Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

"Sức mạnh của cả dân tộc để giữ gìn biển đảo"

Vietnamnet.vn

Cập nhật lúc 08/06/2011 11:07:22 PM (GMT+7)

Tối 8-6, thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có phát biểu và tuyên bố: “Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cải của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Đồng thời, thủ tướng khẳng định: “Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình”.

Posted ImageThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại thành phố Nha Trang tối 08.6.2011 và được truyền hình trực tiếp. Ảnh: Trúc Nam Sơn

Đó là phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi mit-tinh quốc gia bế mạc Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam năm 2011 cùng các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (8.6), diễn ra tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tối 8.6.2011.

VietNamNet xin trân trọng giới thiệu những nội dung phát biểu quan trọng của thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sau đây:

Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam được tổ chức tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa – một thành phố du lịch xinh đẹp và danh tiếng. Thành phố năng động, có nhiều tiềm năng phát triển của tỉnh Khánh Hòa và Nam Trung bộ của nước ta. Tôi đánh giá cao việc Bộ Tài nguyên và môi trường – UBND tỉnh Khánh Hòa và TW Đoàn TNCS HCM và các bộ ngành, đoàn thể đã phối hợp tổ chức sự kiện quan trọng này. Đây chính là dịp để một lần nữa chúng ta khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ các vùng biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc, hưởng ứng các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường biển vì sự phát triển bền vững của hành tinh chúng ta.

Nhân sự kiện trọng đại này chúng ta cần tiếp tục khẳng định và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ quan trọng sau đây:

Tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc. Từ bao đời nay, tiếp nối liên tục qua rất nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ biết bao công sức và cả máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài học của lịch sử, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao chính nghĩa, lẽ phải, phát huy nội lực, đi đôi với tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và các hoạt động kinh tế biển. Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cải của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc.

Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình. Chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp quốc, đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của chúng ta.

Trong khi kiên trì đàm phán, trong khi kiên trì phấn đấu tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, Việt Nam yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 và năm nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực, xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm, cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa một bên là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và một bên là Trung Quốc; hướng tới xây dựng bộ qui tắc ứng xử (COC), để biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển vì lợi ích tất cả các nước trong khu vực; vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới.

Giữ vững chủ quyền lãnh thổ, giữ vững ổn định ở biển Đông là những vấn đề mang tính toàn cục. Việc xử lý các vấn đề nảy sinh ở biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và trong chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế; không để các thế lực phản động tìm cách lợi dụng, công kích chống phá sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, xuyên tạc, chia rẽ quan hệ quốc tế giữa nước ta và các nước liên quan.”

(đang tiếp tục cập nhật)

Trúc Nam Sơn ghi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lại cắt cáp tàu Việt Nam

Cập nhật lúc 09/06/2011 04:37:35 PM (GMT+7)

Posted Image- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận việc tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu địa chấn Việt Nam xảy ra sáng nay (9/6).

Bà Nguyễn Phương Nga trong buổi họp báo chiều nay đã xác nhận: vào lúc 6h sáng ngày 9/6, tàu Viking 2 do PetroVietnam thuê đang tiến hành hoạt động thăm dò thì bị tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 6226, cùng hai tàu ngư chính yểm trợ mang số hiệu 311 và 303, chạy ngang qua mũi tàu sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ.

Posted Image

Người phát ngôn Phương Nga: Điều này “đối với Việt Nam là không thể chấp nhận được”. Ảnh: Trường Sơn

Tàu Viking 2 đã phát pháo hiệu cảnh cáo song các tàu này vẫn lao vào, bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu cá 6226 mắc vào tuyến cáp của Viking 2 khiến tàu thăm dò của Việt Nam không thể hoạt động bình thường. Hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng một số tàu cá khác của Trung Quốc sau đó đã tiến vào giải cứu tàu 6226.

Cho biết khu vực xảy ra sự việc (lô 136/03 tại 6o47,5 Bắc, 109o17,5 Đông) nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, bà Nga nhận định hành động này của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng.

"Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình ổn định tại Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế đối với PetroVietnam", bà Nga nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: Việt Nam phản đối mạnh mẽ hành động trên của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt - Trung, chấm dứt ngay và không để tái diễn mọi hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, đồng thời bồi thường thiệt hại đã gây ra cho PetroVietnam.<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">

Posted Image

Đoạn cáp bị cắt của tàu Bình Minh 02.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhận định các hành động có tính hệ thống này của phía Trung Quốc là nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, hiện thực hóa yêu sách đường 9 đoạn – đường lưỡi bò.

Bà Nga nhấn mạnh điều này “đối với Việt Nam là không thể chấp nhận được”.

Người phát ngôn cũng cho biết ngay chiều 9/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện ĐSQ Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động này của phía Trung Quốc và nêu rõ lập trường của phía Việt Nam.

Đáng nói là sự việc này diễn ra chỉ một thời gian ngắn sau vụ việc các tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu địa chấn Bình Minh 02 cũng của PetroVietnam sáng 26/5. Bình luận về việc cắt cáp tàu Bình Minh 02, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại nói đó là việc làm "bình thường và hợp lý ở khu vực biển thuộc thẩm quyển và quyền tài phán của Trung Quốc". Thậm chí, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc còn yêu cầu Việt Nam "tránh tạo ra những sự cố mới".

Trong khi đó, chưa đầy 4 tháng qua, Philippines đã có các văn bản ghi nhận 7 sự cố liên quan tới việc tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực tranh chấp và tấn công các tàu của Philippines.

Website của nhiều cơ quan ngoại giao Việt Nam bị tấn công

Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Phương Nga cũng xác nhận trong một vài ngày gần đây, website của một số cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao đã bị hacker tấn công. Website của Trung tâm biên phiên dịch bị tấn công và để lại một số nội dung bằng tiếng Trung kèm hình ảnh cờ Trung Quốc. Trang Thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao chiều qua cũng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) khiến website này khó truy cập.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế 24h

Tác giả: Theo DVT

Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước

Trung Quốc đe dọa các nhà đầu tư vào Việt Nam

Giới chức ngành dầu khí cho biết, Trung Quốc đã liên tiếp đe dọa Idemitsu, BP và ExxonMobil nếu các Tập đoàn này không rút các dự án khỏi Việt Nam.

Thông tin trên được đăng trên tờ South China morning ngày hôm nay (10/6).

Phản ứng trước động thái này của phía Trung Quốc, giới chức Việt Nam đã thông báo cho đối tác Nhật cũng như các đối tác khác trong khu vực về vấn đề này, và cam kết sẽ theo dõi sát sao tình hình.

Idemitsu sau đó đã quyết định tiếp tục các dự án tại Việt Nam vì cho rằng các thương vụ với chính phủ Việt Nam là hoàn toàn tuân thủ luật quốc tế.Trong cuộc họp báo thường kì của chính phủ tháng 5, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói, Việt Nam kiên quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.

Do đó, Chính phủ sẽ có giải pháp bảo vệ, đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi hợp tác thăm dò dầu khí tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Biển Đông trải dài từ bờ biển phía tây của Singapore ở Đông Nam Á tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3.500.000 km2, ước tính có trữ lượng hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỉ mét khối khí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật ký tàu Viking II: TQ dùng máy bay tham gia cắt cáp

Thứ sáu, 10/06/2011, 10:48(GMT+7)

Nhật ký tàu Viking 2 của Việt Nam cho thấy, Trung Quốc đã dùng máy bay để “bảo hộ” tàu cắt cáp của mình.

Posted Image

Trực thăng của Trung Quốc. Ảnh: vietnamdefence.

Nhật ký tàu Viking của Việt Nam:

* Ngày 8/6

- 5 giờ 30 phút: Tàu bảo vệ Vạn Hoa 737 và 731 trinh sát về phía bắc của mục tiêu.

- 7 giờ: Vạn Hoa 737 và 731 tiếp cận khu vực quay đầu phía tây, quan sát thấy hơn 15 tàu đánh cá của Trung Quốc làm việc bên trong khu vực quay đầu.

- 8 giờ 45 phút: Tàu Vạn Hoa 737 đến bên cạnh tàu Trung Quốc 80105 phát lời cảnh báo của Chính phủ Việt Nam (bằng tiếng Trung Quốc) là tàu này đã vi phạm lãnh hải Việt Nam.

- 9 giờ 35 phút: Tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 303 thông báo với Vạn Hoa 737 rằng các tàu đánh cá sẽ khởi hành khỏi khu vực trong 3-4 giờ. Họ cho biết do gặp sự cố nên sẽ mất thời gian dài để hồi phục bánh lái tàu của họ. Nhận tin, Vạn Hoa 737 đứng dự phòng.

- 11 giờ: tàu Vạn Hoa 737 nhận được tín hiệu từ tàu ngư chính Trung Quốc 303 thông báo họ sẽ rời khỏi khu vực. Nhưng ít phút sau, tàu này trắng trợn thông báo họ có quyền tiếp tục đánh cá trong vùng này và có vấn đề gì thì liên hệ với chính phủ của họ (Trung Quốc).

- 11 giờ 30 phút: Một máy bay không xác định được lai lịch bay trên tàu Vạn Hoa 737 và trên tàu Trung Quốc ở độ cao rất thấp. Đây là máy bay hai cánh quạt lớn, sơn màu xám và không dấu hiệu đã bay quanh khu vực khoảng 10 phút rồi rời đi.

- 12 giờ: Viking 2 thay đổi kế hoạch thu nổ địa chấn để tránh các tàu cá Trung Quốc.

-14 giờ 50 phút: Một số tàu cá của Trung Quốc chạy theo đường cong hình chữ S không đúng với lộ trình. Chúng chạy trước tàu Vạn Hoa 737 rồi thay đổi hướng quay trở lại phía bắc.

- 20 giờ 30 phút: Tàu CR1 trực bảo vệ trong khi các tàu cá Trung Quốc chạy ngay sau các phao phía cuối tàu. Tàu Viking 2 bắt đầu làm việc, các tàu bảo vệ vào vị trí bảo vệ, di chuyển về phía trước.

Nhật ký tàu Viking II: TQ dùng máy bay tham gia cắt cáp

Posted Image

Tàu Viking của Việt Nam. Ảnh: PVN.

* Ngày 9-6:

- 6 giờ: khi đang thu nổ ở tọa độ 6o47,5’ Bắc, 109o17,5’ Đông, tàu Viking 2 bị tàu 62226 của Trung Quốc chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu và gây rối bốn đường cáp thu phía bên trái tàu. Tàu 62226 bị hỏng chân vịt, trôi dạt phía sau tàu Viking 2 trong vài giờ.

- 8 giờ 20 phút: Viking 2 thoát khỏi sự theo đuổi của tất cả các tàu Trung Quốc. Tàu Viking 2 đang phục hồi các thiết bị và có kế hoạch khởi hành khỏi khu vực.

(Theo Tuổi trẻ và Thanh niên) Tin đăng lại

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn cách thức của Trung Quốc hành xử trong mấy năm gần đây thấy lộ diện rõ một ông treo đầu dê bán thịt chó trong xóm nghèo. Đúng là thực dân kiểu mới chứ anh em hữu nghị mẹ khỉ gì mà có kiểu anh, em theo kiểu nói một đằng làm một nẻo, dùng kéo cắt cáp, bắt giữ ngư phủ, lấn chiếm đất mặt tiền của nhà người ta.

Không phải người dân nào của Trung Quốc cũng thích gây chiến, họ cũng yêu hòa bình & thích sống lương thiện. Nhưng việc Nhà nước Trung Quốc truyền thông cho người dân TQ trái với thực tế 100% cho thấy đây chính là một kiểu độc đoán về truyền thông nghe một đài, đọc một báo của chính phủ cầm quyền.

Tôi đang tự hỏi những người đang cầm quyền của TQ, họ là ai....?

Họ tự tin đến mức độ hung hăng khi cầm kéo đi cắt môi người ta. Nhưng họ nên nhớ rằng, một khi môi đã bị đứt rồi thì răng sẽ bị lạnh buốt đấy.

Đã đến lúc họ nên biết rằng, sẽ có một thời điểm, những người con yêu nước Việt nam, sẽ tặng cho họ tuyển tập Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành Lạc Việt đấy!

Tặng họ một câu: Dương khắc Âm tắc bế!

Nghĩa là chẳng như họ mong đợi đâuPosted Image

"Xuyên tạc trắng trợn của Trung Quốc về vụ Viking II

10/06/2011 05:52

(VTC News) – Không chỉ liên tiếp khiêu khích phía Việt Nam bằng những hành động vô cùng ngang ngược, liên tiếp và có tính hệ thống, trong cuộc họp báo hôm qua (9/6) của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, Trung Quốc tiếp tục bóp méo sự thật, gây hiểu lầm cho người dân Trung Quốc và thế giới."

Trích dẫn một đoạn trên: http://vtc.vn/311-28...u-viking-ii.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành động nguy hiểm và vô ích

10/06/2011 23:32

Thanh Niên tiếp tục trao đổi qua thư điện tử với một số học giả quốc tế uy tín liên quan đến vấn đề Trung Quốc tiếp tục làm leo thang căng thẳng tại biển Đông với hành động cản phá hoạt động tàu thăm dò Viking II của VN sáng 9.6.

Ông nhận định thế nào về việc tàu Trung Quốc tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền thềm lục địa và đặc khu kinh tế của VN hôm 9.6?

Giáo sư (GS) Carlyle A.Thayer, Học viện Quốc phòng Úc: Việc xâm nhập sâu vào vùng biển chủ quyền của VN liên tiếp trong 2 tuần của tàu Trung Quốc rõ ràng là hành động khiêu khích và gây hấn, làm phân hóa VN với các thành viên còn lại của ASEAN. Hành động này cho thấy Trung Quốc ngày càng ngang ngược, cố khẳng định chủ quyền tại nơi mà nước này không có cơ sở pháp lý nào để minh chứng cho điều đó.

Posted Image

GS Thayer - GS Townsend-Gault

GS Ian Townsend-Gault, khoa Luật, Đại học British Columbia (Canada):

Trong lúc yêu sách về đường 9 đoạn của Trung Quốc vẫn không được cộng đồng thế giới công nhận, nước này lại tiếp tục có những hành động leo thang dưới danh nghĩa bảo vệ chủ quyền (không có giá trị pháp lý) của mình. Tôi sẽ đặt câu hỏi ngược lại rằng: Trung Quốc bảo vệ cái gì khi hoạt động thăm dò của tàu VN hoàn toàn nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền, không gây phương hại nguồn tài nguyên biển Đông chứ đừng nói đến an ninh khu vực. Do vậy, hành động thái quá của Trung Quốc, trong cả 2 sự kiện 26.5 và 9.6, là rất nguy hiểm cho tình hình biển Đông.

Ông có nhận xét gì về luận cứ tuyên bố chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc?

Ông Rodolfo C.Severino, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - ISEAS (Singapore):

Rõ ràng, việc tuyên bố chủ quyền trên biển Đông mà chỉ dựa trên quyền lịch sử và luật lệ của chính nước mình là một hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Trong khi VN và các nước khác trong khu vực như Philippines hay Malaysia đã có những điều chỉnh cụ thể về khái niệm thềm lục địa và đặc khu kinh tế để từ đó đưa ra những luận cứ thuyết phục hơn về chủ quyền, Trung Quốc vẫn chưa làm được điều này.

Posted Image

GS Amer (trái), ông Severino - Ảnh: Nhân vật cung cấp

GS Ramses Amer, Trung tâm Nghiên cứu châu Á, Thái Bình Dương, Đại học Stockholm (Thụy Điển):

Trung Quốc chỉ dựa vào quyền lịch sử và khái niệm vùng biển liền kề để đưa ra tuyên bố chủ quyền và rất ít khi đề cập khái niệm thềm lục địa hay đặc khu kinh tế. Điều này làm việc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ngày càng mập mờ và tối nghĩa, trong khi các nước tranh chấp khác, trong đó có VN, ngày càng có quan điểm rõ ràng hơn về chủ quyền.

Những hành động vừa qua của Trung Quốc sẽ mang lại kết quả gì cho nước này, thưa ông?

GS Townsend-Gault:

Chắc chắn tình trạng leo thang vừa qua trên biển Đông sẽ chẳng giúp ích được gì cho Trung Quốc trong tham vọng tuyên bố chủ quyền trên phần lớn biển Đông. Hơn thế nữa, hình ảnh của nước này, trong khu vực và trên thế giới, sẽ chẳng cải thiện được thêm chút nào. Tôi muốn nhấn mạnh rằng điều tiên quyết để khẳng định vị thế của một quốc gia trên thế giới là phải thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật quốc tế ở mức tối đa.

GS Thayer:

Như tôi đã nói ở trên, Trung Quốc đang cố tình gây phân hóa VN với các thành viên còn lại trong khối ASEAN. Nhưng những diễn biến vừa qua chỉ đem đến một kết quả chắc chắn: chủ đề biển Đông sẽ một lần nữa thống lĩnh chương trình nghị sự tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Diễn đàn Khu vực ASEAN trong tháng 7.

Vai trò của ASEAN đối với vấn đề này trong bối cảnh hiện nay như thế nào, thưa ông?

Ông Severino:

Theo tôi ASEAN cần tiếp tục gây áp lực với Trung Quốc, đặc biệt là đối với vấn đề muôn thuở chỉ một mình Trung Quốc thừa nhận: đường đứt khúc 9 đoạn.

GS Townsend-Gault:

ASEAN cần thể hiện quan điểm rõ ràng hơn nữa về khía cạnh luật pháp quốc tế. Khi ASEAN đã đồng thuận về việc mọi bất đồng phải được giải quyết trên tinh thần thượng tôn pháp luật thì tự nhiên Trung Quốc sẽ chịu một áp lực rất lớn trong việc tìm cơ sở pháp lý biện minh cho hành động của mình. Chừng nào ASEAN còn chưa có tiếng nói chung thì Trung Quốc còn dễ dàng thực hiện ý đồ của mình.

Kêu gọi thực hiện tuyên bố ứng xử về biển Đông

Chủ tịch ASEAN 2011 Indonesia kêu gọi các bên có tranh chấp ở biển Đông bình tĩnh và thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). “Sự cố gia tăng tại biển Đông cho thấy ASEAN và Trung Quốc phải lập tức hoàn tất hướng dẫn thực hiện DOC để tất cả quy tắc ứng xử có thể được thực hiện đầy đủ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia Michael Tene nhận định với báo Jakarta Post.

Bất chấp phản đối mạnh mẽ của nhiều bên và những cam kết kiềm chế của chính mình, Trung Quốc vẫn liên tục có hành động quấy rối đối với Việt Nam và Philippines mà vụ mới nhất xảy ra hôm 9.6 trong vùng biển thuộc chủ quyền rõ ràng của Việt Nam. Jakarta Post dẫn lời chuyên gia an ninh Andi Widjajanto tại Đại học Indonesia đánh giá các hành động trên cho thấy chính quyền Trung Quốc muốn làm mọi thứ theo ý mình.

Văn Khoa

An Điền (thực hiện)
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới nhận định về căng thẳng Biển Đông

Giới quan sát quốc tế ghi nhận rằng căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông, lý giải nguyên nhân, và dự đoán tình hình sẽ còn nghiêm trọng. Họ cũng khuyến cáo các bên phải rất kiềm chế và đoàn kết để có được giải pháp hòa bình.

Dưới đây là trích đăng bài viết của một số hãng thông tấn, báo đáng chú ý trong hai ngày qua, sau vụ tàu Trung Quốc phá hoại cáp tàu khảo sát của Việt Nam.

Tờ New York Times, với tiêu đề "căng thẳng bùng lên" ở Biển Đông, cho rằng tình hình hiện nay chứng tỏ cơ chế Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông không có hiệu quả. Đây là nhận xét của Michael Vatikiotis, chuyên gia an ninh tại Trung tâm đối thoại nhân văn Singapore.

"Các nước láng giềng của Trung Quốc ngày càng bất bình với việc Quân đội Giải phóng nhân dân PLA thiết lập căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam, ngay rìa phía bắc của khu vực biển tranh chấp".

Báo này dẫn bình luận của chuyên gia an ninh biển Mark Valencia - một người giỏi có tiếng trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, như sau: "Dường như các vụ va chạm giữa Trung Quốc và các bên tuyên bố chủ quyền khác đang ngày càng tăng.

"Tại sao lại là bây giờ?", chuyên gia đặt câu hỏi. Nhìn từ góc độ Trung Quốc, "có lẽ là do bây giờ họ đã có đủ lực lượng".

Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA dẫn thông tin từ văn bản do Giám đốc CIA Leon Panetta gửi Quốc hội Mỹ trong quá trình xem xét việc ông sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng. Trong văn bản này, Panetta nhận xét rằng, Trung Quốc dường như đang xây dựng lực lượng để "chiến đấu và chiến thắng trong những cuộc xung đột quyết liệt và chớp nhoáng" trên các đường biên giới nước này.

VOA tường thuật lại một số vụ đụng độ vừa qua trên biển giữa các tàu của Trung Quốc với tàu Việt Nam và Philippines, trong khi các quan chức Trung Quốc luôn khẳng định ủng hộ hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

Posted Image

Tàu khảo sát của Mỹ và các tàu của Trung Quốc trong một vụ va chạm trên Biển Đông năm 2009. Mỹ tố cáo Trung Quốc vi phạm luật lệ quốc tế khi cho tàu quấy rối tàu Mỹ. Bắc Kinh đáp lại rằng tàu Mỹ "do thám". Ảnh: US Navy.Giám đốc CIA lưu ý với Quốc hội Mỹ rằng, Trung Quốc có vẻ như đang xây dựng lực lượng chuẩn bị cho các xung đột tiềm tàng liên quan đến Đài Loan, kể cả khi có sự can thiệp của Mỹ. Ông chủ tương lai của Lầu Năm Góc đề nghị Mỹ theo dõi sát sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc trong lúc vẫn phải tìm cách duy trì hòa bình và ổn định, cũng như giảm nguy cơ xung đột trong khu vực này.

Bản tin của BBC hôm qua, sau khi điểm lại tình hình căng thẳng leo thang hiện nay trên Biển Đông, nhấn mạnh thực tế rằng, "Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề tranh chấp với từng quốc gia riêng lẻ. Việt Nam, Indonesia và Philippines muốn xây dựng nỗ lực chung của cả khu vực nhằm tìm một giải pháp đa phương cho cuộc xung đột".

Bản tin của Inquirer, nhật báo hàng đầu của Philippines, dẫn tuyên bố mạnh mẽ của thượng nghị sĩ Francis Pangilinan kêu gọi chính phủ không quỳ gối trước sức ép của Trung Quốc.

"Chúng ta không để bị bắt nạt bởi cách cư xử phi ngoại giao này", tuyên bố của ông Pangilinan đưa ra sau khi đại sứ Trung Quốc tại Manila Lưu Kiến Siêu yêu cầu các nước khác không được khai thác tài nguyên ở Trường Sa.

"Chúng ta không bao giờ cho phép thế lực nào ép buộc chúng ta tuân lệnh", Pangilinan nói thêm.

Các nghị sĩ Philippines có những luồng ý kiến khác nhau: nếu giải quyết hòa bình tránh leo thang căng thẳng - bằng cách đưa vấn đề tranh chấp ra LHQ và ASEAN, chẳng hạn theo cơ chế ASEAN+1.

"Chúng ta nên theo cách này thay vì đồng tình với đề xuất củng cố quân đội Philippines, bởi điều đó sẽ chỉ kích động Trung Quốc có thêm các hành động thù địch trong khu vực mà thôi", nghị sĩ Rodolfo Biazon nói.

Nghị sĩ Ben Evardone thì cho rằng ASEAN và LHQ nên tham gia dập tắt tình trạng leo thang căng thẳng hiện nay giữa các bên tranh chấp. "Các bên nên tránh những cuộc khẩu chiến qua lại. Tôi nghĩ đã đến lúc cần có tuyên bố đình chiến truyền thông, nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột lớn".

Đài RFA đăng bình luận của các nhà phân tích người Trung Quốc cho rằng tranh chấp chủ quyền lâu dài trên Biển Đông, gần Trường Sa, đang có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng.

Wu Fan, chủ bút tạp chí China Affair có trụ sở tại Mỹ, cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu lục tìm lại các ghi chép lịch sử từ thời phong kiến tiền 1911 để tìm những cứ liệu biện minh cho tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, nơi được cho là có nhiều tài nguyên.

"Việt Nam sẽ không xuống thang, và Trung Quốc cũng không xuống thang. Đặc biệt là không xuống thang trong vấn đề các quần đảo. Đôi bên sẽ ngày càng phân cực".

Giáo sư đại học Seton Hall Yang Liyu nói rằng hiện giờ cả hai bên rất khó mà hạ nhiệt.

"Chuyện này giống như châm lửa bằng xăng", Yang nói. "Tình hình rất có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định trong toàn khu vực" Biển Đông. "Sự tranh chấp và đụng độ chắc chắn sẽ ngày càng nghiêm trọng".

Tờ Daily Youmuri, Nhật Bản đăng bài xã luận với tiêu đề "Bắc Kinh cần kiềm chế trên biển", cho rằng Trung Quốc đã phá vỡ cam kết trong DOC 2002.

Báo này nhận xét rằng dù tại Đối thoại an ninh Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt khẳng định Bắc Kinh ủng hộ hòa bình trên Biển Đông, và rằng khu vực này vẫn ổn định, nhưng hai người đồng nhiệm Việt Nan và Philippines ngay lập tức có những tuyên bố khác hẳn về tình hình.

"Trung Quốc sẽ không có được lòng tin của cộng đồng quốc tế nếu những điều họ nói không giống những gì họ làm", xã luận có đoạn.

Báo Nhật này cho rằng Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra ngang nhiên trên biển bởi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của nước này đã đặt trọng tâm vào mở rộng các lợi ích trên biển.

Và vì thế "các thành viên ASEAN phải đoàn kết chặt chẽ" để bảo vệ vùng biển của họ, không để Trung Quốc biến nó thành "ao nhà".

Thanh Mai

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải quân Việt Nam làm chủ trang thiết bị mới

Thứ bảy, 11/06/2011, 09:40(GMT+7)

Để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, Hải quân nhân dân Việt Nam thường xuyên thực hiện huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.

Posted Image

Sau đây là một số hình ảnh về Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, làm chủ các trang thiết bị mới, hiện đại.

Posted Image

Posted Image

Biên đội tàu Hải quân NDVN chuẩn bị huấn luyện trên biển.

Posted Image

Tàu hộ vệ săn ngầm Lữ đoàn 171 bắn tên lửa.

Posted Image

Tên lửa trên bờ Hải quân tập trận bắn tên lửa.

Posted Image

Tàu Hải quân huấn luyện bắn đạn thật trên biển.

Posted Image

Chuẩn bị đi biển.

Posted Image

Hải quân đánh bộ luyện tập sẵn sàng chiến đấu.

Posted Image

Huấn luyện làm chủ trang bị mới, hiện đại ở Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân.

Posted Image

Hải quân nhân dân Việt Nam chính qui, tinh nhuệ, hiện đại.

Posted Image

Tên lửa bộ sẵn sàng chiến đấu.

Posted Image

Biên đội tàu Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân huấn luyện trên biển.

Posted Image

Tàu của Đoàn M72 huấn luyện trên biển.

(Theo ĐấtViệt)

Tin đăng lại

Nguồn tin: Baodatviet

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xác nhận tập trận bình thường trên biển Đông

Cập nhật lúc 12/06/2011 09:07:26 AM (GMT+7)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga đã chính thức xác nhận việc tập trận của hải quân Việt Nam tại Quảng Nam ngày 13 tháng 6 tới.

TIN LIÊN QUAN

Ảnh: Hải quân Việt Nam làm chủ thiết bị hiện đại

Ngắm đội tàu chiến hiện đại của hải quân VN

Ngày 10/6/2011, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới thông tin Hải quân Việt Nam sẽ tổ chức huấn luyện bắn đạn thật tại vùng biển Hòn Ông, tỉnh Quảng Nam vào ngày 13/6, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết:

"Đây là hoạt động huấn luyện thông thường hàng năm tại khu vực Hải quân Việt Nam vẫn thường xuyên huấn luyện theo chương trình và kế hoạch huấn luyện hàng năm của các đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam."

Posted Image

Tàu chiến của Hải quân Việt Nam trong cuộc diễn tập bắn đạn thật trên biển vào thứ 2 ngày 13/06/2011.

Theo nguồn thông tin từ Quân chủng Hải quân Vùng 3 và Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, cuộc diễn tập hôm 13/6 sẽ kéo dài trong khoảng 6 tiếng, từ 18h – 24h ở gần khu vực Hòn Ông, ngoài khơi tỉnh Quảng Nam, cách bờ biển khoảng chừng 40 km. Các tàu thuyền đã được cảnh báo tránh xa khu vực biển ngoài khơi miền Trung trong thời gian diễn ra cuộc tập trận vào đầu tuần.

Trước cáo buộc từ Bắc Kinh cho rằng Việt Nam đã “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc”, "đe doạ an ninh quốc gia và cuộc sống của những ngư dân Trung Quốc”, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã mạnh mẽ lên án việc Trung Quốc cố tình bóp méo sự thật gây hoang mang dư luận trong khu vực cũng như quốc tế.

Trên thực tế, vào hồi 5h30’, sáng ngày 9/6, một tàu cá Trung Quốc đã ngang nhiên xâm phạm sâu vào lãnh hải Việt Nam và cắt cáp tàu Viking II khi tàu này đang hoạt động, bất chấp những cảnh báo bằng pháo hiệu, loa, còi từ phía tàu Việt Nam.<br Đây là lần thứ 2, sau vụ tàu Bình Minh 02 bị tàu Trung Quốc cắt dây cáp ngày 26/05/2011, cho thấy những hành động “khiêu khích” của Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý và mang tính hệ thống, nhằm vào Việt Nam trong mục tiêu hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò trên biển Đông.

Posted Image

Địa điểm bắn đạn thật trên bản đồ

Báo chí quốc tế bình luận, cuộc tập trận trên biển diễn ra vào thứ 2 tuần tới là phản ứng của Việt Nam trước hành động ngang nhiên xâm phạm chủ quyền và xuyên tạc sự thật của Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận, cuộc tập trận thường niên bình thường của Hải quân Việt Nam.

Biển Đông đang được coi là một trong những tuyến đường biển quan trọng, có khả năng dự trữ nhiều dầu mỏ và khí đốt. Hiện tại Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đã có những động thái thể hiện ý định về vấn đề biển Đông. Trong khi đó, Mỹ bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc nuôi tham vọng tăng cường lực lượng hải quân trong khu vực.

(Theo VTC news)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hillary nói Trung Quốc có biểu hiện “thực dân” ở châu Phi

Cập nhật lúc 13/06/2011 06:00:00 AM (GMT+7)

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã chia sẻ những quan ngại về thực tiễn kinh doanh của Trung Quốc ở châu Phi. Bà nói rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang thể hiện những đặc điểm của “chủ nghĩa thực dân mới” ở châu Phi.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ thừa nhận rằng, Trung Quốc – nước sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới – đã mở rộng ảnh hưởng của mình khắp châu Phi.

Chúng ta đã thấy trong thời thuộc địa, rất dễ đến, lấy đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trả tiền cho nhà lãnh đạo và ra đi”, bà Clinton nói. “Và khi bạn ra đi, bạn không để lại nhiều thứ phía sau cho những người dân nơi ấy. Chúng tôi không muốn nhìn thấy một chủ nghĩa thực dân mới ở châu Phi”.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton Ảnh: huffingtonpost

Đề cập tới Trung Quốc, Ngoại trưởng Clinton nói: “Tôi tin rằng, chúng ta bắt đầu nhìn thấy rất nhiều vấn đề mà bạn cần phải chú ý nhiều hơn nữa trong vòng 10 năm tới”. Ngoại trưởng Mỹ đã có buổi thu hình với một chương trình truyền hình tại Lusaka, Zambia khi bà tới thăm quốc gia châu Phi này. Bà khiến các khán giả có mặt trong buổi thu hình vỗ tay khi đưa ra kết luận: “Giới trẻ sẽ không chấp nhận việc được chỉ dẫn để làm gì”.

Bà Clinton còn thúc giục các nước châu Phi dỡ bỏ những rào cản thương mại với Mỹ. Là vị ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Zambia kể từ năm 1976, bà Clinton đã tham dự cuộc hội đàm về một thỏa thuận ưu đãi thương mại Mỹ vào đúng thời điểm Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi.

"Sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi phản ánh thực tế rằng, họ có những lợi ích quan trọng và ngày càng lớn trên châu lục này”, bà Clinton nói. "Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại rằng, viện trợ nước ngoài và những thực tiễn đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi không phải lúc nào cũng nhất quán với tiêu chuẩn quốc tế về sự minh bạch và quản trị tốt”, bà nhấn mạnh.

Bà cho hay, Mỹ bắt đầu trao đổi với Trung Quốc về các hoạt động của họ tại châu Phi.

Thương mại Trung Quốc – châu Phi tăng hơn 40% trong năm ngoái đạt 126,9 tỉ USD.

Rời Zambia, bà Clinton tới Tanzania, chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du 5 ngày tới châu Phi khi kết thúc ở Ethiopia.

Ngoại trưởng Mỹ trước bà Clinton tới châu lục đen là Henry Kissinger vào năm 1976, khi ông tuyên bố thời kỳ thuộc địa ở miền nam châu Phi là “điều của quá khứ”.

Thụy Phương (Theo economictimes, bloomberg)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào quý vị !Đúng là chỉ có khi nào nhà nước và nhân dân chúng ta cùng hiểu và tin là nước Việt có 5.000 năm văn hiến với lãnh thổ trải dài đến tận phía nam sông Dương Tử thì cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo mới thuận lợi được .Nhưng than ôi ! Ai có thể nói cho nhân dân và các vị lãnh nhà nước hiểu và tin điều này đây .

'Bể bạc' Việt Nam chứa bao nhiêu tỷ USD?

Cập nhật lúc 13/06/2011 12:05:00 PM (GMT+7)

"Biển Đông chứa tiềm năng lớn về dầu khí và nhiều loại kim loại quý hiếm. Đây cũng được đánh giá là một trong năm khu vực có trữ lượng băng cháy cao" - GS. TS Trần Nghi, khoa Địa chất, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết.<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">

<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">Việt Nam chưa chắc Biển Đông có bao nhiêu dầu<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; "><br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">Bộ Năng lượng Mỹ đã đánh giá, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Trong khi, phía Trung Quốc tin rằng, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng.<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">Posted ImageChưa đánh giá được hết tiềm năng khoáng sản ở Biển Đông, Việt Nam.

Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đến 2020 do Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện, dự thảo tháng 11/2004 có nói: “Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất. <br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; "><br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối”.<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; "><br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">Tuy nhiên, GS.TS Trần Nghi băn khoăn: “Cho tới thời điểm này (2011), chúng ta chưa đánh giá hết được tiềm năng trữ lượng dầu khí ở Biển Đông. Với bể Cửu Long, hiện đang khai thác, cũng chưa ai dám nói đã đánh giá hết bể này. Chưa kể tới các bể trầm tích khác như bể Phú Khánh, bể Trường Sa, bể Tư Chính – Vũng Mây, bể Mã Lay - Thổ Chu, bể Hoàng Sa dự báo có tiềm năng như bể Trường Sa….”.<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">Đang thăm dò băng cháy, chưa đặt kế hoạch tìm kim loại quý<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; "><br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">Báo Đà Nẵng ngày 6/6/2011 dẫn thông tin, các chuyên gia Nga đánh giá, khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên băng cháy (methane hydrate), loại năng lượng sạch trong tương lai có thể còn quý hơn dầu mỏ. <br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; "><br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">Công trình “Nghiên cứu câu trúc địa chất vùng biển nước sâu (trên 200m) Nam Vệt Nam làm cơ sở khoa học để tìm kiếm tài nguyên khoáng sản liên quan” năm 2006 cũng dự đoán, vùng được đánh giá triển vọng nhất bao gồm các khu vực địa lũy Tri Tôn – Tây quần đảo Hoàng Sa, Bắc và Đông bể Nam Côn Sơn và tây bắc vùng Tư Chính. Vùng được đánh giá triển vọng tương đối là phần đông bể Phú Khánh, Đông quần đảo Hoàng Sa và nhóm bể Trường Sa, phần Tây Nam và Nam bể Tư Chính – Vũng Mây.<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; "><br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">Tại Việt Nam, tháng 6/2010, Thủ tướng đã phê duyệt “Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam”. Mục tiêu của chương trình là nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam để xác lập các luận cứ, định hướng cho công tác thăm dò, đánh giá trữ lượng và lựa chọn công nghệ khai thác.<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; "><br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">Về các loại khoáng sản kim loại quý khác, GS.TS Trần Nghi cho biết, vùng Biển Đông Việt Nam có đồng, chì, kẽm, mangan, vàng…, phân bố ở đáy biển hoặc nằm trong lòng đất dưới đáy biển. Hiện Việt Nam chưa đặt vấn đề thăm dò, tìm kiếm một cách chi tiết. <br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; "><br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">GS.TS Lê Đức Tố, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và công nghệ biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” cũng xác nhận, đã thu được những mẫu kim loại quý như vàng, mangan từ Biển Đông nhưng tại thời điểm này chưa đặt vấn đề thăm dò, khai thác.<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; "><br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">Giải thích nguyên nhân Việt Nam chưa đánh giá được hết tiềm năng khoáng sản ở Biển Đông, hai GS trên đều thống nhất, trong điều kiện hiện nay, sự đầu tư cho việc này chưa nhiều. Công tác thăm dò, đánh giá, tìm kiếm khoáng sản cũng vấp phải những vấn đề phức tạp khác.<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; "><br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">“Nhưng mục tiêu của chúng ta là sẽ phải khảo sát, đánh giá được tương đối chính xác tài nguyên của Biển Đông” – GS. TS Trần Nghi khẳng định.

(Theo Bee.net.vn)<br style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 0px; padding-right: 0px; padding-bottom: 0px; padding-left: 0px; ">

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sân bay ở Trung Quốc “quên” đóng dấu nhập cảnh hành khách Việt Cập nhật lúc 13/06/2011 04:10:00 PM (GMT+7)

Vài chục hành khách (gồm công dân Việt Nam và cả công dân quốc tịch khác) đi trên chuyến bay VN918 của Vietnam Airlines (từ Hà Nội đi Quảng Châu, Trung Quốc) ngày 10/6 đã không được cơ quan chức năng tại sân bay Bai Yun (Quảng Châu) đóng dấu nhập cảnh theo thủ tục hàng không.

Thông tin trên báo Thanh Niên cho hay, chiều ngày 11/6, một đại diện của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (từ chối nêu tên) đã xác nhận sự việc trên là có thật.

Theo đó, vài chục hành khách (gồm công dân Việt Nam và cả công dân quốc tịch khác) đi trên chuyến bay VN918 của Vietnam Airlines (từ Hà Nội đi Quảng Châu) ngày 10/6 đã không được cơ quan chức năng tại sân bay Bai Yun (Quảng Châu) đóng dấu nhập cảnh theo thủ tục hàng không.

Một hành khách đi trên chuyến bay VN918 chia sẻ trên mạng Facebook: Sau khi chuyến bay hạ cánh, nhiều hành khách đã được bộ phận mặt đất của sân bay đưa thẳng ra khu vực lấy hành lý mà không qua khu vực đóng dấu nhập cảnh như thông thường.

Trong đó cũng có nhiều hành khách nhận ra được sự vô lý ấy. Và sau khi nhận ra được sự thiếu sót trong thủ tục nhập cảnh, nhiều hành khách đã quay trở lại xin được đóng dấu.

Tính đến chiều ngày 11/6, với sự hỗ trợ của đại diện ngoại giao Việt Nam tại Quảng Châu, về cơ bản các công dân Việt Nam bị "quên" đóng dấu đã hoàn thành được thủ tục này.

Trao đổi trên báo Thanh Niên, đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra sự việc này; đồng thời lưu ý trong trường hợp gặp trục trặc với các vấn đề liên quan, công dân Việt Nam có thể liên hệ với Tổng lãnh sự quán để được xử lý, giải quyết.

Theo thông tin trên Cổng thông tin của Vietnam Airlines, chuyến bay mang số hiệu VN918 từ Hà Nội đi Quảng Châu bằng máy bay Airbus A320 có sức chứa 220 hành khách, khởi hành lúc 12 giờ 55 ngày 10.6 và đến sân bay Bai Yun lúc 15 giờ 20 cùng ngày 10.6.

Khuyến cáo trên Afamily, một chuyên viên về xuất nhập cảnh tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam trên đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội) cho biết: trường hợp bên nước bạn "quên” nhập cảnh cho mình khi xuống sân bay, qua biên giới…

Bạn phải chủ động tìm tới nơi làm thủ tục xuất nhập cảnh để khai báo. Nếu đã ra khỏi phạm vi của sân bay, khu vực biên giới, bạn cần quay lại nơi đến, đưa các loại giấy tờ chứng minh nơi đến, giấy công tác, mục đích đến nước họ… và xin làm thủ tục nhập cảnh hợp pháp.

Nếu bên nhập cảnh gây rắc rối, bạn có thể liên hệ với đại sứ quán, tổng lãnh sự quán của nước mình để nhờ can thiếp giúp đỡ về mặt pháp lý.

Theo đó, nếu vì một lý do nào đó, bên hải quan nước mà bạn đến “quên” không làm thủ tục nhập cảnh cho bạn, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu đến chỗ làm thủ tục để thực hiện các bước nhập cảnh.

Hành khách đừng tự tiện bỏ qua khâu này, lấy hành lý và vào nước họ vì khi đó bạn sẽ trở thành người bất hợp pháp khi vào nước đó.

Sự phiền phức sẽ thấy khi bạn đăng ký nghỉ ở khách sạn, bị cảnh sát kiểm tra khi đi dạo trên đường. Và đặc biệt, có thể bạn sẽ bị tạm giam nhập cảnh bất hợp pháp với nước họ bất kể bạn đi con đường nào.

  • Hồng Khanh (Tổng hợp)

Không biết quên hay còn ý gì khác không đây...? trong giai đoạn này, mọi giao thương với TQ nên cẩn trọng, tránh những tổn thất không đáng có.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khắc “Hịch Tướng sĩ” bên bờ biển Nha Trang Cập nhật lúc 06/06/2011 01:18:53 PM (GMT+7) Posted Image- Đó là một trong những hạng mục công trình mới được xây dựng tại công viên Bạch Đằng bên bờ biển vịnh Nha Trang (Khánh Hòa). Tác phẩm phù điêu bằng đá granit (dài hơn 18m, cao 3,5m) được dựng sau lưng tượng đài “Thánh tổ Hải quân” Việt Nam - Trần Hưng Đạo đại vương và nằm ngay mặt tiền công viên.

Mặt ngoài của phù điêu, đặt đối diện Học viện Hải quân, nằm trên đường Trần Phú, phường Vĩnh Nguyên (Nha Trang), có khắc họa chính là hình ảnh thiên cổ hùng thư “Hịch Tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo cùng đoạn trích: “Ta thường tới bữa quên ăn, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa được xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng…”.

Posted Image “Hịch Tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo được khắc ghi trên phù điêu mới dựng tại công viên Bạch Đằng (Nha Trang). Ảnh: Trúc Nam Sơn.

Mặt trong tác phẩm phù điêu, khắc họa tái hiện các hình ảnh tinh thần “quyết chiến” bảo vệ non sông tại hội nghị Diên Hồng cùng các trận chiến “sát Thát” vang dội của quân dân dưới triều nhà Trần.

Posted Image Tượng đài Trần Hưng Đạo đại vương như cưỡi mây, đạp sóng tại công viên Bạch Đằng (Nha Trang).

Còn toàn bộ tượng đài đức Thánh Trần Hưng Đạo và các phù điêu quanh bệ tượng khắc họa các trận chiến lừng danh gắn liền tên tuổi Đại vương Trần Hưng Đạo, vốn được xây dựng từ năm 1968, đều được giữ nguyên, chỉ tôn tạo bằng cách ốp thêm đá trở nên trang trọng hơn.

Posted Image Mài lại nắm tay “Sát Thát” (“Giết giặc Nguyên”) trên phù điều lịch sử.

Toàn bộ công viên Bạch Đằng (Nha Trang) rộng 7.800m2 đã được Công ty cổ phần Vinpearl tài trợ đầu tư, thực hiện trùng tu với tổng kinh phí khoảng 15 tỷ đồng. Ngoài các hạng mục vừa hoàn thành, sắp tới công ty Vinpearl sẽ tiếp tục xây dựng lại nhà thờ đức Thánh Trần Hưng Đạo, lầu bát giác trong công viên này và sẽ tiếp tục bàn giao lại cho thành phố Nha Trang.

“Giặc Mông Nguyên với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?”

(Trần Hưng Đạo – trích “Hịch Tướng sĩ”)

Trúc Nam Sơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ ống nước thủy điện vỡ tung: Công nghệ của Trung Quốc

14/06/2011 22:23:39

Posted Image- Công trình nhà máy thủy điện Đạm Bol do Công ty cổ phần điện Bảo Tân (Lâm Đồng) làm chủ đầu tư được xây dựng từ năm 2008 với công suất thiết kế là 9,6MW.

TIN LIÊN QUAN

Vỡ ống nước thủy điện Đạm Bol, 5 người thương vong

Chiều tối 14/6, các cơ quan chức năng Lâm Đồng cho biết, vẫn chưa thể làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc ống dấn nước nhà máy thủy điện Đạm Bol đi qua thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm bị vỡ tung khiến 3 người phải nhập viện, 1 người chết và 1 người mất tích.

Tuy nhiên, ngành chức năng địa phương xác nhận, công nghệ nhà máy thủy điện Đạm Bol đều được nhập từ Trung Quốc, trong đó có đường ống dẫn nước vừa bị phát nổ tại thôn 4.

Posted Image

Những gì còn lại của đường ống dẫn nước nhà máy thủy điện Đạm Bol tại thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng

Như Bee đã đưa tin, lúc 9h ngày 14/6, ống dẫn nước nhà máy thủy điệm Đạm Bol, được chôn dưới lòng đất đi qua vùng đồi núi thuộc thôn 4, xã Lộc Bắc, bất ngờ nổ tung kéo theo một khối lượng bùn đất rất lớn tràn qua hai căn nhà gần đó.

Sự cố khiến em Trần Văn Trung (11 tuổi) chết tại chỗ, chị Vũ Thị Lượng (33 tuổi) mất tích và 3 người khác là chị Vũ Thị Hòa (31 tuổi) cùng hai con là Trần Thị Bích Hiếu (5 tuổi), Trần Văn Thành (10 tuổi) bị thương nặng, phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng II (TP Bảo Lộc).

Posted Image

Nhiều quả đồi lân cận bị nước cày tung kéo dài gần 5km

Tại hiện trường, vụ nổ ống dẫn nước của thủy điệm Đạm Bol đã tạo ra dòng chảy khủng khiếp, gây xói mòn gần 5km, nhiều quả đồi lân cận bị nước cày tung.

Chiều tối cùng ngày, UBND huyện Bảo Lâm đã huy động gần 250 người vào hiện trường tìm kiếm thi thể chị Vũ Thị Lượng nhưng vẫn chưa có kết quả. Nhiều người nhận định, rất có thể nạn nhân đã bị bùn đất vùi lấp rất sâu.

Khắc Lịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ ống nước thủy điện vỡ tung: Công nghệ của Trung Quốc

14/06/2011 22:23:39

Posted Image- Công trình nhà máy thủy điện Đạm Bol do Công ty cổ phần điện Bảo Tân (Lâm Đồng) làm chủ đầu tư được xây dựng từ năm 2008 với công suất thiết kế là 9,6MW.

TIN LIÊN QUAN

Vỡ ống nước thủy điện Đạm Bol, 5 người thương vong

Chiều tối 14/6, các cơ quan chức năng Lâm Đồng cho biết, vẫn chưa thể làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc ống dấn nước nhà máy thủy điện Đạm Bol đi qua thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm bị vỡ tung khiến 3 người phải nhập viện, 1 người chết và 1 người mất tích.

Tuy nhiên, ngành chức năng địa phương xác nhận, công nghệ nhà máy thủy điện Đạm Bol đều được nhập từ Trung Quốc, trong đó có đường ống dẫn nước vừa bị phát nổ tại thôn 4.

Posted Image

Những gì còn lại của đường ống dẫn nước nhà máy thủy điện Đạm Bol tại thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng

Như Bee đã đưa tin, lúc 9h ngày 14/6, ống dẫn nước nhà máy thủy điệm Đạm Bol, được chôn dưới lòng đất đi qua vùng đồi núi thuộc thôn 4, xã Lộc Bắc, bất ngờ nổ tung kéo theo một khối lượng bùn đất rất lớn tràn qua hai căn nhà gần đó.

Sự cố khiến em Trần Văn Trung (11 tuổi) chết tại chỗ, chị Vũ Thị Lượng (33 tuổi) mất tích và 3 người khác là chị Vũ Thị Hòa (31 tuổi) cùng hai con là Trần Thị Bích Hiếu (5 tuổi), Trần Văn Thành (10 tuổi) bị thương nặng, phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng II (TP Bảo Lộc).

Posted Image

Nhiều quả đồi lân cận bị nước cày tung kéo dài gần 5km

Tại hiện trường, vụ nổ ống dẫn nước của thủy điệm Đạm Bol đã tạo ra dòng chảy khủng khiếp, gây xói mòn gần 5km, nhiều quả đồi lân cận bị nước cày tung.

Chiều tối cùng ngày, UBND huyện Bảo Lâm đã huy động gần 250 người vào hiện trường tìm kiếm thi thể chị Vũ Thị Lượng nhưng vẫn chưa có kết quả. Nhiều người nhận định, rất có thể nạn nhân đã bị bùn đất vùi lấp rất sâu.

Khắc Lịch

Con chào sư phụ và quý vị !

Thật là khủng khiếp ! Chỉ một ống nước bị vỡ mà cũng có sức công phá như vậy !!!!!!

Với công nghệ kém như vậy thì chính tỏ nền công nghiệp của họ còn rất kém . Thế thì máy bay tàng hình và tàu sân bay của họ có chất lượng cũng không hơn gì . Đến lúc nào đó sẽ có truyện tàu sân bay của họ vỡ oác ra và chìm nghỉm ,còn máy bay thì đang bay trên cao lại cứ từ từ hạ cánh sát tới trận địa pháo cao sạ của chị em dân quân du kích của chị em Quảng Bình Vĩnh Linh cho mà xem !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc trúng nhiều gói thầu EPC, vì sao và làm gì?

15/06/2011 15:11:38

Câu chuyện về nhà thầu Việt luôn phải làm nhà thầu phụ, đặc biệt là các gói thầu EPC (tổng thầu thiết kế, cung ứng thiết bị, xây lắp) đã làm trăn trở không ít DN.

Không những vậy, điều này sẽ để lại nhiều hệ lụy cho kinh tế đất nước. Câu hỏi đặt ra liệu nhà thầu VN có vươn lên làm chủ thầu chính trong các gói thầu EPC hay không? Bài viết này đề cập một số vấn đề để cùng tìm ra giải pháp.

Hiệu quả thực sự

Qua nghiên cứu các gói thầu EPC trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi có Luật Đấu thầu, nổi lên một số vấn đề chính sau:

Thứ nhất, tỉ lệ các gói thầu EPC nhà thầu nước ngoài, trong đó, nhà thầu Trung Quốc trúng thầu rất lớn. Hầu hết các dự án nhiệt điện than, hoá chất, khai khoáng (chế biến Bau xít - nhôm, Alumin Nhân Cơ - Đăk Nông), luyện kim, xi măng, triển khai từ năm 2005 đến nay đều do các nhà thầu nước ngoài trúng thầu làm tổng thầu EPC.

Posted Image

Nhân công người Trung Quốc đi theo các dự án ODA và gói thầu EPC vào châu Phi (minh họa IE)

Từ năm 2003 đến nay, có 13 dự án nguồn điện (nhiệt điện than) do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC, chiếm gần 30% công suất toàn ngành điện. Ngành hoá chất có 6 dự án (đạm Urê, DAP) thì có tới 5 dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC, chiếm 83%. Hiện có 2 dự án chế biến khoáng sản (Tổ hợp Bau xít - nhôm Lâm Đồng và dự án Alumin Nhân Cơ - Đăk Nông) thì cả 2 dự án đều do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC, chiếm 100%. Trong tổng số các dự án xi măng có 62 dây chuyền thì có 49 dây chuyền của Trung Quốc chiếm 79%; về công suất chiếm 49,6%.

Một ví dụ điển hình: www.baomoi.com/Home/DauTu-QuyHoach/www.baodautu.vn/Du-an-dien-Hai-Phong-chua-the-an-dinh-thoi-diem-ban-giao/6454179.epi

Thứ hai, phần lớn các dự án do nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC thường bị kéo dài thời gian xây dựng, chậm tiến độ bàn giao so với hợp đồng từ 3 tháng đến 2 hoặc 3 năm.

Chậm nhất như Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP Đình Vũ Hải Phòng, của Tập đoàn Hoá chất VN khởi công từ ngày 27/7/2003, cho đến nay sau 7 năm xây dựng nhưng chưa thể bàn giao. Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình sau 20 tháng triển khai đến nay cũng chậm 6 tháng; các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện do ngành than quản lý và chủ đầu tư như Nhiệt điện Cao Ngạn bị chậm 28 tháng, Nhiệt điện Sơn Động chậm 24 tháng, Nhiệt điện Nông Sơn chậm 20 tháng, Nhiệt điện Cẩm Phả 1 chậm 10 tháng, Nhiệt điện Cẩm Phả 2 chậm 3 tháng. Các dự án do ngành điện quản lý và chủ đầu tư như Nhiệt điện Hải Phòng 1, 2 và Nhiệt điện Quảng Ninh 1, 2 đều chậm từ 18 - 24 tháng nhưng đến nay vẫn chưa thể bàn giao.

Thứ ba, chất lượng thiết bị trong gói thầu EPC không đồng đều, một số chất lượng thấp, ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình và tiến độ triển khai. Phần lớn các thiết bị phụ trợ chất lượng thấp, phải thay thế.

Thứ tư, trong quá trình triển khai dự án, nhiều trường hợp nhà thầu đề nghị thay đổi các thiết bị so với cam kết ban đầu, gây ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị công trình. Thực tế ở một số nhà máy, trong quá trình thực hiện công tác mua sắm thiết bị, nhà thầu nước ngoài, chủ yếu là nhà thầu Trung Quốc thường đề xuất một số thay đổi tiêu chuẩn vật liệu và thay đổi hoặc bổ sung nhà cung ứng thiết bị, vật liệu.

Thứ năm, khi triển khai hình thức tổng thầu, phần thi công công trình là phần phải sử dụng nhiều lao động, bao gồm cả lao động kỹ thuật cao, lao động có tay nghề và lao động phổ thông. Tuy nhiên, nhiều nhà thầu EPC Trung Quốc không sử dụng lao động VN, kể cả lao động phổ thông.

Thời gian tổ chức đấu thầu thường bị kéo dài, gây lãng phí thời gian, tốn kém tiền bạc của chủ đầu tư và làm chậm tiến độ thực hiện, nhất là các công trình, dự án đòi hỏi hoàn thành nhanh để phát huy hiệu quả cho nền kinh tế.

Từ khi thực hiện Luật Đấu thầu thì phần lớn các dự án thường phải đấu thầu từ 2 lần trở lên mới chọn được nhà thầu, cá biệt có dự án kéo dài thời gian đấu thầu gần 3 năm. Các dự án về nguồn điện phải kéo dài thời gian xây dựng, chậm phát điện, trong khi, EVN vẫn phải mua điện của Trung Quốc với giá cao. Điều đó làm thiệt hại về kinh tế không chỉ cho ngành điện mà cho cả các ngành sản xuất khác do không đủ gây ra.

Đặc biệt là làm mất cơ hội cho phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước và gia tăng tình trạng nhập siêu ở nước ta.

Việc các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu kéo theo hệ quả là họ sử dụng các thiết bị phụ trợ do chính Trung Quốc sản xuất. Tỉ lệ thiết bị chính và phụ trợ được sản xuất tại Trung Quốc ngày càng gia tăng đang là thách thức và nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai dẫn đến việc ta phải phụ thuộc Trung Quốc.

Tình trạng này xảy ra không chỉ ở các thiết bị liên quan đến các dự án, công trình nhiệt điện, ngành xi măng mà còn cả thiết bị các ngành chủ lực khác như: cơ khí, luyện kim, hoá chất, khai khoáng... Điều đó cũng có nghĩa ta phải tăng nhập khẩu không chỉ thiết bị chính mà cả các thiết bị phụ trợ đi kèm, gây khó khăn cho việc nâng cao tỉ lệ nội địa hoá các sản phẩm và làm gia tăng giá trị nhập siêu ở nước ta hiện nay. Hậu quả các DN trong nước sẽ ít cơ hội để phát triển, nhất là ngành công nghiệp phụ trợ, xây dựng, dịch vụ và lao động phổ thông.

Lý giải nguyên nhân

Trước hết, quy định pháp lý còn bất cập. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các nhà thầu nước ngoài trúng thầu. Luật Đấu thầu chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ, đặc biệt một số điều, khoản của Luật Đấu thầu chú trọng về tiêu chí chọn thầu giá thấp. Trong quy định hiện nay, các nhà thầu nếu tiêu chí kỹ thuật đạt 70 - 80% thì ai trả giá thấp nhất được chọn thầu. Vấn đề khái niệm “trên cùng mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại” chưa được làm rõ, dẫn đến việc một nhà thầu có điểm kỹ thuật 100% hơn nhà thầu có điểm kỹ thuật 70% (vượt ngưỡng) sẽ không được chọn nếu trả giá cao hơn.

Chưa có quy định ưu tiên lựa chọn thiết bị công nghệ hiện đại, công nghệ có có tiêu chuẩn cao (EU, Mỹ). Cụ thể ở khoản 5 Điều 12 quy định một số hành vi bị cấm trong đấu thầu: không được “...nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC…”. Tuy nhiên, vấn đề cấm không ghi xuất xứ của quốc gia nhưng phải có quy định về công nghệ tiêu chuẩn cao ( EU, Mỹ) và đã từng được các quốc gia ở khu vực này sử dụng.

Điều này dẫn đến việc khi xây dựng các bài thầu, chủ đầu tư không thể yêu cầu trình độ công nghệ theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới cụ thể. Với quy định hiện hành, nhà thầu có giá thấu thấp sẽ trúng thầu thì phần lớn các nhà thầu EPC của Trung Quốc đã thành công trong việc đưa ra giá dự thầu thấp. VN lại chưa có hệ số quy đổi thiết bị theo các nguồn gốc, xuất xứ khác nhau, do đó, khó đánh giá chất lượng và giá các thiết bị thay thế.

Vấn đề quy định năng lực nhà thầu được đặt ra là một tiêu chí đánh giá để chọn nhà thầu. Song hầu hết các chủ đầu tư chưa có thang điểm cụ thể, có các thông tin chính xác để xác định điểm về năng lực nhà thầu. Cũng lưu ý đây là con dao hai lưỡi: nếu đặt vấn đề này quá chặt thì các nhà thầu VN không thể tham gia dự thầu và không thể trúng thầu.

Bên cạnh đó, năng lực của chủ đầu tư còn hạn chế. Năng lực chủ đầu tư thể hiện đầu tiên ở việc xem xét lựa chọn đấu thầu EPC hay tách các phần công việc để có các gói thầu phù hợp với điều kiện ở VN đang là vấn đề. Nhiều chủ đầu tư không đánh giá được các gói thầu thiết kế, xây lắp nhà thầu trong nước có thể thực hiện để lựa chọn cách thức đấu thầu EPC hay đấu thầu từng phần thiết kế, mua sắm thiết bị và xây lắp.

Nhiều trường hợp, chủ đầu tư dù biết nhà thầu trong nước có khả năng thực hiện gói thầu xây lắp nhưng vì nhiều lý do vẫn cho đấu thầu theo EPC. Hơn nữa, nhiều chủ đầu tư của VN còn thiếu thông tin về năng lực nhà thầu, chưa coi trọng, xem xét kỹ lưỡng năng lực và kinh nghiệm triển khai, quản lý của nhà thầu. Đặc biệt chưa có kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, hàng hoá, dịch vụ cung ứng.

Sau khi trúng thầu, việc thương thảo và ký hợp đồng chưa chặt chẽ, chưa quyết liệt thực hiện các biện pháp chế tài xử lý vi phạm của nhà thầu, khi nhà thầu vi phạm. Đồng thời, chưa có chế tài đủ mạnh xử lý nghiêm các chủ đầu tư không thực hiện tốt chức năng của mình, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia.

Đặc biệt, các điều kiện để giúp các nhà thầu trong nước trúng thầu còn ít. So với các nhà thầu của Trung Quốc thì nhà thầu VN thiếu sự trợ giúp đắc lực của Chính phủ để bảo đảm cho việc thắng thầu trong nước. Đặc biệt là thiếu năng lực tài chính, cơ chế chính sách hỗ trợ vay vốn với chi phí thấp, thiếu bảo lãnh của các ngân hàng trong nước, nhất là ràng buộc giữa nhà thầu và nhà cung cấp vốn; cơ chế vay vốn và bảo lãnh tín dụng phức tạp mất nhiều thời gian, giải ngân chậm; thủ tục hành chính rườm rà...

Vấn đề ngoại tệ và tỉ giá cũng đang là cản trở của các nhà thầu trong nước. Trong khi các nhà thầu nước ngoài được phép chào thầu, thanh toán bằng ngoại tệ thì nhà thầu VN phải thực hiện bằng đồng VN.

8 giải pháp chính

Từ tình hình trên, chấn chỉnh công thác đấu thầu các dự án theo hình thức tổng thầu thiết kế, cung ứng thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình để hạn chế thiệt hại cho nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất trong nước là cần thiết, nên chăng tập trung vào một số giải pháp sau:

1 - Cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá ngay tổng thể, toàn diện tình hình triển khai các dự án theo hình thức tổng thầu thiết kế, cung ứng thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, nhất là các dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC... Từ đó, tìm ra các nguyên nhân để chấn chỉnh và khắc phục.

2 - Xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các các quy định pháp luật liên quan đến đấu thầu, phân cấp quản lý đầu tư. Xem xét điều chỉnh, bổ sung Luật Đấu thầu và các hướng dẫn kèm theo. Trong đó, phải có quy định tiêu chuẩn trúng thầu theo các yếu tố đồng bộ: giá dự thầu thấp; trình độ công nghệ cao; kinh nghiệm và trình độ quản lý, năng lực thi công của nhà thầu; tiến độ triển khai; nâng mức phạt vi phạm hợp đồng.

3 - Vấn đề lớn là phải quan tâm đến chi phí trên 1 đơn vị lợi ích mang lại. Cụ thể có quy định đánh giá trên cơ sở so sánh giữa giá trả thầu trên 1 điểm kỹ thuật của từng nhà thầu; chi phí trên điểm năng lực... để chọn được nhà thầu vừa có kỹ thuật tốt nhất, năng lực triển khai tốt và giá thầu hợp lý.

4 - Chấn chỉnh lại công tác đấu thầu theo hình thức tổng thầu thiết kế, cung ứng thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình - EPC. Hạn chế việc đầu tư theo tổng thầu EPC; tăng mức chỉ định thầu theo quy định của Luật bổ sung, sửa đổi một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng. Trong những trường hợp có thể tổ chức theo các hình thức tách các gói thầu thầu thiết kế - E; tổng thầu thi công xây dựng công trình - C; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình – EC, các dự án mà nhà thầu VN đảm nhận được 70% thì không cần tổ chức đấu thầu quốc tế; hạn chế các dự án, công trình đấu thầu tổng thầu EPC để khuyến khích và tạo cơ hội cho DN VN tham gia.

5 - Có cơ chế bảo lãnh, hỗ trợ các nhà thầu trong nước về tài chính để bảo đảm năng lực tài chính. Khuyến khích liên danh, liên kết tham gia đầu thầu các dự án lớn. Xem xét vấn đề sử dụng đồng tiền VN trong đấu thầu và thanh toán các gói thầu.

6 - Sớm ban hành chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp phụ trợ để giảm bớt nhập siêu, đồng thời, chủ động thay thế máy móc thiết bị, phụ tùng nhập khẩu không để phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế.

7 - Khẩn trương xây dựng hàng rào kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ, để hạn chế các công nghệ lạc hậu, công nghệ rác, công nghệ tiêu hao năng lượng...; xây dựng các tiêu chuẩn công nghệ đi đôi với các biện pháp tăng cường công tác dự báo, công tác thông tin công nghệ; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công nghệ của các dự án, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án liên quan đến quy hoạch phát triển các ngành quan trọng.

8- Tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành chức năng trong việc quản lý nhà nước đối với các dự án đấu thầu. Có chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật đấu thầu; xử lý các trường hợp làm phương hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực đấu thầu. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với chủ đầu tư, cán bộ trực tiếp làm công tác đấu thầu. Tăng cường kiểm tra, giám sát, quy trách nhiệm và xử lý nghiêm những người vi phạm quy định về đấu thầu.

Trên đây là một số vấn đề rút ra qua nghiên cứu tình hình tổ chức và triển kha các dự án ở một số ngành quan trọng theo hình thức EPC. Hi vọng rằng sẽ góp phần vào các suy nghĩ và giải pháp để nhà thầu VN có thể thắng thầu ở trong nước.

TS Nguyễn Hữu Từ - Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

(theo Diễn đàn doanh nghiệp)

“Hạ viện Mỹ vừa bỏ phiếu thông qua dự luật cấm Bộ Quốc phòng Mỹ trao các hợp đồng cho các công ty do Trung Quốc là chủ sở hữu hay hợp tác đấu thầu. Hạ nghị sĩ Rose DeLauro, một trong những người bảo trợ điều khoản sửa đổi trong dự luật về quốc phòng này, nhấn mạnh rằng động thái này sẽ giúp đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ”. Đây là một trong số những biện pháp phản ứng ngoại giao cứng rắn nhưng không cần dùng vũ lực quân sự của Mỹ đối với Trung Quốc.

Báo Tuổi Trẻ (30/05/2011)

TIN LIÊN QUAN

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc phòng Mỹ dính hàng dỏm Trung Quốc

Thanhnien Online

16/06/2011 0:00

Mỹ đang điều tra nghi vấn Trung Quốc cung cấp linh kiện quân sự dỏm cho nước này.

Từ nhiều tháng qua, giới chức Mỹ cho biết họ đã phát hiện các linh kiện điện tử dỏm, chủ yếu từ Trung Quốc, trong hệ thống quốc phòng của mình. Nay Ủy ban Quân vụ Thượng viện đang điều tra vấn đề này và kêu gọi Trung Quốc hợp tác làm rõ. Tham gia cuộc điều tra bắt đầu từ tháng 3 năm nay có các đại diện của Bộ Quốc phòng, Cơ quan Hậu cần Quốc phòng, Không quân và Hải quân Mỹ.

Chỉ đích danh

Tại cuộc họp báo ở Washington hôm 14.6, thượng nghị sĩ Carl Levin - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, và thượng nghị sĩ John McCain cho biết nhóm điều tra của ủy ban tiết lộ rằng các nhà thầu quốc phòng và các cơ quan chính phủ đã phát hiện nguồn gốc của phần lớn linh kiện quốc phòng dỏm là từ thành phố Thâm Quyến, thuộc tỉnh Quảng Đông. “Việc mua bán linh kiện dỏm diễn ra công khai ở thành phố đó và tại tỉnh đó”, báo The Washington Times dẫn lời ông Levin tuyên bố với báo giới.

Posted Image

Ông Levin và McCain tại cuộc họp báo - Ảnh: AFP

Một báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm giải trình Chính phủ Mỹ được công bố hồi tháng 3.2010 cho thấy mạng lưới toàn cầu của Lầu Năm Góc cung cấp 4 triệu linh kiện trị giá 94 tỉ USD. Các linh kiện bao gồm khóa đai an toàn dùng trên máy bay, thiết bị điện tử điều khiển tên lửa, vật liệu dùng cho áo giáp cá nhân… “Linh kiện dỏm có khả năng làm gián đoạn các dây chuyền cung cấp của Bộ Quốc phòng, trì hoãn các sứ mệnh đang được thực hiện, thậm chí tác động đến tính toàn vẹn của các hệ thống vũ khí”, báo cáo viết. Báo cáo lưu ý rằng vấn đề không chỉ giới hạn trong các hệ thống vũ khí mà bao gồm cả Ủy ban Hàng không và không gian Mỹ cũng như Bộ Năng lượng, cùng với các công ty tư nhân sản xuất phần mềm, hàng không thương mại, linh kiện ô tô và sản phẩm điện tử, và “có thể đe dọa sự an toàn của người tiêu dùng”.

Ông Levin nói rằng linh kiện dỏm đã xâm nhập được vào dây chuyền cung cấp quốc phòng bao gồm các bộ vi xử lý do Không quân Mỹ mua để trang bị cho máy tính kiểm soát bay trên chiến đấu cơ F-15. Các bộ vi mạch dỏm cũng đã được tìm thấy trong phần cứng của Cơ quan Phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ. “Tháng 1.2010, Bộ Thương mại (Mỹ) đã công bố kết quả một cuộc khảo sát gần 400 công ty và tổ chức trong dây chuyền cung cấp của Bộ Quốc phòng. Những người được khảo sát cho biết Trung Quốc là nước bị tình nghi là nguồn cung cấp linh kiện điện tử dỏm”, ông Levin cho biết.

Phản ứng của Bắc Kinh

Thượng nghị sĩ Levin cho biết suốt 2 tháng qua, ông và thượng nghị sĩ McCain đã nỗ lực thuyết phục Chính phủ Trung Quốc cho phép thực hiện 1 hoặc 2 ngày phỏng vấn thực địa trong khuôn khổ cuộc điều tra của thượng viện. Theo lời ông này, Bắc Kinh đã yêu cầu các nhà điều tra hoãn chuyến đi dự kiến đến Thâm Quyến hoặc đồng ý để một quan chức Trung Quốc tháp tùng trong quá trình thực hiện các cuộc phỏng vấn.

Tại cuộc họp báo hôm 13.6, ông Levin tuyên bố không đồng ý yêu cầu của Trung Quốc. “Chúng tôi không muốn cho phép ai đó quan sát nhân viên của chúng tôi khi họ đang phỏng vấn những người liên quan đến cuộc điều tra”. Trong khi đó, ông Cain cho rằng Trung Quốc cần quan tâm loại trừ những sản phẩm linh kiện điện tử dỏm vì “nếu không, chúng sẽ gây tổn hại cho các sản phẩm của Trung Quốc cùng với những nước khác”. Trong phản ứng đáp lại, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Vương Bảo Đông nói rằng vấn đề có liên quan đến việc thực thi pháp luật và chủ quyền tư pháp của Trung Quốc, vốn phải được tôn trọng. “Chúng tôi đã nói với các thượng nghị sĩ Mỹ rằng những vấn đề như thế nên được thông qua kênh hợp tác thực thi pháp luật bình thường giữa Trung Quốc và Mỹ, và chúng tôi sẵn sàng giữ liên lạc với phía Mỹ”, Hãng tin AFP dẫn lời ông Vương cam kết.

Đầu tháng này, giới chức Trung Quốc đã chỉ trích một dự luật, theo đó Mỹ sẽ tiếp tục cấm các công ty Trung Quốc tham gia đấu thầu các chương trình vũ khí của Mỹ. Tân Hoa xã dẫn lời giới chức Bắc Kinh nói rằng dự luật trên không phù hợp với các quy định thương mại quốc tế và là “một phản ứng méo mó xuất phát từ sự thận trọng của Mỹ và thành kiến đối với sức mạnh quốc gia đang lên của Trung Quốc”.

Thiết bị nghe lén trên xe hơi Hồng Kông

Tờ Apple Daily xuất bản tại Hồng Kông hôm 14.6 đưa tin chính quyền Thâm Quyến từ nhiều năm nay đã cài đặt thiết bị do thám trên các xe mang biển số kép Trung Quốc - Hồng Kông, cho phép thiết lập một mạng lưới nghe lén trên toàn lãnh thổ đặc khu này. Theo tờ báo, các thiết bị ghi âm dưới dạng “thẻ kiểm dịch và kiểm tra” bắt đầu được gắn vào tháng 7.2007. Văn phòng Kiểm dịch và kiểm tra Thâm Quyến đã gắn miễn phí những thiết bị này trên hàng ngàn chiếc xe.

Những tay buôn lậu là người đầu tiên để mắt đến các “thẻ lạ” này. Tờ báo dẫn một nguồn tin nói rằng sau khi thẻ trên được cài đặt, chính quyền đại lục đã dễ dàng phát hiện những chiếc xe chở hàng lậu. Thiết bị trên, có kích cỡ bằng một thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân (PDA), được dán lên cửa sổ trước của xe. Apple Daily cho biết họ đã đem thiết bị trên đến một giáo sư và một nhà điều tra tư nhân. Cả 2 người đều xác nhận tiềm năng do thám của thiết bị này. Cũng theo tờ báo, Văn phòng Kiểm dịch và kiểm tra Thâm Quyến đã bác bỏ cáo buộc.

Trùng Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc trúng nhiều gói thầu EPC, vì sao và làm gì?

15/06/2011 15:11:38

Câu chuyện về nhà thầu Việt luôn phải làm nhà thầu phụ, đặc biệt là các gói thầu EPC (tổng thầu thiết kế, cung ứng thiết bị, xây lắp) đã làm trăn trở không ít DN.

Không những vậy, điều này sẽ để lại nhiều hệ lụy cho kinh tế đất nước. Câu hỏi đặt ra liệu nhà thầu VN có vươn lên làm chủ thầu chính trong các gói thầu EPC hay không? Bài viết này đề cập một số vấn đề để cùng tìm ra giải pháp.

Hiệu quả thực sự

Qua nghiên cứu các gói thầu EPC trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi có Luật Đấu thầu, nổi lên một số vấn đề chính sau:

Thứ nhất, tỉ lệ các gói thầu EPC nhà thầu nước ngoài, trong đó, nhà thầu Trung Quốc trúng thầu rất lớn. Hầu hết các dự án nhiệt điện than, hoá chất, khai khoáng (chế biến Bau xít - nhôm, Alumin Nhân Cơ - Đăk Nông), luyện kim, xi măng, triển khai từ năm 2005 đến nay đều do các nhà thầu nước ngoài trúng thầu làm tổng thầu EPC.

Posted Image

Nhân công người Trung Quốc đi theo các dự án ODA và gói thầu EPC vào châu Phi (minh họa IE)

Từ năm 2003 đến nay, có 13 dự án nguồn điện (nhiệt điện than) do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC, chiếm gần 30% công suất toàn ngành điện. Ngành hoá chất có 6 dự án (đạm Urê, DAP) thì có tới 5 dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC, chiếm 83%. Hiện có 2 dự án chế biến khoáng sản (Tổ hợp Bau xít - nhôm Lâm Đồng và dự án Alumin Nhân Cơ - Đăk Nông) thì cả 2 dự án đều do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC, chiếm 100%. Trong tổng số các dự án xi măng có 62 dây chuyền thì có 49 dây chuyền của Trung Quốc chiếm 79%; về công suất chiếm 49,6%.

Một ví dụ điển hình: www.baomoi.com/Home/DauTu-QuyHoach/www.baodautu.vn/Du-an-dien-Hai-Phong-chua-the-an-dinh-thoi-diem-ban-giao/6454179.epi

Thứ hai, phần lớn các dự án do nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC thường bị kéo dài thời gian xây dựng, chậm tiến độ bàn giao so với hợp đồng từ 3 tháng đến 2 hoặc 3 năm.

Chậm nhất như Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP Đình Vũ Hải Phòng, của Tập đoàn Hoá chất VN khởi công từ ngày 27/7/2003, cho đến nay sau 7 năm xây dựng nhưng chưa thể bàn giao. Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình sau 20 tháng triển khai đến nay cũng chậm 6 tháng; các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện do ngành than quản lý và chủ đầu tư như Nhiệt điện Cao Ngạn bị chậm 28 tháng, Nhiệt điện Sơn Động chậm 24 tháng, Nhiệt điện Nông Sơn chậm 20 tháng, Nhiệt điện Cẩm Phả 1 chậm 10 tháng, Nhiệt điện Cẩm Phả 2 chậm 3 tháng. Các dự án do ngành điện quản lý và chủ đầu tư như Nhiệt điện Hải Phòng 1, 2 và Nhiệt điện Quảng Ninh 1, 2 đều chậm từ 18 - 24 tháng nhưng đến nay vẫn chưa thể bàn giao.

Thứ ba, chất lượng thiết bị trong gói thầu EPC không đồng đều, một số chất lượng thấp, ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình và tiến độ triển khai. Phần lớn các thiết bị phụ trợ chất lượng thấp, phải thay thế.

Thứ tư, trong quá trình triển khai dự án, nhiều trường hợp nhà thầu đề nghị thay đổi các thiết bị so với cam kết ban đầu, gây ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị công trình. Thực tế ở một số nhà máy, trong quá trình thực hiện công tác mua sắm thiết bị, nhà thầu nước ngoài, chủ yếu là nhà thầu Trung Quốc thường đề xuất một số thay đổi tiêu chuẩn vật liệu và thay đổi hoặc bổ sung nhà cung ứng thiết bị, vật liệu.

Thứ năm, khi triển khai hình thức tổng thầu, phần thi công công trình là phần phải sử dụng nhiều lao động, bao gồm cả lao động kỹ thuật cao, lao động có tay nghề và lao động phổ thông. Tuy nhiên, nhiều nhà thầu EPC Trung Quốc không sử dụng lao động VN, kể cả lao động phổ thông.

Thời gian tổ chức đấu thầu thường bị kéo dài, gây lãng phí thời gian, tốn kém tiền bạc của chủ đầu tư và làm chậm tiến độ thực hiện, nhất là các công trình, dự án đòi hỏi hoàn thành nhanh để phát huy hiệu quả cho nền kinh tế.

Từ khi thực hiện Luật Đấu thầu thì phần lớn các dự án thường phải đấu thầu từ 2 lần trở lên mới chọn được nhà thầu, cá biệt có dự án kéo dài thời gian đấu thầu gần 3 năm. Các dự án về nguồn điện phải kéo dài thời gian xây dựng, chậm phát điện, trong khi, EVN vẫn phải mua điện của Trung Quốc với giá cao. Điều đó làm thiệt hại về kinh tế không chỉ cho ngành điện mà cho cả các ngành sản xuất khác do không đủ gây ra.

Đặc biệt là làm mất cơ hội cho phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước và gia tăng tình trạng nhập siêu ở nước ta.

Việc các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu kéo theo hệ quả là họ sử dụng các thiết bị phụ trợ do chính Trung Quốc sản xuất. Tỉ lệ thiết bị chính và phụ trợ được sản xuất tại Trung Quốc ngày càng gia tăng đang là thách thức và nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai dẫn đến việc ta phải phụ thuộc Trung Quốc.

Tình trạng này xảy ra không chỉ ở các thiết bị liên quan đến các dự án, công trình nhiệt điện, ngành xi măng mà còn cả thiết bị các ngành chủ lực khác như: cơ khí, luyện kim, hoá chất, khai khoáng... Điều đó cũng có nghĩa ta phải tăng nhập khẩu không chỉ thiết bị chính mà cả các thiết bị phụ trợ đi kèm, gây khó khăn cho việc nâng cao tỉ lệ nội địa hoá các sản phẩm và làm gia tăng giá trị nhập siêu ở nước ta hiện nay. Hậu quả các DN trong nước sẽ ít cơ hội để phát triển, nhất là ngành công nghiệp phụ trợ, xây dựng, dịch vụ và lao động phổ thông.

Lý giải nguyên nhân

Trước hết, quy định pháp lý còn bất cập. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các nhà thầu nước ngoài trúng thầu. Luật Đấu thầu chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ, đặc biệt một số điều, khoản của Luật Đấu thầu chú trọng về tiêu chí chọn thầu giá thấp. Trong quy định hiện nay, các nhà thầu nếu tiêu chí kỹ thuật đạt 70 - 80% thì ai trả giá thấp nhất được chọn thầu. Vấn đề khái niệm “trên cùng mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại” chưa được làm rõ, dẫn đến việc một nhà thầu có điểm kỹ thuật 100% hơn nhà thầu có điểm kỹ thuật 70% (vượt ngưỡng) sẽ không được chọn nếu trả giá cao hơn.

Chưa có quy định ưu tiên lựa chọn thiết bị công nghệ hiện đại, công nghệ có có tiêu chuẩn cao (EU, Mỹ). Cụ thể ở khoản 5 Điều 12 quy định một số hành vi bị cấm trong đấu thầu: không được “...nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC…”. Tuy nhiên, vấn đề cấm không ghi xuất xứ của quốc gia nhưng phải có quy định về công nghệ tiêu chuẩn cao ( EU, Mỹ) và đã từng được các quốc gia ở khu vực này sử dụng.

Điều này dẫn đến việc khi xây dựng các bài thầu, chủ đầu tư không thể yêu cầu trình độ công nghệ theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới cụ thể. Với quy định hiện hành, nhà thầu có giá thấu thấp sẽ trúng thầu thì phần lớn các nhà thầu EPC của Trung Quốc đã thành công trong việc đưa ra giá dự thầu thấp. VN lại chưa có hệ số quy đổi thiết bị theo các nguồn gốc, xuất xứ khác nhau, do đó, khó đánh giá chất lượng và giá các thiết bị thay thế.

Vấn đề quy định năng lực nhà thầu được đặt ra là một tiêu chí đánh giá để chọn nhà thầu. Song hầu hết các chủ đầu tư chưa có thang điểm cụ thể, có các thông tin chính xác để xác định điểm về năng lực nhà thầu. Cũng lưu ý đây là con dao hai lưỡi: nếu đặt vấn đề này quá chặt thì các nhà thầu VN không thể tham gia dự thầu và không thể trúng thầu.

Bên cạnh đó, năng lực của chủ đầu tư còn hạn chế. Năng lực chủ đầu tư thể hiện đầu tiên ở việc xem xét lựa chọn đấu thầu EPC hay tách các phần công việc để có các gói thầu phù hợp với điều kiện ở VN đang là vấn đề. Nhiều chủ đầu tư không đánh giá được các gói thầu thiết kế, xây lắp nhà thầu trong nước có thể thực hiện để lựa chọn cách thức đấu thầu EPC hay đấu thầu từng phần thiết kế, mua sắm thiết bị và xây lắp.

Nhiều trường hợp, chủ đầu tư dù biết nhà thầu trong nước có khả năng thực hiện gói thầu xây lắp nhưng vì nhiều lý do vẫn cho đấu thầu theo EPC. Hơn nữa, nhiều chủ đầu tư của VN còn thiếu thông tin về năng lực nhà thầu, chưa coi trọng, xem xét kỹ lưỡng năng lực và kinh nghiệm triển khai, quản lý của nhà thầu. Đặc biệt chưa có kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, hàng hoá, dịch vụ cung ứng.

Sau khi trúng thầu, việc thương thảo và ký hợp đồng chưa chặt chẽ, chưa quyết liệt thực hiện các biện pháp chế tài xử lý vi phạm của nhà thầu, khi nhà thầu vi phạm. Đồng thời, chưa có chế tài đủ mạnh xử lý nghiêm các chủ đầu tư không thực hiện tốt chức năng của mình, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia.

Đặc biệt, các điều kiện để giúp các nhà thầu trong nước trúng thầu còn ít. So với các nhà thầu của Trung Quốc thì nhà thầu VN thiếu sự trợ giúp đắc lực của Chính phủ để bảo đảm cho việc thắng thầu trong nước. Đặc biệt là thiếu năng lực tài chính, cơ chế chính sách hỗ trợ vay vốn với chi phí thấp, thiếu bảo lãnh của các ngân hàng trong nước, nhất là ràng buộc giữa nhà thầu và nhà cung cấp vốn; cơ chế vay vốn và bảo lãnh tín dụng phức tạp mất nhiều thời gian, giải ngân chậm; thủ tục hành chính rườm rà...

Vấn đề ngoại tệ và tỉ giá cũng đang là cản trở của các nhà thầu trong nước. Trong khi các nhà thầu nước ngoài được phép chào thầu, thanh toán bằng ngoại tệ thì nhà thầu VN phải thực hiện bằng đồng VN.

8 giải pháp chính

Từ tình hình trên, chấn chỉnh công thác đấu thầu các dự án theo hình thức tổng thầu thiết kế, cung ứng thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình để hạn chế thiệt hại cho nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất trong nước là cần thiết, nên chăng tập trung vào một số giải pháp sau:

1 - Cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá ngay tổng thể, toàn diện tình hình triển khai các dự án theo hình thức tổng thầu thiết kế, cung ứng thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, nhất là các dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC... Từ đó, tìm ra các nguyên nhân để chấn chỉnh và khắc phục.

2 - Xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các các quy định pháp luật liên quan đến đấu thầu, phân cấp quản lý đầu tư. Xem xét điều chỉnh, bổ sung Luật Đấu thầu và các hướng dẫn kèm theo. Trong đó, phải có quy định tiêu chuẩn trúng thầu theo các yếu tố đồng bộ: giá dự thầu thấp; trình độ công nghệ cao; kinh nghiệm và trình độ quản lý, năng lực thi công của nhà thầu; tiến độ triển khai; nâng mức phạt vi phạm hợp đồng.

3 - Vấn đề lớn là phải quan tâm đến chi phí trên 1 đơn vị lợi ích mang lại. Cụ thể có quy định đánh giá trên cơ sở so sánh giữa giá trả thầu trên 1 điểm kỹ thuật của từng nhà thầu; chi phí trên điểm năng lực... để chọn được nhà thầu vừa có kỹ thuật tốt nhất, năng lực triển khai tốt và giá thầu hợp lý.

4 - Chấn chỉnh lại công tác đấu thầu theo hình thức tổng thầu thiết kế, cung ứng thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình - EPC. Hạn chế việc đầu tư theo tổng thầu EPC; tăng mức chỉ định thầu theo quy định của Luật bổ sung, sửa đổi một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng. Trong những trường hợp có thể tổ chức theo các hình thức tách các gói thầu thầu thiết kế - E; tổng thầu thi công xây dựng công trình - C; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình – EC, các dự án mà nhà thầu VN đảm nhận được 70% thì không cần tổ chức đấu thầu quốc tế; hạn chế các dự án, công trình đấu thầu tổng thầu EPC để khuyến khích và tạo cơ hội cho DN VN tham gia.

5 - Có cơ chế bảo lãnh, hỗ trợ các nhà thầu trong nước về tài chính để bảo đảm năng lực tài chính. Khuyến khích liên danh, liên kết tham gia đầu thầu các dự án lớn. Xem xét vấn đề sử dụng đồng tiền VN trong đấu thầu và thanh toán các gói thầu.

6 - Sớm ban hành chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp phụ trợ để giảm bớt nhập siêu, đồng thời, chủ động thay thế máy móc thiết bị, phụ tùng nhập khẩu không để phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế.

7 - Khẩn trương xây dựng hàng rào kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ, để hạn chế các công nghệ lạc hậu, công nghệ rác, công nghệ tiêu hao năng lượng...; xây dựng các tiêu chuẩn công nghệ đi đôi với các biện pháp tăng cường công tác dự báo, công tác thông tin công nghệ; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công nghệ của các dự án, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án liên quan đến quy hoạch phát triển các ngành quan trọng.

8- Tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành chức năng trong việc quản lý nhà nước đối với các dự án đấu thầu. Có chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật đấu thầu; xử lý các trường hợp làm phương hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực đấu thầu. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với chủ đầu tư, cán bộ trực tiếp làm công tác đấu thầu. Tăng cường kiểm tra, giám sát, quy trách nhiệm và xử lý nghiêm những người vi phạm quy định về đấu thầu.

Trên đây là một số vấn đề rút ra qua nghiên cứu tình hình tổ chức và triển kha các dự án ở một số ngành quan trọng theo hình thức EPC. Hi vọng rằng sẽ góp phần vào các suy nghĩ và giải pháp để nhà thầu VN có thể thắng thầu ở trong nước.

TS Nguyễn Hữu Từ - Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

(theo Diễn đàn doanh nghiệp)

TIN LIÊN QUAN

Rất đặc trưng của giới học giả VN hiện nay, nói nhiều nhưng không phải bản chất vấn đề. Nguyên nhân chính là các cuộc mặc cả dưới gầm bàn. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, tất cả người Việt yêu nước đều sôi sục với tình hình biển đảo thì vẫn phát lệnh khởi công cảng phục vụ khai thác bôxit, vẫn thúc đẩy nhanh tiến độ cung văn hóa hữu nghị ở vị trí đẹp nhất. Không hiểu tình hữu nghị theo cách hiểu của các vị ấy như thế nào nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất đặc trưng của giới học giả VN hiện nay, nói nhiều nhưng không phải bản chất vấn đề. Nguyên nhân chính là các cuộc mặc cả dưới gầm bàn. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, tất cả người Việt yêu nước đều sôi sục với tình hình biển đảo thì vẫn phát lệnh khởi công cảng phục vụ khai thác bôxit, vẫn thúc đẩy nhanh tiến độ cung văn hóa hữu nghị ở vị trí đẹp nhất. Không hiểu tình hữu nghị theo cách hiểu của các vị ấy như thế nào nhỉ?

Suy nghĩ như bác "Thích Đủ Thứ" thì chỉ chém gió trên mạng thôi. Làm chính trị mà cứ phải "sôi sục với tình hình" như "tất cả các người Việt yêu nước" của Thích Đủ Thứ thì tiêu mất. Phải biết người biết ta. Nguyễn Trãi đã từng nói: "Đemđaị nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo". Cung văn hóa hữu nghị vẫn phải xây để thể hiện lòng hòa hiếu, mong hòa bình của Việt Nam thì sao lại không làm? Dare có mấy người bạn Trung Quốc, họ cũng như mình chỉ muốn yên ổn làm ăn. Chính sách bành trướng là do những kẻ hiếu chiến cầm đầu, không đánh đồng hết được. Trước đây Việt Nam đánh Mỹ thì dân Mỹ vẫn có những người biểu tình chống chiến tranh đấy thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy nghĩ như bác "Thích Đủ Thứ" thì chỉ chém gió trên mạng thôi. Làm chính trị mà cứ phải "sôi sục với tình hình" như "tất cả các người Việt yêu nước" của Thích Đủ Thứ thì tiêu mất. Phải biết người biết ta. Nguyễn Trãi đã từng nói: "Đemđaị nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo". Cung văn hóa hữu nghị vẫn phải xây để thể hiện lòng hòa hiếu, mong hòa bình của Việt Nam thì sao lại không làm? Dare có mấy người bạn Trung Quốc, họ cũng như mình chỉ muốn yên ổn làm ăn. Chính sách bành trướng là do những kẻ hiếu chiến cầm đầu, không đánh đồng hết được. Trước đây Việt Nam đánh Mỹ thì dân Mỹ vẫn có những người biểu tình chống chiến tranh đấy thôi.

Vấn đề là trong thời điểm này nó có vẻ sượng quá!. Nói như vậy thì trong lúc tàu Viking II đang bị đâm, Một người nào đó đứng ở mũi tàu hô : "Tình hữu nghị Việt Trung muôn năm " , cũng đâu có gì nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề là trong thời điểm này nó có vẻ sượng quá!. Nói như vậy thì trong lúc tàu Viking II đang bị đâm, Một người nào đó đứng ở mũi tàu hô : "Tình hữu nghị Việt Trung muôn năm " , cũng đâu có gì nhỉ?

Chú Thiên Sứ cho Dare hỏi là thông tin "tàu Viking II đang bị đâm" ở đâu ra, hay dare không cập nhật tin tức hôm nay? Dare chỉ biết là tàu Viking II bị tàu cá có sự hỗ trợ của tàu hải giám TQ cắt cáp thăm dò địa chấn.

Chính sách của Việt Nam là chung sống hòa bình hữu nghị, độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền, và chính sách này cần được nhìn ở tầm chiến lược. Chú đi lấy một trường hợp giả định cụ thể không có thực để hỏi cái toàn cục là thế nào?

Dare nói TQ có hành động xâm phạm mình trong lãnh hải Việt Nam thì mình phải có biện pháp can thiệp và phòng ngừa, lên tiếng cho nhân dân TQ và thế giới biết sự thật. Nó đâm tàu mình mà mình đứng ở đó hô tình hữu nghị muôn năm thì là dở hơi. Mình cho tàu bảo vệ chặn nó, mình la làng là bị xâm phạm,... Ngoại giao mình nói về hữu nghị, mình muốn hòa bình nhưng mình đi học võ để tự vệ thì có gì là mâu thuẫn nhau. Dare chỉ thấy có những thành phần cứ một hai đòi đập cả nhà người ta trong khi chỉ có thằng con là ăn cướp, rồi bị cả nhà nó đập lại thì mới là dở hơi.

TQ dùng "chiến tranh nhân dân" cho tàu cá có sự yểm trợ của quân đội lấn tràn cả biển đông thì mình cũng phải dựa vào chiến tranh nhân dân để đối phó. Cứ chẳng phải hô "Tình hữu nghị Việt Trung muôn năm" khi cho tàu "đâm nhau" hay không xây "cung hữu nghị" thì mới là "chiến đấu" với Trung Quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy nghĩ như bác "Thích Đủ Thứ" thì chỉ chém gió trên mạng thôi. Làm chính trị mà cứ phải "sôi sục với tình hình" như "tất cả các người Việt yêu nước" của Thích Đủ Thứ thì tiêu mất. Phải biết người biết ta. Nguyễn Trãi đã từng nói: "Đemđaị nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo". Cung văn hóa hữu nghị vẫn phải xây để thể hiện lòng hòa hiếu, mong hòa bình của Việt Nam thì sao lại không làm? Dare có mấy người bạn Trung Quốc, họ cũng như mình chỉ muốn yên ổn làm ăn. Chính sách bành trướng là do những kẻ hiếu chiến cầm đầu, không đánh đồng hết được. Trước đây Việt Nam đánh Mỹ thì dân Mỹ vẫn có những người biểu tình chống chiến tranh đấy thôi.

Ý Dera như thế nào - khi ủng hộ việc xây cung Hưu Nghị Việt Trung trong lúc này? Việc xây cảng Boxit là thế nào? Tại sao không ngừng lại vì nhiều ly do ?

Tạm ngừng xây các thứ này không phải là hành đông chiến tranh. Mà là tỏ thái độ rõ ràng trong hoàn cảnh hiện nay.Tôi ko có thông tin v/v nay, nên nói vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ cho Dare hỏi là thông tin "tàu Viking II đang bị đâm" ở đâu ra, hay dare không cập nhật tin tức hôm nay? Dare chỉ biết là tàu Viking II bị tàu cá có sự hỗ trợ của tàu hải giám TQ cắt cáp thăm dò địa chấn.

Chính sách của Việt Nam là chung sống hòa bình hữu nghị, độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền, và chính sách này cần được nhìn ở tầm chiến lược. Chú đi lấy một trường hợp giả định cụ thể không có thực để hỏi cái toàn cục là thế nào?

Dare nói TQ có hành động xâm phạm mình trong lãnh hải Việt Nam thì mình phải có biện pháp can thiệp và phòng ngừa, lên tiếng cho nhân dân TQ và thế giới biết sự thật. Nó đâm tàu mình mà mình đứng ở đó hô tình hữu nghị muôn năm thì là dở hơi. Mình cho tàu bảo vệ chặn nó, mình la làng là bị xâm phạm,... Ngoại giao mình nói về hữu nghị, mình muốn hòa bình nhưng mình đi học võ để tự vệ thì có gì là mâu thuẫn nhau. Dare chỉ thấy có những thành phần cứ một hai đòi đập cả nhà người ta trong khi chỉ có thằng con là ăn cướp, rồi bị cả nhà nó đập lại thì mới là dở hơi.

TQ dùng "chiến tranh nhân dân" cho tàu cá có sự yểm trợ của quân đội lấn tràn cả biển đông thì mình cũng phải dựa vào chiến tranh nhân dân để đối phó. Cứ chẳng phải hô "Tình hữu nghị Việt Trung muôn năm" khi cho tàu "đâm nhau" hay không xây "cung hữu nghị" thì mới là "chiến đấu" với Trung Quốc.

Ko hiểu Dare sinh ra và lớn lên tại đâu, hiện đang sinh sống tại đâu nhưng nói như vậy thì quá ấu trĩ. Các cụ nhà ta có câu: được vạ thì má đã sưng, đấy là còn có người đứng ra phạt vạ. Hoàn cảnh hiện nay của VN thì ai là người đứng ra phạt vạ? Người ăn vạ thì bị bỏ tù, quá thời hạn của UNCLOS rồi thì sao? Nếu Dare đi trên chuyến bay có không tặc, Dare ngồi đó mà hô, mà kêu đợi lực lượng chức năng đến giải cứu à? Hay là ngồi viết đơn kiện, nói chuyện phải quấy với bọn không tặc? Các cụ có câu nữa: giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh, Dare không đánh, ngồi nói chuyện phải quấy với giặc cướp sao?

Tư tưởng của Dare còn ấu trĩ ở chỗ: lấy chiến tranh nhân dân để đối phó nhưng nên nhớ, cả nước VN chỉ tương đương 1 tỉnh của TQ. Đổi người, đổi phương tiện, đổi gì đi chăng nữa thì VN vẫn thua. Nếu không sáng suốt và có quyết sách thông minh, vấn đề bị nô dịch chỉ trong nháy mắt, tôi và Dare có thể mất nửa đời còn lại ngồi đau khổ xót xa ôm mối nhục mất nước đấy! Núi xương sông máu của tiền nhân để bảo vệ giang sơn có thể ôm hận thiên thu vì những suy nghĩ ấu trĩ kiểu như vậy.

Hay Dare có tư tưởng của thiền sư nào đó của đạo Phật, ngồi xả thịt ra nuôi chim ưng để cứu bồ câu? Bao nhiêu người như Dare để cứu được nòi giống Rồng Tiên?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Hiện đang ở Việt Nam. Thế đã đủ tư cách nói chuyện với Thích Đủ Thứ chưa?

Quay trở lại trường hợp hành khách trên máy bay có khủng bố. Bác phải biết nó khủng bố vì lý do gì thì mới đối phó được chứ. Nó không muốn cho máy bay đâm vào nhà quốc hội, mà nó chỉ đòi hạ cánh xuống Phú Quốc để nó tắm biển, ở resort 5 sao thôi, nếu không nó cho nổ tung máy bay đấy. Bác làm gì?

Buồn cười!

Việt Nam chẳng phải hành khách trên chuyến bay và Trung Quốc chẳng phải là tên khủng bố trên chuyến bay bác ạ. Thằng khủng bố nó chỉ muốn làm cho nổ banh xác máy bay để kéo cả lũ chết cùng. Bác so sánh dở hơi quá! TQ cho nó là nước lớn, nó cho nó là thằng điều hành cả hãng hàng không đấy. Nó muốn xếp bác vào khoang hành lý đó. Nó nói tao cho chú em mày lên máy bay là tốt lắm rồi vì mày nghèo và yếu, đừng bày đặt yêu cầu này nọ.

Thích Đủ Thứ hiểu gì về chiến tranh nhân dân mà chê Dare ấu trĩ. Tìm đọc để biết thế nào là chiến tranh nhân dân đi rồi Dare tiếp truyện. Lưu ý là dare nói TQ dùng "chiến tranh nhân dân" (trong dấu nháy nhé).

Đúng là "thiếu kiến thức" + "nhiệt tình" thì thành phá hoại. Dare khuyên Thích Đủ Thứ là thích ít thôi, đừng thích chính chị, chính em cứ hưởng ứng theo chính sách của nhà nước là được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ý Dera như thế nào - khi ủng hộ việc xây cung Hưu Nghị Việt Trung trong lúc này? Việc xây cảng Boxit là thế nào? Tại sao không ngừng lại vì nhiều ly do ?

Tạm ngừng xây các thứ này không phải là hành đông chiến tranh. Mà là tỏ thái độ rõ ràng trong hoàn cảnh hiện nay.Tôi ko có thông tin v/v nay, nên nói vậy?

Ý dare là không được giận cá chém thớt. Là phải noi gương Nguyễn Trãi, Bác Hồ. Mấy cái boxit thì dare quan tâm đến yếu tố môi trường. Còn nhiều chuyện liên quan dare không rõ nên không muốn bàn về vụ Boxit này.

Tỏ thái độ thì Việt Nam đã làm rồi đấy thôi. Bộ ngoại giao phản đối, quân đội nêu ra tại diễn đàn an ninh khu vực, tập trận bắn đạn thật. Báo đài thường xuyên đưa tin. Nhân dân được phép tuần hành phản đối một cách hòa bình... Dare chỉ muốn nói rằng thực tế rất phức tạp, có nhiều phần tử muốn nhân cơ hội để kích động chia rẽ. Thử lên diễn đàn quốc tế, nhiều phần tử TQ hiếu chiến mà cũng nhiều người TQ không có thông tin chính xác, bị giới cầm quyền và truyền thông TQ nhồi sọ về sự khiêu khích của Việt Nam. Nếu bên nào cũng nóng đầu thì chiến tranh xảy ra. Làm lãnh đạo thì phải có trái tim nóng và cái đầu lạnh. Phải nhìn xa, trông rộng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay