Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Tấn công bằng dao ở Quảng Châu, 6 người bị thương

06/05/2014 13:17 (GMT + 7)

TTO - Sáu hành khách đã bị một nhóm thanh niên cầm dao tấn công ở ga xe lửa Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) vào sáng nay 6-5.

Posted Image

Một người bị thương được đưa ra khỏi hiện trường vụ tấn công khi xe cứu thương chưa đến - Ảnh:weibo.com

Đây là vụ tấn công bằng dao thứ hai nhắm vào dân thường ở các ga xe lửa của Trung Quốc trong vòng một tuần qua.

Nhật báo Quảng Châu cho biết vụ tấn công xảy ra vào lúc 11g sáng theo giờ địa phương (khoảng 10g sáng giờ Việt Nam). Cảnh sát Quảng Châu cho biết tất cả sáu hành khách bị thương đều đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc dẫn lời nhân chứng tại nơi xảy ra vụ tấn công cho biết có bốn người đàn ông đội mũ trắng dùng dao chém loạn xạ vào những hành khách đang đứng chờ ở nhà ga.

Cảnh sát đã nổ súng vào nhóm người này khi họ bất chấp cảnh báo của cảnh sát. Một trong các nghi phạm đã bị bắn chết và một người bị thương bị bắt ngay tại hiện trường, các nghi phạm còn lại đã trốn thoát. Cảnh sát đang tiếp tục điều tra vụ việc và săn lùng các nghi phạm.

Thông tin vụ tấn công nhanh chóng lan truyền trên các mạng xã hội của Trung Quốc khiến cộng đồng dân cư của nước này giận dữ.

Hình ảnh cho thấy một người đàn ông máu chảy ướt cả áo đang được đưa ra khỏi nhà ga trong tình trạng không có cáng cứu thương.

Trong một bức ảnh khác, hàng trăm người đang tụ tập ở sân ga, xung quanh có nhiều cảnh sát và nhân viên y tế đang đưa người bị thương lên xe cấp cứu.

"Quảng Châu đã trở nên mất an ninh. Sắp tới nếu thấy người nào đội mũ trắng tôi sẽ đi đường khác" - một người dân Quảng Châu viết trên mạng Weibo.

Đây là vụ tấn công bằng dao thứ hai nhắm vào dân thường ở các nhà ga xe lửa của Trung Quốc trong vòng một tuần qua. Trước đó, vụ tấn công khủng bố bằng dao và chất nổ ở nhà ga phía nam Urumqi hôm 30-4 làm 1 hành khách thiệt mạng và 79 người bị thương, hai kẻ thực hiện vụ khủng bố này đã thiệt mạng ngay trong các vụ nổ.

Gần hai tháng trước, một vụ tấn công bằng dao ở ga xe lửa Côn Minh, tỉnh Vân Nam đã làm 29 người thiệt mạng và 143 người bị thương. Nhà chức trách Trung Quốc khẳng định các cuộc tấn công trên là do các phần tử cực đoan ở Tân Cương thực hiện.

MỸ LOAN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ta bức địch bỏ vị trí bắc sân bay Mường Thanh thế nào?

Diện Hứa (sưu tầm)

06/05/14 07:12

(GDVN) -Bài báo được viết 60 năm trước, nói về trận chiến quyết liệt giữa ta và địch để giành lấy vị trí chiến lược, quan trọng bậc nhất ở cứ điểm Điện Biên...

Đó là bài báo số 143, ngày 19/4/1954, của báo "Quân đội nhân dân". Nhân kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, xin trích lại bài báo để độc giả hiểu thêm về chiến lược của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiêu diệt 1 đại đội và 2 trung đội địch, một tăng 18 tấn, đánh chiếm một nửa sân bay về phía bắc. Trận địa ta đã xuyên qua sân bay Mường Thanh.

Cuộc bao vây kiên trì và ác liệt

Vị trí Bắc sân bay Mường-thanh là một trong những cứ điểm quan trọng địch dùng để bảo vệ sân bay. Chúng đóng ở đây gần một đại đội và một trung đội lê dương, một trung đội ngụy dù. Quân ta đã một lần tiêu diệt vị trí này, vì sự quan trọng của nó nên địch đã liều chết phản kích chiếm lại, ngày đêm ra sức củng cố công sự.

Posted Image

Trận địa phòng không 12,7mm tại Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu).

Quân ta ngày đêm kiên trì bao vây chặt vị trí. Địch gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dầu vị trí chỉ cách Mường-thanh một cây số rưỡi, bọn chỉ huy địch đã phải huy động tới 2 đại đội có 2 tăng yểm hộ để mang có 25 thùng nước và đồ hộp cho bọn bị vây trong vị trí. Chúng đã bị bắn chết 25 tên.

Luôn trong 4 ngày (13 đến 16/4) quân ta từ phía Tây và phía Đông sân bay giáp bờ sông Mường-thanh phát triển dần trận địa ra sân bay. Địch luôn luôn điều động quân, nhất là ban đêm ra phá trận địa. Ta càng tiến sát vào sân bay, cuộc giao chiến càng kịch liệt, sinh lực địch bị sát thương một số khá lớn. Đêm 16/4, trận địa ta đã từ Đông thông suốt sang phía Tây; nhiều giao thông hào chiến đấu của ta đã gặp nhau ở giữa sân bay, cắt cả phía bắc sân bay thành từng mảnh, thực tế biến khẩu hiệu: "thọc sâu vào dạ dày địch" thành "cắt đứt dạ dày địch".

Cuộc đánh quân tiếp viện

Trước nguy cơ bị tiêu diệt, bọn địch ở phía Bắc sân bay định bí mật rút vào hồi 3h sáng ngày 18/4, đồng thời ở Mường-thanh địch cũng cho tiếp viện lên đón. Quân ta lập tức chặn đánh. Địch cuống cuồng chạy dồn sang phía Đông liền bị pháo ta bắn chặn, lại xô nhau chạy dạt về phía Tây. Bọn địch đã thoát ly công sự chạy tóe vào trận địa chặn viện của ta lại bị các cỡ hỏa lực ta quật chết và bị thương một số lớn. Bọn sống xót lại chạy vào đồn. Quân ta bao vây chặt.

Địch ở Mường-thanh cho 2 đại đội và 3 xe tăng lên đón bọn ở vị trí rút lui, chúng bị đánh lui. Trọng pháo ta liền bắn chết và bị trọng thương một số lớn. Một tăng 18 tấn bị bắn hỏng.

Đến 6 giờ 30 sáng, bọn chỉ huy ở Mường-thanh lại tăng thêm một đại đội nữa cho toán quân cứu viện. Bọn trong đồn liều chết chạy ra. Quân ta liền đột nhập vào đồn. Địch tiến thoái lưỡng nan: Lui về đồn cũng bị đánh, chạy về Mường-thanh cũng bị đánh nên rất rối loạn bị ta tiêu diệt một số lớn và bắt sống một số. Bọn viện binh ở Mường-thanh lên bốn đợt tất cả xong cũng bị đánh lui và thiệt hại. Trọng pháo ta lại bắn chúng chết và bị thương một số. Chúng bỏ chạy tán loạn về Mường-thanh. Đến 8 giờ sáng 18-4, quân ta hoàn toàn làm chủ đồn. Xác địch ngổn ngang tại trận địa.

Kết quả trận đánh và bài học lớn

Đây là một trận thắng quan trọng. Gần hết một đại đội và một trung đội lê dương (1/2REI) cùng một trung đội dù ngụy (5BPVN) bị diệt. Nếu tính cả bọn viện binh địch bị chết và bị thương vì pháo ta và bọn ra phá trận địa ta từ phía Đông trong các trận ngày 13, 14, 15 thì tổng số địch chết và bị thương đến 500 tên.

Quân ta đã chiếm được một cứ điểm quan trọng, chiếm được một nửa sân bay về phía Bắc. Trận địa ta cũng tiến thêm được 700 thước về phía Mường-thanh. Bài học tiêu diệt vị trí Bắc sân bay Mường-thanh đã cho ta thấy:

1- Chủ trương ngày càng thắt chặt trận địa tiến công và bao vây địch là rất đúng.

Trận địa ta càng tiến gần địch, càng phải đánh nhiều cuộc phản kích gay go của địch, nhưng đồng thời cũng tạo cho chúng ta nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt giặc.

2- Chủ trương đánh lấn và tinh thần kiên trì chiến đấu cũng rất đúng. Các đơn vị đã kiên trì chiến đấu quanh vị trí Bắc sân bay đều có công.

Sau chiến thắng này, quân ta lại có lợi thế hơn trước. Chúng ta cần:

1- Ra sức củng cố và phát triển trận địa

2- Ra sức hoạt động nhỏ để sát thương nhiều địch

3- Ra sức bắn phá máy bay triệt đường tiếp tế và tiếp viện của địch.

4- Ra sức đoạt nhiều dù tiếp tế của địch, gây cho chúng thêm nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm nhiều địch hơn nữa.

Bài viết này lấy nguồn từ cuốn sách "Tòa soạn Tiền Phương trong rừng Mường Phăng", nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính thức ký hiệp định về hạt nhân Việt Nam-Hoa Kỳ

Thứ Tư, 07/05/2014 - 06:02

Ngày 6/5/2014, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã ký chính thức Hiệp định hợp tác giữa hai quốc gia về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123).

Posted Image

Hiệp định 123 là cơ sở để Việt Nam tiếp cận công nghệ hạt nhân tiên tiến từ Hoa Kỳ. (Ảnh: Mai Hà/Vietnam+)

Việc ký kết được sự ủy quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Barack Obama.

Trước đó, hiệp định này đã được ký tắt giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry vào ngày 10/10/2013 tại Brunei trong khuôn khổ của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 23.

Hiệp định 123 được ký kết trên tinh thần của Mục 123 về “Hợp tác với các quốc gia khác” trong Luật Năng lượng nguyên tử năm 1954 của Hoa Kỳ nhằm điều chỉnh các giao dịch thương mại trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và tạo khung pháp lý để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác Hoa Kỳ trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử, đặc biệt trong phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.

Hiệp định này là cơ sở để Việt Nam có thể tiếp nhận công nghệ hạt nhân tiên tiến, hiện đại trực tiếp hoặc có nguồn gốc từ Hoa Kỳ cho các dự án điện hạt nhân của Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Quân nhận định, việc ký Hiệp định đánh dấu bước tiến quan trọng về sự tin cậy trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Bên cạnh đó, Hiệp định sẽ mở ra những triển vọng to lớn cho cả hai bên trong việc thúc đẩy những dự án hợp tác cụ thể về ứng dụng bức xạ cũng như phát triển điện hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước.

Phạm vi hợp tác của Hiệp định gồm phát triển việc sử dụng năng lượng hạt nhân; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lò phản ứng hạt nhân dân sự, quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng; đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng đồng vị phóng xạ trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế và môi trường; bảo vệ bức xạ, quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu đã qua sử dụng; an toàn, an ninh, thanh sát và không phổ biến hạt nhân.

Hiệp định cũng quy định chỉ chuyển giao nhiên liệu urani có độ giàu thấp và các vật liệu, thiết bị được chuyển giao để thực hiện các ứng dụng theo khuôn khổ của Hiệp định. Hiệp định có hiệu lực 30 năm, có hiệu lực với mỗi giai đoạn là 5 năm và có thể được sửa đổi khi có thỏa thuận giữa hai bên thông qua đường ngoại giao.

Theo Trung Hiền

VietnamPlus/TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc tuyên bố mất tích tàu cá (đánh bắt trái phép) ở Trường Sa

Nguyễn Hường

07/05/14 13:46

(GDVN)- Những người có vũ trang đã nhảy lên tàu cá Trung Quốc, bắn 4, 5 phát súng chỉ thiên sau đó nắm quyền kiểm soát con tàu.

Tân Hoa Xã ngày 7/5 đưa tin, một nhóm người đàn ông có vũ trang đã bắt giữ một tàu cá Trung Quốc khi đang đánh bắt (bất hợp pháp) ở Biển Đông.

Posted Image

Tàu cá Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hình minh họa.

Bản tin trên Tân Hoa Xã cho biết 11 ngư dân trên tàu cá Trung Quốc Quỳnh Quỳnh Hải 09.603 đang đánh bắt (bất hợp pháp) trên khu vực bãi Trăng Khuyết (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) khoảng 10 giờ sáng hôm qua thì bị những người đàn ông có vũ trang bắt giữ.

Những người có vũ trang đã nhảy lên tàu cá Trung Quốc, bắn 4, 5 phát súng chỉ thiên sau đó nắm quyền kiểm soát con tàu. Một tàu cá Trung Quốc khác đang hoạt động gần đó, Quỳnh Quỳnh Hải 03.168 đã trốn thoát.

Hiện phía Trung Quốc chưa thể nối lại liên lạc với tàu cá trên. Số phận của 11 ngư dân trên tàu cá bị bắt giữ vẫn chưa rõ. Chính quyền Trung Quốc đã điều 2 tàu tìm kiếm chiếc tàu các mất tích, nhưng vẫn chưa thấy tung tích của nó. Tàu cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Bãi Trăng Khuyết là một rạn san hô vòng thuộc phía Đông quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, tuy nhiển cả Trung Quốc, Đài Loan và Philippines đang nhảy vào tranh chấp.

Trong khi Trung Quốc kéo dàn khoan HD 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam gây căng thẳng trên Biển Đông, những thông tin không rõ thực hư như vậy cần hết sức cảnh giác, tránh để Trung Quốc lợi dụng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu Trung Quốc đâm rách 8 tàu cảnh sát biển Việt Nam

Thứ Tư, 07/05/2014 - 17:02

(Dân trí) - Tại cuộc họp báo quốc tế chiều nay ở Hà Nội, các quan chức Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã đưa giàn khoan khủng HD 981 cùng 80 tàu vào thềm lục địa Việt Nam và tàu Trung Quốc đã ngang ngược đâm tàu Việt Nam khi các tàu làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Học giả Trung Quốc phản đối chuyện giàn khoan

Mỹ điều tra việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam

Posted Image

Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc

Vào 16h chiều nay 7/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam kết hợp với các ban, ngành liên quan đã tổ chức cuộc họp báo quốc tế về động thái Trung Quốc mới đây đã đưa giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa Việt Nam. Cuộc họp báo có sự tham dự của ông Lê Hải Bình, Quyền vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và ông Ngô Mai Thịnh, đại diện Cục Kiểm Ngư, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và đông đảo các phóng viên báo chí trong và ngoài nước.

Tại cuộc họp báo quốc tế diễn ra tại Hà Nội vào chiều nay 7/5, ông Ngô Ngọc Thu, phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD981 cùng 80 tàu hộ tống các loại, trong đó có 7 tàu quân sự, vào thềm lục địa Việt Nam. Và giàn khoan HD 981 đã được định vị và khoan thăm dò tại khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam.

Cũng tại cuộc họp báo, các quan chức Việt Nam đã công bố đoạn clip cho thấy Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 tại tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, thuộc thềm lục Việt Nam. Các tàu hộ tống giàn khoan của Trung Quốc đã ngang ngược đâm tàu kiểm ngư của Việt Nam khi các tàu đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Theo đại diện của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, 8 tàu kiểm ngư Việt Nam đã bị hư hại trong vụ việc nhưng không có thiệt hại về người.

Ông Ngô Mai Thịnh, đại diện Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết phía Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc đền bù thiệt hại gây ra đối với các tàu của Việt Nam.

Trong khi đó, ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia cho biết, con số 80 tàu Trung Quốc đưa đến thềm lục địa Việt Nam là tính đến 12h trưa nay 7/5 và số lượng này có vẻ đang gia tăng. Ông cũng nhận định tình hình hiện nay rất căng thẳng.

Trước đó vào ngày 2/5, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc ngang nhiên thông báo đã đưa giàn khoản Hải Dương 981 (HD-981) vào định vị khoan tại tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 15/8/2014, vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Chiều 06/5/2014, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì về việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu của Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 01/5/2014 đến nay. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam.

“Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này”, thông cáo của Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Trước đó ngày 3/5, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng đã lên tiếng phản đối động thái của phía Trung Quốc và nêu rõ: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối".

Ngày 4/5/2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc dừng ngay các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

*Tiếp tục cập nhật

Nam Hằng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu, máy bay hộ tống giàn khoan Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam

Thứ Tư, 07/05/2014 - 17:02

(Dân trí) - Tại cuộc họp báo quốc tế chiều nay ở Hà Nội, các quan chức Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã đưa giàn khoan khủng HD 981 cùng 80 tàu và hàng chục tốp máy bay vào thềm lục địa Việt Nam và tàu Trung Quốc đã ngang ngược đâm rách 8 tàu Việt Nam khi các tàu làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Posted Image

Cuộc họp báo quốc tế về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam vào chiều nay 7/5 tại Nhà khách Chính phủ số 12 Ngô Quyền.

Vào 16h chiều nay 7/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam kết hợp với các ban, ngành liên quan đã tổ chức cuộc họp báo quốc tế về động thái Trung Quốc mới đây đã đưa giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa Việt Nam. Cuộc họp báo có sự tham dự của ông Lê Hải Bình, Quyền vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và ông Ngô Mai Thịnh, đại diện Cục Kiểm Ngư, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và đông đảo các phóng viên báo chí trong và ngoài nước.

Tại cuộc họp báo quốc tế diễn ra tại Hà Nội vào chiều nay 7/5, ông Ngô Ngọc Thu, phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD981 cùng 80 tàu hộ tống các loại, trong đó có 7 tàu quân sự, vào thềm lục địa Việt Nam. Và giàn khoan HD 981 đã được định vị và khoan thăm dò tại khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam.

Cũng tại cuộc họp báo, các quan chức Việt Nam đã công bố đoạn clip cho thấy Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 tại tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, thuộc thềm lục Việt Nam. Các tàu hộ tống giàn khoan của Trung Quốc đã ngang ngược đâm tàu kiểm ngư của Việt Nam khi các tàu đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Theo ông Thu, lực lượng tham gia bảo vệ giàn khoan HD981 trong các ngày 02, 03/5 có khoảng 40 tàu các loại. Nhưng đến 12h00 ngày hôm nay 7/5, Trung Quốc đã huy động, lúc cao nhất 80 tàu các loại, trong đó có 07 tàu quân sự gồm: Tàu Hộ vệ Tên lửa 534 và tàu Tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh số hiệu 753; cùng 33 tàu Hải Cảnh, Hải Giám, Ngư chính; và các tàu vận tải, tàu cá. Ngoài ra hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào cách đảo Lý Sơn từ 50 – 60 hải lý.

Khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ra kiểm tra, ngăn chặn việc xâm phạm trái phép của giàn khoan HD981, các tàu bảo vệ của Trung Quốc, được sự yểm trợ của máy bay, có hành động hung hăng, chủ động đâm thẳng vào các tàu, dùng vòi rồng có công suất lớn phun nước vào các tàu của Việt Nam nhằm làm hư hỏng tàu thuyền và các trang thiết bị trên tàu, gây thương tích cho thủy thủ trên tàu. Cụ thể Lúc 08 giờ 10 phút này 03/5, tại tọa độ 15031’ N– 111002’E (cách giàn khoan HD981 khoảng 10 hải lý) tàu Hải Cảnh 44044 chủ động đâm thẳng vào mạn phải tàu CSB4033, hậu quả làm cho tàu 4033 bị rách mạn phải chiều dài 3 mét, rộng 01 mét, làm hư hỏng máy phải và các trang thiết bị khác(mời quý vị xem hình ảnh trên màn hình).

Lúc 08 giờ 30 phút ngày 04/5: Tàu Hải Cảnh 44103 chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu CSB2012; do tàu 2012 đã tăng tốc vòng tránh, nên vết đâm chỉ bị ở chính góc đuôi tàu mạn phải diện tích khoảng 1m2, làm hư hỏng một số trang thiết bị khác trên tàu.

Posted Image

Hình ảnh trong clip được công bố tại cuộc họp báo.

Ngoài các tàu Cảnh sát biển thì các tàu Trung Quốc còn chủ động đâm va, phun nước vào hàng chục tàu Kiểm ngư và các tàu thực thi pháp luật khác của Việt nam. Hậu quả làm hư hỏng các trang thiết bị trên tàu và làm bị thương cho một số thủy thủ Việt Nam.

Lúc 12.00 ngày hôm nay tàu Hải cảnh 3411 tiếp tục có hành động đâm vào tàu CSB8003. Trung Quốc sử dụng đồng thời máy bay số hiệu 8321 bay trên không phận tàu CSB8003, nhằm uy hiếp các tàu Việt Nam.

Đối với các tàu Trung Quốc được trang bị vũ khí đều mở bạt che súng, pháo để sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào, gây nên tình trạng hết sức căng thẳng trên thực địa.

Ông Thu cho biết, trước tình hình trên, phía Việt Nam đã có mặt kịp thời tại hiện trường, tiến hành thực hiện quyền kiểm tra, ngăn chặn hành động xâm phạm trái phép của giàn khoan và lực lượng tàu bảo vệ của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam. Phát tín hiệu yêu cầu giàn khoan và các tàu của Trung Quốc rời khỏi vùng biển của Việt Nam. Trong quá trình thực thi pháp luật trên biển, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã kiên trì, kiềm chế trước hành động hung hăng, ngang ngược của các tàu Trung Quốc. Tới đây,lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp tục đấu tranh kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại Quần đảo Hoàng Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Ông Thu khẳng định giàn khoan HD981 và các tàu của Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam và hành động hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc đối với các tàu Việt Nam là việc làm vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam và luật pháp Quốc tế, vi phạm thỏa thuận giải quyết các vấn đề trên Biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC).

Ông Ngô Mai Thịnh, đại diện Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết phía Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc đền bù thiệt hại gây ra đối với các tàu của Việt Nam.

Trong khi đó, ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia cho biết, con số 80 tàu Trung Quốc đưa đến thềm lục địa Việt Nam là tính đến 12h trưa nay 7/5 và số lượng này có vẻ đang gia tăng. Ông cũng nhận định tình hình hiện nay rất căng thẳng.

Posted Image

Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc

Trước đó vào ngày 2/5, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc ngang nhiên thông báo đã đưa giàn khoản Hải Dương 981 (HD-981) vào định vị khoan tại tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 15/8/2014, vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Chiều 06/5/2014, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì về việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu của Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 01/5/2014 đến nay. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam.

“Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này”, thông cáo của Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Trước đó ngày 3/5, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng đã lên tiếng phản đối động thái của phía Trung Quốc và nêu rõ: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối".

Ngày 4/5/2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc dừng ngay các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

*Tiếp tục cập nhật

Nhóm PV

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu Trung Quốc hung hăng đâm thẳng vào tàu Việt Nam

07/05/2014 16:30

(TNO) 16 giờ chiều nay, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam.

Ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao cho biết, ngay sau khi có tin Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng thềm lục địa Việt Nam, chúng ta đã có 8 cuộc làm việc với Trung Quốc, 6 cuộc gặp trực tiếp tại Hà Nội và Bắc Kinh. Trong các cuộc làm việc này, Việt Nam đã khẳng định Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng tuyên bố DOC, Việt Nam kiên quyết phản đối các việc làm này của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao đã triệu Đại biện sứ quán Trung Quốc lên trao công hàm phản đối, yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan và tàu hộ vệ khỏi vùng biển Việt Nam.

Ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cho biết, Trung Quốc đã đưa đến hiện trường 80 tàu các loại tham gia bảo vệ, phục vụ hoạt động giàn khoan HD 981, trong đó có 7 tàu quân sự đã nắm và ghi rõ số hiệu 2 tàu, tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tấn công nhanh 733 cùng các tàu hải giám, hải cảnh, ngư chính, tàu cá, tàu phục vụ khác.

Posted Image

Ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển - Ảnh: Lê Quân

Dùng máy bay hỗ trợ tàu để đâm thẳng vào tàu Việt Nam

Hành động của Trung Quốc trên thực địa, khi các tàu của Việt Nam ra tiến hành kiểm tra, ngăn chặn hoạt động trái phép của giàn khoan, tàu Trung Quốc với sự hỗ trợ của máy bay đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng công suất lớn nhắm thẳng vào tàu Việt Nam, khiến tàu bị hư hỏng thiết bị, gây thương tích cho các kiểm ngư viên.

Tàu Trung Quốc đã chủ động đâm vào tàu Việt Nam, gây hỏng hóc nhiều nhưng lực lượng phía Việt Nam vẫn kiên trì kiềm chế. Tuy nhiên, mọi sự kiềm chế vẫn có giới hạn, nếu tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục đâm vào tàu Việt Nam, chúng tôi sẽ buộc phải tự vệ, đâm trở lại

8 giờ 10 phút ngày 3.5, tàu hải cảnh 044 đã chủ động đâm thẳng vào mạn phải tàu cảnh sát biển 4033, cách vị trí giàn khoan khoảng 10 hải lý, làm hư hỏng máy phải và trang thiết bị, rách 1 vết dài 3m rộng 1m. 8 giờ 3 phút ngày 4.5, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm thẳng vào tàu CSB 2012, do tàu 2012 tăng tốc vòng tránh nên vết đâm rộng 1m.

Ngoài các tàu cảnh sát biển bị các tàu Trung Quốc chủ động đâm vào, thì Trung Quốc đã chủ động đâm, bắn nước vào hàng loạt tàu của Việt Nam, làm hư hỏng và bị thương một số kiểm ngư viên.

Đến 12 giờ hôm nay, tàu hải cảnh 2411 đâm thảng vào cảnh sát biển 8003, trong lúc đó, 1 máy bay số 8321 bay độ cao thấp ngay trên tàu 8003 trực tiếp uy hiếp các tàu của Việt Nam. Với các tàu của Trung Quốc được trang bị vũ khí, đều được mở bạt ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao bất cứ lúc nào, gây căng thẳng hết sức trên thực địa.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Tàu Trung Quốc húc và bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam - Ảnh chụp tại hiện trường

Posted Image

Kiểm ngư viên bị thương do tàu của Trung Quốc gây ra

Sau khi nắm được tin và di chuyển, vị trí dự kiến đặt, lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam đã có mặt kịp thời ngăn chặn, phát tín hiệu yêu cầu giàn khoan và các tàu của Trung Quốc rời khởi vùng biển Việt Nam. Lực lượng Việt Nam đã thể hiện kiên trì, kiềm chế trước sự hung hăng, ngang ngược của tàu Trung Quốc.

Việt Nam không sử dụng tàu quân sự vào các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh.

Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Các hoạt động xâm phạm của Trung Quốc nằm trên tuyến hàng hải đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe dọa đến an ninh hàng hải, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các quốc gia khác, gây mất lòng tin của nhân dân thế giới với Trung Quốc.

Phóng viên hãng AP: Có người chết trong các vụ va chạm giữa lực lượng các tàu của 2 nước?

Ông Ngô Ngọc Thu: Chưa có ai bị chết, có 6 kiểm ngư viên của Việt Nam bị mảnh kính văng vào, bị thương phần mềm.

Như quý vị đã xem, tàu Trung Quốc đã chủ động đâm vào tàu Việt Nam, gây hỏng hóc nhiều nhưng lực lượng phía Việt Nam vẫn kiên trì kiềm chế. Tuy nhiên, mọi sự kiềm chế vẫn có giới hạn, nếu tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục đâm vào tàu Việt Nam, chúng tôi sẽ buộc phải tự vệ, đâm trở lại.

Phóng viên hãng AFP: Việt Nam đã khống chế ngư dân nào của Trung Quốc tại vùng biển Trung Quốc đưa giàn khoan vào?

Ông Ngô Ngọc Thu: Đến nay, phía Việt Nam chưa khống chế bất cứ người nào tại vùng biển có nhiều tàu Trung Quốc đang xâm phạm trái phép.

VietnamNet: Tại sao chưa sử dụng điện đàm đường dây nóng giữa hai nước? Kịch bản phản ứng trong trường hợp xấu nhất như cắt đứt quan hệ ngoại giao hay dùng vũ lực?

Ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới: Chúng ta đã sử dụng đường dây nóng giữa Bộ ngoại giao hai nước, cấp Phó thủ tướng và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc. Đã đề nghị sử dụng điện đàm cấp cao, đang chờ đợi trả lời của Trung Quôc.

Hành động của Trung Quốc đe dọa an ninh hàng hải biển Đông, ta đã thông báo với các nước Asean và các nước liên quan có lợi ích ở khu vực này. Khi tiếp xúc, hầu hết các nước đều lo ngại về hành động này của Trung Quốc.

Vấn đề chủ quyền rất thiêng liêng, chúng ta sẽ kiên trì các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Hãng NHK: Phía Trung Quốc đã thực sự khoan thăm dò dưới đáy biển Việt Nam chưa? Nếu Trung Quốc không rút giàn khoan thì Việt Nam có hành động gì tiếp theo?

Ông Ngô Ngọc Thu: Đến thời điểm này, giàn khoan 981 đã được định vị như bản đồ. Sau định vị thì giàn khoan đang tiến hành tác nghiệp chuẩn bị để tiến tới khoan thăm dò.

Ông Trần Duy Hải: Như đã khẳng định, Việt Nam chủ trương các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp liên quan. Sắp tới vẫn tiếp tục kiên trì trao đổi với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề trên biển Đông. Sử dụng các biện pháp hòa bình theo công ước quốc tế để bảo vệ.

Báo Lao động: Động thái của Trung Quốc đã bị cộng đồng quốc tế lên án, đây là hành động khiêu khích và gây hấn, chúng ta khẳng định kiên trì theo đuổi các biện pháp ngoại giao nhưng dư luận cho rằng Việt Nam đang nhịn khiến Trung Quốc càng lấn tới?

Ông Trần Duy Hải: Việt Nam là nước ưa chuộng hòa bình vì chúng ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh, kiên trì biện pháp hòa bình. Tôi đã nói nhiều lần chủ quyền lãnh thổ rất thiêng liêng, sẽ sử dụng các biện pháp được quy định của Hiến chương Liên hợp quốc.

Báo Thanh Niên: Trong cuộc điện đàm với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, ông Dương Khiết Trì đã trả lời thế nào với khẳng định chủ quyền và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan? Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã có kế hoạch ứng phó thế nào nếu Trung Quốc đưa giàn khoan ra các vùng biển PVN đang tiến hành khai thác?

Ông Trần Duy Hải: Trong cuộc điện đàm với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, phía Trung Quốc nhắc lại lập trường Trung Quốc trên biển Đông, cho rằng khu vực giàn khoan 981 đang hoạt động thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Nhưng Phó thủ tướng đã bác bỏ quan điểm của Trung Quốc và khẳng định quyền chủ quyền của chúng ta với Hoàng Sa. Phó Tthủ tướng nhấn mạnh hoạt động của giàn khoan 981 xâm phạm các vùng biển của Việt Nam và Việt Nam sẽ kiên quyết phản đối.

Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia: Khu vực này chưa có phát hiện thương mại nào có thể khai thác dầu khí, đây là lần đầu tiên có hoạt động thăm dò dầu khí. PVN đã nhiều lần tiến hành thăm dò nhưng chưa khoan. PVN đã gửi thư cho Chủ tịch và Tổng giám đốc CNOOC phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt. Về tương lai, Trung Quốc có thể tiếp cận và khoan tại các khu vực PVN đang thăm dò khai thác dầu khí, các vị trí này đang nằm sâu trong thềm lục địa, tôi tin rằng các cơ quan chức năng sẽ không cho phép Trung Quốc tiến vào thăm dò, khai thác trong bất kỳ trường hợp nào.

Lê Quân - Mai Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc cố tình đâm và phun vòi rồng vào tàu của Việt Nam

Đăng: 07/05/2014 20:11

Đây là thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông do Bộ Ngoại giao VN tổ chức vào 16 giờ chiều nay, 7-5

Xem video tại đây:

http://tv.nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/trung-quoc-co-tinh-dam-va-phun-voi-rong-vao-tau-cua-viet-nam-3655.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ VN mình nên mua mấy cái tầu phá băng của Liên Xô về đâm nhau với khựa cho vui, không thì cheo toàn thuốc nổ bên tầu, cho nó đâm thì cùng nhau chết cả cho vui, hihi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả Trung Quốc:

'Cần tôn trọng thềm lục địa của các nước'

Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu Trung Quốc về biển và luật biển, nói rằng Trung Quốc cần tuân thủ Công ước về Luật biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong việc di dời giàn khoan trên Biển Đông.

Posted Image

Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, 68 tuổi, cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc. Ảnh: Blog.sina.

Trong bài viết đăng trên blog cá nhân tối qua, học giả Lý Lệnh Hoa cho biết phóng viên của Hoàn cầu Thời báo, phụ san của báo đảng Trung Quốc, gọi điện phỏng vấn ông về cách nhìn nhận tình hình ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông hiện nay.

Ông Lý sau đó chia sẻ thẳng thẳn quan điểm của mình với phóng viên. "Trung Quốc là quốc gia tham gia ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Do đó, Trung Quốc cần tuân thủ theo điều 74 và điều 83 của Công ước, cần tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển", vị học giả thuật lại trên blog cá nhân.

Ông Lý còn khẳng định rằng đây là quan điểm xuyên suốt của ông, được trình bày ở nhiều bài viết là diễn đàn khác nhau, hy vọng phóng viên có thể xem và tiếp tục trao đổi sâu hơn về quan điểm này.

Posted Image

Giàn khoan HD-981 của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Ảnh: AP

Nhận định của cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Tổng công ty Dầu khí Hải Dương nước này (CNOOC) hồi đầu tháng đưa giàn khoan HD-981 vào định vị khoan tại vị trí tọa độ 15o29'58" vĩ Bắc – 111o12'06" kinh Đông. Hà Nội khẳng định vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gọi động thái của Bắc Kinh là bất hợp pháp và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, trong cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ông cho biết Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, Việt Nam cũng luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác.

Như Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lẽ nào những “chữ vàng” về hữu nghị chỉ còn là hình thức?

Thứ Năm, 08/05/2014 - 05:36

(Dân trí) - Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD – 981 và nhiều tàu của Trung Quốc vào hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam ngày 1.5.2014 đến nay đã gây phản ứng bất đồng không chỉ từ Việt Nam mà của cộng đồng quốc tế.

Posted Image

Về phía Việt Nam, các cơ quan của Bộ Ngoại giao đã phản đối bằng các hoạt động chính thức, kiên quyết, thẳng thắn, trên cơ sở pháp luật quốc tế và thiện chí hòa bình, hữu nghị đối với Trung Quốc.

Thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ nhất là: “Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này”.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng gửi thư đến Tổng giám đốc của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc với nội dung phản đối hành động xâm lấn và yêu cầu dừng ngay hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD – 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, ngoài những nội dung phản đối hành động của Trung Quốc, Phó Thủ tướng cho rằng, việc làm này ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam

Hành động của Trung Quốc lần này đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982.

Không như những vụ cắt cáp tàu thăm dò dầu khí, rượt đuổi ngư dân, xua tàu cá vào khai thác tại vùng biển Việt Nam, lần này họ đặt giàn khoan khổng lồ trong khu vực thuộc thềm lục địa của Việt Nam. Họ đã không phải vào vườn mà vào đến tận thềm nhà của Việt Nam để tự tung, tự tác.

Nghiêm trọng hơn, trong cuộc họp báo quốc tế diễn ra tại Hà Nội chiều ngày 7/5 , vị đại diện Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam còn cho biết các tàu hộ tống giàn khoan của Trung Quốc đã ngang ngược đâm vào tàu kiểm ngư của Việt Nam khi các tàu đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, làm hư hại 8 tàu kiểm ngư Việt Nam.

Cho nên, không chỉ các cơ quan, tổ chức trong nước lên tiếng cực lực phản đối, mà cộng đồng quốc tế cũng không thể ngồi yên đứng nhìn.

Hòa bình và ổn định là những giá trị mà nhân loại đang hướng tới, các nước trong khu vực cũng mong muốn giải quyết các xung đột bằng đối thoại, hợp tác. Trung Quốc cũng từng tuyên bố như vậy, nhưng hành động đã phản bội lại các cam kết cũng như tình hữu nghị giữa hai nước. Chính vì vậy, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã nói đến “sự tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam”.

Thiện chí của Việt Nam được thể hiện qua nhiều lần giải quyết các vụ xung đột xảy ra trên biển Đông và Việt Nam kiên quyết giữ vững lập trường về hòa bình và ổn định. Về phía nhân dân Việt Nam rất phẫn nộ trước hành động leo thang nghiêm trọng này của Trung Quốc.

Trên báo điện tử Dân trí, nhiều bạn đọc đã phản đối hành động này của Trung Quốc và bày tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Bạn Nguyễn Duy Dũng (duydunglaocai@yhaoo.com.vn) viết: “Là người được cầm súng đối diện trực tiếp với quân đội Trung Quốc từ tháng 02/1979, nhìn các thị xã trên biên giới phía Bắc bị quân đội Trung Quốc tàn phá, song tôi vẫn muốn là bạn với nhân dân Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hãy nghĩ đến tình cảm anh em giữa hai nước, tình đồng chí trong gian khổ kháng chiến, tình láng giếng hữu nghị… Chớ vì một chút lợi ích kinh tế mà làm mất tất cả nhưng gì tốt đẹp đã có giữa hai dân tộc. Người Việt Nam sẽ có đủ lòng kiên trì và dũng cảm”.

Ngay tại Trung Quốc, nhiều nhà khoa học và học giả có úy tín đã lên tiếng phản đối việc đặt giàn khoan này. Trong blog cá nhân 163.com lúc 21 giờ 37 phút ngày 6-5, học giả Lý Lệnh Hoa cho biết nội dung trả lời phóng viên Hoàn Cầu Thời báo khi họ gọi điện hỏi ông về cách nhìn nhận tình hình tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam: Là một trong những nước ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, Trung Quốc nên tuân theo điều thứ 74 và 83 của công ước này, phải tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước ven biển xung quanh.

Phía Trung Quốc cần phải rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nếu không thì mọi lời nói tốt đẹp, những chữ vàng chữ bạc về tình hữu nghị chỉ là hình thức.

Lê Chân Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nhật: Trung Quốc hung hăng gây căng thẳng trong khu vực

08/05/2014 11:30 (GMT + 7)

TTO - Báo Wall Street Journal hôm 7-5 dẫn lời thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ châu Âu cho rằng những căng thẳng đang diễn ra ở biển Đông là do Trung Quốc đơn phương dùng vũ lực gây ra.

Posted Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang phát biểu ở trụ sở của NATO tại Brussel - Ảnh:Reuters

Tại trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels, ông Abe cho rằng tình hình biển Đông ngày càng căng thẳng, xuất phát từ những tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc buộc các nước trong khu vực phải tăng cường cảnh giác trước mọi động thái của nước này. Thủ tướng Abe nhấn mạnh, với vai trò là một nước lớn và có trách nhiệm trong khu vực, Nhật Bản sẽ tiếp tục kềm chế. Song, Nhật Bản sẽ làm theo luật và bảo vệ trật tự trên biển, bao gồm cả tự do hàng hải lẫn tự do trên không.

Ông cho rằng Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh ở biển Hoa Đông và biển Đông có thể gây ra những căng thẳng mới trong thời hậu chiến tranh lạnh.

“Chúng tôi không chấp nhận việc dùng vũ lực và áp bức nhằm làm thay đổi hiện trạng của khu vực”- ông Abe nói.

Ngày 7-5, chánh văn phòng nội các Nhật Bản, Yoshihide Suga cho biết Tokyo quan ngại sâu sắc hành động của Trung Quốc ở biển Đông.

Ông Suga nhấn mạnh Trung Quốc nên giải thích chi tiết những hoạt động của mình với Việt Nam và cộng đồng quốc tế vì hòa bình và ổn định ở biển Đông.

“Tôi cho rằng tình hình hiện nay là một ví dụ rõ ràng cho việc đơn phương khiêu hích và lặp đi lặp lại của Trung Quốc trên biển”- ông Suga nói.

Cùng ngày, hãng tin hãng tin Kyodo dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida từ Paris, Pháp nhấn mạnh Trung Quốc cần tránh hành động đơn phương trên Biển Đông.

“Hành động này của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Chúng tôi rất quan ngại chuyện này. Các bên liên quan cần tránh những hành động đơn phương trên Biển Đông”- ngoại trưởng Kishida nhấn mạnh.

Báo The Japan News cũng dẫn lời ông Abe chỉ trích việc Trung Quốc bành trướng quân sự và ngày càng thực hiện nhiều hành động khiêu khích trong khu vực, cho rằng những vấn đề liên quan đến sự hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông và Hoa Đông, đang gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế.

“Chính sách đối ngoại và sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh đang trở thành mối quan ngại cho cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản”- ông Abe nhấn mạnh.

Thủ tướng Nhật Bản cho rằng vì Trung Quốc thiếu minh bạch trong chi tiêu quốc phòng đã buộc các nước Đông Nam Á cũng đang tăng chi tiêu quốc phòng để ứng phó với Trung Quốc, càng gây thêm căng thẳng trong khu vực.

MỸ LOAN

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trung Quốc đã chuẩn bị sự kiện HD981 từ cách đây 2 tháng"

VIẾT CƯỜNG

08/05/14 09:17

(GDVN)- Theo bình luận của tiến sỹ Vũ Cao Phan, Trung Quốc đã chuẩn bị “hạm đội” để hỗ trợ cho việc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam từ cách đây hai tháng.

Mấy ngày gần đây, việc Trung Quốc đưa giàn khoan tới vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, đồng thời cho tàu chiến, máy bay tấn công làm hư hại tàu kiểm ngư của Việt Nam khiến cho biển Đông trở thành tâm điểm của dư luận quốc tế.

Trước hành động gây hấn, xâm phạm lãnh thổ từ Trung Quốc, trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, tiến sỹ Vũ Cao Phan - nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế, nhận định: “Việc này trước sau cũng sẽ xảy ra”.

Posted Image

Tiến sỹ Vũ Cao Phan (Ảnh Hoàng Hà)

Tiến sỹ Phan cho rằng, Việt Nam có lẽ đã bị bất ngờ. Ông Phan nói: “Từ một nguồn tin không chính thức mà tôi biết, Trung Quốc đã chuẩn bị “hạm đội” - bao gồm các tàu hộ vệ, tàu tấn công nhanh, tàu hải cảnh, tàu hải giám… để phục vụ cho việc này từ cách đây hai tháng”.

Theo nhà nghiên cứu này nhận định, láng giềng Trung Quốc đã tìm đúng thời điểm cả nước Việt Nam đang tập trung cho những ngày nghỉ lễ là 30/4 - 1/5 và ngày 7/5 – chiến thắng Điện Biên Phủ để triển khai đưa giàn khoan, tàu thuyền đến vùng biển. Mục đích nhằm vào lúc chúng ta lơ là. Và Trung Quốc luôn như vậy.

Bình luận về ứng xử của Việt Nam sau khi xảy ra sự việc, tiến sỹ Phan cho rằng Việt Nam đã hành động đúng đắn, tuy nhiên có phần hơi chậm.

Tiến sỹ Phan nói: “Đã từ lâu Trung Quốc luôn tuyên bố, khẳng định với quốc tế Hoàng Sa và Trường Sa là của họ. Trung Quốc cũng thường xuyên từ chối đàm phán với ta về chủ quyền biển đảo”.

“Quần đảo Hoàng Sa trước Việt Nam đang đóng quân, Trung Quốc nhảy vào đánh chiếm và tuyên bố Hoàng Sa là của họ. Như vậy, Hoàng Sa là nơi đang có sự tranh chấp giữa hai bên. Theo quan điểm trung lập, đã là vùng tranh chấp thì phải đàm phán. Tôi cho rằng Việt Nam cần phải cương quyết đòi quyền thương lượng, đàm phán về Hoàng Sa được công khai ra quốc tế” – ông Phan bình luận.

Một điểm nữa mà nhà nghiên cứu muốn nhấn mạnh, đó là việc Trung Quốc đưa giàn khoan, “hạm đội” vào vùng biển Việt Nam mục đích chính là để khẳng định lãnh thổ của mình trên biển Đông, chứ không phải vì dầu mỏ.

“Trung Quốc là đất nước chưa quá cần đến dầu mỏ. Bản chất của sự việc này là chính trị. Quan hệ Việt - Trung không yên tĩnh đã từ mấy chục năm nay rồi và nó là một dòng gần như liên tục, trước khi xuất hiện vấn đề biển đảo những năm gần đây” – tiến sỹ Phan nêu quan điểm.

Về ứng xử của Việt Nam trong thời gian tới, nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam bằng mọi giá phải ngăn chặn hành động vô lí này của Trung Quốc trên biển Đông.

Trước băn khoăn của phóng viên về việc liệu mâu thuẫn trên có được giải quyết bằng vũ lực? Theo ý kiến của tiến sỹ Phan, không nhiều người nghĩ đến khả năng có một cuộc chiến tranh Trung - Việt vào lúc này.

Posted Image

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng phun nước tấn công tàu Việt Nam

Về phía cá nhân, ông Phan tin rằng “lùm xùm” trên sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Thứ nhất là vì Chính phủ hai nước luôn luôn cam kết sẽ giải quyết những tranh chấp về biển Đông không phải bằng vũ lực mà thông qua con đường ngoại giao, đàm phán thương lượng.

Thứ hai, cả hai nước đều đang ra sức phát triển kinh tế sau nhiều năm bị tàn phá bởi Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc và chiến tranh ở Việt Nam; và công cuộc xây dựng phát triển kinh tế này đang đạt được những kết quả khả quan, chắc là không bên nào muốn để chiến tranh một lần nữa kéo lùi sự phát triển của đất nước mình.

Thứ ba, bối cảnh của một thế giới hiện đại, dư luận quốc tế đã trưởng thành sẽ mạnh mẽ góp sức ngăn ngừa một khả năng như vậy.

Thứ tư, và điều này cũng rất quan trọng, là nếu Chính phủ hai nước có nóng đầu một chút thì lý trí và tình cảm của nhân dân cả hai bên sẽ giúp cho họ tỉnh táo hơn. Ông Phan tin rằng mọi việc sẽ được giải quyết theo hướng tích cực.

Trong cuộc họp báo quốc tế chiều ngày 5/7 do Bộ Ngoại giao Việt Nam chủ trì, ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cho biết, Trung Quốc đã đưa đến hiện trường 80 tàu các loại tham gia bảo vệ, phục vụ hoạt động giàn khoan HD 981, trong đó có 7 tàu quân sự đã nắm và ghi rõ số hiệu 2 tàu, tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tấn công nhanh 733 cùng các tàu hải giám, hải cảnh, ngư chính, tàu cá, tàu phục vụ khác.

Hành động của Trung Quốc trên thực địa, khi các tàu của Việt Nam ra tiến hành kiểm tra, ngăn chặn hoạt động trái phép của giàn khoan, tàu Trung Quốc với sự hỗ trợ của máy bay đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng công suất lớn nhắm thẳng vào tàu Việt Nam, khiến tàu bị hư hỏng thiết bị, gây thương tích cho các kiểm ngư viên.

Tiến sỹ Vũ Cao Phan là học giả Việt Nam duy nhất được mời tham dự trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hong Kong, Trung Quốc) về sự kiện biển Đông. Chương trình mà ông ông Phan tham gia là "Nhất Hổ nhất tịch đàm", đây là một đại talk show liên tuyến toàn cầu mỗi tháng một kỳ, truyền phát đến hơn 150 quốc gia do người dẫn chương trình nổi tiếng Hồ Nhất Hổ chủ trì, phát vào tối thứ bảy và phát lại vào chiều chủ nhật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, lòng dân sôi sục

Thứ Năm, 08/05/2014 14:00

(NLĐO) - Việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, đưa giàn khoan HD-981 vào khai thác trái phép trên vùng biển Việt Nam, điều tàu quân sự tấn công tàu Cảnh sát biển Việt Nam thực sự là giọt nước tràn ly, gân phẫn nộ mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam

Posted Image

Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng sang tàu Cảnh sát biển Việt NamẢnh cắt từ clip của Cảnh sát Biển Việt Nam

Sự kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam khai thác trái phép và điều 80 tàu, trong đó có nhiều tàu quân sự đến khiêu chiến, tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam đang gây ra làn sóng phẫn nộ trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Chỉ trong sáng nay, 8-5, đã có trên 700 bạn đọc gửi email về báo Người Lao Động chia sẻ chung quanh sự kiện này. Đông đảo bạn đọc phản đối quyết liệt hành động ngang ngược, chà đạp luật pháp quốc tế, đi ngược thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước, vi phạm tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở biển Đông (DOC) của Trung Quốc. “Trung Quốc ngày càng lộ rõ âm mưu độc chiến Biển Đông. Mỗi người dân Việt dù có nhún nhường, yêu chuộng hòa bình đến mấy cũng không thể chấp nhận hàng động của Trung Quốc” - bạn đọc Trần Dân Việt viết.

Thực sự biển Đông đang dậy sóng bởi hành động khiêu chiến của Trung Quốc, gây tổn thương nghiêm trọng đến tình cảm nhân dân Việt Nam, đến quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, đến 16 chữ vàng mà nhân dân Việt Nam và Trung Quốc luôn đề cao, tôn giữ. “Chúng ta nên cương quyết đưa ra tòa án quốc tế phân xử, bạn bé năm châu sẽ ủng hộ ta, chính nghĩa sẽ thắng gian tà” - bạn đọc Chiêu Bài hiến kế. Bạn đọc Võ Tá Luân bày tỏ thêm: “Chúng ta cần phát đi thông điệp mạnh mẽ để các quốc gia khác nhận thức rằng việc HD981 khoan dầu tại vùng biển gần Tri Tôn không phải chỉ là vấn đề xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà là dã tâm hợp thức hoá đường 9 đoạn. Nếu điều này xảy ra, tất cả các quốc gia có quyền lợi liên quan và đang có tranh chấp chủ quyền đảo đều bị thiệt hại không thể cân đong đo đếm được”.

Có thể thấy rõ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, đó là kiên trì nhưng không manh động, đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, công lý, luật pháp quốc tế. Nhưng những gì đang diễn ra ở biển Đông, cho thấy chúng ta càng nhân nhượng Trung Quốc càng lấn tới.

Posted Image

Đó là lý do đông đảo mọi người ủng hộ một cách tuyệt đối khi Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu phát biểu mạnh mẽ trong cuộc họp báo quốc tế vào chiều qua: "Việt Nam sẽ đáp trả nếu tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm tàu Việt Nam”. Bạn đọc có nick Xích Lô tỏ thái độ: “Chúng ta cần có hành động phù hợp. Người dân Việt Nam không thể mãi nhân nhượng, quyết tâm bằng mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền đến cùng. Sự nhẫn nại đã tới hạn và cần có biện pháp mạnh để bào vệ Tổ quốc!” .

Các nước phương Tây, Mỹ, các nước đang bị ảnh hưởng bởi “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ ra đang theo dõi sát sao hành động leo thang của chính quyền nước này.

Dù không nói ra nhưng ai cũng biết việc Trung Quốc đưa tàu quân sự vào vùng biển Việt Nam, tấn công tàu cảnh sát Biển Việt Nam là hành vi gaây hấn, xâm lược. Người Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, không ai muốn chiến tranh, đổ máu nhưng không vì lẽ đó mà để Trung Quốc lấn tới. Một bạn đọc nữ tên An chia sẻ: “Chúng ta không muốn có chiến tranh, chỉ mong Đảng và Nhà nước, Chính phủ lèo lái con thuyền vượt qua sóng dữ. Chúng ta phải mềm theo con sóng dâng cao và mạnh mẽ để vượt qua nó".

"Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng này, Việt Nam cần phải có sự hậu thuẫn của bạn bè quốc tế và các nước trong khối Asean , nhất là cần có sự ủng hộ của các nước đang tranh chấp biển đảo với Trung Quốc" - bạn đọc Phạm Hiển

"Biết là vi phạm luật pháp quốc tế mà Trung Quốc vẫn ngang nhiên làm thì liệu có xứng đáng?!Việt Nam quyết giữ vững chủ quyền biển đảo! Các kiểm ngư việt Nam: Chũng tôi luôn ở bên các anh!"- bạn đọc Ngọc Hân

"Lãnh đạo Trung Quốc đề xướng 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và phương châm 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" với Việt Nam. Đáng tiếc, Trung Quốc nói rất hay nhưng lại làm ngược lại, với việc ngang ngược kéo đặt giàn khoan khủng trên vùng biển Việt Nam bất chấp Luật pháp quốc tế, lẽ phải"- bạn đọc Trịnh Minh Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Kiềm chế, đối thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế"

08/05/2014 13:54 (GMT + 7)

TTO CẬP NHẬT TRỰC TUYẾN - "Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên giải quyết vấn đề theo cách hòa bình và tuân thủ hoàn toàn theo luật pháp quốc tế" - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel phát biểu chiều 8-5 tại Hà Nội.

Posted Image

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương Daniel Russel.

"Tổng thống Barack Obama vừa có chuyến thăm Đông Á và Đông Nam Á hai tuần trước. Ông đã cam kết duy trì sự ổn định về an ninh và phát triển kinh tế ở hai khu vực này". - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói tại Hà Nội chiều 8-5.

Mở đầu cuộc họp báo diễn ra từ lúc 13g30, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel phát biểu: "Tự do hàng hải rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới và khu vực. Tất cả các quốc gia trong khu vực cần kiềm chế để giữ hòa bình trong khu vực".

"Cộng đồng quốc tế kêu gọi hai bên (Việt Nam và Trung Quốc - PV) giải quyết theo phương cách hòa bình và dựa trên luật pháp quốc tế", ông Russel nói.

“Nước Mỹ có những đối thoại tốt, sâu sắc và không thiên vị với tất cả những quốc gia liên quan đến tranh chấp ở biển Đông và cũng đối vấn đề tranh chấp ở biển Hoa Đông. Tất cả những gì chúng tôi sử dụng là những kênh ngoại giao ở mọi cấp bậc thúc đẩy các bên liên quan hướng đến các biện pháp ngoại giao mang tính xây dựng nhằm giải quyết những khác biệt của họ".

Không nên hành động đơn phương, nguy hiểm

Ông Daniel Russel đặc biệt nhấn mạnh Mỹ có quan điểm mạnh mẽ rằng rằng các tuyên bố tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có các vùng thuộc quần đảo Hoàng Sa, cần phải được xử lý một cách hòa bình, thông qua các biện pháp ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Hoa Kỳ cũng đã có cam kết đối với tự do hàng hải và thương mại hợp pháp và việc rất quan trọng là các nước tranh chấp phải kiểm chế. Nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế khu vực quá quan trọng và quá mong manh nên khó có thể đối phó nếu nó gia tăng thành xung đột. Vì vậy, ông Daniel Russel chính thức kêu gọi các quốc gia ở khu vực nên kiềm chế các hành động đơn phương có thể đặt hòa bình vào tình trạng nguy hiểm và gia tăng căng thẳng.

Trả lời câu hỏi nếu trong tình thế bắt buộc phải bảo vệ chủ quyền chính đáng, Việt Nam quyết định dùng vũ lực chống lại Trung Quốc, liệu Mỹ có ủng hộ VN không, ông Daniel Russel đáp: "Truyền thống lâu dài và nổi bật trong ngành ngoại giao là suy nghĩ cho kỹ trước khi trả lời một câu hỏi bắt đầu bằng từ “nếu”. Bởi vì đây là câu hỏi giả định. Điều tôi đã nói và xin nhắc lại quan điểm mạnh mẽ của chúng tôi rất rõ ràng: Mỹ kêu gọi các nước và các bên tranh chấp kiềm chế, tận dụng các kênh ngoại giao và chính trị để giảm căng thẳng, để quản lý tranh chấp và cuối cùng để giải quyết các vấn đề chủ quyền. Mỹ có quan điểm từ lâu rằng các nước tranh chấp cần tận dụng quyền sử dụng các cơ chế luật pháp quốc tế. Liên quan đến sự việc cụ thể này, thông điệp đơn giản của tôi là kiềm chế, đối thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế".

Trả lời câu hỏi giả định khác rằng trong trường hợp Việt Nam yêu cầu sự giúp đỡ Mỹ, Mỹ có đưa tàu đến gần khu vực tranh chấp không. Ông Daniel cho rằng "Mỹ sẽ không đứng về phía nào và cho rằng mọi mâu thuẫn, tranh chấp nên giải quyết một cách hòa bình theo luật lệ quốc tế".

Quan hệ Hoa Kỳ và châu Á

Về quan hệ Hoa Kỳ và châu Á, ông Russel cho biết: "Hoa Kỳ chủ động thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương thông qua đàm phán thương mại và đầu tư song phương TPP. Tôi nghĩ, mối quan hệ kinh tế đang phát triển giữa những nước Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tạo ra những sự hợp tác tốt đẹp, những cam kết hòa bình và răn đe những hành vi khiêu khích đơn phương".

Trả lời câu hỏi của báo chí VN, ông Daniel Russel khẳng định chuyến thăm Hà Nội lần này, ông và các quan chức VN đã thảo luận tập trung vào Đông Nam Á và châu Á. Ông cho biết có mặt ở Hà Nội lần này là để thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện và tăng cường các cơ chế đối thoại cũng như hợp tác với VN. Cụ thể, ngày 7-5, ông cho biết đã dành gần hết cả ngày tham gia Đối thoại châu Á-Thái Bình dương giữa Mỹ và Việt Nam. Đây là buổi tham vấn thứ ba về các vấn đề khu vực. Ông Daniel Russel cho biết cũng đã có những cuộc gặp với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, các quan chức Đảng, Văn phòng Chính phủ...

Và ông Daniel Russel công nhận: “Không có gì ngạc nhiên, chúng tôi cũng thảo luận tình hình ở Biển Đông”. Ông cho biết phía VN đã thông báo tóm tắt tình hình liên quan đến giàn khoan của Trung Quốc đưa ra biển Đông ở quần đảo Hoàng Sa.

Với câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Hoa Kỳ với việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu đặc quyền kinh tế của VN, ông Daniel Russel nêu lại quan điểm mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu và ông cho rằng quan điểm của Mỹ đã được thể hiện khá rõ ràng.

Theo trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Á Thái Bình Dương, việc Mỹ tăng cường quan hệ đối tác với VN là một phần trong kế hoạch can dự rộng hơn của Mỹ ở khu vực châu Á. “Chúng tôi rất quan tâm đến Châu Á-Thái Bình Dương vì đây là nơi gắn bó trực tiếp tới lợi ích kinh tế, an ninh lâu dài của Hoa Kỳ”.

Posted Image

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel trả lời báo giới tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội chiều 8-5. Ảnh; C.V.Kình

Posted Image

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel trả lời báo chí chiều 8-5. Ảnh: C.V.Kình *

PV Tuổi Trẻ có mặt tại cuộc họp báo của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel tại Hà Nội cho hay nhiều đơn vị truyền thông VN và quốc tế tham dự như Đài truyền hình VN, Reuters...

Đại sứ quán Mỹ không giới hạn nội dung câu hỏi từ các phóng viên trong cuộc họp báo của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel tại Hà Nội. Vì vậy dư luận trông chờ ông Russel sẽ nêu quan điểm của Hoa Kỳ xung quanh việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của VN.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương Daniel Russel dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ tham gia cuộc Đối thoại Hoa Kỳ-Việt Nam vùng Châu Á-Thái Bình Dương và thăm Hà Nội trong hai ngày 7 và 8-5.

Ông Daniel Russel gặp nhiều quan chức cấp cao của chính phủ VN và giao lưu với cựu sinh viên các chương trình trao đổi của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trước đó ở Hongkong, ông Russel trả lời phỏng vấn của Hãng tin Reuters rằng Hoa Kỳ đang theo dõi chặt chẽ vấn đề giàn khoan Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của VN và kêu gọi tất cả các bên hành xử thận trọng, kềm chế.

Posted Image

Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu Việt Nam trên biển Đông đầu tháng 5-2014 - Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam

C.V.Kình - QUỲNH TRUNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liên Hợp Quốc họp báo đề cập vấn đề Biển Đông

VTV - 09/05/2014 11:54

(VTV Online) - Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu HD 981 trong vùng biển thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được báo chí quan tâm tại buổi họp báo.

Đêm 8/5, theo giờ Việt Nam, tại Trụ sở LHQ đã diễn ra buổi họp báo về các vấn đề nổi bật diễn ra trong thời gian gần đây. Vấn đề căng thẳng tại Biển Đông[/url] với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu HD 981 trong vùng biển thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng đã được báo chí quan tâm. Tại cuộc họp báo nhanh diễn ra trong vòng chưa đầy nửa giờ đồng hồ, người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ đã nêu ra hàng loạt vấn đề nổi cộm hiện nay trên thế giới. Và vấn đề căng thẳng tại Biển Đông và việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được phóng viên thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại New York đặt ra với Phát ngôn viên của LHQ:

Posted Image

Trụ sở Liên Hợp Quốc. Ảnh: AFP

Hiện Việt Nam đang đặc biệt quan tâm đến những căng thẳng đang diễn ra tại Biển Đông, nhất là việc gần đây Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu trong vùng bờ biển thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vậy quan điểm của LHQ về vấn đề này là như thế nào?

Ông Farhan Haq, Người phát ngôn của LHQ: Về cơ bản, LHQ mong muốn và tin tưởng rằng các quốc gia liên quan, cùng chung lợi ích ở Biển Đông sẽ giải quyết vấn đề theo một cách hữu nghị.

Không dừng lại ở đó, các phóng viên đã đặt ra câu hỏi, nếu như căng thẳng tiếp tục leo thang như những xung đột vũ trang xảy ra thì LHQ sẽ làm gì để giải quyết căng thẳng?.

Ông Farhan Haq: LHQ không muốn bày tỏ quan điểm về những giả định trong tương lai. Song như tôi đã nói, LHQ tin tưởng các bên sẽ có những cách thức giải quyết căng thẳng hiện nay một cách hữu nghị.

Mặc dù chưa có một cuộc họp đặc biệt nào của LHQ về căng thẳng với những hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông, nhưng vấn đề mà phóng viên Truyền hình Việt Nam đặt ra tại cuộc họp báo cũng đã được đưa vào thành một trong những nội dung nổi bật trong cuộc họp và được công bố trên trang web của LHQ.

Trần Hà

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Luật gia Trần Công Trục:

'Không có việc Việt Nam rút tàu trước khi đàm phán'

http://vnexpress.net...an-2988440.html

Thứ sáu, 9/5/2014 | 14:00 GMT+7

Chiều 9/5, Hội luật gia khẳng định việc Trung Quốc ra điều kiện đàm phán là vô lý, Việt Nam có đủ bằng chứng pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về hành động xâm phạm thềm lục địa Việt Nam.

Trong cuộc họp báo ra tuyên bố "cực lực phản đối" việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, đại diện Hội Luật gia Việt Nam, Phó chủ tịch Lê Minh Tâm phân tích, khu vực giàn khoan HD-981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc và Luật biển năm 1982.

Posted Image

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh:Thanh Tùng.

"Việc làm trên của Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế, vi phạm ngang nhiên chủ quyền của Việt Nam", tuyên bố của Hội Luật gia khẳng định. Các hành động này cũng đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN.

Hội Luật gia Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp phát và rút hết giàn khoan HD-981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không để tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Thế mạnh pháp lý

Trước việc Trung Quốc cho rằng hạ đặt giàn khoan và huy động lượng lớn tàu hộ tống đi cùng, trong đó có tàu quân sự là “hoạt động tác nghiệp bình thường” khi thăm dò, khai thác, Hội Luật gia Việt Nam coi đây là hành động "hết sức vô lý".

Việt Nam thăm dò, khai thác dầu trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình theo đúng quy định tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, được các nước công nhận và cùng hợp tác. "Trong khi Trung Quốc tiến hành thăm dò tại thềm lục địa của Việt Nam chỉ dựa trên yêu sách đơn phương của Trung Quốc", tuyên bố nêu.

Posted Image

Ông Trần Công Trục: "Đây là thái độ nham hiểm, được tính toán kỹ, Việt Nam cần phải hết sức chú ý". Ảnh: Thanh Tùng.

Có mặt tại buổi họp báo, luật gia Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay, giàn khoan HD-981 được đặt cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý, cách ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế 80 hải lý. "Rõ ràng đây không phải là vùng chồng lấn, không liên quan gì đến Tây Sa (Hoàng Sa) mà Trung Quốc đã đánh chiếm trái phép".

Căn cứ Luật Biển quốc tế năm 1982, với các quy định cho phép các quốc gia ven biển mở rộng vùng biển thì đây hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. "Rõ ràng Trung Quốc vi phạm. Cần phải khai thác thế mạnh pháp lý của chúng ta", ông nhấn mạnh.

Theo ông Trục, Trung Quốc đã lợi dụng công ước, biến những vùng không tranh chấp thành tranh chấp để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào thời điểm quốc tế có nhiều vấn đề bất ổn. Các nước trong khu vực dù đã thống nhất rồi nhưng vẫn còn những chia rẽ.

"Đây là thái độ nham hiểm, được tính toán kỹ, Việt Nam cần phải hết sức chú ý", vị cựu trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay.

Trả lời câu hỏi "Chúng ta cần có những biện pháp cứng rắn hơn không?", luật gia Lê Minh Tâm cho biết, thế mạnh của Hội là phân tích, lý giải các vấn đề pháp lý. Việc sử dụng biện pháp như thế nào cần sự tư vấn của các tổ chức khác. Chúng ta phải có giải pháp mạnh mẽ và khẳng định hành động của Trung Quốc là vi phạm luật pháp, công ước quốc tế.

Khả năng thắng kiện tại tòa án quốc tế

Ông Trục cho rằng khu vực đặt giàn khoan không dính dáng gì đến Trung Quốc, Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền. "Không có việc Việt Nam phải rút tàu trước khi ngồi đàm phán. Chúng ta kiên trì, kiềm chế", ông nói.

Trong công ước đã đề cập chế tài để các bên với tư cách thành viên đưa những vấn đề đó lên tài phán. Philippines trước đó đã đệ trình lên quốc tế và đạt được sự đồng tình ủng hộ của các nước.

"Việc Nam sẵn sàng áp dụng các biện pháp cần thiết. Đây là việc làm bình thường, đúng đắn, văn minh trong xã hội hiện đại", ông Trục nói.

Ông Trục cho rằng Việt Nam nên đưa vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép này ra trọng tài quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế vì có đầy đủ căn cứ pháp lý, đầy đủ cơ sở khởi kiện. "Chúng ta chắc chắn sẽ thắng", ông tin tưởng.

Tuy nhiên, luật gia này cũng dự đoán việc kiện tụng sẽ kéo dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không đơn thuần là khía cạnh pháp lý, chân lý... Do vậy theo ông "cần kiên trì, có thể nói với thế giới rằng Việt Nam có niềm tin với chân lý".

Hội Luật gia Việt Nam sẽ tiếp tục kêu gọi giới luật gia thế giới có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, đặc biệt là bảo vệ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Hội Luật gia Việt Nam sẵn sàng làm hết sức mình để góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giữ gìn hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực và trên thế giới.

Trước đó, trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội chiều 7/5, các quan chức Việt Nam đã công bố các video cho thấy tàu Trung Quốc, với sự yểm trợ của máy bay, hung hăng ngăn cản tàu Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ. Khi tàu Việt Nam ra bảo vệ chủ quyền, tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và làm bị thương 6 kiểm ngư viên Việt Nam.

Posted Image

Tàu của cảnh sát biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm gây thiệt hại phải đưa về sửa chữa. Ảnh: Văn Nguyễn.

Theo ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia, Trung Quốc triển khai 80 tàu quanh giàn khoan, số lượng tàu đang tăng lên hàng ngày, gây căng thẳng trong khu vực. Trong số này có 7 tàu quân sự, 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính, nhiều tàu cá và tàu phục vụ.

Tổng cộng có 8 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã bị đâm, húc, đẩy hoặc phun vòi rồng áp lực lớn, có những lúc một tàu của Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc vây quanh.

"Lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư của Việt Nam đã hết sức kiên trì và kiềm chế. Chúng tôi tiếp tục bám trụ và giải quyết mọi việc ở trên biển nhưng mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi thì chúng tôi sẽ có những hành động tự vệ đáp lại", ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nói.

Toàn văn tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam

Việt Dũng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đe dọa quân sự

10/05/2014 09:00

Ngoài 3 tàu quân sự hiện diện trong khu vực giàn khoan HD-981, Trung Quốc đã huy động nhiều tốp máy bay hải cảnh, máy bay quân sự nhằm đe dọa lực lượng chấp pháp VN. Hành động leo thang này không chỉ làm tình hình thêm căng thẳng mà còn đe dọa trực tiếp đến an ninh, an toàn của tuyến đường hàng hải trên biển Đông.

Posted Image

Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm - Ảnh: Minh Hải

>> Việt Nam đủ cơ sở kiện Trung Quốc

>> Chùm ảnh mới nhất về hành động hung hăng của tàu Trung Quốc quanh giàn khoan HD-981

>> Vụ giàn khoan HD-981: Trung Quốc ngang ngược nói tàu Việt Nam tông tàu nước này 171 lần

Trong cuộc trao đổi với báo chí chiều qua (9.5), Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN), thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết: Ngày 9.5 tình hình tại khu vực Trung Quốc (TQ) hạ đặt giàn khoan HD-981 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Theo thống kê của lực lượng CSBVN, trên biển chính thức phát hiện 79 tàu thuộc 6 lực lượng của TQ hoạt động quanh khu vực giàn khoan.

Đưa tàu chiến và máy bay quân sự ra khu vực giàn khoan

Cụ thể có 3 tàu quân sự (gồm một tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 354, hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh số hiệu 752 và 753) và 39 tàu chấp pháp (36 tàu hải cảnh, 3 tàu hải tuần). Bên cạnh đó là 14 tàu vận tải, 6 tàu dịch vụ dầu khí và 12 tàu cá. Ngoài lực lượng này phía TQ cũng có đội tàu dự bị ở tuyến sau sẵn sàng thay thế hỗ trợ.

Theo thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, qua theo dõi có thể nhận thấy TQ đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho hoạt động này. “TQ chủ động vi phạm, chuẩn bị phương án tỉ mỉ. Trong tuần qua họ luôn duy trì từ 70 đến 80 tàu hoạt động quanh khu vực giàn khoan HD-981. TQ đã có các hành động ngang ngược, chủ động va chạm, gây những thiệt hại cho lực lượng thực thi pháp luật của VN”, thiếu tướng Đạm cho biết.

Tướng Đạm cũng cho biết trong quá trình ngăn cản tàu thực thi pháp luật của VN, phía TQ ngoài việc đưa ra những lời lẽ có tính chất răn đe, dọa nạt đã chủ động đâm va, dùng vòi rồng áp suất cao bắn vào các tàu VN gây ra nhiều thiệt hại cho tàu và các phương tiện, thiết bị hàng hải của VN. Đặc biệt nghiêm trọng là các hành động này đã làm một số cán bộ kiểm ngư của VN bị thương.

Nếu hành động vi phạm của TQ tiếp tục diễn ra chắc chắn tuyến đường hàng hải qua khu vực sẽ bị thu hẹp lại. Đây là điều VN không mong muốn

Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển VN

Theo tướng Đạm, việc TQ điều tàu hải quân ra khu vực này đã làm tình hình thêm căng thẳng. Hành động đe dọa quân sự này cũng đã vi phạm những quy định chung. Bên cạnh đó lực lượng CSBVN cũng đã phát hiện nhiều tốp máy bay của TQ hoạt động trong khu vực này. Có những máy bay hải cảnh bay áp sát tàu VN ở độ cao 200 - 300 m.

Đáng lưu ý là những ngày qua cũng phát hiện những tốp máy bay quân sự xuất phát từ căn cứ Du Lâm đến khu vực này. “Đây cũng là vấn đề chúng tôi hết sức quan tâm (căn cứ hải quân Du Lâm đặt tại Tam Á, thành phố cực nam thuộc đảo Hải Nam của TQ. Đây được cho là căn cứ tàu ngầm của TQ - TN)”, tướng Đạm cho biết.

An ninh hàng hải đang bị đe dọa nghiêm trọng

Tướng Đạm khẳng định, việc TQ đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển VN là vụ việc nghiêm trọng nhất trong những vụ vi phạm của TQ đối với vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của VN. Hành động của TQ không chỉ gây phức tạp tình hình liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN mà còn vi phạm luật pháp quốc tế mà TQ và VN đều tham gia, đặc biệt là Công ước luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) cũng như Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề biển Đông.

Posted Image

Trung Quốc đã đưa 6 lực lượng tàu ra khu vực giàn khoan - Ảnh: Mai Thanh Hải

Ông cũng lưu ý, hành động này của TQ đã ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến đường an ninh hàng hải. Trong quá trình xảy ra vụ việc có rất nhiều tàu container, tàu vận tải đi qua khu vực này. “VN rất lo ngại sự ảnh hưởng an toàn, an ninh cho các phương tiện này. Nếu hành động vi phạm của TQ tiếp tục diễn ra chắc chắn tuyến đường hàng hải qua khu vực sẽ bị thu hẹp lại. Đây là điều VN không mong muốn”, tướng Đạm nói.

Ngư dân Lý Sơn mít tinh phản đối hành động ngang ngược

Sáng 9.5, Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải và An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức mít tinh phản đối các hành động bất hợp pháp của TQ trên vùng biển chủ quyền của VN, đồng thời kêu gọi ngư dân đồng tâm, hiệp lực bám biển đến cùng.

Tại buổi mít tinh, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, nhấn mạnh: “Ngư dân Lý Sơn cực lực phản đối, kiên quyết yêu cầu TQ ngay lập tức dừng các hành động bất hợp pháp, rút giàn khoan HD-981 cùng với lực lượng tàu bè ra khỏi vùng biển VN”. Ông Chinh kêu gọi bà con ngư dân đất đảo nói riêng và cả nước nói chung phát huy truyền thống của Đội Hùng binh Hoàng Sa năm xưa, kiên định bám ngư trường truyền thống để tiếp tục khai thác hải sản làm giàu cho gia đình, xã hội, góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trên biển Đông.

Hiển Cừ

Vững lòng bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Trong những ngày qua lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư rất vững lòng yên tâm công tác. Chúng tôi đã được đồng bào cả nước hướng về, ủng hộ. Qua báo chí cho phép chúng tôi thay mặt lực lượng CSBVN cảm ơn tấm lòng, sự ủng hộ của nhân dân cả nước đã giúp đỡ cả vật chất tinh thần để động viên lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư viên để thực hiện hết trách nhiệm của mình trước Tổ quốc, trước nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền và tiếp tục vững vàng, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ.

(Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm)

Lực lượng chấp pháp của VN ngăn chặn hoạt động xâm phạm của TQ như thế nào ?

Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết: “CSBVN và Kiểm ngư là lực lượng thực thi pháp luật của VN và các điều ước quốc tế mà VN tham gia. Do vậy các lực lượng của chúng tôi phải có trách nhiệm với tinh thần vững vàng nhất, quyết tâm cao nhất để thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo đầy đủ chủ quyền, quyền tài phán của VN trên vùng biển của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng CSBVN và Kiểm ngư đã triển khai nhiều biện pháp với điều kiện phù hợp nhất để bảo vệ quyền lợi của mình, thể hiện là lực lượng thực thi pháp luật. Các hoạt động này được thực thi để cho TQ thấy họ phải tôn trọng pháp luật của VN cũng như các điều ước quốc tế mà cả VN và TQ đã công nhận và tham gia.

Phương châm của lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư VN thời gian qua là rất kiên quyết nhưng kiềm chế. Chúng tôi không có trường hợp nào chủ động đâm vào các tàu TQ mà chỉ có phía TQ chủ động đâm vào tàu VN.

Đặc biệt lực lượng chấp pháp của VN hết sức kiềm chế mặc dù trên tàu có đầy đủ những phương tiện để đáp trả như vòi rồng cũng như các trang bị khác. Thông tin mà phía TQ đưa ra là các tàu VN đã có 171 lần đâm vào tàu TQ trong những ngày qua là hoàn toàn sai sự thật. Lực lượng của VN chủ yếu tuyên truyền, khẳng định cho lực lượng trên thực địa của TQ thấy đây là vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của VN. Yêu cầu TQ phải tôn trọng pháp luật, chủ quyền, quyền chủ quyền của VN cũng như tôn trọng quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Yêu cầu TQ rút khỏi vùng này vô điều kiện. Đồng thời phải từ bỏ ngay những hành động hung hăng, ngang ngược, ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và hoạt động chấp pháp của VN”.

Trường Sơn - Minh Hải

Share this post


Link to post
Share on other sites

ASEAN ra tuyên bố về biển Đông: động thái đặc biệt

11/05/2014 07:38 (GMT + 7)

TT - Trước tình hình diễn biến nghiêm trọng ở biển Đông, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN hôm qua đã thống nhất đưa ra tuyên bố bốn điểm về tình hình tại biển Đông.

Posted Image

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ 6 từ trái sang) cùng các lãnh đạo ASEAN và phu nhân chụp ảnh trước tiệc chiêu đãi chào mừng Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 do Tổng thống Myanmar Thein Sein và phu nhân chủ trì tối 10-5 - Ảnh: Reuters

Đây là động thái đặc biệt vì thông thường các hội nghị cấp cao ASEAN sẽ chỉ có tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo. Tuyên bố cũng có thể coi là thắng lợi ngoại giao khi trước đó đã có những lo ngại khối sẽ không dễ dàng thống nhất ra tuyên bố về biển Đông vì lợi ích các bên khác nhau, cũng như do ảnh hưởng bao trùm của Trung Quốc tại khu vực. Thậm chí đã có những lo ngại về việc khối có thể chia rẽ liên quan đến chủ đề phức tạp này.

Nhưng những căng thẳng về biển Đông vẫn có thể thấy khi các cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao, của hội đồng chính trị và an ninh rồi ủy ban điều phối ASEAN đã kéo dài hơn nhiều so với chương trình nghị sự. Đến 13g40, gần hết thời gian nghỉ ăn trưa theo nghị trình, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết các bộ trưởng mới thống nhất để đưa ra được tuyên bố. Các nguồn tin nói cuộc họp ở bên trong đã rất căng thẳng khi liên quan đến biển Đông và chỉ đến khi nước chủ nhà Myanmar hỏi và không vấp phải sự phản đối nào từ các đoàn thì phía VN mới có thể thở phào.

Uy tín của ASEAN

Trả lời báo giới sau cuộc họp, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam thừa nhận “những diễn biến gần đây là vấn đề cực kỳ đáng quan ngại. Có sự đồng thuận thống nhất trong ASEAN rằng phải coi vấn đề là nghiêm trọng và ra tuyên bố chung”. Ông thừa nhận nếu ASEAN không lên tiếng thì uy tín của khối “sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.

Trong tuyên bố, các ngoại trưởng khẳng định lại tầm quan trọng của “duy trì hòa bình và ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông, cũng như tuyên bố nguyên tắc sáu điểm của ASEAN về biển Đông và tuyên bố chung cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 15 kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)”. Tuyên bố cũng kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và thực hiện kiềm chế, tránh các hành động có thể phương hại hòa bình.

Hài lòng với tuyên bố, không hài lòng chuyện trên biển

Trả lời Tuổi Trẻ sau cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh thừa nhận các bộ trưởng “đã bàn rất nhiều về những tình hình diễn biến phức tạp hiện nay đối với vấn đề biển Đông. Các bộ trưởng đều nhấn mạnh sự việc hiện nay là rất nghiêm trọng và có thể phương hại nghiêm trọng đối với hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải của khu vực”.

“Đây không chỉ là kết quả tích cực của cuộc họp lần này, mà còn thể hiện được vai trò rất trách nhiệm, vai trò chủ đạo của ASEAN đối với những vấn đề sát sườn, liên quan mật thiết tới hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực” - ông Vinh nhấn mạnh.

Khi được hỏi có hài lòng với tuyên bố của ASEAN, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh khẳng định: “Tôi nghĩ mọi người đều hài lòng khi ASEAN đóng vai trò trung tâm và có tiếng nói chung, nhưng chúng tôi không hài lòng với chuyện trên biển Đông một chút nào”.

Sáng kiến SOM đặc biệt

Tại cuộc họp lần này, VN cũng đưa ra sáng kiến để các hoạt động của ASEAN có thể trở nên thực chất hơn bằng việc lập ra cuộc họp quan chức cấp cao (SOM) đặc biệt để đảm bảo vai trò trung tâm của khối. Sáng kiến này đã được các đoàn ASEAN chấp thuận.

“Trong bối cảnh có rất nhiều diễn biến trên quốc tế và khu vực đòi hỏi ASEAN phải xem xét lại, xem mình cần phải nỗ lực như thế nào để bảo đảm vai trò trung tâm ở khu vực và trên thực tế từ nay đến năm 2015 ASEAN đi vào cộng đồng, ASEAN cần phải thể hiện rõ hơn tính đoàn kết, tiếng nói chung và những nỗ lực chung” - ông Vinh nói.

Bên lề hội nghị bộ trưởng ngoại giao lần này, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp bên lề với Ngoại trưởng Myanmar Wunna Maung Lwin và Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa. Tại cuộc họp với ngoại trưởng Myanmar, hai bên bày tỏ hài lòng với sự phát triển quan hệ giữa hai bên. Ngoại trưởng Myanmar cũng bày tỏ quan ngại về những diễn biến ở trên biển Đông lúc này.

Ngay sau hội nghị ngoại trưởng, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh có cuộc gặp với Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa. Ngoại trưởng Indonesia đã bày tỏ hài lòng khi hai nước đạt được sự đồng thuận trên nhiều vấn đề cả về song phương cũng như trong khu vực.

Ngoại trưởng Indonesia bày tỏ quan ngại về những diễn biến mới đang diễn ra tại biển Đông mà ông cho rằng ASEAN nên có tiếng nói chung thống nhất về vấn đề này. Ông cũng một lần nữa khẳng định tầm quan trọng chiến lược của VN trong đối ngoại của Indonesia.

Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh:

“Việc Trung Quốc gây hấn ở biển Đông là những diễn biến hết sức phức tạp và nguy hiểm”

“Nếu như có những văn kiện quan trọng, những thỏa thuận quan trọng, những cam kết chung quan trọng giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử ở biển Đông, trong đó phải kể đến tuyên bố DOC... thì trong tất cả văn kiện này, quan trọng nhất là nguyên tắc không sử dụng vũ lực, là nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp. Do đó hành động vừa rồi của Trung Quốc trên biển Đông như kéo giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, điều động một số lượng lớn tàu biển và máy bay uy hiếp các hoạt động của cảnh sát biển Việt Nam trong vùng biển của mình là một hành động rất nghiêm trọng, đi ngược lại tinh thần của tất cả văn kiện, những cam kết chung giữa ASEAN và Trung Quốc.

Có thể nói tình hình ảnh hưởng nhiều nhất tới hòa bình, ổn định ở khu vực chính là vấn đề hòa bình, ổn định ở biển Đông. Hòa bình, ổn định ở biển Đông là yếu tố cần cho cả ASEAN, cần cho cả Trung Quốc.

Để đạt được điều đó, ASEAN phải đoàn kết. Rất đáng khích lệ là ASEAN, trong tình hình khó khăn như vậy, đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, sự nhất trí, trung thành với nguyên tắc sáu điểm chỉ đạo nguyên tắc ứng xử của ASEAN trong vấn đề biển Đông, thể hiện trong tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao vừa thông qua”.

THANH TUẤN (từ Nay Pyi Taw)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xuất hiện máy bay quân sự và trinh sát của Trung Quốc

11/05/2014 15:39 (GMT + 7)

TTO - Sáng 11-5, đại tá Ngô Ngọc Thu, phó tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, cho biết Trung Quốc đã đưa cả máy bay chiến đấu vào bảo vệ giàn khoan HD981.

Posted Image

Người dân Hà Nội phản đối hành động của Trung Quốc sáng 11-5. Ảnh: Nguyễn Khánh

Theo đại tá Thu, trong ngày 10 và sáng 11-5, cảnh sát biển Việt Nam đã phát hiện có hai tốp máy bay quân sự của Trung Quốc bay phía trên các tàu của cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư với độ cao từ 800m – 1000m. Trong số này có một tốp máy bay tiêm kích của Trung Quốc và một máy bay cánh bằng mang số hiệu 9401 lượn trên không khu vực của tàu CSB 8003.

Cũng trong ngày 10-5, phía Trung Quốc đã tạo ra một vùng bán kính bảo vệ cách giàn khoan theo hình rẻ quạt khoảng 7 hải lý gồm các tàu dân sự và tàu chấp pháp của Trung Quốc. Những tàu này thực hiện việc ngăn chặn đối với tàu của Việt Nam khi tiến về phía giàn khoan HD981.

Các tàu Trung Quốc ngăn cản phía mũi tàu của ta, sử dụng vòi rồng phun nước công suất lớn phun vào tàu Việt Nam.

Đến nay Trung Quốc vẫn duy trì 3 tàu quân sự gồm tàu hộ vệ tên lửa và tàu tuần tiễu tấn công nhanh để ngăn cản tàu của Cảnh sát biển Việt Nam.

Về phía mình, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã dùng loa tuyên truyền, phản đối hành vi Trung Quốc xâm phạm vùng biển và vi phạm quyền tài phán của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan 981 và các tàu bảo vệ khỏi thềm lục địa và vùng biển của Việt Nam.

Quan điểm của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam là kiên trì bám trụ trên biển, kiềm chế, không đẩy tình hình nóng lên và hạn chế va chạm, tránh gây ra những tổn thất đối với tàu của ta và thương vong đối với cán bộ chiến sĩ và kiểm ngư viên.

Đại tá Ngô Ngọc Thu cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với người dân trên cả nước, kiều bào nước ngoài, bạn bè quốc tế đã có những chia sẻ và bày tỏ lòng cảm phục trước những hành động dũng cảm, mưu trí, quyết tâm của lực lượng cảnh sát biển trong bảo vệ chủ quyền trên biển.

Đạt tá Thu thay mặt cán bộ chiến sĩ và kiểm ngư viên đang hoạt động trên biển gửi lời cảm ơn đến đồng bào cả nước, kiều bào nước ngoài và bạn bè quốc tế đã có những quan tâm và gửi lời chia sẻ, động viên đến lực lượng. Đó là tình cảm để tiếp thêm sức mạnh đối với các lực lượng trong việc quyết tâm bám trụ vùng biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của đất nước.

M.QUANG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảnh sát biển: Lực lượng chủ chốt trong thực thi pháp luật trên biển

Thứ Hai, 12/05/2014 - 12:09

Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự an toàn biển, đảo của Tổ quốc, trên cơ sở “Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam”, ngày 31/8/1998, Bộ Tư lệnh Hải quân công bố thành lập Cục Cảnh sát biển.

Đến ngày 27/8/2013, Thủ tướng Chính phủ Ban hành Nghị định 96/2013/NĐ-CP trong đó đổi tên Cục Cảnh sát biển thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.

Posted Image

Lớn mạnh không ngừng

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ chính của Cảnh sát biển là kiểm tra, kiểm soát để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán; giữ gìn an ninh trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trên các vùng biển.

Hiện nay tổ chức, biên chế của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã có bước phát triển mạnh với 4 Vùng Cảnh sát biển, 2 Cụm trinh sát, 4 Cụm Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy, 1 Trung tâm Huấn luyện Cảnh sát biển, 1 Trung tâm Thông tin. Trực thuộc các Vùng Cảnh sát biển còn có các cơ quan chức năng và các hải đội, trạm sửa chữa, trạm hàng hải cứu nạn, bảo vệ môi trường, trạm sửa chữa huấn luyện.

Theo Đại tá Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam, hiện nay Cảnh sát biển Việt Nam đã được trang bị hơn 60 tàu các loại như: K206, Tàu tuần tra cao tốc các loại TT120; TT200; TT400; Tàu cứu nạn CN-3500 CV; Tàu tuần tra Đa năng DN-2000 và nhiều trang bị hiện đại như: Máy bay tuần thám biển Casa 212-400 được trang bị Hệ thống tuần thám MSS-600; ra đa các loại; các thiết bị trinh sát, phòng chống tội phạm ma túy. Ngoài ra còn có Trung tâm điều hành chỉ huy đồng bộ hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý biển một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Trong năm 2013, Cảnh sát biển Việt Nam nhận bàn giao, đưa vào biên chế, trang bị, khai thác sử dụng các tàu tuần tra CSB 8003, 2015, 2016 và 01 tàu Đa năng hiện đại CSB 8001.

Từ bắt cướp biển có vũ trang đến xua đuổi tàu lạ

Trong công tác bảo vệ chủ quyền, Cảnh sát biển đã phát hiện và tiến hành xua đuổi gần 4.500 lượt tàu, thuyền nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam trong vòng 15 năm qua. Bắt và bàn giao hơn 130 tàu thuyền buôn lậu và các tàu nước ngoài vi phạm chủ quyền cho các cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật. Đã tổ chức trên 1.837 lượt tàu, xuồng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, đã tiến hành kiểm tra trên 10.821 lượt tàu thuyền các loại; xử phạt vi phạm hành chính trên 4.687 lượt tàu thuyền… Từ năm 2008 đến nay, Cảnh sát biển đã thực hiện 23 vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển xa, đã cứu được 17 phương tiện và 278 người. Nhiều vụ việc diễn ra trên các vùng biển xa, trong điều kiện khó khăn, thời tiết phức tạp.

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam từng bắt gọn 11 tên cướp có vũ trang cướp tàu chở dầu Za-fi-ra mang cờ Malaysia bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và phương tiện. Đây là chiến công đặc biệt xuất sắc của Cảnh sát biển Việt Nam trong đấu tranh trấn áp tội phạm cướp biển.

Cũng theo Đại tá Ngô Ngọc Thu, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát biển Việt Nam đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang “Kiên quyết dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, giữ nghiêm pháp luật”. Phương hướng hoạt động của Cảnh sát biển trong thời gian tới là chủ động tham mưu, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xử lý kịp thời, hiệu quả các vấn đề phức tạp xảy ra trên các vùng biển, bảo đảm thực hiện đúng đối sách, phương châm tư tưởng chỉ đạo, giữ vững chủ quyền, không để xảy ra xung đột, tạo môi trường hòa bình, ổn định và phát triển trên các vùng biển của Tổ quốc.

Theo Bảo Linh

An ninh Thủ đô

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phóng viên Tuổi Trẻ tường trình từ điểm nóng Hoàng Sa:

Tàu Trung Quốc tấn công vòi rồng, tàu Việt Nam đáp trả thích đáng

12/05/2014 11:30 (GMT + 7)

TTO - 7g30 sáng 12-5, một trận đấu vòi rồng dữ dội giữa một tàu kiểm ngư Việt Nam và 15 tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc đã diễn ra tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam.

Posted Image

Tàu Trung Quốc tiếp tục hung hăng, xịt vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam

Hai phóng viên Viễn Sự và Tấn Vũ của báo Tuổi Trẻ có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, tường thuật trực tiếp từ trên tàu kiểm ngư 9226.

Vụ đấu vòi rồng này diễn ra sau hơn 10 ngày giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xuất hiện tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa.

Theo các PV Tuổi Trẻ tường thuật về, đây là cuộc đấu vòi rồng không khoan nhượng của lực lượng kiểm ngư Việt Nam.

15 tàu Trung Quốc bao vây, cùng tấn công tàu kiểm ngư 9226

Tàu Việt Nam sau khi bị tấn công đã có những đáp trả đối với các tàu Trung Quốc. Tàu Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các quyền chấp pháp đối với các tàu Trung quốc sau đó mới diễn ra cuộc đấu vòi rồng và súng bắn nước trong thời gian hơn một giờ.

Diễn biến của trận đấu vòi rồng và súng bắn nước này được phóng viên Viễn Sự và Tấn Vũ tường thuật như sau:

Cuộc đấu vòi rồng đã diễn ra trong khoảng một giờ, bắt đầu từ khoảng 7g30 sáng, khi tàu 9226 của lực lượng kiểm ngư Việt Nam treo băng rôn bằng tiếng Trung Quốc yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cùng với các tàu kiểm ngư, tàu kiểm ngư 9226 đã tiến vào vị trí đặt giàn khoan HD 981. Khi phát hiện tàu kiểm ngư Việt Nam cách giàn khoan khá gần, phía Trung Quốc bắt đầu cuộc tấn công, điều 15 tàu hải giám và hải cảnh, các tàu cá bán vũ trang bao vây tàu kiểm ngư của Việt Nam.

Các tàu hải giám và hải cảnh của Trung Quốc tập trung lao thẳng vào tàu 9226 và các tàu kiểm ngư của Việt Nam.

Một tàu hải cảnh của Trung Quốc bám theo thăm dò tàu 9226 của Việt Nam chừng một phút sau đó bất ngờ dùng súng bắn nước tấn công vào tàu kiểm ngư 9226.

Một cách đột ngột, các tàu hải giám và hải cảnh tiến lên phía trước rồi lùi lại phía sau mũi tàu Việt Nam với mục đích dựng chuyện rằng tàu Việt Nam tấn công các tàu Trung Quốc.

Sau hành động gian manh này, bất ngờ 5 tàu hải giám và hải cảnh tiến về hai bên hông, áp sát 2 mạn tàu 9226 để xịt vòi rồng lên tàu nhằm vào các vị trí: ống khói, ca bin, hệ thống anten… nhằm làm cắt đứt nguồn thông tin từ tàu với áp lực xịt vòi rồng rất dữ dội.

Tuy nhiên, các phương án bảo vệ thuyền viên và phóng viên trên tàu 9226 đã được triển khai nên các thuyền viên và các phóng viên đều được bảo vệ an toàn.

Chúng ta đã đáp trả thích đáng!

Trước sự manh động của tàu Trung Quốc, thuyền trưởng Cao Duy của tàu 9226 đã quyết định sử dụng súng bắn nước để đáp trả lại những tàu hải giám và hải cảnh của Trung Quốc.

Hai thuyền viên trên tàu 9226 đã dũng cảm đứng ra mũi tàu xịt vòi rồng để cản phá tàu Trung Quốc. Chỉ sau 5 phút liên đội tàu Trung Quốc đã bị vỡ đội hình và không còn tấn công tới tấp như trước.

Tuy vậy, các tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc vẫn điên cuồng bám theo và xịt vòi rồng về phía tàu 9226 và các tàu kiểm ngư lân cận.

Từ cabin của tàu 9226, phóng viên Tuổi Trẻ đã chứng kiến áp lực nước khủng khiếp từ vòi rồng tàu Trung Quốc. Lúc này chỉ cần lớp kính vỡ là nguy cơ thương vong vô cùng cao xảy ra với các thuyền viên và phóng viên có mặt trên tàu.

Tuy nhiên, chỉ huy tàu đã khôn khéo không cho tàu Trung Quốc phun vòi rồng trực diện, đồng thời 2 kiểm ngư trên mũi tàu kiên quyết bám trụ máy của vòi rồng nên tàu Trung Quốc không thực hiện được ý đồ!

Sau hơn 1 giờ đối đầu, vào khoảng 9g45 phút toàn bộ tàu Trung Quốc đã rút lui. Tàu 9226 bị thiệt hại một phao bè, một anten vinasat bị thổi xuống biển, một loa tuyên truyền bị hỏng nặng.

Tuy nhiên, toàn bộ thuyền viên an toàn. Chúng ta đã đáp trả thích đáng với tất cả các tàu Trung Quốc!

Thay mặt các thuyền viên, thuyền trưởng Cao Duy của tàu 9226 thông qua báo Tuổi Trẻ gửi lời chào quyết thắng về đất liền và mong đồng bào yên tâm: Lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam sẽ đấu tranh quyết liệt, đáp trả thích đáng và không khoan nhượng với bất kể hành động nào xâm phạm chủ quyền Việt Nam!

VIỄN SỰ - TẤN VŨ

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện chip do thám trong bàn là, ấm đun nước TQ

(Tin tức 24h) - Giới chức Nga vừa tìm thấy những con chip siêu nhỏ có khả năng thu nhập dữ liệu trong các thiết bị gia dụng như bàn là, ấm đun nước điện

Tờ Rosbalt tại St Petersburg hồi tháng 10 đưa tin, giới chức thành phố này đã phát hiện từ 20-30 bàn là và ấm đun nước nhập khẩu từ Trung Quốc bị gài chip do thám.

Posted Image

Một bàn là bị phát hiện gài chip do thám.

Kênh truyền hình quốc gia của Nga Rossiya 24 còn chiếu đoạn video quay cảnh kỹ thuật viên mở một bàn là trong lô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và tìm thấy một "chip do thám" cùng "một tai nghe siêu nhỏ".

Theo Rossiya 24, các thiết bị bí mật phần lớn được sử dụng để phát tán vi-rút, bằng cách kết nối với các máy tính sử dụng mạng wi-fi không có mật khẩu bảo vệ trong phạm vi 200 m. Sau khi xâm nhập vào các máy, vi-rút có thể đánh cắp dữ liệu và gửi tới trang chủ ở nước ngoài.

Các sản phẩm khác cũng bị phát hiện chứa các thiết bị theo dõi, trong đó có điện thoại di động và camera dành cho xe ôtô.

Hiện giới chức Trung Quốc chưa lên tiếng về các cáo buộc trên.

Đây không phải lần đầu tiên các sản phẩm của Trung Quốc bị cáo buộc gắn chip theo dõi. Hồi giữa tháng 7/2013, tờ Australian Finacial Review dẫn lời cựu giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Michael Hayden cho biết, theo "đánh giá chuyên môn" của ông thì tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc Huawei đã cung cấp cho chính phủ Trung Quốc "các thông tin mật của các hệ thống liên lạc nước ngoài", hoặc ít nhất cũng phải là những chi tiết về "các hệ thống viễn thông ngoại quốc mà tập đoàn này có liên quan".

Trước những mối đe dọa này, hàng loạt quốc gia đã “tẩy chay” những sản phẩm, thiết bị của Huawei cũng như sự tham gia của nó vào các dự án quốc gia.

Tháng 4/2013, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật yêu cầu các cơ quan chính phủ không được phép sử dụng các thiết bị công nghệ do các công ty được “sở hữu, chỉ đạo hoặc tài trợ bởi Trung Quốc” “sản xuất, chế tạo, lắp ráp” nếu không được sự cho phép của cơ quan thực thi pháp luật liên bang. Mục tiêu chính của đạo luật này được cho là nhằm vào Huawei và một công ty khác của Trung Quốc tên là ZTE.

Ủy ban đầu tư nước ngoài của Mỹ năm 2012 cũng đã ngăn chặn việc Huawei mua lại công ty máy tính Mỹ 3Leaf Systems sau những cảnh báo của Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ rằng chính phủ và các công ty Mỹ không mua thiết bị do Huawei sản xuất, ngăn chặn mọi hợp đồng mua bán, sáp nhập của Huawei tại Mỹ.

Năm 2011, chính phủ Úc đã ban hành lệnh cấm sử dụng các thiết bị của Huawei cho Hệ thống Băng thông Rộng Quốc gia Úc (NBN) và thông báo tới công ty viễn thông này việc sẽ ngăn chặn nó tham dự đấu thầu dự án xây dựng đường truyền băng thông rộng trị giá gần 38 tỉ USD.

Sau 1 năm tham vấn cơ quan Tình báo Úc, chính phủ Úc đã chính thức ra lệnh cấm tham dự đối với Huawei. Thủ tướng Úc khi đó là bà Julia Gillard khẳng định “đây là một biện pháp phòng ngừa” nguy cơ tấn công mạng từ Trung Quốc.

Tháng 10/2012, trong tuyên bố về việc xây dựng mạng thông tin siêu bảo mật của chính phủ Canada, ông Andrew MacDougall, phát ngôn viên của Thủ tướng Stephen Harper cho biết: "Chính phủ sẽ quyết định cẩn trọng... Đây là một ngoại lệ về an ninh quốc gia nên không vi phạm nghĩa vụ thương mại quốc tế". Điều này đồng nghĩa với việc loại Huawei bị loại ra khỏi danh sách những đối tác của dự án.

Mặc dù phải phụ thuộc vào Huawei khá nhiều trong việc phát triển ngành viễn thông, song Ấn Độ cũng đã có nhiều động thái cứng rắn đối với hãng công nghệ này trước lo ngại về những mối đe dọa an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó, hồi tháng 8/2013, sự kiện Ethiopia ký kết với Tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc một thỏa thuận thiết lập mạng băng thông rộng trị giá 800 triệu USD một lần nữa dấy lên mối quan ngại về hoạt động gián điệp kinh tế của Trung Quốc tại châu Phi.

Theo thỏa thuận này, ZTE sẽ xây dựng một mạng băng thông rộng 4G tại thủ đô Addis Ababa và mạng 3G trên khắp phần còn lại của đất nước. Thỏa thuận với ZTE nằm trong giai đoạn cuối của dự án đầu tư trị giá 1,6 tỷ USD chung giữa ZTE và Công ty Huawei Technologies theo tỷ lệ 50/50.

Từ góc độ của chính phủ Ethiopia, thỏa thuận đạt được với ZTE và Huawei có thể giống như một "món quà" nếu xét đến điều kiện cho vay lãi suất thấp, giá cả cạnh tranh, hệ thống quản lý đầy đủ và tiềm năng cung cấp kết nối chi phí thấp cho người dân. Tuy nhiên, các thông tin này xuất hiện đúng vào lúc giới chức Mỹ liên tiếp phát đi những cảnh báo tin rằng Trung Quốc đang phát triển một mạng lưới do thám nguy hiểm tại châu Phi.

Thảo My (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện lô thiết bị phá sóng nhập từ Trung Quốc

13/05/2014 18:06

(TNO) Ngày 13.5, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Cục Hải quan TP.HCM kiểm tra, phát hiện lô hàng cấm gửi từ Trung Quốc, người nhận là ông Nguyễn Văn Trung (ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM).

Posted Image

Posted Image

Tang vật hàng nguy hiểm cấm nhập khẩu vận chuyển bằng đường hàng không bị phát hiện - Ảnh: Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cung cấp

Kiểm tra thực tế lô hàng, lực lượng chức năng phát hiện 3 thanh kiếm bằng kim loại (dài 1,1 m); 11 bộ thiết bị điện tử là máy phá sóng điện thoại. Đây là loại máy phá sóng kiểu mới (1 máy chủ và 10 máy phụ cầm tay).

Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, các loại hàng hóa nêu trên đều là hàng cấm nhập khẩu, thuộc danh mục vũ khí.

Đặc biệt những thiết bị phá sóng bị phát hiện lần này là thiết bị gây nhiễu, chỉ có các lực lượng công an, quân đội có cấp phép mới được nhập khẩu và sử dụng.

Hoàng Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay