Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Phà Hàn Quốc có thể đã đâm phải đá ngầm

Các chuyên gia nhận định đá ngầm có thể là nguyên nhân khiến phà Sewol của Hàn Quốc bị chìm, trong khi công tác cứu hộ đã bước sang ngày thứ hai tìm kiếm gần 300 người mất tích.

Posted Image

Lực lượng cứu hộ tiếp cận phà Sewol sáng nay. Ảnh: Reuters

Theo Yonhap, các nhân chứng nhận thấy một tác động mạnh và có một tiếng nổ lớn vang lên trước khi con phà bắt đầu nghiêng sang một bên và chìm xuống biển vào khoảng 11h30 ngày hôm qua. Các chuyên gia cho rằng có khả năng phà đâm phải đá ngầm ở dưới biển.

Vùng biển mà Sewol gặp nạn nổi tiếng là có thủy triều mạnh và nhiều dải đá ngầm. Tuy nhiên, theo bộ Đại dương và Ngư nghiệp Hàn Quốc, tuyến đường mà con phà đang đi không có các dải đá như thế. Tuần duyên nước này cho hay các tàu nhỏ thường xuyên di chuyển qua tuyến này.

Thuyền trưởng Lee, 69 tuổi, là người có 8 năm kinh nghiệm trên tuyến Incheon - Jeju. Tuy nhiên, kênh truyền hình YTN của Hàn Quốc đưa tin rằng con phà đã khởi hành từ Incheon muộn hơn so với dự kiến vào đêm 15/4. Có khả năng thuyền trưởng đã thay đổi hành trình ban đầu để đảm bảo phà đến đảo nghỉ dưỡng phía nam kịp giờ.

Các thợ lặn đã được điều xuống phần phà chìm để kiểm tra liệu có đá ngầm ở dưới đó không và trên thân tàu có lỗ hổng nào không.

Ngoài ra, khả năng Sewol va chạm với một tàu khác trong điều kiện thời tiết sương mù cũng được xem xét. Tuy nhiên, một quan chức khí tượng Hàn Quốc cho biết, "tầm nhìn ở vùng biển xảy ra tai nạn dường như không quá tệ". Cơ quan này có một đài quan sát ở đảo Jindo gần đó, nhưng không thể kiểm tra chính xác điều kiện thời tiết ở địa điểm trên.

Bộ An ninh và Quản lý Công cộng Hàn Quốc khẳng định, nguyên nhân gây chìm phà chỉ có thể được kết luận sau khi công tác tìm kiếm, cứu hộ hoàn tất. Phà Sewol không được trang bị hộp ghi dữ liệu hành trình vì nó là phà hoạt động ven biển, di chuyển trong khoảng cách tương đối ngắn. Giới chức sẽ thẩm vấn thủy thủ đoàn, trong đó có thuyền trưởng Lee, về việc chấp hành các quy định an toàn.

Một số hành khách được cứu sống cho hay, điện của các cabin đã bị cắt khi thảm họa xảy ra và nhiều cửa ra vào của cabin không mở được. Những người khác kể rằng nhiều hành khách bị mắc kẹt trong các cửa hàng, nhà hàng và khu vực giải trí tại các tầng thấp hơn khi tàu đột ngột bị nghiêng nên rất khó để họ thoát ra ngoài.

Posted Image

Thân nhân của các hành khách mất tích trong vụ chìm phà chờ đợi tin tức tại đảo Jindo. Ảnh: Reuters

Phà Sewol bị chìm ở độ sâu 30 m, với các dòng hải lưu chảy ở vận tốc 8 km/h. Sóng biển ở khu vực quanh phà cao nửa m. Nhiệt độ nước biển là 12 độ C với tầm nhìn dưới nước thấp, chỉ 20 cm.

Các thợ lặn đã nỗ lực thâm nhập vào thân tàu trong khoảng nửa giờ đêm qua, nhưng hoạt động này sau đó phải tạm ngừng trong một giờ do các dòng hải lưu quá mạnh, khuấy bùn từ dưới đáy biển lên khiến tầm nhìn bị hạn chế.

Trong khi đó, hàng chục tàu tuần tra và tàu tư nhân vẫn lùng sục vùng biển trên xuyên đêm nhưng không tìm thêm được người sống sót nào. Hoạt động cứu hộ tiếp diễn vào sáng sớm nay.

Phà Sewol gặp nạn khi đang chở hơn 400 hành khách trên khoang. 8 người được xác nhận đã thiệt mạng, 179 người được giải cứu, và số phận của khoảng 290 người còn lại chưa rõ ra sao. Ba phần tư số hành khách trên phà là học sinh của một trường cấp ba ở thành phố Ansan, phía tây bắc Hàn Quốc.

Anh Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cha đẻ ‘Tàu phá thủy lôi’ kỳ vọng tàu ngầm Trường Sa

17/04/2014

(Sức mạnh quân sự Việt Nam) - Đã có một mô hình con tàu lặn, nổi theo ý muốn của con người nhưng ước mơ làm tàu ngầm của Việt Nam vẫn chỉ dừng ở mô hình.

>> Hải quân đánh bộ Việt Nam sở hữu súng trường siêu hiện đại

>> Điểm danh vũ khí “khủng” Nga chào hàng Việt Nam, Đông Nam Á

>> Kíp chiến đấu tên lửa phòng không cải tiến của Việt Nam vào trận

>> Việt Nam sản xuất Kh-35UV để hiện đại hóa lực lượng tên lửa bờ?

>> Việt Nam sẽ mua thêm nhiều vũ khí tối tân từ Nga

Trong một cơ duyên, tôi có dịp gặp kỹ sư Nguyễn Hữu Bảo, trước đây công tác tại Phân Viện Thiết kế tàu thủy, người từng chế tạo thành công con tàu không người lái phá thủy lôi mang tên T5. Ông cũng chính là vị kỹ sư từng được giao nhiệm vụ chế tạo động cơ cho mô hình chiếc tàu với ý tưởng manh nha là tàu có thể bơi ngầm dưới nước để phục vụ mục đích chiến đấu.

Làm tàu ngầm để đối phó với hàng không mẫu hạm

Sở dĩ tôi gặp được kỹ sư Bảo cũng là nhờ KS Hoàng Hùng, Thư ký Hội Công nghiệp tàu thủy Việt Nam giới thiệu khi cùng quan tâm tới công trình tàu ngầm của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình).

Công trình tàu ngầm của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình)

Vốn là trước đó từ những năm 1967 các kỹ sư tại Phân Viện Thiết kế tàu thủy, nay là Viện Khoa học công nghệ tàu thủy có nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các phương tiện để phục vụ cho chiến tranh. Chính vì thế ý tưởng làm một con tàu bơi chìm dưới nước theo sự điều khiển của con người mà không bị lộ mục tiêu được đặt ra.

“Khi đó hàng không mẫu hạm được bảo vệ rất kỹ. Do vậy chỉ có cách có một phương tiện bí mật, bất ngờ đến thật gần mới có thể làm được. Cái này chỉ có thể là tàu ngầm”, KS Bảo nói.

Tuy nhiên ở vào hoàn cảnh lúc đó, để có một con tàu nổi lên, chìm xuống theo ý đồ của mình không phải chuyện đơn giản.

“Cho nên chúng tôi chỉ dám làm một mô hình, nguyên lý thực nghiệm để xem với khả năng hiện có các nhà khoa học có làm được hay không. Nhiều phương án đã được đưa ra, nhưng cuối cùng nhóm nghiên cứu đã chọn hành trình dài nhưng tiêu thụ nhiên liệu phải ít nhất. Và ăc quy là lựa chọn để cung cấp nhiên liệu cho động cơ tàu”, KS Bảo cho biết.

Trông người lại ngẫm đến ta

Ước vọng là như vậy nên khi nghe tin ông Nguyễn Quốc Hòa làm thành công con tàu có thể lặn, nổi được ông Bảo mừng và cảm động vô cùng.

KS Nguyễn Hữu Bảo nhớ lại, ngày đó được cấp trên giao nhiệm vụ ông cùng KS Nguyễn Bình từng học đóng tàu tại Ba Lan cùng nhau thiết kế thử nghiệm một mô hình con tàu ngầm loại nhỏ. Mô hình này chiều dài chỉ khoảng chưa đến 2m, rộng hơn 40cm.

“Tôi phụ trách phần động cơ, anh Bình lo phần vỏ tàu. Mô hình con tàu được thiết kế và chế tạo tại chỗ bởi một cô thợ hàn lo hàn theo các chi tiết chúng tôi đặt ra. Khi đó KS Nguyễn Bình đã dùng tôn để hàn vỏ tàu. Hình hài con tàu cũng đã được dựng lên”, ông Bảo nhớ lại.

Còn phần động cơ, kỹ sư Bảo nghĩ tới làm sao để sử dụng ăc quy với hiệu suất cao nhất. Sau đó cũng nhờ đọc sách, ông quyết chọn động cơ từ thủy động. Tức là dùng năng lượng điện nhỏ nhất, lợi dụng nước biển là vật dẫn điện để tạo từ trường đủ mạnh tác động với thanh dẫn điện chính là nước biển (vì nước biển có muối). Khi đó sẽ tạo cho động cơ chuyển động hút nước phía trước, đẩy ra phía sau quay chân vịt và khiến cho con tàu chạy được.

“Lúc đó chúng tôi không nghĩ tới phải cần không khí, hay oxy phức tạp như công nghệ AIP. Nhưng hạn chế của động cơ từ thủy động lại phụ thuộc vào từ trường. Để sinh ra từ trường thì phải có năng lượng. Nhưng từ cái gì để sinh ra từ trường đủ lớn thì chúng tôi không giải quyết được. Và mọi việc cũng tắc lại từ đó”, ông Bảo nuối tiếc.

Đặc công tàu ngầm – tại sao không?

KS Nguyễn Hữu Bảo (áo kẻ) giới thiệu với KS Hoàng Hùng về nguyên lý làm việc của mô hình tàu ngầm ông từng tham gia thiết kế

KS Nguyễn Hữu Bảo (áo kẻ) giới thiệu với KS Hoàng Hùng về nguyên lý làm việc của mô hình tàu ngầm ông từng tham gia thiết kế

Dù cuối cùng mô hình tàu ngầm của các kỹ sư Phân viện thiết kế tàu thủy đã có thể lặn, nổi trong bể được nhưng chỉ có thể đáp ứng yêu cầu của một mô hình. Còn để thành một con tàu thực sự thì lúc này các nhà khoa học đã biết chắc rằng chưa thể.

“Chính vì như vậy nên nay khi biết ông Hòa làm được con tàu có thể lặn, nổi rồi dùng cả công nghệ AIP thì thực sự là khâm phục. Dù biết rằng điều kiện hiện nay ông Hòa có thể nghĩ đến các thiết bị gì cần cho con tàu là có thể trao đổi, nhập, mua bán được, song điều đó vẫn thể hiện một ý chí phi thường”, Kỹ sư Bảo nhận xét.

Theo kỹ sư Bảo, có rất nhiều ứng dụng tốt cho cả quốc phòng và dân sinh nếu con tàu của ông Hòa thực sự được thử nghiệm bài bản, thành công.

“Cho nên lúc này cả nhà khoa học và cơ quan quản lý cần vào cuộc, giúp cho tàu ngầm Trường Sa thực hiện các bước thử nghiệm cần thiết. Có như thế thì mới có thể bước những bước tiếp theo với con tàu này được”, KS Bảo nói.

Theo ông Bảo, trong những năm chiến tranh, gian khó là thế nhưng các kỹ sư đã nghĩ đến chế tạo một con tàu phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng, vậy thì nay cớ gì mà không làm được?

“Tôi mong rằng từ các nhà quản lý, khoa học hãy nhìn rộng hơn, cởi mở để tạo động lực cho ông Hòa thử nghiệm, điều chỉnh công trình của mình một cách tốt nhất. Nếu thành công thì đây thực sự là thành quả của người Việt và mở ra hàng loạt các ứng dụng hữu ích với con tàu này. Chỉ đơn cử như đặc công tàu ngầm cũng là có ích rất nhiều”, kỹ sư Nguyễn Hữu Bảo kỳ vọng.

(Theo Đất Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đàm phán bốn bên đạt thỏa thuận bất ngờ về Ukraine

Nga, Ukraine, EU và Mỹ hôm qua đạt được thỏa thuận nhằm làm giảm căng thẳng cuộc khủng hoảng nguy hiểm nhất sau Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên Tổng thống Mỹ Barack Obama hoài nghi về kết quả trên.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại cuộc họp bốn bên tổ chức tại Geneva. Ảnh: AFP

Theo RT, hội nghị được tổ chức tại Geneva với đại diện của Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và chính phủ tạm quyền Ukraine. Hội nghị kết thúc với một thỏa thuận gồm 6 bước cụ thể nhằm "giảm căng thẳng và đảm bảo an ninh cho tất cả các công dân".

Theo đó, các bên cần kiềm chế các hành động bạo lực, đe dọa và khiêu khích. Các nhóm vũ trang không chính quy phải giải giáp và rời khỏi các tòa nhà bị chiếm đóng trái phép. Tuy nhiên, một lệnh ân xá được đảm bảo cho những người biểu tình tự nguyện chấp hành, trừ các tội phạm nghiêm trọng.

Hội nghị cũng thống nhất phái bộ giám sát đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cần đóng vai trò đi đầu trong việc Kiev và các địa phương thực thi nhóm biện pháp giảm căng thẳng, thậm chí là cử quan sát viên nếu cần.

Ngoài ra, quy trình cải tổ hiến pháp của Ukraine cần toàn diện, minh bạch và có trách nhiệm, bao gồm tổ chức đối thoại dân tộc rộng rãi và giải thích rõ ràng ở tất cả các vùng miền.

Cuối cùng, các bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ổn định nền kinh tế, tài chính của Ukraine, sẵn sàng thảo luận các biện pháp hỗ trợ bổ sung trong khuôn khổ thực hiện các bước trên.

Sau hội nghị, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết ông rất phấn khởi với việc bốn bên đạt được thỏa thuận trên và hy vọng các bên "có thái độ nghiêm túc trong việc thực thi thỏa thuận".

"Mục đích cuộc họp là nhằm gửi đến Ukraine một thông điệp rằng họ phải chịu trách nhiệm cho sự ổn định trong nước và phải đảm bảo mỗi khu vực có quyền bảo vệ truyền thống lịch sử và ngôn ngữ của mình", Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói. "Ukraine chỉ có thể mạnh khi trở thành cây cầu nối giữa Đông và Tây".

Trong khi đó, Tổng thống Obama lại tỏ thái độ hoài nghi về tương lai của thỏa thuận mới này. "Chúng tôi sẽ không tính đến thỏa thuận, nếu chưa nhìn thấy nó được thực thi", AFP dẫn lời ông Obama cho biết. "Tôi không cho rằng chúng ta có thể chắc chắn bất kỳ điều gì vào thời điểm này".

Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng vẫn hy vọng về khả năng tìm được một giải pháp ngoại giao giúp hạ nhiệt cuộc khủng hoảng Ukraine, đồng thời cảnh cáo về các lệnh trừng phạt bổ sung với Nga nếu tình hình căng thẳng không có tiển triển.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nói ông hy vọng không phải dùng đến quyền triển khai quân đội Nga tại Ukraine trong khi căng thẳng và bạo lực đang gia tăng do mâu thuẫn giữa những người ở đông và nam Ukraine với chính quyền trung ương Kiev.

Đức Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhóm người Trung Quốc vượt biên trái phép cướp súng tấn công cảnh sát Việt Nam

(TNO) Chiều nay 18.4, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết sáng nay một nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã cướp súng của công an Việt Nam và bắn trọng thương 2 cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam. Sau đó lực lượng công an Việt Nam tìm cách khống chế nhóm người này; một số đối tượng chống cự lại và có biểu hiện tự sát.

Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết sắp diễn ra cuộc họp báo về vụ việc này.

Theo Biên phòng Việt Nam, vào lúc 5 giờ 30 phút sáng nay, Biên phòng Việt Nam nhận thông tin từ Biên phòng Trung Quốc, vào thời trên trên có một nhóm người vượt biên trái phép qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà, Quảng Ninh, Việt Nam).

Nhận được tin, Công an huyện Hải Hà phối hợp đồn biên phòng 19, phát hiện 16 người Trung Quốc (10 nam, 4 nữ, 2 trẻ em) đang vượt biên trái phép.

Trong lúc chờ Biên phòng Trung Quốc sang đón, 1 người trong nhóm này nhảy từ trên cao xuống tự sát.

LIÊN TỤC CẬP NHẬT

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan truy nã 3 người Trung Quốc ăn cắp đồng hồ trị giá 7 tỉ đồng

18/04/2014 20:20

(TNO) Cảnh sát Thái Lan phát lệnh truy nã đối với ba người Trung Quốc được cho là ăn cắp chiếc đồng hồ đắt tiền nhất Thái Lan.

Posted Image

Một chiếc đồng hồ hiệu MontBlanc - Ảnh: AFP

Ba người đàn ông Trung Quốc được xác định tuổi từ 40-50, hôm 15.4 đã vào cửa hàng trưng bày đồng hồ trong trung tâm thương mại cao cấp Gaysorn ở Bangkok.

Hai trong số ba người này giả vờ hỏi chuyện các nhân viên bán hàng khiến họ mất tập trung, trong khi đó người đàn ông thứ ba tiến vào bên trong cửa hàng và sử dụng chìa khóa vạn năng để mở tủ kiếng có trưng bày chiếc đồng hồ MontBlanc bên trong.

Lợi dụng các nhân viên bán hàng đang bận rộn với hai đồng phạm của mình, người đàn ông thứ ba nhanh chóng lấy chiếc đồng hồ và cho vào túi quần trước khi chuồn khỏi cửa hàng.

Sau khi lấy được chiếc đồng hồ giá trị, ba người Trung Quốc này tiến thẳng đến sân bay và rời khỏi Thái Lan.

Đây là chiếc đồng được xem là đắt giá nhất ở Thái Lan, 10 triệu baht (7 tỉ đồng). Nhà sản xuất chỉ chế tạo 8 chiếc và Thái Lan là một trong những nước trên thế giới trưng bày chiếc đồng hồ này.

Ban đầu, những nhân viên cửa hàng cho rằng ba kẻ cắp là người Việt Nam, nhưng theo điều tra của cảnh sát, ba kẻ cắp mang hộ chiếu Trung Quốc.

Cảnh sát cho rằng đây là nhóm ăn cắp chuyên nghiệp và có kiến thức khá tốt về chiếc đồng hồ quý giá nói trên.

Cảnh sát Thái Lan đang nhờ cảnh sát Trung Quốc truy tìm ba kẻ cắp này.

Minh Quang

(Văn phòng Bangkok, Thái Lan)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quảng Ninh:

Chặn đứng nhóm người Trung Quốc nghi có liên quan đến nhóm xả súng

Thứ Bẩy, 19/04/2014 - 10:42

(Dân trí) - Một nhóm người Trung Quốc có nguy cơ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nghi có liên quan đến nhóm 16 người quá khích xả súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh ngày hôm qua, vừa bị lực lượng biên phòng Việt Nam ngăn chặn.

Vào khoảng 22 giờ ngày 18/4, lực lượng trinh sát Đồn biên phòng số 3 Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh) đã nhận được thông tin từ biên phòng Trung Quốc về việc có một nhóm đối tượng người Trung Quốc đang có biểu hiện nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thông qua đường biển. Nhận được tin, lực lượng biên phòng cửa khẩu Móng Cái đã tổ chức phối hợp với cơ quan chức năng Trung Quốc tuần tra, kiểm soát khu vực nghi các đối tượng trên xâm nhập. Sau nhiều giờ tổ chức lực lượng canh giới, Đồn biên phòng số 3 Trà Cổ đã chặn đứng âm mưu nhập cảnh của nhóm người này. Được biết nhóm người trên đã bị cơ quan chức năng Trung Quốc bắt giữ sau đó.

Thông tin ban đầu cho hay, nhiều khả năng nhóm người này có liên quan tới 16 đối tượng nhập cảnh trái phép và tấn công cán bộ cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh) ngày hôm qua.

Liên quan đến vụ 16 người nhập cảnh trái phép, xả súng khiến hai chiến sĩ biên phòng Bắc Phong Sinh hy sinh và 5 chiến sĩ bị thương, hiện công tác tổ chức tang lễ cho hai chiến sĩ hy sinh đang được chuẩn bị tiến hành. Theo đó, chiến sĩ Lê Việt Khánh đã được chuyển về gia đình tại huyện Hải Hà để tiến hành truy điệu và mai táng. Riêng chiến sĩ Nguyễn Minh Đãi đang được các cơ quan chức năng cùng người nhà chuẩn bị tổ chức truy điệu lại Bệnh viện Hải Hà. Ngay sau lễ truy điệu, gia đình sẽ đưa chiến sĩ Đãi về quê nhà tại Bắc Giang để mai táng.

Thu Hằng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy bay của Malaysia Airlines có thể đã bị phá hoại

KIM DUNG/KUALA LUMPUR (VIETNAM+)

Malaysia

Posted Image

Chiếc máy bay mang số hiệu MH192 của Malaysia Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Kuala Lumpur do nổ lốp. (Ảnh: THX/TTXVN)

T

ổng Thanh tra cảnh sát Hoàng gia Malaysia, ông Khalid Abu Bakar, cho biết cảnh sát sẽ tiến hành điều tra kỹ lưỡng vào khả năng phá hoại chống lại hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS).

Tuyên bố của ông Khalid được đưa ra sau sự cố mới nhất liên quan đến chuyến bay MH192 đi Bangalore, Ấn Độ đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur vào rạng sáng ngày 21/4.

Theo MAS, một trong các lốp của chiếc máy bay này đã nổ tung khi cất cánh do bộ phận hạ cánh của máy bay bị trục trặc.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau lễ khai mạc Hội nghị Hiệp hội Học viện Cảnh sát quốc tế (INTERPA) lần thứ ba tại Putrajaya ngày 21/4, ông Khalid cho biết cảnh sát sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để điều tra vụ việc từ mọi góc độ.

Ông Khalid cũng dẫn lời đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Quyền Bộ trưởng Giao thông Hishammuddin Hussein yêu cầu Đơn vị đặc biệt của của Cảnh sát Hoàng gia Malaysia điều tra bất kỳ âm mưu phá hoại có thể chống lại MAS.

Chuyến bay MH192 chở theo 159 hành khách và bảy thành viên phi hành đoàn đã rời sân bay Kuala Lumpur đi Bangalore hồi 22 giờ 10 phút ngày 20/4 và đã quay trở lại hạ cánh an toàn tại sân bay Kuala Lumpur lúc 1 giờ 56 phút ngày 21/4 sau khi phát hiện thiết bị hạ cánh phía trước bị trục trặc.

Trong khi đó, hiện MAS vẫn chưa xác định được vị trí của chiếc máy bay MH370 chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn bị mất tích từ ngày 8/3.

Theo kết quả cuộc tìm kiếm, chiếc máy bay xấu số này có thể đã rơi xuống phía Nam Ấn Độ Dương. Hiện việc tìm kiếm vị trí chính xác và hộp đen của MH370 vẫn đang được tiến hành/.

Share this post


Link to post
Share on other sites

70 nhà khoa học quốc tế họp bàn về hành tinh ngoài Trái đất

LY KHA (TTXVN/VIETNAM+)

Bình Định

Posted Image

Giáo sư Michel Mayor trao đổi với các nhà khoa học bên lề hội thảo. (Ảnh: Ly Kha/TTXVN)

N

gày 21/4, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - ICISE, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), 70 nhà khoa học vật lý thiên văn đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tham dự hội thảo Khoa học các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.

Hội thảo do Giáo sư vật lý thiên văn người Thụy Sỹ Michel Mayor chủ trì.

Hội thảo là chuỗi hoạt động khoa học trong khuôn khổ Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 10 được Hội Gặp gỡ Việt Nam tại Pháp, do Giáo sư vật lý Trần Thanh Vân (Việt kiều Pháp) làm chủ tịch và là người sáng lập, tổ chức.

Trong vòng một tuần, từ 21-25/4, các nhà khoa học quốc tế sẽ tập trung thảo luận về những vấn đề được giới khoa học xem là câu hỏi cực kỳ cơ bản cách đây đã hàng ngàn năm. Đó là, liệu có sự sống khác ngoài trất hoặc ngoài hệ Mặt trời hiện nay hay không.

Khai mạc hội thảo, Giáo sư Michel Mayor, nói: “Tất cả chúng ta đều có câu hỏi là có phải trái đất là nơi có sự sống duy nhất trong vũ hay còn một hoặc nhiều thế giới khác, những nền văn minh khác tồn tại trong vũ trụ.” Chính câu hỏi này đã kích thích sự phát triển khoa học và niềm đam mê khoa học trên thế giới, nhất là khoa học thiên văn, vũ trụ.

Posted Image

Giáo sư Michel Mayor trình bày tại cảnh hội thảo. (Ảnh: Ly Kha/TTXVN)

Trong khuôn khổ hội thảo, các nhà khoa học tập trung cùng nghiên cứu, đánh giá, thảo luận về các vấn đề khoa học mới nhất trong ngành Vật lý thiên văn như: Ảnh hưởng của những thuộc tính thống kê quan sát được về mô hình cấu thành hành tinh; Thuộc tính thống kê về các ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ Mặt Trời) quan sát được từ Trạm quan sát vũ trụ Kepler, khám phá và đo đạc từ đài quan sát thiên văn Keck; Những đo đạc chính xác về khối lượng các hành tinh; Tìm hiểu các thuộc tính của những ngoại hành tinh khối lượng nhỏ; Những quang phổ thu được từ thế hệ kính thiên văn quang học mới trong việc tìm kiếm hành tinh giống trái đất…

Bên cạnh đó, các vấn đề về những ý tưởng khoa học mới cũng như những yêu cầu phát triển thiết bị nghiên cứu khoa học thiên văn cũng được đặt vấn đề và cùng bàn thảo như: Sự phát triển trong tương lai của các thiết bị tìm kiếm hành tinh giống trái đất trong dải Ngân Hà; Những trạm thu mặt đất trong tương lai; Trạm nghiên cứu vũ trụ ở châu Nam Cực…

Giáo sư Michel Mayor là người đầu tiên trên thế giới tìm ra được hành tinh ngoài hệ Mặt Trời từ đài quan sát Keck.

Ông cũng là người đưa ra phương pháp tìm kiếm các ngoại hành tinh mà cho đến nay, loài người đã tìm thấy hơn 1.000 hành tinh; 1/4 hành tinh trong số đó do Michel Mayor tìm thấy được.

Khát vọng tri thức của loài người ra ngoài vũ trụ ngày càng đi xa hơn. Đến nay, con người đã phát hiện ra khoảng 100 tỷ ngôi sao trong dải Ngân hà, mà mỗi ngôi sao trung bình có 10 hành tinh hoạt động xung quanh.

Như vậy, dải Ngân Hà có đến hơn 1.000 tỷ hành tinh, nhưng chỉ có 12 hành tinh giống Trái Đất. Hành tinh duy nhất có dấu hiệu cho thấy từng có sự sống là Sao Hỏa hiện nay cũng không còn dấu hiệu của sự sống.

Các nhà khoa học hướng sự tìm kiếm hành tinh và sự sống ra ngoài Trái Đất và dải Ngân Hà. Các chứng cứ khoa học cho thấy có đến hàng tỷ dải Thiên hà khác vẫn đang tồn tại nhưng chưa có một sự sống hay nền văn minh nào khác loài người trong đó được tìm thấy.

Những hành tinh trong các dải Thiên hà cách Trái Đất đến hàng trăm, hàng ngàn năm tốc độ ánh sáng. Do đó, những hiểu biết mà loài người đang muốn hướng tới được đánh giá không chỉ giải quyết được các vấn đề khoa học mà cả những vấn đề về thần học và triết học.

Trong quá trình diễn ra hội thảo, Giáo sư Michel Mayor sẽ có buổi nói chuyện khoa học đại chúng với đông đảo các nhà khoa học, người yêu khoa học tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định vào ngày 24/4.

Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - ICISE được khánh thành vào tháng 8/2013, là nơi tổ chức Gặp gỡ Việt Nam tại Pháp thường xuyên tổ chức các hoạt động công bố công trình, nghiên cứu khoa học.

Qua đó, vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân và Giáo sư Lê Kim Ngọc mong muốn góp phần thúc đẩy nền khoa học cơ bản của Việt Nam phát triển.

Dịp khánh thành, ICISE đã là nơi hội tụ cùng lúc 5 nhà khoa học đoạt giải Nobel cùng Giáo sư Ngô Bảo Châu (giải Fields Toán học), Giáo sư Rolf Heuer), Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hạt nhân châu Âu, cùng hơn 200 nhà khoa học vật lý hàng đầu thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Medvedev: Nga đã sẵn sàng đối mặt với lệnh trừng phạt mới

(Vietnam+)

Nga Ukraine

Posted Image

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 22/4 tuyên bố Nga đã sẵn sàng đối mặt với các lệnh trừng phạt mới từ phương Tây do vấn đề Ukraine.

"Tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể giảm thiểu hậu quả từ lệnh trừng phạt này," ông Medvedev phát biểu trước quốc hội trong phiên họp được truyền hình trực tiếp.

"Chúng phủ đã sẵn sàng các hành động ưu tiên để bảo vệ nền kinh tế cũng như các công dân khỏi những hành vi thiếu thân thiện có thể xảy đến từ chính sách gia tăng căng thẳng từ nước ngoài."

Phát biểu trước quốc hội, ông Medvedev khẳng định Nga sẽ theo đuổi cách tiếp cận công bằng đối với các thị trường nước ngoài trong hoạt động xuất khẩu năng lượng và sẽ có hành động pháp lý hoặc tìm kiếm sự phân xử của Tổ chức Thương mại Thế giới nếu thấy cần thiết.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết nước này có thể áp đặt trừng phạt nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, song nói rằng bước đi này sẽ chưa được thực hiện ngay lập tức.

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Nga Ekho Moskvy (Tiếng vọng Moskva) trên trang Twitter về khả năng Mỹ đang cân nhắc trừng phạt cá nhân ông Putin, bà Psaki khẳng định: "Đúng vậy... Mỹ có thể trừng phạt con người, công ty và các lĩnh vực. Mục tiêu không phải để trừng phạt mà là giảm leo thang căng thẳng. Một loạt quan chức đang được xem xét. Còn nhiều lệnh trừng phạt trước khi chúng tôi thảo luận về Tổng thống Putin."

Sau khi Nga tiến hành sáp nhập Crimea, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng của Nga, cũng như áp dụng lệnh cấm đi lại đối với một số quan chức Nga.

Phương Tây dự tính sẽ tiếp tục gia tăng các biện pháp trừng phạt mới liên quan tới những căng thẳng tại miền Đông Ukraine, khi người biểu tình ly khai chiếm các trụ sở chính quyền.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người dân hoang mang vì bị sâu 'tấn công''

(TNO) Sáng 23.4, nhiều hộ dân trên đường thuộc khu quy hoạch dân cư lô 90, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), tiếp tục đối mặt với nạn sâu xanh xếp lớp tràn vào nhà cửa.

Posted Image

Sâu xanh bám đầy cổng một ngôi nhà

Ông Nguyễn Chánh Đại, người dân sống trên đường Lê Lai (khu quy hoạch dân cư lô 90), cho biết: “Vài ngày qua, sâu từ hai hàng cây xanh trồng dọc hai bên đường Lê Lai rơi xuống đất bò khắp sân để 'đột nhập' vào nhà. Chúng tôi rất hoang mang lo lắng trước hiện tượng lạ này vì nhà có con nhỏ”.

Qua quan sát, sâu có màu xám xanh, đầu hơi vàng, hai bên thân có sọc trắng, dài từ 3-5 cm, bám đầy cổng, tường nhà, cửa nhà các hộ dân; nhiều hộ không dám mở cửa như thường ngày vì sợ sâu tràn vào.

Posted Image

Sâu xanh bám đầy cửa

Có những cây xanh chỉ sau vài ngày sâu ăn trụi hết lá trơ lại cành. Dọc đường Lê Lai sâu và lá rụng xếp lớp, người dân phải tự quét dọn thu gom. Nhiều người dân không biết tên cây xanh là gì, mùa xuân cây nở hoa màu hồng tựa hoa anh đào Đà Lạt tỏa hương thơm...

Sáng 23.4, trao đổi với PV Thanh Niên Online ông Lê Hoàng Chương, Đội trưởng đội quản lý công trình, thuộc Trung tâm quản lý khai thác công trình huyện Đức Trọng, cho biết loại cây trồng tại khu quy hoạch lô 90 là hoa sữa có chiều cao từ 4-5 m. Vào đầu mùa mưa thường bị sâu ăn trụi lá.

Ông Chương thông tin thêm: “Loại sâu trên là sâu ăn lá, người dân quen gọi là sâu xanh, có thể dài tới 10 cm, nhìn bề ngoài khá ghê rợn nhưng lại ít độc hại, không gây ngứa như loại sâu phá hại cà phê”.

Cũng theo ông Chương, với điều kiện hiện tại, Trung tâm không có xe thang chuyên dùng nên không thể xịt thuốc xử lý tình trạng sâu ăn lá trên cây. Thực tế hiện nay, nhiều hộ dân phải chịu phiền toái trước hiện tượng sâu xanh bò khắp nhà cửa, nhưng chỉ ít ngày nữa sẽ hết.

Ông Chương cho biết Trung tâm đã có kế hoạch thay thế loại cây khác tại lô 90, nhưng chưa có kinh phí. Nếu các hộ dân có loại cây khác trồng thay thế Trung tâm sẵn sàng tạo điều kiện.

Posted Image

Chỉ vài ngày sâu ăn hết lá cây

Posted Image

Người dân khu quy hoạch dân cư lô 90 tự quét dọn thu gom sâu

Posted Image

Sâu xanh dài từ 3-5 cm

Tin, ảnh: Lâm Viên

Share this post


Link to post
Share on other sites

"TQ có thể tấn công Malaysia, Việt Nam và Philippines từ đất liền"

(GDVN) - Trong 1 năm qua, Trung Quốc đã trang bị 15 máy bay ném bom H-6K, trang bị tên lửa hành trình CJ-10A sẽ có thể tấn công các nước quanh Biển Đông từ đất liền TQ.

Posted Image

Hình ảnh này được cho là máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc trang bị tên lửa hành trình CJ-10 tầm bắn 1.500 - 2.000 km.

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày trong tháng 3/2014 từng có bài viết dẫn trang mạng Thời đại Phương Đông Nga ngày 25 tháng 2 đưa tin, Trung Quốc đang gấp rút sản xuất các loại vũ khí và trang bị quân sự tiên tiến nhất, trong đó có máy bay tấn công tàng hình không người lái.

Theo bài báo, tháng 5 năm 2013 trên mạng đã xuất hiện hình ảnh Trung Quốc tiến hành thử nghiệm mặt đất đối với máy bay tác chiến không người lái Lợi Kiếm (LJ). Chuyên gia suy đoán cho rằng, loại máy bay tấn công không người lái này có công dụng tương tự máy bay không người lái X-47B Mỹ, thậm chí có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của máy bay tấn công không người lái Mỹ.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đang mở rộng sản xuất các loại trang bị kỹ thuật hàng không khác, vừa có máy bay vừa có trực thăng. Trong 1 năm qua, Không quân Trung Quốc đã tiếp nhận trang bị 15 máy bay ném bom H-6K, chúng là phiên bản nâng cấp Trung Quốc của máy bay ném bom chiến lược Tu-16 Liên Xô.

Posted Image

Hình ảnh này được cho là H-6K mang theo tên lửa hành trình

H-6 được sản xuất tại Trung Quốc từ cuối thập niên 50 của thế kỷ 20, sau đó đã tiến hành cỉ tiến và nâng cấp lớn, kết cấu thân máy bay sử dụng vật liệu composite để giảm trọng lượng, tăng cường độ. Sau cải tạo, H-6K có thể trang bị tên lửa hành trình Trường Kiếm-10A (CJ-10A).

Báo TQ viết: tên lửa CJ-10A có tầm bắn khoảng 2.000 km, vừa có thể lắp đầu đạn hạt nhân, vừa có thể lắp đầu đạn thông thường, từ đó làm cho máy bay ném bom H-6K từ đất liền Trung Quốc cũng có thể tiến hành tấn công đối với các mục tiêu trong đất liền của Malaysia, Việt Nam và Philippines.

Máy bay ném bom H-6K phiên bản cải tiến hoàn thiện có tổng cộng 6 điểm treo vũ khí. Khoang bom cũng có thể mang theo thùng dầu phụ.

Ngoài ra, Trung Quốc dự kiến sẽ còn trang bị lượng lớn máy bay trực thăng đa năng mới Z-20, máy bay này đã bay thử thành công lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2013. Theo dự đoán, nền tảng của Z-20 là 24 máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk mua của Mỹ vào năm 1984.

Posted Image

Hình ảnh này được cho là máy bay tấn công không người lái Lợi Kiếm (LJ) Trung Quốc bay thửPosted Image

Hình ảnh này được cho là máy bay trực thăng thông dụng hạng trung Z-20 Trung Quốc bay thử

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lũ cuốn phăng cầu tạm Chu Va 6, một bản gần như bị cô lập

NGUYỄN CÔNG HẢI (TTXVN/VIETNAM+)

Posted Image

Người dân vượt suối bằng những thanh sắt của cầu tạm bị lũ cuốn trôi rất nguy hiểm. (Ảnh: Nguyễn Công Hải/TTXVN)

V

ào khoảng 5 giờ ngày 27/4, lũ từ đầu nguồn bất ngờ đổ về đã cuốn phăng cây cầu tạm Chu Va 6 tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu), khiến bản Chu Va 6 hiện nay gần như bị cô lập hoàn toàn.

Ông Bùi Quang Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, Trưởng Ban phòng chống lũ bão huyện Tam Đường cho biết từ sáng sớm 27/4, đoàn công tác của huyện, xã Sơn Bình đã vào hiện trường nơi cầu tạm Chu Va 6 bị lũ cuốn trôi, hiện đang triển khai đi lấy dây cáp và gỗ ở các nơi về sửa chiếc cầu treo cũ ngay cạnh đó làm cầu tạm để bà con đi lại.

Bên cạnh đó, địa phương cũng chỉ đạo, vận động bà con tạm thời khắc phục khó khăn.

Trước đó, ngày 26/2, sau hai ngày xảy ra sự cố đứt óc neo kéo cáp cầu treo Chu Va 6, khiến hàng chục người thương vong, Sở Giao thông Vận tải Lai Châu phối hợp với huyện Tam Đường triển khai làm cầu tạm qua suối, nối liền hai bản Chu Va 6 và Chu Va 8, giúp đảm bảo việc đi lại của gần 150 hộ dân ở hai bản này.

Chiếc cầu tạm vừa bị lũ cuốn trôi có tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được khẩn trương hoàn thành chỉ sau ba ngày thi công.

Anh Lý A Sử, 30 tuổi, nhà ở ngay đầu cầu tạm Chu Va 6 cho biết, sáng sớm 27/4, nước lớn nên không ai dám đi qua nhưng từ đầu giờ chiều, nước suối bắt đầu rút, đã có nhiều người liều mình vượt suối bằng cầu treo cũ và lội qua dòng suối chảy xiết hoặc men theo bờ suối, trèo qua thanh sắt của cầu tạm vừa bị lũ đẩy trôi đang mắc kẹt, bắc chéo ngang suối gần đó.

Anh Lý A Sử cho biết thêm, nếu đêm nay tiếp tục có mưa, lũ về thì ngày mai anh không thể đưa con đi mẫu giáo được, phải cho nghỉ ở nhà.

Bà con rất mong được Đảng và Nhà nước sớm làm cây cầu mới chắc chắn, lâu dài, để việc đi lại đảm bảo an toàn./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồ án “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam” của kiến trúc sư Nhật Bản

Ngày 28-4, ông Đặng Công Ngữ - chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) - công bố Hội đồng kiến trúc của TP Đà Nẵng đã chọn đồ án “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam” của nhóm tác giả Fuminori Minakami, Công ty TNHH kiến trúc Wright (Nhật Bản), để xây dựng nhà trưng bày Hoàng Sa.

Posted Image

Đồ án “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam” của kiến trúc sư Nhật Bản

Theo phương án kiến trúc này, công trình nhà trưng bày Hoàng Sa là kết quả của ứng dụng kỹ thuật mới và ngôn ngữ kiến trúc hiện đại trên nền không gian kiến trúc và điêu khắc Việt, sử dụng vật liệu đá tự nhiên với kỹ thuật chế tác đá nổi tiếng của các nghệ nhân Đà Nẵng và các vùng miền, dân tộc.

Đại diện Công ty TNHH kiến trúc Wright cho biết: “Hai khối chính của công trình hòa quyện vào nhau là biểu tượng của sự thống nhất ý chí, khẳng định vị trí và sự tồn tại của Hoàng Sa đã được xác nhận bởi thư tịch cổ trong nước cũng như của hơn 49 quốc gia trên thế giới, như một minh chứng lịch sử cho chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam được bạn bè quốc tế công nhận”. Ngoài ra, khoảng giao thoa giữa hai khối chính của công trình là khối lõi trưng bày biểu trưng cột mốc chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam được đặt trên nền mặt nước. Dấu mốc chủ quyền là trung tâm cấu trúc của công trình nhà trưng bày Hoàng Sa và cũng là ý tưởng xuyên suốt của phương án.

Cũng theo phương án thiết kế này, nền màu đỏ tượng trưng cho lá cờ Tổ quốc, màu máu của những người con dân tộc đã ngã xuống vì độc lập chủ quyền, cho trái tim, tâm hồn mỗi người Việt Nam, bao bọc xung quanh mốc chủ quyền thiêng liêng. Với ý nghĩa đó, công trình sẽ là tiếng nói quan trọng củng cố niềm tin trong lòng công chúng về sự hiện hữu của một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.

Theo ông Đặng Công Ngữ, cuộc thi thiết kế nhà trưng bày Hoàng Sa chỉ sau một tháng phát động có tới 43 đồ án gửi về dự thi. Ban tổ chức hết sức bất ngờ khi mỗi ý tưởng thiết kế của nhiều kiến trúc sư trẻ gửi về đều thấm đẫm tinh thần yêu nước, nặng lòng với Hoàng Sa. Mặc dù ở một đất nước xa xôi nhưng đồng cảm với câu chuyện “chủ quyền” đang là vấn đề nóng, những người bạn từ Công ty kiến trúc Wright là một trong những đơn vị gửi đồ án dự thi sớm nhất. Đồ án lấy ý tưởng từ con dấu chủ quyền lịch sử, sắc chỉ của vua Minh Mạng lập hải đội đến Hoàng Sa vào năm 1835 để minh chứng mốc chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam. Sau quá trình xét duyệt, Hội đồng kiến trúc TP Đà Nẵng đã đi đến thống nhất lựa chọn đồ án của các kiến trúc sư Nhật Bản để xây dựng công trình.

Ông Ngữ cho biết ban tổ chức sẽ tiếp tục thông qua bản thiết kế chi tiết của đồ án để khởi công xây dựng nhà trưng bày Hoàng Sa trên diện tích hơn 700m2 tại khu vực hướng ra biển Đông ở quận Sơn Trà (Đà Nẵng).

Theo TTO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính phủ Mỹ kêu gọi không dùng Internet Explorer

29/04/2014 8:19

(Tin Nóng) Một lỗi bảo mật nghiêm trọng xảy ra với trình duyệt Internet Explorer (IE), nhất là với máy tính dùng Windows XP khiến chính phủ Mỹ, Anh, Úc kêu gọi tạm không sử dụng IE vì có thể bị tin tặc chiếm quyền điều khiển, thay vào đó nên dùng Google Chrome, Mozilla Firefox.

Posted Image

Máy tính dùng hệ điều hành Windows XP dễ bị tin tặc tấn công qua trình duyệt Internet Explorer do Microsoft đã ngưng hỗ trợ XP từ tháng 4.2014 - Ảnh: Reuters

Theo CNET, Bộ An ninh nội địa Mỹ ngày 28.4 đã kêu gọi công dân và doanh nghiệp tạm ngưng dùng IE đến khi Microsoft sửa được một lỗ hổng bảo mật mà tin tặc lợi dụng để tấn công.

Lỗi này xuất hiện từ thứ bảy 26.4 và đang ảnh hưởng toàn cầu.

Theo Bộ An ninh nội địa Mỹ, trình duyệt từ IE 6 đến IE 11 có thể bị ảnh hưởng hoàn toàn. Còn Microsoft từ ngày 26.4 cũng cảnh báo IE có thể bị hacker đột nhập tấn công máy tính.

IE từ bản 6 đến 11 đang được hơn 50% người dùng máy tính toàn cầu sử dụng, theo NetMarket Share.

Chính phủ Anh, Úc cũng khẩn cấp thông báo tương tự với công dân mình.

Trong thông báo của mình, Microsoft cho biết hacker khai thác thành công lỗ hổng này (trên IE) có thể điều khiển hoàn toàn một hệ thống bị ảnh hưởng. Sau đó kẻ tấn công có thể cài đặt các chương trình; xem, thay đổi hoặc xóa dữ liệu; hoặc tạo tài khoản mới với quyền người dùng đầy đủ.

Các lỗ hổng bảo mật sử dụng Adobe Flash để tải các mã độc hại vào máy tính của người sử dụng, cho phép tin tặc truy cập bộ nhớ trong và phá hỏng hệ thống máy tính. Các nhà nghiên cứu bảo mật ước tính có khoảng 26,25% các trình duyệt Internet bị ảnh hưởng, theo báo cáo của Inferse.

Microsoft trước tình hình này đang nghiên cứu để tạo ra các bản vá lỗ hổng tạm, dự kiến phải đến 13.5 mới có. Tuy nhiên máy tính dùng hệ điều hành Windows XP sẽ không có bản cập nhật này.

Nguyên nhân là từ đầu tháng 4.2014 Microsoft đã không còn hỗ trợ hệ điều hành XP tồn tại 13 năm nay, khuyến cáo nên dùng Windows 7, 8.

Hãng bảo mật Symantec gọi đây là đợt tấn công ngày zero đầu tiên và chưa có điểm dừng, khuyến cáo người dùng máy tính nên chuyển sang dùng trình duyệt internet khác.

Tuy vậy Windows Server bản từ 2003 đến 2012 không bị ảnh hưởng.

Do vậy trước mắt bạn nên tải trình duyệt Chrome hoặc Firefox về máy để dùng, nhất là khi hệ điều hành của bạn là Windows XP.

Theo báo Sydney Morning Herald (Úc), nếu bạn bắt buộc dùng IE, có vài cách khắc phục như sau: Vô hiệu hóa chức năng Adobe Flash, cài đặt phần mềm Enhanced Mitigation Experience Toolkit (EMET) 4.1 cho Internet Explorer, đặt chế độ an ninh (security settings) ở mức cao (high) để khóa ActiveX Controls và Active Scripting.

Tin Nóng

Đồ án “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam” của kiến trúc sư Nhật Bản

Ngày 28-4, ông Đặng Công Ngữ - chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) - công bố Hội đồng kiến trúc của TP Đà Nẵng đã chọn đồ án “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam” của nhóm tác giả Fuminori Minakami, Công ty TNHH kiến trúc Wright (Nhật Bản), để xây dựng nhà trưng bày Hoàng Sa.

Posted Image

Đồ án “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam” của kiến trúc sư Nhật Bản

Theo TTO

Tên đồ án là "Con dấu chủ quyền" - nhưng hình thể thì chẳng thấy con dấu đâu cả. Ngược lại, dinh Thủ Tướng Singapo, không mang tên là "con dấu", nhưng lại đúng là "con dấu". Không tin quí vị vào bản đồ vệ tinh mà xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện xúc động 3 người quyết tâm đánh Pháp trên núi Bà Nà

Thứ 4, 30/04/2014 14:24:29-

Chuyên mục

Kỳ 2: Huyền thoại đánh giặc giữ làng bằng bằng độc Ch’pơơr

Thành cổ Hoà Bình từng là nghĩa địa chôn giặc Pháp?

Ông Võ Hòe năm nay đã 93 tuổi, nhưng còn khỏe và rất minh mẫn, đang sống với con cháu ở thôn Trung Sơn, xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi).

Ông đã kể lại một câu chuyện thật xúc động về tình đồng chí, tình người hiếm có, dù đã 68 năm trôi qua nhưng ông vẫn nhớ như in.

Posted Image

Cựu chiến binh Võ Hòe.

Đại đội 5 do ông Hòe chỉ huy, quần nhau với giặc Pháp trong hơn 2 tuần, kết quả đã bị tổn thất nhiều và cả Trung đoàn 108 của Đà Nẵng ngày ấy (tháng 8 năm 1946) cũng bị tổn thất khá nặng nên đã nhận lệnh rút quân lên núi Bà Nà.

Đường lên núi Bà Nà có hình xoắn ốc, khi chạy lên trên còn nhìn thấy đầu của quân Pháp ở phía dưới. Lên tới đỉnh núi mới biết đơn vị của ông chỉ còn có 3 người là: Nguyễn Lâm - người Quảng Trị, Trần Anh Tuấn là người Đà Nẵng và ông Võ Hòe là người Quảng Ngãi.

Cùng dìu nhau, chui rúc, xuyên người trong rừng cây gai góc, cuối cùng cũng lên đến đỉnh núi Bà Nà và ngạc nhiên khi nhìn thấy một biệt thự rất lớn, liền chọn tòa nhà cao nhất cùng nhau leo lên để quan sát và tiến hành ngay việc lập trận địa. Đồng thời, kiểm tra lại vũ khí nhưng chỉ còn 1 quả bom, 2 quả lựu đạn và một số đạn. Ba người nắm chặt tay nhau thề, quyết tâm bảo vệ núi Bà Nà đến giây phút cuối cùng.

Ban đêm các ông thay nhau canh gác ở trên cao, ban ngày đi xuống triền núi tìm lá cây, ốc đá để ăn mà sống qua ngày. Cuộc sống cứ thế tiếp diễn, thời gian cứ trôi đi, 3 anh em đã ở trên núi Bà Nà được hơn 2 tháng. Qua trinh sát và nhận thấy bọn địch đã đóng đồn ở dưới chân núi khá đông. Rất có thể bọn chúng chưa phát hiện ra các ông, nên chúng không tấn công lên đỉnh núi. Còn các ông chỉ có 3 người, nên càng không thể tiêu diệt được hết kẻ thù.

Sau khi bàn bạc rất kỹ và thống nhất, cần phải liên lạc ngay với đơn vị, anh Lâm (nhỏ người và nhanh nhẹn nhất) được tin cậy cử đi mở đường xuống núi tìm đơn vị. Phút giây chia tay thật xúc động và lưu luyến. Cùng nắm chặt tay nhau, rồi ôm chặt nhau như để truyền hơi ấm và mong cho nhau có một sức sống mãnh liệt, sức chiến đấu mạnh mẽ, bởi tiễn nhau đi, liệu có tìm được đơn vị, hay có trở lại đỉnh núi nữa không, hay lại “khuất núi”?

Ông Lâm mang theo một con dao để tiện phát cây, phát bụi rậm tìm đường xuống núi. Bọn địch đã đóng quân khá đông dưới chân núi, buộc ông Lâm phải men theo triền núi rất khó khăn và đầy hiểm trở, gai góc. Đi tới đâu, ông Lâm dùng một loại cây đánh dấu để còn nhớ đường quay về.

Sau 2 đêm 1 ngày ông Lâm đã bí mật tìm về tới đơn vị, tất cả đều rất vui mừng. Lãnh đạo đơn vị đã cân nhắc rất kỹ kế hoạch đánh đồn quân Pháp mà các ông đã đề xuất, nhất trí tăng cường thêm một tiểu đội và giao cho ông Lâm dẫn đường lên đỉnh núi Bà Nà.

Theo kế hoạch được tính toán kỹ là quyết định từ trên đỉnh núi Bà Nà đánh úp xuống, đơn vị từ ngoài Quốc lộ đánh lên. Giờ G đã điểm, quân ta đồng loạt nổ súng tấn công, bọn giặc bị đánh úp bất ngờ nên tháo chạy. Còn 3 ông được trở về với Phú Túc (Đà Nẵng), nơi đơn vị của các ông đang đóng quân, kết thúc hơn hai tháng (tháng 8 đến đầu tháng 10 năm 1946) sống và chiến đấu kiên gan nhưng thấm đẫm tình người, tình đồng chí và khẳng định một ý chí sắt đá của những người lính đã cống hiến tuổi thanh xuân cho lý tưởng cao đẹp, tất cả để bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc Việt Nam mến yêu.

Giờ đây, cựu chiến binh Võ Hòe và 2 người đồng đội của ông là Nguyễn Lâm và Trần Anh Tuấn luôn tự hào rằng, trên đỉnh núi Bà Nà, dù đã 68 năm trôi qua nhưng vẫn còn in đậm dấu chân của 3 ông.

Theo Nguoiduatin

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Chúng tôi chỉ đầu hàng người Việt Nam”

Thứ Tư, 30/04/2014 - 14:53

(Dân trí) - Sau 39 năm, nhớ lại những thời khắc lịch sử giải phóng Trường Sa, ông Mai Năng trầm ngâm: “Người Việt Nam dù ở phía bên nào chiến tuyến cũng đầy ắp lòng tự tôn dân tộc”.

Chỉ buông súng khi biết là quân giải phóng Việt Nam

Năm 1975, cùng với việc triển khai chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Quân ủy Trung ương có một quyết định quan trọng “giải phóng Trường Sa”. Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Hải quân: Tranh thủ thời cơ có lợi đánh chiếm quần đảo Trường Sa, một quần đảo có ý nghĩa chiến lược về chính trị, quân sự và kinh tế, góp phần giải phóng đất nước. Chỉ thị cũng nhấn mạnh: "Kiên quyết không để lực lượng nào khác vào đánh chiếm đảo trước ta".

Thiếu tướng Mai Năng nhớ lại: “Năm 1975, lúc đó tôi đang là Trung đoàn trưởng đặc công hải quân thì nhận lệnh vào Đà Nẵng chỉ huy đơn vị hợp thành gồm lực lượng đặc công hải quân, một bộ phận tiểu đoàn 471 đặc công quân khu 5 và biên đội tàu gồm 3 tàu: 673, 674 và 675 của Đoàn 125 (đoàn tàu không số) ra giải phóng Trường Sa.

4 giờ ngày 11/4/1975, lực lượng giải phóng đảo gồm hơn 200 cán bộ, chiến sĩ được lệnh xuống 3 tàu của Đoàn 125 (đoàn tàu không số). 3 con tàu được cải trang thành tàu đánh cá hướng ra Trường Sa. Toàn bộ cán bộ, chiến sĩ đặc công đều nằm ở hầm tàu, phía trên tàu là lưới, ngư cụ dùng để nghi binh. Tuy nhiên, vừa đi được vài chục hải lý, trên bầu trời bỗng xuất hiện máy bay địch, chúng quần thảo ngay phía trên tàu thăm dò. Để đánh lạc hướng đối phương, chỉ huy truởng Mai Năng hạ lệnh: Tiếp tục hành trình, hướng ra vùng biển quốc tế về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) như những tàu đánh cá nước ngoài. Quả thật sau vài lần quần đảo, thăm dò, máy bay địch bỏ đi, đoàn tàu quay lại hướng Trường Sa thẳng tiến.

Posted Image

Giải phóng đảo Song Tử Tây (ảnh tư liệu)

Nhớ lại chuyến đi, thuyền trưởng tàu không số Phạm Duy Tam kể: Yêu cầu của cấp trên là tắt hết hệ thống thông tin (tránh để địch phát hiện kế hoạch của ta). Trước đây, nhờ những lần vận chuyển vũ khí vào chiến trường, các thủy thủ đoàn tàu không số thường xuyên qua lại vùng biển này. Chính kinh nghiệm đi biển dày dạn đã giúp cho các thủy thủ đoàn tàu không số đến được các đảo.

Sau nhiều ngày hành quân trên biển, những chiếc tàu chiến cải trang của quân ta đã áp sát đảo Song Tử Tây. Giả dạng là tàu đánh cá, tàu của ta tiến hành trinh sát đảo để rồi 1 giờ 15 phút ngày 14/4/1975, tàu 673 tiến vào vị trí thả xuồng, một bộ phận bơi vào đảo.

Kế hoạch đánh chiếm đảo Song Tử Tây diễn ra theo đúng kế hoạch. Hiệu lệnh từ khẩu súng DKZ phát ra, các mũi tiến công ào lên tấn công dữ dội. Địch bị đánh bất ngờ, chống cự yếu ớt và đầu hàng sau 30 phút, lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được treo lên đỉnh cột cờ phía đông đảo.

Posted Image

Thiếu tướng Mai Năng với miên man kí ức về những trận chiến lịch sử.

Tới nay, sau mấy chục năm chỉ huy lực lượng giải phóng đảo Trường Sa, thiếu tướng Mai Năng vẫn cho rằng địch đầu hàng nhanh chóng một phần do hỏa lực mạnh của ta, nhưng còn một lý do khác. “Khi toàn bộ quân đồn trú của địch ở đảo Song Tử Tây đầu hàng quân giải phóng, viên sĩ quan chỉ huy ngụy quân đã nói với tôi: “Chúng tôi đã nhận được lệnh tử thủ bảo vệ đảo và chắc chắn chúng tôi sẽ làm thế nếu là quân nước ngoài chiếm đảo. Tuy vậy, khi nghe thấy tiếng các ông nói, nhìn thấy lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, biết chắc là quân Bắc Việt tôi đã hạ lệnh đầu hàng. Chúng tôi chỉ đầu hàng người ViệtNam, không bao giờ để hòn đảo này rơi vào tay nước ngoài”. Thiếu tướng Mai Năng trầm ngâm: "Về sau chúng tôi tìm hiểu, viên chỉ huy bảo vệ đảo Song Tử Tây lại là cháu của một đồng chí lãnh đạo Quân chủng Hải quân thời đó. Thật trớ trêu, hai chú cháu lại đứng ở hai đầu chiến tuyến. Tuy vậy, câu nói của viên chỉ huy đảo mà chúng tôi bắt làm tù binh vẫn luôn thể hiện khẳng khái tinh thần dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Họ chỉ buông súng khi biết rằng lực lượng đổ bộ lên đảo là quân giải phóng Việt Nam.

Posted Image

Vợ chồng thiếu tướng Mai Năng tại nhà riêng

Phát huy thế thắng, sau khi trở về Đà Nẵng rút kinh nghiệm, ông Mai Năng tiếp tục chỉ huy lực lượng đánh chiếm các đảo còn lại gồm Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa. 9 giờ 30 phút ngày 29/4/1975, cờ giải phóng tung bay trên đảo Trường Sa, hòn đảo cuối cùng do quân Việt Nam cộng hòa chiếm đóng được giải phóng.

Thiếu tướng Mai Năng tự hào: "Giải phóng Trường Sa là một quyết định lịch sử, chúng tôi - những người lính Hải quân tự hào góp phần làm nên chiến thắng lịch sử này".

Trở lại thời điểm năm 1975, khi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được triển khai và liên tiếp lập nên nhiều chiến công, chính quyền Sài Gòn suy yếu nên không thể tập trung bảo vệ Trường Sa như trước đây. Trước tình hình đó, nước ngoài nhăm nhe tận dụng cơ hội chiếm đảo. Ngày đó Quân ủy Trung ương đã ra một mệnh lệnh: “Có tin đối phương chuẩn bị rút khỏi các đảo ở Trường Sa. Kiểm tra lại ngay và chỉ thị cho lực lượng hành động kịp thời theo phương án đã định. Nếu để chậm, có thể quân đội nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm”. Thiếu tướng Mai Năng nhớ lại: "Tính thời điểm của việc giải phóng Trường Sa đặc biệt quan trọng, đại tướng Võ Nguyên Giáp sau này có nói với chúng tôi: khi quân Việt Nam cộng hòa tháo chạy khỏi một số đảo ở Trường Sa, nếu chúng ta chỉ chậm vài tiếng rất có thể mất đảo vì nước ngoài nhăm nhe xâm chiếm”. Sau giải phóng Trường Sa, thiếu tướng Mai Năng còn một lần nữa quay lại quần đảo này, đó là năm 1988 khi xảy ra sự kiện quân Trung Quốc vô cớ đánh chiếm một số đảo của ta ở Trường Sa. Lúc đó ông Mai Năng đang là Tư lệnh Binh chủng đặc công cùng đoàn công tác của Bộ Quốc Phòng ra Trường Sa nghiên cứu tình hình. Ông Mai Năng tâm sự: "Là những người lính trực tiếp giải phóng quần đảo Trường Sa, lại chứng kiến cảnh quân Trung Quốc chiếm đảo, nghe báo cáo về tình hình thương vong của quân ta tôi không cầm được nước mắt. Sự hy sinh của những người lính không hề vô ích. Sau đó chúng tôi đã nghiên cứu kỹ tình hình, lên phương án phòng thủ để không mất thêm một mảnh đất nào của Tổ quốc".

Thu Hằng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện nhiều thành phố cổ chưa từng được biết đến ở Trung Đông

(TNO) Các nhà khảo cổ Mỹ đã phát hiện được hàng loạt thành phố cổ chưa từng được biết đến ở Trung Đông từ những bức ảnh vệ tinh do thám dùng để lùng tìm căn cứ tên lửa của Liên Xô thời Chiến tranh lạnh, tờ Daily Mail (Anh) cho biết.

Posted Image

Ảnh chụp từ vệ tinh do thám CORONA (Mỹ) giúp phát hiện nhiều di tích cổ chưa từng được biết đến ở Trung Đông - Ảnh chụp màn hình bản tin Daily Mail

Các nhà khảo cổ thuộc Trường đại học Arkansas (Mỹ) cho biết đã phát hiện hàng ngàn di tích cổ chưa từng được khám phá trước đây tại Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria thông qua khảo sát các hình ảnh chụp từ vệ tinh do thám CORONA.

CORONA là loại vệ tinh do thám thế hệ đầu tiên của Mỹ được sử dụng trong thời gian từ năm 1960 đến năm 1972, với mục đích lùng tìm các căn cứ tên lửa và doanh trại của quân đội Liên Xô, theo kênh National Geographic (Mỹ).

Các bức ảnh vệ tinh nói trên đã giúp phát hiện hàng ngàn thành phố cổ, hệ thống đường sá và kênh đào, cũng như những tàn tích cổ xưa khác.

Ảnh chụp địa hình từ Ai Cập đến Iran từ vệ tinh CORONA đã giúp khám phá 1.000 khu di tích chưa từng được biết đến.

Các khu di tích có quy mô lớn nhất được phát hiện từ khảo sát ảnh vệ tinh nằm ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Phần lớn các phát hiện này nhiều khả năng là các thành phố có từ thời kỳ đồ đồng.

Nhiều bức ảnh chụp từ vệ tinh CORONA còn bao phủ cả những khu vực khác rất có giá trị đối với các nhà khảo cổ, chẳng hạn như châu Phi và Trung Quốc, Daily Mail cho hay.

Từ phát hiện của các nhà khảo cổ Mỹ, số lượng địa điểm khảo sát trên khắp Trung Đông đã tăng lên gấp ba lần, theo nhật báo Anh.

“Một vài di tích trong số này có quy mô cực lớn và chúng hoàn toàn chưa được biết đến”, Daily Mail dẫn lời ông Jesse Casana, chuyên gia khảo cổ tại Trường đại học Arkansas, phát biểu.

“Chúng ta có thể thấy mọi thứ, các con đường và kênh đào cổ xưa. Các bức ảnh đã cho thấy một bức tranh rất toàn diện”, ông Casana nói thêm.

Ảnh chụp từ vệ tinh CORONA là ảnh trắng đen và vì thời đó chưa có công nghệ truyền tải ảnh từ xa nên sau khi chụp xong, cuộn phim sẽ được đẩy ra khỏi vệ tinh có kèm dù. Các cuộn phim này sau đó sẽ được một máy bay bắt lấy ngay trên không, theo Daily Mail.

Được biết, bộ ảnh tuyệt mật chụp từ vệ tinh CORONA có số lượng lên đến hơn 860.000 tấm, ghi lại nhiều vùng trên thế giới và đã được cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho công bố ra công chúng hồi năm 1995.

Các chuyên gia khảo cổ nhận xét các hình ảnh chụp Trung Đông từ vệ tinh do thám Mỹ là một nguồn tư liệu vô giá cho ngành khảo cổ trong khu vực vì chúng tồn tại trước cả nhiều công trình hồ chứa nước, công trình phát triển đô thị và nông nghiệp được xây dựng trong vài thập kỷ gần đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai Cập phát hiện thêm nhiều trường hợp nghi nhiễm MERS

(TTXVN/VIETNAM+)

Ai Cập Arập Xêút

Posted Image

Đeo khẩu trang phòng virut MERS tại phòng cấp cứu một bệnh viện ở Riyadh ngày 27/4. (Ảnh: AFP/TTXVN)

N

gày 29/4, giới chức y tế Ai Cập thông báo đã phát hiện và cách ly sáu trường hợp nghi nhiễm virus gây Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS), chỉ vài ngày sau khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên tại quốc gia Bắc Phi này.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Y tế Ai Cập Adel El-Adawi cảnh báo sự lây lan của virus MERS do Ai Cập có vị trí địa lý rất gần với Saudi Arabia, quốc gia đã ghi nhận hơn 100 ca tử vong vì loại virus này.

Trong khi đó, hãng thông tấn chính thức MENA cho biết cơ quan quản lý sân bay quốc tế Cairo đã buộc phải cách ly hai nữ hành khách vừa trở về từ Saudi Arabia do bị nghi ngờ nhiễm bệnh.

Giới chức y tế Ai Cập ngày 28/4 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhằm đối phó với nguy cơ lây lan của virus MERS. Cơ quan y tế dự phòng của nước này cũng thông báo thắt chặt các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu lạc đà từ quốc gia láng giềng Sudan ở phía Nam, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đối với số lạc đà có xuất xứ từ Sudan và Ethiopia, đồng thời thành lập các trạm kiểm dịch tại các sân bay và trên tuyến đường chạy dọc bờ Biển Đỏ - khu vực tiếp nhận nhiều người hành hương và lao động trở về từ Saudi Arabia.

Một nhóm các nhà khoa học Ai Cập, Hong Kong (Trung Quốc) và Mỹ cho biết đã phát hiện virus MERS trong các mẫu bệnh phẩm được lấy từ lạc đà ở Ai Cập. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành 12 đợt thu thập mẫu bệnh phẩm gồm niêm mạc mũi và huyết thanh của 110 lạc đà trưởng thành (loại có một bướu) tại các lò mổ ở Ai Cập trong khoảng thời gian từ tháng 6-12/2013. Kết quả phân tích cho thấy bốn con lạc đà dương tính với virus MERS.

Trong diễn biến liên quan, ngày 29/4, quyền Bộ trưởng Y tế Saudi Arabia Adel bin Mohammad Faqih đã khuyến cáo các công dân nước này không tiêu thụ các sản phẩm từ lạc đà sau khi có kết luận rằng loài động vật này có thể là vật chủ lây truyền virus MERS.

Theo ông Faqih, tại các cuộc thảo luận trong hai ngày qua tại Riyadh, các chuyên gia quốc tế, trong đó có các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã khuyến cáo người dân không nên tiếp xúc gần gũi với lạc đà, nhất là những con bị ốm.

Bộ Y tế Saudi Arabia ngày 29/4 đã xác nhận thêm ba trường hợp tử vong mới do virus MERS, nâng tổng số nạn nhân lên 105 người kể từ khi virus lần đầu tiên được phát hiện tại quốc gia này vào tháng 9/2012. Ngoài ra, có thêm sáu ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại Sauddi Arabia lên 345 người.

Số trường hợp nhiễm virus MERS tăng mạnh đang khiến chính quyền Saudi Arabia hết sức lo ngại trong bối cảnh quốc gia này chuẩn bị đón hàng triệu tín đồ Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới để dự tháng lễ Ramadan vào tháng Bảy tới, cũng như lễ hành hương hàng năm Haj tại thánh địa Mecca và Medina vào đầu tháng 10.

MERS được coi là "họ hàng" của virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính (SARS) từng ám ảnh châu Á năm 2003. Virus này cũng gây các triệu chứng như ho, sốt và dẫn tới viêm phổi. Mặc dù số trường hợp nhiễm chủng virus này trên thế giới tương đối thấp, song tỷ lệ tử vong lên tới 40% tại Trung Đông vẫn khiến giới khoa học và nhà chức trách thận trọng./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người chia sẻ quyết định quan trọng nhất với tướng Giáp tại Điện Biên Phủ

Thứ Sáu, 02/05/2014 - 08:24

(Dân trí) - Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, khắp năm châu đều nghĩ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một vị tướng khác góp phần giúp Đại tướng quyết đoán chuyển phương án tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc” là tướng Phạm Kiệt.

Posted Image

Chiến thắng Điện Biên Phủ gắn liền với hai vị tướng ưu tú của dân tộc.

Mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp áp dụng phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, với kế hoạch chuẩn bị lực lượng tinh nhuệ cho cuộc chiến tiêu diệt đế quốc Pháp.

Lúc đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho tướng Phạm Kiệt giữ vai trò làm đặc phái viên của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và phụ trách công tác bảo vệ mặt trận. Trong thời gian chuẩn bị, lực lượng quân đội ta thực hiện một quyết định được cho là "khó hiểu" - kéo pháo ra, rồi lại kéo pháo vào trận địa liên tục. Nhắc đến câu chuyện kéo pháo ngày ấy, ai cũng nghĩ đến tướng Phạm Kiệt.

Trích lược từ cuốn sách “Những vị tướng Núi Ấn Sông Trà” của NXB Quân đội năm 2010, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “… anh Kiệt là người duy nhất lúc đó đề nghị tôi xem xét lại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh! Chỉ có Kiệt mới dám nói như thế…”.

Posted Image

Đoạn thư do Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về tướng Phạm Kiệt.

Trong bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhân lễ kỷ niệm Đội du kích Ba Tơ và tướng Phạm Kiệt vào tháng 1/1995. Đại tướng bày tỏ: “… Lúc bấy giờ, toàn thể cán bộ và chiến sĩ đang hăng hái triển khai kế hoạch đánh nhanh. Bản thân tôi thì đang khẩn trương theo sát tình hình củng cố của địch và suy nghĩ về quyết định thay đổi phương châm. Chính vào lúc đó thì nhận được ý kiến của anh Phạm Kiệt phát biểu bằng điện thoại. Anh trình bày vắn tắt tình hình và là người duy nhất lúc đó đã đề nghị tôi xem xét lại kế hoạch đánh nhanh…”.

“… Tôi đánh giá rất cao ý kiến của anh Phạm Kiệt, ý kiến ấy cùng với những tin tức trinh sát từ nhiều mặt gửi về đã cung cấp cho tôi chứng cứ quan trọng để đề xuất với Đảng ủy thay đổi phương châm tác chiến, rút quân ra, chuyển sang kế hoạch mới “đánh chắc, tiến chắc”…”, trích nguyên văn thư.

Sự thay đổi phương châm tác chiến đã tạo ấn tượng sâu sắc nhất đối với lực lượng tham gia chiến dịch. Cũng chính thay đổi này, tướng Phạm Kiệt bố trí Đại đội 351 thực hiện kế hoạch nghi binh kéo pháo ra và vào trận địa nhiều lần. Khi phát lệnh nổ súng, quân đội ta đánh ập thì quân Pháp mới ngỡ ngàng với hệ thống giao thông hào luồn sâu vào lòng địch.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, vào giữa tháng 5/1954, Bác Hồ tặng tướng Phạm Kiệt một chiếc đài radio. Bác Hồ nói: “Đây là chiếc đài tướng Đờ-cát-xtri dùng suốt chiến dịch Điện Biên Phủ. Chú Vương Thừa Vũ tặng Bác, nay Bác tặng lại chú vì đã có công đặc biệt xuất sắc góp phần thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ”. Hiện nay, chiếc đài này được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại Hà Nội.

Posted Image

Tướng Phạm Kiệt giữ chức vụ Cục phó Cục Bảo vệ, Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, kiêm Đặc phái viên chiến dịch Điện Biên Phủ ngày ấy.

Ý kiến đề xuất chiến lược của Trung tướng Phạm Kiệt đã thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến Điện Biên Phủ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đó đã làm nên chiến thắng lịch sử vang vọng khắp năm châu.

Chiến thắng Điện Biên Phủ được Tổng Bí thư Lê Duẩn ví von: “Đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”.

Hồng Long (lược ghi)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bánh chưng, bánh dày Việt Nam lọt vào top 10 món ăn lễ hội thế giới

(TNO) Tạp chí du lịch nổi tiếng National Geographic (Mỹ) vừa công bố danh sách 10 món ăn truyền thống lễ hội đặc trưng trên thế giới, trong đó có bánh chưng và bánh dày của Việt Nam.

Posted Image

Bánh chưng Việt Nam được xếp vào danh sách 10 món ăn truyền thống đặc trưng trên thế giới, do tạp chí uy tín National Geographic bình chọn - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

National Geographic nhận định Tết là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt Nam, đánh dấu một năm mới với mùa Xuân và những kỳ vọng mới.

Đây là dịp để người Việt đoàn tụ với gia đình và cùng quây quần bên mâm cỗ mà không bao giờ có thể thiếu món ăn truyền thống là bánh chưng, với nhân thịt và đỗ xanh, xung quanh là gạo nếp, tạp chí Mỹ bình luận.

Tất cả được gói trong những chiếc lá dong, tạo nên chiếc bánh hình vuông, tượng trưng cho đất, cũng như bánh dày được làm từ nếp trắng giã mịn, hình tròn, tượng trưng cho trời, theo National Geographic.

Trong danh sách 10 món ăn truyền thống của National Geographic còn có món “Bánh mì của người chết” của Mexico, một loại bánh cho “Ngày của người chết”, món Hákarl dùng trong lễ hội mùa đông của Iceland, món bánh trung thu cho ngày Tết Trung thu của Trung Quốc.

Ngoài ra còn có bánh Hamantaschen dành cho lễ hội Purim của người Do Thái, bánh Vua trong ngày hội Mardi Gras của Mỹ, bánh Besan Burfi có trong lễ hội ánh sáng Diwali ở Ấn Độ, bánh Kahk cho ngày hội Eid al-Fitr của Ai Cập, món Haggis dùng để thưởng thức trong lễ hội Burn của Scotland và món “Bánh cho ngày Cách mạng tháng 5” của Argentina.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã xảy ra động đất gần khu vực biên giới Việt Trung

LCĐT - Vào hồi 4 giờ 55 phút ngày 30 tháng 4 đã xảy ra một trận động đất có độ lớn 3.4 độ richter tại vị trí có tọa độ (22.694 độ vĩ Bắc, 103.878 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km.

Trận động đất này xảy ra tại khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, chấn tâm động đất nằm bên kia biên giới cách thị trấn Bát Xát 5 -10 km. Theo đánh giá, động đất gây nên rung động trên cấp IV (mức độ yếu) tại khu vực tâm chấn nên không có khả năng gây thiệt hại.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi tình hình địa chấn trong khu vực…

Theo Trung tâm Vật lý địa cầu Sa Pa

Cập nhật : Thứ sáu, 02/05/2014 lúc 09:40:28

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bại tướng Điện Biên Phủ nói gì?

Thục Ninh

07:05 ngày 02 tháng 05 năm 2014

TP - Không một ai trong số các bộ trưởng, nhà ngoại giao, hay tướng lĩnh đã tới thăm Điện Biên Phủ, phát hiện được cái thế thua đã định sẵn vì Pháp chọn đóng quân trong một thung lũng lòng chảo, nhưng lại một mực tin rằng sẽ “nghiền nát Việt Minh” tại “Verdun Đông Dương”.

Posted Image

De Castries (bìa phải)

Ông Jean Pouget, sĩ quan tùy tùng kiêm thư ký riêng của đại tướng Henri Navarre - Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Pháp ở Đông Dương, trong cuốn “Nous étions à Dien Bien Phu”, (chuyển ngữ tiếng Việt: Tướng Navarre với trận Điện Biên Phủ) đã thống kê hàng chục tướng lĩnh, chính khách tới thăm cứ điểm Điện Biên Phủ trước khi Việt Minh bắt đầu mở chiến dịch tiến công.

Pouget khẳng định, không một ai trong số các bộ trưởng, nhà ngoại giao, hay tướng lĩnh đã tới thăm Điện Biên Phủ, phát hiện được cái thế thua đã định sẵn vì Pháp chọn đóng quân trong một thung lũng lòng chảo, nhưng lại một mực tin rằng sẽ “nghiền nát Việt Minh” tại “Verdun Đông Dương”.

Trong số đó bao gồm Cao ủy Pháp ở Đông Dương Dejean. Quốc vụ khanh phụ trách các nước liên kết Jacquet. Bộ trưởng Quốc phòng Pleven. Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề chiến tranh Chevigné. Chánh văn phòng, trợ lý Bộ trưởng các nước liên kết Griotteray.

Tướng Ely, Tổng thanh tra quân đội. Tướng Blanc, Tổng tham mưu trưởng. Đô đốc Auboyneau, Tư lệnh hải quân Viễn Đông. Tướng Fay, Tham mưu trưởng không quân. Tướng Trapnell Trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ. Tướng Spear, Tùy viên quân sự Anh tại Sài Gòn.

Tướng O Daniel, Tư lệnh các lực lượng lục quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Cố vấn Bộ ngoại giao Anh Stewart. Cao ủy Anh ở Đông Nam Á Malcolm Mac Donald. Tư lệnh lực lượng Anh ở Viễn Đông Charles Loewen.

Năm 1953, Richard Nixon, khi đó là Phó Tổng thống Mỹ, đã bí mật thăm Hà Nội. Nixon lắng nghe kế hoạch chi tiết do tướng Henri Navarre trình bày. Kế hoạch này được xây dựng công phu với sự tham vấn của Thủ tướng Pháp Joseph Laniel và Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles.

Tướng Navarre sinh trưởng trong một gia đình danh giá ở Toulouse, Pháp. Navarre tốt nghiệp trường Võ bị Saint-Cyr, từng tham chiến trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, được phong hàm tướng trong cuộc chiến Algerie.

Khi được bổ nhiệm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương ngày 7/5/1953 thay tướng Salan nhằm tìm “một lối thoát danh dự” cho cuộc chiến, Navarre đeo lon tướng 4 sao. Navarre tuyên bố đầy tự tin: “Bây giờ chúng ta có thể nhìn thấy rõ chiến thắng giống như nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm”.

Chính Navarre là người quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành “mồi nhử”, dụ Việt Minh vào chiếc “cối xay thịt” của quân Pháp để tiêu diệt. Navarre quả quyết rằng quân đội Việt Minh sẽ không có khả năng vận chuyển các vũ khí hạng nặng cũng như tiếp tế hậu cần cho đội quân lớn tại một chiến trường xa xôi, hiểm trở như vậy.

Nhưng đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến lược đánh chắc tiến chắc, sử dụng chiến thuật hầm hào dần dần “siết cổ” quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ.

“Rõ ràng là các chỉ huy của chúng ta đã tự tin quá mức về quân đội của mình và sự vượt trội về vũ khí”, Tướng Pháp Georges Catroux thừa nhận trong hồi ký. Navarre cầu cứu Mỹ khi nhận thấy sa lầy. Mỹ đề xuất sử dụng một số vũ khí hạt nhân, nhưng sau đó kế hoạch này bị dẹp bỏ.

Mỹ còn đề xuất không kích để tiêu diệt quân đội tướng Giáp. Nhưng Tổng thống Mỹ khi đó là Dwight D. Eisenhower và Thủ tướng Anh Churchill từ chối can thiệp. Năm 1956, Navarre nghỉ hưu và xuất bản cuốn“Agonie de l’Indochine” (Đông Dương hấp hối) đổ lỗi thất bại ở Đông Dương cho giới chính trị và biện minh cho hành động của mình.

“Hân hạnh là kẻ chiến bại của Tướng Giáp”

Đại tá Christian de Castries được chọn làm Tư lệnh cứ điểm Điện Biên Phủ chủ yếu nhờ lý lịch tham chiến ấn tượng trong Thế chiến hai. Có người hỏi Navarre vì sao lại trao quyền chỉ huy Điện Biên Phủ cho một viên đại tá thay vì phải là một viên tướng? Navarre trả lời: “Cả tôi lẫn tướng Cogny đều không trông lon mà xét người nên cũng chẳng sùng bái gì lắm mấy ngôi sao cấp tướng. Tôi khẳng định trong số các chỉ huy được lựa chọn, không ai có thể làm giỏi hơn Castries”.

Posted Image

Tướng De Castries tại chiến trường Điện Biên Phủ

Cũng như Navarre, De Castries hoàn toàn tin tưởng vào một thắng lợi quyết định trước quân đội Việt Nam tại trận chiến Điện Biên Phủ. Castries nói với Guilain, đặc phái viên báo Le Monde: “Việt Minh chịu xuống lòng chảo thì chúng tôi tóm được chúng rồi”. Ngày 3/2/1954, khi pháo Việt Minh trút xuống đường băng Điện Biên Phủ, lập tức trung tá Piroth - tư lệnh pháo binh, chỉ huy phó tập đoàn cứ điểm hạ lệnh đáp trả bằng cả ngàn quả đạn pháo, máy bay B 26 xuất trận ném bom khiến pháo Việt Minh “tịt ngòi” mà không biết đó chỉ là trận địa giả. De Castries huyênh hoang với cha tuyên úy Amornon: “Tôi đội cái mũ ca lô đỏ để chúng thấy rõ hơn”.

Khi Điện Biên Phủ bị vây khốn trong thòng lọng của tướng Giáp, thương vong ngày càng nhiều, tinh thần quân Pháp vô cùng suy sụp. Pháp quyết định thăng hàm tướng cho De Castries với hy vọng ông ta sẽ quyết chiến, xoay chuyển cục diện cuộc chiến.

Tuy nhiên, tình thế quân Pháp như đã bị nhốt trong rọ nên De Castries chẳng thể làm gì. Sự kiện tướng De Castries bị bắt sống ngay tại căn hầm của mình ngày 7/5/1954 đã đánh dấu sự thảm bại của quân Pháp trong cuộc chiến ở Đông Dương.

Tạp chí Paris Match số 268 tháng 5/1954 đã ra số đặc biệt về viên tướng Pháp chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chạy tít lớn Le calvaire et la gloire du general de Castries et de ceux de Dien Bien Phu (tạm dịch: Điện Biên Phủ - Nỗi đau và vinh quang của tướng De Castries).

Sau này, khi nhắc tới trận chiến Điện Biên Phủ, tướng De Castries không giấu sự thán phục tài cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Tướng Giáp là một người thông minh, dũng cảm, một người giỏi chỉ huy du kích.

Ông ấy cũng giỏi về chính trị, về chủ nghĩa cộng sản. Chúng tôi đã thấy rõ điều đó. Qua trận Điện Biên Phủ, tôi thấy Tướng Giáp không những giỏi về chỉ huy đánh du kích, mà còn giỏi cả về chỉ huy trận địa chiến, chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng, và cả về nghi binh đánh lừa tình báo đối phương”.

De Castries phải thốt lên: “Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là không biết Tướng Võ Nguyên Giáp đã tốt nghiệp từ những trường, học viện võ bị cao cấp nào”.

De Castries thừa nhận: “Ông chỉ huy những chiến dịch tưởng chừng không thể thắng, đưa ra những quyết định mà có lẽ không một vị tướng nào dám thực hiện. Đặc biệt, Tướng Giáp rất giỏi khi tổ chức, bố trí những trận đánh du kích lấy ít địch nhiều”.

De Castries bộc bạch: “Sự kiện Tướng Giáp thắng chúng tôi ở Điện Biên Phủ làm chúng tôi ngạc nhiên về tài năng của ông ấy. Chúng tôi biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trí thức và là một giáo sư đã từng dạy học ở Hà Nội. Nhưng không phải nguồn kiến thức nào cũng biến thành tri thức quân sự, không phải người trí thức nào cũng biến thành vị tướng giỏi”.

De Castries thành thực nói: “Tôi thừa nhận Tướng Giáp rất sành sỏi binh nghiệp và khôn ngoan hơn, tài giỏi hơn tôi đã đành, mà còn hơn cả tướng Cogny và tướng Navarre. Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”.

Posted Image

Tướng Marcel Bigeard khi đã nghỉ hưu

“Ông Giáp đã lãnh đạo quân đội nước Việt Nam giành được chiến thắng trong một thời hạn thật đặc biệt kéo dài suốt 30 năm, đó là một kỳ tích chưa từng thấy! Không phải hiện nay mà muôn đời sau, tôi tin rằng cuộc đời và sự nghiệp đầy huyền thoại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là tấm gương, niềm tự hào của mỗi người Việt Nam”.

Tướng Bigeard

Tướng Marcel Bigeard, một sĩ quan dù dày dạn chinh chiến từng tham gia chỉ huy quân đội Pháp trong trận Điện Biên Phủ, bị bắt làm tù binh và rời Đông Dương tháng 9/1954.

Bigeard sau đó tiếp tục chiến đấu trên nhiều chiến trường châu Phi, trở thành anh hùng lập nhiều chiến công và giữ chức bộ trưởng quốc phòng Pháp giai đoạn 1975-1976.

Tướng Bigeard cũng phải thừa nhận tài năng của người từng đánh bại mình trên chiến trường. Tướng Bigeard cho rằng thảm bại Điện Biên Phủ là do lỗi của một bộ tổng tham mưu bất tài và những quyết định chính trị xa rời thực tế. Ông thường bày tỏ sự ngưỡng mộ, kính phục đối thủ là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong cuốn hồi kí “Pour une parcelle de gloire” (Vì chút đỉnh vinh quang), tướng Bigeard đánh giá: “Giáp đã thua điểm đôi khi, thậm chí đo ván, nhưng ông luôn luôn rút ra bài học, giành lại ưu thế để đến chung cuộc trở thành một tướng lĩnh không ai bì kịp, sau khi đã canh tân, đã chỉ huy trong một phần tư thế kỷ cuộc chiến với người Pháp, người Mỹ. Xin ngả mũ chào ông Giáp”.

Năm 1993, khi sang thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ, tướng Bigeard đã thốt lên: “Hồi ấy nếu tôi là người Việt Nam, tôi cũng sẽ trở thành Việt Minh”. Trước khi mất, tướng Bigeard còn bày tỏ nguyện vọng được rắc tro cốt của mình tại chiến trường Điện Biên Phủ.

======================

Ngày 3/2/1954, khi pháo Việt Minh trút xuống đường băng Điện Biên Phủ, lập tức trung tá Piroth - tư lệnh pháo binh, chỉ huy phó tập đoàn cứ điểm hạ lệnh đáp trả bằng cả ngàn quả đạn pháo, máy bay B 26 xuất trận ném bom khiến pháo Việt Minh “tịt ngòi” mà không biết đó chỉ là trận địa giả. De Castries huyênh hoang với cha tuyên úy Amornon: “Tôi đội cái mũ ca lô đỏ để chúng thấy rõ hơn”.

Theo những cuốn sách tôi được đọc hồi trẻ thì vị chỉ huy pháo binh của Pháp ở Điện Biên phủ tự sát ngay sau khi bị pháo của quân đội Việt Nam tấn công.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì sự kiện này được mô tả trong cuốn "Tấn công chiến lũy thép" của Trung Tướng Lê Liêm.

Nhiều cuốn sách khác viết vào thời đó cũng nói về sự kiện này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kịch bản Triều Tiên có biến

Trung Quốc bắt đầu cân nhắc các kịch bản nhằm ứng phó trường hợp xảy ra biến cố đột ngột tại nước láng giềng CHDCND Triều Tiên.

Posted Image

Cuộc tập trận mùa đông vào cuối năm 2013 của Quân khu Thẩm Dương - Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Quốc

Theo tạp chí Kanwa Defense Review của Canada, chuyên về quân sự khu vực Đông Bắc Á, số tháng 5.2014, ngày càng có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc đang xem xét các biện pháp ứng phó với trường hợp Bình Nhưỡng sụp đổ. Kể từ tháng 7.2013, có nhiều tài liệu nội bộ của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) viết về việc này. Các tài liệu đề cập đến Triều Tiên bằng cụm từ “một nước Đông Á láng giềng”, giả định rằng trong “những điều kiện hạt nhân” nhất định, nước này sẽ phải hứng chịu một cuộc tấn công của liên quân nước ngoài và Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp khác nhau để ứng phó.

Làn sóng tị nạn

Các tài liệu lưu hành nội bộ của PLA nhấn mạnh các viễn cảnh mà Trung Quốc phải đối mặt bao gồm một số lượng lớn các lãnh đạo chính trị và quân sự cao cấp, các binh sĩ tan hàng của nước láng giềng chạy qua biên giới và thậm chí cả trường hợp các đơn vị quân đội còn nguyên vẹn của Triều Tiên ùa vào lãnh thổ Trung Quốc. Theo Kanwa Defense Review, các tài liệu gọi họ là những “người tị nạn”, “người tị nạn chính trị” và “người tị nạn quân sự”, đồng thời kêu gọi các binh sĩ ở phòng tuyến thứ nhất và phòng tuyến thứ hai của PLA phải sẵn sàng chiến đấu.

Nếu các kịch bản này xảy ra, các binh sĩ ở phòng tuyến thứ nhất phải hành quân ngay đến biên giới và phong tỏa hoàn toàn khu vực, nhằm ngăn chặn số lượng khổng lồ người tị nạn tràn vào Trung Quốc. Các binh sĩ triển khai dọc phòng tuyến thứ hai phải kịp thời tiến lên phía trước và kiểm soát toàn bộ các hẻm núi, các đường cao tốc và cây cầu quan trọng, thiết lập vùng phong tỏa thứ hai dọc biên giới.

Theo Kanwa Defense Review, ngày càng có nhiều dấu hiệu về sự bất hòa giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng sau vụ nhân vật số 2 ở CHDCND Triều Tiên Jang Song-thaek bị xử tử hồi cuối năm ngoái. Một tờ báo ở Hàn Quốc dẫn lời một người Triều Tiên đào tẩu tiết lộ nhà lãnh đạo Kim Jong-un gần đây đã gọi biên giới Trung - Triều là “chiến tuyến thứ hai”. Tuy nhiên, theo Kanwa Defense Review, điều này không có gì mới bởi việc gọi biên giới với Trung Quốc là “chiến tuyến” đã có từ thời ông Kim Jong-il, xuất phát từ việc kiểm soát số lượng người chạy qua biên giới ngày càng tăng. Đây cũng là “chiến tuyến” mà Hàn Quốc sử dụng để thực hiện các hoạt động gián điệp chống lại Triều Tiên.

Bảo vệ yếu nhân

Các tài liệu nội bộ của PLA cũng dành ra những phần đặc biệt để đề cập vấn đề bảo vệ các “nhân vật quân sự và chính trị chủ chốt lưu vong” của CHDCND Triều Tiên. Theo đó, khi các binh sĩ thất trận, các đơn vị quân đội nguyên vẹn hoặc các lãnh đạo chính trị, quân sự chủ chốt của nước láng giềng Đông Á băng qua hoặc xin phép băng qua biên giới, họ phải được giải giáp hoàn toàn và đặt dưới sự bảo vệ đặc biệt của phía Trung Quốc. Đối với các nhân vật quân sự và chính trị chủ chốt, cần phải xác định danh tính của họ càng nhanh càng tốt. Kanwa Defense Review trích một đoạn trong tài liệu nhấn mạnh rằng: “Cần phải thực hiện các biện pháp tức thời để chuyển những người đó vào sâu trong nội địa Trung Quốc để bảo vệ họ và ngăn chặn họ bị sát hại bởi các điệp viên đối địch hoặc bởi những vấn đề an ninh khác”.

Các tài liệu nội bộ cũng nhấn mạnh mối liên hệ giữa các lãnh đạo chính trị, quân sự chủ chốt lưu vong với đất nước của họ và sự cần thiết phải kiểm soát các hoạt động này, nhằm ngăn cản họ tham gia vào cuộc đấu tranh trong nước, vốn có thể tạo ra cái cớ để các nước khác châm ngòi xung đột quân sự dọc biên giới của Trung Quốc. Theo Kanwa Defense Review, các khuyến nghị trên trước hết là tín hiệu rõ ràng rằng Trung Quốc không có ý định gây chiến với Mỹ vì những biến động ở Triều Tiên và chủ động tránh dính líu đến những thay đổi tại đây. Thứ hai, Trung Quốc cũng không có ý định cử một lượng lớn binh sĩ băng qua biên giới để tái lập một chế độ thân Bắc Kinh. Thứ ba, Trung Quốc không có ý định thiết lập một chính phủ CHDCND Triều Tiên lưu vong dưới bất kỳ hình thức nào. Các tài liệu cũng đề cập đến các chiến lược và biện pháp quan trọng để thiết lập các trại tị nạn dọc biên giới. Những khuyến nghị của quân đội có ý nghĩa quan trọng bởi ý kiến của PLA rất được tôn trọng trong những vấn đề liên quan đến bán đảo Triều Tiên, xuất phát từ sự tổn thất xương máu nặng nề của họ trong chiến tranh Triều Tiên.

Tập trận khẩn cấp

Theo Kanwa Defense Review, trong 3 năm qua, Quân khu Thẩm Dương thường tiến hành các cuộc diễn tập lớn trong mùa đông. Nhằm phản ứng với tình trạng khẩn cấp ở Triều Tiên, các tập đoàn quân số 39 và số 16 đều nhiều lần diễn tập phong tỏa biên giới. Theo tờ Đại công báo ở Hồng Kông, việc Tập đoàn quân số 39 thuộc Quân khu Thẩm Dương tiến hành diễn tập khẩn cấp vào cuối tháng 4 là dấu hiệu gợi ý CHDCND Triều Tiên có thể đang chuẩn bị thử hạt nhân lần thứ 4. Tờ báo dẫn nguồn từ Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết Quân khu Thẩm Dương đã triển khai xe tăng, trực thăng chiến đấu và các đơn vị sẵn sàng chiến đấu trong một cuộc tập trận bắn đạn thật ở gần biên giới với Triều Tiên vào ngày 21.4.

Tập đoàn quân số 39 từng tham gia chiến tranh Triều Tiên là một trong những đơn vị phản ứng trước nhất của PLA trong trường hợp nổ ra khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên. Vào tháng 12 năm ngoái, tập đoàn quân này đã tiến hành cuộc diễn tập mùa đông với sự tham gia của 3.000 binh sĩ trên núi Trường Bạch nằm trên biên giới hai nước. Đây là thời điểm nhà lãnh đạo Kim Jong-un xử tử người dượng Jang Song-thaek vì tội phản đảng, phản cách mạng.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.4 khẳng định Bắc Kinh có lợi ích lớn đối với hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, nhấn mạnh rằng nước này sẽ “không cho phép bất ổn diễn ra ngay trước cửa ngõ”. Hải quân Trung Quốc cũng thông báo sẽ tiến hành tập trận ở vịnh Bột Hải và Hoàng Hải từ ngày 27.4 đến 4.5. Các hoạt động quân sự gần biên giới này giống với những gì xảy ra trước vụ thử hạt nhân thứ 3 vào tháng 2 năm ngoái của CHDCND Triều Tiên.

Triều Tiên thay nhân vật số 2

Ngày 2.5, hãng thông tấn KCNA đưa tin lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un vừa bổ nhiệm Phó nguyên soái Hwang Pyong-so làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội Triều Tiên, thay ông Choe Ryong-hae, người được cho là nhân vật số 2 của nước này.

Ông Hwang được giao vị trí mới chỉ 5 ngày sau khi được phong hàm phó nguyên soái. Theo Yonhap, ông Hwang, người được cho là thân tín của ông Kim, ngày càng trở nên nổi bật ở Triều Tiên, còn ông Choe ngày càng ít xuất hiện trước công chúng. KCNA không nói rõ lý do ông Choe rời chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Việc thay đổi nhân sự diễn ra 6 ngày sau khi KCNA đưa tin ông Kim chỉ trích một đơn vị quân đội vì không chuẩn bị cho tình trạng sẵn sàng tác chiến và nhấn mạnh chi bộ đảng của đơn vị phải chịu trách nhiệm, một tuyên bố được cho là nhắm vào ông Choe.

Văn Khoa

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ có ca MERS đầu tiên

(TNO) Giới chức Mỹ ngày 2.5 xác nhận nước này có ca nhiễm vi rút gây Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) đầu tiên, dấu hiệu mới nhất cho thấy mối nguy tiềm tàng của căn bệnh xuất hiện cách đây 2 năm ở Trung Đông, theo báo The Wall Street Journal.

Posted Image

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út, nguồn gốc của hầu hết ca bệnh MERS trên thế giới - Ảnh: AFP

Một nhân viên y tế trở về Mỹ cách đây 1 tuần sau khi làm việc tại một cơ sở chăm sóc sức khỏe ở thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út, đã nhiễm vi rút MERS và nhập viện tại bang Indiana, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC) nói trong một thông báo.

Giới chức Mỹ không tiết lộ tên bệnh viện hoặc bệnh nhân. Người bệnh bị nhiễm vi rút MERS ở Ả Rập Xê Út và chưa có dấu hiệu cho thấy vi rút này đã lây lan sang Mỹ, bà Anne Schuchat, giám đốc Trung tâm Miễn dịch và Bệnh Hô hấp Quốc gia thuộc CDC cho biết.

Trong khi MERS được cho là đã lây lan giữa những người trong bệnh viện ở Ả Rập Xê Út, bệnh vẫn chưa bùng phát ở các cộng đồng. Tuy nhiên, giới chức y tế liên bang và bang Indiana đang cố gắng xác định xem những người khác tiếp xúc với bệnh nhân Mỹ có nhiễm vi rút hay không.

Bệnh nhân bay từ Riyadh đến London (Anh), rồi đến Chicago, sau đó đi xe buýt về Indiana vào ngày 24.4. Theo CDC, bệnh nhân này sau đó đã phát triển các triệu chứng bao gồm hụt hơi, ho và sốt vào ngày 27.4, và vào ngày 28.4 được đưa đi cấp cứu với kết quả xét nghiệm dương tính với MERS do chuyến đi sang Ả Rập Xê Út.

Một loạt ca nhiễm MERS được ghi nhận ở Trung Đông trong những tuần gần đây đã khiến giới chức y tế Mỹ lo ngại. Trong số 262 ca được 12 nước báo cáo chính thức lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kể từ khi bệnh này xuất hiện, 93 người đã tử vong. Hơn 100 ca bệnh khác đã được giới chức y tế các nước khác ghi nhận nhưng chưa được WHO xác nhận chính thức. Tất cả đều liên quan đến việc nhiễm bệnh ở 6 nước thuộc vùng Trung Đông, chủ yếu là Ả Rập Xê Út.

Hiện chưa có phương pháp điều trị hoặc vắc xin dành cho MERS. Vi rút này đã được nhận dạng ở lạc đà, nhưng hiện chưa rõ con người đã bị nhiễm bằng cách nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao Trung Quốc đưa “tàu sân bay” khoan dầu vào thềm lục địa Việt Nam?

Thứ Ba, 06/05/2014 - 06:47

(Dân trí) - Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là bước leo thang mới, tạo cạm bẫy với các nước có cùng tranh chấp, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc) nhận định.

Ông có đánh giá gì về việc Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam?

Đây là bước leo thang mới của Trung Quốc trên Biển Đông, lộ rõ 2 ý đồ thâm hiểm. Thứ nhất là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền trên Biển Đông của chúng ta. Trước đây họ đã làm nhiều chuyện, nhưng chỉ quanh quẩn ở Hoàng Sa như thành lập đơn vị hành chính, tổ chức du lịch quanh quẩn khu Hoàng Sa mà họ đã cưỡng chiếm từ năm 1974. Việc hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ khác hoàn toàn những hành động trên giấy tờ hoặc gây hấn như cắt cáp tàu thăm dò dầu khí.

Thứ hai nhằm mục đích khai thác dầu mỏ. Không nói chắc ai cũng rõ, Biển Đông là khu vực rất giàu tài nguyên. Và không phải vô lý mà nhiều chuyên gia đã đánh giá: “Biển Đông là con đường sinh mệnh của Trung Quốc”.

Theo ông, tại sao Trung Quốc lại chọn thời điểm này để công bố đưa “tàu sân bay” khoan dầu này vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam?

Đặt trong bối cảnh chung của tình hình quốc tế thời gian gần đây, tôi tin chính giới trong nước và nhân dân ta không bất ngờ trước hành động leo thang mới này của phía Trung Quốc. Đây là thời điểm cả Mỹ và Nga đang tập trung vào Ukraine. Và quan trọng không kém, tôi muốn nhắc lại chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama tới 4 nước châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Malaysia.

Mỹ tuyên bố bảo vệ Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư), tăng cường hợp tác quân sự với các đối tác Philippines, Malaysia và Hàn Quốc. Khi đã lật bài ngửa như vậy, Trung Quốc sẽ chưa dám làm gì ở Senkaku. Và Trung Quốc chuyển vấn đề sang Biển Đông.

Nhiều chuyên gia nhận định: việc đưa giàn khoan dầu vào vùng thềm lục địa Việt Nam là thủ đoạn mới của Trung Quốc để ép các nước nhỏ tại Biển Đông phải thuận theo chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” bấy lâu được Trung Quốc nhấn mạnh nhiều lần như một sáng kiến mang tính xây dựng trong bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông vẫn đang căng thẳng...

Tôi khẳng định, chính giới ta không có ai mơ hồ về vấn đề này và ai cũng hiểu rõ, cái gọi là sáng kiến "gác tranh chấp, cùng khai thác" cho tranh chấp Trường Sa không phải do tính xây dựng mà là nhằm chiếm đoạt Trường Sa từ Việt Nam.

Cần phải khẳng định rõ, việc Trung Quốc áp dụng khái niệm "gác tranh chấp, cùng khai thác" cho yêu sách ranh giới 9 đoạn không phải do tính xây dựng mà là để Trung Quốc đòi hỏi khai thác chung trong những vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi một cách vô lý, thí dụ như trong vùng Tư Chính - Vũng Mây và Nam Côn Sơn của Việt Nam.

Chủ quyền quốc gia là tối thượng.

Như vậy, rõ ràng việc Trung Quốc mang giàn khoan xuống Biển Đông là cách thức thực hành chiếm cứ biển và từ đó khẳng định sự chiếm hữu thật sự Biển Đông qua đường lưỡi bò?

Đúng. Và việc này đòi hỏi chúng ta phải hành động rất kiên quyết. Đây là vấn đề lợi ích quốc gia, chủ quyền đất nước, lợi ích chính đáng của mình được luật pháp quốc tế thừa nhận, chúng ta phải bảo vệ, cần có những biện pháp mạnh mẽ, thực tế và hiệu quả.

Nếu ta không ngăn chặn cương quyết, không loại trừ khả năng họ sẽ còn leo thang, thậm chí sẽ cho dân lên các đảo không tên ở Trường Sa, thực hiện lấn chiếm dần. Phải cho những bộ óc hiếu chiến tại Trung Quốc hiểu rõ được dân ta luôn đoàn kết một lòng và dân tộc Việt Nam chưa từng bao giờ quỳ gối trước áp lực cường quyền.

Và quan trọng không kém là phải tranh thủ dư luận quốc tế, các nước lớn và các nước trong khối ASEAN.

Theo đánh giá của ông, chính giới và người dân Trung Quốc nhìn nhận ra sao về những động thái leo thăng căng thẳng này?

Biển Đông với Trung Quốc không chỉ là tham vọng bá quyền, mà là vấn đề sống còn. Nếu ai đó ôm giấc mộng rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ từ bỏ âm mưu chiếm trọn Biển Đông thì thật ảo tưởng! 30 năm nay, Trung Quốc đã khai thác đất liền cạn kiệt, giờ phải hướng ra biển. Nhưng thử nhìn xem, phía bắc, phía đông thì vướng Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, đều là các nước có quan điểm rất cứng rắn. Chỉ còn phía nam là Biển Đông, nơi các nước yếu thế hơn.

Chính vì điều này, gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm chiếm hữu biển Đông trên thực tế. Và tôi được biết, luôn có tới trên 80% cư dân mạng Trung Quốc ủng hộ tham vọng này.

Chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa vấn đề tuyên truyền và phải tuyên truyền "có bài có bản" để hình ảnh chân thực nhất về Biển Đông đến được với người dân trong nước, người Việt ở nước ngoài, cộng đồng quốc tế và người dân Trung Quốc.

Tuyên truyền cho Biển Đông là vấn đề lâu dài, không phải là vấn đề phong trào, làm trong một thời gian rồi thôi mà phải liên tục, có cách, có chiến lược.

Phúc Hưng – Xuân Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay