Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Hải quân Mỹ sẽ tung tàu chiến 7 tỉ đô la đối phó với Trung Quốc?

Thứ tư 06/06/2012 06:00

(GDVN) - Con tàu tối tân này sẽ là một thách thức lớn với Trung Quốc nếu Trung Quốc muốn cản đường Mỹ can thiệp vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

Con tàu hiệu DDG 1000 USS Zumwalt có giá 7 tỉ đô la Mỹ này sẽ tập trung vào các cuộc tấn công trên cạn và phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ tàng hình, tàng âm của nó để di chuyển nhanh vào bờ trước khi bắn phá ồ ạt vào đất liền.

Posted Image

Con tàu hiệu DDG 1000 USS Zumwalt này có giá 7 tỉ đô la Mỹ.

Ngoài những vũ khí truyền thống, con tàu này được trang bị thêm loại vũ khí mới mà Hải quân Mỹ từng dự định tung ra có tên gọi “railgun” (có thể tạm dịch là “súng đường ray” – PV).

Đây là một loại pháo điện từ, phóng ra rất nhiều đạn ở tốc độ cao mà không phải sử dụng thuốc phóng. Thay vì đó sẽ có một dòng điện chạy qua vỏ pháo, tương tác với lực từ trường trong những đường ray và nện mạnh vào vỏ pháo từ phía nòng pháo.

Posted Image

DDG 1000 USS Zumwalt

Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công vũ khí này vào tháng 2 năm nay nhưng nó chưa được đưa vào sử dụng.

Posted Image

DDG 1000 USS Zumwalt

Ban đầu chiếc Zumwalt được dự đoán trị giá khoảng 3.8 tỉ đô la Mỹ, tuy nhiên do sử dụng nhiều công nghệ nên giá thành của nó đã đội lên gần gấp đôi. Cộng với chi phí nghiên cứu và phát triển mỗi chiếc Zumwalt có giá lên tới 7 tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên Hải quân Mỹ chỉ dự định sản xuất ba chiếc tàu loại này.

Posted Image

DDG 1000 USS Zumwalt

Một nhà phân tích quốc phòng tên Jay Korman cho rằng do sử dụng quá nhiều công nghệ nên giá thành của chiếc tàu này mới ngất ngưởng như vậy và ông cho rằng chi phí như vậy là quá đắt.

Xưởng lắp ráp con tàu này là Bath Iron Works ở Maine (Mỹ) đã phải mua một xưởng mới với giá 40 triệu đô la Mỹ để có thể lắp ráp con tàu khổng lồ này.

Nhưng dù kích cỡ lớn như vậy con tàu này cũng chỉ cần nửa đoàn thợ lắp ráp một con tàu truyền thống do trên tàu có hệ thống máy ráp tự động hiện đại.

Posted Image

Xưởng lắp ráp con tàu này là Bath Iron Works ở Maine (Mỹ).

Đây có thể coi là một động thái đáng chú ý của Bộ Quốc phòng Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương và thách thức lời đe dọa từ phía Trung Quốc rằng chỉ cần sử dụng một vài con thuyền chứa đầy thuốc nổ là có thể khiến chiếc tàu Zumwalt này chìm xuống đáy Biển Đông.

Posted Image

Chiếc tàu Zumwalt này quả là một thách thức lớn với lời đe dọa từ phía Trung Quốc rằng chỉ cần sử dụng một vài con thuyền chứa đầy thuốc nổ là có thể khiến nó chìm xuống đáy Biển Đông.

Tuy nhiên hiện tại Trung Quốc cũng đang nghiên cứu củng cố năng lực hàng không mẫu hạm và phát triển các hệ thống tên lửa và tàu ngầm có thể cản đường tiếp cận của Mỹ tới những làn biển quan trọng.

Duy Vũ (Nguồn AP, Business Insider)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẽ bán bom chùm cho Hàn Quốc

Thứ Tư, 06/06/2012 - 13:19

(Dân trí) - Mỹ đang trong quá trình bán hàng trăm vũ khí tối tân cho Hàn Quốc trong khuôn khổ một thoả thuận lên tới 325 triệu USD.

Posted Image

Các quả bom chùm do Mỹ chế tạo.

Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ cho biết cơ quan này đã thông báo với quốc hội về khả năng bán cho Hàn Quốc 367 quả bom chùm và các bộ phận và thiết bị đi cùng, kèm theo sự hỗ trợ hậu cần và huấn luyện.

Loại bom chùm này thường được thả từ máy bay và phóng ra nhiều bom nhỏ trong một khu vực rộng lớn nhằm chống lại các mục tiêu của đối phương như xe tăng, boongke và máy bay đang đậu.

Mỗi quả bom có 40 đầu đạn có thể tìm kiếm các mục tiêu trên mặt đất và nếu không mục điêu nào được tìm thấy, chúng sẽ tự hủy, tạo ra một chiến trường “sạch” và do đó đã vượt công ước Oslo năm 2008 vốn cấm các loại bom chùm có thể gây tổn hại cho các dân thường.

Hàn Quốc đã đề xuất vụ mua bán vũ khí trên, vốn cũng bao gồm 28 tên lửa huấn luyện CATM và 7 tên lửa huấn luyện DATM. Giá trị của hợp đồng vào khoảng 325 triệu USD.

Hàn Quốc dự kiến sẽ sử dụng các vũ khí trên để hiện đại hoá các lượng vũ trang và tăng cường khả năng nhằm đánh bại các khả năng phòng thủ của đối phương, trong đó có các xe bọc thép và các mối đe doạ hàng hải.

Thoả thuận này cũng sẽ đóng góp vào các mục tiêu chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Mỹ bằng việc đáp ứng nhu cầu quốc phòng và ninh hợp pháp của một đồng minh và một quốc gia đối tác.

An Bình

Theo Yonhap

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khó tin nổi màn "ảo thuật" nghìn tỷ của Vinalines!

(Dân trí)- “Sau khi báo chí nêu, các nhà khoa học phản biện, Vinalines điều chỉnh kinh phí đội tàu từ 100.000 tỷ xuống 68.000 tỷ. Chỉ trong vài hôm quy hoạch đã được thay đổi và giảm đến 32.000 tỷ, nếu làm quy hoạch như thế này, nói thật là chúng tôi khó có thể tin được”.

>> “Nhà nước quá nuông chiều “công tử” Vinashin, Vinalines”

>> Vinashin và Vinalines gây lo ngại cho các nhà tài trợ

>> Vinalines đã ném tiền ra biển như thế nào?

Posted Image

Chi phí đầu tư đội tàu của Vinlines giảm từ 100.000 tỷ đồng xuống còn 68.000 tỷ đồng.

Đại biểu Lê Văn Học (tỉnh Lâm Đồng) bày tỏ chính kiến trước thực trạng đầu tư giàn trải, phân tán, hiệu quả thấp đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cũng như các công trình cơ bản trong buổi thảo luận về Đề án Tái cơ cấu nền kinh tế sáng nay 8/6.

Hầu hết các đại biểu Quốc hội đồng tình với việc cần thiết phải Tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, theo đánh giá, đề án đánh giá thực trạng, nguyên nhân sâu xa cơ bản của sự yếu kém nền kinh tế chưa được nêu rõ để tìm ra những giải pháp tái cơ cấu hiệu quả. Ngoài ra, Đề án cũng chưa xác định yêu cầu nguồn nhân lực, chưa tính toán về nhu cầu tài chính để thực hiện tái cơ cấu. Khi tái cơ cấu thì ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội ra sao? Đâu là những ngành, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng cao, đâu là những công trình tiêu biểu xứng tầm với đất nước?

“Tôi cho đây mới chỉ là một công trình lý thuyết tổng quát về tái cơ cấu kinh tế, trong điều kiện của Việt Nam phải được cụ thể hóa rất nhiều nội dung mới có thể triển khai được”, đại biểu Học cho hay.

Cũng theo đại biểu này, đề án phải nêu ra được các biện pháp nhằm khắc phục triệt để việc đầu tư giàn trải, phân tán, hiệu quả thấp trong những năm vừa qua.

Vị đại biểu này dẫn chứng bằng những số liệu trong lĩnh vực xây dựng những công trình cầu đường bộ giao thông, suất đầu tư đường bộ cao tốc của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước khác từ 1,5 đến 2 lần. Theo số liệu thống kê thì xây dựng cầu đường bộ của Trung Quốc khoảng 6 triệu USD/1 km, ở Mỹ là 8 triệu USD/km. Còn ở Việt Nam, ví dụ như đường Láng - Hòa Lạc dài 30 km, chúng ra sử dụng khoảng 7.500 tỷ, tức 250 tỷ đồng trên 1 km, khoảng 12 triệu USD. Đường Hồ Chí Minh - Trung Lương 4 làn xe, chi phí tính ra 9,9 triệu USD/1 km…

Tại sao giá thành cao như vậy mà chúng ta không tiết kiệm được, vị đại biểu này cho rằng, là do chúng ta sử dụng tư vấn giám sát, máy móc thiết bị đều của nước ngoài, đặc biệt của nước cấp ODA nên tốn kém, lãng phí. Toàn bộ máy móc thiết bị khi thi công, xe cộ, phương tiện của ban quản lý dự án khi xong 1 công trình là hết thời hạn khấu hao.

Về công nghiệp tàu thủy và hàng hải, thời gian qua chúng ta đầu tư giàn trải, không đúng mục tiêu, gây thất thoát tài sản và vốn. Đại biểu Học cho hay: Theo quy hoạch được phê duyệt ngành tàu biển Vinalines giai đoạn 2011 - 2020 sẽ mua và đóng mới khoảng 160 con tàu, dự toán khoảng 100.000 tỷ. “Sau khi báo chí nêu, các nhà khoa học phản biện, Vinalines lại điều chỉnh tổng kinh phí đội tàu xuống 68.000 tỷ. Như vậy, chỉ trong vài hôm quy hoạch đã được thay đổi và giảm đến 32.000 tỷ. Nếu làm quy hoạch như thế này, thì nói thật là chúng tôi khó có thể tin được”, vị đại biểu nhấn mạnh.

Cùng về đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá) trong buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội có nói: “Qua thảo luận ở Quốc hội cho thấy trên đất nước mình ở đâu cũng có những đòi hỏi hết sức chính đáng về những công trình cần được ưu tiên. Vấn đề bây giờ cần phải xác định được thứ tự ưu tiên trên cơ sở lợi ích bao trùm của quốc gia. Tôi vẫn tha thiết đề nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có lộ trình cụ thể trong vòng còn hơn 7 năm nữa trước năm 2020, mỗi năm sẽ làm được bao nhiêu km trên con đường hàng ngàn km đó để trình Quốc hội”.

Theo đại biểu Nam, tại buổi chất vấn tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, Thủ tướng đã trả lời về sự ưu tiên cũng như giải pháp để làm đường Quốc lộ 1A, từng bước xây dựng cao tốc Bắc - Nam trước năm 2020. Nhưng nay con đường ngày càng xuống cấp, một số đoạn đang làm đều thất hẹn tiến độ với dân do khó khăn về vốn, một số đoạn ở Miền Trung cho ta cảm giác quay lại con đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Đồng tình với các quan điểm trên, đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) cho biết: Tình trạng xây dựng chợ, công trình thủy lợi, đường quốc lộ mới đưa vào sử dụng một thời gian đã xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ xảy ra với những công trình có vốn 500 - 700 triệu đồng mà còn có những công trình hàng tỷ đồng, không chỉ là những công trình cấp địa phương quản lý mà cả những công trình cấp bộ quản lý.

“Hiện chưa ai thống kê trên cả nước có bao nhiêu công trình xây dựng xong không phát huy hiệu quả cũng như chưa ai thống kê thiệt hại do công trình nhanh xuống cấp là bao nhiêu nhưng chắc chắn không phải ít, đại biểu nói.

Nguyễn Hiền

HÁ HÁ. BIẾT NGAY MÀ. MẤY THẰNG PHÁ HOẠI NÀY NÓ MÀ XIN TIỀN 100% THÌ CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT 10% THÔI LÀ HẾT THAM NHŨNG. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắn chìm 'tàu lạ' cứu ngư dân Đà Nẵng

Cập nhật lúc :10:33 AM, 08/06/2012

Chiều 7/6, trên vùng biển Đà Nẵng xuất hiện 'tàu lạ' tấn công đánh chìm tàu ngư dân. Ngay lập tức Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã triển khai tác chiến, kiên quyết đánh trả, bắn chìm tàu lạ, ứng cứu ngư dân.

Theo tình huống giả định, lúc 13g chiều 7/6, tàu tuần tra biên phòng 080404 của Hải đội 2 (Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng) đang làm nhiệm vụ gần 1 nhóm 5 - 6 tàu đánh cá của ngư dân đang đánh bắt hải sản cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 27 hải lý về hướng Đông – Nam thì bị tốp tàu lạ áp sát và tấn công bằng hỏa lực.

Tàu tuần tra của BP đã nổ súng tự vệ và bảo vệ ngư dân, kiên quyết đánh trả mọi hành động của tàu lạ. Sau gần 1 giờ xung đột, 1 tàu lạ bị chìm, số còn lại tháo chạy. Phía ta có 2 tàu cá của ngư dân bị chìm, tàu BP bị hỏng nặng. Một chiến sĩ BP bị thương ở chân trái do trúng đạn; một số ngư dân bị thương và rơi xuống biển.

Posted Image

Theo tình huống giả định, tàu BP 081102 cùng tổ quân y BP rẽ sóng lao ra nơi có ngư dân gặp nạn do bị tấn công - Ảnh: HC

Vừa đáp trả tàu lạ, thuyền trưởng tàu BP 080404 vừa nhanh chóng báo cáo tình hình về Bộ chỉ huy BĐBP Đà Nẵng để xin ý kiến chỉ đạo. Chỉ huy trưởng BĐBP Đà Nẵng báo cáo với Bộ Tư lệnh BĐBP, UBND TP Đà Nẵng về phương án cứu nạn và được cấp trên đồng ý. Ngay sau đó, Bộ chỉ huy BĐBP Đà Nẵng điều 1 biên đội tàu gồm 3 tàu của Hải đội 2 ra chi viện ứng cứu. Đồng thời tổ Quân y của Phòng Hậu cần cũng được lệnh triển khai trên tàu BP 081102, có nhiệm vụ tìm kiếm, cứu vớt thương binh và ngư dân, kết hợp sẵn sàng chiến đấu bảo vệ ngư dân và tàu ta.

Posted Image

Lãnh đạo Bộ Tư lệnh BĐBP kiểm tra tình hình ngư dân sau khi được cấp cứu

Sau hơn 2 giờ cơ động trên biển, biên đội đã tiếp cận hiện trường, nơi có 1 tàu cá của ngư dân bị nước tràn vào, nửa chìm nửa nổi. Tàu tuần tra của BP và các tàu còn lại đang thực hành tìm kiếm và cứu vớt ngư dân trôi dạt cùng các mảnh vỡ của tàu gỗ bị chìm. Trên tàu BP 080404 có 1 thương binh và 7 nạn nhân vừa được cứu vớt, trong đó có 4 người bị thương; trên biển còn 1 - 2 nạn nhân đang trôi nổi, trong đó có 1 người bị thương.

Biên đội tàu Hải đội 2 cùng tổ quân y trên tàu BP 081102 lập tức triển khai nhiệm vụ cứu vớt, cấp cứu thương binh, nạn nhân. 1 giờ sau, công tác cứu nạn kết thúc, tàu BP 081102 tiếp cận tàu BP 080404 để nhận thương binh và người bị thương đưa vào đất liền cấp cứu. Còn tàu BP 080404 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trên biển như kế hoạch.

Kết thúc buổi diễn tập, lãnh đạo BĐBP Đà Nẵng nhấn mạnh, việc quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh vùng biển là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của đơn vị. Trong đó, công tác tìm kiếm cứu nạn và cấp cứu nạn nhân trên biển luôn được đặt lên hàng đầu.

Việc tìm kiếm, cứu vớt, cấp cứu trên biển bao gồm một loạt các biện pháp được tiến hành rất khẩn trương trong điều kiện khó khăn nhằm cứu người và phương tiện hoạt động trên biển đạt hiệu quả cao nhất. Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ BP, công tác cứu nạn, cấp cứu trên biển còn được BĐBP Đà Nẵng tiến hành một cách chủ động thuần thục, thường xuyên và đạt hiệu quả cao, trở thành chỗ dựa đáng tin cậy cho ngư dân.

Theo Infonet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắn chìm 'tàu lạ' cứu ngư dân Đà Nẵng

Cập nhật lúc :10:33 AM, 08/06/2012

Cái tít làm...hết hồn...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không quân Mỹ đã phát hiện ra “trục trặc’ trên F-22

Thứ sáu 08/06/2012 12:01

Bộ đồ kháng áp Combat Edge, loại phi công lái F-22 đang sử dụng, có thể chính là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc phi công điều khiển dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này bị ngạt thở, khó chịu.

Bộ đồ kháng áp Combat Edge, loại phi công lái F-22 đang sử dụng, có thể chính là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc phi công điều khiển dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này bị ngạt thở, khó chịu.

Thông tin nói trên đã được Flightglobal đăng tải dẫn nguồn theo không quân Mỹ. Giả thuyết này hiện được cho là yếu tố sát thực nhất với các vụ tai nạn máy bay F-22 gần đây.

Bộ đồ kháng áp Combat Edge thường bó chặt phần ngực của phi công tạo cảm giác khó thở, tức ngực. Mục tiêu chính của bộ đồ này là giúp phi công có thể thở được khi lực trọng trường tăng hoặc giảm đột ngột.

Căn cứ vào các nguồn tin được công bố, trong điều kiện bay bình thường, bộ đồ Combat Edge không gây ảnh hưởng nhiều tới phi công.

Tuy nhiên, khi máy bay thực hiện các động tác bay phức tạp, bộ đồ này lại có thể gây chèn ép các mao mạch trong trong phổi. Điều này làm cản trở hoặc ngăn chặn hoàn toàn khả năng trao đổi khí của máu trong phổi.

Posted Image

Chiến đấu cơ F-22 Raptor.

Xẹp phổi, triệu chứng thường xuất hiện trên các phi công F-22, được gọi bằng thuật ngữ Raptor cough. Khi bị triệu chứng này, sau chuyến bay, phi công thường nói không rõ chữ và bị ho.

Đây chính là phản ứng của cơ thể khi thay đổi áp suất không khí đột ngột từ trên cao xuống mặt đất. Trong các cuộc điều tra trên F-22, mặt nạ cung cấp dưỡng khí cho phi công luôn chuyển đủ lượng oxygen với áp lực đủ cho một nhịp hô hấp của phi công. Tuy nhiên, khi bị tình trạng xẹp phổi, phi công sẽ không nhận được lượng oxygen cần thiết để hô hấp.

Tình trạng của phi công lái F-22 cũng tương tự như của phi công lái máy bay trinh sát tầm cao U-2 Dragon Lady. Tuy nhiên, phi công lái máy bay U-2 có thời gian nghỉ ngơi lâu hơn là một vài ngày rồi mới tiếp tục chuyến bay tiếp theo.

Trong khi đó, phi công lái F-22 lại thực hiện các chuyến bay hàng ngày. Điều này cũng giúp làm sáng tỏ việc phi công bị mất tri giác và bất tỉnh trong chuyến bay.

Tháng 7-2011, không quân Mỹ từng xác nhận, bộ đồ kháng áp Combat Edge là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu oxygen của phi công lái F-22, nhưng thông tin cụ thể không được công bố. Các chuyên gia quân sự nhận định, chính bộ đồ kháng áp và thiết bị tái tạo không khí trên khoang (OBOGS) là nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn F-22.

Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 20 trường hợp ghi nhận về việc phi công lái F-22 bị thiếu oxygen trong khi bay. Một số trường hợp, phi công đã bất tỉnh.

Từ năm 2011, các chuyến bay của F-22 đã bị tạm đình chỉ. Chỉ tới thời gian gần đây, các chuyến bay mới được nối lại với các giới hạn nghiêm ngặt. Tháng 4-2012, đã có 2 phi công F-22 từ chối bay với lý do không đảm bảo an toàn cho họ.

Nguồn: QĐND

====================

Quẻ này thì nguyên nhân này hoàn toán chính xác! Chỉ cần một lớp mut đệm là xong.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài toán rợn người trong... sách lớp 1

Lưu hành trên thị trường 10 năm, tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 vừa được giới phụ huynh phát hiện có một ví dụ ở trang 11 gây rợn người: "Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao nên bị cụt mất đi hai ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay".

Posted Image

“Bài toán rợn người” in tại trang 11 của sách. (Ảnh: L.Điền) Theo dantri.com.vn

Posted ImagePosted ImagePosted Image. HẾT SAI CHÍNH TẢ, GIỜ ĐẾN BÀI TOÁN NHƯ THẾ NÀY ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phi hành gia hàng đầu NASA: người ngoài hành tinh là có thật

Đó là một câu chuyện gây xôn xao dư luận, một cựu phi hành gia thuộc phi hành đoàn trên tàu con thoi vũ trụ của NASA thông báo rằng ông và NASA biết rằng người ngoài hành tinh là có thật.

Posted Image

Chạm trán người ngoài hành tinh ở độ cao khoảng 350 km so với Trái đất

Posted Image

Thông tin đã được xác nhận: Phi hành gia hàng đầu của NASA – tiến sĩ Story Musgrave – tiết lộ khi tàu con thoi đang bay theo quỹ đạo họ đã chạm trán đĩa bay của người ngoài hành tinh

Clark C. McClelland, một thành viên cao cấp của MUFON (Mạng lưới UFO chung – tổ chức nghiên cứu UFO tư nhân lớn nhất trên thế giới) từ năm 1958 đến 1992, đã tiết lộ trên báo chí Canada về những tình tiết bí mật của một sự việc kinh ngạc đã xảy ra khi thực hiện sứ mệnh STS-80 trên tàu con thoi Columbia.

Các quan chức không gian vũ trụ hàng đầu đã hoảng sợ và vội vã che đậy nó.

Vật thể hình đĩa xuất hiện bên dưới tàu con thoi

Theo các báo cáo nội bộ, xác nhận bởi Tiến sĩ Story Musgrave – một thành viên trong đội Chuyên gia trọng tải trong sứ mệnh STS-80, một vật thể hình đĩa, lớn hơn nhiều so với phi thuyền vũ trụ đang bay theo quỹ đạo của Mỹ này, đột nhiên xuất hiện bên dưới tàu con thoi. Vào thời điểm đó, tàu con thoi Columbia đang ở độ cao khoảng 350 km so với Trái đất.

Musgrave thừa nhận rằng, mặc dù nhìn thấy khá rõ, nhưng ông không thể nhận dạng được vật thể đó.

“Tôi không biết đó là thứ gì… Tôi không biết… Nó dường như đột nhiên xuất hiện. Thực sự rất ấn tượng

Posted Image

Phi hành gia tàu con thoi Columbia của NASA tiến sĩ Story Musgrave

Musgrave khẳng định đã nhìn thấy cái được gọi là “đĩa bay’

Sau khi tàu con thoi trở về Trái Đất, Musgrave đã được phỏng vấn về cuộc chạm trán khó tin này. Theo báo cáo, các nhà khoa học đã xem lại một đoạn video quay lại cuộc gặp gỡ của tàu Columbia với UFO khi nó đang bay trên bầu trời Denver, Colorado.

Posted Image

Phi thuyền lạ của người ngoài hành tinh bay theo tàu con thoi [Ảnh: NASA]

Posted Image

Cận cảnh UFO bay theo tàu con thoi

Vật thể hình đĩa đột nhiên xuất hiện, có vẻ được điều khiển một cách thông minh, thay đổi hướng bay của nó và đáng sợ nhất là hình như nó đang theo dõi tàu Columbia và phi hành đoàn trên đó.

Musgrave đã nghỉ việc tại NASA sau sứ mệnh đó. Cựu phi hành gia của NASA tin rằng người ngoài hành tinh không chỉ có thật mà thậm chí hiện nay còn đang có mặt trên trái đất, cho nên ông đã tiết lộ thông tin này.

Những vụ che đậy khác

Tiến sĩ Musgrave không phải là người duy nhất khẳng định rằng UFO và người ngoài hành tinh là có thật. Trong những năm qua, những người khác từng làm việc tại NASA cũng đã đấu tranh để tiết lộ những điều này ra công chúng.

Gần đây, Ken Johnston đã bị sa thải khỏi NASA, sau khi ông tiết lộ những thông tin liên quan đến các thành phố của người ngoài hành tinh trên mặt trăng.

Tại Washington, DC, cựu sĩ quan tình báo Hải quân Milton Cooper tiết lộ Mỹ đã có một căn cứ bí mật trên mặt trăng từ nhiều năm qua.

Đã đoán chắc NASA che giấu sự việc nhưng các nhà nghiên cứu không khỏi choáng váng khi NASA đột nhiên tuyên bố mà không báo trước về “những khu vực cấm” trên Mặt trăng.

“Tôi đảm bảo người ngoài hành tinh là có thật!”

Trong một buổi thuyết trình gần đây, Musgrave đã có một bài thuyết trình về thiên văn học. Vào cuối bài giảng của mình, ông đã làm nhiều khán giả bị sốc khi tuyên bố: “Tôi đảm bảo người ngoài hành tinh là có thật!” .

Posted Image

Musgrave trong buổi thuyết trình: “Tôi đảm bảo người ngoài hành tinh là có thật!”

Những tài liệu lưu trữ lịch sử liên quan đến những thông tin quân sự và tình báo về UFO đã được công bố bởi các nước: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Brazil và Nam Phi.

(Theo tin180.com, Beforeitsnews.com)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài toán rợn người trong... sách lớp 1

Lưu hành trên thị trường 10 năm, tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 vừa được giới phụ huynh phát hiện có một ví dụ ở trang 11 gây rợn người: "Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao nên bị cụt mất đi hai ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay".

Posted Image

“Bài toán rợn người” in tại trang 11 của sách. (Ảnh: L.Điền) Theo dantri.com.vn

Thật là...hết từ để nói. Kho Tiếng Việt của mình phong phú lắm sao lại phải thế này???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài toán rợn người trong... sách lớp 1

Lưu hành trên thị trường 10 năm, tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 vừa được giới phụ huynh phát hiện có một ví dụ ở trang 11 gây rợn người: "Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao nên bị cụt mất đi hai ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay".

Posted Image

“Bài toán rợn người” in tại trang 11 của sách. (Ảnh: L.Điền) Theo dantri.com.vn

Thật là...hết từ để nói. Kho Tiếng Việt của mình phong phú lắm sao lại phải thế này???

Đại diện "Các nhà Khoa học Việt Nam", "Cộng đồng biên soạn SGK" rất có lý khi ra những đề toán cỡ này...

- Thứ nhất: Khẳng định câu thành ngữ rất Việt Nam "Chơi dao có ngày đứt tay". Ở đây đứt tới "2 ngón" cho thấy quá trình "chơi" này là "lâu dài", chứng tỏ sự "lì lợm, ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo" của người chơi, qua đó khẳng định một lần nữa lợi ích của giáo dục, "dạy con từ thuở còn thơ" (Ở đây là lớp 1).

- Thứ hai: Giáo dục từ nhỏ "Tư duy trừu tượng" cho các em, buộc các em phải "động não" để giải bài toán này. Vì không thể giải bài toán này bằng "phương pháp thực nghiệm" được, nghĩa là dùng dao cắt thử tay để kiểm tra đáp số. Hy vọng trong số các em sau này, một số người trở thành những nhà khoa học hàng đầu thế giới, bài toán "tồn tại" trên 10 năm, "hy vọng" càng cao ngất.

- Thứ ba: quan trọng nhất, khẳng định lợi ích tuyệt với của "Tưduy trừu tượng", nêu rõ sự hạn chế của "Khoa học thực nghiệm". Bằng chứng là, chỉ dựa vào "khoa học thực nghiệm" mà chúng ta có những "nhà khoa học" cho rằng:

* Thời Hùng Vương nước ta chỉ là "liên minh bộ lạc, ở trần đóng khố" vì "hình ảnh trên "trống đồng" rõ ràng như thế, và khảo cổ chẳng kiếm ra được "mảnh" nào để gọi là "vải" !. Hỏi nếu "ở trần đóng khố" thì mùa đông Miền Bắc sao chịu thấu? Xin thưa, 2.000 năm trước, mặt trời nóng hơn bây giờ (cái gì xài riết cũng phải hư hao, mặt trời cũng thế thôi)?

* Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai, loạn luân từa lưa, vì "mẹ Âu Cơ dắt 50 con trai lên núi lập nghiệp", không có ai là nữ thì sao "duy trì giống nòi".

* Thời Hùng vương chỉ kéo dài khoảng 7-800 năm thôi, Không thể là 2.600 năm hơn được, vì thời thượng cổ, ai mà sống được 150 năm, trong khi 18 "đời vua Hùng" tới chừng đó năm, nói ra không sợ thiên hạ cười cho à. Và "Cộng Đồng Khoa Học: thế giới đã "vỗ tay" cho "luận điểm" này.

Ai đó nói, "Mọi thứ tồn tại đều có nguyên nhân", thì bài toán này hẳn không ngoại lệ !

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại diện "Các nhà Khoa học Việt Nam", "Cộng đồng biên soạn SGK" rất có lý khi ra những đề toán cỡ này...

- Thứ nhất: Khẳng định câu thành ngữ rất Việt Nam "Chơi dao có ngày đứt tay". Ở đây đứt tới "2 ngón" cho thấy quá trình "chơi" này là "lâu dài", chứng tỏ sự "lì lợm, ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo" của người chơi, qua đó khẳng định một lần nữa lợi ích của giáo dục, "dạy con từ thuở còn thơ" (Ở đây là lớp 1).

- Thứ hai: Giáo dục từ nhỏ "Tư duy trừu tượng" cho các em, buộc các em phải "động não" để giải bài toán này. Vì không thể giải bài toán này bằng "phương pháp thực nghiệm" được, nghĩa là dùng dao cắt thử tay để kiểm tra đáp số. Hy vọng trong số các em sau này, một số người trở thành những nhà khoa học hàng đầu thế giới, bài toán "tồn tại" trên 10 năm, "hy vọng" càng cao ngất.

- Thứ ba: quan trọng nhất, khẳng định lợi ích tuyệt với của "Tưduy trừu tượng", nêu rõ sự hạn chế của "Khoa học thực nghiệm". Bằng chứng là, chỉ dựa vào "khoa học thực nghiệm" mà chúng ta có những "nhà khoa học" cho rằng:

* Thời Hùng Vương nước ta chỉ là "liên minh bộ lạc, ở trần đóng khố" vì "hình ảnh trên "trống đồng" rõ ràng như thế, và khảo cổ chẳng kiếm ra được "mảnh" nào để gọi là "vải" !. Hỏi nếu "ở trần đóng khố" thì mùa đông Miền Bắc sao chịu thấu? Xin thưa, 2.000 năm trước, mặt trời nóng hơn bây giờ (cái gì xài riết cũng phải hư hao, mặt trời cũng thế thôi)?

* Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai, loạn luân từa lưa, vì "mẹ Âu Cơ dắt 50 con trai lên núi lập nghiệp", không có ai là nữ thì sao "duy trì giống nòi".

* Thời Hùng vương chỉ kéo dài khoảng 7-800 năm thôi, Không thể là 2.600 năm hơn được, vì thời thượng cổ, ai mà sống được 150 năm, trong khi 18 "đời vua Hùng" tới chừng đó năm, nói ra không sợ thiên hạ cười cho à. Và "Cộng Đồng Khoa Học: thế giới đã "vỗ tay" cho "luận điểm" này.

Ai đó nói, "Mọi thứ tồn tại đều có nguyên nhân", thì bài toán này hẳn không ngoại lệ !

Tròi ạ ,nói như ông này thì hỏng hết ,giáo dục cái nối gì ?

Đúng là : Tư duy của Chu bát Giới .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứ tưởng anh Tôi thẳng thắn quân tử nhất ngôn là không tham gia diễn đàn nữa chứ? Tôi giúp anh thể hiện mình bằng cách mời anh ra khỏi nơi đây. Tôi để bài viết của anh làm kỷ niệm cho cái nick này và để mọi người biết anh vi phạm nội quy như thế nào.

Anh có thể vào đây bằng nick khác. Và tất nhiên lần nữa thì tôi sẽ không lịch sự lắm. Ấy là tôi thẳng thắn nói với anh như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghi án cơ quan quản lý tiếp tay thâu tóm Sacombank

Thứ Hai, 11/06/2012 --- cập nhật 02:30 GMT+7

3 nhà đầu tư trở thành cổ đông lớn của Sacombank trước ngày 1/3/2012 chỉ sau giao dịch mua duy nhất, nhưng hơn 3 tháng sau, Ủy ban Chứng khoán (UBCK) mới công bố quyết định xử phạt.

UBCK vừa công bố quyết định xử phạt 3 cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (STB) do không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn. Ba cổ đông này đã mua cổ phiếu STB đến mức sở hữu trên 5% từ trước ngày 1/3/2012, nhưng không công bố thông tin, nên phải chịu mức phạt tổng cộng 180 triệu đồng.

Xung quanh quyết định này, từ thị trường có những câu hỏi nghi vấn như sau: Thứ nhất, hành động mua đến mức sở hữu lớn của 3 cổ đông này thực hiện trước 1/3/2012 và đều trở thành cổ đông lớn sau 1 giao dịch mua duy nhất, nhưng phải hơn 3 tháng sau, ngày 8/6/2012, UBCK mới công bố quyết định xử phạt, vì sao?

Posted Image

Ở đây, cần nói rõ là với hệ thống công nghệ hiện có, từ lâu, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), cơ quan thuộc quyền quản lý của UBCK, đã giám được tận chân sở hữu chứng khoán của từng tài khoản nhà đầu tư. Thực tế, VSD và UBCK có thông tin cập nhật hàng ngày, hàng giờ về sự biến động sở hữu chứng khoán của từng tài khoản. Vậy, việc ra quyết định xử phạt cổ đông lớn “mua chui” cổ phiếu STB sau 3 tháng, khi cuộc thâu tóm STB của nhóm cổ đông Eximbank đã xong xuôi - liệu có công bằng với STB, cán bộ nhân viên Ngân hàng và các cổ đông gốc STB hay không?

Thứ hai, vụ việc nhóm cổ đông lớn Eximbank có ý định thâu tóm Sacombank bùng nổ từ ngày 29/2/2012 khi Chủ tịch Eximbank công bố đã nhận ủy quyền đến 51% cổ phần STB trong điều kiện STB chưa chốt danh sách cổ đông để tổ chức đại hội, khiến dư luận đặt ra câu hỏi lớn: những ai cùng liên minh mua lượng lớn cổ phiếu STB nhằm mục đích thâu tóm? UBCK ngay sau đó (ngày 1/3/2012) đã có công văn yêu cầu cả EIB và STB báo cáo về vụ việc, nhưng sau đó không có bất kỳ một thông tin nào từ cơ quan quản lý cung cấp ra thị trường.

Sự im lặng của nhà quản lý cho đến khi cuộc thâu tóm ngã ngũ, nên phải hiểu như thế nào trong cuộc chiến nóng bỏng giành quyền kiểm soát Sacombank - một doanh nghiệp niêm yết lớn trong TOP 10 tổ chức có giá trị vốn hóa lớn nhất TTCK?

Thứ ba, vụ việc STB bị thâu tóm đã và đang dấy lên nỗi lo chung của các DN niêm yết về khả năng “mất lúc nào không biết”, khi những quy định và giám sát thực hiện quy định pháp lý về M&A không chặt chẽ như hiện nay. Trên TTCK, ai có tiền đương nhiên có quyền mua cổ phiếu, nhưng pháp luật ở đâu nếu những đối tượng “mua chui” cổ phiếu vì mục đích thâu tóm DN, lại chỉ bị phạt vài chục triệu đồng?

M&A vốn là một hoạt động bình thường trên TTCK. Nhưng M&A là một hoạt động rất nhạy cảm vì liên quan đến rất nhiều chủ thể, nên ở đó, cần hơn hết là sự công bằng của luật pháp, sự minh bạch và công khai của các đối tượng tham gia M&A theo đúng quy chuẩn của luật pháp.

Vụ STB bị thâu tóm là một bài học lớn cho các DN, nhưng ở đó còn có những câu hỏi ngỏ, rất cần nhà quản lý lên tiếng trả lời.

Ngày 7/6/2012, UBCK ban hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin liên quan đến việc giao dịch cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (cổ phiếu STB), cụ thể như sau:

1. CTCP Đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu

Ngày 1/3/2012, Công ty đã mua 21.913.623 cổ phiếu STB, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 48.783.623 cổ phiếu STB, chiếm tỷ lệ 5,01% tổng số lượng cổ phiếu STB đang lưu hành và trở thành cổ đông lớn của STB, nhưng Công ty không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn, vi phạm quy định tại Điểm 4.1 Khoản 4 Mục II Thông tư 09/2010/TT-BTC.

2. CTCP Đầu tư Sài Gòn Exim

Ngày 9/1/2012, Công ty đã mua 42.139.266 cổ phiếu STB làm tăng số lượng sở hữu cổ phiếu STB lên 50.355.510 cổ phiếu - chiếm tỷ lệ 5,17% số lượng cổ phiếu STB đang lưu hành và trở thành cổ đông lớn của STB, nhưng không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn, vi phạm quy định tại Điểm 4.1 Khoản 4 Mục II Thông tư 09/2010/TT-BTC.

3. Ông Trần Phát Minh

Ngày 24/02/2012, ông Minh đã mua vào 1.544.520 cổ phiếu STB, nâng số cổ phần sở hữu lên 48.819.777 cổ phiếu - chiếm tỷ lệ 5,01% tổng số cổ phiếu STB đang lưu hành và trở thành cổ đông lớn của STB, nhưng không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn, vi phạm quy định tại điểm 4.1 Khoản 4 Mục II Thông tư 09/2010/TTBTC.

Xét tính chất và mức độ vi phạm, UBCK quyết định phạt tiền 60 triệu đồng/tổ chức, cá nhân theo Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 về xử phạt vi phạm hành chính.

Theo Đầu Tư Chứng Khoán Điện Tử

================

Có lẽ đây là một phần nguyên nhân giá STB tăng mạnh trong thời gian qua.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính thức bác bỏ hạt nhanh hơn ánh sáng

Trung tâm nghiên cứu phản ứng hạt nhân châu Âu (CERN) đã chính thức bác bỏ thông tin neutrino nhanh hơn ánh sáng thu được trong quá trình thí nghiệm OPERA tại cuộc họp báo vừa diễn ra hồi giữa tuần trước.

>>Kết luận mới nhất: neutrino không nhanh hơn ánh sáng / Neutrino nhanh hơn ánh sáng vì cáp nối không tốt?

Posted Image

Sergio Bertolucci, giám đốc CERN tuyên bố thông tin neutrino nhanh hơn ánh sáng là một sai lầm.

Tại cuộc họp báo, ông Sergio Bertolucci, giám đốc CERN nói lại về bản báo cáo của ông đọc tại Hội nghị vật lý neutrino và Vật lý thiên văn tổ chức mới đây tại Kyoto.

Theo ông, các số liệu về tốc độ nhanh hơn ánh sáng là do sai sót kỹ thuật khi thực nghiệm do 4 nhóm các nhà khoa học cùng phát hiện. Đó là nhóm “phản biện” của OPERA - Borexino, nhóm IRACUS và nhóm LVD. Cả 4 nhóm đều đo thời gian lưu của chùm neutrino.

"Chúng tôi đã có thể chứng minh một cách thuyết phục sự đúng đắn của các phương pháp khoa học - những kết quả bất ngờ phải được phơi bày trước sự phán xét của xã hội và chúng đã bị bác bỏ hoàn toàn”, Bertolucci tuyên bố.

Những thông tin đầu tiên ghi lại các neutrino chuyển động với tốc độ nhanh hơn ánh sáng xuất hiện vào ngày 23/9/2011. Lúc đó người ta đã nêu ra kết quả chùm neutrino đi từ CERN đến Gran-Sasso tính trung bình nhanh hơn so với tính toán lý thuyết 60 nanogiây. Như vậy là các hạt neutrino đã chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng 1,0000248 lần.

Trong suốt vài tháng tiếp đó, một lượng rất lớn các giải thích khác nhau đã được đưa ra cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm. Hoá ra sai lầm chỉ là sự tiếp xúc không tốt của đường dây cáp. Sự công bố vội vàng này dẫn đến sự từ chức của giáo sư Antonio Ereditato, chủ nhiệm dự án OPEERA và nhà khoa học Dario Autiero, nhưng người đã trực tiếp đo và đưa ra kết quả.

Tại cuộc họp báo, Bertolucci cũng đề nghị khép lại vấn đề neutrino nhanh hơn ánh sáng trước ngưỡng cửa của Vật lý học.

Bảo Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vũ khí của Mỹ có đủ mạnh với một Trung Quốc tham vọng?

Thứ Năm, 14/06/2012 - 16:21

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta chí ít đã thể hiện được quyết tâm đằng sau tham vọng Thái Bình Dương của chính quyền Obama. Nhưng liệu số tàu mới bổ sung thêm có thị uy được tham vọng biển của Trung Quốc?

Cuối tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có bài diễn văn quan trọng đầu tiên khi tham dự Đối thoại Quốc phòng Shangri-La tại Singapore, một hội nghị thường niên quy tụ các quan chức quốc phòng của các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương.

Năm ngoái, hội nghị tập trung thảo luận những cáo buộc về cách hành xử quyết liệt của Trung Quốc đối với các tàu khảo sát của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa và căng thẳng đã lên cao khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt kịch liệt bảo vệ hành động của Trung Quốc. Còn năm nay, ông Lương không gây nhiều sự chú ý và mọi con mắt đổ dồn về phía Panetta khi ông trình bầy các kế hoạch quân sự của Mỹ để cho thấy quyết tâm trong chiến lược "xoay trục" về châu Á được nói đến nhiều của chính quyền Obama, do Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton công bố trên tờ Foreign Policy hồi tháng 11 năm ngoái.

Panetta đã sử dụng vị thế chính trị nổi bật của mình (bully pulpit) để tái khẳng định quyết tâm của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Ông nói, bất chấp những khó khăn về ngân sách, Washington vẫn sẽ "tái cân bằng" lực lượng để giữ vững niềm tin đối với các đồng minh trong khu vực, như Philippine. Mỹ vẫn sẽ tự đảm nhận là người bảo vệ tài nguyên chung trong khu vực - vùng biển và vùng trời ngoài quyền tài phán của bất cứ quốc gia ven biển nào, là nơi các quốc gia xa biển có thể tiến hành các hoạt động thương mại và thể hiện sức mạnh quân sự. Từ nhiều thập niên trở lại đây, việc bảo vệ các nguồn tài nguyên chung này luôn là nền tảng để xây dựng các chiến lược của Mỹ.

Posted Image

Tuy nhiên, trên thực tế, việc tái triển khai chậm các lực lượng hải quân mà Panetta dự tính cũng diễn ra khá khiêm tốn - chỉ có chút hào hứng trong giới bình luận truyền thông (một học giả nổi tiếng để ý thấy sự thay đổi cách dùng thuật ngữ từ "xoay trọng tâm" sang "tái cân bằng" trước khi kết luận, "dù là thuật ngữ nào thì nó cũng có nghĩa là một sự thay đổi rất lớn"). Nhưng sự điều chỉnh đó có đủ để theo kịp tình thế đang thay đổi nhanh chóng ở cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương - đặc biệt là sự trỗi dậy trở thành cường quốc hải quân của Trung Quốc - hay không vẫn là điều cần phải xem xét.

Dự toán ngân sách của Lầu năm góc do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố ghi nhận "dấu mốc đầu tiên trong chuỗi đầu tư và quyết định chiến lược lâu dài nhằm củng cố năng lực quân sự Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Ông kiến nghị các thành viên cấp cao tham gia hội nghị nên đánh giá "biện pháp hoàn chỉnh về hiện diện quân sự và cam kết an ninh của Mỹ", không chỉ dựa trên số lượng tàu trong hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ mà con dựa trên cả các công nghệ có thể khiến thế giới ngỡ ngàng trang bị trên các tàu và máy bay chiến đấu của Mỹ. Ông chỉ rõ, mỗi thế hệ vũ khí mới có khả năng cao hơn nhiều thế hệ cũ. Chỉ số lượng thôi có thể gây hiểu lầm.

Ông nói thêm, người dân trong khu vực cũng nên đánh giá quyết tâm của Mỹ ở tầm nhìn của nước này đối với khu vực - hiện diện tức đã là nửa trận chiến rồi. Panetta giải thích: "Trong vòng vài năm tới, chúng tôi sẽ tăng cường số lượng và quy mô các cuộc tập trên trên Thái Bình Dương". Hải quân Mỹ sẽ đẩy mạnh các cuộc viếng thăm cảng biển không chỉ ở Thái Bình Dương mà còn cả ở Ấn Độ Dương.

Nhưng thông tin đáng chú ý nhất chính là các con số mà vị bộ trưởng quốc phòng này đưa ra kèm theo trong phát biểu của mình. Ông tuyên bố, đến năm 2020, "Hải quân Mỹ sẽ tái bố trí các lực lượng từ khoảng 50/50 chia đều giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương sang tỷ lệ 60/40 giữa hai đại dương này. Tổng cộng sẽ có 6 tàu sân bay... phần lớn tàu tuần dương, tàu khu trục, tầu chiến đấu Littoral, và tàu ngầm". Mục tiêu của hải quân Mỹ tăng tổng số tàu chiến lên tổng cộng khoảng 300 chiếc, nhiều hơn một chút so với số tàu hiện có (285 chiếc, kể cả tàu hộ tống). Kế hoạch của Panetta do đó đồng nghĩa với việc sẽ phải điều chuyển khoảng 30 tàu nữa vào hạm đội Thái Bình Dương trong vòng 8 năm nữa.

Nhưng như thế sẽ là đủ hay chưa? Theo Chiến lược Hải quân Mỹ 2007 - một chỉ thị thời chính quyền Bush mà chính quyền Obama còn giữ lại - hải quân, thủy quân lục chiến và cảnh sát biển của Mỹ cam kết sẽ duy trì "sức chiến đấu đáng tin cậy" ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trong tương lai gần. Theo đó, các nhà hoạch định chiến lược ám chỉ khả năng "áp đặt kiểm soát biển khu vực ở bất cứ nơi nào cần thiết trong trường hợp bắt buộc". Hải quân Mỹ vẫn là hải quân hai đại dương từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng đại dương thứ hai hiện nay là Ấn Độ Dương - chứ không phải Đại Tây Dương, biển Trung Đông, hay các đại dương quen thuộc khác đối với người Mỹ. Washington nắm giữ quyền chỉ huy tại các vùng biển châu Á ở thời điểm và vị trí lựa chọn.

Điều này đặt ra hai câu hỏi liên quan. Thứ nhất, một phần mười số hải quân Mỹ chuyển tới Thái Bình Dương sẽ lấy từ đâu? Gần 60% hạm đội tàu ngầm hiện đang đóng tại các cảng biển Thái Bình Dương, theo đợt tái triển khai bắt đầu vào năm 2006. Một tàu sân bay sẽ được điều chuyển qua hạm đội Thái Bình Dương. Một số tàu, tức các tàu chiến mặt nước - tàu tuần dương, tàu khu trục, và tài chiến đấu Littoral mà Panetta đưa vào danh sách - sẽ chiếm phần lớn số tàu mới tới hạm đội Thái Bình Dương. Một đạo quân phần nhiều là tàu tuần tra, và tàu khu trục - các tàu trang bị hệ thống kiểm soát radar/tên lửa và một loạt các tên lửa dẫn đường - sẽ tạo thành một cú đấm mạnh hơn một lực lượng với phần lớn là các tàu chiến Littoral.

Tàu chiến Littoral là loại tàu nhẹ, trang bị vũ khí hạng nhẹ. Nó thực hiện nhiệm vụ duy nhất ở một thời điểm - từ chiến đấu chống tàu ngầm cho tới chống thủy lôi. Hải quân Mỹ hy vọng sẽ có 55 tàu này, chiếm một phần lớn trong cơ cấu hải quân 500 tàu. Bốn trong số các tàu nhỏ này sẽ triển khai tiền tiêu sang Singapore trong thời gian tới, trong khi 8 chiếc khác được cho là sẽ đóng tại Vịnh Ba Tư. Như vậy là tổng cộng 12 chiếc. Theo nguyên tắc hải quân trước đây, hạm đội cần 3 tàu tại mỗi căn cứ. Một ở biển. Một chuẩn bị được triển khai. Một nữa đang ở xưởng tàu để đại tu và hoàn toàn chưa thể phục vụ.

Với công thức này có nghĩa là khoảng 30-40 tàu Littoral nữa sẽ gia nhập đội tàu Thái Bình Dương trong thời gian tới. Sức chiến đấu được tăng thêm ở số tàu này là bao nhiêu còn là điều còn gây tranh cãi. Tàu Littoral có các mục địch sử dụng ngoại giao quan trọng chứ không được thiết kế để chống lại có hiệu quả các đội tàu chiến của đối phương. "Những tàu này không phải là tàu chiến mặt nước lớn sẽ bơi ra Biển Đông và thách thức quân đội Trung Quốc; đó không phải là mục tiêu chúng được làm ra để hướng tới", Đô đốc Jonathan Greenert, người đứng đầu chiến dịch hải quân và nhân viên hải quân Mỹ cấp cao của Mỹ, thừa nhận hồi tháng 4.

Như Panetta quan sát tại Singapore, việc đếm số lượng tàu trong khi bỏ qua những trang thiết bị được bố trí trên tàu sẽ gây ra những hiểu lầm. Sức chiến đấu đáng tin cậy được chống cướp biển trên những chiếc xuồng máy tốc độ cao - loại nhiệm vụ mà các tàu Littoral phù hợp nhất - khác với sức chiến đấu đáng tin cậy chống lại Hải quân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc. Nói tóm lại, lực lượng "nhẹ" hơn có thể phù hợp với các nhiệm vụ phi chiến đấu như chống cướp biển và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, chứ không phải để chiến đấu trong các trận chiến trên biển. Sự kết hợp tàu mà hải quân Mỹ đang hướng tới cho hạm đội Thái Bình Dương sẽ có liên quan nhiều hơn đến hiệu quả công cuộc tái điều chuyển của Panetta.

Câu hỏi thứ hai: "Tại sao chỉ tập trung 60% hải quân trong khu vực rộng lớn của sân khấu Ấn Độ - Thái Bình Dương", khi mà - xét từ chiến lược hải quân Mỹ - lãnh đạo hải quân, thủy quân lục chiến và cảnh sát biển Mỹ vẫn coi Đại Tây Dương là khu vực biển an toàn? Tại sao không phải là hơn thế?

Ngoài vấn đề cướp biển trên Vịnh Guinea, ngoài khơi phía tây châu Phi, khó có thể kể ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với khu vực phụ trách của hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ. Tại sao không giữ lại hầu hết các tàu hạng nhẹ Littoral phục vụ các nhiệm vụ Đại Tây Dương, cùng với một nhóm tác chiến trên bộ và dưới nước để đối phói khi thiên tai hay khủng hoảng nhân đạo xảy ra? Một cơ cấu hải quân như vậy có thể phù hợp với môi trường "thoải mái" và tương đối ít đe dọa chiến lược ở đây trong khi lại giúp các tàu hạng nặng có thể ra khu vực châu Á đang ngày càng cạnh tranh hơn.

Như Panetta lưu ý, hải quân Mỹ trước nay vẫn thực hiện việc phân chia các hạm đội đối xứng. Nghĩa là, các hạm đội phải tương đối cân bằng số lượng và thực lực. Tuy nhiên, truyền thống đó có lẽ đã không còn phù hợp. Một hải quân hai đại dương không cần những hạm đội giống hệt nhau. Và nếu điều gì thực sự kinh khủng xảy ra ở Thái Bình Dương, tạo ra nhu cầu triển khai các lực lượng hạng nặng, các đơn vị hạm đội Thái Bình Dương có thể di chuyển qua qua kênh đào Panama.

Lầu năm góc do đó có thể tái cân bằng hải quân bằng cách không cần duy trì bằng nó. Hạm đội Đại Tây Dương không cần phải là một phiên bản sao chép nhỏ hơn của hạm đội Thái Bình Dương. Sự đánh đổi và quản lý rủi ro không phải là điều gì mới. Thực vậy, những sắp xếp đối xứng như vậy sẽ là một sự tụt lùi trở lại lịch sử trước Chiến tranh thế giới thứ hai, trước khi Mỹ lựa chọn đầu tư vào một hải quân độc lập cho mỗi vùng bờ biển.

Đến năm 1914, ba bậc thầy của quyền lực biển của Mỹ - cựu tổng thống Theodore Roosevelt, chủ tịch trường Chiến tranh Hải quân Alfred Thayer Mahan, và Thứ trưởng Hải quân Mỹ Franklin Roosevelt - tranh luận về việc bố trí các hạm đội chiến đấu chưa thống nhất của Mỹ ở đâu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Họ kết luận, nên để hạm nội này neo ở Thái Bình Dương. Hải quân châu Âu đang rời khỏi các vùng biển này để tham gia chiến đấu ở quê hương. Nhật Bản có thể nhân cơ hội này để chen vào. Một lực lượng ít ỏi còn lại có thể bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Thái Bình Dương trong khi hạm đội chiến đấu chạy dọc Thái Bình Dương để ngăn chặn.

Các tranh luận như vậy thường thấy trước kỷ nguyên hải quân hai đại dương. Quá khứ của hải quân do đó có thể cũng chính là tương lai của nó. Liệu có thể như vậy không? Mọi thứ phụ thuộc nhiều vào sự vươn lên của hải quân Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh thực hiện kiềm chế, nó có thể làm dịu đi những nghi ngại ở Washington và những nước châu Á khác. Nếu ngăn chặn mối đe dọa hống hách của Trung Quốc đòi hỏi một phản ứng mau lẹ, có lẽ cần phải bàn nhiều hơn đến một sự chuyển dịch chậm và quyết tâm sang tầm nhìn cân bằng chiến lược ở châu Á của Panetta. Nó tránh được báo động quá mức đối bạn bè của Mỹ và những người xung quanh - và là thứ thuốc đối kháng về sau.

Sự thay đổi đáng kể cũng sẽ đòi hỏi giới lãnh đạo hải quân Mỹ tạo ra những thay đổi thực sự. Sau 7 thập niên, hải quân hai đại dương đã đóng chặt trong các chiến lược, chiến dịch, và thói quen quan liêu của hải quân Mỹ. Thật khó có thể vứt bỏ các tập quán lâu đời trừ khi người ta bị bắt buộc phải bỏ.

Ngoài hải quân, "Ưu tiên châu Âu trước" cũng là một điểm lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tháng 5, học giả Hội đồng Quan hệ đối ngoại Leslie Gelb đã ca ngợi học thuyết chuyển trọng tâm - nhưng có lẽ là hơi sớm. Việc phân bổ lượng không đồng đều giữa các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương - trên tỷ lệ 40/60 - sẽ là một khoảnh khắc quyết định chính trị quan trọng của bất kỳ tổng thống nào.

Theo Đình Ngân

Foreign Policy/Vietnamnet

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NATO, Úc đẩy mạnh hợp tác an ninh

Thanhnien Online

16/06/2012 3:41

Úc và NATO cần hợp tác an ninh chặt chẽ hơn để giải quyết những thách thức an ninh chung trong những năm tới.

Posted Image

Ông Rasmussen và Thủ tướng Úc Julia Gillard - Ảnh: AFP

Đó là phát biểu của Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia Úc ở thủ đô Canberra nhân chuyến thăm 3 ngày vừa kết thúc ngày 15.6. Theo tờ The Australian, ông Rasmussen và Thủ tướng Úc Julia Gillard đã ký thỏa thuận mới về quan hệ song phương chính thức, tạo nền tảng để hai bên thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược gần gũi hơn.

Trong Tuyên bố chính trị chung NATO - Úc, hai bên đồng ý tiếp tục trao đổi huấn luyện và hợp tác giữa các lực lượng vũ trang, hợp tác đối phó những thách thức an ninh chung như khủng bố, cướp biển, tấn công mạng… NATO và Canberra cũng cam kết phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý khủng hoảng và xung đột, tái thiết, hỗ trợ nhân đạo và khắc phục thiên tai. Tuyên bố chung thừa nhận vị thế chiến lược của châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng sự lớn mạnh của khu vực là nền tảng cho an ninh và thịnh vượng toàn cầu.

Truyền thông Úc dẫn lời Tổng thư ký Rasmussen phát biểu: “Chúng ta có thể cách biệt bởi cả đại dương nhưng chúng ta là những đối tác an ninh. Những thách thức cùng phải đối mặt sẽ đưa chúng ta lại gần nhau hơn”, ông nói. Theo ông, cả hai đang phải đối mặt với những thách thức an ninh ngày càng phức tạp và không thể đoán trước được.

Trước Úc, NATO cũng vừa ký thỏa thuận hợp tác với một quốc gia châu Đại Dương khác là New Zealand. Theo văn kiện ký hồi tuần rồi, hai bên sẽ hợp tác về chống khủng bố, trao đổi thông tin tình báo, cứu trợ nhân đạo, huấn luyện quân sự và tập trận chung. Giới quan sát nhận định, các động thái trên nằm trong chiến lược mới của NATO tìm kiếm thêm nhiều đồng minh nằm ngoài liên minh. Trong đó, châu Á - Thái Bình Dương đặc biệt được chú trọng khi nơi đây đang là điểm tập trung chiến lược của nhiều bên. Qua quan hệ hợp tác với New Zealand hay Úc, NATO có được thêm một cơ sở để can dự trực tiếp nhiều hơn vào tình hình chính trị an ninh ở khu vực.

Lê Loan

==========================

Khuých tạp nhỉ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: 'Mỹ không có cơ hội chiến thắng'

Nguồn: http://quocphong.bao.../217602.datviet

Cập nhật lúc :9:35 AM, 19/06/2012

Những ngày gần đây, nhiều tờ báo Ấn Độ và Mỹ đề đặt câu hỏi cho chiến lược bao vây Trung Quốc mà Mỹ đang thực hiện ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

(ĐVO) Về vấn đề này, báo chí Trung Quốc bình luận: Ấn Độ tỏ ra thận trọng với khả năng hi sinh quan hệ Ấn – Trung để gia nhập vào vòng vây kiềm tỏa Trung Quốc của Mỹ.

Truyền thông Trung Quốc dẫn nguồn từ Tạp chí Foreign Policy cho biết, nếu có xung đột xảy ra, Mỹ không có cơ hội thực hiện một cuộc chiến tranh đường biển giữa các nhóm tàu xung kích với Trung Quốc.

Trung Quốc tự tin "tiếp đón" Mỹ ở Tây Thái Bình Dương

Theo bài báo trên, trong hội nghị Shangri – La vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng nước này sẽ thực hiện chiến lược bảo đảm cân bằng lực lượng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Từ phát biểu của ông Leon Panetta, có thể thấy rằng trong tương lai người Mỹ sẽ gia tăng và mở rộng sự xuất hiện quân sự của họ trong khu vực.

Ông Panetta còn tuyên bố đến năm 2020 Mỹ sẽ điều 60% lực lượng hải quân của mình đến châu Á Thái Bình Dương (*). Ông còn trình bày khái niệm về học thuyết tác chiến không - biển mới, đồng thời, phủ nhận việc gia tăng quân sự ở châu Á là nhằm để khống chế Trung Quốc.

Ông Panetta cho rằng việc gia tăng hiện diện quân sự cũng như thực hiện học thuyết không - hải chiến là cần thiết, tuy nhiên, việc này có thể sẽ gây ra một vài phản ứng ảnh hưởng đến cán cân quân sự hiện nay tại khu vực.

Trong khi đó, báo cáo tình báo của Hải quân Mỹ dự báo, trong 10 năm tới, Hải quân Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng thực chất, đặc biệt, khi lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc có những bước nhảy vọt về số lượng.

Posted Image

Số lượng tàu chiến hàng năm của Trung Quốc ở vào mức 11,8%.

Tất nhiên, nếu chỉ xem xét số lượng tàu chiến thì không thể nhìn nhận được thấu đáo vấn đề. Quan trọng nhất là những tàu này sẽ được dùng cho mục đích và nhiệm vụ gì, cũng như chúng sẽ tác chiến trong các điều kiện chiến trường ra sao.

Báo chí Trung Quốc nhận định: nếu xảy ra xung đột ở Hoàng Hải và biển Đông giữa Mỹ với Trung Quốc, lực lượng chiến đấu của Trung Quốc sẽ có thể có ưu thế hơn so với Hải quân Mỹ. Ví dụ, Trung Quốc có thể phân tán các máy bay chiến đấu của mình ở hơn 100 căn cứ rải rác khắp lãnh thổ, từ đó tiến hành các đòn tấn công vào các mục tiêu trên biển của đối phương.

Theo báo cáo của Hải quân Mỹ, số lượng tiêm kích của Không quân Hải quân Trung Quốc vào năm 2009 là 145 chiếc, đến năm 2020 là 348 chiếc. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, Mỹ chỉ có một số ít căn cứ không quân. Hơn nữa nếu xảy ra chiến tranh, các căn cứ này hoàn toàn nằm trong tầm uy hiếp của các loại tên lửa đường đạn Trung Quốc. Theo hiệp ước cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung, nếu xét về số lượng loại tên lửa này, Trung Quốc đã chiếm ưu thế so với Mỹ.

Nếu chỉ so sánh tàu chiến chủ lực với nhau, người ta đã quên đi các loại tên lửa chống tàu được bắn từ mặt đất của Trung Quốc, chúng được phóng từ các bệ phóng cơ động. Báo cáo của Hải quân Mỹ cũng không tính đến các tàu tuần tra tên lửa hạng nhẹ gần bờ của Trung Quốc, các nhóm tàu này đều có khả năng mang tên lửa chống hạm. Học thuyết không - hải chiến nhấn mạnh việc hiệp đồng tác chiến giữa hai quân chủng không quân và hải quân. Việc hiệp đồng này có thể thấy rõ gần đây nhất là tại chiến tranh Libya hồi 2011. Khi đó hệ thống phòng không của Chính phủ Libya hầu như bị tên lửa hành trình của hải quân Mỹ tiêu diệt.

Tác chiến không biển cũng gặp nhiều thách thức, đặc biệt là sự đe dọa từ các lực lượng trên bộ, các giếng phóng tên lửa cố định hoặc các bệ phóng cơ động, chúng có những ưu thế vô cùng to lớn.

Việc hiệp đồng tác chiến này vẫn còn những kẽ hở, nếu muốn đạt được thắng lợi, tác chiến không - biển không chỉ dựa vào việc tránh khỏi các đòn đánh của lực lượng lên lửa đối phương, mà còn phải đảm bảo việc tiêu diệt các trung tâm chỉ huy, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo tầm xa cũng như các căn cứ nằm sâu trong tung thâm đối phương, có như vậy mới có thể ngăn chặn được các đòn phản công từ lực lượng tên lửa đối hạm ven bờ. Tạo được sức hủy diệt mạnh mẽ đối với nền kinh tế của như ổn định xã hội của đối phương. Tuy nhiên, người ta quan ngại rằng, với phương thức tác chiến như thế, có thể dẫn đến việc mở rộng tính chất và phạm vi chiến tranh.

Ngoài ra, nếu đối đầu với Trung Quốc ở khu vực này, Mỹ sẽ tổn thất rất nhiều về chi phí chiến tranh. Một tàu chiến của Mỹ sẽ tiêu tốn số tiền tương đương với việc sản xuất hàng trăm thậm chí là hàng ngàn tên lửa chống hạm.

Khó khăn trong việc lôi kéo Ấn Độ?

Ông Panetta cho rằng, các ưu thế địa lý có thể là một trong những ưu điểm lâu dài của Mỹ. Trong trường hợp xảy ra xung đột, một vòng cung từ Nhật Bản vượt qua Đài Loan và kéo dài đến Philippines sẽ là sợi dây ngăn chặn Hải quân Trung Quốc, cũng như có lợi cho Mỹ và đồng minh trong việc giám sát các cơ sở quân sự và lực lượng tên lửa của phía Trung Quốc. Điều này vốn được Trung Quốc xem là một thách thức lớn từ xưa đến nay.

Thứ hai, Mỹ và đồng minh có rất nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các phương án hiệp đồng tác chiến. Trong khu vực, Mỹ có những đồng minh lâu đời, cùng nhau thực hiện các cuộc diễn tập hàng năm, họ xây dựng được một hệ thống hợp tác, chỉ huy, điều phối rất nhuần nhuyễn. Đây cũng là một điều quan trọng đối với việc thực thi tác chiến không biển.

Ưu thế lớn nhất của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương là hệ thống đồng minh đông đảo, các quốc gia kí kết hiệp ước bảo hộ an ninh, các quốc gia đối tác của Washington sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có nhiều lựa chọn. Người Mỹ có càng đông đồng minh, Trung Quốc lại càng khó khăn hơn.

Trong bối cảnh sự nổi lên của Trung Quốc ngày càng rõ, chính sách ngoại giao của Mỹ là tìm kiếm càng nhiều đồng minh ở châu Á Thái Bình Dương, từ đó sẽ tạo ra sức uy hiếp lớn hơn, những nguy cơ mà các quốc gia thành viên phải đối mặt sẽ được giảm thiểu. Việc tăng cường cam kết với Austraulia, Philippines và Singapore trong thời gian gần đây không nằm ngoài mục đích trên.

Tuy nhiên, theo truyền thông Trung Quốc, các tham vọng của Mỹ đang gặp những trục trặc đáng kể.

Báo chí Ấn Độ những ngày qua cho rằng, Mỹ xem Ấn Độ là quốc gia đối tác chiến lược có tiềm lực đáng kể nhất trong chính sách châu Á mới của họ, tuy nhiên, một vài nhận định của giới phân tích Ấn Độ cho rằng, hiện tại sẽ không có một quốc gia châu Á nào kể cả Ấn Độ chấp nhận công khai đối mặt với Trung Quốc mà ngả về phía Mỹ.

Ấn Độ và Trung Quốc đang có những tranh cãi gay gắt về vấn đề biên giới. Thế nhưng dù Washington có thể cung cấp vũ khí cho Ấn Độ với những hợp đồng máy bay vận tải hạng nặng hay pháo mặt đất thì trong trường hợp xảy ra xung đột tại vùng Nam Tây Tạng, khả năng Mỹ can thiệp là vô cùng thấp, Ấn Độ chỉ có thể dựa vào chính họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Do đó,người Ấn Độ cho rằng, họ có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Mỹ, nhưng không thể mang quan hệ với Trung Quốc ra để trao đổi.

Các quốc gia Đông Nam Á đang là đồng minh với Mỹ cũng không hề xem nhẹ yếu tố Trung Quốc vì hiện tại, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.

Vì vậy, ông Panetta trong bài diễn văn của mình, cho rằng liên minh các quốc gia đồng minh ở châu Á Thái Bình Dương sẽ là một bài toán rất hóc búa với Trung Quốc và đây sẽ là chìa khóa để Mỹ giải quyết trong các cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Vấn đề là Mỹ sẽ thực hiện điều này như thế nào và thành công đến đâu?

(*) Theo tin từ bộ quốc phòng Mỹ, trong số 186 tàu chiến của nước này (bao gồm các hàng không mẫu hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm tên lửa, tàu chở trực thăng, tàu ngầm tấn công) thì có đế 101 chiếc (54%) hiện đang hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương. Trong kế hoạch đóng tàu mới nhất của mình, người Mỹ dự kiến đến năm 2020 số tàu tác chiến chủ lực của họ ở vào khoảng 181 chiếc, trong đó có 109 chiếc chiếm 60% sẽ hoạt động tại Thái Bình Dương, tăng 8 chiếc so với hiện tại.

Dự báo của Hải quân Mỹ cũng cho biết, đến năm 2020 số tàu chiến chủ lực của Trung Quốc sẽ tăng từ con số 86 chiếc vào năm 2009 lên đến 106 chiếc.

Trong đó, có khoảng 72 chiếc là tàu ngầm tấn công, khi đó, Mỹ sẽ có khoảng 29 tàu ngầm tấn công hoạt động ở khu vực này.

Từ giai đoạn năm 2020 đến năm 2040, số lượng tàu chiến của Mỹ không thay đổi nhiều. Với Trung Quốc, sự gia tăng số lượng tàu chiến hàng năm của nước này ở vào mức 11,8%.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ [ HN - ngang ngược ]lên án máy bay VN tuần tiễu Trường Sa

Trung Quốc [ HN - ngang ngược ] phản đối Việt Nam đưa máy bay chiến đấu ra tuần tiễu tại quần đảo Trường Sa, gọi đây là "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền".

Người phát ngôn của Bắc Kinh, Hồng Lỗi, nói tại cuộc họp báo ngày 19/6: "Máy bay chiến đấu của không quân Việt Nam tiến hành cái gọi là hành động 'tuần sát' tại quần đảo Nam Sa, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc."

"Trung Quốc bày tỏ bất bình mạnh mẽ về việc này. Trung Quốc yêu cầu Việt Nam thiết thực tuân thủ nhận thức chung Trung-Việt và tinh thần 'Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Nam Hải'," ông Hồng Lỗi tuyên bố.

Trung Quốc dùng từ Nam Sa để chỉ quần đảo Trường Sa. Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo này.

Hôm 15/6, Việt Nam cho biết lần đầu tiên Trung đoàn không quân tiêm kích 940 đưa máy bay chiến đấu Su-27 từ căn cứ ở miền Trung ra "tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Trường Sa".

Thượng tá Ngô Vĩnh Phúc, trung đoàn trưởng 940, được dẫn lời nói đây là những chuyến bay Su-27 ra Trường Sa đầu tiên của đơn vị xuất phát từ miền Trung.

Ông nói đã từng có các chuyến bay khác nhưng xuất phát từ các sân bay phía nam và do Sư đoàn Không quân tiêm kích 370 thực hiện.

Từ Bắc Kinh, người phát ngôn Hồng Lỗi [ HN - ngang ngược ] nhắc lại Trung Quốc "có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần đó"

Trước đó, vào đầu tháng Năm, một nguồn khả tín cho BBC hay Trung Quốc đã điều máy bay ra vùng biển của Việt Nam khi một đoàn đại biểu đang trên đường ra thăm quần đảo Trường Sa.

Nhà thơ, nhà báo Thanh Thảo ở miền Trung nói với BBC rằng trong cuộc tiếp xúc của ông vào sáng thứ Ba 1/5 với một số thành viên đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng tham gia chuyến thăm Trường Sa một tuần và kết thúc ngày 28/4, ông được thông tin họ đã "chứng kiến máy bay Trung Quốc lượn phía trên tàu".

Theo BBC

Nghe nói công nhân dầu khí vừa chửi thề vừa bẩu để ra giàn, tàu VN chúng ta phải đi vòng tránh các đảo bị TQ và Đài Loan chiếm đóng [trái phép]. Tình hình ngày càng phức tạp, TQ đang cho nâng cấp sân bay ở Hoàng Sa [ chiếm đóng trái phép], thế nào chúng cũng cho tiêm kích bay lòng vòng khu vực cụm đảo Trường Sa. Đụng độ rất dễ xảy ra do phi công và lính Hải quân VN cũng rất máu, chính ủy phải thường xuyên nhắc họ bình tĩnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites
NÓ TUYÊN BỐ, KHIÊU KHÍCH NHƯ THẾ NÀO CHĂNG NỮA CŨNG PHẢI NHỊN THÔI CHỨ BIẾT LÀM SAO BÂY GIỜ. CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG, NỘI LỰC TỪNG BƯỚC MỘT. HI VỌNG TRONG 5 NĂM NỮA, KHI ĐÓ CÓ ĐẦY ĐỦ LỮ ĐOÀN TÀU NGẦM VÀ SỰ TIN TƯỞNG LIÊN KẾT CHẶT CHẼ VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC THÌ GIÀNH LẠI. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bức ảnh báo chí nổi tiếng thế giới về Việt Nam

Cập nhật lúc :8:27 AM, 21/06/2012

Ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, em bé Kim Phúc vừa chạy vừa khóc hay bà mẹ dẫn đàn con lội sông tránh bom Mỹ... là những hình ảnh về Việt Nam gây chấn động thế giới.

Nguồn: BAODATVIET.VN

Giải Ảnh Báo chí Thế giới - World Press Photo được coi là một trong những giải ảnh báo chí danh giá nhất thế giới với sự tham gia của các nhiếp ảnh gia toàn cầu. Tổ chức này được thành lập năm 1955 tại Hà Lan với mục tiêu hỗ trợ, "quảng bá" các phóng viên ảnh chuyên nghiệp.

Posted Image

Đây là bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn ngày 11/6/1963. Ông Thích Quảng Đức (1897 – 11/6/1963) làm vậy nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcolm Browne giành Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới năm 1963 nhờ bức ảnh này.

Posted Image

Bức ảnh chụp người mẹ dẫn con lội qua sông tránh bom Mỹ mang về cho tác giả Kyoichi Sawada giành Giải thưởng Ảnh báo chí thế giới năm 1965. Kyoichi Sawada là ký giả Nhật, làm việc cho UPI, được giao nhiệm vụ tường thuật chiến tranh Việt Nam.

Posted Image

Bức ảnh lính Mỹ dùng xe thiết giáp kéo lê xác 1 người lính giải phóng hồi tháng 2/1966 tại miền Nam, Việt Nam, nay là quận Tân Bình (TP HCM) gây chấn động thế giới. Tác giả của bức ảnh này chính là phóng viên người Nhật Kyoichi Sawada thuộc hãng thông tin UPI, thắng Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới năm 1966.

Posted Image

Bức ảnh trên ghi lại hình ảnh một binh sĩ Mỹ đang điều khiển súng M48, thuộc quân đoàn thập tự số 7 của Mỹ ở vùng tam giác sắt Củ chi - Trảng Bàng - Chơn Thành tại miền Nam, Việt Nam. Tác giả là của Co Rentmeester, phóng viên tạp chí Life, tìm thấy bức ảnh trong đống báo cũ bỏ quên. Hình ảnh sĩ quan Mỹ này mang đến cho ông Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới năm 1967.

Posted Image

Bức ảnh Em bé Napalm của tác giả Nick Út mang lại cho ông sự nổi tiếng và Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới năm 1972. Phan Thị Kim Phúc (em bé cởi chuồng) và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom Napalm của Mỹ ném xuống Trảng Bàng - Tây Ninh. ĐH Columbia bình chọn bức ảnh này ở vị trí thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Nick Út là người Mỹ gốc Việt, là phóng viên của hãng AP.

Posted Image

Đây là hình ảnh tên Giám đốc Cảnh sát thuộc chế độ cũ Nguyễn Ngọc Loan bắn một người lính giải phóng bị trói tay ngay trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968. Bức ảnh mang về cho tác giả Eddie Adams Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới năm 1968, được lên trang nhất các thời báo lớn lúc bấy giờ và truyền đi nhanh chóng trên toàn thế giới. Adams lúc bấy giờ là phóng viên của hãng AP.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bức ảnh thứ tư đó thì trước lúc bị bắt , anh giải phóng quân đã vui tay thịt luôn cả 1 gia đình trung tá. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: bỏ mặc một người già gặp nạn

Thứ Năm, 21/06/2012, 07:41 (GMT+7)

TT - Một lần nữa các cư dân mạng Trung Quốc lại xôn xao trước một đoạn clip quay cảnh hàng chục người tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô bàng quan đứng nhìn một cụ già bê bết máu.

Posted Image

Đám đông vây quanh cụ già nhưng không một ai giúp đỡ - Ảnh: Thương Báo Sơn Đông

Theo lời kể của một nhân chứng họ Vương, cụ già ngất xỉu, máu chảy khắp đầu với nhiều vết thương nghiêm trọng. Lúc ấy, hơn 20 người vây xung quanh cụ nhưng tuyệt nhiên không ai đến gần để giúp đỡ. Anh Vương lúc ấy đã định xông đến giúp đỡ nhưng bạn gái anh níu tay lại vì “coi chừng rước họa vào thân”. Anh Vương liền móc điện thoại gọi cấp cứu và cũng không “nhúng tay”. Clip quay cảnh này sau đó được tung lên mạng.

Trả lời phỏng vấn báo chí, các nhân chứng cho biết không phải họ không muốn giúp đỡ người gặp nạn, nhưng trước đó đã có nhiều trường hợp “làm ơn mắc oán” khiến họ không dám. Dù vậy, nhiều cư dân mạng cho biết đây chỉ là cái cớ để biện minh cho sự vô tâm. “Có nhiều cách để giúp cụ già mà vẫn chứng minh rằng mình không phải là người gây tai nạn. Nhưng hơn 20 người đứng đó vẫn khoanh tay đứng nhìn một cách vô tâm” - một bạn trẻ bình luận trên Weibo.

Vụ việc này lại khiến nhiều người liên tưởng đến việc bé gái 2 tuổi Duyệt Duyệt nằm thoi thóp trên vũng máu khi 18 người đi đường nhẫn tâm giả vờ ngó lơ.

ĐÔNG PHƯƠNG (Theo Thương Báo Sơn Đông)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao quan hệ Thái -Trung đang dần rạn nứt?

Cập nhật lúc :10:41 AM, 21/06/2012

Thái Lan đang chơi “con bài hai mặt” với Trung Quốc: một mặt thì cố gắng giữ quan hệ với cường quốc hàng đầu khu vực, mặt khác tiếp tục củng cố mối quan hệ đồng minh với Mỹ.

Nhiều năm qua, Thái Lan và Trung Quốc luôn giữ quan hệ quân sự khá khăng khít. Hồi cuối tháng 4/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Sukumpol Suwanatat thăm chính thức Trung Quốc và ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác trong đó có cả hợp tác về kỹ thuật quân sự... Mới cuối tháng trước, Thái Lan và Trung Quốc còn tổ chức tập trận chung ở Quảng Đông.

Năm ngoái, Thái Lan còn xây dựng kế hoạch cùng nghiên cứu phát triển hệ thống vũ khí chiến lược với Trung Quốc, thậm chí hai nước còn ký kết nhiều thỏa ước hỗ trợ và trao đổi quân sự.

Thế nhưng, có lẽ hơn ai hết Thái Lan đã có nhiều bài học “tiền nhãn” về việc chơi với Trung Quốc không khác gì “chơi với hổ”. Trước mắt có thể sự hợp tác Trung-Thái diễn ra “xuôi chèo, mát mái”, nhưng về lâu dài mối quan hệ đó không thể bền chặt được bởi quan điểm của hai bên quá khác nhau.

Là một quốc gia Đông Nam Á thuộc khối ASEAN, lẽ dĩ nhiên Thái Lan có lợi ích từ khối nếu bảo vệ quan điểm chính đáng về chủ quyền quốc gia. Trong một khía cạnh nào đó, các quốc gia nhỏ hơn đều mong muốn giải quyết sự việc liên quan đến tranh chấp thông qua cộng đồng quốc tế và Thái Lan luôn tỏ ra ủng hộ điều đó. Vậy nên không quá khó hiểu khi Bắc Kinh đã tỏ ra “nóng mắt” với Thái Lan.

Bà Catharin E.Dalpino, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Thái Lan thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) nhận định rằng hợp tác quân sự Mỹ-Thái Lan sẽ được tăng cường trong thời gian tới, bởi cả hai nhận thấy sự cần thiết của việc phục hồi quan hệ đồng minh trong bối cảnh Trung Quốc có những động thái gây quan ngại trong khu vực.

Posted Image

Sân bay U-Tapao của Thái Lan, Ảnh thailandhollydayhomes.com

Thái Lan và Mỹ xem ra đã có một thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng sân bay quân sự U-Tapao cho các hoạt động của Trung tâm Giảm thiểu thiên tai và hỗ trợ nhân đạo.

Thế nhưng, theo nhiều chuyên gia phân tích, đứng sau chiêu bài này là việc Mỹ muốn “đóng quân” lâu dài tại Đông Nam Á, và U-Tapao chính là một lựa chọn cực kỳ nhạy cảm của người Mỹ để “nắn gân” cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ...

Posted Image

Sân bay U-Tapao chính là nơi xuất phát của "Pháo đài bay" B-52 trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh T.M

Sân bay quân sự U-Tapao nằm tại tỉnh Rayong, miền Trung của Thái Lan, cách thủ đô Bangkok gần 200 km. Hồi những năm 1960, đây là địa điểm xuất phát của máy bay ném bom B52 của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam với 27.000 quân và hơn 300 máy bay quân sự, cho đến tận năm 1976, quân đội Mỹ mới rút quân hoàn khỏi khu vực này.

U-Tapao được coi là một trong những sân bay của Hải quân Thái Lan, đồng thời cũng là một sân bay dân dụng quốc tế và nội địa. Sân bay U-Tapao được xây dựng vào năm 1961, ban đầu chỉ có một đường băng dài 1.200 m.

Hiện tại, Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ một lời bình luận nào về việc làm trên của Thái Lan, nhưng rõ ràng mối quan hệ được cho là bền chặt giữa Trung Quốc và Thái Lan thời gian qua đang dần bị rạn nứt.

Theo phunutoday

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay