daretolead

Mạn Đàm Về "định Mệnh Có Thật Hay Không?"

357 bài viết trong chủ đề này

Bác Vô Trước.

Cái gì có sinh ắt có diệt. Linh hồn có sinh ra tất có diệt vong.

Không chắc chắn, do vậy mới phân Thiên Can và Địa chi tạo ra các quy ước sinh - vượng - mộ.

Mọi tương tác trong Vũ trụ đều là tương tác âm dương.

Trường khí âm dương tồn tại khách quan, tuy nhiên chúng ta phải xác định tiếp là nó có từ đâu? và vĩnh cửu hay hữu hạn.

Tôi chịu bạn rồi!!!

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác hoangnt!

TG xin phép sẽ tạm dừng cuộc trao đổi cùng bác trong thời gian này để TG học hỏi thêm kiến thức để trao đổi cùng bác sau

Kính bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TG xin phép sẽ tạm dừng cuộc trao đổi cùng bác trong thời gian này để TG học hỏi thêm kiến thức để trao đổi cùng bác sau

Kính bác.

Cùng nghiên cứu và đi tới.

Vũ trụ (Trời và Đất) là các Đấng sáng tạo ra Con người và điều khiển nó vận động theo quy luật.

Nếu cô lập Con người - thì Con người cũng là 1 Đấng sáng tạo, ví dụ cái tàu vũ trụ chẳng hạn mà chúng ta không thể tìm thấy trong không gian Vũ trụ, như vậy Con người có cùng bản chất sáng tạo giống Vũ trụ.

Nếu Vũ trụ có Bản thể bất biến của nó thì rõ ràng trong Con người cũng có Bản thể này.

Tính sáng tạo xuất phát từ tư duy Con người - cũng có thể xem nó là thuộc tính của Bản thể. Tư duy còn tồn tại mãi mãi hay bất biến chính là Linh hồn vĩnh cửu. Lúc này, cơ thể là một dạng vật chất chỉ cảm nhận lờ mờ qua giác quan. Chúng ta thấy sóng điện, tia cực tím... không thể thấy rõ bằng giác quan.

Nếu phát triển tri giác bằng cách đưa nó về trạng thái nguyên thủy thì sẽ tiếp cận được - qua phương pháp thiền định.

Chúng ta thấy, về kinh sách:

- Khác với Phật giáo, cho linh hồn không tòn tại bởi nguyên lý sinh diệt.

- Kito giáo: Vĩnh cửu, cho rằng sau khi chết lên thiên đường hoặc xuống địa ngục.

- Bà La Môn: về nước trời Phạm Thiên - vĩnh cửu.

- Đạo giáo: tu tiên mới vĩnh cửu hay hòa nhập Đạo.

- Nho giáo: không thấy sự vĩnh cửu.

- Ấn Độ giáo: có vĩnh cửu.

- Khoa học: không có.

Thực tế khách quan làm thay đổi nhận định:

- Vô số hiện tượng không giải thích được về khả năng con người.

- Linh hồn tồn tại - nói chuyện thoải mái.

- Chụp ảnh được Linh hồn.

Nói chung các tôn giáo và 2khoa học đang bị "kẹt" về ý nghĩa của Bản thể và các thuộc tính bất biến của nó và vì vậy sẽ phải mâu thuẫn lẫn nhau trong việc xác định con người là vĩnh cửu hay hữu hạn. Điều này phải tìm căn cứ xác định một cách khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ hoangnt,

Nói rằng có linh hồn thì linh hồn được tạo nên bởi dạng vật chất gì? Hay thể gì?

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói rằng có linh hồn thì linh hồn được tạo nên bởi dạng vật chất gì? Hay thể gì?

Thiên Đồng

Đây là câu hỏi khó nhất thế giới và khó nhất cho các tôn giáo.

Nói chung trước tiên phải chứng minh một cách khoa học theo định nghĩa:... và có tính tiên tri.

Dựa trên một học thuyết nào đó và phải chứng thực một cách quan. Nếu có những vấn đề không thể chứng thực thì phải có giải thích hợp lý như định nghĩa trên.

Vật chất của Linh hồn

Chúng ta đã từng phân tích và nhận định: Không có cái gọi là Vô mà chỉ có cái gọi là Có, do bởi chúng ta xây dựng các quy ước chuyển hóa nên sinh ra cái gọi là Vô. Ví dụ, khi chết khi cơ thể bị hủy hoại gọi là Vô, không còn ăn chơi nữa.

Cũng thấy rằng: do cái Có và nó vận động theo quy luật tự nhiên, khách quan nên nhận thấy phải có những động lực đứng sau cái Có hay trong bản thân Vũ trụ có "nguồn lực" tạo mọi liên với vạn vật với nhau và thúc đẩy vận động.

Một cái giống của Con người và Vũ trụ là tính sáng tạo, nếu cô lập thì Con người có thể sáng tạo những cái khác với Vũ trụ. trong khi đó những sinh vật cấp thấp hơn thì không thể.

Tư duy con người là một trạng thái đặc biệt mà họ có thể điểu chỉnh cơ thể, thay đổi quy luật tự nhiên ỡ một mức độ nhất định qua sự sáng tạo của mình.

Tổng hợp nhận định rằng:

Trong toàn vạn vật vũ trụ có "cái chung" và "động lực" liên kết tạo sự vận động. Tạm gọi thông thường là Bản thể và Bản thể chứa "lực tự nhận biết nhau" để tạo ra dây chuyền vận động của sự vật, hiện tưỡng trong vũ trụ.

Mặt khác bởi tính Có và hiển lộ của vạn vật nên Bản thể không tách rời với Sự vật, hiện tượng trong không thời gian. Điều này tương ứng luôn tồn tại một sự vật, hiện tượng ở mọi trạng thái biểu hiện của nó có thể ngoài khả năng hiện nay của khoa học.

Như vậy, Bản thể là cốt tủy của vạn vật và có thể không nhận thấy được nó mà chỉ hiểu như vậy nhưng nhận biết được quy luật vận động của vạn vật thông qua thuộc tính hiển lộ của từng sự vật, hiện tượng nói chung.

Một câu hỏi đặt ra: làm sao ta nhận thức được ta và vũ trụ? kết hợp nhận định trên, thì Tư duy phải có thuộc tính hiển lộ và theo quy luật khách quan (chủ quan xét sau).

Phản biện qua lại, thì thuộc tính cơ bản của Tư duy hiển lộ là sự sáng tạo và nhận thức cao nhất là nhận biết được quy luật tự nhiên khách quan.

Sự sáng tạo của con người có khả năng thay đổi được quy luật tự nhiên dù là nhỏ nhoi so với vũ trụ vô cùng - đây chính là vấn đề hết sức đặc biệt, ví dụ làm thay đổi quy luật vận động của Hệ mặt trời qua một tác nhân của mình tới Trái đất.

Sự sinh sản của con người, động vật giống như một sự sáng tạo ra Thái cực mới.

Vậy thì cái Tư duy của con người phải là thuộc tính của Bản thể nhưng là cơ bản nhất tức giống như thuộc thời khởi nguyên vũ trụ.

Dễ hiểu, ví dụ thuộc tính cơ bản con người là thương yêu như khi còn là một đứa trẻ.

Nguồn lực vận động vũ trụ người xưa tìm ra được đó chính là Khí. Khí gồm có âm và dương. Âm dương là biểu hiện của Khí trong quá trình chuyển hóa nhưng thuộc tính chỉ là duy nhất. Như vậy nếu tại một không thời gian Khí "dừng" thì nó là nguyên thủy hay âm dương cân bằng tức Thái cực.

Tư duy như nhận định trên thì nó phải có khả năng điều chỉnh được Khí thì nó mới bổ sung thêm ý nghĩa thuộc tính cơ bản. OK, người xưa đã làm dừng Khí qua thiền định (dĩ nhiên còn kết hợp bổ sung). Mặt khác, Khí của con người phải liên thông khí với toàn bộ Vũ trụ để tạo thành sự vận động thống nhất, hay người xưa gọi Vũ trụ là cái Một.

Quy luật tự nhiên chính là sự vận động theo Hậu Thiên - làm dừng quy luật này đối với con người là trở về thuộc tính cơ bản hay Chân Như, không hàm nghĩa Vô bởi Vô không tồn tại.

Nếu Tư duy vĩnh cửu cùng với thuộc tính thì nó cũng phải nằm trong quy luật vũ trụ - đây chính là luân hồi tuy nhiên thiên đường hay địa ngục là do thuộc tính Hậu thiên của tư duy tích lũy chúng ta.

Chứng thực: thực tế vô số, nói chuyện với Linh hồn (người mất).

Tác động: họ tác động tới ta nhưng khó nhận biết. Do Tư duy chúng ta lệ thuộc vào cơ thể và ngoại cảnh cho nên mất đi thuộc tính nguyên thủy hay là giác quan nguyên thủy. Bằng việc thiền định và chỉnh Khí ta có thể trở về trạng thái này, rõ ràng phải có khả năng nói chuyện lới Linh hồn người khác bình thường, hay chính là ta nhận thức suy nghĩ của chính ta được vậy. Cho nên, một khả năng của con người là nói chuyện qua suy nghĩ mà không cần lời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải thích về cái thiện - ác:

Do sự vận động của Hậu thiên, nên mặc dù trong ta có tính Phật nhưng vì giới hạn nên ngoại cảnh ảnh hưởng là then chốt, và hệ quả là cái ác luôn áp đảo cái thiện là bắt buộc. Do vậy, để xử lý nó triệt để phải xây dựng một học thuyết thống nhất và phương pháp phổ biến cho nhân loại áp dụng để trở về bản ngã. Đặc biệt những người nắm vận mệnh số đông phải có hiểu biết này nếu không sẽ khó tìm thấy lối ra.

"Con vua lại làm vua" sẽ phải thay đổi triệt để thì mới khá được ,chẳng nhẽ lại phụ thuộc tiếp tục những cái tư duy và mong cầu cũ rích sao?. Phải đưa mỗi cá nhân nhận thức được sứ mệnh của chính mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói rằng có linh hồn thì linh hồn được tạo nên bởi dạng vật chất gì? Hay thể gì?

Thiên Đồng

Đây là câu hỏi khó nhất thế giới và khó nhất cho các tôn giáo.

Nói chung trước tiên phải chứng minh một cách khoa học theo định nghĩa:... và có tính tiên tri.

Dựa trên một học thuyết nào đó và phải chứng thực một cách quan. Nếu có những vấn đề không thể chứng thực thì phải có giải thích hợp lý như định nghĩa trên.

Vật chất của Linh hồn

Chúng ta đã từng phân tích và nhận định: Không có cái gọi là Vô mà chỉ có cái gọi là Có, do bởi chúng ta xây dựng các quy ước chuyển hóa nên sinh ra cái gọi là Vô. Ví dụ, khi chết khi cơ thể bị hủy hoại gọi là Vô, không còn ăn chơi nữa.

Cũng thấy rằng: do cái Có và nó vận động theo quy luật tự nhiên, khách quan nên nhận thấy phải có những động lực đứng sau cái Có hay trong bản thân Vũ trụ có "nguồn lực" tạo mọi liên với vạn vật với nhau và thúc đẩy vận động.

Một cái giống của Con người và Vũ trụ là tính sáng tạo, nếu cô lập thì Con người có thể sáng tạo những cái khác với Vũ trụ. trong khi đó những sinh vật cấp thấp hơn thì không thể.

Tư duy con người là một trạng thái đặc biệt mà họ có thể điểu chỉnh cơ thể, thay đổi quy luật tự nhiên ỡ một mức độ nhất định qua sự sáng tạo của mình.

Tổng hợp nhận định rằng:

Trong toàn vạn vật vũ trụ có "cái chung" và "động lực" liên kết tạo sự vận động. Tạm gọi thông thường là Bản thể và Bản thể chứa "lực tự nhận biết nhau" để tạo ra dây chuyền vận động của sự vật, hiện tưỡng trong vũ trụ.

Mặt khác bởi tính Có và hiển lộ của vạn vật nên Bản thể không tách rời với Sự vật, hiện tượng trong không thời gian. Điều này tương ứng luôn tồn tại một sự vật, hiện tượng ở mọi trạng thái biểu hiện của nó có thể ngoài khả năng hiện nay của khoa học.

Như vậy, Bản thể là cốt tủy của vạn vật và có thể không nhận thấy được nó mà chỉ hiểu như vậy nhưng nhận biết được quy luật vận động của vạn vật thông qua thuộc tính hiển lộ của từng sự vật, hiện tượng nói chung.

Một câu hỏi đặt ra: làm sao ta nhận thức được ta và vũ trụ? kết hợp nhận định trên, thì Tư duy phải có thuộc tính hiển lộ và theo quy luật khách quan (chủ quan xét sau).

Phản biện qua lại, thì thuộc tính cơ bản của Tư duy hiển lộ là sự sáng tạo và nhận thức cao nhất là nhận biết được quy luật tự nhiên khách quan.

Sự sáng tạo của con người có khả năng thay đổi được quy luật tự nhiên dù là nhỏ nhoi so với vũ trụ vô cùng - đây chính là vấn đề hết sức đặc biệt, ví dụ làm thay đổi quy luật vận động của Hệ mặt trời qua một tác nhân của mình tới Trái đất.

Sự sinh sản của con người, động vật giống như một sự sáng tạo ra Thái cực mới.

Vậy thì cái Tư duy của con người phải là thuộc tính của Bản thể nhưng là cơ bản nhất tức giống như thuộc thời khởi nguyên vũ trụ.

Dễ hiểu, ví dụ thuộc tính cơ bản con người là thương yêu như khi còn là một đứa trẻ.

Nguồn lực vận động vũ trụ người xưa tìm ra được đó chính là Khí. Khí gồm có âm và dương. Âm dương là biểu hiện của Khí trong quá trình chuyển hóa nhưng thuộc tính chỉ là duy nhất. Như vậy nếu tại một không thời gian Khí "dừng" thì nó là nguyên thủy hay âm dương cân bằng tức Thái cực.

Tư duy như nhận định trên thì nó phải có khả năng điều chỉnh được Khí thì nó mới bổ sung thêm ý nghĩa thuộc tính cơ bản. OK, người xưa đã làm dừng Khí qua thiền định (dĩ nhiên còn kết hợp bổ sung). Mặt khác, Khí của con người phải liên thông khí với toàn bộ Vũ trụ để tạo thành sự vận động thống nhất, hay người xưa gọi Vũ trụ là cái Một.

Quy luật tự nhiên chính là sự vận động theo Hậu Thiên - làm dừng quy luật này đối với con người là trở về thuộc tính cơ bản hay Chân Như, không hàm nghĩa Vô bởi Vô không tồn tại.

Nếu Tư duy vĩnh cửu cùng với thuộc tính thì nó cũng phải nằm trong quy luật vũ trụ - đây chính là luân hồi tuy nhiên thiên đường hay địa ngục là do thuộc tính Hậu thiên của tư duy tích lũy chúng ta.

Chứng thực: thực tế vô số, nói chuyện với Linh hồn (người mất). Chơ tới nay, còn nghi ngờ vì chưa dựa trên một học thuyết có thể giải thích mọi vấn đề.

Tác động: họ tác động tới ta nhưng khó nhận biết. Do Tư duy chúng ta lệ thuộc vào cơ thể và ngoại cảnh cho nên mất đi thuộc tính nguyên thủy hay là giác quan nguyên thủy. Bằng việc thiền định và chỉnh Khí ta có thể trở về trạng thái này, rõ ràng phải có khả năng nói chuyện lới Linh hồn người khác bình thường, hay chính là ta nhận thức suy nghĩ của chính ta được vậy. Cho nên, một khả năng của con người là nói chuyện qua suy nghĩ mà không cần lời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Bác hoangnt!

Theo TG hiểu thì các trường phái Đạo (đường) thì đều có một mục đích chung mà bên nào cũng muốn hướng đến đó là đi tìm chân lý. Do chúng ta tiếp cận với các trường phải khác nhau, dùng các từ ngữ khác nhau nên có sự chưa tương đồng về cách hiểu mà thôi.

Đạo phật dạy cho chúng sinh đi tìm cái tuyệt đối, Đạo phật chi cho chúng ta con đường ngắn nhất để đến được đó, theo kinh sách của đạo phật thì những lời minh giảng của Đức thích ca thì ngài đã thấy được điều đó.

Khi biết được cái tuyệt đối rồi thì những cái khác là vô nghĩa (đều giả tạm), Theo TG biết thì hầu hêt các bậc thiên tài trên thế giới này khi đạt đến một nhận thức cao thì đều thấy phật giáo và khoa học có sự tương đồng (có bài báo nào mới đây có nói đến CEO Steve Jobs một người kinh doanh mà vẫn theo đạo phật thường xuyên ăn chay niệm phật).

Theo TG hiểu chỉ có Lý học Đông phương mới giải thích được rõ nhất về tính qui luật vận động của vũ trụ, liên quan đến con người trên địa cầu này một cách hợp lý nhất.

Đạo phật (đạo của giác ngộ - dùng trí tuệ để giác ngộ) - Lý học (dùng trí tuệ để hiểu qui luật, tương tác) - Khoa học hiện đại (cũng dùng trí tuệ để khám phá tìm tòi), trái lại đạo thiên chúa (vì tôi cũng có nhiều người bạn theo đạo thiên chúa - họ tin vào chúa - làm gì sai trái về xưng tội - ngày mai sai lại xưng tội - xưng tội qua cha đạo - để ngài bỏ qua - họ quan niệm rằng thế giới này do chúa sinh ra và mọi sự vận động này đều do ngài sắp xếp). Do đó TG thấy Đạo phật - Lý học - Khoa học hiện đại có điểm chung là dùng TRÍ TUỆ - khác với các đạo khác dùng đức tin - ỷ lại cho các ngài.

Do sự vận động của Hậu thiên,.....

Theo bác hoangnt thì Tiên thiên ở đây nên hiểu thế nào ạ?

Không biết bác hoangnt đi theo trường phái nào? vì TG đọc bài của bác hoangnt chưa hình dung được bác đi theo con đường nào cả. Bác thông cảm cho TG vì TG đọc ít sách có thể biết chưa nhiều!

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Bác hoangnt!

Theo TG hiểu thì các trường phái Đạo (đường) thì đều có một mục đích chung mà bên nào cũng muốn hướng đến đó là đi tìm chân lý. Do chúng ta tiếp cận với các trường phải khác nhau, dùng các từ ngữ khác nhau nên có sự chưa tương đồng về cách hiểu mà thôi.

Đạo phật dạy cho chúng sinh đi tìm cái tuyệt đối, Đạo phật chi cho chúng ta con đường ngắn nhất để đến được đó, theo kinh sách của đạo phật thì những lời minh giảng của Đức thích ca thì ngài đã thấy được điều đó.

Phải xem lại lịch sử, giáo lý và mục tiêu qua tôn giáo đối chiếu dựa trên nền tảng nào mới nói rõ được, không thể chứng minh cùng chung tìm chân lý. Ví dụ, các quy định luân lý không chỉ có tôn giáo, mà cuộc sống giáo dục thường nhật cũng đã có, thậm chí nhiều là đằng khác.

Đạo Phật dạy chúng sinh tìm cái tuyệt đối, tuy nhiên phải xác định cái tuyệt đối vì nó hình như dành cho Thượng Đế thì phải. Vị này có lẽ đứng cao hơn tất cả các tôn giáo?

Như ta biết, sức mạnh vĩ đại của Hậu Thiên áp đặt cho con người, xã hội, thiên nhiên do vậy mặc dù nội dung giáo lý - mục tiêu của tôn giáo giả sử là OK nhưng vì sự tiếp nối phụ thuộc vào nhóm con người tổ chức nó, nếu không kiểm soát được thì thực chất chỉ là một vở kịch của người đời mà thôi.

Khi biết được cái tuyệt đối rồi thì những cái khác là vô nghĩa (đều giả tạm), Theo TG biết thì hầu hêt các bậc thiên tài trên thế giới này khi đạt đến một nhận thức cao thì đều thấy phật giáo và khoa học có sự tương đồng (có bài báo nào mới đây có nói đến CEO Steve Jobs một người kinh doanh mà vẫn theo đạo phật thường xuyên ăn chay niệm phật).

Tất cả là thật, vì Ta là chân lý. Đúng, Phật giáo và khoa học có tương đồng, theo cá nhân đó là phương pháp luận về vũ trụ và con người, tuy nhiên khoa học giúp điều kiện sống cho con người tốt hơn, nhưng không cân bằng tâm lý và đạo đức bằng tôn giáo.

Theo TG hiểu chỉ có Lý học Đông phương mới giải thích được rõ nhất về tính qui luật vận động của vũ trụ, liên quan đến con người trên địa cầu này một cách hợp lý nhất.

OK.

Đạo phật (đạo của giác ngộ - dùng trí tuệ để giác ngộ) - Lý học (dùng trí tuệ để hiểu qui luật, tương tác) - Khoa học hiện đại (cũng dùng trí tuệ để khám phá tìm tòi), trái lại đạo thiên chúa (vì tôi cũng có nhiều người bạn theo đạo thiên chúa - họ tin vào chúa - làm gì sai trái về xưng tội - ngày mai sai lại xưng tội - xưng tội qua cha đạo - để ngài bỏ qua - họ quan niệm rằng thế giới này do chúa sinh ra và mọi sự vận động này đều do ngài sắp xếp). Do đó TG thấy Đạo phật - Lý học - Khoa học hiện đại có điểm chung là dùng TRÍ TUỆ - khác với các đạo khác dùng đức tin - ỷ lại cho các ngài.

OK, đức tin là điều kiện cần nhưng chưa đủ.

Theo bác hoangnt thì Tiên thiên ở đây nên hiểu thế nào ạ?

Đã định nghĩa vô số nhưng hình như chưa rõ lắm. Tiên Thiên là trạng thái ban đầu của vũ trụ, như đã phân tích ở trên, là một trạng thái bản thể với những thuộc tính cơ bản của nó ở trạng thái tiềm năng, hay hiểu là chúng đồng chất là đẳng hướng (KHÍ) trong toàn bộ vũ trụ vô cùng. Trong một điều kiện nào đó, một tương tác cục bộ và gây ra trạng thái dây chuyền, khi đạt đến đủ điều kiện tương tác cực đại gây ra sự va chạm trong toàn bộ vũ trụ với một tiếng nổ lớn không thể tưởng tượng, thế là vũ trụ sắp xếp và vận động theo Hậu Thiên. Không phải BigBang, mà vụ nổ này diễn ra khắp vũ trụ. Trạng thái ban đầu này gọi là Thái cực.

Không biết bác hoangnt đi theo trường phái nào? vì TG đọc bài của bác hoangnt chưa hình dung được bác đi theo con đường nào cả. Bác thông cảm cho TG vì TG đọc ít sách có thể biết chưa nhiều!

Lý học.

Thực tế.

Khoa học.

Tôn giáo.

Tổng hợp lại thì thành món bảo bối: Thư Hùng Kiếm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình như bác hoangnt loạn từ rồi ạ! thông cảm cho TG nói vậy.

Ở topic này mạn đàm về định mệnh có thật hay không, vì vậy chúng ta nói chuyện nên xoáy vào trọng tâm đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình như bác hoangnt loạn từ rồi ạ! thông cảm cho TG nói vậy.

Ở topic này mạn đàm về định mệnh có thật hay không, vì vậy chúng ta nói chuyện nên xoáy vào trọng tâm đó.

Viết vừa thật vừa chơi ấy mà.

Nhìn nội dung thì biết loạn hay không.

Muốn hiểu tận cùng, khó lắm. Phải có trí logic, óc tưởng tượng và cơ duyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở topic này mạn đàm về định mệnh có thật hay không, vì vậy chúng ta nói chuyện nên xoáy vào trọng tâm đó.

OK, sau khi đi tìm khắp vạn nẻo đường và hình dung được Tiên Thiên, chúng ta quay lại chủ đề trên.

Giả sử định mệnh là có thật, ta xét 2 giai đoạn: giai đoạn 1: xuất hiện Ta, giai đoạn 2: các tương tác bởi Ta.

Nếu 1 là bắt buộc thì 2 có phải là bắt buộc hay không.

Để tới 1, rõ ràng vũ trụ phải là duy nhất và chứng minh nó như thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác hoangnt!

TG hiểu thế này: Con người được sinh ra phải có sự kết hợp của 3 yếu tố: Tinh Cha - Huyết Mẹ - Phần hồn (nôm na vậy). Tinh cha huyết mẹ thì ai cũng hiểu rồi, còn yếu tố thứ 3 chúng ta cần bàn đến nó là tập hợp rất nhiều năng lượng khác nhau của vũ trụ nay, ví như các sao trong môn tử vi nói đến, kiếp trong luân hồi ở đạo phật chẳng hạn.

Khi 3 yếu tố trên kết hợp sẽ hình thành nên chúng ta ngày nay, nội tại chúng ta đang bị chi phối bởi hậu quả của những tương tác mà có thể cách chúng ta hàng trăm ngàn kiếp trước, hoặc là mới (TG có lấy ví dụ trong topic này: Các sao chiếu ánh sáng, năng lượng đến trái đất này hiện chúng ta cảm nhận được có thể ánh sáng đó nó phát ra cách chúng ta từ hàng ngàn năm trước, hoặc lâu hơn).

Hiện tại chúng ta chưa hiểu được, chưa có đủ phương tiện để nhận biết nó, mà TG nghĩ các phương tiện hiện đại như các máy móc thì không thể nhận biết được vấn đề này (ví dụ tính thấy chẳng hạn), bởi sao: Đơn giản là vì máy móc không tư duy được - nó chỉ làm những gì mà con người lập trình ra.

Các môn học thuật cổ đông phương, đặc biệt là môn Tử vi nó phản ánh rất rõ, mô tả được cuộc đời của một kiếp người mà đầu vào của nó là Giờ, Ngày, Tháng, Năm. Tùy vào người luận đoán mà cho ra kết quả khác nhau, cơ bản là giống nhau (đối với những người biết luận), theo TG được biết thì hầu như đúng trong diễn tiến của đời người. Vậy bằng chứng là có thể tiên tri được, thì chứng tỏ định mệnh đã an bài cho một kiếp người còn gì.

Còn những vấn đề liên quan đến hạn chế trong môn tử vi bác tham khảo thêm, TG có tham khảo nhưng không ham mê lắm nên kém.

Chúng ta đang sống đây chịu rất nhiều sự tương tác (tương tác chồng chéo):

1. Hệ quả của tiền kiếp (phần hồn đó có còn năng lượng, số phận)

2. Tương tác bởi môi trường sống hiện tại , môi trường ở đây không phải đơn thuần là thiên nhiên mà là tương tác giữa vợ chồng, anh em, con cái, mối quan hệ cộng đồng, .... thì tạo cho chúng ta có các tính cách, số phận khác nhau,...

Rất phức tạp, vì vậy mà TG đã suy nghĩ Khoa học hiện đại nên khám phá con người trước khi đi khám phá vũ trụ

Bác hoangnt đã khi nào tự hỏi: TẠI SAO CHÚNG TA TƯ DUY, SUY NGHĨ ĐƯỢC CHƯA?

TG xuống ăn cơm đã, hẹn gặp bác sau Posted Image

Kính bác!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác hoangnt!

TG hiểu thế này: Con người được sinh ra phải có sự kết hợp của 3 yếu tố: Tinh Cha - Huyết Mẹ - Phần hồn (nôm na vậy). Tinh cha huyết mẹ thì ai cũng hiểu rồi, còn yếu tố thứ 3 chúng ta cần bàn đến nó là tập hợp rất nhiều năng lượng khác nhau của vũ trụ nay, ví như các sao trong môn tử vi nói đến, kiếp trong luân hồi ở đạo phật chẳng hạn.

Khi 3 yếu tố trên kết hợp sẽ hình thành nên chúng ta ngày nay, nội tại chúng ta đang bị chi phối bởi hậu quả của những tương tác mà có thể cách chúng ta hàng trăm ngàn kiếp trước, hoặc là mới (TG có lấy ví dụ trong topic này: Các sao chiếu ánh sáng, năng lượng đến trái đất này hiện chúng ta cảm nhận được có thể ánh sáng đó nó phát ra cách chúng ta từ hàng ngàn năm trước, hoặc lâu hơn).

Hiện tại chúng ta chưa hiểu được, chưa có đủ phương tiện để nhận biết nó, mà TG nghĩ các phương tiện hiện đại như các máy móc thì không thể nhận biết được vấn đề này (ví dụ tính thấy chẳng hạn), bởi sao: Đơn giản là vì máy móc không tư duy được - nó chỉ làm những gì mà con người lập trình ra.

Các môn học thuật cổ đông phương, đặc biệt là môn Tử vi nó phản ánh rất rõ, mô tả được cuộc đời của một kiếp người mà đầu vào của nó là Giờ, Ngày, Tháng, Năm. Tùy vào người luận đoán mà cho ra kết quả khác nhau, cơ bản là giống nhau (đối với những người biết luận), theo TG được biết thì hầu như đúng trong diễn tiến của đời người. Vậy bằng chứng là có thể tiên tri được, thì chứng tỏ định mệnh đã an bài cho một kiếp người còn gì.

Còn những vấn đề liên quan đến hạn chế trong môn tử vi bác tham khảo thêm, TG có tham khảo nhưng không ham mê lắm nên kém.

Cũng có một số ý hay nhưng dùng để chứng minh thì không thể.

Chúng ta đang sống đây chịu rất nhiều sự tương tác (tương tác chồng chéo):

1. Hệ quả của tiền kiếp (phần hồn đó có còn năng lượng, số phận)

2. Tương tác bởi môi trường sống hiện tại , môi trường ở đây không phải đơn thuần là thiên nhiên mà là tương tác giữa vợ chồng, anh em, con cái, mối quan hệ cộng đồng, .... thì tạo cho chúng ta có các tính cách, số phận khác nhau,...

Rất phức tạp, vì vậy mà TG đã suy nghĩ Khoa học hiện đại nên khám phá con người trước khi đi khám phá vũ trụ

Bác hoangnt đã khi nào tự hỏi: TẠI SAO CHÚNG TA TƯ DUY, SUY NGHĨ ĐƯỢC CHƯA?

TG xuống ăn cơm đã, hẹn gặp bác sau Posted Image

Kính bác!

Hình như ta đang bị lặp lại: Ở topic này mạn đàm về định mệnh có thật hay không, vì vậy chúng ta nói chuyện nên xoáy vào trọng tâm đó.

Để nối mạch, theo TG thì trả lời như thế nào về 1 trong những câu hỏi khó nhất thế giới: tại sao chúng ta tư duy?.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác hoangnt!

Câu hỏi 1: Tại sao chúng ta tư suy nghĩ, tư duy được?

Câu hỏi 2: Tại sao chúng ta suy nghĩ, tư duy.

Theo TG thì 2 câu hỏi này hoàn toàn khác nhau bác hoangnt ạ.

Có câu 1 rồi câu 2 mới có. Theo bác câu 1 nên trả lời thế nào ạ?

TG không chứng minh định mệnh có thật hay không, câu trả lời thì SP Thiên sứ đã viết trong tác phẩm "Định mệnh có thật hay không? Đức phật khai ngộ về tính thấy". TG chỉ đi đúng như topic này là "Mạn đàm" thôi ạ. Giải thích hợp lý # Chứng minh thưa bác.

Những gì TG nói thì TG nghĩ đều liên quan đến chủ đề của topic này đấy ạ.

Để nối mạch, theo TG thì trả lời như thế nào về 1 trong những câu hỏi khó nhất thế giới: tại sao chúng ta tư duy?.

Kính bác!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo quy ước, người đặt vấn đề thì đưa lời giải thích trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo quy ước, người đặt vấn đề thì đưa lời giải thích trước.

Hiện TG chỉ đặt vấn đề vậy thôi chứ chưa có lời giải thích bác hoangnt ạ! Bác có thể giải thích hộ TG được không ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác hoangnt!

TG hiểu thế này: Con người được sinh ra phải có sự kết hợp của 3 yếu tố: Tinh Cha - Huyết Mẹ - Phần hồn (nôm na vậy). Tinh cha huyết mẹ thì ai cũng hiểu rồi, còn yếu tố thứ 3 chúng ta cần bàn đến nó là tập hợp rất nhiều năng lượng khác nhau của vũ trụ nay, ví như các sao trong môn tử vi nói đến, kiếp trong luân hồi ở đạo phật chẳng hạn.

Khi 3 yếu tố trên kết hợp sẽ hình thành nên chúng ta ngày nay, nội tại chúng ta đang bị chi phối bởi hậu quả của những tương tác mà có thể cách chúng ta hàng trăm ngàn kiếp trước, hoặc là mới (TG có lấy ví dụ trong topic này: Các sao chiếu ánh sáng, năng lượng đến trái đất này hiện chúng ta cảm nhận được có thể ánh sáng đó nó phát ra cách chúng ta từ hàng ngàn năm trước, hoặc lâu hơn).

Hiện tại chúng ta chưa hiểu được, chưa có đủ phương tiện để nhận biết nó, mà TG nghĩ các phương tiện hiện đại như các máy móc thì không thể nhận biết được vấn đề này (ví dụ tính thấy chẳng hạn), bởi sao: Đơn giản là vì máy móc không tư duy được - nó chỉ làm những gì mà con người lập trình ra.

Các môn học thuật cổ đông phương, đặc biệt là môn Tử vi nó phản ánh rất rõ, mô tả được cuộc đời của một kiếp người mà đầu vào của nó là Giờ, Ngày, Tháng, Năm. Tùy vào người luận đoán mà cho ra kết quả khác nhau, cơ bản là giống nhau (đối với những người biết luận), theo TG được biết thì hầu như đúng trong diễn tiến của đời người. Vậy bằng chứng là có thể tiên tri được, thì chứng tỏ định mệnh đã an bài cho một kiếp người còn gì.

Còn những vấn đề liên quan đến hạn chế trong môn tử vi bác tham khảo thêm, TG có tham khảo nhưng không ham mê lắm nên kém.

Chúng ta đang sống đây chịu rất nhiều sự tương tác (tương tác chồng chéo):

1. Hệ quả của tiền kiếp (phần hồn đó có còn năng lượng, số phận)

2. Tương tác bởi môi trường sống hiện tại , môi trường ở đây không phải đơn thuần là thiên nhiên mà là tương tác giữa vợ chồng, anh em, con cái, mối quan hệ cộng đồng, .... thì tạo cho chúng ta có các tính cách, số phận khác nhau,...

Rất phức tạp, vì vậy mà TG đã suy nghĩ Khoa học hiện đại nên khám phá con người trước khi đi khám phá vũ trụ

Bác hoangnt đã khi nào tự hỏi: TẠI SAO CHÚNG TA TƯ DUY, SUY NGHĨ ĐƯỢC CHƯA?

TG xuống ăn cơm đã, hẹn gặp bác sau Posted Image

Kính bác!

Theo Dare này biết thì Đức Phật không cổ súy việc xem bói toán, tử vi. Đức Phật cũng chống lại thuyết định mệnh. Có lẽ TG nhầm lẫn giữa thuyết Nghiệp và thuyết Định Mệnh chăng? Vì dare thấy bạn đề cập đến các vấn đề của thuyết Nghiệp nhưng khi kết luận thì lại áp vào thuyết Định Mệnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Dare này biết thì Đức Phật không cổ súy việc xem bói toán, tử vi. Đức Phật cũng chống lại thuyết định mệnh. Có lẽ TG nhầm lẫn giữa thuyết Nghiệp và thuyết Định Mệnh chăng? Vì dare thấy bạn đề cập đến các vấn đề của thuyết Nghiệp nhưng khi kết luận thì lại áp vào thuyết Định Mệnh.

Hình như Dare chưa hiểu ý của TG rồi ạ, TG đang nói theo cách hiểu của mình từ việc sinh ra con người tự nhiên và chịu sự chi phối của tương tác chằng chịt, trong sự tương tác đó có thể đoán được trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tư duy là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà khoa học nghiên cứu Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lý luận nhận thức. Lôgíc học nghiên cứu tư duy ở các quy tắc tư duy đúng. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lý học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của các quá trình tư duy ở con người. Điều khiển học nghiên cứu tư duy để có thể tạo ra "Trí tuệ nhân tạo". Tâm lý học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tư duy với các khía cạnh khác của nhận thức (1). Ngày nay, người ta còn nói tới tư duy của người máy...

Song, dù là loại tư duy nào thì nó cũng có sự khác biệt căn bản với tư duy con người, ở chỗ: Tư duy của con người mang bản chất xã hội - lịch sử, có tính sáng tạo, có khả năng khái quát và sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện. Tư duy con người được quy định bởi các nguyên nhân, các yêu cầu của quá trình phát triển lịch sử - xã hội, chứ không đừng lại ở mức độ tư duy bằng các thao tác chân tay hay bằng một chương trình đã được lập sẵn. Có thể nói một cách khái quát, các nhà tâm lý học Mác - xít, trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chúng, đã khẳng định: Tư duy là sản phẩm cao cấp của một dạng vật chất hữu cơ có tổ chức cao, đó là bộ não của con người. Trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan bằng những khái niệm, phán đoán... tư duy bao giờ cũng có mối liên hệ nhất định với một hình thức hoạt động của vật chất, với sự hoạt động của não người. Trong khi xác đính sự giống nhau giữa tâm lý người và động vật, các nhà tâm lý học Mác - xít cũng chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa tư duy của con người và hoạt động tâm lý động vật. Một trong những khác nhau ấy là tư duy con người sử dụng khái niệm để ghi lại những kết quả trừu tượng hoá, tư duy được ra đời do lao động và trên cơ sở của sự phát triển xã hội. Thông qua hoạt động thực tiễn, thế giới tự nhiên tác động vào các giác quan tạo ra cảm giác, tri giác và biểu tượng là cơ sở ban đầu của tư duy. Tư duy khái quát những thu nhận của cảm giác bằng những khái niệm và những phạm trù khoa học, mang lại cho chúng ta những quan điểm rộng hơn, sâu hơn những cảm giác trực tiếp. Nhờ trừu tượng hoá mà tư duy đã chỉ ra được những mối liên hệ, quan hệ của rất nhiều sự vật, hiện tượng, nêu ra được những khái niệm, những phạm trù, những quy luật phản ánh các mối liên hệ, quan hệ của rất nhiều sự vật, hiện tượng, nêu ra được những khái niệm, những phạm trù, những quy luật phản ánh các mối liên hệ, quan hệ nội tại của các sự vật, hiện tượng đó. Và chỉ có khái quát về lý luận mói cho phép tư duy của con người tìm ra bản chất của các sự vật, hiện tượng và các quy luật phát triển của chúng.

Như vậy, tư duy trước hết là sự phản ánh ở trình độ cao bằng con đường khái quát hoá, hướng sâu vào nhận thức bản chất, quy luật của đối tượng. Phản ánh ở đây hiểu theo quan niệm của chủ nghĩa Mác là phản ánh biện chứng, "là một quá trình phức tạp và mâu thuẫn của sự tác động qua lại giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, giữa hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn, như là một quá trình trong đó con người không thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài, mà tác động tới nó, cải tạo nó và bắt nó phải phục tùng những mục đích của mình"(2). Đó là phản ánh tâm lý, là sự phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính, các mối quan hệ, liên hệ bản chất, quy luật vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong biện thực khách quan(3). Theo V.I. Lê nin, tư duy là sự phản ánh thế giới tự nhiên sâu sắc hơn, trung thành hơn, đầy đủ hơn, .đi sâu một cách vô hạn, tiến gần đến chân lý khách quan hơn. "Tư duy của người ta - đi sâu một cách vô hạn, từ giả tưởng tới bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể như vậy, đến bản chất cấp hai... đến vô hạn"(4).

Tư duy là quá trình vận dụng các khái niệm, phạm trù theo những quy luật lôgíc chặt chẽ nhằm đạt đến chân lý. Theo M.N. Sacđacôv "Khái niệm" là “sự hiểu biết những dấu hiệu chung và bản chất của sự vật, hiện tượng của hiện thực"(5). L.X.Vưgốtxki lại cho rằng “Khái niệm" xuất hiện khi hàng loạt các dấu hiệu đã được trừu tượng hoá lại được tổng hợp, “sự tổng hợp trừu tượng trở thành hình thúc cơ bản của tư duy nhờ đó người ta đạt được suy nghĩ về hiện thực bao quanh". Ông còn đi sâu phân biệt hai dạng khái niệm thông thường và khái niệm khoa học. “Khi nói về khái niệm thông thường, chúng ta cho rằng giao tiếp với môi trường xã hội rộng rãi và thiếu hệ thống là chỉ báo cơ bản của điều kiện phát triển nguồn gốc của nó. Các quyết định đối với khái niệm khoa học là chúng được lĩnh hội và phát triển dưới sự chỉ đạo và giúp đỡ cuả giáo viên và tri thức ở đây được cung cấp cho trẻ em trong hệ thống nhất định"(6). Ở đây, sự khác biệt mang tính quyết định của hai dạng khái tuệ không phải trong nội dung khách quan của chúng mà ở phương pháp và con đường tiếp thu nó. Như vậy, việc cung cấp và việc tiếp thu những tri thức những khái niệm khoa học theo một hệ thống, theo những quy luật lôgíc, chặt chẽ không chỉ giúp trẻ mà ngay cả chúng ta, những người lớn phát triển tư duy được tốt hơn.

Tư duy là quá trình sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần. Theo C. Mác thì cái tinh thần (ở đây, chúng ta cũng có thể hiểu đó chính là tư duy) chẳng qua là cái vật chất được chuyển vào trong đầu và được cải tạo lại ở trong đó(7). Tư duy còn là quá trình tiến tới cái mới, đề xuất những nhận thức mới, là quá trình không ngừng bổ sung và đổi mới. Quy luật của tư duy thực chất là quy luật của sự phát triển và tìm tòi cái mới. Vấn đề này được Rubinstêin cho rằng: Trong quá trình tư duy, khách thể được tất cả nội dung mới, cứ mỗi lần lật đi, lật lại, nó lại được bộc lộ một khía cạnh mới, tất cả các tính chất mới của nó được làm rõ. Một số tác giả khác lại cho rằng, trong quá trình lập luận, tư duy đạt được những cứ liệu ngày càng mới, vượt ra ngoài phạm vi các điều kiện ban đầu và khi sử dụng các điều kiện này, tư duy đi đến những kết luận ngày càng mới, nhờ chủ đưa các đối tượng ở vị trí ban đầu vào trong các mối liên hệ mới. Mỗi lần như vậy, tư duy tựa như lật ra một khía cạnh mới, phát hiện và rút ra hết được các thuộc tính và quan hệ mới của chúng(Posted Image.

Như chúng ta đã biết, nét đặc trưng chung nhất trong phương thức tồn tại của tâm lý người là tư duy với tư cách là một quá trình, một hoạt động. Tư duy với tư cách là một quá trình được xuất phát từ tư tưởng chủ đạo của M. Xêtrênôv. Trong các công trình nghiên cứu của mình, Xêtrênôv đã đưa ra luận điểm "cần phải lấy tư tưởng cho rằng hành động tâm lý là một quá trình, một sự vận động tâm lý có mở đầu nào đó, có diễn biến và kết thúc"(9). Từ đây, chúng ta có thể hiểu tư duy được phân chia thành các khâu, các hoạt động. Mà trong các khâu này, mỗi một hành động tư duy sẽ làm biến đổi mối quan hệ của chủ thể với khách thể, kích thích sự diễn biến của tình huống có vấn đề đều kích thích sự chuyển biến tiếp theo của quá trình tư duy. Quá trình tư duy chỉ diễn ra khi xuất hiện vấn đề, nhưng đòi hỏi chủ thể phải ý thức rõ ràng được vấn đề và tiếp nhận nó như một mâu thuẫn cần phải hành động để giải quyết. Theo X L. Rubinstêin, tư duy thường bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên, sự thắc mắc hay từ một mâu thuẫn nào đó lôi cuốn cá nhân vào hoạt động tư duy. Những vấn đề đó được ông gọi là tình huống có vấn đề. Để một vấn đề trở thành tình huống có vấn đề của tư duy, đòi hỏi chủ thể phải có nhu cầu, mong muốn giải quyết vấn đề đó. Mặt khác, chủ thể cũng phải có tri thức cần thiết có liên quan thì việc giải quyết vấn đề mới có thể diễn ra, quá trình tư duy mới được diễn ra.

Phân tích dưới góc độ lý luận tính hai mặt của quá trình tư duy thống nhất, tác giả Nguyễn Bá Dương (10) đã đi đến nhận định: Quá trình tìm kiếm, phát minh cái mới trong khoa học cũng giống như quá trình tái tạo lại kinh nghiệm của lịch sử - xã hội loài người diễn ra dưới hình thức giải quyết các tình huống có vấn đề. Bản thân mỗi kinh nghiệm lịch sử - xã hội luôn có tính tổng hợp chứa đựng bên trong nó. Điều đó có nghĩa là, nó chính là sản phẩm có tính tổng hòa của hoạt động sáng tạo của xã hội loài người. Từ đó cho thấy, mâu thuẫn cơ bản của sự phát triển trí tuệ loài người là ở chỗ "tư duy một mặt là một quá trình tìm kiếm và phát hiện ra cái mới, cái bản chất, mặt khác nó còn là quá trình tái tạo lại những tri thức, những kinh nghiệm lịch sử - xã hội đã được loài người tích luỹ".

Sơ đồ quá trình tư duy

Quá trình tư duy được nhà tâm lý học Xô - viết K.K. Platônôv phân chia thành các giai đoạn hết sức cụ thể, các giai đoạn này được diễn ra một cách hết sức nhanh, thậm chí như sự tự động hoá. Đặc biệt, trong các giai đoạn này, các thao tác tư duy đều được diễn ra một cách tự động. Trên cơ sở sơ đồ quá trình tư duy do một số nhà tâm lý học Việt Nam xây dựng, chúng tôi xây dựng mô hình các giai đoạn của quá trình tư duy như sau:

(I): Khi giả thuyết bị phủ định, có thể hình thành giả thuyết mới.

(II): Khi hình thành giả thuyết mới vẫn bị phủ định, lúc này cần phải nhận thức lại vấn đề từ đầu. Quá trình tư duymới .

(III): Khi có kết quả, cần phải được kiểm tra lại, đối chiếu lại. Khi xét trong các mối quan hệ với khách thể và nhiệm vụ nó giải quyết, tư duy được xem như một hoạt động. Ở khía cạnh này, tư duy không những có tính quy luật của sự diễn biến theo quá trình (như phân tích, tổng hợp, khái quát) mà còn có cả mặt nhân cách, động cơ chung cho tư duy và mọi hoạt động của con người. Cũng từ góc độ xem xét tư duy như một hoạt động cho phép chúng ta hiểu tư duy không chỉ là sản phẩm của hiện thực khách quan, mà còn là sản phẩm của mối quan hệ qua lại giữa con người với hiện thực khách quan. Bới lẽ, chính mối quan hệ này được thể hiện như một hoạt động. Cũng chính thông qua mối quan hệ này mà các đặc điểm của hoạt động bên ngoài, tính phổ quát của các tháo tác lôgíc trong hoạt động bên ngoài chuyển dần sang cái phát sính bên trong của hoạt động đó. Vì vậy, giữa hoạt động bên ngoài và hoạt động bên trong (tức tư duy) có sự đẳng cấu về cấu trúc. Tư duy như một quá trình và tư duy như một hoạt động - đó là hai khía cạnh của cùng một hiện tượng mà thôi. Hoạt động tư duy bao giờ cũng đồng thời là quá trình tư duy và quá trình tư duy về một khía cạnh nào đó chính là bản thân hoạt động ấy hay như một thành phần của nó (11).

Để định nghĩa tư duy, chúng tôi nhận thấy các nhà tâm lý học trong nước cũng như nước ngoài, mỗi người có một cách hiểu riêng của mình. X.L. Rubinstêin cho rằng: Tư duy là sự "Thâm nhập vào những tầng mới của bản thể, là giành lấy và đưa ra ánh sáng những cái cho đến nay vẫn giấu kín trong cõi sâu bí ẩn: Đặt ra và giải quyết vấn đề của thực tại và cuộc sống, tìm tòi và giải đáp câu hỏi thực ra nó là như thế nào, câu trả lời đó là cần thiết để biết nên sống thế nào, cho đúng và cần làm gì ?"(12). A. Spiếckin lại cho rằng: Tư duy của con người, phản ánh hiện thực, về bản chất là quá trình truyền đạt gồm hai tính chất: Một mặt, con người hướng về vật chất, phản ánh những nét đặc trưng và những mối liên hệ của vật ấy với vật khác, và mặt khác con người hướng về xã hội để truyền đạt những kết quả của tư duy của mình(13). Từ cách tiếp cận mô hình xử lý thông tin, tác giả Đặng Phương Kiệt quan niệm: "Tư duy là một quá trình tâm trí phức tạp, tạo ra một biểu tượng mới bằng cách làm biến đổi thông tin có sẵn"(14).

Với cách tiếp cận này, tác giả cho rằng, các quá trình tư duy của con người được diễn ra ở đoạn trên cùng của trình tự xử lý thông tin và điều gì sẽ diễn ra khi đạt tới giai đoạn này của quá trình xử lý thông tin thì được gọi là tư duy. Dựa trên cơ sở những mối liên hệ, quan hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan và lý thuyết phản ánh, tác giả Mai Hữu Khuê cho rằng "Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng hay các hiện tượng của hiện thực khách quan"(15). Tác giả cho rằng, tư duy khác hẳn với tri giác ở chỗ tư duy không chỉ thực hiện được những bước như đã xảy ra ở tri giác, là tách các phần riêng lẻ của sự vật, mà còn cố gắng hiểu các phần đó có quan hệ với nhau như thế nào. Tư duy phản ánh bản chất của sự vật, và do đó là hình thức phản ánh hiện thực cao nhất. Với việc xem tư duy như là quá trình phân tích, tổng hợp... Nguyễn Đình Trãi cho rằng: Tư duy là quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát những tài liệu đã thu được qua nhận thức cảm tính, nhận thức kinh nghiệm để rút ra cái chung, cái bản chất của sự vật(16).

Với tư cách là quá trình nhận thức, tập thể tác giả: Trần Minh Đức, Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Hoàng Mộc Lan, coi "Tư duy là một quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính của bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà trước đó ta chưa biết” (17).

Phân tích một số quan niệm về tư duy như trên để có thể hiểu sâu thêm định nghĩa của tư duy: Tư duy là quá trình tân lý phản ánh hiện thực khách quan một cánh gián tiếp là khái quát, là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất, tìm ra những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà ta chưa từng biết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm nguồn gốc Tư duy như trên thì khó hiểu quá, ta tìm nguồn gốc từ tự nhiên.

Chúng ta xem xét các điều kiện sau:

- Trạng thái từ khi con người phát triển từ khi mới sinh cho tới trưởng thành.

- Giác quan con người - giấc mơ, mộng du, hồi tưởng...

- Tấm gương.

- Máy ghi âm.

- Máy quay phim.

- Hệ thống điều khiển tự động tàu không gian.

- Máy tính sử dụng hệ nhị phân.

- Tạm chấp nhận vũ trụ là duy nhất - Trong hai sự vật, hiện tượng có ít nhất 1 mối liên hệ (chứng minh không quá khó).

- Vật chất là...; Tương tác là... và giả thiết khoa học là...

Nhằm xác định tư duy là cái gì và nguồn gốc cũng như sự tồn tại theo không thời gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dare tạo thêm chút "duyên" để bạn TG tìm hiểu thêm về Phật giáo ;) Hy vọng gieo nhân thì sẽ có quả.

@ Bác hoangnt!

Theo TG hiểu thì các trường phái Đạo (đường) thì đều có một mục đích chung mà bên nào cũng muốn hướng đến đó là đi tìm chân lý. Do chúng ta tiếp cận với các trường phải khác nhau, dùng các từ ngữ khác nhau nên có sự chưa tương đồng về cách hiểu mà thôi.

Đạo phật dạy cho chúng sinh đi tìm cái tuyệt đối, Đạo phật chi cho chúng ta con đường ngắn nhất để đến được đó, theo kinh sách của đạo phật thì những lời minh giảng của Đức thích ca thì ngài đã thấy được điều đó.

Khi biết được cái tuyệt đối rồi thì những cái khác là vô nghĩa (đều giả tạm), Theo TG biết thì hầu hêt các bậc thiên tài trên thế giới này khi đạt đến một nhận thức cao thì đều thấy phật giáo và khoa học có sự tương đồng (có bài báo nào mới đây có nói đến CEO Steve Jobs một người kinh doanh mà vẫn theo đạo phật thường xuyên ăn chay niệm phật).

Theo TG hiểu chỉ có Lý học Đông phương mới giải thích được rõ nhất về tính qui luật vận động của vũ trụ, liên quan đến con người trên địa cầu này một cách hợp lý nhất.

Đạo phật (đạo của giác ngộ - dùng trí tuệ để giác ngộ) - Lý học (dùng trí tuệ để hiểu qui luật, tương tác) - Khoa học hiện đại (cũng dùng trí tuệ để khám phá tìm tòi), trái lại đạo thiên chúa (vì tôi cũng có nhiều người bạn theo đạo thiên chúa - họ tin vào chúa - làm gì sai trái về xưng tội - ngày mai sai lại xưng tội - xưng tội qua cha đạo - để ngài bỏ qua - họ quan niệm rằng thế giới này do chúa sinh ra và mọi sự vận động này đều do ngài sắp xếp). Do đó TG thấy Đạo phật - Lý học - Khoa học hiện đại có điểm chung là dùng TRÍ TUỆ - khác với các đạo khác dùng đức tin - ỷ lại cho các ngài.

Theo bác hoangnt thì Tiên thiên ở đây nên hiểu thế nào ạ?

Không biết bác hoangnt đi theo trường phái nào? vì TG đọc bài của bác hoangnt chưa hình dung được bác đi theo con đường nào cả. Bác thông cảm cho TG vì TG đọc ít sách có thể biết chưa nhiều!

Đạo Phật đâu có tìm kiếm cái tuyệt đối. Phật chỉ muốn giúp con người thoát khỏi khổ và ngài nghĩ đây là cách thiết thực nhất. Phật chẳng trả lời các câu hỏi có tính chất siêu hình vì nó không giúp ích gì cho con người thoát khổ. Làm gì có chuyện khi biết được cái tuyệt đối rồi thì mấy cái khác đều là vô nghĩa và giả tạm. Cuộc sống này đáng sống vì nó rất thực. Phật nói về vô thường thì nên hiểu phật đang nói về sự vận động không ngừng, sao lại suy ra là mọi sự vật là vô nghĩa!

Đức chúa sắp xếp cuộc sống của con người vậy có khác gì với cái gọi là định mệnh đã an bài?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mục đích cao cả của đạo phật theo TG hiểu là giáo hóa chúng sinh và chỉ cho chúng sinh con đường thoát khỏi mê lầm, đi tìm cái chân thật trong chúng sinh, mỗii người chúng ta đều có phật tính(như lai tàng) đó là cái không sinh không diệt, không thay đổi.

Cái đó là cái tuyệt đối rồi ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites