Cóc Vàng

Thông Tin Cập Nhật

2.443 bài viết trong chủ đề này

Người Mỹ gây ra đau khổ cho nhân loại thì chính họ sẽ hứng chịu những hậu quả đó trên đất nước của họ.....-_-

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng biết đằng giời nào mà lần !

Thật là buồn thay ! Khi thế giới ngày một phát triển thì văn minh nhân loại cũng phải ngày một văn minh mới phải ,nhưng sự thật thì chẳng biết tin ai trong một thế giới hỗn loạn này . Chỉ vì vài thùng dầu lửa , một ít tài nguyên thiên nhiên ,hay vài chuc mét vuông biên giới là họ lại sẵn sàng bắn giết lẫn nhau . Các nước tự xưng là văn minh dân chủ thì luôn cậy tiền và vũ khí hiện đại để đổi trắng thay đen và cưỡng bức các dân tộc khác vì quyền lợi của mình .

Phải chăng thế giới thời tiền sử cũng đã từng có thời kỳ như thế ,và nó đã phải bắt đầu lại từ đầu với nền văn minh hiện nay .... nếu đúng như vậy thì họ cứ tranh dành nhau mà làm chi ,hãy sống đùm bọc và tương trợ lẫn nhau thì xem ra sự tồn tại của chúng ta sẽ được kéo dài mãi mãi !!!

Iran nói bin Laden chết trước cuộc đột kích của Mỹ

Posted Image

Bộ trưởng Tình báo Iran Heidar Moslehi. Ảnh: AP.

Bộ trưởng Tình báo Iran Heidar Moslehi tuyên bố nước này có bằng chứng cho thấy thủ lĩnh Al Qaeda Osama bin Laden chết vì bệnh trước khi cuộc đột kích của đặc nhiệm Mỹ diễn ra hồi đầu tháng.

Theo thông tin chính quyền Mỹ cung cấp, bin Laden mới bị giết tại thị trấn Abbottabad, Pakistan, trong một cuộc đột kích do đặc nhiệm Mỹ tiến hành.

Tuy nhiên, hãng thông tấn FARS của Iran dẫn lời Moslehi tuyên bố: "Chúng tôi có thông tin chính xác rằng bin Laden đã chết vì bệnh một thời gian trước đó".

Lầu Năm Góc khẳng định xác của bin Laden đã được chôn ngoài biển trong vòng chưa đầy 24h sau cuộc đột kích.

"Nếu quân đội Mỹ và cơ quan tình báo nước này thực sự đã bắt và giết được bin Laden, tại sao họ không trưng bày xác chết của hắn, tại sao họ lại quẳng xác ông ta xuống biển", Moslehi đặt vấn đề.

Theo FBI, một cuộc xét nghiệm ADN đã chứng tỏ rằng xác người đàn ông bị giết là thuộc về bin Laden và FBI cũng loại bỏ cái tên này ra khỏi danh sách truy nã sau cả thập kỷ.

Jay Carney, phát ngôn viên Nhà Trắng, cho biết Washington sẽ không tung ra các bức ảnh xác bin Laden

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới dạo này nói phét và nói láo nhiều quá. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Thủ phạm" gây động đất là hồ tích nước thủy điện?

Posted Image- Sau chuỗi động đất xảy ra ở Lai Châu trong những ngày cuối tháng 4/2011, ngày 7/5 vừa qua, một trận động đất mạnh hơn 4 độ richter lại xảy ra ở Sơn La. Nhiều người đặt nghi vấn "thủ phạm" là các hồ chứa nước. Có người lại cho rằng, đây chỉ là dư chấn thông thường của trận động đất trước.

Do hồ thủy điện?

GS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho biết, đúng là trong năm 2011 này, ở hầu khắp các vành đai động đất lớn trên thế giới, động đất có vẻ như diễn ra nhiều hơn các năm. Lý do là bởi trận động đất mạnh hơn 9 độ richter của Nhật Bản đã tác động và kích thích đến các vành đai động đất khác. Đối với nước ta, chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy, Việt Nam bị ảnh hưởng của động đất Nhật Bản. Nếu có, chắc cũng chỉ là những ảnh hưởng gián tiếp mà chúng ta chưa thể nhìn ra được. Từ đầu năm đến nay, nước ta đã ghi nhận được một số trận động đất. Đối với Sơn La, Lai Châu, những khu vực trong quá khứ cũng đã từng xảy ra động đất. Nguyên nhân có thể là do yếu tố nội sinh vì các khu vực này nằm trên các đới đứt gãy. Tuy nhiên, cũng có thể là do sự tác động từ hồ chứa thủy điện.

Posted Image

Động đất do các tác nhân bên ngoài như các hồ thủy điện, hồ chứa nước... chỉ xảy ra trong bán kính 30km xung quanh hồ đập.

GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Hội Đập lớn cho rằng, đến thời điểm này vẫn chưa có cơ sở nào để khẳng định sự tồn tại của các đập thủy điện tác động đến sự hình thành của các trận động đất. Vùng Tây Bắc xảy ra các trận động đất liên tiếp là vì nằm trong đới đứt gãy từ trong lòng đất chứ không có cơ sở khẳng định nó là ảnh hưởng của các đập nước. Các hồ lớn trên thế giới cũng chưa từng xảy ra hiện tượng này.

TS Lê Tử Sơn, trưởng phòng Quan sát Động đất, Viện Vật lý Địa cầu cho hay, động đất kích thích hay còn gọi là động đất do các tác nhân bên ngoài như các hồ thủy điện, hồ chứa nước... chỉ xảy ra trong bán kính 30km xung quanh hồ đập. Những trận động đất liên tiếp vừa rồi đều xảy ra cách xa các hồ chứa nên có thể khẳng định đó là những trận động đất tự nhiên.

Động đất nhiều vào mùa mưa

Theo KS Nguyễn Văn Yêm, nguyên cán bộ của Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, các trận động đất ở Lai Châu, Sơn La trong thời gian qua không phải là quá bất thường. Tây Bắc vốn là khu vực được dự báo là có khả năng xảy ra nhiều động đất. Tần suất xuất hiện động đất mỗi năm cũng khác nhau, có năm có tới 10 trận động đất, nhưng cũng có năm chỉ xuất hiện vài trận.

TS Lê Tử Sơn cũng cho rằng, đây là những trận động đất không có gì bất thường, là dư chấn của những trận động đất mạnh trước đó và nó sẽ tồn tại từ 1 - 2 tháng rồi mới dừng hẳn. Nếu những trận động đất sau có cường độ mạnh hơn trận trước thì mới có thể coi là bất thường. Những dư chấn này là bình thường, khó tránh và không có gì đáng lo.

Tuy nhiên, cũng có một quy luật không rõ ràng rằng, cứ vào mùa mưa đến khi kết thúc mùa mưa, động đất xảy ra nhiều hơn. Lý do là bởi, nước sẽ ngấm xuống đất làm thay đổi ma sát trượt trong lòng đất gây kích thích các trận động đất. Theo đó, có những trận động đất lẽ ra phải vài năm nữa mới xảy ra nhưng do bị thay đổi ma sát trượt mà động đất đã diễn ra nhanh hơn. Trận động đất ở Bình Thanh, Hòa Bình năm 1986 là một ví dụ điển hình. Khi đó, hồ thủy điện mới tích nước khoảng 86m đã gây ra động đất mạnh 4,9 độ richter.

Tô Lan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay thật !

Không biết ông ấy dùng phương pháp gì để dự đoán nhỉ ? Hay là đã học lỏm được Lạc Việt độn toán của người Việt cổ .

Người Italy chạy khỏi thủ đô vì sợ động đất

Hàng nghìn người dân Italy rời khỏi thủ đô Rome bởi tin đồn động đất sẽ tấn công thành phố trong hôm nay.

Posted Image

Nhà nghiên cứu thiên văn và địa chấn Raffaele Bendandi. Ảnh: buzzbox.com.

Theo tin đồn đang lan truyền, động đất sẽ xảy ra hôm nay ở Rome - được mệnh danh là thành phố bất tử. Tin này xuất phát từ cảnh báo của một nhà thiên văn và địa chấn học sống thế kỷ trước tên là Raffaele Bendandi (1893-1979).

Ông Bendandi từng dự đoán gần như chính xác thời gian và địa điểm của những trận động đất lớn. Chẳng hạn, ông từng cảnh báo thành phố Avenzzano thuộc tỉnh L’Aquila, Italy sẽ rung chuyển bởi một cơn địa chấn vào ngày 13/1/1915. Đúng vào ngày ấy động đất xảy ra và giết chết khoảng 30.000 người. Sau đó ông dự đoán chính xác trận động đất tại vùng Friuli vào ngày 6/5/1976 khiến xấp xỉ 1.000 người chết.

Lo sợ trước sự tiên đoán và những lời đồn đại, nhiều nghìn người rời thành phố.

Chủ tịch Quỹ Bendandi cố gắng dập tắt tin đồn. Ông nói: “Tôi có thể tuyên bố với mức độ chắc chắn tuyệt đối rằng các tài liệu mà Bendandi viết không hề nhắc tới trận động đất tại Rome vào ngày 11/5/2011”.

Posted Image

Một góc thành phố Roma. Ảnh: rometraveller.info.

Nhưng tuyên bố của chủ tịch Quỹ Bendandi không ngăn chặn được tình trạng hoang mang của người dân, bởi những dự đoán trong quá khứ của Bendandi quá chính xác.

Một quan chức Rome cho hay, rất nhiều người dân gọi điện thoại tới cảnh sát để hỏi về nguy cơ động đất. Vì thế chính quyền quyết định mở một đường dây miễn phí để trấn an người dân.

Hiệp hội nông dân Coldiretti thông báo số lượng người di chuyển về các vùng ngoại ô Rome tăng vọt trong mấy ngày qua. Hãng thông tấn ANSA đưa tin hàng loạt cửa hàng trong thành phố đóng cửa với lý do chủ cửa hàng mắc bệnh hoặc đi du lịch.

Để giảm bớt sự lo lắng của người dân, hôm nay Đại học Sapienza tại Rome tổ chức một cuộc hội thảo về động đất và cách bảo vệ bản thân khi đối mặt với động đất.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Dị nhân nói hồ Gươm có 2-6 “cụ” rùa

Cập nhật lúc 12/05/2011 11:03:00 AM (GMT+7)

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh: "Tôi khẳng định: Hồ Gươm có nhiều "con" rùa nhưng "cụ" rùa thì có từ 2 đến 6" - ông Tuấn Anh khẳng định.

Trong quá trình lai dẫn rùa hồ Gươm vào bể thông minh dưới chân Tháp rùa, đoàn lai dẫn đã phát hiện thêm một số cá thể rùa mới, có kích thước và hình dáng khá gần với rùa hồ Gươm đang được chữa trị. Một số cho rằng những cá thể rùa đó là hậu duệ của "cụ". Một số lại cho rằng, những cá thể rùa đó có thể được ai đó thả vào nhưng vì ít khi nổi trên mặt nước nên không ai biết. Trước những luồng ý kiến trái chiều này, "dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh có những ý kiến riêng.

Là người theo dõi khá sát quá trình dẫn dắt rùa vào bệnh viện dã chiến để chữa bệnh, ông có nhận xét gì về việc lai dẫn rùa vào tháp một cách thành công ngoài dự tính vừa qua? - Theo quan điểm của cá nhân tôi thì rùa hồ Gươm đã là biểu tượng văn hóa sống của Hà Nội và của cả dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, không thể để một biểu tượng văn hóa sống mình mẩy lở loét và ở trong môi trường ô nhiễm, bẩn thỉu được. Rùa phải khỏe mạnh, sống khoáng đạt với tự nhiên trong môi trường sạch sẽ với vẻ đẹp tự nhiên của nó. Do đó, việc bắt rùa lên cho vào bể này bể nọ, đó chỉ là giải pháp tạm thời. Tôi không đặt nặng vấn đề lai dẫn như thế nào, cứu chữa ra sao. Mục đích cuối cùng vẫn là làm sao duy trì sự sống cho rùa lâu dài.

Posted Image

Về cá thể rùa mới phát hiện trong lần lai dẫn vừa rồi. Ông có ý kiến gì ?

- Tôi khẳng định: Hồ Gươm có nhiều "con" rùa nhưng "cụ" rùa thì có từ 2 đến 6. Còn trong số các cá thể rùa này, chúng có cùng loài với nhau hay không, tôi không dám khẳng định.

Nói như thế có nghĩa là ông tán thành ý kiến của GS Hà Đình Đức rằng trong hồ Gươm chỉ có một cá thể rùa mai mềm duy nhất?

- Tôi không đồng ý cũng không phản đối. Tôi chỉ nói rằng ở đó có hai cá thể rùa lớn. Nhiều hơn thì khoảng sáu. Nhưng tôi không khẳng định chúng cùng loài hay khác loài, chuyện đó hãy để các nhà chuyên môn xác định và lên tiếng.

Nhưng sau khi tìm thấy cá thể rùa có nhiều đặc điểm giống với rùa Hồ Gươm, nhiều người đã cho rằng những cá thể mới này chính là hậu duệ của "cụ". Theo ông, điều này có xác xuất bao nhiêu phần trăm?

- Đến bây giờ ông Hà Đình Đức vẫn xác định là chỉ có một cá thể rùa Hồ Gươm duy nhất. Nếu nói như trên thì có nghĩa là ông Đức đã nói sai. Với tôi thì ai đúng, ai sai không quan trọng. Tôi không phủ nhận chuyện có thể rùa Hồ Gươm phối giống với một loại rùa nào đó để tạo ra các thế hệ hậu duệ sau này, nhưng bây giờ chúng ta mới phát hiện ra.

Còn về xác xuất của việc những cụ rùa mới phát hiện ra có thể là hậu duệ của cụ rùa Hồ Gươm đang được chữa trị thì xác xuất không cao, chỉ 10% thôi. Cho nên có thể ý kiến của ông Hà Đình Đức có thể đúng, chưa hẳn đã sai đâu.

GS Hà Đình Đức từng cho rằng, cụ rùa Hồ Gươm có thể được thả vào Hồ Gươm từ thời Lê Lợi. Là nhà nghiên cứu về lý học phương Đông - gắn liền với lịch sử, ông suy nghĩ gì về ý kiến này?

- Chúng ta nên đi sâu vào câu chuyện một chút! Truyền thuyết xưa kể lại rằng: khi vua Lê Lợi dong thuyền đến hồ Gươm thì có một rùa vàng lớn nổi lên, tôi không nói là thần Kim Quy. Vậy thì nội cụm từ "rùa vàng lớn" cũng đã cho ta thấy một tín hiệu về thời gian, ít nhất là cá thể rùa này cũng đã sống ở đây vài trăm năm rồi. Không thể là một con rùa con mới thả mà lại ngậm thanh gươm từ tay vua được. Vì gươm thì rất nặng và một con rùa con không thể ngậm nổi. Vậy, nếu lời của ông Hà Đình Đức là đúng thì trước đó người ta phải rước cụ từ đâu thả vào đấy và tuổi đời của cụ rùa lớn lúc đó cũng phải vài trăm năm. Tính đến nay nữa thì nữa cũng phải hơn 800 tuổi rồi. Trong khi đó, hồi còn nhỏ tôi đã nhìn thấy trong lòng Hồ Gươm có tới 3 - 4 cá thể rùa lớn.

Theo Việt sử thì từ ngày xưa, hơn 2.000 năm trước Công nguyên, người Việt cổ đã dùng một mai rùa lớn để khắc chữ Khoa Đẩu. Có nghĩa, từ ngàn xưa rùa đã là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt. Cho đến bây giờ hình ảnh con rùa vẫn rất gắn bó với đời sống người dân Việt như hình ảnh con rùa đội hạc trong đình, rùa đội bia trong Văn Miếu Quốc Tử Giám... Do đó, nếu rùa là một linh vật được thả trong hồ là chuyện đương nhiên của ông cha ta xưa. Ngay trong nhà ở, vì lý do phong thủy, người cũng có thể thả rùa. Do vậy, khả năng người xưa thả rùa vào Hồ Gươm để cầu mong một điều gì đó là có thể xảy ra, nhất là những loài rùa quý hiếm mang tính biểu tượng văn hóa.

(Theo Giadinh.net)

Edited by Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào quý vị !

Chẳng hiểu ông nào lại có tư tưởng như thế này ? Ông ấy nghĩ nếu không có nhà Hán và Sỹ Nhiếp thì nước Văn Lang và dân tộc Việt sẽ chỉ là một dân tộc du mục và ăn hang ở lỗ hay sao ?

Xin quý vị quan tâm đến vấn đề này và vì lòng tự trọng dân tộc !

Hãy lên tiếng !!!!!!

Posted Image

Di tích đền thờ Sĩ Nhiếp bị lãng quên?

Cập nhật lúc 08:45 | 08/05/2011 (GMT+7)Sỹ Nhiếp là người truyền bá văn hóa văn minh Hán học vào nước ta, đã xây dựng Luy Lâu sầm uất như một kinh đô của nước độc lập. Ông cho dựng chùa và tạc tượng “tứ pháp”, là người mở mang và khai Hội Dâu. Sỹ Nhiếp cũng là vị Thái thú duy nhất được nhân dân ngưỡng vọng nhớ ơn và suy tôn là Sỹ Vương Tiên, Thánh Nam Giao, Nam Giao học tổ. Thế nhưng, di tích đền thờ ông hiện nay xem ra không xứng tầm với công lao ấy.

Posted Image

Di tích đền thờ Sỹ Nhiếp

Công lao còn đó!

Sĩ Nhiếp người gốc Trung Quốc, tổ tiên đã sang ta được 7 đời nên ông đã được xem như Việt. Trong thời gian làm thái thú 40 năm (187-226), hai lần được phong tước: Long Bộ Đình Hầu (triều Đông Hán) và Long Biên Hầu (triều Ngô). Khi ấy, dù cả nước Hán loạn lạc liên miên nhưng vùng đất của ông quản vẫn thái bình thịnh trị. Ông đã cho xây dựng Luy Lâu thành trụ sở và trung tâm kinh tế, văn hóa, nơi truyền bá kinh Phật đầu tiên ở Giao Châu, mở rộng với quy mô to lớn, trở thành công trình phòng vệ kiên cố và căn cứ quân sự lợi hại. Lập trường dạy chữ Hán đầu tiên để truyền bá Nho học.

Ông còn cho xây dựng một hệ thống chùa dày đặc, Hội Tứ Pháp gồm chùa Dâu (Thờ Pháp Vân), chùa Đậu (thờ Pháp Vũ), chùa Tướng (thờ Pháp Lôi), chùa Dàn (thờ Pháp Điện), lấy chùa Dâu làm trung tâm. Chính văn bia ở đền thờ Sỹ Nhiếp trong Thành Luy Lâu đã xác nhận: “Sĩ Nhiếp người nước Lỗ, là vị chân Nho, làm Thứ sử Giao Châu, hành đức giữ gìn Phật tượng ở ấp Lũng Chiền, Siêu Loại, Luy Lâu Thành”.

Ông đã biến Dâu thành trung tâm phật giáo lớn và cổ xưa nhất nước ta. Các tăng sĩ Ấn Độ trực tiếp đến truyền giáo. Hệ thống chùa tháp được xây dựng dày đặc trong vùng. Chính Sĩ Nhiếp đã khéo kết hợp tín ngưỡng bản địa với Phật giáo để điển lệ hoá thành lễ hội Tứ Pháp duy trì đến tận ngày nay và nó còn lan toả sang nhiều vùng quê khác ở đồng bằng Bắc bộ.

Vai trò của người xây dựng nên thành Luy Lâu được sách Đại Việt sử ký toàn thư nêu cao, đặt riêng là kỷ Sỹ Vương; Sử thần Ngô Sỹ Liên đánh giá: "Nước ta được thông thi thư, tập lễ nhạc là một nước văn hiến là bắt đầu từ Sỹ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà có thể truyền mãi đời sau…"". Khi Sĩ Nhiếp mất, con trai là Sĩ Huy tự xưng làm Thái Thú, nhà Đông Ngô sai Trần Thì sang thay Sĩ Nhiếp làm Thái thú. Sĩ Huy đã tổ chức quân đội chống lại quân Ngô do Lục Dận chỉ huy nhưng bị lừa bắt giết nên thất bại và được dân vùng Dâu thờ làm thành hoàng.

Thành Luy Lâu hiện còn giữ nguyên được một nửa thành cũ với diện tích 132.258m2 ở phía Tây Nam. Bờ thành bằng đất còn cao khoảng 1-2m, mặt thành rộng 1,5m. Trong khu vực thành còn đền, mộ, chùa, tứ trấn (4 gò đất nhô cao lên so với mặt thành). Qua một số đợt khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều cổ vật quý, dày đặc dưới lớp đất canh tác như: Đồ gốm, gạch ngói thời Hán, hàng trăm lò nấu đồng, móng gạch có niên đại sớm và dấu tích của một kiến trúc cổ đã bị cháy…

Với giá trị lịch sử to lớn, nhà nước đã sớm nghiên cứu và công nhận thành Luy Lâu là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1964.

Tẻ nhạt nơi thờ tự

Thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, cách chùa Dâu khoảng 1km, đền thờ nằm ở giữa cánh đồng (trong khu thành Luy Lâu xưa). Để đến được phải đi bộ qua con đường đất nhỏ và bờ ruộng. So với chùa Dâu thì đền quả là quá nhỏ bé. Chỉ là mấy gian nhà ngói trông như một số đình, chùa của một làng nào đó. Dấu tích còn sót lại là chiếc cầu đá, bên trong đền là pho tượng Sĩ Nhiếp tồn tại gần 1800 năm nay.

Theo cụ Đỗ Như Nghiên (70 tuổi), người có bốn đời làm thủ nhang, trông coi khu đền này thì ngày xưa có đầy đủ cả tam bảo, nhưng do chiến tranh tàn phá, và trận mưa đá năm 1957 đã làm hư hại nhiều, rất may là còn bảo vệ được tượng nguyên vẹn. Tuy mới được tu sửa hơn chục năm nay, chỗ ban đặt tượng mới xong mấy tháng nay nhưng vẫn còn đơn sơ.

Cụ Nghiên tâm sự: “nhân dân rất muốn quần thể di tích này có được quy mô xứng tầm. Giám Đốc Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Duy Nhất, đã nói sẽ có kế hoạch xây dựng lại đền nhưng phải năm rưỡi, hai năm nữa. Mà cũng chưa biết là xây dựng quy mô như thế nào?” Chúng tôi có thắc mắc, Sĩ Nhiếp có công lao lớn như vậy mà sao đền thờ lại nhỏ bé thế? Theo như cụ được biết, nguyên nhân chính có thể do Sĩ Nhiếp là người có gốc gác Trung Quốc?

Nếu quả đúng như vậy, chúng ta có nên chăng xem xét lại? Chúng ta đã có những công viên, tượng đài, những tên phố, tên trường học, bệnh viện mang tên những người nước ngoài có công với đất nước; Hay như Khổng Tử chưa từng đặt chân đến nước ta, còn có đền thờ từ bao đời nay ở Văn Miếu. Chính đó đã thể hiện tính nhân văn của dân tộc. Vậy nên, đáng ra di tích đền thờ và lăng Sỹ Nhiếp phải có được một diện mạo xứng tầm.

Đức Hiển

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Boeing thử nghiệm máy bay do thám tối tân

Thứ Năm, 12/05/2011 - 17:02

(Dân trí) - Mẫu máy bay do thám không người lái tối tân của Boeing mang tên Phantom Ray đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên hôm 27/4 nhưng thông tin này chỉ được phía Boeing công bố gần một tuần sau đó.

Posted Image

Máy bay do thám tàng hình không người lái Phantom Ray.

Hãng chế tạo máy bay Mỹ Boeing cho hay mẫu máy bay Phantom Ray với kiểu dáng đẹp đã cất cánh lần đầu tiên trên sa mạc Mojave tại căn cứ không quân Edwards ở California hôm 27/4. Tuy nhiên, Boeing chỉ thông cố thông tin chi tiết hôm 3/5.

Theo Boeing, chiếc máy bay do thám không người lái Phantom Ray, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, đã đạt độ cao gần 2.300m và bay với vận tốc 330km/h trong chuyến bay đầu tiên.

Craig Brown, giám đốc chương trình phát triển Phantom Ray, cho hay chuyến bay kéo dài 17 phút đã thành công. “Chúng tôi tin tưởng rằng nó đã bay và hoạt động tốt. Thật tuyệt vời khi chuyến bay đầu tiên này diễn ra đúng như mong đợi của chúng tôi”, ông Brown nói trong một tuyên bố do công ty đưa ra.

Chiếc Phantom Ray, mang dáng dấp hình tam giác, đang được công ty máy bay có trụ sở tại Chicago phát triển cho nhiều mục đích. Thiết kế tàng hình có thể cho phép nó không bị các radar của đối phương phát hiện, mở đường cho các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom.

Nhưng không giống với các máy bay do thám hiện thời vốn được kiểm soát từ xa bởi một phi công, Phantom Ray có thể thực hiện một sứ mệnh được kiểm soát gần như hoàn toàn bằng máy tính. Phi công ngồi ở xa có thể thiết kế đường bay và gửi tới máy tính. Một chương trình máy bay sẽ dẫn nó tới mục tiêu và quay trở lại.

Video Phantom Ray lần đầu cất cánh:

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=fSY3VxdSz5s&feature=player_embedded

Phantom Ray có sải cánh rộng hơn 15,2m và dài 10,9m. Nó có thể đạt độ cao 12.200m và vận tốc tối đa lên tới trên 950km/h.

Phantom Ray đã được chế tạo tại nhà máy của Boeing tại St. Louis với sự hỗ trợ thiết kế từ nhà máy Phantom Works tại khu bãi biển Huntington, California. Sau đó, nó được đưa từ St. Louis tới trung tâm nghiên cứu bay Dryden của NASA tại căn cứ không quân Edwards trên chiếc máy bay vận tải Boeing 747, vốn chuyên vận chuyển các tàu vũ trụ, để phục vụ cho chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Dự án Phantom Ray bắt đầu từ năm 2008 và máy bay được tiết lộ trong một buổi lễ ở Missouri, hồi tháng 5 năm ngoái. Boeing không có đơn đặt hàng cho Phantom Ray và loại máy bay này đang được phát triển bằng “tiền túi” của hãng.

Boeing dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay thử nghiệm với Phantom Ray tại căn cứ không quân Edwards trong suốt năm nay, dần dần gia tăng hoạt động của máy bay.

Hãng sản xuất máy bay Mỹ hiện cũng đang phát triển một mẫu máy bay do thám khác tại Edwards tên gọi Phantom Eye. Mẫu máy bay này có sản cánh 46m và được thiết kế để có thể bay liên tục hơn 4 ngày với độ cao lên tới gần 20.000m.

Phantom Eye sẽ hoạt động bằng hydrô lỏng. Boeing cho hay chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Phantom Eye dự kiến sẽ diễn ra vào cuối mùa hè năm nay.

Một số hình ảnh về Phantom Ray:

Posted Image

Phantom Ray mang dáng dấp hình tam giác.

Posted Image

Posted Image

Phantom Ray cất cánh lần đầu tiên trong chuyến bay thử nghiệm hôm 27/4.

Posted Image

Nó đã đạt độ cao gần 2.300m trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Posted Image

Phantom Ray nằm trên lưng chiếc Boeing 747 khi nó được đưa từ St. Louis tới căn cứ không quân Edwards hồi tháng 12 năm ngoái.

Posted Image

Posted Image

An Bình

Theo LA Times

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ công bố hàng loạt thông tin tối mật về chiến tranh Việt Nam

Cập nhật lúc :2:32 PM, 13/05/2011

Từ tháng tới, công chúng có thể tiếp cận "Hồ sơ Lầu Năm Góc" liên quan tới chiến tranh Việt Nam tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon ở Yorba Linda, bang California.

Chính phủ Mỹ thông báo tập tài liệu nổi tiếng "Hồ sơ Lầu Năm Góc" liên quan tới chiến tranh Việt Nam không còn được xếp vào loại tài liệu mật nữa.

Như vậy, 40 năm sau khi tài liệu tối mật của Lầu Năm Góc về cuộc chiến tranh Việt Nam bị tiết lộ và gây nhiều tranh cãi, Chính phủ Mỹ quyết định công khai những tài liệu và sách lịch sử liên quan tới cuộc chiến này.

Với tên gọi chính thức "Quan hệ Mỹ - Việt giai đoạn 1945-1967: Nghiên cứu do Bộ Quốc phòng thực hiện", tài liệu tối mật nêu chi tiết hành động can dự quân sự và chính trị của Mỹ tại Việt Nam trong giai đoạn 1945-1967.

Tài liệu do Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Robert McNamara đặt làm vào tháng 6/1967 nhằm ghi lại thấu đáo lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, tài liệu này đã tiết lộ mức độ can dự quân sự của Mỹ ở Việt Nam lớn hơn nhiều so với những gì đã được công bố.

Một phần tài liệu trên lần đầu tiên được công bố trên trang nhất của tờ New York Times năm 1971, ngay lập tức tạo ra làn sóng dữ dội phản đối chiến tranh Việt Nam và khiến Tổng thống khi đó Lyndon Johnson quyết định không ra tái tranh cử.

Tài liệu do Daniel Ellsberg - cựu binh Thủy quân lục chiến Mỹ - cung cấp cho báo trên cho thấy chính quyền Johnson nói dối có hệ thống không chỉ với công chúng mà còn nói dối cả với Quốc hội về cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam.

>> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ làm gì ở Hà Nội tối qua?

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lũ ống lịch sử xuất hiện tại TP Lào Cai

Lúc 20h ngày 12/5, trên địa bàn TP Lào Cai, huyện Bảo Yên, Sa Pa (tỉnh Lào Cai) bắt đầu mưa lớn trên diện rộng. Sau 1 tiếng mưa liên tục, lũ ống xuất hiện gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, đường xá. Rất may không có thiệt hại về người.

Ngay khi phát hiện có lũ, nhiều người đã gọi nhau chạy lên các khu vực cao hơn tránh nước ngập. Anh Sầm Mạnh Quay, cũng ở thôn Cam Đường kể lại: “Đêm qua đã xảy ra trận mưa rất to kéo dài, khi tôi nghe tiếng ầm ầm bên ngoài thì tôi ra xem, bỗng thấy cái gì đó từ trên núi cao ập xuống. Tôi chỉ nhắm mắt, nhắm mũi chạy lên cây cầu sắt đầu thôn”.

Ông Nguyễn Văn Long ở thôn Suối Ngàn, xã Cam Đường, TP Lào Cai khẳng định: Đây là trận lũ lớn nhất kể từ trận lũ lịch sử năm 1947 xảy ra trên địa bàn

Lũ ống xuất hiện đột ngột trong đêm với cường độ mạnh trên suối Ngòi Đường đã phá hủy, làm hư hỏng nhiều ngôi nhà. Có nơi, nước tràn vào nhà dân cao đến 2m, sau khi nước rút để lại lớp bùn dày 0,5m. Nhiều tài sản của nhân dân không kịp di dời đã bị lũ cuốn trôi.

Tại phường Nam Cường, nơi suối Đồng Hồ chảy qua, lũ lớn làm 10 ngôi nhà bị ngập hoàn toàn và làm thiệt hại nhiều tài sản khác. Một cây cầu treo qua suối Ngòi Đường tại khu vực xã Hợp Thành cũng bị lũ bẻ cong. Ông Lê Duy Lý, Trưởng Công an xã Cam Đường cho biết: Lũ tràn về làm ngập nhiều tài liệu và thiết bị máy móc của bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Lào Cai (nằm cạnh suối Ngòi Đường) gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Bùn đất đã tràn vào hầu hết các phòng bệnh, toàn bộ máy xét nghiệm và máy siêu âm, 1 bộ soi tai mũi họng, 7 bộ máy tính, hồ sơ bệnh án... đã bị hư hỏng nặng.

Còn tại xã Bảo Nhai, huyện Bảo Yên, tình hình lũ bão cũng khá nghiêm trọng, lũ ống đã làm thiệt hại hơn 40 hộ dân trong, 1 nhà bị nước lũ cuốn trôi hoàn toàn, thiệt hại đang được cơ quan chức năng thống kê.

Posted Image

Lũ ống gây thiệt hại lớn cho T.P Lào Cai và các huyện Bảo Yên, Sa Pa.

Posted Image

Posted Image

Nhiều diện tích lúa, hoa mầu và các công trình xây dựng bị tàn phá nặng nề. Posted Image

Sáng nay, nhiều học sinh xã Cam Đường phải lội bùn đến trường.

Posted Image

Khắc phục hậu quả do cơn lũ gây ra.

Trao đổi với Đất Việt sáng 13.5, ông Trần Quốc Đoàn, chủ tịch xã Cam Đường cho biết: Theo thống kê sơ bộ ngày13.5, xã Cam Đường có 5 thôn ( Thác, Vạch, Suối Ngàn, Liên Hợp, Dạ 2) bị lũ ống càn quét. 90 hộ dân đã bị thiệt hại ( 50 hộ dân bị mất trắng tài sản), 15 ha ruộng lúa cùng 5 ha hoa màu bị vùi lấp, 5 ha thủy sản bị nước lũ tràn vào.

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai cũng đã đến các địa phương bị thiệt hại kiểm tra, động viên và hỗ trợ mỗi gia đình mất trắng tài sản, ban đầu mỗi hộ 2 triệu đồng, các hộ bị ảnh hưởng nhẹ hỗ trợ về lương thực và nước uống. Theo TT Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh bổ sung từ phía bắc tràn về nên ngay từ chiều tối ngày 12.5 đã xuất hiện mưa lớn tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ….

Trung Kiên (Báo Đất Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những kẻ xâm lược và mưu toan đô hộ lâu dài một dân tộc thì việc đầu tiên phải là - nếu không xóa sổ vặn hóa của dân tộc bị đô hộ - thì chí ít cũng phải truyền bá văn hóa của dân tộc thống trị. Toàn quyền Sĩ Nhiếp chính là viên quan Thái thú đầu tiên truyền bá cái gọi là văn hóa Hán vào dân tộc Việt khi nền đô hộ Hán trên đất Việt bắt đầu ổn định vào thế kỷ thứ II / III sau CN. Tất nhiên, dưới sự thống trị của người Hán, họ cũng tìm được những kẻ Việt gian bán nước cầu vinh, tung hô ca ngợi những quan lại mẫu quốc.Cái gọi là dạy tiếng Hán, truyền bá văn hóa Hán của Sĩ Nhiếp, cũng chỉ như người Pháp mở trường thông ngôn, truyền bá cái gọi là "Văn minh khai hóa" khi dân tộc Việt bị xâm lược.Ngày ấy cũng không thiếu gì kẻ ca ngợi những toàn quyền Pháp mang cái gọi là văn minh khái hóa cho người Việt - những "ông Tây An Nam" - mà các bậc chí sĩ Việt miêu tả. Cái khác nhau một chút là thời Tây thì mới đây, nên người ta nhận thức được. Còn thời Sĩ Nhiếp thì cách cả gần 2000 năm, nên một gây ngộ nhận.

Một bài viết có nội dung tương tự - đề nghị khôi phục đến thờ Sĩ Nhiếp - cách đây vài năm, cũng đưa lên trên trang web của chúng ta và cũng đã bị tôi phê phán với nội dung tương tự. Nay lại có kẻ tiếp tục đề nghị?!?....

Tôi rất tiếc! Rất nhiều di tich, di sản văn hóa Việt bị xóa bỏ, đập đi xây mới không hề thương tiếc . Cái này báo chỉ nói nhiều. Thí dụ như: Cổ thành nhà Mạc thành cái lò gạch.....thì thấy lên tiếng không mạnh mẽ lắm. Nhưng để phục hồi một di sản ca ngợi kẻ xâm lược áp đặt lên văn hóa Việt thì có người lại cảm thấy luyến tiếc như vậy!? Đây là lần thứ hai người ta công khai yêu cầu lập lại một chứng tích ca ngợi kẻ xâm lược dận tộc Việt trong hàng ngàn năm đô hộ.

Tôi và nhờ anh chị em tìm lại bài viết có nội dung tương tự bài này trước đây và post lại để mọi người tham khảo (Tôi có đưa bài ấy trên cả blog của tôi).

=====================================

Xin chào quý vị !

Chẳng hiểu ông nào lại có tư tưởng như thế này ? Ông ấy nghĩ nếu không có nhà Hán và Sỹ Nhiếp thì nước Văn Lang và dân tộc Việt sẽ chỉ là một dân tộc du mục và ăn hang ở lỗ hay sao ?

Xin quý vị quan tâm đến vấn đề này và vì lòng tự trọng dân tộc !

Hãy lên tiếng !!!!!!

Posted Image

Di tích đền thờ Sĩ Nhiếp bị lãng quên?

Cập nhật lúc 08:45 | 08/05/2011 (GMT+7)Sỹ Nhiếp là người truyền bá văn hóa văn minh Hán học vào nước ta, đã xây dựng Luy Lâu sầm uất như một kinh đô của nước độc lập. Ông cho dựng chùa và tạc tượng “tứ pháp”, là người mở mang và khai Hội Dâu. Sỹ Nhiếp cũng là vị Thái thú duy nhất được nhân dân ngưỡng vọng nhớ ơn và suy tôn là Sỹ Vương Tiên, Thánh Nam Giao, Nam Giao học tổ. Thế nhưng, di tích đền thờ ông hiện nay xem ra không xứng tầm với công lao ấy.

Posted Image

Di tích đền thờ Sỹ Nhiếp

Công lao còn đó!

Sĩ Nhiếp người gốc Trung Quốc, tổ tiên đã sang ta được 7 đời nên ông đã được xem như Việt. Trong thời gian làm thái thú 40 năm (187-226), hai lần được phong tước: Long Bộ Đình Hầu (triều Đông Hán) và Long Biên Hầu (triều Ngô). Khi ấy, dù cả nước Hán loạn lạc liên miên nhưng vùng đất của ông quản vẫn thái bình thịnh trị. Ông đã cho xây dựng Luy Lâu thành trụ sở và trung tâm kinh tế, văn hóa, nơi truyền bá kinh Phật đầu tiên ở Giao Châu, mở rộng với quy mô to lớn, trở thành công trình phòng vệ kiên cố và căn cứ quân sự lợi hại. Lập trường dạy chữ Hán đầu tiên để truyền bá Nho học.

Ông còn cho xây dựng một hệ thống chùa dày đặc, Hội Tứ Pháp gồm chùa Dâu (Thờ Pháp Vân), chùa Đậu (thờ Pháp Vũ), chùa Tướng (thờ Pháp Lôi), chùa Dàn (thờ Pháp Điện), lấy chùa Dâu làm trung tâm. Chính văn bia ở đền thờ Sỹ Nhiếp trong Thành Luy Lâu đã xác nhận: “Sĩ Nhiếp người nước Lỗ, là vị chân Nho, làm Thứ sử Giao Châu, hành đức giữ gìn Phật tượng ở ấp Lũng Chiền, Siêu Loại, Luy Lâu Thành”.

Ông đã biến Dâu thành trung tâm phật giáo lớn và cổ xưa nhất nước ta. Các tăng sĩ Ấn Độ trực tiếp đến truyền giáo. Hệ thống chùa tháp được xây dựng dày đặc trong vùng. Chính Sĩ Nhiếp đã khéo kết hợp tín ngưỡng bản địa với Phật giáo để điển lệ hoá thành lễ hội Tứ Pháp duy trì đến tận ngày nay và nó còn lan toả sang nhiều vùng quê khác ở đồng bằng Bắc bộ.

Vai trò của người xây dựng nên thành Luy Lâu được sách Đại Việt sử ký toàn thư nêu cao, đặt riêng là kỷ Sỹ Vương; Sử thần Ngô Sỹ Liên đánh giá: "Nước ta được thông thi thư, tập lễ nhạc là một nước văn hiến là bắt đầu từ Sỹ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà có thể truyền mãi đời sau…"". Khi Sĩ Nhiếp mất, con trai là Sĩ Huy tự xưng làm Thái Thú, nhà Đông Ngô sai Trần Thì sang thay Sĩ Nhiếp làm Thái thú. Sĩ Huy đã tổ chức quân đội chống lại quân Ngô do Lục Dận chỉ huy nhưng bị lừa bắt giết nên thất bại và được dân vùng Dâu thờ làm thành hoàng.

Thành Luy Lâu hiện còn giữ nguyên được một nửa thành cũ với diện tích 132.258m2 ở phía Tây Nam. Bờ thành bằng đất còn cao khoảng 1-2m, mặt thành rộng 1,5m. Trong khu vực thành còn đền, mộ, chùa, tứ trấn (4 gò đất nhô cao lên so với mặt thành). Qua một số đợt khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều cổ vật quý, dày đặc dưới lớp đất canh tác như: Đồ gốm, gạch ngói thời Hán, hàng trăm lò nấu đồng, móng gạch có niên đại sớm và dấu tích của một kiến trúc cổ đã bị cháy…

Với giá trị lịch sử to lớn, nhà nước đã sớm nghiên cứu và công nhận thành Luy Lâu là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1964.

Tẻ nhạt nơi thờ tự

Thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, cách chùa Dâu khoảng 1km, đền thờ nằm ở giữa cánh đồng (trong khu thành Luy Lâu xưa). Để đến được phải đi bộ qua con đường đất nhỏ và bờ ruộng. So với chùa Dâu thì đền quả là quá nhỏ bé. Chỉ là mấy gian nhà ngói trông như một số đình, chùa của một làng nào đó. Dấu tích còn sót lại là chiếc cầu đá, bên trong đền là pho tượng Sĩ Nhiếp tồn tại gần 1800 năm nay.

Theo cụ Đỗ Như Nghiên (70 tuổi), người có bốn đời làm thủ nhang, trông coi khu đền này thì ngày xưa có đầy đủ cả tam bảo, nhưng do chiến tranh tàn phá, và trận mưa đá năm 1957 đã làm hư hại nhiều, rất may là còn bảo vệ được tượng nguyên vẹn. Tuy mới được tu sửa hơn chục năm nay, chỗ ban đặt tượng mới xong mấy tháng nay nhưng vẫn còn đơn sơ.

Cụ Nghiên tâm sự: “nhân dân rất muốn quần thể di tích này có được quy mô xứng tầm. Giám Đốc Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Duy Nhất, đã nói sẽ có kế hoạch xây dựng lại đền nhưng phải năm rưỡi, hai năm nữa. Mà cũng chưa biết là xây dựng quy mô như thế nào?” Chúng tôi có thắc mắc, Sĩ Nhiếp có công lao lớn như vậy mà sao đền thờ lại nhỏ bé thế? Theo như cụ được biết, nguyên nhân chính có thể do Sĩ Nhiếp là người có gốc gác Trung Quốc?

Nếu quả đúng như vậy, chúng ta có nên chăng xem xét lại? Chúng ta đã có những công viên, tượng đài, những tên phố, tên trường học, bệnh viện mang tên những người nước ngoài có công với đất nước; Hay như Khổng Tử chưa từng đặt chân đến nước ta, còn có đền thờ từ bao đời nay ở Văn Miếu. Chính đó đã thể hiện tính nhân văn của dân tộc. Vậy nên, đáng ra di tích đền thờ và lăng Sỹ Nhiếp phải có được một diện mạo xứng tầm.

Đức Hiển

=====================================

Tàu ngư chính Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam

VnExpress

Theo mạng tin tức Trạm Giang ngày 6/5, Tàu ngư chính Lôi Châu 44261 của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa từ ngày 5 đến 25/5.

Về vấn đề này, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc nêu rõ việc tàu ngư chính Lôi Châu của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây khó khăn cho các hoạt động đánh bắt bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường quen thuộc của mình, làm phức tạp thêm tình hình trên biển.

Posted Image

Một tàu ngư chính của Trung Quốc. Ảnh China daily.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Mọi hoạt động đơn phương của các bên ở khu vực này mà không được sự cho phép của Nhà nước Việt Nam là phi pháp và không có giá trị.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm.

TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt tại Biển Đông

Thứ Bẩy, 14/05/2011 - 05:55

Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm.

Posted Image

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga

Ngày 13/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga khẳng định như trên khi trả lời câu hỏi của phóng viên.

Ngày 11/5, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở Khu vực Biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.

Người phát ngôn nói: "Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982."

Bà Nga cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc.

TheoTTXVN/Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bình luận về việc khôi phục lễ rước Sĩ Nhiếp “Nam Giao học tổ”

Đăng ngày: 07:43 04-02-2009

Posted Image

Cổng vào lăng Sĩ Nhiếp ở huyện Thuận Thành. (Ảnh: dongtac.net)

I. SỰ KIỆN

Trang điện tử Dantri.com.vn đăng tin có nội dung mà quí vị sẽ xem toàn văn dưới đây:

Khôi phục lễ rước Sĩ Nhiếp “Nam Giao học tổ”

Bắc Ninh:

(Dân trí) - Lễ rước và tế Thánh Vương Sĩ Nhiếp tại lăng và đền ở thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã được khôi phục lại trong dịp Tết Kỷ Sửu sau 66 năm vắng bóng.

Các nghi lễ đã tập trung tái hiện nét văn hoá lịch sử truyền thống, giúp cho người dân hiểu, biết và tưởng nhớ tới công lao của ông. Từ năm 1943 trở về trước, hằng năm nhân dân trong vùng đều tổ chức lễ rước và các nghi lễ hoàn chỉnh, song, do nhiều lý do khác nhau, hoạt động này đã gần như bị lãng quên.

Sĩ Nhiếp (137 - 226) là Thái thú đất Giao Chỉ vào thời Bắc thuộc từ năm 187 đến năm 226, phong là Long Độ Đình Hầu, đóng đô tại thành Luy Lâu. Ông là một vị quan cai trị có tài, có công phát triển văn hoá cho người Việt và được giới Nho học phong kiến Việt Nam sau này suy tôn là một trong những nhân vật mở đường cho Nho giáo ở Việt Nam, coi là “Nam giao học tổ”.

Ông là người đặt nền móng cho nền văn minh Đại Việt sau này, người đầu tiên mở trường dạy chữ Hán. Lợi dụng nhà Hán suy yếu, ông đã xây dựng Luy Lâu sầm uất như một kinh đô của nước độc lập. Thời kì này cả nước Hán loạn lạc liên miên nhưng vùng đất của Sĩ Nhiếp cai trị vẫn thái bình thịnh trị.

Đại Việt sử kí toàn thư xếp thời này là một triều đại riêng của nước ta, gọi là kỉ Sĩ Vương. Sĩ Nhiếp đã biến chùa Dâu thành trung tâm phật giáo lớn và cổ xưa nhất nước ta được các tăng sĩ Ấn Độ trực tiếp đến truyền giáo.

Chu Thanh Vân

TTXVN

II.VẤN ĐỀ

Vào năm 1862 chính phủ Bảo hộ Pháp mở trường Thông Ngôn để giúp cho dân bản xứ khỏi nói chuyện với những nhà cầm quyền Pháp Quốc bằng tay và cũng để tiện việc gọi là "Văn minh khai hóa". Hơn 20 năm tồn tại của trường này, chính phủ Pháp đã đào tạo được khá nhiều quan Thông Ngôn ra làm việc với chính phủ thuộc địa Nam Kỳ . Tất nhiên những người này là nòng cốt để truyền bá văn minh Tây Phương vào đất Việt. Tất nhiên chính phủ Pháp chẳng ngu gì mà phát biểu rằng: Vì mục đích cai trị lâu dài, đẻ đầu cưỡi cổ dân tộc Việt nên phải mở trường dạy tiếng Pháp cho dân Việt cả. Họ phải bảo rằng đó là mục đích văn minh khai hóa, giúp đỡ dân tộc Việt khỏi lạc hậu...Mới hơn 82 năm cai trị đất Việt, chính phủ Pháp đã đào tạo được khá nhiều ông Tây An nam trung thành với Mẫu Quốc. Ngoài ngôn ngữ Việt thì tiếng Pháp, nền văn hóa Pháp, lối sống Pháp được tôn vinh. Hồi ấy cứ phải học trường Tây, đi sang Tây mới có giá...Thế rồi tượng các ông Tây được dựng lên ở nhiều nơi trên đất Việt như là một sự tưởng niệm và biết ơn đến công lao của nền văn minh này. Nào là tượng ông toàn quyền Dume, tượng ông toàn quyền thánh thiện mang lại nhiều ơn huệ cho dân thuộc địa như An be xa rô, còn cả một cái trường mang tên ông này cho đến năm 1965 mới đổi thành trường Phổ Thông công nghiệp cấp III.

Vân vân và vân vân.....

Mới có hơn 80 năm cai tri của người Pháp mà cho đến bây giờ sau hơn 60 năm người Pháp không còn ảnh hưởng ở Việt Nam nữa, những dấu ấn của văn minh Pháp và nỗi thở than của những người đã từng làm việc cho Tây cũ vẫn đâu đây còn le lói. Cho đến tận bây giờ, người Pháp vẫn xếp Việt Nam vào hệ thống các quốc gia nói tiếng Pháp.

Tất nhiên, chúng ta cũng dễ dàng so sánh để nhận thấy rằng: Ngài Sĩ Nhiếp cũng chẳng tử tế gì khi dậy người Việt nói tiếng Tàu và văn hóa Tàu. Rằng con Long Mã đã hiện lên trên sông Hoàng Hà có dấu của Hà Đồ và Con Thần Qui hiện trên sông Lạc Thủy vua Vũ tìm ra Lạc Thư với ngũ hành, lục tỏi. Tất nhiên các bậc gọi là thánh nhân Trung Hoa cũng phải đươc ca ngơi lên tận mây với tất cả mọi sự thiêng liêng huyền bí. Cứ y như các nhà cai trị Pháp ca ngợi cái nhà ông A lếch xăng đờ giỏi (Không dám gọi là "dốt" vì sợ xúc phạm danh nhân), mang lại chữ Quốc ngữ cho cái dân tộc Việt vậy.

Gần 1000 năm trôi qua, chứ không phải như cái số phận ngắn ngủi của nền thuộc địa Pháp trên dân tộc Việt - tất nhiên, cũng không thiếu gì kẻ làm quan cho Tàu để lấy cái vinh thân phì gia, như sau này làm quan Thông, quan Phán cho Tây. Và cũng tất nhiên, nhưng đài kỷ niệm kiểu Tàu cũng phải được dựng lên để ghi ơn những kẻ gọi là có công "Khai hóa' - tất nhiên do các quan thông ngôn Tàu dựng lên trên đất Việt. Đài tưởng niệm theo lối Tàu thì nó khác, không phơi sương, phơi gió như kiểu Tây mà nó gọi là Đền và trong đó có tượng để thờ.

Một ngàn năm lâu ngày thành quen, bản chất sự việc tất nhiên cũng phai nhạt từ ..năm một ngàn chín trăm hồi đó - Í lộn! Phai nhạt từ hàng ngàn năm trước, cho nên người ta chỉ còn lại sự tôn vinh một người gọi là "có công với dân tộc Việt", cũng như các ông Tây thời huy hoàng có công "văn minh khai hóa " vậy. Khác nhau ở đây là nền cai trị của ông Tây vắn số. Nên những người Việt yêu nước mới đánh nhau với Tây còn sống sờ sờ ra đây, vẫn nhớ điều này để hạ tượng ông Tây xuống. Còn đài tưởng niệm Tàu thì ngót hàng ngàn năm trở thành ký ức lịch sử, nên người ta cứ tưởng thật và vẫn thờ.

Kể từ khi người dân Việt nghe được bản tuyên ngôn độc lập từ hơn 60 năm trước, cái đền "Nam Giao học tổ" này chẳng ma nào thèm để ý. Tất nhiên trong 60 năm đó, nền bang giao Tàu Việt dù thăng trầm, thì cái sự không phụng thờ một vị quan cai trị Tàu mở trường thông ngôn dạy tiếng Tàu cho thấy nó không phải là góp phần đáng kể.

Nhưng bây giờ người ta gọi là mở lại cái đài tưởng niệm kiểu Tàu để phục hồi công lao của vị quan cai trị Tàu khai hóa dân tộc Việt là Sĩ Nhiếp. Tất nhiên, ngày ấy không có huân chương, nên khôi phục luôn danh hiệu của ông ta với cái tên còn cha nội mấy cái Bắc đẩu bội tinh hạng nhất. Vâng! Hẳn gọi là "Nam Giao Học Tổ".

Việc phục hồi lại đền thờ Sĩ Nhiếp với tư cách là "Nam Giao Học tổ" này là kết quả của một quan điểm lịch sử cho rằng cội nguồn dân tộc Việt - thời Hùng Vương - chỉ là "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố' - Bởi vậy mới cần ông Tổ sư "Nam Giao học tổ" này dậy dỗ chứ. Chứ nếu cứ như truyền thống văn hóa sử của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử - thì làm quái gì có chỗ đứng cho vị tiên sư Nam Giao học tổ này.

Nhưng có điều lạ là: Cả một sự kiện "zăng goóa" ghoan trọng như zdậy mà chỉ có mỗi trang điện tử Dân trí a lô. Còn thì im re cả. Sao không phổ biến cho toàn dân biết để cùng đến dự lễ tưởng niệm vị tiên sư Nam Giao Học tổ để bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn chứ? Thế là thế quái nào nhỉ? Híc! Phải chăng có lẽ người ta sợ đột ngột nhắc nhở cho dân Việt thì dễ sốc chăng? Cái gì nó cũng phải diễn biến từ từ (Này! Đừng chụp mũ cho tôi là nói cạnh đến :"diễn biến hòa bình" nhá!). Đến lúc cái dân Việt này biết được thì nó xong từ lâu rồi. Lúc ấy Khổng Tử vào lại Văn Miếu Quốc Tử giám - còn ngài ngự ở đâu với Chu Văn An thì cái đó còn tùy.

SĨ NHIẾP VÀ NỀN NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC VIỆT.

Bài báo của Dân Trí không nói gì đến việc Sĩ Nhiếp dạy dân Việt trồng lúa nước. Nhưng lai rai sách vở cổ - gọi là cổ là so với bây giờ - chứ chí ít cũng sau thời Sĩ Nghiếp rất lâu có vài đoạn mô tả một cách mơ hồ rằng thì là Sĩ Nhiếp có liên quan gì đó đến việc dạy dân Việt biết trồng lúa nước như ngày nay. Và cũng không ít kẻ nhắc đến điều này. Cứ đời nọ truyền đời kia đến nay không ít người lầm tưởng Sĩ Nhiếp dạy dân ta trồng lúa nước thật. Trong đó cũng không thiếu gì những kẻ mệnh danh là nhà ngâm cứu.

Cụ thể là trong một CD mới cuối năm ngoái tôi mua được của Thúy Nga Pari, ông Nguyễn Ngọc Ngạn nhắc tới việc Sĩ Nhiếp dạy dân ta trồng lúa nước. Có thể nói cái nhà hãng Thủy Nga Pari này không ít lần nhắc tới cội nguồn dân tộc Việt - chí ít tôi cũng được xem ba lần đụng chạm đến điều này. Một lần trình bày y phục dân tộc Việt thì minh họa múa hình ảnh người thời Hùng Vương ở trần đóng khổ (Đại loại như Nguyễn Tiến Đoàn), Hai lần nhà MC nổi tiếng nhắc đến thời Hùng Vương chỉ là "Văn minh sông Hồng" và gần đây nhất thì nói Sĩ Nhiệp dạy dân ta trồng lúa nước. Để hôm nào tôi đi tìm mua lại cái CD này và trích đoạn lên cho mọi người xem. Thưc ra tôi cũng chẳng trách móc gì nhà cầm cái của nhà Thúy Nga Pari và ông MC Nguyễn Ngọc Ngạn. Bởi vì họ không phải là nhà nghiên cứu sử chuyên nghiệp. Có thể, họ chỉ tiếp thu kiến thức phổ biến và nói lại cho ra vẻ trí tuệ mà thôi. Tuy nhiên, họ phải chịu trách nhiệm vì tính phổ biến sản phẩm của họ nhân danh văn hóa Việt trong cộng đồng Việt hải ngoại. Bởi vậy, tôi thành thật khuyên Thúy Nga Pari hãy trân trọng truyền thống văn hóa Việt với tinh thần Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nếu có ai đó bảo Thúy Nga Pari phản khoa học thì hãy nói vào mặt mẹt của nó rằng: Khoa học là không được áp đặt tư duy khoa học lên kẻ khác, là đừng có cấm những người phản biện khoa học. Nếu thực sự nhân danh khoa học.

Cũng tại Pháp. Một trong những kẻ nồng nhiệt nhất trong việc phủ định cổ văn hóa sử truyền thống Việt trên đất Pháp là Lê Thành Khôi - giáo sư viện sĩ viện Hàn Lâm Khoa học Pháp quốc. Người này được sự chú ý của chính phủ Pháp và được tặng huân chương cao cấp. Lê Thành Khôi có lẽ là một trong những ví dụ cho sự ủng hộ của "Công đồng khoa học quốc tế" với quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt. Ngược lại với người này là nhà nghiên cứu khả kính Trần Đại Sỹ - cũng Việt kiều Pháp - minh chứng cổ sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến thì chính phủ Pháp gẩy đàn đểu với gam "lờ".

Sơ sơ giới thiệu vấn đề như vậy. Bây giờ chúng ta quay trở lại vấn đề chính của bài viết.

Ở đây tôi chưa nói đến những bằng chứng khảo cổ chứng tỏ lúa gạo đã xuất hiện từ trước thời Bắc Thuộc hàng ngàn năm có ở Việt Nam và Đông Nam Á, mà chỉ phân tích những mối liên hệ hợp lý giữa các vấn đề liên quan, để khai thông tâm tuệ u tối của những kẻ dốt nát, nhưng bày đặt nói khoa học về truyền thống văn hóa sử Việt. Những câu chữ nặng nề của tôi sẽ làm những nhà khoa học thật sự tâm huyết tự vấn và suy ngẫm. Còn với những kẻ âm mưu phủ nhận văn hóa sử Việt vì lý do chính trị thì đây không phải bài viết dành cho họ. Tôi khinh bỉ loại này và không đối thoại - như tôi đã công bố trong các bài viết trên blog này: "Hãy Ngừng lại" & "Lời cảm ơn đầu năm".

Về mặt khoa học, nếu Tổ Sư Sĩ Nhiếp muốn dạy dân Việt trồng lúa nước thì việc đầu tiên ông ta phải dạy dân Việt từ bỏ cái thực phẩm gì đó mà trước đây dân Việt đã ăn trước khi trồng lúa nước do ông dạy. Cái thực phẩm gì đó - về nguyên tắc - phải là một đề tài khoa học nghiêm túc để có thể đẻ ra vài cái bằng tiến sĩ thật về nội dung (Để phân biệt với bằng giả về hình thức; hoặc thật về hình thức nhưng giả về nội dung mà báo chí nêu). Việc thay đổi thói quen ẩm thực của cả một dân tộc là điều không thể. Bằng chứng: Người Trung Quốc miền Bắc phổ biến ăn lúa mỳ và người Trung Quốc miền Nam ăn gạo từ ....hơn hai ngàn năm nay. Bởi vậy, đây là lý do thứ nhất để không thể Sĩ Nhiếp dạy dân Việt làm lúa gạo được.

Nếu chỉ với một vấn đề này thì có vẻ chưa thuyết phục lắm. Một thằng dốt nát nào đó - ở sau lưng Thiên Sứ có thể phản biện bằng cách phát biểu: Người Việt rõ ràng hiện nay ăn gạo. Đấy là bằng chứng thực tế Sĩ Nghiếp đã thành công trong việc thay đổi thói quen Ẩm thực của người Việt. Còn việc trước đó dân Việt ăn gì thì chưa cần chứng minh trong lập luận này. Nếu như vậy thì mới nghe cứ tưởng là một sự phản biện sắc sảo (Mà cái này cũng do Thiên Sứ ví dụ hướng dẫn). Nhưng cái ngu dốt nó ở chỗ này:

Không phải chỉ đơn giản nhập cảng gạo vào rồi bảo dân Việt mua ăn, mà còn phải hướng dẫn cách ăn như thế nào: Nấu cơm ra làm sao, xới cơm ra bát hay ra lá chuối, ăn bốc hay dùng đũa và còn phải ăn cơm với gì nữa để tải một bụng cơm không vào miệng chứ? Như vậy Sĩ Nhiếp phải tắc tục nhập cảng rau muống, nước mắm, tàu hủ, lạc..vvv...để dân Việt tập ăn mới cơm nữa chứ nhỉ. Như vậy để chỉ dạy dân Việt ăn cơm thôi thì bản thân tổ sư Sĩ Nhiếp cũng cần phải quan tâm đến các vấn đề liên quan. Tây dạy dân Việt ăn bánh mì thì cũng phải có dăm bông, bí tết, xúc xích, ma gi. ...Chứ không lẽ ăn bánh mì với rau muống, chấm nước mém? Chứng minh được điều này lại đẻ ra dăm cái bằng tiến sĩ thật nữa. Hic.

Này! Tớ nói thật! Phản biện Thiên Sứ là một điều cực kỳ khó khăn, Khó hơn gấp một ngàn lần việc Thiên Sứ một mình một ngựa lật lại cội nguồn văn hóa Đông Phương không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về người Việt - Nếu nhân danh khoa học thật sự. Đấy là nói khiêm tốn.

Chưa hết đâu! Vì vấn đề còn ở chỗ tổ sư Sĩ Nhiếp muốn dân Việt trồng lúa gạo thì phải kèm theo phương tiện sản xuất. Các cố thư trước thời Sĩ Nhiếp đã xác định việc nuôi trâu làm phương tiện sản xuất sinh hoạt của dân Việt rất phổ biến. Vậy họ nuôi Trâu để làm gì? Để ăn chăng? Hay để chọi trâu cho vui? Hay làm thú cảnh?

Lại đẻ ra vài cái bằng tiến sĩ nữa.

Đấy là vài cái ví dụ sơ sơ, gọi là khai mở cái u tối của những kẻ dốt nát phủ nhận văn hiến Việt, nhưng cứ trơ cái mặt thớt nói là khoa học.

Thiên Sứ ngưng công bố những công trình nghiên cứu minh chứng cho sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng những gì Thiên Sứ đã trình làng, chưa cái mặt gọi là khoa học nào phản biện được. Ngoại trừ bắt Thiên Sứ im. Im rồi. Từ mùng hai Tết Kỷ Sửu. Các ngài cứ việc trơ tráo phổ biến một chiều cái gọi là khoa học của các Ngài.

Híc! Nội cái khái niệm "Văn hóa" - Cả cái thế giới khoa học này xúm xít lại đưa ra hơn 400 định nghĩa về văn hóa còn chưa xong. Mấy thằng vớ vấn bày đặt "Hầu hết các nhà khoa học trong nước " và "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận văn hiến Việt thì là cái đinh gì?

Bởi vậy, nay thấy trở lại thờ Sĩ Nhiếp thì bàn vậy cho zdui. Thằng ngu nào mà chẳng cứ tưởng là mình đúng! Bởi vậy nên cái thế giới này nó mới loạn cào cào lên. Thánh Ala muôn năm và Chúa Giesu vĩnh cửu đều là chân lý cả! Chưa kể vài cái chân lý khác chen vào tiếp thị trong văn minh nhân loại. Hic!

Theo Blog Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con chào sư phụ ạ !

Thưa sư phụ !

Trong tâm trạng buồn và bất bình với những học giả vì ngộ nhận mà không tôn trọng lịch sử của tổ tiên mình ,con đã gửi hai bài đến báo pháp luật Việt Nam để phản đối việc khôi phục và tôn vinh những vấn đề có liên quan đến Sỹ Nhiếp . Để có tính thuyết phục trong chủ đề mà mình trình bày ,con xin phép được trích hai đoạn nội dung mà sư phụ phân tích ở phía trên và đề nghị quý báo cho đăng tải ở những số sau nhằm làm cho công chúng có thông tin nhiều chiều để suy ngẫm .

Nhưng quả thực, những người có tư duy như thầy trò chúng ta bây giờ chưa phải là nhiều ,hơn nữa vì lý do lịch sử họ cũng chưa thể ngộ ra ngay được .Vì vậy mong thầy không quá buồn mà tổn thọ !!!! Sứ mệnh của thầy chắc chắn còn dài và nặng nề hơn nên rất cần một tâm hồn thanh thản !

Chỉ mong thầy không để thất truyền những vấn đề mà thầy và các cộng sự đã dày công phục hồi !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con chào sư phụ ạ !

Thưa sư phụ !

Trong tâm trạng buồn và bất bình với những học giả vì ngộ nhận mà không tôn trọng lịch sử của tổ tiên mình ,con đã gửi hai bài đến báo pháp luật Việt Nam để phản đối việc khôi phục và tôn vinh những vấn đề có liên quan đến Sỹ Nhiếp . Để có tính thuyết phục trong chủ đề mà mình trình bày ,con xin phép được trích hai đoạn nội dung mà sư phụ phân tích ở phía trên và đề nghị quý báo cho đăng tải ở những số sau nhằm làm cho công chúng có thông tin nhiều chiều để suy ngẫm .

Nhưng quả thực, những người có tư duy như thầy trò chúng ta bây giờ chưa phải là nhiều ,hơn nữa vì lý do lịch sử họ cũng chưa thể ngộ ra ngay được .Vì vậy mong thầy không quá buồn mà tổn thọ !!!! Sứ mệnh của thầy chắc chắn còn dài và nặng nề hơn nên rất cần một tâm hồn thanh thản !

Chỉ mong thầy không để thất truyền những vấn đề mà thầy và các cộng sự đã dày công phục hồi !

Cảm ơn Cóc vàng. Nhưng tôi không hy vọng họ sẽ đăng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Dưa hấu phát nổ hàng loạt

Thứ Tư, 18/05/2011 - 08:55

(Dân trí) - Nông dân ở miền đông Trung Quốc đang bị rơi vào tình cảnh “dở khóc dở cười” khi dưa hấu sắp đến thời kỳ thu hoạch của họ phát nổ hàng loạt.

Posted Image

Nhiều nông dân đang mất trắng một mùa dưa.

Một cuộc điều tra do báo chí nhà nước Trung Quốc thực hiện cho thấy nhiều nông trang ở tỉnh Giang Tô đang mất trắng hàng hecta hoa quả vì dưa phát nổ.

Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, nguyên nhân có thể là do nông dân dùng quá nhiều hóa chất, làm trái cây phát triển nhanh hơn.

Tuy nhiên giới chuyên gia nông nghiệp lại không thể giải thích được vì sao những cây dưa không được dùng hóa chất cũng hứng chịu tình cảnh tương tự. Họ cho rằng thời tiết và kích cỡ khác thường của trái dưa là “thủ phạm”.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho hay, nông dân đã phun thuốc tăng trưởng cho trang trại dưa của họ, với hị vọng họ có thể bán dưa ra thị trường trước mùa cao điểm thu hoạch để tăng lợi nhuận.

Còn theo Tân Hoa xã, 20 nông dân ở một làng tại tỉnh Giang Tô đã trồng dưa bằng hạt giống nhập từ Nhật, trong đó có 10 hộ cho biết dưa của họ bắt đầu phát nổ vào tháng trước.

Nông dân Liu Mingsuo cho hay hơn 2/3 vườn dưa của anh đã phát nổ.

Anh cho biết đã dùng hóa chất để kích thích tăng trưởng vào ngày 6/5 và ngày hôm sau, hơn 180 quả dưa phát nổ. Được biết anh là nông dân duy nhất dùng hóa chất trong 10 hộ có dưa phát nổ.

Wang Dehong, người trồng dưa suốt 20 năm qua, không thể hiểu được vì sao dưa của mình lại phát nổ mặc dù ông không dùng bất kỳ hóa chất nào.

Giới chuyên gia nông nghiệp điều tra vụ việc hiện cũng không thể đưa ra được lời giải thích.

Tân Hoa xã cho hay Trung Quốc cho phép dùng hóa chất tăng trưởng theo quy định. Cho đến nay các cuộc kiểm tra cho thấy hóa chất này an toàn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh công chúng ngày càng lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm, các chuyên gia cho rằng cần phải đưa ra một hệ thống theo dõi chất lượng, chi tiết từng gia đoạn, để thông báo đầy đủ cho công chúng và đảm bảo được độ an toàn của thực phẩm.

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=5pdOEDu0hYQ&feature=player_embedded

Phan Anh

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không quân Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực

Cập nhật lúc :7:53 AM, 19/05/2011

Nhà phân tích quân sự Alexander Samsonov của Nga nhận định, chất lượng và tốc độ nâng cấp không quân Trung Quốc đang đe dọa an ninh của Nga và khu vực.

Trung Quốc đang đầu tư phát triển tất cả các xu hướng trong tác chiến hàng không quân sự. Một số nhận định cho rằng, các máy bay trong biên chế Không quân Trung Quốc đa phần là lạc hậu thiếu khả năng hàng không chiến lược.

Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng cần phải lưu tâm, đó là các nhà thiết kế của Trung Quốc không đứng yên. Họ làm việc một cách cật lực, cải tiến những sẵn có, tạo ra các mô hình mới dựa trên công nghệ của Nga và phương Tây.

Posted Image

Không quân Trung Quốc đang có tốc độ phát triển chóng mặt cả về con người và trang thiết bị.

Điển hình là gần đây, Trung Quốc đã cải tạo và hiện đại hóa thành công mẫu máy bay ném bom Tu-16 từ thời Liên Xô thành máy bay ném bom chiến lược H-6K,và đó là cơ sở quan trọng để Trung Quốc tạo ra một mẫu máy bay ném bom chiến lược mới.

Công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có những bước chuyển mình quan trọng. Trong những năm 1970-1980, Trung Quốc hợp tác chặt chẽ với Liên Xô trong phát triển công nghiệp quốc phòng và bảo vệ lãnh thổ.

Bước qua những năm 1990, công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có bước nhảy vọt quan trọng. Dựa vào mẫu thiết kế Lavi của Israel để phát triển thành công tiêm kích J-10 đa nhiệm.

Cũng thời gian này, Bắc Kinh mua giấy phép sản xuất Su-27 từ Nga, để rồi sau khi sản xuất được 95 chiếc và đạt được những hiểu biết cơ bản đã ngưng gia hạn giấy phép để sao chép thành J-11B.

Trung Quốc đã xây dựng lực lượng không quân của mình thành lực lượng lớn thứ 2 thế giới về số lượng máy bay. Đến nay, Không quân Trung Quốc có hơn 3.000 máy bay chiến đấu và hỗ trợ các loại.

Năng lực tác chiến của Không quân Trung Quốc đã vượt ra ngoài tầm bảo vệ không phận, lực lượng này đã xây dựng cho mình khả năng tác chiến ở các vùng trời ngoài đất nước Trung Quốc.

Với tàu sân bay sắp được đưa vào sử dụng, Không quân Trung Quốc sẽ có thừa khả năng tác chiến tầm khu vực.

Posted Image

Bản đồ bố trí các sân bay quân sự của Trung Quốc.

Nhiệm vụ chủ yếu của Không quân Trung Quốc

Theo nhận định của chuyên gia Alexander Samsonov, chuyên gia quân sự Nga, nhiệm vụ chủ yếu của Không quân Trung Quốc gồm:

- Bảo vệ biên giới, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga.

- Tạo ưu thế áp đảo trước không quân Đài Loan, trong trường hợp một quyết định chính trị nhằm “khôi phục toàn vẹn lãnh thổ” bằng một giải pháp quân sự. Với nhiệm vụ này, Trung Quốc có thể đã hoàn thành, áp đảo Không quân Đài Loan cả về số lượng lẫn chất lượng.

- Đạt được sự cân bằng tầm khu vực với Không quân Mỹ đang đồn trú trong khu vực, thậm chí và tạo được ưu thế trên không với lực lượng không quân hải quân Mỹ.

- Tạo được ưu thế trên không trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, đơn cử cho nhiệm vụ này là học theo Mỹ, Trung Quốc đã xây dựng trung tâm huấn luyện tác chiến trên không với phi đội “kẻ xâm lược” mà đối thủ ở đây không ai khác chính là các máy bay Su-27.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển lượng và chất

Trong biên chế của lực lượng ném bom chiến lược, Không quân Trung Quốc có khoảng từ 80-120 chiếc máy bay ném bom H-6. Trung Quốc buộc phải nâng cấp số máy bay này, vì hiện tại chưa có mẫu nào có thể thay thế. Việc mua máy bay ném bom chiến lược từ nước ngoài gần như là điều không thể.

Trong năm 2006, Trung Quốc đã nâng cấp thành công biến thể H-6M, nâng tầm hoạt động và khả năng tác chiến. Gần đây, Trung Quốc đã giới thiệu tiếp một biến thể nâng cấp khác là H-6K. Những máy bay ném bom này có khả năng tác chiến đến vùng Viễn Đông, Siberi, Trung Á, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và quần đảo Phillipines.

Các máy bay ném bom này sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất ALCM DH-10 được phát triển từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55 của Nga kết hợp với một số công nghệ của Mỹ. Tên lửa DH-10 được cho là có tầm bắn khoảng 1500km với sai số CEP khoảng 10-15 m.

Posted Image

Máy bay ném bom chiến lược H-6M với tên lửa hành trình ALCM DH-10.

Không chỉ vậy, nước này còn tăng gấp đôi số lượng máy bay ném bom chiến thuật JH-7, Trung Quốc cũng đã đầu tư rất lớn cho phát triển các máy bay không người lái UAV.

Trong triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải năm 2010, Trung Quốc đã trình làng hàng chục mẫu UAV mới. Điển hình là loại UAV vũ trang WJ-600, ngày 10/5/2011, Trung Quốc cũng đã thử nghiệm thành công trực thăng không người lái V750.

Từ mẫu nghiên cứu T-10 của tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga, Trung Quốc đã sao chép và phát triển thành tiêm kích trên hạm J-15, được dự định sẽ sử dụng trên tàu sân bay Thi Lang sắp hoàn thành hoán cải từ tàu sân bay Varyag của Nga.

Trung Quốc cũng đã tiến hành các thử nghiệm để xây dựng lực lượng tác chiến không gian. Đầu năm 2011,Trung Quốc cũng đã tiến hành thử nghiệm thành công một mẫu thử nghiệm tàu vũ trụ không người lái mang tên Thần Long.

Posted Image

Sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm J-20 làm gia tăng mối lo lắng trong khu vực.

Gây xôn xao hơn cả là hoạt động phô diễn mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5 J-20 dựa trên các hiểu biết về công nghệ tàng hình từ Nga và Mỹ.

Cùng với đó, nước này không ngừng mở rộng và xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng sân bay, hơn 400 sân bay cùng hầm trú ẩn cho máy bay, kho lưu trữ đạn dược, nhiên liệu trong lòng đất, thay thế các thiết bị liên lạc đầu cuối, nâng cấp năng lực kiểm soát không lưu, cung cấp khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Theo một số nguồn tin, mạng lưới hạ tầng cơ sở này có khả năng đáp ứng hoạt động tới 9.000 máy bay.

Alexander Samsonov cho rằng tốc độ phát triển chóng mặt của Không quân Trung Quốc là do các nguyên nhân sau: Không tiếc tiền tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, phương hướng phát triển hợp lý, hoạt động gián điệp công nghiệp có kỹ năng nhộn nhịp khắp thế giới. Sao chép các công nghệ tiên tiến của Nga và các nước phương Tây bằng mọi giá để tạo ra các hệ thống vũ khí tối tân.

Tuy vậy, Không quân Trung Quốc vẫn tồn tại những điểm yếu và phải đối mặt với một số khó khăn như: thiếu các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không hiện đại, năng lực tác chiến điện tử còn hạn chế; Không đủ số lượng các máy bay tiếp dầu trên không, đây là một trở ngại lớn cho các hoạt động tác chiến ở nước ngoài.

Các nhà phân tích phương Tây cho rằng, năng lực phát hiện các mục tiêu bay thấp còn yếu, độ kháng nhiễu của các hệ thống radar cảnh giới và dẫn bắn còn yếu. Tuy nhiên, chắc chắn là người Trung Quốc không ngồi yên, họ liên tục nỗ lực làm việc để thu hẹp khoảng cách này.

Tốc độ gia tăng sức mạnh không quân nói riêng và sức mạnh quân sự Trung Quốc nói chung khiến nhiều quốc gia khác phải lo lắng. Với đường lối phát triển, xây dựng lực lượng như hiện tại chứa đựng nhiều mối nguy cơ với an ninh và ổn định trong khu vực, chuyên gia Alexander Samsonov nhận định.

Quốc Việt (theo Topwar)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không quân Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực

Cập nhật lúc :7:53 AM, 19/05/2011

Nhà phân tích quân sự Alexander Samsonov của Nga nhận định, chất lượng và tốc độ nâng cấp không quân Trung Quốc đang đe dọa an ninh của Nga và khu vực.

Trung Quốc đang đầu tư phát triển tất cả các xu hướng trong tác chiến hàng không quân sự. Một số nhận định cho rằng, các máy bay trong biên chế Không quân Trung Quốc đa phần là lạc hậu thiếu khả năng hàng không chiến lược.

Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng cần phải lưu tâm, đó là các nhà thiết kế của Trung Quốc không đứng yên. Họ làm việc một cách cật lực, cải tiến những sẵn có, tạo ra các mô hình mới dựa trên công nghệ của Nga và phương Tây.

Posted Image

Không quân Trung Quốc đang có tốc độ phát triển chóng mặt cả về con người và trang thiết bị.

Điển hình là gần đây, Trung Quốc đã cải tạo và hiện đại hóa thành công mẫu máy bay ném bom Tu-16 từ thời Liên Xô thành máy bay ném bom chiến lược H-6K,và đó là cơ sở quan trọng để Trung Quốc tạo ra một mẫu máy bay ném bom chiến lược mới.

Công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có những bước chuyển mình quan trọng. Trong những năm 1970-1980, Trung Quốc hợp tác chặt chẽ với Liên Xô trong phát triển công nghiệp quốc phòng và bảo vệ lãnh thổ.

Bước qua những năm 1990, công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có bước nhảy vọt quan trọng. Dựa vào mẫu thiết kế Lavi của Israel để phát triển thành công tiêm kích J-10 đa nhiệm.

Cũng thời gian này, Bắc Kinh mua giấy phép sản xuất Su-27 từ Nga, để rồi sau khi sản xuất được 95 chiếc và đạt được những hiểu biết cơ bản đã ngưng gia hạn giấy phép để sao chép thành J-11B.

Trung Quốc đã xây dựng lực lượng không quân của mình thành lực lượng lớn thứ 2 thế giới về số lượng máy bay. Đến nay, Không quân Trung Quốc có hơn 3.000 máy bay chiến đấu và hỗ trợ các loại.

Năng lực tác chiến của Không quân Trung Quốc đã vượt ra ngoài tầm bảo vệ không phận, lực lượng này đã xây dựng cho mình khả năng tác chiến ở các vùng trời ngoài đất nước Trung Quốc.

Với tàu sân bay sắp được đưa vào sử dụng, Không quân Trung Quốc sẽ có thừa khả năng tác chiến tầm khu vực.

Posted Image

Bản đồ bố trí các sân bay quân sự của Trung Quốc.

Nhiệm vụ chủ yếu của Không quân Trung Quốc

Theo nhận định của chuyên gia Alexander Samsonov, chuyên gia quân sự Nga, nhiệm vụ chủ yếu của Không quân Trung Quốc gồm:

- Bảo vệ biên giới, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga.

- Tạo ưu thế áp đảo trước không quân Đài Loan, trong trường hợp một quyết định chính trị nhằm “khôi phục toàn vẹn lãnh thổ” bằng một giải pháp quân sự. Với nhiệm vụ này, Trung Quốc có thể đã hoàn thành, áp đảo Không quân Đài Loan cả về số lượng lẫn chất lượng.

- Đạt được sự cân bằng tầm khu vực với Không quân Mỹ đang đồn trú trong khu vực, thậm chí và tạo được ưu thế trên không với lực lượng không quân hải quân Mỹ.

- Tạo được ưu thế trên không trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, đơn cử cho nhiệm vụ này là học theo Mỹ, Trung Quốc đã xây dựng trung tâm huấn luyện tác chiến trên không với phi đội “kẻ xâm lược” mà đối thủ ở đây không ai khác chính là các máy bay Su-27.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển lượng và chất

Trong biên chế của lực lượng ném bom chiến lược, Không quân Trung Quốc có khoảng từ 80-120 chiếc máy bay ném bom H-6. Trung Quốc buộc phải nâng cấp số máy bay này, vì hiện tại chưa có mẫu nào có thể thay thế. Việc mua máy bay ném bom chiến lược từ nước ngoài gần như là điều không thể.

Trong năm 2006, Trung Quốc đã nâng cấp thành công biến thể H-6M, nâng tầm hoạt động và khả năng tác chiến. Gần đây, Trung Quốc đã giới thiệu tiếp một biến thể nâng cấp khác là H-6K. Những máy bay ném bom này có khả năng tác chiến đến vùng Viễn Đông, Siberi, Trung Á, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và quần đảo Phillipines.

Các máy bay ném bom này sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất ALCM DH-10 được phát triển từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55 của Nga kết hợp với một số công nghệ của Mỹ. Tên lửa DH-10 được cho là có tầm bắn khoảng 1500km với sai số CEP khoảng 10-15 m.

Posted Image

Máy bay ném bom chiến lược H-6M với tên lửa hành trình ALCM DH-10.

Không chỉ vậy, nước này còn tăng gấp đôi số lượng máy bay ném bom chiến thuật JH-7, Trung Quốc cũng đã đầu tư rất lớn cho phát triển các máy bay không người lái UAV.

Trong triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải năm 2010, Trung Quốc đã trình làng hàng chục mẫu UAV mới. Điển hình là loại UAV vũ trang WJ-600, ngày 10/5/2011, Trung Quốc cũng đã thử nghiệm thành công trực thăng không người lái V750.

Từ mẫu nghiên cứu T-10 của tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga, Trung Quốc đã sao chép và phát triển thành tiêm kích trên hạm J-15, được dự định sẽ sử dụng trên tàu sân bay Thi Lang sắp hoàn thành hoán cải từ tàu sân bay Varyag của Nga.

Trung Quốc cũng đã tiến hành các thử nghiệm để xây dựng lực lượng tác chiến không gian. Đầu năm 2011,Trung Quốc cũng đã tiến hành thử nghiệm thành công một mẫu thử nghiệm tàu vũ trụ không người lái mang tên Thần Long.

Posted Image

Sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm J-20 làm gia tăng mối lo lắng trong khu vực.

Gây xôn xao hơn cả là hoạt động phô diễn mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5 J-20 dựa trên các hiểu biết về công nghệ tàng hình từ Nga và Mỹ.

Cùng với đó, nước này không ngừng mở rộng và xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng sân bay, hơn 400 sân bay cùng hầm trú ẩn cho máy bay, kho lưu trữ đạn dược, nhiên liệu trong lòng đất, thay thế các thiết bị liên lạc đầu cuối, nâng cấp năng lực kiểm soát không lưu, cung cấp khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Theo một số nguồn tin, mạng lưới hạ tầng cơ sở này có khả năng đáp ứng hoạt động tới 9.000 máy bay.

Alexander Samsonov cho rằng tốc độ phát triển chóng mặt của Không quân Trung Quốc là do các nguyên nhân sau: Không tiếc tiền tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, phương hướng phát triển hợp lý, hoạt động gián điệp công nghiệp có kỹ năng nhộn nhịp khắp thế giới. Sao chép các công nghệ tiên tiến của Nga và các nước phương Tây bằng mọi giá để tạo ra các hệ thống vũ khí tối tân.

Tuy vậy, Không quân Trung Quốc vẫn tồn tại những điểm yếu và phải đối mặt với một số khó khăn như: thiếu các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không hiện đại, năng lực tác chiến điện tử còn hạn chế; Không đủ số lượng các máy bay tiếp dầu trên không, đây là một trở ngại lớn cho các hoạt động tác chiến ở nước ngoài.

Các nhà phân tích phương Tây cho rằng, năng lực phát hiện các mục tiêu bay thấp còn yếu, độ kháng nhiễu của các hệ thống radar cảnh giới và dẫn bắn còn yếu. Tuy nhiên, chắc chắn là người Trung Quốc không ngồi yên, họ liên tục nỗ lực làm việc để thu hẹp khoảng cách này.

Tốc độ gia tăng sức mạnh không quân nói riêng và sức mạnh quân sự Trung Quốc nói chung khiến nhiều quốc gia khác phải lo lắng. Với đường lối phát triển, xây dựng lực lượng như hiện tại chứa đựng nhiều mối nguy cơ với an ninh và ổn định trong khu vực, chuyên gia Alexander Samsonov nhận định.

Quốc Việt (theo Topwar)

Con chào sư phụ !

Dù chẳng là gì trong xã hội này nhưng con thật sự thấy chán và lo cho đất nước chúng ta !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy là trước khi nhà Hán xâm lược chúng ta có cả trống Đồng ở tận Tây Nguyên !

Phát hiện trống đồng hơn 2.000 tuổi

Cập nhật lúc 10:18 | 09/04/2011 (GMT+7)Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, anh Đỗ Văn Ninh (thôn 3, xã Ea Kmút (huyện Ea Kar) khi làm nương rẫy đã phát hiện, bàn giao một chiếc trồng đồng cổ loại 1 và một số hiện vật. Các hiện vật mới được trao cho Bảo tàng.

Trống được phát hiện nằm ở độ sâu 50cm so với mặt đất. Qua khảo sát, đánh giá của cơ quan chức năng đây là chiếc trống đồng loại 1 theo cách phân loại của Hegơr, có niên đại từ 2.000-2.500 năm.

Trống có chiều cao khoảng 50cm, đường kính mặt trống 66cm, giữa mặt trống được trang trí hình ngôi sao 12 cánh, phần còn lại trang trí bảy vành hoa văn đồng tâm, các vòng hoa văn trang trí chủ yếu các hoạ tiết như chim lạc, các đường thẳng song song, cuống rạ...

Mặt trống hơi chờm ra ngoài, chân choãi, có bốn quai kẹp trên quai có trang trí hình thừng bện.

Quang Huy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đang vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Thứ sáu, 20/05/2011, 07:21(GMT+7)

Posted Image

Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xã đảo Song Tử Tây xem danh sách bầu cử. (Ảnh: Phạm Văn Chung/TTXVN)

Theo Vụ thông tin báo chí, Bộ Ngoại giao, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Mới đây, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc đã công bố “Báo cáo phát triển hải dương Trung Quốc năm 2011”, trong đó tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, in một số bản đồ có vẽ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, nêu kế hoạch triển khai tự thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa và mở tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa; đồng thời ngày 16/5/2011, Tân Hoa Xã đưa tin Công ty ChinaMobile tuyên bố đã mở rộng cung cấp dịch vụ điện thoại di động tại khu vực quần đảo Trường Sa.

Về vấn đề này, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ việc làm nêu trên của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định mọi hoạt động của các nước khác bao gồm việc công bố các báo cáo, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà không được Việt Nam chấp thuận đều không có giá trị pháp lý.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo, coi trọng quan hệ hai nước, tăng cường xây dựng lòng tin, không nên có những hành động làm phức tạp thêm tình hình trên biển./.

TTXVN

Tin đăng lại

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trời ơi, đọc đến đây mà ức mấy thằng Đông Ngô quá, sao chúng nó không sang HN để phản đối bầu cử ở HN này nhỉ, nếu theo luận điệu của bọn nó thì HN còn bị chúng nó chiếm lâu hơn cả HS và TS mà, thời gian chúng chiếm đóng cả ngàn năm mà, còn TS và HS tổ tiên của chúng nó, may ra chỉ neo đậu cái thuyền câu cá cỡ chục ngày là chết đói nhắn răng rùi

Đã ăn cướp trắng trợn mà lại còn cứ la làng, bực mình quá đi mất

Cái máy bay J-20 đọc trên các diễn đàn quân sự cả VN và Quốc Tế thấy họ coi khinh rùi mà sao bọn chúng vẫn khoe khoang nhỉ

Còn cái Máy bay ném bom chiến lược H-6M với tên lửa hành trình ALCM DH-10. thân máy bay thì dài ngoằng ra, điều cấm kị đối với máy bay chiến đấu hiện đại, thế mà cũng mang ra PR để dọa ông bạn hoàng xóm mới sợ chứ, gặp dàn tên lửa S-300PMU của VN thì rụng hết sạch rùi, đúng là mấy cái thằng Đông Ngô đáng ghét thật

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trời ơi, đọc đến đây mà ức mấy thằng Đông Ngô quá, sao chúng nó không sang HN để phản đối bầu cử ở HN này nhỉ, nếu theo luận điệu của bọn nó thì HN còn bị chúng nó chiếm lâu hơn cả HS và TS mà, thời gian chúng chiếm đóng cả ngàn năm mà, còn TS và HS tổ tiên của chúng nó, may ra chỉ neo đậu cái thuyền câu cá cỡ chục ngày là chết đói nhắn răng rùi

Đã ăn cướp trắng trợn mà lại còn cứ la làng, bực mình quá đi mất

Cái máy bay J-20 đọc trên các diễn đàn quân sự cả VN và Quốc Tế thấy họ coi khinh rùi mà sao bọn chúng vẫn khoe khoang nhỉ

Còn cái Máy bay ném bom chiến lược H-6M với tên lửa hành trình ALCM DH-10. thân máy bay thì dài ngoằng ra, điều cấm kị đối với máy bay chiến đấu hiện đại, thế mà cũng mang ra PR để dọa ông bạn hoàng xóm mới sợ chứ, gặp dàn tên lửa S-300PMU của VN thì rụng hết sạch rùi, đúng là mấy cái thằng Đông Ngô đáng ghét thật

Xin chào !

Nói hay quá !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào quý vị !Vậy là từ xa xưa các cụ nhà ta đã biết chỗ nào có mạch nước gầm để khai thác . Nhưng sao ngày thành lập các HTX chính quyền của chúng ta lại ngây ngô thế nhỉ ? Cái giếng nước thì nơi nào và thời nào chẳng cần mà lại quy kết tội cho nó cơ chứ !!!!!

Những giếng vuông cổ bí ẩn hơn 600 tuổi

Cập nhật lúc 22/05/2011 06:20:00 AM (GMT+7)

Posted Image - Những giếng nước cổ hơn 600 năm tuổi ở xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ đặc biệt bởi hình vuông ở miệng giếng mà còn mang những bí ẩn qua các câu chuyện của người dân trong vùng.

Không như giếng ở các vùng nông thôn miền Bắc, những chiếc giếng cổ ở Bá Hiến đều có miệng hình vuông được ghép từ 4 phiến đá hình chữ nhật (còn gọi là tang giếng) với độ sâu từ 4 đến 7m và quanh năm đầy ắp nước.

Từ lâu người dân trong vùng vẫn cho rằng những giếng này do người Trung Quốc làm nên gọi là giếng “Tàu” do trên mỗi giếng nước đều có khắc chữ Hán. Nhưng mới đây ban văn hóa xã có nhờ những chuyên gia Hán - Nôm của tỉnh về dịch nghĩa thì được biết giếng được làm từ thời Hồng Đức, cách đây hơn 600 năm.

Hiện nay còn chừng hơn chục chiếc giếng cổ nằm rải rác chủ yếu ở 4 thôn: Thích Chung, Quang Vinh, Thiện Chi và Bá Hương nhưng không phải chiếc nào cũng nguyên vẹn. Theo các cụ cao niên trong xã thì vì nhiều lý do có những giếng cổ đã bị lấp không còn vết tích. Số khác người dân đã lấp rồi nhưng sau vì các giếng đào mới đều cạn nước vào mùa khô nên lại phải khơi lại giếng cổ luôn đầy ắp nước quanh năm.

Posted Image

Chiếc giếng cổ thuộc cụm đình chùa Giao Sam, thôn Thích Chung vẫn còn gần như nguyên vẹn với hình vuông đặc trưng của miệng giếng.

.Posted Image

Những hình sóng lượn trên các tấm đá làm tang giếng theo các cụ cao niên của thôn cho biết đó là các dấu tích của việc mài dao kiếm từ hàng trăm năm.

Posted Image

Các phiến đá được ghép lại với nhau bằng mộng như đồ mộc qua thời gian hàng trăm năm đã vênh nhau.

Posted Image

Những vết dây buộc gàu kéo nước hằn sâu vào các phiến đá làm tang giếng.

Posted Image

Theo các chuyên gia Hán – Nôm thì chiếc giếng này có niên đại Hồng Đức 1490.

Posted Image

Cứ đến mùa khô, khi các giếng trong các gia đình đều cạn sạch nước thì bà con trong thôn Thích Chung lại ra chiếc giếng cổ này lấy nước.

Posted Image

Chiếc giếng cổ này ở thôn Thiện Chi trước đây đã lấp, cách đây 3 năm do khan hiếm nước ở các giếng mới đào, chính quyền thôn khơi lại giếng cổ này nhưng xây bằng gạch với miệng giếng tròn. Tuy nhiên các phiến đá cổ dùng làm tang giếng vẫn được dựng xung quanh sân giếng.

Posted Image

Anh Dương Văn Chiến ở thôn Thiện Chi cho biết nhiều người ở nơi khác đến hỏi mua các phiên đá nhưng dân làng kiên quyết không bán vì họ coi nó là hồn cốt của làng.

Posted Image

Chiếc giếng cổ nằm trong vườn nhà ông Dương Văn Lại ở thôn Bá Hương vẫn còn được giữ gần như nguyên vẹn. Chị Dương Thị Hà, con dâu ông Lại cho biết chị vẫn hàng ngày dùng nước ở giếng này, vào mùa khô các giếng khác đều cạn người dân trong xóm thường giặt giũ, xin nước ở giếng này.

Posted Image

Giống như mọi giếng cổ trong vùng, ở tang giếng cũng được khắc niên đại bằng chữ Hán.

Posted Image

Chiếc giếng cổ nằm ven đường làng ở thôn Thiện Chi này không còn dấu tích của chiếc giếng cổ. Được chính quyền thôn khơi lại sau nhiều năm đã lấp để giải quyết tình trạng thiếu nước vào mùa khô và hoàn toàn xây bằng gạch.

Posted Image

Theo người dân trong thôn thì các phiến đá làm tang giếng cổ vẫn chìm sâu dưới lòng giếng.

Posted Image

Nằm ven đường làng thuộc thôn Thích Chung, chiếc giếng cổ này cũng được khơi lại sau nhiều năm bị lấp vùi. Chiếc giếng vẫn được “phục chế” theo dáng cũ, miệng vẫn vuông nhưng xây bằng gạch.

Posted Image

Một chiếc giếng ven đường làng đã bị lấp từ lâu vẫn còn lại phiến đá làm tang giếng “Trơ gan cùng tuế nguyệt”. Các cụ cao niên trong vùng cho biết các giếng cổ đồng loạt bị lấp trong thời kỳ vận động xã viên vào hợp tác xã vì cho rằng đó là tàn tích của chế độ phong kiến.

Lê Anh Dũng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã bắt được mãnh thú ở Quảng Ngãi

Cập nhật lúc 22/05/2011 05:28:12 PM(GMT+7)

Posted Image - Sáng hôm nay (22-5), nỗi hoang mang của người dân thôn Đông Lỗ xã Bình Thuận (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã được giải toả khi lực lượng truy tìm thú lạ đã phát hiện và bắt giữ một chú heo rừng nặng gần 1 tạ.

Ngay sau khi phát hiện, lực lượng săn tìm đã dùng lưới vây bắt sống chú heo này đưa về nhà văn hóa xã để kiểm tra.

Posted Image

Thú lạ là con heo rừng nặng gần 1 tạ (Ảnh: Tiền Phong)

Nhận được tin bắt được thú lạ tấn công gia súc gây hoang mang dân chúng trong nhiều ngày qua, hàng trăm người dân kéo đến xem. Trong khi đó, vợ chồng ông Lê Cu, người dân địa phương đã đến trình bày và xin nhận lại "mãnh thú" heo rừng., bởi đó là con vật ông Cu đang nuôi tại gia đình để lai tạo giống heo rừng trong trang trại nuôi heo rừng của mình.

Ông Cu trình bày: Ông đang nuôi 2 cặp heo rừng tại nhà từ tháng 8 -2009. Trong khi heo cái ở nhà sinh nở đàn heo 5 con, thì chú heo đực thiếu bạn nên phá chuống đi biệt tăm ông không tìm kiếm được.

Hiện chính quyền địa phương đang xem xét trả lại con “thú lạ” gây hoang mang dân chúng trong thời gian qua cho gia đình ông Cu để tiếp tục nuôi.

Ngay sau khi con thú lạ được bắt giữ, người dân đã hết hoang mang lo sợ thú dữ tấn công người ở địa phương này suốt hơn 2 tuần qua.

Vũ Trung

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đài Loan vẫn xúc tiến mua F-16 của Mỹ

23/05/2011 0:24

Đài Bắc hôm qua cho hay chính quyền ông Mã Anh Cửu vẫn theo đuổi việc mua gói vũ khí tối tân từ Mỹ bất chấp mối quan hệ ấm dần lên giữa hai bờ eo biển Đài Loan.

Theo báo China Times, Đài Loan đã quyết định chấp thuận đề nghị của Mỹ là chỉ nên mua 4 tàu ngầm loại thường thay vì dòng hạt nhân của đồng minh lâu năm trong nỗ lực giải quyết thỏa thuận vũ khí đang lâm vào tình trạng đình trệ kể từ năm 2001. Tuy nhiên, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan đưa ra thông báo chính thức để bác bỏ nguồn tin của báo China Times. Theo đó, kế hoạch mua 8 tàu ngầm hạt nhân và các chiến đấu cơ đa năng F-16 vẫn không thay đổi. “Kế hoạch trên vẫn đang được chính quyền Mỹ xem xét. Lực lượng phòng thủ Đài Loan sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thông qua thỏa thuận này để đáp ứng được nhu cầu của mình”, AFP dẫn thông cáo. Được biết Đài Loan đã đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức kết thúc chuyến thăm Mỹ nhằm đặt nền móng cho quan hệ quốc phòng hai nước.

Thụy Miên

http://www.thanhnien...-16-cua-My.aspx

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay