daretolead

Mạn Đàm Về "định Mệnh Có Thật Hay Không?"

357 bài viết trong chủ đề này

Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng Linh hồn là có thật và nó vẫn chính là chúng ta chứ không ai khác, vẫn suy nghĩ bình thường nhưng cơ thể ở một dạng vật chất nhẹ hơn như sương khói, mà hay gọi là phách, thể vía. Dĩ nhiên, linh hồn vẫn tương tác ngược loại chúng như thường bởi Tính tuyệt đối của Tâm có nghĩa là dùng suy nghĩ để tương tác. Cho nên kinh Bà La Môn giáo nói rằng: Kẻ nào trí tuệ càng rộng mở thì sự tự do càng to lớn.

Linh hồn chỉ tồn tại với vạn vật hữu tình chứ không phải là kim loại, oxy, đá... mặc dùng trong chúng hoàn toàn có tính tuyệt đối.

Trong giai đoạn khởi nguyên cũa vũ trụ cũng như giai đoạn Hậu thiên, giữa các hạt vật chất vẫn có khỏang "rỗng" của không gian.

Liên kết giữa các lớp vật chất của Linh hồn vẫn là Khí Hậu thiên. Linh hồn vẫn tiếp tục chịu nhân quả như thường, không có ngoại lệ cho bất kỳ ai ngay cả tiên thánh, nhưng tiên thánh đã dùng một phương pháp tuyệt diệu để trung hòa dòng Khí nhân quả này.

Bởi vì tính tuyệt đối trong mỗi sự vật hiện tượng, đồng thời vũ trụ là thống nhất cho nên các phương pháp tiên tri, độn toán... nhận được kết quả câu hỏi ngay lập tức mặc dù có hàng tỷ tỷ tỷ... biến số liên quan, do thông tin di chuyển với vận tốc vô cùng (không giới hạn do tính tuyệt đối). Điều này sẽ xảy ra các trường hợp sau:

- Người tiên tri không cần bất kỳ phương pháp nào để luận đoán, do họ đã hoàn toàn hòa nhập vào tổng thể tức là Ý nghĩ đã thấy được kết quả của câu hỏi ngay trước mắt.

- Tiên tri cần dùng dữ liệu có sẵn như Chu Dịch, Độn toán lập trên những quy luật xác định... vì chúng ta chưa phải là những người như trên, do vậy cần thông tin về không thời gian ngay tại lúc cần nhận biết... vậy Chu dịch đã được tổng hợp như thế nào? Đương nhiên sẽ phải lấy con người làm chủ thể.

- Hỏi các Linh hồn có thần thông nếu chúng ta có công năng nói chuyện như là thiên nhĩ thông...

Ngũ Phúc Lâm Môn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Khái niệm khí trong lý học đông phương nhìn từ Văn Hiến Lạc Việt

Thứ ba 19/04/2011 12:00:00 (GMT +7)

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Nguồn: Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương

Mở đầu:

Kính thưa quí vị

Với mục đích góp phần vào làm sáng tỏ bản chất khoa học của môn Phong thủy – một bộ phận cấu thành quan trọng, vốn bí ẩn từ hàng ngàn năm nay trong văn hóa cổ Đông phương. Có thể nói rằng: Lý học Đông phương mà cốt lõi của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành bao trùm gần như rộng khắp tất cả mọi tri thức trong xã hội Đông Phương cổ. Nó giải thích mọi hiện tượng theo hệ thống phương pháp luận của nó: Từ thiên văn, địa lý, thiên nhiên, cuộc sống, xã hội và con người… Nhứng chính tính thiếu tính nhất quán, thiếu tính hợp lý trong cấu trúc hệ thống, sự rời rạc và mâu thuẫn trong hệ thống phương pháp luận của nó - bên cạnh phương pháp ứng dụng có hiệu quả xuyên qua mọi không gian văn hóa và thời gian trải hàng thiên niên kỷ trong lịch sử văn hóa Đông phương, đã làm nên sự bí ẩn huyền vĩ của nền văn hóa này. Sự khám phá những bí ẩn của văn hóa Đông phương và cụ thể là thuyết Âm Dương Ngũ hành là một đề tài rất rộng và còn cần có sự nghiên cứu tiếp tục và rộng khắp, nhiều mặt của quí vị học giả, của các nhà khoa học quan tâm. Bởi vậy, trong bản tham luận này của chúng tôi chỉ giới hạn để đi tìm một kết luận đúng cho khái niệm về bản chất “Khí” trong Lý học Đông phương nói chung và Phong thủy nói riêng. Nhằm góp phần phục hồi những tri thức đã bị thất truyền của nền văn minh Đông phương, một bộ phận quan trọng trong lịch sử văn minh nhân loại vốn còn nhiều bí ẩn. Những ý kiến của chúng tôi trình bày trong bài viết này, có thể coi như là một giả thiết về một thực tại còn bí ần trong Lý học Đông phương, không tự cho mình là đúng. Rất cần được sự quan tâm, góp ý của những học giả.

Khái niệm Khí – một bí ẩn trong Lý học Đông phương

Kính thưa quí vị.

Trong các sách cổ Lý học Đông phương, hoặc có liên quan đến Lý học Đông phương, có một khái niệm miêu tả một thực tế tồn tại trong vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người rất bí ẩn. Đó là khái niệm “Khí” trong lý học Đông phương. Có thể nói rằng: Khái niệm “Khí” có trong tất cả mọi lĩnh vực và được diễn đạt bằng những thuật ngữ liên quan đến Ngũ hành, hoặc định tính, danh từ để miêu tả hiện trạng cụ thể liên quan đến “Khí”. Khái niệm khí phổ biến đến mức nó có trong những thuật ngữ chuyên môn và cả trong ngôn ngữ đời thường. Bất cứ một thực tế nào trong cuộc sống đều có thể miêu tả liên quan đến “Khí”. Chúng ta có thể rất quen thuộc với các danh từ như:

* Trong thiên nhiên thì có: Tà khí, dương khí, âm khí, khí trời, khí đất, hỏa khí, kim khí…

* Trong sinh hoạt thì có: Hòa khí, xung khí, uất khí…

* Trong cơ thể con người thì có: Hỏa khí, suy khí, khí nhược, khí trệ, khí bế…vv…

* Trong phong thủy thì khái niệm Khí được nói đến gần như là một yếu tố quyết định trong Âm trạch, như: Vô khí, sinh khí, tụ khí, tán khí…

* Trong Phương pháp coi Tứ trụ, Bốc dịch cũng nói đến suy khí của từng hào.

* Trong phương pháp coi tướng thì khí được nhắc đến như: Thần khí, ám khí, hôn khí, vượng khí…vv…

* Thậm chí ngay tính chất của cuộc hội thảo của chúng ta đây, cũng có thể miêu tả bằng khái niệm khí, như: tịnh khí, sinh khí, hoặc vương khí…vv…

Có thể nói trong tất cả mọi lĩnh vực mà con người quan sát được, đều có thể miêu tả bằng khái niệm “khí”. Trong Đông Y, khí được coi là một thực thể vận động trong kinh mạch, có trong cơ thể người. Vào năm 1967, những nhà nghiên cứu Pháp đã dùng chất đồng vị phóng xạ để hiển thị và xác nhận hệ thống kinh mạch là có thật trong cơ thể người. Nhưng cơ chế tồn tại và hoạt động của hệ thống Kinh mạch và bản chất của “Khí” là gì thì vẫn là sự bí ẩn. Có thể nói rằng: Trong khoa Phong Thủy Đông phương, khái niệm “Khí” được nói đến nhiều nhất. Không chỉ trong cả Âm trạch là phương pháp tìm đất, khu vực cư trú, xây dựng đô thị và cả trong Dương trạch – là phương pháp xây cất nhà cửa, tất cả đều có khái niệm “Khí”, mô tả một thực tại đang hiện hữu và ảnh hưởng tương tác với con người. Nhưng trong các bản văn cổ thì chỉ cho chúng ta những định tính khác nhau về khái niệm “khí” trong từng trường hợp cụ thể, còn bản chất khái quát và chung nhất về khí thì hoàn toàn bí ẩn. Hàng ngàn năm đã trôi qua, khái niệm “khí” vẫn mơ hồ trong nền văn minh Đông phương cổ, bất chấp mọi cố gắng của con người. Mặc dù “Khí” được thừa nhận trên thực tế và được ứng dụng trong phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong nền Lý học Đông phương. Cụ thể rõ nét nhất – ma 2mỗi chúng ta đều biết – chính là trong phương pháp luận của Đông Y. Bởi vậy, việc giới thiệu khám phá bản chất của “Khí” – một khái niệm còn bí ẩn trong hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành mô tả một thực tại đang hiện hữu – nằm ngoài nhận thức của tri thức khoa học hiện đại, được trình bày trong tiểu luận này là một cố gắng của chúng tôi. Chúng tôi rất hy vọng có sự tham bác của quí vị học giả và các nhà nghiên cứu quan tâm.

Kính thưa quí vị.

Vấn đề tiếp tục trình bày dưới đây là:

Quan niệm về khí trong công trình nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương

Khí là một khái niệm căn bản trong học thuật cổ Đông phương. Khí miêu tả một thực tế khách quan tồn tại trên thực tế. Trong phong thủy, khái niệm khí cũng được thể hiện, như là một thực tại tương tác với môi trường. Qua kiểm chứng thực tiễn ứng dụng trải hàng ngàn năm trên các lĩnh vực Đông Y và Phong thủy, đã xác định: Khí là sự tồn tại có thực trên thực tế. Hay nói rõ hơn: Khí - là một thực tại chưa được nhận thức trong tri thức khoa học hiện đại và tồn tại trên thực tế và thể hiện trong Lý học Đông phương; cụ thể là trong phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính vì là một thực tại chưa nhận biết của tri thức khoa học hiện đại, nên góp phần cho sự bí ẩn của văn hóa Đông phương cổ.

Ta không thể “thấy” được khí bằng các giác quan thông thường, nhưng người ta có thể cảm nhận được sự tồn tại của nó. Nói cách khác: Khí là một dạng vật chất không “thấy” được để phân biệt với một dạng vật chất mà ta có thể “thấy” được bằng giác quan, hoặc bằng các phương tiên kỹ thuật hỗ trợ gọi là hình. Bởi vì “khí” là vật chất cho nên khoa học ngày nay đang cố gắng xác định xem khí là loại vật chất nào mà khoa học nhận dạng được. Đã có những giả thiết cho rằng: “Khí” là không khí, là ánh sáng, là sóng vi ba, …vv...

Nhưng tất cả những giả thuyết ấy đều không thỏa mãn tiêu chí khoa học trong việc giả thích các vấn đề và hiện tượng liên quan. Trong các văn bản cổ cũng không hể có một khái niệm rõ ràng về “khí”.

Nhưng trên thực tế ứng dụng của Lý Học Đông phương và nhất là trong khoa Phong Thủy – khí là một khái niệm trên thực tế ứng dụng rất quan trọng. Mà người thực hiện chỉ có một cảm nhận mơ hồ về khí do sự tồng hợp từng trường hợp cụ thể ứng dụng liên quan đến khí. Để tìm hiểu bản chất của khái niệm “Khí” trong Lý học Đông phương, chúng tôi cố gắng tổng hợp tất cả những khái niệm ứng dụng liên quan đến Khí trong từng trường hợp cụ thể.

* Trong Đông Y

Khí là một thực tại có trong các đường Kinh Mạch có trong cơ thể người, với các khái niệm: Thông khí, bế khí, thoát khí, suy khí, vượng, khí, hỏa khí, tà khí, Âm khí, Dương khí…vv…Tổng hợp những khái niệm trong ứng dụng liên quan đến “khí” trong Đông Y , chúng tôi xác định:

- Khí không thể là sóng vi ba, sóng diện từ, và tất nhiên không phải là ánh sáng và không khí.

- Khí là một trạng thái vật chất vô ý thức, tác động trở lại với vật chất và có trong vật chất. Cụ thể là trong cơ thể con người.

- Khí có sự vận động và tương tác. Tức là có thuộc tính vật chất.

- Trong cơ thể người, sự vận động của “Khí” có định hướng và mang tính quy luật: Vận động chủ yếu trong các đường Kinh mạch.

* Trong thiên nhiên:

Khí được mô tả là một thực tại. Được chia làm 60 loại theo Ngũ hành và Âm Dương. Mỗi hành quản lý năm loại khí từ thiếu Dương đến Thái Dương. Thiếu Âm đến Thái Âm. Như vậy, chúng tôi xác định rằng:

- Khí là một khái niệm bao trùm không chỉ trong con người mà cả thiên nhiên.

- Khí trong thiên nhiên tương tác với thực tại môi trường trái Đất. Vì theo mô tả của cô thư thì khí ảnh hưởng đến thời tiết của trái Đất.

* Trong lịch sử hình thành vũ trụ:

Cổ thư cũng ghi nhận: “Khi hỗn độn mới phân. Khí Dương nhẹ và trong bay lên thành trời, Khí Âm nặng và đục tụ xuống thành Đất”. Như vậy, chúng tôi xác định rằng:

- Khí là một thực tế tồn tại ngay từ khi hình thành vũ trụ theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

* Trong Phong thủy

Về Dương trạch – tức là điều kiện môi trường trong việc nhận định tính chất tốt xấu của ngôi gia - Khí được mô tả có trong từng căn hộ, từng mọi vị trí trong căn nhà, với các khái niệm cụ thể liên quan là: Dương khí, Âm khí, bế khí…vv…

Về Âm trạch – Tức là điều kiện môi trường trái đất – khí được mô tả như sự mô ta trong Đông y với cơ thể người. Trong Âm trạch, khái niệm khí được mô tả nhiều nhất trong phong thủy Âm trạch với khái niệm về long mạch, tự khí, sinh vượng khí…vv…

* Trên cơ sở tổng hợp tất cả những khái niệm trong ứng dụng cụ thể liên quan tới khái niệm “khí”, chúng tôi xác định rằng:

- Khí là một khái niệm trong hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, phản ảnh một thực tại bao trùm trong lịch sử hình thành vũ trụ và không gian vũ trụ. Khí có trong vạn vật và cả trong không gian, và là một thực tại chưa được phát hiện trong tri thức khoa học hiện đại. Vậy chúng ta phải hiểu khái niệm “Khí” trong Lý học Đông phương như thế nào? Khoa học hiện đại đã xác nhận rằng:

Bản chất của vũ trụ là tương tác. Tính chất của tương tác thế nào thì hình thành bản chất sự vật như thế đó”.

Hay nói cách khác: Khoa học hiện đại xác nhận tính tương tác có từ khởi nguyên của vũ trụ. Và khái niệm “Khí” trong Lý học Đông phương cũng tồn tại từ khởi nguyên của vũ trụ. Trên cơ sở này, chúng tôi đã tổng hợp và định nghĩa về khái niệm “Khí” trong Lý học Đông phương như sau:

Khí là một dạng tồn tại của vật chất, được hình thành bởi sự tương tác và vận động của những vật thể, đồng thời tương tác lên các vật thể ấy. Tính chất của khí phụ thuộc vào tính chất cấu trúc và tương tác của các vật thể vật chất. Sự vận động của khí được định hình tùy theo vị trí các dạng cấu trúc vật thể vật chất tương tác hình thành nên nó.

Để mô tả về khái niệm “Khí” được phục hồi nhân danh cội nguồn Lý học Đông phương, chúng tôi lấy mô hình đồng dạng tương ứng là sự hình thành từ trường khi có sự tương tác giữa hai điện cực và tạo ra dòng điện trong dây dẫn.

Từ định nghĩa khái niệm về Khí trong Lý học Đông phương – phục hồi từ phong thủy Lạc Việt – chúng tôi đã ứng dụng để giải thích các vấn đề liên quan trên cơ sở tiêu chí khoa học đã nêu và nhận thấy rằng: Chúng hoàn toàn thỏa mãn những tiêu chí khoa học cho sự định nghĩa này. Chúng tôi hân hạnh trình bày phần tiếp theo về:

Ứng dụng khái niệm khí từ Phong Thủy Lạc Việt

Tuân thủ theo tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Tiêu chí khoa học phát biểu rằng: Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích hợp lý hầu hết mọi vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó, một cách nhất quán, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Để bảo đảm tính thẩm định khoa học, căn cứ theo tiêu chí khoa học, chúng tôi đã ứng dụng cụ thể khái niệm Khí đã được định nghĩa như trên so sánh với từng trường hợp cụ thể trong các cổ thư ghi nhận và đã ứng dụng trong việc thiết kế nhà theo phong thủy Dương trạch. Trên thực tế ứng dụng khái niệm về “khí” – một thực tế tồn tại khách quan được ghi nhận trong Lý học Đông phương – nhân danh sự phục hồi trên cơ sở một nguyên lý xuyên suốt “ Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt” – chính là một yếu tố cấu thành nên sự nhất quán trong việc tổng hợp các trường phái Phong thủy được phát hiện rời rạc trong cổ thư chữ Hán trong khoa phong thủy nguyên thủy được phục hồi nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

* Xác định khí hình thành do sự tương tác của các vật thể, nên chúng tôi xác định rằng:

- Vật thể động thuộc Âm thì khí thuộc Dương. Trên nguyên lý trong Âm có Dương. Với nguyên lý này và định nghĩa về Khí theo Phong thủy Lạc Việt thì sự vận động của con người và phương tiện trên xa lộ, hoặc đường đi sẽ tạo Dương khí. Điều này giải thích rằng: Ở những nơi thị tứ, xe cô và người đông đúc tấp nập thì Dương khí thịnh. Khái niệm Dương khí thịnh ở những nơi đô hội, nhà đông người là một khái niệm phổ biến trong phương pháp luận của lý học Đông phương.

- Vật thể tịnh, thí dụ như nhà vắng người, hoặc không người ở thì khí thuộc Âm, cũng theo nguyên lý trên. Điều này ứng dụng việc giải thích nhưng ngôi nhà bỏ hoang, hoặc vắng người thường được coi là Âm khí thịnh.

- Giải thích khái niệm Dương trạch – dùng trong kiến trúc xây dựng vì chủ yếu là quán xét Dương Khí, nên gọi là Dương trạch.

- Giải thích khí hình thành ngay từ tương tác đầu tiên trong vũ trụ và tồn tại trong không gian vũ trụ và khí chính là môi trường tương tác của vạn vật trong vũ trụ - giữa các thiên hà cho đến hạt vật chất nhỏ nhất.

- Giải thích sự phân biệt và quán xét Âm Dương khí và lục khí, ngũ vận trong Đông Y. Tính chất của khí phân loại theo Âm Dương và Ngũ hành cho từng trang thái cấu trúc giữa các vật thể. Thí dụ: Trong Hoàng Đế nội kinh nói đến Lục khí vận chuyển hàng năm tương tác với Địa cầu đó là do mối tương quan vị trí của Địa cầu với Thái Dương hệ và vị trí toàn thể của Thái Dương hệ với Ngân Hà. Vị trí khác nhau do sự vận động của vũ trụ, tất nhiên tương tác sẽ khác nhau và do đó tính chất “Khí” sẽ khác nhau, được phân loại theo Ngũ hành. …vv…

Kết luận:

Sự ứng dụng một thực tại tương tác là “Khí” vô cùng rộng khắp, nên trong một bản tham luận này, chúng tôi chỉ có thể giới hạn trong định nghĩa khái niệm và giới thiệu một số những thành quả ứng dụng đã đạt được một cách giới hạn, nhằm minh chứng tính hợp lý, tính nhất quán và có hệ thống cho khái niêm “Khí”, góp phần khám phá một thực tại bí ẩn của nền văn hóa Đông phương cổ đại. Mà những cổ thư chữ Hán đã không ghi nhận một cách hoàn chỉnh khái niệm này. Sự tìm hiểu và khám phá về “Khí” rất quan trong trong Lý học Đông phương và khoa phong thủy nói riêng. Bởi vì, đó chính là một thực tại tương tác có tính rất quyết định trong viễc nghiên cứu phong thủy và cũng là một yếu tố quan trong để hợp nhất các mảnh vụn còn rời rạc của khoa phong thủy được lần lượt xuất hiện trong văn hóa Hán – khi nền văn hóa Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước. Những vấn đề chi tiết hơn được làm sáng tỏ liên quan đến “Khí” trong phong thủy, sẽ còn cần được tiếp tục nghiên cứu trong tương lai và sẽ được trình bày tiếp tục trong tham luận tại Hội Thảo này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi phân tích, chúng ta thấy linh hồn là hiện hữu và hoàn toàn có thể tương tác với chúng ta, tương tác này mạnh hay yếu tùy vào khả năng thần thông của họ. Đồng thời, chúng ta cũng nhận định là định mệnh có thật, tuy nhiên định mệnh là cho cuộc sống cõi trần mà thôi. Mặt khác, toàn bộ tác nhân từ vô thủy cho tới hiện tại được mã hóa trong bộ não của chúng ta và chỉ chờ thời điểm thích hợp là tác động, chuyển hóa thành hậu quả của mọi con người qua hành động, tư duy, sáng tạo... điều này đặt ra câu hỏi có thể thay đổi định mệnh được không?

Bằng sự suy luận như trên thì để thay đổi định mệnh trong chừng mực thì chúng ta có thể can thiệp vào dữ liệu quá khứ giống như thay đổi dữ liệu máy tính vậy, tuy nhiên dữ liệu quá khứ được lưu trữ qua vô số các tổ hợp âm dương ngữ hành và có liên quan đến toàn bộ vũ trụ quá khứ?

Chúng ta cũng xác định Tính thấy là thuộc tính của siêu vật chất có trong đầu não của chúng ta, rõ ràng bằng cách nào đấy chúng ta có thể sử dụng Tính thấy để quan sát lại dữ liệu của quá khứ ở bất cứ thời điểm nào vì Tính thấy có tính chất tuyệt đối, điều này là có thể xảy ra. Lúc này, bằng thần thông hay năng lực tương tác siêu tuyệt, dùng năng lượng trong sạch điều chỉnh lại nguyên nhân quá khứ qua việc điều chỉnh rạng thái dữ liệu âm dương ngũ hành quá khứ.

Tuy nhiên, trong giới cõi âm cũng có tổ chức quản lý xã hội đó là Thiên đình, bao gồm những thần thánh để cai quản linh hồn nhằm ngăn cản sự phá hoại tới loài người đang sống và cả những linh hồn có khả năng thần thông muốn thống trị thế giới. Do vậy, việc điều chỉnh dữ liệu quá khứ chắn chắn cũng phải thông qua tổ chức này, ví dụ không thể thay đổi nhân quả của kẻ giết người hàng loại chẳng hạn...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuy nhiên, trong giới cõi âm cũng có tổ chức quản lý xã hội đó là Thiên đình, bao gồm những thần thánh để cai quản linh hồn nhằm ngăn cản sự phá hoại tới loài người đang sống và cả những linh hồn có khả năng thần thông muốn thống trị thế giới. Do vậy, việc điều chỉnh dữ liệu quá khứ chắn chắn cũng phải thông qua tổ chức này, ví dụ không thể thay đổi nhân quả của kẻ giết người hàng loại chẳng hạn...

Tôi chỉnh lại, là chúng ta có thể thấy dữ liệu quá khứ chứ không thay đổi được nó do mối quan hệ nhân quả với toàn bộ vũ trụ đã vận động.

Việc điều chỉnh sô mệnh chỉ ngay hiện tại qua công năng đặc dị của các bậc thần thánh, cho nên nói Thần biến hóa là vậy. Sự khác biệt khi chúng ta chấp nhận thay đổi này là do Tính thấy - tuyệt đối, tuy nhiên thông thường tùy điều kiện mà các vị Thần cần thay đổi.

Nếu đọc cuốn Thiên thư thì chỉ có một cách mà thôi: Chân - Thiện - Nhẫn (Pháp luân công), khi làm mỗi ngày làm điều thiện không kể lớn nhỏ (hành động và trong suy nghĩ) thì đến khoảng >1000 điều thiện thì sự việc sẽ tự vận động.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tâm Vũ Trụ - Center Of Universe, Questions and Answers

Monday, October 1, 2007 3:45:27 AM

Tâm vũ trụ, Center Of Universe

TS. Đỗ Xuân Thọ nói, do không/chưa dùng Blog, nên mọi bình luận/ý kiến/comment về tác phẩm "Tâm vũ trụ" đều được hoan nghênh và xin đưa lên Blog này của Ngô đồng. Ngô mỗ sẽ tập hợp các comment gửi mail đến tác giả, và sau đó, sẽ lại tập hợp và đưa lên các câu trả lời tương ứng.

Có các lời bình/câu hỏi ban đầu cho TS. Thọ như sau:

1. Về Tiên đề 1.1 - Vũ trụ là vô cùng:

Vũ trụ đang giãn nở/hoặc co lại (kể từ vụ Big Bang), vậy vũ trụ đang có một giới hạn nhất định! Do đó, kể cả khi vũ trụ của TS. Thọ là hợp của các vũ trụ đang co hay giãn kia, thì nó vẫn có giới hạn, chứ không phải là vô cùng!

2. Định lý 1.1 - Vũ trụ là duy nhất:

Điều này thì đơn giản quá!

3. Định lý 1.5 -

Đối tượng sinh ra từ đâu? đã giải thích chưa?

"Tồn tại" có nghĩa là "không bị mất đi vĩnh viễn" chăng?

4. Hệ quả 1.2 - Đối với mọi tôn giáo chỉ có một Chúa Trời:

Nghe có vẻ tuyệt vời! Nhưng liệu Giáo hội Phật giáo và Hồi giáo thế giới có chịu nghe Vatican không? Và bao giờ (mấy thiên niên kỷ nữa ấy mà)?

5. Kết luận của Chương 1 - "Những cái đầu mạnh nhất của loài người chỉ có thể hiểu được những vùng lân cận của Tâm Vũ trụ, Hiểu được Tâm vũ trụ là hiểu được cả Vũ trụ":

Nếu ta không hiểu về nó, liệu có nên nói về nó ở thức khẳng định không?

6. Hệ quả 3.1 - Tâm Vũ trụ chứa toàn bộ năng lượng của các đối tượng trong Vũ trụ:

Thế thì, liệu có mâu thuẫn với sự việc Tâm vũ trụ có trong mọi đối tượng và sinh linh không? Bởi vì, năng lượng này là vô cùng lớn!

TRẢ LỜI NHANH CỦA TS. ĐXT:

Rất cảm ơn về những câu hỏi của các bạn. Sau đây là những trả lời vắn tắt của tác giả:

1.Tiên đề Vũ trụ là vô cùng vô tận là hoàn toàn tự nhiên.

Nếu chúng ta hình dung toàn bộ vũ trụ mà vật lý đề cập(Vũ trụ Einstein ký hiệu là V1) chỉ là một lá phổi của một sinh vât N1 nào đó. Sự nở ra/ co lại chỉ là viêc N1 đang thở. Đến lượt mình N1 cùng đồng loại lại sống trong một vũ trụ V2 nào đó. Ở đó cũng có các thứ tương tự như loài người thấy vũ trụ V1 bây giờ. Chỉ có điều V2 lớn khủng khiếp. Đến lượt mình vũ trụ V2 lại chỉ là một nội tạng của sinh vật N3 khổng lồ hơn... v.v... Cứ như vậy vũ trụ Vn với n tiến tới vô cùng thì Vũ trụ Vt của Đỗ Xuân Thọ là hợp của các vũ trụ trên sẽ là vô cùng vô tận.

2. Điều đơn giản này nhiều người không hiểu bởi nó không đơn giản chút nào.

3. Đối tượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tư nhiên mất đi. Chúng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

4. Ngay trong thiên niên kỷ này chúng ta sẽ chứng kiến sự hợp nhất các tôn giáo vì TÂM VŨ TRỤ là DUY NHẤT.

5. Câu hỏi này xem phần phụ lục

6. Tâm Vũ trụ chứa toàn bộ năng lượng của Vũ trụ. Vì việc truyền năng lượng này cho các đối tượng là tức thời nên ta có cảm giác năng lượng đó là tự có trong các đối tượng. Như đã nói trong tác phẩm các đối tượng dường như chỉ chứa "ảnh" của Tâm Vũ trụ. Vì rất khó phân biệt ảnh TVT và chính TVT do vận tốc truyền ảnh là tức thời. Vậy năng lượng của các đối tượng tuy thuộc vào "độ gần" của đối tượng đó đến TVT.

Các câu hỏi tiếp theo, tính đến ngày 30.09.2007:

- ThS. Nguyễn Việt Cường (Cựu học sinh A0 chuyên toán ĐH Tổng hơp hiện là GV ĐH Kiến trúc)hỏi: Định nghĩa 1.1 "Vũ trụ là hợp của mọi đối tượng" của anh liệu có phạm vào nghịch lý Canto hay không? Vì Canto chứng minh: Không có tập hợp nào là hợp của của mọi tập hợp.

- TS.Đỗ Xuân Thọ: Trước hết "đối tượng" không phải là "tập hợp", sau là tôi dùng phép hợp (U) của toán học như một sự gợi mở cho những tư duy triết học sâu xa hơn chứ không khiên cưỡng. Do đó định nghĩa đó không mâu thuẫn.

- Ts. Nam Hà (cựu học sinh A0 Chuyên toán ĐH Tông hợp, hiện là giảng viên ĐH GTVT): TS. Đỗ Xuân Thọ đã đánh gục Einstein bằng cách chỉ ra "tư duy" có vận tốc nhanh hơn tốc độ ánh sáng hàng tỷ tỷ lần, vậy theo logic thuần tuý một tiên đề của Einstein bị đánh gục có kéo theo cả thuyết Tương Đối bị đánh gục hay không?

- Bạn Lê T. Thiện (Hokid) sinh viên ĐH Victoria University, Melbourne - Australia: Hỏi về "Vũ trụ là duy nhất"

Chứnh minh: Giả sử A và B là hai Vũ trụ khác nhau. Khi đó ta chọn V = A ∪ B thì V là Vũ trụ. Nếu chỉ ra một Vũ trụ C nào đó khác V thì ta lại lấy hợp của chúng:

V’ =V ∪ C ... Cứ làm như vậy cuối cùng được một Vũ trụ duy nhất. (Điều phải chứng minh (đ.p.c.m)).

Theo Hokid tác giả đưa ra lí luận rất chặt chẽ, và cuối cùng đã suy ra vũ trụ là duy nhất. Vậy tại sao người ta gọi Vũ Trụ là Vũ Trụ mà không gọi tên khác. Giống như con người là con người tại sao lại có phân biệt khác nhau với con vật. Vậy Con Người và con vật nằm trong tập hợp Động Vật. Động Vật sống trên trái đất, vậy trái đất bao gồm động vật. Một lần nữa lại đổi tên thành Trái đất. Trong hệ mặt trời ngoài Trái Đất ra thì còn có các hành tinh khác như Sao Thổ, Sao Mộc, Mặt Trăng, v.v... Tập hợp các hành tinh trên người ta có tên gọi riêng là Vũ trụ. Vì khả năng khoa học của con người còn hạn chế, nếu trong tương lai người ta lại tìm ra được vũ trụ khác thì sao? Ví dụ các nhà khoa hoc tìm ra một vũ trụ khác và đặc tên là Hokid. Vậy theo giả thuyết của tác giả Hokid là vô cùng và không có giới hạn hay sao? (còn comment nữa)

- "Giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng tồn tại ít nhất một mối liên hệ".

Hokid đồng ý với ý kiến này, Vậy điều này càng chứng minh là vũ trụ không phải là duy nhất. Giữa hai vật cùng tồn tại và tác động lẫn nhau, có đặc tính khác nhau thì làm sao mà góp thành một được?

- TS. Đỗ Xuân Thọ trả lời Hokid:

Một khái niêm khi "rơi" vào đầu ta bao giờ cũng có ít nhất 2 phần: NỘI HÀM và NGOẠI DIÊN. Nội hàm là cái bản chất của khái niệm còn ngoại diên là toàn bộ những hiện tượng và sự vật ứng với nội hàm của khái niệm đó. Tên gọi chỉ là định nghĩa. Không ai hỏi tai sao lại đặt tên bạn là Hokid mà không đặt là TẠI SAO. Vũ trụ chỉ là một cái tên, một ngoại diên. Còn cái định nghĩa Vũ trụ mới là nội hàm.

Cái duy nhất của vũ trụ đã chứng minh chặt chẽ. Tuy nhiên hiểu được điều đó không phải dễ dàng. Hokid đi đến điều trăn trở đó là đã gần Tâm Vũ trụ hơn nhiều người khác rồi.

- TS. Nam Hà bình luận: Việc định nghĩa và chứng minh Tâm Vũ trụ là tồn tại và duy nhất của TS Đỗ Xuân Thọ là một định nghĩa và chứng minh hay nhất cho sự tồn tại và duy nhất của THƯỢNG ĐẾ.

- PGS. TS Hoàng Hà, ĐH GTVT Hà Nội:Tại sao không dịch tác phẩm "Tâm vũ trụ" ra tiếng Anh? Tại sao TS. Thọ chỉ muôn dành tác phẩm này cho dòng họ Đỗ dòng họ Phạm và cho dân tộc Việt Nam?

- Hokid: Thời xưa có người cho rằng trái đất là hình vuông, nhưng về sau các nhà khoa học có thể chứng minh là trái đất hình tròn. Và hình tròn của trái đất quá quen thuộc với thế hệ ngày nay, nên mọi người cho rằng bình thường. Cũng như con người ngày nay chưa có khả năng khám phá ra thế giới bên ngoài vũ trụ thì cho rằng vũ trụ là vô hạn. Điều này Hokid không cần tranh luận vì ngay cả các nhà khoa hoc chưa có khả năng khám phá ra điều đó huống chi là một kẻ thiếu kiến thức như Hokid.

- Định lí 2.3 "Vận tốc của ánh sáng c ≈ 300.000 km/s không phải là giới hạn vận tốc của các thông tin trong Vũ trụ":

TS. Thọ dùng cách chứng minh rất là "Buồn cười", hi vọng khi nào TS chứng minh lại Định Lí 2.3 thì báo cho Hokid, để Hokid có thể học thêm một điều mới đó là, vận tốc F lớn hơn hàng triệu triệu lần so với vận tốc ánh sáng.

- TS. Đỗ Xuân Thọ trả lời Hokid:

Thực ra trong Toán học, để phủ nhận một điều nào đó, chỉ cần chỉ ra một PHẢN VÍ DỤ. Cách chứng minh định lý 2.3 là chấp nhận được chứ không đến nỗi "buồn cười". Thú thật với bạn có một chứng minh do tôi nghĩ ra "Tuyệt đẹp" nhưng không được lộ bí mật QG mong Hokid thông cảm.

Càng ngày tôi càng thích Hokid (đừng nghĩ Thọ nịnh nhé, tính cách của Thọ rất trung thực nên không tiến thân được). Hãy bình luận và gửi cho Thọ những câu hỏi. Mong muốn tột cùng của Thọ đến cuối đời là xây dựng cho Việt Nam một triết học của riêng mình. Một mình Thọ làm không nổi mong rằng bạn bè anh em cùng chung tay.

Trao đổi ngày 01/10/2007:

- Hokid: Hokid cũng ủng hộ Tiến Sĩ Đỗ Xuân Thọ, Bài viết của Tiến Sĩ rất là dày công nghiên cứu, Hokid sẽ đọc tiếp và tiếp tục cho comment.

Hi vọng TS không phải là những Hacker đó truy nhập vào cái máy chủ Vĩ Đại để mà thay đổi vận mệnh của toàn bộ một dân tộc.

- ĐXT: Thọ chỉ muốn làm một Hacker truy nhập vào Tâm Vũ trụ chỉnh lại một đoạn mã làm Việt Nam hùng mạnh sánh vai với các nền văn minh mạnh nhất trong Vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tương đồng giữa khoa học và Phật giáo theo nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận Chân Văn đăng ngày 08/08/2012 Posted ImageThượng tuần tháng 06/2012, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã từ Mỹ đến Paris nhận Giải thưởng Prix Mondial Cino Del Duca do giới Hàn lâm Pháp trao tặng. Trước đó, ông đã ghé Làng Mai - miền tây nam nước Pháp - thuyết trình về Khoa học và Phật giáo, đồng thời đối thoại với Thiền sư Nhất Hạnh về cái nhìn của đạo Phật đối với khoa học. Được sự đồng ý của tác giả, RFI xin đăng lại bài tường thuật của nhà nghiên cứu Đỗ Quý Toàn, có mặt tại Làng Mai nhân buổi thuyết trình của giáo sư Trịnh Xuân Thuận.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã thuyết trình trong khóa tu tại Làng Mai về Khoa học và Phật giáo vào đầu tháng Sáu năm 2012; và sau đó, với tư cách một nhà khoa học ông đã đặt một số câu hỏi với Thiền sư Nhất Hạnh về cách nhìn của đạo Phật đối với một số vấn đề căn bản trong khoa học hiện đại.

Khóa tu tại Làng Mai, ở vùng tây nam nước Pháp gần thành phố Bordeaux, diễn ra trong 21 ngày, kể từ ngày 1 tháng Sáu năm 2012, quy tụ hơn 900 thiền sinh đến từ gần 30 quốc gia khác nhau. Ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Anh, với tám nhóm thông dịch đồng thời sang tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Thái, tiếng Nhật; tiếng Trung Hoa dịch cho nhiều người đến từ Singapore, Hồng Kong, Mã Lai, Đài Loan...; nhóm đông nhất là những người nghe tiếng Việt và tiếng Pháp.

Trong bài thuyết trình vào ngày Chủ Nhật 3 tháng Sáu 2012 tại Xóm Hạ, Làng Mai, ông Trịnh Xuân Thuận đã nêu lên một số lý thuyết trong môn vật lý học hiện tại để so sánh với những quan điểm trong truyền thống Phật giáo. Là một nhà chuyên khảo về vũ trụ học, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cho biết Vật lý học đã nhận thấy một số điểm tương đồng giữa Phật giáo và khoa học.

Những điểm “hội tụ” (convergence) mà ông nhìn ra là tính tương quan và tùy thuộc vào nhau của mọi hiện tượng vật lý (interdependence); tính trống rỗng (vacuity, emptiness) của vạn pháp; và tính vô thường (impermanence). Nhiều khám phá trong khoa học trong một thế kỷ gần đây đã đưa tới những cách nhìn giống như quan điểm của đạo Phật từ nhiều ngàn năm qua. Thí dụ, tính bất khả phân (non-seperability) của mọi vật; mối liên quan không thể tránh giữa chủ thể quan sát và đối tượng được khảo sát (tương tức, tương nhập); vân vân.

Trong khi các bộ môn khoa học sử dụng lý trí với các phương pháp phân tích toán học và thí nghiệm để gia tăng hiểu biết có tính chất khách quan và định lượng của con người về vũ trụ chung quanh mình, thì Phật giáo là một truyền thống tu tập với cách nhìn toàn diện theo đuổi mục tiêu trị liệu, đưa tới giác ngộ toàn diện (enlightenment) chứ không nhằm hiểu biết thuần túy. Phật giáo không nhìn thế giới theo lối lưỡng nguyên (tâm và vật) nhưng cũng không cố chấp vào cách nhìn phi lưỡng nguyên. Từ nhận định về tính tương lập (interdependence) của mọi vật và mọi người, Phật giáo đã dẫn tới đức từ bi như là một cách biểu hiện khác của trí tuệ.

Một ngày sau cuộc thuyết trình trên, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã đặt với Thiền sư Thích Nhất Hạnh một số thắc mắc của một nhà khoa học để tìm hiểu cách giải đáp của Phật Giáo. Thứ nhất là Phật giáo yêu cầu phải vượt qua những chướng ngại do sự hiểu biết gây ra, một điều khác với khảo hướng của khoa học là luôn luôn dựa trên những hiểu biết đã có để đi tìm các hiểu biết mới. Thứ hai là quan điểm Phật giáo về trình độ ý thức (consciousness) của loài người so sánh với các sinh vật khác, với vật chất vô sinh, cho tới các hạt nhân. Khoa học, kể từ Einstein, đã nhìn ra thời gian chỉ là một kích thước mới của không gian, điều này tư tưởng đạo Phật đã nhận định ra sao. Điểm sau cùng là theo quan điểm Phật giáo, mọi vật đều là do biểu hiện của tâm thức, thì như vậy có một thế giới hoàn toàn vật chất ở ngoài tâm thức hay không?

Thiền sư Nhất Hạnh đã trình bầy cách nhìn của Phật giáo trước các vấn đề trên, dựa trên sự phân biệt “sự thật tương đối” (tục đế) và “sự thật tuyệt đối” (chân đế) trong truyền thống Phật giáo. Các độc giả quan tâm có thể tìm trong website của Làng Mai (langmai.org hoặc plumvillage.org). Những lời trình bầy của Hòa thượng Nhất Hạnh trong các khóa tu chỉ nhắm hướng dẫn các các thiền sinh trong việc tu học hơn là chú trọng đến những kiến thức mà các nhà nghiên cứu quan tâm.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là tác giả nhiều cuốn sách được phổ biến rất rộng khắp thế giới về đề tài vũ trụ học. Ông cũng viết chung với Matthieu Ricard, một tăng sĩ người Pháp tu theo truyền thống Tây Tạng, cuốn L'Infini dans la paume de la main (Vũ trụ trong lòng bàn tay), về tương quan giữa khoa học và đạo Phật. Matthieu Ricard vốn là một nhà nghiên cứu về thần kinh học tại Trung Tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học nước Pháp (CNRS, Centre National de Recherches Scientifiques) trước khi đi tu.

Hội tụ giữa Khoa học và Đạo Phật

Tựa đề cuốn sách trên, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cho biết, là do câu thơ thứ ba trong đoạn đầu bài thơ Auguries of Innocence của William Blake:

To see a world in a grain of sand,

And a heaven in a wild flower,

Hold infinity in the palm of your hand,

And eternity in an hour.

(Nhìn thấy cả thế giới trong một hạt cát - Và thiên đường trong một đóa hoa dại – Nắm vô cực trong bàn tay của anh – Và vĩnh cửu trong một giờ khắc)

Khi cuốn sách này được dịch sang tiếng Anh, ấn hành năm 2001, nhà xuất bản đã đề nghị đổi tựa: Lượng Tử và Hoa Sen, The Quantum and the Lotus cho dễ phổ biến hơn.

Bài thuyết trình của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đối chiếu giữa quan điểm Phật Giáo về vũ trụ và nhân sinh với các hiểu biết khoa học để nêu ra những tương đồng giữa hai bên; ông đặt tựa là, Science and Buddhism: A Meeting of the Mind (Khoa học và Phật Giáo: Cuộc Gặp gỡ tại Tâm). Sau đây là một số điểm chính trong bài thuyết trình của ông.

Tương Tức

Một điểm được nêu lên đầu tiên là tính chất tương tức, tương lập (interdependence) của “vạn pháp,” tức là sự liên quan chằng chịt giữa mọi hiện tượng vật lý và tâm lý, theo lối nhìn của Phật Giáo. Trong khoa học, Trịnh Xuân Thuận nhắc đến một hiện tượng được nêu lên trong một bài do Boris Podolsky viết được in năm 1935 ký tên Einstein-Podolsky-Rosen (EPR), để thách thức Vật lý học Lượng tử (Quantum Physics). Vấn đề được nêu lên liên hệ tới hiện tượng vật lý trong phạm vi cực nhỏ bên trong các nguyên tử, gọi là những “hạt dính líu” (entangled particles).

Nhiều nguyên tử bị kích thích phát ra hai hạt pho ton (photons) đi về hai phía khác nhau. Những pho ton này có đặc tính nếu một cái bị kích thích để xoay thì cái thứ hai cũng xoay theo một chiều thẳng góc với cái thứ nhất, dù ở cách xa hàng ngàn dặm cũng vậy. Một cách giải thích hiện tượng này theo Cơ học Lượng tử, coi như hai hạt pho ton đã “thông tin” được với nhau, sẽ trái nghịch với Thuyết Tương Đối của Einstein vì không có thông tin nào có thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Do đó Einstein kết luận Cơ học Lượng tử không giải thích được đầy đủ các hiện tượng vật lý và đề nghị một lối giải thích khác. Các cuộc nghiên cứu và thí nghiệm sau này cho thấy lối giải thích của EPR cũng không đứng vững; thí dụ, cuộc thí nghiệm của Alain Aspect năm 1982 về những cặp pho ton cho thấy Einstein không đúng. Hiệu ứng “Hạt Dính Líu” đã được dùng trong kỹ thuật thông tin và trong máy vi tính dựa trên hiện tượng này, khi kích thích một pho ton có thể gây phản ứng của một pho ton khác dù cách nhau vạn dậm, giúp cho máy vi tính lượng tử chạy nhanh hơn các máy vi tính bình thường.

Khám phá “mọi hiện tượng dính líu với nhau” như trên tương đồng với quan niệm Phật Giáo trong các kinh điển Đại Thừa, như kinh Hoa Nghiêm đã diễn tả tính tương tức, tương nhập của vạn pháp. Một đoạn trong Đệ Nhất Nghĩa Không Kinh (The Discourse on the Emptiness in its Ultimate Meaning) được thuyết giảng trong khóa tu tại Làng Mai lần này, viết: “thử hữu cố bỉ hữu; thử khởi cố bỉ khởi, …” (có cái này nên mới có cái kia, cái này dấy lên nên cái kia dấy lên).

Theo Phật Giáo thì mỗi sự vật, hiện tượng đều do các “nhân duyên” khác tạo thành, tất cả mọi vật, mọi hiện tượng là nhân duyên lẫn của nhau (mutual causation). Hệ luận của quan niệm này là tính tương lập của “vạn pháp,” không có cái gì tự làm nguyên nhân duy nhất của chính nó. Một hệ luận khác là thực tại (reality) trong vũ trụ có tính toàn thể không thể phân chia được. Vật lý học hiện đại cũng tiến tới một quan điểm tương tự. Như ông Trịnh Xuân Thuận nói một cách văn vẻ: Vũ trụ Vật lý học hiện đại (Astrophysics) cho thấy là tất cả chúng ta chỉ là những hạt bụi của các vì sao; chúng ta có cùng một lịch sử trong vũ trụ giống như các loài hoa cỏ, các sinh vật khác. Trong thời gian và không gian, tất cả chúng ta tương lập với nhau. Thông điệp chính yếu của khoa học, đặc biệt của cơ học lượng tử, là có một thực tại sâu xa hơn những gì mà giác quan của chúng ta nhận thấy, một thực tại ẩn tàng.

Khoa học đã gặp Phật Giáo trong lối nhìn này; nhưng sử dụng các khảo hướng khác nhau. Khoa học dùng “ngôn ngữ” toán học và dùng thí nghiệm thực tế để kiểm chứng. Phật Giáo dùng trực giác và kinh nghiệm tâm linh. Nếu không có khoa học thì Phật Giáo vẫn tồn tại; mà nếu không có Phật Giáo thì khoa học vẫn được phát triển. Người ta không cần phải ràng buộc cả hai lại bằng bất cứ giá nào. Điều chúng ta muốn hiểu là thấy được tính tương đồng nhất quán của hai bên. Cả hai đều nói về một đối tượng là thực tại, và mỗi bên đều có tính chất nhất quán (coherent) trong phạm vi của mình; thế nào cũng có thể so sánh để thấy những điểm hội tụ giữa khoa học và Phật Giáo.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cũng phân biệt: Mục đích của Phật Giáo có tính chất trị liệu (therapeutic): Làm sao để sống tốt đẹp hơn, mục tiêu sau cùng là giác ngộ. Trong khi đó khoa học nhằm tìm hiểu thế giới, khám phá các định luật chi phối cả vũ trụ, những luật coi là bất biến trong vũ trụ, khiến người ta thấy vũ trụ có một thứ trật tự, một hòa điệu và vẻ đẹp trong vũ trụ; chứ không phải chỉ là một mớ hỗn độn (chaos). Trịnh Xuân Thuận là tác giả các cuốn sách mang tên Giai điệu huyền bí (La Mélodie Secrète), Hỗn mang và Hòa điệu (Le Chaos et l'Harmonie).

Einstein, cũng như nhiều nhà khoa học khác, trong đó có những người khám phá cơ học lượng tử, đều nói rằng Phật Giáo là một tôn giáo có khả năng phù hợp nhất với hiểu biết khoa học. Thí dụ, trong khoa học người ta biết là ánh sáng vừa là những hạt nhân, vừa là sóng. Làm sao một thứ có thể là hai dạng hoàn toàn khác nhau như vậy ? Trong truyền thống tư tưởng Tây phương, lối nhìn này không thể nào hiểu được. Nhưng Phật Giáo có thể chấp nhận lối nhìn đó; bởi vì theo Phật Giáo thì mọi vật đều không có tự tánh, cho nên có thể là một cái này mà cũng là cái khác hẳn.

Tính Không

Vật lý học hiện đại cũng chia sẻ với Phật Giáo trong cách nhìn thấy tính chất trỗng rỗng của vạn vật, gọi là Tính Không. Vật chất do các nguyên tử tạo thành, mà trong các nguyên tử có thể nói là trống rỗng, với những hạt vận chuyển. Thuyết Cơ học Lượng tử cho biết: Những hạt này, căn bản của mọi vật chất, có hai đặc tính; một là hạt và hai là sóng. Trước khi đem các dụng cụ để quan sát, mỗi hạt chỉ có thể được mô tả bằng một xác suất. Điều duy nhất mà chúng ta có thể biết và nói về một hạt là nó có một xác suất sẽ hiện ra ở một chỗ này hay chỗ khác. Khi chúng ta dùng khí cụ để đo lường, sẽ thấy mỗi hạt có một vị trí và một tốc độ, nhưng bị giới hạn bởi Nguyên lý Bất định của Heisenberg: Không thể thấy cả hai đặc tính đó cùng một lúc một cách chắc chắn. Trong phạm vi nghiên cứu nhỏ bên trong các nguyên tử, hành động của người quan sát sẽ ảnh hưởng ngay đến vật được quan sát.

Khoa học hiện đại còn chưa biết thật sự vật chất trong vũ trụ này nó thế nào, chúng ta chỉ biết được khoảng 4% về vũ trụ, còn 96% không hề biết gì cả. Những gì chúng ta nhìn thấy trên các giải ngân hà sáng trong bầu trời chỉ là nửa phần trăm của vũ trụ. Tất cả còn là một “giai điệu huyền bí.” Các nhà vật lý học đã nói đến giả thuyết có một “năng lượng tối” gây ra sự thành hình của vũ trụ, trong đó một phần là vật chất có trọng lực rất mạnh nhưng không phát ra một “ánh sáng” nào có thể trông thấy được, mà người ta gọi là “vật chất tối.” Chúng ta chưa biết gì về vật chất đen (hay tối) cũng như năng lượng đen (hay tối); chỉ biết là nếu không có chúng thì khó giải thích sự phát sinh và tồn tại của vũ trụ.

Các nhà khoa học chưa biết đâu là biên giới nơi vũ trụ lớn gặp vũ trụ vi tiểu trong đó các hạt và sóng lượng tử do nguyên lý bất định ngự trị, mà ra đến vũ trụ vĩ đại thì nguyên lý đó không còn hiệu lực. Mỗi ngày các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục đẩy biên giới của thế giới lượng tử ra xa hơn, mở ra những chân trời mới.

Ông Trịnh Xuân Thuận nhắc lại: Tất cả vật chất như trong chính cơ thể chúng ta đều bắt đầu được tạo nên từ khi các vì sao phát sinh trong vũ trụ. Từ gần 4 tỷ năm trước, những hạt bụi tinh cầu đó đã biến chuyển tạo ra những nguyên tố đầu tiên của sự sống, rồi tiến hóa dần đến loài người. Tổ tiên của tất cả chúng ta và các sinh vật khác là các vì sao; lịch sử vũ trụ cũng chính là tiểu sử của chúng ta. Tất cả bắt đầu trước đây 14 tỷ năm, dần dần đưa tới sự xuất hiện của loài người và ý thức. Tìm hiểu vũ trụ chính là đi tìm lại gia phả của chúng ta; quán sát các thiên hà cũng là nhìn vào chính bản thân mình.

Chúng ta có thể quan sát được hàng trăm tỷ thiên hà như giải Ngân Hà, mỗi thiên hà chứa hàng trăm tỷ các vì sao giống như mặt trời. Nếu mỗi vì sao đó có chừng mươi hành tinh giống như trái đất; thì chúng ta thấy ngay là không thể nghĩ rằng trái đất nơi ta sống là hành tinh duy nhất có sự sống. Chắc phải có cuộc sống với trí thông minh ở ngoài trái đất, họ cũng đang quán sát vũ trụ như chúng ta. Einstein, một thần tượng của tôi, Trịnh Xuân Thuận, phải lấy làm ngạc nhiên tại sao con người lại có khả năng tìm hiểu cả vũ trụ; ông coi đó là “một điều khó hiểu nhất!”

Vô Thường

Một quan niệm căn bản trong truyền thống Phật Giáo là tính Vô Thường (impermanence) của vạn pháp, mọi sự vật, mọi hiện tượng. Trước đây, khoa học Tây phương đã bị ràng buộc trong nhiều thế kỷ với khái niệm từ thời cổ Hy Lạp về tính bất biến của các hiện tượng thiên văn; vì Aristote nói rằng cái gì thuộc về loài người thì thay đổi, phù du; còn thế giới các thần linh, như các vì sao trên bầu trời thì vĩnh cửu và không bao giờ thay đổi, bởi vì các vị thần linh đều hoàn hảo tuyệt đối. Vì vậy, vào ngày 4 tháng Bẩy năm 1054, ban đêm trên bầu trời xuất hiện một thiên thể hoàn toàn mới sáng rực, nó sáng như Kim Tinh, Vénus, ngay cả ban ngày mắt thường cũng nhìn thấy, và kéo dài hàng mấy tuần lễ liền; nhưng các nhà thiên văn tài giỏi ở Âu Châu thời đó không hề ghi nhận họ thấy “ngôi sao” mới này trong niên biểu thiên văn học đương thời. Bởi vì theo quan niệm của họ thì bầu trời của các vị thần linh là bất biến. Thiên thể trên, có nguồn gốc là phần còn lại của một vụ nổ sao mà ngày nay chúng ta gọi là "Tinh vân Cua."

Trong thời gian đó thì ở Trung Hoa người ta đã ghi nhận sự xuất hiện của “ngôi sao” này, và họ đặt tên là “Sao Khách.” Di tích khảo cổ cho thấy người Maya ở Mỹ châu cũng ghi nhận hiện tượng thiên văn này. Các nhà khoa học Âu Châu thời Trung Cổ tin tưởng ở lý thuyết vũ trụ bất biến của Aristote hơn là tin vào chính mắt của họ. Mãi đến thời Copernic, năm 1543, mới thuyết phục được các nhà khoa học là vũ trụ có tính vô thường. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cười: “Các nhà thiên văn Âu châu thời Trung Cổ tin vào lý thuyết vũ trụ bất biến của Aristote hơn là tin ở chính con mắt họ.”

Vũ trụ luôn biến chuyển, không bao giờ ngưng. Các vì sao cũng sinh ra, tàn lụi, rồi chết đi như tất cả chúng ta, nhưng cuộc đời của một vì sao dài tính bằng hàng tỷ năm chứ không ngắn như đời chúng ta. Phật Giáo theo quan điểm vô thường. Như chúng ta nghĩ đang “ngồi yên” trong thiền đường này thì thực ra chúng ta đang vận chuyển theo trái đất chung quanh mặt trời với vận tốc 30 km một giây đồng hồ; mà mặt trời cũng đang vận chuyển 220 km một giây quanh trung tâm của Ngân Hà; và chính thiên hà này cũng đang tự quay với tốc độ 90 km mỗi giây ở nơi chúng ta đang sống. Tất cả đều vận chuyển, tất cả đều thay đổi, đó cũng là quan niệm vô thường trong Phật Giáo.

Tôn giáo của tương lai

Ông Trịnh Xuân Thuận nhận xét, khoa học chỉ là một cửa sổ để chúng ta nhìn thế giới. Muốn hiểu biết thực tại chúng ta phải nhìn qua nhiều cửa khác. Phật Giáo phân biệt hai loại sự thật, tục đế là những sự thật tương đối, chân đế là sự thật tuyệt đối. Khoa học vẫn cố tìm đến sự thật tuyệt đối nhưng chưa tới được. Mỗi lần nhà khoa học giải đáp được một câu hỏi thì hàng ngàn câu hỏi khác hiện lên. Nếu dùng kinh nghiệm tâm linh đạt tới “giác ngộ,” chúng ta có hy vọng nhìn thấy sự thật. Nếu không, vẫn là một “giai điệu huyền bí.” Ông nghĩ rằng khoa học không thôi không thể mô tả đầy đủ sự thật; khoa học không quá tự cao như vậy. Kinh nghiệm tâm linh là con đường khác bổ túc cho khoa học. Dù theo hai hệ thống lý luận khác nhau, Phật Giáo và Khoa học Vũ trụ đã gặp gỡ trên nhiều điểm. Những nguyên lý Phật Giáo như tính tương lập (interdépendance) của mọi sự vật, tất cả đều liên hệ với nhau và có duyên nhân quả với nhau (mutual causality), về tính không (vacuity) và tính vô thường (impermanence) của vạn pháp, đều tương đồng với kết luận của các nhà nghiên cứu khoa học vũ trụ.

Tính tương lập của mọi vật trong vũ trụ giúp chúng ta suy nghĩ để thấy hạnh phúc của mỗi người tùy thuộc vào mọi người khác và cả vạn vật chung quanh. Từ đó, chúng ta phát khởi lòng từ bi và ý thức phải bảo vệ các sinh vật cũng như những vật vô sinh trong môi trường sống. Mỗi người không thể hạnh phúc nếu người chung quanh không hạnh phúc. Đó là điều mà các tôn giáo đều dậy chúng ta.

Cuối bài thuyết trình, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã đọc cho thính chúng nghe một câu của Albert Einstein nói về tôn giáo thường được trích dẫn, “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Phải là một tôn giáo dựa trên thực chứng (based on experience) và từ bỏ tính cách giáo điều (refuses dogmatic). Nếu có một tôn giáo đáp ứng được nhu cầu khoa học hiện đại, thì đó là Phật Giáo (If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).

Giới thiệu

Trước buổi thuyết trình, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã được một vị tăng sĩ tại Làng Mai giới thiệu với đại chúng. Ông sinh năm 1948 tại Hà Nội, đậu Tú tài năm 1966, rồi học một năm tại l’Ecole Polytechnique de Lausanne, Thụy Sĩ. Sau đó ông đã theo học các đại học có tiếng tại Hoa Kỳ, California Institute of Technology (Caltech), và Đại học Princeton, nơi đã trao bằng Ph.D. cho ông vào năm 1974, về môn Vật lý học Vũ trụ (astrophysics), dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Lyman Spitzer, người sáng chế viễn vọng kính Hubble. Từ năm 1996 ông là giáo sư Vật lý Vũ trụ tại Đại học University of Virginia tại Charlottesville. Ông cũng là giáo sư Đại học Paris 7, làm việc tại Thiên văn đài Meudon, tại IAP (Institut d’astrophysique de Paris) và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học (CNRS) của nước Pháp. Ông đã viết trên 230 bài tường trình khảo cứu trên đề tài chuyên khảo là sự hình thành và tiến hóa của các thiên hà (galaxies); về sự tạo lập vũ trụ theo lý thuyết “Vụ Nổ Lớn” (Big Bang). Một đóng góp của ông được giới khoa học thảo luận với lòng thán phục là việc ông khám phá thiên hà “trẻ nhất” trong vũ trụ, mang ký hiệu I Zwicky 18. Ông là một trong số người sáng lập Hội Quốc tế Khoa học và Tôn giáo (International Society for Science and Religion).

Là một người viết rất nhiều sách phổ thông về Vật lý học Vũ trụ; tại Đại học Virginia ông Trịnh Xuân Thuận cũng dậy một lớp mang tên là “Vật lý học Vũ trụ cho các Thi sĩ.” Ông đã xuất bản các tác phẩm phổ biến khoa học cho đại chúng, viết bằng tiếng Pháp với một lối văn nhuần nhã, điêu luyện, đầy thi vị, chính xác và trong sáng dễ hiểu. Các tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được các tổ chức văn hóa quốc tế vinh danh.

Năm 2007 ông xuất bản cuốn Les voies de la lumière, được trao Giải Moron của cựu Tổng thống Jacques Chirac. Năm 2009, tại Hội nghị Khoa học Ấn Độ (Indian Science Congress) kỳ thứ 99 tại Bhubaneswar, ông được UNESCO trao tặng Giải Kalinga Năm 2012, ông được Học Viện Pháp Quốc (Institut de France) trao Giải Hoàn Cầu (Prix Mondial) Cino Del Duca. Đây là một giải hưởng văn chương rất uy tín, khi chúng ta biết trong số những người được trao giải gần đây có các nhà văn Mario Vargas Llosa (2008), Milan Kundera (2009) và Patrick Modiano (2010).

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã xuất bản các sách bằng tiếng Pháp sau đây: La Mélodie secrète (Fayard, 1988); Un astrophysicien (Beauchesne-Fayard, 1992), tự thuật; Le Destin de l'Univers – Le Big Bang et après (Découvertes Gallimard, 1992); Le Chaos et l'Harmonie (Fayard, 1998); L'Infini dans la paume de la main (Nil/Fayard 2000, cùng với Matthieu Ricard); Origines, (Fayard, 2003); Les voies de la lumière (Fayard, 2007).

Chân Văn (Đ. Q. Toàn) tường thuật

Share this post


Link to post
Share on other sites

  Quote

Một ngày sau cuộc thuyết trình trên, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã đặt với Thiền sư Thích Nhất Hạnh một số thắc mắc của một nhà khoa học để tìm hiểu cách giải đáp của Phật Giáo. Thứ nhất là Phật giáo yêu cầu phải vượt qua những chướng ngại do sự hiểu biết gây ra, một điều khác với khảo hướng của khoa học là luôn luôn dựa trên những hiểu biết đã có để đi tìm các hiểu biết mới. Thứ hai là quan điểm Phật giáo về trình độ ý thức (consciousness) của loài người so sánh với các sinh vật khác, với vật chất vô sinh, cho tới các hạt nhân. Khoa học, kể từ Einstein, đã nhìn ra thời gian chỉ là một kích thước mới của không gian, điều này tư tưởng đạo Phật đã nhận định ra sao. Điểm sau cùng là theo quan điểm Phật giáo, mọi vật đều là do biểu hiện của tâm thức, thì như vậy có một thế giới hoàn toàn vật chất ở ngoài tâm thức hay không?

Thiền sư Nhất Hạnh đã trình bầy cách nhìn của Phật giáo trước các vấn đề trên, dựa trên sự phân biệt “sự thật tương đối” (tục đế) và “sự thật tuyệt đối” (chân đế) trong truyền thống Phật giáo. Các độc giả quan tâm có thể tìm trong website của Làng Mai (langmai.org hoặc plumvillage.org). Những lời trình bầy của Hòa thượng Nhất Hạnh trong các khóa tu chỉ nhắm hướng dẫn các các thiền sinh trong việc tu học hơn là chú trọng đến những kiến thức mà các nhà nghiên cứu quan tâm.

Hôm nào tôi khỏe hẳn, tôi sẽ thử lý giải những vấn đề mà ông Trịnh Xuân Thuận đã đặt ra với Phật pháp. Điều mà tôi tin rằng Thiền Sư Nhất Hạnh chưa thể trả lời thỏa đáng với hiểu biết của ông Trịnh Xuân Thuận.

Tôi có thể thực hiện điều này trong topic " Có hay không Hạt của Chúa". Bởi vì - nếu tôi đúng khi xác định rằng: "Không có Hạt của Chúa" - thì việc giải thích những thắc mắc của ông Trịnh Xuân Thuận chính là những yếu tố cần để chứng minh cho luận điểm của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nhận thấy trò chơi này cũng là một lời tiên tri tuyệt vời nên trích vào chủ đề.

TÍNH MINH TRIẾT TRONG TRÒ CHƠI LÒ CÒ XỦN

Thiên Đồng – Bùi Anh Tuấn -

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương

Một trò chơi của trẻ em rất phổ biến trong dân gian Việt có thể đang ẩn giấu phía sau nó những mật mã có thể làm sáng tỏ hơn cho một lý thuyết học thuật cổ Đông phương đầy tính minh triết thuộc nền Văn hiến Lạc Việt gần 5000 năm huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử.

LỜI GIỚI THIỆU

Kính thưa quí vị quan tâm.

Có thể nói đây là một bài viết với những ý tương xuất sắc của tác giả Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn - một thành viên nghiên cứu của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Qua bài viết này, chúng ta thấy một sự liên hệ chặt chẽ giữa một trò chơi của trẻ em Việt Nam với những nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành và mối liên hệ với những gía trị văn hóa phi vật thể truyền thống khác còn lưu truyền trong văn hóa dân gian Việt; như: Bánh chưng bánh dầy, ô ăn quan...vv....

Từ những sản phẩm của trí tuệ thể hiện qua những hình thức trò chơi dân gian tưởng chừng như đơn giản ấy, chúng ta lại nhận thức được mối liên kết hữu cơ rất chặt chẽ của những di sản văn hiến phi vật thể Việt với một lý thuyết đồ sộ và bí ẩn, làm tốn biết bao giấy mực của các nhà nghiên cứu quốc tế từ hàng thiên niên kỷ. Điều này càng thấy rõ một chân lý khách quan minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử và là chủ nhân đích thực của nền Lý học Đông phương.

Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Giám đốc trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương

Posted Image

I. SƠ LƯỢC VỀ TRÒ CHƠI

1. Trò lò cò xủn ở Nam Bộ Việt Nam.

Dưới đây là đồ hình trong trò chơi Lò cò xủn phổ biến ở Nam bộ Việt Nam. Độc giả xem hình dưới đây:

Posted Image

Khi chơi, trẻ em thường vẽ đồ hình trên dưới đất bằng que vạch, hoặc phấn trắng trên nền gạch.

Đồ hình gồm 10 ô từ 1 đến 10, gọi là 10 mức. Một ô với hình bán nguyệt trên cùng gọi là ô Trời hay mức Trời. Ba đường thẳng có chia đuôi gọi là đuôi chuột, nhằm phân ranh giới trái phải của vị trí khởi hành và kết thúc.

Điều kiện chơi:

* Vẽ hình trên mặt đất như hình trên

* Ô 1, 2, 3, 4 và 7, 8, 9, 10 buộc phải lò cò (Di chuyển bằng một chân, chân kia co lên).

* Ô 5 và 6 thì được phép bẹp 2 chân.

* Đối tượng chơi: không phân biệt nam nữ, ấu lão, có thể lực có thể tham gia.

* Hình thức: thi đấu tay đôi hay nhóm đối kháng.

* Vật dụng: gọi là “chàm” thường là một viên đá, gổ hay những vật tương tự có bề mặt tròn dẹt, phải dùng chân đứng để di chuyển trong lúc chơi.

Cách chơi

Người chơi đến lượt mình vào vị trí khởi hành, thảy chàm bắt đầu từ ô số 1 và nhảy vào ô số 1 với một chân co một chân duỗi, dùng một chân di chuyển viên chàm từ ô số 1 lần lượt sang ô số 2, cứ thế thuận tự cho đến hết 10 ô. Đi đến ô nào bị phạm lỗi theo quy định thì phải ngừng chơi đến lượt người khác. Khi đến lượt mình thì bắt đầu từ ô đã đi được trong lần trước.

Khi đi hết các ô từ 1 đến 10 thì người chơi thảy chàm sao cho vào ô Trời rồi di chuyển bằng cách nhảy chàng hảng hai chân từ ô 1-10, 2-9, 3-8, 4-7, 5-6, rồi quay ngược lại dừng lại ở ô 5-6, vẫn ở vị trí chàng hảng, nhưng ngồi xổm xuống thấp, lòn tay qua dưới 2 chân mò tìm chàm cho được mới thôi. Xong, người chơi di chuyển bằng cách như lúc đầu về vị trí khởi hành.

Ở vị trí khởi hành, người chơi lại tiếp tục đi những thử thách tiếp theo, gọi là mụt ghẻ ở tay, ở chân, ở đầu và gánh nước bằng cách để viên chàm ở mu bàn tay, mu bàn chân, vai, đầu rồi di chuyển qua từng ô từ 1 đến 10, mà không lò cò sao cho chàm không rơi. Hết một vòng khi trở về vị trí khởi hành, người chơi tung viên chàm lên không rồi đưa tay bắt lấy, nếu rớt chàm thì dừng chơi, chờ lượt đi lại.

Hết những thử thách, người chơi được quyền “cất nhà”, bằng cách đứng dạng hai chân ở vị trí khởi hành và vị trí dừng, quay lưng lại với vị trí đồ hình rồi tung chàm ngược ra sau. Chàm được phép rơi vào một trong 10 ô, không cán mức, không văng ra ngoài đồ hình thì coi như thành công. Chàm ở ô nào thì ô đó gọi là “nhà” và người chơi đi đến đó thì có quyền đứng 2 chân, không được co chân. Nếu lỡ co chân là “cháy nhà”, ô đó trở lại ô bình thường như ban đầu. Những người chơi khác, hoặc không cùng phe, không được quyền đứng hai chân ở nhà người khác, hoặc phe khác.

Cất nhà xong, người chơi trở lại mức khởi điểm là mức 1 và tiếp tục một chu trình mới.

Cuộc chơi ngừng khi các ô trở thành nhà của mình hoặc của đối thủ. Những ô đã trở thành nhà thì không phải thảy chàm vào ô đó. Ai hoặc phe nào nhiều nhà nhất được coi là thắng cuộc.

Điều kiện ngừng chơi:

* Trong khi di chuyển chàm, nếu chàm phạm vạch thì phải ngừng chơi và đến lượt người khác.

* Chân đạp ranh giới giữa các ô hay chàm dừng ở ranh giới giữa các ô hay văng ra khỏi đồ hình. Tuy nhiên chàm văng vào giữa hai đôi chuột thì không bị phạm điều kiên này.

* Lò cò vào ô 5 hay 6 thì người đi bị dừng chơi.

* Bẹp 2 chân vào mức 1,2,3,4,7,8,9,10.

*

Cuộc chơi ngừng khi cả hai bên đồng ý ngừng

Posted Image

Hình minh họa - Trẻ em chơi Lò cò xủn.

1. Trò lò cò xủn ở Bắc Bộ Việt Nam.

Posted Image

Sự khác nhau giữa hình trò chơi ở miền Bắc với miền Nam - ở trên - là chỗ nơi ô Trời có hình tam giác, vẽ lớn hay nhỏ tùy theo người chơi. Do vậy nội dung quy định và cách thức chơi đại để giống như ở miền Nam, nhưng có cái khác cách chơi ở miền Nam một chút.

Cụ thể, khi đi đến mức 5 thì người chơi xủn cho viên chàm vào “ô Trời” đồng thời cũng nhảy lò cò vào ô đấy.

Có 2 trường hợp xẩy ra:

Nếu chàm ở ngoài phạm vi ô tam giác thì người chơi chỉ được xủn một lần sao cho sang ô 6 mà không di dịch chàm nhiều lần trong “ô Trời”.

Nếu chàm rơi vô đúng hình tam giác thì ngưới chơi phải xủn chàm ra khỏi khu vực tam giác rồi được phép xủn tiếp sang ô 6. Nhưng nếu chàm sau khi xủn ra mà vẫn còn vướng lại trong tam giác hay vướng ở biên của tam giác đó thì phạm quy, gọi là “Xê xích thủ”, buộc người chơi phải đi lại từ ô 01 đầu tiên.

Trò chơi chỉ đơn giản như vậy nhưng mang đầy tính chất thể thao, nghệ thuật và trí tuệ. Bởi khi người tham gia cuộc chơi cần phải có một thể lực ổn định, một tinh thần nhạy bén giúp cho sự vận động và quan sát để thực hiện cách chơi. Đồng thời cần phải có sự khéo léo trong những động tác, hành động di chuyển để thắng cuộc. Vì vậy có thể nói trò chơi dân gian Việt, ngoài việc mang ý nghĩa lợi ích về tinh thần và thể lực cho người chơi thì nó lại chính là một loại hình văn hóa mang đậm nét trí tuệ sâu sắc của dân tộc Việt. Tuy nhiên, nếu nó chỉ dừng lại ở tác dụng của một trò chơi thì nó không phản ánh được một tư duy cao cấp hơn của một dân tộc có một nền văn hiến rực rỡ, văn hiến Việt 5000 năm. Bởi nội dung của trò trơi đó lại chuyển tải những mật mã, những thông điệp bí ẩn về một tri thức cao cấp của nền văn hiến ấy.

II. GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN TRONG TRÒ CHƠI

Từ những tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, “Định mệnh có thật hay không?”, “Hà đồ trong văn minh Lạc Việt”, “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt nam”…của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lấy cảm hứng từ những sự hiệu chỉnh về nguyên lý lý thuyết học thuật cổ Đông phương hay sự giải mã của Ông về những bí ẩn trên linh vật bánh Dầy – bánh Chưng, những câu ca dao hay những trò chơi dân gian “chơi ô ăn quan”…người viết tiếp nối nguồn cảm hứng ấy hay ít ra là sự học tập từ một người Thầy, thử khám phá thêm những bí ẩn đằng sau những trò chơi dân gian, cụ thể là trò “Lò cò xủn” nhằm làm phong phú hơn cho sự nhận thức về một hệ thống lý thuyết thuộc nền văn minh Lạc Việt.

1. Bánh Chưng, Bánh Dầy - Linh vật của nền văn hiến Việt.

Posted Image

Nếu câu chuyện bánh chưng bánh dầy lưu truyền trong tâm thức người dân Việt từ ngàn xưa như một mặc khải cho một hình tượng thiêng liêng của nền văn hiến Việt, dân tộc duy nhất trên thế giới dùng thực phẩm làm biểu tượng chuyển tải một giá trị minh triết đông phương, một tri thức về vũ trụ quan sâu sắc thì trò chơi dân gian, cụ thể là trò chơi lò cò xủn, là một phương thức khác âm thầm truyền lưu những tri thức ấy và như là một “dấu ấn” minh chứng cho chủ nhân của nền văn minh này.

Từ bao đời nay, trong những ngày xuân mới, Tết đến, người dân Việt, con cháu Rồng Tiên với cả lòng thành kính dân lên tổ tiên Lạc Hồng đôi bánh Chưng – bánh Dầy, biểu hiện cho tâm thức người Việt. Một chi tiết tinh tế cũng như là một nghi thức chuẩn xác rằng khi đặt đôi linh tượng bánh Chưng – bánh Dầy lên bàn thờ tổ tiên Lạc Hồng thì luôn luôn chiếc bánh Dầy được đặt chồng lên trên chiếc bánh Chưng. Cũng theo cách giải thích của người xưa cho hậu nhân rằng Trời ở bên trên, đất ở bên dưới, bánh Dầy để trên bánh Chưng là ý đó. Một chiếc bánh bằng nếp giã trắng tinh hình tròn với vòng cung vồng lên hình bán nguyệt biểu thị cho Trời trên, một bánh Chưng hình khối vuông gói bởi lá xanh biểu thị cho Đất dưới;Lạ lùng thay được tái hiện lại một cách thông minh tuyệt vời bằng đồ hình của trò Lò cò xủn, truyền lại cho hậu thế bằng một loại hình trò chơi dân dã, chứa đựng tài tình nội dung một nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Một ô hình cung bán nguyệt bên trên một ô lớn hình vuông chứa 10 ô nhỏ là một cách tái hiện rất giản đơn, nhưng tinh tế và rất cũng vô cùng bí ẩn hình tượng của bánh Dầy để trên bánh Chưng. Hay nói chính xác hơn là một đôi phạm trù Âm Dương. Trong trí nhớ của những trẻ nhỏ chơi trò Lò cò xủn, trong đó có cả người viết, ô hình cung bán nguyệt, theo quy định của trò chơi, được gọi là “ô Trời” hay “mức Trời” và 3 đường tua rua gọi là “đuôi chuột”, chính sự quy định này như là một mật ngữ, như là một chìa khóa để cho người viết khám phá ẩn ý đằng sau trò chơi.

2. Ẩn Ngữ “Dương trước Âm sau”:

Vòng cung bên trên, theo một sự hiển nhiên, được đám trẻ nít của bao đời gọi là “ô Trời”, 3 tua rua cuối gọi là “đuôi chuột”. Hai chi tiết nhỏ nhưng qúy báu. Ô vòng cung được gọi là Trời đối lập với cái khác nó là hình vuông hay hình chữ nhật, tùy theo cách vẽ của người chơi, lẽ dĩ nhiên sẽ gọi là Đất theo sự giải mã. Chi tiết còn lại là 3 tua rua “đuôi chuột”.

Chi Tý tức là chuột, con giáp đứng đầu trong 12 con giáp, gọi là Địa Chi thì ngay trong trò chời Lò cò xủn được nhắc đến, được dùng làm ranh giới cho mốc khởi đầu và kết thúc lượt chơi. Nhưng chi tiết này chỉ nêu một phần của chuột. Đó là “đuôi chuột”, tức cái phía sau của chuột. Như vậy cái đối lập với Trời, là ô vuông, được gắn kết một chi tiết phụ là “đuôi”, nghĩa là muốn nói cái có “sau”, là Đất, đối đãi với cái có trước là Trời. Cặp phạm trù Trời – Đất được mã hóa bằng đồ hình của trò chơi, cũng chính là một cách vẽ giản lược của hình ảnh bánh Dầy trên bánh Chưng, rõ ràng đây là hình tượng ám chỉ ý “Dương trước Âm sau”.

Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ đầy, khi đằng sau nó còn mang một nội dung sâu sắc hơn…

3. Ẩn ý “ Dương tịnh Âm động” và “ Mẹ tròn Con vuông”

Posted Image

Khi vạch xong 10 ô, trẻ nhỏ hay người chơi không quên đánh số thứ tự vào từ 1 đến 10. Đây lại là một bí ẩn…lộ rõ từ hàng ngàn năm trước, nhưng chưa bao giờ được giải nghĩa cũng từ bao lâu...Thuận tự của các số được đánh số từ dưới đi lên, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, hết một vòng theo đúng chiều thuận, chiều kim đồng hồ…. cho thấy rằng 10 con số trùng hợp với 10 Thiên Can. Khi người viết mạo muội cho áp theo thứ tự của 10 Can theo thứ tự 10 số thì chiều tương sinh của ngũ hành hiển thị chiều vận động của của Thiên Hà trong vũ trụ được diễn giải cô động trên nguyên lý căn để là Hà Đồ. Từ sự giải mã của phần trên, cho rằng đồ hình trò chơi Lò cò xủn là đồ hình giản lược của hình tượng bánh Dầy trên bánh Chưng, linh tượng của văn hiến Việt, biểu thị cho sự lý giải về thể bản nguyên vũ trụ - tức bánh Dầy- và một trạng thái đối đãi có sau nó – tức bánh Chưng- thì ngay trong trò chơi, tính trạng của hai thể đối đãi này được diễn tả trực thị qua quy định và hoạt động của trò chơi.

Trước tiên, xin khảo qua một đoạn trong tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại’, trang 40, của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh:

Quote

Bản nguyên của vũ trụ có tính thuần khiết, tràn đầy, viên mãn. Do thuần khiết nên không thể coi bản thể nguyên gồm những cái cực nhỏ và cũng không thể là một cái cực lớn; trong đó không có cái “Có” để nói đến cái “Không”. Tượng của Thái cực do tính viên mãn nên là hình tròn. Tính của Thái Cực chí tịnh. Bởi tính chí tịnh nên động. Có tịnh, có động đối đãi nên sinh ra Âm Dương. Cái “Có” Động (Âm) ra đời đối đãi với cái “Không” bản nguyên. Tính của Âm tụ, đục, giới hạn nên tượng của Âm hình vuông. Bởi vậy, ông cha ta đã truyền lại câu tục ngữ: “Mẹ tròn con vuông” nhằm hướng dẫn về việc lý giải về bản nguyên của vũ trụ. “Mẹ tròn” cái có trước và là Thái Cực – Trở thành Dương, khi sinh Âm – “Con vuông”, cái có sau. Với ý nghĩa của câu tục ngữ này và cách giải thích như trên thì Dương cũng là Thái Cực (Mẹ tròn) vì có đối đãi nên có sự phân biệt Âm Dương. Hoàn toàn khác hẳn ý niệm Thái Cực sinh Lưỡng Nghi theo cách hiểu của các nhà Lý học cổ kim, khi họ cho rằng: Âm Dương tuy cũng có nguồn gốc của Thái Cực nhưng không phải là Thái Cực.

Quy định của trò chơi, người chơi chỉ “đi”, tức mọi hoạt động di chuyển và diễn biến của trò chơi, chỉ diễn ra trong phạm vi hình vuông, 10 ô số, và chiều di chuyển của người chơi là chiều thuận của chiều kim đồng hồ cũng chính là chiều tương sinh của âm dương ngũ hành. Một cách trực kiến, ô hình vuông được diễn tả ý nghĩa “động” qua những hoạt động của người chơi, theo chiều biểu kiến của người “đi” nước lò cò, là chiều biểu kiến sự vận động tương tác thuận của ngũ hành được thể hiện trên Hà Đồ. Nói một cách khác, phần ô vuông trên đồ hình của trò chơi là diễn tả bằng một hình thức khác đồ hình của Hà Đồ, tức diễn tả trạng thái sau khởi nguyên của vũ trụ là Âm Động đối đãi có sau so với Dương tịnh có trước. Ý nghĩa Dương tịnh, tức Thái Cực chí tịnh là bản nguyên của vũ trụ khi chưa có cái đối đãi, được giản đơn bằng một ô bán nguyệt cung tròn viên mãn, gọi là “mức Trời”, mà nơi đó người chơi không được phép “đi”, tức ô Trời được để trống không, yên tịnh, nhằm diễn tả nghĩa Tịnh của cái Dương, cái Thái Cực.

Ẩn ý “Dương tịnh Âm động”, Mẹ tròn con vuông” được mã hóa một cách khéo léo, bí ẩn và giản đơn thông qua mô hình giản lược, một trò chơi của trẻ nhỏ lột tả hết nội dung của một nguyên lý lý thuyết học thuật cổ Đông phương và dường như trong trò chơi còn diễn giải những ẩn ý về sự nhận thức vũ trụ.

4. Ẩn Ý Về Sự Nhận Thức Vũ Trụ: “Tính Thấy Trong Minh Triết Cổ Đông Phương”.

Trong cách thức chơi, có một quy định về một “nước đi” như sau: “Khi đi hết các mức từ 1 đến 10 thì người chơi thảy chàm sao cho vào ô Trời rồi di chuyển bằng cách nhảy chàng hảng hai chân từ ô 1-10, 2-9, 3-8, 4-7, 5-6, rồi quay ngược lại dừng lại ở ô 5-6, vẫn ở vị trí chàng hảng nhưng ngồi xổm xuống thấp, lòn tay qua dưới 2 chân mò tìm chàm cho được mới thôi. Xong, người chơi di chuyển bằng cách như lúc đầu về vị trí khởi hành.”. Hoạt động của trò chơi chủ yếu diễn ra trên ô vuông lớn chứa 10 ô theo quy định, riêng ô Trời không được đi vào đó, nhưng khi đi hết 10 ô thường thì được phép thảy chàm vào “ô Trời”, muốn lấy chàm thì phải nhảy cóc bằng 2 chân trong 2 ô, rồi dùng sự phán đoán mà nhặt chàm.

Từ những sự giải mã trên, “ô Trời” là mật thư cho hình tượng bánh Dầy, là ý niệm về cái Dương, là Thái Cực, đó là trạng thái về bản nguyên của vũ trụ. Có thể tổ tiên Lạc Hồng với nền văn hiến Lạc Việt gần 5000 năm, kể từ năm Nhâm Tuất 2879 trc CN, muốn chuyển tải một ẩn ngữ rằng “Sự nhận thức về một thực tại khởi nguyên của vũ trụ không thể thông qua sự logich lý trí, suy luận của cái đầu mà phải nhận thức thực tại ấy bằng một tư duy trù tượng cao cấp ngay từ bản nguyên và gốc rể của nó”

Chi tiết trong trò chơi cho thấy rõ, người chơi không nhìn trực tiếp để nhặt chàm. Nếu quay lưng lại, không nhìn ra sau,thì phải lòn tay qua hai chân mà không lòn tay ra sau lưng, do vậy phài cần đến sự phán đoán của tư duy trừu tượng - đây chính là sự nhận thức sự khởi nguyên của vũ trụ tại giây /0/tuyệt đối. Cũng tương tự như sự khởi sinh của một con người thoát ra từ bụng mẹ thì hành động lòn tay qua hai chân dưới và ngang bộ phận sinh dục, bộ phận khởi sinh những “tiểu vũ trụ” là con người, thì đó lại là một ẩn ngữ cho biết rằng có một lý thuyết toàn diện giải thích thực tại từ sự khởi nguyên của vũ trụ và muốn nhận thức thực tại ấy thì không gì khác hơn rằng phải dùng tư duy trù tượng nhận thức lại từ căn để thực tại ấy, đó gọi là tính “Thấy” hay gọi là Tính “Biết” được diễn từ hằng ngàn năm trong Lý học Đông phương. Hành động người chơi phải nhảy cóc hai chân trên hai ô, hai hành Âm Dương có thể là một ẩn ngữ cho biết rằng muốn tiến tới một nhận thức tuyệt đối là bản nguyên vũ trụ, tính “Thấy” hay tính “Biết” phải vượt qua tâm lý nhị nguyên, phải đạt được trạng thái của sự cân bằng âm dương thì mới có thể tiệm cận đến trạng thái tuyệt đối ấy.

Posted Image

Hình minh họa - Lòn tay ra sau lưng tìm chàm

5. Tịnh - Động là tương đối sau khởi nguyên Vũ Trụ

Posted Image

Ở cách chơi phổ biến vùng Nam Bộ Việt Nam, trò chơi diễn tả rõ bản chất của Dương tịnh và Âm Đông qua những biển hiện cụ thể của trò chơi. Nhưng trờ chơi lò cò xủn ở vùng Bắc bộ Việt Nam thì có chút khác biệt về hình thức thể hiện đồ hình, chính sự khác biệt này lại diễn tả một ý khác của Lý học đông phương: “Tịnh động là tương đối sau sự khởi nguyên của vũ trụ”.

So với cách chơi và đồ hình trò chơi vùng Nam bộ thì cách chơi vùng Bắc bộ người chơi được phép lò cò vào “Ô Trời”, nhưng không được phép dịch chuyển chàm nhiều lần trong ô này, khác với ô 1 đến 10 được phép dịch chuyển nhiều lần có thể. Như vậy nhìn chung, cả đồ hình, mọi chổ đều thể hiện tính chất “động”, tuy vậy tiền nhân đã ý nhị sắp sẵn sự quy định sự di chuyển ở “ô Trời” bị hạn chế hơn 10 ô còn lại, chi tiết này thật tinh tế. Người viết cho rằng đó là sự diễn tả ý nghĩa “Tịnh động tương đối”.

Xin khảo qua một đoạn trong “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp”, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, trang 33:

Quote

“Người xưa cho rằng khởi thủy của vũ trụ là Thái Cực. Thái Cực vốn chí tịnh, thuần khiết không phải là một cái cực lớn và cũng không phải là cái cực nhỏ; trong đó không có sự phân biệt. tức là không có cái có để nói đến cái Không. Tượng của thái cực hình tròn thể hiện tính tràn đầy viên mãn…”

Có thể hiểu, mặt trời tỏa sáng và tịnh so với Trái đất, nhưng ngay trong bản thân mặt trời, các hiện tượng sôi sục, cháy bỏng, bão mặt trời vẫn diễn ra quyết liệt ngay trong nội tại. Sự nhìn nhận cái “Động Tịnh” phải được xem xét trong cái toàn thể và trong mối tương quan đối đãi thì mới thấy được tính chân lý của vấn đề. Hay nói cách khác là sự phân biệt Động Tịnh mang tính đối đãi so sánh và tùy từng hệ quy chiếu.

6. Tri thức nhân loại tiến tới sự nhận thức Bản nguyên Vũ Trụ

Trong đồ hình trò chơi vùng Bắc bộ, phần ô Trời được vẽ thêm hình tam giác và khi người chơi không dịch chuyển được chàm ra khỏi tam giác này bằng một lần đẩy duy nhất thì bị phạm quy, gọi là “xê xích thủ”. Yếu tố bí ẩn lại được tăng thêm khi xuất hiện chi tiết này.

Các cụ ngày xưa đều biết, khi vẽ hình tượng tam giác là một hình tượng mang ý nghĩa thô tục xấu xa.

Một hình tam giác được vẽ ở vách một ngôi nhà để “chửi” hay có ý nghĩa mĩa mai một ai đó như ngày nay người ta vẫn vẽ trên tường những câu thô tục vẫn thường thấy. Bởi hình tượng tam giác trong hiện tượng văn hóa dân gian của người Việt thể hiện cho sinh thực khí nữ, hay nói đúng hơn là bộ phận khởi sinh cho những “tiểu vũ trụ” con người. Hình vòng cung bán nguyệt “ô Trời” như một cái bụng bầu của người phụ nữ, điểm xuyết thêm một tam giác và như vậy hình ảnh phồn thực khi phụ nữ lâm bồn, chuyển dạ được cách điệu tinh tế thông qua khả năng trừu tượng của người quan sát. Một chi tiết thật bất ngờ và bí ẩn, ngay cả khi người viết nhận ra hình tượng này, thán phục trước sự tinh tế của tiền nhân Lạc Việt. Từ sự quán xét hình tượng trên, có thể đây hiểu rằng đây là một hình tượng cô động diễn tả nội dung của của Nguyên lý học thuật cổ đông phương về sự khởi nguyên của vũ trụ, cái bản nguyên duy nhất và trước nhất mà mật ngữ dân gian Việt thường gọi “Mẹ tròn”, nay sự điểm xuyết của hình tượng tam giác nâng lên hay khẳng định “tính mẹ” của khái niệm, nghĩa là vũ trụ được khởi sinh từ một thể bản nguyên viên mãn, như một đứa con sinh ra từ bụng người mẹ.

Cũng giống như hành động lòn tay qua hai chân của người chơi trong cách chơi thứ nhất, ý nghĩa của hình cung tròn và tam giác muốn chuyển tải một ẩn ngữ diễn đạt về sự nhận thức một thực tại vũ trụ phải thông qua một tư duy trừu tượng mới có thể nhận thức được thực tại đó cho mọi sự khởi nguyên.

Mặt khác, hình tượng tam giác được nhìn thấy ở nhiều dân tộc trên thế giới như các Kim tự tháp Ai Cập, Hy Lạp, Kim tự tháp InCa, Maya, như chóp tam giác có hình con mắt trên tờ dollar…là biểu tượng sự thông minh, sự huyền bí hay những tri thức chưa được biết đến. Bằng một óc tưởng tượng giản đơn: một hình ảnh của kim tự tháp nào đó hiện ra dưới vòm trời bao la được giản lược qua đồ hình của trò lò cò. Sự trùng lặp đôi khi có hay không có nguyên do, nhưng nếu chỉ gói gọn trong trò chơi dân gian Việt, trong phạm vi giải mã của trò chơi thì tam giác và cung tròn cũng đủ tạo nên một hình tượng “con mắt huyền bí” chứa đựng những ẩn ngữ cho một lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, lý thuyết học thuật cổ đông phương, lý thuyết thống nhất vũ trụ. Do vậy một mật mã cuối cùng của trò chơi được giải nghĩa rằng:

“Phải nhận thức bản nguyên của vũ trụ là cái toàn thể, cái duy nhất một, cái mang tính Mẹ với sự viên mãn, chí tịnh khởi sinh vạn hữu và “cái đó” được khái niệm gọi rằng tính Thấy hay tính Biết được diễn giải trong nguyên lý học thuật cổ đông phương từ bao đời nay.”

III. LỜI KẾT

Sự giải mã không nhằm làm bằng chứng chứng minh mà nhằm khám phá những bí ẩn đằng sau những dấu ấn văn hóa vật thể hay phi vật thể còn phổ biến hay âm thầm tồn tại trong xã hội người Việt hằng ngàn năm. Những thăng trầm của lịch sử tương tự như sự thăng trầm tồn tại của một học thuyết cổ Đông phương đã làm cho lý thuyết ấy bị thất truyền thì những giá trị được che giấu hay ít ra là trùng lấp ẩn sau những văn hóa vật thể hay phi vật thể như ca dao, hò vè, tục ngữ, dân ca, hình tượng, biểu tượng hay những trò chơi dân gian…sẽ làm định hướng cho việc làm hoàn chỉnh hay nhận thức đúng đắn một lý thuyết cổ đông phương mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh từng khẳng định đó là một “Lý thuyết thống nhất vũ trụ”, một lý thuyết mà các nhà khoa học hiện đại từng mơ ước:

Quote

“Tạo ra một lý thuyết thống nhất các định luật vũ trụ! Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên, hoàn toàn có thể giải thích được mọi sự kiện bao quanh con người, từ những hạt vật chất cực nhỏ đến những thiên hà khổng lồ”.

( trích “Định mệnh có thật hay không”, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, trang 56)

Hay như SW Hawking, nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế giới, đã từng viết:

Quote

“ Nếu một lý thuyết hoàn chỉnh được phát minh thì chỉ còn là vấn đề thời gian để cho lý thuyết đó được thấu triệt và mọi người chúng ta sẽ đủ khả năng có một kiến thức nhất định về những định luật trị vì vũ trụ và điều hành cuộc sống của chúng ta.”

( trích “Định mệnh có thật hay không”, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, trang 59)

Nhưng thật thú vị, những quy luật vũ trụ thuộc một lý thuyết cho sự nhận thức về thực tại vũ trụ lại được diễn tả cô động và sinh động chỉ trên một trò chơi trẻ nhỏ của người Việt. Chỉ có thể có ở một sự thông minh linh hoạt của những chủ nhân của nền học thuật cổ Đông phương thuộc nền văn minh Lạc Việt mới có thể mã hóa một cách xúc tích những ẩn ý của lý thuyết cao cấp ấy. Đó chính là câu trả lời cho sự băn khoăn của nhà khoa học hàng đầu SW Hawking, khi ông đặt vấn đề:

Quote

vấn đề thời gian để cho lý thuyết đó được thấu triệt và mọi người chúng ta sẽ đủ khả năng có một kiến thức nhất định về những định luật trị vì vũ trụ và điều hành cuộc sống của chúng ta.

Lý thuyết ấy được tập cho trẻ em Lạc Việt ngay từ khi còn thơ ấu qua trò chơi Lò cò xủn, ô ăn quan , bánh chưng, bánh dầy......

Tp HCM, 16/12/2010

Thiên Đồng

Bùi Anh Tuấn

=====================================

Tài liệu Tham khảo:

- Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007

- Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003

- Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam.

- Phong thủy Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ chứa đựng ẩn nghĩa Định mệnh là có thật, nếu cải sửa chỉ còn cách dùng Phật pháp mà thôi.

Mục Kiền Liên (wiki)

Posted Image Tranh vẽ mô tả sự tử vì đạo của Mục-kiền-liên Posted Image Mục Kiền Liên cứu mẹ Mục-kiền-liên (chữ Trung Quốc: 目犍連) hay gọi tắt là Mục-liên (目連) (tên latinh hóa: Maudgalyayana, Mahamaudgalyayana hay Mahāmoggallāna; tiếng Pali: Moggallāna; Tạng ngữ: མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་) là một trong những đồ đệ thân tín nhất của Thích-ca Mâu-ni. Ông nổi tiếng về sự hiếu thảo với mẹ.

Xuất thân

Mục Kiền Liên chào đời tại một ngôi làng nhỏ gần kinh đô Patna của vương quốc Magadha, nay thuộc tiểu bang Bihar, Ấn Ðộ. Thuộc giòng dõi Mudgala, tức là "Thiên văn gia.” Theo ngữ căn thì danh từ Moggalàna phát nguồn từ chữ Mudgala (một giòng dõi chuyên nghiên cứu Thiên Văn học rất cổ).

Là công tử từ một giai cấp "Cao quý" và thuộc giòng dõi mỗi người tôn kính, phụ thân của ngài chẳng khác nào một Tiểu vương. Lớn lên trong một khung cảnh sang trọng không thiếu thốn bất cứ món gì. Được giáo dục theo truyền thống Bà la môn giáo. Một lần ngài cùng người bạn tên Upatissa đi dự hội "Hội Sơn Thần" (trước tế lễ thần núi, sau để dân chúng có một dịp liên hoan vui thú). Sau ngày vui đó tâm tưởng luôn nghĩ về Tử Biệt Sinh Ly giữa cuộc đời và cứu rỗi, hai người quyết đi tìm đường Giải thoát. Từ đó họ quyết định sống một cuộc sống đời làm Đạo sĩ, thoát ly gia đình, thoát bỏ sợi dây giai cấp của Bà la môn.

Tìm đạo

Ngài cùng bạn Ngài là Xá-lợi-phất đã gặp nhiều vị Giáo chủ, biết nhiều triết học khác nhau. Một số chủ trương hẳn thuyết Vô Ðạo Ðức (đạo đức là sự vô ích) một số khác đề cao thuyết Ðịnh Mệnh, và một số khác truyền bá tư tưởng Duy vật. Họ nhận thấy sự sai lầm của những giáo thuyết như thế, nên chẳng bao lâu đã không màng để tâm nghiên cứu nữa. Khi ấy cả Mục Kiền Liên và Xá-lợi-phất đã khoảng bốn mươi tuổi, và nhằm lúc Đức Phật vừa cho phép đoàn đệ tử đầu tiên đi truyền bá chân lý. Ðoàn sứ giả ấy, gồm sáu mươi vị, tất cả là những Thánh nhân. Mục đích đoàn Thánh Tăng này là đi ban bố giáo lý an lành và tiến hóa trong nhân loại.Còn đức phật, Ngài đích thân đến thành Vương Xá (Ràjagaha) để tiếp độ vị vua nước Magadha tên là Bimbisara và nhận lãnh ngôi tịnh xá Veluvana Vihàra do vua dâng cúng. Phật đang có mặt tại ngôi chùa này thì Mục Kiền Liên và Xá-lợi-phất vừa quay về thành Vương Xá, tạm thời ngụ trong viện của Đạo sĩ Sànjaya. Một hôm Xá-lợi-phất đã ra đường phố, còn Mục Kiền Liên ở nhà. Chợt chàng thấy người bạn thân trở về với vẻ mặt vô cùng hớn hở mà từ xưa đến giờ chưa bao giờ nhìn thấy. Phong độ của Upatiss lúc ấy hoàn toàn khác hẳn : trang nghiêm và rạng rỡ! Kolita lập tức hỏi:- Này bạn! Vẻ mặt bạn thật thỏa mãn, dung nghi bạn rất trong sáng, phải chăng bạn đã tìm ra con đường Giải thoát?

Xá-lợi-phất trả lời:

Ðúng như thế, thưa bạn! Pháp giải thoát khỏi sự chết đã được khám phá.

Rồi Xá-lợi-phất thuật lại rằng: Trên con đường phố chàng gặp một vị Sa Môn phong cách rất tự tại. Vị Sa Môn này đã làm cho ông phát sinh lòng kinh cảm, rồi ông không ngần ngại hỏi vị Sa Môn xem Tôn sư Ngài là ai. Sa môn ấy chính là Trưởng lão Assaji một trong những vị đệ tử đầu tiên của đức Phật và cũng là một trong sáu mươi vị A La Hán. Trưởng lão Assaji còn xác nhận rằng Ngài chỉ là một đệ tử của vị Ðại sĩ thuộc giòng họ Thích Ca.

Khi Xá-lợi-phất yêu cầu Sa Môn Assaji ban bố giáo lý thì Ngài nói rằng không thể thuyết pháp được nhiều, vì Ngài mới thọ Cụ Túc giới mấy tháng. Và Ngài chỉ tiết lộ Ngài vừa học được bốn sự thật sâu sa (Tứ diệu đế) mà ngoài bậc Giác Ngộ ra, phàm nhân không thể nào quán triệt.

Nhưng Xá-lợi-phất liền cầu khẩn Ngài chỉ dạy cho, dù một phần tinh yếu cũng đủ cho mình phăng ra mối đạo.

Trưởng lão Assaji nghiêm trang nhắc lại một kệ ngôn của đức Phật rằng:

"Ye Dhammà Hetupabhàvà, Tesam Hetum Tathàgatàha, Tesam Yo Nirodho Evam Vàdi Mahàsamano-ti"

Dịch :

"Pháp nào có nhân ấy, Bậc Giác Ngộ đã thấy rõ nhân, Ngài cũng tìm ra con đường diệt quả. Ðây là giáo lý của các bậc đại Sa môn"

Kệ môn này sau khi được đức Phật thốt ra đã trở thành câu nói gói trọn giáo lý giải thoát, và trở thành Triết học căn bản của đạo Phật xuyên qua nhiều thế kỷ.

Xá-lợi-phất nghe được kệ ngôn ấy liền đắc Pháp nhãn (Dhamma Cakkhu) trong tâm thức chứng quả Nhập Lưu, Tu Ðà Hườn (Sotàpatti). Rồi khi chàng thuật lại cho Kolita nghe, người ấy cũng chứng quả tương tự. Nghĩa là cả hai cũng giác ngộ rằng "Bất cứ cái gì sinh ra đều phải tan biến". Sự thấy rõ chân lý do bài kệ này soi sáng, quả thật là một biến cố kỳ diệu. Ðối với chúng ta ngày nay, bốn câu kệ ngôn trên đây không thể đả thông hết tâm thức si mê, nên chúng ta nghe mà cũng chưa trực nhận được ý nghĩa nào. Chiều sâu và chiều rộng của câu Phật Ngôn ấy, chỉ có thể biểu hiện đối với những ai đã từng nhiều kiếp tu tập hạnh từ bỏ những dục lạc tạm bợ ở đời, và hằng rèn luyện trí tuệ để thấy rõ lý vô thường (luôn luôn chi phối bởi nhân duyên điều kiện) và chứng thực đạo bất sinh từ.

Kết thúc cuộc đời

Mục Kiền Liên nhập diệt nửa tháng sau Xá-lợi-phất. Nghĩa là vào ngày mồng 1 sau tháng Kattika theo lịch cổ Ấn Độ (khoảng giữa tháng 10 Dương lịch). Lúc ấy nhằm mùa thu, lá vàng rơi đầy tiễn đưa Ngài giã từ "biển khổ".

Sau đây là những biến cố đáng thương trong cái chết của Mục Kiền Liên được diễn tả trong kinh Majjhima Nikàya của Phật giáo Nam tông như sau:

Lúc ấy Nàthaputta, Giáo chủ đạo Jaina mà trong kinh điển Pàli gọi là Niganthasàsana (Ni kiền giáo) cũng vừa qua đời.

Có sự tranh luận, xét lại giáo lý của Nàthaputta bỗng xuất hiện trong hàng ngũ những đạo sĩ tu theo tôn giáo này. Kết quả đạo Jaina đã bị mất một số tín đồ và cảm tình viên khá đông, khiến cho các đạo sĩ cầm đầu đâm ra tức giận.

Nhiều sư trưởng đạo Jaina còn nghe đồn rằng: Ðại đức Mục Kiền Liên, sau những chuyến Thiên du (lên trời thuyết pháp rồi trở về) đã tiết lộ rằng: Hầu hết tín đồ Phật giáo đều được sanh lên cõi trên, nhưng rất hiếm những kẻ tu theo đạo khác được hưởng hạnh phúc ấy. Trái lại, họ còn bị đoạ vào cảnh khổ và tái sinh thành nhiều sinh vật thấp hơn loài người. Ðây có lẽ là tin đồn thất thiệt, nhưng là một trong những lý do khiến cho các đạo khác, kể cả đạo Jaina bị sút giảm hậu thuẫn. Ðặc biệt, một chi giáo cuồng tín của đạo Jaina ở vương quốc Magadha đã trở nên giận dữ trước sự mất danh tiếng càng lúc càng trầm trọng ấy, nên họ chủ tâm tiêu diệt Ðại đức Mục Kiền Liên.

Những đạo sĩ cuồng tín đạo Jaina ấy không chịu điều tra rõ nguyên nhân suy đồi của tôn giáo mình. Họ chỉ biết âm mưu phỉ báng và trút hết lên đầu Ðại đức Mục Kiền Liên. Nhiều lần họ mưu tâm ám sát vị Thánh Tăng ấy nữa nhưng đều thất bại. Về sau, họ phải mướn bọn cướp làm việc đó.

Thuở bấy giờ cũng có bọn chuyên đâm thuê chém mướn, sẵn sàng sát nhân, nếu được trả nhiều tiền như ngày nay. Họ là những kẻ vô cùng tham lam và hung bạo. Ðối với họ chỉ có tiền là "cao quí" nhất, nên họ bất chấp việc giết người nào, dù cho nạn nhân là một vị Thánh Tăng! Do đó, một số đạo sĩ cuồng tín đạo Jaina liền tìm mướn họ đi giết Ðại đức Mục Kiền Liên.

Khi ấy, Mục Kiền Liên đang ẩn tu một mình trong tịnh cốc vắng, ven rừng Kàlasikà, thuộc vương quốc Magadha. Sau khi đã cảm thắng Quỷ Mẩ (đã thuật trong đoạn trước của kinh) Mục Kiền Liên biết rằng "đoạn chót của đời mình" sắp đến. Một vị Thánh Tăng khi đã được hưởng "hương vị" giải thoát hằng thấy rằng "xác thân phàm tục này chỉ là một chướng ngại hay một gánh nặng mà thôi!"

Do đó, Mục Kiền Liên đã không một chút mảy may nghĩ đến việc dùng thần thông để được sống trường thọ. Ngược lại, khi Mục Kiền Liên thấy bọn cướp giết mướn lại gần, Ngài chỉ nghĩ "Ta không nỡ để cho các kẻ ấy phạm trọng tội!". Thế là toàn thân Ngài tự nhiên biến mất (do thần thông của một cao thủ A La Hán đầy lòng từ bi phát tác, chứ không phải do sự sợ sệt hay lòng tham sống mà ra).

Bọn sát nhân (có sách gọi là bọn cướp) xông vào tịnh cốc, không tìm thấy một ai, chúng lục lạo khắp nơi, nhưng vẫn vô hiệu, bèn thất vọng ra về. Ngày hôm sau, chúng trở lại, và cũng rơi vào tình trạng như cũ. Nghĩa là từ xa chúng thấy Ðại đức Mahà Moggallàna thấp thoáng, nhưng khi đến gần, chẳng tìm ra Ðại đức đâu cả, mặc dù càng lúc chúng càng kéo đồng bọn đông hơn và lục soát kỹ hơn. Chúng cũng khôn ngoan cho bộ hạ mai phục, rình rập xung quanh tịnh cốc để phát giác sự xuất hiện của Ðại đức Mục Kiền Liên, rồi vẫn không có kết quả. Sau ngày liên tiếp như thế, sáu lần bọn cướp xông vào hãm hại Mục Kiền Liên, và sáu lần Mục Kiền Liên vì lòng từ bi, chỉ một niệm "không muốn kẻ ngu muội phạm trọng tội" thân thể Ngài đã biến mất một cách như nhau.

Ðộng lực của thần thông vốn không phải là để bảo vệ xác thân ô trược này, mà để cứu độ những tâm hồn hung bạo. Nhưng tiếc thay thần thông ấy của một vị Ðại Tôn túc A La Hán đã không cảnh tỉnh được bọn người tội lỗi, nên qua ngày thứ bảy, Ðại đức Mục Kiền Liên đã quán xét bằng Tha tâm thông, thấy rằng "bọn cướp vì tham tiền quá độ sẽ không bao giờ từ bỏ hành động sát nhân ấy".

Trong khi Ðại đức Mục Kiền Liên sử dụng Tha tâm thông như thế, thì "Di Thần" Thần Công của Ngài tự nhiên biến mất, xác thịt Ngài bất thần hiện lại như cũ, ngồi yên trong tịnh cốc.

Thì ra ác quả một hành động tội lỗi xa xưa (khi tiền kiếp nọ, Mục Kiền Liên vì sợ vợ, đã nhu nhược đem cha mẹ bỏ vào rừng hoang, đói khát cho đến chết) nay ác quả đang đuổi kịp. Ðại đức Mahà Mục Kiền Liên phải trả xong ác quả ấy thì công hạnh mới hoàn toàn! Giống như đức PhậtXá-lợi-phất, trước khi nhập Niết Bàn đã trải qua một cơn bệnh vậy!

Bọn sát nhân tiến vào tịnh cốc thấy vị Thánh Tăng hiền hoà ngồi đó, liền đâm chết rồi muốn chắc ăn chúng bầm nát tay chân, biến người thành một khối thịt vụn bất động.

Khi biết chắc nạn nhân chỉ còn là một thây ma, không cách nào sống lại, và phe mình sắp được lãnh tiền trả công, bọn sát nhân ung dung bỏ đi không thèm quay lại.

Nhưng Ðại đức Mục Kiền Liên là một Thánh Tăng đại cao thủ thần thông, người không thể nhập Niết Bàn trong tình trạng như thế. Mục Kiền Liên trong khi bị đâm chém đã hoàn toàn nhập định, nên mọi đau đớn không chi phối được Ngài. Bây giờ, Ngài chỉ vận dụng thiền lực tập trung sức mạnh tinh thần điều hợp với thể chất, rồi tái hiện thành một Sa Môn như cũ. Mục Kiền Liên cố gắng đem tấm xương thịt đầy thương tích đến yết kiến đức Phật lần chót, khi hiện diện trước mặt Đức Phật, rồi ngồi yên, nhắm mắt lìa đời, biến địa điểm gặp gỡ lần cuối của Ngài và đức Phật thành một khung cảnh vô cùng ảm đạm và thánh thiện (theo kinh Majjhima Jàtaka trang 522).

Truyền thuyết

Ngài tu luyện thành công nhiều phép thần thông qua đó biết mẹ mình đang lâm kiếp ngạ quỷ; ngài hỏi Phật tổ về cách cứu mẹ.

Phật dạy rằng:

Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó ” Theo lời Phật, mẹ ngài được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ đề "Định mệnh có thật hay không" thật là khó khăn nhưng chính là câu hỏi muôn đời của nhân loại và khoa học. Chùng nào khoa học còn tồn tại Tính bất định thì không thể tiếp cận được nó.

Thí nghiệm tìm "hạt của Chúa" cũng không thể tới đích bởi giới hạn nào được xem là nhỏ nhất trong tổ hợp các ht đang phân tích vẫn chưa rõ ràng: xác định bằng thực nghiệm và chứng minh bằng lý thuyết.

Lý luận chuyển sang mối quan hệ với các thí dụ và quan nim của Phật giáo - kết quả xuất hiện một định nghĩa mới đó là Tính Thấy - Tính tuyệt đối.

Tính tuyt đối tồn tại từ vô thủy đến vô chung tức vẫn đang hiện hữu, là một thực tại - có thể xem là Phi vật chất.

Tính tuyệt đối vẫn được "nhận thức" bởi chúng ta hay có thể hiểu nó nhưng không thể nắm bắt cụ thể tức không thể sờ mó, nhìn, nghe... với mọi loại phương tiện nào.

Tính tuyệt đối có trong vạn vật và dĩ nhiên không thể ngoài vạn vật tức là không thtừ "Hư không". Như vậy, nó có trong nhận thức chúng ta nhưng được chúng ta nhận thức trở lại tức biết nó tồn tại.

Ví dụ trích:

Suy nghĩ của chúng ta không già đi theo thời gian mặc dù nó là vật chất nhưng nếu là vật chất thì nó phải nằm trong các giai đoạn thành trụ hoại không - chứng tđứng đàng sau nó là một thực tại khác.úng ta có

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta tiếp tục tìm hiểu Tính Thấy - Tính tuyệt đối (thuộc tính của một Hiện thực khác quan), nếu Vật chất được xác định thêm là được đo đếm, nhn biết... dẫn đến tạm gọi Tính thy có là thuộc tính của Phi vật chất.

Vậy thì: Phi vật chất có tương tác với Vật chất hay không? khi mà vật chất cũng tồn tại từ vô thủy tới vô chung, điều ngày có nghĩa cùng song hành với Phi vật chất.

Tính thấy có trong vật chất hay không hay nằm ngoài vật chất? nếu nằm ngoài thì nó chính là môi trường của vật chất hoặc cả trong cả ngoài tức nó có thuộc tính thấm nhập vào vật chất - bởi tính tuyệt đối. Hoặc chỉ bên trong của vật chất tức tồn tại cùng với các trạng thái lý tính của vật chất. Do tư duy phản ánh trong Tính thấy, dễ dàng rút ra kết luận Tính thấy có trong vật chất chứ không thẻ nằm ngoài vật chất.

Vậy thì Lý tính cùng song hành Tính tuyệt đối: điều này dẫn đến có mối quan hệ giữa Vật chất và Phi vật chất trong cùng một sự vật, hiện tượng - được lý giải như thế nào???

GIả sử có một tương tác - nó phải lan truyền tới toàn vũ trvô cùng, điều này chỉ có thể xảy ra khi sự lan truyền thông quan Tính thấy hay tính tuyệt đối bởi vì nếu chtương tác với Lý tính thì hoàn toàn bị giới hạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bởi vì Tính thấy là hiện hữu, cho nên nó vẫn có thể được chứng minh qua logic học như đã phân tích, chúng ta nghiên cứu các ví dụ sau:

- Video: có thể chuyển đổi sóng hạt... thành hình ảnh, âm thanh...

- Kín hubble có thể nhìn thấy xa gấp nhiều lần mắt thường và thu được ánh sáng ngôi sao cực xa.

- Phản ứng hạt nhân tạo ra năng lượng.

- Tư duy có thể nhớ lại quá khứ và sáng tạo ra "cái mới" dựa trên dữ liệu quá kh.

- Cách thức nào đi tới biên giới của vũ trụ khi mà Lý tính bị giới hạn.

- Hạt nhỏ nhất của vũ trụ.

- Khí tụ thành hình: Lý học Đông Phương.

Chúng ta làm sao thấy được các mối quan hệ này với Tính thấy - Tính tuyệt đối bởi chính nó tồn tại trong vạn vật.

Chúng ta phải chấp nhận các "giới hạn vật lý" như vận tốc, nhiệt độ... vì dụ, nhiệt độ không thể là tỷ tỷ tđộ - ngoại trừ Big bang cần xem xét - Big bang theo Lý học chứ không phải hiện đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites
[

- Video: có thể chuyển đổi sóng hạt... thành hình ảnh, âm thanh...: cho thấy các trạng thái vật chất đều lưu trữ dữ liệu thông tin, mà chính chúng cũng là vật chất. Việc đọc dữ liệu cần một loại đầu đọc đặc biệt, điều này chra cái tương đối vẫn tương tác thể hiện cái tương đối.

- Kín hubble có thể nhìn thấy xa gấp nhiều lần mắt thường và thu được ánh sáng ngôi sao cực xa: ý nghĩa như trên.

- Phản ứng hạt nhân tạo ra năng lượng: sự liên kết giữa vt chất nếu bị phá vỡ tạo ra năng lượng (vật chất), và có tính dây chuyền tức cùng trạng thái trong lý học?.

- Tư duy có thể nhớ lại quá khứ và sáng tạo ra "cái mới" dựa trên dữ liệu quá kh: sự lư trữ giống như video, tuy nhiên có sự khác biệt hoàn toàn đó là: chúng đọc được mọi trạng thái lưu trữ từ giác quan và có thsáng tạo ra cái mới - đây là đặc điểm dị biệt so với "vũ trụ" nếu tách con người ra khỏi hệ quy chiếu là vũ trụ. Đây là chứng cớ chỉ rang đằng sau nhận thức là một trạng thái "đọc được mọi thứ" - nó chính là Phi vật chất, mang tính tuyệt đối. Dĩ nhiên, nó không thể nằm ngoài cái đầu của bạn, nhưng có liên kết đến toàn vũ trụ,

- Cách thức nào đi tới biên giới của vũ trụ khi mà Lý tính bị giới hạn: chỉ có cách di chuyển trong trạng thái tuyệt đối, tức dùng ý thức, chứ nếu dùng Tàu vũ trụ là khi thực tế - đây gọi trần vật lý.

- Hạt nhỏ nhất của vũ tr: nếu có lý tính tức tồn tại tương tác nội tại, cho nên có ít nhất là hai trạng thái âm dương, vy thì nó phải là ____???

- Khí tụ thành hình: Lý học Đông Phương: chính là vật chất kết hợp thành vật chất, nhưng cực kỳ tế vi thì gọi là khí, tôi cho rằng khái niệm này thiên về sinh học con người.

Kết luận:

- Trong cái Não của ta có một trạng thái gọi là Phi vật chất - mang tính tuyệt đối. Dĩ nhiên, nó có trong vạn vật nhưng đây là đặc thù riêng của
vạn vật hữu tình.


- Phi vật chất tạo sự cân bằng toàn vũ trụ thông qua việc chuyển tương tác lý tính qua trạng thái tuyệt đối.

- Mọi trạng thái vật lý đều phản ảnh trong nó và liên kết tới toàn vũ trụ, điều này có nghĩa nếu chúng ta tiếp cận thể tính tuyệt đối thì có thể đọc dữ liệu toàn vũ trụ mà không cần "phiên dịch".

Share this post


Link to post
Share on other sites

[

- Mọi trạng thái vật lý đều phản ảnh trong nó và liên kết tới toàn vũ trụ, OK
[size="3"]có thể đọc dữ liệu toàn vũ trụ mà không cần "phiên dịch". [size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"] [size="3"]điều này có nghĩa nếu chúng ta tiếp cận thể tính tuyệt đối .
Có thể làm rõ vấn đề này chăng?

OK
[size="3"]




[/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size]

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt cũng khá đấy. Nhưng vẫn còn có lúc bị lẫn lộn khái niệm. Những ý tưởng diễn giải của hoangnt có thể được sử dụng trong cuốn "Định mệnh có thật hay không?" hoàn chỉnh của tôi. Tất nhiên, nếu tôi sử dụng sẽ ghi rõ là của Hoangnt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu hỏi khó nhất của nhân loại: Tại sao chúng ta có nhận thức?.

Từ phân tích hiện thực khách quan và ý thức của con người - chúng ta tìm ra Tính tuyệt đối (Tính thấy) nhưng vẫn chưa đủ cơ sở chứng minh câu hỏi trên, nhưng có thể giải thích một vũ trụ vô cùng, mà không do Thần Thánh nào tạo ra cả, chỉ là Tự nhiên. Muốn giải thoát thì phải tự mình mở lối và có thầy hướng dẫn, còn tất cả là chỉ muốn đám đông thành "Cừu hay con Chiên" để chăn đắt và làm thịt và chiên rán thôi. Tình trạng này được hình thành rất tinh vi, ghê gớm nhất là tạo hệ quy chiếu của "Cừu" từ khi còn nhỏ cho tới khi trưởng thành và nhiều chiêu thức kết sức tinh vi khác.

Nếu có Tính tuyệt đối thì mối quan hệ với Định mệnh là như thế nào? nếu giả thuyết rằng: Định mệnh là có thật, dựa trên nền tảng nguyên lý nhân quả và thuyết Âm Dương Ngũ Hành?.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 10/28/2012 at 02:10, 'hoangnt' said:

Câu hỏi khó nhất của nhân loại: Tại sao chúng ta có nhận thức?.

TRước hết hãy trả lời câu hỏi ! Làm sao xác định được sự tồn tại của nhận thức? Nổ banh trành cái xác ra cũng chả tìm được nhận thức ở đâu nhỉ Posted Image

Cội nguồn của Thế giới?

Tính tương tác và quy luật của nó?

Nếu có Tính tuyệt đối thì mối quan hệ với Định mệnh là như thế nào? nếu giả thuyết rằng: Định mệnh là có thật, dựa trên nền tảng nguyên lý nhân quả và thuyết Âm Dương Ngũ Hành?.

Câu này đã được trả lời trong cuốn " Định mệnh có thật hay không" Có ý kiến nào khác hay viết dưới cái nhìn khác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cội nguồn của Thế giới? - Lão Tử đã trả lời: Tự nhiên như thế, không phải do Thượng Đế.

Tính tương tác và quy luật của nó? - Đang áp dụng, Phong thủy là một trong những ứng dụng.

Câu này đã được trả lời trong cuốn " Định mệnh có thật hay không" Có ý kiến nào khác hay viết dưới cái nhìn khác - Bởi xuất hiện Tính Thấy thì nó cũng phải được phân tích và giải thích trong mối quan hệ Định Mệnh có thật hay không với thuộc tính Tuyệt đối. Vấn đề này chưa được giải thích trong sách.

Câu hỏi khó nhất của nhân loại: Tại sao chúng ta có nhận thức?. Cũng chưa được giải thích trong sách.

Do: Tính tuyệt đối + quy luật vận động của vật chất tạo nên thuộc tính lưu - xuất trạng thái vật chất, điều này có nghĩa là thế giới vật chất là tổ hợp các hệ thống vật chất, ví dụ đễ thấy chính là cơ thể con người.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 10/28/2012 at 03:10, 'hoangnt' said:

1.Cội nguồn của Thế giới? - Lão Tử đã trả lời: Tự nhiên như thế, không phải do Thượng Đế.

Đương nhiên là tự nhiên nó thế, nhưng Lý Trí của con người luôn thắc mắc, và phải giải đáp cái thắc mắc đó 1 cách hợp lý để truyền thông với nhau? Vậy khi Lý Trí của con người Truy nguyên về Thái Cực để giải thích cội nguồn thế giới quan điểm Hoangnt thế nào?

2.Tính tương tác và quy luật của nó? - Đang áp dụng, Phong thủy là một trong những ứng dụng.

Nhầm nhé! Nếu không có sư tương tác ( Động, Giao Cảm) thì lấy đâu vạn vật, sự nhận thức ( Sinh)

3.Câu này đã được trả lời trong cuốn " Định mệnh có thật hay không" Có ý kiến nào khác hay viết dưới cái nhìn khác - Bởi xuất hiện Tính Thấy thì nó cũng phải được phân tích và giải thích trong mối quan hệ Định Mệnh có thật hay không với thuộc tính Tuyệt đối. Vấn đề này chưa được giải thích trong sách.

4.Câu hỏi khó nhất của nhân loại: Tại sao chúng ta có nhận thức?. Cũng chưa được giải thích trong sách.

Do: Tính tuyệt đối + quy luật vận động của vật chất tạo nên thuộc tính lưu - xuất trạng thái vật chất, điều này có nghĩa là thế giới vật chất là tổ hợp các hệ thống vật chất, ví dụ đễ thấy chính là cơ thể con người.

Câu, 3, 4 trao đổi sau nhé!

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 10/28/2012 at 03:10, 'hoangnt' said:

Cội nguồn của Thế giới? - Lão Tử đã trả lời: Tự nhiên như thế, không phải do Thượng Đế.

Tính tương tác và quy luật của nó? - Đang áp dụng, Phong thủy là một trong những ứng dụng.

Câu này đã được trả lời trong cuốn " Định mệnh có thật hay không" Có ý kiến nào khác hay viết dưới cái nhìn khác - Bởi xuất hiện Tính Thấy thì nó cũng phải được phân tích và giải thích trong mối quan hệ Định Mệnh có thật hay không với thuộc tính Tuyệt đối. Vấn đề này chưa được giải thích trong sách.

Câu hỏi khó nhất của nhân loại: Tại sao chúng ta có nhận thức?. Cũng chưa được giải thích trong sách.

Do: Tính tuyệt đối + quy luật vận động của vật chất tạo nên thuộc tính lưu - xuất trạng thái vật chất, điều này có nghĩa là thế giới vật chất là tổ hợp các hệ thống vật chất, ví dụ đễ thấy chính là cơ thể con người.

Hoangnt xem lại cuốn "Đức Phật khai ngộ về tính thấy" (Tức Định Mệnh có thật hay không?") xuất bản lần thứ nhất bởi Nxb Tôn Giáo. Lần viết lại sau là "Định Mệnh có thật hay không?" trong topic cùng tên tôi lược bỏ đoạn này vì quá dài và thay thế bằng định nghĩa lại khái niệm vật chất. Phần Đức Phật khai ngộ về tính thấy được mô tả rất đầy đủ trong kinh "Thần chú Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm".

Hôm nào, anh chị em các lớp PTLV tổ chức offline và tôi sẽ trình bày rõ điều này theo cách hiểu của tôi về minh triết Phật giao về tính thấy.

===================

PS: Tổ tiên của chúng ta đã để lại một mật ngữ cho thấy sự khởi nguyên của vũ trụ trong thuyết ADNH - nhân danh nền văn hiến Việt phải bắt đầu tìm hiểu từ minh triết Phật giáo.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

1.Cội nguồn của Thế giới? - Lão Tử đã trả lời: Tự nhiên như thế, không phải do Thượng Đế.

Đương nhiên là tự nhiên nó thế, nhưng Lý Trí của con người luôn thắc mắc, và phải giải đáp cái thắc mắc đó 1 cách hợp lý để truyền thông với nhau? Vậy khi Lý Trí của con người Truy nguyên về Thái Cực để giải thích cội nguồn thế giới quan điểm Hoangnt thế nào?

OK.

1. Vì là Tự nhiên, chúng ta phải chấp nhận Nó thiện hữu là một tiên đề.

2. Từ hiện thực khách quan qua nhận thức của con người, chúng ta biết Vũ trụ là Một tức vạn vật có quan hệ với nhau, cho nên phải mô tđược mối quan hệ này: phát minh ra học thuyết Âm Dương Ngũ Hành + Tính tuyệt đối trong một dạng vật chất đặc biệt, tạm gọi là Phi vật chất.

3. Truy nguyên về trạng thái khởi nguyên Vũ trụ (Thái cực) thông quan lý thuyết ở trên và hiện thực khách quan, đồng thời nghiên cứu chuyên sâu về tư duy con người, người ta nhận thấy rằng khởi nguyên vũ trụ là một trạng thái:

- Chí tịnh.

- Vật chất khởi nguyên lan tràn khắp Vũ trụ ở dạng nhỏ nhất.

- Vụ trụ vô cùng.

- Trong một "thay đổi nào đấy" gây ra trạng thái dây chuyền khắp Vũ trụ thông qua "Phi vật chất". Vũ trụ vận động, một cách hợp lý nhất là vận động quay.

- Khi đạt trạng thái "Thái cực" thì Bia bang xảy ra. Vũ trụ bắt đầu sắp xếp cấu trúc có quy luật như bây giờ, dĩ nhiên trước đó vẫn là quy luật vì mối quan lẫn nhau.

4. Thượng Đế:

Nếu có thì khi ngài ho, yêu, chán đời, ngẫu hứng... là phi quy luật, chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của ngài: đây là phi quy luật >< Nhận định và thực tế trên, nên không có Thượng Đế.

Nói thật, chứng minh điều này dễ như ăn chè mà bao nhiêu là triết học pó tay.

Từ đó, suy ra bản chất chỉ là mưu tính của con người mà thôi, bắt cộng động phục vụ, duy trì quyền lực... nên phải duy trì tư duy "Cừu" là vậy, con cừu cũng thấy hạnh phúc của hệ quy chiếu cừu, cho nên đây là một điểm rất yếu của tâm lý - nhưng chung quy cũng là quy luật. Những kẻ mạo danh tôn giáo bắt buc sẽ phải trả lời trước Thần Chết.

"Đường nào cũng về La Mã" đây là một mưu tính sâu xa, khống chế thế giới, sự liên kết tôn giáo và chính trị - hết sức nguy hiểm. Thể hiển sự thô trọc cực lớn - chắn chắn lịch slà một chuỗi tội ác, kẻ thành đạo chđược mấy người, bởi bản chất tôn giáo là đưa con người về cái thanh cao. Cho nên chúng ta thấy, các nhà thờ lúc nào cũng cố ngoi vào trung tâm những thành phố lớn thể hiện "đi vào trung tâm sẽ thấy nó" hay đường nào cũng về La Mã.

Có Đời rồi mới có Đạo - Đạo là Âm, Đời là Dương. Phải cảnh giác chthành Cừu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta cũng thấy Sự Thấy có trong bộ não, là hoàn toàn liên kết tới toàn bộ cơ thể và điều khiển nó. Mặc dù nó mang thuộc tính Tuyệt đối, không cũng phải nằm trong quy luật vận động của vũ trụ với một chứng minh không có gì đơn giản hơn là Tính tuyệt đối có trong vật chất.

Với nhận định khởi nguyên vũ trụ, rõ ràng "Định mệnh là có thật" và chúng ta xét các thành tố của định mệnh thông qua một Lá số Tử vi của một người được cho là khnhất thế giới và một người là sướng nhất thế giới trong khoảng thời gian quán xét là Đời người - Chúng ta nhận thấy thành quả và chung cuộc phản ánh điều gì?

Nếu đưa vào thêm yếu tố: sự tồn tại con người là vĩnh cửu thì rõ ràng chưa biết ai hơn ai? bời vì rằng toàn bộ thành quđạt được của sự tồn tại chỉ là sự phản ánh và lưu trqua Tính thấy.

Do vậy, bằng Tính thấy, phải xây dựng nên các thuộc tính trong khi đang hành động (đời người đang chấp nhận những tương tác dạng thô nhất) - nếu không chỉ còn cách luân chuyển theo Âm Dương Ngũ Hành mà thôi (Luân hồi), không còn cách nào khác, để thay đổi rất khó khăn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này hay. Hoangnt nên lưu ý tính hệ thống trong toàn bộ tri kiến và vấn đề nội dung khái niệm là sẽ có nhiều phát kiến có giá trị. Nhưng đây lại là vấn đề rất khó. Rất dễ bị "tẩu hỏa nhập ma". Nhưng đây chính là một trong ba cánh cửa quan trọng để khám phá những bí ẩn của thế giới theo thn thoại Ai Cập.

  On 10/31/2012 at 00:57, 'hoangnt' said:

Chúng ta cũng thấy Sự Thấy có trong bộ não, là hoàn toàn liên kết tới toàn bộ cơ thể và điều khiển nó. Mặc dù nó mang thuộc tính Tuyệt đối, không cũng phải nằm trong quy luật vận động của vũ trụ với một chứng minh không có gì đơn giản hơn là Tính tuyệt đối có trong vật chất.

Với nhận định khởi nguyên vũ trụ, rõ ràng "Định mệnh là có thật" và chúng ta xét các thành tố của định mệnh thông qua một Lá số Tử vi của một người được cho là khnhất thế giới và một người là sướng nhất thế giới trong khoảng thời gian quán xét là Đời người - Chúng ta nhận thấy thành quả và chung cuộc phản ánh điều gì?

Nếu đưa vào thêm yếu tố: sự tồn tại con người là vĩnh cửu thì rõ ràng chưa biết ai hơn ai? bời vì rằng toàn bộ thành quđạt được của sự tồn tại chỉ là sự phản ánh và lưu trqua Tính thấy.

Do vậy, bằng Tính thấy, phải xây dựng nên các thuộc tính trong khi đang hành động (đời người đang chấp nhận những tương tác dạng thô nhất) - nếu không chỉ còn cách luân chuyển theo Âm Dương Ngũ Hành mà thôi (Luân hồi), không còn cách nào khác, để thay đổi rất khó khăn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng,

Chúng ta sẽ phải tìm cách nào đấy, thông qua học thuyết Âm dương Ngũ hành để giải thích việc Linh hồn thoát ra khỏi thể xác và ngao du đó đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 10/31/2012 at 02:25, 'hoangnt' said:

Vâng,

Chúng ta sẽ phải tìm cách nào đấy, thông qua học thuyết Âm dương Ngũ hành để giải thích việc Linh hồn thoát ra khỏi thể xác và ngao du đó đây.

Có rất nhiều tri thức văn hóa cổ xưa nói về những khái niệm tương tự như linh hồn, kể cả Phật giáo. Trong đó có cả Kinh Dịch. Có một bài viết mới nhất trên mạng của chúng ta cũng nói về vấn đề này, từ góc độ của những nghiên cứu khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites