Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Oh. Tốt quá. Ngày mai cứ đến. Tôi đăng ký 10 người lận.

Dạ, chiều nay con có gọi cho Thầy rồi ạ, con là " duyen" đây ạ. Tại con dùng nick " duyen" anh Phamhung và mọi người cứ bảo con lấy nick giống con gái nên con đổi nick này ạ hihi

Mai con sẽ tới ạ.

Kính mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc mừng Sư phụ đã hoàn thành, thành công với việc xuất bản và công bố cuốn sách này.

Rất tiếc con bận việc ở quê nên không tham dự được!

 

Con chúc mừng buổi Giới thiệu ra mắt cuốn sách của SP đã thành công tốt đẹp.!

 

À Sư phụ có để dành phần con 1 cuốn không vậy ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc mừng Sư phụ đã hoàn thành, thành công với việc xuất bản và công bố cuốn sách này.

Rất tiếc con bận việc ở quê nên không tham dự được!

 

Con chúc mừng buổi Giới thiệu ra mắt cuốn sách của SP đã thành công tốt đẹp.!

 

À Sư phụ có để dành phần con 1 cuốn không vậy ạ?

 

Cảm ơn phamhung vì lời chúc. Hi! Tất nhiên là phamhung có một cuốn rồi.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Con gái GS. Ngô Bảo Châu góp ý về một kỳ thi chung
(vnexpress.net) Ngô Thanh Hiên, con gái GS. Ngô Bảo Châu từng học phổ thông tại trường Laboratory của ĐH Chicago (Mỹ) cho biết, ở cấp ba, mỗi năm em chỉ phải học và thi vài môn, trong đó Lịch sử là môn bắt buộc.

 

Ngô Thanh Hiên cho biết, khi học phổ thông tại trường Laboratory của ĐH Chicago (Mỹ), em phải học 6-7 môn nhưng theo kiểu cuốn chiếu, mỗi năm học và thi kết thúc một vài môn, không qua được môn nào thì học lại môn đó. Khác với Việt Nam là 3 năm cấp ba đều học và thi 11 môn, trượt một môn sẽ tuột lớp và học lại tất cả các môn khác.

Với hầu hết trường THPT tại Mỹ, học sinh đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp khi đạt được một số điểm nhất định. Trường của Thanh Hiên yêu cầu học sinh phải hoàn thành một số tín chỉ của các môn: Toán, Khoa học, Văn, Lịch sử, Ngoại ngữ, Nghệ thuật, Thể thao và một số môn tự chọn. Điểm trung bình của các môn này (GPA) sẽ được dùng làm một trong 3 yếu tố (gồm bài luận, điểm số kỳ thi chuẩn hoá quốc tế SAT hoặc ACT) để xét vào đại học. Học sinh có thể đăng ký bao nhiêu trường đại học tuỳ ý. Mỗi trường sẽ có một đề tài luận yêu cầu học sinh làm. 

 

ngo-thanh-hien1-2859-1408166655.jpg

Ngô Thanh Hiên, con gái GS Ngô Bảo Châu hiện học tại ĐH Chicago, Mỹ chia sẻ, thời phổ thông chỉ phải học 6-7 môn theo kiểu cuốn chiếu. Ảnh: NVCC.

Con gái GS. Ngô Bảo Châu chia sẻ, giáo dục Mỹ rất coi trọng kiến thức cơ bản. Họ luôn có sự đánh giá giúp học sinh có nền tảng các môn học chung một cách vững chắc trước khi vào đại học. Các bài thi ở hệ phổ thông vì thế một phần là để tìm ra mặt yếu kiến thức của người học và một phần để họ cố gắng cải thiện trong thời gian học. Các điều kiện, bài thi để vào được đại học là góp phần định hướng tương lai học sinh muốn làm công việc gì.

Theo Thanh Hiên, việc kết hợp 2 kỳ thi tốt nghiệp, ĐH làm một như đề xuất của Bộ GD&ĐT Việt Nam có thể đem lại cơ hội phát triển tốt cho nền giáo dục nước nhà, làm giáo viên thay đổi chương trình dạy. Tuy nhiên, nữ sinh này cũng cho rằng, Bộ nên xem xét kỹ lưỡng các phương án để xây dựng được một kỳ thi đánh giá được chính xác trình độ học sinh. Sự vội vàng thay đổi có thể tạo nên những kết quả không mong muốn hoặc thất bại nặng nề.

Trong ba phương án thi, Thanh Hiên phân tích phương án 2 và 3 (thi theo đề tổng hợp) gây dàn trải kiến thức. Em ví dụ, riêng môn Toán đã có các nội dung như: số học, hình học mặt phẳng, hình học không gian… mà ở Mỹ, mỗi nội dung ấy được học trong một năm. Như vậy, gộp tất cả 8-11 môn vào 4-5 bài thi sẽ khiến học sinh không biết ôn tập vào nội dung nào.

Ở phương án một, Thanh Hiên nhận thấy, nó chưa thể hiện được thế mạnh và sự tiến bộ của học sinh. Ví dụ, một số bạn giỏi các môn tự nhiên hơn môn xã hội nhưng phải thi cả 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và chỉ được chọn một môn thì có thể chưa đánh giá được khả năng của người đó. "Thi đại học nên để học sinh hướng đến những môn thế mạnh của họ nhưng em chưa thấy điều đó ở phương án thứ nhất", Hiên nói.

Ngô Thanh Hiên cho rằng, nếu Bộ GD&ĐT Việt Nam tổ chức kỳ thi quốc gia chung chỉ để phản ánh học sinh được học những gì thì ngoài các môn chính cần thi như: Toán, Văn, Lịch sử, Khoa học nên bổ sung: Nghệ thuật, Ngoại ngữ, Thể thao… để học sinh lựa chọn môn yêu thích. Những môn thi bổ sung này sẽ giúp ích rất nhiều khi thí sinh nộp hồ sơ vào đại học. Bởi lẽ, để vào trường ĐH, ngoài thể hiện kiến thức cơ bản, học sinh cần chứng minh được kiến thức chuyên sâu ở lĩnh vực nào đó, thông qua các bài thi chuyên môn có độ khó cao.

Thanh Hiên hoàn toàn đồng tình với ý kiến của bố về việc nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp chứ không phải ĐH để đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực, tránh tiêu cực.

Con gái GS Ngô Bảo Châu đề xuất nên coi trọng môn học Lịch sử vì "nó giúp chúng ta hiểu biết về bản chất con người". Tuy nhiên, cần thay đổi cách dạy và học môn học này ở Việt Nam để học sinh thay vì sợ hãi, chán nản như hiện nay sẽ hứng thú tìm tòi, nghiên cứu. 

Ở Mỹ, Lịch sử là một môn học bắt buộc. Song, môn học này được dạy theo cách: giáo viên dạy những sự kiện chung, kiến thức nền tảng, sau đó học sinh tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra các câu hỏi và viết một bài nghiên cứu sâu cho cuối năm để nộp lại cho giáo viên chấm điểm.

 

 

Quỳnh Trang

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình Âm - Dương Việt ở đền Đức Bà, huyện Tam Nông - Phú Thọ:

 

14967392816_1fb719a2b9_c.jpg

 

 

14803709780_591231e633_c.jpg

 

(Vì Tom không post bài được trong topic "Đồ hình Âm - Dương Việt phía Nam Dương Tử" nên post ở đây. Các quản trị viên biên tập lại giúp mình.)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình Âm - Dương Việt ở đền Đức Bà, huyện Tam Nông - Phú Thọ:

 

14967392816_1fb719a2b9_c.jpg

 

 

14803709780_591231e633_c.jpg

 

(Vì Tom không post bài được trong topic "Đồ hình Âm - Dương Việt phía Nam Dương Tử" nên post ở đây. Các quản trị viên biên tập lại giúp mình.)

 

 

Cảm ơn Tom_xp.

Những chứng cứ ngày càng nhiều và càng làm sáng tỏ chân lý: Việt tộc chính là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính những đồ hình "Lưỡng nghi Lạc Việt" tồn tại một cách phổ biến trong di sản văn hóa truyền thống Việt và ở khắp các nền văn minh cổ đại trên thế giới, đã xác định rằng:

Một nền văn minh toàn cầu đã từng tồn tại trước nền văn minh của chúng ta và thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ đã hình thành từ nền văn minh này.

Nền văn hiến Việt với những  đồ hình "Lưỡng Nghi Lạc Việt" tồn tại một cách phổ biến trong khắp lãnh thổ Việt hiện nay, đã chứng tỏ Việt tộc chính là hậu duệ của nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã từng tồn tại trên trái Đất này. Và cũng chính sự phổ biến của đồ hình "Lưỡng Nghi Lạc Việt" xác định rằng: Nền văn hóa Việt là một nền văn hóa hoàn toàn độc lập và tự thân, chính là chủ nhân và là cội nguồn đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, không hề lệ thuộc vào những cái gọi là văn minh Hán.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành và hệ thống bát quái trong Dịch học chính là một hệ thống lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh, mà những tri thức hàng đầu của nhân loại đang mơ ước. Chỉ có nền văn hiến Việt với những di sản văn hóa thuyết thống Việt - dù tan nát trong lịch sử thăng trầm của Việt tộc - nhưng chỉ với những gi còn lại là điều kiện duy nhất phục hồi được học thuyết này. Với tư cách lý thuyết thống nhất, thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, sẽ quyết định tương lai của nền văn minh hiện nay.

SW Hawking đã xác dịnh:

* Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?!

* (Đại ý) Nếu chúng ta đủ tài năng để tìm ra lý thuyết thống nhất thì đó là một bước ngoặt của nền văn minh và chúng ta sẻ ứng dụng nó để điều hành cuộc sống và xã hội của chúng ta.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tại sao có 'trăng quầng' và 'trăng tán'
Câu "trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa" người Việt xưa dùng để dự báo thời tiết đến nay vẫn thể hiện độ chính xác không nhỏ. 

Vậy khi nào thì gọi là "trăng quầng" và "trăng tán" và kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết cần hiểu ra sao dưới góc nhìn vật lý.

Vùng sáng ở quanh đĩa sáng mặt trăng, gọi chung là hào quang của trăng (moon's halo) là một hiện tượng quang học do khúc xạ ánh sáng trong khí quyển của trái đất. Nó sinh ra do ánh sáng từ mặt trăng khúc xạ khi đi qua khí quyển trái đất, không phải là hào quang tồn tại thực quanh mặt trăng.

 

trangquang-1787-1409129701.jpg

"Trăng quầng" tương ứng với thời tiết oi bức. Ảnh minh họa: Bob King.

 

Trăng quầng thường tương ứng với khi thời tiết oi bức hoặc rất ít mây. Khi thời tiết rất khô, ít hơi nước, trên tầng cao của khí quyển chỉ có mật độ thấp các hạt băng (nước đá). Ánh sáng từ mặt trăng (vốn do mặt trời chiếu sáng) khi đi vào khí quyển xuyên qua các tinh thể có dạng lục giác này bị khúc xạ, gây nên hiện tượng giống như khi đi qua một chiếc thấu kính phân kỳ, tạo thành một vòng sáng trắng có bán kính khoảng 22 độ (độ rộng đường kính 44 độ) quanh mặt trăng.

Đó chính là hiện tượng con người thường thấy trong những ngày trời oi, khô ráo, ít hơi nước, ít mây. Vì vậy, khi nhìn thấy vòng hào quang này, người ta thường dự đoán rằng trời sẽ còn oi bức và khô trong những ngày tiếp theo.

Khi trên tầng cao khí quyển có lớp mây dầy, chứa nhiều nước đóng băng, ánh sáng từ mặt trăng đi qua bị khúc xạ nhiều lần, do đó không tạo ra một góc khúc xạ duy nhất, thậm chí bị tán sắc rõ rệt. Lúc này hào quang quanh mặt trăng không phải một vòng sáng trắng rộng mà thường là một vùng hào quang nhiều màu (hơi giống cầu vồng) bao quanh và không tách biệt hẳn ra với đĩa sáng mặt trăng như đối với khi trời oi, khô. Điều này dẫn đến kinh nghiệm rằng khi mặt trăng có "tán" như vậy thì tức là trời đang có nhiều mây và rất dễ sớm có mưa.

Tuy nhiên kinh nghiệm dân gian không phải luôn đúng mà chỉ có tính chất tương đối. Chẳng hạn khi "trăng quầng", nếu quầng càng rõ tức là trời càng oi, thì bản thân việc trời oi cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chênh lệch áp suất trong khí quyển, sinh ra gió, bão và mưa. Ngoài ra, tùy vào mật độ và số lượng tầng mây trên khí quyển, đôi khi trăng có thể có cả "quầng" và "tán" cùng lúc.

(Theo VACA)

Share this post


Link to post
Share on other sites
Vòng tròn ánh sáng bí ẩn xuất hiện trên bầu trời Mỹ

khoahoc.com.vn

 

Nhiều người dân tại Mỹ thấy vòng tròn ánh sáng kỳ lạ trên bầu trời bang Texas vào tối 18/8 theo giờ địa phương.

Chính phủ Chile xác nhận phát hiện UFO

 

vong-tron-bi-an.jpg
Vòng tròn phát sáng kỳ lạ trên bầu trời thành phố Houston, Mỹ vào tối 18/8. (Ảnh: Twitter)

 

vong-tron-bi-an1.jpg
Vật thể lạ dường như chuyển hướng. (Ảnh: Twitter)

 

Nhiều người dùng Twitter đăng loạt ảnh về một vật thể hình tròn, phát sáng trên bầu trời đầy mây ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ vào tối 18/8.

Nó khiến nhiều người liên tưởng tới những bóng đèn trên một vật thể bay không xác định (UFO) của người ngoài hành tinh trong các bộ phim giả tưởng, Daily Mail đưa tin.

Trong một bức ảnh tương đối rõ nét, người ta nhận thấy vật thể lạ dường như bay xuyên qua đám mây trên bầu trời. Bức ảnh khác cho thấy nó đang chuyển hướng.

Tiến sĩ Carolyn Sumners, Phó chủ tịch Hội Thiên văn của Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Houston, cho biết: “Đây là hiện tượng độc đáo. Rất nhiều người nhìn thấy vật thể lạ ở các hướng khác nhau. Những sự kiện tương tự từng xảy ra trong quá khứ nhưng con người chưa thể tìm ra lời giải thích. Nó khiến người ta tò mò hơn về hiện tượng này”.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sóng điện từ có hại cho trẻ em hơn người lớn
Thứ Sáu, 26/09/2014 15:10:22 GMT+7
 
Các sóng điện từ gây tác hại xấu tới sức khỏe của trẻ nhỏ hơn người lớn, theo các kết quả mới được đưa ra trên tạp chí y học của Mỹ The Journal of Microscopy and Ultrastructure.
 

dien-tu.jpg

 
Các sóng điện từ gây tác hại xấu tới sức khỏe của trẻ nhỏ hơn người lớn, theo các kết quả mới được đưa ra trên tạp chí y học của Mỹ The Journal of Microscopy and Ultrastructure. Trẻ em hấp thụ nhiều sóng hơn nhiều so với người lớn. Các nhà nghiên cứu đã kiểm chứng những nghiên cứu khoa học và y học, báo cáo của Chính phủ và các hướng dẫn sử dụng của các nhà sản xuất điện thoại di động trong những năm từ 2009 - 2014 để thiết lập nên các nguy cơ của tia sóng điện từ đối với sức khỏe trẻ em.
 

Các kết quả của phân tích đa chiều này cho thấy, các bước sóng nguy hiểm cho trẻ em hơn người lớn. Nhà nghiên cứu Lloyd Morgan thuộc Khoa Môi trường và Sức khỏe, Đại học Berkeley, Hoa Kỳ giải thích: trẻ em và thai nhi có nguy cơ lớn hơn nhiều về các thiệt hại cơ thể do sóng của các thiết bị không dây gây ra. Tế bào não của trẻ hấp thu nhiều hơn đến 2 lần so với ở người lớn và tủy xương của trẻ “ngốn” sóng hơn người lớn đến 10 lần.

Tỷ lệ hấp thu các bước sóng cao hơn ở trẻ em so với người lớn là do các tế bào não dễ tiếp nhận hơn, đầu các em còn mỏng manh và kích thước còn nhỏ. Các bào thai đặc biệt dễ tổn thương vì việc tiếp nhận sóng có thể dẫn đến thoái hóa lớp vỏ bảo vệ các nơron của não.
 
Theo Thảo Hương (Sức Khỏe & Đời Sống)
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Huyền bí những xác ướp nguyên vẹn của người Việt cổ
 

(Văn hóa) - Lúc mới lộ thiên, làn da toàn thân bà vẫn trắng mịn, mềm mại, các khớp chân, tay có thể co duỗi dễ dàng.

 

 

Theo các nhà khoa học, ở Việt Nam, khái niệm xác ướp ít được biết tới và không có bất kỳ tài liệu nào đề cập tới vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều ngôi mộ cổ khi khai quật vẫn còn giữ được xác.

Từ những khám phá này đã có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật dùng các chất thơm thảo mộc hay dùng các chất hóa học tổng hợp để giữ xác của các bậc tiền nhân.

Những xác ướp bí ẩn

Theo PGS-TS Nguyễn Lân Cường, cho đến nay ở Việt Nam đã phát hiện được trên 100 ngôi mộ hợp chất (là loại mộ cổ quan tài được đặt trong quách bằng hợp chất, còn gọi là tam hợp). Trong số đó chúng ta đã khai quật chính thức và khai quật “chữa cháy” (những ngôi mộ bị người dân đào trộm và bỏ lại) khoảng gần 60 ngôi mộ. Trong những ngôi mộ được khai quật đã phát hiện rất nhiều ngôi mộ còn giữ được xác. Nổi tiếng nhất là xác ướp của vua Lê Dụ Tông (1679-1731). Việc tìm thấy xác ướp vua Lê Dụ Tông là một phát hiện chấn động trong ngành khảo cổ và sử học Việt Nam đương thời.

ktt1_10xacuop1kienthuc_onwj.jpg

Hình ảnh xác ướp còn nguyên vẹn sau hàng trăm năm.

Tài liệu của cố Giáo sư Đỗ Xuân Hợp (nguyên Giám đốc Học viện Quân y) khi khai quật và nghiên cứu thi hài vua Lê Dụ Tông tiết lộ: Xác là một người đàn ông cao 1,49m. Thân hình bị đét lại nhưng hình dạng bên ngoài vẫn còn nguyên. Khi mới mở áo quan, trông như một người gầy ốm mới chết, bụng dưới hơi phồng, lấy tay ấn vào bụng thấy có hơi và ít nước chảy ra (khác với những xác khác bụng lép). Không có một vết rạch hay châm chích gì trên cơ thể. Lúc quan tài mới bật nắp, gương mặt nhà vua có màu xám nhạt hơi khác với màu da cơ thể nhưng sau đó toàn thân chuyển thành màu xám đen.

Kỳ lạ nhất là các khớp xương của vua vẫn còn có thể co duỗi mềm mại và nhiều vùng da thịt vẫn còn đàn hồi… Mộ vua Lê Dụ Tông được tìm thấy từ năm 1958, tại thôn Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đến năm 1964 mộ mới được khai quật. Xác ướp vua Lê Dụ Tông được bảo quản ở tầng hầm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trong 46 năm và được hoàn táng tại tỉnh Thanh Hóa tháng 1.2010.

Trước đó, vào năm 1957 các nhà khảo cổ đã tiếp cận được với xác ướp của một bà phi thuộc dòng họ Trịnh tại Thanh Hóa. Bia mộ đề thời gian chôn cất thuộc niên hiệu Vĩnh Trị (1676-1680). Mặc dù ngôi mộ đã bị người dân địa phương đào, xác ướp bị đưa ra khỏi quan tài, vùi lấp tạm bợ giữa cánh đồng ba ngày rồi chôn lại trong quan tài ngập nước gần một tháng nhưng khi các nhà khảo cổ tiếp cận, xác ướp vẫn còn nguyên vẹn và có mùi dầu thơm. Sau đó xác ướp được tắm lại bằng nước sạch năm lần vẫn không hết mùi thơm. Điểm đặc biệt của ngôi mộ này là dấu vết của dung dịch bảo quản xác lan tỏa ra ngoài khiến vùng đất quanh mộ nhiễm mùi thơm một thời gian dài mới hết.

Ly kỳ hơn là trường hợp mộ cổ Vân Cát nằm trong gò đất của thôn Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Cuộc khai quật diễn ra trong tháng 11.1968, theo nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật khi mở nắp quan tài là một người phụ nữ như đang say ngủ, lòng quan tài bốc mùi thơm thảo mộc thoang thoảng. Gương mặt bà vẫn mịn màng, thanh thoát nét đài các, dịu dàng. Có cảm giác nếu thay quan tài là giường mọi người sẽ nghĩ bà đang mê man giấc ngủ bình yên. Đó là người phụ nữ khoảng 60 tuổi, tóc dài chớm hoa râm.

Lúc mới lộ thiên, làn da toàn thân bà vẫn trắng mịn, mềm mại, các khớp chân, tay có thể co duỗi dễ dàng. Mô ngực vẫn còn hình hài chưa xẹp xuống hoàn toàn. Đặc biệt, hốc mắt vẫn còn rõ lòng đen, trắng. Hai hàm răng nhuộm đen cũng chưa rụng chiếc nào. Tình trạng của xác ướp trong mộ khá hoàn hảo.

Xác ướp được mặc 35 chiếc áo thụng bằng lụa gấm, 18 chiếc váy vải lụa. Các hiện vật khác gồm hàng chục chiếc gối chèn lớn nhỏ, quạt nan giấy, túi trầu bằng gấm thêu với 10 miếng trầu đã têm và 10 miếng cau tươi, túi gấm đựng thuốc lào, khăn lau miệng bằng lụa, mũ lụa… Về sau xác ướp được xác định là bà Phạm Thị Đằng, phu nhân của quan thượng thư Đặng Đình Tướng (1649-1735).

Tương tự như vậy là những trường hợp phát hiện xác ướp của bà Bùi Thị Khang vào năm 1971 tại gò Lăng Dứa, xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), bà cũng là phu nhân của quan thượng thư Đặng Đình Tướng. Xác ướp Đại Tư đồ quan thái giám Nguyễn Bá Khanh mất vào thế kỷ 18 (thọ 64 tuổi) ở An Vĩ, huyện Khoái Châu, Hải Dương năm 1982. Xác ướp của bà Nguyễn Thị Hiệu, một nữ quý tộc dưới thời nhà Nguyễn, hay mộ Đinh Văn Tả cùng 2 bà vợ ở Hàm Giang, Cẩm Giàng (Hải Dương).

Gần đây nhất là trường hợp phát hiện một xác ướp của một người đàn ông khoảng 60 tuổi còn nguyên vẹn được bọc trong nhiều lớp vải và ngâm dầu thơm tại khu vực vườn đào Nhật Tân năm 2005. Tất cả các xác ướp này khi được phát hiện đều có chung một đặc điểm là dùng các chất thơm thảo mộc hay dùng các chất hóa học tổng hợp để giữ xác không bị các vi khuẩn làm thối rữa.

Đi tìm lời giải

Để bảo vệ xác ướp không bị thối rữa sau hàng trăm năm, người xưa thường phải kết hợp giữa kỹ thuật kết cấu xây dựng ngoài quách gắn với kỹ thuật ướp xác trong quan, hướng tới một môi trường khử trùng tốt. Điều này được chứng minh ở việc cấu tạo của các ngôi mộ gần như giống nhau: có gò mộ, phía ngoài là quách tam hợp, phía trong là quách gỗ rồi mới tới quan tài. Với kỹ thuật này tạo nên sự cách biệt ổn định bên trong và bên ngoài mộ hình thành khoảng không gian hẹp kín bên trong để giữ thi thể được tốt nhất.

Về kỹ thuật ướp xác trong quan, theo tài liệu của cố giáo sư, bác sĩ Đỗ Xuân Hợp qua nghiên cứu thi hài vua Lê Dụ Tông đã ghi lại: Dầu thông đã được đổ nhiều vào trong quan tài nên khi mở ra thấy chăn bông, vải niệm, áo mặc, giấy bản đẫm dầu và mỡ. Chất thơm ngấm vào da, và qua da vào các tạng nên sực mùi thơm… Ngay thi hài vua cũng nhớp nháp dầu thông. Chính loại dầu thân mộc này là một yếu tố quan trọng góp phần bảo quản được xác tiền nhân. Thậm chí những miếng trầu, cau chôn theo hàng trăm năm còn xanh tươi như vẫn có thể dùng được.

Còn theo nghiên cứu của cố giáo sư Đỗ Văn Ninh, việc xử lý thi hài rất quan trọng để giữ xác.

Người xưa thường quản xác rất lâu trước khi chôn nên rất chú trọng việc chống thối rữa. Ngoài dầu thông được đổ vào quan tài, người sắp qua đời thường được uống thuốc “hồi dương” có quế nóng để giúp tăng tuần hoàn máu. Sau đó lại dùng rượu quế để tắm rửa cho người mất cũng như làm sạch được phần nào trong và ngoài thi hài để giảm sự phân hủy do vi khuẩn. Đặc biệt, khi nhập liệm người xưa thường chèn nhiều chăn, gối, quần áo, giấy bản, bông vào quan tài có rải gạo rang, chè khô bên dưới. Ngoài ý nghĩa tùy táng mang về thế giới bên kia, các thứ này còn hút ẩm và đẩy không khí ra ngoài để hạn chế môi trường vi khuẩn hại xác. Thậm chí trước khi nhập liệm, người ta còn đốt nến trong quan tài như là một lễ thức, nhưng cũng góp phần tạo môi trường chân không và sát khuẩn.

Về lớp quách tam hợp, PGS-TS Nguyễn Lân Cường, một người đã gần 50 năm gắn bó với công tác khảo cổ cho biết, quách bao kín các mặt quan tài, kể cả đáy với độ dày có khi lên tới nửa mét để bảo vệ quan tài và xác ướp bên trong khỏi bị tác hại của nước và không khí lọt vào. Lớp quách thường rất rắn chắc, phải dùng khoan bê tông hay đục cỡ lớn mới phá được vì hợp chất được kiến tạo rất công phu và tốn kém. Vật liệu để làm hợp chất thường được trộn nhuyễn bằng vôi – vôi sống, vôi tôi, vỏ nghêu sò hay san hô nghiền vụn, cát, chất kết dính như mật, mật đường, mật ong, nhựa, dây tơ hồng, ô dước, giấy dó, than hoạt tính để bao kín mui luyện quách ngoài, tạo nên bức tường thành kiên cố không thấm nước, nhằm giữ xác dài lâu, bảo tồn vĩnh cửu thi hài và tùy táng phẩm trong quan.

Ngoài kỹ thuật xử lý xác và phần quách thì phần gỗ quan tài cũng rất quan trọng để giữ xác. Gỗ quan tài thường được chế tác bằng gỗ Ngọc am (Trung Quốc gọi là San mộc) hay còn được gọi là gỗ Hoàng đàn rủ. Đây là loại cây gỗ trong bộ thông, thuộc họ hoàng đàn, sống trên vùng núi đá vôi ở Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng… Gỗ quý này bền thơm và có tính sát khuẩn cao nên góp phần bảo quản thi hài. Dưới đáy quan tài có một tấm thất tinh (tấm gỗ có 7 lỗ thủng mô phỏng chòm sao Bắc Đẩu, vì theo quan niệm người xưa đây là ngôi sao quản người chết).

Đặc biệt người xưa còn biết làm quan tài rất kín, chắc với các mộng ghép chặt chẽ. Hàng trăm năm trong lòng đất, quan tài gỗ này vẫn không hư hỏng và thoang thoảng mùi thơm thân mộc khi khai quật. Những thi hài dù không được ướp dầu thông thơm cũng không thể ám mùi hôi vào gỗ quan. Người chết được mặc rất nhiều lớp quần áo, quấn thật chặt, khi đặt vào quan tài cũng được lèn bằng các loại chăn, gối…

Như vậy theo lý giải của các nhà khoa học, có thể thấy kỹ thuật ướp xác của người xưa chủ yếu dựa vào việc diệt các loại vi khuẩn chuyên hủy chất hữu cơ. Tuy nhiên bí mật về những xác ướp này luôn đi kèm với những truyền thuyết và thông điệp từ quá khứ, tạo nên những thách thức cho hậu thế trong những cuộc kiếm tìm và giải mã. Và chính điều đó giúp cho chúng ta có được một góc nhìn sống động về lịch sử.

(Theo An Ninh Thủ Đô)

Share this post


Link to post
Share on other sites

2 người chìm cùng tàu Titanic được “lổ hổng thời gian” trả về

 

 

(Văn hóa) - Đây là một sự kiện lớn khiến các nhà khoa học đau đầu trong 1 thời gian dài và bắt đầu nghiên cứu về “lổ hỏng thời gian”

 

 
Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.

 

1. Hành khách Wenni Kate, 29 tuổi

tau-titanic-1-061014.jpg

Tàu Titanic

Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.

Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm. Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi.

Vậy là nảy sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà Kate không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ hai xảy ra.

2. Thuyền trưởng Smith của tàu Titanic

Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic.

tau-titanic-2-061014.jpg

Thuyền trưởng Smith của tàu Titanic

Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng của con tàu Titanic, người cuối cùng chìm xuống biển cùng với con tàu . Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912.

Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.

Sự việc cần được giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu – Mỹ cho rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích – tái hiện xuyên thời gian”.

3. “Lổ hổng thời gian” là có thật?

Vậy chuyện gì đã xảy ra với họ, trong khi cả 2 đều nói rằng họ bị chìm cùng con tàu và ngày được phát hiện chỉ sau khi bị chìm 1 ngày, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng họ không già đi so với lúc tàu Titanic bị chìm.

Các nhà khoa học, tâm thần học, tâm lý,… sau khi tiếp xúc và làm rất nhiều nghiên cứu trên thân thể họ cũng không có bằng chứng gì về khả năng nói dối, và sự già đi theo thời gian. Họ khẳng định chắc chắn rằng đây là 2 nhân vật đều xuất hiện trên chiếc tàu bị chìm vào ngày 15/9/1912.

Vì thế, dư luận lúc ấy và cả sau này đều đặt nghi vấn rằng 2 người đã bị “lổ hổng thời gian” cuốn về hiện tại. Từ đó đến nay, các nhà khoa học đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về “lổ hổng thời gian”

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

2 người chìm cùng tàu Titanic được “lổ hổng thời gian” trả về

 

 

(Văn hóa) - Đây là một sự kiện lớn khiến các nhà khoa học đau đầu trong 1 thời gian dài và bắt đầu nghiên cứu về “lổ hỏng thời gian”

 

 
Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.

 

1. Hành khách Wenni Kate, 29 tuổi

tau-titanic-1-061014.jpg

Tàu Titanic

2. Thuyền trưởng Smith của tàu Titanic

 

tau-titanic-2-061014.jpg

Thuyền trưởng Smith của tàu Titanic

3. “Lổ hổng thời gian” là có thật?

Vậy chuyện gì đã xảy ra với họ, trong khi cả 2 đều nói rằng họ bị chìm cùng con tàu và ngày được phát hiện chỉ sau khi bị chìm 1 ngày, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng họ không già đi so với lúc tàu Titanic bị chìm.

Các nhà khoa học, tâm thần học, tâm lý,… sau khi tiếp xúc và làm rất nhiều nghiên cứu trên thân thể họ cũng không có bằng chứng gì về khả năng nói dối, và sự già đi theo thời gian. Họ khẳng định chắc chắn rằng đây là 2 nhân vật đều xuất hiện trên chiếc tàu bị chìm vào ngày 15/9/1912.

Vì thế, dư luận lúc ấy và cả sau này đều đặt nghi vấn rằng 2 người đã bị “lổ hổng thời gian” cuốn về hiện tại. Từ đó đến nay, các nhà khoa học đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về “lổ hổng thời gian”

 

 

Câu chuyện này cũng giống như "Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai" thôi. Khi trở về Lưu  - Nguyễn cũng không tin rằng 300 năm đã trôi qua. Trên thế giới cũng có vài dị bản tương tự ở một vài nền văn minh cổ đại khác.

Bởi vậy, hoặc là câu truyện này có thực thì nó sẽ biện minh cho truyền thuyết của nền văn minh Việt; nếu nó là tin vịt thì nó là truyền thuyết thời hiện đại. Một loại dị bản khác.

Về lý thuyết Lý học Đông phương cho rằng đây là khả năng có thể xảy ra. Nhưng thực tế hiện tượng này còn nhiều câu hỏi liên quan để xác minh hiện thực của nó.

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vật liệu mới cho phép con người thở được dưới nước

 

(Dân trí) - Một vật liệu mới có khả năng hấp thụ oxy và cho phép con người thở được dưới nước, điều này nghe như trong một cuốn truyện khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Đại học nam Đan Mạch đã phát triển thành công một vật liệu như vậy.

Các nhà khoa học thuộc Đại học nam Đan Mạch vừa phát triển thành công một chất kết tinh mạnh mẽ, mà một lượng nhỏ chất kết tinh này (một thìa) có thể hấp thụ toàn bộ oxy có trong một căn phòng.
 
Lượng oxy được hấp thụ này (từ không khí hoặc từ nước) sau đó có thể được giải phóng ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào khi cần chỉ dưới sự tác động của một lượng nhiệt nhỏ.
 
Khi vật liệu này hấp thụ đầy đủ oxy, nó tương đương với lượng khí có trong một bình dưỡng khí của thợ lặn, tuy nhiên kích cỡ của nó nhỏ và nhẹ hơn rất nhiều.
 
 
Aquaman-crystal-1-6adc7.jpg
Trong tương lai, con người có thể bơi lội và thở dưới nước mà không cần bình dưỡng khí
 
Vật liệu này có cấu trúc nhất quán với thành phần chính là kim loại coban, cho phép hấp thụ và lưu trữ oxy.
 
“Coban cung cấp cho chất liệu mới này một cấu trúc phân tử và điện tử nhất quán, cho phép nó hấp thụ oxy từ môi trường xung quanh”, Giáo sư Christine McKenzie thuộc đại học nam Đan Mạch, một người thuộc nhóm nghiên cứu, giải thích.
 
Cơ chế hấp thụ oxy từ coban cũng giống như nhiều loài động vật sử dụng kim loại để hấp thụ oxy, chẳng hạn như con người và nhiều loài động vật khác sử dụng sắt trong máu, trong khi cua, nhện... sử dụng đồng. 
 
Theo Giáo sư Christine McKenzie cho biết vật liệu mới này không chỉ cho phép con người có thể dễ dàng thở được dưới nước mà không cần đến bình dưỡng khí, mà còn có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều mặt của cuộc sống.
 
“Điều này có thể rất có giá trị cho những người mắc bệnh phổi, những người thường xuyên phải mang theo bên mình những bình dưỡng khi nặng nề”, Giáo sư McKenzie cho biết.
 
“Thậm chí một ngày nào đó những người thợ lặn có thể bỏ lại bình dưỡng khí trên bờ và thay vào đó sử dụng tinh thể này như một “bộ lọc” để hấp thụ oxy trong không khí hoặc từ nước. Chỉ cần mang vài hạt tinh thể nhỏ, các thợ lặn có thể hấp thụ đủ oxy để sử dụng trực tiếp từ nước”, Giáo sư McKenzie cho biết thêm.
 
Tinh thể mới được thiết kế và tạo thành tại Đại học nam Đan Mạch, trong khi một số phép đo sự hấp thụ oxy được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Sydney, với sự giúp đỡ của nhiều thiết bị đặc biệt.
 
Loại tinh thể này được các nhà khoa học Đan Mạch đặt cho tên gọi “Tinh thể Aquaman”, tên gọi được đặt theo nhân vật truyện tranh Aquaman nổi tiếng của Mỹ, với khả năng thở được dưới nước.
 
T.Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu chở dầu Việt Nam mất tích có thể đã bị cướp

Thứ Ba, 07/10/2014 - 17:25
 

(Dân trí) - Trung tâm thông tin cướp biển, Cục hàng hải quốc tế ngày 7/10 đã phát đi thông báo về việc tàu chở dầu Sunrise 689 của Việt Nam bị mất tích và yêu cầu các tàu khác tìm kiếm. Các chuyên gia lo ngại có thể tàu đã bị cướp.

 

SUNRISE_689-e49b1.jpg
Tình trạng cướp tàu chở dầu đang diễn ra ngày một tăng trên vùng biển Đông Nam Á
 

Theo thông báo của cơ quan trên, Sunrise 689 đã bị mất liên lạc không lâu sau khi khởi hành từ Singapore để về một cảng tại tỉnh Quảng Trị.

Vụ việc diễn ra trong bối cảnh lo ngại về cướp biển trên các vùng biển Đông Nam Á ngày một tăng.

“Số phận của thủy thủ đoàn và con tàu vẫn chưa thể xác định”, Trung tâm thông tin cướp biển, Cục hàng hải quốc tế, có trụ sở tại Kuala Lumpur, Malaysia cho biết, đồng thời hối thúc các tàu thuyền lưu thông trên các vùng biển lưu ý tới con tàu của Việt Nam, và trình báo khi phát hiện.

Trước đó, chiếc tàu của Công ty Cổ phần đóng tàu thủy sản Hải Phòng đã rời cảng Horizon, Singapore vào khoảng 18 giờ ngày 2/10/2014, mang theo hơn 5226 tấn dầu. Thủy thủ đoàn trên tàu gồm 18 người.

Thời gian qua, ngày càng nhiều vụ cướp biển táo tợn được ghi nhận trong khu vực Đông Nam Á, tập trung tại Eo Malacca, nằm giữa Malaysia, Indonesia và Singapore.

Vụ việc xảy ra với chiếc tàu của Việt Nam đã làm gia tăng lo ngại về tình trạng cướp biển quay trở lại, sau một thời gian bị trấn áp bởi hải quân trong khu vực.

Hầu hết các vụ tấn công gần đây đều nhắm vào tàu chở dầu. Sau khi làm chủ được tàu, hàng hóa sẽ bị chuyển sang các tàu khác. Đến nay vẫn chưa có vụ việc gây thương vong nào được ghi nhận.

Thanh Tùng
Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc vượt Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới
 
 
Theo số liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP Trung Quốc tính theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP) sẽ đạt 17.600 tỷ USD năm nay, vượt Mỹ với 17.400 tỷ USD.

 

Phương pháp này sử dụng tỷ giá để điều chỉnh giá hàng hóa các nước. Do mức sống tại Trung Quốc thấp hơn Mỹ, đổi GDP Trung Quốc sang USD sẽ làm giảm sức mua của người dân nước này.

Khoảng cách giữa 2 nước sẽ càng được nới rộng trong năm tới. Khi đó, GDP (PPP) của Mỹ là 18.200 tỷ USD, còn Trung Quốc là 19.200 tỷ USD.

Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ hai chữ số suốt 3 thập kỷ qua, do cải tổ kinh tế và công nghiệp hóa. Tốc độ này đã chậm lại những năm gần đây, nhưng vẫn tương đối cao theo tiêu chuẩn châu Âu, với ước tính 7,4% năm nay và 7,1% năm tới.

 

China-US-5856-1412828242.jpg

Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Biểu đồ: Financial Times

 

Tuy nhiên, nếu không tính theo PPP, GDP của Trung Quốc vẫn còn nhỏ hơn Mỹ khá nhiều. Theo World Bank, GDP Trung Quốc năm ngoái là 9.240 tỷ USD, trong khi của Mỹ là 16.800 tỷ USD, trước khi điều chỉnh theo lạm phát.

David Hensley - Giám đốc bộ phận Hợp tác kinh tế toàn cầu tại JPMorgan Chase cho biết: "Mỹ vẫn là nền kinh tế số một thế giới, theo cách tính thông dụng, được công nhận và hữu ích nhất. PPP không phải là con số thực". Nếu nhìn vào PPP, đặc biệt với các nước đang phát triển, "anh đã thực sự phóng đại tầm quan trọng của các nền kinh tế này. Do nó bỏ qua quyền lực của các nước với tài nguyên thế giới và ảnh hưởng của họ lên hoạt động kinh tế toàn cầu".

Bên cạnh đó, Trung Quốc đến nay cũng tỏ ra không mấy hào hứng với danh hiệu này. Theo CNN, Trung Quốc hiểu rõ những nghĩa vụ đi kèm với vị trí này. Ví dụ như đóng góp nhiều hơn cho viện trợ quốc tế và ngân sách Liên hợp quốc, hay khó lấy cớ là một nước đang phát triển để tránh chi phí giảm khí thải nhà kính.

Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc, kể cả tính theo PPP, cũng chỉ bằng một phần năm của Mỹ. Và về tính cạnh tranh (thể chế chính trị, công nghệ, đột phá và sự phát triển ngành tài chính), Trung Quốc dù có tiến xa suốt 3 thập kỷ qua, thì vẫn còn kém Mỹ rất nhiều.

Hà Thu

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Trung Quốc vượt Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới
 
 
Theo số liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP Trung Quốc tính theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP) sẽ đạt 17.600 tỷ USD năm nay, vượt Mỹ với 17.400 tỷ USD.

 

Phương pháp này sử dụng tỷ giá để điều chỉnh giá hàng hóa các nước. Do mức sống tại Trung Quốc thấp hơn Mỹ, đổi GDP Trung Quốc sang USD sẽ làm giảm sức mua của người dân nước này.

Khoảng cách giữa 2 nước sẽ càng được nới rộng trong năm tới. Khi đó, GDP (PPP) của Mỹ là 18.200 tỷ USD, còn Trung Quốc là 19.200 tỷ USD.

Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ hai chữ số suốt 3 thập kỷ qua, do cải tổ kinh tế và công nghiệp hóa. Tốc độ này đã chậm lại những năm gần đây, nhưng vẫn tương đối cao theo tiêu chuẩn châu Âu, với ước tính 7,4% năm nay và 7,1% năm tới.

 

China-US-5856-1412828242.jpg

Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Biểu đồ: Financial Times

 

Tuy nhiên, nếu không tính theo PPP, GDP của Trung Quốc vẫn còn nhỏ hơn Mỹ khá nhiều. Theo World Bank, GDP Trung Quốc năm ngoái là 9.240 tỷ USD, trong khi của Mỹ là 16.800 tỷ USD, trước khi điều chỉnh theo lạm phát.

David Hensley - Giám đốc bộ phận Hợp tác kinh tế toàn cầu tại JPMorgan Chase cho biết: "Mỹ vẫn là nền kinh tế số một thế giới, theo cách tính thông dụng, được công nhận và hữu ích nhất. PPP không phải là con số thực". Nếu nhìn vào PPP, đặc biệt với các nước đang phát triển, "anh đã thực sự phóng đại tầm quan trọng của các nền kinh tế này. Do nó bỏ qua quyền lực của các nước với tài nguyên thế giới và ảnh hưởng của họ lên hoạt động kinh tế toàn cầu".

Bên cạnh đó, Trung Quốc đến nay cũng tỏ ra không mấy hào hứng với danh hiệu này. Theo CNN, Trung Quốc hiểu rõ những nghĩa vụ đi kèm với vị trí này. Ví dụ như đóng góp nhiều hơn cho viện trợ quốc tế và ngân sách Liên hợp quốc, hay khó lấy cớ là một nước đang phát triển để tránh chi phí giảm khí thải nhà kính.

Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc, kể cả tính theo PPP, cũng chỉ bằng một phần năm của Mỹ. Và về tính cạnh tranh (thể chế chính trị, công nghệ, đột phá và sự phát triển ngành tài chính), Trung Quốc dù có tiến xa suốt 3 thập kỷ qua, thì vẫn còn kém Mỹ rất nhiều.

Hà Thu

 

 

Cái nị nhều chiền quá nhể! Mần phoengshui không? Ngộ sanh tận Pắc King làm lại Tử Cấm Thành cho. Pế khí quá mà. Cái ngộ lấy dẻ à! 20 triệu Dolar. B)

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái nị nhều chiền quá nhể! Mần phoengshui không? Ngộ sanh tận Pắc King làm lại Tử Cấm Thành cho. Pế khí quá mà. Cái ngộ lấy dẻ à! 20 triệu Dolar. B)

 

ối giời ơi. Sư phụ nàm gì nấy giá rẻ quá vậy? người ta đang "thầu dầu" thế kia thì chắc chưa làm đâu ạ, để khi họ đi khám và phát hiện ra bệnh "ung thư giai đoạn cuối" rồi thì chắc mới tìm đến Sư phụ cơ. Lúc đó 200 triệu USD là quá rẻ so với quy định rùi. :D  :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

ối giời ơi. Sư phụ nàm gì nấy giá rẻ quá vậy? người ta đang "thầu dầu" thế kia thì chắc chưa làm đâu ạ, để khi họ đi khám và phát hiện ra bệnh "ung thư giai đoạn cuối" rồi thì chắc mới tìm đến Sư phụ cơ. Lúc đó 200 triệu USD là quá rẻ so với quy định rùi. :D  :D

 

200 triệu dollar cơ à. Nghe cũng có lý đấy nhỉ?  Dư mà đến ung thu giai đoạn cuối thì mần răng mà chữa được. Cái này gọi là 'thày chạy" mất rùi. Hì. Hì. Thày trò thi nhau chém gió.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ thừa nhận Ebola có thể lây lan trong không khí

 

Các chuyên gia ngày càng bày tỏ quan ngại rằng, virus Ebola có thể lan truyền qua các giọt lơ lửng trong không khí. Điều này sẽ giúp lý giải việc gia tăng chưa từng thấy số ca nhiễm Ebola trong năm 2014.

 

ScreenHunter_10.jpg

Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch Mỹ (CDC) Tom Frieden đã lên tiếng thừa nhận, virus Ebola có thể lây lan trong không khí.

Tiến sĩ Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chính sách về bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Minnesota (Mỹ) cũng chia sẻ quan điểm này. Ông Osterholm bày tỏ: “Đây là mối bận tâm riêng rẽ lớn nhất trong 40 năm làm nghề chăm sóc sức khỏe cộng đồng của tôi. Trong sự nghiệp của mình, tôi không thể tưởng tượng thứ gì đó, kể cả HIV, có khả năng hủy hoại thế giới nhiều hơn virus Ebola truyền nhiễm qua đường hô hấp”.

Mặc dù chúng ta có thể chưa hay tin trên các phương tiện thông đại chúng, nhưng cách đây không đầy 2 tháng, CDC đã cập nhật tiêu chuẩn đánh giá của họ về việc truyền nhiễm Ebola, tăng thêm điều kiện “ở cùng trong phạm vi 0,9 mét” hoặc “trong cùng phòng” với ai đó nhiễm virus.

Website của CDC có nêu rõ: “Việc phơi nhiễm Ebola nguy cơ thấp bao gồm bất kỳ trường hợp nào trong số sau đây: các thành viên trong gia đình hoặc người tiếp xúc thông thường khác với bệnh nhân mang mầm bệnh; người chăm sóc bệnh nhân hoặc người tiếp xúc thông thường không có phơi nhiễm nguy cơ cao với bệnh nhân Ebola trong các cơ sở chăm sóc y tế ở những nước chịu ảnh hưởng của dịch bùng phát.

Trong đó, việc tiếp xúc thông thường được định nghĩa là a) trong phạm vi xấp xỉ 0,9 mét hoặc trong cùng phòng hoặc nơi chăm sóc suốt một thời gian dài, mà không mặc các thiết bị bảo hộ cá nhân đề xuất hoặc B) tiếp xúc trực tiếp, chớp nhoáng (chẳng hạn như bắt tay) với một người nhiễm Ebola trong khi không sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân đề xuất”.

Một nghiên cứu tiến hành năm 2012 cho thấy, virus Ebola có thể di chuyển qua lại giữa lợn và khỉ, vốn được nhốt ở các chuồng riêng rẽ và không bao giờ được đặt tiếp xúc trực tiếp.

Trả lời phỏng vấn hãng tin BBC cách đây 2 năm, tiến sĩ Gary Kobinger đến từ Phòng thí nghiệm vi sinh vật quốc gia thuộc Cơ quan quản lý sức khỏe cộng đồng Canada tin rằng, Ebola đã lây lan thông qua các giọt lơ lửng trong không khí. Chuyên gia này giải thích, điều mà ông và các cộng sự nghi ngờ là, Ebola đang truyền nhiễm thông qua các giọt lớn, có thể ngưng đọng trong không khí, nhưng không lâu và không thể dịch chuyển xa.

Tuy nhiên, những giọt chứa virus Ebola có thể được hấp thu vào đường thở của người, bắt đầu gây nhiễm trùng. Các nhà nghiên cứu đã thu được nhiều bằng chứng về việc mầm bệnh nguy hiểm thâm nhập theo cách này ở phổi của động vật linh trưởng không phải con người.

Chủng virus Ebola đang hoành hành tại Tây Phi hiện không phải là Ebola Zaire, mà là một chủng mới. Theo CDC, chủng virus này về mặt di truyền giống chủng Ebola Zaire khoảng 97%. Đây là lí do khiến tiến sĩ Gil Mobley, một chuyên gia về bệnh dịch học Mỹ, nhận định, CDC đang “ém nhẹn” mức độ đe dọa của Ebola đối với nước Mỹ.

Dẫu vậy, một bộ phim tài liệu mới hé lộ, CDC đang rất quan ngại về khả năng truyền nhiễm trong không khí của Ebola. Các nhân viên hàng không đã được yêu cầu cung cấp khẩu trang phẫu thuật cho bất kỳ ai nghi ngờ nhiễm virus để “giảm thiểu số lượng giọt bắn vào không khí thông qua trò chuyện, ho hoặc hắt hơi”.

Nhiều chuyên gia đang hoài nghi về khả năng truyền nhiễm của Ebola và đặt câu hỏi “Nữ y tá người Tây Ban Nha đã trở thành người đầu tiên trên thế giới nhiễm Ebola bên ngoài châu Phi như thế nào?”. Ủy ban châu Âu thực tế đã yêu cầu Tây Ban Nha giải trình về cách nhân viên chăm sóc y tế này bị nhiễm bệnh, nếu virus không phải lây lan trong không khí.

Các chuyên gia cũng muốn làm rõ việc một nhà quay phim của hãng thông tấn NBC, vốn mặc đồ bảo hộ kín toàn thân, đã nhiễm Ebola như thế nào. Việc trả lời các câu hỏi cơ bản như thế này được coi là vô cùng cần thiết trong bối cảnh Mỹ và các nước khác không hẳn được loại trừ trước nguy cơ bùng phát Ebola trên chính vùng đất của họ.

Theo VNN

Share this post


Link to post
Share on other sites
Cựu điệp viên CIA phá đường dây buôn trẻ vị thành niên
18/10/2014 15:26 GMT+7
 

TTO - Một nhóm tình nguyện đứng đầu bởi cựu điệp viên CIA Tim Ballard phối hợp nhà chức trách Colombia giải cứu trên 50 trẻ em trong đường dây mại dâm vị thành niên.

 

E2e53YZS.jpg

54 thiếu nữ Colombia đã được giải cứu trong chiến dịch - Ảnh:CBS News

 

Nhóm tình nguyện thuộc tổ chức Operation Underground Railroad của sáng lập viên kiêm chủ nhiệm Tim Ballard (cựu điệp viên CIA và điều tra viên thuộc Bộ an ninh nội địa Mỹ có thâm niên 12 năm) đã hành động tại Cartagena (Colombia).

Cartagena là nơi mại dâm là một nghề được pháp luật thừa nhận nhưng điều đó không có nghĩa người ta được phép buôn bán phụ nữ, nhất là các bé gái vị thành niên để phục vụ khách tại các khu đèn đỏ.

Trong nhiều tháng trời, nhóm của Ballard cùng giới chức trách Colombia lên một kế hoạch chi tiết, bài bản để triệt phá đường dây buôn trẻ em. Ballard trong vai phù rể tại một đám cưới đang muốn tìm kiếm nhiều cô gái vị thành niên cho nhóm đàn ông độc thân ở Cartagena.

Kịch bản được xây dựng cốt sao có thể “dụ” được đám buôn người tới một địa điểm đã chọn. Ở đó Tim Ballard và đồng đội của anh có thể giải cứu các thiếu nữ (hầu hết chưa tới 18 tuổi).

Nhóm tình nguyện do Ballard chủ trì gồm nhiều tình nguyện viên thuộc đủ lĩnh vực ngành nghề. Một số người hoạt động tình báo bí mật, một cựu quân nhân thuộc biệt đội SEAL Hải quân Mỹ và nhiều người bình thường khác. Đặc biệt còn có nữ diễn viên Hollywood Laurie Holden (tham gia phim “The Walking Dead”).

 

GPGVGZwj.jpg

Nữ diễn viên Hollywood Laurie Holden

 

Đi cùng nhóm còn có các nhà làm phim do Chet Thomas và Darrin Fletcher phụ trách. Bên cạnh nhiệm vụ quay các thước phim tài liệu cho bộ phim mới của họ là The Abolitionists, các nghệ sĩ cũng góp phần quan trọng trong việc thu thập chứng cứ tội phạm bằng các máy quay chuyên nghiệp được giấu và ngụy trang kín đáo.

“Sân khấu trung tâm” cho vụ truy quét ở Cartagena là một tòa biệt thự trị giá vài triệu đô do nhóm Ballard thuê. Nhà làm phim Thomas cùng với các cộng sự đã bao phủ tòa nhà bằng các thiết bị camera giấu kín.

Để giới chức trách Colombia có căn cứ kết tội đám buôn người, các quay phim buộc phải chộp được cảnh chúng nhận tiền khi đem các thiếu nữ tới bán dâm.

 

j4ZxX9rN.jpg

Một gã đàn ông trong đường dây buôn bán trẻ vị thành niên ở Cartagena (Colombia) bị bắt - Ảnh ABC

 

Theo Tim Ballard, giá “qua đêm” với một bé gái vị thành niên ở Cartagena khoảng từ 200-300 USD.

Khi bọn buôn người mang theo các bé gái tới, nhiệm vụ của nữ diễn viên Holden là phải giữ chân chúng tại khu vực bể bơi để Ballard và các cộng sự giấu mặt sẽ ghi hình cảnh bọn chúng nhận tiền.

Trong lúc đó các nhân viên chức trách Colombia cũng sẽ lặng lẽ quan sát.

Tới khi bọn buôn người nhận tiền xong, Ballard ra tín hiệu để lực lượng chức trách Colombia vào cuộc, bắt giữ đám buôn người và giải cứu các cô gái trẻ.

Kế hoạch thành công và trên 50 thiếu nữ, có cả những bé gái 9 tuổi, được giải thoát.

 
D. KIM THOA

Share this post


Link to post
Share on other sites
Phát hiện mới về chuyện "yêu" giữa người hiện đại và người tiền sử

Một mảnh xương tình cờ được phát hiện trên bờ một con sông ở Siberia đã cung cấp bộ gen người hiện đại cổ nhất từ trước tới nay cũng như hé lộ thời điểm người hiện đại giao phối lần đầu tiên với giống người tiền sử Neanderthal.

 

20141023145551-lai.jpg

Theo nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Nature, mảnh xương được xác định thuộc về một người sống cách đây 45.000 năm, chắc chắn có liên quan đến cả người hiện đại và giống người Neanderthal đã tuyệt chủng. ADN của người này cho thấy, hai nhóm người lần đầu tiên đã giao phối với nhau cách đây khoảng 60.000 năm.

Chuyên gia Chris Stringer đến từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London, Anh, người đứng đầu nghiên cứu, giải thích, người đàn ông Siberia nói trên thuộc về một cộng đồng dân cư có quan hệ gần gũi với các tổ tiên của người châu Âu và châu Á hiện nay. Ông ta chỉ mang lượng ADN của giống người Neanderthal nhiều hơn một chút so với người châu Âu và châu Á hiện đại.

"Tuy nhiên, tính trung bình, các đoạn hệ gen Neanderthal của ông ta dài gấp khoảng 3 lần so với những đoạn hệ gen Neanderthal được tìm thấy trong các bộ gen ngày nay. Điều này cung cấp rất nhiều thông tin, do các đoạn ADN Neanderthal dần dần bị phá vỡ qua mỗi thế hệ, kể từ thời điểm giao phối giữa hai giống người", ông Stringer nhấn mạnh.

Chuyên gia Stringer và nhóm cộng sự đã biểu thị tốc độ thay đổi đó tới thời điểm hiện tại, khi tất cả những người đang sống, không có gốc gác châu Phi sở hữu 2% ADN Neanderthal trong ADN của họ. Ngược dòng thời gian, các nhà nghiên cứu khi đó có thể nhận thấy rằng, "quan hệ" giữa người hiện đại và người Neanderthal xảy ra 7.000 - 10.000 năm trước khi người đàn ông Siberia xuất hiện. Điều này ám chỉ, sự "lai giống" giữa người hiện đại và người Neanderthal xảy ra cũng không lâu hơn thời điểm cách đây 60.000 năm.

Một lời giải thích đơn giản khi đó là, người hiện đại đầu tiên rời châu Phi cách đây khoảng 60.000 năm. Tuy nhiên, các phát hiện khác đã hoài nghi giả thuyết này. Các nhà nhân chủng học đã phát hiện những bộ xương 100.000 năm tuổi của người hiện đại trong các hang động Skhul và Qafzeh ở Israel.

Chắp ghép các mẩu thông tin với nhau sẽ dẫn tới 2 khả năng: Một là, người hiện đại rời châu Phi vào thời điểm cách đây khoảng 100.000 năm, nhưng không "an cư, lạc nghiệp" thành công và lâu dài. Một nhóm sau đó đi khỏi châu Phi cách đây gần 60.000 năm và xây dựng các cộng đồng định cư thành công. Nhóm này đã dẫn tới sự ra đời của tất cả những người không có gốc gác châu Phi ngày nay.

Hai là, người hiện đại đã rời châu Phi cách đây 100.000 năm và thành công. Các thành viên trong nhóm này mất một khoảng thời gian ngắn để phân tán đi khắp nơi, với một làn sóng di cư tiếp cận vùng phía nam châu Á trước thời điểm cách đây 75.000 năm, rồi cuối cùng đặt chân tới Australia và New Guinea. Sau đó, một làn sóng di cư thứ 2 cách đây khoảng 60.000 năm đã mang các tổ tiên của thổ dân châu Mỹ và người Á - Âu hiện đại rời khỏi châu Phi.

Vậy khả năng nào thực sự đã xảy ra? Người đàn ông Siberia đã mang tới một manh mối xác thực các giả thuyết và chỉ rõ rằng, chuyện giao phối giữa người hiện đại và người Neanderthal khó có khả năng xảy ra trước thời điểm cách đây 60.000 năm.

Theo chuyên gia Stringer, mặc dù vẫn có khả năng người hiện đại đã di cư qua miền nam châu Á trước thời điểm cách đây 60.000 năm, nhưng những người đó không thể có đóng góp đáng kể tới các cộng đồng người hiện đại còn sống sót bên ngoài châu Phi, vốn chứa đựng bằng chứng về sự lai giống giữa 2 giống người.

Tuấn Anh(Theo Discovery, Live Science)

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chiến dịch tuyệt mật trục vớt tàu ngầm Liên Xô
19/10/2014 09:00

 

Cách đây 40 năm, CIA đã bí mật triển khai dự án thuộc dạng phức tạp, bí mật, đắt đỏ nhất để khai thác công nghệ tàu ngầm và hạt nhân của Liên Xô.

 

Vụ việc bắt đầu từ tháng 8.1974, đó là chương trình “đứng đầu trong các chiến dịch sáng tạo và táo bạo nhất từng được thực hiện trong suốt chiều dài lịch sử của hoạt động thu thập thông tin tình báo Mỹ”, theo đánh giá trong một tài liệu được Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) giải mật.

 

Dự án Azorian

Theo bài báo đăng trên chuyên san nội bộ Nghiên cứu tình báo của CIA, dự án Azorian là sự hợp tác giữa CIA và các công ty hàng hải tư nhân, nằm trục vớt một xác tàu ngầm Liên Xô nằm dưới đáy biển Thái Bình Dương, cách quần đảo Hawaii khoảng 2.890 km về phía tây bắc.

Đây không phải là xác tàu bình thường. Tàu ngầm K-129 của Liên Xô vào năm 1968 đã chở theo 3 tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn hạt nhân SS-N-4 Sark rời quân cảng Petropavlovsk trên bán đảo Kamchatka hướng đến một địa điểm ở phía đông bắc tiểu bang Hawaii của Mỹ. Tuy nhiên, con tàu đã bị đắm một cách bí ẩn, chôn theo toàn bộ thủy thủ đoàn trong một thảm kịch vào tháng 3.1968.

 

 

k129-6.jpg

Mô hình tàu ngầm K-129 của Liên Xô - Ảnh: MotionModels 

 

Mỹ cho rằng chỉ cần vớt con tàu lên là có thể nghiên cứu và nắm nhiều bí mật quân sự về đối thủ đáng gờm thời Chiến tranh lạnh. Chẳng hạn, CIA có thể phát hiện bí mật về thiết kế vũ khí của Liên Xô, cũng như các tin tức đáng giá khác về tình báo. May mắn cho người Mỹ, lúc đó Moscow không có thông tin về vị trí đắm tàu.

Tất nhiên, điều đầu tiên là Mỹ phải tìm cách trục vớt được con tàu nặng 1.750 tấn, nằm ở độ sâu hơn 4.800 m so với mặt nước biển, trong điều kiện áp suất cực lớn. Giải pháp của CIA là triển khai một con tàu được đóng riêng cho sứ mệnh này.

Theo đó, tàu Hughes Glomar Explorer sẽ đến tận nơi, dùng cần cẩu khổng lồ với 8 chấu, cắp lấy con tàu và lôi lên mặt nước. Hãng Global Marine và các công ty khác đồng ý che giấu chức năng thực sự của con tàu chuyên dụng bằng cách tạo nên một vỏ bọc cho nó.

Đối với dư luận, Glomar là một tàu thí nghiệm trong lĩnh vực thăm dò dầu mỏ nơi biển sâu, và buổi lễ hạ thủy được tổ chức long trọng với đủ các nghi thức như đập chai sâm banh và những bài phát biểu hồ hởi về viễn cảnh xán lạn của ngành khai khoáng biển khơi từ các đại diện trong ngành hàng hải. Đối với những người trong cuộc, Glomar là một con tàu hết sức đắt đỏ, chi phí đến 350 triệu USD, tương đương 1,67 tỉ USD theo trượt giá hiện nay.

 

Khó khăn nghìn trùng

Ngay từ lúc bắt đầu, lãnh đạo Lầu Năm Góc không đặt quá nhiều hy vọng về tính khả thi, do công nghệ thời đó bị giới hạn. Thứ trưởng Quốc phòng Kenneth Rush ước lượng xác suất thành công chỉ dao động trong khoảng từ 20 - 30%.

Tuy nhiên, Giám đốc CIA Richard Helms lại suy tính đến hậu quả về mặt dài hạn trong trường hợp dự án bị hủy, lo lắng các nhà thầu sẽ bất mãn, làm ảnh hưởng đến các dự án hợp tác sau này. Cuối cùng, Tổng thống Richard Nixon quyết định bật đèn xanh cho sứ mệnh sau “một loạt các cuộc đánh giá được triển khai ở cấp cao”.

 

tauca.jpg
Con tàu tham gia vào sứ mệnh tuyệt mật của tình báo Mỹ - Ảnh: US Government 

 

Sau khi vượt qua đủ mọi trở ngại về thủ tục giấy tờ, sứ mệnh trên tiếp tục đối mặt với thách thức về chính trị. Do kích thước quá cỡ để có thể đi lọt kênh đào Panama, chiếc tàu Glomar buộc phải vòng qua mũi nam của Nam Mỹ trên đường tới Thái Bình Dương.

Kế đến, thủy thủ đoàn neo tàu ở thành phố cảng Valparaiso (Chile), nhưng đột nhiên lại phát hiện họ rơi vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị, đánh dấu bằng cuộc đảo chính lật đổ chính quyền theo đường lối xã hội chủ nghĩa của Tổng thống dân cử Salvador Allende, diễn ra vào ngày 11.9.1973.

Tại bờ tây nước Mỹ, chiếc Glomar suýt nữa thì bị “chìm” trong phong trào công nhân đình công vì bất mãn với lãnh đạo hãng Global Marine. Dù chẳng biết gì về sứ mệnh đặc biệt của con tàu, những người biểu tình đã làm chậm lịch trình của Glomar đến vài tuần.

Khi đến được điểm trục vớt, chiếc Glomar đối đầu với sức ép từ hải quân Liên Xô, dù đối thủ chưa biết rõ mục đích của con tàu. Một tàu quân sự Liên Xô hai lần điều trực thăng tiếp cận, chụp ảnh con tàu đang nằm im lìm ở đó. Thủy thủ đoàn bắt đầu đặt các thùng gỗ lên bãi đáp trực thăng nhằm tránh nguy cơ trực thăng Liên Xô tìm cách đáp lên boong tàu, và thậm chí còn lên kế hoạch phá hủy các thiết bị thu thập tình báo có bề ngoài quá lộ liễu.

 

glomar5.jpg

Đồ hoạ quy trình trục vớt tàu ngầm K-129 của Liên Xô

 

Ngoài việc đánh lừa đối thủ, thuyền viên trên tàu Glomar còn phải xoay xở che giấu thân phận của con tàu trước tàu bạn. Chẳng hạn, một tàu chở hàng mang cờ Anh đã tiếp cận Glomar nhờ hỗ trợ điều trị thủy thủ bị bệnh. Trong cái rủi có cái may, tàu Mỹ liên lạc với tàu Anh qua sóng vô tuyến mở, giải thích hoạt động của mình tại khu vực, và hy vọng cuộc điện đàm được phía Liên Xô nghe thấy. Cuối cùng, tàu Glomar cũng vượt qua những trở ngại trên để vào giai đoạn trục vớt xác tàu ngầm.

Bất chấp nỗ lực của thủy thủ đoàn, sứ mệnh trên chỉ thành công một phần. Theo như quan chức CIA David Sharp có mặt trên tàu lúc đó, phần lớn hơn của chiếc tàu ngầm bị vỡ ra trong lúc kéo lên mặt biển và rơi thẳng xuống đáy. Phần nhỏ hơn được đưa lên boong của Glomar vào ngày 8.8.1974, và họ tìm thấy xác của 3 thủy thủ trên chiếc tàu ngầm.

Tờ Los Angeles Times sau đó đưa tin tổng cộng đã tìm được 70 thi thể và tất cả đều được hải táng. Trong một chuyến thăm Nga vào tháng 10.1992, Giám đốc CIA lúc đó là Robert Gates đã trao cho phía Nga đoạn băng quay lại cảnh hải táng các thủy thủ với đầy đủ nghi thức nhà binh.

Theo ước tính, tổng chi phí dự án Azorian đã ngốn đến 800 triệu USD, tương đương 3,8 tỉ USD hiện nay. Mặc dù CIA tuyên bố dự án là một thất bại do không thu được thông tin hữu ích nào, phía Nga một mực cho rằng Mỹ đã lấy những thiết bị quan trọng trên tàu, nhiều khả năng có cả đầu đạn hạt nhân, theo tờ Pravda. Thực hư như thế nào đến nay vẫn còn là điều bí mật. 

 

Giả thuyết về vụ chìm tàu K-129

Chiếc tàu ngầm K-129, lớp Golf-II chở theo 98 người khi bị đắm vào ngày 11.3.1968. Theo tờ Pravda, từ lâu giới chức quân sự Nga luôn nghi ngờ chiếc K-129 bị một tàu ngầm Mỹ đâm trúng và chiếc tàu nằm trong diện tình nghi là USS Swordfish. Tuy nhiên, hải quân Mỹ một mực cho rằng con tàu bị nổ từ bên trong. Đại tá hải quân về hưu của Nga Pavel Dementiev cho hay hạm trưởng của con tàu là Vladimir Kobzar và hạm phó là chuẩn đô đốc Viktor A.Dygalo đều là những sĩ quan hải quân tài ba và đầy kinh nghiệm. “Chỉ có lý do duy nhất: chiếc K-129 bị tàu ngầm Mỹ tông trúng”, theo ông Dementiev. Sự ngờ vực của Nga về tàu USS Swordfish dựa trên dữ liệu cho thấy kính tiềm vọng trên tàu được sửa chữa vào ban đêm tại Yokosuka (Nhật Bản), vào ngày 17.3, tức 6 ngày sau khi K-129 chìm. Về phần mình, Lầu Năm Góc giải thích chiếc Swordfish đã va phải một tảng băng lớn ở địa điểm cách con tàu ngầm Liên Xô khoảng 3.218 km.

 

 

Thụy Miên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mùa sinh có ảnh hưởng tới tính cách con người

 
(Dân trí) - Một nghiên cứu mới đây cho thấy, con người sẽ có những tính cách đặc trưng khác nhau nếu sinh vào các mùa khác nhau trong năm.
 
beck-9ecde.png

Theo đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tại Thủ đô Budapest (Hungary) trên 400 tình nguyện viên ở độ tuổi trưởng thành. Những người này sẽ được hỏi về mùa mà mình chào đời và tính cách hiện tại của họ.

Kết quả có được khá ngạc nhiên khi cho thấy thời điểm lọt lòng có tác động lớn tới tính cách khi chúng ta trưởng thành. Với những người sinh ra trong mùa xuân, họ thường có suy nghĩ tích cực, họ rất lạc quan, thậm chí là lạc quan trên mức bình thường.

Trong khi đó, những người được sinh vào mùa hè lại có sự thay đổi tâm trạng đến “chóng mặt”, có thể vui và buồn tại cùng một thời điểm và họ phần lớn bị mắc chứng rối loạn tâm lí kinh niên.

Ngược lại, với những ai sinh ra vào mùa thu, họ ít khi bị trầm cảm. Và những người được sinh ra vào mùa đông sẽ bình tĩnh xử lí tình huống một cách hợp lí nhất.

Theo nghiên cứu, họ cũng chỉ ra những người nổi tiếng có tính cách như thế nào. Ví dụ như David Beckham và Jamie Oliver đều sinh ra vào mùa xuân, tính cách của họ phù hợp với mô tả trong nghiên cứu là rất vui vẻ, hòa đồng. Nữ Công tước xứ Cambridge được sinh ra vào mùa đông, vào ngày 09 tháng 1, có nghĩa là cô ấy ít cáu kỉnh,…

Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân là do thời tiết các mùa này tác động và ảnh hưởng tới một số chất truyền dẫn thần kinh trong não như dopamine và serotonin – những chất kiểm soát và điều khiển tâm trạng con người.

“Về cơ bản, có vẻ như mùa mà bạn sinh sẽ ảnh hưởng lớn tới tính cách của bạn sau này. Nó có thể tăng hoặc giảm việc rối loạn tâm trạng”, giáo sư Xenia Gonda – trưởng nhóm nghiên cứu - nói với tờ Sunday Telegraph.

Sắp tới, giáo sư Xenia Gonda cho biết nhóm sẽ nghiên cứu kĩ hơn về vấn đề này, đặc biệt là tìm hiểu xem liệu di truyền có liên quan đến mùa sinh và rối loạn tâm trạng hay không.

Nghiên cứu đã được trình bày tại hội nghị thường niên của Trường Cao đẳng châu Âu Neuropsychopharmacology (ECNP) ở Berlin, Đức, vào hôm Chủ nhật, 19/10 vừa qua.

                                           

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   Lâm Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Mùa sinh có ảnh hưởng tới tính cách con người

 
(Dân trí) - Một nghiên cứu mới đây cho thấy, con người sẽ có những tính cách đặc trưng khác nhau nếu sinh vào các mùa khác nhau trong năm.
 
beck-9ecde.png

Theo đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tại Thủ đô Budapest (Hungary) trên 400 tình nguyện viên ở độ tuổi trưởng thành. Những người này sẽ được hỏi về mùa mà mình chào đời và tính cách hiện tại của họ.

Kết quả có được khá ngạc nhiên khi cho thấy thời điểm lọt lòng có tác động lớn tới tính cách khi chúng ta trưởng thành. Với những người sinh ra trong mùa xuân, họ thường có suy nghĩ tích cực, họ rất lạc quan, thậm chí là lạc quan trên mức bình thường.

Trong khi đó, những người được sinh vào mùa hè lại có sự thay đổi tâm trạng đến “chóng mặt”, có thể vui và buồn tại cùng một thời điểm và họ phần lớn bị mắc chứng rối loạn tâm lí kinh niên.

Ngược lại, với những ai sinh ra vào mùa thu, họ ít khi bị trầm cảm. Và những người được sinh ra vào mùa đông sẽ bình tĩnh xử lí tình huống một cách hợp lí nhất.

Theo nghiên cứu, họ cũng chỉ ra những người nổi tiếng có tính cách như thế nào. Ví dụ như David Beckham và Jamie Oliver đều sinh ra vào mùa xuân, tính cách của họ phù hợp với mô tả trong nghiên cứu là rất vui vẻ, hòa đồng. Nữ Công tước xứ Cambridge được sinh ra vào mùa đông, vào ngày 09 tháng 1, có nghĩa là cô ấy ít cáu kỉnh,…

Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân là do thời tiết các mùa này tác động và ảnh hưởng tới một số chất truyền dẫn thần kinh trong não như dopamine và serotonin – những chất kiểm soát và điều khiển tâm trạng con người.

“Về cơ bản, có vẻ như mùa mà bạn sinh sẽ ảnh hưởng lớn tới tính cách của bạn sau này. Nó có thể tăng hoặc giảm việc rối loạn tâm trạng”, giáo sư Xenia Gonda – trưởng nhóm nghiên cứu - nói với tờ Sunday Telegraph.

Sắp tới, giáo sư Xenia Gonda cho biết nhóm sẽ nghiên cứu kĩ hơn về vấn đề này, đặc biệt là tìm hiểu xem liệu di truyền có liên quan đến mùa sinh và rối loạn tâm trạng hay không.

Nghiên cứu đã được trình bày tại hội nghị thường niên của Trường Cao đẳng châu Âu Neuropsychopharmacology (ECNP) ở Berlin, Đức, vào hôm Chủ nhật, 19/10 vừa qua.

                                           

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   Lâm Anh

 

 

Cái này Lý học Đông phương còn xem đến giờ sinh và tiên đoán đến từng hành vi của con người.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay