VULONG

Giải Đáp Các Thắc Mắc Về Nội Dung Khóa Học Tứ Trụ Sơ Cấp Và Trung Cấp

290 bài viết trong chủ đề này

Xin chào tất cả,

Nhân dịp đọc về ĐÃ QUA BAO NHIÊU NGÀY trong "Lớp Học Tứ Trụ Sơ Cấp và Trung Cấp …" ở mục TỬ BÌNH – BÁT TỰ của bác:

Chủ đề ĐÃ QUA BAO NHIÊU NGÀY ??? của Tuvinut trong mục Thiên văn Lịch pháp bên lyso.vn.

“Thời điểm Mở Lịch là thời điểm thất tinh thẳng hàng trong thái dương hệ .

Thất tinh là Mặt trời ,trái đất ,và các hành tinh Kim ,Mộc ,Thủy ,Hỏa,Thổ .

Từ năm đầu tiên Giáp Tý ấy ,đến nay 2011 tân mão là năm thứ 10 155 928 năm.

Tức từ đó đến nay ,Trái đất đang quay quanh Mặt trời vòng thứ 10 155 928 .

Nếu coi ngày Giáp Tý ,ngày đông chí là ngày Mở Lịch của Năm Giáp Tý đầu tiên ấy, thì tính đến nay ,đến ngày 22-12-2010,ngày ất hợi ,là bao nhiêu Ngày ???.

Tức trái đất đã tự quay quanh mình bao nhiêu vòng ???

Xin dành câu hỏi này cho Nhà Lịch PĐ và các quý vị .

Tvn tính nhưng bị lệch khoảng hai chục ngày“.

Vuivui đã viết (chủ đề: “Câu hỏi về âm dương ngũ hành“ của buiram trong mục Tử Vi bên tuvilyso.net):

“Không có gì là khó khăn cả. Cũng chẳng phải lý luận sâu xa. Thiên can và địa chi là thước đo thời gian, khi phối can với chi lập thành lục thập hoa giáp, theo lẽ, phải lấy giáp tý khời đầu của bằng này. Vấn đề là dựa vào đâu mà người ta định năm giáp tý. Bởi vì vòng thời gian cứ 60 năm lại quay lại từ đầu. Phân biệt âm dương mỗi năm, nếu cứ bình thường thì chẳng ai để ý, năm nào cũng nhưu năm nào. Âm dương không phân biệt. Nhưng vào lý học đông phương, theo lịch pháp cũng như bói toán thì rất quan trọng. Phân biệt can chi là phân biệt âm dương, phân biệt (giáp – ất) cũng là phân biệt âm dương, do đó mà định ra phép tắc.

Người xưa hiểu rõ điều này, nên lấy thiên văn làm gốc, nền tảng của sự phân chia. Chứ không hàm hồ, tùy tiện mà phân biệt. Bởi vậy, cách duy nhất, cũng là thường lý, lại khoa học nhất – mặc dù thời ấy, chẳng ai biết khoa học là cái quái gì cả – là dựa vào quan sát thiên văn, lấy những thể hiện đặc biệt của thiên văn, lại có tính chu kỳ, với bội số vừa đúng bằng 60 năm. Vì thế, theo quan sát thiên văn của người xưa, cùng với tính toán chu kỳ lặp lại của dấu hiệu thiên văn đúng bằng n – số nguyên lần – lần 60 – lục thập hoa giáp – mà thấy rằng có một thời điểm, quan sát được 5 hành tinh thủy, hỏa, thổ, kim, mộc nằm cùng trên một đường thẳng với mặt trời và mặt trăng. Người ta gọi thời điểm này là thời điểm "thất tinh hợp bích". Lấy đó làm gốc "tọa độ" thời gian của hệ lục thập hoa giáp, nên gọi năm đó là năm giáp tý, tháng có hiện tượng thất tinh hợp bích là tháng giáp tý, ngày giáp tý và giờ giáp tý.

Việc xác định Năm đầu tiên của hệ lịch này tùy theo mục tiêu của lịch pháp, của mỗi môn học mà người ta dùng các phép tính toán khác nhau. Như phép Thái Ất thì tính năm giáp tý đầu tiên cách nay là 10 155 358 năm – đến năm 1 441 dương lịch. Theo phép nguyên vận hội thế thì cỡ một vạn 8 trăm năm, như họ Thiệu cho rằng: Trời mở ra ở hội tý (10 800 năm đầu tiên) Đất thành ở hội sửu (10 800 năm tiếp theo), Người được sinh ra ở hội dần – nên mới nói Dần là nơi vạn vật sinh ra, do âm dương giao hóa mà thành (10 800 năm thứ ba), ... mà chúng ta hiện nay đang ở hội ngọ !

Đơn giản chỉ có vậy. Nhưng cho thấy, âm dương phân biệt là quan trọng ! Người học lý học hay tử vi, bói toán, cần nắm được lý này và phải ngộ được âm dương là phân biệt thì mới có thể tu tập được.

Thân ái.“

Bác VuLong cho tôi hỏi, theo Tứ Trụ thì Trụ Tháng dựa trên Trụ Năm để tính tháng Dần và Trụ Giờ dựa trên Trụ Ngày để tính giờ - như vậy, hiện tượng thất tinh hợp bích thì có Tứ Trụ đều là Giáp Tí cả - quả là khó tiêu hóa quá bác ạ!?

Thất tinh là Mặt trời (SUN) , Mặt Trăng (MOON) và các hành tinh Kim (VENUS) ,Mộc (JUPITER) ,Thủy (MECURY) ,Hỏa (MARS), Thổ (SATURN) mà để được gần như "thẳng hàng trong thái dương hệ" thì gần đây vào năm 2000 tháng 5 ngày 5 tây có đó:

Posted Image (May 5, 2000)

May 5th, 2000 có Tứ Trụ là: Canh Dần - Tân Tỵ - Quý Hợi - Giờ ... (Nhâm Tí - Quý Hợi)

Như thế, ngày là Quý Hợi xê xích ngày Giáp Tí nhưng năm, tháng và giờ thì không thể nào cùnglà Giáp Tí được cả. Đó cũng cho thấy, năm 2000 có phải là năm Canh Dần hay không nữa là thì những năm, tháng, ngày, giờ mà bác VuLong lập nên Tứ Trụ có chính xác không nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

[quote name='Logical 123'

Xin chào tất cả,

Bác VuLong cho tôi hỏi, theo Tứ Trụ thì Trụ Tháng dựa trên Trụ Năm để tính tháng Dần và Trụ Giờ dựa trên Trụ Ngày để tính giờ - như vậy, hiện tượng thất tinh hợp bích thì có Tứ Trụ đều là Giáp Tí cả - quả là khó tiêu hóa quá bác ạ!?

Ðây là đoạn anh Vui Vui đưa ra thôi.

Theo cách xác định Can tháng theo Can năm thì năm Giáp làm gì có tháng Giáp Tý cũng như làm gì có chuyện cứ 60 năm thì 7 hành tinh (tức Thất tinh) này thẳng hàng với nhau. Ðiều này chứng tỏ anh Vui Vui đã sai lầm trong suy luận.

Thất tinh là Mặt trời (SUN) , Mặt Trăng (MOON) và các hành tinh Kim (VENUS) ,Mộc (JUPITER) ,Thủy (MECURY) ,Hỏa (MARS), Thổ (SATURN) mà để được gần như "thẳng hàng trong thái dương hệ" thì gần đây vào năm 2000 tháng 5 ngày 5 tây có đó:

May 5th, 2000 có Tứ Trụ là: Canh Dần - Tân Tỵ - Quý Hợi - Giờ ... (Nhâm Tí - Quý Hợi)

Như thế, ngày là Quý Hợi xê xích ngày Giáp Tí nhưng năm, tháng và giờ thì không thể nào cùng là Giáp Tí được cả. Đó cũng cho thấy, năm 2000 có phải là năm Canh Dần hay không nữa là thì những năm, tháng, ngày, giờ mà bác VuLong lập nên Tứ Trụ có chính xác không nhỉ?

Hiện giờ hầu như tất cả các Tứ Trụ của con người được lập nên theo các quy tắc của môn Tử Bình truyền thống đều đúng (bởi vì qua thực tế thấy đa số các Tứ Trụ này phản ánh khá chính xác vận mệnh của những người đó). Nhưng vì sao các Tứ trụ này chính xác (ví dụ năm nay tại sao là năm Tân Mão, hôm nay là ngày...) thì vẫn còn là một điều bí ẩn. Người Trung Quốc muốn chứng minh Bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý với thế giới là phát minh của họ. Cho nên họ mới "Tính" ra cách đây (năm ...) đúng 10 155 358 năm thì 7 hành tinh thẳng hàng.... và họ kết luận đó chính là năm Giáp Tý... Tôi đã chứnh minh (như đã viết) điều này là bịa đặt 100%. Ðến trình độ Vật Lý thiên văn hiện đại bây giờ còn bó tay nữa là người Trung Quốc cách đây trên dưới 1 nghìn năm (còn cách đây 3 đến 4 nghìn năm thì họ Thông Minh hơn chắc ?) bởi vì trong 10 triệu năm ai mà biết chính xác được có bao nhiêu sự tác động giữa các thiên thể trong hệ mặt trời với các thiên thể vãng lai từ vũ trụ lao vào hệ mặt trời của chúng ta. Những tác động này đã làm cho quỹ đạo cũng như số ngày trong một năm của trái đất chúng ta thay đổi. Cứ cho con số 10 155 358 năm này là do người ngoài hành tinh của chúng ta đưa ra thì tôi vẫn khẳng định là sai. Thực chất dựa vào nền tảng nào để Họ (người ngoài hành tinh của chúng ta) xác định năm Giáp Tý (hay như năm nay phải là Tân Mão) thì hiện nay chúng ta chưa thể trả lời được.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện giờ hầu như tất cả các Tứ Trụ của con người được lập nên theo các quy tắc của môn Tử Bình truyền thống đều đúng (bởi vì qua thực tế thấy đa số các Tứ Trụ này phản ánh khá chính xác vận mệnh của những người đó). Nhưng vì sao các Tứ trụ này chính xác (ví dụ năm nay tại sao là năm Tân Mão, hôm nay là ngày...) thì vẫn còn là một điều bí ẩn. Người Trung Quốc muốn chứng minh Bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý với thế giới là phát minh của họ. Cho nên họ mới "Tính" ra cách đây (năm ...) đúng 10 155 358 năm thì 7 hành tinh thẳng hàng.... và họ kết luận đó chính là năm Giáp Tý... Tôi đã chứnh minh (như đã viết) điều này là bịa đặt 100%. Ðến trình độ Vật Lý thiên văn hiện đại bây giờ còn bó tay nữa là người Trung Quốc cách đây trên dưới 1 nghìn năm (còn cách đây 3 đến 4 nghìn năm thì họ Thông Minh hơn chắc ?) bởi vì trong 10 triệu năm ai mà biết chính xác được có bao nhiêu sự tác động giữa các thiên thể trong hệ mặt trời với các thiên thể vãng lai từ vũ trụ lao vào hệ mặt trời của chúng ta. Những tác động này đã làm cho quỹ đạo cũng như số ngày trong một năm của trái đất chúng ta thay đổi. Cứ cho con số 10 155 358 năm này là do người ngoài hành tinh của chúng ta đưa ra thì tôi vẫn khẳng định là sai. Thực chất dựa vào nền tảng nào để Họ (người ngoài hành tinh của chúng ta) xác định năm Giáp Tý (hay như năm nay phải là Tân Mão) thì hiện nay chúng ta chưa thể trả lời được.

Nếu bác VuLong nói rằng: Hiện giờ hầu như tất cả các Tứ Trụ của con người được lập nên theo các quy tắc của môn Tử Bình truyền thống đều đúng (bởi vì qua thực tế thấy đa số các Tứ Trụ này phản ánh khá chính xác vận mệnh của những người đó) thì thuật toán tính lịch pháp đã có căn nguyên. Thế nên, khi bác cho ... vì sao các Tứ trụ này chính xác (ví dụ năm nay tại sao là năm Tân Mão, hôm nay là ngày...) thì vẫn còn là một điều bí ẩn là chối bỏ một sự thật về các thời điểm mà Kinh Độ Mặt Trời xác định 24 tiết khí v.v... cho môn thuật số Tứ Trụ vậy - cái mà bác thấy trong thực tế đa số các Tứ Trụ phản ánh khá chính xác vận mệnh của những người đó.

Về con số 10 155 928 chứ không phải 10 155 358 như bác trích dẫn trên thì sau khi dùng thuật toán MOD cho 60 sẽ ra con số:

10 155 928 MOD 60 = 28

kể từ Giáp Tí đếm là 0 đến 28 là năm Tân Mão. Tôi còn có thể đưa ra con số lớn hơn hoặc nhỏ hơn về thời gian cho là thất tinh hợp bích để ra con số 28 theo thứ tự của Lục Thập Hoa Giáp ra là năm Tân Mão không hề khó khăn gì.

Vấn đề ở đây, nếu không có các thông tin trợ-kiểm thì bác VuLong có thể nào xác định Tứ Trụ của một người nào đó phản ánh khá chính xác vận mệnh của những người đó hay không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu bác VuLong nói rằng: Hiện giờ hầu như tất cả các Tứ Trụ của con người được lập nên theo các quy tắc của môn Tử Bình truyền thống đều đúng (bởi vì qua thực tế thấy đa số các Tứ Trụ này phản ánh khá chính xác vận mệnh của những người đó) thì thuật toán tính lịch pháp đã có căn nguyên. Thế nên, khi bác cho ... vì sao các Tứ trụ này chính xác (ví dụ năm nay tại sao là năm Tân Mão, hôm nay là ngày...) thì vẫn còn là một điều bí ẩn là chối bỏ một sự thật về các thời điểm mà Kinh Độ Mặt Trời xác định 24 tiết khí v.v... cho môn thuật số Tứ Trụ vậy - cái mà bác thấy trong thực tế đa số các Tứ Trụ phản ánh khá chính xác vận mệnh của những người đó.

Về con số 10 155 928 chứ không phải 10 155 358 như bác trích dẫn trên thì sau khi dùng thuật toán MOD cho 60 sẽ ra con số:

10 155 928 MOD 60 = 28

kể từ Giáp Tí đếm là 0 đến 28 là năm Tân Mão. Tôi còn có thể đưa ra con số lớn hơn hoặc nhỏ hơn về thời gian cho là thất tinh hợp bích để ra con số 28 theo thứ tự của Lục Thập Hoa Giáp ra là năm Tân Mão không hề khó khăn gì.

Vấn đề ở đây, nếu không có các thông tin trợ-kiểm thì bác VuLong có thể nào xác định Tứ Trụ của một người nào đó phản ánh khá chính xác vận mệnh của những người đó hay không?

Chào Logical 123'!

" ...là chối bỏ một sự thật về các thời điểm mà Kinh Độ Mặt Trời xác định 24 tiết khí v.v...

Ðiều này quá đúng rồi tại sao lại bảo tôi chối bỏ ?

Ðiều mà tôi chối bỏ là cái con số 10 155 928 năm theo Tuvinut trong mục Thiên văn Lịch pháp bên lyso.vn đưa ra còn theo anh Vui Vui bên tuvilyso.net đưa ra là "Như phép Thái Ất thì tính năm giáp tý đầu tiên cách nay là 10 155 358 năm – đến năm 1 441 dương lịch". Hai con số này hay chục, trăm con số khác cũng chẳng có giá trị gì cả (bởi vì với trình độ cấp 2 bọn trẻ con nó cũng chia được cho 60) khi mà người đưa ra con số này mà không chứng minh được cách đây (từ năm ...) với trước đây từng ấy năm đó thì 7 hành tinh (Thất tinh) nằm trên một đường thẳng mà người Tầu gọi là thất tinh hợp bích. Nếu bạn làm được thì xin bạn thử chứng minh cho tôi và mọi người biết xem sao ?

Hy vọng sớm được đọc bài chứng minh của bạn.

Thân chào.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Logical 123'!

" ...là chối bỏ một sự thật về các thời điểm mà Kinh Độ Mặt Trời xác định 24 tiết khí v.v...

Ðiều này quá đúng rồi tại sao lại bảo tôi chối bỏ ?

Ðiều mà tôi chối bỏ là cái con số 10 155 928 năm theo Tuvinut trong mục Thiên văn Lịch pháp bên lyso.vn đưa ra còn theo anh Vui Vui bên tuvilyso.net đưa ra là "Như phép Thái Ất thì tính năm giáp tý đầu tiên cách nay là 10 155 358 năm – đến năm 1 441 dương lịch". Hai con số này hay chục, trăm con số khác cũng chẳng có giá trị gì cả (bởi vì với trình độ cấp 2 bọn trẻ con nó cũng chia được cho 60) khi mà người đưa ra con số này mà không chứng minh được cách đây (từ năm ...) với trước đây từng ấy năm đó thì 7 hành tinh (Thất tinh) nằm trên một đường thẳng mà người Tầu gọi là thất tinh hợp bích. Nếu bạn làm được thì xin bạn thử chứng minh cho tôi và mọi người biết xem sao ?

Hy vọng sớm được đọc bài chứng minh của bạn.

Thân chào.

Chào bác VuLong,

Những con số 10 155 358 là từng ấy năm kể từ thời Thượng Cổ Giáp Tí mà trong Thái Ất lập nên vào lúc thất tinh hợp bích đến năm 1441 (DL) là năm Tân Dậu. Nếu như năm nay là năm 2011 Tân Mão thì ta có (2011 - 1441) = 570 để cộng vào 10 155 358 với tổng số năm là: 10 155 358 + 570 = 10 155 928. Nếu như ta lấy con số 10 155 928 mod cho 60 sẽ = 28 là con số thứ tự từ 1 là Giáp Tí đến 28 là Tân Mão vậy thôi.

Như vậy, nếu như bác thừa nhận trong lịch pháp Tứ Trụ rằng năm nay là năm Tân Mão thì con số 10 155 928 năm về trước là chuyện hiển nhiên cho năm ấy là năm Giáp Tí. Chuyện bác có nghi ngờ gì con số ấy đi nữa thì bác cũng không có bằng chứng xác thực để chối bỏ những con số ấy vì bác sẽ không bao giờ trưng ra được bằng chứng rằng lúc ấy là không có thất tinh hợp bích. Dù là Ta hay Tầu gì có mà phịa đi nữa, bác cũng không thể nào phản bác vì bác đã chấp nhận năm nay đúng là năm Tân Mão.

Dù sao, khi tôi có thể trưng ra tài liệu vào năm X có hiện tượng thất tinh hợp bích vào ngày Đông Chí thì năm X đó phải là năm Giáp Tí - bác có đồng ý không?

Nếu bác đồng ý, thì dựa trên tài liệu đó và theo sự tính toán của tôi là năm nay 2011 không phải năm Tân Mão.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đây tôi đã nghĩ : rất tiếc nhiều nhà lý học Ðông Phương vì không có đủ kiến thức về Vật Lý nói chung và Vật Lý thiên văn nói riêng nên khi nghiên cứu mệnh học đã không có được những nhận thức đúng hay giải thích đúng về các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên. Nhưng bây giờ thì tôi mới ngớ người ra bởi vì có những người có bằng Tiến Sĩ về Vật Lý hẳn hoi cũng chả hơn gì.

Qua đây tôi có thể đưa ra "Tuyệt Chiêu thứ 1001" như sau:

Cách đây (tính từ năm...?) trở về trước đúng 10 155 928 năm; 7 hành tinh (Thất tinh) nằm trên một đường thẳng - "thất tinh hợp bích" - bởi người Trung Hoa.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trước đây tôi đã nghĩ : rất tiếc nhiều nhà lý học Ðông Phương vì không có đủ kiến thức về Vật Lý nói chung và Vật Lý thiên văn nói riêng nên khi nghiên cứu mệnh học đã không có được những nhận thức đúng hay giải thích đúng về các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên. Nhưng bây giờ thì tôi mới ngớ người ra bởi vì có những người có bằng Tiến Sĩ về Vật Lý hẳn hoi cũng chả hơn gì.

Qua đây tôi có thể đưa ra "Tuyệt Chiêu thứ 1001" như sau:

Cách đây (tính từ năm...?) trở về trước đúng 10 155 928 năm; 7 hành tinh (Thất tinh) nằm trên một đường thẳng - "thất tinh hợp bích" - bởi người Trung Hoa.

Rất tiếc, bác phải chấp nhận thế thôi - bác ạ! Dù bác có :rolleyes: ....

Nhưng tôi thì không, vì tôi có thể phản bác với bằng chứng cơ!

Edited by Logical 123

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất tiếc, bác phải chấp nhận thế thôi - bác ạ! Dù bác có :rolleyes: ....

Nhưng tôi thì không, vì tôi có thể phản bác với bằng chứng cơ!

Tại sao tôi phải chấp nhận như vậy ? Chỉ có những người thuộc "Hội Sài Ðồng Sổng VanQuyTang" bên trang web "Huyền Không Lý Số" khi "Sổng" ra khỏi trại mới chấp nhận như vậy hoặc những thằng "Dưới Trọc" trình độ không quá tiểu học mới chỉ biết được phép chia cho 60 mà đã tự cho mình là cao thủ "Tử Mù" lên mặt dậy người khác mà thôi.

Tôi đã viết là :

"... Nếu bạn làm được thì xin bạn thử chứng minh cho tôi và mọi người biết xem sao ?

Hy vọng sớm được đọc bài chứng minh của bạn."

Mà ông bạn đã viết "...vì tôi có thể phản bác với bằng chứng cơ!" thì ông bạn hãy chứng minh (phản bác) đi làm gì phải úp úp mở mở như vậy.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đây tôi đã nghĩ : rất tiếc nhiều nhà lý học Ðông Phương vì không có đủ kiến thức về Vật Lý nói chung và Vật Lý thiên văn nói riêng nên khi nghiên cứu mệnh học đã không có được những nhận thức đúng hay giải thích đúng về các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên. Nhưng bây giờ thì tôi mới ngớ người ra bởi vì có những người có bằng Tiến Sĩ về Vật Lý hẳn hoi cũng chả hơn gì.

Qua đây tôi có thể đưa ra "Tuyệt Chiêu thứ 1001" như sau:

Cách đây (tính từ năm...?) trở về trước đúng 10 155 928 năm; 7 hành tinh (Thất tinh) nằm trên một đường thẳng - "thất tinh hợp bích" - bởi người Trung Hoa.

Info Tin 180 : Khoa học – vũ trụ

Phát hiện thiên thể trôi tự do không theo quỹ đạo

( 8:00 PM | 21/05/2011 )

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa quan sát được một thiên thể trôi nổi tự do không theo quỹ đạo. Thiên thể này có kích thước bằng 10 lần Sao Mộc, và không có mối quan hệ với bất kỳ thiên hà nào.

Posted Image

ảnh minh họa

Thiên thể này thông thường tồn tại trong dải ngân hà giống như các hằng tinh khác.

Các nhà khoa học đã phát hiện thiên thể này thông qua việc so sánh các số liệu liên quan thu được từ việc quan sát thấu kính ở vùng lõi của dải ngân hà. Thông qua phân tích, các nhà khoa học kết luận, đa phần các thiên thể đều không có sao mẹ.

Phó giáo sư Takahiro Sum, thuộc Đại học Osaka, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: "Sự tồn tại của thiên thể trôi nổi tự do không theo quỹ đạo đã được đề cập trong lý luận về sự cấu thành của các hành tinh. Tuy nhiên, việc các thiên thể này tồn tại phổ biến là điều gây bất ngờ cho mọi người".

(theo xaluan)

Vậy thì thử hỏi, với trình độ Vật lý thiên văn hiện đại ngày nay liệu có thể chứng minh được trong suốt 10 triệu năm vừa qua không hề có một thiên thể nào tương tự như vậy lao vào hệ mặt trời của chúng ta để có thể làm cho ít nhất một quỹ đạo của 1 thiên thể trong 7 thiên thể này thay đổi hay sao (chưa nói đến trường hợp thiên thể này lao thẳng vào một trong các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta).

Người Trung Quốc cách đây 1000 năm trước cái thời Thuyết Nhật Tâm ra đời (Mặt trời là trung tâm của vũ trụ) của Copernicus và Galilei, họ đã dùng Thuyết Ðịa Tâm (Trái Ðất là trung tâm của vũ trụ) để chứng minh được điều này chăng ? Nếu không thì làm sao mà ngày nay có cả đến trình độ Tiến Sĩ về Vật Lý của Việt Nam đã đồng ỳ như vậy?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VULONG viết:

"Cách đây ba bốn nghìn năm con người đã biết sử dụng lý thuyết này để phòng và chữa bệnh. Ví dụ những ai trong mệnh (tứ trụ) mà ngũ hành thiếu Mộc mà lại cần Mộc, thì đầu tiên cần đặt tên mang hành Mộc và nên sống ở về phía Đông so với nơi mình được sinh ra, vì đó là phương Mộc rất vượng (tức là Mộc nhiều). Sau khi trưởng thành cũng nên làm những nghề liên quan đến hành Mộc, thêm nữa nên mặc quần áo mang hành Mộc (xanh). Nếu làm như vậy thì sẽ có một phần Mộc được bổ xung cho tứ trụ. Còn khi bị bệnh do hành Mộc thiếu thì thầy thuốc sẽ căn cứ vào sự thiếu nhiều Mộc hay ít để bốc thuốc mang hành Mộc cho phù hợp với sự thiếu Mộc đó. Được như vậy cuộc đời người đó thường gặp thuận lợi rất nhiều hay dễ khỏi bệnh. Các hành khác cũng suy luận tương tự như vậy."

như thế nào được gọi là đi đến phương Đông so với nơi mình sinh ra. vì biết đâu mình đi nhưng chưa thoát khỏi hành Thổ tại nơi mình sinh ra. khoảng cách bao nhiêu thì có thể được gọi là đi xa, được gọi là đã đến phương đông so với nơi mình sinh ra. Đây thực sự là câu hỏi mà cháu đã đi hỏi rất nhiều người nhưng chưa ai có câu trả lời ạ. rất mong bác cùng mọi người trong diễn đàn chỉ giáo cho cháu!!!

Quả thực là tôi thấy cụ Thiệu nói như vậy thì viết lại như vậy chứ thực tình thì cũng đang phân vân như bạn cả thôi. Theo tôi nghĩ về tâm lý con người thì cứ ở về phía Ðông cách chỗ mình được sinh ra khoảng 10 km trở lên là yên tâm lắm rồi, nhất là chỗ ở đó lại thuộc phía Ðông của thị trấn hay thành phố thì chắc là mỹ mãn.

Thân chào.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào bác VULONG!!!

nếu cháu nhớ không nhầm thì trong cuốn Dự Đoán Theo Tứ trụ của cụ TVH thì trong chương cách hóa giải các vận hạn. có nói đến là: khi biết mình sắp gặp họa thì nên di chuyển và nên đi về phương có lợi với mình với khoảng cách là 30km. có thể tránh được tai họa. cụ TVH có giải thích rằng: đi với khoảng cách đó là mình đã thoát khỏi khí tại nơi mình đang sinh sống. nên có thể tránh được tai họa.

như vậy mình cũng có thể hiểu rằng: ngoài 30km so với nơi mình sinh ra được gọi là đi xa, và trung tâm hành Thổ tại nơi mình sinh ra có bán kính 30km. từ đó mà tìm ra các phương hướng còn lại với mình.

cháu học ít. nên nói có phần chưa đầy đủ và đây chỉ là thiển ý của cháu. Rất mong sự góp ý của bác và mọi người.

Kính bác!

Chào nvhuypvc!

Nvhuypvc thử tìm lại xem cụ Thiệu nói đến 30 km đó ở đoạn nào và ở cuốn in năm nào đi, vì nếu theo cuốn in năm 2002 thì tôi không thấy thông tin này, còn các lần in sau cụ có bổ xung không thì tôi không biết.

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác, vấn đề hợp hóa , thiên can và địa chị rất khó hiểu. Bắc có thể lấy ví dụ được không ? Còn về câu hỏi bác đưa ra ở cuối, thú thật đọc nhưng không thể giải thích được ! có lẽ Bác phải giảng giải rõ hơn, thì may ra những cái đầu ngu nguội mới thông suốt được, Rất mong Bác phản hồi về phần thiên can, địa chị , và lại còn hóa hợp với đại vận,lưu niên, tiểu vân ????????

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác, vấn đề hợp hóa , thiên can và địa chị rất khó hiểu. Bắc có thể lấy ví dụ được không ? Còn về câu hỏi bác đưa ra ở cuối, thú thật đọc nhưng không thể giải thích được ! có lẽ Bác phải giảng giải rõ hơn, thì may ra những cái đầu ngu nguội mới thông suốt được, Rất mong Bác phản hồi về phần thiên can, địa chị , và lại còn hóa hợp với đại vận,lưu niên, tiểu vân ????????

Anhphongkiem không hiểu chỗ nào (về hợp hóa) thì phải lấy ví dụ cụ thể ra để hỏi cho từng thắc mắc của bạn, chứ lý thuyết tôi đã viết hết sức ngắn gọn và dễ hiểu nhất rồi, chắc không còn ngắn và đơn giản hơn nữa đâu. Tôi không có thời gian để mỗi một ý phải lấy một ví dụ ra làm mẫu đâu.

Còn các câu hỏi mà tôi đã đánh dấu thì tự bạn phải động não thôi, vì đây là đoạn tôi trích trong sách Trích Thiên Tủy chứ không phải rôi viết ra. Bạn cứ coi như là bạn đang đọc Trích Thiên Tủy để so sánh với lý thuyết của tôi (theo trường phái cụ Thiệu) xem lý thuyết nào có logic, hợp lý hơn.

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào thầy VULONG,

Khi xác định thập thần của tứ trụ em có gặp khúc mắc sau, em rất mong thầy làm ơn chỉ giúp em. Xét tứ trụ sau:

Posted Image

Với tứ trụ trên ta có chi năm, chi tháng, chi giờ (Dần, Ngọ, Tuất) tam hợp, có thiên can Bính hỏa dẫn hóa nên tam hợp hóa thành công thành Hỏa cục, và như vậy lệnh tháng trong trường hợp này sẽ là Hỏa nắm lệnh chứ không phải Mộc (Dần) nắm lệnh như trong mệnh cục ban đầu nữa. Trên thiên can ta có: Mậu và Quí cũng hội đủ điều kiện để ngũ hợp thành công (hóa thần Hỏa cùng loại ngũ hành với lệnh tháng, có ít nhất một can không hư phù, 2 can cạnh nhau) hóa Hỏa:

Posted Image

Như vậy theo em hiểu tính chất ngũ hành của mệnh cục sau hóa sẽ biến đổi thành như sau:

Posted Image

Ta có Nhật Can ban đầu là Quí Thủy nhưng sau hóa bây giờ chuyển thành Hỏa (cụ thể trong trường hợp này thân Hỏa quá vượng) và như vậy theo em hiểu là việc xác định thập thần (để lựa chọn dụng thần, và luận đoán các khía cạnh của mệnh cục: Tài, Quan, Thê, Tử....vv) cũng phải xét trên mệnh cục ngũ hành mới sau khi hóa, cụ thể như sau:

Posted Image

Xin thầy làm ơn cho em biết là cách hiểu của em là Đúng hay Sai?

Cảm ơn thầy nhiều!

thanhtamVT

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào thầy VULONG,

Khi xác định thập thần của tứ trụ em có gặp khúc mắc sau, em rất mong thầy làm ơn chỉ giúp em. Xét tứ trụ sau:

Posted Image

Với tứ trụ trên ta có chi năm, chi tháng, chi giờ (Dần, Ngọ, Tuất) tam hợp, có thiên can Bính hỏa dẫn hóa nên tam hợp hóa thành công thành Hỏa cục, và như vậy lệnh tháng trong trường hợp này sẽ là Hỏa nắm lệnh chứ không phải Mộc (Dần) nắm lệnh như trong mệnh cục ban đầu nữa. Trên thiên can ta có: Mậu và Quí cũng hội đủ điều kiện để ngũ hợp thành công (hóa thần Hỏa cùng loại ngũ hành với lệnh tháng, có ít nhất một can không hư phù, 2 can cạnh nhau) hóa Hỏa:

Posted Image

Như vậy theo em hiểu tính chất ngũ hành của mệnh cục sau hóa sẽ biến đổi thành như sau:

Posted Image

Ta có Nhật Can ban đầu là Quí Thủy nhưng sau hóa bây giờ chuyển thành Hỏa (cụ thể trong trường hợp này thân Hỏa quá vượng) và như vậy theo em hiểu là việc xác định thập thần (để lựa chọn dụng thần, và luận đoán các khía cạnh của mệnh cục: Tài, Quan, Thê, Tử....vv) cũng phải xét trên mệnh cục ngũ hành mới sau khi hóa, cụ thể như sau:

Posted Image

Xin thầy làm ơn cho em biết là cách hiểu của em là Đúng hay Sai?

Cảm ơn thầy nhiều!

thanhtamVT

Chào thanhtamVT!

ThanhtamVT không nhìn thấy Nhâm trụ tháng là Quan Sát (Thủy) của Hỏa cục hay sao mà còn cho Mậu hợp Quý hóa được Hỏa (nếu không có Nhâm thì Quý là can tàng tạp khí trong Sửu trụ ngày cũng là hành Quan Sát của Hỏa nên Mậu hợp Quý cũng có thể không hóa được Hỏa) ?

Hãy đọc kỹ lý thuyết về Nhật can hợp hóa xong mới áp dụng vào thực tế.

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào thanhtamVT!

ThanhtamVT không nhìn thấy Nhâm trụ tháng là Quan Sát (Thủy) của Hỏa cục hay sao mà còn cho Mậu hợp Quý hóa được Hỏa (nếu không có Nhâm thì Quý là can tàng tạp khí trong Sửu trụ ngày cũng là hành Quan Sát của Hỏa nên Mậu hợp Quý cũng có thể không hóa được Hỏa) ?

Hãy đọc kỹ lý thuyết về Nhật can hợp hóa xong mới áp dụng vào thực tế.

Thân chào.

Kính chào thầy VULONG,

Cảm ơn thầy đã dành thời gian quý báu trả lời em! Em sẽ xem kỹ lại lý thuyết về vấn đề này.

thanhtamVT

Share this post


Link to post
Share on other sites

(Bổ xung)

Ở đây tôi đã áp dụng lý thuyết Nhật can hợp hóa của cao thủ Tử Bình Oak-HN, còn trong sách của cụ Thiệu không nói đến "Không có Quan Sát của hành hóa cục đó". Nhưng nếu chỉ theo sách của cụ Thiệu thì ví dụ này không thỏa điều kiện câu 2 của cụ Thiệu là : " 2 - Trong mệnh cục ngũ hành vừa ngũ hợp thành, tạo nên chuyển cục vượng". Rõ ràng ở ví dụ này Hỏa đã quá vượng rồi (vì nó đã có 4 can chi Hỏa rồi) không cần Mậu Hợp Quý hóa Hỏa thì Hỏa mới "chuyển cục vượng" được.

ThanhtamVT hãy vào trang đầu tiên (trang số 8) của mục Tử Bình (Trao đổi kinh nghiệm) bên trang web tuvilyso.net (vào đọc trong diễn đàn cũ). Ở đó có rất nhiều bài viết bổ ích của các cao thủ Tử Bình, nhất là của cao thủ Oak-HN.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

(Bổ xung)

Ở đây tôi đã áp dụng lý thuyết Nhật can hợp hóa của cao thủ Tử Bình Oak-HN, còn trong sách của cụ Thiệu không nói đến "Không có Quan Sát của hành hóa cục đó". Nhưng nếu chỉ theo sách của cụ Thiệu thì ví dụ này không thỏa điều kiện câu 2 của cụ Thiệu là : " 2 - Trong mệnh cục ngũ hành vừa ngũ hợp thành, tạo nên chuyển cục vượng". Rõ ràng ở ví dụ này Hỏa đã quá vượng rồi (vì nó đã có 4 can chi Hỏa rồi) không cần Mậu Hợp Quý hóa Hỏa thì Hỏa mới "chuyển cục vượng" được.

ThanhtamVT hãy vào trang đầu tiên (trang số 8) của mục Tử Bình (Trao đổi kinh nghiệm) bên trang web tuvilyso.net (vào đọc trong diễn đàn cũ). Ở đó có rất nhiều bài viết bổ ích của các cao thủ Tử Bình, nhất là của cao thủ Oak-HN.

Em rất cảm ơn thầy đã quan tâm và tận tình chỉ bảo. Hợp hóa can chi là vấn đề em đặc biệt quan tâm, nhưng em không có tài liệu nào trình bày rõ ràng cả, nên em đã ngâm cứu qua các ví dụ trong sách của cụ Thiệu rồi từ đó tự bản thân mày mò tổng hợp lại thành các qui tắc để sử dụng, em cứ nghĩ thế là được nhưng hôm nay nhờ thầy chỉ ra nên mới biết vấn đề này thật phức tạp.

Kính thầy!

thanhtamVT

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi Thầy VULONG,

Thấy cho em hỏi trong trường hợp sau có bán hợp có hóa được không? và xung có xảy ra không?

Em thấy khó quá!

Kỷ Mùi / Đinh Mão / Quý Dậu / Ất Mão

Theo em hiểu thì bán hợp Mão và Mùi ở trụ năm và trụ ngày hợp có hóa được thành Mộc. Còn Mão tại trụ giờ và Dậu tại trụ ngày sẽ xung nhau.

Mong thầy chỉ bảo thêm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi Thầy VULONG,

Thấy cho em hỏi trong trường hợp sau có bán hợp có hóa được không? và xung có xảy ra không?

Em thấy khó quá!

Kỷ Mùi / Đinh Mão / Quý Dậu / Ất Mão

Theo em hiểu thì bán hợp Mão và Mùi ở trụ năm và trụ ngày hợp có hóa được thành Mộc. Còn Mão tại trụ giờ và Dậu tại trụ ngày sẽ xung nhau.

Mong thầy chỉ bảo thêm

Chào thuynga6868!

Bán hợp Mùi trụ năm với Mão trụ tháng hóa Mộc thành công nhưng bị phá cả cục lẫn hợp bởi Dậu trụ ngày xung gần. Trong Tứ Trụ bất kể lục hợp hay bán hợp hóa cục hay không hóa cục đều bị phá tan nếu các chi xung nhau gần là Tý với Ngọ hoặc Dậu với Mão. Còn nếu Tý, Ngọ, Mão, Dậu xung cách ngôi hay các chi khác xung nhau gần (hoặc cách ngôi) thì phải tính lực xung phải nhỏ hơn lực hợp thì tổ hợp đó mới không bị phá (vào chương trình trung cấp sẽ học cách tính các lực này).

Chú ý : Nếu chỉ xét thiên khắc địa xung thì 2 trụ bất kỳ trong Tứ Trụ thiên khắc địa xung với nhau luôn luôn phá được lục hợp hay bán hợp không hóa và chỉ phá được cục nhưng vẫn còn hợp (ở chi của nó) nếu nó hóa được cục (nghĩa là khác với xung của địa chi nếu nó phá được là phá cả cục và hợp còn thiên khắc địa xung thì muốn phá cả cục và tổ hợp thì phải cần tới ít nhất 2 thiên khắc địa xung vào hóa cục đó.

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào thuynga6868!

Bán hợp Mùi trụ năm với Mão trụ tháng hóa Mộc thành công nhưng bị phá cả cục lẫn hợp bởi Dậu trụ ngày xung gần. Trong Tứ Trụ bất kể lục hợp hay bán hợp hóa cục hay không hóa cục đều bị phá tan nếu các chi xung nhau gần là Tý với Ngọ hoặc Dậu với Mão. Còn nếu Tý, Ngọ, Mão, Dậu xung cách ngôi hay các chi khác xung nhau gần (hoặc cách ngôi) thì phải tính lực xung phải nhỏ hơn lực hợp thì tổ hợp đó mới không bị phá (vào chương trình trung cấp sẽ học cách tính các lực này).

Chú ý : Nếu chỉ xét thiên khắc địa xung thì 2 trụ bất kỳ trong Tứ Trụ thiên khắc địa xung với nhau luôn luôn phá được lục hợp hay bán hợp không hóa và chỉ phá được cục nhưng vẫn còn hợp (ở chi của nó) nếu nó hóa được cục (nghĩa là khác với xung của địa chi nếu nó phá được là phá cả cục và hợp còn thiên khắc địa xung thì muốn phá cả cục và tổ hợp thì phải cần tới ít nhất 2 thiên khắc địa xung vào hóa cục đó.

Thân chào.

Em cản ơn thầy VULONG!

Vậy với tứ trụ này thì phải theo cách ép buộc ạ? Phải theo Sát ( Kỷ) đúng không ạ?

Vì thân quá nhược, không có khí. Có Dậu sinh cho thì lại bị xung mất. Tài ( Đinh) yếu hơn Sát (Kỷ) nên phải theo Sát (Kỷ)?

Mong thầy giúp cho!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em cản ơn thầy VULONG!

Vậy với tứ trụ này thì phải theo cách ép buộc ạ? Phải theo Sát ( Kỷ) đúng không ạ?

Vì thân quá nhược, không có khí. Có Dậu sinh cho thì lại bị xung mất. Tài ( Đinh) yếu hơn Sát (Kỷ) nên phải theo Sát (Kỷ)?

Mong thầy giúp cho!

Muốn biết nó có phải "Theo cách bị ép buộc" hay không thì thuynga6868 phải xem nó có thỏa mãn điều kiện của "Cách bị ép buộc " hay không chứ.

Sau đây là định nghĩa của tôi về "Cách bị ép buộc theo Tài hay Quan " như sau:

"4 - Cách bị ép buộc theo Tài hay Quan Sát (xem ví dụ số 205).

(Nếu Thân nhược mà Nhật can ở Tử, Mộ hay Tuyệt ở lệnh tháng còn bị khắc gần (bị can trụ tháng hay trụ giờ khắc) hay trực tiếp (cùng trụ) nhưng Nhật can, Can chủ khắc hay chi trụ ngày không ở trong tổ hợp cũng như Kiêu Ấn có nhiều nhất một can hay một chi có ít hơn 6 đv trong vùng tâm thì tứ trụ đó thuộc "Cách bị ép buộc", khi đó dụng thần là Tài hay Quan Sát (tức nó là cách bị ép buộc theo Tài hay Quan Sát) nếu nó có điểm vượng lớn nhất của năm hành trong vùng tâm và số điểm này phải lớn hơn Kiêu Ấn và Thân ít nhất 5 điểm vượng nếu nó nắm lệnh, 10 điểm vượng nếu nó không nắm lệnh. Riêng nếu nó là cách bị ép buộc theo Quan Sát thì trong tứ trụ chỉ có thể có nhiều nhất một can hay một chi Thực Thương và nó phải ở tử, mộ hay tuyệt tại lệnh tháng và nếu Quan Sát không nắm lệnh thì nó phải bị khắc gần hay trực tiếp.)"

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Muốn biết nó có phải "Theo cách bị ép buộc" hay không thì thuynga6868 phải xem nó có thỏa mãn điều kiện của "Cách bị ép buộc " hay không chứ.

Sau đây là định nghĩa của tôi về "Cách bị ép buộc theo Tài hay Quan " như sau:

"4 - Cách bị ép buộc theo Tài hay Quan Sát (xem ví dụ số 205).

(Nếu Thân nhược mà Nhật can ở Tử, Mộ hay Tuyệt ở lệnh tháng còn bị khắc gần (bị can trụ tháng hay trụ giờ khắc) hay trực tiếp (cùng trụ) nhưng Nhật can, Can chủ khắc hay chi trụ ngày không ở trong tổ hợp cũng như Kiêu Ấn có nhiều nhất một can hay một chi có ít hơn 6 đv trong vùng tâm thì tứ trụ đó thuộc "Cách bị ép buộc", khi đó dụng thần là Tài hay Quan Sát (tức nó là cách bị ép buộc theo Tài hay Quan Sát) nếu nó có điểm vượng lớn nhất của năm hành trong vùng tâm và số điểm này phải lớn hơn Kiêu Ấn và Thân ít nhất 5 điểm vượng nếu nó nắm lệnh, 10 điểm vượng nếu nó không nắm lệnh. Riêng nếu nó là cách bị ép buộc theo Quan Sát thì trong tứ trụ chỉ có thể có nhiều nhất một can hay một chi Thực Thương và nó phải ở tử, mộ hay tuyệt tại lệnh tháng và nếu Quan Sát không nắm lệnh thì nó phải bị khắc gần hay trực tiếp.)"

Thân chào.

Em cảm ơn thầy!

Em sẽ nghiên cứu thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Kính chào thầy Vulong

Em đã theo học lớp Tứ trụ của thầy. Về phương pháp xác định thân vượng nhược tại vùng tâm, thầy đã đăng và em đã đọc. Hiện em đang thực hành trên các ví dụ của thầy và đối chiếu kết quả thầy làm. Nay có sự khác biệt khi tính toán. Em sẽ đăng từng ví dụ của thầy và cách tính mà em hiểu. Mong thầy chỉ dẫn các điểm khác biệt này. Xin trân thành cám ơn thầy.

Sau đây là Ví dụ 1: Nam sinh ngày 26/3/1961 lúc 2h00’AM.

Em không đưa hình được nên trích ra đây, thầy đã tính:

Điểm hạn và điểm hạn vùng tâm

-0,5 -1 1 0,5 -0,5

Thuỷ Mộc Hoả Thổ Kim

#6 2,16 7 24,88 4,5

Em tính như sau:

1.Tân trụ năm có 3,1 đv, bị ngọ khắc cách 2 ngôi giảm 1/10đv, vào vùng tâm giảm 2/5đv, còn: 3,1.3/5.9/10=1,67đv

2.Tân trụ tháng có 3,1đv, bị ngọ khắc cách 1 ngôi giảm 1/5đv, còn: 3,1.4/5=2,48

3.Mão trụ tháng bị Tân khắc trực tiếp giảm 1/2đv, Tân trụ năm khắc cách ngôi giảm 1/5đv, vào vùng tâm giảm 2/5đv, còn: 9.1/2.4/5.3/5=2.16đv, Mẫo không có khả năng nhận sự sinh của Can chi cùng trụ và không khắc được các can chi khác.

4.Sửu trụ năm có 4,8đv, vào vùng tâm giảm 1/2đv, còn: 4,8.1/2=2,4đv

5.Sửu trụ giờ có 4,8đv, vào vùng tâm giảm 2/5đv, còn: 4,8.3/5=2,88đv

6.Kỷ trụ giờ có 4,8đv.

7.Mậu trụ ngày có 7đv, được Ngọ cùng trụ có Mão bên cạnh sinh cho nên Mậu nhận 1/2đv, còn: 7+7.1/2=10,5đv

8.Ngọ trụ ngày có 7đv.

9.Thuỷ Quý tàng trong Sửu, có 6đv tại chi Mão-lệnh tháng

Như vậy:

Thổ=2,4+2,88+10,5+4,8=20,58đv trong ví dụ là: 24,88đv, lệch 4,3đv?

Kim = 1,67+2,48=4,15đv, trong ví dụ là: 4,5đv, lệch 0,35đv?

Thuỷ=#6 trùng khớp với ví dụ. OK

Mộc=2,16đv trùng khớp với ví dụ. OK.

Hoả=7 trùng khớp với ví dụ. OK.

Mong thầy chỉ giúp chỗ lệch nêu trên.

Kính.

Edited by Anh2001

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào thầy Vulong

Em đã theo học lớp Tứ trụ của thầy. Về phương pháp xác định thân vượng nhược tại vùng tâm, thầy đã đăng và em đã đọc. Hiện em đang thực hành trên các ví dụ của thầy và đối chiếu kết quả thầy làm. Nay có sự khác biệt khi tính toán. Em sẽ đăng từng ví dụ của thầy và cách tính mà em hiểu. Mong thầy chỉ dẫn các điểm khác biệt này. Xin trân thành cám ơn thầy.

Sau đây là Ví dụ 1: Nam sinh ngày 26/3/1961 lúc 2h00’AM.

Em không đưa hình được nên trích ra đây, thầy đã tính:

Điểm hạn và điểm hạn vùng tâm

-0,5 -1 1 0,5 -0,5

Thuỷ Mộc Hoả Thổ Kim

#6 2,16 7 24,88 4,5

Em tính như sau:

1.Tân trụ năm có 3,1 đv, bị ngọ khắc cách 2 ngôi giảm 1/10đv, vào vùng tâm giảm 2/5đv, còn: 3,1.3/5.9/10=1,67đv

2.Tân trụ tháng có 3,1đv, bị ngọ khắc cách 1 ngôi giảm 1/5đv, còn: 3,1.4/5=2,48

3.Mão trụ tháng bị Tân khắc trực tiếp giảm 1/2đv, Tân trụ năm khắc cách ngôi giảm 1/5đv, vào vùng tâm giảm 2/5đv, còn: 9.1/2.4/5.3/5=2.16đv, Mẫo không có khả năng nhận sự sinh của Can chi cùng trụ và không khắc được các can chi khác.

4.Sửu trụ năm có 4,8đv, vào vùng tâm giảm 1/2đv, còn: 4,8.1/2=2,4đv

5.Sửu trụ giờ có 4,8đv, vào vùng tâm giảm 2/5đv, còn: 4,8.3/5=2,88đv

6.Kỷ trụ giờ có 4,8đv.

7.Mậu trụ ngày có 7đv, được Ngọ cùng trụ có Mão bên cạnh sinh cho nên Mậu nhận 1/2đv, còn: 7+7.1/2=10,5đv

8.Ngọ trụ ngày có 7đv.

9.Thuỷ Quý tàng trong Sửu, có 6đv tại chi Mão-lệnh tháng

Như vậy:

Thổ=2,4+2,88+10,5+4,8=20,58đv trong ví dụ là: 24,88đv, lệch 4,3đv?

Kim = 1,67+2,48=4,15đv, trong ví dụ là: 4,5đv, lệch 0,35đv?

Thuỷ=#6 trùng khớp với ví dụ. OK

Mộc=2,16đv trùng khớp với ví dụ. OK.

Hoả=7 trùng khớp với ví dụ. OK.

Mong thầy chỉ giúp chỗ lệch nêu trên.

Kính.

Chào Anh2001!

Anh2001 đã tính đúng điểm vượng trong vùng tâm của Kim là 4,15. Tôi đã sai, chắc là do cẩu thả khi đọc 4,15 lại viết là 4,5.

Còn điểm vượng trong vùng tâm của Thổ thì Anh2001 tính thiếu điểm Ðắc địa Kình Dương (Ðế vượng) của Mậu tại Ngọ là 4,3 (xem lại bảng điểm của các trạng thái sẽ thấy).

Thân chào.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay