Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

ĐỘNG ĐẤT 5,1 ĐỘ RICHTER CÁCH BỜ BIỂN PHÚ YÊN 300 KM

sớm 25/8, một trận động đất 5,1 độ richter xảy ra cách bờ biển Phú Yên 300 km và không gây ảnh hưởng.

"Trận động đất khoảng 5,1 độ richter ở rất xa bờ biển Phú Yên, độ sâu chấn tiêu khoảng 250 km", ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) trao đổi với VnExpress.

Posted Image

Bản đồ tâm chấn động đất. Ảnh: igp-vast.vn.

Theo ông Minh, trận động đất này tương đối mạnh nhưng do ở xa và chấn tiêu nằm ở sâu nên không có khả năng gây sóng thần ảnh hưởng tới bờ biển Việt Nam và không gây ra thiệt hại cho con người cũng như các công trình xây dựng.

Hiện các cơ quan chức năng theo dõi tiếp diễn biến về trận động đất.

Ngày 24/3, cư dân Hà Nội đã một phen hốt hoảng khi chấn động từ trận động đất 7 độ richter xảy ra ở Chiềng Mai (Thái Lan). Cuối tháng 1, người dân Sài Gòn cũng cảm nhận rõ rung lắc vì dư chấn của trận động đất cường độ 4,7 độ richter ngoài khơi biển Vũng Tàu.

Kiên Cường - Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những kế hỏa công ‘khiếp đảm’ của quân Đại Việt

Cập nhật lúc 27/08/2011 03:45:00 PM (GMT+7)

Thế hệ hậu sinh không thể tưởng tượng nổi những chiến thuật hỏa công sáng tạo mà cha ông đã sử dụng trong các cuộc chiến với kẻ thù từ nhiều thế kỷ trước.

Trong nghệ thuật quân sự thời xưa, phép hỏa công (dùng lửa tiêu diệt quân địch) là một chiến thuật kinh điển, cho phép sử dụng tối thiểu sức người, hạn chế thương vong nhưng vẫn đạt uy lực hủy diệt tối đa đối với quân địch khi tận dụng sức mạnh càn quét ghê hồn của ngọn lửa. Tuy vậy, việc vận dụng thành công chiến thuật này không hề đơn giản. Đó là sự quy tụ của nhiều yếu tố như thời tiết (hướng gió, độ ẩm), trình độ chế tạo, sử dụng chất cháy và quan trọng hơn cả là cách bày mưu bố trận của nhà quân sự. Các sách binh pháp của người Việt từ nhiều thế kỷ trước cho thấy, cha ông ta đã sử những chiến thuật hỏa công rất sáng tạo trong cuộc chiến với quân địch.

Lửa “bay” xuống từ trên trời

Chiến thuật hỏa công thông thường phụ thuộc rất nhiều vào hướng gió. Nếu trại địch nằm ngược hướng gió với quân ta thì chiến thuật này sẽ hoàn toàn vô dụng. Ngoài ra, hỏa công cũng khó có thể đạt mục đích khi địch bố phòng kỹ lưỡng, cảnh giới nghiêm ngặt. Tuy vậy, có một lối đánh hỏa công có thể hóa giải cả hai trở ngại trên, đó là đốt giặc bằng diều lửa.

Posted Image

Chiến thuật hỏa công dựa vào uy lực của ngọn lửa.

Những chiếc diều dùng để đánh hỏa công cũng được làm bằng vải, giấy và nan tre như diều thường. Khác biệt lớn nhất là chúng sẽ được ngâm tẩm các loại hóa chất cháy. Lòng diều thường được làm bằng giấy mỏng tẩm dầu trám. Da diều làm bằng vải tẩm lưu hoàng, diêm tiêu. Cũng những hóa chất ấy được tẩm vào cỏ bấc đèn làm đuôi diều.

Dây diều là dây gai dài từ 100 đến 300 bước, được buộc vào lưng diều. Chiếc diều lửa sẽ có thêm một ngòi thuốc làm bằng dây giấy buộc vào sau đuôi diều. Diều được thả từ vị trí thích hợp thùy hướng gió, khi bay đến gần trại địch đốt vào đầu dây ngòi thuốc, lửa sẽ bén lên cháy diều, đồng thời cháy đứt dây khiến diều rơi xuống trại địch. Nếu dây diều chưa đứt thì lấy dao cắt dây. Chiến thuật “lửa trời” này đòi hỏi người sự điêu luyện của cả người chế tạo và người thả diều. Một khi địch đã bị tấn công bằng diều lửa thì hầu như không có cách gì để chống đỡ.

Mặt đất trở thành “biển lửa”

Một cách đánh lấy ít địch nhiều khác là dùng trận địa hỏa thương (ống tre nhồi thuốc nổ, có thể nhét thêm mũi tên, mảnh kim loại sắc) chôn trong lòng đất.Để tạo trận địa này, cần đến 100 - 200 thân cây tre núi to để làm hỏa thương, mỗi thân dài hơn 5 thước, miệng rộng 2 tấc. Đoạn đầu thân tre đục thủng lỗ to, đoạn dưới nhồi đầy thuốc phun và thuốc súng. Sau đó dùng ống tre nhỏ dài 3 tấc, cắm vào đầu hỏa thương làm miệng. Trên miệng lấy giấy cắt ra thành mảnh nhỏ rồi lấy hồ dán kín miệng ấy. Bên đầu hỏa thương lại dùi một lỗ nhỏ để làm chỗ dẫn lửa.Khi được chuẩn bị xong xuôi, các ống hỏa thương sẽ được chôn xuống những rãnh hào hình chũ bát, mỗi ống cách nhau hơn 3 thước. Miệng hỏa thương để lòi ra 1 tấc, phần còn lại thì chôn sâu dưới đất.Tại chỗ giáp rãnh chữ bát đào một hốc sâu 4, 5 thước để đặt đá lửa và dao sắt, để làm máy đánh lửa. Sau đó đặt ngòi dẫn lửa từ máy đánh lửa đến lỗ ngòi của các hỏa thương. Cuối cùng lại lấy cát, cỏ phủ lên ngụy trang trận địa, không để địch biết. Khi lâm trận, quân ta sẽ khiêu chiến rồi giả thua và cứ nhắm vào trận địa hỏa thương mà chạy. Khi giặc chạy xéo vào máy đánh lửa thì dao và đá cọ xát nhau mà tóe lửa, lửa cháy vào ngòi thông đến hàng trăm ống hỏa thương, các chất cháy bùng nổ trên một diện tích rộng tạo nên một biển lửa khủng khiếp thiêu cháy quân địch.

Trận địa hỏa tiễn chứa thuốc độc

Khiếp đảm không kém trận địa hỏa thương ngầm là trận địa hỏa tiễn chứa thuốc độc. Để tạo trận địa này, quân lính sẽ đào hai rãnh ở hai bên đường, mỗi rãnh sâu 4 thước, rộng 5 tấc, dài từ 50 - 200 bước. Giữa đường đào thêm một rãnh ngang để thông hai trên lại với nhau. Tùy theo quy mô trận địa mà thợ sắt sẽ đúc từ 100 đến 1.000 cái cái bầu sắt, mỗi bầu có đường kính đáy 2 thước, đường kính miệng 2 tấc 3 phân. Mỗi bầu sẽ được nạp đầy thuốc độc. Sau đó, cắm ống sắt vào trong bầu từ miệng đến đáy. Trong lòng ống sắt nạp đầy thuốc súng. Phía trên thuốc súng lại lấy bánh thuốc độc nạp vào. Từ 10 - 100 mũi tên sắt có hình dáng như ngọn mác được buộc làm một bó nạp lên trên thuốc súng. Trên bó mũi tên lại nhét thêm thuốc súng. Trên thuốc súng lại nhét thuốc độc và bó mũi tên... Nạp như thế 3, 4 lần đến khi đầy ống sắt thì thôi.Khi đã chuẩn bị xong, các bầu sắt được để vào trong hai rãnh ven đường, miệng bầu hơi nghiêng trở lên, các ống đều cách nhau chừng một bước. Sau đó đặt máy đánh lửa ở rãnh ngang, trên có ngòi thuốc chạy vào các miệng cái ống. Cuối cùng ngụy trang các rảnh bằng phên tre phủ cát, cỏ.Tương tự như trận địa hỏa thương ngầm, quân ta sẽ khiêu chiến và giả thua để dụ địch. Địch xéo vào máy đánh lửa ở rãnh ngang sẽ làm ngòi lửa cháy đến các ống sắt. Thuốc súng nổ tung với ngọn lửa ghê hồn cùng hàng nghìn mũi tên độc hủy diệt hoàn toàn quân địch.

(Theo Đất Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng trăm tấn nhân bánh trung thu 'bẩn' đã vào Việt Nam

07:12 | 26/08/2011

Thu hai tấn nhân bánh Trung thu nguồn Trung Quốc

TP - Ước tính có hàng trăm tấn nhân bánh nướng, bánh dẻo chế biến sẵn không kiểm soát được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã được các đầu nậu tuồn từ Trung Quốc vào Việt Nam trong dịp Tết Trung thu.

Posted Image

Bắt giữ hơn 2 tấn nhân bánh Trung thu tại phố Thụy Khuê ngày 23-8.

“Nhận định được tình hình trên, Cục CSĐT tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an đã triển khai kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, khu vực giáp biên giới, các cơ sở sản xuất lớn và làng nghề” – Đại tá Lương Minh Thảo, Phó cục trưởng C49 cho biết ngày 25-8.

Thực hiện kế hoạch, ngày 23-8, tại khu vực trước cổng Cty Cổ phần bánh kẹo liên doanh Malays@Việt Nam (số 523 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội), C49 bắt quả tang một xe tải đang bốc dỡ hơn 2 tấn nhân bánh Trung thu và trứng muối mang nhãn mác Trung Quốc không có hóa đơn giấy tờ. Chủ hàng là ông Nguyễn Huy Cường (SN 1977, ở Hải Dương) khai đang vận chuyển số nhân bánh trên đi bỏ mối cho một số cơ sở sản xuất bánh Trung thu trên địa bàn Hà Nội.

Theo đại tá Thảo, vụ bắt giữ trên chỉ là bước khởi đầu cho đợt cao điểm kiểm tra, xử lý các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong dịp Tết Trung thu. “Qua nắm tình hình cho thấy, từ nhiều tháng trước, các thương lái Trung Quốc bắt đầu thu gom trứng gà của Việt Nam, sau khi mang về chế biến nhân bánh, trứng muối, họ lại bán cho người Việt” - ông Thảo nói.

Mặc dù lực lượng cảnh sát môi trường đã chủ động nắm tình hình, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vi phạm pháp luật liên quan VSATTP nhưng tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp, nhất là vào dịp Trung thu và Tết Nguyên đán. Theo đại tá Thảo, tình trạng này một phần do còn nhiều kẽ hở trong công tác mở tờ khai hải quan, cấp giấy chứng nhận VSATTP, khiến các đối tượng lợi dụng để quay vòng giấy tờ, hợp thức nguồn hàng nhập lậu; nhiều lỗ hổng trên các trạm kiểm soát...

Trong khi đó, các đối tượng vi phạm thường sử dụng nhiều thủ đoạn để đối phó với hoạt động kiểm tra, bắt giữ của các cơ quan chức năng như: Lợi dụng đồng bào vùng cao, đồng bào dân tộc, các đối tượng là thương binh để thuê vận chuyển hàng hóa với số lượng nhỏ lẻ qua biên giới rồi dùng xe máy, xe ba bánh chở hàng chạy với tốc độ cao về nơi tập kết. Bố trí người cảnh giới, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, khi bị kiểm tra thì dùng số đông người để chống đối, đánh tháo hàng.

Từ đầu năm đến nay, các địa phương bắt giữ 940 vụ vi phạm pháp luật liên quan VSATTP trên các tuyến giao thông. Vi phạm chủ yếu là vận chuyển buôn bán gia sức, gia cầm, nội tạng động vật có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập lậu hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Rạng sáng 25-8, tại quốc lộ 1B đoạn qua địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội, lực lượng chức năng phát hiện 11 thùng xốp chứa nội tạng dê, lợn bốc mùi trên 2 xe khách liên tỉnh. Hai lái xe cho biết nhận vận chuyển thuê từ Bắc Giang vào TPHCM giao hàng.

Lê Dương

============================

Lăm lay, nhỡ mua nhầm bánh Trung Thu "dởm" tặng ai đó, hoặc thưởng thức nhầm bánh Trung Thu "dởm" vào đêm rằm tháng Tám.

Thì than ôi!

Trăng xưa đã vỡ màu hoang dại.

Tìm góc wc thỏa nỗi buồn.....Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng trăm tấn nhân bánh trung thu 'bẩn' đã vào Việt Nam

07:12 | 26/08/2011

Thu hai tấn nhân bánh Trung thu nguồn Trung Quốc

TP - Ước tính có hàng trăm tấn nhân bánh nướng, bánh dẻo chế biến sẵn không kiểm soát được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã được các đầu nậu tuồn từ Trung Quốc vào Việt Nam trong dịp Tết Trung thu.

Posted Image

Bắt giữ hơn 2 tấn nhân bánh Trung thu tại phố Thụy Khuê ngày 23-8.

“Nhận định được tình hình trên, Cục CSĐT tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an đã triển khai kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, khu vực giáp biên giới, các cơ sở sản xuất lớn và làng nghề” – Đại tá Lương Minh Thảo, Phó cục trưởng C49 cho biết ngày 25-8.

Thực hiện kế hoạch, ngày 23-8, tại khu vực trước cổng Cty Cổ phần bánh kẹo liên doanh Malays@Việt Nam (số 523 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội), C49 bắt quả tang một xe tải đang bốc dỡ hơn 2 tấn nhân bánh Trung thu và trứng muối mang nhãn mác Trung Quốc không có hóa đơn giấy tờ. Chủ hàng là ông Nguyễn Huy Cường (SN 1977, ở Hải Dương) khai đang vận chuyển số nhân bánh trên đi bỏ mối cho một số cơ sở sản xuất bánh Trung thu trên địa bàn Hà Nội.

Theo đại tá Thảo, vụ bắt giữ trên chỉ là bước khởi đầu cho đợt cao điểm kiểm tra, xử lý các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong dịp Tết Trung thu. “Qua nắm tình hình cho thấy, từ nhiều tháng trước, các thương lái Trung Quốc bắt đầu thu gom trứng gà của Việt Nam, sau khi mang về chế biến nhân bánh, trứng muối, họ lại bán cho người Việt” - ông Thảo nói.

Mặc dù lực lượng cảnh sát môi trường đã chủ động nắm tình hình, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vi phạm pháp luật liên quan VSATTP nhưng tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp, nhất là vào dịp Trung thu và Tết Nguyên đán. Theo đại tá Thảo, tình trạng này một phần do còn nhiều kẽ hở trong công tác mở tờ khai hải quan, cấp giấy chứng nhận VSATTP, khiến các đối tượng lợi dụng để quay vòng giấy tờ, hợp thức nguồn hàng nhập lậu; nhiều lỗ hổng trên các trạm kiểm soát...

Trong khi đó, các đối tượng vi phạm thường sử dụng nhiều thủ đoạn để đối phó với hoạt động kiểm tra, bắt giữ của các cơ quan chức năng như: Lợi dụng đồng bào vùng cao, đồng bào dân tộc, các đối tượng là thương binh để thuê vận chuyển hàng hóa với số lượng nhỏ lẻ qua biên giới rồi dùng xe máy, xe ba bánh chở hàng chạy với tốc độ cao về nơi tập kết. Bố trí người cảnh giới, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, khi bị kiểm tra thì dùng số đông người để chống đối, đánh tháo hàng.

Lê Dương

============================

Lăm lay, nhỡ mua nhầm bánh Trung Thu "dởm" tặng ai đó, hoặc thưởng thức nhầm bánh Trung Thu "dởm" vào đêm rằm tháng Tám.

Thì than ôi!

Trăng xưa đã vỡ màu hoang dại.

Tìm góc wc thỏa nỗi buồn.....Posted Image

haizzzzzzzzzz, phòng còn hơn chống, tốt nhứt năm nay hem ăn bánh trung thu, tránh tìm góc wc thỏa nỗi buồn như câu thơ của chú Thiên SứPosted ImagePosted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines, Trung Quốc cùng thăm dò dầu khí ở Trường Sa

Thanh Niên – 1 giờ 34 phút trước

Chính phủ Philippines vừa trấn an người dân rằng nước này sẽ đạt “lợi ích tương xứng với Trung Quốc” trong dự án cùng thăm dò dầu khí tại khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đài truyền hình GMA News dẫn lời phát ngôn viên Phủ Tổng thống Edwin Lacierda cho hay hai bên còn phải thảo luận thêm nhưng nhấn mạnh kế hoạch này sẽ không “xâm phạm quyền lợi của Philippines”.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Philippines Cristino Panlilio cho hay Manila và Bắc Kinh đồng ý lập một liên doanh giữa các công ty dầu khí của hai bên để thăm dò dầu khí ở biển Đông. Ông Panlilio khẳng định phía Trung Quốc sẽ “tuân thủ luật pháp Philippines” khi hoạt động ở Trường Sa.

Tuy nhiên, động thái này của hai bên rõ ràng vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Theo ông Panlilio, dự án hợp tác trên là một phần trong Chương trình phát triển Trung Quốc - Philippines sẽ được ký trong chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 30.8 - 3.9 của Tổng thống Benigno Aquino III. Tân Hoa xã đưa tin chuyến công du Trung Quốc của ông Aquino nhằm tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa dù hai bên có những bất đồng về tranh chấp trên biển.

Văn Khoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines, Trung Quốc cùng thăm dò dầu khí ở Trường Sa

Thanh Niên – 1 giờ 34 phút trước

Chính phủ Philippines vừa trấn an người dân rằng nước này sẽ đạt “lợi ích tương xứng với Trung Quốc” trong dự án cùng thăm dò dầu khí tại khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đài truyền hình GMA News dẫn lời phát ngôn viên Phủ Tổng thống Edwin Lacierda cho hay hai bên còn phải thảo luận thêm nhưng nhấn mạnh kế hoạch này sẽ không “xâm phạm quyền lợi của Philippines”.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Philippines Cristino Panlilio cho hay Manila và Bắc Kinh đồng ý lập một liên doanh giữa các công ty dầu khí của hai bên để thăm dò dầu khí ở biển Đông. Ông Panlilio khẳng định phía Trung Quốc sẽ “tuân thủ luật pháp Philippines” khi hoạt động ở Trường Sa.

Tuy nhiên, động thái này của hai bên rõ ràng vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Theo ông Panlilio, dự án hợp tác trên là một phần trong Chương trình phát triển Trung Quốc - Philippines sẽ được ký trong chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 30.8 - 3.9 của Tổng thống Benigno Aquino III. Tân Hoa xã đưa tin chuyến công du Trung Quốc của ông Aquino nhằm tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa dù hai bên có những bất đồng về tranh chấp trên biển.

Văn Khoa

Dính phải bả "tung hoành" thời Tô Tần - Trương Nghi roài!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dính phải bả "tung hoành" thời Tô Tần - Trương Nghi roài!

Nếu tôi là Philippines thì đảo của tôi là của tôi. Nếu anh mạnh lúc này thì anh lấn chiếm. Nhưng tôi ko công nhận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trưng bày 550 hiện vật, hình ảnh chủ quyền biển đảo

SGTT.VN - Sáng nay 29.8, sở Văn hoá – thể thao và du lịch Quảng Ngãi tổ chức trưng bày 550 hiện vật, hình ảnh nhằm tôn vinh chủ quyền biển đảo quê hương, đặc biệt là trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mở đầu cho “Tuần lễ văn hoá biển đảo Quảng Ngãi”.

Ông Đặng Lên (phải), đại diện cho tộc họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện Lý Sơn hiến tặng tờ lệnh liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa cho quốc gia. Các hiện vật, hình ảnh được giới thiệu đến công chúng lần này gồm: mô hình khinh thuyền của đội hùng binh Hoàng Sa, ghe bầu của thương thuyền buôn bán trên biển năm xưa, hiện vật gốm trục vớt được ở vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa và Quảng Ngãi; một số hiện vật mộ chum, mộ vò và đồ tuỳ táng thuộc nền văn hoá Sa Huỳnh có niên đại từ 2.500 – 3.000 năm, hiện vật phù điêu thuộc nền văn hoá Chăm Pa; hình ảnh xoay quanh lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tri ân công đức đội hùng binh Hoàng Sa, từng giong buồm ra Biển Đông thực thi sứ mệnh thiêng liêng, cắm mốc khẳng định chủ quyền lãnh hải trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa liên tục từ đầu thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19; lễ hội đua thuyền, cầu ngư… đặc trưng của cư dân vùng biển, đảo Quảng Ngãi.

Dự kiến, các hiện vật, hình ảnh nói trên được trưng bày tại bảo tàng Quảng Ngãi đến hết ngày 2.9 tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đã bắt được hai hung thủ vụ cướp tiệm vàng tại Bắc Giang (PLO)- Thông tin mới nhất: Dù nguồn tin của phóng viên xác nhận đã bắt được hai nghi can nhưng trả lời phóng viên mới đây, Đại tá Nguyễn Văn Dư, Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang cho biết hiện cơ quan chức năng chỉ mới xác định được lý lịch một nghi can và đã khám xét nhà. Đại tá Dư không xác nhận thông tin đã bắt được hai nghi can. Theo nguồn tin riêng của PV báo Pháp Luật TP.HCM, khoảng 16 giờ chiều nay (29-8-2011), cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã bắt được hai hung thủ gây ra vụ cướp kinh hoàng tại tiệm vàng Ngọc Bích khiến ba người thiệt mạng. Theo thông tin ban đầu, chiều ngày 29-8, có hai thanh niên đến một trạm y tế gần địa bàn gây án để khâu vết thương. Các y tá ở đây đã phát hiện ra vết thương này đã để quá lâu nên sinh nghi và lập tức báo công an. Biết bị lộ, hai nghi can đã bỏ chạy nhưng không thoát. Ban đầu các nghi can đã thừa nhận hành vi phạm tội. Một trong hai nghi can đã dẫn cán bộ điều tra về nhà và chỉ chỗ chôn giấu vàng. Căn nhà nơi chôn giấu vàng ở sát làng với tiệm vàng Ngọc Bích. Cơ quan chức năng đã đào được gần 100 cây vàng giấu trong một thùng mì tôm, trong đó còn chứa cả chiếc túi cũ của nạn nhân Đinh Thị Chín hay sử dụng để đựng vàng. Công an cũng đã tạm giữ bố mẹ của một nghi can (chuyên nghề buôn bán thịt lợn). Theo lời khai ban đầu, còn có khoảng từ 5 đến 7 đồng phạm đang lẩn trốn. Một nghi can được xác định là Lê Văn Luyện, 18 tuổi trú tại thôn Sân Đình, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Một nhóm phóng viên hiện đang tiếp cận căn nhà của hung thủ này. Chúng tôi đang tiếp tục xác minh và đến nhà tên Luyện để thu thập thông tin đưa lên mạng trong thời gian sớm nhất... Luyện là con cả trong gia đình có ba anh em. Luyện nghỉ học sớm và đã từng có thời gian đi làm tại Hà Nội. Theo một số người hàng xóm, bình thường Luyện là người khá hiền lành. Họ hết sức bất ngờ khi nghe thông tin Luyện lại là một trong những hung thủ gây ra vụ án chấn động này. Thông tin mới nhất: Dù nguồn tin của phóng viên xác nhận như trên nhưng khi trả lời phóng viên mới đây, Đại tá Nguyễn Văn Dư, Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang cho biết hiện cơ quan chức năng chỉ mới xác định được lý lịch một nghi can và đã khám xét nhà. Đại tá Dư không xác nhận thông tin đã bắt được hai nghi can. 19 giờ 45 phút: Được biết Công an xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang hiện đang phong tỏa hiện trường, thu giữ một số đồ dùng trong nhà nghi can Luyện. 19 giờ 50: Trao đổi với phóng viên Pháp Luật TP.HCM, Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống tội phạm (Bộ Công an), Phó Trưởng ban chỉ đạo điều tra phá án vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích cho biết: "Chúng tôi đã xác định được một đối tượng liên quan đến vụ án và anh em đang rất vất vả để truy bắt. Hiện thông tin chỉ cung cấp được như thế thôi".

Posted Image

Posted Image

Khám xét nhà của tên Luyện. Ảnh: CTV

TIẾP TỤC CẬP NHẬT...

THANH LƯU - MINH HÀ

http://phapluattp.vn...i-bac-giang.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam sẽ mua thêm nhiều vũ khí hải quân hiện đại

30/08/2011 07:01

Báo Đất Việt dẫn lời báo chí Nga cho biết đại diện Hải quân Việt Nam sẽ chuẩn bị đệ trình các đơn hàng mới với nhà máy đóng tàu ở Severodvinsk, Nga.

Posted Image

Máy bay MIG hiện đại của Việt Nam.

Đoàn đại biểu của Trung tâm sửa chữa tàu biển thuộc nhà máy Zvezdochka đã có chuyến thăm Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ giữa 2 bên.

Ngày 25/8/20111, Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh quân chủng Hải quân đã đích thân tiếp đoàn đại biểu của nhà máy đóng tàu Zvezdochka của Nga nhân chuyến thăm của đoàn đến Việt Nam.

Hai bên đã thảo luận các vấn đề nhằm tăng cường sự hợp tác giữa đôi bên, đặc biệt là các lĩnh vực dịch vụ sau bán hàng. Phía nhà máy đóng tàu Zvezdochka cho biết sẽ đảm bảo đầy đủ các thiết bị, phụ tùng thay thế cho công tác bảo trì và sửa chữa các tàu chiến của Hải quân Việt Nam.

Phía nhà máy Zvezdochka đã tiến hành bàn giao cho phía Hải quân Việt Nam bản dự thảo hợp đồng liên quan đến các dịch vụ sau bán hàng. Trong đó có việc cung cấp tài liệu kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo cũng như các vấn đề liên quan.

Dự thảo hợp đồng này được cấp trên cơ sở của giấy chứng nhận FSMTC của Liên bang Nga về quyền thực hiện các hoạt động thương mại nước ngoài đối với hàng hóa quân sự.

Đại diện Hải quân Việt Nam cũng cho biết, sẽ chuẩn bị đệ trình các đơn hàng mới cho nhà máy đóng tàu ở Severodvinsk. Đại diện nhà máy đóng tàu Zvezdochka cho biết sẽ sẳn sàng thực hiện các đơn hàng của Việt Nam ngay sau khi công tác đàm phán được thực hiện xong.

Tăng cường sự hợp tác với Việt Nam nói chung và Hải quân Việt Nam nói riêng là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhà máy đóng tàu Zvezdochka trong thời gian tới. Tag: Hải quân các nước ASEAN

Tin liên quan»

Hải quân VN và Philippines phối hợp chặt chẽ

» Tàu tên lửa Hải quân Việt Nam huấn luyện

» Quân đội Việt Nam nâng cấp súng tiểu liên AK

» Video sức mạnh xe tăng của Quân đội Việt Nam

» Quân đội VN chế tạo thành công đạn bắn xuyên thép 12mm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt - Trung nhất trí tuyệt đối không dùng vũ lực

Cập nhật lúc :8:51 AM, 30/08/2011

(ĐVO) Trong Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh cấp Thứ trưởng lần thứ hai, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương và đạt được nhận thức chung trong nhiều vấn đề, góp phần tăng quan hệ hữu nghị hai nước.

Dưới sự đồng chủ trì của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh cấp Thứ trưởng lần thứ hai đã diễn ra tốt đẹp hôm 29.8 tại Bắc Kinh (Trung Quốc).

Posted Image.

Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng

Phát biểu tại Đối thoại, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nhất trí đánh giá dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước tiếp tục phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Quan hệ kinh tế và thương mại phát triển nhanh. Giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân liên tục được mở rộng. Hàng nghìn sinh viên Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc. Với đà phát triển chung của quan hệ hai nước, hợp tác quốc phòng Việt - Trung cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp nhằm tạo sự tin cậy, hiểu biết nhau, xây dựng quan hệ gắn bó giữa quân đội hai nước. Trong đó nổi bật là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam vào đầu năm 2010, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thượng tướng Lương Quang Liệt và dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) cuối năm 2010, và chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thượng tướng Quách Bá Hùng, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc vào đầu năm 2011. Quan hệ giao lưu, hợp tác, phối hợp giữa Hải quân, Biên phòng và quân khu giáp biên hai nước được đẩy mạnh. Các cuộc tuần tra liên hợp trên biển và trên bộ đạt được kết quả tốt. Việc trao đổi học viên quân sự tăng cả số lượng và chuyên ngành… Trên nền tảng tốt đẹp đó, tại Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt - Trung lần này, hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực như tăng cường trao đổi đoàn, sớm hoàn thành đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng, mở rộng trao đổi đào tạo học viên quân sự dài hạn và ngắn hạn. Trung Quốc nhất trí chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc... Hai bên cũng cho rằng cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để chiến sĩ và nhân dân Việt - Trung hiểu rõ mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác thiết thực và cùng có lợi giữa quân đội và nhân dân hai nước. Tại cuộc Đối thoại, hai bên cũng dành thời gian trao đổi và tình hình Trung Đông - Bắc Phi và đặc biệt là việc đẩy mạnh can dự của các nước lớn vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: “Chúng ta cần nghiên cứu kỹ hệ lụy của sự can dự này để xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và không bị bất ngờ”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói, tuy nhiên, ông cho rằng: “Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự can dự này là do các nước nội bộ khu vực phát sinh vấn đề với nhau”.

Cần xử lý vấn đề biển Đông theo luật pháp quốc tế

Với tinh thần xây dựng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã thẳng thắn trao đổi những vấn đề còn khác biệt trong quan hệ hai nước. Theo Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, hiện nay điểm bất đồng và nhạy cảm nhất trong quan hệ hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hai nước cần xử lý thỏa đáng vấn đề này vì đại cục quan hệ Việt - Trung và ổn định khu vực: “Hòa bình hai bên đều có lợi. Đối đầu hai bên đều thiệt hại”, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nói. Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đại cục với Trung Quốc và mong muốn tìm được giải pháp “cùng thắng”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu rõ vấn đề Biển Đông có ba khía cạnh khác nhau nhưng liên quan mật thiết, đó là Tuyên bố chủ quyền của các nước liên quan; Xử lý mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc; Xử lý trên các diễn đàn đa phương. Việt Nam và Trung Quốc có nhiều tuyên bố chủ quyền vào nhiều thời điểm, nội dung và phạm vi khác nhau. Giải quyết vấn đề phải tôn trọng lịch sử nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng, các vấn đề trên Biển Đông cần được xử lý theo luật pháp quốc tế - đó là, những vấn đề mang tính quốc tế theo Luật Biển phải giải quyết trên bình diện quốc tế, những vấn đề liên quan đến nhiều nước cần phải giải quyết giữa những nước liên quan, những vấn đề liên quan đến hai nước cần giải quyết song phương. Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam - Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết hai nước với nhau, theo luật pháp quốc tế và công khai minh bạch: “Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của chúng tôi”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng chia sẻ, để bảo vệ và xây dựng đất nước chỉ có một con đường là giữ gìn độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ và quan hệ tốt với cộng đồng thế giới, không thể có những điều đó nếu dựa vào nước này để chống nước kia: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc Xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỷ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới, một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển?”. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nêu bật việc cần phải công khai, minh bạch trên các diễn đàn để nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ hữu nghị tổng thể giữa hai nước. “Có thông tin đầy đủ và chính xác là nhu cầu của hơn 80 triệu người dân Việt Nam và hơn 1 tỷ 350 triệu người dân Trung Quốc”. "Chúng ta cần làm cho nhân dân hai nước hiểu rõ, giữa Việt Nam và Trung Quốc còn tồn tại vấn đề nhưng hai Đảng, hai Nhà nước đã cam kết xử lý bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, với giải pháp hai bên cùng có thể chấp nhận được” - Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu, và nhấn mạnh thêm: “Một thực tế hiển nhiên là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam, và Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Và Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc!”. Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc ở những khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế quy định, và về lâu dài sẽ tìm giải pháp xử lý mà hai bên có thể chấp nhận được, nhưng “trong lúc chưa phân định được, hai bên tuyệt đối không được sử dụng vũ lực và thậm chí cũng không được nghĩ đến việc sử dụng vũ lực”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh. Nhân dịp này, Thượng tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã tiếp Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam. Cùng dự buổi tiếp có Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chuyển lời thăm hỏi nồng nhiệt của Đại tướng Phùng Quang Thanh tới Thượng tướng Lương Quang Liệt. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khẳng định lại mong muốn giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, và cho rằng kết quả tốt đẹp của cuộc Đối thoại sẽ tạo động lực để tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc phòng Việt - Trung, góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa hai nước.

Bài và ảnh: Võ Bình

==================================

Bởi vậy, tôi đã dự báo trước từ lâu: Không có chiến tranh ở biển Đông.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines, Trung Quốc cùng thăm dò dầu khí ở Trường Sa

Thanh Niên – 1 giờ 34 phút trước

Chính phủ Philippines vừa trấn an người dân rằng nước này sẽ đạt “lợi ích tương xứng với Trung Quốc” trong dự án cùng thăm dò dầu khí tại khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đài truyền hình GMA News dẫn lời phát ngôn viên Phủ Tổng thống Edwin Lacierda cho hay hai bên còn phải thảo luận thêm nhưng nhấn mạnh kế hoạch này sẽ không “xâm phạm quyền lợi của Philippines”.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Philippines Cristino Panlilio cho hay Manila và Bắc Kinh đồng ý lập một liên doanh giữa các công ty dầu khí của hai bên để thăm dò dầu khí ở biển Đông. Ông Panlilio khẳng định phía Trung Quốc sẽ “tuân thủ luật pháp Philippines” khi hoạt động ở Trường Sa.

Tuy nhiên, động thái này của hai bên rõ ràng vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Theo ông Panlilio, dự án hợp tác trên là một phần trong Chương trình phát triển Trung Quốc - Philippines sẽ được ký trong chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 30.8 - 3.9 của Tổng thống Benigno Aquino III. Tân Hoa xã đưa tin chuyến công du Trung Quốc của ông Aquino nhằm tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa dù hai bên có những bất đồng về tranh chấp trên biển.

Văn Khoa

Chả khác gì hai thằng hàng xóm thảo luận với nhau rồi vào vườn nhà mình khai thác, trồng rau màu trước mắt mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chả khác gì hai thằng hàng xóm thảo luận với nhau rồi vào vườn nhà mình khai thác, trồng rau màu trước mắt mình.

Đúng thế! Bởi vậy, người không vui thì đất trời cũng chẳng yên được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng thế! Bởi vậy, người không vui thì đất trời cũng chẳng yên được.

Con chào sư phụ !

Theo con thì có lẽ cả hai ông hàng xóm này vì thấy biển đông có tài nguyên nên tính kiểu ăn gian ,già mồn cãi cố . Nay thấy cãi nhau mãi cũng mệt ,mà vốn tài nguyên cũng chẳng phải của mình nên lấy được ít nào hay ít đó nên đành bắt tay nhau để vơ vét vậy .

Chắc khi đáy biển hết tài nguyên thì họ lại gọi Việt Nam ra mà trông đảo thôi !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chả khác gì hai thằng hàng xóm thảo luận với nhau rồi vào vườn nhà mình khai thác, trồng rau màu trước mắt mình.

Không thể nào trách thằng Phillpin được. Cứ như cái kiểu như ông Việt Nam thì bố con thằng nào mà tin được. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể nào trách thằng Phillpin được. Cứ như cái kiểu như ông Việt Nam thì bố con thằng nào mà tin được. Posted Image

Việt Nam sẽ khá nhanh thôi, riêng con người Philipin thì khó lắm vì Mỹ giúp nửa thế kỷ rồi mà không ăn thua, hành động này thế giới trông thấy khó ngửi lắm.

Tư liệu sử Hoàng Sa, Trường Sa còn đầy ra đấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con chào sư phụ !

Theo con thì có lẽ cả hai ông hàng xóm này vì thấy biển đông có tài nguyên nên tính kiểu ăn gian ,già mồn cãi cố . Nay thấy cãi nhau mãi cũng mệt ,mà vốn tài nguyên cũng chẳng phải của mình nên lấy được ít nào hay ít đó nên đành bắt tay nhau để vơ vét vậy .

Chắc khi đáy biển hết tài nguyên thì họ lại gọi Việt Nam ra mà trông đảo thôi !

Các cụ nhà ta bảo: "Ăn gian, nó dàn ra đấy!". Tranh nhau cho lắm, chỉ một trận động đất thôi thì rồng rắn gì biến thành giun cả.

Của trời, trời lại lấy đi.

Giương đôi mắt ếch, làm chi được trời.

Ấy là các cụ nhà ta bảo thế! Cứ chờ xem. Không lâu đâu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ mong lãnh đạo và giới tinh hoa Việt nam không bị cuốn theo lối chơi của khựa. Cố gắng luôn bảo nhau tỉnh táo, đừng bị nó dẫn dắt, lúc căng như dây đàn, lúc chùng như dây thun nhão; lúc dàn quân như vỗ mặt, lúc vỗ về 16 chữ vàng; lúc hô hào nội dân dạy cho 1 bài học, lúc anh em đồng chí XHCN cùng thắng; lúc quyết không dùng vũ lực, lúc quyết không chùn bước (giành đảo)...v..v..

Sa mạc toàn cát là vì ban ngày nóng như thiêu, ban đêm lạnh như băng, với biên độ co giản lớn như thế thì không thứ gì chịu nổi, đến đá cũng rã thành cát. Người ta không sợ nóng, cũng không sợ lạnh, chỉ sợ nóng lạnh thất thường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ mong lãnh đạo và giới tinh hoa Việt nam không bị cuốn theo lối chơi của khựa. Cố gắng luôn bảo nhau tỉnh táo, đừng bị nó dẫn dắt, lúc căng như dây đàn, lúc chùng như dây thun nhão; lúc dàn quân như vỗ mặt, lúc vỗ về 16 chữ vàng; lúc hô hào nội dân dạy cho 1 bài học, lúc anh em đồng chí XHCN cùng thắng; lúc quyết không dùng vũ lực, lúc quyết không chùn bước (giành đảo)...v..v..

Sa mạc toàn cát là vì ban ngày nóng như thiêu, ban đêm lạnh như băng, với biên độ co giản lớn như thế thì không thứ gì chịu nổi, đến đá cũng rã thành cát. Người ta không sợ nóng, cũng không sợ lạnh, chỉ sợ nóng lạnh thất thường.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Trần, Đức Trần Hưng Đạo lúc lâm chung, Ngài dặn lại vua Anh Tông - Đại ý:

Nếu giặc đến ào ào như lửa cháy, đem quân hùng tướng mạnh sang cướp nước ta thì không sợ. Giặc dùng trường trận thì ta dùng đoản binh, tùy cơ ứng phó.

Nhưng đáng sợ nhất là giặc không cần thắng nhanh, từ từ như tầm ăn rỗi. bề ngoài tỏ ra hòa hiếu, lấy lòng dân, nay lấn chỗ này, mai lấn chỗ khác. chờ lòng dân có biến thì sang chinh phục. Trường hợp này cần phải có tưởng giỏi, tùy cơ ứng biến mới chống lại được....

Đám - tạm gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" (Mà đằng sau là những thế lực nào thì chưa biết) - tất nhiên đã nghiên cứu Việt sử rất kỹ. Bởi vậy, họ mới phát hiện ra rằng: Cội nguồn Việt sử - tức thời Hùng Vương - là một trạng thái khuyết sử rất quan trọng. Nhưng đó chính lại là niềm tin và sức mạnh tinh thần truyền thống của dân tộc Việt. Bởi vậy, họ đã nhân danh khoa học để phủ nhận.

Cách người Trung Quốc ngày nay ứng xử giống như những điều mà Đức Thánh Trần đã tiên liệu.

Nhưng ở đời này, các cụ nhà ta đã nói: "Mưu sâu thì họa cũng sâu". Sai lầm lớn nhất của Trung Quốc chính là đụng đến dân tộc Việt dù dưới bất cứ hình thức nào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Trần, Đức Trần Hưng Đạo lúc lâm chung, Ngài dặn lại vua Anh Tông - Đại ý:

Nếu giặc đến ào ào như lửa cháy, đem quân hùng tướng mạnh sang cướp nước ta thì không sợ. Giặc dùng trường trận thì ta dùng đoản binh, tùy cơ ứng phó.

Nhưng đáng sợ nhất là giặc không cần thắng nhanh, từ từ như tầm ăn rỗi. bề ngoài tỏ ra hòa hiếu, lấy lòng dân, nay lấn chỗ này, mai lấn chỗ khác. chờ lòng dân có biến thì sang chinh phục. Trường hợp này cần phải có tưởng giỏi, tùy cơ ứng biến mới chống lại được....

Đám - tạm gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" (Mà đằng sau là những thế lực nào thì chưa biết) - tất nhiên đã nghiên cứu Việt sử rất kỹ. Bởi vậy, họ mới phát hiện ra rằng: Cội nguồn Việt sử - tức thời Hùng Vương - là một trạng thái khuyết sử rất quan trọng. Nhưng đó chính lại là niềm tin và sức mạnh tinh thần truyền thống của dân tộc Việt. Bởi vậy, họ đã nhân danh khoa học để phủ nhận.

Cách người Trung Quốc ngày nay ứng xử giống như những điều mà Đức Thánh Trần đã tiên liệu.

Nhưng ở đời này, các cụ nhà ta đã nói: "Mưu sâu thì họa cũng sâu". Sai lầm lớn nhất của Trung Quốc chính là đụng đến dân tộc Việt dù dưới bất cứ hình thức nào.

Vâng, hoàn toàn đúng, có những cái vượt ra ngoài dự tính của một quốc gia, đặc biệt là đối với Việt Nam.

Ví dụ, Philippin vừa mới cho các máy bay appaches ra đuổi tàu trung Quốc đang lởn vởn kiếm ăn gần Trường Sa, chưa kịp nhậu xong lại thấy cùng nhau bắt tay một cách hoan hỷ rồi. Nên nhớ Philippin cũng nằm trong khối ASEAN với Việt Nam.

Philippin có một cái "vòng kim cô" to sụ, làm sao mà khá được, cho nên sẽ phải nhờ Việt Nam cho một câu "thần chú" để giải mới xong.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tra cứu sách mãi, đau cả mắt:

Trống đồng Heger - Loại I - loại cổ nhất như trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ... chưa được thử niên đại bằng phương pháp phóng xạ cacbon, không hiểu thế nào, nên phải dùng tạm tương ứng đồng dạng cấu trúc hoa văn và motips của trống đồng Trung Hoa tức nhận định từ thế kỷ 2 - 7 TCN. Đúng là chán đời.

Thế kỷ thứ 2 - 7 TCN Việt Nam chế tạo được các loại trống đồng hết sức tinh xảo, nhưng riêng chữ viết thì lại đang nghi ngờ chưa có? hay dùng tay làm ký hiệu.

???

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẽ 'trả' Đài Loan cho Trung Quốc?

Baodatviet.vn

Cập nhật lúc :6:08 AM, 31/08/2011

Gần đây báo chí Mỹ cũng như nhiều tạp chí chuyên nghành cho đăng hàng loạt bài báo, các ý kiến bình luận lập luận rằng Đài Loan không còn quan trọng hoặc không còn giá trị trong cuộc chiến với Trung Quốc của Mỹ nữa và rằng đã đến lúc Mỹ từ bỏ Đài Loan.

Tuy nhiên, cũng có nhiều lập luận cho rằng Đài Loan là một đồng minh mà Mỹ cần phải duy trì. Đài Loan có chủ quyền. Đó là một nền dân chủ. Và quan trọng hơn cả là Đài Loan luôn trung thành với Mỹ…

Chung quy lại, dù đưa ra lập luận gì đi chăng nữa thì có một điều không bao giờ thay đổi đó là tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan đối với Mỹ. Để minh chứng cho điều này, có hai yếu tố quan trọng nhất cần đề cập, một là từ lịch sử nước Mỹ và một là từ vị trí địa chính trị của Đài Loan đối với Mỹ.

Posted Image

Liệu Đài Loan có còn đóng vai trò quan trọng chiến lược đối với Mỹ?

Đầu tiên, xét trên phương diện lịch sử nước Mỹ thì không thể không đề cập đến mốc tháng 12/1890 khi quân đội Mỹ giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại người da đỏ (người Mỹ bản địa) với vụ thảm sát Wounded Knee, ở Nam Dakota. Chiến thắng này giúp Mỹ hợp nhất được lãnh thổ miền Tây và từ đó có khả năng tập trung vào các vấn đề đối ngoại để rồi từng bước trở thành một cường quốc thế giới.

Sau chiến thắng Wounded Knee, cũng vào năm 1898, trong cuộc chiến với Tây Ban Nha, Hải quân Mỹ lại giành được thắng lợi vang dội buộc Tây Ban Nha phải nhượng Philippines và Guam; đồng thời đây cũng là thời gian Mỹ sát nhập Hawaii vào lãnh thổ của mình và ký một thỏa thuận ba bên về Samoa.

Sau đó, năm 1900, Mỹ tiếp tục sát nhập đảo Wake vào lãnh thổ, tiến hành xây dựng kênh đào Panama.

Có thể nói sự lớn mạnh của Hải quân Mỹ là lý do chủ yếu khiến Mỹ có khả năng mở rộng lãnh thổ và bành trướng thế lực ra toàn cầu.

Cuối Thế chiến I, Hải quân Mỹ được xem là mạnh nhất thế giới. Đây cũng là lúc Mỹ bắt đầu tiến hành xây dựng tàu sân bay, “bảo bối” giúp Mỹ chiếm ưu thế trong các cuộc chạy đua vũ khí cũng như giúp thay đổi cục diện Thế Chiến II.

Đến năm 1945, Hải quân Mỹ sở hữu một hạm đội bao gồm 1.600 tàu chiến và không một quốc gia nào có khả năng cạnh tranh được với Mỹ.

Và việc nhìn lại lịch sử nước Mỹ cho thấy nếu Trung Quốc có thể hợp nhất với Đài Loan thì kịch bản Wounded Knee một lần nữa sẽ lặp lại nhưng là đối với Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc có thể hợp nhất Đài Loan, rõ ràng nước này sẽ không phải đau đầu bởi các vấn đề về lãnh thổ nữa. Và đó sẽ là thời điểm người Trung Quốc xem xét đến khả năng hiện thực hóa tham vọng bành trướng quyền lực trên biển của họ.

Minh chứng cho tham vọng này là việc Trung Quốc không tiếc tiền của đầu tư phát triển Hải quân trong suốt hai mươi năm trở lại đây. Ngân sách mà Trung Quốc dành cho lực lượng này luôn cao hơn nhiều so với ngân sách dành cho không quân hay lục quân.

Và mới đây, động thái gây chú ý nhất của Trung Quốc trong nỗ lực gia tăng sức mạnh cho Hải quân là việc nước này triển khai tàu sân bay.

Điều này có quan hệ tới yếu tố thứ hai trong lập luận Đài Loan có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ. Đó chính là yếu tố địa chính trị.

Để đi lại trên Thái Bình Dương, các tàu hải quân của Trung Quốc bắt buộc phải đi qua các điểm giao, giáp với Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Australia. Chẳng hạn, tàu thương mại Trung Quốc (cũng như Hải quân) muốn đến Trung Đông hoặc châu Phi phải vòng qua phía Nam, qua eo biển Malacca để rồi ngược lên phía Bắc. Tuyến đường này vừa xa, vừa đắt đỏ, lại phải đi qua những khu vực mà Hải Quân Trung Quốc không thể kiểm soát nên gây ra rất nhiều bất cập cho việc thông thương.

Posted Image

Tàu thuyền qua lại trên eo biểu Malacca, đoạn giữa Indonesia và Malaysia.

Đó là lý do vì sao quan chức Hải Quân cũng như các nhà chiến lược Trung Quốc nhận định: “Rõ ràng vị trí địa lý bất lợi trên biển đang cản trở mục tiêu bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương”. Tuy nhiên, bất lợi này sẽ nhanh chóng được giải quyết nếu Đài Loan trở thành một phần của Trung Quốc. Và Hải quân Trung Quốc sẽ không còn phải chật vật tìm đường đi lại trên biển nữa.

Ngoài ra, sẽ chẳng có gì phải ngạc nhiên nếu Trung Quốc nhờ sát nhập với Đài Loan sẽ tiến đến tiếp cận "chuỗi đảo thứ hai" bao gồm Guam, Marianas và một số đảo nhỏ khác ở trung tâm Thái Bình Dương.

Bởi vì các cảng ở bờ biển phía Đông Đài Loan lúc này sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp tàu ngầm cho Hải quân Trung Quốc. Đây được coi là trụ cột tiêu biểu cho sức mạnh Hải quân nước này và giúp Trung Quốc giành được lợi thế trên biển.

Ngoài ra, từ Đài Loan, tàu ngầm Trung Quốc cũng sẽ có khả năng tiến sát bờ biển phía Tây của Mỹ mà không bị phát hiện. Điều này rõ ràng là mối đe dọa lớn cho an ninh của Mỹ.

Thông qua việc phân tích hai yếu tố trên, thì thật chẳng ngoa khi nói rằng Đài Loan đối với Mỹ luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng.

>> Mỹ đã nghèo còn mắc cái eo

Lê Dung (theo The National Interest)

===============================

Bói một quẻ:

Giờ Tuất ngày 3. 8 Tân Mão Việt lịch: Kinh Tiểu Cát.

Thiên hạ nói đùa chơi cho vui.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nước - vũ khí mới của Bắc Kinh

Cập nhật 01/09/2011 06:11:00 AM (GMT+7)

Trung Quốc làm dấy lên hồi chuông báo động toàn cầu bằng việc sử dụng ưu thế gần như độc quyền về đất hiếm như một công cụ thương mại, và bằng nỗ lực ngăn chặn đa phương hóa giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Những nước láng giềng, còn có một quan ngại sâu sắc khác khi Bắc Kinh đang tìm cách biến nước trở thành một vũ khí chính trị.

VietNamNet giới thiệu bài viết của giáo sư Brahma Chellaney tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách ở New Delhi, tác giả cuốn Nước: Chiến trường mới của châu Á.

Posted Image

Đập Tiểu Loan của Trung Quốc Ảnh: yunnanadventure

Trung Quốc là khởi nguồn của những con sông xuyên biên giới chảy tới nhiều quốc gia nhất trên thế giới - từ Nga đến Ấn Độ, Kazakhstan tới bán đảo Đông Dương. Hầu hết các con sông quốc tế quan trọng đều có dòng chảy từ lãnh thổ Trung Quốc.

Những cơ chế cùng quản lý, hợp tác, chia sẻ tài nguyên nước cho tới thời điểm này đã không thành công. Trên thực tế, việc xây đập thủy điện ở thượng nguồn các con sông quốc tế lớn như Mekong, Brahmaputra hay Amur cho thấy, Trung Quốc ngày càng hướng tới các hành động đơn phương, bỏ qua nỗi quan ngại của những nước vùng hạ nguồn.

Trung Quốc kiêu hãnh vì có cả con đập lớn nhất thế giới (Tam Hiệp) và con số đập thủy điện lớn hơn cả tổng số lượng đập mà phần còn lại của thế giới gộp vào. Họ đã chuyển sự tập trung từ các sông trong nước ra các sông quốc tế, và dần dần từng bước xây dựng những con đập từ lớn tới siêu lớn.

Trong số các đập mới nhất xây dựng trên dòng Mekong có đập Tiểu Loan công suất 4.200 megawatt và độ cao hơn cả tháp Eiffel của Pháp. Các dự án xây đập mới đã được phê chuẩn gồm một đập trên sông Brahmaputra với kích cỡ gấp đôi Tam Hiệp công suất 18.300MW và gần như ở ngay khu vực tranh chấp biên giới với Ấn Độ.

Những hậu quả của việc xây dựng một cách điên cuồng như vậy đã quá rõ ràng. Đầu tiên, Trung Quốc ở vùng nước tranh chấp với hầu hết các nước láng giềng, từ Nga tới Ấn Độ cho đến các quốc gia yếu hơn như Triều Tiên hay Myanmar. Thứ hai, việc họ tập trung vào các dự án siêu thủy điện trên đất đai của các tộc người thiểu số làm dấy lên những căng thẳng, bất mãn vì phải thay đổi chỗ ở, vì lũ lụt. Thứ ba, các dự án đe dọa đến khả năng tái tạo của những con sông quốc tế, từ đó làm ảnh hưởng tới các sông trong nước của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngoài việc có thể tự xưng là vô địch thế giới trong thủy điện, Trung Quốc còn là nhà xây đập lớn nhất ở nước ngoài. Từ Kashmir tới Kachin và Shan của Myanmar, Trung Quốc đang xây dựng những con đập ở nhiều khu vực xảy ra tranh chấp hoặc nổi dậy, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng địa phương.

Đối với các quốc gia vùng hạ nguồn, lo lắng chính là sự mập mờ của Trung Quốc trong các dự án thủy điện. Họ thường bắt đầu hoạt động âm thầm, sau đó đệ trình dự án như điều không thể thay đổi cùng với những lợi ích kiểm soát lũ lụt.

Tồi tệ hơn, mặc dù có những hiệp ước về nước giữa các quốc gia ở phía nam và đông nam châu Á, Bắc Kinh vẫn phủ nhận quan điểm của một thỏa thuận chia sẻ tài nguyên nước. Họ là một trong ba quốc gia duy nhất bỏ phiếu phản đối công ước LHQ năm 1997 về những quy định chia sẻ tài nguyên nước quốc tế.

Và nước đã nhanh chóng trở thành nguyên nhân tranh cãi, bất hòa giữa các quốc gia ở châu Á, nơi bình quân lượng nước sạch tính theo đầu người chưa bằng một nửa mức trung bình toàn cầu. Căng thẳng về nước ngày càng gia tăng đe dọa tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của châu lục và gây rủi ro cho các nhà đầu tư giống như các khoản nợ xấu, bong bóng bất động sản và tham nhũng.

Vì có ảnh hưởng tới nguồn nước của châu Á, Trung Quốc đã tận dụng ưu thế của mình để tác động lên hành xử của các nước láng giềng. Đối với một quốc gia đang kiểm soát đầu nguồn những con sông lớn tại châu Á đồng thời là một cường quốc đang trỗi dậy, với sự tự tin về sức mạnh ngày một lớn, cần có áp lực quốc tế để ngăn chặn Bắc Kinh chiếm nguồn nước chung làm của riêng và khiến họ chấp thuận một số hình thức hợp tác.

Thái An (theo Financial Times)

=========================

Núi sông bờ cõi đã chia.

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Bình Ngô Đại cáo - Nguyễn Trãi

Khí mạch sông núi Đại Việt chẳng liên quan gì đến Trung Quốc cả. Quí vị cứ xây đập thoải mái trên đất nước của quí vị. Hậu quả ra sao thì quí vị sẽ trực tiếp nhận thấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiết lộ gây sốc về thí nghiệm y học Mỹ ở Guantemala

Cập nhật 01/09/2011 08:00:00 AM (GMT+7)

Các tiết lộ mới về các thí nghiệm y học hồi thập niên 1940 vừa được đưa ra ánh sáng, trong đó có chủ ý cho nhiều người phơi nhiễm các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Posted Image

Các thí nghiệm ở Guantemala tương tự nghiên cứu cùng thời điểm với các tù nhân được lây nhiễm sốt rét. (Ảnh: AP)

Các chi tiết mới gây sốc về các thí nghiệm y khoa của Mỹ được thực hiện ở Guantemala trong những năm 1940, trong đó có một quyết định tái nhiễm cho một phụ nữ sắp chết trong một nghiên cứu về bệnh giang mai, vừa được một ủy ban của Tổng thống Mỹ công bố.

Các thử nghiệm ở Guantemala vốn đã được xem là một trong những chương đen tối của lịch sử nghiên cứu y khoa Mỹ. Tuy nhiên, các thành viên trong Ủy ban nói rằng, thông tin mới cho thấy các nhà nghiên cứu trái luân thường đạo lý một cách khác thường, ngay cả khi đã được đặt trong bối cảnh lịch sử của một thời đại khác biệt.

"Các nhà nghiên cứu đã đặt tiến bộ y học của chính họ lên hàng đầu và đặt các yêu cầu đúng đắn của con người xuống hàng thứ yếu", Anita Allen, một thành viên trong Ủy ban của Tổng thống về Nghiên cứu các vấn đề sinh học đạo đức, nhận xét.

Từ năm 1946-48, Cơ quan Y tế Công Mỹ và Cục Vệ sinh Pan American đã hợp tác với các cơ quan chính phủ Guantemala về nghiên cứu được chính phủ Mỹ chi trả, có liên quan tới việc cố ý phơi nhiễm các căn bệnh lây nhiễm tình dục cho nhiều người.

Các nhà nghiên cứu dường như cố gắng tìm hiểu liệu penicillin, lúc đó còn tương đối mới, có thể ngăn chặn được sự lây nhiễm trong 1.300 người phơi nhiễm bệnh giang mai, lậu hoặc hạ cam, hay không. Những người nhiễm bệnh bao gồm bính lính, gái điếm, tù nhân và các bệnh nhân tâm thần bị giang mai.

Ủy ban trên tiết lộ hôm 29/8 rằng chỉ khoảng 700 trong số những người nhiễm bệnh nhận được một loại điều trị nào đó. 83 người tử vong, mặc dù chưa rõ những cái chết này có trực tiếp do thí nghiệm hay không.

Theo một số chuyên gia, nghiên cứu trên không đưa ra thông tin y học hữu ích nào. Nó bị giấu nhẹm trong nhiều thập niên nhưng được đưa ra ánh sáng vào năm ngoái, sau khi một sử gia y khoa thuộc trường Wellesley College phát hiện các dữ liệu trong số giấy tờ của bác sĩ John Cutler, người đứng đầu các thí nghiệm gây sốc này.

Tổng thống Barack Obama đã gọi cho người đồng nhiệm Guantemala Alvaro Colom để xin lỗi. Ông cũng ra lệnh cho Ủy ban sinh học đạo đức phải xem xét lại các thí nghiệm Guantemala.

Công việc đó đến nay đã gần hoàn thành. Mặc dù báo cáo cuối cùng sẽ không thể được đưa ra vào tháng tới song các thành viên của ủy ban đã bàn bạc một số kết luận tại một cuộc họp hôm 29/8 ở Washington.

Họ tiết lộ rằng, một số thí nghiệm còn gây sốc hơn so với những gì được biết tới trước đó.

Chẳng hạn, 7 phụ nữ động kinh bị tiêm khuẩn giang mai vào dưới gáy, một biện pháp đầy rủi ro. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng sự lây nhiễm mới, bằng cách nào đó, có thể giúp chữa chứng động kinh. Mỗi phụ nữ trong số trên bị viêm màng não do khuẩn, có thể là kết quả của các liều tiêm nhưng, đã được chữa trị.

Có lẽ, các chi tiết ngạc nhiên nhất liên quan tới một phụ nữ bị giang mai với một chứng bệnh không được tiết lộ ở giai đoạn cuối. Các nhà nghiên cứu, tò mò muốn biết tác động của một liều tiêm bổ sung, đã cho cô nhiễm lậu ở mắt và một số nơi khác. Sáu tháng sau, bệnh nhân này chết.

Các thành viên của Ủy ban kết luận rằng nghiên cứu ở Guantemala thật tồi tệ, kể cả tính theo các tiêu chuẩn về thời gian. Họ so sánh công trình này với một thí nghiệm năm 1943 của Cutler và những người khác, trong đó các tù nhân bị cho nhiễm bệnh lậu ở Indiana. Các tù nhân này là những người tự nguyện, họ được thông báo những gì liên quan trong nghiên cứu và đồng ý. Những người tham gia ở Guantemala thì không nhận được lời giải thích nào và cũng không nhất trí, Ủy ban này cho biết.

Chính phủ Guantemala tuyên bố sẽ tiến hành cuộc điều tra riêng về nghiên cứu Cutler. Một phát ngôn viên của Phó Tổng thống Rafael Espada nói rằng báo cáo sẽ được hoàn thành vào tháng 11.

Thanh Hảo (Theo Guardian)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan ngại mới về tin tặc Trung Quốc

Thanhnien Online

30/08/2011 22:25

Từng bị cáo buộc đứng sau nhiều vụ tấn công mạng, Trung Quốc tiếp tục là tâm điểm của một số thông tin mới liên quan đến tin tặc.

Thời gian qua, một số quốc gia và tập đoàn lớn lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh dính líu đến nhiều vụ tấn công mạng nghiêm trọng. Tháng trước, Bloomberg dẫn lời giới điều tra Mỹ kết luận gián điệp mạng Trung Quốc đã xâm phạm hệ thống máy tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế hồi tháng 6.2011. Cùng thời điểm, Hàn Quốc cũng cho rằng nhiều trang mạng của nước này bị tấn công bởi tin tặc có nguồn gốc Trung Quốc. Trước đó, Mỹ, Nhật và tập đoàn Google cũng từng có cáo buộc tương tự.

Kênh CCTV-7 “lộ hàng”

Trước nay, Trung Quốc kịch liệt phủ nhận các cáo buộc nói trên và khẳng định nước này cũng là nạn nhân của nhiều cuộc đánh phá trên mạng. Tuy nhiên, mới đây một kênh truyền hình Trung Quốc không biết vô tình hay cố ý đã để lộ hình ảnh về phần mềm của một học viện quân sự Trung Quốc dùng để tấn công các website.

Posted Image

Ảnh chụp lại đoạn phim tài liệu của CCTV-7 - Ảnh: Wall Street Journal

Theo tờ The Washington Post, kênh CCTV-7, thuộc Đài truyền hình trung ương Trung Quốc ngày 17.7 phát sóng một phim tài liệu giới thiệu về khả năng chống lại các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc. Trong đó, đại tá Đỗ Văn Long, chuyên gia thuộc học viện nói trên, nhận định bên cạnh phòng thủ, Trung Quốc cần phát triển cả khả năng tấn công mạng.

Trong đoạn phim tài liệu dài 22 phút, đại tá Đỗ Văn Long mô tả một số dạng tấn công mạng có thể được triển khai để đánh sập hệ thống của đối phương. Minh họa cho lời của ông này, CCTV-7 chiếu một phân đoạn dài khoảng 10 giây ghi lại thao tác nhấn phím khởi động phần mềm tấn công để bắt đầu vô hiệu hóa các trang mạng. Mục tiêu tấn công trong phân đoạn trên là một website đăng ký tại Đại học Alabama (Mỹ). Các hình ảnh tiếp theo cho thấy rõ phần mềm này thuộc sở hữu của Học viện Kỹ thuật điện tử Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Đáng chú ý, phim tài liệu được phát sóng chẳng bao lâu sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố các cuộc tấn công, phá hoại internet từ một quốc gia khác sẽ bị coi là hành động gây chiến. Sau đó, bộ phim đã được gỡ khỏi các website chính thức ở Trung Quốc.

Đến ngày 24.8, chuyên gia an ninh mạng Andrew Erickson của Hải quân Mỹ và chuyên gia bảo mật Gabe Collins xem được đoạn phim tài liệu của Trung Quốc, theo The Wall Street Journal. Hai chuyên gia này nhận xét phương thức tấn công mạng của Trung Quốc có tên gọi là DDoS (Distributed Denial of Service - phân tán từ chối dịch vụ). Theo họ, dù DDoS là phương thức tấn công còn thô sơ nhưng đây có thể xem là bằng chứng chống lại những lời thanh minh vừa qua của Trung Quốc sau các cáo buộc tấn công mạng. Đến nay, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận về những thông tin này, còn Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington thì nói đó “chỉ là hình ảnh minh họa”.

Mỹ quan ngại

Trong phúc trình mới nhất của Lầu Năm Góc về quốc phòng Trung Quốc công bố ngày 24.8, cơ quan này khẳng định sự lo ngại với việc Bắc Kinh đẩy mạnh khả năng tấn công mạng. Phúc trình cũng cho biết Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc 2010 nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh mạng và chiến tranh mạng. Theo đó, Bắc Kinh chỉ ra chiến tranh mạng phục vụ cho quân đội Trung Quốc gồm ba trọng tâm chính. Thứ nhất là thu thập dữ liệu. Thứ hai là hạn chế hành động của đối phương bằng cách đánh phá công tác hậu cần trên mạng, truyền thông và thương mại. Thứ ba là kết hợp cùng những lực lượng khác khi xảy ra các cuộc xung đột. Hai bài viết về học thuyết quân sự của Trung Quốc cũng ủng hộ việc phát triển khả năng chiến tranh mạng.

Theo The Wall Street Journal, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hồi tháng 5 thừa nhận nước này đã phát triển một đội quân mạng mạnh. Ngày 25.5, Hoàn Cầu thời báo dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho biết lực lượng trên được triển khai tại Quân khu Quảng Châu. Trước đó, tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, cho biết Quân khu Quảng Châu đã đầu tư hàng chục triệu nhân dân tệ nhằm xây dựng đội quân mạng. Tuy nhiên, chi tiết về lực lượng trên vẫn chưa được làm rõ.

Ngô Minh Trí

===============================

Đáng chú ý, phim tài liệu được phát sóng chẳng bao lâu sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố các cuộc tấn công, phá hoại internet từ một quốc gia khác sẽ bị coi là hành động gây chiến.

Không phải chỉ Bộ Quốc Phòng mà ngài Obama - tổng thống Hoa Kỳ - cũng nói như vậy. Nhưng còn phải chờ quốc hội Mỹ thông qua đã. Còn không thì cũng chỉ là nói chơi cho vui. Bằng chứng là ngay sau đó không lâu thì các trang web chính thức của Trung Quộc lộ hàng. Có thấy gì đâu? Nhưng có điều chắc chắn là người Mỹ "cú" lắm rồi.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay