khi nào. Nay thấy ông bạn viết như vậy tôi thật là thất vọng.

Trang web "Ngày giờ Sóc và các Tiết khí"

1011

Ngày giờ Sóc Ngày giờ các Tiết khí

07/01 11:16 14/01 22:29 - Đại hàn

29/01 18:30 - Lập xuân

06/02 05:18 13/02 16:43 - Vũ Thủy

28/02 17:58 - Kinh trập

07/03 23:39 15/03 22:13 - Xuân phân

31/03 05:53 - Thanh minh

06/04 16:42 15/04 16:31 - Cốc vũ

01/05 06:04 - Lập hạ

06/05 07:20 16/05 21:42 - Tiểu mãn

01/06 14:56 - Mang chủng

04/06 19:22 17/06 08:44 - Hạ chí

03/07 02:21 - Tiểu thử

04/07 05:24 18/07 18:51 - Đại thử

02/08 14:20 03/08 09:27 - Lập thu

18/08 21:34 - Xử thử

31/08 23:01 03/09 06:37 - Bạch lộ

18/09 12:32 - Thu phân

30/09 08:03 03/10 15:06 - Hàn lộ

18/10 14:45 - Sương giáng

29/10 17:52 02/11 11:39 - Lập đông

17/11 06:36 - Tiểu tuyết

28/11 04:54 02/12 00:03 - Đại tuyết

16/12 17:02 - Đông chí

27/12 17:37 31/12 10:07 - Tiểu hàn

1012

Ngày giờ Sóc Ngày giờ các Tiết khí

15/01 04:20 - Đại hàn

26/01 08:10 30/01 00:11 - Lập xuân

13/02 22:32 - Vũ Thủy

25/02 00:14 28/02 23:39 - Kinh trập

15/03 04:03 - Xuân phân

25/03 16:54 30/03 11:34 - Thanh minh

14/04 22:22 - Cốc vũ

24/04 09:08 30/04 11:48 - Lập hạ

16/05 03:36 - Tiểu mãn

24/05 00:14 31/05 20:43 - Mang chủng

16/06 14:40 - Hạ chí

22/06 13:57 02/07 08:12 - Tiểu thử

18/07 00:47 - Đại thử

22/07 02:20 02/08 15:20 - Lập thu

18/08 03:27 - Xử thử

20/08 13:32 02/09 12:30 - Bạch lộ

17/09 18:23 - Thu phân

18/09 23:52 02/10 21:00 - Hàn lộ

17/10 20:37 - Sương giáng

18/10 09:47 01/11 17:34 - Lập đông

16/11 12:29 - Tiểu tuyết

16/11 19:50 01/12 06:01 - Đại tuyết

15/12 22:57 - Đông chí

16/12 06:33 30/12 16:06 - Tiểu hàn

Nhưng cần gì phải tra cứu, tính toán mất nhiều thời gian như vậy khi mà không có khả năng dự đoán được các tai họa đó thuộc đại vận nào. Nếu biết dự đoán thì cứ tính các tai họa đó thuộc cả 2 đại vận thì sẽ biết ngay thôi không cần phải mất thì giờ vô ích như vậy.

Sau đây là đáp án của Linhlingling đưa ra:

Linglingling đã viết: trang 5 của chủ đề "Uyên Hải Tử Bình - Thiệu Vĩ Hoa" trong mục Tử Bình (cũng trang 5) bên trang web “tuvilyso.com“.

"giải lá số theo tứ trụ : năm tân hợi-tháng tân sửu-ngày giáp tí-giờ giáp tuất (cung mệnh :quí tỵ)- 7tuổi vào đại vận : canh tí. 2tân-2giáp rõ ràng : cách taọ thành 2can không lẫn lộn. xét bề ngoài là người phú quí. sinh sau tiết đại hàn tuyết lạnh giáp mộc 2hàng không chế được 2tân. hợi,tí không nuôi mà còn làm suy mộc. may có bính hoả tàng trong chi giờ (tuất)& trong chi tỵ (cung mệnh) kiềm chế tân kim, đẩy lui bớt hàn khí làm tan hàn khí nơi tí -hợi mà dưỡng sinh cho giáp mộc. cũng 2 hoả này sưởi ấm cho giáp mộc. nên giáp mộc có thể có ích vô cùng. tháng có quí nhân nên là người có ý chí tự phấn đấu. dụng thần lấy hoả xua tan hàn khí. 38 tuổi vào vận đinh dậu đến năm 47 tuổi là năm đinh dậu bước ra làm quan đến 58 tuổi từ quan về nhà để toàn tâm nghiên cứu học thuật. dù được vời làm quan nhưng từ chối. vậy 3 đại vận : đinh dậu, bính thân, ất mùi là đều tốt cả. năm 67 tuổi trực vận MÙI-tuế trực ĐINH TỴ-tiểu hạn ĐINH HỢI-vừa khi SỬU TUẤT tam hình -lại gặp tỵ-hợi là lục hãm nên đã mất do già yếu. Với danh "ẩn dật cư sĩ ": danh tiếng cuộc đời trước sau hoàn hảo không hề bị bôi nhọ. Triều đình khen thưởng χ phí tiền tang tuất. truy tặng tên thụỵ cho ông-càng về sau tên tuổi ông càng vẻ vang. (trích ) -đây là mệnh phả của nhà dịch học thiệu ung.

"

Chắc người dịch đoạn gia phả này đã "Đãng Trí" nhầm từ "...qua năm Đinh Dậu..." thì lại dịch là "...đến năm Đinh Dậu..."

Share this post


Link to post
Share on other sites

27/12 17:37 31/12 10:07 - Tiểu hàn

Tôi cứ tưởng ông bạn đã lần mò tính Can Chi các ngày 1/3 của từng năm ngược lại 1000 năm về trước để biết ngày 1/3 của năm 1012 có Can Chi là gì thì từ đó kết hợp với ngày giờ giao lệnh của tháng Sửu năm 1011 mới biết được đại vận khởi khi nào. Nay thấy ông bạn viết như vậy tôi thật là thất vọng.

Gì mà thất vọng? Ngày 1/3/1012 là ngày gì? Đó là ngày Giáp Thìn, tháng Quý Mão, năm Nhâm Tí, có liên can gì đến tứ trụ năm tân hợi-tháng tân sửu-ngày giáp tí-giờ giáp tuất ???

Tôi chỉ nói là khi chuyển can chi sang ngày dương lịch thì phải biết rõ ngày nào như trong 3 ngày đã nêu ra, vì chúng đều là ngày Giáp Tí đúng với tứ trụ được đưa ra. Tôi không hề tính kiểu làm sao cho đúng với các sự việc đã xảy ra, chẳng khác gì ông bạn cũng cứ gọt chân cho vừa giầy, như ông bạn thường trách khứ người khác vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gì mà thất vọng? Ngày 1/3/1012 là ngày gì? Đó là ngày Giáp Thìn, tháng Quý Mão, năm Nhâm Tí, có liên can gì đến tứ trụ năm tân hợi-tháng tân sửu-ngày giáp tí-giờ giáp tuất ???

Tôi chỉ nói là khi chuyển can chi sang ngày dương lịch thì phải biết rõ ngày nào như trong 3 ngày đã nêu ra, vì chúng đều là ngày Giáp Tí đúng với tứ trụ được đưa ra. Tôi không hề tính kiểu làm sao cho đúng với các sự việc đã xảy ra, chẳng khác gì ông bạn cũng cứ gọt chân cho vừa giầy, như ông bạn thường trách khứ người khác vậy!

1 - Theo Tử Bình thì ông bạn dựa vào đâu để khẳng định ngày 1/3/1011 là ngày Giáp Thìn theo dương lịch (vì lời giải trong gia phả mà linglingling đưa ra là luận theo Tử Bình có nghĩa là Tứ Trụ đó lấy theo Tử Bình chứ không phải lấy theo Tử Vi).

2 - Nếu là một người biết Tử Bình (chỉ cần trình độ ABC) là có thể hiểu được muốn xác định năm khởi của đại vận thì phải biết ngày 1/3 của năm sinh của người đó thuộc can chi gì, sau đó tính đến ngày sinh của người đó là ngày bao nhêu (mùng 5/7, hay 23/10....chẳng hạn) tiếp theo là cần phải biết giao lệnh của tháng sinh đó (tháng trước hoặc sau tháng sinh tùy vào nam hay nữ và năm sinh đó là dương hay âm) thì mới có thể tinh được sau bao nhiêu ngày, tháng, giờ mới bắt đầu đại vận.

3 - Tại sao ông bạn dám nói tôi là "Gọt Chân Cho Vừa Dầy" ? Khi mà bọn con nít đọc các bài luận này của tôi cũng thừa hiểu là tôi phải đưa ra các lý thuyết mới thì mới có thể giải thích được ví dụ này. Đó chính là phương pháp "Tìm Dầy Cho Vừa Chân". Tức từ các ví dụ trong thực tế xây dựng lên lý thuyết (đó chính là nội dung cuốn sách của tôi).

Qua đây đủ chứng minh ông bạn không biết tý gì về Tử Bình cả mà dám lên mặt dậy người khác. Đúng là loại "Ngọng" thì hay nói có khác.

Tôi chỉ có thể khuyên ông bạn là : Muốn lên mặt dậy người khác thì hãy nhờ các Viện Sĩ của "Học viện Sài Đồng Sổng VanQuyTang" tư vấn trước đi rồi hãy phát ngôn ở mục này của tôi.

Bye....bye....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Yêu cầu bạn thieukim không tranh luận ngoài luồng bài học của thầy VuLong.

Đúng là thầy Vulong đang tìm giày cho vừa chân. Đây là chương trình rất khoa học thực nghiệm.

Các môn học huyền học khác cũng vậy. Như Phong thủy chắc chắn các phong thủy sư cũng căn cứ vào thực tế từng ngôi nhà mà đưa ra luận thuyết của mình.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào thầy VULONg và các ACE,

Đăng ký thành viên website này đã vài tháng nhưng vẫn chưa thể tìm hiểu về môn này. Tuy nhiên, được biết môn học này có thể ứng dụng vào việc đặt tên cho con để cải thiện vận mệnh (không biết có chính xác không?).

Xin mạn phép nhờ thầy VULONg tư vấn giúp vấn đề này. Nếu có thể ứng dụng trong việc đặt tên cho con thì xin thầy VULONG giúp cho bé sau: Nam sinh lúc 21h10 ngày 16/09/2011 (nhằm ngày 19/08 năm Tân Mão).

Xin cám ơn thầy và các ACE.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào thầy VULONg và các ACE,

Đăng ký thành viên website này đã vài tháng nhưng vẫn chưa thể tìm hiểu về môn này. Tuy nhiên, được biết môn học này có thể ứng dụng vào việc đặt tên cho con để cải thiện vận mệnh (không biết có chính xác không?).

Xin mạn phép nhờ thầy VULONg tư vấn giúp vấn đề này. Nếu có thể ứng dụng trong việc đặt tên cho con thì xin thầy VULONG giúp cho bé sau: Nam sinh lúc 21h10 ngày 16/09/2011 (nhằm ngày 19/08 năm Tân Mão).

Xin cám ơn thầy và các ACE.

Xin bổ sung:

Họ tên cha: Dương Anh Tuấn, sinh ngày 15/01/1981 (dương lịch)

Họ tên mẹ: Phạm thị Thùy Trang, sinh ngày 05/10/1982 (dương lịch)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học hỏi

Xin bác Vũ Long làm ơn giải đáp một số thắc mắc của tôi :

1/ Trong điểm hạn kị vượng không thấy Bácnói can chi phải động mới có điểm kị vượng nhưng trong một số ví dụ lại thấyBác nói vì can hay chi động nên có điểm kị vượng.Vậy có cần điều kiện can haychi phải động mới có điểm kị vượng không ?

2/Tôi dã đọc đi đọc lại nhiều lần mà vẫnkhông lĩnh hội được cách tính điểm vượng của công thức Y6/b và các điểm96a,96b,96c.Rất mong Bác diễn giải dễ hiểu hơn hoặc cho ví dụ.

3/ Trong điểm hạn kị vượng Bác chỉ mớinói cộng thêm điểm vượng của tuế vận để biết có điểm kị vượng không,vậy cộng thêm như thế nào ?chỉ cộng thêm can chi tuế vận hay cả can chi tiểu vận và giảm thế nào để vàotâm?

4/Bài Y8 tại sao chỉ 2 trụ TKĐKcó chithìn tí mới là TKĐKcòn các chi tuất tí,dần thìn,dần tuất, mùi hợi,sửu hợi…lạikhông phải THĐK?

5/ Câu 160/7có câu chú ý gồm2 ý: hay tamhợp ở trước và với tam hợp ở sau khác nhau thế nào?

6/Câu 160/55;113;157a và câu 159/12 cùngcó 3 trụTKĐX tại sao 1 câu thì giảm đh.còn 1 câu thì tăng đh.?

7/ Các câu 161/55;162/55;113;157a và163/62liệu có mâu thuẫn giữa tăng và giảm đh.không?

8/Câu 168 Bác nói trụ đang mang vậnhạn,có phải là các trụ năm,tháng,ngày,giờ đại diện cho các lứa tuổi không?

9/Trong xung hợp tranh phá cụ Thiệu nói:có hợp thì không có xung,có xung thì khôngcóhợp,

Vậy ở câu 100/61 khi chi tiểuvận lâm tử mộ tuyệt thì không phá được hợp.Vậy theo Bác khi đó xung giữa TV.vớiĐVLN.có hay không có điểm hạn nữa?

10/Trong ví dụ tranh phá hợp của địa chi,theo cụ Thiệu:sinh xuất chi sinh chỉ tiết khí nên bị giảm độ vượng ít hơn ,còn khắc xuất bị hao khí nên chi khắc bịgiảm độ vượng nhiều hơn,trong ví dụ Bác nói:vì mùi phải sinh dậu gần nên giảm 2/3đv.vàmão phải khắc sửu gần nên bị giảm1/3đv. Phải chăng do Bác đánh máy lầm?

11/Điều 92b và 92c nếu 1chi khắc LN.haykhắc gần chi tháng mà lâm tử mộ tuyệt nó có còn gây thêm được 1đh. hay0,5đh.không?

12/ Ở ví dụ 67 Bác dự đoán:có 3 dần xung2 thân vào mùa hè mộc suy kim vượng nên bị bệnh gan.Khi gặp trường hợp như trênliệu ta có thể đưa thêm 1 dự đoán : vào mùa đông kim suy mộc vượng có thể mắcbệnh phổi không, vì mộc có 3 mà kim chỉ có 2 nên phản khắc?

13/Cũng ví dụ 67 theo qui tắc tính điểmhạn kị vượng: mỗi can chi thuộc hành kị vượngđều có điểm hạn bằng hành củanó,trừ can chi tiểu vận,vậy sao ất đại vận lại chỉ có 0,25đh.

14/ Mục Thiên nguyên điểm 4 Bác giảng :can ngày ngũ hợp với can tháng hay can giờ dù có dẫn hoá,nếu gặp can lộ hay cantang khắc hoá hành của nó thì nó cũng không hoá được vậy, can này hợp với cantuế vận, can năm hợp với can tháng, hay can năm tháng hợp với can tuế vận thìcó chịu chi phối bởi quy luật này không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học hỏi

Xin bác Vũ Long làm ơn giải đáp một số thắc mắc của tôi :

1/ Trong điểm hạn kị vượng không thấy Bácnói can chi phải động mới có điểm kị vượng nhưng trong một số ví dụ lại thấyBác nói vì can hay chi động nên có điểm kị vượng. Vậy có cần điều kiện can hay chi phải động mới có điểm kị vượng không ?

Tới mai hoặc ngày kia tôi mới nói đến điểm hạn của kỵ vượng (trước tôi chỉ nói qua để mọi người biết những ứng dụng của các điểm hạn của ngũ hành).

2/Tôi dã đọc đi đọc lại nhiều lần mà vẫn không lĩnh hội được cách tính điểm vượng của công thức Y6/b và các điểm 96a,96b,96c.Rất mong Bác diễn giải dễ hiểu hơn hoặc cho ví dụ.

Y6/b - Có phải là phần sau không?

"b - Lực xung hay khắc của các địa chi

95/ Lực của 1 chi xung hay khắc với 1 hay nhiều chi và hợp với y chi bị giảm :

95a/19 - y/(y + 1).đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi gần.

95b/56 - y/(y + 1).đv và thêm 1/3.đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi cách 1 ngôi.

95c/89 - y/(y + 1).đv và thêm 1/2.đv ....................................với mỗi chi cách 2 ngôi."

Ví dụ như Y = 1 thì lực xung của chi đó với một chi ở gần bị giảm y/(y+1) = 1/(1+1) = 1/2. Nghĩa là lực đó bị giảm 1/2. Còn nếu nó xung hay khắc chi cách 1 ngôi (như chi trụ năm xung chi trụ giờ chẳng hạn) thì lực này bị giảm thêm 1/3 , vì vậy lực xung này chỉ còn 1/2.2/3 (đv).... Nếu xung chi cách 2 ngôi thì lực này chỉ còn 1/2.1/2 (đv).

Điều cần chú ý ở đây là lực xung của một chi với 1 chi hay với nhiều chi vẫn không thay đổi nhưng nếu nó hợp với y chi thì mỗi lực xung này chỉ còn 1/y.

Giả sử Dậu trụ năm có 9 đv tại lưu niên Mão thì mỗi lực xung của nó với Mão thái tuê và Mão trụ tháng đều là gần nên mỗi lực xung này vẫn là 9 đv (nếu nó không hợp với chi nào cả). Nhưng nếu nó hợp với Tị ở trụ ngày chẳng hạn thì mỗi lực xung này bị giảm 1/2 nên chỉ còn 9.1/2 đv = 4,5đv....

3/ Trong điểm hạn kị vượng Bác chỉ mới nói cộng thêm điểm vượng của tuế vận để biết có điểm kị vượng không,vậy cộng thêm như thế nào ?chỉ cộng thêm can chi tuế vận hay cả can chi tiểu vận và giảm thế nào để vào tâm?

Mai hoặc ngày kia tôi mới nói đến phần này.

4/Bài Y8 tại sao chỉ 2 trụ TKĐK có chi thìn tí mới là TKĐK còn các chi tuất tí,dần thìn,dần tuất, mùi hợi,sửu hợi…lại không phải THĐK?

Cái này tôi "Chôm" được của cụ Thiệu trong cuốn "Dự Đoán Theo Tứ Trụ" mà thôi.

5/ Câu 160/7 có câu chú ý gồm 2 ý: hay tam hợp ở trước và với tam hợp ở sau khác nhau thế nào?

"160b/7 – 1 trụ có khả năng TKĐX với các bán hợp và ngũ hợp (ví dụ 125) hay các tam hợp và tam hội không hóa có từ 3 chi trở lên (ví dụ 53a) nhưng nó không có khả năng TKĐX với tam hợp cục hay tam hội cục có ít nhất 4 chi.

(Chú ý : TKĐX với bán hợp hay tam hợp là chỉ tính chi của trụ TKĐX với các chi hợp với nó, còn TKĐX với tam hợp hay tam hội là tính tất cả các chi có trong tổ hợp đó)".

Ở đây tôi nhầm khi viết "TKĐX với bán hợp hay tam hợp", xin sửa lại thành "TKĐX với bán hợp hay lục hợp".

6/Câu 160/55;113;157a và câu 159/12 cùng có 3 trụ TKĐX tại sao 1 câu thì giảm đh. còn 1 câu thì tăng đh.?

"159/(12...) - Giữa tứ trụ với tuế vận và tiểu vận nếu có các TKĐX (kể cả TKĐX*) thì ngoài điểm hạn chính của chúng, chúng còn được thêm điểm hạn phụ như sau:

Nếu chúng có 2 trụ TKĐX với nhau thì chúng có thêm 0,05đh.

Nếu .............. 3 ................. .............................................0,1đh.

Nếu................4 .............................................................. 0,3đh.

Nếu................5 .............................................................. 0,3.2đh.

Nếu................6 .............................................................. 0,3.5đh

Nếu ...............7 ...............................................................0,3.8đh ?"

"162/(55;113;157a) – Một trụ (hay nhiều trụ giống nhau) TKĐX với ít nhất 2 trụ giống nhau thì điểm hạn của mỗi TKĐX bị giảm ¼ và nếu can chủ khắc khắc được 2 can của 2 trụ giống nhau này có điểm hạn thì điểm hạn của mỗi TKĐX bị giảm thêm ít nhất ¼ đh."

2 câu này nội dung hoàn toàn khác nhau. Câu 159/(12...) cho biết điểm hạn được thêm này phụ thuộc vào tổng số trụ tham gia TKĐX mà thôi.

Còn câu 162/.... thì cho biết điểm hạn của mỗi lực TKĐX đó bị giảm 1/4 nếu nó TKĐX với 2 trụ giống nhau và mỗi lực TKĐX được tăng 1/4 nếu có 2 trụ giống nhau TKĐX với 1 trụ (chú ý các trụ có can chủ khắc chính là các trụ chủ của TKĐX).

7/ Các câu 161/55;162/55;113;157a và163/62liệu có mâu thuẫn giữa tăng và giảm đh.không?

"161/55 – Nếu có it nhất 2 trụ giống nhau mà chúng chỉ TKĐX với 1 trụ khác thì điểm hạn của mỗi TKĐX được tăng ¼ .

162/(55;113;157a) – Một trụ (hay nhiều trụ giống nhau) TKĐX với ít nhất 2 trụ giống nhau thì điểm hạn của mỗi TKĐX bị giảm ¼ và nếu can chủ khắc khắc được 2 can của 2 trụ giống nhau này có điểm hạn thì điểm hạn của mỗi TKĐX bị giảm thêm ít nhất ¼ đh..

163/62 - Nếu tuế vận cùng gặp hay 2 trụ giống nhau ở trong tứ trụ TKĐK với các trụ khác giống nhau thì điểm hạn chính của mỗi TKĐK này được tăng gấp đôi, khi đó các trụ khác giống với hai trụ này TKĐK với các trụ đó điểm hạn cũng được tăng gấp đôi (hay 25% , 50% ?)."

Câu 162/... nói lại ý của câu 161/... nhưng có thêm điều kiện "nếu can chủ khắc khắc được 2 can của 2 trụ giống nhau này" ... vì 2 can của 2 trụ giống nhau này bị hợp thì nó không thể khắc được, có vậy thôi.

Câu 163/ ... đề cập tới tuế vận gặp nhau hay 2 trụ trong Tứ Trụ giống nhau mà TKĐX với 1 trụ thì lực TKĐX này được tăng gấp đôi. Rõ ràng là 3 câu này đề cập tới 3 trường hợp khác nhau.

8/Câu 168 Bác nói trụ đang mang vận hạn, có phải là các trụ năm, tháng, ngày, giờ đại diện cho các lứa tuổi không?

Đúng như vậy (tôi đã định nghĩa các Trụ mang vận hạn ở phần "Địa Nguyên" thì phải.

9/Trong xung hợp tranh phá cụ Thiệu nói: có hợp thì không có xung, có xung thì không có hợp,

Vậy ở câu 100/61 khi chi tiểu vận lâm tử mộ tuyệt thì không phá được hợp. Vậy theo Bác khi đó xung giữa TV với ĐV LN. có hay không có điểm hạn nữa?

"100/(19;22;61) - Tý, Ngọ, Mão và Dậu giữa tiểu vận và tuế vận xung với nhau chỉ phá được bán hợp, lục hợp hay tam hợp có 3 chi, trừ chi tiểu vận tử, mộ hay tuyệt ở tuế vận."

Lực xung để tranh phá hợp thì tính bằng điểm vượng của chi đó ở lưu niên còn lực xung khắc gây ra điểm hạn thì không liên quan gì tới điểm vượng cả (2 điều này hoàn toàn khác nhau). Cho nên tôi đã nói trước là các lực này chỉ để xét sự tranh phá hợp của các địa chi.

10/Trong ví dụ tranh phá hợp của địa chi,theo cụ Thiệu: sinh xuất chi sinh chỉ tiết khí nên bị giảm độ vượng ít hơn , còn khắc xuất bị hao khí nên chi khắc bị giảm độ vượng nhiều hơn, trong ví dụ Bác nói: vì mùi phải sinh dậu gần nên giảm 2/3đv, và mão phải khắc sửu gần nên bị giảm 1/3đv. Phải chăng do Bác đánh máy lầm?

Phương pháp của tôi không liên quan gì tới phương pháp của cụ Thiệu cả. Bởi vì khởi nguồn là 2 phương pháp xác định Thân vượng hay nhược của tôi và của cụ Thiệu hoàn toàn khác nhau. Tất cả các giả thiết của tôi được đưa ra khi tôi nghiên cứu các ví dụ đã xẩy ra trong thực tế mà thôi.

11/Điều 92b và 92c nếu 1 chi khắc LN hay khắc gần chi tháng mà lâm tử mộ tuyệt nó có còn gây thêm được 1đh. hay 0,5đh không?

Điểm hạn của các chi xung khắc nhau không liên quan gì tới độ vượng suy của chúng.

12/ Ở ví dụ 67 Bác dự đoán: có 3 dần xung 2 thân vào mùa hè mộc suy kim vượng nên bị bệnh gan. Khi gặp trường hợp như trên liệu ta có thể đưa thêm 1 dự đoán : vào mùa đông kim suy mộc vượng có thể mắc bệnh phổi không, vì mộc có 3 mà kim chỉ có 2 nên phản khắc?

Thú thực là đến bây giờ tôi vẫn chưa xác định được chính xác mà chỉ biết đại khái: nếu 2 hành xung khắc nhau thì tai họa thường liên quan tới 2 hành này và cũng thường xẩy ra vào 2 mùa của 2 hành này bất kể chúng là hành vượng hay nhược, hành bị khắc hay là hành chủ khắc.

13/Cũng ví dụ 67 theo qui tắc tính điểm hạn kị vượng: mỗi can chi thuộc hành kị vượng đều có điểm hạn bằng hành của nó,trừ can chi tiểu vận,vậy sao ất đại vận lại chỉ có 0,25đh.

Vì Ất bị Canh khắc 1 lực có 0,5đh nên Ất có 0,5đh kỵ vượng sẽ bị giảm 1/2 còn 0,25đh (chú ý : quy ước nếu 1 lực khắc có x đh thì điểm hạn bị khắc sẽ giảm x% - tức giảm theo tỷ lệ thuận).

14/ Mục Thiên nguyên điểm 4 Bác giảng : can ngày ngũ hợp với can tháng hay can giờ dù có dẫn hoá, nếu gặp can lộ hay can tàng khắc hoá hành của nó thì nó cũng không hoá được vậy, can này hợp với can tuế vận, can năm hợp với can tháng, hay can năm tháng hợp với can tuế vận thì có chịu chi phối bởi quy luật này không ?

"a – Can ngày chỉ hợp được với can tháng và can giờ. Nếu can ngày chỉ hợp với can tháng hay can giờ thì chúng không thể hóa được cục nếu trong tứ trụ xuất hiện hành quan-sát của hóa cục này (nghĩa là hành khắc hành của hóa cục này, kể cả hành quan-sát này chỉ có các can tàng phụ (?)) mặc dù có hành của chi tháng hay hành của hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa, còn nếu 2 can hợp với 1 can thì ngũ hợp này không bao giờ có thể hóa được cục."

Can ngày hợp với can tuế vận hóa hay không hóa đều giống như các can khác (tôi đã nói ở phần "Quy tắc ... giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận"). Nó chỉ có khác là khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm thì số điểm vượng của can ngày không bị mất và hành mà can ngày hóa không được thêm số điểm vượng của can ngày. Dĩ nhiên hành của Thân vẫn không thay đổi.

(Chú ý : Mọi người muốn thắc mắc điều gì xin trích nội dung câu cần hỏi ra đây để tôi đỡ mất thì giờ tìm chúng).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họchỏi

Chàobác Vũ Long

Vôcùng cảm ơn Bác đã giải đáp 14 thắc mắc của tôi dể tôi lĩnh hội được tốt hơn bài giảng . Tôi xin lỗi Bác vì chưa nắmđược qui tắc nêu thắc mắc làm bác phiền lòng .

Xinphép Bác cho hỏi them một số điều chưa rõ :

Câu2 Bác giải thích:

. Giảsử Dậu trụ năm có 9 đv tại lưu niên Mão thì mỗi lực xung của nó với Mão tháituê và Mão trụ tháng đều là gần nên mỗi lực xung này vẫn là 9 đv (nếu nó khônghợp với chi nào cả). Nhưng nếu nó hợp với Tị ở trụ ngày chẳng hạn thì mỗi lựcxung này bị giảm 1/2 nên chỉ còn 9.1/2 đv = 4,5đv...

Có phải ở đây Bác lấy đv của Dậu ở trụ năm theo chiLưu niên chứ không lấy theo lệnh tháng Mão đúng không ạ ?

Câu 3 :

3/Trong điểm hạn kị vượng Bác chỉ mới nói cộng thêm điểm vượng của tuế vận đểbiết có điểm kị vượng không,vậy cộng thêm như thế nào ?chỉ cộng thêm can chituế vận hay cả can chi tiểu vận và giảm thế nào để vào tâm?

Mai hoặc ngày kia tôi mới nói đến phầnnày.

Thắc mắc của tôi còn 1 ý : điểm kị vượng khi vào tâm thì không giảmhay giảm thế nào ?

Tôi đã đọc đi đọc đọc lại phần “Cách tính điểm kị vượng “ thìchưa thấy nói rõ khi nó vào tâm phải giảm hay không giảm . Khi đọc kỹ ví dụminh họa thì biết nó vào thẳng tâm chứ không bị giảm . Về điêm này xin phép Bácđược nêu 1 ý riêng là như thế thì không hợp lý : Bởi vi,tương quan giữa can chituế vận với can chi ngày chỉ là tươngquan gần,giống như giữa can chi tháng hay giờ với can chi ngày, nên độ kị vượng của can tuế vận vào tâm thì khônggiảm,còn độ kị vượng của chi tuế vận vàotâm cũng phải giảm 2/5 mới hợp lý .

Mặt khác với can chi tứ trụ phảithực hiện các tương quan sinh khắc và luật vào tâm mới thành điểm kị vượng ởvùng tâm, còn can chi tuế vận chỉ cần lấy độ vượng của nó theo chi ĐV,LN mà ởchi LN lại có gấp 2 lần độ vượng và vào thẳng tâm cũng là không hợp lý. Bởi lẽTứ trụ là cái khuôn hoạch định sự may rủi của cả đời người, Đại vận chỉ khảnăng may rủi nào xảy ra trong 10 năm ấy, Lưu niên chỉ may rủi nào sẽ xảy ratrong năm đó. Theo tôi việc số hoá phải lấy Tứ trụ quan trọng nhất rồi đến ĐVcuối cùng là LN mới hợp lý .

Câu 9 :

9/Trong xung hợp tranh phá cụ Thiệu nói: có hợp thì không cóxung, có xung thì không có hợp,

Vậy ở câu 100/61 khi chi tiểu vận lâm tử mộ tuyệt thì không phá được hợp. Vậytheo Bác khi đó xung giữa TV với ĐV LN. có hay không có điểm hạn nữa?

"100/(19;22;61) - Tý,Ngọ, Mão và Dậu giữa tiểu vận và tuế vận xung với nhau chỉ phá được bán hợp,lục hợp hay tam hợp có 3 chi, trừ chi tiểu vận tử, mộ hay tuyệt ở tuếvận."

Lực xung để tranh phá hợp thì tính bằngđiểm vượng của chi đó ở lưu niên còn lực xung khắc gây ra điểm hạn thì khôngliên quan gì tới điểm vượng cả (2 điều này hoàn toàn khác nhau). Cho nên tôi đãnói trước là các lực này chỉ để xét sự tranh phá hợp của các địa chi.

Xin lỗi Bác tôi đã nêu thắcmắc chưa rõ ý . ý tôi hỏi là : khi xung không phá được hợp lúc tính điểm hạnthì điểm hạn của xung có phải tính không ?

Câu 11 :

11/Điều 92b và 92c nếu 1 chi khắc LN hay khắc gần chi thángmà lâm tử mộ tuyệt nó có còn gây thêm được 1đh. hay 0,5đh không?

Điểm hạn của các chi xung khắc nhaukhông liên quan gì tới độ vượng suy của chúng.

Vâng tôi cũng đã nắm được nội dung như Bác giải đáp,song tôi hỏi như trên vì ở ví dụ 10 thấy Bác giảng :

e - Đinh lưuniên khắc Canh trụ giờ, vì vậy 2 can này được xem là động. mặc dù lực khắc nàycó 0đh vì Đinh nhược cả ở đại vận và lưu niên và dĩ nhiên Đinh không có điểmcan vượng (nếu nó vượng ở lưu niên Hợi sẽ có 1đh đúng bằng điểm hạn của hànhcủa nó, còn nếu nó chỉ vượng ở đại vận thì có 0,5đh). Canh trụ giờ mặc dù độngnhưng nó thất lệnh và nhược cả ở đại vận và lưu niên nên không có điểm hạn can.

Vậy chi có giống can là khi nó lâm suy nhược ở cả ĐVLN thì nókhông gây được đh nữa không ?

Xin Bác giải thích cho một số thắc mắckhác :

Câu 1 : Trong mục tranh hợp Bác mới giảng :

1 -Nếu chỉ có 2 chi giống nhau mang hành chủ khắc cùng ở trong tứ trụ hợp với chiđại vận hay thái tuế hoặc hợp với cả chi đại vận và thái tuế (nếu chúng giốngnhau) thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên chúng không thể hóa đượccục.

2 – Nếu chi đại vận và thái tuếgiống nhau có hành là chủ khắc hợp với chi tiểu vận hay hợp với một hay vớinhiều chi giống nhau trong Tứ Trụ cũng như hợp với chi tiểu vận và các chitrong Tứ Trụ giống với chi tiểu vận thì tổ hợp này cũng được gọi là tranh hợpthật nên nó cũng không thể hóa được cục

Tronglục hợp bán hợp còn có hợp từ sinh ,nếu 2chi chủ sinh cùng ở tứ trụ hay cùng ởtuế vận thì chúng là tranh hợp thật hay tranh hợp giả ?

Trong trường hợp 2 chi chủ sinh và chi đượcsinh cùng ở trong tứ trụ (ví dụ:2 ngọ kề 2 bên mùi) thì có là tranh hợp thậtkhông? Đến khi tính điểm hạn của 1 năm nào đó thì phải tính điểm hạn của hợpcục hay cuả xung ?

Câu2 : Trong phần can chi sinh khắc nhau Bác giảng :

4 - Khả năng khắc nhau của các can chi trong tứ trụ

(Chú ý: Ở phần “Xác định Thân vượng hay nhược” này chỉ xét sự khắc của NgũHành)

a - Can và chi cùng trụ khắc với nhau được gọi là khắc trực tiếp. Can hay chibị khắc trực tiếp bị giảm ½ đv (điểm vượng) của nó và nó không có khả năng nhậnđược sự sinh của can hay chi cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được vớicác can hay chi khác.

b - Can hay chi bị khắc gần (tức không cùng trụ) bị giảm 1/3đv của nó và nókhông có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được vớicác can chi khác.

c – Nếu can hay chi bị khắc cách 1 ngôi thì nó bị giảm 1/5v của nó, nhưng nóvẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chikhác.

d – Nếu can hay chi bị khắc cách 2 ngôi thì nó bị giảm 1/10đv của nó, nhưng nóvẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chikhác.

e – Nếu can chi bị khắc cách 3 ngôi thì nó bị giảm 1/20đv của nó, nhưng nó vẫncó khả năng nhận sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.

6 – Can và chi cùng trụ sinh cho nhau

Xem các giả thiết từ 81/ tới 85/ của chương 14.

(81/39 - Thân vượng, kiêu ấn ít nhưng kiêu ấn phải là chi của trụ tháng và nóphải ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng, nếu can và chi của trụtháng không bị khắc gần hay chúng không cùng bị hợp thì can tháng có thể sinhcho chi tháng ít nhất 1/5 đv của nó.

82/45 – Nếu can và chi cùng trụ sinh được cho nhau thì can hay chi chủ sinh bịgiảm ít nhất 1/10đv của nó chỉ khi nó là Thực Thương (và được lệnh?).

83/ - Can và chi cùng trụ không có khả năng sinh hay khắc với nhau nếu chúngcùng bị hợp.

84/ - Các can hay chi trong tổ hợp không hóa luôn luôn khắc được các can haychi trong cùng tổ hợp.

85/ – Nếu can và chi cùng trụ không cùng bị hợp và can hay chi này không bịkhắc gần thì chúng có thể sinh cho nhau 1/3đv của chúng chỉ khi can (hay chi)chủ sinh có can (hay chi) bên cạnh cùng hành (bất kể can (hay chi) bên cạnh nàybị khắc gần hay trực tiếp cũng như kể cả hành cũ và hành mới mà nó hóa cục) vའđv nếu can (hay chi) bên cạnh mang hành sinh cho nó (bất kể can (hay chi) bêncạnh này bị khắc gần hay trực tiếp cũng như kể cả hành cũ và hành mới mà nó hóacục)).

Trongtương quan sinh khắc cổ nhân rất coi trọng sự cân bằng , vì cân bằng là quiluật tồn tại của vũ trụ trong sự đấu tranh của 2 mặt đối lập của cả Triết họcĐông Tây. Trong lá số nếu sinh nhiều hơn khắc thì sẽ gặp may nhiều hơn rủi, nếugặp khăc nhiều hơn sinh thì sẽ gặp rủi nhiều hơn may.Nhưng trong bài giảng Bác chokhắc có thể xảy ra ở mọi vị trí, còn sinh chỉ có ở can chi cùng 1 trụ.Như vậythì cứ 7 lần gặp khắc mới gặp được 1 lần sinh,đã thế can chi chủ sinh còn phảicó can chi ở gần cùng hành hay sinh cho nó, như vậy sác xuất lần được sinh giảmđi 3/5 nữa , có nghĩa rằng : cứ 21 lần gặp khắc mới gặp được có 1 lần sinh . Đây là một sự mất cân bằng ghê gớm.

Cổ nhân coi lực cùng hành trợ giúp nhau manhhơn lực sinh cho nhau, bài giảng lại cho khi can chủ sinh có can chi bên cạnhcùng hành thì chỉ sinh cho nhau 1/3 điểm vượng của can chủ sinh , còn khi canchi bên cạnh sinh cho nó thì lại được như những ½ điểm vượng của can chủ sinh?

Câu 3 :

Trong bài “Thiên can” Bác giảng :

Trong bài “Thiên khắc địa xung” Bác giảng :

Còn nếu nó khắc từ 2 can trởlên có cùng dấu hay khác dấu thì nó chỉ được sử dụng max là 1,5đk, nhưng nó chỉcó thể gây ra các điểm hạn như sau :

Nếu nó khắc 1 can cùng dấu thì nó chỉ gây ra max là 1đh.

Nếu………....2 ………………………………........….....1,4 đh.

Nếu …… …..3 ……………………………....………......1,3 đh

Nếu .............4 .......................................................1,2đh.

Nếu .............5 .......................................................1,1 đh.

Nếu .............6 .......................................................1,0đh.

Theo cổ nhân khi 1 can khắccàng nhiều can hay càng nhiều can khắc 1 can thì càng xấu hơn 1 can khắc 1 can , bài giảng lại cho tổng lực khắc cuả1 can khắc với càng nhiều can càng nhỏhơn tổng lực khắc cuả 1 can khắc 2 can, như vậy có hợp lý không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họchỏi

Chàobác Vũ Long

Vôcùng cảm ơn Bác đã giải đáp 14 thắc mắc của tôi dể tôi lĩnh hội được tốt hơn bài giảng . Tôi xin lỗi Bác vì chưa nắmđược qui tắc nêu thắc mắc làm bác phiền lòng .

Xinphép Bác cho hỏi them một số điều chưa rõ :

Câu2 Bác giải thích:

. Giả sử Dậu trụ năm có 9 đv tại lưu niên Mão thì mỗi lực xung của nó với Mão tháituê và Mão trụ tháng đều là gần nên mỗi lực xung này vẫn là 9 đv (nếu nó không hợp với chi nào cả). Nhưng nếu nó hợp với Tị ở trụ ngày chẳng hạn thì mỗi lựcx ung này bị giảm 1/2 nên chỉ còn 9.1/2 đv = 4,5đv...

Có phải ở đây Bác lấy đv của Dậu ở trụ năm theo chi Lưu niên chứ không lấy theo lệnh tháng Mão đúng không ạ ?

Dúng như vậy, vì ở đây đang xét hạn tại lưu niên (tức năm Mão - thái tuê).

Câu 3 :

3/Trong điểm hạn kị vượng Bác chỉ mới nói cộng thêm điểm vượng của tuế vận để biết có điểm kị vượng không, vậy cộng thêm như thế nào ? chỉ cộng thêm can chi tuế vận hay cả can chi tiểu vận và giảm thế nào để vào tâm?

Mai hoặc ngày kia tôi mới nói đến phầnnày.

Thắc mắc của tôi còn 1 ý : điểm kị vượng khi vào tâm thì không giảm hay giảm thế nào ?

Tôi đã đọc đi đọc đọc lại phần “Cách tính điểm kị vượng “ thì chưa thấy nói rõ khi nó vào tâm phải giảm hay không giảm. Khi đọc kỹ ví dụ minh họa thì biết nó vào thẳng tâm chứ không bị giảm. Về điêm này xin phép Bác được nêu 1 ý riêng là như thế thì không hợp lý : Bởi vi, tương quan giữa can chi tuế vận với can chi ngày chỉ là tương quan gần, giống như giữa can chi tháng hay giờ với can chi ngày, nên độ kị vượng của can tuế vận vào tâm thì không giảm, còn độ kị vượng của chi tuế vận vào tâm cũng phải giảm 2/5 mới hợp lý .

Mặt khác với can chi tứ trụ phảithực hiện các tương quan sinh khắc và luật vào tâm mới thành điểm kị vượng ở vùng tâm, còn can chi tuế vận chỉ cần lấy độ vượng của nó theo chi ĐV, LN mà ở chi LN lại có gấp 2 lần độ vượng và vào thẳng tâm cũng là không hợp lý. Bởi lẽ Tứ trụ là cái khuôn hoạch định sự may rủi của cả đời người, Đại vận chỉ khả năng may rủi nào xảy ra trong 10 năm ấy, Lưu niên chỉ may rủi nào sẽ xảy ra trong năm đó. Theo tôi việc số hoá phải lấy Tứ trụ quan trọng nhất rồi đến ĐV cuối cùng là LN mới hợp lý .

Điều này tôi cũng đã toát mồ hôi để tính toán, thay đổi, thêm bớt cả rồi mới đưa ra các quy tắc tính thêm điểm vượng của các can chi động ở tuế vận. Hiện giờ nó đã đúng với các ví dụ mà tôi đã biết, còn sau này gặp ví dụ nào đó thấy sai sẽ tìm cách sửa tiếp. Đó là nguyên tắc xây dựng nên lý thuyết của cuốn sách này, chứ đừng suy luận theo ý muốn chủ quan của mình cho dù nhiều lúc nó có vẻ hợp lý, có logic.

Câu 9 :

9/Trong xung hợp tranh phá cụ Thiệu nói: có hợp thì không có xung, có xung thì không có hợp,

Vậy ở câu 100/61 khi chi tiểu vận lâm tử mộ tuyệt thì không phá được hợp. Vậy theo Bác khi đó xung giữa TV với ĐV LN. có hay không có điểm hạn nữa?

"100/(19;22;61) - Tý,Ngọ, Mão và Dậu giữa tiểu vận và tuế vận xung với nhau chỉ phá được bán hợp,lục hợp hay tam hợp có 3 chi, trừ chi tiểu vận tử, mộ hay tuyệt ở tuế vận."

Lực xung để tranh phá hợp thì tính bằng điểm vượng của chi đó ở lưu niên còn lực xung khắc gây ra điểm hạn thì không liên quan gì tới điểm vượng cả (2 điều này hoàn toàn khác nhau). Cho nên tôi đã nói trước là các lực này chỉ để xét sự tranh phá hợp của các địa chi.

Xin lỗi Bác tôi đã nêu thắc mắc chưa rõ ý. ý tôi hỏi là : khi xung không phá được hợp lúc tính điểm hạn thì điểm hạn của xung có phải tính không ?

Xung mà không phá được thì làm sao có điểm hạn được, nếu không thì cần gì tôi phải đưa ra các quy tắc tính để phá hợp cơ chứ. Điều này là một điều cơ bản mà chỉ có sách của thầy trò cụ Thiệu mà hầu như tất cả các sách khác từ Cổ tới Kim không hề có. Đó là quy tắc: "Các can chi trong một tổ hợp không có khả năng xung hay khắc các can chi bên ngoài tổ hợp và ngược lại".

Câu 11 :

11/Điều 92b và 92c nếu 1 chi khắc LN hay khắc gần chi tháng mà lâm tử mộ tuyệt nó có còn gây thêm được 1đh. hay 0,5đh không?

Điểm hạn của các chi xung khắc nhau không liên quan gì tới độ vượng suy của chúng.

Vâng tôi cũng đã nắm được nội dung như Bác giải đáp, song tôi hỏi như trên vì ở ví dụ 10 thấy Bác giảng :

e - Đinh lưu niên khắc Canh trụ giờ, vì vậy 2 can này được xem là động. mặc dù lực khắc này có 0đh vì Đinh nhược cả ở đại vận và lưu niên và dĩ nhiên Đinh không có điểm can vượng (nếu nó vượng ở lưu niên Hợi sẽ có 1đh đúng bằng điểm hạn của hành của nó, còn nếu nó chỉ vượng ở đại vận thì có 0,5đh). Canh trụ giờ mặc dù động nhưng nó thất lệnh và nhược cả ở đại vận và lưu niên nên không có điểm hạn can.

Vậy chi có giống can là khi nó lâm suy nhược ở cả ĐVLN thì nó không gây được đh nữa không ?

Điểm hạn can động là một can muốn có điểm hạn thì nó phải động và điểm hạn này phụ thuộc vào điểm vượng của nó ở lệnh tháng (nếu nó ở trong Tứ Trụ) và ở đại vận và lưu niên. Bây giờ tôi mới hiểu thắc mắc của bạn. Đúng là điểm hạn can động thì liên quan tới điểm vượng của nó mà tôi không để ý nói cho rõ. Nhưng tôi không hề nói tới điểm hạn của chi động, trừ nó thuộc hành kỵ vượng.

Xin Bác giải thích cho một số thắc mắc khác :

Câu 1 : Trong mục tranh hợp Bác mới giảng :

1 - Nếu chỉ có 2 chi giống nhau mang hành chủ khắc cùng ở trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế hoặc hợp với cả chi đại vận và thái tuế (nếu chúng giống nhau) thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên chúng không thể hóa được cục.

2 – Nếu chi đại vận và thái tuế giống nhau có hành là chủ khắc hợp với chi tiểu vận hay hợp với một hay với nhiều chi giống nhau trong Tứ Trụ cũng như hợp với chi tiểu vận và các chi trong Tứ Trụ giống với chi tiểu vận thì tổ hợp này cũng được gọi là tranh hợp thật nên nó cũng không thể hóa được cục

Câu 1 và 2 này tôi đã sửa lại như sau:

f – Thiên can và địa chi tranh hợp thật :

1 - Nếu 1 tổ hợp chỉ có can đại vận và can lưu niên là dương (đại diện cho nam) giống nhau mang hành chủ khắc hợp với can tiểu vận hay hợp với 1 can trong Tứ Trụ thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên 3 can này được xem như vô dụng.

2 - Nếu 1 tổ hợp chỉ có 2 can dương trong Tứ Trụ giống nhau mang hành chủ khắc hợp với can đại vận hay can lưu niên thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên 3 can này được xem như vô dụng.

3 - Nếu 1 tổ hợp chỉ có 2 chi dương (đại diện cho nam) giống nhau mang hành chủ khắc ở trong tứ trụ hợp với chi đại vận hoặc thái tuế thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên 3 chi này được xem như vô dụng.

4 – Nếu 1 tổ hợp chỉ có chi đại vận và thái tuế giống nhau mang dấu dương có hành là chủ khắc hợp với chi tiểu vận hay hợp với một chi trong Tứ Trụ thì tổ hợp này cũng được gọi là tranh hợp thật nên 3 chi này được xem như vô dụng.

Qua các ví dụ mới nghiên cứu gần đây tôi đã phải thay đổi lại suy luận trước đây của mình là can chi chủ khắc chỉ đại diện cho sự thống trị của can chi đó còn can chi mang dấu dương mới đại diện cho đàn ông cũng như 2 can hay 2 chi này chỉ hợp với 1 can hay 1 chi mà thôi.

Trong lục hợp bán hợp còn có hợp từ sinh, nếu 2 chi chủ sinh cùng ở tứ trụ hay cùng ở tuế vận thì chúng là tranh hợp thật hay tranh hợp giả ?

Trong trường hợp 2 chi chủ sinh và chi được sinh cùng ở trong tứ trụ (ví dụ:2 ngọ kề 2 bên mùi) thì có là tranh hợp thật không? Đến khi tính điểm hạn của 1 năm nào đó thì phải tính điểm hạn của hợp cục hay cuả xung ?

Ngoài 4 trường hợp tôi đã sửa lại ở trên còn các trường hợp khác chỉ là tranh hợp giả. Nhưng ngọ và 2 Mùi kề bên đều ở trong Tứ Trụ thì không hóa được mặc dù không phải là tranh hợp thật nhưng nếu 2 Mùi này ở tuế vận hoặc có thêm 1 Mùi ở tuế vận thì tổ hợp này vẫn hóa được.

Câu2 : Trong phần can chi sinh khắc nhau Bác giảng :

4 - Khả năng khắc nhau của các can chi trong tứ trụ

(Chú ý: Ở phần “Xác định Thân vượng hay nhược” này chỉ xét sự khắc của Ngũ Hành)

a - Can và chi cùng trụ khắc với nhau được gọi là khắc trực tiếp. Can hay chibị khắc trực tiếp bị giảm ½ đv (điểm vượng) của nó và nó không có khả năng nhậnđược sự sinh của can hay chi cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được vớicác can hay chi khác.

b - Can hay chi bị khắc gần (tức không cùng trụ) bị giảm 1/3đv của nó và nókhông có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được vớicác can chi khác.

c – Nếu can hay chi bị khắc cách 1 ngôi thì nó bị giảm 1/5v của nó, nhưng nóvẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chikhác.

d – Nếu can hay chi bị khắc cách 2 ngôi thì nó bị giảm 1/10đv của nó, nhưng nóvẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chikhác.

e – Nếu can chi bị khắc cách 3 ngôi thì nó bị giảm 1/20đv của nó, nhưng nó vẫncó khả năng nhận sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.

6 – Can và chi cùng trụ sinh cho nhau

Xem các giả thiết từ 81/ tới 85/ của chương 14.

(81/39 - Thân vượng, kiêu ấn ít nhưng kiêu ấn phải là chi của trụ tháng và nóphải ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng, nếu can và chi của trụtháng không bị khắc gần hay chúng không cùng bị hợp thì can tháng có thể sinhcho chi tháng ít nhất 1/5 đv của nó.

82/45 – Nếu can và chi cùng trụ sinh được cho nhau thì can hay chi chủ sinh bịgiảm ít nhất 1/10đv của nó chỉ khi nó là Thực Thương (và được lệnh?).

83/ - Can và chi cùng trụ không có khả năng sinh hay khắc với nhau nếu chúngcùng bị hợp.

84/ - Các can hay chi trong tổ hợp không hóa luôn luôn khắc được các can haychi trong cùng tổ hợp.

85/ – Nếu can và chi cùng trụ không cùng bị hợp và can hay chi này không bị khắc gần thì chúng có thể sinh cho nhau 1/3đv của chúng chỉ khi can (hay chi)chủ sinh có can (hay chi) bên cạnh cùng hành (bất kể can (hay chi) bên cạnh nàybị khắc gần hay trực tiếp cũng như kể cả hành cũ và hành mới mà nó hóa cục) và ½ đv nếu can (hay chi) bên cạnh mang hành sinh cho nó (bất kể can (hay chi) bên cạnh này bị khắc gần hay trực tiếp cũng như kể cả hành cũ và hành mới mà nó hóa cục)).

Trong tương quan sinh khắc cổ nhân rất coi trọng sự cân bằng , vì cân bằng là qui luật tồn tại của vũ trụ trong sự đấu tranh của 2 mặt đối lập của cả Triết học Đông Tây. Trong lá số nếu sinh nhiều hơn khắc thì sẽ gặp may nhiều hơn rủi, nếugặp khăc nhiều hơn sinh thì sẽ gặp rủi nhiều hơn may. Nhưng trong bài giảng Bác cho khắc có thể xảy ra ở mọi vị trí, còn sinh chỉ có ở can chi cùng 1 trụ. Như vậy thì cứ 7 lần gặp khắc mới gặp được 1 lần sinh, đã thế can chi chủ sinh còn phải có can chi ở gần cùng hành hay sinh cho nó, như vậy sác xuất lần được sinh giảm đi 3/5 nữa, có nghĩa rằng : cứ 21 lần gặp khắc mới gặp được có 1 lần sinh. Đây là một sự mất cân bằng ghê gớm.

Cổ nhân coi lực cùng hành trợ giúp nhau manh hơn lực sinh cho nhau, bài giảng lại cho khi can chủ sinh có can chi bên cạnh cùng hành thì chỉ sinh cho nhau 1/3 điểm vượng của can chủ sinh, còn khi can chi bên cạnh sinh cho nó thì lại được như những ½ điểm vượng của can chủ sinh?

Thì tôi đã nói rồi, mọi giả thiết mà tôi đã đưa ra phải phù hợp với các ví dụ mà tôi đã nghiên cứu cho dù nó khác với suy luận của các sách mà các cổ nhân đã để lại. Còn vì sao khác thì chỉ có những người phát minh ra Học Thuyết ÂM Dương Ngũ Hành và bảng Nạp Âm 60 năm Giáp Tý mới có thể giải thích được còn những người sau này viết nên các cuốn sách mà hiện giờ chúng ta đang đọc cũng như chúng ta đang suy luận như bây giờ mà thôi. Đừng có thần thánh họ quá như vậy.

Câu 3 :

Trong bài “Thiên can” Bác giảng :

Trong bài “Thiên khắc địa xung” Bác giảng :

Còn nếu nó khắc từ 2 can trởlên có cùng dấu hay khác dấu thì nó chỉ được sử dụng max là 1,5đk, nhưng nó chỉ có thể gây ra các điểm hạn như sau :

Nếu nó khắc 1 can cùng dấu thì nó chỉ gây ra max là 1đh.

Nếu………....2 ………………………………........….....1,4 đh.

Nếu …… …..3 ……………………………....………......1,3 đh

Nếu .............4 .......................................................1,2đh.

Nếu .............5 .......................................................1,1 đh.

Nếu .............6 .......................................................1,0đh.

Theo cổ nhân khi 1 can khắc càng nhiều can hay càng nhiều can khắc 1 can thì càng xấu hơn 1 can khắc 1 can , bài giảng lại cho tổng lực khắc cuả 1 can khắc với càng nhiều can càng nhỏ hơn tổng lực khắc cuả 1 can khắc 2 can, như vậy có hợp lý không ?

Với tôi mọi giả thiết mà tôi đã đưa ra phải phù hợp với tất cả các ví dụ mà tôi đã nghiên cứu cho dù hàng tỷ người cho là sai. Vì Galileo là thần tượng của tôi ấy mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học hỏi .

Chào Bác VŨ LONG .

Vô cùng cảm ơn Bác đã 3 lần giải đáp những thắc mắc cho tôi.Cũng rất mong Bác hiểu cho cái “tâm”của tôi , chỉ muốn “học hỏi” hợp tác đồngthời đóng vai trò người phản biện , chứ không hề có ý định bài xích .

Tôi có 1 người bạn cùng tuổi. sinh ngày 31-7-1930 giờ Hợi . Ngày7-9-2011 bạn tôi bị sốt mấy ngày, ngày 20 hết sốt thì sáng 21 khi ngủ dậy thấybị liệt 1 tay phải , phải đi nằm viện mãi đến giữa tháng 10 mới gần bình phụchoàn toàn . Tôi đã lấy thử “tứ trụ” của bạn tôi xem sao thì thấy :

Trụ năm Trụ tháng Trụ ngày Trụ giờ Đại vận Lưu niên Tiểu vận

Canh 8 Quí 3 Nhâm 4,2 Tân 5,1 Tân 3,1 Tân 3,1 Quí 4,8

Ngọ 5,1 Mùi 8 Ngọ 8 Hợi 3 Mão 9 Mão 9 Dậu 9

Hoa giáp:

Đường Liễu Liễu K/sức Tùng Tùng Kiếm

Đại vận bắt đầu từ tháng 1-1933 . Đại vậnTân Mão từ tháng 1-2003 đến tháng 1-2013 .

Tứ trụ có : Can Quí tháng , can Canh năm vàchi Ngọ ngày đều bị khắc trực tiếp . Hai chi Ngọ năm và Ngọ ngày tranh hợp vớiMùi tháng .

1/Canh năm bị khắc trực tiếp và giàm đểvào tâm còn…………………………………2,4đv

2/Quí tháng bị khắc trực tiếp còn………………………………………………………….1,5đv

3/Nhâm ngày bị khắc cách 1 ngôicòn……………………………………………………3,36đv

4/Tân giờ bị Ngọ năm khắc cách 3 ngôicòn…………………………………………….4,85đv

5/Ngọ năm bị Nhâm ngày và Hợi giờ đềukhắc cách 2 ngôi và giảm vào tâm còn….2,06đv

6/Mùi tháng chỉ giảm để vào tâmcòn…………………………………………………….4,8đv

7/Ngọ ngày bị Nhâm khắc trực tiếp , Hợikhắc gần và giảm để vào tâm còn…… 1,7đv

8/Hợi giờ bị khắc cách ngôi và giảm đểvào tâm còn………………………………… 1,44đv

9/Hợi có Lộc đóng giảm để vào tâmcòn………………………………………………….2,43đv

Điểm hạn và Điểm vượng vùng tâm

-0,5 -0,5 1 0,5 -1

Hoả Thổ Kim Thuỷ Mộc

3,76 4,80 7,25 8,73 =/3

Thân vượng , Kiêu Ấn đủ, Thực chỉ tàngtrong tạp khí của Hợi nên Dụng thần phải là Thực thần tàng trong tạp khí là canGiáp của Hợi . Kim khắc Mộc là Kị thần .Hoả khắc Kim là Hỉ thần.

Thổ khắc Kị1 Thuỷ có lợi hơn nên là Hỉ thần .

Dụng Thực lâm mộ địa ở lệnh tháng Mùi nêncó…………………………………………0,5đh

Dụng Thực đến Lâm quan ở Lưu niên Mão nêncó……………………………………. - 1đh

Nhật can Nhâm lâm Tử địa ở Lưu niên Mãonên có………………………………………..1đh

Vào năm Tân Mão : Hợi Mão Mùi tam hợpkhông hoá . Mùi tháng nhập vào tam hợp nên 2 Ngọ mất tranh hợp với Mùi trởthành 2 Ngọ tự Hình trong Tứ trụ . Dậu Tiểu vận xung khắc Mão

Của Đai vậnvà Lưu niên . Đại vận Lưu niên cùng gặp .

Cả 7 can của Tứ trụ và Vận Hạn chỉ có sinhtrợ không có khắc, hợp nên có……………0đh

Dậu Tiểu vận xung khắc 2 Mão Đại vận vàLưu niên nhưng nó lâm tử địa ở Tuế Vận lại là xung tam hợp ngoài Tứ trụ có 4chi không hoá nên có…………………………………………0đh

Tam hợp Hợi Mão Mùi không hoá , Mão cùnghành với dụng thần , nếu nó hoá cục thì cũng là cục cùng hành với dụng thần nêncó……………………………………………………………...0đh

Mão Đại vận và Lưu niên động khắc Mùi lệnhtháng nên có 2. 0,8đh =………………….1,6đh

Mùivà Hợi cùng động , nhưng Mùi không khắc được Hợi vì Mùi bị khắc gần nêncó…..0đh

Ngọ năm Ngọ ngày tự hình, nhưng Đại vậnkhông hình Tứ trụ, vì thế 2 Ngọ không tự hình nhau nêncó………………………………………………………………………………………… 0đh

Tuế vận cùng gặp mà Tân lâm tuyệt địa cả ởĐại vận và Lưu niên nên chỉ có……….....0,25đh

Mão Đại vận Lưu niên đều có Thiên ất nhưngMão ở trong tam hợp nên có…………… 0đh

MãoĐại vận Lưu niên đều có Cấu nhưng Mão ở trong tam hợp nên có…………………0đh

Dậu Tiểu vận có Cấu nêncó…………………………………………………........................0,13đh

Cả 7 Hoa giáp đều không kị nhau nêncó……………………………………………………..0 đh

Tổng điểm hạn = 1.98đh

Xin Bác kiểm tra giúp tôi xem , tôi sai ởnhững chỗ nào mà điểm hạn rất thấp lại vẫn bị liệt tay không câmđược đũa ăn , không cầm được bút viết và phải nằm viện .

Rất cảm ơn Bác .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lỗi Bác sáng nay tôi đã tính nhầm tổng điểm hạn , tổng là 2,48đh chứ không phải 1,98đh .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay