Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Chiêm ngưỡng siêu tàu chiến hình dơi của Mỹ trên biển

Thứ sáu, 08 Tháng tư 2011, 17:51 GMT+7

Chiếc tàu chiến tàng hình hạng nhẹ này được biết đến như một chiến binh hình dơi di động quả cảm trên biển. Chiếc tàu chiến nặng 60 tấn được xem như vũ khí mới nhất của Mỹ trong cuộc chiến chống buôn lậu trên biển.

Siêu tàu chiến này của Mỹ trị giá 8,2 triệu USD và được gọi với "biệt danh" M80 Stiletto. Trong tương lai, đây được xem là thế hệ thay thế những tàu chiến hạng nhẹ.

Posted Image

Siêu tàu chiến M80 Stiletto của Mỹ trị giá 8,2 triệu USD

Posted Image

Với kết cấu sợi các bon, M80 Stiletto có thể lướt sóng êm ru trên mực nước cao 1 mét

Con tàu chiến tặng 60 tấn Stiletto này chạy bằng 4 động cơ diesel với sức mạnh 6.500 mã lực, có khả năng tăng tốc nhanh chóng lên 100 km/h. Với kết cấu sợi các bon, M80 Stiletto có thể lướt sóng êm ru trên mực nước cao 1 mét.

Posted Image

Posted Image

Với chiều dài 27 mét, M80 Stiletto là chiếc tàu chiến lý tưởng cho những cuộc chinh chiến của lính đặc công. Được thiết kế với cấu trúc đặc biệt, M80 Stiletto có thể tránh được tầm quan sát của các radar đối phương. Có nghĩa là, với M80 Stiletto, lính Mỹ có thể dễ dàng quan sát và tiếp cận được gần những tên cướp biển hay buôn lậu mà không bị phát hiện.

Posted Image

Khoang cabin ngồi đằng trước được thiết kế vừa vặn với những ghế ngồi đặc biệt giúp các lính đặc công cảm thấy thoái mái kể cả khi chiếc tàu đâm phải những chướng ngại vật trên biển khi đang lướt sóng với tốc độc cao.

Posted Image

M80 Stiletto chạy bằng 4 động cơ diesel với sức mạnh 6.500 mã lực

Theo Vũ Gia Huy

(Daily Mail/ Laođộng)

Việt Báo (Theo_VTC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai bộ tranh cãi nảy lửa chuyện giảm giá xăng dầu

(VEF.VN) – Bộ Công thương kêu hệ thống phân phối xăng dầu sắp võ vì lỗ quá lâu rồi và cho rằng không nên giảm giá xăng như vừa rồi. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính rất không hài lòng trước giải trình lỗ, lãi của Petrolimex.

Cuộc hội thảo về điều hành cơ chế giá xăng dầu sáng nay 20/9 do Bộ trưởng bộ Tài chính chủ trì đã "nổ" ra một cuộc tranh luận hết sức căng thẳng về lãi lỗ hay sự tồn tại của Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Cơ chế kinh doanh xăng dầu chứa đựng quá nhiều mẫu thuẫn, bất đồng ngay cả về quan điểm giữa doanh nghiệp, giữa lãnh đạo bộ tài chính và lãnh đạo bộ công thương và giữa các chuyên gia kinh tế.

Bộ trưởng "tù mù" trước chuyện lỗ của Petrolimex

Cao trào của cuộc tranh luận này là câu chuyện giảm giá xăng dầu vừa qua, đặc biệt là chuyện lãi lỗ của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Phải nói rằng, có 2 cách nhìn khá trái ngược nhau giữa Bộ Tài chính và Bộ Công thương ở vấn đề này.

Thông tin chính thức từ ông Bùi Ngọc Bảo cho hay, 8 tháng đầu năm, Petrolimex đã lỗ 1.800 tỷ. Nếu cơ chế tiếp tục như hiện nay thì tới tháng 9 thì còn lỗ tới 2.000 tỷ đồng. Nếu tính cả bù lãi suất thì mức lỗ là hơn 1.600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, để vị TGĐ Petrolimex "chốt" lại trước cuộc họp về các con số này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ gần như hỏi dồn, hỏi vặn vị TGĐ này.

Ông Huệ có ít nhất 3-4 lần ngắt lời diễn giải về cơ chế xăng dầu của ông Bùi Ngọc Bảo và tỏ ra rất sốt ruột khi ông Bảo cắt nghĩa chi tiết cụ thể về sự chi phối của các chi phí định mức hiện nay.

Bộ trưởng Tài chính liên tục nhấn mạnh: "Từ đầu năm đến nay, Petrolimex lỗ như thế nào mà sao IPO lại công bố lãi? Đề nghị anh Bảo nói rõ lỗ xăng bao nhiêu, lỗ dầu bao nhiêu. Tôi muốn biết lỗ, lãi thực tế của doanh nghiệp chứ không phụ thuộc vào bảng giá cơ sở của Nhà nước, không phụ thuộc vào các qui định về định mức chi phí trong kết cấu giá đầu vào của Nhà nước. Doanh nghiệp phải hạch toán cụ thể lãi, lỗ từng mặt hàng."

Trong khi đó, ông Bùi Ngọc Bảo thì khăng khăng: "Kinh doanh hàng chục năm nay, chúng tôi không tách riêng lời lỗ từng mặt hàng như vậy. Vì đầu vào phân bổ chi phí chung nên không thể tính lỗ ra từng mặt hàng được. Còn khi trình mức trích xả Quỹ là chúng tôi căn cứ vào sản lượng theo qui định. Sản lượng thì tính được".

Tuy nhiên, các lý giải của DN này đều không được bộ trưởng Tài chính tỏ ý chấp nhận. Bộ trưởng Huệ cho rằng "nói thế thì Petrolimex xem lại quản trị doanh nghiệp của mình".

Ông Huệ cho rằng, DN phải hạch toán được riêng từng mặt hàng, nếu không thì căn cứ vào đâu để xin trích mức Quỹ bình ổn giá. DN kêu lỗ lắm rồi mà tại sao Nhà nước không cho dùng quỹ bình ổn. Nhưng cho như thế nào thì phải có thông tin xác thực thì mới quyết định.

Posted Image

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: "DN nào muốn khiếu nại về giảm giá sai thì cứ nộp đơn khiếu nại. Chúng tôi điều hành xăng dầu không vì quyền lợi của 11 DN dầu mối mà vì lợi ích chung của 84 triệu dân".

Đồng chủ trì, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, Bộ Công Thương rất sốt ruột với sự trình bày dài dòng của vị TGĐ Petrolimex và cũng không đồng tình với cách hỏi vặn "không đúng thực tế ngành xăng dầu" của bộ trưởng Huệ.

Ông Tú bổ sung: "Lỗ thực tế là khác, cao hơn nhiều so với chênh lệch giá cơ sở với giá bán lẻ. Các kết cấu trong bảng giá này đã cũ rỗi, lạc hậu từ 20 năm nay rồi. Hiện nay, chi phí hoa hồng đã chỉ còn có 150 đồng/lít (định mức là 600 đồng), hệ thống sắp vỡ rồi!"

Bộ trưởng Tài chính chịu trách nhiệm về giảm giá xăng

Liên quan chuyện giảm giá xăng dầu mới đây, ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Chính sách thị trường trong nước (Bộ Công thương), Tổ phó Tổ điều hành giá xăng dầu bày tỏ: "Vừa rồi, nhận quyết định giảm giá 500 đồng/lít xăng, tôi tự hỏi là Bộ Tài chính làm sao vậy? Đang lỗ mà lại cho giảm thì không thể hiểu nổi. Giá cơ sở là do Bộ Tài chính đưa ra, DN tính theo Bộ cho thấy lỗ mà sao lại giảm. Tôi chẳng hiểu điều hành giá kiểu gì? Xem lại pháp lệnh giá, chẳng hiểu Bộ tài chính căn cứ theo điều nào mà lại cho giảm."

"Ngay sau đó, một số cây xăng ở miền Tây không bán nữa. Hiện xăng dầu cực khan hiếm. Tình hình này từ giờ cuối năm, nếu với giá này, sẽ vỡ hệ thống phân phối", ông An cho hay.

Rồi ông An lại lắc đầu than bức xúc: "Lỗi do con người không do văn bản. Dẫn lại sự tréo ngoe về điều hành giá của bộ Tài chính, ông An than phiền: "Ngày 8/7/2011, Bộ Công thương đề nghị giảm giá, Bộ tài chính không giảm giá. Lúc đó, DN đang lãi 200-300 đồng/lít. Việc lấy mốc 30 ngày hiện đang rất lung tung".

Trước số liệu này, bộ trưởng Huệ nói thẳng: "Tại thời điểm đó, theo số liệu cập nhật của hải quan cho thấy, riêng Petrolimex có lãi tới 780 đồng, có chênh lệch dương, đó là chưa kể ngoài chênh lệch 300 đồng/lít định mức. Tôi đã gọi anh Bảo lên có giảm được không, anh Bảo nói giảm được."

"Từ khi có quyết định giảm giá, tôi chưa thấy DN nào bảo là không duy trì được. Giảm giá là quyết định đúng. Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về việc này.", ông Huệ nhấn mạnh.

Ông nói tiếp: "DN nào muốn khiếu nại về giảm giá sai thì cứ nộp đơn khiếu nại. Chúng tôi điều hành xăng dầu không vì quyền lợi của 11 DN đầu mối mà vì lợi ích chung của 84 triệu dân".

Thậm chí, vị bộ trưởng này còn nói gay gắt: Doanh nghiệp nào không nhập được, không tham gia cuộc chơi này thì Bộ Tài chính chấp nhận cho rút. Doanh nghiệp đừng dọa Nhà nước. Con số công bố lỗ lãi như thế, chúng tôi sẽ đi kiểm tra. Nhà nước chỉ bù lỗ do khách quan chứ không bù cho những lỗ do yếu kém của DN gây nên.

Theo ông Huệ, chưa thể thả thị trường xăng dầu hoàn toàn như Nghị định 84 từ ngay tới cuối năm. Đặc biệt, việc thị trường hóa này phải tái cấu trúc môi trường cạnh tranh, sòng phẳng, không thể để vị thế như 60% thị phần Petrolimex và cộng với Petro Saigon và PVoil là 90%.

Nếu cho DN tự định giá ngay thì ngày mai sẽ ra sao? Ông Huệ nói.

Phạm Huyền

MONG BỘ TRƯỞNG SỜ GÁY THÊM THẰNG ĐIỆN LỰC, HÀNG KHÔNG, ĐÓNG TÀU NỮA.... Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản ủng hộ Ấn Độ thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Thứ Năm, 22/09/2011 - 06:31

(Dân trí) - Nhật Bản ủng hộ Ấn Độ thăm dò dầu khí ở Biển Đông, kêu gọi tăng cường hợp tác giữa hải quân Nhật Bản-Ấn Độ để phòng vệ và đề xuất tăng cường tần suất các cuộc tập trận hải quân giữa hai bên.

>> Nhật Bản kêu gọi thông qua bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Posted Image

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Đó là tuyên bố của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, khi ông đến đây tham dự hội thảo về đề tài “Hai nền dân chủ trên biển: Vì một châu Á tốt đẹp hơn và an toàn hơn”.

Tuyên bố của cựu thủ tướng Nhật Bản được đưa ra sau khi Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Ấn Độ tham gia thăm dò dầu khí tại hai lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, nhưng Bắc Kinh lại cho là thuộc chủ quyền lãnh hải của họ.

Bất chấp phản đối của Trung Quốc, chính phủ New Dehli tuyên bố sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí ở khu vực nói trên, khẳng định việc hợp tác với Việt Nam là hoàn toàn đúng theo công pháp quốc tế.

Hôm 19/9, đại sứ Nhật Bản tại Philippines Toshinao Urabe tại Manila đã kêu gọi các bên tranh chấp chủ quyền thông qua một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, có tính chất bó buộc hơn bản Tuyên bố hiện nay. Ông Urabe cho biết là chính phủ Tokyo sẽ đề cập vấn đề đó với tổng thống Philippines Begnino Aquino khi ông này đến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 25/9 đến 28/9.

Về hợp tác giữa hải quân Nhật Bản và Ấn Độ, ông Abe tuyên bố là mỗi khi có dịp đi ngang qua khu vực Ấn Độ Dương, hải quân Nhật Bản có thể tập trận chung với Ấn Độ và Mỹ, thậm chí Trung Quốc có thể đến quan sát các cuộc tập trận này.

“Những động thái này sẽ là biện pháp ngăn chặn tốt với Trung Quốc và đảm bảo liên lạc trên biển”, ông nói trước hội thảo.

“Nhật Bản và Ấn Độ phải nỗ lực hết mình để bảo đảm an toàn cho các tuyến hàng hải và duy trì một châu Á ổn định. Chủ trương đẩy mạnh hợp tác giữa hải quân Ấn Độ và Nhật Bản, hai nước cũng cần làm việc chặt chẽ hơn với Mỹ để thực hiện các mục tiêu nói trên”, cựu Thủ tướng Nhật Bản phát biểu trong khi gọi Nhật Bản-Ấn Độ là hai đồng minh.

Theo ông Abe, với một lực lượng hải quân sẽ có ba hàng không mẫu hạm, Ấn Độ có đủ khả năng duy trì ổn định các tuyến hàng hải và như thế sẽ làm an tâm các nước Việt Nam, Mỹ và Hàn Quốc.

Ông Abe cho rằng, Mỹ vẫn bảo đảm an toàn và ổn định cho các tuyến thông thương hàng hải từ thập niên 1950, nhưng cựu thủ tướng Nhật Bản lo ngại là thế lực của Mỹ trong tương lai có thể sẽ suy giảm.

Nhật Bản đã từng tập trận chung với Ấn Độ vào năm 2007 ở ngoài khơi bờ biển Malabar.

Trà Giang

Theo Times of India, AFP

================================

Cũng là khoan giầu trện bể, nhưng mấy Cty Anh và Hoa Kỳ bị Trung Quốc phản đối thì chạy mất dép. Ấy là chuyện hồi năm nẳm. Còn bi vờ thì Ấn Độ cứ hiên ngang hợp tác khoan dầu. Thảo nào cary Ấn cay hơn hamburger .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản ủng hộ Ấn Độ thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Thứ Năm, 22/09/2011 - 06:31

(Dân trí) - Nhật Bản ủng hộ Ấn Độ thăm dò dầu khí ở Biển Đông, kêu gọi tăng cường hợp tác giữa hải quân Nhật Bản-Ấn Độ để phòng vệ và đề xuất tăng cường tần suất các cuộc tập trận hải quân giữa hai bên.

>> Nhật Bản kêu gọi thông qua bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Posted Image

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Đó là tuyên bố của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, khi ông đến đây tham dự hội thảo về đề tài “Hai nền dân chủ trên biển: Vì một châu Á tốt đẹp hơn và an toàn hơn”.

Tuyên bố của cựu thủ tướng Nhật Bản được đưa ra sau khi Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Ấn Độ tham gia thăm dò dầu khí tại hai lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, nhưng Bắc Kinh lại cho là thuộc chủ quyền lãnh hải của họ.

Bất chấp phản đối của Trung Quốc, chính phủ New Dehli tuyên bố sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí ở khu vực nói trên, khẳng định việc hợp tác với Việt Nam là hoàn toàn đúng theo công pháp quốc tế.

Hôm 19/9, đại sứ Nhật Bản tại Philippines Toshinao Urabe tại Manila đã kêu gọi các bên tranh chấp chủ quyền thông qua một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, có tính chất bó buộc hơn bản Tuyên bố hiện nay. Ông Urabe cho biết là chính phủ Tokyo sẽ đề cập vấn đề đó với tổng thống Philippines Begnino Aquino khi ông này đến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 25/9 đến 28/9.

Về hợp tác giữa hải quân Nhật Bản và Ấn Độ, ông Abe tuyên bố là mỗi khi có dịp đi ngang qua khu vực Ấn Độ Dương, hải quân Nhật Bản có thể tập trận chung với Ấn Độ và Mỹ, thậm chí Trung Quốc có thể đến quan sát các cuộc tập trận này.

“Những động thái này sẽ là biện pháp ngăn chặn tốt với Trung Quốc và đảm bảo liên lạc trên biển”, ông nói trước hội thảo.

“Nhật Bản và Ấn Độ phải nỗ lực hết mình để bảo đảm an toàn cho các tuyến hàng hải và duy trì một châu Á ổn định. Chủ trương đẩy mạnh hợp tác giữa hải quân Ấn Độ và Nhật Bản, hai nước cũng cần làm việc chặt chẽ hơn với Mỹ để thực hiện các mục tiêu nói trên”, cựu Thủ tướng Nhật Bản phát biểu trong khi gọi Nhật Bản-Ấn Độ là hai đồng minh.

Theo ông Abe, với một lực lượng hải quân sẽ có ba hàng không mẫu hạm, Ấn Độ có đủ khả năng duy trì ổn định các tuyến hàng hải và như thế sẽ làm an tâm các nước Việt Nam, Mỹ và Hàn Quốc.

Ông Abe cho rằng, Mỹ vẫn bảo đảm an toàn và ổn định cho các tuyến thông thương hàng hải từ thập niên 1950, nhưng cựu thủ tướng Nhật Bản lo ngại là thế lực của Mỹ trong tương lai có thể sẽ suy giảm.

Nhật Bản đã từng tập trận chung với Ấn Độ vào năm 2007 ở ngoài khơi bờ biển Malabar.

Trà Giang

Theo Times of India, AFP

================================

Cũng là khoan giầu trện bể, nhưng mấy Cty Anh và Hoa Kỳ bị Trung Quốc phản đối thì chạy mất dép. Ấy là chuyện hồi năm nẳm. Còn bi vờ thì Ấn Độ cứ hiên ngang hợp tác khoan dầu. Thảo nào cary Ấn cay hơn hamburger .

Con chào sư phụ !

Biêt bao giờ mới đến ngày các nước láng riềng rựa vào Việt Nam sư phụ nhỉ !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ xác nhận nâng cấp F-16 cho Đài Loan, Trung Quốc lên tiếng

Thứ Năm, 22/09/2011 - 09:36

(Dân trí) - Mỹ và Đài Loan vừa “đồng thanh” chính thức xác nhận kế hoạch nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu F-16 lỗi thời của Đài Loan. Trung Quốc đã lập tức tỏ thái độ tức giận và cảnh báo nguy cơ trong quan hệ với Washington.

>> Trung Quốc cảnh báo Mỹ về việc bán vũ khí cho Đài Loan

Posted Image

Các chiến đấu cơ F-16.

Trong tuyên bố đưa ra hôm qua, Đài Loan thông báo Mỹ đã đồng ý giúp nâng cấp các máy bay chiến đấu F-16 của hòn đảo này.

Phát biểu với báo giới tại Đài Bắc, người đứng đầu cơ quan Quốc phòng Đài Loan Kao Hua-chu nói: “Khả năng chiến đấu của không quân Đài Loan sẽ được cải thiện rõ rệt sau đợt nâng cấp này”.

Cùng lúc, Lầu Năm Góc Mỹ xác nhận chương trình nâng cấp cho Đài Loan trị giá tới 5,85 tỷ USD và sẽ bao gồm trang thiết bị, các linh kiện, hỗ trợ huấn luyện và hậu cần.

Những tuyên bố của Mỹ và Đài Loan đã chấm dứt nhiều tháng đồn đoán về mức độ Washington giúp Đài Loan hiện đại hóa không quân.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, các phi công Đài Loan sẽ đến căn cứ không quân Luke ở bang Arizona để huấn luyện về các nhiệm vụ cứu trợ thiên tai, các hoạt động sơ tán không tác chiến và những tình huống khẩn cấp khác.

Trong khi đó, ngay sau động thái của Mỹ và Đài Loan, Trung Quốc tuyên bố thỏa thuận trị giá 5,83 tỷ USD này “sẽ làm tổn hại quan hệ Trung-Mỹ”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke đến để phản đối.

Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật bán vũ khí cho Đài Loan năm từ năm 1979. Dư luận cho rằng trong bối cảnh tình hình phức tạp như hiện nay, chính quyền Obama đã không thể bán F-16C/D cho Đài Loan, thay vào đó là thực hiện dự án nâng cấp số máy bay chiến đấu F-16/A/B hiện có của Đài Loan, một giải pháp được cho là các bên có thể chấp nhận được.

Kế hoạch bán vũ khí này, nếu được thực hiện, sẽ giúp nâng tổng kim ngạch Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama lên hơn 12,25 tỷ USD, con số cao hơn bất kỳ thời kỳ người tiền nhiệm nào.

Hà Khoa

Theo AFP, Xinhua

=======================================

Bây giờ thì không thể bán. Cũng như trước đây không thể khoan dầu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con chào sư phụ !

Biêt bao giờ mới đến ngày các nước láng riềng rựa vào Việt Nam sư phụ nhỉ !

Rựa thì chẳng ma nào rựa cả! Vì Việt Nam là nước nhỏ. Nhưng vì nể Việt Nam vì tính văn hóa vượt trội thì có.Nhưng đó là chuyện sau này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VỆ TINH NẤ SẼ TƠI XUỐNG TRÁI ĐẤT

TT - Theo các nhà khoa học Cơ quan Hàng không - vũ trụ Mỹ (NASA), vệ tinh nghiên cứu tầng khí quyển bên trên Trái đất (UARS) có thể sẽ rời khỏi quỹ đạo bay hiện tại trong thời gian từ ngày 22-9 đến 24-9 và rơi xuống Trái đất vào sáng 23-9.

UARS là vệ tinh thuộc loại lớn nhất của NASA, nặng khoảng 6 tấn, có kích thước ngang một chiếc xe buýt. Tuy phần lớn UARS sẽ bị đốt cháy trong khi rơi qua bầu khí quyển của Trái đất, nhưng những phần còn sót lại vẫn có thể sẽ gây tai họa trên mặt đất. NASA cho biết chỉ có thể xác định vị trí rơi của UARS khoảng hai giờ trước khi sự việc xảy ra.

Theo phân tích của nhóm nghiên cứu các mảnh vỡ trên quỹ đạo thuộc NASA, sau khi rơi qua bầu khí quyển, UARS sẽ vỡ làm 26 mảnh nhỏ và đâm thẳng xuống mặt đất với vận tốc lên đến hàng trăm kilômet/giờ. “Tất cả 26 mảnh vỡ này đều có khả năng gây ra thiệt hại nếu chúng đâm vào một công trình hay một người nào đó” - trưởng phòng nghiên cứu các mảnh vỡ trên quỹ đạo của NASA Nicholas Johnson cho biết.

NASA phóng UARS lên quỹ đạo vào tháng 9-1991. UARS đã “nghỉ hưu” từ năm 2005 khi cách mặt đất 563km. Hiện nay UARS chỉ còn cách mặt đất 225km.

ANH THƯ (Theo ABC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rựa thì chẳng ma nào rựa cả! Vì Việt Nam là nước nhỏ. Nhưng vì nể Việt Nam vì tính văn hóa vượt trội thì có.Nhưng đó là chuyện sau này.

Thưa SP, có ai dám gọi Nhật Bản là nước nhỏ không? hay gần hơn là Singapore? hay người ta gọi Singapore là nước bé.

Chúng ta nên gọi là nước bé hay nước yếu thì đúng hơn Việt nam không phải là nước nhỏ.

Đây là cách mà VL thấy về mặt ngoại giao các cán bộ ta hay nói Trung quốc nước lớn còn chúng ta nước nhỏ. Như thế ngay trong tư tưởng đã thua người ta rồi.

Đệ tử cũng thấy rằng muốn Việt nam vươn mình ra thế giới trước hết phải có tư tưởng chúng ta là một nước lớn (ko phải dân số, diện tích) thì lúc đó mới đua ganh được với thế giới.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa SP, có ai dám gọi Nhật Bản là nước nhỏ không? hay gần hơn là Singapore? hay người ta gọi Singapore là nước bé.

Chúng ta nên gọi là nước bé hay nước yếu thì đúng hơn Việt nam không phải là nước nhỏ.

Đây là cách mà VL thấy về mặt ngoại giao các cán bộ ta hay nói Trung quốc nước lớn còn chúng ta nước nhỏ. Như thế ngay trong tư tưởng đã thua người ta rồi.

Đệ tử cũng thấy rằng muốn Việt nam vươn mình ra thế giới trước hết phải có tư tưởng chúng ta là một nước lớn (ko phải dân số, diện tích) thì lúc đó mới đua ganh được với thế giới.

Nhỏ là so với cái lớn về diện tich thôi. Còn nước mạnh hay nước yếu thì lại là chuyện khác. Nhưng đấy là chuyện phó thường dân nói với nhau. Còn trong ngoại giao mà tự nhận như vậy với đối tác thì thật vô duyên quá! Việt Nam dù có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân..vv...thì cũng chưa phải là nước mạnh. Một trong những cái mạnh của Việt Nam sẽ khác với các siêu cường khác chính là về văn hóa sau này. Bởi vậy việc bảo vệ văn hóa Việt là điều rất quan trọng cho tương lai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghị sĩ Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

VnExpres

Thứ ba, 19/7/2011, 23:33 GMT+7

Hai nghị sĩ kỳ cựu của Mỹ cảnh báo Bắc Kinh rằng những vụ xung đột với các nước láng giềng ở Biển Đông có thể làm tổn hại lợi ích của Mỹ tại khu vực. Nhận xét này chắc chắn không làm Bắc Kinh hài lòng.

Chúng tôi lo ngại rằng một loạt vụ việc trên biển trong những tháng qua đã khiến căng thẳng trong khu vực leo thang”, John Kerry thuộc đảng Dân chủ - Chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ cùng John McCain - cựu ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa, tuyên bố. “Nếu không có biện pháp thích hợp nào được thực hiện để xoa dịu tình hình, những vụ việc tiếp theo có thể còn nghiêm trọng hơn nữa và làm tổn hại tới lợi ích quốc gia sống còn của Mỹ”.

Hai nghị sĩ nói trên đã đưa ra lời lẽ trên trong thư gửi cho ông Đới Bỉnh Quốc - quan chức cấp cao về đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trước khi cuộc họp giữa các ngoại trưởng ASEAN cùng các nước đối tác diễn ra trong tuần này, tờ Financial Times cho hay.

Trung Quốc có thể coi tuyên bố này như một đòn khiêu khích bởi nó phản ánh lại nhận xét của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton vào năm ngoái. Phát biểu tại Diễn đàn khu vực ASEAN ở Hà Nội tháng 7 năm ngoái, Hilary Clinton đã khiến Bắc Kinh tức giận khi nói rằng Mỹ “có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông”.

Bà Clinton cũng sẽ có một bài phát biểu tại diễn đàn này ở Bali, Indonesia, vào cuối tuần, khi mà căng thẳng ở biển Đông đang tăng cao so với năm ngoái.

Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Mỹ không can dự vào các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sau khi các nghị sĩ Mỹ nhiều lần ra nghị quyết về vấn đề này. Tại hội nghị tham vấn an ninh Mỹ - Trung tháng trước, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải thậm chí còn cảnh báo rằng "một số nước đang đùa với lửa, và (tôi) hy vọng lửa đó không cuốn vào nước Mỹ".

Biển Đông chứa những tuyến đường biển quan trọng cho hoạt động nhập khẩu dầu ở Đông Bắc Á và các giao dịch khác với châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đều tuyên bố chủ quyền với một số vùng trong khu vực, nhưng Trung Quốc đòi quyền sở hữu rộng lớn nhất.

Cảnh báo của hai nghị sĩ Mỹ được đưa ra sau khi chính quyền Obama đã giảm bớt chỉ trích đối với hành động gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông.

Trong đối thoại Shangri-La tại Singapore vào tháng 6, Robert Gates - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ - đã khiến một số quan chức các nước Đông Nam Á thất vọng khi nói với Trung Quốc bằng một giọng khá ôn hòa, một dấu hiệu cho thấy không muốn làm tổn hại tới quan hệ quân sự giữa hai nước. Tuy nhiên, ông Gates vẫn cam kết với các đồng minh trong khu vực rằng Washington sẽ duy trì “sự hiện diện quân sự mạnh mẽ trong khu vực”.

Trong một diễn biến khác có thể làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, ngày mai 5 nghị sĩ Philippines có kế hoạch đến đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa. Hòn đảo này đã được Việt Nam khẳng định chủ quyền từ lâu. Trung Quốc cũng đòi chủ quyền với đảo Thị Tứ, và vì vậy phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên tiếng phản đối kế hoạch đi ra đảo của các nghị sĩ Philippines.

Hôm qua, giới chức Đài Loan được báo chí dẫn lời cho biết một đoàn học giả của Đài Loan đã tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Ba Bình, đảo lớn nhất trong số các đảo ở Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Song Minh

=============================

Từ ngàn xưa, lịch sử ghi nhận chưa hề có việc quân đội Việt Nam tấn công Hoàng Sa và Trường Sa gọi là của Trung Quốc và các nước trong khu vực. Mà chính sự hiện diện của quân dân Viêt trên các hòn đảo thuộc Trường Sa và Hoàng Sa từ hàng trăm năm trong lịch sử xác định chủ quyền của Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính phủ Mỹ có nguy cơ đóng cửa vào ngày 1.10

22/09/2011 10:34

(TNO) Chính phủ Mỹ có nguy cơ đóng cửa vào ngày 1.10 sau khi một dự luật cung cấp ngân quỹ cho hoạt động của chính phủ bất ngờ không được thông qua tại Hạ viện vào hôm 21.9 (giờ Mỹ).

Theo Reuters, một số nhà làm luật thuộc đảng Cộng hòa đã bất ngờ chống đối các lãnh đạo của đảng khi bỏ phiếu chống với dự luật nhằm theo đuổi việc việc cắt giảm chi tiêu nhiều hơn nữa.

Kết quả ngạc nhiên này đã gây bối rối cho các lãnh đạo Cộng hòa ở Hạ viện, những người gặp nhiều khó khăn với việc kiểm soát các thành viên bảo thủ trong đảng về vấn đề chi tiêu.

Posted Image

Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Mỹ - Ảnh: AFP

Dự luật cung cấp 1.043 tỉ USD cho chính phủ theo một thỏa thuận lưỡng đảng vào tháng 8 đã không được thông qua với 230 phiếu chống và 195 phiếu thuận.

Các lãnh đạo của đảng Cộng hòa cũng không nhận được nhiều sự giúp đỡ từ đối thủ Dân chủ, những người chống đối việc cắt giảm 1,5 tỉ USD từ chương trình cho vay mua xe tiết kiệm năng lượng. Đảng Cộng hòa vốn đề xuất cắt giảm số tiền này để bù đắp chi phí cho việc hỗ trợ nạn nhân thảm họa bão Irene.

Kết quả bỏ phiếu khiến các lãnh đạo đảng Cộng hòa phải gấp rút tìm ra một giải pháp mới để thông qua dự luật nhằm giữ cho chính phủ tiếp tục hoạt động sau ngày 30.9. Các lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện hy vọng có thể giải quyết vấn đề trong tuần này bởi Quốc hội Mỹ không có lịch họp vào tuần tới.

Với nhiều thành viên bảo thủ “trở cờ” khi bỏ phiếu cho dự luật, các lãnh đạo đảng Cộng hòa nói họ cần sự ủng hộ từ đảng Dân chủ để thông qua nó. Song có ít nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ sẵn lòng hỗ trợ các lãnh đạo đảng Cộng hòa sau cuộc chiến xung quanh vấn đề trần nợ công vào mùa hè.

Rốt cuộc, chỉ có 6 nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ bỏ phiếu thuận cùng với 189 người của đảng Cộng hòa trong khi 48 nhân vật thuộc đảng chiếm đa số trong Hạ viện bỏ phiếu chống dự luật vốn cũng bị 182 thành viên của đảng Dân chủ phản đối.

Theo tờ New York Times, các hai đảng đều khẳng định sẽ quyết tâm tránh việc đóng cửa chính phủ vào ngày 1.10. Song hiện không rõ làm cách nào, họ có thể giải quyết những bất đồng.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mới đây đọc báo cháu có thấy nói đến vụ xăng dầu và ông BT Tài Chính Vương Đình Huệ phát biểu rất hay, và đọc trên mạng cũng có rất nhiều bài viết về vấn đề này, có bài viết Ông VĐH đốt diêm soi xăng

Theo cháu dễ ông này lại làm cây đuốc sống như Lê Văn Tám khi xưa lắm, chống lại sao được mấy tay đại gia kia, khéo khi ông lấy diêm soi xăng, sau đó dân minh lại nhận được tin buồn ông VDH hưởng dương 53T thì cũng mệt nhỉ

Lâu lắm mới thấy VN mình xuất hiện 2 ông có khả năng đó là ông BTTC và ông Giám đốc NHNN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ ba 14/06/2011 06:21

(GDVN) - Hoa sen hồng đang là ứng viên số 1 để trở thành quốc hoa của Việt Nam (sau kết quả bình chọn mới đây ở TP.HCM). Dân ta đã rút ra được một quy luật là: hễ nơi nào có hoa sen mọc thì dòng nước nơi ấy được lắng trong. Sen có cả hương lẫn sắc, nhưng hương sen không quá nồng mà dịu, gợi một tinh thần cao thượng. Nhìn ra thế giới, hoa sen cũng đã được chọn là quốc hoa của nhiều nước. Hãy cùng điểm qua quốc hoa - hoa sen của 3 nước là Ấn Độ, Ai Cập và Sri Lanka.

1. Quốc hoa Ấn Độ

Ấn Độ, hoa sen trắng gắn liền với ý nghĩa tôn giáo. Đối với họ, loài hoa này tượng trưng cho sự sinh ra từ bóng tối và bừng nở ngoài ánh sáng. Sen là biểu tượng của năng lực sinh hóa trong Thiên Nhiên, nhờ vào lửa và nước, tức tinh thần và vật chất.

Hoa sen là một sự thăng hoa về mặt tinh thần. Ngày nay, chúng ta thấy hoa sen gắn liền với Đức Phật từ bi nhưng thật ra, biểu tượng hoa sen đã có lịch sử gắn liền với Hindu giáo. Đối với người Ấn Độ, hoa sen mang một hàm nghĩa triết học sâu xa và cũng là một biểu tượng mang ý nghĩa đạo đức.

Theo truyền thuyết Ấn Độ, các hạt của hoa sen ngay cả trước khi nảy mầm đều có chứa các chiếc lá hoàn chỉnh có hình dáng thu nhỏ lại y như hình dáng của nó một ngày kia lớn lên và trở thành một cây hoàn chỉnh. Nó là biểu tượng của Ðất phì nhiêu, của Núi Meru. 4 vị thiên thần của 4 phương trời, mỗi vị đều ngự trên một tòa sen.

Posted Image

Hoa sen trắng - quốc hoa của Ấn Độ.

Posted ImagePosted ImageĐền hoa sen ở New Delhi, Ấn Độ

2. Quốc hoa Ai Cập

Người Ai Cập cổ đại trồng hoa sen trong ao hồ và đầm lầy. Sen thường xuất hiện trong trang trí cổ đại Ai Cập. Họ tin rằng hoa sen cho họ sức mạnh và quyền lực. Sen cũng đã được tìm thấy trong lăng mộ chôn cất của Ramesses II. Số chữ số 1.000 ở Ai Cập cổ được đại diện bởi các biểu tượng của hoa sen.

Người Ai Cập cổ đại cũng chiết xuất nước hoa từ hoa này. Họ cũng sử dụng hoa sen trong vòng hoa tang, lễ chùa và trang sức phụ nữ.

Posted Image

Posted Image

3. Quốc hoa Sri Lanka

Ở Sri Lanka, đất nước có phần đông dân số theo Phật giáo, hoa sen cũng là biểu tượng của sức mạnh, của sự linh thiêng và cao thượng.

Ski Lanka được mệnh danh là đất nước của sư tử và hoa sen, nơi sen đã trở thành quốc hoa của quốc gia họ.

Posted ImagePosted Image

Lê Thương

Thực sự đã trùng lặp rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHIỀU CON ĐƯỜNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶT SAI TÊN

Tên danh nhân tại nhiều con đường TP HCM đang bị viết sai khiến việc tưởng nhớ các bậc tiền nhân không còn ý nghĩa. Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng, việc sửa chữa rất phức tạp.

Nằm trên địa bàn quận 5, thuộc khu vực Chợ Lớn, TP HCM, có một con đường được đặt tên là Lương Nhữ Học, nhưng theo các nhà sử học, tên chính xác của vị danh nhân này phải là Lương Như Hộc.

Lương Như Hộc là quan, một danh sĩ thời hậu Lê. Ông cũng là người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc và có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (tỉnh Hải Dương ngày nay) khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì vậy ông được tôn xưng là "ông tổ" nghề khắc ván in.

Posted Image

Tên kỹ sư Kha Vạng Cân, nguyên Bộ trưởng Công nghiệp nhẹ cũng bị viết sai, tồn tại từ bấy lâu nay. Ảnh: Hữu Công.

Một con đường khác trên địa bàn quận Phú Nhuận cũng được đặt tên không chính xác là Trương Quốc Dung thay vì phải là Trương Quốc Dụng. Theo một nhà sử học, trong lịch sử Việt Nam không có vị danh nhân nào như tên con đường đang có. Chỉ có ông Trương Quốc Dụng, là nhà văn, nhà sử học, nhà thiên văn nổi tiếng của Việt Nam và là người có công chấn hưng lịch pháp thời nhà Nguyễn.

Ngày 31/7/2009, khu lăng mộ và đền thờ đại học sĩ Trương Quốc Dụng ở xã Thạch Khê (Hà Tĩnh) cũng đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Một trường hợp khác, kỹ sư Kha Vạng Cân, nguyên là Bộ trưởng Công nghiệp nhẹ đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn là một nhân sĩ trí thức nổi tiếng của miền Nam, từng tham gia kháng chiến chống Pháp và hoạt động cách mạng từ trước năm 1945. Vậy mà không biết vì lý do gì khi đặt tên ông cho một con đường lớn ở quận Thủ Đức, người ta lại viết thành Kha Vạn Cân.

Posted Image

Bảng tên đường Trương Quốc Dung trên địa bàn quận Phú Nhuận đúng ra phải là Trương Quốc Dụng. Ảnh: Hữu Công.

"Phần mộ của kỹ sư Kha Vạng Cân vẫn còn nằm trong nghĩa trang, con cháu ông đã ghi trên bia như thế, vậy mà mình lại viết tên ông sai, thật chẳng tôn kính chút nào", cụ Chiến nhà ở quận Thủ Đức cho biết.

Một con đường khác nằm trên địa bàn quận 1, được đặt tên là Nguyễn Thiệp. Trong lịch sử Việt Nam chỉ có nhân vật lịch sử tên là Nguyễn Thiếp, quê ở Hà Tĩnh, với tên hiệu là La Sơn Phu Tử. Ông là một danh sĩ thời hậu Lê, nổi tiếng văn tài lỗi lạc.

Trong cuốn sách "Đường phố nội thành Thành phố Hồ Chí Minh" cũng ghi rõ là có con đường tên Nguyễn Thiếp bắt đầu từ đường Đồng Khởi đến đường Nguyễn Huệ nhưng khi ghi bảng tên đường lại thành Nguyễn Thiệp.

Theo PGS, TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM, đại biểu HĐND thành phố việc đặt tên đường tại TP HCM hiện nay còn nhiều sai sót, dẫn đến tình trạng viết sai tên danh nhân, trùng tên đường ở nhiều quận, huyện.

"Việc viết sai tên nhân vật lịch sử dù chỉ là một chữ cái, một dấu hỏi, dấu nặng cũng không thể coi là nhỏ. Khi phát hiện việc đặt tên danh nhân là sai thì phải sửa ngay nếu không thì việc đặt tên đường để tưởng nhớ công lao của những người đi trước sẽ chẳng còn có ý nghĩa gì nữa", vị PGS cho biết.

Posted Image

Lương Như Hộc thì lại viết thành Lương Nhữ Học, tên đường trên địa bàn quận 5. Ảnh: Hữu Công.

Còn theo Luật sư Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc TP HCM, người từng ở trong Hội đồng đặt tên đường cũng cho rằng việc đặt tên đường, số nhà cũng thể hiện sự văn minh, hiện đại của thành phố nhưng rất tiếc việc đặt tên đường tại TP HCM hiện nay còn rất nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng ghi sai tên danh nhân trên nhiều con đường.

"Chỉ cần thêm một dấu, một chữ cái là đúng chứ có khó khăn gì đâu, vậy mà những sai sót đó vẫn tồn tại từ bấy lâu nay, đó là sự thiếu tôn kính đối với tiền nhân", ông Đằng cho hay.

Ông Đằng cũng cho rằng để giải quyết triệt để chuyện số nhà, tên đường còn nhiều sai sót như hiện nay, các cơ quan chức năng nên ngồi lại một lần giải quyết cho xong, hạn chế gây phiền hà, rắc rối. Với những nhân vật lịch sử được chọn đặt tên đường tại các quận trung tâm, quen thuộc với nhiều người không nhất thiết phải thay đổi liên tục, gây xáo trộn sinh hoạt.

Cũng theo ông Đằng, cần mời được những người thật sự am hiểu lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử địa phương nói riêng tham gia vào hội đồng để công việc đặt tên đường được chính xác, rõ ràng và ý nghĩa hơn.

Trao đổi với PV, bà Vũ Kim Anh, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (đơn vị thường trực Hội đồng đặt tên đường) cho biết, hội đồng đã thấy những sai sót trong vấn đề đặt tên đường. Tuy nhiên, thành phố đang có đề án khảo sát toàn bộ tình hình thực tế các tuyến đường tại TP HCM, lúc đó mới tổng hợp làm luôn một lần.

"Bây giờ mỗi chút mỗi sửa sẽ không khoa học. Việc đặt đổi tên đường nếu ai không biết thì cho rằng rất đơn giản, chỉ thay cái bảng tên là xong, nhưng thật ra rất phức tạp, là cả một quy trình", bà Anh cho hay.

Như vậy, trong khi chờ đề án khảo sát toàn bộ tên đường trên địa bàn hoàn thành thì tên các danh nhân lịch sử sẽ tiếp tục "bị" sai.

TP HCM hiện có khoảng 1.500 tuyến đường lớn nhỏ, trong số đó có đến 280 đường đặt trùng tên. Điều này gây khó khăn cho giao dịch, sinh hoạt hằng ngày của người dân, kể cả công tác quản lý của các cơ quan nhà nước.

Chẳng hạn, nhân vật lịch sử Lê Lợi đã được gắn cho 5 tuyến đường. Ngoài đường Lê Lợi nằm ở quận 1, từ chợ Bến Thành đến Nhà hát thành phố, gắn với các hoạt động lễ hội, được nhiều người biết đến, còn xuất hiện đường Lê Lợi ở quận 9, Tân Bình, Thủ Đức, Gò Vấp. Hoặc nhân vật lịch sử Lê Lai cũng đem gắn cho 3 đường khác ở quận 1, Tân Bình, Gò Vấp. Quang Trung lại được 4 quận huyện: Gò Vấp, quận 9, Hóc Môn, Củ Chi tranh nhau đặt tên. Danh nhân Nguyễn Công Trứ vừa ở quận 1, quận 9, Bình Thạnh và Thủ Đức...

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình báo Pakistan liên quan đến vụ tấn công tòa đại sứ ở Kabul 23/09/2011 11:17

(TNO) Quan chức quân sự cao cấp nhất của Mỹ hôm 22.9 đã tố giác rằng cơ quan tình báo Pakistan đóng vai trò hỗ trợ trực tiếp cho nhóm nổi dậy từng thực hiện cuộc tấn công chết người vào tòa đại sứ Mỹ ở Afghanistan vào tuần trước, theo Reuters.

Đây là cáo buộc nghiêm trọng nhất mà Mỹ đưa ra với Pakistan trong một thập kỷ chiến tranh tại Afghanistan.

Trong phát biểu thẳng thừng nhất về sự liên hệ giữa Cơ quan Tình báo Pakistan (ISI) với vụ tấn công, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đi xa hơn bất kỳ quan chức nào khác khi tố giác ISI hủy hoại những nỗ lực của Mỹ tại Afghanistan.

Posted Image

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta điều trần tại phiên họp của Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ hôm 22.9 - Ảnh: AFP

Theo tờ New York Times, bình luận của ông Mike chắc chắn sẽ làm xấu đi mối quan hệ vốn lung lay từ sau vụ tiêu diệt Osama bin Laden vào tháng 5 giữa Mỹ và Pakistan, một đồng minh trên danh nghĩa của Washington.

Mỹ từ lâu đã tố giác tình báo Pakistan hỗ trợ mạng lưới Haqquani như một cách mở rộng sự ảnh hưởng tại Afghanistan. Tuy nhiên, ông Mullen đã nói thẳng rằng ông tin sự hỗ trợ được mở rộng nhằm gia tăng các vụ tấn công trực tiếp vào Mỹ tại Afghanistan.

Những vụ tấn công đó bao gồm vụ đánh bom xe tải nhắm vào một căn cứ của NATO tại Kabul vào ngày 10.9 làm chết ít nhất 7 người và làm bị thương 77 binh lính liên quân, cùng với vụ tấn công vào tòa đại sứ Mỹ làm chết 16 cảnh sát và dân thường Afghanistan.

“Với sự hỗ trợ của ISI, các phần tử Haqqani đã lên kế hoạch và thực hiện vụ đánh bom xe tải cũng như vụ tấn công vào tòa đại sứ của chúng ta”, ông Mullen nói trong một phiên họp của Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ, “Chúng tôi cũng có bằng chứng đáng tin cậy rằng chúng đứng sau vụ tấn công khách sạn Intercontinental ở Kabul cùng một số hoạt động khác nhỏ hơn song có hiệu quả”.

Ông Mullen quy kết rằng “mạng lưới Haqqani hành động như một cánh tay thực sự của Cơ quan Tình báo Pakistan”.

Theo tờ New York Times, những bình luận của ông Mullen là một phần nỗ lực có chủ đích của các quan chức Mỹ nhằm gia tăng sức ép lên Pakistan và có lẽ để mở đường cho nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ hoặc các cuộc đột kích xuyên qua biên giới Pakistan để nhổ bật quân nổi dậy từ nơi ẩn náu.

Vào đầu tháng này, Washington nói họ có thể tấn công mạng lưới Haqqani trong lãnh thổ Pakistan nếu giới chức nước này không thực hiện các hành động chống lại các tay súng tại đây, theo BBC.

Theo Reuters, Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Rehman Malik đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ về sự liên hệ giữa Islamabad và Haqqani trong một cuộc phỏng vấn với hãng này vào hôm 22.9. Ông Malik nói: “Nếu bạn nói ISI liên hệ đến vụ tấn công, tôi dứt khoát bác bỏ nó. Chúng tôi không có chính sách tấn công hoặc hỗ trợ tấn công thông qua các lực lượng của Paksitan hoặc thông qua bất kỳ sự giúp đỡ nào khác của Pakistan”.

Ông Malik cũng cảnh báo về vụ tấn công đơn phương của Mỹ nhắm vào Haqqani trong lãnh thổ Pakistan.

“Đất nước Pakistan sẽ không cho phép họ đặt chân trên đất của mình, không bao giờ. Chính phủ Pakistan đang hợp tác với Mỹ… song họ cũng phải tôn trọng chủ quyền của chúng tôi”, ông Malik nói.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới khoa học Việt gửi thư cảnh báo về “bản đồ lưỡi bò”

Nhóm các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước đã gửi thư tới hơn 70 tờ báo, tạp chí nổi tiếng thế giới để cảnh báo về tấm bản đồ lưỡi bò phi lý của Trung Quốc.

Kỹ sư Nguyễn Hùng, Úc, thay mặt nhóm cho biết: "Chúng tôi nhận thấy viết thư cảnh giác gởi trước cho các cơ quan nghiên cứu, tạp chí, báo chí và các trung tâm truyền hình các nước là việc nên làm, phải làm. Nếu cứ chờ một nơi nào cho đăng bài viết có chèn một bản đồ lưỡi bò rối viết thư phản đối thi chúng ta rất thụ động".

Đây là thành động tiếp theo của giới khoa học Việt Nam sau khi đã viết thư phản đối và yêu cầu các tạp chí đăng tấm "bản đồ lưỡi bò" đính chính. Chính nhờ nỗ lực của các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài (đa số không chuyên về lĩnh vực địa lý – lịch sử), vào tháng 6 và tháng 7 năm 2011, liên tiếp các tập san, tạp chí khoa học nước ngoài như Journal of Climatic Change, Waste Management, Journal of Human Evolution (1981), Tectonophysics (1999), Land Use Policy (2010), Agricultural Water Management (2008) bị phát hiện đăng tải bản đồ lưỡi bò sai sự thật nói trên.

Ông Nguyễn Hùng giải thích, người nước ngoài có thể không biết về tình trạng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, về tấm bản đồ lưỡi bò phi lý và không thực tế do Trung Quốc tự tạo. Viết thư gửi cho họ để họ biết, từ đó quan tâm tới việc Việt Nam thực sự có chủ quyền tại Biển Đông. Chúng ta không thể trách cứ họ mà cần tôn trọng, nên thuyết phục và tranh thủ sự đồng tình của họ với dân chúng Việt Nam.

Posted Image

Ảnh SGTT

"Chúng tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của cộng đồng người Việt Nam đang sống ở nước ngoài, đặc biệt những người đang làm việc tại các tổ chức uy tín như Google hay Hội Địa lý Quốc gia Mỹ…Người Việt tại nước ngoài là một tiềm năng mạnh và có nhiều thực lực giúp bảo vệ Tổ quốc" – ông Hùng nhấn mạnh.

Hiện nhóm các nhà khoa học Việt Nam đã nhận đã nhận được thư trả lời từ Ban biên tập Hội Đại lý Quốc gia Mỹ, Wall Street Journal (Mỹ). Tập San European Scientific đang liên lạc mời các tổ chức nghiên cứu và các chuyên viên về vấn đề chủ quyền Hoàng SaTrường Sa tham gia gởi bài viết về Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa cho lần xuất bản tháng 11/2011.

Danh sách các nhà khoa học ký tên vào thư cảnh báo về "bản đồ lưỡi bò"

Hoang Tuy, Ph.D, Prof, Institute of Mathematics, Hanoi Vietnam

Vu Gian, Economist, former Consultant of Swiss State Secretariat of Economy, Switzerland

Pham Xuan Yem, Ph.D., Prof, University of Paris 6, France

Nguyen Dang Hung, Ph.D., Prof , Liège, Belgium

Hoang Anh Tuan Kiet, Ph.D., Commissariat Energy Atomique -Cadarache, France

Trinh Khanh Tuoc, Ph.D., New Zealand

Tran Ngoc Bich, Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA

Nguyen Thuong Son. Ph.D., Australia

Ngo The Hoanh, M.Eng.Sc., P.Eng., Canada

Tran Mai, Ph.D., Australia

Le Ta Cam Tu, MSc. In nanoScience, NSC, Finland

Tara T. VanToai, Ph.D., USA

Norman N. VanToai, Ph.D., USA

Le Quang Long, B.E. Mech, New Zealand

Tran Minh Phuong, M. Tech, Australia

Do Gia Tuyen, B.E. Elect, Saudi Arabia

Tran Ba Tuoc, M. Com., Vietnam

Bui Viet Long, B.E. Mech, Vietnam

Nguyen Van Xa, M.E. Civil, USA

Nguyen Van Tu, M.Com. (Econ.), New Zealand

Nguyen Quoc Lap, Ph.D.,USA

Huynh Huu Han, B.S. Tech (Food), USA

Duong Van Tuyet, M.Com. (Econ.), USA

Bien Cong Danh, M.E. Elect, New Zealand

Ngo Minh Triet, P.E. Civil, USA

Nguyen Huu Kho, Ph.D.(Chem Eng), P.E., USA

Truong Nham, Ph.D, Australia

Truong Kim Ngoc, B.E. Chem, USA

Le Ba Hong, M.Sc, Australia

Ngo Tung Huynh, B, Agr.Sc, Australia

Vu The Hung, B.S. Comp., USA

Nguyen Danh Ngon, P.E. Civil, USA

Nguyen Thi Mai Chi, B.Com., USA

Nguyen Bich Lien, B.A. Edu., USA

Dinh Mui, B.A. Edu., Australia

Bui Sy Tuan. Ph.D, MBA, MSCIS, USA

Tran Quang Duong, B Technology (Food), M.A., New Zealand

Bui Thi Bich Chau, M.A., USA

NguyenThien Nga, B.S. Comp., New Zealand

Do Thi Nhung, B.A. Edu., USA

Nguyen The Hung, Prof, Uni of Danang, Vietnam

Nguyen-Do Khanh, Ph.D., Australia

Vuong Ngoc Diep, M.Com.,Economics, USA

Vuong Thanh Truc, B.A.Edu, USA

Pham Phan Long, P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA

Vu Quyet, M.A.Edu., USA

Marie Dung Burns, M.A. Edu., New Zealand

Le Thu Lieu, B.E. Chem, New Zealand

Ngoc Bich Becker, MTA. CANDMED, Germany

Nguyen Van Hao, M.E. Civil, Australia

Le Thi Tinh Tien, M.Com, Economics, Australia

Nguyen Thi Mong Trinh, B.A, New Zealand

Dang Ngoc Hung Thomas, M.B.A, CPEng, Australia

Nguyen Huu The, M.E. Mech., USA

Le Cong Hoai vong, M.Sc. Environment service, USA

Ngo Khoa Ba, M.B.A., USA

Nguyen Hung, B.E. Chem, Australia

(Theo Bee)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bệnh của chúng ta là bệnh không có tài

Đó là nhận định rất sốc của NSND Lê Phương khi nói về thực trạng của điện ảnh VN hiện nay. Thậm chí NBK Trịnh Thanh Nhã còn khiến nhiều người choáng váng với nhận xét: "Điện ảnh Việt Nam đang đi đến bể phốt".

Sau vụ mất 42 tỉ, Cục Điện ảnh có lãnh đạo mới

Mất 42 tỉ, lãnh đạo Cục Điện ảnh từ chức

Cục Điện ảnh mất 42 tỉ: Dứt khoát phải lên tiếng

Cục Điện ảnh đánh mất 42 tỉ, nghệ sĩ tròn mắt

Cục Điện ảnh mất 42 tỉ: ai xấu hổ?

Nghệ sĩ bức xúc vì Cục Điện ảnh làm mất 42 tỉ đồng

Posted Image

Ngành điện ảnh đang gặp những vấn đề khiến nhiều nghệ sĩ đau đầu.

Mọi người có gì muốn nói thì cứ xin nói hết!

Ngày 25/9, hàng loạt những nghệ sĩ điện ảnh tên tuổi của điện ảnh Việt Nam, trong đó có không ít các NSND, nguyên Cục trưởng Cục trưởng Cục Điện ảnh và rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của nhiều thế hệ đã có cuộc gặp mặt để bàn cách tháo gỡ những khó khăn của nền điện ảnh Việt Nam tại Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, HN. Cuộc gặp được cho là "hội nghị Diên hồng" của ngành điện ảnh do Hội điện ảnh và ban lãnh đạo làng văn hoá các dân tộc VN đứng ra tổ chức nhằm ghi lại những ý kiến đóng góp của các nghệ sĩ với hy vọng sẽ có thể vực dậy nền điện ảnh đã đi đến đáy như cách nói của nhiều người.

Có mặt trong cuộc gặp này ngoài lãnh đạo Hội điện ảnh Điện ảnh còn có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn và Cục phó phụ trách Cục Điện ảnh vừa được bổ nhiệm là TS Ngô Phương Lan. Có thể nói từ rất lâu rồi mới có một cuộc hội thảo về điện ảnh sôi nổi như vậy. Không có những cuộc "tra tấn" người nghe bằng việc đọc lại những bản tham luận dài lê thê đã được đăng ký trước, tất cả các nghệ sĩ đều phát biểu chay. Nhiều ý kiến hết sức gay gắt, chỉ thẳng vào thực trạng hiện nay của ngành điện ảnh mà không né tránh. Thậm chí nhiều nghệ sĩ còn công khai phản bác ý kiến của nhau khiến cuộc toạ đàm nóng lên từng phút.

Posted Image

Cuộc tọa đàm có sự tham gia của lãnh đạo Bộ VHTTDL, Hội điện ảnh.

Cuộc toạ đàm được tổ chức rất thân mật nhưng nghiêm túc và được rất nhiều nghệ sĩ chờ đợi bởi sự kiện này diễn ra ngay sau sự cố Cục điện ảnh làm thất thoát hàng chục tỉ đồng, lãnh đạo ngành điện ảnh vừa xin từ chức và Cục điện ảnh vừa có người nắm quyền mới. Cũng hiếm có cuộc bàn luận nào của giới điện ảnh lại có sự góp mặt của lãnh đạo Bộ VHTTDL từ đầu đến cuối với sự cầu thị như vậy. "Lãnh đạo Bộ muốn nghe các bác, các anh chị nói gì chứ không phải muốn nghe cái gì. Các bác, các anh chị có ý kiến đóng góp gì, phê bình điều gì, kiến nghị điều gì chúng tôi đều xin lắng nghe do vậy mọi người có gì muốn nói thì cứ xin nói hết", Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn nói.

Bệnh của chúng ta là bệnh không có tài

Posted Image

NSND Lê Phương: "Tôi rất mừng là chúng ta đang đi xuống đến đáy rồi"!

Có lẽ chính vì điều này mà các ý kiến đưa ra đều rất hăng, rất mạnh bạo, rất thẳng thắn, rất trực diện và cũng khiến những người quan tâm đến điện ảnh rất... đau. NSND Bùi Đình Hạc, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh đề xuất nên có một hội đồng tư vấn cho Bộ trưởng về điện ảnh để chấn hưng ngành này, tránh tình trạng để điện ảnh lộn xộn, "chơi vơi" từ năm này qua năm khác như hiện nay. Một vị từng ngồi ghế Cục trưởng khác là NSND Lưu Trọng Hồng thì cho rằng cơ chế hoạt động của ngành hiện nay chưa ổn, không nên áp đặt điện ảnh Mỹ hay các nước khác đề gán ghép, buộc điện ảnh VN phải theo họ. Ông này cũng cho rằng điện ảnh VN vẫn cần phải đấu thầu. Tuy nhiên ý kiến này ngay lập tức đã bị nhà biên kịch Lê Phương phản bác: "Tôi xin phản đối việc đấu thầu, đấu thầu không phải là giải pháp tối ưu. Trong đấu thầu cũng đầy tiêu cực. Vì thế tôn sùng đấu thầu là không đúng. Cái gốc ở đây là người. Cơ chế cũng là người... Bệnh của chúng ta là bệnh không có tài. Nếu bảo hãng phim nhà nước nuôi trả lương 1 tỉ đô la 1 tháng ông ta cũng không làm phim hay được vì ông ta làm gì có tài đâu mà làm. Đừng có đổ tại Nhà nước. Bây giờ cho ông ta ra tư nhân, ông ta lại bảo là tư nhân thua thiệt. Tư nhân không bao giờ làm phim mà không có lãi cả, không có lãi họ không bao giờ làm. Bây giờ hết thời cứ ngồi quan điểm với cơ chế rồi. Tôi rất mừng là chúng ta đang đi xuống đến đáy rồi".

NSND Nguyễn Khắc Lợi đồng tình: "Phải nói thẳng là điện ảnh chúng ta hiện nay không có đáy. Qua các phim hiện nay có thể thấy chúng ta làm phim không hết tâm hết sức. Xem những thước phim hiện nay so với trước đây chỉ thấy sự bôi bác. Chính chúng ta đã hạ thấp chúng ta. Những người có kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm làm phim, có thành tích nào đó khi về hưu là đi ra đường. Lãnh đạo không còn đếm xỉa đến những con người này nữa. Lãnh đạo gần nhất là Cục điện ảnh không thèm hỏi những người đi trước có kinh nghiệm quản lý hay sáng tác, họ coi như chúng tôi là phế phẩm, là những người lạc hậu rồi". Gay gắt hơn, NBK Trịnh Thanh Nhã nói: "Điện ảnh Việt Nam đang đi đến bể phốt".

Lúc làm chiến sĩ, khi làm con buôn

Posted Image

ĐD Đỗ Minh Tuấn: "Chưa bao giờ tôi thấy bị xúc phạm nhiều như nghệ sĩ điện ảnh"

Đó là cách ví von của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Ông nói: "Từ khi đổi mới bước vào nền kinh tế thị trường anh điện ảnh bị đối xử rất tệ. Chúng tôi xác định mình là những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá nhưng đùng một cái, đổi mới, lại đòi hỏi chúng tôi là con buôn. Anh chiến sĩ cứ đứng gác một hồi lâu, lãnh đạo bảo sao cứ đứng đây mà không ra chợ, hôm nay mày được lãi bao nhiêu? Trong vòng 15 năm nay, chưa bao giờ tôi thấy bị xúc phạm nhiều như anh nghệ sĩ điện ảnh. Nghệ sĩ điện ảnh mang tiếng làm điện ảnh quan trọng nhất của cách mạng nhưng trong thời gian qua lại bị coi thường nhất. Các nghệ sĩ bị quản lý theo lối một cổ hai tròng. Khi duyệt thì duyệt theo định hướng, khi tính hiệu quả thì lại xét doanh thu. Cách đánh giá điện ảnh hiện nay là chạy theo con bồ trẻ truyền hình và bỏ rơi mụ vợ già nua".

Đạo diễn Vũ Xuân Hưng, phó giám đốc Hãng phim truyện VN thì ví von ngành điện ảnh VN đã 50 tuổi mà hành xử như đứa trẻ mẫu giáo vì không thể đứng vững trên đôi chân của mình và cái gì cũng đi xin tiền. Nguyên nhân của tình trạng này là do ngành điện ảnh, cơ chế phân tán, mạnh ai nấy lo.

Posted Image

NSƯT Đỗ Khánh Toàn: "Nếu Bộ thực sự lắng nghe thì chúng tôi sẽ có ý kiến".

Còn đạo diễn Đỗ Khánh Toàn nói thẳng: "Phải nhìn thực trạng nền điện ảnh hiện nay đang sống dở chết dở như thế nào, phải làm những gì để khôi phục ngành điện ảnh. Điện ảnh cũng giống như bóng đá, phải có khán giả. Điện ảnh cũng vậy, phần nào cần cổ phần hoá thì mạnh dạn cổ phần hoá, phần nào cần đầu tư chính thức của nhà nước thì đầu tư. Nếu bàn lý thuyết hay kêu gọi chung chung thì không được vì mấy chục năm nay chúng ta đã nói rồi. Hãng phim Tài liệu và Khoa học trung ương mỗi năm chỉ được rót tiền làm hơn 10 phim. Trong khi đó, có khi lại bỏ ra hơn 10 tỉ đồng mua thiết bị không cần dùng đến rồi đắp chiếu. Điều này Bộ có biết không? Nếu Bộ thực sự lắng nghe thì chúng tôi sẽ có ý kiến".

Trong cuộc toạ đàm này, nhiều ý kiến đề xuất để vực dậy ngành điện ảnh cũng đã đuợc đưa ra, người xin cơ chế, người xin sổ đỏ cho địa chỉ số 4 Thuỵ Khuê để các nghệ sĩ Hãng phim truyện VN có quyền tự quyết với mảnh đất này cũng như các hoạt động của mình, nhưng tựu trung lại vẫn mong có sự thay đổi về mặt cơ chế, sự định hướng từ phía Bộ và Cục chủ quản. "Các cấp lãnh đạo có quyết tâm chấn hưng ngành điện ảnh hay không vì mọi hoạt động của ngành đều thống nhất từ Bộ xuống Cục, phải có sự chỉ đạo từ trên xuống. Nếu các cấp lãnh đạo không quyết liệt, không tìm ra nước bước một cách khoa học và hợp lý thì bên dưới chúng tôi cũng không làm gì được ngoài việc than thở mà thôi", ĐD Vũ Xuân Hưng bày tỏ.

Posted Image

Buổi tọa đàm nóng rực với phát biểu gây sốc của NBK Trịnh Thanh Nhã.

Trong khi đó NBK Trịnh Thanh Nhã thì đề xuất: "Nếu các anh đã lắng nghe chúng tôi, Bộ Văn hoá, Ban tư tưởng đã lắng nghe chúng tôi thì hãy cố gắng vận động từ chính các anh. Các anh chỉ tay đường nào thì chúng tôi sẽ đi đường đó".

Đây cũng là cuộc gặp gỡ đầu tiên có sự xuất hiện của tân lãnh đạo Cục điện ảnh. Lắng nghe và ghi chép tất cả các ý kiến của nghệ sĩ từ đầu đến cuối, trong đó có nhiều ý kiến chỉ trích Cục điện ảnh nhưng đến cuối buổi toạ đàm TS Ngô Phương Lan mới lên tiếng. Lời hứa hẹn của Cục phó phụ trách Cục điện ảnh ít nhiều khiến các nghệ sĩ ấm lòng trong bối cảnh rối ren hiện nay của ngành điện ảnh: "Tôi hứa hẹn với Thứ trưởng, với các nghệ sĩ, với sức lực của mình, dù không phải lớn lao gì nhưng tôi sẽ cố gắng làm tất cả để góp phần để ngành điện ảnh thoát khỏi đáy".

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ VHTTDL những ý kiến đóng góp của các nghệ sĩ điện ảnh và sắp tới sẽ tiến hành xây dựng quy chế đãi ngộ, xây dựng cơ chế mới cho ngành gấp để có ngay trong năm tới.

Posted Image

Sự kiện được ví như "Hội nghị Diên Hồng" của ngành Điện ảnh.

Hạnh Phương - Nguyễn Hoàng

Dân hai nhăm triệu ai người lớn,

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.

Tản Đà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nhiều người quá để tâm đến kinh phí dựng tượng đài"

"Mọi người đang lạc vào chuyện tranh cãi không nên làm to mà để dành tiền chăm lo cho các mẹ còn sống hay người nghèo, trẻ em... Nhưng việc nào phải đi việc ấy", họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ (Ban Tuyên giáo TƯ) trao đổi với VnExpress.

- Là thành viên Hội đồng thẩm định nghệ thuật, đồng hành cùng dự án từ khi mới khởi động, ông nói gì trước nhiều ý kiến trái chiều về công trình xây tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam?

- Tôi cho là dư luận đang quá để tâm vào số tiền mà chưa nhìn thấu đáo ở các khía cạnh. Quảng Nam là vùng đất tiêu biểu cho các mẹ VN anh hùng, có rất nhiều người con hy sinh. Đây là vùng đất thiêng, chọn địa điểm xây tượng ở đây chắc không có gì phải bàn cãi. Quảng Nam cũng là tỉnh nghèo, chưa có không gian văn hóa cộng đồng, chưa có trung tâm sinh hoạt chính trị văn hóa nên đây là điểm nhấn cần thiết cho quy hoạch phát triển tương lai của tỉnh.

Chúng ta không nên căng thẳng ở vấn đề kinh phí. Mọi người đang lạc vào chuyện tranh cãi không nên làm to như thế mà nên dành tiền chăm lo cho các mẹ còn sống hay người nghèo, trẻ em... Các công trình trường học, y tế vẫn phải làm, việc chăm sóc mẹ cũng thế. Nhưng việc nào phải đi việc ấy. Đền ơn đáp nghĩa luôn là việc phải làm đầy đủ, nhà nước mình chưa làm gì thất lễ với các mẹ. Nhưng xây tượng để có được một địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tạo điểm nhấn cho đô thị mới như Tam Kỳ cũng là cần thiết.

Ở ta bao giờ cũng vậy, cứ công trình bất bình thường là đặt vào sự so sánh khập khiễng, không thỏa đáng với ý tưởng nhân văn của dự án. Khi dự án mới triển khai cũng có tiếng nói phản ứng. Tuy nhiên, vấn đề bây giờ không phải là thu nhỏ tượng đài, bớt số tiền 410 tỷ này để làm việc khác. Nếu cứ nghĩ mãi thế thì lúc nào mới có thể làm được công trình thực sự của tương lai, tồn tại vài thập kỷ?

Hà Nội từng cuống lên làm Bảo tàng Hà Nội tốn 2.000 tỷ đồng mà mới chỉ là vỏ, nội thất chưa xong. Nếu muốn so sánh thì tượng đài này chẳng đáng là bao. Rất nhiều công trình quốc gia có số tiền đầu tư còn lớn hơn nhiều lần nhưng chưa hoàn thiện, xuống cấp, dở dang… Tại sao tượng đài chiến thắng Điện Biên nhanh hỏng? Đơn giản vì quá cấp tập, trong nửa năm hoàn thiện một công trình hàng chục tỷ đồng.

td2.jpg

Tượng mẹ VN anh hùng đã xong mô hình xi măng tỷ lệ 1/1. Ảnh: Vũ Huy Thông.

- Vậy theo ông, công trình có những yếu tố nào thuyết phục để cần bỏ ra số tiền đầu tư lớn đến vậy?

- Khi khởi động cuộc thi chọn ý tưởng, đến lần hai mới chọn được phác thảo của họa sĩ Đinh Gia Thắng. Tác giả vào cuộc rất muộn nhưng đáp án rất có duyên. Tại nơi quyết định đặt tượng là núi Cấm có 2 quả đồi tự nhiên, thế đất thích hợp để làm dự án này với khoảng 15 ha. Hình tượng người mẹ với vách đá vòng cung hình thành từ nguyên mẫu mẹ Thứ.

Chủ trương ban đầu nhận được sự ủng hộ rộng rãi, sau được nhà nước quan tâm trở thành công trình quốc gia. Đây là sự quan tâm rất lớn của Chính phủ đối với Quảng Nam và theo nguyện vọng của rất nhiều người về một công trình quốc gia xứng đáng để ghi nhớ, biết ơn mãi mãi sự hy sinh cao quý của mẹ VN trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đến bây giờ, tôi cho là chủ trương này vẫn nhận được sự đồng thuận nhưng thời gian qua có ý kiến trái chiều vì động đến tiền bạc, vấn đề kinh tế rất nhạy cảm.

Công trình khởi động từ giữa 2006 đến giờ, phải điều chỉnh, bỏ khá nhiều hạng mục vì kinh phí không đủ. Tôi cho là chưa có tượng đài nào có lộ trình dài như vậy. Điều đó cho thấy tính nghiêm túc, cẩn trọng của những người có trách nhiệm khi đặt chất lượng nghệ thuật của công trình lên hàng đầu. Trong quá trình làm, khi kêu gọi hảo tâm của doanh nghiệp, tổ chức thì nguyện vọng của họ là không bỏ hạng mục nào vì như thế sẽ phí.

Về phía tác giả, nghệ sĩ Đinh Gia Thắng đã bỏ rất nhiều công sức, tiền bạc để theo đuổi công trình. Tác giả thậm chí còn phải đưa gia sản của mình ra thế chấp để làm vì từ lúc khởi động, các công việc đã tiêu tốn rất nhiều. Cách đây 2 năm, khi cơn bão đổ vào đã làm sập nhà xưởng và sập mô hình tượng xi măng, tác giả phải chịu chứ nhà nước không đền bù. Với sự chuẩn bị nghiêm túc, tôi cho rằng việc xây dựng công trình này là hết sức cần thiết và không có gì băn khoăn. Tôi đánh giá cao quyết tâm của tác giả, cố gắng của hội đồng và mong cho công trình hoàn thành để trở thành công trình quốc gia có chất lượng cao.

- Trong tâm thức của người Việt, hình ảnh mẹ VN anh hùng nhỏ bé gầy gò luôn được coi là biểu tượng có sức lan tỏa lớn chứ không phải công trình đồ sộ, ông nghĩ sao về điều này?

- Không nên lấy tâm lý quen nhìn hình ảnh người mẹ gầy gò khắc khổ để so sánh trong trường hợp cụ thể này. Trong điều kiện đất Quảng Nam vốn có sẵn trong lòng nó là di sản Hội An, Mỹ Sơn thì không gian dành cho dự án tượng đài mẹ VN cũng là không gian khiêm tốn thôi. Tượng khi đặt vào không gian lớn ở khu vực núi Cấm này cũng là lọt thỏm. Nếu để thực sự tương xứng với chỗ ấy thì còn phải to nữa. Nghe thì hoảng nhưng đặt trong khung cảnh thiên nhiên, tượng đài hài hòa, không chế ngự và xóa bỏ kết cấu cây xanh, đồi tự nhiên.

Điểm qua các công trình tượng mẹ đã xây dựng như Mẹ Tổ quốc ở nghĩa trang TP HCM thì trong không gian đó chỉ xây dựng như thế là vừa. Hay Mẹ miền Nam ở Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, một số tượng xây trong nhà cũng quy mô nhỏ thì người ta đã quen với hình ảnh này. Còn khi đã có điều kiện để vinh danh hình tượng người mẹ VN như ở Quảng Nam thì cần phải nhìn tổng thể.

Quảng Nam tuy nghèo về kinh tế nhưng có lợi thế là giàu về di sản. Thực tế, năm 2005, từ trước khi hình thành dự án, đã có ý tưởng xây dựng Bảo tàng nghệ thuật đương đại ở Tam Kỳ, tạo trục tam giác văn hóa Hội An - Mỹ Sơn - Bảo tàng đương đại. Trục này sẽ tạo thế mạnh về văn hóa du lịch cho tỉnh bên cạnh phát triển kinh tế, tạo cho khuôn mặt văn hóa miền Trung có được khởi đầu tốt trong thế kỷ mới. Tới khi thành dự án thì được tỉnh tiếp nhận ngay và thành nghị quyết. Song khi có dự án làm tượng đài mẹ VN anh hùng thì dự án bảo tàng được đẩy lùi lại để tập trung xây tượng đài. Vì thế, bên cạnh tượng đài mẹ trong quy hoạch sẽ dành đất để xây bảo tàng, giờ chỉ cần kêu gọi đầu tư.

- Thưa ông, làm sao xử lý được vấn đề thẩm mỹ khi với công trình tượng đài, việc lồng ghép quá nhiều công năng thường tạo ấn tượng không tốt?

- Với công trình này, trục chính là khối tượng ở giữa, trong lòng tượng là bảo tàng mẹ VN. Từ phía trước đi vào là 8 trụ như cột dẫn vào bên trong công viên lớn và bên trong cùng là tượng đài mẹ. Dự án này gắn với quảng trường, không gian rộng. Khi đưa ra phương án, ngoài tác giả phần tượng còn có kiến trúc sư Nguyễn Luận đưa ra ý tưởng thiết kế cho toàn bộ không gian. Các hạng mục như đường trường lang che mưa nắng cho người dân tới chiêm ngưỡng mà không bị mưa nắng hay hồ nước luôn có nước luân chuyển từ cách vách đá xuống... tạo ra sự hài hòa.

Tôi khẳng định việc lồng ghép các công năng không làm cho cụm công trình tượng đài này bị "loãng" về mặt thẩm mỹ hay ý nghĩa. Một bảo tàng quốc gia về mẹ được đặt trong lòng khối tượng. Việc sưu tầm tư liệu về các mẹ anh hùng, các hiện vật liên quan sẽ được lưu giữ trong bảo tàng. Công trình như một công viên lớn, không gian mang ý nghĩa về mặt tinh thần, cần thiết phải có nhiều hạng mục.

ong-Doan-1.jpg

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn: "Quảng Nam xứng đáng có công trình văn hóa - lịch sử này, xứng đáng có một khuôn mặt khang trang, đẹp đẽ chứ không chỉ dừng lại ở khuôn mặt cũ trong thế kỷ mới". Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Mô típ làm tượng to, đồ sộ được cho là đang đi ngược lại xu hướng của thế giới, hình thức làm công trình tưởng niệm cũng không nhất thiết phải là tượng đài. Hội đồng nghệ thuật đã cân nhắc như thế nào về điều này?

- Dự án này đáp ứng được đầu bài, phù hợp với mảnh đất có nhiều quy hoạch trong tổng thể quy hoạch của Tam Kỳ. Khi có một dự án tương ứng với đầu bài này cũng là cần thiết để thay đổi khuôn mặt đô thị này vì không gian văn hóa như thế này gần như trống trải tại miền Trung. Việc này tôi cho là đừng nên bị ảnh hưởng bởi thế giới.

Ở châu Âu chỉ có tượng đài ở Nga làm to, còn đa số tượng gắn với vườn, theo tỷ lệ kiến trúc để quyết định kích thước của điêu khắc. Tỷ lệ của tượng đài mẹ VN đặt ở không gian này thì thấy vừa với không gian chung. Tức là không gian cho phép thì mới có thể xây tượng đài theo tỷ lệ phù hợp. Ví dụ, ở Hà Nội có tượng đài Lý Thái Tổ, tượng Cảm tử quân không quá to nhưng thực ra không hợp lý bởi Hà Nội là đô thị cũ, cứ ấn bằng được tượng đài vào đã là phiêu lưu mạo hiểm, phá vỡ không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

- Ông muốn nói gì với những người cho rằng nên ngừng dự án hoặc lùi lại khi đất nước giàu có hơn?

- Tôi chia sẻ những suy nghĩ của người dân nhưng việc này khiến tôi nhớ lại câu chuyện của TP HCM đầu những năm 1990 khi bỏ ra số tiền hơn 600 triệu, lúc đó tương đương 100.000 USD, để mua lại bức tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí - tác phẩm mà họa sĩ dày công sáng tạo trong suốt 20 năm.

Hồi đó, dư luận cũng rất căng thẳng, vì số tiền đó có thể sửa chữa nhiều cây cầu cũ, người dân không phải chịu tai nạn sập cầu; hay nhờ nó rất nhiều người được ăn cơm chứ không còn phải ăn cháo. Tuy nhiên, lúc đó nếu nhà nước không bỏ tiền ra mua thì giờ kiệt tác này chắc chắn không còn ở VN vì người nước ngoài sẵn sàng đã trả giá gấp 10 lần và bây giờ, dù có bỏ ra số tiền thậm chí gấp cả trăm lần cũng không mua lại được.

Câu chuyện đánh dấu bước đột phá về tư duy quản lý, cũng như hành xử văn hóa cực kỳ đáng trân trọng của nhà nước, anh em nghệ sĩ giờ vẫn còn nhắc lại. Cũng nhờ đó, tác phẩm của anh em nghệ sĩ được nâng giá trị rất nhiều. Qua đây tôi muốn nói rằng, cái gì đáng tiền thì nên làm, nên mua.

Tỉnh Quảng Nam xứng đáng có công trình văn hóa - lịch sử này, xứng đáng có một khuôn mặt khang trang, đẹp đẽ chứ không chỉ dừng lại ở khuôn mặt cũ trong thế kỷ mới. Như vậy rõ ràng sẽ thiệt thòi cho thế hệ sau, mình nên nghĩ cho những công dân tương lai của người Việt.

Nguyễn Hưng thực hiện

===================

Câu: "Nhưng việc nào phải đi việc ấy." nghe có vẻ có lý, nhưng nhìn lại thì vẫn là việc vun tiền qua cửa sổ. Dù cho có bóp lại con số 410 tỷ đồng thì cũng chỉ là việc bò ốm bò béo đều qua lổ kim. Có phải chăng chỉ dựa vào một đống xi măng trăm tỉ đồng đó mà trở nên là điểm nhấn văn hóa? mà văn hóa cộng đồng nâng cao và phát triển? và là có thể là điểm nhấn cho phát triển quy hoạch tương lai? Nghe qua có gì đó thơ mộng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày xưa ông cha ta tưởng niệm những người có công với đất nước đơn giản, thành kính và lâu bền. Tạo thành truyền thống văn hóa trong dân tộc Việt mà chẳng thấy có cái tượng đài nào cả.

Còn cái tượng gọi là kỷ niệm "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" thì đấy là các vị gán cho cái tượng đó cái tên đó. Chứ cá nhân tôi thì chẳng thấy nó mang tính biểu tượng đặc trưng gì cho "bà mẹ Việt Nam anh hùng" cả. Nôm na là thế này: Một tượng nửa người của một bà già được xây ở Quảng Nam lấy mẫu là một bà mẹ Việt Nam được phong anh hùng và được những người ủng hộ xây cái tượng này gọi là "Tượng đài kỷ niệm "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Về hình tượng nghệ thuật chưa đủ tầm.

Tóm lại biểu tượng này không miêu tả được sự hy sinh của những bà mẹ khi dâng hiến những đứa con của mình cho cách mạng.

Còn quý vị thích xây thì tùy.Với tôi thì chi 1 triệu tôi cũng không xây biểu tượng này, và sẵn sàng chi thêm thành 1000 tỷ nếu quý vị chọn được hình tượng đắt giá hơn, có chiều sâu hơn, lột tả được tâm trạng của những bà mẹ có con hy sinh trên chiến trường. Tóm lại nó phải có tính bi tráng và hướng thượng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bệnh của chúng ta là bệnh không có tài

Đó là nhận định rất sốc của NSND Lê Phương khi nói về thực trạng của điện ảnh VN hiện nay. Thậm chí NBK Trịnh Thanh Nhã còn khiến nhiều người choáng váng với nhận xét: "Điện ảnh Việt Nam đang đi đến bể phốt".

Sau vụ mất 42 tỉ, Cục Điện ảnh có lãnh đạo mới

Mất 42 tỉ, lãnh đạo Cục Điện ảnh từ chức

Cục Điện ảnh mất 42 tỉ: Dứt khoát phải lên tiếng

Cục Điện ảnh đánh mất 42 tỉ, nghệ sĩ tròn mắt

Cục Điện ảnh mất 42 tỉ: ai xấu hổ?

Nghệ sĩ bức xúc vì Cục Điện ảnh làm mất 42 tỉ đồng

Posted Image

Ngành điện ảnh đang gặp những vấn đề khiến nhiều nghệ sĩ đau đầu.

Mọi người có gì muốn nói thì cứ xin nói hết!

Ngày 25/9, hàng loạt những nghệ sĩ điện ảnh tên tuổi của điện ảnh Việt Nam, trong đó có không ít các NSND, nguyên Cục trưởng Cục trưởng Cục Điện ảnh và rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của nhiều thế hệ đã có cuộc gặp mặt để bàn cách tháo gỡ những khó khăn của nền điện ảnh Việt Nam tại Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, HN. Cuộc gặp được cho là "hội nghị Diên hồng" của ngành điện ảnh do Hội điện ảnh và ban lãnh đạo làng văn hoá các dân tộc VN đứng ra tổ chức nhằm ghi lại những ý kiến đóng góp của các nghệ sĩ với hy vọng sẽ có thể vực dậy nền điện ảnh đã đi đến đáy như cách nói của nhiều người.

Có mặt trong cuộc gặp này ngoài lãnh đạo Hội điện ảnh Điện ảnh còn có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn và Cục phó phụ trách Cục Điện ảnh vừa được bổ nhiệm là TS Ngô Phương Lan. Có thể nói từ rất lâu rồi mới có một cuộc hội thảo về điện ảnh sôi nổi như vậy. Không có những cuộc "tra tấn" người nghe bằng việc đọc lại những bản tham luận dài lê thê đã được đăng ký trước, tất cả các nghệ sĩ đều phát biểu chay. Nhiều ý kiến hết sức gay gắt, chỉ thẳng vào thực trạng hiện nay của ngành điện ảnh mà không né tránh. Thậm chí nhiều nghệ sĩ còn công khai phản bác ý kiến của nhau khiến cuộc toạ đàm nóng lên từng phút.

Posted Image

Cuộc tọa đàm có sự tham gia của lãnh đạo Bộ VHTTDL, Hội điện ảnh.

Cuộc toạ đàm được tổ chức rất thân mật nhưng nghiêm túc và được rất nhiều nghệ sĩ chờ đợi bởi sự kiện này diễn ra ngay sau sự cố Cục điện ảnh làm thất thoát hàng chục tỉ đồng, lãnh đạo ngành điện ảnh vừa xin từ chức và Cục điện ảnh vừa có người nắm quyền mới. Cũng hiếm có cuộc bàn luận nào của giới điện ảnh lại có sự góp mặt của lãnh đạo Bộ VHTTDL từ đầu đến cuối với sự cầu thị như vậy. "Lãnh đạo Bộ muốn nghe các bác, các anh chị nói gì chứ không phải muốn nghe cái gì. Các bác, các anh chị có ý kiến đóng góp gì, phê bình điều gì, kiến nghị điều gì chúng tôi đều xin lắng nghe do vậy mọi người có gì muốn nói thì cứ xin nói hết", Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn nói.

Bệnh của chúng ta là bệnh không có tài

Posted Image

NSND Lê Phương: "Tôi rất mừng là chúng ta đang đi xuống đến đáy rồi"!

Có lẽ chính vì điều này mà các ý kiến đưa ra đều rất hăng, rất mạnh bạo, rất thẳng thắn, rất trực diện và cũng khiến những người quan tâm đến điện ảnh rất... đau. NSND Bùi Đình Hạc, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh đề xuất nên có một hội đồng tư vấn cho Bộ trưởng về điện ảnh để chấn hưng ngành này, tránh tình trạng để điện ảnh lộn xộn, "chơi vơi" từ năm này qua năm khác như hiện nay. Một vị từng ngồi ghế Cục trưởng khác là NSND Lưu Trọng Hồng thì cho rằng cơ chế hoạt động của ngành hiện nay chưa ổn, không nên áp đặt điện ảnh Mỹ hay các nước khác đề gán ghép, buộc điện ảnh VN phải theo họ. Ông này cũng cho rằng điện ảnh VN vẫn cần phải đấu thầu. Tuy nhiên ý kiến này ngay lập tức đã bị nhà biên kịch Lê Phương phản bác: "Tôi xin phản đối việc đấu thầu, đấu thầu không phải là giải pháp tối ưu. Trong đấu thầu cũng đầy tiêu cực. Vì thế tôn sùng đấu thầu là không đúng. Cái gốc ở đây là người. Cơ chế cũng là người... Bệnh của chúng ta là bệnh không có tài. Nếu bảo hãng phim nhà nước nuôi trả lương 1 tỉ đô la 1 tháng ông ta cũng không làm phim hay được vì ông ta làm gì có tài đâu mà làm. Đừng có đổ tại Nhà nước. Bây giờ cho ông ta ra tư nhân, ông ta lại bảo là tư nhân thua thiệt. Tư nhân không bao giờ làm phim mà không có lãi cả, không có lãi họ không bao giờ làm. Bây giờ hết thời cứ ngồi quan điểm với cơ chế rồi. Tôi rất mừng là chúng ta đang đi xuống đến đáy rồi".

NSND Nguyễn Khắc Lợi đồng tình: "Phải nói thẳng là điện ảnh chúng ta hiện nay không có đáy. Qua các phim hiện nay có thể thấy chúng ta làm phim không hết tâm hết sức. Xem những thước phim hiện nay so với trước đây chỉ thấy sự bôi bác. Chính chúng ta đã hạ thấp chúng ta. Những người có kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm làm phim, có thành tích nào đó khi về hưu là đi ra đường. Lãnh đạo không còn đếm xỉa đến những con người này nữa. Lãnh đạo gần nhất là Cục điện ảnh không thèm hỏi những người đi trước có kinh nghiệm quản lý hay sáng tác, họ coi như chúng tôi là phế phẩm, là những người lạc hậu rồi". Gay gắt hơn, NBK Trịnh Thanh Nhã nói: "Điện ảnh Việt Nam đang đi đến bể phốt".

Lúc làm chiến sĩ, khi làm con buôn

Posted Image

Đó là cách ví von của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Ông nói: "Từ khi đổi mới bước vào nền kinh tế thị trường anh điện ảnh bị đối xử rất tệ. Chúng tôi xác định mình là những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá nhưng đùng một cái, đổi mới, lại đòi hỏi chúng tôi là con buôn. Anh chiến sĩ cứ đứng gác một hồi lâu, lãnh đạo bảo sao cứ đứng đây mà không ra chợ, hôm nay mày được lãi bao nhiêu? Trong vòng 15 năm nay, chưa bao giờ tôi thấy bị xúc phạm nhiều như anh nghệ sĩ điện ảnh. Nghệ sĩ điện ảnh mang tiếng làm điện ảnh quan trọng nhất của cách mạng nhưng trong thời gian qua lại bị coi thường nhất. Các nghệ sĩ bị quản lý theo lối một cổ hai tròng. Khi duyệt thì duyệt theo định hướng, khi tính hiệu quả thì lại xét doanh thu. Cách đánh giá điện ảnh hiện nay là chạy theo con bồ trẻ truyền hình và bỏ rơi mụ vợ già nua".

Đạo diễn Vũ Xuân Hưng, phó giám đốc Hãng phim truyện VN thì ví von ngành điện ảnh VN đã 50 tuổi mà hành xử như đứa trẻ mẫu giáo vì không thể đứng vững trên đôi chân của mình và cái gì cũng đi xin tiền. Nguyên nhân của tình trạng này là do ngành điện ảnh, cơ chế phân tán, mạnh ai nấy lo.

Posted Image

NSƯT Đỗ Khánh Toàn: "Nếu Bộ thực sự lắng nghe thì chúng tôi sẽ có ý kiến".

Còn đạo diễn Đỗ Khánh Toàn nói thẳng: "Phải nhìn thực trạng nền điện ảnh hiện nay đang sống dở chết dở như thế nào, phải làm những gì để khôi phục ngành điện ảnh. Điện ảnh cũng giống như bóng đá, phải có khán giả. Điện ảnh cũng vậy, phần nào cần cổ phần hoá thì mạnh dạn cổ phần hoá, phần nào cần đầu tư chính thức của nhà nước thì đầu tư. Nếu bàn lý thuyết hay kêu gọi chung chung thì không được vì mấy chục năm nay chúng ta đã nói rồi. Hãng phim Tài liệu và Khoa học trung ương mỗi năm chỉ được rót tiền làm hơn 10 phim. Trong khi đó, có khi lại bỏ ra hơn 10 tỉ đồng mua thiết bị không cần dùng đến rồi đắp chiếu. Điều này Bộ có biết không? Nếu Bộ thực sự lắng nghe thì chúng tôi sẽ có ý kiến".

Trong cuộc toạ đàm này, nhiều ý kiến đề xuất để vực dậy ngành điện ảnh cũng đã đuợc đưa ra, người xin cơ chế, người xin sổ đỏ cho địa chỉ số 4 Thuỵ Khuê để các nghệ sĩ Hãng phim truyện VN có quyền tự quyết với mảnh đất này cũng như các hoạt động của mình, nhưng tựu trung lại vẫn mong có sự thay đổi về mặt cơ chế, sự định hướng từ phía Bộ và Cục chủ quản. "Các cấp lãnh đạo có quyết tâm chấn hưng ngành điện ảnh hay không vì mọi hoạt động của ngành đều thống nhất từ Bộ xuống Cục, phải có sự chỉ đạo từ trên xuống. Nếu các cấp lãnh đạo không quyết liệt, không tìm ra nước bước một cách khoa học và hợp lý thì bên dưới chúng tôi cũng không làm gì được ngoài việc than thở mà thôi", ĐD Vũ Xuân Hưng bày tỏ.

Posted Image

Buổi tọa đàm nóng rực với phát biểu gây sốc của NBK Trịnh Thanh Nhã.

Trong khi đó NBK Trịnh Thanh Nhã thì đề xuất: "Nếu các anh đã lắng nghe chúng tôi, Bộ Văn hoá, Ban tư tưởng đã lắng nghe chúng tôi thì hãy cố gắng vận động từ chính các anh. Các anh chỉ tay đường nào thì chúng tôi sẽ đi đường đó".

Đây cũng là cuộc gặp gỡ đầu tiên có sự xuất hiện của tân lãnh đạo Cục điện ảnh. Lắng nghe và ghi chép tất cả các ý kiến của nghệ sĩ từ đầu đến cuối, trong đó có nhiều ý kiến chỉ trích Cục điện ảnh nhưng đến cuối buổi toạ đàm TS Ngô Phương Lan mới lên tiếng. Lời hứa hẹn của Cục phó phụ trách Cục điện ảnh ít nhiều khiến các nghệ sĩ ấm lòng trong bối cảnh rối ren hiện nay của ngành điện ảnh: "Tôi hứa hẹn với Thứ trưởng, với các nghệ sĩ, với sức lực của mình, dù không phải lớn lao gì nhưng tôi sẽ cố gắng làm tất cả để góp phần để ngành điện ảnh thoát khỏi đáy".

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ VHTTDL những ý kiến đóng góp của các nghệ sĩ điện ảnh và sắp tới sẽ tiến hành xây dựng quy chế đãi ngộ, xây dựng cơ chế mới cho ngành gấp để có ngay trong năm tới.

Posted Image

Sự kiện được ví như "Hội nghị Diên Hồng" của ngành Điện ảnh.

Hạnh Phương - Nguyễn Hoàng

Dân hai nhăm triệu ai người lớn,

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.

Tản Đà.

Nói sự kiện được ví như "Hội nghị Diên hồng" của ngành điện ảnh, không khéo tiền nhân buồn. Hội nghĩ Diên Hồng sau đó đưa ra một quyết sách định hướng cho quốc gia. Còn cái hội đồng này thì đang bàn chiện leo lên khỏi bể phốt. Vậy mà so với hội nghị Diên Hồng? Các cụ quở thì chít.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHƯA CÓ CƠ SỚ KHOA HỌC LÀ XE MÁY GÂY ÙN TẮC

"Quyết định cấm xe đạp rồi đến xe máy là sai lầm lớn nhất ở Trung Quốc. Tại Hà Nội, chỉ cần ra đường vào giờ cao điểm sẽ thấy xe máy không phải là nguyên nhân gây ùn tắc", Tiến sĩ Khuất Việt Hùng trao đổi với VnExpress.

Posted Image

TS Khuất Việt Hùng: "Trước tiên nên hạn chế ôtô cá nhân".

- Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao UBND TP Hà Nội và TP HCM phối hợp với các bộ, ngành liên quan thí điểm ngay việc hạn chế hoặc cấm môtô, xe gắn máy lưu thông trên một số tuyến phố trong đô thị. Ông đánh giá thế nào về chủ trương này? - Tôi hoàn toàn đồng ý chủ trương kiểm soát, hạn chế phương tiện cá nhân giúp giảm ùn tắc giao thông. Nhưng để đảm bảo mục tiêu này, diện tích sử dụng và năng lực cung ứng cơ sở hạ tầng giao thông trong các đô thị lớn phải cân bằng. Nếu chúng ta hạn chế môtô, xe máy thì phải có phương thức giao thông vận tải nào đấy thay thế một cách phù hợp.

Ví dụ, khu vực hạn chế hoặc cấm phương tiện phải có đủ năng lực vận tải công cộng, và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương tiện phi cơ giới như xe đạp và đi bộ. Khi đảm bảo điều kiện đó, có thể hạn chế hoặc cấm sử dụng các phương tiện cơ giới cá nhân.

Với mục tiêu đầu tiên là làm giảm ách tắc giao thông, chúng ta phải cố gắng hạn chế thấp nhất sử dụng ôtô, loại phương tiện chiếm hạ tầng giao thông nhiều nhất. Nếu hạn chế xe máy nhằm giảm ùn tắc cũng như nâng cao an toàn giao thông thì đều chưa “trúng” bởi sử dụng xe máy đúng quy định của luật pháp không phải là nguyên nhân gây tai nạn. Nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn nghiêm trọng là do ý thức người tham gia giao thông như chạy quá tốc độ, sử dụng bia rượu… Và hành vi này có ở tất cả người sử dụng phương tiện chứ không phải chỉ ở người đi xe máy.

- Cơ sở nào ông nói xe máy không phải là nguyên nhân chính gây ùn tắc và tai nạn ở Hà Nội và TP HCM?

- Hiện, 85% số người lái xe trên đường đi xe máy và số người lái xe máy vi phạm giao thông khá nhiều. Nhưng nếu tính theo số tử vong theo đầu phương tiện thì xe máy lại không nhiều bằng ôtô. Trong vòng gần 10 năm (2001-2009), nếu tính theo số người tử vong trên 10.000 phương tiện gây ra tai nạn giao thông ở Hà Nội thì số tử vong trên 10.000 ôtô gây tai nạn cao hơn 5 lần so với số tử vong trên 10.000 xe máy.

Phương tiện đang lấn chiếm đường nhiều nhất là ôtô con. Theo tính toán của chúng tôi, ở Hà Nội ôtô con chỉ chiếm 10% phương tiện (400.000 ôtô con và 4 triệu xe máy), nhưng đang chiếm 55% diện tích đường và 65% diện tích đỗ. Trong phần quy hoạch giao thông trong quy hoạch chung xây dựng đến năm 2030 của thành phố Hà Nội không hề quan tâm đến giao thông xe máy, không có một tính toán nào cho bãi đỗ xe máy? Theo tôi, Hà Nội và TP HCM cần làm trước việc kiểm soát, quản lý và hạn chế sử dụng ôtô cá nhân để xem mức độ thành công.

Hạn chế xe máy nếu vì mục tiêu môi trường thì tôi đồng ý. Nhưng khi đó phải thay thế bằng các phương tiện thân thiện môi trường hơn như xe đạp và đi bộ. Còn nếu nói vì ùn tắc và tai nạn giao thông mà hạn chế xe máy thì không đúng. Chỉ cần ra đường vào giờ cao điểm sẽ thấy xe máy không phải là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.

Posted Image

Ùn tắc trên tuyến đường Hoàng Minh Giám (Cầu Giấy, Hà Nội).

Ảnh: Khánh Huyền.

- Ông nghĩ sao về ý kiến hạn chế ôtô ở hai thành phố lớn chính là “kéo lùi lịch sử”?

- Mỗi cá nhân có quyền bày tỏ ý kiến và quan niệm riêng của mình. Tuy nhiên chúng ta cần tự đặt câu hỏi xem có phải lịch sử của London, Singapore, Stockholm và hàng loạt đô thị đã và đang kiểm soát sử dụng ôtô con có bị kéo lùi hay không? Việc người dân châu Âu chuyển từ đi xe hơi sang xe máy, xe đạp, đi bộ và phương tiên tiện công cộng ngày càng nhiều có phải là hiện tượng quay đầu của lịch sử hay không? Để tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải ô nhiễm môi trường và khí nhà kính người dân ở nhiều thành phố tại Tây Ban Nha, Pháp, Anh đang quay trở lại với xe máy và số lượng xe máy tại đây ngày càng tăng.

Ở nước ta nếu không có xe máy thì không hình dung ra được nền kinh tế, xã hội Việt Nam có thể phát triển thế này hay không? Chúng ta có lựa chọn nào khác trong giai đoạn vừa qua? Theo dự báo của tôi, trong 15-20 năm nữa, xe máy vẫn là phương tiện cơ giới cá nhân chủ yếu của chúng ta. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc kiểm soát sử dụng, thậm chí hạn chế sử dụng xe máy nếu ta có chủ trương và quyết tâm khuyến khích đi bộ, đi xe đạp. Nhưng có vẻ như chúng ta chưa thấy tín hiệu nào về việc ấy, mà chỉ thấy thông tin nói rằng xe máy là nguyên nhân gây ách tắc, tai nạn và phải hạn chế mà không có một bằng chứng khoa học nào được đưa ra.

Nếu chúng ta định phát triển vận tải phi cơ giới (xe đạp và đi bộ) thì có thể xem xét, có giải pháp hạn chế, kiểm soát sử dụng xe máy để những chuyến đi ngắn (2-5 km) có thể dùng xe đạp hoặc đi dưới 2 km có thể đi bộ.

- Vậy kinh nghiệm của các nước láng giềng trong việc hạn chế phương tiện cá nhân trong đô thị ra sao?

- Quyết định cấm xe đạp rồi đến xe máy là sai lầm lớn nhất ở Trung Quốc bởi đây chính là nguyên nhân khiến ôtô cá nhân phát triển. Và khi nước này phải cấm ôtô thì xe máy điện quay trở lại.

Ở Singapore diện tích đất dành cho giao thông chiếm 15,5% trong khi ở nước ta con số này chỉ là 6%. Và để hạn chế ùn tắc, từ năm 1975, Singapore là nước đầu tiên trên thế giới kiểm soát ôtô. Chính điều này là cơ sở về kinh tế và kỹ thuật giúp cho Singapore có điều kiện phát triển hệ thống vận tải công cộng trong giai đoạn từ 1975 đến 1990. Trong suốt 15 năm, họ lấy tiền thu phí ôtô để đầu tư vào vận tải công cộng. Còn ở Việt Nam thì có vẻ chúng ta lại nhất định đòi hỏi phải có vận tải công cộng rồi mới thu phí để kiểm soát sử dụng ôtô.

Do đó, đi tiên phong hiện nay phải là thu phí ôtô. Nếu thời điểm này chỉ hạn chế xe máy thì sẽ quá khó để thành công và như thế là không công bằng đối với đại đa số nhân dân.

- Để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, Hà Nội và TP HCM cần làm gì ngay trước mắt?

- Nếu tất cả dồn vào 7h-7h30 mới đi làm thì đúng là tắc dài, xe buýt không có chỗ mà len. Nhưng nếu đi sớm hoặc muộn hơn chút thì đường lại thông. Rồi hiện nay chúng ta có nhiều con đường làm mãi không xong (đường 32). Sao thành phố không chỉ đạo tập trung làm cho xong để đi lại không bị tắc? Chúng ta phải giải quyết dứt điểm những nút thắt cổ chai trong mạng lưới giao thông.

Hà Nội đang thí điểm phân làn, nếu cấm ôtô dừng đỗ hoàn toàn ở 2 bên đường thì khả năng thành công rất cao. Xe máy, xe đạp làn trong cùng thì việc loại phương tiện này đi từ ngõ, từ nhà ra là bình thường. Nhưng nếu ôtô đi làn giữa muốn vào cửa hàng, công sở, nhà mặt đường… thì phải đi vào làn xe máy. Vào giờ cao điểm một ôtô chắn chéo như thế thì xe máy chỉ còn cách bật sang làn ôtô. Vì vậy, chỉ có cách cấm đỗ, cấm dừng trên các tuyến phố này (kể cả taxi), còn xe buýt được chạy chung làn xe máy. Trong việc phân làn, cần hạn chế và cấm đầu tiên chính là ôtô chứ không phải xe máy.

Posted Image

Biểu quyết của độc giả trên VnExpress từ sáng 22/9 đến sáng 26/9.

- Ông đánh giá thế nào về đề xuất thu phí ôtô ở TP HCM?

- Tôi ủng hộ và thấy khả năng thành công là rất cao. Nghiên cứu cho thấy, những người đi ôtô sẵn sàng chi trả một khoản tiền đáng kể cho thời gian tiết kiệm được khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, nếu xem xét cho công bằng trong giao thông đô thị thì người đi ôtô cần phải chi trả khoản chi phí chênh lệch về diện tích chiếm dụng đường/điểm đỗ so với những người đi phương tiện khác?

Người đi xe máy đỗ hết có 1,5 m2 nhưng ôtô đỗ hết 10 m2, xe máy đi chiếm diện tích sử dụng động là 6 m2 còn ôtô là 25 m2. Như vậy, chúng ta coi như nhà nước trợ giá phần quyền sử dụng diện tích giao thông cho mỗi cá nhân tham gia là bằng nhau thì người đi ôtô cần trả phần chênh lệch đó. Từ khoản thu, nhà nước có thể đầu tư để nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải hành khách công cộng. TP HCM đi tiên phong thì chúng ta nên ủng hộ và Hà Nội cũng nên làm như vậy. Nhưng hiện tôi vẫn chưa thấy động thái của Hà Nội bởi có thể Hà Nội định quan sát và rút kinh nghiệm từ việc thu phí ở TP HCM để có thể thực hiện tốt hơn.

Tiến sĩ Khuất Việt Hùng nghiên cứu và nhận học vị Tiến sĩ tại ĐH Kỹ thuật Darmstadt (Đức) năm 2006. Hiện ông là Trưởng bộ môn Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Giám đốc Trung tâm hợp tác và giáo dục quốc tế (ĐH Giao thông Vận tải.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

THƯƠNG LÁI TRUNG QUỐC Ồ ẠT GOM NGUYÊN LIỆU

Làn sóng mua gom nông, thủy sản của các thương lái Trung Quốc (TQ) đang tiếp tục gia tăng, nhất là ở ĐBSCL. Tình trạng thu gom tôm nguyên liệu, kể cả tôm chất lượng thấp, tôm bị bơm tạp chất của thương lái TQ ở ĐBSCL đang khiến nhiều nhà máy chế biến thủy sản lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu trầm trọng.

Posted Image

Do thương lái TQ ồ ạt mua tôm nên DN chế biến xuất khẩu khan hiếm tôm trầm trọng - Ảnh: T.T.Phong

Gom tôm bán sang Trung Quốc

Ông Trang Văn Khanh - Chủ doanh nghiệp Trang Khanh chuyên thu mua, chế biến xuất khẩu tôm sú quy mô lớn ở P.5, TP Bạc Liêu - cho biết từ đầu năm đến nay, thị trường TQ tiêu thụ rất mạnh loại tôm cỡ nhỏ, từ 40-50 con/kg (tôm lớn 20-30 con/kg, chủ yếu xuất sang Nhật và châu Âu). Thương lái TQ mua tôm rất dễ, giá mua lại cao hơn giá bán ở thị trường nội địa VN nên nhiều cơ sở đang ồ ạt gom tôm bán sang TQ. Hiện thương lái TQ đến tận nơi đặt hàng, đặt cọc 30%, số tiền còn lại thanh toán bằng tiền mặt sau khi nhận hàng. Các cơ sở địa phương gom tôm xong chở đến cảng biển Sơn Thầu (TQ) giao hàng.

Chủ DN chế biến xuất khẩu thủy sản Huỳnh Sự (H.Giá Rai, Bạc Liêu) cho biết hiện có nhiều DN trên địa bàn H.Giá Rai cạnh tranh mua tôm nguyên liệu bán sang TQ rất mạnh. Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn đến các nhà máy đang thực hiện hợp đồng xuất khẩu tôm sang các thị trường chiến lược, truyền thống như EU, Mỹ, Nhật... Tại một cuộc họp mới đây với ông Phạm Hoàng Bê, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, một số DN xuất khẩu tôm đã phản ánh về tình trạng thiếu trầm trọng nguồn tôm nguyên liệu. Nhiều DN hiện chỉ có thể hoạt động cầm chừng, có DN chỉ hoạt động từ 30-50% công suất vì thiếu nguyên liệu.

Mua cả tôm bơm tạp chất

Theo một cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản tỉnh Bạc Liêu, việc rất nhiều cơ sở gom tôm bán cho thương lái TQ là do thương lái TQ thu mua tôm nguyên liệu mà không cần kiểm tra chất lượng khắt khe như các thị trường Nhật, EU, Mỹ… Tôm không cần phải đều về kích cỡ, trọng lượng, cả tôm bị bơm tạp chất họ cũng mua. Một số cơ sở ham lời thu mua cả tôm bơm tạp chất trong dân, có đại lý còn tự tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. Tình trạng này khiến các nỗ lực ngăn chặn nạn bơm tạp chất vào tôm của ngành chức năng gặp nhiều khó khăn hơn. Gần đây, cơ quan chức năng ở ĐBSCL đã bắt quả tang hàng chục vụ, tịch thu hàng chục tấn tôm bơm tạp chất. Trước đó, trong năm 2010, tỉnh Cà Mau phát hiện 45 vụ, tịch thu 14.395 kg tôm bơm tạp chất; 6 tháng đầu năm nay phát hiện 26 vụ, tịch thu 5.410 kg tôm. Tại tỉnh Bạc Liêu, chỉ tính từ đầu tháng 9.2011 đến nay đã phát hiện 7 vụ, tịch thu 2.108 kg tôm bơm tạp chất.

Rủi ro lớn

Nhiều bất ổn, rủi ro do phụ thuộc vào thị trường TQ đã được giới chuyên môn cảnh báo từ lâu. Giới kinh doanh đều biết làm ăn với thương lái TQ rủi ro rất cao. Khi cần hàng, thương lái TQ đẩy giá thu mua lên cao hơn giá thị trường từ 5-10%. Khi chi phối được nguồn hàng, họ bất ngờ ép giá, không mua hàng gây tồn đọng hoặc dùng nhiều thủ đoạn để “quỵt nợ”. Nhiều DN chế biến tôm ở Bạc Liêu đều biết hồi năm 2010, một DN ở xã Tắc Vân (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) gom rất nhiều tôm bán cho thương lái TQ, lãi trên 30 tỉ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2011, DN này đã nhiều lần bị thương lái TQ “bẻ kèo” quỵt nợ hàng chục tỉ đồng. Thủ đoạn của thương lái TQ là qua tận DN này đặt hàng, đặt cọc 30%, 70% còn lại thanh toán sau khi nhận hàng ở TQ. Thế nhưng sau khi nhận được hàng, thương lái TQ đã đột nhiên biến mất. DN nọ “chết đứng” vì điện thoại của đối tác tắt, địa chỉ trong hợp đồng là địa chỉ “ma”.

Theo ông Trang Văn Khanh, việc bán tôm cho thương lái TQ cũng không “dễ ăn”. Ngay ở cảng biển Sơn Thầu - chợ giao dịch, mua bán tôm, thủy sản lớn ở TQ, cũng có nhiều thành phần mua bán phức tạp. Nếu các DN Việt Nam thiếu cảnh giác rất dễ bị sập bẫy. Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, nhận định tình trạng dịch bệnh trên tôm trong thời gian gần đây ở các tỉnh ĐBSCL khiến nguồn nguyên liệu giảm mạnh. Sự cạnh tranh mua nguyên liệu của thương lái TQ càng khiến tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến của các DN trong nước trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc cung ứng cho các thị trường xuất khẩu truyền thống.

Xe gom thủy sản đậu chật đường

Tại Ninh Thuận, các cảng cá Cà Ná (H.Thuận Nam), Khánh Hội (H.Ninh Hải)… đều có từ 3 đến 5 chủ vựa chuyên thu mua thủy sản cho thương nhân TQ. Hàng thu mua chủ yếu là cá hấp. Anh Bình, một chủ vựa tại cảng Cà Ná, cho biết: “Gần nửa năm nay, tôi chuyên thu mua cá hấp cho các thương nhân TQ. Hồi trước, họ có mua nhưng ít lắm, gần đây thì mua ồ ạt, không đòi hỏi cao về chất lượng, giá cả ổn định”. Đại diện cảng cá Cà Ná cho biết: “Mấy tháng gần đây, các xe lạnh gom hàng cho thương nhân TQ tăng cao, có ngày xe phải xếp hàng vì không còn đường vào cảng. Họ chỉ làm việc với các chủ vựa cá chứ không trực tiếp thu mua”. Hiện giá hải sản các thương nhân TQ thu mua tại đây ổn định và khá cao. Cụ thể, giá đối với cá hấp loại 1 dao động từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, loại 2 từ 40.000 - 55.000 đồng/kg, hàng xô thì giá trên dưới 30.000 đồng/kg; trong khi đó, giá các cơ sở chế biến trong tỉnh thu mua luôn thấp hơn 3.000 - 6.000 đồng/kg tùy theo từng loại nên không thể cạnh tranh được.

Bà Bùi Thị Anh Vân, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, nhận định: “Với tình trạng này, các DN chế biến hàng thủy sản ở địa phương sẽ gặp khó khăn nhiều mặt”.

Lê Xuân

Trần Thanh Phong

Haizzz..dân ta cũng mắc bệnh thấy lợi trước mắt là hoa lên, quên hết tính toán. Gặp phải mấy thằng khựa mất dạy như trong bài báo này (Nhiều bất ổn, rủi ro do phụ thuộc vào thị trường TQ đã được giới chuyên môn cảnh báo từ lâu. Giới kinh doanh đều biết làm ăn với thương lái TQ rủi ro rất cao. Khi cần hàng, thương lái TQ đẩy giá thu mua lên cao hơn giá thị trường từ 5-10%. Khi chi phối được nguồn hàng, họ bất ngờ ép giá, không mua hàng gây tồn đọng hoặc dùng nhiều thủ đoạn để “quỵt nợ”. Nhiều DN chế biến tôm ở Bạc Liêu đều biết hồi năm 2010, một DN ở xã Tắc Vân (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) gom rất nhiều tôm bán cho thương lái TQ, lãi trên 30 tỉ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2011, DN này đã nhiều lần bị thương lái TQ “bẻ kèo” quỵt nợ hàng chục tỉ đồng. Thủ đoạn của thương lái TQ là qua tận DN này đặt hàng, đặt cọc 30%, 70% còn lại thanh toán sau khi nhận hàng ở TQ. Thế nhưng sau khi nhận được hàng, thương lái TQ đã đột nhiên biến mất. DN nọ “chết đứng” vì điện thoại của đối tác tắt, địa chỉ trong hợp đồng là địa chỉ “ma”. )thì dân nuôi tôm sạt nghiệp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Nổ” chuyện thi quốc tế, ông Nguyễn Lộc An đối mặt với kỷ luật

Thứ Sáu, 23/09/2011 21:22




(NLĐO) - Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã yêu cầu ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, báo cáo bằng văn bản những thông tin gây bức xúc của ông tại cuộc hội thảo về xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ chủ trì.

Có thể ông An sẽ phải đối mặt với kỷ luật.

Nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết ngay sau buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tại trụ sở Bộ Công Thương ngày 21-9, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã gọi ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, trực tiếp lên gặp bộ trưởng để báo cáo những thông tin ông An nói trong hội thảo về xăng dầu trước đó một ngày.


Posted Image

Bộ trưởng Vương Đình Huệ (trái) chủ trì cuộc hội thảo xăng dầu ngày 20-9

Sau đó, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng yêu cầu ông Nguyễn Lộc An báo cáo cụ thể bằng văn bản, gửi bộ trưởng vào ngày 26-9. Có thể ông An sẽ phải đối mặt với kỷ luật.


Tại hội thảo về cơ chế điều hành giá xăng do Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ chủ trì ngày 20-9, ông Nguyễn Lộc An đã nói: “Có lẽ Bộ Tài chính chịu sức ép nhiều từ báo chí, dư luận nên giảm giá xăng. Khi nhận được quyết định giảm giá của Bộ Tài chính, tôi hơi giật mình và nghĩ Bộ Tài chính bị làm sao vì tính theo giá nhập khẩu 30 ngày, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lỗ”.


Ông An còn cho rằng, cơ chế giá cơ sở đưa ra để bắt doanh nghiệp làm theo vậy mà doanh nghiệp đang lỗ lại giảm giá.

“Cái sai là do con người chứ không phải chính sách sai. Tôi tuy không giỏi toán lắm nhưng có đi thi toán quốc tế nhưng không hiểu toàn tính ngược thế nào nên bỏ lỗi rất nhiều cơ hội điểu chỉnh giá, trong đó có giảm giá”, ôn An nói trong cuộc hội thảo do Bộ trưởng Vương Đình Huệ chủ trì.

Vừa kết thúc hội thảo, PGS-TS Ngô Trí Long đã chờ gặp ông An ở cửa phòng họp để hỏi: “Cậu thi toán quốc tế năm nào?”.

Nghe ông An trả lời: “Em thi năm 1982 sếp ạ” - ông nói ngay: “Tôi rất biết về đội thi toán quốc tế nhưng chắc chắn năm 1982 không có tên cậu” - ông Long nói.

Ông An đáp lại: “Sếp cứ tìm hiểu thêm thông tin trên mạng đi ạ”.

Trong khi đó, theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, từ trước tới nay không có ai tên Nguyễn Lộc An đi thi toán quốc tế.


Tin-ảnh: P. Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mẹ Việt Nam anh hùng có cần xây tượng 430 tỷ đồng?

Các nhà chuyên môn cho rằng việc xây dựng tượng đài là cần thiết, nhất là tượng ghi công mẹ Việt Nam anh hùng, nhưng vấn đề đặt ra là tượng đài đó được xây như thế nào để có ý nghĩa trong tâm thức người Việt, chứ không phải thật to lớn.

Posted Image

Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, mô hình bằng chất liệu xi măng,

có tỉ lệ 1/1.

Lớn nhất Đông Nam Á

Ngày 14-7, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã ký quyết định bổ sung 330 tỉ đồng cho dự án xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, tại khu vực núi Cấm (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), nâng tổng số tiền đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh lên hơn 410 tỉ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu là 81 tỉ đồng (vào tháng 8-2007).

Toàn khối tượng đài có hình dáng của một ngọn núi nhô cao ở giữa và thoải dần ở hai bên. Chính giữa khối tượng đài là chân dung bán thân mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu là mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, hai bên vách đá thể hiện gương mặt những người con…

Theo ông Đinh Gia Thắng, tác giả thiết kế, chịu trách nhiệm thi công tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, sau khi hoàn thành, tượng đài không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất Đông Nam Á.

Nói về bản thiết kế và thi công mẫu tượng theo tỉ lệ 1/1, tác giả công trình cho biết: Nơi cao nhất của khối tượng là 18 m, chiều thấp nhất tại hai đầu vách là 6,8 m, chiều rộng theo đường cong là 120 m, độ dày nhất tại chân dung là 21,6 m, độ mỏng nhất tại hai đầu vách là 8 m bằng chất liệu granit...

Trong lòng khối tượng là Nhà Tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng có diện tích 950 m2. Đây là nơi ghi danh gần 50.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước và lưu giữ những hình ảnh tư liệu về những bà mẹ Việt Nam anh hùng, hình ảnh về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ…

Khối tượng đài chính gắn kết với một hồ nước lớn hình bán nguyệt có diện tích khoảng 981 m2.

Ngoài khối tượng chính, còn có 8 trụ biểu, có chiều cao 9 m, đường kính 1,65 m đặt tại quảng trường phía trước…

To lớn mới nói hết cái vĩ đại của mẹ?

Lý giải về việc nâng tiền đầu tư nói trên, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho biết: “Do việc trượt giá và thay đổi thiết kế, chất liệu. Nếu giữ nguyên mức giá cũ đối với phần mỹ thuật thì đơn giá bình quân trên 1 m2 của tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng cao 18 m dài cả trăm mét, lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á này chỉ bằng 2/3 đơn giá bình quân của các tượng đài khác”.

Theo ông Đinh Gia Thắng: “Do chiều rộng của khuôn viên tượng đài tới 300 m nên tỉ lệ tượng đài chiếm non 1/3. Với biểu tượng này mới có thể nói hết cái vĩ đại của mẹ”. Ông Đinh Gia Thắng thử làm một phép so sánh: “Tượng đài Mẹ tổ quốc đặt trên đồi Mamaev của Nga thiên về chiều cao (cao 150 m), trừ thanh kiếm thì còn khoảng 90 m, còn tượng của Việt Nam thiên về chiều ngang. Nếu phân tích ra cũng không biết cái nào lớn hơn cái nào hay là có khi nó ngang nhau”.

Nói về ý tưởng xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, ông Thắng cho biết: “Tượng đài này xây dựng theo cảm thức Á Đông, xây dựng hình ảnh mẹ theo kiểu nhân hậu, hiền hòa, bao dung. Sức mạnh của bà mẹ Việt Nam là ở sự hiền hậu, bao dung đó. Nhìn biểu tượng này chúng ta cảm nhận được khối đoàn kết dân tộc…”.

Nặng nề, không gần gũi

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Kiến trúc sư TPHCM, ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho rằng xét về mặt kiến trúc, hầu hết các tượng hoành tráng đặt ngoài trời trên thế giới đều mang tính chất tôn giáo. Còn hình ảnh về một người mẹ thường rất thân thuộc, cụ thể chứ không phải thần thánh, nếu chúng ta làm với tỉ lệ lớn sẽ mang tính áp đặt, nặng nề và không gần gũi.

Với một tượng đài như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, chỗ cao nhất là 18 m, chiều dài vòng cung tới 120 m… làm bằng granit nằm ở khoảng không. Với không gian này, có thể chúng ta chưa làm chủ được khối lượng granit, rất dễ tạo cảm giác khô khốc, chống lại thiên nhiên cho dù có đặt một cái hồ phía trước tượng đài thì cũng vậy, rất khó tạo cảm giác gần gũi.

Cần một tượng đài tâm thức!

Trái ngược với ý tưởng của họa sĩ Đinh Gia Thắng, một nhóm các nhà điêu khắc ở Hội Mỹ Thuật TPHCM cho rằng: “Giá trị nằm trong chính tinh thần của tác phẩm chứ không đơn thuần chỉ thấy ở nghĩa đen của nó: rộng, to về mặt kích thước”. Nhóm các nhà điêu khắc này cho biết: “Bất cứ một loại hình nghệ thuật nào ở Việt Nam cũng dựa trên tâm thức người Việt. Tư duy của người Việt không thích những cái gì hoành tráng, quá lớn. Cái hoành tráng nằm chính ở trong tinh thần của tác phẩm”.

Posted Image

“Đối với không gian và điều kiện kinh tế của nước ta nên có những tượng đài vừa tầm nhưng vẫn mang sức mạnh của ý chí. Tượng đài ở Côn Đảo là một ví dụ, sức mạnh về tinh thần không chỉ cho một thế hệ mà cho nhiều thế hệ.

Chúng ta không cứ phải dựng to theo kiểu Liên Xô hay Trung Quốc. Người Nga làm tượng lớn vì đó là một dân tộc lớn về lãnh thổ và về tầm vóc. Còn tư duy theo truyền thống của người Việt là cái lớn nằm trong cái nhỏ. Các cổng làng, đình, chùa của mình… đều nhỏ thôi nhưng hàm chứa trong nó những giá trị tinh thần rất lớn.

Điều đó không có nghĩa là cha ông ta không thể làm to, mà do điều kiện địa lý nóng ẩm, chưa làm xong rêu đã mọc, cộng thêm mưa bão nên người ta cần phải làm thế. Có những thứ càng rêu phong cổ kính càng đẹp nhưng đối với tượng đài bằng đá thì không những không đẹp mà còn mất tính thẩm mỹ của tượng đài” - các nhà chuyên môn phân tích.

Nhìn từ góc độ tinh thần, một nhà chuyên môn cho rằng từ Bắc vào Nam, các bà mẹ Việt Nam rất kiên cường nhưng hình ảnh đọng lại trong chúng ta là những bà mẹ có vóc người nhỏ bé, hom hem, ngồi ngoáy trầu, ngóng chờ con, không như bà mẹ ở nước Nga, còn trẻ, lực lưỡng giơ cao thanh kiếm, miệng thét lớn… Nếu vì bức bách một tượng nào đó nên bắt nhân vật phải như thế này, thế nọ là duy ý chí.

Chăm sóc “tượng đài mẹ” đang sống

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, cả nước còn khoảng 44.253 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Hầu hết các mẹ đã ở vào độ tuổi 90, cái tuổi rất dễ ra đi trong hôm sớm. Trong chuyến đi của mình, chúng tôi đã có dịp tới thăm các mẹ Việt Nam anh hùng đang sống ở huyện đảo Lý Sơn và huyện Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, thăm một số mẹ ở TP Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam… và không khỏi giật mình trước những ước mơ đau đáu rất giản dị và nhỏ bé của các mẹ.

Posted Image

Hãy chăm sóc những "tượng đài" còn sống.

Ảnh: Tiengiang.gov

Chồng hy sinh năm mẹ mới 37 tuổi, 10 năm sau ngày chồng mất, đứa con trai độc nhất cũng hy sinh, mẹ Trần Thị Phẩm, mẹ Việt Nam anh hùng duy nhất của huyện đảo Lý Sơn, nay đã 87 tuổi. Người mẹ nhỏ bé, gầy guộc ấy một ngày chi tiêu không quá 15.000 đồng. Mẹ phải để dành tiền lo cho đứa cháu họ nghèo đang học đại học và để góp vào quỹ khuyến học của xã “giúp cho tụi nhỏ có thêm tập vở đến trường”.

Ước mơ cuối đời của người mẹ đang ở tuổi gần đất xa trời này là được đưa hài cốt con trai từ nghĩa trang xã Sơn Đông, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi về huyện đảo Lý Sơn để mẹ ngày đêm khói hương, chăm sóc, thăm nom cho bớt đơn độc tuổi già.

Có nhiều mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), TP Tam Kỳ, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) mà chúng tôi đã gặp đều trong tình trạng bị lẫn, không thể nhớ nổi những việc vừa diễn ra xung quanh mình, như mẹ Lương Thị Mão, mẹ Huỳnh Thị Nhặm (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), mẹ Đỗ Thị Liễn, mẹ Nguyễn Thị Quân, mẹ Huỳnh Thị Thừa (Tam Kỳ, Quảng Nam)… Trong vùng ký ức hỗn độn của các mẹ chỉ có một ước mong trở thành nỗi day dứt âu lo, vượt qua ranh giới tranh tối, tranh sáng của sự nhớ quên khi sức yếu, tuổi già là được đưa hài cốt con về quê hương hay được sửa sang lại căn nhà tình nghĩa có cổng nhưng không có cửa, xây từ rất lâu, nay xuống cấp trầm trọng.

Ông Bạch Thanh Diễm, Bí thư Huyện ủy Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết về hoàn cảnh của các mẹ Việt Nam anh hùng tại địa phương: “Nhiều mẹ tuổi đã cao và cuộc sống còn khó khăn lắm. Nhiều mẹ có nhà nhưng xây lâu quá nên đã bị xuống cấp; có mẹ già nhưng không còn con cháu nên phải sống một mình, tội lắm”.

Nói như nhà văn Trầm Hương: “Mỗi chúng ta, những người đang được sống hôm nay, xin hãy xây dựng tượng đài người mẹ Việt Nam anh hùng ngay trong tấm lòng mình. Có nhiều cách để tôn vinh những bà mẹ ấy. Sao không chăm sóc những “tượng đài mẹ” đang sống?”.

Công trình lớn, kinh phí thấp?

Theo họa sĩ Đinh Gia Thắng, tác giả tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, năm 2011 có hai công trình tượng đài được duyệt thi công: Công trình tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng (công trình văn hóa cấp quốc gia) và công trình tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Gia Lai (công trình cấp tỉnh) được các bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính xem xét đề nghị Trung ương hỗ trợ thêm kinh phí.

Trong đó, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng có quy mô tổng diện tích bề mặt phần mỹ thuật cho cả khối tượng chính và 8 trụ Huyền Thoại là 4.100 m2; mặt bằng kiến trúc cảnh quan hơn 15 ha với nhiều hạng mục kiến trúc cảnh quan phức tạp, tổng mức kinh phí phê duyệt là 411,2 tỉ đồng. Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Gia Lai có tổng mức kinh phí được phê duyệt là 165 tỉ đồng, bao gồm tượng Bác Hồ cao 9 m và hơn 400 m2 phù điêu (đá), tổng diện tích bề mặt phần mỹ thuật là hơn 500 m2, mặt bằng kiến trúc cảnh quan khoảng 2 ha.

Như vậy, về tổng quan, quy mô tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng lớn gấp 8 lần nhưng kinh phí chỉ lớn hơn có 2,49 lần.

MONG LÀ THỦ TƯỚNG CÓ VĂN BẢN ĐÌNH CHỈ CÔNG TRÌNH NÀY. MỖI ĐỢT BẦU CỬ CÁC CHỨC DANH CHỦ CHỐT XONG, THẾ NÀO CÁC BÁC LẠI CÓ THÊM MỘT LOẠT CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN HOÀNH TRÁNG ĐỂ GỠ VỐN. Posted Image.

Ở NƠI MÌNH CŨNG CÓ CÔNG TRÌNH TƯỢNG ĐÀI TRẦN HƯNG ĐẠO. NHƯNG CHẢ BAO GIỜ THẤY AI THẮP ĐƯỢC MỘT NÉN HƯƠNG. TƯỢNG ĐÀI THÌ XUỐNG CẤP. MAY RA, CÓ NGÀY GIỖ ĐỨC THÁNH TRẦN THÌ CÁC ÔNG ẤY GIẢ VỜ THẮP NÉN NƯƠNG ĐỂ SHOW HÀNG TRÊN TRUYỀN HÌNH, BÁO ĐAÌ.Posted Image

CHÚ THIÊN SỨ ƠI, PHONG THỦY CÓ KHẮC CHẾ ĐƯỢC THAM NHŨNG KHÔNG CHÚ. SỢ CHÚ XEM PHONG THỦY, TẬP ĐOÀN ĂN NÊN LÀM RA THÌ THAM NHŨNG CÀNG BẠO TÀN HƠN NỮA ĐÓ. Posted Image

Chưa có vốn từ trung ương cho công trình tượng đài Mẹ VNAH

Thứ Ba, 27/09/2011 07:16

(TT&VH) - Tại cuộc họp báo Chính phủ 26/9, trả lời câu hỏi của báo chí về dự án xây tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, việc xây dựng công trình này cũng như nhiều công trình có ý nghĩa lịch sử, giáo dục khác là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc tiến hành dự án phải đúng theo quy định pháp luật về đầu tư xây dựng.

Bộ trưởng khẳng định, trong điều kiện kinh tế khó khăn, Chính phủ chỉ đạo xem xét các dự án trên tinh thần thắt chặt đầu tư công, nguồn vốn trung ương hiện cần tập trung cho các công trình thực sự cấp bách, mang lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, không riêng chỉ công trình tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều công trình khác cũng phải được cân nhắc, bố trí hợp lý. Ở thời điểm hiện nay chưa có vốn từ trung ương để bố trí cho công trình.

HE HE. THANK YOU CHÍNH PHỦ. PHEN NÀY MẤT 10% RỒI NHÉ CÁC BÁC. Posted Image

<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51); font-family: Arial;">

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm ra loại hạt phá vỡ giới hạn tốc độ ánh sáng?

Thành Luân - Theo MaskOnlineThứ hai, 26/9/2011, 17:0

Các nhà nghiên cứu tại Châu Âu vừa công bố một tin chấn động thế giới khoa học - Họ phát hiện ra hạt neutrino di chuyển nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng. Các nhà khoa học tại thành phố Gran Sasso sẽ tiết lộ bằng chứng về khả năng đưa vật chất đi ngược thời gian, xóa nhòa ranh giới giữa quá khứ, hiện tại và tương lai và quy luật nhân quả. Kết quả này sẽ được công bố tại chuyên đề nghiên cứu của CERN (Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu), cùng lúc với việc công bố văn bản nghiên cứu mô tả lại quá trình thí nghiệm. Các nhà khoa học thử nghiệm tính thời gian đến của hạt neutrino bắn từ CERN đến Gran Sasso với hành trình xuyên Trái Đất có độ dài 730km. Một luồng sáng mất 2,4 mili giây để kết thúc quãng đường này, nhưng sau 3 năm thí nghiệm và tính toán thời gian bay của 15.000 hạt neutrino, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng hạt này đến Gran Sasso sớm hơn so với ánh sáng 1 khoảng thời gian là 60 phần tỷ giây, với sai số cộng trừ 10 phần tỷ giây.Điều này chứng tỏ hạt neutrino di chuyển nhanh hơn ánh sáng khoảng 20 phần triệu. Tốc độ ánh sáng là 299.792.358 m/giây còn tốc độ của neutrino có lẽ vào khoảng 299.798.454 m/giây. Anotonio Ereditato, người phát ngôn của CERN phát biểu –“Chúng tôi rất sửng sốt với kết quả này, nhưng nó vẫn cần được nhiều người khác công nhận. Khi mà bạn thu được những kết quả như vậy, cần phải chắc chắn rằng không được có sai sót nào xảy ra. Chúng tôi dành nhiều tháng để kiểm tra nhiều lần, nhưng không hề tìm ra lỗi. Nếu có hiệu ứng nào đó tác động vào, hẳn nó phải là một hiệu ứng cực kỳ khó phát hiện bởi chúng tôi đủ khả năng để loại bỏ những sai sót thông thường”. Nhóm nghiên cứu này hy vọng rằng các nhà vật lý khác sẽ nghiên cứu cẩn thận kết quả và tìm ra được sai sót trong cách đo đạc, tính toán hoặc chứng minh bằng thí nghiệm riêng của họ. Theo Subir Sarkar, trưởng khoa lý thuyết hạt nhân của Đại Học Oxford –“Nếu thí nghiệm này đúng, đây sẽ là một sự kiện cực kỳ lớn bởi không một ai có thể ngờ tới điều này. Tính bất biến của tốc độ ánh sáng giúp chúng ta hình thành khái niệm về không gian và thời gian, và chứng minh rằng hành động xảy ra trước kết quả. Cho dù chỉ vượt trên tốc độ ánh sáng một con số cực nhỏ, nhưng kết quả thu được đã thu hút sự tò mò của nhiều người. Trong vật lý, một phát hiện được công nhận nếu kết quả mới khác biệt so với kết quả cũ nhiều hơn 5 chữ số, hoặc nhỏ hơn 1 phần triệu. Thí nghiệm tại Gran Sasso cho kết quả lệch 6 con số. Erediatio cho rằng chưa thể công nhận hoàn toàn phát hiện này của nhóm nghiên cứu, bởi đây là một thuyết quá căn bản –“Đối với một vấn đề cực kỳ căn bản, cần phải kiểm chứng rất thân trọng”. Alan Kosstelecky, một chuyên gia tại Đại Học Inidiana cho rằng khi mà các nhà vật lý chưa công nhận kết quả này, đây vẫn là một chủ đề rất đáng nói -“Đây là một kết quả quá nhạy cảm đến nỗi khó có thể chấp nhận, nhưng vẫn thu hút rất nhiều sự chú ý”. Một trong những lý thuyết mà Kostelecky và các nghiên cứu sinh đã đặt ra vào năm 1985 dự đoán rằng neutrino có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng bằng cách tương tác với một trường chưa rõ trong chân không. “Với điều kiện này, tốc độ giới hạn không hẳn đã là tốc độ của ánh sáng. Có thể tốc độ của neutrino mới là giới hạn, và ánh sáng di chuyển chậm hơn nó”. “Nếu điều này được công nhận, đây chính là viên đá đầu tiên phá vỡ cấu trúc vật lý mà chúng ta từng biết đến, và cho chúng ta manh mối để xây dựng lên một thuyết hoàn chỉnh”. Heinrich Paes, một nhà vật lý tại Đại Học Dortmund đã theo đuổi một thuyết khác có thể giải thích cho hiện tượng này. Các hạt neutrino có thể đã đi đường tắt qua không gian-thời gian trong khi di chuyển từ Cern tới Gran Sasso qua những chiều khác –“Điều này có thể giải thích tại sao một hạt có vẻ di chuyển nhanh hơn ánh sáng, trong khi sự thực không phải vậy”. 2 nhóm thí nghiệm mang tên T2K tại Nhật và MINOS tại Chicago, nước Mỹ đang chuẩn bị xác nhận phát kiến này. Một thí nghiệm của nhóm MINOS vào năm 2007 đã tìm ra dấu vết cho thấy neutrino di chuyển nhanh hơn ánh sáng, nhưng chưa chính thức công nhận điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay