Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Bộ GTVT nói về vụ khởi tố Cục trưởng Dũng

Posted Image- Chiều 18/5, trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng cho biết Bộ đã nhận được thông báo của cơ quan điều tra về quyết định khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Dương Chí Dũng (Cục trưởng Cục Hàng hải) và ông Mai Văn Phúc (Vụ phó Vụ Vận tải) để phục vụ điều tra về những sai phạm khi còn làm việc ở Vinalines.

Theo ông Hùng, ông Phúc bị bắt về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng thời còn làm Tổng Giám đốc Vinalines.

Tương tự, ông Dương Chí Dũng cũng bị bắt về những sai phạm từ thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines.

Thứ trưởng GTVT cho biết thêm, ngay sau khi nhận được thông báo của cơ quan điều tra, Bộ GTVT đã đình chỉ công tác, đình chỉ sinh hoạt Đảng với với ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc để phục vụ công tác điều tra.

Posted Image

Cơ quan điều tra đã khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Dương Chí Dũng (Cục trưởng Cục Hàng hải)

Tin từ Vinalines cũng cho hay, Phó Tổng Giám đốc đương nhiệm Trần Hữu Chiều đã bị bắt từ chiều 17/5. Chiều 18/5, tại trụ sở Vinalines, cơ quan điều tra đã làm việc với hội đồng thành viên tổng công ty, khám xét nơi làm việc của ông Chiều.

Ông Dương Chí Dũng (55 tuổi) được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005. Đến tháng 7/2011, ông Dũng được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty này. Đầu tháng 2 năm nay, sau khi thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, ông Dũng được điều động sang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Trước khi lãnh đạo Vinalines, ông Dũng từng quản lý Tổng Cty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) - một đơn vị từng thua lỗ nặng. Sau đó, ông Dũng chuyển sang làm Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT Vinalines.

Ông Mai Văn Phúc có hai năm ở cương vị Tổng Giám đốc Vinalines dưới thời ông Dũng làm Chủ tịch HĐQT. Sau đó, ông Phúc chuyển sang làm trợ lý cho nguyên Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng mảng hàng hải, rồi chuyển về làm Vụ phó vụ Vận tải.

Một lãnh đạo của công ty thành viên thuộc Vinalines cho biết việc khởi tố và ra lệnh bắt các lãnh đạo trên liên quan đến những sai phạm trong việc điều hành Vinalines. Trong đó có dự án đầu tư mua ụ nổi No83M.

Vũ Điệp

Xem ra ĐCS Việt nam đang tích cực lấy lại công bằng cho đất nước đây ,chắc sẽ đến ngày hồi sinh rực rỡ của nước việt cổ thôi các bác ạ .

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ GTVT nói về vụ khởi tố Cục trưởng Dũng

Posted Image- Chiều 18/5, trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng cho biết Bộ đã nhận được thông báo của cơ quan điều tra về quyết định khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Dương Chí Dũng (Cục trưởng Cục Hàng hải) và ông Mai Văn Phúc (Vụ phó Vụ Vận tải) để phục vụ điều tra về những sai phạm khi còn làm việc ở Vinalines.

Theo ông Hùng, ông Phúc bị bắt về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng thời còn làm Tổng Giám đốc Vinalines.

Tương tự, ông Dương Chí Dũng cũng bị bắt về những sai phạm từ thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines.

Thứ trưởng GTVT cho biết thêm, ngay sau khi nhận được thông báo của cơ quan điều tra, Bộ GTVT đã đình chỉ công tác, đình chỉ sinh hoạt Đảng với với ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc để phục vụ công tác điều tra.

Posted Image Cơ quan điều tra đã khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Dương Chí Dũng (Cục trưởng Cục Hàng hải)

Tin từ Vinalines cũng cho hay, Phó Tổng Giám đốc đương nhiệm Trần Hữu Chiều đã bị bắt từ chiều 17/5. Chiều 18/5, tại trụ sở Vinalines, cơ quan điều tra đã làm việc với hội đồng thành viên tổng công ty, khám xét nơi làm việc của ông Chiều.

Ông Dương Chí Dũng (55 tuổi) được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005. Đến tháng 7/2011, ông Dũng được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty này. Đầu tháng 2 năm nay, sau khi thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, ông Dũng được điều động sang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Trước khi lãnh đạo Vinalines, ông Dũng từng quản lý Tổng Cty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) - một đơn vị từng thua lỗ nặng. Sau đó, ông Dũng chuyển sang làm Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT Vinalines.

Ông Mai Văn Phúc có hai năm ở cương vị Tổng Giám đốc Vinalines dưới thời ông Dũng làm Chủ tịch HĐQT. Sau đó, ông Phúc chuyển sang làm trợ lý cho nguyên Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng mảng hàng hải, rồi chuyển về làm Vụ phó vụ Vận tải.

Một lãnh đạo của công ty thành viên thuộc Vinalines cho biết việc khởi tố và ra lệnh bắt các lãnh đạo trên liên quan đến những sai phạm trong việc điều hành Vinalines. Trong đó có dự án đầu tư mua ụ nổi No83M.

Vũ Điệp

Xem ra ĐCS Việt nam đang tích cực lấy lại công bằng cho đất nước đây ,chắc sẽ đến ngày hồi sinh rực rỡ của nước việt cổ thôi các bác ạ .

Mới là phần nổi tảng băng thôi! Ung thư mà bôi thuốc mỡ thì xem ra chưa có nhiều hy vọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông

Thanhnien Online

20/05/2012 3:15

Bắc Kinh đang điều động một lực lượng hùng hậu gồm nhiều loại tàu cùng những thiết bị hạng nặng để tận lực khai thác biển Đông.

Gần đây, Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản (NIDS) vừa đưa ra báo cáo mang tên China Security Report 2011 đánh giá tiềm lực an ninh của Trung Quốc. Trong đó, báo cáo cung cấp những thông tin chi tiết về sự phát triển của lực lượng ngư chính, hải giám và cảnh sát biển mà Bắc Kinh đang triển khai.

Posted Image

Tàu Hải Nam Bảo Sa 001 có 500 tàu cá kèm theo - Ảnh: Xinjunshi

Lực lượng hùng hậu

Theo NIDS, Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch tăng cường số tàu tuần tra và khu vực biển Đông trở thành trọng tâm mà nước này hướng đến. Tháng 10.1998, Cơ quan giám sát hàng hải (CMS) Trung Quốc chính thức được thành lập, chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn lợi ở các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và khu vực biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Khi đó, CMS đã được biên chế một số tàu hải giám cùng trực thăng tuần tra.

Thời gian đầu, hầu hết các tàu hải giám đều là loại nhỏ có độ choán nước dưới 1.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau, khi Trung Quốc triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001 - 2005) thì nước này lập tức bổ sung các tàu lớn hơn như Hải giám 27 (1.200 tấn), Hải giám 46 (1.101 tấn), Hải giám 51 (1.690 tấn), Hải giám 83 (3.420 tấn). Kèm theo đó, CMS còn được trang bị thêm máy bay tầm xa. Sau đó, khi Trung Quốc triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006 - 2010), CMS lại được bổ sung thêm hàng chục tàu hải giám và máy bay các loại.

Gần đây nhất, để tiến hành Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015), Bắc Kinh tuyên bố bổ sung 36 tàu hải giám gồm 7 chiếc trên 1.500 tấn, 15 chiếc trên 1.000 tấn và 14 chiếc trên 600 tấn. Ngoài ra, Trung Quốc hồi năm ngoái đã chính thức triển khai tàu Hải giám 50 (3.980 tấn), chở được máy bay trực thăng Z-9A có khả năng tuần tra đêm.

Tính đến năm 2011, CMS có khoảng 280 tàu hải giám gồm 27 tàu trên 1.000 tấn. Theo tiết lộ của Tân Hoa xã, CMS được biên chế hơn 8.000 nhân sự và sẽ sớm được bổ sung để tăng lên trên 10.000 người.

Không chỉ CMS, Cục Ngư chính Trung Quốc cũng là một lực lượng nòng cốt trong việc kiểm soát nguồn lợi trên các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cơ quan này chuyên trách những hoạt động đánh bắt. Tính đến nay, Cục Ngư chính triển khai hơn 140 tàu với gần 10 chiếc trên 1.000 tấn. Trong đó, một số tàu được trang bị vũ khí. Điển hình như tàu Ngư chính 310 (2.580 tấn) được gắn súng máy và có thể mang theo 2 trực thăng Z-9A.

Tương tự, tàu Ngư chính 311 được trang bị “tận răng” và có độ choán nước lên đến 4.450 tấn, lớn hơn cả các tàu hộ tống. Từ năm 2009, Bắc Kinh đặc phái chiếc tàu này, với sự hỗ trợ của tàu Ngư chính 45001, đến hoạt động tại khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoài ra, tàu Ngư chính 310 hiện tại cũng đang tuần tra trên biển Đông.

Bên cạnh lực lượng tàu ngư chính và hải giám, Bắc Kinh còn có 250 tàu cảnh sát biển cùng 800 tàu giám sát an toàn hàng hải. Như vậy, Trung Quốc hiện có tổng cộng gần 1.500 tàu tuần tra và hàng chục máy bay, tạo nên mạng lưới giám sát dày đặc trên các vùng biển, đặc biệt là khu vực biển Đông.

Tận lực khai thác

Posted Image

Dàn khoan 981 đã tiến đến biển Đông - Ảnh: Gmw.cn

Nhờ vào số tàu “bảo kê” hùng hậu, ngành đánh bắt hải sản Trung Quốc nhanh chóng ra sức tận thu nguồn lợi. Hồi đầu tháng 5, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) chính thức triển khai một hải đội đánh bắt hùng hậu đến biển Đông, gồm tàu công xưởng Hải Nam Bảo Sa 001 (32.000 tấn), 1 tàu chở dầu (20.000 tấn), 2 tàu vận chuyển (10.000 tấn), 3 tàu hỗ trợ (3.000 - 5.000 tấn). Trong đó, tàu Hải Nam Bảo Sa 001 là công xưởng chế biến đích thực với hơn 600 công nhân, 14 dây chuyền sản phẩm.

Theo Hãng tin CAN, chiếc tàu này có công suất chế biến lên đến trên 2.100 tấn hải sản mỗi ngày. Chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào cho nhà máy Hải Nam Bảo Sa 001 là khoảng 500 tàu cá lớn nhỏ, tạo nên một hạm đội đánh bắt khổng lồ trên biển Đông. Hạm đội này đóng vai trò nòng cốt trong chương trình khai thác hải sản của tỉnh Hải Nam với nguồn thu dự định đạt 8 tỉ USD vào năm 2015. Theo NIDS, nền kinh tế biển hiện chiếm khoảng 10% thu nhập quốc gia của Trung Quốc và tạo ra gần 40 triệu công ăn việc làm cho nước này. Vì thế, bên cạnh đánh bắt hải sản, Bắc Kinh cũng không ngừng tăng cường khai thác dầu khí, đặc biệt trên biển Đông.

Ngày 16.5, tờ China Daily đưa tin tàu Hải Dương 201 (trọng tải 59.100 tấn), trị giá gần nửa tỉ USD, vừa bắt đầu đặt ống dẫn ở độ sâu 1.500 m tại giếng dầu Lệ Loan 3-1, phía bắc biển Đông. Thuộc Tập đoàn dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc, đây là tàu thăm dò dầu khí nước sâu đầu tiên của nước này. Nó có thể đặt 5 km ống dẫn mỗi ngày ở độ sâu tối đa lên đến 3.000 m và bốc dỡ các thiết bị nặng 4.000 tấn.

Trước đó, hồi cuối tháng 4, Trung Quốc cũng đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 đến biển Đông. Trị giá gần 1 tỉ USD, Hải Dương 981 trở thành giàn khoan lớn nhất của nước này, nặng 31.000 tấn và có khả năng hoạt động ở độ sâu 3.000m. Theo Nhân Dân nhật báo, giàn khoan này được thiết kế để chống chọi trước những trận siêu bão cấp 17, thường phải 200 năm mới xảy ra một lần. Ngoài ra, nó còn có 8 máy phát điện công suất 44.000 kW, đủ sức cung cấp năng lượng cho một thành phố cỡ vừa. Hiện tại, Hải Dương 981 đang hoạt động tại phía bắc biển Đông và có thể sớm di chuyển về hướng nam.

Rõ ràng, việc Trung Quốc liên tục điều động các phương tiện khủng đến biển Đông là những dấu hiệu cho thấy nước này có thể đang đẩy nhanh kế hoạch khai thác nguồn lợi tại đây. Diễn biến này tạo ra không ít quan ngại khi biển Đông đang là khu vực tranh chấp giữa nhiều bên.

Ước tính số tàu tuần tra biển của Trung Quốc (năm 2011)

Posted Image

(Theo NIDS)

Ngô Minh Trí

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ: Trung Quốc bố trí 1200 quả tên lửa nhằm thẳng vào Đài Loan

Chủ nhật 20/05/2012 06:00

(GDVN) - Trung Quốc vẫn bố trí cả ngàn quả tên lửa tầm ngắn ở vùng duyên hải Đông Nam hướng về phía Đài Loan, trong đó chủ yếu là tên lửa đạn đạo SRBM tầm bắn 1000 km, với 200 đến 250 dàn phóng.

Biển Đông: Một nước ASEAN muốn làm trung gian hoà giải TQ- Philippines

Trung Quốc: Năm 2020, vệ tinh Bắc Đẩu sẽ phủ sóng toàn cầu

Bắc Triều Tiên đã thả vài ngư dân Trung Quốc, số còn lại vẫn nhốt

Biển Đông: Philippines sắm 10 tàu tuần tra Nhật Bản cho Cảnh sát biển

Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 19/5 đưa tin, Báo cáo tình hình quân sự Trung Quốc năm 2012 của Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố cho biết, Trung Quốc hiện có khoảng 1000 đến 1200 quả tên lửa tầm ngắn hướng về phía Đài Loan. 10 năm nữa, Bắc Kinh có cơ hội đóng tàu sân bay và cụm chiến hạm đi kèm.

Posted Image

Lực lượng tên lửa phòng không quân khu Thành Đô, Trung Quốc diễn tập hồi đầu tháng 5 (ảnh minh họa)

Đây là báo cáo về tình hình quân sự, quốc phòng Trung Quốc mà Lầu Năm Góc đệ trình Quốc hội nước này. Theo đó, tính đến tháng 10 năm 2011 quân đội Trung Quốc vẫn bố trí cả ngàn quả tên lửa tầm ngắn ở vùng duyên hải Đông Nam hướng về phía Đài Loan, trong đó chủ yếu là tên lửa đạn đạo SRBM tầm bắn 1000 km, với 200 đến 250 dàn phóng.

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Bắc Kinh đã nâng cáp hệ thống tên lửa duyên hải đông nam, tăng biên chế quân chủ lực, nâng tầm bắn, độ chính xác cũng như bố trí các đầu đạn tên lửa tạo thành mạng lưới hỏa lực có sức sát thương lớn hơn trước rất nhiều.

Posted Image

Lực lượng xe tăng lội nước lưỡng thê quân khu Nam Kinh diễn tập đầu tháng 5 (ảnh minh họa)

Tàu sân bay Thi Lang mà Trung Quốc đang sửa chữa, trong giai đoạn đầu sẽ được dùng làm bàn đạp phục vụ huấn luyện, thường xuyên thử cơ động vận hành ra khơi, tuy nhiên khả năng tác chiến cất hạ cánh chiến đấu cơ trên tàu này trong thời gian ngắn sẽ còn nhiều hạn chế.

Đồng thời, tin tức tình báo từ phía Mỹ cho thấy Bắc Kinh đang nghiên cứu tự chế tạo 1 hàng không mẫu hạm, nhiều khả năng đã đi vào sản xuất một số bộ phận. Sau 2015 quân đội Trung Quốc có thực lực hải - không quân nhờ tàu sân bay, và trong 10 năm tới Bắc Kinh sẽ đóng được tàu sân bay và cụm chiến hạm đi kèm.

Posted Image

F-16C/D đang là chiến đấu cơ Đài Loan mong muốn sở hữu để đảm bảo cân bằng sức mạnh quân sự với Bắc Kinh

Trong một diễn biến khác có liên quan, Hạ viện Mỹ vừa biểu quyết thông qua gói hợp đồng bán 66 chiếc máy bay F-16C/D cho Đài Loan, nếu được Thượng viện Hoa Kỳ tiếp tục thông qua thì Đài Loan sẽ sở hữu số máy bay hiện đại này.

Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan luôn là hòn đá tảng ngăn cản sự phát triển của mối quan hệ hợp tác giữa hai cường quốc Mỹ - Trung Quốc. Bắc Kinh nhiều lần phản đối, thậm chí hủy bỏ mọi hoạt động giao lưu quân sự với Washington sau mỗi lần có tin Mỹ sẽ bán vũ khí cho Đài Loan.

Posted Image

Tàu sân bay cũ Varyag Thi Lang sau khi sửa chữa, nâng cấp đã thực hiện cơ động thử trên biển lần thứ 6 thành công

Ngược lại, trong bối cảnh sức mạnh kinh tế, quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng, đe dọa đến lợi ích và vị thế của Mỹ thì việc tăng cường quan hệ chiến lược với các đồng minh ở Đông Á, trong đó có Đài Loan sẽ là một trong những ưu tiên của giới chức quân sự Hoa Kỳ.

Bấm vào đây để viết bình luận

- Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (nguồn CNA)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chế biến thạch dừa trắng ngon nhờ phân bón

Chủ Nhật, 20/05/2012 --- cập nhật 10:28 GMT+7

Sau hơn một tuần làm công nhân tại nhiều cơ sở chế biến thạch dừa ở TP Bến Tre, Bến Tre, chúng tôi đã chứng kiến "công nghệ" sản xuất thạch dừa thô bằng nguồn nước sông, rạch.

Nghe chúng tôi có nhu cầu xin việc làm, bà Năm, chủ cơ sở làm thạch ngụ phường Phú Khương, TP Bến Tre, ngó trân trân cảnh giác: "Mấy chú đã mần thạch bao giờ chưa? Chưa mần khi nào thì kiếm nơi khác đi, chỗ tui không nhận người lạ". Chúng tôi liên hệ một cò tên Hoàng, hành nghề xe ôm ở cổng bến xe Bến Tre, đồng ý dẫn mối tới một cơ sở sản xuất thạch dừa thô kế bến phà Hàm Luông. Theo lời cò Hoàng, đây là khu sản xuất thạch dừa thô lớn nhất nhì Bến Tre nhưng không quen biết thì rất khó xin vào làm vì các chủ ở đây luôn cảnh giác với người xin việc ở ngoại tỉnh.

Dù được cò Hoàng giới thiệu nhưng phải năn nỉ ỉ ôi chúng tôi mới được bà Bảy Chí, chủ cơ sở làm thạch dừa công đoạn 2 ở ấp Bình Công, xã Bình Phú, Bến Tre, chấp thuận vào làm.

Làm thạch từ nước sông, rạch

Mới 6g ngày 14-4 khu xưởng rộng gần 400m2 nằm mép bờ sông Bến Tre của bà Bảy đã vang rền tiếng máy nhịp lạch xạch. Kế hai bước chân, bốn chiếc môtơ rửa thạch mốc đen quay ù ù. Tuy mới đầu sáng nhưng khắp xưởng đã xộc lên mùi hôi thối của đống thạch ép để quá hai ngày nằm chất thành đống. Gần đó, ở khu cắt thạch, một nhóm 15 công nhân tất bật đưa thạch vào xắt.

Phía trên hai công nhân nam mau mắn xúc thạch vào bao lưới. Chốc chốc lại lấy chân trần giẫm lên mớ thạch vương vãi khắp nền gạch rồi lùa vào một góc. Quang cảnh khu xưởng nhìn nhếch nhác như bãi chiến trường với mùi thạch thối, thạch tươi rơi vãi khắp nơi. Ấn tượng hơn cả nơi ngâm thạch là một bồn căng bạt hình vuông rộng 50m2. Trong bồn lõm bõm nước đục ngầu và có mùi tanh nồng.

Posted Image

Khi chúng tôi thắc mắc, một công nhân tên Huy đang bơm nước vào bồn nói huỵch toẹt: "Toàn là nước sông chứ nước máy nào mà chịu cho xiết. Ở đây cơ sở nào mà không mần vậy". Ông Huy giải thích thêm để có thêm lợi nhuận, nhiều nơi còn lấy nước sông, thậm chí là nước kênh rạch để nấu thạch.

Theo chúng tôi quan sát, các công đoạn ngâm thạch, xắt thạch của cơ sở đều phải dùng một lượng nước lớn để bơm rửa. Khối lượng nước rửa thạch và ngâm thạch một ngày lên đến hàng trăm mét khối nước. Để có đủ nguồn nước, bà Bảy đặt hai môtơ công suất lớn cạnh bờ sông Bến Tre, sau đó hút nước sông lên một thùng nhựa 2.000 lít. Một môtơ nữa hút trực tiếp nước sông không qua bồn chứa. Trong cả công đoạn dài ngâm xắt thạch, cơ sở hoàn toàn dùng nguồn nước sông để sử dụng.

Tương tự cơ sở của bà Bảy Chí, tại cơ sở chế biến thạch dừa A Lộc, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An chuyên mua thạch công đoạn 1 về chế biến thành thạch khô cũng vô cùng nhếch nhác. Nguồn nước của cơ sở sử dụng ngâm, rửa thạch cũng hoàn toàn hút từ sông Bến Tre lên. Cẩn thận hơn, đường ống của cơ sở A Lộc được chôn ngầm dưới đất nối từ xưởng tới bờ sông dài gần 200m. Một công nhân cho biết chiếc môtơ hút nước loại lớn luôn phải hoạt động hết công suất mới đủ hút nước lên rửa thạch.

Ba ngày làm ở xưởng A Lộc, chúng tôi quan sát hầu hết thạch đều có mùi thối nồng nặc rất khó chịu, có túi thạch đã chuyển sang màu đen. Một vài xô nhựa đựng thạch cũ có màu xám trắng bị ruồi nhặng bu đen đã bốc mùi chua tới nghẹt mũi. Khi vớt thạch, chúng tôi lấy vài viên thạch trắng, miếng nhỏ giống như thạch dừa thành phẩm, lên định ăn thử. Anh Thương, phụ trách bốc thạch, vội quát lớn: "Ê, không ăn được đâu! Ăn vào là đứt ruột, đi bệnh viện xúc ruột liền à nha. Thuốc tẩy và hóa chất không đó!".

Những túi thạch dừa tươi từ 60kg ở cơ sở sau khi cắt, ép xong chỉ còn khoảng 3-4kg. Tới khâu đóng gói, hai nữ công nhân hăng hái dùng chân trần đạp liên hồi tới khi thạch tơi ra. Tiếp theo là dùng tay bóp cho thạch thật nhuyễn. Vừa bóp thạch, một công nhân nữ tên Tám vừa quay qua chúng tôi than thở: "Bóp cái này phải mang bao tay, về rửa xà bông hoặc comfort hàng chục lần, không thì tay còn hôi thối ba ngày chưa hết".

Khi được hỏi dấm và thuốc tẩy dùng để làm gì, bà Tám có vẻ rành rẽ: "Dấm để tẩy trắng và khử mùi thối của thạch. Càng bỏ nhiều thạch sẽ càng đẹp và mất đi cái mùi thối khó chịu. Còn thuốc tẩy, nếu không có nó thì để 1- 2 ngày thạch sẽ đen thui và thối dữ lắm! Có thuốc sẽ bảo quản được thạch 6 tháng không hề gì cả".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thuốc tẩy cơ sở A Lộc sử dụng để bảo quản thạch có xuất xứ từ Trung Quốc. Thuốc có tên khoa học là Chlorine dioxide (ClO2). Đây là loại thuốc tẩy mạnh cấm dùng để chế biến hay bảo quản thực phẩm.

"Phụ gia" là các loại phân bón

Khi tiếp xúc với anh Nhật, một trong những người quản lý xưởng thạch dừa A Lộc lâu năm, anh phán chắc nịch: "Các cơ sở sản xuất thạch dừa ở Bến Tre đều có chung một quy trình sản xuất. Khi nấu họ đều cho các loại phân bón SA, NPK, DP... và hàng chục chất phụ gia khác. Nếu phần trăm nước càng nhiều thì liều lượng phân sẽ phải bỏ nhiều hơn". Anh cho biết thêm thường thì nước dừa khi nấu chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại là nước sông chiếm 70%.

Tại cơ sở nấu thạch của ông Nguyễn Văn Phương, tổ nhân dân tự quản số 9, ấp Thuận An A, xã Mỹ Thạch An, Bến Tre, chúng tôi đã chứng kiến quy trình nấu thạch sởn gai ốc ở đây. Cơ sở có 7 người làm, gồm cả hai vợ chồng ông Phương. Với hơn 5.000 khay thạch, công suất mỗi lần xuất cũng ngót nghét 6 - 7 tấn thạch tươi giai đoạn một. Để nấu thạch luân phiên, ông Phương mua hàng ngàn lít nước dừa khô chất đống ở góc xưởng. Những chiếc can 30 lít cáu bẩn đựng đầy nước dừa pha giấm đã lên men mùi thum thủm.

Đến màn pha chế phụ gia, ông Phương chỉ đạo toàn bộ công nhân đi múc thạch. Một mình ông "đạo diễn" khâu nấu nướng. Sau khi lửa từ lò nấu đượm hồng, ông cho xả đầy nước vào chiếc bồn nấu hơn 800 lít. Nước bồn nấu chớm sôi, ông tới đống phân chất các loại phân SA, NPK, DP, đường đen hí hoáy cân từng loại cho vào xô nhựa nhỏ.

Cứ một mẻ nấu như vậy ông cân 6kg phân NPK và phân SA, gần nửa kg phân DP và 7kg đường đen. Ông Phương giải thích hồn nhiên: "Phân DP là để cho thạch dừa tăng độ cô đặc lại. Còn SA và NPK sẽ giúp miếng thạch dừa dày lên". Thấy chúng tôi tỏ vẻ ái ngại, ông Phương cười trấn an: "Mấy loại phân này cho phép bỏ mà, đâu có sao!".

Theo quan sát của chúng tôi, đến ngày nấu thạch ông thường nấu 7 - 8 mẻ một đợt. Cứ mỗi mẻ nấu ông Phương cho 11 can nước dừa vào nồi. Số nước còn lại ông hút trực tiếp từ con rạch ngoài xưởng đổ vào với tỉ lệ 40% nước dừa - 60% nước rạch. Ngoài đường nhìn vào thấy khá rõ con rạch ông dùng để lấy nước nối với nhiều nhánh rạch nhỏ chạy khắp tổ nhân dân tự quản 07- 09, ấp Thuận An A.

Những ngày tiếp theo, tiếp xúc nhiều cơ sở nấu thạch khác, chúng tôi ghi nhận công thức "phụ gia" đặc biệt này đều được áp dụng cho hầu hết các cơ sở ở đây. Chiều 16-4, tại cơ sở của bà Út Tan ở tổ 3, ấp 2A, xã Nhơn Thạnh, chúng tôi chứng kiến công đoạn nấu tương tự xưởng nấu của ông Phương.

Tại cơ sở này, anh Toại là công nhân được tin tưởng giao nấu thạch đang hì hục làm một mình. Bên cạnh Toại là đống phân SA, NPK, đường đen chất thành đống cạnh lò nấu. Tới lúc pha chế, không cần cân đong rườm rà, anh Toại chỉ cần lấy những bọc phân to tướng đã được ông chủ để sẵn trong bọc nilông pha chút nước rồi đổ thẳng vào nồi nấu đang sôi ục ục. Trong chốc lát, từ nồi nấu bốc hơi nước mạnh phả vào mắt mũi chúng tôi cay xè.

Nghiêm cấm sử dụng phân bón trong thực phẩm

Sử dụng nguồn nước sông không qua xử lý tại cơ sở chế biến là vi phạm các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm (QCVN 01:2009/BYT).

Phân bón nói chung và các loại phân như SA, NPK, DP là thức ăn của cây trồng, nên việc đưa phân bón vào chế biến thực phẩm vì bất cứ mục đích gì cũng là việc làm trái phép.

Các chất phụ gia, các kim loại nặng trong phân đều có thể là chất độc đối với cơ thể con người một khi vượt quá ngưỡng cho phép, không đào thải được, tích lũy trong cơ thể gây ra các bệnh lý cấp tính, mãn tính hay ung thư.

Riêng chlorine dioxide (ClO2) không có trong danh mục các chất phụ gia được phép dùng trong thực phẩm theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT. Vì vậy việc sử dụng chúng trực tiếp trong chế biến, xử lý thực phẩm là trái phép. Theo cảnh báo của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) thì người tiêu dùng nếu ăn phải thức ăn có chứa chất tẩy trắng công nghiệp này, tùy theo liều lượng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm buồn nôn, mất nước và tiêu chảy nghiêm trọng.

(ThS BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai - phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM)

Theo Tuổi Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động thái lạ ở Biển Đông: Nga muốn tập trận hải quân với Philippines

Thứ ba 22/05/2012 13:46

(GDVN) - Trong một động thái khác có liên quan, ngày hôm qua 21/5, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng tải một bài xã luận kêu gọi thành lập liên minh "chuẩn" Nga - Trung Quốc được Tân Hoa Xã và nhiều tờ báo tiếng Hoa trích dẫn lại.

Những căng thẳng xung quanh bãi Scarborough giữa Philippines với Trung Quốc hơn 1 tháng qua đang làm cho ngày càng nhiều các nước thứ 3 không có tranh chấp bắt đầu quan tâm sâu hơn và muốn tham gia, hiện diện ở biển Đông với một vai trò và ý đồ nhất định.

Posted Image

Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong lễ trình quốc thư lên Phó tổng thống Philippines

Không chỉ lên tiếng ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về việc giải quyết tranh chấp bãi cạn Scarborough và tranh chấp biển Đông thông qua đàm phán tay đôi, trực tiếp, đồng thời, phản đối "bên thứ 3 can dự" (chính là Mỹ - PV), Nga lần đầu tiên bày tỏ thái độ ủng hộ việc đảm bảo tự do hàng hải trên biển Đông.

Một vài chuyên gia quan hệ quốc tế cho rằng đó có thể là một phần sự manh nha hình thành "liên minh" Nga - Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, ít nhất là về quan điểm, lý luận. Tuy nhiên, trên thực tế Nga không chỉ nói xuông mà dường như đang thực sự muốn quay trở lại biển Đông.

Posted Image

Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong một hoạt động tại Philippines

Tờ Manila Bulletin xuất bản tại Philippines ngày 20/5 dẫn lời Đại sứ Liên bang Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev cho biết, Nga đang rất cởi mở với các ý tưởng tiến hành tập trận quân sự chung với Philippines trong lĩnh vực chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn giống như những gì họ đã triển khai với Indonesia hồi đầu năm.

Tuy nhiên, theo Đại sứ Nikolay Kudashev, để một hoạt động hợp tác trở nên thường xuyên hơn, để tăng cường mối gắn kết trong quan hệ quân sự giữa Moscow và Manila, hai nước cần hình thành ý tưởng mới về "tái cấu trúc khu vực", đồng thời đạp đổ "bóng ma Chiến tranh lạnh".

Posted Image

Hoạt động quân sự trên biển Đông, đặc biệt là những cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines đã và đang là chủ đề Mowscov quan tâm, theo dõi (ảnh tập trận chung Mỹ - Philippines)

"Trong khi bóng ma của Chiến tranh lạnh vẫn đang tồn tại, trong khi các liên minh truyền thống vẫn duy trì bản chất chia rẽ, có thể điều đó sẽ là một vấn đề", ông Nikolay Kudashev nói với Manila Bulletin trong một cuộc phỏng vấn tại công viên Forbes thành phố Makati, ông "có cảm giác" như Philippines vẫn đang sống trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Nilkolai Kudashev lưu ý rằng các thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Philippines đã ký với các nước khác, đặc biệt là với Mỹ (Hiệp ước đảm bảo an ninh MDT) có nguồn gốc từ thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Posted Image

Sự quay trở lại châu Á và hiện diện ngày càng thường xuyên của Mỹ trên biển Đông khiến Moscow bắt đầu nhấp nhổm

"Những gì chúng tôi tin là cần thiết trong hiện tại, đó là một vấn đề lớn hơn để suy nghĩ và điều chỉnh lại. Chúng tôi (Nga) sẽ cố gắng để đạt được sự tinh tế nhất trong khả năng có thể, chúng tôi (Nga) sẽ không nói đến chuyện dỡ bỏ nó (hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ - Philippines - PV)".

Đại sứ Nga nói rõ hơn, "Điều chỉnh lại các liên minh này (gồm liên minh Mỹ - Philippines - PV) và làm cho chúng trở nên phù hợp với thời đại mới, thực tế mới của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thực tế của hoạt động hợp tác đối phó với các nguy cơ, bảo vệ nền kinh tế, phát triển các hoạt động kinh doanh. Chúng ta nên nghĩ về nó."

Ông Nikolay Kudashev nhấn mạnh, "Nhìn về tương lai là điều vô cùng quan trọng để thiết kế một cấu trúc khu vực mới, để tìm kiếm một hướng đi và điều đó không hề dễ dàng." Quay trở lại khả năng tập trân quân sự chung Nga - Philippines, Kudashev nhắc lại các chuyến thăm Manila của 3 tàu hải quân Nga thời gian gần đây.

Khu trục hạm chống tàu ngầm Admiral Panteleyev, tàu chở dầu Boris và tàu cứu hộ Fotiy Krylov đã đến Philippines vào tháng 2 vừa qua. Trong chuyến thăm này các thủy thủ Nga đã có hoạt động giao lưu với giới lãnh đạo quân sự và người dân Philippines.

Posted Image

Khu trục hạm chống tàu ngầm Admiral Panteleyev của Nga đã ghé thăm Philippines tháng 2 năm nay

"Trong các cuộc gặp (của lực lượng tàu chiến hải quân Nga) với đại diện hải quân và cảnh sát biển Philippines, phía Nga đã thảo luận với Philippines về vấn đề tập trận chung", Đại sứ Nikolay Kudashev cho biết.

Trong một động thái khác có liên quan, ngày hôm qua 21/5, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng tải một bài xã luận kêu gọi thành lập liên minh "chuẩn" Nga - Trung Quốc được Tân Hoa Xã và nhiều tờ báo tiếng Hoa trích dẫn lại.

Posted ImageTập trận chung hải quân Nga - Trung vừa diễn ra trên biển Hoàng Hải khiến nhiều người tin rằng đang manh nha hình thành một liên minh quân sự giữa Bắc Kinh với Moscow

Theo quan điểm của bài báo này, dầu khí sẽ là "đột phá khẩu" cho việc hình thành một liên minh "chuẩn" Trung Quốc - Nga mà trước hết, Trung Quốc sẽ cùng với Nga xây dựng và phát triển mạng lưới vận chuyển, cung cấp dầu, khí đốt từ Trung Á, ngành công nghiệp chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu và 1/2 ngân sách quốc gia của Liên bang Nga.

Nếu nhìn lại những hành động leo thang, của Trung Quốc trong lúc căng thẳng leo thang trên bãi cạn Scarborough bằng việc kéo dàn khoan khổng lồ 981 và những tàu chở dầu, lọc dầu "khủng" ra biển Đông thời gian vừa qua, không phải vô căn cứ nếu đặt ra giả thuyết Bắc Kinh muốn lôi kéo Moscow vào các dự án dầu khí (phi pháp - PV) của họ trên biển Đông.

Posted Image

Dàn khoan khổng lồ 981 Trung Quốc vừa kéo ra biển Đông, khi Nga quay trở lại khu vực này liệu Moscow có trở thành một "đồng minh" của Bắc Kinh là điều các bên liên quan đang quan tâm, theo dõi

Những dấu hiệu trên một mặt cho thấy người Nga đang thực sự quan tâm và tìm kiếm một vai trò ngày càng lớn hơn tại biển Đông, nhưng điều đáng chú ý hơn cả là Moscow dường như có khuynh hướng nghiêng về phía Trung Quốc.

Sự xuất hiện nhân tố mới trên biển Đông ngoài Mỹ, các nước đã bày tỏ sự quan tâm trước đó như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ thì sự hiện diện của Nga có thể sẽ là một nhân tố mới ít nhiều sẽ làm thay đổi cục diện trên biển Đông.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy

===========================

Người Nga tuy thật thà chất phác, nhưng họ thừa thông minh để không hợp tác với Trung Quốc ở Biển Đông. Họ chẳng có lợi gì khi hợp tác với Trung Quốc cả.

Ngược lại, họ có lợi lớn khi hợp tác và ủng hộ các nước Đông Nam Á - trong đó có Việt Nam ở Biển Đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Kinh hung hăng làm Hoa kiều gặp khó

Trong khi đang có các tranh cãi và đối đầu về chủ quyền ở Biển Đông, một số nhà quan sát lên tiếng cảnh báo hiện tượng người Hoa ở hải ngoại, nhất là các nước Á châu, có thể phải hứng chịu làn sóng dân tộc chủ nghĩa không lường trước được.

Philip Bowring, cựu chủ biên tạp chí Far Eastern Economic Review chuyên các vấn đề khu vực (nay đã đình bản), vừa có bài phân tích về khía cạnh này.

Cây bút kỳ cựu này cho rằng người Trung Quốc ở nước ngoài, nhất là các nước Đông Nam Á, cần quan ngại về thái độ hung hăng của chính quyền trong nước họ tại Biển Đông và cẩn trọng khi có bất cứ biểu hiện gì về ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Một điều mà người nào cũng hiểu là "Ăn cây nào rào cây ấy" - người sinh sống ở nước nào không kể sắc tộc đều được trông đợi trung thành với quốc gia sở tại.

So sánh với các nước khác trong khu vực, người gốc Hoa ở Philippines được cho là hội nhập tương đối tốt.

Người Hoa bắt đầu vào Philippines số lượng lớn từ nhiều thễ́ kỷ nay và thông qua hôn nhân với người bản địa họ dần dần thâm nhập vào trong xã hội, tới nỗi ngày nay nhiều khi khó có thể phân biệt được đâu là người gốc Hoa, chí ít là qua tên gọi.

Thí dụ cựu tổng thống Cory Aquino, thân mẫu tổng thống hiện tại, là người gốc Hoa với họ là Cojuangco, nhưng nghe tên không thì khó có ai biết điều này.

Không bỏ nguồn gốc

Một điều đáng chú ý là thế hệ người Hoa mới sang định cư ở các quốc gia khác trong chừng mực nào đó vẫn còn gắn bó chặt chễ với mẫu quốc.

Lý do thì có nhiều, như để làm ăn, hay để giữ trung lập trong các chủ đề gây tranh cãi có liên quan Trung Quốc. Một doanh nhân Philippines gốc Hoa mới đây được dẫn lời nói:

"Cha tôi là Trung Hoa còn cha dượng là Philippines. Hai ông hiện đang có cãi cọ. Việc của chúng tôi là tìm cách hàn gắn bất đồng".

Cộng đồng người Hoa đối diện nhiều đe dọa, nếu như Bắc Kinh bị cho là có thái độ hằn thù với quốc gia sở tại hay sử dụng người Hoa ở nước ngoài để chống lại quốc gia đó.

Người ta còn nhớ tình hình những năm 1965-1966, khi người gốc Hoa thiệt mạng nhiều nhất trong các vụ thanh trừng các nhóm thân cộng sản ở Indonesia.

Tương tự, ở Malaysia năm 1969, làn sóng bạo động của phe cộng sản một thập niên trước đó đã khiến người dân quay sang tấn công người gốc Hoa.

Liệu những gì xảy ra với người Hoa ở Việt Nam sau khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 có nằm trong trào lưu này hay không?

Philip Bowring cho là có, và viết thêm rằng nhiều người Hoa buộc phải ra đi lúc đó.

Trung Quốc và sự trỗi dậ́y về kinh tế của quốc gia này khiến tình hình trở nên phức tạp tại các nơi mà dân nhập cư gốc Hoa đã hội nhập đáng kể.

Nếu như ai đó bị ảnh hưởng bởi làn sóng bài Trung Quốc, thì đó trước hết sẽ là các doanh nghiệp bản địa nhỏ, gốc Hoa.

Sử sách

Trong một bài viết khác, phân tích gia Philip Bowring nhận định rằng cách thức dạy sử của Trung Quốc, nhất là trong các trường học, đã gây khó khăn cho việc giải quyết bất đồng về biển đảo.

Sách lịch sử của Trung Quốc, theo ông, đang có xu hướng bị thay đổi để biện minh cho các hoạt động bành trướng của nước này.

Vụ liên quan Bãi cạn Scarborough là một ví dụ. Bãi này nằm cách Luzon của Philippines 135 hải lý, nhưng cách Hoa Lục tới 350 hải lý.

Nó còn nằm trong khu vực Đặc quyền kinh tế của Philippines.

Để minh chứng cho tuyên bố chủ quyền của mình, bất chấp các chi tiết địa lý rành rành ở trên, Trung Quốc quay sang sử dụng cái mà nước này gọi là "bằng chứng lịch sử".

Bằng chứng mà Bắc Kinh đưa ra là bãi cạn, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo, cùng vùng biển xung quanh, đã được mô tả trong một bản đồ Trung Quốc có từ thế kỷ 13.

Chi tiết một tàu thủy của người Trung Quốc đã cập vào Hoàng Nham và ghi nhận sự tồn tại của bãi đá này trở thành một trong các chứng cứ về chủ quyền.

Trung Quốc cũng chứng minh chủ quyền đối với nhiều hòn đảo bằng cách thức như vậy. Bắc Kinh cũng lớn tiếng tuyên truyền về nhà hàng hải Trịnh Hòa thế kỷ 15, mà Trung Quốc coi là người khai phá nhiều vùng biển mới.

Tuy nhiên, cây viết Bowring chỉ ra rằng lịch sử cho thấy người Trung Quốc thực ra tới Biển Đông muộn hơn so với người nhiều dân tộc khác như người Indonesia, người Mã Lai, Philippines, và cả người Việt.

Người Indonesia có lịch sử viễn dương vượt xa người Trung Quốc: họ đã tới chiếm cứ hòn đảo lớn thứ ba thế giới là Madagascar, cách Indonesia 4.000 dặm cả nghìn năm trước các chuyến đi của đô đốc Trịnh Hòa.

Nay ngôn ngữ và dòng nhân chủng của Madagascar có tới 50% là gốc gác Malay.

Tóm lại cả hai luồng chứng cứ mà Trung Quốc đưa ra - "người Trung Quốc đã đặt chân tới đó đầu tiên" và "Trung Quốc có bằng chứng lịch sử" - đối với nhiều vùng biển đảo đều không thực sự thuyết phục.

Philip Bowring cho rằng Trung Quốc có sức mạnh để ép buộc các quốc gia khác phải lắng nghe tuyên bố chủ quyền của mình.

Thế nhưng Bắc Kinh cần dừng lại để lắng nghe phản ứng của các nước khác trước khi quá muộn.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lầu Năm Góc: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chuẩn bị đến Hà Nội

Thứ tư 23/05/2012 15:33

(GDVN) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng 6 tới trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài 1 tuần đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng 6 tới trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài 1 tuần đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương - BBC ngày 23/5 dẫn thông báo của Lầu Năm Góc cho biết.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.

Chuyến thăm Việt Nam 2 ngày của ông Panetta diễn ra 2 năm sau chuyến thăm tương tự của người tiền nhiệm Robert Gates hồi năm 2010. Đây sẽ là lần thứ 4 một bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới thăm Hà Nội.

"Mỹ có cam kết trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc phòng song phương với Việt Nam dựa trên sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau" - thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ George Little cho biết trong cuộc họp báo ngày 22/5.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.

Đây được cho là chuyến công du đầu tiên của ông Panetta trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương kể từ khi Lầu Năm Góc công bố chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực này hồi đầu năm nay.

Vấn đề Biển Đông sẽ lên bàn "Đối thoại Shangri-la"

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tham dự diễn đàn Shangri-la

Trước khi tới Việt Nam, ông Panetta sẽ đến Singapore tham dự diễn đàn an ninh thường niên mang tên "Đối thoại Shangri-la" (diễn ra từ 1/6-3/6), nơi ông sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước đồng minh chủ chốt trong khu vực và sẽ có một bài diễn văn quan trọng tại hội nghị này.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.

Ông Panetta dự kiến cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ bên lề hội nghị với các nhà lãnh đạo Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và một số quốc gia khác gồm Việt Nam để thống nhất lịch trình chuyến thăm Hà Nội - ông Little cho biết.

Trong khuôn khổ "Đối thoại Shangri-la", ông Panetta và các nhà lãnh đạo châu Á sẽ thảo luận về loạt các vấn đề đang thu hút sự quan tâm lớn trong khu vực như tranh chấp Biển Đông, tàu ngầm, chiến tranh mạng, máy bay không người lái và các mối đe dọa đang nổi lên.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.

Sau Việt Nam, ông Panetta có kế hoạch tới thăm Ấn Độ 2 ngày. Thời gian chi tiết diễn ra chuyến thăm Việt Nam, Ấn Độ của ông Panetta không được tiết lộ. Nhưng theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, lịch trình chi tiết của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ được công bố trong những ngày tới.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Nguyễn Hường (nguồn BBC)

=============================

Thiên Sứ viết:

Những hành động nhỏ nhặt không thể thay đổi các sự kiện liên quan đến khu vực. Hành động của họ sẽ không thay đổi được thực tế là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Việt Nam. Posted Image

Trung Quốc phản pháo kế hoạch mua Senkaku của thị trưởng Tokyo

Thứ sáu 01/06/2012 06:28 (GDVN) - Người phát ngôn Liu Weimin/Lưu Vị Dân cho rằng, "các hành động nhỏ nhặt" không thể thay đổi các sự kiện liên quan đến khu vực.

Tân Hoa Xã ngày 31/5 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân cho biết, "các hành động nhỏ nhặt" không thể thay đổi các sự kiện liên quan đến khu vực.

Posted Image

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin

Tuyên bố trên của phát ngôn viên Liu Weimin/Lưu Vị Dân được đưa tại một cuộc họp báo thường kỳ cùng ngày sau khi được yêu cầu cho biết phản ứng của Bắc Kinh về kế hoạch kêu gọi gây quỹ mua 3 trong số 5 hòn đảo thuộc vùng đảo tranh chấp Senkaku của thị trưởng thành phố Tokyo Shintaro Ishihara."Một số chính trị gia Nhật Bản đã thực hiện những hành động nhỏ nhặt để cố gắng gây rắc rối, nhưng hành động của họ sẽ không thay đổi được thực tế là quần đảo này thuộc về Trung Quốc" - ông Liu nói.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất mạnh ở đông bắc Nhật Bản

Một trận động đất mạnh 6,1 độ Richter đêm qua xảy ra ở vùng biển đông bắc Nhật Bản nhưng không gây ra cảnh báo sóng thần.

Posted Image

Trận động đất hôm qua xảy ra gần thành phố Hakodate của đảo Hokkaido, đông bắc Nhật Bản. Đồ họa: Myforecast

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất có cường độ 6,1 độ Richter, xảy ra lúc 0h02 ngày 24/5 theo giờ Tokyo (22h02 ngày 23/5 theo giờ Hà Nội). Tâm chấn nằm ở địa điểm cách thành phố Hakodate của đảo Hokkaido 120 km. Trận động đất xảy ra ở độ sâu 40 km.

Theo hãng Kyodo News, trận động đất làm rung lắc quận Aomori và các khu vực khác ở đông bắc Nhật Bản, tuy nhiên không có báo cáo nào về các dấu hiệu bất thường xung quanh các nhà máy hạt nhân. Cảnh báo sóng thần cũng không được ban bố.

Tháng 3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ Richter kéo theo sóng thần xảy ra tại khu vực bờ biển đông bắc Nhật Bản gây thiệt hại nặng nề. Khoảng 19.000 người thiệt mạng và mất tích sau thảm họa kép này. Sóng thần còn làm nhà máy điện hạt nhân Fukushima I bị hư hỏng nặng, gây rò rỉ phóng xạ ra môi trường khiến hàng trăm nghìn người trong khu vực phải đi sơ tán.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ trưởng NG TQ Phó Oánh đang có mặt ở khu vực quần đảo Trường Sa?

Thứ năm 24/05/2012 11:52

(GDVN) - Mặc dù không nói rõ về mục đích, thành phần chuyến đi và cả những hoạt động cụ thể của giới chức Bắc Kinh trên quần đảo Trường Sa, nhưng ông Thái Đắc Thắng khẳng định một cách chắc chắn, giới chức Đài Loan nắm rất rõ về chuyến đi này của bà Phó Oánh ra khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Đang lúc căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc leo thang trên bãi Scarborough sau khi Bắc Kinh cố tình chiếm đoạt quyền kiểm soát bãi cạn này từ Philippines sau ngày 10/4 vừa qua, báo giới Đài Loan lại vừa đưa tin nữ Thứ trưởng Ngoại giao Phó Oánh dẫn theo nhiều quan chức đến khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam -PV).

Posted Image

Bà Phó Oánh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc được giới truyền thông Đài Loan cho rằng đang có mặt ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV)

Thông tin trên được tờ Liên Hợp và tờ Focus Taiwan, hai tờ báo lớn xuất bản tại Đài Loan ngày 21/5 dẫn lời Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Đài Loan, Thái Đắc Thắng cho hay: Bà Phó Oánh, đương kim Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã dẫn một đoàn quan chức nước này ra khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Posted Image

Thông tin về chuyến đi ra khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam -PV ) của bà Phó Oánh được tờ Liên Hợp xuất bản tại Đài Loan đăng tải (ảnh chụp màn hình - GDVN)

Bản tin thời sự đài truyền hình Thâm Quyến phát lúc 1h trưa ngày 23/5, đài này dẫn nguồn tin truyền thông Đài Loan cho hay bà Phó Oánh dẫn đoàn ra khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam -PV ) từ ngày 15/5 đến ngày 25/5.Posted Image

Đài truyền hình Thâm Quyến dẫn nguồn tin truyền thông Đài Loan cho hay bà Phó Bảo và các quan chức Trung Quốc ra khu vực quần đảo Trường Sa từ 15/5 đến ngày 25/5 (ảnh chụp màn hình - GDVN)

Mặc dù không nói rõ về mục đích, thành phần chuyến đi và cả những hoạt động cụ thể của giới chức Bắc Kinh trên khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng ông Thái Đắc Thắng khẳng định một cách chắc chắn, giới chức Đài Loan nắm rất rõ về chuyến đi này của bà Phó Oánh ra khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV).

Posted Image

Theo tờ Liên Hợp và Focus Taiwan, Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Đài Loan khẳng định chắc chắn, bà Phó Oánh đang có mặt ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam -PV ) (thời điểm ngày 21/5/2012)

Đồng thời, Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Đài Loan còn cung cấp thêm, trong hành trình ra khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bà Phó Oánh và các thành viên sẽ rẽ qua khu vực gần đảo Ba Bình (thuộc chủ quyền Việt Nam đang do lực lượng Đài Loan chiếm đóng trái phép – PV).

Posted Image

Website bộ Ngoại giao Trung Quốc thời điểm 11h30 phút ngày 24/5/2012 đưa tin, ngày 23/5/2012 bà Phó Oánh đến Camphuchia dự đối thoại cấp Thứ trưởng Ngoại giao ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) tại Camphuchia, nhưng không đề ngày giờ cụ thể diễn ra hoạt động này. Hiện tại chưa có thông tin nào về hoạt động đối thoại trên được công bố trên các phương tiện truyền thông và website chính thức của ASEAN

Tuy nhiên, khi đối chiếu thông tin trên website bộ Ngoại giao Trung Quốc được biết, ngày 23/5/2012 bà Phó Oánh dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc đến Camphuchia dự đối thoại cấp Thứ trưởng Ngoại giao ASEAN + 3 (Trung – Nhật – Hàn), diễn đàn quan chức cấp cao Đông Á (EAS) và diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) nhưng không đưa ngày giờ cụ thể diễn ra các hội nghị này.

Đáng chú ý, tới thời điểm hiện tại vẫn chưa thấy có một dòng thông tin nào về cái gọi là “Đối thoại cấp Thứ trưởng Ngoại giao ASEAN + 3” trong thời điểm từ ngày 23/5/2012 trở đi được thông báo trên các kênh truyền thông cũng như website chính thức của tổ chức ASEAN hay các nước liên quan.

Posted Image

Lâm Úc Phương và 2 nghị sĩ Đài Loan khác đặt chân (trái phép - PV) lên bãi Bàn Than thuộc chủ quyền Việt Nam ngày 30/4/2012

Trong một động thái khác có liên quan, ngày 30/4/2012, 3 nghị sĩ Đài Loan do Lâm Úc Phương cầm đầu đã bay ra đảo Ba Bình thuộc chủ quyền Việt Nam (lực lượng quân sự Đài Loan đang chiếm đóng trái phép – PV), đồng thời các nhân vật này “thị sát” bãi Bàn Than nằm giữa đảo Ba Bình và đảo Sơn Ca, sau đó về đề nghị giới chức Đài Loan xây dựng (trái phép – PV) một kết cấu quân sự mang tính vĩnh cửu trên bãi Bàn Than thuộc chủ quyền Việt Nam.

Hiện tại giới chức Đài Loan chưa đưa ra bình luận cụ thể nào về đề xuất nêu trên của Lâm Úc Phương cũng như thông tin Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bà Phó Oánh đang có mặt ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

* Những thông tin về sự việc này sẽ được báo GDVN tiếp tục theo dõi và cập nhật Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga lần đầu bình luận về Biển Đông

Đại sứ Nga tại Philippines phản đối nước ngoài can thiệp vào khu vực, nhưng nói Nga quan tâm tới tự do hàng hải ở Biển Đông.

Đây là lần đầu tiên một quan chức Nga có bình luận về tình hình căng thẳng ở vùng biển này.

Đại sứ Nikolay Kudashev được báo Manila Bulletin dẫn lời nói rằng Nga, cũng như Hoa Kỳ, đều không phải là bên liên quan trong vụ đối đầu quanh Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, bởi vậy nên đứng ngoài.

“Nếu không, dường như chúng ta đang can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước."

Tuy nhiên, ông Kudashev nhấn mạnh rằng chính phủ Nga không hoàn toàn "thờ ơ" trước tình hình trong khu vực, vì vùng tranh chấp nằm ngay cạnh lãnh thổ của Nga.

Ông đại sứ nói, cũng giống như Hoa Kỳ, Nga quan ngại về tự do lưu thông hàng hải.

“Chúng tôi luôn cam kết ủng hộ tự do lưu thông. Chúng tôi là một phần của khu vực này, và tự do hàng hải là một trong các khía cạnh giải pháp của vấn đề Biển Đông rộng lớn hơn."

Đại sứ Kudashev nói Nga muốn có giải pháp hòa bình, thông qua thương lượng trực tiếp giữa các quốc gia trong khu vực, trên nguyên tắc đàm phán và đối thoại.

Đàm phán song phương

"Có thể nói rằng chúng tôi ủng hộ giải pháp song phương, nhưng trong quá trình đối thoại song phương này mà nảy sinh các giải pháp mới thì chúng tôi cũng không loại trừ chúng."

Theo ông đại sứ, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển "là cơ sở chắc chắn và hữu hiệu" trong quá trình thương thảo chủ quyền biển.

Những điều ông đại sứ Nga đưa ra trên đây thực ra không có gì mới, nhưng nó cho thấy Nga không muốn tụt hậu so với Hoa Kỳ trong hiện diện ở Biển Đông, cho dù lực lượng hải quân của Nga tại châu Á-Thái Bình Dương kém cạnh rất nhiều so với hải quân Mỹ.

Hiện Nga cũng đang chơi bài nước đôi, một mặt bán vũ khí, khí tài cho các quốc gia trong khu vực; mặt khác tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh.

Tháng trước Nga và Trung Quốc vừa tập trận chung trong hoạt động hải quân đầu tiên kể từ 2005.

Cuộc tập trận từ 22/4-27/4 ở Hoàng Hải có sự tham gia của tổng cộng 16 tàu và hai tàu ngầm của Trung Quốc, bốn tàu chiến và ba tàu hậu cần của hạm đội Thái Bình Dương, Nga.

Trong khi đó tin mới nhất cho hay Trung Quốc đã tăng con số tàu thuyền của mình tại khu vực Bãi cạn Scarborough, mà nước này gọi là Hoàng Nham.

Philippines nói Trung Quốc đã điều thêm năm tàu của chính phủ cùng hàng chục thuyền cá tới nơi đây.

Hiện chỉ có hai tàu của phía Philippines.

Hai nước đã giằng co đối đầu nhau về Bãi Scarborough từ tháng Tư đến nay.

Cũng theo Bộ Ngoại giao Philippines, vào hôm thứ Hai tuần này Trung Quốc có 5 tàu của trung ương, 16 tàu cá và 56 thuyền nhỏ trong vùng biển gần bãi cạn mà Philippines gọi là Panatag.

Posted Image

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc

Đâm xong rồi chôn luôn nạn nhân còn sống

Một cặp tình nhân trẻ tại Trung Quốc đã bị cảnh sát bắt giữ sau khi chôn sống người phụ nữ 68 tuổi mà họ đâm phải.

Posted Image

Vụ việc về bé Duyệt Duyêt bị người qua đường lờ đi sau khi gặp tai nạn đã gây ra sự phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc.

Được biết, cặp đôi này đã đi hát karaoke thâu đêm trước khi đâm phải người phụ nữ vào lúc rạng sáng tại tỉnh Chiết Giang hồi tháng trước, báo China Daily đưa tin.

"Một nhân chứng nói rằng ông ấy đã nghe thấy tiếng khóc của một ai đó và nhìn thấy một người phụ nữ lớn tuổi nằm sõng soài trên đường gần chiếc ô tô", China Daily trích lời một cảnh sát.

"Một chàng trai và một cô gái đã bước xuống xe và đưa người phụ nữ trung niên lên xe rồi nói rằng họ sẽ đem bà ấy tới bệnh viện."

Vì lo lắng sẽ bị bắt giữ vì uống rượu trong lúc lái xe, gây ra tai nạn, đồng thời tin rằng người phụ nữ lớn tuổi đã chết, cặp đôi này đã chôn luôn nạn nhân ngay bên đường thay vì đưa đi cấp cứu.

Tuy nhiên, khi cảnh sát tìm thấy xác người phụ nữ, họ phát hiện vẫn còn sống khi được chôn và bị chết do nghẹt thở, China Daily cho hay.

Câu chuyện trên đã trở thành chủ đề tranh luận gay gắt trên mạng xã hội Weibo, nơi mà cộng đồng mạng lên án mạnh mẽ cái gọi là sự suy đồi đạo đức trong xã hội Trung Quốc hiện đại.

"Những việc làm như vậy đã cho thấy xã hội của chúng ta thực sự có những vấn đề lớn cần đối mặt," một người sử dụng Weibo viết.

"Người dân Trung Quốc, tại sao lại tới mức này chứ?" một người khác bình luận.

Sự bùng nổ kinh tế Trung Quốc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng đang làm thay đổi các giá trị xã hội với một số than phiền rằng vật chất và quan điểm làm giàu nhanh chóng đã thay thế đạo đức xã hội.

Năm ngoái, một đoạn video về một bé gái 2 tuổi bị một chiếc xe tải cán qua người và bị những người đi bộ lờ đi tại một khu chợ ở miền nam Trung Quốc cũng đã gây ra sự phẫn nộ trong dư luận.

Sầm Hoa (Theo Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ rút khỏi Biển Đông có lợi cho quan hệ Trung - Ấn

Như người ta thường nói, sự khôn ngoan vẫn luôn tốt hơn sự dũng cảm. Có vẻ như chính sách ngoại giao của Ấn Độ đang đi theo câu cách ngôn đó khi quyết định rút lui khỏi kế hoạch hợp tác khai thác dầu mỏ tại Biển Đông sau khi Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ về kế hoạch này.

Mặc dù quyết định rút lui được lập luận là do “các lí do thương mại công nghệ” theo như các quan chức Ấn Độ tuyên bố thì triển vọng khai thác dầu là khá thấp – động thái này được nhìn nhận là hành động của Ấn Độ ngầm thừa nhận rằng việc khai thác dầu ở “sân sau” của Trung Quốc là vô hiệu và nó còn bị Trung Quốc coi là hành động “khiêu khích”.

Năm ngoái, khi Ấn Độ tuyên bố đang tiến hành đàm phán với Việt Nam để thăm dò dầu ở Biển Đông, ngay sau đó Bắc Kinh đã lên tiếng ầm ĩ cảnh cáo kế hoạch này.

Truyền thông của chính phủ Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng rằng: “Ấn Độ nên hiểu rằng những hành động của họ tại Biển Đông sẽ đẩy Trung Quốc đến giới hạn”, Trung Quốc “coi trọng mối quan hệ Trung-Ấn nhưng điều đó không có nghĩa Trung Quốc coi mối quan hệ đó là trên hết”.

Truyền thông Trung Quốc thậm chí còn tuyên bố rằng nước này đã tỏ ra “hòa bình” trong thời gian quá lâu nên một số quốc gia bắt đầu coi thường sự hòa bình đó.

Và mặc dù Ngoại trưởng Ấn Độ SM Krishna sau đó đã phát biểu rằng việc Ấn Độ hợp tác khai thác dầu với Việt Nam chỉ vì động cơ thương mại, động thái đó được dư luận nhìn nhận là một động thái “phô trương sức mạnh” về mặt ngoại giao của Ấn Độ, có thể sau khi nước này được Ngoại trưởng Mỹ cổ vũ rằng Ấn Độ “không nên chỉ nhìn về phía Đông mà phải gắn bó với phía Đông”.

Các nhà bình luận cho rằng trong nhiều năm Ấn Độ đã chứng kiến Trung Quốc “siết cổ” mình khi Trung Quốc áp dụng chiến lược “chuỗi ngọc trai”, thâm nhập Nam Á và thiết lập thế đứng vững chãi tại khu vực này. Ấn Độ đã không trả đũa Trung Quốc về hành động đó.

Nhưng các nhà phân tích cũng cảnh báo rằng không giống như các cuộc xung đột dọc biên giới mà có thể leo thang thành lời tuyên chiến chính thức, các lực lượng hải quân dễ bị “trượt vào một cuộc đối đầu quân sự nguy hiểm” mà không bên nào có ý định từ trước.

Khi tàu hải quân Ấn Độ ra khỏi bờ biển Việt Nam, hải quân Trung Quốc ngay lập tức đã cảnh báo rằng họ đang ở trên lãnh hải Trung Quốc. Mặc dù cả hai bên đã tìm cách hạ nhiệt vụ việc đó nhưng nó cũng cho thấy nguy cơ Trung Quốc và Ấn Độ có thể rơi vào xung đột tại các vùng biển quốc tế. Các nhà bình luận quốc tế đã phỏng đoán rằng “đó là cách thức bắt đầu các cuộc chiến tranh”. Tuy nhiên những lo ngại đó đã được dẹp bỏ sau khi Ấn Độ quyết định rút lui khỏi kế hoạch khai thác dầu với Việt Nam.

Trong những ngày gần đây, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines gia tăng do tranh chấp chủ quyền tại bãi cạn Scarborough. Truyền thông Trung Quốc đã tăng tốc khuấy động tinh thần dân tộc hiếu chiến mà các nhà bình luận cho rằng nhằm chuyển hướng sự chú ý của của dư luận trong nước khỏi chính các bê bối của nước này: vụ Bạc Hy Lai và Trần Quang Thành.

Cùng với những lời cảnh cáo cứng rắn tới Philippines, Trung Quốc cũng đã tiến hành “gây sức ép về kinh tế” với đất nước Đông Nam Á bằng cách dừng các chuyến du lịch của du khách Trung Quốc sang Philippines (với vỏ bọc là lí do an toàn) và đưa hoa quả nhập khẩu từ Philippines vào đối tượng bị kiểm soát nghiêm ngặt tai cửa khẩu (với vỏ bọc là một số “yếu tố độc hại” được phát hiện trong hoa quả của nước này).

Phản ứng trước sự leo thang trong căng thẳng giữa hai nước, Ấn Độ đã đưa ra tuyên bố đề nghị hai bên kiềm chế và duy trì hòa bình, an ninh trong khu vực. Tuyên bố cũng đề nghị hai bên giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao và theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Tuyên bố này không chỉ mang tính ngoại giao đơn thuần mà nó cho thấy Ấn Độ vẫn duy trì sự quan tấm đến tình hình ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc nước này rút lui khỏi kế hoạch khai thác dầu với Việt Nam cho thấy Ấn Độ quyết định chọn lựa con đường ngoại giao khôn ngoan nhằm tránh “khiêu khích” Trung Quốc.

CHẾT MỊA RỒI. MONG ĐÂY LÀ VẪN TRONG MỘT TRONG NHỮNG KỊCH BẢN MÀ CHÍNH PHỦ ĐÃ DỰ PHÒNG. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga thì nước đôi, Ấn thì nước 1.5 ( 2 ông kẹ này làm VN thất vọng quá ), chỉ còn lại US xem chừng đang cân nhắc hơn thiệt về lợi ích quốc gia của chính họ. Nghĩa khí giang hồ nói cho cùng cũng khó có chổ trong ván bài toan tính chính trị và lợi ích quốc gia.

Xem ra các nước nhỏ phải tự lực cánh sinh, sao còn không biết liên kết lại ? Còn nếu US ra tay tảo thanh biển Đông phen này có thể giành được sự ủng hộ toàn phần của dân chúng các nước yếu thế. Còn nếu US bỏ đồng minh lâu năm Phillipine trong cơn bỉ cực này thì nên đem câu sấu luôn siêu cường này...nước nhỏ phải lo chế tạo bom hạt nhân thôi :P để còn sống mái 1 phen oanh liệt...chết ! sao suy nghĩ giống Bắc triều Tiên vậy :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều lúc nhận thấy như thằng Bắc Triều Tiên lại hay. Cứ làm vài quả hạt nhân chả sợ bố con thằng nào. Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

NASA công bố hình ảnh đẹp mê hồn của mặt trời

Các nhà khoa học NASA mới công bố những hình ảnh mới về mặt trời với những màu sắc bổ sung làm nổi bật hoạt động trên bề mặt của ngôi sao này.

Hình ảnh dưới đây được ghi lại bởi Đài quan sát Solar Dynamics (SDO) trong vòng 24 giờ ngày 25/9/2011, nổi bật với những màu xanh da trời, xanh lá cây và vàng chói lọi.

“Đây không còn là câu chuyện khoa học (ám chỉ tới việc dùng màu sắc). Nhưng chúng trông thật đẹp”, nhà khoa học Scott Wiesinge từ Trung Tâm Vũ trụ Goddard cho biết.

“Những hình ảnh này cho chúng ta một cách nhìn mới mẻ và đầy màu sắc về mặt trời”, phát ngôn viên NASA cho hay.

Posted Image Posted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xác định được ngày Chúa Jesus bị hành hình?

27/05/2012 15:30

(TNO) Một nhóm nhà khoa học khi nghiên cứu về hoạt động địa chấn tại Biển Chết đã tìm ra ngày mà họ cho là thời điểm chính xác lúc Chúa Jesus bị hành hình trên thập tự giá.

Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng Chúa Jesus đã bị đóng đinh vào ngày thứ sáu 3.4 năm 33 sau công nguyên (CN). Thông tin ghi chép và manh mối thu thập được từ địa chất cùng với dữ liệu thiên văn học đã hỗ trợ suy đoán này.

Theo báo Anh Daily Mail, các nhà địa chất học đã điều tra sự xáo trộn địa chấn theo niên đại 4.000 năm ở lớp đất sâu 6 m phía trên cùng của trầm tích ở Biển Chết (Israel), cách Jerusalem khoảng 20 km.

Để phân tích hoạt động địa chấn trong khu vực, nhà địa chất học Jefferson Williams của hãng Supersonic Geophysical (Mỹ) và đồng sự Markus Schwab cùng Achim Brauer của Trung tâm nghiên cứu địa khoa học Đức đã tìm hiểu 3 lõi đáy nằm ngoài bờ biển Ein Gedi Spa kế bên Biển Chết.

Các lớp trầm tích sét dải, chỉ những lớp trầm tích theo từng năm, cho thấy có ít nhất 2 trận động đất lớn gây ảnh hưởng đến phần lõi: một trận động đất vào năm 31 trước CN và 1 trận nằm trong khoảng năm 26 đến 36 sau CN.

Giai đoạn thứ 2 xảy ra trong những năm Pontius Pilate là quan tổng trấn xứ Judea và khi những trận động đất được ghi nhận trong Kinh Thánh. Như vậy, ngày diễn ra cuộc hành hình, tức Ngày Thứ sáu tuần thánh, là khá chính xác, nhưng năm của sự kiện trên vẫn còn là nghi vấn, theo chuyên gia Williams.

Khi xét thêm lịch Do Thái và tính toán thiên văn, các chuyên gia cho rằng ngày thứ sáu 3.4 năm 33 sau CN là phù hợp nhất.

Hạo Nhiên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến hạm các nước đổ về quanh Biển Đông

Các tàu của Mỹ cũng như Nhật Bản hôm nay lần lượt tới Indonesia và Philippines, hai diễn biến nằm trong một loạt hoạt động của chiến hạm các nước quanh Biển Đông thời gian qua.

Posted Image

Từ ngày 28/5 tới 8/6, ba tàu Mỹ sẽ cùng tập trận chung với hải quân Indonesia. Trong ảnh là tàu USS Vandegrift, một trong ba tàu Mỹ tới cảng biển Tanjung Perak, thuộc thành phố thủ phủ Surabaya của tỉnh Đông Java, Indonesia. Ảnh: Navy.mil

Posted Image

Tàu đổ bộ USS Germantown trong một hoạt động thường lệ tại cảng San Diego. Tàu này cũng tham gia cuộc tập trận tại Indonesia. Ảnh: Navy.mil

Posted Image

Chiếc tàu thứ ba của Mỹ tới Indonesia là USGS Waesche của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ. Ảnh:USCG

Xem thêm: Bộ ba tàu Mỹ tới Indonesia tập trận

Posted Image

Cũng hôm nay, ba tàu hải quân của Nhật ghé thăm Philippines nhằm hợp tác nâng cao khả năng bảo vệ hàng hải và lãnh thổ cho Philippines. Trong ảnh là tàu JS Kashima (TV-3508), một trong ba tàu hải quân của Nhật tới Philippines. Tàu JS Kashima nặng 4.050 tấn, dài 143 m, rộng 18 m. Tàu được trang bị pháo 76 mm, 23 ống phóng ngư lôi với 360 thủy thủ. Ảnh: US Navy

Posted Image

Chiếc tàu thứ hai của Nhật tới Philippines là JS Shimayuki. Tàu này có tải trọng 3.050 tấn, dài 130 m, rộng 13,6 m. Tàu được trang bị pháo 76 mm, hai hệ thống súng máy tầm ngắn loại 20 mmm, một dàn phóng tên lửa hạm đối hạm, một dàn 23 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm với thủy thủ đoàn 200 người. Ảnh: Skycrapercity

Posted Image

JS Matsuyuki là chiếc tàu thứ ba của Nhật tới Philippines hôm nay. Tàu này nặng 3.050 tấn, dài 130 m, rộng 13,6 m. Nó được trang bị một pháo chính 76 mm, hai hệ thống vũ khí cận chiến 20 mm, một ống phóng tên lửa đất đối đất, một hệ thống tên lửa phòng không, một dàn phóng tên lửa chống tàu ngầm và hai ống phóng ngư lôi. Tàu có thủy thủ đoàn 200 người. Ảnh: Skycrapercity

Posted Image

Đầu tháng 4, soái hạm BRP Gregorio del Pilar (ảnh) của Philippines có vụ chạm mặt với hai tàu hải giám của Trung Quốc trên vùng biển gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Đây là sự kiện kéo theo căng thẳng giữa hai nước vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn không có người sinh sống. Sau đó Trung Quốc từng điều động tàu Ngư Chính 310 tới khu vực tranh chấp. Đây là tàu ngư chính lớn nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc. Ảnh: Inquirer

Posted Image

Tàu ngầm hạt nhân USS North Carolina của Mỹ cập cảng Subic, Philippines ngày 13/5 trong chuyến đi thường kỳ. Vịnh Subic cách bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, nơi Philippines và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền, khoảng 234 km về phía đông. Ảnh: US Navy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biệt kích Mỹ-Hàn bí mật nhảy dù vào do thám Triều Tiên

Thứ Ba, 29/05/2012 - 08:10

(Dân trí) - Các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ và Hàn Quốc đã nhảy dù vào Triều Tiên để thu thập thông tin tình báo về các cơ sở quân sự ngầm, một quan chức Mỹ tiết lộ.

Posted Image

Các binh sĩ Mỹ trong một cuộc nhảy dù từ máy bay của không quân.

Chuẩn tướng lục quân Neil Tolley, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm tại Hàn Quốc, cho biết tại một hội nghị tổ chức ở Florida hồi tuần trước rằng Bình Nhưỡng đã xây dựng hàng nghìn đường hầm kể từ chiến tranh Triều Tiên, tạp chí The Diplomat đưa tin. “Tất cả cơ sở hạ tầng đường hầm đều được che giấu khỏi các vệ tinh của chúng tôi”, ông Tolley nói. “Vì thế, chúng tôi đã điều các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc tới Triều Tiên để thực hiện công tác do thám đặc biệt”.

“Sau 50 năm, chúng tôi vẫn không biết nhiều về khả năng và quy mô đầy đủ của các cơ sở dưới lòng đất tại Triều Tiên”, ông Tolley nói thêm.

Chuẩn tướng Tolley cho hay các đặc công đã được cử đi với thiết bị siêu nhỏ để thuận tiện cho hoạt động của họ và giảm tối thiểu nguy cơ bị các lực lượng Triều Tiên phát hiện.

Ít nhất 4 trong số các đường hầm được Bình Nhưỡng xây dựng dưới khu phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên, theo ông Tolley.

Trong số các cơ sở được xác định có 20 sân bay được xây dựng một phần dưới lòng đất và hàng nghìn địa điểm pháo binh.

Hồi tháng 2, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã xây ít nhất 2 đường hầm mới tại một địa điểm thử hạt nhân, nhiều khả năng để chuẩn bị cho một vụ thử nghiệm mới.

An Bình

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất mạnh 5,2 độ Richter rung chuyển Tokyo

Theo ghi nhận của phóng viên tại Nhật Bản, trung tâm thủ đô Tokyo sáng sớm 29/5 đã bị rung chuyển bởi trận động đất mạnh 5,2 độ Ritcher.

Posted Image

Xung động địa chấn có thể cảm nhận rõ rệt ở thủ đô Tokyo. (Nguồn: Internet)

Trận động đất xảy ra vào lúc 1 giờ 26 phút sáng (giờ địa phương) với tâm chấn nằm ở độ sâu 80km ở Tây Bắc tỉnh Chiba, tọa độ 35,8 độ vĩ Bắc và 140,1 độ kinh Đông.

Xung động mạnh của động đất có thể cảm nhận rõ rệt ở Tokyo, đặc biệt là ở các quận như Taito, Sumida, Koto, Shibuya với chấn độ 4, theo thang chấn độ của Nhật Bản.

Hiện chưa có thống kê nào về thiệt hại liên quan đến trận động đất trên.

Theo vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc phản pháo phát biểu của ngoại trưởng Mỹ

Thứ ba, 29/5/2012, 10:09 GMT+7

Bắc Kinh lên tiếng đáp trả phát biểu mới đây của bà Hillary Clinton có liên quan tới tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

> Clinton: 'Trung Quốc đang vượt quá giới hạn'

> Tàu chiến các nước đổ về quanh Biển Đông

Posted Image

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi. Ảnh: Kyodo/AP

"Chúng tôi đã biết các thông tin liên quan và bày tỏ sự quan ngại về điều này. Theo những gì chúng tôi biết, về vấn đề Biển Đông, các nước thành viên ASEAN không tham gia tranh chấp và các nước ngoài khu vực này đều không liên quan tới các tranh chấp chủ quyền", báo Philippines Star dẫn lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Phát biểu này được đăng trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines.

Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc cũng cho hay Bắc Kinh theo đuổi việc giải quyết tranh chấp thông quan thương lượng với các nước liên quan trực tiếp.

Phát biểu của ông Hồng là phản ứng đầu tiên của Trung Quốc đối với tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Clinton. Trong một phiên điều trần tại Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại của Thượng viện Mỹ hôm 23/5, bà Clinton cho rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông vượt quá sự cho phép của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Tại phiên điều trần kể trên, ngoại trưởng Clinton cùng các tướng lĩnh quân sự Mỹ đã có lời đề nghị mạnh mẽ về việc Mỹ nên tham gia vào UNCLOS 1982. Bà Clinton cho rằng việc Mỹ không phê chuẩn công ước này làm suy yếu sự ủng hộ của Washington đối với các đồng minh trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

Đối với vấn đề ở Biển Đông, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã khẳng định từ năm 2010 rằng dù không phải là một nước có liên quan tới tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này, nhưng Mỹ vẫn có lợi ích đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, cũng như tự do hàng hải tại các vùng nước vốn nằm trên tuyến đường biển trọng yếu của thương mại toàn cầu.

Trung Quốc thì muốn giới hạn việc giải quyết tranh chấp Biển Đông trong phạm vi các nước có tuyên bố chủ quyền liên quan. Trong khi đó Mỹ luôn kêu gọi một giải pháp đa phương đối với các tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông.

Trong một diễn biến khác, Bắc Kinh hôm qua tuyên bố hoanh nghênh đại sứ mới được chỉ định của Philippines, bà Sonia Brady, và mong nhà ngoại giao này sớm nhận nhiệm vụ.

"Chúng tôi hoanh nghênh chính phủ Philippines cử đại sứ tới Bắc Kinh càng sớm càng tốt, và chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp cải thiện những trao đổi giữa hai nước thông qua các kênh ngoại giao", Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Trung Quốc và Philippines có căng thẳng ngoại giao vì tranh chấp chủ quyền tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ đầu tháng trước. Không bên nào có dấu hiệu nhượng bộ, trong khi căng thẳng liên tục gia tăng với các diễn biến khác nhau.

Phan Lê

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc muốn “hạ bệ” ảnh hưởng của đối thoại an ninh Shangri-La?

Thứ sáu 01/06/2012 10:25

(GDVN) - Những biểu hiện, dấu hiệu lạ của quan chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bộc lộ điều này. Sở dĩ Trung Quốc hạ bệ vai trò của diễn đàn Shangri-La không phải vì họ coi nhẹ, ngược lại họ rất quan tâm và lo sợ bởi vì diễn đàn này sẽ trực tiếp đe dọa chiến lược độc chiếm biển Đông, tham vọng bá quyền của Bắc Kinh

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dự Đối thoại Shangri-La 2012

Trung Quốc yêu cầu Mỹ tôn trọng các lợi ích của Bắc Kinh ở châu Á

Báo TQ đăng ảnh hoạt động của quân TQ đồn trú trái phép tại Trường Sa

TQ viện trợ 19 triệu USD cho Campuchia để giảm căng thẳng biển Đông"

Shangri-La, kịch bản “đánh” và “đàm” của Trung Quốc trên biển Đông

Trước thềm Đối thoại Sangri-La: Trung Quốc gây sự là việc làm đã có tiền lệ

Hôm nay, 1/6/2012 đối thoại an ninh chiến lược khu vực châu Á – Thái Bình Dương Shangri-La lần thứ 11 chính thức khai mạc tại Singapore, kéo dài 3 ngày và quy tụ giới chức quân sự cao cấp, chuyên gia, học giả của 28 quốc gia.

Posted Image

Đối thoại Sangri-La 2012 lần này sẽ được bắt đầu bằng bài diễn văn của Tổng thống Cộng hòa Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.

Trung Quốc tìm cách “hạ bệ” ảnh hưởng của đối thoại Shangri-La

Đối thoại an ninh chiến lược khu vực châu Á – Thái Bình Dương là một cơ chế mở, không ràng buộc nhưng thực tế nó đóng vai trò quan trọng số 1 hiện nay trong lĩnh vực chiến lược an ninh, quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tại diễn đàn này, Mỹ và các bên liên quan tham vấn, trao đổi lẫn nhau xung quanh nhiều vấn đề mang tính chiến lược vì vậy được khá nhiều quốc gia quan tâm.

Posted Image

Đối thoại Shangri-la 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó, ông Robert Gates đăng đàn đề cập quan điểm của Mỹ về vấn đề biển Đông khiến Trung Quốc khó chịu

Trung Quốc chính thức tham dự diễn đàn Shangri-la từ năm 2007. 4 năm liên tục, Bắc Kinh đều cử 1 Phó tổng tham mưu trưởng dẫn đầu đoàn quân sự Trung Quốc đến Singapore dự đối thoại, năm 2011 “đột ngột” nhảy lên cấp Bộ trưởng Quốc phòng, ông Lương Quang Liệt dẫn đầu đoàn Trung Quốc dự đối thoại Shangri-la.

Tuy nhiên, khá bất ngờ, Shangri-la 2012 đã cận kề mà không có thông tin nào về đoàn Trung Quốc sẽ tham dự đối thoại lần này cho tới tận phút chót, trong cuộc họp báo ngày hôm qua 31/5, người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc, thượng tá Dương Vũ Quân cho hay, Bắc Kinh cử trung tướng Nhiệm Hải Tuyền, Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc làm trưởng đoàn đi dự đối thoại Shangri-La.

Posted Image

Phát ngôn viên quân đội Trung Quốc, thượng tá Dương Vũ Quân

Có lẽ để tránh những đồn đoán của dư luận về sự giảm đột ngột cấp độ trưởng đoàn Trung Quốc dự đối thoại an ninh quan trọng này, Dương Vũ Quân nhấn mạnh, việc bố trí nhân sự như vậy là do “nhu cầu công việc”!?

Cùng ngày, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lưu Vị Dân cũng lên tiếng phân bua về cái sự lạ lùng này:

“Sự vụ của châu Á – Thái Bình Dương nên để các nước châu Á – Thái Bình Dương xử lý, các bên đều nên nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực này, chớ nên khơi ra nghị trình quân sự và an ninh nổi cộm”.

Posted Image

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân muốn "nhắc nhở ai chớ khơi ra các nghị trình quân sự và an ninh nổi cộm" tại Shangri-La, nhắc nhở đó nhằm mục đích gì?

Tại sao Trung Quốc lại có sự thay đổi 180 độ đối với một diễn đàn an ninh quan trọng như vậy tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương? Có thể thấy, biển Đông là một trong những nguyên nhân, và là nguyên nhân quan trọng nhất.

Và điều này một lần nữa cho thấy Bắc Kinh sợ, rất sợ quốc tế hóa vấn đề biển Đông, rất ngán Mỹ và các quốc gia khác can thiệp vào việc giải quyết tranh chấp theo tinh thần đàm phán hòa bình, cơ chế đa phương trên cơ sở luật pháp và trọng tài quốc tế.

Đó không phải là một kết luận chủ quan ngẫu nhiên, bởi điều này đã được minh chứng cụ thể bằng những hành động cũng như tín hiệu, thông điệp mà Bắc Kinh gửi đi qua giới truyền thông thời gian vừa qua, nhất là sau khi xảy ra căng thẳng trên bãi đá Scarborough giữa Trung Quốc với Philippines.

Posted Image

Nhiệm Hải Tuyền, trung tướng, Phó giám đốc học viện Khoa học quân sự Trung Quốc được cử làm trưởng đoàn đại diện Bắc Kinh dự Shangri-La 2012, Trung Quốc đột ngột giảm cấp độ trưởng đoàn từ Bộ trưởng Quốc phòng sang một viên trung tướng cấp cục - vụ là một dấu hiệu lạ của Shangri-La năm nay

Sự kiện căng thẳng ấy bắt đầu từ ngày 10/4 thì đến ngày 4/5 ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lên đường thăm Mỹ, một chuyến thăm của quan chức cao cấp nhất quân đội Trung Quốc tới Mỹ sau 9 năm trời, biển Đông và Scarborough được dư luận giới quan sát quốc tế cho rằng là một trong những nội dung quan trọng được ông đặt ra với người Mỹ.

Và mới đây thôi, cũng chính ông Lương Quang Liệt bất ngờ xuất hiện tại Campuchia trước và trong hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 6 với quá nhiều dấu hiệu “lạ”.

Đầu tiên, ông đại diện cho Bắc Kinh ký hiệp định viện trợ quân sự cho Campuchia 19 triệu USD để xây dựng quân đội nước này.

Động thái được tờ QQ News nhận định là nhằm “giảm căng thẳng trên biển Đông?!”. Dư luận không thể không đặt ra câu hỏi, Campuchia đâu có tranh chấp hay “gây hấn” gì với Trung Quốc trên biển Đông mà Trung Quốc tự nhiên lại “cho không” Campuchia 19 triệu USD để giảm căng thẳng?

Posted ImageÔng Lương Quang Liệt và người đồng cấp Campuchia, tướng Tea Banh ký hiệp định hợp tác, trong đó Bắc Kinh "cho không" Phnom Penh 19 triệu USD viện trợ quân sự

Hóa ra, năm nay là năm Campuchia đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên ASEAN, có thể ít nhiều với khoản viện trợ ấy, Bắc Kinh muốn Campuchia bằng cách nào đó, làm thế nào đó để ASEAN không kết thành một khối và đứng ra đại diện 4 nước có tranh chấp trên biển Đông đàm phán với Trung Quốc mà để cho Bắc Kinh đàm phán tay đôi với từng nước, như thế dễ hơn.

Cũng trong chuyến công du trước thềm khai mạc Shangri-La đúng có 2 ngày này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc còn lên tiếng cáo buộc Philippines là “thủ phạm” gây căng thẳng trên bãi Scarborough và “nghiêm khắc yêu cầu” Manila không được làm phức tạp thêm tình hình.

Ngoài ra, ông có 45 phút để trao đổi với các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN về quan điểm đàm phán tay đôi giải quyết tranh chấp vấn đề biển Đông, dứt khoát không chấp nhận đàm phán đa phương, phản đối kịch liệt đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế cũng như để một bên thứ 3 khác tham dự, dù họ có tuyên bố mình có lợi ích, thậm chí là lợi ích cốt lõi ở biển Đông.

Posted ImageQQ News đưa tin ông Lương Quang Liệt gặp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore với thông tin bôi đậm đầy ẩn ý làm đau đầu các nhà phân tích

Và thật bất ngờ, tờ QQ News lại một lần nữa khiến dư luận phải “choáng” khi đưa tin ngày 29/5, tại Phnom Penh, ông Lương Quang Liệt đã có cuộc gặp và làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore – nước chủ nhà đăng cai đối thoại Shangri-La.

Bài báo này chỉ nói hai ông gặp gỡ, thúc đẩy hợp tác chung chung mà không có thông tin cụ thể nào về lĩnh vực hợp tác. Không lẽ họ chỉ gặp, chào nhau và nói mấy câu?

Sẽ chẳng có gì đáng nói vì việc hai quan chức gặp nhau là điều bình thường, nếu như QQ News không bôi đen, tô đậm thông tin: “Trung Quốc sẽ trước sau như một ủng hộ vai trò mang tính xây dựng đặc biệt mà Singapore đã phát huy trong các sự vụ của khu vực cũng như quốc tế, đồng thời (Trung Quốc) cũng hy vọng phía Singapore ủng hộ Trung Quốc trong những vấn đề liên quan đến lợi ích to lớn của Trung Quốc”.

Một trong những cái gọi là “liên quan đến lợi ích to lớn của Trung Quốc” nóng hổi và nổi bật hiện nay đó chính là vấn đề biển Đông, mà chỉ 2 ngày sau đó có hẳn một cuộc đối thoại của lãnh đạo quân đội 28 nước, họ sẽ bàn về an ninh biển Đông cũng như căng thẳng trên bãi cạn Scarborough thì ông Liệt lại không tham dự.

Mỹ muốn xây dựng một NATO ở châu Á – Thái Bình Dương

Đối lập hoàn toàn với sự "hững hờ" (thực tế là đặc biệt quan tâm, nhưng quan tâm kiểu khác) bất ngờ của giới chức Trung Quốc đối với đối thoại Shangri-La, đến Singapore tham dự đối thoại năm nay ngoài Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta còn có sự tháp tùng của Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey và Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Samuel Locklear.

Ngoài bộ ba được mệnh danh là "Big Three" – tạm dịch là “3 ông lớn”, phái đoàn Mỹ còn có sự góp mặt của hai Thượng nghị sĩ John McCainJoe Lieberman.

Posted ImageĐối lập với Trung Quốc, phái đoàn Mỹ tham dự Shangri-La 2012 với đội ngũ hùng hậu nhất: Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân - tướng Martin Dempsey và thêm cả Tư lệnh Hạm đội 7 Samuel Locklear

Đội hình Mỹ tham dự Shangri-La 2012 được đánh giá là hùng hậu nhất từ trước đến nay, trong đó ông Leon Panetta và tướng Martin Dempsey trước đó, hôm 23/5 đã cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton hối thúc các nhà lập pháp Mỹ thông qua việc Mỹ phê chuẩn Công ước biển Liên Hợp Quốc để họ có thể can thiệp sâu hơn vào những tranh chấp trên biển Đông, bảo vệ lợi ích của Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lấn lướt, táo tợn hơn trên biển Đông.

Ngay như Thượng nghị sĩ John McCain cũng là người đặc biệt quan tâm đến vấn đề biển Đông, trước đó không lâu ông đã phải lên tiếng yêu cầu giới chức Hoa Kỳ chớ để “Trung Quốc muốn làm gì thì làm” sau khi xảy ra căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines trên biển Đông.

Sớm hôm nay, 1/6/2012 trên website bộ Quốc phòng Mỹ, tướng Martin Depsey, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Liên quân cũng đã bóng gió xa xôi về khả năng hình thành một tổ chức tương tự như NATO ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và chuyến đi này Mỹ muốn biết ý các bên thế nào.

Một mặt ông nhấn mạnh sự quay trở lại khu vực Thái Bình Dương không phải là thiết lập sự thống trị của Mỹ mà mục tiêu chính là cùng các đối tác trong khu vực duy trì, tăng cường môi trường hợp tác an ninh giữa các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.

Posted Image

Chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân, tướng Martin Dempsey muốn nghe tướng lĩnh, học giả 27 nước dự đối thoại Shangri-la nói về vấn đề biển Đông

Tướng Martin Dempsey nói ông muốn nghe những gì quan chức quốc phòng của 27 nước khác có thể nói về tranh chấp chủ quyền biển Đông, bãi đá Scarborough và đảo Senkaku biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với các bên liên quan. Tuy nhiên tướng Martin Dempsey cũng nói rõ, Mỹ không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp mà khuyến khích các bên giải quyết qua con đường hòa bình.

"Tôi nghĩ đó là sức mạnh tuyệt vời của NATO", Dempsey nói, “một tổ chức an ninh tương tự như với NATO liên quan đến sự tham gia của nhiều quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có thể có giá trị, nhưng chỉ khi các quốc gia khác muốn nó. Chúng tôi sẽ phải xem cảm giác hài lòng của các đối tác của chúng tôi và không chỉ cố gắng trong việc tìm một vài cách áp đặt trên họ".

Posted Image

Lần đầu tiên Mỹ nhắc tới lợi ích cốt lõi của mình trên biển Đông được Ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra trong chuyến công du Hà Nội ngày 23/7/2010

Như vậy có thể thấy rõ ràng, trong khi Mỹ tiếp tục khẳng định sự hiện diện và vai trò của mình tại biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương là nhằm “bảo vệ lợi ích, lợi ích cốt lõi” của Mỹ thì Trung Quốc thực sự lo sợ vấn đề biển Đông bị quốc tế hóa, Mỹ và các bên liên quan sẽ tham dự tiến trình giải quyết tranh chấp, hoặc chí ít sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến điều đó.

Những biểu hiện, dấu hiệu lạ của quan chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bộc lộ điều này. Sở dĩ Trung Quốc hạ bệ vai trò của diễn đàn Shangri-La không phải vì họ coi nhẹ, ngược lại họ rất quan tâm và lo sợ bởi vì diễn đàn này sẽ trực tiếp đe dọa chiến lược độc chiếm biển Đông, tham vọng bá quyền của Bắc Kinh mặc dù Trung Quốc thừa hiểu nó quan trọng như thế nào đối với khu vực cũng như các quốc gia láng giềng khác.

Thay vào đó, Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động của các tổ chức khác mà Trung Quốc có thể can dự hoặc kiểm soát tốt hơn, ví như tổ chức hợp tác Thượng Hải, hợp tác Trung Á, ASEAN…sẽ được đề cập và phân tích kỹ hơn trong loạt bài sắp tới.

Những động thái nêu trên từ cả hai phía Trung Quốc và Mỹ cho thấy, Shangri-La và các diễn đàn quốc tế đa phương tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là môi trường, là cơ hội rất tốt cho các bên tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đưa ra công luận những vấn đề Trung Quốc đang cố tình áp đặt luật chơi riêng nhằm thực hiện âm mưu bá chủ, độc chiếm.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đều hối thúc Thượng viện thông qua việc phê chuẩn Công ước biển Liên Hợp Quốc để Mỹ thuận lợi hơn khi can thiệp vào biển Đông, đầu tiên và trước hết là bảo vệ "lợi ích cốt lõi" của Mỹ.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rất rõ một vấn đề, trong quan hệ quốc tế cố nhiên lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng, đối với bên nào cũng vậy thì Mỹ, Nhật Bản hay một bên thứ 3 nào đó cũng không ngoại lệ. Mỹ, Nhật Bản quay trở lại biển Đông hoặc khẳng định sự hiện diện của mình tại nơi đây, đầu tiên và trước hết là để bảo vệ lợi ích, thậm chí lợi ích cốt lõi của họ chứ không phải vì một bên nào cả, dù cho có thể bên đó là đồng minh của họ.

Do đó, một điều rất quan trọng đặt ra cho các bên có tranh chấp và không có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc tại khu vực là cần làm rõ lợi ích của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia…trong khu vực là gì để cùng phối hợp với họ, tận dụng sự quan tâm chú ý cộng đồng quốc tế nhằm nâng cao vị thế của chính mình trên bàn đàm phán, hạn chế tối đa sự lấn lướt, áp đặt luật chơi của Trung Quốc.

Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mặc nhiên là một nhiệm vụ thiêng liêng không thể thoái thác, nhưng bảo vệ như thế nào cho hiệu quả là điều cần suy nghĩ, tính toán chắc chắn. Trong đó, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đoàn kết dân tộc, đi bằng đôi chân của chính mình là yếu tố sức mạnh nội tại mang tính quyết định, đồng thời phải tận dụng tối đa sự ủng hộ cũng như xu thế, trào lưu của công luận quốc tế và các bên thứ 3 sẽ giúp các bên có tranh chấp chủ quyền tránh được những nguy cơ từ âm mưu, tham vọng của Trung Quốc.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện.

Chân thành cảm ơn độc giả!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan chức an ninh Trung Quốc làm gián điệp cho Mỹ

01/06/2012 18:50

(TNO) Một quan chức thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã bị bắt vì bị nghi ngờ làm gián điệp cho Mỹ, theo tiết lộ của Reuters trong hôm 1.6.

Posted Image

Trụ sở CIA - Ảnh: AFP

Hãng Reuters dẫn các nguồn tin độc quyền cho biết vụ việc được hai nước giữ kín trong vài tháng qua trong lúc cả hai cố gắng ngăn chặn một cuộc khủng hoảng quan hệ mới.

Quan chức nói trên là phụ tá của một Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Ông này bị bắt giam vào đầu năm nay vì các cáo buộc chuyển thông tin về hoạt động gián điệp ở nước ngoài của Trung Quốc cho Mỹ trong nhiều năm.

Vụ án được xem là vụ xâm phạm tồi tệ nhất từng được biết trong ngành tình báo quốc gia Trung Quốc trong hai thập kỷ. Nó được tiết lộ sau hai vụ bẽ mặt lớn dính líu đến các cơ quan ngoại giao Mỹ của bộ máy an ninh Trung Quốc vào thời điểm căng thẳng quan hệ song phương.

Viên phụ tá, bị bắt giữ trong thời điểm giữa tháng 1 và tháng 3, từng làm việc tại văn phòng một Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Bộ này phụ trách các hoạt động tình báo nội địa và hải ngoại của Trung Quốc.

Ông ta được trả hàng trăm ngàn USD và nói được tiếng Anh.

Theo Reuters, tất cả mọi nguồn tin đều giấu tên vì sợ bị trừng phạt.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa trả lời đề nghị bình luận của Reuters trong hôm 1.6.

Các nguồn tin không tiết lộ danh tính của gián điệp hoặc viên thứ trưởng mà ông ta giúp việc. Viên thứ trưởng đã bị đình chỉ công tác và thẩm vấn.

Vụ việc được xếp hạng là vụ bê bối gián điệp Trung - Mỹ nghiêm trọng nhất từng được tiết lộ kể từ năm 1985, khi sĩ quan tình báo cao cấp thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc Du Cường Thanh đào tẩu sang Mỹ.

Du đã khai với người Mỹ rằng một chuyên gia phân tích về hưu của CIA từng làm gián điệp cho Trung Quốc. Chuyên gia phân tích này đã tự sát trong một nhà tù Mỹ vào năm 1986, vài ngày trước khi ông ta bị tuyên án.

Nghi can gián điệp bị bắt trong cùng khoảng thời gian nổ ra vụ bê bối chính trị tồi tệ nhất Trung Quốc trong vài thập kỷ mặc dù các nguồn tin cho hay hai vụ việc không có mối liên hệ.

Vụ bê bối chính trị nổ ra vào tháng 2 khi cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy đến ẩn náu tại Tòa lãnh sự Mỹ ở Thành Đô trong 24 giờ đồng hồ.

Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai sau đó bị cách chức và điều tra về các vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong khi vợ ông bị điều tra về nghi án sát hại một doanh nhân người Anh.

Washington đã giữ im lặng về vụ bê bối này, song vào tháng 4, quan hệ hai nước thêm căng thẳng khi luật sư khiếm thị Trần Quang Thành đào thoát từ nơi ông bị quản thúc tại gia đến Tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh.

Ông Trần đã ở lại tòa đại sứ sáu ngày, gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao mới vốn chỉ được giải quyết khi Bắc Kinh cho phép ông rời khỏi đất nước vào tháng trước để đi du học tại Mỹ.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một cuốn sách chấn động chính trường Trung Quốc

BAODATVIET

Cập nhật lúc :9:49 AM, 01/06/2012

Tuyển tập những cuộc đàm đạo với cựu Bí thư Thành ủy Bắc Kinh bị bỏ tù Trần Hy Đồng có thể gây ra một cơn địa chấn chính trị ở Trung Quốc.

Hồi giữa những năm 1990, Trần Hy Đồng vốn là trung tâm của một vụ bê bối tham nhũng. Theo ý kiến của một số nhà phân tích, vụ bê bối này khá giống với vụ cách chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai.

Tuyển tập này sẽ xuất hiện trên các quầy sách vào tháng tới. Tuy nhiên, xét theo một số trích đoạn đăng tải trên báo chí Hong Kong và phương Tây, có thể nói rằng, cuốn sách sẽ củng cố thêm ý kiến cho rằng vụ cách chức Bạc Hy Lai có lý do chính trị. Năm 1998, Trần Hy Đồng đã bị kết án 16 năm tù. Và bây giờ, sau nhiều năm im lặng, ông công khai lên tiếng tự minh oan.

Trần Hy Đồng cho rằng ông là nạn nhân của cuộc đấu đá giữa các phe phái khác nhau trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và những cáo buộc vô lý về tham nhũng thì chỉ là cái cớ để bãi chức ông ta. Theo lời Trần Hy Đồng, vụ án này là “không công bằng nhất trong tố tụng tư pháp đối với các nhà lãnh đạo cấp cao kể từ thời gian cách mạng văn hóa”. Trong một cuộc phỏng vấn, ông lưu ý: “Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực, bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Các đối thủ có thể không từ thủ đoạn nào để giành chính quyền”.

Khi bùng nổ vụ Vương Lập Quân chạy vào lãnh sự quán Mỹ, một số blogger lập tức nhớ lại câu chuyện Trần Hy Đồng. Trong trường hợp Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Trần Hy Đồng, phát súng đầu tiên là là cuộc điều tra Phó Thị trưởng Bắc Kinh Vương Bảo Sâm, một cộng sự thân tín nhất của Trần Hy Đồng. Chỉ sau khi Vương Bảo Sâm tự tử, thông tin về việc ông chủ chính của Bắc Kinh nhận những khoản hối lộ khổng lồ mới rộ lên.

Theo các blogger, vụ Bạc Hy Lai có nhiều điểm tương đồng. Chỉ sau khi Phó thị trưởng Trùng Khánh kiêm Giám đốc công an Vương Lập Quân, người trong mấy năm liền là cánh tay phải của Bạc Hy Lai, trở thành đối tượng của sự chú ý, từ phía các cơ quan thực thi pháp luật đã vang lên những lời cáo buộc Bạc Hy Lai về những hành vi sai trái và ông bị mất chức Ủy viên Bộ Chính trị.

Mặc dù các sự kiện cụ thể không giống hệt nhau, nhưng điều này cho thấy rằng ở Trung Quốc cáo buộc tham nhũng không hiếm khi đã và đang trở thành vũ khí đấu tranh nội bộ. Phó viện trưởng Viện Á Phi thuộc Trường ĐHTH Moscow (MGU) nhận xét: “Cuốn sách này xuất hiện vào thời điểm rất thú vị, khi cả Trung Quốc tranh luận om xòm về vụ cách chức Bạc Hy Lai. Ấn phẩm này là rất kịp thời và có thể nói là sẽ đổ thêm dầu vào lửa. Hồi những năm 1990, vụ Trần Hy Đồng có tiếng vang rất lớn. Tuy nhiên, phải nói rằng, vụ bê bối Bạc Hy Lai gây ra phản ứng lớn hơn nhiều. Lý do không chỉ là do ông Bạc Hy Lai là một chính khách tầm cỡ hơn mà ở chỗ xã hội Trung Quốc đã thay đổi”.

Theo ông Andrey Karneev, sau khi Internet và các mạng xã hội trở nên phổ biến ở Trung Quốc, tình hình đã thay đổi. Nhiều người đang thảo luận những gì xẩy ra với Bạc Hy Lai và gia đình ông ta. Phản ứng là không đồng nhất: một số người vui mừng trước việc cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, còn số khác lại có thái độ hoài nghi, thậm chí còn tỏ ra phẫn nộ.

Ngay cả những người chấp nhận thông tin chính thức cũng thầm hiểu rằng trong trường hợp với Bạc Hy Lai, vấn đề không chỉ là vi phạm pháp luật thông thường. Vấn đề ở đây là tham vọng cá nhân của Bạc Hy Lai (cả tranh chấp lợi ích trong mô hình phát triển theo kiểu Trùng Khánh) và cuộc đấu đá giữa các phe phái tả, hữu trong đảng.

Chính vì vậy, tuyển tập những cuộc đàm đạo với Trần Hy Đồng trở nên có tính thời sự vì nó nói về “những vòng xoáy chính trị” trong quá khứ.

Hé lộ bí ẩn vụ cách chức Bí thư Trùng Khánh

Bạc Hy Lai và mối đe dọa lớn với Trung Quốc

Bạc Hy Lại đối mặt 7 tội danh nghiêm trọng

Theo VOR

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bắt đầu thăm Việt Nam

Chủ Nhật, 03/06/2012 - 10:01

(Dân trí) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm nay bắt đầu thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi nhậm chức nhằm thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng giữa 2 nước.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.

Ông Panetta dự kiến sẽ đến thăm tàu USNS Richard E Byrd, một tàu chở hàng của hải quân Mỹ hiện đang được bảo trì tại cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.

Tàu USNS Richard E Byrd có thủy thủ đoàn phần lớn là dân sự và được sử dụng để chuyên chở thiết bị quân sự cho lực lượng Mỹ trên khắp thế giới.

Mỹ và Việt Nam đã ký kết một biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng hồi năm ngoái và ông Panetta dự kiến sẽ thảo luận cách thức thực thi thoả thuận này trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày, các quan chức Mỹ cho biết.

“Sau 17 năm bình thường hoá quan hệ, chúng tôi thực sự có mối quan hệ tốt với chính phủ Việt Nam nói chung và mối quan hệ quốc phòng giữa 2 nước cũng rất tốt”, một quan chức Mỹ giấu tên nói.

Đây là lần đầu tiên ông Panetta tới thăm Việt Nam trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Trước khi tới Việt Nam, ông Panetta đã tham dự Hội nghị cấp cao An ninh châu Á lần thứ 11 (Đối thoại Quốc phòng Shangri-La 11) tại Singapore và có bài phát biểu quan trọng tại đây về chính sách quân sự của Mỹ, trong đó ông cho biết Mỹ sẽ đưa 60% các tàu hải quân tới Thái Bình Dương vào năm 2020 như một phần của chiến lược tập trung vào châu Á.

Sau Việt Nam, ông Panetta sẽ tới Ấn Độ, điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du châu Á kéo dài 9 ngày lần này.

An Bình

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay