Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam:

Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết

SGTT.VN - Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Posted Image

Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ảnh: ttvnol.com

Trong buổi họp báo quốc tế chiều 29.5 tại Hà Nội về việc tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02 (thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVN) ngày 26.5, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga khẳng định, hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Nói về vụ việc hôm 26.5, bà Nga cho biết, Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, vi phạm Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.

Posted Image

Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Ảnh: đón nhận chiến hạm Đinh Tiên Hoàng do phía Nga bàn giao tháng 3.2011. Ảnh: qdnd

Trước sự quan tâm của báo chí quốc tế về vai trò của hải quân Việt Nam trong việc bảo vệ các tàu ở biển Đông, bà Nguyễn Phương Nga nói, chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Duy Chiến, phó chủ nhiệm Uỷ ban biên giới quốc gia Việt Nam cho biết, việc Trung Quốc hiện nay tìm cách để thực hiện đường yêu sách 9 đoạn (đường lưỡi bò) ở biển Đông thực tế đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Phó chủ nhiệm Uỷ ban biên giới khẳng định, một điều rất rõ ràng là đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý quốc tế nào cả. Đường lưỡi bò cũng trái với Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc mà Trung Quốc cũng là một thành viên. Yêu sách này đã xâm phạm các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, và bị nhiều nước phản đối.

Trả lời câu hỏi về việc người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho rằng “Việt Nam tiến hành thăm dò dầu khí ở vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc. Việc tàu hải giám Trung Quốc thực hiện với tàu Việt Nam là hoạt động giám sát và chấp pháp ở vùng biển do Trung Quốc quản lý. Trung Quốc luôn nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông”, bà Nguyễn Phương Nga nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam bác bỏ luận điệu phát biểu này”.

Bà Nga nói, cần phải làm rõ một số điểm như sau, trước hết, khu vực mà Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý theo công ước Luật biển quốc tế năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý. Phía Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp.

Cũng theo người phát ngôn, Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình.

Tuy nhiên cũng cần nói rõ rằng, không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức của lãnh đạo cấp cao hai nước. Điểm thứ ba, Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông.

Posted Image

Trung Quốc đã từng can thiệp vào công tác của PVN. Ảnh: Tàu hải giám Trung Quốc tiến về phía tàu Bình Minh 02 ngày 26.5 để quấy phá và cắt cáp. Ảnh: PTSC G&S

Phó tổng giám đốc tập đoàn PVN, ông Đỗ Văn Hậu cho biết, tàu hải giám Trung Quốc đã gây hai loại thiệt hại cho tàu Bình Minh 02. Thứ nhất là hỏng các phương tiện thiết bị khảo sát địa chấn, cắt đứt cáp địa chấn, làm hỏng hệ thống tín hiệu, thu tín hiệu của tàu Bình Minh 02. Và thiệt hại quan trọng hơn cả là PVN phải dừng hoạt động hai ngày để loại bỏ thiết bị hỏng và thay thiết bị mới, sửa chữa thiết bị. Sau đó PVN cũng phải dành nhiều thời gian nữa để sửa chữa thiết bị bị hỏng. “Chúng tôi đang đánh giá mức độ thiệt hại và sẽ có báo cáo chi tiết”, ông Hậu nói.

Trả lời về việc Trung Quốc đã từng can thiệp vào công tác của PVN, ông Hậu nói, hoạt động dầu khí trên thềm lục địa của chúng ta trải dài từ phía bắc Vịnh Bắc Bộ cho tới mũi Cà Mau. Và Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm nằm ở khu vực chúng ta gọi là nhạy cảm. Các hoạt động này bao gồm khảo sát địa chấn, khảo sát địa chất công trình, hoạt động khoan, và nhiều hoạt động này đã bị tàu Trung Quốc vào gần để quấy nhiễu và đã từng có trường hợp cắt cáp. Tất cả các trường hợp này đều được các cơ quan chính quyền Việt Nam đưa ra phản đối mạnh mẽ với Trung Quốc.

Đối với Petro Việt Nam, ngoài thiệt hại ra, Tập đoàn đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác với nhiều đối tác, nhà đầu tư nước ngoài tại vùng thềm lục địa Việt Nam, kể cả ở khu vực PVN đang khảo sát hôm 26.5. Chắc chắn sự kiện này cũng làm ảnh hưởng đến chủ trương, tâm lý và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. “Tuy nhiên tôi khẳng định tất cả nhà đầu tư nước ngoài biết rằng các hoạt động dầu khí của PVN và của họ trên những khu vực đã ký kết là nằm trong vùng Việt Nam có chủ quyền”, ông Hậu khẳng định.

Việt Anh (ghi)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga giúp Hải quân Việt Nam tương đương với Ấn Độ

Cập nhật lúc :12:36 PM, 29/05/2011

Trung tâm phân tích mua bán vũ khí TSAMTO của Nga nhận định, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Nga ở trên mức đối tác chiến lược.

Sự kiện chuyển giao tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ 2 cho Việt Nam là một cột mốc quan trọng trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự tầm đối tác chiến lược giữa hai nước.

Trước đó đầu tháng 5/2011, Hải quân Nhân Dân Việt Nam cũng đã tổ chức tiếp nhận chiếc tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên.

Hợp đồng đóng mới tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đã được ký kết vào năm 2006, tàu được khởi đóng vào năm 2007. Theo số liệu của TSAMTO giá trị hợp đồng khoảng 350 triệu USD.

Zelenodolsky PKB đã đề xuất biến thể của tàu hộ tống tên lửa Tatarstan cho Hải quân Việt Nam với một loạt các nâng cấp.

Posted Image

Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đang được đưa lên tàu vận chuyển.

Tàu được thiết kế với khả năng tàng hình nhẹ, trang bị hệ thống phòng không phức tạp Palma-SU với hệ thống dẫn hướng quang-điện tử. Hệ thống tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E. Vũ khí khác bao gồm, pháo hạm cải tiến AK-176M 76mm, hai pháo bắn siêu nhanh AK-630M 30mm, ống phóng ngư lôi kép 533mm.

Đặc biệt, tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 đã được cải tiến hiệu suất của động cơ, tốc độ trung bình của tàu vượt quá 21 hải lý/giờ thay vì 18 hải lý/giờ như ban đầu, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ.

Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau, tuần tra, hộ tống, tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu mặt nước, phòng không và tàu ngầm.

Tàu có khả năng hoạt động độc lập hoặc tác chiến biên đội, tàu có khả năng hoạt động liên tục 20 ngày trên biển. Nội thất của tàu đã được cải tiến rất nhiều để tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn.

Phía Việt Nam đã bày tỏ ý định đóng mới thêm 2 chiếc nữa theo giấy phép từ phía Nga tại một nhà máy đóng tàu của Việt Nam, tuy nhiên đề nghị này chưa thực hiện được.

Hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam trong những năm gần đây có bước phát triển vượt bậc.

Hiện tại Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự giữa hai nước sẽ được mở rộng hơn nữa trong thời gian tới.

Trước đó, Việt Nam cũng đã hoàn thành việc mua giấy phép đóng mới tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8. Điều kiện để đóng tàu tuần tra tên lửa này tại Việt Nam đã hoàn tất vào năm 2006. Năm 2010, việc giải quyết một phần của giấy phép để đóng mới 10 tàu tuần tra tên lửa đã bắt đầu. Dự kiến công việc đóng mới 10 tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8 sẽ được hoàn thành vào năm 2016.

Ngoài ra, phía Việt Nam cũng đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua 10-12 tàu tuần tra cao tốc Project 10412. công việc đang được tiến hành tại nhà máy đóng tàu Almaz ở St Petersburg. Tàu tuần tra Project 10412 có khả năng đạt tốc độ tới 30 hải lý/giờ.

Posted Image

Hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion.

Không chỉ vậy, Việt Nam cũng đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống phòng thủ bờ biển di động K-300P Bastion. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đang xúc tiến các hoạt động để ký kết một thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất tên lửa chống tàu Yakhont.

Năm 2009, Việt Nam và Nga cũng đã ký kết hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay về việc mua bán 6 tàu ngầm tấn công điện-diesel Kilo 636. Cùng với đó là hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng hầu cần và dịch vụ kỹ thuật cho tàu ngầm tại Việt Nam.

Việt Nam hy vọng nhận được một khoản vay từ Nga để mua các thêm các tàu ngầm, tàu hậu cần, tàu cứu hộ và máy bay chiến đấu hải quân. Lực lượng tàu ngầm và hàng không hải quân sẽ là những cấu trúc mới trong cơ cấu lực lượng vũ trang Việt Nam.

Bên cạnh việc mua vũ khí mới,Việt Nam cũng đã ký kết hợp đồng mua hệ thống mô phỏng huấn luyện hải quân Laguna 1241RE dùng để huấn luyện chiến đấu cho tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8. Hệ thống mô phỏng huấn luyện Laguna-11661cho tàu hộ tống tên lửa Gepard.

Ngoài hải quân, không quân Việt Nam cũng đang được hiện đại hóa sâu rộng với các hợp đồng mua máy bay và hệ thống phòng không mới từ Nga. Việt Nam và Nga cũng đang xúc tiến các hoạt động để ký kết hợp đồng nâng cấp các hệ thống phòng không được Liên Xô chuyển giao trước đây.

TSAMTO nhận định, khối lượng công việc các hợp đồng mua bán vũ khí hải quân của Việt Nam gần tương đương với sự giúp đỡ mà Nga dành cho Hải quân Ấn Độ.

Quốc Việt (theo Armstrade)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành động của Trung Quốc thể hiện mức độ gây hấn tăng lên

Vietbao.vn

Chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, ông Carl Thayer của Australia, bình luận rằng việc tàu giám hải Trung Quốc cắt cáp của tàu khảo sát của Việt Nam là sự thể hiện mức độ gây hấn ngày càng tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Hành động của Trung Quốc gây lo ngại an ninh cả khu vực

Dưới đây là trích đoạn bài viết của các báo, hãng tin nước ngoài về sự việc.

Finacial Times

Báo này dẫn lời ông Carl Thayer, một chuyên gia về biển Đông, tại Học viện Quốc phòng Australia, nói rằng vụ việc mới nhất phản ánh sự leo thang trong hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam.

"Trung Quốc ngang nhiên khẳng định chủ quyền bằng những hành động như vậy và họ có ưu thế lớn hơn về hải quân để thực thi ý định", Thayer nói.

Nhà chức trách Trung Quốc thường xuyên bắt ngư dân Việt Nam trong những vùng lãnh hải tranh chấp, song đây là lần đầu tiên tàu giám hải Trung Quốc đụng độ một tàu khai thác dầu khí của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Vụ chạm trán hôm 26/5 sẽ làm tăng sự bất an của những nước gần Trung Quốc tại Đông Nam Á, đối với các "hành vi gây hấn ngày càng tăng" trong vùng biển khu vực.

Vụ xâm phạm này xảy ra chỉ một tuần sau khi Trung Quốc và Philippines cam kết "hành động có trách nhiệm" trong những vùng biển tranh chấp và nhắc lại cam kết về giải quyết các tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hoà bình. Trong chuyến thăm Philippines của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt đã nói sẽ tránh những hành động đơn phương có thể dẫn tới căng thẳng.

Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino, nói rằng những vụ va chạm trong vùng biển tranh chấp này có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Bloomberg

Hãng tin này dẫn lời ông James A. Lyons Jr, cựu tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói rằng các nước láng giềng của Trung Quốc - quốc gia có quân lực mạnh nhất châu Á - cũng đã bạo dạn hơn sau khi Mỹ khẳng định có lợi ích trong việc bình ổn tình hình Biển Đông. Ngày 5/4, Philippines gửi kháng thư ngoại giao lên Liên Hợp Quốc để phản đối yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Manila khẳng định rằng yêu cầu của Bắc Kinh "không có cơ sở về trên phương diện luật pháp quốc tế".

"Tuyên bố của Philippines giúp ai đó nói rằng các quốc gia Đông Nam Á sẽ không để bị chèn ép", Michael Green, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Mỹ, bình luận.

Trong một diễn đàn an ninh khu vực cách đây đúng một năm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates từng phản đối các hành động "hăm doạ" các công ty hoạt động trong những vùng biển tranh chấp.

Posted Image

Một tàu giám hải của Trung Quốc. Ảnh: seasfoundation.org. BBC

Trước đây Trung Quốc từng có nhiều hành động cản trở Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Trực tiếp và gián tiếp, nước này đã gây áp lực lên các công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam tại đây như BP hay ExxonMobil.

Tuy nhiên đây là lần đầu tàu Trung Quốc vào sâu và có hành động mạnh bạo như vậy trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

AFP

Hà Nội đã tỏ ra cương quyết, khi phát ngôn viên ngoại giao Nguyễn Phương Nga bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc sau vụ va chạm, khẳng định rằng Bắc Kinh đã "đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước".

"Trung Quốc đang gây hiểu nhầm với ý định biến một khu vực không có tranh chấp thành một khu vực tranh chấp", bà Nga nói với các phóng viên và yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại.

... Việc Trung Quốc đang ngày càng thể hiện sức mạnh trên Biển Đông đã gây căng thẳng với các nước láng giềng cũng như với Mỹ.

Tổng thống Ben Aquino của Philippines nói: "Khi những vụ việc như thế này xảy ra, chúng châm ngòi chạy đua vũ trang trong khu vực. Và khi chạy đua vũ trang tăng lên, liệu đó có phải là mối nguy cơ đưa đến xung đột tăng lên?". "Ai được lợi?"

Minh Long (lược dịch)

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vừa rồi 1 tàu cá của Cà Mau bị tàu lạ bắn chết 1 người, mới đây 1 tàu cá đánh cá ở địa phận gần Malaisia cũng bị bắn trọng thương 2 người và cướp đi toàn bộ tài sản, 1 số tàu đánh cá của VN bị tàu lạ đâm đắm thuyền, theo đánh giá chủ quan của VTB thì đây là các hạnh động của Đông Ngô nhằm gây nghi kỵ giữa các nước Đông Nam Á, hướng mũi nhọn giữ các nước Đông Nam Á vào nhau, phân tán giữa các quốc gia, chống lại việc Quốc Tế Hóa Biển Đông, để ý tất cả những gì đang diễn ra ở khu vực Đông Nam Á bao gồm cả Thái Lan và Campuchia thì sẽ dễ ràng nhìn ra cục diện mà Đông Ngô đang muốn hướng tới

Một mặt cử các đoàn đại biểu cấp cao đến các nước để đàm phán tay đôi và cam kết hòa bình, 1 mặt dùng các hành động quân sự và dân sự phá hoại nước khác, như mới đây là quấy nhiễu tàu thăm dò của VN, tuần trước là các công việc tương tự với PhiLipin, và sắp tới là tuần tra biển cùng Indonesia, tại sao lại tuần tra chung với Indonesia, khi Indo là nước ở cực nam của biển đông chả có 1 lý do nào cả, 1 mặt thì nói là muốn giải quyết 1 cách hòa bình và muốn các nước cùng khai thác, nhưng 1 mặt thì lại luôn tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích biển đông, nhìn tổng thể ta có thể thấy được Đông Ngô là như thế nào rồi

Đúng là các cụ vẫn có câu Thâm Như Tàu, chuẩn ko cần chỉnh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia Dương Danh Dy:

Tại sao họ lại có hành động ngang ngược trên vào thời điểm này?

SGTT.VN

- Thứ nhất đó là ý đồ bành trướng.

Thứ hai, trong nội bộ Trung Quốc xảy ra một số chuyện, vụ nổ ở Phúc Châu, thực chất là khu Nội Mông bất ổn, chính quyền Trung Quốc phải phong toả. Nội Mông chiếm 1/10 diện tích Trung Quốc.

Trước tình hình nội bộ như vậy thì Trung Quốc tìm cách chuyển tập trung chú ý ra bên ngoài, đánh lạc hướng của người dân Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc mới đây đi thăm ba nước ASEAN để thăm dò sự đoàn kết của ASEAN như thế nào.

Vì thế có thể nói hành động trên là một bước lấn tới trên con đường bành trướng ở Biển Đông, còn có nhân tố đối nội, nhân tố với Việt Nam, với ASEAN.

Với Trung Quốc, không chỉ là chuyện tài nguyên, mà Biển Đông phải đặt trong bối cảnh chiến lược toàn cầu, nhằm chiếm giữ được Biển Đông. Đây là đường vị trí chiến lược quốc tế liên quan Mỹ, Nga, Nhật, Hàn, Ấn Độ... Và Trung Quốc đang thử từng bước.

Cho nên, nếu chúng ta không chặn ngay từ đầu thì họ sẽ lấn tới, cần cảnh giác được đằng chân lấn đằng đầu.

Tuy nhiên, tôi cho là nếu Trung Quốc có tấn công quân sự thì các nước sẽ phản ứng. Việt Nam cần có thái độ cứng rắn. Đặc biệt, đoàn kết trong ASEAN là nhân tố rất quan trọng. Việt Nam luôn tôn trọng DOC, và bằng hành động thực tế chứng tỏ Việt Nam tôn trọng công ước, cần kiên quyết đấu tranh, và có thể kiện được ra toà án quốc tế. Nhân tố quan trọng ở đây là sự cương quyết của Việt Nam và đoàn kết trong ASEAN.

Việt Anh (ghi)

http://sgtt.vn/Thoi-...i-diem-nay.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có 1 điều đáng lo ngại là trên các diễn đàn quốc tế, đa số dân TQ cho là họ đúng, Việt nam sai bét nhè mà còn cải nhăng nhít, họ có hẳn 1 bộ máy tuyên truyền rằng Việt nam tiểu bá, hung hăng, cướp đảo của TQ rồi la làng..v..v... cần phải mạnh tay trừng trị không thương tiếc. Đây là điều rất nguy hiểm. Con hư thì còn cha mẹ uốn nắn, cha mẹ sai thì đạo lý truyền thống dân tộc còn đó, nhưng cả nhà cha mẹ con cái, đạo lý, truyền thống đồng lòng đi ăn cướp thì...ôi thôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 5/30/2011 at 05:04, 'HungNguyen' said:

Có 1 điều đáng lo ngại là trên các diễn đàn quốc tế, đa số dân TQ cho là họ đúng, Việt nam sai bét nhè mà còn cải nhăng nhít, họ có hẳn 1 bộ máy tuyên truyền rằng Việt nam tiểu bá, hung hăng, cướp đảo của TQ rồi la làng..v..v... cần phải mạnh tay trừng trị không thương tiếc. Đây là điều rất nguy hiểm. Con hư thì còn cha mẹ uốn nắn, cha mẹ sai thì đạo lý truyền thống dân tộc còn đó, nhưng cả nhà cha mẹ con cái, đạo lý, truyền thống đồng lòng đi ăn cướp thì...ôi thôi.

Làm sao để cho người dân ở các tỉnh thuộc Văn lang cổ hiểu rằng họ chính là dòng giống Lạc Việt nhỉ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi Mao Trạch Đông đề nghị trả 6 tỉnh giáp biên giới VN cho VN nhưng Bác Hồ đã không nhận, bảo là đang thế nào, hãy cứ để im như thế, tôi nghĩ có nguyên nhân sâu xa, thì bác mới nói thế

Tôi có lang thang trên 1 vài mạng quốc tế, thì đúng là hầu hết những người Đông Ngô đều cho là Đông Ngô làm đúng, và luôn nói rằng VN cướp biển đảo của họ, tôi nói rằng là trong lịch sử của các bạn, đã bao giờ VN mang quân đi cướp biển đảo, sảy ra các cuộc đụng độ chưa, hay chỉ là Đông Ngô vác quân sang uýnh rồi cướp nước tôi thôi

Họ bảo, là nước lớn có quyền như thế, VN cũng là 1 nước chư hầu của họ mà thôi, nên chấp nhận phục tùng, và đừng mơ bao giờ bật lại được Đông Ngô, với họ tất cả các nước từ Nhật Bản, VN, Mông Cổ, Hàn Quốc .... đều là đất của nước họ hết

ặc ặc nghe bọn nó nói song, mà buồn cho dân chúng nước nó, không hiểu sao cái tư tưởng phong kiến, nho giáo, và tư tưởng dân tộc lại ăn sâu vào đầu óc chúng nó như thế, với tư tưởng của bọn nó thì tao lớn hơn tao có quyền, còn chúng mày nhỏ hơn thì nằm im đi, thế thì công cuộc lấy lại biển đảo của ta vẫn còn xa lắm

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 5/30/2011 at 06:16, 'Cóc Vàng' said:

Làm sao để cho người dân ở các tỉnh thuộc Văn lang cổ hiểu rằng họ chính là dòng giống Lạc Việt nhỉ ?

Việt sử 5000 năm văn hiến khi được công nhận là chân lý thì việc này sẽ xác định rằng Biển Đông từ gần 5000 năm trước của Việt Nam. Nhưng tiếc thay! Chính "hầu hết những nhà khoa học trong nước " tự xác định : Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc" tức không phải là một quốc gia và chỉ vỏn vẹn ở" Đồng bằng sông Hồng". nên mới có lý do để họ nói vậy.
  Quote

Có 1 điều đáng lo ngại là trên các diễn đàn quốc tế, đa số dân TQ cho là họ đúng, Việt nam sai bét nhè mà còn cải nhăng nhít, họ có hẳn 1 bộ máy tuyên truyền rằng Việt nam tiểu bá, hung hăng, cướp đảo của TQ rồi la làng..v..v... cần phải mạnh tay trừng trị không thương tiếc. Đây là điều rất nguy hiểm. Con hư thì còn cha mẹ uốn nắn, cha mẹ sai thì đạo lý truyền thống dân tộc còn đó, nhưng cả nhà cha mẹ con cái, đạo lý, truyền thống đồng lòng đi ăn cướp thì...ôi thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 5/30/2011 at 08:13, 'Thiên Sứ' said:

Việt sử 5000 năm văn hiến khi được công nhận là chân lý thì việc này sẽ xác định rằng Biển Đông từ gần 5000 năm trước của Việt Nam. Nhưng tiếc thay! Chính "hầu hết những nhà khoa học trong nước " tự xác định : Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc" tức không phải là một quốc gia và chỉ vỏn vẹn ở" Đồng bằng sông Hồng". nên mới có lý do để họ nói vậy.

Con chào sư phụ và quý vị ạ !

Sở dĩ nhiều nhà khoa học trong nước nghĩ vậy là vì họ đều được đào tạo ra từ một giáo trình lịch sử của chúng ta theo hệ thống trường lớp phổ thông hiện nay . Họ mặc nhiên công nhận nó mà không có sự hoài nghi nào khác . Vì lẽ đó họ có nghiên cứu thì cũng chỉ loanh quoanh luẩn quẩn ở những luận điểm đã được lịch sử hóa mà thôi . Mà giả sử có luận án hay bài thi nào đó mà viết không đúng vậy thì các thầy cô và hệ thống nhà trường hiện nay sẽ chấm trượt nên chẳng ai giám làm cả .

Chỉ bây giờ ,khi thầy đưa ra cách nhìn mới về sử Việt 5.000 năm văn hiến thì mới có người để ý đến vấn đề này . Con nghĩ sự nghiệp này của thầy và các học trò sẽ rất là gian khổ và tốn nhiều thời gian công sức ,đôi khi phải chịu thua thiệt cả danh dự nữa .

Nhưng chân lý chắc sẽ sáng tỏ dần thôi sư phụ ạ !

Âu cũng là quy luật thịnh ... suy của lịch sử !

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 5/30/2011 at 09:08, 'Cóc Vàng' said:

Sở dĩ nhiều nhà khoa học trong nước nghĩ vậy là vì họ đều được đào tạo ra từ một giáo trình lịch sử của chúng ta theo hệ thống trường lớp phổ thông hiện nay . Họ mặc nhiên công nhận nó mà không có sự hoài nghi nào khác . Vì lẽ đó họ có nghiên cứu thì cũng chỉ loanh quoanh luẩn quẩn ở những luận điểm đã được lịch sử hóa mà thôi . Mà giả sử có luận án hay bài thi nào đó mà viết không đúng vậy thì các thầy cô và hệ thống nhà trường hiện nay sẽ chấm trượt nên chẳng ai giám làm cả .

...

Vụ việc không hề đơn giản như vậy đâu bạn à.

Khi người ta có mưu mô thâm hiểm thì sẽ tấn công tổng lực và bài bản trên đủ phương diện từ trực tiếp đến gián tiếp, từ đập 1 phát chết tốt đến bỏ độc hôm nay 10 năm sau mới phát tác, từ cần mẫn đời này qua đời khác mấy ngàn năm chỉnh sửa từng chút chi tiết nhỏ của sử sách tưởng như vô hại đến ngụy biện cả 1 bộ luật quốc tế, từ quân sự chính quy đến gián điệp cài sâu, leo cao...v...v..

Sp Thiên Sứ cũng đã từng tuyên bố bất chấp cái sự chứng minh 5000 năm này có thọ không hay tình cờ lại gặp nạn giữa đàng, hay ông H.V.T không biết có kịp xuất bản sách chứng minh nguồn gốc dân tộc Hán từ dân tộc Việt qua việc giải mã bộ gien hay lại tình cờ bị Hoa Nam tình báo cục ân cần hỏi thăm, mời đi uống cà phê bắp pha hoá chất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào quý vị !

Đây rồi !!! Đây rồi !!!!!!!

Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam

Cập nhật lúc 01/06/2011 02:26:43 PM (GMT+7) Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006 từ Nga.

>>> Ngắm dàn vũ khí chiến hạm Đinh Tiên Hoàng

Quan hệ hợp tác Nga - Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.

Tên lửa Yakhont

Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.

Posted Image

Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P.

Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.

Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.

Posted Image

SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont.

So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.

Posted Image

Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30

Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.

P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.

Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.

Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

Hệ thống Bastion-P

Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.

Posted Image

Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa.

Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.

Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.

Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông

Thứ Năm, 02/06/2011 - 10:07

(Dân trí) - Chính phủ Philippines cho hay họ đã bày tỏ “lo ngại nghiêm trọng” với Trung Quốc về việc Trung Quốc gia tăng hoạt động ở vùng biền tranh chấp và đang có dự án lắp đặt một giàn khoan dầu ngoài khơi Biển Đông.

Posted Image

Ảnh do Philippines công bố hồi tháng 5 cho thấy một tàu của Trung Quốc neo gần quần đảo Palawan của Philippines.

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, hôm qua, bộ này đã triệu đại diện của Trung Quốc ở Manila lên để nghe bày tỏ mối quan ngại của chính phủ Philippines về những hoạt động gần đây của một tàu hải giám Trung Quốc và các tàu khác của hải quân Trung Quốc.

Theo nguồn tin quân sự Philippines, các tàu của Trung Quốc đã chở theo nhiều vật liệu xây dựng, dựng lên một số trạm gác ở ngoài khơi Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng một tàu giám hải và một số tàu hải quân của Trung Quốc đã dỡ các vật liệu xuống, và dựng lên một số chưa rõ tổng cộng là bao nhiêu cột thép với những dấu hiệu viết bằng tiếng Hoa.

Ngoại trưởng Philippines nhắc lại là mọi công trình xây dựng trong khu vực này đều trái với thỏa thuận năm 2002 ký kết giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN.

Bộ Ngoại giao Philippines còn yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc ở Manila cung cấp chi tiết về những thông tin đăng trên báo chí Trung Quốc liên quan đến dự án đặt giàn khoan dầu khổng lồ trên Biển Đông vào tháng tới và báo trước là sẽ không chấp nhận việc đặt giàn khoan này. Manila khẳng định “hành động này rõ ràng vi phạm thỏa thuận ký năm 2002 giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á” về cách ứng xử ở Biển Đông. Trong khi đó, tuyên bố với báo chí tại Kuala Lumpur (Malaysia) hôm qua, Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đã bày tỏ mối quan ngại về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Ông Willard nhắc lại là “Mỹ không đứng về phe nào và rất muốn thấy các bên tranh chấp giải quyết một cách hoà bình thông qua đối thoại, đừng để xảy ra xung đột trên không hoặc trên biển”.

Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại hội nghị an ninh châu Á ở Singapore, còn gọi là Đối thoại Shangri - La từ ngày 3/6. Nhân hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ trấn an các nước châu Á về sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này.

Việt Hà

Theo The Philipine Star, AP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phú Yên:

Vịt trời xuất hiện đen đặc trên sông Ba

(Dân trí) - Thời gian gần đây, dọc hai bên bờ hạ lưu sông Ba thuộc địa bàn các huyện Phú Hòa và Tây Hòa (Phú Yên) bỗng xuất hiện đàn vịt trời tập trung đen đặc, tụ tập thành từng bầy trên các ụ cát nhỏ.

Posted Image

Hàng trăm con vịt trời xuất hiện trên các ụ cát dọc tiền sông Ba (ảnh CTV)

Nhiều nhất là ở đoạn sông thuộc địa bàn thôn Định Thọ (thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa) và xã Hòa Phong (Tây Hòa, Phú Yên).

Bà Lê Thị Yến, người dân sinh sống ven sông đã hơn 10 năm nay, cho biết: Thông thường vịt trời chỉ tụ tập 5 - 10 con, nhưng khoảng một tháng nay lại tụ tập thành đàn hàng trăm con, thường là vào buổi trưa, đen đặc cả mặt sông. Chỉ cần có bóng người hay tiếng động nhẹ là chúng ùa bay đi mất.

Theo nhiều người dân địa phương, có thể do mùa này cá rô phi sinh nở nên thu hút vịt trời từ khắp nơi đổ về.

Posted Image

Ông Huỳnh Lê Định, Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phú Hòa: “Hiện chúng tôi chưa hay tin về đàn vịt trời đang tập trung nhiều trên các doi cát sông Ba thuộc địa bàn của huyện. Chúng tôi sẽ kiểm tra tình hình và nếu có đàn vịt trời đang kiếm ăn ở đây thì chúng tôi sẽ có kế hoạch vận động nhân dân bảo vệ, không gây hại đến đàn vịt trời”.

Nguyễn Thành Chung

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 6/2/2011 at 10:04, 'tranlong07' said:

Phú Yên:

Vịt trời xuất hiện đen đặc trên sông Ba

(Dân trí) - Thời gian gần đây, dọc hai bên bờ hạ lưu sông Ba thuộc địa bàn các huyện Phú Hòa và Tây Hòa (Phú Yên) bỗng xuất hiện đàn vịt trời tập trung đen đặc, tụ tập thành từng bầy trên các ụ cát nhỏ.

Posted Image

Hàng trăm con vịt trời xuất hiện trên các ụ cát dọc tiền sông Ba (ảnh CTV)

Nhiều nhất là ở đoạn sông thuộc địa bàn thôn Định Thọ (thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa) và xã Hòa Phong (Tây Hòa, Phú Yên).

Bà Lê Thị Yến, người dân sinh sống ven sông đã hơn 10 năm nay, cho biết: Thông thường vịt trời chỉ tụ tập 5 - 10 con, nhưng khoảng một tháng nay lại tụ tập thành đàn hàng trăm con, thường là vào buổi trưa, đen đặc cả mặt sông. Chỉ cần có bóng người hay tiếng động nhẹ là chúng ùa bay đi mất.

Theo nhiều người dân địa phương, có thể do mùa này cá rô phi sinh nở nên thu hút vịt trời từ khắp nơi đổ về.

Posted Image

Ông Huỳnh Lê Định, Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phú Hòa: “Hiện chúng tôi chưa hay tin về đàn vịt trời đang tập trung nhiều trên các doi cát sông Ba thuộc địa bàn của huyện. Chúng tôi sẽ kiểm tra tình hình và nếu có đàn vịt trời đang kiếm ăn ở đây thì chúng tôi sẽ có kế hoạch vận động nhân dân bảo vệ, không gây hại đến đàn vịt trời”.

Nguyễn Thành Chung

Lạy Chúa! Xin cảm ơn Đức Ala Toàn năng, Đức Phật từ bi và tất cả .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bình Minh 02 tiếp tục hành trình với 8 tàu bảo vệ

Sáng nay thuyền trưởng các tàu bảo vệ tàu địa chấn Bình Minh 02 đang đậu tại cảng Nha Trang họp bàn phương án bảo vệ tàu tiếp tục ra khơi làm nhiệm vụ. Đội tàu bảo vệ được tăng cường thêm 5 chiếc nữa, lên con số 8.

> Toàn cảnh vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam

Sau khi hoàn tất công tác bảo dưỡng và dịch vụ hậu cần, kế hoạch tàu Bình Minh 02 cùng 8 tàu bảo vệ sẽ rời Cảng Nha Trang vào ngày 5/6 tiếp tục thăm dò địa chấn.

Tàu Bình Minh 02 phải vào cảng Nha Trang sửa chữa, bảo dưỡng sau khi bị 3 tàu hải giám Trung Quốc ngăn cản, cắt cáp hôm 26/5.

Posted Image

Đội tàu bảo vệ Bình Minh 02 sau vụ bị tàu hải giám Trung Quốc được tăng cường thêm 5 chiếc nữa lên 8 chiếc. Ảnh: Mỹ Giang

Tại cuộc họp sáng nay, Thiếu tá Nguyễn Quang Huy, thuyền trưởng tàu Trường Sa 20 - một trong 8 tàu bảo vệ Bình Minh 02 cho biết: "Sau khi cắt cáp, hai ngày sau một máy bay do thám của Trung Quốc đã bay lượn rất lâu ở khu vực tàu đang khảo sát, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 64 hải lý về phía Đông".

Nhật ký ảnh đụng độ tàu Trung Quốc của thuyền trưởng các tàu bảo vệ

Trước đó, ngày 21/5 một máy bay mang ký tự Trung Quốc cũng bay lượn trên vùng biển khu vực tàu Bình Minh 02 hoạt động. Hình ảnh những chiếc máy bay này đã được các tàu bảo vệ ghi lại được.

Theo ông Nguyễn Hồng Quân, Thuyền trưởng tàu VT7739 tham gia xua đuổi 3 tàu hải giám Trung Quốc ngày 26/5, liên tục 2 ngày sau khi xảy ra vụ xâm phạm chủ quyền Việt Nam, xuất hiện tốp tàu cá Trung Quốc gồm 5 chiếc chạy xung quanh vùng hoạt động của tàu Bình Minh 02. Các tàu bảo vệ phải liên tục cảnh báo, xua đuổi để bảo đảm cho Bình Minh 02 hoạt động an toàn.

Ngày 25/6, 3 tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, ngăn cản và cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Hành động này được cho là sự leo thang gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, biến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, phục vụ cho ý đồ "vẽ lại bản đồ Biển Đông" thành "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm cương quyết phản đối hành động táo tợn này của Trung Quốc.

Mỹ Giang

Theo dòng sự kiện:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng ủng hộ lập lực lượng kiểm ngư

Cập nhật lúc 03/06/2011 04:17:32 PM (GMT+7)

Posted Image - Thông tin với báo chí tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều nay (3/6), Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho hay, Chính phủ đã nghe tờ trình về việc thành lập lực lượng kiểm ngư trên biển.

TOÀN CẢNH: Trung Quốc lại gây hấn trên Biển Đông

An toàn cho ngư dân

Bộ NN&PTNT vừa trình Chính phủ đề án xây dựng lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Kiểm ngư sẽ thay mặt Nhà nước Việt Nam kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam hoặc các vùng biển mà Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định, công ước về nghề cá với các quốc gia khác.

Posted Image

Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm vùng biển của Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Bộ NN&PTNT cho biết, tình hình vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển đang gia tăng. Đặc biệt tình trạng tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt trộm thủy sản diễn ra thường xuyên với hàng trăm lượt tàu thuyền mỗi ngày. Tình trạng ngư dân Việt Nam bị các nước khác bắt giữ cũng thường xuyên và gia tăng đột biến trong thời gian gần đây. Đây là những lý do để cần sớm thành lập lực lượng kiểm ngư Việt Nam.

Theo tờ trình, lực lượng kiểm ngư Việt Nam sẽ là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên các vùng biển Việt Nam. Nếu được phê duyệt, lực lượng này sẽ được thành lập theo hai cấp Trung ương và địa phương.

Bảo vệ tàu thăm dò dầu khí

Tại cuộc họp báo chiều nay, ông Cao Đức Phát cho hay, các thành viên Chính phủ đều tán thành sự cần thiết phải thành lập lực lượng này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng ủng hộ việc phải lập lực lượng kiểm ngư.

Tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ phải chuẩn bị xúc tiến cụ thể hóa đề án.

Ông Phát cho hay, theo luật hiện hành, phần việc kiểm soát trên biển hiện vẫn thuộc thẩm quyền của cơ quan thanh tra. Đã đến lúc Việt Nam phải có một tổ chức chuyên nghiệp hoạt động trên biển. Lực lượng này phải có đầy đủ thẩm quyền và phương tiện để hoạt động ngoài khơi xa.

Theo ông Phát, Chính phủ đang triển khai các biện pháp thiết thực hỗ trợ ngư dân đánh cá tại các khu vực thuộc quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Ngư dân khai thác khu vực ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa có thể được nhận hỗ trợ về xăng dầu, nước ngọt, sửa chữa tàu thuyền. Chính phủ đang tính tới khả năng tổ chức các điểm thu mua cá ngay trên biển.

Cũng tại cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho hay, sau vụ việc xảy ra ngày 26/5 vừa qua, tàu Bình Minh 02 vẫn sẽ tiếp tục hoạt động thăm dò tại vùng đặc quyền kinh tế như cũ. Chính phủ sẽ có biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết.

  Quote

Trong hai ngày vừa qua, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5 đánh giá công tác chỉ đạo điều hành và đặc biệt việc thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP.

Chính phủ tán thành với Hội đồng tài chính tiền tệ quốc gia về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm nay, trong đó phấn đấu đạt mức tăng trưởng 6%, kiềm chế tăng chỉ số CPI ở mức khoảng 15%, giảm bội chi ngân sách nhà nước dưới 5%, nhập siêu không quá 16% kim ngạch xuất khẩu, tiết kiệm chi 10%.

  • L.Nhung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái An Philippines sẽ đệ đơn phản đối Trung Quốc lên LHQ

Cập nhật lúc 03/06/2011 07:27:40 AM (GMT+7)

Bộ Quốc phòng Philippines đang xem xét lại hệ thống an ninh dọc theo bờ biển của nước này trong bối cảnh có những báo cáo về các vụ xâm nhập của tàu Trung Quốc vào vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền, đặc biệt ở Biển Đông.

Tại Diễn đàn trao đổi thông tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết, văn phòng của ông hiện đang chờ đợi việc thông qua một sắc lệnh để bắt đầu thành lập một ủy ban liên ngành nhằm tăng cường an ninh hàng hải của Philippines.

Ông Gazim nhấn mạnh đến tính cần thiết có một hệ thống cảnh báo bờ biển trong phạm vi toàn đất nước. “Bây giờ, chúng ta không thể theo dõi tất cả bờ biển của chúng ta do thiếu kinh phí”, ông thừa nhận. “Nhưng chúng ta sẽ tận dụng các tài nguyên hiện có để giám sát phần lớn bờ biển của mình”.

Tuyên bố của người đứng đầu Bộ Quốc phòng Philippines xuất hiện giữa lúc có những thông tin về các tàu Trung Quốc bị phát hiện ở nhóm đảo Kalayaan tại Biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết, văn phòng của ông đang chờ đợi sắc lệnh thành lập một ủy ban liên ngành nhằm tăng cường an ninh hàng hải. Ảnh: straitstimes

Ông Gazmin cho biết, các ngư dân Philippines đã thu lại vật liệu xây dựng, bao gồm các trụ cột và phao mà các tàu Trung Quốc từng tháo dỡ xuống khu vực gần Reed Bank (Bãi Cỏ rong). Ông nhấn mạnh, Bộ Quốc phòng Philippines đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc về các vụ việc mới nhất xảy ra.

Cũng tại diễn đàn, Tổng Tham mưu trưởng Philippines Eduardo Oban cũng đề cập tới vụ việc ngư dân Philippines đã phát hiện ra một số tàu vào ngày 21 và 24/5 ở cách Palawan 100 hải lý trong khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Ông Oban khẳng định, một trung tâm chỉ huy sẽ được thiết lập để giám sát các hoạt động ven biển.

Phản đối Trung Quốc lên LHQ

Tổng thống Philippines Aquino tuyên bố, nước này dự kiến sẽ đệ trình thư phản đối lên Liên hợp quốc về hàng loạt vụ xâm nhập liên quan tới Trung Quốc ở Biển Đông kể từ tháng 2. Ông Aquino cho hay, chính phủ Philippines đang hoàn tất các dữ liệu và sẽ chuyển cho phía Trung Quốc trước khi đệ trình tài liệu lên Liên hợp quốc.

Động thái của lãnh đạo Philippines diễn ra sau khi Manila triệu tập đại diện Trung Quốc để phản đối về việc phát hiện ra một tàu hải giám và các tàu hải quân Trung Quốc tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng một số cột trụ và thả phao ở vùng lân cận Iroquois (Amy Douglas) Bank. Iroquois Bank, nằm ở phía tây nam Reed Bank, thuộc phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố: "Bất kỳ công trình mới nào của Trung Quốc ở vùng lân cận Iroquois Bank đều là sự vi phạm rõ ràng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký kết năm 2002”.

Philippines cũng bày tỏ quan ngại về các thông tin từ báo chí Trung Quốc về việc nước này dự kiến lắp đặt giàn khoan hiện đại nhất ở Biển Đông vào tháng 7. Ông Aquino cho biết, ông tin là vụ việc mới xảy ra đúng vào lúc ông và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.

Ông cũng nhắc lại việc hai tàu Trung Quốc quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Philippines ở gần Palawan. Tổng thống Philippines khẳng định, Trung Quốc không thể tuyên bố chủ quyền với Reed Bank vì đây là lãnh thổ không thể tranh cãi của Philippines.

Ông Aquino cho rằng, việc Trung Quốc đưa ra bản đồ chín đoạn tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông là chống lại luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).

Cách đây hai tháng, ngày 5/4, Philippines đã gửi thư ngoại giao phản đối việc Trung Quốc đưa ra bản đồ đường lưỡi bò tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông bao gồm cả quần đảo Trường Sa - khu vực giàu tài nguyên dầu khí đang tranh chấp giữa Philippines, Trung Quốc và ba quốc gia khác.

Ngày 14/4, Trung Quốc cũng gửi công hàm lên LHQ đáp trả Philippines. Trong công hàm, Bắc Kinh khẳng định họ có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa mà Manila “đã bắt đầu xâm chiếm” từ những năm 1970. Trong bốn thư ngoại giao đệ trình lên Liên hợp quốc của các nước chống lại bản đồ chín đoạn của Trung Quốc, chỉ có thư phản đối của Philippines khiến Bắc Kinh gửi công hàm đáp trả lên Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm nay tuyên bố sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự khắp Thái Bình Dương, đồng thời tiếp tục phát triển mối quan hệ đối tác quốc phòng với các nước trong khu vực, bao gồm Việt Nam.

> Mỹ không dễ 'buông' Biển Đông

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2011 ở Singapore. Ảnh: AFP.

Tuyên bố của ông Gates được đưa ra trong bài phát biểu tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La, đang diễn ra tại Singapore. Ông chủ Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng, bất chấp nguy cơ bị cắt giảm ngân sách về quốc phòng và chưa giải quyết xong cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, Mỹ sẽ vẫn mở rộng sự có mặt của quân đội trên khắp vùng Thái Bình Dương.

Theo đó sẽ có thêm những chiến hạm mới và công nghệ an ninh của Mỹ được triển khai nhằm bảo vệ các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương, cũng như bảo vệ các tuyến đường biển trong khu vực. Ông Gates khẳng định vấn đề ngân sách sẽ không ảnh hưởng tới chính sách này và tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước châu Á ngày càng lo ngại về sự mở rộng của quân đội Trung Quốc.

"Mỹ và châu Á sẽ càng trở thành mối quan hệ không thể tách rời trong thế kỷ này. Thực tế trên sẽ giúp giữ vững những cam kết của chúng tôi đối với các đồng minh, trong khi vẫn duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ và tư thế răn đe trên khắp vùng vành đai Thái Bình Dương", BBC dẫn bài phát biểu của ông Gates.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói thêm: "Trong những năm tới, quân đội Mỹ cũng sẽ tăng cường thăm các cảng biển, đẩy mạnh hoạt động của hải quân và nỗ lực huấn luyện đa phương với nhiều nước trên toàn khu vực. Những hoạt động này không chỉ mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước bạn bè và đồng minh, mà còn giúp xây dựng năng lực chung để đối phó với các thách thức trong khu vực".

Bộ trưởng Robert Gates trong bài phát biểu được chờ đợi cũng nhắc lại thất bại lịch sử của cuộc can thiệp quân sự Mỹ vào Việt Nam trong những năm đầu sự nghiệp của ông trước đây, vốn được khởi sự từ công việc trong Cục tình báo trung ương CIA năm 1966. Theo ông những gì xảy ra sau đó đã cho nước Mỹ một bài học.

"Trái ngược với các dự đoán, sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam không có nghĩa là chấm dứt sự hiện diện của chúng tôi tại châu Á. Trên thực tế, như tôi đã đề cập từ trước, chúng tôi đã theo đuổi một mối quan hệ mới với Trung Quốc và đang mở rộng quan hệ đối tác quốc phòng trong khu vực, bao gồm Việt Nam", ông Gates nhấn mạnh.

Posted Image

Chiến hạm USS John S. McCain của Mỹ thăm cảng Đà Nẵng năm 2010. Ảnh: US Navy.

Ông chủ Lầu Năm Góc nêu rõ mối quan hệ quân sự của Mỹ với các đồng minh truyền thống là Nhật và Hàn Quốc sẽ được hiện đại hoá, trong khi quan hệ đối tác với Singapore và Australia được tăng cường. Cụ thể Mỹ và Australia sẽ phối hợp hải quân trong khu vực để ứng phó nhanh với các thảm hoạ nhân đạo, đồng thời mở rộng huấn luyện chung với Singapore nhằm đối phó với các thách thức mà quân đội hai nước cùng đối mặt tại Thái Bình Dương.

Đặc biệt, Mỹ sẽ triển khai tới Singapore một loại chiến hạm mới được phát triển chuyên hoạt động ở khu vực gần bờ. Loại tàu cơ động này có trọng tải nhỏ hơn so với chiến hạm thông thường chuyên chiến đấu ngoài biển khơi. Chúng sẽ không đóng thường trực tại Singapore mà hoạt động tại quốc đảo Đông Nam Á này theo từng dịp khác nhau.

Ông Robert Gates dự kiến sẽ nghỉ hưu và chuyển giao ghế bộ trưởng quốc phòng cho ông Leon Panetta, đương kim giám đốc CIA, vào cuối tháng này. Phiên họp về việc phê chuẩn chức vụ mới cho Panetta của Thượng viện Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 9/6 tới. Đây là lần thứ 7 ông Gates có mặt tại khu vực châu Á trong vòng 18 tháng qua và lần cuối cùng ông dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La.

Giai đoạn lãnh đạo Lầu Năm Góc trong hơn 4 năm rưỡi qua của ông Gates sẽ được nhớ đến với những thay đổi liên tục trong quan hệ quân sự Mỹ và Trung Quốc, vốn được ông luôn coi là vấn đề ưu tiên. Bắc Kinh và Washington đang cải thiện các đối thoại về quân sự nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều bất đồng chưa thể giải quyết.

Đình Nguyễn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai và việc bảo vệ chủ quyền VN trên Biển Đông

Tác giả: NHÓM TÁC GIẢ QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG*Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước

Bài viết phân tích động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây, trong không gian ngoài phạm vi Biển Đông, từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông và có tham khảo tới các giải pháp của các quốc gia khác đang tiến hành chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

LTS: Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của nhóm tác giả Quỹ Nghiên cứu Biển Đông Lê Vĩnh Trương, Dư Văn Toán, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Trọng Bình, Đàm Quang Minh, Phạm Thu Xuân như một góc nhìn riêng để tham khảo.

Trong những năm gần đây Trung Quốc tiếp tục có những hành động xâm phạm nghiêm trọng đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và của các nước khác trên Biển Đông. Trung Quốc đơn phương tuyên bố một đường phân định ranh giới trên biển không có cơ sở pháp lý và chiếm gần hết Biển Đông. Trung Quốc đơn phương cho các tàu hải giám và kiểm ngư, những tàu thuyền quân sự và cảnh sát trá hình, vào những khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và các nước khác.

Sự kiện gần đây nhất là một đội tàu hải giám đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở vị trí (vĩ độ, kinh độ) nằm cách đường cơ sở của Việt Nam chưa tới 120 hải lý, phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò địa chấn của Việt Nam. Hành động này vi phạm nghiêm trọng trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và Hiến chương liên hợp quốc.

Sự việc không chỉ ở tầm Biển Đông sát bên cạnh yết hầu kinh tế và quân sự của Việt Nam!

Sự việc nằm ở chiến lược Chuỗi Ngọc Trai đầy toan tính của Trung Quốc nhằm gia tăng sức mạnh năng lượng, kinh tế và quân sự của mình.

Không gian chiến lược này sẽ khởi đầu từ đảo Hải Nam của Trung Quốc, tiến ra đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), và một số đảo tại quần đảo Trường Sa (của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm), xuống kênh đào Kra, ôm lấy Myanmar và dừng bước tại cảng Karachi của Pakistan. Con đường trên biển này sẽ bảo đảm về mặt tiếp liệu, vận tải nhiên liệu, sản phẩm và quân đội khi cần thiết. (Hình 1)<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; ">

Posted Image<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; ">Vòng cung Chuỗi Ngọc Trai: từ giao thông vận tải sang liên hoàn quân sự<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; ">(Nguồn: String of Pearls: Meeting the challenge of china's rising power across the Asian littoral - Christopher J. Pehrson)<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; ">Bài này sẽ phân tích động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây, trong không gian ngoài phạm vi Biển Đông, từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông và có tham khảo tới các giải pháp của các quốc gia khác đang tiến hành chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.Những gì đang diễn ra liên quan Trung Quốc?

Những bất ổn liên tục xảy ra tại Trung Quốc từ cuối tháng tư 2011 đến nay như cuộc đình công năm ngày của các tài xế xe tải tại Thượng hải, tiếp theo đó là các vụ đánh bom tại Giang Tây và những cuộc biểu tình tại Nội Mông.

Thời gian đó, Trung Quốc liên tục cử những phái đoàn quân sự đi ra nước ngoài trong tháng 5 năm 2011.

Ngày 26/05/2011, Trung Quốc ngang ngược cắt đứt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngày 26/05/2011 mặc dầu đã có sự phản đối của tàu biên phòng hộ tống và chính tàu Bình Minh 02 thuộc PVN.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố rằng họ chỉ hoạt động trên vùng biển Trung Quốc một cách ngụy biện. Vậy chúng ta phải chỉ rõ cho nhân dân toàn thế giới thấy rằng họ đã nói không đúng sự thật bằng các bản đồ và các bài viết của chúng ta.

Vào ngày 31/05/2011, 3 tàu quân sự Trung Quốc đã nổ sung uy hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, Việt Nam đã đề nghị Bộ Ngoại giao can thiệp.

Những hành động này là một hành động có tính toán Trung Quốc để vừa giảm nhiệt trong nước vừa phục vụ ý đồ tiến xuống phía nam để phục vụ cho chiến lược Chuỗi Ngọc Trai nhằm khống chế cả Biển Đông và Ấn Độ Dương.<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; "><br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; ">

Posted ImageTừ "China Garlands India with String of Pearls",<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; ">(Nguồn: Militarisation of China's Energy Security Policy - Defence Cooperation and WMD Proliferation Along its String of Pearls in the Indian Ocean Tiến Sĩ Christina Y. LinDo những nhu cầu bức thiết trên, Trung Quốc đã tạm thời hy sinh hình ảnh phát triển hòa bình để lấn xuống biển Đông một cách mạnh bạo. Không phải Trung Quốc không biết rằng họ đang đứng trên luật pháp quốc tế, nhưng họ đang tận dụng thời cơ hiện tại bên ngoài và giải quyết những bất ổn nội bộ để đi nhanh hơn trên con đường bá quyền của mình.

Trung Quốc liên tục tác động đến Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar để phá vỡ nguyên tắc đồng thuận phát ngôn của ASEAN, mặt khác luôn muốn trói các nước trong tranh chấp biển Đông vào "khung giải quyết" là "thương lượng song phương" cho một vấn đề quốc tế. Trước hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - ASEAN vào tháng 10/2009 tại Huahin (Thailand), bà Tiết Hán Cần, đại sứ Trung Quốc tại ASEAN đã phát biểu: "Trung Quốc cho rằng đây là bất đồng giữa Trung Quốc và các nước riêng rẽ xung quanh Biển Đông, chứ không phải giữa Trung Quốc và Asean... Và bà cũng nói thêm:"Cuộc họp này của ASEAN phải là trong khuôn khổ hợp tác, chứ không phải là để tranh cãi". Đây là động tác hạn chế người khác nói, còn chính Trung Quốc thì vừa nói vừa hành động thô bạo.

Sau tuyên bố tại Hội nghị ARF tháng 7/2010 của Ngoại trưởng H. Clinton, Trung Quốc đã phản ứng quyết liệt. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ là "Đưa vấn đề song phương thành vấn đề quốc tế, hoặc đa phương sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình và gây thêm khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này". Đây chỉ là một ngụy biện nhằm bẻ đũa từng chiếc.

Tháng 11/2010, Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần 2, Hội thảo này là cơ hội cho Việt Nam để tìm kiếm những tiếng nói đa phương cho việc giải quyết tranh chấp. Trong Hội nghị có tính cách kênh hai lần này Trung Quốc đã làm giảm nhẹ tuyên bố "lợi ích cốt lõi" của mình. Tuy nhiên, việc không khẳng định và không phủ nhận tuyên bố vô lý này cho thấy ASEAN, Ấn Độ và thế giới cần cảnh giác cao hơn nữa.

Posted ImageNhững căn cứ của Trung Quốc trong vòng cung Chuỗi Ngọc Trai<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; ">(Nguồn: Militarisation of China's Energy Security Policy - Defence Cooperation and WMD Proliferation Along its String of Pearls in the Indian Ocean Tiến Sĩ Christina Y. Lin)Như tác giả Dương Danh Huy đã nhận xét , đây không phải hành động đầu tiên và không phải cuối cùng tại biển Đông. Chúng tôi bổ sung, những hành động này sẽ không chỉ xảy ra trên biển Đông và biển Nhật Bản mà sẽ sắp sửa xảy ra tại Ấn Độ Dương và các vùng nước khác trong tương lai rất gần.Ngẫu nhiên không may mắn cho Việt Nam là ở ngay tâm điểm của chiến lược Chuỗi Ngọc Trai của Trung Quốc, tuy nhiên nếu chúng ta biết vận động sâu rộng đến nhân dân và chính phủ các nước ASEAN, Ấn Độ, Bangladesh và cả Pakistan, Afganistan, thì nguy cơ có thể sẽ biến thành cơ hội.

Việt Nam chúng ta sẽ cô độc nếu chỉ dừng sự đấu tranh tại biển Đông mà không mở rộng sang các nước vẫn đang nắm tình hình nhưng trù trừ không lên tiếng như ASEAN và cả Mỹ và Ấn Độ.

Những biện pháp bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông

Về Ngoại Giao

Ngoại giao nhân dân: Phổ biến thông tin về sự ngang ngược của Trung Quốc đến tất cả các tầng lớp nhân dân, hội đoàn dân sự trong một chiến lược lâu dài bằng tiếng Việt và nhiều thứ tiếng khác. Những hoạt động khoa học, văn hóa thể thao của Việt Nam tại các nơi trên thế giới sẽ được bổ sung nội dung bị ức hiếp của ngư dân và các công ty Việt Nam. Trong đó nêu bật thái độ bất chấp UNCLOS 1982 và DOC 2002 của Trung Quốc.

Không giới hạn công việc bảo vệ chủ quyền quốc gia chỉ tại trong nước mà cần phải có một sự vận động sâu rộng có tầm mức quốc tế. Không giới hạn việc tác động đến chính giới mà còn mở rộng ra đông đảo các tầng lớp nhân dân và học giả Trung Quốc bằng truyền thông và ngoại giao kênh hai.

Về kinh tế và đối nội:

Ưu tiên dùng các nhà thầu và đối tác kinh tế khác Trung Quốc. Dĩ nhiên những hành động này cần tránh đi ngược lại các cam kết WTO và ký kết tự do thương mại đa phương hay song phương và nên diễn ra khi những hành vi ức hiếp hiển nhiên ít có khả năng ngừng lại.

Trung Quốc dùng chiêu bài hải giám và ngư chính để ngụy trang cho các hành động bạo lực của mình. Vậy Việt Nam cũng cần có những đội tàu dân sự nhưng được trang bị đủ sức mạnh để phản ứng lại tàu dân sự giả hiệu của Trung Quốc.

Về hợp tác quốc tế

Chiến lược biển của Việt Nam sẽ không tách rời các hoạt động hợp tác xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, sinh thái hay công viên đại dương xuyên quốc gia với láng giềng.Và nếu cần thì các công tác khảo sát địa chấn và thềm lục địa có thể thuê các công ty nước ngoài kết hợp thực hiện. Cần có một bộ có đủ chức năng liên ngành để lo việc bảo vệ chủ quyền và phát triển và khai thác biển.

Về sức mạnh tổng hợp

Ðẩy mạnh và nhanh cùng quyết tâm hơn nữa trong việc hiện đại hoá nền kinh tế, quân sự, vũ trang toàn dân song song với việc tổ chức một xã hội và nền chính trị hiện đạị, tạo ra một sức mạnh vững chắc và đầy đủ thế và lực trên trường quốc tế, đủ sức đối phó với nước xâm lấn.

Kiên quyết hơn trong sử dụng sức mạnh răn đe, nếu chúng ta chưa đủ sức mạnh như Nhật Bản để bắt giữ tàu Trung Quốc thì Việt Nam cũng phải có khả năng dùng máy bay chiến đấu để xua đuổi tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền như Philippines đã từng thực hiện..

Nhanh chóng và dài hạn thực hiện một chiến lược liên kết toàn cầu, nhất là với các cường quốc kinh tế và quân sự với và sách lược từng vùng, từng giai đoạn để tự phá vỡ vòng vây ngày càng thắt chặt này. Việc vận động nhân dân và chính phủ của các đất nước nằm trong Chuỗi Ngọc Trai sẽ do một cơ quan chuyên trách của Chính phủ thực hiện cùng với sự đóng góp ý kiến của người dân Việt Nam. Cảnh báo cho nhân dân thế giới và nhân dân Ấn Độ về những tham vọng này của Trung Quốc cũng sẽ là một phần của ngoại giao nhân dân.

Kết luận

Tất cả những giải pháp đều có những mặt cần phải bổ sung và chuyển hướng chiến lược nhanh, đáp ứng, phản công kịp thời với sự biến động những biến động của tình thế. Để có một tổng thể các giải pháp, cần có một sự động não toàn dân, vận động toàn dân cùng sức người sức của khắp nơi trên thế giới.

Sự "trỗi dậy" của Trung Quốc và sự bộc lộ tham vọng to lớn của họ qua chiến lược Chuỗi Ngọc Trai chứng tỏ họ đã bỏ qua giai đoạn giấu mình chờ thời khiến cả thế giới lo ngại, không chỉ ASEAN, và Ấn Độ mà Mỹ, Nhật Bản và các nước có lợi ích trong giao thông hàng hải trên toàn thế giới.

Thực chất của tình trạng căng thẳng trên biển Đông, dẫn đến cuộc chiến về hoạt động đối ngoại vừa qua chính là việc Trung Quốc muốn gia tăng ảnh hưởng lên khu vực, đè bẹp các nước ASEAN, thăm dò phản ứng của Mỹ và Ấn Độ.

Do vậy, việc Trung Quốc sử dụng vũ lực hay không một phần cũng sẽ do các nước có thái độ nhân nhượng quá đáng hay không và người Mỹ người Ấn có thực hiện đúng tư thế của những nước có lợi ích quốc gia về hàng hải hay không.

-----------------------<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; ">* Nhóm tác giả: Lê Vĩnh Trương, Dư Văn Toán, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Trọng Bình, Đàm Quang Minh, Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Việt Nam sẽ bảo vệ nếu có bạo lực vũ trang

Cập nhật lúc :8:42 AM, 05/06/2011

Quân đội Việt Nam phải theo dõi sát tình hình, không để sự việc diễn biến phức tạp, leo thang. Còn nếu với một hành động là bạo lực vũ trang thì dứt khoát quân đội sẽ tham gia bảo vệ, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.

Trong cuộc phỏng vấn với Thanh Niên vào trưa qua tại diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương ở Singapore, Thứ trưởng Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Việt Nam theo đuổi chính sách giải quyết căng thẳng bằng đối thoại hòa bình.

Thưa Trung tướng, trong tất cả các cuộc họp từ khi diễn đàn khai mạc tới nay, vấn đề biển Đông luôn được nhắc đến với hàm ý không đồng tình về sự vô lý của Trung Quốc (TQ). Ông có nghĩ rằng, ngay tại hoặc sau diễn đàn, TQ sẽ có những điều chỉnh phù hợp?

Nói đến biển Đông, người ta thường nhìn vào vấn đề tranh chấp và xung đột. Nhưng cần phải nhìn biển Đông một cách toàn diện để tìm đến căn nguyên của những vấn đề đó. Trước hết, biển Đông là một khu vực ngày càng đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, không chỉ các quốc gia ven biển.

Ví dụ như giao thông hàng hải, tài nguyên trên bờ, nguồn lợi thủy sản và rất nhiều nguồn lợi khác. Vì vậy, ai cũng muốn can dự vào để có lợi ích ở đó. Sự can dự của các nước vào đây càng ngày càng nhiều, với những lợi ích khác nhau. Đương nhiên có những lợi ích cùng chia sẻ nhưng cũng có những mâu thuẫn, tranh chấp vì lợi ích. Vì thế, nói tranh chấp biển Đông không chỉ nói giữa Việt Nam và TQ, mà tất cả những nước có lợi ích ở khu vực.

Tiếng nói của cộng đồng quốc tế tại đây, theo tôi hiểu, là họ nói vấn đề chung đó, rằng đây là “sân” chung, trước hết phải tôn trọng chủ quyền của các nước theo luật pháp quốc tế, không ai được quyền giữ làm “sân” riêng của mình, không ai được quyền khống chế biển Đông, không ai được quyền tài phán ở các khu vực tranh chấp.

Còn sự việc vừa qua đối với tàu Bình Minh 02 của chúng ta là một trong nhiều sự việc khiến người ta quan tâm. Quan tâm cái gì? Năm ngoái, TQ đưa ra khái niệm “đường lưỡi bò” và năm nay họ chính thức gửi tài liệu lên LHQ. Người ta đặt câu hỏi liệu hành động này có phải là một bước đi đầu tiên để biến “đường lưỡi bò” từ lời nói sang hiện thực hay không. Đây là câu hỏi của cộng đồng thế giới chứ không còn là của riêng Việt Nam, bởi nếu đó là sự thật thì sẽ phương hại đến lợi ích của tất cả các nước có liên quan.

Tôi hoàn toàn kỳ vọng vào sự điều chỉnh, sự nhận thức đúng đắn hơn của TQ trước những tiếng nói của cộng đồng quốc tế như vậy. Mà có điều chỉnh hay nhận thức đúng hơn thì cũng là vì lợi ích của TQ mà thôi.

TQ bây giờ cần gì? Thứ nhất là môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Thứ hai, vô cùng cần, là một hình ảnh đẹp trên thế giới, cũng để phát triển. Hình ảnh đẹp đó không phải cho thêm phần mỹ miều, mà, rất thực tế, là để họ phát triển kinh tế, phát triển quan hệ chính trị và uy tín của mình. Đứng về góc độ lợi ích như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng sự điều chỉnh của TQ.

Liên quan đến vụ tàu Bình Minh 02, một chuyên gia luật quốc tế tại Singapore đưa ra ý kiến Việt Nam nên đưa vụ này lên Tòa án Trọng tài quốc tế. Tòa án này có thể giải quyết vụ kiện bất chấp TQ có đồng ý ra tòa hay không. Trung Tướng nghĩ sao về ý kiến này?

Tôi cho đó là một lựa chọn. Nhưng, theo tôi, để xác định về chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý... thì Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) nói rõ. Không cần tòa án nào cả. Theo tôi, trước hết và sau cùng vẫn là Việt Nam và TQ giải quyết với nhau.

Cho nên, giải pháp mà chúng ta kiên trì lựa chọn là giải quyết với TQ, công khai và minh bạch. Chúng ta công khai cho cộng đồng quốc tế biết, như ở hội nghị hôm nay, để người ta có tiếng nói và để TQ suy nghĩ về hành vi của mình.

Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là hết sức vững vàng, hết sức đúng đắn, khôn khéo và linh hoạt. Đó là kinh nghiệm bảo vệ Tổ quốc được đúc kết từ hàng ngh́n năm lịch sử.

Đó là gì? Là tăng cường hợp tác, tăng cái đồng về lợi ích, giảm bớt cái bất đồng, trong khi ta vẫn giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam luôn kiềm chế và không để vấn đề vượt qua tầm kiểm soát mà ranh giới là xung đột. Nói như thế, chúng ta cần rất kiên trì - kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, kiên trì giữ hòa hiếu, hữu nghị với nước láng giềng. Không còn cách nào khác.

Tôi nhắc lại, đưa ra tòa án quốc tế cũng là một lựa chọn. Nhưng trước hết và sau cùng vẫn là giải quyết với TQ. Và vì vậy, sự lựa chọn của Đảng và nhà nước ta sẽ giải quyết được vấn đề, dù là rất lâu dài.

Bây giờ mọi người nhìn vào sự kiện ngày 26/5 một cách rất bức xúc. Tôi đồng ý. Nhưng nếu nói về kết quả, chúng ta hãy nhìn: Trước hết, TQ đâm tàu, cắt cáp của ta, ta phản đối, đòi bồi thường, sửa xong ta lại tiếp tục thăm dò ở chỗ ấy, ta có bỏ chỗ ấy đâu!

Thứ hai, chúng ta tuyên truyền rộng rãi cho cộng đồng thế giới để họ nhìn thấy cái nào đúng, cái nào sai, cái nào đẹp, cái nào xấu. Sự kiện quá rõ ràng, mọi người đều biết rõ.

Còn đối với TQ, một lần nữa ta nói với họ rằng: “Các đồng chí đã, thứ nhất, vi phạm luật pháp quốc tế; thứ 2, xâm phạm chủ quyền Việt Nam; thứ 3, không tôn trọng các điều khoản Tuyên bố các bên về ứng xử ở biển Đông ký với ASEAN”.

Chúng ta cũng nói với họ rằng: “Chúng tôi làm đúng với nhận thức chung của lãnh đạo hai nước là kiềm chế, là giải quyết song phương, là công khai minh bạch và tuyệt đối “không sử dụng vũ lực”. Đồng thời, chúng ta cũng chứng minh quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước. Tóm lại, tôi muốn nói, hãy nhìn sự kiện 26/5 một cách tích cực về phía Việt Nam.

Thưa Trung tướng, có người cho rằng tại sao lực lượng của ta không phát hiện sớm và can thiệp đối với tàu hải giám của TQ mà để họ tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của ta?

Trước hết, vùng đặc quyền kinh tế là của ta, ta có toàn quyền quản lý, khai thác, xây dựng... và bảo vệ chủ quyền. Nhưng theo UNCLOS, tàu các nước có thể đi lại vô hại trong khu vực này thì chúng ta không có quyền ngăn cấm, thậm chí ta còn có trách nhiệm bảo vệ họ. Vấn đề ở đây là, khi họ hành động uy hiếp, cắt cáp tàu Bình Minh 02 của ta là họ vi phạm luật pháp Việt Nam và luật quốc tế.

Quân đội đương nhiên có trách nhiệm bảo vệ vùng biển, vùng trời và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, đây là sự va chạm giữa hai con tàu dân sự. Đây là vụ va chạm dân sự, nên hai chủ thể va chạm phải giải quyết với nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế và báo cáo lên các cơ quan luật pháp, cơ quan quản lý của hai nước.

Tuy nhiên, quân đội phải theo dõi sát tình hình, không để sự việc diễn biến phức tạp, leo thang. Còn nếu với một hành động là bạo lực vũ trang thì dứt khoát quân đội sẽ tham gia bảo vệ.

Xin cảm ơn Trung tướng!

>> Mỹ sẽ tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam?

Theo Thanh Niên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quảng Bình: Ly kì học sinh đi học bị liệt sĩ nhập hồn Cập nhật lúc 07/06/2011 06:05:00 AM (GMT+7) Không đến lớp thì thôi, hễ khi đến lớp một số em học sinh lại “nhập đồng”, tự xưng mình là “bộ đội” và muốn về quê… Câu chuyện ly kỳ này xảy ra tại Trường THPT Minh Hóa, huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.

“Liệt sĩ” nhờ đưa về quê?

Khoảng 2 tháng trở lại đây, tại Trường THPT Minh Hóa (huyện Minh Hóa) xôn xao chuyện 3 em học sinh bị “nhập đồng”. Những lúc “lên đồng”, các em này thường tự xưng mình là “bộ đội” và trách móc rằng mình thường bị quấy rầy, bị giẫm đạp lên... thi thể. Có những lần, trong lúc “lên đồng”, một trong số 3 học sinh trên còn nói rằng mình và “đồng đội” được chôn ngay trong sân vận động của nhà trường.

Posted Image Sân vận động, nơi một số học sinh lúc bị “nhập đồng” nói có hài cốt liệt sĩ.

Em Đ.T.H.D, học sinh lớp 12 Trường THPT Minh Hóa, trong thời gian 2 tháng trở lại đây mỗi khi đến trường thường hay ngất xỉu hoặc có biểu hiện nói lảm nhảm. Có lần D xưng mình là liệt sĩ, tên Trần Văn Vam, quê ở xã Quảng Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Qua D liệt sĩ Vam cho biết mình rất muốn được trở về quê hương.

Sau khi biết thông tin, ngày 23/5, gia đình liệt sỹ Vam đã vào Quảng Bình, tìm đến Trường THPT Minh Hóa. Theo vị trí của em D chỉ, người nhà liệt sĩ Vam đào sâu khoảng 60cm thì phát hiện lớp đất màu đen, khác biệt so với xung quanh. Tuy nhiên, không tìm thấy xương cốt, không có bất cứ di vật nào có thể chứng minh đó là ngôi mộ liệt sĩ Vam. Trong khi đó, theo giấy báo tử thì liệt sĩ Vam hy sinh tại chiến trường phía Nam chứ không phải tại khu vực này.

Trường hợp thứ 2 là em Đ.T.Y bị liệt sĩ Cao Văn Hưng quê ở Thái Bình “nhập”. Liệt sĩ Hưng cũng nhờ em Y đưa mình về quê. Sau 3 lần bị “nhập” như vậy, gia đình em Y tra cứu trên mạng và được biết tên tuổi liệt sĩ Hưng là có thật. Gia đình em Y đã liên lạc với gia đình liệt sĩ Hưng, sau đó gia đình liệt sĩ Hưng đã vào trường để xác minh thông tin.

Thực hư câu chuyện

Qua tìm hiểu của chúng tôi, trong mấy năm trở lại đây đã có nhiều trường hợp học sinh của trường này xảy ra tình trạng ngất xỉu bất thường, chủ yếu là những học sinh có thể trạng yếu. Chỉ trong thời gian khoảng 2 tháng trở lại đây mới có hiện tượng ngất xong thì xưng là bộ đội và đòi về quê.

Ba trong số 4 em học sinh lớp 12 có hiện tượng này đã được đề xuất xét đặc cách trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Riêng em Đ.T.K.C mang số báo danh 010029 tại điểm thi Trường THPT Minh Hóa cũng có hiện tượng “nhập đồng” nhưng vẫn phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp. Ở buổi thi môn Sinh, C đã bị ngất sau khi vào làm bài thi khoảng 20 phút và phải bỏ dở những môn còn lại.

Theo một số người dân sinh sống lâu năm xung quanh trường cho biết: Khu vực Trường THPT Minh Hóa trước đây là bệnh viện huyện (giai đoạn 1967-1969), không thể có chuyện chôn cất liệt sĩ ở đó. Tuy thời đó bệnh viện có cho chôn cất những bệnh nhân không may tử vong, nhưng địa điểm chôn là phía sau bệnh viện, nằm trên sườn đồi. Do vậy, thậm chí cả xương cốt người thường cũng không có, nói gì tới liệt sĩ. Theo người dân, khu vực sân vận động của Trường THPT Minh Hóa không phải là đất thổ cư, được san ủi, đào đắp mà có nên không thể có ngôi mộ nào ở đó.

Ông Đinh Cảnh Toàn, Trưởng phòng LĐ,TB&XH huyện Minh Hóa cho biết: Ngay sau khi có thông tin, UBND huyện Minh Hóa đã động viên các em ổn định tư tưởng để thi cử, còn về phía huyện, hiện tại chưa có cơ sở để xác minh khu vực này có hài cốt liệt sĩ hay không.

“Nếu có di vật chứng minh là hài cốt liệt sĩ, khi được cất bốc lên thì UBND huyện Minh Hóa sẽ tiến hành làm đúng các thủ tục theo quy định của Nhà nước”, ông Toàn cho biết.

(Theo GĐ&XH)

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 5/30/2011 at 08:13, 'Thiên Sứ' said:

Việt sử 5000 năm văn hiến khi được công nhận là chân lý thì việc này sẽ xác định rằng Biển Đông từ gần 5000 năm trước của Việt Nam. Nhưng tiếc thay! Chính "hầu hết những nhà khoa học trong nước " tự xác định : Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc" tức không phải là một quốc gia và chỉ vỏn vẹn ở" Đồng bằng sông Hồng". nên mới có lý do để họ nói vậy.

Cũng phải thông cảm với người dân và theo cháu nghĩ, con đường này sẽ rất vất vả. Ngay cả Kinh Thánh của đạo Thiên Chúa cũng bị cạo sửa, phân thành Cựu Ước và Tân Ước nhưng hiện nay người ta vẫn phải tạm thời chấp nhận đó là tồn tại lịch sử đó thôi!

Nhìn lại lịch sử TQ đã 3 lần cạo sửa:

+ Lần 1: Khi nhà Tần chinh phục chư hầu, thống nhất thiên hạ, sai diệt Nho đốt sách;

+ Lần 2: Khi quân Mông Cổ chinh phục được Trung Nguyên;

+ Lần 3: Khi quân Thanh chinh phục Trung Nguyên, dấu ấn là bộ Vĩnh Lạc Đại Điển.

Lịch sử VN cũng ít nhất 2 lần bị hủy diệt. Đó là lý do khiến cho lịch sử VN bị rối bời, con cháu Lạc Hồng nhận giặc làm cha:

+ Lần 1: Khi Mã Viện thắng Hai Bà Trưng và Cao Biền đi khắp đất Việt để yểm mạch diệt tài phòng hậu họa;

+ Lần 2: Khi Hồ Quý Ly thất bại, Trương Phụ và Hoàng Phúc đã cho tận diệt văn hóa Việt, từ việc giết người tài, đốt kinh sách, hủy hiện vật.

Với hậu quả như vậy, việc cốt nhục tương tàn, nhận giặc làm cha cũng là dễ hiểu. Muốn phục hưng được nền văn hiến Việt, cần có kế hoạch dài hơi, tận dụng được thời thế, đoán định được tương lai mới có thể đem vinh quang trở lại cho nòi giống Rồng Tiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Gates tại Đối thoại Shangri-La 10

Thứ tư, 08/06/2011, 08:16(GMT+7)

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 10 ngày 4-6

"... Đây là năm thứ năm liên tiếp tôi tham gia cuộc đối thoại này với tư các Bộ trưởng Quốc phòng, và như các bạn biết, đây sẽ là lần cuối tôi tham dự sự kiện này. Cơ hội lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ trong bốn năm rưỡi là một đặc ân mà tôi cảm ơn Tổng thống Bush và Tổng thống Obama. Nó cũng mang lại cho tôi một viễn cảnh về chủ đề chủ chốt mà tôi muốn thảo luận ngày hôm nay: bản chất lâu dài và nhất quán của các cam kết của Mỹ ở châu Á, kể cả trong các giai đoạn quá độ và thay đổi" Cảm ơn John về lời giới thiệu tốt đẹp.

Và xin chúc mừng Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược đạt được dấu mốc quan trọng với Đối thoại An ninh Shangri-La lần thứ 10. Hội nghị này, trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, đã trở thành một diễn đàn năng động khuyến khích đối thoại và hiểu biết giữa các nước thành viên.

Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới chính phủ Singapore đã tiếp đón chúng tôi một lần nữa và tới nhân viên khách sạn Shangri-La vì công việc vất vả của họ. Mặc dù sự kết hợp của nhiều chủ đề lớn và các quan chức chính phủ cao cấp rõ ràng là sự thu hút chính với những người tham dự hội nghị, nhưng từ lâu tôi đã cho rằng một trong những lý do chính khiến mọi người trở lại sự kiện này là lòng hiếu khách tuyệt vời của khách sạn và thành phố này.

Thực vậy, đây là năm thứ năm liên tiếp tôi tham gia cuộc đối thoại này với tư các Bộ trưởng Quốc phòng, và như các bạn biết, đây sẽ là lần cuối tôi tham dự sự kiện này. Cơ hội lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ trong bốn năm rưỡi là một đặc ân mà tôi cảm ơn Tổng thống Bush và Tổng thống Obama. Nó cũng mang lại cho tôi một viễn cảnh về chủ đề chủ chốt mà tôi muốn thảo luận ngày hôm nay: bản chất lâu dài và nhất quán của các cam kết của Mỹ ở châu Á, kể cả trong các giai đoạn quá độ và thay đổi.

Là người sẽ rời khỏi chính phủ sau khi phục vụ tám đời tổng thống, tôi biết chút ít về sự không chắc chắn mà các giai đoạn quá độ có thể gây ra. Trên thực tế, tôi đã đề cập đến chủ đề này trong bài phát biểu của tôi tại đây trước đây. Tại phiên họp năm 2008, khi chưa biết về kết quả bầu của tổng thống Mỹ - và rõ ràng không nghĩ rằng tôi sẽ là một thành phần trong chính quyền mới – tôi đã nói rằng tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ chắc chắn duy trì sự can dự và hiện diện của chúng tôi tại khu vực này.

Thực tế cho thấy, tôi hy vọng sẽ làm rõ bằng bài phát biểu của mình. Dưới thời Tổng thống Obama, sự can dự đó đã không chỉ được duy trì mà còn được mở rộng và tăng cường bằng rất nhiều cách. Hy vọng rằng, mọi việc sẽ diễn ra đúng như vậy với chính sách quốc phòng của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Leon Panetta, một chính khách xuất sắc đã được đề cử làm người kế nhiệm tôi.

Tuy nhiên, hôm nay, chúng ta gặp nhau ở thời điểm nước Mỹ đang đối mặt với một loạt các thách thức ở cả trong và ngoài nước. Thời điểm các câu hỏi về sự bền vững và độ tin cậy trong các cam kết của chúng tôi được nêu ra trên khắp thế giới. Những câu hỏi này là nghiêm túc và chính đáng.

Không nghi ngờ gì nữa, đối mặt với hai cuộc chiến kéo dài và tốn kém ở Iraq và Afghanistan đã khiến các lực lượng chiến đấu trên bộ của quân đội Mỹ làm việc quá sức và làm người Mỹ mất kiên nhẫn, ý muốn phiêu lưu với các cuộc can thiệp tương tự trong tương lai. Với mặt trận trong nước, Mỹ đang đi lên chậm chạp từ cuộc suy thoái nghiêm trọng với các thâm hụt ngân sách khổng lồ và nợ công tăng, tạo áp lực lên ngân sách quốc phòng Mỹ.

Đó là thực tế khắc nghiệt mà chúng tôi phải đối mặt, chắc chắn là như vậy. Tuy nhiên, điều quan trọng là tại thời điểm này, các bạn đồng thời nhận ra được một loạt thực tế thuyết phục, cũng quan trọng tương tự, khi nói tới vị trí của Mỹ ở châu Á. Thực tế sẽ chứng minh, bất kể thời điểm khó khăn nước Mỹ phải đối mặt như hôm nay, hoặc sự lựa chọn ngân sách khó khăn chúng tôi phải đối mặt trong những năm tới, là các lợi ích của Mỹ như một quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương - một quốc gia có nhiều hoạt động thương mại trong khu vực - sẽ kéo dài. Và nước Mỹ và châu Á sẽ chắc chắn trở nên gắn bó không thể tách rời trong suốt Thế kỷ này. Tôi hy vọng bài phát biểu của tôi hôm nay sẽ chỉ ra những thực tế và hiểu biết này - được chia sẻ bởi các nhà lãnh đạo và lập pháp Mỹ trong giới chính trị - sẽ biện luận cho việc duy trì các cam kết của chúng tôi với các đồng minh trong khi duy trì sự can dự quân sự mạnh mẽ và quan điểm ngăn chặn trên khắp Vành đai Thái Bình Dương.

Bài phát biểu này được nhấn mạnh bởi sự phát triển quan trọng về bề rộng và cường độ của sự can dự của Mỹ ở châu Á trong những năm qua – ngay cả ở thời điểm khó khăn kinh tế lớn trong nước và hai chiến dịch quân sự lớn đang diễn ra ở Iraq và Afghanistan. Ba năm trước, tôi đã phát biểu tại cuộc họp này và nhắc đến một thực tế rằng đó là chuyến công du lớn lần thứ tư của tôi tới châu Á – Thái Bình Dương trong vòng 18 tháng. Bây giờ, tôi có thể thông báo rằng đây là chuyến công du thứ 14 của tôi tới châu Á trong vòng bốn năm rưỡi qua. Tháng tới, Ngoại trưởng Mỹ Clinton sẽ thực hiện chuyến đi thứ tám của bà tới châu Á và Tổng thống Obama kể từ ngày ông nhậm chức, mỗi năm đều có một chuyến công du lớn tới châu Á.

Thực sự, một trong những thay đổi ấn tượng nhất – và ngạc nhiên nhất – mà tôi chứng kiến trong các chuyến công du tới châu Á là mong muốn rộng khắp trong khu vực về mối quan hệ quân sự - quân sự mạnh hơn với Mỹ - mạnh hơn nhiều so mới lần cuối tôi làm trong chính phủ 20 năm trước.

Sự can dự của chúng tôi ở châu Á được định hướng bởi các nguyên tắc lâu dài khuyến khích tăng trưởng kinh tế và ổn định trong khu vực. Tôi đã nói về các nguyên tắc này năm ngoái, nhưng tôi nghĩ cam kết của chúng tôi đáng được nhắc lại một lần nữa hôm nay:

* Thương mại mở và tự do;

* Một trật tự quốc tế đúng, nhấn mạnh các quyền và trách nhiệm của các quốc gia và tuân thủ luật pháp;

* Tất cả được tự do tiếp cận với các quyền được hưởng toàn cầu về biển, bầu trời, không gian, và bây giờ, không gian mạng; và

* Nguyên tắc giải quyết xung đột không sử dụng vũ lực.

Cam kết và sự hiện diện của Mỹ như một quốc gia Thái Bình Dương đã là một trong rất ít những điều bất biến trong các thay đổi mạnh mẽ của khu vực này trong hơn nửa thế kỷ qua. Nhưng khi khu vực thay đổi, Mỹ luôn thể hiện sự linh hoạt không chỉ duy trì sự hiện diện của chúng tôi ở châu Á – Thái Bình Dương mà còn tăng cường nó – làm mới các mối quan hệ, phát triển các khả năng mới và thay đổi quan điểm quốc phòng của chúng tôi để đáp ứng với các thách thức của thời cuộc.

Ví dụ, sau khi tham chiến trong một cuộc chiến tranh khốc liệt, Mỹ và Nhật Bản đã xây dựng một liên minh, một liên minh đã trải qua vô vàn thử thách và được minh chứng là nền tảng của sự ổn định trong khu vực. Sự thể hiện giá trị của liên minh này thuyết phục và gần đây nhất là hình ảnh binh lính Mỹ và Nhật Bản cùng nhau chuyển hàng cứu trợ và lương thực cho những người sống sót sau trận sóng thần và động đất kinh hoàng tháng Ba vừa qua.

Tính trong 24 giờ đồng hồ sau trận động đất, Mỹ đã khởi xướng Chiến dịch TOMODACHI nhằm hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng để giúp đỡ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, lực lượng mà chính phủ nước này đã huy động tới hơn 100.000 người. Ở vào cao điểm của các nỗ lực cứu trợ phối hợp chặt chẽ, Mỹ đã có 24.000 nhân viên, 190 máy bay, và 24 tàu để hỗ trợ ứng phó của Nhật Bản. Quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã mang đồ cứu trợ tới các cộng đồng bị ảnh hưởng, sửa chữa hạ tầng giao thông, và tìm kiếm những người còn sống sốt dọc theo đường bờ biển bị ảnh hưởng. Nỗ lực này chứng minh cho sự phối hợp hoạt động cấp cao giữa lực lượng quốc phòng của Mỹ và Nhật Bản và chứng minh cho kết quả của những năm đầu tư của hai quốc gia vào huấn luyện và khả năng kết hợp. Ngày nay, rõ ràng là liên minh không chỉ tồn tại qua thảm kịch này mà còn phát triển mạnh hơn và có ý nghĩa sống còn hơn.

Liên minh của Mỹ với Hàn Quốc là một trụ cột khác trong chiến lược an ninh châu Á – Thái Bình Dương của chúng tôi - một trụ cột nổi ra khỏi gốc Chiến tranh Lạnh để đương đầu với một loạt các thách thức an ninh trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Hai quân đội của chúng tôi tiếp tục phát triển các khả năng kết hợp của chúng tôi để ngăn cản và đánh bại, nếu cần thiết, việc gây hấn của CHDCND Triều Tiên, nhưng liên minh Mỹ - Hàn Quốc không được lập nên đơn giản để chống lại một quốc gia khác. Nó cũng ủng hộ một điều gì đó, để có nghĩa và tồn tại. Về góc độ này, các nỗ lực của chúng tôi nhằm xây dựng một liên minh “toàn cầu” thực sự và để phối hợp với các quốc gia khác để ứng phó với các tình huống khủng hoảng trên khắp thế giới như ở Haiti hoặc Afghanistan, thể hiện cam kết chung của chúng tôi nhằm tăng cường sự ổn định và thịnh vượng vượt qua bờ biển Triều Tiên.

Không chỉ ở Triều Tiên, mà ở tất cả các quốc gia trên khắp châu Á, sự hỗn loạn thời Chiến tranh Lạnh đã nhường đường cho sự hợp tác và các quan hệ đối tác mới. Ra khỏi một kỷ nguyên xung đột để lại vết hằn không thể gột sạch lên cả hai nước, Mỹ và Việt Nam đã tiến lên phía trước và xây dựng một mối quan hệ song phương mạnh mẽ và sống động. Cùng nhau, Mỹ và Việt Nam đã thể hiện cách xây dựng trên quá khứ mà không lặp lại nó. Cam kết này nhằm vượt qua các rào cản tưởng như không thể vượt qua được đã đưa chúng tôi đến nơi chúng tôi tới hiện nay: đối tác trên một loạt các lĩnh vực bao gồm thương mại, đầu tư, giáo dục và y tế, và an ninh và quốc phòng.

Chúng tôi cũng đang cùng với Trung Quốc xây dựng một mối quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện. Trong nỗ lực đó, chúng tôi đã thấy những thành quả của các quyết định táo bạo của ba tổng thống Mỹ trong những năm 1970, những người của đảng Cộng hoà và Dân chủ, nhằm xây dựng một quan hệ giữa hai quốc gia và sau cùng đã đi đến bình thường hoá quan hệ vào năm 1979. Đó là một trong những điểm nổi bật trong sự nghiệp của tôi từ khi là một nhân viên trẻ phục vụ trong Nhà Trắng khi tiến trình đó mở ra.

Ba mươi năm sau, với cương vị là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tôi đã đưa ra ưu tiên xây dưng mối quan hệ quân sự - quân sự với Trung Quốc, mối quan hệ đã dần dần cải thiện trong những tháng gần đây. Tháng Một năm ngoái, tôi đã có một chuyến thăm rất tích cực tới Trung Quốc, và chỉ vài tuần trước, Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mullen, đã tiếp Tướng Trần, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, trong chuyến thăm kéo dài một tuần của ông tới Mỹ, nơi Tướng Trần được giới thiệu một số thiết bị quân sự của Mỹ. Tôi luôn vinh hạnh được gặp lại với cuộc đối thoại thú vị, và chúng tôi vui mừng gặp lại ông ở đây tại đối thoại Shangri-La.

Một điểm đáng lưu ý nữa là sự thay đổi trong quan hệ Mỹ - Ấn Độ trong thập kỷ qua - từ sự cùng tồn tại không dễ dàng trong thời Chiến tranh Lạnh tới một quan hệ đối tác dựa trên các giá trị dân chủ chung và các lợi ích an ninh và kinh tế sống còn. Một quan hệ đối tác là một trụ cột không thể thiếu được cho sự ổn định ở Nam Á và hơn thế nữa. Kể cả chống cướp biển, tăng cường tham gia vào các khu vực khu vực, hoặc hỗ trợ phát triển ở Afghanistan, quan hệ đối tác của chúng tôi đều có một vai trò sống còn.

Mặc dù thúc đẩy các mối quan hệ song phương trong khu vực là một ưu tiên chính của chúng tôi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ cũng đưa ra cam kết lớn nhằm giúp phát triển hợp tác đa phương mới. Một trong những thách thức then chốt đối với môi trường an ninh châu Á là việc đã thiếu từ lâu các cơ chế hợp tác mạnh giữa các quốc gia trong khu vực. Trong vài năm qua, tôi đã coi đó là ưu tiên cá nhân trong việc hỗ trợ các nỗi lực thực hiện để giải quyết vấn đề này. Đó là lý do năm ngoái, Mỹ là quốc gia đầu tiên ngoài ASEAN chấp nhận lời mời tham dự diễn đàn Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Cộng. Đó là một vinh dự được tham gia cuộc họp đầu tiên của ADMM-Cộng tại Hà Nội tháng 10 năm ngoái và tôi lạc quan rằng nó sẽ là phần cốt lõi để tạo tiến bộ trong một loạt các vấn để cùng quan tâm – bao gồm an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ, và các chiến dịch gìn giữ hoà mình.

An ninh hàng hải vẫn là một vấn đề quan trọng đặc biệt trong khu vực với các vấn đề về tuyên bố lãnh thổ và sử dụng lãnh hải phù hợp tạo ra các thách thức cho sự ổn định và thịnh vượng của khu vực. Quan điểm của Mỹ về an ninh hàng hải vẫn rõ ràng, chúng tôi có mối quan tâm quốc gia tới tự do hàng hải; tới thương mại và phát triển kinh tế không bị cản trở; và tôn trọng luật pháp quốc tế. Chúng tôi cũng tin rằng luật pháp tập quán quốc tế, như được thể hiện trong Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc, đưa ra định hướng rõ ràng về việc sử dụng phù hợp lãnh hải, và các quyền tiếp cận với nó. Bằng cách làm việc cùng nhau trong các diễn đàn đa phương và khu vực phù hợp, và chấp hành các nguyên tắc mà chúng ta tin tưởng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực, chúng ta có thể tin tưởng rằng tất cả các nước sẽ chia sẻ tiếp cận mở và công bằng với các đường hàng hải quốc tế.

Kinh nghiệm kiên định cho thấy cùng nhau theo đuổi các giá trị chung sẽ tăng cường an ninh chung của chúng ta. Như tôi đã nói lúc trước, chuẩn bị cho an ninh và tuân theo các nguyên tắc tôi đã đề cập ở trên không chỉ là nhiệm vụ của một quốc gia nói riêng mà là trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia. Đó là lý do chúng ta đặt tầm quan trọng đặc biệt vào việc xây dựng năng lực đối tác của các bạn bè trong khu vực và tăng cường vai trò hợp tác đa phương và các tổ chức trong vấn đề an ninh châu Á – Thái Bình Dương.

Ngay cả như vậy, chúng tôi nhận ra rằng sự can dự quốc phòng của Mỹ - từ lực lượng được triển khai phía trước tới các cuộc tập trận với các đối tác trong khu vực - sẽ tiếp tục đóng một vai trò không thể thiếu trong sự ổn định của khu vực. Mặc dù hầu hết báo chí ở cả Mỹ và khu vực bị hướng tập trung trong những năm gần đây vào nỗ lực hiện đại hoá sắp xếp căn cứ với các đối tác truyền thống của chúng tôi ở Đông Bắc Á – và cam kết của chúng tôi với những nỗ lực này là chắc chắn – chúng tôi đã tiến hành một số bước tiến tới thiết lập quan một quan điểm quốc phòng trên khắp châu Á – Thái Bình Dương phân bổ địa lý rộng hơn, kiên cường chiến dịch, và bền vững về chính trị. Một quan điểm sẽ duy trì sự hiện diện của chúng tôi ở Đông Bắc Á trong khi tăng cường sự hiện diện của chúng tôi ở Đông Nam Á và tới Ấn Độ Dương.

Ví dụ, tháng 11 năm ngoái, Mỹ và Australia thiết lập một nhóm quan điểm lực lượng có nhiệm vụ mở rộng các cơ hội cho quân đội hai nước để huấn luyện và hoạt động cùng nhau – bao gồm cả việc sắp xếp liên minh cho phép tiến hành các hoạt động quốc phòng kết hoạc và sự dụng chung trang thiết bị.

Cùng nhau, chúng ta sẽ đánh giá một loạt sự lựa chọn, bao gồm:

* Tăng cường sự hiện diện hải quân chung kết hợp và năng lực ứng phó sẵn sàng hơn với các thảm họa nhân đạo;

* Cải thiện trang thiết bị ở Ấn Độ Dương - một khu vực có tầm quan trọng quốc tế ngày càng tăng; và

* Mở rộng diễn tập huấn luyện cho các chiến dịch trên bộ và dưới nước, các hoạt động có thể liên quan tới các đối tác khác trong khu vực.

Ở Singapore, chúng tôi đang tăng cường quan hệ quốc phòng song phương trong phạm vi bối cảnh Thoả thuận Khung Chiến lược và theo đuổi can dự hoạt động hơn – đáng chú ý nhất là việc triển khai tàu chiến Mỹ tới Singapore. Chúng tôi đang kiểm tra các cách khác nhằm tăng cường các cơ hội cho quân đội hai nước để huấn luyện và hoạt động cùng nhau, bao gồm:

* Bố trí trước nguồn tiếp tế để cải thiện ứng phó với thảm hoạ;

*Cải thiện năng lực chỉ huy và kiểm soát; và

* Mở rộng các cơ hội huấn luyện để giúp chuẩn bị cho các lực lượng của chúng tôi với các thách thức mà hai quân đội gặp phải khi hoạt động ở Thái Bình Dương.

Mặc dù chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì và tăng cường sự hiện diện truyền thống của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thông qua những nỗ lực như kể trên, chúng tôi tin rằng sự hiện diện của Mỹ, và tác động và ảnh hưởng đi cùng không nên chỉ được đo đếm bằng những phép tính thông thường, hay “bước chân trên mặt đất”. Trong những năm tới, quân đội Mỹ sẽ tăng cường các chuyến thăm của tàu hải quân, can dự hải quân, và các nỗ lực huấn luyện đa phương với nhiều nước trong khắp khu vực. Những loại hoạt động này không chỉ mở rộng và củng cố thêm các mối quan hệ của chúng tôi với các bạn bè và đồng minh, mà còn giúp xây dựng năng lực đối tác để giải quyết các thách thức khu vực.

Kết hợp lại, tất cả những tiến triển này thể hiện cam kết của Mỹ nhằm duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở châu Á - một sự hiện diện cam kết cho sự ổn định bằng cách hỗ trợ và tái khẳng định với các đồng mình trong khi ngăn ngừa, và nếu cần thiết sẽ đánh bại, những kẻ thù tiềm năng.

Không nghi ngờ gì nữa, duy trì các cam kết và sự hiện diện quân sự hướng về phía trước này là tốn kém, và không thể được gỡ rối từ các cuộc thảo luận rộng hơn về tình thế khó khăn tài chính nói chung và các áp lực lên ngân sách quốc phòng của chúng tôi nói riêng. Tôi biết rằng chủ đề này là sự chú ý hàng đầu của hội nghị này và trong toàn khu vực.

Như tôi đã lưu ý ở phần đầu bài phát biểu của mình, nước Mỹ đang phải đối mặt với các thách thức tài khoá nghiêm trọng trong nước, và ngân sách quốc phòng – thậm chí không phải là nguyên nhân của nỗi đau tài khoá của Mỹ - phải ít nhất là một phần của giải pháp. Lường trước được bối cảnh, tôi đã dành hai năm cuối để vạch ra càng nhiều khoảng trống ngân sách càng tốt bằng cách huỷ bỏ các chương trình vũ khí không cần thiết hoặc gặp vấn đề và cắt các khoản vượt quá trần.

Như tôi đã nói trong một bài phát biểu tuần trước, sau khi loại bỏ các chương trình vũ khí có vấn đề và gây nhiều thắc mắc khỏi ngân sách, chúng tôi vẫn tiếp tục nỗ lực hiện đại hoá chương trình vũ khí mà các lãnh đạo quốc phòng của chúng tôi thấy chắc chắn là then chốt trong tương lai – liên quan tới sự vượt trội và cơ động trên không, tấn công tầm xa, ngăn ngừa hạt nhân, tiếp cận hàng hải, không gian và mạng, tình báo, giám sát và trinh sát. Mặc dù việc xem xét chưa hoàn tất, tôi tin tưởng rằng các chương trình hiện đại hoá còn lại chủ yếu – các hệ thống có tầm quan trọng đặc biệt tới chiến lược quân sự của chúng tôi ở châu Á - sẽ đứng ở hàng đầu hoặc ưu tiên ngân sách quốc phòng của chúng tôi trong tương lai.

Nhiều trong số các chương trình hiện đại hoá chủ yếu này sẽ giải quyết một trong những thách thức an ninh chính mà chúng ta thấy đang hiện ra ở chân trời: Tương lai mà các vũ khí và công nghệ ngăn chặn mới có thể được phát triển để từ chối tiếp cận của các lực lượng Mỹ với các đường biển và đường thông tin chủ chốt.

Hải quân và Không quân Mỹ đã đôi lúc quan tâm tới việc chống tiếp cận và các tình huống từ chối khu vực. Hai lực lượng này đang phối hợp cùng nhau phát triển một khái niệm mới cho các chiến dịch - được gọi là “Cuộc chiến Không - Hải” - để bảo đảm rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục có khả năng di chuyển, triển khai và tấn công ở một khoảng cách cực xa để bảo vệ đồng minh và những lợi ích sống còn của chúng tôi.

Việc tăng cường sự can dự của Mỹ ở châu Á, kết hợp với việc đầu tư vào khả năng liên quan nhất tới việc duy trì an ninh, chủ quyền, và tự do của các đồng minh và các đối tác của chúng tôi trong khu vực, cho thấy Mỹ, như cách diễn đạt, đang đặt “tiền của chúng ta vào miệng của chúng ta” với sự tôn trọng khu vực này của thế giới – và sẽ tiếp tục làm như vậy. Các chương trình này đang đi đúng hướng để phát triển và tiến triển hơn trong tương lai, thậm chí phải đối phạt với những đe doạ mới ở nước ngoài và các thách thức tài khoá trong nước, bảo đảm rằng chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết của mình như một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương thế kỷ 21 - với lực lượng, quan điểm và sự hiện diện phù hợp.

Bây giờ, tôi thừa nhận rằng vẫn còn một số người thiển cận sẽ tranh luận rằng chúng tôi không thể duy trì vai trò của mình ở châu Á – Thái Bình Dương. Có một số tiếng nói bi quan cũng tranh luận rằng những ngày tốt đẹp nhất của nước Mỹ đã trôi qua. Không nghi ngờ gì nữa, các thách thức mà Mỹ đang đối mặt như một quốc gia đang thoái chí. Tuy nhiên, khi tôi kết thúc công việc của mình trong chính phủ, tôi vẫn hoàn toàn lạc quan về các triển vọng của nước Mỹ vì tôi đã tự mình thấy khả năng trụ vững và sự thích ứng của Mỹ trong suốt cuộc đời mình. Thực sự thùng rác của lịch sử đã chứa các tên độc tài và xâm lược, những người đánh giá thấp sự kiên cường, ý chí và sức mạnh nền tảng của nước Mỹ.

Mùa hè 45 năm trước tôi bước bước chân đầu tiên tới Washington để bắt đầu sự nghiệp của mình lúc cao điểm của việc tăng lực lượng Mỹ ở Việt Nam. Những điều chờ đợi phía trước trong thập kỷ đầu tiên của tôi trong chính phủ là:

* Hai vụ ám sát trong nước có hậu quả mang tính lịch sử, với sự rối loạn bạo lực trong nước;

* Việc từ chức trong hổ thẹn của một Tổng thống;

* Một cuộc rút quân tốn kém và vội vàng của lực lượng Mỹ khỏi Việt Nam; và

* Một nền kinh tế bị đập nát bởi lạm phát cao và tỉ lệ lãi suất cao.

Khi tôi kết thúc thập kỷ đầu tiên trong chính phủ vào giữa những năm 1970, nước Mỹ đối mặt với những câu hỏi rõ ràng về vị trí của mình trên thế giới, ở châu Á và các triển vọng thành công tột bậc của Mỹ so với ngày nay. Nhưng chính trong giai đoạn chán nản đó nền móng đã được đặt – thông qua các chính sách mà cả chính quyền của hai đảng chính trị của Mỹ theo đuổi – cho bước ngoặt đáng chú ý của các sự kiện trong các thập kỷ sau đó: chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh với việc tan rã của Liên bang Xô viết, giải phóng hàng trăm triệu người sau tấm màn sắt trên khắp thế giới, và một giai đoạn thịnh vượng toàn cầu đổi mới - với châu Á đang dẫn đường. Và mặc cho các dự đoán trái chiều, sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam đã không chấm dứt sự can dự của chúng tôi ở châu Á – trên thực tế, như tôi đã đề cập ở trên, chúng tôi đã theo đuổi một mối quan hệ mới với Trung Quốc và đã và đang mở rộng quan hệ đối tác quốc phòng của chúng tôi trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam, chưa từng thấy.

Không có cách nào chúng ta có thể dự đoán tương lai, và không có cách nào chúng ta có thể dự đoán tác động của các quyết định chúng ta đưa ra hôm nay tới một hoặc hai thập kỷ tiếp theo. Tôi tin rằng việc chúng tôi làm ở châu Á đang đặt nền móng cho an ninh và thịnh vượng tiếp nối cho nước Mỹ và cho tất cả các nước trong khu vực. Tôi vô cùng phấn khởi đã thấy trong sự nghiệp của mình sự thành quả tốt mà sự can dự của Mỹ ở châu Á mang lại. Và khi tôi rời chính phủ Mỹ, tôi hoàn toàn tin rằng các thế hệ tương lai sẽ có một câu chuyện tương tự để kể về các lợi ích của sức mạnh, sự hiện diện và cam kết của Mỹ ở khu vực này.

Khi nước Mỹ sẵn sàng đi đầu; khi chúng tôi đạt được các cam kết của mình và đứng về phía các đồng minh của mình, ngay cả trong các giai đoạn có vấn đề; khi chúng tôi sẵn sàng với các thách thức hiện tại và ở phía chân trời, và thậm chí xa hơn chân trời và khi chúng tôi sẵn sàng hy sinh và chấp nhận những rủi ro cần thiết để bảo vệ các giá trị và lợi ích của mình – khi đó những điều vĩ đại có thể thành hiện thực, và thành hiện thực với đất nước tôi, khu vực này và thế giới.

Xin cảm ơn.

(Theo QĐND)

Tin đăng lại

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo

Chăm chỉ tập luyện, huấn luyện để làm chủ vũ khí hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc là hình ảnh của Hải quân nhân dân Việt Nam.

> Xuân về trên nhà giàn ở biển Đông

Posted Image

Tập luyện ở Vùng 4 Hải quân

.Posted Image

Biên đội tàu hải quân Việt Nam

.Posted Image

Biên đội tàu tên lửa

.Posted Image

Bộ đội tên lửa Hải quân sẵn sàng chiến đấu.

Posted Image

Posted Image

Tập luyện bảo vệ chủ quyền

.Posted Image

Tàu tên lửa tập luyện bắn đạn thật trên biển.

Posted Image

Nhiệm vụ quan trọng của chiến sĩ Hải quân là huấn luyện làm chủ trang bị hiện đại.

Posted Image

Thủy thủ kiểm tra tàu chuẩn bị đi biển

.Posted Image

Chiến sĩ đảo Trường Sa chắc tay súng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Trọng Thiế

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay