Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

3 “nhát dao” chặt đứt đường lưỡi bò

Dân Trí

Thứ Tư, 04/04/2012 - 09:58

Việc thăm dò và vẽ lại bản đồ Biển Đông được phối hợp bởi 13 cơ quan, trong đó có cả Bộ Công an... nhằm tuyên bố lập trường của Trung Quốc về lãnh thổ diễn ra đồng thời với việc khủng bố ngư dân Việt Nam thể hiện thái độ gây hấn của Trung Quốc.

Zhang Yunling, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế thuộc Học viện KHXH Trung Quốc vừa khẳng định việc thăm dò và vẽ lại bản đồ Biển Đông được phối hợp bởi 13 cơ quan, trong đó có cả Bộ Công an... nhằm tuyên bố lập trường của Trung Quốc về lãnh thổ diễn ra đồng thời với việc khủng bố ngư dân Việt Nam thể hiện thái độ gây hấn của Trung Quốc.

Về luật mà nói…

Chỉ nội cái việc chưa bao giờ dám thẳng thắn đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế đã cho thấy Trung Quốc tự biết họ yếu thế như thế nào trong luận điểm về chủ quyền Biển Đông. Đã là “cây ngay” thì cớ gì phải sợ “chết đứng”?! Tất cả những gì có thể “nặn ra” để bảo vệ đường lưỡi bò đều là cưỡng từ đoạt ý. Như đã biết, Trung Quốc đã “quốc tế hóa” luận thuyết “đường lưỡi bò” vài năm gần đây.

Tháng 5/2009, Trung Quốc lần đầu tiên gửi kèm tấm bản đồ “đường lưỡi bò” trong lá thư đệ trình Ủy ban LHQ về ranh giới thềm lục địa (CLCS) với nội dung phản đối cách tính thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia. Ý tưởng “đường lưỡi bò” xuất hiện năm 1947 khi Trung Hoa Dân Quốc đưa ra một bản đồ với 11 vạch uốn éo tạo thành hình chữ U bao bọc gần như trọn khu vực Biển Đông.

Sau khi tuyên bố độc lập năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục sử dụng bản đồ trên, với sự “giản lược” bớt hai vạch (còn 9 vạch) sau năm 1953. Từ đó, cái “hình minh họa” với “đường lưỡi bò” 9 vạch bắt đầu được xem là bản đồ chính thức của Trung Quốc trong tất cả cuộc tranh luận về phân định biên giới lãnh hải tại Biển Đông với các nước khu vực. Lý lẽ tối giản của “đường lưỡi bò” là những gì nằm bên trong nó, từ các hòn đảo đến “đảo liền kề” và “vùng biển liên quan”, đương nhiên phải thuộc Trung Quốc, dù những thuật từ trên chưa bao giờ được sử dụng trong Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS)!

Xét về mặt luật, luận điểm “đường lưỡi bò” hoàn toàn không có giá trị pháp lý quốc tế. Lori F. Damrosch, Giáo sư Công pháp quốc tế thuộc Đại học Columbia (Mỹ), đã vạch ra rằng những đảo nhỏ mà Trung Quốc đưa ra như là một phần của biên giới thực chất chỉ là “những cụm đá nhỏ lốm đốm”, và chúng không đủ lớn để có hải phận riêng. Và nhận định về “đường lưỡi bò”, một trong những chuyên gia luật hàng hải hàng đầu châu Âu, Giáo sư Erik Franckx thuộc Vrie Universiteit Brussel (Bỉ), kết luận (trong một cuộc hội thảo Biển Đông tại TP HCM) rằng, tấm bản đồ “đường lưỡi bò” hoàn toàn “thiếu cơ sở thuyết phục” và do đó nó sẽ “gây ra nhiều phiền toái nếu tiếp tục được xem như là một phần trong chính sách của Trung Quốc lẫn của Đài Loan”.

Posted Image

Bản đồ Việt Nam trong cuốn Từ điển Latinh – Việt Nam của Giám mục Jean Louis Taberd xuất bản năm 1838 vẽ một phần của “Paracel hay Cát Vàng” (Paracel seu Cát Vàng) vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay (ảnh và chú giải: Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam)

Và trong cuộc hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông tại Washington DC giữa năm 2011, giới nghiên cứu quốc tế tiếp tục đập bẹp cái “lý thuyết chủ quyền” bằng luận điểm đường lưỡi bò cùng những “cơ sở lịch sử của nó”. Ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an ninh của Ban thư ký ASEAN, nói: “Tôi không cho rằng UNCLOS có thể xem lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền”. Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ nhận định: “Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS”.

Rồi chuyên gia luật biển lừng danh Caitlyn Antrim, Giám đốc điều hành Ủy ban Pháp quyền đại dương Hoa Kỳ, bồi thêm: “Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường lưỡi bò đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó”…

Quan trọng nhất trong tất cả những điều quan trọng khi đề cập yếu tố (thiếu) cơ sở pháp lý của Trung Quốc là cái đường lưỡi bò của họ chẳng có tọa độ cụ thể gì cả. Liệu họ có thể nói chuyện một cách đứng đắn và có tư cách khi tranh luận về ranh giới chủ quyền cái mảnh đất nhà họ với người láng giềng, trong khi chẳng hề đưa ra rõ ràng và chính xác lằn ranh phân định diện tích mảnh đất mà họ đang giành, có thể nghe được như thế không? Họ chỉ tự tiện vẽ khoắng một khu vực rồi ngang ngược ngông cuồng nói nó thuộc về họ, có thể được chấp nhận sao? Liệu họ có đủ can đảm ra tòa không?

Về lịch sử mà nói…

Cần nhấn mạnh, tấm bản đồ đường lưỡi bò năm 1947 (có tài liệu ghi năm 1948) của Tưởng Giới Thạch là nằm trong một tập bản đồ tư nhân chứ không phải do nhà nước xuất bản. Và cần nhấn mạnh thêm rằng, những tấm bản đồ phổ biến hiện nay có vẽ đường lưỡi bò và được trưng ra làm “cơ sở lịch sử” đều được Trung Quốc phát hành từ năm 1950 trở về sau, chứ chẳng phải bản đồ cổ được in lại. Nó cho thấy rõ ràng là ngay cả việc vận dụng yếu tố lịch sử chủ quyền của Trung Quốc đã có một lỗ hổng to.

Năm 1951, trong Hội nghị San Francisco, đại diện Việt Nam đã nêu rõ: “Về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuyên bố của phái đoàn Việt Nam… xác nhận (rằng) chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. Chẳng quốc gia nào trong 51 nước tham dự Hội nghị San Francisco phản bác ý kiến trên. Là vì, chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa đã quá rõ ràng.

Posted Image

Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn khoảng năm 1838, đã vẽ “Hoàng Sa”, “Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam (ảnh và chú giải: Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam)

Năm 1974, trong quyển Les archipels de Hoàng – Sa et de Trường – Sa selon les anciens ouvrages Vietnamiens d’ histoire et de géographie” (Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam về lịch sử và địa lý – ảnh), nhà Nghiên cứu Võ Long Tê đã đưa ra nhiều tài liệu cổ, từ Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư (có lẽ được soạn thời Chúa Trịnh); Phủ biên tạp lục của cụ Lê Quý Đôn, rồi Lịch triều Hiến Chương Loại chí của cụ Phan Huy Chú, Đại Nam thực lục chính biên, Khâm định đại nam hội điển sử lệ, Đại Nam nhất thống chí, đếnQuốc triều sử toát yếu… để chứng minh hùng hồn và xác thực rằng Hoàng Sa và Trường Sa (hai trong vô số quần đảo ở Biển Đông nằm trong cái đường lưỡi bò) là thuộc Việt Nam… Và trong luận án tiến sĩ đề tài chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa năm 2002, sử gia Nguyễn Nhã cũng nói rõ như sau:

Một là, nhà nước Việt Nam trong ba thế kỷ từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đã tổ chức đội Bắc Hải đi tìm kiến hải vật ở khu vực Bắc Hải tức khu vực quần đảo Trường Sa và cả Côn Đảo, Hà Tiên cũng ở phía Nam của Đại Việt. Phủ Biên Tạp Lục (1776) của Lê Quý Đôn và rồi Đại Nam Nhất Thống Chí (khởi soạn 1848, in năm 1910) của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn đều khẳng định: “Đội Bắc Hải, khiến đội Hoàng Sa kiêm quản, ra Bắc Hải, các đảo Côn Lôn tìm lấy hải vật”. Phủ Biên Tạp Lục, quyển 2 của Lê Quý Đôn còn cho biết thêm rằng, sở dĩ nhà nước sai chức cai đội Hoàng Sa kiêm quản đốc đội Bắc Hải này vì chẳng qua họ chỉ lấy được những hải vật kể trên mà thôi tức là những mặt hàng đồi mồi, hải ba, đôn ngư (cá heo lớn như con heo), lục quý ngư, hải sản (con đỉa biển), còn những vàng bạc và các của cải quý báu khác thì ít khi họ tìm kiếm được. Vậy là do đội Bắc Hải ít khi tìm kiếm được các sản vật quý trong đó có vàng bạc hay súng ống nên các chúa Nguyễn đã để cho cai đội Hoàng Sa kiêm quản (…).

Hai là, Trường Sa chịu sự quản lý hành chính của Quảng Ngãi. Bởi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được coi là một. Tỉnh Bình Thuận chỉ cung cấp suất đinh cho đội Bắc Hải mà thôi. Mà chúng ta đã biết Hoàng Sa nằm trong cương vực, vùng biển của Quảng Ngãi, do Quảng Ngãi quản hạt. Đến năm 1933, quần đảo Trường Sa mới được tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ) quản lý về mặt hành chính. Năm 1956, tỉnh Bà Rịa được đổi tên là Phước Tuy (Nam Bộ). Năm 1982 lại do tỉnh Phú Khánh (Trung Bộ) quản lý và trở thành một huyện đảo.

Posted Image

Đây là một trong những bản đồ trong “Phủ Biên tạp lục” do cụ Lê Quý Đôn (1726-1784) biên soạn năm 1776. Lê Quý Đôn mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa – Trường Sa và công việc khai thác của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này (ảnh và chú giải: Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam)

Ba là, những hoạt động liên tục, định kỳ của thủy quân từ đầu nhà Nguyễn, cụ thể bắt đầu từ năm 1816 tại quần đảo Hoàng Sa mà như ta đã biết thời kỳ này Hoàng Sa và Trường Sa là một. Đó là những việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ của thủy quân, việc cắm mốc chủ quyền, dựng bia thành lệ hàng năm đến từng hòn đảo được ghi trong sách Hội Điển triều Minh Mạng.

Bốn là, năm 1933 khi chưa có nước nào, kể cả Trung Quốc đặt vấn đề chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, chính quyền Pháp ở Việt Nam đã tổ chức chiếm hữu theo nghi thức truyền thống phương Tây. Như thế, nhân danh Vương quốc An Nam theo Hiệp ước Pháp – Việt 1874 cũng như Hiệp ước 1884, chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã chính thức chiếm hữu Trường Sa trong tình trạng không có nước nào chiếm hữu (…). Điều cần nói thêm là, khi chính quyền thực dân Pháp tổ chức chiếm hữu theo nghi thức truyền thống phương Tây vào năm 1930 đến 1933, thì cũng chưa có một quốc gia thứ ba nào đặt vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa (Spratley).

Năm là, ngoài sự sáp nhập Trường Sa về mặt hành chính của chính quyền thực dân Pháp vào cảng Bà Rịa – Vũng Tàu, đất Nam Kỳ theo Hiệp ước Pháp Việt 1862, 1874. Chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã có những hành động cụ thể như xây dựng bia chủ quyền, xây dựng trạm khí tượng, trạm vô tuyến ở đảo Itu – Aba cùng trại binh ở quần đảo Trường Sa. Suốt thời gian từ năm 1927 đến 1945, chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã thường xuyên tổ chức khảo sát hay khai thác ở quần đảo này.

Sáu là, các chính quyền ở Việt Nam có trách nhiệm quản lý vùng Biển Đông trong các thời kỳ chủ quyền bị xâm phạm cũng luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam, chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa (…). Chúng ta cần lưu ý rằng, chế độ cai trị ở Nam Kỳ mà quần đảo Trường Sa được sáp nhập là chế độ thuộc địa, trực trị khác với chế độ bảo hộ ở miền Trung. Vì thế cung cách xử lý chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Pháp cũng khác với Hoàng Sa, ngoài việc nhân danh Vương quốc An Nam theo Hiệp định 1884, Pháp còn nhân danh chính quyền thực dân trực trị để chiếm hữu Trường Sa, nên đã làm thủ tục nghi thức truyền thống phương Tây. Song dù với danh nghĩa gì đi nữa thì việc sáp nhập Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa, lãnh thổ của Việt Nam là một thực tế, đã có một giá trị pháp lý quốc tế trong khi chưa có một nước thứ ba nào chiếm hữu thực sự quần đảo Trường Sa.

Bảy là, từ sau tháng 4/1956, khi quân viễn chinh Pháp rút, các chính quyền ở Nam Việt Nam quản lý Trường Sa, luôn có những hành động bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Đến năm 1975, khi giải phóng miền Nam Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản, tiếp tục trấn giữ, thực thi chủ quyền của Việt Nam đã có từ lâu đời trên quần đảo Trường Sa. Mọi sự xâm chiếm bằng vũ lực của Trung Quốc cũng như các nước khác trong các thời kỳ đã qua cũng như hiện nay đều vi phạm pháp lý quốc tế.

Phần mình, Trung Quốc đưa ra bằng chứng gì? Một trong những bằng chứng của họ là dấu vết những đồng bạc và cổ vật Trung Quốc rải rác tại Hoàng Sa – Trường Sa (cũng như một số hòn đảo khác trong Biển Đông). Rõ quá còn gì, không có người Trung Quốc đặt chân đến sống thì làm sao có những đồng xu và vật dụng Trung Hoa ở đó! Quả thật là cực kỳ thuyết phục! Hảo lý, hảo lý! Thế, liệu các cuộc khảo cổ cũng tìm thấy đồng xu Pháp hoặc Tây Ban Nha tại Thượng Hải thì Thượng Hải thuộc chủ quyền Pháp và Tây Ban Nha à? Vậy liệu Hải Nam (Trung Quốc) khai quật được tiền xu cổ của người Việt thì nên chăng Việt Nam bây giờ cũng có thể “đương nhiên” khẳng định, với “chứng cứ lịch sử không thể chối cãi”, rằng Hải Nam là của Việt Nam?

Về tính chính danh mà nói…

Bởi lập luận của họ thiếu tính pháp lý và cũng chẳng đủ bằng chứng lịch sử nên cuối cùng cái sự nhăng cuội của họ đã làm họ mất đi cái tính chính danh. Mà đã không có tính chính danh thì không đáng mặt quân tử – văn hóa triết học Trung Hoa cổ đã chỉ ra như vậy. Xin nhớ cho rằng, “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận; ngôn bất thuận tắc sự bất thành”!

Theo Mạnh Kim Petrotimes

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Trung Quốc nghi ngại Mỹ'

VnExpress

Thứ tư, 4/4/2012, 21:02 GMT+7

Các chuyên gia danh tiếng của Trung Quốc và Mỹ chỉ ra rằng Bắc Kinh và Washington đang tìm cách thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược, song quá trình này bị ảnh hưởng bởi những động thái gây mất lòng tin của nhau.

Ông Wang Jisi, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế của Đại học Bắc Kinh, viết trong đề tài nghiên cứu mới công bố, rằng "chính sách nghi ngờ của Trung Quốc đối với Mỹ đã sâu tận gốc rễ và trong những năm qua, mọi chuyện vẫn không có tiến triển."

Theo ông Wang, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã chỉ ra cho nhiều người Trung Quốc thấy vị thế đang lên của Bắc Kinh, trong khi Mỹ đang ngày càng giảm "quyền lực" của mình. Và những động thái của Washington trong những vấn đề như tranh chấp lãnh thổ tới biển đổi khí hậu đã được đánh dấu là nhằm kìm hãm Bắc Kinh.

Ông Wang viết: "Nền kinh tế không còn duy trì được đà tăng trưởng ổn định, báo động về lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cao, tốc độ phục hồi kinh tế chậm và những vấn đề chính trị khác được xem là những yếu tố chỉ ra sự suy yếu của Mỹ."

Song giáo sư của trường Đại học Bắc Kinh cũng cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn giữ "thái độ điềm tĩnh" và không cho rằng Mỹ sẽ sớm để mất vị thế siêu cường của mình.

Trong khi đó, ông Ken Lieberthal, người cũng tham gia viết trong đề tài nghiên cứu, cho biết ông Wang "được nhìn nhận như một chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về Mỹ" và thường cố vấn cho giới chức lãnh đạo Trung Quốc về các vấn đề đối ngoại.

Theo ông Lieberthal, Giám đốc Trung tâm John L. Thornton China của Viện Brookings, cho rằng trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Trung Quốc luôn coi Mỹ là siêu cường song giờ đây, Bắc Kinh nhận thấy Washington "không chỉ đang tìm cách lấy lại vị thế mà còn tìm cách để kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc".

Trong bài viết của mình, ông Lieberthal cho biết thêm Mỹ rất quan ngại về việc sẽ gặp "rắc rối lớn về quyền sở hữu trí tuệ" do đây được xem là một "chiến thuật" của Trung Quốc.

Cũng trong nghiên cứu nêu trên, hai chuyên gia đã kêu gọi Mỹ tăng cường đầu tư vào Trung Quốc và tiến hành những cuộc đối thoại ba bên, có sự tham gia của Nhật Bản và Ấn Độ để tránh những "cuộc đối đầu trực tiếp", khiến tình hình trong khu vực trở nên căng thẳng.

(NYT/TTXVN)

=======================

Thế giới này bây giờ rất chật chội. Chỉ có một nước làm bá chủ thôi. Hai vị "Oẳn tù tì" đi, Thiên Sứ làm trọng tài cho. Hi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc tận thu tre Việt Nam làm tăm


Vef.vn – 22 giờ trước


Hàng ngàn tấn tre nguyên liệu không kể non hay già đã được thương lái Trung Quốc tận thu tại các vùng trồng tre vào năm 2010, ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Công ty Tăm tre Bình Minh (Hà Nội), cho biết. Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ tre trong nước như tăm tre, đũa tre... khi ấy đã rơi vào tình cảnh đói nguyên liệu.

Cùng thời gian trên, báo Hải quan đưa tin, 1.118 tấn tăm tre được nhập qua các cảng vào Việt Nam, chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan. Các doanh nghiệp trong nước lúc này lại đau đầu với một khó khăn khác: tìm đầu ra cho sản phẩm khi phải cạnh tranh khốc liệt với tăm tre nhập khẩu giá rẻ.

Mất cả đầu vào lẫn đầu ra

Hơn 10 năm trước, Bình Minh đã nhập máy móc trị giá 5-6 tỉ đồng và đầu tư xây nhà xưởng chế biến ngay tại các vùng có nguyên liệu. Thời điểm năm 1998, Bình Minh cùng các doanh nghiệp trong nước đã chiếm lĩnh thị trường, tăm Trung Quốc hầu như không xuất hiện ở Việt Nam. Tăm tre Việt Nam còn xuất sang Malaysia, Ấn Độ, Đông Âu...

Từ năm 2010, việc thương nhân Trung Quốc tận thu tre nguyên liệu rồi xuất khẩu tăm giá rẻ vào Việt Nam như đã nói trên đã khiến doanh nghiệp trong nước lao đao.

1333524543-tam-tre1_1333528244.jpg


Trong khi giá mua nguyên liệu của Bình Minh là 19.000 đồng/kg và giá bán tăm ra thị trường là 35.000 đồng/kg thì giá tăm Trung Quốc khi đó chỉ 19.000 đồng/kg. Không ít doanh nghiệp đã chuyển từ sản xuất sang nhập tăm ngoại về dán nhãn của mình để bán kiếm lời. Tăm ngoại nghiễm nhiên được bày bán trên các kệ của siêu thị, chợ, điểm bán lẻ, trực tiếp cạnh tranh với tăm nội.

Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ tre đã rơi vào cảnh đói nguyên liệu

Ông Vũ Ngọc Quỳnh, Giám đốc chi nhánh TP.HCM của Công ty Tăm tre Á Đông, cho biết trong khi tiểu thương mua tăm trong nước về bán lẻ chỉ lời được 20%, bán tăm nhập khẩu có thể lời tới 50%. Từ khi có tăm nhập khẩu, lượng tăm tiêu thụ của Công ty chỉ đạt 60-70% chỉ tiêu đặt ra.

Tại Bình Minh, tình hình bi đát hơn khi công nhân của 4 xưởng sản xuất phải nghỉ gần hết. Từ 274 người, nay cả giám đốc, công nhân chỉ còn 23 người. Thậm chí, Bình Minh phải bán cả dàn máy 280 triệu đồng để có tiền trả lương công nhân. Doanh nghiệp này gần như phá sản khi chưa kịp hoàn vốn.

Hiện nay, Bình Minh chỉ hoạt động cầm chừng, chờ thời cơ. Lãnh đạo doanh nghiệp này không còn chút hứng khởi nào khi chia sẻ với báo chí về tình hình kinh doanh.

Tìm hướng đi mới

Hiện nay, diện tích tre nứa trên toàn quốc đạt gần 1,4 triệu ha (chiếm 10,5% diện tích rừng cả nước). Ngành trồng và sản xuất các sản phẩm từ mây tre đang là công việc kiếm sống của hơn 1 triệu người.

Thế nhưng, với việc doanh nghiệp Trung Quốc tận thu cả tre non, vùng nguyên liệu sẽ bị tổn hại lâu dài. Lãnh đạo Công ty Tăm tre Bình Minh cho hay, nếu tre chưa già đã bị chặt, ít nhất 6 tháng sau măng mới mọc và phải đợi cả năm mới có tre già làm nguyên liệu sản xuất.

Đó là chưa kể, trồng tre cũng là trồng rừng, có tác dụng bảo vệ môi trường, khí hậu. Khai thác tre quá mức cũng không khác nào tàn phá rừng.

Đã đến lúc, các doanh nghiệp trong nước phải tìm cho mình hướng đi mới, chủ động hơn về nguyên liệu. Hiện nay, đã có doanh nghiệp sản xuất tăm nhựa thay cho tăm tre, như Công ty Công nghiệp Việt Úc. Bà Võ Anh Đào, Giám đốc Công ty cho biết, nguyên liệu làm tăm là nhựa nguyên sinh, không độc hại và đã được Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 kiểm nghiệm. Nguồn nguyên liệu này có sẵn trong nước và rất dồi dào.

Mới tung ra thị trường từ năm 2010 nhưng tăm nhựa của Việt Úc đã được khách hàng có thu nhập cao đón nhận. "Những ai đã dùng sản phẩm này đều hài lòng và tiếp tục sử dụng", bà Đào cho biết.

Hiện nay, tăm nhựa của Công ty đã được bày bán ở các siêu thị. Có đơn vị còn ngỏ ý đặt hàng xuất khẩu. Bà Đào cho biết, doanh thu quý I/2012 của Công ty đã tăng hơn 100% so với cùng kỳ. Dự đoán doanh thu cả năm 2012 sẽ tăng trên 200% so với năm 2011 do Công ty đang khai thác thêm các kênh bán hàng và xuất khẩu sang nước ngoài.

Có thể tăm sẽ tìm được lối thoát theo những cách như vậy. Tuy nhiên, vấn đề là chuyện thừa vẫn nhập và thiếu vẫn xuất đã quá quen thuộc ở Việt Nam. Vẫn còn đó các nghịch lý tương tự như nhập muối trong khi diêm dân không bán được hàng, nhập đường trong khi hàng ngàn tấn mía nguyên liệu bị ngập úng vì không có người mua...

(Theo Nhịp cầu đầu tư)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể nói nộp phí là yêu nước

TT - Sau hai cuộc họp báo tập trung vào đề xuất thu phí của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), một số đại biểu Quốc hội cho rằng Bộ trưởng Đinh La Thăng tuy rất nhiệt tình nhưng đang có sự nhầm lẫn.

Người dân đã nộp nhiều loại phí nhưng vẫn phải “mua đường” khi qua các trạm thu phí. Trong ảnh: trạm thu phí xa lộ Hà Nội (TP.HCM)- Ảnh: Minh Đức

PGS.TS Bùi Thị An (đại biểu Hà Nội):

Rõ ràng phí chồng lên phí

Đúng là Quốc hội đã ra nghị quyết đồng ý với các nhóm giải pháp đồng bộ của Chính phủ nhằm giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông, trong đó có tính đến việc thu phí lưu hành đường bộ. Tôi thấy rằng vừa qua thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã ban hành nghị quyết và tới đây sẽ thu phí sử dụng đường bộ để lập quỹ bảo trì đường bộ theo đúng quy định của Luật đường bộ. Đây là loại phí thu trên đầu phương tiện, bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã giải thích mục đích của phí này là để duy tu, bảo trì, nâng cấp hệ thống đường bộ, cho xe cộ lưu hành tốt hơn.

Trả lời báo chí về mục đích của phí hạn chế phương tiện cá nhân mà Bộ GTVT đang đề xuất, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nói là nhằm nâng cấp, xây dựng hạ tầng giao thông để xe đi lại được thuận tiện hơn. Như vậy, xét về mục đích và tính chất thì cả hai loại phí trên đều là phí lưu hành phương tiện, nếu thu cùng lúc hai loại phí này tức là “phí chồng lên phí” chứ còn gì nữa. Cách giải thích rằng không có chuyện phí chồng phí là nhầm lẫn.

Ôtô hay xe máy cũng đều là phương tiện để người dân lưu hành, để làm việc, mưu sinh. Như vậy, anh đề xuất thu phí với mức cao như thế mà cứ nói rằng nó chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận là không đúng. Ngay cái tên phí cũng cho thấy chỉ là giải pháp tình thế, đã là tình thế thì không giải quyết được căn bản. Giải pháp căn bản là quy hoạch tổng thể, hạ tầng và phương tiện công cộng phát triển đồng bộ. Nhưng trong điều kiện thế này, phương tiện công cộng khả dĩ nhất là xe buýt lại quá tải, còn tàu điện trên cao, tàu điện ngầm chưa có, vậy người dân đi bằng phương tiện gì nếu không sử dụng xe cá nhân?

Nhà sử học Dương Trung Quốc (đại biểu Đồng Nai):

Nhầm lẫn khái niệm “thuế” và “phí”

Trước hết, tôi ủng hộ tinh thần xông pha của ông Đinh La Thăng vì ông ấy phải gánh một nhiệm vụ nặng nề mà nhiều đại biểu Quốc hội nói là đã đến tình trạng khẩn cấp. Nhưng tôi muốn nói rằng một khi đã đi vào những giải pháp cụ thể mang tính pháp lý thì cần phải có sự chính xác và tính thuyết phục cao.

Từ đề xuất thu của Bộ GTVT, tôi thấy rằng họ đang có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm “thuế”, “phí” và “phạt”. Khái niệm phí đã được nêu trong pháp lệnh phí và lệ phí rất rõ ràng rằng phí là tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả khi sử dụng dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác... Nghĩa là tôi sử dụng dịch vụ nào, tôi trả tiền cho dịch vụ ấy và nó có định lượng, nghĩa là tôi đi xe nhiều thì trả nhiều, đi ít thì trả ít.

Chẳng hạn, tôi có mấy chiếc xe hơi và đây là quyền tài sản của tôi, nhưng mỗi ngày ra đường tôi chỉ đi một xe, anh không thể thu phí cả mấy chiếc xe đó được. Càng không thể gọi nộp phí là yêu nước. Phí là một thứ tiền phải trả khi sử dụng dịch vụ, có gì mà gọi là yêu nước. Gọi nộp thuế là yêu nước mới đúng.

Tôi mua một chiếc xe, sau khi nộp các loại thuế đã gấp hơn hai lần một chiếc xe tương tự ở Mỹ, như vậy tôi đã đóng góp các khoản thuế để xây dựng đất nước rồi. Nếu mục tiêu là để hạn chế phương tiện cá nhân, việc đánh thuế cao là thực hiện mục tiêu này rồi. Bây giờ không thể gọi cái khoản thu hạn chế phương tiện như vậy là phí được.

Một điều nữa, anh đưa ra mức phí ngất ngưởng như vậy, trong khi mặt bằng thu nhập xã hội thế nào? Anh gọi tên phí là hạn chế phương tiện cá nhân thế sao anh không đề xuất thu đối tượng xe công? Nếu anh khẳng định cần phải hạn chế xe cá nhân để giảm ùn tắc, đồng thời anh dám khẳng định phương tiện công cộng đáp ứng được nhu cầu, anh vẫn phải đánh thuế vào xe công để khuyến khích các quan chức nhà nước phát huy tính tiên phong, gương mẫu đi lại bằng phương tiện công cộng chứ?

Tôi cho rằng tình hình cấp bách nhưng phải thận trọng khi đưa ra giải pháp, đừng nghĩ cái khoản thu của 600.000 người có xe mà anh gọi là giàu hơn người nghèo là ít tác động đến xã hội, đó là chưa nói đến việc anh thu cả người có xe máy.


Phí bảo trì đường bộ:

Cao nhất 1,4 triệu đồng/tháng

Bộ GTVT vừa gửi Bộ Tài chính dự thảo các thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ thu, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ (quỹ bảo trì). Theo đó, Bộ GTVT đưa ra mức thu phí sử dụng đường bộ cho quỹ bảo trì đối với ôtô theo tám nhóm (mức thu từ 180.000 - 1,44 triệu đồng/tháng). Đối với môtô, xe máy, bộ đề xuất khung mức thu phí theo bốn nhóm (thấp nhất là 80.0

00 đồng/năm, cao nhất 180.000 đồng/năm) và đề nghị UBND cấp tỉnh quyết định mức thu trong khung mức phí trên cơ sở nghị quyết của HĐND. Thời gian bắt đầu thu phí từ ngày 1-6-2012.

Theo tính toán của Bộ GTVT tại đề án quỹ bảo trì đường bộ trình Chính phủ trước đây, dự tính số tiền thu từ đầu ôtô đạt hơn 6.800 tỉ đồng/năm; số tiền thu được từ 50% số môtô, xe máy đã đăng ký đạt 2.400 tỉ đồng.

TUẤN PHÙNG

“Tam đoạn luận” của Bộ trưởng Đinh La Thăng

“Hiện nay đường bộ VN có khoảng 280.000km, nhưng mới thu được qua trạm thu khoảng 2.500km, bằng 0,7%. Do đó phần lớn đường Nhà nước bỏ ra đầu tư thì chưa thu phí”. Sở dĩ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng nói như thế là vì cái tam đoạn luận sau:

1- Hiện có 280.000km đường bộ, Nhà nước là chủ đầu tư tất cả.

2- Hiện mới chỉ thu phí được 2.500km, còn những 277.500km đường chưa thu phí gì cả.

3- Vậy, nay phải thu mà thôi...

Ông bộ trưởng quên hẳn định nghĩa phổ quát nhất của đường sá là:

1/ đường có thu phí (toll) tức đường (cầu, đường hầm) do tư nhân hay nhà nước xây mà người lái xe khi sử dụng phải đóng phí;

2/ đường không thu phí (non-toll road) được xây từ nguồn tài chính sử dụng những nguồn thu khác, mà tiêu biểu nhất là thuế nhiên liệu hoặc nguồn thuế nói chung - những sắc thuế này ở VN đã thu đầy đủ.

Định nghĩa trên không có gì mới hoặc xa lạ ở VN, nhất là vế thứ nhì, đường không thu phí. Từ hơn trăm năm qua tính từ thời Pháp thuộc, “cha đẻ” hệ thống đường sá này, cho đến ngày nay hệ thống đường bộ ở VN đã được hình thành, xây dựng, sử dụng, duy trì trên cơ sở đường của Nhà nước và miễn phí, do lẽ Nhà nước đã thu thuế rồi.

Một trăm mấy mươi năm qua, ở VN đường sá được định nghĩa và sử dụng như thế, thu chi ngân sách quốc gia cũng vận hành trên cơ sở này. Đó không phải là một “độc đáo VN” mà là phổ quát toàn cầu qua hai thực thể đường không thu phí (Nhà nước đã thu thuế rồi) và đường thu phí (cung cấp lợi ích và tiện nghi bổ sung cần phải trả tiền).

THIÊN DI



LÊ KIÊN ghi

==============

Vậy còn lại những người không đóng phí là không yêu nước chăng? Hic

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ “Nữ đại gia” xuất cảnh để lại món nợ lớn:

Bianfishco nợ 1.541 tỉ đồng

06/04/2012 3:55
Posted Image
Công ty và Nhà máy chế biến thủy sản Bianfishco hiện đóng cửa im lìm - Ảnh: Mai trâm

Thông tin được công khai tại buổi họp báo định kỳ quý 1/2012 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Cần Thơ, do UBND TP.Cần Thơ tổ chức hôm qua.


Tại cuộc họp báo, vấn đề được nhiều PV báo, đài quan tâm nhất vẫn là tình hình nợ và hướng giải quyết của UBND TP.Cần Thơ đối với Công ty CP thủy sản Bình An (Bianfishco, do bà Phạm Thị Diệu Hiền làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ, hiện ở nước ngoài), với 27 câu hỏi liên quan.

“Chiến lược” chiếm dụng vốn của nông dân

Trả lời câu hỏi của các PV, ông Võ Thanh Hùng, Tổ trưởng Tổ công tác của UBND TP.Cần Thơ giải quyết các vấn đề nợ nần của Bianfishco, cho biết từ giữa năm 2011, khi các tổ chức tín dụng bắt đầu hạn chế cho vay thì Bianfishco đã có dấu hiệu mất cân đối nghiêm trọng, nguyên nhân chính là trong quá trình kinh doanh, Bianfishco đã đầu tư quá dàn trải, sai mục đích, lấy nợ ngắn hạn đem đi đầu tư dài hạn, không mang lại hiệu quả... dẫn đến việc thiếu nguồn vốn để kinh doanh.

Từ giữa năm 2011, Bianfishco đã đưa ra chiến lược thu mua cá tra nguyên liệu cao hơn thị trường rất nhiều nhằm chiếm dụng nguồn vốn của nông dân. Cao điểm nhất là từ trung tuần tháng 11.2011, giá thu mua cá tra nguyên liệu trên thị trường chỉ 20.000 đồng/kg thì Bianfishco đã mua vô đến 25.000 đồng/kg, đến khi giá cá thị trường biến động tăng lên 25.000 đồng/kg thì Bianfishco nâng giá thu mua lên đến 29.000 đồng/kg. Do vậy, nông dân đã đổ xô bán cá tra nguyên liệu cho Bianfishco.

Trả lời câu hỏi liệu bà Diệu Hiền xuất cảnh ra nước ngoài có phải là để trị bệnh hay không, ông Hùng chỉ xác nhận bà Hiền đã rời khỏi VN lúc 19 giờ ngày 23.2, tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) để đi Thái Lan, sau đó qua Singapore rồi đến Mỹ, hiện ở tại tiểu bang California.

Về vấn đề nợ hiện tại của Bianfishco, ông Hùng cho biết, qua thống kê, Tổ công tác đã xác định tổng số nợ đến nay Bianfishco phải trả (chưa tính đến số nợ của Công ty TNHH xây dựng Diệu Hiền, cũng do bà Phạm Thị Diệu Hiền làm TGĐ và nợ cá nhân của bà này) là 1.541 tỉ đồng (đúng như Thanh Niên đã phản ánh qua loạt bài “Nữ đại gia” xuất cảnh để lại món nợ lớn). Trong đó, nợ 10 tổ chức tín dụng trong và ngoài địa bàn TP.Cần Thơ là 1.277 tỉ đồng; nợ tiền mua cá của 41 hộ nông dân trên 245 tỉ đồng; nợ tiền BHXH gần 3 tỉ đồng; nợ của 10 doanh nghiệp gần 28 tỉ đồng...

Hứa nhưng không thấy làm

Đối với hướng giải quyết của UBND TP.Cần Thơ về các khoản nợ của Bianfishco, ông Hùng cho biết hiện ông Trần Văn Trí là người được bà Diệu Hiền ủy quyền đã có văn bản đề nghị các ngân hàng cho khoanh nợ, giãn nợ, đồng thời cho định giá lại toàn bộ tài sản đã thế chấp đối với các khoản vay để có thể cho vay bổ sung (nhưng hiện vẫn chưa được các ngân hàng chấp nhận). UBND TP.Cần Thơ cũng đã yêu cầu Tổ công tác đốc thúc Bianfishco hoàn tất việc kiểm toán và việc ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật để tiến hành đại hội cổ đông, để tính đến phương án trả nợ cho nông dân. Ông Trí đã hứa với Tổ công tác chậm nhất là ngày 31.3 sẽ có giấy ủy quyền của bà Diệu Hiền từ Mỹ gửi về và báo cáo kiểm toán năm 2011, nhưng đến ngày 5.4 Tổ công tác vẫn chưa nhận được văn bản nào.

"Nếu ông Trí không thực hiện được các yêu cầu, Tổ công tác sẽ kiến nghị UBND TP.Cần Thơ có văn bản yêu cầu bà Diệu Hiền trở về VN để giải quyết các công việc có liên quan đến Bianfishco", ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, hiện Công đoàn Khu chế xuất và công nghiệp TP.Cần Thơ đã chuẩn bị phương án tìm việc mới cho hơn 2.000 công nhân của Bianfishco, đang bị cho tạm nghỉ việc (theo lời ông Trí hứa là ngày 2.4 sẽ trở lại làm việc nhưng đến nay vẫn chưa có việc làm). Cụ thể, trong tháng 6 sẽ có thêm nhiều nhà máy chế biến thủy sản bắt đầu đưa vào hoạt động tại khu chế xuất và công nghiệp, do vậy nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, một doanh nghiệp tại TP.HCM gửi văn bản cho biết nếu các công nhân đang làm việc tại Bianfishco có nhu cầu làm việc thì công ty này sẵn sàng nhận ít nhất 200 lao động...

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, trong tuần tới, UBND TP.Cần Thơ tiếp tục tổ chức cuộc họp báo khác và sẽ mời người có trách nhiệm của Bianfishco đến tham dự để giải đáp các vấn đề liên quan mà dư luận quan tâm.

Mai Trâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bệnh “lạ” bùng phát, dân hoang mang

SGTT.VN - Bệnh tổn thương ngoài da bàn tay, bàn chân (tạm gọi là bệnh lạ) lại bùng phát ở Quảng Ngãi. Trong tuần qua đã có thêm ba người tử vong vì căn bệnh quái ác này. Ba bệnh nhân tử vong gồm: Phạm Thị Vương (15 tuổi), Phạm Thị Nhí (10 tuổi) và Phạm Thị Phin (21 tuổi), tất cả đều ở xã Ba Điền (huyện Ba Tơ). Cả ba trường hợp đều được đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng suy đa nội tạng, đặc biệt là suy chức năng gan.

>> Căn bệnh lạ khiến hai anh em giống ếch

>> Thêm 3 em bé tử vong do bệnh viêm da lạ

Điều đáng lo là bệnh đang bùng phát nhanh và diễn biến ngày càng phức tạp, trong khi cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Theo sở Y tế Quảng Ngãi, từ đầu năm 2012 đến hôm qua (5.4), địa phương có 66 trường hợp mắc bệnh lạ. Trong đó chủ yếu ở huyện miền núi Ba Tơ với 65 trường hợp, huyện Minh Long một trường hợp. Riêng tại xã Ba Điền (huyện Ba Tơ) có đến 56 trường hợp, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh lạ của xã này từ năm 2011 đến nay là 148 trường hợp.

Ông Phạm Văn Bút, chủ tịch UBND xã Ba Điền nói nếu tính cả năm 2010 thì trên địa bàn xã đã có 15 người chết vì căn bệnh này (từ 3 – 15 tuổi). “Cả xã bây giờ ai cũng nơm nớp lo sợ bị chết vì bệnh lạ. Bà con liên tục hỏi lãnh đạo xã, nhưng chúng tôi đâu có chuyên môn nên không thể giải thích”.

Ông Nguyễn Xuân Mến, phó giám đốc sở Y tế Quảng Ngãi cho biết thêm, trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh lạ ở xã Ba Điền hiện nay, đa số đều bùng phát vào tháng 3 và đầu tháng 4 này, trong đó có bảy trường hợp tái phát bệnh. Cùng với ba trường hợp tử vong mới đây, từ năm 2011 đến nay, tỉnh có sáu trường hợp tử vong (riêng từ đầu năm 2012 đến nay có năm bệnh nhân tử vong). Các trường hợp mắc bệnh lạ đều có biểu hiện lâm sàng khá giống nhau như: tổn thương da mu bàn tay, bàn chân, đầu và kẽ của các ngón tay, chân với những mảng da màu đỏ sậm, sưng nhẹ, đau nhẹ, ít ngứa; sau 4 – 7 ngày gan bàn tay, bàn chân có dấu hiệu nứt, nẻ và dày; một số người bệnh có tổn thương ở vùng má, hai bên cánh mũi, mặt trước – trong cẳng tay; ngày thứ 14 bắt đầu rụng tóc...

Theo sở Y tế Quảng Ngãi, trước diễn biến phức tạp của bệnh lạ, ngày 4.4 sở đã cử đoàn công tác đến các làng bản vùng cao xã Ba Điền để khảo sát tình hình bệnh lạ. “Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa tìm ra nguyên nhân”, ông Nguyễn Xuân Mến nói.

Sở Y tế tỉnh này đã gửi công văn khẩn cấp đến bộ Y tế đề nghị cho điều tra, khảo sát để phát hiện nguyên nhân gây bệnh, tìm biện pháp ngăn chặn, ổn định đời sống cho người dân.

Phạm Anh – Minh Đức

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc biến gà vịt chết thành đặc sản


Cơ quan chức năng Trung Quốc vừa phát hiện một cơ sở bán trứng vịt lộn từ gà con chết cho các quán ăn. Nhiều nơi bán gia cầm chết để làm món vịt quay Bắc Kinh, chân gà nướng, thậm chí biến thành dê nướng.
Posted Image

Các ngành chức năng thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc ,phát hiện một địa điểm gia công trứng vịt lộn từ gà con chết. Trứng vịt lộn (đã thành con hoàn toàn) mà xưởng này xuất bán cho các tiệm đồ quay và quán ăn trong ngoài thành phố thực chất đều là gà con ấp nở chết xâu thành chuỗi, xung quanh ruồi nhặng bu đầy. Posted Image

Người ta cho xác gà con đã làm lông sạch sẽ vào nước lạnh rửa sạch, sau đó bỏ vào ngăn lạnh để bản quản. Ngoài “đặc sản” trứng vịt lộn từ gà chết, xưởng này còn chuyên cung cấp “trứng gà tươi” mới ra thị trường được họ chế tác từ trứng ung, trứng thối và trứng cũ. Posted Image

Khu vực chế biến vịt quay ở Nam Ấp, huyện Bạc Dã, Hà Bắc. Mua vịt quay chế biến sẵn đóng gói bán trên thị trường, một người dân thành phố Bắc Kinh phát hoảng khi mở ra và thấy đống thịt thối bên trong. Nơi chế biến vịt chết này ở Nam Ấp. Đây là nơi cung cấp vịt quay chủ yếu cho thị trường Bắc Kinh, phần lớn là vịt thải loại, ốm, chết, sau khi đã đóng gói “vịt quay Bắc Kinh” giá đầu vào chỉ khoảng 3 NDT (10.000 đồng). Vịt quay nhưng không hề có công đoạn quay, vì thiết bị để làm món quay khá đắt, người ta cắt bỏ đầu, cổ, các chân, cánh và nội tạng được làm chín, sau đó dùng tương đậu ngọt phủ lên trên toàn thân con vịt. Posted Image

Đột nhập lò chế biến gà tại Trung Quốc, người ta tận mắt chứng kiến cảnh ngổn ngang những con gà chết được vất bừa bãi trên nền nhà, ngoài sân. Có 4 người chuyên nhúng gà vào nước sôi và vặt lông, sau đó, dùng xà phòng và thuốc tẩy để làm sạch rồi tẩm màu. Hàng loạt chân gà đã ướp formon hoặc hóa chất nên khi xử lý mốc cũng đơn giản, vẫn đảm bảo tươi sống. Khi nướng lên, các chủ cửa hàng chân gà nướng chỉ cần gia giảm các loại gia vị cho át mùi là lại thành đặc sản. Posted Image

Công ty kinh doanh thịt vịt Huaying Agricultural ở Hà Nam (Trung Quốc) bán thịt vịt tươi có nguồn gốc từ vịt bệnh chết. Nhân viên công ty không xử lý vịt chết theo quy trình mà đã đem bán cho một số thương lái với giá thấp hơn thị trường để thu lợi bất chính. Ước tính mỗi ngày có hàng trăm kg thịt vịt chết được bán ra thị trường. Báo China Economic Net đã điều tra và phát hiện thịt vịt chết được chế biến trong phòng ốc bẩn thỉu gần nhà máy Công ty Huaying Agricultural. Tại đây, vịt được nhổ lông, tẩy trắng rồi chặt khúc để đem đi tiêu thụ. Chính quyền huyện Loan Xuyên (tỉnh Hà Nam) đang tiếp tục điều tra. Posted Image

Những xâu thịt dê nướng thơm ngon, món ăn vặt nổi tiếng của ẩm thực Trung Quốc được bán công khia tại nhiều con phố ẩm thực ít ai ngờ lại có nguyên liệu chính là thịt vịt vụn kèm những chất phụ gia tạo mùi. Để tạo nên món ăn vặt trá hình này, chỉ cần nguyên liệu thịt vịt tạp nham và những chất phụ gia tạo mùi và tạo màu, như bột, tinh bột thịt dê, keo tạo màu… bày bán tràn lan trên thị trường. Theo một chủ cơ sở kinh doanh loại đồ ăn này, những hương liệu trên sẽ khiến món thịt xiên thêm dậy mùi vị và màu sắc bắt mắt.

(VTC News)

Share this post


Link to post
Share on other sites

BIỂN ĐÔNG LÀ CỦA CHUNG

Ngoại trưởng Ấn Độ tuyên bố Biển Đông là tài sản chung của thế giới và không nước nào được đòi thống trị.

Ông S.M. Krishna khi được giới phóng viên hỏi về phản đối của Trung Quốc trước dự án khai thác dầu với Việt Nam tại Biển Đông đã nói: "Ấn Độ duy trì quan điểm rằng Biển Đông là tài sản chung của thế giới".

"Tôi cho rằng các con đường thông thương như vậy không thể bị quốc gia đơn lẻ nào can thiệp."

Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo Ấn Độ về hậu quả khi cho tập đoàn ONGC-Videsh tham gia thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông với tập đoàn PetroVietnam.

Tháng 10 năm ngoái, hai tập đoàn nhà nước này đã ký thỏa thuận thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, bắt đầu từ năm 2012.

Việt Nam nói hai lô 127 - 128 nằm hoàn toàn tại bể trầm tích Phú Khánh trong thềm lục địa của Việt Nam và rất gần bờ biển.

Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc đã phản ứng gay gắt trước dự án chung Việt-Ấn. Phát ngôn viên Trung Quốc nói đây là hành động “vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc, là bất hợp pháp và vô giá trị.”

Đáp lại cảnh báo của Trung Quốc, Ngoại trưởng Krishna nói Biển Đông cần được chia sẻ giữa tất cả các quốc gia xung quanh.

Hiểu biết chung

Ông Krishna nói: "Điều này đã được Trung Quốc và các nước Asean thống nhất trong các cuộc đối thoại. Ấn Độ trung thành với chủ thuyết cho rằng các con đường thông thương cần được tự do để phát triển thương mại".

Ấn Độ, tuy bác bỏ bình luận cho rẳ̀ng quan hệ Ấn-Trung gần đây gặp căng thẳng, đang tích cực thúc đẩy hiện đại hóa hải quân của mình.

Tháng 1/2012, New Delhi nhận tàu ngầm nguyên tử từ Nga, gây chú ý từ các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.

Không chỉ phản đối Ấn Độ, Trung Quốc còn đe dọa các công ty của nhiều quốc gia muốn làm ăn với Việt Nam trong lính vực dầu khí.

Về phần mình Việt Nam khẳng định tiếp tục các dự án trong lĩnh vực dầu khí, vốn mang lại nguồn thu nhập chính cho nền kinh tế.

Mới nhất, Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom vừa tuyên bố tham gia dự án khai thác khí ở Biển Đông, tại nơi mà công ty Anh BP từng phải rút lui dưới áp lực của Trung Quốc.

Thông cáo của Gazprom ra hôm thứ Năm 5/4 cho hay hãng này đã đạt thỏa thuận với PetroVietnam để cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam.

Hai lô này là nơi có các mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh, nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn giữa quần đảo Trường Sa và bờ biển Việt Nam. Trung Quốc đã nhiều lần phản đối việc Việt Nam thăm dò khai thác ở khu vực này, mà Bắc Kinh cho là "nằm bên trong hải giới truyền thống" của Trung Quốc.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt mua 'thị trấn nhỏ nhất' Mỹ

Một người Việt Nam giấu tên đã mua thị trấn nhỏ nhất ở Hoa Kỳ với giá 900.000 đôla tại một cuộc đấu giá.

Nhân vật này, mà có tin đồn nói rằng bay thẳng từ TP. HCM sang Mỹ, đã chiến thắng trong cuộc đấu giá ở thị trấn Buford, bang Wyoming vào ngày thứ Năm, 5/4.

Thị trấn này chỉ bao gồm một trường học, một trạm xăng và một ngôi nhà ba phòng ngủ, một cabin và một nhà kho.

Ông Don Sammons, người chủ cũ của thị trấn và cũng là cư dân duy nhất ở Buford, đã ra giá ở mức khởi điểm là 100.000 đôla.

Ông này cũng quyết định từ bỏ chức “thị trưởng” không chính thức của mình để chuyển đi nơi khác.

Người đàn ông 60 tuổi đã sống ở thị trấn này từ năm 1980. Kể từ khi con trai ông chuyển ra ở riêng vài năm trước đây, ông Sammons trở thành cư dân duy nhất trong thị trấn.

'Giấc mơ Mỹ'

Có hãng tin nói hai người Việt đã mua thị trấn. Nhưng thông cáo của công ty môi giới địa ốc đại diện cho người mua thì tuyên bố chỉ có duy nhất một người.

Ông Don Sammons được dẫn lời nói: "Tôi đã gặp người chủ mới và ở ông ta cũng có cùng niềm đam mê như tôi khi tôi mới tới Buford 30 năm trước."

Người chủ giấu tên thì được dẫn lời: "Sở hữu nhà ở Mỹ là giấc mơ của tôi."

"Khi tôi đọc bài báo về chuyện đấu giá ở thị trấn Buford, tôi phấn khích lắm. Tôi quyết định đến Wyoming để tham gia trực tiếp."

"Chuyến đi thật dài, nhưng tôi cũng đã đến đích. Đây chính là giấc mơ Mỹ."

Là thị trấn lâu đời thứ hai ở bang Wyoming, Buford tọa lạc trên Interstate 80, trục đường chính nối từ New York tới San Francisco.

Nằm giữa Laramie và Cheyenne, thủ phủ của bang Wyoming, thị trấn này nằm trên độ cao 2.438m và cũng có mã vùng riêng trên bản đồ bưu chính của Mỹ.

Nó còn có một tháp điện thoại di động và một mảnh đất rộng khoảng 4 hecta rào kín, nhà đấu giá bất động sản cho biết.

Thị trấn Buford được thành lập khi tuyến đường sắt xuyên lục địa được xây dựng và đã từng có khoảng 2.000 cư dân sinh sống.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làm sao là của chung được? Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Dứt điểm là như vậy. Nhưng Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình. Nên vùng lãnh hải thuộc biển Đông của Việt Nam quí vị có tàu hàng phi quân sự đi thoải mái. Đại ý vậy.

BIỂN ĐÔNG LÀ CỦA CHUNG

Ngoại trưởng Ấn Độ tuyên bố Biển Đông là tài sản chung của thế giới và không nước nào được đòi thống trị.

Ông S.M. Krishna khi được giới phóng viên hỏi về phản đối của Trung Quốc trước dự án khai thác dầu với Việt Nam tại Biển Đông đã nói: "Ấn Độ duy trì quan điểm rằng Biển Đông là tài sản chung của thế giới".

"Tôi cho rằng các con đường thông thương như vậy không thể bị quốc gia đơn lẻ nào can thiệp."

Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo Ấn Độ về hậu quả khi cho tập đoàn ONGC-Videsh tham gia thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông với tập đoàn PetroVietnam.

Tháng 10 năm ngoái, hai tập đoàn nhà nước này đã ký thỏa thuận thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, bắt đầu từ năm 2012.

Việt Nam nói hai lô 127 - 128 nằm hoàn toàn tại bể trầm tích Phú Khánh trong thềm lục địa của Việt Nam và rất gần bờ biển.

Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc đã phản ứng gay gắt trước dự án chung Việt-Ấn. Phát ngôn viên Trung Quốc nói đây là hành động “vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc, là bất hợp pháp và vô giá trị.”

Đáp lại cảnh báo của Trung Quốc, Ngoại trưởng Krishna nói Biển Đông cần được chia sẻ giữa tất cả các quốc gia xung quanh.

Hiểu biết chung

Ông Krishna nói: "Điều này đã được Trung Quốc và các nước Asean thống nhất trong các cuộc đối thoại. Ấn Độ trung thành với chủ thuyết cho rằng các con đường thông thương cần được tự do để phát triển thương mại".

Ấn Độ, tuy bác bỏ bình luận cho rẳ̀ng quan hệ Ấn-Trung gần đây gặp căng thẳng, đang tích cực thúc đẩy hiện đại hóa hải quân của mình.

Tháng 1/2012, New Delhi nhận tàu ngầm nguyên tử từ Nga, gây chú ý từ các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.

Không chỉ phản đối Ấn Độ, Trung Quốc còn đe dọa các công ty của nhiều quốc gia muốn làm ăn với Việt Nam trong lính vực dầu khí.

Về phần mình Việt Nam khẳng định tiếp tục các dự án trong lĩnh vực dầu khí, vốn mang lại nguồn thu nhập chính cho nền kinh tế.

Mới nhất, Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom vừa tuyên bố tham gia dự án khai thác khí ở Biển Đông, tại nơi mà công ty Anh BP từng phải rút lui dưới áp lực của Trung Quốc.

Thông cáo của Gazprom ra hôm thứ Năm 5/4 cho hay hãng này đã đạt thỏa thuận với PetroVietnam để cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam.

Hai lô này là nơi có các mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh, nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn giữa quần đảo Trường Sa và bờ biển Việt Nam. Trung Quốc đã nhiều lần phản đối việc Việt Nam thăm dò khai thác ở khu vực này, mà Bắc Kinh cho là "nằm bên trong hải giới truyền thống" của Trung Quốc.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu chở 66 container linh kiện, ôtô chìm ở Vũng Tàu

Đêm 9/4, đang trên đường từ Vũng Tàu đến TP HCM, tàu Trường Hải Star (trọng tải gần 4.000 tấn) chở 66 container chứa ôtô đã va vào tàu hàng 42.000 tấn của Thái Lan. Tàu Trường Hải Star hư hỏng nặng, chìm dần.

Nhận được tin báo, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu đã yêu cầu thuyền trưởng Trường Hải Star điều khiển tàu rời khỏi luồng Vũng Tàu - Sài Gòn chạy vào Bãi Trước để cứu người và hàng hóa.

Posted Image

Container của tàu Trường Hải Star trôi dạt trên biển. Ảnh: C.N

Đến 2h40 ngày 10/4, tàu Trường Hải Star lật nghiêng và chìm hoàn toàn tại vị trí neo đậu D5 khi chỉ cách Bãi Trước khoảng một km. Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu điều động phương tiện ra hiện trường cứu sống được toàn bộ 16 thuyền viên của tàu gặp nạn. Song, 66 container chứa ôtô đã trôi dạt trên khắp biển Bãi Trước và Cần Giờ (TP HCM).

Sáng cùng ngày, đại tá Trương Văn Tài, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đã trực tiếp ra thị sát khu vực tàu Trường Hải Star bị chìm. Hai tàu tuần tra và hàng chục cán bộ, chiến sĩ biên phòng được điều động ra hiện trường để bảo vệ an ninh trật tự và sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh.

* Ảnh tàu chở container chìm trên biển Nhiều lực lượng, phương tiện cũng tham gia tìm kiếm, thu gom các container bị trôi dạt. Thợ lặn được huy động xuống xác tàu kiểm đếm số container còn sót lại. Đến chiều 10/4, gần 30 container của tàu Trường Hải Star đã được trục vớt.

Khi bị chìm, két dầu trên tàu Trường Hải Star chứa hàng chục ngàn lít dầu. Để ngăn chặn sự cố tràn dầu, các thợ lặn được lệnh xuống hầm tàu Trường Hải Star khóa toàn bộ các van dẫn, đồng thời quây phao chống dầu tràn toàn bộ khu vực xảy ra tai nạn.

Do sự cố tàu Trường Hải Star bị chìm làm các container trôi dạt trên biển nên Cảng vụ Vũng Tàu đã không cấp phép cho 6 chuyến tàu cánh ngầm đi tuyến Vũng Tàu - TP HCM xuất bến. Đến trưa 10/4, sau khi thực hiện việc thanh thải luồng và lắp đặt các phao cảnh báo nguy hiểm, các tàu thuyền được phép lưu thông trở lại. Tuy nhiên, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu lưu ý các thuyền trưởng khi điều khiển phương tiện qua khu vực tàu Trường Hải Star bị chìm cần đi với tốc độ chậm và tăng cường quan sát những container còn đang trôi dạt trên biển.

“Cơ quan chức năng đang khẩn trương xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân của vụ tai nạn”, ông Lê Văn Chiến, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cho biết.

Theo một nguồn tin, 66 container trên tàu Trường Hải Star chứa ôtô và linh kiện. Khi tàu Trường Hải Star bị chìm, nước biển sẽ thấm vào trong các container này, làm hư hỏng, rỉ sét hàng hóa bên trong, gây thiệt hại lớn. Bên cạnh đó, công tác trục vớt, sửa chữa một con tàu có trọng tải 4.000 tấn sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và một khoản lớn chi phí. Các bên liên quan còn phải tốn chi phí để thanh thải luồng, bảo vệ môi trường, thuê thợ lặn và một số phí tổn khác…

Công ty ôtô Trường Hải xác nhận đây là tàu chở hàng của họ nhưng từ chối tiết lộ thêm thông tin.

Theo Vnexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ, Nhật sẽ 'hành động thích hợp với Triều Tiên'

Ngoại trưởng Mỹ và Nhật Bản hôm qua phát biểu kêu gọi Triều Tiên không nên thực hiện kế hoạch phóng tên lửa nếu muốn có một tương lai "hòa bình và tốt đẹp hơn".

Posted Image

Ngoại trưởng Nhật và Mỹ cho biết sẽ có "biện pháp thích hợp" đối với vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: AFP

"Chúng tôi đang bàn bạc kỹ lưỡng trong nước cũng như tại Liên Hợp Quốc và sẽ có những hành động thích hợp với cuộc phóng tên lửa của Triều Tiên", bà Clinton phát biểu trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba.

"Nếu Triều Tiên muốn một có một tương lai hòa bình và tốt đẹp hơn thì họ không nên thực hiện vụ phóng tên lửa, vì như thế sẽ trực tiếp đe dọa tình hình an ninh trong khu vực", AFP dẫn lời bà Clinton nói.

Trong khi đó, ngoại trưởng Nhật nói về việc Mỹ, Nhật sẽ có biện pháp thích hợp nếu Bình Nhưỡng thực hiện cuộc phóng tên lửa. "Mỹ - Nhật sẽ hợp tác với nhau và hợp tác với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hội đồng Bảo an, để đưa ra một biện pháp thích hợp đối với Triều Tiên", ông Gemba nói trong cuộc họp báo chung với bà Clinton tại Washington.

Nhật cũng đã hoàn tất việc triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa trên đất liền. Các tên lửa đánh chặn đã sẵn sàng để bắn hạ bất cứ bộ phận nào của tên lửa Triều Tiên rơi vào không phận Nhật Bản.

Ngoại trưởng Mỹ và Nhật đều đồng tình rằng cuộc phóng tên lửa kèm vệ tinh thực chất là một vụ thử tên lửa, vi phạm nghị quyết 1718 và 1874 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về cấm sử dụng tên lửa đạn đạo. Nhiều nước trên thế giới phản đối kế hoạch của Triều Tiên.

Tuy nhiên, Bình Nhưỡng tuyên bố phóng tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) mang theo vệ tinh Quang Minh Tinh-3 (Kwangmyongsong-3) nặng 100 kg lên quỹ đạo nhằm thu thập dữ liệu về rừng và tài nguyên thiên nhiên. Đây là một trong những hoạt động chào mừng 100 năm ngày sinh cố chủ tịch Kim Nhật Thành, đồng thời nhằm thực hiện kế hoạch xây dựng một quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng trong năm 2012.

Theo các nhà phân tích, một cuộc phóng tên lửa thành công sẽ nâng cao vị thế và thể hiện hình ảnh của Kim Jong-un là một nhà lãnh đạo cứng rắn, do đó Triều Tiên quyết tâm thực hiện vụ phóng tên lửa đến cùng bất chấp sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế.

Tên lửa của Triều Tiên đã được lắp đặt toàn bộ lên bệ phóng, việc tiếp liệu cũng được cho là sẽ hoàn tất nay mai. Triều Tiên thông báo sẽ phóng vệ tinh trong khoảng thời gian từ 12 đế.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm qua 10/4 Trung Quốc yêu cầu Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom rút khỏi biển Đông không hợp tác khai thác dầu với Petro Việt nam. Trước đó TQ cũng đã yêu cầu tương tự với Ấn độ và bị Ấn độ phản đối

Sang nay 2 tàu hải giám TQ xông vào giữa soái hạm Philipine và 8 tàu cá TQ, nhằm ngăn chặn tàu chiến Phi bắt giữ các tàu cá TQ. Vụ việc xảy ra ở phía ngoài bãi Scarborough trong vùng biển cách bờ biển phía tây Luzon, đảo chính của Philippines, 124 hải lý, Philipine cho biết.

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/04/soai-ham-philippines-dung-tau-trung-quoc-o-bien-dong/

Sắp tới cảnh sát biển của Việt nam cũng nên chuẩn bị tinh thần va chạm mạnh với tàu hải giám và hải quân TQ. TQ đang ngày càng hung hăng hơn ở các vùng biển các nước lâng bang.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thằng Nga thì chả ngán Trung Quốc. Đợt này nó chả buông như thằng BP của Anh đâu. Lợi nhuận 49-50 kia mà. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Soái hạm Philippines 'đụng' tàu Trung Quốc ở Biển Đông

(vnexpress.net) Chiến hạm lớn nhất của Philippines hôm qua có vụ chạm mặt với hai tàu hải giám của Trung Quốc trên vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.

Posted Image

Soái hạm Gregorio del Pilar của hải quân Philippines. Ảnh: Gov.ph Sự việc bắt nguồn từ nỗ lực của soái hạm Philippines trong việc bắt giữ các ngư dân Trung Quốc, AFP đưa tin.

8 tàu cá Trung Quốc đã thả neo trong vùng biển mà Manila khẳng định thuộc chủ quyền của Philippines ở bãi cạn Scarborough, cách bờ tây đảo lớn Luzon khoảng 124 hải lý. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết soái hạm Gregorio Del Pilar được điều đến sau khi máy bay tuần tra phát hiện 8 tàu cá kể trên tại khu vực này.

Hôm qua, các thủy thủ Philippines lên tàu cá Trung Quốc để kiểm tra, theo AP. Họ phát hiện một lượng lớn san hô, trai lớn và cả cá mập còn sống trên tàu cá.

Sau đó, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã xuất hiện, thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines cho hay. Các tàu hải giám này di chuyển vào vị trí giữa soái hạm Gregorio del Pilar và các tàu cá Trung Quốc, nhằm ngăn chặn việc bắt giữ các ngư dân. "Tính đến sáng nay, tình hình vẫn chưa có gì thay đổi", thông báo có đoạn.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm qua liên lạc với đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Mã Khắc Thanh, để nhấn mạnh rằng khu vực xảy ra "va chạm" nằm trong lãnh thổ của quốc đảo Đông Nam Á. Ông Del Rosario sáng nay triệu ông Mã tới trụ sở Bộ Ngoại giao Philippines để cùng tìm ra một giải pháp ngoại giao.

Người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines, Trương Hoa, hôm nay tuyên bố không có bình luận gì về vụ "va chạm".

Vụ việc kể trên là sự kiện mới nhất trong chuỗi các căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc xoay quanh tranh chấp chủ quyền tại một số khu vực trên Biển Đông.

Ngoài hai nước trên, một số bên cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông là Việt Nam, Malaysia và Brunei. Việt Nam và Philippines năm ngoái cùng cáo buộc các tàu Trung Quốc có những hành động gây phức tạp tình hình.

Phan Lê

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sốc vì máy bay bí mật của Mỹ

Một máy bay không người lái tối mật của Không quân Mỹ đã lặng lẽ “trú” trên không gian suốt một năm, ba ngày qua - nhưng không một ai hay biết mục đích và sứ mạng của nó là gì.

Mọi chuyện càng bí ẩn hơn, khi vốn dĩ, máy bay này chỉ có kế hoạch bay trên không gian trong 9 tháng mà thôi. Nó đã miệt mài bay vòng quanh Trái đất với vận tốc lên tới 17.000 dặm/giờ và đáng lẽ đã phải hạ cánh xuống California vào tháng 12 năm ngoái.

Theo trang DailyMail, sứ mệnh của máy bay thử nghiệm X-37B đã được gia hạn mà không ai biết lý do. X-37B có hình dáng giống với một tàu con thoi không gian mini và là máy bay thử nghiệm thứ hai được phóng lên không gian. Trước nó, một máy bay không người lái khác đã hạ cánh xuống Căn cứ không quân Vandenberg (Canada) vào tháng 12/2010 sau 7 tháng ở trên quỹ đạo.

Posted Image

Mô hình máy bay bí ẩn X-37B trên quỹ đạo Trái đất

Không quân Mỹ cho biết sứ mệnh thứ hai có nhiệm vụ “thử nghiệm công nghệ nhiều hơn”, nhưng mục tiêu tối thượng của nó là gì thì vẫn là một bí ẩn.

Một số người tin rằng, sứ mệnh thực sự của X-37B là nhằm phục vụ quốc phòng hoặc do thám, nhất là khi một số nhà thiên văn nghiệp dư quan sát được quỹ đạo bay của X-37B đầu tiên có bay ngang CHDCND Triều Tiên, Iraq, Iran, Pakistan và Afghanistan. Cũng có tin đồn phán đoán, X-37B được giữ lại quá hạn trong không gian là để dè chừng trạm không gian Thiên cung mới của Trung Quốc. Thế nhưng, các chuyên gia chỉ ra rằng, việc theo dõi - giám sát hoàn toàn không dễ, do máy bay này di chuyển với vận tốc quá nhanh, lên tới hàng ngàn mét/giây.

Và nói như chuyên gia Brian Weeden của Quỹ Secure World trên BBC thì, nếu Mỹ thực sự muốn quan sát Thiên cung, họ cũng có đủ phương tiện để làm việc đó mà không cần phải sử dụng tới X-37B.

Weeden nghiêng về giả thuyết rằng Không quân Mỹ chỉ muốn kiểm tra tính hiệu quả trong sử dụng nhiên liệu của X-37B và duy trì nó trên không gian càng lâu càng tốt để phô diễn công năng của nó, bảo vệ nó khỏi bị cắt giảm ngân sách.

Theo Daily mail,

Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

VN cam kết bảo vệ quyền lợi của đối tác trên Biển Đông

Thứ Năm, 12/04/2012 - 16:35

(Dân trí) - Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc gần đây yêu cầu Nga ngừng khai thác dầu khí trên vùng biển của VN tại Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết VN cam kết bảo vệ quyền lợi của các đối tác nước ngoài làm ăn tại VN.

Tại cuộc họp báo chiều nay, 14/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết, các dự án của Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, bao gồm các dự án với Gazcom, đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế đặc biệt công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Việt Nam hoan nghênh các đối tác nước ngoài hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở pháp luật Việt Nam.

Người phát ngôn nhấn mạnh: “Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn tại Việt Nam.”

Trong khi đó về việc 21 ngư dân Việt Nam đang bị phía Trung Quốc bắt giữ, người phát ngôn cho biết phía Việt Nam đã nhiều lần nêu rõ lập trường với Trung Quốc ở nhiều cấp khác nhau. Ông yêu cầu Trung Quốc cần tôn trọng lập trường và sớm đáp ứng yêu cầu của Việt Nam, không để vụ việc ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai nước. Trước đó, phía Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện các ngư dân cùng hai tàu cá QNg66101TS và QNg 66074TS bị Trung Quốc bắt giữ vào đầu tháng 3 vừa qua, cũng như chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam..

Liên quan đến căng thẳng mới đây giữa Trung Quốc và Philippines, khi phía Philippines cho rằng 2 tàu hải giám Trung Quốc đã ngăn cản vụ bắt giữ ngư dân Trung Quốc trên 8 tàu cá đánh bắt trái phép trong lãnh thổ nước này, ông Lương Thanh Nghị cho biết, Việt Nam quan tâm đến vụ việc và cho rằng các bên liên quan cần tránh làm phức tạp tình hình và làm ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định trên biển Đông cũng như trong khu vực.

Phan Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt - Nga khai thác dầu khí ở Biển Đông là đúng luật

Bộ Ngoại giao khẳng định rằng dự án của Việt Nam và Nga sẽ hoạt động trên vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, sau khi có tin Trung Quốc đòi Nga ngừng khai thác dầu khí ở Biển Đông

Posted Image

Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petro Vietnam Phùng Đình Thực tặng quà cho Chủ tịch Gazprom Miller A.B trong lễ ký kết thỏa thuận. Ảnh: PVN

"Các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với Gazprom, đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói trong cuộc họp báo hôm nay.

Theo ông Nghị, các dự án nói trên đều phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). "Việt Nam hoan nghênh đối tác nước ngoài hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở pháp luật của Việt Nam", ông Nghị nêu rõ. "Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài tại Việt Nam".

Phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam là để trả lời cho câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc gần đây yêu cầu Nga dừng khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Hãng năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga hôm 5/4 ký thỏa thuận liên doanh khai thác khí đốt với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) tại Biển Đông. Gazprom sẽ nắm 49% cổ phần của dự án này, trong khi số cổ phần còn lại do Petro Vietnam nắm giữ.

Posted Image

Giàn khoan dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. Ảnh: PVN

Gazprom và Petro Vietnam sẽ tiến hành khai thác khí đốt tại hai lô 05.2 và 05.3 ở Biển Đông. Các chuyên gia cho rằng tổng trữ lượng khí đốt của cả hai mỏ này ước tính lần lượt ở mức 55,6 tỷ m3 và 25,1 tỷ tấn khí ngưng tụ.

Ngày 15/12/2009, Gazprom và Petro Vietnam đã cùng ký thỏa thuận đối tác chiến lược, trong đó nhấn mạnh hai tập đoàn nhất trí tiếp tục phát triển các mỏ năng lượng tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam.

Trong cuộc họp báo ngày hôm nay, ông Lương Thanh Nghị cũng nói về vụ việc 21 ngư dân và hai tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ.

"Chúng tôi đã nhiều lần nêu rõ lập trường của Việt Nam với phía Trung Quốc ở nhiều cấp khác nhau", ông Nghị cho hay. "Trung Quốc cần tôn trọng lập trường và sớm đáp ứng những yêu cầu của Việt Nam, không để vụ việc ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai nước".

21 ngư dân và hai tàu cá của Việt Nam mang số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang hoạt động tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại sứ Trung Quốc để trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam, và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam.

Về vụ "va chạm" giữa soái hạm Philippines và hai tàu hải giám Trung Quốc trên Biển Đông, ông Nghị cho biết: "Chúng tôi quan tâm tới vụ việc này và cho rằng các bên liên quan cần tránh làm phức tạp tình hình, làm ảnh hưởng tới hòa bình ổn định tại Biển Đông cũng như ở khu vực".

Chiến hạm lớn nhất BRP Gregorio Del Pilar của Philippines mới đây có vụ chạm mặt với hai tàu hải giám của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, cách bờ tây đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 124 hải lý. Manila và Bắc Kinh đang tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho vụ việc này, dù đều không muốn nhượng bộ.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ không chùn bước trước cảnh cáo của Trung Quốc ở biển Đông

Cập nhật lúc :9:10 AM, 13/04/2012

New Dehli tái khẳng định sẽ không lui bước trước những lời cảnh cáo của Bắc Kinh liên quan tới việc thăm dò dầu khí trên biển Đông.

Bộ trưởng Kế hoạch-Khoa học-Công nghệ Ashwani Kumar của Ấn Độ hôm qua nhấn mạnh, biển Đông là tài sản của thế giới, không ai có quyền đơn phương kiểm soát vùng biển này.

Ông Kumar tuyên bố Ấn Độ có đủ khả năng để bảo vệ các lợi ích tài chính và chiến lược của quốc gia.

Trước đó, hôm 6/4, Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna cũng đưa ra phát biểu tương tự, nói rằng biển Đông thuộc sở hữu toàn thế giới, không nước nào được can thiệp cản trở hoạt động thương mại tại đây.

Trung Quốc phản đối bất kỳ hoạt động nào của các nước trên biển Đông, cảnh cáo Ấn Độ và Nga không được hợp tác thăm dò dầu khí tại vùng biển có tranh chấp này.

Việt Nam cam kết bảo vệ Gazprom trên Biển Đông

Theo VOA

====================

Làm gì mà chùn với không chùn ở đây? Biển của Việt Nam cho quí vị vào làm ăn. Ai bảo của họ thì phải có bằng chứng. Không có bằng chứng mà tự dưng bụp quí vị thì quý vị có quyền tự vệ chứ nhỉ?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ phóng tên lửa Bắc Hàn đã thất bại

Bắc Hàn đã phóng tên lửa tầm xa như kế hoạch. Tuy nhiên vụ phóng này đã thất bại chẳng lâu sau khi tên lửa rời bệ phóng.

Tên lửa này – được nhiều quốc gia cho rằng là vỏ bọc cho thử nghiệm tên lửa tầm xa vốn bị Liên Hiệp Quốc cấm – đã được phóng đi từ tây bắc nước này vào sáng sớm thứ Sáu ngày 13/4.

Tuy nhiên các quan chức Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết tên lửa chỉ bay được một vài phút trước khi nó rơi xuống vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.

Xác nhận thất bại

Khoảng năm tiếng đồng hồ sau vụ phóng, Bắc Hàn đã xác nhận họ đã thất bại.

“Vệ tinh quan sát Trái đất đã không vào được quỹ đạo đã được định sẵn. Các nhà khoa học, các kỹ sư và các chuyên gia đang tìm hiểu nguyên do,” hãng thông tấn KCNA của nước này cho biết.

Nước này cho rằng tên lửa này sẽ đưa vệ tinh vào quỹ đạo – một hành động đánh dấu kỷ niệm100 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành.

Nhà Trắng đã lên tiếng lên án vụ phóng tên lửa này mặc dù nó không thành công.

Tên lửa được phóng lên vào lúc 7:39 giờ địa phương, các quan chức Hàn Quốc cho biết.

Đường bay dự kiến của tên lửa này là đi về hướng nam ra phía tây của bán đảo Triều Tiên giữa Nhật Bản và Philippines.

"Mặc dù nỗ lực phóng tên lửa họ đã thất bại, hành động khiêu khích của Bắc Hàn đe dọa an ninh khu vực, vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại những cam kết gần đây của nước này."

Thông cáo của Nhà Trắng

Tuy nhiên Nhật Bản và Hàn Quốc đã đe dọa bắn hạ tên lửa này nếu nó đe dọa lãnh thổ của họ.

“Giới chức tình báo Hàn Quốc và Hoa Kỳ tin rằng vụ phóng tên lửa của Bắc Hàn đã thất bại,” người phát ngôn Bộ quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok cho biết.

Nhật Bản cũng có cùng nhận định với Hàn Quốc.

“Vào khoảng 7:40 sáng nay chúng tôi xác nhận có một vật thể bay được phóng từ Bắc Hàn và đã rơi xuống biển sau khi bay được chỉ một vài phút,” Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Naoki Tanaka cho biết.

“(Vật thể bay) này không có ảnh hưởng gì đối với Nhật Bản,” ông nói.

Hàn Quốc cho biết các mảnh vỡ của tên lửa đã rơi xuống vùng biển phía tây bán đảo Triều Tiên.

Một quan chức quốc phòng giấu tên của nước này nói họ đang tiến hành một chiến dịch tìm kiếm để trục vớt các vật thể rơi xuống biển.

Thách thức của Bình Nhưỡng

Posted Image

Bình Nhưỡng đang có hàng loạt các chương trình hoành tráng kỷ niệm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành

Hoa Kỳ nói hành động của Bắc Hàn là mối quan ngại của cộng đồng quốc tế.

“Mặc dù nỗ lực phóng tên lửa họ đã thất bại, hành động khiêu khích của Bắc Hàn đe dọa an ninh khu vực, vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại những cam kết gần đây của nước này,” Nhà Trắng phát biểu trong một thông cáo báo chí.

Văn phòng Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng ra thông cáo lên án vụ phóng tên lửa này.

“Hoa Kỳ vẫn cảnh giác trước các hành động khiêu khích của Bắc Hàn và giữ cam kết hoàn toàn về an ninh của đồng minh chúng tôi trong khu vực,” thông cáo viết.

“Bắc Hàn chỉ càng cô lập mình bằng các hoạt động khiêu khích và đang lãng phí tiền của vào vũ khí và các màn trình diễn tuyên truyền trong khi người dân nước này đang chết đói,” thông cáo dẫn lời bà Clinton cho biết.

Ngoại trưởng Clinton cũng nhắc nhở Bắc Hàn rằng chương trình phát triển tên lửa và theo đuổi vũ khí hạt nhân của nước này đã không và sẽ không bao giờ giúp đảm bảo an ninh cho họ.

Hồi tháng Hai, Bình Nhưỡng đồng ý đóng băng một phần các hoạt động hạt nhân của nước này và tạm ngừng các vụ thử tên lửa để đổi lấy viện trợ lương thực của Hoa Kỳ. Tuy nhiên thỏa thuận này đã bị treo lại hồi tháng trước sau khi miền bắc loan báo kế hoạch phóng tên lửa.

"Bắc Hàn chỉ càng cô lập mình bằng các hoạt động khiêu khích và đang lãng phí tiền của vào vũ khí và các màn trình diễn tuyên truyền trong khi người dân nước này đang chết đói."

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton

Hồi đầu tuần cũng có tin từ Hàn Quốc rằng Bắc Hàn có khả năng lên kế hoạch cho một vụ thử hạt nhân thứ ba.

Bắc Hàn đã tiến hành một vụ phóng tên lửa tương tự vào năm 2009. Vào lúc đó các nhà phân tích Hoa Kỳ và Hàn Quốc cho biết tên lửa này không đến được quỹ đạo. Tuy nhiên Bắc Hàn cho đó là một vụ phóng thành công.

Thất bại rõ ràng của vụ phóng lần này đặt ra thách thức cho Bình Nhưỡng vốn đang tổ chức một loạt các sự kiện hoành tráng trong suốt tuần trước buổi lễ kỷ niệm chính thức 100 năm ngày sinh của Kim Nhật Thành vào Chủ nhật ngày 15/4.

Đảng Lao động Triều Tiên đã có một cuộc họp vào thứ Tư ngày 11/4 và Quốc hội nước này cũng nhóm họp vào thứ Sáu 13/4.

Cả hai cuộc họp này đều được xem là chính thức hóa quá trình chuyển giao quyền lực cho tân lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un sau cái chết của cha ông là cố lãnh đạo Kim Kong-il vào tháng 12 năm 2011.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thị trưởng Mỹ lao vào lửa cứu dân

13/04/2012 16:55

(TNO) Ông Cory Booker - thị trưởng thành phố Newark, bang New Jersey (Mỹ) - bị bỏng nặng sau khi lao vào căn nhà đang bốc cháy để cứu một người phụ nữ hàng xóm.

Theo BBC, trận hỏa hoạn xảy ra tại căn nhà hai tầng cạnh nhà ông Booker ngày 12.4, vài phút trước khi ông quay về nhà từ đài truyền News 12 New Jersey.

Posted Image

Thị trưởng thành phố Newark, ông Cory Booker - Ảnh: AFP

Khi về đến nhà, ông Booker phát hiện tầng hai của căn nhà kế bên phát hỏa nhưng không thấy ai chạy thoát ra ngoài.

Ngay lập tức, ông Booker cùng đội cận vệ xông vào căn nhà đang cháy để cứu người.

Một cận vệ ngăn không cho ông Booker vào căn nhà nhưng ông vẫn xông vào, và ông Booker cứu được một người phụ nữ ở tầng hai.

“Khi tôi lên đến tầng hai, ngọn bùng phát dữ dội. Tôi định nhảy ra cửa sổ để thoát hiểm nhưng nghe tiếng khóc của một người phụ nữ. Tôi chỉ biết kéo cô ra khỏi giường”, USA Today dẫn lời kể ông Booker.

Ông Booker cùng ba người cận vệ và người phụ nữ thoát khỏi đám cháy an toàn và được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Ông Booker bị bỏng độ hai và bị ngộ độc khói nhưng được xuất viện vài giờ sau đó.

Phúc Duy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ, Philippines chuẩn bị tập trận

Hàng ngàn lính Mỹ sẽ bắt đầu gần hai tuần tập trận ở Philippines kể từ thứ Hai ngày 16/4 trong bối cảnh hai quốc gia này đang tìm cách củng cố liên minh quân sự với mối lo ngại trước sự lớn mạnh của Trung Quốc.

Cuộc tập trận mang tân Balikatan (vai kề vai) này là một hoạt động thường niên của hai nước. Tuy nhiên năm nay nó thu hút nhiều sự quan tâm với một số hoạt động diễn tập diễn ra gần vùng biển nhạy cảm trên Biển Đông mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền.

‘Không chống Trung Quốc’

Manila nhấn mạnh rằng Trung Quốc không nên xem cuộc tập trận với sự tham gia của 4.500 người của phía Mỹ và 2.300 binh sỹ Philippines là một hành động khiêu khích.

“Mục tiêu của chúng tôi không phải là chống lại bất cứ quốc gia nào. Mục tiêu của chúng tôi là bảo đảm an ninh hàng hải và bảo vệ các lợi ích của đất nước chúng tôi,” Đại tá Emmanuel Garcia, phát ngôn viên về cuộc tập trận của quân đội Philippines, nói với hãng tin AFP.

Tuy nhiên, ông cũng xác nhận các chiến hạm Mỹ và Philippines sẽ diễn tập ở những vùng biển trên Biển Đông trong khi giới lãnh đạo Philippines đã nhiều lần tuyên bố rằng Trung Quốc là một trong những mối quan ngại chính của nước này về an ninh hàng hải.

Cảm nhận mối đe dọa ngày càng lớn từ Trung Quốc, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã kêu gọi thắt chặt hơn nữa mối quan hệ quân sự với Mỹ hồi năm ngoái.

Lời kêu gọi này của ông Aquino đã được hoan nghênh ở Hoa Kỳ vốn đang muốn hiện diện trở lại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương – một phần là để kiềm chế sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự đang gia tăng của Trung Quốc.

"Đó (cuộc tập trận) là một thông điệp tinh tế dành cho Philippines rằng Hoa Kỳ rất nghiêm túc về việc can dự vào châu Á và sẽ hỗ trợ cho các quốc gia cần giúp đỡ. John Blaxland, Đại học quốc gia Úc

Hồi tháng trước, Tổng thống Aquino nói với hãng tin AFP rằng mặc dù nước này vẫn không cho phép Mỹ lập căn cứ trở lại trên lãnh thổ của họ, ông hoan nghênh Mỹ có sự hiện diện quân sự nhiều hơn thông qua các cuộc tập trận chung như Balikatan.

Trong bối cảnh như thế, cuộc tập trận này sẽ có thêm một ý nghĩa là gửi một thông điệp đến Trung Quốc, ông John Blaxland, một chuyên gia chính trị và an ninh khu vực của Đại học quốc gia Úc, nhận định.

“Đó là một thông điệp tinh tế dành cho Philippines rằng Hoa Kỳ rất nghiêm túc về việc can dự vào châu Á và sẽ hỗ trợ cho các quốc gia cần giúp đỡ,” Blaxland nói với AFP.

Cuộc tập trận Balikatan sẽ diễn ra từ ngày 16 cho đến 27/4 trên đảo Luzon cũng như Palawan, một hòn đảo nhỏ nằm ở cực tây của quốc gia này.

Cả Mỹ và Philippines đều nhấn mạnh rằng Balikatan không chỉ tập trung vào xung đột mà còn các khía cạnh khác như nhân đạo và cứu nạn thiên tai.

Chưa đạt đồng thuận

Posted Image

Các tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt những loài trong diện tối nguy

Tại bãi cạn Scarborough, giới chức Philippines hôm thứ Sáu 13/4 đã xác nhận rằng ba tàu cá và một tàu hải giám Trung Quốc đã rời đi nhưng tại hiện trường vẫn còn lại năm tàu cá của Trung Quốc bị tình nghi đánh bắt trộm.

Tàu Trung Quốc rời đi chỉ một ngày sau khi Hải quân Philippines rút chiến hạm lớn nhất của họ khỏi khu vực và thay thế bằng một tàu tuần duyên. Động thái này của Manila được nhận định là một dấu hiệu chứng tỏ căng thẳng đã giảm bớt trong khi các nhà ngoại giao đang khẩn trương tìm giải pháp.

Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario nói cả hai phía đều đưa ra những đề xuất giải quyết căng thẳng nhưng không đạt được bất cứ đồng thuận nào. Tuy nhiên ông không cho biết chi tiết về các đề xuất này.

Tuy nhiên hiện không rõ các tàu cá Trung Quốc rời đi có đem theo những thứ họ đã đánh bắt hay không.

Trước đó, giới chức nước này cho biết họ phát hiện ra trai cỡ lớn, san hô và cá mập sống trên các tàu cá này. Những sản vật này được đánh bắt ở vùng biển xung quanh đảo Luzon.

“Chúng tôi đang theo dõi năm tàu cá hiện vẫn đang thu nhặt san hô ở vùng biển này,” Trung tướng Anthony Alcantara, người đứng đầu bộ tư lệnh phía bắc đảo Luzon của quân đội Philippines nói với phóng viên.

Việc các tàu cá Trung Quốc rời đi mà không bị Philippines chặn lại có thể là một chiến thuật ngoại giao, ông nói.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Siêu tàu chiến 7 tỷ đô của hải quân Mỹ

Thứ Bẩy, 14/04/2012 - 16:00

(Dân trí) - Một tàu chiến khổng lồ, đắt tiền và sở hữu công nghệ hiện đại, từng bị một số lãnh đạo hải quân Mỹ “khai tử” vì chi phí đắt đỏ, giờ đây lại đang được xem là một phần quan trọng trong chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama.

Posted Image

Đồ hoạ mô hỏng chiến hạm Zumwalt.

Tàu chiến sở hữu các khả năng vượt trội mà quan chức hàng đầu của hải quân Mỹ nói là đại diện cho tương lai của lực lượng này.

Được đặt tên là Zumwalt, tàu chiến tàng hình, được trang bị tên lửa, đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Bath Iron Works ở thành phố Bath thuộc bang Maine. Đây cũng là tàu chiến lớn nhất từng được đóng cho hải quân Mỹ.

Công nghệ tối tân

Tàu chiến Zumwalt có thân lượn sóng, boong làm bằng vật liệu tổng hợp, động cơ đẩy bằng điện, hệ thống định vị dưới nước tiên tiến, tên lửa và các hoả tiễn có thể đẩy đầu đạn đi xa tới 160km.

Zumwalt cũng dài hơn và nặng hơn các tàu chiến hiện thời nhưng sẽ chỉ cần một nửa thuỷ thủ đoàn nhờ sở hữu các hệ thống tự động.

Posted Image

Chiếc Zumwalt đầu tiên dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm tới.

“Với khả năng tàng hình, hệ thống định vị khả năng đáng tin cậy, khả năng tấn công và những yêu cầu ít hơn về nhân lực, Zumwalt sẽ là tương lai của chúng ta”, Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh tác chiến của hải quân Mỹ, người đã ủng hộ Zumwalt trong chuyến thăm tới nhà máy đóng tàu hồi tuần trước, cho biết.

Tuy nhiên, Văn phòng kiểm toán chính phủ Mỹ (GAO) đã bày tỏ những lo ngại rằng hải quân đang cố gắng đưa vào tàu chiến quá nhiều công nghệ mới. Một số quan chức hải quân chỉ ra rằng Zumwalt còn ít khả năng hơn các tàu chiến hiện thời về mặt phòng thủ tên lửa. Một nhà phân tích quốc phòng cảnh báo rằng nó dễ bị tấn công trong khi hoạt động gần bờ để hỗ trợ hoả lực. Thậm chí, thân tàu hình còn bị chỉ trích là có nguy cơ không vững chắc trong một số tình huống nhất định. Chi phí đắt đỏ

Posted Image

Tàu chiến Zumwalt, dài 182m, lớn tới nỗi xưởng đóng tàu Bath Iron Works của hãng General Dynamics phải chi 40 triệu USD để xây dựng một toà nhà cao 32m để lắp ráp các phần của nó. Theo ngân sách đề xuất mới nhất của hải quân Mỹ, giá của mỗi con tàu lên tới 3,8 tỷ USD.

Ông Winslow Wheeler, giám đốc tự dán cải cách quân đội Straus tại Trung tâm thông tin quốc phòng ở Washington, cho hay nếu tính cả chi phí nghiên cứu và phát triển, mỗi chiếc Zumwalt có giá 7 tỷ USD. Do phi chí cao nên ban đầu hải quân Mỹ định đóng 3 tàu nhưng sau đó giảm xuống 24, rồi xuống 7. Cuối cùng, chương trình bị cắt giảm xuống chỉ còn 3 chiếc. Chiếc Zumwalt đầu tiên sẽ được hoàn thiện vào năm tới và sẽ được chuyển giao cho hải quân Mỹ năm 2014. Phù hợp chiến lược mới tại châu Á-Thái Bình Dương

Posted Image

Một mô hình của chiến hạm Zumwalt được trưng bày tại Lầu Năm Góc.

Đô đốc Jonathan Greenert phát biểu trước báo giới rằng chiến hạm Zumwalt phù hợp với trọng tâm mới của Mỹ nhằm thúc đẩy sự hiện diện quân đội tại Thái Bình Dương do tầm quan trọng về mặt kinh tế ngày càng gia tăng của châu Á và sự vươn lên của Trung Quốc thành một cường quốc quân sự. Ông Greenert không tiết lộ chi tiết rằng tàu chiến mới sẽ được sử dụng ra sao. Nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ đã bày tỏ những lo ngại rằng Trung Quốc đang hiện đại hoá hải quân với một mục tiêu trong tương lai gần là ngăn chặn hoặc giảm bớt sự can thiệp của Mỹ trong vấn đề Đài Loan.

Các quan chức quốc phòng Mỹ cũng nhìn thấy một cuộc xung đột có thể xảy ra tại Biển Đông, nơi các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chồng chéo lên tuyên bố chủ quyền của các nước khác như Việt Nam, Philippines và Malaysia.

Công nghệ mới của Zumwalt sẽ cho phép chiến hạm này ngăn chặn và đánh bại sự gây hấn, duy trì các hoạt động tại những khu vực nơi đối phương tìm cách không cho bên khác tiếp cận, kể cả trên biển lớn lẫn trong các chiến dịch gần bờ hơn.

Jay Korman, một nhà phân tích công nghệ của công ty Avascent Group, cho hay Zumwalt sử dụng nhiều công nghệ mới tới nỗi hải quân Mỹ xem nó là “phép màu” cho các mối đe doạ. Vấn đề chỉ là ở giá cả.

Không giống một con tàu mới khác sẽ gia nhập đội tàu của hải quân Mỹ - tàu chiến tuần duyên (LCS), Zumwalt sẽ được bọc sắt và vũ trang hạng nặng.

Đối với 5.400 công nhân của xưởng đóng tàu Bath, Zumwalt mang lại nhiều thú vị nhưng cũng đầy thử thách, với một thiết kế mới và các kỹ thuật đóng tàu mới.

Trong những tháng tới, các công nhân sẽ nhận được boong tàu bằng vật liệu composite và khu chứa trực thăng, hiện đang được chế tạo tại xưởng đóng tàu Huntington Ingalls ở bang Mississippi. Những thứ này sẽ được lắp đặt vào thân tàu do Bath chế tạo.

Xem video:

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=-f7IN9D5scM&feature=player_embedded

An Bình

Theo AP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biểu tình lớn ở Trùng Khánh

Chủ Nhật, 15/04/2012, 06:06 (GMT+7)

TT - Hàng chục ngàn người dân trong khu khai thác phát triển kỹ thuật và kinh tế Vạn Thịnh, phía tây nam Trùng Khánh (Trung Quốc) đã xuống đường biểu tình trong hai ngày 10 và 11-4.

Hàng chục ngàn người dân Vạn Thịnh biểu tình phản đối sáp nhập ranh giới hành chính sáng 10-4 -Ảnh: weibo.com

Trung tâm thông tin Internet Trung Quốc, trang cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc (china.org.cn) dẫn nguồn Tân Hoa xã cho biết cuộc biểu tình đã nhen nhóm từ ngày 10-4 và trở thành đại quy mô trong ngày 11-4 khi có hơn 10.000 người dân khu Vạn Thịnh cùng đổ ra phong tỏa mọi lối ra của các đường cao tốc, ném đá vào nhân viên công quyền, đập phá 12 xe cảnh sát và đốt rụi bốn xe khác. Người dân Vạn Thịnh giăng biểu ngữ “Chúng tôi cần cơm ăn, hãy trả Vạn Thịnh cho chúng tôi”...

Một quan chức địa phương giấu tên cho biết quyết định sáp nhập khu Vạn Thịnh vào huyện Kỳ Giang do Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn hồi tháng 10-2011 đã khiến chế độ bảo hiểm y tế và lương hưu của người dân bị giảm nhiều.

Đã có đụng độ xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát làm nhiều người bị thương, song con số không được công bố cụ thể. Có nguồn tin cho rằng hơn 50 người đã được đưa đến bệnh viện do bị thương nặng.

Chỉ đến khi Chủ tịch Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phàm xuất hiện và đưa ra cam kết chính quyền Trùng Khánh sẽ thực hiện “tám chính sách phúc lợi mới”, dành ưu đãi cho người dân Vạn Thịnh trước đây, trật tự mới được vãn hồi.

Theo china.org.cn, các quan chức Ủy ban nhân dân Trùng Khánh cho rằng cuộc biểu tình chỉ liên quan đến những lợi ích kinh tế của người dân, chứ không dính dáng gì đến vụ cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hi Lai và phó chủ tịch Vương Lập Quân.

MỸ LOAN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ và Philippines bắt đầu tập trận

Quân đội Hoa Kỳ và Philippines bắt đầu cuộc tập trận 12 ngày ở Biển Đông, trong khi Manila và Bắc Kinh vẫn còn đối đầu ở một bãi cạn.

Cuộc tập trận mang tên Balikatan sẽ tiếp diễn tới ngày 27/4.

Năm nay cuộc tập trận này được tổ chức ở Palawan, gần vùng Biển Đông mà cả Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền

Các tàu của cả hai bên còn đang đối đầu suốt một tuần nay tại khu vực bãi cạn Scarborough.

Philippines nói tàu chiến của nước này phát hiện tám tàu cá Trung Quốc ở gần bãi cạn này khi tuần tra trong khu vực hôm 8/4.

Hải quân Philippines đã lên khám xét các tàu cá này và tìm thấy một số lượng lớn hải sản cùng san hô bị đánh bắt trộm.

Sau đó hai tàu hải giám Trung Quốc đã tới khu vực này ngăn cản Philippines bắt ngư dân Trung Quốc.

Các nỗ lực tháo gỡ tình trạng này chưa mang lại kết quả.

Philippines sau đó đã điều tàu tuần duyên tới thế chỗ tàu chiến và có tin ngư dân Trung Quốc cũng đã rút lui, thế nhưng hai tàu Trung Quốc vẫn còn lại và Bắc Kinh còn điều thêm chiến đấu cơ tới khu vực này hôm Chủ nhật 15/4.

Vẫn còn bế tắc

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez ngày 15/4 ra thông cáo nói: "Tình trạng đối đầu vẫn còn đó. Cả hai bên đang tiến hành tiếp xúc với nhau".

Cuộc tập trận Philippines-Mỹ diễn ra ở một khu vực khác về phía tây nam bãi cạn với sự tham gia của khoảng 7.000 binh lính hai bên.

Một phát ngôn viên của quân đội Philippines cho hay cuộc diễn tập này không có gì liên quan tới các diễn biến ở bãi Scarborough.

Trọng tâm của hoạt động này, theo Thiếu tá Emmanuel Garcia, là "cải thiện an ninh, chống khủng bố và phản ứng nhân đạo, cứu nạn thiên tai".

Tại lễ khai trương cuộc tập trận, chỉ huy quân đội Philippines Jessie Dellosa ca ngợi hoạt động chung này là "kịp thời và hai bên cùng có lợi".

Ông Dellosa nói: "Việc tổ chức hoạt động chung hàng năm này phản ánh nguyện vọng thúc đẩy quan hệ với đồng minh của chúng ta, cam kết này cần được tiếp nối nhất là trong bối cảnh khu vực có nhiều thách thức mới".

Tuy sự kiện tập trận xảy ra hàng năm, nhưng theo phóng viên chuyên các vấn đề ngoại giao của BBC Jonathan Marcus, năm nay hoàn cảnh có một vài thay đổi.

Sức mạnh hải quân của Trung Quốc đang tăng lên một cách đáng kể, gây quan ngại cho Philippines cũng như một số quốc gia nhỏ hơn trong khu vực.

Manila muốn tăng cường khả năng phòng thủ và phát triển quan hệ với Washington, trong khi Mỹ xem các hoạt động thế này như cơ hội chứng tỏ việc nối lại quan tâm tới khu vực Thái Bình Dương.

Ngoài Philippines và Trung Quốc, còn bốn quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, cũng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay