Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Nhật chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc trên đảo tranh chấp

Thứ Tư, 15/08/2012 - 07:28

(Dân trí) - Tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật đã ra lệnh cho cơ quan này chuẩn bị cho một cuộc xung đột khi một nhóm người từ Trung Quốc thực hiện chuyến đi tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

>> Tàu Đài Loan đi vào vùng biển Nhật Bản

>> Trung Quốc “dọa” sẽ dùng vũ lực đối với Nhật Bản

Posted Image

Tờ China Times ngày 14/8 đưa tin, Mao Iwasaki, tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, đã lệnh cho lực lượng phòng vệ bờ biển, không, hải quân chuẩn bị cho cuộc xung đột trên quần đảo tranh chấp mà Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Trước đó Thủ tướng Nhật Noda cho biết cả Hải quân và không quân đều được nhận lệnh ngăn chặn bất kỳ hoạt động trái phép nào trên vùng biển Hoa Đông. Một tờ báo ở Tokyo, tờ Sankei Shimbun, cho biết lực lượng thủy đánh bộ Nhật sẽ được phái tới quần đảo nếu lực lượng phòng vệ bờ biển không đối phó được vấn đề.

Trong khi đó một nhóm người Trung Quốc xuất phát từ Hồng Kông bắt đầu hành trình tới đảo tranh chấp từ hôm chủ nhật vừa qua. Họ sẽ gặp gỡ trên biển với các tàu khác từ Hạ Môn, Phúc Kiến và cảng Keelung, Đài Loan, để cùng đến quần đảo tranh chấp. Thông tin này được đài phát thanh Hồng Kông đăng tải.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weiming đã cảnh báo Tokyo nên cẩn trọng trong cách đối phó với bất kỳ chiến dịch nào do dân thường Trung Quốc thực hiện mà theo lời người phát ngôn này là để “bảo vệ” quần đảo. Điều này có thể dẫn đến cuộc đối đầu toàn diện giữa hai quốc gia. Và người phát ngôn cũng cho biết an toàn của các nhà hoạt động Đài Loan tham gia vào chiến dịch cũng sẽ được giới chức đại lục bảo vệ.

Quần đảo tranh chấp, được Nhật gọi là Senkaku, hiện do Nhật quản lý, cũng được Trung Quốc đại lục và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.

Vũ Quý

Theo China Times, Kyodo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc xúi ngư dân bảo vệ “Tam Sa”

Thứ Tư, 15/08/2012 --- cập nhật 08:21 GMT+7

Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc đưa tin, trạm cảnh sát biên phòng nước này đồn trú trái phép ở cái gọi là "Tam Sa" trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) đã tổ chức cuộc họp với các ngư dân.

Cuộc họp tối 10/8 nhằm kêu gọi các ngư dân Trung Quốc có hành động thiết thực để bảo vệ và xây dựng "Tam Sa". Theo báo trên, việc tổ chức cuộc họp là để giáo dục lòng yêu nước, nâng cao hiểu biết luật pháp, nghiêm túc thực hiện các quy định quản lý hàng hải(!)

Posted Image

Cuộc họp do trạm cảnh sát biên phòng TQ đồn trú trái phép tại "Tam Sa" tổ chức. (Ảnh: Thời báo hoàn cầu)

Tại đây, các ngư dân Trung Quốc tham dự cho biết, họ sẽ tuân thủ những quy định đưa ra, và cố gắng đóng góp sức lực để phát triển "Tam Sa". Cuộc họp ghi nhận rằng, các ngư dân ở "Tam Sa" đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn, đồng thời cần nhanh chóng nắm bắt thuận lợi cũng như chuẩn bị tốt đối phó với thách thức(!)

Trong tháng 6, Trung Quốc tuyên bố nâng cấp hành chính cái gọi là "thành phố Tam Sa" ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với phạm vi quản lý gồm ba nhóm đảo chính ở Biển Đông. Quân ủy Trung Quốc vào tháng 7 đã phê chuẩn việc thiết lập một đơn vị đồn trú tại đây. Các quan chức Trung Quốc thì nỗ lực và hăm hở thuyết phục người dân ủng hộ những hành động của họ. Ví dụ vào cuối tháng 7, Hải Nam đã phát sóng chương trình truyền hình gồm các bài hát nói về "Tam Sa".

Ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố, việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị.

Chính phủ Philippines cũng đã phản đối kế hoạch của Trung Quốc nhằm đặt hầu như toàn bộ Biển Đông dưới thẩm quyền của "Tam Sa".

Ngày 3/8, Mỹ đã lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc lập đồn trú tại “Tam Sa”. "Việc Trung Quốc nâng cấp hành chính với “Tam Sa” và thiết lập đơn vị đồn trú mới ở Biển Đông đã đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao hợp tác để giải quyết các bất đồng và gây ra nguy cơ leo thang căng thẳng trong khu vực”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell tuyên bố.

Theo VietNamNet

=======================

Mỹ phản đối Trung Quốc 'chia rẽ và chế ngự' ở Biển Đông

Thứ tư, 15/8/2012, 07:58 GMT+7

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cảnh báo Trung Quốc không nên lợi dụng các cuộc đàm phán song phương để "chia rẽ và chế ngự" các nước có cùng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.

> Mỹ lo ngại về hành động của Trung Quốc

Posted Image

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland. Ảnh: AFP

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland phát biểu trong cuộc họp báo tại Washington cho biết "những nỗ lực gây chia rẽ và chế ngự, kết thúc bằng tranh chấp giữa các bên, sẽ không đi đến kết quả nào".

"Điều chúng tôi lo lắng bây giờ là căng thẳng đang leo thang giữa các nước trong khu vực, chúng tôi mong muốn các nước sẽ đạt được thỏa thuận đáp ứng được đòi hỏi của các bên", AFP dẫn lời bà Nuland nói.

Người phát ngôn cho biết Mỹ mong muốn thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trở thành cơ chế chính thức để giải quyết xung đột và ngăn chặn những tính toán sai lầm trong vùng biển mà gần một nửa tàu thuyền của thế giới qua lại.

Tại hội nghị của ASEAN và các nước đối tác diễn ra tháng trước tại Campuchia, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi Trung Quốc và các nước ASEAN "hợp tác để xây dựng bộ quy tắc chung và sớm thông qua bộ quy tắc này trong năm nay", bà Nuland cho hay.

Người phát ngôn Mỹ đưa ra lời phản đối trên sau khi hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc Xinhua phủ nhận Bắc Kinh gây chia rẽ ở Đông Nam Á và quay sang chỉ trích "một số nước phương tây" mới chính là nguyên nhân gây chia rẽ vì lợi ích của các nước này ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đang có chuyến thăm đến ba nước Indonesia, Malaysia và Brunei. Biển Đông là một trong các vấn đề được thảo luận và thu hút sự chú ý trong các chuyến công du này.

Chuyến công du của ông Dương diễn ra không lâu sau Hội nghị ngoại trưởng ASEAN tại Campuchia, nơi các nước Hiệp hội đã không ra được thông cáo chung do bất đồng giữa các thành viên về cách tiếp cận tranh chấp Biển Đông.

Năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược mới của Mỹ sang châu Á. Mỹ cũng quyết định tăng cường sự hiện diện quân sự ở đây và sẽ chuyển 60% lực lượng hải quân đến châu Á năm 2020. Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Clinton từng phát biểu Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông.

Ngày 3/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng quan ngại tình hình căng thẳng ở Biển Đông khi Trung Quốc thành lập "thành phố Tam Sa" và cho quân đồn trú ở đây.

Trung Quốc cùng các nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa có chuyến thăm tới Brunei, Indonesia, Malaysia và hứa sẽ hợp tác để duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

Vũ Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ trao trả tàu cá phạm pháp cho Trung Quốc

Thứ tư, 15/8/2012, 15:00 GMT+7

Tàu của ngư dân Trung Quốc, bị tuần duyên Mỹ giữ vì đánh bắt bằng loại lưới cấm, hôm qua đã được trả về.

> Tàu cá Trung Quốc bị Mỹ bắt

Posted Image

Đội Tuần duyên Mỹ và Cơ quan Thi hành Luật đánh cá Trung Quốc thanh tra tàu cá dùng lưới vét. Ảnh: AP

Cuối tháng 7, một tàu tuần duyên Mỹ có cảng nhà là Hawaii đang đi tuần tra tại Alaska thì bắt gặp một tàu đánh cá khả nghi, cách Tokyo gần 1.370 km về phía đông. Trong khoang tàu đánh cá, nhân viên đội tuần duyên phát hiện 30 tấn cá ngừ vây dài và 6 tấn thân và vây cá mập.

Con tàu này mang tên Da Cheng, trên có các ngư dân Trung Quốc. Họ đã sử dụng lưới vét cỡ lớn dài 16 km. Đây là loại lưới bị cấm sử dụng trên toàn thế giới kể từ năm 1992 do sức hủy diệt mạnh mẽ đối với các loài sinh vật biển như các voi, rùa, các loài chim biển và nhiều loài cá.

Ngoài việc sử dụng lưới vét, con tàu còn đánh bắt cá khi không có giấy phép, không có giấy chứng nhận của chính quyền.

Các quan chức cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia của Mỹ cho biết đây là trường hợp đánh cá bằng lưới vét tại vùng biển quốc tế duy nhất trên toàn cầu mà họ ghi nhận được trong năm nay. Con tàu cá đã được trả cho Cơ quan thực thi luật ngư nghiệp Trung Quốc.

Trọng Giáp

==========================

Dòng tiền nóng đang dần rút khỏi Trung Quốc

Thứ tư, 15/8/2012, 15:30 GMT+7

Xu hướng này sẽ khiến thị trường tiền tệ bị thu hẹp, giảm tăng trưởng tín dụng và ảnh hưởng đến mục tiêu kích thích kinh tế của Trung Quốc.

>Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại

Theo dữ liệu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mới công bố, các nhà băng trong nước đã bán ròng 3,8 tỷ NDT (597 triệu USD) ngoại tệ trong tháng 7. Trong 10 tháng trở lại đây, có tới 5 tháng lượng ngoại tệ bị bán ròng, nhưng chỉ mua về 145 tỷ NDT ngoại tệ, thấp hơn rất nhiều so với 905 tỷ NDT chảy vào nước này qua thặng dư thương mại. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư đang rút vốn ra khỏi Trung Quốc và các công ty xuất khẩu muốn giữ lợi nhuận bằng USD thay vì NDT.

Posted Image

Bất động sản Trung Quốc giảm giá một phần do vốn đầu tư vào đây giảm mạnh. Ảnh: CNBC

việc này hoàn toàn trái ngược so với thập kỷ trước, khi niềm tin vào tăng trưởng ở Trung Quốc và nhu cầu NDT luôn rất mạnh. Thời điểm đó, ngoại tệ được các ngân hàng nước này mua không chỉ từ thặng dư thương mại, mà còn từ vốn đầu tư, hay còn gọi là dòng tiền nóng. Trong 10 tháng đầu năm 2008, các nhà băng này đã mua số ngoại tệ trị giá tới 3.600 tỷ NDT.

Dòng tiền đầu tư lớn chính là yếu tố thúc đẩy tín dụng, tăng giá tài sản và nâng giá trị đồng nhân dân tệ. Vì thế, dòng tiền chuyển hướng đã khiến nhiều mặt hàng như bất động sản, cổ phiếu hay NDT giảm giá mạnh.

Tuy nhiên, việc này lại khiến các căn hộ cao cấp ở Hong Kong tăng giá và đưa người Trung Quốc quay lại thị trường bất động sản ở London, Singapore và San Franciso. Calvin Sheng, một chuyên gia IT vừa mua căn hộ 2,5 triệu NDT ở Melborne (Australia) cho biết: "Tôi vừa đến ngân hàng, mua đôla Australia để trả tiền mua căn hộ. Tôi sắp sang đó du học, nhưng cũng một phần là để cân bằng đầu tư, phòng trường hợp Trung Quốc suy thoái kinh tế".

Dòng tiền vào Trung Quốc giảm có nghĩa là thị trường tiền tệ sẽ bị thu hẹp lại. Các ngân hàng sẽ khó cho vay hơn, ảnh hưởng đến mục tiêu kích thích kinh tế của Trung Quốc. Từ đầu năm, nước này đã bơm hơn 1.400 tỷ NDT vào hệ thống tài chính, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn rất thấp.

Chuyên gia phân tích của chính phủ - Zhang Ming cho biết: "Từ nửa đầu năm 2011, khủng hoảng châu Âu ngày càng trầm trọng, khiến dòng vốn ngắn hạn dần rời khỏi các thị trường mới nổi và chuyển sang Mỹ. Việc này đã khiến kinh tế Trung Quốc gặp cú sốc lớn".

Nhu cầu USD đã làm đồng tiền này tăng giá 0,7% so với NDT từ đầu năm và khiến nhiều công ty Trung Quốc muốn giữ ngoại tệ hơn NDT. Ông He Weisheng - chuyên gia ngoại hối tại Citibank cho biết: "Nhiều công ty đang bi quan về triển vọng của Trung Quốc và muốn giữ lợi nhuận bằng USD. Khi mà NDT vẫn tiếp tục giảm giá như hiện nay, tôi không cho là tình hình sẽ có biến chuyển trong một vài tháng tới".

Bong bóng bất động sản đang xẹp xuống là một tín hiệu tốt với kinh tế Trung Quốc. Nhưng khi chính phủ đang hỗ trợ tăng trưởng, thì giá giảm lại đe dọa đến niềm tin của nhà đầu tư. Theo website cung cấp thông tin tài chính CapitalVue, vốn đổ vào các công ty Trung Quốc đã giảm 35% trong 7 tháng đầu so với cùng kỳ. Xây dựng nhà ở mới cũng giảm 13,4% so với năm ngoái.

Hà Thu (theo Wall Street Journal)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên thế giới

Thứ năm, 16/8/2012, 05:06 GMT+7

Cả EU và Mỹ đều đã phát động cuộc chiến chống lại hàng hóa Trung Quốc với lý do chính là làm giả quá nhiều và chứa thành phần độc hại cho người sử dụng.

>Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc

>Những cuộc chiến thương mại thù nghịch của Trung Quốc

Đầu tháng này, Ủy ban châu Âu (EC) đã tổ chức một cuộc họp báo phát động chiến dịch tẩy chay hàng kém chất lượng, đặc biệt là đồ chơi, có xuất xứ từ Trung Quốc. EU thậm chí đã chi 70.000 euro (gần 1.800 tỷ đồng) để làm video quảng cáo cho chiến dịch này.

"Không chỉ đồ chơi Trung Quốc, mà kể cả các sản phẩm như phao trẻ em hay giày dép cũng đều là hàng hóa nguy hiểm", tờ Germany in Bavaria trích lời Ủy viên Hội đồng công nghiệp châu Âu Antonio Tajani.

Posted Image

Đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu. Ảnh: CNN

Ông Tajani cho biết: "Một số mẫu giày của Trung Quốc tại Italy có hàm lượng crom vượt quá 10 lần cho phép. Theo luật của EU, quá 3mg đã được xếp vào loại độc hại và có khả năng gây ung thư". Phần lớn đồ chơi ở các nước EU đều là hàng Trung Quốc, 58% trong số đó là hàng nhái và chứa thành phần độc hại khi sử dụng.

>>Xem ảnh Thiên đường hàng nhái ở Trung Quốc

Trong buổi họp báo, EU đã đưa ra lời khuyên khi mua đồ chơi, người tiêu dùng cần tìm nhãn CE trên sản phẩm, để đảm bảo chúng tuân theo đúng quy định về an toàn, sức khỏe và vệ sinh môi trường. Ông Tajani cũng thông báo sau mùa hè này, EU sẽ khởi động chiến dịch tăng cường các biện pháp kiểm soát hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong giai đoạn 2013 - 2015.

Năm 2011, người Mỹ cũng từng tổ chức tháng tẩy chay hàng Trung Quốc kéo dài từ 1/8 đến 1/9. Tất cả bắt nguồn từ một thông điệp được lan truyền rộng rãi trên Internet: Ở Mỹ có một phụ nữ 50 năm không hề mua món quà giáng sinh nào nếu bà nhìn thấy dòng chữ "Made in China" trên sản phẩm.

Thậm chí, một bản tin đặc biệt của người dẫn chương trình Diane Sawyer trên ABC News còn đưa ra hàng loạt đồ vật làm tại Mỹ có thể thay thế hàng Trung Quốc, sau đó giới thiệu người dân có thể mua chúng ở đâu với giá cả như thế nào. Diane cũng cho biết chỉ cần mỗi người Mỹ bỏ ra thêm 64 USD mỗi năm để mua hàng nước mình, thì họ có thể giúp tạo ra 200.000 việc làm.

Bài viết thậm chí còn cực đoan tới mức cho rằng người Trung Quốc cố ý xuất khẩu hàng hóa giá rẻ độc hại sang thị trường Mỹ. 70% người Mỹ cho rằng các ưu đãi thương mại với Trung Quốc nên bị treo lại một thời gian. "Tuy nhiên, trong khi chờ chính phủ, thì cách chủ động nhất là người Mỹ phải tự hành động. Nếu thấy dưới sản phẩm có chữ "Made in China" hay "PRC" (People Republic of China), thì đơn giản là hãy chọn một cái khác", bài báo viết.

Cuối cùng, người viết kết luận nếu 200 triệu người Mỹ giảm mua 20 USD hàng Trung Quốc, thì cả nước đã bớt được hàng tỷ USD thâm hụt thương mại hàng năm. Và một tháng phát động chiến dịch sẽ giảm được 1/12, tức 8% hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ mỗi năm.

Tháng 7 vừa qua, người dân Philippines sống tại Mỹ cũng kêu gọi chống hàng hóa Trung Quốc. Mục đích là phản đối những hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, nhất là trong vấn đề tranh chấp bãi cạn Scarborough với Philippines. Người lãnh đạo phong trào này, bà Loida Nicolas-Lewis nói rằng: "Tôi hy vọng chiến dịch tẩy chay hàng Trung Quốc sẽ không chỉ giới hạn ở Philippines mà còn lan rộng ra cả thế giới". Một cuộc thăm dò của Yahoo! gần đây cho thấy có tới hơn 70% trong số 31.000 người Philippines được hỏi cho biết họ hoàn toàn ủng hộ chiến dịch này.

Hà Thu (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chim rơi hàng loạt tại Mỹ

Thứ sáu, 17/8/2012, 09:20 GMT+7

Vài chục xác chim rơi từ trên trời xuống đất tại một bang của Mỹ trong khi người dân vẫn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra.

> Đèn điện gây nên "mưa chim" tại Mỹ

> Chim rơi hàng loạt tại Mỹ

Posted Image

Xác một con chim trong vườn của dân tại thành phố Millville, bang New Jersey, Mỹ. Ảnh: nj.com.

Người dân thành phố Millville, hạt Cumberland, bang New Jersey, Mỹ thấy khoảng 80 xác chim trên các đường phố trong mấy ngày qua, Russian Today đưa tin.

"Cảnh tượng giống như một bộ phim. Những con chim này rơi từ trên trời và cây", Michelle Cavalieri, một phụ nữ tại Milville, kể.

Jim Sinclair, một người dân khác, nói rằng nhiều con chim vẫn còn sống sau khi rơi xuống. "Chúng tỉnh dậy và cố gắng bay lên. Nhưng chúng không thể điều khiển được cơ thể nên lại rơi", Sinclair mô tả.

Người phát ngôn của chính quyền hạt Cumberland cho rằng chim rơi xuống đất vì nuốt thuốc trừ sâu dạng hột trên cây cối. Cảnh sát cảnh báo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước khi xử lý xác chim.

Nhiều sự kiện tương tự đã xảy ra tại Mỹ từ đầu năm tới nay. Hồi tháng 2, vài trăm xác chim rơi trên một đường cao tốc tại bang Maryland. Các nhà sinh học nhận định chúng chết vì hoạt động giao thông dày đặc trên đường cao tốc.

Vào năm 2011, hàng nghìn con chim tại bang Arkansas và vài trăm chim tại bang Louisiana rơi xuống đất. Giới chuyên gia khẳng định hoạt động bắn pháo hoa tại bang Arkansas khiến chim hoảng sợ và rơi. Còn tại bang Louisiana người ta cho rằng chim mất mạng vì lao trúng các đường dây điện.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tối nay bão đổ bộ vào Quảng Ninh

Thứ sáu, 17/8/2012, 10:20 GMT+7

Bão Kai-tak tiếp tục có hướng di chuyển hơi chệch xuống phía nam so với dự báo và đổ bộ vào Móng Cái (Quảng Ninh) chiều tối nay, khiến các tỉnh miền Bắc bắt đầu có mưa do ảnh hưởng của bão.

> Bão Kai-tak sẽ gây mưa lớn ở miền Bắc

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, sáng 17/8, tâm bão Kai-tak cách Móng Cái (Quảng Ninh) chưa tới 400 km về phía đông với sức gió mạnh nhất đạt cấp 12. Bão di chuyển nhanh theo hướng tây, chếch lên phía bắc với tốc độ 25 km. Chiều tối nay, tâm bão đổ bộ vào khu vực Móng Cái nhưng do quét qua bán đảo Lôi Châu và Hải Nam (Trung Quốc) nên sức gió giảm còn cấp 9.

Posted Image

Do quét qua bán đảo Lôi Châu và đi dọc ven biển phía nam Trung Quốc, cơn bão suy yếu nhiều trước khi tiến vào khu vực đông bắc Việt Nam. Ảnh: NCHMF.

So với đường đi dự báo trước đó, tâm bão đã di chuyển hơi chệch xuống phía nam, ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh miền Bắc. Tuy giảm cường độ, song bão không giảm tốc độ di chuyển. Sáng 18/8, bão suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới ở khu vực miền núi phía Bắc.

Trên đường đi của bão, vùng biển phía đông nam Quảng Đông (Trung Quốc) hôm nay còn có gió mạnh cấp 9 tới cấp 12. Vùng biển phía bắc vịnh Bắc Bộ (gồm cả các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) từ trưa nay gió sẽ mạnh dần lên từ cấp 7 tới cấp 10. Ở các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng từ chiều tối và đêm nay có gió mạnh cấp 7-8. Các tỉnh Bắc Bộ mưa lớn.

Posted Image

Tâm bão Kai-tak trên khu vực bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam lúc 9h sáng nay. Ảnh: HKO.

Ban chỉ đạo PCLB trung ương yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm công điện về bão Kai-tak; kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vịnh Bắc Bộ, ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng vào nơi trú, tránh bão; hướng dẫn neo đậu tại bến và có biện pháp đảm bảo an toàn cho các lồng bè, ao đầm nuôi trồng thủy sản.

Riêng tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng tùy theo diễn biến của bão chủ động lựa chọn thời điểm cấm biển, không cho tàu cá, tàu du lịch ra khơi, sơ tán dân và không để người trên các tàu và lồng bè tại nơi neo đậu. Các tỉnh, thành phố ven biển Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tiếp tục theo dõi chặt chẽ, giữ thông tin liên lạc, hướng dẫn các tàu, thuyền đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa di chuyển tránh bão. Miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ cần đề phòng mưa lớn, sạt lở đất, tránh ngập úng.

Nguyễn Hưng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân dân nhật báo TQ “điểm mặt” nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa 1974

Thứ bảy 18/08/2012 13:05

(GDVN) - Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tháng 5/1974 Mao Trạch Đông đã chỉ thị điều động 3 tàu hộ vệ mang tên lửa đạn đạo từ hạm đội Đông Hải xuống tăng cường cho hạm đội Nam Hải

Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.

Posted Image

Tân Hoa Xã: Mao Trạch Đông là người ra lệnh đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Tiếp đó, ngày 9/8, Nhân dân nhật báo Trung Quốc bản điện tử lại tiếp tục đăng bài “Chiến tranh Hoàng Sa giữa Trung Quốc – Việt Nam 1974: Những tình tiết ít người biết đến” nhằm tiếp tục luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử.

Trong bài viết này, chính tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã “điểm mặt” 6 viên chỉ huy cao nhất của Trung Quốc thực hiện mệnh lệnh của Mao Trạch Đông, dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc đó đang do hải quân miền nam Việt Nam quản lý và thực thi chủ quyền.

Sau khi Mao Trạch Đông bút phê: “Đồng ý đánh!” vào báo cáo tình hình Hoàng Sa – Biển Đông do Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh soạn thảo, Chu Ân Lai lập tực triệu tập hội nghị thành lập nhóm chỉ huy đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngay trong ngày 17/1/1974. Cùng ngày, Chu Ân Lai quyết định phương án điều động lực lượng quân khu Quảng Châu tham gia đánh chiếm Hoàng Sa.

Posted Image

Đặng Tiểu Bình (phải) và nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974

8 giờ tối ngày 17/1/1974, Chu Ân Lai chủ trì hội nghị thành lập nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa gồm 5 nhân vật: Diệp Kiếm Anh (cầm đầu), Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình, Trần Tích Liên, sau này bổ sung thêm Tô Chấn Hoa.

chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa đã lập tức điều động 2 chiến hạm phá ngư lôi 396 và 389 của hạm đội Nam Hải thuộc căn cứ Quảng Châu, 2 chiến hạm 271 và 274 hạm đội Nam Hải thuộc căn cứ Du Lâm đổ bộ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm tuần tra phục sẵn, đồng thời phái 4 đội dân binh vũ trang ra các đảo Duy Mộng, Quang Hòa Tây và đảo Quang Hòa.

đó quân Trung Quốc phái 2 chiến hạm 281 và 282 tiến ra phía tây đảo Phú Lâm, đồng thời điều động 2 máy bay thuộc trung đoàn không quân 22 hạm đội Nam Hải tham gia yểm trợ. Phía Trung Quốc bài binh bố trận đã xong.

Posted Image

Chu Ân Lai (giữa) và Đặng Tiểu Bình (phải) chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974

Sáng sớm 19/1/1974, Chu Ân Lai lại nhóm họp 5 viên chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa bàn phương án, đồng thời bổ sung thêm Tô Chấn Hoa vào nhóm này và giao việc chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình phụ trách.

Theo tài liệu Nhân dân nhật báo Trung Quốc đang tuyên truyền, cũng trong sáng sớm 19/1/1974, 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ của hải quân miền nam Việt Nam đang tuần tra tại khu vực nhóm Lưỡi Liềm thì phát hiện các tàu Trung Quốc đã xuất hiện gần đó.

Posted Image

Từ trái qua: Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh, Vương Hồng Văn

Theo tài liệu tuyên truyền của Nhân dân nhật báo, trận chiến đánh chiếm Hoàng Sa nổ ra ngày 19/1/1974. 10 giờ 22 phút sáng cùng ngày, 1 tàu Trung Quốc bị trúng đạn pháo của tàu hải quân miền nam Việt Nam. Tuy nhiên do quân Trung Quốc quá đông, chúng thực hiện chia cắt 4 tàu hải quân miền nam Việt Nam và dồn dập dội hỏa lực, chỉ 13 phút sau, quân Trung Quốc đã chiếm thế thượng phong.

Ưu thế quân đông, tàu nhiều, quân Trung Quốc tấn công dồn dập, đến 2 giờ 52 phút chiều, theo tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc, quân Trung Quốc đã chiếm được các đảo chính thuộc quần đảo Hoàng Sa. Diệp Kiếm Anh báo cáo Mao Trạch Đông, Mao Trạch Đông chỉ thị tiếp tục đánh chiếm các đảo Quang Ảnh, Hoàng Sa và Hữu Nhật. 9 giờ 35 phút sáng 20/1/1974, quân Trung Quốc đổ bộ chiếm nốt 3 đảo này.

Posted ImageTừ trái qua: Trương Xuân Kiều, Tô Chấn Hoa, Trần Tích Liên

Theo tài liệu phía Trung Quốc đang tuyên truyền, trong trận đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, phía Trung Quốc chết 18 người, trong đó có Phùng Tùng Bách – Chính ủy tàu 274, bị thương 67 người, tàu 389 bị trúng đạn hỏng nặng. Tài liệu tuyên truyền của Nhân dân nhật báo không nhắc đến con số thương vong của hải quân miền nam Việt Nam trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tháng 5/1974 Mao Trạch Đông đã chỉ thị điều động 3 tàu hộ vệ mang tên lửa đạn đạo từ hạm đội Đông Hải xuống tăng cường cho hạm đội Nam Hải và chính Tưởng Giới Thạch đã đồng ý cho 3 tàu này đi qua eo biển Đài Loan xuống Biển Đông nhằm thực hiện âm mưu chiếm đóng lâu dài.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy

==================

Trong những nhân vật này có Trương Xuân Kiều và Vương Hồng Văn là 2 trong nhóm "bẻ lũ bốn tên" bị Mạo Trạch Đông triệt, mà thời huy hoàng đã từng xử ngay Đặng Tiểu Bình đi cải tạo. Híc! Còn Diệp Kiếm Anh đã từng sang Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ quyết hợp tác dầu khí với Việt Nam

Posted Image- Bộ trưởng Dầu khí R.P.N. Singh tuyên bố Ấn Độ sẽ không rút khỏi dự án thăm dò dầu khí ở Biển Đông tại lô đang hợp tác với PetroVietnam.

Tập đoàn ONGC Videsh Limited (OVL) sẽ tiếp tục thăm dò ở lô 128 tại Biển Đông, Bộ trưởng Dầu khí Ấn Độ R.P.N. Singh khẳng định với báo Lok Sabha gần đây. Cách đây vài tháng, công ty ONGC Videsh Ấn Độ đã thông báo ý định chấm dứt hoạt động tại lô này vì không thể tiến hành công tác thăm dò do đáy biển cứng và quyết định rút lui hoàn toàn vì lý do thương mại - kỹ thuật.

Posted Image

Ảnh: baynews

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin tại New Delhi, ngày 18/7, một quan chức cao cấp giấu tên thuộc OVL cho hay, OVL đã nhận lời đề nghị của PetroVietnam tiếp tục thăm dò và khai thác dầu tại lô 128 ở khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam thêm hai năm nữa . Hồi đầu tháng 8, tờ Thời báo kinh tế Ấn Độ dẫn lời cảnh báo từ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) cho rằng, cần có một "phản ứng mạnh mẽ" với Ấn Độ và Việt Nam nếu tiếp tục thăm dò dầu khí ở Biển Đông mà báo này lớn tiếng gọi là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Dù có nhiều nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc luôn đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu như toàn bộ vùng biển quan trọng này, kể cả những ranh giới lượn sát bờ biển nước khác. Gần đây, nước này đã tiến hành hàng loạt hành động lấn lướt, ngang nhiên ở Biển Đông như việc Tập đoàn dầu khí Trung Quốc mời thầu ở vùng biển của Việt Nam, hay lập thành phố trên hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Về vấn đề Biển Đông, New Delhi luôn bày tỏ quan điểm về tính cần thiết của tự do hàng hải và thúc giục tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán.

Thái An (theo Dailynews)

Share this post


Link to post
Share on other sites

VN muốn quốc tế tôn vinh Trần Nhân Tông

Việt Nam đã bắt đầu xúc tiến các công việc để vận động cộng đồng quốc tế công nhận nhân vật lịch sử Trần Nhân Tông của nước này là ‘danh nhân văn hóa thế giới’.

Thông tấn xã Việt Nam cho biết chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã có buổi làm việc với các học giả của Đại học Quốc gia Hà Nội hôm thứ Bảy ngày 18/8 để chuẩn bị hồ sơ gửi lên Tổ chức văn học, khoa học và giáo dục của Liên Hiệp Quốc Unesco.

Bên cạnh hồ sơ về Trần Nhân Tông, tỉnh này cũng sẽ đề nghị Unesco công nhận hai địa điểm trong tỉnh này là núi Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí và Khu di tích nhà Trần tại huyện Đông Triều là ‘di sản văn hóa thế giới’.

Đánh giá

Hãng tin chính thức của Việt Nam cũng dẫn lời các học giả đề nghị lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tập trung vào khía cạnh các tư tưởng Thiền học mà Trần Nhân Tông đã khai phá trong nỗ lực vận động Unesco vì đấy là ‘đóng góp cho tư tưởng của nhân loại’ của Trần Nhân Tông mà vẫn ‘mang đậm bản sắc dân tộc’.

Trao đổi với BBC, Giáo sư Sử học Lê Văn Lan đang sống ở Hà Nội, cho biết Việt Nam chỉ có một danh nhân văn hóa thế giới được Unesco công nhận là Nguyễn Trãi, nhà thơ, nhà chính trị, nhà văn hóa thời Lê.

Còn cố Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chính quyền Việt Nam thường mô tả là ‘danh nhân văn hóa thế giới’ thì GS Lan cho là Unesco thừa nhận là ‘danh nhân thế giới ở cấp độ châu Á’ chứ không phải ở cấp độ toàn cầu.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có một danh nhân văn hóa thế giới khác nhưng không phải do Unesco mà là Hội đồng hòa bình thế giới công nhận. Đó là Đại thi hào Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều, ông Lan cho biết.

Ông đánh giá Trần Nhân Tông là một trong những ‘hoàng đế lớn nhất’ trong lịch sử chế độ phong kiến của Việt Nam. Thậm chí ông Lan còn đánh giá Trần Nhân Tông cao hơn các vị vua nổi tiếng khác của Việt Nam như Lý Thái Tổ, Lê Thái Tổ hay Lê Thánh Tông.

"Về văn hóa thì Trần Nhân Tông hơn cả Lê Thái Tổ, còn về đạo đức nhân cách thì hơn Lê Thánh Tông."Sử học Lê Văn Lan

“Về văn hóa thì Trần Nhân Tông hơn cả Lê Thái Tổ, còn về đạo đức nhân cách thì hơn Lê Thánh Tông,” ông Lan nhận xét, “Còn Lý Thái Tổ chỉ có tầm vóc trong lịch sử nước nhà chứ không có giá trị nổi bật toàn cầu.”

Theo GS Lan thì Trần Nhân Tông có ba giá trị nổi bật toàn cầu theo như quy định của Unesco để được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Thứ nhất, Trần Nhân Tông là có sáng tạo đưa văn hóa Việt Nam vào trong Phật giáo với sự sáng lập Thiền phái Trúc Lâm – chi phái Phật giáo mang dấu ấn của Việt Nam.

Posted Image

Yên Tử, nơi ghi dấu ấn Trần Nhân Tông, đang được Việt Nam vận động trở thành 'Di sản văn hóa thế giới'

Thứ hai, ông còn là một nhà sáng tác và là tác giả của nhiều tác phẩm về Phật học cũng như nhiều bài thơ Thiền.

Thứ ba, ông đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông mà trong đó ông thể hiện tầm vóc ứng xử của mình.

GS Lan dẫn chứng với việc Trần Nhân Tông đã cởi chiến bào của ông để đắp lấy thủ cấp của Toa Đô, một viên tướng lớn của quân Nguyên Mông, trong trận chiến ở Tây Kết, và khen ngợi Toa Đô rằng: “Kẻ làm bầy tôi nên như thế này.”

Một dẫn chứng nữa mà GS Lan đưa ra là sau khi thắng giặc Nguyên-Mông, ông thường đi hòa lẫn với dân chúng chứ không sa vào cuộc sống hưởng lạc như các quý tộc khác.

“Trong thời bình thì có những người xung quanh chúng ta phục dịch, nhưng trong lúc chiến tranh thì chỉ thấy những người bình dân, nghèo khổ như thế này,” GS Lan nhắc lại lời nói nổi tiếng của Trần Nhân Tông.

Đức Vua-Phật Hoàng

Trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của nhà Trần, là một nhân vật đặc biệt vì có tầm quan trọng về lịch sử lẫn tâm linh.

Ông là người duy nhất được người dân tôn kính gọi là Đức Vua-Phật Hoàng.

Là người đứng đầu vương triều Trần trong giai đoạn đất nước bị giặc ngoại xâm đến từ phương Bắc, ông đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đánh đuổi quân xâm lược Nguyên-Mông vào các năm 1285 và 1287nên được người dân Việt Nam suy tôn là anh hùng dân tộc.

Bên cạnh đó, ông còn là vị giáo chủ khai sáng một dòng Thiền của Phật giáo Việt Nam với tên gọi Thiền phái Trúc Lâm. Do đó ông còn được Phật giáo đồ Việt Nam suy tôn là Phật hoàng.

Núi Yên Tử là nơi Trần Nhân Tông đã tìm đến để tu hành sau khi đã đánh tan giặc phương Bắc và nhường ngôi cho con. Hiện giờ nơi đây còn lưu giữ những dấu tích liên quan vị vua huyền thoại này, trong đó có tháp chứa xá lỵ của ông trong Vườn tháp.

Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời bà Vũ Thị Thu Thủy, phó chủ tịch Ủy ban tỉnh Quảng Ninh, cho biết tỉnh này ‘quyết tâm cao’ trong các hồ sơ đề nghị lên Unesco lần này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

08h08,18.8.2012

Thiên Sứ viết:

"Thiên Sứ tôi thất bại trong việc dự báo hướng đi của cơn bão này. Nhưng tôi vẫn xác định rằng: Tàu "lạ" nên biến khỏi biến Đông, nếu không sớm hay muộn cũng dính thiên tai, bởi bão tố, lốc xoáy, vực nước xoáy ..... Hai hoặc ba ngày nữa lại có một cơn bão nữa uýnh vào biển Đông. Lần này thì chưa biết nó sẽ đi thế nào".

Thêm 1 cơn bão hình thành

Thứ Hai, 20/08/2012, 07:32 (GMT+7)Thời tiết 7 ngày

TT - Hiện ngoài khơi phía đông đảo Luzon (Philippines) có một cơn bão mới hình thành, có tên là Tembin, cho thấy mùa bão trên khu vực tây Thái Bình Dương đang dồn dập. Cơn bão này ít thay đổi vị trí trong ngày đầu tuần, sau đó bão sẽ mạnh dần lên.

Trong tuần các tỉnh miền Bắc vẫn còn mưa, trong khi từ Quảng Trị đến Huế, Đà Nẵng đến Quảng Ngãi mưa giảm và bắt đầu nắng nóng, nhưng chỉ kéo dài nửa đầu tuần. Trong khi đó, nhiệt độ cao nhất ở Nam bộ từ 31-34OC, một vài nơi ở miền Đông và TP.HCM trên 34OC.

Cuối tuần ở khu vực này mưa giảm dần, trời có nắng nhiều nên nhiệt độ giữa ngày sẽ tăng nhưng không có nắng nóng.

LÊ THỊ XUÂN LAN

http://tuoitre.vn/Ch...hinh-thanh.html

Quote: Lần này k0 biết cơn bão Tempin sẽ đi như thế nào, bọn tàu lạ hãy cẩn thận!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã đến lúc quyết liệt bảo vệ chủ quyền Biển Đông

Thứ Ba, 21/08/2012 --- cập nhật 02:58 GMT+7

Trung Quốc đang trỗi dậy. Họ tăng cường tiềm lực quân sự vượt ngoài giới hạn phòng thủ. Họ coi Việt Nam là trở ngại lớn nhất cần phải dẹp bỏ đầu tiên trong chiến lược độc chiếm Biển Đông của mình.

Vì vậy, không còn con đường nào khác, chúng ta phải cảnh giác cao độ, phải chuẩn bị toàn bộ để đối phó với nguy cơ này.

Chúng ta còn nhớ gần đây nhất trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, dân tộc ta hầu như từ hai bàn tay trắng mà phải đối đầu với xe tăng, đại bác.

Tuy giành được độc lập, thống nhất đất nước nhưng phải trải qua bao khó khăn gian khổ, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, thời gian chiến tranh dài như vô tận, ba thế hệ con người Việt Nam lên đường ra trận.

Với quyết định “đưa thẳng lực lượng không quân, hải quân… lên chính quy, hiện đại” (thay vì trước đây chỉ là “tiến dần lên chính quy, hiện đại”). Đây là quyết định sáng suốt, nhạy bén của Đảng, Nhà nước cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc trước những thách thức về an ninh chủ quyền biển đảo trong tình hình hiện nay.

Posted Image

Hai chiến hạm hiện đại nhất Việt Nam sẽ góp phần làm tăng khả năng, sức mạnh quản lý bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc

Dù phải “thắt lưng buộc bụng”, chịu cực khổ thêm một chút để có vũ khí trang bị (VKTB) hiện đại dành cho quân đội của mình thì nhân dân Việt Nam vẫn sẵn sàng. Tiền bạc, của cải không bao giờ mua được máu xương, nhưng khi nó giảm thiểu được máu xương thì dân tộc Việt không bao giờ tiếc.

Tuy nhiên, Việt Nam còn nghèo, không thể chạy đua vũ trang nên về VKTB chuẩn bị có lựa chọn, hiện đại, nhưng phải phù hợp lối đánh, về xây dựng lực lượng thì tinh gọn, thiện chiến, đủ để làm cho kẻ thù phải trả một giá đắt khó chịu đựng nếu chúng liều lĩnh xâm phạm.

Để bảo vệ Tổ quốc trước một kẻ thù đông người lắm của, chúng ta ngoài phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức mạnh dân tộc là chính thì chúng ta cũng phải tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, dựa vào sự ủng hộ chí tình chí nghĩa của các nước bạn bè.

Trung Quốc từng cảnh báo Việt Nam nào là “nước xa không cứu được lửa gần”; nào là “Mỹ có lợi ích với Trung Quốc nhiều hơn với Việt Nam, nếu khi Trung Quốc tấn công Việt Nam thì Mỹ sẽ bỏ mặc Việt Nam”, v.v... Nghĩa là đừng có “thân Mỹ, không lợi lộc gì đâu; đừng có thân Nga, xa lắm, lửa gần không cứu được đâu. Việt Nam chỉ còn cách thuần phục Trung Quốc mà thôi”(!).

Rõ ràng là Trung quốc không muốn Việt Nam là bạn với những quốc gia này. Bởi lẽ, ngày trước chỉ có Liên Xô giúp đỡ hạn chế, Trung Quốc thì giúp một phá ba (họ quá rõ), mà Việt Nam vẫn thống nhất được hai miền thì ngày nay nếu Nga, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản… là những đối tác chiến lược toàn diện thì Trung Quốc khó có thể dọa nạt được Việt Nam.

Biển Đông không phải là cái hồ của Trung Quốc, nó là nơi gắn liền “lợi ích quốc gia” của rất nhiều nước. Vì thế không đời nào các quốc gia liên quan chịu để yên cho Trung Quốc làm gì thì làm hòng nuốt trọn Biển Đông.

Đây là cơ hội để Việt Nam có nhiều “đồng minh tự nhiên”, là chủ thể và khách thể trên biển Đông nên Việt Nam có nhiều lựa chọn những đối sách thích hợp để bảo vệ chủ quyền.

Posted Image

Tàu cá Trung Quốc kéo ra quần đảo Trường Sa đánh bắt, thăm dò trái phép và do thám thông tin

Việc Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tuyên bố chính sách “ba không” (với Trung Quốc) có nghĩa là: “Nếu Việt Nam không bị nước nào tấn công xâm lược hoặc đe dọa xâm lược thì quốc phòng Việt Nam thực hiện theo chính sách “ba không”. Còn nếu như anh (Trung Quốc?) mà tấn công xâm lược hoặc đe dọa xâm lược Việt Nam thì… chẳng lẽ Việt Nam tự trói tay, trói chân, trùm chăn lại cho anh đánh? Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ Tổ quốc mình".

Vậy, Việt Nam có tìm cách liên minh với những quốc gia mà họ cũng có những nguy cơ giống Việt Nam hay không?

Giả sử ta có với Nga hay Mỹ một hiệp ước phòng thủ chung nào đó thì khi Việt Nam bị xâm lược hoặc bị đe dọa xâm lược thì khuôn khổ hiệp ước cũng chỉ giới hạn là phía đối tác sẽ hỗ trợ ta về kinh tế, quân sự (bao gồm vũ khí trang bị, chia sẻ tin tức tình báo…) mà thôi. Không thể hơn và không nên hơn vì nợ gì, nợ ai, con cháu đều có thể trả, nhưng nợ máu thì bất luận ý nghĩa gì cũng khó trả..

Cho nên, không liên minh quân sự với quốc gia nào như tuyên bố của tướng Vịnh là đắc sách. Nhưng hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện… song phương là một nhu cầu tất yếu và bức thiết.

Posted Image

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đón Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta.

Hợp tác chiến lược; đối tác chiến lược toàn diện khi đã được 2 nước “nâng lên tầm cao mới” thì so với “liên minh quân sự” cũng chỉ là cách gọi. Nga, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản… là những đối tác rất quan trọng, là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Đối tác chiến lược với họ chính là một trong các nguồn lực để bảo vệ chủ quyền.

Cùng hợp tác khai thác dầu khí trên biển Đông là biểu hiện sự kết hợp kinh tế với chủ quyền tỏ ra rất hiệu quả.

Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi Trung Quốc dùng một lực lượng lớn tàu đánh cá hiện đại chèn ép, lấn át lực lượng tàu đánh cá vô cùng thô sơ, nhỏ bé của Việt Nam thì Việt Nam phải quyết tâm, nhanh chóng tìm đối tác, hợp tác đánh bắt cá với các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ…

Và, như ý kiến tuyệt vời nhất mà tôi đã từng nghe, của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản (cũ) là: “Khi các yếu tố nước ngoài, điển hình như Nga, Mỹ... tham gia đầu tư vào khai thác biển Việt Nam đồng nghĩa quyền lợi của họ gắn liền với các ngư trường Việt Nam. Vấn đề biển Đông không còn là vấn đề chỉ của Việt Nam mà còn là lợi ích của nhiều nước khác. Tất nhiên, khi đó, nếu Trung Quốc có những hành xử chạm đến "lợi ích chung" thì họ không khoanh tay đứng nhìn. Dẫu lợi ích có chia đôi, chia ba nhưng về lâu dài, lợi ích về công nghệ, trình độ dân trí, vấn đề an ninh biển Đông cho ngư dân... thì ở cuộc chơi này, Việt Nam vẫn có lợi hơn, nếu như không muốn trắng tay đứng nhìn tàu trọng tải khủng của Trung Quốc tung hoành”.

Tại sao không? Máu chúng ta còn không tiếc thì tiếc gì thua thiệt một vài con cá con tôm?

Đây là sách lược sáng suốt bởi vì nó hợp lý, chính xác.

Một khi kẻ thù đã xuất đầu lộ diện nghênh ngang, không e dè, trắng trợn đe dọa dùng vũ lực thì đã đến lúc Việt Nam phải có những đối sách phù hợp, khôn khéo và quyết liệt, để bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.

Quá mạo hiểm khi đưa tay ra với một kẻ có vũ khí đầy mình, thái độ hung hăng, hiếu chiến.

Theo Phunutoday.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu chiến hơn 200 tuổi của hải quân Mỹ ra khơi

Thứ Ba, 21/08/2012 - 16:14

(Dân trí) - USS Constitution, chiếc tàu chiến cổ nhất trong biên chế chính thức của hải quân Mỹ với 215 tuổi đời, vừa có chuyến ra khơi lần đầu tiên trong 15 năm qua để kỷ niệm một sự kiện lịch sử.

Posted Image

USS Constitution là một tàu khu trục hạng nặng bằng gỗ, gồm 3 cột buồm, của hải quân Mỹ.

Posted Image

Con tàu được hạ thuỷ năm 1797 và được Tổng thống George Washington đặt tên theo hiến pháp Mỹ. Con tàu vẫn thuộc hải quân Mỹ từ đó tới nay.

Posted Image

USS Constitution hiện là chiếc tàu chiến nhiều tuổi nhất vẫn còn trong biên chế hải quân Mỹ.

Posted Image

Sở dĩ con tàu 215 tuổi này được giữ lại là do danh tiếng của nó trong lịch sử, đặc biệt là trong cuộc chiến Anh-Mỹ năm 1812. Khi đó, USS Constitution đã đánh bại nhiều tàu của hải quân hoàng gia Anh.

Posted Image

Hôm 19/8, USS Constitution đã có chuyến ra khơi để kỷ niệm 200 năm ngày con tàu đánh bại tàu khu trục HMS Guerriere của Anh trong cuộc chiến năm 1812.

Posted Image

Các thủy thủ trên tàu bắn đại bác để kỷ niệm chuyến ra khơi tại cảng Boston ở thành phố Boston, bang Massachusetts trong khi rất đông du khách đứng quan sát từ bờ.

Posted Image

USS Constitution đã rẽ sóng 17 phút trong chuyến hành trình hồi cuối tuần qua.

Posted Image

Đó cũng là lần đầu tiên con tàu 215 năm tuổi ra khơi kể từ năm 1997, khi nó rẽ sóng để mừng sinh nhật tròn 2 thế kỷ.

Posted Image

Trên danh nghĩa, USS Constitution là tàu chiến cổ nhất thế giới vẫn còn trong biên chế hải quân.

Posted Image

Con tàu huyền thoại USS Constitution là niềm tự hào của hải quân Mỹ.

Posted Image

USS Constitution trong lần ra khơi năm 1997. Hiện con tàu đang neo đậu tại xưởng đóng tàu hải quân Charleston ở Boston.

An Bình

Theo CBS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã đến lúc quyết liệt bảo vệ chủ quyền Biển Đông

Thứ Ba, 21/08/2012 --- cập nhật 02:58 GMT+7

Trung Quốc đang trỗi dậy. Họ tăng cường tiềm lực quân sự vượt ngoài giới hạn phòng thủ. Họ coi Việt Nam là trở ngại lớn nhất cần phải dẹp bỏ đầu tiên trong chiến lược độc chiếm Biển Đông của mình.

Vì vậy, không còn con đường nào khác, chúng ta phải cảnh giác cao độ, phải chuẩn bị toàn bộ để đối phó với nguy cơ này.

Chúng ta còn nhớ gần đây nhất trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, dân tộc ta hầu như từ hai bàn tay trắng mà phải đối đầu với xe tăng, đại bác.

Tuy giành được độc lập, thống nhất đất nước nhưng phải trải qua bao khó khăn gian khổ, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, thời gian chiến tranh dài như vô tận, ba thế hệ con người Việt Nam lên đường ra trận.

Với quyết định “đưa thẳng lực lượng không quân, hải quân… lên chính quy, hiện đại” (thay vì trước đây chỉ là “tiến dần lên chính quy, hiện đại”). Đây là quyết định sáng suốt, nhạy bén của Đảng, Nhà nước cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc trước những thách thức về an ninh chủ quyền biển đảo trong tình hình hiện nay.

Posted Image

Hai chiến hạm hiện đại nhất Việt Nam sẽ góp phần làm tăng khả năng, sức mạnh quản lý bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc

Dù phải “thắt lưng buộc bụng”, chịu cực khổ thêm một chút để có vũ khí trang bị (VKTB) hiện đại dành cho quân đội của mình thì nhân dân Việt Nam vẫn sẵn sàng. Tiền bạc, của cải không bao giờ mua được máu xương, nhưng khi nó giảm thiểu được máu xương thì dân tộc Việt không bao giờ tiếc.

Tuy nhiên, Việt Nam còn nghèo, không thể chạy đua vũ trang nên về VKTB chuẩn bị có lựa chọn, hiện đại, nhưng phải phù hợp lối đánh, về xây dựng lực lượng thì tinh gọn, thiện chiến, đủ để làm cho kẻ thù phải trả một giá đắt khó chịu đựng nếu chúng liều lĩnh xâm phạm.

Để bảo vệ Tổ quốc trước một kẻ thù đông người lắm của, chúng ta ngoài phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức mạnh dân tộc là chính thì chúng ta cũng phải tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, dựa vào sự ủng hộ chí tình chí nghĩa của các nước bạn bè.

Trung Quốc từng cảnh báo Việt Nam nào là “nước xa không cứu được lửa gần”; nào là “Mỹ có lợi ích với Trung Quốc nhiều hơn với Việt Nam, nếu khi Trung Quốc tấn công Việt Nam thì Mỹ sẽ bỏ mặc Việt Nam”, v.v... Nghĩa là đừng có “thân Mỹ, không lợi lộc gì đâu; đừng có thân Nga, xa lắm, lửa gần không cứu được đâu. Việt Nam chỉ còn cách thuần phục Trung Quốc mà thôi”(!).

Rõ ràng là Trung quốc không muốn Việt Nam là bạn với những quốc gia này. Bởi lẽ, ngày trước chỉ có Liên Xô giúp đỡ hạn chế, Trung Quốc thì giúp một phá ba (họ quá rõ), mà Việt Nam vẫn thống nhất được hai miền thì ngày nay nếu Nga, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản… là những đối tác chiến lược toàn diện thì Trung Quốc khó có thể dọa nạt được Việt Nam.

Biển Đông không phải là cái hồ của Trung Quốc, nó là nơi gắn liền “lợi ích quốc gia” của rất nhiều nước. Vì thế không đời nào các quốc gia liên quan chịu để yên cho Trung Quốc làm gì thì làm hòng nuốt trọn Biển Đông.

Đây là cơ hội để Việt Nam có nhiều “đồng minh tự nhiên”, là chủ thể và khách thể trên biển Đông nên Việt Nam có nhiều lựa chọn những đối sách thích hợp để bảo vệ chủ quyền.

Posted Image

Tàu cá Trung Quốc kéo ra quần đảo Trường Sa đánh bắt, thăm dò trái phép và do thám thông tin

Việc Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tuyên bố chính sách “ba không” (với Trung Quốc) có nghĩa là: “Nếu Việt Nam không bị nước nào tấn công xâm lược hoặc đe dọa xâm lược thì quốc phòng Việt Nam thực hiện theo chính sách “ba không”. Còn nếu như anh (Trung Quốc?) mà tấn công xâm lược hoặc đe dọa xâm lược Việt Nam thì… chẳng lẽ Việt Nam tự trói tay, trói chân, trùm chăn lại cho anh đánh? Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ Tổ quốc mình".

Vậy, Việt Nam có tìm cách liên minh với những quốc gia mà họ cũng có những nguy cơ giống Việt Nam hay không?

Giả sử ta có với Nga hay Mỹ một hiệp ước phòng thủ chung nào đó thì khi Việt Nam bị xâm lược hoặc bị đe dọa xâm lược thì khuôn khổ hiệp ước cũng chỉ giới hạn là phía đối tác sẽ hỗ trợ ta về kinh tế, quân sự (bao gồm vũ khí trang bị, chia sẻ tin tức tình báo…) mà thôi. Không thể hơn và không nên hơn vì nợ gì, nợ ai, con cháu đều có thể trả, nhưng nợ máu thì bất luận ý nghĩa gì cũng khó trả..

Cho nên, không liên minh quân sự với quốc gia nào như tuyên bố của tướng Vịnh là đắc sách. Nhưng hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện… song phương là một nhu cầu tất yếu và bức thiết.

Posted Image

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đón Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta.

Hợp tác chiến lược; đối tác chiến lược toàn diện khi đã được 2 nước “nâng lên tầm cao mới” thì so với “liên minh quân sự” cũng chỉ là cách gọi. Nga, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản… là những đối tác rất quan trọng, là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Đối tác chiến lược với họ chính là một trong các nguồn lực để bảo vệ chủ quyền.

Cùng hợp tác khai thác dầu khí trên biển Đông là biểu hiện sự kết hợp kinh tế với chủ quyền tỏ ra rất hiệu quả.

Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi Trung Quốc dùng một lực lượng lớn tàu đánh cá hiện đại chèn ép, lấn át lực lượng tàu đánh cá vô cùng thô sơ, nhỏ bé của Việt Nam thì Việt Nam phải quyết tâm, nhanh chóng tìm đối tác, hợp tác đánh bắt cá với các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ…

Và, như ý kiến tuyệt vời nhất mà tôi đã từng nghe, của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản (cũ) là: “Khi các yếu tố nước ngoài, điển hình như Nga, Mỹ... tham gia đầu tư vào khai thác biển Việt Nam đồng nghĩa quyền lợi của họ gắn liền với các ngư trường Việt Nam. Vấn đề biển Đông không còn là vấn đề chỉ của Việt Nam mà còn là lợi ích của nhiều nước khác. Tất nhiên, khi đó, nếu Trung Quốc có những hành xử chạm đến "lợi ích chung" thì họ không khoanh tay đứng nhìn. Dẫu lợi ích có chia đôi, chia ba nhưng về lâu dài, lợi ích về công nghệ, trình độ dân trí, vấn đề an ninh biển Đông cho ngư dân... thì ở cuộc chơi này, Việt Nam vẫn có lợi hơn, nếu như không muốn trắng tay đứng nhìn tàu trọng tải khủng của Trung Quốc tung hoành”.

Tại sao không? Máu chúng ta còn không tiếc thì tiếc gì thua thiệt một vài con cá con tôm?

Đây là sách lược sáng suốt bởi vì nó hợp lý, chính xác.

Một khi kẻ thù đã xuất đầu lộ diện nghênh ngang, không e dè, trắng trợn đe dọa dùng vũ lực thì đã đến lúc Việt Nam phải có những đối sách phù hợp, khôn khéo và quyết liệt, để bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.

Quá mạo hiểm khi đưa tay ra với một kẻ có vũ khí đầy mình, thái độ hung hăng, hiếu chiến.

Theo Phunutoday.vn

Nghe như Hịch Tướng Sĩ năm nào...

Máu như muốn sôi lên...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xăng dầu lại kêu lỗ: Tăng giá và rối loạn?

(VEF.VN) - Giá xăng dầu thế giới vẫn chưa có điểm dừng. Các doanh nghiệp đầu mối than phiền, xăng lại lỗ 1.000 đồng/lít và các mặt hàng dầu lỗ xoay quanh 500 đồng/lít, phía Bộ Tài chính vẫn cứng rắn với quan điểm bảo vệ nguồn thu ngân sách.

Chấn chỉnh việc 'loạn' cách tính giá xăng dầu

'Bắt sóng' giá xăng, giá thực phẩm 'leo thang'

Thiếu xăng thật sự hay 'ông lớn' găm hàng?

Tăng giá xăng liên tiếp: DN và người dân dính đòn đau

Xem bài khác trên Vef.vn Lại lỗ tới 1000 đồng/lít

Nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà điều hành kinh doanh xăng dầu, giá loại hàng nhạy cảm này vẫn lao vút. Chỉ trong 3 tuần tính đến ngày 17/8, các phiên giao dịch trên thị trường Singapore đã cho thấy, xăng A92 thành phẩm tăng nhanh nhất với mức tăng thêm tới 12,85 USD/thùng. Dầu hỏa có sức nóng đứng thứ 2 với mức nhảy vọt thêm 12,73 USD/thùng và dầu diezen cũng không kém cạnh, chênh tiếp 11,23 USD/thùng.

Tính riêng 10 ngày gần đây, các mặt hàng dầu hầu như không hề hạ nhiệt. Ví dụ như dầu diezen ngày 8/8 là 128,7 USD/thùng thì đến 17/8 đã xác lập mức giá 133,2 USD/thùng, tăng 4,5 USD/thùng.

Giá xăng ngày 8/8 chỉ mới là 124,68 USD/thùng thì đến 17/8 đã thiết lập mức mới 127 USD/thùng. Sau 10 ngày, khoảng chênh chóng mặt lên tới 7,52 USD/thùng.

Diễn biến này làm dấy lên lo ngại sắp có một đợt rầm rộ "xin" tăng giá xăng dầu trong nước lần thứ 4. Chiểu theo đúng chế độ tự chủ về giá của Nhà nước, các điều kiện được tăng giá trên thực tế đã hình thành ngay sau khi giá xăng tăng đột biến tới 1.100 đồng/lít và 3 mặt hàng dầu tăng từ 500-800 đồng/lít hôm 13/8.

Posted Image

Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Petrolimex than thở: "Tính đến nay, chênh lệch giá cơ sở mặt hàng xăng đã cao hơn giá bán lẻ hiện hành gần 1.000 đồng/lít, ở các mặt hàng dầu, chênh lệch này xoay quanh 500 đồng/lít,kg".

"Ngay sau khi các DN "được" tăng giá, ngày liền kề hôm sau, giá xăng dầu đã lại tiếp tục lỗ 500 đồng/lít", ông Năm khẳng định.

Cập nhật bảng giá cơ sở xăng dầu của VietnamNet cho thấy, bình quân 30 ngày qua kể từ ngày 22/7 đến 20/8, giá xăng thành phẩm tại Singapore đã leo lên mức 120,38 USD/thùng, diezen 125,91 USD/thùng, dầu hỏa 124,53 USD/thùng và dầu madut có giá bình quân 651,89 USD/tấn.

Nếu so với kỳ bình quân 30 ngày trước đó, từ 14/7-10/8, giá bình quân của 4 mặt hàng này đã tăng lần lượt là 3,8%, 2,69%, 2,8% và 2,2%.

Chiều đi lên của thị trường thế giới tất yếu đã đẩy giá cơ sở của các mặt hàng xăng dầu ngày càng cách xa giá bán lẻ. Nỗ lực 3 lần liêp tiếp tăng giá không đủ co kéo lại bối cảnh bất lợi này.

Ngày 21/8, các DN đầu mối xăng dầu cho biết, xăng đã lỗ 980 đồng/lít. Tuy nhiên, riêng xăng được bù từ Quỹ bình ổn 300 đồng/lít kể từ 13/8 nên mức lỗ giảm xuống còn 680 đồng/lít. Dầu hỏa lỗ nặng kế tiếp sau xăng với mức lỗ tới 584 đồng/lít, dầu diezen lỗ hơn 445 đồng/lít và dầu madut lỗ 424 đồng/kg.

Lý giả tiếp về nghịch lý lỗ trường kỳ này, ông Trần Ngọc Năm chia sẻ: "Tổng thể trong chu kỳ 30 ngày bình quân thì số ngày giá cao ngày càng nhiều lên, số ngày giá thấp ngày càng ít đi. Dù hiện nay, giá tăng không đột biến như trước, đi ngang trong vài ngày cũng không thể đủ bù cho lúc giá nhảy dựng đứng. Vì thế, giá bình quân vẫn cao khiến cho chênh lệch giá cơ sở vẫn âm so với giá bán lẻ"

Theo phân tích của ông Năm, thời điểm các DN đồng loạt gửi bản đăng ký giá hôm 10/8, các mức giá cơ sở được tính toán cập nhật đến ngày 8/8. Chờ thêm 3 ngày, Bộ tài chính đồng ý và áp dụng giá tăng từ 13/8. Chính vì thế nên ngày áp dụng giá mới luôn có độ trễ cộng dồn từ 3-5 ngày so với đề xuất của doanh nghiệp.

"Nếu giá thế giới đứng yên hoặc đi xuống, có thể DN được lợi. Nhưng khi giá thế giới vẫn đi lên như 3 kỳ tăng giá vừa qua nên hệ quả là, cứ tăng giá xong, DN lại lỗ", ông Năm nói.

Trước bối cảnh này, ông Nam bày tỏ: "Các DN đứng giữa 2 lựa chọn khó khăn. Một là chấp nhận lỗ thì không đề nghị tăng giá. Nhưng sau đó, giả thiết giá đi ngang và đi xuống, DN có thể chịu đựng và bù sau, nhưng nếu giá thế giới vẫn chiều đi lên, đến lúc DN muốn tăng thì mức tăng dồn nén lại, có thể rất cao, tới 2.000 đồng chẳng hạn. Phải nói rằng, nếu giá cứ một chiều đi lên mà chùn lại việc tăng giá, sau này, kinh doanh xăng dầu sẽ càng rối".

Theo ông Năm, ban giám đốc Petrolimex thống nhất vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm tình hình .

Bộ Tài chính đang ưu tiên thuế

Giảm thuế là giải pháp gỡ khó khả thi nhất cho thị trường xăng dầu và được nhiều DN đầu mối đề nghị. Nhưng, một nguồn tin cho biết, cho tới tận cuộc họp gần đây với DN xăng dầu, quan điểm của Bộ Tài chính vẫn là muốn giữ thuế, đảm bảo nguồn thu ngân sách.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú trao đổi với PV VietnamNet về kịch bản giá hôm 10/8 cho hay, Bộ Công Thương đề nghị với bộ Tài chính hướng điều hành xăng dầu thường đưa ra 2 phương án, tăng giá hoàn toàn hoặc kết hợp giảm thuế.

Posted Image

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng thuộc về Bộ Tài chính cho thấy, mọi áp lực tăng nhiệt thị trường đều dồn lên giá bán lẻ trong nước.

Một so sánh tương quan giữa giá bình quân 30 ngày (căn cứ điều chỉnh giá) với giá bán lẻ sẽ thấy rõ nghịch lý này.

Trong 10 lần điều chỉnh từ đầu năm đến nay, mức giá bán lẻ hiện cao thứ 4 trong 10 nấc giá và cao hơn mức giá của ngày 23/5.

Theo đó, ngày 23/5, giá xăng bán lẻ là 22.700 đồng/lít, thấp hơn 300 đồng/lít so với giá xăng hiện nay nhưng giá bình quân 30 ngày của xăng thành phẩm trên thị trường Singapore lại là 123,48 USD/thùng, cao hơn 3,1 USD/thùng so với mức hiện nay.

Tương tự ở thời điểm này, giá dầu diezen chỉ là 21.200 đồng/lít, rẻ hơn 350 đồng/lít so với hiện nay trong khi đó, căn cứ giá bình quân 30 ngày khi đó là 129,64 USD/thùng, cao hơn 3,73 USD.thùng so với mức bình quân hiện nay.

Điểm khác biệt duy nhất là thuế nhập khẩu. Giai đoạn trước, thuế nhập khẩu xăng chỉ là 4% và dầu diezen là 3% trong khi hiện nay, thuế nhập khẩu xăng là 12% và dầu diezen là 10%.

Nói cách khác, Nhà nước đang ưu tiên nguồn thu ngân sách trong điều hành giá xăng dầu hiện nay. So với giai đoạn trước, có tới 8% giá xăng và 7% giá dầu đang được thu về cho ngân sách thay vì dành cho người tiêu dùng. Mỗi một lít xăng dầu hiện nay, người dân phải nộp tới 20-32% các loại thuế, phí, tương ứng từ 6000-7000 đồng/lít.

Vì thế mới có nghịch lý rằng, giá xăng dầu thành phẩm thế giới dù chưa bằng ngưỡng của tháng 5 nhưng giá bán lẻ hiện hành lại cao hơn các mức giá thời kỳ đó.

Một cơ chế khác cũng đang gây bất lợi cho giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Đó là những ưu đãi dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn. Quyết định mới đây của Thủ tướng về cơ chế điều tiết nguồn thu ở 2 nhà máy này đã quy định, giá bán xăng dầu cho các DN đầu mối trong nước bằng giá nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu thuế nhập khẩu dưới 7% đối với xăng, dưới 3% đối với các sản phẩm hóa dầu khác thì Nhà nước sẽ bù giá chênh lệch giá cho 2 nhà máy này.

Với quan điểm của bộ Tài chính là hạn chế việc bù giá cho 2 nhà máy này, thuế nhập khẩu xăng dầu thời gian tới nếu có điều chỉnh cũng sẽ bị neo từ 7% trở lên. Với mức này, tỷ trọng thuế nhập khẩu trong mỗi lít xăng cũng ít nhất chiếm từ 1.000-1.200 đồng/lít.

Hiểu một cách nôm na, giữ thuế cao, người tiêu dùng đang bù giá cho các nhà máy lọc dầu thay vì Nhà nước bù. Quan điểm điều hành cứng rắn đó sẽ khiến giá bán lẻ xăng dầu trong nước muốn hạ nhiệt thì chỉ còn trông chờ vào giá thế giới, một điểm dựa đầy rủi ro.

Phạm Huyền

KINH DOANH THÌ LÚC LỢI NHUẬN, LÚC LỖ CHỨ. LỖ THÌ LA LÀNG LÊN, LỢI THÌ IM RE. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dấu tích tháp Chăm cổ lớn nhất được phát hiện

Thứ năm, 23/8/2012, 08:35 GMT+7

Ngày 22/8, sau gần một tháng tái khai quật di tích Chăm Pa tại Đà Nẵng, lần đầu tiên đoàn khảo cổ phát hiện một hố trung tâm trong lòng tháp với nhiều hiện vật lạ mà kết cấu còn gần như nguyên vẹn.

> Bí ẩn kho báu 'khổng lồ' của vua Chàm

Trao đổi với VnExpress.net, ông Võ Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm (TP Đà Nẵng) cho biết, hố này vuông cạnh 4,25 m, sâu 2m và được làm bằng gạch Chăm. Trong lòng hố được lấp đầy khoảng 30 m3 cát, sỏi xếp lớp.

Posted Image

Khu hố trung tâm chứa nhiều hiện vật lạ vừa được phát hiện. Ảnh: Tú Anh.

Sau khi múc toàn bộ số cát, sỏi ra khỏi hố, đoàn khảo cổ tiếp tục phát hiện 8 ô lõm chia ra 8 hướng, nằm ở 4 góc và cạnh. Trong mỗi ô lõm có xếp một viên gạch vuông nằm lên một viên đá cuội tròn. Giữa đáy hố còn sót lại một dãy đá cuội và thạch anh xếp thành hình bán nguyệt.

Ông Thắng và các cộng sự dự đoán, rất có thể dãy đá cuội này trước đây được xây theo hình tròn nhưng do nhiều lý do khác nhau mà đến nay bị biến dạng. "Theo tín ngưỡng của người Chăm, ở 8 hướng có 8 vị thần cai quản, do đó có thể đây là tín ngưỡng tâm linh nói đến các vị thần canh giữ", ông Thắng nói.

Về quy mô của kiến trúc vừa phát hiện được, đoàn khảo cổ nhận định nhiều khả năng đây là nền móng của một kiến trúc tháp Chăm như nhiều khai quật trước đó. Tuy nhiên theo ông Thắng, nếu căn cứ vào nền móng đồ sộ như vậy thì nơi đây đã từng tồn tại một tháp Chăm rất lớn, có thể nói phải là tháp lớn nhất từ trước đến nay, cho thấy sự tồn tại một trung tâm tôn giáo của người Chăm từ thế kỷ 12.

Đền tháp Chăm Pa nằm tại làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) được khai quật giữa năm 2011, nhằm phục vụ công tác bảo tồn, giáo dục và du lịch. Tại đây, các nhà khảo cổ phát hiện một vùng diện tích rộng lớn là khu đền tháp Chăm Pa cách đây khoảng gần 1.000 năm.

Giới chuyên môn đang tiếp tục giải mã các hiện vật vừa tìm thấy để có kế hoạch cho việc khai quật tiếp theo.

Nguyễn Đông

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình báo Trung Quốc "làm mất điện diện rộng ở Ấn Độ"

Phapluattp

23/08/2012 - 11:55

Giới truyền thông Ấn Độ hôm 22-8 rộ lên thông tin hai lần mất điện trên diện rộng - một nửa lãnh thổ Ấn Độ - hồi cuối tháng 7 vừa qua là do bàn tay của tình báo Trung Quốc. Sau khi điều tra, cơ quan tình báo Ấn Độ phát hiện ra các linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc lẫn trong hệ thống điện lưới quốc gia đang "có vấn đề" của Ấn Độ. Hiện tại các cơ quan chức năng Ấn Độ đang điều tra 2 công ty Ấn Độ đã nhập những linh kiện này từ Trung Quốc.

Posted Image

620 triệu người ở 20 trên tổng số 28 bang của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của sự cố mất điện hôm 30-7 (Ảnh: QQ)

Ban đầu nhiều người nghĩ rằng đợt mất điện trên một nửa lãnh thổ Ấn Độ xảy ra ngày 30-7 là do lượng điện tiêu thụ tại một số khu vực quá cao. Tuy nhiên, cơ quan tình báo Ấn Độ nhận thấy đó không phải nguyên nhân chính.

Cơ quan tình báo Ấn Độ cáo buộc tình báo Trung Quốc đang lợi dụng các thiết bị phần cứng máy tình và linh kiện bán cho nước này để thu thập các tin tức tình báo, đẩy mạnh các hoạt động tấn công Ấn Độ. Nhiều kênh thông tin còn loan báo rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mạng chống lại Ấn Độ với sự trợ giúp của máy vi tính và một số thiết bị đặc biệt. “Đến năm 2017, Trung Quốc sẽ trở thành chuyên gia phá hoại bí mật. Việc tình báo Trung Quốc phá hoại hệ thống điện lực của Ấn Độ sẽ làm chậm tốc độ phát triển kinh tế nước này, cản trở triển vọng tăng trưởng của New Delhi”, cơ quan tình báo Ấn Độ nhận định.

Theo H.Bình (NLĐO / Oneindia, Zee News)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai chòm sao đâm nhau

Thứ năm, 23/8/2012, 10:28 GMT+7

Kính thiên văn không gian Hubble ghi hình cảnh tượng sát nhập giữa hai chòm sao khổng lồ.

> Loại "quỷ vũ trụ mới" lộ diện

Posted Image

Hai chòm sao bắt đầu sát nhập trong một bức ảnh do kính thiên văn không gian Hubble chụp. Ảnh: NASA.

Vụ va chạm giữa hai chòm sao diễn ra trong tinh vân Tarantula, nơi cách trái đất chừng 170.000 năm ánh sáng, National Geographic đưa tin.

"Chúng tôi nghĩ quá trình sát nhập đang diễn ra và các mô hình cho thấy hai chòm sao sẽ trở thành một trong khoảng 3 triệu năm nữa", Elena Sabbi, một nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Kính thiên văn không gian tại Mỹ, phát biểu.

Một chòm sao chứa hơn 52.000 ngôi sao, còn chòm sao kia chỉ có xấp xỉ 10.000 ngôi sao.

Sabbi và các cộng sự vô tình phát hiện hai chòm sao khi họ theo dõi những "ngôi sao chạy trốn". Những ngôi sao này lao ra khỏi chòm sao với tốc độ lên tới 100.000 km/h. Tinh vân Tarantula chứa nhiều ngôi sao như vậy. Nghiên cứu những "ngôi sao chạy trốn" là cách để các nhà thiên văn tạo ra những mô hình về quá trình tiến hóa của mọi chòm sao trong vũ trụ.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia đề nghị tạm dừng giao dịch chứng khoán sau vụ bầu Kiên

"Việc dừng ngay giao dịch trong vòng ít nhất một ngày là để TTCK Việt Nam có thể trấn tĩnh tâm lý và có thời gian để điều chỉnh hành vi theo các dòng thông tin phù hợp".

Đây là quan điểm của TS Vương Quân Hoàng - chuyên gia tài chính độc lập.

Thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt đã làm rúng động thị trường tài chính, chứng khoán ngày 21/8. Việc giảm sâu của thị trường đã bước sang ngày thứ 3 và ít ai có thể hình dung được mức độ thiệt hại của cả thị trường chứng khoán Việt Nam sau tin sốc này như thế nào.

Posted Image

“Việc giảm sâu của TTCKVN đã sang ngày thứ 3, sau tin tức việc bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên ngày 20/8/2012.

Mặc dù chưa hết ngày giao dịch thứ 3 kể từ ngày bắt giữ, TTCKVN đã cho thấy những dấu hiệu rất bất ổn, cần phải có hành động thể hiện bản lĩnh và năng lực giám sát, quản lý thị trường vì lợi ích của gần 2 triệu cá nhân và tổ chức tham gia đầu tư cổ phiếu.

Đề nghị ấy của tôi là: Dừng ngay giao dịch trong vòng ít nhất một (01) ngày để TTCKVN có thể trấn tĩnh tâm lý và có thời gian để điều chỉnh hành vi theo các dòng thông tin phù hợp.

Có 3 lý do về mặt khoa học, kinh tế và chính sách xin trình bày dưới đây để cho thấy một quyết định tạm dừng như vậy là hợp lý.

Thứ nhất, về mặt khoa học, UBCKNN đang đặt ra cơ chế giá dao động trong biên độ 5% và 7% tương ứng với 2 sàn HOSE và HNX. Tuy nhiên, cơ chế này chỉ có tác dụng với những giao dịch trong ngày, và biến động không mang tính toàn cục. Về nguyên tắc, biên độ là việc cưỡng bức giá không vượt qua giới hạn được phép, và vì thế khi cổ phiếu khớp lệnh ở giá sàn (hay trần) giá đó không phản ánh bản chất cung cầu, do bất cân bằng tại mức giá được khớp. Đây là sự vi phạm nguyên lý thị trường. Chúng ta vẫn chấp nhận điều này ở điều kiện bình thường, tức số cổ phiếu rơi vào tình trạng ấy không nhiều so với 700 cổ phiếu đang niêm yết, nhưng với mức sụt đồng loạt chỉ số trên 3, 4% cho cả 2 sàn, nghĩa là đại đa số chạm biên độ, thì tình hình rất nghiêm trọng. Và cần một quyết định dừng giao dịch kiểu ngắt cầu chì nhằm phục hồi tâm lý cho TTCK.

Thứ hai, về mặt kinh tế, nhóm các cổ phiếu đang bị ảnh hưởng nặng là ngân hàng và tài chính, và tâm lý chung đang kéo tất cả những cổ phiếu khác, kể cả đang vận hành rất tốt trong các ngành chế tạo, chế biến bị ảnh hưởng theo, kể cả những ngành có tính căn bản trong quốc kế-dân sinh của Việt Nam. Thiệt này cực kỳ lớn, và không khó đo đếm thông qua tổng mức giá trị vốn hóa. Sự thiệt hại này đang dành cho rất đông nhà đầu tư bị liên can một cách oan ức. Thiệt hại tài chính ấy thực sự là quá lớn trong bối cảnh kinh tế vốn đã khó khăn nhiều tháng liên tiếp. Đánh mất sự kỳ vọng vào TTCKVN là Việt Nam cũng mất đi một kênh vốn quan trọng.

Thứ ba, về mặt chính sách, việc dừng giao dịch đồng loạt này có ý nghĩa công bằng với tất cả thị trường. Nó cũng có tác dụng tốt về gia tăng uy tín quản lý của UBCKNN cũng như các sở giao dịch, cho thấy rõ đây là sự quan tâm thực chất tới lợi ích của thị trường. Trong thời gian tạm dừng này, NĐT cũng có điều kiện để tái lập cân bằng về kỳ vọng đầu tư và giải quyết một phần vấn đề bất đối xứng thông tin, thông qua các dòng tin chính thức bổ sung, và cả những thông tin đánh giá cá nhân

Thời gian cũng có tác dụng chữa lành những vết thương, và đã từng chữa những vết thương (đặc biệt vết thương tâm lý) của nhiều TTCK thế giới vào giờ phút khó khăn.

Thiết nghĩ đây là một trong những việc rất có ích và đáng làm để vãn hồi tâm lý đầu tư, và đề nghị UBCKNN cân nhắc ý kiến đóng góp này”.

Vietbao.vn (Theo NDHmoney.vn)

Quote: Chưa biết ý kiến của các pác

UBCKNN như thế làooo???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ lên kế hoạch lập lá chắn tên lửa mới tại châu Á đề phòng Trung Quốc

Thứ Năm, 23/08/2012 - 18:01

(Dân trí) - Mỹ đang lên kế hoạch thiết lập một lá chắn tên lửa mới tại châu Á nhằm kiềm chế với các mối đe doạ từ Triều Tiên và đối phó với khả năng tên lửa ngày càng mạnh lên của Trung Quốc, báo chí Mỹ hôm nay đưa tin.

>> Trung Quốc thử tên lửa tầm xa có khả năng tấn công lục địa Mỹ?

Posted Image

Các tàu khu trục bắn thử tên lửa. (Ảnh minh hoạ)

Kế hoạch trên nằm trong khuôn khổ một sự dàn trận phòng thủ vốn bao trùm các khu vực rộng lớn của châu Á, trong đó có một hệ thống radar mới ở miền nam Nhật Bản và có thể là một hệ thống khác ở Đông Nam Á kết hợp với các tên lửa đánh chặn trên đất liền và tàu phòng thủ tên lửa, tờ Wall Street Journal cho biết.

Đó cũng là một phần trong chiến lược quốc phòng mới của chính quyền Obama nhằm chuyển dịch các nguồn lực sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương vốn có tầm quan trọng với nền kinh tế Mỹ sau một thập niên sa lầy vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghansitan.

Việc mở rộng diễn ra vào một thời điểm khi Mỹ và các đồng minh trong khu vực bày tỏ lo ngại về mối đe doạ tên lửa của Triều Tiên. Họ cũng ngày càng lo ngại về lập trường cứng rắn của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp như Biển Đông, nơi các nước có tuyên bố chủ quyền chồng chéo.

Thông tin trên diễn ra sau khi một quan chức Mỹ giấu tên mới đây nói với tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly rằng Quân đội giải phóng Trung Quốc đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo liên lục địa hồi tháng 7, vốn có thể tấn công bất kỳ thành phố nào tại Mỹ.

Tên lửa DF-41 của Trung Quốc có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có thể được thiết kế để tấn công một mục tiêu riêng biệt, Jane's Defence Weekly cho biết.

Các nhà hoạch địch quốc phòng Mỹ cũng đặc biệt lo ngại về việc Trung Quốc phát triển một loại tên lửa chống hạm, được mệnh danh là “sát thủ tiêu diệt tàu sân bay”, vốn có thể đe doạ hạm đội tàu sân bay của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.

Các tên lửa nói trên, có tầm xa khoảng 1.500km, được thiết kế để ngăn chặn các tàu chiến Mỹ tiếp cận Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.

“Về mặt ngôn từ, trọng tâm của chúng tôi là Triều Tiên”, Steven Hildreth, chuyên gia phòng thủ tên lửa từ Vụ khảo cứu quốc hội, một cơ quan cố vấn cho quốc hội Mỹ, nói. “Nhưng trên thực tế, về dài hạn, chúng tôi cũng đang nhắm vào một con voi trong phòng, đó là Trung Quốc”.

Bộ quốc phòng Trung Quốc chưa không bình luận trực tiếp về kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ, nhưng đưa ra một thông báo thận trọng.

“Trung Quốc luôn tin rằng các vấn đề chống tên lửa cần được xử lý một cách thận trọng, xét từ quan điểm bảo vệ sự ổn định chiến lược toàn cầu và thúc đẩy sự tin cậy song phương chiến lược giữa tất cả các quốc gia”, tuyên bố của Bộ quốc phòng Trung Quốc ngày 23/8 viết.

Triển khai ở đâu?

Posted Image

Sơ đồ bố trí các hạm đội của hải quân Mỹ.

Các quan chức quốc phòng Mỹ nói với tờ Wall Street Journal rằng cốt lõi của lá chắn tên lửa mới sẽ là một radar cảnh báo sớm, được biết tới với tên gọi X-Band, đặt tại một hòn đảo chưa được tiết lộ ở miền nam Nhật Bản. Lầu Năm Góc đang thảo luận với Nhật Bản, một trong những đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực, về vấn đề này. Radar sẽ được lắp đặt trong vòng vài tháng nếu Nhật Bản đồng ý.

Hệ thống X-Band mới có thể phối hợp với một radar sẵn có, vốn được lắp đặt ở miền bắc Nhật Bản hồi năm 2006, theo các quan chức Mỹ.

Một phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nhật Bản cho biết chính phủ nước này hiện chưa thể bình luận. Mỹ và Nhật trước đó đã loại trừ việc triển khai radar mới tới Okinawa, một hòn đảo ở miền nam Nhật Bản vốn đã vấp phải sự phản đối của người dân địa phương về sự hiện diện của các lực lượng quân đội Mỹ.

Các quan chức tại Cơ quan phòng thủ tên lửa và Bộ chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương cũng đang xem xét việc triển khai một radar X-Band thứ 3 tại Đông Nam Á nhằm tạo một vòng cung cho phép Mỹ và các đồng minh khu vực theo dõi chính xác hơn bất kỳ tên lửa đạn đạo nào được phóng đi từ Triều Tiên cũng như Trung Quốc.

Một số quan chức quốc phòng Mỹ đã chú ý tới Philippines như một địa điểm tiềm năng cho radar X-Band thứ 3. Tuy nhiên, giới chức Lầu Năm Góc cho hay việc lựa chọn địa điểm chưa được xác định và các cuộc thảo luận mới ở giai đoạn đầu.

Vòng cung radar theo kế hoạch trên có thể bao trùm Triều Tiên, Trung Quốc và có thể cả Đài Loan. Trung Quốc hiện đang đặt trên 1.000 tên lửa nhắm vào Đài Loan và nhiều khả năng sẽ phản đối mạnh mẽ bất kỳ sự can thiệp nào từ phía Mỹ.

Việc đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của Mỹ chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, vốn từng chỉ trích mạnh mẽ các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ. Bắc Kinh lo ngại rằng một hệ thống như vậy, tương tự như hệ thống mà Mỹ đang triển khai tại Trung Đông và châu Âu để đối phó với Iran, có thể làm ảnh hưởng tới khả năng răn đe chiến lược của Trung Quốc.

Bắc Kinh từng phản đối việc triển khai radar X-Band đầu tiên của Mỹ tại Nhật Bản hồi năm 2006. Mátxcơva cũng bày tỏ những lo ngại tương tự về lá chắn tên lửa tại châu Âu và Trung Đông.

An Bình

Theo Wall Street Journal

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Ăn cây gì và nuôi con gì đây ?

link gốc http://vn.news.yahoo...4--finance.html

Nghi tử vong sau khi ăn bắp cải trái mùa

Sau khi ăn bắp cải nấu với mỳ tôm, anh N.T.H bị tử vong còn ông Trần H. V phải đi tẩy ruột và đã mất hôm 5/8.<br style="font-family: Arial, Georgia, Times, 'Times New Roman', serif; font-size: 14px; font-weight: normal; line-height: 22.450000762939453px; ">>> 100% mẫu gia cầm ở Quảng Ngãi dương tính virus H5N1

>> Tài xế taxi đỡ đẻ cho khách

Ăn bắp cải nấu mỳ tôm, 2 người tử vong

Cuối tháng 7 vừa qua, khi vợ đi vắng, anh N.T.H (39 tuổi, Hà Nội) thấy có bắp cải sẵn trong tủ lạnh liền lấy ra nấu với mỳ tôm để ăn. Sau khi ăn, anh H có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó thở. Gia đình cho anh H. đi cấp cứu. Anh H. được truyền nước nhưng về nhà vẫn bị sốt. Hai ngày sau bí tiểu nghi bị suy thận. Trước đó, gan của anh vốn đã yếu. Vào thời điểm ăn bắp cải, anh H. đang phải dùng kháng sinh do vị viêm đường hô hấp. Chỉ vài ngày sau, anh H. bị ức chế thần kinh, không nói được gì, lịm dần và tử vong.

Dù bác sĩ không có kết luận chính thức về việc anh H. mất do ăn bắp cải, tuy nhiên, theo gia đình anh H. có thể do anh ăn bắp cải chứa thuốc bảo vệ thực vật hay chất độc gì đó, kết hợp với thuốc kháng sinh anh đang dùng nên gây ra tử vong cho anh. Cũng trong thời gian cuối tháng 7, ông V. (hơn 60 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) cũng ăn bắp cải nấu với mỳ tôm. Sau đó, ông V. phải đi tẩy ruột. Ngày 5/8, ông V. đã tử vong. Hiện không phải mùa bắp cải ở miền Bắc, nhưng khi ra chợ, người tiêu dùng vẫn mua được bắp cải.

bapcaitquoc.jpg

Bắp cải Trung Quốc tròn, lá bắp cải xoăn.

Theo khảo sát của phóng viên, tại các chợ như Cống Vị, Thái Thịnh (Hà Nội) ở hầu hết các hàng rau đều có mặt rau bắp cải. Bắp cải tròn, lá xanh, xoăn có giá từ 9 - 11 ngàn đồng/kg. Khi phóng viên thắc mắc, mùa này làm gì có bắp cải, chị Toán, bán hàng tại chợ Thái Thịnh nói: "Bắp cải này nhập từ Đà Lạt về, yên tâm mà ăn".

Còn ông Phùng Bá, người chở thịt lợn từ Đan Phượng ra Hà Nội bán. Ông thường xuyên đi qua chợ đầu mối rau quả Dịch Vọng (Cầu Giấy). Ông Bá bảo: "Làm gì có bắp cải Đà Lạt ở chợ cóc, toàn từ Trung Quốc đánh sang thôi. Trên bao ni lông bọc rau cải bắp tôi thấy toàn chữ Trung Quốc". Nhiều bà nội chợ, thỉnh thoảng muốn đổi món nên vẫn mua bắp cải về ăn, thậm chí mua về để muối xổi. Bà Nhàn (Văn Cao, Hà Nội) chia sẻ: Tuần này, tôi cũng vừa ăn rau bắp cải.

Giờ không phải mùa nên ăn không ngon, cứ thấy ngai ngái. Tốt nhất là không nên ăn. Còn chị Phương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chị vừa mua bắp cải ở siêu thị Metro với giá 14 ngàn đồng/kg. Chị rất cẩn thận khi mua các loại rau. Vì vậy, chị vào siêu thị mua cho an tâm, dù giá cả có đắt hơn so với ở chợ. Bắp cải ẩn chứa nhiều nguy cơ

bapcaita.jpg

Bắp cải miền Bắc thường dẹt, lá mỏng

Theo ông Nguyễn Quốc An, chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt, mùa của bắp cải rộ nhất vào tháng 10 đến tháng 12, thậm chí tháng 1 dương lịch. Cụ thể, vụ Đông Xuân gieo sớm vào tháng 10 - 11 sẽ thu hoạch vào tháng 1. Thời điểm này, giá bán cao nhưng năng suất thấp. Gieo chính vụ vào tháng 11 - 12 sẽ thu hoạch vào tháng 2. Vào thời gian này, cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp trong năm nên phát triển thuận lợi, năng suất cao, ít sâu bệnh. Gieo muộn vào tháng 1- 2 và thu hoạch vào tháng 3 - 4 vì trời không mưa nhiệt độ cao lượng nước cung cấp cho cải rất lớn, sâu bệnh phát triển nhiều nhất là sâu tơ.

Có thể do bắp cải đã được tưới bằng phân tươi, nước bẩn không qua xử lý nên có khuẩn E.coli. Nhưng dù nhiễm khuẩn này, nếu đun chín rau, thì vi khuẩn này bám trên rau sẽ chết. Nhưng ăn bắp cải bằng cách muối, ăn tái (nhiều người thích ăn tái) thì nguy cơ nhiễm E.coli rất lớn. Nghi tử vong sau khi ăn bắp cải trái mùa Ông Nguyễn Quốc AnNếu trồng trái vụ vào tháng 4 - 5 thu hoạch vào tháng 7 sâu bệnh nhiều, nhất là bệnh thối nhũn. Vì vậy, nông dân phải dùng nhiều thuốc trừ bệnh, rất không an toàn cho người sử dụng. Ông An nói: "Đang là mùa hè, ở Hà Nội mà có bắp cải thì dứt khoát phải được đưa về từ vùng lạnh. Có thể là Đà Lạt hoặc Trung Quốc". Đưa từ Trung Quốc vào mà không được cơ quan chức năng kiểm soát thì khó lường được nguy cơ.

Phân tích về khả năng bị nhiễm khuẩn E.coli, ông An cho rằng, có thể do bắp cải đã được tưới bằng phân tươi, nước bẩn không qua xử lý. Nhưng dù nhiễm khuẩn E.coli, nếu đun chín rau, vi khuẩn bám trên rau sẽ chết. Nhưng ăn bắp cải bằng cách muối, ăn tái (nhiều người thích ăn tái) thì nguy cơ nhiễm E.coli rất lớn.

Về việc ăn bắp cải có thể nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, ông An cho rằng: Nếu nông dân phun thuốc nội hấp trong danh mục Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép và tuân thủ đúng thời gian cách ly thì người tiêu dùng ăn cũng không sao. Nếu thời gian cách ly không đúng, cũng chưa thể gây ra tử vong ngay. Mà tùy từng loại thuốc, tùy thời gian cách ly, thuốc sẽ gây ngộ độc lâu dài, tích trong lũy trong cơ thể và gây bệnh, có thể là ung thư.

Chị Cao Thu Hương công tác tại một công ty thuốc thú ý còn cho biết: "Tôi nghe nói người ta còn phun thuốc diệt chuột vào bắp cải, vì chuột ăn rau này nhiều". Khi hỏi ông An về vấn đề này, ông nói: "Tôi chưa thấy nông dân phun thuốc diệt chuột vào bắp cải. Tuy nhiên, thực tế thì chuột đồng khi đói sẽ ăn cả rau quả. Vì vậy, có khả năng việc trên là sự thật. Nhưng nếu thế thì rất nguy hiểm vì thuốc chuột có thể gây chết người ngay".

Về việc bắp cải Trung Quốc được bán tại các chợ, chuyên gia này cho rằng: Trước đây đã có thông tin cải thảo Trung Quốc phun formal để bảo quản. Giờ nếu họ có dùng thêm chất gì cũng rất khó kiểm soát. Có thể những cái chết thương tâm trên là lời cảnh tỉnh cho các bà nội trợ khi có thói quen ăn bắp cải nói riêng và rau củ quả trái vụ nói chung.

Bởi khi trồng trái vụ, nông dân phải phun nhiều chất bảo quản. Chưa kể nếu bắp cải từ Trung Quốc vào Việt Nam, thời gian vận chuyển dài nên cần được bảo quản khỏi vi trùng, nấm nhằm chống thối. Kết luận lại, ông Nguyễn Quốc An tư vấn nên ăn bắp cải chính vụ sẽ an toàn và mua rau ở những cửa hàng, hợp tác xã uy tín.

Ngộ độc bắp cải Trung Quốc muối Một vụ ngộ độc thực phẩm lớn bùng phát ở Hokkaido, Nhật Bản làm 103 người cùng một triệu chứng nôn, tiêu chảy sau khi ăn bắp cải muối Trung Quốc sản xuất vào cuối tháng bảy bởi một công ty ở Sapporo. Vụ ngộ độc này khiến sáu phụ nữ đã chết ở Sapporo và Ebetsu. Trong đó có 1 bé gái 4 tuổi sau khi có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do đã ăn bắp cải muối nhiễm vi khuẩn E. Coli.

Edited by Tướng Tùy Tâm Sinh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc “cấm biên”, hàng ngàn container ách tắc

Thứ Hai, 27/08/2012 --- cập nhật 08:56 GMT+7

Gần 400 doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu tại Móng Cái, Quảng Ninh đang có nguy cơ phá sản khi số lượng hàng hóa tạm nhập tái xuất bị tắc lại ngày càng nhiều.

Cửa khẩu Ka Long vốn rất đông đúc, tấp nập, bởi là nơi xuất hàng nhiều nhất TP.Móng Cái (Quảng Ninh) với 9 điểm xuất hàng. Thế nhưng lúc 9 giờ sáng ngày 23.8, trước mắt chúng tôi chỉ lác đác vài chiếc xe đông lạnh đang xuống hàng. Dưới bến sông, hàng trăm chiếc đò máy đỗ san sát im lìm. 15 giờ, đường vào bến Lục Lầm, P.Hải Hòa cũng vắng tanh vắng ngắt. Sát lối vào bến, vài chục cửu vạn, lái xe… ngồi chật các quán nước tán chuyện hoặc tụ tập chơi bài…

Tồn đọng gần 4.000 container

Anh Nguyễn Văn Thanh (39 tuổi), lái xe container chở hàng đông lạnh hơn 4 năm nay cho biết, chưa bao giờ tình hình xuất hàng tại bến Lục Lầm lại khó khăn như hiện tại. Bình thường, container hàng chuyển từ Hải Phòng lên đến đâu là được tháo kẹp chì, cửu vạn vận chuyển xuống đò đưa qua bên kia ngay. Kẹt lắm cũng chỉ một hai ngày là xuất được. Trong khi giờ ngày nhiều cũng chỉ được chục container, thậm chí có ngày chỉ xuất được 2 container, toàn bộ số container bị ách lại đều phải gửi vào kho bãi gần bến. Hàng ngàn cửu vạn quê Nam Định, Hưng Yên… bị thất nghiệp, không trụ nổi phải về quê.

Posted Image

Bến Lục Lầm từng sôi động nhất vùng biên nhưng giờ chìm trong yên ắng - Ảnh: P.H.S

Theo một cán bộ thuộc Tổ Hải quan Lục Lầm, Chi cục Hải quan Móng Cái, đây là thời kỳ hàng xuất qua bến ít nhất trong hàng chục năm nay. Mỗi ngày chỉ xuất được vài container. Còn theo một chủ hàng, trước đây tại Lục Lầm có ngày xuất tới hàng trăm container, toàn Móng Cái có ngày xuất tới gần 500 container hàng.

Thống kê của Hải quan Móng Cái cho thấy, đến thời điểm hiện tại, số lượng container hàng tạm nhập tái xuất tồn đọng đã lên đến gần 4.000, trong đó có hơn 1.000 container hàng đông lạnh.

Doanh nghiệp VN “nắm đằng lưỡi”

Điều mà nhiều DN làm xuất nhập khẩu ở Móng Cái lo ngại là chưa biết bao giờ tình trạng “cấm biên” của phía Trung Quốc (TQ) mới kết thúc. Trước đó, đã nhiều lần phía TQ “cấm biên” nhưng chỉ tối đa là 3 tháng, đợt “cấm biên” lần này đã kéo dài tới gần 6 tháng, nhiều DN bị ùn hàng đang có nguy cơ phá sản.

Theo một lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, việc ách tắc hàng xuất tại cửa khẩu không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, gây khó khăn cho DN mà còn tác động đến đời sống của người dân vùng biên. Quan điểm của tỉnh là duy trì và thúc đẩy hoạt động tạm nhập tái xuất vì đây loại hình thức dịch vụ thương mại phong phú và đa dạng. Tỉnh và các ngành chức năng sẽ đẩy mạnh hợp tác với TQ để giao lưu hàng hóa ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho cả hai bên, tránh gây thiệt hại cho DN tạm nhập tái xuất.

Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, ông Dương Văn Cơ, Chủ tịch UBND TP.Móng Cái nhìn nhận, thành phố “không thể đề xuất gì với phía TQ mà chỉ có thể cố gắng tạo điều kiện cho các DN đầu tư xây dựng nhiều kho bãi, trạm điện, tạo thủ tục thông thoáng… để họ hoạt động”.

Một DN có trụ sở tại Móng Cái tính toán, với container chứa hàng đông lạnh, tiền điện để bảo quản phải từ 1,5 đến 2 triệu đồng/ngày, tiền lưu kho bãi từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày… Do là hàng tạm nhập rồi tái xuất qua cho phía TQ nên DN VN làm dịch vụ sẽ chi trả rồi thanh toán với chủ hàng phía TQ. Nếu thời gian lưu kho bãi kéo dài, chi phí đội lên rất cao, thậm chí lớn hơn giá trị hàng trong container dẫn đến chủ hàng TQ bỏ hàng. Khi đó, DN VN phải chịu mọi tổn thất, bởi hai bên ít khi có ràng buộc hoặc nếu có thì DN VN cũng nắm đằng lưỡi.

Bị phong tỏa tài khoản

Thượng tá Ngô Minh Tuấn, Phó trưởng công an TP.Móng Cái cho biết, năm 2011, có 11 trường hợp doanh nhân người Việt bị TQ phong tỏa tài khoản mở ở ngân hàng TQ. Cơ quan chức năng phía TQ cho rằng trong quá trình điều tra về các hoạt động buôn lậu, kinh doanh trái phép... họ phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của các doanh nhân TQ. Những nghi can này có giao dịch với các doanh nhân VN thông qua một số tài khoản mở tại Đông Hưng (TQ) nên họ phong tỏa tài khoản trong 6 tháng để điều tra.

Theo Thanh Niên Online

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sắp tập trận hải quân cùng 6 nước ASEAN

Thứ tư, 29/8/2012, 06:56 GMT+7

Các quan chức Hải quân Mỹ và 6 nước Đông Nam Á hôm qua bắt đầu khởi động kế hoạch tập trận chung năm nay nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến trên biển.

Mỹ, Philippines tập trận hải quân

Posted Image

Tàu USS Safeguard của Hải quân Mỹ sẽ tham gia diễn tập cùng các nước ASEAN. Ảnh:Flickriver

Cuộc diễn tập quân sự chung Hợp tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) năm nay sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 2/9, tại eo biển Malacca, biển Sulu và vịnh Subic. Mỹ cùng các nước Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore tham gia cuộc tập trận này, tờ Philippines Star dẫn lời người phát ngôn Hải quân Philippines, tướng Omar Tonsay, cho biết.

"Cuộc diễn tập với các nội dung chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và các mối đe dọa hàng hải khác", ông Tonsey nói.

Cụ thể, cuộc tập trận sẽ bao gồm các hoạt động theo dõi, giám sát và tấn công tàu được thực hiện bởi các đơn vị lục quân, không quân và đơn vị đặc biệt của Hải quân các nước tham gia, trong khu vực lãnh hải của họ, Phó đô đốc Hải quân Philippines Alexander Pama cho hay.

Mỹ sẽ triển khai tàu hộ tống USS Safeguard, trong khi Hải quân Philippines triển khai 200 nhân viên, 4 tàu chiến và một máy bay. Singapore đảm nhiệm vai trò một trung tâm chỉ huy và kiểm soát trong cuộc diễn tập.

Vũ Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tập tin văn bản cũng có thể chứa virus

Cập nhật lúc :10:15 AM, 30/08/2012

Một tháng trở lại đây, hệ thống máy tính của Việt Nam đã bị lây nhiễm phần mềm gián điệp (spyware) sau khi người sử dụng mở các tập tin văn bản .doc, .xls, .ppt.

(ĐVO) Những file văn bản này được đính kèm trong email có nội dung gần gũi với công việc hoặc đề cập đến vấn đề gây chú ý như Bản kiểm điểm cá nhân, Danh sách tăng lương...

Phân tích các file văn bản này, các chuyên gia của Bkav phát hiện chúng đều có chứa virus dạng spyware khai thác lỗ hổng của phần mềm Microsoft Office, bao gồm cả Word, Excel và PowerPoint. Khi xâm nhập vào máy tính, virus này sẽ âm thầm kiểm soát toàn bộ máy tính nạn nhân, mở cổng hậu (backdoor), cho phép hacker điều khiển máy tính nạn nhân từ xa. Chúng cũng nhận lệnh hacker tải các virus khác về máy tính để ghi lại thao tác bàn phím, chụp màn hình, lấy cắp tài liệu.

Bkav đã phát hiện hàng loạt email đính kèm file văn bản chứa phần mềm gián điệp được gửi đến các cơ quan, doanh nghiệp. Hầu hết người nhận được email đã mở file đính kèm và bị nhiễm virus. Nguyên nhân người sử dụng bị mắc bẫy là vì từ trước tới nay các file văn bản vẫn được cho là an toàn.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu của Bkav (Bkav R&D), nhận định: “Nhiều tài liệu quan trọng có thể đã bị thất thoát theo cách này, đây là thực trạng đáng báo động với an ninh an toàn mạng tại Việt Nam, đặc biệt tại các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Với cách thức lợi dụng file văn bản, hacker rất dễ để bẫy người sử dụng cài phần mềm gián điệp. File văn bản không còn an toàn nữa”.

Để phòng ngừa bị lây nhiễm spyware từ các file văn bản, các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng cần cài đặt phần diệt virus có khả năng ngăn chặn và chống phần mềm gián điệp, keylogger. Bên cạnh đó, người dùng cần tăng cường sử dụng công nghệ Safe Run của phần mềm diệt virus để mở những file văn bản đáng ngờ.

“Công nghệ Safe Run tạo cơ chế chia hệ thống trên máy tính thành vùng an toàn và vùng kiểm soát. Cơ chế này cho phép chuyển hướng mọi tác động nguy hiểm đến hệ thống trong vùng an toàn sang vùng kiểm soát. Nhờ đó, khi bật chế độ Safe Run, thậm chí người dùng vô tình mở file chứa virus thì cũng vô hại với hệ thống”, ông Sơn phân tích.

Tuấn Linh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Viễn cảnh hải chiến Nhật - Trung

Thanhnien Online

26/08/2012 3:40

Dù nhiều hơn về số lượng khí tài nhưng Trung Quốc vẫn bị đánh giá kém ưu thế so với Nhật Bản nếu hai bên xảy ra hải chiến.

Ngày 14.8, Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản Shigeru Iwasaki ra lệnh các lực lượng chuẩn bị sẵn sàng đụng độ khi nhóm người Trung Quốc sắp đặt chân lên Senkaku/Điếu Ngư. Đáp lại, thiếu tướng Trung Quốc La Viện lập tức kêu gọi Bắc Kinh điều 100 tàu tới bảo vệ quần đảo, theo tạp chí Foreign Policy. Đến ngày 20.8, Hoàn Cầu thời báo viết bài xã luận kêu gọi Bắc Kinh chuẩn bị cho cuộc chiến có thể xảy ra. Trước tình hình này, cựu quan chức ngoại giao Nhật Kazuhiko Togo nhận định với báo The New York Times: “Một cuộc chiến thực sự có thể xảy ra nếu ngoại giao thất bại”.

Mạnh về chất

Giáo sư James Holmes thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ cho rằng lợi thế sẽ thuộc về Tokyo nếu hải chiến Nhật - Trung xảy ra. Trong bài bình luận đăng trên tạp chí Foreign Policy mới đây, ông Holmes nói rằng Tokyo không thể so sánh với Bắc Kinh về số lượng khí tài. Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật (JMSDF) có 48 tàu chiến nổi và 16 tàu ngầm, còn Trung Quốc có tới 73 tàu chiến nổi cùng 63 tàu ngầm. Tuy nhiên, tàu chiến của Nhật được cho là “hàng thứ thiệt” nên chất lượng vượt qua đối thủ. Chẳng hạn, nhiều tàu khu trục Nhật được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Aegis cùng hệ thống radar, máy tính và kiểm soát hỏa lực tương tự các tàu chiến hàng đầu của Mỹ.

Trong khi đó, giới phân tích tỏ ra nghi ngờ về khả năng chế tạo cũng như ứng dụng vũ khí của Trung Quốc hiện nay lẫn tương lai gần. Hiện tại, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, có thể phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, là chiến hạm hiện đại của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, tờ The Washington Post dẫn báo cáo từ Văn phòng Tình báo hải quân Mỹ lưu ý rằng tàu ngầm lớp Tấn rất dễ bị phát hiện vì phát ra tiếng động to hơn các tàu ngầm do Liên Xô chế tạo cách đây 30 năm. Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân của Hiệp hội Khoa học gia Mỹ Hans M.Kristensen nhận định tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc “có thể chỉ là những con vịt ngồi” rất dễ bị tấn công.

Posted Image

Các tàu khu trục Nhật được trang bị hệ thống Aegis - Ảnh: AFP

Ngoài ra, xét về kinh nghiệm tác chiến và tinh thần chiến đấu, giới phân tích cho rằng JMSDF hơn hẳn hải quân Trung Quốc. Ông Holmes chỉ ra JMSDF tích lũy nhiều kinh nghiệm tác chiến từ thế chiến 2 và lính thủy đánh bộ nước này cũng rất nổi tiếng về tính chuyên nghiệp. JMSDF liên tục tập trận ở vùng biển châu Á.

Theo tiến sĩ Subhash Kapila, thuộc Tổ chức Phân tích Nam Á tại Ấn Độ, binh sĩ Nhật Bản được rèn luyện bài bản và có tinh thần chiến đấu bất khuất. Ông Kapila đánh giá JMSDF là lực lượng hải quân hùng mạnh nhất châu Á. Trong khi đó, hải quân Trung Quốc chỉ tham gia các chuyến hải hành, tập trận ngắn và tuần tra chống cướp biển ở vịnh Aden. Vì thế, binh sĩ nước này không có nhiều cơ hội rèn luyện khả năng tác chiến.

Tương tự, ông Kristensen dẫn một tài liệu từ hải quân Mỹ cho hay 63 tàu ngầm Trung Quốc thực hiện hơn 10 cuộc tuần tra vào năm 2009, tức chỉ bằng 1/10 của Mỹ. “Thông qua các cuộc tuần tra, binh sĩ sẽ làm quen và thành thục cách điều khiển tàu chiến. Không tuần tra sẽ không thể chiến đấu”, tờ The Washington Post dẫn lời ông Kristensen.

Ngoài ra, theo chuyên gia Holmes, nếu Tokyo điều động hệ thống tên lửa chống hạm di động kiểu 88 và cùng binh sĩ đến Senkaku/Điếu Ngư lẫn các đảo kế cận sẽ tạo nên mạng lưới hỏa lực chặt chẽ khiến tàu của Bắc Kinh không thể tiếp cận. Đồng thời, hải quân Trung Quốc được chia thành 3 hạm đội đảm trách trên vùng biển rộng nên lực lượng bị phân tán khi xảy ra xung đột.

Posted Image

Lịch sử

Thực tế, Trung Quốc từng không ít lần “ăn đòn” khi đánh nhau với Nhật Bản trên biển. Trong cuộc hải chiến năm 1894-1895 giữa hai bên, Hạm đội hải quân Hoàng gia Nhật được thành lập vội vã nhưng đã đánh bại Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc, vốn được đánh giá mạnh hơn về khí tài quân sự, chỉ trong một buổi chiều. Ông Holmes nhận định Nhật Bản khi đó giành thắng lợi nhờ vào sự điều khiển thành thạo tàu chiến, kỹ thuật dùng pháo và nhuệ khí chiến đấu của binh sĩ. Do đó, ông Holmes khẳng định Nhật sẽ thắng khi xảy ra hải chiến với Trung Quốc nếu Tokyo tận dụng tốt yếu tố con người, vị thế địa lý và một số lợi thế khác. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ nhận được sự hỗ trợ của Mỹ. Trước đó, Đài NHK dẫn lời giới chức Nhật cho hay Washington sẽ bảo vệ Tokyo, dựa trên hiệp ước an ninh chung, nếu có xung đột ở Senkaku/Điếu Ngư.

Theo tiến sĩ Kapila, Nhật đang tăng cường ứng phó mối đe dọa từ Trung Quốc, vốn được cho là sẽ không giảm. Tokyo đang thắt chặt liên minh quân sự với Washington bằng cách cho phép lực lượng Mỹ đồn trú ở nước này, đặc biệt là ở Okinawa. Mỹ - Nhật còn tăng cường tập trận và tiến hành các kế hoạch ứng phó chung. Nhật Bản cũng đang mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ và Úc. Đặc biệt, Tokyo ưu tiên thiết lập quan hệ chiến lược với New Delhi vì Ấn Độ là cường quốc ở châu Á và đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Nhật cũng đang đẩy mạnh quan hệ đặc biệt đối các nước ASEAN vốn có vị trí chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Về mặt quốc phòng, Nhật tập trung tăng cường khả năng đánh chặn trên biển phòng ngừa mối đe dọa tên lửa và không quân từ Trung Quốc. Năm 2010, Nhật đề ra chương trình quốc phòng 10 năm, trong đó tập trung phát triển khả năng phòng vệ ở phía tây nam thay vì ở phía bắc như trước đó.

Bắc Kinh “phát triển tên lửa tối tân”

Hoàn Cầu thời báo ngày 22.8 đưa tin Bắc Kinh đang phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể mang đầu đạn hạt nhân và đủ sức đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa của Washington. Tạp chí Jane’s Defence Weekly dẫn lời cựu quan chức tình báo Mỹ Larry Wortzel cho rằng ICBM thế hệ 3 của Trung Quốc có thể phá hủy

các thành phố có dân số trên 50.000 người. Tuy nhiên, tạp chí này dẫn lời chuyên gia quốc phòng Andrei Chang ở Canada đánh giá Trung Quốc chưa đủ sức vượt qua các vấn đề phức tạp của ICBM dù đã phát triển loại tên lửa này suốt 20 năm qua.

Văn Khoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chùa gần 1.000 tuổi trước và sau khi phá dỡ

Toàn bộ dui mè, xà cột, ngói, bậc đá... của nhà Tổ, gác Khánh bị phá đi, thay mới đã khiến di tích chùa Trăm Gian (Hà Nội) mất đi vẻ cổ kính. Chiều nay, Hà Nội sẽ họp bàn hướng xử lý đối với di tích quốc gia này.

> Sai phạm khi tu bổ di tích chùa Trăm Gian / 'Tu bổ chùa Trăm Gian gây thiệt hại không trầm trọng'

Posted Image Gác Khánh mới được làm mới hoàn toàn và cao hơn trước. Công trình đang được phủ bạt chờ quyết định tu bổ lại sau đợt phá dỡ vừa qua. Posted Image Bậc đá dẫn lên tiền đường đã bị thay mới bằng đá xanh, chỉ có 2 tay vịn đầu và cuối bậc thang còn được giữ nguyên trạng. Posted Image Những phiến đá cổ (đẽo thủ công) còn khá nguyên vẹn sau khi được đào ra, vứt chỏng chơ ngay trước tiền đình. Posted Image Các gian thờ hai bên hành lang bị thay mới hoàn toàn với chân đá, cột kèo, hoa văn không còn như xưa. Posted Image Các hoa văn khắc gỗ trên kèo của gian thờ Tổ không hề giống với di tích cũ. Posted Image Một thanh kèo cũ trên gác mái còn rất tốt được dùng để kê xẻ cây gỗ mới phục vụ việc tu sửa chùa. Posted Image Các chi tiết trên gác mái hoàn toàn sai lệch và kém tinh xảo so với trước đây. Posted Image Chân cột bằng đá trong gác Khánh (bị chất đống sau vườn) được thay bằng chân đá mới với những hoa văn khác biệt hoàn toàn, mặc dù mới thay nhưng cũng đã sứt mẻ phần nào. Posted Image Các bức tranh tượng khắc gỗ trong chùa bị sơn lại lòe loẹt bằng sơn công nghiệp, hoặc được thay thế bằng những bức tranh mới. Posted Image Trong đống cột gỗ ngổn ngang được cho là đã mục ruỗng hết thì còn nhiều cây gỗ vẫn còn rất tốt và chắc nịch. Posted Image Những phiến đá được xẻ sẵn bằng máy bên cạnh đống đá cổ đã bị vụn nát sau đợt tu sửa chùa.

Anh Tuấn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay