Đại Phúc

Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam 2011

465 bài viết trong chủ đề này

Anh Thiên Đồng cũng nói tuần sau rớt đó. Anh Khánh hoàng thấy được giá bán ra lẹ đi.

Bói lời tiền chẳng được bao nhiêu, chán wa. Bye. Không bói nữa. Chừng nào có sóng nữa thì em nhắn tin riêng bói hằng ngày mệt wai~

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chung quy thì NDT toàn bị BBs lừa, SSI và KLS đúng là song kiếm hợp bích. Làm bao nhiêu NDT rơi rụng nơi chiến trường khốc liệt.

Ở VN mình khi các LD và BBs làm gì thì cũng lên nhìn 2 mặt, hiếm khi họ nói thật trên media khiểu vạch áo cho người xem lưng.

KLS là công ty lớn, làm gì có chuyện không hiểu khả năng chuyển đổi thành công hay không. Họ đã cài câu sau để có đường rút lui mà nhiều người không chịu nhìn nhận 2 mặt vấn đề.

KLS: Bất ngờ hoãn chuyển đổi ngành nghề kinh doanh

ĐHCĐ thường niên lần thứ 2 được công ty tổ chức ngày 15/4 tới đây sẽ không bàn tới việc chuyển đồi ngành nghề kinh doanh như kế hoạch của HĐQT trước đây.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS) thông báo mời họp và tài liệu ĐHCĐ năm 2011 tổ chức lần 2.

ĐHCĐ thường niên lần thứ 2 của công ty được tổ chức vào 8h ngày 15/4 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - 57 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội.

Đáng chú ý là, trong tài liệu ĐHCĐ thường niên lần thứ 2 này, KLS không đưa ra phương án thay đổi ngành nghề kinh doanh. Theo giải trình của KLS, sở dĩ công ty không đưa phương án này là do trong ĐHCĐ lần thứ nhất công ty không nhận được đồng thuận của cổ đông. HĐQT nhận thấy thời điểm hiện nay thực hiện chuyển đổi là chưa phù hợp.

Công ty cũng cho biết, vấn đề chuyển đổi sẽ không được công ty nhắc đến trong những lần họp tới.

Chùm bài liên quan đến sự kiện ĐHCĐ của KLS:

9h34p: ĐHCĐ KLS không thành công do chỉ có 33,15% cổ đông tham dự

Nút thắt pháp lý trong phương án chuyển đổi của Kim Long

Chủ tịch HĐQT của KLS: "Chúng tôi không thoái lui, chúng tôi đang tiến công"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Đồng cũng nói tuần sau rớt đó. Anh Khánh hoàng thấy được giá bán ra lẹ đi.

Bói lời tiền chẳng được bao nhiêu, chán wa. Bye. Không bói nữa. Chừng nào có sóng nữa thì em nhắn tin riêng bói hằng ngày mệt wai~

Thời điểm này bán ra làm gì nữa em, túc tắc nhập thêm hàng để đón con sóng vào đầu tháng 3 âm lịch thôi. Chứng khoán nên đầu tư lâu dài, tăng giảm 1, 2 phiên cần gì phải tính toán em.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm qua nhiều trader biết trước tin tăng giá xăng, short hàng mạnh tay. Hôm nay thấy lực sell không mạnh thì khả năng cuối phiên cover hàng tăng mạnh. Bài học short VCG đau quá, nhớ mãi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam lại thua 2-0:

===========================

TTCK Campuchia: Khớp lệnh định kỳ 2 đợt, thanh toán T+2

Posted Image Các công ty niêm yết trên CSX sẽ sử dụng đồng riel nhưng có thể thanh toán bằng cả đồng riel và đồng USD trong 3 năm đầu hoạt động.

Ngày 28/03, Ủy ban Chứng khoán Campuchia (SECC) công bố nghị định về “Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán”, trong đó có một số quy định giao dịch đáng chú ý như sau:

1. Phương thức thanh toán: T+2

2. Giờ giao dịch: Từ 08:30 - 11:30 AM

Giao dịch sẽ được thực hiện 2 lần/ngày, vào lúc 9h00 và 11h30.

Nhà đầu tư nào không thể thanh toán cho giao dịch của mình đồng nghĩa với việc giao dịch đó bị hủy hoặc bị trì hoãn trong một khoản thời gian cố định.

3. Thời gian giao dịch: Từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ các ngày lễ)

Được biết, SECC tổ chức buổi tham vấn công chúng về khung thời gian T+2 cũng như một số quy định khác vào ngày thứ Ba (29/03) và thứ Tư (30/03).

Phương thức thanh toán T+2 của CSX

SECC dự kiến áp dụng phương thức thanh toán T+2 cho Sở giao dịch Chứng khoán Campuchia (CSX).

Các chuyên gia cho rằng khung thời gian thanh toán cần phải càng ngắn càng tốt. Họ ủng hộ phương thức thanh toán trên nhưng cho rằng thời gian thanh toán ngắn hơn sẽ giảm thiểu được ảnh hưởng của sự biến động tiền tệ đối với các giao dịch.

Theo quyết định được SECC công bố vào đầu tháng 3, các công ty niêm yết trên CSX sẽ sử dụng đồng riel nhưng có thể thanh toán bằng cả đồng riel và đồng USD trong 3 năm đầu hoạt động.

Ông Jayant Menon, nhà kinh tế trưởng của Văn phòng Hợp tác Kinh tế Khu vực thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng: “Chính giai đoạn thanh toán đã đặt ra rủi ro tiền tệ thực sự khi đồng tiền niêm yết và đồng tiền thanh toán khác nhau. Vì thế, thời gian thanh toán ngắn hơn sẽ tốt hơn. T+2 là khá ngắn, đặc biệt là đối với một thị trường mới nổi”.

Theo ông, thách thức lớn nhất đối với hệ thống thanh toán là khung pháp lý và quy định.

Ông nói: “Campuchia cần phải tăng cường khung pháp lý và quy định. Theo đó, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) cần phải chủ động có biện pháp để đảm bảo được điều này”.

Ông Svay Hay, Giám đốc Công ty Chứng khoán ACLEDA cho biết ông ủng hộ khung thời gian thanh toán T+2. Được biết, ACLEDA Bank là một trong 3 ngân hàng được SECC cấp phép hoạt động như các đại lý thanh toán trên CSX vào đầu tháng này. Hai ngân hàng còn lại là CANADIA Bank, và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC).

Ông Svay Hay cũng thừa nhận rằng những nhà đầu tư có nguồn vốn bằng đồng USD sẽ đối mặt với rủi ro tỷ giá nếu đồng riel biến động. Dù vậy, ông cho biết giá trị của đồng riel tương đối ổn định trong các năm qua.

Theo ông Hong Sok Hour, Giám đốc điều hành CSX, SECC sẽ tiếp tục đơn giản hóa các quy định để đảm bảo sự thành công của sàn chứng khoán dự kiến mở cửa vào tháng 7 tới.

Theo Phạm Thị Phước - Vietstock

(Theo Phnom Penh Post)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TTCK VN: Đỗ Vô Vong.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gió đã đổi chiều

Posted Image Chủ đầu tư các dự án căn hộ ở Hà Nội đang bắt đầu chuyển hướng tiếp thị đến người mua thực sự và áp dụng nhiều hình thức bán hàng để thu hút khách.

Dù phải trải qua vài đợt nóng lạnh, nhưng cho đến cuối năm ngoái, phần lớn các chủ đầu tư dự án căn hộ ở Hà Nội vẫn khá ung dung, ít mở hầu bao để quảng bá sản phẩm, điều mà các doanh nghiệp ở TP.HCM đã tăng cường thực hiện trong suốt năm qua.

Tuy nhiên, từ năm 2011, gió đã đổi chiều. Ông Nguyễn Dũng Minh, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh nhà ở thuộc Công ty Tư vấn Bất động sản Savills Việt Nam, cho rằng, thị trường căn hộ Hà Nội trong năm 2011 sẽ có những thay đổi cơ bản. Trước đây, các chủ đầu tư có thể ung dung vì cung ít, cầu cao. Nhưng năm 2011 sẽ chứng kiến một lượng cung căn hộ rất lớn, với khoảng 20.000 căn, đã và sẽ được tung ra thị trường.

Cung tăng đồng nghĩa với việc cạnh tranh thu hút khách hàng sẽ rất khốc liệt, vì đa phần các dự án đều tập trung ở phân khúc trung và cao cấp có mức giá trên 30 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giới đầu cơ sẽ tiếp tục vắng bóng trên thị trường do chính sách thắt chặt cho vay bất động sản của Ngân hàng Nhà nước. Hơn nữa, họ cũng nhận thấy khả năng tăng giá căn hộ sẽ rất khó trước viễn cảnh cung tăng mạnh.

Chuyển đích tiếp thị

Ông Cao Xuân Hải, Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hi-Brand, chủ đầu tư dự án căn hộ Cleve đang được xây dựng tại Hà Đông, thừa nhận, chủ đầu tư các dự án căn hộ tại Hà Nội sẽ đứng trước áp lực rất lớn và sẽ phải năng động hơn trong việc tiếp cận khách hàng.

Theo ông Hải, nếu cho rằng giới đầu cơ rút hoàn toàn khỏi thị trường thì chưa chắc đã đúng. Bởi lẽ, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, tiền đồng giảm giá, thị trường chứng khoán trồi sụt, vẫn có một bộ phận dân cư muốn giữ giá trị của đồng tiền bằng cách tiếp tục đầu tư vào bất động sản. Ông cho rằng, nếu chỉ nhìn những số liệu thống kê do chủ đầu tư các dự án đưa ra thì có vẻ thị trường căn hộ Hà Nội đang thừa cung, nhưng trên thực tế, cung vẫn còn thấp so với nhu cầu về nhà ở chất lượng cao.

Vì thế, theo ông, thị trường có thể gặp khó khăn trước mắt, nhưng trong trung và dài hạn, đầu tư căn hộ sẽ vẫn là xu hướng chủ đạo trên thị trường bất động sản Hà Nội. Tất nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các chủ đầu tư ít nhắm đến đối tượng khách hàng mua để đầu cơ. Ông Hải cho biết, dự án Cleve dự kiến sẽ chính thức bán 2 tòa tháp căn hộ vào nửa cuối năm nay và khách hàng chủ yếu nhắm đến là người mua để sử dụng.

Theo ông Minh, Savills Việt Nam, không riêng gì Cleve, mà hầu hết các dự án căn hộ tại Hà Nội, kể cả những dự án cao cấp như Royal City hay Mandarin Garden, đều sẽ hướng đến đối tượng khách hàng là người mua để sử dụng. Thông qua việc tiếp xúc với khách hàng mua căn hộ Rừng Cọ thuộc Khu Đô thị Ecopark, ông cho biết, đa phần người mua đều không phải để bán lại.

Câu khách tỉnh lẻ

Trong năm qua, không ít dự án căn hộ, biệt thự ở TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng đã thực hiện các chiến dịch tiếp thị rầm rộ để thu hút khách mua từ Hà Nội. Nhưng có một thực tế là cũng có không ít khách mua đến từ những tỉnh lẻ, thậm chí những nơi xa xôi như Sơn La hoặc Hà Giang.

Ông Minh cho biết, tại những dự án căn hộ cao cấp như Keangnam Hanoi Landmark Tower, những năm trước, phần lớn người Hà Nội mua để đầu cơ. Nhưng năm qua, khách mua từ các tỉnh chiếm số lượng khá lớn.

Để thu hút đối tượng khách hàng trên, một số chủ đầu tư đã năng động hơn khi đưa ra nhiều phương pháp tiếp thị. Chẳng hạn, dự án căn hộ Indochina Plaza Hà Nội vẫn do Savills Việt Nam độc quyền phân phối, nhưng năm ngoái, Công ty đã chia sẻ gói tiếp thị với các đại lý thứ cấp như CBRE Việt Nam, Knight Frank và DTJ. Nhờ đó, kết quả bán hàng cũng khả quan hơn.

Có chủ đầu tư còn chiết khấu vài phần trăm cho nhân viên và các nhân viên này sẽ là đại lý bán hàng với hình thức “mua giá ưu đãi từ cán bộ công nhân viên của công ty”.

Theo đánh giá của ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc CBRE Việt Nam, trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường căn hộ Hà Nội, để bán được hàng, các chủ đầu tư sẽ móc hầu bao nhiều hơn cho hoạt động tiếp thị nhằm mở rộng kênh phân phối, tạo thương hiệu và sự khác biệt cho sản phẩm, đưa ra những ưu đãi về nơi đậu xe, tặng thiết bị vật dụng đi kèm, điều khoản thanh toán linh hoạt. Đây là cách mà chủ đầu tư các dự án căn hộ tại TP.HCM đã áp dụng trong hơn 1 năm qua, nhưng vẫn còn khá vắng bóng trên thị trường Hà Nội.

Theo Ngọc Sơn

NCĐT

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vneconomy.vn/59973P0C17/gia-t...p-viet-nam.htm

Xét về định tính, cho vay kinh doanh bất động sản chỉ bằng 10% tổng tài sản ngân hàng. Tuy nhiên, bất động sản thế chấp lên tới khoảng 50% tổng tài sản ngân hàng, nghĩa là bằng GDP Việt Nam. Vì vậy, nếu thị trường bất động sản sụp đổ là nguy hại ngay toàn bộ hệ thống tài chính. Vì vậy, chính phủ đã đưa ra một gói giải pháp cương quyết không để thị trường bất động sản tiếp tục bong bóng, mà cũng không để cho nó sụp đổ. Nó phải xì hơi từ từ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vneconomy.vn/59973P0C17/gia-t...p-viet-nam.htm

Xét về định tính, cho vay kinh doanh bất động sản chỉ bằng 10% tổng tài sản ngân hàng. Tuy nhiên, bất động sản thế chấp lên tới khoảng 50% tổng tài sản ngân hàng, nghĩa là bằng GDP Việt Nam. Vì vậy, nếu thị trường bất động sản sụp đổ là nguy hại ngay toàn bộ hệ thống tài chính. Vì vậy, chính phủ đã đưa ra một gói giải pháp cương quyết không để thị trường bất động sản tiếp tục bong bóng, mà cũng không để cho nó sụp đổ. Nó phải xì hơi từ từ.

Bài phỏng vấn này của bác Nghĩa từ năm 2008 mà

Từ bấy đến nay BĐS chỉ có tăng chứ có giảm tí nào đâu bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài phỏng vấn này của bác Nghĩa từ năm 2008 mà

Từ bấy đến nay BĐS chỉ có tăng chứ có giảm tí nào đâu bác

BĐS từ đó đến nay hầu như đóng băng. Có tăng tí nào đâu bạn.

Bây giờ còn ngắc ngoải hơn nên cổ phiếu BĐS năm nay cần dè chừng.

Còn ở SG thì thế này.

Doanh nghiệp bất động sản Tp.HCM đang “ngồi trên lửa”?

Quý 1/2011, phần lớn các doanh nghiệp bất động sản như “ngồi trên lửa” bởi lớp băng trên thị trường bất động sản đóng khá dày, dù cực công mà vẫn không thể “khoan phá”.

Người thuê văn phòng đang có nhiều lựa chọn.

Nhiều chuyên gia bất động sản nhận định, nếu nói thị trường ở năm 2008 khó khăn nhất thì năm 2011 doanh nghiệp bất động sản còn phải đối mặt với tình hình khó khăn gấp bội.

Khó "cựa quậy"

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM cho biết, các doanh nghiệp đều than là không thể “cựa quậy”. Giao dịch trên thị trường gần như án binh bất động. Doanh nghiệp vừa phải chạy đôn chạy đáo để lo bán được hàng, vừa lo thu được tiền về.

Để thúc đẩy việc bán hàng, hiện các chủ đầu tư có xu hướng làm việc cùng lúc với nhiều nhà phân phối khác nhau, bản thân mình cũng chỉnh trang lại bộ mặt, thiết kế trang phục cho nhân viên để tạo hình ảnh nhận diện cho công ty. Các chủ đầu tư cũng đẩy mạnh các hoạt động làm mới lại các sản phẩm, tạo sức hút người mua nhà thông qua các chương trình ưu đãi bán hàng bằng nhiều hình thức như tặng quà, rút thăm trúng thưởng, hỗ trợ lãi suất vốn vay, kéo dài thời gian thanh toán...

Tuy nhiên, dù các doanh nghiệp có cố gắng đến mấy nhưng không tạo được sự tin tưởng với khách hàng thì hiệu quả cũng không là bao.

Đối với người đi thuê mặt bằng văn phòng đã có nhiều sự lựa chọn nên chỉ cần giá cả cho thuê nhích lên, lập tức người thuê sẽ chuyển chỗ. Hiện, tại Tp.HCM đang có 170 cao ốc văn phòng, đang cung ứng cho thị trường 1,1 triệu m2 sàn.

Trong quý 1/2011, đã có thêm 6 dự án cao ốc văn phòng đưa vào hoạt động. Nguồn cung mặt bằng bán lẻ dù vẫn chưa vượt cầu nhưng người thuê mặt bằng cũng có động thái phản ứng tương tự như người đi thuê văn phòng làm việc khi có sự thay đổi về giá cả. Bởi thế, các dự án trung tâm thương mại mới đưa vào hoạt động gần đây rất khó có thể lấp đầy ngay từ đầu.

Theo số liệu được Savill Việt Nam công bố ngày 5/4, nguồn cung của thị trường bán lẻ đang có 630.000m2, và năm nay nguồn cung không tăng nhiều, công suất cho thuê dù giảm nhẹ 3% so với quý trước nhưng vẫn trên 90% với giá trung bình 75 USD/m2. Trong 3 năm tới, thị trường bán lẻ sẽ đón khoảng 1 triệu m2 sàn.

Dù giá mặt bằng văn phòng có giảm, mặt bằng bán lẻ có tiêu thụ chậm hơn nhưng nhu cầu vẫn có, vẫn đỡ hơn nhiều là sản phẩm căn hộ.

Bà Đỗ Thị Loan, Tổng thư kí Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho rằng, thị trường căn hộ gặp nhiều khó khăn là do nhiều nguyên nhân tác động nào là lãi suất cao, thắt chặt tín dụng cùng tác động từ thông tin sở hữu nhà chung cư có thời hạn đã làm người mua nhà e ngại.

Rồi, mới đây nhất lại thêm các tác động của động đất làm rung chuyển các tòa nhà cao cầng càng làm cho người dân cẩn thận hơn với nhà chung cư. Ngược lại nhà gắn liền đất tình hình giao dịch vẫn tốt trong 3 tháng đầu năm nay.

Giảm giá thêm để... “kích” người mua

Một nguyên nhân được nhiều người cho là làm cản trở giao dịch của thị trường bất động sản hiện nay là giá cả quá đắt. Theo ông Nguyễn Hữu Phước, Giám đốc Công ty cổ phần xi măng Đỉnh Cao, nên chăng các doanh nghiệp phát triển sản phẩm bất động sản hãy chấp nhận thử giảm giá bán sản phẩm căn hộ ở mức 30%?

“Giảm giá là phép thử sức mua của thị trường, và chắc chắn là khi giá giảm thêm nhu cầu mua nhà sẽ quay lại. Doanh nghiệp phải biết chấp nhận huề vốn trong 1 thời điểm nhất định để thu hồi đồng vốn từ đó có thể xoay vòng dòng tiền để tìm kiếm cơ hội mới và tháo nút thắt đang rất chặt”, ông Phước nhận định.

Song ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành cho rằng sức mua của thị trường bị biến mất không phải ở giá cao vì hiện ngay cả những sản phẩm căn hộ có giá từ 14-15 triệu đồng/m2 khi tung hàng ra cũng không tiêu thụ được. Gần như người mua nhà đang rút vào tư thế đợi chờ giá hạ xuống nữa.

Và trong khi nhu cầu mua nhà của người dân chỉ tập trung phần lớn ở trong khoảng từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, nhưng nguồn cung ở phân khúc này lại rất ít. Cho nên việc giảm giá sản phẩm để mong tiêu thụ hàng tốt là tất yếu nhưng giảm với mức nào và dòng sản phẩm nào giảm là điều phải tính toán.

Bởi lẽ, những sản phẩm hiện đã có giá bán từ 13-15 triệu đồng/m2 không thể giảm được nữa, nếu giảm doanh nghiệp sẽ lỗ nặng do chi phí xây dựng 1m2 cũng đã có giá 7 triệu đồng/m2, và còn các khoản tiền sử dụng đất, lãi vốn vay, hao hụt đồng tiền trượt giá...

Nếu giá thành căn hộ khó giảm thêm thì doanh nghiệp buộc phải hạ diện tích căn hộ xuống, thay vì tập trung cho loại căn hộ 100m2 thì nay ưu tiên cho loại căn hộ diện tích nhỏ hơn. Bởi vậy, những doanh nghiệp đang triển khai xây dựng dự án có thể thay đổi thiết kế bên trong tòa nhà.

Dù thị trường đang rất khó khăn nhưng ông Marc Thownsend Tổng giám đốc CBRE Việt Nam vẫn tin tưởng thị trường bất động sản sẽ dần vượt qua giai đoạn khủng hoảng hiện tại. Thời gian qua CBRE Việt Nam vẫn lo tập trung mở rộng quy mô, tuyển mộ thêm nhân lực, đây là thời điểm để các doanh nghiệp củng cố lực lượng nội bộ chuẩn bị để khai phá cơ hội mới trong thời gian tới.

“Dù là năm đầy thách thức nhưng doanh nghiệp đừng nản, hãy tiết kiệm các chi không cần thiết, đầu tư và đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý”, ông Marc đưa ra lời khuyên.

(VnEconomy)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

BĐS từ đó đến nay hầu như đóng băng. Có tăng tí nào đâu bạn.

Bây giờ còn ngắc ngoải hơn nên cổ phiếu BĐS năm nay cần dè chừng.

Còn ở SG thì thế này.

À, em quên mất là các bác đang ở tp HCM. So vơi 2008 thì BĐS ngoài này tăng 100% với đất nền, chung cư đã giao nhà

Ngoài Băc này BĐS tăng khắp nơi: đất nền, biệt thự không bao giờ mua được giá gốc. Hiện nay chỉ có mua đc giá gốc CCCC giá 35-40tr/m2 thì bác bảo dân ở mấy ai mua

Bây giờ lại đang sốt đất vùng ven HN: Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Mê linh, Đông Anh, Sóc Sơn...

Dự án mới cũng toàn là hợp đồng góp vồn Hỏi đâu giá cũng cao hơn giá gốc 50%. trong khi mới nộp 30%tiền đợt 1. Bác tính xem lợi nhuận thế thì ai cũng bỏ tiền vào BĐS thôi.

Bao giờ em mới mua đc đất đây... Hu hu

Bác nào bốc hộ em 1 quẻ xem BĐS miền bắc từ nay đến cuối năm thế nào với??

Và riêng Ngoctram9706 cứ cố mua 1 căn chung cư thì có lợi không???

Edited by ngoctram9706

Share this post


Link to post
Share on other sites

À, em quên mất là các bác đang ở tp HCM. So vơi 2008 thì BĐS ngoài này tăng 100% với đất nền, chung cư đã giao nhà

Ngoài Băc này BĐS tăng khắp nơi: đất nền, biệt thự không bao giờ mua được giá gốc. Hiện nay chỉ có mua đc giá gốc CCCC giá 35-40tr/m2 thì bác bảo dân ở mấy ai mua

Bây giờ lại đang sốt đất vùng ven HN: Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Mê linh, Đông Anh, Sóc Sơn...

Dự án mới cũng toàn là hợp đồng góp vồn Hỏi đâu giá cũng cao hơn giá gốc 50%. trong khi mới nộp 30%tiền đợt 1. Bác tính xem lợi nhuận thế thì ai cũng bỏ tiền vào BĐS thôi.

Bao giờ em mới mua đc đất đây... Hu hu

Bác nào bốc hộ em 1 quẻ xem BĐS miền bắc từ nay đến cuối năm thế nào với??

Và riêng Ngoctram9706 cứ cố mua 1 căn chung cư thì có lợi không???

BĐS Miền Bắc từ nay tới cuối năm sẽ tốt dần lên cho người mua. Giá sẽ không cao hơn thời điểm này.

Bạn sẽ có cơ hội mua nhà với giá tốt hơn bây giờ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giao dịch buồn ngủ wa đi chẳng nhộn nhịp chút nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cửa vay vốn bất động sản ngày càng hẹp

Quy trình, thủ tục và điều kiện vay khắt khe, cộng với lãi suất cao ngất ngưởng lên đến 22-24% một năm, khiến những ai có ý định đi vay kinh doanh bất động sản thời điểm này phải chùn bước.

Dòng vốn cho bất động sản gần như tắc nghẽn sau hơn một tháng Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị số 01 về việc giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất, trong đó có bất động sản, xuống không quá 16% so với tổng dư nợ tối đa đến cuối năm nay.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản tại TP HCM đang đứng ngồi không yên vì chính sách này. Vừa khởi công hai dự án nhưng không thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà - An Nhân, Lê Thị Liễu Nhân cho biết, hồ sơ vay vốn của bà đã chuẩn bị từ trước Tết nhưng hiện vẫn bị chặn đứng.

Bà Nhân kể, ngay cả khi dự án căn hộ của bà và đối tác trên đường Phan Huy Ích đã xong phần móng, chỉ vay vốn để thực hiện phần thân và thế chấp một khu đất sạch khác trị giá 200 tỷ đồng để vay 100 tỷ đồng, thì ngân hàng vẫn lắc đầu. Trong khi đó, dự án hơn 4 ha ở huyện Bình Chánh của bà tham gia chương trình nhà cho người thu nhập thấp (920 căn) cũng bị vướng ở khâu vay vốn.

Posted Image Công trình xây dựng trước nguy cơ bị thiếu vốn vì thắt chặt tín dụng bất động sản. Ảnh: Vũ Lê Nữ doanh nhân bộc bạch, trước tình cảnh tín dụng ngột ngạt, bà đã chọn kênh huy động vốn từ khách hàng và tìm nhà thầu có tiềm lực tài chính để hợp tác. Bà đề nghị đơn vị thi công bỏ vốn xây trước, doanh nghiệp cam kết trả tiền theo tiến độ cho nhà thầu. Với thỏa thuận này, nếu chủ đầu tư trả tiền chậm thì phải chịu phạt.

Tổng giám đốc Công ty Lilama SHB Lê Tấn Hòa cũng chia sẻ, ông có 4 dự án đã triển khai tại các quận 9, Tân Phú, Gò Vấp, TP HCM, đang vay vốn giữa chừng thì bị cắt. Thậm chí lãi suất cho vay lên đến 23-24% nhưng không thể tiếp cận được. "Hiện tôi phải chạy cơm từng bữa vì các dự án này cần khoảng 1.500 tỷ không biết đào đâu ra", ông than thở.

Theo ông Hòa, dòng sản phẩm doanh nghiệp đang xây thuộc phân khúc căn hộ trung bình, giá mềm nên vẫn có lượng khách hàng nhất định, nhờ đó có thể huy động vốn tạm thời từ khách hàng để vượt qua cơn khốn khó. Để giải quyết khó khăn trước mắt, ông Hòa đã vận động người mua nhà đóng tiền trước thời hạn. "Phần thiếu hụt còn lại phải đi vay từ bạn bè và nhiều nơi để xoay sở", ông Hòa nói.

Lãnh đạo Công ty Lilama SHB cho biết thêm, thậm chí ông còn tính đến phương án tìm những đối tác tại Hà Nội để cùng thực hiện dự án vì lo ngại một mình khó vượt sóng dữ trong thời điểm tình hình tín dụng căng thẳng như hiện nay.

Không chỉ doanh nghiệp, ngay cả với người dân bình thường, việc đi vay để xây nhà cửa trong thời điểm này cũng khiến họ phát hoảng vì lãi suất quá cao. Chị Trần Hồng Vy, ngụ quận Bình Thạnh, dự định vay 300 triệu xây nhà. Thế nhưng khi tiếp cận với ngân hàng, chị được thông báo lãi suất cho vay 22% và có khả năng điều chỉnh tăng thêm thì đành ngậm ngùi rút lui.

Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu cho biết, hiện nay tăng trưởng tín dụng cho vay bất động sản ở nhà băng này gần như "giẫm chân tại chỗ".

Theo ông Toại, thông thường trong lĩnh vực cho vay bất động sản, các ngân hàng đều thực hiện chọn lọc những dự án hiệu quả trên cơ sở kiểm soát chặt điều kiện tín dụng. Cụ thể như điều kiện muốn vay được vốn, các doanh nghiệp phải có những dự án tốt, dự án khả thi...

Nay với chủ trương kiềm chế lạm phát, thu hẹp tín dụng bất động sản, ông cho biết ngân hàng càng có sự lựa chọn kỹ các dự án, phải xác định được đối tượng vay là ai, vị trí nằm ở địa bàn nào, dự án khả thi ra sao,... Ngoài ra, dự án có khả năng hoàn thành theo tiến độ và đầu ra tốt hay không... thì mới xét duyệt.

Posted Image Bất động sản ngày càng khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Ảnh: Hoàng Hà Trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần nhỏ tại TP HCM bộc bạch, việc cho vay đầu tư phát triển dự án hiện nay rất hạn chế. Thực ra, cho vay bất động sản của nhà băng ông chủ yếu là phát triển qua kênh tiêu dùng.

Vị này cho biết hiện dư nợ bất động sản của ngân hàng hiện nay thấp hơn một nữa so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đa số là cho vay cá nhân mua nhà đất, sửa chữa nhà ở… thông qua vay tiêu dùng có thế chấp, trả góp. Lãi suất hiện khoảng 16-19%. Còn nếu vay tín chấp thì lãi suất lên tới 22-24%.

Trong khi đó, ở một số ngân hàng cổ phần khác, tín dụng bất động sản cũng được triển khai vào cách liên kết với chủ đầu tư để cho các cá nhân vay mua nhà lãi suất khoảng 17-18%.

"Các điều kiện thế chấp và trả góp sẽ rất khắt khe nên chỉ các khách hàng có nhu cầu mua nhà thực sự hoặc có phương án sử dụng nhà hiệu quả mới tính đến vay nợ", vị Phó tổng giám đốc của một nhà băng chia sẻ.

Một lãnh đạo từ Ngân hàng Hàng Hải cho biết thêm, hiện cho vay kênh bất động sản không dễ, một phần do đòi hỏi về thế chấp hay điều kiện trả góp khắt khe, phần thì lãi suất quá cao nên nhiều người không chấp nhận nỗi.

Các chuyên gia tài chính cho rằng, thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay đã cho ra rất nhiều gói sản phẩm nhằm tìm kiếm khách hàng cho vay lãi suất cao để hưởng lợi nhuận cao. Do vậy, khi chính sách tài chính của nhà nước thắt chặt khâu nào thì vùng hoạt động đó rồi đây cũng sẽ có khả năng phát sinh tiêu cực. Bởi theo ông, một bên thì cần vốn, một bên thì cần lợi nhuận cao nên việc 'lách' là điều khó tránh khỏi.

"Cuối cùng, khổ nhất vẫn là người dân và doanh nghiệp thực sự cần vốn để kinh doanh", ông nói.

Vũ Lê - Lệ Chi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời các bạn dự báo thị trường sau mấy ngày nghỉ Giỗ Tổ nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Khanhhoang còn giữ cổ phiếu đến giờ ah. Bán ra đi. (lời khuyên)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Khanhhoang còn giữ cổ phiếu đến giờ ah. Bán ra đi. (lời khuyên)

Cảm ơn em đã khuyên anh. Anh vẫn giữ nhiều, chưa bán ra cổ nào. Xác định cùi luôn với cổ phiếu. Xem thử nó lình xình đến đâu. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chừng nào lãi suất NH chưa có dấu hiệu giảm, thì TTCK VN chưa có cửa đi lên.

Lịch sử TTCK VN từng đi ngang kiểu này 3 năm.

Giờ Tý 17/3/TM:

Quẻ Tử Xích Khẩu: TTCK VN năm nay không còn sóng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đang trả giá "cắt cổ" cho tăng trưởng nóng

Tác giả: Nouriel Roubini l Bài đã được xuất bản.: 22/04/2011 05:00 GMT+7

  • Recomend
  • Thanks
  • +0
Red TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm) Theo nhà kinh tế học Nouriel Roubini, từ nay tới năm 2013, Trung Quốc có thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao như mong muốn, song điều này sẽ khiến các thế hệ sau phải trả một cái giá rất đắt.

Gần đây tôi đã tới Trung Quốc hai lần, đúng lúc chính phủ nước này khởi động Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 để cân bằng lại mô hình tăng trường dài hạn của đất nước. Các chuyến thăm đã giúp tôi hiểu rõ rằng có một sự tương phản tiềm ẩn nguy cơ bất ổn giữa thành quả kinh tế trong ngắn hạn và trong dài hạn của nước này.

Kinh tế Trung Quốc hiện đang tăng trưởng quá nóng, nhưng về lâu dài, sự đầu tư thái quá hiện nay của họ sẽ chứng tỏ tình trạng giảm phát cả trong nước và toàn cầu. Một khi không thể tăng đầu tư cố định - vào khoảng sau năm 2013 - Trung Quốc sẽ rơi vào suy thoái mạnh. Thay vì tập trung vào đảm bảo một sự hạ cánh nhẹ nhàng ngày hôm nay, giới hoạch định chính sách của Trung Quốc nên lo lắng rằng tăng trưởng kinh tế có thể "húc đầu vào tường" trong nửa sau Kế hoạch 5 năm hiện thời.

Bất chấp những câu từ khoa trương của bản Kế hoạch 5 năm mới nhất- văn bản mà cũng giống như lần trước, có mục tiêu là tăng tỷ lệ cầu tiêu dùng trong GDP - nhưng khả năng chống cự nhỏ nhất cũng không có gì khác. Chi tiết của bản kế hoạch mới cho thấy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục phụ thuộc vào đầu tư, trong đó có đầu tư vào nhà đất công, hơn là dựa vào việc định giá lại tiền tệ nhanh hơn, chuyển tiền mặt cho các hộ gia đình, đánh thuế hoặc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước (SOEs), tự do hóa hệ thống đăng ký nhà, hoặc nới lỏng chính sách thắt chặt tài chính.

Trung Quốc đã tăng trưởng trong hai thập kỷ qua dựa vào công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu và một đồng nội tệ yếu, dẫn tới tiết kiệm của hộ gia đình và doanh nghiệp tăng, và dựa vào xuất khẩu ròng và đầu tư cố định (cơ sở hạ tầng, bất động sản, khả năng các doanh nghiệp cạnh tranh nhập khẩu, và lĩnh vực xuất khẩu). Khi xuất khẩu ròng sụt giảm trong năm 2008 -2009, từ mức chiếm 11% GDP xuống còn 5%, giới lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng bằng cách tăng đầu tư cố định từ mức chiếm 42% GDP lên 47%.

Posted Image Nhờ vậy, Trung Quốc không phải trải qua suy thoái kép - như ở Nhật Bản, Đức, và nhiều nước châu Á mới nổi năm 2009 - chỉ bởi vì đầu tư cố định tiêu tan. Và tỷ lệ đầu tư cố định trên GDP của Trung Quốc tiếp tục tăng trong năm 2010 - 2011, đạt gần 50%.

Vẫn đề tất nhiên là không quốc gia nào sản xuất đủ để đầu tư 50% GDP vào quỹ đầu tư mới mà không phải đối mặt với nguy cơ quá tải và vấn đề cho vay khó trả. Trung Quốc tràn lan đầu tư thái quá vào tư bản hữu hình, cơ sở hạ tầng và bất động sản. Đối với một người khách nước ngoài thì đây hẳn là những công trình thật đẹp, nhưng chỉ là các sân bay và tàu cao tốc trống không (sẽ giảm sự cần thiết của 45 sân bay đã lên kế hoạch), những đường cao tốc chẳng dẫn tới đâu, hàng nghìn tòa trụ sở khổng lồ của cơ quan chính quyền trung ương và địa phương, các thị trấn ma không có người ở, và những lò luyện kim thế hệ mới vẫn đóng cửa im ỉm nhằm tránh tình trạng giá cả toàn cầu sụt giảm.

Đầu tư xây dựng khu dân cư và khu thương mại cao cấp đã đến mức thái quá, sản lượng ô tô cũng quá lớn gây ra tình trạng xe ế ẩm dù có một loạt chương trình khuyến mãi giảm giá, rồi sự quá tải về thép, ximăng, và các lĩnh vực chế tạo khác cũng ngày càng nghiêm trọng. Trong ngắn hạn, bùng nổ đầu tư sẽ gây lạm phát. Nhưng tình trạng sản xuất dư thừa sẽ khó tránh khỏi gây ra sức ép giảm phát nghiêm trọng, bắt đầu tư các lĩnh vực chế tạo và bất động sản.

Sau năm 2013, Trung Quốc sẽ phải chịu một sự hạ cánh nặng nề. Tất cả các giai đoạn lịch sử trong đó đầu tư thái quá - như ở Đông Á năm 1990 - đều kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng tài chính và/hoặc một thời kỳ tăng trưởng trì trệ kéo dài. Để tránh nguy cơ này, Trung Quốc cần phải tiết kiệm ít hơn, giảm đầu tư cố định, giảm tỷ trọng xuất khẩu ròng trên GDP, và thúc đẩy tiêu dùng.

Vấn đề là người Trung Quốc tiết kiệm nhiều và tiêu dùng rất ít như vậy xuất phát từ lý do về cấu trúc. Họ sẽ phải mất 2 thập kỷ cải cách để thay đổi động cơ dẫn tới đầu tư thái quá.

Những cách lý giải truyền thống cho tỷ lệ tiết kiệm cao (thiếu mạng lưới an sinh xã hội, dịch vụ công hạn chế, dân số già đi, sự kém phát triển của nguồn vốn tiêu dùng...) chỉ là một phần của bài toán này. Người tiêu dùng Trung Quốc đại lục không có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn người Hồng Công, Đài Loan hay Singapore, thường dành dụm tới 30% thu nhập. Sự khác biệt lớn là số phần trăm của GDP được đổ vào lĩnh vực nhà đất ở Trung Quốc lên tới gần 50%, nên để lại rất ít tiền cho tiêu dùng.

Một số chính sách của Trung Quốc đã dẫn tới việc thu nhập phần lớn được chuyển từ hộ gia đình vốn kém sáng suốt, sang các công ty mạnh mẽ và khôn ngoan. Một đồng nội tệ yếu làm giảm sức mua của hộ gia đình vì nhập khẩu trở nên đắt đỏ, nhưng lại bảo vệ các công ty vừa và nhỏ trong cạnh tranh nhập khẩu và thúc đẩy lợi nhuận của các công ty dựa vào xuất khẩu.

Lãi suất tiền gửi thấp và tỷ lệ vay của công ty thấp đồng nghĩa với việc tiết kiệm của hộ gia đình bị âm trong khi chi phí đi vay thực của SOEs cũng âm. Điều này tạo ra động cơ mạnh cho đầu tư thái quá và dẫn tới tái phân bổ vốn từ hộ gia đình sang các SOEs, mà hầu hết các công ty này sẽ mất tiền nếu họ đã vay với lãi suất tương đương trên thị trường. Hơn nữa, sức ép lao động đẩy lương tăng chậm hơn năng suất.

Để giải quyết những vấn đề trong thu nhập hộ gia đình, Trung Quốc cần nhanh chóng điều chỉnh tỷ giá hối đoái, tự do hóa lãi suất, và tăng mạnh lương công nhân. Quan trọng hơn, Trung Quốc cần tự do hóa các doanh nghiệp SOEs, để lợi nhuận của họ trở thành thu nhập của hộ gia đình, hoặc đánh thuế lợi nhuận của họ ở một mức cao và chuyển số tiền thu được này cho các hộ gia đình. Bù lại, tiết kiệm của doanh nghiệp, nhất là các SOEs phải chiếm 25% GDP.

Nhưng tăng phần trăm thu nhập chuyển vào hộ gia đình có thể thất bại một khi hàng loạt SOEs, các công ty hướng tới xuất khẩu và các chính quyền địa phương tuyên bố phá sản. Kết quả là Trung Quốc thậm chí sẽ đầu tư nhiều hơn theo Kế hoạch 5 năm hiện nay.

Việc tiếp tục giảm tăng trưởng dựa vào đầu tư sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa trong sản xuất, bất động sản và cơ sở hạ tầng, và như vậy sẽ làm nghiêm trọng thêm cuộc suy thoái kinh tế đang đến gần, một khi tăng trưởng đầu tư cố định đạt ngưỡng không thể cao hơn. Cho tới khi có thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo chính trị vào năm 2012 -2013, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc có thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao, nhưng điều này sẽ khiến con cháu họ phải trả một cái giá rất đắt./.

  • Quốc Thái dịch từ project-syndicate.org

Thông tin tác giả: Nouriel Roubini là Chủ tịch Công ty nghiên cứu chiến lược thị trường và kinh tế toàn cầu Roubini Global Economics, giáo sư kinh tế học tại trường Kinh doanh Stern ở Đại học New York, và đồng tác giả cuốn Kinh tế học Khủng hoảng sẽ xuất bản tháng tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khó thu nợ bất động sản

Posted Image Đích giảm dư nợ cho vay phi sản xuất về mức 22% vào ngày 30/6 tới có vẻ khó thực hiện. Dư nợ BĐS trong 4 tháng đầu năm 2010 của TP.HCM chỉ giảm 1,3%. Chỉ còn hai tháng nữa (đến ngày 30-6), các ngân hàng (NH) phải giảm dư nợ cho vay phi sản xuất về mức 22%. Tuy nhiên, theo ghi nhận tại một số NH cho thấy sẽ khó về đích đúng hẹn do thị trường bất động sản đóng băng, thời hạn quy định của NH Nhà nước lại quá ngắn.

Bốn tháng đầu năm 2011 dư nợ phi sản xuất trên địa bàn TP.HCM chỉ giảm 2,9%, trong đó dư nợ bất động sản - chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cho vay phi sản xuất - lại giảm chậm nhất: 1,3%.

Posted Image

Biến động dư nợ cho vay BĐS tại TP.HCM (Nguồn: Tuổi trẻ)

Phần lớn là vay dài hạn

Tổng giám đốc một NH cổ phần nhỏ tại quận 1 cho biết đã ngưng cho vay từ cuối tháng 2 và đang tập trung thu nợ bất động sản và tiêu dùng, còn dư nợ chứng khoán đã được phanh lại từ trước nên chỉ xấp xỉ 1% tổng dư nợ.

Chấp nhận cắt lỗ

Theo ông Phạm Linh - tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán quốc tế, số liệu tại nhiều công ty chứng khoán cho thấy dư nợ cho vay chứng khoán đã giảm 40-50% trong thời gian qua. “Thị trường chứng khoán diễn biến khá xấu, lãi suất cho vay lại quá cao nên nhiều nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ để lấy tiền trả nợ NH...” - ông Linh nói.

Theo vị tổng giám đốc này, với các khoản vay tiêu dùng việc thu nợ dễ dàng hơn do hầu hết có nguồn trả nợ từ lương, giá trị món vay không lớn. Tuy nhiên thu nợ bất động sản lại rất khó do thị trường đóng băng, chủ đầu tư không bán được hàng. Mặt khác, khoản vay bất động sản thường dài hạn, có hợp đồng vay trên 10 năm và NH đã giải ngân từ 2-3 năm trước.

Đến nay các NH chỉ trông vào khoản vốn trả theo định kỳ, rất ít trường hợp trả nợ trước hạn.

Chủ tịch hội đồng quản trị một NH cổ phần nhỏ cho biết dư nợ phi sản xuất tính đến thời điểm này chiếm khoảng 40% tổng dư nợ, do vậy hai tháng tới không dễ gì điều chỉnh về được mức 22%.

Theo thống kê của NH Nhà nước, hiện còn tới 24 NH có dư nợ phi sản xuất mà chủ yếu là bất động sản từ 25% trở lên. Trong đó một số NH có dư nợ phi sản xuất từ 45% trở lên. Nếu không giảm dư nợ cho vay phi sản xuất về mức 22% đúng thời hạn 30-6, các NH phải chịu hình thức xử lý mà NH Nhà nước đưa ra là tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc và hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong sáu tháng cuối năm 2011 và 2012.

Tổng giám đốc một NH cổ phần có dư nợ phi sản xuất ở mức 35% cho biết một số cách thức mà các NH đang áp dụng để giảm dư nợ phi sản xuất là ngừng cho vay chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng..., tăng dư nợ cho vay sản xuất để giảm tỉ trọng dư nợ phi sản xuất, tăng huy động...

Tuy nhiên việc tăng dư nợ trong thời điểm hiện nay rất khó khăn do tín dụng đã bị chốt chặn ở mức 20%.

Trong khi đó phó chủ tịch hội đồng quản trị một NH cổ phần khác cho biết đã ngưng cho vay bất động sản khoảng hai tháng nay, đồng thời nâng lãi suất cho vay tiêu dùng lên 25-26% để hạn chế khách vay. Tuy nhiên tính toán số nợ thu được từ nay đến tháng 6 cũng khó đạt mức 22% như quy định của NH Nhà nước.

Thị trường bất động sản thêm khó

Thực tế cho thấy việc siết tín dụng của NH đang tạo sức ép lên thị trường bất động sản, khiến triển vọng phục hồi của thị trường này càng trở nên mong manh.

“Muốn có tiền trả nợ NH, các chủ đầu tư phải bán được sản phẩm cho khách hàng hoặc cùng lắm là bán dự án nhưng có bán được đâu mà thu hồi vốn...” - ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, cho hay.

Theo ông Đực, trừ một số ít dự án, thời gian qua thị trường bất động sản hầu như đóng băng, các dự án đều không bán được sản phẩm hoặc chỉ tiêu thụ một số lượng rất ít, ngay cả những dự án căn hộ giá trung bình và chủ đầu tư đã chấp nhận bán với giá vốn. Không huy động được vốn của khách hàng, nhiều doanh nghiệp bất động sản không có tiền tiếp tục triển khai dự án, nên cũng không có tiền trả nợ vay NH.

Ông Trần Minh Hoàng - chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinaland - cho rằng không chỉ có chủ đầu tư mà hầu hết khách hàng mua căn hộ đều trông cậy vào nguồn vốn tín dụng. Trong khi đó, thời gian qua hầu hết NH thương mại đều “đóng cửa” với tín dụng bất động sản, chưa kể mức lãi suất cho vay cao ngất ngưởng đã làm những người có nhu cầu mua nhà để ở thật sự cũng chùn tay.

Tương tự, ông Lê Chí Hiếu - chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức - cho rằng việc các NH đồng loạt thực hiện thu hồi nợ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, nhiều dự án có thể bị hoãn tiến độ hoặc ngưng triển khai, khả năng trả nợ vay NH càng giảm.

Phát tín hiệu từ năm 2009

Theo các chuyên gia, không phải đến nay NH Nhà nước mới yêu cầu giảm dư nợ cho vay phi sản xuất, mà thực tế NH Nhà nước đã phát tín hiệu ngay từ năm 2009. Trong năm 2010 NH Nhà nước cũng ban hành thông tư 13 quy định tỉ lệ rủi ro tối đa là 250% với cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán nhằm hạn chế NH đổ vốn vào lĩnh vực này. Khi đó các NH đã lách bằng cách hạch toán các khoản vay bất động sản sang cho vay tiêu dùng để trích dự phòng rủi ro thấp hơn.

Do vậy NH Nhà nước nên có giải pháp hoặc kéo dài thời hạn để các NH có thời gian cơ cấu lại dư nợ, tránh một lúc dồn sức ép quá lớn lên thị trường.

Theo Hải Đăng - Ánh Hồng

Tuổi Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bong bóng đất nền phía Tây xì hơi: Nhà đầu tư tháo chạy

Posted Image Giá đất nền ở một số khu đô thị phía Tây Hà Nội trong những này đầu tháng 5 năm 2011 đã bắt đầu giảm giá chào bán từ 5-10 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí Áp lực từ lãi suất tăng cao, dòng tiền bị thắt chặt,…đã đẩy thị trường bất động sản vào tình trạng trầm lắng, ảm đạm trong vài tháng qua. Nền kinh tế vĩ mô không thuận lợi, thắt chặt dòng tiền đổ vào bất động san,…nhiều nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính tham gia vào thị trường bất động sản nói chung, đất nền dự án phía Tây nói riêng cách đây khoảng một năm trong lúc thị trường còn ở xu hướng đi lên, giờ đây đang ở trong giai đoạn rất khó khăn để trả nợ ngân hàng với lãi suất cao như hiện nay. Trong khi đó, vài tháng gần đây thị trường bắt đầu vào giai đoạn trầm lắng do những yếu tố về chính sách thắt chặt dòng tiền, cắt giảm chi tiêu công, lãi suất cho vay ở mức cao.

Chính vì vậy, sau những con sóng tăng giá đất nền ở một số dự án vùng ven phía Tây Hà Nội giờ đây bắt đầu có động thái xì hơi, giảm giá. Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt những người đi vay để mua đất nền hiện nay sẵn sàng chào bán với mức giảm khoảng từ 10-15% so với đỉnh giá trong khoảng 2 tháng trước đây.

Hết thời cầm cự: Giá chào bán bắt đầu giảm

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, lạm phát ở mức cao, lãi suất cho vay cao,…thì đất nền ở một số dự án khu vực phía Tây vào thời điểm cuối năm 2010 và đầu năm 2011 lại có sự tăng giá một cách bất thường, có nơi tăng đến 20-30%. Với tình hình và thực trạng như vậy, nhiều chuyên gia đã khẳng định đó là sự tăng giá một cách bất thường, và có bàn tay của “cò” đất đẩy giá, và với động thái như vậy, thì việc giảm giá trong tương lai là đã được dự đoán trước, quan trọng chỉ là thời điểm nào mà thôi. Cho đến nay, thực tế đã chứng minh, tháng 5 năm 2011 đất nền tại một số dự án nóng trước đây đã bắt đầu một xu hướng giảm giá bán để chạy hàng của các nhà đầu tư.

Xin được đơn cử một trường hợp cụ thể để thấy rõ được thực trạng này. Khu đô thị mới Kim Chung Di Trạch nằm trên mặt đường Quốc lộ 32, thuộc xã Kim Chung và Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội do Vietracimex làm chủ đầu tư, và là một trong những dự án rất được nhà đầu tư quan tâm trong thời gian qua. Một căn liền kề 100m2 đường 10,5m thuộc khu đô thị với giá khoảng 37-38 triệu đồng/m2 vào thời điểm tháng 10/2010. Cũng với loại nhà liền kề này, đến khoảng tháng 2 đến tháng 3 năm 2011 thì giá đã được đẩy lên khoảng 53-55 triệu đồng/m2 (tăng khoảng 40% trong vòng 5 tháng), và sự tăng giá này được cho là rất bất thường. Đến thời điểm hiện tại, theo ghi nhận của chúng tôi tại sàn BĐS VNI trên đường Yên Hòa, Nhân Chính, Hà Nội đã có gia chủ chấp nhận bán với giá 43 triệu đồng/m2, giảm khoảng gần 10 triệu đồng/m2 so với cách đây khoảng 2 tuần (tương đương giảm khoảng 19%).

Posted Image

Dự án Kim Chung Di Trạch hiện mới đang san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng (tháng 4 năm 2011)

Qua tìm hiểu thực tế, đại diện sàn BĐS Winlands nằm sát với Khu đô thị Kim Chung –Di Trạch cho biết, thực tế hiện nay giao dịch đất nền đạt tỷ lệ rất thấp, thị trường gần như ở trong giai đoạn ảm đạm nhất từ trước đến nay. Về giá bán so với thời đỉnh điểm vào những tháng đầu năm 2011 giảm đi khá nhiều. Những lô liền kề nằm trên mặt đường 10,5m2 có giá thấp nhất cũng phải từ trên 50 triệu đồng/m2 vào thời điểm đó thì giờ giá cũng chỉ rơi vào khoảng 45 triệu đồng/m2, hiện tại sàn Winlands cũng đang được một số nhà đầu tư gửi bán một số lô đường 10,5m với giá từ 42-46 triệu đồng/m2, tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại là rất khó bán.

Không chỉ riêng khu đô thị Kim Chung Di Trạch hiện nay đất nền đang giảm giá, mà đồng loạt những khu đô thị khác trước đây được xem là điểm nóng trên thị trường cũng đã cho thấy sự đi xuống của giá bán. Đơn cử như Tân Tây Đô, liền kề đường nội bộ nhỏ thời điểm tăng giá đầu năm thấp nhất cũng khoảng trên 50 triệu đồng/m2 đến nay mức giá chào bán chỉ còn khoảng trên 40 triệu đồng/m2, mặc dù liền kề tại đây đang được hoàn thiện và sắp bàn giao nhà. Liền kề Văn Phú, vào tháng 1 năm 2011 giá chào bán từ khoảng 71-80 triệu đồng/m2 đường nội bộ trên 10,5m tùy vào từng căn, đến nay giá loại liền kề này chỉ khoảng 62-65 triệu đồng/m2. Một số liền kề ở các khu đô thị khác như Bắc Quốc lộ 32, Geleximco Lê Trọng Tấn, Thanh Hà…giá chào bán ở một số lô đất cũng đã giảm từ 3-5 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí.

Posted Image

Tân Tây đô sắp bán giao nhà, giá hiện tại giảm khoảng 5 triệu đồng/m2 cách đây 2 tuần

Điều này đã được tiên đoán trước…

Ông Nguyễn Đỗ Việt – Phó TGĐ Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long cho biết, việc giảm giá đất dự án ở vùng ven đã được nhận định ngay từ khi Nghị quyết 11 của Chính phủ được ban hành ngày 24/2/2011, về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, lúc đó nhiều người còn không tin đất nền Hà Nội có thể giảm.

Nhiều người nhận định vàng, USD thắt chặt,…thì dòng tiền chuyển sang bất động sản, do đó giả bất động sản tăng lên. Tuy nhiên, điều đó không phải là bản chất của đợt tăng giá quá nóng, tăng quá so với thực tế vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, trong khi đó hệ thống hạ tầng chua hoàn thiện là do việc đầu cơ thổi giá lên.

Trong khi các nhà đầu tư bỏ vốn vào đó, thì người ta phải tính toán cho đồng vốn hiệu quả hơn

Ví dụ những biệt thự ở các dự án ở vùng ven hiện nay tính ra cả chục tỷ đồng, mà có khi phải đến vài năm sau mới dùng được. Tính ra, thì đồng vốn đó bỏ vào đó mà quá lâu, chi phí cơ hội sẽ mất đi, nếu như họ đổ vào những nơi khác có thể cho thuê được. Đây là một lý do quan trọng, các nhà đầu tư khi đã xuống tiền rồi, mà đồng vốn nằm ở đó lại không hiệu quả, do đó thời gian gần đây thị trường đã không khuyến khích những nhà đầu tư, đầu cơ khác tham gia vào thị trường, dẫn đến việc giao dịch trầm lắng, vốn đọng quá lâu, áp lực trả nợ với lãi suất cao ngày càng tăng,…thì đương nhiên giá giảm là chuyện tất yếu sẽ xảy ra

Một nguyên nhân khác, bản thân các nhà đầu tư họ cũng không có quá nhiều tiến mặt, nhưng họ lại có nhiều đất. Khi thị trường lên người ta bán chỗ này và mua chỗ khác để kiềm lời, quá trình đó đối với thị trường lên thì rất thuận lợi, nhưng hiện nay thị trường đang xuống thì người ta có muốn bán cũng khó có thể bán được. Như vậy sẽ không khuyến khích được sự tham gia của giới đầu tư và đầu cơ vào thị trường nữa. Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì giới đầu cơ sẽ không tham gia.

Bên cạnh đó, cắt giảm chi tiêu công 10% trong năm 2011 của Chính phủ, sẽ dẫn đến những công trình ở vùng tương đối xa ngoại thành, dự án kém hiệu quả thì sẽ không được ưu tiên đầu tư trong năm nay. Trong khi đó, bản chất của giá đất ở những nơi đó lên hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội ở đó có được đầu tư hay không.

Chính vì thế, cách đây hai tháng khi thị trường được đẩy giá lên nóng, thì hiện nay việc giảm giá là đã được tiên đoán trước từ cách đây hai tháng

Tuy nhiên thì việc đất nền hạ giá hiện nay chỉ những khu vực nào có hạ tầng chưa hoàn thiện, đặc biệt là hạ tầng xã hội dân cư còn thưa thớt còn những khu có hạ tầng tốt, chuẩn bị bàn giao gia thì giá chỉ có thể chững lại, hoặc là giảm không đáng kể

Giá khó giảm sâu, lên lại trong ngắn hạn cũng rất khó

Từ nay đến cuối năm thị trường bất động sản vẫn còn rất khó khăn. Việc giảm giá đất nền trong giai đoạn này trong thời gian ngắn khó có thể lên lại. Bởi vì thông điệp từ chính sách của Chính phủ năm 2011 là rất rõ ràng, chủ trương thận trọng với bất động trong chính sách điều hành của Chính phủ là rất rõ nét.

Mục tiêu trong năm 2011, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% - 16%

Thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30/6, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12, tỷ trọng này tối đa là 16%. Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, NHNN áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012.

Do đó, kỳ vọng giá đất nền tăng trở lại trong thời gian ngắn là rất khó xảy ra.

Cũng theo ông Việt, việc giảm giá đất nền ở Hà Nội chỉ ở mức độ nào đó, chứ rất khó giảm sâu. Bởi Hà Nội là điều khát khao mơ ước của rất nhiều người, thực trạng những người ở ngoại tỉnh có tiền muốn mua bất động sản ở HN còn rất nhiều. Tâm lý người HN không có thói quen cắt lỗ giống như ở Sài Gòn. Chứ không phải là vì giảm mà người ta bán đi bằng được. Việc cắt lỗ ở Hà Nội chỉ xảy ra đối với những người đi vay tiền để đầu tư, mà con số vay tiền đầu tư bất động sản ở Hà Nội chiếm khoảng 16-17% do đó khó có tác động mạnh đến việc giảm giá sâu của thị trường. Đối với những người dùng tay trái, dùng tiền nhàn rỗi mua bất động sản để kiếm lời thì người ta cũng không sẵn sàng bán theo kiểu cắt lỗ

Phạm An

Theo DĐDN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời các bác và anh chị cùng nhau thảo luận Lạc Việt độn toán giúp cho diễn đàn sôi động hơn.

Tìm hiểu Lac Việt độn toán tại đây: http://www.lyhocdong...toan/ly-thuyet/ .

Cám ơn các bác đã click vào ủng hộ .Posted Image

Cám ơn các bác và anh chị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin mở hàng

tuần sau: lình xình, NDT giằng co , thị trường chứng khoán đi xuống.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay