TheTrung

Bài Toán Vô Tận Của Cantor Và Lý Học Đông Phương

51 bài viết trong chủ đề này

Chân lý của Tự do

Hà Yên

Chungta.com

Hướng tới Tự do là khát vọng của nhân loại, Vì vậy Tự do được coi là một phạm trù Triết học. Góc nhìn để nhận thức Tự do cũng khá rộng, vì thế các Triết gia không ngừng tìm kiếm một định nghĩa Tự do theo góc nhìn và cách hiểu của mình trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Cách hiểu Tự do thì có nhiều. Theo Ô. Nguyễn Trần Bạt, nhà nghiên cứu lý luận Kinh tế - Triết học đầy tâm huyết, trong tập tiểu luận “Suy tưởng” xuất bản năm 2005, ông nêu ra hai cách hiểu về Tự do phổ biến nhất, của Locke và Hegel :

Thứ nhất, theo Locke: Tự do là khả năng con người có thể làm bất kỳ điều gì mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào.

Theo ông Nguyễn Trần Bạt thì cách hiểu nguyên thủy này, tuy không ít người tán thành, nhưng nó chứa đựng nguy cơ, do có nhiều người sẽ nhân danh Tự do để thỏa mãn những mong muốn hay tham vọng cá nhân của mình, làm rối loạn trật tự xã hội, và do đó, làm phương hại đến sự phát triển của mỗi cá nhân, cũng như cả cộng đồng.

Thứ hai, theo Hegel: Tự do là cái tất yếu được nhận thức.

Nhận thức được sự hạn chế của định nghĩa về Tự do của Locke, Hegel đã xây dựng một định nghĩa mới về Tự do như là cái tất yếu được nhận thức. Câu hỏi đặt ra là, vậy cái tất yếu là gì ? - ông Nguyễn Trần Bạt lý giải – cái tất yếu được hiểu là các qui luật Tự nhiên, và do đó, định nghĩa Tự do của Hegel được phát biểu rõ như sau: Tự do là các qui luật Tự nhiên được nhận thức.

Hegel cho rằng, con người càng nhận thức một cách chính xác, rõ ràng và toàn diện cái tất yếu bao nhiêu thì càng có Tự do bấy nhiêu. Tức là Hegel đã đưa Tự do từ một trạng thái bản năng đến Tự do trong mối tương quan với cái tất yếu. Như vậy, nhận thức được cái tất yếu trở thành cột mốc của ranh giới giữa trạng thái Tự do và trạng thái Không có tự do. Nhận thức được cái tất yếu, con người sẽ không nhân danh Tự do để thực hiên những hành vi kìm hãm sự phát triển của cá nhân mình và của cả cộng đồng. Và vì vậy mà con người đi đến sự phát triển thực thụ” – (Nguyễn Trần Bạt, sdd).

Vậy, biện chứng của tự do chính là từ nhận thức các qui luật Tự nhiên.

Trước thế kỷ 20, Vũ trụ được nhận thức như một cỗ máy vận hành theo những định luật cơ học Newton. Một Thế giới vận động dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các định luật Vật lý. Một Thế giới có thể tính toán và tiên đoán được cả lộ trình từ quá khứ đến tương lai. “Quyết định luận” là ngọn cờ Tư tưởng mà Laplace dương cao, đã chứng tỏ ưu thế của trào lưu Triết học này ảnh hưởng không nhỏ đến Thế giới quan mà trong đó ý chí Tự do là then chốt, đã bị “tất định luận” cầm tù.

Thế nhưng thực tế lịch sử thì có vẻ không phải như vậy, vì có không ít những giá trị Khoa học – Nghệ thuật vẫn được sáng tạo ra trong Thế giới ấy. Vậy thì liệu định nghĩa “Tự do là các qui luật Tự nhiên được nhận thức” có còn đứng vững ?

Vấn đề là ở chỗ “Con voi Vũ trụ” được mô tả như thế nào. Nó giống cây cột đình, cái quạt, hay chiếc chổi ?

Posted Image

Bước vào thế kỷ 20, ngọn cờ Quyết định luận, với một Vũ trụ bị giam cầm bởi các định luật của Newton, đã lùi dần vào quá khứ. Bởi Vũ trụ đó chỉ được mô tả cái phần cơ giới của vật chất vĩ mô, mà con người nắm bắt được, giống như cây cột đình, cái quạt, hay chiếc chổi , chỉ được coi tựa như một cái chân, một cái tai hay cái đuôi của con voi, chứ không phải là hình hài trọn vẹn của con voi vậy.

Cuộc cách mạng Khoa học lần thứ hai, đặc biệt là Vật lý học, với sự ra đời của Thuyết tương đối và Cơ học lượng tử, vào những thập niên đầu của thế kỷ 20, đẫ đem lại cho nhân loại một quan niệm hoàn toàn khác về Vũ trụ và Vật chất.

Nếu trong Thế giới vĩ mô (phi lượng tử), Vật chất hiện ra trước mắt ta như một thứ trơ ỳ, chỉ biết phục tùng các định luật Vật lý, không biết đến Tự do, đến sáng tạo, thì trong Thế giới lượng tử (vi mô) của các hạt làm nên Vật chất : Nguyên tử và dưới nguyên tử, lại không bị các định luật cứng nhăc của tính nhân – quả chi phối. Hơn thế nữa, các hạt còn tự do thể hiện mình : Lúc thì hạt khi thì sóng Tất cả đều tồn tại “dưới ngọn cờ” của Nguyên lý bất định. Nguyên lý bất định cho chúng ta biết rằng, không bao giờ có thể biết trước hành động cá thể của electron. Đó là một thuộc tính của Tự nhiên ở tận nơi cội nguồn Vật chất (nguyên tử). Nghĩa là,từ gốc rễ của Vũ trụ, Tự nhiên đã giải phóng cho đời sống cá thể của các hạt vật chất thoát khỏi sự giam cầm cứng nhắc của các định luật Vật lý trong Thế giới Newton rồi.

Thế giới lượng tử và Thế giới phi lượng tử Newton là hai mặt đối lập nhau, nhưng thống nhất với nhau trong một Vũ trụ hài hòa và đầy sáng tạo. Đó là biện chứng vĩ đại nhất của Vũ trụ : “Sự thống nhất giữa các mặt đối lập” !

Tuy nhiên, Cơ học lượng tử đã chứng minh rằng, Nếu một sự kiện lượng tử đơn lẻ là bất định, thì tập hợp các khả năng lại hoàn toàn xác định, khiến cho Thế giới lượng tử trở nên tiên đoán được bởi các định luật thống kê. Điều đó được hiểu là Tự nhiên hoàn toàn tôn trọng Tự do của cá thể, nhưng với một tập hợp cá thể tổ chức thành cộng đồng, thì vẫn phải tuân thủ theo một nguyên tắc dung hòa, sao cho quyền tự do cá thể không bị triệt tiêu, sau khi nhượng lại một phần tự do của mình cho cộng đồng để vận hành đúng chức năng mà cộng đồng phải tồn tại. Trong Xã hội hiện đại, hiện tượng này cũng diễn ra, như một tất yếu có tính văn hóa, mà Nhà nghiên cứu tư tưởng Nguyễn Trần Bạt gọi là Khế ước giữa công dân và Nhà nước.

Hiện tượng này chính là định hướng của Tự do, của sáng tạo, và nó được minh chứng bằng chính sự vĩnh hằng của Vũ trụ, sự đa dạng và vẻ đẹp thanh khiết của Thiên nhiên, sự sáng tạo và cực kỳ thông minh của Tạo hóa. Vậy thì còn sự giải phóng nào bền vững hơn,cao đẹp hơn và linh hoạt hơn nữa ?

Làm gì cũng phải Thuận theo ý Trời” : Thông điệp tưởng như chỉ có trong văn hóa Tâm linh này, hóa ra có cơ sở khoa học. Bởi vì “ý Trời” là lối nói bình dân sùng kính của Phương đông, theo Triết thuyết Âm dương Ngũ hành, để chỉ các qui luật Tự nhiên như là sự xoay vần của Trời – Đất. Nhưng đó cũng là thông điệp nhắn gửi rằng, con người, với đẳng cấp trí tuệ của mình, không nên suy nghĩ và hành động trái với qui luật của Tự nhiên, cũng là trái với “Đạo Trời” . Bởi vì chúng ta cũng chỉ là những sinh thể do các qui luật của “Trời-Đất” tác thành mà thôi. Chăng có ngoại lệ nào để đặt mình vào đẳng cấp siêu nhiên, xóa nhòa ranh giới giữa ảo tưởng phi hiện thực và ý tưởng hiện thực của khái niệm Tự do, như Triết gia Locke định nghĩa.

====================================

Làm gì cũng phải Thuận theo ý Trời” : Thông điệp tưởng như chỉ có trong văn hóa Tâm linh này, hóa ra có cơ sở khoa học. Bởi vì “ý Trời” là lối nói bình dân sùng kính của Phương đông, theo Triết thuyết Âm dương Ngũ hành, để chỉ các qui luật Tự nhiên như là sự xoay vần của Trời – Đất. Nhưng đó cũng là thông điệp nhắn gửi rằng, con người, với đẳng cấp trí tuệ của mình, không nên suy nghĩ và hành động trái với qui luật của Tự nhiên, cũng là trái với “Đạo Trời” . Bởi vì chúng ta cũng chỉ là những sinh thể do các qui luật của “Trời-Đất” tác thành mà thôi.

Rốt ráo lại thì thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn là kết luận cuối cùng. Đến Tề Thiên Đại Thánh cũng không vượt qua được 5 ngón tay của Đức Phật: Hình tượng của Ngũ hành! Không đi qua được một nửa bàn tay: Hình tượng của Âm Dương. Dừng lại ở ngón giữa: Vạn vật cuối cùng quy về Thổ......

Share this post


Link to post
Share on other sites