Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc gửi lời cảnh báo sắc lạnh đến Mỹ

Trung Quốc hôm qua (9/9) lại tiếp tục gửi đi một lời cảnh báo sắc lạnh đối với Mỹ về vấn đề bán vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc tuyên bố nếu chính quyền của Tổng thống Barack Obama tiếp tục xúc tiến việc bán vũ khí cho Đài Loan thì quan hệ song phương giữa hai nước sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.

Posted Image

Theo dự kiến, vào ngày 1/10 tới, chính quyền của Tổng thống Obama sẽ thông báo quyết định chính thức của nước này về việc có bán cho Đài Loan những chiếc máy bay chiến đấu F-16 B/C mới hay là chỉ nâng cấp phi đội F-16 A/B hiện có của vùng lãnh thổ này.

Đề cập đến vấn đề trên, tờ People Daily - tờ báo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có bài xã luận trong đó khẳng định, việc các nghị sĩ Mỹ thúc đẩy hợp đồng bán vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan sẽ là một hành động “đùa với lửa”.

Việc Mỹ bán vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan là một trong những cái dằm gây khó chịu nhất trong mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Lần nào Mỹ cung cấp vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan thì lần đó họ đều vấp phải những phản ứng hết sức mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Bắc Kinh coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của họ. Mặc dù Washington công nhận điều này nhưng vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan.

Hồi đầu năm ngoái, Bắc Kinh cũng từng phản ứng dữ dội trước việc chính quyền của Tổng thống Barack Obama thông báo kế hoạch bán số lượng lớn vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Vùng lãnh thổ Đài Loan.

Để tránh làm Trung Quốc nổi giận, hồi tháng 7 năm nay, Washington từng từ chối bán máy bay F-16 C/D cho Đài Loan. Thay vào đó, Mỹ hứa sẽ giúp Đài Loan nâng cấp những chiếc chiến đấu cơ F-15 mà vùng lãnh thổ này đang sở hữu.

Kiệt Linh - (theo Reuters)

Việt Báo (Theo_VnMedia)

Share this post


Link to post
Share on other sites

VTB mới copy được bài này trên mạng, mời các bác coi qua, tình hình này thì sắp mất Trường Sa tới nơi rồi, nó mà vác dàn khoan ra Trường Sa nó đặt thì coi như VN mất trắng

Cũng cần nói thêm là việc quan sát và biết về một bối cảnh, hoàn cảnh không đồng nghĩa với việc đã nhận thức nó một cách đúng đắn và sâu sắc. Thí dụ chúng ta biết về sự kiện TQ đã hoàn tất một dàn khoan lớn trị giá tới gần 1 tỷ USD, có thể hoạt động ở các vùng biển sâu tới 11.000m và khoan thăm dò tai vùng đáy biển sâu tới 3.000m, thì ta dễ choáng ngợp với tiềm năng kinh tế- kỹ thuật của TQ. Và có khi ta chỉ dừng suy nghĩ của mình tai điểm này.

Nhưng nếu chúng ta tiếp tục suy nghĩ thì sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra cho chính mình.

Chúng ta tư hỏi TQ đã mất bao nhiêu năm để làm xong cái dàn khoan thăm dò dầu khí khổng lồ này?. Thời gian thiết kế và chế tao chắc chỉ khoảng trên dưới 3 năm. Nhưng như vậy cũng là khá dài. Tuy nhiên ở các nước theo hệ thống quản lý XHCN thì thủ tục trình duyệt một dự án lớn như vậy vốn tốn rất nhiều thời gian. Từ khi các cấp lãnh đạo đưa ra ý tưởng ban đầu, rồi đến bước thiết lập dự án kinh tế-kỹ thuật khả thi, rồi trình các cấp lãnh đạo từ thấp đến cao nhất thông qua, góp ý, sửa đi sửa lai ... tốn ít nhất từ 3 đến 5 năm. Như vậy ta phải thấy TQ đã bắt đầu các bước chuẩn bị và tiến hành chế tao dàn khoan từ rất lâu rồi. Không phải chỉ thời gian mới đây.

Câu hỏi tiếp theo là TQ sẽ đặt dàn khoan khủng ấy ở đâu trên biển Đông? Câu trả lời của những chuyên gia dầu khí am hiểu là: Nó cần phải đặt ở khu vực quần đảo Trường sa, gần khu vưc bãi Gac ma mà TQ đã chiếm của VN năm 1988. Khu vưc này là "rốn dầu" của biển Đông, có trữ lượng dầu khoảng trên dưới 200 tỷ barrel dầu thô, kèm theo một khối lượng khí khổng lồ, cỡ nhất nhì thế giới.

Nền kinh tế phát triển nhanh và rất nóng của TQ tiêu thu một khối năng lương khổng lồ, trong đó chủ yếu là dầu. Hiện TQ chỉ có khả năng tự sản xuất và cung cấp khoảng 3 đến 4% nhu cầu dầu. Nếu nền công nghiệp của họ thiếu dầu cung cấp hay việc cung cấp bị gián đoạn thì nền kinh tế của TQ sẽ sụp đổ nhanh chóng kiểu "lá bài domino", chế độ và quyền lực của các cấp lãnh đạo cao nhất cũng sụp đổ theo.

Vừa qua TQ đầu tư một khoản tín dụng khổng lồ vào các nước châu Phi, châu Mỹ Latinh để đổi lai các quyền lơi kinh tế, trong đó có việc đươc cung cấp dầu, nguyên liêu thô.. một cách ổn định. Tuy nhiên sự sụp đổ gần đây của chính quyền các nước châu Phi như Ai câp, Lybia... đã gây không ít khó khăn và tổn thất cho TQ. Sư cung cấp dầu đươc kỳ vọng là đầy đủ và liên tục từ các nước này trở thành sự thất vọng năng nề.

Từ bối cảnh trên chúng ta hiểu rõ tai sao vừa qua TQ lai kiên quyết không đàm phán với VN về chủ quyền Hoang sa (thông tin công khai trên các báo TQ), kiên định lập trường về đường "lưỡi bò" chiếm hơn 80% diện tích biển Đông là "chủ quyền không thể bàn cãi" của TQ là lợi ích "cốt lõi" của quốc gia này.

Câu hỏi tiếp theo nữa là dàn khoan khủng sẽ đươc đưa ra vị trí dự định và đứng một mình à? Không phải, nó phải đi kèm theo từ 3 đến 4 tầu lai, dắt. Xung quanh nó phải có các tầu tiếp tế, các chiến hạm, tầu ngầm bảo vệ nữa. Thế là một vương quốc nhỏ thuộc chủ quyền TQ sẽ được đặt tai khu vực quần đảo Trường sa.

Câu hỏi cuối cùng, chắc không phải là cuối cùng đâu, là dàn khoan sẽ liên lạc thường xuyên với đất liền, với các chiến hạm bằng cách nào?

Vị trí dự kiến đặt dàn khoan cách VN khoảng 400 km, cách luc đia TQ, điểm gần nhất, là xa gấp 3 lần, khoảng 1000-1200km. Với khoảng cách này không thể kéo cáp quang từ đất liền ra dàn khoan được. Như vậy việc liên hệ phải thông qua vệ tinh (satellite communication). Vậy thì TQ chống hack qua con đường vệ tinh thế nào nhỉ? TQ hiện có bao nhiêu vệ tinh và có vệ tinh địa tĩnh nào của TQ đặt ngay trên biển Đông không nhỉ?

Cứ thế ta sẽ có hàng loạt câu hỏi về một sự kiên. Đặt ra và tìm cách trả lời chúng, ta có có thể nhận thức sâu sắc, chính xác về sự kiện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lại đưa tàu đến Trường Sa

Thanh Niên Online

11/09/2011 0:39

Giới chức Trung Quốc lại ngang nhiên đưa tàu cá Quỳnh Phú Hoa Ngư-01 từ cảng Tam Á, tỉnh Hải Nam đến hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo Tân Hoa xã ngày 10.9, đây là con tàu đa chức năng có trọng tải khoảng 1.000 tấn và mới ra khơi lần đầu. Giới chức Trung Quốc không nói rõ nhiệm vụ của tàu Quỳnh Phú Hoa Ngư-01 mà chỉ tuyên bố con tàu sẽ “hỗ trợ đưa nghề nuôi trồng ngư nghiệp nhiệt đới trong khu vực vào giai đoạn mới”. Tân Hoa xã dẫn lời Cục trưởng Cục Ngư chính khu vực Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông) Ngô Tráng cho biết nước này hiện có đến 500 tàu cá đang hoạt động lâu dài ở khu vực Trường Sa.

Trong một động thái khác xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đại diện hải quân Trung Quốc cùng Tập đoàn China Mobile ngày 9.9 tổ chức lễ nghiệm thu công trình xây dựng trạm điện thoại di động tại những đảo do nước này chiếm giữ ở Trường Sa. Theo Tân Hoa xã, China Mobile đã gửi tổng cộng 70 kỹ thuật viên, vận chuyển 30 tấn vật tư đến khu vực để xây dựng 8 trạm cơ sở truyền thông di động và 3 trạm vệ tinh mặt đất.

Bên cạnh đó, báo Liberty Times ngày 10.9 dẫn một số nguồn tin cho hay lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu cũng sẽ thăm đảo Ba Bình thuộc Trường Sa trong tuần tới. Theo Liberty Times, chuyến thăm của ông Mã nhằm “khẳng định chủ quyền của Đài Loan đối với đảo này” và do đó gây nhiều lo ngại cho các bên liên quan. Đây là chuyến thăm đảo Ba Bình thứ hai của một lãnh đạo Đài Loan. Hồi tháng 2.2008, người tiền nhiệm của ông Mã là ông Trần Thủy Biển cũng đã thăm đảo Ba Bình.

Văn Khoa - Ngọc Bi

=======================

Ý kiến của tôi là nếu yếu không thể đánh để giành lại Hoàng Sa và Trường Sa thì tôi cũng không bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo này và tôi lên tiếng phản đối hành vi này công khai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tin đồn sóng thần, hàng nghìn người bỏ chạy lên núi

Chủ nhật, 11/9/2011, 12:30 GMT+7

Tin đồn sóng thần xuất hiện vào 1 giờ sáng nay, khiến hàng nghìn người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) lo sợ, tháo chạy lên núi. Chính quyền địa phương đang điều tra kẻ tung tin thất thiệt.

Ông Nguyễn Ngọc Nhiên, người dân ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn kể lại, lúc 23h tối qua (10/9), nhiều thanh niên chạy xe máy dọc tuyến đường liên xã của huyện hớt hãi hô to: "1h sáng sẽ có sóng thần ập vào đảo, bà con chạy nhanh lên núi kẻo không kịp".

Ngay lập tức, nhiều hộ dân trên đảo dùng điện thoại di động thông tin cho nhau. "Người ôm mì tôm, chai nước lọc, người mang chăn, màn vội vàng chạy lên núi", ông Nhiên nói.

Posted Image

Vào mỗi mùa mưa bão, sóng biển dữ dội ở đảo Lý Sơn. Tuy nhiên hòn đảo này chưa từng xuất hiện sóng thần. Ảnh: Trí Tín

Sau khi nhận được nguồn tin từ người dân, bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn đã chỉ đạo Đài Truyền thanh huyện cấp tốc nổ máy phát điện thông báo trấn an người dân và khẳng định: "Đây chỉ là tin đồn thất thiệt, bà con nên khẩn trương quay về nhà để tránh bị mất tài sản".

Đồn Biên Phòng 328, huyện đảo Lý Sơn cũng được điều động dùng loa cầm tay lên các khu vực đồi núi Cỏ May, Thới Lới ở hai xã An Vĩnh và An Hải để động viên người dân trở về nhà. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, có thể kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt có sóng thần trong đêm để lợi dụng trộm cắp tài sản, gây mất an ninh trật tự.

"Huyện đang chỉ đạo Công an phối hợp với Biên phòng điều tra làm rõ tin đồn này xuất phát từ đâu để chấn chỉnh, xử lý nghiêm", bà Hương nói.

Mặc dù các cơ quan chức năng dùng loa thông báo, trấn an nhưng qua 1h sáng nay, một số hộ dân mới bắt đầu trở về nhà. Năm ngoái, ở huyện đảo Lý Sơn từng xuất hiện tin đồn sóng thần khiến người dân trên đảo hoảng sợ chạy lên núi.

Huyện đảo Lý Sơn hiện có hơn 4.000 hộ dân với khoảng 21.000 nhân khẩu sinh sống ở ba xã: An Vĩnh, An Hải (đảo Lớn) và An Bình (đảo Bé). Mùa nắng phải chịu cảnh nắng hạn bỏng rát, mùa mưa hứng chịu nhiều trận bão với cường độ mạnh.

Trí Tín

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là bọn mất dạy tung tìn đồn nhảm để bà con sống ở đây sợ hãi bỏ đi. Nếu có sóng thần lần nữa thì nó sẽ xảy ra ở nơi đầu não của những kẻ chủ mưu cho bọn tung tin đồn này!

Tin đồn sóng thần, hàng nghìn người bỏ chạy lên núi

Chủ nhật, 11/9/2011, 12:30 GMT+7

Tin đồn sóng thần xuất hiện vào 1 giờ sáng nay, khiến hàng nghìn người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) lo sợ, tháo chạy lên núi. Chính quyền địa phương đang điều tra kẻ tung tin thất thiệt.

Ông Nguyễn Ngọc Nhiên, người dân ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn kể lại, lúc 23h tối qua (10/9), nhiều thanh niên chạy xe máy dọc tuyến đường liên xã của huyện hớt hãi hô to: "1h sáng sẽ có sóng thần ập vào đảo, bà con chạy nhanh lên núi kẻo không kịp".

Ngay lập tức, nhiều hộ dân trên đảo dùng điện thoại di động thông tin cho nhau. "Người ôm mì tôm, chai nước lọc, người mang chăn, màn vội vàng chạy lên núi", ông Nhiên nói.

Posted Image

Vào mỗi mùa mưa bão, sóng biển dữ dội ở đảo Lý Sơn. Tuy nhiên hòn đảo này chưa từng xuất hiện sóng thần. Ảnh: Trí Tín

Sau khi nhận được nguồn tin từ người dân, bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn đã chỉ đạo Đài Truyền thanh huyện cấp tốc nổ máy phát điện thông báo trấn an người dân và khẳng định: "Đây chỉ là tin đồn thất thiệt, bà con nên khẩn trương quay về nhà để tránh bị mất tài sản".

Đồn Biên Phòng 328, huyện đảo Lý Sơn cũng được điều động dùng loa cầm tay lên các khu vực đồi núi Cỏ May, Thới Lới ở hai xã An Vĩnh và An Hải để động viên người dân trở về nhà. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, có thể kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt có sóng thần trong đêm để lợi dụng trộm cắp tài sản, gây mất an ninh trật tự.

"Huyện đang chỉ đạo Công an phối hợp với Biên phòng điều tra làm rõ tin đồn này xuất phát từ đâu để chấn chỉnh, xử lý nghiêm", bà Hương nói.

Mặc dù các cơ quan chức năng dùng loa thông báo, trấn an nhưng qua 1h sáng nay, một số hộ dân mới bắt đầu trở về nhà. Năm ngoái, ở huyện đảo Lý Sơn từng xuất hiện tin đồn sóng thần khiến người dân trên đảo hoảng sợ chạy lên núi.

Huyện đảo Lý Sơn hiện có hơn 4.000 hộ dân với khoảng 21.000 nhân khẩu sinh sống ở ba xã: An Vĩnh, An Hải (đảo Lớn) và An Bình (đảo Bé). Mùa nắng phải chịu cảnh nắng hạn bỏng rát, mùa mưa hứng chịu nhiều trận bão với cường độ mạnh.

Trí Tín

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là bọn mất dạy tung tìn đồn nhảm để bà con sống ở đây sợ hãi bỏ đi. Nếu có sóng thần lần nữa thì nó sẽ xảy ra ở nơi đầu não của những kẻ chủ mưu cho bọn tung tin đồn này!

cái bọn tung tin đồn nhảm này phải sớm dính sóng thần thì nó mới biết sợ và biết xì tốp mấy trò tung tin nhảm nhí gây hoang mang thế này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CẠNH TRANH BẤT BÌNH ĐẲNG TRÊN SÂN NHÀ

Một thực trạng đang phổ biến tại nhiều công trường do đối tác Trung Quốc làm chủ thầu thi công tại Việt Nam, đó là lao động Việt Nam phải cạnh tranh việc làm với lao động Trung Quốc tên chính..sân nhà. Điều này đã được chính chủ đầu tư của Việt Nam chia sẻ.

Tiền công của lao động Việt Nam rẻ hơn lao động Trung Quốc?

Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng là dự án lớn do nhà thầu Trung Quốc và Nhật Bản trúng thầu thực hiện cung ứng, thi công và lắp đặt toàn bộ thiết bị (EPC). Dự án được triển khai chính thức từ tháng 11/2005 với hai hạng mục: nhà máy nhiệt điện 1 và nhà máy nhiệt điện 2. Trong đó, các nhà thầu Trung Quốc chiếm tỷ lệ áp đảo (gồm bốn đơn vị thầu cấp 1: Tập đoàn điện khí Đông Phương – tổng thầu công trình; công ty Hồ Bắc…; ngoài ra còn có nhiều nhà thầu phụ thứ cấp như: Thanh Sơn, Quảng Tây, Quế Lâm, Giang Tô…). Theo một lãnh đạo của nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 (đã vận hành), với quy mô bốn tổ máy có công suất 300 MW/tổ máy, để hoàn thành đúng tiến độ, số lượng công nhân có mặt trên công trường phải luôn đảm bảo ở con số 4.000 lao động. Đó là điều kiện tối thiểu và cần thiết để thi công một công trình lớn như nhà máy nhiệt điện Hải Phòng.

Như vậy, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng sẽ là công trường giải quyết hàng triệu việc làm cho hàng ngàn lao động tại chỗ của địa phương và lao động Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế lại không đúng như mong muốn. “Thời kỳ cao điểm (giai đoạn năm 2008 – 2009), tại Thủy Nguyên có tới trên 2.000 lao động Trung Quốc sang làm việc tại công trường. Trong số đó, rất nhiều lao động phổ thông sang thực hiện các công việc thủ công như: đào đất, phụ hồ, mang vác… - phần công việc mà lao động thủ công Việt Nam cũng thực hiện được,” ông Nguyễn Thế Khang, trưởng phòng Nhân sự nhà máy nhiệt điện Hải Phòng cho biết.

Tuy nhiên, trên thực tế chưa dừng lại ở con số đó, bởi có những thời điểm có tới trên 3.000 lao động Trung Quốc có mặt tại Thủy Nguyên. Do lao động của Trung Quốc áp đảo về lực lượng, nên lao động của Việt Nam bị cạnh tranh việc làm. Ông Nguyễn Văn N. , một lao động địa phương làm việc tại công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 2 cho biết, để có một công việc tại công trường là một điều khó khăn, ngoài việc phải cạnh tranh, còn có nhiều “góc khuất” khác. Ông N. là một nông dân sống tại Thủy Nguyên. Ngoài công việc đồng áng, ông đi phụ hồ, thợ nề, làm hàn xì, bốc vác… Thời điểm xây dựng nhà máy nhiệt điện 1, ông N. làm công nhân tại công trường với mức lương dưới 100.000 đồng/ngày công.

Ông N. cho biết, lao động phổ thông địa phương làm việc trong công trường nhận mức lương thấp hơn nhiều so với lao động người Trung Quốc. Đơn cử, với một thợ hàn người Việt Nam cùng làm chung với lao động Trung Quốc, mức lương nhận được cao nhất khoảng 150.000 – 180.000đ/ngày công. Trong khi đó, mức lương cũng công việc như trên của lao động Trung Quốc thường gấp từ hai đến ba lần. “Việc trả công do chủ thầu thỏa thuận với người lao động, chứ không thông qua chủ dự án, cho nên, chúng tôi không biết thắc mắc với ai. Ngoài ra, có khá nhiều sự bất bình đẳng trong việc trả công lao động cho người Việt Nam,” ông N. nói.

Theo ông N., nếu lao động Việt Nam trực tiếp làm việc với người sử dụng lao động là nhà thầu Trung Quốc, sẽ được nhận 100% ngày lương. Còn nếu phải thông qua phiên dịch người Việt Nam, ngày công lao động của họ cũng bị “bớt xén”. Đơn cử, nếu phiên dịch “nhặt người” đi làm, một ngày công 150.000 đồng sẽ bị bớt lại 20.000 đồng, chỉ được thực lĩnh 130.000 đồng. Nhưng, vì để có việc làm, nên không ai dám kêu ca. Nếu kêu, sẽ có nhiều người khác vào trám chỗ. “Nếu anh không làm, sẽ có nhiều người khác sẵn sàng làm. Để có việc làm, thì buộc anh phải chấp nhận,” ông N. chia sẻ.

Tương tự, ngày công của lao động Việt Nam làm ở vị trí nấu ăn cho lao động Trung Quốc, mức lương của họ nhận được khoảng hai triệu đồng/tháng; công việc bảo vệ (tại khu chung cư của công nhân Trung Quốc tại My Sơn (xã Ngũ Lão, Thủy Nguyên) nhận mức lương 1,5 triệu đồng/tháng, không có phụ cấp. Một bảo vệ Việt Nam tại khu chung cư My Sơn cho biết, mới đây, bên Trung Quốc có đưa sang một bảo vệ người Trung Quốc, mức lương của họ tính ra tiền Việt khoảng 10 triệu đồng/tháng, cao gấp gần mười lần so với tiền lương của bảo vệ người Việt Nam.

Chủ dự án không có quyền can thiệp

Mức chênh lệch về thu nhập của lao động Việt Nam làm cùng một công việc so với lao động Trung Quốc đã được ông Khang xác nhận. Theo ông Khang, tình trạng nói trên phổ biến ở giai đoạn thi công giai đoạn 1 (nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1). Hiện tại, dự án nhiệt điện Hải Phòng 1 đã hoàn thành và đưa vào vận hành, số lao động Trung Quốc còn lại khoảng hơn 100 người, chủ yếu là lao động kỹ thuật để hoàn thành nốt các phần việc thuộc về bảo trì - vận hành.

Ông Hà Văn Gián, phó tổng giám đốc nhà máy nhiệt điện Hải Phòng cho biết, phía Trung Quốc là nhà thầu thi công, họ thực hiện theo đúng cam kết hợp đồng BT (Xây dựng – chuyển giao) cho chủ dự án, nên phía Việt Nam chỉ có vai trò giám sát về tiến độ và chất lượng của dự án. Đối với việc sử dụng lao động và tiền lương, phía chủ dự án không có quyền can thiệp.

Tình trạng quá nhiều lao động Trung Quốc làm việc tại Thủy Nguyên ở giai đoạn 1 đã có sự thay đổi đáng kể ở giai đoạn 2. Theo ông Khang, hiện tại, số lao động Trung Quốc đang làm việc tại Thủy Nguyên là hơn 700 lao động, trong đó có hơn 100 lao động của giai đoạn 1 còn sót lại để thực hiện nốt phần việc dang dở trước khi bàn giao. “Chúng tôi cũng đã có ý kiến với nhà thầu về việc sử dụng lao động người Việt Nam. Phía Trung Quốc đưa ra nhiều lý do, trong đó có lý do bất đồng ngôn ngữ. Đây là cản trở lớn trong quá trình điều hành, quản lý lao động. Hơn nữa, họ cho rằng, lao động của họ đã quen việc, việc điều hành, sử dụng lao động đã thành một ê-kíp. Nếu sử dụng lao động bản địa, sẽ khó khăn cho họ trong việc quản lý, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện công việc,” ông Khang nói.

Một thực trạng mà chính ông Khang cũng thừa nhận, đó là độ chuyên nghiệp, tính kỷ luật… của lao động Việt Nam so với lao động Trung Quốc là thấp hơn. “Trên công trường nắng nóng như thế này, lao động Việt Nam làm được từ một đến hai giờ đồng hồ đã phải tìm bóng râm để trốn nắng, trong khi lao động Trung Quốc, họ làm một mạch đến hết ca. Phải thừa nhận, năng suất lao động của lao động Trung Quốc lớn hơn năng suất lao động của lao động Việt Nam. Đó là chưa kể đến tính tự giác, kỷ luật lao động và sự trung thực trong quá trình làm việc,” ông Khang chia sẻ.

Bài và ảnh: Linh Di

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanh Hóa:

Mưa lớn, nhiều vùng ngập lụt

Thứ Hai, 12/09/2011 - 02:08

(Dân trí) - Trong các ngày từ 9 - 11/9, trên địa bàn Thanh Hóa đã xảy ra mưa lớn với lượng mưa đo được có nơi lên đến trên 500mm.

Mưa lón cũng đã khiến nhiều địa phương xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ, mực nước các hồ đập, sông suối đang lên nhanh. Chiều ngày 11/9, theo thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa, trong các ngày từ 9 - 11/9, trên địa bàn đã diễn ra mưa lớn, thời gian mưa liên tục kéo dài. Lượng mưa đo được lúc 16h chiều ngày 11/9 tại một số địa phương như: Tĩnh Gia là 632,3 mm; Cửa Đạt là 369,4 mm; Như Xuân là 265,8 mm; thị trấn Chuối, huyện Nông Cống là 277,2 mm; thành phố Thanh Hóa là 374,5...

Posted Image

Mưa trắng trời xứ Thanh

Mưa lớn đã khiến cho mực nước các sông trên địa bàn Thanh Hóa đang lên nhanh, trong đó tại sông Yên, mực nước đo được vào lúc 1 - 3h sáng 11/9 đạt 2,81m, vượt báo động II là 28cm. Đến 7h sáng cùng ngày, mực nước sông Yên đã rút xuống dưới báo động II là 11cm. Còn mực nước tại các sông lớn như: Sông Mã, sông Cả, sông Chu, sông Bưởi cũng đang lên.

Một số hồ đập trên địa bàn như: Hồ Cửa Đạt, hồ Asen, hồ Hao Hao, hồ sông Mực… mực nước tích tụ tương đối cao và bắt đầu chu trình xả lũ. Tại hồ Cửa Đạt, mực nước đã đạt đến cao trình 99,07m và đã xả tràn trên 2m nước.

Posted Image

Nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa bị ngập úng

Mưa lớn kéo dài ở một số địa phương cũng đã xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ, đặc biệt là diện tích lúa mùa. Tại huyện Tĩnh Gia, nơi lượng mưa trong những ngày qua luôn duy trì ở mức độ cao đã khiến 4.000ha lúa tại các xã ven biển bị ngập úng hoàn toàn. Còn tại các huyện như: Triệu Sơn, Nông Cống cũng bắt đầu xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ, nhất là ở khu vực nội đồng.

Hiện mưa lớn vẫn đang tiếp diễn trên diện rộng ở Thanh Hóa. Trước tình hình trên, các ban ngành, địa phương của tỉnh Thanh Hóa cần tích cực tập trung cho nhiệm vụ tiêu úng ở các khu vực bị ngập úng. Các trạm bơm tại một số huyện như Triệu Sơn, Tĩnh Gia, Nông Cống cũng đã được huy động ra hoạt động hết công suất.

Posted Image

Nước đã "ngấp nghé" một số nhà dân Trước diễn biến của tình hình mưa lớn kéo dài đang tiếp diễn, Ban chủ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hoá đã yêu cầu các địa phương đồng bằng ven biển tập trung tiêu úng thoát nước cho diện tích lùa trên địa bàn. Đối với các huyện miền núi, trung du phải chú trọng công tác đảm bảo an toàn các hồ đập trên địa bàn. Đối với những hồ đập nhỏ thuộc sự quản lí của các địa phương, cần phải thực hiện nghiêm túc việc tuần tra theo dõi giám sát. Nếu có tình huống xấu xảy ra có thể bố trí lực lướng xử lí kịp thời. Đồng thời rà soát lại những khu vực dễ xảy ra tình trạng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Duy Tuyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỘNG ĐẤT 6 ĐỘ RICHER NGOÀI KHƠI VANUATU

Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin Cơ quan thăm dò địa chất Mỹ (USGS) cho biết sáng 12/9 đã xảy ra một trận động đất có cường độ 6 độ Richter ở ngoài khơi Vanuatu.

Trận động đất này xảy ra lúc 23 giờ 37 phút giờ GMT, dưới độ sâu 1km, được xác định ở 18,1386 độ vĩ Nam và 167,8999 kinh độ Đông. Trận động đất nằm cách thủ đô Po Vila của Vanuatu khoảng 60km về phía Tây Nam.

Khu vực Vanuatu thời gian gần đây liên tục xảy ra các trận động đất. Ngày 3/9 vừa qua, một trận động đất mạnh 7 độ Richter đã xảy ra dưới độ sâu 135,7km, ở 20,6450 độ vĩ Nam và 169,7280 độ kinh Đông.

Vào ngày 20/8, một trận động đất mạnh 7,5 độ Richter cũng làm rung chuyển Đảo quốc ở Thái Bình Dương này. Tâm chấn của trận động đất đó chỉ cách thành phố cảng Port-Vila 60 km về phía Tây Nam và ở độ sâu 40,5 km.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÔNG NGHỆ LÀM CHÍN HOA QUẢ BẰNG HÓA CHẤT LẠ

Chỉ cần chấm, phun hay nhúng một lượng thuốc nhỏ, những nải chuối, đu đủ, cà chua vừa cắt về với màu xanh đậm chỉ sau thời gian ngắn đã ngả sang màu đỏ, vàng ươm, sáng, vỏ trơn nhẵn.

Chỉ bán cho người quen

Tại một số địa phương ở ngoại thành Hà Nội cũng như một số vùng của Hưng Yên, Hòa Bình… người dân vẫn đang sử dụng đất đèn và gần đây là một loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ để làm chín nhanh, tạo mã đẹp cho các loại hoa quả như chuối, cà chua, đu đủ, hồng xanh…

Lân la làm quen với bà Nguyễn Thị Tám, bán hàng ở chợ Xuân Mai (Chương Mỹ - Hà Nội) chúng tôi được bà tiết lộ, trước đây những người trồng, bán chuối, đu đủ, cà chua… ở đây hay dùng hương, đất đèn để giấm chín nhưng giờ họ lại sử dụng một thuốc giấm của Trung Quốc để quả nhanh chín hơn và có mã đẹp, sáng, nhẵn hơn.

Sau nhiều lần tiếp cận chúng tôi được một người phụ nữ bán đu đủ ở chợ Xuân Mai (Chương Mỹ, Hà Nội), tên Chung (quê Hòa Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình) tiết lộ cho chúng tôi biết. Để đu đủ nhanh chín, trước đây sau khi cắt quả xanh về, gia đình chị và nhiều gia đình khác hay dùng đất đèn để giấm, nhưng đất đèn có mùi khó chịu, mùi của lại ám vào hoa quả và thời gian lâu. Còn khi dùng loại thuốc giấm này thời gian giấm giảm, quả chín vàng đều, đẹp mã hơn. Bên cạnh đó cũng nhờ vào tác dụng của thuốc vỏ các loại quả dày và cứng hơn, khi vận chuyển tránh được việc bị dập, nát.

Chị Chung cho biết thêm, thuốc ghi toàn tiếng Trung Quốc, nhưng ở vỏ ghi có tên Việt Nam là “Thúc chín tố”, giá của nó rất rẻ chỉ 1.000 – 1.500 đồng/ ống (5ml), công dụng rất cao. Thuốc vừa có thể phun trực tiếp lên cây để quả chín như chín cây hay ngâm quả hoặc chấm vào núm của quả. Khi chúng tôi hỏi về nơi bán của loại thuốc “Thúc chín tố”, chị bảo, ra các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật hầu như đều có.

Posted Image

Loại thuốc "Thúc chín tố" mà chị Chung nhắc đến, để mua nó chúng tôi phải nhờ một số người nông dân "quen mặt" tại khu vực Xuân Mai (Chương Mỹ, Hà Nội).

Thế nhưng khi đi tìm mua ở nhiều cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật khác nhau ở Xuân Mai (Chương Mỹ), Phùng (Đan Phượng), Văn Giang, Yên Mỹ (Hưng Yên)… chúng tôi đều chỉ nhận được những cái nhìn đầy dò xét, nghi ngờ của người bán hàng với hàng loạt các lời từ chối không có bán, hàng đó hàng cấm ai bán, nhà không bán hàng xách tay đấy.

Người bán hàng tại cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật ở khu vực bốt Phùng (thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội) còn khẳng định giờ ở đây không ai bán loại thuốc giấm này, nhưng sau khi chúng tôi vừa đi khỏi lại lấy ra bán cho một người nông dân ở đây mua về giấm cho cà chua của gia đình.

Posted Image

Theo nhiều nông dân ở một số địa phương ngoại thành Hà Nội; Hưng Yên thì cà chua cũng là loại rau quả bị giấm bằng loại thuốc này.

Không trực tiếp đi mua được, chúng tôi đã phải nhờ mấy người nông dân ở Xuân Mai (Chương Mỹ), Đan Phượng (Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) mua giúp loại thuốc này. Chỉ mất chưa đầy 10 phút ở các cửa hàng cùng những người nông dân thực thụ tại các địa điểm trên, chúng tôi đã có trong tay những ống thuốc giấm này với giá bán lẻ 1.000 – 1.500 đồng/ ống. Còn mua cả hộp 20 ống giá từ 18.000 – 25.000 đồng.

Hiệu quả cao lại ít độc (!?)

Quan sát vỏ hộp thuốc giấm này chúng tôi thấy ngoài những dòng chữ tiếng Trung Quốc còn có cả những dòng chữ tiếng Việt được ghi rất rõ ràng. Theo thông tin từ những dòng chữ tiếng Việt thì tên thuốc là “ Hoa quả thúc chín tố” với hoạt chất “ethrel dạng lỏng – 40%”, nơi sản xuất là Nhà máy nông nghiệp hóa công Nam Ninh Quảng Tây. Thuốc được sản xuất theo tiêu chuẩn G2312 - 1992… Mỗi hộp có 20 ống nhựa mềm với dung tích là 5ml, ở vỏ có tem màu vàng ghi toàn tiếng Trung Quốc và dòng chữ “ Thúc chín tố” được in nổi trên thành ống.

Posted Image

Sử dụng loại thuốc này pha với nước dùng cho việc giấm chuối.

Theo giới thiệu trên bao bì của sản phẩm và những người nông dân đã sử dụng cho biết. Thuốc “Thúc chín tố” có công dụng làm nhanh chín hoa quả, làm cho quả bóng đẹp, cải thiện thực chất, chất lượng quả. Lượng thuốc sử dụng ít mà chất lượng đạt cao. Một chủ hàng thuốc bảo vệ thực vật ở Liên Nghĩa (Văn Giang, Hưng Yên) còn cho biết, chỉ với 10 ống thuốc này với giá 10.000 đồng là có thể làm cho cả tạ hoa quả chín đều trong thời gian ngắn với mã rất đẹp và để được lâu.

Posted Image

Những điều trái ngược về thành phần, độ độc của loại thuốc này ngay trên

vỏ bao bì bằng tiếng Việt.

Theo chỉ dẫn trên vỏ hộp thì thuốc có tác dụng trên các loại quả: chuối, dứa, xoài, hồng, lê, cam, chanh, cà chua, chuối, cam...

Cũng trong hướng dẫn sử dụng còn ghi rõ ràng cách thức pha chế để sử dụng, ví như với chuối mới chặt về, dùng một ống 5ml pha với 2 lít nước rồi ngâm chuối trong dung dịch đó khoảng 10 phút, phơi khô và cho vào ủ. Khi quan sát chúng chúng tôi cũng thấy sự trái ngược về thông tin trên bao bì và cảnh báo trong hướng dẫn sử dụng. Trong khi vỏ hộp đề dòng chữ “ ít độc” thì bên trong lại ghi dòng chữ “Thuốc này có khả năng ăn mòn kim loại, có chất kích thích với mắt và da, nên chú ý ngăn tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc”.

Cũng theo một số người dân ở Chương Mỹ (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên) đã sử dụng thuốc “Thúc chín tố” cho biết, không có chuyện “ít độc” vì rất nhiều người khi sử dụng thuốc mà không dùng đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang đã gặp phải một số bệnh ngoài da, chóng mặt, đau đầu.

Tra trên Danh mục Thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành theo thông tư số 36/2011/TT - BNNPTNT ngày 20 tháng 05 năm 2011, chúng tôi không hề thấy tên của loại thuốc giấm hoa quả mang tên “Thúc chín tố” này. Theo TS Nguyễn Tất Khang (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết, ông đã được chứng kiến nhiều người nông dân ở các vùng ngoại thành Hà Nội trước đây hay dùng đất đèn để giấm cho các hoa quả và gần đây cũng nghe nói về một loại thuốc lạ của Trung Quốc dùng để giấm hoa quả rất công hiệu.

“Tôi đã được nghe thuốc Thúc chín tố, tuy chưa làm kiểm định nhưng tôi khẳng định, về mặt sinh học, bất kỳ loại hoa quả nào cũng phải đủ ngày, đủ tháng thì mới chín và đảm bảo về chất lượng. Còn khi tác động để rút ngắn quá trình này bằng bất cứ cách nào thì đều không tốt cả. Bởi khi làm chín ép thế sự chuyển hóa sẽ diễn ra vội vàng, chất này chưa tổng hợp xong, đã phải chuyển sang chất khác. Hoa quả chín như vậy sẽ không đảm bảo chất lượng như chín tự nhiên”, ông Khang cho biết.

Cũng theo ông Khang, việc người nông dân sử dụng loại thuốc này mà trong danh mục thuốc cho phép sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam không có là vi phạm, các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp để xử lý nghiêm.

“Các bà nội trợ khi đi chợ cũng cần xem xét kỹ các loại hoa quả, tránh mua những loại quả mà sờ vào thấy còn cứng, nhìn cuống còn non mà đã chín có màu quá sặc sỡ, trơn, bóng, bởi rất có thể nó đã được giấm bằng một loại hóa chất nào đó và khi sử dụng những loại hoa quả đó thì chắc chắn sẽ có những tác hại đến sức khỏe”, ông Khang đưa ra lời khuyên.

(Theo PLXH/ aFamily)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý Quang Diệu và những lời đồn về phong thủy

Giới phong thủy ở khu vực Đông Nam Á đồn rằng, đằng sau sự hưng thịnh của quốc đảo Singapore và những chiến tích kỳ diệu của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, ngoài tài năng kiệt suất của một cựu sinh viên đại học Cambridge, còn có phần đóng góp không nhỏ của thuật phong thủy.

Posted Image

Lý Quang Diệu tốt nghiệp khoa Luật Đại học Cambridge năm 1949 Ông Lý có quan hệ rất gần gũi với một trong những bậc thầy phong thủy tài ba nhất thế giới, một vị chư tăng giản dị nhưng vô cùng thông thái. Người ta đồn rằng, vào giữa những năm 1980, khi Singapore xây dựng hệ thống tàu ngầm, việc đào bới lòng đất khiến nền kinh tế quốc đảo rơi vào suy thoái. Ông Lý đã tìm đến thầy phong thủy nọ và được khuyên rằng, để phục hồi kinh tế, mọi người dân Singapore phải treo gương bát quái. Văn phòng Thủ tướng cho rằng, trong một cộng đồng mang tính quốc tế cao như Singapore, việc thuyết phục mọi người làm theo điều này là vô cùng khó khăn.

Posted Image

Đồng xu 1 đô Singapore và tờ 50 đô có in hình rồng ở góc trái. Lý Quang Diệu đã đưa ra giải pháp riêng của mình. Ông cho phát hành đồng tiền 1 đô la có hình bát quái, vẫn lưu hành cho đến nay. Tuy nhiên, điều này cũng không cứu vãn được tình thế.

Ông Lý lại tìm đến vị chư tăng đáng kính và nhận được lời khuyên phải để hình bát quái lộ diện nhiều hơn. Thế là chính quyền liền cho phát hành loại tem xác nhận việc đóng thuế đường (mà các lái xe dùng để dán ở kính trước của ô tô) mang hình bát quái. Và từ đó, nền kinh tế Singapore phục hồi trở lại.

Posted Image

Tem kiểm định ô tô ở Singapore có hình bát quái. Một vài năm sau, vị chư tăng lâm bệnh, và người ta đồn rằng, ông đã khuyên nên đặt một con rồng hướng về cửa sông Singapore, để giúp vĩnh viễn bảo vệ sư tử biển Merlion, biểu tượng của quốc đảo.

Một lần nữa, Singapore lại tìm được giải pháp bảo vệ sự phồn thịnh của mình. Chính quyền ông Lý Quang Diệu đã cho in hình ảnh rồng ở góc trái của đồng tiền 50 đô la. Trên đồng tiền này cũng có hình sông Singapore và bến cảng, và như vậy, một cách tượng trưng, rồng thiêng sẽ bảo vệ sư tử biển và sự phồn thịnh của đất nước này.

Theo ngoisao.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc bắt 32 người tái chế lậu “dầu ăn ống cống”

Thứ Tư, 14/09/2011 - 06:53

(Dân trí) - Công an Trung Quốc hôm qua thông báo đã bắt giam 32 người, tịch thu 100 tấn dầu, được chế biến từ dầu phế thải từ ống cống nhà hàng ăn, sắp được tung ra thị trường. Loại dầu này chiếm khoảng 10% khối lượng dầu tiêu thụ hàng năm tại Trung Quốc.

Posted Image

Giới khoa học nói dầu này có thể gây ung thư.

Chiến dịch truy bắt đường dây pha chế dấu ăn cũ đã được tiến hành một năm sau khi báo chí chính thức báo động có cả một hệ thống phân phối và tiêu thụ dầu ăn cũ lấy từ “ống cống nhà hàng”.

Theo Bộ công an Trung Quốc, sau khi thu thập thông tin vào tháng 3 năm nay, họ đã mở cuộc điều tra kéo dài 4 tháng và cuối cùng phát hiện được 6 địa điểm cung cấp dầu ăn chế biến.

Hơn 100 tấn dầu đã bị thu giữ trong các vụ bố ráp tại khắp 14 tỉnh. Một số nhà khoa học nói dầu này có thể gây ung thư.

Đường dây này hoạt động trong địa bàn 3 tỉnh, gồm Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc, Tứ Xuyên và Quý Châu ở vùng tây nam từ năm 2009 đến nay.

Mượn danh nghĩa chế biến “nhiên liệu sạch”, nhóm gian thương này mua lại dầu ăn phế thải mà các quán ăn đổ ra cống, sau đó họ biến chế thành “dầu ăn” rồi bán ra thị trường.

Theo các chuyên gia Trung Quốc, đã có từ 2 triệu đến 3 triệu tấn dầu chế biến này được tiêu thụ hàng năm tại Trung Quốc, chiếm khoảng 10% thị trường.

Tuy nhiên, không ai rõ là tại Trung Quốc có bao nhiêu đường dây gian thương tương tự như nhóm 32 người mới bị bắt và tệ nạn lừa đảo này có từ năm nào.

Các vụ bê bối về thực phẩm bị ô nhiễm đã báo động cho công chúng Trung Quốc trong những năm gần đây.

Trong vụ nghiêm trọng nhất trong năm 2008, các sản phẩm sữa bột trộn với hóa chất công nghiệp melamine làm ít nhất 6 trẻ sơ sinh tử vong và gần 300.000 trẻ bị mắc bệnh.

Chính quyền Trung Quốc cho biết là đã tăng cường biện pháp kiểm soát vệ sinh, nhưng rất khó diệt trừ được hiện tượng làm ăn gian trá này, vì lợi nhuận rất lớn.

Nhật Mai

Theo BBC, AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý Quang Diệu và những lời đồn về phong thủy

Giới phong thủy ở khu vực Đông Nam Á đồn rằng, đằng sau sự hưng thịnh của quốc đảo Singapore và những chiến tích kỳ diệu của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, ngoài tài năng kiệt suất của một cựu sinh viên đại học Cambridge, còn có phần đóng góp không nhỏ của thuật phong thủy.

Posted Image

Lý Quang Diệu tốt nghiệp khoa Luật Đại học Cambridge năm 1949 Ông Lý có quan hệ rất gần gũi với một trong những bậc thầy phong thủy tài ba nhất thế giới, một vị chư tăng giản dị nhưng vô cùng thông thái. Người ta đồn rằng, vào giữa những năm 1980, khi Singapore xây dựng hệ thống tàu ngầm, việc đào bới lòng đất khiến nền kinh tế quốc đảo rơi vào suy thoái. Ông Lý đã tìm đến thầy phong thủy nọ và được khuyên rằng, để phục hồi kinh tế, mọi người dân Singapore phải treo gương bát quái. Văn phòng Thủ tướng cho rằng, trong một cộng đồng mang tính quốc tế cao như Singapore, việc thuyết phục mọi người làm theo điều này là vô cùng khó khăn.

Posted Image

Đồng xu 1 đô Singapore và tờ 50 đô có in hình rồng ở góc trái. Lý Quang Diệu đã đưa ra giải pháp riêng của mình. Ông cho phát hành đồng tiền 1 đô la có hình bát quái, vẫn lưu hành cho đến nay. Tuy nhiên, điều này cũng không cứu vãn được tình thế.

Ông Lý lại tìm đến vị chư tăng đáng kính và nhận được lời khuyên phải để hình bát quái lộ diện nhiều hơn. Thế là chính quyền liền cho phát hành loại tem xác nhận việc đóng thuế đường (mà các lái xe dùng để dán ở kính trước của ô tô) mang hình bát quái. Và từ đó, nền kinh tế Singapore phục hồi trở lại.

Posted Image

Tem kiểm định ô tô ở Singapore có hình bát quái. Một vài năm sau, vị chư tăng lâm bệnh, và người ta đồn rằng, ông đã khuyên nên đặt một con rồng hướng về cửa sông Singapore, để giúp vĩnh viễn bảo vệ sư tử biển Merlion, biểu tượng của quốc đảo.

Một lần nữa, Singapore lại tìm được giải pháp bảo vệ sự phồn thịnh của mình. Chính quyền ông Lý Quang Diệu đã cho in hình ảnh rồng ở góc trái của đồng tiền 50 đô la. Trên đồng tiền này cũng có hình sông Singapore và bến cảng, và như vậy, một cách tượng trưng, rồng thiêng sẽ bảo vệ sư tử biển và sự phồn thịnh của đất nước này.

Theo ngoisao.net

Không đơn giản như vậy đâu.

Chính cái nhẫn nước nổi tiếng của Sinhgapore đặt đúng một huyệt vị độc đáo của nước này. Một số công trình nhân tạo - như hai cái cầu bắc qua sông được phụ họa thêm để có cấu trúc giống hình thể của một bộ phận nhạy cảm trong cơ thể người trên huyệt đạo này.

Ngoài ra, thủ phủ của đảo quốc này nằm gần đường biểu kiến trung tâm (Chứ không phải chính tâm theo Phong thủy Lạc Việt) hoàn toàn theo hình cái ấn - nếu nhìn từ vệ tinh xuống.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không đơn giản như vậy đâu.

Chính cái nhẫn nước nổi tiếng của Sinhgapore đặt đúng một huyệt vị độc đáo của nước này. Một số công trình nhân tạo - như hai cái cầu bắc qua sông được phụ họa thêm để có cấu trúc giống hình thể của một bộ phận nhạy cảm trong cơ thể người trên huyệt đạo này.

Ngoài ra, thủ phủ của đảo quốc này nằm gần đường biểu kiến trung tâm (Chứ không phải chính tâm theo Phong thủy Lạc Việt) hoàn toàn theo hình cái ấn - nếu nhìn từ vệ tinh xuống.

Con chào chú a !

Vậy là đất nước này đã biết tạo ra cho mình một thế đứng phù hợp với phong thủy rồi phải không ạ ? Vậy nếu nước Việt Nam ta mà muốn đòi lại biển đảo của cha ông đã bị mất và làm cho đất nước thịnh vượng lên thì có thể bố trí phong thủy không ạ ?

PT của họ mà đã làm được như vậy thì chắc PTLV của chúng ta cũng phải làm được chứ ạ .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con chào chú a !

Vậy là đất nước này đã biết tạo ra cho mình một thế đứng phù hợp với phong thủy rồi phải không ạ ? Vậy nếu nước Việt Nam ta mà muốn đòi lại biển đảo của cha ông đã bị mất và làm cho đất nước thịnh vượng lên thì có thể bố trí phong thủy không ạ ?

PT của họ mà đã làm được như vậy thì chắc PTLV của chúng ta cũng phải làm được chứ ạ .

Về lý thuyết thì làm được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam – Indonesia hướng tới đối tác chiến lược

Cập nhật 14/09/2011 03:11:17 PM (GMT+7)

Hội đàm ngày 10/9 tại Jarkata, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thống nhất chỉ đạo Chính phủ hai nước đưa quan hệ Việt Nam – Indonesia hướng tới đối tác chiến lược.

VN - Indonesia cân nhắc nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược

Như tin đã đưa, nhận lời mời của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Indonesia từ ngày 13 – 14/9/2011.

Lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống vào sáng 14/9. Ngay sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã có cuộc gặp xã giao và tiến hành hội đàm.

Posted Image

Ảnh: Chinhphu.vn

Tại cuộc hội đàm, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đánh giá cao việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chọn Indonesia là một trong những nước đầu tiên đi thăm sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu lại tiếp tục giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam; cho rằng chuyến thăm lần này sẽ góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo đã thông báo cho nhau tình hình chính trị, kinh tế, đối ngoại của mỗi nước.

Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono chúc mừng thành công của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI và cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII của Việt Nam; đánh giá cao những biện pháp kịp thời và kiên quyết của Việt Nam nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc Indonesia đã nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khắc phục hậu quả thiên tai liên tiếp và đặc biệt đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 18 (5/2011), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 44 và các Hội nghị liên quan (7/2011).

Về quan hệ song phương, hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng hai nước có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ, nhiều thế mạnh có thể bổ sung cho nhau và chỉ đạo Chính phủ hai nước đưa quan hệ Việt Nam – Indonesia lên một tầm cao mới, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển và phồn vinh ở khu vực và trên thế giới.

Thương mại hai chiều 5 tỷ USD vào 2015

Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã chứng kiến lễ ký Chương trình Hành động Việt Nam-Indonesia giai đoạn 2012-2015 và Bản Ghi nhớ về các Hoạt động chung tăng cường trao đổi thông tin và tham khảo song phương giữa hai Bộ Ngoại giao.

Posted Image

Việt Nam và Indonesia hướng tới đối tác chiến lược. Ảnh: Chinhphu.vn

Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã gặp gỡ báo chí.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, 2 bên đã nhất trí thúc đẩy quan hệ hai nước hướng tới đối tác chiến lược, tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phòng, kinh tế - thương mại – đầu tư, ngư nghiệp – thủy sản…Hai bên nhất trí sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư. Việt Nam khẳng định luôn hoan nghênh, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Indonesia đầu tư vào Việt Nam, đồng thời cũng đề nghị Chính phủ Indonesia có chính sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Indonesia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, hai bên đã thảo luận về hợp tác giữa hai nước tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông và việc thực hiện DOC, tiến tới COC.

Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono khẳng định chính sách nhất quán của Indonesia là luôn coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam, coi Việt Nam như một trung tâm đầu mối tại tiểu vùng sông Mekong.

Theo Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam và Indonesia năm 2010 đạt trên 3 tỷ USD là một con số khá ấn tượng, song tiềm năng hợp tác giữa 2 nước còn rất lớn; 2 nước cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trao đổi thương mại, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại 2 chiều 2 nước đạt 5 tỷ USD vào trước năm 2015. Đồng thời, mong muốn Việt Nam hợp tác, hỗ trợ Indonesia trong lĩnh vực đảm bảo an ninh lương thực.

Về vấn đề Biển Đông, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono khẳng định quan điểm của Indonesia là ủng hộ giải quyết vấn đề còn nhận thức khác nhau giữa các bên trên Biển Đông bằng con đường hòa bình và luật pháp quốc tế.

Cũng trong sáng 14/9, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nhân dịp gặp xã giao theo thông lệ ASEAN. Hai bên đã nhấn mạnh ý nghĩa của chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, coi rằng đây là một sự kiện quan trọng, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, tin cậy và thực chất hơn, tương xứng với vai trò và vị thế của hai nước trong khu vực.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lỗ khổng lồ, các ‘đại gia’ vẫn đua đầu tư dàn trải

Cập nhật lúc :2:44 PM, 14/09/2011

(Đất Việt) Bốn đơn vị lỗ trong các tháng đầu năm 2011 đều là doanh nghiệp lớn như EVN, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Petrolimex.

Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang lỗ hàng nghìn tỷ đồng.

Theo dự thảo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2011, kế hoạch năm 2012 và kế hoạch 5 năm (2011 – 2015) của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc khối doanh nghiệp mà Đảng ủy khối Doanh nghiệp trung ương vừa công bố, thì lỗ nhiều nhất chính là EVN. Khoản lỗ lũy kế đến hết quý II của tập đoàn này đã lên 31.565 tỷ đồng. Trong đó, năm 2010 lỗ 23.647 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm nay tiếp tục lỗ gần 8.000 tỷ đồng.

Posted Image

EVN, một trong những tên tuổi lớn "ôm" nợ nhiều nhất.

Không “khổng lồ” như EVN nhưng các tổng công ty, tập đoàn khác con số lỗ cũng không nhỏ. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, Vinalines lỗ 660 tỷ đồng. Tính ra, khoản lỗ Vinalines phải gánh lên đến 16.660 tỷ, do phải nhận khoản lỗ từ Vinashin chuyển sang là 16.000 tỷ đồng. Với Petrolimex, dù bỏ qua mấy lần giảm giá xăng dầu, nhưng doanh nghiệp này cũng lỗ 1.449 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2011.

Điều đáng nói, dù thua lỗ, nhưng EVN vẫn đầu tư 2.100 tỷ đồng sang lĩnh vực viễn thông... bằng 2,8% vốn điều lệ. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cũng đầu tư ra ngoài ngành gần 6.700 tỷ đồng, bằng khoảng 3,76% vốn điều lệ; Tập đoàn Công nghiệp Cao su đầu tư 3.700 tỷ đồng ra ngoài ngành, bằng 19,8% vốn điều lệ. Lĩnh vực thu hút nhiều đầu tư nhất của các tập đoàn, tổng công ty là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, với 13 doanh nghiệp, tổng số vốn hơn 10.700 tỷ đồng; chứng khoán cũng thu hút 1.300 tỷ đồng, bất động sản, xây lắp hút hơn 3.750 tỷ đồng.

Đầu tư ngoài ngành, nhiều doanh nghiệp cũng có được hiệu quả tốt, hỗ trợ thêm nguồn lực tài chính cho đơn vị. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang thiếu vốn đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn rủi ro, mất an toàn vốn, thiếu vốn “dồn” cho các dự án trọng điểm dẫn đến chậm tiến độ. “Các doanh nghiệp lỗ, nếu không có giải pháp gỡ kịp thời, có doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán, dễ rơi vào khủng hoảng nợ”, Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương thẳng thắn cảnh báo.

Theo Đảng ủy trung ương, kết quả sản xuất kinh doanh như trên thì 2 đơn vị dự kiến sẽ không hoàn thành kế hoạch năm là EVN và Vinashin. Và như vậy, kế hoạch đặt ra giai đoạn 2011 – 2015 với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 10-15%/năm sẽ là thách thức với nhiều tập đoàn, tổng công ty thuộc khối doanh nghiệp trung ương.

Bảo An

=======================

Xem lại phong thủy đi quý vị!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Lương Thanh Nghị được bổ nhiệm làm Người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Thứ tư, 14/09/2011, 15:28 (GMT+7)

(SGGPO).- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Lương Thanh Nghị, Giámđốc Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài giữ chức Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí và là Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam.

Ông Nghị chính thức đảm nhận chức vụ Người phát ngôn Bộ Ngoại giao kể từ ngày 14-9-2011.

Posted Image

Ông Lương Thanh Nghị

Ông Nghị sinh năm 1965, tốt nghiệp đại học Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) năm 1988 và bắt đầu làm việc tại Bộ Ngoại giao từ 1989 tại Trung tâm Báo chí nước ngoài. Ông Nghị từng làm Phó Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) từ năm 2003 - 2006; từ năm 2006 - 2008, ông Nghị giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí. Ông Nghị thông thạo tiếng Anh và có thể sử dụng tiếng Nhật Bản.

Trước đó, ngày12-9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Phương Nga, Vụ trưởng Vụ Thông tin - Báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quy hoạch Hà Nội: Đại gia "bao sân" cũng tốt

16/09/2011 08:24

(VTC News) - "Có đại gia “bao sân” mà khu vực đó phát triển lên thì cũng đáng hoan nghênh. Vấn đề là tiềm lực thực sự của đại gia đó như thế nào và chính sách thực hiện mới là cái đáng quan tâm" - KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Hà Nội nói về thắc mắc quanh thông tin nhiều đại gia bất động sản "bao sân" quy hoạch Hà Nội.

Tin liên quan» Sau quy hoạch, vì sao bất động sản vẫn đứng im?

» Hà Nội: Số phận 700 dự án sau quy hoạch ra sao?

» Quy hoạch Hà Nội: Đại gia BĐS có dịp xả hàng?

» "Quy hoạch chung Hà Nội thiếu hồn"

» Sắp trình quy hoạch chi tiết 17 phân khu Hà Nội

» Hà Nội công bố quy hoạch tuyến đường sắt thí điểm

» Chuyên gia nói về tính khả thi quy hoạch Thủ đô

Một trong những điểm gây chú ý nhiều nhất trong quy hoạch chung Hà Nội vừa rồi là việc có nhiều dự án đãđược phê duyệt trước đó nhưng nay lại rơi vào vị trí của hành lang xanh. Vì sao lại có sự trùng lặp này thưa ông?

Posted Image

KTS Đào Ngọc Nghiêm

Hành lang xanh không phải là nội dung mới trong quy hoạch chung lần này mà chỉ là kế thừa từ những lần trước đây. Cái mới của hành lang xanh lần này là có sự điều chỉnh so với hành lang xanh của những quy hoạch trước đó.

Sự điều chỉnh này là hợp lý vì địa giới hành chính của Hà Nội hiện nay so với lần phê duyệt quy hoạch từ năm 1998 đã có sự thay đổi. Trong bản đồ Hà Nội mở rộng lần này là tổ hợp Hà Nội cũ với Hà Tây và huyện Mê Linh, nên hành lang xanh là sự kết nối liên hoàn, đảm bảo hợp nhất về địa giới hành chính.

Trong số hơn 700 dự án và đồ án được phê duyệt trước đây, Hà Nội cũ chỉ có hơn 200 dự án, còn gần 600 dự án là của Hà Tây. Hà Nội đã có quy hoạch ổn định từ năm 1998, nhưng khu vực Hà Tây và mối quan hệ với vùng có những cái cần phải điều chỉnh nên hành lang xanh cũng có sự điều chỉnh.

Như vậy, rõ ràng những dự án đã cấp trước thời điểm hợp nhất Hà Nội thì phải rà soát lại. Những năm vừa qua, Bộ Xây dựng và TP Hà Nội đã nghiên cứu, rà soát và chấp nhận cho 244 dự án được tiếp tục thực hiện, phần còn lại phải chờ quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết để điều chỉnh lại.

Hà Nội vừa qua đã rà soát hơn 700 dự án, trong đó mới có 244 dự án tiếp được thực hiện, vậy số phận của hơn 500 dự án còn lại sẽ thế nào thưa ông?

Những dự án nằm trong hành lang xanh sẽ có những dự án phải thay đổi, sẽ không còn những dự án nhà ở nữa, chủ yếu là không gian xanh. Những dự án vùng tiệm cận khu dân cư và dự án nhà thấp tầng thì còn có thể được nhưng sẽ xem xét giảm mật độ đi.

Chúng ta cũng cần nhìn rộng ra, chứ không nên chỉ thấy vài dự án bị điều chỉnh do nằm trong hành lang xanh. Có những dự án nằm giữa vành đai 3 và 4 hay các dự án trên trục Bà Vì – Hồ Tây thì có thể sẽ được tổ chức không gian cao hơn, hay những vùng trước kia chưa được tổ chức làm đô thị vệ tinh như: Xuân Mai, Hòa Lạc,…thì cũng sẽ được xây cao tầng.

Hay có những dự án sẽ phát triển mạnh hơn nữa khi có 8 tuyến đường sắt đi qua, sức hấp dẫn của các dự án này chắc chắn sẽ tăng lên.

Vậy đối với những dự án bị điều chỉnh, theo ông việc bồi thường cho chủ đầu tư sẽ căn cứ vào đâu?

Chúng ta phải có cơ chế chính sách, xem xét dựa trên cân đối hài hòa giữa lợi ích của chủ đầu tư với tổng thể việc quy hoạch. Quy hoạch lần này là định hướng cho 40 năm sau, chứ không phải là trong một thời gian ngắn, nên vì mục tiêu của thủ đô, chúng ta phải có thái độ cầu thị, đóng góp xây dựng chung. Có thể thấy, trong số hơn 700 đồ án phải rà sóat lại ấy, tổng diện tích đất đã chiếm 59.000 ha, trong khi đó, quy hoạch hiện nay trong phần xây dựng đô thị mới chỉ có 18.000 ha đất.

Posted ImageDân Thủ đô xem quy hoạch Hà Nội

Nên nếu chỉ tính riêng phần diện tích của các dự án này cộng với diện tích đất đô thị quy hoạch hiện nay đã gần 80.000 ha. Trong khi đó, định hướng đến năm 2030, chúng ta cũng chỉ dự kiến xây dựng 93.000 ha đất đô thị. Như vậy thì không thể chấp nhận được.

Nhưng Hà Nội là một đô thị đặc biệt, trong lòng đô thị lại có đô thị, vậy việc quản lý sẽ được đặt ra như thế nào trong quy hoạch lần này?

Đối với những đô thị đặc biệt Hà Nội, trong lòng đô thị lại có đô thị, thậm chí trong lòng cấp huyện cũng lại có đô thị, nên vấn đề quản lý cũng cần phải xem xét. Ví dụ, thị trấn cũng cần phải có cơ chế quản lý khác, hay giữa các quận nội thành và thị trấn ngoại thành cũng phải khác nhau. Đặc biệt, trong quy hoạch lần này còn có các thị trấn sinh thái và đô thị vệ tinh, nên rõ ràng không thể quản lý như phân cấp hiện nay.

Phải chăng, chúng ta phải nghĩ ra được một cơ chế mới. Hòa Lạc nếu là đô thị vệ tinh, tức là thành phố loại 2, vậy tại sao không giao cho Hòa Lạc tự quản mà lại phải giao cho Trung ương. Trong khi đó, theo Luật Đô thị vừa được Quốc hội thông qua, đô thị nào do đô thị ấy tổ chức quy hoạch, thẩm định và trình cấp trên phê duyệt.

Vấn đề là chúng ta phải gắn kết, có cơ chế xem xét quá trình triển khai, xem có phù hợp không. Cơ chế này không chỉ dựa trên cơ sở ranh giới của dự án mà còn phải trên ranh giới của toàn TP Hà Nội.

Có ý kiến cho rằng, có dự án bị điều chỉnh, thậm chí bị “khai tử”, nhưng có dự án lại tiếp tục được thực hiện và còn có những lợi thế hơn nữa, là không công bằng, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Không thể nói là công bằng hay có thái độ với chủ đầu tư được, vì sau khi mở rộng TP Hà Nội thì phải cấu trúc lại thành phố. Nếu vì sự phát triển bền vững của thành phố thì đừng nên chỉ nhìn vào lợi ích của dự án.

Giữa các nhà quy hoạch và nhà phát triển đô thị cũng có cái chưa đồng nhất. Năm 2003 lấy quy hoạch sử dụng đất làm nền tảng, nhưng lại khẳng định phát triển thành phố bằng quy hoạch đô thị, chứ không phải quy hoạch đất.

Lần này, chúng ta phải xem lại nhưng phải tùy thuộc vào cái quan trọng nhất là quy hoạch TP Hà Nội, quy hoạch này Thủ tướng đã duyệt rồi.

Có nhiều ý kiến cho rằng, quy hoạch lần này đã bị nhiều đại gia bất động sản “bao sân”. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Tôi nghĩ không nên đặt ra vấn đề này vì chẳng hạn như có đại gia “bao sân”, mà khu vực đó phát triển lên thì cũng đáng để hoan nghênh. Vấn đề là tiềm lực thực sự của đại gia đó như thế nào và chính sách thực hiện mới là cái đáng quan tâm.

Không nên để tình trạng nhiều chủ đầu tư chưa làm xong hạ tầng, đã bán đất đi để làm nóng “ảo” thì trường động sản, dẫn đến cung và cầu thực rất khó gặp nhau.

Một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều quy hoạch của Việt Nam bị chậm trễ là do vấn đề giải phóng mặt bằng. Vậy theo ông vướng mắc là ở đâu?

Trong tất cả các dự án công do ngân sách nhà nước làm hay các nguồn khác thì đều có sự chậm trễ và nguyên nhân là do giải phóng mặt bằng. Tôi cho rằng lỗi chính là do cơ chế chính sách chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, chứ không phải là do người sử dụng đất.

Xưa nay, việc giải phóng mặt bằng mới chỉ chú ý đến lấy đất, chứ chưa lo tới sự đồng bộ người dân sau khi mất đất như: việc làm, đào tạo nghề, cơ cấu tuổi, di dân, giãn dân,…Và chỉ khi nào có dự án mới công bố thì mới tính đến việc đền bù giải phóng mặt bằng.

Giá đền bù cũng đang là một vướng mắc. Theo Luật Đất đai thì phân loại thành 4 nhóm chính, nhưng trong Luật Xây dựng thì lại có tới 26 loại đất khác nhau. Vì thế, rất khó để xác định đất đền bù đó là đất nào và hưởng mức giá nào.

Vậy phải chăng, chúng ta nên lập một quỹ đất đô thị do Nhà nước đứng ra giải phóng mặt bằng, thay vì đấu giá các dự án như hiện nay. Khi đó, sẽ vẫn đền bù sát giá nhưng là nhà nước đứng ra đền bù chứ không phải doanh nghiệp.

Như vậy, việc đền bù cũng sẽ minh bạch hơn vì khi doanh nghiệp làm, dân sẽ thấy họ vừa mua đất của mình 1 đồng, mà bán tới 5 đồng, đây cũng là lý do khiến cho việc đền bù càng thêm khó khăn hơn.

Xin cảm ơn ông!

Châu Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lần đầu tiên phát hiện hành tinh xoay quanh 2 mặt trời Posted Image

Thứ Sáu, 16/09/2011 --- cập nhật 07:41 GMT+7

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay họ đã phát hiện một hành tinh xoay quanh 2 mặt trời và đây là lần đầu tiên giới thiên văn xác nhận một phát hiện như vậy.

Posted Image

Ảnh minh họa hành tinh Kepler-16b (màu đen) xoay quanh 2 mặt trời.

Hành tinh đặc biệt nói trên được đặt tên là Kepler-16b, theo tên kính viễn vọng Kepler của NASA.

Kepler-16b có thể giống hành tinh trong bộ phim giả tưởng nổi tiếng Star Wars, nhưng các nhà khoa học cho hay con người khổng thể sống tại đó. Nó được tin là một hành tinh khí khổng lồ, lạnh và không thể sống được, giống sao Thổ.

Kepler-16b cách xa trái đất khoảng 200 năm ánh sáng. Nó xoay quanh quỹ đạo hai ngôi sao.

Cho tới nay, các nhà thiên văn mới chỉ xác nhận sự tồn tại của những hệ thống hành tinh giống Hệ mặt trời xoay quanh một ngôi sao duy nhất.

Mặc dù từng có những nghi ngờ trong quá khứ rằng các hành tinh xoay quanh 2 ngôi sao có thể tồn tại nhưng các nhà khoa học cho biết đây là xác nhận đầu tiên về sự tồn tại của một hành tinh như vậy.

Điều đó có nghĩa là khi ban ngày kết thúc trên Kepler-16b, sẽ có 2 hoàng hôn, các nhà thiên văn cho hay.

2 mặt trời của Kepler-16b đều nhỏ hơn mặt trời của chúng ta - bằng khoảng 69% và 20% so với mặt trời - khiến nhiệt độ bề mặt ở mức khoảng âm 73 đến âm 101 độ C.

Kepler-16b xoay một vòng quanh 2 mặt trời của nó mất 224 ngày ở khoảng cách 104 triệu km.

Kính viễn vọng Kepler, phóng lên năm 2009, được thiết kế để tìm kiếm các hành tinh như trái đất quay quanh quỹ đạo của các ngôi sao trên Dải Ngân hà.

Theo Dân Trí

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm nay phản đối Trung Quốc có các hoạt động tại vùng biển Trường Sa của Việt Nam và can thiệp vào công việc hợp tác khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

> Bổ nhiệm người phát ngôn mới

/Files/Subject/3b/a2/ee/71/Thanhnghi.jpgNgười phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị. Ảnh: MOFA.Trước thông tin Trung Quốc cử tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và hiện có 500 tàu cá thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa và thông tin Trung Quốc phản đối Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại Lô 127, Lô 128 thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị hôm nay nhấn mạnh: "Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng nêu rõ, Việt Nam yêu cầu các bên không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

Việt Nam khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có các dự án hợp tác tại Lô 127, 128, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tập quán và thực tiễn quốc tế và các thỏa thuận đa phương và song phương mà Việt Nam ký kết.

"Các ý kiến phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài tại thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị", ông Lương Thanh Nghị tuyên bố thêm.

Mai Trang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm nay phản đối Trung Quốc có các hoạt động tại vùng biển Trường Sa của Việt Nam và can thiệp vào công việc hợp tác khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

> Bổ nhiệm người phát ngôn mới

/Files/Subject/3b/a2/ee/71/Thanhnghi.jpgNgười phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị. Ảnh: MOFA.Trước thông tin Trung Quốc cử tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và hiện có 500 tàu cá thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa và thông tin Trung Quốc phản đối Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại Lô 127, Lô 128 thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị hôm nay nhấn mạnh: "Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng nêu rõ, Việt Nam yêu cầu các bên không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

Việt Nam khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có các dự án hợp tác tại Lô 127, 128, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tập quán và thực tiễn quốc tế và các thỏa thuận đa phương và song phương mà Việt Nam ký kết.

"Các ý kiến phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài tại thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị", ông Lương Thanh Nghị tuyên bố thêm.

Mai Trang

Chẳng lẽ cứ nói suông & Cãi vã với mấy cái thằng Trung Quốc này mãi à ? Nó cứ nói một đằng làm một nẻo ,một mặt nó cứ tranh dành kết hợp với hòa hoãn rồi lại lấn tới . Chúng định âm thầm chuẩn bị để củng cố các phương tiện biển nói riêng và lực lượng nói chung cho mạnh vượt trội lên sau đó nó lấn tới đó mà .

Còn nhớ ngày xửa ngày xưa cha ông ta khi đánh giặc đã có : Cọc vót nhọn ,Yết Kiêu ..... nay nó cứ bầy hầy vậy thì ta không dùng quân sự nhưng cứ dùng các tàu dân sự cảm tử ,đầu thuyền bịt thép tốt nhọn hoắt vào và ra khơi - Gặp thằng nào xâm phạm ở vùng biển nhà mình mà lại bắt nạt mình là nhắc nhở họ ,nếu nói nhẹ không được thì ta cho mũi tàu lao vào như những con tàu không số thời chống Mỹ cho nó thủng vỏ mà chìm nghỉm đi xem nào . Bố bảo cũng không dám ra nữa .

Các bác xem thế nào ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm nay phản đối Trung Quốc có các hoạt động tại vùng biển Trường Sa của Việt Nam và can thiệp vào công việc hợp tác khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

> Bổ nhiệm người phát ngôn mới

/Files/Subject/3b/a2/ee/71/Thanhnghi.jpgNgười phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị. Ảnh: MOFA.Trước thông tin Trung Quốc cử tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và hiện có 500 tàu cá thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa và thông tin Trung Quốc phản đối Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại Lô 127, Lô 128 thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị hôm nay nhấn mạnh: "Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng nêu rõ, Việt Nam yêu cầu các bên không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

Việt Nam khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có các dự án hợp tác tại Lô 127, 128, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tập quán và thực tiễn quốc tế và các thỏa thuận đa phương và song phương mà Việt Nam ký kết.

"Các ý kiến phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài tại thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị", ông Lương Thanh Nghị tuyên bố thêm.

Mai Trang

Cái này Trung Quốc " anh em 16 chữ vàng " đã quán triệt từ thời "đồng chí" Đặng Tiểu Bình mà Việt nam cũng phần nào cố gắng học theo ( để gậy ông đập lưng ông) nhưng không được bao nhiêu.

" Đánh thì cứ đánh, đàm thì cứ đàm. Ai lo đánh cứ đánh, ai lo đàm cứ đàm ". Ngay nay biến chiêu thành " Miệng nói hoà bình cùng thắng thì cứ nói, tàu lấn biển thì cứ lấn. Ai lo ngoại giao thì ngoại giao, ai lo điều tàu cá, tàu chiến, tàu sân bay ra làm du côn, bảo kê vùng thì cứ làm ". Cứ tiến 3, thế giới la ó quá thì lùi 2, còn lời 1. Cứ thế...cứ thế... cuối cùng nuốt trọn hay mắc xương ngã ra chết thì tính sau, trước tiên là cá lớn, cứtiên hạ thủ vi cường. Bạo lực chiếm cái đi rồi bàn gì thì bàn. Ai cũng "quân tử Tàu", nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy kiểu này thì thế giới riết rồi đảo lộn, không ai tin ai hết http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/39.gif

Còn 1 chiêu " thâm hơn tàu " là thời cha ông đặt viên gạch giữ chổ để 500 năm sau, đời cháu đời chắt lấy chứng cứ lịch sử ngụy tạo ra cải chày cải cối thì Việt nam chưa học được do lực yếu, nước nghèo. Cứ trường kỳ chi tiền, viết nói ra rả năm này qua tháng kia, 10 năm, 20 năm,50 năm thì lời nói bậy bạ cũng thành nghi vấn. 100 năm, 1000 năm, 5000 năm thì thành chân lý " đầu tôm ".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ khẳng định tiếp tục hợp tác với Việt Nam tại Biển Đông

Thứ bảy, 17/9/2011, 17:38 GMT+7

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakash hôm qua tuyên bố New Delhi sẽ kiên quyết thực hiện kế hoạch hợp tác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông và khẳng định ý kiến phản đối của Trung Quốc là "không có cơ sở pháp lý".

Việt Nam yêu cầu không làm phức tạp tình hình

Posted Image

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakash. Ảnh: Hindustan Times.

THindustan Times dẫn lời ông Vishnu Prakash yêu cầu Trung Quốc từ bỏ việc cố ngăn cản công ty dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại hai lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông. Ông khẳng định Ấn Độ sẽ quyết tâm thực hiện các kế hoạch hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.

"Công ty ONGC Videsh Ltd đã phối hợp với Việt Nam thăm dò dầu khí ngoài khơi trong một thời gian và họ (Việt Nam) đang trong quá trình mở rộng hợp tác và một công ty khác là Essar Oil Ltd cũng đã được cấp phép thăm dò một lô khí đốt tại Việt Nam", ông Prakash nói thêm.

"Đây (năng lượng) là lĩnh vực hợp tác quan trọng và chúng tôi muốn phát triển việc này. Hợp tác giữa chúng tôi với Việt Nam hay với bất cứ nước nào khác trên thế giới đều tuân thủ luật pháp, quy tắc và công ước quốc tế", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh. Ông cũng nhắc lại quan điểm của Ấn Độ về việc "ủng hộ tự do hàng hải tại Biển Đông".

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cũng bác bỏ việc Trung Quốc phản đối Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại Lô 127, Lô 128 thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ông Nghị nhấn mạnh: "Việt Nam khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có các dự án hợp tác tại Lô 127, 128, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tập quán và thực tiễn quốc tế và các thỏa thuận đa phương và song phương mà Việt Nam ký kết".

Do đó theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thì "các ý kiến phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài tại thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị". Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Việt Nam yêu cầu các bên không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

Những tuyên bố chính thức của Việt Nam và Ấn Độ về hợp tác thăm dò dầu khí giữa hai nước tại Biển Đông được đưa ra sau khi Trung Quốc gửi công hàm ngoại giao cho Ấn Độ, trong đó cảnh báo rằng nếu không có sự cho phép của Bắc Kinh thì công ty dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) có hoạt động thăm dò tại các lô 127 và 128 là "bất hợp pháp".

Ngày 15/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du còn ngang nhiên tuyên bố: "Chúng tôi phản đối bất cứ nước nào có hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở các vùng biển thuộc Trung Quốc. Các công ty nước ngoài có liên quan không được tham gia vào Biển Đông".

Những tuyên bố nói trên của Trung Quốc về các dự án hợp tác dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được đưa ra đúng thời điểm đoàn đại biểu cấp cao Ấn Độ, gồm Ngoại trưởng S.M Krishna và Thứ trưởng Quốc phòng Shashi Kant Sharma, đang ở thăm Việt Nam.

Trong các cuộc gặp giữa đoàn đại biểu Ấn Độ và các quan chức Việt Nam, hai bên nhất trí về việc đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, các bên liên quan cần tránh sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở của luật pháp quốc tế, trong đó có Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông.

Đình Nguyễn

==============================

Đúng rồi! Trung Quốc làm gì có cơ sở pháp lý ở biển Đông của Việt Nam. Trung Quốc không nên làm phức tạp thêm tình hình và nên vì đại cuộc là chính! Họ cũng cần tôn trọng tình hữu nghị lâu đồi giữa hai dân tộc đã được ghi nhận với 16 chữ vàng. Hi! Đúng bài chưa!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu thấy 16 chữ vàng và 4 tốt nhưng 2 cái đảo và đường lưỡi bò vẫn là kim cương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay