Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc "ồ ạt" thu mua nông sản: Sự phá hoại hợp pháp hay bất hợp pháp?

Thời gian gần đây tư thương Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam thu gom nông sản với số lượng lớn, theo một giá nhất định và dần nắm ưu thế chủ động trong việc nâng giá cao hay hạ xuống thấp đẩy người cung cấp vào thế bị động. Trên thực tế Việt Nam đang đứng trước nguy cơ "chảy máu" nguyên liệu và dần bị phụ thuộc vào một thị trường.

Từ nhiều năm qua, nông dân Việt Nam đã nhiều lần ăn " trái đắng" vì làm ăn với cái tư thương người Trung Quốc, nhưng vì khoản lợi nhuận lớn người cung cấp vẫn nhắm mắt làm.Vì xét cho cùng người bán hàng cũng vì lợi nhuận, họ chỉ mong hàng hóa bán ra có lãi, không cần tìm hiểu người mua là ai.

Có thể thấy rõ cái lợi ở đây chỉ là trước mắt, còn về lâu dài sự thiệt hại sẽ rất nặng nề và không thể tính được. Đã thấy có nhiều tiếng kêu than từ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trong nước vì "đói" hàng, máy móc đắp chiếu, công nhân ngồi chơi. Đã có nhiều chuyên gia bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về một mối nguy "chảy máu" nguyên liệu và quá lệ thuộc vào một thị trường.

Posted Image

Giá một số thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm, trứng... tăng cao đột biến được không ít ý kiến cho rằng có nguyên nhân do thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua với số lượng lớn.

Người Trung Quốc luôn có tính toán để mang lại lợi ích cho họ, còn đẩy phần thiệt hại về phía nông dân, doanh nghiệp của Việt Nam. Có thời điểm tư thương Trung Quốc đẩy mạnh mua dưa hấu, sắn lát, rau quả... của Việt Nam với giá cao, nhưng sau khi nông dân tập trung sản xuất thì họ không thu mua nữa hoặc bày ra kiểm dịch, thông quan... nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả hàng hóa của ta. Chưa kể, những mặt hàng nông sản chất lượng nhất của Việt Nam, bị Trung Quốc tận thu đóng mắc "made in China" xuất khẩu.

Về phía các DN, khi không có hàng, Việt Nam sẽ mất những thị trường xuất khẩu lớn các mặt hàng vốn là chủ lực.

Việc thương nhân Trung Quốc thu gom các mặt hàng nông sản của Việt Nam để xuất khẩu sẽ tạo ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối với các mặt hàng. Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước nhưng nay đem xuất khẩu sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, có thể kéo giá lương thực, thực phẩm tại thị trường Việt Nam lên cao, khiến việc kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn.

Tại hội chợ triển lãm quốc tế thuỷ sản Việt Nam – Vietfish 2011 (28 – 30.6) một đoàn thương nhân Trung Quốc đến từ 35 công ty có mặt từ rất sớm tìm mua thủy hải sản, lấn át cả các nhà nhập khẩu truyền thống đến từ EU, Mỹ, Nga…

Thương nhân Trung Quốc tỏ ý không hào hứng lắm với phương thức nhập khẩu chính ngạch mà chỉ thích làm ăn qua con đường mua bán mậu biên với lý do chở hàng container lạnh bằng đường bộ thuận tiện, cước phí rẻ hơn. Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu nằm ở chỗ nếu mua tiểu ngạch thương nhân Trung Quốc không phải đóng thuế và ít chịu ràng buộc hợp đồng. Khi có rủi ro xảy ra thì thường bên bán là các doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt.

Posted Image

Cà phê là mặt hàng nông sản của Việt Nam đang bị thương nhân Trung Quốc ráo riết thu gom.

Chính việc giao dịch không thông qua đường chính ngạch đã khiến nông sản Việt Nam khó kiểm soát về số lượng xuất khẩu. Trên thực tế, Trung Quốc đã thu mua của Việt Nam bao nhiêu tôm, bao nhiêu thịt lợn, bao nhiêu trứng... không cơ quan nào nắm được, không doanh nghiệp nào biết, Việt Nam đang ở thế bị động trong việc kiểm soát hàng hoá xuất tiểu ngạch sang quốc gia chung đường biên mậu.

Đứng trước thực trạng trên, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam là người có lỗi, bởi không thể định hướng thị trường cũng như tìm hiểu về thị trường Trung Quốc để phổ biến tới người nông dân.

Từ trước đến nay sự phối hợp giữa các bộ, ngành không tốt , dẫn đến không quản lý, không thống kê được lượng hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng xuất sang Trung Quốc. Lợi ích quốc gia của chưa được đặt lên hàng đầu.

Hiện cả thế giới sợ thị trường Trung Quốc những cũng đang lợi dụng thị trường này. Vậy bài toán đặt ra là làm thế nào để hạn chế tác hại tận dụng được sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc?

Vitinfo Tin tổng hợp

Chuyện mua gỗ Sưa rồi thổi giá để bán tuồn lại gỗ Sưa sang VN gây ra chặt trộm cây Sưa cũng tương tự

Cây Sưa

Người Việt cổ đại là dân tộc khai sáng nền văn minh nông nghiệp trồng trọt sớm nhất của nhân loại. Thủa đầu tiên người Việt lấy tên các loài cây đặt làm họ người, như họ Ngô, họ Lê, họ Lý, họ Mai v.v. Quan niệm cây cũng có hồn như người, gỗ nào cũng quí như người nào cũng quí, nên mới có câu thành ngữ “dụng nhân như dụng mộc”. Người Việt lại rất coi trọng vệ sinh răng và tóc, nên có câu thành ngữ “cái răng cái tóc là vóc con người”, nhuộm răng đen là để bảo vệ men răng, tóc thì gội bằng nước nấu bồ kết, hoa bưởi, nước chanh, và chăm chải tóc tươm tất bằng lược Sưa là lược gỗ chứ không phải lược bằng nhựa như bây giờ. Khi chải tóc từ đỉnh đầu xuống xuôi theo mái tóc là đã kích thích vào huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu là đầu mối của hệ kinh lạc toàn thân, có lợi cho thần kinh, mà gỗ Sưa lại có tiết hoạt chất (là mùi hoặc không mùi, do thính giác người không cảm nhận được) kích thích có lợi cho tỉnh táo thần kinh ( nhiều loại gỗ khác có mùi, dù thơm, nhưng lại có hại thần kinh, cho nên khi chọn mua phấn rôm cho trẻ em đừng có ham mua loại nặng mùi thơm hóa chất, không lợi mà còn có hại gây dị ứng). Chữ Sưa thì chữ nho của người Việt viết là chữ Sơ nghĩa là Thưa, từ lược sưa gắn với cây Sưa là vì vậy. Chuyện dân gian xưa có chuyện kể rằng, có người con gái trẻ chẳng may bị tai biến nằm liệt mê man, nhà chùa nhận về nuôi như cơ thể thực vật. Nhưng bà Sãi chùa ngày ngày lấy cái lược Sưa có khắc hình Phật Bà Quan Âm chăm chỉ chải tóc cho và luôn thủ thỉ nói chuyện với, năm năm sau bỗng nhiên bệnh nhân tỉnh dậy nói năng và đi lại được. Bền bỉ kích thích huyệt Bách Hội có trợ giúp của hoạt chất của gỗ Sưa đã có tác dụng như vậy. Bây giờ làm lược Sưa như vậy làm lưu niệm phẩm mà bán chắc đắt và có ích hơn là lược sừng trâu mà người TQ du lịch thích mua, hay hơn lược bằng xác máy bay Mỹ một thời là moden lưu niệm phẩm nhưng bây giờ chắc chẳng ai mua. Người ta mua gỗ Sưa không kể gỗ súc mà cả khúc vụn, vì để về tiện quân cờ tướng hay làm thẻ bài đánh bạc trong casino, hy vọng hoạt chất nó tiết ra kích thích thần kinh tỉnh táo, ngoài ra còn làm nhiều việc khác. Thị trường thì hễ có cầu là có cung, kèm theo đó là nhiều mánh lới của lắm kẻ thừa cơ trục lợi. Như mua móng trâu cũng vậy, tạp chí chuyện dân gian TQ có chuyện kể, nhà kia chuyên buôn lậu thuốc phiện, lời rồi sinh gian, đem móng trâu cùng với táo tàu nấu thành keo trộn lẫn thuốc phiện thành cục màu đen mà chúng không kỵ mùi nhau nên bán thuốc phiện không phải trăm phần trăm vẫn bằng giá thuốc phiện thật, càng lời to, xây được nhà biệt thự lớn. Đến hồi bị hỏa hoạn cháy sạch mất hết cả chì lẫn chài, đó là do quả báo. Những kẻ phá hoại môi trường cũng vậy thôi, luật có thể để lọt nhưng trời không để lọt vì “bàn tay nào che nổi mặt trời” nên rồi cũng nhân nào quả nấy cả thôi. Có lần tôi đi qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan nhằm ngày gặp một đoàn xe contenơ trần chở cây thông đang xếp hàng bên phía VN chờ qua cửa khẩu. Cây thông tươi xếp đứng trên xe trần là loại cây thông cao hai mét được đánh nguyên gốc với bồn đất bự. Lúc đó là cuối tháng 10. Người đi giao hàng còn gọi di động thúc người ở nhà tiếp tục bứng cây cho nhanh vào, vì giao mỗi cây giá 1 triệu. Còn người TQ nhận đi áp tải hàng thì kể rằng cây thông ấy về họ cho các nhà ở thành phố thuê để đón lễ Nôen (còn gần hai tháng nữa mới tới), sau lễ lại thu về bán cho chủ trang trại trồng rừng, rõ là họ ăn lời hai lần, còn chủ trồng rừng thì vừa mua cây thông đã được lời ngay ít ra là vài năm thời gian nắng (là năng lượng) ở VN và cả bồn đất màu bự của VN. Chuyện người TQ thu mua sắn lát khô ở khắp VN cũng vậy, họ kể rằng mua về xay thành bột, tinh bột bán cho nhà máy nhiệt điện để trộn đốt cùng than đá như chất xúc tác làm cho than đá cháy được hết, vì than đá TQ chất lượng xấu hơn than đá Quảng Ninh của VN, còn bã thì cho nhà máy sản xuất cồn Etanol là thứ nhiên liệu xanh thịnh hành ngày nay, do Thái Lan bây giờ cấm xuất khẩu săn lát khô sang TQ nên họ phải tăng cường mua từ VN, vì VN vẫn vô tư xuất khẩu nông sản thô lẫn quặng thô. Tạp chí TQ có phóng sự kể, đoàn khách du lịch TQ đến Miến Điện thăm chùa, thấy dân làng ngồi quanh gốc cây xoài trong sân chùa chắp tay lầm rầm cầu nguyện, hỏi hướng dẫn viên là người ta cầu gì đấy, hướng dẫn viên nói rằng người ta chỉ cầu lặp đi lặp lại có mỗi một câu là “cầu cho người TQ đừng mua xoài”. Vì xe tải cứ kìn kìn chở xoài sang bán cho TQ nên giá xoài nội địa đắt lên, dân làng không còn mua nổi xoài của mình trồng trên đất của mình để mà ăn. Chuyện người TQ mua dừa ở Bến Tre cả trái lẫn xơ lẫn mùn xơ hiện nay thì cũng chẳng có gì mới. Từ lâu người Hàn Quốc vẫn mua mùn dừa ở Bến Tre, ép đóng thành bánh tại chỗ , chất đầy contenơ, chở về bên bển để làm giá môi trồng nấm mà thôi. Còn chuyện người TQ thu mua lạc nhân ( hạt đậu phộng) khắp VN làm cho nhà đầu tư nước ngoài chế biến sản phẩm từ lạc nhân khô ở VN cũng phải sợ vì tranh mua không kịp với họ, đành phải sang Sigapor mua dây chuyền máy móc mới, thay đổi công nghệ chế biến bằng lạc nhân tươi, đặt mua trước với nông dân tại ruộng khi nhổ lạc lên là đưa tươi vào nhà máy ngay không phải bóc phơi nữa, lạc nhân tươi thì lại phải chế biến thành sản phẩm như lon sữa lạc, lon bơ lạc chứ không có sản phẩm như từ lạc nhân khô nữa, thà phải tốn tiền đầu tư công nghệ mới còn hơn mất hẳn thị trường nguyên liệu với người TQ.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào bác !

Hay quá !

Vậy không hiểu người trung quốc lấy họ ở đâu nhỉ ? Khi xâm chiếm nước Việt thì đã có Họ chưa ? Hay người Trung Quốc đã tự Việt hóa mình ?

Xem ra thế giới mà biết được văn hóa của người Việt cổ thì thật tuyệt vời .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ồ ạt thu gom vải thiều

Thương lái Trung Quốc chỉ chọn hàng ngon, lại đưa ra nhiều quy định khắt khe, nhưng bà con trồng vải ở Bắc Giang vẫn thích vì giá cao hơn so với bán trong nước.

Giá bán tận gốc cho thương lái Việt Nam, theo tiết lộ của ông Minh Xuyến ở thôn Già Khê Núi (Tiên Hưng, Lục Nam, Bắc Giang) khoảng 6.000 - 7.000 đồng một kg. Riêng với loại một, quả to, đẹp, chất lượng tốt, có thể được 8.000 đồng. Song thương nhân Trung Quốc có thể trả tới 18.000 - 20.000 đồng, nên người trồng khá hào hứng.

Posted Image

Không chỉ đánh container về tận nơi, nhiều thương nhân Trung Quốc còn thuê người dân chở vải lên tận cửa khẩu. Ảnh: Hoàng Đan.

Ông Xuyến kể phía bạn hàng Trung Quốc đặt ra những tiêu chuẩn rất khắt khe. "Họ chỉ thu mua tại các hộ gia đình áp dụng kỹ thuật trồng 'vải sạch' và sử dụng hóa chất cũng như các chế phẩm do Trung Quốc cung cấp", ông Xuyến nói. Ngoài ra, còn có quy định về tỷ lệ cuống và quả.

Theo thống kê của Sở Công Thương Bắc Giang vào cuối tháng 6, có đến 60% sản lượng tại huyện Lục Ngạn là do thương lái Trung Quốc thu mua, với giá bán bình quân đạt 8.000- 14.000 đồng một kg, tùy loại.

Ông Lê Văn Huyến, trưởng thôn Chể, xã Phượng Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết vài ngày nay giá vải bắt đầu hạ nhiệt, nhưng bán cho Trung Quốc vẫn cao hơn trong nước 1.000-2.000 đồng một cân. Ông Huyến cũng xác nhận tư thương Trung Quốc chỉ mua những quả loại một, và từ chối mua loại xấu, trong khi bán cho người Việt dễ tính hơn. Trưởng thôn Chể cũng cho biết lái buôn người Hoa còn sang nằm vùng tại một số địa phương để gom hàng, riêng tại Phượng Sơn có tới gần chục người.

"Họ đánh container sang, mỗi ngày trung bình thu mua một xe khoảng 8-10 tấn, ngày cân nhiều thì hai xe. Nhưng cũng có hôm họ nghỉ, không đến mua hàng", ông Huyến nói.

Ông Hoàng Văn Toán, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Nam xác nhận, việc thương nhân Trung Quốc ồ ạt sang thu gom vải đã diễn ra từ nhiều năm nay. Thường thì họ thuê nhân công Việt Nam chở hàng lên biên giới tập kết. Giai đoạn rộ mùa, họ đánh xe về tận nhà dân thu gom, cân tại ruộng, giá cả thỏa thuận trước.

Theo ông Toán, năm nay, trong tổng số 31.000 tấn vải cả huyện Lục Nam thu hoạch được, có đến một phần ba bán cho người Trung Quốc.

Posted Image

Trả giá nhỉnh hơn thương lái Việt Nam, tư thương Trung Quốc có thể thu gom được những quả vải đẹp nhất tại các huyện Lục Nam, Lục Ngạn (Bắc Giang). Ảnh: Hoàng Đan.

Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Nam khẳng định với VnExpress.net, chắc chắn không có chuyện Việt Nam áp dụng quy trình trồng "vải sạch" của Trung Quốc như phản ánh nói trên của người dân. "Ở chỗ nào thì tôi không biết, nhưng tại huyện Lục Nam, chưa bao giờ tôi nghe nói đến sự việc này", ông Toán khẳng định.

Trao đổi với VnExpress.net, thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên xác nhận, Việt Nam đang khuyến khích chủ trương tiêu thụ nông sản kể cả vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) với giá cao. Tuy nhiên, theo thứ trưởng, điều kiện để xuất khẩu và bán hàng cho nước bạn phải theo luật pháp của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Ông Biên khẳng định, Việt Nam không chấp nhận việc đưa những hóa chất bảo quản không phù hợp về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm mà luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế đã quy định. "Trong trường hợp phát hiện các trường hợp thu mua trái quy định, chúng tôi đề nghị doanh nghiệp nêu cụ thể để Bộ có căn cứ xử lý", thứ trưởng Biên cho hay.

Trước đó, phía Trung Quốc đã đưa ra các tiêu chí để siết chặt hoạt động xuất khẩu vải thiều từ Việt Nam sang nước này. Theo đó, người dân có vải thiều xuất sang "hàng xóm" sẽ phải chịu thêm các chi phí về bao gói, đăng ký, thực hiện các yêu cầu về kiểm nghiệm và kiểm dịch thực vật. Đồng thời, hoa quả nhập khẩu qua kiểm dịch, kiểm nghiệm khi phát hiện thấy sinh vật hại, hoặc chất độc hại thuộc quy định chính thức của Trung Quốc, nước này sẽ căn cứ tình hình hàng hóa, tiến hành cách thức xử lý như trả lại, tiêu hủy, xử lý trừ dịch hại ... Chi phí xử lý phía chủ hàng phải chịu.

Bách Hợp- Hà Đan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người TQ thuê đất Việt Nam trồng... khoai lang

Không chỉ mua khoai lang, hiện người Trung Quốc đã bắt đầu mở chiến dịch thuê đất trồng khoai tại Vĩnh Long và xuất khẩu sang nước thứ ba.

Người trồng khoai ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đang hăng hái nâng diện tích trồng khoai lên trên 6000 ha. Khi giá khoai lang tím Nhật Bản gần 16.950 đ/kg, quá nửa dân số trên tổng số 93.758 người ở Bình Tân đang sống dựa vào nghề trồng khoai, bao gồm hệ thống canh tác ngoài đồng và hệ thống dịch vụ thu mua, đóng gói chở sang Trung Quốc vốn lành ít dữ nhiều, nhưng họ không còn lựa chọn nào khác.

May rủi phận khoai

Hơn 70% sản lượng khoai sản xuất tại Bình Tân và Bình Minh được xuất khẩu (trung bình mỗi tháng xuất khẩu hơn 10.000 tấn khoai), chủ yếu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Người Trung Quốc thích khoai lang tím Nhật Bản tới mức không chỉ mua mà đã bắt đầu mở chiến dịch thuê đất trồng khoai tại Bình Minh. Hiện có ít nhất 10 cơ sở mua khoai, đóng gói tại Bình Tân, Bình Minh, đóng nhãn hàng Trung Quốc.

Posted Image

Đóng thùng khoai lang xuất khẩu ở Bình Tân. Ảnh: Vĩnh Kim

Một chủ doanh nghiệp ở Thuận an, Bình Minh,nói: “Hầu hết khoai lang xuất sang Trung Quốc đều theo đường tiểu ngạch. Hàng giao qua cửa khẩu, họ nắm đằng chuôi, mình nắm đằng lưỡi”.

Trong ba loại khoai lang thì khoai lang tím Nhật Bản cho thu nhập cao nhất. Khoai trắng, khoai sữa cho thu nhập từ 100-120 triệu đồng/ha, thấp hơn khoai lang tím Nhật Bản (từ 170- 200 triệu đồng/ha). Trưởng phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Bình Tân, ông Võ Văn Theo cho biết, hiện khoai lang là nông sản xuất khẩu sau lúa gạo của Vĩnh Long. "Nhưng xuất khẩu qua đường tiểu ngạch dễ bị thua thiệt. Cái khó của nông dân và địa phương tụi tui là không biết nhiều về thị trường xuất khẩu. Nông dân làm ăn theo kiểu ăn may, rủi ro xảy đến là bó tay”.

Ông Huỳnh Ngọc Phó, trồng khoai lang tím Nhật Bản, từng bị ép giá, đã đứng ra lập công ty cổ phần kinh doanh khoai lang, nói: “Đóng hàng chở ra biên giới phía bắc, nhưng nếu không có người đứng bên đất của họ, không rành rẽ đường đi nước bước từ Lạng Sơn đi Quảng Châu, tự lần dò để đưa hàng đi là “mang đầu máu chạy về”. Có lúc giá khoai lang tím rộ lên 16.000-17.000 đ/kg, chở ì ạch ra biên giới thì giá rớt xuống 12.000-13.000 đ/kg và nay chỉ còn 11.000 đ/ kg".

Là người từng bị giựt nợ khi đưa hàng qua đất khách, ông Phó ngao ngán nói:Họ sẵn sàng đặt cọc để mình chở hàng ra, khi hàng tập trung càng đông, càng kẹt cứng, mòn mỏi tại cửa khẩu thì giá nào cũng bán. Lúc đó họ mở cửa kho lạnh mua vào trữ”.

Ông Nguyễn Văn Phước, một thương nhân “giải nghệ” buôn hàng sang Trung Quốc, nói: "Ở cửa khẩu, họ có kịch bản: thủ tục thông quan khó quá, đang kiểm định siết chất lượng… dưa chỉ 1 tuần là hư, khoai không có xe lạnh thì cũng không thể lâu hơn nữa. Ai còn sức thì quay về Hà Nội bán tháo bán đổ. Tình trạng này nhiều người bị, chỉ có “cò” là sống, biết bao nhiêu người chết”.

Ông Phó cho rằng nhà nước phải giúp vùng khoai mở thêm thị trường mới để tránh tình trạng bắt chẹt , ép giá khi Trung Quốc là thị trường duy nhất, người nông dân không có nhiều chọn lựa.

Đại gia thuê đất trồng khoai

Posted Image

Người nông dân không có lựa chọn nào khác là bán khoai tiểu ngạch sang Trung Quốc. Ảnh: Vĩnh Kim

Trong khi nông dân Bình Minh và Bình Tân đưa ra các mô hình trồng luân canh khoai lang - lúa hoặc cây màu khác có thể cho thu nhập cao hơn thì những người từ Trung Quốc sang chỉ cần thuê đất, chuyển đất lúa sang trồng khoai.

Theo FAO, sản lượng khoai lang hàng năm trên thế giới lên tới 127 triệu tấn, trong đó Trung quốc sản xuất nhiều nhất, 105 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ có khoai lang vào tháng 8-9-10, các tháng còn lại phải nhập khoai từ nhiều nơi, trong đó có Việt Nam.

Người Trung Quốc thuê đất tại khu Giáo Mẹo, xã Thuận An, huyện Bình Minh, với giá 4-5 triệu đồng/công (1000 m2). Nhiều nông dân đang trồng lúa, lời không hơn 3 triệu đồng/ công nên dễ dàng chấp nhận giá thuê đất của người Trung Quốc.

“Con số đất do người Trung Quốc thuê chưa được thống kê chính xác vì hầu hết đều núp bóng người bản xứ”, bà Phan Thị Bé, trưởng phòng kinh tế huyện Bình Minh, cho biết.

Người Trung Quốc không chỉ thuê đất trồng khoai, rủ người giỏi kỹ thuật làm cho họ mà còn ra đồng tranh mua. Bà Phan Thị Bé nhận xét: “Họ sang đây thuê đất chuyển đất lúa thành đất khoai, núp bóng các nhà vựa mua khoai nhưng không mang về nước mà xuất sang nước thứ ba”.

Năm ngoái, theo một nguồn tin, những người thuê đất kiểu núp bóng khoảng 20 ha, năm nay không chỉ thuê khu Giáo Mẹo mà bắt đầu dòm ngó đến vùng ven lộ 54 về Trà Ôn. Những đại gia nông dân làm ăn sâu với Trung Quốc bắt đầu xuất hiện. Một trong số đại gia có tiếng giàu có nhờ làm ăn với Trung Quốc đã thuê 200 công đất. Đại gia khoai lang này đầu tư khoảng 3,8 tỷ đồng và đoan chắc mức lời là 2 tỷ đồng.

Người Trung Quốc thuê người giỏi kỹ thuật làm việc, nếu không có ai chịu làm việc cho họ sẽ là cớ để họ đưa người sang với danh nghĩa lao động kỹ thuật. Dân trồng khoai lo ngại: liệu họ sẽ mua khoai nữa không khi tiếp tục mang tiền sang thuê đất trồng khoai?

Bình Tân và Bình Minh, mỗi nơi có tới 5000 - 6000 ha khoai, sản lượng 300.000 - 400.000 tấn khoai. Với năng suất 40 tạ/ 1 công đất (1.000m2, bằng 0,1 ha), trừ tất cả chi phí phân bón, dây khoai giống và công thu hoạch… người trồng khoai có thể lời trên 15 triệu đồng/ 1 công khoai.

(Theo SGTT)

====

có nên áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài cho những Doanh nhân trồng khoai 100% vốn FDI ...?Posted Image

đóng nhãn trên thùng đựng Khoai là Nhãn gì thế..... Posted Image

Rồi còn chuyện gì nữa đây. Không thể hiểu nổi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể quốc tế hoá việc xử lý chèn ép song phương

07/07/2011 06:27

http://vtc.vn/311-29...song-phuong.htm

Cho đến nay, bản chất của cuộc chơi chèn ép song phương về chủ quyền do Trung Quốc tiến hành vẫn không thay đổi. Cùng với nó là sự mất mát đơn phương về chủ quyền của Việt Nam/Philippines vẫn chưa có chuyển biến tích cực.

Nhưng với việc cuộc chơi này kết nối với cuộc chơi khác, nhằm xác định trật tự hàng hải giữa Trung Quốc và các nước lớn khác, mà chủ yếu là xác định rõ quyền tự do lưu thông và an toàn hàng hải qua Biển Đông, thì nó mang tính đa phương và vì vậy có thể quốc tế hoá việc xử lý chèn ép này.

Tin liên quan » Chiến lược chèn ép của TQ nhằm thôn tính Biển Đông

» Bản chất của xung đột chủ quyền tại Biển Đông

» Phillipines cũng đang "khát" dầu biển Đông

» Trung Quốc bài bác nghị quyết của Mỹ về biển Đông

Tính đa phương trong cuộc chơi song phương

Hợp tác đa phương giữa các quốc gia nhỏ, chống lại sự chèn ép bởi quốc gia lớn trong vùng, là điều tự nhiên, nhưng khó thực hiện. Tại hội nghị an ninh khu vực Shangri-La tại Singapore, người ta chứng kiến sự phản đối đồng thời của cả Việt Nam và Philippines trước hành động gây hấn của Trung Quốc. Nhưng đây không phải là hành động phối hợp trong một “Mặt trận thống nhất”, như điều mà thượng nghị sĩ Mỹ McCain đã nêu tại Washington sau đó, vào ngày 20.6.2011. Vì vậy, cho đến nay, bản chất của cuộc chơi chèn ép song phương do Trung Quốc tiến hành vẫn không thay đổi.

Vấn đề là việc phối hợp giữa Việt Nam/Philippines chịu một sự nan giải (prisoner s’dilemma) là, nếu “anh” không sẵn sàng bảo vệ “tôi” khi tôi bị chèn ép, thì chính vì điều đó, tôi cũng sẽ không sẵn sàng bảo vệ anh, khi anh bị chèn ép. Sự hình thành một “Mặt trận thống nhất” trong khu vực, do đó, đòi hỏi có sự nhất trí và hợp tác đủ rộng và đủ chặt về nhiều mặt giữa các thành viên có liên quan. Chính ở điểm này, sự tham dự của Mỹ, Nhật, và cả Nga, Ấn Độ, như là một đối trọng với Trung Quốc để gìn giữ an ninh khu vực, chứ không phải đối đầu về quân sự, là vô cùng quan trọng. Cụ thể là sau khi thượng nghị sỹ Jim Webb lên tiếng kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ phải có động thái tương thích trước các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông, thì tính phối hợp của các nước trong khu vực và quốc tế đã có một sự chuyển biến tích cực. Diễn biến của hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông tại Washington hôm 20 – 21.6.2011 thể hiện điều đó.

Từ hội thảo này, một cơ chế an ninh và hợp tác đa phương, nhằm dàn xếp hoà bình các tranh chấp song phương tại Biển Đông, đã bắt đầu được hình thành. Cơ chế an ninh đó là nhằm thúc đẩy: (i) Các bên phải có hành động kiềm chế, không sử dụng vũ lực trên không và trên biển để giải quyết tranh chấp. (ii) Hình thành một mặt trận thống nhất hành động nhằm gìn giữ sự ổn định trong khu vực. (iii) Mỹ cần có hành động phối hợp một cách đúng lúc, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, nhằm ngăn chặn xung đột tiềm tàng. Sự phối hợp này có thể bao hàm việc tập trận chung nhằm duy trì an ninh hàng hải, cho đến việc giúp các nước trong vùng triển khai các hệ thống cảnh báo sớm, xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại nguy cơ xảy ra xâm lược vũ trang. (iv) Tăng khả năng cam kết của Mỹ với việc bảo vệ an ninh khu vực và trật tự hàng hải quốc tế. Nói rõ hơn: “Mỹ chấp nhận hay không chấp nhận những tuyên bố nào, cũng như chúng ta (Mỹ) sẵn sàng ủng hộ những hành động nào” (McCain, 20.6.2011).

Posted Image

Cần nhắc lại là, việc bảo vệ an ninh khu vực và tự do an toàn hàng hải trên Biển Đông là một dạng hàng hoá công. Thiếu vai trò của siêu nhà nước, như Mỹ và Nhật, thì sẽ có quá ít sự đảm bảo về ổn định khu vực và an toàn hàng hải. Việc cá nhân từng nước nhỏ cung cấp hàng hoá công, hay tự vệ đơn phương như vậy, không bao giờ là đủ để ngăn chặn sự chèn ép. Vấn đề là các nước khác trong vùng có thể ngồi yên, hưởng lợi từ việc các nước “tiền tuyến” phải đơn phương đứng ra bảo vệ chủ quyền, mà hệ quả là sẽ đem lại sự ổn định hơn tại Biển Đông, nếu họ thành công. Ngược lại, nếu họ bị suy yếu đi, thì các nước còn lại đã nằm sẵn trong một trật tự mới đang dần được thiết lập, mà không bị tổn thất gì.

Vấn đề nan giải trong hợp tác khu vực và động cơ hưởng lợi trên nỗ lực của nước khác, khiến cho vai trò phối hợp của Mỹ, Nhật, và các nước như Nga, Ấn Độ, càng trở nên không thể thiếu được, dù không dễ dàng. Tuy nhiên, sau hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông tại Washington, chúng ta có thể kỳ vọng về một sự cam kết cao hơn của Mỹ và đồng minh trong việc bảo vệ chủ quyền của Philippines. Chúng ta cũng có thể kỳ vọng một sự hỗ trợ đúng lúc và hiệu quả của Mỹ, Nhật và các nước khác cho Việt Nam, trước tuyên bố hiếu chiến của Trung Quốc trên tờ Hoàn cầu. Cụ thể là Mỹ, Nhật và Nga có thể giúp nâng cao khả năng phòng thủ và cảnh báo sớm của Việt Nam trên không, trên biển đảo, và trên đất liền. Cần nhấn mạnh rằng, vai trò của Mỹ, Nhật và cộng đồng quốc tế không phải là làm tăng sự đối đầu về quân sự. Vai trò chính là phải đưa ra những phản ứng kịp thời, phù hợp với bối cảnh cụ thể, tới đúng đối tác cụ thể, nhằm ngăn chặn khủng hoảng khu vực và thúc đẩy nỗ lực hợp tác.

Trong bối cảnh có sự khác biệt về ý thức và khả năng bảo vệ chủ quyền giữa các nước trong khu vực; cộng với sự khó khăn về kinh tế sau khủng hoảng của cả Mỹ, Nhật; bên cạnh một Trung Quốc đang lên; liệu một cơ chế an ninh quốc tế có tính đa phương có hình thành được không? Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhìn sâu hơn vào những thay đổi có thể diễn ra của cuộc chơi chèn ép, khi có sự tham dự của bên thứ ba – Mỹ, Nhật và các nước khác như Nga, Ấn Độ.

Quốc tế hoá và cục diện của các bên

Trong cuộc chơi chèn ép song phương đã mô tả ở trên, điểm mạnh của Việt Nam/ Philippines là công lý đứng về phía mình. Tính phiêu lưu trong chiến lược chèn ép của Trung Quốc thể hiện ở chỗ nó ngày một đẩy Mỹ và các đồng minh của Mỹ là Nhật và Tây Âu, bao gồm cả Úc, vào thế phải đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc cạnh tranh về tự do hàng hải. Cụ thể là xung đột trong tương lai về quyền tự do lưu thông và an ninh hàng hải ở Tây Thái Bình Dương, một khi Việt Nam/Philippines và các nước trong khu vực bị mất dần chủ quyền và rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Như vậy, song song với cuộc chơi chèn ép các nước nhỏ, Trung Quốc tiến hành một cuộc chơi khác, giành thế và lực trong cuộc cạnh tranh hay đối đầu trong tương lai về trật tự khu vực với Mỹ, Nhật, Úc và cả các nước khác như Nga, Ấn Độ.

Xét ở thời điểm hiện tại, hai cuộc chơi này không phải là không liên đới nhau. Cụ thể là, trước sự chèn ép hay đe doạ quân sự của Trung Quốc, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, mà Mỹ và Nhật đóng vai trò quan trọng, sẽ cho phép Việt Nam/Philippines “ lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh”. Một khi sức mạnh tự vệ của Việt Nam/Philippines tăng lên, thì sẽ làm tăng thế và lực của cộng đồng quốc tế, đứng đầu là Mỹ, trong cuộc chơi thứ hai nhằm bảo vệ trật tự khu vực. Điểm nhấn trong sự kết nối giữa hai cuộc chơi này chính là tính chính nghĩa. Hành động của Trung Quốc càng bạo ngược, càng phi đạo lý, thì vị thế của nó trong khu vực càng giảm, theo nghĩa: sự liên kết giữa các nước nhỏ với Mỹ và đồng minh nhằm bảo vệ chủ quyền và ổn định khu vực càng tăng. Ngược lại, mọi chuyển biến tích cực từ phía Trung Quốc, tự nó sẽ làm giảm nhiệt trong khu vực. Ví dụ cụ thể là việc Trung Quốc vừa tái khẳng định giải quyết tranh chấp bằng thương lượng với Việt Nam vào ngày 26.6.2011. Nhưng nỗ lực ngoại giao đó sẽ chỉ làm Việt Nam xích lại gần Mỹ hơn, một khi Trung Quốc lại có hành động không tương thích với lời nói.

Phân tích trên đây cho thấy, cuộc chơi chèn ép chủ quyền song phương mà Trung Quốc tiến hành với nước nhỏ hơn trong vùng đã thay đổi về bản chất. Bây giờ, nó bị kết nối với cuộc chơi khác, nhằm xác định trật tự hàng hải giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh với Mỹ, mà chủ yếu là xác định rõ quyền tự do lưu thông và an toàn hàng hải qua Biển Đông.

Trong cuộc chơi ghép nối – chèn ép chủ quyền và xác định trật tự hàng hải – việc Trung Quốc tôn trọng thoả thuận ở cuộc chơi đầu sẽ tạo sự giảm nhiệt ở cuộc chơi sau. Cụ thể là nó làm giảm sự tranh giành quyền ảnh hưởng tại khu vực giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó, sự ổn định ở khu vực được duy trì: Việt Nam/Philippines không mất gì; Mỹ không can dự gì và Trung Quốc cũng không chiếm đoạt được gì về chủ quyền hay quyền tự do lưu thông hàng hải của các nước khác. (Theo ngôn ngữ của cuộc chơi chèn ép, các bên đều nhận 0 điểm).

Trong một lựa chọn khác, Trung Quốc có thể tiếp tục gây hấn, chèn ép Việt Nam/Philippines, bất kể hậu quả là phải đối mặt với Mỹ trong cuộc giằng co về ảnh hưởng khu vực và trật tự hàng hải. Vấn đề là, Trung Quốc có tham vọng lớn muốn siết chặt con đường biển chiến lược, mà hiện có tới 80% dầu nhập khẩu của Trung Quốc và hơn 1/3 giá trị thương mại toàn cầu đi qua đó. Tuy nhiên, một chiến lược tiếp tục gây hấn để kiểm soát sẽ không là lựa chọn tốt cho Trung Quốc, ít ra là vào bây giờ. Sức mạnh răn đe của Mỹ hiện đang chiếm ưu thế khiến cho Trung Quốc khó có thể gây ra một cuộc xung đột song phương, mà ngay lập tức có thể biến thành xung đột khu vực. Tổn thất về kinh tế do con đường hàng hải chiến lược bị phong toả và mất mát về ngoại giao do bị cô lập trong vùng có thể là quá lớn. Trong hoàn cảnh đó, có thể xem như Trung Quốc bị lùi một bước trong chiến lược lập trật tự mới trong vùng (mất 1 điểm). Ngược lại, Mỹ sẽ được lợi khi dựa vào sức mạnh quân sự hiện có để duy trì trật tự hiện hữu và hưởng lợi từ quyền tự do và an toàn hàng hải ở Tây Thái Bình Dương. Nói khác đi, Mỹ thắng 1 điểm.

Theo TS Lê Hồng Nhật/SGTT

Share this post


Link to post
Share on other sites

VN trong cuộc chơi nóng lạnh của TQ ở Biển Đông

Tác giả: TS Lê Hồng Nhật

http://tuanvietnam.v...tq-o-bie-n-dong

TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)

Khó ai không nghĩ rằng viên gạch tạo nền móng cho tranh chấp hôm nay để giành quyền kiểm soát Biển Đông, đã được Trung Quốc đặt từ hơn 20 năm trước. Liệu Trung Quốc sẽ nghĩ gì và làm gì cho 40 năm sau, hay gần hơn là cho 20 hay 10 năm tới?

Hai lá bài nóng lạnh ngẫu nhiên của Trung Quốc

Không có gì lạ là ngay sau khi đe dọa dùng vũ lực chống Việt Nam vào ngày 21/06/2011 trên báo Hoàn cầu, thì Trung Quốc - Việt Nam đã họp mặt cấp cao ngày 25/06/2011, tái tuyên bố tôn trọng 16 chữ vàng về quan hệ láng giềng tốt. Chú ý là 2 sự kiện chỉ cách nhau có 4 ngày với những tín hiệu hoàn toàn đối nghịch nhau từ phía các cơ quan Trung ương của Trung quốc.

Như đã nói, sự kiện sau là dấu hiệu tích cực, cho thấy sự giảm nhiệt trong khu vực. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, tình hình hoàn toàn không đơn giản: Trung Quốc đang chơi hai lá bài nóng lạnh theo kiểu bất định (randomizing strategies), làm Việt Nam mất phương hướng (indifference).

Hãy điểm lại các sự kiện gần đây nhất: Hôm 26/05/2011, tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, chỉ vài ngày trước thềm hội nghị thượng đỉnh về an ninh khu vực, Shangri-La. Ngay sau cuộc gặp bên lề Hội nghị, mà phía Trung Quốc nhấn mạnh cam kết xử lý tranh chấp hòa bình và gìn giữ tình hữu nghị Trung - Việt, vào sáng ngày 09/06/2011, Trung Quốc lại chủ đích cho 3 tầu bán vũ trang, tấn công, cắt cáp tầu Viking 02 của Việt Nam.

Posted Image

Ngày 20 - 21/06/2011, khi hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông đang diễn ra tại Washington, thì 21/06 Trung Quốc chính thức đe dọa dùng vũ lực chống Việt nam trên tờ Hoàn cầu.

Tiếp theo, ngày 25 - 26/06, trong cuộc gặp mặt cao cấp Trung - Việt, Trung Quốc tái khẳng định gìn giữ quan hệ láng giềng tốt; cùng định hướng dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại niềm tin của nhân dân hai nước. Nhưng ngay vào lúc nói các lời lẽ đó, một Tướng của Trung Quốc, Bành Quang Khiêm, Phó Tổng thư ký Ủy ban chính sách an ning quốc gia, lại tuyên bố có thể sẽ dạy cho Việt Nam một bài học lớn hơn (cuộc chiến tranh biên giới Trung - Việt) trên kênh truyền hình Trung ương Trung quốc vào 25/06.

Và chỉ vài ngày sau, chính quyền tỉnh Hải Nam lại ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trên cả vùng biển của Việt Nam, tiếp tục xâm phạm trực tiếp chủ quyền của Việt Nam, ngay sau tuyên bố chung tại cuộc họp ngoại giao cấp cao giữa hai nước.

Việt Nam trong cuộc chơi

Trong nghiên cứu chiến lược, khi Trung Quốc chơi ngẫu hứng hai lá bài nóng lạnh như vậy, Việt Nam dễ bị mất phương hướng. Theo nghĩa, Việt Nam cũng bị ngẫu nhiên lái theo Trung Quốc. Cụ thể là với xác suất dương, hay với rủi ro có thật, Việt Nam bị rơi vào "vòng tay" của Trung Quốc, mà không thể phối hợp với Mỹ một cách thường xuyên, hay sự phối hợp chỉ có tính nhất thời. Tức là, Việt Nam bị "nhẩy" một cách ngẫu nhiên giữa 2 chiến lược: tự vệ đơn phương và phòng thủ cùng với Mỹ, một khi có chiến sự nổ ra bất ngờ với Trung Quốc (Xem sơ đồ 2).

Như vậy, có một sự rất khác với Philippines, mà sự phối hợp nhất quán với Mỹ cho phép tạo sức mạnh răn đe. Ngược lại, Việt Nam phải đối mặt với khả năng (dù không phải chắc chắn sẽ xảy ra) là Trung Quốc sẽ bất ngờ tấn công Việt Nam ở một khâu then chốt, mà nó cho phép: (i) Tăng quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc đối với con đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông. (ii) Tăng khả năng tạo tranh chấp, lan dần vào các vùng không có tranh chấp, thông qua sự chèn ép về quyền khai thác các tài nguyên mang tính loại trừ, cụ thể là dầu khí. (iii) Điểm tấn công phải cho phép phát huy tối đa chiến lược chơi ngẫu hứng hai lá bài nóng lạnh, sao cho: Việt Nam bị ép vào thế buộc phải tự vệ đơn phương khi nổ ra xung đột. Mỹ không kịp trở tay hoặc không thể điều động chiến hạm, tàu sân bay tới, chỉ vì một xung đột có quy mô xem ra là nhỏ.

Sự lựa chọn điểm và thời điểm tấn công, thỏa mãn cả 3 điều kiện nói trên sẽ làm tăng cao nhất cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn cho Trung Quốc. Cụ thể là, tự vệ đơn phương sẽ làm sự thôn tính xảy ra nhanh. Sau khi thôn tính, xung đột song phương sẽ lan rộng hơn, phức tạp hơn, mà Trung Quốc có thể sử dụng tốt nhất lợi thế vượt trội để chèn ép, đem lại lợi ích dài hạn cho Trung Quốc. Nói rõ hơn, Trung Quốc đang lái xung đột về trạng thái song phương, ngay trong bối cảnh có nỗ lực đa phương để kiềm chế xung đột.

Posted Image

Mặc dù mọi so sánh đều là khập khiễng. Nhưng về lịch sử, vụ Trung Quốc bất ngờ tấn công bãi Gạc Ma vào tháng 03/1988, khi Liên Xô cũ còn đóng quân tại Cam Ranh như một lá chắn hữu hiệu để bảo vệ Trường Sa, là một ví dụ đáng ghi nhớ. Đó là thời điểm mà chiến tranh biên giới Việt - Trung đã giảm nhiệt. Ước mong của nhân dân Việt Nam là có quan hệ tốt với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Ước mong đó đã được hiện thực hóa từng bước qua những trao đổi ngoại giao cấp chính phủ. Giao dịch thương mại đã nhen nhóm trở lại, khi đốm lửa chiến tranh xem ra đang nguội dần. Trong bối cảnh đó, ít ai ngờ rằng, Trung Quốc sẽ bất ngờ cho quân tấn công Bãi Gạc Ma.

Hãy nhìn từ ngày ấy, để hiểu rõ mất mát của dân tộc, khi các chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh kề bên vòng tròn bất tử - biểu tượng chủ quyền của Việt Nam trên đảo - để bảo vệ lá cờ tổ quốc.

Hãy nghĩ theo chiều dài lịch sử cho đến ngày hôm nay, khi tranh chấp biển đảo, khai thác dầu, diễn ra căng thẳng nhất là quanh vùng biển gần Trường Sa, Hoàng Sa, và đang lan dần vào thềm lục địa, sát bờ biển Việt Nam, qua vụ Bình Minh 02 và Viking 02.

Khó ai không nghĩ rằng viên gạch tạo nền móng cho tranh chấp hôm nay để giành quyền kiểm soát Biển Đông, đã được Trung Quốc đặt từ hơn 20 năm trước. Và nếu tính cả Hoàng Sa, thì sự chuẩn bị đã có gần 40 năm. Liệu Trung Quốc sẽ nghĩ gì và làm gì cho 40 năm sau, hay gần hơn là cho 20 hay 10 năm tới?

Việt Nam hiện nay, cũng giống như 20 năm về trước, khó có thể làm gì nhiều để ứng phó với cách mà Trung Quốc ứng xử lá mặt lá trái, lúc nóng lúc lạnh, khiến chính mình bị dao động giữa một bên là chiến lược phòng thủ chung với Mỹ và ASEAN; và bên kia là buộc phải ở vào thế tự vệ đơn phương, khi bất ngờ bị Trung Quốc tấn công. Nhưng Việt Nam cũng có thể chơi ngẫu hứng để đáp trả ngẫu hứng. Việt Nam có thể tăng cường hơn nữa các đàm phán song phương với Trung Quốc. Đồng thời, cần hành động thực tế hơn, nhưng ngẫu nhiên và khó xác định hơn, trong việc củng cố hợp tác phòng thủ với Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ và các nước ASEAN. Điều đó là lẽ phải, nhằm bảo đảm sự ổn định khu vực và tự do, an toàn hàng hải. Các phương án có thể trải rộng từ việc tăng khả năng cảnh báo sớm, tăng sức mạnh phòng thủ ở các điểm chiến lược; cho đến phối hợp tập trận, bảo vệ an toàn hàng hải; hợp tác tuần tra trên không và trên biển thuộc chủ quyền quốc gia, đi kèm với hoạt động nhân đạo, cứu hộ, hay khảo sát khí tượng, nghiên cứu môi trường tự nhiên và thềm lục địa.

Cách chơi ngẫu hứng như vậy sẽ làm thay đổi kỳ vọng của các bên, kể cả Trung Quốc về được và mất khi nổ ra xung đột; do đó ảnh hưởng tới xác suất gây ra xung đột. Chính Việt Nam cũng có thể lái Trung Quốc trở lại thế đa phương để giải quyết xung đột song phương; cụ thể là khi khả năng có sự đáp trả mang tính phối hợp quốc tế là đủ cao, thì tự nó đã tạo ra sự răn đe hữu hiệu với các hành động gây chiến hung hăng nhất.

Theo cách tiếp cận như vậy, chúng ta phải mở rộng khái niệm về chủ quyền trong một Thế giới mới, mà sự liên kết kinh tế - địa - chính trị làm nền tảng vững chắc cho cơ chế phối hợp an ninh đa phương. (Economies of scale and scope in coordination mechanism). Nói rõ hơn, dù rằng chúng ta tôn trọng và gìn giữ tình hữu nghị với Trung Quốc. Nhưng việc ngồi im không làm gì, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền khai thác tài nguyên mang tính loại trừ, như đánh bắt cá hay khai hác dầu thô tại thềm lục địa của Việt Nam, thì điều đó không chỉ làm tổn thất niềm tự hào dân tộc, mà còn làm suy yếu tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam với Trung Quốc.

Nói rõ hơn, chúng ta nên có những giải pháp cụ thể để bảo vệ chủ quyền thông qua hợp tác kinh tế - địa - chính trị với tất cả các nước liên đới, không chỉ riêng với Trung Quốc.

Cụ thể là chúng ta có thể cho thuê (lease) dài hạn, ví dụ là 100 năm, các vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam cho các quốc gia như Nga, Mỹ, Nhật, nhằm khai thác dầu thô hoặc đánh bắt cá. Các khoản thuế (tax) hoặc lợi tức (rent) từ việc cho thuê quyền khai thác tài nguyên mang tính loại trừ này chính là biểu hiện cụ thể về kinh tế của chủ quyền không thể bị xâm phạm của Việt Nam. Khi mà các dạng thuế, lợi tức được ghi nhận và quyền sở hữu của các quốc gia hay công ty nước ngoài được đảm bảo theo công ước quốc tế, thì tất yếu sẽ làm giảm các tranh chấp song phương, vì khả năng bảo vệ chủ quyền được tăng lên.

Một khía cạnh nữa là việc phối hợp khai thác và bảo vệ tài nguyên không loại trừ: đường hàng hải chiến lược qua Biển Đông, với hơn 1/3 giá trị thương mại toàn cầu đi qua đó. Tiềm năng phát triển kinh tế và vị thế địa lý chiến lược của Việt Nam có thể tạo ra sự bổ trợ lẫn nhau, cho phép Việt Nam tham dự ngày càng nhiều hơn vào việc khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ và ngày một tăng này. Việt Nam có thể cho thuê không cảng và hải cảng chiến lược, mà nó cho phép tăng tính an toàn và hiệu quả, hay giảm chi phí và rủi ro trong vận chuyển trên không và trên biển. Điều đó làm tăng sự đóng góp của Việt Nam vào giá trị thương mại của nguồn tài nguyên không loại trừ - đường vận chuyển quốc tế dọc theo Biển Đông.

Ở đây có sự ghép nối giữa lợi ích thương mại và bảo đảm an ninh đa phương, mà các bên liên quan đều hưởng lợi. Vì vậy, giá trị của sự phối hợp là rất lớn. Từ các điểm nút chiến lược ven biển, sự bùng nổ về giao dịch, vận chuyển quốc tế sẽ cho phép các dòng vốn, công nghệ, và các phương thức tổ chức hiệu quả lan truyền vào Việt Nam. Các nguồn lực này sẽ tạo nên sự tăng trưởng dựa trên hiệu quả hay vốn tri thức, kéo theo sự hoà nhập mạnh của Việt Nam vào chuỗi thương mại toàn cầu. Nói rõ hơn, việc khai thác lợi thế về thông thương và tăng cường giao dịch quốc tế chính là làm tăng giá trị kinh tế của chủ quyền và sức mạnh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

===

Mất bò mới lo làm chuồng, tuy hơi muộn. Nhưng để chúng cướp mất đất thì khỏi còn được làm chuồng.

Cha, mẹ người Việt thường hay dạy con: chọn bạn mà chơi con ah!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt Nam yêu hòa bình, không muốn chiến tranh là vì hiểu rõ những đau khổ, mất mát do chiến tranh. Chứ nói thực, khi có chiến tranh, Trung Quốc không phải đối thủ, thậm chí dưới tầm khá xa.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trận chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988

Thứ sáu, 08/07/2011, 16:48(GMT+7)

Trận chiến bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa của các chiến sỹ Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1988 là một sự kiện quan trọng trong chuỗi mắt xích các sự kiện liên tục khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặc dù hiện tại, quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa đang bị nước ngoài chiếm đóng trái phép, song các cuộc chiến đấu anh dũng của người Việt Nam bảo vệ các đảo và các quần đảo này trước sự tấn công xâm chiếm của quân đội nước ngoài đã khẳng định rõ ràng chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo đó là một sự thật hiển nhiên trong lịch sử và luật pháp quốc tế.

Posted Image

Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma của chiến sỹ Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988.

Từ cuối năm 1986, một số tàu dưới dạng đánh cá, không số của nước ngoài đã gia tăng hoạt động ở phía nam Biển Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đặc biệt, những ngày cuối tháng 12-1986, nhiều máy bay và tàu chiến của nước ngoài đã thực hiện các hoạt động trinh sát từ đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trong năm 1987, các hoạt động trinh sát, xâm nhập, khai thác trái phép tài nguyên của nước ngoài càng gia tăng và càng vào sâu hơn trong vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khiến cho tình hình trong khu vực hết sức căng thẳng. Tình hình này không nằm ngoài dự đoán của các nhà lãnh đạo đất nước cũng như của Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam. Từ lâu Việt Nam đã có chủ trương tổ chức, triển khai lực lượng, nhanh chóng đóng giữ các đảo, các bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Đề phòng khả năng từ những xung đột quân sự nhỏ có thể bùng nổ thành những cuộc xung đột lớn trên biển, Tư lệnh Hải Quân Việt Nam Đô đốc Giáp Văn Cương đã ra lệnh: "Hết sức bình tĩnh, kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết, táo bạo, với phương châm "có người, có đảo, còn người, còn đảo”. Chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh của vị Tư lệnh, các cán bộ, chiến sỹ trên đảo đã không sợ hy sinh, quyết chiến đẩy lùi các hành động xâm chiếm của quân đội nước ngoài.

Posted Image

Tàu vận tải HQ-505 của Hải quân Việt Nam

trong trận chiến bảo vệ Trường Sa năm 1988

Trong những tháng đầu năm 1988, Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng trái phép một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam như Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Huy Gơ và Xu Bi. Hải quân Việt Nam xây dựng thế trận phòng thủ ở các đảo Tiên Nữ, Đá Lát, Đá Lớn, Đá Đông, Tốc Tan và Núi Le bước đầu ngăn chặn hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng trái phép của binh lính Trung Quốc ra các đảo lân cận. Căn cứ tình hình thực tế trên khu vực quần đảo Trường Sa, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam xác định các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao giữ vị trí rất quan trọng, nếu để nước ngoài chiếm đóng sẽ gây khó khăn cho việc tiếp tế, bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa của ta. Do vậy, Việt Nam cần phải quyết tâm bám trụ, bảo vệ các đảo này. Đây là một nhiệm vụ nặng nề bởi Hải quân Việt Nam trong tình thế cùng một lúc phải triển khai bảo vệ nhiều đảo trong khi phương tiện, trang bị, lực lượng hạn chế.

Đầu tháng 3-1988, Trung Quốc đưa hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu chiến hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 tàu đến 12 tàu gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ và một số tàu hỗ trợ khác như 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông-tông lớn. Tình hình trong khu vực trở nên hết sức căng thẳng với sự có mặt của các hạm đội tàu chiến trang bị pháo lớn và tên lửa của Trung Quốc.

Posted Image

Lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến

bảo vệ chủ quyền Trường Sa của Việt Nam năm 1988

trên khu vực đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, ngày 12-3-1988 tàu vận tải HQ-605 thuộc Lữ đoàn 125 Hải quân Việt Nam từ đảo Đá Đông được lệnh đến giữ đảo Len Đao. Lúc 5 giờ sáng ngày 14-3-1988, tàu HQ-605 đổ bộ lên đảo cắm cờ Tổ quốc. Ngày 13-3-1988, các tàu vận tải HQ-604 và HQ-505 được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về đảo Gạc Ma, Cô Lin để bảo vệ hai đảo này. Phối hợp với các tàu HQ-604 và HQ-505 có 2 phân đội công binh (70 người) và 4 tổ chiến đấu (22 người) cùng một số chiến sỹ đo đạc vẽ bản đồ. Khoảng 17 giờ cùng ngày, sau khi 2 tàu của Việt Nam đến đảo Gạc Ma và Cô Lin, các tàu chiến của Trung Quốc xâm nhập trái phép đã áp sát và bao vây tàu HQ-604 của Việt Nam tại đảo Gạc Ma và dùng loa khiêu khích. Tình hình hết sức căng thẳng, song các chiến sỹ Hải quân Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì neo giữ đảo và khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Các chiến sỹ Hải quân Việt Nam đã nhanh chóng triển khai lực lượng đổ bộ lên đảo, cắm cờ Tổ quốc và bố trí đội hình bảo vệ đảo. Lúc này, Trung Quốc điều thêm 2 tàu hộ vệ trang bị pháo 100 ly đến đảo Gạc Ma và tiếp tục khiêu khích, đe dọa buộc các tàu của Việt Nam phải rời khỏi đảo.

Posted Image

Di ảnh liệt sỹ Trần Văn Phương

Khoảng 6 giờ sáng ngày 14-3-1988, Trung Quốc cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma và tiến về phía có là cờ Việt Nam đang tung bay. Dựa vào thế đông quân áp đảo, lính Trung Quốc xông vào định giật cờ của ta, lập tức thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng kháng cự, lập thành đội hình "vòng tròn bất tử” quyết tâm giữ vững lá cờ Tổ quốc trên đảo. Quân Trung Quốc đã dùng lê đâm và bắn hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh bị thương nặng, thiếu úy Phương lao vào cứu đồng đội đã bị đối phương bắn và anh dũng hy sinh. Trước lúc hy sinh, thiếu úy Trần Văn Phương đã hô to: "Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ vinh quang của Tổ quốc”. Không buộc được bộ đội ta rút khỏi đảo, lúc 7 giờ 30 phút cùng ngày, hai tàu Trung Quốc đã nã pháo 100 ly vào tàu HQ-604 của Việt Nam, làm tàu này hư hỏng nặng, các chiến sỹ trên tàu HQ-604 đã kháng cự quyết liệt buộc binh lính Trung Quốc tràn sang chiếm tàu phải tháo lui, nhảy xuống biển trở về tàu của họ.

Posted Image

Tàu vận tải HQ-604 bị tàu chiến Trung Quốc

nã pháo, bắn cháy, đang chìm xuống biển ngày 14-3-1988

Tại đảo Cô Lin, lúc 6 giờ sáng ngày 14-3-1988, tàu HQ-505 của Việt Nam đã cắm 2 lá cờ Tổ quốc trên đảo. Khi HQ-604 bị trúng đạn và đang chìm dần xuống biển, thuyền trưởng HQ-505 cho tàu nhổ neo, phóng hết tốc độ ủi lên bãi. Phát hiện tàu ta đang chuẩn bị ủi bãi, hai tàu Trung Quốc quay sang tấn công, ngăn cản. Bất chấp hiểm nguy, HQ-505 lao hết tốc độ ủi được hai phần ba thân tàu lên bãi đảo Cô Lin thì bị trúng đạn bốc cháy. Lúc 8 giờ 15 phút, các chiến sỹ tàu HQ-505 vừa triển khai lực lượng cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng tới cứu cán bộ, chiến sỹ tàu HQ-604 đang bị chìm. Tại đảo Len Đao, lúc 8 giờ 20 phút sáng ngày 14-3-1988, tàu Trung Quốc đã nã pháo dữ đội vào HQ-605 của Việt Nam, làm tàu này bốc cháy và bị chìm lúc 6 giờ ngày 15-3-1988. Cán bộ, chiến sỹ của tàu dìu nhau bơi về hướng đảo Sinh Tồn.

Mặc dù lực lượng chênh lệch, phương tiện vũ khí hạn chế, các chiến sỹ Hải quân Việt Nam đã chiến đấu kiên cường, anh dũng hy sinh, tuân thủ phương châm hết sức kiềm chế, chiến đấu tự vệ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại các đảo Cô Lin, Len Đao và khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực trong trận chiến không cân sức này. Trong trận chiến ngày 14-3-1988 bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa, Việt Nam bị thiệt hại 3 tàu vận tải, 3 chiến sỹ hy sinh, 70 chiến sỹ mất tích. Sau này, Trung Quốc trao trả cho ta 9 chiến sỹ bị bắt làm tù binh, còn lại 61 người mất tích cho đến nay. Như vậy, có tất cả 64 người con của đất Việt đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển của Tổ quốc sau trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại đây trong ngày 14-3-1988.

Posted Image

Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh quân chủng Hải quân,

kiểm tra sẵn sàng chiến đấu ở quần đảo Trường Sa năm 1988

Cuộc tấn công bằng tàu chiến của Trung Quốc ngày 14-3-1988 trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam thực chất là một hành động xâm lược lãnh thổ của Việt Nam. Bởi vì, từ lâu người Việt Nam đã xác lập và khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, liên tục phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như sự thật hiển nhiên của lịch sử. Theo luật pháp quốc tế, việc Trung Quốc dùng vũ lực để cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo của quần đảo Trường Sa không giúp họ tạo ra chứng cứ hợp pháp để khẳng định chủ quyền của mình. Nhân loại văn minh đã thể hiện ý chí của mình trong Nghị quyết 2625 ngày 24-10-1970 tại Đại Hội đồng Liêp Hợp Quốc rằng: "Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với quy định của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.

Ngày 7-5-1988, tại Lễ kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Binh chủng Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lê Đức Anh, khi đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ra thăm cán bộ, chiến sỹ trên quần đảo Trường Sa và biểu dương Hải quân Việt Nam đã tích cực, kiên trì thực hiện xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong một hoàn cảnh có nhiều khó khăn, phức tạp. Đại tướng nhấn mạnh: "Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ tới các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.

(Theo Đại Đoàn Kết)

Tin đăng lại

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt Nam yêu hòa bình, không muốn chiến tranh là vì hiểu rõ những đau khổ, mất mát do chiến tranh. Chứ nói thực, khi có chiến tranh, Trung Quốc không phải đối thủ, thậm chí dưới tầm khá xa.

Có lẽ phải nói rõ thêm thế này:

Người Trung Quốc nếu khôn ngoan và sáng suốt thì long trọng thừa nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa - tất nhiên là trao trả lại Việt Nam những đảo mà họ đã chiếm đóng. Đồng thời khuyên Đài Loan trả lại Việt Nam đảo Ba Bình.

Đụng đến Việt Nam người Trung Quốc đã mắc một sai lầm rất lớn có tính sách lược quốc gia và nó sẽ quyết định trong tương lai lịch sử của đất nước này.

Trong tất cả những lời tiên tri của tôi thì đây là lời tiên tri được cân nhắc cẩn thận sau nhiều đêm suy tư.

.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hihi chú Thiên Sứ ơi, hôm nay đi uống cafe với 1 ông anh, ông này cũng ngâm cứu về lý học kinh lắm, ông ấy bảo tại sao TQ mãi mãi không thể chiếm được Trường Sa, hỏi ra thì mới biết là cha ông ta từ xưa đã yểm bùa ở đó rùi

Hem biết có đúng hem nữa, nếu mà yểm bùa rùi cho ngơ ngơ giống mấy cái bùa ở trên Hòa Bình thì tuyệt nhỉ, lính TQ mà vào đó thì cứ ngơ ngơ hết lượt, đảm bảo 3 bữa là rút quân về hết

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại Bắc Kinh, Mỹ tuyên bố duy trì hiện diện ở Biển Đông

Cập nhật lúc 10/07/2011 05:15:02 PM (GMT+7)

Mỹ luôn cam kết duy trì sự hiện diện của mình ở Biển Đông, quan chức quân sự hàng đầu của nước này tuyên bố khi ông đang có mặt ở Trung Quốc hôm nay.

Biển Đông phủ bóng sứ mệnh của Đô đốc Mỹ

Hãng Reuters đưa tin từ Bắc Kinh cho hay, Đô đốc Mullen nhấn mạnh rằng, Washington lo lắng tranh chấp về vùng biển giàu tài nguyên có thể dẫn tới xung đột nghiêm trọng.

Cả Việt Nam và Philippines trong vài tháng nay đã mạnh mẽ phản đối các hành động của Trung Quốc trong việc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí, quấy rối hoặc làm hư hại tàu thăm dò và tàu cá, thậm chí là bắn vào ngư dân ở những vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền hai nước.

Posted Image

Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tới Bắc Kinh chiều qua (9/7).Ảnh: AP

"Lo lắng của tôi, cùng với những quan ngại khác mà tôi có, là các sự cố liên tục xảy ra có thể dẫn tới hiểu lầm, và một sự bùng nổ mà không ai có thể lường trước được”, Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói khi bắt đầu chuyến công du tại Trung Quốc.

"Chúng tôi có sự hiện diện lâu dài ở đây và chúng tôi có một trách nhiệm lâu dài. Chúng tôi tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ giải pháp hòa bình cho những bất đồng”, ông nói trong một cuộc họp báo.

Bất chấp những bất an trước các khả năng quân sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như hành xử quả quyết hơn của nước này ở những vùng biển tranh chấp, quan hệ quân sự Trung – Mỹ đang ấm dần gần đây và chuyến thăm của ông Mullen tới Trung Quốc là nhằm “đáp lễ” chuyến thăm của người đồng cấp Trung Quốc Trần Bỉnh Đức tới Washington hồi tháng 5.

Chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đánh dấu những cuộc hội đàm quân sự cấp cao nhất giữa hai nước kể từ khi Bắc Kinh ngừng mọi tiếp xúc quân sự với Washington để phản ứng với việc Mỹ bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Đài Loan.

Trước diễn biến căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền, Mỹ đã cam kết sự ủng hộ của mình với Philippines ở Biển Đông, vùng biển được cho là giàu tài nguyên dầu khí. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khăng khăng cách giải quyết tranh chấp khu vực trên cơ sở song phương chứ không phải đa phương – một chiến lược mà giới phê bình cho là cách “chia để trị”.

Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lớn nhất bằng cách đưa ra bản đồ hình chữ U bao trùm hầu như toàn bộ 1,7 triệu km vuông vùng biển gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Mỹ “không rời xa”

Trung Quốc và Mỹ đã đề cập tới vấn đề Biển Đông trong các cuộc hội đàm ở Hawaii hồi tháng 6, và chủ đề này có thể trở thành tâm điểm chương trình nghị sự trong cuộc gặp sắp tới giữa các Ngoại trưởng ASEAN và nhiều quốc gia khác tại Indonesia.

Trang tiếng Anh của tờ Nhật báo Trung Quốc đăng tải một bài xã luận hôm thứ Sáu cho rằng, ASEAN không nên chấp thuận những nỗ lực của các lực lượng bên ngoài nhằm can thiệp vào các tranh chấp song phương. Theo chuyên gia phân tích, đây là bình luận nhằm vào cam kết hỗ trợ Philippines trong vấn đề chủ quyền hàng hải của Mỹ.

Bài xã luận nhấn mạnh: "Lịch sử của châu Á đã chứng minh rằng, các lực lượng bên ngoài không bao giờ toàn tâm toàn ý vì hòa bình và phát triển châu Á”.

Nhưng ông Mullen, trong khi nhấn mạnh mong muốn của Mỹ là thấy một giải pháp hòa bình cho những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, thì cũng đồng thời tuyên bố, Washington sẽ không rời khỏi khu vực. "Mỹ sẽ không rời xa. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực là điều quan trọng với các đồng minh của chúng tôi nhiều thập niên qua và sẽ tiếp tục như thế”, Đô đốc Mullen nói.

Trong vài năm qua, các tàu Trung Quốc và Mỹ cũng có một số vụ đụng độ trên biển, và Bắc Kinh thì thường cáo buộc Mỹ tiến hành hoạt động do thám ở các khu vực lân cận vùng biển Trung Quốc.

Trung Quốc dự kiến sẽ sớm hạ thủy tàu sân bay đầu tiên – một diễn biến mới trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của nước này và tiếp tục làm châu Á bất an.

Khi được hỏi về tàu sân bay, ông Mullen cho rằng, việc có tàu sân bay và triển khai nó là hai điều hoàn toàn khác nhau. "Có tính biểu tượng rất lớn đi kèm với tàu sân bay và tôi hiểu điều đó. Đôi khi để khả năng thực tế phù hợp với biểu tượng, thì có thể có khoảng cách”, ông nói.

Thái An

===================================

Trang tiếng Anh của tờ Nhật báo Trung Quốc đăng tải một bài xã luận hôm thứ Sáu cho rằng, ASEAN không nên chấp thuận những nỗ lực của các lực lượng bên ngoài nhằm can thiệp vào các tranh chấp song phương. Theo chuyên gia phân tích, đây là bình luận nhằm vào cam kết hỗ trợ Philippines trong vấn đề chủ quyền hàng hải của Mỹ.

Bài xã luận nhấn mạnh: "Lịch sử của châu Á đã chứng minh rằng, các lực lượng bên ngoài không bao giờ toàn tâm toàn ý vì hòa bình và phát triển châu Á”.

" ASEAN không nên chấp nhận lực lượng bên ngoài " (!?). Nhưng Trung Quốc có nằm trong khối ASEAN đâu nhỉ? Cũng bên ngoài đấy chứ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hihi chú Thiên Sứ ơi, hôm nay đi uống cafe với 1 ông anh, ông này cũng ngâm cứu về lý học kinh lắm, ông ấy bảo tại sao TQ mãi mãi không thể chiếm được Trường Sa, hỏi ra thì mới biết là cha ông ta từ xưa đã yểm bùa ở đó rùi

Hem biết có đúng hem nữa, nếu mà yểm bùa rùi cho ngơ ngơ giống mấy cái bùa ở trên Hòa Bình thì tuyệt nhỉ, lính TQ mà vào đó thì cứ ngơ ngơ hết lượt, đảm bảo 3 bữa là rút quân về hết

SAO KHÔNG YỂM BÙA LUÔN CÁI HOÀNG SA CHO ĐỦ BỘ NHỈ? Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hihi theo em là chắc có lẽ các cụ nhà ta quên, kaka, hihi hoặc là số lượng bùa có hạn

Có lẽ là VN mình nên lên các dân tộc mường ở Hòa Bình, xin ít bùa mang về yểm ở Hoàng Sa, cho bọn lính ở đó ngơ ngơ hết, đảm bảo 3 bữa sợ phát khiếp, bỏ của chạy lấy người, khà khà, em có gặp mấy đồng chí đi lên Hòa Bình 1 vài năm, về thấy ngơ ngơ, lang thang khắp nơi ngoài đường, quần áo bẩn thỉu, ta mang bùa đó lén yểm ở Hoàng Sa thì tuyệt biết mấy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính sách một con dẫn đến một dân tộc giận dữ?

Posted Image- Chính sách “một con” nhằm mục tiêu giảm dân số ở Trung Quốc bắt đầu từ năm 1979. Gần như lập tức, nó bị chỉ trích nặng nề ở phương Tây. Hôm nay những vấn nạn khác đã hình thành trong một xã hội thừa hóc môn nam (testosterone), như học giả Trung Quốc thừa nhận. Các gia đình ở nước này sắp được sinh con theo ý muốn nhưng vẫn khan hiếm phụ nữ để làm thiên chức này.

Một lộ trình giảm dân số

Sau khi ông Mao Trạch Đông tuyên bố chính thức chấm dứt Văn cách (Đại cách mạng văn hoá) năm 1969, từ 1970 đến 1979, đã thực hiện khẩu hiệu “muộn, lâu, ít” (đẻ muộn, đẻ cách quãng, đẻ ít). Dù bị phê phán là duy ý chí, tổng tỷ lệ sinh đẻ lúc này đã giảm được từ 5,9 xuống 2,9. (Tới nay tỷ lệ này là 1,7) (1).

Lo ngại gia tăng dân số sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế, xã hội, môi trường (nói nôm na như tờ USA TODAY (2), là làm cạn kiệt nhanh nguồn thức ăn, nước uống vốn dĩ đã khan hiếm của Đại lục), năm 1979 Bắc Kinh bắt đầu thực hiện chính sách mỗi gia đình chỉ sinh một con, phạt các gia đình sinh con thứ hai.

Posted Image

Chính sách “một con” đưa lại một cộng đồng dư thừa nam tử Hán. Ảnh minh họa: IE

Các tác giả như Susan Greenhalgh cho rằng tại thời điểm ra quyết định có một số lựa chọn khác, ngoài chính sách “một con”, nhưng chúng đã không được chiếu cố đến(3), vì đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn, đồng thời không hoà điệu được với các ván cờ tiếp sau của Trung Nam Hải(4).

Cuối những năm 1980, khi các máy chẩn đoán siêu âm mang xách trở nên thông dụng, ngày một nhiều hơn những thai phụ chọn cách phá thai khi biết được giới tính của bào thai là nữ. Các học giả cho rằng đây là bước ngoặt của sự chênh lệch tỉ lệ giới tính trẻ sơ sinh.

Tác giả A. Boer nhận xét: “Tôi không nghĩ ban đầu chính phủ Trung Quốc đã quan ngại rằng công nghệ siêu âm sẽ được dùng để xác định giới tính. Bởi họ chỉ chăm chắm làm sao tỷ lệ sinh con giảm. Nhưng khi sự chênh lệch giới tính bộc lộ rõ vào những năm 90, việc dự đoán giới tính bị xem là bất hợp pháp”. Tuy nhiên thực trạng này vẫn tràn lan.

Đầu thiên niên kỷ, Chính phủ Trung Quốc tiến hành một chiến dịch tuyên truyền tổng lực (5) để chống lại tập quán “khát con trai”. Áp phích thường thấy là một người mẹ phàn nàn là bà bị ba người con trai bỏ rơi, không thăm nom, trong khi một bà mẹ khác cười hạnh phúc, vì được con gái hiếu thảo chăm sóc. Nhưng thiên kiến “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại dai dẳng.

Năm 2008, Uỷ ban quốc gia dân số và kế hoạch hoá Trung Quốc khẳng định chính sách “một gia đình một con” sẽ được áp dụng ít nhất một thập kỷ nữa.

Năm 2010, Uỷ ban này nhận định rằng ngày càng nhiều công dân hoặc làm ngơ, hoặc vi phạm chính sách “một gia đình một con”, và khẳng định chính sách này sẽ được áp dụng ít nhất đến năm 2015.

Từ 1979 tới 2011, chính sách “một con” được xem là đã ngăn ngừa được khoảng 400 triệu ca sinh nở. Tháng ba vừa qua, Chính phủ Trung Quốc cho biết đang xem xét lại chính sách “một gia đình một con” theo hướng cho phép các gia đình có con thứ hai (6).

Sự giết hại những bé gái

Qua truyền thông, rõ ràng cung cách có được con trai bằng mọi giá ở châu Á gây sốc cho người phương Tây, và cả Đông Âu.

Năm 1990, một bài báo gây chấn động ở Mỹ khẳng định nạn “bị giết hại vì giới tính” (gendercide) cướp đi quyền sống của cả trăm triệu cá thể nữ ở các nước kém phát triển, trong đó phân nửa (50 triệu) là con số cá thể nữ “mất tích/missing women” chỉ ở riêng Trung Quốc. Đồng thời, bài báo chỉ ra rằng năm đó (1990), “ngay cả ở châu Á, nơi có tỷ lệ nữ giới thấp nhất trên thế giới, thì Đông Nam Á và Đông Á, trừ Trung Quốc, vẫn có tỷ lệ phụ nữ trên đàn ông chỉ cao hơn 1:1 một chút (khoảng 1:1,01)” (7).

Nhiều phúc trình và sách báo khác, khá sớm, cũng gây chấn động dư luận khi chỉ ra thai nhi đã 8,5 tháng, thậm chỉ 9 tháng tuổi, hoặc thậm chí đã lọt lòng, nhưng mẹ chúng vẫn bị ép buộc phải sẩy (bằng các liệu pháp y tế khác nhau) (8).

Năm 1999, Stephen Moore, thuộc viện Cato, Washington, đã dự báo rằng “chính sách một con” là một cuộc diệt chủng nữa... Ông dự báo rồi khối các nước theo kinh tế thị trường sẽ phải giải quyết nạn đất chật người đông và nhu cầu tiêu thụ không thể đáp ứng của các nước đang phát triển (9).

Vừa mới đây, một bài báo đăng trên tờ The New York Times cho hay (đến ngày 26/6/2011) số cá thể nữ bị “giết hại vì giới tính” trên thế giới đã lên tới hơn 160 triệu. Bài báo cáo buộc rằng chính sách của Bắc Kinh đã làm cho hầu hết các cuộc phá thai ở Đại lục trở nên tự nguyện. Và sự “làm ngơ” của Washington trong vấn đề này cũng đang bắt cả Mỹ cả trả giá, ít nhất là trong sự chênh lệch giới của cộng đồng người gốc Á ở Mỹ (10)

Dấu ấn của tiểu nông

“Trọng nam khinh nữ” là một định kiến lâu đời. Một trong những nguyên nhân của nó hẳn là phong tục cô dâu phải có của hồi môn, tạo nên một gánh nặng đến mức gây nợ nần cho các gia đình có con gái.

Vì đặc tính nông nghiệp châu Á, gia đình thuần nông luôn cần nhiều nhân công, lại không tồn tại chế độ hưu trí, bảo hiểm xã hội ở nông thôn, nên người ta cố đẻ con, nhất là con trai, để khước từ sự lo lắng truyền đời về tình trạng bấp bênh lúc tuổi già, khi mất sức lao động. Con trai luôn được coi trọng hơn, và vì truyền thống tam tòng. Con dâu trở thành một thứ con đẻ, còn con gái là con người ta. Trung Quốc là nước sau khi kết hôn, vợ mang họ chồng. Tồn tại quan điểm coi trọng ông bà nội, ông bà nội thường được chăm sóc tốt hơn ông bà ngoại. Ngược lại, con trai phải có nghĩa vụ chính trong phụng dưỡng cha mẹ (11), và giữ hương lửa trong thờ cúng tổ tiên.

A. Boer, tác giả của các công trình khoa học nổi tiếng về tình trạng thừa nam, thiếu nữ ở Trung Quốc, nhận định: “Ở các đô thị, hiện giá trị của con gái đang tăng do có điều kiện học hành, họ có thể có thu nhập ổn định. Nhưng Trung Quốc vẫn là một nước nông nghiệp là chính. Ở nông thôn vẫn chưa ý thức được vai trò của người con gái như nhân tố đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình cha mẹ cô, vì cô gái sẽ lấy chồng, và rời khỏi gia đình”.

Nhưng gần như không thấy các bài viết Âu Mỹ nêu bật tập quán nhất thiết phải có người nối dõi (nỗi sợ “mất giống”) của người Á Đông. Đây mới là nguyên nhân sâu xa làm mất đi hy vọng sống sót của bào thai nữ, tước đoạt quyền sống của bé gái sơ sinh (ở Ấn Độ, ở các vùng xa tại Trung Quốc, như sách báo vẫn đưa tin), là sự hắt hủi đến mức bị ruồng bỏ của người vợ, người con dâu không sinh được con nối dõi, là thói đèo bòng thê thiếp… ở nhiều nước châu Á.

Thiên nhiên phục thù

Về kinh tế gia đình, các khoản tiết kiệm đã tăng kể từ khi chính sách một con được áp dụng. Nhờ nó, các hộ gia đình chi dùng ít hơn, cả về thời gian lẫn tài chính, vào việc nuôi dạy con. Thứ hai, vì các bậc cha mẹ có ít hy vọng hơn vào việc sẽ được con phụng dưỡng lúc tuổi già, xu thế dành tiền tiết kiệm cho tương lai cũng tăng trưởng (12).

Nhưng quốc sách “mỗi gia đình chỉ sinh một con” đã gây những hậu quả tương hỗ. Đó là làm tăng tỉ lệ người cao tuổi trong xã hội Trung Quốc, đồng thời thu hẹp khả năng họ được phụng dưỡng tuổi già, nhất là về mặt kinh tế, do số người trẻ giảm đi.

Chính sách một con cũng là mục tiêu cho nhiều cáo buộc về vi phạm nhân quyền ở Trung Hoa từ phía phương Tây (13).

Khi cách cư xử ở Đại lục trở nên quyết liệt hơn, các bài viết của phương Tây cũng trở nên gay gắt hơn. Đơn cử, bài viết “Chính sách một con của Trung Quốc dẫn đến một dân tộc giận dữ” (14) của H. Kimball.

Tháng Ba 2007, tại hội nghị do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Hoa tổ chức nhằm tham vấn về việc bãi bỏ Luật “một con”, các đại biểu đã chỉ ra các tác động xấu lên thế hệ trẻ Trung quốc mà chính sách này gây ra như bệnh “quý tử”, kém về kỹ năng giao tiếp và cộng tác, do không có anh chị em. Giáo sư Ye Tingfang, Viện Hàn lâm khoa học TQ khẳng định: “Hạn mức sinh một con là quá cực đoan. Nó phản lại quy luật tự nhiên. Nhìn về lâu về dài, nó tất dẫn tới sự báo thù của Mẹ thiên nhiên” (15). Chú thích: (1)http://en.wikipedia.org/wiki/One-child_policy#cite_note-steps_up-1

(2)http://www.usatoday.com/news/world/2002/06/19/china-usat.htm

(3)http://en.wikipedia.org/wiki/One-child_policy#cite_note-37

(4)http://www.timesonline.co.uk/tol/life_and_style/article448270.ece

(5)ttp://www.timesonline.co.uk/tol/life_and_style/article448270.ece

(6)http://www.marketwatch.com/story/china-reportedly-considering-two-child-policy-2011-03-07

(7)http://www.nybooks.com/articles/archives/1990/dec/20/more-than-100-million-women-are-missing/?pagination=false

(8)http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/china/1336466/Chinese-region-must-conduct-20000-abortions.html

(10)http://www.cato.org/pub_display.php?pub_id=5457

(11)http://www.nytimes.com/2011/06/27/opinion/27douthat.html?nl=todaysheadlines&emc=tha212

(12) http://en.wikipedia....note-steps_up-1

Barry Naughton, The Chinese Economy: Transitions and Growth, Cambridge, Massachusetts: MIT Press, 2007

(13) http://en.wikipedia....e_note-CPPCC-58

(14)http://www.newser.com/story/31138/chinas-one-child-policy-leads-to-nation-of-angry-men.html

(15) Nhật báo Thượng Hải, http://english.sina....315/106515.html, và

http://www.asianews....art=8757&size=A

Lê Đỗ Huy (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với cái đám lính toàn con thừa tự này mà TQ cũng dám giao chiến với VN ư ?!!!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hihi theo em là chắc có lẽ các cụ nhà ta quên, kaka, hihi hoặc là số lượng bùa có hạn

Có lẽ là VN mình nên lên các dân tộc mường ở Hòa Bình, xin ít bùa mang về yểm ở Hoàng Sa, cho bọn lính ở đó ngơ ngơ hết, đảm bảo 3 bữa sợ phát khiếp, bỏ của chạy lấy người, khà khà, em có gặp mấy đồng chí đi lên Hòa Bình 1 vài năm, về thấy ngơ ngơ, lang thang khắp nơi ngoài đường, quần áo bẩn thỉu, ta mang bùa đó lén yểm ở Hoàng Sa thì tuyệt biết mấy

Xin chào !

Thì cô nương có thể nói với ông Nguyễn Phú Trọng là nhờ ngay sư phụ yểm chứ việc gì phải người Mường .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Haha em là đấng nam phu đại trượng phu, hem phải cô nương, khà khà

Hihi hôm nay mới biết chú Thiên Sứ có thuật yểm bùa làm cho mấy anh trai làng Tung Của ngơ ngơ, hôm nào phải xin gặp chú Thiên Sứ để xin ít bùa yêu mới được, gặp em nào xinh xắn là yểm luôn, ko cưới mình thì cho ngơ ngơ luôn cho biết tay

Khà khà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại Bắc Kinh: Mỹ tuyên bố duy trì hiện diện ở Biển Đông

ktcatbd.com.vn

Mỹ luôn cam kết duy trì sự hiện diện của mình ở Biển Đông, quan chức quân sự hàng đầu của nước này tuyên bố khi ông đang có mặt ở Trung Quốc hôm nay.

Hãng Reuters đưa tin từ Bắc Kinh cho hay, Đô đốc Mullen nhấn mạnh rằng, Washington lo lắng tranh chấp về vùng biển giàu tài nguyên có thể dẫn tới xung đột nghiêm trọng.

Cả Việt Nam và Philippines trong vài tháng nay đã mạnh mẽ phản đối các hành động của Trung Quốc trong việc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí, quấy rối hoặc làm hư hại tàu thăm dò và tàu cá, thậm chí là bắn vào ngư dân ở những vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền hai nước.

Posted Image

Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tới Bắc Kinh chiều qua (9/7).

Ảnh: AP

"Lo lắng của tôi, cùng với những quan ngại khác mà tôi có, là các sự cố liên tục xảy ra có thể dẫn tới hiểu lầm, và một sự bùng nổ mà không ai có thể lường trước được”, Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói khi bắt đầu chuyến công du tại Trung Quốc.

"Chúng tôi có sự hiện diện lâu dài ở đây và chúng tôi có một trách nhiệm lâu dài. Chúng tôi tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ giải pháp hòa bình cho những bất đồng”, ông nói trong một cuộc họp báo.

Bất chấp những bất an trước các khả năng quân sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như hành xử quả quyết hơn của nước này ở những vùng biển tranh chấp, quan hệ quân sự Trung – Mỹ đang ấm dần gần đây và chuyến thăm của ông Mullen tới Trung Quốc là nhằm “đáp lễ” chuyến thăm của người đồng cấp Trung Quốc Trần Bỉnh Đức tới Washington hồi tháng 5.

Chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đánh dấu những cuộc hội đàm quân sự cấp cao nhất giữa hai nước kể từ khi Bắc Kinh ngừng mọi tiếp xúc quân sự với Washington để phản ứng với việc Mỹ bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Đài Loan.

Trước diễn biến căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền, Mỹ đã cam kết sự ủng hộ của mình với Philippines ở Biển Đông, vùng biển được cho là giàu tài nguyên dầu khí. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khăng khăng cách giải quyết tranh chấp khu vực trên cơ sở song phương chứ không phải đa phương – một chiến lược mà giới phê bình cho là cách “chia để trị”.

Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lớn nhất bằng cách đưa ra bản đồ hình chữ U bao trùm hầu như toàn bộ 1,7 triệu km vuông vùng biển gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Mỹ “không rời xa”

Trung Quốc và Mỹ đã đề cập tới vấn đề Biển Đông trong các cuộc hội đàm ở Hawaii hồi tháng 6, và chủ đề này có thể trở thành tâm điểm chương trình nghị sự trong cuộc gặp sắp tới giữa các Ngoại trưởng ASEAN và nhiều quốc gia khác tại Indonesia.

Trang tiếng Anh của tờ Nhật báo Trung Quốc đăng tải một bài xã luận hôm thứ Sáu cho rằng, ASEAN không nên chấp thuận những nỗ lực của các lực lượng bên ngoài nhằm can thiệp vào các tranh chấp song phương. Theo chuyên gia phân tích, đây là bình luận nhằm vào cam kết hỗ trợ Philippines trong vấn đề chủ quyền hàng hải của Mỹ.

Bài xã luận nhấn mạnh: "Lịch sử của châu Á đã chứng minh rằng, các lực lượng bên ngoài không bao giờ toàn tâm toàn ý vì hòa bình và phát triển châu Á”.

Nhưng ông Mullen, trong khi nhấn mạnh mong muốn của Mỹ là thấy một giải pháp hòa bình cho những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, thì cũng đồng thời tuyên bố, Washington sẽ không rời khỏi khu vực. "Mỹ sẽ không rời xa. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực là điều quan trọng với các đồng minh của chúng tôi nhiều thập niên qua và sẽ tiếp tục như thế”, Đô đốc Mullen nói.

Trong vài năm qua, các tàu Trung Quốc và Mỹ cũng có một số vụ đụng độ trên biển, và Bắc Kinh thì thường cáo buộc Mỹ tiến hành hoạt động do thám ở các khu vực lân cận vùng biển Trung Quốc.

Trung Quốc dự kiến sẽ sớm hạ thủy tàu sân bay đầu tiên – một diễn biến mới trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của nước này và tiếp tục làm châu Á bất an.

Khi được hỏi về tàu sân bay, ông Mullen cho rằng, việc có tàu sân bay và triển khai nó là hai điều hoàn toàn khác nhau. "Có tính biểu tượng rất lớn đi kèm với tàu sân bay và tôi hiểu điều đó. Đôi khi để khả năng thực tế phù hợp với biểu tượng, thì có thể có khoảng cách”, ông nói.

Thái An

Share this post


Link to post
Share on other sites

Haha em là đấng nam phu đại trượng phu, hem phải cô nương, khà khà

Hihi hôm nay mới biết chú Thiên Sứ có thuật yểm bùa làm cho mấy anh trai làng Tung Của ngơ ngơ, hôm nào phải xin gặp chú Thiên Sứ để xin ít bùa yêu mới được, gặp em nào xinh xắn là yểm luôn, ko cưới mình thì cho ngơ ngơ luôn cho biết tay

Khà khà

Yêu đương thì cần gì phải bùa, làm cho tình hình thêm phức tạp. Cứ yêu đại đi mà.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ lo sợ Nhật - Mỹ bắt tay quốc tế hóa vấn đề biển Đông

10/07/2011 16:38

(VTC News) – Thời gian gần đây, khi vấn đề biển Đông được nhắc tới trên ngày càng nhiều diễn đàn mang tầm quốc tế, thì vấn đề báo chí Trung Quốc quan tâm theo sát và lo ngại nhất không phải phản ứng của các nước có tranh chấp trong khu vực này, mà chính là động thái của 2 'kỳ phùng địch thủ': người láng giềng nhiều duyên nợ Nhật Bản và 'ông lớn' Mỹ.

Tin liên quan » Học giả Nhật kêu gọi cùng ASEAN kiềm chế Trung Quốc

» Giải mật: Nhật Bản chi bao nhiêu để 'nuôi' quân đội Mỹ?

» Máy bay chiến đấu F-15 của Nhật rơi trên biển Hoa Đông

» Tranh chấp Trung - Nhật - Hàn dậy sóng biển Hoa Đông

» Tàu tuần tra Nhật “cảnh cáo” 11 tàu chiến Trung Quốc

» Báo chí Nhật cổ vũ hợp tác với ĐNA cảnh giới Trung Quốc

Mới đây, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin Kyodo News cho hay, chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến tình hình Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng quân sự tại biển Đông, đồng thời tuyên bố sẽ nỗ lực tăng cường các cơ chế đàm phán quốc tế. Nhật Bản hi vọng "thông qua bắt tay với Mỹ quốc tế hóa vấn đề biển Đông, kiềm chế việc Trung Quốc liên tục gây áp lực cho Philippines và Việt Nam trên vấn đề chủ quyền tại biển Đông."

Tại buổi họp báo tổ chức ngày 8/7, khi nói đến tình hình biển Đông, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Takeaki Matsumoto tuyên bố: "Biển cả có vai trò quan trọng trong việc kết nối các nền kinh tế trên thế giới. Tự do hàng hải là tiêu điểm quan tâm của cộng đồng quốc tế. Nhật Bản hi vọng giải quyết vấn đề thông qua đàm phán đa phương”.

Posted Image

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Takeaki Matsumoto: "Hi vọng giải quyết vấn đề thông qua đàm phán đa phương".

Trong một diễn biến khác, quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, Nhật Bản sẽ lấy Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) được tổ chức vào cuối tháng 7 làm xuất phát điểm cho nỗ lực này. Đến lúc đó, không chỉ có Trung Quốc, Việt Nam và Philippines mà Nhật Bản, Mỹ, Australia, Ấn Độ cũng tham dự hội nghị.

Tại hội nghị cấp cao được tổ chức hôm 6/8, chính phủ hai nước Nhật – Mỹ đã đạt được đồng thuận về việc phối hợp chặt chẽ tại Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn Khu vực ASEAN.

Trang Hoàn cầu nhấn mạnh, hồi tháng 6, khi gặp Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Indonesia Bambang Yudhoyono, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đều nhấn mạnh tính quan trọng của an ninh biển.

Posted Image

Nếu cộng đồng quốc tế không tăng cường giám sát, Trung Quốc sẽ áp đảo các nước xung quanh khống chế biển Đông

Quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho rằng: “Nếu trong bối cảnh tình hình biển Đông ngày càng gay gắt, cộng đồng quốc tế không tăng cường giám sát thì Trung Quốc sẽ áp đảo các quốc gia xung quanh, khống chế toàn bộ khu vực biển Đông. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến đảo Senkaku (Điếu Ngư)."

Suy ngược từ phía Trung Quốc, điều này cũng có nghĩa, nếu Nhật Bản kết nối thành công với Mỹ để đạt được sự nhất trí với các quốc gia biển Đông thì sẽ là một bất lợi lớn cho Bắc Kinh khi bị cô lập trong cuộc tranh chấp trên biển nói chung và tại vùng biển tranh chấp Trung - Nhật quanh khu vực đảo Điếu Ngư nói riêng.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi nước này kiên quyết phản đối quốc tế hóa vấn đề biển Đông, tăng cường thế tấn công ngoại giao đối với các quốc gia liên quan, đồng thời coi quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ là đối trọng với Trung Quốc. Nhiều chuyên gia dự đoán, hòa dịu và thúc đẩy đàm phán song phương với các quốc gia biển Đông sẽ là lựa chọn hàng đầu của Bắc Kinh trong nỗ lực ngăn chặn Mỹ quay trở lại Đông Á.

Sáng Nguyễn

===

Đứng giữa làng, một trai làng hùng hổ tuyên bố: ở cái làng này tao là tướng. Đúng lúc ấy một thanh niên to con lực lưỡng đi qua hỏi thế tao là ai...? tên trai làng kia tái mét mét mặt mũi, run rẩy nói: dạ, anh là bố tướng ah.

Rõ khổ, đúng là ếch chết tại miệng. Suýt nữa bị ăn tẩn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật, Mỹ, Australia tập trận chung tại khu vực quần đảo Trường Sa.

VIT - Ngày 8/7/2011 Kyodo News đưa tin: Lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF) của Nhật Bản sẽ tiến hành cuộc tập trận chung với Mỹ và Úc. Cuộc tập trận thường niên này thường diễn ra gần vùng biển Kyushu hoặc gần Okinawa, phía tây nam Nhật Bản ở vào phía Đông của Trung Quốc. Lần này cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đông gần quần đảo Trường Sa, nhằm đáp trả tham vọng độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.

Cuộc tập trận chung này giữa Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản cùng với hải quân Mỹ và Australia trên Biển Đông, sẽ diễn ra từ ngày 9/7 ở ngoài khơi bờ biển Brunei.

Cuộc tập trận gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc, với mục đích nhắc nhở Trung Quốc tôn trọng an ninh hàng hải quốc tế trên biển Đông.

Được biết ngày 7/7/2011, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, đã kịp cho biết Ngoại trưởng nước này, ông Dương Khiết Trì, tái khẳng định với người đồng cấp Nhật Bản, ông Takeaki Matsumoto, về tự do hàng hải trên Biển Đông. Tuy nhiên giới bình luận Nhật Bản cho rằng Trung Quốc không có cái quyền phát ngôn như vậy.

Nhật Bản giám sát chặt chẽ, và ngăn cản kịp thới mọi động thái Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo thuộc khu vực biển giáp gianh Trung Quốc với Nhật Bản.

Thời gian gần đây báo chí Nhật bản đưa nhiều tin về các động thái hiếu chiến của Trung Quốc, nhất là các vụ tàu Trung Quốc ngang nhiên cắt đứt cáp tham dò dầu khí của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Được biết, một tàu khu trục của Nhật, một tàu khu trục của Hải quân Mỹ và một tàu tuần tra của Hải quân Australia sẽ tiến hành huấn luyện tác chiến thông tin và các cuộc tập trận khác. Ba tàu này đang tham gia một cuộc thao diễn quốc tế ở Brunei.

Đây là hành động cụ thể hóa nội dung hợp tác quốc phòng giữa ba nước cũng như mục tiêu chiến lược chung về an ninh hàng hải mà Nhật Bản và Mỹ thống nhất trong phiên họp ngoại giao-quốc phòng (2+2) hồi tháng 6/2011.

Tin tổng hợp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Haha em là đấng nam phu đại trượng phu, hem phải cô nương, khà khà

Hihi hôm nay mới biết chú Thiên Sứ có thuật yểm bùa làm cho mấy anh trai làng Tung Của ngơ ngơ, hôm nào phải xin gặp chú Thiên Sứ để xin ít bùa yêu mới được, gặp em nào xinh xắn là yểm luôn, ko cưới mình thì cho ngơ ngơ luôn cho biết tay

Khà khà

Xin chào !

Ô thế à ! Sao chú nhiều thiếp thế ? Thích thật !

Chia sẻ kinh nghiệm đi !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc cử tàu ngư chính đến Trường Sa

VnExpress

Thứ hai, 11/7/2011, 11:56 GMT+7

Báo chí Trung Quốc hôm qua cho biết một tàu ngư chính nước này đã rời cảng ở tỉnh Hải Nam lên đường đi thực hiện nhiệm vụ mà họ gọi là tuần tra ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Tàu này, mang số hiệu 46012, được đưa xuống để thay thế tàu ngư chính số 301, đến khu vực đảo đá ngầm Vành Khăn và sẽ hoạt động ở đó 50 ngày, trên tàu có 22 người, TTXVN dẫn lại tin của Tân Hoa cho hay.

Theo hãng tin Trung Quốc, đây là lần đầu tiên ngành cá hải dương tỉnh Hải Nam thực hiện tuần ngư chính ở Trường Sa. Ngư chính là một trong năm lực lượng hành pháp bờ biển của Trung Quốc, thuộc dân sự.

Posted Image

Một con tàu ngư chính của Trung Quốc được đưa đến Trường Sa hồi tháng 4 năm nay. Hành động này vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo. Ảnh: China Daily.

Liên quan tới sự kiện này, hãng thông tấn bình luận Trung Quốc tối qua nói việc "tuần tra bảo vệ ngư chính là cách thể hiện chủ quyền và sự quản lý của Trung Quốc" đối với quần đảo Trường Sa.

Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông nằm ở vùng nước bên trong yêu sách 9 đoạn mà Trung Quốc mới đưa ra năm 2009 để đòi chủ quyền. Yêu sách này là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và không được các bên liên quan ở Biển Đông và quốc tế công nhận.

Quần đảo Trường Sa đã được Việt Nam khẳng định chủ quyền trên cơ sở bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý.

Hồi đầu tháng 4, Trung Quốc đã đưa các tàu ngư chính của họ đến vùng nước gần Trường Sa, điều này vi phạm chủ quyền của Việt Nam, và bị Việt Nam phản đối.

"Việc Trung Quốc cử tàu ngư chính đi tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này", phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố hôm 5/4.

Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây gia tăng căng thẳng do việc các tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Ngoài việc điều tàu ngư chính đến và ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng nước thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc còn cho các tàu hải giám và tàu cá quấy rối hoạt động của tàu Việt Nam ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Philippines trong những tháng qua cũng nhiều lần tố cáo tàu của Trung Quốc xâm phạm vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền, quấy rối hoạt động của tàu cá và tàu thăm dò của Philippines.

Manila tuần trước cho biết có thể sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra diễn đàn an ninh khu vực ARF, nhóm họp tại Indonesia giữa tháng này. Mỹ - nước có quyền lợi quốc gia trong việc đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông và là đồng minh của Philippines - cho rằng ARF là cơ hội để giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua phương cách hòa bình.

Trong một diễn biến khác, tờ The Yomiuri Shimbun của Nhật vừa dẫn nguồn không nêu tên trong ngành ngoại giao Mỹ cho hay Trung Quốc đang đóng một tàu sân bay khác với chiếc Varyag mua từ Ukraina. Tháng trước, lần đầu tiên quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc thừa nhận nước này đang chế tạo tàu sân bay, nhưng không nói rõ là chiếc Varyag đó hay một tàu hoàn toàn "made in China". Tờ báo Nhật nói con tàu thứ hai này được cho là đang đóng ở Thượng Hải.

Thanh Mai

=======================================

Trung Quốc than phiền vì Mỹ tập trận

VnExpress

Thứ hai, 11/7/2011, 17:33 GMT+7

Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc nói rằng thời điểm tập trận của Mỹ tại khu vực không phù hợp, và yêu cầu Mỹ "chừng mực hơn trong lời nói và hành động"

> Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện tại biển Đông

"Trong rất nhiều dịp trước đây, phía Mỹ đã nhấn mạnh rằng không có ý định can thiệp vào các tranh chấp tại Biển Đông", tham mưu trưởng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức nói trong cuộc họp báo sau khi gặp đô đốc Mike Mullen đang ở thăm Bắc Kinh.

"Tuy nhiên, Mỹ vừa có cuộc tập trận chung với Philippines. Chúng tôi biết cuộc tập trận này từng diễn ra nhiều lần trong các năm trước, nhưng thời điểm diễn ra lần này không phù hợp", ông Trần nói.

Philippines và Mỹ vừa kết thúc 11 ngày tập trận hải quân chung tại vùng biển Sulu, phía đông Biển Đông. Đây là cuộc diễn tập hàng năm nhằm thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa hai nước có hiệp định phòng thủ chung.

Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc còn nói ông mong muốn phía Mỹ thận trọng hơn. "Tôi chân thành và thực sự hy vọng rằng những người bạn Mỹ của chúng tôi sẽ hiểu những vấn đề cơ bản, đồng thời cần chừng mực và thận trọng hơn trong lời nói cũng như hành động".

Posted Image

Ông Trần Bỉnh Đức và ông Mike Mullen duyệt đội danh dự trong lễ đón tiếp chính thức hôm nay tại Bắc Kinh. Ảnh: Chinanews

Ông Trần nhấn mạnh rằng điều kiện tiên quyết để hai bên Trung - Mỹ có mối quan hệ ổn định là sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

Đô đốc Mullen hôm qua phát biểu rằng Mỹ quan tâm tới vấn đề tự do hàng hải và hy vọng rằng những tranh chấp trên Biển Đông thời gian qua sẽ được hóa giải một cách hòa bình. Mullen cũng tái khẳng định Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện trong khu vực.

Ngoài hội đàm với người đồng cấp, ông Mullen sẽ tiếp kiến phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du 4 ngày này.

Chuyến đi của ông Mullen được cho là nhằm doa xịu căng thẳng giữa hai cường quốc trong một số vấn đề, trong đó có quan điểm khác biệt về tranh chấp chủ quyền giữa các bên trên Biển Đông thời gian qua, đặc biệt là giữa Trung Quốc với Việt Nam và Trung Quốc với Philippines.

Việt Nam và Mỹ cũng sẽ có những hoạt động giao lưu hải quân trong tháng 7. Hoạt động này đã được lên kế hoạch từ lâu và không có liên quan tới những căng thẳng gần đây. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga khẳng định đây không phải là một cuộc tập trận.

Phan Lê

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc phản đối đưa Biển Đông ra tòa quốc tế

VnExpress

Thứ ba, 12/7/2011, 16:36 GMT+7

Trung Quốc hôm nay bác bỏ kêu gọi của Philippines về việc đưa tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ra trước một tòa án của Liên Hợp Quốc.

> Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa LHQ

"Trung Quốc giữ quan điểm rằng tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết qua đàm phán trực tiếp giữa các nước có liên quan trực tiếp", AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết. Ông Hồng cũng thêm rằng các tranh chấp nên được dàn xếp theo "luật pháp quốc tế đã được thừa nhận".

Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền một số vùng chồng lấn nhau ở Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 trên thế giới. Việt Nam, Brunei và Malaysia cũng khẳng định chủ quyền ở khu vực.

Hôm qua tại một hội nghị ở Hong Kong, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh cũng đòi hỏi các nước liên quan giải quyết vấn đề Biển Đông bằng phương cách ngoại giao "khôn khéo" và nói rằng Trung Quốc đang đi theo hướng này.

Posted Image

Sơ đồ đường yêu sách 9 đoạn - đường lưỡi bò - của Trung Quốc trên Biển Đông. Yêu sách này bị các bên liên quan bác bỏ vì không có cơ sở. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario - vừa tới thăm Trung Quốc tuần trước - cho biết ông đã đặt vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển với giới chức Bắc Kinh. Đây là một tòa án độc lập do UNCLOS - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển - thành lập. Trung Quốc cũng là thành viên của UNCLOS.

Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo điều 76 của công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852 mét).

Trong vài tháng trở lại đây, Philippines và Việt Nam tố cáo Trung Quốc có những hành vi ngày càng quyết liệt ở Biển Đông. Hồi tháng 4, Manila đã đệ đơn phản đối chính thức lên Liên Hợp Quốc để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Hải Ninh

===================================

Về bản chất thì đường lưỡi bò của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải khá nhiều nước. Bởi vậy, thế nào cũng có nước đưa lên Liên Hiêp Quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia 10 năm ở Bắc Kinh:

"Điều khiến TQ sợ và không ngờ tới"

Thứ hai, 11 Tháng 7 2011 06:49

(GDVN) - “Sức mạnh của dân tộc và thời đại, cộng thêm sự khôn khéo, biết điều, sáng tạo, dám có đột phá trong đường lối chính sách đối ngoại chính là sự bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền biển đảo của nước ta lúc này”, đó là lời chia sẻ của ông Dương Danh Dy - người từng có 10 năm làm công tác ngoại giao tại Trung Quốc với Báo Giáo dục Việt Nam.

“Trung Quốc vừa đấm vừa xoa”

Một số chuyên gia nhận định, Trung Quốc đang sử dụng luật chơi 2 mặt trong vấn đề biển Đông. Chỉ vài ngày trước thềm hội nghị thượng đỉnh về an ninh khu vực, tàu Bình Minh bị cắt cáp. Sau cuộc gặp bên lề với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh cam kết xử lý tranh chấp hòa bình và gìn giữ tình hữu nghị Trung – Việt, ba tàu bán vũ trang của nước này lại tấn công, cắt cáp tàu Viking 2. Trong cuộc gặp cấp cao Trung Việt, Trung Quốc tái khẳng định gìn giữ quan hệ láng giềng. Nhưng liền sau đó, tướng Bành Quang Khiêm lại tuyên bố sẽ dạy cho Việt Nam bài học lớn hơn. Ông có bất ngờ về điều này

không?

Posted Image

Ông Dương Danh Dy: Tôi hoàn toàn không bị bất ngờ.Vì như trước đây tôi đã nói nhiều lần, Trung Quốc luôn áp dụng chiêu bài “lúc đấm”, “lúc xoa”, có khi “vừa xoa, vừa đấm”. Như thời điểm này, Trung Quốc“ vừa xoa” bằng cách không hạ thủy tàu sân bay, mời 10 đặc phái viên Việt Nam và ngoại trưởng Philippin sang Trung Quốc đàm phán… Nhưng ngay lập tức lại “đấm” ở chỗ: tuyên bố sẽ dạy Việt Nam một bài học… Đó là một thủ đoạn bất biến của Trung Quốc mà chúng ta cần phải cảnh giác.

Về sự kiện Trung Quốc tạm hoãn hạ thủy tàu sân bay, nhiều ý kiến lạc quan cho rằng, Trung Quốc đã có dấu hiệu của sự trùng bước, ông suy nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Dương Danh Dy: Trung Quốc hoãn hạ thủy là vì Việt Nam đã có thái độ phản đối cứng rắn và thế giới đang lên tiếng. Nếu cứ ngoan cố hạ thủy tàu không hạm thì không tránh khỏi sự phản đối, giận dữ của nhân dân thế giới. Tuy nhiên, với quyết tâm và mộng bá quyền của Trung Quốc từ trước tới nay, chắc chắn họ sẽ vẫn tiếp tục làm tới cùng. Biển Đông đối với Trung Quốc không chỉ là địa bàn chiến lược mà còn có ý nghĩa sống còn. Đây không chỉ là nơi giàu có về tài nguyên khoáng sản, hải sản mà còn là con bài quan trọng để tác động, gây sức ép đối với Việt Nam, hòng biến Việt Nam thành quốc gia chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, sẵn sàng trở thành đồng minh khi Trung Quốc cần đến. Chính vì vậy, tình hình biển Đông từ nay đến trước Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (diễn ra vào mùa thu năm 2012) sẽ tiếp tục còn nhiều diễn biến phức tạp.

“Chống bá quyền của Trung Quốc chứ không bao giờ chống người dân Trung Quốc”

Trong thời gian ở Trung Quốc, có những câu chuyện nào khiến ông nhớ nhất về vấn đề chủ quyền, biển đảo và tình hữu nghị của nhân dân Trung Quốc dành cho Việt Nam?

Ông Dương Danh Dy: Tôi đã làm việc tại Trung Quốc 3 khóa: 1966 – 1970, 1977 – 1981 và 1993 – 1996. Trong đó hai khóa ở Bắc Kinh và một khóa ở Quảng Châu, chưa kể tới những chuyến đi ngắn hạn. Cũng có nhiều người đã ở Trung Quốc như tôi nhưng ít ai lại ở vào đúng ba thời điểm đặc biệt này. Thời kỳ 66 – 70 là giai đoạn Trung Quốc viện trợ, giúp Việt Nam đánh Mỹ và cũng là thời kỳ Trung Quốc thực hiện cuộc cách mạng văn hóa nên tôi thấy được cả hai mặt. Một mặt là tình hữu nghị của Trung Quốc với Việt Nam, mặt khác là những mâu thuẫn nội tại của quốc gia này. Dân Trung Quốc lúc đó mới ra khỏi nạn đói, mỗi người dân Trung Quốc chỉ được nhận 1 thước Trung Quốc, tức 33 cm vải để vá quần áo, thế mà họ đưa vải, đưa gạo, đưa xe đạp và vũ khí cho Việt Nam. Tôi đã từng làm việc và trực tiếp tiếp xúc với rất nhiều người Trung Quốc. Họ sẵn sàng đóng góp tiền ủng hộ Việt Nam, biến những lá thư gửi tiền tuyến thành những vở kịch ca ngợi chống Mỹ.

Thời kỳ thứ II, hai bên đối đầu căng thẳng nhưng cũng không ít người dân Trung Quốc phản đối chính sách của nhà cầm quyền. Thời kỳ thứ III, Trung Quốc và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ. Tôi làm Tổng lãnh sự quán ở Quảng Châu và kết bạn với rất nhiều người Trung Quốc. Họ đã chia sẻ và cảnh báo với tôi rất nhiều vấn đề về tài nguyên, kẹt xe, ô nhiễm… mà tới bây giờ nghiệm lại thấy đều đúng cả. Như vậy, mặc dù có những thời điểm hòa hảo, có những thời điểm căng thẳng nhưng đông đảo người dân Trung Quốc đối với chúng ta vẫn là những người anh em tốt. Tôi không bao giờ quên những gương hy sinh của họ đối với Việt Nam. Chúng ta chống là chống sự bá quyền của một số người Trung Quốc chứ không bao giờ chống người dân Trung Quốc.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, người dân Trung Quốc hiện nay còn rất “mù mờ” về vấn đề biển Đông?

Ông Dương Danh Dy: Đúng vậy. Gần đây, sự tuyên truyền của chúng ta trong nội bộ Trung Quốc còn kém nên thái độ của người Trung Quốc đối với ta không còn được như ngày xưa, thậm chí còn có những hiểu nhầm. Vì vậy, Việt Nam phải có đài phát tiếng Trung, trang web tiếng Trung để cho họ hiểu hơn về những vấn đề có liên quan tới hai quốc gia. Tôi còn nhớ, năm 1993, khi tôi bắt một chiếc taxi tại Trung Quốc, người lái taxi có hỏi tôi rằng: “Ở Việt Nam đã hết đánh nhau chưa?”. Rõ ràng, họ chưa hiểu hết về đất nước chúng ta, trong tưởng tượng của họ, Việt Nam vẫn chỉ là một quốc gia luôn chìm trong chiến tranh và hết sức nghèo nàn.

Thưa ông, có một số lo ngại rằng, tinh thần dân tộc chủ nghĩa đang lên tại Trung Quốc và Việt Nam sẽ là rào cản cho việc gìn giữ mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia?

Ông Dương Danh Dy: Đã nói đến dân tộc thì bao giờ cũng tỉnh táo. Có cá biệt số ít người Việt Nam cũng như Trung Quốc bị kích động, bị lợi dụng. Do không hiểu biết nên có những hành động bồng bột, quá khích… Nhưng tôi cho rằng đó chỉ là cái nhất thời. Còn tinh thần dân tộc chân chính của Việt Nam cũng như Trung Quốc sẽ giúp cho 2 bên tìm ra được một giải pháp thỏa đáng. Việt Nam là nước đã từng chịu Bắc thuộc 1000 năm, một số người Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đã là một phần của Trung Quốc nhưng những người Trung Quốc chân chính vẫn công nhận chúng ta là một quốc gia độc lập. Mối quan hệ có lúc thăng lúc trầm nhưng rồi hai bên vẫn chung sống hòa bình và gắn kết với nhau. Chỉ có điều, trong tình hình mới này, chúng ta cần có cách cư xử khôn khéo, phù hợp. Chúng ta vẫn giữ thái độ ôn hòa với họ, không phải vì tình hình căng thẳng tại biển Đông hiện nay mà chúng ta tỏ ra bất chấp. Chúng ta vẫn hết sức tôn trọng những lợi ích chính đáng của họ. Còn những lợi ích không chính đáng, chúng ta kiên quyết chống tới cùng.

“Chưa bao giờ chúng ta có sự thuận lợi như hiện tại”

Đâu là giải pháp dài hạn, mang tính chiến lược cho Việt Nam trước thái độ ngày càng hung hăng hơn của Trung Quốc?

Ông Dương Danh Dy: Thứ nhất, chúng ta phải cương quyết cho Trung Quốc thấy Việt Nam không bao giờ chấp nhận đường ranh giới “lưỡi bò” trên biển mà Trung Quốc vẽ trên bản đồ. Đồng thời, ta cũng phải để nhà cầm quyền Trung Quốc và đông đảo nhân dân Trung Quốc thấy rằng, đây là những yêu cầu tối thiểu, có lý có tình mà Việt Nam không thể thỏa hiệp, nhượng bộ. Thứ hai, cần làm cho khối ASEAN nhất là những nước có liên quan trực tiếp tới biển Đông thấy rõ cùng nhau tránh được âm mưu “chia để trị”, “bẻ gãy từng chiếc đũa” tiến tới thôn tính toàn bộ của Trung Quốc. Thứ ba, cần phải công khai hóa vấn đề, quốc tế hóa vấn đề. Mức độ công khai, thời điểm công khai và vấn đề công khai cần được nghiên cứu nghiêm túc đạt được sự nhất trí cao và do một mối quản lý. Rõ ràng, khi chúng ta công khai sự kiện tàu Bình Minh và tàu Viking 2 bị cắt cáp, chúng ta đã tranh thủ được sự đồng thuận của đông đảo đồng bào trong, ngoài nước và dư luận quốc tế, tạo một sức ép đáng kể lên phía Trung Quốc. Chúng ta cần quốc tế hóa vấn đề biển Đông bằng nhiều con đường, trong đó phải coi trọng diễn đàn Liên Hợp quốc. Đây là một cách “chơi bài” trong bối cảnh thế giới đang bước vào giai đoạn hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu rộng hơn. Thứ tư, xin nhấn mạnh một vấn đề mà ai cũng biết, đó là nhanh chóng tăng cường sức mạnh tổng hợp, tăng cường sự đoàn kết dân tộc. Chỉ khi nào nền kinh tế của chúng ta phát triển vững chắc, lớn mạnh, uy tín của Việt Nam tại khu vực và trên trường quốc tế mới ngày một tăng cường. Bên cạnh đó, chúng ta không chạy đua vũ trang song cần trang bị cho quân đội nhiều trang thiết bị hiện đại hơn để đảm bảo an ninh dân tộc. Ngoài ra, như tôi đã nói, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền vào nội bộ Trung Quốc thông qua trang web chuyên về biển Đông, trang web tiếng Trung Quốc để nói lên tiếng nói chính nghĩa của chúng ta với nhân dân Trung Quốc. Sức mạnh của dân tộc và thời đại, cộng thêm sự khôn khéo, biết điều, sáng tạo, dám có đột phá trong đường lối chính sách đối ngoại chính là sự bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền biển đảo của nước ta lúc này.

Có ý kiến cho rằng, Trung Quốc đang lái mâu thuẫn với Việt Nam về trạng thái song phương, ngay trong bối cảnh có hàng loạt nỗ lực đa phương để kiềm chế xung đột. Cụ thể hơn là vẫn luôn nói rằng giữ quan hệ hữu hảo nhưng vẫn gia tăng tranh chấp, lấn ngày càng sâu vào vùng chủ quyền Việt Nam, để buộc Việt Nam phải vào thế tự vệ đơn phương khi Mỹ không kịp trở tay hoặc không thể can thiệp khi xung đột nhỏ lẻ. Ông đánh giá gì về nhận định này?

Ông Dương Danh Dy: Đúng vậy, Trung Quốc đang muốn tách Việt Nam ra khỏi Mỹ, ra khỏi ASEAN và các nước lớn. Bởi vì có một điểm rõ ràng, Việt Nam đang phải đối phó với một Trung Quốc rất mạnh nhưng chưa bao giờ chúng ta có sự thuận lợi như hiện tại. Các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật đều đồng tình và đứng về phía chúng ta. Điều này làm Trung Quốc “sợ”, Trung Quốc không ngờ tới. Khi Trung Quốc tuyên bố biển Đông là lợi ích cốt lõi của họ, lập tức Mỹ quay trở lại họp với ASEAN. Ngoài ra, Philippin và Việt Nam đã mau chóng cổ vũ, động viên nhau để cùng giữ một thái độ kiên quyết, cứng rắn. Điều cốt lõi là cần phải cho người dân Việt Nam thấy, Trung Quốc là một nước mạnh, lắm mưu, nhiều kế nhưng không phải không có điểm yếu. Và chúng ta không hề phải lo sợ.

Lực lượng nghiên cứu Trung Quốc ở nước ta hiện nay không ít, nhưng phân tán, rời rạc, thiếu chuyên gia đầu đàn, thiếu chuyên gia giỏi cho từng lĩnh vực?

Ông Dương Danh Dy: Đó chính là một vấn đề tồn tại của ta lúc này. Lực lượng chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc hiện nay còn tản mạn, chưa tập trung. Chúng ta cần mau chóng tập hợp lại thành một bộ phận chuyên trách, làm nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Phải tuyển chọn người có tài, có đức, không phân biệt bằng cấp để đoàn kết lại vì mục tiêu chung. Làm sao nơi đó phải trở thành cái “túi khôn” giúp đỡ lãnh đạo Đảng và Nhà nước xử lý mọi việc liên quan.

Xin cảm ơn ông!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay